kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · web view2019/08/07...

621
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA - Lí Lan- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tìm hiểu cảm nhận thể loại văn biểu cảm 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thương cha mẹ, ý thức tự giác học tập cho HS. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ. - Học sinh: bài soạn, bảng phụ,… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu môn học, chương trình và kiểm tra sự chuẩn bị của Học sinh 3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương yêu, lo lắng cho con, nhất là trong ngày đầu tiên bước vào lớp một của con em mình. Để hiểu rõ tâm trạng của các bậc cha mẹ trong đêm hôm trước ngày khai trường ấy, chúng ta tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra” HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1 GV: Hướng dẫn đọc: Giọng dịu I. Đọc và tìm hiểu chú thích

Upload: others

Post on 21-Nov-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA - Lí Lan-

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Giúp học sinh cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha

mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người

2. Kĩ năng:- Rèn kỹ năng tìm hiểu cảm nhận thể loại văn biểu cảm3. Thái độ:- Giáo dục lòng yêu thương cha mẹ, ý thức tự giác học tập cho HS.II. CHUẨN BỊ:- Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.- Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:Giới thiệu môn học, chương trình và kiểm tra sự chuẩn bị của Học sinh3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương yêu, lo lắng cho con, nhất là trong ngày đầu tiên bước vào lớp một của con em mình. Để hiểu rõ tâm trạng của các bậc cha mẹ trong đêm hôm trước ngày khai trường ấy, chúng ta tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHoạt động 1

GV: Hướng dẫn đọc: Giọng dịu dàng, chậm rãi, tình cảm, đôi lúc thì thầmHS: Đọc bài, GV: Nhận xétGV: Giải thích từ khóEm đã học và đã biết các thể loại tự sự, miêu tả nhng văn bản này có gì khác những thể loại đã học, theo em văn bản này thuộc thể loại gì?

Hoạt động 2Toàn bộ văn bản đề cập đến nhân vật nào với tình cảm gì?GV: Nhận xét phần thảo luận của hs

I. Đọc và tìm hiểu chú thích1. Đọc văn bản

2. Tìm hiểu chú thích

II. Tìm hiểu văn bản

Page 2: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Toàn văn bản là những tâm sự và nỗi lòng của ngời mẹ đối với con. Cảm xúc trước ngày con vào lớp 1.Sử dụng ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể này?VB được chia làm mấy phần?Ý của từng phần là gì

Người mẹ và con có tâm trạng gì trong đêm trước ngày khai trường?

Mẹ Con- Thao thức không ngủ, chuẩn bị đồ dùng, sách vở, đắp mền, buông màn, trằn trọc, suy nghĩ triền miên

- Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng như một li sữa, ăn một cái kẹo, gương mặt thanh thoát, nghiêng trên gối mền, đôi môi hé mở, thỉnh thoảng chúm lại háo hức, trong lòng không có mối bận tâm, hăng hái tranh mẹ dọn dẹp đồ.

Nguyên nhân nào làm cho nguời mẹ không ngủ được?Theo em tại sao người mẹ không ngủ được? Lo lắng, chăm chút cho con, trăn trở suy nghĩ về người conBâng khuâng, hồi tưởng lại tuổi thơ của mìnhTừ đó em hiểu gì về tình cảm của mẹ đối với con?Vậy em làm gì đề đền đáp tình cảm của mẹ đối với mình?Chăm học, chăm làm, vâng lời cha mẹ, thầy cô…Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ?(Sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đến trường, sự chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại)

1. Bố cục:Đọan 1: .... đến "thế giới mà mẹ bước vào" Tâm trạng của ngời mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường.Đoạn 2: Còn lại: Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ.

2. Tâm trạng của người mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường.

- Tâm trạng con: Háo hức, thanh thản, nhẹ nhàng.

- Tâm trạng mẹ: Bâng khuâng, xao xuyến, trằn trọc suy nghĩ miên man.

=> Mẹ yêu thương, lo lắng, chăm sóc, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho ngày khai trường đầu tiên của con. Mẹ đưa con đến trường với niềm tin và kì vọng vào con

Page 3: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Vì sao tác giả để mẹ nhớ lại ấn tượng buổi khai trường đó của mình? Mẹ có phần lo lắng cho đứa con trai nhỏ bé lần đầu tiên đến trườngCó phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết dó có tác dụng?Mẹ tâm sự gián tiếp với con, nói với chính mình -> nội tâm nhân vật được bộc lộ sâu sắc, tự nhiên. Những điều đó đôi khi khó nói trực tiếp. Tác dụng truyền cảm.HS: Theo dõi đoạn văn cuốiCâu văn nào nói về tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?“Bằng hành động đó họ muốn…. cả hàng dặm sau này” GV: Mở rộng về giáo dục ở Việt Nam và sự ưu tiên cho giáo dục của Đảng và Nhà nước ta.Người mẹ nói: bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?HS: Thảo luậnGV: Nhận xétGV: Hướng dẫn đọc và học ghi nhớ

Hoạt động 3GV hướng dẫn học sinh làm bài tập

GV: Kiểm tra

GV: Nhận xét

2. Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ.- Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết.- Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người.- Mở ra ước mơ, tương lai cho con người.

Ghi nhớ Tr9 SGK

III. Luyện tập Bài 1:Em tán thành ý kiến trên vì nó đánh dấu bước ngoặt, sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời mỗi con người: sinh hoạt trong môi trường mới, học nhiều điều -> tâm trạng vừa háo hức vừa hồi hộp, lo lắngBài 2Viêt đoạn văn kể về kỉ niệm đáng nhớ của em trong ngày khai trường?

4. Củng cố: - Tâm trạng của người mẹ và đứa con ra sao trước ngày khai trường?- Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào?- Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ?5. Dặn dò: - Học thuộc bài cũ,dọc soạn trước bài mới “ Mẹ tôi“ SGK trang 10

Page 4: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 2: MẸ TÔI -Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi.-

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Et-mon-đô đơ A-mi-xi.- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc

lỗi.- Nghệ thậu biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.2. Kĩ năng:- Đọc hiểu văn bản với hình thức một bức thư.- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người

mẹ nhắc đến trong thư.3. Thái độ:- Giaùo duïc yeâu thöông, kính troïng cha meï cho HS.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Cổng trường mở ra”- Phân tích diễn biến tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con3. Nội dung bài mới:Giới thiệu bài: Trong cuộc đời của mỗi con người, người mẹ có một vị trí hết sức quan trọng Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng và cao cả nhất. Nhưng không phải ai cũng ý thức được điều đó, chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra điều đó. Văn bản “Mẹ tôi” sẽ cho ta bài học như thế.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHoạt động 1

GV: Hướng dẫn đọc: Giọng đọc thể hiện tình cảm sâu sắc, tha thiết nhưng đôi chỗ cũng nghiêm khắcHS: ĐọcGiải thích từ khóNêu tóm tắt về tác giả, tác phẩm.

I. Đọc - tìm hiểu chú thích1. Đọc2. Tìm hiểu chú thícha. Tác giả- A-mi-xi (1846 - 1908) nhà văn I-ta-li-a, tác giả của nhiều tập truyện ngắn, tập sách. Tác phẩm của ông thiên về tình cảm, sâu lắng và chủ yếu đi vào giáo dục

Page 5: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

GV: Giảng bài

Hoạt động 2Ngôi kể trong văn bản này là ngôi thứ mấy? Của nhân vật nào?Kể theo ngôi thứ nhất số ít (tôi). Đó là nhân vật cậu bé đã mắc lỗi với mẹ đọc lại lá thư của người cha viết gửi cho mình.Nêu nguyên nhân khiến người cha viết thư cho con? Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con? Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố => so sánhCon mà lại xúc phạm đến mẹ ư? => câu hỏi tu từThà bố không có con…. bội bạc => câu cầu khiếnEm có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong phần trên?Qua các chi tiết đó em thấy được thái độ của cha như thế nào?GV: Phân tích thêm đoạn “ Khi ta khôn lớn - đó”Những chi tiết nào nói về người mẹ?Thức suốt đêm, quằn quại, nức nở mất con. Người mẹ sẵn sàng bỏ hết hạnh phúc tránh đau đớn cho con . Có thể đi ăn xin để nuôi con, hi sinh tính mạng để cứu con. Dịu dàng, hiền hậu.Hình ảnh người mẹ được tác giả tái hiện qua điểm nhìn của ai? Vì sao? (Bố -> thấy hình ảnh, phẩm chất của mẹ -> tăng tính khách quan, dễ bộc lộ tình cảm thái độ đối với người mẹ, người kể)Từ điểm nhìn ấy người mẹ hiện lên như thế nào?Thái độ của người bố đối với người mẹ như

nhân cách, tình cảm con ngờib. Tác phẩm "Mẹ tôi" được trích trong" Những tấm lòng cao cả" – 1886.c. Tìm hiểu từ khó.

II. Tìm hiểu văn bản1. Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con.

Người cha ngỡ ngàng, buồn bã, tức giận,cương quyết, nghiêm khắc nhưng chân thành nhẹ nhàng.

2. Hình ảnh người mẹ

Page 6: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

thế nào?(Trân trọng, yêu thương, một người mẹ như thế mà En-ri-cô không lễ độ -> sai lầm khó mà tha thứ. Vì vậy thái độ của bố là hoàn toàn thích hợp)GV: Giảng bài Trước thái độ của bố En-ri-cô có thái độ như thế nào?Điều gì đã khiến em xúc động khi đọc thư bố?Bố gợi lại những kỉ niệm mẹ và En-ri-côLời nói chân thành, sâu sắc của bốEm nhận ra lỗi lẫm của mìnhNếu bố trực tiếp nói hoặc mắng em trước mọi người liệu En-ri-cô có xúc động như vậy không? Vì sao?Không: xấu hổ -> tức giậnĐã bao giờ em vô lễ chưa? Nếu vô lễ em làm gì?HS: Độc lập trả lời

Hoạt động 3Hướng dẫn học sinh làm bài tậpGV: Kiểm tra

Là người hiền hậu, dịu dàng, giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương, chăm sóc con => người mẹ cao cả, lớn lao.

3- Thái độ của En - ri - cô:

Xúc động vô cùng bởi đã nhận được một bài học thấm thía và kịp thời từ ng]ười cha thân yêu. Cậu bé đã nhận ra tình cảm yêu thương, sự hi sinh lớn lao của mẹ.

Ghi nhớ SGK Tr12

III. Luyện tập1. Tìm các câu ca dao, bài hát ca ngợi tình cảm, sự hi sinh của mẹ dành cho con?

2. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra làm cho cha mẹ phiền lòng? Em có ân hận không? Em đã chuộc lỗi như thế nào?

4. Củng cố: - GV nhắc lại nội dung kiến thức vừa học5. Dặn dò: - Hướng dẫn chuẩn bị bài: “Từ ghép”

Ngày soạn:Ngày dạy:

TIẾT 3: TÖØ GHEÙP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Page 7: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

1. Kiến thức: - Nhận diện được hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập .- Hiểu được tính chất phân nghĩa và hợp nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập.2. Kĩ năng:- Nhận diện các loại từ ghép.- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập

khi cần diễn đạt cái khái quát.3. Thái độ:- Giaùo duïc tính caån thaän khi xaùc ñònh töø gheùp.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Trong truyện “Mẹ tôi” có các từ: Khôn lớn, trưởng thành. Theo em đó là từ đơn hay từ phức? Nếu là từ phức thì nó thuộc kiểu từ phức nào? 3. Nội dung bài mới:Giới thiệu bài: Các từ: Khôn lớn, trưởng thành ta mới vừa tìm hiểu thuộc kiểu từ ghép. Vậy từ ghép có mấy loại? Nghĩa của chúng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu điều đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

Đọc VD và chú ý các từ: Bà ngoại, thơm phức .Xét về cấu tạo, các từ thuộc từ loại nào?Trong 2 từ đó, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?Em có nhận xét gì về trật tự của những tiếng chính trong những từ ấy, giữa tiếng và tiếng phụ có quan hệ ntn?Theo em từ ghép chính phụ có cấu tạo như thế nào? Cho Vd minh họa?Chú ý các từ trầm bổng, quần áo .Các tiếng trong 2 từ ghép trên có phân ra thành tiếng chính, tiếng phụ không? Vậy 2 tiếng này có quan hệ

I. Các loại từ ghép1. Tìm hiểu ví dụ VD1:

- Tiếng chính: bà, thơm- Tiếng phụ: ngoại, phức

=> Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau, bổ sung nghĩa cho tiếng chính -> Từ ghép chính phụ.

VD2: Các tiếng trong 2 từ ghép trên không phân ra

Page 8: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

với nhau như thế nào?Khi đảo vị trí của các tiếng thì nghĩa của từ có thay đổi không? Vậy từ ghép đẳng lập có cấu tạo như thế nào?Từ ghép có mấy loại? Thế nào là từ ghép chính phụ, thế nào là từ ghép đẳng lập?HS: Đọc ghi nhớ ý 1.

Hoạt động 2So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của từ “bà”? Nghĩa của từ “thơm phức” với nghĩa của tiếng “thơm”?Vậy từ ghép chính phụ có nghĩa như thế nào?

So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần” và “áo”, “trầm bổng” với “trầm” và “bổng”?Từ ghép đẳng lập có nghĩa như thế nào?HS: Đọc ghi nhớ

Hoạt động 3GV: Gọi 2 hs lên bảng làm BT.Phân loại từ ghép đẳng lập, chính phụ?

Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ?

GV: Treo bảng phụ - hs lên điền từĐiền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập

Gọi hs trả lờiGV: Nhận xét

tiếng chính và tiếng phụ=> Các tiếng có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp -> Từ ghép đẳng lập

2. kết luận:Ghi nhớ: SGK.

II. Nghĩa của từ ghép1. Tìm hiểu ví dụ.- Nghĩa của từ bà ngoại, thơm phức hẹp hơn nghĩa của các từ bà, thơm.=> Từ ghép CP có tính chất phân nghĩa.- Nghĩa của các từ quần áo, trầm bổng rộng hơn nghĩa của các từ quần, áo, trầm, bổng.=> Từ ghép ĐL có tính chất hợp nghĩa và có nghĩa khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó .2. Kết luận:Ghi nhớ: SGK.Ghi nhớ: SGK (14 )III. Luyện tậpBài 1 (15 ):- Từ ghép đẳng lập: Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi .- Từ ghép chính phụ: Xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, nụ cười .Bài 2:Điền thêm để tạo từ ghép CP:- Bút: bút bi, bút mực, bút chì- Thớc: thước kẻ, thước gỗ- Mưa: mưa rào, mưa phùn- Làm: làm rẫy, làm ruộng- Ăn: ăn ý, ăn ảnh- Trắng: trắng phau, trắng xóaBài 3:- Núi rừng (sông, đồi )- Mặt mũi (mày,… )Bài 5:- Không phải vì:Hoa hồng là một loài hoa như: Hoa huệ, hoa cúc…

Page 9: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

-> Có nhiều loại hoa mầu hồng nhưng không phải là hoa hồng như: Hoa giấy, hoa

4. Củng cố: - Từ ghép chính phụ là từ ghép như thế nào?a. từ có hai tiếng có nghĩa.b.Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.c. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.d.Từ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.5. Dặn dò:Soạn bài: “Liên kết trong văn bản”- Đọc kĩ 2 đoạn văn SGK/17, 18- Trả lời các câu hỏi SGK/17, 18- Nắm nội dung cần ghi nhớ- Làm các bài tập sách bài tập.

Ngày soạn:Ngày dạy: TI ẾT 2: LIEÂN KEÁT TRONG VAÊN BAÛN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản .Sự liên kết

của một văn bản được thể hiện ở cả hai mặt hình thức lẫn nội dung.Nắm được các phương tiện liên kết là những từ ngữ, câu văn thích hợp.

2. Kĩ năng: - Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc văn bản và tạo lập văn bản.3. Thái độ:- Giáo dục ý thức tạo lập VB có tính liên kết cho HS.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Page 10: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Kiểm tra vở và sự chuẩn bị bài mới của HS.3. Nội dung bài mới:Giới thiệu bài: Ở lớp 6 các em đã học: Văn bản và phương thức biểu đạt - Gọi HS nhắc lại 2 kiến thức này. Để văn bản có thể biểu đạt rõ mục đích giao tiếp cần phải có tính liên kết và mạch lạc. Vậy liên kết trong văn bản là như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

GV: Gọi HS: Đọc 2 đoạn văn sgk cả đoạn văn trong vb Mẹ tôi.So sánh 2 đoạn văn, đoạn nào En-ri-cô có thể hiểu rõ hơn người bố muốn nói gìNếu En-ri-cô chưa hiểu ý bố thì hãy cho biết vì sao? ( vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết )GV: Liên: liền; kết: nối, buộc; liên kết: nối liền nhau gắn bó với nhau.Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? (Liên kết )Thế nào là liên kết trong văn bản?

HS: Đọc VD (sgk - 18 )Hãy sửa lại ĐVđể En-ri-cô hiểu được ý bố?

Hãy chỉ ra sự thiếu LK của các câu ở Sửa lại thành 1đoạn văn có nghĩa?(chưa có sự nối kết với nhau - vì chưa có tính liên kết)GV: Những từ còn bây giờ, con là những từ, tổ hợp từ được sử dụng làm phương tiện liên kết trong đoạn vănSo sánh đoạn văn khi chưa dùng phương tiện liên kết và khi dùng phương tiện liên kết?Một văn bản muốn có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? Các câu trong văn bản phải sử dụng các phương

I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:1. Tính liên kết của văn bản:Ví dụ:- Nhận xét+ Đoạn văn khó hiểu vì giữa các câu văn không có mối quan hệ gì với nhau -> En- ri- cô không hiểu được ý bố

Liên kết: là sự nối kết các câu, các đoạn trong văn bản 1 cách tự nhiên, hợp lí -> VB có nghĩa, dễ hiểu.2. Phương tiện liên kết trong văn bản: Ví dụ - Các câu trong đoạn trích không có cùng nội dung, mỗi câu đề cập đến một vấn đề, ghép các câu lại thành những vấn đề khác nhau -> Thiếu LKND - So với văn bản gốc, cả ba câu đều sai và thiếu các từ nốiCâu 2 thiếu cụm từ: còn bây giờCâu 3 từ "con" chép thành "đứa trẻ"Việc chép sai, chép thiếu làm cho câu văn trên rời rạc, khó hiểu.- Các câu đều đúng ngữ pháp, khi tách khỏi đoạn văn có thể hiểu được sự việc nêu trong câu- Các câu không thống nhất về nội dung, thiếu các từ nối-> Muốn tạo được tính liên kết trong văn bản

Page 11: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

tiện gì?

HS: Đọc ghi nhớ

Hoạt động 2

Đọc và sắp xếp câu văn theo thứ tự hợp lí để tạo thành 1 đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ? Vì sao lại sắp xếp như vậy?(sắp xếp như vậy thì đoạn văn mới rõ ràng, dễ hiểu.)Các câu văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?

Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống?“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp 1 của con.” Có ý kiến cho rằng: Sự liên kết giữa 2 câu trên hình như không chặt chẽ, vậy mà chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong Văn bản: Cổng trường mở ra. Em hãy giải thích tại sao?

cần phải sử dụng những phương tiện liên kết về hình thức và nội dung.Kết luận :Ghi nhớ: SGK ( 18 )

II. Luyện tập: Bài 1 (SGK-18 ):Sơ đồ câu hợp lí: 1 - 4 - 2 - 5 - 3Bài 2 (19):- Đoạn văn chưa có tính liên kết.- Vì chỉ đúng về hình thức ngôn ngữ song không cùng nói về một nội dung.Bài 3 (19):Điền từ: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là.Bài 4 (19): Nếu tách riêng 2 câu văn thì có vẻ rời rạc nhưng nếu đọc tiếp câu 3 thì ta thấy câu 3 kết nối 2 câu trên thành 1 thể thống nhất làm đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ.

4. Củng cố: Hãy chọn từ thích hợp (Trăng đã lên rồi, cơn gió nhẹ, từ từ lên ở chân trời,vắt ngang qua, rặng tre đen, những hương thơm ngát) điền vào chổ trống để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây.Ngày chưa tắt hẳn,………………mặt trăng tròn, to và đỏ,…………………….,sau………………..của làng xa. Mấy sợi mây con……………………, mỗi lúc mạnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng dống ruộng,…………………….hiu hiu đưa lại, thoang thoảng……………………… Chọn những từ thích hợp (Như, nhưng, và, của, mặc dù, bởi vì) điền vào chổ trống trong đoạn văn dưới đây để các câu liên kết chặt chẽ với nhau.Giọng nói bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe……tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng……những đóa hoa. Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, hiền dịu khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui……không bao

Page 12: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

giờ tắt……trên đôi môi ngăm ngăm đã có nhiều nết nhăn, khôn mặt……bà tôi hình như vẫn còn tươi trẻ.5. Dặn dò: - Sọan cuộc chia tay của những con búp bê.- Đọc tóm tắt văn bản .- Trả lời các câu hỏi: 2, 3, 4 SGK/27.

Ngày soạn:Ngày dạy:

TI ẾT 5: CUOÄC CHIA TAY CUÛA NHÖÕNG CON BUÙP BEÂ (Khaùnh Hoaøi)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ

không may rơi vào tình cảnh bố mẹ li dị.- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.2. Kĩ năng:- Đọc hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các

nhân vật.- Kể tóm tắt truyện.3. Thái độ:- Có thái độ yêu quí gia đình mình, yêu quí anh em trong gia đình.II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc văn bản “Mẹ tôi “Ét - môn - đô đê A - mi - xi em thấy người bố có thái độ như thế nào đối với - Qua văn bản “Mẹ tôi” tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?3. Nội dung bài mới:Giới thiệu bài: Trong cuộc sống bên cạnh những trẻ em được sống trong gia đình hạnh phúc, có cha mẹ yêu thương, chăm sóc, được học hành thì cũng có những em có hoàn cảnh bất hạnh phải chia lìa người thân khiến các em đau đớn, xót xa. Đó chính là hoàn cảnh của 2 em Thành, Thủy trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.

Page 13: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

GV: Hướng dẫn đọc - đọc phân biệt rõ nhân vật, thể hiện diễn tâm lý

(có thể phân ra giọng kể)Hoạt động 2

Văn bản này do ai sáng tác?Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?Văn bản này thuộc thể loại gì?Truyện đợc kể theo ngôi thứ mấy?Em hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng ngôi kể này? (Xem lại kiến thức lớp 6)Em hãy tóm tắt lại những chi tiết chính của truyện?

Có những sự kiện nào được kể trong truyện? Hãy xác định các đoạn văn tương ứng?

Bức tranh trong sgk minh họa cho sự việc nào?Búp bê có ý nghĩa ra sao trong cuộc sống của anh em Thành và Thủy?Vì sao 2 em phải chia búp bê?

Hình ảnh Thành và Thủy khi người mẹ ra lệnh như thế nào? Tìm các chi tiết cho thấy hình ảnh ấy?Tác giả đã sử dụng biẹn pháp gì khi miêu tả chi tiết này?Nhận xét về tâm trạng của nhân vật?Cuộc chia búp bê diến ra như thế nào?Tâm trạng của Thủy thay đổi như thế nào? Tìm những từ ngữ cho thấy điều đó?Hình ảnh hai con búp bê mang ý nghĩa gì?Nhưng vì sao Thành và Thủy không

I. Đọc - tìm hiểu chú thích1. Đọc2. Tìm hiểu chú thích

II. Tìm hiểu văn bản. 1.Tìm hiểu chunga. Thể loại: - Tự sự (Kể chuyện) nhưng xen lẫn miêu tả và bộc lộ cảm xúc.b. Ngôi kể:- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất số ít

c. B ố cục :+ Chia búp bê: từ đầu đến "hiếu thảo như vậy"+ Chia tay lớp học: tiếp đến "trùm lên cảnh vật"+ Chia tay hai anh em: đến hết: Minh họa cho sự việc anh em chia đồ chơi, chia búp bê2. Phân tícha. Cuộc chia búp bê

- Là những thứ đồ chơi gắn liền với tuổi thơ, những kỉ niệm không thể quên của cả hai anh em - Bố mẹ li hôn, anh em phải chia tay nhau, mỗi đứa một nơi, búp bê cũng phải chia đôi theo lệnh của mẹ.

- Búp bê gắn với hình ảnh gia đình sum họp, đầm ấm, là hình ảnh trung thực của hai anh em Thành và Thủy

Page 14: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

thể đem chia búp bê được?4. Củng cố: - Tóm tắt lại VB5. Dặn dò: - Soạn bài: Cuộc chia tay của những con búp bê.- Đọc lại văn bản và tóm tắt lại văn bản.

Ngày soạn:Ngày dạy:

TIẾT 6: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (Tiếp theo)

Khánh Hoài

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức: - Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của 2 anh em trong câu chuyện. Cảm

nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những người bạn nhỏ chẳng may rơi vào những hoàn cảnh gia đình bất hạnh.

- Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy .- Thấy được cái hay của chuyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động.2. Kĩ năng:- Đọc hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các

nhân vật.- Kể tóm tắt truyện.3. Thái độ:- Có thái độ yêu quí gia đình mình, yêu quí anh em trong gia đình.II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: - Búp bê tuợng trưng cho hình ảnh nào? Tại sao chúng phải chia tay?3. Nội dung bài mới:Giới thiệu bài: tiết học trước các em đã đi tìm hiểu chung về văn bản “ cuộc chia tay của những con búp bê” tiết học ngày hôm nay cô trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về văn bản này.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Page 15: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Hoạt động 1

Cuộc chia tay diễn ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào?Tại sao khi đến trường và gặp lại các bạn trong lớp Thủy lại khóc thút thít?

Khi ấy cô giáo và các bạn có hành động gì?

Chi tiết ấy có ý nghĩa như thế nào?

Khi biết Thủy không đợc tiếp tục đi học, cô giáo và các bạn đã có những hành động gì?Chi tiết này có ý nghĩa nh thế nào?Em có cảm xúc gì về cuộc chia tay của Thủy với cô giáo và các bạn trong lớp?Khi ra khỏi trường Thành cảm nhận được điều gì?HS cảm nhậnTại sao Thành lại có cảm nhận như vậy?

Sự kiện nào diễn ra khi Thành và Thủy về đến nhà?Hình ảnh của Thủy hiện ra qua những chi tiết nào khi chứng kiến giờ phút chia xa?Qua những chi tiết ấy em hiểu gì về Thủy?Lời nhắn của Thủy cho Thành thể hiện ý gì?Cảm xúc của hai em khi chứng kiến cảnh chia tay của hai bạn?Còn cảm xúc của Thành nh thế nào?Tác giả muốn gửi thông điệp gì qua câu chuyện này?

Hoạt động 2Theo em có cách nào tránh được nỗi đau của Thành và Thủy không?

II. Tìm hiểu văn bản.1. Tìm hiểu chung.2. Phân tích.a. Cuộc chia búp bêb. Cuộc chia tay với lớp học- Thủy rất buồn vì sắp phải chia xa mãi mãi mái trường và không biết bao giờ được gặp lại bạn bè, thầy cô và Thủy không còn được đi học nữa vì hoàn cảnh.

- Cô giáo tái mặt, nước mắt giàn dụa, còn các bạn khóc thút thít mỗi lúc một to hơn -> Diễn tả sự đồng cảm, xót thương cho Thủy của cô giáo và các bạn

(Kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, nắng vẫn vàng ơm trùm lên cảnh vật. Thành cảm nhận được sự bất hạnh của hai anh em, cảm nhận đợc sự cô đơn của mình trong dòng chảy cuộc sống, sự vô tâm của người lớn)

c. Cuộc chia tay của hai anh em- Xe tải, chuẩn bị cho sự ra đi của Thủy và hai anh em sắp phải chia tay- Cuộc chia tay cảm động đáng thương,qua đó như lời nhắn nhủ không được chia rẽ hai anh em, mỗi gia đình và toàn xã hội hãy hiểu và hãy vì hạnh phúc của tuổi thơ

3. Kết luận:Ghi nhớ Sgk- 27

IV. Luyện tập - Theo em có cách nào tránh được nỗi đau của Thành và Thủy không?

Page 16: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HS: Trả lời4. Củng cố: - GV hệ thống lại ND toàn bài5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài Bố cục trong văn bản.- Trả lời các câu hỏi phần luyện tập.

Ngày soạn:Ngày dạy:

TIẾT 7: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản .- Bước đầu hiểu thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lí .2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản theo bố cục 3 phần.3. Thaùi ñoä: - Có ý thức XD bố cục khi viết văn .II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,... Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:- Em hiểu thế nào là liên kết trong văn bản?- Muốn làm cho văn bản có tính liên kết ta phải sử dụng những phương tiện liên kết

nào?3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Trong việc tạo lập văn bản nếu ta chỉ biết liên kết các câu trong văn bản thôi thì chưa đủ. Văn bản còn cần có sự mạch lạc, rõ ràng. Muốn vậy phải sắp xếp các câu, các đoạn theo một trình tự hợp lí, đó chính là bố cục trong văn bản . Bài học hôm nay sẽ giúp ta biết cách làm đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1 I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục

trong văn bản

Page 17: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Muốn viết một đơn xin nghỉ học em phải sắp xếp theo trình tự nào?

Nếu đảo trật tự trên em thấy như thế nào? Liệu lá đơn có được chấp nhận không? Khi tạo văn bản, việc sắp xếp trật tự sự việc cần phải tuân thủ theo một trình tự hợp lí để tạo ra tính liên kết trong văn bản

Vậy bố cục trong văn bản là gì?Bố cục trong văn bản là một yêu cầu cần thiết phải có khi xây dựng văn bản

+ Đọc hai câu chuyện và trả lời câu hỏiSo sánh hai văn bản trên với văn bản trong sách giáo khoa em đã học thì có gì khác nhau không?

Theo em cần phải sửa như thế nào?

Để cho bố cục rành mạch và hợp lí cần phải có điều kiện nào?

Bài văn tự sự, miêu tả có mấy phần và nhiệm vụ của từng phần là gì?

1. Bố cục của văn bản Sắp xếp theo trình tự- Quốc hiệu, tiêu ngữ- Tên đơn- Nơi gửi đơn (GV chủ nhiệm)- Ngời làm đơn- Lí do gửi đơn- Lời hứa- Lời cảm ơn- Ký tên=> Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo trình tự, một hệ thống rành mạch hợp lí.2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản+ Giống nhau: đầy đủ các ý+ Khác nhau: Nguyên bản có 3 phần thì ở đây chỉ có 2 phần. Các ý trong văn bản trên cũng đợc sắp xếp lộn xộn-> Bố cục chưa hợp lí, cách kể chuyện rờm rà, thiếu tính thống nhất làm cho ng-ời đọc ngời nghe thấy khó hiểu. Các chi tiết bị sắp xếp lộn xộn không theo trình tự diễn biến của câu chuyện+ Sửa lại- Con ếch trong một cái giếng, nó thấy bầu trời chỉ bằng cái vung, nó nghĩ mình là chúa tể- Nó ra khỏi giếng, đi lại ghêng ngang và bị giẫm bẹp- Bỏ câu cuối: từ đáy trâu trở thành bạn của nhà nông=> kết luận:Ghi nhớ: sgk/303. Các phần của bố cục.- Gồm 3 phần:+ Mở bài: Tả khái quát+ Thân bài: Tả chi tiết+ Kết bài: Tóm tắt về đối tợng và cảm nghĩ khái quát-> Mỗi phần có một đặc điểm, nhiệm vụ riêng biệt dó đó có thể dễ dàng nhận ra đặc điểm từng phần.

Page 18: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Khi đảo trật tự các phần trong văn bản, em có nhận ra không? Vì sao?

Em có nhận xét gì về bố cục của các phần trong văn bản?

Hoạt động 2:Bài tập 2/30Ghi lại bố cục của truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê"

Nhận xét về bố cục vừa tìm được

Bài tập 3/30Xếp lại theo trình tự

+ Văn bản thường được xây dựng theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bàiII. Luyện tập.Bài tập 2:+ Mẹ bảo phải chia đồ chơi+ Hai anh em chia đồ chơi+ Hai anh em đến trờng chia tay thầy cô và bạn bè+ Hai anh em chia tay nhau- Bố cục hợp lý theo trình tự thời gian diến ra sự việc, có mở đầu có kết thúc.Bài tập 3:+ Báo cáo thành tích học của cá nhân+ Mở bài:+ Thân bài: Thành tích học tập của bản thân- Bản thân đã học ở nhà, ở lớp nh thế nào+ Kết bài: Chúc đại hội thành công

4. Củng cố.- Chủ đề của một văn bản là gì?- Giáo viên hệ thống lại bài học.5. Dặn dò.- Soạn bài: “Mạch lạc trong văn bản”- Thế nào là Mạch lạc trong văn bản?- Các yêu cầu để văn bản mạch lạc?

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 8: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Mạch lạc trong VB và sự cần thiết của mạch lạc trong VB.- Điều kiện cần thiết để một VB có tính mạch lạc.2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc.3. Thái độ:

Page 19: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Có ý thức vận dụng kiến thức về mạch lạc trong làm văn.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:Bố cục trong văn bản có tầm quan trọng như thế nào? Nó là gì?3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Để văn bản dễ hiểu, có ý nghĩa và rành mạch, hợp lí không chỉ có tính chất liên kết mà còn phải có sự sắp xếp, trình bày các câu, đoạn theo một thứ tự hợp lí. Tất cả những cái đó người ta gọi là mạch lạc trong văn bản .

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1:

GV: Gọi HS: Đọc mục 1a để tìm hiểu mạch lạc trong văn bản và trả lời câu hỏi.Xác định mạch lạc có những tình chất gì theo mục là?Mạch lạc là:Trôi trảy thành dòng,thành mạch.Tuần tự đi qua khắp các phần các đoạn trong văn bản.

Thông suốt liên tục,không đứt đoạnThế nào là mạch lạc trong văn bản?

Hoạt động 2: Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạcĐọc mục 2a SGK trang 31 và trả lời câu hỏi SGK.a. Một văn bản như truyện “cuộc chia tay của những con búp bê” có thể kể về nhiều sự việc, nói về nhiều nhân vật. Nhưng nội dung kiến thức truyện luôn bám sát đề tài luôn xoay quanh một sự việc chính với nhân vật chính.Chủ đề liên kết các sự việc trên có thành một thể thống nhất không?b. “Cuộc chia tay của những con búp bê”thì mạch văn đó chính là cuộc chia tay: hai anh em Thành và Thủy buộc phải chia tay. Nhưng hai con búp bê của các em,tình anh em của các em thì không thể chia tay.Không một bộ phận nào trong thiêng truyện lại

I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.1. Mạch lạc trong văn bản.

Trong văn bản: mạch lạc là sự tiếp nối các câu, các ý theo một trình tự nhất định.

2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc.

Một văn bản có tính mạch lạc là: Các phần các đoạn các câu trong văn

bản địều nói về một đề tài,biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.

Các phần các đoạn các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng,hợp lí,trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc(người nghe).

Page 20: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

không liên quan đến chủ đề đau đớn và tha thiết đó.Mạch lạc và liên kết có sự thống nhất với nhau.Các đoạn văn ấy có mối liên hệ với nhau như thế nào?c. Một văn bản có thể mạch lạc thì:các đoạn trong đó liên hệ với nhau về không gian, thời gian, tâm lí, ý nghĩa, miễn là tự nhiên hợp lí.Thế nào là văn bản có tính mạch lạc? Tìm hiểu tính mạch lạc trong bài tập?

Hoạt động 3:Cảm nhận về tính mạch lạc trong “cuộc chia tay của nhựng con búp bê”

II. Luyện tập.1/32 Tính mạch lạc trong văn bảnb. Văn bản (2)

Ý tứ chủ đạo xuyên suốt toàn đoạn văn của Tô Hoài:sắc vàng trù phú đầm ấm của làng quê vào mùa đông,giữa ngày mùa.Ý tứ ấy dẫn dắt theo dòng chảy hợp lí, phù hợp.

Câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian (Mùa đông, giữa ngày mùa)và trong không gian (Làng quê). Sau đó tác giả nêu lên biểu hiện của sắc vàng trong không gian và thời gian đó.

Hai câu cuối là nhận xét,cảm xúc về màu vàng. Mạch văn thông suốt bố cục mạch lạc.

2/34 Ý tứ chủ đạo của câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của hai anh em và hai con búp bê.Việc thuật lại qúa tĩ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của hai ngừơi lớn có thể làm ý chỉ đạo bị phân tán không giữ được sự thống nhất,do đó làm mất sự mạch lạc của câu chuyện.

4. Củng cố: - Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh yếu tố mạch lạc trong văn bản?a. Mạch máu trong cơ thể sống. b. Mạch giao thông trên đường phố.c. Trang giấy trong một quyển vở. d. Dòng nhựa sống trong một cái cây.

5. Dặn dò: - Làm bài tập 1b, 2, SGK/33, 34- Soạn bài: Những câu hát về tình cảm gia đình.

Page 21: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Đọc kĩ văn bản .- Trả lời các câu hỏi SGK/36.

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 9: CA DAO DÂN CANHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Hiểu khái niệm ca dao - dân ca.- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao dân

ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình.2. Kĩ năng:- Đọc hiểu phân tích ca dao dân ca trữ tình.- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong

các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.3. Thái độ:- Giaùo duïc loøng yeâu thöông kính troïng nhöõng ngöôøi thaân

trong gia ñình.II. CHUẨN BỊ:- Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...- Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy phân tích tình cảm của hai anh em Thành và Thủy ở bài “Cuộc chia tay của

những con búp bê”- Qua bài văn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn nhắn gửi đến mọi

người điều gì?3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Mỗi người đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, của cha, sự đùm bọc nâng niu của ông bà, anh chị … Mái ấm gia đình là nơi ta tìm về niềm an ủi, đông viên, nghe những lời bảo ban, chân tình. Tình cảm ấy được thể hiện qua các bài ca dao mà hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: I. Đọc - tìm hiểu chú thích.

Page 22: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Đọc chú thích SGK trang 35 cho biết thế nào là ca dao,dân ca?Hiện nay người ta phân biệt hai khái niệm ca dao và dân ca.Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc,tức là nhựng câu hát dân gian trong diễn xướng.Ca dao là lời thơ của dân ca.Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ thể thơ dân gian-thể thơ ca.GV gọi HS: Đọc 4 bài ca dao và tìm hiểu từ khó SGK trang 35.

Hoạt động 2:Nêu đặc điểm chung của 4 bài ca dao vừa đọc?Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì?

Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ,hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này?

GV hướng dẫn HS tìm những bài có nội dung kiến thức tương tự.

Cái ngủ mày ngủ cho lâu.Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về.Bắt được mười tám con trê.Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn.

Bài ca dao số 4 diễn tả tình cảm gì? Của ai?

Tình cảm thân thương được diễn tả như thế nào?

Ca dao dùng hình ảnh nào diễn tả sự gắn bó?

Bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 4 bài ca dao sử dụng?

Hoạt động 3:Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 4 bài ca dao sử dụng?

- dân ca: là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc, tức là nhữngcâu hát dân gian trong diễn xướng.- Ca dao: lời thơ dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ chung với thơ của dân ca.- Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người VN.

II. Đọc - hiểu văn bản.Bài 1Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy.

Tác giả dân gian dùng hình thức lời ru, câu hát ru với giọng điệu thầm kính sâu lắng.Dùng lối ví von quen thuộc của ca dao lấy cái to lớn mênh mông,vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh với công cha nghĩa mẹ.

Bài 4Tình cảm anh em thân thương trong một nhà .Anh em tuy hai mà một,cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, sướng khổ có nhau trong một nhà. Ca dao dùng cách so sánh:quan hệ anh em được so sánh bằng hình ảnh như thể chân tay vừa gần gũi dể hiểu vừa cảm nhận sự gắn bó.Nói lên sự gắn bó,bài ca dao muốn nhắc nhở: anh em phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng.III. Tổng kếtNghệ thuật.Nghệ thuật được sử dụng trong 4 bài ca

Page 23: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Bốn bài ca dao trên cùng hướng về chủ đề gì?Nội dung của 4 bài ca dao đó đề cập đến những tình cảm của ai, đối với ai?

dao:- Sử dụng biện pháp sao sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp,…- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.- Diễn tả tình cảm qua những mô tiếp.- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.Y ghĩa văn bản:Tình cảm đối với ông bà cha mẹ anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn luôn là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.

4. Củng cố: GV treo bảng phụ Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào không thuộc “chín chữ cù lao”?

A. Sinh đẻ. C. Dạy dỗ.B. Nuôi dưỡng. D. Dựng vợ gả chồng.

5. Dặn dò: - Học thuộc 4 bài ca dao, nội dung, nghệ thuật từng bài.- Tìm những bài ca dao khác có chủ đề về tình cảm gia đình.- Soạn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước.- Đọc kĩ 4 bài ca dao- Trả lời câu hỏi SGK/39

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 10: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,

ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI.

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về

tình yêu, quê hương, đất nước, con người.2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong

các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 3. Thái độ:

Page 24: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Giaùo duïc loøng yeâu queâ höông, ñaát nöôùc, con ngöôøi cho HS.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là ca dao,dân ca?- Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 4 bài ca dao sử dụng?3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Ngoài việc biết trân trọng, yêu quý những người thân trong gia đình; mỗi người chúng ta cần phải có tình yêu quê hương, đất nước. Bởi đó là những tình cảm cao đẹp thể hiện lòng yêu nước. Tình cảm ấy được biểu hiện rất rõ trong những câu ca dao hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1:

Đằng sau những câu hát đối đáp,bài ca dao trên còn mang nội dung kiến thức gì?

Hoạt động 2: Phân tích các bài ca dao.GV chia nhóm HS: Thảo luận câu 1 SGK trang 38.Em đồng ý với ý kiến nào câu 1 SGK?.- Ý kiến b và c là đúng.- Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần

2 là đối đáp của cô gái.- Trong bài 1,chàng trai cô gái hỏi về những địa danh để làm gì?Tại sao họ lại chọn đặc điểm về địa danh?- Đại từ “ai”chỉ ai? và những tình cảm chứa trong lời mời, lời nhắn nhủ?- Em có nhận xét gì về chàng trai cô gái trong bài ca dao?

- Nhận xét về từ ngữ hai dòng đầu của bài 4?- Tác giả dân gian đã khéo léo ntn trong cách dùng biện pháp nghệ thuật?

I. Tìm hiểu chung. Tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phẩn thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người VN.II. Đọc hiểu văn bản:.Bài 1.

Chàng trai cô gái hỏi về những đặc điểm địa danh:

+ Để thử tài nhau về kiến thức địa lí.+ Thể hiện niềm tự hào về tình yêu

quê hương đất nước.+ Bày tỏ tình cảm với nhau.

Chàng trai cô gái là những người tế nhị.

Bài 4- Hai dòng đầu được kéo dài ra, khác với những dòng thơ bình thường. Điệp từ, đảo từ và đối xứng tạo nên cảm giác nhìn ở phía nào cũng thấy mênh mông rộng lớn, đẹp và trù phú.

Page 25: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Hai dòng cuối là hình ảnh của ai? Hình ảnh đó được so sánh với hình ảnh gì?- Thông qua cách so sánh,cô gái hiện lên với dáng vẻ ra sao?Nêu nhận xét của em về người và cảnh?

Bài 4 là lời của ai?Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì?

Có nhiều cách hiểu về lời của bài ca.Có thể là lời của chàng trai,cũng có thể là lời của cô gái.

Tuy nhiên theo cách hiểu là lời của chàng trai.

Hoạt động 3:Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật của các bài ca dao mà các em đã vừa học.

- Hai dòng cuối miêu tả hình ảnh cô gái.Cô gái được so sánh “như chẽn lúa đồng đồng”có sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống đang xuân.

+ Cô thôn nữ mảnh mai,nhiều duyên thầm và đầy sức sống trước cánh đồng lúa.=>Sự hài hòa giữa cảnh và người.Bài 4 là lời của chàng trai:chàng trai ca ngợi cánh đồng,ca ngợi vẻ đẹp của cô gái - cũng là cách bày tỏ tình cảm với cô gái.

III. Tổng kết:Nghệ thuật:- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp,lời chào mời, lời nhắn gửi,….. thường gợi nhiều hơn tả.- Có giọng diệu tha thiết tự hào.- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể…Ý nghĩa của các văn bản:Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.

4. Củng cố: - Suy nghĩ và tình cảm của em về quê hương, đất nước Việt Nam?- Đọc bài ca dao hoặc thơ ca ngợi về quê hương của em?5. Dặn dò:- Học bài cũ, chuẩn bị cho bài “Từ láy”

Ngày soạn:Ngày dạy:

TỪ LÁY

Page 26: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Nhận diện và nắm được cấu tạo 2 loại từ láy: Từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ.- Hiểu được giá trị tượng thanh và tượng hình, gợi cảm của từ láy. 2. Kĩ năng:- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi

tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhắn mạnh.3. Thái độ:- Giáo dục ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của TV cho HS.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ ghép? có mấy loại từ ghép? Lấy VD về từ loại từ ghép? ( ít nhất mỗi loại

3 từ).- Nhận xét về nghĩa của từ ngữ ghép?3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

Nhận xét đặc điểm âm thanh: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêuPhân loại:

Giáo viên ra bài tập: mờ mờ, xanh xanh, nhỏ nhỏ, lẳng lặng, ngong ngóngTìm từ láy biến âm và không biến âm?

Từ láy có máy loại? Đặc điểm từng loại?

Hoạt động 2Nghĩa của từ: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu

I. Các loại từ láy1. Ví dụ:- Đăm đăm: giống nhau cả âm lẫn tiếng.- Mếu máo: giống nhau ở phụ âm đầu.- Liêu xiêu: giống nhau ở phần vần.

2. Kết luận: Từ láy có 2 loại:- Láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toànĐăm đăm, xinh xinh, đo đỏ....- Láy bộ phận:+ Láy bộ phận phụ âm đầu: mếu máo, ngơ ngác...+ Láy bộ phận vần: liêu xiêu, lôi thôi..Các tiếng có sự giống nhau về phụ âm hoặc phần vần.II. Nghĩa của từ láy

Page 27: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

gâu, tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh. => mô phỏng âm thanh.Đặc điểm về âm thanh, ý nghĩa các từ: lí nhí, li ti => gợi tả những hình dáng âm thanh nhỏ bé?Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh=> Biểu thị một trạng thái vận động khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng, khi xẹp, khi nổi, khi chìm.So sánh: mềm mại, đo đỏ với mềm, đỏ=> Mang sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ so với tiếng gốc.

Hoạt động 3Đọc VBHS: Làm BT

GV: Kiểm tra

Hướng dẫn làm BT 4-6 Sgk

- Được tạo bởi nhờ đặc điểm âm thanh và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.

- Nghĩa của từ láy có thể có sắc thái riêng so với tiếng gốc (giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh )

=> Kết luận:Ghi nhớ Sgk Tr 42

III. Luyện tậpBT1- Từ láy toàn bộ: thăm thẳm, bần bật, chiêm chiếp- Từ láy bộ phận: Nức nở, tức tưởi, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề....1. Tạo từ láy- Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhói, khang khác, thấp thoáng, chênh chếch, anh ách.2. Điền từ- Bà mẹ nhẹ nhàng...- ... thở phào nhẹ nhõm

4. Củng cố: - Từ láy có máy loại? Đặc điểm từng loại?5. Dặn dò:- Học thuộc bài cũ,đọc soạn trước bài mới “Qúa trình tạo lập văn bản” SGK trang 45

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 12: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN.(Viết bài Tập làm văn số 1 ở nhà)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Nắm được các bước của một quá trình tạo lập văn bản để có thể tập viết văn bản một

cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.- Củng cố lại kiến thức và kĩ năng được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn

bản. Vận dụng kiến thức đó vào việc đọc hiểu văn bản và thực tiễn nói.- Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.2. Kĩ năng:

Page 28: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.3. Thái độ:- Giaùo duïc tính caån thaän khi taïo laäp VB, khi laøm baøi.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định:2. Kiểm tra bài cũ: - Từ láy có mấy loại?Kể tên?- Thế nào là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận?- Nghĩa cũa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm nào?3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

Tình huống 1: Khi cần thông báo …một vấn đề nào đó cho mọi người biết .Trong tình huống trên em sẽ báo tin cho mẹ, bạn bằng cách nào? (Kể, viết thư kể cho bạn)Em sẽ xây dựng VB nói hayVB viết?Văn bản nói ấy có nội dung gì? Nói cho ai nghe? Để làm gì?Nếu bỏ qua một trong những ý đó có được không?Khi đã xác định được những vấn đề trên cần phải làm gì?Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì trong những yêu cầu sau?Sau khi đã viết xong văn bản có cần phải kiểm tra văn bản không? Vì sao. Sự kiểm tra văn bản tiến hành theo những tiêu chí nào?Vậy khi tạo lập vb cần phải thực hiện những bước nào?HStrả lờiGV chốt kiến thức2 HS: Đọc ghi nhớ

I. Các bước tạo lập văn bản

- Định hướng viết:

+ Đối tượng: Viết thư cho ai?+ Mục đích: Viết để làm gì?+ Nội dung: Viết về cái gì?+ Hình thức: Viết như thế nào?- Tìm ý, lập dàn ý (Sắp xếp các ý theo 1bố cục rành mạch và hợp lí), viết bài, chữa bài .

- Câu văn, đoạn văn rõ ràng, chính xác, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.- Kiểm tra:+ Đã đạt yêu cầu chưa.+ Cần sửa chữa gì.

KẾT LUẬN:Ghi nhớ: SGK (46)

Page 29: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Hoạt động 2Đọc và xác dịnh yêu cầu của đề bài?Từ thực tế việc viết văn của hs để các em tự trả lời.HS trả lời câu hỏi theo 4 câu hỏi sgk

Bài tập 3,4 gv hướng dẫn HS làm theo yêu cầu của đề bài

II. Luyện tập1- Bài 1:2- Bài 2:- Bạn A xác định chưa đúng- Cách xưng hô như vậy là chưa hợp lí, vì đó là bản báo cáo kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn. Nên xưng tôi3. Bài tập 3:- Dàn bài là cái sườn (Đề cương) -> tạo nên vb chứ không phải là bản thân vb. Sau đó mới thành bài, vì thế dàn bài càng ngắn gọn, rõ ràng, không nhất thiết là những câu văn hoàn chỉnh đúng ngữ pháp và luôn liên kết chặt chẽ với nhau- Các phần, các mục trong dàn bài cần phải được thể hiện 1 hệ thống các kí hiệu được qui định chặt chẽ …Việc trình bày các phần các mục áy cũng cần rõ ràng …

Hoạt động 3: III. Viết bài TLV số 1 ở nhà: 1. ĐỀ KIỂM TRA

“Miêu tả chân dung một người bạn thân của em.”2. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM * Về hình thức: (1điểm)- Phải đảm bảo được những yêu cầu sau:+ Chữ viết phải rõ ràng, sạch sẽ+ Không được sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt+ Bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, đảm bảo tính liên kết giữa các câu, các phần, các đoạn.- Nếu mắc một trong những yêu cầu trên cho.* Về nội dung (9điểm):Mở bài (1điểm):- Nêu được đối tượng miêu tả- Tình cảm quan hệ của em với đối tượng như thế nào .+ Thân bài (9điểm):- -Tả những đặc điểm bên ngoài của đối tượng- Tả, kể tính cách, những việc làm của bạn với em và mọi người+ Kể bài (1đ): Nêu cảm nghĩ chung của em về đối tượng miêu tả .

Page 30: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

4. Củng cố: - Các bước tạo lập văn bản5. Dặn dò: - Viết bài ở nhà tiết học sau nộp cho cô.- Chuẩn bị bài “Những câu hát than thân”

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 13: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Hiện thực đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.- một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn

từ của các baì ca dao than thân.2. Kiến thức:- Đọc - hiểu những câu hát than thân.- Phân tích giá trị nội dung kiến thức và nghệ thuật trong các bài ca dao than thân trong

bài học.3. Thái độ:Giáo dục lòng thương cảm người lao động cho HS.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ.- Đọc bài ca dao số 1 và 2 nói về tình yêu quê hương, đất nước, con người. Phân tích

nội dung, nghệ thuật?- Đọc bài ca dao 3 và 4, phân tích nội dung và nghệ thuật 2 bài ca dao đó.3. Nội dung bài mới:

Page 31: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Giới thiệu bài: Ca dao, dân ca là tấm gương sáng, phản ánh đời sống, tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát tình cảm, yêu thương đối với gia đình, với quê hương đất nước mà còn là tiếng hát than thân cho những mảnh đời cơ cực, đắng cay. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

Chủ đề của 3 bài ca dao này là gì?Hướng dẫn HS: Đọc: giọng tâm tình, thấm thía, xót xa.HS: Đọc chú thích: chú thích 1,3,7

Hoạt động 2Chủ đề của 3 bài ca dao này là gì?Đọc bài ca dao 1Cuộc đời lận đận vất vả của con cò được diễn tả như thế nào?2 câu đầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy chỉ ra những hình ảnh đối lập đó và nêu tác dụng của nó?Sự đối lập giữa con cò và hoàn cảnh: 1 mình > < nước non Thân cò > < thác ghềnh Lên thác > < xuống ghềnh-> Sử dụng hình ảnh đối lập - Tô đậm hình ảnh con cò khó nhọc, vất vả, cay đắng trước quá nhiều khó khăn, ngang tráiGV đọc 2 câu cuốiEm có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng ở 2 câu cuối? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?Ngoài nội nung than thân bài ca dao còn có nội dung nào khác?Bài 2 nói về những con vật nào?Em hãy hình dung về cuộc đời của con tằm, cái kiến qua lời ca?+ Con tằm suốt đời chỉ ăn lá dâu, cuối đời phải hả tơ cho người+ Kiến là loài vật nhỏ bé, cần ít thức ăn nhất nhưng ngày ngày vẫn cần mẫn kiếm

I. Đọc - chú thích1. Đọc:

2. Chú thích:II. Tìm hiểu văn bản:1- Bài 1:

Bài ca dao là tiếng kêu thương cho thân phận bé nhỏ cơ cực của người nông dân và lời tố cáo xã hội phong kiến tàn ác, bất công.

2 - Bài 2:

Page 32: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

mồiThân phận con tằm cái kiến có điểm gì giống nhau?Theo em con tằm cái kiến là hình ảnh của ai mà dân gian tỏ lòng thương cảm? Đó là thủ pháp nghệ thuật gì …?

Trong bài ca dao này con hạc có ý nghĩa gì? Nó được diễn tả qua những h/a nào? + Lánh: Tìm nơi ẩn náu + Đường mây: Từ ước lệ chỉ không gian phóng khoáng, nhàn tản->Hạc: Cuộc đời phiêu bạt, lận đậnCó thể hình dung ntn về nỗi khổ của con quốc trong bài ca dao?+ Quốc giữa trời: Gợi hình ảnh của sinh vật nhỏ nhoi, cô độc giã không gian rộng lớn+ Kêu ra máu: đau thương, khắc khoải, tuyệt vọng -> Cuốc: Nỗi oan trái, tuyệt vọngBài ca dao có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ nà?Bài 3 nói về ai?Hình ảnh nghệ nổi bật trong bài ca dao? Hình ảnh ấy có gì đặc biệt?trái bần: tròn, dẹt, có vị chua chát =>tầm thường được so sánh với người phụ nữTừ hình ảnh so sánh “ Thân em như trái bần trôi,, em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa?Cụm “Thân em,, gợi cho em suy nghĩ gì Qua đây em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?GV: Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ phải chịu nhiều đau khổ,

4 câu thơ đầu:Sử dụng hình ảnh ẩn dụ. Tượng trưng cho con người nhỏ nhoi, yếu đuối, cuộc đời khó nhọc, vất vả phải chịu đựng và hy sinh4 câu thơ tiếp:- Mượn hình ảnh con cò, con cuốc để nói tới tiếng kêu thương về nỗi oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ

- Sử dụng điệp từ được lặp lại 4 lần. Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người lao động.

3- Bài 3:- Sử dụng hình ảnh so sánh gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.- Từ “thân em” gợi sự tội nghiêp, cay đắng, thương cảm

=> Bài ca là lời của người phụ nữ than thân cho thân phận bé nhỏ, chìm nổi, trôi dạt, vô định

Ghi nhớ: SGK- 49

Page 33: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

đắng cay. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, họ không có quyền tự mình quyết định cuộc đời mình, xã hội phong kiến luôn nhấn chìm họ.

Hoạt động 3Nêu hững nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bảnHS: Trả lời, hs khác nhận xétGV: Chốt kiến thứcSưu tầm những câu ca dao có hình ảnh con cò

III. Luyện tập1. Nêu hững nét chính về nội dung và nghệ thuật của 3 văn bản2. Sưu tầm những câu ca dao có hình ảnh con cò- Con cò lặn lội bờ ao...- Con cò đi đón cơn .

4. Củng cố: - GV khái quát toàn bộ bài học.5. Dặn dò: - Học bài cũ và làm bài tập .- Chuẩn bị bài mới: “Những câu hát châm biếm”

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 14: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Hiện thực đời sống của người lao động qua các bài hát châm biếm.- Những lời châm biếm mỉa mai những người có thói hư tật xấu.2. Kĩ năng:- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao châm biếm.3. Thái độ:Giúp hs nhận ra những thói hư tật xấu để tránh mắc phải.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ.

KIỂM TRA 15 phút.Đề bài:Câu 1: chép thuộc lòng 4 bài ca dao về tình cảm gia đình?

Page 34: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Câu 2: tình cảm được diễn tả trong 4 bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?Đáp án:Câu 1: Chép bài (1,4) mỗi bài 2 điểm. Bài (2,3) mỗi bài 1 điểm.Câu 2: Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca.- Những câu thuộc chủ đề này (2 điểm)+ lời ru của cha mẹ.+ ông bà nói với con cháu.+lời con cháu nói về cha mẹ, ông bà.- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc ( 2 điểm):+ bày tỏ tâm tình.+ nhắc nhờ về công ởn sinh thành.+ về tình mẫu tử.+ tình anh em ruột thịt.3. N ội dung bài mới: Giới thiệu bài: nội dung cảm xúc của ca dao rất đa dạng. Ngoài những câu hát

thân thương tinh nghịch, những câu hát than thân, ca dao còn có rất nhiều câu hát châm biếm, cùng với truyện cười những câu hát chấm biêm thể hiện khá tập trung những đặc sắc nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm phơi bày những hiện tượng đáng cuwoif trong xã hội. Các em hãy cùng nhau tìm hiểu văn bản “ những câu hát châm biếm”.

Hoạt động 1: hdhs tìm hiểu chú thích- hướng dẫn hs đọc: to, rõ, thể hiện sự châm biếm, mỉa mai.+ bài 1: đọc nhanh dễ gây sự chú ý.+ bài 2: âm đọc chậm rãi, tạo sự hồi hộp.? văn bản được viết theo thể loại gì?Hs trả lời.Gv chuẩn kiến thức.? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?Hs trả lờiGv chuẩn kiến thức.Gv hướng dẫn hs tìm hiểu từ khó.

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. Gv gọi hs đọc bài ca dao số 1.- Qua cách xưng hô trong bài ca dao em thấy nó là lời của ai? Nói với ai? Nói về ai và nói để làm gì?Hs trả lời.Người cháu đã giới thiệu chú tôi ntn? Qua đó cho thấy thái độ của người cháu như thế nào với ông chú của mình.

I. Đọc – tìm hiểu chú thích.1. Đọc văn bản.

2. Tìm hiểu chú thích.a. Thể loại.- Trữ tình.b. Phương thức biểu đạt:- Biểu cảm.

c. Đọc- giải nghĩa từ khó.(SGK)

II. Tìm hiểu văn bản.1. Bài 1.- Bài ca dao là lời cháu nói với cô yếm đào về chú để cầu hôn cho chú mình.

-Chú tôi là người:+ nghiện rượu,+nghiện chè,+nghiện ngủ,+lười biếng.

Page 35: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Gv giảng: Đây là cách nói ngược trong ca dao giới thiệu mai mối toàn những tật xấu -> giễu cợt (ước ngày, ước đêm – ngày thì, đêm thì), trong cuộc sống ta thường ước những điều tốt đẹp ngày thì chúng ta mong những ngày nắng hòa thuận thời tiết để làm việc còn chú tôi thì ước những ngáy mưa để khỏi phải đi làm, đêm thì ước đêm dài để ngủ nhiều hơn.

Tái hiện kiến thức cũ:- Ở 2 câu đầu của bài ca dao những câu hát than thân học tiết trước, em thấy hình ảnh nào được nhắc đến đầu tiên:?Hs: hình ảnh “cái cò”- Trong những câu hát than thân người nông dân mượn hình ảnh “con cò” để diễn tả điều gì?Hs: diễn tả cuộc đời thân phận của mình.- còn trong bài ca dao này thì sao?=> không để diễn tả cuộc đời thân phận mà chỉ là hình thức họa vần, chỉ định giới thiệu nhân vật.Gv giảng: còn hình ảnh cô yếm đào tượng trưng cho cái đẹp, tương xứng phải là chàng trai tháo vát nhưng chú tôi lại tương phản, đối lặp hẳn.? hai dòng đầu giới thiệu gì?Vậy còn ở 2 câu thơ cuối chúng ta còn thấy những nhược điểm nào của chú tôi được hiện lên?Hs thảo luận nhóm: theo cặp đôi.Qua đó, em hiểm người chú có tính xấu gì? Em đánh giá người chú ntn?

? bài ca dao châm biếm hạng người nào trong xã hôi??Các em hãy tìm các bài ca dao khác có nội dung tương tự?Vd:- Đời người có một gang tay,Ai hay ngủ ngày còn nửa gang tay.- Ăn no rồi lại nằm khoèo,

->Giới thiệu về chú tôi với ý giễu cợt, châm biếm, mỉa mai.

-Hai dòng đầu có ý sau:

+Vừa bắt vần vừa chuẩn bị giới thiệu nhân vật.

+Nói cô “yếm đào” là (cô gái đẹp) đói lập với “chú tôi” là người (có nhiều tật xấu).

->người chú là 1 người nghiện ngập, lười lao động.

=>Bài ca dao châm biếm, chế giễu hạng người lười biếng, nghiện ngập, lại lắm tật xấu trong xã hội. Kiểu người này thời nào cũng có.

Page 36: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem.- Giàu đâu đến kẻ ngủ trưaSang đâu đến kẻ say sưa tối ngày....................Gv gọi hs đọc bài 2.Qua lời đọc của bạn, thì theo các em đây là lời của ai nói với đối tượng nào?? vì sao tác giả lại chọn đối tượng đi xem bói là phụ nữ?Gv giảng: vì phần đa người phụ nữ hay cả tin và thương lo cho vận số của mình, đặc biệt là trong xã hôi phong kiến khi mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào những người đàn ông thì họ càng mê tín họ tin vào bói toán , và 1 phần cũng vì khoa học kĩ thuật chưa phát triển con người không tự giải thích được các hiện tượng nên phải phụ thuộc vào bói toán tử vi, vào các lực lượng siêu nhiên.? trong văn bản từ nào được lặp lại nhiều lần? Có tác dụng gì?? cách nói của ông thầy thì ntn?? Thầy đã phán những gì?Hs trả lời

? em có đánh giá gì về lời phán của của thầy bói?Gv giảng :thầy phán toàn chuyện hệ trọng nhưng cách không cụ thể rõ ràng mà chỉ toàn nói dựa, nước đôi. Vậy nên sau khi thầy xem bói xong thì quẻ bói vẫn là con số không .? vậy bài 2 châm biếm , phê phán gì?

?Các em hãy tìm các bài ca dao khác có nội dung tương tự?Vd:- Tử vi xem số cho người,Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.- Số cậu là số đào hoa,Vợ cậu con gái, đàn bà mà thôi.

2. Bài 2.-Đây là lời của ông thầy bói nói với người phụ nữ đi xem bói qua từ “Số cô”-Tác giả chọn đối tượng xem bói là phụ nữ: vì tính chất của phần đông phụ nữ là cả tin và thường qua tâm tới số phận vân mệnh của mình.

- Số cô ( 3 lần). tạo sự chăm chú, hồi hộp.

- Nói kiểu nước đôi: chẳng…. thì.- Đoán:

+ gia cảnh: giàu – nghèo.+ phụ mẫu: mẹ - cha+ hôn nhân: vợ - chồng+ con cái: gái – trai.=> phán toàn chuyện hệ trọng:- quẻ bói = số không.

Vạch trần bẳn chất bịp bợm, kiểu nói nước đôi của thầy bói dự vào lòng tin của người khác để kiếm lợi. Phê phán châm biếm thủ tục lạc hậu trong xã hội cũ, những người ít hiểu biết, tin vào bói toán, phản khoa học.

Page 37: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Nhà bà có con chó đen,Người lạ nó cắn, người quen nó mừng................Hoạt động 3: tổng kết.Gv chốt lại toàn bộ nội dung bài học và yêu câu hs đọc ghi nhớ SGK.

III. Tổng kết.Ghi nhớ : SGK.

4. Củng cố: - GV khái quát bài học5. Dặn dò: - Các em về tìm hiểu các bài còn lại, làm bài tập phần luyện tập.-Chuẩn bị bài “ đại từ”.

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 15: ĐẠI TỪ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Nắm được khái niệm đại từ.- Nắm được các loại đại từ.2. Kĩ năng:- Nhận biết đại từ trong văn bản nói viết.- Sử dụng đại từ phù hợp với giao tiếp.3. Thaùi ñoä:- Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. - Có mấy loại từ láy? Cho VD minh họa? - Cho biết sắc thái ý nghĩa của 2 loại từ láy?3. Nội dung bài mới:

Page 38: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Giới thiệu bài: Trong quá trình giao tiếp ta thường dùng các đại từ để xưng hô hoặc chỉ trỏ với nhau. Ta thường gọi là đại từ -vậy đại từ là gì? Đại từ có những chức năng gì? Gồm bao nhiêu loại, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1:

Thế nào là đại từ.GV: gọi HS: Đọc yêu cầu mục I SGK trang 54 tìm hiểu khái niệm đại từ.Từ “nó” ờ mục a chỉ ai? Từ nó ở mục b chỉ con vật gì? Vì sao em biết?

Từ “nó” ở mục a dùng để trỏ “em tôi”. “Nó” mục b dùng để trỏ con gà của anh Bốn Linh.Dựa vào ngữ cảnh để hiểu nghĩa của các từ nó.Từ thế đoạn c chỉ vào việc gì?Nhờ đâu em hiểu nghĩa của “nó”?Từ “Thế” trỏ vào việc chia đồ chơi ra.Nhờ vào động từ chia có trong câu.Từ “ai” trong mục d dùng để làm gì?Từ “ai” thay thế cho từ chỉ người.Các từ “nó,thế,ai” giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?

Từ “nó”làm chủ ngữ.Từ “thế” làm phụ ngữ.Từ “ai” làm chủ ngữ.

Đại từ dùng để làm gì?

Hoạt động 2:GV: Gọi HS: Đọc mục 1 phần I SGK trang 55 và trả lời câu hỏi?Các đại từ ai,gì …hỏi về gì?Đại từ bao nhiêu bấy nhiêu hỏi về gì?Các từ sao thế,nào hỏi về gì?

I. Thế nào là đại từ.1. Tìm hiểu ví dụ.- Em tôi = nó ( chỉ người – CN)- Con gà = tiếng nó ( chỉ sự vật – ĐN)- ....thấy thế ( chỉ hoạt động, tính chất)- Ai làm.....? ( dùng để hỏi – CN)- Thủ phạm là nó ( vị ngữ)

2. Khái niệm đại từ:

+ Đại từ dùng để chỉ người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.+ Trong câu, đại từ có thể đảm nhiệm vai trò chủ ngữ, vị ngữ trong cụm từ, đại từ có thể đảm nhiệm vai trò phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

II. Các loại đại từ.Các loại đại từ:+ Đại từ để trỏ dùng để trỏ người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất, sự việc. Đại từ trỏ người, sự vật giọ là đại từ xưng hô.

Page 39: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Hoạt động 3:Hãy sắp sếp các từ trỏ người,sự vật theo bảng bài tập SGK trang 56?

Đặt câu với đại từ BT 3/57?

+ Đại từ dể hỏi dùng để hỏi về người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất, sự việc.Lưu ý các hiện tượng:+ Các dại từ chỉ trỏ theo quan niệm trước đây nay được xếp thành một loại từ riêng ( chỉ từ).+ Một số danh từ chỉ quan hệ họ hàng, thnân tộc (ông, bà, bố, mẹ, con,…)chức vụ (bí thư, chủ tịch,..), nghề nghiệp (bác sĩ,..) trong tiếng Việt thường dùng để xưng hô-gọi là đại từ xưng hô lâm thời.+ Đại từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, phức tạp, chịu nhiều sự ràng buộc. Do đó trong giao tiếp phải chọn cách xưng hô đúng chuẩn mực, phù hợp với văn hóa giao tiếp người Việt.III. Luyện tập.1/56 Sắp sếp các đại từ theo ngôiNgôi số

Số ít Số nhiều

1 Tôi, tao, tớ, ta

Chúng tôi, chúng tao, chúng tớ

2 Mày, cậu, bạn

Chg mày, các câu

3 Hắn, nó, họ

Bọn hắn, bọn họ

b. Mình ở đầu câu ngôi thứ nhất Mình ở đầu câu sau ngôi thứ hai.2/57 HS về nhà làm.3/57 Đặt câu với các đại từ:ai,sao bao nhiêu để trỏ chungNa hát hay đến nỗi ai cũng phải khen.Mình biết làm sao bây giờ.Có bao nhiêu bạn thì có bấy nhiêu tính khác nhau.

4. Củng cố: - GV khái quát bài học5. Dặn dò: - Làm các BT còn lại - Đọc bài đọc thêm và đọc trước bài LT tạo lập văn bản

Page 40: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 16: LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn

nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.2. Kĩ năng:- Tạo lập 1 văn bản tương đối đơn giản gần gũi với đời sống và công việc học tập của

học sinh.3. Thái độ:- Giaùo duïc HS tính caån thaän khi taïo laäp VB.II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:- Nêu các bước tạo lập văn bản?3. Nội dung bài mới:Giới thiệu bài: Các em đã làm quen trong tiết “Tạo lập văn bản” nên có thể tạo lập được 1 văn bản đơn giản, gần gũi với các em. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em rèn thêm kĩ năng tạo lập văn bản .

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

HS: Đọc đề bài trong sgkHướng dẫn HS tìm hiểu đề

Hoạt động 2Dựa vào những kiến thức đã được học ở bài trước, em hãy xác định yêu cầu của đề bài? Để tạo lập văn bản chúng ta phải làm gì?

I . Đề bài:Em cần viết một bức thư tham gia vào cuộc thi viết thư do liên minh bưu chính quốc tế UPU tổ chức với đề tài “ Thư cho một người bạn ”II. Xác lập các bước để tạo lập văn bản:1- Định hướng cho văn bản.( Xác định đề ):- Đối tượng: Người bạn nước ngoài .

Page 41: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Việc định hướng ở đề này có những nhiệm vụ cụ thể nào?

Bước thứ 2 của việc tạo lập văn bản là gì? Nhiệm vụ của bước 2 là gì?Nếu viết về những cảnh sắc thiên nhiên VN thì viết những gì? Viết như thế nào?Mùa xuân có những đặc điểm gì về khí hậu, cây cối, chim muông?Cảnh mùa hè có những gì đặc sắc?Mùa thu có những đặc điểm gì?KB nêu vấn đề gì? Viết gì?Sau khi đã xây dựng được bố cục thì chúng ta phải tiếp tục công việc gì?Viết văn bản hoàn chỉnh, phải đảm bảo chính xác lời văn trong sáng, mạch lạc …Bước cuối cùng khi đã viết xong văn bản là gì?

Hoạt động 3Đọc bài tham khảo sgk (60)

HS viết đoạn mở đầu bức thư?

- Nội dung: Cảnh đẹp đất nước và con người Việt nam (Truyền thống lịch sử, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán, con người VN).- Mục đích: Để gây thiện cảm cho bạn về đất nước về con người Việt nam .- Hình thức: Bức thư 1500 từ2- Xây dựng bố cục:(Rành mạch, hợp lí, đúng định hướng.) a, MB: Địa điểm, thời gian … - Lí do viết thư b, TB:- Cảm nghĩ chung về đất nước bạn .- Giới thiệu về cảnhnđẹp của đất nước mình( Vùng nuí, đồng bằng, miền biển , cảnh sắc từng mùa ở VN) .- Giới thiệu về con người Việt nam ….c, KB: Cảm nghĩ và niềm tự hào về đất nước. Lời mời hẹn và lời chúc sức khoẻ cuối thư .3- Diễn đạt thành văn.4. Kiểm tra sửa chữa văn bản.III. Luyện cách diễn đạt:MB: Việt Nam, ngày 2/3/2010 Anna thân mến ! Cũng như tất cả các bạn bè của chúng mình trên trái đất này, mỗi chúng ta đều sinh ra và lớn lên trên một đất nước tươi đẹp. Với bạn đó là nước Nga vĩ đại còn với mình là đất nước Việt Nam thân yêu. Mình rất vui khi nhận được thư của bạn và cũng rất trân trọng tình yêu của bạn với đất nước mình. Hôm nay, viết thư cho bạn và cũng với tham vọng giúp bạn hiểu thêm về đất nước của mình. Lời đầu thư mình chúc bạn cùng gia đình mạnh khoẻ và hạnh phúc.

4. Củng cố: (2 phút)- GV khái quát lại bài

Page 42: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Hoàn thành văn bản5. Dặn dò: (1 phút)- Chuẩn bị bài mới: “ Sông núi nước nam”.

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 17: SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Lý Thường Kiệt

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.- Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.- Chủ quyền về lãnh thổ đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù

xâm lược.2. Kĩ năng:- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.- Đọc - hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng

Việt.3. Thaùi ñoä:- Giaùo duïc loøng yeâu nöôùc cho HSII. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định:2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ những câu hát châm biếm.- những câu hát châm biếm giống – khác truyện cười dân gian ở điểm nào? ( + giống: phê phán nhưng thói hư, tật xấu các hiện tượng đáng cười trong xã hội .+ khác : hình thức viết. 1 bên là truyên ( văn xuôi) 1 bên là thơ ca( có vần , nhịp điệu)).3. Nội dung bài mới:

Page 43: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Giới thiệu bài: Từ ngàn xưa, dân tộc VN ta đã đướng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt. Tự hào thay! Ông cha ta đã đưa đất nước sang một trang lịch sử mới. Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc, kỷ nguyên mới đã mở ra. Vì thế bài thơ “ Sông núi nước Nam” ra đời được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, khẳng định một quốc gia độc lập chủ quyền. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nội dung bản tuyên ngôn này.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHoạt động 1

GV: Hướng dẫn HS: Đọc bài: dõng dạc, trang nghiêm thể hiện được khí phách hào hùng của bài thơ, nhịp 4/3.HS: Đọc chú thích sgk (63).? Nêu những nét chính về tác giả và văn bản?Hs trả lời -> hs khác nhận xétGv chốt kiến thức.Gv giới thiêu qua về 14 vị anh hùng của dân tộc theo chiều lịch sử: Hùng Vương – 2 bà Trưng - Lý Nam Đế - Ngô Quyền – Đinh Tiên Hoàng – Lê Đại Hành – Lý Thái Tổ - Lý Thường Kiệt – Trần Nhân Tông – Trần Hưng Đạo – Lê Thái Tổ ( Lê Lợi) – Nguyễn Trãi – Quang Trung – Hồ Chí Minh.

Em hiểu thế nào là bản tuyên ngôn độc lập?Hs trả lời.? bài thơ viết theo thể loại nào?Gv: Thất ngôn (7 chữ), tứ tuyệt (4 câu) trong bài vần “ư” được hiệp vần ở câu 1,2 và 4.

? Bố cục của bài thơ?

Hoạt động 2:HS: Đọc 2 câu đầu.2 câu đầu ý nói gì?Nói như vậy là để nhằm mục đích? Người viết

I. Đọc- tìm hiểu chú thích.1. Đọc văn bản:

2. Tác giả - tác phẩm.a. Tác giả:- 1019 – 1105 .- Là người có công lớn trong việc đánh bại quân Tống (1075 – 1107)- tương truyền ông là tác giả của bài “ sông núi nước nam”.- là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu trong lịch sử dân tộc.b. Tác phẩm:- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

3.Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật).

4. Bố cục:Bố cục: 2 phần. + 2 câu đầu: Khẳng định độc lập và chủ quyền lãnh thổ + 2 câu cuối: ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổII. Tìm hiểu văn bản1. Hai câu đầu:Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước: Nước Nam là của người Nam, điều đó đã được sách trời định

Page 44: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

đã bộc lộ tình cảm gì trong 2 câu thơ này?Nêu lên 1 nguyên lí khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn. Nó là quyền độc lập và tự quyết của dân tộc ta. Đó là ý chí sắt đá của 1 dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh. Hai câu thơ có giá trị mở đầu cho 1 tuyên ngôn độc lập ngắn gọn của nước Đại Việt hùng cường ở thế kỷ XI.HS: Đọc 2 câu thơ cuối2 câu cuối nói lên ý gì? (Nói về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta và nêu lên 1 nguyên lí có t/chất hệ quả đối với 2 câu thơ trên)Nói như vậy để nhằm mục đích gì?Ngoài biểu ý Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào?Em có nhận xét gì về thể thơ, giọng điệu, nhịp thơ? Tác dụng?HS: Đọc ghi nhớ

Hoạt động 3Em có biết 2 Văn bản được coi là tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 và 3 của dân tộc VN ta tên là gì? Do ai viết và xuất hiện bao giờ

sẵn, rõ ràng.

=> Thể hiện tình y/nước, niềm tự hào dân tộc

2. Hai câu cuối:- Giọng điệu thơ hùng hồn, đanh thép -> ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc=> Đây là lời cảnh báo hành động xâm lược của kẻ thù chúng sẽ phải chịu những thất bại và khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

* Ghi nhớ: ( sgk 65 )III. Luyện tập:- Tuyên ngôn lần thứ 2: Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi (TK XV)- Tuyên ngôn lần thứ 3: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (2.9.1945)

4. Củng cố: - GV khái quát toàn bộ bài học5. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ (phiên âm, dịch thơ). Học thuộc ghi nhớ.- Soạn bài “ Phò giá về kinh”

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 18: PHÒ GIÁ VỀ KINH

Page 45: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

-Trần Quang Khải

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức:- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.- Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.- Chủ quyền về lãnh thổ đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù

xâm lược.2. Kĩ năng:- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.- Đọc - hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng

Việt.3. Thaùi ñoä:- Giaùo duïc loøng yeâu nöôùc cho HSII. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:- Đọc thuộc lòng bài “ sông núi nước nam” ?- Vì sao nói “sông núi nước nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc?3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Tìm hiểu chú thích.

Hướng dẫn đọc: Giọng phấn chấn, hào hùng, chậm chắc. Nhịp 2/3.HS: Đọc chú thích sgk (66).

Nêu những nét chính về tác giả và văn bản?

Bài thơ được viết theo thể loại nào?

Bài thơ có bố cục như thế nào?Nội dung của 2 câu đầu và 2 câu cuối khác nhau ở chỗ nào?.

I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:1. Đọc

2. Tác giả - tác phẩm:a. Tác giả: Trần Quang Khải.b. Tác phẩm:3. Thể thơ:ngũ ngôn tứ tuyệt (Đường luật) viết năm 1285.4. Bố cục:- Phần 1 (2 câu đầu): nói về hào khí chiến thắng.- Phần 2 (2 câu sau): nói về khát vọng thái bình của dân tộc.

Page 46: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. Đọc 2 câu đầu.Hai câu đầu nêu ý gì?Em có nhận xét gì về lời thơ, ngôn ngữ của tác giả ở 2 câu đầu? Tác dụng của lời thơ, ngôn ngữ đó?Nhắc đến 2 trận đánh đó để nhằm mục đích gì? Qua đó tác giả muốn bộc lộ tình cảm gì?

HS: Đọc 2 câu cuối.Ý 2 câu cuối nói gì? (2 câu cuối là lời động viên, phát triển đất nước trong hoà bình. Như vậy thái bình vừa là thành quả chiến đấu, vừa là cơ hội để gắng sức. Đó là chiến lược giữ nước lâu bền)Hai câu cuối đã bộc lộ được tình cảm gì?Thể hiện niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước, sự sáng suốt của người cầm quân lo việc lớn thấy rõ được ý nghĩa của việc dốc hết sức lực vào việc giữ vững hoà bình, bảo vệ đất nước.Học sinh đọc ghi nhớ

Hoạt động 3Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

HS: Trả lời

II. Tìm hiểu văn bản1. Hai câu đầu:Liệt kê 2 thắng lợi ở Chương Dương và Hàm Tử, lời thơ rõ ràng, rành mạch

=> Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

2. Hai câu cuối: 2 câu cuối là lời động viên, phát triển đất nước trong hoà bình. Như vậy thái bình vừa là thành quả chiến đấu, vừa là cơ hội để gắng sức. Đó là chiến lược giữ nước lâu bền Thể hiện niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước, sự sáng suốt của người cầm quân lo việc lớn thấy rõ được ý nghĩa của việc dốc hết sức lực vào việc giữ vững hoà bình, bảo vệ đất nước.* Ghi nhớ: sgk 68

C. Luyện tập:- Hai bài thơ đều thể hiện 1 chân lí lớn lao và thiêng liêng đó là: Nước VN là của người VN, không ai được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ bị thất bại và ngợi ca khí thế hào hùng của dân tộc qua chiến đấu và khát vọng XD phát triển đất nước trong hoà bình.- Hai bài thơ đều là thể Đường luật. Một theo thể thất ngôn tứ tuyệt, 1 theo thể

Page 47: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

ngũ ngôn tứ tuyệt. Cả 2 bài thơ đều diễn đạt ngắn gọn, xúc tích, cảm xúc và ý tưởng hoà làm một

4. Củng cố: (2 phút)- GV khái quát toàn bộ bài học5. Dặn dò: (1 phút)- Học thuộc lòng bài thơ (phiên âm, dịch thơ). Học thuộc ghi nhớ.- Soạn bài tiết : Từ Hán Việt

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 19: TỪ HÁN VIỆT

I.. MỤC TIÊU BÀI HỌC.1. Kiến thức:- Khái niệm Từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.- Các loại từ ghép Hán Việt.2. Kĩ nằng:- Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.-Mở rộng vố từ Hán Việt.3. Thái độ.- Yêu quý những giá trị văn hóa của dân tộc, sử dụng đúng từ Hán Việt.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1.Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ:- Đại từ lài gì? Đại từ có những loại nào? Lấy VD minh họa?- Đặt câu và chỉ ra các đại từ?3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.Hs đọc vd sgk:Vd 1: các tiếng Nam, Quốc, Sơn, Hà nghĩa là gì?cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước

I,. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.1,. Tìm hiểu ví dụ.a. Vd 1:- Các tiếng “ Nam, quốc, sơn, hà” đều có nghĩa:Nam: phương nam Quốc: nước Sơn: núi

Page 48: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Nam, sông núi).

Trong các tiếng trên tiếng nào có thể dùng như 1 từ

đơn để đặt câu và tiếng nào không dùng độc lập

được?

VD 2: HS Đọc yêu cầu của Vd2: hoạt động theo nhóm cặp đôi để trả lời:

Hs trả lời theo nhóm:

Nhóm khác nhận xét.

Gv nhận xét

Kết luận:

Thế nào là yếu tố Hán Việt? Các đặc điểm của yếu tố Hán Việt?

Gv gọi hs đọc ghi nhớ:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ ghép Hán Việt:

Hs đọc vd 1 sgk:

Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn

hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) là từ

ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập?

Hs đọc vd 2 sgk: hs trao đổi theo nhóm 4 người :

Qua tìm hiểu VD em có thể nêu ra những nhận xét ntn

 Hà:sông.- Chỉ có tiếng  “Nam” là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câuví dụ: Anh ấy là người miền Nam.- Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, ...b. Vd 2:“Thiên”  trong  “thiên thư”  (ở bài Nam quốc

sơn hà) nghĩa là “trời”.

“ thiên” trong (1) và (2) nghĩa là “nghìn”.

“ thiên”  trong  “thiên đô”  nghĩa là “dời”.

=> Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán

Việt.

2. Kết luận:Ghi nhớ: SGK Trang 69

II. Từ ghép Hán Việt.1. Tìm hiểu ví dụ:a. Vd 1:Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam

quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá

hoàn kinh sư) là từ ghép đẳng lập.

b. Vd 2:a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc

loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng

trước, yếu tố phụ đứng sau giống như từ ghép

chính phụ thuần Việt.

b. Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn

hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái

phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép

chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại

với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ

đứng trước, tiếng chính đứng sau.

Page 49: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

về từ ghép Hán Việt? từ ghép Hán Việt giống với từ

ghép thuần Việt ntn?

Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt

ntn?

Kết luận: hs đọc ghi nhớ SGK:

Hoạt động 3: Hd hs làm bài tập

Hs đọc yêu cầu bài 1:

. Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm

trong các từ ngữ sau:

Hs trả lời nhanh:

Câu 2: Thêm tiếng để tạo từ ghép theo bảng sau:

Hs trả lời nhanh:

Câu 3,4 Gv gợi ý hs về nhà làm:

Câu 3: Xếp các từ hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát

thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào bảng

2. Kết luận:Ghi nhớ (SGK Trang 70).

III. Luyện tập

Câu 1:

- Hoa: hoa quả, hương hoa -> có nghĩa là

bông hoa.

- Hoa: hoa mĩ, hoa lệ -> có nghĩa là đẹp.

- Phi: phi công, phi đội -> có nghĩa là bay.

- Phi: phi pháp, phi nghĩa -> có nghĩa là không.

- Phi: phi cung, vương phu -> có nghĩa là vợ

vua.

- Tham: tham vọng, tham lam -> có nghĩa là

ham muốn.

- Tham: tham gia, tham chiến -> có nghĩa là có

mặt.

- Gia: gia chủ, gia súc -> có nghĩa là nhà.

- Gia: gia vị, gia tăng -> có nghĩa là thêm vào.

Câu 2:quốc đế quốc, quốc gia, quốc kì, quốc tế, ...

sơn sơn trại, sơn hà, sơn cước, ...

cư định cư, cư trú, di cư, ...

bại thất bại, bại tướng, đại bại, ...

Page 50: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

phân loại:

chính - phụ Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa

phụ - chính Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi

Câu 4: Tìm thêm mỗi loại 5 từ theo bảng trên.

chính - phụ tri thức, địa lí, gia sư, học viện, bạch mã, ...

phụ - chính cường quốc, tham chiến, cách mạng, nhập gia, nhật mộ

4. Củng cố:Gv nhắc lại nội dung bài học.5. Dặn dò: - Làm BT 3,4 SGK T/71 và các bài tập trong sách bài tập.

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 20: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Giúp hs nắm lại kiến thức đã học về cách làm 1 bài văn miêu tả. Phát huy ưu điểm,

khắc phục nhược điểm2. Kỹ năng:- Đánh giá khả năng tiếp thu bài của hs.3. Thái độ:- Nhận ra ưu, khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bàiBài viết của HS các lỗi trong bài + cách chữaHọc Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGKLập dàn ý chi tiết đề văn,các câu ở bài văn.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:

Page 51: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

2. Kiểm tra bài cũ: không:3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)HS: Đọc lại đề bài

Hoạt động 2GV: Đọc lại cho HS nghe đề bàiHS: Trả lời, phần điền quan hệ từ tương tự

GV: Nhận xét ưu điểm và nhược điểmNhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của HS Ưu điểm:- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)- 1 số bài vận dụng yếu tố miêu tả khá linh

I. Đề bài: Tiết 71 +72

1. ĐỀ KIỂM TRA“Miêu tả chân dung một người bạn thân

của em.”.II. Yêu cầu của bài làm:1. Nội dung:2. Đáp án chấm:* Về hình thức: (1điểm)- Phải đảm bảo được những yêu cầu sau:+ Chữ viết phải rõ ràng, sạch sẽ+ Không được sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt+ Bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, đảm bảo tính liên kết giữa các câu, các phần, các đoạn.- Nếu mắc một trong những yêu cầu trên

cho.* Về nội dung (9điểm):Mở bài (1điểm):- Nêu được đối tượng miêu tả- Tình cảm quan hệ của em với đối

tượng như thế nào .+ Thân bài (9điểm):- -Tả những đặc điểm bên ngoài của đối

tượng- Tả, kể tính cách, những việc làm của

bạn với em và mọi người+ Kể bài (1đ): Nêu cảm nghĩ chung của em về đối tượng miêu tả3. Nhận xét ưu, nhược điểma. Ưu điểm- Đa số các em đã hiểu được yêu cầu của đề bài và chuẩn bị tốt cho bài KT. Do đó bài viết của các em đạt điểm trên trung bình khá cao- Trình bày sạch sẽ hơn, các em cũng biết dùng các biện pháp so sánh, liên tưởng,

Page 52: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

hoạt- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s- Trình bày sạch đẹp.- Trình bày sạch đẹp.

Tồn tại:- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn.- Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, chưa nhiều - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:- còn sai chính tả- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa caoGV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửaGV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốtTrả bài cho HSGV: Trả bài cho HS và nêu yêu cầu:1. Mỗi HS tự xem lại bài và tự sửa lỗi2. Trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệmGV hướng sửa các lỗi đã mắc?

GV gọi điểm:

tưởng tượng. Thể hiện được cảm xúc của mình, ấn tượng và cảm xúc của em- Viết này có tốt hơn các bài viết trước, dùng từ, câu chính xác hơn.b. Khuyết điểm:- Tuy nhiên còn một số em vẫn chưa nắm được yêu cầu của đề vì thế viết lan man: .........................................................- Trình bày thì cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều.......................................................- Chưa biết dùng các phương thức biểu cảm, tự sự để thể hiện hình ảnh miêu tả thêm sinh động của mình. ....................................................................

4. Kết quảTổng số: bài.Giỏi: ( % ) Khá: ( %)Tb: ( %) Y: ( %)

4. Củng cố: GV nhắc nhở hs để không mắc phải các lỗi trên.5. Dặn dò: - Ôn lại ND đã học làm lại bài và tự sửa chữa những lỗi sai của mình.- Chuẩn bị bài “ Côn sơn ca” và bài “ Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra”.

Ngày soạn:Ngày dạy:

Page 53: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tiết 21 Đọc thêm: BÀI CA CÔN SƠN ( Nguyễn Trãi) Hướng dẫn đọc thêm: BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA

( Thiên Trường vãn vọng – Trần Nhân Tông )

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi .- Sơ bộ về đặc điểm thơ lục bát .- Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn

bản .- Thấy được vẻ đẹp của cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường trầm lặng và đìu hiu. Sự

hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.- Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức.2. Kĩ năng:- Nhận biết thể loại thơ lục bát .- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát3. Thaùi ñoä:- Giaùo duïc loøng yeâu thieân nhieân, yeâu queâ höông, ñaát nöôùc

cho HS. Tôn kính các bậc tiền nhân, từ đó thấy được vai trò trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước.

II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài thơ “Phò giá về Kinh” phần phiên âm và dịch nghĩa - Cho biết thể thơ và nội

dung bài thơ?3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Buæi häc tríc chóng ta ®· ®îc thëng thøc nh÷ng vÇn th¬ ®anh thÐp, thÓ hiÖn khÝ thÕ hµo hïng cña d©n téc, kh¼ng ®Þnh ®éc lËp chñ quyÒn vµ niÒm tin s¾t ®¸ vµo sù bÒn v÷ng cña non s«ng ®Êt níc. Còng víi thÓ th¬ thÊt ng«n tø tuyÖt c« ®äng, giµu c¶m xóc. Bµi häc h«m nay cho chóng ta trë l¹i víi vÎ ®Ñp cña non s«ng ®Êt níc thêi TrÇn – Lª qua v¨n b¶n “Buæi chiÒu.…..” vµ phong c¶nh C«n S¬n KiÕp B¹c qua v¨n b¶n th¬ lôc b¸t “Bµi ca C«n S¬n”.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCA. HDHS tìm hiểu bài “ Côn Sơn Ca”. A. Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca)

Page 54: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Hoạt động 1: Tìm hiểu chú thích.Hướng dẫn đọc: giọng êm ái, ung dung, chậm rãiGV: Đọc mẫu và cho HS: Đọc tiếp

Dựa vào chú thích em hãy nêu một vài nét về tác giả?HS trả lời -> GV nhấn mạnh những nét chính về tác giả và sự nghiệp

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

Hoạt động 2

Nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình trong bài thơ là ai, sự vật nào? (ta và cảnh vật Côn Sơn)Cảnh vật Côn Sơn được giới thiệu qua những câu thơ nào, những nét tiêu biểu nào Côn Sơn suối chảy rì rầm… Côn Sơn có đá rêu phơi… Trong rừng thông mọc như nêm… Trong rừng có bóng trúc râm…Có gì độc đáo trong cách tả cảnh vật ở Côn Sơn? (Tả suối bằng âm thanh, tả đá bằng màu rêu…)Cách tả đó gợi cảnh tượng thiên nhiên như thế nào?Từ việc MT cảnh vật ở Côn Sơn bài thơ có ý nghĩa gì? Điều đó cho em hiểu gì về tác giả Nguyễn Trãi?

Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? Đại từ “ ta” lặp lại 5 lần có tác dụng gì?Bài thơ cho ta thấy con người nhân danh “ta”

I. Đọc- tìm hiểu chú thích:1. Đọc văn bản

2- Tác giả - tác phẩm:a. Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 -1442) là anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới. Ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú. Năm 1442 bị chu di tam tộc -1464 được rửa oan.2- Tác phẩm: Sáng tác trong thời kì Nguyễn Trãi về quê sống ẩn dật ở (Côn Sơn- Chí Linh- Hải Dương)

II. Đọc- tìm hiểu văn bản1- Cảnh vật Côn Sơn:

Gợi một thiên nhiên lâu đời, nguyên thuỷ, khoáng đạt, nên thơ, thanh tĩnh qua nghệ thuật MT, sử dụng từ láy, phép so sánh

=> Ca ngợi vẻ đẹp Côn Sơn.

2- Con người giữa cảnh vật Côn Sơn:-Với điệp từ “ta” nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi nơi đẹp của Côn Sơn.

Page 55: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

có những nhu cầu, sở thích gì?Qua đó bài thơ muốn ca ngợi điều gì?GV bình….. HS: Đọc ghi nhớ.Bức tranh minh hoạ trong sách gợi cho em cảm giác gì? (Thân quen, gần gũi)

- Ca ngợi tam hồn cao đẹp, thanh thản tràn đầy thi hứng trước vẻ đẹp của Côn Sơn, sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên đẹp trong lành.=> Kết luận:Ghi nhớ: Sgk 81.B. Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên trường trông ra. (Trân Nhân Tông).

B. HDHS tìm hiểu bài: “ Thiên Trường vãn vọng”. Hoạt động 1: GVHD hs đọc văn bản.GV Nªu c¸ch ®äc v¨n b¶n?GV ®äc mÉu mét lît – gäi 2 em ®äc vµ cho c¸c em kh¸c nhËn xÐt.Hoạt động 2: Em hiÓu g× vÒ t¸c gi¶ vµ hoµn c¶nh ra ®êi bµi th¬?HS tr×nh bµy, GV nhËn xÐt, chèt kiÕn thøc* T¸c gi¶: TrÇn Nh©n T«ng (1258 – 1308) mét vÞ vua yªu níc anh hïng, næi tiÕng khoan hßa, nh©n ¸i, cã c«ng lao to lín trong cuéc kh¸ng chiÕn chèng giÆc M«ng – Nguyªn x©m lîc: vÞ tæ thø nhÊt cña dßng thiÒn Tróc L©m Yªn Tö, mét nhµ th¬ tiªu biÓu cña th¬× TrÇn.* V¨n b¶n: Hoµn c¶nh ra ®êi (cã thÓ ®îc viÕt vµo dÞp nhµ th¬ vÒ th¨m quª cò ë phñ Thiªn TrêngHo¹t ®éng 3 : Ph©n tÝch, c¾t nghÜa (GV gîi ý – HS th¶o luËn nhãm theo bµn sau ®ã tr¶ lêi – c¸c nhãm nhËn xÐt, bæ sung cho nhau. GV nhËn xÐt vµ chèt kiÕn thøc)?. NÐt ®Æc s¾c trong nghÖ thuËt cña bµi th¬ nµy theo em lµ g×?* NghÖ thuËt:KÕt hîp gi÷a ®iÖp ng÷ vµ tiÓu ®èi t¹o nhÞp ®iÖu th¬ ªm ¸i, hµi hoµSö dông ng«n ng÷ miªu t¶ ®Ëm chÊt héi ho¹, lµm hiÖn lªn h×nh ¶nh th¬ dÇy thi vÞDïng c¸i h ®Ó lµm næi bËt c¸i thùc vµ ngîc l¹i, qua ®ã kh¾c ho¹ h×nh ¶nh nªn th¬, b×nh dÞ.?. Tõ ®ã em hiÓu g× vÒ néi dung cña bµi? ý nghÜa s©u s¾c mµ bµi th¬ ®em tíi cho chóng ta lµ g×?* Néi dung:Bøc tranh c¶hh vËt lµng quª th«n d·

+ Kh«ng gian, thêi gian+ ¸nh s¸ng, mµu s¾c, ©m thanh

Page 56: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

+ Sù sèng yªn b×nh cña thiªn nhiªn vµ cña con ngêi hoµ quyÖnCon ngêi nhµ th¬+ C¸i nh×n v·n väng cña nhµ vua – thi sÜ+ T©m hån g¾n bã m¸u thÞt víi cuéc sèng b×nh dÞ+ Xóc c¶m s©u l¾ng

* NghÖ thuËt:KÕt hîp ®iÖp ng÷,tiÓu ®èi t¹o nhÞp ®iÖu ªm ¸i nhÑ nhµngSö dông ng«n ng÷ miªu t¶ ®mj chÊt héi ho¹Dïng c¸i h lµm næi bËt c¸i thùc vµ ngîc l¹i qua ®ã kh¾c ho¹ h/a nªn th¬ b×nh dÞ

* ý nghÜa v¨n b¶n + Bµi th¬ thÓ hiÖn hån th¬ th¾m thiÕt t×nh quª cña vÞ vua anh minh, tµi ®øc trÇn Nh©n T«ng.Ho¹t ®éng 4 : §¸nh gi¸ kh¸i qu¸t?. Em c¶m nhËn ®îc g× tõ hån th¬ cña TrÇn Nh©n T«ng?- Yªu thiªn nhiªn, giao hoµ víi thiªn nhiªn, yªu quª h¬ng, hÕt m×nh sù sù b×nh yªn no Êm cña mu«n d©n, võa cã tµi l¹i võa cã ®øc. Sau khi hiÓu ®îc gi¸ trÞ cña bµi th¬, cã suy nghÜ g× khi nhí r»ng t¸c gi¶ lµ mét «ng vua chø kh«ng ph¶i lµ mét ngêi d©n quª.- G chèt kiÕn thøc b»ng néi dung ghi nhí trong bµi- HS ®äc ghi nhí SGK

4. Củng cố: - Đọc diễn cảm bài thơ “Côn Sơn Ca. buổi chiều…”?5. Dặn dò: - Làm BT và chuẩn bị bài: “ Từ Hán Việt (TT)”.

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 22: TỪ HÁN VIỆT (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản .- Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt2. Kĩ năng:- Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh .- Mở rộng vốn từ Hán Việt .

Page 57: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

3. Thái độ:- Giữ gìn sự trong sáng của TVII. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đơn vị để cấu tạo từ Hán Việt là gì? Các yếu tố Hán Việt có những đặc điểm gì? - Có mấy loại từ ghép Hán Việt. Nêu rõ từng loại. Cho ví dụ?3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: GV đưa ra một số từ Hán Việt: “phụ nữ”, “phu nhân”, “tử thi”, “từ trần” HS tìm những từ thuần Việt có nghĩa tương đương. Tại sao có lúc ta không dùng từ thuần Việt mà lại dùng những từ Hán Việt đó. Vậy giữa chúng có sự khác nhau về sắc thái, ý nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: hdhs tìm hiểu cách sử dụng từ

Hán Việt.

GVgọi HS: Đọc mục 1 SGK trang 81và trả lời câu hỏiTại sao các câu văn dung từ Hán việt mà không dùng từ Thuần việt?a. “Phụ nữ”thể hiện được sắc thái quan trọng,tôn

kính hơn so với từ đàn bà“Từ trần”, “mai táng” tạo được sắc thái tao nhã,

tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ. b. “Kinh đô”, “Yết kiến” “trẫm”, “bệ hạ”, “thần” có sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội.

? Như vậy người ta dùng từ Hán Việt để làm gì?Gv gọi hs đọc ghi nhớ SGK.

GV gọi HS: Đọc mục 2 SGK và tả lời câu hỏiCâu nào có cách diễn đạt hay hơn?vì sao?a. câu a2 hay hơn vì câu a1 dùng từ đề nghị không

I. Sử dụng từ Hán Việt:1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.Trong nhiều trường hợp,người ta dùng từ Hán Việt để:-Tạo sắc thái trang trọng,thể hiện thái độ tôn kínhVí dụ: nhi đồng - trẻ em

Hoa lệ - đẹp đẽ-Tạo sắc thái tao nhã,tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợVí dụ: Đám tang - đám ma

Từ trần - chết-Tạo sắc thái cổ xưa phù hợp với bầu không khí xã hội xưaVí dụ: phu nhân - vợ

Trẫm – ta. Kết luận.Ghi nhớ (SGK T/82).

2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt.- Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.- không nên lạm dụng từ Hán Việt khi nói hoặc viết

Page 58: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

phù hợpb. câu b2 hay hơn vì dùng không đúng sắc thía biểu cảm,không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếpTại sao không nên lạm dụng từ Hán việt?

Hoạt động 2: HDHS luyện tập.Lựa trọn từ ngữ trong hoặc đơn điền vào chổ trốngHs hoạt động nhóm 2 người.

Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người,tên địa lí?Hs hoạt động cá nhân.

Tìm những từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa?Hs hđ cá nhân.Dùng từ Thuần Việt thay cho từ Hán Việt cho phù hợp?Nhóm 4 người.

Kết luận.Ghi nhớ (SGK T/83).

III. Luyện tậpBài 1/83. Điền vào chổ trốngMẹ - thân mẫuPhu nhân - vợSắp chết - lâm chungGiáo huấn - dạy bảoBài 2/83 người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người,tên địa lí vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.Bài 3/83 Ccá từ giảng hòa, cầu thân, hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần góp phần tạo sắc thái cổ xưa.Bài 4/84 Dùng từ Thuần Việt thay cho từ Hán Việt.Bảo vệ - gìn giữ.Mĩ lệ - đẹp đẽ.

4. Củng cố: - Nêu tác dụng của từ Hán Việt.?- Cách sử dụng từ Hán Việt như thế nào?5. Dặn dò: - Chuẩn bị cho tiết sau “tìm hiểu chung về văn biểu cảm”

Ngày soạn:Ngày dạy:

Tiết 23: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiếnthức:- Khái niệm văn biểu cảm.- Vai trò đặc điểm của văn biểu cảm.- Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm.2. Kĩ năng

Page 59: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Nhận biết đặc diểm chung của văn biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể.

- Tạo lập văn bản có yếu tố biểu cảm.3. Thái độ “- Giúp học sinh có cái nhìn chính xác về văn biểu cảm, từ đó thấy đựơc tầm quan trong

của văn biểu cảm trong đời sống.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Trong đời sống ai cũng có tình cảm. Tình cảm ấy nhiều khi không được biểu đạt thành lời mà người ta dùng thơ, văn để diễn đạt. Loại văn thơ đó gọi là văn thơ biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là loại văn như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

GV: Giải nghĩa của các yếu tố HV:+ nhu: cần phải có, cầu: mong muốn-> nhu cầu: mong muốn có.+ Biểu: thể hiện ra bên ngoài, cảm: rung động và mến phục-> biểu cảm: rung động được biểu hiện bằng lời văn, thơ.HS: Đọc 2 câu ca dao trong sgkMỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì?Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì(Thổ lộ tình cảm để gợi sự cảm thông, chia sẻ, gợi sự đồng cảm)Khi nào cần phải làm văn biểu cảm?Thế nào là văn biểu cảm?Người ta thường biểu cảm bằng những phương tiện nào?HS: Đọc 2 đoạn văn.Hai đoạn văn trên biểu đạt những nội dung gì?

I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm:

1. Nhu cầu biểu cảm của con ngườiKhi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận thì người ta có nhu cầu biểu cảm.

1. Thổ lộ tình cảm thương cảm, xót xa cho những cảnh đời oan trái2. Thể hiện cảm xúc vui sướng, hạnh phúc như chẽn lúa đòng đòng phơi mình tự do dưới ánh nắng ban mai.Văn BC: là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc...- Các thể loại văn biểu cảm: thơ, văn trữ tình, ca dao ...2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm:VD: 2 đoạn văn sgk 72- Đoạn 1: biểu hiện nỗi nhớ bạn và

Page 60: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?Cả 2 đoạn đều không kể 1 chuyện gì hoàn chỉnh, mặc dù có gợi lại những kỷ niệm. Đặc biệt là đoạn 2 tác giả sử dụng biện pháp miêu tả, từ miêu tả mà liên tưởng, gợi ra những cảm xúc sâu sắc.-> Văn biểu cảm khác tự sự và miêu tả thông thường.Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở 2 đoạn văn trên?GV: 2 đoạn văn có cách biểu cảm khác nhau.Đoạn 1: biểu cảm trực tiếp. -> người viết gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm của mình (cách này thường gặp trong thư từ, nhật kí, văn chính luận)Đoạn 2: tác giả không nói trực tiếp mà gián tiếp thể hiện tình yêu quê hương đất nướcEm hãy chỉ ra các từ ngữ và hình ảnh liên tưởng có giá trị biểu cảm ở 2 đoạn văn trên?Đoạn 1: Thương nhớ ôi, xiết bao mong nhớ, các KN.Đoạn 2: là chuỗi hình ảnh và liên tưởng.Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm được thể hiện qua những thể loại nào?Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào?Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?HS: Trả lời GV chốt kiến thứcHS: Đọc ghi nhớ

Hoạt động 2Đọc và xác định yêu cầu của đề bàiSo sánh 2 đoạn văn, đoạn nào là văn biểu cảm? Vì sao?Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy?HS: Làm BT

nhắc lại những kỉ niệm xưa.- Đoạn 2: biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

=> là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn

- Đoạn 1: là biểu cảm trực tiếp

- Đoạn 2: là biểu cảm gián tiếp

Ghi nhớ: Sgk-73

II. Luyện tập:1- Bài 1:- Đoạn b: là biểu cảm vì nhà văn đã biến hoa hải đường thành tình cảm.- Nội dung biểu cảm của đoạn văn:+ Hải đường rộ lên hàng trăm đoá hoa ở đầu cành phơi phới như 1 lời chào hạnh phúc.+ Hải đường có màu đỏ thắm rất quí,

Page 61: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

GV: KT bài làm của HS

Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh?HS: làm BTGV: KT bài làm của HS

HS làm ở nhà

hân hoan, say đắm.+ Hoa hải đường rực rỡ, nồng nàn nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền.2- Bài 2:Hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp vì cả 2 bài đều trực tiếp nêu tư tưởng, tình cảm, không thông qua 1 phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả.3- Bài 3 +4Hướng dẫn HS làm

4. Củng cố: - Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm được thể hiện qua những thể loại nào?- Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào?5. Dặn dò: - Làm BT và chuẩn bị bài: “Đặc điểm của văn bản biểu cảm.”-

Ngµy so¹n : Ngµy d¹y :

TiÕt 24: ®Æc ®iÓm v¨n b¶n biÓu c¶mI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. KiÕn thøc- Bè côc cña bµi v¨n biÓu c¶m- Yªu cÇu cña viÖc biÓu c¶m- C¸ch biÓu c¶m gi¸n tiÕp vµ c¸ch biÓu c¶m trùc tiÕp2. KÜ n¨ng- NhËn biÕt c¸c ®Æc ®iÓm cña bµi v¨n biÓu c¶m

Page 62: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

3. Th¸i ®é- Båi ®¾p cho c¸c em t×nh c¶m phong phó h¬n, cã kh¶ n¨ng béc lé, thÎ hiÖn c¶m xóc mét c¸ch tù nhiªn, ch©n thµnh. iI. ChuÈn bÞGV: Tµi liÖu, ph¬ng tiÖn: b¶ng phô, phiÕu häc tËp HS: - Häc bµi cò- Thùc hiÖn theo c¸c c©u hái gîi dÉn cã trong bµi häc (SGK)- ChuÈn bÞ theo sù híng dÉn cña GVIII. TI ẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. æn ®Þnh tæ chøc: 2. KiÓm tra bµi cò:- ThÕ nµo lµ v¨n biÓu c¶m? KÓ tªn mét sè v¨n b¶n biÓu c¶m hay mµ em biÕt? 3. Nội dung bài học:

- Nh¾c l¹i ®Æc ®iÓm cña v¨n b¶n tù sù? Miªu t¶?- V¨n tù sù lµ kÓ l¹i mét c©u chuyÖn hoµn chØnh theo diÔn biÕn cña nã, cã nh©n vËt cã cèt truyÖn vµ sù kiÖn cô thÓ- V¨n miªu t¶ lµ t¸i hiÖn l¹i ®Æc ®iÓm, tÝnh chÊt, tr¹ng th¸i cña sù vËt hiÖn tîng lµm cho nã hiÖn lªn nh thËt tríc m¾t ngêi ®äc ngêi nghe. * Nh v©y, mçi lo¹i v¨n b¶n ®Òu cã nh÷ng ®Æc ®iÓm riªng, vËy víi v¨n b¶n biÓu c¶m, ®Æc ®iÓm riªng ®ã lµ g×?

ThÇy ChuÈn kiÕn thøcHoạt động 1: Gîi dÉn cho HS ®äc vµ tr¶ lêi c©u hái vÒ bµi TÊm g¬ng- Gäi HS ®äc v¨n b¶n “TÊm g¬ng” cña B¨ng S¬n?? Nh÷ng tÝnh chÊt cña chiÕc g-¬ng lµ g×?* TÝnh chÊt:+ trung thùc, ghÐt thãi xu nÞnh, dèi tr¸.+ TÊm g¬ng ph¶n ¸nh sù vËt mét c¸ch kh¸ch quan, kh«ng v× chiÒu lßng ai thay ®æi h×nh ¶nh thùc , gióp ngêi ta thÊy ®îc vÕt nhá mµ söa, nã cho ngêi ta thÊy dï sù thùc ®au lßng.?. V× sao bµi v¨n kh«ng miªu t¶ mét c¸i g¬ng cô thÓ?- Bµi v¨n kh«ng miªu t¶ cô thÓ mét

I.T×m hiÓu ®Æc ®iÓm cña v¨n b¶n biÓu c¶m1. XÐt VD- VD1:Bµi v¨n “TÊm g¬ng”.

-T×nh c¶m biÓu ®¹t: Ngîi ca ®øc tÝnh trung thùc cña con ngêi, ghÐt thãi xu nÞnh, dèi tr¸

- v× môc ®Ých cña nã kh«ng ph¶i lµ miªu t¶ c¸i g¬ng, ngêi viÕt chØ chän nh÷ng ®Æc tÝnh, chi tiÕt, sù viÖc nµo cã kh¶ n¨ng g¬Þ c¶m cña c¸i g-¬ng ®Ó lµm ph¬ng tiÖn biÓu

Page 63: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

c¸i g¬ng cô thÓ nµo mµ chØ nãi tíi c¸i g¬ng chung v× môc ®Ých cña nã kh«ng ph¶i lµ miªu t¶ c¸i g¬ng, ngêi viÕt chØ chän nh÷ng ®Æc tÝnh, chi tiÕt, sù viÖc nµo cã kh¶ n¨ng g¬Þ c¶m cña c¸i g¬ng ®Ó lµm ph¬ng tiÖn biÓu hiÖn t tëng c¶m xóc cña m×nh.?. Bµi v¨n tÊm g¬ng biÓu ®¹t t×nh c¶m g×? (chó ý tõ ng÷ vµ giäng ®iÖu).

?. §Ó biÓu ®¹t t×nh c¶m ®ã, t¸c gi¶ bµi v¨n ®· lµm ntn?

?. Bµi v¨n cã mÊy phÇn? nhiÖm vô cña tõng phÇn?

?. Nh÷ng ý ë phÇn th©n bµi ®ã liªn quan ®Õn chñ ®Ò bµi v¨n ntn?

?. T×nh c¶m vµ sù ®¸nh gi¸ cña t¸c gi¶ trong bµi cã râ rµng, ch©n thùc kh«ng? §iÒu ®ã cã ý nghÜa ntn ®èi víi gi¸ trÞ cña bµi v¨n??. Qua bµi v¨n em hiÓu thÕ nµo lµ ph¬ng thøc biÓu c¶m tr÷ t×nh?

hiÖn t tëng c¶m xóc cña m×nh.

- Ngîi ca ®øc tÝnh trung thùc cña con ngêi, ghÐt thãi xu nÞnh, dèi tr¸.- Mîn h×nh ¶nh tÊm g¬ng lµm ®iÓm tùa v× tÊm g¬ng lu«n ph¶n chiÕu trung thµnh mäi vËt xung quanh. Nãi víi g¬ng, ca ngîi g¬ng lµ gi¸n tiÕp ngîi ca ngêi trung thùc.* Bè côc:- Më bµi: nªu th¼ng phÈm chÊt cña g¬ng, ngêi bËn ch©n thËt suèt ®êi.- Th©n bµi:+ Nªu lîi Ých cña tÊm g¬ng ®èi víi ngêi trung thùc.+ Ngoµi g¬ng thuû tinh con ngêi cßn cã g¬ng l¬ng t©m.- KÕt luËn: kh¼ng ®Þnh l¹i chñ ®Ò.- Th©n bµi nãi vÒ c¸c ®øc tÝnh cña tÊm g¬ng. Néi dung bµi v¨n lµ biÓu d¬ng tÝnh trung thùc. Hai vÝ dô vÒ M¹c §Ünh Chi vµ Tr¬ng Chi lµ vÝ dô vÒ mét ngêi ®¸ng träng, mét ngêi ®¸ng th¬ng, nhng nÕu soi g¬ng th× g¬ng còng kh«ng v× t×nh c¶m mµ nãi sai sù thËt- T×nh c¶m vµ sù ®¸nh gi¸ cña t¸c gi¶ râ rµng, ch©n thùc, kh«ng thÓ b¸c bá. H×nh ¶nh tÊm g¬ng cã søc khªu gîi, t¹o nªn gi¸ trÞ cña bµi v¨n.-Muèn biÓu c¶m ngêi ta chän mét sù vËt mµ tÝnh chÊt cña nã phï hîp víi tinh thÇn, phÈm chÊt cña con ngêi, råi biÓu

Page 64: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Gv gọi hs đọc đoạn văn T/86.

?. §o¹n v¨n biÓu ®¹t t×nh c¶m g×? Theo c¸ch nµo? Dùa vµo dÊu hiÖu nµo em cã thÓ biÕt ®îc ®iÒu ®ã?- T×nh c¶m c« ®¬n, cÇu mong sù gióp ®ì vµ th«ng c¶m- ThÓ hiÖn theo c¸ch trùc tiÕp-Th«ng qua tiÕng kªu, lêi than, c©u hæi biÓu c¶m.?. Qua 2 VD, em cã nhËn xÐt g× vÒ nh÷ng ®Æc ®iÓm cña v¨n biÓu c¶m?* GVchèt:Mçi bµi v¨n biÓu c¶m tËp trung biÓu ®¹t mét t×nh c¶m chñ yÕu. Cã thÓ biÓu c¶m trùc tiÕp nh÷ng c¶m xóc hoÆc gi¸n tiÕp qua nh÷ng h×nh ¶nh cã ý nghÜa Èn dô §Ó biÓu lé t×nh c¶m, ngêi viÕt cã c¸c c¸ch biÓu c¶m:+ Chän h×nh ¶nh cã ý nghÜa Èn dô tîng trng ®Ó göi g¾m t tëng t×nh c¶m+ Thæ lé trùc tiÕp nçi niÒm, c¶m xóc trog lßng - T×nh c¶m thÓ hiÖn ph¶i trong s¸ng, ch©n thùc* Gäi HS ®äc ghi nhí

hiÖn t×nh c¶m, c¶m xóc cña m×nh ®èi víi nã nh ®èi víi con ngêi. bè côc bµi v¨n ®îc tæ chøc theo m¹ch suy nghÜ. T×nh c¶m ph¶i râ rµng,trong s¸ng ch©n thùc th× bµi v¨n biÓu c¶m míi cã gÝa trÞ.VD 2: đoạn văn.- T×nh c¶m c« ®¬n, cÇu mong sù gióp ®ì vµ th«ng c¶m- ThÓ hiÖn theo c¸ch trùc tiÕp-Th«ng qua tiÕng kªu, lêi than, c©u hæi biÓu c¶m.

2. NhËn xÐt- T×nh c¶m biÎu hiÖn ph¶i tËp trung, nhÊt ®Þnh.- C¸ch biÎu c¶m:+ BiÓu c¶m trùc tiÕp+ BiÓu c¶m gi¸n tiÕp- Bè côc bµi v¨n biÓu c¶m gåm 3 phÇn- T×nh c¶m thÓ hÞªn ph¶i trong s¸ng ch©n thùc3. Ghi nhí SGK /tr 86

4. Củng cố, luyện tập.

VB "Hoa häc trß"Gäi HS ®äc v¨n b¶n yªu cÇu th¶o luËn theo c©u hái SGKBµi v¨n thÓ hiÖn t×nh c¶m g×? - T×nh c¶m buån, nhí khi xa trêng, xa b¹n bÌ dÞp nghØ hÌ.

Page 65: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

ViÖc miªu t¶ hoa phîng ®ãng vai trß g× trong bµi v¨n biÓu c¶m? - Dïng h×nh ¶nh hoa phîng ®Ó thÓ hiÖn t×nh c¶m ®ã c¸ch diÔn ®¹t ®éc ®¸o.V× sao t¸c gi¶ gäi hoa phîng lµ hoa häc trß?- V× Xu©n DiÖu ®· biÕn hoa phîng - mét lo¹i hao në ré vµo dÞp kÕt thóc n¨m häc thµnh biÓu tîng cña sù chia ly ngµy hÌ ®èi víi häc trß h×nh ¶nh Èn dô. T×m m¹ch ý bµi v¨n?- S¾c ®á hoa phîng. Sù g¾n bã gi÷a hoa phîng vµ nh÷ng häc trß.?Bµi v¨n biÓu c¶m gi¸n tiÕp hay trùc tiÕp?- H×nh ¶nh hoa phîng BiÓu c¶m gi¸n tiÕp.5. Dặn dò

- Häc kÜ bµi- BT: T×m hiÓu ®Æc ®iÓm v¨n b¶n biÓu c¶m trong mét v¨n b¶n ®· häc.- ChuÈn bÞ bµi sau: “ Bánh trôi nước và sau phút chia ly”+ §äc kÜ c¸c ®Ò ®· cho trong SGK+ LËp dµn ý cho ®Ò v¨n biÓu c¶m vÒ mét loµi c©y em yªu (®Ò e/ 88 SGK)

Ngµy so¹n : Ngµy d¹y :

TiÕt 25 : b¸nh tr«i níc ( Hå Xu©n H¬ng)Híng dÉn ®äc thªm v¨n b¶n : sau phót chia li

TrÝch “Chinh phô ng©m khóc” (Nguyªn t¸c: §Æng TrÇn C«n )

I. M ỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. KiÕn thøc- S¬ gi¶n vÒ t¸c gi¶ Hå Xu©n H¬ng- VÎ ®Ñp vµ th©n phËn ch×m næi cña ngêi phô n÷ qua bµi th¬ B¸nh tr«i níc

Page 66: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- TÝnh chÊt ®a nghÜa vµ h×nh tîng ng«n ng÷ trong bµi th¬.- S¬ gi¶n vÒ “Chinh phô ng©m khóc”, t¸c gi¶ §Æng TrÇn C«n, vÊn ®Ò ngêi dÞch “Chinh phô ng©m khóc”.- NiÒm kh¸t khao h¹nh phóc løa ®«i cña ngêi phô n÷ cã chång ®i chiÐn chinh ë n¬i xa vµ ý nghi· tè c¸o chiÕn tranh phi nghÜa ®îc thÓ hiÖn trong v¨n b¶n.- Gi¸ trÞ nghÖ thuËt cña mét ®o¹n th¬ dÞch t¸c phÈm “Chinh phô ng©m khóc”2. KÜ n¨ng- NhËn biÕt thÓ lo¹i cña v¨n b¶n- §äc – hiÓu, ph©n tÝch v¨n b¶n th¬ N«m §êng luËt.- Ph©n tÝch nghÖ thuËt t¶ c¶nh, t¶ t©m tr¹ng trong ®o¹n trÝch thuéc t¸c phÈm dÞch “Chinh phô ng©m khóc”.3. Th¸i ®é- Gióp c¸c em hiÓu thªm vÒ th©n phËn cña ngêi phô n÷ trong XH cò, tõ ®ã cã sù c¶m th«ng, tr©n träng.iI. ChuÈn bÞ- GV: b¶ng phô, phiÕu häc tËp.- HS: §äc vµ so¹n bµi, su tÇm t liÖu v¨n häc liªn quan ®Õn th¬ trung ®¹i, t¸c gi¶ Hå Xu©n H¬ng, th¬ Hå Xu©n H¬ngIII. TI ẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. æn ®Þnh tæ chøc2. KiÓm tra bµi cò?. §äc thuéc bµi Buæi chiÒu ®øng ë phñ Thiªn trêng tr«ng ra? Qua bµi th¬ em c¶m nhËn ®îc g× vÒ t©m hån cña nhµ th¬??. §äc thuéc bµi Bµi ca C«n S¬n? Qua bµi th¬ em c¶m nhËn ®îc g× vÒ t©m hån cña nhµ th¬?3. Tæ chøc d¹y häc bµi míiGiới thiệu bài: HXH là nhá thơ nữ rất nổi tiếng trong lịch sử thơ ca dân tộc. Trong sự nghiệp thơ ca của bà “ Bánh trôi nước” là bài thơ rất đặc sắc, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà. Chúng ta cùng nhau đọc và tìm hiểu về bài thơ này.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: HDHS đọc và tìm hiểu chú thích.GV hdhs độc với giọng điệu to, rõ ràng, truyền cảm.Gọi hs đọc và sửa sai nếu có.? Trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm của văn bản?

I. Đọc – tìm hiểu chú thích.1. Đọc văn bản.

2. Tác giả, tác phẩm.a. Tác giả:

Page 67: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Gv hd hs giải nghĩa từ khó.

? Văn bản viết theo thể loại gì?Hoạt động 2: tìm hiểu văn bản.

? chiếc bánh trôi được tác giả miêu tả với hình dáng ntn?

? Ngoài việc miêu tả hình dáng tác giả còn nói về chiếc bánh trôi ntn?

? Em có nhận xét ntn về cách miêu tả của tác giả?? Qua việc HXH miêu tả chính xác chiếc bánh trôi nước, em có nhận xét gì về nữ nhà thơ này?Hs trả lời nhanh.Gv chốt .Có tài quan sát đánh giá sự việc, sống gần gũi với đời sống người dân thường.? Bài thơ có 2 nghĩa? Vậy theo em chúng ta nên hiểu bài thơ theo nghĩa nào?Hs trả lơi.Gv vậy để trả lời câu hỏi này chúng ta tìm hiểu tiếp lớp nghĩa thứ 2 của bài thơ.

? Từ hình ảnh chiếc bánh trôi nước nữ sĩ

- Chưa rõ lai lịch, cuộc đời nhiều ngang trái.- Là nhà thơ nữ xuất sắc bậc nhất của văn học trung đại Việt Nam.- Bà được tôn là “Bà chúa thơ Nôm”.b. tác phẩm:- là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thật của tác giả.3. Giải thích từ khó.4. Thể loại:Thất ngôn tứ tuyệt Đương luật.II. Đọc – tìm hiểu văn bản.1,. Miêu tả bánh trôi nước.-Hình dáng, màu sắc: trắng, tròn – xinh xắn.-Cách làm:+Nặn bánh: rắn hay nát tùy vào tay người nặn.+Luộc bánh: trước chìm sau nổi (3 chìm, 7 nổi).+Nhân bánh làm bằng đường đỏ (màu son).=>Cách miêu tả cụ thể, chính xác đúng với đặc điểm của bánh trôi nước ngoài đời thường.

2. Phản ánh thân phận và phẩm chất của người phụ nữ tronhg xã hội phong

Page 68: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Xuân Hương muốn bày tỏ tới ai? Vì sao em biết?-Từ hình ảnh chiếc bánh trôi nước tác giả muốn gián tiếp bày tỏ tình cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa, đây là đề tài xuyên suốt trong các sáng tác của bà, bởi bà luôn bệnh vực, cảm thông và đấu ttranh cho quyền sống chân chính của người phụ nữ.? Trong bài thơ hình ảnh người phụ nữ hiện lên ntn? Gợi cho ta thấy vẻ đẹp gì?-Hình thể: Trắng- tròn – Tác giả sử dụng từ đa nghĩa vừa để định danh cho thuộc tính của sự vật vừa để định danh cho thuộc tính của con người. Đẹp đầy đặn, phúc hậu, dịu dàng, khiêm nhường.? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả? Ta thấy người phụ nữ đẹp nhưng thân phận ntn? Thái độ của tác giả ra sao?_ Sử dụng từ ngữ bình dân, gần gũi với ca dao “thân em” thành ngữ “bảy nổi, ba chìm” -> thân phận chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc vào số phận, phụ thuộc vào người khác._ Bài thơ gợi cho ta nhớ đến bài ca dao “thân em như trái bần trôi……” -> thái độ xót xa, cảm thông sâu sắc.? Chính hoàn cảnh ấy tấm lòng của người phụ nữ hiện lên ntn? (chú ý các quan hệ từ)._Nhân phẩm: tấm lòng son – nhân phẩm đẹp đẽ. Từ “mà” chính là lời khẳng định rõng rạc, dứt khoát nhân phẩm của mình._Thể hiện thái độ tự hào đầy kiêu hãnh của nữ sĩ về phẩm chất trong trắng sắt son của người phụ nữ trong xã hội xưa và đó cũng chính là những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ hiện đại ngày nay: luôn vượt lên hoàn cảnh để khẳng định chính mình.Hoạt động 2: tổng kết.? em có nhận xét gì về ngôn ngữ của bài thơ.Hs thảo luận nhóm, vận dụng khả năng khái quát để nhận xét chung về nội dung và nghệ

kiến.

_ Vẻ đep hình thể: Đẹp đầy đặn, phúc hậu, dịu dàng, khiêm nhường.

_ Thân phận:+bảy nổi ba chìm.+rắn – nát.

_Nhân phẩm: tấm lòng son – nhân phẩm đẹp đẽ.

III. Tổng kết.Ghi nhớ

Page 69: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

thuật bài thơ.Gợi ý:_ so sánh ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này với bài thơ “ Nam quốc sơn hà , Thiên Trường vãn vọng”_ khái quát về tính đa nghĩa cảu bài thơ.

SGK- T95

Hoạt động 3: HD Đọc thêm: “Sau phút chia ly”.1. Hướng dẫn hs đọc văn bản:Chọn giọng đọc trầm buồn, đều đều, ngắt nhịp theo thể thơ song thất lục bát.2. Em hiểu gì về thể thơ song thất lục bát.?* Cấu tạo và niêm luật thể thơ song thất lục bát.- Một thể thơ xuất hiện ở nước ta vào những năm khoảng thế kỷ XVI - thế kỷ XVII.- Có bốn câu thơ tạo thành một khổ thơ gồm hai câu 7 và một câu 6 một câu 8 ( Câu 7 không giống câu 7 của thơ thất ngôn bát cú đường luật). Câu 7 này được ngắt nhịp 3 – 4 hay nhịp 3-2- 2, hiệp vần cũng khác so với Thất ngôn bát cú đường luật chữ cuối câu 7 trên hiệp vần với chữ 5 câu 7 dưới.- Nhiều khổ kéo dài thành khúc, thành truyện.3. Hdhs tìm hiểu đoạn trích.? Em cho biết đoạn trích “ Sau phút chia ly” diễn tả nỗi niềm nào ? Của ai? Theo em nỗi nhớ những của lòng người vợ được diễn tả Theo mạch cảm xúc như thế nào?Diễn tả nỗi buồn nhớ của người vợ với người chồng đang đi tham chiến ngoài biên ải.+ Nỗi nhớ được diễn tả qua ba khúc ngâm:- Khúc ngâm về nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia ly phũ phàng. - Bốn câu đầu- Khúc ngâm về nỗi xót ra trong cách trở núi sông. –bốn câu tiếp theo- Khúc ngâm về nỗi sầu thương trước bao cảnh vật. – Bốn câu cuối? Tìm đọc những câu thơ nói đến cuộc chia tay của người vợ và người chồng? Em có nhận xét gì về đại từ xưng trong mỗi câu thơ? Người đọc cảm nhận được điều gì qua những từ xưng hô này?* Đọc hai câu thơ đầu:Chàng thì đi cõi xa mưa gióThiếp về buồng cũ chiếu chăn.- Một cách xưng hô thân mật trong quan hệ vợ chồng trong xã hội phong kiến.- Qua từ xưng hô người đọc cảm nhận được tình cảm vợ chồng đang độ nặm nồng thắm thiết họ đang sống những ngày hạnh phúc.? Trong khúc ngâm thứ nhất người viết đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? Biện pháp nghệ thuật này đã có tác dụng trong việc tái hiện lại cuộc chia ly cũng như tâm trạng của người chinh phu trong cảnh chia ly* Ở khúc ngâm này tác giả đã tạo nhiều đối lập:- Chàng đi / thiếp thì về.- Cõi xa / buồng cũ.- Mưa gió / chiếu chăn._ Những đối lập trong hoạt động của con người trong buổi chia tay.

Page 70: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Đó là đối lập trong không gian Rộng - hẹp; Đối lập trong không gian lạnh lẽo -- ấm áp.+ Bằng nghệ thật đối lập này khúc ngâm đã phản ánh được hiện thực chia ly vô vọng và phũ phàng cũng như nỗi xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị chia cắt do những cuộc chiến tranh phi nghĩa.? Ấn tượng đầu tiên về sự cách ngăn được gợi tả bằng những hình ảnh nào? Hình dung của em về cảnh tượng này như thế nào?* Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh- Đây là nghệ thuật ước lệ ta gặp nhiều trong thơ ( , truyện trung đại Kiều, người con gái Nam Xương -Nguyễn Dữ)? Hình ảnh ước lệ này có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi lòng ly biệt của người vợ?* Làm rõ thân phận nhỏ bé và cảm giác trống trải của lòng người trong lúc chia ly. ở đây nỗi buồn như dâng lên dàn trải ra cùng với cảnh vật: “ Cùng trông lại cùng chẳng thấy….? Sự việc nào được nhắc tới trong khúc ngâm thứ 2?* Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại.Bến Tiêu Tương thiếp hãy chông sang.-Tình cảm của người chinh phu chinh phụ thắm thiết không muốn rời ra. Toát lên sự khắc nghiệt của sự chia ly? Cảm giác về sự thật cách xa được diễn tả trong lời thơ nào? Trong Lời thơ này “ bến, cây” gợi liên tưởng đến một không gian như thế nào?* Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương mấy trùng.- Bến – gợi sông nước, Cây gợi núi rừng- ở đây bến và cây gợi liên tưởng đến một không gian chia li xa xôi, cách trở không dễ gì gặp lại? Trong khúc ngâm này có biện pháp nghệ thuật đặc biệt nào được thể hiện Với những biện pháp nghệ thuật này nỗi nhớ nào của người chinh phụ được thể hiện?* Biện pháp đối lập, đảo điệp từ- Nối nhớ chất chứa trong lòng người chinh phu được thể hiện sâu sắc. Đó chính là nỗi ngậm ngùi xót xa của tình vợ chồng trong xa xôi cách trở, trong chia li không hẹn ngày trở về? Sang khúc ngâm thứ ba, một không gian ly biệt khác được mở ra qua những từ ngữ nào? Em nhận xét gì về những từ ngữ được sử dụng trong hai câu thơ này? Tác dụng của những từ ngữ đó?* Xanh xanh những mấy ngàn dâuNgàn dâu xanh ngắt một mầu.- Phép láy – gieo vần vòng. Với điệp ngữ xanh, ngàn dâu. Gợi ra một không gian tràn ngập sắc xanh không gian rộng lớn trải dài đơn điệu một sắc xanh? Thông thường màu xanh sẽ gợi ra những niềm hy vọng còn trong khúc ngâm này cái không gian xanh “ Những mấy ngàn dâu” trong mắt của người chinh phụ gợi nhữngcảm giác gì?* Cảm giác buồn, tuyệt vọng, bất hạnh trong lòng người chinh phụ.

Page 71: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Trong không gian màu xanh trải dài đã gợi lên trong lòng người chinh phụ nỗi sầu nào? Thể hiện qua lời thơ nào?* Nỗi buồn thương cho tuổi xuân không được hạnh phúc, xót thay cho hạnh phúc còn dang dở? Trong cái nỗi sầu ly biệt này người đọc cảm nhận được niềm ai oán nào?* Nỗi oán hận của người chinh phụ với chiến tranh phong kiến chính tại chiến tranh nên tình vợ chồng li tán, dang dở tuổi xuân? Em đọc được những nỗi sầu nào qua ba khúc ngâm trong văn bản “ Sau phút chia ly” ?* Những ngậm xót xa trongcảnh xa xôi chắc trở.- Nỗi buồn cho tuổi thanh xuân sẽ tàn phai trong chia ly cách biệt nghìn trùng.- Những oàn hận về chiến tranh phi nghĩa.- Khát khao mong hạnh phúc lứa đôi ? Cả ba khúc ngâm trong đoạn trích “ Sau phút chia ly” được diến tả sinh động và chân thực nhờ những biện pháp nghệ thuật nào em cho là đặc sắc nhất?* Dùng thể thơ song thất lục bát - một thể thơ chuyên biệt diễn tả những nỗi sầu đâu triền miên và ai oán…- Những điệp ngữ, đối lập và những hình ảnh ước lệ để biểu hiện cảm xúc lòng người, những câu hỏi tu từ bộc lộ cảm xúc.4. Củng cố:_ Nêu hững nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ?_ Em cảm nhận được nét chung nào qua 2 văn bản vừa tìm hiểu?5. Dặn dò._ Học thuộc thơ._ Làm các câu hỏi phần luyện tập._ Tìm đọc thêm các sáng tác khác của Hồ Xuân Hương.

Ngµy so¹n : Ngµy d¹y :

TIẾT 26: QUAN HỆ TỪ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức:- Khái niệm quan hệ từ .- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản .2. Kĩ năng:- Nhận biết quan hệ từ trong câu .- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ .3. Thái độ:- Giaùo duïc HS yù thöùc söû duïng quan heä töø.

Page 72: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

II. CHUẨN BỊ:- Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...- Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trong những trường hợp nào thì ta sử dụng từ Hán Việt - Cho ví dụ minh họa.- Lạm dụng từ Hán Việt có tác hại như thế nào? Nói như thế nhưng tại sao người Việt Nam lại thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người?3. Nội dung bài mới:Giới thiệu bài: GV gọi 1 HS: Đọc bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và tìm các quan hệ từ được dùng trong bài thơ (HS trả lời GV nhận xét, ghi điểm). Ở bậc tiểu học các em đã có dịp làm quen với từ loại này, nhưng cách sử dụng như thế nào cho phù hợp khi nói và viết. Bài học “Quan hệ từ “ hôm nay sẽ giúp ta hiểu điều đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

Quan hệ từ chiếm khối lượng không lớn nhưng có tần số sử dụng rất cao.Quan hệ từ có chức năng diễn đạt các mối quan hệ giữa các thành phần của các cụm từ,của câu.Ví dụ: và,với,cũng, của ở,tại,bởi…GV gọi HS: Đọc mục 1 SGK trang 96 và trả lời câu hỏi.Xác định quan hệ từ trong ví dụ?

a. Của b. Nhưc. Bởi d. Của.

Nêu ý nghĩa của các quan hệ từ trên?Của:quan hệ sở hữu.Như: quan hệ so sánh.Bởi…..nên:quan hệ nhân quả.

Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ?

GV: Dùng hình thức trắc nghiệm để xác định trường hợp bắt buộc (+) và không bắt buộc (-) dùng quan hệ từ.Trong các trường hợp mục II.1 SGK trang 97.Trường hợp nào bắt buộc dùng quan hệ từ trường hợp nào không bắt buộc dùng quan hệ từ?

I.Thế nào là quan hệ từ.Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý

nghĩa quan hệ như: so sánh,sở hữu,nhân quả…giữa các bộ phận của các câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Ví dụ:Mắt của cô ấy đen láy.Thân em như hạt mưa sa.Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày.Bởi tôi ăn uống điều độ nên tôi chóng lớn lắm.

=>> Kết luận: ghi nhớ SGK_T97.II. Sử dụng quan hệ từ.Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ không rõ nghĩa hoặc đổi nghĩa.

Ví dụ:Nó đến trường bằng xe đạp.Việc làm ở nhà.Bên cạnh đó cũng có trường hợp không

Page 73: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

a (-), .b (+), c (-), d (+), e (-), g ( + ), h (+), i (-).Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau?

Nếu………..thì.Vì………….nên.Tuy…………nhung.Hễ…………..là,thì.Sở dĩ…………..là vì.

Quan hệ từ được dùng như thế nào?

Hoạt động 2Tìm quan hệ từ trong văn bản “cổng trường mở ra” từ “vào đêm………kịp giờ”

Điền quan hệ từ vào ô trống?Chọn câu đúng sai?

bắt buộc dùng quan hệ từ (Dùng cũng được, không dùng cũng được)

Ví dụ:Khuôn mặt (Của) cô giáo.Giỏi (Về) toán.Có một số trường hợp quan hệ từ được dùng thành cặp.Ví dụ: Vì ………nên.

Nếu ……..thì.=>> Kết luận: ghi nhớ SGK_T98

III. Luyện tập.1/98 Quan hệ từ trong văn bản “Cổng trường mở ra”: như, là, và, cứ,..2/98 Điền quan hệ từ:Với, và, với, với, nếu…….thì, và.3/98 Chọn câu đúng saia (-), b (+), c (-), d (+), e (-), g (+), h(-),I (+), k (+), l (+).

4. Củng cố: - GV nhắc lại nội dung bài: hiểu đựơc thế nào là quan hệ từ và cách sử dụng của nó 5. Dặn dò: - Làm bài tập ở nhà- Chuẩn bị bài mới “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm”.

Ngµy so¹n : Ngµy d¹y :

TIẾT 27: ®Ò v¨n biÓu c¶m vµ c¸ch lµm bµi v¨n biÓu c¶mI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. KiÕn thøc- §Æc ®iÓm, cÊu t¹o ®Ò v¨n biÓu c¶m- C¸ch lµm bµi v¨n biÓu c¶m2. KÜ n¨ng- NhËn biÕt ®Ò v¨n biÓu c¶m- Bø¬c ®Çu rÌn luyÖn c¸c bíc lµm bµi v¨n biÓu c¶m3. Th¸i ®é- Båi ®¾p cho c¸c em t×nh c¶m phong phó h¬n, cã kh¶ n¨ng béc lé, thÓ hiÖn c¶m xóc mét c¸ch tù nhiªn, ch©n thµnh.

Page 74: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

ii. ChuÈn bÞGV - Tµi liÖu, ph¬ng tiÖn: b¶ng phô - Híng dÉn HS chuÈn bÞ bµiHS - Häc bµi cò - Thùc hiÖn theo c¸c c©u hái gîi dÉn cã trong bµi häc (SGK)III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. æn ®Þnh tæ chøc 2. KiÓm tra bµi cò- H·y nªu c¸c ®Æc ®iÓm cña v¨n b¶n biÓu c¶m? 3. Nội dung bài mới.Giới thiệu bài:TiÕt tríc chóng ta ®· t×m hiÓu vÒ ®Æc ®iÓm v¨n biÓu c¶m. VËy ®øng tríc mét ®Ò v¨n biÓu c¶m th× HS cÇn lµm g× ®Ó ph©n tÝch ®Ò vµ biÕt c¸ch lµm bµi . Bµi häc h«m nay ta cïng t×m hiÓu

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1: Híng dÉn HS nhËn xÐt vÒ ®Ò v¨n biÓu c¶m* GV treo b¶ng phô ghi mét sè ®Ò v¨n biÓu c¶m:- §äc c¸c ®Ò v¨n cã trong b¶ng phôH. TÝnh chÊt biÓu c¶m thÓ hiÖn trong c¸c ®Ò v¨n nh thÕ nµo?- Nªu râ ®èi tîng biÓu c¶m: dßng s«ng, ®ªm tr¨ng thu, nô cêi cña mÑ, tuæi th¬, loµi c©y.- Cã c¸c tõ ng÷: c¶m nghÜ, vui buån, em yªu, gîi niÒm c¶m xóc,t ×nh c¶m cÇn biÓu ®¹t trong bµi lµm : yªu mÕn, g¾n bó.H. ë ®Ò "Loµi c©y em yªu" em ph¶i béc lé c¶m xóc g×? Víi ai (hay víi c¸i g×)?- T×nh c¶m: yªu mÕn, g¾n bã- §èi tîng: víi loµi c©yH. Em cã nhËn xÐt g× vÒ ®Ò v¨n biÓu c¶m?- GV chèt ®Æc ®iÓm ®Ò v¨n biÓu c¶mH. Dùa vµo ®Æc ®iÓm ®Ò v¨n biÓu c¶m, em h•y ®a ra mét sè

I. §Ò v¨n biÓu c¶m vµ c¸c b íc lµm bµi v¨n biÓu c¶m 1. §Ò v¨n biÓu c¶m* XÐt mét sè ®Ò v¨n biÓu c¶m- §èi tîng biÓu c¶m: dßng s«ng, ®ªm tr¨ng thu, nô cêi cña mÑ, tuæi th¬, loµi c©y.- T×nh c¶m cÇn biÓu c¶m: yªu mÕn, g¾n bã*. NhËn xÐt: Nªu lªn ®èi tîng biÓu c¶m vµ t×nh c¶m cÇn biÓu hiÖn trong bµi lµm

2. C¸c bíc lµm bµi v¨n biÓu c¶m§Ò bµi: Nô cêi cña mÑa.t×m hiÓu ®Ò, t×m ý.- §èi tîng biÓu c¶m: nô cêi cña mÑ- T×nh c¶m cÇn biÓu hiÖn trong bµi viÕt lµ yªu mÕn, tr©n träng

b. LËp dµn bµic. ViÕt bµid. KiÓm tra, söa ch÷a

* Ghi nhí/ 86.II. Luyện tập.- T×nh c¶m tha thiÕt vµ tù hµo

Page 75: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

®Ò v¨n biÓu c¶m kh¸c?VD: §«i bµn tay mÑ; Con vËt em yªu- Híng dÉn lµmbµi v¨n: C¶m nghÜ vÒ nô cêi cña mÑ- §äc to ®Ò v¨n trªn?H. Nªu c¸c bíc t¹o lËp mét v¨n b¶n nãi chung?- Gåm 4 bícH. T×nh c¶m vµ ®èi tîng biÓu c¶m trong ®Ò v¨n nµy lµ g×?-§Ò yªu cÇu PBCN vÒ nô cêi cña mÑ.T×nh c¶m cÇn biÓu hiÖn trong bµi viÕt lµ yªu mÕn, tr©n träng…H. Em sÏ cã nh÷ng c¶m xóc suy nghÜ g× khi biÓu c¶m vÒ nô cêi cña mÑ?- Nô cêi yªu th¬ng khÝch lÖ nh÷ng lóc em häc tËp tiÕn bé.- V¾ng nô cêi Êy em thÊy buån.- Em cè g¾ng lµm nhiÒu viÖc tèt ®Ó lu«n thÊy nô cêi Êy.- GV. Nh vËy lµ ta võa thùc hiÖn bíc ®Çu tiªn: t×m hiÓu ®Ò, t×m ý.H.Víi c¸c ý võa t×m ®îc em dù ®Þnh sÏ s¾p xÕp c¸c ý theo tr×nh tù ntn?* Më bµi: Nªu c¶m xóc ®èi víi nô c-êi cña mÑ : nô cêi Êm lßng.* Th©n bµi: Nªu c¸c biÓu hiÖn s¾c th¸i nô cêi cña mÑ:-Nô cêi vui yªu th¬ng- Nô cêi khuyÕn khÝch- Nô cêi an ñi- Nh÷ng khi v¾ng nô cêi cña mÑ* KÕt luËn: Lßng yªu th¬ng vµ kÝnh träng mÑ.- GV. Thao t¸c s¾p xÕp c¸c ý sao cho hîp lÝ theo tr×nh tù bè côc cña bµi chÝnh lµ bíc: lËp dµn ý- GV. Chia nhãm HS: mçi tæ chän mét ý trong dµn bµiH. ViÕt thµnh nh÷ng ®o¹n v¨n hoµn chØnh theo c¸c ý ®• t×m vµ

vÒ quª h¬ng An Giang.- Quª h¬ng ®Ñp vµ anh hïng.- C¶m nghÜ vÒ quª h¬ng.* MB: Giíi thiÖu t×nh yªu quª h¬ng.* TB: BiÓu hiÖn t×nh yªu quª h¬ng- T×nh yªu tõ tuæi th¬- T×nh yªu quª h¬ng trong chiÕn ®Êu vµ nh÷ng tÊm g-¬ng yªu níc.* KB: T×nh yªu quª h¬ng víi nthøc cña ngêi tõng tr¶i, tr-ëng thµnh- Võa biÓu c¶m trùc tiÕp khi nãi lªn nçi lßng cña m×nh.- Võa gi¸n tiÕp qua miªu t¶ thiªn nhiªn t¬i ®Ñp

B

Page 76: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

s¾p xÕp trong dµn bµi ?T1:ViÕt MBT2: ViÕt ý 1 TBT3: ViÕt ý 2 TBT4: ViÕt ý 3 TB

H. NhËn xÐt vµ bæ sung c¸ch viÕt cho c¸c nhãm kh¸c? (vÒ ng«n ng÷, t×nh c¶m thÓ hiÖn).- GV. Nh vËy lµ chóng ta võa thùc hiÖn bíc viÕt bµi vµ kiÓm tra ch÷a lçi.H. Theo em, ®Ó t¹o lËp mét v¨n b¶n biÓu c¶m ta thùc hiÖn theo nh÷ng bíc nµo?H. §ã chÝnh lµ néi dung cÇn ghi nhí. Em h•y ®äc?GVchèt:- §Ò v¨n biÓu c¶m bao giê còng nªu ra ®èi tîng biÓu c¶m vµ t×nh c¶m cÇn biÓu hiÖn trong bµi lµm- C¸c bíc lµm bµi v¨n biÓu c¶m:+ T×m hiÓu ®Ò, t×m ý+ LËp dµn ý+ ViÕt thµnh bµi v¨n+ KiÓm tra vµ söa ch÷a (nÕu cã)Hoạt động 2: hdhs luyện tập.- HS ®äc bµi v¨n mÉu cña Mai V¨n Taä, trang 89 – 90/SGK Bµi v¨n biÓu ®¹t t×nh c¶m g×, ®èi víi ®èi tîng nµo?§Æt cho bµi v¨n 1 nhan ®Ò?

4. Củng cố:Gv chuẩn kiến thức cho hs .5. Dặn dò:

- Häc kÜ bµi- Hoµn thµnh bµi tËp trong vë bµi tËp- TiÕp tôc rÌn luyÖn c¸c bíc lµm bµi v¨n biÓu c¶m tõ mét ®Ò v¨n biÓu c¶m cô thÓ:

Page 77: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

VD: Loµi c©y em yªu.- ChuÈn bÞ bµi sau: So¹n bµi “B¸nh tr«i níc”: + T×m hiÓu vÒ t¸c gi¶ vµ v¨n b¶n, Tr¶ lêi c¸c c©u hái trong phÇn ®äc – hiÓu v¨n b¶n theo SGK,+ Su tÇm vµ tham kh¶o t liÖu vÒ t¸c gi¶ vµ v¨n b¶n (cã ghi chÐp l¹i).

Ngµy so¹n : Ngµy d¹y :

Tiết 28: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Đặc điểm thể loại biểu cảm .- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc .2. Kĩ năng:- Rèn luyện kỹ năng làm bài văn biểu cảm.3. Thái độ:- Giáo dục tính sáng tạo khi viết văn cho HS.II. CHUẨN BỊ:- Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...- Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày các bước làm bài văn biểu cảm?3. Nội dung bài mới:Giới thiệu bài:Ở tiết trước các em đã biết các bước khi làm bài văn biểu cảm . Tiết học này ta sẽ thực hành luyện tập cách làm bài văn biểu cảm.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCGV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS .Sau đó giúp HS tìm hiểu đề,lập dàn bài.

Đề yêu cầu viết về điều gì?GV qui định cả lớp viết về câu dừa để tập trung

I. Chuẩn bị ở nhàCho đề bài: loài cây em yêu.1.Tìm hiểu đề và tìm.

a. Viết về loài cây em yêu.b. Cây dừa:

Dễ sống (Đất cằn cõi, ít màu mỡ)Cây cho bóng mát.

Page 78: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Em sẽ viết gì về cây dừa? (Phẩm chất, biểu hiện cụ thể)

GV hướng dẫn HS lập dàn bài theo gợi ý SGK.

GV yêu cẩu HS viết đoạn mở bài và kết bài.

Hoạt động 2HS: Thực hành tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài và viết đoạn văn cho đề bài.GV: Chia nhóm cho lớp thực hiện. Nhóm cử đại diện trình bày

Qủa dừa cho nước uống rất ngon,bổ.Các bộ phận điều có thể dùng.2. Lập dàn bàia. Mở bài: nêu loài cây và lí do mà em thích loài cây d0ó.b. Thân bài:Các đặc điểm gợi cảm của cây.Loài cây……..trong cuộc sống của con người.Loài cây……..trong cuộc sống vủa em.c. Kết bài: tình cảm của em đối với cây3. Viết đoạn văn.II. Thực hành trên lớp Cho đề bài: Cảm nghĩ về đêm trung thu.

4. Củng cố: - Đề: Cảm nghĩ về đêm trung thu.- Câu hỏi nào sau đây không phục vụ cho việc tìm hiểu đề văn trên?A. Bài văn được viết theo phương thức nào?B. Đêm trung thu đẹp như thế nào?C. KN nào đáng nhớ nhất với em trong đêm trung thu?- Những tác phẩm VH nào viết về đêm trung thu?5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Qua Đèo Ngang

Page 79: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngµy so¹n : Ngµy d¹y :

Tiết 29: QUA ÑEØO NGANG (Bà Huyện Thanh Quan)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Giúp HS hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của bà Huyện

Thanh Quan lúc qua Đèo.2. Kỹ năng: - Cảm nhận được bài thơ, hiểu được bài thơ thất ngôn bát cú đường luật.3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người.II. CHUẨN BỊ:- GV: giáo án, tranh ảnh Đèo Ngang.- HS: soạn bài.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc khổ thơ 1, 2 trong bài “Sau phút chia ly” phân tích nội dung khổ thơ. - Đọc thuộc bài thơ “Bánh trôi nước” Nêu ý nghĩa bài thơ?3. Nội dung bài mới:Giới thiệu bài:.- Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình

là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân vịnh Đèo Ngang như Cao Bá Quát, Nguyễn Chương Hiền. Nhưng có lẽ bài “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan là được nhiều người thích nhất.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

GV: Đọc 1 lượtHS: Đọc văn bản? Đọc chú thích* và nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm?Gợi ý:-Tên, thời gian sống, quê quán, con người.

- Thể loại, hoàn cảnh ra đời:GV giới thiệu: có nhiều tài liệu cho biết bài

I. Đọc- tìm hiểu chú thích:1. Đọc

2. Chú thích:a. Tác giả:- Tên thật là: Nguyễn Thị Hinh.-Sống ở TK XIX.-Quê quán: Làng Nghi Tàm ( nay thuộc Tây Hồ - Hà Nội).- Bà là một nữ sĩ tài năng hiêm có.b. Tác phẩm:- Bài thơ là 1 bài thất ngôn bát cú Đường luật.

Page 80: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

thơ ra đời trên đường vào Phú Xuân nhận chức “nữ quan Cung trung giáo tập”.? Bố cục chia làm mấy phần? Hãy xác định và nêu nội dung chính của từng đoạn? (2 phần mỗi phần 4 câu)

Hoạt động 2

? Tác giả cảm nhận khung cảnh đèo ngang vào thời gian nào?? Cảnh đèo ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào?? Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh vật ở đây? Cách miêu tả đó có tác dụng gì?

? Khi bước tới Đèo Ngang tâm trạng của tác giả lúc này như thế nào?

Trong phần này, tác giả đã sử dụng phép đối. ? Hãy nêu tác dụng của phép đối này?? Toàn cảnh Đèo Ngang hiện lên như thế nào trong ấn tượng thị giác của tác giả? Đó là ấn tượng một không gian như thế nào?? Em hiểu thế nào về câu thơ “Một mãnh tình riêng ta với ta”

GV: Gọi HS: Đọc phần ghi nhớ.

Hoạt động 3GV: Hướng dẫn HS tìm hiẻuGV: Kiểm tra

c. Bố cục: (2 phần)-Phần 1: (4 câu đầu) khung cảnh đèo Ngang.-Phần 2:(4 câu còn lại) tâm trạng bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang

II. Tìm hiểu văn bản:1. Khung cảnh Đèo Ngang-Thời gian miêu tả vào lúc xế tà.- Cảnh vật gồm: Cỏ, cây, hoa, lá, đá, dãy núi, con sông, cái chợ, ngôi nhà, tiếng chim, tiều phu.-Sử dụng điệp từ, từ láy, từ tượng hình, tượng thanh.-> Gợi nên một khung cảnh rậm rạp, hoang sơ, vắng lặng.Thể hiện nỗi buồn man mác trước cảnh tượng hoang sơ xa lạ.2: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang- Buồn, cô đơn.- Làm nổi rõ hai trạng thái cảm xúc

nhớ nước và thương nhà.- Trời, non, nước.- Mênh mang, xa lạ, tĩnh vắng.- Tâm sự sâu kín, hướng nội, tình

thương nhà, nỗi nhớ nước da diết âm thầm, lặng lẽ.

- Ghi nhớ: ( SgkT104)III. Luyện tập:Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với taHọc thuộc lòng bài thơ

4. Củng cố: - GV hệ thống lại nội dung vừa học5. Dặn dò: - Cách tiếp đãi bạn của NK như thế nào?- Lời kết của bài thơ thể hiện cái gì đáng quí nơi tác giả?

Ngµy so¹n : Ngµy d¹y :

Page 81: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tiết 29: QUA ÑEØO NGANG (Bà Huyện Thanh Quan)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Sơ lược về tác giả Nguyễn Khuyến.- Sự sáng tạo trong sử dụng thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn thâm thúy sâu sắc của

Nguyễn khuyến.2. Kỹ năng: - Cảm nhận được bài thơ, hiểu được bài thơ Nôm thất ngôn bát cú đường luật.3. Thái độ: - Giáo dục tình bạn chân chính, thêm yêu mến bạn bè.II. CHUẨN BỊ:- GV: giáo án, TLTK.- HS: soạn bài.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua đèo Ngang” nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn

bản?3. Nội dung bài mới:Giới thiệu bài:.- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ có nhiều bài viết về làng cảnh Việt Nam, về nỗi buồn

niềm vui về cuộc sống ẩn dật nơi quê nhà, về tình bạn ông cho ra đời 2 bài thơ đặc sắc “Bạn đến chơi nhà và bài Khóc Dương Khuê” mỗi bài 1 vẻ nếu như “Khóc Dương Khuê” là đau đớn xót xa, thống thiết nghẹn ngào thì “ Bạn đến chơi nhà” lại là niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hóm hỉnh .

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

-Gv hd hs đọc với giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh, lưu loát và diễn cảm.Gv đọc mẫu , gọi hs đọcQuan sát nhận xét cách đọc giọng điệu đọc của hs.? đọc chú thích và cho biết nhưng nét chính về tác giả và tác phẩm?Gợi ý:- năm sinh năm mất, quê quán, thành tựu.

Gv: Là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.

I. Đọc- tìm hiểu chú thích:1. Đọc

2. Chú thích:a. Tác giả:- 1835 – 1909-Quê quán: làng Và- xã Yên Đổ nay thuộc xã Trung Lương – Bình Lục- Hà Nam.-Là một học trò nghèo thông minh học giỏi. Đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội,

Page 82: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- đề tài, thể thơ.

? bài thơ có bố cục giống bài thơ Qua đèo Ngang không?Gv : bài thơ không có bố cục thông thường của một bài thất ngôn bát cú Đường luật là có 4 phần (đề - thực – luận – kết) mà bài thơ có 1 bố cục khá linh hoạt độc đáo.

Hoạt động 2:

? Câu đầu bài thơ có gì thú vị qua giọng điệu và nhịp thơ của câu thơ?Gv: Câu thơ chỉ là lời thông báo có bạn đến chơi nhà qua nhịp thơ người đọc cảm nhận được niềm vui hồ hởi của vị chủ nhà đó là sự phấn chấn khi bao lâu rồi nhà mình không có khách hôm nay có một bạn già đến thăm thật và vui mừng.?. NiÒm vui khi b¹n ®Õn ch¬i nhµ ®îc thÓ hiÖn qua nh÷ng tõ ng÷ nµo trong c©u 1?- §· bÊy l©u nay, b¸c, tíi nhµ nh mét tiÕng reo vui, mét lêi chµo nång nhiÖt?. Tõ " b¸c" trong c©u th¬ thuéc tõ lo¹i g×? Gîi cho ta biÕt th¸i ®é cña nhµ th¬ ®èi víi b¹n ra sao?- Tõ “ b¸c” lµ mét danh tõ chØ ngêi nhng ®îc dïng nh mét ®¹i tõ xng h«, tõ “ b¸c” gîi mèi quan hÖ th©n t×nh, gÇn gòi gi÷a hai ngêi b¹n?. B¹n ®Õn ch¬i nhµ lµ chuyÖn b×nh thêng nhng ë ®©y t¹i sao t¸c gi¶ l¹i vui mõng ®Õn thÕ?- Cã nhiÒu lÝ do:+ Do tuæi giµ+ Do ®êng ®i

Đình, do đó có tên là “Tam Nguyên Yên Đổ”b. Tác phẩm:- Đề tài viết về tình bạn, bằng chữ Nôm.- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.c. Bố cục: (3 phần)- Phần 1: câu mở đầu ( giới thiệu tình huống).- Phần 2: 6 câu giữa ( trình bày hoàn cảnh)- Phần 3: câu kết ( khẳng định quan niệm về tình bạn).II. Tìm hiểu văn bản.

1. Câu thơ đầu:-Đã bấy lâu nay -> phấn chấn hồ hởi, nồng hậu. Niềm vui khi bạn đến chơi nhà.

Page 83: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

+ Do l©u ngµy míi gÆp+ Cã lÏ ®©y lµ ngêi b¹n chÝ th©n muèn biÓu lé mét ®iÒu g× ®ã. NhÞp 4/3Lêi chµo gi¶n dÞ ch©n t×nh, tiÕng reo vui hå hëi phÊn chÊn khi b¹n tíi th¨mVËy ta xem NguyÔn KhuyÕn nghÜ tíi viÖc thÕt b¹n nh thÕ nµo?

* GV gäi HS ®äc 6 c©u th¬ tiÕp theo? Bài thơ đặt Nguyễn Khuyến vào hoàn cảnh ntn??. Trong bµi th¬ thêi ®iÓm mµ b¹n ®Õn ch¬i nhµ ra sao?- Thêi ®iÓm: trÎ ®i v¾ng, chî xa - b¸o hiÖu mét t×nh huèng khã xö, mét t×nh thÕ kh¸ Ðo le?: Em cho biết Nguyễn khuyễn đã tiếp đãi một người bạn từ lâu mới gặp mặt như thế nào? Tìm những từ ngữ thể hiện điều đó?Hs trao đổi nhóm.* Nguyễn Khuyễn đã tiếp đãi khách một cách rất riêng của ông, ông có mọi thứ những lại chẳng có chút gì bởi lẽ.- Nhà có trẻ - nhưng trẻ lại đi chơi, chẳng biết tìm chúng ở đâu mà chờ thì cũng chẳng biết đâu mà tìm con trẻ để sai bảo.- Có cá béo – ao sâu, nước lại dầy- Có gà ngon - những vườn lại rộng và rào thì thưa.- Có cải có bầu, có mướp – nhưng thứ thì chưa ra nụ thứ đang trổ bồng thứ chưa rụng rốn, làm sao ăn được đây thật băn khoăn.- Đến miếng trầu để tiếp khách cũng chẳng có* Tất cả đều có nhưng nhìn lại thì không có gì, lại chẳng có cái gì có thể sử dụng để chế biến những mon ăn ngon thế đãi bạn.* Sử dụng một loạt phó tự phủ định : Thời,

2. Sáu câu tiếp theo.-Hoàn cảnh của NK là khi bạn đến chơi nhà.- Thêi ®iÓm: trÎ ®i v¾ng, chî xa - b¸o hiÖu mét t×nh huèng khã xö, mét t×nh thÕ kh¸ Ðo le.

Page 84: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

khôn, khó, chửa, mới, vừa, đương, không – Với một loạt các phó từ này đã giúp Nguyễn Khuyễn tạo được cái cười hóm hỉnh Bác thấy không nhà tôi cái gì cũng có, nhưng thất tiếc giá như bạn đến sớm hơn hoặc muộn hơn một chút thôi thì chắc chắn sẽ có bao thức ngon để đãi bạn rồi.- Chính phó từ đó khiến ta đọc cũng cảm nhận được cáh nói phóng đại, cường điệu chỉ cốt để đùa vui với người bạn của mình như tính tình của cụ Tam Nguyên yên đổ mà thôi, cụ vẫn vui vẫn cười trong cái đạm bạc bởi lẽ niềm vui trong cuộc sống của cụ đó chính là tình người chứ đâu phải là ở chút vật chất tầm thường kia. Với 6 câu thơ tả thực này đã dọn chỗ, đã hé mở cho tình bạn tình người thăng hoà ở câu cuối của bài thơ.? Cái thú vị trong việc đưa ra các sản vật của bài thơ này?Gv : tất cả các sản vật mà nhà thơ đem ra thiết đãi bạn đều trong tình thế chưa sử dụng được ngay, có mà như không có.? em cảm nhận được thái độ của tác giả ntn khi đưa ra tình huống?Gv : đùa vui , hóm hỉnh , thân mật.GV đọc câu thơ 7.? Từ ngữ nào trong câu thơ 7 làm ta đáng chú ý?- “Trầu không có”- Người ta thường nói miếng trầu là đầu câu chuyện vậy mà nhà thơ không có nổi 1 miếng trầu để tiếp khách có hẳn hoàn cảnh của nhà thơ quá éo le.? có người nói: “ NK quá nghèo không có trầu cau để tiếp bạn”. Có người lại cho rằng “ nhà thơ thậm xưng hóa cái nghèo, thi vị hóa cái nghèo” Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?Gv : theo cô ý kiến thứ 2 nghe hợp lý hơn vì nhà thơ trong nhưng câu trên đã giới thiệu tới rất nhiều sản vật của gia đình có nhưng chỉ là ngay lúc này khi bạn đến chơi thì không sử dụng được, vì vậy miếng trầu chắc

-Các sản vật đều chưa sử dụng được ngay.

- Cái thiêng liêng đó là tình bạn chân thanh và sâu sắc.

Page 85: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

chán đã đc sử dụng như 1 hình ảnh để thi vị hóa cái nghèo của nhà thơ mà thôi.? Vậy tác giả nói nhiều đến những cái không có như vậy để làm gì?

Gv đọc đâu thơ cuối.? cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì?Gv: cho thấy sự đồng điệu giữa 2 người đến mức tuy 2 mà 1. Ta với ta chính là ta với bạn có cùng 1 suy nghĩ có cùng 1 niềm vui.Hoạt động 3Hd hs ghi nhớ.Qua văn bản em có tìm ra được 1 quan niệm riêng của mình về tình bạn.

3. Câu thơ cuối.-“Ta với ta” lời nói biểu cảm khẳng định một tình bạn chân thành vượt lên trên mọi phẩm chất lễ giáo tầm thường.

III. Tổng kết.Ghi nhớ : SGK- T 105.

4.Củng cố:- Gv hệ thông lại bài học.- Theo em vì sao lại nói đây là bài thơ hay viết về tình bạn?+ Với bài thơ Bạn đến chơi nhà” Ta đây là hai Đó là tác giả và ông bạn già. Thể hiện niềm vui hiếm hoi của bạn nghèo lâu ngày gặp nhau, một niềm vui khinh thể ngạo vật+ Vì nó ca ngợi tình bạn chân thành và bất chấp mọi điều kiện, hoàn cảnh, vẫn đậm đà, mộc mạc và tràn ngập niềm vui dân dã.5.Dặn dò.- Các em về học bài làm các câu hỏi luyện tập.- Chuẩn bị cho bài viết số 2 tại lớp ( văn biểu cảm).

Ngµy so¹n : Ngµy d¹y :

Tiết 31 + 32: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌCi:1. Kiến thức: - Viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật.2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng cảm thụ những điều tốt đẹp trong thiên nhiên, câu văn mạch lạc, bố cục

rõ ràng.3. Thái độ:

Page 86: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Bày tỏ tình cảm tốt đẹp, chân thực của mình, thể hiện tình yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.

II. CHUẨN BỊ:Thày: Nghiên cứu, soạn giáo án, ra dề, biêu chấm. Trò: Tự ôn tập, chuẩn bị kiểm tra. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: -2. Kiểm tra bài cũ: - Thống nhất về qui chế làm bài3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài:- Tiết trước chúng ta đã luyện tập về cách làm văn biểu cảm, tiết này ta sẽ viết bài văn

biểu cảm.Hoạt động 1: Nhắc nhở: - GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài- HS: Chú ý1. ĐỀ KIỂM TRA

Nêu cảm nghĩ về một loài cây mà em yêu quý nhất.2. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM.GV gợi ý:

+ Chọn loài cây em thực sự yêu thích và có sự hiểu biết về loài cây đó.+ Nêu lí do em thích.+ Tả những nét gợi cảm của cây.+ Nêu những tình cảm chân thành của mình đối với cây.+ Chú ý sắp xếp bố cục cho rõ ràng, hợp lí.

a) MB: (1.5điểm)- Nêu loài cây và lí do yêu thích.b) TB: (6điểm)- Tả chi tiết hình ảnh của cây để khêu gợi cảm xúc.- Vai trò của cây trong đời sống con người.- Hình ảnh của cây trong đời sống tình cảm của em.c) KB: (1.5điểm)- Tình cảm của em đối với cây.(Trình bày bài sạch, đẹp (1đ))Yêu cầu: Bài viết phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc, có sự liên kết giữa các đoạn, các ý.- Viết đúng chính tả, dùng từ chính xác.- Tình cảm phải chân thật, bộc lộ qua cách tả, kể.Hoạt động 2: Nhận xét GV: Nhận xét ý thức làm bài của cả lớp- Ưu điểm:- Hạn chế:

Page 87: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

5. Dặn dò:- Ôn lại các nội dung đã học.- Chuẩn bị bài “ chữa lỗi về quan hệ từ”.

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 33: CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Một số lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sửa lỗi. 2. Kĩ năng:- Rèn kỹ năng sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh và tình huống giao tiếp.- Phát hiện và chữa 1 số lỗi thông thường về quan hệ từ.3. Thái độ:- Giữ gìn sự trong sáng ngôn ngữ dân tộc, phát triển khả năng ngôn ngữ bản thân.II. CHUẨN BỊ:- Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.- Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:- Thế nào là quan hệ từ? Lấy VD và chỉ rõ ý nghĩa của quan hệ từ đó? 3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Chúng ta đã hiểu thế nào là quan hệ từ và tác dụng liên kết của nó. Vậy trong thực tế có bao giờ em đã để ý rằng em đã sử dụng quan hệ từ đó ntn chưa?

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHoạt động 1:Gv treo bảng phụ ngữ liệu lên bảng: yêu cầu hs đọc.? Hai câu thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho đúng?Hs phát hiện trả lời và sửa lỗi.Gv nhận xét.

Hs đọc phần 2 SGK T106.

I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ.1. Thiếu quan hệ từ.- Câu 1 thiếu từ “mà”- Câu 2 thiếu từ “với”.Sửa lại:+ Câu 1: .....mà đánh giá kẻ khác.+ Câu 2:.....với xã hội xưa,.........3. Dùng quan hệ từ không thích hợp về

nghĩa.

Page 88: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Các quan hệ từ “và”, “để” trong VD có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không?- “và”, “để” không có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câuVì câu 1 quan hệ tương phản. Câu 2 quan hệ nguyên nhân – kết quả.? Nên thay thế “và”, “để” ở đây bằng quan hệ từ gì?Gọi hs đọc phần 3:? vì sao các câu trên thiếu chủ ngữ?Vì người viết đacx dùng thừa QHT nên dẫn đến tình trạng chủ ngữ thành thành phần phụ _ trạng ngữ.? Hãy chữa lại các câu văn trên?Gv gọi hs đọc phần 4:?Các câu in đạm sai ở đâu ? Hãy chữa lại cho đúng?

? Các lỗi thường gặp về quan hệ từ là những lỗi nào?Gv chốt kiến thức cho hs.

Hoạt động 2:Câu 1: hs đọc câu hỏi và trả lờiGv nhận xét.

Câu 2: hs đọc câu hỏi và trả lờiGv nhận xét.

.Câu 4: hs đọc câu hỏi thảo luận nhóm cặp đôi trả lới.Gv nhận xét.

- Thay “và” bằng từ “nhưng”.- Thay từ “để” bằng từ “vì”.

3. Thừa quan hệ từ.- Câu 1 bỏ từ”qua” hoặc thêm chủ ngữ.- Câu 2 bỏ từ “về”.

4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.- “Không hững giỏi về môn văn” là không phù hợp- Sửa lại: thêm từ “mà”.-> “Nam là một học sinh giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn Toán mà còn giỏi về môn Văn và các môn khác nữa.”* Ghi nhớ:SGK-T 107.

II. Luyện tập.Câu 1:- Cả 2 câu đều thiếu quan hệ từ:+ Câu 1 thiếu QHT “từ”+ Câu 2 thiếu QHT “để”.-> sửa lại:+ Câu 1: .......từ đầu đến cuối.+ Câu 2:........để/cho cha mẹ mừng.Câu 2:- Câu 1: thay từ “với” bằng “như”- Câu 2: thay từ “tuy” bằng “dù”- Câu 3: thay từ “bằng” bằng “về”.Câu 4:- Các câu dùng đúng: a, b, d, h.- Các câu dùng sai: c, e, g, i.- Sửa lại:+ Câu c: bỏ từ “cho”.

Page 89: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

+ Câu e: bỏ từ “của”+ Câu g: thừa từ “của”.+ Câu i: tuwd “giá” chỉ dùng để nêu một giá trị thuận lợi làm giả thiết.

4. Củng cố: Gv chốt kiến thức bằng sơ đồ tư duy:

5. Dặn dò: - Về học bài và làm bài tập 3, 5 SGK.- Chuẩn bị bài: “Xa ngắm thác núi Lư” và “Phong kiều dạ bạc”.Gợi ý chuẩn bị bài “Phong kiều dạ bạc”.Câu 1: Đối chiếu bản dịch thơ với phần phiên âm và nhận xét?Câu 2: Không gian cảnh vật được gợi tả ntn qua 2 câu thơ đầu?Câu 3: Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu.Câu 4: Cảm nhận về âm thanh tiếng chuông chùa qua 2 câu thơ cuối?

Ngµy so¹n : Ngµy d¹y :

Các lỗi thường gặp về quan hệ từ

Thiếu quan hệ từ

Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.

Thừa quan hệ từ.

Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

Page 90: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tiết 34: HDĐT XA NGẮM THÁC NÚI LƯ (Vọng Lư Sơn bộc bố - Lý Bạch) ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU (Phong Kiều dạ bạc – Trương Kế).

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Sơ giản về tác giả Lý Bạch .- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của

thiên tài Lý Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ. Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.

- Đặc trưng thi pháp thơ Đường được vận dụng trong bài thơ và những sáng tạo về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ. Cảm nhận được phong cảnh bến Phong Kiều: thân thuộc, yên bình và nặng tình người. Cảm nhận được tâm hồn bình dị, mà không kém phần sâu sắc của Trương Kế.

2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt .- Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn

từ Hán Việt.3. Thái độ- HS có tình yêu cảnh đẹp của quê hương đất nước.II. CHUẨN BỊ:- GV: bảng phụ, tranh ảnh ao làng- HS: trả lời các câu hỏi SGK, và các câu hỏi đã gợi ý tìm hiểu bài ở tiết trước..III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà. Giới thiệu sơ lược về Tác giả .- Nội dung bài văn nói lên điều gì? Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà Tác giả dùng

trong bài?- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.3. Nội dung bài mới:Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu một số tác giả gắn với một số tác phẩm văn chương có giá trị. Song bên cạnh đó, các em sẽ tìm hiểu một số tác giả gắn với một số bài thơ nổi tiếng với chủ đề về tình bạn, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Trong đó phải nói đến bài “Xa ngắm thác núi Lư” của nhà thơ Lí Bạch mà các em sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Page 91: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Hoạt động 1GV: Hướng dẫn đọcHS: Đọc bàiHọc sinh đọc chú thích.Trình bày hiểu biết của em về tác giả của Lí Bạch. (Con người, sự nghiệp)Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm?Xác định thể thơ của bài Xa ngắm thác núi Lư?Văn bản sử dụng phương thức miêu tả hay biểu cảm? (Lấy cảnh ngụ tình -> Biểu cảm )Cảnh gì? Tình cảm gì?

Cảnh được miêu tả từ vị trí nào?(V.trí: xa - vọng )Vị trí ấy có ưu điểm gì khi quan sát?Cảnh thác núi Lư hiện lên ntn qua quan sát, liên tưởng của nhà thơ?

Vẻ đẹp ấy hiện lên ntn qua cách miêu tả và sử dụng từ của tác giả trong từng câu thơ?Câu thơ thứ nhất tả cảnh gì và tả ntn.Từ ngữ nào nói lên điều đó?Em có nhận xét gì về cảnh tượng này?Dựa vào từ quải và từ tiền xuyên đã được định nghĩa ở chú thích hãy xác định nghĩa của câu thơ này?

Thác nước Lư sơn được t/g mtả trong trạng thái ntn?Tác dụng của chi tiết ngôn từ này là gì?

Cảnh tượng đó đem đến cho nhà thơ liên tưởng nào?

Câu 3,4: còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?

Qua đó em thấy tình cảm yêu quí tự nhiên của tác giả như thế nào?Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn và tính

A. XA NGẮM THÁC NÚI LƯ.I. Đọc- chú thích1. Đọc2. chú thíchTác giả:Lí Bạch (701 - 762) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Thơ ông biểu hiện tâm hồn tự do phóng khoáng. Hình ảnh thơ mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.Tác phẩm Đây là bài thơ hay nhất viết về đề tài thiên nhiênThể thơThất ngôn tứ tuyệII.Tìm hiểu chi tiết1. Vẻ đẹp thác nước Lư sơnNhà thơ đứng từ xa để ngắm nhìn dòng thácNhìn bao quát được không gian rộng lớn, vẻ đẹp toàn cảnh của thác núi LưCác từ:+ Quải: Treo.-> Cảnh động -> Tĩnh -> Đỉnh núi khói tía mù mịt, chân núi dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo cao như dải lụa-> Một bức tranh tráng lệ.

Phi: Bay; trực há: đổ thẩng xuống, Tam thiên xích: ba ngàn thước-> Cảnh tĩnh -> động: vừa trực tiếp tả thác vừa gợi cho người đọc hình dung thế núi cao, sườn núi dốc đứng Gợi tả sức mạnh mãnh liệt của thác nước.-> Cảnh tượng dữ dội, mãnh liệt kì diệu của thiên nhiên.Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.Nghi: Ngỡ là, tưởng là (Mà vẫn tin)Hình ảnh: Ngân hà.Lạc: Rơi xuống.-> Con thác treo đứng trước mặt khác

Page 92: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

cách nhà thơ Lí Bạch?Tóm lại cảnh thác núi Lư là cảnh tượng ntn?

Đọc bài thơ ta thấy tình cảm, thái độ của nhà thơ  ntn?Xác định nội dung nổi bật được phản ánh trong văn bản?Cái cách tả cảnh, tả tình của tác giả có gì đặc sắc để chúng ta học tập khi làm văn miêu tả và biểu cảm?

Hoạt động 2:Hdhs đọc văn bản.

? nêu hiểu biết của em về tác giả Trương Kế và tác phẩm?

? Đối chiếu bản dịch thơ với phần phiên âm và nhận xét?

? Nhan đề bài thơ gợi ra đặc điểm gì về không gian và thời gian?

? Chủ thể trữ tình là ai? ở trong hoàn cảnh nào?

Câu Khai: (câu 1)? Bến Phong Kiều hiện lên qua những hình ảnh nào ở câu thơ thứ nhất?Gv hình ảnh: trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời.? Tác giả sử dụng nghệ tuật gì trong câu thơ ?

nào như con sông Ngân Hà từ trên trời rơi xuống. Đây là một cảnh tượng huyền ảo, kì vĩ của thiên nhiên) -> Đó là một cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại một kiệt tác của thiên nhiên2. Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư:Tình yêu thiên nhiên, tính cách hào phóng, mạnh mẽ.+ Đối tượng miêu tả: một danh thắng của quê hương, đất nước+ Thái độ trân trong, ngợi ca+ Ca ngợi vẻ đẹp kì thú của thác nướcGhi nhớ Sgk 112.B. PHONG KIỀU DẠ BẠC.I. Đọc – tìm hiểu chú thích.1. Đọc.

2. Tác giả, tác phẩm.a. Tác giả- là nhà thơ Trung Quốc thời Đường nổi tiếng về thơ vịnh cảnh.b. Tác phẩm.- Là bài thơ nổi tiếng nhất của ông được đánh giá là “vĩnh thùy bất hủ”.- Thể loại:+ Nguyên tác: được viết bằng thể thất ngôn tứ tuyệt.+ Bản dich chuyển sang thể lục bát.II. Tìm hiểu văn bản.* Nhan đề: gợi ra 1 đêm khuya thanh vắng.* Chủ thể trữ tình: là một lữ khách dừng chân nghỉ lại bến Phong Kiều, cảm nhận cảnh đẹp đêm ở đây.* phân tích:a. Hai câu thơ đầu.- Hình ảnh: trăng xế, quạ kêu, sương.-> Hình ảnh quen thuộc đặc sắc.- Gợi tả bằng nghệ thuật liệt kê, lấy động tả tĩnh.

Page 93: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Gv : nghệ thuật lấy động tả tĩnh là thủ pháp rất đặc trưng của thơ Đường tả cảnh.? Cảnh vật hiện lên qua sự cảm nhận của các giác quan nào?

? câu thơ thứ nhất gợi ra không gian cảnh vật ntn?

Câu Thừa:? Khung cảnh Phong Kiều tiếp tục hiện lên ntn ở câu thơ thứ 2? Cảm nhận của em về cảnh ấy? Cảnh hiện lên bằng bút pháp gì?

Cảm nhận của em về cảnh phong kiều qua 2 câu thơ đầu?Gv bình: bằng bút pháp mượn sáng nói tối, hình ảnh lửa chài đã làm chiếu lên một đốm sáng nhưng đó thứ ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt, càng làm gợi không gian mịt mù lạnh lẽo của đêm khuya.

Câu chuyển và câu hợp.? Bản dịch thơ đã chuyền tải được thần tứ của câu thơ nguyên tác chưa?Gv bản dịch thơ đã tải được ý nhưng chưa tải được cái thần của câu thơ. Theo ý tác giả, tiếng chuông chùa là chủ thể tìm đến khách còn bản dịch, tiếng chuông trở thành đối tượng của việc nghe.? hai câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc?? Hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật ấy?

- Tác giả cảm nhận không gian cảnh vật bằng thị giác (mắt nhìn) và thính giác (tai nghe).- Cảnh vật hiện lên vừa cụ thể, vừa khái quát, mang đặc trưng về cảnh đêm ở miền sông nước: thanh vắng, tĩnh lặng. Cái “động” là tiếng quạ kêu càng làm nổi bật cái “tĩnh” của đêm khuya thanh vắng.-Câu 2:+ Hình ảnh:. lùm cây. . lửa chài. . sâu vương . giấc hồ-> Bút pháp “mượn sáng nói tối”.-> Tác giả cảm nhận cảnh vật không chỉ bằng thị giác và thính giác mà còn cảm nhận bằng cả tâm hồn.=> khung cảnh thiên nhiên với màu sắc ảm đạm, âm thanh lạc lõng, sầu não…. Gợi nỗi buồn man mác. Là lý do “sầu vương giấc hồ”.=> Bức tranh thiên nhiên cuối thời Đường: Một xã hội không còn thịnh trị mà đang mang trong mình những dấu hiệu của sự suy vong.b. Hai câu cuối.

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, biện pháp tu từ nhân hóa.

-> Tô đậm sự tĩnh mịch của cảnh.-> Tạo nên mối gắn bó đồng cảm sâu xa giữa người và cảnh.=> là biểu hiện của 1 tâm hồn gắn bó thiết tha sâu nặng với thiên nhiên với quê hương đất nước.* Tổng kết.

Page 94: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

a. Nội dung:=> khung cảnh thiên nhiên với màu sắc ảm đạm, âm thanh lạc lõng, sầu não…. Gợi nỗi buồn man mác. Là lý do “sầu vương giấc hồ”.=> Bức tranh thiên nhiên cuối thời Đường: Một xã hội không còn thịnh trị mà đang mang trong mình những dấu hiệu của sự suy vong.=> là biểu hiện của 1 tâm hồn gắn bó thiết tha sâu nặng với thiên nhiên với quê hương đất nước.b. nghệ thuât:- sử dụng các biện pháp nghệ tuật như: liệt kê, lấy động tả tĩnh, lấy sáng nói tối…..

4. Củng cố: - Đọc thuộc bài thơ. Nắm nội dung và nghệ thuật 2 bài thơ.- Viết đoạn văn ngắn miêu tả vẻ đẹp của thác nước từ cách hiểu của em. 5. Dặn dò: (- Chuẩn bị bài: “Từ đồng nghĩa”

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 35: TỪ ĐỒNG NGHĨA.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Khái niệm từ đồng nghĩa.- Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 2. Kĩ năng:- Rèn kỹ năng nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản và ngữ cảnh.- Phân biệt từ đồng nghĩa.3. Thái độ:- Sử dụng từ đồng nghĩa hợp hoàn cảnh.II. CHUẨN BỊ:- Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.- Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…

Page 95: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:- Những lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ?- Xác định lỗi sử dụng sai quan hệ từ và sửa lại?+ Mặc dù trời mưa nhưng tôi vẫn ở nhà.+Với bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã diễn tả thật sâu sắc về tình bạn.3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Xét về mặt cấu tạo chúng ta đã học từ đơn, từ phức. Xét về nguồn gốc chúng ta có từ thuần Việt, từ vay mượn, từ Hán Việt. Xét về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt của chúng ta có 2 loại : đồng nghĩa và trái nghĩa. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về từ đồng nghĩa trước.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHoạt động 1:Gv treo bảng phụ phần dịch thơ bài “Xa ngắm thác núi Lư”.? bằng cách giải nghĩa từ đã học em hãy giải thích nghĩa của hai từ “rọi”, “trông”.Gv :- “Rọi” : chiếu sáng vào 1 vật nào đó.- “Trông”: nhìn để biết sự vật.? Bằng kiến thức đã học ở tiểu học . Em hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: “rọi”, “trông”.Gv : từ “trông” trong bản dịch “Xa ngắm thác núi Lư” có nghĩa là nhìn để nhận biết. Nhưng ngoài nghĩa đó ra nó còn có nghĩa khác như:+ coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.( các từ đồng nghĩa : trông coi, chăm sóc)+ mong (các từ đồng nghĩa: hy vọng, trông ngóng, mong đợi).? Như vậy từ “trông” có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa?- từ “trông” là từ nhiều nghĩa.? Từ việc tìm hiểu VD trên em có rút ra nhận xét gì về hiện tượng đồng nghĩa của những từ nhiều nghĩa?- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau Gv yêu cầu hs trả lời nhanh bài tập 1,2.

Gv yêu cầu hs đọc VD 1,2 SGK-T 114.

I. Thế nào là từ đồng nghĩa.1. Xét ví dụ.

- Từ đồng nghĩa vơi từ:+ “rọi” = soi, chiếu.+ “trông” = nhìn, ngó, dòm, nhòm, liếc.

2. Kết luận.- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.* Ghi nhớ: SGK-T 114.

II. Các loại từ đồng nghĩa.1. Xét ví dụ.

Page 96: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? So sánh nghĩa của từ “trái” và nghĩa của từ “quả” trong 2 ví dụ?- Trái và quả có nghĩa hoàn toàn giống nhau đều chỉ 1 bộ phận của cây được hình thành từ phần nhụy.? Nghĩa của từ bỏ mạng và hy sinh có chỗ nào giống nhau chỗ nào khác nhau?- giống nhau: đều chỉ cái chết.- khác nhau:+ Bỏ mạng: chết vô ích, sắc thái giễu cợt, khinh bỉ, thường chỉ cái chết của bọn giặc ngoại xâm.+ Hy sinh: chết vì nhiệm vụ lý tưởng cao cả, mang sắc thái kính trọng.? Vậy em có nhận xét gì về 2 từ bỏ mạng và hi sinh?- 2 từ có nghĩa không hoàn toàn giống nhau, giữ chúng vẫn có sự khác nhau về sắc thái biểu cảm.? Từ các VD trên em có những nhận xét nào về các loại từ đồng nghĩa?Bài tập nhanh: theo em các từ đồng nghĩa ở bài tập 1,2,3 thuộc loại từ đồng nghĩa nào?- đều là từ đồng nghĩa hoàn toàn.? Thử thay thế các từ đồng nghĩa “trái” và “quả”, “bỏ mạng” và “hi sinh” ở các VD mục 2 và nhận xét.?

? Vì sao tác giả lại lấy nhan đề là “Sau phút chia ly” mà không lấy là “Sau phút chia tay”?- từ “chia ly” và từ “chia tay” đều có cùng nghĩa là rời xa nhau nhưng sắc thái của mỗi từ lại khác nhau.- “Chia ly” là từ hán việt nó trang trọng hơn là từ “chia tay” hơn nữa “chia ly” có nghĩa là chia xa lâu dài có thể là không gặp lại nữa vì vậy nó phù hợp với nội dung bài hơn.? Từ việc phân tích trên em rút ra nhận xét gì về việc sử dụng từ đồng nghĩa?Hoạt động 4:Bài tập 4: hs hđ cá nhân

- VD 1: trái quả có sắc thái giống nahu hoàn toàn.

- VD 2: bỏ mạng và hi sinh sắc thái nghĩa khác nhau.

2. Kết luận.Từ đồng nghĩa có 2 loại:+ từ đồng nghĩa hoàn toàn+ từ đồng nghĩa không hoàn toàn.III. Sủ dụng từ đồng nghĩa.1. Xét ví dụ.- Trái – quả: thay thế được- Bỏ mạng – hi sinh: không thay thế được vì sắc thái biểu cảm khác nhau.

2. kết luận.Ghi nhớ: SGK-T 115.IV. Luyện tập.Câu 4:-......... tôi đã trao tận tay.........-bố tôi tiễn khách.....................

Page 97: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Câu 5: hs hđ nhóm. cho: sắc thái bình thường, có khi là thái độ của người

cao hơn đối với người thấp hơn, có khi là sắc thái

ngang bằng, thân mật; biếu: thể hiện sự kính trọng,

của người dưới với người trên; tặng: không phân biệt

ngôi thứ trên dưới.

Câu 5:- ăn, xơi, chén.+ ăn: sắc thái bình thường.+ xơi: sắc thái lịch sự, xã giao.+ chén: sắc thái thân mật, thông tục.- cho, tặng, biếu.+ cho: sắc thái bình thường, có khi là thái độ của người cao hơn đối với người thấp hơn, có khi là sắc thái ngang bằng, thân mật.+ tặng: không phân biệt ngôi thứ trên dưới.+ biếu: thể hiện sự kính trọng của người dưới với người trên.- yếu đuối, yếu ớt.+ yếu đuối: thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần.+ yếu ớt: không nói về trạng thái tinh thần.- xinh, đẹp.+ xinh: chỉ người còn trẻ, hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn.+ đẹp: ý nghĩa chung hơn mức độ cao hơn xinh.- tu, nhấp, nốc:+ Tu: uống nhiều, liền mạch,bằng cách ngâm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm.+ nhấp: uống từng chút một, bằng cách chỉ hớp ở đầu môi, thường là để cho biết vị.+ nốc: uống nhiều và hết ngay trong 1 lúc 1 cách thô tục

4. Củng cố: - Gv chốt kiến thức. 5. Dặn dò: - Các em về làm các bài tập còn lại, học bài.- Chuẩn bị bài “ cách lập ý của bài văn biểu cảm”

Ngày soạn:Ngày giảng:

Page 98: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tiết 36 : CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- HS biết cách tìm ý - Hiểu những cách lập ý của bài văn biểu cảm- Biết các cách lập ý thường gặp, có thể mở rộng phạm vi, kỹ năng làm văn biểu cảm2. Kĩ năng:- Biết vận dụng các cách lập ý đối với các đề văn cụ thể- Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm- Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.3. Thái độ:- Coi trọng và có ý thức học cách lập ý để viết bài văn biểu cảm được tốt hơn.II. CHUẨN BỊ:- Giáo viên: Tài liệu tham khảo, bảng phụ.- Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.Mục tiêu: Nắm được cách tìm ý, lập ý thường gặp.Phương pháp: Diễn dịch, quy nạp, thuyết trình? Đọc đoạn văn 1 cho biết đối tượng được miêu tả trong đoạn văn này là gì ?=> cây tre ( sự vật)? Cây tre đã gắn bó với đời sống của người VN bởi công dụng của nó như thế nào?=> Tre xanh bóng mát, mang khúc nhạc tâm tình, đu tre, sáo tre, trong c/s, trong lao động, trong chiến đấu.? Để thể hiện sự gắn bó “ còn mãi” của cây tre, đoạn văn nhắc đến những gì ở tương lai ?=> Bê tông, sắt thép? Tác giả phát hiện ra quy luật gì? từ đó khẳng định điều gì đối với cây tre?

I- Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.

1. Liên hệ hiện tại với tương lai

- Cây tre gắn bó với đời sồng người VN.

Page 99: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

=> quy luật phát triển và đào thải. Khẳng định cây tre còn mãi.? Người viết đã liên tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai như thế nào?=> Xanh bóng mát …? ở đoạn văn này, tác giả đã miêu tả cây tre trong quan hệ thời gian như thế nào?=> Tre hiện tại và tương laiGV: liên hệ hiện tại với tương lai.? T/g bộc lộ cảm xúc gì với cây tre? Biểu cảm bằng cách nào?=> Biểu cảm trực tiếp: sự gắn bó của cây tre với con người VN -> “Tre gắn bó…dù trong tương lai có bao nhiêu thay đổi nhưng tre vẫn còn mãi”HS: Đọc đoạn văn 2.? Đối tượng miêu tả?? Đoạn văn đã gợi tả những kỉ niệm gì về con gà đất?HS: Trả lời? Niềm say mê con gà đất của t/g được bắt nguồn từ suy nghĩ nào? Thể hiện khát vọng gì?=> “hoá thân thành gà trống” để được dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai .-> khát vọng thành nghệ sĩ thổi kèn đồng.? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả ?=> Suy nghĩ của t/g: đồ chơi ko phải là vật vô tri vô giác, bởi chúng có linh hồn, nhờ chúng mà con người có khát vọng hướng tới cái đẹp.GV: Tác giả thể hiện được tình cảm của con gà đất – 1 thứ đồ chơi dân gian thủa ấu thơ, MR cảm nghĩ đối với đồ chơi của con trẻ và phát hiện tính mong manh của đồ chơi -> khát vọng tuổi thơ.? Tác giả đã làm như thế nào để bộc lộ suy nghĩ của mình?=> Hồi tưởng về quá khứ, suy nghĩ hiện tại.HS: Đọc đoạn văn 3 ( 1 ).? Đoạn văn gợi những kỉ niệm gì về cô giáo?

- Trong tương lai tre vẫn gắn bó mãi mãi.

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại:

Page 100: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HS: Trả lời? Để thể hiện tình cảm đối với cô giáo, tác giả đã làm ntn?HS: tưởng tượng sau này đi ngang 1 trường học …? T/c đối với cô giáo được bắt nguồn từ đâu?=> từ các tình huống: kỉ niệm đối với cô giáo, cô giữa đàn em nhỏ, nghe tiếng cô giảng bài, cô theo dõi lớp học.?: Từ các tình huống đó, t/g đã bày tỏ t/c của mình đối với cô giáo như thế nào?=> thầm hứa hẹn sẽ mãi ko bao giờ quên cô.GV: Gợi lại những kỉ niệm, tưởng tượng ra 1 tình huống t/giả muốn bày tỏ tình cảm : Khẳng định tình cảm của mình đối với cô giáo không bao giờ có thể quên côGV chốt: Gợi lại kn, tưởng tượng tình huống là 1 cách bày tỏ tình cảm, đánh giá đối với 1 con ngườiHS: Đọc đoạn văn 3.(2)? Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật và đất nước được khơi nguồn từ cảm hứng về cái gì?=> Mùa thu biên giới? Đối tượng ấy ở đâu? ý nghĩa của tình cảm ấy?=> Ở thiên nhiên-> thể hiện tình yêu đất nước, gắn bó máu thịt với mảnh đất tột Bắc của tổ quốc.? Tại sao ngồi ở mũi Lũng Cú tột Bắc tác giả lại liên tưởng đến mũi cà mau- cực nam của tổ quốc?=> Nghĩ về sự phong phú của đất nước và thể hiện khát vọng thống nhất đất nước.HS: Đọc đoạn văn 4.? Cho biết đối tượng miêu tả là ai?=> Con người? Đoạn văn nhắc đến những hình ảnh gì về “ U tôi”? Hình dáng? nét mặt của “U tôi” được miêu tả ntn ?? Quan sát hình ảnh người mẹ tác giả đã bày tỏ tình cảm của mình ra sao?=> Gợi tả bóng dáng khuôn mặt mẹ với tất cả

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước

Gîi l¹i kn, tëng tîng t×nh huèng lµ 1 c¸ch bµy tá t×nh c¶m, ®¸nh gi¸ ®èi víi 1 con ng-êi

Page 101: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

lòng thương cảm, hối hận của mình vì đã vô tình, thờ ơ…GV: khắc hoạ h/a con người và nêu nhận xét là cách bày tỏ t/c của mình đối với người đó.? Qua phân tích VD em thấy có mấy cách lập ý cho bài văn biểu cảm?=> có nhiều cách lập ý cho bài văn biểu cảm, trên đây là 4 cách thường gặp khi viết vb biểu cảm, giúp cho bài văn có cảm xúc, thể hiện sâu sắc t/c của người viết.HS: Đọc ghi nhớ.HĐ2. Hướng dẫn luyện tập.Mục tiêu: Nhận biết và phân tíchPhương pháp: Thực hành, động não , thảo luận nhómHS: Đọc các đề bài.GV hướng dẫn lập dàn ý cho đề a.HS: Lập, trình bày, nhận xét

4. Quan sát, suy ngẫm:

Kh¾c ho¹ h×nh ¶nh con ngêi vµ nªu nhËn xÐt lµ 1 c¸ch bµy tá t×nh c¶m .

* Ghi nhớ ( Sgk.121 )- II- Luyện tập

Bài 1

- Tập lập ý cho đề văn: Cảm xúc về vườn nhà1, Tìm hiểu đề, tìm ý:- văn biểu cảm.- đối tượng: vườn nhà.2, Lập dàn ý:+ Mở bài: giới thiệu vườn và t/c đối với vườn nhà.+ TB:

- Miêu tả vườn.- Vườn và c/s vui buồn của gia

đình.- Vườn và sự lao động của cha mẹ.- Vườn qua 4 mùa, mỗi mùa cảnh

khác nhau, cây trái khác nhau.+ KB: Cảm xúc về vườn nhà.

4. Củng cố: GV hệ thống hóa kiến thức toàn bài5. Dặn dò: - Học bài

Page 102: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Đọc, soạn “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 37: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (Tĩnh dạ tứ) Lý Bạch

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lý Bạch .- Nghệ thuật đối và vai trò câu kết trong bài thơ .- Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ .2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt .- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ .- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm3. Thái độ:- Giáo dục lòng yêu thương quê hương cho HS.II. CHUẨN BỊ:- GV: bảng phụ, tranh ảnh ao làng- HS: trả lời các câu hỏi SGK.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Để khơi nguồn cho mạch cảm xúc,bài văn biểu cảm có thể viết như thế nào?- Bài văn có bố cục mấy phần

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

GV: Đọc mẫuGọi HS đọc bài thơ theo yêu cầu

? nêu vài nét về tác giả tác phẩm?

I. Đọc- tìm hiểu chú thích1. Đọc:- Giọng trầm, buồn, tình cảm- Nhịp 2/32. Chú thích:a. Tác giả, tác phẩm: SGK

Page 103: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Về thể thơ, bài thơ này giống với thể thơ nào đã học.(Giống: Phò giá về kinh)

Hoạt động 2Đọc 2 câu thơ đầu? Tg quan sát ánh trăng từ vị trí nào?? Vì sao em biết điều đó?Nếu thay “ sàng” bằng từ “án” (bàn )đình (sân) thì ý tứ câu thơ có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?(câu thơ sẽ mang hàm nghĩa khác nếu thay từ “ sàng” bằng 1 từ khác)? Hai câu thơ đã gợi tả 1 đêm trăng như thế nào?? Hai câu đầu có phải chỉ tả cảnh không? Vì sao? Ở 2 câu thơ này, những từ nào trực tiếp tả cảnh, tả người, những từ nào tả tình?Cái hay của 2 câu thơ này là gì?GV “Ngẩng đầu” động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều đặt ra ở câu thơ 2: Vầng trăng sáng trước giường là sương hay trăng? ánh mắt của nhà thơ chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời, từ chỗ chỉ thấy ánh trăng ở đầu giường đến chỗ thấy cả vầng trăng. Và khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình thì lập tức cúi đầu, không phải 1 lần nữa nhìn sương trên mặt đất mà để suy ngẫm về quê hương”

Hoạt động 3HS: Làm theo hướng dẫnGV: Kiểm tra

- Thể thơ: cổ thể

b. Từ khóII. Phân tích văn bản1. Hai câu đầu“ Sáng tiền minh nguyệt quang”Nghi thị điệu thượng sương - Câu thơ cho thấy nhà thơ đang “nằm trên gường” mà không ngủ được mới nhìn rõ ánh trăng xuyên qua cửa sổ.- Nghi (ngờ) trăng sáng quá chuyển thành mầu trắng giống như sương. => Đêm trăng sáng đẹp dịu êm, mơ màng, yêu tĩnh. Dường như cả bầu trời, mặt đất đều tràn ngập trong ánh trăng Trước cảnh trăng sáng ở chốn tha hương, tác giả trằn trọc không ngủ được -> suy nghĩ, nhớ về quê nhà2. Hai câu cuối“ Cử đầu vọng minh nguyệtĐê đầu tư cố hương ”- Cử, vọng, đê, minh, nguyệt-> tả người, cảnh; tư, cố, hương -> tình-> Tả cảnh, tả người song tình người lại được thể hiện rất rõ- Phép đối+ Ngẩng đầu  đối chỉnh trong khoảnh khắc.+ Cúi đầu đã động lòng nhớ quê hương. -> tình cảm quê hương thường trực sâu nặngIII. Luyện tập- Đọc thuộc lòng phần phiên âm- Tìm hiểu cụ thể nghĩa của các từ trong phần phiên âm

4. Củng cố: - Hai câu thơ đầu gợi tả gì?Cảnh đó như thế nào?

Page 104: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Tác giả nhìn trăng để làm gì?Thấy trăng tác giả ra sao?5. Dặn dò: - Đọc thuộc lòng phần phiên âm- Đọc, tìm hiểu văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 38: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỐI VỀ QUÊ (Hồi hương ngẫu thơ) Hạ Tri Chương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Sơ giản vế tác giả Hạ Tri Chương.- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.- Nét độc đáo về tứ của bài thơ.- Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời.2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.- Bước đầu so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.3.Thaùi ñoä:- Giaùo duïc loøng yeâu thöông queâ höông cho HS.II. CHUẨN BỊ:- GV: bảng phụ, tranh ảnh ao làng- HS: trả lời các câu hỏi SGK.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hai câu thơ đầu gợi tả gì? Cảnh đó như thế nào?- Tác giả nhìn trăng để làm gì? Thấy trăng tác giả ra sao?- Phép đối có tác dụng gì?3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

Nêu yêu cầu đọcGV: Đọc mẫuNhững nét tiêu biểu về nhà thơ HTC?

I. Đọc - tìm hiểu chú thích.1. Đọc- Giọng chầm, buồn, hơi ngạc nhiên- Nhịp 4/3; 2/5

Page 105: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Hoạt động 2? Em hiểu như thế nào về từ “ngẫu ” ? Tại sao lại “ngẫu nhiên viết ”=> ( tác giả không chủ định làm bài thơ khi mới đặt chân về quê thơ ông lại hay và xúc động )GV: Việc sáng tác bài thơ này là hoàn toàn ngẫu nhiên, tình cờ, không chủ định trước. Đằng sau duyên cớ tưởng rằng như rất không đâu ấy lại là tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực )? Qua tiêu đề em có nhận xét gì về tình cảm quê hương của tác giả ?=> Yêu quê hương tha thiết.HS: Đọc 2 câu thơ đầu? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở 2 câu thơ đầu?=> Phép đối, đối các vế trong 1 câu thơ rất chỉnh ( ý – lời )GV: đối ý trong một câu gọi là tiểu đối.? nhận xét và nêu tác dụng của phép đối này?=> Số chữ ở hai vế đối ko bằng nhau nhưng xét về từ loại “rời nhà - quay về”; “trẻ – già” thì ý và lời đối nhau rất chỉnh.- Tác dụng: làm nổi bật sự thay đổi của tác giả từ khi ra đi đến khi trở về,? Sự thay đổi đó đã chứng tỏ điều gì?? Xa quê lâu như vậy ở con người nhà thơ có điều gì thay đổi, điều gì ko thay đổi?=> thay đổi: mái tóc đã bạc. ko thay đổi: giọng quê.GV: trước dòng chảy của thời gian, con người ko thể tránh được tuổi già, mang đến sự thay đổi về ngoại hình: mái tóc bạc, làn da mồi… -> đó là lẽ tất nhiên, là quy luật của c/s.

2. Tác giả- Hạ Tri Chương: đỗ tiến sỹ, làm quan 50 năm ở kinh Đô Trường An. Là người có tài, được trọng dụng.- “Hồi hương ngẫu thư” là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.

II. Phân tích văn bản

1, Hai câu thơ đầu

- Cảm xúc buồn buồn, bồi hồi trước sự thay đổi của tác giả về tuổi tác

- Hình ảnh chi tiết vừa chân thực, và tưởng tượng làm nổi bật tình cảm gắn

Page 106: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? với t/g có một điều ko thể thay đổi đó là “giọng quê, em hiểu giọng quê có nghĩa là gì?=> giọng quê: giọng nói mang bản sắc riêng của một vùng quê (nghĩa hẹp). Giọng quê: là chất quê, hồn quê được biểu hiện trong giọng nói của con người (nghĩa rộng)?: “giọng quê ko đổi” có nghĩa là gì?=> T/g khẳng định trong giọng nói của ông vẫn mang bản sắc quê, chất quê và hồn quê( Vẫn giữ được gốc, không thay đổi bản chất con người )? Điều đó chứng tỏ ô là người có tình cảm như thế nào với quê hương?=> Gắn bó sâu nặng, yêu quê hương tha thiết? Qua câu thơ em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của t/g?=> Cảm giác buồn buồn, nao nao, bồi hồi trước dòng chảy của thời gian sau bao năm xa quê trở lại.? Sau khi phân tích 2 câu thơ, em hãy xác định và đánh dấu X vào ô em cho là đúng:

PTBĐ Tự sự

Miêu tả

Biểucảm

BCquaTS

BC quaMT

1 X2 X

GV: yêu cầu hs quan sát vào bảng phụ? Với cảm xúc nao nao khi trở về làng, t/g gặp phải tình huống ntnào?=> khi tác giả vừa đặt chân đến làng quê, 1 lũ trẻ con ùa ra, tò mò nhìn ông lão đầu tóc bạc phơ, chống gậy bước xuống kiệu. Ông lão chưa kịp hỏi thì chúng đã nhanh miệng hỏi : Ông khách từ đâu đến làng?GV: bọn trẻ tò mò như nhìn người xa lạ, hỏi khách từ đâu đến.? Theo em tình huống này có lý hay vô lý?=> Có lý, trẻ em cười hỏi khách điều không lạ ( tác giả khi trở về quê đã 86 tuổi )GV: t/g vốn là người con của làng quê nhưng đã

bó với quê hương.

=> Tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của nhà thơ.

2 câu thơ cuối

- Tình huống bất ngờ, trẻ nhỏ tưởng nhà thơ là khách lạ.

Page 107: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

trở thành người xa lạ sau bao năm đi xa.? Tại sao lại có chuyện như vậy?=> Vì lúc rời làng bọn trẻ chưa ra đời, chúng là lớp người sinh sau đẻ muộn nên đâu có thể nhận ra lão đồng hương trước mặt.? Việc bọn trẻ vui cười hỏi khách cho ta hiểu gì về chúng?=> chúng là những đứa trẻ hồn nhiên tốt bụng, hiếu khách.? Theo em vì sao chỉ có nhi đồng xuất hiện ? sự hiếu khách của chúng có làm cho t/g vui lên ko? E thử tưởng tượng xem tại sao như vậy?=> nhà thơ lúc đó đã 86 tuổi. Bạn bè trang lứa liệu có còn ai. Sự hiếu khách của bọn trẻ ko những ko làm cho t/g vui lên mà còn ngậm ngùi, buồn tủi, xót xa, dù biết đó là quy luật của thời gian.? Nhưng việc bọn trẻ cười hỏi khách ấy cũng đã tác động như thế nào đến thái độ và tâm trạng của nhà thơ?=> Nhà thơ ngạc nhiên, buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa : trở về nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị “ xem” như là “khách” lạNỗi nhớ quê hương dồn nén, tích tụ hơn nửa thế kỉ lại được đền đáp như vậy.? Nhận xét gì về giọng điệu của 2câu thơ ?HS: Trầm tĩnh?: So sánh với 2 câu thơ đầu sự biểu hiện t/c của t/g có gì khác nhau về giọng điệu?=> Hai câu đầu: nao nao, bồi hồi.Hai câu cuối: buồn tủi, xót xa.? Vậy hai câu kết t/g đã bộc lộ tâm trạng gì khi về đến quê?GV: Bài thơ do ngẫu nhiên mà viết nhưng lại có sức gợi bao điều xâu xa, thấm thía về tình quê của con người.? Từ đó vẻ đẹp nào trong tâm hồn của t/g được bộc lộ?

- Tâm trạng buồn tủi xót xa khi trở thành người xa lạ ở ngay trên mảnh đất quê hương.

Page 108: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

=> Vẻ đẹp tâm hồn thuỷ chung với quê hương.? Liên hệ với tiểu sử của t/g em hiểu thêm điều đáng quý nào trong tấm lòng quê của t/g?=> Làm quan to, được vua nể trọng nhưng ko quên quê hương, cuối đời xin từ quan về làng. đó là tấm lòng yêu quê bền bỉ đáng trân trọng.? Vậy bài thơ có ý nghĩa gì?=> Bài thơ diễn tả t/c yêu quê hương thắm thiết, sâu nặng của nhà thơ Hạ Tri Chương. Có giá trị bồi đắp, làm giàu thêm tình yêu quê của mỗi chúng ta.? Cùng chủ đề nói về tình quê là bài thơ nào đã học?? Qua hai bài thơ cho em cảm nhận thêm được điều thiêng liêng nào trong mỗi con người?=> Tình quê ko thể thiếu vắng trong mỗi con người? So sánh bài thơ với bài “tĩnh dạ tứ”, biểu hiện t/y quê hương có gì khác?- Tĩnh dạ tứ: xa quê, nhớ quê- Hồi hương…: trở về quê, bồi hồi, ngậm ngùi t/y quê.? Em biết bài hát, câu hát nào nói về tình quê?=> “Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai ko nhớ sẽ ko lớn nổi thành người”Hoạt động 3: tổng kết.Mục tiêu: Giúp học sinh rút ra những nét chung nhất về nội dung và nghệ thuật của vb.Phương pháp: quy nạp, vấn đáp? Khái quát nghệ thuật được sử dụng?=> tiểu đối. tự sự, miêu tả -> biểu cảm.

? Nêu nội dung cơ bản của bài thơ?=> Tình quê hương là một trong những tình cảm

III- Tổng kết – ghi nhớ

1. Nghệ thuật- Tự sự, miêu tả, biểu cảm- Đối, điệp từ...2. Nội dung:Bài thơ thể hiện tình yêu gắn bó với

Page 109: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.- Đọc ghi nhớ ( sgk)Hoạt động 4: luyện tậpHS: Nêu yêu cầu luyện tậpGV hướng dẫn về nhà.

quê hương và thái độ đau xót ngậm ngùi kín đáo trước những thay đổi của quê nhà.3. Ghi nhớ ( sgk. 128)- IV.Luyện tập

4. Củng cố: - Tình cảm của tác giả như thế nào đối với quê hương?- Bài thơ có nghệ thật nào tiêu biểu?- Trong thời gian xa quê cái gì thay đổi cái gì không thay đổi?5. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ,đọc soạn trước bài mới “Từ trái nghĩa” SGK trang 128

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 35: TỪ TRÁI NGHĨA

I. MỤC TIÊUBÀI HỌC:

Page 110: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

1. Kiến thức:- Khái niệm từ trái nghĩa .- Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản 2. Kĩ năng:- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản .- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh ..3.Thaùi ñoä:Giaùo duïc yù thöùc söû duïng töø traùi nghóa khi noùi, vieát.II. CHUẨN BỊ: GV: Baûng phuï cheùp hai baøi thô “Caûm nghó….” Vaø “Ngaãu

nhieân vieát ….”III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng nghĩa? Các loại từ đồng nghĩa? VD? Sử dụng từ đồng nghĩa như

thế nào cho tốt?3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

GV; bảng phụHS: Đọc thuộc lòng bản dịch thơ: “Cảm nghĩ…” ( Tương Như dịch ) và bản dịch thơ “Ngẫu nhiên viết... ” của Trần Trọng SanDựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học về từ trái nghĩa? Em hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 bản dịch thơ ấy:Căn cứ vào cơ sở nào để xác định đó là những cặp từ trái nghĩa?Qua phân tích VD, em hiểu thế nào là từ trái nghĩa?Lấy thêm nhiều ví dụ khácGiải thích nghĩa của từ “già ” trong câu thơ “Trẻ đi, già trở lại nhà”?Ngoài ý nghĩa vừa tìm trong “cau già” “rau già”, từ “già”còn có ý nghĩa gì?Già -Người đã rất nhiều tuổi so với tuổi đời bài thơSản phẩm trồng trọt ở gia đình đã phát triển đầy đủ, sau đó chỉ chín và tàn lụi di.

Hoạt động 2Trái nghĩa với “già” ở nghĩa thứ 2 gì? (già -non )

I. Thế nào từ trái nghĩa:* VD- Ngẩng- cúi ( HĐ của đầu theo hướng lên xuống )- Trẻ -già: ( mức độ về tuổi tác )- Đi - trở lại ( sự tự di chuyển )-> Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau

-> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.Ghi nhớ ( Tr128 )

II. Sử dụng từ trái nghĩa- Sử dụng trong đối-> ý tương phản, gây

Page 111: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Qua phân tích VD, em rút thêm được kết luận gì về nghĩa của từ trái nghĩa?Việc sử dụng từ trái nghĩa trong những câu thơ ở bài thơ dịch trên có tác dụng gì?(ngẩng- cúi-> 2 hành động trái ngược, độc lập nhau cho thấy trong khoảnh khắc tác giả đã động làng nhớ quê-> tình cảm quê hương sâu nặng...)Già - trẻ; đi- trở lại-> độc lập, khách quan 1 cách ngắn gọn quãng thời gian xa quê của tác giả, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, tuổi tác, bước đầu hé lộ t/c quê hương của tác giả )Tìm thêm các thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa? Cho biết tác dụng của các cặp từ trái nghĩa ấy?

Hoạt động 3GV hướng dẫnHS: Làm BTTìm các cặp từ trái nghĩa?GV hướng dẫnHS: Làm BTTìm từ trái nghĩa?Điền từ trái nghĩa vào các từ ngữ?HS: Viết, GV sửa chữa, nhận xét.GV chọn 1 vài bài hay đọc trước lớp.Đặt câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa?

ấn tượng mạnh, làm lời nói sinh động, có hình ảnhGhi nhớ (Tr128)

III. Luyện tậpBài tập 1:- Lành - rách Ngắn - dài- Giàu - nghèo Sáng - tối- Đêm - ngày Bài tập 2:- Cá tươi - cá ươn- Hoa tươi - hoa héo- Ăn yếu - ăn khoẻ- Học lực yếu - học lực giỏi- Chữ xấu - chữ đẹp- Đất tốt - đất xấuBài tập 3 (HS tự làm vào vở )Bài tập 4Viết đoạn văn về vấn đề môi trường ở quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa .Bài tập 5 (Thêm )- Dòng sông quê em vẫn bên lở bên bồi- Chúng ta phải làm cho trắng - đen rõ ràng

4. Củng cố: - Thế nào là từ trái nghĩa?- Sử dụng từ trái nghĩa trong tạo lập VB5. Dặn dò: - Học bài + làm bài tập

Page 112: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Chuẩn bị đề 1 ( Tr129 ) để luyện nói về văn BC.

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 40: LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm2. Kĩ năng:- Rèn kỹ năng nói theo chủ đề biểu cảm - Rèn kuyện kỹ năng tìm ý, lập dàn bài bài văn biểu cảm về sự vật, con người.- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật, con người trước tập thể.- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật, con người bằng ngôn ngữ nói.3. Thái độ: HS tự tin trong giao tiếp, yêu tiếng ViệtII. CHUẨN BỊ:- Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.- Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:? Nêu những cách lập ý thường gặp trong văn biểu cảm?3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Viết được một bài văn biểu cảm với cảm xúc chân thành, làm xúc động người đọc đã khó. Việc trình bày trước tập thể cảm xúc đó để gây được sự đồng cảm với người nghe lại càng khó hơn. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng diễn đạt trước tập thể...

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHĐ1. Hướng dẫn chuẩn bịMục tiêu: Nắm được yêu cầu của đề bài, biết tìm ý,lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật,

I. Chuẩn bị.

Page 113: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

con người Phương pháp: thảo luận nhóm, thuyết trìnhGV đọc đề và chép lên bảngHS đọc, chép đề vào giấy.? Bài nói có cần có bố cục rõ ràng không? Vì sao?=> Có,để bài nói được đầy đủ.? Đề người nghe hiểu được bài nói của mình phải là như thế nào ?=> Muốn người nghe hiểu thì người nói phải lập ý và trình bày theo thứ tự ( y1, ý2..GV: Muốn truyền được cảm xúc cho người nghe thì t/c phải chân thành, từ ngữ phải chính xác, trong sáng, bài nói phải mạch lạc liên kết chặt chẽ.yêu cầu các em phải có lời thưa gửiKhi kết thúc : Có lời cảm ơnHĐ2: Hướng dẫn luyện tập.Mục tiêu: Học sinh rèn luyện kĩ năng trình bày trước tập thể , biết diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật, con người bằng ngôn ngữ nói.Phương pháp: Thực hành.- HS nói theo tổ, nhóm- Các bạn khác nhận xét, bổ xung- Chọn 1 số bài khá đại diện tổ, nhóm lên trình bày

1- Đề bài: Cảm nghĩ về thầy(cô) giáo những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai .2- Yêu cầu- Có 3 phần rõ ràng+ MB: Giới thiệu khái quát về thầy ( cô) giáo+ TB: - Triển khai nội dung cụ thể: + Sự chỉ bài tận tình của thầy, cô + Phẩm chất tận tuỵ với công việc của thầy, cô + Kỉ niệm sâu sắc của bản thân với thầy, cô.+ KB: Nêu cảm nghĩ bản thân

II. Luyện tập

1. Nói trong tổ

2. Nói trước lớp4. Củng cố: Hoàn thành dàn ý 4 đề trong SGK5. Dặn dò: chuẩn bị bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:

Page 114: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Giúp học sinh 2. Kĩ năng:- Rèn kỹ năng 3. Thái độ:- Giáo dục.II. CHUẨN BỊ:- Giáo viên: Tranh ảnh, tài liệu tham khảo, bảng phụ.- Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:3. Nội dung bài mới: Giới thiệu bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

4. Củng cố: 5. Dặn dò:

Tuần 11Tiết 42

Ngày soạn:31/10/2016

ĐỀ KIỂM TRA PHẦN VĂN BẢNThời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:1. Kiến thức:- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương

trình phần văn bản.- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình

phần văn bản với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.

2. Kỹ năng:- Có kĩ năng làm bài kiểm tra.3.Thái độ:- Có thái độ nghiêm túc trong thi cử.II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY- Kiểm tra, đánh giá.III/ CHUẨN BỊ:

Page 115: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- GV: Đề, đáp án, thang điểm - HS: Nội dung ôn tậpIV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: (1 phút)- Nắm sĩ số, nề nếp lớp.2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)- GV đọc đề bài 1 lần.- Phát đề, yêu cầu HS làm bài.3. Nội dung bài mới: (42 phút)a/ Đặt vấn đề.b/ Triển khai bài.Hoạt động 1: Nhắc nhở: - GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài- HS: chú ý

Hoạt động 2: Nhận xét GV: Nhận xét ý thức làm bài của cả lớp- Ưu điểm:- Hạn chế:5. Dặn dò: (1 phút)- Ôn lại các nội dung đã họcĐề 1:1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Đánh giáKT Biết Hiểu Vận dụng Tống số

điềmThấp Cao

Ca dao, dân ca.1 câu

3 điểm

Nắm được khái niệm, thể loại

Hiểu nội dung, ý nghĩa của các bài ca

dao đã học

3 điểm

Tỉ lệ: 20% 1điểm=50% 2điểm=50% 30%VB: Sông núi

nước Nam. Cổng trường

mở ra2 câu

5 điểm

Thể thơ, Thuộc văn bản và kiểu

văn bản

Hiểu rõ thể thơ, nội dung chính của văn

bản.

5 điểm

Tỉ lệ: 30% 2điểm=100% 3điểm=100% 50%VB: Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà.

1 câu3 điểm

Phân biệt được tình cảm của hai tác giả

3 điểm

Tỉ lệ: 30% 2điểm=20% 20%Tổng 3 điểm 5 điểm 2 điểm 10 điểm

2. ĐỀ KIỂM TRACâu 1. ( 3điểm )

Page 116: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Thế nào là Ca dao, dân ca? Chép nguyên văn và nêu nội dung chính của bài ca dao thứ nhất trong văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình ”(Ngữ văn 7 tập 1)? Câu 2. ( 2điểm ) Văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lí Lan, thuộc thể loại nào? Câu văn nào trong văn bản nói lên tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ?Câu 3. ( 3điểm )Văn bản Nam quốc sơn hà - của Lý Thường Kiệt được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Em hãy:

a) Chép nguyên văn phần phiên âm của bài thơ?b) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em hiểu như thế nào về thể thơ đó?c) Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì?

Câu 4. ( 2điểm )Chỉ ra sự khác nhau giữa cụm từ “ ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến và “ ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. 3. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM

NỘI DUNG ĐIỂMCâu 1:

- Ca dao, dân ca là thể loại văn học trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

- Công cha như núi ngất trời,Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông.Núi cao biển rộng mênh mông,Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

- Nói lên công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái và bổn phận, trách nhiệm làm con trước công lao to lớn đó.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2:- VB: Cổng trường mở ra” của Lí Lan thuộc thể loại: Văn bản nhật

dụng.- Câu văn nói lên tầm quan trọng của giáo dục: Ai cũng biết rằng

mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

1 điểm1 điểm

Câu 3:a. SGK văn 7 trang 62.b. Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Mỗi câu có 7 tiếng

(chữ), một bài có 4 câu; hiệp vần chân các câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4.c. Nội dung: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng

định không một thế lực nào được xâm phạm.

1 điểm1 điểm1 điểm

Câu 4:- “Ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là

một mình với chính mình, biểu lộ sắc thái cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông, hoang sơ xứ lạ.

1 điểm

Page 117: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- “Ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là hai người, thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn. Một tình bạn vô cùng quý giá.

1 điểm

Đề 2:Ma trận.

Mức độNội dung

Nhận biết Thông hiểu Vận dụngthấp

Vận dụng cao

Tổng

TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL1,Thơ Đường

C1 (0,5)C2

(0,5)

C 3( 0,5)

C6( 2 )

C7(4)

3(1,5)

2(6)

2, Phương thức biểu đạt

C4(0,5)

1(0,5)

3,VB Mẹ tôi

C5( 2)

1 ( 2)

Tổng 3(1,5)

1(0,5)

2( 4)

1(4)

4(2)

3(8)

ĐỀ BÀII. TRẮC NGHIỆM: ( 2 Điểm)Câu 1: Hai bài thơ: Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan và Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật. B. Song thất lục bát.C. Ngũ ngôn tứ tuyệt. D. Thất ngôn tứ tuyệt.

Câu 2: Hai câu thơ Đường sau nằm trong bài thơ nào?“ Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương”A. Phong kiều dạ bạc. B. Tĩnh dạ tứ.C. Vọng Lư sơn bộc bố. D. Hồi hương ngẫu thư.

Câu 3: Hai câu thơ trên đã sử dụng nghệ thuật : A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Đối. D. Hoán dụ.Câu 4: Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A. Miêu tả. B. Tự sự.C. Biểu cảm. D. Kết hợp cả 3 phương thức trên.

II. TỰ LUẬN (8 Điểm).

Page 118: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Câu 5: ( 2 điểm ) Giải thích vì sao bố của En- ri- cô ( Văn bản: Mẹ tôi ) lại chọn cách viết thư để dạy dỗ

con?Câu 6: ( 2 điểm)So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan? Câu 7: ( 4 điểm)Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình bạn trong văn bản " Bạn đến chơi nhà ”Đáp án chấm và biểu điểm I Trắc nghiệm ( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểmCâu 1 2 3 4Đáp án A B C DII. Tự luận. ( 8 đ )Câu 5: ( 2 đ )- Người cha sẽ dễ dàng bộc lộ ra những điều suy nghĩ sâu kín trong lòng ( Những điều này nếu nói trực tiếp có thể sẽ không nói được hết, hoặc nói trong lúc tức giận sẽ không giúp En- ri- cô xúc động, không nhận ra được lỗi lầm)- Việc đọc thư sẽ giúp En- ri- cô có thời gian đọc đi đọc lại có thể suy ngẫm mọi việc thấu đáo, tự nhận ra lỗi lầm - En- ri- cô sẽ không bị xấu hổCâu 6: ( 2 đ) “ta với ta” – “Qua đèo ngang” được dùng ở ngôi thứ nhất, chỉ có nhà thơ

đối diện với chính mình -> thể hiện tâm trạng cô đơn ko có người chia sẻ,- (1 đ) “ta với ta” – “Bạn đến chơi nhà” được dùng ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai,

với dụng ý “tuy hai là một”, đề cao tình bạn thắm thiết, cao đẹp vượt lên trên mọi thứ của cải vật chất.

Câu 7: ( 4 đ )- Mở đoạn: Giới thiệu về tình bạn, cảm xúc khái quát của mình về tình bạn- Thân đoạn: Tình bạn được thể hiện ntn thông qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ của nhân vật. Hành động cử chỉ ngôn ngữ đó nói lên điều gì? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật.Tại sao lại yêu ( quý, kính phục, tôn trọng....)- Kết đoạn: Khẳng định thái độ của mình về tình bạn của nhân vật

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 42:

TỪ ĐỒNG ÂM

Page 119: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được bản chất khái niệm từ đồng âm và phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.- Luỵên kỹ năng sử dụng từ đồng âm trong nói, viết.2. Kĩ năng:

- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản

- Biết phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

- Đặt câu phân biệt từ đồng âm

- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.

3. Thái độ:

- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.

II. Chuẩn bị.1. GV: Bài soạn, sgk, sgv 2. HS: Soạn bài, sgk.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định: 2. Kiểm tra : ? Thế nào là từ trái nghĩa? Tác dụng? Cho VD

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: Trong khi nói cũng như khi viết, ta thường gặp những từ đọc giống nhau, viết giống nhau nhưng nghĩa không giống nhau. Vậy đó là loại từ gì? ...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHoạt động 1:Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm và lấy được ví dụ, biết phân biệt từ đồng âm với từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa.PP: Đọc, quy nạp, nêu vấn đềHS: đọc ví dụ? Giải thích nghĩa của mỗi từ "lồng , trong 2 câu trên?=> Lồng 1: Động từ

I.Thế nào là từ đồng âm

1. Ví dụ (sgk. 135)

Page 120: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

chỉ hđ nhảy dựng lên của con ngựaGV: Chạy cao chân với tốc độ nhanh hoặc nhảy dựng lên- Lồng 2: Danh từVật làm bằng tre, gỗ, sắt.. để nhốt con vật.GV cho thêm VD: Mẹ tôi lồng gối vào vỏ.Lồng 3: ĐT, hoạt động của con người cho lõi gối vào trong vỏ gối.Cô có VD sau:- Cái nồi đồng ( Đồng: Kim loại)- Ra đồng làm việc ( Đồng: cánh đồng)? So sánh ba từ lồng và 2 từ đồng rồi rút ra kết luận* So sánh:

- Phát âm: giống nhau- nghĩa: khác nhau hoàn toàn.

Không liên quan gì đến nhau? Nghĩa của các từ "lồng" và " đồng " ở trên có liên quan đến nhau không?=> Không liên quanGV: Ba từ lồng trong VD 1 và hai từ đồng trong VD 2 là những từ đồng âm. Vậy thế nào là từ đồng âm?? Em hãy so sánh từ đồng âm với từ đồng nghĩa?

- Đồng âm: hình thức, phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.

- Đồng nghĩa: hình thức khác nhau nhưng nghĩa giống nhau

? Tìm từ đồng nghĩa, từ đồng âm trong các ví dụ sau.

1. Bạn Lan có đôi mắt sáng long

2. Nhận xét- Từ đồng âm là từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau* Lưu ý

- Phân biệt từ đồng nghĩa với từ đồng

Page 121: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

lanh.2. Thức đến sáng để học bài.3. Con trông em cho mẹ đi chợ nhé.4. Tớ phải coi nhà, không đi đá bóng được đâu.

? Từ chân trong các ví dụ sau đây thuộc loại từ nào? Vì sao?

1. Chú bé loắt choắtCái xắc xinh xinhCái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênh2. Cái chân bàn bị gãy.3. Cỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Từ chân là từ nhiều nghĩa. Vì các nghĩa của nó có mối quan hệ ngữ nghĩa nhất định. Nét nghĩa chung của từ chân là bộ phận dưới cùngVD: Anh ấy có chân trong ban quản lý công ty.? Giải nghĩa của từ chân trong VD?=> Vị trí trong ban quản lý công ty.? Từ chân thuộc loại từ nào?Từ đồng âm.? So sánh sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa- Từ nhiều nghĩa: là 1 từ có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng các nghĩa cùng có chung một cơ sở từ nghĩa gốc- Từ đồng âm: âm thanh giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, giữa chúng ko có một mối liên hệ nào.GV: Việc xác định từ loại và phân biệt đúng nghĩa của từ giúp chúng ta dùng từ chính xác hơn.

âm

- Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

Page 122: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Hoạt động 2:Mục tiêu: HS biết cách sử dụng từ đồng âm khi nói và viếtPP: Đọc, quy nạp, nêu vấn đề.GV: yêu câu học sinh thảo luận nhóm- KT mảnh ghép? Tại sao chúng ta phân biệt được nghĩa của từ “lồng” trong ví dụ 1?=> Dựa vào ngữ cảnh câu văn cụ thể.GV: treo bảng phụ ghi VD

- Đem cá về kho.? Nếu tách khỏi câu văn thì từ kho có thể hiểu theo mấy nghĩa? đó là những nghĩa nào?=> Hiểu theo 2 nghĩa:

- kho: nấu kĩ cho nhừ.- Kho: nơi cất, chứa đồ.

? Muốn từ kho hiểu theo 1 nghĩa ta có thể thêm vào câu những từ nào?=> Đem cá về mà kho

Đem cá về nhập kho.? Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, ta cần chú ý điều gì khi giao tiếp?=> Phải đặt trong ngữ cảnh cụ thể, tình huống giao tiếp cụ thểVD: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.Quốc ( Nước ) - cuốc ( Chim cuốc)

Gia ( Nhà)GV: Các nhà văn nhà thơ đã sử dụng hiện tượng đồng âm để tạo ra các biện pháp tu từ đặc sắc. Đó chính là cách chơi chữ, chúng ta sẽ tìm hiểu trong những giờ học sau

3. Ghi nhớ ( sgk. 135)

II.Sử dụng từ đồng âm

1. Ví dụ (sgk. 135)

2. Nhận xét- Sử dụng từ đồng âm cần đặt trong ngữ cảnh cụ thể, tình huống giao tiếp cụ thể.

Page 123: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Hoạt động 3 :Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiễn thức đã học để làm bài tập thực hànhPhương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, giải thích, thực hành

HS : Nêu yêu cầu bài 1HĐ độc lập

HS : Nêu yêu cầu bài 2HĐ nhóm bàn

HS : Nêu yêu cầu bài 3HĐ độc lập

3. Ghi nhớ 2 (sgk. 136)III. Luyện tập.

1. Bài 1- Thu : Mùa thu, thu tiền- Cao : Cao dán, nhà caoTranh: Bức tranh, Tranh nhau, Nhà tranh- Sang : Sang sông,Sang trọng- Nam : Phương Nam,Nam giới- Sức : Sức khoẻ,Trang sức- Nhè: Khóc nhè, Nhè ra- Tuốt : Tuốt lúa, Biết tuốt- Môi : Môi son, Môi giới2. Bài 2a. Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ- Cổ xưa: Cũ xưaCổ 1: Phần giữa đầu và thân người (gốc)- Cổ ( cô ấy)- Bộ phận gần phần đầu của một số đồ vật hơi dài và thon ở giữa.b. Cổ đại: Thời đại xa xưa nhất trong lịch sử- Cổ đông: người có cổ phần trong 1 công ty- Cổ học: Môn nghiên cứu văn học cổ điển- Cổ kính: (công trình xây dựng) Có từ lâu trang nghiêm

Page 124: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HS : Nêu yêu cầu bài 4HĐ nhóm bàn

3. Bài 3Bàn ( danh từ)- bàn ( động từ)+ Các bạn ngồi vào bàn và bàn chuyện học hành.Sâu ( danh từ)- sâu ( tính từ)+ Con sâu đang bò vào hang sâu.Năm ( danh từ)- năm ( số từ)+ Năm nay nó năm tuổi.4. Bài 4Anh chàng hàng xóm đã ra ngữ cảnh phân biệt từ đồng âm để trả đồ có lợi cho mình: vạc - vạc đồng, con vạc cò- con cò, cò nhàCách xử tốt nhất là đưa ra ngữ cảnh phân biệt từ đồng âm

4. Củng cố:GV hệ thống hóa nội dung kiến thức của bài.5. Dặn dò- Sưu tầm những câu cao dao, câu đố có sử dụng từ đồng âm- Viết 1 đoạn văn có sử dụng từ đồng âm - Học bài, làm bài tập còn lại, soạn “ Các yếu tố tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm”

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 44: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.- Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.2. Kĩ năng- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm.

Page 125: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.- Thái độ:- Có ý thức vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.II. CHUẨN BỊ:- Thầy: SGK, giáo án.- Trò: soạn bài và trả lời theo yêu cầu SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:- Thế nào là từ đồng âm.- Từ đồng âm được sử dụng như thế nào?3. Nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC4. Hoạt động 1

GV: Gọi HS đọc SGK trang 137 và trả lời câu hỏi.Đoạn 1: tự sự(2 câu đầu ) miêu tả(3 câu sau) có vai trò tạo bối cảnh chung.Đoạn 2: tự sự kết hợp biểu cảm uất ức và già yếuĐoạn 3: tự sự miêu tả và biểu cảm(2 câu cuối) cam phận.Đoạn 4: thuần túy biểu cảm tình cảm cao thượng vị tha.Tự sự và miêu tả có vai trò gì?Đọc văn bản mục 2 SGK trang 137- 138.Thúng câu: thuyền câu hình tròn đan bằng tre.Sắn thuyền thứ cây có nhựa và xơ, dùng xát vào thuyền nan để cho nước không thắm vào.Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên?Cảm nghĩ của tác giả?Miêu tả bàn chân bố.Kể chuyện bố ngâm chân vào nước muốiThương bố (cuối bài)Tình cảm đã chi phối miêu tả và biểu cảm như thế nào?Miêu tả và tự sự trong hồi tưởng khêu gợi cảm xúc nơi người đọc

5. Hoạt động 2Kể lại nội dung kiến thức bài “Bài ca nhà

I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.

Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gấm cảm xúc.

Tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc,do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh.

II. Luyện tập.

Page 126: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

tranh bị gió thu phá”?

Viết lại bài văn biểu cảm “Kẹo mầm”?

1/138 GV gọi HS kể lại bằng bài văn xuôi biểu cảm nội dung kiến thức bài thơ.

2/138 Yêu cầu HS diễn đạt văn bản “ kẹo mầm” của Băng Sơn.

+ Miêu tả: cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa,hình ảnh người mẹ.

+ Tự sự: chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.

+ Biểu cảm: lòng nhớ mẹ khôn nguôi.

4. Củng cố: - Tự sự và miêu tả có vai trò gì?- Tự sự và miêu tả có vai trò gì?5. Dặn dò: - Học thuộc bài cũ,đọc soạn trước bài mới “Cảnh khuya, rằm tháng giêng” SGK trang

140

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 45: CẢNH KHUYA - Hồ Chí Minh -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC   : 1. Kiến thức:- Cảm nhận tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu cách mạng của Hồ Chủ Tịch.- Cảm nhận tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan.- Hiểu những biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc của bài thơ.2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu một văn bản thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.- Biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ CM và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh3. Thái độ:

Page 127: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Bồi dưỡng tình cảm kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiênII. Chuẩn bị.- GV: SGK, SGV, soạn bài và có một số tình huống có vấn đề.- HS :Trò soạn bài và trả lời theo yêu cầu SGKIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài hồi hương ngẫu thư, nêu nội dung và nghệ thuật của bài ?3. Bài mới.Giới thiệu bài: Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta vốn là 1 người yêu thiên nhiên, mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhưng không phải vì thế mà Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Giờ học hôm nay cô trò chúng ta sẽ khám phá một vài bức tranh nhiên nhiên được miêu tả dưới ngòi bút tài hoa và sự cảm nhận tinh tế của Người.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHoạt động 1:GV hướng dẫn giọng đọc, diễn cảmđọc mẫu, gọi HS đọc văn bản nhận xét

? Nêu những hiểu biết của em về Hồ Chủ Tịch?=> Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộcDanh nhân văn hoá Thế giới, nhà thơ lớnGV: Cho học sinh xem ảnh Bác Hồ làm việc và ngắm trăng ở chiến khu Việt Bắc".? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?=> Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến khó khăn, gian khổGV: Trong kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc sau những chiến thắng lớn của bộ đội ta 1947 - 1948.Hướng dẫn tìm hiểu từ khó.? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Xác định vần và luật của bài thơ?

I- Đọc - tìm hiểu chú thích.1. Đọc văn bản.

2.Tác giả, tác phẩm.* Hồ chủ tịch ( 1890 - 1969), Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Danh nhân văn hoá Thế giới, nhà thơ lớn

* Bài thơ làm trong thời kỳ đầu kháng chiến chống TD Pháp

3. Giải nghĩa từ khó ( sgk. 141)4. Thể loại

Page 128: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

=> Thất ngôn tứ tuyệtBài 1: Nhịp 3/4; 2/5? Bố cục của bài thơ?=> Bài gồm 2 phần, mỗi phần 2 câu.

Hoạt động 2:GV: Bức tranh cảnh khuya được tao ra trong hai câu thơ đầu? Vậy theo em, có gì độc đáo trong cách tả cảnh khuay ở câu thơ thứ nhất?=> Tả bằng ấn tượng âm thanh: tiếng suối, dùng nghệ thuật so sánh, tiếng suối như tiếng hát.Nét vẽ tinh tế gợi cảm chiến khu Việt Bắc mang sức sống và hơi ấm con người.Làm cho âm thanh của tiếng suối xa càng trở nên gần gũi, thân mật với con người: Trẻ trung, trong trẻo.? Vậy cách tả này đã gợi ra 1 cảnh tượng như thế nào?=> Sự sống thanh bình của thiên nhiên rừng núi trong đêm, cảnh đẹp, thanh khiết, trong lành, không 1 chút bụi bặm.? Đọc câu thơ này, em liên tưởng đến câu thơ nào mà chúng ta đã học rồi ?=> Côn Sơn suối chảy rì rầmTa nghe như tiếng đàn cầm bên tai? Ở đây cách miêu tả có gì điểm gì giống=> NT: So sánh- So sánh tiếng suối như tiếng hát.- So sánh: Tiếng suối như tiếng đàn? Em thích cách so sánh nào hơn? Vì sao?GV: Hai nhà thơ cùng có cảm nhận tinh

- Thất ngôn tứ tuyệt.

5. Bố cục: 2 phần, mỗi phần 2 câu.- Phần 1: Hai câu đầu: Bức tranh cảnh khuya trong thơ.- Phần 2: Hai câu cuối: Tâm trạng nhà thơII. Đọc- hiểu văn bản1. Hai câu đầu: Bức tranh cảnh khuya trong thơ

- Âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát

Page 129: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

tế về thiên nhiên. Tuy vậy, cách so sánh tiếng suối như tiếng hát làm cho tiếng suối mượt mà hơn, trong trẻo hơn, quyến rũ hơn, làm say lòng người hơn. Qua đó, thiên nhiên trở nên gần gũi với con người hơn.? Trong câu thơ thứ hai t/g sử dụng NT gì? tác dụng?=> Điệp từ " lồng ". Tạo bức tranh toàn cảnh với cây, hoa, trăng hòa hợp, trộn lẫn vào nhau sống động. Tạo vẻ đẹp lung linh huyền ảo, bóng cây lấp lánh ánh trăng, ấm áp, thân tình.GV: Liên hệ câu đầu bài qua đèo ngang, rồi rút ra cái hay của từ lồng so với từ chen.GV: điệp từ “lồng” -> tạo bức tranh rừng khuya nhiều tầng lớp, đường nét, vòm cổ thụ lấp loáng ánh trăng, bóng cây in trên mặt đất, bóng trăng in qua kẽ lá, trùm lên khóm hoa. Bức tranh chỉ có hai màu sángvà tối mà tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo hoà hợp, quấn quýt, xoắn xuýt vào nhau của cảnh vật? Hai câu thơ đầu gợi bức tranh rừng khuya có vẻ đẹp như thế nào?=> Có hình khối, âm thanh trong trẻo.Thiên nhiên tươi sáng, gần gũi, gợi niềm vui sống cho con người.GV: Nếu vẻ đẹp của âm thanh trong thơ thứ nhất có nhạc, thì câu 2 là bức tranh được vẽ bằng nghệ thuật "Thi trung hữu hoạ” Hình ảnh có vẻ đẹp của một bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối.Trong thơ cổ điển, cảnh vật thường tĩnh tại, còn trong thơ Bác, cảnh không tĩnh tại mà nó vận động, đầy sức sống, tiếng suối và ánh trăng như có linh hồn, có sức sống, có sự vận động khiến cảnh vật trở nên lung linh huyền ảo đẹp như 1

- Là một đêm trăng đẹp đầy chất thơ.

- Cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng lung linh huyền ảo, sống động.

=> Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gần gũi, gợi niềm vui sống cho con

Page 130: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

bức tranh tứ bình vậy.? Trong thơ tứ tuyệt câu 3 có vai trò gì?=> Câu chuyển – chuyển ý.? Câu thơ 3 trong bài chuyển ý gì?=> Chuyển từ tả cảnh sang tình.GV: Người chưa ngủ ở đây là tác giả HCM.?Theo em ở câu thơ thứ 3, nếu xét theo quan hệ với cụm từ cảnh khuya như vẽ thì người chưa ngủ ở đây là vì lí do gì?=> là để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiênGV: Tức là cảnh đêm khuya với ánh trăng sáng láng và tiếng suối như tiếng hát đã hấp dẫn tâm hồn nhà thơ.? Nếu hiểu như thế thì trạng thái chưa ngủ ở đây đã phán ánh cảm xúc tâm hồn nào của tác giả?=> Yêu thiên nhiên, say đắm hòa hợp với thiên nhiên.? Trong câu thơ cuối, người chưa ngủ là vì lo nỗi nước nhà, vậy em hiểu tâm sự lo nỗi nước nhà của Bác là ntn?=> Lo cho cuộc kháng chiến chống pháp gian khổ sao cho đến ngày thắng lợi.?Nếu hiểu như thế thì người chưa ngủ trong câu thơ cuối này phản ánh cảm xúc tâm hồn nào của tác giả?=> Tình yêu nước thường trực trong tâm hồn của tác giả.? Trong hai câu cuối t/g sử dụng nghệ thuật gì? tác dụng?Điệp từ “chưa ngủ”, cấu trúc vòng tròn -> nhấn mạnh việc chưa ngủ, nhấn mạnh lí do chưa ngủ– chưa ngủ vì vẻ đẹp của rừng khuya

người.

2. Hai câu cuối: Tâm trạng nhà thơ.

- Bộc lộ vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn Hồ Chí Minh.

Page 131: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

đẹp như một bức tranh làm say lòng nhà thơ

– Chưa ngủ vì lo lắng cho chiến dịch đang thời kì gay go ác liệt, nỗi lo cho nước nhà.

GV: Ở đây có sự lặp lại trạng thái chưa ngủ của 1 con người, điệp ngữ này có sức diễn tả cảm xúc nội tâm của HCM vừa tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên, vừa thiết tha với vận mệnh của đất nước.

? Theo em lí do nào là chính? Vì sao?GV: hoàn cảnh sáng tác bài thơ cho thấy có thể Bác ko ngủ được là vì lo cho đất nước, cũng vì ko ngủ được Bác đã được thưởng thức vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên? Qua đó, thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào?=> Biểu hiện tình yêu TN gắn liền với tình yêu nước trong tâm hồn HCM.GV Bình: Trong hoàn cảnh cuộc k/c gay go quyết liệt, Bác bận trăm công nghìn việc vậy mà Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẫn thư thái thưởng thức vẻ đẹp đó chứng tỏ Bác ko chỉ là người rất yêu thiên nhiên mà còn là người có bản lĩnh vững vàng, tinh thần lạc quan CM. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác, thể hiện sự hài hoà, giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụHoạt động 3:? Bài thơ này TG đã sử dụng những BPNT nào?

? Nội dung cơ bản của bài thơ là gì?

- Bác là người rất yêu thiên nhiên, lo lắng cho vân mệnh đất nước, có phong thái ung dung.

III. Tổng kết, ghi nhớ1. Nghệ thuật.Thể thơ TNTT Đường luật, có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo,so sánh,điệptừ…

Page 132: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

GV: HDHD phần luyện tập

2. Nội dung.Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.3. Ghi nhớ.IV. Luyện tập

4. Củng cố.- GV hệ thống hóa kiến thức toàn bài. 5. Dặn dò.- Học bài, làm bài tập, Cb bài mới: Rằm tháng giêng.* Rút kinh nghiệm........................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 46: RẰM THÁNG GIÊNG - Hồ Chí Minh -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC   : 1. Kiến thức:- Cảm nhận tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu cách mạng của Hồ Chủ Tịch.- Cảm nhận tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung bình tĩnh lạc quan.- Hiểu những biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc của bài thơ.2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu một văn bản thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.- Biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ CM và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh3. Thái độ:- Bồi dưỡng tình cảm kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Page 133: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiênII. Chuẩn bị.- GV: SGK, SGV, soạn bài và có một số tình huống có vấn đề.- HS :Trò soạn bài và trả lời theo yêu cầu SGKIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài Cảnh Khuya, nêu nội dung và nghệ thuật của bài ?3. Bài mới.Giới thiệu bài: Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta vốn là 1 người yêu thiên nhiên, mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhưng không phải vì thế mà Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Giờ học hôm nay cô trò chúng ta sẽ khám phá một vài bức tranh nhiên nhiên được miêu tả dưới ngòi bút tài hoa và sự cảm nhận tinh tế của Người.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHoạt động 1:GV hướng dẫn giọng đọc, diễn cảmđọc mẫu, gọi HS đọc văn bản nhận xét

? Nêu những hiểu biết của em về Hồ Chủ Tịch?=> Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộcDanh nhân văn hoá Thế giới, nhà thơ lớnGV: Cho học sinh xem ảnh Bác Hồ làm việc và ngắm trăng ở chiến khu Việt Bắc".? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?=> Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến khó khăn, gian khổGV: Trong kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc sau những chiến thắng lớn của bộ đội ta 1947 - 1948.Hướng dẫn tìm hiểu từ khó.? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Xác định vần và luật của bài thơ?=> Thất ngôn tứ tuyệt

I- Đọc - tìm hiểu chú thích.1. Đọc văn bản.

2.Tác giả, tác phẩm.* Hồ chủ tịch ( 1890 - 1969), Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Danh nhân văn hoá Thế giới, nhà thơ lớn

* Bài thơ làm trong thời kỳ đầu kháng chiến chống TD Pháp

3. Giải nghĩa từ khó ( sgk. 141)4. Thể loại- Thất ngôn tứ tuyệt.

Page 134: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Bài 1: Nhịp 3/4; 2/5? Bố cục của bài thơ?=> Bài gồm 2 phần, mỗi phần 2 câu.Hoạt động 2:HS: Đọc bản phiên âm.GV: Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của 1 năm mới.? Vậy thời điểm này được ghi nhận bằng hình ảnh nào trong lời thơ thứ nhất?=> Nguyệt chính viên ( trăng tròn nhất)? Với cách miêu tả đó đã gợi ra một không gian ntn?=> Gợi không gian bát ngát, cao rộng tràn ngập ánh trăng.? Câu thơ thứ hai MT cảnh gì?=> TG tập trung MT: sông, nước, trời .? TG đã sử dụng BPNT gì trong hai câu đầu ? => Từ láy " lồng lộng", điệp từ “xuân. Có tác dụng MT sắc xuân tràn ngập khắp ko gian, hoà quyện trong từng sự vật, gợi nét trẻ trung đầy sức sống, nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân? Như vậy hai câu thơ đầu gợi cho em hình dung ra cảnh đẹp gì?=> Vẽ ra một khung cảnh không gian cao rộng, mênh mông, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống mùa xuân trong rằm tháng giêng. Đặc biệt là câu thơ đầu đã mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng trong trẻo nổi bật là vầng trăng tràn đầy toả sáng.? Em có nhận xét gì giữa phiên âm và dịch thơ trong BT đặc biệt là câu thơ 2:=> Thơ lục bát- Một số từ không được dịch sát nghĩa- Câu thơ thứ 2 thiếu một từ xuân- Thêm vào một số từ: lồng lộng, bát ngát, ngân..

5. Bố cục: 2 phần, mỗi phần 2 câu.

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Hai câu đầu.

- Không gian bát ngát tràn ngập trăng xuân, gợi nét trẻ trung đầy sức sống

Page 135: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

=> Sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tràn ngập cả đất trời.? Trong nguyên tác, câu thứ 3 cho người đọc biết thêm điều gì?=> Đây là trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: "Yêu ba" là một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm cho bài thơ mang âm hưởng thơ cổ."Đàm quân sự" Hiện đại không khí lịch sử, của thời đại.? Câu cuối vừa tả vừa biểu cảm như thế nào?=> Tả trăng rọi trên thuyền lúc về.- Biểu cảm: Sự thanh thản, "Nguyệt mãn thuyền’’ như làm sáng lên niềm vui, lạc quan của Bác.? Câu thơ thứ tư gợi cho em nhớ đến câu thơ nào?=> " Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền ” (Phong kiều dạ bạc, Trương Kế)GV: Bài thơ có sử dụng các chất liệu cổ thi: Trăng, sông , nước...nhiều hình ảnh, từ ngữ tương đồng với một số câu thơ cổ của TQ. Tuy nhiên thơ của trương kế- trăng làm chủ -> con người. Trong thơ của HCM, con người làm chủ- chở đầy thuyền trăng. Vì thế, bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa hiện đại, mang nét trẻ trung, khoẻ khoắn. Đó là nét đặc sắc trong bút pháp của CT HCM.? Cảm nhận của em về hình ảnh "Nguyệt mãn thuyền"=> Hình ảnh đẹp và trữ tình. Hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ lướt đi phơi phới chở đầy ánh trăng giữa không gian trời nước bao la.GV: Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng trong trời mùa xuân bao la mang đậm màu sắc cổ thi.

2. Hai câu cuối

- Tâm hồn rộng mở với thiên nhiên.

Page 136: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? So sánh với phần phiên âm?=> Thêm vào một số từ: bát ngát, ngân..GV KL: Bản dịch đã không thể hiện được hết ý tứ của nguyên tác. ĐB là hai từ yên ba- khói sóng đã không được đưa vào bản dịch nên làm mất đi vẻ hư thực, mờ ảo, mịt mù của cảnh khuya. Tuy nhiên lại thêm vào một số từ khá hay làm cho bài thơ bay bổng, lãng mạn.? Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai câu cuối ?=> Hai câu thơ hiện lên hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ cùng với các đồng chí sau khi bàn việc quân trở về, lướt đi phới phới trên dòng sông xuân mịt mù hư ảo, trở đầy trăng xuân, giữa không gian bao la tràn ngập sắc xuân. Trong vẻ đẹp lung linh, huyền ảo ấy, con người như quên đi mọi nỗi cam go ác liệt của cuộc k/c. Tâm hồn mở rộng với thiên nhiên với phong thái ung dung, lạc quan? Bài thơ đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào?=> Phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời trong kháng chiến gian khổHoạt động 3:Mục tiêu: HS khái quát được nội dung và nghệ thuật của bàiPP: Vấn đáp, gợi tìm...? Bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật?HS: Trả lời? Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?=> - Cảnh khuya: Trăng sáng trong rừng khuya , ánh trăng lồng bóng cây, bóng hoa lung linh huyền ảo mà ấm áp tình

- Trong kháng chiến gian khổ, Bác vẫn lạc quan, yêu đời. Phong thái ung dung, lạc quan.

III. Tổng kết- ghi nhớ

1. Nghệ thuật- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vừa cổ điển vừa hiện đại.- Miêu tả, biểu cảm, điệp từ...- Hình ảnh thiên nhiên đẹp so sánh độc đáo, cổ điển + hiện đại ngôn ngữ trong sáng, bình dị tự nhiên, gợi chính xác.2. Nội dung.- t/y thiên nhiên hoà quyện với tình yêu đất nước.- Phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

Page 137: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

người. - Nguyên tiêu: Trăng sáng lồng lộng trên sông nước, cả không gian đầy ắp sắc xuân.Hoạt động 4:HS: Nêu yêu cầu luyệnGV Hướng dẫn về nhà làm.

3. Ghi nhớ ( sgk. 143)

IV. Luyện tập

4. Củng cố? Đọc diễn cảm bản dịch thơ5. Dặn dò- Học bài, Ôn bài để tiết sau kiểm tra tiếng việt.* Rút kinh nghiệm.........................................................................................................

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 37: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:- Tổng hợp kiến thức của các bài: từ ghép, từ láy, từ Hán Việt, quan hệ từ ... 2. Kĩ năng:- Phân biệt được từ ghép và từ láy- Nhận diện từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập- Biết phân biệt từ đồng âm, từ đồng nghĩa.- Biết đặt câu, sử dụng từ Hán Việt đúng lúc, phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả giao tiếp.3. Thái độ:- ý thức tự học, chuẩn bị đề cương, tự ôn tậpII. Chuẩn bị

Page 138: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm- HS: Ôn tậpIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.1. Ổn định:

2. Kiểm tra : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới:

HĐ1. Phát đềĐề bài: Câu 1: ( 2 đ ) Trong chuỗi từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? liệt kê vào bảng .Máu mủ, nhỏ nhen, chùa chiền, tan tành, no nê, tan vỡ, rơi rớt, học hành, nhỏ nhẹ, bâng khuâng.Từ ghép

Từ láy

Câu2 : (2 đ) Trong chuỗi từ sau, từ nào là từ ghép chính phụ, từ nào là từ ghép đẳng lập.Bếp núc, dưa hấu, ăn nói, đi đứng, rắn giun, ốm yếu, giấy má, chạy nhông, hèn hạ, binh lính.Từ ghép chính phụ

Từ ghép đẳng lập

Câu 3: ( 2đ )Nêu tác dụng của từ Hán Việt? Lấy ví dụ cho từng trường hợp.Câu 4: ( 4đ )

Viết đoạn văn biểu cảm từ 7 - 10 câu với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng ít nhất 2 quan hệ từ và 2 từ trái nghĩa, ( gạch chân dưới những từ trái nghĩa và QHT khi đã làm xong ).HĐ2. HS làm bài GV quan sát4 Củng cố- Thu bài, kiểm tra số lượng khái quát lại yêu cầu của đề5 Dặn dò- Học bài soạn “ Trả bài tập làm văn số 2”.* Rút kinh nghiệm...................................................................................................Đáp án,biểu điểm

Page 139: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Câu 1: ( 2 đ ) Trong chuỗi từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? liệt kê vào bảng .Máu mủ, nhỏ nhen, chùa chiền, tan tành, no nê, tan vỡ, rơi rớt, học hành, nhỏ nhẹ, bâng khuângTừ ghép Máu mủ, chùa chiền, tan tành, no nê, tan vỡ, rơi rớt, học hành, nhỏ

nhẹ

Từ láy nhỏ nhen, bâng khuâng

Câu 2 : (2đ) Trong chuỗi từ sau, từ nào là từ ghép chính phụ, từ nào là từ ghép đẳng lập Bếp núc, dưa hấu, ăn nói, đi đứng, rắn giun, ốm yếu, giấy má, chạy nhông, hèn hạ, binh lính.Từ ghép chính phụ

dưa hấu, rắn giun

Từ ghép đẳng lập bếp núc, gấy má, hèn hạ, binh lính, ăn nói, đi đứng, ốm yếu, chạy nhông

Câu 3: ( 2đ )Nêu tác dụng của từ Hán Việt? Lấy ví dụ cho từng trường hợp.- Tạo sắc thái trang nhã, tôn kínhVD: Mời các quý vị đại biểu đứng dậy làm lễ chào cờ.- Tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợVD: Cháu nhỏ bị tiểu ra máu- Tạo sắc thái cổ xưaCâu 4: ( 4đ) HS viết được đoạn văn đúng về hình thức,lôgic về nội dung - Sử dụng được ít nhất 2 từ trái nghĩa phù hợp và 2 QHT- Trình bày sạch sẽ, không sai chính tả

Page 140: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 48: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Giúp hs củng cố lại những kiến thức đã học về văn biểu cảm- Đánh giá chất lượng bài làm của hsso với yêu cầu của đề tài. Nhờ đó có những kinh

nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tiết hơn những bài sau.2. Kĩ năng: HS có khả năng tự đánh giá bài viết của mình, biết cách sửa các lỗi thông thường 3. Thái độ:

- Phê và tự phê bình- Khiêm tốn học hỏi bạn bè.

II. Chuẩn bị :1. GV: Bài soạn, đề, đáp án, biểu điểm2. HS: Vở soạn .

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC   : 1 .Ổn định:

2. Kiểm tra : Không kiểm tra

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: Chúng ta đã được học cách tạo lập văn bản biểu cảm, cách liên kết để vb có tính mạch lạc. Được tìm hiểu các cách biểu cảm. Tuy nhiên, khi làm bài, các em còn mắc rất nhiều lỗi cơ bản, tình cảm bộc lộ chưa thật chân thành... Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHĐ 1: HDHS tìm hiểu đề bàiMục tiêu: Ôn lại các thao tác trước khi làm bài: Tìm hiểu đề -> các bước tạo lập văn bảnPhương pháp: Diễn dịch, quy nạp,

1. Đề bài.

Cảm nghĩ của em về cây phượng mùa

Page 141: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

thuyết trình* Yêu cầu cụ thể:

+ Xác định yếu tố miêu tả:

- Tả cái gì bày tỏ thái độ, tình

cảm.

+ Xác định yếu tố tự sự:

- Kể cái gì bộc lộ cảm xúc.

+ Chú ý: Các yếu tố trên là phân

tích để biểu cảm đối với loài cây em

yêu.

+ Tuân thủ 4 bước khi làm bài.

HĐ2. Nhận xétMục tiêu: Giúp học sinh nhận ra những ưu điểm, nhược điểm, biết sửa chữa những lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu....Phương pháp: Thực hành, thuyết trình* Ưu điểm:- ý thức làm bài tương đối tốt.- Bố cục 3 phần khá rõ ràng.- Đúng thể loại văn biểu cảm- chữ viết cẩn thận, sạch sẽ.- Nội dung tương đối chi tiết.- Viết câu rõ ý- Cảm xúc chân thành.- 1 số bạn làm bài rất tốt chữ viết sạch đẹp.* Nhược điểm:- Chữ xấu- Cảm xúc hời hợt- Bố cục không rõ ràng

hè2. Lập dàn bài* Mở bài:- Giới thiệu khái quát về đối tượng biểu cảm ( cây phượng mùa hè )- Cảm xúc khái quát ( Yêu, mến, gắn bó....)* Thân bài- Các đặc điểm gợi cảm của cây- Loài cây… trong cuộc sống của con người- Loài cây… trong cuộc sống của em* Kết bài:Tình cảm của em với cây phượng3. Chữa bài- Nội dung- Cú pháp- Bố cục- Chính tả

Page 142: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Diễn đạt: chưa mạch lạc, còn lủng cung.- Dùng từ ngữ chưa hay, chưa rõ nghĩa- Đặt câu chưa phong phú, còn nhiều câu cụt, thiếu ý- Đặt dấu câu chưa đúng.- Một số em chữ viết cẩu thả- Lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ- Tình cảm còn hời hợt, chưa chân thành, không làm xúc động người đọc- Một số bài viết chưa bộc lộ tình cảm, thiên về miêu tả, tự sựGV: Ghi lên bảng phụ những đoạn văn mắc lỗi (bảng phụ)? Tìm lỗi sai của đoạn văn trên?? Em sửa lại như thế nào?Đọc 1,2 bài tiêu biểu4. Củng cố- Nhắc lại các lỗi còn mắc trong bài kiểm tra5. Dặn dò- Học bài, soạn “Thành Ngữ”* Rút kinh nghiệm.......................................................................................................

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 49: THÀNH NGỮ

Page 143: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm thành ngữ.

- Hiểu nghĩa của thành ngữ

- Đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thành ngữ trong văn bản

- Giải thích nghĩa của thành ngữ thông dụng

- Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong nói và viết

3. Thái độ:

- Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ

II. Chuẩn bị.1. GV : Bài soạn, sgk, sgv2. HS : Soạn bài, sgk.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC   : 1. Ổn định: 2. Kiểm tra : ? Thế nào là từ đồng âm? cho VD? sử dụng từ đồng âm như thế nào?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: Trong kho tàng ngôn ngữ TV có nhiều từ viết giống nhau, đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, lại có những từ viết hơi khác nhau, đọc giống nhau, nghĩa khác nhau hoàn toàn. Vậy những từ đó thuộc loại từ gì?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm thành ngữ.Mục tiêu: giúp HS hiểu cấu tạo của thành ngữ, cách hiểu thành ngữ, chức năng của thành ngữPhương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhómHS:Đọc ví dụ? Em có nhận xét gì về Cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh?

I. Thế nào là thành ngữ.

1. Ví dụ ( sgk. 143)

Page 144: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Có thể thay 1 vài từ trong cụm từ này bằng từ khác được không ?=> Không, vì ý nghĩa sẽ trở lên lỏng lẻo.? Có thể đảo trật tự từ trong cụm được không?=> Không. Nếu đổi sẽ vô nghĩa, không hợp lý.Trật tự cố định, không thể thay thế vì ý nghĩa của cụm từ mang tính khái quát cao, nếu thay sẽ làm cho nghĩa trở nên lỏng lẻo.VD: Lên núi xuống ghềnh

Lên thác xuống sông.? Vậy em có nhận xét gì về ý nghĩa của cụm từ này?=> Nghĩa hoàn chỉnh? Từ nhận xét trên em rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ đó về ý nghĩa?=> Cụm từ có cấu tạo cố định ý nghĩa hoàn chỉnh.GV Gọi cụm từ này thành ngữ? Em hiểu thành ngữ là gì?HS: Trả lời? Lấy một số thành ngữ?HS: Nước đổ đầu vịt...?Tìm hiểu nghĩa của cụm từ "lên thác xuống ghềnh"?=> Trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt.? Nghĩa của thành ngữ này được hiểu thông qua phép chuyển nghĩa nào?=> Ẩn dụ.? Nhanh như chớp có nghĩa là gì? TS lại nói nhanh như chớp?

2. Nhận xét

Page 145: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Nghĩa của thành ngữ này được hiểu thông qua phép chuyển nghĩa nào?=> So sánh.HS: Trả lờiGV Cho 1 số thành ngữ

1 2-Hay lam hay làm-Chịu thương chịu khó -Bùn lầy nước đọng.-Mưa to gió lớn- Non xanh nước biếc-Mẹ goá con côi-Năm châu bốn biển.

-Nói dối như cuội.-Mặt sứa gan lim/ được voi đòi tiên.-Đi guốc trong bụng.-Lòng lang dạ -Vắt cổ chày ra nước.-Nước đổ lá khoai.

? ở nhóm 1, nhờ đâu mà có thể hiểu được nghĩa của những thành ngữ này?=> Suy ra từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó? ở nhóm 2, nhờ đâu mà có thể hiểu được nghĩa của những thành ngữ này?=> Phải suy ra từ nghĩa chung thông qua phép chuyển nghĩa- Ẩn dụ, so sánh, nói quá- Nghĩa bóng

Lưu ý:- Cho các từ: tráo trở, phản trắc, bội bạc

-Thành ngữ là loại cụm từ có cấu trúc tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Có hai cách hiểu nghĩa của thành ngữ là nghĩa đen và nghĩa bóng.

Page 146: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Tìm các thành ngữ có nghĩa tương đương

- ăn cháo đá bát- Khỏi vòng cong đuôi- Qua cầu rút ván

GV: các từ đồng nghĩa thuộc các nhóm thành ngữ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau trong câuVD:- nó là kẻ tráo trở (phản trắc, bội bạc)- nó là kẻ ăn cháo đá bát (khỏi vòng cong đuôi, qua cầu rút ván)Những biến thể của thành ngữ...

HĐ2. Hướng dẫn sử dụng thành ngữ.Mục tiêu: Học sinh biết cách sử dụng thành ngữ, biết chức năng ngữ pháp của thành ngữ.Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, động não....? Xác định vai trò NP của thành ngữ trong câu sgk? "Non xanh nước biếc tha hồ dạoRượu ngọt chè tươi mặc sức say” (Cảnh rừng Việt Bắc - Hồ Chí Minh)" Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước non”- Khi tắt lửa tối đèn có đứa nào......HS: a. Chủ ngữ,b. vị ngữc. Phụ ngữ? Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?HS: Trả lời? Em hãy thay mỗi thành ngữ đã nêu bằng cụm từ đồng nghĩa khác rồi so sánh xem cách diễn đạt nào hay hơn?

- => bẩy nổi ba chìm – long đong,

3. Ghi nhớ 1( sgk. 144)

II. Sử dụng thành ngữ.

1. Ví dụ ( sgk. 144)2. Nhận xét

- Thành ngữ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ hay phụ ngữ... trong câu

Page 147: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

lận đận- tối lửa tắt đèn – khó khăn hoạn

nạn=> Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tình, hình tượng ý nghĩa cô đọng, hàm xúc, gợi liên tưởng cho người đọc, người nghe hơn.? Tác dụng của thành ngữ trong giao tiếp?HS: Trả lời- Đọc ghi nhớHĐ3. Hướng dẫn luyện tậpMục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiễn thức đã học để làm bài tập thực hànhPhương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, giải thích, thực hành

HS: Nêu yêu cầu bài 1.HĐ nhóm bàn

HS: Nêu yêu cầu bài 2.HĐ độc lập

HS: Nêu yêu cầu bài 3.HĐ độc lập

HS: Nêu yêu cầu bài 4.HĐ nhóm bàn

- Thành ngữ có tính hàm xúc, biểu cảm cao.3. Ghi nhớ 2( sgk, 144)III. Luyện tập

1. Bài 1a. Sơn hào hải vị: Các món ăn ngon Nem công chả phượng: món ăn quý hiếm.b. Khỏe như voi: Rất khỏeTứ cố vô thân: Không ai thân thích.c. Da mồi tóc sương: Đã già2. Bài 2HS kể truyện “ Con Rồng cháu tiên” và “ Ếch ngồi đáy giếng”3. Bài 3Lời ăn tiếng nóiMột nắng hai sươngNgày lành tháng tốtNo cơm ấm cậtBách chiến bách thắngSinh cơ lập nghiệp.4. Bài 4 HS tự làm và trình bày

4 Củng cố

Page 148: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Đọc ghi nhớ5 Dặn dò- Học bài, soạn “ Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”* Rút kinh nghiệm.........................................................................................................

Ngày 04/11/2013 TT kí duyệt

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 50: CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:- Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học- Các dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học- Học sinh hiểu được các bước làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học2. Kĩ năng:

Page 149: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Cảm thụ các tác phẩm văn học đã học- Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.- Rèn kỹ năng phân tích văn bản mẫu, lập dàn ý cho đề bài- Tập trình bầy cảm nghĩ về 1 sô tác phẩm đã học trong chương trình.3. Thái độ:- Nuôi dưỡng những cảm xúc chân thành về các tác phẩm văn học đã họcII. Chuẩn bị- GV: Giáo án + SGK- HS: SGK +Vở ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra : ? Nêu vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm?

3. Bài mới:Giới thiệu bài: Trong chương trình ngữ văn lớp 7 các em đã được học một số văn bản

biểu cảm hay – mỗi văn bản có một giá trị nội dung đặc sắc riêng. Và mỗi t/p lại gợi cho

người đọc những cảm xúc, suy nghĩ, cảm thụ nhất định.Vậy làm thế nào để phát biểu

được những cảm xúc ấy …-> bài học ngày hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính

HĐ1.Hướng dẫn tìm hiểu cách làm văn biểu cảm về tác phẩm văn họcMục tiêu: Nắm được khái niệm, các cách biểu cảm về tác phẩm văn học và bố cục của bài văn biểu cảm về TPVHPhương pháp: Diễn dịch, quy nạp, thuyết trìnhHS: Đọc bài văn? Bài văn viết về bài ca dao nào ? Em hãy đọc liền mạch bài ca dao đó ?=> Nhà văn hồi tưởng lại tình cảm của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao tạo nên.a, Đêm qua….…Buồn trông chênh chếch sao maiSao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?b, Đêm tưởng….còn trơ trơ…? Những chi tiết nào trong bài được t/g

I - Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

1. Ví dụ ( sgk. 146)

Page 150: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

b/ cảm?=> Nhện chăng tơ, dải Ngân Hà, sông Tào Khê.GV: Như vậy t/g phát biểu cảm xúc của mình về các chi tiết, hình ảnh trong bài ca dao rất cụ thể đúng không nào, vậy cách lập ý ấy được thể hiện ntn, trước khi tìm hiểu về điều này thì? Em hãy nhắc lại xem có mấy cách lập ý trong bài văn biểu cảm ?=> 4 cách lập ý:+ liên hệ hiện tại với tương lai+ hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại+ tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước+ quan sát, suy ngẫm? Em hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn này cụ thể theo từng đoạn vậy? Theo em bài văn này có mấy đoạn?=> 4 Đoạn: mỗi đoạn nói về 2 câu lục bát trong bài.? Để bày tỏ cảm nghĩ của mình tác giả đã làm gì?=> Tưởng tượng, liên tưởng và suy ngẫm? Phân tích các yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm của người viết trong bài văn trên?? Tác giả cảm nhận thế nào về 2 câu đầu?=> Một người đàn ông, thậm chí là người quen nhớ quê. Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếc nuối của người trông ngóng.GV: Tưởng tượng: Liên tưởng đến bức tranh một người đàn ông nhớ quê nghĩ đây là người quen thật.? Đoạn thứ 2, tác giả cảm nghĩ bằng

Page 151: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

cách nào?=> Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng.GV: Liên tưởng: Sông ngân hà, sông Tào Khê. Hôi tưởng : Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo…Tưởng tượng: Mắt như dính vào mạng tơ nhện …tiếng gió , tiếng nấc gọi trời … người kiếm ăn xa hướng về cố hương.? Đoạn văn thứ 3, tác giả trình bày những chính xác của mình bằng cách nào?=> Suy ngẫm về hình ảnh "Dải ngân hà" con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ.GV: Suy ngẫm: Dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta.. : Liên tưởng điển tích Ngưu Lang, Chức Nữ -> tới t/ c của chính mình. Cảm ngĩ, cảm xúc, suy ngẫm về con sông Ngân Hà - con sông nhớ thương.GV:Vì nhớ mà buồn: một bóng người đội khăn... hình dung một mạng tơ nhện rung rung trước gió.- Liên tưởng: con sông Ngân Nỗi nhớ da diết, khắc khoải? Cảm nghĩ về 2 câu cuối được bộc lộ như thế nào?=> Suy ngẫm về hình ảnh con sông Tào Khê. Cảm nghĩ về 2 câu cuối: nhớ con sông Tào KhêGV: Liên tưởng, suy ngẫm về con sông Tào Khê cảm xúc nghẹn ngào . Hồi tưởng, suy ngẫm : câu cuối bài văn.GV: Bài văn trên là bài phát biểu cảm nghĩ về một t/p văn học.

Page 152: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Qua đây, em hiểu thế nào là PBCN về tác phẩm văn học?=> Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc tưởng tượng, liên tưởng suy ngẫm của mình về nội dung, hình thức của tác phẩm đó .? Em hãy xác định bố cục của bài văn? nêu nội dung của từng phần?? Vậy bài văn cảm nghĩ về 1 tác phẩm văn học gồm có mấy phần, đó là gì? nội dung của từng phần?HS: Trả lời?Theo em, 1 bài văn biêu cảm về tác phẩm VH cần đảm bảo các yêu cầu nào?HS: Đọc kỹ tác phẩm - hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc.- Từ cảm xúc ấy, có thể phát huy trí tưởng tượng, hồi tưởng suy nghĩ* GV: Muốn phát biểu cảm nghĩ về t/p văn học cần chú ý:* Xác định cảm xúc :- về cảnh, người trong t/p- tâm hồn con người, số phận nhân vật- vẻ đẹp ngôn từ- tư tưởng của t/p* yêu cầu:- Tập kể lại sự việc trong t/p- miêu tả cảnh tượng trong bài-> biểu cảm- ấn tượng về t/p HS đọc ghi nhớ ( SGK – 147)HĐ2. Hướng dẫn luyện tậpMục tiêu: Nhận biết và phân tíchPhương pháp: Thực hành, động não , thảo luận nhómHS: Nêu yêu cầu luyện tậpHĐ nhóm bàn* Mở bài:

2. Nhận xét

- Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn

học là trình bày những cảm xúc tưởng

tượng, liên tưởng suy ngẫm của mình về

nội dung, hình thức của tác phẩm đó

- Bố cục 3 phần: MB , TB, KB

3. Ghi nhớ ( sgk. 147)

II- Luyện tập

Bài tập 1. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya”+ Cảm xúc của người viết có cơ sở:

Page 153: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Giới thiệu được tác phẩm và hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Bài thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. - Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm: Được đọc, học trong chương trình.* Thân bàiNêu được những cảm xúc do hình ảnh, âm thanh … trong tác phẩm gợi lên. - Cảnh trăng rừng khuya Việt Bắc: + Âm thanh tiếng suối trong rừng đêm Việt Bắc nghe như tiếng hát của con người từ xa vọng lại làm ấm lòng người. + Hình ảnh lung linh , huyền ảo của của rừng Việt Bắcdưới ánh trăng đẹp. Trăng chiếu trên vòm cây cổ thụ lồng bóng cây in xuống mặt đất như dát hoa…-> Cảm nhận về cảnh rừng khuya đẹp lung linh, huyền ảo với âm thanh trong trẻo, vang xa… - Hình ảnh con người Hồ Chí Minh: Rung động trước cảnh thiên nhiên:” cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ” . - Cảm động trước lí giải bất ngờ: Bác chưa ngủ không chỉ vì trăng đẹp, mà còn vì Bác lo việc nước nhà.* Kết bài: Nêu được giá trị và ấn tượng chung về bài thơ.HS: Nêu yêu càu bài 2HĐ độc lập

- Sự so sánh mới mẻ, hấp dẫn- Hình ảnh quấn quýt, sinh động- Hài hoà người - cảnh- Tâm hồn thi nhân

Bài tập 2MB; Giới thiệu ngắn gọn h/c sáng tác bài thơTB; Cảm xúc chỉ đạo của bài thơ: nỗi ngạc nhiên, buồn cô đơn khi trở thành khách lạ giữa quê hươngKL: Đồng cảm với tâm trạng cuả nhà thơ

4. Củng cố? Khái quát nội dung bài học

Page 154: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

5. Dặn dò- Học bài, chuẩn bị kiểm tra viết bài tập làm văn số 03 - văn biểu cảm.

* Rút kinh nghiệm.........................................................................................................

-----------------------------------------

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 51 + 52: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- HS viết được bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thành, cảm xúc sâu sắc về một người thân. - Học sinh cần biểu cảm một cách chân thành và sâu sắc.2. Kĩ năng: - Kĩ năng làm bài văn biểu cảm về người thân.- Củng cố kiến thức về TLV đã học.3. Thái độ: - Bồi dưỡng những tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu sắc đối với người thânII. Chuẩn bị.- GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm- HS: lựa chọn một người thân để biểu cảm.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC   : 1. Ổn định:

2. Kiểm tra : Không kiểm tra

3. Bài mới:Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh

PP: Thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHĐ2: Phát đề bài

HĐ3. HS làm bài , GV quan sát

Đề bài

Cảm nghĩ về người thân của em.

Page 155: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Gv quan sát HS làm bài và nhắc nhở kịp thời những sai phạm.HĐ4. Thu bài

GV thu bài và nhắc nhở những em mắc lỗi

4. Củng cố? Nêu lại yêu cầu của đề bài?5. Dặn dò:- Học bài, soạn “ Tiếng gà trưa”* Rút kinh nghiệm.......................................................................................................Đáp án- Biểu điểmMB: (1,5 đ)Giíi thiÖu vÒ ngêi th©n cña m×nh: cã thÓ qua mét sù viÖc nµo ®ã ®Ó l¹i cho em Ên tîng s©u s¾c.TB :(6đ)- Dùng l¹i ch©n dung và nh÷ng nÐt dÔ nhí vÒ nh©n vËt- Miªu t¶ nh÷ng chi tiÕt ngo¹i h×nh tiªu biÓu, gîi c¶m xóc cho b¶n th©n: Người thân sống ở đâu ? Sống như thế nào ?( Vận dụng các giác quan để quan sát rồi miêu tả điểm gây xúc cảm làm em cảm động nhất; Có thể bằng hồi tưởng về người thân một cách trực tiếp hoặc qua lời kể về người thân…).- KÓ chuyÖn cã thÓ vÒ qu¸ khø, hiÖn t¹i hoÆc nh÷ng t×nh huèng t-¬ng lai vÒ ngêi th©n mµ ®Ó l¹i trong em nh÷ng t×nh c¶m xóc ®éng nhÊt- Nh÷ng ®iÓm cÇn häc tËp: tÝnh c¸ch, lêi d¹y, viÖc tèt…..- Tình cảm của người thân đối với mọi người và nhất là đối với em như thế nào?KB:(1,5đ)Ý nghĩa của tình cảm mà người thân đã dành cho mình. Khặng định lại tình cảm của em đối với người thân và mong muốn điều gì cho người thân của mình hoặc có thể hứa làm gì có ích cho người thân -> Yªu quý, kÝnh träng, tin yªu.

Ngày 11/11/2013 TT kí duyệt

Ngày soạn:Ngày giảng:

Page 156: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tiết 53: TIẾNG GÀ TRƯA- Xuân Quỳnh -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:- Thấy được giá trị nghệ thuật được biểu hiện qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.- Cảm nhận được tình cảm làng quê được khơi dậy từ tiếng gà trưa. Cảm nhận được những kỉ niệm tuổi thơ và suy tư được gợi ra từ tiếng gà trưa, hiểu được nội dung và nghệ thuật của bài.

2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm- Biết phân tích một số chi tiết biểu cảm trong bài thơ.3. Thái độ:- Bồi dưỡng tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước.II. Chuẩn bị.- GV: Bài soạn, Sgk, Sgv, Tranh vẽ, bảng phụ- HS: Vở soạn, sgkIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định:

2. Kiểm tra : ? Đọc thuộc lòng bài thơ " Rằm tháng giêng " của HCM và nêu nội dung, nghệ thuật của bài ?

3. Bài mới:Giới thiệu bài:

" Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"

Có một nhà thơ đã viết rất hay về quê hương việt nam như thế. Quê hương yêu dấu ấy không chỉ có cánh đồng lúa trải dài, mênh mông bát ngát vô tận mà còn có cả những thứ bình dị gắn bó với mỗi con người Việt Nam chúng ta, đó chính là tiếng gà trưa, tiếng gà vang lên từ mỗi xóm nhỏ. Âm thanh của tiếng gà ấy đã được Xuân Quỳnh đánh bóng và trở thành những vần thơ hay đầy ấn tượng và hương vị của cuộc sống làng quê. Vậy

Page 157: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

điều đó được thể hiện như thế nào thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHĐ1. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung

GV:Hướng dẫn học sinh đọc, chậm, thể hiện tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết...- Đọc mẫu, HS đọc, nhận xét? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?=> Xuân Quỳnh (1942-1988), quê ở Hà Tây ( nay là Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam...GV: Giảng.

? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?=> Viết trong thơi kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, in trong tập " Hoa dọc chiến hào", (1968) .GV: Giảng.

GV hướng dẫn tìm hiểu từ khó? Lang mặt là gì?? Chéo go nghĩa là ntn?? Trúc bâu là gì?? Sương muối là sương ntn?? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?? BT Tiếng gà trưa được viết theo thể thơ nào? em có nhận xét gì về số câu số chữ?=> Thơ 5 chữ ( ngũ ngôn) nhưng có chỗ

I. Đọc - tìm hiểu chú thích

1. Đọc văn bản

2. Tác giả, tác phẩma. Tác giả:- Xuân Quỳnh (1942-1988), quê ở Hà Tây ( nay là Hà Nội).- Lµ nhµ th¬ n÷ xuÊt s¾c trong nÒn th¬ hiÖn ®¹i Việt Nam.-Th¬ XQ viÕt vÒ nh÷ng t/c gÇn gòi, b×nh dÞ trong gia đinh và trong c/sèng hµng ngµy.b. Tác phẩm:- Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- In trong tập “ Hoa dọc chiến hào”( 1968)3. Giải nghĩa từ khó( sgk, 151)

4. Phương thứ biểu đạt:Tự sự, miêu tả, biểu cảm5. Thể thơ.- Thơ ngũ ngôn ( biến thể )

Page 158: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

biến đổi khá linh hoạt, số câu trong 1 khổ thơ không bằng nhau, có câu thơ 3 chữ xen kẽ những câu thơ 5 chữ. Tiếng gà trưa lặp lại 4 lần ở đầu mỗi khổ thơ.? Em đã được học những bài thơ nào cũng viết theo thể thơ 5 chữ này?GV: Giảng.? VB này được chia ra làm mấy phần?=> 3 phầnP1: ( Từ đầu – tuổi thơ ) tiếng gà trưa thức dậy t/c làng quêP2: ( Tiếp theo – sột soạt ) những kỉ niệm tuổi thơ được khơi dậy từ tiếng gà trưaP3: ( còn lại ) những suy ngẫm về tiếng gà trưa.? Theo em nhan đề Tiếng gà trưa đã gợi lên điều gì trong cảm nhận của nhà thơ?=> Khơi nguồn cảm xúc, khởi điểm của nỗi nhớ, đánh thức thế giới tuổi thơ...HĐ2. Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bảnMục tiêu: HS hiểu được tiếng gà trưa làm thức dậy tình cảm làng quê.PP: Vấn đáp, gợi tìm, phân tích, bình giảng.GV: Gọi HS đọc đoạn 1? Tác giả nghe thấy âm thanh của tiếng gà vọng lại trong hoàn cảnh cụ thể nào?=> Thời gian: Buổi trưaKhông gian: Trên đường, bên xóm nhỏHành động: Hành quân xa, dừng chân? Với hoàn cảnh này gợi cho em liên tưởng đến điều gì?=> Hình ảnh người chiến sĩ chống mĩ

6. Bố cục :3 phần

P1: ( Từ đầu – tuổi thơ ) tiếng gà trưa thức dậy t/c làng quêP2: ( Tiếp theo – sột soạt ) những kỉ niệm tuổi thơ được khơi dậy từ tiếng gà trưaP3: ( còn lại ) những suy ngẫm về tiếng gà trưa.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. TiÕng gµ tra thøc dËy t×nh c¶m lµng quª

- Hoàn cảnh: Trưa vắng, yên tĩnh.

Page 159: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

cứu nước, đang ra tiền tuyếnGV: Giảng.? Vậy theo em, tại sao trong vô vàn những thứ âm thanh của làng quê mà người chiến sĩ lại chỉ bị cuốn hút bởi tiếng gà trưa?=> Là âm thanh quen thuộc của làng quê, dự báo điều tốt lành, đánh thức kỉ niệm tuổi thơ...? Vậy tiếng gà vang lên vào thời điểm một buổi trưa nắng như thế đã cho ta thấy được điều gì ở làng quê?=> Một làng quê thanh bình và yên ả.GV: Giảng.? Âm thanh của tiếng gà trưa được tác giả miêu tả ntn?=> Gà nhảy ổ " Cục...cục tác cục ta"? Em có nhận xét gì về câu thơ này?=> Đặt trong dấu ngoặc kép, ngôn ngữ bình dị đời thường, dùng dấu chấm lửngGV: Giảng.? Vậy từ âm thanh của tiếng gà nhảy ổ ấy đã khơi gợi cho ta những cảm xúc gì?=> Đem lại niềm vui, sự ấm cúng gần gũiGV: Giảng.? Với người ra trận thì tiếng gà trưa đã mang đến những cảm giác mới lạ nào?=> Nghe xao động nắng trưa, nghe bàn chân đỡ mỏi, nghe gọi về tuổi thơ.? Có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại, đó là phép tu từ gì?=> Từ : Nghe, Điệp từ.

- Tiếng gà nhảy ổ: âm thanh của sự bình yên-quen thuộc, gắn bó thiết tha với con người

Page 160: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Tác dụng của biện pháp tu từ này là gì?=> Tạo sự mềm mại cho lời thơ, làm cho âm hưởng câu thơ ngân vang, lay động lòng người.? Ngoài việc sử dụng điệp từ nghe ra thì tác giả còn sử dụng BPTT nào khác?=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.? Em hãy chỉ rõ thứ tự chuyển đổi cảm giác trong 3 câu thơ đó?=> ÂDCĐCG " Nghe "-> tiếng gà ( thính giác)-> xao động nắng trưa (Thị giác)-> Bàn chân đỡ mỏi ( xúc giác )-> Gọi về tuổi thơ ( tâm hồn).? Vậy nghệ thuật ÂDCĐCG ở đây có tác dụng ntn?=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe bằng cảm giác bằng tâm tưởng, bằng sự nhớ lại, bằng hồi ức tràn về.TiÕng gµ lµm xao ®énglòng người,gîi lªn c¶m xóc vÒ xãm lµng,lµm dÞu bít c¸i n¾ng tra gay g¾t, xua tan nh÷ng mÖt mái n¬i ngêi chiÕn sÜ ®¸nh thøc nh÷ng kØ niÖm xa xa, t¸c gi¶ c¶m thÊy tuæi th¬ ®ang hiÖn vÒ.GV: Bình.? Điều này chứng tỏ tác giả có tình cảm ntn với quê hương?=> Yêu quê hương tha thiết, sâu nặngGV: giảng? Em cã nhËn xÐt g× vÒ c¸ch chän sù viÖc cña t¸c gi¶ ë ®o¹n më ®Çu? ®iÒu ®ã cã t¸c dông g×? t/c cña ngêi c/sü ®èi víi

- Cảm giác: Lay động lòng người - bồi hồi, xốn xang, xua tan bao vất vả mệt nhọc, đánh thức tuổi thơ.

=> Nhà thơ có tình yêu làng quê thắm thiết sâu nặng.

Page 161: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

lµng, xãm quª h¬ng?=> Tãm l¹i: Đo¹n më ®Çu kÓ vÒ mét sù viÖc ®êi thêng, th¬ méng gãp phÇn lµm dÞu ®i kh«ng khÝ nãng bøc cña chiÕn tranh. Më ra mét kh«ng gian, thêi gian thanh b×nh s©u l¾ng gióp cho ngêi lÝnh cã mét chót yªn tÜnh ®Ó thøc dËy t×mh c¶m lµng quª, t×nh c¶m bµ ch¸u.BT trắc nghiệmTình cảm nào được tiếng gà trưa thức dậy qua đoạn thơ chúng ta vừa tìm hiểu:A. Tình yêu làng xóm quê hươngB. Tình bà cháu.C. Tình yêu những chú gà mái mơ.- §äc phần 2?Từ âm thanh tiếng gà trưa, tác giả liên tưởng tới điều gì?=> Kỷ niệm về tuổi thơ dại: Tò mò xem trộm gà để bị bà mắng. Liên tưởng tới tiếng gà trưa của thời thơ ấu.? Trong bài thơ câu "Tiếng gà trưa" xuất hiện mấy lần? mỗi câu gợi ra điều gì? Tác dụng?HS:- Lần 1: (Khổ 2)Gợi kỷ niệm về những con gà mái mỏ, mái vàng.- Lần 2: (Khổ3)Gợi chi tiết chân thực, đời thường, gắn với kỷ niệm: Bà mắng yêu khi tò mò xem gà đẻ- Lần (Khổ 4)Gợi hình ảnh người bà "Khum soi trứng"-Niềm vui rạng rỡ tuổi ấu thơ khi mặc quần áo mới.

BT trắc nghiệmĐáp án: A.2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ.

Page 162: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Lần 4Gọi niềm mơ ước của cháu trong cả giấc ngủ mơ tuổi thơ.- Tiếng gà trưa trở thành hành trang của cháu.GV: Bình:Câu thơ là như 1 sợi dây liên kết các hình ảnh kỷ niệm tuổi thơ, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.- Câu thơ: "Tiếng gà trưa" được lặp lại nhiều lần trong bài tất cả đều ở vị trí đầu khổ thơ có giá trị mở ra một hình dung, 1 liên tưởng mới.- "Tiếng gà trưa" vừa gợi đến những kỷ niệm gian khó của thời thơ ấu, vừa có thể được xem là hình ảnh ẩn dụ cho ước mơ về 1 cuộc sống thanh bình yên ả.? Hình ảnh của bà hiện lên qua những kỷ niệm gì?=> Hình ảnh bà qua ký ức cháu là lời trách mắng suồng sã, thân yêu.- Hình ảnh đôi bàn tay già nua, nhăn nheo chắt chiu soi từng quả trứng hồng.- Là khuôn mặt và đôi mắt mờ đục lo cho đàn gà toi để cháu có quần áo mới.? Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về hình ảnh người đàn bà và tình cảm bà cháu.=> Tình cảm bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết, cảm động và thiêng liêng.? Bài thơ đã biểu hiện những tính chất đẹp đẽ nào trong tâm hồn cậu bé năm xưa?=> Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tính chất trân trọng dành cho bà

Tiếng gà gợi những kỉ niệm tốt đẹp thời thơ ấu, những quả trứng hồng, những bộ quần áo mới và tình cảm bà cháu thân thương.

Tình cảm làng quê thắm thiết sâu nặng.

Page 163: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Qua đó em hiểu thêm điều gì về người chiến sỹ - nhân vật trữ tình của bài thơ?=> Tình cảm yêu quê hương đất nước bắt đầu từ tính chất gia đình, tình bà cháu, từ tiếng gà trưa…GV: gọi HS đọc phần 3.? Trong phần này em thấy có những suy tư nào được gợi nên?=> Suy tư về hạnh phúc và cuộc chiến đấu hôm nay.? TS TGT lại mang bao nhiêu hạnh phúc?? Giấc ngủ hồng sắc trứng là giấc ngủ ntn?=> Giấc ngủ đẹp chỉ có những điều vui vẻ và hạnh phúc.GV: Hình ảnh: "Giấc ngủ hồng sắc trứng" "Ở đây trứng hồng tuổi thơ"Là hình ảnh đẹp có ý nghĩa sâu sắc hạnh phúc nhỏ bé, giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em nông thôn - nhân vật thời chiến tranh.? Điệp từ vì có tác dụng ntn?? Em có nhận xét gì về về mức độ thể hiện của từ " vì"?=> Vì lòng yêu tổ quốc->vì xóm làng-> vì bà ( cao cả )-> tiếng gà cục tác-> ổ trứng hồng tuổi thơ( bình dị, gần gũi...)? Qua đó ta thấy được điều gì ở người chiến sĩ?=> Lòng yêu quê hương, đất nước, gia đình.HĐ3. Hướng dẫn tổng kếtMục tiêu: HS khái quát được nội dung

3. Những suy tư gợi lên từ “tiếng gà trưa”

- Suy tư về hạnh phúc: Hạnh phúc bình dị- Suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay

III- Tổng kết

Page 164: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

và nghệ thuật của bàiPP: Vấn đáp, gợi tìm? Khái quát nghệ thuật?HS: Trả lời

? Khái quát nội dung?HS: Trả lời- Đọc ghi nhớHĐ4. Hướng dẫn luyện tậpHS: Nêu yêu cầuGv hướng dẫn về nhà làm

1, Nghệ thuật:- Chi tiết h/ả thơ TN, giản dị nhưng chân thành bởi cảm xúc. Điệp ngữ, so sánh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị...2, ND : Tình yêu loài vật, yêu bà. Bao trùm là t/y gia đình, yêu quê hương đất nước3. Ghi nhớ ( SGK. 151)IV. Luyện tập

4. Củng cố? Đọc diễn cảm bài thơ?5. Dặn dò- Học bài, làm bài tập, - Chuẩn bị bài“ Điệp ngữ”.* Rút kinh nghiệm..........................................................

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 54: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:

- Giúp HS kiểm tra lại KT của mình về văn bản, và Tiếng Việt

Page 165: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Đánh giá chất lượng bài làm của hs.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đánh giá, tự đánh giá bài KT của mình. Luyện kỹ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi3. Thái độ: phê và tự phê bình, tự nhận ra lỗi của mình và biết cách sửa lỗiII . Chuẩn bị 1. Giáo viên: chấm bài + trả2. Học sinh: đề + dàn ýIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định:

2. Kiểm tra : ? Không kiểm tra

3. Bài mới:Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh

PP: Thuyết trình.

Chúng ta đã kiểm tra văn 45 phút và KT Tiếng Viết 45 phút. Qua bài KT, cô nhận thấy các em chưa nắm chắc Kt, các em còn mắc rất nhiều lỗi cơ bản trong bài KT...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHĐ2. Trả bài kiểm tra vănMục tiêu: Giúp HS nhận ra những ưu nhược điểm trong bài làm, rút kinh nghiệm trong các bài KT sauPhương pháp: thuyết trìnhHọc sinh đọc lại đề bàiNêu yêu cầu, phương phápGiáo viên nhận xét chung về ưu, nhược điểm của bài viết, sửa một số lỗi.Đọc một số bài tốt

I. Bài kiểm tra văn

I. Trắc nghiệm ( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểmC1: AC2: BC3: CC4: DII. Tự luận. ( 8 đ )Câu 5: ( 2 đ )- Người cha sẽ dễ dàng bộc lộ ra những điều suy nghĩ sâu kín trong lòng ( Những điều này nếu nói trực tiếp có thể sẽ không nói được hết, hoặc nói trong lúc tức giận sẽ không giúp En- ri- cô xúc động, không nhận ra được lỗi lầm)- Việc đọc thư sẽ giúp En- ri- cô có thời gian đọc đi đọc lại có thể suy ngẫm mọi việc thấu đáo, tự nhận ra lỗi lầm- En- ri- cô sẽ không bị xấu hổ

Page 166: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HĐ3. Trả bài kiểm tra tiếng việtMục tiêu: Giúp học sinh nhận ra những ưu điểm, nhược điểm, biết sửa chữa lỗiPhương pháp: Thực hành, thuyết trình Trong chuỗi từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? liệt kê vào bảng .Máu mủ, nhỏ nhen, chùa chiền, tan tành, no nê, tan vỡ, rơi rớt, học hành, nhỏ nhẹ, bâng khuâng Trong chuỗi từ sau, từ nào là từ ghép chính phụ, từ nào là từ ghép đẳng lậpBếp núc, dưa hấu, ăn nói, đi đứng,

Câu 6: ( 2 đ) “ta với ta” – “Qua đèo ngang” được dùng ở ngôi thứ nhất, chỉ có nhà thơ đối diện với chính mình -> thể hiện tâm trạng cô đơn ko có người chia sẻ,“ta với ta” – “Bạn đến chơi nhà” được dùng ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, với dụng ý “tuy hai là một”, đề cao tình bạn thắm thiết, cao đẹp vượt lên trên mọi thứ của cải vật chất.Câu7: ( 4 đ )- Mở đoạn: Giới thiệu về tình bạn, cảm xúc khái quát của mình về tình bạn- Thân đoạn: Tình bạn được thể hiện ntn thông qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ của nhân vật. Hành động cử chỉ ngôn ngữ đó nói lên điều gì? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật.Tại sao lại yêu ( quý, kính phục, tôn trọng....)- Kết đoạn: Khẳng định thái độ của mình

về tình bạn của nhân vật

. Kết quảTổng số: bài.Giỏi: ( % ) Khá: ( %)Tb: ( %) Y: ( %)

II. Bài kiểm tra tiếng việt

Câu 1: ( 2 đ )Từ ghép: Máu mủ, chùa chiền, tan tành, no nê, tan vỡ, rơi rớt, học hành, nhỏ nhẹTừ láy: nhỏ nhen, bâng khuâng

Câu 2 : (2đ)Từ ghép chính phụ: dưa hấu, rắn giunTừ ghép đẳng lập: bếp núc, gấy má, hèn

Page 167: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

rắn giun, ốm yếu, giấy má, chạy nhông, hèn hạ, binh lính.

Nêu tác dụng của từ Hán Việt? Lấy ví dụ cho từng trường hợp.

HS viết được đoạn văn đúng về hình thức,lôgic về nội dung- Sử dụng được ít nhất 2 từ trái nghĩa phù hợp và 2 QHT- Trình bày sạch sẽ, không sai chính tả

HĐ 4: GV trả bài và cho HS chữa lỗiMục tiêu: HS nhận ra được những thiếu sót trong bài làmPP: Gợi tìm, thảo luận

GV đưa ra đáp án. Đọc một số bài tốtGV: chỉ ra lỗi - hướng sửa chữa khắc phục.

hạ, binh lính, ăn nói, đi đứng, ốm yếu, chạy nhôngCâu 3: ( 2đ )- Tạo sắc thái trang nhã, tôn kínhVD: Mời các quý vị đại biểu đứng dậy làm lễ chào cờ.- Tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợVD: Cháu nhỏ bị tiểu ra máu- Tạo sắc thái cổ xưaCâu 4: ( 4đ)

. Kết quảTổng số: bài.Giỏi: ( % ) Khá: ( %)Tb: ( %) Y: ( %)

III. Trả bài, Chữa lỗi1. Chính tả2. Cú pháp3. Bố cục

4. Củng cố? Khái quát lại yêu cầu của đề bài5. Dặn dò- Học bài, ôn tập để viết bài TLV số 3.* Rút kinh nghiệm.......................................................................................................

---------------------------------------------------

Page 168: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 55 : ĐIỆP NGỮI. MỤC TIÊU BÀI HỌC   : 1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là điệp ngữ, tác dụng của điệp ngữ

- Biết cách sử dụng điệp ngữ vào thực tiễn nói và viết.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện phép điệp ngữ

- Phân tích tác dụng của phép điệp ngữ

- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với hoàn cảnh

3. Thái độ:

- Trân trọng vốn từ tiếng Việt. Có ý thức sử dụng điệp ngữ trong nói và viết.

II. Chuẩn bị.- GV: Bài soạn, sgk, sgv, bảng phụ- HS: Vở soạn, sgkIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra : ? Thành ngữ là gì ? Tác dụng của thành ngữ trong giao tiếp? Cho VD

3. Bài mới:Giới thiệu bài:.

Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, người VN ta thường sử dụng nhiều các biện pháp tu từ khác nhau. Như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm điệp ngữ và tác dụng của nóMục tiêu: giúp học sinh nắm được khái

I- Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

Page 169: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

niệm, hiểu được tác dụng của điệp ngữPhương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn phủ bànHS: Đọc 2 khổ thơ đầu và cuối trong bài “ Tiếng gà trưa”.? Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối " Tiếng gà trưa" có những từ ngữ nào được lặp lại? Tác dụng?=> Nghe -> nhấn mạnh những xao động trong tâm hồn nhà thơ khi nghe tiếng gà trưa. Từ “vì” nhấn mạnh t/y và khẳng định mục đích cao cả của cuộc chiến đấuGV: Vì: Khẳng định ý chí chiến đấu mãnh liệt của người chiến sĩ vì tình yêu tổ Quốc, tình yêu quê hương thiêng liêng và cao cả trong đó có tình cảm sâu sắc của cháu với bà.? Vậy việc lặp lại từ như vậy có t/dụng gì?=> Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.GV: - Tiếng gà trưa: nhấn mạnh tác động của tiếng gà đến tâm hồn nhà thơ mở ra bảo kỷ niệm.GV: những từ : nghe, vì trong bài thơ được gọi là “điệp ngữ”. vậy điệp ngữ là gì? t/d ?? Qua đó em hiểu điệp ngữ là gì?HS: Trả lờiGV: Sản phẩm lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, cảm xúc gọi là điệp ngữ.HĐ2. Hướng dân HS tìm hiểu các dạng điệp ngữ.Mục tiêu: Biết được các dạng điệp ngữ

1. Ví dụ ( sgk. 152)

2. Nhận xét

- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.3. Ghi nhớ 1 ( sgk. 152)

II. Các dạng điệp ngữ1. Ví dụ (sgk, 152)

Page 170: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, động não....Gv: gọi HS đọc VD? Việc sử dụng điệp ngữ rất đa dạng nếu xem điệp ngữ trong đoạn thơ đầu bài " Tiếng gà trưa" (nghe) là dạng điệp ngữ cách quãng thì điệp ngữ trong đoạn thơ là dạng điệp ngữ nào?- Điệp ngữ nối tiếp+ Rất lâu, rất lâu -> nhấn mạnh Thời gian+ Khăn xanh -> ấn tượng về màu sắc.+ Thương em -> nhấn mạnh cảm xúc? Điệp ngữ trong đoạn thơ?VD: b. II SGK có đặc điểm gì?Gợi ý:Từ đầu câu sau lặp lại từ ở cuối câu trước giống như một vòng tròn mang tính chất chuyển tiếp.=> Điệp ngữ vòng (Chuyển tiếp )? Em đã từng gặp kiểu điệp ngữ này trong bài thơ nào đã học?HS: - "Cảnh khuya' (Chưa ngủ)? Kể tên các dạng của Điệp ngữ?=> cách quãng ( cách một từ, một vài từ, cách một câu, một đoạn..)a, điệp ngữ nối tiếp ( xếp liền nhau)c, chuyển tiếp (vòng) Cuối câu trên, đầu câu dướiGV: Điệp ngữ là 1 biện pháp tu từ. nó có thể giúp cho việc thể hiện câu văn câu thơ tăng thêm tính nhịp nhàng, linh hoạt, tạo chính xác mới lạ cho người đọc…

2. Nhận xét

- Điệp ngữ cách quãng- Điệp ngữ nối tiếp- Điệp ngữ chuyển tiếp ( vòng )3. Ghi nhớ2 ( sgk. 152)

Page 171: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HĐ3. Hướng dẫn luyện tậpMục tiêu: HS biết làm bài tậpPP: Thảo luận, gợi tìm

HS: Nêu yêu cầu bài 1HĐ độc lập

HS: Nêu yêu cầu bài 2HĐ độc lậpHS: Nêu yêu cầu bài 3HĐ nhóm bànHS: Nêu yêu cầu bài 4HĐ độc lập

III. Luyện tập

1. Bài tập 1a, Dân tộc đó phải được, một DT đã gan góc... khẳng định ý chí và bản lĩnh, nhấn mạnh 1 cách đanh thép về quyền độc lập tự do bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.b, Trông và đi cấy nói về hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ vất vả phải lo lắng mọi bề2. Bài tập 2- Điệp ngữ cách quãng (1,2)- Điệp ngữ nối tiếp (3,4)3.Bài tập 3: Lược bớt một số từ ngữ trùng lặp không cần thiết4.Bài tập 4 HS viết và trình bày.

4. Củng cố? Tìm 1 số câu thơ có sử dụng điệp ngữ và phân tích tác dụng. 5. Dặn dò- Chuẩn bị bài "luyện nói..."* rút kinh nghiệm...........................................................................................................

Ngày 18/11/2013 TT kí duyệt

Ngày soạn:

Page 172: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày giảng: Tiết 56: LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌCI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học2. Kĩ năng:Luyện tập phát biểu cảm nghĩ trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn

học3. Thái độ:Có ý thức luyện tập để có kĩ năng nói trước tập thểII. Chuẩn bị.1.GV : Bài soạn, Sgk, Sgv2. HS : Vở soạn, sgkIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra : ? Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học? Bố cục?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài:.

Như các em đã biết, viết một đoạn văn, bài văn biểu cảm đã khó, trình bày những cảm xúc, suy nghĩ đó trước tập thể để gây được sự đồng cảm nơi người nghe lại càng khó hơn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện các kĩ năng nói trước tập thể.....

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHĐ1. Hướng dẫn tìm hiểu đề và tìm ýMục tiêu: GV nắm được sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, từ đó định hướng cho hoạt động tiếp theoPhương pháp: vấn đáp? Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học bố cục?HS: Trả lờiG: Hướng dẫn học sinhChia 2 nhóm: - Cảnh khuya- Rằm tháng giêngMỗi nhóm thống nhất 1 số yêu cầu tìm

I. Tìm hiểu để tìm ý

Page 173: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

hiểu đề, tìm ý.? Đọc bài thơ em hình dung tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của Bác như thế nào?=> Đêm trăng huyền ảo- Bác là người có lòng yêu nước nồng nàn, tình yêu thiên nhiên tha thiết.? Chi tiết nào làm cho em chú ý? Vì sao?=> Sự thể hiện âm thành "Tiếng suối"- Cảnh đẹp, cách kết thúcHĐ2. Hướng dẫn lập dàn ýMục tiêu: HS lập được dàn ýPP: Vấn đáp, gợi tìmGv: Hướng dẫn HS lập dàn ý

HĐ3. Luyện nóiMục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói trước tập thếPhương pháp: Thực hành, thảo luận nhómHS: Nói trong tổ khoảng 6pG: Gọi đại diện nhóm, tổ trình bày riêng phần mở bài, thân bài (yêu cầu phát biểu rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên).

II. Lập dàn ý* Mở bài:Lời giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em.* Thân bài:Nêu cảm nghĩ của emCảm nghĩ chung về hình tượng cái đẹp trong tác phẩm.- Cảm nghĩ từng chi tiết (theo thứ tự câu thơ)Cảm nghĩ về tác giả.* Kết bài:Khẳng định cảm nghĩ + rút ra bài họcIII- Tổ chức luyện nói

1. Nói trong tổ2. Nói trước lớp

Page 174: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HS Trình bàyGV: Nhận xét, đánh giá bổ sung4. Củng cố? Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ em thích. 5. Dặn dò- Học bài, Soạn “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” * Rút kinh nghiệm.........................................................................................................

Ngày soạn:Ngày giảng:

Tiết 57: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐMThạch Lam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Page 175: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

1. Kiến thức:- Nắm được một vài nét sơ lược về tác giả Thạch Lam- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tuỳ bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam2. Kĩ năng:- Đọc- hiểu một văn bản tuỳ bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật quue hương.3. Thái độ:- Có có thức gìn giữ các nét đẹp truyền thống của quê hương.II. Chuẩn bị.1. GV : Bài soạn, Sgk, sgv, tranh2. HS : Soạn bài, sgkIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra : ? Đọc thuộc lòng một đoạn thơ em thích trong bài "Tiếng gà trưa”.Tình cảm bà cháu thể hiện như thế nào qua bài thơ?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài:.

Thạch Lam là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Các sáng tác của ông thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của ông đối với con người, cảnh vật, cuộc sống. Tuy nhiên, gắn với tên tuổi Thạch Lam không chỉ là những truyện ngắn , mà còn là những áng văn tuỳ bút đằm thắm...Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó trong tiết 57...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHĐ1. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chungG: Hướng dẫn giọng đọc: Nhẹ nhàng, truyền cảm

? Nêu hiểu biết của em về tác giả?=> Thạch Lam trước cách mạng nổi

I. Đọc và tìm hiểu chung1. Đọc văn bản

2. Tác giả, tác phẩm* Thạch Lam ( 1910-1942) sinh tại Hà

Page 176: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

tiếng là nhà văn lãng mạng chuyên viết truyện ngắn, tuỳ bút.- Văn của Thạch Lam nhẹ nhàng tinh tế, giàu chất thơ, nhân ái.H- Xem ảnh Thạch Lam? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?=> Rút từ tập " Hà Nội băm sáu phố phường” viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội.

G: Hướng dẫn giải nghĩa từ khó

? Kiểm tra vài từ Hán Việt

? Xác định thể loại của VB?

=> Tuỳ bút

G- Trình bày về thể loại tùy bút?=> Tuỳ bút là 1 thể loại văn xuôi thuộc loại ký, thường ghi chép những hình ảnh, số việc, câu chuyện có thật mà nhà văn quan sát.- Tuỳ bút thiên về, biểu cảm, chú trọng thể hiện tính chất, chính xác.G:- Tuỳ bút thường không có cốt truyện, giàu tính biểu cảm, gần với thơ thể hiện trực tiếp cái tôi trữ tình của người viết.- Một số nhà văn nổi tiếng.Nguyễn Tuân, Vũ Bằng

? Xác định bố cục?

=> Bố cục theo mạch cảm xúc.- Đ1: Từ đầu… “thuyền rồng” cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm.- Đ2: Tiếp… “Nhũn nhặn”cảm nghĩ về giá trị văn hóa của cốm.- Đ3: Còn lại

Nội, là cây bút trong nhóm Tự LỰc Văn Đoàn,trước cách mạng nổi tiếng là nhà văn lãng mạng chuyên viết truyện ngắn, tuỳ bút.

* “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” Rút từ tập “ Hà Nội băm sáu phố phường” (1943)

3. Giải nghĩa từ khó ( sgk. 161)

4. Thể loại- Tuỳ bút.

5. Bố cục: 3 phần- Đ1: Từ đầu… “thuyền rồng” cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm.- Đ2: Tiếp… “Nhũn nhặn”cảm nghĩ về giá trị văn hóa của cốm.- Đ3: Còn lạiCảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.

Page 177: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.HĐ 2. Hướng dẫn HS phân tích? Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm được trình bày trong mấy đoạn văn ngắn? ý mỗi đoạn?=> 1- Từ đầu: - Của trời: Cội nguồn của cốm.2- Tiếp …thuyền rồng: Nơi cốm nổi tiếng .? Cội nguồn của cốm là ở đâu?=> Cội nguồn của cốm là ở lúa đồng quê.? Điều đó được gợi tả bằng những câu văn nào?H: Trả lời?Tác giả đã lập ý bằng cách nào để miêu tả cội nguồn của cốm? Tác dụng?=> Dùng cảm giác và tưởng tượng.- Thể hiện sự tinh tế…

? Em có nhận xét gì về lời văn ở đoạn này?=> Giàu hình ảnh, trang trọng, nhẹ nhàng với những động từ thích hợp thanh nhã, tinh khiết, phảng phất.G : Giàu chất thơ, cảnh sắc và hương vị của một vùng nông thôn Hà Nội.? Viết về cốm nhà văn nhắc tới địa danh nào?=> Làng Vòng nơi nổi tiếng nghề cốm.- Cốm làng Vòng: dẻo, thơm, ngon.? Hình ảnh "Cô làng bán cốm xinh xinh áo quần gọn ghẽ với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh 2 đầu cong vút lên như

II. Phân tích1. Cảm nghĩ về nguồn gốc cốm.

- Cội nguồn của cốm là ở lúa đồng quê.

- Làng Vòng nơi nổi tiếng nghề cốm.

Page 178: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

chiếc thuyền rồng" có ý nghĩa gì?=> Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm cốm.- Cái cách cốm đến với mọi người duyên dáng , lịch thiệp.- Vẻ đẹp của người tôn lên vẻ đẹp của cốm? Phần văn bản trình bày giá trị của cốm theo phương thức nào?=> Nghị luận, bình luận? Lời bình luận 1" Cốm là thứ quà riêng biệt của Đất nước giản dị và thanh khiết của đồng quê cỏ nội Việt Nam gợi cho em cách hiểu mới mẻ nào về cốm?=> Cốm là quà tặng của đồng quê- Cốm là đặc sản của dân tộc vì nó kết tinh hương vị thanh khiết của đồng quê.- Cốm là quà quê, thức quà thiêng liêng.

- Ca ngợi rất sâu sắc, thấm thía.

H- Theo dõi lời bình luận 2.

"Hồng cốm tết đôi…líp lâu bền"? Tác giả bình luận về vấn đề gì?

=> Dùng cốm làm quà biếu tết.

? Sự hoà hợp tương xứng hồng - Cốm

được phân tích trên những phương diện nào?

=> Hoà hợp màu sắc: xanh tươi -

đỏ thắm

- Hoà hợp hương vị: thanh đạm

ngọt sắc nâng đỡ nhau hương vị lâu bền

- hạnh phúc bền lâu. Sự hoà hợp của tiết lý âm dương.

- Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm cốm.- Cái cách cốm đến với mọi người duyên dáng, lịch thiệp.- Vẻ đẹp của người tôn lên vẻ đẹp của cốm

2. Cảm nghĩ về giá trị văn hoá của cốm

Page 179: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Cốm góp phần cho nhân duyên tốt đẹp của con người.? Giá trị của cốm được phát hiện trên phương diện nào?=> Giá trị văn hoá và tinh thần? Qua đó tác giả muốn truyền tới bạn đọc tính chất và thái độ nào trong ứng xử với thứ quà dân tộc?=> Trân trọng và giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hoá dân tộc.

Theo dõi phần cuối VB? Phần cuối tác giả bàn về sự thưởng thức cốm trên những phương diện nào?

=> ăn và mua

? Khi viết về cách ăn cốm, Thạch Lam

đã viết như thế nào?=> Tỉ mỉ, chi li, cặn kẽ ăn từng chút ít, thong thả, (cặn kẽ) ngầm nghĩ.? Tác giả đã thể hiện cách cảm thụ cốm bằng ấn tượng từ nhiều giác quan. Chỉ ra?

=> Khứu giác: Mùi thơm, phức của

lúa.

- Xúc giác: Chất ngọt.

- Thị giác: Trong màu xanh.

? Qua đó em hiểu gì về tác giả?

=> Là người sâu sắc và tinh tế “

sành cốm”? Sau cùng tác giả đề nghị điều gì?=> Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ,

chút chiu mà vuốt ve.

- Giá trị tinh thần- Giá trị văn hoá dân tộc.

->Trân trọng và giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hoá dân tộc.3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm

- Hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút

chiu mà vuốt ve.

Page 180: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Tác giả đưa ra những lí lẽ nào về cốm ?=> - Cốm là lộc của trời. - Cốm là cái khéo léo của người. - Cốm là sự cố gắng tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa.? Cho thấy thái độ gì của tác giả đối với thứ quà quê này?=> Xem cốm như 1 giá trị tinh thần

thiêng liêng đang đang được trân

trọng giữ gìn.

? Cảm nghĩ của nhà văn về 1 thứ quà của

lúa non đã mang lại cho em những hiểu

biết mới mẻ sâu sắc nào về cốm?

=> Cốm là thứ quà đặc sắc.

- Cốm là sản vật quý của dân tộc

cần được nâng niu và gìn giữ.

? Em nhận thấy tuỳ bút Thạch Lam có

những nét đẹp riêng nào từ VB?

=> Một lối văn giàu ấn tượng, có sức gợi

cảm cao.

- Sự kết hợp của nhiều phương

thức biểu đạt.

- Lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng,

êm ái, mà sâu sắc.

? Em hiểu gì nhà văn?

=> Một người có tấm lòng, 1 trái

tim người Hà Nội luôn luôn tha

thiết và gìn giữ những phong tục

tập quán tốt đẹp của cha ông. Tính

III. Tổng kết- ghi nhớ

1. Nghệ thuật

Page 181: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

chất dân tộc tinh tế và sâu sắc.HĐ3. Hướng dẫn tổng kết ghi nhớMục tiêu: Biết khái quát nội dung và nghệ thuậtPP: Vấn đáp, gợi tìm? Khái quát nghệ thuật?HS: Trả lời

? Khái quát nội dung?HS: Trả lờiĐọc ghi nhớHĐ5.Hướng dẫn luyện tậpH: Nêu yêu cầu luyện tậpG: Hướng dẫn về nhà

- Ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh sâu sắc- Miêu tả, biểu cảm...2. Nội dung- Bài văn thể hiện nét đẹp văn hoá dân tộc trong thức quà: Cốm.3. Ghi nhớ ( sgk. 163)IV. Luyện tập ( về nhà)

4. Củng cố:? Em thích nhất đoạn văn nào trong bài? vì sao?5. Dặn dò: - Chọn học thuộc một đoạn văn mà em thích.- Sưu tầm một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm.- Soạn “ Chơi chữ"* Rút kinh nghiệm.........................................................................................................

-------------------------------------

Ngày soạn:Ngày giảng:

TIẾT 58: CHƠI CHỮI. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là phép chơi chữ và tác dụng của chơi chữ

- Nắm được các lối chơi chữ

Page 182: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Biết cách vận dụng phép chơi chữ và thực tiến nói và viết

2. Kĩ năng:

- Nhận biết phép chơi chữ.

- Chỉ rõ phép chơi chữ trong văn bản

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn, vận dụng nét đặc sắc chơi chữ trong nói và viết

II. Chuẩn bị.1. GV: Bài soạn, sgk, sgv2. HS: Soạn bài, sgvIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra : ? Kiểm tra 15 phút : Điệp ngữ là gì?VD? Có mấy dạng điệp ngữ ? Cho VD về 1 dạng của điệp ngữ?

3. Bài mới:Giới thiệu bài: Tiếng Việt ta phong phú về từ, đa dạng về cách thức biểu đạt. Có nhiều lối thể hiện ngôn ngữ tài tình, hài hước. Một trong những cách đó là chơi chữ. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về vấn đề đó

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHĐ1. Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm chơi chữ.H: Đọc ví dụ: Bài ca dao/163/SGK? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ "Lợi" trong bài ca dao này?- Lợi 1: Lợi ích- Lợi 2: Một bộ phận nằm sát với răng.? Việc sử dụng từ "lợi" ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?=> Từ đồng âm? Việc sử dụng từ "lợi" như trên có tác dụng gì?=> Tạo sự dí dỏm, hài hước, cách hiểu

I. Thế nào là chơi chữ

1. Ví dụ ( sgk. 163)

Page 183: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

bất ngờ.? Qua VD: Em hiểu thế nào là chơi chữ?H: Trả lời? Lấy ví dụ về chơi chữ mà em biết?H: Trả lời- Đọc ghi nhớ1 (sgk. 163)HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu các lối chơi chữBảng phụ VD2/SGKH - Theo dõiTìm hiểu các lối chơi chữ.? Tác giả đã chơi chữ bằng cách nào?VD1: Dùng từ trái âm, danh - ranh .VD2: Điệp phụ âm đầu M.VD3: Nói láiVD4: (Nhiều nghĩa) và trái nghĩa - đồng âm.? Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ ở các câu vừa đọc?? Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong 2 câu thơ?(1) - Đồng âm về lời nói - có ý giễu cợt tên tướng Pháp Nava (trại âm) - Nồng nặc >< tiếng tăm gợi sự tương phản về ý nghĩa nhằm châm biếm đả kíchTheo em ở ví dụ này tác giả dùng cách nói ntn? Tìm thêm?(2)Phụ âm m lặp lại liên tục ở ví dụ 3 tác giả dùng cách nói nào?(3) - Cách nói lái: cá đối - cối đá, mèo cái - mái kèo (đầu tiên - tiền đâu, bí mật - bật mí, đèo ngang - đang nghèo)

2. Nhận xét* Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về ngữ âm về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.3. Ghi nhớ 1 ( sgk. 163)II. Các lối chơi chữ.1. Ví dụ ( sgk. 164)

Page 184: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

ở ví dụ 4 tác giả dùng cách nói nào? (4) - Sầu riêng chỉ trạng thái tâm lý buồn chỉ một thứ quả có ở miền nam - Vui chung chỉ trạng thái tâm lý vui=> Sầu riêng trái nghĩa với vui chung chơi chữ bằng nhiều nghĩa và trái nghĩa? Ta thường gặp những lối chơi chữ nào?- Từ đồng âm- Lối nói gần âm- Điệp âm- Nói lại- Trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.? Chơi chữ thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào?=> Cuộc sống hàng ngày, văn thơ, trào phúng, câu đố, câu đối.- Đọc ghi nhớ ( sgk. 164)HĐ3. Hướng dẫn luyện tậpH: Nêu yêu cầu bài 1? Tác giả dùng những từ ngữ nào để chơi chữ?GV: Chơi chữ bằng cách nêu tên 1 loạt các loài rắn: liu điu, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đồng âm và các từ có nghĩa gần gũi nhauH: hoạt động độc lậpH: Nêu yêu cầu bài 2Hđ độc lậpGV: C1: Chơi chữ bằng việc nêu tên các loại thức ăn chế biến từ thịt: mỡ, giò, nem, chả C2: Chơi chữ bằng nêu tên họ nhà tre

2. Nhận xét

- Từ đồng âm- Dùng từ trái âm, danh - ranh .- Điệp phụ âm đầu M.- Nói lái- (Nhiều nghĩa) và trái nghĩa - đồng âm.

3. Ghi nhớ 2 ( sgk. 164)III. Luyện tập1. Bài 1- Lùi đui, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang. Tên của các loài rắn

2. Bài 2 Câu 1: Nêu tên các loại thức ăn chế biến từ thịt.Thịt, mỡ, giò (dò), nem, chả.- Sử dụng từ gần âm - Giò - Dò

Page 185: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

GV: cho hs sưu tầm ở nhà

H: Nêu yêu cầu bài 4Hđ nhóm bàn.GV: Từ đồng âm:- Cam: ngọt- Cam: tên một loại quả- Khổ: đắng- Khổ: Trái với sướng

HĐ4: Hướng dẫn đọc thêmG: hướng dẫn HS đọc thêm

Từ nhiều nghĩa : ThịtĐồng âm : ChảCâu 2: Nứa, trúc, tre, hóp, võng, đòn-> gần nghĩa với từ “nứa”3. Bài 3

4. Bài 4Bác sử dụng lối chơi chữ đồng âm: Gói cam (1)- cam lai (2)Cam (1) danh từ chỉ 1 loại camCam (2) tính từ chỉ sự vui vẻ hạnh phúc, tốt đẹp.- Khổ tận cam lai: Hết khổ sở đến lúc sung sướng( khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến)IV. Đọc thêm

4. Củng cố? Khái quát nội dung cơ bản của bài học?5. Dặn dò- Học bài, CB để giờ sau trả bài TLV số 3.* Rút kinh nghiệm.........................................................................................................

Page 186: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: - Giúp hs củng cố lại những kiến thức đã học về văn biểu cảm về tác phẩm văn học- Đánh giá chất lượng bài làm của hs.2. Kĩ năng: HS có khả năng tự đánh giá bài viết của mình, biết cách sửa các lỗi thông thường 3. Thái độ: - Phê và tự phê bình- Khiêm tốn học hỏi bạn bè.

II. Chuẩn bị :1. GV: Bài soạn, đề, đáp án, biểu điểm2. HS: Vở soạn .

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định:

2. Kiểm tra : không kiểm tra

3. Bài mới:Giới thiệu bài:.

Chúng ta đã được học cách tạo lập văn bản biểu cảm về tác phẩm văn học, cách liên kết để vb có tính mạch lạc. Được tìm hiểu các cách biểu cảm. Tuy nhiên, khi làm bài, các em chưa biết cách bộc lộ tình cảm của mình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHoạt động 1. HDHS tìm hiểu đề bài và lập dàn bài

1. Đề bài.Cảm nghĩ về người thân của em

Page 187: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Đề bài yêu cầu viết điều gì?- Cảm nghĩ về người thân của em? Phần mở bài sẽ được viết như thế nào?- Giới thiệu khái quát về người thân ? Thân bài tạo ý ra sao?- Mỗi cảm xúc là 1 ý lớn dẫn chứng minh hoạ- Hoàn cảnh sống của người thân:+ Người thân sống ở đâu ? Sống như thế nào ?( Vận dụng các giác quan để quan sát rồi miêu tả điểm gây xúc cảm làm em cảm động nhất; Có thể bằng hồi tưởng về người thân một cách trực tiếp hoặc qua lời kể về người thân…).+ Tình cảm của người thân đối với mọi người và nhất là đói với em như thế nào?? Kết bài?- Khẳng định cảm xúc.

HĐ2. Nhận xét bài làm của học sinhNhận xét: bài làm của học sinh.1. Ưu điểm:- Bài viết đúng bố cục 3 phần.- Trình bày tương đối sạch sẽ.- Viết câu rõ ý- Cảm xúc chân thành.- 1 số bạn làm bài rất tốt chữ viết sạch đẹp.2. Nhược điểm- Chữ xấu, diễn đạt kém- Cảm xúc hời hợt- Bố cục không rõ ràng

2. Lập dàn bài- Mở bài: (1,5đ)+ Giới thiệu khái quát về người thân- Thân bài:(6đ)- Hoàn cảnh sống của người thân:+ Người thân sống ở đâu ? Sống như thế nào ?( Vận dụng các giác quan để quan sát rồi miêu tả điểm gây xúc cảm làm em cảm động nhất; Có thể bằng hồi tưởng về người thân một cách trực tiếp hoặc qua lời kể về người thân…).+ Tình cảm của người thân đối với mọi người và nhất là đói với em như thế nào?- KB:(1,5đ)Ý nghĩa của tình cảm mà người thân đã dành cho mình. Khặng định lại tình cảm của em đối với người thân và mong muốn điều gì cho người thân của mình hoặc có thể hứa làm gì có ích cho người thân.3. Nhận xét

- Ưu điểm- Nhược điểm

Page 188: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Chữa các lỗi:- Nội dung,cú pháp, bố cục, chính tả.

Đọc 1,2 bài tiêu biểu

* Chữa các lỗi:- Nội dung- Cú pháp- Bố cục- Chính tả* Trả bài* Đọc bài làm tốt* Gọi điểm

4. Củng cố- Nhắc lại các lỗi còn mắc trong bài kiểm tra5. Dặn dò- Học bài, soạn: Làm thơ lục bát* Rút kinh nghiệm......................................................................................................... ----------------------------------

Page 189: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

LÀM THƠ LỤC BÁTI. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức:- Nắm được vần, luật bằng trắc, nhịp thơ lục bát2. Kĩ năng:- Tập viết được những câu, đoạn, bài thơ lục bát ngắn, đúng luật3. Thái độ: Yêu thích, giữ gìn thể lục bátII. Chuẩn bị.1. GV: Bài soạn, sgk, sgv, bảng phụ2. HS: SGK, vở ghi, vở bài tập.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra : ? Nhắc lại một số bài thơ em đã học được làm theo thể lục bát ?

3. Bài mới:Giới thiệu bài:

Thơ lục bát là loại thơ truyền thống được các tác giả sáng tác nhằm bộc lộ tình cảm. Nó có đặc điểm ntn? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHĐ1. Hướng dẫn tìm hiểu luật thơ lục bátH- Đọc? Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng?=> 6 - 8 tiếng? Vì sao gọi là lục bát ?=> Vì theo số chữ của mỗi câu thơ.? Nhắc lại các quy định ký hiệu thanh B - T=> B: Ngang và huyền T: /.? ~ Vần: VHS: Kẻ sơ đồ vào vở và điền các ký

I. Luật thơ lục bát

1. Ví dụ ( sgk. 155)2. Nhận xét

Page 190: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

hiệu B - T.B B B T B B

T B B T T B B BT B T T B B

T B T T B B B BHoặc cụ thể hơn:

B B B T B BVT B B T T BV B BV

T B T T B BVT B T T B BV B BV

? Nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu 8 ?=> Cùng là thanh B? Nhận xét về luật thơ lục bát?=> Số câu: Không hạn định.- Số tiếng: 6,8- Số vần: 2- Vị trí: Tiếng 6 câu 6 vần tiếng 6 -8 tiếng 8 câu 8 - tiếng 6 câu 6.1, 3,5,7 không bắt buộc- Quy định các tiếng B -T.tiếng thứ 2: B - T - B câu 6.- B - T - B câu 8- Nhịp 2/ 2/ 24/4.H: đọc ghi nhớHoạt động 2: Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/ 8- Gv đưa bảng phụ

So sánh 2 bài lục bát sau1. Các bạn trong lớp ta ơiThi đua học tập phải thời tiến lên

- Số tiếng: 6,8- Số vần: 2- Vị trí: Tiếng 6 câu 6 vần tiếng 6 -8 tiếng 8 câu 8 - tiếng 6 câu 6.1, 3,5,7 không bắt buộc- Quy định các tiếng B -T.tiếng thứ 2: B - T - B câu 6.- B - T - B câu 8- Nhịp 2/ 2/ 24/4.

3. Ghi nhớ (sgk. 156)3. Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8

Bài 1: chỉ là văn vần lục bát không phải thơ vì không có giá trị biểu cảm

Page 191: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tiến lên liên tục đừng quênNhì trường nhất khối khỏi phiền thầy côChúc mừng các bạn hoan hôLiên hoan sơ kết tha hồ mà chơi . (Báo tường)

2. Đường vô xứ nghệ quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

HĐ3. Hướng dẫn HS luyện tậpBài 1: C2: thêm: kẻo mà C4: mới nên con người? Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao.Điều nối tiếp thành bài và đúng luật?* Bài 2: Sửa lại - Vườn cây em quý đủ loàiCó cam, có quýt, có mai, có đào - Thiếu nhi là tuổi học hànhChúng em phấn đấu trở thành trò ngoan? Cho biết các câu lục bát sai ở đâu và sửa cho đúng luật?

? Tổ chức lớp thành 2 đội chơi.1 đội xưởng câu lục.1 đội xưởng câu bát.Đọc bài tham khảo

Bài 2: là thơ dân gian thể hiện niềm tự hào tình yêu quê hương của người sáng tác thơ lục bát

II. Luyện tập1. Bài 11. Em ơi đi học trường xaCố học cho giỏi kẻo mà mẹ mong.2. Anh ơi phấn đấu cho bền.Mỗi năm một lớp ta lên đều đều.3. Ngoài vườn ríu rít tiếng chim.Tai nghe tiếng hót mà tim bồi hồi.2. Bài 21. Vườn em cây qúy đủ loàiCó cam có quýt có xoài có na.2. Thiếu nhi là tuổi học hànhChúng em phấn đấu trở thành trò ngoan

3. Bài 3H: Thực hiện theo yêu cầu

4. Củng cố? Khái quát nội dung cơ bản của bài?5. Dặn dò

Page 192: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Học bài, soạn “ Chuẩn mực sử dụng từ”* Rút kinh nghiệm.......................................................................................................

Ngày 25/11/2013 TT kí duyệt

Tiết 61 : CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC   :

1. Kiến thức:

- HS hiểu được các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi dùng từ.

- Hiểu được các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực

2. Kĩ năng:

- Sử dụng từ đúng chuẩn mực

- Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.

- Luyện kỹ năng sử dụng từ khi nói và khi viết.

- Tích luỹ với phần văn và TLV.

3. Thái độ:

- Có ý thức trau dồi vốn từ

Page 193: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

II. Chuẩn bị.- GV: Bài soạn, sgk, sgv, bảng phụ- HS: Vở soạn, sgkIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định:

2. Kiểm tra : Thế nào là chơi chữ? Có những kiểu chơi chữ nào? cho ví dụ?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: Trong khi nói ( viết), các em thường mắc những lỗi về dùng từ. Nhưng không biết mình đã mắc lỗi gì? Cách chữa như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nhận biết được lỗi, biết cách chữa lỗi....

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHoạt động 1 : tìm hiểu các trường hợp mắc lỗi thường gặpH: Đọc ví dụ, Theo dõi bảng phụ VD1/166? Các từ in đậm trong những câu trêu dùng sai ở chỗ nào?

H: Phát âm sai và sai chính tả

dùi đầu - vùi đầu ; sai phụ âm đầu d – v (cách nói Nam Bộ)

tập tẹ : Tập toẹ (bập bẹ): Nói không chính xác.

Khoảng khắc - khoảnh khắc:

Từ gần âm , nhầm lẫm.

? Qua đó em hãyrút ra nhận xét khi sử dụng từ ?

H: Trả lời

Theo dõi bảng phụ VD2/166.

? Chỉ ra lỗi ,cho biết nguyên nhân mắt lỗi ở VD và sửa lỗi ?

I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.

II. Sử dụng từ đúng nghĩa.

Page 194: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

+ Sáng sủa : nhận biết bằng thị giác

+ Tươi đẹp : nhận bằng tư duy trí tuệ, cảm xúc liên tưởng.

+ Cao cả : lời nói (việc làm) có tính chất tuyệt đối (cao quý đến mức không còn có thể hơn).

+ Sâu sắc : Nhận thức, thẩm định bằng tư duy chính xác, liên tưởng( có tính chiều sâu và thuộc bản chất).

+ Biết : nhận thức được, hiểu được 1 cái đó.

+ Có : tồn tại 1 cái gì đó.

? Qua đó em có nhận xét gì về cách sử dụng từ?

H: Cần sử dụng từ đúng nghĩa.

H:Theo dõi bảng phụ 3/167

? Các từ in đậm ở VD trên dùng sai ntn?Tìm cách chữa lại cho đúng?

H: - Hào quang - hào nhoáng:+ Hào quang: DT không thể sử dụng làm V như TT.- Chị ăn mặc thật là giải dị.Ăn mặc là ĐT không thể là CN.- Rất thảm hại.Thảm hại là TT không thể dùng như DT.- Phồn vinh giả tạo.Nói ngược lại là trái với quy tắc trật tự từ trong ngữ pháp TV.

? Xác định vai trò ngữ pháp của những từ in nghiêng?

III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.

Page 195: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

?Rút ra NX3?H: Trả lờiH- theo dõi bảng phụ 4/167?Tìm hiểu cách dùng từ sai ở VD.

Tìm từ thích hợp để thay thế?H: Lãnh đạo: Đứng đầu các tổ chức hợp pháp, sắc thái trang trọng.

+ Cầm đầu: …phi nghĩa, coi thường.

- Chú hổ: đặt trước D chỉ động vật mang sắc thái đáng yêu.+ Nó hoặc con hổ?Rút ra nhận xét?H: Trả lời.G- Đưa ra một số có sử dụng tiếng địa phương ( Nghệ An)1.Ngái ngôi chi mà anh nỏ đến thăm- Xa xôi gì mà anh không đến thăm2. Rứa thì chú đưa tôi về lộ cộ- Thế thì chú đưa tôi về chỗ cũ3. Đi ra đàng, bấp cái đòn tiến, bổ vô vũng nác- Đi ra đường, vấp cái đòn gánh, ngã vào vũng nước.4. Bẳng nồi nước lên bổng- Bắc nồi nước lên cao (Sơn Tây)? NX về câu có sử dụng từ địa phương?H : Rất khó hiểu? Theo em trong trường hợp nào không sử dụng từ địa phương?(Trong TPVH có thể dùng vì mục đích nghệ thuật)H :- Tình huống gián tiếp trang trọng và trong các VB chuẩn mực.? Có lưu ý gì khi dùng HV?

IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.

V. Không lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt.

Page 196: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

H : - Từ nào có TV thì nên dùng TV- H đọc ghi nhớ- HS phân biệt :Tr – ch ;n – l ; r- d –gi ; ...

* Ghi nhớ (sgk. 167)

4. Củng cố? Khái quát nội dung cơ bản của bài?5. Dặn dò:- Chuẩn bị ôn tập bài văn phát biểu cảm: Xem lại các khái niệm , đặc trưng của văn biểu cảm. Phân biệt văn biểu cảm với văn TS, MT.

Tiết 62: ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức:- HS ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết văn biểu cảm: phân biệt văn tự sự,

miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm.- HS nâng cao khả năng lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.- HS nắm được cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm.2. Kĩ năng- Nhận biết,phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm.- Tạo lập văn bản biểu cảm.3. Thái độ.- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học khi tạo lập văn bản. Sưu tầm và học hỏi các bài

văn mẫu.II. CHUẨN BỊ:Giáo viên: Giáo án, mẫu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, SGK Ngữ văn 6+7.Học sinh: đọc các đoạn văn theo yêu cầu câu 1. Xem lại văn bản tự sự, miêu tả.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Việc chuẩn bị bài của học sinh.3. Nội dung bài mới:Giới thiệu bài:

Page 197: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Các tiết TLV trước các em đã được tìm hiểu về thể loại văn biểu cảm, giờ này các em cùng thầy giáo đi ôn tập lại thể loại văn nay..

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động 1

Thế nào là văn biểu cảm?HS: Lần lượt trả lời, bổ sung.Muốn bày tỏ thái độ, t/c, sự đánh giá của mình cần phải có yếu tố gì? Tại sao?

Em hãy cho biết, vai trò của miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm là gì?

HS: Thảo luận

Hoạt động 2Văn biểu cảm có gì khác so với văn miêu tả và văn tự sự? Lấy ví dụ?(+Văn miêu tả nhằm tái hiện đối tượng -> để ta cảm nhận được nó. Còn ở văn biểu cảm: mượn đặc điểm, phẩm chất của đối tượng để nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. + Văn tự sự tức là kể từ đầu đến cuối một sự việc nào đó. Còn trong văn biểu cảm chỉ kể những câu chuyện để lại ấn tượng sâu đậm ).

Hoạt động 3Khi làm một bài văn biểu cảm, em cần thực hiện những bước nào? (+ Tìm hiểu đề. + Tìm ý.+ Lập dàn bài ).Em hãy cho biết, văn biểu cảm gồm mấy loại?(Gồm 3 loại:+ Biểu cảm về sự vật. + Biểu cảm về con người. + Biểu cảm về tác phẩm).Dàn bài khái quát cho mỗi loại văn biểu cảm trên là gì?(Học sinh chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm viết ra vở một dàn bài khái quát cho một loại văn biểu cảm ).

I. Những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm.1. Khái niệm.Văn BC là kiểu VB bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người với sự vật, hiện tượng, cuộc sống...2. Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn BC.- Tự sự, miêu tả là phương tiện để người viết biểu hiện t/c.- Thiếu 2 yếu tố trên thì t/c mơ hồ, không cụ thể vì t/c, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.II. So sánh yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm với văn miêu tả, tự sự.1. Văn tự sự. Kể lại câu chuyện có đầu có cuối, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. (Tái hiện sự kiện)2. Văn miêu tả. Nhằm tái hiện đối tượng, để người đọc, người nghe hình dung được rõ về đối tượng ấy.3. Trong văn biểu cảm. Mượn tự sự, miêu tả để bộc lộ thái độ, t/c và sự đánh giá của người viết.III. Luyện tập.Lập dàn ý cho đề văn b/c: “Cảm nghĩ về mùa xuân”.Bước 1. Tìm hiểu đề, tìm ý.- Kiểu VB: PBCN (văn b/c)- Đối tượng: Mùa xuân.- Yêu cầu: Bày tỏ thái độ, t/c, sự đánh giá.- Mục đích: Yêu quý mùa xuân....Bước 2. Lập dàn ý.* MB: - Giới thiệu mùa xuân.

Page 198: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

GV: Gọi một vài đại diện trả lời.Lớp, GV nhận xét, bổ sung.HS: Thảo luận làm dàn ý, trình bày.

HS: Nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, bổ sung.

HS: Tập viết đoạn.

Trình bày

GV: Nhận xét, bổ sung.

- Nêu cảm xúc chung.* TB:(1) Mùa xuân của thiên nhiên: cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muông...(2) Mùa xuân của con người: tuổi tác, nghề nghiệp, tâm trạng, suy nghĩ.(3) PBCN.- Thích hay không thích mùa xuân? Vì sao?- Kể, tả để bộc lộ cảm nghĩ thíchhay không?- Giải thích vì sao mong đợi hay không mong đợi mùa xuân?* KB: Nêu cảm xúc chung.Bước 3: Viết bàiViết phần mở bài cho đề bài trên.

4. Củng cố: - Em hãy cho biết, từ phần ôn tập em rút ra kinh nghiệm gì cho bài viết văn biểu cảm

học kỳ sắp tới?5. Dặn dò:)- Làm dàn ý biểu cảm về tác phẩm văn học “Bánh trôi nước”. - Chuẩn bị: “Mùa xuân của tôi”.

Tiết 63: .

Văn bản : MÙA XUÂN CỦA TÔI

- Vũ Bằng -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:- Nắm được một số nét về tác giả Vũ Bằng- Cảm nhận được tình yêu quê hương của một người miền Bắc sống ở miền Nam qua lối viết tuỳ bút tài hoa, độc đáo.2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu một văn bản tuỳ bút

Page 199: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Biết phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ- Nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm 3. Thái độ:- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, tình yêu thiên nhiênII. Chuẩn bị.1. GV: Bài soạn, sgk, sgv, bảng phụ, tranh vẽ2. HS: Vở soạn, sgkIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định:

2. Kiểm tra : ? Cảm nhận của em qua văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm”

3. Bài mới:

Giới thiệu bài:

Nếu như “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một tùy bút thể hiện tình cảm của Thạch Lam về một thứ quà quê - đặc sản của Hà Nội thì “Mùa xuân của tôi” là một tùy bút giàu cảm xúc nữa của Vũ Bằng với niềm thương nhớ da diết về mùa xuân Hà Nội, mùa xuân đất bắc khi t/g đang sống giữa đất Sài Gòn

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHĐ1. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung? Nêu những nét hiểu biết về tác giả?=> Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng về truyện ngắn, tuỳ bút.

G. Giới thiệu chân dung ảnh Vũ Bằng và cuốn sách"thương nhớ mười hai"

? Xác định xuất xứ của văn bản?

H:- Tác phẩm là 1 đoạn trích trong bài "tháng giêng mơ về trăng non, rét ngọt

? Em hiểu biết gì về cuốn sách “ Thương nhớ mười hai”?

H: " Thương nhớ 12" (1960-1971) được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất của

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. đọc văn bản.

2. Tác giả, tác phẩm

* Vũ Bằng ( 1913-1984), sinh tại Hà Nội, có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí.

Page 200: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

ông.

- Ông viết khi đang sống ở Sài Gòn trong những năm chiến tranh.

G: Bài tuỳ bút đã tái hiện tài tình không khí, cảnh sắc, 1 vài phong tục văn hoá đất Bắc và Hà Nội trong những ngày tháng giêng đầu xuân qua nỗi lòng thương nhớ của tác giả.

? Em nhắc lại khái niệm tuỳ bút ?H: Trả lời.G: Hướng dẫn giọng đọc: Diễn cảm, chú ý những đoạn văn biểu cảm.H - đọc - nhận xétG: Chú giải 1 số từ khó còn son, huê tình, liêu siêu, uyên ương...

?Tìm bố cục VB?

H: 3 phần

1. Từ đầu -> « ...mê luyến mùa xuân »: Cảm nhận về quy luật tình của con người với mùa xuân.

2. Tiếp-> « ...liên hoan »: cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.

3. Đoạn còn lại: Cảm nhận về cảnh sắc, không khí của tháng giêng mùa xuân.HĐ3. Hướng dẫn HS phân tíchMục tiêu: phân tích TP để cảm nhận được nội dung và NT của TPPP: Nêu vấn đề, gợi tìm, bình giảng

? 2 câu đầu của VB là lời bình luận các cụm từ "tự nhiên như thế" không có lạ

* “ Mùa xuân của tôi” trích thiên tuỳ bút “ Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tuỳ bút- bút kí “ Thương nhớ mười hai”.

2. Đọc văn bản

3. Giải nghĩa từ khó (sgk. 176,177)

4. Bố cục: 3 phần

II. Phân tích

Page 201: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

hết, được tác giả sử dụng ý gì?

=> Khẳng định tỉnh cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm sẵn có và hết sức thông thưởng ở mỗi con người.

? Tìm biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng ở dây? T/dụng?H - Theo dõi câu văn thứ 3 .- Điệp từ, điệp kiểu câu:Ai bảo,đừng thương..ai cấm được ..thì mới hết.-> t/c con người dành cho mùa xuânTạo dựng nhịp điệu cho lời văn thêm tha thiết mềm mại theo cảm xúc.

- Non - nước , bướm - hoa, trai - gái,... khẳng định t/c mùa xuân là quy luật.

G : Cách viết đó tạo cho giọng văn duyên dáng mà không kém phần mạnh mẽ như muốn tranh luận với ai đó để khẳng định cái quy luật tự nhiên tất yếu của con nngười: yêu mếm mùa xuân - mùa tình yêu, hạnh phúc.H : Theo dõi đoạn 2?T'g đã liên hệ tình cảm mùa xuân của con người với những hiện tượng tự nhiên nào? Thể hiện điều gì?H : Mùa xuân Bắc Việt? Tìm câu văn gợi cả cảnh Bắc và không khí mùa xuân Hà Nội, đất Bắc?=> Mùa xuân Bắc việt…là mùa xuân có mưu riêu riêu, gió lành lạnh có câu hát Huế tình…đẹp như thơ mộng.?Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở câu văn này? Tác dụng ?=> Liệt kê, nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân.? Tác giả nhớ về mùa xuân miền Bắc, với những chi tiết điển hình nào ?

1. Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

- Tình cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm sẵn có và là quy luật tất yếu của tình cảm con người.

- Tình cảm nâng niu, trân trọng, thương nhớ, thuỷ chung với mùa xuân.

2. Cảm nhận về cảnh sắc không khí chung của mùa xuân Hà Nội - đất Bắc.

Page 202: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

=> Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đêm xanh, cái rét ngọt ngào. Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình đó là mùa xuân là mùa xuân riêng trong hồi ức của người xa xứ.? Những hình ảnh rất tiêu biểu của mùa xuân đã gợi 1 bức tranh xuân đất Bắc ra sao?=>Cảnh tự nhiên lọc qua trí nhớ, qua thời gian bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, mơ màng như trong mộng.? Nói tới mùa xuân, tác giả còn nói tới những hình ảnh nào rất đặc trưng trong mỗi gia đình?

=> Trầm, đèn, nến, bàn thời tổ tiên với bầu không khí đoàn tụ gia đình êm ấm những ngày sau tết.(ấm cúng)

H - theo dõi đoạn "ấy đấy...liên hoan".

?Tác giả gọi mùa xuân đất Bắc là "mùa xuân thánh thần của tôi” ý nghĩa?=> Tác giả cảm nhận được sức mạnh kỳ diệu thiêng liêng của mùa xuân đất Bắc.- Tình yêu vô bờ bến dành cho mùa xuân Hà Nội.? Câu văn "nhựa sống ở trong người căng lên...cặp uyên ương..." diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân?

=> Mùa xuân có sức khơi dậy sinh lực cho muôn loài, trong đó có con người.

? Nhận xét về biện pháp nghệ thụât nổi bật trong 2 câu trên? phân tích tác dụng?

=> Hình ảnh so sánh mới mẻ diễn tả sinh động, hấp dẫn sức sống của mùa xuân. Giọng điệu sôi nổi, êm ái, tha thiết cảm xúc bồng bột, mãnh liệt của tâm

- Cảnh vật thiên nhiên, không khí mùa xuân được gợi nhớ lại từ những chi tiết, hình ảnh lắng đọng nhất.

- Mùa xuân khơi dậy sức sống cho muôn loài.

- Mùa xuân khơi dậy tình cảm cao quý ở con người.- Hân hoan hơn, biết thương nhớ mùa

Page 203: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

hồn.

GV: Mùa xuân khơi dậy sức sống cho muôn loài. Khơi dậy những tình cảm cao quý ở người. Tình yêu cuộc sống

xuân.

4. Củng cố: GV hệ thống hóa kiến thức toàn bài

5. Dặn dò: Tập đọc diễn cảm bài văn. Sưu tầm 1 số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân. Soạn "Sài Gòn Tôi yêu".

* Rút kinh nghiệm......................................................................................................

Ngày 02/12/2013

TT kí duyệt

Ngày soạn : 07/ 12/ 2013Ngày giảng : 7a: 11/ 12/ 2013 7b: 11/ 12/ 2013 7c: 11 / 12/ 2013

Tiết 64 : MÙA XUÂN CỦA TÔI ( Tiếp theo )

- Vũ Bằng -

Hướng dẫn đọc thêm: Văn bản : SÀI GÒN TÔI YÊU

- Minh Hương -

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:- HS cảm nhận được mùa xuân tháng giêng nơi đất Bắc và biết được nội dung và nghệ thuật của bài Mùa xuân của tôi.- Thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, phong cách con người Sài Gòn và tình cảm đậm đà, sâu sắc của tác giả đối với Sài Gòn- Cảm nhận được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả2. Kĩ năng:

Page 204: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Đọc- hiểu một văn bản tuỳ bút có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.- Biết biểu hiện tình cảm cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể. 3. Thái độ:- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người.B. Chuẩn bị.1. GV: Bài soạn, sgk, sgv, bảng phụ, tranh ảnh.2. HS: Vở soạn, sgkC. Phương tiện, kĩ thuật- Mảnh ghép, động não, khăn phủ bàn- Nêu vấn đề, phân tích mẫu, vấn đápD. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 7a……7b……..7c...........

2. Kiểm tra : Cảm nhận của em về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân qua văn bản “ Mùa xuân của tôi”?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh

PP: Thuyết trình.

Sài Gòn là thành phố có lịch sử hơn 300 năm. Từ sau thàng 4 năm 1975, Sài Gòn được đổi tên là Thành phố Hồ chí Minh. Hiện nay, Thành phố Hồ chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế và có số dân lớn nhất của cả nước. Bài học hôm nay....

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính

Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản Mùa xuân của tôi

Mục tiêu: HS biết cảm nhận được mùa xuân tháng giêng nơi đất Bắc và nội dung nghệ thuật của bài.

PP: Nêu vấn đề, gợi tìm, bình giảng

H- theo dõi đoạn còn lại.

H - Xem tranh SGK

A. Văn bản : Mùa xuân của tôiI. Đọc - tìm hiểu chungII. Phân tích.

1. Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

2. Cảm nhận về cảnh sắc không khí chung của mùa xuân Hà Nội - đất Bắc.3. Cảm nhận mùa xuân tháng giêng nơi đất Bắc.

Page 205: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Mùa xuân tháng giêng được đặc tả bởi những hình ảnh nào?

=> Bầu trời và bữa cơm gia đình sau tết.

? Các chi tiết đó tạo thành cảnh tượng riêng nào của mùa xuân đất Bắc vào độ tháng giêng?

=> Không gian dần rộng rãi, sáng sủa. Không khí đời thường giải dị ấm cúng chân thật.

? Con người có cảm xúc ntn?

=> Vui vẻ, phấn chấn trước một niềm vui mới "thấy rạo rực 1 niềm vui sáng sủa".

? Em cảm nhận được tình cảm nào của tác giả dành cho mùa xuân?

=> yêu tháng giêng sâu sắc, bền bỉ.

? Qua văn bản, em hiểu thêm tính chất quý báu nào của tác giả?

- Tình cảm thuỷ chung với quê hương. Lòng mong mỏi cho đất nước hoà bình thống nhất để có mùa xuân sum họp

? Em học tập được gì về nghệ thuật biểu cảm từ tuỳ bút "mùa xuân của tôi"

? Em cảm nhận về mùa xuân đất Bắc như thế nào?

=> Tình yêu bền chặt với mùa xuân.

- Không gian dần rộng rãi, sáng sủa.

- Không khí đời thường giải dị ấm cúng chân thật.

- Con người vui vẻ, phấn chấn-> Tác giả yêu tháng giêng bền bỉ, sâu sắc.

III. Tổng kết- ghi nhớ1. Nghệ thuật

- Cảm xúc mãnh liệt.

- Lời văn giàu hình ảnh và nhịp điệu .

- Cảm nhận tinh tế.

2. Nội dung- Bài văn thể hiện tình yêu bền chặt với mùa xuân.3. Ghi nhớ ( sgk. 178)

Page 206: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Đọc ghi nhớ (sgk. 178)

H: Nêu yêu cầu luyện tập

G: Hướng dẫn về nhà

? Viết 1 đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về 1 mùa trong năm ở quê hương mình đang sống. nhà.

H: Đọc thêm sgk. 178

HĐ3: Hướng dẫn HS đọc thêm văn bản Sài Gòn tôi yêu

Mục tiêu: HS khám phá văn bản để nắm được vài nét về tác phẩm, phân tích VB để cảm nhận được nội dung và NTPhương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm? Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?G: Hướng dẫn giọng đọc: diễn cảm

Đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc toàn văn bản

G: Hướng dẫn giải nghĩa từ khó

? Chú giải 1 số từ địa phương ui ui, tông chi, thị thiềng.

? Xác định bố cục văn bản?

- 3 phần:

+ Từ đầu...người khác: Vẻ đẹp cuộc sống Sài Gòn.

+ Tiếp....1975: Con người Sài Gòn.

+ Còn lại: 1 vài suy nghĩ của t/g.

? Ghi nhận đầu tiên về vẻ đẹp SG là sức sống của 1 đô thị trẻ. Điều đó được diễn tả bằng hình ảnh nào?

=> SG cứ trẻ hoài như cây tơ đang độ

IV. Luyện tập (về nhà)

V. Đọc thêm

B. Văn bản: Sài Gòn tôi yêu

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

2. Đọc văn bản

2. Giải nghĩa từ khó ( sgk. 171,172)

3. ThÓ lo¹i: Tuú bót.

4. Bố cục: 3phần

+P1: Từ đầu-> “...người khác”: Vẻ đẹp C/S Sài Gòn.

+P2: Tiếp-> “....1975”: Con người Sài Gòn.

+P3: Còn lại: 1 vài suy nghĩ của t/g.

II. Đọc -hiểu văn bản

1. Vẻ đẹp cuộc sống Sài Gòn

Page 207: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

nõn nà thay da đổi thịt.

? Tác giả đã sử dụng BPNT gì, tác dụng?

=> So sánh, tính từ " nõn nà", thành ngữ " thay da đổi thịt " -> Sự trẻ trung của thành phố, sức sống của 1 đô thị trẻ, nhộn nhịp và năng động, niềm tin yêu của TG với Sài gòn.

GV: Thể hiện 1 cách gợi cảm sức trẻ SG, cái nhìn tin yêu của tác giả đối với SG. TG cảm nhận về thành phố trẻ này ở rất nhiều phương diện như về khí hậu và nhịp sống.

? Em hãy nêu những nét đặc trưng về khí hậu Sài Gòn?

=> Nhiều nắng: Nắng sớm ngọt ngào.

- Nhiều mưa bất chợt: những cây mưa..

- Nhiều gió buổi chiều: chiều lộng gió.

- Khí hậu thay đổi nhanh

Trời đang ... bỗng nhiên trong vắt lại như pha lê.

? Em có nhận xét gì về khí hậu Sài Gòn?

=> Thay đổi thất thường, sớm nắng chiều mưa, không có mùa đông

? Vẻ đẹp Sài Gòn còn được biểu hiện rõ những nét nào nữa ?

=> Đặc điểm của dân Sài Gòn

? Cư dân SG ở đây có đặc điểm gì?

=> Người từ các nơi đến, ở đó sinh sống

Page 208: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

và trở thành người Sài Gòn, toàn người Sài gòn.

? VS ở đây toàn người sài gòn dù không ít người gốc bắc, trung, nam, hoa?

=> Nơi hội tụ của người 4 phương nhưng hòa hợp không phân biệt nguồn gốc.

? Qua đó ta hiểu được thêm nét đáng quý nào trong cuộc sống của cư dân sài Gòn?

=> Nét đáng quý của cuộc sống cộng đồng hoà hợp trong lao động.

? VS tác giả lại có thể cảm nhận được như vậy?

=> Sống gắn bó lâu năm với Sài Gòn và yêu Sài Gòn thiết tha, coi Sài Gòn như quê hương mình.

? Qua đó em có nhận xét gì về vẻ đẹp của cuộc sống Sài Gòn?

=> Là thành phố trẻ, cư dân hoà hợp, khí hậu có nhiều ưu đãi đối với mọi người.

GV: Vẻ đẹp của người sài gòn được thể hiện qua phong cách của họ.

? Phong cách người Sài Gòn ở đây là gì?

=> Ăn nói tự nhiên, dễ dãi.

- ít dàn dựng, tính toán.

- Chân thành, bộc trực, thẳng thắn.

- Cởi mở, mến khách, dễ hòa hợp

- Là thành phố trẻ, cư dân hoà hợp, khí hậu có nhiều ưu đãi đối với mọi người.

2. Vẻ đẹp của con người Sài Gòn

- Sống cởi mở, trung thực, ngay thẳng, tốt bụng.

Page 209: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

GV: phong cách ở đây được hiểu là cách sống riêng

? Em có cảm nhận ntn về cách sống này?

=> Sống cởi mở, trung thực, ngay thẳng, tốt bụng.

GV: Vẻ đẹp của sài gòn được tập trung biểu lộ ở các cô gái.

? Vậy các cô gái có những nét đẹp riêng nào được nói tới?

H - Đọc đoạn văn:

" Các cô gái …tự ti"

- Trang phục: Nón vải vành rộng áo bà ba nắng, quần đen rộng, giầy bó trắng, xăng đan, guốc vông ( Giản dị, gọn gàng trong ăn mặc )

- Dáng vẻ: Khoẻ khoắn, cặp mắt sáng ngời, nụ cười thiệt tình tươi tắn. Dáng đi

- Xã giao: Chào hỏi, ứng xử: Chào người lớn thì cúi đầu chắp tay, gặp người cùng trang lứa thì cúi đầu và cười.

- Chiến tranh: Bất khuất, kiên cường trong bom đạn.

? Những biểu hiện riêng đó làm thành vẻ đẹp chung nào của người Sài Gòn?

=> Giản dị, khoẻ mạnh lễ độ, tự tin

G: Vẻ đẹp người Sài Gòn được nói tới ở đây là vẻ đẹp truyền thống mang bản sắc riêng.

* Hình ảnh các cô gái:

- Giản dị, khoẻ mạnh lễ độ, tự tin.

Page 210: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Tại sao tác giải lại tìm kiếm các vẻ đẹp truyền thống đó?

=> Đó là các giá trị bền vững mang bản sắc riêng, t/g coi trọng các giá trị truyền thống, muốn giới thiệu tới bạn đọc vẻ đẹp đó .

H: Theo dõi phần 3

? Sài Gòn ngày nay được tác giả miêu tả ntn?

=>Rất ít chim, cò, vạc...

? Tại sao lại như vậy?

=> Do bắn giết chim...của những kẻ vô trách nhiệm.

? Qua đó em thấy thiên nhiên sài gòn có gì đáng nói?

=> TN đang bị con người tàn phá.

? Ở đây thái độ của tác giả ntn?

=> Phê phán 1 cách tế nhị, kín đáo.

GV: Liên hệ

? Mặc dù thiên nhiên bị tàn phá như vậy song tác giả vẫn yêu quý sài gòn bởi điều gì?

=> Con người sài gòn

? T/g đã bộc lộ cảm xúc với Sài Gòn trong văn bản bằng cách nào?=> Biểu hiện trực tiếp:Tôi yêu SG da diết…Vậy đó mà tôi yêu SG.? Từ nào được điệp lại nhiều lần ý nghĩa gì?

3. Tình yêu với Sài Gòn

Page 211: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

=> “Tôi yêu”+ Nhấn mạnh Sài gòn có nhiều điều đáng yêu.+ Tình yêu của Tác giả với SG thật chân thành, nồng nàn tha thiết.G : Yêu Sài Gòn tác giả viết "thương mến bao nhiêu cũng không thấy uổng công…"? Em hiểu tình cảm của tác giải dành cho Sài Gòn qua câu " thương mến bao nhiêu cũng không thấy uổng công hoài của" là tình cảm như thế nào?

- Yêu quý Sài Gòn hết lòng.- Muốn được đóng góp sức mình.- Mong mọi người hãy đến và yêu Sài Gòn.GV: Liên hệ? Em có nhận xét gì về cách tác giả bộc lộ tình yêu của mình với Sài Gòn?

=> Tự nhiên, bộc trực, chân thành

? Khái quát nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

H: Trả lời

? VB "Sài Gòn tôi yêu, cho em những hiểu biết mới mẻ nào về cuộc sống và con người Sài Gòn?

- Yêu quý Sài Gòn hết lòng.- Muốn được đóng góp sức mình.- Mong mọi người hãy đến và yêu Sài Gòn.

III. Tổng kết- ghi nhớ

1. NghÖ thuËt.- C¸ch viÕt ®éc ®¸o, sö dông so s¸nh, nh©n ho¸ s¸ng t¹o.- Sù am hiÓu kÕt hîp víi t×nh c¶m vµ nh÷ng suy ngÉm s©u s¾c- Tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Điệp từ...

- Cảm xúc chân thành

2. Néi dung.- Sµi Gßn mang vÎ ®Ñp cña mét ®« thÞ trÎ trung, hoµ hîp.- Ngêi Sµi Gßn cã nhiÒu ®øc tÝnh tèt: hån nhiªn, ch©n

Page 212: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Bài văn này có sức truyền cảm do đâu?

=> SG mang vẻ đẹp của 1 đô thị trẻ trung, hoà hợp.- Người SG hồn nhiên, trung thực, tự tin.- Đó là mảnh đất đáng được ta yêu.H: Đọc ghi nhớ (sgk. 173)

H: Nêu yêu cầu luyện tập

G: Hướng dẫn về nhà

thµnh, cëi më.- Lµ m¶nh ®Êt ®¸ng ®Ó chóng ta yªu mÕn.

3. Ghi nhớ ( sgk. 173)

IV. Luyện tập ( về nhà)

4. Củng cố.

? Phát biểu cảm nghĩ của mình với quê hương ?5. Dặn dò.- Học bài, soạn  «  Luyện tập sử dụng từ ».

* Rút kinh nghiệm.........................................................................................................

Ngày soạn : 07/ 12/ 2013Ngày giảng : 7a: 12/ 12/ 2013 7b: 14/ 12/ 2013 7c: 13/ 12/ 2013 Tiết 65 :

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪA. Mục tiêu cần đạt:

Page 213: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

1. Kiến thức:

- Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ

- Ôn tập tổng hợp về từ thông qua một hệ thống bài tập thực hành.

2. Kĩ năng:

- Từ thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ

- Nhận biết và sửa chữa được những lỗi về sử dụng từ

- Rèn luyện các kỹ năng về dùng từ, sửa lỗi dùng từ.

- Mở rộng vốn từ, góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt, viết VB biểu cảm và VB nghị luận.

- Bồi dưỡng năng lực và hứng thú cho việc học TV.

3. Thái độ:

- Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực

B. Chuẩn bị.1. GV : Bài soạn, sgk, sgv2. HS : Soạn bài, sgkC. Phương tiện, kĩ thuật- Mảnh ghép, động não, khăn phủ bàn- Nêu vấn đề, phân tích mẫu, vấn đápD. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 7a……7b……..7c.............

2. Kiểm tra : ?? Khi sử dụng từ phải theo những chuẩn mực nào?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh

PP: Thuyết trình.

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Muốn diễn đạt hay chúng ta phải có 1 vốn từ phong phú để có thể lựa chọn được những từ diễn đạt chính xác nhất, hay nhất

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính

Page 214: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Hđ2. Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của vốn từ trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.Mục tiêu: HS nhớ lại phần lý thuyếtPP: Vấn đáp, gợi tìm? Đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ là gì (đơn vị cơ bản).

=> Từ

? Trong giao tiếp muốn đạt hiệu quả cao nhất thì phải có điều kiện gì?

=> Vốn từ phong phú, dùng từ đúng chuẩn mực.

HĐ3. Hướng dẫn sử dụng từ Hán Việt

Mục tiêu: HS hiểu được cách sử dụng từ hán việt

PP: Vấn đáp, gợi tìm

? Muốn dùng từ HV chính xác ta phải làm ntn?

=> Phải hiểu nghĩa của các yếu tố HV

G- cho 1 số từ HV.

Dạ hội, nhật ký, sơn hà

H - Đặt câu với những HV đó.

? Đặt câu với mỗi từ trong các nhóm từ gần âm, gần nghĩa sau:

Hồi phục - Khôi phục

Quốc gia - quốc ca.

I. Vai trò của vốn từ trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

II. Cách sử dụng từ Hán Việt.

Page 215: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Phản hồi - phản ứng.

Xuất gia - Xuất giá.

H - Giải nghĩa từ đặt câu.

- Bạn ấy đã hồi phục về sức khoẻ.

+ Di tích đền Nghè đã được khôi phục.

- Con người sống phải trong đạo nghĩa.

+ Ca dao thường xuyên con người ăn ở đúng đạo lý.

- ý nghĩa đã được phản hồi:

- Ta phản ứng rất quyết liệt

HĐ4. Hướng dẫn HS sửa lỗi dùng từ sai âm, sai chính tả

Mục tiêu: Giúp học sinh tự nhận thấy được nhược điểm của bản thân, của bạn bè . Có thể nhận diện được lỗi và biết cách sửa lỗiPhương pháp : Thực hành

Yêu cầu HS đọc lại các bài TLV số 1,2 ghi lại những từ sử dụng sai về âm, chính tả. Sau đó cùng nhau sửa lại cho đúng.

HĐ5. Hướng dẫn HS luyện tậpMục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiễn thức đã học để làm bài tập thực hànhPhương pháp: Vấn đáp, thực hành

III. Sửa lỗi dùng từ sai, sai chính tả.

Từ dùng sai Cách sửa

Gai gắt gay gắt

Tre chở che chở

dụng xuống rụng xuống

sương rồng xương rồng

trọi gà chọi gà

nghi nhớ ghi nhớ

lãng mạng lãng mạn

khoảng khắc khoảnh khắc.

IV. Luyện tập yêuThương mến

Page 216: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Viết 1 đoạn văn biểu cảm nói lên lòng biết ơn kính trọng những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì Tổ Quốc.H: Viết, trình bày.? Chơi trò chơi ngôn ngữ : phát triểu vốn từ theo chủ đề.- Tìm những từ liên quan đến chủ đề này.

+ Thương binh, liệt sỹ, anh hùng, dũng cảm, cảm tử, hy sinh.

- chọn 1 từ rồi tách riêng 2 yếu tố.

Gọi H chia làm 2 đội lên viết những từ phức mới.

Xót cảm

binh lính

binh lựcBinh Binh chủng

Binh đoàn

4. Củng cố.

?Nêu các trường hợp sử dụng từ sai.

5. Dặn dò

- Học bài, Soạn ôn tập tác phẩm trữ tình.

Page 217: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH (Tiếp theo)

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức:- Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và đặc điểm nghệ thuật của ca dao, thơ trữ

tình.- Củng cố những kiến thức cơ bản về những bài thơ trữ tình đã học. 2. Kĩ năng- Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, phân tích 1 số TP trữ tình.3. Giáodục- Ý thức học tập tích cựcII/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY- Nêu câu hỏi, thống kê...III/ CHUẨN BỊ:Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bàiHọc Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGKIV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 phút)2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)- Kể tên các TP trữ tình đã học3. Nội dung bài mới:a/ Đặt vấn đề.b/ Triển khai bài.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC10

Phút

9

Hoạt động 1GV: Cho HS phân tích hai câu thơ, thấy được một phương diện khác và màu sắc khác.GV: Nhận xét, chốt.

Hoạt động 2

1. Bài tập 1- Thể hiện nỗi buồn sâu lắng.- Hai dòng thứ nhất, câu đầu biểu cảm trực tiếp, dùng lối kể và tả. Câu thứ hai biểu cảm gián tiếp, dùng lối nói ẩn dụ tô đậm thêm tình cảm ở dòng thứ nhất.- “Bui” là từ cổ: lo nước thương dân không chỉ là nỗi lo thường trực mà còn nỗi lo duy nhất.2. Bài tập 2- Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê >< lúc mới

Page 218: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Phút

8Phút

8Phút

HS nhắc lại những kiến thức đã học.

GV: Nhận xét, bổ sung, nhận xét.

Hoạt động 3Tùy trình độ HS để GV dành thời gian nhiều hay ít cho bài tập này.

Hoạt động 4GV: Hướng dẫn HS chọn đáp án đúng.

đặt chân về quê.- Một bên trực tiếp >< một bên gián tiếp.- Một bên thể hiện nhẹ nhàng sâu lắng >< một bên đượm sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi.3. Bài tập 3- Cảnh vật:+ Giống nhau: đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông,..+ Khác: một bên yên tĩnh, u tối,..>< một bên sống động, trong sáng,..- Chủ thể trữ tình: một bên là lữ khách >< một bên là chiến sĩ cách mạng mới hòan thành niệm vụ trọng đại của cách mạng.

4. Bài tập 4.- b, c, e.

4. Củng cố: (4 phút)- Theo bảng hệ thống.5. Dặn dò: (1 phút)- Ôn tập theo kiến thức SGK+ vở ghi để chuẩn bị kiểm tra học kì I.- Viết đoạn văn cảm nhận về một bài, một đoạn, một câu... trong văn bản tác phẩm trữ

tình mà em yêu thích nhất.- Chuẩn bị phần ôn tập Tiếng Việt học kì I - giờ sau ôn tập.

Tiết 67: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT .

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức TV đã học ở HKI về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ...

2. Kĩ năng: Luyện tập các kỹ năng tổng hợp về giải nghĩa từ, sử dụng từ để nói viết.

Page 219: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

3. Thái độ: Sử dụng từ trong nói và viết đạt hiệu quả và yêu tiếng mẹ đẻ.

B. Chuẩn bị.1. GV: Bài soạn, sgk, sgv.2. HS: Soạn bài, sgk’C. Phương tiện, kĩ thuật- Mảnh ghép, động não, khăn phủ bàn- Nêu vấn đề, phân tích mẫu, vấn đápD. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 7a……7b……...7c...........

2. Kiểm tra : ? Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.

3. Bài mới:Hoạt động 1: Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh

PP: Thuyết trình.

Giờ học ngày hôm nay cô trò ta sẽ cùng đi hệ thống hóa toàn bộ phần TV mà đã được học ở kì I.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chínhHoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tậpMục tiêu: HS biết hệ thống được kiến thức TV trong học kì IPP: Vấn đáp, gợi tìm, thảo luận..Trước lúc HS làm bài, GV cho HS theo trật tự sơ đồ ôn lại các định nghĩa và phân loại.H: Trả lời, sau đó vẽ sơ đồ vào vở rồi tìm ví dụ điền vào chỗ trống

I. Từ loại

Láy vầnLáy phụ âm đầu

TL bộ phậnTL toàn bộTừ ghép ĐLTừ ghép C - P

Từ láyTừ ghép

Từ phức

Page 220: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

*Bảng biểu 2.

H - Lập bảng so sánh quan hệ từ với Danh từ, Động từ, Tính từ về ý nghĩa và chức năng

II. Động từ, danh từ tính từ

Từ loạiÝ nghĩa chức năng

Danh từ, tính từ, động từ

Quan hệ từ

Ý nghĩa Biểu thị người, Sự vật, hoạt động, tính chất

Biểu thị ý nghĩa quan hệ

Chức năng Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu

Liên kết các thành phần của cụm từ, câu

* Ôn tập từ Hán Việt. III. Từ Hán Việt

Sao ,thế nào

Mấy ,bao nhiêu

Ai, gì

nào

Vậy

thế

Bấy, bao nhiêu

Nó, tôi, ta

Hoạt động , tính chất

Số lượngNgười , vật

Hoạt động , tính chất

Số lượngNgười, vật

Đại từ để hỏiĐại từ để trỏ

Đại từ

Page 221: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Nguồn gốc của từ HV?

=> Do hoàn cảnh lịch và quá trình giao lưu văn hoá lâu dài giữa 2 dân tộc Việt, Hán.

? Làm thế nào để phân biệt các yếu tố Thuần Việt với các yếu tố HV?

=> Dựa vào ngữ cảnh

- Dựa vào cách dịch nghĩa.

- Dựa vào từ điển HV.

Làm bài tập trang 184.

* Ôn tập từ.

?Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa?

H: Trả lời

? Thế nào là từ trái nghĩa? VD?

?Thế nào là từ đồng âm? Phân bịêt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?

G - chốt: Biết sử dụng 3 loại từ trên thành thạo có tác dụng:

- Diễn đạt chính xác, sinh động tư tưởng tình cảm của mình.

- Một cách mở rộng vốn từ có hiệu quả.

- Thấy rõ sự giàu đẹp và khả năng diễn đạt tinh tế của TV.

* Ôn tập thành ngữ

?Thế nào là thành ngữ, thành ngữ có thể giữ chức vụ gì trong câu?

Phân bịêt thành ngữ, quán ngữ?

=> Quán ngữ: Không diễn đạt 1 ý nghĩa

IV. Từ Tiếng việt

V. Thành ngữ

Bµi 6 (193). Thµnh ng÷ thuÇn ViÖt t-¬ng ®¬ng. Tr¨m trËn tr¨m th¾ng.

Page 222: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

hoàn chỉnh, chỉ có thể làm tác dụng chuyển tiếp trong câu.

- Thành ngữ: Diễn đạt ý nghĩa hoàn chỉnh, có thể làm chủ, vị, hay phụ ngữ cụm D, cụm Đ….

Làm bài tập trang 193,194.

* Ôn tập điệp ngữ, chơi chữ.

G: Viết sẵn định nghĩa và tên thủ pháp nghệ thuật ra những những tờ giấy riêng H lên ghép vào.

Nöa tin nöa ngê. Cµnh vµng l¸ ngäc. MiÖng nam m« bông bå dao g¨m.Bµi 7 (194). Thµnh ng÷ thay thÕ. §ång kh«ng m«ng qu¹nh. Cßn níc cßn t¸t. Con d¹i c¸i mang. Nøt ®è ®æ v¸ch.VI. Điệp ngữ, chơi chữ.

4. Củng cố

? Khái quát nội dung ôn tập

5. Dặn dò

- Học bài, soạn “ Ôn tập tổng hợp ”.

* Rút kinh nghiệm...................................................................................................

Page 223: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tuần 18Tiết 70+71 Ngày soạn:21/12/2016

KIỂM TRA HỌC KỲ I

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:3. Kiến thức:- Củng cố các kiến thức đã được học trong học kì 1 I.2. Kỹ năng:- Có kĩ năng làm bài kiểm tra.3.Thái độ:- Có thái độ nghiêm túc trong thi cử.II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY- Kiểm tra, đánh giá.III/ CHUẨN BỊ:- GV: Đề, đáp án, thang điểm - HS: Nội dung ôn tậpIV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: (1 phút)- Nắm sĩ số, nề nếp lớp.2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)- GV đọc đề bài 1 lần.- Phát đề, yêu cầu HS làm bài.3. Nội dung bài mới: (87 phút)a/ Đặt vấn đề.b/ Triển khai bài.Hoạt động 1: Nhắc nhở: - GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài- HS: chú ýHoạt động 2: Nhận xét GV: nhận xét ý thức làm bài của cả lớp- Ưu điểm:- Hạn chế:5. Dặn dò: (1 phút)- Ôn lại các nội dung đã học1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Đánh giáKT Biết Hiểu Vận dụng Tống số

điềmThấp Cao

I. Phần Tiếng Việt2 câu

2 điểm

Chỉ rõ các biện pháp tu từ trong đoạn trích

Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn trích

3 điểm

Page 224: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tỉ lệ: 30% 1 điểm = 100% 2 điểm = 100% 30%

II. Phần Tập làm văn

2 câu7 điểm

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa’ của Xuân Quỳnh.

Nêu các bước làm bài văn biểu cảm.

7 điểm

Tỉ lệ: 70% 6 điểm = 100% 1 điểm = 100% 70%

Tổng 7 điểm 3 điểm 10 điểm2. ĐỀ KIỂM TRACâu 1 ( 3 điểm) Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong câu sau:

“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xang ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” ( Sau phút chia ly - Đoàn Thị Điểm)

Câu 2 (1 điểm): Nêu các bước làm bài văn biểu cảm.Câu 3 (6 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.3. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM

NỘI DUNG ĐIỂMCâu 1:

- HS chép đúng, đủ bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt, không sai lỗi chính tả.

- Vì bài thơ khẳng định độc lập chủ quyền và nêu cao quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy

1,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2:a, Thay từ “với” bằng từ “như”b, Thay từ “Tuy” bằng từ “dù”,

0,5 điểm0,5 điểm

Câu 3:- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau

được.- Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các các từ đồng nghĩa

những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4:1. Yêu cầu:- Đúng thể loại văn biểu cảm.- Lời văn trong sáng bố cục rõ ràng, viết có cảm xúc2. Yêu cầu về kiến thức:

1 điểm

Page 225: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Mở bài:- Cảm xúc chung của em về một người thân trong gia đình mà em yêu

mếnThân bài:- Miêu tả đôi nét về người thân mà em yêu mến: ngoại hình, tính cách,

sở thích (những điểm nổi bật).- Những kỉ niệm, ấn tượng giữa em với người mà em yêu quí nhất (qua

hồi tưởng).- Vai trò của người đó đối với em trong hiện tại và quá khứ.- Niềm mong ước, suy nghĩ về tình cảm đẹp đẽ đó trong cuộc sốngKết bài: Cảm nghĩ của em.

0,5 điểm

4 điểm

0,5 điểm

Tuần 18Tiết 69 Ngày soạn:21/12/2016 Chương trình địa phương (Phần tiếng Việt)

CHỮA LỖI NÓI SAI, VIẾT SAI DO TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức:- Thấy được nguyên nhân nói sai, viết sai do tiếng địa phương.- Giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa

phương.- Phát hiện và sửa chữa những lỗi chính tả ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở

địa phương (Lỗi về phụ âm đầu, phụ âm cuối, nguyên âm, thanh điệu...).- Có ý thức rèn luyện kĩ năng nói, viết đúng chính tả và phát âm đúng chuẩn trong khi

nói, viết.2. Kĩ năng: 3. Thái độ:II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYĐặt vấn đề, vấn đáp, thực hành.III/ CHUẨN BỊ:Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bàiHọc Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGKNhững điều cần lưu ý: P2 khắc phục các lỗi chính tả là đọc nhiều cho quen mặt chữ và luyện viết nhiều để không quên cách viết đúng.IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 phút)

Page 226: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới:a/ Đặt vấn đề.Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở lớp 6.b/ Triển khai bài.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC23

Phút

16Phút

Hoạt động 1GV: Chia lớp làm 4 tổ.Mỗi tổ thực hiện một BT trong sgk theo sự hướng dẫn của GV.

Gọi đai diện HS lên bảng điền

GV: Chỉnh sửa bổ sung cho hoàn thiện

Hoạt động 2GV: Hướng dẫn HS thực hiện

GV: Hướng dẫn HS Luyện tập

I. Bài học- Điền (d/v) vào chỗ trống- Vô- Vắt, vẻo- Dằng, dặc2. Điền (s/x) vào chỗ trống- Sột, soạt- xôn, xao- Xanh, xứ, sở3. Điền (l/n) vào chỗ trống- Long, lanh- Nương- Lung, lay- Lội- Nạm4. Điền (ch/tr) vào chỗ trống- Trai- Chiến, trường- Chang, chang- Chiến, chinh II. Luyện tập1. Làm ở lớpa. Điền (ch/tr) vào chỗ trống- tranh, chanh, tranh, chanh, trộn, chộnb. Điền (s/x) vào chỗ trống- sinh sản, xinh đẹp, sông áo, sống sượng, sâu sắc, xâu chuỗic. Điền (r/d) vào chỗ trống- rượi, diệu, răng rắc, rộn ràng, dịu dàng.d. Điền (l/n) vào chỗ trốnglong lanh, nòng nọc, nôi, lội, nóng nảy, lóng lánh.

4. Củn g cố: (4 phút)- Lập sổ tay chính tả: viết những câu văn, câu thơ có chứa những từ dễ lẫn.

Page 227: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

5. Dặn dò: (1 phút)- Về nhà ôn tập tiết sau kiểm tra học kì I

TRẢ BÀI KIỂM HỌC KỲ I

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức:- Giúp hs nắm lại kiến thức đã học về ba phân môn Văn +Tiếng Việt + Tập Làm Văn.

Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm2. Kỹ năng:- Đánh giá khả năng tiếp thu bài của hs.3. Thái độ:- Nhận ra ưu, khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYĐặt vấn đề, vấn đáp, thực hành.III/ CHUẨN BỊ:Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bàiBài viết của HS các lỗi trong bài + cách chữaHọc Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGKLập dàn ý chi tiết đề văn,các câu ở bài văn.

Page 228: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 phút)2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới:a/ Đặt vấn đề.b/ Triển khai bài.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC5

Phút

35Phút

Hoạt động 1Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)HS: Đọc lại đề bài

Hoạt động 2GV: Đọc lại cho HS nghe đề bàiThế nào là từ đồng nghĩa, cho vd?HS: Trả lời, phần điền quan hệ từ tương tựGV: Nhận xét ưu điểm và nhược điểmNhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của HS Ưu điểm:- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)- 1 số bài vận dụng yếu tố biểu cảm khá linh hoạt- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s- Trình bày sạch đẹp.- Trình bày sạch đẹp.

Tồn tại:- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn.- Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, chưa nhiều - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:- còn sai chính tả- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả

I. Đề bài: Tiết 71 +72

II. Yêu câu của bài làm1. Nội dung:2. Đáp án chấm:- Tiết 71 +723. Nhận xét ưu, nhược điểma. Ưu điểm- Đa số các em đã hiểu được yêu cầu của đề bài và chuẩn bị tốt cho bài KT. Do đó bài viết của các em đạt điểm trên trung bình khá cao- Trình bày sạch sẽ hơn, các em cũng biết dùng các biện pháp so sánh, liên tưởng, tưởng tượng. Thể hiện được cảm xúc của mình, ấn tượng và cảm xúc của em- Viết này có tốt hơn các bài viết trước, dùng từ, câu chính xác hơn.b. Khuyết điểm:- Tuy nhiên còn một số em vẫn chưa nắm được yêu cầu của đề vì thế viết lan man- Trình bày thì cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều.- Chưa biết dùng các phương thức miêu tả, tự sự để thể hiện cảm xúc của mình

Page 229: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

chưa caoGV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửaGV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốtTrả bài cho HSGV: Trả bài cho HS và nêu yêu cầu:1. Mỗi HS tự xem lại bài và tự sửa lỗi2. Trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệmGV hướng sửa các lỗi đã mắc?

4. Kết quảTổng số: bài.Giỏi: Khá:Tb: Y:

4. Củng cố: (3 phút)5. Dặn dò: (1 phút)- Ôn lại ND đã học.

Tuần 19Tiết Ngày soạn:15/12/2016

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức:- Tiếp tục củng cố những kiến thức đã học ở học kỳ 1 về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng

âm. Chuẩn mực sử dụng từ và mở rộng vốn yếu tố Hán-Việt2. Kỹ năng:- Rèn kỹ năng sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. Biết sửa lỗi dùng từ do

ảnh hưởng từ địa phương và cảm nhận đợc tác dụng cảu các biện pháp tu từ3. Thái độ:- Có thái độ yêu thích môn họcIII/ CHUẨN BỊ:Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bàiVăn bản các tác phẩm có các phép tu từ: Chơi chữ, điệp ngữ...Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGKIV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)Hãy nêu các kiểu từ loại đã học? Cho ví dụ?3. Nội dung bài mới:

Page 230: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

a/ Đặt vấn đề.b/ Triển khai bài.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC27

PhútHoạt động 1

Điệp ngữ là gì?

Có các dạng điệp ngữ nào?

Bài tập: Phân tích các điệp ngữ sau đâya/ Xanh núi xanh sông xanh đồng xanh biẻnXanh trời xanh của những ớc mơb/ Ngày ngày em đứng em trôngTrông non non ngất, trông sông sông dài Trông mây mây kéo ngang trờiTrông trăng trăng khuyết trông ngời ngời xaBài tập:Tìm điệp ngữ trong các bài văn, bài thơ đã học. Phân tích tác dụng của nó đối với nội dung của tác phẩmHọc sinh thảo luậnGV: Nhận xét và cho điểm

Thế nào là chơi chữ?

Các lối chơi chữ thường gặp?Cho ví dụ và nhận xét về đặc điểm của từ đồng nghĩa?Học sinh thảo luậnBài tập: Cho một nét nghĩa chung: Hoạt động của con người, tác động của đối tượng A đến đối tượng BHS: Tìm hiểuGV: Nhận xét, tìm những từ đúng

I. Nội dung ôn tập Tiếng Việt1. Các phép tu từa. Điệp ngữ: Là cách lặp đi lặp lại từ ngữ (hoặc câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc hoặc nhấn mạnh một điều gì đóVD: Có về không? Có về không Bớc mau, mau bớc non sông đợi chờĐiệp từ: lặp đi lặp lại 1 từĐiệp cú pháp: lặp lại một câu, một bộ phận câu, 1 kiểu cấu tạo của câu+điệp nối tiếpVD: Trông trời trông đất trông mâyTrông ma, trông nắng, trông ngày, trông đêmĐiệp cách quãng:VD: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấyThấy xanh xanh những mấy ngàn dâuNgàn dâu xanh ngắt một màuLòng chàng ý thiếp ai sầu hơn aiĐiệp ngữ vòngVD: Chú bé loắt choắt Cái sắc xinh xinh Cái chân toăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh....điệp từ "xanh": Cảm xúc vui s-ớng khi đất nước độc lập, tự dođiệp từ "trông", "non", "trăng", người": cảm xúc chờ đợi mong mỏib. Chơi chữ- Là việc lợi dụng sự đặc sắc về mặt âm thanh, ngữ nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hớc... làm cho câu văn thêm hấp dẫn,

Page 231: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

trong bài làm của h/sCho các ví dụ và nhận xét đặc điểm của các từ ấyCho ví dụ:"Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnhNội thương đất Việt cảnh lầm than"Tìm từ trái nghĩa và nhận xét tác dụng của nóBài tập: Cho các từ sau Trong ngoài - Trong đục Hòn đá - Đá bóngNhận xét về âm và nghĩa?GV lấy ví dụ chứng minh cho đặc điểm này

Trong lời ăn tiếng nói của địa phơng em có những từ nào riêng mang đặc tr-ng của địa phương em?

Bài tập: Hãy tìm thêm các ví dụ để chứng minh cho đặc điểm này

thú vịVD: Đang cơn nớc đục lờ đờCắm sào đợi nớc bao giờ mới trongDùng từ đồng âmVD: Bà già đi chợ Cầu Đông....Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng cònDùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩaVD: Đi tu Phật bắt ăn chayThịt chó ăn đợc thịt cầy thì khôngDùng lối nói gần âmVD: Trời ma đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn+Dùng lối nói láiVD: Con cá đối bỏ trong cối đáCon mèo cái ở trên mái kèo...2. Mở rộng vốn từa. Mở rộng vốn từ đồng nghĩaVD: Phụ mẫu - Cha mẹThân mẫu - Người mẹPhụ nữ - Đàn bàNhi đồng - Trẻ em- Các từ đồng nghĩa tạo thành từng cặp có thể là một từ Hán-Việt đi kèm với một từ thuần Việt- Các từ đồng nghĩa cũng có thể tập hợp theo nhómVD: Nhìn, trông, nhòm, nghé...Phang, quật, đánh, đập.....+ Đẩy, xô, ném, qăng, vứt, co, giật, kéo, tước, bóc, gọt, ca, bẻ, nghiền, tán, băm, giã....b. Mở rộng vốn từ trái nghĩaVD:Tốt - xấu, đen - trắng, to - nhỏ, cao - thấpThật: thật thà, thẳng thắn, trung thực, ngay thẳng

Page 232: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

8Phút

Hoạt động 2GV: Yêu câu hoc sinh làm bài tập

Giả: giả dối, gian dối, gian dảo....- "nóng lạnh" là một cặp từ trái nghia nhng ở đây đã được sử dụng như một từ ghépc. Mở rộng vốn từ đồng âm- "Trong" (Vị trí) và "Trong" (Tính chất)"đá" (Vật chất) và "đá" (Hành động)nh vậy các từ đồng âm cũng thường đi kèm với nhau tạo thành cặp từĐồng âm Hán - Việt:Đồng âm giữa từ Hán-Việt với Thuần ViệtĐồng âm qua các phép chuyển nghĩaII. Chương trình địa phươngCó các từ: "vầy" (như vầy): vậy, này, nh vậy, nh này, nh thế này.... (rất hay gặp tại các địa ph-ơng thuộc Ninh Bình)- "bảu": bảo- Sự nhầm lẫn gia "l" và "n" (Hay gặp ở những vùng biển Kim Sơn)Mỗi địa phương có những cách dùng từ khác nhau, do thói quen, do những ảnh hưởng của lịch sử....

4. Củng cố: (4 phút)- Đặc điểm về từ loại và các phép tu từ 5. Dặn dò: (1 phút)- Làm bài tập 3 (giải thích các yếu tố Hán-Việt và mỗi yếu tố cho 1 ví dụ)

Page 233: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HỌC KÌ II

Tuần 20Tiết 73 Ngày soạn:04/01/2017

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊNVÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức:- Khái niệm tục ngữ, nội dung kiến thức tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ

thuật của những câu tục ngữ trong bài học.2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu, phântích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản

xuất vào đời sống.3. Thái độ:- Bước đầu vận dụng các câu tục ngữ vào cuộc sống, tạo lập văn bảnII/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhómIII/ CHUẨN BỊ:Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảoHọc sinh: soạn bài; sưu tầm một số câu tục ngữ có cùng chủ đềIV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới:a/ Đặt vấn đề.

Page 234: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví như là kho báu kinh nghiệm trí tuệ dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những câu tục ngữ có chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất.b/ Triển khai bài.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC7

phút

28 phút

Hoạt động 1Tìm hiểu về chú thích SGKThế nào là tục ngữ?HS: Trả lời như phần chú thích

Hoạt động 2Tìm hiểu văn bảnGV đọc, gọi HS đọc lại (giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp)Giải thích các từ khóBố cục chia làm mấy phần, nội dung của từng phần?GV: Chốt ghi bảngGọi HS: Đọc câu 1Nhận xét về vần, nhịp và các biện pháp nghệ thuật trong câu tục ngữ?Bài học rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì?Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế?HS: Đọc câu 2Câu tục ngữ có mấy vế? nêu nghĩa của từng vếVậy nghĩa của cả câu là gì?HS: Suy nghĩ,trả lời.GV: Nhận xét, ghi bảng.Trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào?

I. Giới thiệu chung- Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: + Quy luật của thiên nhiên. + Kinh nghiệm lao động sản xuất. + Kinh nghiệm về con người và xã hội.- Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.II. Đọc- hiểu văn bản1. Đ ọc - tìm hiểu từ khó2. Tìm hiểu văn bản:a. Bố cục: Chia làm hai phầnPhần 1: 4 câu đầu: Tục nhữ về thiên nhiên Phần 2: 4 câu sau: Tục ngữ về LĐSXb. Phương thức biểu đạt: Trữ tìnhc. Phân tích:

Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiênCâu 1: Đêm tháng năm … Ngày tháng mười ….Vần lưng, phép đối, nói quá-> Tháng năm đêm ngắn, tháng mười đêm dài- Giúp con người chủ động về thời gian, công việc trong những thời điểm khác nhauCâu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa-> Đêm sao dày dự báo ngày

Page 235: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Gọi HS: Đọc câu 3Câu tục ngữ này có mấy vế? Nêu nghĩa của từng vếVậy nghĩa của cả câu tục ngữ này là gì?HS: Suy nghĩ,trả lời.GV: Nhận xét, ghi bảng.Gọi HS đọc câu 4Nghĩa của câu tục ngữ thứ tư là gì?Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng kiến bò tháng bảy này?Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này là gì?HS: Vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịchGọi HS đọc câu tục ngữ thứ 5Câu tục ngữ thứ 5 có mấy vế? Giải nghĩa từng vế? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì?HS: Mảnh đất nhỏ bằng 1 lượng vàng lớnKinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này?Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì?HS: Suy nghĩ,trả lời.GV: Nhận xét,ghi bảng.Cho HS đọc câu 6Kinh nghiệm lao động sx được rút ra ở đây là gì?Bài học từ kinh nghiệm đó là gì?HS: Suy nghĩ,trả lời.GV: Nhận xét.HS: Đọc câu 7Theo dõi câu tục ngữ cho biết các chữ nhất, nhì, tam, tứ có nghĩa gì? từ đó nêu nghĩa của cả câu?Kinh nghiệm trồng trọt được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì?Bài học kinh nghiệm này là gì?HS: Đọc câu 8Nêu nghĩa của câu tục ngữ này?Kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục

hôm sau sẽ nắng, đêm không sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa=> Nắm trước thời tiết để chủ động công việcCâu 3: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ-> Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng thì phải coi giữ nhà (Sắp có bão)

Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt-> Kiến ra nhiều vào tháng bảy âm lịch sẽ còn lụt nữa - vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch

Tục ngữ về lao động sản xuấtCâu 5: Tấc đất, tấc vàng-> đất quí như vàng - giá trị của đất đối với đời sống LĐSX của con người nông dân

Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền .Nuôi cá có lãi nhất, rồi đến làm vườn, rồi làm ruộng => muốn làm giàu, cần đến phát triển thuỷ sảnCâu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống Trong nghề làm ruộng, cần đảm bảo đủ 4 yếu tố thì lúa tốt, mùa màng bội thu

Câu 8: Nhất thì, nhì thục Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất

Page 236: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

5Phú

t

ngữ này là gì?Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệm ở nước ta ntn?Qua Văn bản để lại những giá trị gì về nội dung và nghệ thuật?

Hoạt động 3Hướng dẫn tổng kết Nghệ thuật: Nội dung:Ghi nhớ Sgk

canh tác => trong trồng trọt phải đủ 2 yếu tố thời vụ và đất đaiIII. Tổng kết:1. Nghệ thuật:- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.- Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.2. Nội dung:Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.

4. Củng cố: (4 Phút)- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.- HS phân biệt giữa tục ngữ và ca dao.- Trong những câu tục ngữ trên, câu nào hoàn toàn đúng, câu nào chỉ đúng một phần?

vì sao?5. Dặn dò: 1 phút- Học thuộc lòng các câu tục ngữ.- Sưu tầm những câu tục ngữ khác nói về thiên nhiên và lao động sản xuất.

Page 237: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tuần 20Tiết 75 Ngày soạn:04/01/2017

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức:- Khái niệm văn bản nghị luận. Nhu cầu nghị luận trong đời sống.- Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.2. Kĩ năng: - Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ

hơn về kiểu văn bản này.- Rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng, trình bày một vấn đề.3. Thái độ:- Có nhu cầu nghị luận trong những trường hợp cần thiếtII/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYGiải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhómIII/ CHUẨN BỊ:Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bàiHọc Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGKIV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp: (1 Phút)2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới:a/ Đặt vấn đề.

Văn bản nghị luận là một trong những văn bản quan trọng nhất trong đời sống xã hội con người. Để giúp các em bước đầu hiểu thế nào là văn bản nghị luận ta đi nghiên cứu bài hôm nay.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC25

PhúHoạt động 1

Trong cuộc sống hàng ngày, em có I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.

Page 238: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

t thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như: Vì sao em đi học hoặc vì sao con người cần phải có bạn bè không?Em hãy nêu một số câu hỏi khác về những vấn đề tương tự? Vì sao em thích đọc sách?Vì sao em thích xem phim?Làm thế nào để học giỏi môn NVGặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu VB đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Vì sao?HS: Thảo luận, trình bàyKhông thể vì: Tự sự là thuật lại, kể câu chuyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu cũng mang tính cụ thể - hình ảnh, vẫn chưa có sức thuyết phụcMiêu tả là dựng chân dung cảnh, người, vật, sự vật, sinh hoạt .. cũng tương tự như tự sựBiểu cảm đánh giá đã ít nhiều cần dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm, tâm trạng mang nặng tính chủ quan và cảm tính nên cũng không có khả năng giải quyết các vấn đề trên 1 cách thấu đáoĐể trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu VB nào? Hãy kể tên một vài kiểu VB mà em biết?HS: Bình luận, xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, các mục nghiên cứu, phê bình, hội thảo khoa học …HS: Đọc VB “ Chống nạn thất học “ của HCMBác viết bài này nhằm mục đích gì? Bác viết cho ai đọc, ai thực hiện? để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu những ý kiến như thế nào? Những ý kiến ấy diễn đạt thành những luận

1. Nhu cầu nghị luận.

2. Thế nào là văn nghị luậnVăn bản: “Chống nạn thất học “của HCM- Mục đích Bác viết bài này là chống giặc dốt, đối tượng Bác hướng tới là quốc dân VN - toàn thể nhân dân VN- Luận điểm: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là: nâng cao dân trí

Page 239: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

15Phú

t

điểm nào? Tìm những câu văn mang luận điểm đó?Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy?Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay khôngVâỵ em hiểu thế nào là văn nghị luận?

(Ghi nhớ sgk)Hoạt động 2

HS: Đọc phần luyện tập bài tập 1.

Thảo Luận nhóm câu hỏi sgk

Các nhóm làm bài tập

(Tác giả đưa ra những lí lẽ dẫn chứng:Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sáchThói quen xấu: Hút thuốc là, hay cáu giận, mất trật tự, gạt tàn thuốc bừa bãi ra cả nhà, vứt rác bừa bãi (ăn chuối xong là vứt toẹt cái vỏ ra cửa, ra đường..) những nơi khuất, nơi công cộng, rác đâỳ rẫy, ném bừa chai, cốc vỡ ra đường rất nguy hiểm.+ Bài viết này nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế khắp cả nước ta. Chúng ta tán thành với ý kiến trong bài viết vì những ý kiến giải thích của tác giả nêu đều đúng đắn, cụ thể tốt xấu… nhưng đã thành thói quen …xã hội)

+ Những câu mang luận điểm đó:- Chính sách ngu dân của thực dân pháp đã làm cho hầu hết người VN mù chữ- Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia XD tổ quốc- Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ quốc ngữ? những điều kịên tiến hành công việcGhi nhớ: sgkII. Luyện tập: Bài tập 1- Đây là 1 bài văn nghị luận vì nhan đề là 1 ý kiến, một luận điểm . Mở bài là nghị luận, kết bài là nghị luận, thân bài trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ. Bài viết gọn+ Ý kiến đề xuất của tác giả: Cần chống lại những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội.+ Ý kiến đó được thể hiện bằng những câu sau: có thói quen tốt và thói quen xấu ..có người biết phân biệt

4. Củng cố: (3 Phút)- Khi nào ta mới có nhu cầu nghị luận - Thế nào là văn nghị luận - Tư tưởng, quan điểm trong văn nghị luận như thế nào?

Page 240: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

5. Dặn dò: (1 phút)- Về nhà xem lại bài, nắm cho được nội dung phần ghi nhớ - Nắm cho được: Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn bản nghị luận?

Tuần 24Tiết 90 Ngày soạn:01/02/2017

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:4. Kiến thức:- Hệ thống hoá các kiến thức tiếng việt đã học2. Kỹ năng:- Có kĩ năng làm bài kiểm tra.3.Thái độ:- Có thái độ nghiêm túc trong thi cử.II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY- Kiểm tra, đánh giá.III/ CHUẨN BỊ:- GV: Đề, đáp án, thang điểm - HS: Nội dung ôn tậpIV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp:- Nắm sĩ số, nề nếp lớp.2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)- GV đọc đề bài 1 lần.- Phát đề, yêu cầu HS làm bài.3. Nội dung bài mới: (42 phút)a/ Đặt vấn đề.b/ Triển khai bài.Hoạt động 1: Nhắc nhở: - GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bài- HS: Chú ýHoạt động 2: Nhận xét GV: Nhận xét ý thức làm bài của cả lớp- Ưu điểm:- Hạn chế:5. Dặn dò: (2 phút)- Ôn lại các nội dung đã học1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Đánh giá Biết Hiểu Vận dụng Tống số

Page 241: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

KT điềmThấp CaoCâu đặc biệt

1 câu2 điểm

Viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt 3 điểm

Tỉ lệ: 30% 3điểm=100% 30%

Câu rút gọn

2 câu4 điểm

Nhận biết câu rút gọn

Vận dụng tìm được câu rút gọn TP cụ thể

4 điểm

Tỉ lệ: 40% 2điểm=50% 2điểm=50% 40%

Trạng ngữ

1 câu3 điểm

Đặt câu có trạng ngữ, xác định vị trí, thay đổi vị trí

3 điểm

Tỉ lệ: 30% 3điểm=100% 30%Tổng 2 điểm 2 điểm 3 điểm 3 điểm 10 điểm

2. ĐỀ KIỂM TRACâu 1: (3 điểm)

Đặt một câu có trạng ngữ? Xác định vị trí của trạng ngữ trong câu. Thây đổi vị trí của trạng ngữ trong câu.Câu 2: (2 điểm)

Tìm 4 câu tục ngữ, ca dao có sử dụng rút gọn câu. 3. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM

NỘI DUNG ĐIỂMCâu 1- Chiều nay, lớp ta đi lao động- Đứng ở đầu câu

1.5 điểm1.5 điểm

Câu 2:- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng- Ăn quả nhớ kể trồng cây- Uống nước nhớ nguồn- Đói cho sạch, rách cho thơm

0.5 điểm0.5 điểm0.5 điểm0.5 điểm

Câu 3: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” rút gọn thành phần CN. Thêm CN: Con người.

2 điểm

Câu 4:- Học sinh viết được đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung, hình thức,

có 3 câu đặc biệt và gạch chân đúng vào các câu ấy. (Lưu ý những đoạn văn HS viết có sáng tạo)

3 điểm

Page 242: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tuần 26Tiết 97 Ngày soạn:21/02/2017

Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

Hoài Thanh

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức:- Sơ giàn về nhà văn Hoài Thanh .- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị

luận của nhà văn Hoài Thanh.2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu văn bản nghị luận văn học.- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. 3.Thái độ- Bước đầu có ý thức viết văn có ý nghĩa trong cuộc sống.II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYGiải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhómIII/ CHUẨN BỊ:Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bàiHọc Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGKIV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp: (1 Phút)2. Kiểm tra bài cũ: (2 Phút)- Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.3. Nội dung bài mới:a/ Đặt vấn đề. Từ xưa đến nay, văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống con người. Nhưng ý nghĩa và công dụng của văn chương là gì thì đã từng có nhiều quan niệm khác nhau. Bài viết “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản về văn chương.b/ Triển khai bài.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC7

Phút

Hoạt động 1Dựa vào chú thích trong Sgk em hãy nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp của Hoài Thanh.HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua phần chú thích, GV đặt những câu hỏi

I. Giới thiệu chung1. Tác giả:- Hoài Thanh: (1909- 1982)- Quê: Nghi Xuân-Nghi Lộc-Nghệ An - là một trong những nhà phê binh văn học xuất sắc

Page 243: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

30Phút

gợi để học sinh trả lời.Văn bản thuộc kiểu loại gì?Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?HS: Suy nghĩ trả lời trong phần chú thích

Hoạt động 2GV: Đọc rồi hướng dẫn cho HS đọc (Giọng vừa rành mạch vừa cảm xúc, chậm và sâu lắng)Giải thích từ khóTrong VB này tác giả bàn tới ý nghĩa văn chương theo mấy phương diện. Hãy nêu từng đoạn trong VB tương ứng với từng phương diện đó?VB này thuộc kiểu nghị luận nào trong 2 kiểu nghị luận sau: Nghị luận chính trị - xã hội, Nghị luận văn chương.Gọi HS đọc đoạn 1Trước khi nêu nguồn gốc của văn chương tác giả giải thích nguồn gốc của thi ca bằng cách nào?(Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài)Gọi HS đọc đoạn 2Để làm rõ nguồn gốc tình cảm của văn chương Hoài Thanh đã nêu tiếp 1 nhận định về nhiệm vụ của văn chương được thể hiện qua lời văn nào?(Văn chương hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống)Qua nhận định đó tác giả đưa ra mấy vần đề?Trong văn chương, ta thấy có những bài xuất phát từ tình thương (chiều chiều ra đứng … Chín chiều). Nhưng cũng có những bài xuất phát từ tình

của nước ta ở thế kỉ XX. Hoài Thanh là tác giả của tập Thi Nhân Việt Nam- Một công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào thơ mới.2. Tác phẩm:- Văn bản được in trong cuốn Văn chương và hành động.II. Đọc - hiểu văn bản1. Đ ọc - tìm hiểu từ khó:2. Tìm hiểu chung:a. Bố cục: Chia làm ba phần.+ Nguồn gốc - từ đầu cho đến muôn loài.+ Nhiệm vụ - tiếp theo cho đến sự sống.+ Công dụng của văn chương - phần còn lại.

b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận3. Tìm hiểu chi tiết:a. Nguồn gốc của văn chương:

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.

b. Nhiệm vụ của văn chương- Văn chương hình dung ra cuộc sống muôn hình vạn trạngVí dụ: Bài cảnh khuya ( Tiếng suối trong … hát xa) ta đã hình dung ra được bức tranh phong cảnh Việt Bắc tuyệt đẹp- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

Page 244: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

cảm đả kích, châm biếm (Số cô…) Từ thực tế đó em có suy nghĩ gì về quan điểm văn chương của Hoài Thanh?(Quan điểm của Hoài Thanh đúng - Vì: thứ văn chương thương người. Nhưng chưa toàn diện vì còn có cả thứ văn chương châm biếm)Hoài Thanh đã bàn về công dụng của văn chương đối với con người bằng những câu văn như thế nào?Trong câu thứ nhất tác giả muốn nhấn mạnh công dụng nào của văn chương? (Khơi dậy trạng thái cảm xúc của con người)Kết hợp lại Hoài Thanh cho ta thấy công dụng lạ lùng nào của văn chương đối với con người? (Làm giàu tình cảm con người)Qua 2 câu văn đó tác giả muốn ta hiểu được sức mạnh nào của văn chương?Học qua tác phẩm này mở cho em những hiểu biết mới mẻ nào về ý nghĩa của văn chương?Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc. Hãy cho các ý sau để trả lời: lập luận chặt chẽ, sáng sủa + Nguồn gốc của văn chương là tình cảm nhân ái + Nhiệm vụ của văn chương + Văn chương có công dụng đặc biệt-> Chọn câu thứ 3Hướng dẫn HS học ghi nhớ Sgk/63

c. Công dụng của văn chương

- Văn chương khơi dậy những trạng thái cảm xúc cao thượng của con người.

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện tình cảm ta sẵn có tình cảm con người. Làm giàu tình cảm con người

Ghi nhớ: Sgk/63

4. Củng cố: (4 Phút)- Tóm tắt hệ thông luận điểm và luận chứng của Hoài Thanh trong VB này? - Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Hoài Thanh trong bài này là gì?5. Dặn dò: (1 Phút)- Học phần ghi nhớ, làm phần luyện tập.- Ôn tập phần văn đã học tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tuần 28Tiết 106 Ngày soạn:08/03/2017

Page 245: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

SỐNG CHẾT MẶC BAY (Tiếp) Phạm Duy Tốn

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức:- Nắm vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn.- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm

của bọn quan lại dưới chế độ cũ.- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong những

tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.- Kể tóm tắt truyện.- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp. 3. Thái độ: - Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân vào

cảnh màn trời chiếu đất.II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhómIII/ CHUẨN BỊ:Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bàiHọc Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGKIV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp: (1 Phút)2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới:a/ Đặt vấn đề.b/ Triển khai bài.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC24

Phút

Hoạt động 1GV: Nhắc lại nội dung tiết trước.Gọi HS: Đọc từ: Dân phu đến hỏng mấtCảnh được tả bằng những chi tiết hình ảnh và âm thanh điển hình nào?(Hình ảnh: Kẻ thì thuổng ….như chuột lộtÂm thanh: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau)Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc?

II. Tìm hiểu văn bản.1. Cảnh sắp vỡ đê2. Cảnh trên đê và trong đình trước khi đê vỡ:Cảnh trên đê:- Kẻ thuổng, cuốc, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm ..- Trống đánh liên hồi, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau .- Mưa ầm ầm dân phu rối rít …như lũ kiến trên đê

Page 246: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Nhiều từ láy (Bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn ). Từ cảm thán.Một cảnh tượng ntn được gợi lên từ cách miêu tả này?

Theo dõi đoạn văn tả trong đình, hãy cho biết những chuyện gì đã xảy ra ở đây?GV: Hướng dẫnHS: Suy nghĩ,trả lời.Trong đoạn văn kể quan phụ mẫu được hầu hạ tác giả đã dùng những chi tiết nào về chân dung, đồ vật để dựng chân dung quan phụ mẫu?Các chi tiết đó tạo ra hình ảnh quan phụ mẫu ntn?Trong khi miêu tả và kể chuyện này tác giả đã có những lời bình luận biểu cảm nào? (này này đê vỡ….thú vị; Than ôi! cứ như ….. đồng bào huyết )Theo dõi đoạn văn kể chuyện quan phủ khi nghe tin đê vỡ, và cho biết: hình thức ngôn ngữ nổi bật ở đây là gì? Những câu đối thoại nào đắt nhất, qua đó tính cách quan phụ mẫu được bộc lộ ntn?HS: Thảo luận -trình bày.GV: Nhận xét,Cách dùng ngôn ngữ đối thoại ở đây có tác dụng gì?(Khắc hoạ thêm tích cách tàn nhẫn, vô lương tâm, vô trách nhiệm của quan phụ mẫu . Tố cáo bọn quan lại có quyền lực thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng con người )Gọi HS: Đọc đoạn cuốiTác giả đã kết hợp ngôn ngữ miêu tả với biểu cảm ntn? Nêu tác dụng cách dùng ngôn ngữ này?HS: Suy nghĩ,phát hiện,phát biểu.GV: Nhận xétCảm nhận của em về giá trị của truyện “Sống chết mặc bay”

- Tiếng kêu vang trời, dậy đất trên đê.=> Hối hả, chen chúc, nhếch nhác, thảm hạiCảnh trong đìnhQuan phụ mẫu được hầu hạ:- Chân dung: uy nghi chễm chện ngồi, tay trí tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra- Đồ vật: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, trong ngăn bạc đầy những trầu vàngQuan phụ mẫu chơi tổ tômKhểnh râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc .Quan phủ nghe tin vỡ đêđê vỡ rồi !… đê vỡ rồi thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! có biết không?

=> Vô trách nhiệm, tàn nhẫn, vô lương tâm, nhàn nhã, thích hưởng lạc, hách dịch

3. Cảnh vỡ đê- Miêu tả: Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết- Biểu cảm: Kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh

Page 247: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

15Phú

t

(Trên các phương diện: Nội dung phản ánh hiện thực, nhân đạo, đặc sắc nghệ thuật)+ Phản ánh c/s ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống thê thảm của người dân+ Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng dân thường, cảm thương thân phận người dân bị coi rẻ.Hướng dẫn HS học bài

Hoạt động 2Hướng dẫn HS làm BT

GV kiểm tra, sửa sai

đênh mặt nước …. Cho xiết=> Cảnh tượng lụt do vỡ đê -> Tỏ lòng ai oán, cảm thương của tác giả

Ghi nhớ: Sgk/83

III. Luyện tập:Bài tập 1;- Tự sự, miêu tả, biểu cảm, người dẫn truyện, nhân vật, đối thoại: có- Độc thoại nội tâm: không

4. Củng cố: (4 Phút)- Về nghệ thuật hấp dẫn người đọc nhờ những yếu tố nào? Nêu nội dung của VB?5. Dặn dò: (1 Phút)- Học ghi nhớ, làm bài tập 2.- Soạn bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích

Tuần 30Tiết 113 Ngày soạn:22/03/2017

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Hà Ánh Minh

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: Giúp HS1. Kiến thức: - Khái niệm thể loại bút kí.- Giá trị văn hóa nghệ thuật của ca Huế.- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.

Page 248: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.- Phân tích văn bản nhật dụng, (kiểu loại văn bản thuyết minh).3. Thái độ: - Biết yêu quý, giữ gìn,bản sắc văn hóa của dân tộc. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhómIII/ CHUẨN BỊ:Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bàiHọc Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGKIV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp: (1 Phút)2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)- Tóm tắt trò lố trong truyện ngắn những trò lố hay là Va- ren và PBC vừa học? - Qua những trò lố hay là Va - ren và PBC em có nhận xét gì về 2 nhân vật đối lập -

tương phản: Toàn quyền Va-ren và PBC? 3. Nội dung bài mới:a/ Đặt vấn đề.b/ Triển khai bài. Em hiểu gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết? Xứ Huế vốn nổi tiếng với nhiều đặc điểm như chúng ta vừa nói tới. Xứ Huế còn nổi tiếng về những sản phẩm văn hoá độc đáo, đa dạng và phong phú mà ca Huế là một trong những sản phấm ấy. Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm nhiều vẻ đẹp của xứ Huế qua một đêm ca Huế trên Sông Hương.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC5

Phút

7Phú

t

Hoạt động 1 Tìm hiểu về tác giả tác phẩm.Dựa vào chú thích trong Sgk em hãy nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp của Hà Ánh Minh?HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua phần chú thích,Văn bản thuộc kiểu loại gì?Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?HS: Suy nghĩ trả lời trong phần chú thích?

Hoạt động 2GV: Yêu cầu đọc chẫm rãi rõ ràng, mạch lạc.GV đọc rồi hướng dẫn cho HS: Đọc tiếp HS: Giải thích từ khóTheo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu căn

I. Giới thiệu chung1. Tác giả: Sgk/1022. Tác phẩm: Bút kí: Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Theo Hà Ánh Minh đăng trên báo Người Hà Nội.II. Đọc- hiểu chú thích1. Đ ọc

2. Tìm hiểu từ khó:

Page 249: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

18Phú

t

cứ vào đâu để kết luận?Hoạt động 3

VB này được chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần?HS: Thảo luận nhóm. Phương thức biểu đạt: Miêu tả + thuyết minh.Gọi HS: Đọc phần thứ nhấtXứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả lại chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế? Tại sao tác giả lại quan tâm đến dân ca?HS: Suy nghĩ trả lời.Tác giả cho ta thấy dân ca Huế mang đậm đặc điểm hình thức và nội dung nào(Rất nhiều điệu hò, điệu lí )Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ trong VB này? Dùng biện pháp liệt kê kết hợp với lời giải thíchQua đó tác giả chứng minh được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế?Bên cái nôi dân ca Huế miền Trung, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta? Nếu có thể hãy hát một bài hát dân ca em biết?Gọi HS: Đọc phần thứ 2Tác giả nhận xét gì về sự hình thành của dân ca Huế như thế nào? qua đó cho thấy tính chất nổi bật nào của Huế Hình thành từ dòng ca nhạc dân gian + nhạc cung đình.Kết hợp 2 tính cách dân gian có gì đặc sắc trong cách biểu diển ca Huế trên các phương diện: dàn nhạc, nhạc công?(Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt … gõ nhịp)Nhận xét gì về đặc diểm ngôn ngữ trong những đoạn văn này? ( liệt kê)Từ đó nét đẹp nào của Huế được nhấn mạnh? Thanh lịch, tinh tế, tính dân tộc cao

III. Tìm hiểu văn bản:1. Bố cục: Chia làm 2 phần.- P1: Từ đầu đến lí hoài nam: Huế cái nôi của dân ca- P2: Tiếp theo đến hết: Những đặc sắc của Huế.3. Phân tích:a. Huế - cái nôi của dân ca:- Rất nhiều điệu hò trong lao động sx: Hò trên sông, lúc cấy, lúc cày, chăn tằm, trồng cây ...

- Nhiều điệu lí: lí hoài nam, lí hoài xuân

=> Phép liệt kê, thể hiện được sự phong phú về làn điệu, mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế .

b. Đặc sắc của ca Huế:

+ Sự hình thành của ca Huế: Từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình nhã nhạc trang trọng uy nghi.+ Cách biểu diễn:- Dàn nhạc: Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn bầu …- Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng .- Nhạc công: dùng nhiều ngón đàn trau chuốt

=> Dùng phép liệt kê, thể hiện sự thanh lịch, tinh tế, tính dân tộc cao trong biểu diễn.

Page 250: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

5 Phú

t

trong biểu diễnCách thưởng thức có gì độc đáo?Điều đó cho thấy ca Huế nổi bật với vẻ đẹp nào?Cách thưởng thức vừa dân dã, vừa sang trọng, ca huế đã đạt đến mức hoàn thiện trong cách thưởng thứcKhi viết “ Không gian như lắng đọng, thời gian như …. Sâu thẳm, tác giả muốn cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông hương?Khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ cảm thấy tình người. Ca Huế làm giàu tâm hồn con người.Ca huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó.Qua VB này em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế?Hướng dẫn HS học ghi nhớ Sgk

Hoạt động 4Hướng dẫn HS sưu tầm

+ Cách thưởng thức: Trên thuyền, giữa dòng sông đêm trăng gió mát với tâm trạng chờ đợi => Dân dã mà sang trọng

Ghi nhớ: Sgk/104

IV. Luyện tậpSưu tầm và tập 1 làn điệu dan ca ở địa phương em

4. Củng cố: (4 Phút)- Huế có những điệu dân ca nào? Kể tên các loại nhạc cụ biểu diễn?- Nêu nguồn gốc của ca Huế 5. Dặn dò: (1 Phút)- Học phần ghi nhớ, làm bài tập. - Chuẩn bị bài: “ Liệt kê” và bài “Quan Âm Thị KínhTuần 33Tiết 125 Ngày soạn:12/04/2017

LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức:- Tình huống viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.- Cách làm văn bản đề nghị và báo cáo. Tự rút ra các lỗi thường mắc, phương hướng

và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.- Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.2. Kỹ năng:- Rèn kĩ năng viết một văn bản đề nghị và báo cáo đúng quy cách.3. Thái độ:Biết cách viết một văn bản đề nghị, báo cáo theo đúng mẫu.

Page 251: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠYGiải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm

III/ CHUẨN BỊ:Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bàiHọc Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGKIV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp: (1 phút)2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)Nêu cách viết một văn bản đề nghị, báo cáo?3. Nội dung bài mới:a/ Đặt vấn đề.b/ Triển khai bài.TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC20

Phút

17Phút

Hoạt động 1 Xem lại bài 28, 29, 30

Viết báo cáo để làm gì?HS: Thảo luậnGVnhận xét

Viết văn bản đề nghị để làm gì?HS: Thảo luậnGVnhận xét

Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo khác nhau ở điểm nào?HS: Thảo luận

GVnhận xét, bổ sung

Hình thức trình bày của 2 VB này có gì giống nhau?

Hoạt động 2Hướng dẫn luyện tậpBài tập 1 yêu cầu điều gì?HS: Thảo luận trình bày bảng.GV: Chốt ghi bảng

Bài tập 2 yêu cầu điều gì?

I. Ôn lại lí thuyết về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo1. Mục đích của văn bản đề nghị và văn bản báo cáoa. Mục đích của văn bản đề nghị: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó.b. Mục đích văn bản báo cáo:Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.2 Nội dung:+ VB báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả ntn?+ VB đề nghị: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?3. Hình thức:- Trình bày: trang trọng, sáng sủa, rõ ràng.II. Luyện tậpBài tập 1GV hướng dẫn HS đặt tình huốngBài tập 2Dựa vào từng tình huống của HS đưa ra để viết VB báo cáo, đề nghị

Page 252: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HS: Viết và trình bày trước lớp.GV: Nhận xét, bổ sung

Bài tập 3 yêu cầu điều gì?

HS: Thảo luận nhóm và trình bày trước lớp.

Nhóm khác nhận xét

GV: Nhận xét, bổ sung, sửa sai

Bài tập 3: Những chỗ saia. HS viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mình.b. HS viết VB đề nghị là không đúng, trong trường hợp này phải viết báo cáo, vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và Bà mẹ VN anh hùng.c. Trong trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết VB đề nghị Ban giám hiệu nhà trường biểu dương, khen thưởng cho bạn H.

4. Củng cố: (4 Phút)- Nhận xét tiết luyện tập - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập. 5. Dặn dò: (1 phút)Chuẩn bị “Các tình huống để viết VB đề nghị, VB báo cáo; Ôn tập Tập làm văn”

Tuần 35Tiết 131+132 Ngày soạn:27/04/2017

KIỂM TRA HỌC KÌ II

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:1. Kiến thức:- Củng cố, thực hành những kiến thức: Về Tục ngữ, Đức tính giản dị của Bác Hồ,

Sống chết mặc bay,Câu đặc biệt, Câu chủ động, Nghị luận chứng minh,...- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương

trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

2. Kĩ năng:- Rèn kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm, kỹ năng làm bài văn nghị luận.3. Giáo dục:- Giáo dục HS ý thức nghiêm túc, tự giác trong thi cử.II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY- Kiểm tra, đánh giá.

Page 253: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY- Kiểm tra, đánh giá.III/ CHUẨN BỊ:- GV: Đề, đáp án, thang điểm - HS: Nội dung ôn tậpIV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp:- Nắm sĩ số, nề nếp lớp: (1 Phút)2. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc đề bài 1 lần.- Phát đề, yêu cầu HS làm bài.3. Nội dung bài mới:a/ Đặt vấn đề.2/ Triển khai bài:Hoạt động 1: Nhắc nhở: GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình làm bàiHS: Chú ýHoạt động 2: Nhận xét GV: Nhận xét ý thức làm bài của cả lớpƯu điểm:Hạn chế:5. Dặn dò: (2 Phút)- Ôn lại các nội dung đã học1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Đánh giáKT Biết Hiểu

Vận dụng Tống số

điềmThấp Cao

Chủ đề 1Văn Học:Tục ngữ

Truyện ngắn Việt Nam(Sống chết mặc bay)

2 câu2 điểm

Nêu khái niệm về tục ngữ. Chép được hai câu tục ngữ đã học.

Rút ra được bài học bổ ích cho bản thân sau khi học xong văn bản“Sống chết mặc bay”.

2 điểm

Tỉ lệ: 20% 1điểm=50% 1điểm=50% 20%Chủ đề 2

Tiếng Việt: Câu đặc biệtCách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

2 câu

Nêu khái niệm câu chủ động.

Đặt câu chủ động rồi chuyển thành câu bị động.

Vận dụng lí thuyết để xác định được các câu đặc biệt trong bài tập cụ thể.

2 điểm

Page 254: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

2 điểmTỉ lệ: 20% 0.5điểm=25% 0.5điểm=25% 1điểm=50% 20%Chủ đề 3Tập Làm

Văn:Nghị luận

chứng minh1 câu6 điểm

Tạo lập một văn bản nghị luận chứng minh hoàn chỉnh.

6 điểm

Tỉ lệ: 60% 6điểm=100% 50%

Tổng 6 điểm 3 điểm 1 điểm 10 điểm

2. ĐỀ KIỂM TRAI. Văn + tiếng việt:Câu 1: ( 1 điểm) Tục ngữ là gì? Chép thuộc hai câu tục ngữ mà em đã học.Câu 2 : (1 điểm ) [email protected] Câu 3 : (1 điểm )Xác định các câu đặc biệt trong đoạn văn sau:“Xuân đến tự bao giờ? Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Những buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh. Ong vàng và bướm trắng. Xôn xao. Câu 4: (1 điểm )Thế nào là câu chủ động? Đặt một câu chủ động rồi chuyển thành câu bị động tương ứng?II. Tập làm văn:( 6 điểm)[email protected] 3. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM

NỘI DUNG ĐIỂMI. Văn + tiếng việt:

Câu 1:- Trình bày được khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian

ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.

HS chép đúng được hai câu tục ngữ đã học:- Đói cho sạch, rách cho thơm.- Thương người như thể thương thân.

0.5 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

Câu 2:Học sinh rút ra được bài học cho bản thân mình:- Biết cảm thương đối với số phận của những người dân cơ cực,

nghèo khổ.- Biết quan tâm, lo lắng, giúp đỡ người khác, sống có trách

0.5 điểm

0.5 điểm

Page 255: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

nhiệm với bản thân và mọi người.Câu 3: Các câu đặc biệt trong đoạn văn:- Đã có những đêm xanh.- Những buổi sáng hồng.- Ong vàng và bướm trắng.- Xôn xao.

0.25 điểm0.25 điểm0.25 điểm0.25 điểm

Câu 4.- Câu chủ động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một

hoạt động hướng vào người, vật khác (Chỉ chủ thể của hoạt động).

- Học sinh đặt đúng câu chủ động: Người ta làm cửa đại bằng gỗ lim.

- Chuyển thành câu bị động tương ứng: Cửa đại được làm bằng gỗ lim.

0.5 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Câu 5:Mở bài: (1 điểm)- Ô nhiễm môi trường là một vấn đề đang nhận được sự quan tâm

chung của toàn cầu hiện nay.- Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người.Thân bài: (4 điểm)Cần làm sáng tỏ các luận điểm sau:- Môi trường là tài sản chung của tất cả mọi người bao gồm: Đất

đai, không khí,nguồn nước, rừng cây...liên quan trực tiếp đến cuộc sống của con người.

- Việc phá hoại môi trường đang diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trên trái đất chúng ta làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người.

- Việc bảo vệ môi trường cần được thực hiện ngay hôm nay, ngay lúc này vì nếu không bảo vệ môi trường , cuộc sống con người sẽ phải chịu tổn thất lớn lao.

- Chúng ta cần cùng nhau bảo vệ thế giới, bảo vệ cuộc sống của chúng ta bằng cách bảo vệ môi trường với những hành động thiết thực: trồng cây gây rừng, xử lí rác...

Kết bài: (1 điểm)- Khẳng định ý nghĩa quan trọng, cần thiết của việc bảo vệ môi

trường.- Liên hệ bản thân.

0.5 điểm

0.5 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Page 256: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương
Page 257: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày soạn: 03- 03- 2017 Ngày dạy:

Tiêt 101 : ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:- Hệ thống hóa các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.- Một số kiến thức liên quan đến đọc – hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.- Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.2. Kĩ năng:- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu, và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.- Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học- Trình bày lập luận có lí, có tình.3. Thái độ:- Tích cực, tự giác ôn tập chu đáo để nắm vững hơn các bài văn nghị luận đã học.II. CHUẨN BỊ TL-TB.-GV: SGK, SGV, TLTK-HS: vở ghi, vở bài tập, SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :- Kiểm tra trong giờ ôn tập3. Bài mới : GV giới thiệu bài

Page 258: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Chúng ta đã học các văn bản nghị luận hôm nay chúng ta sẽ ôn tập các văn bản nghị luận đã học để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết?.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY*HOẠT ĐỘNG 1: Tóm tắt nội dung,Tóm tắt nghệ thuật:? Đọc lại các bài văn nghị luận đã học ( Bài 20,21,22,23,24) và điền vào bảng kê theo mẫu dưới đây?- HS: Thảo luận nhóm 10- Hs : Cử đại diện lên bảng điền.- GV: Chốt sửa sai.

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Tóm tắt nội dung của bài nghị luận

Stt

Tên bài Tác giả Đề tài NL Luận điểm PPlập luận

1 Tinh thần yêu nước của nhân

dân ta

Hồ Chí Minh

Tinh thần yêu nước của dân tộc VN

Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta

Chứng minh

2Sự giàu đẹp của

Tiếng việtĐặng Thai

Mai

Sự giàu đẹp của Tiếng việt

Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp

Chứng minh kết hợp giải thích

3

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

Đức tính giản dị của BH

Bác giản dị trong mọi phương diện : Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết

Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận

4

Ý nghĩa văn chương

Hoài Thanh

Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người

Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu tình cảm con người

Giải thích kết hợp bình luận

2. Đặc sắc nghệ thuật của các bài văn nghị luận:

Tên bài Đặc sắc nghệ thuậtTình thần yêu nước của nhân dân ta - Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp

lí; hình ảnh so sánh đặc sắc.Sự giàu đẹp của tiếng việt - Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ

xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.Đức tính giản dị của BH - Dẫn chứng cụ thể, xác thực,toàn diện, kết hợp chứng minh,

giải thích và bình luận, lời văn giản dị và giàu cảm xúcÝ nghĩa văn chương - Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn giản dị,

kết hợp với cảm xúc; văn giàu cảm xúc3.a.

THỂ LOẠI YẾU TỐ CHỦ YẾU VÍ DỤ

Truyện, ký(tự sự)- Cốt truyện- Nhân vật- Nhân vật kể chuyện

Bài học đường đời đầu tiên, Buổi học cuối cùng, Cây tre Việt Nam...

Page 259: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Trữ tình- Tâm trạng cảm xúc.- Hình ảnh, vần, nhịp , nhân vật trữ tình

- Ca dao dân ca trữ tình- NQSH, Ntiêu, Tĩnh dạ tứ,Lượm, Đêm nay Bác không ngủ....

Nghị luận

- Luận đề- Luận điểm- Luận cứ- Luận chứng

- Tình thần yêu nước của nhân dân ta- Sự giàu đẹp của tiếng việt- Đức tính giản dị của BH- Ý nghĩa văn chương

*HOẠT ĐỘNG 2: Bảng hệ thông , so sánh đối chiếu các yếu tố tự sự, trữ tình với văn nghị luận? Qua bảng thống kê đó em hãy nêu sự khác nhau giữa văn bản nghị luận và các thể loại tự sự trữ tình ?- HS: Trả lời? Vậy những câu tục ngữ có thể xem là những văn bản nghị luận đặc biệt hay không ? * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tổng kết- Học sinh: Thực hiện ghi nhớ sgk

3.b - Văn nghị luận : chủ yếu dùng lí lẽ ,dẫn chứng và cách lập luận để thuyết phục người đọc- Văn tự sự chủ yếu để kể chuyện, thơ tự sự có vần, nhịp, văn thơ trữ tình chủ ỵếu là bộc lộ cảm xúc. - Có thể vì mỗi câu tục ngữ là một luận đề hình ảnh chưa được chứng minh.3.cMỗi câu tục ngữ thể hiện một ý kiến (LĐ) nhận định về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người....II. TỔNG KẾT*ghi nhớ sgk

4. Củng cố:- Nghị luận là gì ? Phương pháp nghị luận chính là gì ?5. HDHS tự học- Học ghi nhớ sgk. Soạn bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”IV. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………........................................................................………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: 03-03-2017 Ngày dạy:

Tiết 102 : DÙNG CỤM CHỦ -VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức: - Mục đích của việc dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. - Các trường hợp dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu.2. Kĩ năng: a. Kỹ năng chuyên môn - Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần câu. - Nhận biết các cụm Chủ - Vị làm thành phần của cụm từ.b. Kỹ năng sống- Ra quyết định lựa chọn cách dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu theo những mục đích giao tiếp cụ

thể của bản thân.

Page 260: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng trao đổi về dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu3. Thái độ: - Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu ( tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn.. II. CHUẨN BỊ TL-TB. -GV: SGK, SGV, TLTK-HS: vở ghi, vở bài tập, SGK.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi Câu 1. Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?(4 điểm) Câu 2. Cho vd về câu CĐ ?Thử chuyển 1 câu đó thành câu bị động ? 4 điểm) Đáp án và biểu điểm.

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

- Chuyển từ ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ ( hoặc cụm từ).- Chuyển từ ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ ) chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

4

Câu 2 Thầy giáo phê bình em =>Em được Thầy giáo phê bình=>Em bị Thầy giáo phê bình

6

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, Khi đó ta nói dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu, Vậy cụm Chủ - Vị để mở rộng câu như thế nào cho hợp lí ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay..

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu, Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: - Hs : Đọc vd trong sgk? Xác định cụm danh từ trong câu văn đó ?- Những tình cảm ta không có- Những tình cảm ta sẵn có- Hs: Thảo luận, trình bày- Gv: Chốt, ghi bảng? Vậy trong câu văn đó có mấy cụm danh từ ?? Hãy nêu mô hình của cụm danh từ ?- Hs:2 cụm danh từ? Vậy thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu? Cho vd minh hoạ+ Tìm hiểu về các trường hợp dùng cụm c-v..- Hs: đọc 4 vd trong sgk? Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu ?? Với câu a điều gì khiến người nói ( tôi) rất

I. TÌM HIỂU CHUNG1. Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu:a. Tìm hiểu ví dụ Sgk/ 68:- 2 cụm danh từ : + Những tình cảm ta/không có + Những tình cảm ta / sẵn có- Mô hình

PT TT PS Những tình cảm ta/không có

CN/N

Những tình cảm ta/sẵn cóCN/VN

+ Kết luận: Là dùng cụm chủ vị dưới hình thức giống một câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu b. Ghi nhớ: Sgk2. Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu:* Xét Ví dụ:a. Chị Ba đến khiến tôi rất vui mừng và vững tâm => Làm chủ ngữ

Page 261: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

vui mừng, vững tâm ? (Chị Ba đến )? Theo dõi câu b và trả lời , khi bắt đầu kháng chiến nhân dân ta ntn?- Hs: Tinh thần rất hăng hái? Chú ý câu c trả lời câu hỏi: Chúng ta có thể nói gì ?- Hs: Trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm để ủ trong lá sen? Với câu d : Nói đúng ra phẩm giá tiếng việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày nào? - Cách mạng tháng tám thành công? Với mỗi cụm C-V trên đóng vai trò gì ?? Trong những trường hợp nào có thể dùng cụm C-V để mở rộng câu ?- Hs: Đọc ghi nhớ sgk.*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

b. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái. => Làm vị ngữc. Trời sinh là sen để bao bọc cốm , bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm để nằm ủ trong lá sen. => Làm phụ ngữ trong cụm động từd. Nói cho đúng…. Cách mạng tháng tám thành công => Làm phụ ngữ trong cụm danh từ=> Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể cấu tạo bằng cụm C-V * Ghi nhớ Sgk /68- 69.II. LUYỆN TẬP : Tìm cụm C-V và cho biết cụm C-V làm thành phần gìa. Chỉ riêng những người chuyên môn mới định được => Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từb. Khuôn mặt đầy đặn => C-V làm vị ngữc. Các cô gái làng vòng đỗ gánh=> C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từHiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào=> Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từd. Một bàn tay đập vào vai ….hắn giật mình => Cụm C-V làm chủ ngữ và làm phụ ngữ

VI. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, CỦNG CỐ DẶN DÒ -Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ?- Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu. Học ghi nhớ , hoàn chỉnh lại các câu ở phần luyện tập.- Soạn bài “Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích”VII. RÚT KINH NGHIỆM……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

****************************************************** Ngày soạn: 08- 03- 2012 Ngày dạy: 10 - 03 - 2012

Tiết 103 : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5,

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản lập luận chứng minh, về việc tạo lập văn bản nghị luận về cách sử dụng từ, đặt câu II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ :

1. Kiến Thức:

Page 262: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản lập luận chứng minh, về việc tạo lập văn bản nghị luận về cách sử dụng từ, đặt câu - Thấy được năng lực Làm văn nghị luận chứng minh, những ưu điểm, nhược điểm của bài viết 2. Kĩ năng:

- Đánh giá được chất lượng và bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt các bài sau

3. Thái độ: Nhận rừ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.IV PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:

- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành. - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV .

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

- Chúng ta đó cùng nhau viết bài TLV số 5và bài kiểm tra Văn: Đó là kiểu bài yêu cầu làm văn chứng minh. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY

* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập làm văn- GV chép đề bài lên bảng

– Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản– Nêu ra định hướng của bài làm

– Lập dàn ý? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm? Hãy lập dàn ý cho đề văn- H/s khác theo dõi bổ sung? Cần lấy dẫn chứng như thế cào cho xác thực-> Sử dụng các dẫn chứng vào các ý: 2, 4, 5 trong phần thân bài (cần linh hoạt)GV: Nhận xét ưu điểm và nhược điểm- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s

a. Ưu điểm:- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)- 1số bài vận phép lập luận chứng minh khá linh hoạt- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s - Trình bày sạch đẹp.

I. ĐỀ BÀI:*Câu 1: Hãy nên ngắn gọn nội dung, nghệ thuật của văn bản''Ý nghĩa văn chương'' (3đ).*Câu 2: Hãy chứng ninh rằng ''Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta''.(7đ)? Với đề này yêu cầu chúng ta phải làm gì ?

II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM1. Nội dung:- Kiểu văn bản: Văn nghị luận chứng minh.- Phải chú ý đến yếu văn nghị luận chứng minh ,đua ra các dẫn chứng cụ thể.2. Đáp án chấm:*Câu 1: (3đ).a. Nghệ thuật :- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy dức thuyết phục, Cóa cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.

b. nội dung- Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương*Câu 2:

a. Mở bài (1đ) - Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người : là đối tượng được quan tâm, đặc biệt là thời gian gần đây.- Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng : là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm gần đây.

Page 263: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

b. Tồn tại:- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn.- Sử dụng các dẫn chứng để chứng minh chưa hiệu quả, chưa nhiều - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:- còn sai chính tả- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa- GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt- Trả bài cho H/sGV: Trả bài cho HS và nêu yêu cầu :1. Mỗi HS tự xem lại bài và tự sửa lỗi2. Trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệmGv : Hướng sửa các lỗi đã mắc?

b. Thân bài (4đ)- Nêu định nghĩa về rừng :......- Lợi ích của rừng:..........+ cân bằng sinh thái.....+ Bảo vệ , chống xói mòn....- Lợi ích kinh tế........- Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.....

- Rút ra bài học về bảo vệ rừng.....c. Kết bài : (1đ)- Trách nhiệm của bản thân ......

- Là HS cần có ý thức........( Hình thức trình bày,cách diễn đạt 1đ )

3. Nhận xét ưu, nhược điểma.Ưu điểm- Đa số các em đã hiểu được yêu cầu của đề bài và chuẩn bị tốt cho bài viết số 5 . Do đó bài viết của chúng ta đạt điểm trên trung bình khá cao- Trình bày sạch sẽ hơn- Viết này có tốt hơn các bài viết trước , dùng từ , câu chính xác hơnb. Khuyết điểm : - Tuy nhiên còn một số em vẫn chưa nắm được yêu cầu của đề vì thế kể lan man- Trình bày thì cẩu thả , sai lỗi chính tả nhiều- Chưa biết dùng dẫn chứng , sử dụng dẫn chứng chưa cụ thể.- Thống kê chất lượng:

4. Đọc thẩm định:GV Cho 2 HS đọc 2 bài đạt điểm cao và 2 bài đạt điểm chưa cao- Bài điểm cao:- Bài điểm thấp:* Hướng dẫn HS trao đổi,thảo luận :? Nguyên nhân viết tốt và nguyên nhân viết chưa tốt?

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂNHOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY

* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài vănĐọc lại đề bàiNêu đáp án

* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểmGv: Đọc lại cho HS phần trắc nghiệm và gọi các hs lên chọn đáp án.- H/s Khác theo dõi bổ sung? Cho hs đọc lại phần tác giả tác phẩm Phạm Văn ĐồngHs : Trả lời ,GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm

I. ĐỀ BÀI: Tiết 101II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM   : 1. Nội dung:2. Đáp án chấm:Tiết 101

3. Nhận xét ưu, nhược điểma. Ưu điểm:- Phần tự luận: Nêu được những ý cơ bản- Một số bài viết tốt đạt kết quả cao:- Một số bài trình bày sạch sẽ, khoa học:b. Tồn tại:

Page 264: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/sa. Ưu điểm:- Xác định đúng yêu cầu của đề bài- Phần trắc nghiệm làm rất tốt- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài, có học bài phần lớn các em làn tốt phần trắc nghiệm - 1số bài vận dụng viết câu có sử dụng phép lập luận giả thích linh hoạt- Phần tự luận câu 1 làm tốt - Trình bày sạch đẹp.b.. Tồn tại:- Một số em chuẩn bị bài chư tốt, phần trắc nghiệm làm còn sai, .- Điền quan hệ từ còn sai nhiều - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:- Còn sai chính tả- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.- Đa số các em chưa biết viết đoạn văn để dỉa thích được ý nhĩa câu tục ngữ- Phần tự luận hiểu song viết chưa sâu- Còn mắc nhiều lỗi dựng từ, diễn đạt, câu chính tả:- Một số bài kết quả thấp- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa- GV: Đọc mẫu những đoạn văn viết tốt.- Trả bài cho H/s

THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI VIẾT TLV SỐ 5

Lớp SốHS

0 1-2 3-4 Dưới TB 5-6 7-8 9-10 Trên TBSL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

7c 1

7c 2BÀI KIỂM TRA VĂN

Lớp SốHS

0 1-2 3-4 Dưới TB 5-6 7-8 9-10 Trên TBSL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

7c 1 . 7c 2

VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỤ HỌC- Chuẩn bị bài SỐNG CHẾT MẶC BAYVII. RÚT KINH NGHIỆM:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………

Page 265: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày soạn: 08- 03- 2012 Ngày dạy: 10 - 03 - 2012

Tiết 104 :TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của một bài văn lập luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích2. Kĩ năng: - Nhận diện và phân tích một văn bnar nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này. - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh .3. Thái độ: - Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng hành động hợp với qui luật

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ 1. Thế nào là phép lập luận chứng minh ?2. Các bước làm bài văn LLCM ?

Câu Đáp án Điểm

Câu 1=> Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( Cần được chứng minh ) là đáng tin cậy

5

Câu 2

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:Xác định yêu cầu chung của đề bài : Nêu tư tưởng 2 cách lập luận chứng minh- Chứng minh tư tưởng đúng đắn của câu tục ngữb. Lập dàn bài :- Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh- Thân bài: Nêu lí lẽ dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đó là đúng đắn.- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

c. Viết bài :d. Đọc bài và sửa bài :

5

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Từ trước đến nay , chúng ta đã học phép lập luận nào ? (chứng minh), vậy tiết này, chúng ta đi tìm hiểu tiếp 1 phép lập luận nữa trong văn nghị luận đó là phép lập luận giải thích.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY*HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu Mục đích và phương pháp giải thích:- Hs: Đọc vd trong sgk? Trong cuộc sống, em có hay gặp các vấn đề, các sự việc, hiện tượng mà em không giải thích được không ? Cho ví dụ- Hs : Trong cuộc sống gặp rất nhiều vấn đề khó hiểu

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Mục đích của giải thích: - Làm rõ vấn đề còn gây thắc mắc, giúp cho người đọc, người nghe nâng cao nhận thức, trí tuệ, hiểu một cách thấu đáo về những vấn đề ấy: từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng hành động hợp với qui luật

Page 266: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Vì sao lại có nguyệt thực, Vì sao nước biển lại mặn.? Vậy muốn hiểu được vấn đề đó ta phải làm như thế nào ? ( giải thích )? Qua phân tích thì mục đích của giải thích là gì- Hs: Làm rõ những vấn đề còn gây thắc mắc,

giúp cho người đọc, người nghe nâng cao nhận thức, trí tuệ, hiểu một cách thấu đáo về

vấn đề ấy HS đọc vb : Lòng khiêm tốn? Ở đoạn 1 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn ? đó có phải là giải thích lòng khiêm tốn không ?-Hs: Tác giả nêu bản chất của lòng khiêm tốn, như vậy đã đi vào giải thích.? Đoạn 2 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn ? đó có thực sự giải thích lòng khiêm tốn không ?-Hs: Định nghĩa lòng khiêm tốn như là khái niệm của bài giải thích- HS đọc hai đoạn văn : Từ Người có tính khiêm tốn đến học mãi mãi? Người khiêm tốn có những biểu hiện như thế nào ? Chứng minh lòng khiêm tốn bằng biểu hiện thực tế có phải văn giải thích không ?- Hs: Tự cho mình là kém, phải biết trau dồi, phải học nhiều nữa, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại …- Giải thích có thể kết hợp với chứng minh? Tại sao con người phải khiêm tốn ? đoạn văn tìm nguyên nhân cuả lòng khiêm tốn có thuộc văn giải thích không ?- Hs: Vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là hạt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la ..- Tìm nguyên nhân của vấn đề cũng thuộc giải thích- Giải thích một vấn đề cần kết hợp với chứng minh và đặt câu hỏi: tại sao? Cùng với câu hỏi: như thế nào ?? Với vb này em hãy nêu đầu là luận đề, luận cứ, mở bài, thân bài, kết bài, cách liên hệ ntn trong vb- Hs: Luận đề : Lòng khiêm tốnLuận cứ : + Nói về bản chất + Nói về định nghĩa + Nói về biểu hiện + Nói về nguyên nhân- Mở bài: là câu đầu; Kết bài là câu cuối; còn

2. Phương pháp giải thích:+ Tìm hiểu bài văn: Lòng khiêm tốn+ Đoạn 1: từ điều quan trọng ….người khác- Tác giả nêu bản chất của lòng khiêm tốn, như vậy đã đi vào giải thích+ Đoạn 2 :- Tác giả định nghĩa lòng khiêm tốn như là khái niệm của bài giải thích- Khiêm tốn là biết sống nhún nhường, tự khép mình vào khuôn khổ, nhưng vẫn có hoài bão lớn và không ngừng học hỏi, không khoe khoang tự đề cao mình

+ 2 đoan văn tiếp: Những biểu hiện của người khiêm tốn:- Giải thích có thể kết hợp với chứng minh- Tự cho mình là kém, phải biết trau dồi, phải học nhiều nữa, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại ...- Giải thích bằng cách nêu định nghĩa ( nêu ý nghĩa của từ ngữ, câu chữ, kể cả nghĩa đen nghĩa bóng- Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề- Giải thích bằng cách lấy dẫn chứng, kể ra các biểu hiện, sử dụng hình thức so sánh, đối chiếu hoặc cụ thể hoá vấn đề bằng lời diễn đạt chi tiết, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo … của hiện tượng hoặc vấn đề cần giải thích.

* Ghi nhớ Sgk

II. LUYỆN TẬP:- Vấn đề giải thích : Lòng nhân đạo- Phương pháp giải thích : định nghĩa dùng thực tế mở rộng vấn đề bằng cách nêu khó khăn và tác dụng của vấn đề

Page 267: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

lại là thân bài? Qua phân tích hãy nêu phương pháp lập luận giải thích*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

V.CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Mục đích của giải thích là gì ? Nêu các phương pháp lập luận giải thích ?- Học thuộc ghi nhớ . Làm hết bài tập phần đọc thêm - Soạn bài “ Cách làm bài văn lập luận giải thích VI. RÚT KINH NGHIỆM……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............

****************************************************** Ngày soạn: 10/ 3/ 2012 Ngày giảng:12/ 3/ 2012

Tiết 105SỐNG CHẾT MẶC BAY.

(Phạm Duy Tốn)A. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.2. Kĩ năng:* Kĩ năng bài dạy:- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.- Kể tóm tắt truyện.- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp. * Kĩ năng sống:

Page 268: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Tự nhận thức được giá trị của tinh thần trách nhiệm với người khác.- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thâm về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống trách nhiệm với người khác.3. Thái độ: - Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất.B. Chuẩn bị:

- Gv: G/án, thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo khác.- Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

C. Phương pháp:- Động não: suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về tinh thần trách nhiệm với người khác.- Học theo nhóm: trao đổi về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống trách nhiệm với người khác.D. Tiến trình lên lớp:I. Ổn định lớp:II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới:

Ở lớp 6 các em đã được làm quen với 1 số truyện ngắn trung đại VN. “ Sống chết mặc bay” là truyện ngắn hiện đại đầu tiên mà chúng ta được tìm hiểu trong chương trình. Tác phẩm được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại VN. Trong truyện, Phạm Duy Tốn đã phản ánh hiện thực của xã hội VN những năm đầu thế kỉ XX.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng? Nêu hiểu biết của em về tác giả*GV: Phạm DuyTốn là một trong những tên tuổi tiêu biểu cho lớp “ Tây học” đầu TK XX, ông khá thành công về thể loại truyện ngắn. Ông được coi là cây bút tiên phong trong bước hình thành truyện ngắn hiện đại với khuynh hương hiện thực.? Truyện được sáng tác trong khoảng thời gian nào? Nêu bối cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ* GV: Đầu TK XX đất nước ta dưói chế độ thực dân nửa phong kiến, đời sống nhân dân lầm than, cực khổ, quan lại ăn chơi xa xỉ, chèn ép, bóc lột nhân

I. Giới thiệu chung.1. Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883-1924).- Là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại VN.

2. Tác phẩm:- Được viết thang 7/1918, đăng báo Nam Phong số 18.( tháng 12-1918)- Là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tg Phạm Duy Tốn.Được viết đầu thế kỉ XX khi chế độ thực dân phong kiến hết sức tàn bạo và đen tối.

Page 269: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

dân* GV HD đọc: Đọc diễn cảm, chú ý thay đổi ngữ điệu phù hợp với nội dung của mạch truyện- Cảnh dân phu đi kè đê: khẩn trương xúc động- Cảnh quan lại, nha phủ đánh bài: châm biếm, mỉa mai* GV đọc mẫu-> gọi 2 HS đọc nối tiếp đến hết-> GV nhận xét? Dân phu là ai? Quan phụ mẫu là ai? Vì sao lại gọi như vậy?? Truyện kể về những sự việc gì? Nhân vật chính là ai??Dựa vào các sự việc chính, em hãy kể tóm tắt truyện.- H tóm tắt bằng ngôi kể thứ 3, lược bỏ các đoạn đối thoại.

? Văn bản thuộc thể loại gì? Truyện trung đại và truyện ngắn hiện đại có điểm gì giống và khác nhau.- Giống: đều thuộc thể loại truyện ngắn (tự sự)- Khác:+ Truyện trung đại viết bằng chữ Hán, thiên về kể chuyện người thật, việc thật, cốt truyện đơn giản thường mang mục đích giáo huấn+ Truyện hiện đại viết bằng văn xuôi hiện đại có tính chất hư cấu, cốt truyện phức tạp hơn hướng vào khắc hoạ hình tượng nhân vật, phản ánh mối quan hệ nhân sinh, đời sống tâm hồn của con

II. Đọc - hiểu văn bản.1. Đọc - chú thích:

* Tóm tắt.

2. Kết cấu- bố cục:

- Thể loại: Truyện ngắn hiện đại.

Page 270: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

người.? Truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?- P1: Từ đầu-> hỏng mất: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân- P2: Tiếp-> điếu, mày!: Cảnh quan lại, nha phủ đánh tổ tôm- P3: còn lại: Cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.? Phần nội dung nào là chính? Vì sao?- Phần 2 vì dung lượng dài nhất, tập trung miêu tả làm nổi bật nhân vật chính là quan phủ.? Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em thấy trong truyện ngắn này tác giả chủ yếu sử dụng nghệ thuật gì.- Tương phản, tăng cấp? Em hiểu thế nào về nghệ thuật này.- Tương phản (đối lập): Tạo ra những cảnh tượng, những hành động, những tình cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng b- Tăng cấp: Các chi tiết, sự việc diễn ra ở mức độ tăng dần? Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện là gì- Một bên là cảnh người dân đang vật lộn vất vả để bảo vệ khúc đê- Một bên là cảnh quan phủ, nha lại lao vào cuộc tổ tôm khi đang đi hộ đê ( giúp đỡ cùng nhau bảo vệ đê)*GV: Chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu 2 cảnh này để hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện.? Cảnh muôn dân hộ đê được tác giả miêu tả ntn( thời gian, không gian, địa

- Bố cục: (3 đoạn)

3. Phân tích.

3.1. Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.

- Hoàn cảnh: Một giờ đêm, ở chỗ đê xung yếu nhất.

Page 271: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

điểm, không khí, cảnh tượng hộ đê )- Thời gian: gần 1h đêm- Không gian: mưa tầm tã, nước sông lên to- Địa điểm: Khúc đê làng X thuộc phủ X núng thế, thẩm lậu.- Không khí, cảnh tượng hộ đê: trống đánh liên thanh, ốc thổi liên hồi, tiếng người xao xác gọi nhau, hàng trăm nghìn người,….bì bõm dưới bùn lầy.? Thời gian, không gian được tác giả đưa ra có ý nghĩa gì?- Đêm khuya, mưa to không ngớt, nước sông dâng nhanh có nguy cơ làm đê vỡ-> Nhấn mạnh sự nguy cấp của việc cứu đê.? Tên sông được nói cụ thể (sông Nhị Hà) nhưng tên làng tên phủ được ghi bằng ký hiệu (làng X thuộc phủ X). Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả.- Tác giả muốn bạn đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta.? Em có cảm nhận gì về không khí và tinh thần của con người trong đoạn văn.- Không khí: nhốn nháo, căng thẳng- Công vịêc: nặng nhọc, nguy cấp- Con người: dốc hết sức lực, khả năng, hết trách nhiệm? Mặc dù hàng trăm nghìn người làm việc khẩn trương, có trách nhiệm song em thấy tình thế khúc đê có khả quan không? Tìm những câu văn miêu tả tình cảnh lúc bấy giờ?

-> Tình thế căng thẳng, cấp bách đe dọa cuộc sống của người dân.

- Thiên nhiên: Mưa tầm tã. Mưa vẫn tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên, nhiều khúc đê bị thẩm lậu. -> Tình thế khẩn cấp, nguy hiểm.

- Cảnh dân phu: Hộ đê từ chiều, đói khát, mệt mỏi, ướt lướt thướt. Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi...

-> - Ko khí căng thẳng, nhốn nháo, lộn xộn, nhếch nhác.- Công vịêc: nặng nhọc, nguy cấp- Con người: dốc hết sức lực, khả năng, hết trách nhiệm

Page 272: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Đê núng thế, thẩm lậu:+ trời : mưa vẫn tầm tã trút xuống+ sông: nước cứ cuồn cuộn bốc lên- Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời… hỏng mất -> nguy cấp, vô vọng? Nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn 1 có gì đặc sắc- Nghệ thuật tương phản: sức trời ngày một dữ dội>< sức người ngày một mệt mỏi, vô vọng- Nghệ thuật tăng cấp: Mưa mỗi lúc một to, nước sông cứ cuồn cuộn bốc lên-> Tình thế ngày càng nguy cấp- Ngôn ngữ miêu tả:+ Nhiều từ láy tượng hình (bì bõm, lướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn)+ Kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than ôi, lo thay, nguy thay)? Qua đó, em nhận xét gì về thái độ của tác giả với cảnh được miêu tả.

? Qua phân tích em có cảm nhận gì về cảnh hộ đê của người dân.

* Nghệ thuật:- Tương phản: th/nh - con người Nước ngày 1 to. Sức người mỗi lúc 1 cạn.- Tăng cấp: Mưa mỗi lúc một to, nước sông cứ cuồn cuộn bốc lên-> Tình thế ngày càng nguy cấp

- Ngôn ngữ biểu cảm.

-> Thái độ lo lắng, đồng cảm, xót thương người dân trong cảnh hoạn nạn do thiên tai gây ra.

- Thiên tai đang từng bước giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân. “Sức người không địch nổi với sức trời” mọi cố gắng trở nên vô vọng.

IV. Củng cố:? Theo em, 2 bức tranh trong sgk vẽ với dụng ý gì?- H. Minh hoạ nd chính; tạo cảnh trái ngược, làm nổi bật tư tưởng phê phán...-G.Khái quát nội dung cơ bản của tiết học.V. Hướng dẫn về nhà:

- Tìm hiểu nghệ thuật đối lập, tăng cấp trong đoạn tiếp theo. - H/a quan phụ mẫu được khắc hoạ ntn ? Ý nghĩa của vb. - Tiết sau học tiếp.

Page 273: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày soạn:11/ 3/ 2012 Ngày giảng:13/ 3/ 2012

Tiết 106. SỐNG CHẾT MẶC BAY

(tiếp theo) (Phạm Duy Tốn)

A. Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp. * Kĩ năng sống:- Tự nhận thức được giá trị của tinh thần trách nhiệm với người khác.- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thâm về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống trách nhiệm với người khác.3. Thái độ: - Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất.B. Chuẩn bị:

- Gv: G/án, thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo khác.- Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

C. Phương pháp: Động não: suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về tinh thần trách nhiệm với người khác.- Học theo nhóm: trao đổi về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống trách nhiệm với người khác.D. Tiến trình lên lớp:I. Ổn định lớp:

Page 274: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

II. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cảm nhận của em về cảnh hộ đê của người dân- Cảnh lao động vất vả, cực nhọc, đầy trách nhiệm của người dân trước nguy cơ đê bị vỡ song những cố gắng của họ đều vô vọng vì sức người không địch nổi với sức trời.III. Bài mới:

Trong lúc nhân dân đang vất vả vật lộn với thiên nhiên để bảo vệ đê thì những người có trách nhiệm bảo vệ đê đang ở đâu, làm gì? Chúng ta tìm hiểu tiếp.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng? Những kẻ có trách nhiệm trong việc đi hộ đê được nhắc đến trong truyện là ai, chúng đang ở đâu, làm gì?- Quan lại, nha phủ đánh tổ tôm ở trong đình? Cảnh trong đình được miêu tả ntn (địa điểm, không khí, quang cảnh)- Địa điểm: Trong đình, trên mặt đê, cao, vững chắc. - Không khí, quang cảnh: đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu, người hạ đi lại rộn ràng -> Không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.? Trong đó tác giả tập trung miêu tả cảnh gì- Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm? Tìm những chi tiết miêu tả quan phụ mẫu (đồ dùng, sinh hoạt, dáng ngồi, cách nói)- Đồ dùng sinh hoạt: bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm, tráp đồi mồi, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…(liên hệ với phép liệt kê)- Dáng ngồi: chễm chệ, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng cho tên người nhà quỳ gãi…- Cách nói: hách dịch? Em có nhận xét gì về những đồ dùng sinh hoạt của viên quan khi đi hộ đê.- Cuộc sống quý phái, trái ngược với cuộc sống lầm than của nhân dân? Điều quan tâm nhất của viên quan phụ mẫu lúc này là gì.

3.2. Cảnh quan lại, nha phủ đánh tổ tôm khi đi hộ đê:

*Cảnh trong đình:- Địa điểm: Trong đình, trên mặt đê, cao, vững chắc.- Không khí, quang cảnh: đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu, người hạ đi lại rộn ràng -> Không khí tĩnh mịch, trang nghiêm

* Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm:

- Cuộc sống quý phái, trái ngược với cuộc sống lầm than của nhân dân

Page 275: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Ván bài đang chơi dở? Qua những chi tiết này em có nhận xét gì về chân dung viên quan phụ mẫu- oai vệ, có uy quyền với đám nha lại, lính lệ, sống quý phái, ham cờ bạc.? Thái độ của quan trước cảnh đê có nguy cơ bị vỡ ntn- Lạnh nhạt, thờ ơ, vô tâm? Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết truyện trong đoạn này.- NT tương phản, liệt kê, giọng văn châm biếm, mỉa mai* GV: Đoạn văn tập trung miêu tả viên quan phụ mẫu mang trọng trách đi hộ đê nhưng ta có cảm giác quan đang ngồi nghỉ ngơi, chơi trong tư thất với đầy đủ tiện nghi sang trọng, xa xỉ, kẻ hầu người hạ, không một chút gì lo âu hay quan tâm đến nhiệm vụ hộ đê của mình. Những lời bình của tác giả cho ta hiểu rõ hơn bộ mặt thật của viên quan phụ mẫu " Ngài mà còn dở ván bài….dầu trời long đất lở, đê vỡ, dân trôi ngài cũng thây kệ."* HS theo dõi đoạn tiếp: Khi đó....điếu màySự tăng cấp trong việc đam mờ cờ bạc của quan phủ được thể hiện tất rõ trong đoạn này. Em hãy phân tích để làm rõ ?( Thảo luận - chia bảng phụ thành ba cột : Âm thanh ( tác động của ngoại cảnh); Thái độ của mọi người ; thái độ của quan )- Tiếng kêu vang trời, dậy đất-> mọi người giật nảy mình, có người nhắc khéo...-> quan lớn vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le trúng quân mình chờ hạ bài, quan cau mặt quát: mặc kệ- Tiếng kêu nghe càng rầm rĩ, càng lớn, tiếng ào ào như thác chảy xiết, tiếng gà, chó… kêu vang tứ phía-> ai nấy đều nôn nao, sợ hãi trừ

->oai vệ, có uy quyền với đám nha lại, lính lệ, sống quý phái, ham cờ bạc.-> thái độ: lạnh nhạt, thờ ơ, vô tâm

- NT tương phản, liệt kê, giọng văn châm biếm, mỉa mai thể hiện thái độ lên án, tố cáo của tác giả.

Page 276: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

quan- Tác động ngoại cảnh bằng xương bằng thịt : một người nhà quê...bẩm quan.... khi thầy đề tay bốc bài run run - quan đỏ mặt tía tai, quát tháo, dùng quyền đổ vấy trách nhiệm cho người khác, giục thầy đề bốc tiếp.-> Kết quả đê vỡ, dân rơi vào cảnh thảm sầu? Đoạn trích giúp em hiểu thêm gì về viên quan phụ mẫu này- Vô trách nhiệm, cậy quyền uy nạt lộ, đẩy trách nhiệm cho người khác, là kẻ vô nhân tính.* GV: Tên quan phụ mẫu đam mê cờ bạc, không chỉ huy nhân dân hộ đê đã đành nhưng ở trong tình thế nguy cấp, là người có trách nhiệm trong việc hộ đê mà hắn mải mê cờ bạc thờ ơ, coi như không biết gì, vô trách nhiệm đến táng tận lương tâm mặc đê vỡ , dân trôi cũng thây kệ.? Bên cạnh quan phụ mẫu, mặc dù tg không tập trung miêu tả nhiều xong những kẻ như thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, tránh tổng, lính lệ cũng góp phần tô đậm thêm bộ mặt thật của những kẻ có chức sắc, quyền lực, trách nhiệm trong việc giúp dân hộ đê? Em nhận xét gì về những nhân vật này.- Tuy chưa đến nỗi táng tận lương tâm như tên quan phụ mẫu, họ còn biết run sợ, lo lắng trước cảnh đê vỡ xong họ cũng là những kẻ đáng bị lên án vì thói xu nịnh, ích kỉ, vô trách nhiệm.? Nghệ thuật tương phản, tăng cấp ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn, em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của nó?- Tương phản: dân chìm trong thảm hoạ đê vỡ>< quan lớn ù to.- Tăng cấp: Độ ham mê tổ tôm và bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng.

- Vô trách nhiệm, cậy quyền uy nạt lộ, đẩy trách nhiệm cho người khác, là kẻ vô nhân tính.

- Những thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, tránh tổng, lính lệ cũng là những kẻ đáng bị lên án vì thói xu nịnh, ích kỉ, vô trách nhiệm.

- Tương phản: dân chìm trong thảm hoạ đê vỡ>< quan lớn ù to.- Tăng cấp: Độ ham mê tổ tôm và bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một

Page 277: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Khắc hoạ tính chất tàn nhẫn cuả tên quan phụ mẫu, làm cho câu chuyện càng hấp dẫn, mâu thuẫn thắt chặt, nút truyện được đẩy lên đỉnh điểm.? Ngoài ra em có nhận xét thêm gì về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, xây dựng nhân vật của tác giả.- Ngôn ngữ sinh động, thể hiện cá tính nhân vật (lời đối thoại)? Qua tìm hiểu em hãy nêu nhận xét về cảnh quan phủ, nha lại đánh tổ tôm- Khắc hoạ tính cách tàn nhẫn vô lương tâm của quan phụ mẫu.- Tố cáo bọn quan lại có quyền lực thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng con người..Nghị Quế, nghị Lại, huyện Hinh, nghị Hách..những kẻ làm quan có cùng bản chất vốn rất nhiều trong xã hội pk xưa* Học sinh theo dõi đoạn cuối văn bản? Tác giả đã kết hợp ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ biểu cảm như thế nào?- Ngôn ngữ miêu tả: khắp mọi nơi nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết.- Ngôn ngữ biểu cảm: kẻ sống không chỗ ở... kể sao cho xiết!? Tác dụng của cách dùng ngôn ngữ này?? HS quan sát kênh hình 2? Hãy miêu tả và nêu cảm nhận về bức tranh* GV: Đây là truyện ngắn hiện đại đầu tiên có chất lượng cao, nó phản ánh được hiện thực xã hội phong kiến đương thời. Tiếp tục phát huy khuynh hướng hiện thực đó, các nhà văn hiện thực phê phán 30-45 như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng… đã phản ánh khá đầy đủ và phơi bầy bộ mặt tàn

tăng.

- Ngôn ngữ kể, tả khắc họa chân dung nhâ vật sinh động, thể hiện cá tính nhân vật, sự tàn nhẫn cuả tên quan phụ mẫu, làm cho câu chuyện càng hấp dẫn, mâu thuẫn thắt chặt, nút truyện được đẩy lên đỉnh điểm.

-> Tác giả vạch trần bản chất “Lòng lang dạ thú”, táng tận lương tâm của quan phủ trước sinh mạng của người dân-> giá trị hiện thực

3.3. Cảnh vỡ đê:

- Vừa gợi tả cảnh tượng lụt do đê vỡ vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả-> giá trị nhân đạo

Page 278: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

bạo của giai cấp thống trị qua tác phẩm: Đồng hào có ma, Tắt đèn, Giông tố…? Thiên tai thời nào cũng thế: ghê gớm và vụ tình,ở nước ta đồng bào Miền Trung vẫn thường xuyên chịu lũ, Đảng và nhà nước ta đã có những sự quan tâm ntn.- Quan tâm đặc biệt, phòng chống, cứu hộ kịp thời- Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo chống bão…? Học sinh thảo luận nhóm:? Cảm nhận của em về giá trị của truyện Sống chết mặc bay trên các phương diện:* Nội dung phản ánh hiện thực?- Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống cơ cực thê thảm của người dân trong xã hội cũ.- Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mệnh của dân thường.* Nội dung nhân đạo?- Cảm thương thân phận người dân bị rẻ rúng.* Đặc sắc nghệ thuật?-> Gọi đại diện các nhóm trình bày, bổ sung-> GV chốt

*Học sinh: đọc lại phần ghi nhớ? Tác giả Phạm Duy Tốn sống cách chúng ta hơn nửa thế kỷ. Từ truyện “Sống chết mặc bay”, em hiểu gì về nhà văn?- Là người am hiểu đời sống hiện thực nước ta trước cách mạng tháng 8.- Là người có tình cảm yêu ghét phân minh (thông cảm với người nghèo căm ghét kẻ có quyền lực vô lương tâm).

4. Tổng kết.4.1. Nội dung:- Lột tả và lên án gay gắt tên quan phủ- Thương cảm trước cuộc sống của người dân trong xã hội cũ.

4.2. Nghệ thuật:- Nghệ thuật tương phản, tăng cấp- Xây dựng nhân vật bằng nhiều hình thức ngôn ngữ nhất là đối thoại.- Lựa chọn ngôi kể khách quan.4.3. Ghi nhớ: SGK/ 83* Ý nghĩa văn bản: Phê phán, tố cáo thói vô trách nhiệm , vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyến thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ

Page 279: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Là người dùng tác phẩm để bênh vực người nghèo, lột mặt bọn quan lại vô lương tâm.

HD HS luyện tập* GV treo BP bài tập 1-> HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở-> gọi HS chữa? Chọn hình thức ngôn ngữ được vận dụng trong văn bản? Tìm những dẫn chứng từ văn bản cho mỗi hình thức ngôn ngữ?* GV gợi ý:? Liệt kê các câu đối thoại theo mẫu:Ngôn ngữ đối thoại của quan phủ

Ngôn ngữ đối thoại của thầy đề

- Có ăn không thì bốc

- Dạ, bẩm, bốc

- Bẩm… quan lớn…đê vỡ mất rồi!

- Đê vỡrồi…Không còn phép tắc gì nữa à?- Đuổi cổ nó ra! - Dạ, bẩm…

? Nhận xét phong cách, giọng điệu đối thoại của từng nhân vật? Nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ đối thoại nhân vật và tính cách của nhân vật trong văn miêu tả.

vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.IV. Luyện tập.

4. Củng cố   : ? HS chơi trò chơi ô chữ: 1.Tác giả của truyện ngắn này ( Phạm Duy Tốn)2. Một động từ dùng trong khi đánh bài được nhắc đến trong truyện ngắn này ? ( 2 chữ cái) ăn3. Tên con sông trong câu chuyện này ? ( Nhị Hà)4. Động từ thể hiện hành động của tên người nhà với với quan phụ mẫu ( ba chữ cái) ( Gãi)5. Một trong số âm thanh được nhắc đến trong truyện này ( 6 chữ cái) (xao xác)

Page 280: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

6. Từ miêu tả vẻ ngoài của người nhà quê được nhắc đến trong truyện ( Lấm láp)7. Cách tạo ra những hành động , cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau theo một dụng ý nào đó. ( Tương phản) ( ô chữ hàng dọc : tăng cấp)? Vì sao tác giả lại đặt nhan đề truyện là “ Sống chết mặc bay”? Cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện5. Hướng dẫn về nhà:- Đọc truyện, kể tóm tắt, học thuộc ghi nhớ- Làm bài tập 2 phần luyện tập- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận văn giải thích IV. RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............

******************************************************

Ngày soạn: 13- 03- 2012 Ngày dạy: 15 - 03 - 2012

Tiết 107 : CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH`

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết ( Về tạo lập văn bản, văn bản lập luận giải thích) để dễ dàng nắm được cách làm bài văn lập luận giải thích. - Bước đầu hiểu được cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích, những điều cần lưu ý và lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Các bước làm bài văn lập luận giải thích2. Kĩ năng:

Page 281: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.3. Thái độ: - Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ Mục đích của giải thích

Câu Đáp án Điểm

Câu 1 - Làm rõ vấn đề còn gây thắc mắc, giúp cho người đọc, người nghe nâng cao nhận thức, trí tuệ, hiểu một cách thấu đáo về những vấn đề ấy: từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng hành động hợp với qui luật

10

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Chúng ta đã tìm hiểu phép lập luận giải thích vậy để nhận diện ra đề văn giải thích có mấy bước làm văn giải thích, tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điề đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY*HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu Các bước làm bài văn lập luận giải thích.

Gọi hs đọc đề bài trong sgk? Muốn làm bài văn nghị luận giải thích trước hết người viết cần phải nắm vững vấn đề gì ?- Hs: Vấn đề nghị luận nêu trong đề bài? Làm thế nào để tìm hiểu được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ ?HS:Suy nghĩ,trả lờiGV:Nhận xét.? Em có thể rút ra kết luận gì cho việc tìm hiểu đề và tìm ý ?? Khi tìm hiểu đề và tìm ý xong công việc tiếp theo ta phải làm gì ? ( lập dàn bài )- HS:Thảo luận nhóm (2p)- GV: Chốt,ghi bảng.? Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần đạt những yêu cầu gì ?- Phải mang định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu cần được hiểu )? Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì ?- HS: Lần lượt trình bày các nội dung cần được giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp- Nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu? Phần kết bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải làm nhiệm vụ gì ?- HS: Nêu ý nghĩa của điều cần được giải thích đối với mọi người )? Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích? (đó là việc làm cần thiết )- HS: Gọi hs đọc phần mở bài trong sách giáo khoa? Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không ? ( có )? Có phải đối với mỗi bài văn có một cách mở bài duy

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích:* Đề bài : Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ ấy .

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:- Giải thích nghĩa đen nghĩa bóng và nghĩa sâu xa của câu tục ngữ- Vận dụng các phép lập luận giải thích- Liên hệ các câu ca dao, tục ngữ tương tự để giải thíchb. Dàn bài:+ Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều để mở rộng tầm hiểu biết+ Thân bài- Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa+ Kết bài : nêu ý nghĩa của câu tục ngữc. Viết bài:- GV hướng dẫn hs viết phần mở bài, kết bàid. Đọc lại và sửa bài:

Ghi nhớ : sgk / 86

II. LUYỆN TẬP:

Page 282: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

nhất hay không ? ( không )? Vậy các em có thể tìm cách mở bài khác để chứng minh cho vấn đề trên ? ( hs tự tìm)

- Gọi hs đọc các phần thân bài trong sgk? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của phần thân bài liên kết với mở bài ? Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết với đoạn trước đó ? Ngoài cách nói “ thật vậy …” còn có cách nói nào nữa không ?- HS: Suy nghĩ,trả lời- GV: Nhận xét.? Nên viết đoạn giải thích nghĩa đen ntn? Nên giải thích nghĩa đen của từng từ ngữ, từng vế câu trước, rồi giải thích nghĩa đen của các câu, của toàn nhận định sau hay ngược lại ? Vì sao ?? Nếu sử dụng 1 cách mở bài khác ( theo cách đi từ cái chung đến cái riêng chẳng hạn) thì có thể viết các đoạn thân bài như sgk được hay không ? Vì sao?- Gọi hs đọc phần kết bài*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

* Viết thêm những cách mở bài khác cho đề bài trên : Đi một ngày đàng học một sàng khôn quả là một chân lí sâu sắc và tiến bộ. Nhưng chân lí ấy không chỉ sâu sắc và tiến bộ đối với người xưa. Ngày nay khi cái mới đang nảy nở nhanh chóng ở khắp nơi, khi đất nước đang có nhu cầu mở cửa để hội nhập với thế giới thì nhu cầu đi để học lấy cái khôn lại càng trở nên cần thiết đối với mọi người, nhất là những tuổi trẻ. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cần phải đi cho biết đó biết đây chứ không chỉ ru rú “ở nhà với

V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Nêu các bước làm bài văn lập luận giải thích, bố cục một bài văn lập luận giải thích gồm có mấy phần ? nêu nội dung từng phần - học ghi nhớ sgk ; Viết hoàn chỉnh bài; soạn bài “ Luyện tập lập luận giải thích”VI. RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............

***************************************************************

Ngày soạn: 13- 03- 2012 Ngày dạy: 15 - 03 - 2012

Tiết 108: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TLV SỐ 6 (LÀM Ở NHÀ)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Khắc sâu những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giả thích. - Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một vấn đề của đời sống .

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Cách làm bài văn lập luận giải thích một vấn đề.2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.3. Thái độ: - Tích cực luyện tập, thực hành tốt phục vụ cho bài viết sau này.

Page 283: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu các bước làm một bài văn lập luận giải thích ? ? Bố cục một bài văn lập luận giải thích chi làm mấy phần nêu nội dung từng phần ?

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:b. Dàn bài:c. Viết bài:d. Đọc lại và sửa bài:

5

Câu 2+ Mở bài:+ Thân bài+ Kết bài :

5

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Chúng ta đã tìm hiểu phép lập luận giải thích vậy để nhận diện ra đề văn giải thích có mấy bước làm văn giải thích, tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Các bước làm bài văn lập luận giải thích

- Gọi hs đọc đề bài trong sgk? Em hãy nêu lại yêu cầu của việc tìm hiểu đề của bài văn lập luận giải thích mà em đã được học trong tiết trước ? - HS : Suy nghĩ,trả lời? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì ? Làm thế nào để nhận ra điều đó ? ( HSTLN)? Để đạt được yêu cầu cần giải thích đã nêu ở trên , bài làm cần có những ý gì ? Nếu giải thích câu “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” thì ngoài những gợi ý trong sgk còn có hướng tìm ý khác nữa không ?- Vì sao trí tuệ con người, khi được đưa vào trang sách, lại trở thành nguồn ánh sáng không bao giờ tắt ?? Em hãy nhắc lại yêu cầu của việc lập dàn bài cho bài văn lập luận giải thích ? - GV: Hướng dẫn - HS : Suy nghĩ,trả lời.

? Cần sắp xếp các ý đã tìm được ntn để sự giải thích trở nên hợp lí, và dễ hiểu đối với người đọc ( người nghe ) ?? Nhắc lại những yêu cầu của đoạn mở bài, kết bài

I. TÌM HIỂU CHUNG:1 . Đề bài: - Một nhà văn nói: “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó .a. Tìm hiểu đề và tìm ý:*Giải thích nghĩa của câu nói đó

+ Sách chứa đựng trí tuệ của con người+ Sách là ngọn đèn sáng+ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt+ Nghĩa của cả câu nói đó b. Lập dàn bài:+ Mở bài : Giới thiệu câu nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người+ Thân bài :* Giải thích nghĩa của câu nói :- Sách chứa đựng trí tuệ con người- Sách là ngọn đèn sáng- Sách là ngọn đèn bất diệt- Cả câu nói có ý gì ?* Giải thích chân lí của câu nó Không thể nói mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người

* Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói cần chọn lựa sách để đọc+ Kết bài : Nêu ý của câu nói đóc. Viết bài:- Hướng dẫn hs viết bàid. Đọc lại bài và sửa bài :

Page 284: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập- Cho hs viết phần mở bài, phần kết bàiGọi hs đọc các hs đánh giá, góp ý – sau đó gv nhận xét và sửa chữa và tổng kết rút kinh nghiệm

II. LUYỆN TẬP:- Viết mở bài

V. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Nêu lại các bước làm bài văn lập luận giải thích ?- Về nhà viết lại bài văn này hoàn chỉnh chuẩn bị cho Viết bài tập làm văn số 6- Soạn bài : ''Ca Huế trên sông Hương''

VI. RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............

******************************************************

Ngày soạn: 31/03/ 2012Ngày dạy: 01/ 04/ 2012

Tiết 109:HDĐT: NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA- REN VÀ PHAN BỘI CHÂU - Nguyễn Ai Quốc -I. Møc ®é cÇn ®¹t:- Hiểu đợc giá trị của đoạn văn trong việc khắc họa sắc nét 2 nhân vật Va ren và Phan Bội Châu với 2 tính cách, đại diện cho 2 lực lợng XH phi nghĩa và chính nghĩa- Thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam, hoàn toàn đối lập nhau trên đất nớc ta thời Pháp thuộc.- Rèn kĩ năng kể chuyện và phân tích nhân vật trong quá trình so sánh đối lập.II. Träng t©m kiÕn thøc, kÜ n¨ng:1. KiÕn thøc: B¶n chÊt xÊu xa, ®ª hÌn cña Va-Ren; phÈm chÊt, khÝ ph¸ch cña ngêi chiÕn sÜ CM PBC...2. KÜ n¨ng: §äc kÓ diÔn c¶m v¨n xu«i tù sù...* Chuẩn bị: - Gv: Tranh ảnh về Bác Hồ , Phan Bội châu. Những điều cần lưu ý: Tìm hiểu về cuộc đời của Phan Bội Châu, đặc biệt là từ khi ngời chí sĩ yêu nớc dấn thân vào cuộc Cách mạng cứu nớc cho đến ngày bị bắt về nớc 1925.-Hs:Bài soạnIII. híng dÉn thùc hiÖn: I- HĐ1:Khởi động(5 phút)

Page 285: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra: Em hãy nêu những nét đặc sắc về ND, NT của văn bản Sống chết mặc bay ? 3. Bài mới: Nguyễn ái Quốc là tên c.tịch HCM (1919-1945). Trên đất nớc Pháp từ 1922-1925, bút danh Nguyễn ái Quốc đã gắn với tờ báo Ngời cùng khổ và nhiều tp xuất sắc khác trong đó có Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu - viết 1925.II-HĐ2:Đọc- Hiểu văn bản (65 phút)

Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức

- Dựa vào chú thích*, em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả và tác phẩm ?

+Gv: Đây là truyện ngắn hiện đại được viết bằng tiếng Pháp.

+Hướng dẫn đọc: Đọc với giọng kể chuyện vừa bình thản, vừa dí dỏm hài hớc.+Giải nghĩa từ khó.- Đây là truyện ngắn được sáng tạo bằng h cấu: nghĩa là tưởng tượng từ cái có thật. Vậy theo em chuyện gì có thật ? Chuyện gì là do tưởng tượng mà có?- Em hiểu những trò lố trong truyện này là những trò như thế nào ? Ai là tác giả của những trò lố đó ?- Truyện được kể theo trình tự nào ?- Truyện có những nhân vật chính nào ?- Ta có thể chia VB thành mấy phần ?

+HS đọc phần đầu.+GV: Mở đầu truyện, tác giả đã giới thiệu với chúng ta nhân vật Va ren và việc y sang Đông Dương nhận chức toàn quyền. Đây là phần mở đầu giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.- Nhân vật Va ren được giới thiệu bằng một lời hứa, đó là lời hứa gì ?- Tại sao lại là nửa chính thức hứa ? mà không phải là chính thức hứa ? (Hứa không chính thức

A-Tìm hiểu bài:I- Tác giả – tác phẩm:1- Tác giả: Nguyễn ái Quốc (1890-1969), quê Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ an.- Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là nhà văn, nhà thơ, là danh nhân văn hóa thế giới.2- Tác phẩm: Đăng trên báo Ngời cùng khổ số 36-37, năm 1925.

II-Kết cấu:-Thể loại: Truyện ngắn hiện đại- Chuyen có thật: nhân vật Va- ren toàn quyền Pháp tại Đông Dương, Phan Bội Châu - nhà yêu nước đang bị bắt giam tại Hà Nội, phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.- Chuyện tưởng tượng: Cuộc tiếp kiến của Va- ren và Phan Bội Châu.- Trò lố: là trò nhố nhăng, bịp bợm, đáng cười của Va- ren- người hứa sang Việt Nam chăm sóc Phan Bội Châu.- Kể theo trình tự thời gian: từ khi Va- ren xuống tàu đến khi tới xà lim giam cụ Phan Bội Châu tại HN.*Bố cục: 3 phần.- Từ đầu->bị giam trong tù: Lời hứa của Va ren với Phan Bội Châu.- Tiếp->không hiểu Phan Bội

Page 286: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

để dễ thay đổi ý).- Em có nhận xét gì về lời hứa của Va ren ?

- Hắn hứa như vậy để nhằm mđ gì ? (gây uy tín).- Vì sao hắn phải hứa nh vậy ? (là do sức ép của công luận ở Pháp và ĐD.- Va ren hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu đến khi nào ?- Em hiểu thế nào là yên vị ? (ngồi yên vào chỗ).- Qua việc hứa này ta hiểu gì về Va ren?

+GV: Qua đoạn mở đầu, Va ren hiện lên như 1 nhân vật trào phúng. Khi người kể chuyện tự đặt câu hỏi: Giả thử cứ cho rằng 1 vị toàn quyền ĐD mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn đợc phép tự hỏi:Liệu quan toàn quyền Va ren sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.- Đây là lời kể hay lời bình, của ai ?- Cách dùng từ của tác giả ở lời bình này có gì đáng chú ý ?- Qua lời bình, ta thấy đợc thái độ và tình cảm gì của tác giả đối với Va ren ?Tiết 2+ GV: Một lời hứa không đáng tin. Đó là 1 khía cạnh của trò lố bịch trước khi gặp Phan Bội Châu Bây giờ chúng ta sẽ theo dõi tiếp, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của Va ren.- Hai nhân vật Va ren và Phan Bội Châu được giới thiệu qua những chi tiết nào ? (Va ren: con người phản bội giai cấp vô sản Pháp, con người bị đuổi ra khỏi tập đoàn, con người ruồng bỏ quá khứ, lòng tin giai cấp, kẻ phản bội nhục nhã. Phan Bội Châu: con người đã hi sinh cả gia đình và của cải, con người bị kết án tử hình vắng mặt, con người đang bị đầy đọa trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng máy chém đe dọa vì tội yêu nước, vị anh hùng xả thân vì đôc lập).- Khi giới thiệu lai lịch của 2 nhân vật, tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì ?- Qua lời giới thiệu, 2 nhân vật được hiện lên như thế nào?

Châu: Cuộc gặp gỡ giừa Va ren và Phan Bội Châu.- Còn lại: Thái độ của Phan Bội Châu qua lời các nhân chứng.III-Phân tích:1- Lời hứa của Va- ren với Phan Bội Châu:- Ông Va ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.=> Lời hứa mập mờ, chứa đựng sự hài hước, lố bịch.- Ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã.=>Coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định công việc của mình.

-Lời bình:Liệu quan toàn quyền Va ren sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.- Sử dụng 1 loạt từ nghi vấn

=>Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm, giễu cợt và khinh bỉ.

2-Cuộc gặp gỡ giữa Va ren và Phan Bội Châu :- Giới thiệu về 2 nhân vật có sự t-ương phản đối kháng nhau:+ Va ren là 1 tên toàn quyền, 1 kẻ bất lương, là kẻ thống trị.+ Phan Bội Châu chỉ là 1 ngời tù, 1 ngời Cách mạng vĩ đại nhng bị thất bại và bị đàn áp.

Page 287: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Từ đó ta thấy được thái độ gì của tác giả đối với nhân vật ?- Va ren đã tuyên bố và khuyên Phan Bội Châu những gì ?- Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa nhân vật Va ren nhiều hay ít ? Điều đó thể hiện dụng y gì của tác giả ?- Bằng chính lời lẽ của mình, Va ren đã bộc lộ nhân cách nào của y ?- Cũng bằng lời lẽ đó, Va ren đã bộc lộ thực chất lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu như thế nào ? (Không phải vì giúp đỡ Phan Bội Châu mà là ép buộc cụ từ bỏ lí tưởng và DT mình. Không phải vì tự do của Phan Bội Châu mà vì quyền lợi của nước Pháp, trực tiếp là danh dự của Va ren. Lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu không chỉ là lời hứa suông mà con là trò bịp bợm, đáng cời).- Trước những lời lẽ của Va ren thì Phan Bội Châu như thế nào ?- Em có nhận xét gì về thái độ im lặng dửng dư-ng của Phan Bội Châu ?- Khi kể và tả về thái độ của 2 nhân vật này, tác giả đã sử dụng phương thức nào ?- GV: Đây là 1 bút pháp, 1 cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động, lí thú.- Qua lời miêu tả ta thấy Phan Bội Châu hiện lên là ngời nh thế nào ?+GV: Với kẻ thù ngòi bút Nguyễn ái Quốc mang tính chiến đấu mạnh mẽ. Còn với người anh hùng dân tộc ngòi bút ấy mềm mại, nâng niu, trân trọng. Tuy không miêu tả chi tiết, song hình tượng Phan Bội Châu vẫn rõ nét, luôn song hành với nhân vật Va ren như 1 đối xứng của 2 màu sắc đối chọi nhau trong một họa phẩm.+Hs đọc phần 3.- Thái độ của Phan Bội Châu thể hiện qua chi tiết nào?- Em có suy nghĩ gì về cái nhếch mép chỉ diễn ra 1 lần của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả cho đó là cái mỉm cười kín đáo, vô hình ? (Sự đối đáp không bằng lời mà bằng cử chỉ).- Đoạn cuối có chi tiết:Sự việc này có thật hay do tác giả tưởng tượng ?

=>Thể hiện thái độ khinh rẻ kẻ phản bội và ngợi ca ngợi người yêu nớc.*Va ren:->Số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật độc thoại- Có tác dụng khắc họa tính cách nhân vật.

=>Là kẻ thực dụng đê tiện, xảo quyệt, dối trá, bẩn thỉu, sẵn sàng làm mọi thứ chỉ vì quyền lợi cá nhân.

* Phan Bội Châu:- Im lặng dửng dưng.=>Đó là thái độ coi thường, khinh bỉ.

-> Sử dụng phương thức đối lập.

=>Là người yêu nước vĩ đại, hiên ngang, bất khuất.

3- Thái độ của Phan Bội Châu qua lời các nhân chứng:

Page 288: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Chi tiết tưởng tượng này có ý nghĩa gì ? (Đoạn cuối là hư cấu tưởng tượng mang tính NT cao).- Tại sao lại tách ra thêm 1 phần TB ? (Tách như vậy là để tạo ra cách dẫn truyện hóm hỉnh, thú vị làm tăng thêm ý nghĩa của vấn đề).- Các biểu hiện đó cho thấy Phan Bội Châu đã có thái độ như thế nào đối với Va ren ?- Thái độ ấy toát lên đặc điểm nào trong nhân cách của Phan Bội Châu ?III-HĐ3:Tổng kết(5 phút)- Em hãy nêu những nét đặc sắc về ND, NT của VB ?- Em có nhận xét gì về đặc điểm văn chương của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh?-Hs đọc ghi nhớIV-HĐ4:Luyện tập, củng cố(10 phút)Bài 1-Hs làm cá nhân-Gv gọi hs làm-Gv nhận xétBài 2- Giải thích cụm từ "Những trò lố" trong nhan đề tác phẩm?

- Đôi ngọn râu mép của người tù nhếch lên 1 chút rồi lại hạ xuống ngay và cái đó chỉ diễn ra 1 lần thôi.- Mỉm cười 1 cách kín đáo và vô hình.

- Phan Bội Châu nhổ vào mặt VR.->H cấu tưởng tượng

-> Phan Bội Châu coi thường và khinh bỉ Va ren.

=>Nhân cách cứng cỏi, kiêu hãnh, không chịu khuất phục kẻ thù.IV-Tổng kết:*Ghi nhớ: sgk (95 ).-Tác phẩm của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh vừa mang tính NT cao, vừa mang tính t tưởng, tính chiến đấu sắc bén.B-Luyện tâp:Bài 1:Tình cảm của tác giả đối với PBC:Kính trọng trước khí phách kiên cường , bất khuất của cụBài 2:Dùng cụm từ “Những trò lố” trong nhan đề trực tiếp vạch trần hành động lố lăng, bản chất xấu xa của Va ren

V- HĐ5:Đánh giá(3 phút)-Gv đánh giá tiết họcVI-HĐ6:Dặn dò ( 2 phút)- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp phần luyện tập.- Soạn bài: Dung cụm C-V để mở rộng câu (tt)

_________________________________________________________________ Ngày soạn: 30- 03- 2012 Ngày dạy: 01-04 - 2012

Tiết 110 :DÙNG CỤM CHỦ -VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU

Page 289: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

( Phần luyện tập) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được cách dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. - Thấy được tác dụng của việc dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:1. Kiến thức: - Cách dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. - Tác dụng dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu.2. Kĩ năng: a.Kỹ năng chuyên môn - Mở rộng câu cụm Chủ - Vị . - Phân tích tác dụng của việc dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu.b. Kỹ năng sống- Ra quyết định lựa chọn cách dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu theo những mục đích giao tiếp cụ

thể của bản thân.- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng trao đổi về dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu3. Thái độ: - Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu ( tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn..

III. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: - Phân tích tình huống mẫu để hiểu cách dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu - Động não : suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng

trong sử dụng câu tiếng Việt - Thực hành có hướng dẫn.

- Học theo nhóm trao đổi phân tích3. Thái độ: - Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu ( tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn.

IV. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : *Đề bài : Câu1.Thế nào là dùng cụm chư –vị để mở rộng câu? Câu 2. Tìm cụm chủ-vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu. a. Chúng em học giỏi làm cho thầy cô và cha mẹ vui lòng. b. Nam đọc cuốn sách mà tôi cho mượn. *Đáp án : Câu1. Khi nói hoặc viết có thể dung những cụm từ có hình thức giống câu dơn bình thường ,gọi là cụm chủ-vị làm thành phần câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. Câu 2. Tìm cụm chủ-vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu. a. Chúng em /học giỏi //làm cho thầy cô và cha mẹ/ vui lòng. b. Nam/ đọc cuốn sách mà tôi// cho mượn.3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, Khi đó ta nói dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu, Vậy cụm Chủ - Vị để mở rộng câu như thế nào cho hợp lí, để các em nắm rõ hơn và vận dụng vào thực hành chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Nhắc lại lí thuyết Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu, Các trường hợp dùng cụm C-V để

I. TÌM HIỂU CHUNG1. Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu: * Ghi nhớ: Sgk

Page 290: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

mở rộng câu:? Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu? Cho vd minh hoạ? Trong những trường hợp nào có thể dùng cụm C-V để mở rộng câu ?- Hs: Đọc ghi nhớ sgk.*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

2. Bài tập 2:? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

3. Bài tập 3:? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

2. Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: * Ghi nhớ SgkII. LUYỆN TẬP : Bài tập 1 : Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu và làm thành phần gì*a. - khí hậu nước ta // ấm áp =>Cụm C-V làm C ngữ- ta // quanh năm trồng trọt…bốn mùa=>Cụm C-V làm Bổ ngữ*b -Tõ khi cã ngêi //lÊy........míi hay=>Cụm C-V làm Bổ ngữ - C¸c thi sÜ / ca tông...hoa cá.=>Cụm C-V lµm §Þnh ng÷ - Cã ngêi // lÊy tiÕng chim kªu, tiÕng suèi ch¶y...®Ó lµ th¬ ng©m vÞnh=> Côm C - V lµm §Þnh ng÷*c : - Chóng ta //thÊy....ngêi níc ngoµi=> Côm C - V lµm §Þnh ng÷- nh÷ng tôc lÖ tèt ®Ñp Êy // mÊt dÇn=> Côm C - V lµm B Ng÷ - nh÷ng thø cquý cña ®Êt m×nh //thay dÇn... níc ngoµi.=> Côm C - V lµm B Ng÷Bài tập 2 : Gộp các câu từng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúnga, Chúng em học giỏi làm cha mẹ và thầy cô rất vui lòng b, Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích. c, Tiếng việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người VN ta du dương , trầm bổng như một bản nhác d, Cách mạng thành tám thành công khiến cho tiếng việt có một buớc phát triển mới , một số phận mớiBài tập 3 : Gộp câu thành một cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từa. Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầyb. Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lạic. Hàng loạt vở kịch như “ Tay người đàn bà” , “ Giác ngộ”, “ Bên kia sông Đuống” … ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.

VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu ?- Về học lại phần lí thuyết - Soạn bài tiếp theo “ Luyện nói, Liệt kê”VII. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................... ******************************************************

Ngày soạn: 30- 03- 2012

Page 291: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày dạy: 01 - 04 - 2012

Tiết 111- Tập Làm Văn: LUYỆN NÓI : BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Rèn luyện kĩ năng nghe, nói giải thích một vấn đề . - Rèn luyện kĩ năng phát triển giàn ý thành bài nói giả thích một vấn đề.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.2. Kĩ năng: - Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề. - Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói3. Thái độ: - Biết trình bày miệng về một vấn đề xh(hoặc vh), để thông qua đó tập nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy trong cuộc sống.

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu các bước làm một bài văn lập luận giải thích ? Bố cục một bài văn lập luận giải thích chi làm mấy phần nêu nội dung từng phần ? Đáp án

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích:a. Tìm hiểu đề và tìm ý:b. Dàn bài:+ Mở bài: + Thân bài + Kết bài :c. Viết bài:- GV hướng dẫn hs viết phần mở bài, kết bàid. Đọc lại và sửa bài:

10

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Chúng ta đã tìm hiểu phép lập luận giải thích vậy để nhận diện ra đề văn giải thích có mấy bước làm văn giải thích, tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Yêu cầu, Tìm hiểu đề bài- Hs: Đọc đề trong sgk- Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm sau đó đại diện các nhóm lên trình bày ( Mỗi nhóm thực hiện mỗi đề )

- GV: Ghi đề lên bảng.- HS : Thảo luận nhóm sau đó trình bày.

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Yêu cầu:- Đủ nghe, không quá nhỏ, quá to, không

nhát gừng, không lắp, ngọng. Tư thế đứng nói thoải mái, tự nhiên không quá cứng nhắc

2. Đề bài : Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy?3. Dàn bài a. Mở bài- Dẫn dắt: có nhà văn nói "Sách là ...con người"- Loại sách em thích đọc nhất...

Page 292: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- HS : Trình bày – các nhóm khác nhận xét - Gv : Chữa lỗi nội dung và cách trình bày của hs*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện nói- Gv: Hướng dẫn Hs luện nói- Yêu cầu của việc trình bày bài văn nói giải thích một vấn đề . + Vị trí đứng nói phù hợp. + Âm lượng vừa đủ ,diễn đạt rõ ràng , + Nội dung lôi cuốn , hấp dẫn , dễ tiếp nhận .- Yêu cầu của việc nghe giải thích một vấn đề + Nghe , lĩnh hội được phần trình bày bài văn giải thích một vấn đề của bạn . + Có ý kiến nhận xét về bài văn nói giải thích một vấn đề của bạn sau khi nghe trình bày .- 2 HS trình bày mở bài- 2 HS trình bày thân bài- 2 HS trình bày kết bàiIII. Nhận xét- Tư thế, tác phong- Nội dung

b. Thân bài- ích lợi của việc đọc sách- Những loại sách em thích đọc- Tại sao em thích đọc sách đó?+ Vì đúng tâm tư, lứa tuổi+ Vì cung cấp những kiến thức bổ ích, mở rộng hiểu biết về nhiều lĩnh vực: học tập, lao động, quan hệ xã hội...+ Vì sách trình bày đẹp, hấp dẫn...- Những loại sách em không thích đọc: nội dung xấuc. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của thói quen đọc sáchII. THỰC HÀNH LUYỆN NÓI.

V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Nhận xét tiết luyện nói - Về nhà làm bài văn hoàn chỉnh theo đề bài ngày hôm sau nộp lại.- Chuẩn bị trước bài ‘’ LIỆT KÊ‘’

******************************************************

Ngày soạn: 04/ 04/2012 Ngày dạy: 06 /4/ 2012

TIẾT 113 LIỆT KÊ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là phép liệt kê. - Nắm được các kiểu liệt kê.- Nhận biết và hiểu được tác dụng của phép liệt kê trong văn bản.- Biết cách vận dụng phép liệt kê vào thực tiễn nói và viết. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Khái niệm liệt kê. - Các kiểu liệt kê.2. Kĩ năng: - Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.- Phân tích giá trị của các phép liệt kê - Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.

3. Thái độ: - Biết vận dụng phép liệt kê trong khi nói và viết .

Page 293: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế và tư tưởng, tình cảm Nó thuộc từ loại nào chúng ta cùng đi vào tiết dạy hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thế nào là phép liệt kê .Các kiểu liệt kê:Gọi hs đọc vd trong sgk? Nhận xét cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm ?- HS: Cấu tạo : Có mô hình cú pháp tương tự nhau : Bát yến hấp đường phèn … tráp đồi mồi chữ nhật để mở … nào ống thuốc bạc …. Nào dao chuôi ngà- Về ý nghĩa : Chúng cùng nói về đồ vật được bày biện trung quanh quan lớn? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các từ , cụm từ giới thiệu các sự vật ?- Hs: Sắp xếp nối tiếp hàng loạt .? Việc sắp xếp từ , cụm từ hàng loạt như vậy nhằm dụng ý gì ?- Hs: Làm nổi bật được sự xa hoa của viên quan? Vậy thế nào là liệt kê ? ( Ghi nhớ sgk )? Dùng phép liệt kê đúng lúc đúng chổ có tác dụng gì ? - Hs: Suy nghĩ trả lời.? Em hãy lấy một vài vd có sử dụng phép liệt kê ?Gọi hs đọc vd trong sgk phần II? Nhận xét về cấu tạo của phép liệt kê trong mục 1 , phần II?- Hs: Về cấu tạo : a. Liệt kê theo trình tự sự không theo từng cặp b. Liệt kê theo từng cặp có quan hệ đi đôi ( quan hệ từ và? Nhận xét về ý nghĩa của phép liệt kê trong câu 2 mục II?- HS: Về ý nghĩa :a. câu thứ nhất có thể thay đối thứ tự ( mà lô gíc ý nghĩa của câu không bị ảnh hưởngb. không thể thay đổi thứ tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa

I. Thế nào là phép liệt kê ? a. Xét Ví dụ: Đoạn văn SGK- Cấu tạo : Có mô hình cú pháp tương tự nhauBát yến hấp đường phèn … tráp đồi mồi chữ nhật để mở … nào ống thuốc bạc …. Nào dao chuôi ngà- Về ý nghĩa : Chúng cùng nói về đồ vật được bày biện trung quanh quan lớn- Tác dụng: Làm nổi bật được sự xa hoa của viên quanb. Kết luận :- Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế và tư tưởng, tình cảm .*Tác dụng : Kích thích trí tưởng tượng và gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc , người nghe2. Các kiểu liệt kê :a. Xét Ví Dụ:- Vd1: Về cấu tạo : Vda: Liệt kê theo trình tự sự không theo từng cặp Vdb: Liệt kê theo từng cặp có quan hệ đi đôi ( quan hệ từ và- Vdb: Về ý nghĩa :Vda: câu thứ nhất có thể thay đối thứ tự ( mà lô gíc ý nghĩa của câu không bị ảnh hưởngVdb: Không thể thay đổi thứ tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩab. Kết luận:- Về cấu tạo : Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp- Về ý nghĩa : Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiếnII. LUYỆN TẬP :Bài tập 1 : Tìm phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta+ Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang trong thời đại Bà Trưng , Bà triệu ,

Page 294: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Qua đó em hãy rút ra kết luận về kiểu liệt kê - - Hs: Đọc lại ghi nhớ sgk*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng3. Bài tập 3:? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

Trần Hưng Đoạn , Lê Lợi , Quang Trung ( Tăng tiến theo thời gian)+ Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ , từ những kiều bào ở nước ngoài đến …. Chính phủ ( từng cặp )+ Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tình thần ấy lại ….lũ cướp nước ( tăng tiến+ Nghĩa là phải ra sưc giải thích ….. lãnh đạo( Liệt kê không theo từng cặp) Bài tập 2 : Tìm phép liệt kê+ Dưới lòng đường trên vỉa hè , trong cửa tiệm . Những cu li xe kéo tay …. Chữ thập( Không theo cặp , không theo hướng tăng tiến )+ Điện giật , dùiđâm , dao cặt , lữa nung Bài tập 3 : Đặt câu có sử dụng phép liệt kêa. Khi tiếng chuông báo hết giờ học vang lên , hs các lớp ùa ra sân chơi như ong vỡ tổ . Sân trường đang yên tĩnh , vắng lặng bỗng ồn ào nhộn nhịp hẳn lên vì các trò chơi : đá bóng , nhảy dây , cầu lông …

V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Thế nào là phép liệt kê ? Nêu tác dụng ?Có mấy kiểu liệt kê ?- Học ghi nhớ sgk - Làm bài tập 3 b, c- Soạn bài : ''TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH''

************************************ Ngày soạn: 02- 04- 2012 Ngày dạy: 04 - 04 - 2012

Tiết 112- Văn bản : CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG - Hà Ánh Minh-

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực

góp phần bảo tồn, phts triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Khái niệm thể loại bút kí. - Giá trị văn hóa nghệ thuật của ca Huế. - Vẻ đẹp của con người xứ Huế.2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc. - Phân tích văn bản nhật dụng, (kiểu loại văn bản thuyết minh). - Tích hợp với kiến thức Tập Làm Văn để làm văn thuyết minh3. Thái độ: - Biết yêu quý , giữ gìn ,bản sắc văn hóa của dân tộc.

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định :

Page 295: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài

- Em hiểu gì về cố đô Huế ? hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết ? Xứ Huế vốn nổi tiếng với nhiều đặc điểm như chúng ta vừa nói tới . Xứ Huế còn nổi tiếng về những sản phẩm văn hoá độc đáo , đa dạng và phong phú mà ca Huế là một trong những sản phấm ấy . Hôm nay học bài văn này , chúng ta sẽ tìm hiểu thêm nhiều vẻ đẹp của Xứ Huế qua một đêm ca huế trên sông Hương .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về tác giả tác phẩm.? Dựa vào chú thích trong sgk em hãy nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp của Hà Ánh Minh- HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua phần chú thích, GV đặt những câu hỏi gợi để học sinh trả lời.? Văn bản thuộc kiểu loại gì?? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?- Hs: Suy nghĩ trả lời trong phần chú thích ** HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản- GV: Đọc rồi hướng dẫn cho hs đọc tiếp Gv đọc sau đó gọi hs đọc tiếp ( yêu cầu chẫm rãi rỏ ràng , mạch lạc ) - HS : Giải thích từ khó ? Theo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu ? căn cứ vào đau để kết luận ?? VB này được chia làm mấy phần , nêu nội dung từng phần ? - GV : Hướng dẫn. - HS : Thảo luận nhóm. Gọi hs đọc phần chú thích dấu sao sgk

Gọi hs đọc phần thứ nhất? Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ , nhưng ở đây tác giả lại chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế ? Tại sao tác giả lại quan tâm đến dân ca?- Hs: Suy nghĩ trả lời.? Tác giả cho ta thấy dân ca Huế mang đậm đặc điểm hình thức và nội dung nào ? (rất nhiều điệu hò , điệu lí )? Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ trong vb này ?- Hs: Dùng biện pháp liệt kê kết hợp với lời giải thích? Qua đó tác giả chứng minh được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế ?- Hs: Phong phú về làn điệu , sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm , mang đậm nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế? Bên cái nôi dân ca Huế miền Trung , em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của

I. GIỚI THIỆU CHUNG:1. Tác giả: SGK2. Tác phẩm: - Bút kí : Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.- Ca Huế :

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN   : 1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó   : 2. Tìm hiểu văn bản:a. Bố cục: Chia làm 2 phần.- P1 : Từ đầu đến lí hoài nam – Huế cái nôi của dân ca- P2: Tiếp theo đến hết – những đặc sắc của Huế

b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả , thuyết minh.

c. Phân tích :c1: Huế – cái nôi của dân ca:- Rất nhiều điệu hò trong lao động sx : Hò trên sông , lúc cấy , lúc cày , chăn tằm , trồng cây ..- Nhiều điệu lí : lí hoài nam , lí hoài xuân …=> Phép liệt kê , thể hiện được sự phong phú về làn điệu, mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế

Page 296: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

nước ta ?Nếu có thể hãy hát một bài hát dân ca em biết ?-HS: Dân ca quan họ Bắc Ninh , dân ca đồng bằng Bắc Bộ …

Gọi hs đọc phần thứ 2? Tác giả nhận xét gì về sự hình thành của dân ca Huế ? qua đó cho thấy tính chất nổi bật nào của Huế ?- HS: Hình thành từ dòng ca nhạc dân gian …khí nhạc- Kết hợp 2 tính cách dân gian? Có gì đặc sắc trong cách biểu diển ca Huế trên các phương diện : dàn nhạc , nhạc công ?- Hs: Dàn nhạc gồm đàn tranh , đàn nguyệt … gõ nhịp- Nhạc công : Dùng các ngón đàn trau chuốt …. Đáy hồn người? Nhận xét gì về đặc diểm ngôn ngữ trong những đoạn văn này ? ( liệt kê)? Từ đó nét đẹp nào của Huế được nhấn mạnh ?- Thanh lịch , tinh tế , Tính dân tộc cao trong biểu diễn? Cách thưởng thức có gì độc đáo ?- Hs: Trăng lên , gió mơn man …. Rộn lòng? Điều đó cho thấy ca Huế nổi bật với vẻ đẹp nào ?- cách thưởng thức vừa dân dã , vừa sang trọng , ca huế đã đạt đến mức hoàn thiện trong cách thưởng thức? Khi viết “ Không gian như lắng đonfg5 , thời gian như …. Sâu thẳm , tác giả muốn cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông hương ?( HSTLN)- HS: Khiến người nghe quên cả không gian , thời gian , chỉ cảm thấy tình người . Ca huế làm giàu tâm hồn con người- Ca huế mãi mãi quyến rũ bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó? Qua vb này em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế ?

Ghi nhớ sgk

C2. Đặc sắc của ca Huế:+ Sự hình thành của ca Huế: Từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình nhã nhạc trang trọng uy nghi.+ Cách biểu diễn :- Dàn nhạc : Đàn tranh , đàn nguyệt , tì bà , đàn bầu …- Nam mặc áo dài the , quần thụng, đầu đội khăn xếp , nữ mặc áo dài , khăn đóng .-- Nhạc công : dùng nhiều ngón đàn trau chuốt=> Dùng phép liệt kê , thể hiện sự thanh lịch , tinh tế , tính dân tộc cao trong biểu diễn+ Cách thưởng thức : Trên thuyền, giữa dòng sông đêm trăng gió mát với tâm trạng chờ đợi rộn lòng => Dân dã và sang trọngII. TỔNG KẾT : Ghi nhớ : Sgk/1041. Nghệ thuật:- Viết theo thể bút kí.- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.2. Nội dung:

- Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc.

VI. CỦNG CỐ DĂN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Huế có những điệu dân ca nào ? Kể tên các loại nhạc cụ biểu diễn ?- Nêu nguồn gốc của ca Huế - Học phần ghi nhớ . ''Soạn bài ''Dùng cụm C-V để mở rộng câu” VII. RÚT KINH NGHIỆM:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........................................................................................................................................

Page 297: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

****************************************************

Ngày soạn: 04/ 04/ 2012 Ngày dạy: 06/ 04/ 2012 TIẾT 114

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Có hiểu biết bước đầu về văn bản hành chính và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc

sống.. - Lưu ý: Học sinh đã được biết đến văn bản hành chính là một trong 6 kiểu văn bản( Gồm có : tự sự,

miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính – công vụ) Ở lớp 6. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản hành chính: Hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành

chính thường gặp trong cuộc sống..2. Kĩ năng: - Nhận biết được loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống. - Viết được văn bản hành chính đúng quy cách.3. Thái độ: - Biết viết được một văn bản hành chính đúng quy cách.

III PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định :2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Từ bậc tiểu học đến lớp 6 các em đã học những loại vb hành chính nào ? em hãy kể tên những loại văn bản hành chính mà em biết ? . Tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu xem thế nào là vb hành chính ? Những loại nào thì ta gọi là vb hành chính ?

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI DẠY*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Thế nào là văn bản hành chính.

Gọi 3 hs đọc 3 vb trong sgk? Khi nào thì người ta viết các vb thông báo , đề nghị và báo cáo ?- Hs: Suy nghĩ trả lời- Gv: Chốt giảng + Thông báo : Truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho công chúng đều biết+ Kiến nghị : khi cần đề bạt một nguyện vọng chính đáng của các nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết+ Báo cáo: Khi cần phải thông báo 1 vấn đề gì đó lên cấp trên? Mỗi vb có mục đích gì ?- Hs: - Thông báo nhằm phổ biến một nội dung- Đề nghị nhắm đề xuất một nguyện vọng ý kiến

I. Thế nào là vb hành chính ?a. Xét Văn bản: Sgk- Thông báo nhằm phổ biến một nội dung- Đề nghị nhắm đề xuất một nguyện vọng ý kiến- Báo cáo : Nhắm tổng kết, nêu lên những gì đã làm được để cấp trên biết=> Văn bản hành chínhb. Cách trình bày:- Quốc hiệu và tiêu ngữ- Địa điểm làm vb và ngày tháng- Họ tên , chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận vb

Page 298: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Báo cáo : nhắm tổng kết , nêu lên những gì đã làm được để cấp trên biết

? Ba vb ấy có điểm gì giống và khác nhau ? - Hs: + Giống : Hình thức trình bày đều theo một trình tự nhất định ( theo mẫu)+ Khác nhau : về mục đích và nd? Hình thức trình bày của 3 vb có gì khác với vb truyện và thơ mà em đã học ?- Hs: Suy nghĩ trả lời.- Gv: Chốt ghi bảng: Khác : Thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng , còn vb hành chính không phải là hư cấu tưởng tượng . Ngôn ngữ thơ được viết theo ngôn ngữ nghệ thuật còn ngôn ngữ vb được viết trên ngôn ngữ hành chính? Em còn thấy loại vb nào tương tự như 3 loại vb trên ?- Hs: Biên bản , đơn từ , hợp đồng , sơ yếu lí lịch ….? Qua phân tích em hãy rút ra đặc điểm của vb hành chính : mục đích , nội dung và hình thức ? ( Ghi nhớ sgk )? Em vừa học xong phép liệt kê , vậy mẫu nào có sử dụng phép liệt kê ? đó là kiểu liệt kê gì ?- Hs: Vb báo cáo, liệt kê về kết quả trồng cây ( liệt kê thông báo không theo cặp , không tăng tiến )? Qua phân tích em hãy chjo biết thế nào là văn bản hành chính, Khi viết nội dung của văn bản cần đảm bảo yêu cầu nào?- Hs: Đọc ghi nhớ SGK/110*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tậpBài tập? Bài tập 1,2,3,4,5,6 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

- Họ tên , chức vụ của người gửi hay tên cơ quan , tập thể gửi vb- Nd thông báo , đề nghị , báo cáo- Kí tên người gửi vb2. Nhận xét: Ghi nhớ SGK

II. LUYỆN TẬP:Xử lí tình huống1. Dùng vb thông báo2. Dùng vb báo cáo3. Dùng phương thức biểu cảm4. Đơn xin nghỉ học5. Văn bản đề nghị6. Văn kể chuyện

V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Thế nào là vb hành chính ? Nêu cách trình bày vb hành chính - Viết báo cáo về tình hình học tập trong tháng vừa qua của lớp mình cho cô giáo chủ nhiệm được biết - Học phần ghi nhớ sgk - Soạn bài :

***************************************Ngày soạn: 05- 04- 2012 Ngày dạy: 07- 04- 2012

Tiết 115 : TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN SỐ 6TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm vững hơn cách làm bài văn lập luận giải thích; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức tiếng việt đã học ở HKII.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ :1. Kiến Thức: - Nắm vững hơn cách làm bài văn lập luận giải thích; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức tiếng việt đã học ở HKII.

Page 299: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt

3. Thái độ: - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.

III. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành. - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 2,các câu ở bài văn.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong tiết học.

3. Bài mới: Giới thiệu bài:HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI DẠY

* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập làm văn? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)

* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm? Hãy lập dàn ý cho đề văn- H/s khác theo dõi bổ sung- GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/sa. Ưu điểm:- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)- 1số bài vận dụng phương pháp lập luận giả thích khá linh hoạt- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s: - Trình bày sạch đẹp.b.. Tồn tại:- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn.- Sử dụng yếu tố lập luận giải thích còn yếu - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:- còn sai chính tả- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao

- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa- GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt- Trả bài cho H/s

I. ĐỀ BÀI:- Đề 1:CÂU 1 : Hãy nêu NT, YN của văn bản: Sống chết mặc bay.CÂU 2 : Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãiII. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM1. Nội dung:CÂU 1 : HS trình bày theo đúng chuẩn KTKNCÂU 2 : - Kiểu văn bản: Nghị luận giả thích- Vận dụng các kĩ năng: nghị luận, giải thích để giả thích ý nghĩa câu nói trên.2. Đáp án chấm:a. Mở bài: (1 điểm) + Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?- Giới thiệu và trích dẫn câu nói của Lê-ninb. Thân bài: (5 điểm)Nội dung :1. Học, học nữa, học mãi nghĩa là thế nào?- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mọi người học tập.- Lời khuyên chia làm ba ý mang tính tăng cấp=>Học : Thúc dục con người bắt đầu công việc học tập , tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.=>Học nữa : Vế thứ 2 thúc dục chúng ta tiếp tục học tập , học nữa mang hàm ý là đã học rồi , nhưng cần tiếp tục học thêm nữa=. Học mãi : vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời , mãi mãi, con người luôn luôn phải học hỏi ngay cả khi mình có được một vị trí trong xã hội.2.Tại sao phải Học, học nữa, học mãi-Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội

Page 300: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Bởi xh luôn luôn vận động, cái mới luôn luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu về kiến thức .- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ , tự làm mất đi vị trí của mình trong xã hội.3. Học ở đâu và học như thế nào- Học trên lớp , trong sách vở ,học ở thầy cô......- học lúc nhàn rỗi.....4. Liên hệ-Bản thân bạn bè......... c. Kết bài: (1 điểm)- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ của lời khuyên.....3. Nhận xét ưu, nhược điểm

BẢNG THỐNG KÊ BÀI VIẾT TLV 6Lớp SS SB 0-1-2 3-4 Dứơi TB 5-6 7-8 9-10 Trên TB

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %7c1

7c2

V. CỦNG CỐ DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- Chuẩn bị bài''Văn bản đề nghị''VI RÚT KINH NGHIỆM:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************************

Ngµy so¹n:05/ 04/ 2012Ngµy d¹y: 07/ 04/ 2012

Tiết 116:HDĐT : QUAN ÂM THỊ KÍNH

I. Møc ®é cÇn ®¹t:- Hiểu được 1 số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.- Tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung, ý nghĩa và 1 số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật,...) của trích đoạn Nỗi oan hại chồng.II. Träng t©m kiÕn thøc, kÜ n¨ng:1. KiÕn thøc: S¬ gi¶n vÒ ChÌo cæ; gi¸ trÞ néi dung vµ nh÷ng ®Æc ®iÓm nghÖ thuËt tiªu biÓu cña vë chÌo “Quan ©m thÞ kÝnh”...2. KÜ n¨ng: Ph©n tÝch m©u thuÉn, nh©n vËt vµ ng«n ng÷ thÓ hiÖn trong mét trÝch ®o¹n chÌo.* Chuẩn bị:

Page 301: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Gv:Những điều cần lưu ý: Nỗi oan hại chồng là 1 trong 2 nút chính của vở chèo. Thân phận, địa vị ngời phụ nữ trong quan hệ gia đình và hôn nhân Phong kiến bộc lộ ở đây.-Hs:Bài soạnIII. Híng dÉn thùc hiÖn: I- HĐ1:Khởi động(5 phút) 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Ca Huế trên sông H-ương ? 3.Bài mới: Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền VN rất phong phú và độc đáo: chèo, tuồng, rối... Trong đó vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính lấy sự tích từ chuyện c.tích về đức Quan Thế Âm Bồ tát, là một trong những vở tiêu biểu nhất, được phổ biến khắp cả nước. Nhng trong điều kiện khó khăn hiện nay, chúng ta mới chỉ có thể bằng lòng với việc tìm hiểu tính (kịch bản) chèo, mà cũng chỉ một đoạn ngắn mà thôi.II-HĐ2:Đọc – Hiểu văn bản

Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức- Văn bản Quan Âm Thị Kính thuộc thể loại nào ?- Thế nào là chèo ? (Hs đọc chú thích*).

+Hs đọc phần tóm tắt nội dung vở chèo.- Hướng dẫn đọc đoạn trích: Đọc phân vai theo các nhân vật.- Văn bản này gồm có mấy phần ? (2 phần: phần đầu tóm tắt nội dung vở chèo, phần sau là trích đoạn Nỗi oan hại chồng).- Phần nào là chính ? (phần 2- trích đoạn Nỗi oan hại chồng).- Tại sao đoạn này lại có tên là Nỗi oan hại chồng ? (Người con dâu không định hại chồng nhưng bị mẹ chồng buộc cho tội hại chồng, đành chịu nỗi oan này).- Đoạn trích có mấy nhân vật ? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch ?- Hai nhân vật nàu xung đột theo >< nào ? (mẹ chồng >< nàng dâu, kẻ thống trị >< kẻ bị trị).- Dựa vào phần tóm tắt và chú thích*, em hãy cho biết về nội dung, vở chèo Quan Âm Thị Kính mang đặc điểm nào của các tích chèo cổ ?- Nhân vật của vở chèo mang những tính chất chung nào của các nhân vật trong chèo cổ ?

A-Tìm hiểu bài:I- Tác giả – Tác phẩm:- Chèo: sgk (118).

II- Kết cấu:

- Nhân vật chính: Thị Kính và Sùng bà.

III-Phân tích:

1- Giá trị của vở chèo Quan Âm Thị Kính:- Trích đoạn xoay quanh trục bĩ cực- thái lai. Nhân vật Thị Kính đi từ nỗi oan trái đến được giải oan

Page 302: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

+Gv: Khi xem vở chèo này trên sân khấu, ta thấy Thị Kính mặc áo hồng lồng xa đen, t thế ngay thẳng, để quạt che kín đáo. Sùng bà dán cao ở thái dương, đảo mắt nhiều, dáng đi ỡn ẹo).- Từ đó, em hiểu gì về g.trị của vở chèo Quan Âm Thị Kính?

- Bức tượng Quan Âm Thị Kính ở chùa Tây Ph-ương được chụp in trong sgk cho em hiểu gì về chèo Quan Âm Thị Kính?Tiết 2+Gv: Nỗi oan hại chồng diễn ra trong 3 thời điểm: Trước khi bị oan (từ đầu-> một mực), trong khi bị oan( tiếp->về cùng cha con ơi), sau khi bị oan (còn lại).

- Đoạn mở đầu cho thấy trước khi mắc oan, tình cảm của Thị Kính đối với Thiện Sĩ như thế nào ? Chi tiết nào nói lên điều đó ?- Qsát chồng ngủ, Thị Kính đã thấy gì và làm gì ? Vì sao Thị Kính làm việc này ? (Thị Kính muốn làm đẹp cho chồng, cho mình: Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta).-Cử chỉ đó cho thấy Thị Kính là người nh thế nào ?

- Trước khi mắc oan Thị Kính là người phụ nữ có những đức tính gì ?

- Kẻ gieo họa cho Thị Kính là ai ? (Sùng bà-mẹ chồng Thị Kính). Theo dõi nhân vật Sùng bà.- Sự việc cắt râu chồng của Thị Kính đã bị bà mẹ chồng khép vào tội gì ? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó- Trong bản luận tội Thị Kính, Sùng bà đã căn cứ vào 3 điểm chính: Cho rằng Thị Kính là loại đàn bà hư đốn, tâm địa xấu xa; cho rằng Thị Kính là con nhà thấp hèn không xứng đáng với nhà mình; cho rằng Thị Kính phải bị đuổi đi. Em hãy tìm những lời buộc tội cụ thể của Sùng bà ?- Em có nhận xét gì về cách luận tội của Sùng

thành phật.- Thị Kính là người phụ nữ mẫu mực về đạo đức được đề cao trong chèo cổ. Đó là vai nữ chính.- Sùng bà là vai mụ ác, bản chất tàn nhẫn, độc địa.

- Là vở chèo tiêu biểu, mẫu mực cho NT chèo cổ ở nước ta.- Quan Âm Thị Kính là vở chèo mang tích phật (dân gian gọi là tích Quan Âm).

2- Trích đoạn Nỗi oan hại chồng:a- Trước khi bị mắc oan:

- Thị Kính ngồi quạt cho chồng.-> Thị Kính yêu thương chồng bằng một tình cảm đằm thắm.

- Thị Kính cầm dao xén râu cho chồng.

->Tỉ mỉ, chân thật trong tình yêu.

=> Thị Kính là người PN Yêu thương chồng chân thật và mong muốn có hạnh phúc lứa đôi tốt đẹp.

b-Trong khi bị oan:*Sùng bà:- Cái con mặt sứa gan lim này ! Mày định giết con bà à ?-> Thị Kính bị khép vào tội giết chồng.- Tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ.- Trứng rồng lại nở ra rồng Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

Page 303: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

bà ?- Cùng với lời nói, Sùng bà còn có những cử chỉ nào đối với Thị Kính ?

- Tất cả những lời nói và cử chỉ đó đã làm hiện nguyên hình một người đàn bà có tính cách như thế nào ?- Sùng bà thuộc loại nhân vật đặc biệt nào trong chèo cổ ? Nhân vật này gây cảm xúc gì cho ngư-ời xem ?

- Theo dõi nhân vật Thị Kính.- Khi bị khép vào tội giết chồng, Thị Kính đã có những lời nói, cử chỉ nào ?

- Em có nhận xét gì về tính chất của những lời nói, cử chỉ đó ?- Những lời nói và cử chỉ của Thị Kính đã được nhà chồng đáp lại như thế nào ? (Chồng im lặng, mẹ chồng cự tuyệt: Thôi im đi ! ... lại còn oan à, bố chồng thì a dua với mẹ chồng: Thì ra con Thị Kính này nó là gái giết chồng thật à).- Trong cảnh ngộ này, Thị Kính là người nh thế nào ?

- Qua đó tính cách nào của Thị Kính được bộc lộ ?

- Thị Kính thuộc loại nhân vật đặc sắc nào trong chèo cổ ? Cảm xúc của ngời xem được gợi từ nhân vật này là gì ?

- Sau khi bị oan, Thị Kính đã có cử chỉ và lời nói gì ?

- Những cử chỉ và lời nói đó phản ánh nỗi đau

- Mày là con nhà cua ốc.- Con gái nỏ mồm thì về với cha,- Gọi Mãng tộc, phó về cho rảnh.->Sùng bà tự nghĩ ra tội để gán cho Thị Kính.- Dúi đầu Thị Kính ngã xuống- Khi Thị Kính chạy theo van xin, Sùng bà dúi tay ngã khụyu xuống,...=>Sùng bà là người đàn bà độc địa, tàn nhẫn, bất nhân.->Nhân vật mụ ác, bản chất tàn nhẫn, độc địa- Ghê sợ về sự tàn nhẫn.

*Thị Kính:- Lạy cha, lạy mẹ ! Con xin trình cha mẹ... Giời ơi ! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi ! Oan thiếp lắm chàng ơi !- Vật vã khóc, ngửa mặt rũ rợi, chạy theo van xin.->Lời nói hiền dịu, cử chỉ yếu đuối, nhẫn nhục.

->Thị Kính đơn độc giữa mọi sự vô tình, cực kì đau khổ và bất lực.

=> Thị Kính phải chịu nhẫn nhục, oan ức nhưng vẫn thể hiện là ng-ười chân thực, hiền lành, biết giữ phép tăc gia đình.->Nhân vật nữ chính, bản chất đức hạnh,nết na, gặp nhiều oan trái- Xót thơng, cảm phục.

c-Sau khi bị oan:- Quay vào nhà nhìn từ cái kỉ đến

Page 304: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

nào của Thị Kính ?- ý định không về với cha, phải sống ở đời mới mong tỏ ro ngời đoan chính, đã chứng tỏ thêm điều gì ở người phụ nữ này ? (Không đành cam chịu oan trái, muốn tự mình tìm cách giải oan).- Cái cách giải oan mà Thị Kính nghĩ đến là gì ?- Con đường Thị Kính chọn để giải oan có ý nghĩa gì

- Theo em, có cách nào tốt hơn để giải thoát những người nh Thị Kính khỏi đau thương ? (Loại bỏ những kẻ như Sùng bà, loại bỏ qh mẹ chồng- nàng dâu kiểu PK, loại bỏ XH PK thối nát).III-HĐ3:Tổng kết(5 phút)- Nêu những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản Quan Âm Thị Kính?IV-HĐ4:Luyện tập, củng cố (5 phút)- Thảo luận: Nêu chủ đề của trích đoạn Nỗi oan hại chồng ?

- Em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính" ?

sách, thúng khâu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.- Thương ôi ! bấy lâu... thế tình run rủi.

->Nỗi đau nối tiếc, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ.

- Đi tu để cầu phật tổ chứng minh cho sự trong sạch của mình.->Phản ánh số phận bế tắc của ng-ời phụ nữ trong XH cũ và lên án thực trạng XH vô nhân đạo đối với những ngời lơng thiện.

IV-Tổng kết:*Ghi nhớ: sgk (121).

B-Luyện tập:- Chủ đề đoạn trích: Thể hiện sự đối lập giàu- nghèo trong XH cũ thông qua xung đột gia đình, hôn nhân và thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của ngời PN nông thôn: hiền lành, chân thật, biết giữ lễ nghi và cam chịu oan nghiệt.- Thành ngữ "Oan Thị Kính" dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức chịu đựng, không thể giãi bày đợc.

V-HĐ5:Đánh giá (3 phút)Gv đánh giá tiết họcVI-HĐ6:Dặn dò (2 phút)- Học thuộc ghi nhớ, tóm tắt trích đoạn Nỗi oan hại chồng.- Soạn bài : Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

________________________________________________________________________

Ngày soạn: 05- 04- 2012 Ngày dạy: 07- 04- 2012

Page 305: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tiết 117 :DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. - Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:1. Kiến thức: - Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.2. Kĩ năng: - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản. - Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.3. Thái độ: - Biết Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :? Thế nào là liệt kê ? nêu tác dụng ? Có mấy kiểu liệt kê ? Lấy vd minh hoạ

Đáp ánCâu Đáp án Điểm

Câu 1

- Khái niệm - Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế và tư tưởng, tình cảm .*Tác dụng : Kích thích trí tưởng tượng và gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc , người nghe

6

Câu 2- Về cấu tạo : Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp- Về ý nghĩa : Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiếnVD

4

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Khi viết đoạn văn hay câu văn chúng ta phải dùng dấu câu vậy dấu câu có tác dụng như thế nào chúng ta cùng vào tìm hiểu tiết học hôm nay về hai dấu đó là dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Công dụng của dấu chấm lửng. Công dụng của dấu chấm phẩy

Hs đọc vd trong sgk? Cho biết chức năng của dấu chấm lửng trong các vd trên ?- Hs: Suy nghĩ trả lời.- Gv: Chốt ghi bảng? Qua phân tích các vd em hãy rút ra tác dụng của dấu chấm lửng ?- Hs: Đọc phần ghi nhớ SGK/ 123- Rút gọn phần liệt kê

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Công dụng của dấu chấm lửng:a. Xét Ví dụ:- Vd.a: Biểu thị các phần liệt kê tương tự , không viết ra- Vd.b: Tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người viết- Vd.c: Bất ngờ của thông báob. Kết luận:- Tỏ ý còn nhiều sự vật , hiện tượng tương tự chưa liệ kê hết- Thể hiện chổ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

Page 306: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Nhấn mạnh tâm trạng của người nói- Giản nhịp điệu của câu văn- Tạo sắc thái dí dỏm , hài hước

? Em hãy lấy vd trong những vb đã học để minh hoạ cho những tác dụng trên ?

* Bài tập vận dụng ? Dấu chấm lửng trong câu sau có chức năng gì ? (Thể điệu ca Huế có sôi nổi , tươi vui , có buồn tảm , bâng khuâng , có tiếc thương , ai oán

Gọi hs đọc lại ghi nhớ

- Hs: Đọc vd trên bảng phụ

- Hs: +Vd a, Cốm không phải là thứ quà của người ăn vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít , thong thả và ngẫm nghĩ + VD b: Về việc trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh : đã tổ chức trồng được 100 cây các loại ( bao gồm 50 cây bạch đàn , 40 cây xà cừ và 10 cây phượng vĩ ) ở khu vực Ban Giám hiệu nhà trường phân công ; không bẻ cành , hái là hoặc ngắt hoa nơi công cộng? Trong câu a , tại sao sâu câu thứ nhất lại không dùng dấu chấm, dấu phẩy mà lại dùng dấu chấm phẩy ?- Hs: Vì ý của câu 1 chưa chọn vẹn nên không thể dùng dấu chấm , hai ý trong câu không tạo nên câu ghép- Đẳng lập nên không thể dùng dấu phẩy , do vậy dùng dấu chấm phẩy là để nối 2 ý trong một câu ghép có quan hệ phức tạp? Trong vd b dấu chấm phẩy dùng để làm gì ?

- Làm giãn nhịp điệu câu văn , chuẩn bị cho sự xuật hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước , châm biếm

2. Công dụng của dấu chấm phẩy :a. Xét Vd:-Vda: Vì ý của câu 1 chưa chọn vẹn nên không thể dùng dấu chấm , hai ý trong câu không tạo nên câu ghép- Đẳng lập nên không thể dùng dấu phẩy, do vậy dùng dấu chấm phẩy là để nối 2 ý trong một câu ghép có quan hệ phức tạp- VDb: Dùng để liệt kê các sự vật , sự việc trong một phép liệt kê phức tạp như : liệt kê về việc trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh Vì vậy không thể dùng dấu phẩy được .b. Nhận xét:- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạ

II. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1 : Dấu chấm lửng dùng để làm gì ?a. Biểu thị lời nói bị ngắt quãng, sợ hãi, lúng túng ( - Dạ , bẩm…)b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ2. Bài tập 2: Công dụng của dấu chấm phẩy- a, b,c dùng để ngăn cách các vế trong của những câu ghép có cấu tạo phức tạp3. Bài tập 3:a. Câu dùng dấu chấm phẩy - Thuyền để thưởng thức ca Huế trên sông hương đượcchuẩn bị rất chu đáo : Mũi thuyền phải có

Page 307: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không ?- Hs: Dùng để liệt kê các sự vật , sự việc trong một phép liệt kê phức tạp như : liệt kê về việc trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh Vì vậy không thể dùng dấu phẩy được? Vậy dấu chấm phẩy có công dụng gì ? ( sgk)- Hs: Ghi nhớ SGK/122*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng3. Bài tập 3:? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

không gian rộng để ngắm trăng ; trong thuyền , phải có sàn gỗ có mui vòm trang trí lộng lẫy ; xung quanh thuyền , có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng b. Câu có dùng dấu chấm lửng Người ta đi thuyền đêm trên sông hương để ngắm cảnh trăng đẹp nhưng thật ra là để … ru hồn . Cứ mở đầu cuộc ru bằng khúc lưu thuỷ , kiêm tiền xuân phong … là đã thấy xao động tâm hồn

V. CỦNG CỐ, DĂN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ?- Học phần ghi nhớ - Làm bài tập b số 3 - Soạn bài tiếp theo “Dấu gạch ngang’VI. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………...................................................................………………………………………………………......

******************************************************

Ngày soạn: 07- 04- 2012 Ngày dạy: 09 - 04- 2012

Tiết 118 :VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Tìm hiểu sâu hơn về kiểu văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị. - Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị. - Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:1. Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản đề nghị: Hoàn cảnh , mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản

này.2. Kĩ năng: a. Kỹ năng chuyên môn - Nhận biết văn bản đề nghị. - Viết văn bản đề nghị đúng quy cách. - Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.

Page 308: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

b. Kỹ năng sống-Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan

trọng của văn bản đề nghị- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản đề nghị(phù hợp với mục đích, hoàn cảnh

và đối tượng giao tiếp)3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản đề nghị đơn giản.

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV.CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Phân tích tình huống cần bày tỏ lời đề nghị hay mong muốn được giúp đỡ, xem xét.....- Thực hành viết văn bản đề nghị phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.- Học theo nhóm trao đổi phân tích về những đặc điểm cách viết văn bản đề nghị

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :1. Thế nào là văn bản hành chính? Mục đích của Văn bản TB,BC,ĐN?2. Cách trình bày một văn bản hành chính Đáp án

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

ĐN: Văn bản hành chính.....MĐ : - Thông báo nhằm phổ biến một nội dung- Đề nghị nhắm đề xuất một nguyện vọng ý kiến- Báo cáo : Nhắm tổng kết, nêu lên những gì đã làm được để cấp trên biết

7

Câu 2

- Quốc hiệu và tiêu ngữ- Địa điểm làm vb và ngày tháng- Tên văn bản- Họ tên , chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận vb- Họ tên , chức vụ của người gửi hay tên cơ quan , tập thể gửi vb- Nd thông báo , đề nghị , báo cáo- Kí tên người gửi vb

3

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản hành chính, khi chúng ta cần nêu một nguyện vọng nào đó với cơ quan có thẩm quyền hay với cáp trên thì chúng ta phải viết văn bản đề nghị , khi nào cần viết văn bản đề nghị và cách viết văn bản đề nghị ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay?.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm của vb đề nghị. Cách làm vb đề nghị

Hs đọc 2 vb trong sgk? Viết văn bản đề nghị để làm gì ?- Hs: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó ? Giấy đề nghị cần chú ý gì về nội dung và hình thức trình bày ?- HS: Nội dung rõ ràng , ngắn gọn- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , lời lẽ đúng mực? Em hãy nêu một số tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường , lớp mà em thấy cần

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Đặc điểm của vb đề nghị:a. Xét Văn Bản: Văn bản1, Vb2, SGK- Mục đích: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó .- Nội dung: Rõ ràng, ngắn gọn- Trình bày : Trang trọng, sáng sủa, lời lẽ chuẩn mực.b. Nhận xét: Ghi Nhớ SGK/126

Page 309: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

viết giấy đề nghị ?- HS: Tự nêu- Gv: Chốt ghi bảng

Hs đọc 4 tình huống trong sgk? Trong những tình huống đó tình huống nào phải viết giấy đề nghị ?- Hs: a, d

Hs đọc lại 2 vb đề nghị trong sgk? Các mục trong vb đề nghị được trình bày theo thứ tự nào ?- Hs:a. Người hay cơ quan nhận vb đề nghịb. Người đứng ra viết vbc. Nội dung chính của vb

? Cả 2 vb có điểm gì giống và khác nhau ?- Hs: Nội dung khác nhau , trình bày khác nhau? Phần nào là quan trọng nhất trong cả 2 vb ?- Hs: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì ? đề nghị để làm gì ?? Qua phân tích 2 vb trên , hãy rút ra cách làm một vb đề nghị ?? Em hãy nêu dàn mục của vb đề nghị ? - Hs: Đọc SGK/126*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

2. Cách làm vb đề nghị:a. Tìm hiểu cách làm vb đề nghị:- Khi viết vb đề nghị cần ghi rõ : Ai đề nghị ? Đề nghị ai ? Đề nghị điều gì ? Đề nghị để làm gì ?

b. Dàn mục của vb đề nghị: SGk/126

II. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1 :+ Giống : Ở chổ cả 2 đều là nhu cầu và nguyện vọng chính đáng+ Khác : Một bên là nguyện vọng của một cá nhân , còn một bên là nhu cầu tập thể. 2. Bài tập 2 :- Cần tránh các lỗi sau : không đề rõ người gửi ; nội dung vb quá dài nêu ý kiến đề nghị không rõ ràng ; lời văn thiếu trang nhã …

VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Khi nào thì chúng ta phải viết đề nghị ?- VB đề nghị yêu cầu về nội dung và cách trình bày ntn? - Học thuộc ghi nhớ - Viết một vb đề nghị : Sắp thi học kì II, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn toán - Soạn bài tiếp theo : Văn bản báo cáo VII. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................

*****************************************************Ngày soạn: 07- 04- 2012 Ngày dạy: 09 - 04- 2012

ÔN TẬP VĂN HỌCI. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Page 310: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Nắm được hệ thống văn bản, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học, về đặc trưng thể loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, vè sự già đẹp của Tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn 7. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường Luật, Thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương phản phép tăng cấp trong nghệ thuật. - Sơ giản về thơ Đường Luật. - Hệ thống Văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.2. Kĩ năng: - Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học. - So sánh, ghi nhớ học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu. - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn3. Thái độ: - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn

III. PHƯƠNG PHÁP:- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Từ đầu năm đến nay , chúng ta đã học rất nhiều vb về phần văn , vậy các em đã học bao nhiêu vb và mang nội dung gì ? Tiết học hôm nay, cô cùng các em hệ thống lại toàn bộ kiến đó

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết- Gv: Cho học sinh thảo luận nhóm? Em hãy nhớ lại và ghi lại tất cả các nhan đề các văn bản, tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 7.- Hs: Thảo luận trình bày

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Tên các vb đã học

Trước tiên các em hãy nhớ và ghi lại những vb ( tác phẩm ) đã học từ đầu học kì I đến nay

HỌC KÌ I HỌC KÌ II - Cổng trường mở ra- Mẹ tôi- Cuộc chia tay của những con búp bê- Những câu hát về tình cảm gia đình- Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người- Những câu hát than thân- Những câu hát châm biếm- Nam quốc sơn hà- Phò giá về kinh- Bánh trôi nước- Qua đèo Ngang- Bạn đến chơi nhà- Tĩnh dạ tứ- Ngẫu nhiên viết....- Nguyên tiêu- Cảnh khuya- Tiếng gà trưa

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sx- Tục ngữ về con người và xh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Đức tính giản dị của BH- ý nghĩa văn chương- Sống chết mặc bay- Ca Huế trên sống Hương

Page 311: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Một thứ quà của lúa non ; Cốm- Mùa xuân của tôi

V. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét giờ ôn tập. - Về nhà làm bài 10. - Học những kiến thức đã ôn tập để chuẩn bị thi học kì .- Về nhà chuẩn bị ôn tập văn tt.VI. RÚT KINH NGHIỆM:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

****************************************************** Ngày soạn: 07- 04- 2012 Ngày dạy: 09- 04- 2012

Tiêt 120 :DẤU GẠCH NGANG I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được công dụng của dấu gạch ngang. - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. - Biết sử dụng dấu gạch ngang để phục vụ yêu cầu biểu đạt.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:1. Kiến thức: - Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.2. Kĩ năng: - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. - Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn

bản.3. Thái độ: - Biết dùng dấu gạch ngang để đạt câu đơn giản.

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định :2. Kiểm tra bài cũ :1.Nêu công dụng của dấu chấm phẩy ? Cho Vd? 2. Nêu công dụng của dấu chấm lửng ? Lấy vd minh hoạ

Đáp ánCâu Đáp án Điểm

Câu 1

- Tỏ ý còn nhiều sự vật , hiện tượng tương tự chưa liệ kê hết- Thể hiện chổ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng- Làm giãn nhịp điệu câu văn , chuẩn bị cho sự xuật hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước , châm biếmVD

10

Câu 2- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạpVD

10

3. Bài mới : GV giới thiệu bài

Page 312: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Khi viết đoạn văn hay câu văn chúng ta phải dùng dấu câu. Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu công dụng của dấu dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp công dụng của dấu gạch ngang .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Công dụng của dấu gạch ngang. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

Hs đọc vd trong sga. Đẹp quá đi , mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu […]b. Có người khẽ nói : - Bẩm , dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt , gắt rằng : - Mặt kệ

c. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va- ren – PBC ( xin chẳng dám nêu tên nhân chúng này ) lại quả quyết rằng ( phan ) BC đã nhổ vào mặt Va-ren ; cái đó thì cũng có thể? Ở câu 1 dấu gạch ngang có tác dụng ntn với từ “ mùa xuân” trước nó ?- Hs: Đánh dấu bộ phận chú thích? Ở vd 2 dấu gạch ngang có công dụng gì ?- Hs: Mở đầu một lời nói của nhân vật trong đối thoại? VD 3 dấu gạch ngang có công dụng gì ?- Hs: Nối các từ trong một liên danh? Qua phân tích em thấy dấu gạch ngang có những công dụng nào ? ( Ghi nớ sgk)

Gọi hs đọc lại vd 3 trong mục I? Dấu gạch nối trong các tiếng trong từ Va- ren được dùng để làm gì ? - HS: Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài? Cách viết dấu gạch nối khác với dấu gạch ngang ntn?- Hs: Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang? Dấu gạch nối có phải là một dấu câu không ? Vì sao ?- Hs: Không phải là một dấu câu. Nó chỉ là một quy ước quy định về chính tả khi phiên âm các từ mượn của ngôn ngữ nước ngoài*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ?

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Công dụng của dấu gạch nganga. Xét VD: SGK/129- Vda: Tác dụng đánh dấu bộ phận chú thích- Vdb: Tác dụng mở đầu một lời nói của nhân vật trong đối thoại- Vdc: Tác dụng nối các từ trong một liên danh- Vdd: Tác dụng nối các từ trong một liên danhb. Nhận xét: Ghi nhớ SGK/130

2. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối :a. Xét Vd:- Vd1d: Dấu gạch nối trong các tiếng trong từ Va- ren được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài. - Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngangb. Nhận xét: Ghi nhớ SGK/130 - Dấu gạch ngang không phải là một dấu câu . Nó chỉ dúng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng- Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang

II. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1: Nêu công dụng của dấu gạch nganga. Dùng để đáng dấu phần chú thích , giải thíchb. Dùng để đáng dấu phần chú thích , giải thíchc. Dùng để đáng dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích , giải thíchd. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danhe. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh2. Bài tập 2 :- Công dụng của dấu gạch nối : dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài3. Bài tập 3 : Đặt câu có dùng dấu gạch ngang

Page 313: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng3. Bài tập 3:? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

GV hướng dần cho hs làm bài

V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Dấu gạch ngang có những công dụng nào ? Làm thế nào để phân biệt được dấu gạch nối với

dấu gạch ngang ? - Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thành hết bài tập còn lại - Soạn bài “ ôn tập tiếng việt”

VI. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...................................................................................................................

Ngày soạn:08 - 04- 2012 Ngày dạy: 10- 04- 2012

Tiết 121 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa kiến thức đã học về các dấu câu, các kiểu câu đơn. - Hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu. - Hệ thống hóa kiến thức về các phép tu từ cú pháp.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:1. Kiến thức: - Các dấu câu, các kiểu câu đơn.- Các phép biến đổi câu, các phép tu từ cú pháp.2. Kĩ năng: - Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản đề nghị, báo cáo theo đúng mẫu.

III. PHƯƠNG PHÁP:- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản hành chính, khi cấp trên yêu cầu chúng ta trình bày các kết quả nào đó thì chúng ta phải viết văn bản báo cáo, khi nào cần viết văn bản báo cáo và cách viết văn bản báo cáo ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay?.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết Các kiểu câu I. TÌM HIỂU CHUNG:

Page 314: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

đơn .Công dụng của dấu gạch ngang , dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. Các phép biến đổi câu .Các phép tu từ cú pháp :? Hãy nêu những kiểu câu đơn đã học ?

- HS: Phân theo mục đích nói và phân theo cấu tạo

? Phân theo mục đích nói được chia làm mấy loại ? Đó là những loại nào ? cho vd minh họa?

? Câu phân phân theo cấu tạo được chia làm mấy loại ? Đó là những loại nào ? cho vd minh họa?

? Từ lớp 6 đến nay , chúng ta đã học những loại dấu câu nào ?? Hãy nêu công dụng của dấu chấm ? Cho vd

? Dấu chấm phẩy có công dụng gì ?Cho vd? Hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng ? cho vd minh hoạ .? Dấu gạch ngang có công dụng gì ?

* Lí thuyết1. Các kiểu câu đơn :* Câu phân theo mục đích nói: a. Câu nghi vấn: Là câu dùng để hỏi - VD: Hôm nay, cậu không đi học à?b.Câu trần thuật: Dùng để nêu một nhận định có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai- VD : Cái bản tình tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mấtc. Câu cầu khiến: Là câu yêu cầu, ra lệnh, đề nghị người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.- VD: Anh có thể chuyển cho tôi lọ muối được không? d. Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.- VD : Ôi , chân tôi đau quá!* Câu phân theo cấu tạo : a. Câu bình thường: Câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ.- VD : Bạn Nam đang đi họcb. Câu đặc biệt: Câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ- VD : Một hồi còi .2. Công dụng của dấu câu :a. Dấu chấm : Được đặt ở cuối câu, dùng để kết thúc câu- VD : Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơmb. Dấu phẩy: Dùng để đánh dấu các bộ phận của câu cụ thể là:

- Giữa các thành phần phụ của câu với CN và VN

- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của

nó- Giữa các vế của một câu ghép

c. Dấu chấm phẩy :- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu

ghép phức tạp- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong một

phép liệt kê phức tạpd. Dấu chấm lửng :

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệ kê hết

- Thể hiện chổ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuật hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

e. Dấu gạch ngang:

Page 315: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Hãy nêu những phép biến đổi câu ?- HS: + Thêm, một số thành phần câu

+ Chuyển đổi kiểu câu? Trong dạng dút gọn câu chúng ta có những loại câu nào ?- HS: Rút gọn câu và câu đặc biệt? Thế nào là rút gọn câu ? Cho vd? Trong vd thành phần nào được rút gọn ? tại sao ?

- HS: Thành phần CN vì câu nói là của chung mọi người

? Khi rút gọn câu cần đảm bảo điều gì ?? Thế nào là câu đặc biệt ? Cho vd ? Câu đặc biệt thường được dùng trong những tình huống nào ? Cho vd- HS: Nêu thời gian nơi chốn VD : Buổi sáng . Đêm hè . Chiều đông- Liệt kê sự vật hiện tượng VD : Cháy. Tiếng thét. Chạy rầm rập. Mưa , Gío.- Bộc lộ cảm xúc : Trời ôi! Aí chà chà !- Gọi đáp :VD Sơn ơi ! Đợi với* GV chốt: Câu đặc biệt cũng là dạng rút gọn câu, nhưng thường khó hoặc không thể khôi phục thành phần bị lược bỏ . Đây chính là điểm khác biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn* Chúng ta vừa ôn tập 2 dạng rút gọn câu . Bây giờ chúng ta tiếp tục ôn tập về 2 dạng mở rộng câu? Em hãy cho biết dạng mở rộng câu thứ nhất là gì ? - HS: Thêm trạng ngữ cho câu? Trạng là gì ? Cho vd? Dạng thứ hai là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu . Vậy thế nào là dụng cụm C-V làm thành phần câu ? Ch vd? Các thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm C-V ? Cho vd* GV chốt: Nhờ việc mỏ rộng câu bằng cách dụng cụm C-V làm thành phần câu , ta có thể gộp 2 câu độc lập thành 1 câu có cụm C-V làm thành phần Chuyển đổi kiểu câu có những cách chuyển đối nào ?? Thế nào là câu chủ động , câu bị động ? cho vd? Chuyển đổi như vậy có tác dụng gì ?

- HS : Tránh lặp 1 kiểu câu hoặc để đảm bảo mạnh văn nhất quán

? Có mấy kiểu câu bị động ? Cho vd

- Đánh dấu bộ phận chú thích- Mở đầu một lời nói của nhân vật trong đối

thoại- Nối các từ trong một liên danh

3. Các phép biến đổi câu   : a. Rút gọn câu : Khi nói viết, ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn bớt thành phần câu- VD : Thương người như thể thương thân+ Rút gọn câu cần chú ý :- Câu vẫn đủ ý và không bị cộc lốc, khiếm nhã- Trong đối thoại, hội thoại thường hay rút gọn câu nhưng cần chú ý quan hệ vai giữa người nói và người nghe , người hỏi và người trả lời.b. Câu đặc biệt : Câu đặc biệt khôngcấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ- VD : Một đêm trăng . Tiếng reo…* Tác dụng :+ Nêu thời gian nơi chốn VD: Buổi sáng. Đêm hè. Chiều đông+ Liệt kê sự vật hiện tượng VD: Cháy. Tiếng thét. Chạy rầm rập. Mưa, Gío+ Bộc lộ cảm xúc :VD Trời ôi! Aí chà chà !+ Gọi đáp : VD Sơn ơi ! Đợi với.c. Thêm trạng ngữ cho câu :+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn , địa điểm VD : Trên dàn hoa lí …, Dưới bầu trời trong xanh+ Trạng ngữ chỉ thời gian VD : Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp+ Chỉ nguyên nhân VD : Vì trời mưa ta, sông suối đầy nước+ Chỉ mục đích VD: Để mẹ vui lòng , Lan cố gắng học giỏi+ Chỉ phương tiện VD : Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi+ Chỉ cách thức : VD : Với quyết tâm cao, học lên đường* Cấu tạo :- Trạng ngữ có thể 1 thực từ ( danh từ , động từ , tính)nhưng thường là 1 cụm từ ( cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ)- Trước các từ hoặc cụm từ làm trạng ngữ thường là các quan hệ từVD : Trên giàn hoa.. Hồi đêmd. Dùng cụm chủ vị làm thành phần câu : Là dùng nhữngkết cấu có hình thức giống câu , gọi là cụm C-V làm thành phần câu

Page 316: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- HS: Có từ bị và được Không có từ bị và được

? Chúng ta đã học những phép tu từ nào ?- HS: Điệp ngữ và liệt kê

? Liệt kê là gì ? Cho vd? Có mấy kiểu liệt kê ? cho vd- HS: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặpVD : Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải/ tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiếnVD : Tre , nứa , mai , vầu ….- GV chốt : Liệt kê là một phép tu từ cú pháp . Vì vậy, khi sử dụng cần phải chú ý tới giá trị biểu cảm của nó

*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tậpGV hướng dẫn cho hs viết , sau đó đọc trước lớp GV cùng học sính nhận xét1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

VD : Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp* Các thành phần dùng để mở rộng câu : + Chủ ngữ : Mẹ về khiến cả nhà vui + Vị ngữ : Chiếc x e máy này phanh hỏng rồi+ Bổ ngữ : Tôi cứ tưởng ghê gớm lắm+ Định ngữ : Người tôi gặp là một nhà thơe. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động VD: Hùng vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động- VD : Lang Liêu được HV truyền ngôi* Tác dụng: Tránh lặp 1 kiểu câu hoặc để đảm bảo mạnh văn nhất quán

4. Các phép tu từ cú pháp   : a, Liệt kê : Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng , tình cảm- VD : Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm , những xâu lạp xườn lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn của chú khách trưng ra giữa trời* Các kiêu liệt kê :- Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp VD :Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải/ tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến VD : Tre , nứa , mai , vầu ….II. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1: Viết một đoạn văn ( chủ đề về mùa hè) trong đó sử dụng ít nhất 4 loại dấu đã học

V.CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét tiết luyện tập - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập - Soạn bài “ Văn bản báo cáo”VI. RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................. ******************************************************

Ngày soạn: 09- 04- 2012 Ngày dạy: 11- 04- 2012

Page 317: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tiết 122 : :VĂN BẢN BÁO CÁO

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Tìm hiểu sâu hơn về kiểu văn bản hành chính ở kiểu văn bản báo cáo. - Hiểu các tình huống cần viết văn bản báo cáo. - Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:1. Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản BC: Hoàn cảnh , mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.2. Kĩ năng: a. Kỹ năng chuyên môn - Nhận biết văn bản BC. - Viết văn bản BC đúng quy cách. - Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản BC.b. Kỹ năng sống-Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản BC- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản BC (phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp)3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản BC đơn giản.

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV.CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Phân tích tình huống cần là BC hay mong muốn được giúp đỡ, xem xét.....- Thực hành viết văn bản BC phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.- Học theo nhóm trao đổi phân tích về những đặc điểm cách viết văn bản BC

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu MĐ,ND,HT viết một văn bản đề nghị? Đáp án

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

- Mục đích: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó .- Nội dung: Rõ ràng, ngắn gọn- HT : Trang trọng, sáng sủa, lời lẽ chuẩn mực

10

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản ĐN, là yêu cầu, nguyện vọng......, vậy khi cấp trên yêu cầu chúng ta trình bày các kết quả nào đó thì chúng ta phải viết văn bản báo cáo, khi nào cần viết văn bản báo cáo và cách viết văn bản báo cáo ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay?.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm của vb báo cáoị. Cách làm vb báo cáo

Hs đọc 2 vb trong sgk? Viết báo cáo để làm gì ?-HS: Trình bày về tình hình , sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể? Báo cáo cần chú ý gì về nội dung và hình thức trình bày ?- HS: Nội dung phải nêu rõ :Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn?

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Đặc điểm của vb báo cáoa. Xét Văn Bản: Văn bản1, Vb2, SGK- Mục đích : Trình bày về tình hình , sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể- Nội dung : Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn

- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , , rõ ràng

Page 318: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , rõ ràng- Gv: Em đã viết văn bản báo cáo bao giờ chưa ? Viết về việc gì ? cho vd minh hoạ?

Hs đọc 3 tình huống trong sgk? Trong những tình huống đó tình huống nào phải viết báo cáo ?

- Hs: b- Gv: Tại sao trong 3 tình huống lại phải viết 3 vb khác nhau ?- Hs: Thảo luận, trình bày- Gv: Chốt ghi bảng

Hs đọc lại 2 vb báo cáo trong sgk? Các mục trong 2 báo cáo được trình bày theo thứ tự nào ?- Hs: - Người hay cơ quan nhận vb đề nghị - Người đứng ra viết vb

- Nội dung chính của vb? Cả 2 vb có điểm gì giống và khác nhau ?- HS: -Giống nhau về cách trình bày các mục

- Khác nhau ở nội dung cụ thể? Phần nào là quan trọng nhất trong cả 2 vb ? ( HSTLN)- HS: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn? Qua phân tích 2 vb trên , hãy rút ra cách làm một vb báo cáo ?- Hs: Đọc ghi nhớ sgk? Em hãy nêu dàn mục của vb báo cáo ? - Hs: Trả lời sgk)? Khi làm vb báo cáo tên vb thường được viết ntn?? Các mục trong vb báo cáo được trình bày ra sao?- Hs: Khoảng cách giữa các mục, lề tên và lề dưới…? Các kết quả của vb báo cáo cần trình bày ntn?*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

b. Nhận xét: Ghi nhớ SGK

2. Cách làm vb báo cáo:a. Tìm hiểu cách làm vb báo cáo:- Khi viết vb báo cáo cần ghi rõ : Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntnb. Dàn mục của vb báo cáo:

II. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1 :- Dựa vào tình huống b trong mục I viết một vb báo cáo .

VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Khi nào thì chúng ta phải viết báo cáo ?- VB báo cáo yêu cầu về nội dung và cách trình bày ntn? - Học thuộc ghi nhớ - Soạn bài tiếp theo : Luyện tập vb đề ngị và báo cáo VII. RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 319: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

TUẦN 32 Ngày soạn: 08- 04- 2012 TIẾT 121

Ngày dạy: 09,10 - 04- 2012

ÔN TẬP VĂN HỌC (TT)I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được hệ thống văn bản, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học, về đặc trưng thể

loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, vè sự già đẹp của Tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn 7. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường Luật, Thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương phản phép tăng cấp trong nghệ thuật. - Sơ giản về thơ Đường Luật. - Hệ thống Văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.2. Kĩ năng: - Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học. - So sánh, ghi nhớ học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu. - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn3. Thái độ: - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn

III. PHƯƠNG PHÁP:- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Từ đầu năm đến nay , chúng ta đã học rất nhiều vb về phần văn , vậy các em đã học bao nhiêu vb và mang nội dung gì ? Tiết học hôm nay, cô cùng các em hệ thống lại toàn bộ kiến đó

CÁC THỂ LOẠI ĐỊNH NGHĨA

Ca dao , dân ca - Là các khái niệm chỉ các thể loại trữ tình dân gian , kết hợp với lời và nhạc , diễn tả nội tâm con người . Ca dao là lời thơ của dân ca , Dân ca là sáng tác kết hợp lời và nhạc

Tục ngữ- Là những câu nói dân gian ngắn ngọn , ổn định có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh ngiệm của nhân dân về mọi mặt

Thơ trữ tình - Phản ánh c/s bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác , Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu , nhịp điệu ngôn ngữ cô đọng , manh tính cách điệu cao

Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật- 7 tiếng / 4 câu ; 4 câu / bài ; 28 tiếng / bài- Kết cấu : câu 1 khai , câu 2 thừa , câu 3 : chuyển ; câu 4 : hợp- Nhịp ¾ hoặc 2/2/3- Vần : chân (7) , liền ( 1-2) , cách ( 2-4 )

Thơ ngữ ngôn tứ tuyệt Đường Luật- 5tiếng / câu ; 4 câu / bài ; 20 tiếng / bài- Nhịp 3/2 hoặc 2/3- Có thể gieo vần trắc- 7 tiếng / câu ; 8 câu / bài

Page 320: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Thơ thất ngôn bát cú - Vấn bằng , trắc , chân (7), liền(1-2) , cách (2-4-6-8)

Thơ song thất lục bát- Mỗi khổ 4 câu , 2 câu 7 tiếng ( song thất ) tiếp 1 cặp 6-8 ( lục bát)- Vần 2 câu song thất : vần lưng (7-5), vần trắc- Nhịp ở 2 câu 7 tiếng là ¾ hoặc 3/2/2

*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Câu hỏi 3:? Câu hỏi3 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

2. Câu hỏi 5:? Câu hỏi5 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

II. LUYỆN TẬP :Câu hỏi 3 : Những tình cảm , thái đô được thể hiện trong các bài ca dao – dân ca đã học là : nhớ thương kính yêu , than thân, trách phận , buồn bã , hối tiếc , tự hào , biết ơn ( trữ tình ) , trâm biếm, hài hước , dí dỏm , đã kíchCâu hỏi 5:- Những giá trị tư tưởng , tình cảm thể hiện trong các bài thơ , đoạn thơ trữ tình của VN và TQ đã học đó là : Lòng kính yêu và tự hào dân tộc ; ý chí bất khuất , kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược; ca ngợi cảnh đẹp thiên nhien ; ca ngợi tình bạn chân thành , tình cảm vợ chồng chung thuỷ- Phân tích tác dụng của việc học Ngữ văn lờp 7 theo hướng tích hợp- Hiểu kỉ từng phân môn hơn trong mối liên hệ chặt chẽ và đồng bộ giũa vh , tv , tlv- Nói và viết đỡ lúng túng hơn ; ứng dụng ngay ở những kiến thức, kỹ năng của phân môn này để học tập phân môn kia- VD : kĩ năng đưa vào trình bày dẫn chứng trong vb nghị luận chứng minh qua vb chứng minh mẫu mực Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

V. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét giờ ôn tập. - Về nhà làm bài 10. - Học những kiến thức đã ôn tập để chuẩn bị thi học kì .- Về nhà chuẩn bị Dấu gạch ngang.VI. RÚT KINH NGHIỆM:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............................................. ******************************************************

Ngày soạn:08 - 04- 2012 Ngày dạy: 10- 04- 2012

Tiết 121 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa kiến thức đã học về các dấu câu, các kiểu câu đơn. - Hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu. - Hệ thống hóa kiến thức về các phép tu từ cú pháp.

Page 321: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:1. Kiến thức: - Các dấu câu, các kiểu câu đơn.- Các phép biến đổi câu, các phép tu từ cú pháp.2. Kĩ năng: - Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản đề nghị, báo cáo theo đúng mẫu.

III. PHƯƠNG PHÁP:- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản hành chính, khi cấp trên yêu cầu chúng ta trình bày các kết quả nào đó thì chúng ta phải viết văn bản báo cáo, khi nào cần viết văn bản báo cáo và cách viết văn bản báo cáo ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay?.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết Các kiểu câu đơn .Công dụng của dấu gạch ngang , dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. Các phép biến đổi câu .Các phép tu từ cú pháp :? Hãy nêu những kiểu câu đơn đã học ?

- HS: Phân theo mục đích nói và phân theo cấu tạo

? Phân theo mục đích nói được chia làm mấy loại ? Đó là những loại nào ? cho vd minh họa?

? Câu phân phân theo cấu tạo được chia làm mấy loại ? Đó là những loại nào ? cho vd minh họa?

? Từ lớp 6 đến nay , chúng ta đã học những loại dấu câu nào ?? Hãy nêu công dụng của dấu chấm ? Cho vd

? Dấu chấm phẩy có công dụng gì ?Cho vd? Hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng ? cho vd minh hoạ .? Dấu gạch ngang có công dụng gì ?

I. TÌM HIỂU CHUNG:* Lí thuyết1. Các kiểu câu đơn :* Câu phân theo mục đích nói: a. Câu nghi vấn: Là câu dùng để hỏi - VD: Hôm nay, cậu không đi học à?b.Câu trần thuật: Dùng để nêu một nhận định có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai- VD : Cái bản tình tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mấtc. Câu cầu khiến: Là câu yêu cầu, ra lệnh, đề nghị người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.- VD: Anh có thể chuyển cho tôi lọ muối được không? d. Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.- VD : Ôi , chân tôi đau quá!* Câu phân theo cấu tạo : a. Câu bình thường: Câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ.- VD : Bạn Nam đang đi họcb. Câu đặc biệt: Câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ- VD : Một hồi còi .2. Công dụng của dấu câu :a. Dấu chấm : Được đặt ở cuối câu, dùng để kết thúc câu- VD : Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơmb. Dấu phẩy: Dùng để đánh dấu các bộ phận của câu cụ thể là:

- Giữa các thành phần phụ của câu với CN và VN

- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu

Page 322: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Hãy nêu những phép biến đổi câu ?- HS: + Thêm, một số thành phần câu

+ Chuyển đổi kiểu câu? Trong dạng dút gọn câu chúng ta có những loại câu nào ?- HS: Rút gọn câu và câu đặc biệt? Thế nào là rút gọn câu ? Cho vd? Trong vd thành phần nào được rút gọn ? tại sao ?

- HS: Thành phần CN vì câu nói là của chung mọi người

? Khi rút gọn câu cần đảm bảo điều gì ?? Thế nào là câu đặc biệt ? Cho vd ? Câu đặc biệt thường được dùng trong những tình huống nào ? Cho vd- HS: Nêu thời gian nơi chốn VD : Buổi sáng . Đêm hè . Chiều đông- Liệt kê sự vật hiện tượng VD : Cháy. Tiếng thét. Chạy rầm rập. Mưa , Gío.- Bộc lộ cảm xúc : Trời ôi! Aí chà chà !- Gọi đáp :VD Sơn ơi ! Đợi với* GV chốt: Câu đặc biệt cũng là dạng rút gọn câu, nhưng thường khó hoặc không thể khôi phục thành phần bị lược bỏ . Đây chính là điểm khác biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn* Chúng ta vừa ôn tập 2 dạng rút gọn câu . Bây giờ chúng ta tiếp tục ôn tập về 2 dạng mở rộng câu? Em hãy cho biết dạng mở rộng câu thứ nhất là gì ?

- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó

- Giữa các vế của một câu ghépc. Dấu chấm phẩy :

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp

- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

d. Dấu chấm lửng : - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự

chưa liệ kê hết- Thể hiện chổ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng,

ngắt quãng- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự

xuật hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

e. Dấu gạch ngang:- Đánh dấu bộ phận chú thích- Mở đầu một lời nói của nhân vật trong đối

thoại- Nối các từ trong một liên danh

3. Các phép biến đổi câu   : a. Rút gọn câu : Khi nói viết, ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn bớt thành phần câu- VD : Thương người như thể thương thân+ Rút gọn câu cần chú ý :- Câu vẫn đủ ý và không bị cộc lốc, khiếm nhã- Trong đối thoại, hội thoại thường hay rút gọn câu nhưng cần chú ý quan hệ vai giữa người nói và người nghe , người hỏi và người trả lời.b. Câu đặc biệt : Câu đặc biệt khôngcấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ- VD : Một đêm trăng . Tiếng reo…* Tác dụng :+ Nêu thời gian nơi chốn VD: Buổi sáng. Đêm hè. Chiều đông+ Liệt kê sự vật hiện tượng VD: Cháy. Tiếng thét. Chạy rầm rập. Mưa, Gío+ Bộc lộ cảm xúc :VD Trời ôi! Aí chà chà !+ Gọi đáp : VD Sơn ơi ! Đợi với.c. Thêm trạng ngữ cho câu :+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn , địa điểm VD : Trên dàn hoa lí …, Dưới bầu trời trong xanh+ Trạng ngữ chỉ thời gian VD : Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp+ Chỉ nguyên nhân VD : Vì trời mưa ta, sông suối đầy nước

Page 323: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- HS: Thêm trạng ngữ cho câu? Trạng là gì ? Cho vd? Dạng thứ hai là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu . Vậy thế nào là dụng cụm C-V làm thành phần câu ? Ch vd? Các thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm C-V ? Cho vd* GV chốt: Nhờ việc mỏ rộng câu bằng cách dụng cụm C-V làm thành phần câu , ta có thể gộp 2 câu độc lập thành 1 câu có cụm C-V làm thành phần Chuyển đổi kiểu câu có những cách chuyển đối nào ?? Thế nào là câu chủ động , câu bị động ? cho vd? Chuyển đổi như vậy có tác dụng gì ?

- HS : Tránh lặp 1 kiểu câu hoặc để đảm bảo mạnh văn nhất quán

? Có mấy kiểu câu bị động ? Cho vd- HS: Có từ bị và được

Không có từ bị và được

? Chúng ta đã học những phép tu từ nào ?- HS: Điệp ngữ và liệt kê

? Liệt kê là gì ? Cho vd? Có mấy kiểu liệt kê ? cho vd- HS: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặpVD : Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải/ tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiếnVD : Tre , nứa , mai , vầu ….- GV chốt : Liệt kê là một phép tu từ cú pháp . Vì vậy, khi sử dụng cần phải chú ý tới giá trị biểu cảm của nó

*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tậpGV hướng dẫn cho hs viết , sau đó đọc trước lớp GV cùng học sính nhận xét1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

+ Chỉ mục đích VD: Để mẹ vui lòng , Lan cố gắng học giỏi+ Chỉ phương tiện VD : Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi+ Chỉ cách thức : VD : Với quyết tâm cao, học lên đường* Cấu tạo :- Trạng ngữ có thể 1 thực từ ( danh từ , động từ , tính)nhưng thường là 1 cụm từ ( cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ)- Trước các từ hoặc cụm từ làm trạng ngữ thường là các quan hệ từVD : Trên giàn hoa.. Hồi đêmd. Dùng cụm chủ vị làm thành phần câu : Là dùng nhữngkết cấu có hình thức giống câu , gọi là cụm C-V làm thành phần câuVD : Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp* Các thành phần dùng để mở rộng câu : + Chủ ngữ : Mẹ về khiến cả nhà vui + Vị ngữ : Chiếc x e máy này phanh hỏng rồi+ Bổ ngữ : Tôi cứ tưởng ghê gớm lắm+ Định ngữ : Người tôi gặp là một nhà thơe. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động VD: Hùng vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động- VD : Lang Liêu được HV truyền ngôi* Tác dụng: Tránh lặp 1 kiểu câu hoặc để đảm bảo mạnh văn nhất quán

4. Các phép tu từ cú pháp   : a, Liệt kê : Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng , tình cảm- VD : Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm , những xâu lạp xườn lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn của chú khách trưng ra giữa trời* Các kiêu liệt kê :- Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp VD :Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải/ tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến VD : Tre , nứa , mai , vầu ….II. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1: Viết một đoạn văn ( chủ đề về mùa

Page 324: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

hè) trong đó sử dụng ít nhất 4 loại dấu đã học

V.CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét tiết luyện tập - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập - Soạn bài “ Văn bản báo cáo”VI. RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................. ******************************************************

Ngày soạn: 09- 04- 2012 Ngày dạy: 11- 04- 2012

Tiết 122 : :VĂN BẢN BÁO CÁO

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Tìm hiểu sâu hơn về kiểu văn bản hành chính ở kiểu văn bản báo cáo. - Hiểu các tình huống cần viết văn bản báo cáo. - Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:1. Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản BC: Hoàn cảnh , mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.2. Kĩ năng: a. Kỹ năng chuyên môn - Nhận biết văn bản BC. - Viết văn bản BC đúng quy cách. - Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản BC.b. Kỹ năng sống-Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản BC- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản BC (phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp)3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản BC đơn giản.

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV.CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Phân tích tình huống cần là BC hay mong muốn được giúp đỡ, xem xét.....- Thực hành viết văn bản BC phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.- Học theo nhóm trao đổi phân tích về những đặc điểm cách viết văn bản BC

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu MĐ,ND,HT viết một văn bản đề nghị? Đáp án

Câu Đáp án Điểm

Page 325: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Câu 1

- Mục đích: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó .- Nội dung: Rõ ràng, ngắn gọn- HT : Trang trọng, sáng sủa, lời lẽ chuẩn mực

10

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản ĐN, là yêu cầu, nguyện vọng......, vậy khi cấp trên yêu cầu chúng ta trình bày các kết quả nào đó thì chúng ta phải viết văn bản báo cáo, khi nào cần viết văn bản báo cáo và cách viết văn bản báo cáo ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay?.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm của vb báo cáoị. Cách làm vb báo cáo

Hs đọc 2 vb trong sgk? Viết báo cáo để làm gì ?-HS: Trình bày về tình hình , sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể? Báo cáo cần chú ý gì về nội dung và hình thức trình bày ?- HS: Nội dung phải nêu rõ :Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn?- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , rõ ràng- Gv: Em đã viết văn bản báo cáo bao giờ chưa ? Viết về việc gì ? cho vd minh hoạ?

Hs đọc 3 tình huống trong sgk? Trong những tình huống đó tình huống nào phải viết báo cáo ?

- Hs: b- Gv: Tại sao trong 3 tình huống lại phải viết 3 vb khác nhau ?- Hs: Thảo luận, trình bày- Gv: Chốt ghi bảng

Hs đọc lại 2 vb báo cáo trong sgk? Các mục trong 2 báo cáo được trình bày theo thứ tự nào ?- Hs: - Người hay cơ quan nhận vb đề nghị - Người đứng ra viết vb

- Nội dung chính của vb? Cả 2 vb có điểm gì giống và khác nhau ?- HS: -Giống nhau về cách trình bày các mục

- Khác nhau ở nội dung cụ thể? Phần nào là quan trọng nhất trong cả 2 vb ? ( HSTLN)- HS: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn? Qua phân tích 2 vb trên , hãy rút ra cách làm một vb báo cáo ?- Hs: Đọc ghi nhớ sgk? Em hãy nêu dàn mục của vb báo cáo ? - Hs: Trả lời sgk)? Khi làm vb báo cáo tên vb thường được viết ntn?? Các mục trong vb báo cáo được trình bày ra sao?- Hs: Khoảng cách giữa các mục, lề tên và lề dưới…

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Đặc điểm của vb báo cáoa. Xét Văn Bản: Văn bản1, Vb2, SGK- Mục đích : Trình bày về tình hình , sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể- Nội dung : Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn

- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , , rõ ràngb. Nhận xét: Ghi nhớ SGK

2. Cách làm vb báo cáo:a. Tìm hiểu cách làm vb báo cáo:- Khi viết vb báo cáo cần ghi rõ : Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntnb. Dàn mục của vb báo cáo:

II. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1 :

Page 326: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Các kết quả của vb báo cáo cần trình bày ntn?*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

- Dựa vào tình huống b trong mục I viết một vb báo cáo .

VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Khi nào thì chúng ta phải viết báo cáo ?- VB báo cáo yêu cầu về nội dung và cách trình bày ntn? - Học thuộc ghi nhớ - Soạn bài tiếp theo : Luyện tập vb đề ngị và báo cáo VII. RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

*****************************************************

Ngày soạn: 11- 04- 2012 Ngày dạy: 13- 04- 2012

Tiết 123:

Tập Làm Văn :LUYỆN TẬP VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được cách thức làm hai loại văn bản đề nghị . - Biết ứng dụng các văn bản đề nghị vào các tình huống cụ thể. - Tự rút ra lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết loại văn bản trên.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:1. Kiến thức: - Tình huống viết văn bản đề nghị - Cách làm văn bản đề nghị . Tự rút ra các lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết loại văn bản này.2. Kĩ năng: a. Kỹ năng chuyên môn - Rèn kĩ năng viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.b. Kỹ năng sống-Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản ĐN- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản ĐN(phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp)3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản đề nghị theo đúng mẫu.

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV.CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Phân tích tình huống cần là ĐNhay mong muốn được giúp đỡ, xem xét.....

Page 327: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Thực hành viết văn bản ĐN phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.- Học theo nhóm trao đổi phân tích về những đặc điểm cách viết văn bản ĐN

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết về văn bản báo cáo, đề nghị

Hs đọc 2 vb trong sgk? Viết báo cáo để làm gì ?- HS: Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể? Viết văn bản đề nghị để làm gì ?- HS: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó? Nội dung vb đề nghị và vb báo cáo khác nhau ntn?- HS:+ Đề nghị: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì? Hình thức trình bày của 2 vb này có gì giống nhau và khác nhau ?- HS: Trình bày: Trang trọng, sáng sủa , rõ ràng? Cả 2 loại vb khi viết cần tránh những sai sót gì ?- HS: Tuỳ tiện , cẩu thả của người viết*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

I. TÌM HIỂU CHUNG:* Lí thuyết1. Mục đích của vb đề nghị và văn bản báo cáoa. Mục đích của vb đề nghị: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó 2 Nội dung:+ Đề nghị: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì ?3. Hình thức:- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , , rõ ràngII. LUYỆN TẬP :Bài tập 1 :- GV hướng dẫn hs làm bài Bài tập 2 :- Dựa vào từng tình huống của hs đưa ra để viết vbBài tập 3 : Những chổ saia. Hs viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mìnhb. HS viết vb đề nghị là không đúng , trong trường hợp này phải viết báo cáo , vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh , liệt sĩ và Bà mẹ VN anh hùngc. Trong trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết vb đề nghị Ban giám hiệu nhà trường biểu dương , khen thưởng cho bạn H

VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét tiết luyện tập - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập - Soạn bài “ Ôn tập tập làm văn”VII. RÚT KINH NGHIỆM

Page 328: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

…………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................... ******************************************************

Ngày soạn: 11- 04- 2012 Ngày dạy: 13- 04- 2012

Tiết 124

Tập Làm Văn :LUYỆN TẬP VĂN BẢN BÁO CÁO

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được cách thức làm hai loại văn bản báo cáo. - Biết ứng dụng các văn bản báo cáo vào các tình huống cụ thể. - Tự rút ra lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản trên.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:1. Kiến thức: - Tình huống viết văn bản báo cáo - Cách làm văn bản báo cáo. Tự rút ra các lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này. - Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.2. Kĩ năng: a. Kỹ năng chuyên môn - Rèn kĩ năng viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.b. Kỹ năng sống-Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản BC- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản BC(phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp)3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản báo cáo theo đúng mẫu.

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV.CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Phân tích tình huống cần là BChay mong muốn được giúp đỡ, xem xét.....- Thực hành viết văn bản BCphù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.- Học theo nhóm trao đổi phân tích về những đặc điểm cách viết văn bản BC

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết về văn bản báo cáo, đề nghị

Hs đọc 2 vb trong sgk? Viết báo cáo để làm gì ?

I. TÌM HIỂU CHUNG:* Lí thuyết1. Mục đích của vb đề nghị và văn bản báo cáoa. Mục đích vb báo cáo: Trình bày về tình hình , sự việc

Page 329: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- HS: Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể- HS: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó? Nội dung vb đề nghị và vb báo cáo khác nhau ntn?- HS:+ Báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn+ Đề nghị: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì? Hình thức trình bày của 2 vb này có gì giống nhau và khác nhau ?- HS: Trình bày: Trang trọng, sáng sủa , rõ ràng? Cả 2 loại vb khi viết cần tránh những sai sót gì ?- HS: Tuỳ tiện , cẩu thả của người viết*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể 2 Nội dung:+ Báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn3. Hình thức:- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , , rõ ràngII. LUYỆN TẬP :Bài tập 1 :- GV hướng dẫn hs làm bài Bài tập 2 :- Dựa vào từng tình huống của hs đưa ra để viết vb báo cáoBài tập 3 : Những chổ saia. Hs viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mìnhb. HS viết vb đề nghị là không đúng , trong trường hợp này phải viết báo cáo , vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh , liệt sĩ và Bà mẹ VN anh hùngc. Trong trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết vb đề nghị Ban giám hiệu nhà trường biểu dương , khen thưởng cho bạn H

VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét tiết luyện tập - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập - Soạn bài “ Ôn tập tập làm văn”VII. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................... Ngày soạn: 14-04- 2012 Ngày dạy: 16 04- 2012

Tiết 125: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Khái quát, hệ thống hóa kiến thức đã học về văn biểu cảm và văn nghị luận.

Page 330: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm. - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận .2. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học. - Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.3. Thái độ: - Học bài, soạn bài theo yêu cầu của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Chúng ta đã học văn biểu cảm và văn nghị luận, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các thể loại văn này để các em nắm kĩ hơn về cách làm bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: :Văn Biểu Cảm,? Em hãy nhắc lại thế nào là văn biểu cảm?- Hs: Trả lời theo sgk?? Hãy ghi lại tên các văn bản biểu cảm đã được học và đọc trong chương trình Ngữ Văn 7?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Văn Biểu Cảm:

Tên vb biểu cảm Đặc điểm Vai trò của yếu tố miêu tả

và tự sự trong văn bcCác phương tiện tu từ

trong văn bc1. Cổng trường mở ra2. Mẹ tôi3. Một thứ quà của lúa non cốm4. Mùa xuân của tôi

- Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học- Cách thức: Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật , sự việc , con người …thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mìnhKhai thác những đặc điểm , tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người …nhắm bộc lộ tình cảm và đánh giá của mình- Về bố cục: Theo mạch tình cảm suy nghĩ

- Cốt để khêu gợi cảm xúc, tình cảm , do cxảm xúc tình cảm chi phối chứ không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay-Vd: Phong cảnh đầm nước và chân dung các nhân vật trong đoạn trich BHĐĐĐT- Tự sự : Như miêu tả

- So sánh :- Đối lập – tương phản- Câu cảm, hô ngữ trực tiếp biểu hiện tâm trạng- Câu hỏi tu từ- Điệp ngữ

* Điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây :Nội dung văn biểu cảm ND cảm xúc , tâm trạng , tình cảm và đánh giá , nhận xét của người viết

Mục đích biểu cảm - Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết

Phương tiện biểu cảm- Câu cảm thán, so sánh, tương phản, câu hỏi tu từ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc tâm trạng , điệp từ

* Khái quát bố cục

Page 331: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Mở bài - Giới thiệu tác giả , tác phẩm- Nêu cảm xúc , tình cảm , tâm trạng và đánh giá

Thân bài - Khai triển cụ thể từng cảm xúc , tâm trạng , tình cảm- Nhận xét , đánh giá cụ thể hay tổng quát

Kết bài - Ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong lòng người viếtV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét tiết luyện tập - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập - Soạn bài “ chuẩn bị các câu hỏi tiếp theo”

******************************************************Ngày soạn: 14-4- 2012 Ngày dạy: 16-4- 2012

Tiếng Việt :ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN(TT)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Khái quát, hệ thống hóa kiến thức đã học về văn biểu cảm và văn nghị luận.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.- Hệ thống kiến thức về văn nghị luận .2. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học.- Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.3. Thái độ: - Học bài, soạn bài theo yêu cầu của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP:- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Chúng ta đã học văn biểu cảm và văn nghị luận, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các thể loại văn này để các em nắm kĩ hơn về cách làm bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI DẠY? Em hãy nhắc lại thế nào là văn nghị luận?- Hs: Trả lời theo sgk?? Hãy ghi lại tên các văn bản nghị luận đã được học và đọc trong chương trình Ngữ Văn 7?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

2. Văn nghị luận :

Tên vb nghị luận Các dạng nghị luận Các yếu tố cơ bản1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta2. Sự giàu đẹp của TV3. Đức tình giản dị của BH4. Ý nghĩa văn chương

A. Nghị luận nói : ý kiến trao đổi , tranh luận , phát biểu trong các cuộc họp , hội thảo , sơ kết , tổng kết , ý kiến trao đổi , phỏng vấn , chương trình thời sự , thể thao …B. Nghị luận viết- Các bài xã luận , bình luận , đọc sách ,

- Luận đề , luận điểm , luận cứ , luận chứng , lí lẽ , dẫn chứng , lập luận …- Trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu

Page 332: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

phê bình văn học , nghiên cứu văn học ,các luận văn , luận án ….

* Luận điểm là : Những bộ phân , những khía cạnh , bình diện của luận đề . Một luận đề có thể có nhiều luận điểm nhưng cũng có thể chỉ có 1 luận điểm. Khi ấy, luận đề và luận điệm trùng khít với nhau Trong a,b,c,d+ Câu a, d là luận điểm + Câu b chỉ là câu cảm thán + Câu chưa đầy đủ, chưa rõ ý * Trong văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhưng còn cần lí lẽ, còn phải biết lập luận - Dẫn chứng trong bài băn chứng minh phải tiêu biểu , chọn lọc , chính xác phù hợp với luận điểm , luận đề , đồng thời cần được làm rõ , được phân tích bằng lí lẽ , lập luận chứ không phải chỉ nêu , thống kê dẫn chứng hàng loạt - Lí lẽ ,lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng , và đó mới là chủ yếu - Bởi vậy đưa dẫn chứng trong bài ca dao chưa đủ để chứng minh TV ta giàu đạp , mà người viết còn phải đưa thêm những dẫn chứng khác . Phân tích cụ thể bài ca dao trên để thấy rõ trong TV đã thể hiện sự giàu đẹp ntn- Yêu cầu lí lẽ và lập luận : phải phù hợp với dẫn chứng , góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng - Lí lẽ và lập luận phải chặt chẽ , mạch lạc , lô gíc - Với 2 đề văn trên , chỗ giồng nhau là : Chung 1 luận đề , cùng phải sử dụng lí lẽ , dẫn chứng và lập luận - Khác nhau

Giải thích Chứng minh- Thể loại ( kiểu vb)- Vấn đề ( giả thiết là) chưa rõ- Lí lẽ là chủ yếu- Là rõ bản chất vấn đề là ntn

- Thể loại ( kiểu vb)- Vấn đề ( giả thiết là ) đã rõ- Dẫn chứng là chủ yếu- Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề ntn

*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập- GV: Cho hs đọc đề trong SGK để tham khảo-HS: Đọc đề tham khảo

II. LUYỆN TẬP :

V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Hãy nêu đặc điểm của văn biểu cảm ? - Chứng minh và giải thích giống và khác nhau ntn? - Học thuộc các kiến thức đã ôn tập Về nhà làm các đề sau : + Chứng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”+ Giải thích câu ca dao: Chẳng xinh cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An IV. RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

********************************************************

Page 333: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày soạn: 21- 04- 2012 Ngày dạy: 22,23- 04- 2012

Tiếng Việt :ÔN TẬP TIẾNG VIỆT( TT)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu. - Hệ thống hóa kiến thức về các phép tu từ cú pháp.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:1. Kiến thức: - Các phép biến đổi câu, các phép tu từ cú pháp.2. Kĩ năng: - Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.3. Thái độ: - Yêu mến tiếng việt

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết Các phép biến đổi câu .Các phép tu từ cú pháp :? Hãy nêu những phép biến đổi câu ?

- HS: + Thêm, một số thành phần câu + Chuyển đổi kiểu câu? Trong dạng dút gọn câu chúng ta có những loại câu nào ?- HS: Rút gọn câu và câu đặc biệt? Thế nào là rút gọn câu ? Cho vd? Trong vd thành phần nào được rút gọn ? tại sao ?

- HS: Thành phần CN vì câu nói là của chung mọi người

? Khi rút gọn câu cần đảm bảo điều gì ?? Thế nào là câu đặc biệt ? Cho vd ? Câu đặc biệt thường được dùng trong những tình huống nào ? Cho vd- HS: Nêu thời gian nơi chốn VD : Buổi sáng . Đêm hè . Chiều đông- Liệt kê sự vật hiện tượng VD : Cháy. Tiếng thét. Chạy rầm rập. Mưa , Gío.

I. TÌM HIỂU CHUNG:* Lí thuyết3. Các phép biến đổi câu   : a. Rút gọn câu : Khi nói viết, ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn bớt thành phần câu- VD : Thương người như thể thương thân+ Rút gọn câu cần chú ý :- Câu vẫn đủ ý và không bị cộc lốc, khiếm nhã- Trong đối thoại, hội thoại thường hay rút gọn câu nhưng cần chú ý quan hệ vai giữa người nói và người nghe , người hỏi và người trả lời.b. Câu đặc biệt : Câu đặc biệt khôngcấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ- VD : Một đêm trăng . Tiếng reo…* Tác dụng :+ Nêu thời gian nơi chốn VD: Buổi sáng. Đêm hè. Chiều đông+ Liệt kê sự vật hiện tượng VD: Cháy. Tiếng thét. Chạy rầm rập. Mưa, Gío+ Bộc lộ cảm xúc :VD Trời ôi! Aí chà chà !

Page 334: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Bộc lộ cảm xúc : Trời ôi! Aí chà chà !- Gọi đáp :VD Sơn ơi ! Đợi với* GV chốt: Câu đặc biệt cũng là dạng rút gọn câu, nhưng thường khó hoặc không thể khôi phục thành phần bị lược bỏ . Đây chính là điểm khác biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn* Chúng ta vừa ôn tập 2 dạng rút gọn câu . Bây giờ chúng ta tiếp tục ôn tập về 2 dạng mở rộng câu? Em hãy cho biết dạng mở rộng câu thứ nhất là gì ? - HS: Thêm trạng ngữ cho câu? Trạng là gì ? Cho vd? Dạng thứ hai là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu . Vậy thế nào là dụng cụm C-V làm thành phần câu ? Ch vd? Các thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm C-V ? Cho vd* GV chốt: Nhờ việc mỏ rộng câu bằng cách dụng cụm C-V làm thành phần câu , ta có thể gộp 2 câu độc lập thành 1 câu có cụm C-V làm thành phần Chuyển đổi kiểu câu có những cách chuyển đối nào ?? Thế nào là câu chủ động , câu bị động ? cho vd? Chuyển đổi như vậy có tác dụng gì ?

- HS : Tránh lặp 1 kiểu câu hoặc để đảm bảo mạnh văn nhất quán

? Có mấy kiểu câu bị động ? Cho vd- HS: Có từ bị và được

Không có từ bị và được

? Chúng ta đã học những phép tu từ nào ?- HS: Điệp ngữ và liệt kê

? Liệt kê là gì ? Cho vd? Có mấy kiểu liệt kê ? cho vd- HS: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặpVD : Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải/ tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiếnVD : Tre , nứa , mai , vầu ….- GV chốt : Liệt kê là một phép tu từ cú pháp .

+ Gọi đáp : VD Sơn ơi ! Đợi với.c. Thêm trạng ngữ cho câu :+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn , địa điểm VD : Trên dàn hoa lí …, Dưới bầu trời trong xanh+ Trạng ngữ chỉ thời gian VD : Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp+ Chỉ nguyên nhân VD : Vì trời mưa ta, sông suối đầy nước+ Chỉ mục đích VD: Để mẹ vui lòng , Lan cố gắng học giỏi+ Chỉ phương tiện VD : Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi+ Chỉ cách thức : VD : Với quyết tâm cao, học lên đường* Cấu tạo :- Trạng ngữ có thể 1 thực từ ( dang , động từ , tính)nhưng thường là 1 cụm từ ( cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ)- Trước các từ hoặc cụm từ làm trạng ngữ thường là các quan hệ từVD : Trên giàn hoa.. Hồi đêmd. Dùng cụm chủ vị làm thành phần câu : Là dùng nhữngkết cấu có hình thức giống câu , gọi là cụm C-V làm thành phần câuVD : Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp* Các thành phần dùng để mở rộng câu :+ Chủ ngữ : Mẹ về khiến cả nhà vui + Vị ngữ : Chiếc x e máy này phanh hỏng rồi+ Bổ ngữ : Tôi cứ tưởng ghê gớm lắm+ Định ngữ : Người tôi gặp là một nhà thơe. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động VD: Hùng vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động- VD : Lang Liêu được HV truyền ngôi* Tác dụng: Tránh lặp 1 kiểu câu hoặc để đảm bảo mạnh văn nhất quán4. Các phép tu từ cú pháp   : a, Liệt kê : Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng , tình cảm- VD : Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm , những xâu lạp xườn lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn của chú khách trưng ra giữa trời* Các kiêu liệt kê :- Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp

Page 335: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Vì vậy, khi sử dụng cần phải chú ý tới giá trị biểu cảm của nó

*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tậpGV hướng dẫn cho hs viết , sau đó đọc trước lớp GV cùng học sính nhận xét1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

VD :Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải/ tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến VD : Tre , nứa , mai , vầu ….II. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1: Viết một đoạn văn ( chủ đề về mùa hè) trong đó sử dụng ít nhất 4 loại dấu đã học

V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét tiết luyện tập - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập - Soạn bài “ CTRĐP”IV. RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

******************************************************

Ngµy so¹n:15/ 4/ 2012Ngµy d¹y: 16/ 4/ 2012

Tiết: 128híng dÉn lµm bµi kiÓm tra

I. Møc ®é cÇn ®¹t:- Hệ thống hóa kiến thức đã học.- Hướng dẫn HScách làm bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì II.II. Träng t©m kiÕn thøc, kÜ n¨ng:1. KiÕn thøc: Hệ thống hóa kiến thức đã học.2. KÜ n¨ng: LËp s¬ ®å hÖ thèng ho¸ kiÕn thøc * Chuẩn bị: - Đồ dùng : - Những điều cần lu ý: III. Híng dÉn thùc hiÖn:I- ổn định tổ chức: II- Kiểm tra: III- Bài mới:

Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức.

Page 336: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Câu em vừa dặt rút gọn thành phần gì? (Rút gọn CN).- Có mấy cách mở rộng câu, đó là những cách nào

- Hs đọc sgk.

- Về phần văn, ở học kì II, em đã đợc học những loại văn bản nào ? Kể tên các văn bản đã học ?

- Về phần tiếng Việt, chúng ta đã đợc học những bài nào ?

- Về phần tập làm văn, cần chú ý thể loại nào ?

V- Hớng dẫn học sinh làm bài kiểm tra tổng hợp:1-Về phần văn:- Văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của TiếngViệt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chơng.- Văn bản tự sự: Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu.- Văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hơng (bút kí kết hợp nghị luận, miêu tả với biểu cảm).- Văn bản chèo: Quan âm Thị Kính.2- Về phần tiếng Việt:- Câu rút gọn, câu chủ động, câu bị động, câu đặc biệt.- Phép tu từ liệt kê.- Mở rộng câu bằng cụm C-V và trạng ngữ.- Dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.3- Về tập làm văn:- Văn nghị luận chứng minh.- Văn nghị luận giải thích.

IV- Hướng dẫn về nhà- Ôn tập và học thuộc những nội dung trên.- Xem lại đề kiểm tra cuối học kì I: sgk (188,190).- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNGTHỰC HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH: ĐỀ NGHỊ, BÁO CÁO

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Phát hiện và sửa chữa những sai sót thường gặp trong văn bản đề nghị, báo cáo thường gặp.

- Biết viết đề nghị. Báo cáo thông thường. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Phát hiện và sửa chữa những sai sót thường gặp trong văn bản đề nghị, báo cáo thường gặp.

Page 337: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Biết viết đề nghị. Báo cáo thông thường.2. Kĩ năng: - Biết viết đề nghị. Báo cáo thông thường.3. Thái độ: - Nghiêm túc trong quá trình luyện tập, có ý thức sửa các lỗi thường gặp

III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG GHI BẢNGHĐ 1: Hướng dẫn Hs ôn lại lý thuyết về

BC,ĐN

- Đặc điểm của vb đề nghị,báo cáo?

- Cách làm vb đề nghị,báo cáo?

- Tìm hiểu cách làm vb đề nghị, báo cáo?

- Dàn mục của vb đề nghị, báo cáo?

*HĐỘNG 2 LUYỆN TẬP

Giáo viên chia làm 3 nhóm và đưa ra 3 VB ĐN, 3 VBBC giáo viên đã chuẩn bị sẵn. tuy nhiên các VB đó thiếu huặc sai một số mục để học

sinh phát hiện lỗi và sửa. sau đo GV Tổng kết nhận xét và sửa chữa.

I. LÝ THUYẾT*VBĐN1. Đặc điểm của vb đề nghị:- Mục đích: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó- Nội dung: Rõ ràng, ngắn gọn- Trình bày : Trang trọng, sáng sủa, lời lẽ chuẩn mực.2. Cách làm vb đề nghị:a. Tìm hiểu cách làm vb đề nghị:- Khi viết vb đề nghị cần ghi rõ : Ai đề nghị ? Đề nghị ai ? Đề nghị điều gì ? Đề nghị để làm gì ?b. Dàn mục của vb đề nghị: SGk/126*VBBC1. Đặc điểm của vb báo cáo- Mục đích : Trình bày về tình hình , sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể- Nội dung : Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , , rõ ràng2. Cách làm vb báo cáo:a. Tìm hiểu cách làm vb báo cáo:- Khi viết vb báo cáo cần ghi rõ : Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntnb. Dàn mục của vb báo cáo:II. LUYỆN TẬP

V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhắc lại nội dung bài học- Sưu tầm một số ĐN,BC- Soạn bài “ CTRĐP”IV. RÚT KINH NGHIỆM

Page 338: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

.............................................................................................

Trường THCS Lê Hồng Phong Iahdreh ngày 21 tháng 4 năm 2004

Page 339: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

BÁO CÁO KẾT QUẢ CÁC MẶT HOẠT ĐÔNG CỦA LỚP 7C TUẦN 33

Kính gửi : Cô giáo chủ nhiệm lớp 7c.Thay mặt lớp 7c em xin báo cáo tình hình các mặt hoạt động của lớp tuần 33 như

sau:1 VỀ HỌC TẬP:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................2. VỀ LAO ĐỘNG:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................3. VỀ NỀ NẾP: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4. VỀ LAO ĐỘNG:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................5. VỀ CÁC KHOẢN THU NỘP.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................6. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trên đây là các hoạt động của lớp trong tuần 33.

Page 340: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Trường THCS Lê Hồng Phong CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc **************

BÁO CÁO KẾT QUẢ CÁC MẶT HOẠT ĐÔNG CỦA LỚP 7C TUẦN 33

Thay mặt lớp 7c em xin báo cáo tình hình các mặt hoạt động của lớp tuần 33 như sau:1 VỀ HỌC TẬP:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................2. VỀ LAO ĐỘNG:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................3. VỀ NỀ NẾP: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4. VỀ LAO ĐỘNG:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................5. VỀ CÁC KHOẢN THU NỘP.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................6. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trên đây là các hoạt động của lớp trong tuần 33. Thay mặt lớp 7c Lớp trưởng

Page 341: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

TRẦN VĂN HUY

Trường THCS Lê Hồng Phong CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ************** Iahdreh ngày 21 tháng 4 năm 2004

BÁO CÁO

Thay mặt lớp 7c em xin báo cáo tình hình các mặt hoạt động của lớp tuần 33 như sau:1 VỀ HỌC TẬP:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................2. VỀ LAO ĐỘNG:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................3. VỀ NỀ NẾP: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4. VỀ LAO ĐỘNG:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................5. VỀ CÁC KHOẢN THU NỘP.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................6. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC:.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trên đây là các hoạt động của lớp trong tuần 33.

Page 342: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Trường THCS Lê Hồng Phong CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc **************

ĐỀ NGHỊNHÀ TRƯỜNG SỬA LẠI HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA PHÒNG HỌC LỚP 7C

Tập thể lớp 7c chúng em xin kính đề nghị BGH nhà trường một việc như sau:

Hệ thống điện của phòng học lớp 7c chúng em đã sử dụng từ lâu nên đã hư hỏng nhiều. Cụ thể là: các bóng điện không sáng, ổ cắm bị hư, hệ thống quạt không có công tắc. Nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của cả lớp. Vậy nay lớp làm đề nghị mong BGH nhà trường xem xét và giải quyết.Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Thay mặt lớp 7c

Lớp trưởng

TRẦN VĂN HUY

Page 343: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Trường THCS Lê Hồng Phong Iahdreh ngày 21 tháng 4 năm 2004

ĐỀ NGHỊNHÀ TRƯỜNG SỬA LẠI HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA PHÒNG HỌC LỚP 7C

Kính gửi : BGH Trường THCS LÊ HỒNG PHONGTập thể lớp 7c chúng em xin kính đề nghị BGH nhà trường một việc như sau:

Hệ thống điện của phòng học lớp 7c chúng em đã sử dụng từ lâu nên đã hư hỏng nhiều. Cụ thể là: các bóng điện không sáng, ổ cắm bị hư, hệ thống quạt không có công tắc. Nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của cả lớp. Vậy nay lớp làm đề nghị mong BGH nhà trường xem xét và giải quyết.Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Page 344: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Trường THCS Lê Hồng Phong CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc **************

ĐỀ NGHỊNHÀ TRƯỜNG SỬA LẠI HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA PHÒNG HỌC LỚP 7C

Tập thể lớp 7c chúng em xin kính đề nghị BGH nhà trường một việc như sau:

Hệ thống điện của phòng học lớp 7c chúng em đã sử dụng từ lâu nên đã hư hỏng nhiều. Cụ thể là: các bóng điện không sáng, ổ cắm bị hư, hệ thống quạt không có công tắc. Nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của cả lớp. Vậy nay lớp làm đề nghị mong BGH nhà trường xem xét và giải quyết.Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Thay mặt lớp 7c

Lớp trưởng

Page 345: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Trường THCS Lê Hồng Phong CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ************** Iahdreh ngày 21 tháng 4 năm 2004

ĐỀ NGHỊNHÀ TRƯỜNG SỬA LẠI HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA PHÒNG HỌC LỚP 7C

Kính gửi : BGH Trường THCS LÊ HỒNG PHONGTập thể lớp 7c chúng em xin kính đề nghị BGH nhà trường một việc như sau:

Hệ thống điện của phòng học lớp 7c chúng em đã sử dụng từ lâu nên đã hư hỏng nhiều. Cụ thể là: các bóng điện không sáng, ổ cắm bị hư, hệ thống quạt không có công tắc. Nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của cả lớp. Vậy nay lớp làm đề nghị mong BGH nhà trường xem xét và giải quyết.Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Thay mặt lớp 7c

Lớp trưởng

TUẦN 35 Ngày soạn: 01- 05- 2012

Page 346: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

TIẾT:135,136 Ngày dạy: 05- 05- 2012 Tiếng Việt :HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂNĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm chắc yêu cầu đọc diễn cảm văn nghị luận. - Biết cách đọc diễn cảm văn nghị luận. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1. Kiến thức: - Yêu cầu của việc đọc hiễn cảm văn nghị luận.2. Kĩ năng: - Xác định được giọng văn nghị luận của toàn bộ văn bản. - Xác định được ngữ liệu cần có ở những câu văn nghị luận cụ thể trong văn bản.3. Thái độ: - Tập đọc rõ ràng , đúng dấu câu , dấu giọng và phần nào thể hiện được tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng III. PHƯƠNG PHÁP- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Chúng ta đã học các văn bản nghị luận , hôm nay chúng ta sẽ luyện đọc diễn cảm văn bản nghị luận đã hock ở HKII .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn lại cách đọc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta .Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Chuẩn bị- GV hướng dẫn hs luyện đọc trước ở nhà 4 vb+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( HCM)+ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ( Đặng Thai Mai)+ Đức tình giản dị của BH( Phạm Văn Đồng) + Ý Nghĩa văn chương ( Hoài Thanh)

I. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA. SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT:1. Chuẩn bị:a.Yêu cầu chung :- Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt câu đúng , mạch lạc và rõ ràng- Đọc diễn cảm : Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi vb, giọng điệu riêng của từng vb b.Thực hiện :*Tiết 135 : 2 bài * Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Giọng đọc chung toàn bài: Hào hùng, phấn chấn , dứt khoát, rõ ràng Đoạn mở bài :2 câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ : Nồng nàn đó là giọng khẳng định , chắc nịch Câu3 Ngắt đúng vế câu trạng ngữ ( 1,2) ; cụm C-V chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần,

Page 347: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- GV: Hướng dẫn HS đọc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( HCM)- Hs: 3-> 4 Hs đọc bài- GV: Chốt sửa sai.- GV: Cho HS về nhà đọc diễn cảm .- Gv : Nhận xét về kết quả

- GV: Hướng dẫn HS đọc Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ( Đặng Thai Mai)- Hs: 3-> 4 Hs đọc bài- GV: Chốt sửa sai.- GV: Cho HS về nhà đọc diễn cảm .- Gv : Nhận xét về kết quả

nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ , định ngữ : sôi nổi , kết , mạnh mẽ , to lớn , lướt , nhấn chìm tất cả ….Câu 4,5,6:- Nghỉ giữa câu 3và 4- Câu 4 : đọc chậm lại , rành mạch , nhấn mạnh từ có , chứng tỏ .- Câu 5 : giọng liệt kê- Câu 6 : Giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn , lưu ý các ngữ điệp , đảo : dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc( Gọi 2- 3 hs đọc đoạn này ) Đoạn thân bài: Giọng đọc cần liền mạch , tốc độ nhanh hơn một chút- Câu đồng bào ta ngày nay … cần đọc chậm , nhấn mạnh ngữ : Cũng rất xứng đáng , chứng tỏ ý liên kết với đoạn trên- Câu : Những cử chỉ cao quý đó …cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau , khác nhau , tỏ rõ ý sơ kết , khái quát- Chú ý các cặp quan hệ từ : Từ – đến, cho đếnĐoạn kết : Gọng đọc chậm và hơi nhỏ hơn 3 câu trên: Đọc nhấn mạnh các từ ngữ : cũng như , nhưng 2 câu cuối: Đọc giọng giảng giải , chậm và khúc chiết , nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : Giải thích , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo , làm cho …. - Gọi 3-4 hs đọc đoạn này .- GV nhận xét cách đọc * Sự giàu đẹp của Tiếng Việt: Đọc giọng chậm rãi , điềm đạm , tình cảm tự hào Đọc 2 câu đầu: Cần chậm và rõ hơn , nhấn mạnh các từ ngữ : Tự hào , tin tưởng Đoạn : Tiếng việt có những đặc sắc ..thời kì lịch sử - Chú ý từ điệp Tiếng Việt ; ngữ mang tính chất giảng giải : Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng … Đoạn : Tiếng việt …văn nghệ …đọc rõ ràng , khúc chiết , lưu ý các từ in nghiêng : chất nhạc , tiếng hay …

Page 348: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HẾT TIẾT 135 CHUYỂN TIẾT 136

*HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS đọc Đức tình giản dị của BH , Ý Nghĩa văn chương :- GV: Hướng dẫn HS đọc Đức tình giản dị của BH( Phạm Văn Đồng) - Hs: 3-> 4 Hs đọc bài- GV: Chốt sửa sai.- GV: Cho HS về nhà đọc diễn cảm .- Gv : Nhận xét về kết quả

- GV: Hướng dẫn HS đọc Ý Nghĩa văn chương ( Hoài Thanh)- Hs: 3-> 4 Hs đọc bài- GV: Chốt sửa sai.- GV: Cho HS về nhà đọc diễn cảm .- Gv : Nhận xét về kết quả- HS: Thảo luận trình bày.- GV: Chốt sửa sai.- GV: Cho HS về nhà sưu tầm.- Gv : Nhận xét về kết quả sưu tầm

Câu cuối cùng của đoạn : Đọc giọng khằng định vững chắcHẾT TIẾT 135 CHUYỂN TIẾT 136

II. ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CẢU BAC HỒ, YWS NGHĨA VĂN CHƯƠNG. * Đức tình giản dị của BH : Nhiệt tình , ngợi ca , giản dị mà trang trọng . các câu văn trong bài , nhìn chung khá dài , nhiều vế , nhiều thành phần nhưng vẫn mạch lạc và nhất quán . Cần ngắt câu cho đúng . Lại cần chú ýcác câu cảm cá dấu ( !) Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : Sự nhất quán , lay trời chuyển đất Câu 2 : Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ : Rất lạ lùng , rất kì diệu , nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ , đồng vị ngữ: Trong sáng , thanh bạch , tuyệt đẹp Đoạn 3,4 - Con người của Bác …thế giới ngày nay : Đọc với giọng tình cảm ấm áp , gần với giọng kể chuyện . Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng thực sự văn minh … Đoạn cuối :Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của BH . Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết* Ý Nghĩa văn chương : Giọng chậm , trữ tình giản dị , tình cảm lắng và thấm thíaHai câu đầu : Giọng kể chuyện lâm li , buồn thương ; câu 3 giọng tỉnh táo , khái quát Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là … gợi lòng vị tha : giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện Đoạn : vậy thì …hết : tiếp tục giọng tâm tình , thủ thỉ như đoạn 2*Lưu ý : Câu cuối cùng, giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra

V CỦNG CỐ,DĂN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- Giáo viên nhận xét ưu , khuyết điểm khi đọc vb nghị luận - Học thuộc lòng mỗi vb 1 đoạn mà em thích nhất . Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập VI RÚT KINH NGHIỆM

Page 349: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...................................................................................................................................................

Ngày soạn: 21- 04- 2012 Ngày dạy: 23 - 04- 2012

Tiết 134 ÔN TẬP

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được hệ thống văn bản, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học, về đặc trưng thể

loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, vè sự già đẹp của Tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn 7. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường Luật, Thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương phản phép tăng cấp trong nghệ thuật. - Sơ giản về thơ Đường Luật. - Hệ thống Văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.2. Kĩ năng: - Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học. - So sánh, ghi nhớ học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu. - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn3. Thái độ: - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn

III. PHƯƠNG PHÁP:- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Từ đầu năm đến nay , chúng ta đã học rất nhiều vb về phần văn , vậy các em đã học bao nhiêu vb và mang nội dung gì ? Tiết học hôm nay, cô cùng các em hệ thống lại toàn bộ kiến đó

CÁC THỂ LOẠI ĐỊNH NGHĨA

Ca dao , dân ca - Là các khái niệm chỉ các thể loại trữ tình dân gian , kết hợp với lời và nhạc , diễn tả nội tâm con người . Ca dao là lời thơ của dân ca , Dân ca là sáng tác kết hợp lời và nhạc

Tục ngữ- Là những câu nói dân gian ngắn ngọn , ổn định có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh ngiệm của nhân dân về mọi mặt

Thơ trữ tình - Phản ánh c/s bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác , Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu , nhịp điệu ngôn ngữ cô đọng , manh tính cách điệu cao

Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật- 7 tiếng / 4 câu ; 4 câu / bài ; 28 tiếng / bài- Kết cấu : câu 1 khai , câu 2 thừa , câu 3 : chuyển ; câu 4 : hợp- Nhịp ¾ hoặc 2/2/3- Vần : chân (7) , liền ( 1-2) , cách ( 2-4 )

Page 350: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Thơ ngữ ngôn tứ tuyệt Đường Luật- 5tiếng / câu ; 4 câu / bài ; 20 tiếng / bài- Nhịp 3/2 hoặc 2/3- Có thể gieo vần trắc

Thơ thất ngôn bát cú- 7 tiếng / câu ; 8 câu / bài- Vấn bằng , trắc , chân (7), liền(1-2) , cách (2-4-6-8)

Thơ song thất lục bát- Mỗi khổ 4 câu , 2 câu 7 tiếng ( song thất ) tiếp 1 cặp 6-8 ( lục bát)- Vần 2 câu song thất : vần lưng (7-5), vần trắc- Nhịp ở 2 câu 7 tiếng là ¾ hoặc 3/2/2

*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Câu hỏi 3:? Câu hỏi3 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

2. Câu hỏi 5:? Câu hỏi5 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

II. LUYỆN TẬP :Câu hỏi 3 : Những tình cảm , thái đô được thể hiện trong các bài ca dao – dân ca đã học là : nhớ thương kính yêu , than thân, trách phận , buồn bã , hối tiếc , tự hào , biết ơn ( trữ tình ) , trâm biếm, hài hước , dí dỏm , đã kíchCâu hỏi 5:- Những giá trị tư tưởng , tình cảm thể hiện trong các bài thơ , đoạn thơ trữ tình của VN và TQ đã học đó là : Lòng kính yêu và tự hào dân tộc ; ý chí bất khuất , kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược; ca ngợi cảnh đẹp thiên nhien ; ca ngợi tình bạn chân thành , tình cảm vợ chồng chung thuỷ- Phân tích tác dụng của việc học Ngữ văn lờp 7 theo hướng tích hợp- Hiểu kỉ từng phân môn hơn trong mối liên hệ chặt chẽ và đồng bộ giũa vh , tv , tlv- Nói và viết đỡ lúng túng hơn ; ứng dụng ngay ở những kiến thức, kỹ năng của phân môn này để học tập phân môn kia- VD : kĩ năng đưa vào trình bày dẫn chứng trong vb nghị luận chứng minh qua vb chứng minh mẫu mực Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

V. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét giờ ôn tập. - Về nhà làm bài 10. - Học những kiến thức đã ôn tập để chuẩn bị thi học kì .- Về nhà chuẩn bị Dấu gạch ngang.VI. RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............................................. TIẾT 133, 134 Ngày dạy: 03- 05- 2012

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNGNGUYÊN ÂM ĐÔI GIỮA VẦN, CÁC PHỤ ÂM CUỐI

VÀ SỬA CÁC LỖI THƯỜNG GẶP I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Page 351: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- HS đọc đúng, viết đúng các nguyên âm đôi giữa các vần và các phụ âm cuối mà do phát âm của một số địa phương không chuẩn dẫn đến viết sai.

- Rèn kỹ năng nói,viết với việc hiểu nghĩa của từ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức: HS đọc đúng, viết đúng các nguyên âm đôi giữa các vần và các phụ âm cuối mà do phát âm của một số địa phương không chuẩn dẫn đến viết sai.

- Rèn kỹ năng nói,viết với việc hiểu nghĩa của từ.2. Kĩ năng:

HS đọc đúng, viết đúng các nguyên âm đôi giữa các vần và các phụ âm cuối mà do phát âm của một số địa phương không chuẩn dẫn đến viết sai.

- Rèn kỹ năng nói,viết với việc hiểu nghĩa của từ.3. Thái độ: - Rèn kỹ năng nói,viết với việc hiểu nghĩa của từ.

III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1 : Bài học

- GV hướng dẫn hs luyện đọc trước ở nhà- Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt câu đúng , mạch lạc và rõ ràng* HOẠT ĐỘNG 2 Ghi nhớ* HOẠT ĐỘNG 3: hướng dẫn học sinh luyện tậpGV cho HS thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trả lời

GV cho HS thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trả lời

I. BÀI HỌC1. Đọc đúng và viết đúng- guộc - xiêm - biên cương- điệp điệp - tuổi- kiếp-buồn-tiếng-chiêm bao-biếc-ướt-chiều-dắt-lút-cụt-guộc-cất-tiếng-ngan ngát-vườn2. Ghi nhớII. LUYỆN TẬP1. Phân biệt và giải nghĩa- ước-ướt-ngác-ngát-biếc-tiếc-thắt-thắc.- miên man-mông-nghiên-nghiêng-buồn-buồng-Vương-vươn- ươn-ương.- chim-chiêm-xiêm-xiêm-tiêm-tim-tím-biết.- rượu-diệu-bướu-biếu-thương-thiêng-lượng-liệng.2.Điền từ thích hợp- liềm-buồn,kiếp-thường,trước-hiểu,chiều sương,tuổi-mươi-nghiêng,tiếng-thương-vương,biêng biếc,buộc,vẹn tròn-lặn,nghiêng nghiêng.

V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Về nhà làm các bài tập còn lại.- Chuẩn bị bài ''HĐNVĂN''IV. RÚT KINH NGHIỆM……………………………………………………………………………………………………………………………….........................................................................................................................................................................................................

******************************************************

Page 352: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Bài 33- Tiết 1,2Chơng trình địa phơng

Phần Văn và Tập làm văn (tiếp theo)

I. Møc ®é cÇn ®¹t:- Hiểu biết sâu rộng hơn địa phơng mình về các mặt đời sống vật chất và văn hóa tinh thần , truyền thống và hiện nay. -Trên cơ sở đó bồi dỡng tình yêu quê hơng, giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa của địa phơng mình trong sự giao lu với cả nớc.II. Träng t©m kiÕn thøc, kÜ n¨ng:1. KiÕn thøc: Yªu cÇu cña viÖc su tÇm tôc ng÷, ca dao ®Þa ph¬ng; c¸ch thøc su tÇm tôc ng÷, ca dao ®Þa ph¬ng.2. KÜ n¨ng: S¾p xÕp c¸c v¨n b¶n ®· su tÇm ®îc thµnh hÖ thèng...* Chuẩn bị: - Đồ dùng : - Những điều cần lu ý: III. Híng dÉn thùc hiÖn:I- ổn định tổ chức: II- Kiểm tra: III- Bài mới:

1- Tổ chức tham quan một số danh lam thắng cảnh của thị xã Hòa Bình nh: Hồ Hòa Bình, Tợng đài Bác, Nhà máy thủy điện, Đài tởng niệm.

2- Su tầm và giới thiệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân tộc mờng Hòa Bình:- Mỗi HS su tầm từ 5- 10 câu.- Chọn 2 HS khá phân loại, viết bài giới thiệu trình bày trớc cả lớp.- Mời một nhà thơ hoặc văn có hiểu biết sâu rộng về Hòa Bình nói chuyện và giao lu với HS.

3-Tổ chức một cuộc thi về Hòa Bình:- Giới thiệu về hoa quả và sản vật nổi tiếng của Hòa Bình.- Hát, vẽ, làm thơ về hòa Bình.

IV-Hớng dẫn học bài: -Tiếp tục su tầm tục ngữ, ca dao và các đặc sản của Hòa Bình.- Chuẩn bị bài: Hoạt động Ngữ văn- Đọc diễn cảm văn nghị luận.

__________________________________________________________________

Page 353: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngµy so¹n:Ngµy d¹y:

Tiết: 135, 136-Bài 33-Tiết 3,4 Hoạt động Ngữ văn Đọc diễn cảm văn nghị luận

I. Møc ®é cÇn ®¹t:- Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, đúng giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.- Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng,...II. Träng t©m kiÕn thøc, kÜ n¨ng:1. KiÕn thøc: Yªu cÇu cña viÖc ®äc diÔn c¶m v¨n nghÞ luËn.2. KÜ n¨ng: X¸c ®Þnh ®îc giäng v¨n nghÞ luËn cña toµn bé bµi v¨n...* Chuẩn bị: - Đồ dùng : - Những điều cần lu ý: III. Híng dÉn thùc hiÖn:I- ổn định tổ chức: II- Kiểm tra: III- Bài mới: I. Yêu cầu đọc và tiến trình giờ học:1- Yêu cầu đọc:- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.2- Tiến trình giờ học:- Tiết 1: 2 bài:+Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta.+Sự giàu đẹp của tiếng Việt.-Tiết 2: 2 bài:+Đức tính giản dị của Bác Hồ.+ý nghĩa văn chơng.II. Hớng dẫn tổ chức đọc:1- Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta: Giọng chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.*Đoạn mở đầu:- Hai câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ "nồng nàn" đó là giọng khẳng định chắc nịch.- Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1,2); Cụm chủ - vị chính , đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ : sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lớt, nhấn chìm tất cả...- Câu 4,5,6 ;+Nghỉ giữa câu 3 và 4.

Page 354: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

+Câu 4 : đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ. +Câu 5 : giọng liệt kê.+Câu 6 : giảm cờng độ giọng đọc nhỏ hơn, lu ý các ngữ điệp, đảo : Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc.Gọi từ 2 - 3 học sinh đọc đoạn này. HS và GV nhận xét cách đọc.* Đoạn thân bài:- Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.+Câu : Đồng bào ta ngày nay,... cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ : Cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên.+Câu : Những cử chỉ cao quý đó,... cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát.Chú ý các cặp quan hệ từ : Từ - đến, cho đến.- Gọi từ 4 -5 hs đọc đoạn này. Nhận xét cách đọc.*Đoạn kết: - Giọng chậm và hơi nhỏ hơn .+3 câu trên : Đọc nhấn mạnh các từ : Cũng nh, nhng.+2 câu cuối : Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : Giải thích , tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho,... Gọi 3 -4 hs đọc đoạn này, GV nhận xét cách đọc.- Nếu có thể :+ Cho HS xem lại 2 bức ảnh Đoàn chủ tịch Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ II ở Việt Bắc và ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội.+ GV hoặc 1 HS có khả năng đọc diễn cảm khá nhất lớp đọc lại toàn bài 1 lần.2- Sự giàu đẹp của tiếng ViệtNhìn chung, cách đọc văn bản nghị luận này là : giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.* Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ : tự hào , tin tởng.* Đoạn : Tiếng Việt có những đặc sắc ... thời kì lịch sử :Chú ý từ điệp Tiếng Việt ; ngữ mang tính chất giảng giải : Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng...* Đoạn : Tiếng Việt... văn nghệ. v.v..đọc rõ ràng, khúc chiết, lu ý các từ in nghiêng : chất nhạc, tiếng hay... * Câu cuối cùng của đoạn : Đọc giọng khẳng định vững chắc.Trọng tâm của tiết học đặt vào bài trên nên bài này chỉ cần gọi từ 3 -4 hs đọc từng đoạn cho đến hết bài.- GV nhận xét chung.3- Đức tính giản dị của Bác Hồ* Giọng chung: Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhng vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!)* Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : sự nhất quán, lay trời chuyển đất.* Câu 2 : Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kì diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ : Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

Page 355: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

* Đoạn 3 và 4 : Con ngời của Bác ... thế giới ngày nay: Đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh...* Đoạn cuối :- Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết.- Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 128, nên sau khi hớng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi 2- 3 HS đọc 1 lần. 4- ý nghĩa văn chơngXác định giọng đọc chung của văn bản : giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng, thấm thía.* 2 câu đầu: giọng kể chuyện lâm li, buồn thơng, câu thứ 3 giọng tỉnh táo, khái quát.* Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là ... gợi lòng vị tha:- Giọng tâm tình thủ thỉ nh lời trò chuyện.* Đoạn : Vậy thì ... hết : Tiếp tục với giọng tâm tình, thủ thỉ nh đoạn 2.- Lu ý câu cuối cùng , giọng ngạc nhiên nh không thể hình dung nổi đợc cảnh tợng nếu xảy ra.- GV đọc trớc 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần, sau đó lần lợt gọi 4- 7 HS đọc từng đoạn cho hết. III- GV tổng kết chung Hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận:- So HS đợc đọc trong 2 tiết, chất lợng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tợng cần lu ý khắc phục.- Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận.+ Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trớc hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.

IV- Hớng dẫn luyện đọc ở nhà- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đọan mà em thích nhất.- Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập.

______________________________________________________________TuÇn 37Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: 137,138-Bài 34-Tiết 1,2 Chơng trình địa phơng (phần tiếng Việt)

I. Møc ®é cÇn ®¹t:- Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hởng của cách phát âm địa phơng.- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.II. Träng t©m kiÕn thøc, kÜ n¨ng:

Page 356: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

1. KiÕn thøc: Mét sè lçi chÝnh t¶ do ¶nh hëng cña c¸ch ph¸t ©m ®Þa ph¬ng.2. KÜ n¨ng: Ph¸t hiÖn vµ söa lçi chÝnh t¶ do ¶nh hëng cña c¸ch ph¸t ©m thêng thÊy ë ®Þa ph¬ng.* Chuẩn bị: - Đồ dùng : - Những điều cần lu ý: III. Híng dÉn thùc hiÖn:I-ổn định tổ chức: II- Kiểm tra: III- Bài mới:

Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức- GV nêu yêu cầu của tiết học.

- GV đọc- HS nghe và viết vào vở.

- Trao đổi bài để chữa lỗi.

- HS nhớ lại bài thơ và viết theo trí nhớ.- Trao đổi bài để chữa lỗi.

- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống:

I- Nội dung luyện tập:Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi nh tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.II- Một số hình thức luyện tập:1- Viết các dạng bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:a- Nghe viết một đoạn văn trong bài Ca Huế trên sông Hơng- Hà ánh Minh: Đêm. Thành phố lên đèn nh sao sa. Màn sơng dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi nh một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình ngời nồng hậu bớc xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xa kia chỉ dành cho vua chúa. Trớc mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm đợc trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trớc mũi là một đầu rồng nh muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.b- Nhớ- viết bài thơ Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan:2- Làm các bài tập chính tả:a- Điền vào chỗ trống:

Page 357: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống ?

+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những tiếng in đậm ?- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (giành, danh) ?+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp ?- Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặng điểm, tính chất:+ Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo)?+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ) ?- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa nh sau:+ Trái nghĩa với chân thật ?+ Đồng nghĩa với từ biệt ?+ Dùng chày với cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp vỏ ngoài ?

- Đặt câu với mỗi từ : lên, nên ?

- Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội?

- Chân lí, chân châu, trân trọng, chân thành.- Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.

- Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.- Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.

b- Tìm từ theo yêu cầu:

- Chơi bời, chuồn thẳng, chán nản, choáng váng, cheo leo.- Lẻo khỏe, dũng mãnh.

- Giả dối.- Từ giã.- Giã gạo.

c- Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:- Mẹ tôi lên nơng trồng ngô. Con cái muốn nên ngời thì phải nghe lời cha mẹ.- Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay. Nớc ma từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm.

IV-Hớng dẫn học bài: - Tiếp tục làm các bài tập còn lại.- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.

__________________________________________________________________________Ngµy so¹n:Ngµy d¹y:

Page 358: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tiết: 139,140. Trả bài kiểm tra học kì II

I. Møc ®é cÇn ®¹t:Giúp hs- Tự đánh giá đợc những u điểm và nhợc điểm trong bài viết của mình về các phơng diện: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn.- Ôn và nắm đợc kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới.II. Träng t©m kiÕn thøc, kÜ n¨ng:* Chuẩn bị: - Đồ dùng : - Những điều cần lu ý: III. Híng dÉn thùc hiÖn:1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới:

a. Tổ chức trả bài:- Gv nhận xét kết quả và chất lợng bài làm của lớp theo từng phần: trắc nghiệm và tự luận.- HS từng nhóm cử đại diện hoặc tự do phát biểu bổ xung, trao đổi, đóng góp ý kiến.- Tổ chức xây dựng đáp án- dàn ý và chữa bài.- HS so sánh, đối chiếu với bài làm của mình.- GV phân tích nguyên nhân những câu trả lời sai, những lựa chọn sai lầm phổ biến.b. Hớng dẫn HS nhận xét và sửa lỗi phần tự luận:- HS phát biểu về những yêu cầu cần đạt của đề tự luận và trình bày dàn ý khái quát của mình.- GV bổ sung hoàn chỉnh dàn ý khái quát.- GV nhận xét bài làm của hs về các mặt:+ Năng lực và kết quả nhận diện kiểu văn bản.+ Năng lực và kết quả vận dụng lập luận, dẫn chứng, lí lẽ hớng vào giải quyết vấn đề trong đề bài.+ Bố cục có đảm bảo tính cân đối và làm nổi rõ trọng tâm không.+ Năng lực và kết quả diễn đạt: Chữ viết, dùng từ, lỗi ngữ pháp thông thờng.- HS phát biểu bổ sung, điều chỉnh và sửa chữa thêm.- GV chọn một bài khá và một bài kém để đọc cho cả lớp nghe.- HS góp ý kiến nhận xét về các bài vừa đọc.

IV- Hớng dẫn học bài: - Ôn tập các thể loại nghị luận chứng minh, giải thích và biểu cảm.

Page 359: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

* Rut kinh nghiệm: Kết quả kiểm tra: Điểm <3: 3

Điểm từ 3,5 -> 4,5: 12Điểm 5,6: 20Điểm từ 6,5 -> 7: 8Điểm 8,9:

Ngày soạn: 13- 03- 2017 Ngày dạy:

Tiết 107 : CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH`

Page 360: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Các bước làm bài văn lập luận giải thích2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.3. Thái độ: - Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

II. CHUẨN BỊ TL-TB. - GV: SGK, giáo án, bảng phụ

- HS: SGK, vở ghi vở soạn, vở bài tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 7A 7B

2. Kiểm tra bài cũ : - Mục đích của giải thích?

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

- Làm rõ vấn đề còn gây thắc mắc, giúp cho người đọc, người nghe nâng cao nhận thức, trí tuệ, hiểu một cách thấu đáo về những vấn đề ấy: từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng hành động hợp với qui luật

10

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Chúng ta đã tìm hiểu phép lập luận giải thích vậy để nhận diện ra đề văn giải thích có mấy bước làm văn giải thích, tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điề đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT*HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu Các bước làm bài văn lập luận giải thích.

Gọi hs đọc đề bài trong sgk? Muốn làm bài văn nghị luận giải thích trước hết người viết cần phải nắm vững vấn đề gì ?- Hs: Vấn đề nghị luận nêu trong đề bài? Làm thế nào để tìm hiểu được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ ?HS:Suy nghĩ,trả lờiGV:Nhận xét.? Em có thể rút ra kết luận gì cho việc tìm hiểu đề và tìm ý ?? Khi tìm hiểu đề và tìm ý xong công việc tiếp theo ta phải làm gì ? ( lập dàn bài )- HS:Thảo luận nhóm (2p)- GV: Chốt,ghi bảng.? Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần đạt những yêu cầu gì ?

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích:* Đề bài : Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ ấy .

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:- Giải thích nghĩa đen nghĩa bóng và nghĩa sâu xa của câu tục ngữ- Vận dụng các phép lập luận giải thích- Liên hệ các câu ca dao, tục ngữ tương tự để giải thíchb. Dàn bài:

Page 361: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Phải mang định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu cần được hiểu )? Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì ?- HS: Lần lượt trình bày các nội dung cần được giải thích, cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp- Nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu? Phần kết bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải làm nhiệm vụ gì ?- HS: Nêu ý nghĩa của điều cần được giải thích đối với mọi người )? Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích? (đó là việc làm cần thiết )- HS: Gọi hs đọc phần mở bài trong sách giáo khoa? Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không ? ( có )? Có phải đối với mỗi bài văn có một cách mở bài duy nhất hay không ? ( không )? Vậy các em có thể tìm cách mở bài khác để chứng minh cho vấn đề trên ? ( hs tự tìm)

- Gọi hs đọc các phần thân bài trong sgk? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của phần thân bài liên kết với mở bài ? Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết với đoạn trước đó ? Ngoài cách nói “ thật vậy …” còn có cách nói nào nữa không ?- HS: Suy nghĩ,trả lời- GV: Nhận xét.? Nên viết đoạn giải thích nghĩa đen ntn? Nên giải thích nghĩa đen của từng từ ngữ, từng vế câu trước, rồi giải thích nghĩa đen của các câu, của toàn nhận định sau hay ngược lại ? Vì sao ?? Nếu sử dụng 1 cách mở bài khác ( theo cách đi từ cái chung đến cái riêng chẳng hạn) thì có thể viết các đoạn thân bài như sgk được hay không ? Vì sao?- Gọi hs đọc phần kết bài*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.

+ Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều để mở rộng tầm hiểu biết+ Thân bài- Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa+ Kết bài : nêu ý nghĩa của câu tục ngữc. Viết bài:- GV hướng dẫn hs viết phần mở bài, kết bàid. Đọc lại và sửa bài:

Ghi nhớ : sgk / 86

II. LUYỆN TẬP:

* Viết thêm những cách mở bài khác cho đề bài trên : Đi một ngày đàng học một sàng khôn quả là một chân lí sâu sắc và tiến bộ. Nhưng chân lí ấy không chỉ sâu sắc và tiến bộ đối với người xưa. Ngày nay khi cái mới đang nảy nở nhanh chóng ở khắp nơi, khi đất nước đang có nhu cầu mở cửa để hội nhập với thế giới thì nhu cầu đi để học lấy cái khôn lại càng trở nên cần thiết đối với mọi người, nhất là những tuổi trẻ. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cần phải đi cho biết đó biết đây chứ không chỉ ru rú “ở nhà với

-

Page 362: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- GV: Chốt ghi bảng4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Nêu các bước làm bài văn lập luận giải thích, bố cục một bài văn lập luận giải thích gồm có mấy phần ? nêu nội dung từng phần - học ghi nhớ sgk ; Viết hoàn chỉnh bài; soạn bài “ Luyện tập lập luận giải thích”5. RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............

***************************************************************

Ngày soạn: 15 – 03 -2017 Ngày dạy:

Tiết 108: LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TLV SỐ 6 (LÀM Ở NHÀ)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Cách làm bài văn lập luận giải thích một vấn đề.2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.3. Thái độ: - Tích cực luyện tập, thực hành tốt phục vụ cho bài viết sau này.

II. CHUẨN BỊ TL-TB. - GV: SGK, giáo án, bảng phụ

- HS: SGK, vở ghi vở soạn, vở bài tập. III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 7A 7B

2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu các bước làm một bài văn lập luận giải thích ? ? Bố cục một bài văn lập luận giải thích chi làm mấy phần nêu nội dung từng phần ?

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:b. Dàn bài:c. Viết bài:d. Đọc lại và sửa bài:

5

Câu 2+ Mở bài:+ Thân bài+ Kết bài :

5

3. Bài mới : GV giới thiệu bài

Page 363: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Chúng ta đã tìm hiểu phép lập luận giải thích vậy để nhận diện ra đề văn giải thích có mấy bước làm văn giải thích, tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Các bước làm bài văn lập luận giải thích

- Gọi hs đọc đề bài trong sgk? Em hãy nêu lại yêu cầu của việc tìm hiểu đề của bài văn lập luận giải thích mà em đã được học trong tiết trước ? - HS : Suy nghĩ,trả lời? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì ? Làm thế nào để nhận ra điều đó ? ( HSTLN)? Để đạt được yêu cầu cần giải thích đã nêu ở trên , bài làm cần có những ý gì ? Nếu giải thích câu “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” thì ngoài những gợi ý trong sgk còn có hướng tìm ý khác nữa không ?- Vì sao trí tuệ con người, khi được đưa vào trang sách, lại trở thành nguồn ánh sáng không bao giờ tắt ?? Em hãy nhắc lại yêu cầu của việc lập dàn bài cho bài văn lập luận giải thích ? - GV: Hướng dẫn - HS : Suy nghĩ,trả lời.

? Cần sắp xếp các ý đã tìm được ntn để sự giải thích trở nên hợp lí, và dễ hiểu đối với người đọc ( người nghe ) ?? Nhắc lại những yêu cầu của đoạn mở bài, kết bài*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập

I. TÌM HIỂU CHUNG:1 . Đề bài: - Một nhà văn nói: “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó .a. Tìm hiểu đề và tìm ý:*Giải thích nghĩa của câu nói đó

+ Sách chứa đựng trí tuệ của con người+ Sách là ngọn đèn sáng+ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt+ Nghĩa của cả câu nói đó b. Lập dàn bài:+ Mở bài : Giới thiệu câu nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người+ Thân bài :* Giải thích nghĩa của câu nói :- Sách chứa đựng trí tuệ con người- Sách là ngọn đèn sáng- Sách là ngọn đèn bất diệt- Cả câu nói có ý gì ?* Giải thích chân lí của câu nó Không thể nói mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người

* Giải thích sự vận dụng chân lí được nêu trong câu nói cần chọn lựa sách để đọc+ Kết bài : Nêu ý của câu nói đóc. Viết bài:- Hướng dẫn hs viết bàid. Đọc lại bài và sửa bài :

II. LUYỆN TẬP:- Viết mở bài

-

Page 364: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Cho hs viết phần mở bài, phần kết bàiGọi hs đọc các hs đánh giá, góp ý – sau đó gv nhận xét và sửa chữa và tổng kết rút kinh nghiệm

4. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Nêu lại các bước làm bài văn lập luận giải thích ?- Về nhà viết lại bài văn này hoàn chỉnh chuẩn bị cho Viết bài tập làm văn số 6- Soạn bài : ''Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu'' RA ĐỀ: Viết bài tập làm văn số 6:ĐỀ BÀI:

CÂU 1 : Hãy nêu NT, YN của văn bản: Sống chết mặc bay.CÂU 2 : Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi?ĐÁP ÁN:CÂU 1 (2 điểm) : HS trình bày theo đúng chuẩn KTKNCÂU 2 : - Kiểu văn bản: Nghị luận giả thích- Vận dụng các kĩ năng: nghị luận, giải thích để giả thích ý nghĩa câu nói trên.Hướng dẫn chấm:a. Mở bài: (1 điểm) + Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?- Giới thiệu và trích dẫn câu nói của Lê-ninb. Thân bài: (5 điểm)Nội dung :1. Học, học nữa, học mãi nghĩa là thế nào?- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mọi người học tập.- Lời khuyên chia làm ba ý mang tính tăng cấp=>Học : Thúc dục con người bắt đầu công việc học tập , tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.=>Học nữa : Vế thứ 2 thúc dục chúng ta tiếp tục học tập , học nữa mang hàm ý là đã học rồi , nhưng cần tiếp tục học thêm nữa =. Học mãi : vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời , mãi mãi, con người luôn luôn phải học hỏi ngay cả khi mình có được một vị trí trong xã hội.2.Tại sao phải Học, học nữa, học mãi-Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội- Bởi xh luôn luôn vận động, cái mới luôn luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu về kiến thức .- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ , tự làm mất đi vị trí của mình trong xã hội.

Page 365: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

3. Học ở đâu và học như thế nào - Học trên lớp , trong sách vở ,học ở thầy cô......- học lúc nhàn rỗi.....4. Liên hệ -Bản thân bạn bè......... c. Kết bài: (1 điểm)- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ của lời khuyên.....

5. RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………

Ngày soạn:15-03-2017Ngày dạy:

Tiết 109:HDĐT: NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA- REN VÀ PHAN BỘI CHÂU - Nguyễn Ái Quốc -I.M ỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. KiÕn thøc: B¶n chÊt xÊu xa, ®ª hÌn cña Va-Ren; phÈm chÊt, khÝ ph¸ch cña ngêi chiÕn sÜ CM PBC...2. KÜ n¨ng: §äc kÓ diÔn c¶m v¨n xu«i tù sù..3. Thái độ: Hiểu được lịch sử và tự hào về những vị anh hùng của dân tộc.II. CHUẨN BỊ TL-TB:- GV: Tranh ảnh về Bác Hồ , Phan Bội châu. Những điều cần lưu ý: Tìm hiểu về cuộc đời của Phan Bội Châu, đặc biệt là từ khi ngời chí sĩ yêu nớc dấn thân vào cuộc Cách mạng cứu nớc cho đến ngày bị bắt về nớc 1925.-HS: SGK, vở ghi, vở soạn, vở bài tập.III. TI ẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: Em hãy nêu những nét đặc sắc về ND, NT của văn bản Sống chết mặc bay ? 3. Bài mới: Nguyễn Ái Quốc là tên c.tịch HCM (1919-1945). Trên đất nớc Pháp từ 1922-1925, bút danh Nguyễn ái Quốc đã gắn với tờ báo Ngời cùng khổ và nhiều tp xuất sắc khác trong đó có Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu - viết 1925.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHoạt động 1: HDHS tìm hiểu chú thích.+Hướng dẫn đọc: Đọc với giọng kể chuyện vừa bình thản, vừa dí dỏm hài hước.+Giải nghĩa từ khó.

I- Đọc - tìm hiểu chú thích:1- Đọc văn bản – giải nghĩa từ khó:

Page 366: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Dựa vào chú thích*, em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả và tác phẩm ?

+Gv: Đây là truyện ngắn hiện đại được viết bằng tiếng Pháp.

- Đây là truyện ngắn được sáng tạo bằng h cấu: nghĩa là tưởng tượng từ cái có thật. Vậy theo em chuyện gì có thật ? Chuyện gì là do tưởng tượng mà có?- Em hiểu những trò lố trong truyện này là những trò như thế nào ? Ai là tác giả của những trò lố đó ?- Truyện được kể theo trình tự nào ?- Truyện có những nhân vật chính nào ?

- Ta có thể chia VB thành mấy phần ?

Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản:

+HS đọc phần đầu.

2- Tác giả: Nguyễn Ái Quốc (1890-1969), quê Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ an.- Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là nhà văn, nhà thơ, là danh nhân văn hóa thế giới.3- Tác phẩm: Đăng trên báo Ngư-ời cùng khổ số 36-37, năm 1925.4- Kết cấu- bố cục:a. Kết cấu:-Thể loại: Truyện ngắn hiện đại- Chuyện có thật: nhân vật Va- ren toàn quyền Pháp tại Đông Dương, Phan Bội Châu - nhà yêu nước đang bị bắt giam tại Hà Nội, phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.- Chuyện tưởng tượng: Cuộc tiếp kiến của Va- ren và Phan Bội Châu.- Trò lố: là trò nhố nhăng, bịp bợm, đáng cười của Va- ren- người hứa sang Việt Nam chăm sóc Phan Bội Châu.- Kể theo trình tự thời gian: từ khi Va- ren xuống tàu đến khi tới xà lim giam cụ Phan Bội Châu tại HN.b.Bố cục: 3 phần.P1 : Từ đầu->bị giam trong tù: Lời hứa của Va ren với Phan Bội Châu.P2: Tiếp->không hiểu Phan Bội Châu: Cuộc gặp gỡ giừa Va ren và Phan Bội Châu.P3: Còn lại: Thái độ của Phan Bội Châu qua lời các nhân chứng.II. Tìm hiểu văn bản:1- Lời hứa của Va- ren với Phan Bội Châu:

Page 367: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

+GV: Mở đầu truyện, tác giả đã giới thiệu với chúng ta nhân vật Va ren và việc Y sang Đông Dương nhận chức toàn quyền. Đây là phần mở đầu giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.- Nhân vật Va ren được giới thiệu bằng một lời hứa, đó là lời hứa gì ?- Tại sao lại là nửa chính thức hứa ? mà không phải là chính thức hứa ? (Hứa không chính thức để dễ thay đổi ý).- Em có nhận xét gì về lời hứa của Va ren ?

- Hắn hứa như vậy để nhằm mđích gì ? (gây uy tín).- Vì sao hắn phải hứa như vậy ? (là do sức ép của công luận ở Pháp và ĐD.- Va ren hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu đến khi nào ?- Em hiểu thế nào là yên vị ? (ngồi yên vào chỗ).- Qua việc hứa này ta hiểu gì về Va ren?

+GV: Qua đoạn mở đầu, Va ren hiện lên như 1 nhân vật trào phúng. Khi người kể chuyện tự đặt câu hỏi: Giả thử cứ cho rằng 1 vị toàn quyền ĐD mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn đợc phép tự hỏi:Liệu quan toàn quyền Va ren sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.- Đây là lời kể hay lời bình, của ai ?- Cách dùng từ của tác giả ở lời bình này có gì đáng chú ý ?

- Qua lời bình, ta thấy đợc thái độ và tình cảm gì của tác giả đối với Va ren ?

+ GV: Một lời hứa không đáng tin. Đó là 1 khía cạnh của trò lố bịch trước khi gặp Phan Bội Châu Bây giờ chúng ta sẽ theo dõi tiếp, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của Va ren.- Hai nhân vật Va ren và Phan Bội Châu được giới thiệu qua những chi tiết nào ? (Va ren: con người phản bội giai cấp vô sản Pháp, con người

- Ông Va ren đã nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

=> Lời hứa mập mờ, chứa đựng sự hài hước, lố bịch.

- Ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã.=>Coi lời hứa không quan trọng bằng việc ổn định công việc của mình.

-Lời bình:Liệu quan toàn quyền Va ren sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.- Sử dụng 1 loạt từ nghi vấn

=>Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm, giễu cợt và khinh bỉ.2-Cuộc gặp gỡ giữa Va ren và Phan Bội Châu :

- Giới thiệu về 2 nhân vật có sự tương phản đối kháng nhau:+ Va ren là 1 tên toàn quyền, 1 kẻ bất lương, là kẻ thống trị.

Page 368: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

bị đuổi ra khỏi tập đoàn, con người ruồng bỏ quá khứ, lòng tin giai cấp, kẻ phản bội nhục nhã. Phan Bội Châu: con người đã hi sinh cả gia đình và của cải, con người bị kết án tử hình vắng mặt, con người đang bị đầy đọa trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng máy chém đe dọa vì tội yêu nước, vị anh hùng xả thân vì đôc lập).- Khi giới thiệu lai lịch của 2 nhân vật, tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì ?- Qua lời giới thiệu, 2 nhân vật được hiện lên như thế nào?- Từ đó ta thấy được thái độ gì của tác giả đối với nhân vật ?- Va ren đã tuyên bố và khuyên Phan Bội Châu những gì ?- Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa nhân vật Va ren nhiều hay ít ? Điều đó thể hiện dụng y gì của tác giả ?- Bằng chính lời lẽ của mình, Va ren đã bộc lộ nhân cách nào của y ?- Cũng bằng lời lẽ đó, Va ren đã bộc lộ thực chất lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu như thế nào ? (Không phải vì giúp đỡ Phan Bội Châu mà là ép buộc cụ từ bỏ lí tưởng và DT mình. Không phải vì tự do của Phan Bội Châu mà vì quyền lợi của nước Pháp, trực tiếp là danh dự của Va ren. Lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu không chỉ là lời hứa suông mà con là trò bịp bợm, đáng cời).- Trước những lời lẽ của Va ren thì Phan Bội Châu như thế nào ?- Em có nhận xét gì về thái độ im lặng dửng dư-ng của Phan Bội Châu ?- Khi kể và tả về thái độ của 2 nhân vật này, tác giả đã sử dụng phương thức nào ?- GV: Đây là 1 bút pháp, 1 cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động, lí thú.- Qua lời miêu tả ta thấy Phan Bội Châu hiện lên là ngời nh thế nào ?+GV: Với kẻ thù ngòi bút Nguyễn ái Quốc mang tính chiến đấu mạnh mẽ. Còn với người anh hùng dân tộc ngòi bút ấy mềm mại, nâng niu, trân trọng. Tuy không miêu tả chi tiết, song hình tượng Phan Bội Châu vẫn rõ nét, luôn song hành

+ Phan Bội Châu chỉ là 1 người tù, 1 người Cách mạng vĩ đại nhng bị thất bại và bị đàn áp.

=>Thể hiện thái độ khinh rẻ kẻ phản bội và ngợi ca ngợi người yêu nớc.

a.Va ren:->Số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật độc thoại- Có tác dụng khắc họa tính cách nhân vật.

=>Là kẻ thực dụng đê tiện, xảo quyệt, dối trá, bẩn thỉu, sẵn sàng làm mọi thứ chỉ vì quyền lợi cá nhân.

b. Phan Bội Châu:- Im lặng dửng dưng.=>Đó là thái độ coi thường, khinh bỉ.

-> Sử dụng phương thức đối lập.

=>Là người yêu nước vĩ đại, hiên ngang, bất khuất.

Page 369: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

với nhân vật Va ren như 1 đối xứng của 2 màu sắc đối chọi nhau trong một họa phẩm.+Hs đọc phần 3.- Thái độ của Phan Bội Châu thể hiện qua chi tiết nào?- Em có suy nghĩ gì về cái nhếch mép chỉ diễn ra 1 lần của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả cho đó là cái mỉm cười kín đáo, vô hình ? (Sự đối đáp không bằng lời mà bằng cử chỉ).- Đoạn cuối có chi tiết:Sự việc này có thật hay do tác giả tưởng tượng ? Chi tiết tưởng tượng này có ý nghĩa gì ? (Đoạn cuối là hư cấu tưởng tượng mang tính NT cao).- Tại sao lại tách ra thêm 1 phần TB ? (Tách như vậy là để tạo ra cách dẫn truyện hóm hỉnh, thú vị làm tăng thêm ý nghĩa của vấn đề).- Các biểu hiện đó cho thấy Phan Bội Châu đã có thái độ như thế nào đối với Va ren ?- Thái độ ấy toát lên đặc điểm nào trong nhân cách của Phan Bội Châu ?HĐ3:Tổng kết.- Em hãy nêu những nét đặc sắc về ND, NT của VB ?- Em có nhận xét gì về đặc điểm văn chương của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh?-Hs đọc ghi nhớHĐ4:Luyện tập, củng cố(10 phút)Bài 1-Hs làm cá nhân-Gv gọi hs làm-Gv nhận xétBài 2- Giải thích cụm từ "Những trò lố" trong nhan đề tác phẩm?

3- Thái độ của Phan Bội Châu qua lời các nhân chứng:- Đôi ngọn râu mép của người tù nhếch lên 1 chút rồi lại hạ xuống ngay và cái đó chỉ diễn ra 1 lần thôi.- Mỉm cười 1 cách kín đáo và vô hình.

- Phan Bội Châu nhổ vào mặt VR.->H cấu tưởng tượng

-> Phan Bội Châu coi thường và khinh bỉ Va ren.

=>Nhân cách cứng cỏi, kiêu hãnh, không chịu khuất phục kẻ thù.III-Tổng kết:*Ghi nhớ: sgk (95 ).-Tác phẩm của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh vừa mang tính NT cao, vừa mang tính t tưởng, tính chiến đấu sắc bén.IV-Luyện tâp:Bài 1:Tình cảm của tác giả đối với PBC:Kính trọng trước khí phách kiên cường , bất khuất của cụBài 2:Dùng cụm từ “Những trò lố” trong nhan đề trực tiếp vạch trần hành động lố lăng, bản chất xấu xa của Va ren

4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp phần luyện tập.- Soạn bài: Dung cụm C-V để mở rộng câu (tt)5. RÚT KINH NGHIỆM

Page 370: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

************************************************************** Ngày soạn: 15 -03-2017 Ngày dạy:

Tiết 110 :DÙNG CỤM CHỦ -VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU. LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Cách dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. - Tác dụng dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu.2. Kĩ năng: a.Kỹ năng chuyên môn - Mở rộng câu cụm Chủ - Vị . - Phân tích tác dụng của việc dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu.b. Kỹ năng sống- Ra quyết định lựa chọn cách dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu theo những mục đích

giao tiếp cụ thể của bản thân.- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng trao đổi về dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu3. Thái độ: - Trong từng văn cảnh dùng cụm C-V để mở rộng câu ( tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn..

II. CHUẨN BỊ TL-TB: - GV: SGK, giáo án, bảng phụ

- HS: SGK, vở ghi vở soạn, vở bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : *Đề bài : Câu1.Thế nào là dùng cụm chư –vị để mở rộng câu? Câu 2. Tìm cụm chủ-vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu. a. Chúng em học giỏi làm cho thầy cô và cha mẹ vui lòng. b. Nam đọc cuốn sách mà tôi cho mượn. *Đáp án : Câu1. Khi nói hoặc viết có thể dung những cụm từ có hình thức giống câu dơn bình thường ,gọi là cụm chủ-vị làm thành phần câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. Câu 2. Tìm cụm chủ-vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu. a. Chúng em /học giỏi //làm cho thầy cô và cha mẹ/ vui lòng. b. Nam/ đọc cuốn sách mà tôi// cho mượn.3. Bài mới : GV giới thiệu bài

Page 371: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, Khi đó ta nói dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu, Vậy cụm Chủ - Vị để mở rộng câu như thế nào cho hợp lí, để các em nắm rõ hơn và vận dụng vào thực hành chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1: Nhắc lại lí thuyết Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu, Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu:? Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu? Cho vd minh hoạ? Trong những trường hợp nào có thể dùng cụm C-V để mở rộng câu ?- Hs: Đọc ghi nhớ sgk.*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

2. Bài tập 2:? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

3. Bài tập 3:? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

I. TÌM HIỂU CHUNG1. Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu: * Ghi nhớ: Sgk2. Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: * Ghi nhớ SgkII. LUYỆN TẬP : Bài tập 1 : Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu và làm thành phần gì*a. - khí hậu nước ta // ấm áp =>Cụm C-V làm C ngữ- ta // quanh năm trồng trọt…bốn mùa=>Cụm C-V làm Bổ ngữ*b -Tõ khi cã ngêi //lÊy........míi hay=>Cụm C-V làm Bổ ngữ - C¸c thi sÜ / ca tông...hoa cá.=>Cụm C-V lµm §Þnh ng÷ - Cã ngêi // lÊy tiÕng chim kªu, tiÕng suèi ch¶y...®Ó lµ th¬ ng©m vÞnh=> Côm C - V lµm §Þnh ng÷*c : - Chóng ta //thÊy....ngêi níc ngoµi=> Côm C - V lµm §Þnh ng÷- nh÷ng tôc lÖ tèt ®Ñp Êy // mÊt dÇn=> Côm C - V lµm B Ng÷ - nh÷ng thø cquý cña ®Êt m×nh //thay dÇn... níc ngoµi.=> Côm C - V lµm B Ng÷Bài tập 2 : Gộp các câu từng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúnga, Chúng em học giỏi làm cha mẹ và thầy cô rất vui lòng b, Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích. c, Tiếng việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người VN ta du dương , trầm bổng như một

Page 372: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

bản nhác d, Cách mạng thành tám thành công khiến cho tiếng việt có một buớc phát triển mới , một số phận mớiBài tập 3 : Gộp câu thành một cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từa. Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầyb. Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lạic. Hàng loạt vở kịch như “ Tay người đàn bà” , “ Giác ngộ”, “ Bên kia sông Đuống” … ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.

4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu ?- Về học lại phần lí thuyết - Soạn bài tiếp theo “ Luyện nói, Liệt kê”5. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................... ******************************************************

Ngày soạn: 15-03-2017 Ngày dạy:

Tiết 111: LUYỆN NÓI : BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn

đề. - Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.2. Kĩ năng: - Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề. - Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói3. Thái độ: - Biết trình bày miệng về một vấn đề xh(hoặc vh), để thông qua đó tập nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ TL-TB. - GV: SGK, giáo án, bảng phụ - HS: SGK, vở ghi vở soạn, vở bài tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định :

Page 373: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu các bước làm một bài văn lập luận giải thích ? Bố cục một bài văn lập luận giải thích chi làm mấy phần nêu nội dung từng phần ? Đáp án

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích:a. Tìm hiểu đề và tìm ý:b. Dàn bài:+ Mở bài: + Thân bài + Kết bài :c. Viết bài:- GV hướng dẫn hs viết phần mở bài, kết bàid. Đọc lại và sửa bài:

10

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Chúng ta đã tìm hiểu phép lập luận giải thích vậy để nhận diện ra đề văn giải thích có mấy bước làm văn giải thích, tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Yêu cầu, Tìm hiểu đề bài- Hs: Đọc đề trong sgk- Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm sau đó đại diện các nhóm lên trình bày ( Mỗi nhóm thực hiện mỗi đề )

- GV: Ghi đề lên bảng.- HS : Thảo luận nhóm sau đó trình bày.

- HS : Trình bày – các nhóm khác nhận xét - Gv : Chữa lỗi nội dung và cách trình bày của hs

*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện

I. TÌM HIỂU CHUNG:- 1. Yêu cầu:- - Đủ nghe, không quá nhỏ, quá

to, không nhát gừng, không lắp, ngọng. Tư thế đứng nói thoải mái, tự nhiên không quá cứng nhắc

- 2. Đề bài : Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy?3. Dàn bài a. Mở bài- Dẫn dắt: có nhà văn nói "Sách là ...con người"- Loại sách em thích đọc nhất...b. Thân bài- ích lợi của việc đọc sách- Những loại sách em thích đọc- Tại sao em thích đọc sách đó?+ Vì đúng tâm tư, lứa tuổi+ Vì cung cấp những kiến thức bổ ích, mở rộng hiểu biết về nhiều lĩnh vực: học tập, lao động, quan hệ xã hội...+ Vì sách trình bày đẹp, hấp dẫn...- Những loại sách em không thích đọc: nội dung xấuc. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của thói quen đọc sách

Page 374: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

nói- Gv: Hướng dẫn Hs luện nói- Yêu cầu của việc trình bày bài văn nói giải thích một vấn đề . + Vị trí đứng nói phù hợp. + Âm lượng vừa đủ ,diễn đạt rõ ràng , + Nội dung lôi cuốn , hấp dẫn , dễ tiếp nhận .- Yêu cầu của việc nghe giải thích một vấn đề + Nghe , lĩnh hội được phần trình bày bài văn giải thích một vấn đề của bạn . + Có ý kiến nhận xét về bài văn nói giải thích một vấn đề của bạn sau khi nghe trình bày .- 2 HS trình bày mở bài- 2 HS trình bày thân bài- 2 HS trình bày kết bàiIII. Nhận xét- Tư thế, tác phong- Nội dung

II. THỰC HÀNH LUYỆN NÓI.

4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Nhận xét tiết luyện nói - Về nhà làm bài văn hoàn chỉnh theo đề bài ngày hôm sau nộp lại.- Chuẩn bị trước bài ‘’ LIỆT KÊ‘’5. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...................

****************************************************** Ngày soạn: 25/ 03/2017 Ngày dạy:

TIẾT 112: LIỆT KÊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: Khái niệm liệt kê. - Các kiểu liệt kê.

2. Kĩ năng: - Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.- Phân tích giá trị của các phép liệt kê . - Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.

3. Thái độ: Biết vận dụng phép liệt kê trong khi nói và viết .

Page 375: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

II. CHUẨN BỊ TL-TB. - GV: SGK, giáo án, bảng phụ

- HS: SGK, vở ghi vở soạn, vở bài tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : không.3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế và tư tưởng, tình cảm Nó thuộc từ loại nào chúng ta cùng đi vào tiết dạy hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thế nào là phép liệt kê .Các kiểu liệt kê:Gọi hs đọc vd trong sgk? Nhận xét cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm ?- HS: Cấu tạo : Có mô hình cú pháp tương tự nhau : Bát yến hấp đường phèn … tráp đồi mồi chữ nhật để mở … nào ống thuốc bạc …. Nào dao chuôi ngà- Về ý nghĩa : Chúng cùng nói về đồ vật được bày biện trung quanh quan lớn? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các từ , cụm từ giới thiệu các sự vật ?- Hs: Sắp xếp nối tiếp hàng loạt .

? Việc sắp xếp từ , cụm từ hàng loạt như vậy nhằm dụng ý gì ?- Hs: Làm nổi bật được sự xa hoa của viên quan? Vậy thế nào là liệt kê ? ( Ghi nhớ sgk )? Dùng phép liệt kê đúng lúc đúng chổ có tác dụng gì ? - Hs: Suy nghĩ trả lời.? Em hãy lấy một vài vd có sử dụng phép liệt kê ?Gọi hs đọc vd trong sgk phần II? Nhận xét về cấu tạo của phép liệt kê trong mục 1 , phần II?- Hs: Về cấu tạo : a. Liệt kê theo trình tự sự không theo

I. Thế nào là phép liệt kê ? a. Xét Ví dụ: Đoạn văn SGK

- Cấu tạo : Có mô hình cú pháp tương tự nhauBát yến hấp đường phèn … tráp đồi mồi chữ

nhật để mở … nào ống thuốc bạc …. Nào dao chuôi ngà- Về ý nghĩa : Chúng cùng nói về đồ vật

được bày biện trung quanh quan lớn- Tác dụng: Làm nổi bật được sự xa hoa của

viên quan

b. Kết luận :- Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ

cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế và tư tưởng, tình cảm .

*Tác dụng : Kích thích trí tưởng tượng và gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc , người nghe

2. Các kiểu liệt kê :a. Xét Ví Dụ:

Page 376: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

từng cặp b. Liệt kê theo từng cặp có quan hệ đi đôi ( quan hệ từ và? Nhận xét về ý nghĩa của phép liệt kê trong câu 2 mục II?- HS: Về ý nghĩa :a. câu thứ nhất có thể thay đối thứ tự ( mà lô gíc ý nghĩa của câu không bị ảnh hưởngb. không thể thay đổi thứ tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa? Qua đó em hãy rút ra kết luận về kiểu liệt kê - - Hs: Đọc lại ghi nhớ sgk*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng3. Bài tập 3:? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

- Vd1: Về cấu tạo : Vda: Liệt kê theo trình tự sự không theo

từng cặp Vdb: Liệt kê theo từng cặp có quan hệ đi

đôi ( quan hệ từ và- Vdb: Về ý nghĩa :Vda: câu thứ nhất có thể thay đối thứ tự

( mà lô gíc ý nghĩa của câu không bị ảnh hưởngVdb: Không thể thay đổi thứ tự được vì các

bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩab. Kết luận:- Về cấu tạo : Liệt kê theo từng cặp và liệt

kê không theo từng cặp- Về ý nghĩa : Liệt kê tăng tiến và liệt kê

không tăng tiến

II. LUYỆN TẬP :Bài tập 1 : Tìm phép liệt kê trong bài Tinh

thần yêu nước của nhân dân ta+ Chúng ta có quyền tự hào về những trang

lịch sử vẻ vang trong thời đại Bà Trưng , Bà triệu , Trần Hưng Đoạn , Lê Lợi , Quang Trung ( Tăng tiến theo thời gian)+ Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi

đồng trẻ thơ , từ những kiều bào ở nước ngoài đến …. Chính phủ ( từng cặp )+ Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm

lăng thì tình thần ấy lại ….lũ cướp nước ( tăng tiến+ Nghĩa là phải ra sưc giải thích ….. lãnh

đạo( Liệt kê không theo từng cặp) Bài tập 2 : Tìm phép liệt kê+ Dưới lòng đường trên vỉa hè , trong cửa

tiệm . Những cu li xe kéo tay …. Chữ thập( Không theo cặp , không theo hướng tăng

tiến )+ Điện giật , dùiđâm , dao cặt , lữa nung Bài tập 3 : Đặt câu có sử dụng phép liệt kêa. Khi tiếng chuông báo hết giờ học vang

lên , hs các lớp ùa ra sân chơi như ong vỡ tổ . Sân trường đang yên tĩnh , vắng lặng bỗng ồn

Page 377: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

ào nhộn nhịp hẳn lên vì các trò chơi : đá bóng , nhảy dây , cầu lông …

4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Thế nào là phép liệt kê ? Nêu tác dụng ?Có mấy kiểu liệt kê ?- Học ghi nhớ sgk - Làm bài tập 3 b, c- Soạn bài : ''Ca Huế trên sông Hương''

5. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...................

************************************ Ngày soạn: 25-03-2017 Ngày dạy:

Tiết 113: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG - Hà Ánh Minh-

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Khái niệm thể loại bút kí. - Giá trị văn hóa nghệ thuật của ca Huế. - Vẻ đẹp của con người xứ Huế.2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc. - Phân tích văn bản nhật dụng, (kiểu loại văn bản thuyết minh). - Tích hợp với kiến thức Tập Làm Văn để làm văn thuyết minh3. Thái độ: - Biết yêu quý , giữ gìn ,bản sắc văn hóa của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ TL-TB. - GV: SGK, giáo án, bảng phụ

- HS: SGK, vở ghi vở soạn, vở bài tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :Không.3. Bài mới : GV giới thiệu bài

- Em hiểu gì về cố đô Huế ? hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết ? Xứ Huế vốn nổi tiếng với nhiều đặc điểm như chúng ta vừa nói tới . Xứ Huế còn nổi tiếng về những sản phẩm văn hoá độc đáo , đa dạng và phong phú mà ca Huế là một trong những sản phấm ấy . Hôm nay học bài văn này , chúng ta sẽ tìm hiểu thêm nhiều vẻ đẹp của Xứ Huế qua một đêm ca huế trên sông Hương .

Page 378: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu chú thích.- GV: Đọc rồi hướng dẫn cho hs đọc tiếp Gv đọc sau đó gọi hs đọc tiếp ( yêu cầu chẫm rãi rỏ ràng , mạch lạc ) - HS : Giải thích từ khó? Dựa vào chú thích trong sgk em hãy nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp của Hà Ánh Minh- HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua phần chú thích, GV đặt những câu hỏi gợi để học sinh trả lời.? Văn bản thuộc kiểu loại gì?? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?- Hs: Suy nghĩ trả lời trong phần chú thích *

? Theo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu ? căn cứ vào đau để kết luận ?? VB này được chia làm mấy phần , nêu nội dung từng phần ? - GV : Hướng dẫn. - HS : Thảo luận nhóm. Gọi hs đọc phần chú thích dấu sao sgk

* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bảnHS: Theo dõi phần thứ nhất của văn bản.? Xứ Huế nổi tiếng nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế?HS: Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.? Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế ?HS: Dân ca Huế mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của vùng đất Huế.

I. Đọc- tìm hiểu chú thích:1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó   :

2. Tác giả: SGK3. Tác phẩm: - Bút kí : Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.- Ca Huế :- Xuất xứ :văn bản được in trên báo người Hà Nội.

4. Tìm hiểu văn bản:a. Bố cục: Chia làm 2 phần.- P1 : Từ đầu đến lí hoài nam – Huế cái nôi của dân ca- P2: Tiếp theo đến hết – những đặc sắc của Huế

b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả , thuyết minh.

II. Phân tích văn bản   : 1. Huế- Cái nôi của dân ca:

Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.

Mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa

Page 379: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Thống kê các điệu ca Huế và đặc điểm của nó?HS:Các điệu ca Huế Đặc điểm Chèo cạn, bài

thoại, hò đưa linh Hò giã gạo, ru

em, giã vôi…, điệp, bài chòi, bài liệm, nàng vung

Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện

Nam ai, Nam bình, quả phụ tương tư khúc, hành vân

Tứ đại cảnh

Buồn bã

Náo nức, nồng hậu, tính người

Gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh

Buồn man mác, thương cảm, bi ai , vương vấn

Không vui, không buồn

GV: Huế là miển đất nổi tiếng của miền trung: phong cảnh nên thơ, có nhiều cảnh đẹp (sông Hương , núi Ngự) là đất cố đô nổi tiếng văn hoá phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm văn hoá cung đình và văn hoá dân gian.? Quá trình miêu tả, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gìHS: Liệt kêGV: Chốt cung cấp cho HS những kiến thức bước đầu về liệt kê.? Trong bài, tác giả nhắc đến tên những nhạc cụ nào?HS: Đàn trạm, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo sanh?Những bản đàn nào được nhắc đến trong văn bản?HS: Lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ, tứ đại cảnh? Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ trong phần văn bản này?? Tìm những từ ngữ miêu tả nghệ thuật sử dụng nhạc cụ của các nhạc công

của vùng đất Huế.

Ca Huế phong phú và đa dạng

Tất cả đã thể hiện lòng khát khao nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.

Dùng phép liệt kê kết hợp với lời giải thích, bình luận.

Ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc thấm thía về ND tình cảm và mang đậm những nét đặc trng của miền đất và tâm hồn

Page 380: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HS: Nhân, mổ, vỗ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, rãi? Nghệ thuật sử dụng? Liệt kêHS: Sử dụng động từ miêu tả động tác, liệt kê? Em nhận xét gì về nghệ thuật biểu diễn của họ?HS: sự điêu luyện trong nghệ thuật biểu diễn của các nhạc côngGV: nghệ thuật ca Huế phong phú, đa dạng, điêu luyện , tài tình? Qua đó, tác giả đã chứng minh đợc những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế ?GV: Ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc thấm thía về ND tình cảm và mang đậm những nét đặc trng của miền đất và tâm hồn Huế.? Ngoài ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta ?HS: Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây nguyên.

Huế.

-

- 4. CỦNG CỐ DĂN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Huế có những điệu dân ca nào ? Kể tên các loại nhạc cụ biểu diễn ?- Nêu nguồn gốc của ca Huế - Học phần ghi nhớ . ''Soạn bài “ Ca Huế trên sông Hương tiết tiếp theo” 5. RÚT KINH NGHIỆM:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........................................................................................................................................

****************************************************

Ngày soạn: 25-03-2017 Ngày dạy:

Tiết 114: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG (tiếp theo) - Hà Ánh Minh-

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức:

Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế. Vẻ đẹp của con người xứ Huế.2. Kĩ năng:

Page 381: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Đọc- hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc. Phân tích văn bản nhật dụng. Tích hợp kiến thức tập làm văn để làm văn thuyết minh.3. Thái độ: Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độ và hành động

tích cực để góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.

II. CHUẨN BỊ TL-TB.- GV: ĐDDH, giáo án, tranh ảnh minh họa,…- HS: ĐDHT, soạn bài, vở soạn, ghi,…III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu những nét đặc sắc về ND và nghệ thuật của VB Những trò lố...?3. Bài mới: giới thiệu . Nếu như những văn bản nhật dụng ở lớp 6 như Động Phong Nha, Cầu Long Biên-

Chứng nhân lịch sử chủ yếu muốn giới thiệu những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thì Ca Huế trên sông Hương lại giúp ngời đọc hình dung một cách cụ thể một sinh hoạt văn hóa rất đặc trưng, nổi bật ở xứ Huế mộng mơ.

Hoạt động của GV&HS Nội dungHoạt động 1: GV HD HS phân tích văn bản:

HS: Theo dõi phần thứ 2 của VB.?Tác giả nhận xét gì về về sự hình thành của dân ca Huế?HS: từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng uy nghi...GV:

Nhạc dân gian biểu hiện tâm hồn lạc quan của nhân dân nên hồn nhiên, sôi nổi, tươi vui, thường được dùng trong sinh hoạt và lễ hội

Nhạc cung đình nhã nhạc dùng trong các buổi lễ nơi cung đình, nơi tôn miếu nên trang trọng,uy nghị

? Qua đó em thấy tính chất nổi bật nào của ca Huế ?HS: Ca Huế có sự kết hợp 2 tính chất dân gian và cung đình, trong đó đặc sắc nhất là nhạc cung đình tao nhã.

II. Phân tích văn bản:1. Huế- Cái nôi của dân ca:

2. Những đặc sắc của ca Huế:

Ca Huế hình thành từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình

Page 382: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Tại sao nói ca Huế là một thứ tao nhã? HS: Vì ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, trang trọng và duyên dáng từ ND đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc...)? Đoạn văn nào trong bài cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ ?HS: Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu... Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.? Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn văn này?HS: Liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế? Qua đó ta thấy nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh?HS: Liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế? Người dân xứ Huế thưởng thức ca Huế bằng cách nào?HS: Thưởng thức ca Huế trên thuyền, giữa sông Hương, vào đêm trăng gió mát.? Em thấy có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế?HS: Cách thưởng thức vừa dân dã, vừa trang trọng.? Chi tiết nào miêu tả cảnh đêm trăng nghe ca Huế trên sông Hương?HS:

Thành phố lên đèn như sao sa, màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi, không gian rộng thoáng

Trăng lên, gió mơn man dìu dịu, dòng sống trăng gợn sóng, con thuyền bồng bềnh

? Cảnh đêm trăng trên sông Hương như thế nàoHS: Cảnh thơ mộng,yên tĩnh , êm đềm? Tìm chi tiết miêu tả hoạt động, cảm xúc con người?

Ca Huế thanh lịch, tinh tế, có tính dân tộc cao trong biểu diễn.

Cách thưởng thức vừa dân dã, vừa trang trọng.

Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế.

Page 383: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

HS: Lữ khách giang hồ, thơ lai láng Ca công trẻ tuổi duyên dáng Tâm trạng chờ đợi, xao động Con gái Huế tâm hồn phong phú,

âm thầm , kín đáo, sâu thẳm? Tâm trạng họ thể hiện như thế nàoHS: Con người háo hức, nồng hậu, duyên dáng, lịch sự? Khi viết lời cuối văn bản: Tác giả muốn người đọc cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương?HS: Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế.Hoạt động 2: GV HD HS tổng kết văn bản: (4phút)? Sau khi học xong văn bản này, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế ?HS: Yêu quí Huế, tự hào về Huế, mong đ-ược đến Huế để được thưởng thức ca Huế trên sông Hương.GV: giáo dục HS

III. Tổng kết:1. Nghệ thuật:- Viết theo thể bút kí.- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.2. Nội dung:

- - Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc.

- 4. CỦNG CỐ DĂN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Em hiểu thế nào về nghệ thuật ca Huế ?- Học phần ghi nhớ . ''Tìm hiểu chung về văn bản hành chính” 5. RÚT KINH NGHIỆM:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

****************************************************

Ngày soạn: 25-03-2017

Page 384: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày dạy: TIẾT 115

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản hành chính: Hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại

văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống..2. Kĩ năng: - Nhận biết được loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống. - Viết được văn bản hành chính đúng quy cách.3. Thái độ: - Biết viết được một văn bản hành chính đúng quy cách.

II. CHUẨN BỊ TL-TB. - GV: SGK, giáo án, bảng phụ

- HS: SGK, vở ghi vở soạn, vở bài tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định :2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Từ bậc tiểu học đến lớp 6 các em đã học những loại vb hành chính nào ? em hãy kể tên những loại văn bản hành chính mà em biết ? . Tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu xem thế nào là vb hành chính ? Những loại nào thì ta gọi là vb hành chính ?

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Thế nào là văn bản hành chính.

Gọi 3 hs đọc 3 vb trong sgk? Khi nào thì người ta viết các vb thông báo , đề nghị và báo cáo ?- Hs: Suy nghĩ trả lời- Gv: Chốt giảng + Thông báo : Truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho công chúng đều biết+ Kiến nghị : khi cần đề bạt một nguyện vọng chính đáng của các nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết+ Báo cáo: Khi cần phải thông báo 1 vấn đề gì đó lên cấp trên? Mỗi vb có mục đích gì ?- Hs: - Thông báo nhằm phổ biến một nội dung- Đề nghị nhắm đề xuất một nguyện vọng ý kiến- Báo cáo : nhắm tổng kết , nêu lên những gì đã làm

I. Thế nào là vb hành chính ?a. Xét Văn bản: Sgk- Thông báo nhằm phổ biến một nội dung- Đề nghị nhắm đề xuất một nguyện vọng ý kiến- Báo cáo : Nhắm tổng kết, nêu lên những gì đã làm được để cấp trên biết=> Văn bản hành chínhb. Cách trình bày:- Quốc hiệu và tiêu ngữ- Địa điểm làm vb và ngày tháng- Họ tên , chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận vb- Họ tên , chức vụ của người gửi hay tên cơ quan , tập thể

Page 385: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

được để cấp trên biết? Ba vb ấy có điểm gì giống và khác nhau ? - Hs: + Giống : Hình thức trình bày đều theo một trình tự nhất định ( theo mẫu)+ Khác nhau : về mục đích và nd? Hình thức trình bày của 3 vb có gì khác với vb truyện và thơ mà em đã học ?- Hs: Suy nghĩ trả lời.- Gv: Chốt ghi bảng: Khác : Thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng , còn vb hành chính không phải là hư cấu tưởng tượng . Ngôn ngữ thơ được viết theo ngôn ngữ nghệ thuật còn ngôn ngữ vb được viết trên ngôn ngữ hành chính? Em còn thấy loại vb nào tương tự như 3 loại vb trên ?- Hs: Biên bản , đơn từ , hợp đồng , sơ yếu lí lịch ….? Qua phân tích em hãy rút ra đặc điểm của vb hành chính : mục đích , nội dung và hình thức ? ( Ghi nhớ sgk )? Em vừa học xong phép liệt kê , vậy mẫu nào có sử dụng phép liệt kê ? đó là kiểu liệt kê gì ?- Hs: Vb báo cáo, liệt kê về kết quả trồng cây ( liệt kê thông báo không theo cặp , không tăng tiến )? Qua phân tích em hãy chjo biết thế nào là văn bản hành chính, Khi viết nội dung của văn bản cần đảm bảo yêu cầu nào?- Hs: Đọc ghi nhớ SGK/110*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tậpBài tập? Bài tập 1,2,3,4,5,6 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

gửi vb- Nd thông báo , đề nghị , báo cáo- Kí tên người gửi vb

2. Kết luận: Ghi nhớ SGK

II. LUYỆN TẬP:Xử lí tình huống1. Dùng vb thông báo2. Dùng vb báo cáo3. Dùng phương thức biểu cảm4. Đơn xin nghỉ học5. Văn bản đề nghị6. Văn kể chuyện

4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Thế nào là vb hành chính ? Nêu cách trình bày vb hành chính - Viết báo cáo về tình hình học tập trong tháng vừa qua của lớp mình cho cô giáo chủ nhiệm được biết - Học phần ghi nhớ sgk

5. RÚT KINH NGHIỆM:

Page 386: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

***************************************Ngày soạn: 01-04-2017 Ngày dạy:

Tiết 116 : TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN SỐ 6

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :1. Kiến Thức: - Nắm vững hơn cách làm bài văn lập luận giải thích; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức tiếng việt đã học ở HKII.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt

3. Thái độ: - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.

II.CHUẨN BỊ TL-TB: - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 2,các câu ở bài văn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong tiết học.

3. Bài mới: Giới thiệu bài:HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập làm văn? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)

* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài

I. ĐỀ BÀI:- Đề 1:CÂU 1 : Hãy nêu NT, YN của văn bản: Sống chết mặc bay.CÂU 2 : Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãiII. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM

Page 387: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

làm. Nhận xét ưu, nhược điểm? Hãy lập dàn ý cho đề văn- H/s khác theo dõi bổ sung- GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/sa. Ưu điểm:- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)- 1số bài vận dụng phương pháp lập luận giả thích khá linh hoạt- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s: - Trình bày sạch đẹp.b.. Tồn tại:- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn.- Sử dụng yếu tố lập luận giải thích còn yếu - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:- còn sai chính tả- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao

- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa- GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt- Trả bài cho H/s

1. Nội dung:CÂU 1 : HS trình bày theo đúng chuẩn KTKNCÂU 2 : - Kiểu văn bản: Nghị luận giả thích- Vận dụng các kĩ năng: nghị luận, giải thích để giả thích ý nghĩa câu nói trên.2. Đáp án chấm:a. Mở bài: (1 điểm) + Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?- Giới thiệu và trích dẫn câu nói của Lê-ninb. Thân bài: (5 điểm)Nội dung :1. Học, học nữa, học mãi nghĩa là thế nào?- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mọi người học tập.- Lời khuyên chia làm ba ý mang tính tăng cấp=>Học : Thúc dục con người bắt đầu công việc học tập , tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.=>Học nữa : Vế thứ 2 thúc dục chúng ta tiếp tục học tập , học nữa mang hàm ý là đã học rồi , nhưng cần tiếp tục học thêm nữa=. Học mãi : vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời , mãi mãi, con người luôn luôn phải học hỏi ngay cả khi mình có được một vị trí trong xã hội.2.Tại sao phải Học, học nữa, học mãi-Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội- Bởi xh luôn luôn vận động, cái mới luôn luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu về kiến thức .- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ , tự làm mất đi vị trí của mình trong xã hội.3. Học ở đâu và học như thế nào- Học trên lớp , trong sách vở ,học ở thầy cô......- học lúc nhàn rỗi.....4. Liên hệ-Bản thân bạn bè.........

Page 388: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

c. Kết bài: (1 điểm)- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ của lời khuyên.....3. Nhận xét ưu, nhược điểm

BẢNG THỐNG KÊ BÀI VIẾT TLV 6Lớp SS SB 0-1-2 3-4 Dứơi

TB5-6 7-8 9-10 Trên

TBSL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

7A

7B

4. CỦNG CỐ DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- Chuẩn bị bài''Quan Âm Thị Kính.''5. RÚT KINH NGHIỆM:.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************************

Ngµy so¹n: 01-04-2017Ngµy d¹y:

Tiết 117:HDĐT : QUAN ÂM THỊ KÍNHI. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến Thức: S¬ gi¶n vÒ ChÌo cæ; gi¸ trÞ néi dung vµ nh÷ng ®Æc ®iÓm nghÖ thuËt tiªu biÓu cña vë chÌo “Quan ©m thÞ kÝnh”...

2. K ĩ năng : Ph©n tÝch m©u thuÉn, nh©n vËt vµ ng«n ng÷ thÓ hiÖn trong mét trÝch ®o¹n chÌo.3. Thái độ: - Biết yêu quý những loại hình sân khấu dân gian.

II. CHUẨN BỊ TL-TB. - GV: SGK, giáo án, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.

- HS: SGK, vở ghi vở soạn, vở bài tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Ca Huế trên sông H-ương ?

4. Bài mới : Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền VN rất phong phú và độc đáo: chèo, tuồng, rối... Trong đó vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính lấy sự tích từ chuyện c.tích về đức Quan Thế

Page 389: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Âm Bồ tát, là một trong những vở tiêu biểu nhất, được phổ biến khắp cả nước. Nhng trong điều kiện khó khăn hiện nay, chúng ta mới chỉ có thể bằng lòng với việc tìm hiểu tính (kịch bản) chèo, mà cũng chỉ một đoạn ngắn mà thôi.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạtHoạt động 1: HDHS tìm hiểu chú thích.Cho HS đọc phân vaiGV hướng dẫn các vai đọc.Giải thích những từ khó cho HS

- Văn bản Quan Âm Thị Kính thuộc thể loại nào ?- Thế nào là chèo ? (Hs đọc chú thích*).- Văn bản này gồm có mấy phần ? (2 phần: phần đầu tóm tắt nội dung vở chèo, phần sau là trích đoạn Nỗi oan hại chồng).- Phần nào là chính ? (phần 2- trích đoạn Nỗi oan hại chồng).- Tại sao đoạn này lại có tên là Nỗi oan hại chồng ? (Người con dâu không định hại chồng nhưng bị mẹ chồng buộc cho tội hại chồng, đành chịu nỗi oan này).- Đoạn trích có mấy nhân vật ? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch ?- Hai nhân vật nàu xung đột theo >< nào ? (mẹ chồng >< nàng dâu, kẻ thống trị >< kẻ bị trị).Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản.- Dựa vào phần tóm tắt và chú thích*, em hãy cho biết về nội dung, vở chèo Quan Âm Thị Kính mang đặc điểm nào của các tích chèo cổ ?- Nhân vật của vở chèo mang những tính chất chung nào của các nhân vật trong chèo cổ ?

+Gv: Khi xem vở chèo này trên sân khấu, ta thấy Thị Kính mặc áo hồng lồng xa đen, t thế ngay thẳng, để quạt che kín đáo. Sùng bà dán cao ở thái dương, đảo mắt nhiều, dáng đi ỡn ẹo).- Từ đó, em hiểu gì về g.trị của vở chèo Quan Âm Thị Kính?

- Bức tượng Quan Âm Thị Kính ở chùa Tây Ph-

I. Đọc- tìm hiểu chú thích:1. Đọc văn bản- giải nghĩa từ khó.

3.Tìm hiểu chú thích- Thể loại: chèo.

-Bố cục: (2 phần)+ phần đầu tóm tắt nội dung vở chèo.+ phần sau là trích đoạn Nỗi oan hại chồng.

- Nhân vật chính: Thị Kính và Sùng bà.

II. Tìm hiểu văn bản:1- Giá trị của vở chèo Quan Âm Thị Kính:- Trích đoạn xoay quanh trục bĩ cực- thái lai. Nhân vật Thị Kính đi từ nỗi oan trái đến được giải oan thành phật.- Thị Kính là người phụ nữ mẫu mực về đạo đức được đề cao trong chèo cổ. Đó là vai nữ chính.- Sùng bà là vai mụ ác, bản chất tàn nhẫn, độc địa.

- Là vở chèo tiêu biểu, mẫu mực cho NT chèo cổ ở nước ta.

Page 390: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

ương được chụp in trong sgk cho em hiểu gì về chèo Quan Âm Thị Kính?GV: cô trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể về phần 2 :

+Gv: Nỗi oan hại chồng diễn ra trong 3 thời điểm: Trước khi bị oan (từ đầu-> một mực), trong khi bị oan( tiếp->về cùng cha con ơi), sau khi bị oan (còn lại).

- Đoạn mở đầu cho thấy trước khi mắc oan, tình cảm của Thị Kính đối với Thiện Sĩ như thế nào ? Chi tiết nào nói lên điều đó ?- Qsát chồng ngủ, Thị Kính đã thấy gì và làm gì ? Vì sao Thị Kính làm việc này ? (Thị Kính muốn làm đẹp cho chồng, cho mình: Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta).-Cử chỉ đó cho thấy Thị Kính là người nh thế nào ?

- Trước khi mắc oan Thị Kính là người phụ nữ có những đức tính gì ?

- Kẻ gieo họa cho Thị Kính là ai ? (Sùng bà-mẹ chồng Thị Kính). Theo dõi nhân vật Sùng bà.- Sự việc cắt râu chồng của Thị Kính đã bị bà mẹ chồng khép vào tội gì ? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó- Trong bản luận tội Thị Kính, Sùng bà đã căn cứ vào 3 điểm chính: Cho rằng Thị Kính là loại đàn bà hư đốn, tâm địa xấu xa; cho rằng Thị Kính là con nhà thấp hèn không xứng đáng với nhà mình; cho rằng Thị Kính phải bị đuổi đi. Em hãy tìm những lời buộc tội cụ thể của Sùng bà ?

- Em có nhận xét gì về cách luận tội của Sùng bà ?- Cùng với lời nói, Sùng bà còn có những cử chỉ nào đối với Thị Kính ?

- Tất cả những lời nói và cử chỉ đó đã làm hiện

- Quan Âm Thị Kính là vở chèo mang tích phật (dân gian gọi là tích Quan Âm).

2- Trích đoạn Nỗi oan hại chồng:a- Trước khi bị mắc oan:

- Thị Kính ngồi quạt cho chồng.-> Thị Kính yêu thương chồng bằng một tình cảm đằm thắm.

- Thị Kính cầm dao xén râu cho chồng.

->Tỉ mỉ, chân thật trong tình yêu.

=> Thị Kính là người PN Yêu thương chồng chân thật và mong muốn có hạnh phúc lứa đôi tốt đẹp.b-Trong khi bị oan:*Sùng bà:- Cái con mặt sứa gan lim này ! Mày định giết con bà à ?-> Thị Kính bị khép vào tội giết chồng.- Tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ.- Trứng rồng lại nở ra rồng Liu điu lại nở ra dòng liu điu.- Mày là con nhà cua ốc.- Con gái nỏ mồm thì về với cha,- Gọi Mãng tộc, phó về cho rảnh.->Sùng bà tự nghĩ ra tội để gán cho Thị Kính.- Dúi đầu Thị Kính ngã xuống- Khi Thị Kính chạy theo van xin, Sùng bà dúi tay ngã khụyu xuống,...=>Sùng bà là người đàn bà độc địa, tàn nhẫn, bất nhân.

Page 391: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

nguyên hình một người đàn bà có tính cách như thế nào ?- Sùng bà thuộc loại nhân vật đặc biệt nào trong chèo cổ ? Nhân vật này gây cảm xúc gì cho ngư-ời xem ?

- Theo dõi nhân vật Thị Kính.- Khi bị khép vào tội giết chồng, Thị Kính đã có những lời nói, cử chỉ nào ?

- Em có nhận xét gì về tính chất của những lời nói, cử chỉ đó ?- Những lời nói và cử chỉ của Thị Kính đã được nhà chồng đáp lại như thế nào ? (Chồng im lặng, mẹ chồng cự tuyệt: Thôi im đi ! ... lại còn oan à, bố chồng thì a dua với mẹ chồng: Thì ra con Thị Kính này nó là gái giết chồng thật à).- Trong cảnh ngộ này, Thị Kính là người như thế nào ?

- Qua đó tính cách nào của Thị Kính được bộc lộ ?

- Thị Kính thuộc loại nhân vật đặc sắc nào trong chèo cổ ? Cảm xúc của ngời xem được gợi từ nhân vật này là gì ?

- Sau khi bị oan, Thị Kính đã có cử chỉ và lời nói gì ?

- Những cử chỉ và lời nói đó phản ánh nỗi đau

->Nhân vật mụ ác, bản chất tàn nhẫn, độc địa- Ghê sợ về sự tàn nhẫn.

*Thị Kính:- Lạy cha, lạy mẹ ! Con xin trình cha mẹ... Giời ơi ! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi ! Oan thiếp lắm chàng ơi !- Vật vã khóc, ngửa mặt rũ rợi, chạy theo van xin.->Lời nói hiền dịu, cử chỉ yếu đuối, nhẫn nhục.

->Thị Kính đơn độc giữa mọi sự vô tình, cực kì đau khổ và bất lực.

=> Thị Kính phải chịu nhẫn nhục, oan ức nhưng vẫn thể hiện là người chân thực, hiền lành, biết giữ phép tăc gia đình.->Nhân vật nữ chính, bản chất đức hạnh,nết na, gặp nhiều oan trái- Xót thơng, cảm phục.

c-Sau khi bị oan:- Quay vào nhà nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.- Thương ôi ! bấy lâu... thế tình run rủi.

->Nỗi đau nối tiếc, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ.

Page 392: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

nào của Thị Kính ?- ý định không về với cha, phải sống ở đời mới mong tỏ ro ngời đoan chính, đã chứng tỏ thêm điều gì ở người phụ nữ này ? (Không đành cam chịu oan trái, muốn tự mình tìm cách giải oan).- Cái cách giải oan mà Thị Kính nghĩ đến là gì ?

- Con đường Thị Kính chọn để giải oan có ý nghĩa gì

- Theo em, có cách nào tốt hơn để giải thoát những người như Thị Kính khỏi đau thương ? (Loại bỏ những kẻ như Sùng bà, loại bỏ quan hệ mẹ chồng- nàng dâu kiểu Phong, loại bỏ XH PK thối nát).III-HĐ3:Tổng kết(5 phút)- Nêu những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản Quan Âm Thị Kính?IV-HĐ4:Luyện tập, củng cố (5 phút)- Thảo luận: Nêu chủ đề của trích đoạn Nỗi oan hại chồng ?

- Em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính" ?

- Đi tu để cầu phật tổ chứng minh cho sự trong sạch của mình.->Phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong XH cũ và lên án thực trạng XH vô nhân đạo đối với những người lương thiện.

IV-Tổng kết:*Ghi nhớ: sgk (121).

B-Luyện tập:- Chủ đề đoạn trích: Thể hiện sự đối lập giàu- nghèo trong XH cũ thông qua xung đột gia đình, hôn nhân và thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của người PN nông thôn: hiền lành, chân thật, biết giữ lễ nghi và cam chịu oan nghiệt.- Thành ngữ "Oan Thị Kính" dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức chịu đựng, không thể giãi bày đợc.

4. CỦNG CỐ DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Gv hệ thống lại bài học. - Học thuộc ghi nhớ, tóm tắt trích đoạn Nỗi oan hại chồng. - Soạn bài : Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

5. RÚT KINH NGHIỆM:..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

________________________________________________________________________

Ngày soạn: 01- 04- 2017 Ngày dạy:

Page 393: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Tiết 118 :DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.2. Kĩ năng: - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản. - Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.3. Thái độ: - Biết Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.

II. CHUẨN BỊ TL-TB. - GV: SGK, giáo án, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.

- HS: SGK, vở ghi vở soạn, vở bài tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :? Thế nào là liệt kê ? nêu tác dụng ? Có mấy kiểu liệt kê ? Lấy vd minh hoạ

Đáp ánCâu Đáp án Điểm

Câu 1

- Khái niệm - Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế và tư tưởng, tình cảm .*Tác dụng : Kích thích trí tưởng tượng và gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc , người nghe

6

Câu 2- Về cấu tạo : Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp- Về ý nghĩa : Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiếnVD

4

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Khi viết đoạn văn hay câu văn chúng ta phải dùng dấu câu vậy dấu câu có tác dụng như thế nào chúng ta cùng vào tìm hiểu tiết học hôm nay về hai dấu đó là dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Công dụng của dấu chấm lửng. Công dụng của dấu chấm phẩy

Hs đọc vd trong sgk? Cho biết chức năng của dấu chấm lửng trong các vd trên ?- Hs: Suy nghĩ trả lời.- Gv: Chốt ghi bảng? Qua phân tích các vd em hãy rút ra tác dụng của dấu chấm lửng ?

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Công dụng của dấu chấm lửng:

a. Xét Ví dụ:- Vd.a: Biểu thị các phần liệt kê tương tự , không viết ra- Vd.b: Tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người viết- Vd.c: Bất ngờ của thông báo

Page 394: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Hs: Đọc phần ghi nhớ SGK/ 123- Rút gọn phần liệt kê- Nhấn mạnh tâm trạng của người nói- Giản nhịp điệu của câu văn- Tạo sắc thái dí dỏm , hài hước

? Em hãy lấy vd trong những vb đã học để minh hoạ cho những tác dụng trên ?

* Bài tập vận dụng ? Dấu chấm lửng trong câu sau có chức năng gì ? (Thể điệu ca Huế có sôi nổi , tươi vui , có buồn tảm , bâng khuâng , có tiếc thương , ai oán

Gọi hs đọc lại ghi nhớ

- - Hs: Đọc vd trên bảng phụ

- Hs: +Vd a, Cốm không phải là thứ quà của người ăn vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít , thong thả và ngẫm nghĩ + VD b: Về việc trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh : đã tổ chức trồng được 100 cây các loại ( bao gồm 50 cây bạch đàn , 40 cây xà cừ và 10 cây phượng vĩ ) ở khu vực Ban Giám hiệu nhà trường phân công ; không bẻ cành , hái là hoặc ngắt hoa nơi công cộngXét ví dụ:? Trong câu a , tại sao sâu câu thứ nhất lại không dùng dấu chấm, dấu phẩy mà lại dùng dấu chấm phẩy ?- Hs: Vì ý của câu 1 chưa chọn vẹn nên không thể dùng dấu chấm , hai ý trong câu không tạo nên câu ghép- Đẳng lập nên không thể dùng dấu phẩy , do vậy dùng dấu chấm phẩy là để nối 2 ý trong một câu ghép có quan hệ phức tạp? Trong vd b dấu chấm phẩy dùng để làm gì ? có thể thay dấu chấm

b. Kết luận:- Tỏ ý còn nhiều sự vật , hiện tượng tương tự chưa liệ kê hết- Thể hiện chổ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng- Làm giãn nhịp điệu câu văn , chuẩn bị cho sự xuật hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước , châm biếm

2. Công dụng của dấu chấm phẩy :a. Xét Vd:-Vda: Vì ý của câu 1 chưa chọn vẹn nên không thể dùng dấu chấm , hai ý trong câu không tạo nên câu ghép- Đẳng lập nên không thể dùng dấu phẩy, do vậy dùng dấu chấm phẩy là để nối 2 ý trong một câu ghép có quan hệ phức tạp- VDb: Dùng để liệt kê các sự vật , sự việc trong một phép liệt kê phức tạp như : liệt kê

Page 395: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

phẩy bằng dấu phẩy được không ?- Hs: Dùng để liệt kê các sự vật , sự việc trong một phép liệt kê phức tạp như : liệt kê về việc trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh Vì vậy không thể dùng dấu phẩy được? Vậy dấu chấm phẩy có công dụng gì ? ( sgk)- Hs: Ghi nhớ SGK/122

*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng3. Bài tập 3:? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

về việc trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh Vì vậy không thể dùng dấu phẩy được .

b. Nhận xét:- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạII. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1 : Dấu chấm lửng dùng để làm gì ?a. Biểu thị lời nói bị ngắt quãng, sợ hãi, lúng túng ( - Dạ , bẩm…)b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ2. Bài tập 2: Công dụng của dấu chấm phẩy- a, b,c dùng để ngăn cách các vế trong của những câu ghép có cấu tạo phức tạp3. Bài tập 3:a. Câu dùng dấu chấm phẩy - Thuyền để thưởng thức ca Huế trên sông hương đượcchuẩn bị rất chu đáo : Mũi thuyền phải có không gian rộng để ngắm trăng ; trong thuyền , phải có sàn gỗ có mui vòm trang trí lộng lẫy ; xung quanh thuyền , có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng b. Câu có dùng dấu chấm lửng Người ta đi thuyền đêm trên sông hương để ngắm cảnh trăng đẹp nhưng thật ra là để … ru hồn . Cứ mở đầu cuộc ru bằng khúc lưu thuỷ , kiêm tiền xuân phong … là đã thấy xao động tâm hồn

4. CỦNG CỐ, DĂN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ?

Page 396: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Học phần ghi nhớ - Làm bài tập b số 3 - Soạn bài tiếp theo “Văn bản đề nghị’5. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………...................................................................………………………………………………………......

******************************************************

Ngày soạn: 05-04-2017 Ngày dạy:

Tiết 119 :VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản đề nghị: Hoàn cảnh , mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm

loại văn bản này.2. Kĩ năng: a. Kỹ năng chuyên môn - Nhận biết văn bản đề nghị. - Viết văn bản đề nghị đúng quy cách. - Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.b. Kỹ năng sống-Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm,

tầm quan trọng của văn bản đề nghị- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản đề nghị(phù hợp với mục

đích, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp)3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản đề nghị đơn giản.

II. CHUẨN BỊ TL-TB. - GV: SGK, giáo án, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.

- HS: SGK, vở ghi vở soạn, vở bài tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :1. Thế nào là văn bản hành chính? Mục đích của Văn bản TB,BC,ĐN?2. Cách trình bày một văn bản hành chính Đáp án

Câu Đáp án ĐiểmCâu 1 ĐN: Văn bản hành chính.....

MĐ : - Thông báo nhằm phổ biến một nội dung- Đề nghị nhắm đề xuất một nguyện vọng ý kiến

7

Page 397: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Báo cáo : Nhắm tổng kết, nêu lên những gì đã làm được để cấp trên biết

Câu 2

- Quốc hiệu và tiêu ngữ- Địa điểm làm vb và ngày tháng- Tên văn bản- Họ tên , chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận vb- Họ tên , chức vụ của người gửi hay tên cơ quan , tập thể gửi vb- Nd thông báo , đề nghị , báo cáo- Kí tên người gửi vb

3

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản hành chính, khi chúng ta cần nêu một nguyện vọng nào đó với cơ quan có thẩm quyền hay với cáp trên thì chúng ta phải viết văn bản đề nghị , khi nào cần viết văn bản đề nghị và cách viết văn bản đề nghị ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay?.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm của vb đề nghị. Cách làm vb đề nghị

Hs đọc 2 vb trong sgk? Viết văn bản đề nghị để làm gì ?- Hs: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó ? Giấy đề nghị cần chú ý gì về nội dung và hình thức trình bày ?- HS: Nội dung rõ ràng , ngắn gọn- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , lời lẽ đúng mực? Em hãy nêu một số tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường , lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị ?- HS: Tự nêu- Gv: Chốt ghi bảngVD: (§Ò nghÞ thÇy gi¸o ngo¹i ng÷ giíi thiÖu cho em ®îc theo häc líp båi dưìng tiÕng Anh).

Hs đọc 4 tình huống trong sgk- Trong c¸c t×nh huèng sau ®©y (sgk-125), t×nh huèng nµo ph¶i viÕt giÊy ®Ò nghÞ ? (T×nh huèng: a,c. ph¶i viÕt giÊy ®Ò nghÞ, b. ph¶i viÕt giÊy têng tr×nh, d. ph¶i viÕt b¶n kiÓm ®iÓm).

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Đặc điểm của vb đề nghị:a. Xét Văn Bản: Văn bản1, Vb2, SGK- Mục đích: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó .- Nội dung: Rõ ràng, ngắn gọn- Trình bày : Trang trọng, sáng sủa, lời lẽ chuẩn mực.b. Nhận xét: Ghi Nhớ SGK/126

Page 398: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Khi nào thì chúng ta phải viết đề nghị ?- VB đề nghị mục đích và yêu cầu ntn?- Học thuộc ghi nhớ, tìm thêm các văn bản đề nghị mà em đã gặp.- Soạn bài tiếp theo : Văn bản đề nghị (tt)5. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................

******************************************************

Ngày soạn: 05-04-2017 Ngày dạy:

Tiết 120 :VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Gióp HS:- N¾m ®îc ®Æc ®iÓm cña v¨n b¶n ®Ò nghÞ: môc ®Ých, yªu cÇu, néi dung vµ c¸ch lµm lo¹i v¨n b¶n nµy.- HiÓu c¸c t×nh huèng cÇn viÕt v¨n b¶n ®Ò nghÞ: Khi nµo viÕt v¨n b¶n ®Ò nghÞ ? ViÕt ®Ó lµm g× ?- BiÕt c¸ch viÕt mét v¨n b¶n ®Ò nghÞ ®óng qui c¸ch.- NhËn ra ®îc nh÷ng sai sãt thêng gÆp khi viÕt v¨n b¶n ®Ò nghÞ.II. CHUẨN BỊ TL-TB: - GV: SGK, bảng phụ, TLTK.-HS: SGK, vở bài tập, vở ghi, các văn bản đề nghị sưu tầm được.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. æ n ®Þnh tæ chøc: 2. KiÓm tra: - ThÕ nµo lµ v¨n b¶n hµnh chÝnh ? Cho vÝ dô ?- Nªu c¸ch tr×nh bµy mét v¨n b¶n hµnh chÝnh ?3.Bµi míi: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHoạt động 1:Cách làm bài văn đề nghị.

- Hai v¨n b¶n ®Ò nghÞ trªn được tr×nh bµy theo thø tù nµo ?

- C¶ 2 v¨n b¶n b¶n cã nh÷ng ®iÓm g× gièng nhau vµ kh¸c

II- C¸ch lµm v¨n b¶n ®Ò nghÞ:1-T×m hiÓu c¸ch lµm v¨n b¶n ®Ò nghÞ:- Tr×nh bµy theo thø tù: Ai ®Ò nghÞ, ®Ò nghÞ víi ai, ®Ò nghÞ gi¶i quyÕt viÖc g× , ®Ò nghÞ ®Ó lµm g×.

- Gièng nhau ë c¸ch tr×nh bµy c¸c môc nhưng kh¸c nhau ë néi

Page 399: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

nhau ?

- Em cã nx g× vÒ c¸ch tr×nh bµy 2 v¨n b¶n ®ã ?- Nh÷ng phÇn nµo lµ q.träng trong 2 v¨n b¶n ®Ò nghÞ ?- Hs ®äc ghi nhớ sgk.

GV: cô trò chúng ta sẽ đi xây dựng dàn ý cho văn bản đề nghị.

- Tõ 2 t×nh huèng trªn, liªn hÖ víi c¸ch lµm ®¬n ë líp 6, h·y so s¸nh lÝ do viÕt ®¬n vµ lÝ do viÕt ®Ò nghÞ gièng nhau vµ kh¸c nhau ë chç nµo ?

dung tr×nh bµy sù viÖc cô thÓ.

- C¸ch tr×nh bµy: Trang träng, ng¾n gän, s¸ng sña theo c¸c môc qui ®Þnh.- C¶ 2 v¨n b¶n ®Òu ®Ò nghÞ ®iÒu g× vµ ®Ò nghÞ ®Ó lµm g×.

*Ghi nhí 2: sgk (126 )

2. Dµn môc 1 VB ®Ò nghÞ:sgk (126 ).3. Lưu ý:sgk (126 ).

III- LuyÖn tËp:1- Bµi 1 (127 ):

- Gièng nhau: LÝ do viÕt ®¬n (a) vµ lÝ do viÕt v¨n b¶n ®Ò nghÞ (b) ®Òu lµ nh÷ng nhu cÇu, nguyÖn väng chÝnh ®¸ng.- Kh¸c nhau: (a) theo nhu cÇu cña c¸ nh©n, (b) theo nhu cÇu cña tËp thÓ.

4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Khi nào thì chúng ta phải viết đề nghị ?- VB đề nghị yêu cầu về nội dung và cách trình bày ntn? - Học thuộc ghi nhớ, tìm thêm các văn bản đề nghị mà em đã gặp.- Soạn bài tiếp theo : ôn tập văn học.5. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................

*****************************************************Ngày soạn: 05-04-2017 Ngày dạy:

Page 400: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

TIẾT 121: ÔN TẬP VĂN HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục

ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường Luật, Thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương phản phép tăng cấp trong nghệ thuật.

- Hệ thống Văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.2. Kĩ năng: - Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học. - So sánh, ghi nhớ học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu. - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn3. Thái độ: - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn

II. CHUẨN BỊ TL-TB:- GV: SGK, bảng phụ, TLTK.

-HS: SGK, vở bài tập, vở ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ : không.3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Từ đầu năm đến nay , chúng ta đã học rất nhiều vb về phần văn , vậy các em đã học bao nhiêu vb và mang nội dung gì ? Tiết học hôm nay, cô cùng các em hệ thống lại toàn bộ kiến đó

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết- Gv: Cho học sinh thảo luận nhóm? Em hãy nhớ lại và ghi lại tất cả các nhan đề các văn bản, tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 7.- Hs: Thảo luận trình bày

I. TÌM HIỂU CHUNG:

- 1. Tên các vb đã học Trước tiên các em hãy nhớ và ghi lại những vb ( tác phẩm ) đã học từ đầu học kì I đến nay

HỌC KÌ I HỌC KÌ II - Cổng trường mở ra- Mẹ tôi- Cuộc chia tay của những con búp bê- Những câu hát về tình cảm gia đình- Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sx- Tục ngữ về con người và xh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Đức tính giản dị của BH- ý nghĩa văn chương- Sống chết mặc bay

Page 401: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Những câu hát than thân- Những câu hát châm biếm- Nam quốc sơn hà- Phò giá về kinh- Bánh trôi nước- Qua đèo Ngang- Bạn đến chơi nhà- Tĩnh dạ tứ- Ngẫu nhiên viết....- Nguyên tiêu- Cảnh khuya- Tiếng gà trưa- Một thứ quà của lúa non ; Cốm- Mùa xuân của tôi

- Ca Huế trên sống Hương

? Nêu khái niệm ca dao – dân ca?? Phân biệt ca dao, dân ca?

? Tục ngữ là gì?

? Em hiểu thế nào là thơ trữ tình?

? Thơ chữ tình trung đại Việt Nam gồm những thể loại nào?

? Thể thất ngôn tứ tuyệt có đặc điểm gì?

2. Một số thể thơ, truyệna. Ca dao, dân ca- Thơ ca dân gian: là những bài thơ bài hát trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác, biểu diễn và truyền miệng từ đời này sang đời khác

b.Tục ngữ- Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định , có nhịp điều, hình ảnh thể hiện những k/v của nhân dân về mọi mặt cuộc sốngc. Thơ trữ tình- Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác- Thường có vần điệu, nhịp ddieeujh, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao* thơ trữ tình trung đại Việt Nam- Đường luật: Thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú, tứ tuyệt- VN: lục bát, song thất lục bát, 4 tiếng học tập từ ca dao dân ca* Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật- 4 câu, mỗi câu 7 tiếng- Kết cấu: khai, thừa, chuyển, hợp- Nhịp: 4/3; 2/2/3- Vần chân* Ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật- 4 câu, mỗi câu 5 tiếng

Page 402: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Đó là những tình cảm nào? Lấy ví dụ?

? Tục ngữ nêu lên những kinh nghiệm gì của nhân dân?

- Vần bằng , trắc- Nhịp 3/2 hoặc 2/3* Thất ngôn bát cú- 8 câu mỗi câu 7 tiếng- Vần bằng trắc, chân- Kết cấu: đề, thực, luận, kết- Luật: nhất tam tứ bất luận, nhị tứ lục phân minh- Câu 3-4, 5-6 đối* Thơ lục bát- Thể thơ dân tộc kết cấu cặp, 1 câu 6, một câu 8- Vần bằng, vần lưng- Nhịp 2/2/2/2 hoặc 3/3 4/4 2/4/2* Song thất lục bát- 2 câu 7, 1 câu 6, 1 câu 8 -> một khổd. Truyện ngắn hiện đại- Có thể ngắn, rất ngắn, dài, hơi dài- kể linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo trình tự thời gian, thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột* Nghệ thuật: tương phảnTăng cấp: thường đi cùng tường phản tăng dần về cường độ, chất lượng, tốc độ, số lượng, màu sắc, âm thanh3. Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao – dân ca- Nhớ thương, kính yêu, than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn, châm biếm, hài hước, dí dỏm, đả kích4. Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ- Kinh nghiệm về thiên nhiên , thời tiết- kinh nghiệm về lao động, sản xuất- Kinh nghiệm về con người, xã hội5. Giá trị tư tưởng, tình cảm trong các bài thơ đoạn thơ VN và TQ.- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc- ý chí bất khất, kiên quyết đánh bại quân xâm lược- Tình yêu nhân dân, nỗi nhớ, mong quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ mẹ, nhớ thương bà- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên

Page 403: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung sâu sắc.

4. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét giờ ôn tập. - Về nhà làm bài 10. - Học những kiến thức đã ôn tập để chuẩn bị thi học kì .- Về nhà chuẩn bị ôn tập văn (tt).5. RÚT KINH NGHIỆM:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

******************************************************Ngày soạn: 05-04-2017 Ngày dạy:

TIẾT 122ÔN TẬP VĂN HỌC (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức: - Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc – hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát và phép tăng cấp nghệ thuật. - Sơ giản về thể loại thơ Đường luật. - Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.2. Kĩ năng:

- Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học. - So sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu. - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn. II. CHUẨN BỊ TL-TB:

- GV: SGK, bảng phụ, TLTK. -HS: SGK, vở bài tập, vở ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : không3. Bài mới : GV giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHoạt động 1: Khởi động

Page 404: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Chúng ta đã học xong phần Văn học lớp 7 . Để củng cố kiến thức, chúng ta cùng ôn tậpHoạt động 2: Ôn lại lí thuyết 6. Giá trị chủ yếu về tư tưởng.

- Nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi đã học ( trừ văn nghị luận)

STT Nhan đề(tác giả) Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuât

1 Cổng trường mở ra- Lí Lan

Lòng mẹ thương con vô bờ, mong con học giỏi nên người-> tình thương của mẹ trong đêm trước ngày khai giảng của con

Tâm trạng người mẹ được thể hiện chân thực, nhẹ nhàng mà cảm động , sâu sắc

2 Mẹ tôi – Et-môn đô đơ Amixi

- Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào trà đạp lên tình cảm đó.

- Lời lẽ nghiêm khắc, thấm thía, đích đáng khiến cho người con ăn năn, hối lỗi

3 Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài

- Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng- Bậc cha mẹ hãy vì hạnh phúc con cái mà tránh những cuộc chia tay

- Qua cuộc chia tay của những con búp bê -> đặt ra vấn đề một cách nghiêm túc và sâu sắc

4 Sống chết mặc bay –Phạm Duy Tốn

- Lên án tên quan phủ vô trách nhiệm gây nên tội ác khi làm nhiệm vụ hộ đê- Cảm thông với nỗi khổ của nhân dân vì đê vỡ

- Tương phản- Tăng cấp

5 Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu – NAQ

- Đả kích toàn quyền Varen đầy âm mưu thủ đoạn, thất bại đáng cười trước Phan Bội Châu.Ca ngợi người anh hùng kiên cường

- Cuộc gặp gỡ đầy kịch tính- Xây dựng nhân vật đối lập

6 Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam

- Ca ngợi miêu tả vẻ đẹp và giá trị của một thứ quà quê đặc sản mà quen thuộc của người Việt Nam

-Cảm giác tinh tế, trữ tình, đậm đà, trân trọng nâng niu- Bút kí, tuỳ bút

7 Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương

- Tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về tác

- Bút kí, kể, tả , giói thiệu và biểu cảm kết hợp khéo léo , nhịp nhàng- Lời văn giản dị

Page 405: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

phẩm này8 Mùa xuân của

tôi – Vũ BằngVẻ đẹp độc đáo của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội qua nỗi buồn lòng của người con xa xứ

Hồi ức trữ tình, lời văn giàu cảm xúc, chất thơ, nhẹ êm và cảm động ngọt ngào

9 Ca Huế trên sông Hương –Hà Ánh Minh

Giới thiệu ca Huế - sinh hoạt và thú vui văn hoá tao nhã ở cố đô

Văn bản giới thiệu thuyết minh mạch lạc, giản dị

? Nêu những điểm chính về ý nghĩa của văn chương?

*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Câu hỏi 3:? Câu hỏi3 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

7.Tiếng Việt của chúng ta vô cùng giàu đẹp- Tiếng giàu chất nhạc- Dồi dào về từ vựng, uyển chuyển về ngữ pháp, phong phú về hình thức diễn đạt, thoả mãn nhu cầu đời sống đủ khả năng diễn đạt đời sống và tâm hồn con người Việt

8.Những điểm chính về ý nghĩa của văn chương.- Nguồn gốc văn chương là lòng thương người mà rộng ra là thương muôn vật, muôn loài không có tình cảm với con người , cuộc sống thì không có văn chương- Văn chương là hình ảnh của cuộc sống , văn chương sáng tạo ra sự sống- Làm cho tâm hồn con người phong phú, trong sáng và nhân đạo hơn-> cuộc sống con người không thể thiếu văn chương9. Việc học phân tiếng việt và tập làm văn theo hướng tích hợp có nhiều lợi ích cho việc học văn.Nó có tác dụng gắn lí luận với thực tiễn, lí thuyết với thực hànhKiến thức về tiếng việt và tập làm văn là phương tiện để tìm hiểu sâu sắc hơn vănII. LUYỆN TẬP :Câu hỏi 3 : Những tình cảm , thái đô được thể hiện trong các bài ca dao – dân ca đã học là : nhớ thương kính yêu , than thân, trách phận , buồn bã , hối tiếc , tự hào , biết ơn ( trữ tình ) , trâm biếm, hài

Page 406: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

2. Câu hỏi 5:? Câu hỏi5 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

hước , dí dỏm , đã kíchCâu hỏi 5:- Những giá trị tư tưởng , tình cảm thể hiện trong các bài thơ , đoạn thơ trữ tình của VN và TQ đã học đó là : Lòng kính yêu và tự hào dân tộc ; ý chí bất khuất , kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược; ca ngợi cảnh đẹp thiên nhien ; ca ngợi tình bạn chân thành , tình cảm vợ chồng chung thuỷ- Phân tích tác dụng của việc học Ngữ văn lờp 7 theo hướng tích hợp- Hiểu kỉ từng phân môn hơn trong mối liên hệ chặt chẽ và đồng bộ giũa vh , tv , tlv- Nói và viết đỡ lúng túng hơn ; ứng dụng ngay ở những kiến thức, kỹ năng của phân môn này để học tập phân môn kia- VD : kĩ năng đưa vào trình bày dẫn chứng trong vb nghị luận chứng minh qua vb chứng minh mẫu mực Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

4. CỦNG CỐ, DĂN DÒ DÒ, HD TỰ HỌC.- Học thuộc các nội dung ôn tập đặc biệt câu 6, làm câu 9 ( sgk).- Soạn: “Dấu gạch ngang”

5. RÚT KINH NGHIỆM. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

****************************************************** Ngày soạn:12-04-2017. Ngày dạy:

Tiêt 123 :DẤU GẠCH NGANG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.2. Kĩ năng: - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. - Sử dụng dấu gạch ngang

trong tạo lập văn bản.3. Thái độ: - Biết dùng dấu gạch ngang để đạt câu đơn giản.

II. CHUẨN BỊ TL-TB:- GV: SGK, bảng phụ, TLTK.

-HS: SGK, vở bài tập, vở ghi.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Page 407: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

1. Ổn định :2. Kiểm tra bài cũ :1.Nêu công dụng của dấu chấm phẩy ? Cho Vd? 2. Nêu công dụng của dấu chấm lửng ? Lấy vd minh hoạ

Đáp ánCâu Đáp án Điểm

Câu 1

- Tỏ ý còn nhiều sự vật , hiện tượng tương tự chưa liệ kê hết- Thể hiện chổ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng- Làm giãn nhịp điệu câu văn , chuẩn bị cho sự xuật hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước , châm biếmVD

10

Câu 2- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạpVD

10

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Khi viết đoạn văn hay câu văn chúng ta phải dùng dấu câu. Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu công dụng của dấu dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp công dụng của dấu gạch ngang .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CÂNG ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Công dụng của dấu gạch ngang. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

Hs đọc vd trong sga. Đẹp quá đi , mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu […]b. Có người khẽ nói : - Bẩm , dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt , gắt rằng : - Mặt kệ

c. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va- ren – PBC ( xin chẳng dám nêu tên nhân chúng này ) lại quả quyết rằng ( phan ) BC đã nhổ vào mặt Va-ren ; cái đó thì cũng có thể? Ở câu 1 dấu gạch ngang có tác dụng ntn với từ “ mùa xuân” trước nó ?- Hs: Đánh dấu bộ phận chú thích? Ở vd 2 dấu gạch ngang có công

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Công dụng của dấu gạch nganga. Xét VD: SGK/129

- Vda: Tác dụng đánh dấu bộ phận chú thích

- Vdb: Tác dụng mở đầu một lời nói của nhân vật trong đối thoại

- Vdc: Tác dụng nối các từ trong một liên danh

- Vdd: Tác dụng nối các từ trong một liên danh

Page 408: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

dụng gì ?- Hs: Mở đầu một lời nói của nhân vật trong đối thoại? VD 3 dấu gạch ngang có công dụng gì ?- Hs: Nối các từ trong một liên danh? Qua phân tích em thấy dấu gạch ngang có những công dụng nào ? ( Ghi nớ sgk)

Gọi hs đọc lại vd 3 trong mục I? Dấu gạch nối trong các tiếng trong từ Va- ren được dùng để làm gì ? - HS: Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài? Cách viết dấu gạch nối khác với dấu gạch ngang ntn?- Hs: Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang? Dấu gạch nối có phải là một dấu câu không ? Vì sao ?- Hs: Không phải là một dấu câu. Nó chỉ là một quy ước quy định về chính tả khi phiên âm các từ mượn của ngôn ngữ nước ngoài*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng3. Bài tập 3:? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

b. Nhận xét: Ghi nhớ SGK/130

2. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối :a. Xét Vd:- Vd1d: Dấu gạch nối trong các tiếng trong từ Va- ren được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài. - Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngangb. Nhận xét: Ghi nhớ SGK/130 - Dấu gạch ngang không phải là một dấu câu . Nó chỉ dúng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng- Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang

II. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1: Nêu công dụng của dấu gạch nganga. Dùng để đáng dấu phần chú thích , giải thíchb. Dùng để đáng dấu phần chú thích , giải thíchc. Dùng để đáng dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích , giải thíchd. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danhe. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh2. Bài tập 2 :- Công dụng của dấu gạch nối : dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài3. Bài tập 3 : Đặt câu có dùng dấu gạch ngang GV hướng dần cho hs làm bài

4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Dấu gạch ngang có những công dụng nào ? Làm thế nào để phân biệt được dấu

gạch nối với dấu gạch ngang ? - Học thuộc ghi nhớ

Page 409: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Hoàn thành hết bài tập còn lại - Soạn bài “ ôn tập tiếng việt”

5. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...................................................................................................................

Ngày soạn:12 - 04- 2017 Ngày dạy:

Tiết 124 : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Các dấu câu, các kiểu câu đơn.- Các phép biến đổi câu, các phép tu từ cú pháp.2. Kĩ năng: - Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản đề nghị, báo cáo theo đúng mẫu.

II. CHUẨN BỊ TL-TB:- GV: SGK, bảng phụ, TLTK.

-HS: SGK, vở bài tập, vở ghi.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản hành chính, khi cấp trên yêu cầu chúng ta trình bày các kết quả nào đó thì chúng ta phải viết văn bản báo cáo, khi nào cần viết văn bản báo cáo và cách viết văn bản báo cáo ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay?.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết Các kiểu câu đơn .Công dụng của dấu gạch ngang , dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. Các phép biến đổi câu .Các phép tu từ cú pháp :? Hãy nêu những kiểu câu đơn đã học ?

- HS: Phân theo mục đích nói và phân theo cấu tạo

? Phân theo mục đích nói được chia làm mấy loại ? Đó là những loại nào ? cho vd minh họa?

I. TÌM HIỂU CHUNG:* Lí thuyết1. Các kiểu câu đơn :* Câu phân theo mục đích nói: a. Câu nghi vấn: Là câu dùng để hỏi - VD: Hôm nay, cậu không đi học à?b.Câu trần thuật: Dùng để nêu một nhận định có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai- VD : Cái bản tình tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp

Page 410: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

? Câu phân phân theo cấu tạo được chia làm mấy loại ? Đó là những loại nào ? cho vd minh họa?

? Từ lớp 6 đến nay , chúng ta đã học những loại dấu câu nào ?? Hãy nêu công dụng của dấu chấm ? Cho vd

? Dấu chấm phẩy có công dụng gì ?Cho vd? Hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng ? cho vd minh hoạ .? Dấu gạch ngang có công dụng gì ?

mấtc. Câu cầu khiến: Là câu yêu cầu, ra lệnh, đề nghị người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.- VD: Anh có thể chuyển cho tôi lọ muối được không? d. Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.- VD : Ôi , chân tôi đau quá!* Câu phân theo cấu tạo : a. Câu bình thường: Câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ.- VD : Bạn Nam đang đi họcb. Câu đặc biệt: Câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ- VD : Một hồi còi .2. Công dụng của dấu câu :a. Dấu chấm : Được đặt ở cuối câu, dùng để kết thúc câu- VD : Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơmb. Dấu phẩy: Dùng để đánh dấu các bộ phận của câu cụ thể là:

- Giữa các thành phần phụ của câu với CN và VN

- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu

- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó

- Giữa các vế của một câu ghépc. Dấu chấm phẩy :

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp

- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

d. Dấu chấm lửng : - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng

tương tự chưa liệ kê hết- Thể hiện chổ lời nói bỏ dở hay ngập

ngừng, ngắt quãng- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị

cho sự xuật hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước,

Page 411: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tậpGV hướng dẫn cho hs viết , sau đó đọc trước lớp GV cùng học sính nhận xét1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

châm biếme. Dấu gạch ngang:

- Đánh dấu bộ phận chú thích- Mở đầu một lời nói của nhân vật

trong đối thoại- Nối các từ trong một liên danh

II. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1: Viết một đoạn văn ( chủ đề về mùa hè) trong đó sử dụng ít nhất 4 loại dấu đã học

4.CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét tiết luyện tập - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập - Soạn bài “ Văn bản báo cáo”5. RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................. ******************************************************

Ngày soạn: 12- 04- 2017 Ngày dạy:

Tiết 125: :VĂN BẢN BÁO CÁO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản BC: Hoàn cảnh , mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại

văn bản này.2. Kĩ năng: a. Kỹ năng chuyên môn - Nhận biết văn bản BC. - Viết văn bản BC đúng quy cách. - Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản BC.b. Kỹ năng sống-Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm,

tầm quan trọng của văn bản BC

Page 412: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản BC (phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và

đối tượng giao tiếp)3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản BC đơn giản.

II. CHUẨN BỊ TL-TB:- GV: SGK, bảng phụ, TLTK.

-HS: SGK, vở bài tập, vở ghi.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu MĐ,ND,HT viết một văn bản đề nghị? Đáp án

Câu Đáp án Điểm

Câu 1

- Mục đích: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó .- Nội dung: Rõ ràng, ngắn gọn- HT : Trang trọng, sáng sủa, lời lẽ chuẩn mực

10

3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản ĐN, là yêu cầu, nguyện vọng......, vậy khi cấp trên yêu cầu chúng ta trình bày các kết quả nào đó thì chúng ta phải viết văn bản báo cáo, khi nào cần viết văn bản báo cáo và cách viết văn bản báo cáo ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay?.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm của vb báo cáoị. Cách làm vb báo cáo

Hs đọc 2 vb trong sgk? Viết báo cáo để làm gì ?-HS: Trình bày về tình hình , sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể? Báo cáo cần chú ý gì về nội dung và hình thức trình bày ?- HS: Nội dung phải nêu rõ :Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn?- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , rõ ràng- Gv: Em đã viết văn bản báo cáo bao giờ chưa ? Viết về việc gì ? cho vd minh hoạ?

Hs đọc 3 tình huống trong sgk? Trong những tình huống đó tình huống nào phải viết báo cáo ?

- Hs: b- Gv: Tại sao trong 3 tình huống lại phải viết 3 vb khác nhau ?- Hs: Thảo luận, trình bày

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Đặc điểm của vb báo cáoa. Xét Văn Bản: Văn bản1, Vb2, SGK- Mục đích : Trình bày về tình hình , sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể- Nội dung : Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn

- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , , rõ ràngb. Nhận xét: Ghi nhớ SGK

Page 413: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Gv: Chốt ghi bảngHs đọc lại 2 vb báo cáo trong sgk

? Các mục trong 2 báo cáo được trình bày theo thứ tự nào ?- Hs: - Người hay cơ quan nhận vb đề nghị - Người đứng ra viết vb

- Nội dung chính của vb? Cả 2 vb có điểm gì giống và khác nhau ?- HS: -Giống nhau về cách trình bày các mục

- Khác nhau ở nội dung cụ thể? Phần nào là quan trọng nhất trong cả 2 vb ? ( HSTLN)- HS: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn? Qua phân tích 2 vb trên , hãy rút ra cách làm một vb báo cáo ?- Hs: Đọc ghi nhớ sgk? Em hãy nêu dàn mục của vb báo cáo ? - Hs: Trả lời sgk)? Khi làm vb báo cáo tên vb thường được viết ntn?? Các mục trong vb báo cáo được trình bày ra sao?- Hs: Khoảng cách giữa các mục, lề tên và lề dưới…? Các kết quả của vb báo cáo cần trình bày ntn?*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

2. Cách làm vb báo cáo:a. Tìm hiểu cách làm vb báo cáo:- Khi viết vb báo cáo cần ghi rõ : Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntnb. Dàn mục của vb báo cáo:

II. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1 :- Dựa vào tình huống b trong mục I viết một vb báo cáo .

4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Khi nào thì chúng ta phải viết báo cáo ?- VB báo cáo yêu cầu về nội dung và cách trình bày ntn? - Học thuộc ghi nhớ - Soạn bài tiếp theo : Văn bản báo cáo5. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ******************************************************

Page 414: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày soạn: 12- 04- 2017 Ngày dạy:

Tiết 126: LUYỆN TẬP VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ, BÁO CÁO.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: - Tình huống viết văn bản đề nghị - Cách làm văn bản đề nghị . Tự rút ra các lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết loại văn bản này.2. Kĩ năng: a. Kỹ năng chuyên môn - Rèn kĩ năng viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.b. Kỹ năng sống-Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm,

tầm quan trọng của văn bản ĐN- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản ĐN(phù hợp với mục đích,

hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp)3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản đề nghị theo đúng mẫu.

II. CHUẨN BỊ TL-TB:- GV: SGK, bảng phụ, TLTK.

-HS: SGK, vở bài tập, vở ghi.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :Không.3. Bài mới : GV giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết về văn bản báo cáo, đề nghị

Hs đọc 2 vb trong sgk? Viết báo cáo để làm gì ?- HS: Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể? Viết văn bản đề nghị để làm gì ?- HS: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải

I. TÌM HIỂU CHUNG:* Lí thuyết1. Mục đích của vb đề nghị và văn bản báo cáoa. Mục đích của vb đề nghị: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó 2 Nội dung:+ Đề nghị: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì ?3. Hình thức:

Page 415: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

quyết một điều gì đó? Nội dung vb đề nghị và vb báo cáo khác nhau ntn?- HS:+ Đề nghị: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì? Hình thức trình bày của 2 vb này có gì giống nhau và khác nhau ?- HS: Trình bày: Trang trọng, sáng sủa , rõ ràng? Cả 2 loại vb khi viết cần tránh những sai sót gì ?- HS: Tuỳ tiện , cẩu thả của người viết*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , , rõ ràngII. LUYỆN TẬP :Bài tập 1 :- GV hướng dẫn hs làm bài Bài tập 2 :- Dựa vào từng tình huống của hs đưa ra để viết vbBài tập 3 : Những chổ saia. Hs viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mìnhb. HS viết vb đề nghị là không đúng , trong trường hợp này phải viết báo cáo , vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh , liệt sĩ và Bà mẹ VN anh hùngc. Trong trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết vb đề nghị Ban giám hiệu nhà trường biểu dương , khen thưởng cho bạn H

4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét tiết luyện tập - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập - Soạn bài “ Luyên tập văn bản đề nghị, báo cáo (tt)”5. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................... ******************************************************

Ngày soạn: 12- 04- 2017 Ngày dạy:

Tiết 127

LUYỆN TẬP VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ, BÁO CÁO (Tiếp theo).

Page 416: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: - Tình huống viết văn bản báo cáo - Cách làm văn bản báo cáo. Tự rút ra các lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này. - Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.2. Kĩ năng: a. Kỹ năng chuyên môn - Rèn kĩ năng viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.b. Kỹ năng sống-Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm,

tầm quan trọng của văn bản BC- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản BC(phù hợp với mục đích,

hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp)3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản báo cáo theo đúng mẫu.

II. CHUẨN BỊ TL-TB:- GV: SGK, bảng phụ, TLTK.

-HS: SGK, vở bài tập, vở ghi.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết về văn bản báo cáo, đề nghị

Hs đọc 2 vb trong sgk? Viết báo cáo để làm gì ?- HS: Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể- HS: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó? Nội dung vb đề nghị và vb báo cáo khác nhau ntn?- HS:+ Báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn+ Đề nghị: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề

I. TÌM HIỂU CHUNG:* Lí thuyết1. Mục đích của vb đề nghị và văn bản báo cáoa. Mục đích vb báo cáo: Trình bày về tình hình , sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể 2 Nội dung:+ Báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả ntn3. Hình thức:- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , , rõ ràngII. LUYỆN TẬP :Bài tập 1 :- GV hướng dẫn hs làm bài Bài tập 2 :- Dựa vào từng tình huống của hs đưa ra để viết vb báo cáo

Page 417: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

nghị điều gì? Hình thức trình bày của 2 vb này có gì giống nhau và khác nhau ?- HS: Trình bày: Trang trọng, sáng sủa , rõ ràng? Cả 2 loại vb khi viết cần tránh những sai sót gì ?- HS: Tuỳ tiện , cẩu thả của người viết*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng2. Bài tập 2:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

Bài tập 3 : Những chổ saia. Hs viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mìnhb. HS viết vb đề nghị là không đúng , trong trường hợp này phải viết báo cáo , vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh , liệt sĩ và Bà mẹ VN anh hùngc. Trong trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết vb đề nghị Ban giám hiệu nhà trường biểu dương , khen thưởng cho bạn H

4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét tiết luyện tập - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập - Soạn bài “ Ôn tập tập làm văn”5. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................... Ngày soạn: 19-04- 2017 Ngày dạy:

Tiết 128: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm. - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận .2. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học. - Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.3. Thái độ:

Page 418: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Học bài, soạn bài theo yêu cầu của GV. II. CHUẨN BỊ TL-TB:

- GV: SGK, bảng phụ, TLTK. -HS: SGK, vở bài tập, vở ghi.. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Chúng ta đã học văn biểu cảm và văn nghị luận, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các thể loại văn này để các em nắm kĩ hơn về cách làm bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1: :Văn Biểu Cảm,? Em hãy nhắc lại thế nào là văn biểu cảm?- Hs: Trả lời theo sgk?? Hãy ghi lại tên các văn bản biểu cảm đã được học và đọc trong chương trình Ngữ Văn 7?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Văn Biểu Cảm:

Tên vb biểu cảm Đặc điểm

Vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong văn

bc

Các phương tiện tu từ trong văn bc

1. Cổng trường mở ra2. Mẹ tôi3. Một thứ quà của lúa non cốm4. Mùa xuân của tôi

- Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học- Cách thức: Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật , sự việc , con người …thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mìnhKhai thác những đặc điểm , tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người …nhắm bộc lộ tình cảm và đánh giá của mình- Về bố cục: Theo mạch tình cảm suy nghĩ

- Cốt để khêu gợi cảm xúc, tình cảm , do cxảm xúc tình cảm chi phối chứ không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay-Vd: Phong cảnh đầm nước và chân dung các nhân vật trong đoạn trich BHĐĐĐT- Tự sự : Như miêu tả

- So sánh :- Đối lập – tương phản- Câu cảm, hô ngữ trực tiếp biểu hiện tâm trạng- Câu hỏi tu từ- Điệp ngữ

* Điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây :

Page 419: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Nội dung văn biểu cảm ND cảm xúc , tâm trạng , tình cảm và đánh giá , nhận xét của người viết

Mục đích biểu cảm - Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết

Phương tiện biểu cảm- Câu cảm thán, so sánh, tương phản, câu hỏi tu từ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc tâm trạng , điệp từ

* Khái quát bố cục

Mở bài - Giới thiệu tác giả , tác phẩm- Nêu cảm xúc , tình cảm , tâm trạng và đánh giá

Thân bài - Khai triển cụ thể từng cảm xúc , tâm trạng , tình cảm- Nhận xét , đánh giá cụ thể hay tổng quát

Kết bài - Ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong lòng người viết4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét tiết luyện tập - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập - Soạn bài “ chuẩn bị các câu hỏi tiếp theo”

******************************************************Ngày soạn: 19-4- 2017 Ngày dạy:

Tiết 129 :ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN(TT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.- Hệ thống kiến thức về văn nghị luận .2. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học.- Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.

3. Thái độ: - Học bài, soạn bài theo yêu cầu của GV. II. CHUẨN BỊ TL-TB:

- GV: SGK, bảng phụ, TLTK. -HS: SGK, vở bài tập, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Chúng ta đã học văn biểu cảm và văn nghị luận, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các thể loại văn này để các em nắm kĩ hơn về cách làm bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT? Em hãy nhắc lại thế nào là văn nghị luận?

2. Văn nghị luận :

Page 420: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Hs: Trả lời theo sgk?? Hãy ghi lại tên các văn bản nghị luận đã được học và đọc trong chương trình Ngữ Văn 7?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

Tên vb nghị luận Các dạng nghị luận Các yếu tố cơ bản1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta2. Sự giàu đẹp của TV3. Đức tình giản dị của BH4. Ý nghĩa văn chương

A. Nghị luận nói : ý kiến trao đổi , tranh luận , phát biểu trong các cuộc họp , hội thảo , sơ kết , tổng kết , ý kiến trao đổi , phỏng vấn , chương trình thời sự , thể thao …B. Nghị luận viết- Các bài xã luận , bình luận , đọc sách , phê bình văn học , nghiên cứu văn học ,các luận văn , luận án ….

- Luận đề , luận điểm , luận cứ , luận chứng , lí lẽ , dẫn chứng , lập luận …- Trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu

* Luận điểm là : Những bộ phân , những khía cạnh , bình diện của luận đề . Một luận đề có thể có nhiều luận điểm nhưng cũng có thể chỉ có 1 luận điểm. Khi ấy, luận đề và luận điệm trùng khít với nhau Trong a,b,c,d+ Câu a, d là luận điểm + Câu b chỉ là câu cảm thán + Câu chưa đầy đủ, chưa rõ ý * Trong văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhưng còn cần lí lẽ, còn phải biết lập luận - Dẫn chứng trong bài băn chứng minh phải tiêu biểu , chọn lọc , chính xác phù hợp với luận điểm , luận đề , đồng thời cần được làm rõ , được phân tích bằng lí lẽ , lập luận chứ không phải chỉ nêu , thống kê dẫn chứng hàng loạt - Lí lẽ ,lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng , và đó mới là chủ yếu - Bởi vậy đưa dẫn chứng trong bài ca dao chưa đủ để chứng minh TV ta giàu đạp , mà người viết còn phải đưa thêm những dẫn chứng khác . Phân tích cụ thể bài ca dao trên để thấy rõ trong TV đã thể hiện sự giàu đẹp ntn- Yêu cầu lí lẽ và lập luận : phải phù hợp với dẫn chứng , góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng - Lí lẽ và lập luận phải chặt chẽ , mạch lạc , lô gíc - Với 2 đề văn trên , chỗ giồng nhau là : Chung 1 luận đề , cùng phải sử dụng lí lẽ , dẫn chứng và lập luận - Khác nhau

Giải thích Chứng minh- Thể loại ( kiểu vb)- Vấn đề ( giả thiết là) chưa rõ- Lí lẽ là chủ yếu- Là rõ bản chất vấn đề là ntn

- Thể loại ( kiểu vb)- Vấn đề ( giả thiết là ) đã rõ- Dẫn chứng là chủ yếu- Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề ntn

Page 421: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập- GV: Cho hs đọc đề trong SGK để tham khảo-HS: Đọc đề tham khảo

II. LUYỆN TẬP :

4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Hãy nêu đặc điểm của văn biểu cảm ? - Chứng minh và giải thích giống và khác nhau ntn? - Học thuộc các kiến thức đã ôn tập Về nhà làm các đề sau : + Chứng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”+ Giải thích câu ca dao: Chẳng xinh cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An - Chuẩn bị bài : Ôn tâp tiếng việt, ôn lại các kiến thức học kì II chuẩn bị cho thi học kì.5. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ******************************************************

Ngày soạn:19- 04- 2017 Ngày dạy:

Tiết 130: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp theo)Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: - Các dấu câu, các kiểu câu đơn.- Các phép biến đổi câu, các phép tu từ cú pháp. - Hệ thống hóa kiến thức đã học2. Kĩ năng: - Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức.- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.3. Thái độ: - Biết cách viết một văn bản đề nghị, báo cáo theo đúng mẫu.

II. CHUẨN BỊ TL-TB:- GV: SGK, bảng phụ, TLTK, Đề cương ôn tâp.

-HS: SGK, vở bài tập, vở ghi.. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Page 422: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản hành chính, khi cấp trên yêu cầu chúng ta trình bày các kết quả nào đó thì chúng ta phải viết văn bản báo cáo, khi nào cần viết văn bản báo cáo và cách viết văn bản báo cáo ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay?.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết Các kiểu câu đơn .Công dụng của dấu gạch ngang , dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy. Các phép biến đổi câu .Các phép tu từ cú pháp :

? Hãy nêu những phép biến đổi câu ?- HS: + Thêm, một số thành phần câu

+ Chuyển đổi kiểu câu? Trong dạng dút gọn câu chúng ta có những loại câu nào ?- HS: Rút gọn câu và câu đặc biệt? Thế nào là rút gọn câu ? Cho vd? Trong vd thành phần nào được rút gọn ? tại sao ?

- HS: Thành phần CN vì câu nói là của chung mọi người

? Khi rút gọn câu cần đảm bảo điều gì ?? Thế nào là câu đặc biệt ? Cho vd ? Câu đặc biệt thường được dùng trong những tình huống nào ? Cho vd- HS: Nêu thời gian nơi chốn VD : Buổi sáng . Đêm hè . Chiều đông- Liệt kê sự vật hiện tượng VD : Cháy. Tiếng thét. Chạy rầm rập. Mưa , Gío.- Bộc lộ cảm xúc : Trời ôi! Aí chà chà !- Gọi đáp :VD Sơn ơi ! Đợi với* GV chốt: Câu đặc biệt cũng là dạng rút gọn câu, nhưng thường khó hoặc không thể khôi phục thành phần bị lược bỏ . Đây chính là điểm khác biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn* Chúng ta vừa ôn tập 2 dạng rút gọn câu . Bây giờ chúng ta tiếp tục ôn tập về 2

I. TÌM HIỂU CHUNG:* Lí thuyết3. Các phép biến đổi câu   : a. Rút gọn câu : Khi nói viết, ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn bớt thành phần câu- VD : Thương người như thể thương thân+ Rút gọn câu cần chú ý :- Câu vẫn đủ ý và không bị cộc lốc, khiếm nhã- Trong đối thoại, hội thoại thường hay rút gọn câu nhưng cần chú ý quan hệ vai giữa người nói và người nghe , người hỏi và người trả lời.b. Câu đặc biệt : Câu đặc biệt khôngcấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ- VD : Một đêm trăng . Tiếng reo…* Tác dụng :+ Nêu thời gian nơi chốn VD: Buổi sáng. Đêm hè. Chiều đông+ Liệt kê sự vật hiện tượng VD: Cháy. Tiếng thét. Chạy rầm rập. Mưa, Gío+ Bộc lộ cảm xúc :VD Trời ôi! Aí chà chà !+ Gọi đáp : VD Sơn ơi ! Đợi với.c. Thêm trạng ngữ cho câu :+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn , địa điểm VD : Trên dàn hoa lí …, Dưới bầu trời trong xanh+ Trạng ngữ chỉ thời gian VD : Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp+ Chỉ nguyên nhân

Page 423: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

dạng mở rộng câu? Em hãy cho biết dạng mở rộng câu thứ nhất là gì ? - HS: Thêm trạng ngữ cho câu? Trạng là gì ? Cho vd? Dạng thứ hai là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu . Vậy thế nào là dụng cụm C-V làm thành phần câu ? Ch vd? Các thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm C-V ? Cho vd* GV chốt: Nhờ việc mỏ rộng câu bằng cách dụng cụm C-V làm thành phần câu , ta có thể gộp 2 câu độc lập thành 1 câu có cụm C-V làm thành phần Chuyển đổi kiểu câu có những cách chuyển đối nào ?? Thế nào là câu chủ động , câu bị động ? cho vd? Chuyển đổi như vậy có tác dụng gì ?

- HS : Tránh lặp 1 kiểu câu hoặc để đảm bảo mạnh văn nhất quán

? Có mấy kiểu câu bị động ? Cho vd- HS: Có từ bị và được

Không có từ bị và được

? Chúng ta đã học những phép tu từ nào ?

- HS: Điệp ngữ và liệt kê? Liệt kê là gì ? Cho vd? Có mấy kiểu liệt kê ? cho vd- HS: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặpVD : Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải/ tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiếnVD : Tre , nứa , mai , vầu ….

VD : Vì trời mưa ta, sông suối đầy nước+ Chỉ mục đích VD: Để mẹ vui lòng , Lan cố gắng học giỏi+ Chỉ phương tiện VD : Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi+ Chỉ cách thức : VD : Với quyết tâm cao, học lên đường* Cấu tạo :- Trạng ngữ có thể 1 thực từ ( danh từ , động từ , tính)nhưng thường là 1 cụm từ ( cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ)- Trước các từ hoặc cụm từ làm trạng ngữ thường là các quan hệ từVD : Trên giàn hoa.. Hồi đêmd. Dùng cụm chủ vị làm thành phần câu : Là dùng nhữngkết cấu có hình thức giống câu , gọi là cụm C-V làm thành phần câuVD : Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp* Các thành phần dùng để mở rộng câu : + Chủ ngữ : Mẹ về khiến cả nhà vui + Vị ngữ : Chiếc x e máy này phanh hỏng rồi+ Bổ ngữ : Tôi cứ tưởng ghê gớm lắm+ Định ngữ : Người tôi gặp là một nhà thơe. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động :+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động VD: Hùng vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động- VD : Lang Liêu được HV truyền ngôi* Tác dụng: Tránh lặp 1 kiểu câu hoặc để đảm bảo mạnh văn nhất quán

4. Các phép tu từ cú pháp   : a, Liệt kê : Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng , tình cảm

Page 424: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- GV chốt : Liệt kê là một phép tu từ cú pháp . Vì vậy, khi sử dụng cần phải chú ý tới giá trị biểu cảm của nó

*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tậpGV hướng dẫn cho hs viết , sau đó đọc trước lớp GV cùng học sính nhận xét1. Bài tập 1:? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?- HS: Thảo luận trình bày bảng.- GV: Chốt ghi bảng

- VD : Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm , những xâu lạp xườn lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn của chú khách trưng ra giữa trời* Các kiêu liệt kê :- Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp VD :Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải/ tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải- Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến VD : Tre , nứa , mai , vầu ….II. LUYỆN TẬP :1. Bài tập 1: Viết một đoạn văn ( chủ đề về mùa hè) trong đó sử dụng ít nhất 4 loại dấu đã học

híng dÉn lµm bµi kiÓm traHOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GV nhắc HS ôn lại các bài

- Câu em vừa dặt rút gọn thành phần gì? (Rút gọn CN).- Có mấy cách mở rộng câu, đó là những cách nào

- Hs đọc sgk.

- Về phần văn, ở học kì II, em đã đợc học những loại văn bản nào ? Kể tên các văn bản đã học ?

.III. NỘI DUNGÔn lại toàn bộ kiến thức đã hệ thống ở các tiết 121 – 122 – 129 – 130.IV- Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra tổng hợp:1-Về phần văn:- Văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của TiếngViệt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chơng.- Văn bản tự sự: Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu.- Văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hơng (bút kí kết hợp nghị luận, miêu tả với biểu cảm).- Văn bản chèo: Quan âm Thị Kính.2- Về phần tiếng Việt:- Câu rút gọn, câu chủ động, câu bị động, câu đặc biệt.

Page 425: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Về phần tiếng Việt, chúng ta đã đợc học những bài nào ?

- Về phần tập làm văn, cần chú ý thể loại nào ?

- Phép tu từ liệt kê.- Mở rộng câu bằng cụm C-V và trạng ngữ.- Dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.3- Về tập làm văn:- Văn nghị luận chứng minh.- Văn nghị luận giải thích.

4.CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Nhận xét tiết luyện tập - Học thuộc kiến thức vừa luyện tập - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã hệ thống ở các tiết 121 – 122 – 128- 129 – 130.5. RÚT KINH NGHIỆM…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................

********************************************************Ngày soạn:...........................Ngày dạy:...................

Tiết 131 + 132: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM.

Theo đề của PGD

********************************************************

Ngày soạn: ...........................Ngày dạy: ...................

Tiết 133: CH ƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN .

I. M ỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. KiÕn thøc: Yªu cÇu cña viÖc su tÇm tôc ng÷, ca dao ®Þa ph¬ng; c¸ch thøc su tÇm tôc ng÷, ca dao ®Þa ph¬ng.2. KÜ n¨ng: S¾p xÕp c¸c v¨n b¶n ®· su tÇm ®îc thµnh hÖ thèng...II Chuẩn bị TL-TB:

Page 426: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Đồ dùng : - Những điều cần lưu ý: III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của hs3. Bài mới: 1- Tổ chức tham quan một số danh lam thắng cảnh của huyện Lập Thạch:

2- Sưu tầm và giới thiệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ viết về Lập Thạch:- Mỗi HS sưu tầm từ 5- 10 câu.- Chọn 2 HS khá phân loại, viết bài giới thiệu trình bày trước cả lớp.- Mời một nhà thơ hoặc văn có hiểu biết sâu rộng về Lập Thạch nói chuyện và giao lưu với HS.

3-Tổ chức một cuộc thi về Lập Thạch:.4.Hớng dẫn học bài: -Tiếp tục sưu tầm tục ngữ, ca dao và các đặc sản của Lập Thạch.- Hoạt động nhóm ở nhà và trình bày trước lớp.- chia nhóm hs viết bài nghị luận _ biểu cảm:+ Nhóm 1 : viết về NL về con người Lập Thạch.+ Nhóm 2 : viết về một món ăn nổi tiếng của Lập Thạch.+ Nhoám 3: viết về 1 địa điểm nổi tiếng của Lập Thạch Yêu cầu: có tranh ảnh minh họa.- Chuẩn bị bài: Hoạt động Ngữ văn- Đọc diễn cảm văn nghị luận.

********************************************************

Ngày soạn: ...........................Ngày dạy: ...................

Tiết 134: CH ƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN.

I. M ỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. KiÕn thøc: Yªu cÇu cña viÖc su tÇm tôc ng÷, ca dao ®Þa ph¬ng; c¸ch thøc su tÇm tôc ng÷, ca dao ®Þa ph¬ng.2. KÜ n¨ng: S¾p xÕp c¸c v¨n b¶n ®· su tÇm ®îc thµnh hÖ thèng...

Page 427: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

II Chuẩn bị TL-TB: - Đồ dùng : - Những điều cần lưu ý: III. Híng dÉn thùc hiÖn:1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của hs3. Bài mới: Hoạt động 1: đề bài - chia nhóm hs viết bài nghị luận _ biểu cảm:+ Nhóm 1 : viết về NL về con người Lập Thạch.+ Nhóm 2 : viết về một món ăn nổi tiếng của Lập Thạch.+ Nhoám 3: viết về 1 địa điểm nổi tiếng của Lập Thạch Hoạt động 2: trình bày theo nhóm.

Hoạt động 3: nhận xét.GV gọi HS nhận xét Gv nhận xét

4.Hớng dẫn học bài: - Các nhóm hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình có tranh ảnh

- Chuẩn bị bài: Hoạt động Ngữ văn- Đọc diễn cảm văn nghị luận. ********************************************************

Ngµy so¹n: ....................................Ngµy d¹y: .........................

Tiết: 135: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂNĐọc diễn cảm văn nghị luận

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. KiÕn thøc: Yªu cÇu cña viÖc ®äc diÔn c¶m v¨n nghÞ luËn.2. KÜ n¨ng: X¸c ®Þnh ®îc giäng v¨n nghÞ luËn cña toµn bé bµi v¨n...II. CHUẨN BỊ TL-TB: - Đồ dùng : - Những điều cần lu ý: III. H ƯỚNG DẪN THỰC HIỆN :

1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới:

Hoạt động 1. Yêu cầu đọc và tiến trình giờ học:1- Yêu cầu đọc:- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.

Page 428: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.2- Tiến trình giờ học:- Tiết 1: 2 bài:+Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.+Sự giàu đẹp của tiếng Việt.-Tiết 2: 2 bài:+Đức tính giản dị của Bác Hồ.+ý nghĩa văn chơng.hoạt động 2. Hướng dẫn tổ chức đọc:1- Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta: Giọng chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.*Đoạn mở đầu:- Hai câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ "nồng nàn" đó là giọng khẳng định chắc nịch.- Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1,2); Cụm chủ - vị chính , đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ : sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lớt, nhấn chìm tất cả...- Câu 4,5,6 ;+Nghỉ giữa câu 3 và 4.+Câu 4 : đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ. +Câu 5 : giọng liệt kê.+Câu 6 : giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lu ý các ngữ điệp, đảo : Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc.Gọi từ 2 - 3 học sinh đọc đoạn này. HS và GV nhận xét cách đọc.* Đoạn thân bài:- Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.+Câu : Đồng bào ta ngày nay,... cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ : Cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên.+Câu : Những cử chỉ cao quý đó,... cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát.Chú ý các cặp quan hệ từ : Từ - đến, cho đến.- Gọi từ 4 -5 hs đọc đoạn này. Nhận xét cách đọc.*Đoạn kết: - Giọng chậm và hơi nhỏ hơn .+3 câu trên : Đọc nhấn mạnh các từ : Cũng như, những.+2 câu cuối : Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : Giải thích , tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho,... Gọi 3 -4 hs đọc đoạn này, GV nhận xét cách đọc.- Nếu có thể :+ Cho HS xem lại 2 bức ảnh Đoàn chủ tịch Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ II ở Việt Bắc và ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội.+ GV hoặc 1 HS có khả năng đọc diễn cảm khá nhất lớp đọc lại toàn bài 1 lần.2- Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Page 429: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Nhìn chung, cách đọc văn bản nghị luận này là : giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.* Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ : tự hào , tin tởng.* Đoạn : Tiếng Việt có những đặc sắc ... thời kì lịch sử :Chú ý từ điệp Tiếng Việt ; ngữ mang tính chất giảng giải : Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng...* Đoạn : Tiếng Việt... văn nghệ. v.v..đọc rõ ràng, khúc chiết, lu ý các từ in nghiêng : chất nhạc, tiếng hay... * Câu cuối cùng của đoạn : Đọc giọng khẳng định vững chắc.Trọng tâm của tiết học đặt vào bài trên nên bài này chỉ cần gọi từ 3 -4 hs đọc từng đoạn cho đến hết bài.- GV nhận xét chung.IV- Hớng dẫn luyện đọc ở nhà- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đọan mà em thích nhất.- Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập.-Chuẩn bị bài : Chơng trình địa phơng (phần tiếng Việt)

********************************************************

Ngµy so¹n: ....................................Ngµy d¹y: .........................

Tiết:136: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂNĐọc diễn cảm văn nghị luận

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1. KiÕn thøc: Yªu cÇu cña viÖc ®äc diÔn c¶m v¨n nghÞ luËn.2. KÜ n¨ng: X¸c ®Þnh ®îc giäng v¨n nghÞ luËn cña toµn bé bµi v¨n...II. CHUẨN BỊ TL-TB: - Đồ dùng : - Những điều cần lu ý: III. H ƯỚNG DẪN THỰC HIỆN :

4. ổn định tổ chức: 5. Kiểm tra: 6. Bài mới:

Hoạt động 1. Yêu cầu đọc và tiến trình giờ học:1- Yêu cầu đọc:- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.2- Tiến trình giờ học:- Tiết 1: 2 bài:

Page 430: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

+Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.+Sự giàu đẹp của tiếng Việt.-Tiết 2: 2 bài:+Đức tính giản dị của Bác Hồ.+ý nghĩa văn chơng.hoạt động 2. Hướng dẫn tổ chức đọc:3- Đức tính giản dị của Bác Hồ* Giọng chung: Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhng vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!)* Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : sự nhất quán, lay trời chuyển đất.* Câu 2 : Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kì diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ : Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.* Đoạn 3 và 4 : Con ngời của Bác ... thế giới ngày nay: Đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh...* Đoạn cuối :- Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết.- Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 128, nên sau khi hớng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi 2- 3 HS đọc 1 lần. 4- ý nghĩa văn chươngXác định giọng đọc chung của văn bản : giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng, thấm thía.* 2 câu đầu: giọng kể chuyện lâm li, buồn thương, câu thứ 3 giọng tỉnh táo, khái quát.* Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là ... gợi lòng vị tha:- Giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.* Đoạn : Vậy thì ... hết : Tiếp tục với giọng tâm tình, thủ thỉ nh đoạn 2.- Lưu ý câu cuối cùng , giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng xảy ra.- GV đọc trước 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần, sau đó lần lượt gọi 4- 7 HS đọc từng đoạn cho hết. III- GV tổng kết chung Hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận:- So HS được đọc trong 2 tiết, chất lượng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tượng cần lưu ý khắc phục.- Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận.+ Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trước hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.

IV- Hớng dẫn luyện đọc ở nhà- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đọan mà em thích nhất.- Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập.-Chuẩn bị bài : Chơng trình địa phơng (phần tiếng Việt)

Page 431: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

******************************************************Ngày soạn:................................. Ngày dạy:.................... Tiết: 137 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:1. KiÕn thøc: Mét sè lçi chÝnh t¶ do ¶nh hëng cña c¸ch ph¸t ©m ®Þa ph¬ng.2. KÜ n¨ng: Ph¸t hiÖn vµ söa lçi chÝnh t¶ do ¶nh hëng cña c¸ch ph¸t ©m thêng thÊy ë ®Þa ph¬ng.II. CHUẨN BI TL-TB: - Đồ dùng : - Những điều cần lưu ý: III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:1.ổn định tổ chức:2. Kiểm tra: 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHoạt động 1: cá nhân.- GV nêu yêu cầu của tiết học.

Hoạt động 2: thực hành.

- GV đọc- HS nghe và viết vào vở.

- Trao đổi bài để chữa lỗi.

I- Nội dung luyện tập:Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi nh tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.II- Một số hình thức luyện tập:1- Viết các dạng bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:a- Nghe viết một đoạn văn trong bài Ca Huế trên sông Hơng- Hà ánh Minh: Đêm. Thành phố lên đèn nh sao sa. Màn sơng dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi nh một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình ngời nồng hậu bớc xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xa kia chỉ dành cho vua chúa. Trớc mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trớc mũi

Page 432: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- HS nhớ lại bài thơ và viết theo trí nhớ.- Trao đổi bài để chữa lỗi.

là một đầu rồng nh muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.b- Nhớ- viết bài thơ Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan:

4.Hướng dẫn học bài: - Tiếp tục làm các bài tập còn lại.- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.

******************************************************Ngày soạn:................................. Ngày dạy:.................... Tiết: 138 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:1. KiÕn thøc: Mét sè lçi chÝnh t¶ do ¶nh hëng cña c¸ch ph¸t ©m ®Þa ph¬ng.2. KÜ n¨ng: Ph¸t hiÖn vµ söa lçi chÝnh t¶ do ¶nh hëng cña c¸ch ph¸t ©m thêng thÊy ë ®Þa ph¬ng.II. CHUẨN BI TL-TB: - Đồ dùng : - Những điều cần lưu ý: III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:1.ổn định tổ chức:2. Kiểm tra: 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠTHoạt động 1: cá nhân. 2- Làm các bài tập chính tả:

Page 433: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống:+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống ?

+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những tiếng in đậm ?- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (giành, danh) ?+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp ?- Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặng điểm, tính chất:+ Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo)?+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ) ?- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa nh sau:+ Trái nghĩa với chân thật ?+ Đồng nghĩa với từ biệt ?+ Dùng chày với cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp vỏ ngoài ?

- Đặt câu với mỗi từ : lên, nên ?

- Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội?

a- Điền vào chỗ trống:

- Chân lí, chân châu, trân trọng, chân thành.- Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.

- Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.- Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.

b- Tìm từ theo yêu cầu:

- Chơi bời, chuồn thẳng, chán nản, choáng váng, cheo leo.- Lẻo khỏe, dũng mãnh.

- Giả dối.- Từ giã.- Giã gạo.

c- Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:- Mẹ tôi lên nơng trồng ngô. Con cái muốn nên ngời thì phải nghe lời cha mẹ.- Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay. Nớc ma từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm.

4.Hướng dẫn học bài: - Tiếp tục làm các bài tập còn lại.- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.

********************************************************

Page 434: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngµy so¹n:Ngµy d¹y:

Tiết: 139,140. TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp hs- Tự đánh giá đợc những u điểm và nhợc điểm trong bài viết của mình về các phơng diện: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn.- Ôn và nắm đợc kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới.II. CHUẨN BỊ TL-TB: - Bài kiểm tra đã chấm.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Không.3. Bài mới: a. Tổ chức trả bài:- Gv nhận xét kết quả và chất lượng bài làm của lớp theo từng phần: trắc nghiệm và tự luận.- HS từng nhóm cử đại diện hoặc tự do phát biểu bổ xung, trao đổi, đóng góp ý kiến.- Tổ chức xây dựng đáp án- dàn ý và chữa bài.- HS so sánh, đối chiếu với bài làm của mình.- GV phân tích nguyên nhân những câu trả lời sai, những lựa chọn sai lầm phổ biến.b. Hớng dẫn HS nhận xét và sửa lỗi phần tự luận:- HS phát biểu về những yêu cầu cần đạt của đề tự luận và trình bày dàn ý khái quát của mình.- GV bổ sung hoàn chỉnh dàn ý khái quát.- GV nhận xét bài làm của hs về các mặt:+ Năng lực và kết quả nhận diện kiểu văn bản.+ Năng lực và kết quả vận dụng lập luận, dẫn chứng, lí lẽ hớng vào giải quyết vấn đề trong đề bài.+ Bố cục có đảm bảo tính cân đối và làm nổi rõ trọng tâm không.+ Năng lực và kết quả diễn đạt: Chữ viết, dùng từ, lỗi ngữ pháp thông thường.- HS phát biểu bổ sung, điều chỉnh và sửa chữa thêm.- GV chọn một bài khá và một bài kém để đọc cho cả lớp nghe.- HS góp ý kiến nhận xét về các bài vừa đọc.4. Hớng dẫn học bài: - Ôn tập các thể loại nghị luận chứng minh, giải thích và biểu cảm.

BẢNG THỐNG KÊ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II

Page 435: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Lớp SS 0-1-2 3-4 Dứơi TB

5-6 7-8 9-10 Trên TB

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %7A7B

Page 436: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

Ngày dạy: 03- 05- 2012 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

NGUYÊN ÂM ĐÔI GIỮA VẦN, CÁC PHỤ ÂM CUỐI VÀ SỬA CÁC LỖI THƯỜNG GẶP

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - HS đọc đúng, viết đúng các nguyên âm đôi giữa các vần và các phụ âm cuối mà do phát âm của một số địa phương không chuẩn dẫn đến viết sai.

- Rèn kỹ năng nói,viết với việc hiểu nghĩa của từ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức: HS đọc đúng, viết đúng các nguyên âm đôi giữa các vần và các phụ âm cuối mà do phát âm của một số địa phương không chuẩn dẫn đến viết sai.

- Rèn kỹ năng nói,viết với việc hiểu nghĩa của từ.2. Kĩ năng:

HS đọc đúng, viết đúng các nguyên âm đôi giữa các vần và các phụ âm cuối mà do phát âm của một số địa phương không chuẩn dẫn đến viết sai.

- Rèn kỹ năng nói,viết với việc hiểu nghĩa của từ.3. Thái độ: - Rèn kỹ năng nói,viết với việc hiểu nghĩa của từ.

III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : GV giới thiệu bài

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY* HOẠT ĐỘNG 1 : Bài học

- GV hướng dẫn hs luyện đọc trước ở nhà- Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt câu đúng , mạch lạc và rõ ràng* HOẠT ĐỘNG 2 Ghi nhớ* HOẠT ĐỘNG 3: hướng dẫn học sinh luyện tậpGV cho HS thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trả lời

GV cho HS thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trả lời

I. BÀI HỌC1. Đọc đúng và viết đúng- guộc - xiêm - biên cương- điệp điệp - tuổi- kiếp-buồn-tiếng-chiêm bao-biếc-ướt-chiều-dắt-lút-cụt-guộc-cất-tiếng-ngan ngát-vườn2. Ghi nhớII. LUYỆN TẬP1. Phân biệt và giải nghĩa- ước-ướt-ngác-ngát-biếc-tiếc-thắt-thắc.- miên man-mông-nghiên-nghiêng-buồn-buồng-Vương-vươn- ươn-ương.- chim-chiêm-xiêm-xiêm-tiêm-tim-tím-biết.- rượu-diệu-bướu-biếu-thương-thiêng-

Page 437: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương

lượng-liệng.2.Điền từ thích hợp- liềm-buồn,kiếp-thường,trước-hiểu,chiều sương,tuổi-mươi-nghiêng,tiếng-thương-vương,biêng biếc,buộc,vẹn tròn-lặn,nghiêng nghiêng.

V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :- Về nhà làm các bài tập còn lại.- Chuẩn bị bài ''HĐNVĂN''IV. RÚT KINH NGHIỆM……………………………………………………………………………………………………………………………….........................................................................................................................................................................................................

Page 438: kinhnghiemdayhoc.netkinhnghiemdayhoc.net/wp-content/uploads/2019/08/7.docx · Web view2019/08/07  · Nội dung bài mới: Giới thiệu bài: Người mẹ nào cũng thương