thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · web...

16
Tóm tắt kiến thức tin học 11 A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình dịch là chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính. Chương trình dịch có thể tạo được chương trình đích, thông báo và phát hiện lỗi cú pháp theo ngôn ngữ lập trình. 2. Có 2 loại chương trình dịch: thông dịch và biên dịch - Thông dịch: quá trình dịch và thực hiện câu lệnh là luân phiên từng câu lệnh - Biên dịch: Duyệt, phát hiện lỗi và dịch toàn bộ chương trình nguồn, sau đó thực hiện chương trình vừa chuyển đổi được, có thể lưu trữ để sử dụng khi cần thiết. BÀI 2: 1. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa 2. Mọi đối tượng trong chương trình đều phải đặt tên: có 3 loại tên - Tên dành riêng: được dùng với ý nghĩa riêng, không được dùng với ý nghĩa khác. - Tên chuẩn: tên dùng với ý nghĩa nhất định, khi dùng với ý nghĩa khác thì phải khai báo. - Tên do người lập trình đặt: cần phải khai báo trước khi sử dụng. 3. Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình 4. Biến là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ giá trị, giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. BÀI 3: Cấu trúc chương trình Pascal: 2 phần Phần khai báo: Khai báo tên chương trình: Program <tên CT>; Khai báo thư viện: Uses <tên thư viện>; Khai báo hằng: Const <tên hằng> = <giá trị>; Khai báo biến: Var <ds biến> : <kiểu dữ liệu>; Phần thân chương trình: Begin {dãy lệnh}; <tên biến> := <biểu thức>; {câu lệnh gán} End. Trang 1/16

Upload: others

Post on 06-Dec-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · Web view2020/02/11  · A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình

Tóm tắt kiến thức tin học 11

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11BÀI 1:

1. Chương trình dịch là chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính. Chương trình dịch có thể tạo được chương trình đích, thông báo và phát hiện lỗi cú pháp theo ngôn ngữ lập trình.

2. Có 2 loại chương trình dịch: thông dịch và biên dịch- Thông dịch: quá trình dịch và thực hiện câu lệnh là luân phiên từng câu lệnh- Biên dịch: Duyệt, phát hiện lỗi và dịch toàn bộ chương trình nguồn, sau đó thực hiện

chương trình vừa chuyển đổi được, có thể lưu trữ để sử dụng khi cần thiết.

BÀI 2: 1. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa2. Mọi đối tượng trong chương trình đều phải đặt tên: có 3 loại tên- Tên dành riêng: được dùng với ý nghĩa riêng, không được dùng với ý nghĩa khác.- Tên chuẩn: tên dùng với ý nghĩa nhất định, khi dùng với ý nghĩa khác thì phải khai báo.- Tên do người lập trình đặt: cần phải khai báo trước khi sử dụng.3. Hằng là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình4. Biến là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ giá trị, giá trị của biến có thể thay đổi

trong quá trình thực hiện chương trình.

BÀI 3: Cấu trúc chương trình Pascal: 2 phầnPhần khai báo:

Khai báo tên chương trình: Program <tên CT>;Khai báo thư viện: Uses <tên thư viện>;Khai báo hằng: Const <tên hằng> = <giá trị>;Khai báo biến: Var <ds biến> : <kiểu dữ liệu>;

Phần thân chương trình:Begin{dãy lệnh};<tên biến> := <biểu thức>; {câu lệnh gán}End.

BÀI 4: Các kiểu dữ liệu chuẩn1. Kiểu số nguyên- Nguyên dương: kiểu byte : 1 byte lưu trữ giá trị từ 0 đến 255

Kiểu word: 2 byte lưu trữ giá trị từ 0 đến 216 -1- Nguyên âm + dương: Kiểu integer: 2 byte lưu trữ giá trị từ -215 đến 215 -1

Kiểu longint: 4 byte lưu trữ giá trị từ -231 đến 231 -12. Kiểu số thực: Kiểu Real: 6 byte lưu trữ giá trị từ 10-38 đến 1038

Kiểu Exntended: 10 byte3. Kiểu ký tự: Kiểu char 1 byte lưu trữ 256 ký tự trong bảng mã ASCII4. Kiểu logic: Kiểu boolean 1 byte lưu trữ giá trị true hoặc false

BÀI 6: Các phép toán và biểu thức1. Các phép toán số học:

- Với số thực: +, -, *, /. - Với số nguyên: chia nguyên: div, chia dư: mod, +, -, *, /

2. Các phép toán quan hệ: >, < , >=, <=, = , <>. Biểu thức quan hệ cho giá trị true hoặc false 3. Phép toán logic: not, and, or. Biếu thức logic cho giá trị logic: true hoặc false

Trang 1/12

Page 2: thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · Web view2020/02/11  · A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình

Tóm tắt kiến thức tin học 11

4. Các hàm số học chuẩn: sqr(x) : bình phương; sqrt(x): căn bậc 2 của xBÀI 7: Các thủ tục vào / thủ tục ra1. Nhập dữ liệu vào: read / readln(<danh sách các biến vào>); {nên sử dụng readln khi thực hành}2. Đưa dữ liệu ra: write/ writeln(<danh sách kết quả ra>);3. Lệnh Writeln; dùng để xuống dòng4. Để xuất dữ liệu là số thực: Write(X: Độ rộng của số thực : phần thập phân);- Độ rộng: Dành bao nhiêu chỗ để viết số thực- Phần thập phân: muốn hiển thị mấy chữ số thập phân VD. X=12. Lệnh Write(x); cho kết quả xuất hiện trên màn hình là 1.20000000000E+01 Write(X:6:2); kết quả sẽ là: 12.00

BÀI 8: Các phím tắt cần nhớ ghi lập trình:F2: Lưu chương trình vào đĩaF3: Mở chương trình đã lưuAlt + F3: Đóng chương trình hiện hànhAlt + X: Thoát khỏi phần mềm PascalAlt + F9: Biên dịch chương trìnhCtrl + F9: Thực hiện chương trình

BÀI 9: Cấu trúc rẽ nhánh1. Câu lệnh rẽ nhánh đủ có dạng thiếu: If <điều kiện> then <câu lệnh > ;2. Câu lệnh rẽ nhánh đủ có dạng đủ: If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;- Điều kiệm là một biểu thức cho giá trị logic- Câu lệnh: Nhập/xuất, gán, ghép, rẽ nhánh, lặp* Lưu ý: Đối với dạng thiếu thì nếu điều kiện cho giá trị sai thì câu lệnh không được thực hiện3. Câu lệnh ghép: nếu sau then có từ 2 câu lệnh thực hiện cùng điều kiện thì sử dụng câu lệnh ghép begin…end;

BÀI 10: Cấu trúc lặp1. Lặp với số lần biết trước bằng câu lệnh For..do Trường hợp tiếnFor <biếnđếm:=gtđầu> to <gtcuối> do < CL >;- Câu lệnh sau do được thực hiện tuần tự từ [gtđầu..gtcuối]- Sau mỗi lần lặp biết tăng lên 1.- Biếnđếm > gtcuối vòng lặp KT

3. Lặp với số lần chưa biết trước bằng câu lệnh While..doWhile <Điều kiện> do <CL>;

Trang 2/12

ĐK

Câu lệnh

Đ

SÝ nghĩa: Trong khi điều kiện đúng thì thực hiện cầu lệnh và lặp lại cho đến khi điều kiện sai thì kết thúc

Page 3: thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · Web view2020/02/11  · A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình

Tóm tắt kiến thức tin học 11

B. PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 11B11. Hướng dẫn tạo form bằng phần mềm lazarus:Bước 1: Vào file chọn new

Bước 2: Chọn application ở mục project trong hộp thoại new

Bước 3: Chọn ok

Bước 4: Vào file chọn save (hoặc nhấn ctrl+s)=> tạo một thư mục mới (tên bằng tiếng việt không dấu) để lưu toàn bộ tệp chương trình của bài tập đó.

2. Hướng dẫn thiết kế một form:Bước 1: Chọn các đối tượng ở thanh công cụ chuẩn

Trang 3/12

Page 4: thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · Web view2020/02/11  · A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình

Tóm tắt kiến thức tin học 11

(*) Đối tượng Tlabel ( ): Dùng để ghi thông tin trên form, hiển thị kết quả

=> Đối với đối tượng này cần chú ý các thuộc tính trong mục

+ Caption: Phần hiển thị của Tlabel

+ Name: Phần tham chiếu của đối tượng, cần ghi nhớ để thao tác với đối tượng

+ Font: Chỉnh kích thước, kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ

(*) Đối tượng TButton ( ): Dùng với thao tác nút bấm để thực hiện một sự kiện khi bấm vào nút lệnh.

=> Đối với đối tượng này cần chú ý các thuộc tính:

+ Caption: Phần hiển thị chữ trong TButton

+ Name: Phần tham chiếu của đối tượng, cần ghi nhớ để thao tác với đối tượng

+ Font: Chỉnh kích thước, kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ

(*) Đối tượng Tedit ( ): Dùng để nhập dữ liệu vào

=> Đối với đối tượng này cần chú ý các thuộc tính:

+ Text: Phần chứa dữ liệu trong hộp hội thoại

+ Name: Phần tham chiếu của đối tượng, cần ghi nhớ để thao tác với đối tượng

+ Font: Chỉnh kích thước, kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ

3. Viết sự kiện cho TButton, Tedit: Bước 1: Chọn đối tượng TButton hoặc Tedit

Trang 4/12

Page 5: thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · Web view2020/02/11  · A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình

Tóm tắt kiến thức tin học 11

Bước 2: Click chuột phải chọn Create default event

* Lưu ý: - Đối với đối tượng là TButton thì viết sự kiện ở mục procedure TForm1.(“Tên TButton”Click) ví dụ ở đây là TForm1.Button1Click

Trang 5/12

Page 6: thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · Web view2020/02/11  · A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình

Tóm tắt kiến thức tin học 11

- Đối với đối tượng là TEdit thì viết sự kiện ở mục procedure TForm1.(“Tên TEdit”Change) ví dụ ở đây là TForm1.Button1Click

- Trước khi viết các câu lệnh thì cần khai báo biến cần dùng ở mục Var sau dòng Form1:TForm1;

- Để đưa giá trị từ Tedit vào cho các biến để xử lý thì ta sử dụng hàm sau: StrToInt(<text dạng số nguyên>); đối với số nguyên và StrToFloat(<text dạng số thực>);

Ví dụ: a:=StrToInt(Edit1.Text); hoặc b:= StrToFloat(Edit1.Text);

+ Trong đó: a, b là tên biến nhận giá trị

+ Edit1 là tên của đối tượng TEdit

+ Text là phần thuộc tính của đối tượng TEdit

- Để đưa giá trị từ biến ra hiển thị trên TLabel thì ta sử dụng hàm sau: IntToStr(<số nguyên>);

Ví dụ: Label1.Caption:=IntToStr(a); hoặc Label2.Caption:=IntToStr(b);

+ Trong đó: a, b là tên biến chứa giá trị

+ Label1, Label2 là tên của đối tượng TLabel

+ Caption là phần thuộc tính của đối tượng TLabel

Trang 6/12

Page 7: thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · Web view2020/02/11  · A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình

Tóm tắt kiến thức tin học 11

Trang 7/12

Page 8: thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · Web view2020/02/11  · A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình

Tóm tắt kiến thức tin học 11

C. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMBÀI 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH, NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

1. Chương trình dịch không có khả năng nào trong các khả năng sau?A. Phát hiện được lỗi cú pháp B. Thông báo lỗi cú phápC. Phát hiện được lỗi ngữ nghĩa D. Tạo được chương trình đích.

2. Chương trình dịch còn không cần thiết nữa khi viết chương trình bằngA. Ngôn ngữ máy tính C. Hợp ngữB. Ngôn ngữ lập trình bậc cao D. Ngôn ngữ tự nhiên3. Người ta thường viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao bởi:A. Gần với ngôn ngữ tự nhiên C. Không phụ thuộc vào máy tínhB. Ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu… D. Cả ba đều đúng

BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH1. Khi viết chương trình trong Pascal, muốn sử dụng các tên dành riêng ta phải ?

A. Không cần khai báo B. Khai báo 1 lầnC. Khai báo lại nếu cần D. Không sử dụng được

2. Khi đặt tên cho một đối tượng trong Pascal có thểA. Bắt đầu bởi các chữ số B. Bắt đầu bởi các chữ cáiC. Bắt đầu bởi dấu sao (*) D. Bắt đầu bởi dấu gạch giữa hoặc cách trống

3. Đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình là :A. Hằng B. Từ khóa C. Tên chuẩn D. Biến

4. Thành phần của nào sau đây không phải là thành phần của ngôn ngữ lập trình?A. Bảng chữ B. Chương trình dịch C. Cú pháp D. Ngữ nghĩa

5. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?A. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trịB. Hằng là đại lượng thay đổi theo giá trị biếnC. Hằng là đại lương thay đổi theo chương trìnhD. Biến là đại lượng không thay đổi với mọi chương trình

6. Trong các tên dưới đây, tên nào không phải là tên dành riêng?A. Word B. Var C. Uses D. Program

7. Phát biểu nào sau đây là sai khi đặt tênA. Tên được bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dướiB. Trong tên không có dấu cáchC. Không có các các kí tự ngoài các số, chữ cái, dấu gạch dưới trong tênD. Tên trùng với từ dành riêng

8. Các từ: PROGRAM, BEGIN, END làA. Tên dành riêng C. Tên chuẩn B. Tên do người lập trình đặt D. Tên đặc biệt9. Các từ: SQR, SQRT, REAL làA. Tên dành riêng C. Tên chuẩn B. Tên do người lập trình đặt D. Tên đặc biệt10. “Từ khóa ” là cách gọi khác củaA. Tên dành riêng C. Tên chuẩn B. Tên do người lập trình đặt D. Tên đặc biệt

BÀI 3: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH1. Chọn câu khai báo đúng trong các khai báo sau:

A. const m = 5; B. const n : integer; C. var x: byte, real; D. const m =n = 2;2. Cú pháp khai báo hằng trong pascal :

Trang 8/12

Page 9: thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · Web view2020/02/11  · A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình

Tóm tắt kiến thức tin học 11

A. Const <giá trị hằng>; B. Const <tên hằng>;C. Const <tên hằng>=<giá trị>; D. Const <tên hằng>:= <giá trị>;

3. Trong cấu trúc chương trình Pascal, phần nào bắt buộc phải có?A. Phần khai báo biến B. Phần khai báo thư việnC. Phần tiêu đề chương trình D. Phần thân chương trình

4. Từ kháo USES dùng để ?A. Khai báo thư viện B. Khai báo tên chương trình C. Khai báo hằng D. Khai báo biến

5. Chọn khai báo hằng đúng nhất?A. Const x =: 45; B. Const x : 45; C. Const x := 45; D. Const x = 45;

BÀI 4-5: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN - KHAI BÁO BIẾN1. Các kiểu dữ liệu chuẩn trong Pascal gồm:

A. Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu logic. B. Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu logic, kiểu ký tự.

C. Kiểu số, kiểu logic, kiểu ký tự. D. Kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu ký tự.2. Trong Pascal cung cấp bao nhiêu kiểu dữ liệu chuẩn ?

A. 5 B. 3 C. 6 D. 43. Chọn cú pháp khai báo biến đúng ?

A. Var <danh sách biến> = <kiểu dữ liệu>; B. Var <danh sách biến> : <kiểu dữ liệu>;

C. Var <danh sách biến> =: <kiểu dữ liệu>; D. Var <danh sách biến> := <kiểu dữ liệu>;4. Khai báo dưới đây, bộ nhớ cần cấp phát bao nhiêu byte?

Var a, b : byte; c, d : integer; e, f : real ;A. 20 B. 21 C. 18 D. 19

5. Trong cùng một chương trình, mỗi biến khai báo tối đa bao nhiêu lần ?A. 2 lần B. 1 lần C. Không cần khai báo D. 3 lần

6. Kiểu số thực Real có bộ nhớ lưu trữ một giá trị là:A. 4 byte B. 10 byte C. 2 byte D. 6 byte

7. Phát biểu nào sau đây là đúng ?A. Kiểu dữ liệu chuẩn không phụ thuộc vào bộ nhớ trongB. Kiểu dữ liệu chuẩn cho biết các phép toán cần thiết tác động lên dữ liệuC. Kiểu dữ liệu chuẩn không cho biết được phạm vi lưu trữ dữ liệuD. Kiểu dữ liệu chuẩn phụ thuộc vào các phép toán tác động lên dữ liệu

8. Kiểu dữ liệu nào sau đây không thuộc kiểu dữ liệu chuẩn ?A. Bit B. Integer C. Real D. Char

BÀI 6: PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC VÀ CÂU LỆNH GÁN1. Lệnh gán được thực hiện như thế nào?

A. Tính giá trị của biểu thức ở vế trái rồi gán giá trị vừa tính được cho biến ở vế phải.B. Tính giá trị của biểu thức ở vế phải rồi gán giá trị vừa tính được cho biến ở vế trái.C. Tính giá trị của biến ở vế phải rồi gán giá trị vừa tính được cho biểu thức ở vế trái.D. Tính giá trị của biểu thức ở vế phải rồi gán giá trị vừa tính được cho hằng ở vế trái.

2. Trong Pascal lệnh gán có dạng?A. <tên biến> =: <biểu thức>; B. <tên biến> = <biểu thức>;C. <tên biến>: <biểu thức>; D. <tên biến>:=<biểu thức>;

3. Tính giá trị của biểu thức ; S := (12 mod 5) + (7 div 2) ;A. 5 B. 6 C. 1 D. 2

4. Biểu thức nào sau đây đúng khi cả A và B đều đúng

Trang 9/12

Page 10: thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · Web view2020/02/11  · A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình

Tóm tắt kiến thức tin học 11

A. not (A) or not (B) B. not (A and B) C. A and not( B) D. A and B5. Biểu thức x := (sqr(3) div 4) ; kết quả là x = ?

A. 2 B. 1 C. 3 D. 46. Trong Pascal phép toán div, mod thuộc phép toán nào sau đâyA. Phép toán Logic C. Phép toán quan hệ B. Phép toán số học với số nguyên D. Phép toán số học với số thực

BÀI 7 : CÁC THỦ TỤC VÀO RA ĐƠN GIẢN1. Câu lệnh writeln ; có tác dụng ?

A. Xóa màn hình B. Dừng chương trình C. Xuống dòng D. Hiện một xâu ký tự2. Để nhập giá trị biến a từ bàn phím, ta viết :

A. Write(Nhap a = ) ; Readln(a); B. Write(‘ Nhap a = ’ ); Readln(a) ;C. Read( ‘Nhap a = ’); Writeln(a) ; D. Writeln(‘Nhap a = ‘ , a);

3. Để nhập giá trị cho 2 biến x,y lệnh nào sau đây là sai ?A. Readln(x,y,); B. Readln(x,y); C. Readln(x);Readln(y); D. Read(x); Read(y);

4. Thủ tục Writeln( < danh sách kết quả ra >); dùng để ?A. Nhập dữ liệu từ bàn phím, con nháy xuống dòngB. Đưa dữ liệu ra màn hình, con nháy xuống dòngC. Đưa dữ liệu ra màn hình, con nháy không xuống dòngD. Nhập dữ liệu từ bàn phím, con nháy không xuống dòng

BÀI 8: SOẠN THẢO, DỊCH, HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH1. Câu lệnh Alt + X trong Pascal dùng để ?

A. Thoát chương trình B. Lưu chương trình C. Mở chương trình D. Thực hiện chương trình2. Để phóng to hoặc thu nhỏ màn hình làm việc của Pascal, ta sử dụng tổ hợp phím ?

A. Alt + Enter B. Shift + Enter C. Ctrl + Enter D. Alt + X3. Câu lệnh CLRSCR ; có tác dụng ?

A. Xóa màn hình B. Dừng chương trình C. Xuống dòng D. Hiện một xâu ký tự4. Để lưu chương trình vào ổ đĩa của máy tính, ta sử dụng phím nào sau đây ?

A. F3 B. F9 C. F2 D. F6

BÀI 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH1. Trong Pascal, câu lệnh rẽ nhánh đủ có dạng là ?

A. If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;B. If <điều kiện> do <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;C. If <điều kiện> then <câu lệnh > ;D. If <điều kiện> then <câu lệnh 1> do <câu lệnh 2>;

2. Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ được thực hiện như thế nào?A. Nếu điều kiện sai thì thực hiện câu lệnh 1, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 2.B. Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 2, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 1.C. Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 2.D. Nếu điều kiện sai thì thực hiện câu lệnh , ngược lại thì không thực hiện gì cả

3. Xét đoạn chương trình sau trong Pascal:Var a,b,T:real; {1}Begin {2}

If b<>0 then T:=a/b; {3}Else {4}

Trang 10/12

Page 11: thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · Web view2020/02/11  · A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình

Tóm tắt kiến thức tin học 11

Writeln(‘Mau bang 0, khong chia duoc’); {5}End. {6}

4. Chương trình trên báo lỗi ở dòng nào?A. dòng 1 B. dòng 3 C. dòng 4 D. dòng 5

5. Lệnh rẽ nhánh nào sau đây là sai ?A. if a : = b then c := a + b ; B. if a = b then c := a+ b ;C. if not( a = b) then c := a+ b ; D. if not( a <> b) then c := a+ b ;

6. Lệnh rẽ nhánh nào sau đây là sai   ?A. if a := 5 then b := a + 1; B. if a > b then b:= b + 1;C. if a > b then b = a; D. if a = 5 then b = a + 1;7. Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh ?A. A + B B. A > B C. N mod 100 D. “A nho hon B”

BÀI 10: CẤU TRÚC LẶP1. Câu lệnh lặp tiến trong Pascal là?

A. For i := <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh> ;B. For i := <giá trị đầu> to <giá trị cuối> then <câu lệnh> ;C. For i := <giá trị cuối> to <giá trị đầu> do <câu lệnh> ;D. For i := <giá trị cuối> to <giá trị đầu> downto <câu lệnh> ;

2. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: Trong lệnh lặp dạng for ….do thì:A. Biến đếm trong lệnh lặp không cần phải khai báo.B. Biến đếm là kiểu số nguyên hoặc kiểu ký tựC. Giá trị đầu và giá trị cuối phải cùng kiều dữ liệu với biến đếmD. Giá trị của biến đếm tự động điều chỉnh tăng hoặc giảm sau vòng lặp

3. Cho đoạn chương trình sau: For i := ‘A’ to ‘N’ do write(i); Với câu lệnh trên thì ta cần khai báo biến i thuộc kiều dữ liệu nào sau đây?

A. Char B. Real C. Byte D. Integer4. Cho đoạn chương trình sau:

For i := 1 to n do If (i mod 2 = 0) and (i mod 3 = 0) then write(i , ‘ ’);Với n = 20 thì kết quả hiển thị làA. 6 12 18 B. 2 3 6 12 18 C. 3 6 9 12 18 D. 6 9 12 18

5. Cho đoạn chương trình sau:S := 0; For i := 1 to n do if i mod 2 <> 0 then S := S + i; write(‘S = ‘, S);Với n = 10 thì kết quả hiển thị làA. S = 25 B. S = 26 C. S = 27 D. S = 28

6. Kết quả của S sau khi thực hiện đoạn chương trình sau : S :=1 ; for i :=1 to 10 do If (i mod 2) = 0 then S :=S+i ; Write(S) ;A. 32 B. 31 C. 33 D. 30

7. Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước là?A. While <điều kiện> do <câu lệnh>;B. While <điều kiện> then <câu lệnh>;C. For <biến đếm> := <giá trị đầu> to < giá trị cuối> do <câu lệnh>;D. For <biến đếm> := <giá trị cuối> to < giá trị đầu> do <câu lệnh>;

8. Biểu thức <điều kiện> trong lệnh lặp While luôn mang giá trị nào sau đây?A. Số nguyên B. Số thực C. Ký tự D. Logic

9. Chọn lệnh đúng để thể hiện lệnh lặp bằng câu lệnh while-do để tính tổng S = 1+2+. . .10 ?A. S:=0; while i < 10 do S:=S+ i;B. S := 0; i:=1; while i do begin S:=S + i; i:=i+1; end;C. S:=0; i:=1; while i < 11 do S:= S + i; i := i + 1;D. S := 0; i:=1; while i<=10 do begin S:=S + i; i:=i+1; end;

Trang 11/12

Page 12: thptdakrong.quangtri.edu.vnthptdakrong.quangtri.edu.vn/upload/32299/20200211/kien... · Web view2020/02/11  · A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TIN HỌC 11 BÀI 1: 1. Chương trình

10. Tính giá trị của T sau khi thực hiện dãy lệnh sau: T:= 1; i:= 1;While i <= n do begin T := T*a ; i := i + 1; end; write(‘T = ’,T); Cho a = 5, n = 2 thì kết quả T là?

11. Tính giá trị của S khi thực hiện dãy lệnh với n = 5: S:= 0; i:= 1;While i <= n do begin S := S + i ; i := i + 1; end; write(‘S = ’,S);

D. BÀI TẬP DÀNH CHO LỚP 11B11. Hãy thiết kế form giải phương trình bậc nhất theo mẫu sau:

2. Thiết kế form tìm số lớn nhất

Trang 12/12