thuyphuongdng.files.wordpress.com · web viewchÚ ĐẤt nung (tiết 27) i/ mục tiêu: - biết...

73
Tập dọc: CHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất). - Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. * Giáo dục KNS: Giáo dục cho HS các kĩ năng: xác định giá trị; tự nhận thức bản thân; thể hiện sự tự tin. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc - Gọi 1HS đọc toàn bài. - Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (nếu có). Lưu ý cho HS các câu: Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất / em nặn lúc đi chăn trâu. Chú bé Đất ngạc nhiên / hỏi lại: - Gọi HS đọc phần chú giải. - Y/c HS luyện đọc theo nhóm 2. - Gọi 1HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. b. Tìm hiểu bài - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc toàn bài. - 3HS đọc nối tiếp theo trình tự: + HS1: Tết Trung thu … đi chăn trâu. + HS2: Cu Chắt … lọ thuỷ tinh. + HS3: Còn một mình … đến hết. - 1HS đọc chú giải. - 2HS luyện đọc với nhau. - 1HS đọc toàn bài. - Lắng nghe. GV: Trần Thị Thùy Phương

Upload: others

Post on 18-Sep-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Tập dọc: CHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27)I/ Mục tiêu:- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).- Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. * Giáo dục KNS: Giáo dục cho HS các kĩ năng: xác định giá trị; tự nhận thức bản thân; thể hiện sự tự tin.II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc - Gọi 1HS đọc toàn bài.- Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (nếu có). Lưu ý cho HS các câu: Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất / em nặn lúc đi chăn trâu. Chú bé Đất ngạc nhiên / hỏi lại:- Gọi HS đọc phần chú giải.- Y/c HS luyện đọc theo nhóm 2.- Gọi 1HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.b. Tìm hiểu bài - Y/c 1HS đọc đoạn 1 và và trả lời các câu hỏi: (?): Cu Chắt có những đồ chơi nào?

(?): Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?

(?): Đoạn 1 cho em biết điều gì?

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc toàn bài.- 3HS đọc nối tiếp theo trình tự:+ HS1: Tết Trung thu … đi chăn trâu.+ HS2: Cu Chắt … lọ thuỷ tinh.+ HS3: Còn một mình … đến hết.

- 1HS đọc chú giải.- 2HS luyện đọc với nhau.- 1HS đọc toàn bài.- Lắng nghe.

- Nghe đọc và trả lời các câu hỏi: + Một chàng kị sĩ cỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất.+ Chàng kị sĩ cưỡi ngựa tía rất đẹp, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp Tết Trung thu. Chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp. Còn chú bé Đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu.+ Giới thiệu các đồ chơi của cu

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 2: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

- Ghi ý chính đoạn 1.- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời các câu hỏi: (?): Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau ntn?

(?): Nội dung chính của đoạn 2 là gì?

- Ghi lên bảng ý chính đoạn 2.- Y/c HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:(?): Vì sao chú bé Đất ra đi?

(?): Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?(?): Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?- Y/c HS trả lời câu hỏi số 4.

GV giảng để HS hiểu sự thay đổi của chú bé Đất: chuyển từ sợ nóng đến ngạc nhiên không tin rằng đất có thể nung trong lửa, cuối cùng hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được “nung”. Từ đó khẳng định: câu trả lời “chú bé Đất muốn được xông pha, trở thành người có ích” là đúng.(?): Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?Giảng và chốt: nung trong lửa.(?): Ý chính của đoạn cuối là gì?

- Ghi ý chính đoạn 3.(?): Câu chuyện nói lên điều gì?

- Ghi ý chính của bài.c. Đọc diễn cảm- Y/c 4HS đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm).- Y/c HS luyện đọc đoạn: “Ông Hòn Rấm cười bảo … chú thành Đất Nung.”- Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn và toàn truyện. - Nhận xét cách đọc.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà luyện đọc thêm, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài Chú Đất Nung (TT).

Chắt.- 1HS nhắc lại.- Theo dõi và trả lời các câu hỏi. + Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa.+ Cuộc làm quen giữa cu Đất và 2 người bột.- 1HS nhắc lại.- Theo dõi và trả lời các câu hỏi:+ Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê.+ Đi ra cánh đồng, gặp trời mưa.+ Ông chê chú nhát.+ Ý kiến 2 là đúng vì chú muốn được xông pha, làm nhiều việc có ích.- Lắng nghe.

- HS phát biểu.

+ Chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung.- 1HS nhắc lại.+ Ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ - 1HS nhắc lại ý chính của bài.

- 4HS nối tiếp nhau đọc và tìm ra cách đọc hay.

- 3 nhóm thi đọc toàn bài.- Bình chọn nhóm đọc hay.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 3: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Chính tả: CHIẾC ÁO BÚP BÊ (Tiết 14)I/ Mục tiêu:- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn Chiếc áo búp bê.- Làm đúng bài tập 2b và 3b.II/ Đồ dùng dạy - học : - Bút dạ 3 – 4 phiếu khổ to viết cả đoạn văn BT2a hoặc 2b.- Một số tờ giấy trắng khổ A4 để HS thi làm BT3a.III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng viết các từ sau: tiềm năng, phim truyện, hiểm nghèo, huyền ảo, bóng chuyền.- Nhận xét và cho điểm từng HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.2.2 Hướng dẫn nghe - viết chính tả:a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK.(?): Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp ntn?

(?): Bạn nhỏ đối với búp bê ntn?

b. Hướng dẫn viết từ khó- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn và luyện viết.

c.Viết chính tả - GV đọc cho HS viết.- GV đọc cho HS soát lỗi.d. Chấm bài - nhận xét chung- Thu và chấm một số vở.- Nhận xét chung.2.3 Hướng dẫn làm bài tập:Bài 2b:- Gọi HS đọc y/c.- Y/c 2 dãy HS lên bảng thi tiếp sức (mỗi HS chỉ điền 1 từ).- Gọi HS nhận xét, bổ sung.KL: lất phất, Đất, nhấc, bật lên, rất nhiều, bậc tam cấp, lật, nhấc bổng, bậc thềm.- Tuyên dương đội thắng cuộc.- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.Bài 3b:- Gọi HS đọc y/c.

- 2HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con, sau đó nhận xét bài làm của bạn.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc, cả lớp theo dõi.+ Cổ cao, tà loe, mép áo được viền bằng vải xanh, khuy bấm như hạt cườm.+ Bạn nhỏ rất yêu thương búp bê.

- HS luyện viết vào bảng con các từ: phong phanh, xa tanh, loe ra, nẹp áo …

- HS viết.- Soát lỗi.

- 1HS đọc.- Thi tiếp sức làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1HS đọc.

- 1HS đọc.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 4: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

- Phát giấy bút dạ cho nhóm 6HS. Y/c HS thực hiện trong nhóm, nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.- Gọi HS nhận xét, bổ sung.- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.KL: chân thật, thật thà, vất vả, tất tả, tất bật, chật chội, chất phác, chật vật, ngất ngưởng, thất vọng… Lấc cấc, lấc láo, xấc láo, xấc xược,…3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại 10 tính từ trong các số tính từ tìm được ở bài 3 và chuẩn bị bài sau.

- Hoạt động nhóm 6.

- Bổ sung.- Đọc các từ trên phiếu.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 5: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI(Tiết 27)

I/ Mục tiêu:- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn (BT3, BT4); bước đầu nhận biết được một dạng câu hỏi có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5).II/ Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to viết sẵn lời giải BT1.- Hai tờ giấy khổ viết sẵn 3 câu hỏi của BT3.- Ba, bốn tờ giấy trắng để HS làm BT4.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu hỏi: 1 câu dùng để hỏi người khác, 1 câu tự hỏi mình.- Y/c HS dưới lớp nêu lại phần ghi nhớ. - Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Hướng dẫn làm bài tập:Bài 1:- Gọi 1HS đọc y/c và nội dung. - Y/c HS thảo luận nhóm đôi cùng nhau làm bài.

- Gọi HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS đặt câu GV hỏi: Ai còn có cách đặt câu nào khác? KL:a/ Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai?b/ Trước giờ học, các em thường làm gì?c/ Bến cảng như thế nào?d/ Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?Bài 3:- Gọi 1HS đọc y/c.- Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn. KL:a/ Có phải … không?; b/ phải không?; c/ à? Bài 4:- Gọi HS đọc y/c.- Y/c HS đọc lại các từ nghi vấn ở BT3.- Y/c HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn.- Gọi 1 vài HS dưới lớp đặt câu.

- 2HS lên bảng đặt câu.

- HS đứng tại chỗ trả lời.- Nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc. - 2HS ngồi cùng bàn đặt câu, sửa chữa cho nhau.- Lần lượt nói câu mình đặt.

- 1HS đọc.- 1HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân các từ nghi vấn.- Nhận xét bài làm trên bảng.

- 1HS đọc. - 2HS đọc.- 3HS lên bảng đặt câu, cả lớp đặt câu vào vở.

- Tiếp nối nhau đặt câu của

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 6: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

- Nhận xét chung về cách HS đặt câu. Bài 5:- Gọi HS đọc y/c và nội dung.(?): Thế nào là câu hỏi?

- Y/c HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.

- Gọi HS phát biểu, những HS khác bổ sung. KL: + a, d là câu hỏi vì chúng dùng để hỏi điều mà bạn chưa biết.+ b, c, e không phải là câu hỏi vì câu b là nêu lên ý kiến của người nói. Câu c, e là nêu ý kiến đề nghị. 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS chuẩn bị bài Dùng câu hỏi vào mục đích khác.

mình:Cậu có phải là học sinh lớp 4/5 không?Bạn thích chơi cầu lông à?

- 1HS đọc. + Câu hỏi dùng để hỏi những người chưa biết. Câu hỏi thường có từ nghi vấn. Khi viết, cuối câu thường có dấu chấm hỏi.- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận với nhau.- HS tiếp nối nhau phát biểu.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 7: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Kể chuyện: BÚP BÊ CỦA AI?(Tiết 14)

I/ Mục tiêu:- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê.- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết giữ gìn, yêu quý đồ chơi.II/ Đồ dùng dạy học:- Bảng lớp viết Đề tài. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1.Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Hướng dẫn kể chuyện:a. GV kể chuyện+ GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu: tủi thân, sau: sung sướng. Lời lật đật: oán trách. Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh. Lời cô bé: dịu dàng, ân cần.+ GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.b. H/d tìm lời thuyết minh- Y/c HS quan sát tranh thảo luận theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh. - Phát băng giấy và bút dạ cho từng nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán băng giấy dưới mỗi bức tranh. - Gọi các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, sửa lời thuyết minh. - Y/c HS kể lại truyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.- Gọi HS kể toàn truyện trước lớp. - Nhận xét HS kể chuyện.c. Kể chuyện bằng lời của búp bê (?): Kể chuyện bằng lời của búp bê là ntn?

(?): Khi kể phải xưng hô thế nào?- Gọi 1HS giỏi kể mẫu trước lớp. - Y/c HS kể truyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ các gặp khó khăn.- Tổ chức cho HS thi kể. - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.

- 2HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 2.

- Viết lời thuyết minh ngắn gọn, đúng nội dung, đủ ý vào băng giấy. - Bổ sung.- Đọc lời thuyết minh. - 4HS kể chuyện trong nhóm.

- 3HS tham gia kể.

+ Mình đóng vai búp bê để kể lại chuyện. + Tôi hoặc tớ, mình, em.- 1HS kể.- 2HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe. - 3HS kể từng đoạn truyện.- Nhận xét bạn kể theo các tiêu

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 8: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

- Nhận xét, tuyên dương HS.3. Củng cố - dặn dò:(?): Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà luôn biết yêu quý mọi vật quanh mình, kể lại chuyện cho người thân nghe và xem trước bài tuần sau.

chí đã nêu.

- HS trả lời.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 9: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Tập đọc: CHÚ ĐẤT NUNG (TT)(Tiết 28)

I/ Mục tiêu:- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời người nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).- Hiểu nội dung: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác.* Với HS khá, giỏi: trả lời được câu hỏi câu 3.* Giáo dục KNS: Giáo dục cho HS các kĩ năng: xác định giá trị; tự nhận thức bản thân; thể hiện sự tự tin.II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS đọc từng đoạn nối tiếp truyện Chú Đất Nung và trả lời câu hỏi về nội dung bài.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:a. Luyện đọc- Gọi 1HS đọc toàn bài.- Y/c 4HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). H/d HS cách đọc một số câu hỏi, câu cảm thán: Kẻ nào đã bắt nàng tới đây? Lầu son của nàng đâu?

- Gọi HS đọc từ chú giải trong bài.- Y/c HS luyện đọc theo nhóm đôi.- Gọi HS đọc toàn bài.- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc.b. Tìm hiểu bài - Y/c HS đọc từ đầu đến bị nhũn cả chân tay và trả lời các câu hỏi:(?): Kể lại tai nạn của 2 người bột.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc, cả lớp theo dõi.+ HS1: Hai người bột … công chúa.+ HS2: Gặp công chúa … chạy trốn.+ HS3: Chiếc thuyền … xe bột lại.+ HS4: Hai người bột …đến hết.- 1HS đọc từ chú giải trong bài.- 2HS cùng bàn luyện đọc.- 1HS đọc toàn bài.- Lắng nghe.

- Theo dõi và trả lời các câu hỏi:

+ Hai người bột sống trong lọ thuỷ tinh rất buồn chán. Chuột cạy nắp lọ tha nàng công chúa vào cống. Chàng kị sĩ đi tìm nàng công chúa, bị chuột lừa vào cống. Hai người chạy trốn, thuyền lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả chân tay.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 10: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

(?): Đoạn này kể lại chuyện gì?- Ghi ý chính đoạn 1. - Gọi 1HS đọc đoạn còn lại, HS trao đổi và trả lời các câu hỏi: (?): Vì sao chú Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu 2 người bột?Giảng và chốt: Nung trong lửa, có thể phơi nắng, phơi mưa hàng đời người.(?): Theo em câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?

(?): Đoạn cuối bài kể chuyện gì?- Ghi ý chính.(?): Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.

(?): Nội dung chính của bài là gì?

- Ghi nội dung chính của bài. c. Đọc diễn cảm:- Y/c 4HS đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, nàng công chúa).- H/d HS luyện đọc đoạn: Hai người bột tỉnh dần … lọ thuỷ tinh mà.- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn, toàn truyện. - Nhận xét và tuyên dương HS.3. Củng cố - dặn dò: (?): Câu chuyện muốn nói chúng ta điều gì?- Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà luyện đọc, trả lời các câu hỏi cuối bài, khuyến khích HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài Cánh diều tuổi thơ.

+ Tai nạn của 2 người bột.- 1HS nhắc lại.- Theo dõi và trả lời các câu hỏi:

+ Vì chú chịu được nắng mưa nên không sợ nước.

- HS phát biểu.+ Câu nói ấy có ý thông cảm với hai người bột chỉ sống trong lọ thuỷ tinh, không chịu được thử thách.+ Câu nói đó có ý xem thường những người chỉ sống trong sung sướng, không chịu đựng nổi khó khăn.+ Đất Nung cứu bạn.- 1HS nhắc lại.- Tiếp nối nhau đặt tên: Đất Nung dũng cảm; Lửa thử vàng, gian nan thử sức,…+ Ca ngợi chú Đất Nung dám nung mình trong lửa đỏ đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác.- 2HS nhắc lại. - 4HS tham gia đọc truyện (2 lượt). - HS luyện đọc theo nhóm 2.

- 3 nhóm HS thi đọc.- Bình chọn.

- HS trả lời.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 11: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Tập làm văn: THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ?(Tiết 27)

I/ Mục tiêu:- Hiểu được thế nào là miêu tả.- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung; bước đầu viết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa.II/ Đồ dùng dạy học:- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2 (phần nhận xét).III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng kể lại truyện theo 1 trong 4 đề tài ở BT2.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2Tìm hiểu ví dụ:Bài 1:- Gọi 2HS đọc y/c và nội dung. Cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được miêu tả. - Gọi HS phát biểu ý kiến.

Bài 2:- Phát phiếu và bút cho nhóm 4HS. Y/c HS trao đổi và hoàn thành. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.- Gọi HS nhận xét, bổ sung. KL:TT Tên sự

vậtHình dáng

Màu sắc

Chuyển động

Tiếng động

1 Cây sòi

cao lớn lá đỏ chói lọi

lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ

2 Cây cơm nguội

lá vàng rực rỡ

lá rập rình lay động như nhúng đốm lửa vàng

3 Lạch nước

trườn lên mấy tảng đá, luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục

róc rách

Bài 3:

- 2HS kể chuyện, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 2HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, dùng bút chì gạch chân những sự vật miêu tả.+ Các sự vật được miêu tả là: cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước.

- Hoạt động nhóm 4.

- Nhận xét, bổ sung.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 12: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

- Y/c HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: (?): Để tả được hình dáng của cây sòi, màu sắc của lá sòi, cây cơm nguội tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?(?): Để tả được sự chuyển động của lá cây tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?(?): Sự chuyển động của dòng nước tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?(?): Muốn miêu tả một sự vật thật tinh tế, người viết phải làm ntn?- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.2.3 Luyện tập:Bài 1:- Gọi 1HS đọc y/c.- Y/c HS tự làm bài. - Gọi HS phát biểu.KL: Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.Bài 2:- Gọi HS đọc y/c và nội dung.- Y/c HS quan sát tranh minh hoạ và giảng: Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động và hay. Phải có con mắt thật tinh tế khi nhìn sự vật mới miêu tả được như vậy.(?): Trong bài thơ Mưa, em thích hình ảnh nào?- Y/c HS tự viết đoạn văn miêu tả.

- Chữa bài làm trên bảng lớp.- Gọi HS đọc bài viết của mình.

- Nhận xét đoạn văn của HS về cách dùng từ, cách diễn đạt.3. Củng cố - dặn dò:(?): Thế nào là miêu tả?- Nhận xét tiết học.- Dặn HS ghi lại 1, 2 câu miêu tả một sự vật mà em quan sát được trên đường đi học và chuẩn bị bài Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Mắt.

+ Mắt.

+ Mắt và tai.

+ Quan sát kĩ bằng nhiều giác quan. - 2HS đọc thành tiếng.

- 1HS đọc. - Làm bài.- HS phát biểu.

- 1HS đọc.- Lắng nghe.

- HS tự lựa chọn h/ả mình thích.- 1HS lên bảng viết, cả lớp tự viết bài. - Cùng GV chữa bài.- Một số HS đọc bài làm của mình.

- HS trả lời.

Luyện từ và câu: DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC (Tiết 28)

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 13: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

I/ Mục tiêu:- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi.- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi; bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể.* Với HS khá, giỏi: Nêu được một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích khác.* Giáo dục KNS: Giáo dục cho HS các kĩ năng: Giao tiếp: thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp; lắng nghe tích cực.II/ Đồ dùng dạy học: + Bảng phụ viết nội dung BT1 (phần luyện tập).+ Bốn băng giấy, trên mỗi băng viết một ý của BT.III.1.+ Một số tờ giấy trắng để HS làm BT.III.2.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng. Y/c mỗi HS viết 1 câu hỏi, 1 câu dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Tìm hiểu ví dụ:Bài 1:- Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú Đất Nung.

- Gọi HS đọc câu hỏi.

Bài 2:- Y/c HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều chưa biết không? Nếu không chúng được dùng để làm gì?- Gọi HS phát biểu.(?): Câu “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì?(?): Câu“Chứ sao?” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?GV: Có những câu hỏi không dùng để hỏi về những điều mà mình chưa biết mà còn dùng để thể hiện thái độ chê, khen hay khẳng định, phủ định một điều gì đó.Bài 3:- Y/c HS đọc nội dung.- Y/c HS trao đổi trả lời câu hỏi.

- 2HS lên bảng đặt câu, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới các câu hỏi.+ Sao chú mày nhát thế? Nung ấy à? Chứ sao?

- 2HS ngồi cùng bàn đọc lại các câu hỏi, trao đổi với nhau để trả lời. - Nói theo ý của mình. + Chê cu Đất nhát.

+ Ông muốn khẳng định: đất có thể nung trong lửa.- Lắng nghe.

- 1HS đọc.- Thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 14: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

- Gọi HS trả lời, bổ sung. (?): Ngoài tác dụng dùng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì?2.3 Ghi nhớ:- Gọi HS đọc ghi nhớ.- Gọi HS nêu một số VD dùng câu hỏi để thể hiện: thái độ khen, chê; sự khẳng định, phủ định; y/c hay mong muốn…2.4 Luyện tập:Bài 1:- Gọi HS đọc y/c và nội dung. - Y/c HS tự và làm bài. - Gọi HS phát biểu, bổ sung đến khi có câu trả lời chính xác.

Bài 2:- Chia nhóm 6HS. Y/c nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống. - Y/c HS hoạt động trong nhóm.

- Gọi đại diện nhóm phát biểu.

- Nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.Bài 3:- Gọi HS đọc y/c và nội dung.- Y/c HS tự làm bài. - Gọi HS phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi.

+ Câu hỏi đó có ý y/c các cháu nói nhỏ hơn.+ Thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định hay y/c, đề nghị một điều gì đó.- 2HS đọc thành tiếng.- HS nêu VD.

- 4HS nối tiếp đọc từng câu.- HS trao đổi, trả lời câu hỏi:+ Câu a: Câu hỏi của người mẹ được dùng để y/c người con nín khóc.+ Câu b: Câu hỏi được bạn dùng thể hiện ý chê trách.+ Câu c: Câu hỏi của người chị được dùng để chê em vẽ ngựa không giống.+ Câu d: Câu hỏi của bà cụ được dùng để thể hiện ý y/c, nhờ cậy giúp đỡ.- Chia nhóm nhận tình huống.

- 1HS đọc tình huống, các HS khác suy nghĩ, tìm ra câu hỏi phù hợp. VD: a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện có được không?- 1HS đọc. - HS suy nghĩ tình huống.- Đọc tình huống của mình.VD: Em muốn sang nhà bạn chơi, em có thể thưa với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn sang nhà Lan chơi có được không?”.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 15: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Tập làm văn: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT(Tiết 28)

I/ Mục tiêu:- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường.II/ Đồ dùng dạy học:+ Tranh minh hoạ cái cối xay trong SGK. + Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm bài câu d (BT.I.1) + Một tờ giấy viết lời giải câu b, d (BT.I.1). + Một tờ giấy khổ to viết đoạn thân bài tả cái trống – BT.III.+ Ba, bốn tờ giấy trắng để 3 – 4 HS viết thêm mở bài, kết bài cho thân bài cái trống (BT.III.d).III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Tìm hiểu ví dụ:Bài 1:- Y/c HS đọc bài văn.- Y/c HS đọc phần chú giải. (?): Bài văn tả cái gì?(?): Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?

(?): Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?(?): Mở bài trực tiếp là ntn?

(?): Thế nào là kết bài mở rộng?

(?): Phần thân bài tả cái cối theo trình tự ntn?

Bài 2:(?): Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?

- 2HS lên bảng viết, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc. - 1HS đọc.+ Tả cái cối xay gạo bằng tre.+ MB: “Cái cối xinh xinh … nhà trống”. giới thiệu cái cối.+ KB: “Cái cối xay… từng bước chân anh đi”. nói lên tình cảm của các bạn nhỏ đối với các đồ dùng trong nhà.+ Mở bài trực tiếp và kết bài mở rộng.+ MB trực tiếp là giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả.+ KB mở rộng là bình luận thêm về đồ vật.+ Từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ, cái vành, hai cái tai, hàng răng cối, cần cối…

+ Ta cần tả từ bên ngoài vào bên

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 16: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

- Giảng thêm về biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá trong bài.- Y/c HS đọc phần ghi nhớ. 2.3 Luyện tập:- Gọi HS đọc y/c và nội dung. Y/c HS trao đổi nhóm 4 và trả lời các câu hỏi:

(?): Câu văn nào tả bao quát cái trống?

(?): Những bộ nào cái trống được miêu tả ?

(?): Những từ ngữ miêu tả hình dáng, âm thanh của tiếng trống?

- Y/c HS viết thêm MB, KB cho toàn thân bài trên.

- Chữa bài làm trên bảng.- Gọi HS trình bày bài làm. GV sữa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng HS và cho điểm những HS viết tốt. 3. Củng cố - dặn dò:(?): Khi viết bài văn miêu tả, ta cần chú ý điều gì?- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà viết lại đoạn MB, KB và chuẩn bị bài sau.

trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy.

- 2HS đọc thành tiếng.

- 1HS đọc đoạn văn, 1HS đọc câu hỏi của bài. HS thảo luận nhóm 4 và trả lời:+ Anh chàng trống tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.+ Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.+ Hình dáng: tròn như cái chum, mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặt…+ Âm thanh: tiếng trống ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng!”- giục trẻ rảo bước tới trường, trống “cầm hàng” theo nhịp…- 2HS lên bảng viết, cả lớp làm vào vở.- Cùng GV chữa bài.- 3 - 5HS đọc đoạn MB, KB của mình.

- HS trả lời.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 17: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Toán: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ(Tiết 66)

I/ Mục tiêu: - Biết chia một tổng cho một số.- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.- Bài 1; Bài 2 (Không yc HS phải học thuộc các tính chất này)II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 65.- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 So sánh giá trị biểu thức:- Viết lên bảng biểu thức:

(35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7- Y/c HS tính giá trị của 2 biểu thức trên.

(?): Giá trị của 2 biểu thức (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 ntn với nhau?GV: Vậy ta có thể viết:

(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 72.3 Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số: - GV đặt câu hỏi để HS nhận xét về 2 biểu thức trên:(?): Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng ntn?(?): Hãy nhận xét về dạng của biểu thức 35 : 7 + 21 : 7?(?): 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7?

(?): Còn 7 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7?KL: Khi thực hiện chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.2.4 Luyện tập:Bài 1a:(?): BT y/c chúng ta làm gì?

- Y/c HS tính biểu thức: (15 + 35) : 5

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở nháp.(35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 835 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.- HS đọc biểu thức.

+ Một tổng chia cho một số.+ Tổng của hai thương.

+ 35 và 21 là các số hạng của tổng 35 + 21.+ 7 là số chia.- HS nghe GV nêu tính chất, sau đó nêu lại.

+ Tính GT của biếu thức bằng 2 cách. - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.C1: (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10C2: (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 :

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 18: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

- Nhận xét và y/c HS tự làm bài còn lại. Bài 1b: - Viết lên bảng biểu thức 12 : 4 + 20 : 4.- Y/c HS tìm hiểu cách làm và làm theo mẫu biểu thức: 12 : 4 + 20 : 4.(?): Vì sao có thể viết 12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4?

- Y/c HS tự làm tiếp.

- Nhận xét và chữa bài.Bài 2:- Viết lên bảng biểu thức: (935 – 21) : 7 - Y/c HS tính trá trị biểu thức theo 2 cách.

- Y/c 2HS lên bảng nêu cách làm của mình.GV: Như vậy, khi có một hiệu chia cho một số mà cả số trừ và số bị trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia ta có thể làm như thế nào?

Tính chất một số chia cho một hiệu.- Y/c HS tự làm tiếp các phần còn lại.

- Nhận xét và chữa bài.Bài 3(tăng cường):- Y/c HS đọc đề bài.- GV cùng HS phân tích đề bài và h/d cách giải.+ C1: Tính số nhóm HS của từng lớp sau đó tính số nhóm HS của cả hai lớp.+ C2: Tính số HS của hai lớp sau đó tính số nhóm HS của hai lớp.- Nhận xét, chữa bài.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Chia cho số có một chữ số.

5 = 3 + 7 + 10. - HS làm các bài còn lại.

- HS thực hiện tính GT biểu thức theo mẫu.+ Vì trong biểu thức 12 : 4 + 20 : 4 thì ta có 12 và 20 cùng chia cho 4 nên ta áp dụng tính chất một số chia cho một tổng.- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. Sau đó, 2HS cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cách.- HS nêu.+ Khi chia một hiệu cho một số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia rồi trừ các kết quả cho nhau.- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.- Chữa bài (nếu sai).

- 1HS đọc đề. - 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cách, cả lớp làm toán chạy (chỉ cần làm 1 cách).

- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 19: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Toán: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 67)I/ Mục tiêu:- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư).- Bài 1 (dòng 1,2); Bài 2II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 66. - Nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Hướng dẫn thực hiện phép chia:a. Trường hợp chia hết - Viết lên bảng phép chia 128472 : 6 và y/c HS đọc phép chia. - Y/c HS đặt tính để thực hiện phép chia. Y/c HS nêu cách làm của mình.

(?): Chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào?(?): Phép chia 128472 : 6 là phép chia hết hay phép chia có dư?b. Trường hợp chia có dư- Viết lên bảng phép chia 230859 : 5 và y/c HS đặt tính để thực hiện phép chia này.

(?): Phép chia 230859 : 5 là phép chia hết hay phép chia có dư?(?): Với phép chia có dư chúng ta phải chú ý điều gì? Lưu ý HS số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia.2.3 Luyện tập:Bài 1:- Y/c HS tự làm bài.

- Nhận xét và chữa bài.Bài 2:- Gọi 1HS đọc y/c của bài. - Y/c HS tự tóm tắt bài toán và làm bài.

- Nhận xét và chữa bài.Bài 3 (tăng cường):3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Luyện tập.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

- 1HS lên bảng làm bài và nêu cách trình bày, cả lớp thực hiện vào vở nháp. + Theo thứ tự từ trái sang phải.

+ Là phép chia hết.

- 1HS lên bảng làm bài và trình bày cách làm, cả lớp làm bài vào vở nháp. + Là phép chia có dư.

+ Số dư luôn nhỏ hơn số chia.

- 4HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào VBT (chỉ làm dòng 1, 2).- Chữa bài (nếu sai).

- 1HS đọc.- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.- Chữa bài (nếu sai).

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 20: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Toán: LUYỆN TẬP(Tiết 68)

I/ Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.- Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số.- Bài 1; Bài 2(a); Bài 4(a)II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Y/c 2HS lên làm các bài tập tiết 67.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2.2 Luyện tập:Bài 1:(?): Bài tập y/c chúng ta làm gì?- Y/c HS làm bài.

- Chữa bài và y/c HS nêu các phép chia hết, phép chia có dư trong bài. Bài 2:- Gọi HS đọc y/c. (?): Hãy nêu lại cách tìm số bé, số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.- Y/c HS làm bài.

- Nhận xét và chữa bài. Bài 3(tăng cường):Bài 4:- Y/c HS tự làm bài. - Y/c HS nêu tính chất mình đã áp dụng để giải bài toán.

- Y/c HS phát biểu hai tính chất nêu trên.

3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Chia một số cho một tích.

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

+ Đặt tính rồi tính. - 4HS lên bảng tính, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào VBT.

- 1HS đọc.+ Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2 Số bé = (Tổng - hiệu) : 2 - 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bảng con (chỉ cần thực hiện phép tính).- Chữa bài (nếu sai).

- 2HS lên bảng làm bài. + Áp dụng tính chất một tổng chia cho một số. + Áp dụng tính chất một hiệu chia cho một số.- 2HS lần lượt phát biểu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 21: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Toán: CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH(Tiết 69)

I/ Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia một số cho một tích.- Bài 1; Bài 2II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 68.- Nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Giới thiệu tính chất chia một số cho một tích: a. So sánh các giá trị biểu thức - Viết lên bảng các biểu thức: 24 : (3 x 2); 24 : 3 : 2; 24 : 2 : 3- Y/c HS tính giá trị của biểu thức trên.

(?): Hãy so sánh giá trị của 3 biểu thức trên.Vậy ta có: 24 : (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3b. Tính chất một số chia cho 1 tích(?): Biểu thức 24 : (3 x 2) có dạng như thế nào?(?): Khi tính giá trị của biểu thức này em làm ntn?

(?): 3 và 2 là gì trong biểu thức 24 : (3 x 2)?(?): Có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của biểu thức 24 : (3 x 2)?

KL: Khi thực hiện một số chia cho 1 tích ta có thể lấy số đó chia cho một thừa số của tích, rồi lấy kết quả tìm được chia cho thừa số kia. 2.2 Luyện tập:Bài 1:(?): Bài tập y/c chúng ta làm gì?- Y/c HS tính giá trị của mỗi biểu thức trong bài theo 3 cách khác nhau.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Nhận xét, chữa bài.Bài 2:- Gọi HS đọc y/c của bài.- Viết lên bảng biểu thức 60 : 15 và y/c HS đọc biểu thức. - Y/c HS chuyển phép chia 60 : 15 thành phép chia

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 3HS lên bảng tính, cả lớp làm bài vào vở nháp.+ Chúng đều bằng 24.

+ Một số chia một tích.+ Tính tích 3 x 2 = 6 rồi lấy 24 : 6 = 4.+ 3 và 2 là các thừa số.+ Lấy 24 chia cho 3 rồi chia tiếp cho 2. (Hoặc 24 chia 2 rồi chia tiếp cho 3).- HS nghe và nêu lại.

+ Tính giá trị của biểu thức.- 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở.- HS nhận xét sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.- Chữa bài (nếu sai).

- 1HS đọc. - HS thực hiện y/c.

- HS suy nghĩ và nêu:

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 22: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

một số chia cho 1 tích.GV: Vì 15 = 3 x 5 nên ta có 60 : 15 = 60 : (3 x 5).- Y/c HS tính giá trị biểu thức.- Y/c HS làm các phần còn lại.

- Nhận xét và chữa bài. Bài 3(tăng cường):- Y/c HS đọc đề bài. - Y/c HS tóm tắt đề toán. (?): Hai bạn mua bao nhiêu quyển vở?(?): Giá tiền của mỗi quyển vở là bao nhiêu?- Y/c HS trình bày lời giải vào vở. (Nếu còn thời gian, GV có thể h/d HS thêm cách giải khác).- Y/c HS đổi chéo vở để kiểm tra. 3. Củng cố - dặn dò:- Y/c HS nhắc lại quy tắc chia một số cho một tích.- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Chia một tích cho một số.

60 : 15 = 60 : (3 x 5)

- HS tính giá trị biểu thức.- 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào VBT.- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).

- 1HS đọc.- 1HS tóm tắt trước lớp. + 3 x 2 = 6 quyển vở.+ 7200 : 6 = 1200 đồng- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.

- Kiểm tra vở của nhau.

- Một số HS nhắc lại.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 23: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Toán: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ(Tiết 70)

I/ Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia một tích cho một số.- Bài 1; Bài 2II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 69.- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Giới thiệu tính chất chia một tích cho một số:a. So sánh giá trị các biểu thứcVD1:- Viết lên bảng 3 biểu thức: (9 x 15) : 3; 9 x (15 : 3); (9 : 3) x 15- Y/c HS tính giá trị của các biểu thức trên.

(?): Hãy so sánh giá trị của ba biểu thức trên.Vậy ta có: (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15.VD2:- Viết lên bảng hai biểu thức sau: (7 x 15) : 3; 7 x (15 : 3)- Y/c HS tính giá trị của các biểu thức trên.

(?): Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức trên.Vậy ta có: (7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3)b. Tính chất một tích chia cho một số(?): Biểu thức (9 x 15) : 3 có dạng ntn?(?): Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta làm thế nào?(?): Ngoài cách này thì còn cách nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15) : 3?

KL: Vậy khi thực hiện tính 1 tích chia cho một số ta có thể lấy 1 thừa số chia cho số đó, rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.(?): Với biểu thức (7 x 15) : 3 tại sao chúng ta không tính (7 : 3) x 15 ?GV: Khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia.3.2 Hướng dẫn luyện tập:Bài 1:

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 3HS lên bảng tính, mỗi HS tính một biểu thức.+ Bằng nhau vì cùng bằng 45.

- 2HS lên bảng tính giá trị biểu thức, cả lớp làm vở nháp.+ Đều bằng 35.

+ Một tích chia cho một số.+ Tính tích 9 x 15 rồi sau đó lấy kết quả chia cho 3.+ Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 hoặc lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 15.- Lắng nghe và nhắc lại.

+ Vì 7 không chia hết cho 3.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 24: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

- Y/c HS nêu đề bài.

- Y/c HS tự làm bài.

- Nhận xét, chữa bài. Bài 2:(?): Bài tập y/c chúng ta làm gì?

- Viết lên bảng biểu thức (25 x 36) : 9- Y/c HS suy nghĩ để tìm cách thuận tiện nhất. - Gọi 2HS lên bảng y/c mỗi HS tính 1 cách.

(?): Vì sao cách làm 2 thuận tiện hơn cách thứ nhất?

- Y/c HS làm bài vào vở.Bài 3(tăng cường):- Gọi HS đọc đề bài. - Y/c HS tóm tắt bài toán. (?): Cửa hàng có bao nhiêu mét vải?(?): Cửa hàng đã bán bao nhiêu phần m vải?(?): Vậy cửa hàng đã bán được bao nhiêu m vải?- Y/c HS cả lớp trình bài lời giải.

- Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

+ Tính giá trị của biểu thức bằng 2 cách.- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).

+ Tính bằng cách thuận tiện nhất.

- Suy nghĩ tìm cách giải.- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp.C1: (25 x 36) : 9 = 900 : 9 = 100C2: (25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9) = 25 x 4 = 100+ Vì ở C1 phải thực hiện nhân số có hai chữ số với số có hai chữ số. C2 thực hiện phép chia trong bảng 36 : 9, sau đó thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.- Làm bài vào vở.

- 1HS đọc đề. - 1HS tóm tắt trước lớp.+ 30 x 5 = 150 m vải. + 1/5 số vải đó.+ 150 : 5 = 30 m vải.- 1HS lên bảng giải, cả lớp làm toán chạy.- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 25: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Lịch sử: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP(Tiết 14)

I. Mục tiêu: - Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.* Với HS khá, giỏi: Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước: chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất.II. Đồ dùng dạy học:+ Phiếu học tập của HS.III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Y/c 2HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài 11.

- Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần- Y/c HS đọc SGK đoạn: “Đến cuối thế kỉ XII … Nhà trần được thành lập”.(?): Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII ntn?

(?): Trong hoàn cảnh đó nhà Trần thay thế nhà Lý ntn?

KL: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không thể gánh vác được việc nước nên nhà Trần lên thay nhà Lý là một điều tất yếu.

HĐ2: Nhà Trần xây dựng đất nước- Phát phiếu học tập cho HS và y/c HS hoàn thành phiếu.

PHIẾU HỌC TẬPĐiền dấu X vào trước những chính sách mà nhà Trần thực hiện:

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc to trước lớp, cả lớp theo dõi SGK.+ Nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để giữ ngai vàng. + Vua Lý Huệ Tông không có con trai truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập.- Lắng nghe.

- HS đọc SGK và hoàn thành phiếu.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 26: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Đứng đầu nhà nước là vua. Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. Cả nước chia thành các lộ, châu, phủ.- Y/c HS báo cáo kết quả trước lớp. - Y/c HS nhận xét. (?): Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quan, giữa vua và dân chưa quá cách xa ?

- GV chốt lại những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước. 3. Củng cố - dặn dò: - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, và chuẩn bị bài sau.

- 3HS lần lượt báo cáo kết quả. - Nhận xét.+ Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức. Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ.

- 2HS đọc trước lớp.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 27: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Đạo đức: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T1)(Tiết 14)

I/ Mục tiêu: - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.* Giáo dục KNS: Giáo dục cho HS các kĩ năng: lắng nghe lời dạy bảo của các thầy cô giáo; thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.II/ Đồ dùng dạy học: Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1. Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho (HĐ 2, tiết 2 ; HĐ 4, tiết 1).III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Y/c 2HS lên bảng trả lời các câu sau:+ HS1: Nêu một số việc em đã làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.+ HS2: Hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về công lao của ông bà, cha mẹ và sự hiếu thảo của con cháu.- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Xử lí tình huống- Y/c HS đọc tình huống trong SGK và thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi:(?): Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?(?): Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? Vì sao?

- Y/c các nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm mình.- Gọi 2 nhóm lên đóng vai trước lớp, các nhóm khác nhận xét.- Y/c HS làm việc cả lớp.(?): Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ ntn?(?): Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?

- 2HS trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi:+ Các bạn sẽ đến thăm cô giáo.

+ Em sẽ cùng các bạn đến thăm cô vì cô giáo là người đã dạy dỗ, truyền đạt cho em kiến thức.- Đóng vai trong nhóm.

- Nhận xét.

+ Phải tôn trọng, biết ơn.

+ Vì thầy cô không quản khó nhọc, tận tình chỉ bảo các em nên người. Vì vậy, chúng em phải biết kính trọng, biết ơn

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 28: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

KL: Các thầy cô giáo đã dạy dỗ các em nhiều biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó, các em phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.

HĐ2: Thế nào là biết ơn thầy cô? (BT1)- GV đưa ra các bức tranh thể hiện các tình huống như BT1.(?): Bức tranh … thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo hay không?

KL: Tranh 1, 2, 4 thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng đối với thầy cô giáo. Còn tranh 3 việc làm của các bạn chưa thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.(?): Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo. (?): Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó?

HĐ3: Hành động nào đúng? (BT2)- Đưa bảng phụ có ghi các hành động. Y/c HS thảo luận theo nhóm đôi và cho biết hành động nào đúng? Hành động nào sai? Vì sao?- Gọi HS trả lời.KL: Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ, là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn. Những việc như nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học là những việc làm chưa thể hiện lòng kính trọng của các em đối thầy cô.(?): Hãy nêu thêm một số việc làm khác bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau.

thầy cô giáo. - Lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- HS giơ tay nếu đồng ý nếu cho rằng bức tranh đó thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo. Ngược lại thì không giơ tay.

+ Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp. + Em sẽ khuyên các bạn, giải thích cho các bạn: cần phải lễ phép với tất cả các thầy, cô giáo dù thầy cô không dạy mình.

- HS làm việc cặp đôi, thảo luận nhận xét hành động đúng.

- Trả lời, nhận xét, bổ sung.- Lắng nghe.

- HS nêu thêm.

- 2HS đọc, cả lớp theo dõi.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 29: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Khoa học: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC(Tiết 27)

I/ Mục tiêu: - Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,…- Biết đun sôi nước trước khi uống.- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. * Liên hệ GDMT: GD HS luôn luôn có ý thức uống nước đã được đun sôi để bảo vệ sức khoẻ của mình.II/ Đồ dùng dạy học:+ Hình trang 56, 57 SGK. + Phiếu học tập. + Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Y/c 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài 26:1) Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm?2) Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khoẻ của con người? - Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài của tiết dạy.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước(?): Y/c HS kể ra một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương em sử dụng.

(?): Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả ntn?

KL: Thông thường có 3 cách làm sạch nước: lọc nước; khử trùng; đun sôi. GDMT: Làm sạch nước đóng vai trò rất quan trọng vì qua quá trình lọc nước sẽ làm nước trong hơn, sạch hơn và diệt những vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người.

HĐ2: Tác dụng của lọc nước- GV chia nhóm và h/d các nhóm làm thực hành và thảo luận theo các bước trong SGK trang 56.- Y/c nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm đã được lọc và kết quả thảo luận.

(?): Khi tiến hành lọc nước đơn giản, chúng ta cần những gì?

- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

+ Dùng bình lọc nước.+ Dùng bông lót ở phễu để lọc.+ Dùng nước vôi trong. + Đun sôi nước. + Làm cho nước trong, sạch hơn, loại bỏ được một số vi khuẩn gây bệnh cho con người.

- HS thực hành theo nhóm 6.

- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm đã được lọc và kết quả thảo luận.+ Than bột, cát hay sỏi.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 30: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

(?): Than bột có tác dụng gì?(?): Cát (sỏi) có tác dụng gì?

- GV giới thiệu dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy. Vừa giảng vừa chỉ vào hình minh hoạ 2.- Y/c 2 – 3HS lên bảng mô tả lại dây chuyền sản xuất và cung cấp nước của nhà máy.KL: Nước được sản xuất từ các nhà máy phải đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng.

HĐ3: Sự cần thiết phải đun sôi nước uống- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:(?): Nước đã làm sạch bằng cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao?

(?): Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?(?): Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì? KL + GDMT: GD HS luôn luôn có ý thức uống nước đã được đun sôi để bảo vệ sức khoẻ của mình.- Y/c HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài Bảo vệ nguồn nước.

+ Khử mùi và màu của nước.+ Loại bỏ các chất không tan trong nước.

- Trả lời các câu hỏi:+ Nước đã làm sạch vẫn chưa thể uống được vì còn các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và một số chất độc.+ Phải đun sôi để diệt vi khuẩn và loại bỏ các chất độc hại.+ Giữ vệ sinh nguồn nước để chúng không bị nhiễm bẩn.

- 2HS đọc.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 31: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Địa lí: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ(Tiết 14)

I/ Mục tiêu:- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa động lạnh.* Với HS khá, giỏi:+ Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.+ Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.* Liên hệ GDMT: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đã có những biện pháp để khắc phục những khó khăn do thời tiết lạnh gây ra. Sự thích nghi của con người với môi trường.* Giáo dục SDNLTK &HQ: + ĐBBB có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quý giá.II/ Đồ dùng dạy học:+ Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.+ Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở ĐBBB. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ: - GV y/c 2HS lên bảng: HS1: Trình bày những hiểu biết của mình về nhà ở và làng xóm của người dân ĐBBB; HS2: Kể tên một lễ hội ở ĐBBB và cho biết lễ hội đó tổ chức vào thời gian nào? Để làm gì?- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước- Y/c HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi:(?): ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước ?

Giáo dục SDNLTK &HQ: ĐBBB có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quý giá.(?): Hãy nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.

- 2HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS dựa vào tranh ảnh và SGK trả lời: + Nhờ có đất phù sa màu mỡ và nguồn nước dồi dào, người dân ĐBBB có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên ĐBBB trở thành vựa lúa thứ 2 của cả nước.

+ Làm đất Gieo mạ Nhổ mạ Cấy lúa Chăm sóc lúa

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 32: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

(?): Em có nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân?- GV giải thích đặc điểm của cây lúa nước, một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho ĐBBB trồng được nhiều lúa gạo; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo để qua đó giáo dục cho HS biết quý trọng sức lao động và kết quả lao động của người nông dân. - Y/c HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của ĐBBB.

(?): Vì sao nơi đây có nhiều lợn, gà, vịt?

- Nhận xét và chốt ý.HĐ2: Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh

- Y/c HS dựa vào SGK thảo luận:(?): Mùa đông của ĐBBB dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ ntn?- Quan sát bảng số liệu trả lời các câu hỏi SGK:(?): Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ dưới 200 C? Đó là những tháng nào?(?): Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?

(?): Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB.- Y/c các nhóm trình bày kết quả.KL + GDMT: Nguồn rau xứ lạnh này làm cho nguồn thực phẩm của người dân ĐBBB thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao. Khí hậu mùa đông giúp vùng ĐBBB trồng được nhiều loại cây nhưng nhiều khi trời rét quá lại ảnh hưởng xấu đến cây trồng vật nuôi. Do đó, người dân phải có những biện pháp bảo vệ. (?): Hãy kể một số biện pháp bảo vệ cây trồng và vật nuôi.

3. Củng cố - dặn dò:- Y/c HS đọc ghi nhớ trong SGK.- Nhận xét tiết học và dặn HS về nhà học bài và sưu tầm tranh ảnh về các làng nghề để học bài sau.

Gặt lúa Tuốt lúa Phơi thóc.+ Vất vả, trải qua nhiều công đoạn.

+ Tên các cây trồng: ngô, khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả. Tên vật nuôi: trâu, bò, lợn …+ Do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám, ngô, khoai..

- Hoạt động trong nhóm 4.+ Kéo dài từ 3 – 4 tháng, khi đó nhiệt độ giảm nhanh/hạ thấp.- HS trả lời.+ 3 tháng: tháng 12, tháng 1, tháng 2.+ Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông. Khó khăn: nếu rét qua thì lúa và một số loại cây sẽ chết.+ Bắp cải, hoa lơ, xà lách, cà rốt …- Một số nhóm trình bày.- Lắng nghe.

+ Phủ kín ruộng mạ; sưởi ấm cho gia cầm; làm chuồng nuôi vững chắc, kín gió.

- 2HS đọc.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 33: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Toán (TC41): LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu: Giúp HS:+ Rèn luyện kĩ năng chia cho số có một chữ số.+ Vận dụng các tính chất: một tổng chia cho một số, một hiệu chia cho 1 số.+ Giải bài toán có lời văn.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS*HĐ1: Luyện tậpBài 1: Đặt tính rồi tính: a) 45872 : 8 b) 457969 : 9 c) 12483 : 6d) 79534 : 7

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức bằng 2 cách: a) (248 + 524) : 4b) 927 : 3 + 318 : 3 c) (476 – 357) : 7d) 528 : 6 – 384 : 6

Bài 3: (Giải bài toán bằng 2 cách) Số sản phẩm của các phân xưởng Một, Hai, Ba lần lượt là: 105, 110, 85. Số sản phẩm này được đóng vào các hộp, mỗi hộp có 5 sản phẩm. Hỏi số sản phẩm cả ba phân xưởng đóng được bao nhiêu hộp?- Gọi HS đọc đề bài.- GV cùng HS phân tích đề bài.- H/d HS 2 cách giải:+ C1: Tính số hộp mà phân xưởng Một, Hai, Ba đóng được sau đó tính số hộp cả 3 phân xưởng đóng được.+ C2: Tính số sản phẩm của cả 3 phân xưởng rồi sau đó tính số hộp mà 3 phân xưởng đó đóng được.- Nhận xét, chữa bài trên bảng.- Y/c 2HS ngồi cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra.

*HĐ2: Củng cố - dặn dò- Nhận xét tiết học.- Dặn HS luyện tập thêm các bài toán có dạng tương tự.

- HS làm bảng con.

- 4HS lên làm trên bảng, cả lớp làm vào VTTC.

- HS đọc đề bài.- Cùng GV phân tích đề bài.- 2HS lên bảng làm (mỗi HS làm một cách), cả lớp làm toán chạy (chỉ cần làm 1 cách).

- 2HS cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 34: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Luyện từ và câu (TC41): LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI

I/ Mục tiêu:+ Củng cố lại cách đặt câu hỏi đối với những từ hoặc cụm từ đã cho trước để trả lời.+ Phát hiện ra từ nghi vấn trong câu.+ Chuyển câu hỏi trong các câu hỏi thành câu kể.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Luyện tậpBài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm dưới đây:a) Cao Bá Quát thường mượn những cuốn sách chữ viết đẹp để làm mẫu luyện chữ.

b) Cao Bá Quát thường mượn những cuốn sánh chữ viết đẹp để làm mẫu luyện chữ.c) Cao Bá Quát thường mượn những cuốn sách chữ viết đẹp để làm mẫu luyện chữ.

d) Cao Bá Quát thường mượn những cuốn sách chữ viết đẹp để làm mẫu luyện chữ.

- Gọi một số nhóm trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương HS.Bài 2: Trong các từ in nghiêng ở mỗi cặp dưới đây, từ nào là từ nghi vấn:a) Em tên là gì? ; Việc gì tôi cũng làm.b) Em đi đâu? ; Đi đâu tôi cũng đi.c) Em về bao giờ? ; Bao giờ tôi cũng sẵn sàng.Bài 3: Chuyển các câu hỏi có trong các câu kể dưới đây theo mẫu:a) Tôi hỏi em: “Tại sao em khóc?”b) Tôi lại hỏi: “Em ốm phải không?”

c) Em lại hỏi tôi: “Anh không hiểu hay sao?”

- Gọi các nhóm trình bày.

- Nhận xét, chữa bài, tuyên dương HS.

* HĐ2: Củng cố - dặn dò- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà làm thêm các bài tập có dạng tương tự.

- HS thảo luận nhóm 2.

+ Ai thường mượn những cuốn sánh viết chữ đẹp để làm mẫu luyện chữ?+ Cao Bá Quát thường làm gì?

+ Cao Bá Quát thường mượn những cuốn sách như thế nào để làm mẫu luyện chữ?+ Cao Bá Quát thường mượn những cuốn sách chữ viết đẹp để làm gì?- HS trình bày: 1HS hỏi, 1HS trả lời.- Nhận xét.- HS làm bài vào vở:+ Các từ nghi vấn là: … là gì?… đi đâu?… về bao giờ?- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài.+ Tôi hỏi xem tại sao em khóc.+ Tôi lại hỏi xem xó phải em ốm không.+ Em lại hỏi tôi rằng anh không hiểu hay sao.- HS các nhóm trình bày: 1HS đọc câu hỏi; 1HS đọc câu kể.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 35: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Tập làm văn(TC42): LUYỆN TẬP VĂN MIÊU TẢ.

I/ Mục tiêu: + Giúp HS ôn luyện kiến thức về văn miêu tả.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Luyện tậpBài 1: Tìm hiếu những câu văn miêu tả trong đoạn văn kể về Sự tích cây vú sữa và nói rõ những bộ phận nào của cây được tả và tả như thế nào? Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào làng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Bài 2: Em và bạn đã cùng nhau kể câu chuyện Búp bê của ai? Hãy tưởng tượng và viết 4 – 5 câu để tả bộ váy mà cô chủ mới đã cắt may cho búp bê.- H/d HS cách tả bộ váy: hình dáng, màu sắc, kích thước,….- Y/c HS tự viết bài.

- Chữa bài văn trên bảng.- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.- Nhận xét, chữa bài cho HS.

* HĐ2: Củng cố - dặn dò- Nhận xét tiết học.- Dặn những HS nào viết chưa xong hoặc viết chưa hay thì về nhà viết lại.

- HS thảo luận nhóm 2 và làm bài vào vở:

* Những bộ phận được miêu tả: đài hoa, quả vú sữa.+ Đài hoa: bé tí, nở trắng như mây.+ Quả vú sữa: da căng mịn, xanh óng ánh, dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

- Lắng nghe h/d.

- 1HS lên bảng viết, cả lứop viết bài vào vở.- Cùng GV chữa bài.- 3 – 4 HS đọc bài làm của mình.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 36: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Khoa học: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC(Tiết 28)

I/ Mục tiêu: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,…- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.Liên hệ GDMT: GD HS ý thức bảo vệ nguồn nước bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi của mình.- Không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. GV hướng dẫn , động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm.* Sử dụng NLTK &HQ: HS biết những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.* Giáo dục KNS: Giáo dục cho HS các kĩ năng: bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước; trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.II/ Đồ dùng dạy học:+ Hình trang 58, 59 SGK.+ Giấy A0 đủ cho các nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS. III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:1) Dựa vào sơ đồ, mô tả dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy?2) Tại sao chúng ta cần đun nước sôi trước khi uống?- Nhận xét và cho điểm HS.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước

- Y/c HS quan sát hình trang 58 SGK và trả lời các câu hỏi:(?): Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh vẽ.(?): Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?- Y/c 2 HS thảo luận với nhau chỉ vào hình vẽ, nêu những việc nên hay không nên làm để bảo vệ nguồn nước. - Gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.

- 2HS lên bảng trả lời, cả lớp lắng nghe để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp và trả lời.

- Trình bày trước nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp.

+ Những việc không nên: Đục ống nước, đổ rác xuống ao…+ Những việc nên: vứt rác, xây

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 37: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

- Y/c HS liên hệ bản thân để xem gia đình và địa phương mình đã làm gì để bảo vệ nguồn nước. KL + Liên hệ GDMT: GD HS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh (trường học, địa phương..) bằng những hành động phù hợp với bản thân như: bỏ rác đúng nơi quy định, không để rác thải hoặc chất bẩn xuống sông, đi tiểu tiện đúng nơi quy định…- Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 59.

HĐ2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước- GV chia nhóm 8 và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- Y/c các nhóm cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện.- Nhận xét và khen ngợi những nhóm thực hiện tốt. 3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.- Dặn HS về nhà xem trước bài mới.

dựng hệ thống thoát nước thải….- HS tự nêu.

- 2HS đọc to trước lớp.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV h/d.- Nhóm cử đại diện lên trình bày ý tưởng của nhóm mình.

- Nhận xét, bình chọn mhón vẽ đẹp và có lời bình hay.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 38: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Kĩ thuật: THÊU MÓC XÍCH (T2)( Tiết 14)

I/ Mục tiêu:- Biết cách thêu móc xích.- Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.* GV không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành khâu.* Với HS khéo tay: + Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành các vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.+ Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.* Phòng chống TNTT: Nhắc HS cẩn thận khi sử dụng kim khâu.II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh quy trình thêu móc xích.- Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:+ Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, kích thước 20 cm x 30 cm.+ len, chỉ thêu khác màu vải.+ Kim khâu len và kim thêu.+ Phân vạch, thước, kéo.III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. 1. Kiểm tra bài cũ:2. - Y/c 2HS nêu lại quy trình thêu móc xích.

- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.- Y/c tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị dụng cụ của tổ viên.2. Bài mới:2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.2.2 Các hoạt động:

HĐ1: HS thực hành thêu móc xích- Y/c HS nhắc lại phân ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích (thêu 2 – 3 mũi).- Nhận xét và củng cố kĩ thuật thêu móc xích theo các bước:+ Bước 1: Vạch dấu đường thêu.+ Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.- GV nhắc lại và h/d một số điểm cần lưu ý đã nêu ở tiết 1.- Nêu y/c và thời gian để HS hoàn thành sản phẩm.GV chỉ dẫn, uốn nắn cho những HS còn lúng túng

- 2HS nêu lại quy trình, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Tổ trưởng báo cáo.

- Lắng nghe.

- HS nhắc lại.

- Lắng nghe.

- HS thực hành thêu móc xích.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 39: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

hoặc thực hiện thao tác chưa đúng kĩ thuật.HĐ2: GV đánh giá kết quả học tập của HS

- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:+ Thêu đúng kĩ thuật.+ Các vòng chỉ của mũi thêu móc xích móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.+ Đường thêu phẳng, không bị dúm.+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.- Nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.

3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.- H/d HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu để học bài “Thêu sản phẩm tự chọn”.

- HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- Tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 40: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Toán (TC42): LUYỆN TẬP CHUNGI/ Mục tiêu:- Củng cố lại phép chia một số cho một tích, chia một tích cho một số.- Giải toán có lời văn.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Luyện tậpBài 1: Tính giá trị các biểu thức sau:a/ 90 : (5 x 2)b/ 540 : (9 x 12)c/ (25 x 9) : 5d/ (163 x 5886) : 9- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2: Tìm y:a/ (y: 10) + 37 = 60b/ (y x 9) : 52 = 18c/ 138 – (y x 5) = 38- GV phát cho mỗi nhóm một bảng phụ có viết sẵn đề bài. Y/c các thành viên trong nhóm cùng nhau làm bài, nhóm nào xong thì đính bài lên bảng lớp.- Nhận xét, chữa bài.- Tuyên dương HS.

Bài 4: Nếu chia số học sinh khối 4 ra thành 12 lớp thì mỗi lớp sẽ có 36 học sinh. Nếu chia thành 9 lớp thì mỗi lớp sẽ có bao nhiêu học sinh?- Gọi HS đọc đề bài.- H/d HS phân tích đề bài.- Gọi HS lên bảng giải.

- Nhận xét, chữa bài.

* HĐ2: Củng cố - dặn dò- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện tập thêm các dạng toán tương tự.

- 4HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS làm việc nhóm 6.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS đọc đề bài.- Cùng GV phân tích đề bài.- 1HS lên bảng giải, cả lớp làm toán chạy.

Giải:Số học sinh khối 4 là:

12 x 36 = 432 (học sinh)Nếu phân thành 9 lớp thì mỗi

lớp sẽ có số học sinh là:432 : 9 = 48 (học sinh)

ĐS: 48 học sinh- Nhận xét, chữa bài (nếu sai).

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 41: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Tiết: SINH HOẠT LỚP(Tuần 14)

I/ Mục tiêu:- Đánh giá các hoạt động đã thực hiện trong tuần 14. Triển khai các hoạt động trong tuần 15.- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng.II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS* HĐ1: Ổn định tổ chức: - Lớp phó văn thể mĩ cho lớp hát 1 bài.* HĐ2: Nhận xét công tác tuần 14:- Y/c cán sự lớp nhận xét các hoạt động của tuần 14.

- Cho HS nêu ý kiến cá nhân.- GV nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần 14:* Ưu điểm:+ Đi học chuyên cần, đúng giờ.+ HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp.+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ.* Tồn tại:+ Một số HS chưa tích cực phát biểu xây dựng bài.+ Xếp hàng tập thể dục và ra về còn chậm.* HĐ3: Triển khai công tác tuần 15:+ Khắc phục những tồn tại ở tuần 14. + Nhắc nhở HS luôn luôn học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.+ Nhắc HS có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp, trường.+ Nhắc nhở HS giữ gìn bộ sách vở của mình cẩn thận.+ Thực hành tiết kiệm điện, nước.+ Nhắc nhở HS bán trú ăn hết khẩu phần ăn, rửa tay trước khi ăn.+ Động viên HS tiếp tục đọc và làm theo báo Đội.+ Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ để phòng dịch sốt xuất huyết.* HĐ4: Tổ chức cho HS chơi trò Rung chuông vàng.- Cách chơi: GV đọc câu hỏi, HS viết đáp án của mình vào bảng con. Nếu đúng, HS sẽ tiếp tục trả lời câu tiếp theo. Nếu sai, HS phải dừng cuộc chơi. HS nào trả lời đúng câu hỏi cuối cùng là người chiến

- Cả lớp hát một bài.

- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét, xếp loại.- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp (nề nếp, trang phục, vệ sinh lớp, học tập kỉ luật).- HS nêu ý kiến.- HS lắng nghe.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 42: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

thắng.* Một số câu hỏi (nội dung các bài học trong tuần). VD:1, Câu hỏi dùng vào những mục đích nào?2, Cấu tạo của bài văn miêu tả?3, Nhà Trần được thành lập vào năm nào?4, Để trông coi đê điều, nhà Trần lập ra chức gì?5, Hãy xếp đúng thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.Làm đất; Cấy lúa; Nhổ mạ; Phơi thóc; Chăm sóc lúa; Gieo mạ; Gặt lúa; Tuốt lúa.6, Nêu 3 từ láy bắt đầu bằng chữ l....- Tổ chức cho HS tham gia.- Nhận xét, tuyên dương HS.* HĐ5: Nhận xét tiết học.- Nhận xét tiết học.- Nhắc nhở HS hoàn thành tốt các công việc được giao.

- HS tham gia chơi.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 43: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Toán (TC40) LUYỆN TẬP CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I. Mục tiêu- Củng cố cho hs kĩ năng chia một tổng (một hiệu) cho một sốII/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HSHĐ1: Ôn kiến thức

- Cách chia một tổng (một hiệu) cho một số

HĐ2: Hướng dẫn luyện tập1/ Đặt tính rồi tính 45872 : 8 457969 : 9 12483 : 6

2/ Tính giá trị của biểu thức bằng 2 cách (14578 + 45788) : 2 871542 : 9 – 263097 : 9 (125 – 45): 5177 : 3 – 69 : 3

3/Bài toán: Giải bằng 2 cách Kho thứ nhất có 1 tấn gạo người ta đựng vào trong bao loại 100kg, kho thứ hai có nhiều hơn kho thứ nhất 5 tạ gạo đựng trong bao loại 100kg. Hỏi số gạo của cả 2 kho đưng trong bao nhiêu bao ? - HS đọc bài toán

- Gọi hs nêu 2 cách làm- 1hs lên bảng, lớp làm vở- Gv cùng hs sửa bài

* Củng cố, dặn dòNhắc hs về học bài và chuẩn bị những bài sau

- HS làm bảng con - 3 hs lên bảng thực hiện

- Gọi hs nêu 2 cách làm- Y/c hs làm vào vở, 4 hs lên bảng làm

- HS đọc bài toán và nêu cách làm- 1 hs lên bảng giải, lớp làm vở

Cách 1: Đổi: 1tấn = 1000kg5tạ = 500 kg

Số bao kho thứ nhất đựng là:1000 : 100 = 10 (bao)

Số gạo kho thứ hai có là:1000 + 500 = 1 500 (kg)

Số bao goạ kho thứ hai đựng là:1500 : 100 = 15 (bao)

Số bao gạo cả 2 kho có là:10 + 15 = 25 (bao)

Đáp số: 25 baoCách 2:

Số gạo kho thứ hai có là:1000 + 500 = 1 500 (kg)

Số bao gạo cả 2 kho có là:(1000 + 1500) : 100 = 25 (bao)

Đáp số: 25 bao

TIẾNG VIỆT(TC40): ÔN TẬP ĐỌC: CHÚ ĐẤT NUNG

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 44: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

I. MỤC TIÊU:- Giúp hs luyện đọc lại bài tập đọc- Củng cố lại nội dung của bài tập đọcII. ĐỒ DÙNG DẠY

- Bảng phụ, thẻ từIII: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HSHĐ1: Luyện đọc

- Gọi 1hs đọc lại toàn bài- Các hs nối tiếp đọc từng đoạn- Hướng dẫn hs đọc đúng giọng và nhấn mạnh các

từ ở mỗi đoạnHĐ 2: Trò chơi: Nhìn từ đọc đoạn

- Gv chuẩn bị các thẻ ghi sẵn các từ:công chúa, lầu son, chăn trâu, đất sét, hòn rấm, bếp sưởi, nhát, xông pha, cánh đồng

- Hs nào bắt được thẻ ghi từ gì thì đọc đọan có từ đó.

HĐ3: Ôn nội dung bài Chọn đáp án đúng nhất:Câu 1: Cậu bé Chắt có ngững đồ chơi nào?a/ một chàng kị sĩ, một nàng công chúa ngồi trong mái lầu son.b/ một chú bé bằng đất nungc/ cả 2 ý trênCâu 2: Chú bé đất Nung đã đi đến những đâu?a/ Về quê của chúb/ Ra cánh đồngc/ Vào chái bếp và đống rấm trong bếpCâu 3: Vì sao đất Nung quyết định trở thành Đất Nung?a/ Vì không muốn coi là người nhát gan b/ Vì chú muốn trở thành người xông pha làm nhiều việc có íchc/ Cả hai ý trên Câu 4: Chi tiết” nung trong lửa” mang ý nghĩa gì?a/ gian khổ hoặc thử tháchb/ rèn luyện trong thử thách để có sức mạnh và ý chíc/ Cả 2 ý trênCâu 5: Bài này khuyên chúng ta điều gì??

- Gv tổ chức cho hs trả lờiHĐ4: Củng cố, dặn dò- Nhận xét tiết học, nhắc hs về học bài

- 1hs đọc bài- Hs nối tiếp đọc- Hs đọc theo hướng dẫn

của giáo viên

- hs tham gia trò chơi

- Hs chọn đáp án đúng để viết vào bảng conCâu 1: c

Câu 2: c

Câu 3: c

Câu 4: b

Câu 5 học sinh trả lời theo ý riêng của mình

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ(14): KÍNH YÊU THẦY GIÁO, CÔ GIÁO

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 45: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

TÌM HIỂU NHỮNG CẢNH ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC

I.MỤC TIÊU:Giúp học sinh: - Biết được một số cảnh đẹp quê hương và đất nước.- Tự hào về đất nước Việt Nam.

2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC:a. Nội dung:

- Tìm hiểu những cảnh đẹp quê hương, đất nước.- Sưu tầm tranh, ảnh về quê hương, đất nước

b. Hình thức hoạt động:-Trưng bày tranh,ảnh về quê hương đất nước đã sưu tầm được ở các tổ, nhóm- Thảo luận, trao đổi về cách giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa

3. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của GV Hoạt động của HS* Phương tiện hoạt động:

-Tranh, ảnh các cảnh đẹp-Nội dung câu hỏi thảo luận

*Tổ chức:- Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung, hình

thức hoạt động cho cả lớp, đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện nói trên.

1/Tiến hành hoạt động-Yêu cầu hát tập thể một bài hát liên quan đến chủ đề hoạt động.-Yêu cầu người dẫn chương trình tuyên bố lí do sinh hoạt, nêu chương trình hoạt động.

- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ tập thể- Biểu diễn các tiết mục cá nhân.

- Trưng bày đánh giá các sản phẩm sưu tầm được

- Tuyên dương các nhóm đã sưu tầm nhiều tranh, ảnh đẹp

2/ Kết thúc hoạt động- Công bố tổ đạt giải.

3/Nhận xét-tổng kết-dặn dò

-Lắng nghe

-Lớp trưởng tuyên bố lí do sinh hoạt, nêu chương trình hoạt động.- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ tập thể- Biểu diễn các tiết mục cá nhân.

- Kê bàn theo cách triễn lãm tranh ảnh

- Hát tập thể.- Người điều khiển chương trình thay mặt lớp cám ơn và chúc sửc khoẻ thầy giáo và tất cả các bạn đã tham gia nhiệt tình.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 46: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Tiết: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚPChủ điểm: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

I. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:- Hiểu được ích lợi của cây xanh đối với cuộc sống của con người, ý nghĩa của việc giữ gìn và phát triển cây xanh để làm cho môi trường luôn luôn trong lành.- Có ý thức bảo vệ cây xanh ở quê hương và thực hiện các hoạt động vì màu xanh quê hương.- Luôn tôn trọng cây xanh, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh.II. Đồ dùng dạy học:- Nội dung các câu hỏi để chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”.- Một vài tranh ảnh về cảnh đẹp của thiên nhiên.- Một số bài hát, bài thơ, câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến nội dung chăm sóc và bảo vệ cây xanh.III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Khởi động:- Cho HS hát bài “Lí cây xanh”.2. Các hoạt động:

HĐ1: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”- GV nêu y/c và cách chơi hái hoa, cách cho điểm sau khi HS trả lời.- Mời lần lượt đại diện của từng tổ lên hái hoa. Nếu tra lời đúng được 10 điểm. Nếu trả lời không được thì tổ đó mất lượt. quyền ưu tiên thuộc về đội khác.* Nội dung một số câu hỏi:1. Cây xanh cần gì để sống?2. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí nào? Thải ra khí nào?3. Chất khí mà cây xanh thải ra trong quá trình quang hợp là chất khí nào? Nó có tác dụng gì đối với con người?4. Cây ăn quả cần được tưới nước vào những giai đoạn nào?5. Tại sao cần phải trồng rừng?6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:Ai ……….Người đó có tiếng hátTrong vòm câyChim hót lời mê say.7. Muốn cho cây tươi tốt, chúng ta phải làm gì?8. Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường?9. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:Vì lợi ích mười năm………….

- HS hát bài “Lí cây xanh”.

- Lắng nghe luật chơi.

- Đại diện tổ lên hái hoa.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 47: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Vì lợi ích trăm năm trồng người.- Tổng kết điểm và tuyên dương đội thắng cuộc.KL: Cây xanh rất cần cho đời sống của con người. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cây xanh để làm cho môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.

HĐ2: Liên khúc các bài hát về cây xanh- GV phổ biến luật chơi: Tổ nào có điểm cao nhất ở HĐ1 sẽ hát 1 bài hát có từ “xanh”, các tổ khác phải nhanh chóng tìm được bài hát có từ “xanh” để hát nối tiếp. Tổ nào nhanh hơn, tìm được trước sẽ được cộng 1 điểm, các tổ còn lại phải tiếp tục nối những bài hát khác có nội dung tương tự. Nếu tổ nào không nhanh nhẹn tiếp sức thì tổ đó bị tước quyền tham gia.- Cho HS tham gia chơi.- Tổng kết điểm, tuyên dương đội thắng cuộc.KL: Bảo vệ môi trường phải trở thành tình cảm, thể hiện ở những hành động cụ thể trong việc giữ gìn và phát triển môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Bằng lời ca điệu múa hãy thể hiện ý thức, thái độ, tình cảm và trách nhiệm đối với môi trường.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Cho HS hát tập thể bài “Chim sáo”.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS tham gia thi.

- Lắng nghe.

- HS hát.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 48: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

Tiết: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚPChủ điểm: PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH

I/ Mục tiêu: Giúp HS:- Hiểu được thế nào là tai nạn thương tích.- Biết được nguyên nhân và tác hại của tai nạn thương tích.- Biết phòng tránh một số tai nạn thương tích thường gặp.II/ Đồ dùng dạy học:- Tranh, ảnh về một số tai nạn thương tích thường gặp.III/ Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS1. Ổn định – Tổ chức:- Cho HS hát 1 bài.2. Các hoạt động:

HĐ1: Thế nào là tai nạn thương tích?1. Tai nạn thương tích là gì?GV: Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương / thương tích cho cơ thể vầ thể chất hay tâm hồn của nạn nhân. Có hai loại tai nạn:+ Tai nạn không chủ định thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được như: ngã, bỏng, ngộ độc,…+ Tai nạn có chủ định như chiến tranh, bạo lực, bạo hành, tự tử… thường có nguyên nhân và có thể phòng tránh được. Thương tích là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, chất phóng xạ…) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxi, mất nhiệt. Thương tích có thể lí giải được và có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích cho nên thường gọi chung là TNTT.(?): Nêu một số VD về TNTT mà em biết.- Nhận xét, tuyên dương HS.2. Các loại thương tích thường gặp+ TNTT do các vật sắc nhọn; ngộ độc; đuối nước; bỏng; ngã; điện giật; tai nạn giao thông; TNTT do động vật tấn công.

HĐ2: Nguyên nhân và tác hại của TNTT1. Nguyên nhân(?): Nguyên nhân dẫn đến TNTT do các vật nhọn/

- Hát 1 bài.

- Lắng nghe GV.

- HS trả lời.

- Một số HS trả lời, một số

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 49: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

ngộ độc/ đuối nước/ bỏng/ ngã/ điện giật/ TNGT/ TNTT do động vật tấn công là gì?- Sau mỗi lần trả lời của HS, GV kết luận và chốt ý.KL:a. TNTT do vật sắc nhọn: do sử dụng các vật sắc nhọn như dao, kéo,… không cẩn thận.b. Ngộ độc: do sử dụng các loại thức ăn có chứa các loại hóa chất, ôi thiu, không có nguồn gốc rõ ràng hoặc đã quá hạn sử dụng.c. Đuối nước: do tập bơi hoặc đi bơi không mặc áo phao và không có người lớn đi kèm; chơi đùa gần các nguồn nước tự nhiên mà không có sự giám sát của người lớn; các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chụm, vại,…) chưa đậy nắp; đùa nghịch khi tham gia giao thông đường thủy.d. Bỏng: do tiếp xúc với các nguồn nhiệt (bếp ga, bàn là nóng, nước sôi,..) không cẩn thận.e. Ngã: do chạy, nhảy, xô đẩy nhau…g. Điện giật: ra ngoài khi trời đang có bão lớn; chơi gần nơi có hệ thống dây điện,…h. Tai nạn giao thông: không thực hiện đúng các nguyên tắc khi tham gia giao thông.i. TNTT do động vật tấn công: trêu đùa quá mức các loài động vật; chăm sóc các loài động vật không cẩn thận.2. Tác hại của TNTTGV: Tất cả các loại tai nạn trên đều gây tổn hại đến sức khỏe và của cải, vật chất, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng con người.HĐ3: Cách phòng tránh một số TNTT thường gặp

(?): Làm thế nào để phòng tránh các tai nạn đó?- Sau mỗi lần HS trả lời, GV chốt lại.KL:a. TNTT do vật sắc nhọn: không chọc, ngoáy các vật sắc, nhọn vào tai, mắt; không cầm các vật sắc nhọn chơi, chạy, nhảy…b. Ngộ độc: không sử dụng các loại thức ăn có chứa các loại hóa chất, ôi thiu, không có nguồn gốc rõ ràng hoặc đã quá hạn sử dụng; không tự uống thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ và sự giám sát của bố mẹ.c. Đuối nước: tập bơi hoặc đi bơi phải mặc áo phao và có người lớn đi kèm; không chơi đùa gần các nguồn nước tự nhiên mà không có sự giám sát của người lớn; các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chụm, vại,…) phải đậy nắp; không đùa nghịch khi

khác bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.

- Một số HS trả lời, một số khác bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.

GV: Trần Thị Thùy Phương

Page 50: thuyphuongdng.files.wordpress.com · Web viewCHÚ ĐẤT NUNG (Tiết 27) I/ Mục tiêu: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn

tham gia giao thông đường thủy.d. Bỏng: khi tiếp xúc với các nguồn nhiệt (bếp ga, bàn là nóng, nước sôi,..) phải cẩn thận.e. Ngã: không chạy, nhảy, xô đẩy nhau…g. Điện giật: không ra ngoài khi trời đang có bão lớn; không chơi gần nơi có hệ thống dây điện,…h. Tai nạn giao thông: thực hiện đúng các nguyên tắc khi tham gia giao thông.i. TNTT do động vật tấn công: không trêu đùa quá mức các loài động vật; chăm sóc các loài động vật phải cẩn thận.Lưu ý: Hiện nay, trừng đang thi công nên các em không được chơi ở gần khu vực đó để tránh dẫm vào đinh hoặc bị vật rơi trúng. Nghiêm túc thực hiện các quy định để tránh bị TNTT.

HĐ4: Trò chơi Tìm đáp án qua gợi ý- GV phổ biến luật chơi: Mỗi câu hỏi có 3 gợi ý. GV lần lượt đọc từng gợi ý. Mỗi gợi ý cách nhau 10 giây. Đoán đúng ở gợi ý thứ nhất được 30 điểm, gợi ý thứ hai được 20 điểm, gợi ý cuối cùng được 10 điểm.Câu 1:a. Đây là dạng tai nạn gây tỉ lệ tử vong cao ở trẻ em.b. Khi gặp tai nạn này, nạn nhân phải hít sâu, thả lỏng cơ thể.c. Khi gặp tai nạn này thì chúng ta phải sơ cứu bằng cách hô hấp nhân tạo và hà hơi thổi ngạt.Câu 2: a. Đây là dạng tai nạn thường gặp nhất ở trẻ em.b. Có trường hợp chỉ bị xây sát nhẹ ngoài da và không gây hậu quả gì nghiêm trọng, nhưng có trường hợp bị chấn thương rất nặng nề dẫn đến tử vong.c. Nguyên nhân của tai nạn thường gặp nhất là chạy, nhảy, leo treo, đùa giỡn xô đẩy nhau.- Nhận xét, tuyên dương HS.3. Củng cố - dặn dò:- Nhận xét tiết học.- Dặn HS thực hiện tốt các biện pháp để phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân.

- Lắng nghe luật chơi.

+ Tai nạn đuối nước.

+ Ngã.

GV: Trần Thị Thùy Phương