· web viewcần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. mục đích của tĩnh tâm:...

65
NHƯ MỘT LỜI MỜI: - Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org hoặc www.tinvui.info để đọc các bài viết khác - Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :[email protected] - Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa - Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu MỤC LỤC SỐNG LỜI CHÚA.........................................................2 Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm B................................... 2 Trời mở ra.......................................................... 2 HIỆP THÔNG GIÁO HỘI...................................................3 Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh..............3 Quốc vương Bahrain tặng đất để xây nhà thờ Công giáo................6 Châu Á: Tổ chức Công giáo Bảo vệ sự sống mở hội nghị thế giới thảo luận về trẻ em...................................................... 7 Hàn Quốc: Caritas cho biết các tổ chức từ thiện của Giáo Hội tăng đều .................................................................... 8 Đức Thánh Cha kêu gọi hy vọng và chấm dứt chiến tranh tại Gaza......9 Mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quốc gia - thành phố Vatican.........11 Đức Thánh Cha gặp gỡ hàng chục ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng ................................................................... 13 Thánh lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ giáo họ Hoàng Yên, xứ Chân Thành(Giáo phận Vinh).............................................. 15 Cộng Đoàn Thánh Tâm Hà Nội Mừng Lễ Quan Thày Và Tổng Kết Cuối Năm. .16 Linh Mục Đoàn Tổng Giáo Phận Hà Nội Tĩnh Tâm Đầu Năm 2009..........17 TĨNH TÂM LINH MỤC GIÁO PHẬN PHAN THIẾT.............................17 Giáo phận Huế: Thánh lễ bế mạc Năm Thánh tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam................................................................ 21 Cha Phêrô Phạm Ngọc Lê được bổ nhiệm làm Giáo sư tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang................................................. 22 Số 171 11/1/200 9

Upload: others

Post on 10-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

NHƯ MỘT LỜI MỜI:- Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org hoặc www.tinvui.info để đọc các bài viết khác- Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :[email protected] Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa- Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu

MỤC LỤC

SỐNG LỜI CHÚA.........................................................................................................................................2Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm B.......................................................................................................2Trời mở ra...................................................................................................................................................2

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI.............................................................................................................................3Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh......................................................................3Quốc vương Bahrain tặng đất để xây nhà thờ Công giáo...........................................................................6Châu Á: Tổ chức Công giáo Bảo vệ sự sống mở hội nghị thế giới thảo luận về trẻ em............................7Hàn Quốc: Caritas cho biết các tổ chức từ thiện của Giáo Hội tăng đều...................................................8Đức Thánh Cha kêu gọi hy vọng và chấm dứt chiến tranh tại Gaza..........................................................9Mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quốc gia - thành phố Vatican..............................................................11Đức Thánh Cha gặp gỡ hàng chục ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng.......................................13Thánh lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ giáo họ Hoàng Yên, xứ Chân Thành(Giáo phận Vinh).............15Cộng Đoàn Thánh Tâm Hà Nội Mừng Lễ Quan Thày Và Tổng Kết Cuối Năm......................................16Linh Mục Đoàn Tổng Giáo Phận Hà Nội Tĩnh Tâm Đầu Năm 2009.......................................................17TĨNH TÂM LINH MỤC GIÁO PHẬN PHAN THIẾT...........................................................................17Giáo phận Huế: Thánh lễ bế mạc Năm Thánh tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam........................................21Cha Phêrô Phạm Ngọc Lê được bổ nhiệm làm Giáo sư tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.........22BAN BÁC ÁI XÃ HỘI GIÁO HẠT HỐ NAI GP.XUÂN LỘC TỔ CHỨC LỄ TẠ ƠN........................22MỪNG SINH NHẬT THỨ 79 ĐỨC CHA P.X NGUYỄN VĂN SANG – GIÁM MỤC GIÁO PHẬN THÁI BÌNH..............................................................................................................................................24Giáo phận Quy Nhơn có thêm 6 tân Phó tế..............................................................................................24Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ kỉ niệm 10 năm Giám mục.......................................................................25Câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình: Tọa đàm về Văn Hóa và Tôn Giáo..........................................................26Gia đình Giáo lý xứ Phú Trung (sài gòn)chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với những cảnh đời kém may mắn..................................................................................................................................................................27Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn: 80 năm hiện diện và phục vụ............................................................................28

Số 17111/1/2009

Page 2:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO...........................................................................................................................30"Để chúng nên một" (Ut sint unum).........................................................................................................30Những mảnh đời thiếu vắng Mùa Xuân...................................................................................................31TƯ TƯỞNG CỦA CHÚA VÀ TƯ TƯỞNG PHÀM NHÂN..................................................................33Tấm giấy khai sinh....................................................................................................................................37

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN –GIA ĐÌNH.....................................................................................................39Khi con "câm như hến"!...........................................................................................................................39Giảng lễ Hôn Phối :..................................................................................................................................41HÀNH TRÌNH NÊN MỘT......................................................................................................................41

ĐỌC SÁCH..................................................................................................................................................43CỦA BÁU TÌM THẤY............................................................................................................................44

SỐNG LỜI CHÚA

Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm B

PHÚC ÂM: Mc 1, 6b-11

"Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Gioan rao giảng rằng: "Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần."

Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nadarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan. Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha". Đó là lời Chúa

Trời mở raNói đến phép rửa, người ta thường liên tưởng đến một thời Gioan Tiền Hô đã được hân hạnh tiếp đón Chúa Giêsu nơi dòng sông Giorđan và chỉ cho các môn đệ của Ông, và mọi người biết Đấng Cứu Thế. Phép rửa của Gioan Tẩy Giả là phép rửa sám hối. Phép rửa của Gioan Tiền Hô chỉ là bước đầu tiên của một cuộc hành trình. Chúa Giêsu xếp hàng giữa các tội nhân dù Ngài hoàn toàn vô tội là để làm gương cho nhân loại thấy sám hối cần thiết như thế nào ! Gioan làm phép rửa để chuẩn bị cho phép rửa bằng lửa và Thánh Thần của Chúa Giêsu.

TẠI SAO CHÚA GIÊSU XẾP HÀNG GIỮA CÁC TỘI NHÂN ? : Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa cao cả, muôn trùng, Ngài xếp hàng giữa những tội nhân. Đây là một điều kỳ lạ hay nói đúng hơn là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm Con Thiên Chúa sống giữa nhân loại, sống giữa con người. Có ngờ đâu, có ai hiểu thấu được Đức Giêsu, Đấng thánh thiện tuyệt đối, lại xin Gioan làm phép rửa. Chiêm ngắm Ngài, con người sẽ nhận ra và hiểu thế nào là tình yêu. Đức Giêsu đã yêu thương nhân loại, yêu thương mỗi người bằng chính

Page 3:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

con người đầy chạnh thương, tha thứ của Ngài. Ngài là Thiên Chúa mà đã khước từ vinh quang, xuống mặc xác phàm, sống như mọi người ngoại trừ tội lỗi. Chỉ có tình yêu mới giúp con người nhận ra việc làm của Chúa Giêsu. Chỉ có tình yêu mới vén mở cho con người, cho nhân loại hiểu được tấm lòng cao cả, yêu thương vô bờ của Đấng Cứu Thế. Chỉ có tình yêu mới giúp con người hiểu được mầu nhiệm Giáng –Sinh-Con-Thiên -Chúa –làm- người. Chỉ có tình yêu mới làm con người hiểu được Đấng Cứu Độ lại sống như cần phải sám hối và cần được cứu độ.

GIOAN TẨY GIẢ BÁO TRƯỚC PHÉP RỬA CỦA CHÚA GIÊSU : Chính Gioan đã làm sáng tỏ phép rửa của Chúa Giêsu :” Tôi rửa anh em bằng nước để làm dấu hiệu cho thấy anh em đã ăn năn sám hối, nhưng có một Đấng đến sau tôi sẽ rửa anh em bằng Thánh Thần và lửa. Ngài cao trọng hơn tôi nhiều và tôi chẳng xứng đáng xách giày cho Ngài “( Mt 3, 11 ). Chúa Giêsu đã ra lệnh cho các môn đệ của Ngài :” Các con hãy đi đến với mọi người khắp thế gian, rao giảng cho họ về Nước Trời. Hãy rửa tội cho họ nhân danh cha và Con và Thánh Thần” ( Mt 28, 19 ). Phép rửa của Chúa Giêsu là phép rửa tái sinh. Thánh Phaolô đã giải thích về phép rửa này như sau :” Khi được rửa tội là anh em được an táng với Đức Kitô, và trong phép rửa tội anh em cũng được sống lại với Đức Kitô. Anh em đã từng bị chết về mặt tinh thần nhưng giờ đây Thiên Chúa đã mang anh em đến nguồn sống cùng với Đức Kitô “ (Cl 2, 12-13 ).Phép rửa của Chúa Giêsu giúp con người chia sẻ đời sống thần linh của Ngài.

BÀI TRƯỜNG CA TÌNH YÊU CỦA CHÚA GIÊSU : Chúa Giêsu chịu phép rửa bầu trời mở ra…Ở đây xuất hiện cả Ba Ngôi Thiên Chúa và như thế, nó cho thấy bản trường ca tình yêu của Chúa Giêsu : Ngài bị liệt vào hàng những kẻ tội lỗi ( Lc 7, 34 ), Ngài bị người nhà, họ hàng cho là kẻ đã bị mất trí, bị xua đuổi ra khỏi thành Giêrusalem, bị lên án như một tội nhân nguy hiểm, bị kết án tử hình, bị treo lên thập giá giữa hai tên trộm cướp. Chúa Giêsu coi cuộc khổ nạn của Ngài là một phép rửa. Phép rửa của Ngài là dùng cái chết để xóa tội cho nhân loại, cho con người :” Thầy còn một phép rửa phải chịu và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất “( Lc 12, 50 ). Đây là bản trường ca tình yêu của Chúa Giêsu, bởi vì Ngài đã xuống thế gian vì yêu thương, chết vì yêu thương, Ngài nói và đã thể hiện :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu” ( Ga 15, 13 ).

ÁP DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG : Kitô hữu là người đã được tái sinh để trở nên con cái Chúa và con cái của Giáo Hội. Chúa mời gọi mọi Kitô hữu loan báo Tin Mừng cứu độ. Chúa gọi mời mọi Kitô hữu đem tình thương đến cho mọi người như “đem an bình vào nơi tranh chấp, đem tình thương vào nơi thù hận, đem niềm vui đến chốn lao tù vv…”. Người môn đệ của Chúa Giêsu phải là người luôn sống bác ái yêu thương, luôn chứng tỏ có Chúa đang hiện diện nơi mình. Người môn đệ Chúa không được hờ hễnh, lơ là và hầu như thơ ngây trước những người đau khổ. Zundel đã viết một câu thật ý nghĩa :” Đừng để ai trong những người anh em của chúng ta có thể phàn nàn họ chẳng gặp được lòng nhân hậu của Thiên Chúa nơi chúng ta “.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn biết sống bí tích rửa tội cách nhiệt tâm và mau mắn loan báo Tin Mừng cứu độ. Amen.

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT Mục lục

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa ThánhVATICAN (RV) - Sáng ngày 8-1-2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Nhân dịp này ngài đã kiểm điểm tình hình quốc tế, và đặc biệt tái kêu gọi hòa bình cho Thánh Địa.

Page 4:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Tòa Thánh hiện hiện có quan hệ ngoại giao trên cấp Sứ thần và Đại sứ với 178 quốc gia, không kể Liên bang Nga và tổ chức OLP của Palestine, có đại diện cạnh Tòa Thánh nhưng chưa có quan hệ ngoại giao hoàn toàn.

Sau lời chào mừng của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, ngài Alejandro Lalladares Lanza, Đại sứ của Honduras, Đức Thánh Cha chào thăm và gửi lời cầu chúc nồng nhiệt đến các vị Đại sứ, chính quyền và nhân dân các nước mà các vị đại diện. Ngài lần lượt nhắc đến những người bị thiên tai trong đó có Việt Nam, nạn nghèo đói trên thế giới cần bài trừ, giới trẻ, tình trạng nghèo về tinh thần, trong đó có nạn kỳ thị, đặc biệt là kỳ thị tôn giáo, nạn bạo hành chống các tín hữu Kitô tại Irak và Ấn Độ, cũng như những thành kiến trong các xã hội Tây phương chống Kitô hữu, tình trạng xung đột tại Trung Đông, nhất là tại Thánh Địa, tình trạng bạo lực tại một số nước Á châu, các vấn đề của Phi châu, đặc biệt là các trẻ em nạn nhân chiến tranh, tiếp đến là Mỹ châu La-tinh với vấn đề di dân. Tại Âu Châu, Đức Thánh Cha đề cập đến những điểm nóng, Thổ Nhĩ kỳ, Chypre, Georgia... Dưới đây là một số đoạn nổi bật trong diễn văn của Đức Thánh Cha.

Những nước gặp thiên tai và nạn nghèo đói trên thế giới

 ”Vào bình minh của năm 2009 này, trước tiên tôi thân ái nghĩ đến tất cả những người đau khổ vì thiên tai trầm trọng, đặc biệt tại Việt Nam, Miến Điện, Trung Quốc, Philippines, Trung Mỹ và quần đảo Caraibi, Colombia và Brazil; những người đau khổ vì các cuộc xung đột đẫm máu tại các quốc gia và miền, hoặc vì những cuộc tấn công của những kẻ khủng bố gieo rắc chết chóc và tàn phá tại các nước như Afganistan, Ấn Độ, Pakistan và Algérie. Mặc dù bao nhiêu nỗ lực, nhưng hòa bình mà mọi người mong ước vẫn còn xa vời! Đứng trước thực trạng đó, chúng ta không được nản chí, cũng không được giảm bớt sự dấn thân bênh vực một nền văn hóa hòa bình chân chính, trái lại cần gia tăng gấp đôi nỗ lực bênh vực an ninh và phát triển. Trong chiều hướng đó, Tòa Thánh đã cố ý thuộc vào số những nước đầu tiên ký và phê chuẩn ”Hiệp ước về các vũ khí gồm nhiều loại đạn nhỏ”, một văn kiện cũng có mục đích củng cố công pháp quốc tế về nhân đạo. Đàng khác, lo âu vì thấy có những triệu chứng khủng hoảng trong lĩnh vực cắt giảm binh bị và chống lan tràn vũ khí hạt nhân, Tòa Thánh không ngừng nhắc nhở rằng người ta không thể xây dựng hòa bình khi mà những chi phí quân sự chiếm một số lượng rất lớn lao trong các tài nguyên về nhân sự và vật chất, gây thiệt thòi cho các dự án phát triển, nhất là các dân tộc nghèo nhất.”

Nhắc đến sứ điệp của Ngài nhân ngày Hòa Bình thế giới năm nay với chủ đề ”Bài trừ nghèo đói, xây dựng hòa bình”, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: ”Để xây dựng hòa bình, cần trả lại hy vọng cho người nghèo. Làm sao không nghĩ đến bao nhiêu cá nhân và gia đình đang bị thử thách vì những khó khăn và bấp bênh mà cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay gây ra trên bình diện thế giới? Làm sao không nhắc đến cuộc khủng hoảng lương thực và sự hâm nóng khí hậu, khiến cho việc đạt được lương thực và nước uống càng trở nên cam go hơn đối với dân chúng tại những vùng nghèo nhất trên trái đất? Từ nay cần cấp thiết chấp nhận một chiến lược hữu hiệu để bài trừ nạn đói và tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển nông nghiệp ở địa phương, nhất là vì tỷ lệ người nghèo gia tăng ngay tại các nước giàu....

”Đúng vậy, thưa quí vị, nếu chúng ta muốn bài trừ nghèo đói, chúng ta phải đầu tư trước tiên nơi giới trẻ, giáo dục người trẻ về một lý tưởng tình huynh đệ chân thực. Trong các cuộc viếng thăm mục vụ của tôi hồi năm ngoái, tôi đã có dịp gặp nhiều người trẻ, nhất là trong khuôn khổ cử hành đặc biệt Ngày Quốc tế giới trẻ lần thứ 23 tại Sydney bên Úc....

Chống kỳ thị Kitô hữu

”Những vụ kỳ thị và những cuộc tấn công rất nặng nề hồi năm ngoái mà nạn nhân là hàng ngàn tín hữu

Page 5:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Kitô chứng tỏ rằng không phải chỉ có nạn nghèo đói vật chất, nhưng cả nạn nghèo về luân lý cũng gây hại cho hòa bình. Thực vậy, những hành động sách nhiễu ấy ăn rễ trong sự nghèo nàn về luân lý. Khi tái khẳng định những đóng góp lớn lao mà các tôn giáo có thể mang lại cho cuộc chiến chống nghèo đói và xây dựng hòa bình, tôi muốn lập lại trước cử tọa ở đây, đại diện tất cả các nước trên thế giới rằng: Kitô giáo là một tôn giáo tự do và hòa bình và phục vụ thiện ích đích thực của nhân loại. Tôi tái bày tỏ lòng yêu thương hiền phụ của tôi đối với các anh chị em nạn nhân của bạo lực, đặc biệt là tại Irak và Ấn Độ; với các chính quyền dân sự và chính trị, tôi tha thiết thỉnh cầu họ hãy quyết liệt nỗ lực chấm dứt tình trạng bất bao dung và những sách nhiễu chống các tín hữu Kitô, hãy hoạt động để sửa chữa những thiệt hại đã gây ra, đặc biệt cho các nơi thờ phượng và tài sản; và khích lệ bằng mọi phương thế, sự tôn trọng đúng đắn đối với mọi tôn giáo, bài trừ mọi hình thức oán thù và khinh rẻ. Tôi cũng mong ước rằng tại thế giới Tây phương, người ta không nuôi dưỡng những thành kiến hoặc đố kỵ chống lại các tín hữu Kitô, chỉ vì tiếng nói của các tín hữu này về một số vấn đề làm cho họ khó chịu. Về phần mình, các môn đệ của Chúa Kitô đừng nản chí trước những thử thách ấy: việc làm chứng cho Tin Mừng luôn luôn là một dấu chỉ đối nghịch so với tinh thần của thế gian này! Tuy những sầu khổ thật là cam go, nhưng sự hiện diện liên tục của Chúa Kitô là một niềm an ủi mạnh mẽ. Tin Mừng của Chúa là một sứ điệp cứu độ cho tất cả mọi người và vì thế, Tin Mừng ấy không bị đóng khung trong khuôn khổ riêng tư, nhưng phải được công bố trên mái nhà cho đến tận bờ cõi trái đất.

Tình hình tại Trung Đông và Thánh Địa

”Sự Giáng sinh của Chúa Kitô trang hang đá nghèo nàn ở Bê-lem tự nhiên làm chúng ta nhắc đến tình trạng tại Trung Đông và trước tiên là tại Thánh Địa, nơi mà những ngày này chúng ta chứng kiến sự gia tăng bạo lực, gây thiệt hại và đau khổ vô biên cho những thường dân. Tình trạng này càng gây phức tạp cho việc tìm kiếm một lối thoát cho cuộc xung đột giữa người Israel và Palestine, lối thoát này cũng được họ và toàn thế giới nồng nhiệt mong muốn. Một lần nữa, tôi muốn lập lại rằng biện pháp quân sự không phải là một giải pháp và bạo lực, bất kỳ đến từ đâu và dưới hình thức nào, đều phải bị quyết liệt lên án. Tôi mong ước rằng, với sự dấn thân quyết liệt của cộng đồng quốc tế, một cuộc ngưng chiến tại giải Gaza sẽ được tái lập, đây là điều không thể thiếu được để làm cho cuộc sống của dân chúng ở trong tình trạng có thể chấp nhận được, và tôi mong ước các cuộc thương thuyết hòa bình được mở lại và đẩy mạnh, từ bỏ oán thù, khiêu khích và sử dụng vũ khí. Điều rất hệ trọng là vào dịp tuyển cử quan trọng có liên quan tới rất nhiều dân chúng trong vùng, sẽ nổi lên các vị lãnh đạo có khả năng làm cho tiến trình hòa bình được tiến triển quyết liệt và hướng dẫn các dân tộc liên hệ tiến tới sự hòa giải tuy khó khăn nhưng là điều tối cần thiết. Người ta không thể đạt tới hòa giải nếu không có một phương thức giải quyết toàn diện các vấn đề của các nước, trong niềm tôn trọng những khát vọng và những quyền lợi hợp pháp của mọi dân tộc liên hệ. Ngoài những cố gắng được đổi mới để giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, như tôi vừa nhắc đến, cũng cần phải quyết liệt hỗ trợ cuộc đối thoại giữa Israel và Syrie, và đối với Liban, cần nâng đỡ sự củng cố hiện nay đối với các cơ chế và tổ chức. Việc củng cố này càng hữu hiệu nếu được thực thi trong một tinh thần đoàn kết. Với những người Irak đang chuẩn bị hoàn toàn nắm giữ vận mệnh của mình, tôi đặc biệt khuyến khích họ hãy lật sang một trang mới để nhìn về tương lai, hầu xây dựng tương lai này không chút kỳ thị về chủng tộc, bộ tộc hoặc tôn giáo. Về Iran, không nên mệt mỏi trong việc tìm kiếm một giải pháp thương thuyết để giải quyết tranh chấp về chương trình hạt nhân, qua một cơ cấu đáp ứng các đòi hỏi hợp pháp của Iran cũng như của cộng đồng quốc tế. Một kết quả như thế sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho sự hòa dịu trong vùng và trên thế giới nữa.

Tình hình Á châu

Sang đến Á châu, Đức Thánh Cha nói: ”Khi nhìn về đại lục Á châu rộng lớn, tôi lo âu nhận thấy rằng tại một số nước, bạo lực tiếp tục kéo dài và tại một số nước khác tình hình chính trị vẫn căng thẳng, nhưng

Page 6:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

cũng có những tiến bộ giúp nhìn về tương lai với niềm tin tưởng nhiều hơn. Ví dụ, tôi nghĩ đến việc mở lại các cuộc hòa đàm tại Mindanao, Philippines, và hướng đi mới trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc. Trong cùng bối cảnh tìm kiếm hòa bình ấy, một giải pháp chung kết cho cuộc xung đột tại Sri Lanka chỉ có thể là giải pháp chính trị, giữa lúc nhu cầu của dân chúng liên hệ phải tiếp tục là đối tượng cần quan tâm đặc biệt. Các cộng đồng Kitô tại Á châu thường là nhỏ bé về số lượng, nhưng cũng muốn góp phần đầy xác tín và hữu hiệu cho công ích, cho sự ổn định và tiến bộ của đất nước họ, làm chứng về quyền tối thượng của Thiên Chúa, Đấng thiết lập một nấc thang lành mạnh cho các giá trị và mang lại một nền tự do mạnh mẽ hơn những bất công. Lễ tôn phong mới đây 188 Chân phước tử đạo Nhật Bản nhắc nhở điều đó một cách hùng hồn. Giáo Hội không xin đặc ân, nhưng chỉ yêu cầu áp dụng nguyên tắc tự do tôn giáo trong mọi chiều kích. Trong nhãn giới đó, điều quan trọng là tại Trung Á, các luật lệ về các cộng đồng tôn giáo phải bảo đảm sự thi hành trọn vẹn quyền căn bản này, trong niềm tôn trọng các qui luật quốc tế."

Trong phần còn lại của bài diễn văn, Đức Thánh Cha đề cập đến tình hình tại Phi châu mà ngài sẽ viếng thăm vào tháng 3 tới đây. Ngài đặc biệt nhắc đến việc áp dụng Hiệp ước về Quyền của trẻ em, tuy đã có hiệu lực từ 20 năm nay, nhưng trẻ em tại Phi châu vẫn rất dễ bị tổn thương. Nhiều trẻ em sống thảm trạng của người tị nạn và di tản tại Somalia, miền Darfur, và cộng hòa dân chủ Congo. Đây là làn sóng di cư của hàng triệu người đang cần được trợ giúp nhân đạo, nhất là họ không được những quyền căn bản và bị thương tổn trọng phẩm giá của họ. Đức Thánh Cha nói: ”Tôi thỉnh cầu những người đang thi hành trách nhiệm chính trị, trên bình diện quốc gia và quốc tế, hãy đề ra tất cả những biện pháp cần thiết để giải quyết các cuộc xung đột hiện nay và chấm dứt những bất công tạo nên các xung đột ấy. Tôi mong ước rằng tại Somalia, việc tái lập Nhà nước có thể tiến triển, hầu chấm dứt những đau khổ vô tận của người dân nước này. Tại Zimbabwe cũng vậy, tình trạng vẫn nguy kịch và cần trợ giúp rộng lớn về nhân đạo. Các hiệp định hòa bình tại Burundi đã mang lại một tia sáng hy vọng trong vùng này. Tôi mong ước rằng các hiệp định ấy sẽ được áp dụng đầy đủ và trở thành nguồn gợi hứng cho các nước khác chưa tìm được con đường hòa giải.

Về tình hình Mỹ châu La-tinh, Đức Thánh Cha mong ước rằng các nhu cầu của người di dân được cứu xét qua những luật lệ giúp họ đoàn tụ gia đình và dung hòa được những đòi hỏi hợp pháp về an ninh và sự tôn trọng con người. Ngài nói: ”Tôi cũng ca ngợi nỗ lực ưu tiên của một số chính quyền nhằm tái lập sự tôn trọng luật pháp và chiến đấu quyết liệt chống lại nạn buôn bán ma túy và nạn tham nhũng.”

Mục lục

Quốc vương Bahrain tặng đất để xây nhà thờ Công giáoManama (AsiaNews) – Chính quyền Bahrain sẽ tặng một mảnh đất để xây một nhà thờ Công giáo tại nước này. Quyết định này được quốc vương Hamad bin Isa Al-Khalifa đưa ra như một đáp trả đầy thiện chí đối với đề nghị của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đối với đảo quốc này nhân dịp vị tân đại sứ của nước này trình thư ủy nhiệm lên Đức Thánh Cha vào ngày 18 tháng 12 vừa qua.

“Hôm nay, mọi người đều ý thức về sự gia tăng số lượng người Công giáo ở quý quốc cũng như niềm ao ước có được nhiều nơi để thờ tự”, Đức Thánh Cha nói trong cuộc hội kiến với ngài Naser Muhamed Youssef Al-Belooshi, đại diện đầu tiên của vương quốc Arập này tại Vatican.

Khoảng 80% trong số 800 ngàn người dân sống ở quốc gia này theo Hồi giáo (khoảng 60% dòng Sunni và 20% dòng Shia). Các tín hữu Công giáo chiếm khoảng 10%, hầu hết là người nước ngoài từ các nước Châu Á đến làm việc ở đây.

Page 7:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Bahrain đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Vùng Vịnh cho phép xây dựng một nhà thờ Công giáo. Đó là Nhà thờ mang thánh hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nhà thờ này sẽ kỷ niệm 70 năm cung hiến kể từ Thánh Lễ Nửa Đêm Giáng Sinh năm 1939.

Mối quan hệ giữa Tòa Thánh và vương quốc này đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong năm 2008. Không chỉ có việc Bahrain gửi đại sứ đầu tiên đến Vatican nhưng Vua Hamad cũng đã có một cuộc tiếp kiến Đức Thánh Cha. Sau cuộc gặp diễn ra vào ngày 9 tháng 7, vị nguyên thủ quốc gia này đã mời Đức Thánh Cha thăm đất nước mình.

Khi nghe tin về việc cộng đồng Công giáo sắp có một nơi thờ phượng mới, mục sư Hani Aziz của Giáo phái Phúc Âm nói rằng ông hy vọng quốc vương cũng quảng đại tặng cho giáo hội của ông một miếng đất để xây nhà thờ.

Châu Á: Tổ chức Công giáo Bảo vệ sự sống mở hội nghị thế giới thảo luận về trẻ em

UCAN - Một tổ chức bảo vệ sự sống Công giáo quy tụ khoảng 140 chuyên gia xã hội từ 30 quốc gia đến thảo luận phương hướng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn quan tâm nhiều đến trẻ em và gia đình.

Các nhân viên và chuyên gia xã hội đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi thảo luận chủ đề Cho trẻ em một tiếng nói: vai trò biến đổi của gia đình trong xã hội toàn cầu.

Nhiều trẻ em từ Ấn Độ, Brazil, Mauritius, Mỹ, Philippines, Singapore và Tanzania cũng đến tham dự hội nghị từ ngày 3-7/1, do Tổ chức Dịch vụ và Nghiên cứu Gia đình và Văn hóa Á châu (SERFAC) tổ chức.

Nữ tu dòng Thánh giá Chavanod Catherine Bernard, người sáng lập SERFAC năm 1986 tại Chennai, miền nam Ấn Độ, phát biểu với UCA News hôm 3-1 rằng hội nghị nhằm thu hút sự chú ý đến cảnh khốn khổ của trẻ em do xu hướng toàn cầu hóa ảnh hưởng đến các gia đình và xã hội.

"Trẻ em cần có người lắng nghe mình, vì sự cô đơn của các em không được nói ra. Sự im lặng của các em hôm nay kêu gọi hành động", nữ tu bác sĩ y khoa nói. Việc nuôi nấng con cái được nhấn mạnh trong nghị trình của hội nghị, chị nói thêm và giải thích các tham dự viên sẽ tìm cách giáo dục phụ huynh làm thế nào để vượt qua những khoảng cách thế hệ và thông tin.

Các chuyên gia đến từ nhiều quốc gia thuyết trình các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em để giúp các gia đình tập trung vào phát triển an toàn và tiến bộ.

Farida Vahedi đến từ Ấn Độ nói về ảnh hưởng của sự phân biệt giới tính, lạm dụng và khai thác tình dục nơi trẻ em hôm 4-1. Bà nhấn mạnh mọi trẻ em đều mang hình ảnh của Thiên Chúa.“Nếu chúng ta muốn tạo cho trẻ em một tiếng nói, chúng ta phải đầu tư nhiều vào việc triển khai chương trình giảng dạy, tài liệu giáo dục thích hợp, và nhấn mạnh đến nhận thức sâu sắc về tâm linh của tất cả các Kinh thánh trên thế giới”, bà nói.

Page 8:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Howard Dubowitz đến từ Mỹ và Jaimala Gupta đến từ Ấn Độ nói về các trẻ em có cha mẹ đang ở tù hay trẻ mồ côi, bị hất hủi hoặc bỏ rơi.

Nói chuyện với UCA News sau đó, Gupta nói sự có mặt của các em trong hội nghị này có ảnh hưởng rất lớn, vì các em hồn nhiên và nói lên những điều tận đáy lòng. Bà hy vọng trẻ em sẽ biến đổi thế giới này thành một thế giới tốt đẹp khi được tạo cơ hội.

Thuyết trình hôm 4-1, linh mục dòng Tên M.K. George, hiệu trưởng trường Khoa học Xã hội Loyola ở Kerala, miền nam Ấn Độ, nói khoảng 60 triệu trẻ em ở Ấn Độ dưới sáu tuổi đang sống dưới mức sống tối thiểu, có nghĩa là các em không có được ngay cả một bữa ăn đầy đủ một ngày. Hầu hết các trẻ khác trong quốc gia này bị suy dinh dưỡng, vị linh mục nói.

Hội nghị thế giới này có thể là “một kinh nghiệm học hỏi với nhiều tác động”, ngài nói với UCA News. Ngài hy vọng hội nghị sẽ nâng cao nhận thức và tổ chức người dân hành động chung, được ngài cho là điều quan trọng để thay đổi các cơ cấu xã hội và các chính sách đang chi phối.

Cha George nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em nhưng gợi ý các liên minh và mạng lưới lớn mạnh có thể ảnh hưởng đến các chính sách quốc gia và quốc tế.

Ngài nói hội nghị sẽ đánh giá hoàn cảnh của trẻ em và chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực nhằm thành lập một cơ cấu tổ chức giúp trẻ em và gia đình đương đầu với các vấn đề.

Đây là hội nghị thế giới lần ba do tổ chức của nữ tu Bernard tổ chức. Hai hội nghị trước được tổ chức vào năm 1986 và 1991, đều ở Chennai.

(Nguồn: UCA News

Mục lục

Hàn Quốc: Caritas cho biết các tổ chức từ thiện của Giáo Hội tăng đềuSEOUL (UCAN) -- Một báo cáo được phát hành gần đây về các hoạt động phúc lợi xã hội của Giáo hội Công giáo Hàn Quốc cho thấy các tổ chức từ thiện của Giáo hội gia tăng và trọng tâm của các tổ chức này đã thay đổi trong nhiều năm qua.

Theo sách trắng do Caritas Corea phát hành hôm 29-12, Giáo hội hiện có 985 tổ chức từ thiện, đặc biệt phục vụ người nghèo và người bị gạt ra bên lề xã hội. Tổ chức phúc lợi xã hội của Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc (CBCK) phát hành các báo cáo này ba năm một lần từ năm 1999.

Joseph Suh Chang-won, đặc trách các vấn đề chung của tổ chức, nói với UCA News hôm 6-1 rằng số tổ chức phúc lợi xã hội phục vụ người khuyết tật, trẻ em, giới trẻ và người cao tuổi tất cả đều tăng, trong khi số tổ chức phục vụ người bị phong lại giảm. Ông nói: “Do thời đại thay đổi, các hoạt động phúc lợi xã hội cũng thay đổi”.Qua nhiều năm qua, số tổ chức từ thiện đã gia tăng, từ 524 trong năm 1999 lên 620 vào năm 2002, và 834 vào năm 2005.

Page 9:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Trong số 985 tổ chức hiện nay, tổng giáo phận Seoul quản lý 226, tổng giáo phận Daegu quản lý 96, tổng giáo phận Kwangju quản lý 86 và giáo phận Suwon quản lý 84.

Về dịch vụ, các tổ chức phục vụ trẻ em và giới trẻ chiếm đông nhất, với 225 tổ chức, tiếp theo có 206 tổ chức phục vụ người khuyết tật và 194 tổ chức phục vụ người cao tuổi.

Ngoài ra còn có 78 trung tâm phúc lợi xã hội phục vụ các cộng đồng địa phương và 60 tổ chức phục vụ phụ nữ.

Công tác phúc lợi dành cho trẻ em và giới trẻ vượt trội hơn công tác dành cho người khuyết tật trong nhiều năm qua, theo Simon You Young-jun, người phụ trách phân tích số liệu trong sách trắng. Số hội người cao tuổi cũng “liên tục tăng”, trong khi các tổ chức phục vụ người vô gia cư của Công giáo đang giảm dần.

Đức Giám mục Francis Xavier Ahn Myong-ok của Masan, chủ tịch Caritas Corea, nói trong phần mở đầu bản báo cáo: “Tôi hy vọng báo cáo này sẽ được dùng để giới thiệu thêm nhiều người cần được phục vụ cho các tổ chức, phân chia các nguồn cần thiết và nhân lực thỏa đáng, và thể hiện tình yêu tha nhân hết mình”.

Để giảm lượng giấy in, Caritas Corea đang làm việc để đăng sách trắng này cùng với thông tin và phần phân tích chi tiết của mỗi tổ chức trên gia trang của mình (www.caritas.or.kr). Họ hy vọng sẽ hoàn thành vào cuối tháng Giêng.

Theo Bộ Y tế, Phúc lợi và Gia đình Hàn Quốc, tính đến năm 2007 quốc gia này có 2.296 tổ chức phúc lợi xã hội.

(Nguồn: UCA News

Mục lục

Đức Thánh Cha kêu gọi hy vọng và chấm dứt chiến tranh tại GazaVATICAN (RV) - Đức Thánh Cha Bênêđictô mời gọi các tín hữu giữ vững hy vọng trước cuộc khủng hoảng hiện nay và ngài khuyến khích các sáng kiến nhắm chấm dứt xung đột vũ trang tại Gaza.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài giảng thánh lễ và kinh Truyền Tin hôm 6-1-2009 lễ Chúa Hiển Linh. Hiện diện trong thánh lễ lúc 10 giờ sáng tại Đền thờ Thánh Phêrô có 24 Hồng y, trong đó có 2 vị tháp tùng Đức Thánh Cha như phó tế, hơn 30 Giám mục và khoảng 9 ngàn tín hữu, trong đó có một số vị thuộc ngoại giao đoàn. Đặc tính hoàn vũ của Giáo Hội được biểu lộ qua sự kiện hàng chục đại chủng sinh trường Truyền giáo thuộc nhiều nước Á Phi đã giúp lễ và nhiều tín hữu thuộc các dân nước khác tham gia phần dâng lễ.

Trong bài giảng, sau khi diễn giảng về vị trí trung tâm của Chúa Giêsu Kitô trong lịch sử cứu độ và trong cả vũ trụ, không những như mặt trời trong thái dương hệ nhưng còn như một vì sao, trung tâm của toàn thể vũ trụ, Đức Thánh Cha mời gọi các Kitô hữu ”tiếp tục giữ vững niềm hy vọng, dù đứng trước những cuộc khủng hoảng trầm trọng về xã hội và kinh tế đang làm điên đảo nhân loại như ngày nay, dù đứng

Page 10:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

trước oán thù và bạo lực tàn phá không ngừng làm cho nhiều miền trên thế giới đẫm máu, dù đứng trước sự ích kỷ và sự tự phụ của con người nâng mình lên như thể là chủ tể của chính mình, nhiều khi đi tới những đảo lộn một cách nguy hiểm ý định của Thiên Chúa về sự sống và phẩm giá con người, về gia đình và sự hòa hợp của các loài thụ tạo. Nỗ lực của chúng ta nhắm giải thoát cuộc sống nhân loại và thế giới khỏi những độc chất và ô nhiễm có khả năng hủy hoại và tương lai, vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa của nó, cho dù bề ngoài chúng ta có vẻ không thành công hoặc chúng ta có vẻ bất lực trước sự lướt thắng của các lực lượng thù nghịch, bởi vì ”đó là một niềm hy vọng lớn lao dựa trên những lời hứa của Chúa, Đấng ban cho chúng ta can đảm và hướng dẫn hành động của chúng ta trong những lúc thuận lợi cũng như những lúc đau buồn khó khăn” (Thông điệp Spe salvi, số 35).

Đức Thánh Cha cũng nêu bật ý nghĩa của lễ Chúa Hiển Linh trong năm thánh Phaolô Tông Đồ và mời gọi toàn thể Giáo Hội, mỗi cộng đoàn và mỗi tín hữu, hãy làm như Thánh Tông Đồ dân ngoại, noi gương phục vụ của ngôi sao dành cho các Đạo Sĩ Phương Đông, dẫn đường cho họ đến cùng Chúa Giêsu (Thánh Lêô Cả, Disc. 3 Lễ Hiển Linh, 5: PL 54,244). Cuộc sống của thánh Phaolô sau khi trở lại là một cuộc ”chạy đua” để mang ánh sáng của Chúa Kitô cho muôn dân, và đối lại, dẫn đưa các dân tộc về cùng Chúa Kitô. Ơn thánh của Chúa đã biến thánh Phaolô thành một ngôi sao cho muôn dân. Sứ vụ của Người là một khích lệ cho Giáo Hội tái khám phá bản chất của mình là truyền giáo và canh tân sự dấn thân rao giảng Tin Mừng, nhất là cho những người chưa nhận biết Chúa”.

Đức Thánh Cha nói tiếp: ”Khi nhìn thánh Phaolô, chúng ta không thể quên rằng những lời giảng của Người được nuôi dưỡng bằng Thánh Kinh. Vì thế trong viễn tượng Thượng Hội đồng Giám mục thế giới mới đây, cần mạnh mẽ tái khẳng định rằng Giáo Hội và mỗi tín hữu Kitô chỉ có thể là ánh sáng dẫn đưa về cùng Chúa Kitô, nếu chúng ta được nuôi dưỡng một cách siêng năng và thân mật bằng Lời Chúa”.

Kinh Truyền Tin

 Sau thánh lễ, lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh truyền tin với khoảng 40.000 tín hữu tập họp tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Lên tiếng trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc đến giai thoại Ba Đạo Sĩ phương đông đi tìm Chúa Hài Đồng, để thờ lạy ”Vua dân Do thái”, ngài ghi nhận thái độ khác hẳn của họ với thái độ của vua Hêrôđê và người Do Thái. Vua Hêrôđê coi vị mà các Đạo Sĩ tìm kiếm như người sẽ cạnh tranh với ông và con cái ông, trong khi các thủ lĩnh và dân thành Jerusalem thì kinh ngạc và xao xuyến. Dường như Thánh Sử Phúc Âm muốn nói trước tới lập trường của các Thượng tế và Thượng Hội đồng Do thái và cả dân chúng đối với Chúa Giêsu trong cuộc đời công khai của Ngài. Chúng ta cũng nghĩ tới cảnh Chúa Giêsu khóc thương thành Jerusalem, vì đã không biết nhận ra thời điểm được Chúa thăm viếng (Lc 19,44). Đây chính là một trong những điểm nòng cốt của thần học lịch sử: đó là thảm kịch tình yêu trung thành của Thiên Chúa nơi con người của Chúa Giêsu, Đấng đến giữa dân Ngài, nhưng họ không nhận biết Ngài” (Ga 1,11).

Sau kinh Truyền Tin và ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha gửi lời chúc mừng đến các anh chị em tín hữu Chính Thống giáo và các Giáo Hội Đông phương mừng lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 7-1 theo niên lịch cũ Giuliano. Ngài nói thêm rằng: ”Việc nhớ đến các anh chị em ấy đưa tinh thần tôi tới Thánh Địa và Trung Đông. Tôi tiếp tục lo âu theo dõi những cuộc xung đột bạo lực vũ trang đang diễn ra tại giải Gaza. Tôi lập lại rằng oán thù và từ chối đối thoại chỉ đưa tới chiến tranh, hôm nay tôi muốn khuyến khích các sáng kiến và nỗ lực của những người quan tâm đến hòa bình, đang tìm cách giúp đỡ người Israel và Palestine chấp nhận ngồi vào bàn và nói chuyện với nhau. Xin Chúa nâng đỡ sự dấn thân của những người can đảm xây dựng hòa bình ấy!”

Page 11:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Đức Thánh Cha nhắc đến sự kiện lễ Hiển Linh cũng là lễ của các trẻ em tại nhiều nơi. Ngài đặc biệt nghĩ đến các em, và muốn lưu ý vế tình trạng hàng chục trẻ em nam nữ trong những tháng gần đây, kể cả trong mùa Giáng Sinh, tại tỉnh Đông cộng hòa dân chủ Congo, đã bị các nhóm vũ trang bắt cóc, chúng tấn công các làng mạc và làm cho nhiều người chết và bị thương. Đức Thánh Cha nói: ”Tôi kêu gọi thủ phạm của những hành vi tàn bạo vô nhân đạo ấy, hãy trả các trẻ em cho gia đình các em, và cho tương lai an ninh và sự phát triển của các em, những điều mà các em có quyền được hưởng cùng với toàn dân. Đồng thời tôi bày tỏ sự gần gũi với các Giáo Hội địa phương, đang bị tổn thất về nhân mạng và cơ sở, đồng thời tôi khích lệ các vị chủ chăn và các tín hữu hãy vững mạnh kiên cường trong hy vọng”.

”Rất tiếc rằng những vụ bạo hành đối với các trẻ em cũng xảy ra ở các nơi khác trên thế giới, sự kiện này càng đáng trách hơn nữa, xét vì năm 2009 này là kỷ niệm 20 năm Hiệp ước về quyền của trẻ em: đây là một quyết tâm mà cộng đồng quốc tế được kêu gọi lặp lại để bảo vệ, bênh vực và thăng tiến trẻ em trên toàn thế giới”. (SD 6-1-2009)

Mục lục

Mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quốc gia - thành phố VaticanVATICAN (RV) - Ngày 11/02/2009 sắp tới là ngày kỷ niệm 80 năm thành lập Quốc gia - thành phố Vatican. Để mừng biến cố này, Phủ Thống đốc Vatican do Đức Hồng y Giovanni Lajolo làm chủ tịch, đang chuẩn bị một loạt các sinh hoạt kỷ niệm. Trước hết là Đại hội lịch sử - pháp lý sẽ diễn ra tại Đại học giáo hoàng Laterano trong các ngày 12-14 tháng 2. Đại hội có đề tài là ”Một lãnh thổ nhỏ cho một sứ mệnh lớn”. Đại hội sẽ diễn ra trong thính đường Hòa giải của Đại học Laterano, là nơi cách đây 80 năm - ngày 11 tháng 2 năm 1929, hai phái đoàn của chính quyền Italia và Tòa Thánh đã ký kết các Hiệp định Laterano. Đây là các Hiệp định hòa giải giữa hai bên, và đã khai sinh quốc gia - thành phố Vatican.

Tiếp đến, trong các ngày từ 11/02 đến 30/04 cũng có một cuộc triển lãm về các biến cố và các phát triển trong lịch sử của quốc gia - thành phố Vatican từ năm 1929 tới nay. Ủy ban cuộc triển lãm do Đức Tổng Giám mục Renato Boccardo, Tổng thư ký Phủ Thống Đốc quốc gia - thành phố Vatican làm chủ tịch, và do bà Barbara Jatta, phụ tá Thư Viện Vatican, phối hợp. Sau cùng, ngày 12/02/2009 cũng có một buổi hòa nhạc trình diễn tác phẩm ”Messia” của nhạc sĩ Georg Friedrich Haendel, do ca đoàn nhà thờ chính tòa thủ đô Dublin và dàn nhạc của Đài truyền hình Ailen đảm trách.

Vì là một quốc gia đúng nghĩa nên Đức Giáo Hoàng là Quốc trưởng quốc gia - thành phố Vatican. Đức Giáo Hoàng thi hành quyền bính tối cao của người qua trung gian các cơ quan của quốc gia - thành phố Vatican gồm: Ủy ban đặc trách quốc gia - thành phố Vatican có nhiệm vụ lập pháp; Phủ Thống đốc có nhiệm vụ hành pháp; và các Tòa Án. Ủy ban gồm các Hồng y do Đức Giáo hoàng chỉ định và có một vị Chủ tịch, hiện nay là Đức Hồng Y Giovannni Lajolo.

Riêng Phủ Thống đốc bao gồm nhiều cơ quan khác nhau: Ban Chủ tịch gồm vị Chủ tịch, Tổng thư ký và Phó thư ký; các Văn phòng Trung ương đặc trách các công việc khác nhau như: in ấn và phát hành Tem thư, đúc tiền Vatican, đặc trách pháp luật, nhân sự, tình trạng dân sự; các hệ thống thông tin gồm Phòng báo chí Tòa Thánh, báo Quan sát viên Roma, Đài phát thanh và truyền hình Vatican, Văn khố quốc gia, Văn phòng đặc trách tín hữu hành hương và du lịch; các Ban giám đốc tương đương với các bộ của chính quyền, từ việc di chuyển cho tới các công việc xây cất, từ việc y tế cho tới phòng vệ dân sự; các Ủy ban. Ngoài ra còn có một cơ quan khoa học là đài thiên văn Vatican, có trụ sở tại Castel Gandolfo, là nơi tổ chức các khóa học mùa hè cho các sinh viên ngành thiên văn, nhưng trung tâm nghiên cứu được đặt tại

Page 12:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Tucson bang Arizona Hoa Kỳ. Hệ thống tư pháp của quốc gia - thành phố Vatican cũng bao gồm các cấp bậc khác nhau: thẩm phán duy nhất, tòa án, tòa kháng án, tòa hủy án để giải quyết các vụ dân sự cũng như hình sự.

Đức Cha Renato Boccardo, Tổng thư ký Phủ Thống đốc, cho biết các cơ cấu của quốc gia - thành phố Vatican nhiều chứ không phải chỉ liên quan tới các tem thư và viện bảo tàng như nhiều người tưởng nghĩ. Trong số các nhân viên có cả các thợ sửa ống nước, thợ mộc, thợ nề, thợ làm đường và chuyên viên trùng tu các dinh thự. Ngoài khoảng 70 linh mục, các nhân viên Phủ Thống đốc đều là giáo dân. Và Phủ Thống đốc bảo đảm tất cả mọi công việc giúp quốc gia - thành phố Vatican hoạt động đều hòa, từ các người đặc trách cắm hoa cho tới các người lo việc di chuyển. Ngoài ra còn có lực lượng cảnh sát Vatican nữa. Lực lượng này đã được tăng cường nhiều hơn vì các đe dọa của nạn khủng bố quốc tế. Và bắt đầu từ tháng 10 năm 2008 vừa qua, lực lượng cảnh sát Vatican cũng gia nhập lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol.

Sau đây là bài phỏng vấn Đức Hồng y Giovanni Lajolo về việc mừng kỷ niệm 80 năm thành phố - quốc gia Vatican. Đức Hồng y Lajolo là Chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh đặc trách quốc gia - thành phố Vatican, kiêm Chủ tịch Phủ Thống đốc quốc gia - thành phố Vatican. Ngày 11 tháng 2 tới đây, Đức Hồng y sẽ mừng thượng thọ 80 tuổi. Với diện tích 44 mẫu tây, quốc gia - thành phố Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới, nhưng lại là quốc gia có tầm quan trọng nhất thế giới, vì uy tín tinh thần của nó.

HỎI: Thưa Đức Hồng Y Lajolo, tại sao với việc ký kết các Hiệp định Laterano năm 1929, người ta cũng muốn thành lập quốc gia - thành phố Vatican nữa?

ĐÁP: Lý do là để có một sự bảo đảm ổn định và không thể phản đối được trên bình diện quốc tế, liên quan tới sự độc lập của Đức Giáo Hoàng đối với bất cứ quyền bính chính trị nào, và sự tự do hoàn toàn của Đức Giáo Hoàng không bị áp lực ngoại tại nào điều kiện hóa trong việc hướng dẫn Giáo Hội. Đây là điều đã không có được sau biến cố Cửa Pia bị phá vỡ trong cuộc tiến chiếm Roma, mặc dù Nhà nước Italia đã tìm cách bảo đảm quyền tự do của Đức Giáo Hoàng với luật Guarentigie, vì luật này hoàn toàn tùy thuộc ý muốn của người làm luật Italia. Và đương nhiên trong một điều kiện như thế Tòa Thánh đã không cảm thấy an tâm. Như vậy việc bảo đảm trên bình diện quốc tế cho Vatican là một quốc gia - dù bé nhỏ nhưng thực sự có quyền tối thượng, và trong đó chỉ có quyền bính của Đức Giáo Hoàng có giá trị thôi - là điều cần thiết.

 HỎI: Lý do này còn có giá trị hay không thưa Đức Hồng y? Trong 80 năm qua, các lý do thành lập quốc gia - thành phố Vatican có mất đi giá trị của chúng không hay đã có thêm các lý do mới nào nữa?

ĐÁP: Lý do của quốc gia - thành phố Vatican vẫn là lý do đó và nó đã không mất đi giá trị nào cả. Tầm quan trọng tôn giáo và nhân bản của vùng đất bé nhỏ này đã rất hiển nhiên trong thời thế chiến thứ II. Khi quân Đức Quốc xã chiếm đóng Roma, họ đã không dám vượt qua ranh giới của quốc gia - thành phố Vatican. Và trong suốt các năm Roma bị chiếm đóng, Đức Giáo Hoàng như là quốc trưởng của quốc gia - thành phố Vatican độc lập, không tùy thuộc bất cứ quốc gia lâm chiến nào. Vì vậy người đã có thể liên lỉ hoạt động cho hòa bình và cho thiện ích của mọi dân nước, cũng như đã có thể hoạt động trợ giúp các binh sĩ tù nhân chiến tranh và những người bị thất lạc vì chiến cuộc. Ngoài ra cũng không nên quên những gì mà Tòa Thánh Vatican đã làm để cứu sống các anh chị em Do thái. Sự hiện diện của quốc gia - thành phố Vatican cũng đã hữu hiệu trong việc bảo vệ sự toàn vẹn của thành phố Roma, mà quốc gia - thành phố Vatican là một phần được sát nhập hoàn toàn vào thành phố. Nhưng trước tất cả mọi điều đó là sự độc lập lãnh thổ cho phép Đức Giáo Hoàng tiếp tục, trong sự an ninh tương đối, chu toàn các dấn thân thường ngày trong cương vị chủ chăn của Giáo Hội hiện diện tại nhiêu nơi trên thế giới.

Page 13:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Trong các năm gần đây hơn, tất cả chúng ta đều là chứng nhân của phần đóng góp mà tổ chức của quốc gia - thành phố Vatican đã cống hiến cho Giáo Hội, chẳng hạn như việc triệu tập và tổ chức diễn tiến của Công Đồng Chung Vatican II, các Thượng Hội đồng Giám mục, các Năm Thánh và sau cùng là Đại Năm Thánh 2000.

HỎI: Thưa Đức Hồng Y, quốc gia - thành phố Vatican phục vụ sứ mệnh của Tòa Thánh như thế nào và trong mức độ nào?

 ĐÁP: Ngày nay cũng như trong qúa khứ - tôi xin lỗi về hình ảnh tôi dùng - quốc gia thành phố Vatican chỉ là một bệ để chân của Toà Thánh, trong khi hoạt động của Tòa Thánh đều hướng ngoại. Có hai khía cạnh chính trong nhiệm vụ của quốc gia - thành phố Vatican. Nhiệm vụ thứ nhất: đó là đối với nhiều quốc gia các liên lạc chính thức với Tòa Thánh, chỉ có thể có, nếu chúng không được coi như là các liên lạc tôn giáo, nhưng chỉ được coi như các liên lạc trên bình diện quốc gia. Ở đây là với quốc gia - thành phố Vatican giống như với các quốc gia khác, ngay cả khi thật ra đó không phải là các vấn đề quốc gia mà họ chú ý, nhưng là hoạt động của Giáo Hội trên thế giới, điều mà người ta gọi là ”chính trị Vatican”. Khía cạnh thứ hai khiêm tốn hơn, nhưng đòi hỏi nhiều dấn thấn hơn : đó là bảo đảm cho khả năng hoạt động của các cơ sở, các phương tiện truyền thông và sự độc lập hoàn toàn của chúng, các phương tiện sinh sống cũng như các dụng cụ và điều kiện làm việc của Đức Giáo Hoàng và các Cơ quan Trung ương của Tòa Thánh. Tóm lại, tất cả những gì cần phải có cho một sinh hoạt dân sự có trật tự trong một nước.

HỎI: Trong quá khứ, người ta đã ghi nhận sự khác biệt giữa các luật lệ tân tiến và luật lệ lạc hậu của quốc gia - thành phố Vatican, chẳng hạn như quyền lao động, đến độ Đức Wojtila đã muốn duyệt xét toàn bộ vấn đề một cách sâu rộng. Ngày nay Đức Hồng y có tin rằng các khác biệt đó đã được vượt thắng hay không?

ĐÁP: Xin miễn được đưa ra nhận định liên quan tới tính cách tân tiến của các cơ quan. Điều quan trọng trước hết là phẩm chất phục vụ cao và sự hài lòng của các nhân viên và các công nhân. Qua những tiếp xúc với các nhân viên quốc gia thành phố Vatican - là những người luôn luôn có thể tự do đến văn phòng gặp tôi - tôi có thể làm chứng rằng không có các than phiền thật sự nào. Chỉ có lương bổng của các nhân viên giám đốc chính ngạch của quốc gia thành phố Vatican và của Tòa Thánh là không tương đương với lương bổng thông thường của Italia mà thôi. Đây không phải là điều xấu. Trái lại là đàng khác! Liên quan tới các luật lệ mới, mới đây Ủy Ban Giáo Hoàng đặc trách quốc gia thành phố Vatican đã ban hành một luật liên quan tới sự an ninh tại những nơi làm việc, và cách đây khoảng một tháng luật này đã được phê chuẩn. Hiện nay chúng tôi đang kiểm thực các điều kiện và việc thực thi các điều lệ. Bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng Giêng năm 2009, một luật lệ về các nguồn gốc của quyền lợi mang chữ ký của Đức Thánh Cha cập nhật luật ban hành ngày mùng 7 tháng 6 năm 1929.

Mục lục

Đức Thánh Cha gặp gỡ hàng chục ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng

VATICAN -. Chiều 10-1-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã gặp gỡ hàng chục ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Con đường này tại Roma. Ngài ca ngợi thành quả thiêng liêng và khích lệ các thành viên gia tăng vun trồng tình hiệp nhất.

Page 14:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Hiện diện trong cuộc gặp gỡ có ĐHY Giám quản Roma và ĐHY Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân và hàng chục Giám Mục. Ông Kiko Arguello, sáng lập Phong trào đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và giới thiệu lên ngài các cộng đoàn: bắt là Cộng đoàn các thánh Tử đạo Canada, gồm 49 người lớn và 100 người con. Đây là cộng đoàn đầu tiên của Phong trào này được thành lập tại giáo xứ Các thánh Tử Đạo ở ngoại ô Roma cách đây 40 năm với mục đích dẫn đưa những người đã xa lìa Kitô giáo trở về cùng Giáo Hội. Hai vị cũng nói về thành quả mà Chúa Thánh Linh khơi dậy trong 40 năm lịch sử Con đường Tân Dự Tòng.

Ông Kitô cũng giới thiệu 15 cộng đoàn Con đường Tân Dự Tòng, mỗi cộng đoàn có từ 30 đến 60 người ở Roma. Họ đã hoàn tất hành trình Tân Tự Tòng, và với sự đồng ý của các cha sở cũng như ĐHY Giám quản Roma, họ sẵn sàng lên đường như những ”cộng đoàn truyền giáo” tại vùng vùng rất khó khăn và bị tục hóa ở ngoại ô Roma, trợ giúp các cha sở tại đây. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, không phải 1 cá nhân hay 1 gia đình, nhưng là cả một cộng đoàn cùng nhau ra đi truyền giáo. Ngoài ra có 200 gia đình lưu động mới và 700 giáo lý viên lưu động phụ trách Con đường Tân dự tòng tại nhiều quốc gia cũng hiện diện. Các giáo lý viên này họp thành ban huấn luyện và giảng huấn. Khi được giới thiệu, các cộng đoàn được mọi người vỗ tay nhiệt liệt. Ông Kikô cho biết các gia đình trong Con đường Tân Dự Tòng thường đông con, trung bình là 5 người.

Hiện nay, Con đường Tân Dự Tòng hiện diện tại 120 quốc gia 5 châu, với 20 ngàn cộng đoàn tại hơn 5.500 giáo xứ. Riêng tại Italia có 5 ngàn cộng đoàn với tổng cộng 200 ngàn người lớn, không kể đông đảo các trẻ em. Tại Roma có 500 cộng đoàn tại 103 giáo xứ. Ngoài ra, có 72 đại chủng viện của Con đường Tân Dự tòng đào tạo các LM hoạt động theo hướng đi của Con đường. Thêm vào đó có 4 ngàn nữ tu chiêm niệm xuất phát từ Con đường này.

Hồi tháng 6 năm ngoái (2008), qui chế của Con đường Tân Dự Tòng đã được Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân phê chuẩn chung kết, và được nhìn nhận như một ”phương thức hoạt động ở giáo phận nhắm khai tâm Kitô giáo và giáo dục trường kỳ về đức tin” (Qui chế, số 1).

Ngỏ lời với mọi người sau bài đọc Tin Mừng, ĐTC dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì bao nhiêu thành quả thiêng liêng Giáo Hội đã gặt hái được qua phương pháp của Con đường Tân Dự Tòng. Bao nhiêu năng lực tông đồ tươi mát đã được khơi dậy nơi các linh mục và giáo dân! Bao nhiêu người nam nữ và các gia đình trước kia đã xa lìa cộng đoàn Giáo Hội hoặc bỏ thực hành đời sống Kitô, nhưng đã tìm lại được niềm vui đức tin và hăng say làm chứng tá Tin Mừng nhờ những lời giảng và hành trình tái khám phá bí tích rửa tội!

ĐTC đặc biệt nhắn nhủ các vị lãnh đạo và thành viên Con đường Tân Dự Tòng luôn nỗ lực phát triển sự hiệp nhất, tuân theo chỉ dẫn của các vị Chủ Chăn và ngài nhấn mạnh rằng: ”Sự hiệp nhất của các môn đệ Chúa là điều thuộc về yếu tính của Giáo Hội và là điều kiện không thể thiếu để hoạt động truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội được phong phú và đáng tin cậy.. Trong khi tôi khích lệ anh chị em hãy tiếp tục theo đuổi sự dấn thân này, tôi nhắn nhủ anh chị em hãy gia tăng sự gắn bó với tất cả các chỉ thị mà ĐHY Giám quản, người cộng tác trực tiếp của tôi trong việc chăm sóc giáo phận. Sự hội nhập của Con đường vào chương trình mục vụ của Giáo Phận và sự hiệp nhất với các thực tại khác của Giáo Hội sẽ mưu ích cho toàn thể dân Chúa và làm cho nỗ lực của giáo phận thêm phong phú hơn trong việc canh tân việc rao giảng Tin Mừng trong thành phố chúng ta”.Sau cùng, ĐTC đề cao một thành quả thiêng liêng khác, đó là có đông đảo các LM và tu sĩ xuất thân từ các Cộng đoàn Con đường Tân dự tòng, và đang dấn thân hoạt động tông đồ trong các giáo xứ và giáo phận, hoặc như những nhà truyền giáo lưu động tại nhiều quốc gia. (SD 10-1-2009)

Page 15:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Mục lục

Thánh lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ giáo họ Hoàng Yên, xứ Chân Thành(Giáo phận Vinh)

Sáng ngày 09/01/2009, Giáo họ Hoàng Yên (thuộc xứ Chân Thành, hạt Văn Hạnh) đã tổ chức thánh lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ mới. Giáo họ vinh dự tiếp đón Đức Cha Phaolô Maria cùng 8 linh mục trong hạt Văn Hạnh về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho "công việc thánh thiện này" được diễn ra trong sự an bài của Thiên Chúa và sự bầu cử của Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội - Quan thầy của giáo họ.

Hoàng Yên là một giáo họ có bề dày lịch sử sánh ngang với giáo xứ An Nhiên. Được sinh ra từ giáo xứ An Nhiên thuộc địa bàn hành chính xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, nhưng đã từ lâu, Hoàng Yên được sáp nhập với xứ Giáp Hạ (nay gọi là xứ Chân Thành). Chính nơi đây, máu của những Kitô hữu bị bách hại dưới thời các vương triều Nguyễn đã viết nên những trang sử hào hùng của Giáo Hội Việt Nam. Tên gọi Kẻ Nhím được biết đến với những vụ hành quyết giáo dân chính là mảnh đất mà trên đó ngôi nhà thờ mới sẽ được xây lên.

Hiện nay Hoàng Yên có 25 hộ gia đình với khoảng 110 người, ngôi nhà thờ mới sẽ được mọc lên trên mảnh đất thấm máu của những vị anh hùng tử đạo mang một ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng Giáo Hội. Một ngôi nhà thờ xây nên không đơn thuần chỉ là những vật liệu gỗ đá… được cố kết lại theo bản thiết kế, nhưng quan trọng hơn là chính tâm hồn của mỗi người có thành tâm thiện chí góp công của -thành quả của bao mồ hôi nước mắt- để làm của lễ tiến dâng Thiên Chúa và góp phần vào việc hoàn thiện ngôi nhà thờ. Mỗi một thành viên trong gia đình giáo họ phải như một viên đá làm nên cái móng vững chắc cho ngôi nhà Chúa ngự tồn tại mãi với thời gian, vì “như Đức Giêsu đã xây Giáo Hội trên nền móng là các Tông đồ mà chính Người là viên đá góc” thì ngôi nhà thờ này cũng phải được mặc lấy ý nghĩa đó. Lấy con người -sức, của- để xây dựng nhà thờ rồi từ nhà thờ lại là nơi để xây dựng con người, mối quan hệ tương hỗ biện chứng tác động qua lại tích cực này thúc đẩy sự phát triển giáo họ và toàn Giáo Hội. Bắt đầu từ gia đình, hiểu như là môi trường giáo dục đầu tiên và nòng cốt cho sự trưởng thành đầy đủ của con người, ngôi nhà Giáo Hội sẽ được xây lên, vì “chính gia đình đã lĩnh nhận từ Thiên Chúa sứ mệnh trở nên tế bào đầu tiên và sống động của Giáo Hội” (Sắc lệnh về giáo dân).

Cùng chia sẻ ưu tư về những ngôi đền thờ tâm hồn, gia đình và cộng đoàn đang ngày càng bị đe dọa lung lay tận gốc rễ, Đức Cha Phaolô nói: Gia đình phải chu toàn được sứ mạng là ‘tế bào đầu tiên và sống động của Giáo Hội’ nếu gia đình tỏ ra như một đền thờ của Giáo Hội trong nhà mình nhờ yêu thương nhau và cùng nhau dâng lời cầu lên Thiên Chúa. Như vậy gia đình chúng ta được mời gọi trở nên đền thờ của Thiên Chúa, nghĩa là được mời gọi để trở thành một tổ ấm yêu thương, có chỗ để Thiên Chúa đến nghỉ ngơi và chung sống với chúng ta. Tóm lại, cử hành lễ khởi công xây dựng nhà thờ, chúng ta cần tìm về đền thờ đích thực là thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô phục sinh để hiến dâng lên Chúa Cha một thái độ phụng thờ đượm tình yêu mến, đồng thời cũng mời gọi chúng ta nhìn vào bản thân mình, vào gia đình mình, vào cộng đoàn mình để xem tất cả đã trở nên đền thờ đích thực chưa… Và mỗi khi những ngôi đền thờ này đã xuống cấp thì song song với việc xây dựng nhà thờ vật chất chúng ta cũng cần cấp tốc tái thiết lại những ngôi nhà thờ trên.

Page 16:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Những chia sẻ phát xuất từ trong thẳm sâu nỗi niềm thao thức trăn trở về viễn ảnh của Giáo Hội ngày mai ấy, như gióng lên lời cảnh báo cho chính chúng ta về bổn phận làm người và bổn phận góp sức mình vào việc xây dựng cộng đoàn giáo xứ, giáo họ.

Qua trao đổi với cha quản xứ Cirylô Trần Đức Hồng, chúng tôi được biết ngôi nhà thờ mới này là ngôi nhà thờ thứ tư của họ Hoàng Yên. Ngôi nhà thờ cũ xây từ năm 1946 dưới thời cha Phêrô Khang nay đã xuống cấp không thể sử dụng cho việc phụng tự. Ngài cho hay, ngôi nhà thờ mới được thiết kế với kích thước chiều dài 32m, rộng 20m và tháp cao 27m.

Xây dựng nhà thờ để xây dựng con người và ngược lại, vòng xoáy trôn ốc của sự phát triển đó sẽ làm tăng triển và lớn mạnh hơn nữa đời sống Giáo Hội và xã hội hôm nay. Cầu chúc cho công trình của giáo họ Hoàng Yên sớm được thành công như sở nguyện của mọi người.

PVMục lục

Cộng Đoàn Thánh Tâm Hà Nội Mừng Lễ Quan Thày Và Tổng Kết Cuối Năm

Hà Nội-Ngày 9/1/2009 Cộng đoàn Gia đình Thánh Tâm Hà Nội đã tổ chức lễ tổng kết và mừng thánh bổn mạng Gioan Bosco nhân dịp đầu năm dương lịch và cuối năm âm lịch.

Thánh lễ do Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội, chủ sự. Đồng tế với ngài có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Phụ tá GP Bùi Chu- Linh hướng Cộng đoàn Thánh Tâm, cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng, Bề trên DCCT Hà Nội, cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, DCCT Phụ tá Linh hướng Cộng đoàn Thánh Tâm và cha Antôn Nguyễn Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Toà TGM Hà Nội.

Trước giờ lễ, trong phần tĩnh tâm, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ đã mời gọi cộng đoàn trân trọng nâng niu và bảo vệ sự sống theo gương Thánh Gioan Boscô. Chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ, Đức cha Phêrô cho biết thánh Gioan Bosco là một người cứu giúp người trẻ, đưa ra phương pháp giáo dục dự phòng và là người hằng kết hợp với Chúa trong đời sống cầu nguyện.

Trong thánh lễ, cộng đoàn đã nghe ông Phêrô Mai Văn Tuệ tổng kết các sinh họat của Gia đình trong năm vừa qua. Theo đó, ngoài việc nâng đỡ và khuyến khích nhau sống tinh thần bác ái yêu thương giữa các thành viên trong từng gia đình, giữa các gia đình trong Cộng đoàn với nhau, Cộng đoàn Thánh Tâm còn tham gia giúp đỡ người nghèo đây đó tại các giáo xứ ở Miền Bắc, đặt biệt cùng với Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ giúp các em khuyết tật ở Hà Nội và các tỉnh phụ cận.

Trước khi kết lễ, ngỏ lời với cộng đoàn hiện diện, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội mời gọi cộng đoàn cám ơn Chúa về những ơn huệ Chúa ban cho Gia đình, về những việc bác ái-từ thiện mà Gia đình đã thực hiện trong năm 2008. Ngài cũng mời gọi Gia đình hãy cộng tác tích cực hơn nữa trong việc giáo dục, đặc biệt là giáo dục giới trẻ nghèo khổ, bất hạnh theo gương Thánh Gioan Bosco.

Được biết cộng đoàn Thánh Tâm Hà Nội đã được Đức Hồng Y Giuse Phạm Đình Tụng thành lập năm 2004. Được Đức TGM Hà Nội phê chuẩn nội quy năm 2005 và được Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ làm linh hướng từ khi thành lập đến nay. Hiện nay Đại diện Cộng đoàn là ông Giuse Lê Đức Khoát và ông Phêrô Mai Văn Tuệ.

Page 17:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Hiện tại Cộng đoàn có khoảng 150 thành viên ở Hà Nội, hàng tuần sinh họat theo nhóm tại khu vực các giáo xứ Cửa Bắc, Hàm Long, Thái Hà, Nhà Thờ Chính Toà và hàng tháng sinh họat tại nhà thờ Tu viện Sainte Marie thuộc Dòng Thánh Phaolô thành Chartres ở đường Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Sau thánh lễ, mọi người hiện diện chung chia với nhau một bữa tiệc đứng gọn nhẹ và vui vẻ tại khuôn viên Tu viện Sainte Marie. Các thành viên già trẻ trong Cộng đoàn cùng các đức cha và các cha hiện diện đã cùng trình bày các màn văn nghệ “bỏ túi” vui tươi, sinh động, đậm đà tinh thần gia thất. Nhiều người lần đầu tiên thấy Đức Tổng Giám Mục Hà Nội ra giữa vòng tròn hướng dẫn cộng đoàn múa hát rất duyên dáng và “có nghề”./.

Tin Giáo phận Hà NộiMục lục

Linh Mục Đoàn Tổng Giáo Phận Hà Nội Tĩnh Tâm Đầu Năm 2009Trong hai ngày mùng 6 và mùng 7 tháng 1 năm 2009, linh mục đoàn Tổng giáo phận Hà nội đã họp mặt cùng nhau tĩnh tâm theo định kỳ tại Tòa Tổng Giám Mục Hà nội.

Cuộc tĩnh tâm lần này không có sự hiện diện của cha Phaolô Phạm Thừa Huấn và cha Gioan Bùi Trọng Tăng vì sức khỏe yếu. Các linh mục trong toàn Tổng Giáo phận đã cùng với Đức Tổng Giám Mục nhìn lại hành trình trong năm 2008 với biết bao những vui buồn của Tổng Giáo phận nhà. Đúc kết lại, Đức Tổng Giám mục đã nhìn nhận sự hiệp thông sâu sắc giữa mọi thành phần dân Chúa trong năm qua. Và trên hết, toàn Tổng Giáo phận năm qua đã được sống trong sự yêu thương dìu dắt cách đặc biệt của Thiên Chúa.

Hướng về năm 2009, Đức Tổng Giám mục đã chia sẻ sự đổi mới theo thánh Phaolô. Sự đổi mới chỉ có được khi linh mục gặp gỡ Đức Kitô trong chiêm niệm hay trong chính đời sống mục vụ. Nhờ đó, linh mục từ bỏ đời sống cũ để sống đời sống mới trong sự kết hiệp với Chúa Kitô, thao thức với sứ mạng truyền giảng tin mừng khắp mọi nơi.

Cũng nhân dịp này, cha Bruno Phạm Bá Quế đã chia sẻ những tâm tình khi Cha trở về với Tổng Giáo phận sau những năm tháng học tại Roma. Đồng thời Cha chia sẻ về đề tài mà Cha đã nghiên cứu để bảo vệ luận án tiến sỹ thần học Thánh kinh vừa qua.

Khởi đầu một năm mới, ai trong chúng ta cũng mong muốn có được một năm thật tốt đẹp. Linh mục đoàn Tổng Giáo Phận Hà nội luôn ước vọng cho một năm với nhiều thành công trong đời sống kết hiệp với Chúa, trong đời sống mục vụ với các giáo dân, nhiều thành quả trong công việc truyền giảng Tin mừng, nhiều nỗ lực trong công tác bác ái xã hội. Chúng ta cùng cầu nguyện với Thiên Chúa để tất cả các linh mục trong Tổng Giáo Phận Hà Nội luôn vững vàng bước tới với những thành quả tốt đẹp như lòng Chúa và Giáo hội mong muốn.

Tin Giáo phận Hà NộiMục lục

TĨNH TÂM LINH MỤC GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

Thời gian: 05-09/01/2009

Page 18:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Chủ đề: BẢY LỜI CỦA ĐỨC MARIA VÀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC.

Giảng phòng: Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

Giáo Phận Phan Thiết tổ chức tuần tĩnh tâm cho các linh mục từ những ngày đầu năm mới. Toà Giám Mục có đầy đủ phòng ốc cho các cha về dự tĩnh tâm. Khuôn viên thoáng rộng, có núi Đức Mẹ Tàpao róc rách dòng suối nhỏ, cây xanh hoa kiểng khắp lối đi. Tất cả tạo nên bầu khí tĩnh lặng nhẹ nhàng thích hợp cho tâm hồn trầm tư cầu nguyện.

Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, chủ toạ và giảng lễ mỗi ngày. Có 81 linh mục tham dự, các cha hưu dưỡng cùng đến dự, Đức Cha Nicolas đôi lần thăm viếng, trông ngài khoẻ và hồng hào hơn trước.

Đức Ông JB Lê Xuân Hoa, Tổng đại diện, thay mặt linh mục đoàn chào mừng và cám ơn Đức Cha đã quan tâm đến đời sống tâm linh các linh mục, có sáng kiến mời Đức Cha Giuse giảng phòng về đề tài Đức Mẹ hợp với chương trình giáo phận sống Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao. Tổ chức tuần tĩnh tâm là bảo vệ và thăng tiến đời sống thiêng liêng các linh mục, củng cố và phát huy tình huynh đệ linh mục. Tĩnh tâm năm là độ dài thời gian giúp anh em cầu nguyện với Chúa, gặp gỡ nhau và định hướng những sinh hoạt trong giáo phận.

ĐGM huấn từ khai mạc: Ngài chúc sức khỏe và bình an đến anh em linh mục đầu năm mới. Cầu chúc cuộc tĩnh tâm tràn đầy sự thánh thiện qua việc đón nhận Thần Khí để có đủ sức mạnh ra đi thực thi sứ vụ Chúa trao phó. Hãy tạm gác những gì đang làm bận tâm. Càng thinh lặng càng dễ gặp Chúa. Chúa Giêsu tĩnh tâm bằng việc vào sa mạc 40 đêm ngày, hoạch định chương trình và Ngài được tràn đâỳ sức mạnh Thần Khí để đối phó với những cám dỗ. Là Con Thiên Chúa thông biết mọi sự nhưng khi vào trần thế, Chúa Giêsu cũng dành thời gian dài để tĩnh tâm. Linh mục Tĩnh tâm với Chúa là vào sa mạc, tìm lại thánh ý Chúa để luôn trung thành trong sứ vụ. Kinh nghiệm của những người tu Thiền, họ tĩnh tâm trong tâm thế thoát tục, khi đạt tới đỉnh cao tu niệm họ thấy trước tương lai của mình. Tôi gặp một nhà sư, ngài cho biết là luôn thức dậy lúc 2 giờ sáng để Thiền niệm. Tôi hỏi tại sao Sư thiền niệm sớm vậy? Vị chân tu đáp: Vì lúc đó rất tĩnh lặng, trong cõi tĩnh lặng, tôi thấy mình và thấy được chúng sinh.

Tuần tĩnh tâm là thời gian tạ ơn Chúa, dâng lên Chúa những thành quả, những hạnh phúc và những khó khăn trong công tác mục vụ một năm qua, đồng thời sống tâm tình cầu nguyện sốt mến.

Tĩnh tâm là vào sa mạc, là thời gian thánh, mọi công việc được xếp qua một bên, đặt mình trước sự hiện hiện của Chúa, rà soát lại bản thân. Cần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện.

Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện để xin Thần Khí đến. Đây là thời gian quý báu nhằm tăng cường đời sống thiêng liêng, tháp nhập con người linh mục vào Chúa Kitô và kiện toàn đời sống phục vụ trong yêu thương.

Hiệu quả: Ba năm tôi giúp tĩnh tâm linh mục tại các giáo phận Xuân lộc, Mỹ tho, Cần thơ, tôi thấy bầu khí thinh lặng thật đáng khâm phục. Các cha tìm nơi vắng vẻ để xét gẫm và cầu nguyện. Vậy trong tuần lễ này mong các cha dành mọi thời giờ để gặp Chúa, nghiêm chỉnh giữ kỷ luật, thinh lặng để lắng nghe để xét gẫm và để cầu nguyện.

Giáo phận đang sống Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (8.12.2008-8.12.2009) cùng học nơi Đức Maria là thầy

Page 19:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

dạy đức tin đức cậy đức mến. Vì thế, đề tài giảng phòng tĩnh tâm năm nay là học hỏi và suy niệm về chân dung của Đức Mẹ trong Phúc Âm và vận dụng vào đời sống linh mục.

Tuần tĩnh tâm là thời gian sống tình hiệp thông cao độ nhất. Hiệp thông với Chúa Giêsu qua đời sống cầu nguyện và hiệp thông với anh em qua chia sẽ kinh nghiệm mục vụ.Vì thế Đức Giám mục mong muốn các linh mục hãy cố gắng giữ sự thinh lặng tuyệt đối trong các giờ xét gẫm để cầu nguyện và để xét mình.

Chương trình các ngày tĩnh tâm đầy ắp sinh hoạt đạo đức:

Ban sáng: Kinh Sáng, Nguyện Gẫm, Thánh Lễ, Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm.Ban trưa: Kinh Sách, Lần Chuỗi.Ban chiều: Kinh Trưa, Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm, Kinh Chiều.Ban tối: Chầu Thánh Thể, Kinh Tối.

Giờ Thánh mỗi tối do các Cha Hạt Trưởng chủ sự và suy niệm trước Thánh Thể. Nội dung bao gồm các chủ đề: Lời Xin Vâng của Đức Maria là mẫu mực cho lời xin vâng suốt đời linh mục;Phép lạ tiệc cưới Cana, Đức Mẹ nhạy cảm và quan tâm đến gia chủ đang gặp khó khăn, Linh Mục theo gương Mẹ biết quan tâm chăm sóc đoàn chiên; Đức Mẹ hát bài Magnificat chúc tụng Chúa, đời linh mục là một bài ca ngợi khen Chúa; Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá thông phần đau khổ với con yêu dấu, những gian truân vất vả đau khổ trong đời linh mục được hiệp thông với Đức Mẹ sẽ nên của lễ dâng hiến.

Đức Ông Tổng đại diện giúp nguyện gẫm sau kinh sáng mỗi ngày. Những gợi ý giúp suy gẫm về cuộc sống linh mục cần gắn bó với Chúa Giêsu như cành nho gắn với thân nho, năng cầu nguyện kết hiệp với Chúa thì mọi việc sẽ tốt đẹp.

Các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm sốt mến trong các giờ đạo đức, chăm chú lắng nghe các giờ giảng bài, thinh lặng cầu nguyện xét mình trong các giờ riêng tư, trao đổi kinh nghiệm mục vụ trong các giờ giải lao.

Đức Cha Giảng Phòng, là giáo sư Đại chủng viện nên trình bày mạch lạc, sâu sắc; là nhạc sĩ Thông Vi Vu nên bài giảng minh hoạ bằng nhiều ca khúc đạo đời; là văn sĩ nên lời văn trau chuốt bống bẩy nhiều ví von hình tượng nghệ thuật, trích dẫn nhiều ca dao tục ngữ; là Giám mục nên nhiều kinh nghiệm mục vụ chia sẻ cụ thể. Người nghe đón trong suy tư thao thức nhưng không thiếu những tiếng cười vui vẻ. Dàn bài tổng quát được gởi đến trước để tham khảo, sau mỗi bài giảng tài liệu được trao để các linh mục đọc lại và xét gẫm.

Bằng những suy tư sâu sắc từ bảy lời của Đức Maria trong Phúc Âm: Việc đó xảy đến thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng (Lc 1,34); Này tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền (Lc 1,38); Đức Maria vào nhà ông Dacaria vào chào hỏi bà Êlizabeth (Lc 1,40); Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi (Lc 1,46-55); Sao con lại đối xử với cha mẹ như vậy? con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con! (Lc 2,48); Họ hết rượu rồi (Ga 2,3); Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo (Ga 2,5); Đức Cha giảng phòng vận dụng vào đời sống cá nhân và mục vụ của các linh mục: Linh mục và việc biết mình; sự vâng phục trong đời sống linh mục; tình bằng hữu trong đời linh mục; Kinh Magnificat trong đời linh mục; mục vụ tìm kiếm chiên lạc, mục vụ gia đình và mục vụ Lời Chúa trong đời sống linh mục.

Lời thứ tư của Đức Maria là một lời đặc biệt, làm vị trí trọng yếu trong toàn bộ bảy lời. Lời thứ tư là lời trung tâm mang tính định hướng. Ba lời trước được xem như thái cử với mình với bề trên và với bằng hữu.

Page 20:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Ba lời sau được nhìn như những hình thái trách nhiệm của linh mục khi làm mục vụ Lời Chúa, mục vụ gia đình và mục vụ đi tìm chiên lạc.

Năm lời đầu xuất hiện trong thời thơ ấu Chúa Giêsu.

Hai lời sau khi Chúa đến tuổi trưởng thành, bước đầu rao giảng Tin mừng.

Nhìn vào Đức Maria với 7 lời trong Phúc Âm: Xảy đến thế nào? Vâng phục khít khao trọn đời, cất tiếng chào mời, khúc hát tuyệt vời tôn vinh, lo lắng đi tìm, hết rượu lời kinh chuyển cầu, tiếng nhiệm mầu làm theo Thầy bảo sai đâu bao giờ; cùng chiêm ngắm chân dung Mẹ qua 7 lời quý giá kết thành chuỗi ngọc quy chiếu về Mẹ. Từ đó linh mục xét mình trong việc biết mình, vâng phục, sống tình bằng hữu, dâng lời ngợi khen, hướng đến đời sống mục vụ hàng ngày.

Thánh lễ ngày thứ năm với ý nguyện cầu cho các linh mục trong giáo phận đã qua đời.Ngày cuối, thánh lễ đồng tế tại Nhà thờ chính toà với tâm tình tạ ơn, hiệp nhất và hiệp thông toàn thể giáo phận.

Sau buổi hội thảo mục vụ, ĐGM thông báo lịch thuyên chuyển:

- Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng về TGM ngày 4/2.

- Cha Giuse Nguyễn Thành Long nhận chính xứ Rạng ngày 5/2.- Cha Gioan Nguyễn Văn Hảo nhận chính xứ Cù mi ngày 6/2.

- Cha giuse Nguyễn Văn Soi nhận chính xứ Phước an ngày 7/2.- Cha Antôn Nguyễn Bá Thiện, Phó Xứ Đami.

Giờ chầu bế mạc, trước Chúa Giêsu Thánh Thể, từng linh mục lập lại lời nguyện tận hiến: Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con chính ngài nắm giữ. (TV 15,7).

Tuần tĩnh tâm giúp nhiều ơn ích thiêng liêng cho các linh mục. Kết quả sâu lắng của tĩnh tâm sẽ rao sao, chỉ có cá nhân linh mục và Chúa Thánh Thần biết, nhưng kết quả trước mắt ai cũng thấy được chính là việc bồi dưỡng tình bằng hữu linh mục.

Trở về lại giáo xứ với công việc mục vụ, cùng cả giáo phận sống Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao, linh mục học được nơi Mẹ mẫu gương “ghi nhớ và suy niệm trong lòng” những gì đã nghe, đã cầu nguyện trong suốt tuần tĩnh tâm, hầu những gì linh mục biết về căn tính của mình sẽ nên nguồn lực giúp linh mục từ chối không biết đến những lãnh vực xa lạ với căn tính ấy; theo gương sống tình bằng hữu của Đức Mẹ, linh mục sống chan hoà tình huynh đệ và lời Xin Vâng của Đức Maria trở nên khuôn mẫu cho linh mục trong tư duy cũng như trong thực hành mục vụ để từ đó lời kinh Magnificat được cất lên trong kinh nguyện, thấm đẫm những sự kiện hoàn tất trong ngày hoà chung với Đức Mẹ và mọi tâm hồn thiện chí cùng hát lên ngợi khen Chúa “Trọn đời con một bài hát kinh ca ngợi, tiếng hát con vang tận tới thiên thu’.

Dân Chúa tiếp tục sống năm Giáo dục Kitô giáo trong môi trường gia đình. Mỗi giáo xứ tổ chức học tập Thư Chung HĐGMVN. Linh mục nhìn lên Mẹ Maria, nhà giáo dục tuyệt vời để noi gương Mẹ mà trở nên nhà giáo dục đức tin đức cậy đức mến cho Dân Chúa. Đức Maria, thân mẫu của Chúa Giêsu là người đầu tiên đã mở cửa lòng và chiêm ngắm “Ngôi Lời trở nên xác phàm”. Thiếu nữ xứ Galilê đã trờ thành ngai

Page 21:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

tòa của Đấng Tối Cao. Giống như tông đồ Gioan, mỗi gia đình được mời gọi hãy “đón nhận Đức Maria về tư gia” (Ga 19,27), để hiểu biết sâu xa về Chúa Giêsu và cảm nhận tình thương chung thủy và bất tận của Người. Đây là lời cầu chúc chân tình của linh mục đoàn giáo phận gởi đến từng gia đình khởi đầu một năm mới.

Ước mong ơn thánh làm cho hạt giống thiêng liêng vừa được đón nhận trong tuần phòng, cũng như tình hiệp thông bằng hữu linh mục được triển nở dồi dào trong tâm hồn của mọi thành viên tham dự. Bảy lời của Đức Maria trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao mãi ngân vang trong đời sống linh mục, trở thành chất liệu để chia sẻ với Dân Chúa qua các dịp Hành Hương.Nhờ ơn lành của Đức Mẹ Tàpao, các linh mục trở nên những nhà giáo dục đức tin bằng cách làm cho Lời Chúa trở nên sống động và phong phú trong cuộc sống của mọi người, khắp mọi nơi.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An Mục lục

Giáo phận Huế: Thánh lễ bế mạc Năm Thánh tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam

Sáng ngày 01-01-2009, Lễ Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa, cũng là ngày đầu năm mới. Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể đã chủ sự Thánh lễ đồng tế Bé mạc năm Thánh nhà thờ Chính tòa Phủ Cam - Huế nhân kỷ niệm 100 năm Giáo xứ Chính tòa 1908 - 2008. Cùng đồng tế có Đức Giám mục Phụ tá Giáo phận F.X Lê Văn Hồng, Đan viện phụ dòng Thiên An Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, các linh mục bề trên cùng đông đảo linh mục trong giáo phận, các dòng tu nam nữ, đại diện các hội đồng giáo xư cùng đông đảo giáo dân.

Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám mục đã gửi lời cầu chúc an lành cho toàn thể cộng đoàn nhân dịp đầu năm mới. Hôm nay, chúng ta cử hành trọng thể Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, chúng ta hiệp với Đức Mẹ ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Mẹ ơn cao trọng nhất để Mẹ cộng tác tích cực với Chúa vào chương trình cứu rỗi nhân loại. Hôm nay cũng là ngày cầu nguyên cho Hòa bình Thế giới, sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô năm nay có chủ đề: Xóa đói giảm nghèo để xây dựng hòa bình. Cùng với mọi người, chúng ta tiếp tay vào công việc bác ái xã hội một cách thiết thực. Hôm nay cũng đánh dấu kết thúc năm Thánh kỷ niệm 100 năm nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, một năm toàn xá chúng ta đã lãnh nhận nhiều hồng ân của Thiên Chúa qua Giáo Hội, chúng ta hãy thánh hóa những hồng ân ấy bằng nhiều việc làm phúc đức. Thánh lễ tạ ơn này đem lại niềm vui thánh thiện và lòng bác ái một cách thiết thực.

Mặc dù thời tiết mưa dầm và giá rét của xứ Huế mùa đông, ngày Đại lễ cũng đã được diễn ra một cách long trọng. Các dòng tu nam nữ trong giáo phận đều tham dự một cách đông đủ. Các linh mục từ những nơi xa như Quảng Trị, Phú Lộc, v..v.. cũng đều đội mưa gió để về hiệp dâng thánh lễ. Các giáo xứ trong hạt thành phố cũng đều về tham dự.

Sau thánh lễ, ông Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ Phủ Cam, thay mặt giáo xứ chính tòa bày tỏ lòng tri ân đối với Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục Phụ tá, Đan viện phụ dòng Thiên An, linh mục cựu chánh xứ Stanislaô Nguyễn Đức Vệ, cùng toàn thể các Hội dòng, cộng đoàn dân Chúa đã tề tựu nơi đây để mừng lễ Tạ ơn và Bế mạc năm Thánh nhà thờ Chính tòa Phủ Cam. Ông Nguyễn Đình Lục cũng đã tổng kết 1 năm toàn xá: nhiều cá nhân, gia đình, Hội đoàn, đoàn thể, kiều bào

Page 22:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

cũng như cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận đã thấy được ý nghĩa to lớn của Năm Toàn Xá, đã viếng nhà thờ một cách sốt sắng và dâng lời cầu nguyện.

Buổi tối cùng ngày, vào luc 18h30, giáo xứ cũng đã tổ chức đêm hoan ca tạ ơn mừng Bế mạc năm Thánh, mừng Chúa Giáng sinh với nhiều hoạt cảnh, vũ khúc sinh động và mới lạ thể hiện công cuộc rao giảng tin mừng cứu độ.

Trương TríMục lục

Cha Phêrô Phạm Ngọc Lê được bổ nhiệm làm Giáo sư tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang

Lúc 5 giờ 00 sáng 10/01/2009, Đại chủng viện Sao Biển đã long trọng tiếp đón Cha Phêrô Phạm Ngọc Lê chính thức về làm thành viên Ban Giám Đốc và Giáo sư Đại Chủng viện, trong thánh lễ đồng tế do chính Đức Cha Phó Giuse chủ sự.

Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang từ khi được hoạt động trở lại, đã nỗ lực ổn định cơ sở, củng cố Ban Giám Đốc và Ban Giáo sư, không ngừng phát triển hướng về tương lai. Đức Cha Chính Phaolô Nguyễn Văn Hòavới cái nhìn xa, từ lâu đã liên tục gởi các linh mục, chủng sinh đi tu nghiệp, học tập ở Ý, Pháp, Úc, Philippines, Hoa kỳ... đến nay đã đem về cho Giáo phận nói chung và Đại Chủng Viện Sao Biển nói riêng những hoa quả quý báu góp phần nuôi dưỡng giàu chất lượng về mặt tâm linh, đạo đức, tri thức, thần - triết học, luân lý, Kinh Thánh ... cho các vị mục tử tương lai của không những cho 3 giáo phận miền nam trung bộ: Nha Trang, Qui Nhơn và Ban Mê Thuột mà còn cho hầu hết các giáo phận ở Việt Nam.

Cha Phêrô Phạm Ngọc Lê đã hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ về Truyền Giáo tại Đại Học Urbaniana, Rôma và về lại Giáo phận vừa được trên hai tháng. Trước đó có Cha Đaminh Mai Xuân Vĩnh cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ về luân lý tại Manila, Philippines, nay về làm thư ký 2 TGM, kiêm Giáo sư Đại Chủng Viện. Được biết, trong tháng hai sắp tới Cha Gioan Baotixita Lê Ngọc Dũng sau 7 năm dùi mài kinh sử cũng sẽ bảo vệ luận án tiến sĩ Giáo Luật tại Đại Học Urbaniana. Trong khi đó, vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, một số các cha trẻ đàn em cũng đang tiếp nối lên đường tu nghiệp tại Philippines, Úc châu và Rôma...

Sau năm kim khánh Giáo phận, hồng ân Thiên Chúa tiếp tục đổ xuống trên Giáo Phận qua Năm Thánh Kim Khánh Chủng Viện Sao Biển. Và một dấu ấn rõ nét đó là Chủng Viện Sao Biển đã trở thành một Học viện liên kết với Đại Học Urbaniana, Rôma. Con đường phía trước còn đó những khó khăn, nhưng đàng chân trời đã hé lộ ánh sáng mùa xuân...

Mục lục

BAN BÁC ÁI XÃ HỘI GIÁO HẠT HỐ NAI GP.XUÂN LỘC TỔ CHỨC LỄ TẠ ƠN

            Sáng thứ Năm , ngày 08 tháng 1 năm 2009 , tại Thánh Đường Giáo Xứ Hải Dương , Cha Anton Nguyễn Minh Thuấn SSS , Trưởng ban Bác Ái Xã Hội ( BAXH ) Hạt Hố Nai đã tố chức Thánh Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa . Trong tâm tình kính nhớ Thánh Phanxico Assisi Bổn mạng và ước muốn bày tỏ lòng tri ân ,

Page 23:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Qúy Ân nhân hảo tâm đã khích lệ , nâng đỡ Ban Bác Ái Xã Hội Hạt Hố Nai , quảng đại giúp đỡ các bệnh nhân và người nghèo trong suốt thời gian qua .

            Đến dự lễ có Cha Quản Hạt Đaminh Trần Xuân Thảo , Cha Đặc Trách Ban Bác Ái Xã Hội Giáo Phận Xuân Lộc Giuse Nguyễn Văn Uy , quý Cha , qúy bề trên các dòng tu trong Hạt , quý chức ban hành giáo 17 xứ trong Hạt , quý ân nhân , các nhà hảo tâm , các mạnh thường quân , đông đảo anh chị em thiện nguyện , và một số các em khuyết tật đến từ Hội Dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải Xuân Lộc .

           Trong ít phút gặp gỡ chia sẻ đề tài : Sống Bác Ái để Loan báo Tin Mừng , Cha quản hạt muốn gởi đến anh chị em làm công tác Bác Ái những kinh nghiệm Bác Ái Truyền giáo trên thế giới mà Ngài có dịp thăm hỏi các vị hữu trách đang phục vụ như ở Nam Hàn , ở Mỹ … Ngài đề cao vai trò người giáo dân trong công tác Bác Ái và Truyền giáo , tuy âm thầm nhưng hiệu quả thì không thể kể hết .

           Ngài cũng lưu ý đến từng người về công việc Bác Ái hãy bắt đầu từ trong Gia Đình , trong Họ Hàng Làng Xóm , trong Xứ Đạo , Giáo Hạt , Giáo Phận .

           Ngài ân cần kêu gọi mọi người : “ Hãy làm ơn làm phước . Hãy trở nên giầu có trong việc lành , hãy quảng đại , rộng rãi thông chia để tích trữ cho mình của cải về sau , hầu chiếm được sự sống đích thực “ ( 1 Tim 6:18-19 )

           Trong dịp này Cha Giuse Nguyễn Văn Uy Đặc trách Ban Bác Ái Xã Hội Giáo Phận Xuân Lộc rất vui mừng được gặp gỡ đông đảo anh chị em làm Công tác Bác Ái , những Ân nhân , những nhà hảo tâm … Ngài giới thiệu qua về Tổ chức Caritas , ở Việt Nam sau 32 năm bị gián đoạn , ngày 02 tháng 7 năm 2008 vừa qua , nhà Nước đã chấp thuận cho phép tái lập tổ chức Caritas , để hoạt động Bác Ái Xã Hội địa phương đạt hiệu quả hơn , khi hòa nhập vào mạng lưới của Caritas Quốc Tế trong Giáo Hội Toàn Cầu .

           Lễ ra mắt Caritas Việt Nam được tổ chức hai ngày 22 , 23 tháng 10 năm 2008 vừa qua tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Xuân Lộc , cùng với năm Giám Mục , 80 nữ tu linh mục và giáo dân từ các Dòng Tu và Giáo Phận trên cả Nước , đến dự có Đức Giám Mục người Ấn Độ Yvon Ambroise , chủ tịch Caritas Á Châu , Đức Ông người Mỹ Robert J.Vitillo , cố vấn đặc biệt Caritas Internationalis về HIV/AIDS , năm đại diện của Caritas , Đức , Pháp , Dịch vụ cứu tế Công giáo Mỹ , do Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức .

          Trong lễ ra mắt hai ngày , các tham dự viên thông qua các mục tiêu , hướng dẫn , nhiệm vụ , nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của Caritas Việt Nam . Caritas nhằm phục vụ người bị bỏ rơi , trẻ đường phố , trẻ mồ côi , gái mại dâm , người bị ngược đãi và nạn nhân chất độc hóa học , người lao động di cư , người khuyết tật , bệnh nhân tâm thần , người bị phong , người nghiện ma túy và rượu , người có HIV/AIDS … phục vụ không phân biệt thành phần , lãnh thổ , chính trị , tôn giáo .

        Các tham dự viên bầu Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh làm chủ tịch Caritas Việt Nam và Cha Anton Nguyễn Ngọc Sơn làm tổng thư ký , và quyết định thành lập tổ chức Caritas trong 26 Giáo Phận trên cả Nước .

        Cha đặc trách ban BAXH.GP.Xuân Lộc cho biết : “ Trong năm nay các Giáo Xứ sẽ tổ chức hội Caritas và được coi như một hiệp hội trong xứ , có sự liên kết thống nhất từ Giáo Xứ , Giáo Hạt , Giáo Phận , Giáo Hội Việt Nam , Giáo Hội Toàn Cầu “.

Page 24:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

        Trong năm qua , công tác BAXH của Giáo Phận Xuân Lộc đã và đang làm được những việc Từ Thiện rất tốt , quy ra tiền khoảng gần 60 Tỷ đồng VN ( hơn 03 triệu USD ) , trong đó Hạt Hố Nai đóng góp hơn 06 Tỷ ( hơn 300 nghìn USD ).

         Trước khi kết thúc Thánh Lễ , vị đại diện Ban Bác Ái Xã Hội Hạt Hố Nai lên dâng lời cảm ơn Qúy Cha , Qúy Sơ , Qúy Chức , Qúy Ân nhân , các Mạnh Thường Quân và cộng đoàn đã thương đến Dâng Lễ , Hiệp ý cầu nguyện cho công việc BAXH được phục vụ mỗi ngày một tốt hơn nhằm Vinh Danh Chúa và Cứu rỗi các Linh Hồn .

Giuse Khổng Hữu NguồnMục lục

MỪNG SINH NHẬT THỨ 79 ĐỨC CHA P.X NGUYỄN VĂN SANG – GIÁM MỤC GIÁO PHẬN THÁI BÌNH

Ngày 8.1.2009, toàn thể quý cha, quý thầy trong Giáo Phận Thái Bình đã tề tựu về Tòa Giám Mục để tĩnh tâm đầu tháng. Cũng trong dịp này, quý cha, quý thầy đã chúc mừng sinh nhật Đức cha P.X. Sang.

Trước thánh lễ, cha Tổng Đại Diện đã đại diện cho mọi người trong Giáo Phận nói lên lời chúc mừng sinh nhật Đức cha. Ngoài lời chúc mừng, cha còn nói thêm rằng, mặc dù bước vào tuổi 79, nhưng mọi người cảm thấy năm nay Đức cha khỏe hơn năm cũ. Đó là một dấu hiệu tốt lành và đáng mừng cho Giáo Phận, vì Giáo Phận tiếp tục được Đức cha chăm sóc và dẫn dắt một cách đặc biệt trong năm “Giáo dục gia đình Kitô giáo”. Hy vọng Giáo Phận không ngừng tiến nhanh, tiến mãi trên đường đạo đức và thánh thiện. Cha Tổng Đại Diện cũng thay mặt cho mọi người trong Giáo Phận để dâng lên Đức cha bó hoa tươi thắm tượng trưng cho tấm lòng thành của đoàn con Giáo Phận. Mọi người đều vui mừng vỗ tràng pháo tay thật lớn để chúc mừng sinh nhật Đức cha.

Trong thánh lễ, Đức cha đã dựa vào Thư thứ nhất của thánh Gioan để chia sẻ về đức yêu thương và sự hiệp nhất. Ngài nhấn mạnh, hàng giáo sĩ, linh mục, tu sĩ phải là những người mẫu mực trong đức yêu thương khi làm việc phục vụ giáo dân và tha nhân; đồng thời phải luôn luôn và không ngừng xây dựng tình hiệp nhất giữa hàng linh mục với nhau và giữa hàng linh mục với giáo dân. Ngài cũng mời gọi các linh mục tiếp tục cộng tác với ngài trong năm mới này để xây dựng Giáo Phận ngày một tốt đẹp hơn, vững mạnh hơn về đức tin, đức cậy, đức mến và đặc biệt góp phần xây dựng các gia đình Kitô giáo gương mẫu, thánh thiện.

Sau thánh lễ, mọi người cùng với Đức cha dùng bữa cơm thân mật mừng sinh nhật Đức cha.

Xin Chúa tiếp tục ban cho Đức cha dồi dào niềm vui, hạnh phúc, sự khôn ngoan và dư tràn sức khỏe để tiếp tục dẫn dắt đoàn chiên Giáo Phận Thái Bình mà Thiên Chúa đã trao phó cho Đức cha.

Bổng Điền 9.1.2009

Thanh Quang CSsR

Mục lục

Giáo phận Quy Nhơn có thêm 6 tân Phó tế

Page 25:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

GP.QUY NHƠN - Sáng ngày 8 tháng 1, lúc 8 giờ, trong bầu khí mát dịu của Mùa Xuân, và trong không khí hân hoan của Mùa Giáng Sinh còn đọng lại, Nhà thờ Gò Thị, quê hương của Thánh Trùm Cả Anrê Kim Thông, đã rực sáng lên sắc màu thánh thiện và tươi trẻ của Hội Thánh, khi cộng đoàn Dân Chúa Giáo Phận sốt sắng cử hành thánh lễ phong chức phó tế cho 6 đại chủng sinh do chính Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám Mục giáo phận Qui Nhơn chủ phong.

Đồng tế với Đức Cha, có cha Tổng Đại Diện Hoàng Kym, Cha giám đốc Đại chủng viện Qui Nhơn Nguyễn Văn Bản và đông đảo quí cha, quí chủng sinh và tu sĩ trong giáo phận, đặc biệt là anh chị em tín hữu giáo xứ Gò Thị. Có lẽ, đây là làn đầu tiên, một thánh lễ phong chức Phó tế được giáo phận Qui Nhơn tổ chức long trọng tại một nhà thờ giáo xứ. Phải chăng, đây là vinh dự lớn lao cho nhà thờ Gò Thị, nơi từng là cái nôi của đức tin Công Giáo của Giáo Phận Đàng Trong và cũng là quê hương của rất nhiều gia đình đóng góp cho Giáo Hội những ơn gọi linh mục và tu sĩ.Sau đây là danh sách các tân phó tế vừa được thụ phong:

1. Thầy G.B. Võ Tá Chân, thuộc giáo xứ Tuy Hòa (Phú Yên)

2. Thầy Gioakim Bùi Tấn Lộc thuộc giáo xứ Sông Cạn (Bình Định)

3. Thầy Giuse Nguyễn Bá Thành thuộc giáo xứ Gò Thị (Bình Định)

4. Thầy Phêrô Nguyễn Văn Trường thuộc giáo xứ Gò Thị (Bình Định)

5. Thầy Giacôbê Bùi Tấn Mai thuộc giáo xứ Lý Sơn (Quảng Ngãi)

6. Thầy Giuse Phan Văn hay thuộc giáo xứ ghềnh Ráng (Bình Định)

Xin kính chúc Quý Thầy tân Phó Tế luôn trở nên những thừa tác viên xứng đáng để phục vụ Hội Thánh và chuẩn bị trở thành linh mục như lòng Chúa mong ước.

Lm. Giuse Trương Đình Hiền Mục lục

Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ kỉ niệm 10 năm Giám mụcGp.Phú Cường - Sáng ngày 06.01.2009 tại nhà thờ Chính Tòa giáo phận Phú Cường, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ đã chủ sự thánh lễ tạ ơn nhân dịp kỷ niệm 10 năm Giám Mục ( 06.01.1999-06.01.2009), cùng đồng tế có Đức Hồng Y G.Baotixita Phạm Minh Mẫn, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Xuân Lộc, các linh mục Tổng Đại Diện Giáo Phận Sài Gòn, Xuân Lộc, Phú Cường cùng khoảng hơn 100 linh mục trong và ngoài giáo phận, giáo dân tham dự ước tính khoảng hơn một ngàn người.

Trước thánh lễ, linh mục Micae Lê Văn Khâm, Tổng Đại Diện (TĐD) đã thay mặt linh mục đoàn trong giáo phận Phú Cường tặng hoa, nói lời chúc mừng và cảm ơn Đức cha Phêrô trong ngày kỷ niệm 10 năm tấn phong Giám Mục, cha TĐD đã nói lên những điều đã đạt được trong thời gian 10 năm là chủ chăn của Đức cha Phêrô điển hình là ngài đã phong chức linh mục cho 61 linh mục triều, 19 linh mục Tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin, 6 linh mục thuộc Hội Thừa Sai Việt Nam, 1 thuộc Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế, 1 thuộc Tu hội Sống Thánh Thể, 1 thuộc Dòng Đaminh Việt Nam, không kể những linh mục ngoài

Page 26:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

giáo phận mà Đức cha đã phong chức… nhiều giáo xứ (có 28 GX mới), nhiều dòng tu và cơ sở từ thiện được thành lập, các Đại Chủng Sinh, nam nữ tu sĩ cũng tăng rất nhiều trong thời gian nầy, dù Đức cha đã 2 lần bị bệnh nặng phải nằm viện, nhưng sau khi hồi phục ngài lại hết lòng vì những công việc mục vụ cho giáo phận và cho cả ngoài giáo phận…

Trong lời mở đầu thánh lễ, Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ đã ngỏ lời: “Cám ơn tất cả mọi người đã nhận lời mời của ban tổ chức mà đến đây tham dự thánh lễ tạ ơn cùng với tôi… Giám mục không làm gì được nếu không có sự cộng tác của các linh mục, các công việc mục vụ của giáo phận ngày càng thăng tiến: Khuyến khích các gia đình đọc kinh tối, chầu thánh thể nhiều giờ trong ngày… giáo phận từng bước đi lên, giáo dân tăng hơn 30 ngàn người, các linh mục từ 65 nay lên 148 ( không kể 6 lm qua đời) tất cả nhờ vào nổ lực và cộng tác của mỗi người, nhất là các linh mục! đây không phải là thành quả của riêng tôi nhưng là của tất cả mọi người. Hồng ân của những ngày đã qua chỉ được đền đáp trong những ngày còn lại, những cử chỉ và cuộc sống là lời tạ ơn thích hợp nhất dâng lên Thiên Chúa…”Ngài nới tiếp: Biết ơn là một tâm tình làm cho con người trở nên dễ mến, dễ thương hơn và không ai muốn làm ơn cho kẻ không biết ơn…

Trước khi kết thúc thánh lễ, Đức Hồng Y G.Baotixita Phạm Minh Mẫn cũng đã nói “vài lời” để chúc mừng Đức cha Phêrô, ĐHY nói: Tôi cám ơn và chúc mừng vì ngày lễ này tạo cho tôi sự hiệp thông trong Giáo hội, mọi người dễ tiến lên trong Giáo hội, hiệp ý để cầu nguyện giúp cho tôi xác tín hơn niềm tin của mình… ngài cũng chia sẻ với cộng đoàn những công việc của Tổng giáo phận Sài Gòn vì Giáo phận Phú Cường cũng được tách ra từ Tổng Giáo phận Sài Gòn.

Được biết: Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ sinh ngày 02.03.1937 tại Thuần Tuý-Thái Bình, được Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình phong chức linh mục ngày 29.04.1965, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục Phú Cường ngày 05.11.1998 và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Giám mục tại Roma ngày 06.01.1999.

Lê KimMục lục

Câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình: Tọa đàm về Văn Hóa và Tôn Giáo

Chiều 03-01-2009, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình tổ chức cuộc tọa đàm về “Văn Hóa và Tôn giáo” với sự tham dự của các thành viên câu lạc bộ và chừng 150 khách mời.

Khởi đầu cho buổi tọa đàm, linh mục Nguyễn Thái hợp, chủ nhiệm Câu Lạc Bộ, nói lên một cách tổng quát các khái niệm về Văn Hóa và Tôn Giáo cũng như tầm quan trọng của chủ đề trao đổi của buổi tọa đàm.

Diễn giả đầu tiên là Giáo sư Tiến Sĩ Trần Văn Toàn (Đại Học Lille) trình bày đề tài: “Tương quan giữa văn hóa và tôn giáo”.  Giáo sư xét vấn đề với việc thừa nhận rằng tôn giáo là một thành phần của văn hóa. Văn hoá và tôn giáo không phải là hai thực tại riêng biệt để xem xét tương quan lẫn nhau. Để xem xét vấn đề, giáo sư lưu ý đến hai loại chân lý: chân lý vật chất và chân lý bản thân. Chân lý vật chất thưộc lãnh vực của lý trí và có thể chứng minh hoặc đưa ra bằng chứng để xác định ai đúng ai sai; tuy nhiên không ai ‘chết’ cho một chân lý vật chất cả. Trái lại, chân lý bản thân, tác động trên tư tưởng, cảm nghiệm và hành động, thì không thể chứng minh được, và không thế thuyết phục ai bằng lý luận. Chân lý này là nền tảng

Page 27:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

của niềm tin tôn giáo, và chỉ thể hiện qua cách một người sống niềm tin của mình. Cũng vì thế mà tôn giáo có một vị thế riêng biệt trong văn hóa. Mọi nền văn hóa dùng tôn giáo như một phương tiện phục vụ mình, hoặc tôn giáo nào dùng văn hóa để phục vụ mình đều đưa đến sai lệch.

Diễn giả thứ hai là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Hữu Tá (Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn) trình bày đề tài: “Tôn giáo trong văn học Việt Nam”. Để xem ảnh hưởng của tôn giáo như thế nào đối với văn hóa, giáo sư không xét toàn bộ nền văn hóa, mà giới hạn trong lãnh vực văn học mà thôi. Nhận định rằng văn học cũng như tôn giáo đều hướng đến hạnh phúc con người, và từ đó xét đến vận mệnh của con người, nên văn học Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của hai tôn giáo lớn trên đất nước này. Giáo sư nêu lên các thiền sư như Pháp Thuận, Trần Nhân Tôn, Pháp Hoa, là những vị đã có những bài kệ, từ 1000 năm về trước, nói lên một nhân sinh quan sâu lắng theo quan niệm Phật giáo, đồng thời cũng là một phương hướng để cai trị đất nước hầu đem lại hạnh phúc cho người dân. Qua văn học, Phật giáo không thể hiện đơn thuần như một tư tưởng xuất thế, mà còn mang tính nhập thế nữa. Tôn giáo thứ hai là Công giáo. Dù đến Việt Nam chưa hơn 400 năm, nhưng cũng đã xâm nhập vào văn học và để lại những giá trị không thể phủ nhận được. Giáo sư lên một vài tên tuổi, hoặc cách đây gần 150 năm, như Nguyễn Trọng Quảng với tác phẩm khởi đầu cho nền tiểu thuyết Việt Nam: Thầy Ladarô Phiền; hoặc những thi sĩ gần đây, mà người nổi bật nhất là Hàn Mặc Tử, với những bài thơ mang tính chất vừa dân tộc vừa Kitô giáo đậm nét.

Sau hai bài thuyết trình trên, một số tham dự viên trình bày thêm những khía cạnh khác của văn hóa, văn học, trong tương quan với tôn giáo nói chung, hay sự đóng góp của Giáo hội Công giáo nói riêng. Các vị trình bày tham luận gồm: PGS-TS Hoàng Dũng; PGS-TS Huỳnh Như Phương, Nhà thơ Đình Bảng, Gs Nguyễn Khắc Dương, Linh Mục Thiện Cẩm.

Qua hai bài thuyết trình và các bài tham luận, những ý kiến có thể qui lại một hướng chung, ấy là tinh túy của văn hóa cũng như của tôn giáo là hướng đến Chân Thiên Mỹ. Và khi đạt được cứu cánh rồi thì văn hóa và tôn giáo có thể trở thành Một, như lời trích dẫn của linh mục Nguyễn Thái Hợp trong phần đúc kết: “Verum, Bonum, Pulchrum convertuntur”, Chân Thiện Mỹ đều đồng quy.

Nội dung của buổi tọa đàm này sẽ được in thành tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu sau này. Trong dịp này, Câu Lạc Bộ cũng ra mắt tập sách Tôn Giáo - Giáo Dục, Một Các Tiếp Cận, gồm tất cả các bài thuyết trình và tham luận của hai buổi tọa đàm trong năm 2008, với chủ đề là: (1) Vần đề Giáo dục và (2) Tả quân Lê Văn Duyệt với Nam Bộ và với Công Giáo.

Trần Duy NhiênMục lục

Gia đình Giáo lý xứ Phú Trung (sài gòn)chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với những cảnh đời kém may mắn

Sáng Chúa nhật lễ Hiển Linh (04/01/2009), Gia đình giáo lý Phú Trung gồm các anh chị GLV và các em thiếu nhi khối Kinh Thánh đã đến thăm, tặng quà Giáng Sinh cho các trẻ em kém may mắn ở 2 địa điểm: Mái ấm Thiên Phước (huyện Củ Chi)và Mái ấm Như Nghĩa (quận Bình Tân). Những món quà Giáng Sinh gửi đến các em tuy đơn sơ nhưng đó là tấm lòng của cả thiếu nhi, giáo lý Phú Trung chia sẻ với những bạn kém may mắn hơn mình ... Những lời thăm hỏi, những nụ cười, những chiếc bánh, những tấm thiệp tự tay thiếu nhi viết lời chúc mừng Giáng Sinh đã đem đến niềm vui cho các trẻ tại 2 Mái ám này.

Page 28:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Qua chuyến đi, Gia đình giáo lý và các em thiếu nhi đã biết thêm và cảm nhận được nhiều hơn về những điều may mắn mình có được. Từ đó biết cảm tạ Chúa, biết nỗ lực sống tốt hơn, và nhất là biết chia sẻ với những anh chị em chung quanh mình ...

Tin Giáo lý Phú TrungMục lục

Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn: 80 năm hiện diện và phục vụThời gian trôi nhanh quá ! Mới đó mà đã 80 năm ! 80 năm hiện diện, 80 năm phục vụ, 80 năm hồng ân, 80 năm lặng lẽ và 80 năm chịu đựng…

Sáng thứ bảy đầu tháng (3-1-2009) ngày kính nhớ Mẹ Maria đầu năm mới, hoà chung niềm vui của Tỉnh Dòng, cộng đoàn Caritas 36 Tú Xương tổ chức Thánh Lễ tạ ơn. Trời hôm nay thật đẹp, không có những hạt mưa trái mùa như bản tin dự báo thời tiết từ các đài khí tượng thuỷ văn. Bầu trời hôm nay như hoà niềm vui của 80 năm hồng phúc hiện diện trên mảnh đất Việt Nam thân yêu.

Cách đây tròn 80 năm, 3 nữ tử bác ái Vinh Sơn mang quốc tịch Pháp đầu tiên đã đặt chân đến Việt Nam. Cư sở đầu tiên của họ là bệnh viện Nhân dân Gia Định ngày nay. 3 nữ tu ấy đã hoà nhập vào cộng đồng người Việt cách âm thầm và lặng lẽ. Như những hạt giống lặng lẽ ươm hoa gieo nụ, ngày hôm nay Tỉnh Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn đã có xấp xỉ 600 chị em bôn ba khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S này.

Được biết các chị Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn từ những ngày chập chững biết đi vì gia đình có một mối liên lạc nào đó với Tu Hội. Ngày còn bé, Mẹ tôi thường hay dẫn tôi đến Nhà Mẹ ở 42 Tú Xương rồi sau này chuyển sang 10 Phan Đăng Lưu (Cộng đoàn tiên khởi của Tỉnh Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), rồi sau này do duyên may tôi lại được biết đến cộng đoàn 36 Tú Xương …

Chuyện là có vài bệnh nhân dân tộc nghèo không có chổ ăn chổ ở, nghe người này người kia mách bảo tôi mon men đến với 36 Tú Xương. “Liều mạng” gõ cửa xin Chị Phục Vụ cho vài người dân tộc tá túc trong những ngày khám bệnh ở đất Sài Thành chật đất đông người. Thế là từ ngày đó, không chỉ được gửi người nghèo để tá túc qua đêm nhưng còn được giúp đỡ về các phương diện y tế khác trong khả năng của các chị.

Tưởng chừng các chị chỉ hoạt động ở Bệnh Viện Chợ Rẩy nhưng nào ngờ các bệnh viện khác trong thành phố này đều có dấu chân của các chị. Các chị không chỉ hiện diện nhưng đã phục vụ mà phục vụ một cách hết sức nhiệt tình kèm theo sự khiêm hạ. Các chị làm nhiều hơn nói, phục vụ nhiều hơn là chỉ tay điều khiển.

Thánh Lễ tạ ơn hôm nay như Linh mục – bác sĩ Augustinô Nguyễn Viết Chung - chủ tế thỏ thẻ với cộng đoàn đó là tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, kế đó là tri ân tất cả những y bác sĩ, nhân viên y tế trong các bệnh viện nơi mà các nữ tử bác ái đang hoạt động. 80 năm hiện diện và phục vụ nhưng chắc có lẽ hôm nay là lần đầu tiên các y bác sĩ, các nhân viên y tế mới có dịp tề tựu về “4 bức tường tu viện” nơi các chị dâng mình cho Chúa.

Linh đạo của Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn có lẽ đặc trưng hơn nhiều hội dòng, nhiều tu hội khác bởi lẽ các chị

Page 29:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

làm sao vừa phải chu toàn đời sống kinh nguyện trong Tu Viện và làm sao cũng phải chu toàn sứ mạng của một nhân viên y tá trong các bệnh viện, nhân viên trong các trại phong, các trại mồ côi, các trại Sida … Để sống và làm tròn sứ mạng của một Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn không phải là chuyện đơn giản. Nói thì dễ nhưng làm thì khó.

Để phục vụ cho một bệnh nhân đã là khó huống hồ chi họ là bệnh nhân nghèo. Lo cho họ các thủ tục, các phương cách chữa trị rồi còn phải cưu mang luôn cả phần thuốc men.

Để lo cho các em mồ côi đâu chỉ đơn giản lo cho các em có miếng cơm manh áo nhưng làm sao phải lo cho chúng có nhân cách khi vào đời.

Để lo cho các bệnh nhân sida có những viên thuốc, có những giấc ngủ ngon, có những chiếc giường, có những chăn êm nệm ấm đâu phải ai cũng làm được !

Để hiện diện trong bệnh viện Lao Phạm Ngọc Thạch cũng như Trung Tâm Ung Bướu cũng tạm gọi là đơn giản nhưng ngày nào cũng chia sẻ vài trăm phần cháo cũng như súp cho người nghèo đâu phải chỉ tay năm ngón hay hô hào là có !

Tất cả sự phục vụ âm thầm của các chị đấy đều gói ghém trong sự khiêm hạ và lặng lẽ. Có lẽ các chị không muốn mình được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng như đã hơn một lần các chị nói lên tiếng nói của mình khi ai nào đó muốn nói giúp các chị nhưng hôm nay tôi lại phải “phá lệ” để nói lên tiếng nói của mình.

Kể ra, ở một mặt nào đó, tôi là kẻ đội ơn các chị Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn thì phải. Từ ngày chập chững vào Dòng Tu cho đến những ngày tháng lo cho người nghèo nếu không có sự nâng đỡ, chia sẻ của các chị thì làm sao có được ngày hôm nay. Dẫu rằng các chị không muốn nhắc nhưng tôi xin mạn phép được nhắc để nhớ đến công ơn của những người đã giúp mình. Không chỉ một mình tôi nhưng tôi thiển nghĩ đại đa số những người nghèo hơn một lần đến với Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn đều đồng thanh hợp tiếng với tôi trong nghĩa cử ghi ơn này.

“Để cho người nghèo lên tiếng” đó là nguyện ước của các chị thì hôm nay, chúng tôi - những người nghèo - xin mượn vài lời đơn sơ chất phác để tri ân Thiên Chúa, cảm ơn vì sự giúp đỡ của các trị trong quá khứ, trong hiện tại và cả tương lai. Các chị là bàn tay nối dài, con tim rộng mở của Tình Yêu Nhập Thể và Nhập Thế. Các chị hiện diện và phục vụ đã nói lên sự nhập thế hết sức thiết thực của Con Thiên Chúa làm người.

80 năm dừng lại, như tâm tình của các chị trong dịp Hồng Phúc này chẳng phải để phô trương, chẳng phải để nhìn lại công trạng nhưng 80 năm nhìn lại để tạ ơn Chúa và tiếp tục phát triển công việc phục vụ.

Ngài đại lễ rồi cũng qua và tương lai sẽ lại tới.

Tương lai, đất nước còn quá nhiều khó khăn và thử thách. Nhìn vào xã hội, tôi buồn hơn là vui, lo hơn là vô tư vì lẽ ngày mỗi ngày con số bệnh nhân sida, những bệnh nhân nghèo, những trẻ em mồ côi tăng theo năm tháng. Lối sống hưởng thụ, lối sống buông thả, lối sống vô trách nhiệm của nhiều người trong xã hội ngày hôm nay đã để lại biết bao nhiêu hậu quả khôn lường. Gánh nặng ấy lại oằn trên vai nhiều tổ chức tôn giáo, nhiều tổ chức xã hội, nhiều Hội Dòng đặc biệt là Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn - một tu hội chuyên chăm cho những hậu quả ấy.

Page 30:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của thánh Tổ cho Nữ Tử Bác Ái ngày thêm phát triển về mọi mặt để phục vụ cho nhiều người nghèo, người cô thế cô thân hơn.

Anmai, CSsRMục lục

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO

"Để chúng nên một" (Ut sint unum)Cách đây hơn một trăm năm, vào năm 1908 tại New York, cha Paul Wattson, sáng lập viên Hiệp Hội Phạt Tạ, cùng với một số người khác, đã khởi đầu tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kytô hữu. Thật ra, hơn 50 năm trước đó nữa, nhóm Ngũ Tuần đã gửi sứ điệp kêu gọi việc cầu nguyện rất cần thiết và cấp bách này. Cấp bách là vì tình trạng chia rẽ trong cộng đồng những người tin vào Đức Kytô là điều hoàn toàn đi ngược lại với ý định của Người. Đức Kytô luôn mong muốn và cầu xin cho môn đệ của Người được yêu thương và hiệp nhất: “Xin cho tất cả nên một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Ga 17, 21-23). Thế nhưng, hai ngàn năm đã qua đi từ ngày Chúa Giêsu thành lập Giáo Hội và hơn một trăm năm qua từ ngày có phong trào cầu nguyện cho hiệp nhất, dường như sự chia rẽ vẫn còn mầm mống trong Giáo Hội, và vẫn là mối ưu tư cho các thành phần Dân Thiên Chúa, và sự chia rẽ len lỏi vào cả trong những cộng đoàn nhỏ bé nhất? Vậy làm sao để thật sự hiệp nhất?

Mẫu gương hiệp nhất sâu thẳm và tuyệt vời nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi dạy cho con người muôn vàn bài học cao siêu. Bài học đầu tiên của sự hiệp nhất thánh thiện ấy chính là tình yêu và lòng khiêm hạ. Ba Ngôi Thiên Chúa yêu thương và chỉ có yêu thương, yêu thương đến nỗi Tình Yêu trở thành một sức mạnh vô biên, trở thành một Ngôi Vị quyền năng vô cùng. Và Thiên Chúa Ngôi Hai, cao cả uy quyền, đã “tự hạ mình và vâng lời cho đến chết” như lời Thánh Phaolô. Chính Đức Kytô đã mạc khải: “… vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt.11,29). Con người chia rẽ vì họ không học được bài học tiên quyết này từ Thiên Chúa của họ. Nguyên nhân chia rẽ đầu tiên chính là sự ganh tị vốn đi cùng con người qua mọi thời đại và trong mọi tình huống, mọi công đoàn. Dường như cám dỗ lớn lao nhất trong cuộc đời mà tổ tông loài người đã kinh nghiệm, ấy là cám dỗ của lòng ganh tị và muốn bằng, thậm chí hơn đồng loại của mình, để được bằng Đấng Tạo Thành. Ganh tị là hình thức khác của lòng kiêu ngạo. Khi người ta bước vào một cộng đoàn, họ có khuynh hướng muốn làm thầy, muốn chỉ đạo dù Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Các con đừng gọi ai dưới đất là cha (…), là thầy (…), và là người chỉ đạo” (Mt.23,8-10). Trong lịch sử nhân loại nói chung, lòng kiêu căng và ganh tị thường đi đôi với nhau như bóng với hình. Và đó là kẻ thù lớn lao của sự hiệp nhất. Khi hai người con của ông Giêbêđê muốn xin được “ngồi bên hữu và bên tả Chúa Giêsu”, tức là xin được quyền cao chức trọng, lập tức sự ganh tị lan ra, và mối bất hoà cũng lan theo. May thay, Chúa Giêsu phân xử kịp thời một cách khéo léo để giảng hoà mọi người.

Đã có lòng yêu thương khiêm hạ, con người sẽ biết tôn trọng nhau, và do đó sẽ có sự hiệp nhất trọn vẹn. Tôn trọng nhau chính là nhìn nhận phẩm giá của nhau vì hiểu rằng phẩm giá ấy đã được Đức Giêsu Kytô dùng Máu mình mà tẩy rửa và nâng lên hàng siêu việt. Tôn trọng nhau như vậy là tôn trọng con người, cá tính, ý tưởng, sự chọn lựa và cả những việc làm nhỏ bé nhất của nhau. Lòng ganh tị ngăn cản, không cho chúng ta đi đến chỗ tôn trọng này. Ngồi dò xét, chê trách, chỉ đường… là những thái độ của sự ấu trĩ trong tâm hồn, và sâu xa hơn, nó bắt nguồn từ những mặc cảm nào đó trong đời mình. Và do đó, con người tưởng mình hơn người khác mà hoá ra lại tự đặt mình vào chỗ thấp kém hơn, ít là xét về cách hành xử. Có

Page 31:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

những người nắm trong tay quyền lực, nhưng lại có những hành động cho xã hội thấy rằng quyền lực ấy được vung lên từ một tâm hồn run rẩy.

Muốn được hiệp nhất, con người cần có một mục tiêu chung để theo đuổi. Đức Khổng Tử cho rằng “quân tử hoà nhi bất đồng; tiểu nhân đồng nhi bất hoà”, người quân tử có thể hoà thuận, chấp nhận nhau dù khác biệt, còn kẻ tiểu nhân dù có giống nhau cũng chia rẽ”. Đó là lý tưởng của các cộng đoàn, nhưng rõ ràng là càng có nhiều điểm chung, con người càng dễ đến gần với nhau hơn. Trong tác phẩm “Cõi Người Ta”, Saint Exupéry viết: “Yêu nhau không phải là nhìn nhau, nhưng cùng nhìn về một hướng”. Chỉ đọc câu ấy thôi, ta chưa cảm được ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn gửi đến. Phải nhìn đến hoàn cảnh bi đát của ba con người bị tai nạn máy bay, rơi vào trong sa mạc hoang vắng, chỉ có chờ chết mà thôi. Khi họ ngồi nhìn nhau trong nỗi thất vọng chán  chường, tác giả, trong tình huống ấy và trong nỗi lo sợ chết người ấy, mới bật lên một ý tưởng nghe mới mẻ quá mà thật ra Đức Kytô đã nói lên từ ngàn xưa: ““Như Maisen đã giương con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải giương cao như vậy, để ai tin Con Người thì sẽ được sống muôn đời”. (Gn. 3:11-13, 15). Tình Yêu là ở đó, ở chính nơi Con Người bị treo lên làm hy tế, và tất cả những tâm hồn cùng hướng về Người sẽ hiệp nhất với nhau và được cứu trong cộng đoàn yêu thương. Mục tiêu để theo đuổi của chúng ta là gì nếu không phải là chính Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc và là cùng đích của mọi loài thụ tạo, và là Đấng mà ngày hôm nay con người muốn chối bỏ và loại ra khỏi cuộc đời họ. Ở Việt nam, trong các môn học, người ta tìm mọi cơ hội để loại Thiên Chúa ra khỏi lòng học sinh. Và như thế, sự chia rẽ ngày càng trầm trọng là điều vô cùng dễ hiểu. Giáo Hội, nhất là Giáo Hội Việt Nam, chỉ thật sự hiệp nhất khi tất cả con cái Giáo Hội đồng lòng chiêm ngắm những mầu nhiệm cao cả và cùng lúc ấy cũng la vang lên khát vọng công lý và hoà bình của mình, để cùng nhau lao vào giành giật lấy công lý và hoà bình từ tay những kẻ muốn gói công lý hoà bình vào bọc nylông đem quăng ở bãi rác có nhiều tên gọi mỹ miều. Chúng tôi may mắn có những đàn anh là linh mục, tu sĩ và giáo dân nhiệt thành. Họ thổi vào chúng tôi lý tưởng đẹp. Nhưng thỉnh thoảng lý tưởng ấy cũng bị người khác chế ngự, và chính lúc bị chế ngự như thế, chúng tôi hiểu được rằng mình phải dồn hết mọi nỗ lực vào mục tiêu thật của đời mình để Thánh Ý Đức Kytô nên trọn vẹn.

Bước vào tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất các Kytô hữu, việc đầu tiên chúng ta cần làm là nhận ra kẻ thù của hiệp nhất và loại trừ nó ngay tức khắc. Việc loại trừ những mầm mống kiêu căng, chỉ trích và phá phách làm cho mầu nhiệm hiệp nhất đơm hoa kết trái, và nhờ đó, Thiên Chúa đi vào lịch sử và vận mạng con người một cách “thanh thản” hơn. Không phải sau tuần hiệp nhất là tất cả có thể hiệp nhất trọn vẹn, nhưng dịp này phải là cơ hội cho những ai còn ham chia rẽ, những ai còn đứng ngược hướng với các phong trào đòi công lý hoà bình, những ai còn ngại ngùng không dám chỉ ra những gian tà của thế gian, biết dừng lại và suy ngắm lời Đức Kytô “Ut Sint Unum”, Để Chúng Nên Một.

Gioan Lê Quang VinhMục lục

Những mảnh đời thiếu vắng Mùa Xuân Không khí Tết Nguyên Đán đang đến gần trên quê hương Việt Nam. Người người, nhà nhà đang chuẩn bị cho những ngày vui Xuân, đón Tết: Công nhân, sinh viên chuẩn bị mua vé xe tàu về quê ăn Tết, các bà nội trợ đang săn đón những món hàng khuyến mãi dịp Tết rất hấp dẫn nào đó, các công chức đang chờ lãnh lương và thưởng trong dịp Tết… Như thế, không khí ấm áp và vui tươi của mùa Xuân như đang đến với nhiều người trong đời thường. Nhưng khi đi vào những khu nhà trọ của người di dân, đi thăm những gia

Page 32:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

đình nghèo, neo đơn, bệnh tật ở thành phố, tôi không mảy may thấy một chút hơi hám của mùa Xuân sẽ đến với họ. Từ đó, tôi cảm thấy bùi ngùi thương cảm cho những phận người bất hạnh ấy?

Long đong cuộc sống nhập cư.

Tôi vẫn thường đến với các nhóm công nhân lao động nhập cư ở Sài Gòn, Bình Dương trong các dịp sinh hoạt hay ngày lễ truyền thống của các nhóm và chưa thấy hết những nỗi vất vả lao nhọc và thực tế cuộc sống của họ. Gần đây tôi có dịp sinh hoạt với một nhóm di dân Công giáo ở Thủ Dầu Một – Bình Dương và mới thấm thía sự bấp bênh trong cuộc sống của người nghèo nhập cư.

Tôi đến vài khu nhà trọ quanh thị xã Thủ Dầu Một, nơi đây có khoảng 50 gia đình nhập cư đang sinh sống, trong đó có 23 gia đình công giáo đến từ Miền Trung và Miền Tây. Vì miếng cơn manh áo, họ phải rời bỏ quê hương xứ đạo của mình để đến đây sinh sống. Rời quê hương với đôi bàn tay trắng, nên họ không có đất và nhà cửa để định cư lâu dài. Tất cả các gia đình này đều thuê nhà trọ, để bám trụ và tìm kế sinh nhai ở quê hương thứ hai này. Có gia đã sinh sống ở đây được hơn chục năm, gia đình được 5 hay 7 năm, ít nhất là 1năm. Công việc của họ là công nhân, lao động phổ thông, bán vé số, chạy xe ôn. Vì thế, cuộc sống của họ rất bấp bênh và thiệt thòi. Trường hợp gia đình anh Hai Sinh đến từ Họ đạo Cồn Én – Giáo phận Long Xuyên là một ví dụ. Ở quê, anh Hai làm mộc, chị hai bán bánh mì ở chợ làng, nhưng không đủ nuôi sống 4 miệng ăn, đành bỏ quê lên Bình Dương kiếm công ăn việc làm để sinh sống. Anh làm nghề phụ hồ, chị và đứa út 13 tuổ bán vé số, đứa lớn 17 tuổi làm công nhân dày dép. Lúc bình yên thì kinh tế gia đình tạm ổn, nhưng những lúc đau bệnh hay mất việc làm thì gia đình lại thiếu tiền cơm, tiền nhà. Anh Hai Sinh tâm sự: “Sống ở thành phố bếp bênh lắm, lúc đói, lúc no, hổng chắc, lúc có dziệc làm thì tạm sống, lúc hổng có dziệc thì đói, nhưng còn tốt hơn dưới quê”. Cũng thế, 22 gia đình Công Giáo khác sống ở khu vực này đều có chung điều kiện sống như gia đình anh Hai. Họ cũng chịu cảnh nghèo khổ và bấp bênh triên miên.

Từ chổ kinh tết không ổ định, họ tập trung lo “miếng cơn, manh áo”, đã là khó khăn. Vì thế, các gia đình này không thể lo cho con đi học văn hóa hay học nghề được. Hiện nay, ở khu trọ có khoảng 20 trẻ em công giáo chưa được đến trường. Trong số đó có nhiều em đã 13-15 tuổi và các em khác trong độ tuổi tiểu học và mẫu giáo. Công việc thường ngày của các em là bán vé số và phụ giúp gia đình trông bế em. Cha mẹ không thể cho con đi học, chính quyền địa phương và các đoàn thể không biết đến họ để giúp đỡ. Các em đang chịu thiệt thòi về các quyền căn bản của mình. Tương lai của các em sẽ rất mịt mờ. Cuộc đời của các em vẫn là mùa đông ảm đạm và giá lạnh.

Bên cạnh đó, đời sống tôn giáo của các gia đình nhập cư này cũng bị hạn chế. Nơi họ ở xa nhà Thờ. Nên việc tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật hay các sinh hoạt tôn giáo khác cũng rất khó khăn. Một số gia đình di dân chỉ nhớ đến ngày lễ lớn trong năm như Giáng Sinh, Phục sinh. Con em của họ cũng không được tham gia các lớp giáo lý và lãnh các bí tích như rửa tội, thêm sức, hôn phối. Đời sống đạo của họ cũng mang tính thời vụ và ngày càng xa dần những sinh hoạt tôn giáo đều đặn và thánh thiêng như ở giáo xứ gốc của họ.

Nhìn chung, hiện nay cuộc sống của những người nhâp cư ở các khu nhà trọ ở đây đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hậu quả của cơn “bão giá” và sự suy thoái kinh tế trong dịp cuối năm đang làm cho đời sống của các gia đình nhập cư này điêu đứng. Nghèo đói, thất học, bệnh tật vẫn là cái vòng luẩn quẩn, luôn đeo bám và không chịu buông tha họ. Tương lai của các gia đình nhập cư và con em của họ vẫn là một bài toán nan giải. Mùa xuân năm nay cùng với sự sung túc của nó vẫn còn đang rất xa vời với họ.

Page 33:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Buồn thay kiếp nghèo đô thị.

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng ở Tp. Hồ Chí Minh ít có người nghèo, nhưng nếu có dịp đi vào các khu “ổ chuột” và các khu nhà trọ cho người nhập cư ở Quận 9, bạn sẽ gặp biết bao cảnh đời đang sống trong nghèo khổ và bệnh tật. Họ là những người vì hoàn cảnh cuộc sống “sa cơ lỡ vận” hoặc là vì mưu sinh đã rơi vào cảnh nghèo khổ.

Có dịp đến Khu phố I, Phương Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, bạn sẽ chứng kiến một gia cảnh thương tâm. Đó là gia đình ông Trần Văn Đạt. Năm nay ông Đạt 75 tuổi, bị liệt chân phải hơn một nam nay, đi lại rất khó; vợ ông, bà Lan 73 bị thoái hóa cột sống mãn tính, đi còng. Ông bà có 2 người con bị bệnh tâm thần: người con trai 40 tuổi bị tâm thần từ nhỏ, người con gái cũng bị tâm thần và bị câm nằm một chổ từ lúc 7 tuổi. Một gia đình toàn những người già bệnh tật sống chung với nhau, không có một nguồn thu nhập nào cả. Bốn con người già cả bệnh tật này chỉ nhờ một người con trai khỏe mạnh làm nghề phụ hồ. Anh là chỗ dựa và nguồn sống duy nhất của cả gia đình. Nhưng vì cha mẹ và anh chị đau bệnh triền miên, nên anh phải bỏ việc để ở nhà chăm sóc họ. Nghĩ về gia cảnh của mình, ông Đạt chia sẻ: “Nhà tui nghèo từ lâu rồi. Mấy đứa con bệnh tật nên vợ chồng suốt đời không ngóc đầu lên nỗi, nay còn sống lây lất và ngày mai không biết thế nào nữa?”. Đúng thế, gia đình ông đạt sống mà không dám nghĩ đến tương lai ngày mai, vì họ cũng chưa lo được cuộc sống gia đình mình ngay ngày hôm nay. Sự nghèo khổ bệnh tật họ không muốn, nhưng nó đã thình lình giáng lên gia đình họ và đang bào mòn cuộc sống của họ. Cũng may mắn thay, vẫn còn có Chúa là niềm hy vọng duy nhất của gia đình. Ông bà có niềm tin tưởng, phó thác rất lạ kỳ vào Thiên Chúa. Chính Chúa đã chăm sóc họ, như lời bà Lan vẫn thường nói với tôi.

Cũng chịu cảnh nghèo, nhưng gia đình anh Toàn, chị Diệu lại khác, họ đã rơi vào cái nghèo mà họ không ngờ được. Cách đây 5 năm, anh chị có nhà cửa ổn định, nhưng vì con trai bị bệnh bại não. Anh chị đã tốn nhiều tiền của để lo chạy chữa cho con, nhưng “tiền mất tật mang” con vẫn không khỏi bệnh. Kể từ đó, gia đình anh chị lâm vào nợ nần và cuối cùng phải bán nhà để lo trả nợ cho người ta. Giờ đây, gia đình anh chị và 3 người con đang phải thuê nhà trọ để ở. Vì không có nghề nghiệp ổ định, nên gia đình thiếu ăn triền miên, hai người con không có điều kiện để đi học, người con bệnh tật không được chăm sóc chu đáo. Cả nhà chỉ trông chờ vào nghề xe ôm của anh mà thôi.

Tôi đến khu phố II, Phường Tăng Nhơn Phú B, và cũng gặp thấy một gia cảnh đáng thương tâm khác. Cụ Năm 85 tuổi, bị bệnh khớp lâu năm. Trước đây, cụ bán vé số nhưng nay tuổi già, sức yếu và không thể tiếp tục. Cuộc sống của cụ chỉ nhờ vào 150 000Đ tiền trợ cấp người già của phường. Thế nhưng, cụ lại phải nuôi người con trai bị bệnh Gút. Anh Thắng con trai cụ năm nay 45 tuổi, không vợ con. Anh bị bệnh Gút hơn cả chục năm nay. Tình hình bệnh tật ngày càng tệ hại. Gia đình cụ đã vay mượn và chạy chữa cho anh hết cả gia sản vẫn không khỏi. Nay anh vừa bị cưa chân phải. Các khớp xương của anh đang sưng tấy lên. Nghe anh kể: Bác sĩ bảo còn phải cưa thêm chân và tay để duy trì tính mạng. Người mẹ già suốt ngày nhìn đứa con bệnh tật nhưng không làm được gì giúp con ngoài việc khóc và khóc.

Còn nhiều lắm những mảnh đời bất hạnh xung quang chúng ta mà chúng tôi chưa thể kể ra đây. Thương thay những kiếp người đau khổ và bệnh tật. Họ đang ngày đêm gồng mình để vượt lên số phận. Mùa Xuân vẫn như đang im lặng với họ luôn mãi. Cuộc sống của họ vẫn như những cây lục bình trôi dạt vô định trên dòng sông cuộc đời, chẳng biết về đâu. Họ đang cần đến hơi ấm tình người trong dịp Tết đến, Xuần về.

Quang Huyền, OFM Mục lục

Page 34:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

TƯ TƯỞNG CỦA CHÚA VÀ TƯ TƯỞNG PHÀM NHÂN

Trong bài Du Xuân trên cuốn sách nhỏ nhan đề Sài Gòn Chợ Lớn Rong Chơi (nxb Văn Nghệ Tp HCM, 1999), nhà văn Lý Lan kể:

“Tôi còn đứng ngần ngừ [giữa chợ tết] thì một bà cụ mặc đồ nâu sồng nhỏ nhẹ nói với tôi: ‘Xin cô cho chùa ít trái cà’. Tôi hỏi ra mới biết bà vãi đi xin đồ cho chùa ăn tết. Chùa ở nơi hẻo lánh, chỉ có các ni cô với bà vãi, không nằm trong danh mục các thắng cảnh du lịch hành hương nên ít khách vãng lai. Tôi thực sự vui mừng nói: ‘Bà lựa bao nhiêu tuỳ ý’. Bà vãi ngồi xuống, sẽ sàng lượm mấy trái cà dập. Tôi nói: ‘Bà cứ lựa mấy trái tốt, mình mua mà, tôi trả tiền’. Bà vãi ngước nhìn chị nhà quê nói: ‘Lựa hết trái tốt rồi cổ khó bán lắm, nhà chùa ăn sao cũng được mà’. Tôi hỏi bà cặn kẽ đường đi lên chùa. Chẳng phải tôi đã tặng bà một thúng rau quả dập, mà chính bà đã tặng tôi một câu chuyện hay”.

Tôi thấy trong câu chuyện này có hai cách lý luận, hai thứ lô-dích, cái nào cũng hợp lý cả nhưng rõ ràng không có giá trị ngang nhau. Lý luận của nhà văn kể chuyện là: Bà vãi có thể và có quyền lựa những trái cà tốt, thậm chí tốt nhất, vì mình mua, mình trả tiền sòng phẳng, chứ không phải xin xỏ gì người bán. Đây là lý luận dựa trên sự công bằng, hoàn toàn đúng. Đàng khác, tuy không nói rõ ra, nhưng nhà văn có thể  đã suy nghĩ trong lòng theo cách  lý luận quen thuộc của “xã hội”, rằng bà vãi càng nên lựa những trái tốt vì “khi đã có người khác trả tiền thay cho, thì “thật là khờ dại nếu chỉ lựa những trái chưa đáng mấy đồng xu mà lấy”. Cũng không thể coi lý luận này là bất hợp lý. Thậm chí còn được coi là khôn nữa! Nhưng trong một hoàn cảnh khác, nó có thể  trở thành lý luận của lòng tham, chẳng khác gì trường hợp mấy ông cán bộ, công chức vào chợ mua thả dàn hay vào nhà hàng gọi những món ăn đắt tiền nhất mà chẳng cần tính toán gì về giá cả “vì người trả tiền là cơ quan, tổ chức, xí nghiệp, không phải là mình”. Lý luận này của mấy ông “quan tham” có vẻ không trái với lô-dích (không phi lý) nhưng trái với đạo đức. Đạo đức có cái lô-dích riêng của nó.

Đối lại lý luận của nhà văn là lý luận của bà vãi. Bà chỉ lấy những trái cà dập, và bà có lý của mình: Mình lựa hết trái tốt rồi, chỉ còn lại toàn trái xấu thì làm sao cô hàng bán hết được?  Nhà cô ta chắc nghèo lắm vì đến mấy trái cà dập mà cũng đem đi bán, mong kiếm thêm được ít đồng cho gia đình ăn tết. Lý luận này là của tấm lòng nhân ái, không còn là của sự công bằng, của sự trao đổi sòng phẳng nữa, mà nằm ở mức cao hơn. Vì thế chính Lý Lan đã thừa nhận nhà tu hành đã tặng cho chị một câu chuyện hay, một bài học hay.

Lô-dích của Chúa và lô-dích của con người

Trong Kinh Thánh, nhất là trong Tân Ước, và đặc biệt các sách Tin Mừng, chúng ta gặp rất nhiều những cách lý luận, lập luận hay lô-dích khác nhau, thậm chí trái ngược nhau như: lô-dích của tình yêu và lẽ công bằng, của sự khôn ngoan của Chúa và khôn ngoan thế gian, của Lề luật cũ và tự do Nước Trời, của tập tục lỗi thời và lẽ phải, của thể diện và sự chân thật, của đạo cũ và đạo mới, của quan điểm chính trị và quan điểm Tin Mừng, của người giàu (như nhà phú hộ) và người nghèo (như anh La-gia-rô), của kẻ tự coi là công chính và của người biết mình là tội lỗi, v.v. Nhìn chung, những va chạm hay mâu thuẫn đã xảy ra

Page 35:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

thường là giữa cái lô-dích mới mẻ của Chúa Giêsu và nhiều thứ lô-dích khác, nghĩa là nói cho cùng, giữa những giá trị mới của Chúa và  một số giá trị khác, vì những giá trị này bị tương đối hoá hoặc bị vượt qua hoặc đơn giản bị phủ nhận bới các giá trị Chúa rao giảng và thực hành. Thử lấy vài ví dụ.

Đức Giêsu  và người Pharisêu

Mâu thuẫn giữa Chúa Giêsu và phái Pharisêu thường xảy ra chung quanh việc giữ lề luật mà tiêu biểu là luật cấm làm việc ngày sabát. Họ đã đẩy tính bó buộc của luật này đến mức chi ly, gần như vô lý như không đi đường dài, không bứt dù chỉ là vài bông lúa trong tay mà ăn, không khiêng vật nặng … Nhóm sùng đạo Ét-xê-niên còn khắt khe hơn, chẳng hạn họ không dám nấu mà chỉ hâm đồ ăn trong ngày sabát. Khi làm như thế, họ quên mất mục đích nguyên thủy của luật cấm làm việc ngày sabát là gì, mà cái mục đích đó mới là quan trọng.

Phúc Âm kể: Hôm đó là ngày sabát, tại một hội đường, Chúa Giêsu gặp một người bị bại một tay. Người ta hỏi Người: “Có được phép chữa bệnh ngày sabát không?’ Họ hỏi thế không phải vì thật lòng muốn biết câu trả lời của Người , nhưng cốt để tố cáo Người bởi họ đoán chắc trước rằng thế nào Người cũng lại chữa bệnh cho người bại tay. Chúa hỏi lại: “Ai trong các ông có một con chiên độc nhất bị sa hố ngày sabát, lại không nắm lấy nó mà kéo lên sao? Mà người thì quý hơn chiên biết mấy! Vì thế, ngày sabát được phép làm điều lành.” Rồi Chúa nói với  người bại tay: “Anh giơ tay ra!” Người ấy giơ tay ra và tay liền trở lại lành mạnh như tay kia. Và bài tường thuật của thánh Mátthêu thêm: “Ra khỏi đó, nhóm Pharisêu bàn bạc để tìm cách giết Đức Giêsu (x. Mt 12, 10-14).

Lý luận của Chúa, hay lô-dích của Người dựa trên  nguyên tắc: điều tốt, điều lành thì bao giờ cũng nên làm, và luật lệ là phương tiện, không phải là cùng đích. Vấn đề không phải là có được “làm việc ngày sabát” hay không  mà là có nên làm một việc tốt cho một con người bất hạnh trong ngày sabát hay không? Nếu người ta bớt “nguyên tắc”, bớt “lý thuyết” suông đi và đưa vấn đề vào cụ thể chắc hẳn người ta sẽ dễ tìm ra câu trả lời đúng hơn. Người Pharisêu, nếu họ suy nghĩ cách bình thường, tất cũng sẽ  hành động như Chúa Giêsu mà thôi, bằng chứng là họ không dám trả lời câu hỏi của Chúa: “Ai trong các ông có một con chiên [mà lại là con chiên] độc nhất bị sa hố ngày sabát, v.v.?” Họ làm thinh vì sợ tự mâu thuẫn khi phải trả lời rằng chính mình cũng sẽ kéo con chiên ra khỏi hố ngày sabát--(đó là vấn đề “lương tri”), thế nhưng họ lại không chấp nhận cho Người chữa lành một con người vốn còn cao quý hơn gấp bội so với một con chiên! Lý luận lành mạnh của họ bị méo mó bởi một đầu óc tôn giáo lệch lạc. Họ lúng túng vì óc vụ luật--luật lệ trên hết mọi sự!--họ muốn trung thành tuyệt đối với luật vì thế dễ rơi vào mâu thuẫn với cuộc sống thực tế và thường chỉ còn giữ luật cho có hình thức mà thôi.

Chúa Giêsu cũng giữ ngày sabát như mọi người Do Thái đạo đức như đi cầu nguyện và nghe giảng Sách Thánh tại hội đường (x.Lc 4,16-22), nhưng Người đi sâu vào ý nghĩa, nội dung của luật Người không tuyệt đối hoá nó nhưng coi nó cũng chỉ là một phương tiện phụng sự Thiên Chúa và vì thế, nó không được phép ngăn cản bổn phận bác ái đối với con người (x. Mc 2,27; Lc 13,10-16; 14,1-5). Người tuyên bố: “Ngày sabát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sabát” (Mc 2,27). Vì tinh

Page 36:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

thần vụ luật nên  hành động của người Pharisêu, ngay cả hành động tôn giáo, thường rơi vào sự giả hình--một  sự thiếu ăn khớp (bất hợp lý, thiếu lô-dích) giữa hành động bên ngoài và thái độ thật bên trong.

Chúa Giêsu và các Tông Đồ

Tôi muốn nêu lên hai trường hợp. Trước hết là chuyện ông Simon-Phêrô. Sau khi Chúa Giêsu tiên báo lần thứ nhất cho các môn đệ biết Người sẽ lên Giêrusalem, chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ phục sinh, ông Phêrô kéo riêng Người ra và trách Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” Nhưng Chúa nghiêm khắc bảo ông: “Xa-tan, lui lại đằng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16,21-23). Vậy mà ngay trước đó, Phêrô–nhờ Chúa Cha mạc khải cho--đã tuyên xưng rất đúng : “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, và vì thế ông được Thầy khen là “có phúc” (Mt 16,17). Còn bây giờ, lời trách của Chúa thật quá bất ngờ, quá nặng nề, Phêrô bị coi như Sa-tan vì Sa-tan đã từng cám dỗ Chúa trong sa mạc hãy đi theo con đường vinh quang trần thế mà chính nó bày vẽ ra hòng lôi cuốn Người. Chắc chắn Phêrô có lý lẽ riêng của ông để can ngăn Thầy, chắc chắn về mặt chủ quan ông cũng chỉ muốn điều tốt cho Thầy mà thôi, nhưng suy nghĩ và ý muốn của ông lại ngược với suy nghĩ và ý muốn của Chúa Giêsu, cũng là ý muốn của Thiên Chúa Cha. Thiện tâm, thiện ý mà thôi chưa đủ!

Trường hợp thứ hai liên quan tới hai ông Giacôbê và Gioan, cũng là những tông đồ “ruột” (thân tín) của Chúa Giêsu như Phêrô. Chuyện cũng xảy ra sau khi Chúa tiên báo cuộc Thương Khó của Người lần thứ hai. Hôm ấy, Thầy trò từ Galilê lên Giêrusalem. Người sai mấy sứ giả đi trước, vào một làng Samari để chuẩn bị cho Người đến sau. Dân làng từ chối đón tiếp Người vì Người đang đi về hướng Grêrusalem. Nên biết dân Samari và dân Do Thái thù ghét nhau sâu sắc. Thấy thế, Giacôbê và Gioan nói với Chúa: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy bọn chúng không?” Nhưng Chúa quay lại quở mắng hai ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác (x. Lc 9, 51-56).

Chúa Giêsu kêu gọi các Tông Đồ đừng vội nóng giận, vì những người Samari từ chối không đón tiếp Chúa trong dịp này đâu đáng trách hơn những người Do Thái đóng cửa không tiếp đón người Samari vì người này là kẻ đối nghịch? Mình có hơn gì người ta đâu! Mình cứ vẫn cứ hành xử theo kiểu “mắt đền mắt răng đền răng” của thời Cựu Ước xa xôi! Đàng khác, cách phản ứng của hai Tông Đồ Giacôbê và Gioan bề ngoài có vẻ bênh vực Chúa nhưng thật ra lại rất trái với tinh thần của Chúa. Cách phản ứng ấy rất dễ đưa tới cuồng tín và hận thù tôn giáo giữa những người khác đạo. Chúa Giêsu không ngả theo thứ cuồng tín đó. Người dạy ta đừng lẫn lộn chính nghĩa của Thiên Chúa với chính nghĩa của chúng ta hay với lợi ích tập thể tôn giáo chúng ta. Như vậy, ở đây có hai lô-ghích không thể hoà hợp.

Còn Kitô hữu chúng ta theo cách lý luận hay theo lô-dích nào?

Khi làm một việc hay khi chọn một lập trường, một thái độ cư xử, chúng ta có thể có nhiều thứ lý luận, nhiều thứ lô-dích vì có thể đứng trên những bình diện hay quan điểm khác nhau. Nhưng là người môn đệ Chúa Kitô, chúng ta luôn luôn còn phải tự hỏi thêm: Tôi đã tính đến lô-dích của Chúa, của Tin Mừng

Page 37:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

chưa? Những lô-dích kia có đi đôi được với Tin Mừng không? Nói cách đơn sơ, tinh thần nào, tư tưởng thâm sâu nào đang thực sự chi phối tôi?

Thật rất khó để nhìn mọi việc theo cái nhìn của Chúa Kitô. Đối với cá nhân Kitô hữu đã thế mà  đối với những tập thể Kitô hữu và ngay cả đối với Giáo Hội nữa. Kinh nghiệm  của các thánh Tông Đồ cũng như kinh nghiệm bản thân và lịch sử Giáo Hội cho ta thấy rõ điều đó. Chúng ta (và có khi cả Giáo Hội ở cấp này cấp kia) không dễ gì mà tránh khỏi những phản ứng, những chọn lựa không mang tính Tin Mừng, nhưng ít nhiều theo cách thế gian, theo cái khôn trần tục, theo toan tính hẹp hòi, đôi khi thâm sâu là một chọn lựa “ý thức hệ” được nguỵ trang… Thế nhưng, chúng ta lại thường dễ dàng đặt cách nhìn riêng của mình trong hào quang của tôn giáo và vì thế rất khó để nhìn sự việc theo quan điểm của người khác, nói gì tới việc chấp nhận quan điểm ấy! Chẳng hạn, không phải chỉ vì ta muốn bênh vực quyền lợi của Chúa (hay của Giáo Hội) mà đương nhiên việc ta làm hay cách ta làm đã là đúng, là phù hợp với tinh thần của Chúa. Như trên đã nói, thiện tâm thiện ý và mục đích tốt chưa đủ.

Sở dĩ khó đi vào lô-dích của Tin Mừng là vì cái thuận lý của Tin Mừng lắm khi lại là nghịch lý đối với ta, và cái ta cho là hợp lý rất có thể là bất hợp lý đối với Tin Mừng . Quả thực, nào ai dễ chấp nhận –trên lý thuyết mà nhất là trong hành động--tinh thần của Tám Mối Phúc? Hay những lời dạy như: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.  Phải tha thứ cho kẻ xúc phạm đến anh em, không phải dăm bảy lần mà luôn luôn. Hãy lấy điều lành đáp lại điều ác của tha nhân… Trong đáy lòng, ta vẫn nghĩ rằng làm đúng như Chúa Giêsu dạy là dại dột, là thiệt thòi, thiếu thực tế và rút cuộc khó tồn tại trên đời. Ta nghĩ thế, bởi vì “thế gian”, hay “con người cũ” (nói theo thánh Phaolô) vẫn còn và vẫn tìm cách chi phối người Kitô hữu và Hội Thánh. Chỉ nhờ  ơn Chúa giúp và cố gắng hoán cải không ngừng, chúng ta mới mong thực hành nổi Lời Chúa.

Trở lại bài học của nhà tu hành Phật Giáo đầu bài này, ta thán phục vì bà đã phản ứng, chọn lựa, hành động một rất tự nhiên, rất dễ dàng theo tinh thần Đức Phật mà bà đã thấm nhuần sâu xa. Ước gì tinh thần Phúc Âm cũng thấm nhập và trở thành máu thịt trong ta để trong mọi hoàn cảnh ta biết một cách tự nhiên (gần như bản năng) mình phải làm gì cho xứng với danh hiệu môn đệ Chúa Kitô và mau mắn hành động theo!

5/1/2009

Lm. Nguyễn Hồng Giáo, Dòng Phanxicô

Mục lục

Tấm giấy khai sinh

Thông thường cuộc đời của một người được ghi lại từ ngày sinh ra mở mắt chào đời trong tấm giấy khai sinh.

Page 38:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Nhưng tấm giấy khai sinh về cuộc đời của Chúa Giêsu trên trần gian lại hơi khác.

Thánh sử Máthêo ghi lại gia phả của Chúa Giêsu, biến cố ba Vua đến thờ lạy Chúa, gia đình đi trốn tỵ nạn sang Ai Cập và rồi trở về quê nhà Nadarét sinh sống, trên tấm giấy khai sinh của cuộc đời Chúa Giêsu (Mt 1-2)

Thánh sử Marco ghi tường thuật lại trên tấm giấy khai sinh của đời Chúa Giêsu khởi đầu với biến cố chịu phép Rửa bên bờ sông Jordan. ( Mc 1, 7-11)

Thánh Luca tường thuật cặn kẽ chi tiết hơn về ngày giờ, nơi chốn hoàn cảnh địa lý cùng lịch sử chính trị thời sinh ra của Chúa Giêsu trên tấm giấy khai sinh. ( Lc 2, 1-41).

Tuy cả ba Thánh sử phúc âm đều tường thuật về biến cố Chúa Giêsu chịu phép Rửa bên sông Jordan, nhưng trên tấm gíấy khai sinh Chúa Giêsu, Thánh Marco ghi lại biến cố này như mốc thời gian bắt đầu nhập thể làm người của Chúa Giêsu trên trần gian.

Điều này có liên hệ gì với đời sống đức tin của chúng ta không?

Lẽ tất nhiên, muốn là gì đi nữa, trước hết phải sinh ra là người đã. Không có nền tảng yếu tố là người không thể nói những điều khác kế tiếp được.

Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa xuống thế làm người trong cung lòng đức mẹ Maria không qua con đường thông thường, mà Đấng Tạo Hoá đã khắc ghi trong công trình vũ trụ do hai yếu tố âm dương, nam nữ phối hợp tạo thành, nơi con người, cũng như nơi loài động vật và nơi loài cây cỏ thảo mộc. Nhưng lại do quyền năng phép lạ Đức Chúa Thánh Thần làm.

Chúa Giêsu, là Thiên Chúa, làm người không phải để làm ăn sinh sống, nhưng để rao truyền Tin mừng tình yêu nước Thiên Chúa cùng mang ơn cứu chuộc đến cho trần gian. Vì thế, có thể nói, ngày Người chịu phép Rửa là ngày Người bắt đầu sứ vụ đó.

Trong Giáo Hội khi Đức Giáo hoàng mới được bầu chọn, tuy ngài là Giáo hoàng ngay từ lúc bầu chọn, nhưng ít ngày sau đó cũng có ngày lịch sử chính thức khai mạc bắt đầu sứ vụ mục tử Giáo Hoàng, như đức đương kim giáo Hoàng Benedictô 16. đã làm lễ khai mạc sứ vụ mục tử hôm 24. 05. 2005. ở Vatican

Trong giáo phận Công giáo khi một vị tân giám mục được bổ nhiệm làm mục tử đứng đầu một Giáo phận, cũng có ngày chính thức bắt đầu nhiệm vụ ở giáo phận, sau khi được bổ nhiệm.

Vị tân Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama được bầu chọn hồi đầu tháng Mười Một 2008, nhưng đến ngày 20.01.2009 mới là ngày khai mạc nhiệm kỳ tổng thống của Ông ở Hoa kỳ.

Người tín hữu Công giáo chúng ta, sau khi sinh ra mở mắt chào đời, ngày xưa sau hai ba ngày, ngày nay sau một tháng hay hơn nữa, cũng mới lãnh nhận làn nước bí tích Rửa Tội. Ngày này tuy không là ngày ghi trong tấm giấy khai sinh làm ở phòng sở hộ tịch, nhưng là ngày được ghi vào sổ khai sinh trong Giáo Hội: ngày chính thức là công dân trong Giáo Hội Công giáo.

Bắt đầu từ ngày này họ được lãnh nhận những Bí tích khác trong Giáo Hội.

Page 39:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Bắt đầu từ ngày này một khởi đầu mới trong đời sống đức tin vào Thiên Chúa. Trong đời sống đó không phải tất cả mọi sự đều là thiên đàng sẵn mở ra. Nhưng đức tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống cùng nguồn tình yêu, là phương hướng chỉ lối trên đường đời sống. Vì đời sống con người không chỉ cần nhu cầu cho thân xác được no đủ, mà còn cần hơn thế nữa: nhu cầu cho tâm trí tinh thần. Đức tin vào Thiên Chúa giúp đạt nhu cầu đó.

Bắt đầu từ ngày này một tia sáng soi chiếu cho cuộc sống trong bóng tối. Đây không phải là ánh sáng của ngọn đèn điện, của một cây nến, nhưng là tia sáng niềm an ủi cho tâm hồn trong những khi vướng gặp bóng tối lo âu nghi nan, bóng tối tội lỗi sự dữ xấu xa, hay đau khổ phiền muộn. Tia sáng đức tin vào Thiên Chúa giúp tâm trí phấn chấn nhìn ra ý nghĩa đời sống mà vượt qua những khúc đoạn đường bóng tối đó.

Tấm giấy khai sinh của Chúa Giêsu và của người Công Giáo là tấm giấy khai sinh đức tin. Trên tấm giấy khai sinh này không chỉ ghi ngày khai sinh trong phép Rửa, nhưng còn nhiều hơn thế nữa: Đức tin vào Thiên Chúa.

„ Chúa Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời mở ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con." ( Mc 1, 7-11).

Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa 11.01.2009 LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long

Mục lục

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN –GIA ĐÌNH

Khi con "câm như hến"!"Don Hong o cong truong lien Manh nhe!". Tin nhắn của con gái Ngọc Hồng (học lớp 8) "đi lạc" vào điện thoại của chị Hoàng Kim, khiến chị rối rắm với bao câu hỏi trong đầu: Nó cúp học đi chơi? Cô giáo cho nghỉ tiết? Nó hẹn hò bạn trai? Chúng hẹn nhau đi đâu? Nó yêu đương rồi sao? Thằng "Manh" là thằng nào?... Chị nổi xung thiên, gọi cho con, tra hạch. Trái với đề nghị phải trả lời từng câu hỏi của mẹ, Hồng cúp máy cái rụp! Về đến nhà, Hồng chui vào phòng, đóng sập cửa lại và bật nhạc thật lớn.

Tương tự chị Hoàng Kim, nhiều bậc phụ huynh cũng đang điên đầu với "ẩn số X" của con. Tại sao "teen" lại "câm như hến" với cha mẹ còn với bạn bè thì nói sạch ruột gan?  

Càng tìm càng... không thấy! 

Nếu lứa tuổi nhi đồng là cái "đài phát thanh", thì bước qua tuổi teen, trẻ dường như tịt đề tài để nói chuyện với cha mẹ. Ngay cả những khi gặp khó khăn thì "quân sư” mà trẻ gõ cửa vẫn là bạn bè. Trẻ càng muốn giấu, cha mẹ càng muốn biết, muốn kiểm soát. Từ đó, nhiều người nhất định bám sát con, thậm chí can thiệp thô bạo, miễn không bị chúng qua mặt.

Page 40:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Từng tự hào "nắm con trong lòng bàn tay", chị Hoài Ân đã "choáng" khi biết con lừa dối xin 100 ngàn đồng để sửa xe đạp. Bị "truy", con chị hoảng vía, khai lung tung: từ đóng tiền học, đi chơi Đầm Sen với nhóm bạn, đến mua sách... Rốt cuộc, chị không khai thác được gì mà giữa mẹ con còn xảy ra chiến tranh lạnh. Chị than thở: "Chẳng thà con tôi cãi lại chứ cứ im im thế này thì tôi thua! Tôi nuôi con không tiếc công sức mà con lại tiếc với tôi lời nói thật. Làm sao tôi biết con đang gặp chuyện gì để giúp nó?".

Với "logic" của người lớn, cha mẹ lo sợ: chắc con làm điều gì xấu nên mới sợ bị biết! Chính vì thế, khi có chút đầu mối, các bậc phụ huynh liền "phăng" tới cùng. Tuy nhiên, bên cạnh mục đích tích cực như chị Ân (biết để giúp con), nhiều bậc cha mẹ muốn tỏ uy lực, dằn mặt con theo kiểu "đừng hòng qua mặt ba mẹ”. Nhiều người không ngại chặn đầu theo kiểu: "Mày nói thiệt đi, thằng Hoàng đã nói với tao hết rồi!". Với cách chụp mũ đó, phản xạ tương ứng của con cái sẽ là cãi hỗn, nổi loạn hoặc đùng đùng bỏ đi. Sự thất bại của người mẹ là khi con nói: "Mẹ không hiểu con gì hết, hãy để con yên"!

Chuyên viên tư vấn gặp riêng con chị Ân, cô bé thú thật đã lấy 100 ngàn đó để giúp một bạn nhà nghèo, mẹ bị bệnh nặng. Chuyên viên thắc mắc: "Việc tốt như vậy tại sao giấu mẹ?", cô bé khẳng định: "Mẹ biết sẽ la con lo chuyện bao đồng. Mẹ không đời nào chịu hiểu con". Phải chăng con cái ta đang mâu thuẫn? Vì sao chúng chẳng muốn nói mà muốn được thấu hiểu? 

"Cạy miệng hến" bằng tình yêu thương 

Thật ra, con cái rất muốn trò chuyện với cha mẹ. Nhưng, chúng còn "chọn mặt gửi vàng" hoặc do người lớn ở "quá xa", không nghe thấy. Sau khi thăm dò phản ứng của cha mẹ, dần dà cảm thấy không đồng cảm, trẻ sẽ chọn giải pháp "ngậm miệng cho đỡ rách việc". Diệp Anh (lớp 8) bộc bạch: "Đôi khi chỉ kể chuyện của ai đó mà em còn bị ba mẹ mắng lây".

Một trong những biểu hiện biến đổi tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì là muốn giấu những điều riêng tư. Thế nhưng, các bậc phụ huynh lại muốn con công khai hóa mọi vấn đề. Cha mẹ thường điều tra xác minh qua thầy cô, cài "gián điệp" - bạn của con, kiểm tra cặp, xe, điện thoại, máy tính, phòng riêng của con... Tuy nhiên, những "nghiệp vụ” ấy chỉ khiến con càng tìm cách che giấu, đối phó. Để đi vào ngóc ngách tâm hồn con, cha mẹ không thể "cạy miệng hến" mà chỉ có thể buộc "hến" phải tự "mở miệng" bằng... tình yêu thương.

Trong hội thảo tư vấn tâm lý "Để cha mẹ và con cái gần nhau hơn" tổ chức tại Trường THCS Vân Đồn (Q.4) ngày 20/12/2008 vừa qua, có đến 90% phụ huynh thừa nhận con cái họ từng nói dối hoặc câm lặng che giấu sự thật. Khi phát hiện xấp bài kiểm tra bị điểm kém mà con ém dưới đáy tủ, chị Ngọc Minh đã giận run. Khéo léo trò chuyện với con lúc đi chơi cuối tuần, chị Minh biết được rằng: chính "bệnh" thành tích của chị khiến con ngại thông báo kết quả xấu. Chị thay câu hỏi "hôm nay con được mấy điểm?" như trước đây, bằng "hôm nay lớp con có gì vui không?". Con chị cảm thấy chị... ham vui chứ không phải ham... điều tra nên vô tư mở "hộp đen". Chị cũng chủ động trao đổi với con chuyện cơ quan, chuyện tuổi dậy thì của mình.

Qua phân tích của bà Lý Thị Mai (GĐ Công ty tâm lý học ứng dụng), nhiều phụ huynh đã hiểu rõ giữa cha mẹ và con cái không phải là khoảng cách về địa lý mà là khoảng cách tâm lý. Không ít trường hợp con cái ở chung cha mẹ nhưng thế giới tâm hồn thì lại là căn phòng khóa kín, mất chìa. Bà Mai nói: "Phụ huynh hãy phân biệt rõ những xáo trộn, khó khăn coi chừng là của mình, chứ không phải là của con. Thay vì hỏi con vì sao giấu, ta nên tự hỏi mình đã làm gì để con sợ đến mức phải giấu? Nhiều người nôn nóng, muốn giải quyết vấn đề rốt ráo, muốn làm sáng tỏ sự thật nhưng rồi kết quả, nói đúng hơn là hậu quả: khoảng cách cha mẹ - con cái ngày càng xa".

Page 41:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Để kênh giao tiếp được khai thông, các bậc cha mẹ cần: chọn thời cơ thích hợp để hỏi chuyện con trong không khí thân mật, cởi mở, thái độ tôn trọng; dạy con không nhất thiết là phải ngồi đối diện để "giảng" mà dạy qua hành động của mình (làm gương), dạy lúc vui chơi, xem tivi, ăn tiệc, dạy trong tiếng cười. Cha mẹ không nên chuyện bé xé ra to, nhắc lại lỗi lầm cũ của con; phải kiềm chế cơn giận, tránh xúc phạm và đánh đập con; cập nhật những công nghệ mà con tiếp nhận để không bị lạc hậu; kết hợp tốt với nhà trường, bạn bè của con để có thể mở rộng góc quan sát con.

Hãy cho con biết rằng, ta là người bạn luôn bên cạnh con, yêu thương và tha thứ dù con có lúc lỗi lầm. Khi con cảm thấy "không ai chia sẻ được bằng cha mẹ”, e rằng chúng ta sẽ không có thời gian để nghe hết chuyện của "hến"! 

Diệu Hiền

Theo Báo Phụ Nữ

Mục lục

Giảng lễ Hôn Phối :

HÀNH TRÌNH NÊN MỘT

I. SUY NIỆM LỜI CHÚA.

Chúng ta đọc : Mt 19, 3-9.

Những người biệt phái luôn theo sát Chúa Giêsu mà tìm mọi cơ hội để bắt bẻ Ngài. Ở đây những người biệt phái đặt ra câu hỏi về việc ly dị để gài bẫy Ngài :”Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng” (Mt 19,3) ? Đặt ra câu hỏi đó vì ông Maisen cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị. Sở dĩ có luật cho ly dị là vì sự cứng lòng của họ mà ông đã viết ra điều đó.

Chúa Giêsu muốn nêu ra tính tạm thời của luật Maisen qui định việc ly dị như thế là vì sự bướng bỉnh cứng đầu, thiếu quảng đại của dân Do thái, khiến không thể qui định được ý muốn của Thiên Chúa, trong lúc chưa thể làm khác thì ông cho phép làm thủ tục ly dị như vậy đó thôi.

Để kiện tòan Lề Luật trong lãnh vực này, Chúa Giêsu đã trưng dẫn ra câu Kinh Thánh nói về sự vĩnh viễn của hôn phối :”Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình và hai người sẽ nên một huyết nhục”(St 2,24).

Ý định của Thiên Chúa là sáng tạo một người nam và một người nữ, nhưng việc kết hợp với nhau để trở thành một huyết nhục là khế ước tình yêu giữa người nam và người nữ. Hiệu quả của khế ước này là sự trở nên làm một với nhau. Điều này chứng tỏ việc ly dị là phủ nhận khế ước tình yêu giữa nam và nữ, đồng thời cũng nói lên sự bất phục tùng ý định của Thiên Chúa.

Như vậy, Chúa Giêsu xác định là Thiên Chúa không cho phép ly dị vì :”Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, lòai người không được phép phân ly”(Mt 19,6).

Page 42:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

II. TỪ NGỮ LÀ VÀ TRỞ NÊN.

Ngày nay tiếng Anh rất thịnh hành, ai biết tiếng Anh đi đâu cũng được vì dễ giao dịch. Vì vậy người ta học tiếng Anh rất nhiều.

Động từ mà người mới học tiếng Anh là động từ TO BE có nghĩa là LÀ hay THÌ như Iam, you are, he is… Rồi học thêm nữa chúng ta có động từ TO BECOME có nghĩa TRỞ NÊN.

Hôm qua, tình cờ tôi đọc trên một tấm ảnh cưới có câu này bằng tiếng Anh :”Vì thế người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ và luyến ái vợ mình, và cả hai trở nên một thân xác”(Mt 19,6): And the two shall become one flesh. Trong câu này người ta không dùng động từ TO BE mà dùng TO BECOME : trở nên.

Đúng thế, quen quá rồi, nghe không biết bao nhiêu lần. Nhưng chính vì quá quen, ta đã không hiểu được nội dung Lời Chúa. Ta cứ nghĩ NÊN MỘT có nghĩa là khi kết hôn, lập tức hai vợ chồng đã LÀ một, THÀNH một. Nhưng không phải thế. Không phải LÀ (to be) một, mà TRỞ NÊN (to become) một. Và động từ TRỞ NÊN đã cung cấp một cách nhìn rất khác về hôn nhân.

Động từ TRỞ NÊN diễn tả một quá trình, một họat động chứ không phải một tình trạng tĩnh. Như thế, không phải cứ nói lời giao ước hôn nhân xong và sau đêm tân hôn, hai người đã nên một hòan tòan. Nhưng ngày kết hôn mới là khởi điểm cho một hành trình, để mỗi ngày đôi vợ chồng nên một với nhau nhiều hơn : nên một trong tâm tư tình cảm, nên một trong ý hướng cuộc sống, nên một trong trách nhiệm gia đình, nên một trong cảm thức đức tin… Một hành trình dài. Thật dài, Suốt cả cuộc đời.

III. MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH DÀI.

1. Hôn nhân chưa vẹn tòan.

Chưa ai có cuộc hôn nhân hòan hảo mà còn phải kiện tòan, mỗi ngày phải làm cho vững chắc và phong phú hơn. Có người mừng lễ bạc, lễ vàng hôn phối mà vẫn chưa sống đời hôn nhân cho đầy đủ. Họ còn phải nỗ lực hòan hảo hóa đời hôn nhân vì hôn nhân luôn ở thể động, ở thể chuyển dịch.

Trong tiệc cưới, chúng ta thường chúc cô dâu chú rể :”Trăm năm hạnh phúc, đầu bạc răng long, đa tử đa tôn, đa phú quí, làm ăn phát tài, giầu sang mãi mãi…” Trong những lời chúc ấy, có lẽ câu “Trăm năm hạnh phúc” được nhiều người ưa thích nhất.

Cầu mong hạnh phúc thì ai cũng muốn, nhưng để có được hạnh phúc quả thật không dễ chút nào. Bởi hôn nhân không phải là chuyện tháng ngày, mà là chuyện cả một đời. Rất cần có sự cố gắng, keo sơn, chung thủy, nhịn nhịc và tha thứ cho nhau.

Có một câu thơ khá phổ biến, như một điệp khúc dễ thương :”Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai”. Trước đây, vợ chồng thường xưng hô với nhau :”Mình ơi mình”, còn ngày nay, các bạn trẻ lại thi vị gọi người bạn đời là :”Một nửa mình của tôi ơi”.

2. Hôn nhân là khởi điểm.

Ý thức rằng hôn nhân mới là khởi đầu cho một chuyến đi xa, ta sẽ không ngỡ ngàng và thất vọng khi khám phá mình và người bạn đời tuy đã nên một nhưng vẫn còn là hai trong quan điểm, trong cách

Page 43:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

sống, trong công việc… Không ngỡ ngàng và thất vọng, nhưng bình tĩnh và kiên tâm tháo gỡ những khó khăn dị biệt.

Khi yêu nhau, người ta phải hy sinh. Đó là qui luật của muôn đời. Chúa Giêsu phán :”Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”(Ga 15,13). Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu cũng nói:”Yêu và hy sinh là một, không hy sinh thì chưa gọi là yêu”.

Đức Gioan-Phaolô II đã khẳng định trong Tông huấn về Gia đình:”Chỉ có tinh thần hy sinh cao cả mới gìn giữ và kiện tòan sự hiệp thông gia đình”.

Trong một số tiệc cưới, thay vì chỉ cắt bánh ngọt, đôi tân hôn đã lặp lại phong tục của người Việt, là cho nhau nếm muối mặn và gừng cay, để diễn tả những cay đắng mà cả hai sẽ phải đương đầu. Vì thế mới có câu ca dao :

Tay bưng bát muối chấm gừngGừng cay, muối mặn xin dừng bỏ nhau.

3. Hôn nhân là một hành trình dài.

Ý thức rằng hôn nhân là một hành trình dài sẽ thúc đẩy người ta ĐI TỚI và ĐI MÃI. Ngỡ tưởng rằng cứ lấy nhau là hòan tòan nên một để tạo cho người ta tâm lý dừng chân hưởng thụ. Đang khi đó, cha Ruy MERMET nói :”Hôn nhân không phải là một món tiền bỏ vào ngân hàng và mỗi tháng cứ đến lĩnh tiền lời, nhưng hôn nhân là kiến trúc cần xây dựng mỗi ngày”.

Tác giả Nguyễn tầm Thường đã viết trong tác phẩm Nước mắt và Hạnh phúc rằng :”Tình yêu không tách rời khỏi thời gian, mà thời gian thì luôn đổi mới, bởi thế, tình yêu không thể chọn lựa một lần là xong, cưới nhau một lần là đủ, tình yêu cần rửa tội mỗi ngày, cưới nhau mỗi sáng”.

Cố vấn hôn nhân Allan Peterson nói :”Đa số người kết hôn tin vào một huyền thọai : cuộc hôn nhân ấy là cái hộp đẹp chứa mọi vật mà người ta khao khát : đời sống lứa đôi, sự thỏa mãn về tình dục, sự thân mật, tình bạn.

“Sự thật là cuộc hôn nhân ấy lúc bắt đầu là một cái hộp rỗng. Bạn phải bỏ vào một cái gì đó trước khi bạn có thể lấy ra một cái khác. Trong hôn nhân không có tình yêu, tình yêu ở trong hai người và hai người đặt tình yêu vào hôn nhân. Không có chuyện tình lãng mạn trong hôn nhân; người ta phải pha trộn sự thơ mộng vào hôn nhân của họ.

“Một đôi tân hôn phải học nghệ thuật ấy và hình thành thói quen cho nhau, yêu nhau, phục vụ nhau, ngợi khen nhau để giữ cho cái hộp được đầy. Nếu bạn lấy ra nhiều hơn bạn bỏ vào, cái hộp sẽ rỗng không”.

Chúng ta có thể kết luận : Sự nên một trọn vẹn chỉ có trong Thiên Chúa, tuy Ba Ngôi riêng biệt nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng sự hiệp nhất trong Thiên Chúa Ba Ngôi để hướng đời sống hôn nhân về đó và cố gắng kết hợp với nhau nên một. Nếu muốn có sự kết hiệp mật thiết trong hôn nhân, chúng ta hãy kết hiệp với Chúa. Nếu chúng ta kết hiệp với Chúa thì chúng ta cũng sẽ kết hiệp với nhau, đặc biệt là Thánh Thể. Thánh Thể Chúa sẽ nối kết hai người lại với nhau vì hai người cùng chịu một Chúa Kitô là mối giây liên kết các tín hữu.

Page 44:  · Web viewCần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện. Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện

Lm Giuse Đinh lập LiễmMục lục

ĐỌC SÁCH

CỦA BÁU TÌM THẤY

Vì kho tàng của anh ở đâu , thì lòng anh ở đó. ( Mt 6, 21)

Cô không phải là đứa trẻ bị ngược đãi. Cô chỉ cảm thấy mình lẻ loi, bị lơ là, thiếu tình thương. Cô không cho rằng đó là lỗi của cha mẹ. Chung quy chỉ vì cô cảm thấy mình thiếu hạnh phúc.

Gia đình cô không đi nhà thờ. Cô cũng chưa từng đặt chân tới giáo đường nào cả. Cha mẹ cô không giàu nhưng mùa Giáng sinh nào cũng đủ tiền đi chơi xa một chuyến ở miền biển nắng ấm. Mỗi lần đi xa như thế, cha mẹ thích trêu cô rằng ông già Nôen sẽ không mò ra địa chỉ mới của cô để gởi quà. Thế nh ưng, năm nào cô cũng nhận được quà mang tới tận phòng trợ ở khách sạn mà địa chỉ người gởi luôn là ông già Noen.

Mùa Gáng sinh năm ấy cô đnag ở chỗ nghỉ quen thuộc nơi miền biển. Một buổi sáng, cô quyết định xách cái xô và xẻng ra chơi một mình trên bãi cát trắng ấm áp gần chỗ trọ. Cô nhìn bãi cát vươn dài, rồi chọn một điểm mà cô cho là thích hợp để xây dựng tác phẩm của mình. Rồi cô hài lòng ngồi xuống, bắt đầu đào xới.

Cô vục mũi xẻng nhỏ xuống lớp cát, khi có được cái lỗ sâu chừng một tấc thì mũi xẻng chạm phải vật gì đó .Lâu nay, những câu chuyện phiêu lưu đã ám ảnh tâm trí khiến cô luôn mơ tưởng có ngày sẽ nhặt được cái chai thủy tinh đựng chiếc bản đồ vẽ đường đi tìm kho báu. Chẳng lẽ dịp may đã tới ? Cô bỏ xẻng, hồi hộp vục hai bàn tay xuống bới cát ra.

Cô đã tìm thấy. Một cây thánh giá nhỏ bằng bạc. Phủi sạch những hạt cát, cô lật tới lật lui, săm soi cây thánh giá. Cái khoen nhỏ đính trên đầu thánh giá khiến cô nghỉ rằng có lẽ đây là mặt dây chuyền của ai đó đánh rơi khi dạo chơi trên bãi biển. Trên mặt lưng chạm bốn chữ bằng tiếng Anh, nhỏ xíu, nhưng vẫn đủ rõ cho cô đọc được. Jesus Christ Is Lord (Jesus Christ là Chúa.)Cô không hiểu rõ lắm ý nghĩa bốn chữ này.Cây thánh giá bằng bạc được cô giấu kín trong những báu vật của một đứa trẻ. Chẳng hé lộ cho ai biết. Nhưng khi chỉ có một mình, biết chắc không có cặp mắt nào chú ý tới, cô lại đem cây thánh giá nhỏ ấy ra ngắm nghía. Cô không nghĩ đơn giản đây chỉ là một cây thánh giá một mặt dây chuyền. Cô nghĩ đây là một tín hiệu gởi riêng cho cô.

Phỏng theo “ A cross in the sand “ (2002) của LANA L. COMSTOCK

Dũ Lan Lê Anh DũngMục lục