· web viewdoanh và phát triển kinh tế. việt nam cũng không nằm ngoài quy luật...

23
Mở đầu _Trong năm 2014, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều các chính sách mới được kỳ vọng sẽ áp dụng. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ chịu ảnh hưởng chung của các thông tin vĩ mô và thông tin quốc tế quan trọng có diễn biến mới.“Trên cơ sở đánh giá tầm ảnh hưởng của các thông tin tương tự trong quá khứ và diễn biến của thị trường chứng khoán, dự kiến các yếu tố tích cực sẽ có tác động mạnh hơn các yếu tố tiêu cực. Vì vậy, để có thể đầu tư thành công trong năm 2014, các nhà đầu tư cần quan tâm đến các ngành nghề triển vọng như bất động sản, cao su, điện, dầu khí, dệt may, dược, mía đường, phân bón, săm lốp, thép, thủy sản, xây dựng, xi măng, vận tải biển. _Điển hình, đối với ngành bất động sản, mặc dù là ngành rất rủi ro nhưng có cơ hội cho đầu tư ngắn hạn và trung hạn đối với những mã quỹ đất lớn, kết quả kinh doanh phục hồi, vay nợ thấp, thanh khoản cao. _Đối với ngành điện được coi là ngành có khả năng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế quốc dân do nhu cầu điện năng ngày càng tăng để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. _Với ngành dược, đây là ngành có tính chất phòng thủ cao nhất, trước những biến động chung của thị trường, tốc độ tăng trưởng ngành cao và ổn định nên cổ phiếu ngành này phù hợp đầu tư dài hạn. _Đối với ngành thủy sản, dù ngành thủy sản vẫn đang còn nhiều khó khăn, nhưng là ngành xuất khẩu quan trọng của Việt

Upload: others

Post on 28-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

Mở đầu_Trong năm 2014, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều các chính sách mới được kỳ vọng sẽ áp dụng. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ chịu ảnh hưởng chung của các thông tin vĩ mô và thông tin quốc tế quan trọng có diễn biến mới.“Trên cơ sở đánh giá tầm ảnh hưởng của các thông tin tương tự trong quá khứ và diễn biến của thị trường chứng khoán, dự kiến các yếu tố tích cực sẽ có tác động mạnh hơn các yếu tố tiêu cực. Vì vậy, để có thể đầu tư thành công trong năm 2014, các nhà đầu tư cần quan tâm đến các ngành nghề triển vọng như bất động sản, cao su, điện, dầu khí, dệt may, dược, mía đường, phân bón, săm lốp, thép, thủy sản, xây dựng, xi măng, vận tải biển.

_Điển hình, đối với ngành bất động sản, mặc dù là ngành rất rủi ro nhưng có cơ hội cho đầu tư ngắn hạn và trung hạn đối với những mã quỹ đất lớn, kết quả kinh doanh phục hồi, vay nợ thấp, thanh khoản cao.

_Đối với ngành điện được coi là ngành có khả năng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế quốc dân do nhu cầu điện năng ngày càng tăng để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

_Với ngành dược, đây là ngành có tính chất phòng thủ cao nhất, trước những biến động chung của thị trường, tốc độ tăng trưởng ngành cao và ổn định nên cổ phiếu ngành này phù hợp đầu tư dài hạn.

_Đối với ngành thủy sản, dù ngành thủy sản vẫn đang còn nhiều khó khăn, nhưng là ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam . Hơn nữa khi kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu tiêu thụ thủy sản cũng sẽ phục hồi trở lại.

Tổng quan ngành điện VN:

_Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn vốn hạn chế, các nghiên cứu khoa học chưa được hoàn chỉnh, hiện nay nguồn cung sản xuất điện chủ yếu là thủy điện và nhiệt điện dựa vào các nhiên liệu hữu hạn trong tự nhiên như: than, dầu, khí ga tự nhiên hay Hydro. Một phần nhỏ còn lại là nhập khẩu điện và nguồn năng lượng tái tạo.Vì sự phụ thuộc lớn vào các yếu tố hữu hạn và thời tiết nên nguồn cung điện của VN chưa phong phú, các nguồn năng lượng cung cấp điện bị giới hạn.

_Một nền kinh tế phát triển phải gắn với sự phát triển của ngành năng lượng quốc gia, nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho các hoạt động sản xuất, kinh

Page 2:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

doanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận được nhiều quan tâm của Nhà nước.

_Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện của VN ngày càng cao, có xu hướng gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP, điều đó cho thấy VN đang trên đà phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng cao cũng đặt ra bài toán cần có một chiến lược lâu dài ổn định.

_ Đặc điểm nổi bật ngành Điện VN là tính độc quyền cao với Tập đoàn điện lực (EVN) là người mua và bán điện duy nhất tới tay người tiêu dùng. Ngành điện bao gồm 4 khâu là: đầu tư, phát điện, truyền tải và phân phối thì EVN gần như độc quyền trong khâu truyền tải và phân phối. Các công ty sản xuất điện độc lập (PPI) không được bán điện trực tiếp cho người tiêu dùng mà phải thông qua đàm phán, ký kết hợp đồng thỏa thuận giá với EVN.

_Cơ chế giá do EVN độc quyền quyết định và điều chỉnh trong khung của nhà nước khiến giá điện hiện tại ở Việt Nam được xem là rẻ tương đối so với thế giới. Nhu cầu tiêu thụ ngày càng mạnh, tình trạng cầu vượt cung luôn xảy ra.Trong khi đó, nguồn cung điện gặp khó khăn do thời tiết khô hạn, nguồn nhiên liệu sản xuất như than sắp cạn kiệt, vốn ít, công nghệ chưa thực sự phát triển.Giá nhập khẩu điện cao hơn nhiều so với giá trong nước, khiến sự chênh lệch về cung-cầu càng lớn.

Chu kỳ sống của ngành Điện VN:

_Tình hình cung cầu về điện của Việt Nam đều có xu hướng tăng qua các năm. Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, sản lượng điện sản xuất năm 2013 đạt 115,06 tỷ kWh, vượt 15,06 tỷ kWh so với kế hoạch đầu năm.

Page 3:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

0

20

40

60

80

100

120

140

Sản lượng điện sản xuất (tỷ kWh) -WSS tổng hợp

Sản lượng điện sản xuất (tỷ kWh) -WSS tổng hợp

_Sản lượng điện tăng qua các năm, song nhu cầu về điện cũng tăng nhanh không kém, thậm chí còn cao hơn tốc độ tăng sản lượng trong những năm gần đây.

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

0

20

40

60

80

100

120

Điện thương phẩm (tỷ kWh)-GSO tổng hợp

Điện thương phẩm (tỷ kWh)-WSS tổng hợp

_Tổng điện năng thương phẩm năm 2012 đạt 97,8 tỷ kWh, tăng 3,15 tỷ kWh so với năm 2011; sang năm 2013 đạt 115,06 tỷ kWh tăng 17,26 tỷ kWh. Trong đó chỉ có một phần nhỏ xuất khẩu sang các quốc gia như Lào và Campuchia, còn lại là phục vụ nhu cầu trong nước.

Page 4:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

_Tuy nhiên, xét trên phương diện tổng thể, cầu về điện tăng cao quá mức so với tốc độ tăng trưởng GDP. Điều này phản ánh tình hình sử dụng điện trong xã hội còn lãng phí, tính hiệu quả chưa cao. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng với một quốc gia còn nghèo và thiếu hụt nguồn năng lượng để phát triển kinh tế.

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

0

2

4

6

8

10

12

14

16

Tốc độ tăng điện thương phẩmGDP

Tốc độ tăng điện thương phẩm và GDP (%)-WSS tổng hợp

Tốc độ tăng điện thương phẩm của nước ta trong 3 năm trở lại đây khoảng 14% trong khi GDP khoảng 5,5%.Như vậy để tạo ra 1đ GDP thì VN cần khoảng 2,5đ điện.Việc sử dụng điện của VN chưa hiệu quả và lãng phí rất lớn, nguyên nhân do công nghệ lạc hậu; điện bị cắt giảm thường xuyên; hệ thống thiết bị, đường dây truyền tải ở một số khu vực quá cũ, mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa đặt đúng tầm quan trọng; công tác quản lý còn bất hợp lý.

_Về cơ cấu tiêu thụ điện năng, số liệu thống kê của EVN cho thấy, tỷ lệ cấp điện cho khu vực công nghiệp, xây dựng là 49,3%, khu vực quản lý và tiêu dùng là 37,1%, nông lâm ngư là 3,8%, thương nghiệp k/s nhà hàng là 8,2% và các hđ khác là 1,6%

Page 5:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

8.2%

49.3%

37.1%

3.8%1.6%

Cơ cấu tiêu thụ điện năng năm 2013-Nguồn EVN

Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàngCông nghiệp, xây dựngQuản lý, tiêu dùng dân cưNông, lâm, ngư nghiệpCác hoạt động khác

% tiêu thụ điện lớn nhất thuộc về ngành công nghiệp và xây dựng chứng tỏ nền kinh tế VN đang chuyển dịch sang ngành có giá trị kinh tế cao hơn.Tuy nhiên thực tế ngành này chỉ đóng góp cho GDP là 41,2% - đây là kết quả chưa tương xứng.

Mô hình 5 nhân tố tác động tới ngành1.Áp lực từ phía nhà cung cấp:

_Yếu tố thời tiết quyết định lớn đến thủy điện :Những năm trở lại đây, thiên tai biểu hiện khá rõ nét và VN là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, chính vì thế mùa mưa và mùa khô ở VN diễn ra phức tạp hơn.Tháng 10 vừa qua các nhà máy thủy điện gặp khó khăn khi khô hạn chưa từng thấy trong 100 năm qua.Các hồ thủy điện gần như cạn kiệt đã ảnh hưởng rất lớn đến lượng thủy điện cung cấp cho cả nước.

_Trữ lượng than dần cạn kiệt tạo áp lực tăng giá điện: Đối với các nhà máy nhiệt điện, áp lực từ phía nhà cung cấp là chi phí sản xuất đầu vào tăng, mà cụ thể là giá than. Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), đơn vị duy nhất được phép khai thác than Việt Nam đã đề nghị tăng giá than theo lộ trình 2 bước trong năm 2010. Theo đó áp lực chuyển sang các nhà máy nhiệt điện, chi phí sx đầu vào tăng-cụ thể là giá than tăng 28% vào ngày 1/3/2010 khiến giá điện cũng tăng 6,8%.Tuy nhiên, sản lượng khai thác cũng dần cạn kiệt nên việc nhập khẩu là ko thể tránh

Page 6:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

khỏi với mức giá đắt hơn khoảng 50% giá than trong nước dẫn đến cp sx điện từ than tăng lên rất nhiều kéo theo giá điện vì thế cũng leo thang.

2.Áp lực từ phía khách hàng

_EVN hoạt động với vai trò vừa là nhà đầu tư, nhà sản xuất và phân phối. Do đó, khách hàng của các công ty sản xuất điện cũng chính là EVN.Chính cơ chế vừa sản xuất vừa kinh doanh khiến cho EVN tạo áp lực từ phía cung cấp và khách hàng.

_Với tư cách là khách hàng của các công ty sản xuất điện, EVN có khả năng áp đặt giá do bất kỳ thay đổi nâng giá điện nào cũng phải được các công ty sản xuất trình công văn lên EVN và vai trò là bình ổn giá điện trên thị trường, EVN và các công ty sản xuất sẽ thương lượng giá điện nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về EVN. Chính cơ chế độc quyền này đang là vấn đề nan giải khi một số các dự án không thể đi đến thống nhất về giá của sản phẩm và do đó làm chậm tiến trình thực hiện.

3.Cạnh tranh trong nội bộ ngành

_Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành Điện Việt Nam không thật sự mạnh mẽ do hai nguyên nhân chính:

+Thứ nhất là do cầu về điện luôn lớn hơn cung, khiến sản lượng tiêu thụ điện luôn thiếu và dẫn đến tình trạng cắt điện trong những ngày cao điểm. Do đó, các công ty trong ngành không phải lo ngại về cầu tiêu thụ.Nhà nước cũng như EVN đều khuyến khích có thêm các nhà máy sản xuất điện riêng phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động tiêu hao năng lượng điện lớn như xi măng, thép.

+Thứ hai đó là các công ty trong ngành chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng giá, nhưng giá lại không do chính công ty này quyết định mà là EVN. Điều này đã và đang tạo ra sự mâu thuẫn, khi một mặt muốn các doanh nghiệp tiêu hao nhiều điện năng phải chịu trách nhiệm xây dựng nhà máy sản xuất điện phục vụ chính hoạt động của mình, nhưng cơ chế kiểm soát sản lượng và giá lại thuộc về EVN.

4.Áp lực từ các công ty mới gia nhập ngành

_Khả năng gia nhập ngành Điện không dễ dàng khi áp lực lên các doanh nghiệp mới này rất lớn.Một công ty trước khi tham gia vào ngành, cần phải xác định rõ

Page 7:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

tiềm lực tài chính của mình và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư lớn.Chi phí đầu tư cho công nghệ cao, lựa chọn vị trí địa lý, tìm kiếm nguồn nhiên liệu đáp ứng đòi hỏi khắt khe của ngành Điện là rất khó khăn.

_ Mặt khác, thời gian hoàn thành một nhà máy đến khi đi vào hoạt động thường kéo dài vài năm, do đó, thời gian thu hồi chi phí sẽ lâu hơn.

_Liên quan tới pháp luật, các thủ tục hành lang pháp lý gia nhập ngành vẫn tạo ra một rào cản đối với các công ty.Một khi đã gia nhập ngành, với cơ chế hoạt động như hiện nay, các công ty còn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của EVN về cả sản lượng lẫn giá thành.

5.Áp lực từ sản phẩm thay thế

_Trong tương lai sẽ có các nguồn điện từ năng lượng tái tạo:Với chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, ứng dụng năng lượng đã và sẽ được chú trọng phát triển nhằm từng bước thay thế dần các nguồn năng lượng truyền thống, một số nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời và gió đã được áp dụng tại Việt Nam hay điện nguyên tử, mặc dù còn sơ khai, song áp lực từ sản phẩm thay thế trong tương lai của thủy điện và nhiệt điện khá cao.

Phân tích SWOT ngành Điện1.Điểm mạnh

- Ngành Điện là một trong số những ngành trọng điểm quốc gia và phát triển sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam.Ngành luôn nhận được sự quan tâm của Nhà nước, người dân, những người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm.

- Khung chính sách của Nhà nước mở ra nhiều cơ hội gia nhập ngành Điện khi chủ trương tiến tới một môi trường cạnh tranh và các nguồn năng lượng sạch như gió, mặt trời...

2.Điểm yếu

- Sự quản lý chồng chéo đang là một trong những nguyên nhân chính làm trì trệ sự phát triển của ngành. Hiện tại, 2 tổng công ty lớn là Petro Vietnam và Than Khoáng Sản đang vừa thực hiện bán khí, than vừa bán điện cho EVN. Các công ty sản xuất điện không được bán điện trực tiếp tới người tiêu dùng mà phải thông qua EVN. Do đó, EVN vừa giữ vai trò là người điều hành, vừa là tổ chức kinh doanh.

Page 8:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

- Sự khó khăn trong vấn đề định giá trong hợp đồng mua bán điện gây cản trở cho hoạt động của các dự án.

- Cơ chế đấu thầu phức tạp khiến các chủ đầu tư phải lựa chọn các gói thầu EPC với thời gian thi công dài. Do đó, hiệu quả của công trình không cao. Hệ quả là một số nhà máy nhiệt điện đang phải ngừng hoạt động nhằm sửa chữa các khiếm khuyết chưa vận hành trở lại.

- Sự chậm chễ trong công tác quy hoạch hạ tầng cơ sở giữa các ngành khiến nhiều dự án nhiệt điện phải chờ đợi. Thủ tục hành chính còn phức tạp.

- Vốn đầu tư vào ngành còn hạn chế, trình độ nguồn nhân lực và công nghệ chưa phát triển phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của một nền kinh tế.

3.Cơ hội

_Cầu luôn vượt quá cung, trong khi sự cạnh tranh trong ngành Điện còn yếu.

- Việt Nam đang tiến tới một môi trường cạnh tranh trong ngành Điện tạo cơ hội tham gia cho các doanh nghiệp tư nhân.

- Các công ty cũng có cơ hội tham gia vào các dự án sản xuất điện từ nguồn năng lượng sạch được Chính phủ Việt Nam khuyến khích.

4.Thách thức

- Thời tiết diễn biến phức tạp, các nguồn nhiên liệu như: than, khí, dầu ngày càng khó khăn trong việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác. Đặc biệt than được dự báo là không đáp ứng đủ cho sản xuất điện và sẽ phải nhập khẩu từ năm 2015 với giá cao hơn rất nhiều.

- Giá điện thấp chưa tiếp cận được giá thị trường và bị chi phối nên cản trở thu hút đầu tư từ các công ty ngoài ngành và nước ngoài. Trong suốt 14 năm nay, ngành Điện không có sự tham gia của công ty nước ngoài nào.

- Quá trình tái cơ cấu EVN vẫn đang là một nút thắt cho tính cạnh tranh của ngành Điện Việt Nam, đặt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện thương phẩm ngày một cao theo yêu cầu phát triển kinh tế.

**Các chiến lược cung cấp điện của EVN trong thời gian tới:

A-Chiến lược dài hạn:

Đầu tư Điện hạt nhân,năm 2014 bắt đầu khởi công để phục vụ cho nhu cầu điện quốc gia.

Page 9:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

Gửi ra nước ngoài đào tạo hơn 3000 nhân lực để phục vụ cho Điện Hạt Nhân.

Tìm thêm dự án khác để tìm nguồn năng lượng khác hỗ trợ như năng lượng gió.

B-Chiến lược trung hạn:

 Tăng cường xây dựng thêm các công trình nhà máy điện công suất lớn.

Cải tiến kĩ thuật sản xuất điện hiện tại.

Cổ phần hoá công ty Nhà nước tìm thêm vốn đầu tư (Việc này nên làm để minh bạch hoá những gì nhà đèn đang làm )

Nhu cầu điện tăng cao phá vỡ thế độc quyền của ngành Điện,sẽ phải kí kết hợp đồng mua điện  từ nước ngoại dài

hạn,gần gũi nhất là từ TQ.

C-Chiến lược ngắn hạn:

Lập đàn cầu cúng mong trời mưa nhiều hơn và mùa mưa diễn ra lâu hơn.

Mua điện thêm từ ông bạn khổng lồ TQ (Túng quá thì cho công binh ra đặt bom nổ mấy cái đập ở bển là dư xài rồi.)

Tăng thời gian cúp điện không cần báo trước để giảm tải nhu cầu tiêu thụ điện khi quá tải.

Tăng giá điện để tăng cường ý thức  tiết kiệm điện của người dân.

Vụ cúp điện vô tội vạ mà không thèm báo trước giờ đây đã trở thành một cái gì đó hình thành ở nếp nhăn trên não người dân

rồi.Con người thích nghi nhanh lắm,bằng chứng là giờ đây cúp điện 1 phát là đi đâu cũng nghe tiếng máy phát điện kêu um trời.

Đầu tư kinh doanh máy phát điện đã đang và sẽ trở thành khoản đầu tư cực kì lợi nhuận.

Xăng dầu sắp cạn kiệt,cho nên chuyện nhu cầu xài máy phát điện nhiều cũng dẫn theo nhu cầu xăng dầu tăng cao,cái gì

có cầu>cung ắt sẽ có cách điều chỉnh:xăng dầu tăng giá –>khoản này ai kinh doanh xăng dầu ăn đậm

Tăng giá điện,đầu tiên sẽ là đánh vào điện sản xuất,chi phí sản xuất tăng–>giá thành phẩm tăng–>bài ca tăng giá tiếp

tục,kéo theo hàng loạt thứ tăng theo.Lạm phát là điều không tránh khỏi,vấn đề là bao nhiêu con số % đây.Bởi vậy ai

có $ có vàng thì lo mà tích trữ,hoặc dư tiền không biết làm gì thì lo mà đầu cơ mua vàng hoặc $ đi hén.(từ giờ đến cuối

năm vàng nó vọt lên 32tr/lượng cũng dám lắm).Hoặc có thành phẩm thì lo mà tích trữ để đầu cơ,hoạ hoằn đến lúc cùng

cực thì người ta cũng mua hàng giống thời kì đồ đá thôi.

TQ nó làm mấy cái đập đầu nguồn,chặn nước sạch bách đâm ra nhu cầu về nước cũng cao lắm.Nước-hàng free,cha

chung không ai khóc,đâm ra sẽ có lúc giá trị của  nước còn quý hơn cả kim cương,nên giờ cũng phải suy nghĩ về chuyện

kinh doanh nước đi là vừa hen.

Tóm lại,hiệu ứng domino từ hiện tượng toàn cầu hoá bắt đầu từ Trung Quốc đã ảnh hưởng và lan rộng và hiện hữu ngay trong các

quốc gia lân cận rồi.Chưa biết tương lai ra sao vì không nói trước được mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ của việc biến đổi thời tiết tất

cả cùng gánh chịu tác hại,cuộc chơi vẫn tiếp tục,xã hội tiếp tục phân hoá,người giàu thì sẽ giàu hơn,và người ngèo thì sẽ nghèo vô

cùng.Sẽ có lúc,cuộc đời chỉ còn những người giàu chơi với nhau mà thôi.Vì sao ư,ngèo chết hết rồi!

Page 10:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

I.NGÀNH THỦY SẢN1. Tổng quan ngành

Năm 1981, thủy sản là ngành kinh tế đầu tiên được Chính phủ Việt Nam cho phép vận dụng cơ chế kinh tế thị trường trong sản xuất và kinh doanh.Từ năm 1986, bước vào thời kỳ đổi mới, thị trường xuất khẩu thủy sản mở rộng và tăng trưởng với tốc độ nhanh, mở đường cho quá trình chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất công nghiệp và khai thác đánh bắt, chăn nuôi.

Với đường bờ biển dài hơn 3.200km, vùng đặc quyền knh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2, và vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Mặt nước thuộc chủ quyền của Việt Nam ước tính có xấp xỉ 2000 loài thủy hải sản, trong đó có 130 loài có giá trị thương mại cao. Trữ lượng thủy hải sản của Việt Nam được ước tính khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn.

Việt Nam có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo ra thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Xuất khẩu thủy sản, do đó, trở thành một trong những lĩnh vực của nền kinh tế.

Sản xuất, xuất khẩu thủy hải sản là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm nhiều hoạt động mang tính nông nghiệp, công nghiệp cũng như thương mại, dịch vụ liên quan tới các khâu của quá trình sản xuất như đóng, sửa chữa thuyền cá, sản xuất lưới, ngư cụ, các thiết bị chế biến, bảo quản thủy sản hay các ngành chăn nuôi. Sản xuất và chế biến thủy sản cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm và an sinh xã hội. Năm 2009, sản xuất thủy sản chiếm 7,65% giá trị GDP theo giá thực tế, đồng thời thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của VN.

Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế(đvt: Tỷ VND)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013.00000

50000.00000

100000.00000

150000.00000

200000.00000

250000.00000

300000.00000

350000.00000

400000.00000

450000.00000

Nguồn: Tổng cục thống kê

Page 11:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng về chủng loại, từ cá fillet đông lạnh đơn giản tới các sản phẩm chế biến như sushi, sashimi, chất lượng tốt để đáp ứng sự đòi hỏi và khó tính của các thị trường tiêu thụ như Nhật Bản, Châu Á, EU. Mặc dù có nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại, tuy nhiên 2 sản phẩm đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của ngành cũng như là 2 sản phẩm xuất khẩu chính là Cá tra, cá basa(cá da trơn) và tôm.

 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng đạt 660 triệu USD, tăng 10,1% so với tháng trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng lên 4,05 tỷ USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2012. Với mức tăng cao trong tháng 8/2013 và theo chu kỳ xuất khẩu, mặt hàng này được kỳ vọng sẽ đạt mức xuất khẩu tốt trong những tháng cuối năm.2. Chu kỳ sống của ngành Thủy Sản Việt Nam

Ngành thủy sản của VN đã ra đời từ rất lâu, nhưng tới giai đoạn sau năm1990 khi được đầu tư và phát triển mới cạnh tranh được các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là giai đoạn mà ngành thuỷ sản được đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, từ con số 0 trên bản đồ thuỷ sản thế giới những năm trước 1990 đến năm 1999 tổ chức lương thực thế giới đã xếp Việt Nam vào vị trí thứ 29 trên thế giới và thứ 4 trong các nước ASEAN sau Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, đến năm 2008 ngành thuỷ sản Việt Nam vươn lên đứng vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản trên thế giới, đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản, và đứng thứ 6 về giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên thế giới.

Page 12:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

Nguồn: Tổng cục thống kê

(Nguồn: Tổng Cục thống kê)

Từ đồ thị trên cho thấy ngành thủy sản của Việt Nam tăng trưởng nhanh qua các năm đặc biệt tăng mạnh từ năm 2009-2013 là 11% lên 39% và đang ở trong giai đoạn của sự phát triển.Có thể thấy năm 2014 là năm đầy tiềm năng cho sự phát triển của ngành thủy hải sản VN. Gọi là tiềm năng nếu Việt Nam có những chính sách cụ thể trong việc đa dạng hóa sản phẩm cũng như thị trường xuất khẩu, và đặc biệt là có những chính sách đồng bộ, cụ thể để giúp các doanh nghiệp nhập khẩu vượt qua các rào cản của các biện pháp bảo hộ mà phía nhà nhập khẩu đưa ra, đặc biệt là nghị định EC 1005/2008 của EU.Nếu đáp ứng được các chính sách mà nhà nhập khẩu yêu cầu, Việt Nam sẽ khẳng định được chỗ đứng, cũng như là cơ hội lớn để cạnh tranh và mở rộng thị phần ở các thị trường khó tính này. Do đó các doanh nghiệp sản xuất thủy sản Việt Nam có nhiều cơ hội và thách thức trong giai đoạn phát triển này.Việc đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp này khá hợp lý vì không có nhiều biến động.

3. Phân tích môi trường cạnh tranh trong ngành 3.1. Các yếu tố cạnh tranhCác yếu tố cạnh tranh được phân tích theo mô hình của Porter bao gồm 5 nhân tố tác động đến cấu trúc cạnh tranh trong một ngành kinh tế.- Sức mạnh mặc cả từ phía nhà cung cấp

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thực tế ngành thủy sản năm 2005-2013

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm

%

Tốc độtăngtrưởng(%)

Page 13:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

- Sức mạnh mặc cả từ phía người mua- Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong ngành- Áp lực từ phía các sản phẩm thay thế- Áp lực từ phía các doanh nghiệp mới tham gia

Sức mặc cả từ phía nhà cung cấp: Lợi nhuận của ngành cũng bị ảnh hưởng bởi quyết định của nhà cung cấp, bởi vì các nhà cung cấp có thể thay đổi giá cả cũng như dịch vụ cung cấp cho ngành.

Sức mạnh mặc cả từ phía người mua: Yếu tố này xuất phát từ thị trường đầu ra của ngành. Người mua có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của một ngành bởi vì học có thể mặc cả làm giảm giá, hoặc yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao hơn. Người mua sẽ có tác động rất lớn khi họ mua khối lượng hàng hóa lớn.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: Đối với phân tích ngành, cần phải phán đoán sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Các mức độ cạnh tranh có thể là rất mạnh và đang tăng; yếu hay đang suy giảm; hoặc ổn định. Khi thiết lập sản lượng và quy mô của các doanh nghiệp trong ngành, cần phải tính tới sản lượng và quy mô của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài bởi thị trường mang tính toàn cầu. Hơn thế nữa, mức độ tăng trưởng chậm làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để có được thị phần. Chi phí cố định cao làm cho các doanh nghiệp muốn bán được nhiều hàng càng nhiều hàng càng tốt, điều đó có thể dẫn đến sự cắt giảm giá và một sự cạnh tranh lớn hơn. Cuối cùng, những rào cản hiện tại, như những điều kiện đặc biệt hoặc những thỏa thuận lao động, sự kiểm soát của Chính phủ và yếu tố Hiệp hội có thể giữ cho các doanh nghiệp ở lại trong ngành mặc dù tỷ lệ lợi nhuận dưới mức trung bình hoặc âm.

Áp lực từ phía các sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế làm cho lợi nhuận tiềm năng của ngành giới hạn bởi vì chúng giới hạn mức giá cả các sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành do vậy doanh thu tăng lên không chắc đắp nổi các chi phí phát sinh them. Mặc dù hầu hết mọi thứ đều có ít nhất 1 sản phẩm thay thế, song cần phải xem xét giá cả cũng như các tính năng của những loại hàng hóa thay thế đó tác động đến doanh thu và lợi nhuận của ngành như thế nào.

Áp lực từ phía các doanh nghiệp mới tham gia: Mặc dù một ngành có thể có ít những đối thủ cạnh tranh, song vẫn phải xác định những doanh nghiệp có khả năng tham gia vào ngành và tạo ra sự cạnh tranh mới. Mức rào cản càng cao như: giá hiện thành thấp; sự kiểm soát, chính sách ưu đãi hay hạn chế, áp lực từ việc phân phối đầu tư, phát triển sản phẩm mới…khiến cho áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh càng thấp.Nếu không có các rào cản thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn.3.2 Môi trường cạnh tranh trong ngành Thủy sản Việt Nam

Sức mạnh từ phía nhà cung cấp: Trung bìnhHiện nay nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam theo các hình

thức sau :- Từ trại nuôi của các doanh nghiệp- Đầu tư, hợp tác nuôi theo chương trình, bao tiêu và phân lợi nhuận với 1 số người nuôi- Ký hợp đồng mua cá với người nuôi- Nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài…

Page 14:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

Mặc dù Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài hơn 3260km, với nhiều vũng vịnh, nhiều nơi nuôi trồng thủy sản…nhưng thủy sản Việt Nam luôn gặp phải tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, đặc biệt là thủy sản khai thác và tôm nguyên liệu, trong khi nguồn cung cầu nguyên liệu cá tra luôn không ổn định. Tình hình bất ổn trên Biển Đông gần đây đã phần nào hạn chế lượng tàu cá ra khơi khai thác thủy sản, cùng với việc các thương nhân Trung Quốc tăng cường gom hàng thủy sản ngay ngoài biển cũng như tới tận các bến cá và cảng cá trên đất liền của nước ta, thu mua với giá cao để tranh giành với doanh nghiệp Việt Nam khiến cho nguồn nguyên liệu thủy sản khai thác vốn đã hạn chế nay lại càng gay gắt hơn.Tình trạng này đẩy giá thu mua nguyên liệu trong nước tăng lên,khiến các doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn.Dịch bệnh tràn lan khiến cho nguồn nguyên liệu trở lên khan hiếm, và không đáp ứng được yêu cầu nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu điều này khiến một số doanh nghiệp Việt Nam tìm nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu để phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản.

Áp lực từ phía người mua: CaoEU, Hoa Kỳ và Nhật Bản …là những thị trường trọng yếu, chiếm phần lớn tỷ trọng

xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.Trong năm 2011, Thị trường EU chiếm 22,5% kim ngạch, tăng 15% trong đó một

số quốc gia như Đức, Ý, Hà Lan có sự tăng trưởng cao, lần lượt đạt 19%, 38% và 26%. Đây là kết quả ấn tượng của những nỗ lực mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nếu xét trong bối cảnh khu vực này đang gặp rất nhiều bất ổn về kinh tế, và nhiều quốc gia đang thắt chặt chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách.

Tại khu vực châu Á, Nhật Bản là thị trường truyền thống của doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên giá trị xuất khẩu sang quốc gia này chỉ tăng khiêm tốn 7,5% so với năm 2010 và chiếm 16% kim ngạch.

Tuy nhiên, nếu xét riên lẻ thì Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam với giá trị nhập khẩu đạt 954 USD, tăng 23% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 19% tổng kim ngạch.

Việc 3 thị trường khó tính là Mỹ, EU, Nhật Bản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam bị lệ thuộc manh vào chính sách nhập khẩu ở những thị trường này.

Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong ngành: CaoThị trường xuất khẩu hải sản của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Ngày

càng nhiều công ty ra đời và dần khẳng định vị trí thương hiệu của mình mà còn vươn ra tâm thế giới.

Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC): là doanh nghiệp sản xuất cá tra hàng đầu, doanh thu lũy kế 9 tháng năm 2011 đạt trên 3000 tỷ đồng, tương đương cả năm 2010, tăng trưởng 39% so với cùng kỳ. Với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đạt 135 triệu USD, VHC tiếp tục duy trì vị trí số một về xuất khẩu cá tra. Thị trường xuất khẩu chính của VHC hiện là Mỹ (40%), EU (35%)

Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG): Thành lập năm 2003 với vốn điều lệ 32 tỷ đồng, thông qua chiến lược mùa các công ty khác trong ngành, đến nay HVG đã sở hữu 12 nhà máy với tổng công suất chế biến 1.700 tấn nguyên liệu/ ngày, HVG được xem là công ty lớn nhất về xuất khẩu cá tra tại Việt Nam.Thị trường xuất khẩu chính của HVG là

Page 15:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

EU(40%), Mỹ và Mexico (22%), Trung Đông (8%) được xem là 1 đối thủ đáng gờm của VHCCông ty cổ phần XNK thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) : Thành lập 2003 và chính thức đi vào hoạt động năm 4/2005 và đến nay ACL xếp thứ 9 về kim ngạch xuất nhập khẩu cá tra cả nước. Từ 2005 doanh thu của ACL tăng trưởng qua các năm với mức độ bình quân hàng năm đạt mức cao 65%. Ngoài thị trường xuất khẩu là Trung Đông (60%) , EU (20%) và cá tra fillet ( chiếm tới 90% doanh thu) hiện được ACL cũng xuất khẩu sang Braxin và Mỹ.

Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (MPC) : là một tập đoàn với 8 công ty thành viên hoạt động theo chu trình khép kín từ khâu con giống, chế phẩm vi sinh cho nuôi trồng, chế biến xuất khẩu. Từ nhiều năm qua MPC luôn là doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam. Hiện tại, giá trị xuất khẩu của MPC chiếm 5,5% giá trị toàn ngành và 14,3% giá trị xuất khẩu tôm cả nước. Mỹ là thị trường chính chiếm khoảng 45%, tiếp đến là Nhật (15%) , EU(12%), Hàn Quốc (12%).

Áp lực từ phía các sản phẩm thay thế: Trung bìnhMặt hàng thủy sản của Việt Nam khá đa dạng và phong phú. Tuy chỉ tập trung vào

mặt hàng chủ lực cá tra, cá basa, tôm nhưng vẫn có những mặt hàng chế biến từ hải sản như cá tra nhồi mousse khoai tây,fillet cá chẽm….Hiện nay các nhà khoa học đã có công trình nghiên cứu cho thấy ăn các loại thịt trắng sẽ có lợi cho sức khỏe hơn là các loại thịt đỏ ( thịt heo, thị bò…) do đó xu hướng của các gia đình là chuyển sang các món cá cho bữa ăn gia đình.

Áp lực từ phía các doanh nghiệp mới tham gia: ThấpViệt Nam là một nước có bờ biển dài và nhiều ngư trường với trữ lượng cá dồi

dào, do đó ngành thủy hải sản là một trong những ngành có đóng góp to lớn cho kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta. Ngành chế biến và xuất khẩu thủy hải sản mang lại khá nhiều lợi nhuận hấp dẫn cho các công ty mới gia nhập ngành. Tuy nhiên rào cản gia nhập ngành này không phải là thấp. Các công ty chế biến thủy hải sản nước ta phần lớn dành sản cho xuất khẩu. Do đó các công ty mới gia nhập ngành sẽ không nhận được sự tin tưởng từ các khách hàng nước ngoài.Đây là lĩnh vực thực phẩm , nên các khách hàng sẽ có sự trung thành nhất định với các nhãn hàng có uy tín được chứng nhận về vệ sinh an toàn thưc phẩm…Ngoài ra phí để chuyển đôi ngành nghề là khá cao. Chi phí đầu tư cho việc mua máy móc, dây chuyền chế biến đông lạnh hơp tiêu chuẩn là khá cao. Tuy vậy nếu không tiếp tục kinh doanh thủy hải sản thì những máy móc không thể bất cứ dùng cho ngành nghề nào khác. Do đó, doanh nghiệp sẽ mất một khoản chi phí khá lớn.

III.Phân tích SWOT ngành thủy sản1.Điểm mạnh:_Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở nước ta rất thuận lợi để phát triển._Nguồn nhân công dồi dào, dày kinh nghiệm và chi phí nhân công rẻ._Sản phẩm ngành thủy sản đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu._Thương hiệu thủy sản VN ngày càng phát triển trên thị trường quốc tế._Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền dành nhìu sự quan tâm cho ngành này.2.Điểm yếu:_Phụ thuộc và chịu ảnh hưởng rất nhiều vào môi trường, khí hậu, thời tiết.

Page 16:  · Web viewdoanh và phát triển kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi ngành điện luôn được coi ngành then chốt, trọng điểm, nhận

_Chưa xây dựng được thương hiệu mạnh có khản năng cạnh tranh trên trường QT_Sự mất cân đối giữa nguyên liệu đầu vào và chế biến xuất khẩu_Nguồn lao động có chuyên môn, tay nghề cao trong ngành còn hạn chế_Chưa đáp ứng về vệ sinh an toàn, chất lượng môi trường sống_Nguồn thức ăn cung cấp cho nuôi trồng thủy sản còn ít, chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài._Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu3.Cơ hội:_Là ngành kinh tế tiềm năng của quốc gia được sự hỗ trợ từ chính phủ, và các quốc gia khác ( Nhật, Hà Lan…) _Là thành viên của FAO, gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, thị trường rộng mở hơn. _Nhiều thị trường tiềm năng có tốc độ phát triển cao nếu biết khai thác tốt: Đức, Nga, Hàn Quốc. _Tiếp cận môi trường công nghệ thông tin phát triển mạnh thúc đẩy xúc tiến thương mại cho ngành. _Diễn biến dịch bệnh phức tạp, trên diện rộng của các sản phẩm thực phẩm thay thế gia súc và gia cầm. Cơ hội để tạo thói quen tiêu dùng thực phẩm từ thủy sản cho người dân.4.Thách thức:

_Thị trường thủy sản các nước trong khu vực và trên thế giới cạnh tranh rất mạnh.

_ Xuất hiện nhiều rào kỹ thuật và thương mại ngày càng chặt chẽ, với các quy định về dư lượng kháng sinh,an toàn vệ sinh thực phẩm, về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, về kiểm dịch.

KẾT LUẬN _Đang có xu hướng xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế trong ngành, và trên môi trường cạnh tranh giữa các công ty thủy sản thế giới