thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/ren-ki... · web view- giao...

26
Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG THÍ NGHIỆM VẬT LÝ 7 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC. A. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học . Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra ,đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ quan trọng ở các cấp học nhằm đào tạo những con người tích cực, Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 1

Upload: others

Post on 01-Jan-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG THÍ NGHIỆM VẬT LÝ 7 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO

CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình

giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ

quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học . Để đảm bảo được điều

đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học

theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn

luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách

đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá

năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra ,đánh giá

kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động

kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ quan trọng ở các cấp học nhằm

đào tạo những con người tích cực, tự giác, sáng tạo, tự rèn luyện kỹ năng, đem

lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh.

Ta đã biết môn Vật lý là bộ môn thực nghiệm, việc sử dụng thí nghiệm

trong giảng dạy là rất cần thiết, nội dung kiến thức mới được hình thành phần

lớn thông qua các thí nghiệm thực hành.

Để đạt được điều đó thì việc giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng đồ

dùng đối với thí nghiệm và thực hiện các thí nghiệm trong mỗi bài học là rất

quan trọng, nó có thể quyết định đến việc thành công tiết dạy hay không.

Trong các năm gần đây, điều kiện giảng dạy và học tập của giáo viên và

học sinh ngày càng được cải thiện về cơ sở vật chất, nhà trường trang bị tương

đối đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, cũng như trình độ của giáo

viên ngày càng được nâng cao .

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 1

Page 2: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Nhà trường chủ trương tăng cường hoạt động tự làm thiết bị dạy học của giáo

viên và học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự chủ động, sáng tạo của GV và

HS trong hoạt động dạy và học ở tại trường. Với những tác động tích cực từ các

lãnh đạo nhà trường, chúng ta đã nhận thức và đổi mới phương pháp dạy học,

kiểm tra đánh giá để có những chuyển biến tích cực, góp phần làm cho chất

lượng giáo dục dạy và học ở trường ngày càng được nâng cao.

Qua đó, tôi nhận thấy rằng tầm quan trọng của việc dạy học các tiết dạy có

thí nghiệm , phải hướng học sinh hình thành năng lực đưa ra phương án thí

nghiệm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng

lực tính toán, rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng

hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, giúp học sinh tăng cường phối hợp học tập theo

nhóm với phương châm tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều

hơn và thảo luận nhiều hơn.

Nhưng qua thực tế tôi nhận thấy rằng một số học sinh chưa định hướng và

rất lúng túng trong việc đề xuất đưa ra phương án thí nghiệm và làm thí nghiệm,

Có thông qua thí nghiệm, ta xây dựng được những biểu tượng cụ thể về sự

vật và hiện tượng mà không một lời lẽ nào có thể mô tả đầy đủ được. Những

biểu tượng này sẽ là nền tảng để học sinh tiếp thu được những lí thuyết trừu

tượng. Trong thực hành, không những các kĩ năng thực hành như quan sát, sử

dụng dụng cụ vật lí, lắp ráp thí nghiệm, vẽ đồ thị, xác định sai số ... được rèn

luyện, mà cả óc suy đoán, tư duy lí luận và nhất là tư duy vật lí cũng được phát

triển mạnh . Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.Với mong muốn giúp các em

tìm ra cách sử dụng dụng cụ thí nghiệm hiệu quả, khai thác triệt để công dụng và

chức năng của dụng cụ thí nghiệm trong việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức mới

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn vật lý nói

riêng.Trong khuôn khổ đề tài, tôi chỉ đề cập đến mảng thí nghiệm thực hành

nhằm rèn cho các em kĩ năng làm thí nghiệm. Đề tài được áp dụng cho tất cả các

tiết dạy có sử dụng thí nghiệm thực hành môn vật lý ở khối lớp 7 tại trường

THCS Hoàng Sa.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 2

Page 3: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀĐầu năm giáo viên tổ chức tập huấn cho cán sự lớp và các sự bộ môn vật lý

một số nội dung sau:

- Đưa ra nội quy, quy định và nhiệm vụ cần thực hiện trong mỗi tiết học.

( NỘI QUY, QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HỌC SINH TRONG TIẾT HỌC )

1.Chuẩn bị bài cũ và xem trước bài mới.

2. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm trước khi vào tiết.

3. Nghiêm túc, hợp tác , đoàn kết giúp đỡ nhau khi làm thí nghiệm.

4. Tiến hành thí nghiệm theo đúng quy trình.

5. Bảo vệ dụng cụ thí nghiệm.

6. Thu dọn dụng cụ thí nghiệm, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp vào vị trí .

7. Giữ gìn vệ sinh phòng học.

- Quán triệt các em tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật cao trong khi làm

thí nghiệm.

- Phân chia nhóm và lịch thực hiện của các nhóm.

+ Mỗi lớp chia làm 4 nhóm, trong mỗi nhóm chọn ra 1 nhóm trưởng và

một nhóm phó. Nhóm trưởng có nhiệm vụ chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho tiết

học sau trước 2 ngày. Nhóm phó thu dọn, sắp xếp dụng cụ thí nghiệm về vị trí

cũ sau khi xong tiết học.

- Hướng dẫn các em nhận biết và phân biệt được dụng cụ thí nghiệm. Phần

này rất quan trọng nên giáo viên hướng dẫn một cách cụ thể cho các em biết.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM VẬT LÝ:

- Bước 1: Đặt ra kế họach thí nghiệm - Giáo viên chia nhóm, giao

nhiệm vụ cho các thành viên.

Giáo viên cần xác định chính xác mục đích của thí nghiệm cần tiến hành ,

xác định nhiệm vụ mà học sinh hoàn thành trong việc chuẩn bị thí nghiệm, trong

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 3

Page 4: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

việc tiến hành thí nghiệm và xử lí kết quả thí nghiệm , từ mục đích thí nghiệm

và vị trí của nó trong quá trình nhận thức của học sinh, lựa chọn phương án cần

biểu diễn .

* Làm việc theo nhóm:

- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

cụ thí nghiệm điều khiển các bạn trong nhóm cùng làm thí nghiệm. Nhóm phó

ghi chép lại các kết quả thí nghiệm, hiện tượng thí nghiệm cần quan tâm.

- Trong nhóm có đầy đủ đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu để các em

giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thí nghiệm .

- Các thành viên trong nhóm được nhóm trưởng phân công chịu trách

nhiệm một công việc nào đó.

- Mọi thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm để hoàn thành thí

nghiệm và đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm.

- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm

- Bước 2 : Chuẩn bị thí nghiệm- Xác định mục tiêu của thí nghiệm

Trong bước này giáo viên cần nghiên cứu kỹ lưỡng tính năng của các dụng

cụ thí nghiệm đã được lựa chọn và sử dụng thành thạo chúng. Trước giờ học,

phải kiểm tra sự họat động của dụng cụ sẽ sử dụng và thử lại các thí nghiệm sẽ

tiến hành, dù là thí nghiệm đơn giản nhất, kịp thời thay thế những bộ phận hỏng

hóc.

- Với các thí nghiệm đơn giản giáo viên có thể cho học sinh đọc sách giáo

khoa , sau đó các em thảo luận và nêu ra mục tiêu của thí nghiệm đó, song giáo

viên nhấn mạnh lại.

- Nếu các thí nghiệm khó và phức tạp thì giáo viên nên hướng dẫn các em

cụ thể hơn.

- Bước 3: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm:

+Phần giới thiệu dụng cụ thí nghiệm :

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 4

Page 5: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Yêu cầu giáo viên cần giới thiệu đầy đủ thông tin về các dụng cụ có trong

thí nghiệm. Cụ thể là tên gọi, đặc điểm mềm, dẻo, đàn hồi, chịu nhiệt, chịu

lực..nhằm giúp các em hiểu được tác dụng của mỗi đồ dùng và sử dụng các thiết

bị trên được hiệu quả và an toàn.

- Bước 4 : Thống nhất các bước thực hành - Tiến hành thí nghiệm

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần định hướng học sinh

vào những trọng điểm cần quan sát của thí nghiệm, để qua đó học sinh dể dàng

tiếp thu kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt kiến thức của học sinh, học sinh

nhận thức mục đích của thí nghiệm, đối với các thí nghiệm mang tính định

lượng, phải lập bảng ghi các giá trị đo hợp lí trước khi tiến hành thí nghiệm.

Trong suốt quá trình thí nghiệm, giáo viên cần phải theo dõi để kịp thời

hướng dẫn các em, khi tiến hành các thí nghiệm chưa rõ ràng học sinh chưa

nhận thấy hiện tượng cần quan sát, giáo viên cần cho thực hiện thí nghiệm nhiều

lần.

VI. PHẦN MINH HỌA:

Bài 1: Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng và vật sáng.Học sinh tự bố trí thí nghiệm như hình 1.2 a,b . Quan sát mảnh giấy trắng trong

hai trường hợp đèn sáng, đèn tắt. Các nhóm cho biết kết quả thí nghiệm.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 5

Page 6: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Bài 2: Sự truyền ánh sáng:Khi nghiên cứu về đường truyền của ánh sáng , đầu tiên giáo viên phải yêu cầu

học sinh đọc sgk thu thập thông tin để tìm hiểu mục đích của thí nghiệm, dụng

cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm. Giáo viên yêu cầu học sinh bố trí thí

nghiệm như hình 2.1 trong sgk và quan sát ánh sáng phát ra từ dây tóc đèn pin

bằng ống thẳng và ống cong, sau đó

nêu nhận xét.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 6

Page 7: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: Các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 5.2 để tìm ra tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng:

- Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn

không?

- Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?

- So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng

cách từ ảnh của điểm đó đến gương?

Bài 7:Gương cầu lồi:

Giáo viên đặt vấn đề: Nhìn vào gương phẳng ta thấy ảnh của mình ở trong

gương. Nếu gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu thì ta có

thể nhìn thấy ảnh của mình ở trong gương nữa không? Nếu có thì ảnh đó khác

ảnh trong gương phẳng như thế nào?

Học sinh tìm hiểu nội dung phần thí nghiệm trong sgk và nêu được:

- Mục đích của thí nghiệm. Dụng cụ thí nghiệm. Cách tiến hành thí nghiệm.

Các thành viên trong nhóm tự bố trí thí nghiệm, quan sát và đưa ra kết quả.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 7

Page 8: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Bài 12: Độ to của âm.

Giáo viên: Một vật dao động thường phát ra âm có độ cao nhất định.

Nhưng khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ?

Học sinh: Các em nghiên cứu thí nghiệm 1 và nêu được: Mục đích thí

nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành.

Giáo viên: Các nhóm tự tiến hành thí nghiệm dưới sự giám sát của giáo

viên, các em quan sát dao động của đầu thước và lắng nghe âm phát ra rồi điền

vào bảng 1.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 8

Page 9: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 9

Page 10: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 10

Page 11: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Bài 13: Môi trường truyền âm:

Sự truyền âm trong chất lỏng:

Học sinh tự bố trí thí nghiệm như hình 13.3 và rút ra nhận xét.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 11

Page 12: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát.

Học sinh đọc thí nghiệm 1 nêu phương án thí nghiệm. Các nhóm tiến hành thí

nghiệm và nêu hiện tượng quan sát được. Từ đó rút ra kết luận 1.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 12

Page 13: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 13

Page 14: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 14

Page 15: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Bài 19: Dòng điện – Nguồn điện.

Khi thực hành mắc mạch điện như hình 19.3 , giáo viên cho các em nhận biết

được : nguồn điện, bóng đèn, dây dẫn, công tắc.

Các nhóm thảo luận và mắc mạch điện như hình 19.3

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 15

Page 16: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 16

Page 17: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Trong thời gian đầu thực hiện, các em thường gặp khó khăn, giáo viên

luôn theo dõi, bám sát, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn. Các em dần

dần có kỹ năng và sử dụng dụng cụ thí nghiệm hiệu quả hơn. Những giải

pháp trên tôi đã thực hiện có hiệu quả trong những năm gần đây. Các em

được học đi đôi với hành, điều đó giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Do đó chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt.

C. KẾT LUẬN CHUNG

Để nâng cao chất lượng của việc dạy và học môn vật lí ở trường THCS, thì

việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm là rất cần thiết và có vai trò quan

trọng, quyết định đến chất lượng dạy và học của môn vật lí. Làm những thí

nghiệm từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh nắm vững hơn , mở rộng kiến

thức, từ đó nâng cao chất lượng học tập môn vật lí của học sinh .

Thực tế cho thấy, việc dạy học bộ môn Vật lý mà không sử dụng dụng cụ

thí nghiệm là chỉ dừng lại ở việc học lí thuyết suông xa rời thực tiễn. Bởi lẽ, khi

dạy môn Vật lý, ta đưa ra một dự đoán về một hiện tượng vật lý, một định luật

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 17

Page 18: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

vật lý hay một công thức thì cần phải chứng minh bằng thí nghiệm. Qua kết quả

thu được từ thí nghiệm các em khắc sâu được kiến thức, vận dụng kiến thức vào

thực tiễn hiệu quả hơn. Từ đó các em yêu thích môn học, có niềm đam mê

nghiên cứu, yêu cuộc sống và biết vươn lên trong học tập. Chính vì thế ứng

dụng đề tài vào thực dạy là góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục bộ môn và góp

phần rèn cho các em kĩ năng thực hành, kĩ năng sống. Bới lí thuyết chỉ là màu

xám còn cây đời mới mãi xanh tươi.

Qua tìm hiểu tình hình thực tế ở các tiết có làm thí nghiệm cho thấy học

sinh rất ham thích làm thí nghiệm, cũng chính vì sự ham thích đó mà có một số

em hay tò mò sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để làm những công việc khác

ngoài mục đích yêu cầu của bài thí nghiệm. Do đó cần phải quan tâm đến việc

làm thí nghiệm của học sinh ở các nhóm nhất là cho học sinh biết rõ được mục

đích thí nghiệm.

Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, qua đó học sinh

có thể trao đổi học tập lẫn nhau, giúp học sinh tự khẳng định mình, kiến thức các

em ghi nhớ lâu hơn, học sinh hứng thú học tập, bài học trở nên nhẹ nhàng

hơn ,tiết học hiệu quả hơn.

Trên đây là sáng kiến mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy môn vật lý trong

nhiều năm qua. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi sai sót, mong các

thầy cô, đồng nghiệp góp ý để sáng kiến này hoàn thiện hơn . Xin chân thành

cảm ơn.

Người viết

Đinh Thị Mỹ Dung

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 18

Page 19: thcshoangsast.edu.vnthcshoangsast.edu.vn/wp-content/uploads/2017/05/Ren-ki... · Web view- Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng, nhóm phó: Nhóm trưởng nhận, trả dụng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng thí nghiệm vật lý 7 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học.

Trường Thcs Hoàng Sa GV:Đinh Thị Mỹ Dung 19