phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · web...

88
1 Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TÍNH CHẤT, NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ 2 - 25 I. Một số văn bản pháp luật về PCCC 2 II. Tính chất của công tác PCCC 2 III. Nguyên tắc của công tác PCCC & CN, CH 4 IV. Trách nhiệm PCCC & CNCH 6 V. Tổ chức lực lượng PCCC 11 VI. Các hành vi vi phạm an toàn PCCC thường gặp 18 II KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 25 - 30 I. Một số kiến thức cơ bản 25 II. Các nguyên nhân gây cháy 27 III. Các biện pháp PCCC cơ bản 28 IV. Các phương pháp chữa cháy cơ bản 29 V. Dấu hiệu nhận biết và xử lý khi có cháy xảy ra 29 III AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG ĐIỆN 31 - 37 1. Nguyên nhân gây cháy 31 2. Biện pháp đề phòng 33 3. Biện pháp ứng cứu khi có cháy hay sự cố 36 IV GIỚI THIỆU PHƯƠNG TIỆN BÁO CHÁY, CHỮA CHÁY 37 - 57 Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Upload: others

Post on 30-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG TRANG

ICÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TÍNH CHẤT, NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ

2 - 25

I. Một số văn bản pháp luật về PCCC 2

II. Tính chất của công tác PCCC 2

III. Nguyên tắc của công tác PCCC & CN, CH 4

IV. Trách nhiệm PCCC & CNCH 6

V. Tổ chức lực lượng PCCC 11

VI. Các hành vi vi phạm an toàn PCCC thường gặp 18

II KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 25 - 30

I. Một số kiến thức cơ bản 25

II. Các nguyên nhân gây cháy 27

III. Các biện pháp PCCC cơ bản 28

IV. Các phương pháp chữa cháy cơ bản 29

V. Dấu hiệu nhận biết và xử lý khi có cháy xảy ra 29

III AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG ĐIỆN 31 - 37

1. Nguyên nhân gây cháy 31

2. Biện pháp đề phòng 33

3. Biện pháp ứng cứu khi có cháy hay sự cố 36

IV GIỚI THIỆU PHƯƠNG TIỆN BÁO CHÁY, CHỮA CHÁY 37 - 57

I. Giới thiệu hệ thống báo cháy tự động 37

II. Giới thiệu hệ thống chữa cháy tự động 43

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 2: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước (sprinkler; drencher, vách tường)

44

Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí khởi động bằng hệ thống báo cháy tự động

48

III. Bình chữa cháy 50-57

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 3: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

PHẦN ICÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TÍNH CHẤT,

NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ

I. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ PCCC & CNCH

- Luật phòng cháy và chữa cháy (luật PCCC) được Quốc hội khoá X, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực từ 4/10/2001- Luật số 40/2013/QH13: luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCCC (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2014)- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật PCCC.- Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 /11/ 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.- Thông tư số 11/2014/TT-BCA Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 35/2003/NĐ-CP NGÀY 04/4/2003 và nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật PCCC. (Có hiệu lực thi hành từ ngày 02/5/2014)- Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14/6/2012 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực phòng cháy và chữa cháy ( Hiệu lực từ 5/8/2012, gồm 5 chương 41 Điều).- Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 3/9/2009 Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.- Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.- Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTG ngày 15/10/2012 của thủ tướng chính phủ quy định về công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng PCCC.- Các quy chuẩn quốc gia và TCVN về PCCC.

II. TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC PCCC1. Tính chất quần chúng

Trong hoạt động hàng ngày, tại nơi làm việc cũng như nơi cư trú thường xuyên tồn tại lửa, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt và các loại chất cháy, như vậy hầu

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 4: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

như ở đâu, lúc nào cũng có đủ các yếu tố gây cháy. Do đó công tác PCCC mang tính chất quần chúng rất sâu sắc và tính xã hội hoá cao.

Theo thống kê cho thấy nguyên nhân gây cháy chủ yếu do con người thiếu ý thức hoặc kiến thức gây ra, nhưng cũng chính con người lại phát hiện cháy và tổ chức chữa cháy.

Cháy nguy hiểm và gây thiệt hại khôn lường, vì lợi ích thiết thân của mình mỗi người đều phải lo việc PCCC. Song cháy có thể lan từ nhà này sang nhà khác, công trình này sang công trình khác, do vậy, đối với việc chữa cháy, nhất là đối với những đám cháy lớn, phức tạp phải có nhiều người, nhiều lực lượng hợp sức mới dập tắt được. Do đó việc PCCC không phải là việc riêng của từng người, mà trở thành việc chung của toàn xã hội, phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC.2. Tính chất pháp chế

Công tác PCCC là một linh vực rất quan trọng và cấp thiết của toàn xã hội,

bởi vậy nó phải được thể chế hóa thành luật pháp để hướng dẫn và bắt buộc mọi

cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và cá nhân thực hiện thường xuyên, triệt để

mới đem lại hiệu quả.

Để đối phó với nạn cháy, các triều đại của Nhà nước Phong kiến Việt Nam

đều có ban hành Luật lệ quy định về phòng cháy và chữa cháy. Điển hình là Quốc

triều Hình luật có 3 chương quy định riêng về phòng cháy và chữa cháy đó là

Chương Tạp luật, Chương Cấm vệ và Chương Đạo tặc.

Để ngăn ngừa cháy xảy ra, đòi hỏi mọi cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và cá

nhân phải chấp hành triệt để các quy định an toàn PCCC, phải xác định việc

PCCC là trách nhiệm của chính mình, nhưng trong thực tiễn thì ý thức PCCC của

nhiều người còn chưa cao. Do đó, song song với các biện pháp tuyên truyền, vận

động, giáo dục, thuyết phục, phải thực hiện các biện pháp hành chính, cưỡng chế

để bắt buộc mọi người phải tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC.

Hệ thống các văn bản pháp luật về PCCC của nước ta hiện nay gồm:

- Luật PCCC; các luật khác có nội dung quy định về PCCC;

- Các nghị định của Chính phủ; chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về

công tác PCCC;

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 5: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Các thông tư, quyết định, chỉ thị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; nghị quyết của

HĐND các cấp; chỉ thị, quyết định của UBND các cấp về công tác PCCC;

- Các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn về PCCC.

3. Tính chất khoa học

Bản chất của sự cháy là phản ứng hóa học kèm theo tỏa nhiệt và phát ra ánh

sáng. Để sự cháy không biến thành đám cháy gây thiệt hại cho con người và để

dập tắt đám cháy cần phải áp dụng nhiều bộ môn khoa học, bao gồm cả khoa học

tự nhiên và khoa học xã hội.

4. Tính chất chiến đấu

Cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Để chữa cháy kịp thời và có hiệu quả,

phải tổ chức việc thường trực sẵn sàng chữa cháy 24/24 giờ với tinh thần sẵn sàng

chiến đấu cao.

Trong việc tổ chức chữa cháy rất nguy hiểm, vì dưới tác động của nhiệt độ

cao, nổ lý – hóa học (Bình gas, khí nén, …) phá hủy các cấu kiện của công trình bị

cháy dẫn đến sụp đổ một phần hoặc toàn bộ công trình, ngoài ra trong vùng cháy

sẽ tồn tại nhiều khói và khí độc,... do đó đòi hỏi người chữa cháy phải mưu trí,

dũng cảm, có kỷ luật cao, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh chỉ huy, có kỹ thuật

thành thạo áp dụng chiến thuật chữa cháy đúng đắn linh hoạt, hiệp đồng chặt chẽ

giữa các lực lượng để cứu người đang bị kẹt trong đám cháy, dập tắt đám cháy

nhanh nhất, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện tham gia chữa

cháy.

III. NGUYÊN TẮC CỦA CÔNG TÁC PCCC & CN, CH ( Điều 4 Luật PCCC )

Đúc kết từ kinh nghiệm và hoạt động thực tiễn, Luật PCCC đã đề ra 4

nguyên tắc hoạt động PCCC là:

1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC

Công tác PCCC là hoạt động mang tính xã hội rộng lớn, vì vậy phải coi đây

là sự nghiệp của toàn dân, là nghia vụ và trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, cơ

sở, hộ gia đình và mỗi cá nhân, có như vậy công tác PCCC mới đạt hiệu quả cao.

Phải tổ chức phát động thành phong trào để dân biết, dân bàn, dân làm, dân

kiểm tra trong mọi hoạt động PCCC.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 6: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

2. Trong hoạt động phong cháy và chưa cháy lấy phong ngưa là chính; phai tích cưc và chủ động phong ngưa, hạn chế đến mức thấp nhất các vu cháy xay ra và thiêt hại do cháy gây ra.

Trong hoạt động PCCC, công tác phòng ngừa phải đi trước, phải tổ chức

công tác phòng ngừa cháy, nổ triệt để, hiệu quả để làm giảm đến mức thấp nhất số

vụ cháy xảy ra. Công tác phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ phải tiến

hành đồng bộ từ công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân PCCC đến

việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện an toàn PCCC, kiểm tra phát hiện và tổ chức

khắc phục những sơ hở, thiếu sót, vi phạm quy định an toàn PCCC, xử lý những vi

phạm quy định an toàn PCCC…

Trong công tác phòng ngừa đã bao hàm ý nghia chuẩn bị các điều kiện cho

công tác chữa cháy và chống cháy lan.

3. Phai chuân bi săn sàng lưc lượng, phương tiên, phương án và các điêu kiên khác đê khi co cháy xay ra thi chưa cháy kip thơi, co hiêu qua.

Tuy xác định công tác phòng ngừa là chính nhưng không vì thế mà coi nhẹ

công tác chữa cháy, bởi vì cháy xảy ra do nhiều nguyên nhân, cho nên dù có làm

tốt công tác phòng ngừa đến đâu cũng vẫn có thể xảy ra cháy, do vậy phải chuẩn

bị sẵn sàng để chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.

Nguyên tắc này thể hiện tính chủ động trong hoạt động chữa cháy. Để chữa cháy

có hiệu quả cần phải chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về lực lượng, phương tiện và

việc tổ chức phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng chữa cháy. Mỗi vụ

cháy xảy ra đều có những đặc điểm khác nhau, vì vậy phải chú trọng công tác tổ

chức huấn luyện, thực tập các phương án chữa cháy thích hợp với từng loại hình

cơ sở, đồng thời phải trang bị phương tiện chữa cháy cần thiết đáp ứng yêu cầu

chữa cháy hiện nay.

4. Mọi hoạt động PCCC trước hết phai được thưc hiên và giai quyết bằng lưc lượng và phương tiên tại chỗ.

Thông thường khi đám cháy mới xảy ra thường là cháy nhỏ, nếu được phát

hiện kịp thời và có lực lượng, phương tiện tại chỗ thì việc dập tắt đám cháy rất

nhanh và đơn giản, nhưng nếu không phát hiện và không tổ chức chữa cháy kịp

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 7: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

thời thì đám cháy sẽ phát triển lớn, việc tổ chức chữa cháy rất khó khăn, phức tạp

và dẫn đến thiệt hại rất nghiêm trọng.

Do đó phải chủ động chuẩn bị lực lượng và phương tiện tại chỗ, trong đó

mỗi cơ quan, tổ chức, cơ sở phải thành lập lực lượng PCCC cơ sở để làm lực

lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC. Lực lượng này phải được tổ

chức chặt chẽ, huấn luyện kỹ để có đủ khả năng làm tốt công tác phòng ngừa và

chữa cháy tại chỗ kịp thời, có hiệu quả; đồng thời mỗi cơ quan, tổ chức và cơ sở

phải tự trang bị phương tiện PCCC cần thiết đáp ứng với yêu cầu PCCC tại chỗ và

phải sử dụng thành thạo các phương tiện đó.

IV. TRÁCH NHIỆM PCCC & CNCH

1. Trách nhiêm chung: (Điêu 5 Luật PCCC)

- PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh

thổ Cộng hoà xã hội chủ nghia Việt Nam;

- Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân

phòng, đội PCCC cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu;

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ

chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra PCCC trong phạm vi trách nhiệm của

mình;

- Lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động PCCC

của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

2. Trách nhiêm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Điêu 45 NĐ 35/NĐ-CP ngày 04/4/2003 )

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện công tác

PCCC và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về PCCC trong phạm vi

quản lý và thẩm quyền của mình;

- Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC;

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tổ chức hướng dẫn kiến thức về

PCCC; chỉ đạo xây dựng và duy trì phong trào quần chúng PCCC;

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 8: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động PCCC, trang bị phương tiện PCCC;

- Chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;

- Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ PCCC; thống kê, báo cáo Chính phủ và Bộ

Công an về PCCC.

3. Trách nhiêm của Bộ Công an (Điêu 46 NĐ 35/NĐ-CP ngày 04/4/2003 )

Bộ Công an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về PCCC trong

phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PCCC trên phạm

vi toàn quốc;

- Đề xuất ban hành, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC; hướng

dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các quy định về PCCC;

- Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về PCCC;

hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động PCCC;

- Tổ chức công tác thanh tra chuyên ngành về PCCC; giải quyết các khiếu nại, tố

cáo có liên quan đến linh vực PCCC trong phạm vi thẩm quyền;

- Thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự

án, công trình xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về

bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; kiểm định thiết bị, phương tiện phòng

cháy và chữa cháy, vật liệu chống cháy; (Nghị định 46 sửa đổi NĐ35)

- Tổ chức điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định về PCCC;

- Hướng dẫn chỉ đạo việc tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, lập và thực tập

phương án chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn hàng ngày;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện PCCC cho lực

lượng Cảnh sát PCCC; ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về trang bị, sử

dụng phương tiện PCCC;

- Xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC; tổ chức đào tạo cán bộ chuyên môn về

PCCC;

- Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ

trong linh vực PCCC;

- Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động PCCC;

- Tổ chức và kiểm tra hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động PCCC;Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 9: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các

điều ước quốc tế về hoạt động PCCC; thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan

đến hoạt động PCCC theo thẩm quyền.

4. Trách nhiêm của Uy ban nhân dân các cấp ( Điêu 47 NĐ 35/NĐ-CP ngày 04/4/2003)

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương;

b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;

c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;

d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

đ) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia;

f) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;

g) Thống kê, báo cáo ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.

2. Uỷ ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;

b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;

c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn, ấp, bản, tổ dân phố;

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 10: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định;

đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy;

e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;

g) Tổ chức chữa cháy và giải quyết hậu quả vụ cháy;

h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện

5. Trách nhiêm của ngươi đứng đầu cơ quan, tổ chức (Điêu 5 Luật PCCC và được cu thê tại điêu 3 NĐ 35/NĐ-CP ngày 04/4/2003 )

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý và nhiệm vụ quyền

hạn của mình có trách nhiệm:

- Ban hành quy định, nội quy và đề ra biện pháp, giải pháp về PCCC;

- Tổ chức thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn, biện pháp, giải pháp

về PCCC và yêu cầu về bảo đảm an toàn PCCC của người hoặc cơ quan có thẩm

quyền;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC; huấn luyện nghiệp

vụ PCCC; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động PCCC; quản lý và

duy trì hoạt động của đội dân phòng, đội PCCC cơ sở hoặc đội PCCC chuyên

ngành;

- Kiểm tra an toàn về PCCC; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy

định, nội quy về PCCC; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy

định an toàn về PCCC;

- Trang bị phương tiện PCCC; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây

dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết

khắc phục hậu quả cháy;

- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC;

- Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình PCCC; thông báo kịp thời

cho cơ quan Cảnh sát PCCC những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn

về PCCC của cơ quan, tổ chức mình;

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 11: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trong việc bảo đảm

an toàn về PCCC; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các cơ quan, tổ chức và

hộ gia đình lân cận;

- Tổ chức tham gia các hoạt động PCCC khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm

quyền.

6. Trách nhiêm phong cháy và chưa cháy của chủ hộ gia đinh (Điêu 4 NĐ 35/NĐ-CP ngày 04/4/2003 )

Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:

- Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp, giải pháp về

phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định

của pháp luật;

- Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; đôn đốc nhắc nhở các thành viên

trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và

chữa cháy; khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về bảo đảm

an toàn phòng cháy và chữa cháy;

- Mua sắm phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ

chữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữa cháy và tham gia khắc phục hậu quả vụ

cháy;

- Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm

an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các

hộ gia đình và cơ quan, tổ chức lân cận;

- Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có

thẩm quyền.

7. Trách nhiêm PCCC của cá nhân (Điêu 5 Luật PCCC và được cu thê tại điêu 5 NĐ 35/NĐ-CP ngày 04/4/2003 )

- Chấp hành quy định, nội quy về PCCC và yêu cầu về PCCC của người hoặc cơ

quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ PCCC theo chức trách, nhiệm vụ được

giao;

- Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về PCCC trong phạm vi trách nhiệm

của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC thông dụng và các

phương tiện PCCC khác được trang bị;

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 12: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Bảo đảm an toàn về PCCC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các

thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; kịp thời

khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC;

- Tham gia các hoạt động PCCC ở nơi cư trú, nơi làm việc; tham gia đội dân

phòng, đội PCCC cơ sở hoặc đội PCCC chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiến

nghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ chức

nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về PCCC;

- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định

an toàn về PCCC;

- Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hành nghiêm lệnh

huy động tham gia chữa cháy và hoạt động PCCC khác.

V. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PCCC

1. Vai tro của đội dân phong và đội PCCC cơ sở

- Đội dân phòng gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy,giữ gìn an ninh

trật tự ở nơi cư trú.

- Đội PCCC cơ sở gồm những người tham gia hoạt động PCCC tại nơi làm việc.

Đây là 2 lực lượng nòng cốt tham gia công tác PCCC tại cơ sở và ở nơi cư trú, có

nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện và dập tắt đám cháy ngay từ khi mới phát sinh.

Trong những năm qua, lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng đã phát hiện và dập

tắt kịp thời trên 60% tổng số vụ cháy xảy ra, góp phần kiềm chế số vụ cháy lớn

gây thiệt hại nghiêm trọng.

2. Tổ chức, biên chế của đội dân phong: ( Điểm 1 Điều 16 Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 03 năm 2014)

a. Đội dân phòng được biên chế từ 10 đến 30 người, trong đó có 01 đội trưởng và

có 01 đến 02 đội phó. Đội dân phòng có thể được chia thành tổ theo cụm dân cư,

khu vực; biên chế của tổ dân phòng từ 05 đến 10 người, trong đó có 01 tổ trưởng

và 01 tổ phó. Trong trường hợp cần thiết, số lượng cán bộ, đội viên của đội dân

phòng, tổ dân phòng có thể được biên chế nhiều hơn.

b. Cán bộ, đội viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư

trú;

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 13: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

c. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó

đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng.

d. Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

xã thành lập đội dân phòng và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đội dân phòng.

3. Tổ chức, biên chế đội PCCC cơ sở

* Tổ chức, biên chế của đội PCCC cơ sở hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm: ( Điểm 2 Điều 16 Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 03 năm 2014)

- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làm việc

thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội PCCC cơ sở và do

những người lãnh đạo cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới đó làm đội trưởng;

- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 người thường

xuyên làm việc thì biên chế của đội PCCC cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có

01 đội trưởng và 01 đội phó;

- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người thường

xuyên làm việc thì biên chế của đội PCCC cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có

01 đội trưởng và có 01 đến 02 đội phó;

- Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm việc

thì biên chế của đội PCCC cơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng

và có 02 đến 03 đội phó;

- Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc

độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 01

tổ PCCC cơ sở; biên chế của tổ PCCC cơ sở tối thiểu từ 05 đến 07 người, trong đó

có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó;

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở, phương tiện giao thông

cơ giới ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội PCCC cơ sở, tổ trưởng, tổ

phó tổ PCCC cơ sở.

* Tổ chức, biên chế đội PCCC cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách. ( Điểm 3 Điều 16 Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 03 năm 2014)

- Biên chế của đội PCCC cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách phải bảo đảm

đủ quân số bố trí phù hợp với phương tiện chữa cháy đã trang bị, làm việc theo ca

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 14: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban lãnh đạo đội gồm có 01 đội

trưởng và các đội phó giúp việc.

- Người đứng đầu ban quản lý đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất,

khu công nghệ cao ra quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội

phó đội PCCC cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách.

Người ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên

ngành có trách nhiệm duy trì hoạt động, định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện, bồi

dưỡng nghiệp vụ PCCC, tổ chức phân loại chất lượng hoạt động của đội dân

phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành.

3. Nhiêm vu của lưc lượng dân phong và lưc lượng PCCC cơ sở (Điêu 45 Luật PCCC )

a. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC:

- Dự thảo quy định, nội quy an toàn PCCC phù hợp với điều kiện cơ sở. Quy định,

nội quy gồm những nội dung cơ bản:

+ Quy định trách nhiệm PCCC của tập thể, cá nhân đối với công tác PCCC;

+ Phân công trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác PCCC của đơn vị;

+ Quy định những điều cán bộ công nhân viên không được làm nhằm đảm bảo an

toàn PCCC trong đơn vị;

+ Quy định về khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và hình

thức xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm quy định về an toàn PCCC.

- Đề xuất lãnh đạo đơn vị phê duyệt quy định, nội quy an toàn PCCC và biện pháp

thực hiện.

Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC:

- Đề xuất kế hoạch tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC gồm:

+ Người đứng đầu cơ sở;

+ Cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở;

+ Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên

tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ;

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 15: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

+ Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

- Nội dung huấn luyện:

+ Kiến thức pháp luật, kiến thức về PCCC phù hợp với từng đối tượng;

+ Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng PCCC;

+ Biện pháp phòng cháy;

+ Phương pháp lập và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ

thuật chữa cháy;

+ Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện PCCC;

+ Phương pháp kiểm tra an toàn về PCCC;

- Các đối tượng sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ PCCC và

có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu trở lên thì được cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện

nghiệp vụ PCCC" (Mẫu số PC15).

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC do Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC

& CN CH, Giám đốc Sở Cảnh sát PC&CC, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CN

CH Công an tỉnh cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 02

năm kể từ ngày cấp. Hết hạn này phải được huấn luyện lại để được cấp giấy chứng

nhận mới.

- Thời gian huấn luyện nghiệp vụ PCCC lần đầu được quy định với các đối tượng

nêu trên là từ 24 đến 32 giờ; thời gian huấn luyện lại để được cấp giấy huấn luyện

nghiệp vụ PCCC sau khi giấy chứng nhận hết hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ.

b. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC; xây dựng phong

trào quần chúng tham gia PC&CC:

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền PCCC; đề xuất nội dung, biện pháp tuyên

truyền trong cơ sở

+ Nội dung tuyên truyền: Kiến thức pháp luật và kiến thức cơ bản về công tác

PCCC; những biện pháp, giải pháp PCCC; thông tin về tình hình cháy, nổ trên địa Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 16: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

bàn; phổ biến kinh nghiệm hay trong công tác PCCC; kết quả công tác PCCC của

đơn vị, biểu dương khen thưởng, phê phán hành vi vi phạm quy định về an toàn

PCCC...

+ Biện pháp và hình thức tuyên truyền: Mời Cảnh sát PCCC đến tuyên truyền, nói

chuyện về công tác PCCC; thông tin trên hệ thống loa truyền thanh, bảng tin nội

bộ; kẻ vẽ tranh, panô, áp phích; phát tài liệu PCCC đến từng cán bộ công nhân

viên; đưa nội dung PCCC vào các cuộc họp, buổi sinh hoạt tập thể....

- Đề xuất các hình thức, biện pháp phát động phong trào quần chúng PCCC

+ Hình thức phát động: Tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC; triển khai

thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác

PCCC; phát động phong trào học tập và làm theo đơn vị điển hình tiên tiến về

PCCC để phấn đấu trở thành đơn vị điển hình tiên tiến về PCCC; tổ chức các hoạt

động hưởng ứng “Ngày toàn dân PCCC”, Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao

động - phòng chống cháy, nổ.

+ Biện pháp phát động phong trào: Có thể phát động thành phong trào PCCC riêng,

có thể gắn nội dung PCCC vào các phong trào khác; xây dựng thành tiêu chí của từng

phong trào để dễ thực hiện; tổ chức lễ phát động, kiểm tra, đôn đốc để duy trì phong

trào, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để hướng phong trào vào những nội

dung thiết thực, hiệu quả.

c. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC:

- Đề xuất kế hoạch tự kiểm tra an toàn PCCC

- Nội dung kiểm tra gồm những vấn đề cơ bản:

+ Kiểm tra việc chấp hành quy định, nội quy trong việc quản lý, sử dụng nguồn lửa,

nguồn nhiệt và các chất dễ cháy của cán bộ công nhân viên trong đơn vị;

+ Thực hiện các quy trình kỹ thuật an toàn về PCCC;

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 17: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

+ Đôn đốc nhắc nhở công tác vệ sinh công nghiệp, chống cháy lan; không làm cản trở

lối thoát nạn;

+ Kiểm tra sự hoạt động của trang thiết bị PCCC, nguồn nước chữa cháy...;

- Sau khi kiểm tra cần tiến hành: Đề xuất khắc phục sơ hở thiếu sót về PCCC; đề xuất

xử lý tập thể, cá nhân vi phạm quy định an toàn PCCC.

d. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PC&CC (Điều 34 NĐ 35/2003)

Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau đây:

- Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;

- Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;

- Biện pháp phòng cháy;

- Phương pháp lập và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;

- Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

- Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

e. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa

cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

- Công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy:

+ Đề xuất kế hoạch xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ;

+ Giúp Thủ trưởng đơn vị xây dựng phương án theo quy trình;

+ Đề xuất kế hoạch thực tập phương án được thủ trưởng duyệt;

+ Đề xuất tổ chức họp rút kinh nghiệm sau khi thực tập;

+ Đề xuất bổ sung phương án khi có sự thay đổi về kiến trúc, công năng của công

trình...Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 18: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Công tác chuẩn bị lực lượng, phương tiện PCCC:

+ Đề xuất duy trì quân số đội PCCC cơ sở theo quy định của pháp luật và thực tế

cơ sở;

+ Đề xuất kế hoạch thường trực, tuần tra canh gác phát hiện cháy;

+ Duy trì hoạt động của các trang thiết bị PCCC được trang bị;

+ Đề xuất bổ sung, thay thế, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị PCCC.

Thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra:

- Tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu; tham gia các hoạt

động PCCC khác khi được cấp có thẩm quyền điều động

- Triển khai tổ chức chữa cháy khi có cháy xảy ra theo phương án, chiến thuật đã

định.

- Đội trưởng đội PCCC cơ sở thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy khi người

đứng đầu cơ sở vắng mặt và có quyền, trách nhiệm sau:

+ Huy động ngay lực lượng, phương tiện của lực lượng PCCC để chữa cháy

+ Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa

vật lân cận để chữa cháy;

+ Mọi người phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy. Người chỉ

huy chữa cháy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

- Tham gia các hoạt động PCCC khác như: Tuyên truyền, cổ động, mít tinh, diễu

hành, hội thao về PCCC, bảo vệ liên quan đến cháy, nổ; tham gia khắc phục nguy cơ

phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy... theo yêu cầu của người có thẩm

quyền.

Việc điều động lực lượng PCCC cơ sở tham gia hoạt động PCCC phải có

quyết định bằng văn bản theo mẫu PC16 Thông tư số 11/2014/TT-BCA; trong

trường hợp khẩn cấp thì được điều động bằng lời, nhưng chậm nhất sau 3 ngày

làm việc phải có quyết định bằng văn bản. Khi điều động bằng lời, người điều động

phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ

yêu cầu về số lượng người, phương tiện cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 19: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

nội dung hoạt động. Quyết định điều động được gửi cho đối tượng có nghia vụ

chấp hành và lưu hồ sơ.

4. Chế độ chính sách đối với cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở ( Điêu 35 Nghi đinh 35/NĐ-CP ngày 04/4//2003 )

- Cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở và chuyên ngành được trang bị quần áo, thiết

bị bảo hộ cá nhân phù hợp với tính chất hoạt động.

- Cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn

luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các

khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng

một nửa ngày lương.

- Cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở và chuyên ngành khi trực tiếp tham gia chữa

cháy được hưởng chế độ bồi dưỡng như sau:

+ Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương

đương giá trị một nửa ngày lương;

+ Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền

tương đương giá trị hai phần ba ngày lương;

+ Nếu thời gian chữa cháy từ 4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 4 giờ

được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một ngày lương;

- Cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở và chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi

dưỡng nghiệp vụ PCCC mà bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng

chế độ bảo hiểm xã hội.

+ Kinh phí bồi dưỡng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, đội viên

đội PCCC cơ sở và chuyên ngành do cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

- Cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong

thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được

nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày

được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng một nửa ngày lương.

- Cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khi trực tiếp

tham gia chữa cháy được hưởng chế độ bồi dưỡng như sau:

+ Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương

giá trị một nửa ngày lương; Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 20: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

+ Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền

tương đương giá trị hai phần ba ngày lương;

+ Nếu thời gian chữa cháy từ 4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 4 giờ

được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một ngày lương.

- Cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khi

tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy mà bị tai nạn,

tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

+ Kinh phí bồi dưỡng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, đội viên đội

phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành do cơ quan, tổ chức quản lý

bảo đảm.

VI. CÁC HÀNH VI VI PHẠM AN TOÀN PCCC THƯỜNG GẶP (quy định tại Nghị định số 52/2012/NĐ – CP ngày 14/6/2012 của Chính Phủ Quy định xư phạt vi phạm hành chính trong linh vưc phong chay và chưa chay)

Điều 5. Hành vi vi phạm trong việc ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện quy định, nội quy về phong cháy và chữa cháy1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một

trong những hành vi sau đây:

a) Chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy;

b) Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn

về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn;

c) Trang bị nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và

chữa cháy không đúng quy cách theo quy định.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi

sau đây:

a) Không bố trí, niêm yết tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng

cháy và chữa cháy theo quy định;

b) Không chấp hành nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy;

c) Không phổ biến nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy cho những

người trong phạm vi quản lý của mình;

d) Ban hành các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ nội

dung hoặc không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 21: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí,

niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không ban

hành hoặc ban hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy trái với các

văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy

định tại Điểm b Khoản 1 Điều này gây ra;

b) Buộc ban hành, phổ biến, niêm yết các nội quy, quy định về phòng cháy và

chữa cháy đúng quy định đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d

Khoản 2, Khoản 4 Điều này.

Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phong cháy và chữa cháy1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không xuất trình

hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những  hành vi

sau đây:

a) Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các kiến nghị về phòng cháy

và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;

b) Không cử người có trách nhiệm tham gia Đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và

chữa cháy theo quy định;

c) Không tự tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành

vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và chữa

cháy của cơ quan có thẩm quyền;

b) Không thực hiện các kiến nghị về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có

thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;

c) Gây cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra trong linh vực phòng cháy và chữa

cháy của cơ quan chức năng.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 22: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi  sau khi cơ

sở được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa cơ

sở vào hoạt động người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết

cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về

phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nhà, công trình và hoạt động sản

xuất, kinh doanh theo quy định.

Điều 7. Hành vi vi phạm về hồ sơ quản lý công tác an toàn phong cháy và chữa cháy1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một

trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc thống kê, báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy

theo quy định;

b) Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy không đủ tài liệu

theo quy định;

c) Không cập nhật những thông tin thay đổi liên quan đến công tác phòng cháy và

chữa cháy trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của

cơ sở.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ

sơ quản lý, theo dõi phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về phong cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một

trong những hành vi sau đây:

a) Bố trí nơi đun nấu, thờ cúng không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa

cháy theo quy định;

b) Mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị,

dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi

sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không

đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành

vi sau đây:Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 23: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

a) Sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị sinh

lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm;

b) Hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và

chữa cháy theo quy định.

Điều 16. Xử phạt vi phạm quy định về thoát nạn trong phong cháy và chữa cháy1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi

thiết kế cửa thoát nạn không mở theo hướng thoát nạn, lắp gương trong cầu thang

thoát nạn.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi

sau đây:

a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hoá, phương tiện giao thông và các vật dụng khác

cản trở lối thoát nạn;

b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng các thiết bị chiếu sáng sự cố, biển báo, biển chỉ dẫn

trên lối thoát nạn;

c) Không lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành

vi sau đây:

a) Không có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cứu nạn theo quy định;

b) Không có thiết bị thông gió, thoát khói theo quy định cho lối thoát nạn;

c) Không có thiết bị chiếu sáng sự cố trên lối thoát nạn hoặc có nhưng không đủ

độ sáng theo quy định hoặc không có tác dụng;

d) Thiết kế, xây dựng cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn không đủ số

lượng, diện tích, chiều rộng hoặc không đúng theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khoá, chèn,

chặn cửa thoát nạn.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác

dụng của lối thoát nạn.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại các

Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này gây ra.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 24: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Điều 18. Hành vi vi phạm về thông tin báo cháy1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi

để phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy hỏng hoặc mất tác dụng.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi

sau đây:

a) Không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định;

b) Báo cháy chậm, không kịp thời; báo cháy không đầy đủ.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành

vi sau đây:

a) Báo cháy giả;

b) Không báo cháy hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy;

c) Đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin không kịp thời khắc phục những hỏng hóc

đối với thiết bị tiếp nhận thông tin báo cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và

chữa cháy khi đã có yêu cầu bằng văn bản.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khắc phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định

tại Khoản 1 Điều này gây ra.

Điều 19. Hành vi vi phạm về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phong cháy và chữa cháy1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi

sau đây:

a) Di chuyển, thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo

thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Làm che khuất phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi

sau đây:

a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy

định kỳ theo quy định;

b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng

bộ theo quy định;

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 25: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

c) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông

cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận

chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành

vi sau đây:

a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được

kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định;

b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không phù hợp với tính chất

nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở theo quy định;

c) Sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy dùng vào mục

đích khác;

d) Không dự trữ đủ nước chữa cháy theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành

vi sau đây:

a) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công trình theo

quy định;

b) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không trang

bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính quy định tại

Khoản 2, Khoản 3, Điểm a Khoản 4 và Khoản 5 Điều này gây ra;

b) Buộc khắc phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính quy

định tại Điểm b Khoản 4 Điều này gây ra.

Điều 25. Hành vi để xảy ra cháy, nổ tại hộ gia đình1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy

định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà chưa gây thiệt hại

hoặc gây thiệt hại dưới 25.000.000 đồng.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 26: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy

định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ

25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm

quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại trên

50.000.000 đồng nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 26. Xử phạt cá nhân, tổ chức để xảy ra cháy, nổ1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định

an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại dưới

2.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy

định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ

2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm

quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ

10.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra

cháy, nổ gây thiệt hại từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi do thiếu trách

nhiệm để xảy ra cháy, nổ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vô ý để xảy

ra cháy, nổ gây thiệt hại trên 50.000.000 đồng nhưng không bị truy cứu trách

nhiệm hình sự.

PHẦN IIKIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Sư cháy

Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng. Phản ứng giữa chất

cháy và chất oxy hóa xảy ra rất nhanh và giải phóng ra một lượng nhiệt rất lớn.

Lượng nhiệt này tiếp tục nung nóng các sản phẩm xung quanhTrung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 27: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Nhiệt và ánh sáng chỉ là kết quả và là biểu hiện bên ngoài của phản ứng. Ba

dấu hiệu đặc trưng để phân biệt sự cháy với các hiện tượng khác: 1 phản ứng hóa

học, 2 tỏa nhiệt, 3 phát sáng.

Có 3 yếu tố chính: chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt. Trong đó chất

cháy và chất oxy hóa đóng vai trò là những chất tham gia phản ứng, còn nguồn

nhiệt đóng vai trò là tác nhân cung cấp năng lượng cho các chất tham gia phản ứng.

- Chất cháy là những chất có khả năng tham gia phản ứng cháy với chất oxy hóa.

Chất cháy trong tự nhiên rất phong phú, đa dạng. Người ta có thể phân loại chất

cháy theo khả năng cháy hoặc theo trạng thái tồn tại của chúng.

+ Nếu phân loại theo khả năng cháy, thì chúng ta chia chúng ra làm 3 loại:

Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bắt lửa và cháy ngay trong điều kiện bình

thường của môi trường. Ví dụ như: bông vải, giấy, xăng dầu, rượu...

Chất khó cháy: là những chất chỉ có khả năng cháy được ở những nơi có nhiệt độ

cao. Ví dụ như kim loại đồng, hợp kim thép, dung dịch rượu etylic loãng...

Chất không cháy: là những chất không có khả năng cháy khi được đốt nóng. Ví dụ

như: gạch, đá, bêtông...

+ Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại, thì chất cháy chia làm ba loại:

Chất cháy khí: là những chất tồn tại ở dạng khí như: hyđrô, axêtylen, khí gas..

Chất lỏng cháy: là những chất tồn tại ở dạng lỏng như: xăng, dầu, các axit hữu cơ,

rượu...

Chất rắn cháy: là những chất tồn tại ở dạng rắn như: gỗ, vải, sợi, cao su...

- Chất oxy hóa là những chất tham gia phản ứng hóa học với chất cháy để tạo nên

sự cháy. Chất oxy hóa trong phản ứng cháy có thể là oxy nguyên chất, oxy trong

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 28: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

không khí, oxy sinh ra do các hợp chất chứa oxy bị phân hủy, hoặc các chất oxy

hóa khác có khả năng oxy hóa chất cháy như: các chất thuộc nhóm Halogen (Clo,

Flo, Br, I), H2SO4 đặc nóng...

Trong thực tế, ta thường gặp đám cháy xảy ra trong môi trường không khí, chất

oxy hóa là oxy của không khí.

- Nguồn nhiệt

Trong phản ứng cháy, nguồn nhiệt là nguồn cung cấp năng lượng cho phản

ứng cháy xảy ra, nó là một yếu tố không thể thiếu để sự cháy xảy ra và tồn tại.

Nguồn nhiệt của sự cháy có thể là: ngọn lửa của những vật đang cháy, tia

lửa (tia lửa điện, tia lửa do ma sát, do va đập...), vật thể đã được nung nóng, hoặc

có thể là nhiệt của các phản ứng hóa học, vật lý... hoặc cũng có thể là do chính

nhiệt độ của môi trường (trường hợp tự cháy)...

Muốn làm ngừng sự cháy ta phải loại trừ một trong ba yếu tố trên.

Khi có đầy đủ 3 yếu tố cần thiết cho sự cháy nói trên, sự cháy chưa chắc đã

xảy ra mà muốn cháy được thì phải cần thêm 4 điều kiện nữa. Đó là:

- Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt phải trực tiếp tiếp xúc với nhau.

- Thời gian tiếp xúc phải đủ lớn.

- Năng lượng của nguồn nhiệt phải đủ lớn (Nhiệt độ của nguồn nhiệt phải lớn hon

hoặc bằng nhiệt độ tự bốc cháy của hỗn hợp).

- Nồng độ của chất cháy và chất oxy hóa phải nằm trong giới hạn nồng độ bốc cháy.

2. Đám cháy

Đám cháy là quá trình cháy xảy ra ngoài ý muốn, nó sẽ tiếp tục phát triển cho

đến khi chưa cháy hết chất cháy, hoặc chưa có các biểu hiện điều kiện dẫn đến tự tắt

hoặc chừng nào chưa áp dụng các biện pháp tích cực để khống chế và dập tắt nó.

Theo Luật PCCC quy định: "Đám cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy

không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi

trường".

Theo chất cháy, đám cháy được phân loại như sau:

-A: Đám cháy chất rắn.

-B: Đám cháy chất lỏng.

-C: Đám cháy chất khí.Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 29: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

-D: Đám cháy kim loại.

-E: Đám cháy thiết bị điện.

II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY

1. Cháy do con ngươi gây nên

- Do sơ suất, bất cẩn gây cháy. Nguyên nhân này là do chính con người thiếu kiến

thức PCCC, không hiểu biết về cháy, các tính chất nguy hiểm cháy nổ của các chất

cháy... dẫn đến việc sử dụng lửa, điện, xăng dầu không an toàn gây cháy. Nguyên

nhân này chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ cháy hàng năm.

- Do vi phạm các quy định an toàn về PCCC, tức là đã có những quy định an toàn

PCCC, nhưng do không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc dẫn đến cháy.

- Do trẻ em nghịch lửa gây cháy.

- Đốt phá hoại, phi tang dấu vết, đốt trả thù cá nhân, đốt để nhận bảo hiểm, tự

thiêu…gây tác động xấu đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

2. Cháy do thiên tai

- Do sét đánh, núi lửa hoạt động gây ra cháy.

- Do bão lụt gây ra cháy: khi các chất lỏng cháy nhẹ hơn nước, chúng sẽ nổi lên

trên mặt nước, sau đó có đủ điều kiện cháy thì sẽ gây cháy...

3. Do tư cháy

- Là trường hợp ở nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với môi trường không khí

và tự cháy, hoặc do chất cháy đó gặp một chất khác sinh ra phản ứng hóa học có

thể tự bốc cháy mà không cần cung cấp nhiệt từ bên ngoài. Một số chất kiềm như

Na, Ca, Ba, K... khi gặp nước sẽ tự bốc cháy.

- Ngoài ra, tự cháy còn do quá trình tích nhiệt: giẻ lau thấm dầu mỡ chất thành

đống, bị oxy hóa, tích nhiệt dẫn đến tự bốc cháy...

III. CÁC BIỆN PHÁP PCCC CƠ BẢN

1. Biên pháp tuyên truyên, huấn luyên

- Người sử dụng lao động phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc giáo dục

kiến thức PCCC cho người lao động; tổ chức huấn luyện cho họ cách thức PCCC.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 30: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Mỗi cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh phải xây dựng phương án

chữa cháy tại chỗ phù hợp với đặc điểm của cơ sở và phải tổ chức tập luyện

thường xuyên để khi có cháy là kịp thời xử lý có hiệu quả.

2. Biên pháp kỹ thuật

- Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng các những khâu ít nguy hiểm hơn.

- Quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt và các thiết bị sinh lửa, sinh

nhiệt.

- Cách ly các thiết bị, công nghệ có nguy hiểm cháy cao ra xa những khu vực

khác.

- Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt có thể phát sinh.

- Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng các chất cháy trong sản xuất. Thay thế chất

dễ cháy bằng chất khó cháy; xử lý vật liệu bằng sơn, hóa chất chống cháy. Bảo

quản chất lỏng, chất khí dễ cháy trong bình, thùng kín không để rò rỉ.

- Lắp đặt các hệ thống báo cháy, chống cháy lan từ phòng nọ sang phòng kia,

chống cháy lan trong các đường ống dẫn xăng dầu, khí đốt.

- Lắp đặt hệ thống báo cháy chữa cháy tự động.

3. Biên pháp hành chính

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật phòng cháy chữa cháy.

- Ban hành nội quy quy định an toàn PCCC, phòng nổ độc.

- Xử lý những hành vi vi phạm về an toàn PCCC.

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY CƠ BẢN

1. Phương pháp làm loãng:

Làm giảm nồng độ hơi cháy để lượng hơi cháy không đủ kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy (sử dụng khí trơ, bột, hơi nước để chữa cháy…). Do đó, sự cháy không được duy trì. 2. Phương pháp làm lạnh:

Hạ thấp nhiệt độ đám cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của vật cháy sẽ làm ngừng sự cháy (sử dụng khí, nước để chữa cháy …) 3. Phương pháp cách ly:

Ngăn cách nguồn nhiệt với vật cháy và oxy không khí với vật cháy do đó đám cháy tự tắt. (sử dụng khí, bột chữa cháy…).

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 31: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

4. Phương pháp làm ngạt:

Làm giảm nồng độ oxy trong không khí xuống dưới 14% thể tích đám cháy sẽ tự tắt (sử dụng khí, bột chữa cháy…).

Cả bốn phương pháp chữa cháy trên đều có tác dụng cắt đứt một trong 3 yếu tố hình thành sự cháy, do đó đám cháy được dập tắt.

V. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ KHI CÓ CHÁY XẢY RA

1 Các dấu hiêu nhận biết "cháy"

+ Mùi cháy khét: Cháy cao su, chất sừng, sợi bông…

+ Mùi dấm chua: Triaxêtat, Xenlulose, polyvinyl axêtat…

+ Mùi khí sốc: SO2,SO3,Cl…

+ Mùi đắng: Benzyl xenlulose.

+ Mùi thơm: Mật, đường.

+ Khói trắng: Các vật liệu ẩm..

+ Khói đen: Xăng, dầu, nhựa đường…

+ Khói xám: Rơm rạ, giấy vụn, cỏ khô…

+ Ánh lửa và tiếng nổ: khi có cháy tiếng nổ hay ánh sáng sẽ phát ra xung quanh.

2. Quy trinh chưa cháy

Bước 1: Khi xảy ra chay:

1. Báo động: hô hoán, đánh kẻng, nhấn chuông…

2. Hướng dẫn mọi người thoát nạn: hướng thoát cần tránh xa khu vực xảy ra cháy

và tạo lối cho lực lượng phương tiện chữa cháy tiếp cận điểm cháy. Có thể dùng

loa thông báo; cử người trực tiếp chỉ dẫn điều hành thoát nạn.

3. Gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số : 114

4. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thể cắt điện khu vực bị cháy.

5. Sử dụng lực lượng phương tiện tại chỗ để dập cháy, cụ thể như:

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 32: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Dùng xẻng gầu, xô múc cát đất… ngăn chất lỏng cháy chảy loang hoặc phủ lên

để dập cháy

- Dùng bình chữa cháy để dập cháy.

- Sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường để phun nước làm mát cho người thoát

nạn (phun mưa)và phun để dập cháy (phải chắc chắn đã cắt điện).

Bước 2: Nắm tình hình đam chay:

1. Áp dụng biện pháp chống cháy lan.

2. Cử người đón xe chữa cháy, bảo vệ, cứu tài sản.

3. Xác định chất cháy, diện tích đám cháy, khả năng phát triển đám cháy.

Bước 3: Tổ chức chưa chay:

1. Huy động lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy khác nếu có.

2. Quyết định khu vực chữa cháy, biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình địa vật

để chữa cháy.

Bước 4: Khi lưc lượng Cảnh sat PCCC tới:

1. Báo cáo sơ bộ tình hình đám cháy.

2. Phối hợp lựclượng Cảnh sát PCCC để dập tắt đám cháy.

Bước 5: Bảo vệ hiện trường đam chay:

Bảo vệ hiện trường để phuc vụ công tác khám nghiệm xác định nguyên nhân vụ

cháy.

PHẦN III AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG ĐIỆN

Điện là nguồn năng lượng phổ biến và không thể thiếu trên tất cả các mặt của

đời sống con người. Điện dễ dàng được truyền tải đi xa có thể sản xuất từ nhiều

nguồn năng lượng khác nhau, thay đổi ở nhiều mức điện thế khác nhau. Tuy nhiên

điện có các mặt trái của nó đó là gây nguy hiểm cho con người như tạo ra điện

trường, điện giật và gây ra cháy, nổ. Trong các vụ cháy có nguyên nhân xuất từ

điện thì chủ yếu là điện năng đóng vai trò là nguồn nhiệt gây cháy, bên cạnh đó

một số thiết bị điện có vỏ hay chất cách điện là nhựa, cao su; dầu máy biến thế…

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 33: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

cũng có thể trở thành chất cháy. Trong phạm vi bài này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn

đề an toàn PCCC thiết bị điện trên góc độ ngăn chặn tạo ra nguồn nhiệt gây cháy.

1. Nguyên nhân gây cháy thiết bi điên

Trên góc độ kỹ thuật, có 5 nguyên nhân cơ bản gây cháy như sau:

a. Ngắn mạch

Ngắn mạch là hiện tượng các pha chập nhau, hoặc các pha chập nhau và

chạm đất. Khi dòng điện ngắn mạch vượt quá nhiều lần so với dòng điện cho phép

nhiệt độ dây dẫn tăng nhanh có thể dẫn đến cháy, nổ. Ngắn mạch thường kèm theo

cung lửa điện làm nóng chảy dây dẫn. Nổ điện tạo ra khối lượng hạt kim loại có

kích thước từ 50 đến 2500 m . Các giọt kim loại mang năng lượng nhiệt đủ lớn

bắn ra môi trường khi gặp vật liệu cháy sẽ gây cháy.

Ngắn mạch dẫn đến giảm mạnh điện áp trên lưới điện do có thể làm rối loạn

một bộ phận hay toàn bộ mạng điện cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Động cơ ngừng

hoạt động có thể gây hư hỏng nổ hoặc cháy. Khi điện áp giảm, tần số quay giảm

phụ tải tăng, động cơ điện bị phát nóng quá mức dẫn đến giảm thời gian hoạt động

và trở thành nguyên nhân gây sự cố. Ngắn mạch có thể phát sinh do một số

nguyên nhân sau:

+ Dây dẫn và dây cáp bị hỏng do hậu quả của việc kéo căng quá mức…khi chất

cách điện bị hỏng trong ruột cáp suất hiện dòng điện rò rỉ, dòng này sẽ chuyển

thành dòng ngắn mạch.

+ Hóa chất hay hơi nước lọt vào bên trong vỏ thiết bị điện gây hư hỏng và gây rò

rỉ điện.

+ Chất cách điện của thiết bị điện có thể bị hỏng do tác dụng của nhiệt độ cao hay

ngọn lửa trong thờí gian cháy, do quá điện áp, do sét đánh thẳng và sét cảm ứng,

do chuyển điện áp từ thiết bị cao hơn 1000V sang thiết bị nhỏ hơn 1000V.

+ Ngắn mạch có thể do các dây tải điện trần trên không bị chập dưới tác dụng của

gió hay do vật liệu kim loại văng lên đường dây….hoặc do sai lầm của công nhân

trong qua trình thao tác, sửa chữa thiết bị điện.

b. Quá tai

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 34: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Quá tải là sự cố trong mạng điện xảy ra khi cường độ dòng điện làm việc

lớn hơn cường độ dòng điện cho phép. Quá tải nguy hiểm không kém gì ngắn

mạch vì nó khó phát hiện, thiết bị bảo vệ (aptomat chẳng hạn) không phát hiện ra.

Quá tải kéo dài dẫn đến hỏng cách điện và cũng có thể dẫn đến ngắn mạch.

Nguyên nhân gây quá tải:

+ Trong thi công chọn dây dẫn dây cáp không đảm bảo khiến cường độ dòng thực

tế lớn hơn trị số cường độ cho phép (Itt > Icp).

+ Trong sử dụng lắp thêm phụ tải ngoài tính toán.

+ Chế độ vận hành không đối xứng.

c. Điên trở tiếp xúc

Điện trở tiếp xúc là điện trở ở những chỗ chuyển tiếp dòng điện hay điểm

đấu nối của dây dẫn, thiết bị từ một bề mặt tiếp xúc này sang một diện tích tiếp

xúc khác qua diện tích tiếp xúc thực tế của chúng. Nhiệt phát sinh ngay tại điểm

tiếp xúc do thành phần R tại đó lớn hơn nên theo phương trình Q = I2.R.t thì giá

trị Q sẽ lớn hơn bình thường. Nguyên nhân điện trở tiếp xúc là:

+ Do sự co thắt mạnh của đường dây dẫn điện làm tiết diện tại đó nhỏ đi.

+ Do lực ép ở tiếp điểm yếu khiến diện tích tiếp xúc thực tế tại đó nhỏ đi.

+ Do vật liệu dẫn điện có tính dẫn điện kém: bề mặt bị oxy hóa, bị bẩn…

+ Do bề mặt tiếp xúc làm nhẵn kém nên diện tích tiếp xúc giảm.

d. Hô quang điên

Là hiện tượng phóng điện trong không khí giữa 2 cực điện như khi: hàn

điện, đóng hay ngắt thiết bị điện... Nó sẽ thực sự nguy hiểm nếu nó nằm trong môi

trường có hơi khí chất cháy, nổ. Nguyên nhân điện trở tiếp xúc là:

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 35: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

+ Do 2 cực tiếp xúc nhau quá gần

+ Do môi trường giữa 2 điện cực có nhiều ion dẫn điện…(hơi nước, hóa chất)

e. Thiết bi điên sinh nhiêt

Là các thiết bị điện tỏa nhiệt ra xung quanh như bóng đèn, máy sấy tóc, máy

sưởi, bàn là, cục nóng của điều hòa…. Nếu bên cạnh các thiết bị này có các chất

cháy, thì có thể dẫn đến cháy. Nguyên nhân có thể do:

+ Để chất cháy tiếp xúc trực tiếp hoặc gần thiết bị điện quá mức cho phép.

+ Thiết bị điện quá tải, phát nóng quá mực cho phép.

+ Do thiết bị điện (nổ, vỡ) các mảnh có mang nhiệt rơi xuống chất cháy.

Tuy nhiên, nguyên nhân do ý thức yếu kém hay sự vi phạm quy định của người sử

dụng vẫn là chủ yếu.

Do đó các biện pháp sau đây chủ yếu tập trung vào đối tượng là con người:

2. Biên pháp đê phong

a. Thiết kế, lắp đăt

Hệ thống điện phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với tính chất sử dụng và

công năng của công trình. Công suất biến áp phải đáp ứng được phụ tải ở mức lớn

nhất theo tính toán. Lắp đặt áptômát tổng và riêng cho từng khu vực; dùng khởi

động từ cho các phụ tải lớn.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 36: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Đường dây phải đi trong ống gen chống cháy đặt ngầm hoặc buộc gọn gàng nếu ở

ngoài tường.

Không dùng bảng điện bằng vật liệu dễ cháy, không lắp trực tiếp thiết bị lên

vật liệu dễ cháy. Đối với khu vực chứa gas, hoá chất, hơi khí chất cháy thì phải

dùng thiết bị điện chống nổ. Nếu dùng 2 nguồn điện hay máy phát dự phòng thì

phải có bộ chuyển mạch tự động. Khu vực đặt máy phát hay biến án phải thoáng

khí, có tường ngăn cháy, bể chứa dầu sự cố và có trang thiết bị chữa cháy phù hợp.

Thiết bị điện lắp đặt phải phù hợp với mạng điện cả về tần số, điện thế và

công suất… các thiết bị trong hệ thống phải đồng bộ.

b. Sư dung

Bóng đèn hoặc những thiết bị điện khác không đặt gần những vật dễ cháy

như giá áo, giá báo, tủ sách, tủ quần áo… nhằm tránh tình trạng bức xạ nhiệt.

Bóng đèn gắn trong nhà nên gắn cách trần hay tường bằng vật liệu cháy, ít nhất

2,5cm. Vì nếu gắn sát bề mặt tường hay trần thì chỉ cần nhiệt độ 300 độ C trần

tường gỗ sẽ có thể phát cháy, trong khi đó nếu gắn cách 2,5 m thì nhiệt độ bóng

đèn phải đạt 1.500 độ C mới phát cháy.

Dùng thiết bị điện phù hợp với khả năng chịu tải của đường dây điện. Đặc

biệt với các thiết bị điện động lực hay phụ tải có công suất lớn, trước khi dùng

phải xem xét kỹ lại hệ thống điện và thông số của phụ tải đó

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 37: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Không nên dùng nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ cắm cùng lúc, đặc biệt

gần khu vực có nhiều chất cháy.

Không để dây điện bị kẹt ở chân bàn, chân tủ hay khe cửa. Không để đường

dây điện kéo dài chạy qua tấm thảm lót sàn hoặc qua vật liệu cháy hay thiết bị sinh

nhiệt.

Luôn tắt, ngắt thiết bị điện khi rời khỏi phòng, kể cả khi có việc phải đi

gấp. Khi sử dụng lò nướng hay vi sóng điện, nhất thiết không được để gần vật dễ

cháy, khi sử dụng máy sấy quần áo càng không thể tùy ý đi khỏi để tránh quần áo

bị sấy nóng quá nhiệt phát cháy.

Định kỳ vệ sinh máy tính, tivi (TV) vì sử dụng quá lâu trong môi trường có

bụi, bụi sẽ tích tụ dễ khiến lớp biên bên ngoài hư hỏng, gây rò rỉ điện, hoặc do côn

trùng, gián chuột cắn hư hỏng lớp vỏ ngoài dây điện, dẫn đến chạm mạch gây

cháy nổ.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 38: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Phích cắm điện phải chặt, không nên để lỏng lẻo nhằm tránh phát sinh điện

trở chuyển tiếp phát sinh nhiệt bắt cháy nhựa ổ, phích cắm hoặc những vật dụng

chung quanh. Máy nước nóng có thể phát nổ hay chạm chập nên chú ý kiểm tra bộ

phận điều tiết tự động có hư hỏng không.

Khi sử dụng đồ điện nhất thiết không được để trẻ em đến gần đùa nghịch, để tránh

bị điện giật hoặc gây cháy. Tại khu vực bếp nấu, ổ cắm, thiết bị điện phải cách xa

bếp gas ít nhất 1.2m

Dây điện trong nhà nếu đã cũ, phần vỏ bọc bên ngoài đã hư hỏng hoặc

phích cắm hư cần phải sửa chữa thay thế ngay.

Cầu chì bị đứt, thông thường đó là sự cảnh báo quá tải, nhất thiết không

được ngộ nhận là do cầu chì quá nhỏ mà đổi sang dùng cầu chì to hoặc dây đồng,

dây kẽm thay thế.

Gần phòng máy và thiết bị điện công suất lớn cần đặt các bình chữa cháy để đề

phòng.

3. Biên pháp ứng cứu khi co cháy hay sư cố

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 39: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Khi sử dụng điện phát sinh sự cố hay tình trạng bất thường thì trước tiên

phải xem xét và ngắt automat, cắt cầu dao để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra tiếp

theo.

Có 2 khả năng xảy ra: chập điện dẫn đến cháy hoặc cháy rồi dẫn đến chập điện

(rồi có khả năng cháy tiếp).

Nếu đường dây điện bốc cháy để tránh cháy lan sàn nhà công trình phải

ngắt nguồn nhánh hay nguồn chính ngay lập tức. Trước khi cắt điện tuyệt đối

không được dùng nước để dập cháy đề phòng dẫn điện. Nếu cháy trong nhà, công

trình, nhưng chưa có khả năng cháy lan thì có thể không cần cắt điện để tận dụng

ánh sáng đèn điện phục vụ công tác thoát nạn. Nếu cháy ở thiết bị điện hoặc trong

phòng nhưng chưa ảnh hưởng đến hệ thống điện thì chỉ cần tắt (rút) thiết bị điện

đó ra. Nếu có bình chữa cháy bằng bột thì có thể sử dụng mà không cần cắt điện.

PHẦN IV GIỚI THIỆU PHƯƠNG TIỆN BÁO CHÁY, CHỮA CHÁY

I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

Để ngăn chặn nạn cháy xảy ra thì yếu tố quan trọng nhất là phát hiện ra một

cách nhanh nhất sự cháy, sự sắp cháy, từ đó có các biện pháp cứu chữa kịp thời,

dập tắt đám cháy ở giai đoạn đầu mới phát sinh. Điều này có thể thực hiện được

bằng cách lắp đặt hệ thống báo cháy tự động cho các cơ sở, nhất là các cơ sở có

tính chất nguy hiểm cháy nổ cao và các cơ sở có tầm quan trọng về kinh tế, chính

trị.

1. Cấu tạo của hê thống báo cháy tư động

Hệ thống báo cháy tự động theo vùng bao gồm: Trung tâm báo cháy; Các

đầu báo cháy tự động; Các hộp nút ấn báo cháy; Các thiết bị báo động, chỉ thị; Các

yếu tố liên kết; Nguồn điện...

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 40: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Hình: Sơ đồ-Nguyên lý hệ thống báo cháy tự động theo vùng.

a. Trung tâm báo cháy: là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy và

thực hiện các chức năng sau:

+ Nhận tin báo cháy từ đầu báo cháy tự động và phát lệnh báo động chỉ thị nơi xảy

ra cháy.

+ Có thể truyền tín hiệu báo động cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin

báo cháy, đến đơn vị chữa cháy hay đến các thiết bị chữa cháy tự động .

+ Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như:

đứt dây, chập mạch, sự cố nguồn (ắc quy yếu, mất ắc quy), mất đầu báo chay.

Trung tâm báo cháy thường được đặt ở trong phòng thường trực, phòng bảo vệ nơi

luôn có ngưòi thường trực.

b. Đầu báo cháy: Là thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo của sự

cháy (sự tăng nhiệt độ, toả khói, bức xạ của ngọn lửa), truyền tín hiệu điện về

trung tâm bấo cháy. Đầu báo cháy thường được lắp đặt tại những điẻm cần bảo vệ

là bộ phận tiếp xúc với đám cháy của hệ thống.

c. Hộp kỹ thuật: Là thiết bị dùng để đấu nối dây tín hiệu nhằm phục vụ cho công

tác thi công, kiểm tra. bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động.

d. Cáp tín hiệu và dây tín hiệu: Là yếu tố liên kết giữa các thiết bị trong hệ thống,

có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy làm việc và truyền dẫn

các tín hiệu.

+ Tín hiệu kiểm tra từ trung tâm đến các đầu báo cháy.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 41: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

+ Tín hiệu báo cháy từ đầu báo cháy về trung tâm.

e. Hộp nút ấn báo cháy: Là thiết bị giúp cho con người chủ động báo cháy nhanh

bằng tay khi phát hiện ra cháy mà các đầu báo cháy chưa làm việc. Bản chất của

nút ấn báo cháy giống như một đầu báo cháy cưỡng bức. Một số loại nút ấn có

giắc cắm telephone để có thể liên lạc trực tiếp với trung tâm và liên lạc được với

nhau.

g. Trở kháng cuối dây(ZKT): Là thiết bị kiểm tra sự thông mạch dây tín hiệu. Tuỳ

thuộc vào dạng tín hiệu kiểm tra là dạng số, dạng xung hay dạng liên tục mà người

ta chọn trở kháng cuối dây là tụ điện, điện trở hay điện trở kết hợp với tụ điện. Trở

kháng cuối dây thường được mắc vào đầu báo cuối cùng của đầu báo xa nhất trong

đường truyền giúp cho hệ thống phát hiện ra sự cố đứt dây, mất đầu báo. ZKT

thường có giá trị từ 3.3 K đến 10 K tuỳ thuộc vào từng loại do các quốc gia

khác nhau sản xuất.

Thiết bị chỉ thị báo cháy(chuông, đèn): Thường dùng ba loại âm thanh, ánh sáng

và chữ viết.

Âm thanh có hai loại:

+ Âm thanh tại trạm.

+ Âm thanh tại các khu vực bảo vệ

Ánh sáng có hai loại:

+ Ánh sáng ở trạm: là một đèn nhỏ có chữ FIRE

+ Ánh sáng ngoài: là đèn sáng cố định hoặc là đèn chớp

Chữ viết: được hiển thị lên màn hình tinh thể lỏng (Chỉ có ở trung tâm báo cháy

theo địa chỉ) bằng tiếng Anh về các thông tin chính xác của vụ cháy như địa chỉ

cháy, báo cháy do đầu báo hay do nút ấn…các thông tin thử và kiểm tra của hệ

thống.

- Thiết bị ngoại vi: là các thiết bị điện, dưới tác dụng của tín hiệu kích thích

do trạm báo cháy phát ra, các thiết bị này sẽ hoạt động theo chức năng của chúng

để đảm bảo an toàn thuận lợi cho việc cứu nạn hay chữa cháy.

Các thiết bị ngoại vi có thể là:

+ Các loại bơm chữa cháy.

+ Các loại quạt hút khói.Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 42: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

+ Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố - đèn hướng dẫn thoát nạn.

+ Hệ thống điều khiển đưa thang máy dịch chuyển xuống tầng 1 khi có cháy

xảy ra.

h. Nguồn điện: là thiết bị cung cấp năng lượng cho hệ thống báo cháy tự động.

2. Nguyên lý hoạt động của hê thống báo cháy tư động

a. Các hệ thống báo cháy tự động đều có các trạng thái làm việc như sau

+ Trạng thái thường trực: ở trạng thái này luôn có dòng điện I0 chạy trên

đường truyền để duy trì sự làm việc của các đầu báo và kiểm tra sự làm việc bình

thường của toàn bộ hệ thống.

+ Trạng thái khi cháy: Biểu hiện của nó là sự thay đổi cực tính của nguồn

tạo thành tín hiệu điện truyền về trung tâm

+ Trạng thái sự cố:

- Đứt dây: Biểu hiện của nó là sự mất đột ngột dòng điện I0 trên đường

truyền.

- Chập mạch: Biểu thị bằng sự gia tăng đột ngột dòng điện nuôi I0

Tuy nhiên việc báo hiệu đứt dây hay chập mạch không phải mọi trung tâm báo

cháy đều có mà một số trung tâm không có tính năng này như trung tâm báo cháy

do Mỹ sản xuất.

- Tuỳ thuộc vào sự biến thiên của dòng điện mà ở trung tâm sẽ xử lý và phát

ra các báo động tương ứng.

b. Nguyên lý hoạt động

- Bình thường khi không có cháy, toàn bộ hệ thống ở chế độ thường trực, tại

các khu vực bảo vệ luôn có các tín hiệu kiểm tra hoạt động của hệ thống.

- Khi xảy ra cháy ở khu vực bảo vệ dưới sự thay đổi của các yếu tố môi

trường cháy (nhiệt độ, khói, bức xạ của ngọn lửa) các đầu báo sẽ tiếp nhận sự thay

đổi của các yếu tố này, khi đạt tới ngưỡng làm việc thì các đầu báo cháy sẽ làm

việc tạo ra tín hiệu điện truyền về trung tâm qua hệ thống dây và cáp tín hiệu. Tại

trung tâm báo cháy sẽ diễn ra các hoạt động xử lý tín hiệu đường truyền về, sau đó

phát ra tín hiệu báo động chỉ thị tương ứng như: chuông, còi, đèn, và các tín hiệu

điều khiển thiết bị ngoại vi khác.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 43: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Sau khi cháy đã kết thúc, ta cần khôi phục trạng thái làm việc của hệ thống

báo cháy tự động để đưa hệ thống vào chế độ thường trực.

3. Phân loại hê thống báo cháy tư động

- Hệ thống báo cháy theo vùng: Là hệ thống báo cháy có khả năng phát hiện cháy

trong phạm vi bảo vệ của một kênh báo cháy có diện tích từ vài chục đến vài trăm

m2 (Có thể có một hoặc nhiều đầu báo) mà không thông báo chính xác đến từng

đầu báo cháy.

Hệ thống này thường đươc lắp đặt tại các công trình có quy mô vừa và nhỏ.

- Hệ thống báo cháy theo địa chỉ: là hệ thống báo cháy tự động có khả năng phát

hiện ra cháy chính xác đến từng địa chỉ riêng biệt ( diện tích đến vài chục m2).

- Hệ thống này thường được lắp tại các công trình có quy mô lớn.

4. Các yêu cầu kỹ thuật của hê thống báo cháy tư động

- Thời gian phát hiện ra cháy ( thời gian làm việc ) nhỏ nhất. Thời gian này được

tính bằng tổng thời gian làm việc của đầu báo cháy, thời gian làm việc của trung

tâm báo cháy và thời gian truyền tín hiệu.

lv= lvDB + lvTT + t

Thời gian này phụ thuộc chủ yếu vào thời gian làm việc của đầu báo cháy,

vì các yếu tố khác như xử lý, dẫn truyền tín hiệu gần như tức thời.

Các hệ thống báo cháy tự động đều phải đảm bảo yêu cầu lv < 2 phút.

- Báo động để mọi người xung quanh biết và thực hiện các biện pháp xử lý

- Hệ thống phải thông báo chính xác địa điểm xảy ra cháy.

- Độ tin cậy ( xác suất làm việc an toàn) của hệ thống phải cao tức là số lần

báo cháy giả phải ít nhất.

Độ tin cậy = Số lần báo cháy giả / Số lần báo cháy thật

Độ tin cậy phụ thuộc vào đầu báo cháy, trung tâm báo cháy và phương pháp thi

công lắp đặt.

+ Độ tin cậy rất cao: trong 1000 lần cháy phải có 999 lần phát hiện ra cháy.

+ Độ tin cậy cao: trong 1000 lần cháy phải có 990 lần phát hiện ra cháy.

+ Độ tin cậy thấp: trong 1000 lần cháy chỉ phát hiện ra 950 lần cháy

- Chống nhiễu( hiện tượng phát ra tín hiệu báo cháy khi không có cháy) tốt:

không bị ảnh hưởng của các hệ thống khi lắp đặt chung hoặc riêng.Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 44: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện

ra cháy. Khi bị hư hỏng hoặc xảy ra cháy ở một khu vực, một địa điểm nào đó thì

hệ thống vẫn có thể phát hiện ra cháy khi cháy xảy ra ở một địa điểm khác.

- Làm việc trong mọi điều kiện: vì vậy luôn phải có hai nguồn điện.

+ Nguồn xoay chiều 220V/50Hz

+ Nguồn một chiều: ắc quy 12V hoặc 24V ( tuỳ từng loại) phải đảm bảo

cung cấp đủ năng lượng cho hệ thống hoạt động khi mất điện xoay chiều trong

thời gian 24 giờ khi hệ thống ở chế độ thường trực hoặc 3 giờ ở chế độ báo động.

- Hệ thống phải phù hợp với môi trường lắp đặt

- Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống

không gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.

- Việc thiết kế hệ thống báo cháy tự động phải đáp ứng đủ các yêu cầu được

quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 - 2001 "Hệ thống báo cháy tự

động - Yêu cầu kỹ thuật".

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 45: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

II. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG

1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chưa chay tư động

Nguồn điện có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho hê thống hoạt động, có

hai nguồn độc lập là nguồn điện xoay chiều 220V và nguồn ắc quy dự phòng.

Nguồn điện có dòng rất lớn so với của hệ thống báo cháy tự động.

Thiết bị vận chuyển chất chữa cháy bao gồm: máy bơm, bể khí nén hoặc áp

lực trong đường ống của dòng khí vận chuyển, có nhiệm vụ phân phối chất chữa

cháy từ thiết bị chứa chất chữa cháy đến các van lựa chọn khu vực và thiết bị phun

chất chữa cháy.

Trung tâm điều khiển chữa cháy tự động có nhiệm vụ hiện thị trạng thái và tự

động chuyển chế độ làm việc cho hệ thống. Mỗi chế độ làm việc khác nhau, trung

tâm sẽ tạo ra những tín hiệu tương ứng để điều khiển sự làm việc của các thiết bị

trong hệ thống làm việc theo một chương trình nhất định. Trung tâm điều khiển

được kích thích nhờ tín hiệu cảm biến cháy ( đầu báo cháy…) đưa về.

Thiết bị chứa chất chữa cháy có thể là: bể chứa nước, bể đựng chất tạo bọt,

bình chứa bột, bình nén khí, ngoài ra còn có các nguồn nước, ao hồ, giếng, đường

ống dẫn nước lớn cho hệ thống làm việc.

Thiết bị phun chất chữa cháy vào đám cháy là tổng hợp tất cả các đường

ống trong mạng và các vòi phun. Có nhiệm vụ phun chất chữa cháy vào đám cháy

đảm bảo dập tắt theo yêu cầu bảo vệ.

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống chưa chay tư động

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

NThiết bị báo động

Nguồn điện

TB chứa chất CC

Trung tâm báo cháy

Trung tâm chữa cháy

TB vận chuyển

K K

Page 46: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Bình thường hệ thống chữa cháy tự động ở chế độ thường trực, trung tâm

điều khiển hệ thống sẽ hiển thị và giám sát trạng thái làm việc của các khối chức

năng trong hệ thống.

Khi có cháy xảy ra trong các khu vực bảo vệ, các yếu tố môi trường cháy

thay đổi đạt đến ngưỡng làm việc của các đầu báo cháy thì các đầu báo cháy làm

việc tạo ra tín hiệu truyền về trung tâm điều khiển. Trung tâm điều khiển sẽ xử lý

tín hiệu truyền về để phát lệnh báo động, chỉ thị khu vực xảy ra cháy đồng thời tạo

ra các tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi để điều khiển các rơ le làm việc. Rơ le

làm việc sẽ kích thích các thiết bị truyền dẫn để mở các van lựa chọn khu vực

chữa cháy và khởi động các thiết bị vận chuyển đưa chất chữa cháy từ thiết bị

chứa qua hệ thống đường ống, qua các van lựa chọn khu vực chữa cháy đến vòi

phun và phun vào đám cháy.

3. Hê thống chưa cháy tư động bằng nước

Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước được chia thành hai loại:

- Loại có đầu phun kín gọi là hệ thống chữa cháy Sprinkler.

- Loại có đầu phun hở gọi là hệ thống chữa cháy Drencher.

3.1. Hê thống chưa cháy Sprinkler

Cấu tạo:

Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước (sprinkler) bao gồm: Tủ điều khiển,

các bơm chữa cháy chính, bơm bù chữa cháy, các đầu phun được bịt kín bằng ống

thủy tinh nhỏ có chứa chất lỏng, hệ thống đường ống cung cấp nước, các hệ thống Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 47: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

van kiểm tra khởi động bơm chính, bơm bù. Đặc điểm của hệ thống là toàn bộ

đường ống luôn luôn có nước với áp suất nhất định. Các đầu phun được bố trí ở

các khu vực có nguy cơ cháy.

Đầu phun của hệ thống thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ, vừa có chức năng

cảm biến vừa có chức năng phun nước.

+ Thiết bị kiểm tra mở máy:

Thiết bị kiểm tra sự vận hành và làm việc của hệ thống, có tác dụng tạo ra sự đóng

mở của các van tiếp điểm khi có sự chuyển động của dòng nước.

+ Máy bơm chữa cháy:

Loại máy bơm và tính năng tác dụng của nó phải dựa vào 2 giá trị đặc trưng là lưu

lượng nước và áp lực cần thiết của hệ thống chữa cháy đối với cở sở bảo vệ. Máy

bơm chữa cháy thường được đặt cố định gần bể nước chữa cháy.

+ Máy bơm bù:

Bơm bù có tác dụng bù lượng nước hao hụt trong mạng đường ống do rò rỉ, tổn

thất,… hoặc có tác dụng bơm nước để chữa cháy với các đám cháy nhỏ. Thông

thường bơm bù chỉ có tác dụng bơm bù lại lượng nước hao hụt trong mạng đường

ống.

+ Công tắc áp lực:

Dùng để khởi động máy bơm bù, bơm chính, bơm dự phòng công tắc áp lực hoạt

động dựa trên sự thay đổi áp lực (cột áp) khi cột áp tác động lên công tắc áp lực

đạt đến một giá trị nhất định (ngưỡng làm việc) thì nó hoạt động.

Nguyên lý làm việc:

Bình thường trong đường ống luôn có nước và có áp lực (nhờ hệ thống bình áp

suất và máy bơm bù áp lực). Vì một nguyên nhân nào đó do hao hụt nước dẫn đến

áp suất trong đường ống giảm (có thể do rò rỉ ở các van, …) nhưng lại được bù lại

nhờ bình áp lực và bơm bù áp suất.

Trường hợp xảy ra cháy, đầu phun sprinkler hoạt động. Khi nước thoát ra từ

miệng đầu phun thì áp lực trong mạng đường ống giảm nhanh, công tắc áp lực tác

động truyền tín hiệu về tủ điều khiển bơm để khởi động bơm chữa cháy hoạt động,

bơm chữa cháy hoạt động liên tục cung cấp nước cho hệ thống chữa cháy để dập

tắt đám cháy.Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 48: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

3.2. Hê thống chưa cháy Drencher

Hệ thống chữa cháy Drencher ( vòi xối nước) là hệ thống chữa cháy với đầu

phun hở, dùng để chữa cháy đồng thời cùng một lúc đám cháy trên toàn bộ diện

tích của khu vực bảo vệ, khi có cháy xảy ra, toàn bộ diện tích phía dưới các đầu

phun trong một khu vực sẽ được phun nước chữa cháy. Bên cạnh nhiệm vụ trên,

hệ thống chữa cháy Drencher còn có thể thực hiện nhiệm vụ phun nước làm mát

các cấu kiện xây dựng, thiết bị hoặc phun nước tạo màng ngăn cháy để ngăn chặn

cháy lan. Hệ thống chữa cháy Drencher được dùng bảo vệ các cơ sở có nguy cơ

cháy cao, khả năng cháy lan nhanh.

Hệ thống chữa cháy Drencher thường gồm hai phần:

Phần khởi động hệ thống và phần phun nước chữa cháy. Phần khởi động hệ

thống thường nhờ các thiết bị báo cháy tự động, khóa nóng chảy hoặc hệ thống

Sprinkler. Phần phun nước chữa cháy tương đương như hệ thống chữa cháy

Sprinkler nhưng khác là trên mạng đường ống thường không có nước và các vòi

phun là loại hở.

Nguyên lý hoạt động hệ thống chữa cháy drencher khởi động bằng hệ thống báo

cháy tự động:

Khi xảy ra cháy trong khu vực được bảo vệ, nhiệt độ môi trường thay đổi ( nồng

độ khói tăng, nhiệt độ tăng, xuất hiện ngọn lửa) sẽ tác động lên các đầu báo cháy.

Đến một ngưỡng nhất định các đầu báo cháy hoạt động truyền tín hiệu báo cháy

về trung tâm. Trung tâm báo cháy phát lệnh báo động và điều khiển các thiết bị

ngoại vi khởi động máy bơm chữa cháy bơm nước qua hệ thống đường ống, qua

các van cơ điện lựa chọn khu vực đến các vòi xối nước (đầu phun) phun vào đám

cháy.

3.3 Hê thống chưa cháy vách tương

a. Cấu tạo:

Hệ thống: gồm các đường ống nối với nhau chạy từ nhà bơm đến trục chính chạy

dọc theo chiều cao của công trình đến các họng nước chữa cháy vách tường ở các

tầng. Ở mỗi vị trí của toà nhà người ta thường bố trí các họng nước chữa cháy

vách tường, sao cho điểm cuối của hai đầu lăng chạm nhau. Mỗi họng nước chữa

cháy vách tường được bố trí ít nhất 01 cuộn vòi vải tráng cao su có đường kính to, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 49: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

nhỏ tùy theo thiết kế của công trình và 01 lăng phun. Các thiết bị trên đều được đặt

trong hộp đựng phương tiện chữa cháy bằng tôn chôn chìm hoặc nổi trên tường

nhà. Hộp họng nước chữa cháy vách tường được bố trí ở nơi dễ thấy, dễ lấy như ở

các vị trí đầu cầu thang, hành lang.

- Hệ thống đường ống: gồm đường ống hút nước chữa cháy, các đường ống phân

nhánh đến các trụ nước chữa cháy và họng chữa cháy vách tường được làm bằng

ống thép tráng kẽm các loại.

- Họng nước chữa cháy: là thiết bị nối từ đường ống ra các cuộn vòi mềm, qua

lăng chữa cháy để phun nước vào đám cháy. Mỗi họng nước chữa cháy trong nhà

phải có van khoá, một cuộn vòi mềm dài 20 m, có đủ đầu nối và một lăng chữa

cháy, được đặt trong tủ bảo quản

- Van khoá họng nước chữa cháy: Là thiết bị đóng, mở nước từ đường ống ra họng

nước chữa cháy. khi xảy ra cháy ở một khu vực nào đó, ta chỉ cần triển khai lăng,

vòi chữa cháy, mở van khoá ở khu vực đó, nước sẽ phun ra chữa cháy.

- Máy bơm chữa cháy: Là thiết bị cung cấp nước cho hệ thống hoạt động. Các hệ

thống chữa cháy đều phải có bơm chữa cháy chính bơm dự phòng và bơm bù áp

lực (sử dụng động cơ điện hoặc xăng). Việc tính toán, lựa chọn bơm chữa cháy

phải đảm bảo lưu lượng, cột áp theo yêu cầu chữa cháy.

b. Cách sử dụng:

Khi có sự cố cháy xảy ra người trực chữa cháy của cơ sở báo động cho mọi người

biết đồng thời cử người kiểm tra khu vực xảy cháy. Nếu xảy ra cháy ở một vị trí

nào đó của tòa nhà thì chạy đến họng nước gần đám cháy nhất, rải vòi chữa cháy,

một đầu vòi nối vào lăng chữa cháy một đầu vòi nối vào họng chữa cháy vách

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 50: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

tường từ từ mở van nước chữa cháy phun vào đám cháy. Quá trình tổ chức chữa

cháy phải có ít nhất 02 người, 01 người vận hành máy bơm chữa cháy, 01 người

triển khai đường vòi chữa cháy.

Lưu ý: Đối với hệ thống chữa cháy vách tường duy trì áp suất trong đường ống,

khi mở van tại họng nước bất kì nào do có sự chênh lệch về áp suất hệ thống van

công tắc áp lực hoạt động ra lệnh cho các máy bơm (thông qua tủ điều khiển bơm

chữa cháy) hoạt động hút nước cung cấp phục vụ quá trình chữa cháy.

4. Hê thống chưa cháy tư động bằng khí khởi động bằng hê thống báo cháy tư động

Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí dùng để phun các chất khí không duy trì sự cháy vào đám cháy, những đám cháy xảy ra trong phòng kín, bời nguyên lý dập tắc đám cháy bằng khí ở đây là làm ngạt, tức là làm giảm nồng độ ô xy trong môi trường cháy đến mức không đủ khả năng duy trì sự cháy nữa và khi đó đám cháy sẽ tự dập tắt.

Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí có hiệu quả chữa cháy cao, thường dùng để chữa cháy các khu trung tâm điều khiển điện, tự động, viễn thông hoặc các khu vực mà chữa cháy bằng các chất chữa cháy khác như nước, bột, bọt gây nguy hiểm hoặc gây thiệt hại cho thiết bị tài sản trong khu vực đó. ( Ví dụ như kho lưu trữ tài liệu, trung tâm viễn thông, tin học..)

Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí không làm ảnh hưởng đến thông số kỹ thuật của các thiết bị nằm trong khu vực chữa cháy sau khi chữa cháy.

Trong hệ thống chữa cháy tự động bằng khí, đa số khởi động bằng hệ thống báo cháy tự động và thường được sử dụng hai kênh báo cháy riêng để làm tăng độ tin cây.

Phân loại theo chất khí chữa cháy: CO2, N2; xon khí (dẫn suất halogen của hydro cacbon)

a. Các thiết bị chính của hệ thống

- Trung tâm điều khiển chữa cháy tự động

Trung tâm điều khiển chữa cháy tự động là sự kết hợp giữa trung tâm báo cháy tự động và trung tâm điều khiển chữa cháy, có nhiệm vụ:

+ Cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động.

+ Tự động chuyển đổi và hiển thị chế độ làm việc.

+ Tạo ra tín hiệu báo cháy, điều khiển thiết bị ngoại vi, kiểm tra sự hoạt động bình thường của hệ thống.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 51: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy dùng khởi động hệ thống chữa cháy tự động bằng khí cần chú ý:

+ Mỗi khu vực chữa cháy phải được bảo vệ bởi hai kênh báo cháy tự động.

+ Việc lựa chọn đầu báo cháy phải căn cứ đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của khu vực bảo vệ nhưng các đầu báo cháy của hai kênh nên chọn cùng loại.

+ Dây tín hiệu của các kênh báo cháy và dây tín hiệu kích hoạt hệ thống chữa cháy làm việc phải là dây chịu nhiệt và chống nhiễu tốt.

- Van mở cơ điện

+ Van mở cơ điện là thiết bị có thể làm việc bằng điện hoặc bằng tay có nhiệm vụ kích hoạt mở van pittong của bình khí mồi.

+ Tín hiệu điện kích hoạt sự làm việc của van mở cơ điện là tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi từ từ trung tâm điều khiển chữa cháy tự động.

+ Số lượng van mở cơ điện phụ thuộc vào số lượng bình khí kích thích.

- Van lựa chọn khu vực chữa cháy:

+ Van lựa chọn khu vực chữa cháy là thiết bị có nhiệm vụ lựa chọn khu vực phun khí vào đúng khu vực có cháy để đảm bảo chữa cháy có hiệu quả đồng thời giảm được lượng khí cần thiết dự trữ chữa cháy.

+ Van lựa chọn khu vực chữa cháy có thể được mở bằng khí nén, bằng điện hoặc bằng tay khi lựa chọn khu vực xả khí nén.

+ Van lựa chọn khu vực chữa cháy chỉ được sử dụng khi hệ thống chữa cháy tự động có từ hai khu vực chữa cháy trở lên.

- Bình khí mồi

+ Bình khí mồi có nhiệm vụ mở van lựa chọn khu vực và kích hoạt bình khí chữa cháy làm việc.

+ Mỗi khu vực xả khí phải có một bình khí mồi riêng.

+ Bình khí mồi được mở bằng van mở cơ điện hoặc bằng tay.

- Hộp nút ấn xả khí:

+ Hộp nút ấn xả khí có nhiệm vụ điều khiển xả khí cưỡng bức bằng tay, thường được đặt ở các khu vực bảo vệ.

+ Khi trong khu vực bảo vệ xảy ra cháy mà hệ thống chưa làm việc, ta có thể ấn nút xả khí cưỡng bức. Khi đó hệ thống cũng sẽ được kích hoạt tương tự như trường hợp các đầu báo cháy làm việc.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 52: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

+ Trong mỗi hộp nút ấn xả khí, ngoài nút ấn xả khí cưỡng bức còn có thêm một nút dừng khẩn cấp. Nếu trường hợp hệ thống báo cháy hoạt động do báo cháy giả hoặc trong trường hợp khu vực sắp phun khí vẫn còn người chưa thoát nạn được thì ta có thể ấn vào nút dừng khẩn cấp. Khi đó hệ thống sẽ không làm việc.

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống

- Bình thường hệ thống ở chế độ thường trực, trung tâm điều khiển báo cháy và chữa cháy tự động sẽ hiển thị trạng thái làm việc của các thiết bị chính trong hệ thống.

- Khi xảy ra cháy, các yếu tố môi trường cháy thay đổi kích thích đầu báo cháy làm việc. Nếu chỉ có một kênh báo cháy làm việc thì tại trung tâm điều khiển sẽ phát ra tín hiệu báo cháy và chỉ thị khu vực đang cháy, còn hệ thống phun khí chữa cháy chưa làm việc.

- Nếu khi cả hai kênh báo cháy đòng thời làm việc thì trung tâm điều khiển sẽ phát ra tín hiệu báo động, chỉ thị khu vực cháy. Đồng thời trung tâm điều khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ xả khí, sau khoảng thời gian trễ nhất định ( do con người đặt từ 10 đến 60 giây), trung tâm điều khiển sẽ tạo ra tín hiệu điện đưa tới van mở cơ điện. Van mở cơ điện bị tác động sẽ kích hoạt mở bình khí mồi để đưa khí từ bình khí mồi theo đường ống kích thích mở van lựa chọn khu vực chữa cháy tương ứng và mở pittông cổ bình khí chữa cháy. Khi đó khí chữa cháy từ bình chứa qua van pittông cổ bình, qua ống góp, qua van lựa chọn khu vực chữa cháy, qua hê thống đường ống, qua vòi phun vào khu vực cháy.

- Trong trường hợp cần thiết khi đầu báo cháy chưa tác động mà con người phát hiện được đám cháy thì chỉ cần ấn vào nút xả khí cưỡng bức bằng tay được lắp đặt bên ngoài các phòng bảo vệ. Khi đó hệ thống sẽ làm việc như trường hợp chữa cháy nhờ tác động từ các đầu báo cháy.

- Trường hợp trung tâm điều khiển bị hỏng hóc thì vẫn có thể điều khiển hệ thống làm việc bằng tay bằng cách mở trực tiếp các van tại buồng để các bình chứa khí và van lựa chọn khu vực chữa cháy tương ứng.

- Sau khi chữa cháy xong để hồi phục trạng thái thường trực cho hệ thống, phải đưa hệ thống báo cháy về chế độ trực bình thường, nạp lại các bình khí đã mở, đưa các van trở lại vị trí thường trực.

III. BÌNH CHỮA CHÁY

1. Binh bột chưa cháy tổng hợp

1.1.Bình bột xách tay

a.Cấu tạo:

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 53: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Bình bột khí đẩy: khí đẩy nạp trực tiếp vào bình (bình MFZ, MFZL - Trung Quốc, Hàn Quốc).

Các bình được làm bằng tôn. Khí đẩy thường là Nitơ, Cacbonic, Cacbon hiđrô halogen...Cụm van gắn liền nắp đậy, có thể tháo ra nạp lại bột, khí sau khi sử dụng.

Van khoá có thể là van bóp hay van vặn, van khoá được kẹp chì . Đồng hồ đo áp lực khí đẩy. Loa phun bằng kim loại hoặc nhựa, cao su. Bình sơn màu đỏ trên có nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng.

Tác dụng dập cháy:

+ Kìm hãm phản ứng cháy (tác dụng của bột và là tác dụng chính).

+ Cách ly (tác dụng phụ và là tác dụng của bột).

+ Làm lạnh (tác dụng phụ và là tác dụng của bột).

+ Làm loãng – giảm nồng độ (tác dụng phụ và là tác dụng của khí đẩy).

b. Phạm vi sử dụng (ứng dụng).

Với loại bình bột loại ABC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất rắn, lỏng, khí.

Với loại bình bột BC cũng có thể dập hầu hết các loại đám cháy chất lỏng, khí, tuy nhiên đối với đám cháy chất rắn hiệu quả không cao.

Dập đám cháy thiết bị điện có điện lưu tới 380v.

Không nên bố trí dùng bình bột để dập các đám cháy thiết bị có độ chính xác cao, thực phẩm hay vật dụng ăn uống.

c. Cách bảo quản.

- Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, mưa, ẩm.Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 54: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Nếu để ngoài nhà phải có mái che.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.

- Khi di chuyển cần nhẹ nhàng.

Chú ý: có thể lắp đặt cố định trên tường hay để trong phòng bảo vệ, tuy nhiên sao cho việc thao tác lấy ra để sử dụng được nhanh chóng.

d. Phương pháp kiểm tra

- Kiểm tra quan sát bên ngoài, xem bình có bị bẹp méo, vòi loa phun có bị lão hóa...

- Kiểm tra, xiết chặt các khớp nối, đai ốc.

- Kiểm tra áp suất khí nén: nhìn áp kế:

+ Nếu kim ở vạch xanh: bình sử dụng tốt.

+ Nếu kim ở vạch đỏ: hết khí đẩy, cần nạp lại.

+ Nếu kim ở vạch vàng: môi trường bảo quản có nhiệt độ cao hoặc áp suất trong bình cao.

e. Sử dụng khi có cháy.

- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.

- Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 55: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Giật chốt hãm kẹp chì.

- Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.

- Giữ bình ở khoảng cách 4 – 1,5 m tuỳ loại bình, bóp van để bột chữa cháy phun ra.

- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

f. Chú ý

- Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

- Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).

- Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

- Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

- Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 56: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.

1.2. Bình bột chữa cháy xe đẩy

a. Cấu tạo, nguyên lý làm việc

Cấu tạo tương tự như một bình chữa cháy bằng bột: Các bình được làm bằng thép chịu áp lực. Bình khí đẩy được nối với bình bột bằng một ống xifong. Khí đẩy thường là Nitơ. Cụm van gắn liền nắp đậy,có thể tháo ra nạp lại bột, khí sau khi sử dụng.

Van khoá là van gạt, được kẹp chì. Áp kế dùng để chỉ thị áp suất khí. Lăng phun hình dạng giống khẩu súng; bằng kim loại có khóa. Ống xifong (vòi) ngoài bằng cao su mềm, chiều dài tuỳ thuộc loại bình. Bình sơn màu đỏ trên có nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng.

Tác dụng dập cháy ở đây là tác dụng của bột là chủ yếu,ngoài ra có một phần do khí đẩy (Nitơ):

+ Tác dụng kìm hãm phản ứng cháy (tác dụng của bột và là tác dụng chính).

+ Tác dụng cách ly (tác dụng phụ và là tác dụng của bột).

+ Tác dụng làm lạnh (tác dụng phụ và là tác dụng của bột).

+ Tác dụng cách làm loãng – giảm nồng độ (tác dụng phụ và là tác dụng của khí đẩy).

b. Sử dụng khi có cháy.

Khi có cháy, đẩy bình đến vị trí thích hợp, đặt bình ở tư thế đứng, triển khai vòi, cầm lăng ở tư thế sẵn sàng. Rút chốt hãm, mở khóa van gạt, bóp cò lăng phun bột vào gốc lửa để chữa cháy.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 57: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Lưu ý: Khi sử dụng bình phải có ít nhất 2 người thuận tiện cho việc thao tác và chữa cháy.

c. Cách kiểm tra, bảo quản

- Định kì 6 tháng kiểm tra 1 lần bằng cách xem đồng hồ đo áp lực khí đẩy, nếu kim đồng hồ chỉ vào vạch đỏ hoặc bột phủ bên trong đồng hồ thì phải nạp lại khí nén, thay đồng hồ…

- Đặt bình nơi khô ráo, không để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, không để những nơi có hóa chất ăn mòn, để nơi thuận tiện khi sử dụng.

- Sau mỗi lần chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy phải nạp lại bột, khí đẩy rồi mới đưa vào vị trí thường trực.

2. Bình khí CO2

a. Cấu tạo, nguyên lý làm việc

Thân bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng thường được sơn màu đỏ. Trên thân bình có nhãn mác ghi tên bình, ký hiệu, nơi và ngày sản xuất, cách bảo quản, kiểm tra và sử dụng…

Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều, hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng. Trên cụm van có một van an toàn (lò xo nén 1 chiều), van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn. Trên van là tay xách cũng chính là cần khởi động, tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng của bình.

Trong bình chứa ống nhựa cứng dẫn khí Cacbonic lỏng ra ngoài. Khí CO2 được nén với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng và duy trì ở áp suất khoảng 60 – 140 at, nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt bóp van là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy, nguyên lý làm việc của bình khí này là tự phun.

Loa phun bằng nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống mềm (bình lớn hay xe đẩy, có khối lượng CO2 từ 10 kg trở lên).

Cơ chế dập cháy: làm loãng nồng độ hơi khí chất cháy và nồng độ Oxy trong vùng cháy; làm lạnh (thu nhiệt).

b. Phạm vi sử dụng (ứng dụng)

Bình chữa cháy bằng khí CO2 thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 58: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, không hiệu quả với đám cháy ngoài hay nơi thoáng gió vì CO2 khuếch tán nhanh trong không khí.

c. Cách bảo quản

- Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, mưa, ẩm. nếu để ngoài nhà phải có mái che.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.

- Khi di chuyển cần nhẹ nhàng.

Chú ý: có thể lắp đặt cố định trên tường hay để trong phòng bảo vệ, tuy nhiên sao cho việc thao tác lấy ra để sử dụng phải nhanh chóng.

d. Phương pháp kiểm tra

- Kiểm tra quan sát bên ngoài, xem bình có bị bẹp méo, vòi loa phun có bị lão hóa...

- Kiểm tra, xiết chặt các khớp nối, đai ốc.

- Kiểm tra áp suất khí nén: cân và so sánh với lượng ban đầu

e. Sử dụng khi có cháy

- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy. Giật chốt hãm kẹp chì.

- Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.

- Giữ loa phun ở khoảng cách càng gần gốc lửa càng tốt.

- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

f. Chú ý Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH

Page 59: phuvang.thuathienhue.edu.vnphuvang.thuathienhue.edu.vn/imgs/2016/t8/1924582-du-thao... · Web viewMỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG I CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ

1

Tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC

- Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng của từng loại bình để bố trí dập cháy cho phù hợp.

Không dùng khí CO2 để dập các đám cháy than; kim loại nóng đỏ, vì sẽ tạo khí CO là khí độc và rất dễ nổ.

- Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

- Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

- Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

- Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.

- Do CO2 lỏng chuyển sang trang thái khí sẽ thu nhiệt nên khi phun cần đề phòng bỏng lạnh: không phun trực tiếp lên người, không cầm vào chi tiết kim loại trên vòi và loa phun…

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo huấn luyện PC,CC,CN,CH