· web viewthuyÕt minh ph ¬ng ¸n kiÕn tróc cÇu v ƯỢt sÔng hƯƠng - tp huẾ author...

46
ThuyÕt minh ph¬ng ¸n kiÕn tróc cÇu vƯỢT SÔNG HƯƠNG - TP HuẾ THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN DỰ THI TUYỂN KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CẦU VƯỢT SÔNG HƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Cùng với sự đi lên thay da đổi thịt của đất nước sau đổi mới, cố đô Huế ngày nay được định hướng phát triển là trung tâm của khu vực miền rung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch … Đầu tư phát triển giao thông vận tải là bước đi cần thiết đầu tiên nhằm triển khai định hướng phát triển nêu trên. Tuy nhiên qua thực trạng hệ thống giao thông của thành phố Huế, dễ dàng nhận thấy ngoài tuyến đường tránh phía tây thành phố Huế được xem như tuyến đường vành đai làm nhiệm vụ phân luồng từ xa cho QL1A tránh đi qua các tuyến phố trung tâm, thì ở phạm vi lân cận giáp thành phố Huế chưa có tuyến đường vành đai hoàn chỉnh nào. Do đó đầu tư xây dựng hệ thống đường vanh đai bao quanh thành phố là một hướng đi đúng và phù hợp đối với thực trạng giao thông thành phố Huế. Theo Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, tuyến đường vành đai III được xác định rõ là tuyến đường bao quanh khu vực trung tâm thành phố bao gồm phía tây là đường Nguyễn Hoàng nối dài, qua sông Hương nối lên đường Tự Đức – Thủy Dương (nay là đường Võ Văn Kiệt). Phía Đông tiếp nối từ đường Võ Văn Kiệt, vượt QL1A qua khu đô thị mới An Vân Dương, qua khu vực xã Phú Mậu, tiếp tục vượt sông Hương qua khu vực T278 Trang 1

Upload: others

Post on 07-Feb-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN DỰ THI TUYỂN KIẾN TRÚC

CÔNG TRÌNH CẦU VƯỢT SÔNG HƯƠNG

giới thiệu chung

Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Cùng với sự đi lên thay da đổi thịt của đất nước sau đổi mới, cố đô Huế ngày nay được định hướng phát triển là trung tâm của khu vực miền rung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch …

Đầu tư phát triển giao thông vận tải là bước đi cần thiết đầu tiên nhằm triển khai định hướng phát triển nêu trên. Tuy nhiên qua thực trạng hệ thống giao thông của thành phố Huế, dễ dàng nhận thấy ngoài tuyến đường tránh phía tây thành phố Huế được xem như tuyến đường vành đai làm nhiệm vụ phân luồng từ xa cho QL1A tránh đi qua các tuyến phố trung tâm, thì ở phạm vi lân cận giáp thành phố Huế chưa có tuyến đường vành đai hoàn chỉnh nào. Do đó đầu tư xây dựng hệ thống đường vanh đai bao quanh thành phố là một hướng đi đúng và phù hợp đối với thực trạng giao thông thành phố Huế.

Theo Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, tuyến đường vành đai III được xác định rõ là tuyến đường bao quanh khu vực trung tâm thành phố bao gồm phía tây là đường Nguyễn Hoàng nối dài, qua sông Hương nối lên đường Tự Đức – Thủy Dương (nay là đường Võ Văn Kiệt). Phía Đông tiếp nối từ đường Võ Văn Kiệt, vượt QL1A qua khu đô thị mới An Vân Dương, qua khu vực xã Phú Mậu, tiếp tục vượt sông Hương qua khu vực phường Hương Sơ và nối khép kín với Nguyễn Hoàng nối dài giao QL1A tại khu vực gần cầu Triều Sơn. Hiện nay trên tuyến vành đai này đã đầu tư hoàn chỉnh đoạn từ khu vực Tự Đức đến Phú Mỹ ( đường Võ Văn Kiệt) nếu tiếp tục đoạn phía tây (đường Nguyễn Hoàng nối dài)sẽ hình thành hơn 1/2 tuyến vành đai thiết yếu, giải quyết toàn bộ khu vực giao thông phía Tây và một phần phía Đông.

Cầu vượt sông Hương thuộc dự án xây dựng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, thành phố Huế là một phần của đường vành đai III, với mục tiêu tạo lập một công trình kiến trúc tiêu biểu ghi được dấu ấn của thời kỳ đổi mới của thành phố Huế, mang nét kiến trúc đặc trưng Huế, nâng cao giá trị cho cảnh quan của Huế nói chung và sông Hương nói riêng. Ban Đầu tư và Xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế đã ban hành hồ sơ mời thi tuyển kiến trúc nhằm tìm kiếm phương án kiến trúc tối ưu nhất.

Hồ sơ này là kết quả nghiên cứu các phương án kiến trúc cầu vượt sông Hương đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thi tuyển nêu trên.

Mục tiêu dự tuyển

Đề xuất được công trình cầu có đầy đủ công năng yêu cầu để phục vụ phát triển giao thông thành phố; có kiến trúc phù hợp với cảnh quan khu vực để tạo điểm nhấn cho thành phố Huế.

Công trình có tính khả thi cao để triển khai thiết kế chi tiết và thi công xây dựng.

mục tiêu và yêu cầu công trình cầuMục tiêu xây dựng công trình

Cầu vượt sông Hương thuộc dự án xây dựng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, thành phố Huế là một phần của đường vành đai III, với chức năng là một công trình đáp ứng đầy đủ lưu lượng trong hiện tại và tương lai, bên cạnh đó cầu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông nối liền khu vực phía Nam và Bắc của thành phố Huế. Sau khi công trình hoàn thành sẽ thay đổi diện mạo thành phố Huế, mở rộng đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho thành phố, thu hút các nhà đầu tư, làm tiền đề cho việc xây dựng các khu tái định cư, các khu quy hoạch quỹ đất dạng đất phân lô hay đất biệt thự hình thành khu đô thị ven đô.

Hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực, nâng cao năng lực thông hành của tuyến đường, giảm tải cho tuyến QL1A

Phục vụ phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Yêu cầu về quy hoạch đối với khu đất xây dựng

Công trình ngoài đảm bảo năng lực thông hành thì phải nâng cao giá trị kiến trúc, tạo một bộ mặt hài hòa với cảnh quan khu vực và các công trình lân cận

Phải có giải pháp tránh ùn tắc giao thông sau khi đường vành đai III hoàn thành, đặc biệt là nút giao với các đường Kim Long và Nguyễn Phúc Nguyên phía bờ Bắc và giao với đường Bùi Thị Xuân phía bờ Nam.

Cao độ của công trình cầu vượt sông Hương phải phù hợp theo quy hoạch phát triển giao thông trong vùng, đặc biệt là đường vành đai III. Đồng thời phải đảm bảo trục cảnh quan của dòng sông Hương với các yêu cầu cải tạo, chỉnh trang, giữ nguyên mật độ xây dựng.

Yêu cầu về quy mô xây dựng

Cầu thiết kế vĩnh cửu

Cầu giao bằng hoặc giao khác mức với các đường Kim Long, Nguyễn Phúc Nguyên và đường Bùi Thị Xuân.

Chiều dài cầu dự kiến 385m, rộng 40,5m gồm 02 nhánh cầu.

B=(0,25+4,5+14,5+1,0)x2=40,5m.

Tải trọng thiết kế cầu HL93

Khổ thông thuyền: theo tĩnh không thông thuyền của cầu Dã Viên là +4.75m; khổ thông thuyền có thể thay đổi theo phương án kiến trúc dự tuyển.

Yêu cầu về kiến trúc

Gần gũi với môi trường; hài hòa với cảnh quan khu vực, các công trình lân cận, các cầu và trục cảnh quan kiến trúc hai bên bờ sông Hương hiện có.

Không được trùng lặp kiểu dáng các cầu hiện có trên sông Hương và các cầu nổi tiếng khác ở Việt Nam và trên thế giới.

Công trình phải có kiến trúc tổng thể và điểm nhấn phù hợp với văn hóa Huế, tiếp thu công nghệ hiện đại và phù hợp với quá trình phát triển đô thị trong tương lai.

Yêu cầu về kỹ thuật

Có phương án điều phối giao thông hợp lý, có phương án hạn chế ùn tắc giao thông tại vị trí nút giao hai đầu cầu, đặc biệt nút giao đường Kim Long.

Đảm bảo thuận tiện cho giao thông thủy, tĩnh không thông thuyền tối thiểu 4,75m.

Bố trí hệ thống điện chiếu sáng hợp lý, thẩm mỹ.

Hạn chế tối đa việc đền bù giải phóng mặt bằng.

Trên cầu phải dự kiến vị trí bố trí các hệ thống kỹ thuật bao gồm: đường ống cấp nước, đường dây điện, đường thông tin. Cách bố trí phải vừa đảm bảo thuận tiện vừa đảm bảo tính mỹ quan cho công trình.

Kết cấu công trình: thuận lợi cho việc thi công. Hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đặc biệt là tiếng ồn, độ chấn động và môi trường nước.

Sử dụng vật liệu: thuận lợi cho việc tạo dáng kiến công trình và có tính ổn định cao trong môi trường nhiễm mặn.

Nội dung phương án dự thiHiểu biết về hiện trạng khu vực xây dựng cầu

Sông Hương xứ Huế đã bao đời miệt mài chảy làm nên những nét tinh tế và độc đáo của văn hóa Việt Nam. Đó là dòng chảy giao hòa và dung hợp của nét văn hóa truyền thống dân gian với văn hóa cung đình của những con người xứ Huế với những nét đặc trưng về giọng nói, tiếng cười, điệu hò và những món ăn hấp dẫn. Một dòng chảy sông Hương êm đềm mà sâu lắng hòa quyện với các công trình kiến trúc tạo cho Huế một nét đẹp nên thơ mà chắc hẳn ai cũng đã từng ít nhất một lần nghe nói đến vẻ đẹp hữu tình của sông Hương núi Ngự, cùng với hình ảnh cầu Trường Tiền và những tiếng hò Huế trên sông.

Các công trình kiến trúc vật thể

Nói tới Huế là có sự hình dung tới các công trình kiến trúc vật thể như Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, các chùa (Thiên Mụ, Bảo Lâm,..), các lăng (Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định, Thiệu Trị,  Đồng Khánh,...). Có thể điểm qua hình ảnh kiến trúc và giá trị văn hoá các công trình:

(1) Các tòa thành

Hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây có kiến trúc thấp là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú.

Hình 1 Kinh thành Huế

Hình 2 Hoàng Thành Huế

Hình 3 Tử Cấm Thành

(2) Các chùa tại Huế

Huế có số lượng chùa nhiều nhất so với bất kỳ địa phương nào trên lãnh thổ Việt Nam. Không kể các niệm Phật đường, các chùa khuôn hội, hiện ở Huế có hơn 300 ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó trên 100 chùa cổ, hầu hết vẫn giữ được nét cổ kính của kiến trúc Á Đông và Việt Nam. Các ngôi chùa Huế rải khắp cả trong và ngoài kinh thành, tập trung ở vùng gò đồi Dương Xuân, phía tây nam TP Huế. Mỗi ngôi chùa ở Huế không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên, mà còn là một địa chỉ lịch sử, văn hóa và tâm linh đặc sắc.

Hình 4 Chùa Bảo Lâm

Hình 5 Chùa Thiên Mụ

(3) Các lăng tại Huế

Huế có 7 khu lăng. Các khu lăng mộ xây sẵn có hai chức năng: là nơi khi thỉnh thoảng còn sống các vua lui tới để vui chơi và nơi chôn cất khi họ mất. Tất cả các lăng điều được xây dựng, quy hoạch theo đúng triết lý Phong Thủy phương Đông: bất cứ lăng nào cũng tuân thủ các nguyên tắc sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ... đã làm cho các lăng này có được những kiến trúc rất đẹp và thơ mộng.

Hình 6 Lăng Tự Đức

Hình 7 Lăng Đồng Khánh

Nhìn chung các kiến trúc Huế là các công trình thấp tầng mang phong cách Á Đông và Việt Nam. Khi nghiên cứu xây dựng công trình tại Huế cần lựa chọn kiểu triến trúc phù hợp với quần thể các công trình ở đây. Nét trầm tĩnh là tư tưởng chủ đạo. Nét hiện đại sẽ được lồng ghép một cách nhẹ nhàng, thanh tao, không quá cầu kỳ, phô trương.

Sông Hương

Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, hai nguồn chính là Tả Trạch và Hữu Trạch được hợp lưu tại ngã ba Bằng Lăng tạo nên Sông Hương.

Sông Hương xứ Huế ngàn đời nay đã tạo nên những vẻ đẹp tinh tế và bềnh bồng cho đất Huế mộng mơ. Dòng sông là điểm giao thoa giữa một Huế của văn hóa truyền thống dân gian với một Huế của những tòa nhà cao tầng, hiện đại, xa hoa và tráng lệ. Con người Huế hết thế hệ này tới thế hệ khác vẫn xem sông Hương như một cố nhân, như cái hồn thiêng của quê hương xứ sở.

Hình 8 Dòng Hương hiền hòa thơ mộng

Về cái tên dòng Hương cũng có tới 4 truyền thuyết:

Trong chuyến tuần du phương Nam năm 1601, có một đêm chúa Nguyễn Hoàng mơ thấy được trao nén hương từ tay người đàn bà nhà Trời (Thiên Mụ) và khi tỉnh giấc, nén hương trong mộng vẫn còn trên tay. Theo lời mách bảo, chúa Nguyễn Hoàng thắp nén hương và đi xuôi theo dòng sông ngay cạnh lán trại và khi hương tàn thì dừng lại, lấy đó làm thủ phủ. Nơi ấy chính là đất Phú Xuân (Huế) ngày nay. Để tạ ơn, chúa Nguyễn Hoàng liền cho xây chùa Linh Mụ (hay còn gọi là Thiên Mụ - nơi người được báo mộng) và dòng sông dẫn đường được đặt là Hương giang từ đó.

Năm 1792, trong chuyến tuần du Phú Xuân, vua Quang Trung hỏi sông đang đi thuyền tên là gì. Đáp rằng đoạn vừa đi qua tên Đan Điền, đoạn này tên Hương Trà, trước đây lại có tên Kim Trà. Vua không hài lòng, bảo sao lại lấy địa danh hữu hạn, thường thay đổi để đặt tên cho con sông dài thiên nhiên muôn thuở, và phán rằng từ nay thống nhất gọi là Hương Giang, từ nguồn cho tới biển.

Vân Bình Tôn Thất Lương (1887-1951) đi theo một hướng khác, thiên về yếu tố tự nhiên. Sổ tay địa danh (NXB Giáo Dục, 2001) cũng chọn cách lý giải của ông: "Hai bên bờ tả, hữu trạch có giống thạch xương bồ là một vị thuốc trường sinh, có mùi thơm, mọc hai bên bờ khe, nước khe lần hóa ra thơm. Hương Giang (sông Thơm) bởi đó mà có danh vậy"

Một huyền thoại khác về nguồn gốc của tên gọi sông Hương: Vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước trăm hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi.

Giá trị văn hóa và lịch sử của dòng Hương đã được khẳng định và không thể thiếu mỗi khi chúng ta nói về Huế. Việc nghiên cứu xây dựng cầu qua sông Hương vì thế không thể không hiểu biết rõ về sông. Kiến trúc công trình cầu qua sông Hương sẽ cần phải có sự gắn kết, hòa quyện và không làm mất đi dáng vẻ hiền hòa của dòng sông thơ mộng.

Công trình cầu qua sông Hương

Dọc sông Hương từ nơi hợp lưu dòng Tả Trạch và Hữu Trạch tới của biển hiện đã xây dựng các công trình cầu gồm: Cầu Tuần, cầu Bạch Hổ, cầu Dạ Viên, cầu Phú Xuân, cầu Trường Tiền, cầu Chợ Dinh,….

Hình 9 Cầu Tuần trên tuyến tránh Huế

Hình 10 Cầu Trường Tiền

Hình 11 Cầu Phú Xuân

Hình 12 Cầu Dã Viên

Hình 13 Cầu Bạch Hổ

Điểm qua kiến trúc các cầu cho thấy, trừ cầu Trường Tiền do Người Pháp xây dựng từ năm 1897 thực sự là điểm nhấn về kiến trúc và đã đi vào thơ ca và tiềm thức của con người khi nghĩ đến Huế, các cầu còn lại xây dựng với kiến trúc đơn giản hơn, phục vụ công năng giao thông là chủ yếu. Cầu Dã Viên đã chú ý tới kiểu dáng kiến trúc bằng việc trang điểm thêm các tháp vọng lâu cùng kết cấu đúc hẫng có biên dưới cong làm tăng tính mềm mại.

Cầu thuộc dự án này sẽ được nghiên cứu trên nguyên tắc không trùng lặp với các kiến trúc đã xây dựng, không ảnh hưởng tới khung cảnh hiện hữu khu vực và đặc biệt là hướng tới sự chuyển tiếp hài hòa nét xanh và sự hòa quyện, gắn kết với dòng Hương thơ mộng. Cầu nằm xa kinh thành Huế hơn so với cầu Dã Viên nên chiều cao kiến trúc không bị khống chế nghiêm ngặt như cầu Dã Viên. Nút giao đầu cầu với đường Kim Long, vì thế, có thể được lựa chọn là giao khác mức nếu cần thiết. Công trình cầu cũng được kỳ vọng là điểm thu hút du lịch trên sông Hương.

Dự án đường Nguyễn Hoàng và công trình cầu qua sông Hương

Dự án đường Nguyễn Hoàng và công trình cầu qua sông Hương là một phần của đường Vành đai III Thành phố Huế. Đây là trục đường quan trong trong sự phát triển giao thông của Thành phố cũng như giao thông liên vùng.

Công trình cầu vượt sông Hương do vậy cần đảm bảo đầy đủ công năng cho giao thông, công năng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như đường ống cấp nước, điện, thông tin đi qua cầu.

Hiện trạng khu vực xây dựng cầu

Hiện trạng khu vực xây dựng cầu còn nguyên bãi sông với thảm cỏ. Đường Kim Long phía Bắc đã được đầu tư xây dựng. Đường Bùi Thị Xuân phía Nam hiện hữu chưa được đầu tư theo quy hoạch. Với điều kiện hiện trạng này hoàn toàn thuận tiện cho việc tổ chức xây dựng cầu.

Hình 14 Hiện trạng sông Hương vị trí xây dựng cầu

Hình 15 Hiện trạng đường Kim Long

Hình 16 Thảm xanh hiện trạng dọc sông cạnh đường Kim Long

Hình 17 Đường Bùi Thị Xuân

Các tiêu chí xây dựng phương án kiến trúc:

Công trình hài hòa với không gian khu vực:

Chuyển tiếp không gian xanh giữa hai bờ sông Hương cũng như không gian xanh thượng và hạ lưu cầu.

Hài hòa với không gian kiến trúc hiện hữu khu vực: Kinh thành Huế, cồn Dạ Viên, Chùa Thiên Mụ. Đảm bảo không che khuất các công trình hiện hữu.

Hòa cùng với làn nước trong xanh thơ mộng, hiền hòa của dòng Hương.

Công trình có kiến trúc độc đáo, không trùng lặp, tiếp thu công nghệ hiện đại

Sự độc đáo về cách sử dụng kết cấu, và/hoặc

Sự độc đáo về ý tưởng, hình tượng, và/hoặc

Sự độc đáo về màu sắc, chiếu sáng.

Công trình không phá vỡ cảnh quan khu vực

Hòa quyện giữa cầu với không gian 2 bờ (đồi thấp).

Phần kiến trúc cao không nên đặt ở phía Bắc do có thể ảnh hưởng tới các công trình như kinh thành Huế hay chùa Thiên Mụ.

Tiếp nối và mở rộng không gian kiến trúc.

Đảm bảo các công năng sử dụng của công trình giao thông

Công trình vĩnh cửu

Đáp ứng quy mô và tiêu chuẩn thiết kế cũng như các yêu cầu kỹ thuật khác (thông thuyền, động đất,..).

Đảm bảo tính khả thi, các yếu tố kinh tế và kỹ thuật.

Tạo điểm nhấn để thu hút du lịch có thể sử dụng trong các dịp festival Huế

Phương án kiến trúcPhương án kiến trúc 1: Kết cấu cầu khung dây treo.

Ý tưởng kiến trúc: “Nón Huế”

Từ lâu chiếc nón gắn với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của con người và du lịch Huế. Cầm chiếc nón lên, ta không chỉ bắt gặp Huế trên từng đường kim, mũi cước của người thợ nón Huế, mà còn gặp cả chiều sâu văn hóa Huế. Hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà hơn thế nó đã trở thành một đặc sản văn hóa “nón bài thơ” gắn với hình tượng của người con gái Huế. “Gió cầu vương áo nàng thôn nữ / Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ...”.

Dưới góc nhìn nghiên cứu khoa học, nón lá Huế còn đạt một tỉ lệ vàng trong cấu trúc và đạt độ đồng đều một cách đáng kinh ngạc. Vậy sẽ không có lý do nào để hình tượng nón Huế không là hình dáng của cây cầu qua sông Hương thơ mộng.

Cầu có 1 khung cứng gồm 4 thanh đồng quy đỡ nhịp chính chạy dưới thông qua hệ thống 2 mặt phẳng dây cáp treo, tổng thể thanh chống và dây treo tạo lên biểu tượng nón Huế ấn tượng trên sông. Các nhịp biên được chạy trên được đỡ bởi kết cấu khung chống xiên liên tiếp hài hòa với kết cấu đơn nhịp chính.

Hình 18 Ảnh phối cảnh Outside view Phương án Nón Huế

Hình 19 Ảnh phối cảnh Inside view Phương án Nón Huế

Hình 20 Ảnh phối cảnh Perspective view Phương án Nón Huế

Hình 21 Ảnh phối cảnh ban đêm

Kiến trúc cột đèn chiếu sáng "Bát sen": Cột đèn thẳng đứng gồm nhánh chính chiếu sáng giao thông và nhánh phụ chiếu sáng trang trí cho phần vỉa hè. Bầu và chóa đèn được mô phỏng từ các bát sen.

Hình 22 Cột đèn chiếu sáng mô phỏng Bát Sen

Kiến trúc lan can: Lan can được kiến trúc dạng gióng ngang và xiên, vẫn là hình ảnh nón xứ Huế.

Hình 23 Lan can mô phỏng Nón Huế

Phương án kiến trúc 2: Kết cấu cầu treo dây văng 1 tháp lệch.

Ý tưởng kiến trúc: “Sự thanh mảnh, thanh tao”

Sẽ là thiếu nếu nói tới Huế mà không đề cập tới nền giáo dục truyền thống và lâu đời ở đây với biểu tượng là trường Quốc học Huế được thành lập từ năm 1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái. Trưởng thành từ mái trường này, đã có các lãnh tụ của đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh; các tổng bí thư Đảng như Trần Phú, Hà Huy Tập; Thủ tướng Phạm Văn Đồng; Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và rất nhiều các nhà giáo, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ hay nhạc sỹ rất nổi tiếng trong và ngoài nước.

Cầu treo dây văng với tháp cầu được cách điệu theo hình dáng ngòi bút là hướng tới tôn vinh truyền thống giáo dục Huế. Tháp cầu cao vút tạo nên nét thanh mảnh và thanh tao. Lan can cầu được mô phòng theo hình ảnh và màu sắc bức tường trường Quốc học Huế.

Cầu gồm 2 nhịp dây văng tháp lệch. Để không ảnh hưởng tầm nhìn tới chùa Thiên Mụ, tháp cầu được đặt về phía Nam. Kết cấu tháp cao vút tạo sự thanh mảnh. Hai nhánh tháp đặt theo chiều dọc cầu.

Hình 24 Ảnh phối cảnh Outside view Phương án Ngòi Bút

Hình 25 Ảnh phối cảnh Inside view Phương án Ngòi Bút

Hình 26 Ảnh phối cảnh Perspective view Phương án Ngòi Bút

Hình 27 Ảnh phối cảnh chiếu sáng ban đêm 1

Hình 28 Ảnh phối cảnh ban đêm 2

Kiến trúc cột đèn chiếu sáng "Bát sen":

Cột đèn thẳng đứng gồm nhánh chính chiếu sáng giao thông và nhánh phụ chiếu sáng trang trí cho phần vỉa hè. Bầu và chóa đèn được mô phỏng từ các bát sen.

Hình 29 Cột đèn chiếu sáng mô phỏng Bát Sen

Kiến trúc lan can

Lan can được kiến trúc giống như tường trường Quốc học Huế.

Hình 30 Lan can mô phỏng tường trường Quốc học Huế

Phương án kiến trúc 3: Kết cấu cầu vòm nhiều nhịp.

Ý tưởng kiến trúc: “Mây nước giao hòa”

Xuất phát từ hình tượng của đám mây luôn bao gồm các lọn sóng bồng bềnh. Mây sà xuống mặt nước tạo nên các dạng vòm liên tiếp với đủ kích cỡ và chiều cao và đó chính là các vành của cầu vòm đa dạng nhịp. Điều này được khái quát hóa thành hình tượng mây nước giao hòa, tạo nên nét mộng mơ của xứ Huế

Cầu vòm gồm 3 nhịp chính chạy giữa và 2 nhịp biên chạy trên tạo nên nét chuyển tiếp hài hòa. So với cầu Trường Tiền sử dụng cùng một loại vòm chạy dưới, kiểu dáng kiến trúc của cầu này thay đổi liên tiếp nhau đem tới nét mềm mại, uyển chuyển.

Hình 31 Ảnh phối cảnh Outside view Phương án Mây nước giao thoa

Hình 32 Ảnh phối cảnh Perspective view Phương án Mây nước giao thoa

Hình 33 Ảnh phối cảnh Inside view Phương án Mây nước giao thoa

Hình 34 Ảnh phối cảnh ban đêm Phương án mây nước giao thoa

Kiến trúc cột đèn chiếu sáng: "Bát sen"

Cột đèn thẳng đứng gồm nhánh chính chiếu sáng giao thông và nhánh phụ chiếu sáng trang trí cho phần vỉa hè. Bầu và chóa đèn được mô phỏng từ các bát sen.

Hình 35 Cột đèn chiếu sáng mô phỏng Bát Sen

Kiến trúc lan can

Lan can được kiến trúc gồm các cột đứng và gióng ngang.

Hình 36 Kiến trúc lan can cầu Phương án mây nước giao thoa

Phương án kỹ thuậtPhương án thiết kế đường

· Tim tuyến được xác định theo đúng tim tuyến Vành đai III được thể hiện trong quy hoạch điều chỉnh chi tiết khu dân cư Hương Sơ và An Hòa tỷ lệ 1/2000. Tim tuyến sử dụng là tim tuyến theo “ Phương án chỉnh tuyến – Phương án 2”.

Điểm đầu cầu vượt sông Hương: Giao cắt với đường Kim Long (Nguyễn Phúc Nguyên) thuộc Phường Kim Long – Thành phố Huế

Điểm cuối cầu vượt sông Hương: Giao cắt với đường Bùi Thị Xuân thuộc phường Đúc – Thành phố Huế.

Hình 37 Bình đồ tổng hướng tuyến

Quy mô, tiêu chuẩn thiết kế

· Quy mô mặt cắt ngang tuyến đường Nguyễn Hoàng theo quy định lộ gới các trục đường ngoài Kinh thành phía Nam sông Hương; Quy hoạch chi tiết khu vực Hương Long tỷ lệ 1/2000; Quy hoạch chi tiết khu dân cư phía Tây thành phố Huế tỷ lệ 1/2000 với bề rộng nền đường B=6.0+14.5+2+14.5+6=43m.

· Vận tốc thiết kế: 60km/h

Hình 38 Quy mô mặt cắt ngang đường hai đầu cầu

Thiết kế nút giao hai đầu cầu

· Ở hai đầu cầu, dọc theo bờ sông Hương là các đường Kim Long và đường Bùi Thị Xuân được quy hoạch là đường cấp khu vực, quy mô 2 làn xe với bề rộng mặt cắt từ 19,5m đến 23m (bao gồm cả vỉa hè).

· Để không ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực, phù hợp với lộ giới quy hoạch đường Nguyễn Hoàng, kiến nghị thiết kế nút giao hai đầu cầu là nút giao cùng mức.

Hình 39 Nút giao Kim Long (giao giữa đường Nguyễn Hoàng và đường Kim Long)

Hình 40 Nút giao Bùi Thị Xuân (giao giữa đường Nguyễn Hoàng và đường Bùi Thị Xuân)

Phương án thiết kế cầuPhân tích lựa chọn khẩu độ nhịp và kết cấu phần trên

Theo yêu cầu tĩnh không thông thuyền cầu vượt sông Hương được lấy bằng tĩnh không thông thuyền cầu Dã Viên hiện hữu là BxH=30x4.75(m).

Để đảm bảo an toàn đường thủy trong quá trình thi công kết cấu phần dưới

Với các điều kiện như vậy chiều dài nhịp vượt tối thiểu phải từ 50m trở lên.

Đối với chiều dài nhịp từ 50 m trở lên có thể sử dụng nhiều kiểu kết cấu: cầu dầm bê tông DƯL đúc hẫng cân bằng, dầm thép liên hợp bản mặt cầu bê tông cốt thép, cầu dây văng, cầu vòm…

Để đảm bảo yêu cầu kết nối giao bằng với đường Bùi Thị Xuân và đường Kim Long (khoảng cách giữa hai nút giao khoảng 600m) và để không phá vỡ cảnh quan kiến trúc khu vực xung quanh, giải pháp thiết kế lựa chọn ưu tiên lựa chọn các phương án cầu dây văng hay cầu vòm chạy dưới hay chạy giữa có kiến trúc cao có tính khả thi do vượt được nhịp lớn; hơn nữa đảm bảo yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

Phân tích lựa chọn kết cấu phần dưới và kết cấu móng

Lựa chọn hình dáng thân trụ, mố phải đảm bảo khả năng chịu lực, thân trụ có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với kết cấu phần trên, tạo độ thông thoáng dưới cầu, giảm cản trở tầm nhìn, cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, thi công. Do đó kiến nghị dạng trụ thân đặc BTCT có thiết kế cách điệu tăng tính thẩm mỹ.

Kết cấu móng phải phù hợp với điều kiện địa chất, chủng loại thông dụng và phù hợp với năng lực thi công của các Nhà thầu hiện nay; phù hợp trong điều kiện tầng đất chịu lực nằm sâu; giảm thiểu tác động tới môi trường trong quá trình thi công, kiến nghị áp dụng móng cọc khoan nhồi D1200mm.

Phân tích lựa chọn vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng cầu được lựa chọn đảm bảo vật tư sẵn có trên thị trường, áp dụng phổ biến trong xây dựng cầu ở Việt Nam để tiết kiệm kinh phí đầu tư; dự kiến các loại vật liệu áp dụng cho cầu vượt sông Hương như sau:

Bêtông nhồi trong vòm thép, Chân vòm:

Cường độ f'c (mẫu hình trụ):50MPa

Mô đun đàn hồi Ec=0.043c1.5f'c=35750MPa

Hệ số dãn nở nhiệt a =0.0000108 / °C

Dầm bêtông dự ứng lực:

Cường độ f'c (mẫu hình trụ):40MPa

Mô đun đàn hồi Ec=0.043c1.5f'c=31975MPa

Hệ số dãn nở nhiệt a =0.0000108 / °C

Dầm bêtông cốt thép thường, bản mặt cầu, trụ:

Cường độ f'c (mẫu hình trụ):30MPa

Mô đun đàn hồi Ec=0.043c1.5f'c=27691 MPa

Hệ số dãn nở nhiệt a =0.0000108 / °C

Cáp dự ứng lực, Cáp treo, Cáp giằng, Cáp văng:

Cáp dự ứng lực loại tao xoắn không bọc cho cáp DƯL trong có độ chùng thấp phù hợp tiêu chuẩn ASTM A416/ A416M-99, mác 270.

Cáp dự ứng lực loại tao xoắn bọc epoxy dùng cho cáp giằng có độ chùng thấp phù hợp tiêu chuẩn ASTM A882/ A882M-96, mác 270.

Cáp dự ứng lực loại tao sợi đơn mạ kẽm nhúng nóng dùng cho cáp treo có độ chùng thấp phù hợp tiêu chuẩn ASTM A421/ A421M-98a, loại BA. Sợi thép mạ kẽm tuân thủ tiêu chuẩn ASTM 123/123M - 97a.

Thép kết cấu

Thép kết cấu tuân theo tiêu chuẩn ASTM A709M cấp 345 hoặc tiêu chuẩn tương đương.

Cốt thép thường

Cốt thép thường theo tiêu chuẩn TCVN1651-2008 hoặc loại có tính năng tương đương.

Vật tư khác

Khe co giãn: Sử dụng khe thép dạng răng lược được chế tạo từ thép hợp kim thấp phù hợp với tiêu chuẩn ASTM A242 (345/480) hoặc tương đương.

Gối cầu: Sử dụng loại gối chậu thép, vật liệu tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-05. Cần có đầy đủ các chứng chỉ và thí nghiệm trước khi đưa vào công trình.

Lan can thép: Vật liệu ống thép theo tiêu chuẩn ASTM A500, cấp B. Bulông đai ốc theo tiêu chuẩn ASTM A370. Lan can thép được mạ kẽm, ống thép mạ kẽm theo tiêu chuẩn ASTM A123, bulông và đai ốc theo tiêu chuẩn ASTM A153.

Lớp phòng nước mặt cầu: Mặt cầu được chống thấm bằng lớp phòng nước dạng màng chống thấm hoặc dạng dung dịch phun.

Về vật liệu, hồ sơ mời thầu có lưu ý sử dụng loại vật liệu có tính ổn định cao trong môi trường nhiễm mặn và ưu tiên sử dụng vật liệu bê tông cốt thép. Trong hồ sơ dự tuyển, Tư vấn có đề xuất sử dụng vật liệu thép cho các phương án nghiên cứu. Tuy nhiên, dù là vật liệu thép nhưng các công trình cầu thép hiện nay đều được sử dụng hệ sơn có độ bền cao bảo vệ nên hạn chế được xâm thực của môi trường kể cả nước mặn như các cầu qua biển. Tại khu vực sông Hương hiện cũng có sử dụng các cầu thép như cầu Bạch Hổ trên đường sắt, cầu Trường Tiền đường bộ.

Kết quả thiết kế cầu

Phương án 1: Cầu khung dây treo dạng nan quạt

Sơ đồ cầu: 30+2@45+120+2@45+30

Chiều dài cầu: L=360m.

Đặc điểm kết cấu phần trên: Sườn vòm cấu tạo dạng hộp thép tổ hợp; hệ dầm chủ dạng mạng dầm thép chữ I tổ hợp, được treo vào sườn vòm bằng cáp cường độ cao theo hình thức nan quạt.

Đặc điểm kết cấu phần dưới: thân trụ dạng thân đặc dạng chữ V BTCT theo phương dọc cầu được liên tục hóa giữ vai trò như các sườn vòm trong cầu BTCT chạy trên. Theo phương ngang cầu các thân trụ này được thiết kế theo đường cong trơn giữa các nhịp để tăng tính thẩm mỹ.

Đặc điểm thiết kế đường đầu cầu: đảm bảo mục tiêu kết nối hài hòa về không gian và tận dụng thảm xanh hiện trạng đôi bờ.

Hình 41 Bố trí chung phương án 1

Phương án 2: Cầu dây văng một tháp lệch, một mặt phẳng dây

Sơ đồ cầu: 120+180+60

Chiều dài cầu: L=360m.

Đặc điểm kết cấu phần trên: Dạng cầu dây văng lệch một mặt phẳng dây, do mặt cắt ngang cầu rất rộng (đảm bảo đủ bố trí 8 làn xe và 2 lề đi bộ) nên được thiết kế dạng hai dầm chủ dạng hộp thép bản trực hướng, nối với nhau bởi dầm ngang dạng hộp thép, vừa đảm bảo tăng độ cứng ngang vừa đảm bảo đủ không gian bố trí neo dây văng. Chiều cao hộp thép thay đổi theo đường cong từ 1.5m~4m, vừa đảm bảo ổn định khí động học của tiết diện dầm chủ và tăng tính thẩm mỹ.

Đặc điểm kết cấu phần dưới: Tháp bằng BTCT dạng thân trụ đặc chiều cao lớn, thân tháp mảnh; thiết kế vát mép, tạo huỳnh lồi lõm, bề mặt thân trụ tháp theo hình thức bút lông.

Đặc điểm thiết kế đường đầu cầu: đảm bảo mục tiêu kết nối hài hòa về không gian và tận dụng thảm xanh hiện trạng đôi bờ.

Hình 42 Bố trí chung phương án 2

Phương án 3: Cầu vòm ống thép nhồi bê tông chạy giữa

Sơ đồ cầu: 30+90+120+90+30

Chiều dài cầu: L=360m.

Đặc điểm kết cấu phần trên: Dạng cầu vòm ống thép nhồi bê tông có thanh căng sườn vòm cấu tạo dạng ống thép tổ hợp nhồi bê tông, dầm ngang dạng chữ I đúc sẵn có chiều cao thay đổi và được treo lên sườn vòm bằng các thanh cường độ cao, hệ mặt cầu là các dầm dọc dạng dầm hộp giản đơn đúc sẵn kê trên các dầm ngang đồng thời đỡ bản mặt cầu và lớp phủ tạo bề mặt cho phương tiện giao thông êm thuận.

Đặc điểm kết cấu phần dưới: thân trụ đặc chữ V bằng BTCT, nối tiếp với sườn vòm tạo thành kết cấu liên tục.

Đặc điểm thiết kế đường đầu cầu: đảm bảo mục tiêu kết nối hài hòa về không gian và tận dụng thảm xanh hiện trạng đôi bờ.

Hình 43 Bố trí chung phương án 3

Phương án xây dựng cầuThi công mố trụ trên cạn

San ủi mặt bằng, lắp dựng máy khoan cọc.

Đào đất bằng máy kết hợp với thủ công.

Đổ bê tông san phẳng, đập đầu cọc.

Lắp ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông bệ thân mố, trụ

Các công tác hoàn thiện.

Thi công trụ dưới nước

Lắp dựng máy khoan trên xà lan, thi công cọc khoan nhồi.

Thi công hệ khung vây.

Đổ bê tông bịt đáy, hút nước.

Đổ bê tông san phẳng, đập đầu cọc.

Lắp ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông bệ ,thân và xà mũ trụ.

Các công tác hoàn thiện.

Thi công tháp cầu dưới sông

Xác định vị trí tim tháp, xác định tim cọc.

Dùng máy khoan đứng trên hệ nối, thi công cọc khoan nhồi.

Liên kết các thanh giằng thép vào các ống vách cọc, lặp đặt các tấm bê tông cốt thép đúc sẵn xung quanh và bên dưới bê tháp. Đổ bê tông bịt đáy, hút nước hố móng, đập đầu cọc, lắp đặt cốt thép và đổ bê tông bệ móng.

Lắp dựng cẩu tháp, hệ thống ván khuôn trượt, đặt cốt thép và đổ bê tông thân tháp theo phương pháp phân đoạn.

Hoàn thiện tháp.

Thi công kết cấu nhịp vòm BTCT

Thi công các trụ tạm dưới sông. Lắp đặt đà giáo, ván khuôn, cốt thép các nhịp vòm.

Đổ bê tông các vành vòm.

Lắp đặt đà giáo, ván khuôn, cốt thép cho phần dầm bản.

Đổ bê tông dầm bản.

Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông gờ lan can, lắp đặt khe co giãn, tay vịn lan can, chiếu sáng.

Thi công vỉa hè, lớp phòng nước, lớp phủ mặt cầu.

Hoàn thiện cầu.

Thi công kết cấu nhịp vòm thép

Chế tạo các cấu kiện trong công xưởng và vận chuyển ra ngoài công trường

Lắp dựng các phân đoạn kết cấu nhịp vòm thép trên bờ

Thi công trụ tạm trên sông

Sử dụng xà lan kết hợp cần cẩu lắp dựng kết cấu nhịp vòm thép vào vị trí

Lắp dựng đà giáo ván khuôn thi công bản mặt cầu

Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông gờ lan can, lắp đặt khe co giãn, tay vịn lan can, chiếu sáng.

Thi công vỉa hè, lớp phòng nước, lớp phủ mặt cầu.

Hoàn thiện cầu.

Thi công kết cấu nhịp cầu dây văng

Toàn bộ khối lượng dầm thép được sản xuất tại nhà máy..

Mở rộng thân tháp, lắp đặt khối dầm trên đỉnh tháp.

Các đốt dầm còn lại được lắp hẫng cân bằng.

Căng hệ thống cáp dây văng.

Thi công đốt hợp long nhịp giữa.

Lắp đặt ván khuôn, cốt thép đổ bê tông gờ lan can, lắp đặt khe co giãn, tay vịn lan can, chiếu sáng.

Căng chỉnh lại cáp treo, hoàn thiện cầu

Mặt bằng công trường

Dựa trên khối lượng công việc, tiến độ thi công, số lượng đơn vị tham gia xây dựng cũng như thực tế địa hình khu vực cầu, tổng mặt bằng công trường sơ bộ xác định như sau:

Dự kiến bãi thi công, nhà kho, khu làm việc, nhà ở được bố trí ở cả 2 bờ dự kiến bám theo đường dẫn đầu cầu. Tổng diện tích bãi thi công khoảng 10000m2.

Vận chuyển vật tư thiết bị đến công trường bằng đường thủy kết hợp đường bộ.

Điện dùng lưới quốc gia, kết hợp máy phát điện dự phòng.

Nước sinh hoạt và thi công: sử dụng nguồn nước sinh hoạt của thành phố có thể kết hợp giếng khoan nhưng phải qua xử lý.

Tiến độ thi công

Tiến độ thi công dự kiến 18 tháng kể cả thời gian chuẩn bị. Nhân lực huy động vào thời điểm cao nhất 300 người.

Để đảm bảo tiến độ thi công nêu trên yêu cầu làm tốt công tác chuẩn bị: chuẩn bị bãi thi công, tập kết xe máy thiết bị. tranh thủ thời gian thi công xen kẽ các hạng mục công trình.

Giải pháp bố trí hạ tầng kỹ thuật qua cầu

Theo quy hoạch tại vị trí cầu vượt sông Hương có bố trí các hệ thống hạ tầng kỹ thuật vượt sông bao gồm: đường ống cấp nước, đường dây điện, đường thông tin liên lạc. để đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng duy tu bảo dưỡng trong quá trình khai thác; dự kiến bố trí hệ thống hạ tầng vào vị trí giữa hai cầu; nằm dưới dải phân cách; thiết kế giá treo vào hệ mặt cầu.

(Chi tiết xem hồ sơ bản vẽ)

Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng

Tư vấn sơ bộ tính toán giá trị Tổng mức đầu tư 3 phương án, kết quả như sau:

PHƯƠNG ÁN 1: CẦU KHUNG DÂY TREO DẠNG NAN QUẠT

TT

Hạng mục

Diễn giải

Kinh phí

A

Chi phí xây dựng

990,409,301,846

1

Phần cầu

977,605,200,000

2

Phần đường dẫn đầu cầu

12,804,101,846

B

Chi phí QLDA, TVĐTXD, CPK

8%

79,232,744,148

C

Chi phí GPMB

Đã gồm dự phòng

88,770,464,000

D

Dự phòng

15%

160,446,306,899

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

1,318,858,816,892

PHƯƠNG ÁN 2: CẦU DÂY VĂNG MỘT MẶT PHẲNG DÂY

TT

Hạng mục

Diễn giải

Kinh phí

A

Chi phí xây dựng

1,467,418,301,846

1

Phần cầu

1,454,614,200,000

2

Phần đường dẫn đầu cầu

12,804,101,846

B

Chi phí QLDA, TVĐTXD, CPK

8%

117,393,464,148

C

Chi phí GPMB

Đã gồm dự phòng

88,770,464,000

D

Dự phòng

15%

237,721,764,899

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

1,911,303,994,892

PHƯƠNG ÁN 3: CẦU VÒM ỐNG NHIỀU NHỊP

TT

Hạng mục

Diễn giải

Kinh phí

A

Chi phí xây dựng

1,271,317,301,846

1

Phần cầu

1,258,513,200,000

2

Phần đường dẫn đầu cầu

12,804,101,846

B

Chi phí QLDA, TVĐTXD, CPK

8%

101,705,384,148

C

Chi phí GPMB

Đã gồm dự phòng

88,770,464,000

D

Dự phòng

15%

205,953,402,899

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

1,667,746,552,892

Phân tích sự phù hợp quy hoạch và cảnh quan khu vựcPhù hợp quy hoạch

Vị trí cầu vượt sông Hương đã được xác định căn cứ vào tim tuyến tổng thể đường vành đai III được thể hiện trong các quy hoạch chi tiết khu dân cư phía Bắc phường Hương Sơn và An Hòa tỷ lệ 1/2000; Quy hoạch chi tiết khu dân cư Tây An Hòa tỷ lệ 1/2000; Quy hoạch chi tiết khu vực Hương Long tỷ lệ 1/2000; Quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư phía Tây thành phố Huế tỷ lệ 1/2000; Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Thủy Xuân tỷ lệ 1/2000; Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 tỷ lệ 1/25000; Quy hoạch khớp nối các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trên địa bàn thành phố Huế tỷ lệ 1/2000.

Phù hợp cảnh quan

Như đã phân tích theo các tiêu chí thiết kế kiến trúc các phương án đưa ra đã đảm bảo phù hợp với cảnh quan khu vực xây dựng cầu, hình ảnh kiến trúc đẹp, hài hòa có nhiều không gian xanh cho đô thị, góp phần cải thiện môi trường trong khu vực.

Đánh giá tính khả thi của phương ánVề kỹ thuật

Cả hai phương án đều sử dụng vật liệu thông thường như: Thép, bê tông, vật tư trang trí,…. là những vật liệu sẵn có trong nước. Với thép kết cấu và cáp dự ứng lực, cáp treo, cáp giằng, cáp văng có thể nhập khẩu thuận tiện.

Kết cấu phần dưới sử dụng cọc khoan nhồi BTCT, kết cấu phần trên cầu chính áp dụng kết cấu vòm thép tổ hợp, vòm thép nhồi bê tông và kết cấu cầu dây văng với hệ dầm mặt cầu dạng hộp thép bản trực hướng ….tất cả các kết cấu này đều là dạng kết cấu đã được áp dụng tại một số công trình ở Việt Nam, các nhà thầu trong nước hoàn toàn chủ động về công nghệ chế tạo, lắp dựng và tổ chức thi công. Công tác tổ chức quản lý đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình không phức tạp và phù hợp với năng lực của Ban QLDA của địa phương.

Về kinh tế

Tổng mức đầu tư tính toán cho ba phương án như sau:

+ Phương án 1: 1.318 tỷ đồng

+ Phương án 2: 1.911 tỷ đồng

+ Phương án 3: 1.667 tỷ đồng

Kết luận và kiến nghị

Phương án kết cấu và kiến trúc cầu:

+ Phương án 1: Cầu khung dây treo dạng nan quạt

+ Phương án 2: Cầu dây văng một mặt phẳng dây

+ Phương án 3: Cầu vòm nhiều nhịp

Các phương án đều thỏa mãn các yêu cầu của hơ sơ mời thi tuyển đặt ra.

ThuyÕt minh ph¬ng ¸n kiÕn tróc cÇu vƯỢT SÔNG HƯƠNG - TP HuẾ

T278 Trang 1

MỤC LỤC

1.giới thiệu chung1

2.Mục tiêu dự tuyển2

3.mục tiêu và yêu cầu công trình cầu2

3.1.Mục tiêu xây dựng công trình2

3.2.Yêu cầu về quy hoạch đối với khu đất xây dựng2

3.3.Yêu cầu về quy mô xây dựng2

3.4.Yêu cầu về kiến trúc3

3.5.Yêu cầu về kỹ thuật3

4.Nội dung phương án dự thi3

4.1.Hiểu biết về hiện trạng khu vực xây dựng cầu3

a.Các công trình kiến trúc vật thể3

b.Sông Hương6

c.Công trình cầu qua sông Hương7

d.Dự án đường Nguyễn Hoàng và công trình cầu qua sông Hương8

e.Hiện trạng khu vực xây dựng cầu9

4.2.Các tiêu chí xây dựng phương án kiến trúc:10

4.3.Phương án kiến trúc11

a.Phương án kiến trúc 1: Kết cấu cầu khung dây treo.11

b.Phương án kiến trúc 4: Kết cấu cầu treo dây văng 1 tháp lệch.14

c.Phương án kiến trúc 1: Kết cấu cầu vòm nhiều nhịp.17

4.4.Phương án kỹ thuật20

4.4.1.Phương án thiết kế đường20

a.Quy mô, tiêu chuẩn thiết kế20

b.Thiết kế nút giao hai đầu cầu21

4.4.2.Phương án thiết kế cầu22

a.Phân tích lựa chọn khẩu độ nhịp và kết cấu phần trên22

b.Phân tích lựa chọn kết cấu phần dưới và kết cấu móng23

c.Phân tích lựa chọn vật liệu xây dựng23

d.Kết quả thiết kế cầu24

e.Phương án xây dựng cầu26

f.Giải pháp bố trí hạ tầng kỹ thuật qua cầu28

4.4.3.Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng29

4.4.4.Phân tích sự phù hợp quy hoạch và cảnh quan khu vực29

a.Phù hợp quy hoạch29

b.Phù hợp cảnh quan30

4.4.5.Đánh giá tính khả thi của phương án30

a.Về kỹ thuật30

b.Về kinh tế30

5.Kết luận và kiến nghị30

MỤC LỤC HÌNH VẼ

Hình 1 Kinh thành Huế4

Hình 2 Hoàng Thành Huế4

Hình 3 Tử Cấm Thành5

Hình 4 Chùa Bảo Lâm5

Hình 5 Chùa Thiên Mụ5

Hình 6 Lăng Tự Đức6

Hình 7 Lăng Đồng Khánh6

Hình 8 Dòng Hương hiền hòa thơ mộng6

Hình 9 Cầu Tuần trên tuyến tránh Huế7

Hình 10 Cầu Trường Tiền7

Hình 11 Cầu Phú Xuân8

Hình 12 Cầu Dã Viên8

Hình 13 Cầu Bạch Hổ8

Hình 14 Hiện trạng sông Hương vị trí xây dựng cầu9

Hình 15 Hiện trạng đường Kim Long9

Hình 16 Thảm xanh hiện trạng dọc sông cạnh đường Kim Long10

Hình 17 Đường Bùi Thị Xuân10

Hình 18 Ảnh phối cảnh Outside view Phương án Nón Huế12

Hình 19 Ảnh phối cảnh Inside view Phương án Nón Huế12

Hình 20 Ảnh phối cảnh Perspective view Phương án Nón Huế13

Hình 21 Ảnh phối cảnh ban đêm13

Hình 22 Cột đèn chiếu sáng mô phỏng Bát Sen14

Hình 23 Lan can mô phỏng Nón Huế14

Hình 24 Ảnh phối cảnh Outside view Phương án Ngòi Bút15

Hình 25 Ảnh phối cảnh Inside view Phương án Ngòi Bút15

Hình 26 Ảnh phối cảnh Perspective view Phương án Ngòi Bút16

Hình 27 Ảnh phối cảnh chiếu sáng ban đêm 116

Hình 28 Ảnh phối cảnh ban đêm 216

Hình 29 Cột đèn chiếu sáng mô phỏng Bát Sen17

Hình 30 Lan can mô phỏng tường trường Quốc học Huế17

Hình 31 Ảnh phối cảnh Outside view Phương án Mây nước giao thoa18

Hình 32 Ảnh phối cảnh Perspective view Phương án Mây nước giao thoa18

Hình 33 Ảnh phối cảnh Inside view Phương án Mây nước giao thoa18

Hình 34 Ảnh phối cảnh ban đêm Phương án mây nước giao thoa19

Hình 35 Cột đèn chiếu sáng mô phỏng Bát Sen19

Hình 36 Kiến trúc lan can cầu Phương án mây nước giao thoa19

Hình 37 Bình đồ tổng hướng tuyến20

Hình 38 Quy mô mặt cắt ngang đường hai đầu cầu21

Hình 39 Nút giao Kim Long (giao giữa đường Nguyễn Hoàng và đường Kim Long)21

Hình 40 Nút giao Bùi Thị Xuân (giao giữa đường Nguyễn Hoàng và đường Bùi Thị Xuân)22

Hình 41 Bố trí chung phương án 125

Hình 42 Bố trí chung phương án 225

Hình 43 Bố trí chung phương án 326

T278 Trang ii