khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/data/30/upload/477/documents/2016/07/…  · web...

317
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LUẬT KỶ YẾU HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 -2016 1

Upload: others

Post on 28-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKHOA LUẬT

KỶ YẾU HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂM HỌC 2015 -2016

Năm 2016

1

Page 2: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

LỜI NÓI ĐẦU

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối

với sinh viên trên con đường khám phá tri thức của nhân loại. Dưới sự chỉ đạo

của Đảng uỷ - Ban Chủ nhiệm khoa, thực hiện Nghị quyết Đại hội Liên chi đoàn

nhiệm kỳ 2014 - 2017, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Luật

trong năm học vừa qua đã đạt được những kết quả đáng biểu dương, khích lệ.

Năm học 2015 - 2016 cũng là năm học cán bộ công chức, học viên, sinh

viên Khoa Luật cùng với các thế hệ sinh viên kế thừa những truyền thống tốt đẹp

mà các thế hệ cha anh đã gây dựng nên, tuổi trẻ Liên chi đoàn khoa Luật hôm nay

đang ra sức rèn đức, luyện tài trên nhiều mặt trận, xung kích trong phong trào tình

nguyện, sáng tạo trong phong trào nghiên cứu khoa học. Được sự hướng dẫn của

Nhà trường, Đảng ủy, BCN Khoa Liên chi đoàn khoa Luật tổ chức Hội nghị sinh

viên nghiên cứu khoa học năm 2015 - 2016 nhằm tổng kết đánh giá phong trào

sinh viên NCKH trong năm học vừa qua. Tập kỷ yếu này là tập hợp có chọn lọc

các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Luật trong năm học 2015

- 2016.

Do thời gian chuẩn bị không nhiều, kinh nghiệm viết bài của sinh viên còn

khiêm tốn do đó công việc biên tập chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót,

rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và bạn đọc để những lần biên tập

sau được tốt hơn.

Trân trọng giới thiệu tập kỷ yếu này cùng quý thầy, cô và bạn đọc!

BAN BIÊN TẬP

2

Page 3: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA

LUẬTNĂM HỌC 2015-2016

Thời gian: 19h00 ngày 17 tháng 5 năm 2016. Địa điểm: Phòng 201, nhà A4 Trường Đại học Vinh

Thời gian Nội dung công việc Người thực hiện

Ghi chú

19h00 – 19h10 Ổn định tổ chức, đón tiếp đại biểu TNXK19h10 – 19h15 Văn nghệ chào mừng CLB Du ca

Khoa Luật19h15 – 19h20 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và chương

trình Hội nghị MC

19h20 – 19h30 Báo cáo tổng kết công tác sinh viên NCKH năm học 2015 – 2016 và định hướng hoạt động năm học 2016 - 2017

Đại diện Ban chấp hành Liên chi đoàn

19h30 – 20h20 Báo cáo đề tài: 4 đề tàiBGK, sinh viên đặt câu hỏi cho các Nhóm nghiên cứu (5p)Tác giả trả lời, thảo luận

Tác giả

BGK, MC

Thời gian

chuẩn bị trả lời (5p)

20h20- 20h30 Phát biểu ý kiến của Đại diện Ban Chủ nhiệm khoa

20h30 – 21h25 Báo cáo đề tài: 3 đề tàiBGK, sinh viên đặt câu hỏi cho các Nhóm nghiên cứu (5p)Tác giả trả lời, thảo luận

Nhóm SV/SV nghiên cứu

Mỗi đề tài 5p

21h25 – 21h35 Tổng hợp điểmVăn nghệ

BGK, BTKCLB Du ca

21h35 – 21h45 Công bố kết quả - tặng hoa và giấy khen MC; BCN khoa, BGK

22h00 Kết thúc chương trình hội nghị MC

3

Page 4: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

MỤC LỤC1. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT KẾT HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.................................................................132. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH...................................283. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH...................................................................................384. HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN..............................................................................................525. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH NGHỆ AN..................................................656. VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH..797. PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH...........................................918. PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN................................................................................................................1089. VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, NGHỆ AN.......12510. BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUA MẠNG INTERNET..............................................................................................................................13911. NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2014.................................................................................................................................15312. MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÚP VIỆC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN.....................................................16313. TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN..........................................17614. THỰC TIỄN VỤ KIỆN GIỮA PHI-LÍP-PIN VÀ TRUNG QUỐC.GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG TRANH CHẤP HOÀNG SA GIỮA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC.......18815. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI GIÁO TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN LÂN CẬN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.....................20216. THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN KHẢO SÁT SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH...................21117. PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY........................................................................227

4

Page 5: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKHOA LUẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO Tổng kết công tác sinh viên NCKH năm học 2015 - 2016

và định hướng hoạt động năm học 2016 - 2017

A. TỔNG KẾT CÔNG TÁC SINH VIÊN NCKH NĂM HỌC 2015 - 2016

1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1.1 Thuận lợi

Thứ nhất, khoa Luật là khoa có số lượng sinh viên đông, sáng tạo và có ý thức tốt

trong học tập. Bởi vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm luôn nhận được sự

hưởng ứng từ sinh viên ở tất cả các khoá đào tạo của khoa.

Thứ hai, cùng với sự chỉ đạo của Đảng uỷ - BGH Nhà trường, hoạt động nghiên cứu

khoa học của sinh viên khoa Luật luôn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ sát sao từ phía

Ban chủ nhiệm khoa. Hơn nữa, BCN khoa Luật đã có nhiều cơ chế thu hút và tạo điều

kiện cho sinh viên tham gia NCKH, ngoài phần thưởng, sinh viên có đề tài còn được

khen thưởng, khuyến khích trong các học phần có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

Thứ ba, với đội ngũ giảng viên trẻ đầy nhiệt huyết nên mặc dù khối lượng công việc

lớn, hoạt động NCKH của sinh viên khoa Luật luôn có sự đồng hành của các giảng viên

từ những công việc đầu tiên như lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương đến hoàn thiện báo

cáo. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, hoạt động NCKH của đội ngũ cán bộ giảng

viên trong khoa cũng được đẩy mạnh, bởi vậy các giảng viên đã và đang chia sẻ các vấn

đề đáng quan tâm thuộc đề tài nghiên cứu của bản thân cho sinh viên trong những giờ

lên lớp

1.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, công tác sinh viên NCKH của Khoa Luật vẫn phải

đối diện với một số khó khăn, thách thức sau:

5

Page 6: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Trước hết, NCKH lĩnh vực Luật đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức sâu và tương

đối rộng; kết quả nghiên cứu sẽ là sự góp ý, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện

hành hoặc đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm giải quyết các vấn đề trong đời sống, mà

khó có thể đề xuất sáng tạo ra các phát minh, sáng chế có tính mới.

Thứ hai, có thể do sinh viên khoa Luật đã được học môn Phương pháp nghiên

cứu khoa học ngành Luật từ năm nhất và có khả năng nhận thức về các vấn đề trong

nghiên cứu khoa học nên có sự thận trọng hơn khi đánh giá mức độ khó khăn khi nghiên

cứu, dẫn đến bế tắc trong quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng, đa số sinh viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng tài liệu

nghiên cứu. Cụ thể, sinh viên chưa sử dụng được tiếng Anh để tham khảo tài liệu nước

ngoài nên bài báo cáo chưa thể hiện được đánh giá trên nhiều góc độ tiếp cận. Việc thu

thập và tìm hiểu số liệu thực tế cũng là khó khăn rất lớn cho các bạn sinh viên khi muốn

chứng minh thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu.

2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2.1. Tổ chức Hội nghị phương pháp học tập

Đây là hoạt động có tính thường niên của Khoa Luật. Bên cạnh việc tuyên dương

các sinh viên có kết quả học tập và nghiên cứu tốt, Hội nghị chú trọng vào các phương

pháp học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả thông qua các bài tham luận của sinh viên

thuộc nhiều lĩnh vực: học tập, kỹ năng mềm, học tiếng Anh và nghiên cứu khoa học

2.2. Viết và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học

Trong năm học 2015 – 2016, sinh viên khoa Luật đã có ba đề tài được đăng tại các

tạp chí khoa học trường Đại học Vinh và Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Đó là các đề tài

“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên trường đại

học Vinh”. “Thực trạng chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh

viên Trường Đại học Vinh”; “Pháp luật về thẩm quyền giải quyết và biện pháp xử lý

hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”

2.3. Tổ chức các câu lạc bộ học thuật, seminar chuyên ngành

Với việc duy trì và tiếp tục nâng cao hoạt động của CLB Thực hành pháp luật sinh

viên có nhiều cơ hội nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của mình thông qua

6

Page 7: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

các hoạt động ngoại khoá. Ví dụ: Semina với chủ đề “ Nên hay không hợp pháp hóa mại

dâm”; Giảng dạy pháp luật cộng đồng tại làng trẻ em SOS; Phiên tòa giả định tháng;

Diễn Án dân gian và trò chơi dân gian; Diễn kịch tuyên truyền bầu cử QH và HĐND

trong khuôn khổ chương trình do tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức; Góp ý dự thảo sửa đổi Bộ

luật Hình sự 1999.

2.4. Sinh viên tham gia các đề tài NCKH

Trong năm học 2015-2016, BCN Khoa Luật triển khai công tác sinh viên NCKH từ

tháng 10 năm 2015 nhằm giúp sinh viên có thời gian nghiên cứu và nâng cao chất lượng

báo cáo đề tài. Theo đó, năm học này đã có 57 đề tài thuộc các lĩnh vực pháp luật do

sinh viên/nhóm sinh viên đăng ký. Khắc phục hạn chế của những năm trước, với sự phổ

biến của các giảng viên trong khoa, trong năm học này, sinh viên năm thứ nhất và thứ

hai tham gia hoạt động NCKH khá tích cực với 27 đề tài (chiếm 47%) tổng số đề tài,

trong đó có 9 đề tài của sinh viên năm thứ nhất.

Hưởng ứng sự chỉ đạo của BGH – Đảng uỷ Nhà trường đinh hướng về công tác sinh

viên NCKH, ngoài các đề tài đi sâu vào chuyên ngành, sinh viên khoa Luật đã có nhiều

đề tài gắn liền và có mục đích nâng cao việc học và kỹ năng của sinh viên như: giái

pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm, nâng cao hiệu quả học tiếng Anh, đảm bảo an

toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh, kết hợp giáo dục pháp

luật và đạo đức cho sinh viên, việc làm bán thời gian của sinh viên hay bảo vệ quyền

nhân thân trong việc sử dụng thẻ sinh viên. Ngoài ra, các đề tài cũng thể hiện sự cập

nhật các quy định và quan điểm mới trong pháp luật như sự thừa nhận án lệ (đề tài Áp

dụng phong tục tập quan trong giải quyết tranh chấp hôn ngân gia đình), quyền chuyển

đổi giới tính trong BLDS 2015. Bên cạnh đó, với sự nhanh nhạy, đề tài của sinh viên

cũng thể hiện quan điểm cá nhân về các vấn đề có tính thời sự như: pháp luật về bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm; xâm phạm quyền

tác giả của các cửa hàng photo. Một ưu điểm lớn của NCKH năm học này là sự gắn liền

với địa phương nơi cư trú, học tập của sinh viên nhằm nâng cao tính khả thi và khả năng

ứng dụng của đề tài.

2.5. Các hoạt động KH&CN khác của sinh viên

7

Page 8: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Hưởng ứng Chương trình “Rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho SV”; LCĐ đã phối

hợp với Hội động khoa học của khoa tổ chức thành công chương trình rèn nghề với các

hoạt động như: Tổ chức cuộc thi Hùng biện; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức và tiến

tới tổ chức 2 đêm chung kết cuộ thi rèn nghề cho chuyên ngành Luật Kinh tế và Luật

học. Chương trình đã thu hút toàn bộ sinh viên tham gia và có phản hồi tích cực

CLB Tiếng Anh với các hoạt động học tiếng anh thông qua các trò chơi; Luyện nói

theo các chủ đề gần gũi với sinh viên và có tính thời sự; luyện Tiếng Anh hay luyện nói

hàng tuần, giúp sinh viên có tự tin và môi trường tự học và nâng cao khả năng đọc –

hiểu tiếng Anh, hướng tới sử dụng trong việc đọc tài liệu phục vụ việc học và NCKH

3. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Mặc dù đã đạt được một số khích lệ như trên, nhưng nhìn chung phong trào NCKH

của sinh viên khoa vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Số lượng đề tài do sinh viên đăng ký chưa nhiều so với tổng số sinh viên của Khoa,

nói cách khác, hoạt động NCKH vẫn chưa trở thành một hoạt động được hưởng ứng

nhiều so với các hoạt động có tính giải trí khác

Không ít sinh viên chưa có đủ kỹ năng cần thiết để nghiên cứu khoa học (xác định

vấn đề, đưa ra giả thuyết khoa học, lựa chọn nguồn tài liệu, xử lý tài liệu). Nhiều sinh

viên có ý tưởng nghiên cứu rất hay nhưng các em không biết bắt đầu từ đâu, đặc biệt là

với cách tiếp cận ở góc độ pháp lý.

Về đề tài, một số đề tài có phạm vi quá rộng hoặc quá sức với khả năng thực hiện

của sinh viên dẫn đến chất lượng báo cáo bị hạn chế hoặc nặng tính lý luận, chưa giải

quyết được vấn đề pháp lý đã đề ra. Trong quá trình nghiên cứu, một số tác giả chưa

đảm bảo đúng quy trình khi thực hiện NCKH, đặc biệt là việc liên hệ với giảng viên để

được định hướng, hướng dẫn hoặc sau khi đã liên hệ và được sự định hướng của giảng

viên lại không chỉnh sửa, báo cáo lại kết quả của mình

B. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC SINH VIÊN NCKH NĂM HỌC 2016-2017

Về hoạt động NCKH của sinh viên

Tiếp tục triển khai công tác sinh viên NCKH từ sớm. Tuy nhiên, BCN khoa mà trực tiếp

là LCĐ khoa sẽ bám sát việc NCKH của sinh viên, tránh hiện tượng sinh viên liên hệ với

8

Page 9: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

giáo viên hướng dẫn rồi không tiếp tục nghiên cứu hoặc nghiên cứu không theo sự hướng

dẫn của giáo viên

Tiếp tục tăng cường nội dung thực hành trong học phần Phương pháp nghiên cứu

khoa học để sinh viên có thêm kỹ năng khi NCKH

Nghiên cứu và xây dựng nhóm SV NCKH, là bộ phận thuộc LCĐ khoa Luật. Đây sẽ là

lưc lượng quản trị kênh thông tin chính thức và thường xuyên về hoạt động NCKH nhằm

kịp thời giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ kịp thời các khó khăn của sinh viên trước, trong

và sau khi hoàn thành báo cáo.

Về các hoạt động ngoại khoá

- Tổ chức thường xuyên các buổi Seminar khoa học cho sinh viên theo định kì;

- Phát triển hoạt động của CLB tiếng Anh đặc biệt là kỹ năng đọc – hiểu tiếng Anh giúp

sinh viên làm quen và vận dụng tài liệu bằng tiếng Anh trong quá trình nghiên cứu.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản của phong trào sinh viên NCKH năm học 2015- 2016

và định hướng công tác NCKH năm 2016-2017.của Khoa Luật. Hi vọng rằng, phòng trào

NCKH của khoa sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời khắc phục

những hạn chế còn tồn tại. Với sự chỉ đạo của Đảng uỷ, BGH Nhà trường, sự hỗ trợ sát sao

của BCN Khoa và sự nỗ lực của toàn giảng viên, sinh viên, chúng ta có quyền tin tưởng vào

một năm học mới sôi động và đầy thành công trong phong trào NCKH của sinh viên trong

toàn Khoa.

Xin trân trọng cảm ơn!

9

Page 10: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT KẾT HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Nhóm tác giả: Trương Hồ Khánh Ly- 55B4 Luật học; Đinh Thị Vân Oanh- 55B3 LKT; Hoàng Thị Xoan- 55B3 LKT; Lê Thị Duyên- 55B3 LKT; Lê Văn Triều- 55B6 LKTGiảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Văn Liêm ThS .Cao Thị Ngọc Yến

1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân với một trong những

đặc trưng cơ bản là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Chính vì vậy, việc đẩy

mạnh cuộc vận động toàn dân sống và làm việc theo Hiếp pháp và pháp luật, tăng

cường tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đã trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao

giờ hết. Tuy nhiên, pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể điều chỉnh hết mọi

quan hệ xã hội. Do đó, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân dựa trên lòng

tự trọng, danh dự phẩm giá, lương tâm- biểu hiện của một nhân cách đạo đức là những

yếu tố điều chỉnh xã hội không gì có thể thay thế được. Vì vậy mà việc giáo dục pháp

luật và giáo dục đạo đức phải có sự kết hợp với nhau, là vấn đề hết sức cần thiết trong tổ

chức quản lý xã hội cũng như trong hoạt động giáo dục.

Dù có một vị trí quan trọng là vậy nhưng việc kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục

pháp luật cho sinh viên hiện nay ở các trường đại học nói chung, trường đại học Vinh

nói riêng vẫn chưa được đề cao, chưa được chú ý, sự liên kết giữa gia đình, nhà trường

và xã hội trong giáo dục chưa chặt chẽ; tình trạng học sinh vi phạm nội quy, kỷ luật

trường học - một biểu hiện của vi phạm đạo đức có xu hướng gia tăng, nhất là một bộ

phận học sinh đã vi phạm pháp luật với tính chất ngày càng phức tạp. Theo số liệu

thống kê gần đây nhất của phòng CTHSSV trường Đại học Vinh thì kể từ ngày 2/2/2016

đến ngày 1/4/2016 có 1841 trên tổng số 22.764 học sinh, sinh viên bị nhắc nhở về việc

đi học muộn, trang phục không phù hợp, đeo thẻ…chiếm 8.11%. Đặc biệt có 19 sinh

10

Page 11: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

viên bị kỉ luật, trong đó có 5 trường hợp do học hộ, 6 trường hợp nhờ học hộ, 1 trường

hợp thi hộ, và 2 trường hợp là nhờ thi hộ. Với thực trạng như vậy đã đặt ra nhiều vấn đề

bức xúc cả về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết. Là sinh viên

trường Đại học Vinh, sinh viên khoa Luật hơn ai hết chúng tôi thấy rất cần thiết để nhìn

thẳng vào vấn đề trên và đó là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục pháp luật

kết hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học Vinh. Thực trạng và giải pháp”

làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hợp

giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên làm cơ sở đề xuất một số giải pháp

nhằm thực hiện tốt hơn công tác này.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

+ Phạm vi không gian: đề tài thực hiện trong phạm vi trường Đại học Vinh

+ Phạm vi thời gian: các số liệu thu thập từ năm 2015- 2016. Số liệu thực trạng

chủ yếu điều tra trong năm 2016

3. Đóng góp của đề tài- Đề tài đưa ra những luận cứ khoa học để làm sáng tỏ một cách hệ thống vấn đề kết

hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay. Những kết quả

nghiên cứu của đề tài là những bổ sung vào lý luận pháp luật vấn đề kết hợp giáo dục

pháp luật và giáo dục đạo đức trong quản lý xã hội nói chung, trong hoạt động giáo dục

nói riêng, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về ý nghĩa, vai trò của sự kết hợp đó.

- Phân tích làm rõ thực trạng, đánh giá những kết quả, hạn chế, nguyên nhân trong

việc kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh.

Qua đó, đề xuất một cách đồng bộ các giải pháp kết hợp có hiệu quả giáo dục pháp luật

và giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh.

Đề tài của chúng tôi có thể được ứng dụng để làm:

- Tài liệu nghiên cứu khoa học

- Cẩm nang cho sinh viên

4. Kết cấu của đề tài Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo

đức cho sinh viên

11

Page 12: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Chương 2:Thực trạng giáo dục pháp luật kết hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên

ở Trường Đại học Vinh

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật và

giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh

CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN1.1. Một số khái niệm- Giáo dục pháp luật (GDPL) là “Hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định

của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường

xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi

phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành”.

- Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) là “Hoạt động có tổ chức, có mục đích, có tính định

hướng nhằm tác động lên các đối tượng giáo dục nhằm điều chỉnh hành vi con người

mang tính tự nguyện, tự giác trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân

với xã hội theo hướng giảm bớt và loại trừ những cái ác, cái tác hại đến con người”.

- Vi phạm pháp luật (VPPL) là “Hành vi trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực

hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”.

- Vi phạm đạo đức (VPĐĐ) là “Những hành vi xâm phạm các nguyên tắc, chuẩn

mực đạo đức xã hội, bao hàm đạo đức truyền thống dân tộc và đạo đức tiến bộ của

nhân loại”.

Có thể thấy, VPPL và VPĐĐ đều là những hành vi vi phạm quy tắc ứng xử của

cộng đồng, trái với những chuẩn mực chung của xã hội. Tuy nhiên, VPPL là hành vi trái

với các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, và người vi phạm sẽ phải chịu các

hình thức giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế hoặc bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Còn VPĐĐ là hành vi trái với các quan niệm, chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Người

VPĐĐ sẽ bị dư luận xã hội lên án.

Theo nguyên tắc, VPPL cũng là VPĐĐ vì đạo đức là cơ sở của pháp luật, VPPL

tức là đã VPĐĐ, nhưng VPĐĐ thì chưa hẳn đã là VPPL nếu như hành vi đó chưa xâm

phạm đến những khách thể được pháp luật bảo vệ và ngược lại.

12

Page 13: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Từ việc phân biệt và tìm ra ranh giới giữa hai loại vi phạm này chúng ta sẽ có thể

định ra phương pháp và cách thức hạn chế chúng bằng phương thức giáo dục pháp luật

hay giáo dục đạo đức.

1.2. Tính tất yếu của việc kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức cho sinh viên - Xuất phát từ yêu cầu xây dựng con người phát triển toàn diện

- Do những biến đổi chuẩn mực đạo đức, hành vi, lối sống dưới tác động của kinh tế

thị trường và quá trình toàn cầu hóa

- Xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

1.3. Vai trò của Nhà trường trong việc giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên

- Vai trò của nhà trường được biểu hiện cụ thể qua vai trò của người thầy

- Trong trường học, các ban ngành, Đoàn, Hội luôn cùng phối hợp để giáo dục toàn

diện nhân cách và ý thức toàn diện cho sinh viên

- Nhà trường có cơ chế phối hợp với gia đình và xã hội trong việc quản lý, giám sát

học sinh

1.4. Nội dung và hình thức giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức trong các trường Đại học

1.4.1. Nội dung giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức trong trường Đại học

1.4.1.1 Đối với giáo dục pháp luật

- GDPL trước hết là phải giáo dục những kiến thức cơ bản về Nhà nước và Pháp

Luật, giáo dục cho sinh viên hiểu được vai trò của pháp luật trong cuộc sống.

-Nội dung của GDPL còn phải hướng tới là giáo dục các quy định của pháp luật

tương ứng về ngành, nghề đào tạo mà sinh viên đang theo học.

1.4.1.2 Đối với giáo dục đạo đức

- Phải coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong các trường đại học.

- Nhà trường cũng cần chú trọng đến công tác giáo dục truyền thống cho sinh viên

như: truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc; tôn sư trọng đạo; truyền thống hiếu học,

truyền thống hiếu nghĩa, yêu thương con người…

-Giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp trong các trường đại học.

1.4.2. Các hình thức giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức

13

Page 14: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Theo quy định điều 24, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật thìhình thức giáo dục

pháp luật và giáo dục đạo đức có thể sử dụng kết hợp 2 hình thức cơ bản:

- Hình thức Giáo dục chính khóa

- Hình thức giáo dục thông qua giáo dục ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH2.1. Kết quả đạt được của giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên

trường Đại học Vinh hiện nay2.1.1. Về nội dung giảng dạy

- Trong giáo dục pháp luật:

+ Đối với sinh viên thuộc khoa Luật: bên cạnh kiến thức chung về Nhà nước và

pháp luật, sinh viên còn được giảng dạy theo từng lĩnh vực cụ thể như: kiến thức về

pháp luật dân sự và tố tụng dân sự; kiến thức cơ bản về pháp luật hình sự; kiến thức về

các lĩnh vực pháp luật thương mại;…Và mỗi chuyên nghành lại được đi sâu nghiên cứu

về vấn đề pháp luật khác nhau, tạo cho các em những hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp

luật Xã hội chủ nghĩa.

+ Đối với sinh viên không chuyên các em được học tập môn Pháp luật đại cương,

môn học nàycung cấp những kiến thức cơ bản nhất về nguồn gốc, bản chất, chức năng,

vai trò của nhà nước và pháp luật; đồng thời khái quát nội dung cơ bản của một số

ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

- Về giáo dục đạo đức:

Qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên, nhà trường Đại

học Vinh đã giáo dục cho các em những nội dung chủ yếu như; Bồi dưỡng lý tưởng

cộng sản chủ nghĩa; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà

nước nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng của học sinh, sinh

viên.Bên cạnh đó, sinh viên Đại học Vinh được giáo dục tinh thần yêu nước trong thời

đại mới, tinh thần yêu nước đó gắn với lòng nhân ái, đồng cảm, tương thân tương ái với

những người gặp khó khăn trong cuộc sống ngay từ Tuần sinh hoạt công đầu tiên khi

vào trường.

2.1.2 Về hình thức giảng dạy

14

Page 15: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Sinh viên Đại học Vinh được giáo dục một cách có hệ thống những môn Pháp luật

trong hệ thống pháp luật quốc gia theo khung chương trình đối với cả sinh viên chuyên

và sinh viên không chuyên. Song song với công tác đó, giáo dục đạo đức cũng được nhà

trường chú trọng phát triển qua chương trình đào tạo chính khóa với các môn như môn

Tư tưởng Hồ Chí Minh, môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam...với

phương thức giảng dạy tiến bộ và phương thức đánh giá năng lực hợp lý.

Bên cạnh đó, Nhà trường đã tổ chức hoạt động Đoàn hội như tổ chức “ Tuần sinh

hoạt công dân” đầu mỗi khóa học, cuộc thi “ Rèn nghề”; “Ánh sáng soi đường”, “Thủ

lĩnh sinh viên”; “Olimpic Luật Doanh nghiệp”, cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp và Pháp

luật”… Thông qua các hình thức giáo dục phong phú này cùng với sự quan tâm của các

cấp ủy Đảng, các phòng ban mà nhà trường đã thu hút được đông đảo sinh viên tham

gia, giúp sinh viên được nâng cao phẩm chất đạo đức và ý thức pháp luật.

2.1.3. Về sự phối hợp giữa các trung tâm, phòng ban chức năng của Nhà trường trong việc giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên

- Trường Đại học Vinh có 1 trung tâm Tư vấn pháp luật, bên cạnh việc thực hiện tư

vấn pháp lý miễn phí cho các cộng đồng yếu thế, trung tâm còn tư vấn pháp lý cho

chính sinh viên trong trường.

- Trong cơ cấu tổ chức phòng ban của trường Đại học Vinh, phòng Công tác Chính

trị học sinhsinh viênthực hiện việc quản lý học sinh, sinh viên tạm trú và các hoạt động

học tập, rèn luyện.

2.2. Hạn chế và nguyên nhân trong việc kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh hiện nay

2.2.1. Hạn chế trong việc giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Vinh

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát mức độ sinh viên vi phạm đạo đức và vi phạm

pháp luật đối với 200 sinh viên của 3 khóa 54,55,56 một số khoa đào tạo trong phạm vi

trường và kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.1. Sinh viên tự đánh giá việc vi phạm đạo đức của bản thân.

TT

Mức độKết quả đánh giá

Số lượng Tỉ lệ

1 Đã vi phạm nhiều lần 15 7,5%

15

Page 16: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

2 Vi phạm một vài lần 98 49%

3 Chưa bao giờ 87 43,5%

(Nguồn: Tác giả khảo sát sinh viên tại Trường Đại học Vinh tháng 4 năm 2016)

Như vậy có thể thấy có tới 7.5% (15/200 sinh viên) nói rằng mình vi phạm rất

nhiều lần, đây là một tỉ lệ không hề nhỏ.

Bảng 2.2. Sinh viên tự đánh giá việc vi phạm pháp luật của bản thân.

TT

Mức độKết quả đánh giá

Số lượng Tỉ lệ

1 Đã vi phạm nhiều lần 13 6.5%

2 Vi phạm một vài lần 146 73%

3 Chưa bao giờ 41 20.5%

(Nguồn: Tác giả khảo sát sinh viên tại Trường Đại học Vinh tháng 4 năm 2016)

Như vậy số lượng sinh viên vi phạm đạo đức và pháp luật có tỉ lệ đều khá cao.

Trong khi đó, mức độ công tác giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức

trong nhà trường còn hạn chế. Số liệu khảo sát của chúng tôi cho thấy như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của sinh viên đối với công tác giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức cho sinh viên tại Trường Đại học Vinh hiện nay

TT

Mức độKết quả đánh giá

Số lượng Tỉ lệ

1 Rất phổ biến 25 12,5%

2 Khá phổ biến 93 46,5%

3 Không phổ biến 82 41%

(Nguồn: Tác giả khảo sát sinh viên tại Trường Đại học Vinh tháng 4 năm 2016)

Như vậy có tới 41% (82/200 sinh viên) cho rằng công tác kết hợp giáo dục đạo

đức và giáo dục pháp luật không phổ biến trong trường. Mặc dù được sự quan tâm của

nhà trường tuy nhiên công tác này còn chưa thật sự phổ biến đối với sinh viên.

2.2.1.1. Đối với giáo dục pháp luật- Mặc dù nhà trường đã giảng dạy nhiều nội dung cần thiết để giáo dục pháp luật

cho sinh viên, nhưng đối tượng tiếp nhận các nội dung ấy chưa phổ biến được rộng rãi

16

Page 17: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

với toàn thể sinh viên trong trường như môn “Pháp luật đại cương” hiện nay chỉ thực

hiện giảng dạy ở một số khoa như chuyên ngành Báo chí của sư phạm Ngữ Văn; khoa

Giáo dục chính trị trong tổng số 19 khoa đào tạo trong trường.

- Hiện nay, nhận thức về tầm quan trọng giáo dục pháp luật đối với lĩnh vực chuyên

ngành đào tạo chưa được các khoa đào tạo đề cập, chú ý đến do đó môn học về pháp

luật liên quan đến chuyên ngành của mình chưa có trong hệ thống chương trình học của

các khoa.

- Đội ngũ tuyên truyền pháp luật, nòng cốt là Khoa Luật chủ yếu vẫn là đội ngũ

nòng cốt của CLB Thực hành pháp luật– CLE nên chưa phát huy được những sinh viên

trong khoa có năng lực khác và chưa thu hút được đông đảo sinh viên Luật tham gia.

Mặt khác, nguồn kinh phí dùng để trang trải cho công tác công tác giáo dục pháp luật và

đạo đức như: chuẩn bị các dụng cụ trợ giảng, các hoạt động phiên tòa giả định,

seminar… còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác này một cách hiệu

quả nhất.

- Sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập kiến thức pháp

luật, cũng như ít tìm hiểu, thậm chí là lười tiếp xúc, lười đọc các quy định của pháp luật.

Biểu đồ thể hiện mức độ tiếp xúc văn bản quy phạm pháp luật của sinh viên trường Đại học Vinh

(Nguồn: Tác giả khảo sát sinh viên tại Trường Đại học Vinh tháng 4 năm 2016)

17

Page 18: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

2.2.1.2. Đối với giáo dục đạo đức- Một số giảng viên nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của công tác giáo dục

đạo đức, cho nên việc bố trí, sắp xếp thời gian giảng dạy cũng như việc sử dụng, biên

soạn tài liệu phục vụ môn học hướng tới việc giáo dục đạo đức hầu như chưa được đầu

tư.

- Về hoạt động ngoại khóa, các phong trào Đoàn, Hội, các Câu lạc bộ ở các khoa

thường chỉ chú ý đến bề nổi, tích cực hoạt động về mảng nghệ thuật, giải trí là chính

còn tính học thuật, giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật lại chưa thật sự được quan

tâm. Bên cạnh đó, mỗi Câu lạc bộ lại có nội dung và hình thức hoạt động riêng, phục vụ

cho chuyên nghành học là chủ yếu nên việc giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật

chưa được đồng đều, và công tác hỗ trợ, phối hợp giữa các Câu lạc bộ lại càng không

được chú tâm.

- Từ góc độ người học - sinh viên, bên cạnh những sinh viên tích cực, chịu khó học

hỏi, tìm tòi, coi trọng các môn học liên quan về giáo dục đạo đức ở nhà trường... cũng

còn không ít sinh viên lười học, có lối sống thực dụng, chỉ ham tiếp nhận những trào lưu

văn hóa mới mà không trau dồi đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Theo bảng thống kê “Số lượng sinh viên vi phạm nề nếp học tập và nếp sống văn

hóa” theo kết quả kiểm tra tháng 4,5 năm 2015 của Ban kiểm tra NNHT và NSVH

trường Đại học Vinh cho thấy tỉ lệ phần trăm như sau: khoa Điện tử - Viễn thông 15%;

khoa Xây dựng 15%; khoa Công nghệ - Thông tin là 13%; khoa Kinh tế và khoa Thể

dục đều chiếm 10%;… Đây là những khoa có tỉ lệ % sinh viên vi phạm cao nhất trong

toàn trường, và cũng là các khoa ít được giáo dục pháp luật và đạo đức trong mặt bằng

chung với toàn trường.

Theo số liệu thống kê mới nhất gần đây của phòng CTHSSV kể từ ngày 2/2/2016

đến ngày 1/4/2016 có 1841 trên tổng số 22.764 học sinh, sinh viên bị nhắc nhở về việc

đi học muộn, trang phục không phù hợp, đeo thẻ…chiếm 8.11%. Tăng 0.11% so với

tháng 4,5 năm 2015. Mục đích của việc nhắc nhở nhằm răn đe giáo dục, trừ điểm rèn

luyện thi đua của sinh viên, của các lớp và các khoa. Đặc biệt có 19 sinh viên bị kỉ luật,

trong đó có 6 bạn đang chờ quyết định kỉ luật của nhà trường và 13 bạn đã có quyết

định. Lý do bị kỉ luật đó là có 5 trường hợp do học hộ, 6 trường hợp nhờ học hộ, 1

18

Page 19: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

trường hợp thi hộ, và 2 trường hợp là nhờ thi hộ. Sinh viên bị kỉ luật chịu các hình thức

xử phạt như cảnh cáo, khiển trách, đình chỉ, buộc thôi học.

Việc chấp hành ý thức pháp luật có liên quan chặt chẽ đến việc các bạn học sinh,

sinh viên có chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của nhà trường hay không. Có

thể nói rằng chính số sinh viên này là những tấm gương "phản diện", có ảnh hưởng

không tốt đối với số sinh viên khác trong công tác giáo dục đạo đức và giáo dục pháp

luật.

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Vinh

- Trong nhận thức, chúng ta chưa thấy hết tính cấp thiết và tầm quan trọng của công

tác giáo dục pháp luật kết hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên

- Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đã làm xuất hiện nhiều vấn đề mà

chúng ta chưa lường hết được sự tác động tích cực lẫn mặt tiêu cực của nó đến sự phát

triển ý thức đạo đức và pháp luật của thế hệ trẻ.

- Xuất phát từ đặc thù đào tạo của các khoa là khác nhau, mỗi khoa với mỗi chuyên

nghành có một cách đào tạo và khung chương trình khác nhau nên việc quan tâm đến

giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức, hay việc liên kết với các khoa đào tạo có trình

độ chuyên môn về loại hình giáo dục trên không được quan tâm chú trọng.

- Phương pháp và cách tiếp cận kiến thức của sinh viên chưa hiệu quả, chưa biết

tiếp thu và áp dụng vào thực tiễn.

- Ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức và hiểu biết pháp luật từ chính sinh viên còn

rất thấp.

CHƯƠNG 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC VINH

3.1. Giải pháp lý luận chung- Đổi mới nhận thức về giáo dục nói chung, giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức

nói riêng

- Đổi mới chương trình giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên

19

Page 20: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Cần gắn kết ba chủ thể gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức

và giáo dục pháp luật cho sinh viên

3.2. Giải pháp cụ thể cho sinh viên trường Đại học Vinh3.2.1. Giải pháp về giáo dục pháp luật cho sinh viên trường Đại học VinhThứ nhất, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể về công tác giáo

dục pháp luật cho sinh viên.

Đối với các quy định của pháp luật, cần quán triệt “Luật phổ biến giáo dục pháp

luật”, “Chỉ thị số 32/CT-TW” của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, qua đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức

và hành động của các trường Đại học, cao đẳng. Đồng thời, bổ sung thêm các quy định

pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho đối

tượng là học sinh, sinh viên. Các quy định pháp luật phải phù hợp với thực tiễn và kèm

theo hướng dẫn cụ thể để các trường đại học chú trọng thực hiện.

Về phía nhà trường: Phải đưa ra những chính sách cổ vũ, tạo điều kiện

cho công tác giáo dục pháp luật kết hợp đạo đức. Gần đây nhất đầu năm 2016, Phòng

Công tác chính trị học sinh sinh viên thực hiện công tác “Tổ chức cho học sinh sinh viên

ký cam kết về chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông”; đưa ra “Kế

hoạch giáo dục pháp luật về an toàn giao thông năm học 2015- 2016”; và thực hiện “Kế

hoạch triển khai công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phong trào toàn

dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2016”… Những quy định ấy chỉ là chủ quan nếu chỉ

để trên giấy tờ mà không được quán triệt rộng rãi cho sinh viên, không có các biện pháp

kiểm tra, đánh giá kết quả từ đó thay đổi và khắc phục.

Đối với khoa Luật: Nói về việc giáo dục pháp luật, thì khoa Luật có vai trò

nòng cốt. Sinh viên của khoa không chỉ học tập kiến thức luật mà còn phải biết tuyên

truyền giáo dục pháp luật cả trong và ngoài trường học. Bởi vậy khoa luậtcần chủ động

xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật. Kế hoạch phải phù hợp với đường lối, chủ

trương của Đảng, quy định của pháp luật, Quyết định của nhà trường. Thực hiện việc

kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những cá nhân tập thể có

thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục pháp luật.

Thứ hai, đưa vào giảng dạy môn học “Pháp luật đại cương” cho tất cả khoa đào

tạo, đồng thời nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng giảng dạy các môn này.

20

Page 21: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Để cho công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên mang lại những hiệu quả tốt,

theo quan điểm của nhóm chúng tôi, thì cần đưa vào giảng dạy môn học “Pháp luật đại

cương” cho tất cả khoa đào tạo.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hơn 200 sinh viên, với kết quả khảo sát đã cho

thấy có 96,5% ý kiến của sinh viên cho rằng việc đưa môn “Pháp luật đại cương” vào

giảng dạy ở các khoa là rất cần thiết vì nó sẽ giúp sinh viên trang bị những kiến thức

pháp lý nhất định, có xử sự phù hợp với xã hội. Có thể thấy, đại bộ phận sinh viên đã

nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật và đòi hỏi phải có môn pháp luật đại

cương làm nền tảng pháp lý.

Thứ ba, đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật

ngoại khóa.

Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường Đại học Vinh cần kết hợp với khoa Luật

để tổ chức nhiều hình thức giáo dục pháp luật, với sự tư vấn, hỗ trợ về kiến thức do

giảng viên khoa Luật phụ trách qua các hình thức như: xây dựng và tổ chức các câu lạc

bộ tuổi trẻ với pháp luật, nghe nói chuyên về pháp luật (tình hình vi phạm trật tự an toàn

giao thông địa phương, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội...); tổ chức tham dự

phiên tòa xét xử các vụ án vị thành niên phạm tội, tham quan trụ sở các cơ quan hành

pháp, lập pháp, tư pháp; biên soạn và cấp phát rộng rãi các tài liệu phổ biến pháp luật

(sổ tay phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tài liệu giáo dục an

toàn giao thông, tài liệu giáo dục giới tính).

Cần nhân rộng và phát triển mô hình Câu lạc bộ thực hành Pháp luật thuộc khoa

Luật và Trung tâm tư vấn pháp luật. Cần có sự đầu tư về hỗ trợ nguồn kinh phí để CLB

thực hiện các hoạt động ngoại khóa với quy mô rộng hơn trong phạm vi trong trường.

Ngoài ra, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần kết hợp với một số cơ quan nhưSở

Tư pháp; Công an, Tòa Án….tổ chức nhiều chương trình thực tế để sinh viên được

tham gia.

Thứ tư, tăng cường vai trò của phương tiện truyền thông đại chúng trong việc

giáo dục pháp luật cho sinh viên.

Thứ năm, bản thân mỗi sinh viên cần động viên nhắc nhở chính mình và bạn bè

tham gia các chương trình về giáo dục pháp luật và có ý thức trong việc tìm hiểu về văn

bản quy phạm pháp luật.

21

Page 22: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Trong các buổi họp lớp, ngoài trao đổi các thông tin và triển khai hoạt động thì sinh

viên nên cùng nhau trao đổi các vấn đề vi phạm đạo đức và pháp luật, ngăn ngừa, lên án

các hành vi đó đồng thời tìm ra các giải pháp khắc phục. Mặt khác, cần tích cực tham

gia các hoạt động đoàn, hội để tránh dư thừa những thời gian vô bổ, dễ bị lôi kéo bởi

các thành phần xấu, sa vào các tệ nạn xã hội. Mỗi một đơn vị chi đoàn cần làm tốt công

tác nêu gương sinh viên tốt đồng thời phê phán những sinh viên có hành vi lệch lạc.

3.2.2. Giải pháp về giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh hiện nay

Thứ nhất, nhận thức đúng, đầy đủ tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác

giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học

Vinh

Thứ hai, củng cố và phát huy nội dung về giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên cần gắn liền với giáo dục ý thức chính

trị, trước hết là giáo dục cho sinh viên lý tưởng xã hội chủ nghĩa, về độc lập dân tộc.

Những bài học này giúp cho sinh viên có cách hiểu đúng và niềm tin vào con đường

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, từ đó có thái độ tích cực trong xác định lập

trường, thế giới quan, cố gắng phấn đấu vì sự nghiệp chung của nước nhà, đồng thời

không bị dao động trước những tư tưởng phản nghịch, chống phá. Bên cạnh đó cần tích

cực nêu gương những tấm gương đạo đức cho sinh viên noi theo. Những bài học đạo

đức chỉ thực sự có giá trị, có tính thuyết phục khi người thuyết giảng bài học đó là tấm

gương mẫu mực.

Thứ ba, cần tăng thêm các học phần về giáo dục đạo đức chuyên sâu cho sinh viên

toàn trường.

Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của các bạn sinh viên về vấn đề: “Bạn nghĩ thế

nào về việc tăng thêm các học phần về GDĐĐ chuyên sâu cho sinh viên toàn trường?”

và kết quả khảo sát đã cho thấy đa số sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của

GDĐĐ và mong muốn có thêm các học phần về GDĐĐ chuyên sâu trong chương trình

học của mình. Có đến 177 bạn sinh viên trong tổng số 200 bạn được hỏi (88,5%) nói

rằng cần bổ sung các học phần này cho sinh viên toàn trường. Điều đó để nói lên rằng

Nhà trường cần lên kế hoạch và thảo luận với Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục chính trị để

có thể đưa vào trong khung chương trình học của tất cả các ngành học một số học phần

22

Page 23: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

với mục đích giúp sinh viên rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần đoàn kết,

tình thương người…

Thứ tư, nhà trường cần phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn thanh viên và

Hội sinh viên trường trong giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Thứ năm, quan trọng nhất cần nâng cao tính tự giác rèn luyện, học tập các giá trị

đạo đức truyền thống trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên

trường hiện nay.

KẾT LUẬNCó thể thấy rằng, công tác kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho

sinh viên không phải là vấn đề quá mới mẻ, và nó lại ngày một trở nên cần thiết trong

Nhà nước pháp quyền. Đề tài đã phân tích làm rõ thực trạng, đánh giá những kết quả,

hạn chế, nguyên nhân trong việc kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho

sinh viên trường Đại học Vinh. Qua đó, đề xuất một cách đồng bộ các giải pháp kết hợp

có hiệu quả giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Từ điển Từ và ngữ Hán – Việt

2. Luật Giáo dục năm 2005

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật” năm 2013

4. Bảng “Tổng hợp số lượng sinh viên vi phạm nền nếp học tập và nếp sống văn

hóa” tháng 4, 5 năm 2015 của Ban kiểm tra NNHT và NSVH trường Đại học Vinh.

23

Page 24: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT

VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nhóm tác giả: Lê Tiến Dũng

Nguyễn Lê Anh

Đặng Thị Ngọc Diệp

Trương Anh Dũng

Đinh Thị Diễm Hương

Đặng Lê Thuỳ Trang

Lê Thị Ngọc Anh

Đơn vị: Chi bộ HVSV khoa Luật

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Ngô Thị Thu Hoài

1. Lý do chọn đề tài:

Trong những vấn đề nóng của xã hội, giao thông luôn là vấn đề được qua tâm

hàng đầu, tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông trong cả nước đã và

đang diễn biến phức tạp. Vấn đề ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, tình trạng vi

phạm các quy định về quản lý trật tự an toàn giao thông diễn ra ngày càng phổ biến,

tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm.

Không nằm ngoài thực trạng chung đó, ngay tại thành phố Vinh, đặc biệt là khu vực

Đại học Vinh, tình hình giao thông cũng hết sức phức tạp khi mà ở đây ngoài dân bản

địa còn có một số lượng lớn sinh viên học viên theo học. Bên cạnh đó, đây còn là khu

vực tập trung nhiều trụ sở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp lớn, các trường THPT,

trường mầm non và chợ nên vào giờ tan tầm, mật độ xe cộ lưu thông trên đường luôn ở

mức cao.

Mặt khác, để thay đổi hệ thống giao thông theo hướng văn minh, an toàn thì từ khi ở

giảng đường, rèn luyện và giáo dục cho sinh viên về môi trường văn hóa giao thông là

hết sức quan trọng. Với ý nghĩa bảo vệ sức khỏe, tính mạng và giáo dục ý thức tham

24

Page 25: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

gia giao thông cho sinh viên, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh thực

sự cần thiết và có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Đó là những lý do chúng tôi thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả việc

chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh”

2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường

bộ và đi sâu tìm hiểu về thực trạng chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường bộ

của sinh viên trường Đại học Vinh.

Phạm vi nghiên cứu ở khu vực cơ sở 1 trường Đại học Vinh với số liệu thống kê từ

năm 2012 đến năm 2016

Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích, điều tra

xã hội học, tổng hợp, so sánh nhằm đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện

nhất.

3. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về an toàn giao thông

đường bộ

Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của

sinh viên trường Đại học Vinh

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực

hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1. Khái niệm, đặc điểm và hình thức thực hiện pháp luật về an toàn giao

thông đường bộ

Theo Từ điển Tiếng Việt thì đường bộ là được hiểu là đường đi trên đất liền cho

người đi bộ và xe cộ (nói khái quát). Luật Giao thông đường bộ 2008 định

25

Page 26: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

nghĩa:“đường bộ gồm: đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”. Như

vậy giao thông đường bộ có thể được hiểu là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của

người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà

qua sông, suối nối đường bộ.

Dưới góc độ pháp lý, pháp luật về an toàn giao thông đường bộ là những quy tắc xử

sự về các vấn đề giao thông đường bộ, do nhà nước ban hành, điều chỉnh, áp dụng với

các chủ thể tham gia giao thông, các chủ thể tham gia vào xây dựng, lắp đặt, vận hành,

quản lý giao thông đường bộ.

Thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ là một quá trình hoạt động có

mục đích giúp những quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ đi vào

cuộc sống, tạo thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ là một dạng cụ thể của thực

hiện pháp luật nên nó vừa mang những đặc điểm chung của thực hiện pháp luật vừa có

những đặc điểm riêng, mang tính đặc thù:

- Chủ thể thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ đa dạng

và phong phú.

- Thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ vừa mang tính quyền lực nhà

nước, vừa mang tính cộng đồng

- Trong quá trình hoàn thiện pháp luật an toàn giao thông đường bộ đều phải nâng

cao chất lượng nội dung mới là cơ sở cho việc thực hiện pháp luật an toàn giao thông

đường bộ trên thực tế.

- Thực hiện pháp luật an toàn giao thông đường bộ được biểu hiện chủ yếu dưới

dạng hành vi tuân thủ pháp luật.

- Việc thực hiện pháp luật an toàn giao thông chịu nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố

mang tính chất cản trở.

Tương tự thực hiện pháp luật nói chung, việc thực hiện pháp luật về an toàn giao

thông đường bộ được thể hiện qua các hình thức sau:

- Tuân thủ pháp luật

- Chấp hành pháp luật

26

Page 27: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Sử dụng pháp luật

- Áp dụng pháp luật

1.2. Vai trò của thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ

Thực hiện pháp luật nói chung được xem là thực tế hóa giá trị của pháp luật - những

quy tắc xử sự chung để đảm bảo duy trì, ổn định trật tự xã hội. Thực hiện pháp luật giao

thông đường bộ không nằm ngoài quy luật đó:

- Đảm bảo nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Đảm bảo an toàn trật tự xã hội.

- Đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho nhân dân.

- Là môi trường tốt để kinh tế xã hội phát triển, chuẩn bị cơ sở tốt cho đất nước

trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đào tạo thế hệ trẻ sống, làm việc theo pháp luật.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN

GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

2.1. Tổng quan về quy hoạch giao thông đường bộ tại khu vực trường Đại học

Vinh

Trường Đại học Vinh có diện tích 135707,72m2 (bao gồm cả trường THPT Chuyên,

thư viện Nguyễn Thúc Hào, nhà Hiệu bộ và đường Bạch Liêu). Với số lượng sinh viên

Đại học là 21411 sinh viên; Cao học và Nghiên cứu sinh là 1589 người; số lượng cán

bộ, công chức là 987 người; học sinh THPT là 1290; THCS là 120; mầm non là 509

em.1

Trường Đại học Vinh nằm trên tuyến đường Lê Duẩn, thuộc đường Quốc lộ 1A.

Con đường này là trục đường chính nối liền Bắc Nam, cửa ngõ nối liền Nghệ An và các

tỉnh thành khác. Hằng ngày lượng phương tiện lưu thông qua tuyến đường này rất lớn,

bao gồm: xe khách đường dài, xe bus và các phương tiện của người dân... Cổng chính

của trường hướng ra đường Lê Duẩn, xe ô tô, sinh viên, người ra vào trường chủ yếu

qua cổng này. Đoạn đường Lê Duẩn tiếp giáp với ĐH Vinh có chiều dài 375,2m (Tính

1 Thống kê số lượng học sinh sinh viên đến ngày 15/02/2016 của Phòng Công tác học sinh sinh viên trường Đại học Vinh

27

Page 28: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

cả khu vực Thư viện Nguyễn Thúc Hào). Trước ĐH Vinh, nằm trên đường Lê Duẩn còn

có 2 điểm xe buýt và là tuyến đường của nhiều tuyến xe buýt đi qua.

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật an toàn giao thông đường bộ của sinh viên

trường Đại học Vinh

2.2.1. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện pháp luật về an toàn

giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh

Đảm bảo an toàn giao thông là nhiệm vụ không chỉ của riêng Nhà trường mà còn

của cả xã hội, của những cơ quan chức năng, đồng thời cũng cần phải nhìn nhận dưới

góc độ ý thức chấp hành Luật giao thông trong chính bản thân học sinh, sinh viên của

Nhà trường.

Thực tế, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của các chương trình, các

chủ trương do Nhà trường cùng các tổ chức đoàn thể đã cùng triển khai thực hiện theo

từng giai đoạn và theo từng năm. Một trong những hoạt động được cho là có tầm quan

trọng hàng đầu đó là việc tổ chức các lớp, các khóa đào tạo – cấp giấy phép lái xe mô-

tô, xe gắn máy cho học sinh, sinh viên của Nhà trường. Bên cạnh đó, trường Đại học

Vinh cũng phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức chương trình bồi dưỡng kiến

thức giao thông cho giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố

Vinh. Không chỉ vậy, hàng năm trường còn tổ chức các cuộc phát động "Hưởng ứng

tháng hành động An toàn giao thông", tổ chức các hội thi "Lái xe an toàn" hay tham gia

cuộc thi "Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông"

Bên cạnh những kết quả mà nhà trường đã đạt được, sinh viên của trường cũng có

nhiều cố gắng trong việc trau dồi, rèn luyện nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trong khi

tham gia giao thông. Qua số lượng thống kê của Trung tâm đào tạo liên tục và chuyển

giao công nghệ cho thấy, số lượng sinh viên tham gia vào các chương trình liên quan

đến tìm hiểu pháp luật về GTĐB cũng như nâng cao kỹ năng lái xe rất đông. Có những

chương trình đã thu hút được hơn 4000 bạn sinh viên tham gia.

2.2.2. Những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về an toàn giao

thông đường bộ đối với sinh viên trường Đại học Vinh

2.2.2.1. Những khó khăn từ phía sinh viên

28

Page 29: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Thực trạng hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên còn

chưa đầy đủ. Từ việc khảo sát ngẫu nhiên 1000 sinh viên trường Đại học Vinh, kết quả

cho thấy rằng vẫn còn khoảng 38% sinh viên còn biết ít hoặc không hiểu biết về Luật

Giao thông đường bộ.

Ý thức chấp hành Luật khi tham gia giao thông của một số sinh viên còn chưa cao.

Pháp luật quy định hành vi điểu khiển xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi xe mô

tô, xe máy hoặc đội mũ cho người đi xe mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách

khi tham gia giao thông trên đường bộ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Tuy

nhiên, một số sinh viên vẫn bất chấp những quy định, bất chấp tính mạng mình Quan sát

từ phía nhà xe, sau khi lấy xe ra, một số sinh viên thản nhiên ngồi lên xe về không đội

mũ bảo hiểm hay mang theo mũ nhưng lại không đội mà chỉ treo lên xe để đội lên khi

thấy sự xuất hiện của cảnh sát.

Một số sinh viên điều khiển phương tiện không đảm bảo các quy định về phương

tiện khi tham gia giao thông. Khi tham gia giao thông, sinh viên trường Đại học Vinh

chủ yếu sử dụng phương tiện là xe máy, xe đạp với số lượng rất lớn. Dạo quanh phía nhà

xe của trường, không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe máy không có gương

chiếu hậu.

2.2.2.2. Những tồn tại từ phía nhà trường

Bên cạnh những hoạt động, phong trào thiết thực, bổ ích của nhà trường mang lại

cho sinh viên, thì vẫn còn một số bất cập sau:

- Công tác giáo dục, tuyên truyền của nhà trường diễn ra chưa được thường xuyên,

chưa thể hiện tính hiệu quả cao.

- Cơ sở vật chất của trường còn một số khó khăn, tồn tại như: Hệ thống nhà xe hiện

nay chưa đáp ứng được nhu cầu gửi xe của sinh viên vào những giờ cao điểm. Đặc biệt

là trong các khoảng thời gian đầu buổi học và cuối giờ học, tình trạng kẹt xe, ùn tắc xảy

ra ở các cổng nhà xe diễn ra khá phổ biến.

- Tại khu vực đường Bạch Liêu, đoạn đường ngăn cách giữa khu vực các phòng ban,

các khoa đào tạo và khu vực nhà A, B, C với khu vực tòa nhà công nghệ cao, thư viện,

29

Page 30: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

nhà D và trường THPT chuyên lưu lượng xe qua lại rất lớn, mặt đường gồ ghề, nhiều ổ

voi, ổ gà.

2.2.3. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện pháp

luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh

Thứ nhất, ý thức chấp hành quy định pháp luật giao thông của sinh viên còn thấp.

Thứ hai, hạ tầng giao thông khu vực Đại học Vinh chưa đáp ứng được nhu cầu tăng

nhanh của phương tiện giao thông và sự đa dạng phức tạp của các đối tượng tham gia

giao thông.

Thứ ba, kinh tế xã hội phát triển, điều kiện sống tăng cao, do đó số lượng sinh viên

được sở hữu các phương tiện cá nhân riêng như xe đạp, xe gắn máy ngày càng nhiều.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG

BỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ

Thứ nhất, cần tăng mức xử phạt với hành vi vi phạm pháp luật ATGT đường bộ của

người đi bộ, đồng thời triển khai thực hiện quy định này trên phạm vi cả nước.

Thứ hai, cần phải áp dụng chế tài có mức độ răn đe mạnh hơn với nhóm đối tượng

là học sinh sinh viên vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Thứ ba, cần có quy định cụ thể về việc ưu tiên phát triển phương tiện giao thông

công cộng, và hạn chế phương tiện cá nhân.

Thứ tư, áp dụng chế tài tạm giữ phương tiện giao thông từ một đến ba tháng cùng

với việc áp dụng chế tài phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm là nguyên nhân chính

dẫn đến tai nạn giao thông, như: vi phạm các quy định về nồng độ cồn; tránh, vượt sai

quy định; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người thi

hành công vụ; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông….

Thứ năm, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các cá nhân tổ chức và cơ quan

có nghĩa vụ đảm bảo trật tự ATGT đường bộ.

30

Page 31: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Thứ sáu, chính quyền địa phương cần ban hành các văn bản pháp quy phù hợp với

tình hình địa phương, kịp thời giải quyết các điểm nóng giao thông trên địa bàn.

3.2. Nhóm giải pháp từ phía Nhà trường

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp

luật về an toàn giao thông đường bộ.

Thứ hai, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay thế phương

tiện cá nhân.

Thứ ba, quy hoạch lại hệ thống nhà xe trong trường.

Thứ tư, biên soạn cuốn “Cẩm nang An toàn giao thông” dành cho sinh viên của

trường.

3.3. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trên địa bàn

với nhà trường trong lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông đường bộ

Thứ nhất, tăng cường sự Phối hợp với UBND phường Bến Thuỷ và UBND phường

Trường Thi trong công tác quản lý về trật tự an toàn giao thông.

Thứ hai, tăng cường sự Phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông – Công an thành phố

Vinh tổ chức tập huấn công tác điều tiết giao thông cho đội bảo an, lực lượng thanh niên

tình nguyện, thanh niên xung kích của trường cũng như hỗ trợ điều tiết giao thông vào

giờ tan tầm.

Thứ ba, phối hợp với Sở giao thông vận tải Nghệ An để hoàn thiện hệ thống biển

báo giao thông trên tuyến đường Bạch Liêu cũng như sửa chữa lại tuyến đường này.

3.4. Phát huy sức trẻ của sinh viên trường Đại học Vinh trong phong trào thi

đua đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Thứ nhất, thành lập đội xung kích đảm bảo trật tự an toàn giao thông của trường

Đại học Vinh.

Thứ hai, thành lập đội tuyên truyền phổ biến pháp luật giao thông đường bộ ở các

khoa đào tạo với sự hỗ trợ của Câu lạc bộ Thực hành pháp luật thuộc Liên chi đoàn

khoa Luật.

31

Page 32: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản đồ quy hoạch trường Đại học Vinh ngày 09 tháng 7 năm 2012 của Ban

quản lý các dự án xây dựng trường Đại học Vinh.

2. Báo cáo tổng kết năm 2015 của Công an Phường Bến Thủy.

3. Báo cáo đề cương và kế hoạch kiểm tra: Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao

thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và trật tự xây dựng trên địa bàn năm 2015

của UBND phường Bến Thuỷ.

4. Bộ Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009, NXB Tư pháp, Hà Nội.

5. Luật Giao thông đường bộ (2008), NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

6. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ

quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường

sắt

8. Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường

9. Nguyễn Quang Huy, Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an

toàn giao thông đường bộ (qua thực tế tỉnh Thái Nguyên), Luận văn thạc sĩ, 2010.

10. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà nước và

pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2005.

11. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà

nước và pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.

32

Page 33: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGTHẢO LUẬN NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Tác giả: Từ Phương Linh

Lớp: 54B1 LKT

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hồ Thị Duyên

1. Lý do chọn đề tài

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung

ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp

hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội

nhập quốc tế, Trường Đại học Vinh đã xây dựng Chương trình hành động và ban hành

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành

Trung ương, trong đó chú trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Nâng cao ý thức tự học nói chung và hoạt động thảo luận nhóm nói riêng được nhà

trường cũng như các giảng viên quan tâm, hướng dẫn sinh viên thực hiện.

Trường đại học Vinh khi chuyển sang cơ chế đào tạo theo học chế tín chỉ, thảo luận

nhóm là nội dung hoạt động bắt buộc đối với các học phần. Tuy nhiên, bên cạnh những

mặt tích cực hoạt động thảo luận nhóm mang lại như giúp sinh viên nâng cao ý thức tự

học, nắm chắc hơn kiến thức lý thuyết đã được giảng viên trang bị, rèn luyện kỹ năng

mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và phản biện, kỹ năng trình bày

slide… thì thực trạng về ý thức tự học nói chung và hoạt động thảo luận nhóm nói riêng

của sinh viên ở Trường Đại học Vinh vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại.

Với đặc thù là một trường đào tạo đa ngành, lại có bề dày đào tạo theo học chế niên

chế truyền thống. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập thảo luận nhóm

được thực hiện rộng rãi, đồng bộ, thực sự phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp

sinh viên tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, có được kết quả học tập tốt nhất. Cũng như để đáp

ứng yêu cầu của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới giáo dục

toàn diện hiện nay, phát huy tinh thần tự học của sinh viên làm cho người học linh hoạt,

năng động và chủ động trong việc tiếp thu tri thức mới. Tạo sự thay đổi căn bản về nội

dung chương trình đào tạo, hệ thống quản lý đào tạo và phương pháp đào tạo nhằm mục

đích nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

33

Page 34: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Vì vậy, để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm của sinh

viên trường đại học Vinh nói chung và sinh viên khoa Luật nói riêng, tôi đã chọn đề tài:

“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên Trường

Đại học Vinh” để làm đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học của mình.

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thảo

luận nhóm của sinh viên.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao

hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên ở các khóa học – khóa 56, khóa 55,

khóa 54, khóa 53 tại Trường Đại học Vinh.

3. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp điều tra,

khảo sát; thống kê, thu thập thông tin, phân tích tổng hợp và các phương pháp nghiên

cứu khác.

4. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục đề tài tham khảo, Báo cáo khoa

học của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động thảo luận nhóm;

Chương 2. Thực trạng thảo luận nhóm của sinh viên ở Trường Đại học Vinh;

Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm của sinh

viên Trường Đại học Vinh.

CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG

THẢO LUẬN NHÓM1.1. Khái quát về hoạt động thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một hình thức học tập bắt buộc trong đào tạo theo học chế tín

chỉ hiện nay. Trong cơ cấu 1 tín chỉ có 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo

luận; việc thảo luận trong hệ thống tín chỉ vừa là một yêu cầu đào tạo đồng thời là một

phương pháp học được khuyến khích áp dụng đối với sinh viên.

34

Page 35: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Đối với sinh viên, phương pháp thảo luận nhóm lấy người học làm trung tâm, coi

người học là chủ thể của quá trình dạy và học, xây dựng tính chủ động trong tìm kiếm

và lĩnh hội tri thức của sinh viên chứ không phải theo cách “thầy đọc, trò chép”. Thảo

luận nhóm đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm cùng thực hiện cam kết làm việc nhất

định mà không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên, được biểu hiện qua: (i) Mọi

thành viên trong nhóm đều hướng đến mục tiêu chung; (ii) Có sự phụ thuộc, tương tác

lẫn nhau giữa các thành viên; (iii) Có trách nhiệm, lợi ích liên đới trong sản phẩm, kết

quả hoạt động nhóm.

Căn cứ vào sự hình thành của nhóm có thể phân loại thành nhóm chính thức và

nhóm không chính thức.

- Nhóm không chính thức: Là nhóm được phát triển một cách tự nhiên nhằm đáp

ứng các nhu cầu xã hội.

- Nhóm chính thức: Là nhóm được thành lập xuất phát từ nhu cầu của tổ chức, trên

cơ sở quyết định chính thức. Mục tiêu của nhóm chính thức phù hợp với mục tiêu của tổ

chức. Nhóm làm việc (Team) là một dạng đặc biệt của nhóm chính thức, gồm một tập

hợp những người có năng lực bổ trợ cho nhau (kiến thức, kỹ năng và khả năng), cùng

cam kết chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu.

Dựa trên cách thức thực hiện công việc, có thể chia nhóm thảo luận theo ba hình

thức, gồm:

- Nhóm ngang: Nhóm trưởng nhận chủ đề thảo luận sẽ lập đề cương rồi phân chia

từng phần công việc cho các thành viên, sau đó tổng hợp và hoàn thiện bài tập của

nhóm.

- Nhóm dọc: Nhóm trưởng nhận chủ đề thảo luận sau đó phân chia cụ thể: người

viết đề cương, người tìm tài liệu, người xử lý tài liệu, người viết bài, người phản biện lại

bài viết của nhóm, người chuẩn bị câu hỏi phản biện lại nhóm khác...

- Nhóm kết hợp: Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm tất cả các công

việc.

35

Page 36: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

1.2. Các hình thức hoạt động thảo luận của sinh viên ở trường Đại học Vinh

Hiện nay, ở trường Đại học Vinh, hoạt động thảo luận nhóm được tổ chức theo các

hình thức sau đây:

Thứ nhất, hoạt động thảo luận được tổ chức thành các lớp thảo luận chính thức.

Lớp thảo luận chính thức là hình thức tổ chức lớp thảo luận theo kế hoạch đào tạo

của nhà trường áp dụng đối với các học phần được giảng dạy trực tuyến. Theo hình thức

giảng dạy trực tuyến, lớp học lý thuyết và thảo luận được tách ra độc lập. Lớp học trực

tuyến cung cấp cho sinh viên các kiến thức lý thuyết của học phần đó, tổng số sinh viên

ở một lớp này sẽ được tổ chức thành các lớp nhỏ có từ 25 đến 50 sinh viên để thực hiện

hoạt động thảo luận. Sinh viên chủ động lựa chọn đăng ký vào các lớp thảo luận có sẵn

do nhà trường đề xuất, sắp xếp.

Thứ hai, hoạt động thảo luận được tổ chức trong các lớp học phần.

Ở các lớp học phần thông thường, nội dung lý thuyết và thảo luận được tổ chức

trong một lớp. Theo đề cương, mỗi tín chỉ sẽ có từ 2 – đến 5 tiết thảo luận. Sau khi kết

thúc nội dung lý thuyết của từng tín chỉ hoặc toàn bộ học phần, giảng viên sẽ tổ chức

thảo luận theo lớp học phần đó. Ở những lớp học phần này, số lượng sinh viên thường

đông. Sĩ số trong các lớp này có thể từ 30 sinh viên, nhưng cũng có lớp lên đến 110 –

130 sinh viên. Hoạt động thảo luận ở các lớp đông như thế này thường kém hiệu quả và

khó khăn trong tổ chức.

Thứ ba, hình thức thảo luận nhóm không chính thức, do giảng viên chủ động tổ

chức ở trong mỗi lớp học phần hoặc lớp thảo luận.

Giảng viên phụ trách sẽ chia lớp thành các nhóm nhỏ có từ 5 đến 15 thành viên.

Giảng viên sẽ đưa ra các câu hỏi thảo luận để các nhóm chuẩn bị. Quá trình thảo luận

thường có ba bước thống nhất với nhau, tương ứng với ba dạng hoạt động cơ bản:

Chuẩn bị nội dung ở nhà của sinh viên, tiến hành thảo luận chung trên lớp, kết thúc thảo

luận.

Hình thức tổ chức tự thảo luận theo nhóm nhỏ này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt

động đào tạo hiện nay và được giảng viên áp dụng trong quá trình thực hiện hai hình

thức thảo luận đã nêu ở trên.

36

Page 37: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

1.3. Vai trò của hoạt động thảo luận nhóm trong đào tạo tín chỉ ở trường Đại học Vinh

Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ ra đời từ năm 1872 tại Đại học Harvard, Hoa

kỳ và nhanh chóng phát triển, lan rộng ra các nước trên thế giới. Ở nước ta, đào tạo theo

học chế tín chỉ sau khi được áp dụng thí điểm ở một số trường Đại học từ năm học 2001

– 2002 , đến năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 43/2007/QĐ-

BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ

chính quy theo hệ thống tín chỉ thay thế cho quyết định 31 năm 2001. Từ đây, phương

thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ được áp dụng rộng rãi trong hệ thống các trường Đại

học và cao đẳng trên toàn quốc.

Ở trường Đại học Vinh, đào tạo theo học chế tín chỉ được bắt đầu từ khóa tuyển

sinh năm 2007 (khóa 48). Để cụ thể hóa Quy chế 43 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Trường Đại học Vinh ban hành Quyết định số 2294/ĐT ngày 2 tháng 11 năm 2007 cụ

thể hóa một số điều của Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ

thống tín chỉ.

Đối với Trường Đại học Vinh, việc tổ chức các giờ thảo luận trên lớp không chỉ là

đổi mới theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn rất cần thiết để nâng cao chất

lượng đào tạo của nhà trường. Việc tổ chức thảo luận nhóm sẽ tạo cơ hội cho người học

được chủ động tiếp cận tri thức, biến kiến thức được dạy thành của mình, từ đó nâng

cao chất lượng học tập của bản thân và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà

trường.

Đối với sinh viên, hoạt động thảo luận nhóm đóng vai trò chủ đạo để xây dựng tính

chủ động tự học, củng cố lại những kiến thức đã học và rèn luyện những kỹ năng mềm

mà những giờ học lý thuyết chưa truyền tải hết được. Nếu sinh viên tham gia nghiêm

túc các giờ thảo luận trên lớp cũng như hoạt động thảo luận nhóm được tổ chức và điều

khiển một cách khoa học, hợp lý sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.

Tuy nhiên, nếu phương pháp thảo luận nhóm không hợp lý, không phù hợp với

nội dung và thiếu kỹ năng thực hiện thì có thể chỉ mang tính hình thức, gây mất thời

gian… Vì vậy, để phát huy tối đa lợi ích của hoạt động thảo luận nhóm thì cần có sự

phối hợp, tự giác của từng cá nhân thành viên cũng như sự gắn kết trách nhiệm công

37

Page 38: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

việc chung của nhóm; và cả sự tổ chức, định hướng, hướng dẫn cho sinh viên từ phía

nhà trường và giảng viên.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

2.1. Thực trạng hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên Trường Đại học Vinh

Thông qua khảo sát 227 sinh viên ở 3 khóa học: khóa 56, khóa 55 và khóa 53 ở các

khoa đào tạo, tôi nhận thấy hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên ở trường Đại học

Vinh nói chung và sinh viên khoa Luật nói riêng vẫn còn những vấn đề sau:

2.1.1. Thực trạng mức độ tham gia làm việc nhóm của sinh viên

Xét về mức độ tham gia làm việc nhóm của sinh viên: Các nhóm sinh viên sẽ phải

chuẩn bị nội dung thảo luận trước khi lên lớp, thảo luận và trình bày trên lớp. Tuy

nhiên, qua khảo sát tôi thu được kết quả: 76,7% sinh viên thường xuyên tham gia hoạt

động nhóm, trong đó, sinh viên năm thứ nhất (khóa 56) có tỉ lệ là 95,3%, sinh viên năm

thứ 4 (khóa 53) là 69,2%. Tỉ lệ sinh viên chỉ thỉnh thoảng tham gia và rất ít tham gia

làm việc nhóm còn khá cao là đáng lưu tâm bởi kết quả của hoạt động thảo luận phụ

thuộc rất lớn vào sự tham gia làm việc của các thành viên trong nhóm. Ngoài ra cũng có

sự chênh lệch về mức độ làm việc nhóm giữa sinh viên các khóa với nhau:

Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít, hầu như

không

Khóa 56 95,3% 4,7% 0%

Khóa 55 65,7% 32,8% 1,5%

Khóa 53 69,2% 29,1% 1,7%

Bảng 1: Mức độ tham gia làm việc nhóm cuả sinh viên

Sở dĩ còn tồn tại lượng sinh viên không tham gia đầy đủ các buổi làm việc nhóm

xuất phát một phần từ lý do để sinh viên tham gia hoạt động nhóm. Khi được hỏi lý do

để sinh viên tham gia hoạt động nhóm thì có hơn 50% số sinh viên trả lời là do giáo

viên bắt buộc. Hình thức thảo luận mà sinh viên tham gia chủ yếu là các buổi học thảo

luận trên lớp, theo thời khóa biểu của nhà trường đã tổ chức. Bên cạnh đó, có 3,5% sinh

38

Page 39: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

viên cho rằng ngành luật không cần thảo luận nhóm, 15% sinh viên cho rằng việc thảo

luận là không cần thiết, có cũng được, không có cũng được.

2.1.2. Thực trạng mức độ chuẩn bị nội dung thảo luận của sinh viên

Giảng viên thường yêu cầu sinh viên phải tự đọc bài, nghiên cứu trao đổi các nội

dung sắp học hoặc chuẩn bị các câu hỏi, bài tập nhóm. Tuy nhiên, đa số sinh viên không

chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu của giáo viên hoặc chuẩn bị sơ sài mang tính đối phó. Kết

quả khảo sát cho thấy, sinh viên năm thứ nhất có ý thức hơn trong việc chuẩn bị bài đầy

đủ. 72,1% được khảo sát trả lời chuẩn bị bài đầu đủ, 27,9% số sinh viên trả lời chuẩn bị

bài không đầy đủ và 0% sinh viên trả lời không hoặc rất ít khi chuẩn bị. Trong khi đó,

các con số này của sinh viên năm thứ tư là 32,7%, 63,2% và 5,1%. Điều này cho thấy,

càng về những năm cuối, ý thức tự học, làm việc nhóm của sinh viên chuẩn bị bài càng

giảm.

2.1.3. Thực trạng vai trò chủ động xây dựng nội dung, tiến hành thảo luận của

sinh viên trong quá trình thảo luận

Thông thường, việc phát biểu và xây dựng nội dung thảo luận trên lớp là theo sự

phân công, chỉ định của giảng viên. Ở mỗi nhóm, sự phát biểu ý kiến tập trung vào nhân

tố tích cực (nhân tố này cũng thường thực hiện hầu hết các công việc cho nhóm). Khi

trình bày nội dung thảo luận trên lớp, 9,7% sinh viên cho rằng người trình bày nội dung

bài tập nhóm là nhóm trưởng, 75,8% là do nhóm cử đại diện và 14,5% là do giáo viên

chỉ định. Số lượng sinh viên chủ động phát biểu không nhiều, tập trung vào những sinh

viên có học lực khá. Khi đưa ra ý kiến, sinh viên cũng chưa thực sự có kỹ năng trong

việc lập luận để bảo vệ quan điểm của mình.

Việc đưa ra ý kiến và lập luận bảo vệ quan điểm là một trong những kỹ năng cần

thiết và quan trọng của sinh viên nói chung và đặc biệt là sinh viên ngành Luật. Tuy

vậy, số lượng không nhỏ sinh viên ít khi đưa ra và bảo vệ ý kiến hoặc dẫn tới mâu thuẫn

khi tranh luận chứng tỏ khả năng lập luận cũng như phản biện vấn đề của sinh viên còn

yếu. Trong quá trình tiến hành thảo luận nếu phát sinh mâu thuẫn, 55,1% sinh viên tự

xử lý giải quyết mâu thuẫn, 40,1% nhờ giáo viên giúp đỡ và 4,8% bỏ qua không giải

quyết.

39

Page 40: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

2.1.4. Thực trạng về cách thức tổ chức hoạt động thảo luận hiện nay

Hoạt động thảo luận của sinh viên hiện nay chủ yếu được tổ chức theo tổ chức, sắp

xếp của nhà trường.

Như đã phân tích ở trên, do số lượng sinh viên chuẩn bị bài trước khi đến lớp,

không chủ động trong việc xây dựng nội dung của buổi thảo luận, chưa hiểu hết bài nên

nhiều khi, giảng viên thảo luận đã biến giờ thảo luận thành giờ dạy lại. 73% sinh viên

khóa 53 có ý kiến cho rằng giờ thảo luận cần có giảng viên điều hành, đánh giá, mà chỉ

có 12,8% số sinh viên lựa chọn hình thức lớp và các nhóm tự thảo luận. Với hình thức

thảo luận này, hoạt động tự thảo luận của nhóm nhỏ ít có cơ hội phát huy, cũng như vai

trò chủ động người học là trung tâm của sinh viên mờ nhạt, chủ yếu phụ thuộc vào

giảng viên.

Về quy mô nhóm thảo luận, 86,8% sinh viên cho rằng nhóm thảo luận nên có từ 5-

10 thành viên, 10,6% là 10- 15 thành viên và 2,6% là 15- 20 thành viên. Trên thực tế,

quy mô nhóm thảo luận tác động rất lớn đến sự làm việc của các thành viên. Vì vậy

phần đông sinh viên chọn quy mô nhóm từ 5 – 10 thành viên để dễ phân chia công việc

và quản lý nhóm. Nhưng hiện nay các lớp thảo luận ở trường ta đặc biệt là ở khoa Luật

có số lượng sinh viên rất nhiều nên phần lớn quy mô nhóm thảo luận ở khoảng 10 – 15

thành viên.

Bên cạnh đó, đa số các giảng viên thường cho điểm theo nhóm, chưa có sự phân

hóa hoặc phân hóa chưa rõ vai trò, công sức và thái độ học tập của từng thành viên

trong mỗi nhóm. Khi được hỏi về việc đánh giá xếp loại đối với các thành viên trong

nhóm, 68,3% sinh viên cho rằng cần thiết và đúng với năng lực từng thành viên, 7,9%

cho rằng không cần thiết và 23,8% không công bằng, không phản ánh đúng năng lực.

Do vậy, chưa khuyến khích được nhiều các nhân tố tích cực, bên cạnh đó, có một số

thành viên có tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, không tham gia vào làm việc nhóm.

Khi được hỏi về hiệu quả nhận được khi tham gia thảo luận nhóm, 79,7% sinh viên

cho rằng được củng cố kiến thức, kĩ năng làm việc nhóm, 5,8% cho rằng không có lợi

ích gì và 14,5% giúp bản thân có những vấn đề khác như khả năng thuyết trình, lập

luận… Vẫn còn tồn tại một bộ phận sinh viên không thấy hiệu quả khi tham gia thảo

40

Page 41: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

luận nhóm, tuy nhỏ nhưng cũng phản ánh phần nào thực trạng đáng lưu tâm của sinh

viên.

2.2. Đánh giá tổng quát thực trạng thảo luận nhóm của sinh viên Trường Đại

học Vinh

2.2.1. Ưu điểm

Phần lớn sinh viên đã nhận thấy được vai trò và ý nghĩa của phương pháp thảo

luận nhóm và có thái độ học tập tích cực.

Các giảng viên đã tích cực vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong quá

trình giảng dạy để giúp sinh viên tự tìm hiểu kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm việc

tập thể.

So với các phương pháp học tập khác, phương pháp thảo luận nhóm đã mang lại

nhiều lợi ích. Thứ nhất là những thay đổi tích cực trong thái độ, ý thức học tập của sinh

viên. Thứ hai, sinh viên phải tự mình tìm hiểu, thu thập kiến thức nên sẽ hiểu rõ, nhớ

lâu; phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề theo nhóm, rèn luyện kỹ năng các kỹ năng

mềm và hỗ trợ nhau cùng học tập.

2.2.2. Hạn chế

Vẫn còn tồn tại một số sinh viên chưa chủ động và tự nguyện trong việc tham gia

hoạt động thảo luận nhóm.

Hầu hết sinh viên không chuẩn bị đầy đủ nội dung thảo luận trước khi đến lớp,

dẫn tới hiệu quả thảo luận nhóm chưa cao.

Trong quá trình thảo luận sinh viên chưa chủ động xây dựng nội dung thảo luận,

nêu quan điểm cá nhân, lập luận bảo vệ quan điểm và phản biện vấn đề. Dẫn đến việc

thiếu và yếu các kỹ năng làm việc nhóm.

Cách thức tổ chức hoạt động thảo luận chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên

phát huy cách khả năng của mình, cũng như việc đánh giá xếp loại cách thành viên chưa

thực sự sát sao.

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan:

Do sinh viên tự chọn giờ học không cố định giống nhau nên khó sắp xếp thời gian

phù hợp cho tất cả thành viên tập trung cũng như tìm địa điểm họp nhóm.

41

Page 42: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Giảng viên thường chỉ hướng dẫn nội dung thảo luận còn những kỹ năng và

phương pháp thảo luận nhóm sinh viên không được hướng dẫn cụ thể.

Phương pháp thảo luận nhóm được áp dụng ở hầu hết các môn. Vì thế nhiều khi

sinh viên phải làm việc nhóm quá nhiều trong cùng một thời gian; gây nên tâm lý mệt

mỏi, nhàm chán trong sinh viên, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thảo luận nhóm.

Nguyên nhân chủ quan:

Đối với sinh viên năm nhất, còn quen với cách học trung học phổ thông nên

không tránh khỏi việc chưa thích nghi với các phương pháp thảo luận nhóm.

Sinh viên không chuẩn bị đầy đủ nội dung thảo luận trước khi đến lớp thể hiện ý

thức tự học còn hạn chế. Đặc biệt vấn đề càng về những năm cuối ý thức tự học làm

việc nhóm của sinh viên chuẩn bị bài càng giảm; nguyên nhân xuất phát từ việc sinh

viên không thấy hứng thú hoặc hiệu quả của thảo luận nhóm nên mang tâm lý học đối

phó.

Trong quá trình thảo luận sinh viên chưa chủ động đưa ra ý kiến thường gặp ở

những sinh viên có học lực ít nổi trội nên không dám nêu ý kiến và phản biện ý kiến của

người khác. Cũng như nhiều nhóm chưa lắng nghe, chưa tạo cơ hội cho các thành viên

được thể hiện, khẳng định mình, được thảo luận và phát biểu ý kiến.

Ngoài ra, một phần cách thức tổ chức thảo luận còn nặng về lý thuyết, chưa tạo

sự hứng thú cho sinh viên. Những nhóm thảo luận có số lượng thành viên đông khiến

sinh viên khó quản lý nhóm cũng như đánh giá năng lực thành viên nhóm hợp lý.

CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẢO LUẬN NHÓM

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHSau khi khảo sát thực tế của sinh viên các khóa Trường Đại học Vinh, tôi đề xuất

một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm như sau:

3.1. Giải pháp về nội dung thảo luận

Thay vì việc cung cấp các câu hỏi lý thuyết và các bài tập tình huống và yêu cầu

sinh viên trả lời trên lớp, giảng viên cần xây dựng các nội dung thảo luận phong phú

hơn. Giảng viên sẽ cung cấp những câu hỏi lý thuyết nhằm ôn lại, củng cố kiến thức lý

thuyết đã học; thêm các câu hỏi, tình huống để sinh viên nghiên cứu, tranh luận và bảo

42

Page 43: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

vệ quan điểm trong mỗi nhóm và giữa các nhóm nhỏ với nhau trong lớp, rèn luyện khả

năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

3.2. Giải pháp về phương thức tổ chức hoạt động thảo luận nhóm

Các giờ thảo luận bắt buộc vẫn phải tiếp tục duy trì để đảm bảo yêu cầu của nhà

trường đối với chương trình đào tạo. Nhưng thay vì yêu cầu giảng viên phải có mặt

thường xuyên ở các lớp thảo luận thì nhà trường cần cho phép sinh viên được thảo luận

theo cơ chế tự giám sát, tự đánh giá chéo lẫn nhau giữa các nhóm sau khi sinh viên đã

làm quen với thảo luận, tùy theo kế hoạch của từng giảng viên. Vai trò điều hành, tổ

chức thảo luận có được giao cho nhân tố tích cực trong lớp (Lớp trưởng lớp thảo luận)

hoặc các sinh viên tình nguyện tại chỗ và hỗ trợ tối ưu của giảng viên. Trong quá trình

điều hành, nếu gặp khó khăn thì giảng viên giúp đỡ.

Về thái độ của giảng viên đối với sinh viên trong trong hoạt động thảo luận nhóm:

Có cơ chế khen thưởng cho các sinh viên nhiều lần phát biểu ý kiến đúng; bên cạnh đó,

cần khuyến khích, động viên, không bác bỏ đối với những sinh viên có ý kiến chưa

chính xác; cần tôn trọng quan điểm cá nhân sinh viên.

3.3. Giải pháp về phương thức đánh giá, cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động

thảo luận

Về phương thức đánh giá: Theo tôi, kết quả đánh giá cuối cùng của giảng viên cần

dựa trên các yếu tố: (i) Biên bản làm việc của nhóm, kèm theo đánh giá, xếp loại của

nhóm đối với từng thành viên; (ii) Kết quả làm việc của nhóm và từng thành viên được

thể hiện trong vở bài tập và trình bày trong buổi thảo luận; (iii) Kết quả đánh giá chéo

giữa các nhóm; (iv) Nhật ký thảo luận của lớp. Việc đánh giá dựa trên các yếu tố này

giúp giảng viên có cái nhìn khách quan đối với từng nhóm và từng thành viên trong mỗi

nhóm thảo luận.

Về cơ chế kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thảo luận: Một mặt, việc giám sát

của giảng viên được thực hiện thông qua các nhóm trưởng, lớp trưởng, thể hiện trong

biên bản, nhật ký thảo luận. Mặt khác, giảng viên sẽ kiểm tra trực tiếp kết quả thực hiện

yêu cầu đối với các nhóm thảo luận. Qua đó, giảng viên sẽ đánh giá được ý thức tự học

của sinh viên nhằm động viên sinh viên tự học, và có hình thức xử lý đối với những sinh

43

Page 44: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

viên, hoặc nhóm thảo luận chưa có ý thức trong việc chuẩn bị nội dung, yêu cầu thảo

luận.

3.4. Giải pháp từ phía sinh viên:

Thứ nhất, tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về

hoạt động thảo luận nhóm.

Đối với những thành viên tích cực cần có sự khen thưởng, khuyến khích phù hợp.

Đối với những thành viên không tích cực làm việc cần có sự nhìn nhận, góp ý thẳng

thắn và sự khuyến khích hoạt động của nhóm trưởng và các thành viên khác.

Nhà trường, các khoa, các câu lạc bộ sinh viên có thể tổ chức các buổi semina, các

buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các chủ đề liên quan đến học tập theo nhóm.

Đây là cơ hội để sinh viên nói lên những suy nghĩ, hiểu biết, cách tiếp cận khác nhau và

học tập, chia sẻ kinh nghiệm thảo luận nhóm với nhau.

Quan trọng nhất vẫn là sự tự tìm hiểu, chủ động tham gia vào các câu lạc bộ học

tập, ví dụ như Câu lạc bộ Thực hành Pháp luật ở khoa Luật sẽ giúp sinh viên vừa nâng

cao kiến thức chuyên môn vừa cải thiện kỹ năng làm việc nhóm.

Thứ hai, tăng cường rèn luyện các kỹ năng thảo luận nhóm.

Khi chuẩn bị câu hỏi thảo luận, nhóm sinh viên cần lên kế hoạch hoạt động và phân

công nhiệm vụ rõ ràng hợp lý. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và đạt kết

quả thảo luận đúng thời gian, đúng nội dung yêu cầu.

Khi lập luận bảo vệ quan điểm bản thân và phản biện ý kiến, mỗi thành viên phải

biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của thành viên khác.

Trong phân công nhiệm vụ đối với từng thành viên của nhóm: Sinh viên không nên

lúc nào cũng đảm nhận một vị trí, như: nhóm trưởng, người tổng hợp, người làm bản

word, semina, người thuyết trình… mà nên thay đổi và tạo điều kiện cho các thành viên

khác ở những vai trò khác nhau trong những lớp thảo luận khác nhau để có thể học được

nhiều kỹ năng cần thiết. Cũng như sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các vai trò của các

thành viên trong nhóm.

Thứ ba, kết hợp các hình thức học tập và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt

động thảo luận nhóm.

44

Page 45: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Nhóm thảo luận lựa chọn hình thức hoạt động nhóm cho phù hợp với yêu cầu thảo

luận. Ba hình thức hoạt động nhóm thảo luận đã đề cập ở trên đề tài được sử dụng phù

hợp trong các trường hợp sau:

- Hình thức học tập theo nhóm ngang nên sử dụng trong các trường hợp: nội dung

công việc nhiều, thời gian ít, tính chất công việc không phức tạp.

- Hình thức nhóm dọc nên sử dụng trong các trường hợp: nội dung công việc ít, tính

chất công việc phức tạp, thành viên của nhóm có năng lực.

- Hình thức nhóm kết hợp nên sử dụng trong các trường hợp: Nội dung công việc

nhiều, tính chất công việc phức tạp, thời gian nhiều.

Ngoài ra, trong quá trình thảo luận nhóm sinh viên không nhất thiết phải rập khuôn

mà có thể sáng tạo, sử dụng những công nghệ mà sinh viên có thể tiếp cận như nghiên

cứu, tìm kiếu tài liệu bằng internet, trao đổi thông tin qua email, phần mềm làm việc

nhóm Google Docs giúp sinh viên tiết kiệm tối đa thời gian, không phải di chuyển tập

trung tại địa điểm họp nhóm nhiều.

Bốn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trên có mối quan hệ

chặt chẽ, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau và chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự quan tâm, tiến

hành đồng bộ thường xuyên từ cả phía nhà trường, giảng viên và sinh viên.

45

Page 46: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 31/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt

nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

2. ThS. Nguyễn Thị Oanh, “Làm việc theo nhóm”, Nhà xuất bản trẻ, 2007.

3. Đặng Vũ Hoạt, “Lý luận dạy Đại học”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội

2006.

4. Đặng Xuân Hải, “Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Nhà xuất

bản Bách Khoa, Hà Nội 2013.

46

Page 47: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện

1. Hoàng Thị Huệ - K54B1

2. Hoàng Thị Nhung - K54B2

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Phương Quỳnh

CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH

Tình hình tội phạm ma túy ở Nghệ An hiện nay diễn ra rất phức tạp và gây nhiều

hậu quả xấu cho xã hội, tội phạm ma túy diễn ra thường xuyên tại các địa điểm: Con

Cuông, Đô Lương, Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong… đặc biệt là

trên địa bàn Thành Phố Vinh trong những năm qua, được sự phối hợp của các đoàn thể,

các cấp các ngành đã tuyên truyền vận động người dân nhưng tình hình tội phạm ma túy

trên địa bàn Thành Phố Vinh vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, các vụ án

trên địa bàn hiện nay tính chất và mức độ nghiêm trọng hơn đã xuất hiện nhiều vụ buôn

bán ma túy có số lượng lớn, nhiều loại ma túy mới, địa bàn hoạt động rộng tại các

Phường trong Thành Phố Vinh như: Phường Hà Huy Tập, Phường Trung Đô, Phường

Hưng Bình, Phường Cửa Nam… bọn tội phạm ma túy đã dùng vũ khí chống trả khuyết

liệt các lực lượng phòng chống ma túy khi bị truy bắt. Do nhiều nguyên nhân mà việc

truy bắt tại nhiều địa điểm còn gặp nhiều khó khăn.

Ngày nay do kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu càng cao, một số người do

không có việc làm bị lôi kéo tham gia vì mục đích lợi nhuận mà tội phạm ma túy ngày

càng cao trên địa bàn Thành Phố Vinh, biểu hiện trước kia trên địa bàn thành phố Vinh

thì ma túy chủ yếu là thuốc phiện đến nay ma túy là tổng hợp dạng amphetamine,

methanphetamin, cần sa, ma túy đá… đã lan rộng trên địa bàn thành phố và các huyện

lân cận.

Từ năm 2010 đến năm 2015 toàn Thành Phố Vinh có tổng số vụ án cho tất cả các

loại tội phạm là 3721 vụ án với 6122 bị can trong đó tổng số vụ án ma túy trên toàn

thành phố là 1651 vụ án với 2170 bị can chiếm 44,37% trong tất cả các loại tội phạm,

47

Page 48: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

cao hơn rất nhiều so với các loại tội phạm khác xảy ra trên địa bàn. Đây là một con số

báo động của thành phố Vinh trong thời gian vừa qua và trong số người phạm tội đó chủ

yếu là số lượng ở độ tuổi thành niên tham gia và có cả công chức nhà nước sử dụng ma

túy trái phép.

Để hiểu rõ hơn tình hình tội phạm ở Nghệ An nói chung và địa bàn thành phố Vinh

nói riêng thì chúng ta cần tìm hiểu tội phạm rõ và tội phạm ẩn trên địa bàn thành phố

Vinh hiện nay như sau:

1.1 Phần ẩn của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Vinh

Dựa vào tài liệu về tội phạm học ta có thể hiểu về tội phạm ẩn: "Tội phạm ẩn là số

lượng tội phạm đã thực hiện; trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có

thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện (một cách chính thức) và do vậy chưa bị đưa ra xét

xử, chưa có trong thống kê hình sự chính thức”.

Tội phạm ma túy trên địa bàn Thành Phố Vinh về tội phạm ẩn chưa được phát hiện

chưa được thống kê hình sự rất nhiều so với thực tế, số vụ xảy ra trên thực tế số vụ án

đó được đưa ra xét xử tại tòa án ít hơn tội phạm vẫn chưa bị xử phạt vì hành vi trái pháp

luật của mình.

Số vụ thực tế trên địa bàn thành phố Vinh: Tính từ 2010 đến 2015 là 1651 vụ án

Số vụ đã được xét xử: Tính từ 2010 đến 2015 số vụ là 1460 vụ án chiếm 88,43% so

với số vụ thực tế.

Số vụ án chưa được xét xử: 191 vụ án chiếm 11,57% số vụ thực tế trên địa bàn.

1.2 Phần hiện của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Vinh

Khác với tội phạm ẩn khái niêm tội phạm rõ được thể hiện: "Tội phạm rõ là tội

phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào thống kê tội phạm”.

Một tội phạm ma túy đã được xử lý về hình sự bao gồm:

+ Tội phạm đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật.

+ Xác định tội phạm nhưng đã bị đình chỉ mà không được xử lý khác nhau nên hết

thời hạn truy cứu TNHS

+ Chủ thể thực hiện tội phạm chết…

48

Page 49: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Như vậy tội phạm rõ về ma túy trên địa bàn tỉnh Thành Phố Vinh khi có đủ ba điều

kiện:

+ Có người chứng kiến hoặc phát hiện ra tội phạm

+ Tội phạm đã được tường thuật tố cáo với cảnh sát

+ Cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác khẳng định đó là hành vi vi

phạm pháp luật được quy định trong BLHS năm 1999 SĐBS năm 2009.

Vì vậy tội phạm hiện về ma túy trên địa bàn Thành Phố Vinh trong những năm vừa

qua được thể hiện cụ thể như sau:

Ở Thành Phố Vinh tổng số vụ tính từ 2010 đến 2015 là 1651 vụ án, số bị can là

2170.

Tòa án đưa ra xét xử trên thực tế tính từ 2010 đến 2015 là 1460 vụ án chiếm

88,43% thu được hàng trăm bánh heroin, ma túy đá, ma túy tổng hợp, khẩu súng, kim

tiêm, dao nhọn…

1.3. Diễn biến của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn Thành Phố Vinh

Diễn biến của tội phạm ma túy trong những năm gần đây từ năm 2010 - 2015 do bị

chi phối hai yếu tố sau đây:

+ Các yếu tố về xã hội: Do địa bàn Thành Phố Vinh có dân số đông, nền kinh tế

ngày càng phát triển là đô thị loại một, nơi tập trung nhiều sân bay, bến cảng, bến xe,

trường đại học, chợ ..... mức sống người dân ngày càng được cải thiện, sự chênh lệch

giàu và nghèo ngày càng được giảm thiểu.

+ Sự thay đổi về mặt pháp lý: Pháp luật hình sự hiện nay cũng có nhiều hình phạt về

ma túy nhưng trong BLHS Việt Nam hiện nay không quy định cụ thể

Bảng số liệu thống kê các vụ án của các loại tội phạm và vụ án ma túy trên địa bàn thành

phố Vinh giai đoạn 2010 – 2015.

Năm

Tổng số vụ

án các loại

tội phạm

Tổng số bị

can

Tổng số vụ

án tội phạm

ma túy

Tổng số bị

can

Vụ án ma

túy đã xét xử

Tỉ lệ % của vụ án ma túy so với các loại tội

phạm

49

Page 50: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

2010 609 957 304 609 291 49.92%

2011 582 950 270 292 221 46.39%2012 689 1214 298 343 210 43.25%2013 594 968 234 271 210 39.39%2014 615 1022 286 373 280 46.5%2015 632 1011 259 282 248 40.98%Tổng 3721 6122 1651 2170 1460 44.37%

(Nguồn : VKSND thành phố Vinh)

Nhận xét: - Qua bảng số liệu thống kê tổng sô vụ án ma túy và các loại tội phạm cùng với biểu

đồ ở trên cho chúng ta thấy: Tỉ lệ tội phạm ma túy cao, chiếm tỉ lệ phần trăm lớn, chiếm

gần ½ tỉ lệ phạm tội của các loại tội phạm. Giai đoạn từ năm 2010 – 2015 địa bàn thành

phố Vinh, tổng số các vụ án ma túy chiếm 44.37% trên tổng số các loại tội phạm. Vụ án

ma túy chiếm tỉ lệ phần trăm trên tổng số vụ án các loại tội phạm của các năm thể hiện

như sau: Năm 2010 vụ án ma túy chiếm 49.92%, năm 2011 chiếm 46.39%, năm 2012

chiếm 43.25%, năm 2013 chiếm 39.39%, năm 2014 chiếm 46.5%, năm 2015 chiếm

40.98% trên tổng số các loại tội phạm.

1.4. Đặc điểm nhân thân người phạm tội ma túy trên địa bàn thành phố Vinh

50

Page 51: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Bao gồm các đặc điểm sau:

+ Đặc điểm độ tuổi của người phạm tội ma túy

+ Đặc điểm giới tính của người phạm tội ma túy

+ Đặc điểm trình độ văn hoá của người phạm ma túy

+ Đặc điểm việc làm của người phạm tội ma túy

+ Đặc điểm tiền án, tiền sự của người phạm tội ma túy

+ Đặc điểm về hình thức phạm tội (một mình hay đồng phạm)

+ Đặc điểm về thời gian phạm tội, địa bàn phạm tội

+ Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình

+ Đặc điểm về động cơ phạm tội

+ Đặc điểm về công cụ phương tiện thực hiện tội phạm

CHƯƠNG 2.

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH

TỘI PHẠM MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH

VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG MA TÚY

2.1. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành

phố Vinh

Thành Phô Vinh là địa bàn có nền kinh tế phát triển, tập trung nhiều khu công

nghiệp, được xếp vào khu đô thị loại một, tập trung nhiều trường đại học, bệnh viện,

bến xe, sân bay... nên thường hay phát sinh nhiều vấn đề và luôn có sự phân hóa giàu,

nghèo, có nhiều người từ nơi khác di cư tới sinh sống nên nhu cầu của người dân càng

cao, nên tỉ lệ phạm tội càng nhiều.

Vấn đề ma túy trên địa bàn thành phố Vinh còn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ hai

nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ quan: Do ý thức phấn đấu, tu dưỡng của bản thân quá yếu, trình

độ học vấn thấp...

- Nguyên nhân khách quan:

+ Yếu tố môi trường tự nhiên - địa lý xét về mặt hành chính - lãnh thổ

+ Những điều kiện nhân tạo xét trong điều kiện của tỉnh Nghệ An

51

Page 52: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

+ Các yếu tố tiêu cực xuất phát từ phía gia đình

+ Những yếu tố tiêu cực từ bên trong nhà trường

+ Những yếu tố tiêu cực xuất phát từ các khâu của quá trình quản lý nhà nước

2.2. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trên địa bàn Thành Phố

Vinh

Các vụ án điển hình tại thành phố Vinh:

+ Chuyên án 101M ngày 25/10/2011, CQ CSĐT công an tỉnh Nghệ An triệt phá 43

đối tượng đang tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tổng hợp tại nhà hàng Karaoke

Avatar - số 28 đường Nguyễn Sỹ Sách, thành phố Vinh.

+ Ngày 31/7/2012 tại khu vực ga Vinh, cơ quan chức năng phát hiện, bắt quả tang

thu giữ 70 bánh heroin có trọng lượng 24.155 gam của các đối tượng Vũ Đức Mạnh trú

tại Nam Định, Nguyễn Thị Nhung trú tại Thị Xã Thái Hòa - Tỉnh Nghệ An và 4 đối

tượng khác.

+ Ngày 15/7/2014, bắt Nguyễn Hữu Song, trú tại Phường Quán Bàu-Thành phố

Vinh vận chuyển 40 bánh heroin có trọng lượng 13.760, 26 gam, đồng thời triệt phá

đường dây mua bán trái phép chất ma túy do Phan Đình Tuấn trú tại thành phố Vinh

cầm đầu và Trần Quang Anh Dũng tại TP.HCM, thu giữu 2 khẩu súng và 122 viên đạn

quân dụng các loại. Mở rộng điều tra, đã chứng minh được các đối tượng đã 3 lẫn mua

bán 110 bánh heroin, tổng trọng lượng 73.840, 75 gam.

- Thành tựu đạt được:

Công tác đấu tranh phòng chống ma túy trên địa bàn được VKSND hai cấp thực

hiện tốt nhằm đảm bảo ổn định trật tự xã hội, và đã đạt nhiều kết quả quan trọng đã bắt

giữ hàng ngàn đối tượng phạm tội, hàng trăm kilôgam heroin, đảm bảo xử lý nghiêm

minh các tội phạm, đúng người đúng tội, đúng pháp luật.

- Những vấn đề còn hạn chế:

Các cơ quan chức năng chưa kiểm tra để xử lý kịp thời các trường hợp có biểu hiện

nghiện ma túy, chưa tuyên truyền pháp luật đến cho mọi người một cách phổ biến, số tội

phạm ẩn chưa được phát hiện còn nhiều. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan

52

Page 53: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

tiến hành tố tụng làm cho hoạt động tién hành tố tụng kéo dài. Phong trào đấu tranh ở

trên địa bàn thành phố Vinh chưa thực sự mạnh mẽ...

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH VỚI TÌNH HÌNH

TỘI PHẠM MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH

3.1. Dự báo xu hướng tội phạm ma túy trong thời gian tới trên địa bàn thành phố

Vinh

Dựa vào bảng số liệu thống kê các vụ án ma túy trên địa bàn thành Phố Vinh của

VKSND Thành Phố Vinh giai đoạn 2010 đến 2015 ở mục 1.3

Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy tỉ lệ phạm tội ma túy trên địa bàn thành phố

Vinh luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn so với các vùng trong tỉnh. Nếu công tác đấu tranh

phòng chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Vinh vẫn không khắc phục được

những hạn chế thì dự tính tỉ lệ phạm tội ma túy ngày càng tăng hơn nữa.

Với tình hình ma túy trong những năm vừa qua thì chúng tôi có thể đưa ra dự báo

tình hình tội phạm ma túy trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020 trên địa bàn thành phố

Vinh: dự báo tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy sẽ vẫn diễn biến ngày càng phức tạp,

tội phạm ma túy hoạt động ngày càng tinh vi và liều lính hơn, quy mô được mở rộng

hơn, có thể dự báo với một con số báo động trong năm 2020 là 30% - 35%. Sự xuất hiện

của những loại ma túy mới cũng như tội phạm về ma túy từ nước ngoài sẽ làm cho tính

chất và cuộc đấu tranh về tội phạm ma túy ngày càng quyết liệt, khó khăn hơn. Ngoài ra

sự xuống cấp về đạo đức và lối sống của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên sẽ

làm gia tăng số người nghiện ma túy và các tội phạm liên quan đến ma túy.Sống lượng

người nghiện ma túy có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, đa dạng về độ tuổi, giới tính và

loại ma túy, hình thức sử dụng....

3.2. Phương hướng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trên địa

bàn thành phố Vinh

Để công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm về ma túy hiệu quả có thể

thực hiện các phương hướng giải pháp sau:

53

Page 54: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Một là, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp cần chủ động thường xuyên phối hợp với

các cơ quan chức năng như công an, bộ đội biên phòng. Phòng lao động TB&XH và

một số ban ngành khác để nắm chắc các tin báo, tố giác về tội phạm ma túy, kịp thời xử

lý nghiêm minh trước pháp luật những đối tượng phạm tội nhằm để răn đe cho những kẻ

khác.

- Hai là, đối với công tác tuyên truyền cần đa dạng, phong phú hơn nữa về nội dung

và hình thức nhằm giúp cho người dân hiểu được tác hại của ma túy đối với đời sống

cộng đồng, Công tác giáo dục tuyên truyền cần có hình thức phù hợp với từng đối

tượng, từng vùng miền. Cùng với tuyên truyền đại chúng, còn bằng với công tác giáo

dục trực tiếp, đưa nội dung phòng chống ma túy vào các buổi học ngoại khóa của nhà

trường, trung tâm văn hóa... giúp người dân có cái nhìn khách quan về ma túy và giúp

cho học sinh - sinh viên thấy rõ tác hại của ma túy và tránh xa ma túy. Mỗi cán bộ, kiểm

sát viên phải tích cực tuyên truyền đến người dân tại nơi công tác, nơi cư trú, người thân

hiểu được mối nguy hiểm của việc sử dụng ma túy. Đồng thời tích cực vận động mọi

người, mọi nhà, mọi đối tượng cùng tham gia phòng chống ma túy. Có trách nhiệm phát

hiện, kịp thời những địa điểm sử dụng, buôn bán ma túy.

VKSND thành phố Vinh đã phối hợp với CQCSĐT và tòa án nhân dân tổ chức đưa

các vu án về ma túy đi xét xử lưu động nhằm tuyên truyền đến người dân tác hại của tội

phạm, ma túy, chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội

thành khẩn khai báo, hợ tác với cơ quan tiến hành tố tụng để giáo dục, phòng ngừa và

nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.

- Ba là, song song với việc tuyên truyền thì ngay trong mỗi bản thân người dân cần

có ý thức về tác hại của ma túy. Quan tâm hơn nữa đến gia đình bởi gia đình là tế bào

của xã hội, cần hướng con em mình vào những hoạt động vui chơi lành mạnh của thanh

thiếu niên trong cộng đồng dân cư va nhà trường qua đó tránh xa tệ nạn ma túy. Đối với

những gia đình có con em mắc nghiện cần phối hợp với các trung tâm cai nghiện để

động viên con em mình đi cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng, hòa nhập xã hội.

- Bốn là, các cơ quan chính quyền địa phương cần có sự phối hợp, thống nhất trong

công tác nhằm hạn chế tình hình nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Vinh.Bên cạnh

54

Page 55: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

đó cần xóa bỏ mặc cảm của người nghiện ma túy khi trở về xã hội, giúp họ có sự hòa

nhập cộng đồng khi trở về từ các trung tâm cai nghiện.Đồng thời, tạo công ăn việc làm

cho các đối tượng trên giúp họ nhận thức được tác hại của ma túy để tránh xa các đối

tượng xấu rủ rê họ quay lại con đường nghiện ngập.

- Năm là, tăng cường củng cố chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình và

các cơ quan chức năng trong việc giáo dục, phòng ngừa tội phạm ma túy. Các cấp xã,

phường cần gắn kết hơn nữa với gia đình nâng cao vai trò giáo dục của gia đình đối với

thanh thiếu niên về tác hại của ma túy.Đồng thời, tăng cường các biện pháp giám sát

của nhân dân trong cộng đồng dân cư. Động viên người dân tố giác tội phạm, phát động

phong trào toàn dân phát hiện và tố giác tội phạm ma túy, nâng cao hiệu quả của hoạt

động tự quản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm ma túy.

- Sáu là, tăng cường công tác hoạt động văn hóa để giải trí, vui chơi lành mạnh bổ

ích phù hợp với từng lứa tuổi, đồng thời quan tâm tới việc tạo công ăn việc làm cho

người lao động, khắc phục tình trạng thiếu việc làm. Vì khi có việc làm ổn định thì

người lao động không cảm thấy thiếu thốn về vật chất, có thể nuôi sống được bản thân

và gia đình, giúp hạn chế được sự lôi kéo, rủ rê từ các đối tượng xấu.

- Bảy là, Để thự hiện tốt đề án “Nâng cao hiệu quả xóa bỏ địa bàn phức tạp về ma

túy ở thành phố Vinh” đạt kết quả cao cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ

thống chính trị vào cuộc, cần có sự lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội

tại địa phương.

- Tám là, có thể thấy phòng chống tệ nạn ma túy không phải là trách nhiệm của

riêng ai, riêng bất cứ cơ quan nào. Nó cần trở thành một phong trào quần chúng, mang

tính chất rộng khắp để thực hiện có hiệu quả. Vì thế tất cả mọi người đều phải có ý thức,

trách nhiệm phòng chống ma túy một cách triệt để, ngăn ngừa hiệu quả phạm tội ma

túy.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần quan tâm, tạo nguồn kinh phí để phục vụ

cho công tác phòng chống tệ nạn ma túy. Hàng năm cần tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ

chuyên sâu về công tác phong chống tệ nạn ma túy và các quy định pháp luật mới để

cho kiểm sát viên và cán bộ làm công tác hình sự, Liên ngành công an, viện kiểm sát.

55

Page 56: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Tòa án ở trung ương thống nhất ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể hơn nữa về xử

lý các trường hợp sử dụng ma túy và tội phạm về ma túy. Thiết nghĩ, công tác đấu tranh

phòng chống tội phạm về ma túy là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng Công

an - viện kiểm sát-tòa án, mà cần có sự phối hợp chặt chẽ, hiểu quả của nhiều cơ quan,

tổ chức, đặc biệt là sự quan tâm và trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý, giáo dục

con em mình, sự tu dưỡng rèn luyện của bản thân mỗi cá nhân. Khi làm rõ được các

nguyên nhân dẫn đến tội phạm và thực hiện tốt đồng bộ các giải pháp, in chắc rằng công

tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm về ma túy sẽ có nhiều kết quả khả quan,

hạn chế ngăn chặn đến mức thấp nhất các tội phạm và tệ nạn về ma túy.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống ma túy giai đoạn 2016-2020

Các biện pháp loại trừ tội phạm

+ Các biện pháp kinh tế

+ Biện pháp văn hoá - giáo dục và đào tạo

+ Biện pháp pháp luật

+ Tăng cường công tác giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành

pháp luật của nhân dân

+ Biện pháp tổ chức bộ máy nhà nước, thực hiện quyết định quản lý nhà nước

Vì vậy để các biện pháp loại trừ tội phạm ma túy có hiệu quả thì yêu cầu đặt ra đối

với công tác phòng chống ma túy trên địa bàn thành phố Vinh trong thời gian tới như

sau:

- Tăng cường giải pháp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy; tiếp

tục, thường xuyên phối kết hợp, mở rộng điều tra, xác minh, đấu tranh, phát hiện và bắt

giữ các vụ tội phạm về ma túy được triệt để hơn. Đề ra các giải pháp hợp lý, cụ thể, sát

thực nhằm từng bước hạn chế tình trạng vi phạm tệ nạn và tội phạm ma túy.

- Tăng cường công tác hợp tác quốc tế, đặc biệt là các nước trrong khu vực để

đấu tranh phòng chống ma túy khuyết liệt hơn. Phối hợp tốt hơn với công an 3 tỉnh

Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bôlikhămxay (Lào) trong công tác phòng chống và kiểm

soát ma túy trên tuyến biên giới, chủ động phòng ngừa từ xa, hạn chế thấp nhất

56

Page 57: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

lượng ma túy thẩm lậu vào địa bàn. Duy trì có hiệu quả hoạt động của văn phòng

liên lạc phòng chống ma túy qua biên giới (BLO).

- Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng,

chống ma túy trong tình hình mới, phối hợp thực hiện có hiệu quả tháng hành động

phòng, chống tội phạm ma túy và ngày toàn dân phòng chống ma túy.

- Cần tăng thêm chế độ bồi dưỡng cho các lực lượng trực tiếp đấu tranh về tội phạm

ma túy, trang bị phương tiện hiện đại cho lực lượng này, trong đó có cả VKSND và

TAND.Đầu tư nguồn kinh phí xứng đáng cho lực lượng công an cấp cơ sở, vì đây là lực

lượng trực tiếp quản lý, nắm bắt các địa bàn dân cư, cần quan tâm chính sách khen

thưởng đột xuất cho những đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong việc phá

các chuyên án lớn, các tụ điểm phức tạp nhằm động viên kịp thời các cá nhân, đơn vị

trong ngành Kiểm Sát cùng góp phần truy quét tội phạm.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống ma túy ở địa phương trong

thời gian tới trước hết cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Ủy đối với

công tác này, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục về phòng,

chống ma túy. Các cấp các ngành chức năng cần xây dựng hoàn thiện hệ thống chính

sách pháp luật về phòng, chống ma túy. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan điều tra,

truy tố, xét xử trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.

- Tăng cường tổ chức các hội nghị, tập huấn rút kinh nghiệm thực hiện công tác

phòng, chống tội phạm về ma túy, tổ chức bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, về phòng

chống tội phạm ma túy cho cán bộ, kiểm sát viên trực tiếp làm án ma túy

KẾT LUẬN

Hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm ma túy có ý nghĩa rất quan trọng

trong sự nghiệp CNH - HĐH cùng như trong tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương,

chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất

nước, trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói

riêng, trên cơ sỡ đó giúp cho địa bàn thành phố Vinh thoát khỏi tỉnh trọng điểm về ma

túy. Có như vậy, mới thúc đẩy nền kinh tế xã hội của địa phương phát triển, giữ vững

57

Page 58: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

được trật tự xã hội giúp cải thiện cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh theo chiều

hướng phát triển.

Qua quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhận thấy vấn đề ma túy trên địa bàn

thành phố Vinh rất phức tạp vá khó khăn trong việc giải quyết. Vì vậy, chúng tôi đã đề

ra một số phương hướng, giải pháp để góp phần giải quyết một phần nào đó những

vướng mắc trong vấn đề ma túy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảng số liệu thống kê các vụ án của VKSND tỉnh Nghệ An

2. Bảng số liệu thống kê các vụ án của VKSND thành phố Vinh

3. Bộ luật Hình sự năm 1999 SĐBS năm 2009

4. Giáo trình Luật hình sự, Trường ĐH Luật Hà Nội

5. Luật phòng chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành.

6. Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Trường ĐH Vinh

7. Nghị định 221-2013/NĐ-CP quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý

hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

8. Nghị định 80-2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 Hướng dẫn việc kiểm soát các

họt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước.

9. Nghị định 67-2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của chính phủ trong các lĩnh vực

y tế công nghiệp phân tích kiểm nghiệp nghiên cứu khoa học điều tra về tội phạm

ma túy phải được kiểm soát nghiêm ngặt.

10. Phạm Minh Tuyên, Các tội phạm về ma túy ở Việt Nam - Cơ sở lý luận và

xét xử.

11. Lê Thị Sơn (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Trường ĐH Luật Hà Nội

58

Page 59: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ THỰC TIỄN

THI HÀNH TẠI TỈNH NGHỆ AN

Nhóm tác giả: Hồ Sỹ Hoàng;

Vũ Kim Hùng;

Khương Thi Tuyến;

Lê Thị Diệu Huyền

Lớp: 54B2 LKT, 53B9 Luật, 53B13 Luật

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hồ Thị Hải

1. Lý do chọn đề tài

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ

sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng

cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện

nếp sống văn minh, trong khi tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra ngày

một nghiêm trọng, tinh vi, khó kiểm soát. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ

về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện

pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an

toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn

vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Lực lượng chức năng thời gian gần đây liên tiếp phát hiện chất

cấm, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Câu hỏi đặt ra là trước khi bị phát

hiện, đã có bao nhiêu tấn chất độc hại như vậy được sử dụng rồi đem bán cho người tiêu

dùng trong nước? Và còn bao nhiêu loại chất cấm, nguy hại được sử dụng và chưa bị

phát hiện? Chính vì vậy nghiên cứu về pháp luật đối với vấn đề bảo vệ người tiêu dùng

trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật

có ý nghĩa cấp thiết. Đó là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ

người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm và thực tiễn thi hành tại

tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

59

Page 60: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

2. Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ hơn các vấn đề lí luận cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh

vực an toàn thực phẩm

- Làm rõ một số quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh

vực an toàn thực phẩm.

- Nắm được thực trạng về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực

phẩm ở tỉnh Nghệ An hiện nay trên cơ sở lí luận cũng như thực tiễn

- Đề xuất những kiến nghị nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn

thực phẩm .

3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:

-Phương pháp điều tra, khảo sát;

- Phương pháp phân tích;

- Phương pháp khái quát, tổng hợp.

4. Kết cấu của đề tài

Về bố cục đề tài, ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu

kham khảo thì đề tài được chia làm 3 chương:

Chương1: Cơ sở lí luận về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực

phẩm.

Chương 2:Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an

toàn vệ thực phẩm và thực tiễn thi hành ở tỉnh Nghệ An.

Chương 3 : Một sô giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng

trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG

LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM

60

Page 61: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

1.1. Một số khái niệm có liên quan

1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng

Khái niệm người tiêu dùng được đề cập tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ người

tiêu dùng năm 2010: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho

mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.

1.1.2. Khái niệm bảo vệ người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng được hiểu là toàn bộ các hoạt động nhằm mục đích bảo đảm

quyền lợi cho người tiêu dùng khi hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của họ được đáp

ứng một cách tốt nhất.

1.1.3. Khái niệm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo định nghĩa của Tổ chức Lương – Nông thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới

(WHO) thì “vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại cho

sức khỏe, tính mạng người sử dụng, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, không chứa các

tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là

sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng”.

1.1.4. Khái niệm bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực

phẩm

Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là tất cả các

hoạt động nhằm bảo vệ người tiêu dùng tránh những mối nguy hại về thực phẩm không

an toàn; giáo dục và thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng các tác nhân vật lý, hóa học,

sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật,

thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

1.2 Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối bảo vệ người tiêu

dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm

Pháp luật có vai trò rất to lớn đối với việc bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an

toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể:

Thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước bảo

đảm an toàn thực phẩm, góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm sức khỏe của nhân nhân.

Thứ hai, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thực phẩm là thước đo

chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; là tiêu chuẩn, căn

61

Page 62: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

cứ cho các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng trong quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm

soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ ba, pháp luật quy định về quy tắc xử sự của các chủ thể có liên quan đến

vấn đề đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực

phẩm, đặc biệt là chủ thể sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư, cưỡng chế Nhà nước và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật

xâm hại đến quyền lợi của người tiêu dùng luôn có hiệu quả nhất định và có tác động

đến hành vi của người sản xuất.

1.3. Các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh

vực an toàn vệ sinh thực phẩm

Thứ nhất, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn

thi hành.

Thứ hai, Luật an toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thứ ba, Bộ luật hình sự2015

Bộ luật hình sự 2015 có quy định Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn

thực phẩm tại Điều 317.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG

LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM Ở TỈNH NGHỆ AN

2.1. Thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực

an toàn vệ sinh thực phẩm

Tại Việt Nam, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) ngày càng được

Đảng và Nhà nước quan tâm. Sau khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được Quốc hội thông

qua ngày 17/11/2010, Chính phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành các văn bản pháp quy

hướng dẫn thi hành. Trên thực tế, công tác thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD

cũng đã được đẩy mạnh, tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với NTD

hiện nay chính là vấn đề An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Qua hơn 4 năm thực hiện, công tác bảo đảm ATVSTP đã thu được một số kết quả.

Nghiên cứu thực trạng thực thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

cho thấy quá trình tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã

62

Page 63: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

bước đầu định hướng cho các hành vi của các chủ thể trong xã hội từ đó góp phần bảo

vệ quyền , lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng.

Bên cạnh, những ưu điểm trên, các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế như:

- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản là quyền số 1 của NTD,

theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, quyền này đã bị xâm hại và thách thức

nghiêm trọng.

- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa là quyền thứ 2 của

NTD theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Được cung cấp thông tin trung thực về

ATVSTP, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực

phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa

khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm,

- Nhãn hàng hóa là kênh thông tin quan trọng, nhưng trong nhiều trường hợp

ghi không chính xác.

- Quy định về cơ chế phối hợp giữa cơ quan chức năng chưa được rõ ràng.

Ví dụ: Vụ việc măng tươi ngâm hóa chất tẩy trắng của một số cơ sở chế biến măng

ở thành phố Vinh việc phát hiện còn chậm và xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn.

Vụ việc được quan tâm khi có sự vào cuộc của báo chí, nguyên nhân là sự quản lý đồng

thời của 3 cơ quan( cục y tế Nghệ An, Cục VSATTP, cục quản lý thị trường Nghệ An)

dẫn tới tình trạng không xác định trách nhiệm thuộc về cơ quan nào.(Nguồn: Báo nghệ

An 2016)

- Về việc hỗ trợ kinh phí của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng.

Theo đó, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng thì tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người

tiêu dùng để được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền

giao nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bởi vì

kinh phí hoạt động của tổ chức xã hội đa phần là nguồn kinh phí tự chủ nên nếu quy

định phải có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm trong khi khoảng thời gian một

năm hoạt động đó của tổ chức xã hội sẽ gặp khó khăn.

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an

toàn vệ sinh thực phẩm ở Nghệ An hiện nay.

63

Page 64: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

2.2.1. Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an

toàn vệ sinh thực phẩm ở Nghệ An

Theo số liệu thống kê của cục thống kê Nghệ An, thì Nghệ An là tỉnh rộng lớn nhất

Việt Nam với diện tích 16.487 km2 gồm một thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Là tỉnh

tập trung đông dân cư khoảng 3,5 triệu dân tập trung nhiều dân tộc khác nhau với tập

quán sinh hoạt trong ăn uống khác nhau. Trung bình một người bình thường sẽ cần từ

250g – 300g thực phẩm các loại mỗi ngày (theo báo các của tổ chức lương thực thế giới

2014) thì với dân số Nghệ An như hiện nay sẽ tiêu thu hết 105.000kg thực phẩm. Số

lượng lớn thực phẩm đó sẽ được cung cấp bởi nhiều nguồn gốc khác nhau. chính vì vậy

các công tác bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực thực phẩm mà không được làm

nghiêm túc, tới nơi tới tới chốn thì nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực ảnh hửơng cực xấu

tới sức khỏe người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn Nghệ An, còn tồn tại một số vi phạm trong lĩnh vực

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ yếu được chia thành 3 nhóm:

Nhóm thứ nhất là vi phạm các quy định về sản xuất, chế biến thực phẩm, được

cụ thể hóa ở các loại hình như dùng chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng, tạo nạc, đưa

tạp chất bẩn vào thực phẩm; sử dụng hóa chất, chất bảo quản, phụ gia quá mức cho

phép; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.

Nhóm thứ hai là những vi phạm pháp luật và các quy định về kinh doanh thực

phẩm, nổi bật là mua bán các loại thực phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng và quá

hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về nhãn mác. Nhóm thứ ba là

những vi phạm về quy định bảo vệ môi trường, chủ yếu trong các lĩnh vực không thực

hiện các quy định về bảo vệ môi trường đã cam kết, không xử lý theo quy định gây ô

nhiễm môi trường xung quanh.

2.2.2. Tình hình xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực

an toàn vệ sinh thực phẩm ở Nghệ An.

2.2.2.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm gần đây các ban ngành của tỉnh Nghệ An đã tích cực phối hợp

với nhau trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu

dùng. Sự phối hợp mạnh mẽ các ngành ngành như: sở y tế, cục quản lý thị trường, cục

64

Page 65: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

vệ sinh an toàn thực phẩm nghệ an…ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn nhất là từ khi:

Luật số 59/2010/QH12 của Quốc Hội -Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật an

toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, Luật tiêu

chuẩn kỹ thuật năm 2006, nghị định số 38/2012 NĐ – CP hướng dẫn thi hành luật an

toàn vệ sinh thực phẩm…. có hiệu lực thi hành đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ

quan chức năng thực hiện kiểm tra , xử lý lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ

quyền lợi cho người tiêu dùng. Bằng những con số cụ thể trong năm 2015 vừa qua có

thể đã tích cực kiểm tra, chủ động ngăn chặn phát hiện nhiều vi phạm trong lĩnh vực vệ

sinh an toàn thực phẩm. Trong năm 2015, các đoàn kiểm tra liên ngành đã thực hiện

kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại 17.212 cơ sở sản xuất, chế

biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên toàn tỉnh (chiếm 80,81% tổng cơ sở). Tại các

cuộc kiểm tra này, ngành y tế đã phát hiện có 533 cơ sở vi phạm các quy định về an

toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có 348 cơ sở bị xử phạt hành chính với số tiền hơn

305 triệu đồng. ( nguồn: số liệu thống kê của Cục VSATTP Nghệ An)

Chi cục quản lý thị trường Nghệ An cũng vào cuộc mạnh tay trong công tác phát

hiện hàng giả, thực phẩm kém chất lượng nhất là vào các dịp tết nguyên đán, lễ tết của

đất nước khi nhu cầu thực phẩm tăng cao. Riêng năm 2015 chi cục quản lý thị tường đã

có 115 công văn phối hợp với các đội quản lý thị trường ở các huyện và thành phố Vinh

kiểm tra phát hiện được 357 vụ sai phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong tổng số

8969 lượt công tác kiểm tra với tổng giá trị 1.498.912.000 đ ( bao gồm xử phạt hành

chính và giá trị hàng hóa vi phạm). Theo thông kê giai đoạn từ 2011 – 2015 thì những

vụ sai phạm trong lĩnh vực VSATVSTP của Nghệ an ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng

ngày càng lớn trong các vi phạm mà Quản lý thị trường Nghệ An phát hiện

Bảng thống kê xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bản tỉnh Nghệ An 2011 -

2015.

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số vụ kiểm tra 5517 6266 6777 8827 9869

Số vụ xử lý 3218 4264 4873 6518 7662

Số vụ xử lý VSATVSTP 7 24 26 167 557

65

Page 66: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Số tiền phạt

(nghìn đồng)

302000 475640 265170 905703 2575260

Bảng 1: thống kê xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bản tỉnh Nghệ

An 2011 -2015.

(Nguồn: Thống kê của Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An)

Theo thống kê của chi cục quản lý thị trường tỉnh Nghệ An thì trong năm 2015 về

việc kiểm tra và xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổng số vụ xử lý: 557 vụ;

- Tổng giá trị thu phạt: 2.575.260.000 đồng.

Trong đó:

- Phạt hành chính: 597.380.000 đồng;

- Trị giá hàng tịch thu: 1.977.880.000 đồng;

Trong những tháng đầu năm 2016, chi cục quản lý thị trường tinh Nghệ An cũng đã

tiến hành kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó thì:

Tống số vụ kiểm tra: 215 vụ;

Tổng số vụ xử lý: 144 vụ;

Tổng giá trị thu phạt: 437.559.000 triệu đồng.

Trong đó:

Phạt hành chính: 200.850.000 đồng;

Trị giá hàng tịch thu, tiêu hủy: 236.709.000 đồng.

Số vụ xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đang gia tăng theo từng năm, điều

đó báo động cho người tiêu dùng về việc tiêu dùng thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn.

Hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm hiện nay trên địa bàn tỉnh gây nhiều nghi ngờ

cho cả người tiêu dùng và cả nhà quản lý.

2.2.2.2. Một số hạn chế, bất cập

Tuy nhiên trên thực tế đó mới là những gì mà chúng ta nhìn thấy là đã làm được,

thấy được qua những con số xử lý vi phạm. Còn thực chất vấn đề pháp luật bảo vệ

người tiêu dùng ở Nghệ An đang đứng còn nhiều những bất cập ảnh hưởng đến quyền

lợi, sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng trong lĩnh vực vệ sinh thực phẩm còn là

vấn đề lớn cần lời giải đáp.

66

Page 67: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Nghệ An là tỉnh đông dân cư, đồng thời là trung tâm đầu mối tiếp nhận, chuyển

giao các loại thực phẩm, hàng hóa. Trong số đó, có không ít hàng hóa là thực phẩm độc

hại, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đang được sử dụng khá phổ biến trong sản

xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Theo số liệu của Phòng Cảnh sát

Phòng chống tội phạm về Môi trường Công an tỉnh, hiện trên địa bàn Nghệ An, các cơ

quan chức năng và chính quyền địa phương chỉ mới kiểm soát được khoảng 15.000 cơ

sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh đó, vẫn còn hàng nghìn cơ sở

hoạt động tự do, chưa được đăng ký, quản lý về cơ sở, tiêu chuẩn thực phẩm an toàn, vệ

sinh môi trường và phòng chống nhiễm khuẩn. 

Theo quy định của nghị đinh NĐ 178/2013/ NĐ-CP quy đinh về xử phạt vi

pham hành chính về vi phạm an toàn thực phẩm, theo đó thì hiện nay mọi chế tài xử

phạt vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính. Có

thể thấy rằng có rất nhiều vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm trọng nhưng vẫn

không bị khởi tố, hay xử lý theo pháp luật hình sự. Điều đó không tạo ra được tính răn

đe và không nâng cao được ý thức của người kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực

phẩm.

2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong pháp luật bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng ở Nghệ An hiện nay

2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Nghệ An là một tỉnh có vị trí địa lý đặc thù, phía tây có dãy trường sơn,

phía đông có biển, phía bắc giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp với Hà Tĩnh. Là

vùng đất có khí hậu khắc nghiệt

Thứ hai, do luật bảo vệ người tiêu dùng là một luật mới ở nước ta, nên nó chưa có

sự tống nhất, khách quan đối với quan hệ pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Dẫn đến

tình trạng người tiêu dùng bị lợi dụng, lừa tiêu thụ thực phẩm không an toàn.

Thứ ba, việc áp dụng luật ở người tiêu dùng Nghệ An hiện nay vẫn chưa được thực

hiện tốt, do những quan niệm từ trước đến nay về việc thực phẩm không an toàn.

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do việc thanh kiểm tra từ các cơ quan thanh tra chưa được hiệu quả, việc

thanh tra chỉ bắt được những cơ sở bề nổi còn rất rất nhiều cơ sở là nơi chủ yếu sản xuất

67

Page 68: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

thực phẩm không an toàn thì lại không kiểm tra. Bên cạnh đó việc thanh kiểm tra của cơ

quan thanh tra còn thiếu sự chủ động, còn mang tính thụ động và thể hiện giống như

làm cho xong chuyện.

Thứ hai, do công tác tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm còn chưa được tốt.

Thứ ba, sự tự bảo vệ quyền lợi của nhau giữa những người tiêu dùng với nhau còn

chưa tốt hay nói cách khác là chưa có, chỉ có những người thân với nhau thì mới có.

Dẫn đến quyền lợi của cả cộng đồng người tiêu dùng bị xâm hại.

Thứ tư, Pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng quy định các chủ thể pháp

luật có quyền sử dụng các quyền chủ thể để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của

mình trong lĩnh vực tiêu dùng. Tuy nhiên trên thực tiễn cuộc sống người tiêu dùng Việt

Nam nói chung và người tiêu dùng ở tỉnh Nghệ An nói riêng: chưa tích cực sử dụng các

quyền năng mà pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã quy định..

Thứ năm, Nhà nước ta ban hành luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 nhằm bảo vệ

quyền lợi cho người tiêu dùng nhưng luật này vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa điều chỉnh

được một số các vấn đề phát sinh trong khi giải quyết sau khi phát hiện vi phạm.

Thứ sáu, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực VSATTP còn chưa đủ

sức răn đe chủ thể vi phạm. Cũng như chưa có quy chuẩn kỹ thuật cụ thể nào về

VSATTP nên nhiều khi gặp khó trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC

AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

3.1. Giải pháp chung

3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Để các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực thi trong

cuộc sống, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được hoàn thiện theo hướng

các quy định được xây dựng thống nhất, đồng bộ; phải được sửa đổi, bổ sung cho phù

hợp với thực tiễn cuộc sống.

3.1.2. Về phía cơ quan quản lí

Nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật:

Tăng cường năng lực cho các cơ quan hành chính như Cục quản lí cạnh tranh, Cục an

68

Page 69: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

toàn vệ sinh thực phẩm, Cục quản lí thị trường; Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

về bảo vệ người tiêu dùng cần phối hợp đồng bộ với nhau; Các cơ quan chức năng

thường xuyên công khai, minh bạch các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật, chất

lượng hàng hóa…

3.1.3. Về phía các chủ thể khác

Nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và ý thức tự

bảo vệ của người tiêu dùng: tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về pháp luật bảo vệ người

tiêu dùng đến các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; đảm bảo

các quyền tự do thành lập hội, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng do chính người tiêu dùng

tự nguyện thành lập và hoạt động vì mục đích của người tiêu dùng…

Tích cực tăng cường thông tin cho người tiêu dùng: tăng cường thông tin cho người

tiêu dùng những nhận biết về hàng giả, hàng kém chất lượng một cách thường xuyên,

rộng rãi, có thể trưng bày hàng thật - hàng giả ở trung tâm chợ, siêu thị và ở các hội chợ,

triển lãm thương mại của tỉnh hàng năm; ở các điểm thông tin tuyên truyền của các

huyện, xã, phường, thị trấn trong tỉnh để người tiêu dùng biết, tránh những thiệt hại khi

mua sắm, sử dụng hàng hóa.

3.2. Giải pháp góp phần bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực

phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về bảo vệ

người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Tỉnh cần tổ chức, tuyên truyền phổ biến rộng rãi về luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 và các văn bản khác có liên quan đến tổ

chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và các hội viên; nhất là tuyên truyền

ở các huyện, xã của tỉnh Nghệ An về các quyền của người tiêu dùng nhằm giúp họ biết

các quyền của mình theo quy định của pháp luật để chủ động bảo vệ khi bị xâm hại.

3.2.2.Về phía cơ quan quản lý

Tại thành phố Vinh, nên có một cơ quan đứng đầu điều phối chung để thống nhất

hành động trong việc quản lí chất lượng hàng hóa, tránh dàn trải, đùn đẩy trách nhiệm,

lãng phí tiền của và nhân lực. Mặt khác cần gấp rút, tăng cường và mở rộng các hệ

69

Page 70: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

thống kiểm nghiệm đến các phòng thử nghiệm của các trường Đại học, phòng thử

nghiệm tư nhân nếu xét thấy hội tụ đủ các yêu cầu về chất lượng kiểm nghiệm.

Tại các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải tăng cường hệ thống quản lí thị

trường,công tác kiểm tra, thanh tra sản phẩm hàng hóa.

Tỉnh Nghệ An cần thường xuyên tổ chức các lớp đào nguồn nhân lực phục vụ cho

công tác quản lí về chất lượng sản phẩm hàng hóa, đặc biệt để ý đên đội ngũ kiểm tra,

giám định, đánh giá chất lượng.

3.2.3. Xây dựng và phát triển mạng lưới Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

trên địa bàn tỉnh

Việc xây dựng và phát triển mạng lưới Hội Bảo vệ người tiêu dùng ở thành phố

Vinh và các huyện trong tỉnh để thực hiện công tác tư vấn, giải quyết khiếu nại, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi bị xâm hại có ý nghĩa vô cùng quan

trọng. Đồng thời, góp phần giảm tải cho các cơ quan nhà nước quản lý về công tác bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

3.2.4. Cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu

dùng ở các vùng nông thôn, miền núi

Cần đẩy mạnh các chương trình giáo dục tiêu dùng đến các khu vực vùng sâu vùng

xa trên địa bàn tỉnh để đảm bảo công bằng, mọi người dân đều được biết về kiến thức

tiêu dùng hợp lí.

Các cơ quan truyền thông, báo chí của tỉnh Nghệ An cũng phải vào cuộc để góp

phần bảo vệ người tiêu dùng. Các cơ quan truyền thông, cần thường xuyên đưa tin về

các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng cũng như các hành vi vi phạm pháp luật của đơn

vị sản xuất, kinh doanh để báo trước cho người tiêu dùng biết và người tiêu dùng không

sử dụng các sản phẩm của đơn vị đó nữa.

Tỉnh cũng phải khuyến khích mọi người đưa những hiện tượng tích cực, những cơ

sở sản xuất kinh doanh, làm ăn chân chính, đảm bảo đưa ra những sản phẩm có chất

lượng an toàn để định hướng cho người tiêu dùng biết từ đó lựa chọn, mua và sử dụng

sản phẩm đó.

3.2.5. Tăng cường sự liên hệ với người tiêu dùng trong tỉnh

70

Page 71: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Việc tăng cường sự liên hệ với người tiêu dùng có thể thực hiện thông qua các

đường dây nóng, hòm thư góp ý dành cho người tiêu dùng, đảm bảo những ý kiến của

người tiêu dùng được cập nhật và trả lời một cách kịp thời và thỏa đáng, tránh trường

hợp các kênh liên hệ với người tiêu dùng chỉ mang tính chất hình thức.

Các cơ quan tổ chức có thể tổ chức một cuộc điều tra xin ý kiến của người tiêu dùng

về các loại hàng hóa nhất định. Thông qua đó các cơ quan tổ chức có được gợi ý về các

hình thức và trường hợp vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng để tổ chức hoạt động

thanh tra, kiểm tra có trọng tâm và hiệu quả.

71

Page 72: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình luật thương mại Đại học Luật Hà Nội 2012

2. Luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng 2010

3. Luật vệ sinh an toàn thực phẩm 2010

4. Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) và Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực

từ 01/7/2016

5. Các nghị định có liên quan về hướng dẫn thi hành luật vệ sinh an toàn thực phẩm

2010

6. Các số liệu thống kê của cục VSATP Nghệ An

7. số liệu thống kê của cục quản lý thị trường nghệ an

8. http://www.qlttna.gov.vn/vi/ban-chi-dao-389-tinh-kiem-tra-cong-tac-chong-

buon-lau-gian-lan-ssn3122.html

9. http://dantri.com.vn/suc-khoe/nghe-an-hon-20-000-sai-pham-lien-quan-den-an-

toan-thuc-pham-20151220065226167.htm

10. http://congannghean.vn/phap-luat/201505/nhieu-vi-pham-ve-ve-sinh-an-toan-

thuc-pham-608220/

72

Page 73: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT,TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nhóm tác giả: Vũ Thị Thùy- 55B1 LH

Trương Hồ Khánh Ly- 55B4 LH

Mạc Thị Hương Nhi- 55B4 LH

Nguyễn Công Danh- 54B5 LKT

Trương Ngọc Huy Hoàng 53B8

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hằng

1. Lí do chọn đề tài

Trong giai đoạn toàn cầu hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay, với vai

trò là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, Tiếng Anh đang ngày

càng trở nên quan trọng trong học tập cũng như trong đời sống, là một nhân tố quan

trọng trong việc tham gia các xu thế thời đại một các tích cực và có hiệu quả. Với tư

cách là thế hệ trẻ, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, sinh viên có vai trò, trách

nhiệm và quyền lợi học tập ngoại ngữ trong đó học tập tiếng Anh là một xu thế

không thể chối bỏ.

Trên tinh thần đó, ngày 30 tháng 09 năm 2008 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết

định về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc

dân giai đoạn 2008 – 2020”.

Có thể khẳng định, việc nâng cao chất lượng ngoại ngữ của học sinh, sinh viên,

học viên của Đảng và Nhà nước ta là một xu thế cấp thiết.

Sinh viên Luật khoa Luật trường Đại học Vinh với tư cách là những sinh viên

của thế hệ trẻ, thế hệ năng động và với đặc thù nghề nghiệp là nghề nghiệp liên

quan mật thiết đến những xu thế hội nhập trên nên yêu cầu của việc nâng cao trình

độ tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành Luật có tính cấp thiết vô cùng to lớn. Đây

không chỉ là nghĩa vụ của sinh viên khoa Luật cần phải làm và còn là quyền lợi mà

chính đáng mà mỗi sinh viên cần được hưởng.

Trên thực thế, Trường Đại học Vinh, Khoa Luật và các phòng ban đã và đang

có nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện cũng như tạo động lực nhằm thúc đẩy sinh

viên phấn đấu nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Tuy nhiên, bên cạnh các

73

Page 74: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

ưu điểm đạt được, những hoạt động này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế về vấn đề lý

luận và thực tiễn trong quá trình học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành của sinh

viên Luật. Vì vậy, nhóm chúng tôi làm đề tài nghiên cứu khoa học với chủ đề:

“Việc học Tiếng Anh của sinh viên khoa Luật - trường Đại học Vinh” nhằm góp

phần nhìn thẳng vào thực trạng đang xảy ra hiện nay trong khoa và trường, đồng

thời đề ra một số giải pháp khắc phục khoảng trống cho việc nâng cao chất lượng

học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Luật hiện nay.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng học tiếng

Anh và tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Luật, Khoa Luật, trường Đại học

Vinh.

Trong quá trình nghiên cứu, bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên

cứu cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học,

phương pháp thống kê.

3. Kết cấu của đề tài

Đề tài được trình bày theo kết cấu 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về việc học Tiếng Anh của sinh viên Luật.

Chương 2: Thực trạng học tiếng anh và học tiếng anh chuyên ngành Luật của

sinh viên khoa Luật trường Đại học Vinh.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Anh cho sinh

viên Luật trường Đại học Vinh

CHƯƠNG 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN LUẬT

1.1. Sự cần thiết của việc học tiếng Anh đối với sinh viên nói chung,

sinh viên khoa Luật Đại học Vinh nói riêng.

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là

xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986

đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế

74

Page 75: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”. Đáp

ứng xu hướng hội nhập và phát triển của thế giới, tiếng Anh ngày càng được đưa

vào sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, nhất là thế hệ trẻ.

Tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày, trong các cơ

hội học tập, công việc, các mối quan hệ mở rộng hợp tác kinh doanh ... Mọi người

cần phải giao tiếp bằng tiếng Anh với bạn bè nhiều hơn từ các nước khác . Học sinh

cần phải học tiếng Anh để hội nhập và học tốt hơn khi học ở nước ngoài. Các công

ty Việt Nam cần phải có tiếng Anh để mở rộng hợp tác và đầu tư. Và tiếng Anh là

một trong những công cụ hiệu quả để giúp mọi người hiểu tiếng nói của Việt Nam

tại các hội nghị quốc tế quan trọng.

Ngày 30/09/2008 Thủ Tướng Chính phủ đã ra quyết định về việc phê duyệt Đề

án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.

Đề án đề ra mục tiêu chung đó là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong

hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các

cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về

trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số

lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao

đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp,

học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại

ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh của sinh viên Luật:

- Thứ nhất, các chủ thể tác động cơ bản vào việc học Tiếng Anh của sinh

viên nói chung và học Tiếng Anh chuyên nghành luật đối với sinh viên nói riêng

bao gồm: nhà trường, các khoa đào tạo; giảng viên và sinh viên. Các chủ thể giữ vai

trò quyết định trong việc học Tiếng Anh của sinh viên Luật.

- Thứ hai, nội dung chương trình học tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh

chuyên ngành cũng là 1 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của

sinh viên Luật.

- Thứ ba, các hình thức dạy và học tiếng Anh:

75

Page 76: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

+ Thông qua giảng dạy kiến thức sách vở thầy cô giảng dạy cho sinh viên

+ Thông qua hoạt động ngoại khóa

+ Thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, qua sách báo, internet.

- Cuối cùng, sinh viên Luật trường Đại học Vinh có những mặt tích cực và

mặt hạn chế đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh

viên.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH VÀ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

2.1. Thực trạng về chủ thể thực hiện

2.1.1. Nhà trường và Khoa đào tạo

Trong những năm qua Nhà trường và Khoa đào tạo đã có nhiều kế hoạch, chỉ

thị và đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho sinh viên có thể tiếp thu và học tập

tiếng Anh. Và trong đó có rất nhiều biểu hiện tích cực như: quy định chuẩn đầu ra

tiếng Anh cho sinh viên từ khóa 54 trở về sau; thành công xây dựng cộng đồng nói

tiếng Anh (English Speaking Zone); Nhà trường đã tham gia và tổ chức nhiều cuộc

thi tiếng Anh không chuyên cấp trường và cấp khu vực. Nhà trường đã có nhiều hỗ

trợ và khuyến khích giúp các sinh viên có được các khóa học nhằm nâng cao trình

độ tiếng Anh và có đủ trình độ để đạt chỉ tiêu tiếng Anh do Nhà trường đề ra.

Tuy nhiên bên cạnh đó, trong quá trình đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế

nhất định như không phân loại được trình độ tiếng Anh của sinh viên để đào tạo hợp

lý; các hoạt động vẫn chưa đạt được sự thu hút như mong muốn,…

2.1.2. Giảng viên

Việc giảng dạy tiếng Anh hiện nay đã đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao

không chỉ về trình độ mà còn về phương pháp và kỹ thuật giảng dạy của giảng viên

dạy Tiếng Anh. Tuy nhiên, tình hình thực tế đào tạo tại trường Đại học Vinh hiện

nay cho thấy giáo viên giảng dạy gặp phải những khó khăn nhất định: Việc giảng

dạy và học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên đại học gây ra những bất lợi nhất

định; mỗi giáo viên có cách giảng dạy và phát âm khác nhau khiến cho sinh viên

phải thay đổi cách học thường xuyên để phù hợp với cách giảng dạy của giảng viên;

76

Page 77: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

bên cạnh đó, giảng viên gặp khó khăn trong quá trình xây dựng một chương trình

giảng dạy đúng đắn và phù hợp với khả năng học tập của sinh viên; đa số giảng viên

dạy tiếng Anh là người Việt, chỉ được đào tạo dưới nhiều hình thức trong

nước, không có nhiều cơ hội để thực tập các kỹ năng trong môi trường bản ngữ.

Không chỉ vậy, sự đầu tư kinh phí cho việc giao lưu với các giảng viên nước ngoài

để trao đổi kinh nghiệm cũng là một vấn đề bất cập hiện nay. Đó là nguyên nhân

dẫn tới kiến thức thực tế về đất nước, văn hóa,… của ngôn ngữ đó còn rất hạn chế

làm giảm sự phong phú trong quá trình giảng dạy, trao đổi với sinh viên; thời gian

giảng dạy còn ngắn, không đủ để giáo viên giảng dạy.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hạn chế trên, trong những năm qua các

giảng viên đã và đang có các cố gắng tích cực nhằm thay đổi tình trạng hiện nay và

giúp đỡ cho sinh viên nhiều hơn: Giảng viên giảng dạy nhiệt tình, quan tâm thường

xuyên tới sinh viên; giảng viên luôn thay đổi những phương pháp học mới; cách

giảng dạy của giáo viên ngày càng dễ hiểu, dễ tiếp thu và thu hút được sinh viên

tham gia và đóng góp vào bài học, sự phong phú trong bài giảng của giảng viên

ngày càng có sự đầu tư kỹ lưỡng; trong quá trình giảng dạy, giảng viên luôn có

những bài kiểm tra nhanh về những phần đã học cho sinh viên điều đó có thể giúp

cho sinh viên nói chung và giảng viên nói riêng nắm được tình hình chất lượng

trong quá trình học và giảng dạy của mình.

2.1.3. Sinh viên

Ngày nay, tiếng Anh đã trở thành yêu cầu cấp thiết, là điều kiện thiết yếu

đối với sinh viên tại tất cả các trường Đại học nói chung và trường Đại học Vinh nói

riêng. Tuy thế, đối với không ít sinh viên việc thành thạo ngoại ngữ là con đường

dài, nhiều khó khăn với những ưu điểm và nhược điểm song song với nhau:

- Về ưu điểm: Sinh viên đã ý thức được sự cần thiết của ngoại ngữ trong

thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay; số lượng sinh viên tìm đến các trung tâm

ngoại ngữ ngày càng tăng cao; nhiều sinh viên đã có ý thức tham gia những hoạt

động ngoại khóa ngoài giờ học, các hoạt động vui chơi và hoạt động học thuật từ

các câu lạc bộ tiếng Anh của trường, của Khoa và các câu lạc bộ do sinh viên tự lập

ra.

77

Page 78: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Về nhược điểm: Sinh viên còn ngại ngùng khi nói tiếng Anh trước đám

đông; sinh viên đa phần chưa nắm được phương pháp học tiếng Anh như thế nào

cho hiệu quả; Một số vinh viên có thái độ, tác phong không đúng của sinh viên như:

nói chuyện riêng, sử dụng thiết bị điện thoại, học hoặc làm bài tập môn khác,…;

sinh viên đã có các hình thức tự học như: luyện theo cặp, luyện theo nhóm, … tuy

nhiên các phương thức này còn ít, chưa có tính hệ thống và chưa được nhân rộng và

chưa được nhiều sinh viên biết đến.

2.2. Nội dung giảng dạy

Về phần nội dung, không thể phủ nhận rằng nội dung bài giảng của các giảng

viên trong những năm qua đã có sự thay đổi tích cực. Cụ thể trong thời gian thực

hiện nghiên cứu, nội dung các bài giảng của giảng viên đã có những ưu điểm sau:

- Nội dung giảng dạy cụ thể và có tính định hướng.

- Nội dung giảng dạy thực tế và gắn liền với yêu cầu về chất lượng của

sinh viên.

- Nội dung giảng dạy yêu cầu sinh viên phải thực hành.

Bên cạnh những ưu điểm trên, nội dung giảng dạy Tiếng Anh còn bộc lộ một số

hạn chế sau:

- Nội dung bài học từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông chỉ xoay

quanh các kiến thức về thì, câu chủ động, câu bị động, câu tường thuật…

- Trong một tiết học phần lớn thời gian giáo viên giành cho dạy ngữ pháp,

kiến thức chủ yếu để giải quyết bài thi trên giấy mà hầu hết các trường, các khối

không chuyên thi bằng hình thức này.

- Việc dạy nghe của giáo viên đối với các học sinh hầu hết chưa hiệu quả,

học sinh chưa chú tâm vào bài giảng để tiếp nhận kỹ năng này khi học trên lớp.

- Học sinh, sinh viên thường có suy nghĩ rằng muốn giỏi tiếng anh, muốn

dùng được tiếng anh trên thực tế thì phải giỏi ngữ pháp trước đã rồi mới nghe nói

giỏi.

- Học sinh, sinh viên khi học nói thường theo một trình tự đó là nghĩ nghĩa

của câu muốn viết bằng tiếng việt ra sau đó mới dịch từng từ ra tiếng anh rồi mới

nói.

78

Page 79: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Phát âm của các giáo viên, giảng viên Việt nam hầu hết có giọng phát âm

không chuẩn, ảnh hưởng rất nhiều đến việc học và phát âm của sinh viên nhất là

trong chương trình học theo hệ thống tín chỉ, do khi học phát âm không chuẩn nên

sau đó các giảng viên phát âm cũng 1 từ nhưng mà phát âm khác nhau, bên cạnh đó

trong mỗi kì học sinh viên thường học một giảng viên khác nhau có thể làm cho

sinh viên lúng túng không hiểu được ý giảng viên muốn nói gì.

- Nội dung bài học chưa phong phú đa dạng để tạo hứng thú, cảm hứng

yêu thích của người học đối với tiếng anh

2.3. Thực trạng về phương thức giảng dạy

Hiện nay, sinh viên khoa Luật trường Đại học Vinh được giảng dạy bằng nhiều

phương thức khác nhau. Nhà trường và giảng viên tổ chức kết hợp giảng dạy theo

kiến thức lý thuyết sách vở, qua các hoạt hoạt động ngoại khóa và thông qua

phương tiện truyền thông, internet. Tuy phong phú về phương thức nhưng chưa có

sự tập trung, mỗi phương thức còn bộc lộ nhiều lỗ hổng, chưa bám sát nhu cầu thực

tế của sinh viên. Có thể kể đến như:

- Sinh viên khoa Luật trường Đại học Vinh học Tiếng Anh 1 và Tiếng Anh 2

dưới sự giảng dạy của giảng viên khoa Ngoại Ngữ trong trường. Phương thức giảng

dạy của các giảng viên này chủ yếu vẫn là bám vào giáo trình, học theo từng chủ đề

(Unit), mỗi chủ đề bao gồm phần từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, nghe, đọc và viết.

Thực tế, để tiếp nhận được phương thức truyền đạt đó thì đòi hỏi sinh viên đã có

sẵn một trình độ tiếng anh nhất định, nhưng sinh viên khoa Luật đại học Vinh lại

chưa đáp ứng được. Vậy nên nó tạo sự chênh lệch giữa khả năng thực của sinh viên

với định mức đặt ra của nhà trường và khoa cho các em. Chính vì sự chênh lệch này

gây nhiều khó khăn cho cả giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy, học và thi

cử.

- Các hoạt động ngoại khóa được tổ chức trong trường, trong khoa phục vụ

cho việc học Tiếng Anh còn rất nhỏ lẻ, một số hoạt động được tổ chức lại không thu

hút được sinh viên tham gia.

- Bên cạnh đó, phương thức sinh hoạt ngoại khóa phổ biến nhất hiện nay là

sinh hoạt trong các câu lạc bộ Tiếng Anh do các khoa tự lập ra, và ở khoa Luật tổ

79

Page 80: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

chức Câu lạc bộ Tiếng Anh khoa Luật. Câu lạc bộ này về mục đích hoạt động là rất

tốt nhưng trong quá trình hoạt động lại không thu hút được sự hưởng ứng của đông

đảo sinh viên trong khoa. Nguyên nhân có thể là bởi chương trình hoạt động của

câu lạc bộ chưa bám sát được nhu cầu và khả năng tiếp nhận của sinh viên, nhưng

chủ yếu vẫn xuất phát từ suy nghĩ của sinh viên rằng không theo kịp với các bạn tốt

hơn trong câu lạc bộ nên ngại tiếp xúc, ngại tham gia.

- Và hạn chế lớn nhất của nhà trường và các khoa là chưa mang Tiếng Anh

chuyên nghành vào khung chương trình giảng dạy chính khóa và Tiếng Anh chuyên

nghành Luật cho sinh viên Luật cũng vậy. Đây là một hạn chế rất lớn làm Tiếng

Anh xa rời với nhu cầu thiết thực của sinh viên sau khi ra trường.

2.4. Kết quả việc học Tiếng Anh

Biểu đồ bảng điểm học phần tiếng anh của sinh viên khoa Luật

Biểu đồcho thấy:

+) Số sinh viên có trình độ tốt đạt khung điểm A là 4%

+) Số sinh viên có trình độ khá đạt khung điểm B là 20%

+) Số sinh viên có trình độ trung bình đạt khung điểm C là 32%

+) Số sinh viên có trình độ trung bình kém đạt khung điểm D là 37%

+) Số sinh viên có trình độ yếu đạt khung điểm F là 7%

80

Page 81: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Từ bảng số liệu ta thấy đa phần sinh viên đều thi đạt trong kì thi học phần tiếng

Anh. Tuy nhiên, khi so sánh tỉ lệ ta thấy: tỉ lệ sinh viên đạt điểm C và D chiếm 69% một

tỉ lệ tương đối cao trong khi đó tỉ lệ điểm A và B chỉ đạt 24%. Tỉ lệ này cho thấy rằng,

phần lớn sinh viên chỉ đạt điểm vừa đủ để thông qua kì thi này còn tỉ lệ sinh viên có

biểu hiện tốt và đạt thành tích tốt qua việc đạt điểm tốt (A, B+, B).Trong khi đó, để đạt

được tín chỉ B1 nếu sinh viên chỉ đạt điểm C và D thì việc có thể đạt tín chỉ này đối với

sinh viên trở nên rất khó khăn.

Số lượng từ

vựng

Từ vựng tiếng anh thông

dụng

Từ vựng tiếng anh chuyên

ngành luật

1-5 từ 61% 95%

6-10 từ 30 % 5%

11-15 từ 9 % 0%

16-20 từ 0% 0%

Bảng số liệu thông kê kết quả sinh viên trả lời câu 1 bài khảo sát.

Bảng số liệu trên cho thấy:

- Đối với câu trả lời bảng khảo sát về từ vựng tiếng anh thông dụng.

+ Số sinh viên hoàn thành bảng khảo sát từ vựng tiếng anh thông dụng trong

khoảng 0-5 từ đạt 61,0 %

+ Số lượng sinh viên hoàn thành bảng khỏa sát từ vựng tiếng anh thông dụng trong

khoảng 6-10 từ vựng đạt 30%

+ Số ít sinh viên hoàn thành được bảng khảo sát từ 11-15 từ vựng tiếng anh thông

dụng

+ Và không có sinh viên trả lời được bảng khảo sát từ vựng tiếng anh đầy đủ.

+ Từ các số liệu trên ta thấy được, các từ khảo sát không khó và nhiều trong số đó

đã xuất hiện trong quá trình học tập của tiếng Anh, tuy nhiên số lượng từ vựng đã biết

của sinh viên tỷ lệ nghịch với tỷ lệ % thông dụng. Tức là giảm dần khi vốn từ vựng tăng

lên.

81

Page 82: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Đối với câu trả lời bảng khảo sát về từ vựng tiếng anh chuyên ngành luật.

+ Số lượng sinh viên hoàn thành bảng khảo sát từ vựng tiếng anh chuyên ngành luật

trong khoảng 0-5 từ là 95%

+ Số lượng sinh viên hoàn thành bảng khảo sát từ vựng tiếng anh chuyên ngành luật

trong khoảng 6-10 từ là 5%

+ Không có sinh viên hoàn thành bảng khảo sát từ vựng tiếng anh chuyên ngành

luật từ 10 - 20 từ vựng.

+ Từ số liệu trên, ta thấy mặc dù các thuật ngữ đôi khi đã xuất hiện trong các giáo

trình những nhưng tỷ lệ các thuật ngữ sinh viên đã nắm khá ít.

- Đối với kết quả của bảng số liệu ta thấy:

Số lượng nắm biết từ 1- 5 từ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi tỷ lệ nắm giữ từ 5 từ vững

trở lên chiếm tỷ lệ thấp.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNGDẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH, TIẾNG ANH

CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng vai trò của tiếng anh đối với

mỗi chuyên ngành, đặc biệt là các chương trình tuyên truyền vai trò của tiếng anh

đối với chuyên ngành luật.

- Ngay từ đầu vào tổ chức thi phân loại trình độ tiếng anh của sinh viên để mở

lớp dạy phù hợp theo trình độ. Cụ thể là: Lớp giành cho trình độ tiếng yếu kém,

trung bình và khá, giỏi.

- Giảng viên cần bồi dưỡng thêm kiến thức tiếng anh cũng như tiếng anh

chuyên ngành để giảng dạy cho sinh viên.

- Phối hợp với giáo viên bản ngữ trong giảng dạy để tạo môi trường tiếp xúc

cho sinh viên.

- Thành lập lớp dạy song ngữ chuyên ngành từ những môn cơ bản nhất như

Luật Dân sự, luật Hôn nhân gia đình…

- Xây dựng các blog, fanpage nơi sinh viên có thể trao đổi các kinh nghiệm.

82

Page 83: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Tổ chức các buổi xem phim có phụ đề song ngữ, các cuộc thi hát karaoke

bằng tiếng Anh.

- Đầu tư hệ thống trang thiết bị, kĩ thuật phục vụ âm thanh và hình ảnh sinh

động tạo sự hứng thú cho sinh viên.

- Hệ thống lại các giáo trình, tài liệu về Tiếng Anh ở Thư viện Đại học Vinh.

- Duy trì và thường xuyên có những đổi mới chương trình, phương thức hoạt

động của Câu lạc bộ tiếng Anh khoa Luật nhưng vẫn bám sát vào Đề án ngoại ngữ

Quốc gia.

- Sinh viên tự xây dựng những nhóm tự học, tự luyện tập Tiếng Anh và tự mình

tham khảo và luyện tập Tiếng Anh đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc

học tập Tiếng Anh có hiệu quả của sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020

2. Bảng tổng hợp số liệu điểm Tiếng Anh 2 của sinh viên khoa Luật

3. Tổng hợp phiếu khảo sát đánh giá sinh viên.

83

Page 84: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Nhóm sinh viên: Đinh Thị Ngọc Bích; Lưu Đắc Dũng; Nguyễn Thanh Hải; Lớp: 53B9 Luật họcGiảng viên hướng dẫn: ThS. Hồ Thị

Duyên

1. Lý do chọn đề tài

Hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh của doanh nghiệp là hoạt động không thể

thiếu khi doanh nghiệp muốn giới thiệu hàng hóa, sản phẩm dịch vụ của mình ra thị

trường nhằm xúc tiến thương mại và cạnh tranh với hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cùng

loại của doanh nghiệp khác. Hoạt động này đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích lớn

như giới thiệu, công bố rộng rãi thông tin sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, định hướng

người tiêu dùng, thúc đẩy doanh thu tăng nhanh... Vì vậy, đây là hoạt động phổ biến và

quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vì những

lợi ích đạt được mà thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh gây

thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp

của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng trong khi pháp luật quy định về thẩm

quyền giải quyết và biện pháp xử lý hành vi này còn nhiều bất cập dẫn đến việc thiệt hại

mà doanh nghiệp thực hiện hành vi gây ra là không thể tránh khỏi và thiệt hại khiến cho

Nhà nước, các doanh nghiệp cùng cạnh tranh và đặc biệt là người tiêu dùng phải gánh

chịu.

Cục quản lý cạnh tranh Việt Nam là cơ quan chính có thẩm quyền giải quyết các

hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp tuy nhiên cơ

quan này lại được kiêm quá nhiều chức năng như điều tra, xử lý hành vi quảng cáo

nhằm cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng, quản lý nhà nước về chống

phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế trong khi

trên thế giới không có cơ quan quản lý cạnh tranh nào được quy định nhiều chức năng

84

Page 85: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

như vậy. Số lượng doanh nghiệp thực hiện hành vi nhiều trong khi chỉ có một cơ quan

chính có chức năng giải quyết hành vi (không kể Tòa án vì Tòa án chỉ có chức năng giải

quyết khi hành vi này có dấu hiệu tội phạm) mà cơ quan đó lại kiêm quá nhiều chức

năng, điều này tất yếu sẽ dẫn đến thiếu sót trong quá trình giải quyết hành vi quảng cáo

nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Việc quy định về thẩm quyền giải quyết và biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm

cạnh tranh không lành mạnh còn nhiều bất cập, cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam

thực hiện quá nhiều chức năng trong khi hành vi vi phạm ngày càng nhiều mà chỉ có

một cơ quan đảm nhiệm chính dẫn đến thiệt hại đối với Nhà nước, doanh nghiệp cùng

cạnh tranh và người tiêu dùng là không thể tránh khỏi. Vì vậy, nhóm tác giả quyết định

nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về thẩm quyền giải quyết và biện pháp xử lý nhằm vi

quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh” nhằm góp phần hạn chế được phần

nào thiệt hại xảy ra và góp phần hoàn thiện chế định liên quan đến thẩm quyền giải

quyết và biện pháp xử lý hành vi này.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

Làm rõ một số vấn đề lý luận về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành

mạnh và các quy định về thẩm quyền giải quyết, biện pháp xử lý các hành vi đó.

Tìm hiểu thực trạng vi phạm của các doanh nghiệp đối với hành vi quảng cáo

nhằm cạnh tranh không lành mạnh, thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền và

biện pháp xử lí hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong quy định của pháp luật

nhằm hoàn thiện chế định liên quan đến hành vi này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết và

biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; thực trạng áp

dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết và biện pháp xử lý hành vi

quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật

về thẩm quyền giải quyết và biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không

lành mạnh.

85

Page 86: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan tới thẩm quyền giải quyết

và biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh từ năm 2015

trở về trước.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác -

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong nền

kinh tế thị trường hiện nay, và các quy định của pháp luật.

Ngoài ra, đề tài nghiên cứu dựa trên các phương pháp khoa học như: phương pháp

duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê số liệu, thu thập thông tin, tư

duy logic và một số phương pháp khác.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì phần nội dung được chia thành ba chương:

- Chương 1: Lý luận chung về thẩm quyền giải quyết và biện pháp xử lý hành vi

quảng cáo nhằm CTKLM

- Chương 2: Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết và

biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm CTKLM.

- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết và

biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm CTKLM.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

1.1 Cơ sở lý luận về thẩm quyền giải quyết và biện pháp xử lý hành vi

quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

1.1.1 Thẩm quyền giải quyết

1.1.1.1 Khái niệm

Thẩm quyền giải quyết của hành vi quảng cáo nhằm CTKLM là việc tổ chức, cá

nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ để thực hiện chức năng giải quyết các hành vi

86

Page 87: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

quảng cáo nhằm CTKLM, trên cơ sở đó thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hành

vi này.

1.1.1.2 Ý nghĩa việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết hành vi quảng cáo nhằm

cạnh tranh không lành mạnh

Cần phải xác định đúng thẩm quyền giải quyết hành vi quảng cáo nhằm CTKLM

bởi việc xác định đúng thẩm quyền giúp cho hiệu quả thực thi pháp luật được nâng cao,

hợp lý và khoa học trong quá trình giải quyết, không gây chồng chéo về thẩm quyền,

tránh được thiệt hại không đáng có về công sức cho các cơ quan có thẩm quyền giải

quyết, thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, việc xác định đúng thầm quyền giải quyết hành vi này tạo môi trường

cạnh tranh lành mạnh giúp doanh nghiệp có điều kiện phát triển ổn định và bền vững.

1.1.2 Biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm CTKLM

1.1.2.1 Khái niệm

Biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm CTKLM là việc các cơ quan chức năng,

cá nhân có thẩm quyền vận dụng thẩm quyền của mình được quy định theo pháp luật để

thực hiện chức trách được giao, qua đó có các hoạt động, cách làm, cách giải quyết phù

hợp đối với các trường hợp được xác định là hành vi quảng cáo nhằm CTKLM vi phạm

pháp luật.

1.1.2.2 Ý nghĩa của biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành

mạnh

Khi mà môi trường cạnh tranh ngày càng biến đổi, thì các hành vi quảng cáo nhằm

CTKLM lại càng tinh vi hơn. Việc quy định về biện pháp xử lý đối với từng dạng hành

vi thể hiện tính nghiêm minh , chặt chẽ của pháp luật cạnh tranh. Tạo hành lang pháp lý

giúp cơ quan chức năng có căn cứ xử lý xác đáng, đúng người, đúng tội.

Mặt khác việc quy định các biện pháp xử lý một cách thực tế, và chính xác còn

mang tính răn đe đối với các doanh nghiệp có ý định vi phạm hoặc đã vi phạm nhưng

không bị phát hiện phải chú ý hơn đến các hành vi quảng cáo của mình. Qua đó góp

phần bảo vệ môi trường cạnh tranh, bảo vệ các doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh

cũng như bảo vệ người tiêu dùng.

1.1.2.3 Các biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

87

Page 88: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Pháp luật cạnh tranh cùng các văn bản khác có liên quan nêu rõ một hành vi quảng

cáo khi bị coi là nhằm CTKLM có thể bị áp dụng ba biện pháp xử lý :

Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính : bao gồm hình thức phạt tiền, biện pháp

khắc phục hậu quả khi có vi phạm xảy ra và hình thức xử phạt bổ sung.

Biện pháp xử lý khi vi phạm trong lĩnh vực dân sự: hành vi quảng cáo nhằm

CTKLM có thể xâm phạm tới tài chính, tới tổ chức cá nhân có liên quan và có thể ảnh

hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, vì thế quy định pháp luật áp dụng chế tài bồi

thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.

Biện pháp xử lý hình sự: để tăng thêm tính răn đe, đối với tội danh này, chủ thể thực

hiện sẽ có thể bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ ba năm tù.

1.1 Cơ sở pháp lý về thẩm quyền giải quyết và biện pháp xử lý hành vi

quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

1.2.1. Thẩm quyền giải quyết hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành

mạnh

1.2.1.1 Các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền giải quyết hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Sau

đây viết tắt là CTKLM) được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau như

Luật Quảng cáo 2012, Luật Cạnh tranh 2004. Theo quy định của Luật Quảng cáo 2012

và các văn bản pháp luật có liên quan quy định, các hành vi quảng cáo vi phạm sẽ do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền chung xử lý vi phạm về hành chính. Tuy nhiên, hành vi

quảng cáo nhằm CTKLM theo quy định của Luật Cạnh tranh lại không thuộc thẩm

quyền xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung mà do một cơ quan có thẩm

riêng biệt xử lý.

Luật Cạnh tranh 2004 quy định, thẩm quyền giải quyết hành vi quảng cáo nhằm

CTKLM thuộc về Cơ quan quản lý cạnh tranh. Cơ quan quản lý cạnh tranh là Cục Quản

lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương, do Chính phủ quyết định thành lập và quy

định tổ chức, bộ máy.

Theo quy định tại Điều 49 Luật Cạnh tranh 2004, cơ quan quản lý cạnh tranh vừa là

cơ quan điều tra, vừa là cơ quan xử lý vừa là cơ quan hành chính.

88

Page 89: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Thẩm quyền giải quyết vụ việc quảng cáo nhằm CTKLM được quy định cụ thể tại

điểm c, d khoản 2, Điều 49, Luật Cạnh tranh 2004 và tại Điều 40 Nghị định số

71/2014/NĐ-CP.

Thứ nhất, về thẩm quyền điều tra, các hành vi quảng cáo nhằm CTKLM quy định

tại điểm c khoản 2 Điều 49 Luật Cạnh tranh 2004, được giao cho Phòng điều tra và xử

lý các hành vi CTKLM. Thẩm quyền điều tra vụ việc được chia thành hai trường hợp

như sau:

Một là, Cục quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra khi có đơn khiếu nại của bên

liên quan về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM theo quy định tại Điều 58, Luật Cạnh

tranh 2004.

Hai là, Cục quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra vụ việc khi trực tiếp phát hiện

hành vi quảng cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Thứ hai, về thẩm quyền xử lý, các hành vi quảng cáo nhằm cạnh CTKLM được quy

định tại điểm d, khoản 2, Điều 49 Luật Cạnh tranh 2004. Cục Quản lý cạnh tranh có

thẩm quyền xử lý các hành vi quảng cáo nhằm CTKLM. Thẩm quyền xử lý được quy

định cụ thể đối với thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh. Tại Điều 40, Nghị định số

71/2014/NĐ - CP đã quy định về thẩm quyền xử lý hành vi quảng cáo nhằm CTKLM

cụ thể thuộc về thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh

tranh là cá nhân có thẩm quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100 triệu đồng trong trường

hợp hành vi do cá nhân thực hiện, đến 200 triệu đồng trong trường hợp hành vi do tổ

chức thực hiện, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm. Bên cạnh đó, Thủ

trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc

hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho

Hội đồng cạnh tranh xử lý.

Thứ ba, thẩm quyền giải quyết hành vi quảng cáo nhằm CTKLM thuộc cơ quan tòa

án. Các hành vi quảng cáo nhằm CTKLM thuộc thẩm quyền xử lý của tòa án nhân dân

cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1.2.1.1 Đánh giá các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết

Các nội dung ở trên đã nêu rõ quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết hành vi

quảng cáo nhằm CTKLM trong đó Cục Quản lí cạnh tranh Việt Nam là cơ quan có thẩm

89

Page 90: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

quyền này, tuy nhiên cơ quan này còn kiêm cả các chức năng như: bảo vệ người tiêu

dùng, quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự

vệ trong thương mại quốc tế trong khi trên thế giới không có cơ quan quản lý cạnh tranh

nào được quy định nhiều chức năng như vậy điều đó dẫn đến hiệu quả giải quyết hành

vi kém và không triệt để

1.2.2 Pháp luật về biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không

lành mạnh

1.2.2.1 Các quy định của pháp luật về biện pháp xử lý

Căn cứ xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Thứ nhất, phải có hành vi quảng cáo nhằm CTKLM quy định tại Điều 45 Luật Cạnh

tranh 2004.

Thứ hai, hành vi quảng cáo nhằm CTKLM gậy thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại

cho các chủ thể khác.

Thứ ba, hành vi quảng cáo nhằm CTKLM có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại

trên thực tế và thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai.

Thứ tư, hành vi quảng cáo đó phải là hành vi có lỗi trong CTKLM.

Các biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Luật Cạnh tranh 2004 và Nghị định số 71/2014/NĐ-CP đã quy định về các biện

pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm CTKLM. Cụ thể tại Điều 33, Nghị định số

71/2014/NĐ-CP quy định các biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm CTKLM gồm

biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp xử phạt vi phạm dân sự và biện pháp

xử phạt vi phạm hình sự.

Thứ nhất, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định của Nghị định

71/2014/NĐ - CP trong việc áp dụng có 3 hình thức.

i) Hình thức xử phạt chính: căn cứ theo Điều 3, Nghị định 71/2014/NĐ- CP thì đối

với mỗi hành vi vi phạm, các cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu một hình thức xử phạt

chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức tiền phạt đối với hành vi quảng cáo nhằm

CTKLM được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 33, Nghị định 71/2014/NĐ -

CP.

90

Page 91: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Mức tiền phạt tối đa đối với các hành vi quảng cáo nhằm CTKLM có sự khác nhau.

Đối với hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa,

dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; quảng cáo bắt chước một sản phẩm quảng cáo

khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh

tranh 2004 chịu mức tiền phạt tối đa là 80 triệu đồng. Đối với hành vi quảng cáo đưa

thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về các nội dung quy định tại

khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 chịu mức phạt tối đa là 140 triệu đồng.

Mức tiền phạt cụ thể của mỗi hành vi quảng cáo nhằm CTKLM được quy định tại

khoản 3, Điều 33, Nghị định 71/2014/NĐ - CP là mức trung bình của khung tiền phạt

đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, mức tiền phạt trên còn phụ thuộc vào các tình tiết

tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ mà cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét áp dụng đối với

hành vi quảng cáo vi phạm.

ii) Hình thức xử phạt bổ sung: hành vi quảng cáo nhằm CTKLM tùy theo tính chất,

mức độ vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung quy định

tại khoản 3, Điều 33 đẫn chiếu đến khoản 4 Điều 28, Nghị định 71/2014/NĐ - CP. Các

hình thức xử phạt bổ sung gồm: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực

hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện

hành vi vi phạm.

iii) Biện pháp khắc phục hậu quả: được ghi nhận tại khoản 3, Điều 33 đẫn chiếu đến

khoản 4 Điều 28, Nghị định 71/2014/NĐ-CP, biện pháp khắc phục hậu quả được pháp

luật quy định đối với hành vi quảng cáo nhằm CTKLM là buộc cá nhân tổ chức vi phạm

cải chính công khai.

Thứ hai, biện pháp xử lý dân sự: pháp luật cạnh tranh đã quy định về chế tài bồi

thường thiệt hại đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Theo

khoản 3 Điều 117 Luật Cạnh tranh 2004 thì “tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp

luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của

tổ chức cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” . Quy

định này được cụ thể hóa trong khoản 2 Điều 6 Nghị định 71/2014/NĐ-CP là việc bồi

thường thiệt hại đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh

91

Page 92: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác thì thực

hiện bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

Thứ ba, biện pháp xử lý hình sự: các hành vi quảng cáo nhằm CTKLM bị cơ quan

quản lý cạnh tranh điều tra theo các thủ tục tố tụng cạnh tranh. Nhưng trong quá trình

điều tra vụ việc, cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi đó có dấu hiệu tội phạm,

hành vi đó sẽ bị chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình

sự để tiến hành điều tra giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự. Bên cạnh các hành vi bị

phát hiện dấu hiệu vi phạm và chuyển sang khởi tố hình sự, hành vi quảng cáo nhằm

CTKLM nếu vi phạm tội danh quảng cáo gian dối quy định tại Điều 168 bộ Luật Hình

sự 1999. Đối với tội danh này, chủ thể thực hiện hành vi sẽ phạt tiền, phạt cải tạo không

giam giữ ba năm tù. Có thể thấy, biện pháp hình sự đã tạo tính răn đe hơn đối với các

hành vi quảng cáo nhằm CTKLM, biện pháp này đánh vào các chủ thể thực hiện hành

vi chứ không chỉ đánh vào tài chính của chủ thể đó.

1.2.1.2 Đánh giá các quy định của pháp luật về biện pháp xử lý

Mức tiền phạt đối với hành vi quảng cáo nhằm CTKLM được quy định cụ thể tại

khoản 1, khoản 2 Điều 33, Nghị định 71/2014/NĐ - CP. Trong đó, mức tiền phạt tối đa

đối với hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa,

dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; quảng cáo bắt chước một sản phẩm quảng cáo

khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh

tranh 2004 chịu mức tiền phạt tối đa là 80 triệu đồng. Đối với hành vi quảng cáo đưa

thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về các nội dung quy định tại

khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 chịu mức phạt tối đa là 140 triệu đồng. Tuy

nhiên, theo Hệ thống bảng giá quảng cáo trên VTV thì giá một quảng cáo trên khung

giờ vàng trong 30s lên tới trên 300 triệu đồng2 như vậy quy định này còn thiếu cụ thể và

thiếu tính răn đe.

Khoản 3, Điều 33 đẫn chiếu đến khoản 4 Điều 28, Nghị định 71/2014/NĐ - CP. Các

hình thức xử phạt bổ sung gồm: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực

hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện

2 http://www.gardenmedia.vn/bang-gia-quang-cao-truyen-hinh/bang-gia-quang-cao-truyen-hinh-vtv-nam-2016.html

92

Page 93: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

hành vi vi phạm. Tuy nhiên chủ thể thực hiện hoạt động quảng cáo gồm hai chủ thể là

doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá cần quảng cáo và doanh nghiệp phát hành

quảng cáo, hơn nữa việc xác định khoản lợi nhuận mà hành vi quảng cáo đó mang lại

rất khó khăn nên việc quy định như vậy là thiếu tính thực tế.

Ngoài ra, pháp luật không quy định về thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường

thiệt hại do hành vi này gây ra nên thẩm quyền này được giao cho Toà án. Điểm bất cập

ở đây là pháp luật không quy định mối quan hệ giữa việc xử lý vi phạm của Cục Quản lí

cạnh tranh và việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của Toà án nên Toà án có thể

giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa cần có quyết định xử phạt hành vi

quảng cáo nhằm CTKLM của Cục Quản lí cạnh tranh cụ thể: khi Toá án xử lí bồi

thương thiệt hại trước, Cục Quản lí cạnh tranh xử lí hành vi quảng cáo nhằm CTKLM

sau thì cả hai cơ quan đều phải đi điều tra và xác định tính không lành mạnh của hành vi

quảng cáo. Việc giải quyết các yêu cầu khác nhau liên quan đến một vi phạm được trao

cho nhiều cơ quan gây chồng chéo về thẩm quyền giải quyết dẫn đến mất thời gian, gây

lãng phí tiền của của Nhà nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI

QUYẾT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH

TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

2.1 Thực trạng vi phạm về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành

mạnh của doanh nghiệp

Các hành vi quảng cáo CTKLM của các doanh nghiệp trên thị trường chủ yếu là

quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại

của doanh nghiệp khác. Quảng cáo bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây

nhầm lẫn cho khách hàng. Quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho

khách hàng.

Theo số liệu Báo cáo điều tra vụ việc CTKLM của Cục quản lý cạnh tranh theo các

năm từ 2009 đến năm 20153. Hành vi quảng cáo nhằm CTKLM có số vụ việc điều tra

lần lượt là năm 2009 điều tra 05 vụ, năm 2010 điều tra 20 vụ, năm 2011 điều tra 33 vụ,

3 http://www.vca.gov.vn/books/CucQLCT_BCThuongNien2015-1504DOI.pdf

93

Page 94: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

năm 2012 điều tra 37 vụ, năm 2013 điều tra 02 vụ, năm 2014 là 06 vụ, năm 2015 là 24

vụ. Có thể thấy, trong giai đoạn từ 2009 - 2012 số lượng vụ việc bị điều tra liên quan

đến hành vi quảng cáo nhằm CTKLM tăng nhanh. Từ 5 vụ bị điều tra năm 2009 lên 37

vụ bị điều tra năm 2012 và luôn chiếm số lượng vụ bị điều tra nhiều nhất về hành vi

CTKLM.

Trong năm 2013, số lượng vụ việc quảng cáo nhằm CTKLM bị điều tra có sự giảm

mạnh so với các năm trước đó do gặp phải vướng mắc về cơ sở pháp lý liên quan đến

thẩm quyền xử phạt hành vi quảng cáo nhằm CTKLM giữa Luật Xử lý vi phạm hành

chính 2013 với Nghị định 120/2005/NĐ - CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong

lĩnh vực cạnh tranh.

Trong giai đoạn từ năm 2014 – 2015 số lượng vụ việc quảng cáo nhằm CTKLM bị

khởi xướng điều tra có sự tăng lên so với năm 2013. Bởi trong năm 2014 Chính phủ đã

ban hành Nghị định số 71/2014/NĐ – CP về xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh thay thế

Nghị định số 120/2005/NĐ – CP nhằm giải quyết những vướng mắc gặp phải.

Bên cạnh những vụ việc, bị Cục Quản lý cạnh tranh khởi xướng điều tra trong thời

gian qua. Cục quản lý cạnh tranh cũng đã tiến hành xử lý một số vụ việc do khiếu nại

của các bên liên quan về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM.

Như vậy, từ thực tiễn cho thấy số lượng doanh nghiệp vi phạm hành vi quảng cáo

nhằm CTKLM luôn chiếm tỉ lệ lớn trong số vụ vi phạm hành vi CTKLM.

2.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết và biện

pháp xử lí hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Trong chương trình Kinh doanh và Pháp luật4, tiến sĩ, luật sư Đinh Thị Mỹ Loan -

nguyên cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, bà đánh giá rất cao hiệu quả hoạt

động của cục về xử lí các vụ việc liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm CTKLM, bởi

theo bà trong giai đoạn từ 2006 đến 2013, trong 97 vụ quảng cáo nhằm CTKLM đã xử

lí, chiếm đến 80% trong số vụ là do bản thân cục cạnh tranh tự khởi xướng khi thấy và

phát hiện các vấn đề, hành vi quảng cáo CTKLM qua báo chí, qua xã hội, các kênh

thông tin chính thống cũng như không chính thống. Hệ quả này đến từ việc Luật Cạnh

tranh quy định cơ quan quản lý cạnh tranh thẩm quyền điều tra vụ việc kể cả khi không

4 https://www.youtube.com/watch?v=3DhjNHYi21U

94

Page 95: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

có khiếu nại của doanh nghiệp. Cho thấy bản thân cục quản lý cạnh tranh đã có những

cố gắng nhất định về nhiều mặt để cải thiện tình hình vi phạm cũng như bảo vệ môi

trường cạnh tranh.

Tuy nhiên, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ có 3 trụ sở chịu trách nhiệm thụ lí hồ sơ và

điều tra các vụ việc liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm CTKLM. Một là trụ sở chính

đặt tại Hà Nội, và 2 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Với cơ

cấu tổ chức như vậy, hiệu quả trong quản lý và thi hành chức năng nhiệm vụ khó có thế

đáp ứng để đáp ứng. Đây là một hạn chế cơ bản trong quá trình xử lí, tiếp nhận khiếu

nại của các doanh nghiệp liên quan đến hành vi vi phạm.

Theo thống kê năm 20105, Cục Quản lí cạnh tranh có hơn 90 nhân viên với độ tuổi

trung bình 30 tuổi. Với số lượng nhân viên hạn chế và phải phụ trách về các hành vi hạn

chế cạnh tranh, các hành vi vi phạm về CTKLM. Theo quy định của Điều 52, Luật Cạnh

tranh 2004, điều tra viên phải là người có thời gian công tác thực tế ít nhất là 5 năm

thuộc một trong các lĩnh vực luật, kinh tế và tài chính. Trong khi thực tế các cán bộ,

nhân viên của Cục Quản lý cạnh tranh tính đến năm 2012 có hơn 80% là những cán bộ

mới ra trường hoặc có ít hơn 5 năm kinh nghiệm. Cộng thêm mức độ tinh vi càng ngày

càng cao của các cách thức lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, như hành vi quảng cáo

trên internet thì việc kiểm soát lại rất khó khăn

Trong số các vụ việc xử lí quảng cáo nhằm CTKLM đã nêu, 80% là do cục phát

hiện và xử lý, 20% còn lại là do doanh nghiệp khiếu nại. Theo một khảo sát của Cục

Quản lý cạnh tranh đầu năm 20136, trong hơn 500 doanh nghiệp được thăm dò chỉ có

1,6% doanh nghiệp hiểu rất rõ Luật Cạnh tranh, có đến 92,8% doanh nghiệp chưa hiểu

rõ về Luật Cạnh tranh, chưa tính đến số lượng doanh nghiệp hiểu rõ nhưng vẫn cố tình

vì phạm. Các số liệu thống kê này nói lên một vấn đề đáng lo ngại đó là, trong vấn đề

quảng cáo nhằm CTKLM nói riêng, các doanh nghiệp không có hoặc chưa có, chưa ý

5 http://www.vca.gov.vn/Modules/CMS/Upload/36/2012_10_15/VN%20-Bao%20cao.pdf6 http://www.brandsvietnam.com/4926-Quang-cao-va-nhung-van-de-phap-luat-canh-tranh

95

Page 96: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

thức tự bảo vệ mình, bảo vệ sản phẩm, công sức, ý tưởng quảng cáo của bản thân doanh

nghiệp. Đây chính là khó khăn về mặt xử lý của cơ quan quản lý cạnh tranh.

2.3 Đánh giá thực tiễn áp dụng luật

Trên thực tế, quá trình áp dụng pháp luật về thẩm quyền giải quyết và biện pháp xử

lí hành vi quảng cáo CTKLM đã cho thấy những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

2.3.1 Ưu điểm

Thứ nhất, hiệu quả xử lí các vụ việc đã được nâng cao theo thời gian, cơ quan quản

lí cạnh tranh đã biết vận dụng thẩm quyền được pháp luật quy định, tự mình điều tra vụ

việc kể cả khi không có khiếu nại.

Thứ hai, các hình thức, biện pháp xử lí đã phát huy hiệu quả cần thiết, thể hiện tính

nghiêm minh của pháp luật.

Thứ ba, công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức về pháp luật cạnh tranh

cho doanh nghiệp phần nào đó đã có những hiệu quả nhất định.

Thứ tư, pháp luật đã có các quy định tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao thẩm quyền

cho cơ quan quản lí cạnh tranh khi có sự trùng hợp với quy định của các ngành luật

khác, để cục có thể thực hiện tốt công tác quản lí.

2.3.2 Nhược điểm

Thứ nhất, sự am hiểu pháp luật cạnh tranh đặc biệt trong hoạt động quảng cáo của

các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, là sự chồng chéo về mặt thẩm quyền của các cơ quan chức năng, sự đan

xen của các quy định pháp luật có liên quan đến quảng cáo.

Thứ ba, là tình trạng quy định pháp luật chưa cụ thể tạo căn cứ pháp lí làm cơ sở

cho cơ quan quản lí cạnh tranh thực thi chức năng nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, quy mô, cơ cấu tổ chức, của cơ quan quản lý cạnh tranh chưa đáp ứng được

nhu cầu quản lý hành vi CTKLM hiện nay.

Thứ năm, là vấn đề thiếu kinh phí hoạt động.

Thứ sáu, chế tài xử lí còn chưa đủ sức răn đe chưa thống nhất và chưa phù hợp với

thực tế.

Thứ bảy, sự tham gia của các cơ quan truyền thông, cùng các thông tin không chính

xác làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra, xử lí hành vi quảng cáo nhằm CTKLM.

96

Page 97: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Thứ tám, về chế tài bồi thường thiệt hại chưa được quy định một cách rõ ràng gây

khó khăn cho việc áp dụng quy định pháp luật.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH VI QUẢNG

CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật

Luật Cạnh tranh 2004 ra đời, quy định cụ thể về các hoạt động cạnh tranh của doanh

nghiệp trên thị trường trong đó có hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh của doanh

nghiệp. Nền kinh tế thay đổi, môi trường cạnh tranh thay đổi, khiến Luật Cạnh tranh

2004 có nhiều điểm hạn chế, không kịp điều chỉnh các hành vi mới phát sinh. Đặc biệt,

đối với hành vi quảng cáo nhằm CTKLM đã tận dụng nhiều kẽ hở trong quy định pháp

luật để thực hiện các hành vi CTKLM. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh, thay đổi nhằm

hoàn thiện các quy định của pháp luật.

3.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết và biện pháp

xử lí hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Trên cơ sở xây dựng, bổ sung các quy định của pháp luật về quảng cáo nhằm

CTKLM ở Việt Nam vừa thu hút đầu tư mà vẫn bảo vệ được quyền lợi của người tiêu

dùng, và của các doanh nghiệp. Nhóm đã nêu ra một số phương hướng chung để xây

dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật về mặt thẩm quyền và biện pháp xử lí với

hành vi quảng cáo nhằm CTKLM như sau:

Thứ nhất, đảm bảo cấu trúc thị trường, phù hợp với thể chế chính trị, hài hòa giữa

lợi ích kinh tế và bảo vệ văn hóa, thuần phong mĩ tục, đạo đức xã hội.

Thứ hai, đảm bảo hài hòa lợi ích của các thành phần tham gia thị trường và lợi ích

xã hội.

Thứ ba, quá trình hoàn thiện phải phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn kết với quá

trình hội nhập thế giới.

Thứ tư, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh đồng

thời đảm bảo tính đồng bộ giữa các quy định của pháp luật, tính răn đe đối với các

trường hợp vi phạm.

97

Page 98: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Thứ năm, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ, điều tra viên đi kèm

với nâng cao hiểu biết cho doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh cũng như các vấn đề

khác có liên quan.

3.3 Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

3.3.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh

lành mạnh

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh

hơn nữa.

Từ phía cơ quan quản lý cạnh tranh: cơ quan quản lý cạnh tranh cần phải phối hợp

với các cơ quan nhà nước khác nhằm tuyên truyền về pháp luật cạnh tranh nhiều hơn

nữa.

Từ phía các doanh nghiệp: để hoạt động kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp

phải tự tìm hiểu các quy định của pháp luật và cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất

của nhà nước nhằm tự bảo vệ mình trước các hành vi CTKLM, tránh vi phạm quy định

pháp luật trong hoạt động kinh doanh, tạo sự phát triển bền vững cho chính doanh

nghiệp đó.

Thứ hai, ban hành văn bản pháp luật quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết, biện

pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm CTKLM nói riêng và hành vi CTKLM nói chung.

Thứ ba, cần quy định rõ hơn về các hình thức CTKLM, cụ thể hành vi quảng cáo

bắt chước sản phẩm của doanh nghiệp khác nhằm cạnh CTKLM, hành vi quảng cáo so

sánh hàng hóa, dịch vụ cần quy định rõ một số điểm cụ thể.

Đối với hành vi quảng cáo bắt chước sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp khác,

nêu rõ các trường hợp quảng cáo được cho là hành vi bắt chước sản phẩm quảng cáo

khác nhằm gây nhầm lẫn cho khách hàng, quy định rõ hơn về hình thức xử lý phù hợp

với mức độ bắt chước của hành vi đó.

Đối với hành vi quảng cáo so sánh hàng hóa, dịch vụ, cần bổ sung thêm quy định

cấm hành vi quảng cáo so sánh một cách gián tiếp hàng hóa dịch vụ. Quy định rõ hơn

về các trường hợp vi phạm hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư, Chính phủ cần xem xét và quy định giảm bớt chức năng nhiệm vụ nhằm tạo

điều kiện cho Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quyền hạn của

98

Page 99: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

mình. Ngoài ra xây dựng thêm 2 văn phòng đại diện của Cục Quản lí cạnh tranh, 1 tại

thành phố Vinh xử lý các vụ việc xảy ra trong khu vực Bắc Trung bộ, 1 tại thành phố

Cần thơ xử lý các vụ việc xảy ra trong khu vực đồng bằng sông cửu long.

Thứ năm, cần phân bổ, xem xét lại các mức thu chi phù hợp và đề xuất tăng thêm

ngân sách hoạt động để đảm bảo cho công tác kiểm soát hành vi CTKLM hiệu quả.

Thứ sáu, sửa đổi một số quy định về mức xử phạt đối với hành vi quảng cáo nhằm

CTKLM là không áp dụng mức phạt cụ thể mà sẽ áp dụng tỉ lệ 10% trên tổng doanh thu

năm liền trước của doanh nghiệp vi phạm nhằm tạo tính răn đe hơn nữa.

Thứ bảy, cần có sự tham gia một cách tích cực và có trách nhiệm của cơ quan báo

chí, truyền thông.

Thứ tám, cần có sự liên kết giữa Cục Quản lý cạnh tranh và tòa án trong công tác xử

lý bồi thường thiệt hại với hành vi quảng cáo nhằm CTKLM.

3.3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

Quy định quyền khởi kiện vụ việc quảng cáo nhằm CTKLM tới tòa án cho các bên

có liên quan. Nhằm thúc đẩy hơn nữa việc các doanh nghiệp thực hiện khiếu nại đối với

hành vi vi phạm về quảng cáo không lành mạnh đó.

Trao thẩm quyền các vụ việc quảng cáo nhằm CTKLM có dấu hiệu tội phạm cho

tòa án cấp huyện tiến hành giải quyết.

Đối với biện pháp xử lý hình sự, cần bổ sung thêm hình thức phạt tù có thời hạn đối

với hành vi quảng cáo nhằm CTKLM có dấu hiệu tội phạm mà gây ra hậu quả nghiêm

trọng.

Tiến hành rà soát lại các quy định của pháp luật và điều chỉnh các quy định còn

chưa phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trải qua hơn 12 năm đưa vào thực thi, pháp luật cạnh tranh đã bộc lộ những

bất cập, khó khăn nhất định về mặt thẩm quyền cũng như biện pháp xử lí hành vi quảng

cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, cần có những biện pháp, chỉnh sách cải

cách nào để các cơ quan chức năng thực hiện tốt chức trách quản lí của mình đối với

hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

99

Page 100: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Đề tài nghiên cứu được tiến hành nhằm hướng tới hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Từ sự tìm hiểu của bản thân và thảo luận

của các thành viên, chúng em đã xin phép được đề xuất nhưng biện pháp, cách thức dù là

nhỏ nhưng mong muốn góp một phần nào đó nhằm tạo ra hiệu quả tích cực đến quá trình

hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nói chung và các quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh

không lành mạnh nói riêng tại Việt Nam.

100

Page 101: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN

Tác giả: Lê Văn Khương

Lớp: 54B6 – LKT

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Văn Đức

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế thị trường ngày một phát triển

thì nhu cầu sử dụng lao động ngàu càng tăng, các quan hệ lao động từ đó cũng phát triển

mạnh mẽ. Quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động được hình

thành trên cơ sở hợp đồng lao động và vì vậy quan hệ này sẽ chấm dứt khi hợp đồng lao

động chấm dứt.

Thực tiễn đã chứng minh sự tồn tại của hợp đồng lao động tạo điều kiện thuận lợi

cho các bên trong quan hệ lao động khi giao kết,thực hiện công việc theo thỏa thuận.Khi

một bên không còn muốn tiếp tục hợp đồng do ý chí của họ thì đòi hỏi pháp luật phải có

những quy định chặt chẽ,cụ thể về vấn đề này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

của các chủ thể.Bởi hệ quả của hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là

không hề nhỏ đối với các bên trong quan hệ lao động và xã hội.

Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ giải phóng các chủ thể khỏi

những quyền, nghĩa vụ đã ràng buộc họ theo những thỏa thuận trong hợp đồng trước

đó.Nó là biện pháp hữu hiệu bảo vệ các bên tham gia quan hệ lao động khi có sự vi

phạm cam kết trong hợp đồng, vi phạm pháp luật lao động hay các trường hợp do pháp

luât quy định. Đồng thời, việc đảm bảo quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

là yếu tố quan trọng góp phần cân bằng sự linh hoạt, năng động của thị trường lao động.

Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là mối quan tâm hàng đầu của

pháp luât lao động Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Đặc biệt là hành vi

đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.Bộ luật lao động

2012 đã bộc lộ không ít những bất cập cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian

tới.Mặt khác, so với pháp luật đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của các quốc

101

Page 102: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

gia trên thế giới ( Đức, Nga, Trung Quốc…) và các công ước quốc tế lien quan của ILO,

thì quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Việt Nam vẫn còn nhiều

điểm chưa tương đồng. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập vào

kinh tế thế giới thì vấn đề này ngày càng trở nên cấp bách, đòi hỏi cần phải có sự cải

cách nhanh chóng, phù hợp, hiệu quả của pháp luật, đặc biệt là pháp luật về HĐLĐ và

đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo hướng tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ trong

pháp luật lao động của các nước và của ILO. Từ những nhu cầu thực thế trên trên,

chúng tôi quyết định chọn đề tài “Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao

động của người sử dụng lao động và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần Dệt May

Hoàng Thị Loan” để làm đề tài nghiên cứu khoa học với mục đích làm rõ một số vấn đề

lý luận và thực tiễn về đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Doanh Nghiệp hiện nay.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Nhóm chúng tôi đã tìm hiểu quá trình giao kết hợp đồng lao động cũng như trong

quá trình đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.Tập trung nghiên cứu khía cạnh

pháp lý của vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống

những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với người

sử dụng lao động. Đề tài này đánh giá thực tiễn pháp luật về đơn phương chấm dứt

HĐLĐ ở tại các Doanh nghiệp hiện nay, từ đó đưa những kiến nghị hoàn thiện pháp luật

đối với đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong điều kiện của nước ta hiện nay. Vấn đề đơn

phương chấm dứt HĐLĐ chủ yếu gắn với điều kiện kinh tế thị trường và là hiện tượng

khách quan phát sinh trong quá trình lao động, do đó đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề

điều chỉnh pháp luật đối với việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong bối cảnh kinh tế -

xã hội Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Nhóm nghiên cứu sử dụng những phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân

tích, so sánh, tổng hợp,thống kê,chứng minh nhằm đánh giá vấn đề một cách khách

quan và toàn diện nhất.

3. Bố cục của đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận,nội dung đề tài được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1 : Lý luận chung về hợp đồng lao động và đơn phương chấm dứt hợp

đồng lao động của người sử dụng lao động

102

Page 103: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Chương 2: Thực trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng

tại công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về đơn phương

chấm dứt hợp đồng lao động

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

1.1.Khái quát chung về hợp đồng lao động và đơn phương chấm dứt hợp đồng

lao động của người sử dụng lao động

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng lao động

1.1.1.1 Khái niệm hợp đồng lao động

Tại Việt Nam, Theo Điều 15 BLLĐ 2012: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận

giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm

việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.

1.1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng lao động

- Như vậy, hợp đồng lao động nói riêng cũng giống như các hợp đồng lao động

khác, thể hiện những yếu tố cơ bản đảm bảo xác lập và thực hiện quan hệ lao động bao

gồm:

+ Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm

+ Hợp đồng lao động có tính đích danh

+ Hợp đồng lao động do các bên tự thỏa thuận nhưng không được trái pháp luật

+ Hợp đồng lao động có tính song phương, bình đẳng

+ Hợp đồng lao động phải được thực hiện lien tục và trong khoảng thời gian nhất

định

1.1.2..Khái niệm và đặc điểm về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của

người sử dụng lao động

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là hành vi pháp lý của một chủ thể trong quan hệ

HĐLĐ có thể dẫn đến việc chấm dứt hiệu lực pháp lý của HĐLĐ trước thời hạn theo

quy định của pháp luật mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia.

103

Page 104: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một trường hợp chấm dứt HĐLĐ đặc biệt.

Do đó, có đầy đủ các đặc trưng của chấm dứt HĐLĐ nói chung, ngoài ra còn có các

đặc điểm sau đây;

Thứ nhất:đơn phương chấm dứt HĐLĐ là quyền của một chủ thể trong quan hệ

HĐLĐ;

Thứ hai: hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ dẫn đến việc HĐLĐ chấm dứt hiệu

lực pháp lý trước thời hạn hoặc trước khi công việc theo hợp đồng được hoàn thành;

Thứ ba: đơn phương chấm dứt HĐLĐ tạo ra những hệ quả pháp lý đa dạng;

Thứ tư, việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật sẽ giải phóng cho chủ

thể khỏi các nghĩa vụ ràng buộc trong HĐLĐ;

Thứ năm, tính chất tương hỗ của QHLĐ cá nhân và QHLĐ tập thể khi các chủ thể

đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

1.1.3. Phân loại đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao

động

Căn cứ vào tính chất pháp lý của hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

của người sử dụng lao động, ta có:

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động đúng pháp

luật.

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trái pháp

luật.

1.1.4. Ý nghĩa

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ mang nhiều ý nghĩa như sau:

Đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do tuyển dụng lao động của NSDLĐ. Hiến

pháp năm 2013 của nước ta đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh của mỗi công dân, một

trong những nội dung cơ bản đó là NSDLĐ được quyền chủ động trong tuyển chọn lao

động, tăng giảm lao động theo yêu cầu của sản xuất, kinh doanh. Điều này không chỉ

được thể hiện trong quyền tự do giao kết HĐLĐ mà ngay cả trong những trường hợp

NSDLĐ được phép đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ.

Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ trong trường hợp nhất định sẽ giúp

cho các chủ DN chủ động, linh hoạt hơn trong quá trình sắp xếp lại, đổi mới cơ cấu tổ

104

Page 105: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

chức, bộ máy, lực lượng lao động trong đơn vị mình. Từ đó, sẽ kích thích quyền tự do

kinh doanh của các cá nhân, tổ chức đồng thời sẽ đảm bảo được quyền quản lý lao động

phù hợp của NSDLĐ.

Đặc biệt, quyền này rất có ý nghĩa khi những nguyên nhân khách quan không xuất

phát từ lỗi của NLĐ mà NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, đó là

trường hợp NSDLĐ buộc phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu lao động.

1.2.Quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của

người sử dụng lao động

1.2.1.Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

đúng pháp luật

NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ buộc phải căn cứ vào những lý do

được luật định.

Thứ nhất, về căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Khoản 1 Điều 38 và Điều 36 BLLĐ 2012 quy định những trường hợp NSDLĐ được

đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Một là, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ khi NLĐ thường

xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.

Hai là, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ bị xử lý kỷ luật sa

thải theo quy định tại Điều 126 của BLLĐ 2012.

Ba là, NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ làm theo HĐLĐ không xác

định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn

từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và NLĐ làm theo HĐLĐ

mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời

hạn HĐLĐ, mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Bốn là, NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp do thiên tai, hỏa

hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp

khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

Năm là, DN, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động

Sáu là, NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo Điều 36 BLLĐ 2012.

105

Page 106: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

1.2.1.1 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt

hợp đồng lao động đúng pháp luật

- Theo quy định tại Điều 38 BLLĐ 2012 thì người sử dụng lao động có quyền đơn

phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp

đồng lao động;

Thứ hai: Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với

người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên

tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa

thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ

hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động

chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được

xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

Thứ ba: Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy

định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng

vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

Thứ tư: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn

thực hiện hợp động.

Ngoài quy định tại khoản 1 Điều 38 ra thì người sử dụng lao động còn có quyền đơn

phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2012.

Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người

sử dụng lao động với người lao động đúng pháp luật, thì người sử dụng lao động phải

thực hiện việc chi trả trợ cấp thôi việc ( điều 48), trợ cấp mất việc làm ( điều 49) và lập

phương án sử dụng lao động theo quy định tại điều 46 BLLĐ 2012.

1.2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt

hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trái pháp luật

- Quyền của NSDLĐ

Khi hợp đồng lao động đã kí kết và có hiệu lực pháp luật thì với tư cách NSDLĐ

họ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

được quy định tại Điều 38 BLLĐ 2012

106

Page 107: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Nghĩa vụ của NSDLĐ

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho

người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và

đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn

dưới 12 tháng”.

- Khi người SDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật phải có nghĩa

vụ sau đây:

Trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì nguyên tắc

chung là phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một

khoản tiền theo luật định. Nhiều quốc gia có quy định nội dung này, như Việt Nam,

(Điều 41 khoản 1), Lào (Điều 41), Trung Quốc , Điều 48.

Theo điều 44 BLLĐ ,trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động

có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và

thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà

phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên điều kiện để được hưởng trợ cấp mất việc làm là  người lao động đã làm

việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên theo điều 49 BLLĐ về trợ cấp mất việc

làm:

 Theo điều 42 Bộ luật Lao động, nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn

phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định như sau:

Một là, phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao

kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao

động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Hai là, trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản

tiền bồi thường quy định tại khoản 1 điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp

thôi việc theo quy định tại Điều 48 của bộ luật này.

107

Page 108: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Ba là, trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và

người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 điều này

và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản

tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao

động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Bốn là, trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động

mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại

khoản 1 điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Năm là, trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho

người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong

những ngày không báo trước.

Như vậy để đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lao động

được ổn định lâu dài và hợp tác lẫn nhau và bình đẳng theo quy định của BLLĐ các bên

khi tham gia quan hệ lao động phải có ý thức và trách nhiệm công việc của mình để

được ổn định hơn và góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

1.3 Hậu quả pháp lý

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ rất bất lợi cho các chủ thể trong

QHLĐ và tất yếu cũng mang lại hậu quả xấu đối với sự phát triển ổn định, lành mạnh

của thị trường lao động và là sự xâm hại pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trong mối quan hệ mang tính đặc thù này, nếu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ

trái luật sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu đối với chính họ. Nhất là NLĐ mất việc làm và

mất thu nhập, họ sẽ phải đi tìm một khởi đầu mới ở môi trường làm việc mới (với các

điều kiện chưa chắc đã tốt hơn nơi cũ) và điều này chắc chắn là sẽ phải tốn thời gian,

công sức.

Bên cạnh đó, những hậu quả bất lợi từ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật

mà NSDLĐ phải gánh chịu dù lỗi bên nào gây ra cũng đều ảnh hưởng đến DN.

Trước tiên, nếu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật hàng loạt thì DN có thể

sẽ thiếu hụt lao động phổ thông số lượng lớn, trong đó có thể là các vị trí quan trọng,

nắm giữ nhiều thông tin, bí mật công nghệ của DN thì hậu quả thật khó lường. Sự thiếu

hụt này là tạm thời, DN sẽ tuyển người mới vào thay thế, nhưng sẽ cần thời gian, trong

108

Page 109: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

khi công việc hàng ngày của DN vẫn diễn ra, vẫn cần có sức lao động, cán bộ quản lý

để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Trường hợp nếu NSDLĐ thường xuyên đơn phương chấm dứt HĐLĐ không tuân

thủ pháp luật sẽ tạo ra những tiền lệ không tốt trong DN, văn hóa công ty bị ảnh hưởng

nghiêm trọng. Nếu hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật của NSDLĐ kéo dài,

lặp đi lặp lại trong DN sẽ gây tâm lý bất an cho những NLĐ còn đang làm việc, NLĐ

mới tuyển dụng và họ sẽ cảm thấy không yên tâm, khó gắn bó lâu dài với NSDLĐ.

Trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật mà dẫn đến tranh chấp, các bên

có yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết, thì trước tiên DN gặp rắc rối vì hao phí thời

gian, tài chính của DN (đại diện pháp nhân, đại diện theo ủy quyền phải tham gia giải

quyết theo yêu cầu của cơ uan chức năng; có thể tốn chi phí thuê luật sư bào chữa…),

và có thể gây ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh, uy tín của DN khi vụ việc bị đưa ra

công luận... Và chắc chắn rằng, những hậu quả xấu từ việc đơn phương chấm dứt

HĐLĐ trái luật không chỉ ảnh hưởng đối với các bên trong QHLĐ mà ảnh hưởng đến

trật tự quản lý nhà nước và xã hội không nhỏ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG

THỊ LOAN

2.1. Thực trạng đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ tại công ty cổ phần

dệt may Hoàng Thị Loan.

Theo nguồn từ phòng tổ chức hành chính thì hiện tại công ty đang kí kết trên 1.275

hợp đồng lao động.Trong đó hợp đồng lao động không xác định thời hạn chiếm 912 hợp

đồng,còn lại hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng mùa vụ,số lao động có trình độ

cao đẳng,đại học chiếm 16% còn lại chủ yếu là lao động phổ thông và tốt nghiệp trung

học cơ sở.

Để thể hiện rõ nội dung thực trạng này chúng tôi đã khảo sát làm rõ như sau:

Bảng thống kê số NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ năm 2012-2015 tại công ty cổ

phần dệt may Hoàng Thị Loan:

STT Năm Số NLĐ chấm dứt Số NLĐ chấm dứt Số NLĐ bị kỷ luật

109

Page 110: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

1 2012 42 121 18

2 2013 57 144 31

3 2014 61 148 29

4 2015 67 162 45

Tổng 227 575 123

(Nguồn từ phòng Tổ chức hành chính)

  Trên thực tế, qua số liệu trên ta thấy được hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ

không xác định thời hạn của NLĐ đang có xu hướng gia tăng và điều này đã làm ảnh

hưởng rất lớn, thậm chí có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với DN.

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến NSĐLĐ

đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở công ty này gồm có những nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp

đồng lao động

Thứ hai: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại

Điều 33 BLLĐ 2012

Thứ ba: NLĐ có hành vi trộm cắp và bị xử lý kỷ luật sa thải .

Thứ 4: NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 37 BLLĐ.

Thứ 5: NLĐ bị bệnh tật đã điều trị liên tục trên 6 tháng nhưng chưa hồi phục.

Thứ 6: NLĐ sau những đợt nghỉ tết âm lịch tự ý bỏ việc và không đến công ty

làm việc.

Thứ 7: NLĐ bị tai nạn chết.

Ngoài ra còn nhiều lý do khác …

- Để thấy rõ hơn về vấn đề này chúng tôi xin làm rõ một số vấn đề cơ bản sau:

Vấn đề Thứ nhất:

Ngày 3/2/2014 Anh A làm công nhân kí hợp đồng 24 tháng với công ty dệt may

Hoàng Thị Loan.Với mức lương công ty trả theo hợp đồng lao động là 2.000.000

đồng.Công ty hứa,nếu anh A làm việc đủ 12 tháng trở lên công ty hứa sẽ tăng lương cho

anh A.Sau đó đến ngày 2/3/2015 anh A có gửi yêu cầu lên Phòng tổ chức hành chính

110

Page 111: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

đòi tăng lương ,nhưng doanh nghiệp không cho. Phòng tổ chức hành chính nói

rằng”Theo luật lao động ,người lao động làm việc theo hợp đồng mà còn thời hạn hợp

đồng đã thỏa thuận thì không được tăng lương”.

Sau đó.Anh không đồng tình với cách giải quyết trên nhưng vẫn đi làm.Rồi làm

đc 6 tháng thì vợ anh ốm nên anh xin nghỉ 10 ngày để chăm sóc vợ nhưng doanh nghiệp

không cho do không tìm được người thay thế.Nhưng anh vẫn nghỉ .10 ngày sau anh tiếp

tục đi làm nhưng công ty ra điều kiện muốn làm tiếp thì không được xin tăng lương.Anh

không đồng ý và bị công ty chấm dứt hợp đồng.

Qua sự việc trên: Theo quan điểm của chúng tôi thì Đối với việc tăng lương cho

NLĐ trong doanmh nghiệp, Bộ luật lao động có quy định các doanh nghiệp phải có thỏa

thuận với người lao động về chế độ nâng lương. Căn cứ vào Điều 23, Điều 70, Điều 102

Bộ luật này thì NSDLĐ phải quy định về chế độ nâng lương cho người lao động trong

các văn bản :

 -Hợp đồng lao động

-Thỏa ước lao động tập thể

-Quy chế nâng lương

-Văn bản khác của Doanh nghiệp.

Tuy nhiên,căn cứ theo Điều 90 BLLĐ 2012 và căn cứ NĐ/103/2014/NĐ-CP

Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:

a) Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn

thuộc vùng I.

b) Mức 2.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn

thuộc vùng II.

c) Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn

thuộc vùng III.

d) Mức 2.150.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn

thuộc vùng IV.

Như vậy Tp.Vinh thuộc khu vực III nên mức lương tối thiểu áp dụng cho các

doanh nghiệp theo nghị định này tối thiểu là 2.400.000 đồng/tháng.Do đó việc công ty

111

Page 112: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

nhận anh A vào làm việc với mức lương 2.000.000 đồng/tháng như trên thì trái với quy

định của pháp luật.

Vì vậy nên việc anh A yêu cầu giải quyết tăng lương là đúng với quy định của

pháp luật. Việc công ty Dệt May Hoàng Thị Loan chấm dứt HĐLĐ đối với anh A là trái

với quy định của pháp luật lao động.

Do đó công ty Dệt may Hoàng Thị Loan phải có nghĩa vụ nhận người lao động

trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít

nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền

bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi

việc theo quy định tại Điều 48 của BLLĐ.

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và

người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này

và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của BLLĐ, hai bên thỏa thuận khoản tiền

bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để

chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà

người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1

Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Vấn đề thứ 2:

Chị M là nhân viên kế toán của công ty dệt may Hoàng Thị Loan,kí hợp đồng

không xác định thời hạn với công ty làm việc từ tháng 5/2008.Ngày 17/10/2014 chị thừa

lệnh của giám đốc công ty đi ra ngân hàng để thực hiện thanh toán cho khách hàng.Trên

đường về nhà do trời mưa to nên tầm nhìn hạn chế chị M và C đã va chạm nhau gây tai

nạn đối với C và gây thương tật cho C 30% còn M bị thương tật 18% .Sau đó C gửi yêu

cầu Tòa án nhân dân thành phố Vinh giải quyết và ngày 5/3/2015 tòa tuyên bản án đối

với M là 18 tháng tù treo.Ngày 10/4/2015 chị M nhận được quyết định của giám đốc

chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị M.Với lý do chị không còn đủ tư cách tham gia

quan hệ lao động.Chị M không đồng ý với quyết định đó và chị M nói rằng” Do việc đi

112

Page 113: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

thanh toán với khách hàng đó mới xảy ra sự việc gây tai nạn và dẫn đến hậu quả đó” Và

chị M yêu cầu công ty giải quyết các chế độ bồi thường việc công ty chấm dứt hợp

đồng.

Thực tiễn này tồn tại tại công ty sẽ được giải quyết như thế nào?

Theo quan điểm của chúng tôi thì vấn đề này sẽ được giải quyết như sau:

Thứ nhất: Theo khoản 5 Điều 36 BLLĐ quy định thì người lao động bị kết án tù

giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án,

quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Như vậy theo quy định này thì việc công ty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ đối

với M là trái với quy định của pháp luật.Bởi vì M chỉ có bị án tù treo chứ chưa bị kết án

tù giam mà công ty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với chị M là không phù hợp.Do

đó về phía công ty phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 38 BLLĐ đối với

trường hợp NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và đồng thời thực hiện các nghĩa vụ

theo quy định tại Điều 42 BLLĐ 2012.

Thứ hai: Về phía công ty cho rằng vụ tai nạn này xảy ra không phải do tai nạn

lao động mà công ty lấy lý do là người lao động đã hoàn thành nhiệm vụ của mình rồi

đang đi trên đường về nhà không ảnh hưởng và liên quan đến công ty là không hợp lý

và không có căn cứ.

Bởi vì căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 4 ,Thông tư 04/2015/TT- BLĐTBXH

quy định” Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc

từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết

vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc

giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).”  Như vậy căn cứ theo quy

định này thì trường hợp của chị M trong thời gian và phạm vi thực hiện công việc từ nơi

làm việc đến nơi ở.Do đó chị M thuộc trường hợp tai nạn lao động.Cho nên trong

trường hợp này căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5, Thông tư 04/2015/TT-

BLĐTBXH quy định:

1.”Trường hợp người lao động bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự

điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh

nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người

113

Page 114: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người

sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại Điều 3

Thông tư này.”

2. “Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ

nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không

phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây

ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động theo quy

định tại Điều 4 Thông tư này.”

Như vậy theo quy định này ngoài các chế độ công ty phải thực hiện các nghĩa vụ

như trên còn phải thực hiện trợ cấp cho người lao động.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN

PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ

3.1 Yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật lao động Việt Nam về đơn

phương chấm dứt HĐLĐ

Thực trạng QHLĐ ở nước ta hiện nay đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật lao

động một cách đồng bộ, toàn diện. Mà cụ thể là phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, đảm bảo lợi ích của NLĐ và NSDLĐ khi chấm dứt quan hệ lao động.

Thứ hai, bình ổn các quan hệ lao động trong doanh nghiệp sau khi chấm dứt một

số quan hệ lao động cá nhân.

Thứ ba, đảm bảo tính khả thi của các quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng

lao động.

Thứ tư, đảm bảo tính tương thích của các quy định pháp luật về đơn phương chấm

dứt hợp đồng lao động nước ta với pháp luật lao động quốc tế và tôn trọng tiêu chuẩn

lao động quốc tế.

3.2 Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định về đơn phương

chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ Luật Lao Động 2012

3.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng

lao động

114

Page 115: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Một là, cần sửa đổi, bổ sung nội dung về thời gian báo trước cho NSDLĐ của lao

động nữ mang thai khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phụ thuộc vào chỉ định của cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, đưa vào khoản 2 Điều 37 chứ không nên quy

định dẫn chiếu tới Điều 156 của BLLĐ như hiện nay, vì sẽ phức tạp hơn khi vận dụng

và phần nào hạn chế về kỹ thuật lập pháp. Nội dung điểm c khoản 2 Điều 37 nên quy

định là:

“Đối với trường hợp lao động nữ mang thai đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại

điểm e khoản 1 Điều này, thời hạn báo trước cho NSDLĐ tùy thuộc vào thời hạn do cơ

sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định”.

Hai là, bổ sung thêm quy định tại Điều 37 trường hợp NLĐ bị vi phạm điểm a,

b, c khoản 1 sẽ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay mà không cần báo trước.

Ba là, cần sửa đổi quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác

định thời hạn của NLĐ tại khoản 3 Điều 37 BLLĐ.Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho

NSDLĐ, Nhà nước nên quy định chặt chẽ hơn quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ

không xác định thời hạn của NLĐ cũng phải có lý do, mặt khác quy định như trên dễ

dẫn đến tình trạng NLĐ tùy tiện trong mối QHLĐ, thậm chí gây sức ép đối với NSDLĐ.

Vì vậy, quy định tại khoản 3 Điều 37 BLLĐ 2012 không xuất phát từ sự ổn định của

QHLĐ và trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ. Do đó, theo

chúng tôi, cần sửa đổi theo hướng buộc NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ không

xác định thời hạn ngoài thời gian báo trước thì phải có lý do: “NLĐ làm việc theo

HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng phải có

lý do và phải báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại

Điều 156 Bộ luật này”.

Bốn là, quy định cụ thể về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ tại điểmd

khoản 1 Điều 37: “Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục

thực hiện HĐLĐ”.

Theo chúng tôi, bổ sung nội dung như sau: “Bản thân NLĐ phải nghỉ

việc để chăm sóc vợ (chồng); bố, mẹ, kể cả bố, mẹ vợ (chồng) hoặc con bị ốm đau từ

3 tháng trở lên có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc người

bệnh cần phải được chăm sóc liên tục trong thời gian dài”.

115

Page 116: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Năm là, bổ sung quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ trong trường

hợp NLĐ cố tình cung cấp thông tin sai sự thật để có được việc làm mà công việc đòi

hỏi phải đảm bảo các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ và những yêu cầu khác có

liên quan trực tiếp.

Có thể thấy, rất khó tồn tại QHLĐ lành mạnh nếu NLĐ không trung thực ngay khi

nộp hồ sơ để tham gia vào mối quan hệ đặc thù mà NSDLĐ rất cần đối tượng giao kết

có nhân thân rõ ràng, bảo đảm các điều kiện đúng nhu cầu của NSDLĐ và uy định của

pháp luật về điều kiện chuyên môn, tay nghề của NLĐ. Lúc này, NSDLĐ không còn tin

tưởng ở phẩm chất, đạo đức của NLĐ nữa mà vẫn phải tiếp tục QHLĐ gượng ép thì

chắc rằng cũng không đạt được hiệu quả tốt.

Bên cạnh đó, quy định này sẽ phù hợp với nội dung Điều 19 khoản 2 BLLĐ

2012: “NLĐ phải cung cấp thông tin cho NSDLĐ về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú,

trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan

trực tiếp đến việc giao kết HĐLĐ mà NSDLĐ yêu cầu”.

Như vậy, Điều 38 BLLĐ nên bổ sung thêm khoản 1 điểm đ như sau: “NLĐ cung

cấp thông tin sai sự thật để được tuyển dụng vào làm những công việc mà NSDLĐ yêu

cầu phải đạt những điều kiện nhất định”.

Sáu là,khoản 4 điều 42 BLLĐ quy định “Trường hợp không còn vị trí, công việc đã

giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy

định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ”.

Chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung khoản 4 Điều 42 theo hướng vẫn

giữ nguyên quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung về việc làm của NLĐ, đồng thời tăng quyền

chấm dứt HĐLĐ cho NSDLĐ trong trường hợp không còn vị trí, công việc mà NLĐ đã

giao kết trước đó mà các công việc khác cũng không thể bố trí, sắp xếp cho lao động

này. Như vậy, vẫn bảo vệ lợi ích các bên và thực hiện theo nguyên tắc của thị trường lao

động.

3.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đơn

phương chấm dứt HĐLĐ tại công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan và các doanh

nghiệp nói chung

116

Page 117: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Thứ nhất là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động nói

chung, pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn trong vấn đề đơn

phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật

trong vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Hiện nay, việc vi phạm pháp luật lao động nói chung và pháp luật đơn phương

chấm dứt HĐLĐ nói riêng diễn ra khá phổ biến tại các DN. NLĐ nhiều khi do sự thiếu

hiểu biết các quy định của pháp luật đã mặc nhiên chấp nhận sự vi phạm pháp luật của

NSDLĐ đối với mình, đặc biệt trong vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Vì vậy, việc

tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật lao động

nói chung, đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng là rất cần thiết.

117

Page 118: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

Nhóm tác giả: Đoàn Thị Hằng; Nguyễn Thị Thanh Loan; Hoàng Lê Thủy Tiên; Lê Hồ Huyền Trang Lớp: 54B7 LH, 55B2 LKT, 55B3 LKT Giảng viên hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Thúy Liễu

1. Lý do chọn đề tài.

Ở Việt Nam hiện nay, với mục tiêu đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp chế xã

hội chủ nghĩa thì nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra đó là cần phải hoàn thiện hệ thống

pháp luật, đảm bảo tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính khả thi. Bên cạnh

văn bản quy phạm pháp luật với vai trò là nguồn chủ yếu thì tập quán được xem là

nguồn bổ trợ.

Việc thừa nhận vai trò của tập quán và coi tập quán như là một nguồn của pháp

luật được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật.

Trong đó Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 25/05/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến

năm 2020 có nêu: cần nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng tập quán nhằm bổ

sung và hoàn thiện pháp luật. Tại điều 6 Luật HN&GĐ năm 2000 khẳng định: Trong

quan hệ hôn nhân gia đình những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân

tộc, mà không trái với các nguyên tắc quy định tại luật này thì được tôn trọng và phát

huy. Còn tại Điều 7 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: Trong trường hợp pháp luật

không có quy định, các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc

của mỗi dân tộc không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều

cấm của Luật này thì được áp dụng. Để hướng dẫn thi hành Luật này, ngày 31/12/2014

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2014/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều và

biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình. Mà theo đó, tại khoản 2 Điều 5 Nghị

định này có quy định:“Tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình là tập quán trái với

118

Page 119: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 của Luật

Hôn nhân và gia đình hoặc vi phạm điều cấm quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật

Hôn nhân và gia đình. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục tập quán lạc hậu về

hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng.”

Với cơ sở pháp lý hiện hành, TAND các cấp trong việc giải quyết các tranh

chấp về HN&GĐ có thể áp dụng những tập quán phù hợp để làm căn cứ đưa ra phán

quyết. Tuy nhiên từ thực tiễn cho thấy từ trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực

thì việc Tòa án áp dụng phong tục tập quán để giải quyết tranh chấp ở các tỉnh miền núi,

vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn, chưa có một cơ chế đồng bộ

khoa học để quy định pháp luật về tập quán được đảm bảo thực thi, hiệu quả còn chưa

cao, còn nhiều vấn đề bất cập, có đến một nửa số bản án, quyết định viện dẫn tập quán

để giải quyết tranh chấp không được Viện Kiểm sát, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận.

Ngay đối với các đoàn thể xã hội cũng chỉ chấp nhận, đồng tình với 58,3% các bản án,

quyết định có áp dụng tập quán.7 Những hạn chế này một phần xuất phát từ sự bộc lộ vật

chất của tập quán chưa rõ ràng và kém đồng nhất so với các loại nguồn khác như: Văn

bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp cũng như học thuyết pháp lý. Vì vậy việc chứng

minh tập quán trước tòa là một công việc đầy khó khăn và phức tạp.

Xuất phát từ nhận thức đó, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề áp dụng phong tục

tập quán trong giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trên địa bàn huyện

Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Nhóm đi vào nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề áp dụng phong tục

tập quán trong việc giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình, các nguyên tắc áp

dụng. Tìm hiểu thực trạng cũng như thực tế giải quyết của việc áp dụng phong tục tập

quán trong giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong cả nước nói chung, địa

bàn huyện Quỳ Châu nói riêng.Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, đảm

bảo việc áp dụng phong tục tập quán trong việc giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia

đình trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

7 Xem: Từ điển tiếng Việt.Nxb Đà Nẵng, năm 1997, tr. 467

119

Page 120: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Đề tài sử dụng một số phương pháp chuyên ngành đó là phương pháp quy

nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương

pháp so sánh, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra,….để làm rõ vấn đề

nghiên cứu.

3. Kết cấu của đề tài

Đề tài được trình bày theo kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về việc áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh

chấp về hôn nhân và gia đình.

Chương 2: Thực trạng áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về

hôn nhân và gia đình trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

Chương 3: Quan điểm và các giải pháp đảm bảo việc áp dụng phong tục tập quán

trong giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh

Nghệ An.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

1.1. Khái niệm, đặc điểm về phong tục tập quán

1.1.1. Khái niệm

Hiện nay khái niêm phong tục, khái niệm tập quán vẫn có nhiều cách hiểu khác

nhau. Tuy nhiên theo cách hiểu chung nhất chúng ta có thể định nghiã khái niệm phong

tục tập quán về hôn nhân và gia đình như sau:

Phong tục về HN&GĐ là những thói quen đã thành nếp, hìnhthành trong

những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định, thể hiện đậm nét nếp sống, quan niệm của

từng địa phương, dân tộc trong việc kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa

cha, mẹ và con, quan hệ nuôi con nuôi, quan hệ khác về hôn nhân và gia đình, được các

chủ thể sinh sống trong địa phương, dân tộc đó thừa nhận và tuân theo một cách tự giác.

120

Page 121: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Tập quán về HN&GĐ là quy tắc xử sự, được các chủ thể thừa nhận ở mức độ

cao hơn, vượt ra khỏi giới hạn của địa phương, dân tộc, trở thành quy tắc xử sựchung

của nhiều dân tộc, nhiều địa phương về kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng,

giữa cha mẹvà con, quan hệ nuôi con nuôi, quan hệ khác về hôn nhân và gia đình.

1.1.2. Đặc điểm

- Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình có hình thức thể hiện bằng truyền

miệng (bất thành văn) 

- Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình có nội dung phong phú, đa dạng

nhưng vẫn mang nặng tính địa phương, tính tộc người 

- Tính tự giác, tự nguyện thực hiện của phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình

rất cao

- Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình có mối quan hệ gắn bó mật thiết với

pháp luật 

1.2. Nguyên tắc, điều kiện áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh

chấp về HN&GĐ

1.2.1. Nguyên tắc áp dụng

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Chính phủ đã có hàng loạt các quy định

hướng dẫn chi tiết tại Nghị định Số 126/2014/NĐ-CP về các nguyên tắc áp dụng phong

tục tập quán về Hôn nhân và gia đình như sau:

- Thứ nhất, tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại

Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Thứ hai,Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại

Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Thứ ba,Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng.

1.2.2. Điều kiện áp dụng

- Điều kiện về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý

- Điều kiện về văn hóa

- Điều kiện đảm bảo từ ý thức pháp luật của nhân dân

- Điều kiện từ sự am hiểu tập quán của nhân dân

121

Page 122: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

1.3. Ý nghĩa của việc áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp

về HN&GĐ

1.3.1. Ý nghĩa về mặt xã hội

- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ góp phần bảo vệ các bản sắc văn hóa

và chuẩn mực đạo đức truyền thống gia đình Việt Nam nói chung và truyền thống gia

đình của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng.

- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ góp phần xây dựng trong đời sống

đồng bào các dân tộc thiểu sốchế độ HN&GĐ bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững

1.3.2. Ý nghĩa về mặt pháp luật

- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ là một trong những công cụ hữu hiệu

"hỗ trợ", "giúp sức" cho pháp luật HN&GĐ trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội

một cách tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.

- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ góp phần giúp cho các cơ quan tiến

hành tố tụng giải quyết có hiệu quả các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực HN&GĐ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ

CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

2.1. Đặc điểm về điều kện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Quỳ

Châu, tỉnh Nghệ An

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quỳ Châu là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An, nằm về phía tây

bắc cách thành phố Vinh 145 km về phía tây bắc Nghệ An theo quốc lộ 48. Địa hình

Quỳ Châu chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối lớn, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn với

nhiều thác lớn nhỏ là tiềm năng rất lớn cần được khai thác để phát triển thuỷ điện.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quỳ Châu có 80% dân số là người dân tộc Thái, nền kinh tế của huyện phát

triển chưa ổn định và bền vững do yếu tố đầu tư có tác động đáng kể trong điều kiện

phụ thuộc nhiều vào tình hình huy động vốn đầu tư từ bên ngoài vào địa bàn, đặc biệt

122

Page 123: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, bên cạnh đó trong cơ cấu lao động tại địa phương, tỷ

trọng lao động Nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao.

2.2. Thực trạng áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về

HN&GĐ trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

2.2.1. Thực trạng áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về

HN&GĐ ở Việt Nam hiện nay

Tính đến thời điểm trước khi ban hành Luật HN&GĐ năm 2014, tỷ lệ các trường

hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (hôn nhân

thực tế) là tương đối lớn. Đặc biệt, đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa tình trạng hôn

nhân thực tế hầu như chiếm tỷ lệ phổ biến.

Thực tiễn khi giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình có ảnh hưởng

của phong tục tập quán gặp nhiều khó khăn trong việc ghi lời khai, thu thập các chứng

cứ có liên quan như các trường hợp: Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không

đăng ký kết hôn, nhưng lại được cộng đồng dân cư nơi đó bảo vệ,  hầu hết các ở các dân

tộc ít người đều có sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Nhiều dân tộc (Tày,

Nùng, Thái ở Lào Cai…) cho con trai được hưởng gia tài, con trai trưởng được tôn

trọng ngang với người cha. Tập quán này Toà án cần phê phán, không áp dụng trong

việc giải quyết các tranh chấp, đặc biệt các tranh chấp liên quan đến tài sản trong gia

đình.

- Bên cạnh những tập quán tốt đẹp được gìn giữ, phát huy, ở địa phương còn

tồn tại một số tập quán lạc hậu như chung sống với nhau nhưng không có đăng ký kết

hôn; những cặp đôi đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nhưng bị gia đình, họ hàng cấm

kết hôn, không thừa nhận hôn nhân do không phù hợp với tập quán của dòng họ; việc

tranh chấp các lễ vật, sính lễ trong ngày cưới, khi ly hôn; bắt buộc người phụ nữ góa

chồng hoặc người đàn ông goá vợ, nếu kết hôn với người khác, thì phải trả lại tiền cưới

cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ…

- Trong thực tiễn xét xử của TAND các cấp cho thấy, có một số bản án,

quvết định viện dẫn tập quán để giải quyết tranh chấp HNGĐ không được Viện Kiểm

sát, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận. Nguyên nhân là do pháp luật còn quy định chung

123

Page 124: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

chung, chưa quy định cụ thể về điều kiện, hoàn cảnh, phạm vi áp dụng, Tòa án các cấp

chưa thống nhất về nguyên tắc, quan điểm áp dụng nên chưa có cơ sở pháp lý để áp

dụng tập quán trong HNGĐ một cách thống nhất, hiệu quả.Mặt khác, những tranh chấp

thường phát sinh gay gắt trong mối quan hệ tài sản như nhà đất, ruộng nương, gia súc,

đòi lại của hồi môn, tiền sính lễ, nuôi con và cấp dưỡng nuôi con, đặc biệt là có sự phân

biệt giữa con trai và con gái. Khi gặp các tranh chấp này nếu chỉ áp dụng pháp luật

thông thường thì một trong các bên đương sự sẽ không thỏa mãn. Chẳng hạn, người

chồng sẽ không nhất trí lấy nhà cửa, đất đai của gia đình để lại cho mình đem chia cho

vợ con khi ly hôn; ngược lại, nếu chỉ áp dụng tập quán có thể dẫn tới quyền, lợi ích hợp

pháp của bên còn lại, nhất là phụ nữ, trẻ em không được bảo đảm. Cùng với đó, đương

sự người dân tộc thiểu số thường thiếu các loại giấy tờ, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi

của mình theo quy định.

Có thể nói, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật của nhân dân nói chung

và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Những quy

định của Luật HN&GĐ chưa được thực hiện có hiệu quả ở những vùng này. Qua đó cho

thấy, ở một chừng mực nhất định ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán trong đời sống hôn

nhân của đồng bào các dân tộc thiểu số thể hiện tương đối đậm nét, đóng vai trò "thay

thế" việc điều chỉnh của pháp luật HN&GĐ. Chính bởi vậy, pháp luật về HN&GĐ

không tác động được đến đời sống hôn nhân của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mặc dù,

Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định rõ việc kết hôn phải đăng ký tại UBND cấp xã nơi

thường trú của một trong hai bên kết hôn và ghi vào Sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà

nước quy định, mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý. Do vậy, để

nâng cao hiệu quả thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 trong đối tượng dân cư là đồng bào

các dân tộc thiểu số, Nhà nước ta đã công nhận và bảo hộ những phong tục, tập quán tốt

đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số.

2.2.2. Thực trạng áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về

HN&GĐ trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

* Thực trạng chung

124

Page 125: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Trên thực tiễn từ năm 2010 đến năm 2015 Tòa án nhân dân huyện Quỳ Châu

chưa giải quyết vụ việc nào có liên quan đến việc áp dụng phong tục tập quán để giải

quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Hầu hết mọi tranh chấp phát sinh giữa các

bên với nhau đều dựa vào phong tục tập quán để giải quyết và chủ thể có thẩm quyền

giải quyết trong các vụ việc này đó là các già làng, trưởng bản- những người có uy tín

trong bản.Mặc dù các cấp Đảng ủy huyện Quỳ Châu đã có những cố gắng trong việc

đẩy lùi , xóa bỏ các phong tục tập quán được cho là lạc hậu nhưng cho đến hiện nay

những tập quán này một phần nào đó vẫn còn tồn tại. Đặc biệt là phong tục tập quán

trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình.

Châu Hoàn là xã chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, địa bàn dân cư khép

kín nên còn bảo tồn khá nguyên vẹn nhiều yếu tố văn hóa cổ truyền của dân tộc Thái.

Các nghi thức, nghi lễ trong thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần rừng, thần núi, tục làm vía,

cầu mưa (Lễ Hạy) vẫn đang được duy trì và tổ chức hàng năm.Ở một số bản trong xã

như bản Na Xá, bản Pông Canh, bản Mờ Póm vẫn còn tồn tại tục "thách cưới". Theo đó

khi vợ, chồng ly hôn, nhà trai thường yêu cầu nhà gái trả lại số tiền, đồ vật đã thách

cưới trước kia vì sau cuộc hôn nhân này, nếu nhà gái không trả lại tiền, đồ vật đã thách

cưới thì nhà trai không có khả năng để cưới vợ một lần nữa (cưới vợ khác cho người

chồng đã ly hôn) do tục "thách cưới" cao. Trong trường hợp này, để giải quyết

tranh chấp trên họ thường nhờ trưởng bản đứng ra làm trung gian để giải thích cho hai

bên gia đình hiểu đồng thời vận động hai bên tự nguyện trong việc chia tài sản sao

cho phù hợp, đảm bảo đời sống của mỗi bên và các con.

Bên cạnh xã Châu Hoàn thì ở một số xã khác của huyện như xã Châu Hội,

Châu Thắng, Châu Phong phổ biến một số trường hợp liên quan đến vấn đề áp dụng

phong tục tập quán. Đó là:

+ Trường hợp chồng là người dân tộc Thái, vợ là dân tộc Kinh khi ly hôn cả

hai đều yêu cầu áp dụng tập quán của dân tộc mình để giải quyết tranh chấp. Trong

trường hợp này để giải quyết trưởng bản thường áp dụng nơi xác lập quan hệ hôn nhân

của hai vợ chồng. Bởi vì họ cho rằng tài sản được tạo ra khi hai người đang trong quan

hệ vợ chồng.

125

Page 126: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

+ Tục ở rể: Các dân tộc thiểu số như: Thái, Thổ… ở nhũng vùng này vẫn giữ

phong tục ở rể . Trong trường hợp, nhà trai không đủ tiền "thách cưới" thì chàng trai

phải ở rể để trừ "tiền thách cưới". Khi vợ, chồng ly hôn, theo phong tục, chàng trai sẽ

không được chia tài sản. Đối với trường hợp này, các trưởng bản cũng giải thích, thuyết

phục để các bên hiểu, giải quyết như thế nào cho hợp tình hợp lý, qua đó để bên nhà gái

có sự cân nhắc, tự nguyện chia cho chàng trai một ít tài sản trong suốt thời gian ở rể

theo công sức đóng góp với nhà vợ...

+ Vấn đề tảo hôn: Vấn đề tảo hôn vẫn xảy ra nhiều do ảnh hưởng của loại

hình kinh tế nương rẫy đòi hỏi phải có đông người, phải có nhiều sức lao động. Con

cái đến 15, 16 tuổi cha mẹ đã lo dựng vợ, gả chồng. Ở đây còn xuất hiện tình trạng các

cặp vợ chồng chung sống với nhau khi xảy ra mâu thuẫn họ không ra tòa xin ly hôn

cũng không nhờ đến trưởng bản giải quyết mà họ tự ý bỏ nhau và lấy chồng( vợ) mới

như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Việc các già làng, trưởng bản giải quyết, vận dụng linh hoạt giữa những quy

định của pháp luật với phong tục, tập quán bản địa, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích

chính đáng của các bên trong quan hệ tranh chấp đồng thời thông qua đó bộ phận này

đóng vai trò là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp Tòa án xét xử tốt hơn các vụ việc liên

quan đến việc áp dụng phong tục tập quán. Do vậy, ở một chừng mực nhất định các

phong tục, tập quán cũng có sự thay đổi tương đối phù hợp với những quy định của

pháp luật.

2.3. Kết quả đạt được và những bất cập trong việc áp dụng phong tục tập quán

giải quyết tranh chấp về HN&GĐ

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1. Kết quả đạt được

- Thứ nhất, hầu hết các trường hợp áp dụng phong tục tập quán đều đảm bảo các

nguyên tắc và quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình.

- Thứ 2, tập quán được văn bản hóa làm cho pháp luật trở nên hoàn thiện hơn.

- Thứ 3,Vai trò của tập quán được phát huy tối đa góp phần giảm thiểu các trường

hợp pháp luật không thể giải quyết.

126

Page 127: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Thứ 4, hầu hết đội ngũ cán bộ, già làng trưởng bản đều làm tốt vai trò của mình

trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình theo đúng quy định của

pháp luật.

2.3.1.2. Nguyên nhân

- Đầu tiên là sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp ủy Đảng với những văn kiện chỉ

đạo kịp thời, khoa học.

- Hai là,cùng với thời gian hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, cơ chế

cho phép áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp về HN&GĐ ngày càng rõ ràng và

khả thi.

- Ba là, ý thức pháp luật của người dân được nâng cao. Người dân đã dễ dàng tiếp

cận với các văn bản quy phạm pháp luật thông qua cổng thông tin điện tử của Nhà nước.

2.3.2. Một số bất cập và nguyên nhân

2.3.2.1. Một số bất cập

- Thứ nhất,khó xác định tập quán nào là tốt đẹp.

- Thứ hai,việc áp dụng tập quán chưa thống nhất .

- Thứ 3, Một số xã của huyện trình độ dân trí còn thấp, các phong tục tập quán đã ăn

sâu vào tiềm thức của người dân.

- Thứ 4, Còn tồn tại một số trường hợp áp dụng tập quán tùy tiện.

- Thứ 5, còn xảy ra hiện tượng xung đột về quan điểm giữa các đương sự với nhau.

áp dụng tập quán chưa thống nhất.quy định khác và cho rằng không có tập quán như

bên kia đưa ra.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những bất cập trên

* Nguyên nhân từ cơ sở pháp lý

+ Do sự bất cập của các quy định hiện hành về áp dụng tập quán.

+ Quy định về thuật ngữ tập quán trong các văn bản quy phạm pháp luật còn

thiếu thống nhất.

+ Các quy định về tập quán không đủ chi tiết và làm hạn chế khả năng áp

dụng tập quán.

127

Page 128: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

+ Không có sự ràng buộc mang tính nguyên tắc và chế định kèm theo trong

trường hợp không có pháp luật điều chỉnh trong trường hợp không có văn bản quy phạm

pháp luật nào điều chỉnh mà chủ thể có thẩm quyền không áp dụng tập quán để giải

quyết các tranh chấp Hôn nhân & gia đình.

* Những nguyên nhân về lý luận

Ở Việt Nam vấn đề nguồn của pháp luật, trong đó tập quán pháp được xem là

nguồn bổ trợ còn ít được nghiên cứu. Vì vậy kết quả ứng dụng vào thực tiễn chưa nhiều.

So với các vấn đề pháp lý khác, các công trình nghiên cứu về lý luận áp dụng phong tục

tập quán, loại nguồn tập quán được nghiên cứu ở Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn

nữa.

* Nguyên nhân về chủ thể

+ Chủ thể chủ yếu áp dụng phong tục tập quán để giải quyết tranh chấp về

Hôn nhân và gia đình là những người có uy tín trong bản làng, già làng, trưởng bản. Tuy

nhiên không phải tất cả những người này đều am hiểu pháp luật để giải quyết cũng đúng

đắn, phù hợp với quy định của pháp luật và đáp ứng được những yêu cầu của các bên

xảy ra tranh chấp.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC ÁP DỤNG PHONG

TỤC TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA

ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Quan điểm bảo đảm việc áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết

tranh chấp về HN&GĐ trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

3.1.1.Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong áp dụng tập quán

- Phải tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và đảm bảo tính thống nhất của hệ

thống pháp luật

- Phải hiểu và áp dụng thống nhất những quy định của pháp luật khi áp dụng

tập quán; hiểu thống nhất về tập quán

- Chỉ áp dụng tập quán khi ở vào những trường hợp pháp luật cho phép

128

Page 129: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

3.1.2. Áp dụng tập quán hướng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

luật xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Việc áp dụng tập quán sẽ nâng những tập quán mang tính phù hợp và phổ biến lên

thành văn bản quy phạm pháp luật, bổ sung các quy phạm còn thiếu trong hệ thống các

quy phạm

3.1.3.Áp dụng tập quán trong nước trên cơ sở đảm bảo sự bình đẳng giữa các

dân tộc, vùng miền, cộng đồng

Khi lựa chọn và áp dụng tập quán cần tránh việc phân biệt đối xử, phải thiết lập

nguyên tắc đảm bảo công bằng, nếu không sẽ xâm hại đến quyền và lợi ích của các bên

trong quan hệ pháp luật, đồng thời có thể gây ra những chia rẽ trong cộng đồng dân cư.

3.1.4. Áp dụng tập quán phải đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền, lợi ích chính

đáng của các cá nhân tổ chức quốc gia

Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền

công dân; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập; hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng

độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,

hợp tác cùng có lợi.

3.1.5. Phong tục, tập quán được áp dụng có nội dung không trái với các nguyên

tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình8

 3.2. Giải pháp bảo đảm việc áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết

tranh chấp về HN&GĐ trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

3.2.1.Giải pháp đảm bảo trong lĩnh vực lập pháp HN&GĐ đối với nhóm chủ thể

là đồng bào các dân tộc thiểu số

- Việc ban hành pháp luật cần có những quy định rõ ràng cụ thể để đồng bào

dân tộc thiểu số hiểu và có thể áp dụng.

- Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan lập pháp với các đồng bào dân tộc

thiểu số thông qua những người có uy tín như già làng,trưởng bản,trưởng tộc…

3.2.2. Những giải pháp đảm bảo trong lĩnh vực thực thi pháp luật

- Thứ nhất, củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành pháp

luật, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.8 Xem: Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.NXB Lao Động

129

Page 130: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Thứ hai, nâng cao năng lực trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ

chức xã hội và cán bộ làm việc trong cơ quan tổ chức này trong việc thực hiện đường

lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng

cao ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.

3.2.3. Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành pháp luật,

quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số

- Nâng cao chất lượng cán bộ, bao gồm cả trình độ văn hóa, trình độ quản lý, năng

lực điều hành công việc nói chung, cơ cấu tổ chức nói riêng.

- Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ đồng bộ ở cấp xã, cần:

+ Tiến hành khảo sát, rà soát lại cơ cấu, thành phần cán bộ. Qua đó, để có kế hoạch

đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ tư pháp - hộ tịch nói riêng

có đủ năng lực, phẩm chất.

+ Cần có kế hoạch tuyển chọn những người có đức, có trình độ chuyên môn và

năng lực tổ chức đi đào tạo về chuyên ngành. những người được tuyển chọn này cần

phải biết hai thứ tiếng: tiếng Việt (tiếng phổ thông) và tiếng dân tộc nơi công tác. Nhà

nước cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để có thể thu hút đội ngũ trí thức trẻ vừa ra

trường lên công tác tại những vùng này.

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật

1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

3. Nghị định 32/2002/NĐ-CP quy định việc áp dụng luật hôn nhân gia đình đối với

các dân tộc thiểu số

4. Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành

Luật hôn nhân và gia đình.

5.  Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Nxb. chính trị quốc gia, năm

1996

Sách

130

Page 131: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

5. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội,

Nhà xuất bản công an nhân dân năm 2013

6. Từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng năm 1997

8. Luận văn thạc sĩ: Áp dụng phong tục tập quán về Hôn nhân gia đình đối với đồng

bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Minh

Phương

Tài liệu khác

Đường link: https://www.google.com/url?

sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0ahUKEwiHgJSK

i8jLAhUHmpQKHQIcCxMQFggdMAA&url=http%3A%2F

%2Fthongtinphapluatdansu.edu.vn

%2F2007%2F09%2F11%2F3456134%2F&usg=AFQjCNEZlYY6NXbBmwG5ez4-

j29cdjOpJA&sig2=4zg8bxMXtOrpZ8wpBg281g

131

Page 132: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUA MẠNG INTERNET

(Qua khảo sát thực tiễn trên địa bàn thành phố Vinh , tỉnh Nghệ An)

Nhóm tác giả: Hoàng Văn Nhất

Trần Thị Hoàn

Dương Thị Hiền

Đặng Ngô Kiều Trinh

Bùi Thị Điểm

Lớp: 55B4 LKT, 55B3LKT,55B2 LKT

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hà Thị Thuý

1.Tính cấp thiết của đề tài

            Những năm gần đây Internet phát triển với tốc độ rất nhanh và ngày càng

mang tính phổ biến, nó đã mang đến cho con người những lợi ích vô cùng lớn. Từ đó

các trang mạng xã hội và website mua bán như: facebook, zalo, chợ tốt, Lazada… xuất

hiện ngày càng nhiều và thu hút đông đảo lượng thành viên tham gia.  Hình thức giao

dịch điện tử cũng ra đời, tiêu biểu cho hình thức này chính là hoạt động giao kết hợp

đồng mua bán qua mạng Internet.

Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của khu vực Bắc Trung  Bộ,

có dân số 306.000 người, chiếm 9,75 % dân số trong tỉnh. Nên có thể coi đây là một thị

trường rộng mở đối với hình thức giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet mang

tính mới lạ, nhanh, thuận tiện, đa dạng về hình thức mà có hiệu quả lớn về mặt kinh

tế1 .

        Theo báo cáo Tổng kết 5 năm Thương mại điện tử Nghệ An giai đoạn 2011-

2015 có 90% các doanh nghiệp có trang riêng về quảng bá và giao kết hợp đồng mua

bán qua mạng Internet , 80% các doanh nghiệp tham gia các trang mua bán qua mạng 2.

Số người tham gia giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet tăng nhanh với tốc độ

chóng mặt, trong đó chủ thể tham gia giao kết chủ yếu là giới trẻ và tập trung ở khu vực

132

Page 133: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò,.... Hình thức giao dịch này đã mang đến cho người dân

thành phố Vinh rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm thời gian, giảm chi phí,… Tuy nhiên,

thực tế của hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet  trong những năm

vừa qua cho thấy hình thức giao dịch này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về quyền lợi của các

bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet, có thể nhận thấy

ngay đó là các hoạt động lừa đảo, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng hay nhiều

đối tượng đang lợi dụng hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet  để

móc tiền của các chủ thể tham gia giao dịch. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền

lợi của bên mua mà trong nhiều trường hợp quyền lợi của bên bán cũng bị xâm phạm.

Trong khi đó, quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán qua mạng Internet

còn nhiều bất cập.

Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN TRONG

HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUA MẠNG INTERNET” làm đề tài nghiên cứu sinh viên

2. Tình hình nghiên cứu.

Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán được nhiều nhà khoa học quan tâm

nghiên cứu, dưới những góc độ khác nhau. Trên thực tế đã có nhiều luận án tiến sỹ, luận

văn thạc sỹ… Nghiên cứu các đề tài liên quan đến hợp đồng, như đề tài:

- Luận văn thạc sỹ luật “Pháp luật về hợp đồng điện tử” của tác giả Đỗ Thị Thu

Hằng, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009; ….

- Luận án Tiến sĩ “Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Trần Văn

Biên.

Tất cả các công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn nêu trên đều có những thành

công nhất định về một số khía cạnh pháp lý của hợp đồng.Tuy nhiên nghiên cứu về hợp

đồng mua bán qua mạng Internet trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì hiện nay chưa có công

trình nào.

3.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhóm đã nghiên cứu thực trạng của hoạt động giao

kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet ở thành phố Vinh và những quy định của pháp

luật về bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet

133

Page 134: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài không nghiên cứu hết tất cả các loại giao dịch điện tử mà chỉ tập trung nghiên

cứu về loại hợp đồng mua bán qua mạng Internet và tập trung nghiên cứu các quy định

pháp luật về loại giao dịch này, tập trung trong Bộ luật dân sự, luật giao dịch điện tử,

Luật thương mại, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4  Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp sau:

Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra, phương pháp

thống kê xã hội học.

5. Kết cấu đề tài

Đề tài được kết cấu gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận,

trong đó phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp lý về bảo vệ

quyền lợi của các bên trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet .

Chương 2:Thực trạng của việc bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng

mua bán qua mạng Internet .

Chương 3:Một số giải pháp nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên trong

hợp đồng mua bán qua mạng Internet

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ

QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN

QUA MẠNG INTERNET

1.1. Khái niệm về hợp đồng và hợp đồng mua bán qua mạng Internet

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng

Theo Điều 388 Bộ luật dân sự 2005, đưa ra định nghĩa về hợp đồng như sau: “Hợp

đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt

quyền, nghĩa vụ dân sự.”

1.1.2.  Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán qua mạng Internet

a. Khái niệm hợp đồng mua bán qua mạng Internet

Đến nay pháp luật vẫn chưa quy định thế nào là giao kết hợp đồng qua mạng

Internet. Nhưng dựa vào khái niệm chung của hợp đồng mua bán được quy định tại Bộ

134

Page 135: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

luật Dân sự 2005 và khái niệm giao dịch điện tử trong luật Giao dịch điện tử 2005 thì có

thể định nghĩa “hợp đồng mua bán qua mạng Internet là sự giao kết giữa các bên được

xác lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho

bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”

b. Đặc điểm của hợp đồng mua bán qua mạng Internet

Hợp đồng mua bán qua mạng Internet  có đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng

nói chung.

Ngoài ra hợp đồng mua bán qua mạng Internet còn có các đặc điểm riêng như:

- Các bên không gặp gỡ trực tiếp mà tự do thoả thuận  hình thức thể hiện và phương

thức giao kết hợp đồng qua mạng Internet.

- Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu.

- Về quy trình giao kết: Hợp đồng mua bán qua mạng Internet đặc trưng cho giao

dịch được thiết lập từ xa.

- Phạm vi ký kết rộng

- Phức tạp về kỹ thuật

- Phương thức thanh toán: Các bên không thanh toán trực tiếp cho nhau, việc thanh

toán các hợp đồng mua bán qua mạng thường thông qua các phương tiện điện tử

- Các hợp đồng mua bán qua mạng ngoài chịu sự điều chỉnh chung về hợp đồng

trong Bộ luật dân sự còn chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật đặc thù khác về

hợp đồng mua bán qua mạng.

1.1.3. Các bước xác lập hợp đồng mua bán qua mạng Internet

Bước 1. Đề nghị giao kết hợp đồng

Bước 2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Bước 3. Chuyển giao đối tượng của hợp đồng

Bước 4. Thanh toán.

Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN

TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUA MẠNG INTERNET

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

2.1. Thực tiễn giao dịch dân sự qua mạng Internet trên địa bàn thành phố

Vinh, tỉnh Nghệ An

135

Page 136: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Theo như Báo cáo tổng kết 5 năm thương mại điện tử của Sở Công Thương,tỉnh

Nghệ An(giai đoạn 2011-2015) có đến 41 website hoạt động tại thành phố Vinh như:

ngheanonline.vn; chovinh.com; lazada.vn; Cungmua.com; cho37.net ; chotot.com ;

37nghean.com/thanhmai; 37nghean.com/hanhle; ngoinhaxanh.vn; http://lingo.vn/...

Trước những thay đổi từ cách thức, kỹ năng và công nghệ trong hoạt động giao kết

hợp đồng mua bán ở Vinh cũng đang hình thành những bước hội nhập rõ rệt. Hình thức

giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet đang hoàn thiện và phát triển ở thành phố

Vinh.

Để hiểu rõ được thực tiễn, những thuận lợi cũng như khó khăn của việc triển khai

hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng nhóm chúng tôi thực hiện điều tra khảo

sát và tập hợp kết quả thành một số chỉ tiêu để từ đó nêu các ý kiến đề xuất, hỗ trợ thúc

đẩy hoạt động giao kết hợp đồng qua mạng Internet.

2.1.1. Xây dựng các mẫu phiếu điều tra

Để nhận diện hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng, thông qua mạng xã

hội và khảo sát thực tiễn ở một số phường tại thành phố Vinh nhóm thực hiện xây dựng

mẫu phiếu điều tra với tiêu chí đơn giản, dễ hiểu, dễ điền thông tin, đồng thời vẫn phục

vụ được mục tiêu nhận diện thực trạng hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng

Internet.

2.1.2. Tổ chức điều tra, thu thập dữ liệu

Tổng số phiếu phát ra là 800 phiếu nhằm khảo sát sơ bộ 1 số phường trên địa

bàn thành phố Vinh như : phường Bến Thủy; phường Trung Đô; phường Hà Huy Tập;

phường Trường Thi; phường Quang Trung; phường Lê Mao; phường Lê Lợi; phường

Hưng Dũng; phường Hưng Bình; phường Cửa Nam ở đây thì nhóm đã khảo sát các đối

tượng như là tiểu thương, nhân viêng công sở, người dân, sinh viên của 1 số trường đại

học cao đẳng trên địa bàn các phường. Ngoài ra nhóm còn tiến hành khảo sát trên các

trang cung cấp dịch vụ trên một số mạng xã hội cụ thể là trang Facbook . Số phiếu thu

về là 655 có 510 phiếu đáp ứng yêu cầu về nội dung và thông tin .

2.1.3. Phân tích kết quả khảo sát 

Kết quả 1: Số lượng người có hoặc không tham gia giao kết hợp đồng qua

mạng Internet.

136

Page 137: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Kết quả cho thấy có tới 510 người trong tổng số 655 người được khảo sát đã từng

tham gia giao kết hợp đồng

Mua bán qua mạng Internet chiếm 77,9 % số lượng người tham gia khảo sát. Còn số

lượng người chưa từng tham gia giao kết hợp đồng qua mạng là rất ít chỉ chiếm 22,1%.

     Với 22,1% số người được hỏi trả lời là chưa bao giờ tham gia hoạt động mua bán

qua mạng thì lý do chủ yếu khiến người mua "dè dặt", chưa yên tâm với hình thức giao

kết mua bán này là họ không thấy tận mắt sản phẩm hoặc qua các dịch vụ giao hàng mà

nó bị hư hỏng, mất mát... người mua không biết kêu ai, nhất là khi người mua vừa

không có thời gian lại không muốn khiếu kiện.

Kết quả 2: Về đối tượng tham gia khảo sát

Đối với nhân viên công sở số người tham gia giao kết hợp đồng mua bán qua mạng

Internet chiếm 13,3% số chủ thể tham gia các hoạt động mua bán qua mạng Internet. Họ

tham gia chủ yếu với vai trò là người mua và chiếm tới 21.3 %, tham gia với tư cách là

bên bán chiếm 6.3%.

-     Sinh viên tham gia với vai trò là người mua chiếm 38.7%, tham gia với tư cách

là bên bán chiếm 45.9 %.

Biểu đồ: Chủ thể tham gia với tư

cách bên bán (Đơn vị %)

Biểu đồ: Chủ thể tham gia với tư

cách bên mua (Đơn vị %)

-      Qua khảo sát với một số chủ thể khác có số người tham gia giao kết hợp đồng là 54

người chiếm 10.6 % tham gia các hoạt động mua bán qua mạng Internet.

-      Người dân tham gia với vai trò là người bán chiếm 9.3 % , tham gia với tư cách là

bên mua chiếm 12.1 % vì phần lớn đối với họ hình thức bán truyền thống vẫn là sự lựa chọn

tốt nhất.

-       Người kinh doanh do đặc thù nghề nghiệp là kinh doanh để sinh lợi nhuận nên

họ tham gia giao kết hợp đồng mua bán qua mạng với vai trò là chủ thể bán chiếm tới

38.5% .

Kết quả 3: Những rủi ro các chủ thể gặp phải khi giao kết hợp đồng mua bán

qua mạng Internet

-             Có 279 người cho rằng khi giao kết hợp đồng mua bán qua mạng họ đã gặp

137

Page 138: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

rủi ro là bên bán giao không đúng đối tượng của hợp đồng như  về chất lượng, hình thức

sản phẩm...

-   Một trong 2 bên đơn phương chấm dứt hợp đồng đây là rủi ro phổ biến nhất. Có

tới 372 người cho biết họ đã gặp phải rủi ro này.

-   Số người cho biết họ đã gặp rủi ro trong việc thanh toán đó là 167 người.

-  Ngoài ra một rủi ro mà đáng lo ngại nhất đó là rủi ro về pháp luật khi tham gia

giao kết hợp đồng mua bán qua mạng . Các bên thiếu kiến thức pháp luật nên làm cho

giao dịch đó bị vô hiệu.

Kết quả 4: Hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia giao

kết hợp đồng qua mạng Internet

     Mặc dù các quy định của pháp luật trong hoạt động mua bán qua mạng Internet

có vai trò quan trọng nhưng nó lại chưa được các chủ thể quan tâm đúng mức.

      Qua biểu đồ thống kê được rằng trong 510 người trên địa bàn khảo sát tại thành

phố Vinh được hỏi thì có tới 324 người không biết về quyền và nghĩa vụ của mình khi

tham gia giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán qua mạng Internet nói

riêng, chiếm 63.5 %. Tuy Vinh là một đô thị phát triển nhưng ý thức pháp luật và hiểu

biết của các chủ thể trong hợp đồng mua bán qua mạng tại thành phố Vinh còn rất hạn

hẹp, điều này đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho thành phố trong quá trình phát

triển kinh tế.

Kết quả 5: Cách thức xử lí của các chủ thể khi gặp rủi ro khi giao kết hợp đồng

mua bán qua mạng Internet

      Quan hệ giữa các bên trong giao kết hợp đồng mua bán qua mạng là một mối

quan hệ dân sự, do đó, khi xảy ra tranh chấp thì được giải quyết theo các quy định về tố

tụng dân sự thông qua hệ thống tòa án.

-            Nhưng qua khảo sát một số đối tượng cụ cho thấy chỉ có 91 người chọn

cách tố giác, liên hệ với cơ quan chức năng  còn phần lớn các chủ thể không bảo vệ

quyền lợi của mình theo các trình tự tố tụng này.

-            Một cách thức xử lý khác xuất phát từ thói quen mua bán bấy lâu nay, mua

hàng không giao và không lấy hóa đơn, trong khi đây được coi là hợp đồng trong giao

dịch dân sự và cũng là cơ sở cho những khiếu nại khi xảy ra các sự vụ ngoài ý muốn của

138

Page 139: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

cả hai phía. Vì vậy họ chọn cách in lặng cho qua số người chọn cách này lên tới 343

người trên tổng số 510 người được hỏi.

-            Ngoài ra có tới 76 người cho biết họ sử dụng các cách xử lí khác cụ thể ở

đây là sử dụng “Quyền lực mềm” cụ thể họ đã chủ động sử dụng và phát huy hình thức

mạng xã hội nhanh nhạy và linh hoạt này để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Cùng với sự

lớn mạnh của mạng xã hội, bên mua có được "quyền lực mềm", còn bên bán cũng đến

lúc không thể bỏ qua tiếng nói của khách hàng.

Kết quả 6: Các phương thức thanh toán của các chủ thể trong hoạt động giao

kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet

 

      

  Đối với các phương thức thanh toán chủ yếu của các chủ thể tham gia giao kết hợp

đồng qua mạng Internet theo khảo sát ban đầu của chúng tôi gồm 3 hình thức chính đó

là :

i. Thanh toán qua các dịch vụ của ngân hàng chiếm tới 36.7%.

ii.  Thanh toán qua các bên trung gian vận chuyển  (Bưu điện, xe khách, xe bus..)

chiếm 22.2%.

iii.   Thanh toán trực tuyến chiếm 13.5%.

iv.   Hình thức thanh toán khác chiếm 27.6%

2.2. Những ưu điểm của hình thức giao kết hợp đồng mua bán qua mạng

Internet

2.2.1. Đối với bên bán

- Giảm chi phí đầu tư cho kinh doanh.

- Tinh giảm được nhân viên.

- Việc cắt giảm chi phí để in ấn giấy tờ, lập hợp đồng, chi phí thông tin liên lạc, giới

thiệu sản phẩm và các chi phí để tiến hành giao dịch được hạn chế.

- Thuận lợi về địa điểm và thời gian kinh doanh.

- Tăng hiệu quả giới thiệu sản phẩm mới và cập nhật thông tin mới về sản phẩm.

- Mở rộng thị trường.

2.2.2. Đối với bên mua

139

Page 140: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Giảm chi phí cho hoạt động mua sắm.

- Thuận lợi về không gian và thời gian mua sắm.

- Tăng khả năng lựa chọn sản phẩm từ nhiều hãng sản xuất khác nhau cũng như lựa

chọn bên bán có những chính sách bán hàng tốt nhất.

- Các lợi ích khác.

2.2.3. Đối với xã hội

- Nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm có chất lượng, đa dạng về chủng loại cho

người dân.

- Tạo điều kiện cho sự phát triển khoa học công nghệ của quốc gia.

- Gia tăng tầm ảnh hưởng của giao dịch mua bán qua mạng internet với kinh doanh

truyền thống.

- Hạn chế các vấn đề như tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường: hạn chế việc đi

lại cho các chủ thể.

- Hạn chế in ấn các loại giấy tờ, phát tờ rơi,…từ đó góp phần bảo về môi trường.

2.3. Những rủi ro đối với các bên chủ thể trong các giao dịch qua mạng

Internet

- Thứ nhất: Khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet, bên bán

hay bên mua khó có thể xác định được năng lực chủ thể của mỗi bên giao kết.

- Thứ hai: Pháp luật Việt Nam chưa có những quy định, hướng dẫn để các bên

trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet có thể thay đổi, rút lại hay sữa đổi đề nghị

và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

- Thứ ba: Nếu bên bán hay bên mua là chủ thể nước ngoài thì khi có rủi ro, thiệt hại

xảy ra thì rất khó trong việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền, Luật của nước nào sẽ

được áp dụng để giải quyết những vướng mắc này.

- Thứ tư: Chưa có những quy định cụ thể hướng dẫn giải quyết tanh chấp phát sinh

trong giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet.

- Thứ năm: Những rủi ro khác.

2.4. Các cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi cho các bên chủ thể trong hợp đồng

mua bán qua mạng Internet hiện hành ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Thứ nhất : Xử phạt hành chính .

140

Page 141: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Thứ hai : Đòi bồi thường thiệt hại .Phạt vi phạm hợp đồng. Buộc thực hiện hợp

đồng.

Thứ ba : Truy cứu trách nhiệm hình sự .

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN BẢO VỆ

QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÔNG

QUA MẠNG INTERNET Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự để bảo vệ

quyền lợi của các bên trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet

Thứ nhất: Thống nhất quy định nguyên tắc về giao kết hợp đồng mua

bán qua mạng Internet. Thứ hai: Các nhà làm luật Việt Nam cũng cần nghiên cứu

hơn nữa pháp luật dân sự các nước trên thế giới cũng như pháp luật quốc tế để tiếp thu

những thành tựu, tạo sự thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật trong nhiều trường hợp,

trong quan hệ giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Thứ ba: Về thủ tục giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet cần phải được

quy định hết sức cụ thể và minh bạch, nhanh chóng, đơn giản mà vẫn bảo đảm an toàn

về mặt pháp lý.

Thứ tư: Pháp luật cần có quy định rõ thế nào là văn bản hợp đồng theo hướng

thừa nhận các thông tin được các bên gửi cho nhau hình thức thông tin kỹ thuật số, mặt

khác hạn chế quy định cứng nhắc những loại hợp đồng bắt buộc phải ký kết dưới hình

thức văn bản .

Thứ năm: Pháp luật cần quy định rõ và tạo nên thủ tục tố tụng ngắn gọn để tạo điều

kiện cho các chủ thể bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm. Tạo lập nguồn chứng

cứ, quy định rõ các chứng cứ cần thiết trong giao dịch có giá trị pháp lý và đủ để chứng

minh.Áp dụng nguyên tắc lỗi suy đoán, bên khởi kiện là bên có quyền và bên bị kiện là

bên có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi.

Thứ sáu: Toà án phải có đường lối xét xử phù hợp với các tranh chấp về hợp

đồng mua bán qua mạng .

Thứ bảy:  Phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm.

3.2. Một số đề xuất, kiến nghị đối với công tác thực thi, quản lý, thực hiện hoạt

động giao kết hợp đồng qua mạng Internet trên địa bàn thành phố Vinh

141

Page 142: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

-Xây dựng một bộ phận chuyên trách trực thộc sở công thương nghệ an để quản lý

hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng internet. Bộ phận có chức năng quản

lý nhận tiếp nhận thông tin, thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra các trang mạng có

dấu hiệu vi phạm, tổng hợp đơn khởi kiện đối với những giao dịch có giá trị nhỏ để tiền

hành khởi kiện khi thoả mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm .

- Cần tăng cường hoạt động tuyên truyền pháp luật quy định về hợp đồng mua bán

qua mạng để các chủ thể có thể biết các quyền của mình để phát huy tối đa, vừa biết

những quy định của pháp luật để tuân thủ.

- Cần tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật của cán bộ công chức nhà nước.

- Soạn thảo và ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát định kỳ và đều đặn không bỏ sót,

phải có biện pháp xử lý mạnh các trường hợp vi phạm.

- Ban hành các văn bản pháp lý có giá trị áp dụng cao hoàn chỉnh, minh bạch, ít lỗ

hổng, không chồng chéo, mâu thuẫn. 

3.3. Kiến nghị các bên trong hợp đồng để hạn chế rủi ro khi tham gia hợp đồng

mua bán qua mạng Internet

3.3.1. Đối với bên mua

Trước khi giao dịch:

Tìm hiểu và xác thực thông tin về người bán (địa chỉ, trụ sở công ty, người đại

diện theo pháp luật, người giao dịch, địa chỉ liên hệ), về đối tượng mua bán (giá cả, xuất

xứ, quy cách, chất lượng, chế độ bảo hành, hậu mãi).

Tham khảo lịch sử mua bán của người bán, phản hồi của người mua trước.

Ưu tiên chọn giao dịch với người bán có trụ sở hoặc nhà phân phối chính thức tại

Việt Nam, đăng tải trên trang web với tên miền có đuôi “.vn” vì các trang web này được

kiểm tra, cấp phép và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Người mua phải cẩn thận trong việc giao kết hợp đồng mua bán qua mạng

Internet, cần tìm hiểu rõ về những yêu cầu cần để thiết lập hợp đồng và kiểm tra thông

tin bên bán một cách chính xác trước khi cung cấp thông tin.

Khi giao dịch

Yêu cầu người bán cung cấp hợp đồng, hóa đơn, giấy bảo hành, các chứng từ

khác có liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

142

Page 143: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Dành thời gian để đọc, hiểu nội dung hợp đồng trước khi ký, nhận, thực hiện các

tài liệu, văn bản. Xem xét tình trạng chất lượng sản phẩm khi nhận hàng, phản hồi bằng

văn bản cho người bán về các lỗi nếu có và yêu cầu khắc phục (đổi/trả, sửa chữa, giảm

giá).

Sau khi giao dịch

Khi phát sinh hỏng hóc, sự kiện khác về chất lượng sản phẩm: tìm cách hạn chế

thiệt hại và thông báo cho người bán, tạo điều kiện cho người bán thực hiện nghĩa vụ hỗ

trợ, khắc phục hậu quả.

Thể hiện dưới dạng văn bản việc giao tiền, nhận hàng, thông báo, yêu cầu, các

cam kết, thỏa thuận về việc bảo hành sản phẩm, đổi/trả hàng, phạt vi phạm, bồi thường

thiệt hại.

Tài liệu giao dịch ghi rõ ràng, chi tiết, có đầy đủ chữ ký của những người liên

quan, có đóng dấu pháp nhân hợp lệ.

Bảo quản cẩn thận tài liệu giao dịch.

Khi phát sinh tranh chấp trong quá trình mua bán, sử dụng, bảo hành… sản phẩm,

các bên cùng thương lượng để giải quyết, nếu không thỏa thuận được, thì đề nghị toà án

giải quyết theo thủ tục tố tụng.

3.3.2. Đối với bên bán

Khi thực hiện giao kết hợp đồng người bán phải tuân thủ các quy định của pháp

luật về hợp đồng mua bán qua mạng Internet .

Khi giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet bên bán phải thực hiện đúng

nghĩa vụ cung cấp thông tin sản phẩm đây là yếu tố rất quan trọng để khách hàng quyết

định mua hay không mua 1 sản phẩm.

Bảo đảm thông tin cá nhân khách hàng được xem là một trong những yêu cầu

quan trọng cho hoạt động giao dịch mua bán qua mạng Internet .

Khi thực hiện hợp đông mua bán qua mạng internet người bán cũng phải tuân thủ

thực hiện đúng các thỏa thuận của các bên chủ thể.

KẾT LUẬN

Qua tìm cho thấy hợp đồng mua bán qua mạng Internet là xu thế phát triển tất yếu

trong quá trình phát triển và hội nhập của thành phố vì thế cần nhìn nhận và đánh giá

143

Page 144: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

khách quan những yếu tố thuận lợi, tồn tại để có thể nhanh chóng từng bước khắc phục

những yếu kém cũng như phòng tránh những rủi ro trong hợp đồng mua bán qua mạng

Internet để bảo vệ quyền và lợi ích các bên tham gia hợp đồng. Để tránh thiệt thòi cho

người bán và người mua thì thành phố cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,

xây dựng được môi trường pháp lý khoa học hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt

động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet. Để bảo vệ quyền và lợi ích của các

bên trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet thì không chỉ các chủ thể quản lí của

thành phố Vinh mà ngay cả các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng cũng phải thường

xuyên trau dồi kiến thức về hoạt động giao kết hợp đồng mua bán mạng Internet để có

thể phục vụ cho họat động quản lí, kinh doanh một cách hiệu quả tránh được những rủi

ro không đáng kể muốn vậy thành phố cần phải nghiên cứu kỹ khung pháp lý bảo vệ

quyền lợi của các bên đặc biệt là người tiêu dùng .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO* Văn bản pháp luật1.            Bộ luật Dân sự năm 2005;2.            Luật Thương mại năm 2005;3.            Luật Giao dịch điện tử năm 2005;4.            Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010;5.            Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2010

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

6.            Thông tư số 09/2008/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 21 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử;

* Sách, Giáo trình, Luận án1. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật Dân sự, Khoa luật - Đại học Cần Thơ, năm

2003;2.Nguyễn Thị Mơ, Cẩm nang pháp luật về Giao kết hợp đồng điện tử, NXB Lao

động - Xã hội, năm 2006;

144

Page 145: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

3. Lê Minh Hùng, Luận án tiến sỹ luật, Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010.

4.            Lê Đình Nghị, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2.5.            Đại học luật Hà Nội, Luật dân sự Việt Nam, tập 2, NXB. Công An* Tạp chí, Báo cáo khoa học1.            Trần Văn Biên, “Pháp luật và vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trên môi

trường Internet”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật – Viện nhà nước và pháp luật, số 9(257)/2009, tr.36 – 45;       

2.            Bộ Công thương, Báo cáo Thương mại điện tử năm 2009 và năm 20104.            Sở Công thương tỉnh Nghệ An , Báo cáo tổng kết 5 năm Thương mại điện

tử giai đoạn 2011-2015.* Trang thông tin điện tử1. Nguyễn Hữu Huyên, Chứng cứ và bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch điện tử,

nguồn: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com [ngày truy cập 25/3/2012];2. Một số trang website bán hàng trực tuyến như: ngheanonline.vn; chovinh.com;

lazada.vn; Cungmua.com; cho37.net ; chotot.com ; 37nghean.com/thanhmai; 37nghean.com/hanhle ; ngoinhaxanh.vn; http://lingo.vn/...

145

Page 146: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2014

Nhóm tác giả: Trương Thị HuyềnĐặngThị Như QuỳnhNguyễn Thị HồngNguyễn Thị Thu Hằng Lớp: K54B7-LH, K54B3-LHGVHD: ThS. Nguyễn Thị Mai Trang

1. Lý do chọn đề tài

Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn quan trọng quá trình Tố tụng hình sự nhằm

phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý kịp thời, công minh mọi hành vi phạm tội,

không để lọt tội phạm không làm oan người vô tội. Kết quả của hoạt động điều tra vụ án

hình sự phải đem đến kết luận chính xác khách quan, kịp thời giúp cho việc giải quyết

vụ án một cách đúng đắn đảm bảo các yêu cầu nghiệp vụ, chính trị và pháp luật.

Do tính chất quan trọng của giai đoạn điều tra, và tầm ảnh hưởng của nó tới xã hội

và để hiểu sâu hơn về những khó khăn mà tại Thành phố Vinh đang gặp phải nhóm

chúng tôi đã chọn đề tài : “Những vướng mắc và hạn chế trong hoạt động điều tra vụ án

hình sự trên địa bàn Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2014”.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật Tố

tụng hình sự và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật Tố tụng hình sự của cơ quan

điều tra.

Bài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng

Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước và quy định của các cơ quan về công tác đấu tranh phòng, chống tội

phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Quá trình nghiên cứu còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

146

Page 147: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn;

- Phương pháp thống kê hình sự;

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh;

- Phương pháp chuyên gia.

3. Kết cấu đề tài

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Những vướng mắc và hạn chế trong hoạt động điều tra hình sự trên địa

bàn Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An giai đoạn từ 2010-2014

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động điều tra trên địa

bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Nhận thức chung về hoạt động điều tra vụ án hình sự

“Điều tra theo Tố tụng hình sự là hoạt động của cơ quan điều tra và những cơ quan

được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm xác định tội phạm và

người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân và

điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc

phục ngăn ngừa. Hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách

quan toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ

xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của

bị can. Mọi hoạt động điều tra phải tuân thủ theo pháp luật, chấp hành nguyên tắc và

thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định”. Đây là khái niệm phản ánh đầy đủ nhất

bản chất của hoạt động điều tra vụ án hình sự theo luật Tố tụng hình sự.

1.2. Quy định của pháp luật về hoạt động điều tra

1.2.1. Quy định về điều tra trong Bộ luật tố tụng hình sự

Điều tra vụ án hình sự nằm trong Phần thứ hai: Khởi tố, Điều tra vụ án hình và

quyết định việc truy tố của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Được quy định trong 6 chương từ chương IX đến chương XIV với 55 Điều khoản từ

Điều 110 đến Điều 165 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

147

Page 148: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

1.2.2. Quy định trong các văn bản pháp luật khác

Thông tư Số: 28/2014/TT-BCA - thông tư Quy định về công tác điều tra hình sự

trong Công an nhân dân.

Pháp lệnh Số: 23/2004/PL-UBTVQH11 - pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội

Về tổ chức điều tra hình sự

CHƯƠNG 2

NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG

ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

Đại diện Phòng cảnh sát điều tra hình sự PC44 Công an tỉnh Nghệ An - Thượng tá

Hoàng Trọng Đống cho biết: “ Theo thống kê của văn phòng cơ quan điều tra công an

tỉnh Nghệ An, từ năm 2010 đến nay văn phòng cơ quan điều tra công an tỉnh Nghệ An

đã xảy ra 14.260 vụ phạm pháp hình sự (trung bình mỗi năm xảy ra 2.376 vụ), làm chết

1.705 người, bị thương 2.240 người, thiệt hại tài sản ước tính hơn 500 tỷ đồng…Trong

đó, số vụ án xảy ra trên địa bàn Thành phố Vinh chiếm 20% số vụ án hình sự đã xảy ra

trên địa bàn tỉnh, ước tính thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng ...”. Những con số trên chỉ là

phần nổi của tảng băng chìm nhiều vụ án tiến độ điều tra còn chậm, kéo dài vi phạm

thời hạn luật định, chưa đảm bảo tính đầy đủ khách quan toàn diện của hoạt động điều

tra

2.1. Thực tiễn chung

Trên địa bàn Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An trong những năm vừa qua những cán bộ

chiến sĩ cơ quan điều tra công an Thành phố Vinh đã tiếp nhận điều tra và làm rõ 722 vụ

án, trong đó:

- Các vụ án về trật tự xã hội là 554 vụ chiếm 78%, các loại án chủ yếu bao gồm các

nhóm tội: giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, lừa đảo chiếm doạt

tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản .

- Các loại tội phạm về kinh tế tham nhũng chủ yếu là: cố ý làm trái các quy định của

Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản, Kinh doanh trái

148

Page 149: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

phép, đưa hối lộ, nhận hối lô, lợi dụng chức vụ quyền hạn và lạm quyền trong khi thi

hành nhiệm vụ.

- Các loại án về ma túy tập trung đến các tội phạm quy định tại Điều 194 Bộ luật

hình sự: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; Điều

197: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

- Tội phạm về môi trường tập trung là các hành vi vận chuyển lâm sản trái phép,

buôn bán động vật hoang dã quý hiếm.

2.2. Những vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân

2.2.1. Những vướng mắc và hạn chế

a. Hạn chế trong việc khởi tố bị can

Thông thường, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can được giao cho các cơ quan có khả

năng điều tra thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội. Những cơ

quan không có chức năng này thì không thể ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Trong những năm vừa qua trên địa bàn Thành phố Vinh quá trình thực thi pháp luật

trong khởi tố vụ án, khởi tố bị can còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến việc để lọt tội

phạm và người phạm tội, kể cả việc làm oan người vô tội.

Tại Điều 126 của Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định, khi có đủ căn cứ để xác định

một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị

can. Trong thực tế sau khi có quyết định khởi tố bị can thì họ mới bị khám xét nơi ở, nơi

làm việc, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra.v.v...

Thế thì làm sao Cơ quan điều tra đã có đủ các chứng cứ xác định một người đã thực

hiện hành vi phạm tội để có thể ra quyết định khởi tố bị can. Đây là điều bất hợp lý;

Tại Điều 127 của Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định, khi tiến hành điều tra, nếu có

căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn

hành vi phạm tội khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc

bổ sung quyết định khởi tố bị can. Việc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đã

dẫn đến sự tùy tiện của Cơ quan điều tra trong việc truy đến cùng, người có quyết định

khởi tố bị can phải phạm vào một tội nào đó (bằng việc chuyển hết tội danh này sang tội

danh khác);

149

Page 150: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định, bị can có quyền tự bào chữa hoặc

nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can thực hiện

quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, người bào chữa do

bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn. Tuy nhiên, trong thực tế, việc

cấp giấy chứng nhận bào chữa cho Luật sư tại giai đoạn điều tra không phải là điều đơn

giản ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can, nhất là trường hợp bị can bị tạm giam.

b. Hạn chế trong việc hỏi cung bị can

Hiện nay, hoạt động hỏi cung bị can còn có những bất cập dẫn tới oan sai gây nhiều

ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội, đồng thời vô tình tiếp tay cho những phần tử trục lợi.

Một số ít điều tra viên còn chưa tuân thủ đúng những nguyên tắc hỏi cung bị can

và nguyên tắc thận trọng khách quan theo đúng quy định của pháp luật.

Bị can ngoan cố chưa có thái độ ăn năn hối lỗi, chưa thành khẩn khai báo, thậm

chí có nhiều bị can còn khai man, cố ý đổ trách nhiệm cho người khác làm sai lệch kết

quả điều tra.

c. Hạn chế trong việc xác định tội danh

Định tội danh sai sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực như: không đảm bảo

được tính công minh có căn cứ đúng pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự người vô

tội, bỏ lọt người phạm tội, xâm phạm thô bạo danh dự nhân phẩm các quyền tự do dân

chủ của công dân là giá trị xã hội cao quý nhất. Bên cạnh đó còn làm giảm uy tín của cơ

quan tư pháp, vi phạm pháp chế XHCN, ảnh hưởng đến hiệu quả của đấu tranh phòng

chống tội phạm.

Trong bộ luật hình sự còn có nhiều tội danh quy định ghép các hành vi có tính

chất và mức độ nguy hiểm khác nhau vào cùng một điều luật (tội ghép), điều này gây

rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng xử lý tội phạm trong việc định tội và định

khung hình phạt cũng như xác định các tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Đề nghị

tách thành các tội độc lập.

150

Page 151: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

d. Hạn chế trong lấy lời khai

Thực tiễn trên địa bàn Thành phố Vinh hoạt động tiến hành lấy lời khai còn có

nhiều vướng mắc do ý chí chủ quan, thiếu sự hiểu biết pháp luật, hiểu sai lệch quy định

pháp luật của cả điều tra viên lẫn người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn,

người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Theo Bộ luật tố tụng hình sự mới có hiệu lực vào tháng 07 năm 2016 tới đây đã có

quy định về quyền im lặng hay cho lắp camera vào quá trình hỏi cung lấy lời khai,

nhưng xét về thực tế không khả thi.

Lấy lời khai là một khâu vô cùng quan trọng, là cốt cán của quá trình điều tra. Vì

thế chúng tôi hi vọng pháp luật cần có những biện pháp cụ thể, thiết thực hơn để khi tiến

hành hoạt động lấy lời khai được công bằng minh bạch, không làm oan người vô tội

cũng như đưa tội phạm ra ánh sáng pháp luật.

e. Hạn chế trong thu thập, đánh giá chứng cứ

Thực tế, trên địa bàn thành phố Vinh cho thấy quy định về chứng cứ chưa phù hợp

với diễn biến tình hình tội phạm, chưa thể hiện được yêu cầu tranh tụng đã trở thành

nguyên tắc hiến định và chưa theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại,

các dữ liệu điện tử được thu thập từ mạng internet, từ các thiết bị điện tử chưa được

công nhận là chứng cứ. Kết luận của Hội đồng định giá tài sản, các bản tự khai, ghi lời

khai ở cấp xã, phường… chưa được quy định rõ là nguồn chứng cứ.

Quy định về phạm vi và thời điểm thu thập chứng cứ chưa thực sự phù hợp. Việc

chuyển giao vật chứng trong các giai đoạn tố tụng quy định chưa cụ thể nên thực hiện

không thống nhất; trường hợp chuyển giao vật chứng là vũ khí quân dụng gặp nhiều khó

khăn. Các quy định về xử lý vật chứng ở giai đoạn điều tra, truy tố chưa đầy đủ (Điều

76), chưa dự liệu hết đặc thù của các loại vật chứng để xử lý cho phù hợp, tránh thất

thoát, hư hỏng, gây thiệt hại cho chủ sở hữu (như: vật chứng không liên quan đến vụ án,

vật thừa sau khi giám định, các động vật quý hiếm, bom mìn, tiền, tài sản do phạm tội

mà có để đầu tư kinh doanh, sinh lời hoặc trúng xổ số…).

2.2.2. Nguyên nhân

a. Do thiếu sót trong quy định của pháp luật

151

Page 152: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Các quy định trong Bộ luật hình sự, bộ luật Tố tụng hình sự cũng như các văn bản

quy phạm dưới luật chưa mô tả chi tiết, cụ thể các tình huống pháp lí tương ứng, chưa

có sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay chưa có lý luận hoàn

chỉnh, đầy đủ về công tác hướng dẫn điều tra vụ án hình sự chưa có hoặc đề cập rất ít

đến hoạt động hướng dẫn điều tra, không đánh giá một cách đúng đắn, đầy đủ về vị trí,

vai trò cũng như nội dung, cách thức thực hiện công tác hướng dẫn điều tra vụ án hình

sự. Do vậy, trong quá trình thực hiện không có sự thống nhất, mỗi đơn vị, địa phương

có một cách làm, nội dung hướng dẫn, quy trình hướng dẫn điều tra khác nhau dẫn đến

hiệu quả công tác chưa tương xứng với tình hình, chưa phản ánh hết những khó khăn,

vướng mắc trong điều tra vụ án hình sự của các đơn vị.

b. Từ phía cơ quan điều tra

Mô hình cơ quan điều tra khép kín như hiện nay tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến bỏ

lọt tội phạm hoặc để xảy ra tình trạng lạm dụng , chủ quan trong hoạt động điều tra, xử

lí tội phạm dẫn đến oan sai, vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra.

Ở một số đơn vị địa phương, khi điều tra, xác minh các vụ việc còn chưa đảm bảo

các yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ; Những sai lầm, phiến diện trong hoạt động

điều tra chậm được phát hiện, khắc phục mà vẫn còn tư tưởng bao che, né tránh trách

nhiệm, đổ lỗi cho người tham gia tố tụng. Vẫn còn tình trạng một số công văn xin chỉ

thị án hay viết báo cáo chỉ nêu chung chung, không nêu được cụ thể vấn đề khó khăn,

vướng mắc gì cần giải quyết

Sự phối hợp giữa điều tra viên của cơ quan điều tra với những điều tra viên thuộc

các đơn vị khác có liên quan đến công tác điều tra còn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời làm

ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả điều tra

Không thể phủ nhận một điều là năng lực trình độ, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp

của một số điều tra viên, lãnh đạo cơ quan điều tra, thụ lí điều tra vụ án còn hạn chế; các

điều tra viên của một số đơn vị còn ngại nghiên cứu học tập, thảo luận, trao đổi kinh

nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác điều tra.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

152

Page 153: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH,

TỈNH NGHỆ AN

3.1. Giải pháp

Thứ nhất, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức cán bộ

Cần quan tâm quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ và quyền hạn

của cán bộ, chiến sĩ trong giai đoạn điều tra, chủ động đề ra các biện pháp cụ thể và chỉ tiêu

phấn đấu trong kế hoạch công tác hàng năm nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Tăng cường sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị trong công tác thực hành quyền công

tố, kiểm sát điều tra. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân Thành phố trực tiếp thực hành

quyền công tố và chỉ đạo giải quyết án hình sự. Tổ chức các buổi hội nghị, tọa đàm, trao

đổi giữa các cáp các đơn vị trong công tác điều tra qua đó xây dựng các chương trình và

tiến hành tập huấn.

Thứ hai, Nâng cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền hạn,

trách nhiệm của Kiểm sát viên trên cơ sở thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra

vụ án hình sự.

Mặc dù Kiểm sát viên đều là những người được đào tạo chuyên sâu, có năng lực, tuy

nhiên trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một số Kiểm sát viên vẫn

chưa thật sự làm hết trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, dẫn đến hiệu quả công tác chưa

cao. Do vậy, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của Kiểm sát viên, trên cơ sở thực hiện

đúng các yêu cầu của quy chế nghiệp vụ. Đảm bảo hoạt động điều tra, biên bản về hoạt

động điều tra và các quyết định tố tụng tuân thủ các qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thứ ba, Tăng cường quan hệ phối hợp với Cơ quan điều tra và các cơ quan hữu

quan.

Cần phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra trong công tác phân loại, xử lý các tin

báo, tố giác tội phạm. Chủ động cùng với Cơ quan điều tra nghiên cứu các tài liệu xác

minh ban đầu về tội phạm để thống nhất quan điểm giải quyết đảm bảo các quyết định

khởi tố, không khởi tố vụ án hình sự là có căn cứ và đúng pháp luật.

153

Page 154: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

3.2. Kiến nghị

Liên ngành tư pháp Trung ương cần có văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự

và Bộ luật tố tụng hình sự, đặc biệt là hướng dẫn về giải quyết tin báo, tố giác về tội

phạm, cần phát triển công tác hướng dẫn điều tra vụ án hình sự, bổ sung các kiến thức

mới về công tác hướng dẫn điều tra vụ án hình sự vào hệ thống lý luận, giáo trình

chuyên ngành để tạo ra cơ sở pháp lý cho kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết tin báo, tố

giác về tội phạm của Cơ quan điều tra

Sửa đổi khoản 1 Điều 168 và điểm a, khoản 1 Điều 179 BLTTHS theo hướng:

chứng cứ còn thiếu phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải là chứng cứ quan trọng và chỉ

liên quan đến cấu thành tội phạm, hoặc đến việc xem xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

trách nhiệm hình sự mà không thể tự bổ sung được. Những chứng cứ liên quan đến việc

giải quyết dân sự thì không cần thiết phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà áp dụng các

biện pháp bổ sung tại phiên tòa xét xử. Nếu không bổ sung được thì nên tách phần dân

sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự .

Các đơn vị điều tra cần chủ động nắm tình hình, phát hiện những vấn đề khó

khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.

Tăng cường đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo, tập huấn chuyên sâu về kỹ

năng cho các điều tra. Cần đề xuất cơ quan có thẩm quyền, có chính sách đãi ngộ, ưu

tiên, khen thưởng đối với cán bộ, chiến sĩ; Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang

thiết bị phục vụ và phương tiện làm việc trong giai đoạn điều tra trong thời gian tới. Đi

đôi với khen thưởng cũng cần có những hình thức xử lí đối với đơn vị, cá nhân thiếu

tinh thần trách nhiệm trong công tác

Từ thực tiễn tìm hiểu chúng tôi đưa ra những giải pháp và kiến nghị trên hi vọng

có thể phần nào giúp cơ quan điều tra khắc phục được những khó khăn tạo điều kiện

thuận lợi cho hoạt động điều tra được minh bạch, đúng đắn.

154

Page 155: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÚP VIỆC HỘ GIA ĐÌNH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ ANNhóm tác giả: Trương Thị Như

Lê Khánh Dư

Nguyễn Thị Hiền

Hoàng Nhật Thành

Phan Thị Quỳnh Trang

Lớp: 55b8 LH, 55B6 LHGiảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thanh

1. Lý do chọn đề tài : Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế. Chất lượng cuộc sống của con

người ngày càng được nâng cao. Yêu cầu về đời sống tinh thần từ đó cũng được chú trọng . Ngoài giờ làm việc, họ muốn có những khoảng thời gian rảnh để giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn. Nhưng không chỉ có công việc ở ngoài xã hội, mà còn có những công việc khác ở nhà đang chờ họ giải quyết?

Vậy thì phải làm như thế nào để có thể cân bằng được chất lượng công việc mà vẫn có thể có thời gian nghỉ ngơi?

Đó là họ cần một người làm giúp việc nhà để khoảng thời gian sau khi từ công ty, văn phòng trở về; mọi công việc đã được sắp xếp ổn thoả.

Từ đó, đã xuất hiện nhu cầu tìm người giúp việc.Lao động giúp việc gia đình là một loại hình lao động xuất hiện từ rất lâu

trong xã hội nước ta và có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Ở Việt Nam hiện nay có khá đông người lao động làm nghề giúp việc gia đình và số lượng này ngày càng tăng do nhu cầu của xã hội. Nghề giúp việc gia đình đã phần nào đáp ứng nhu cầu về việc làm của người lao động và nhu cầu sử dụng người giúp việc của một số gia đình. Trước khi bộ luật lao động 2012 được ban hành thì giúp việc gia đình vẫn chưa được coi là một nghề, cùng với nhiều định kiến sai về nghề giúp việc gia đình của một bộ phận người dân, nên người

155

Page 156: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

làm nghề giúp việc gia đình thường không được tôn trọng như người làm các công việc khác.

Tuy đã có những quy định pháp luật về nghề giúp việc nhưng vẫn có những hạn chế trong việc thực hiện những mô hình và giải pháp để nâng cao chất lượng người lao động trên địa bàn thành phố Vinh.

2.Bố cục đề tàiĐề tài có kết cấu gồm 3 chương:Chương 1: Tổng quan về nghề giúp việc gia đình trong hộ gia đìnhChương 2: Mô hình và chất lượng lao động người giúp việc gia đình trên địa

bàn thành phố VinhChương 3: Một số kiến nghị và giải pháp phát triển nâng cao mô hình và chất

lượng lao động thuê người giúp việc hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vinh.CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ NGHỀ GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TRONG HỘ GIA ĐÌNH

1.1 Khái quát chung Bối cảnh lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam Cùng với sự tăng trưởng

kinh tế, ổn định xã hội chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam trong khoảng gần 20 năm qua được nâng cao rõ rệt; trong những đóng góp cho sự phát triển đó có vai trò của lực lượng lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ). Họ đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng phụ nữ làm việc ngoài xã hội với cường độ cao khỏi gánh nặng công việc trong gia đình, có nhiều thời gian hơn dành cho sự nghiệp, học hành, nghỉ ngơi, giải trí..., bên cạnh đó, GVGĐ còn mang lại thu nhập tương đối ổn định cho nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn có trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp ổn định. Chính vì vậy, nhu cầu xã hội đối với loại hình lao động này ngày một gia tăng

Hợp đồng giúp việc gia đình xuất hiện từ rất lâu trong xã hội Việt Nam và hợp đồng này đã rất phát triển, nhưng ở trước thời kì bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thì giúp việc gia đình vẫn chưa được xem là một nghề trong cơ cấu các ngành nghề của Việt Nam. Sự ra đời Bộ luật Lao Động năm 2012 đã đánh

156

Page 157: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

dấu một bước tiến quan trọng về mặt pháp lý cho hợp đồng giúp việc gia đình nếu như trước đây hợp đồng giúp việc gia đình không được xem là một ngành nghề, không được thừa nhận với sự “bình đẳng” trước các ngagnh nghề khác thì giờ đây giúp việc gia đình chính thức được pháp luật Việt Nam thừa nhận là một ngành nghề nhà nước. Lao động giúp việc gia đình được pháp luật bảo vệ cho những và lợi ích hợp pháp của Bộ luật Lao động năm 2012. Tuy rằng, trong Bộ luật này không có một khái niệm định nghĩa một cách trực tiếp về nghề giúp việc gia đình nhưng nó đã nêu ra định nghĩa về lao động là người giúp việc gia đình và những công việc mà người giúp việc gia đình làm trong nhà chủ sử dụng lao động. Tại điều 179 của Bộ luật Lao động năm 2012 định nghĩa: “lao động làm giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình, các công việc trong gia đình bao gồm: công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại”

1.2 Đặc điểm nghề giúp việc hộ gia đìnhNghề giúp việc gia đình được đánh giá tổng quan là một nghề làm các việc

nhà, không liên quan đến hoạt động thương mại, bao gồm 6 nhóm đơn vị năng lực là: chế biến món ăn – đồ uống; lau dọn nhà – sân vườn; giặt – là; chăm sóc trẻ sơ sinh – trẻ nhỏ; chăm sóc người cao tuổi – người bệnh; chăm sóc vật nuôi – cây cảnh. Là công việc mà nhận tiền lương theo hợp đồng, có thêm kinh nghiệm, tay nghề trong công việc nội trợ, giúp bản thân cảm thấy thoải mái, tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình góp phần làm cho người lao động có tinh thần trách nhiệm và kĩ năng sống tốt hơn.

Thời gian làm việc của nghề giúp việc là bao gồm:- Giúp việc theo giờ- Giúp việc lâu dàiNghề giúp việc gia đình cũng có những yếu tố ảnh hưởng nhất định như kinh

tế, xã hội, con người, môi trường, điều kiện giao thông và một số yếu tố khác….1.3 Vị trí, vai trò nghề giúp việc trong hộ gia đình

157

Page 158: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Từ những điều đã nêu ở trên chúng ta có thể nhận ra rằng vai trò của nghề giúp việc gia đình là rất lớn và quan trọng vì nó đem lại rất nhiều giá trị về mặt kinh tế, chính trị,xã hội.

- Đối với sự phát triển kinh tế-Đối với sự phát triển xã hội-Góp phần thực hiện chính sách bình đẳng giới-Đối với sự ổn định của chính trị1.4 Chủ thể tham gia trong quan hệ hợp đồng lao động nghề giúp việc:Người giúp việc: Độ tuổi của người giúp việc dựa trên sự nhận thức, đánh giá

về công việc ta phân chia như sau:- Độ tuổi từ 15 đến dưới 30- Độ tuổi từ đủ 30 đến dưới 45- Độ tuổi từ đủ 45 đến 60Những người làm nghề giúp việc thường có xuất thân từ những vùng nông

thôn nghèo khó, trình độ học vấn thấp, không có việc làm ổn định. Nghề giúp việc nhà tuy không đòi hỏi chuyên môn cao, nhưng yếu tố thái độ

lại quyết định chất lượng dịch vụ. Với yêu cầu của xã hội hiện nay người giúp việc đòi hỏi phải có phẩm chất

tốt, lý lịch rõ ràng. Khi tiếp xúc với những trang thiết bị hiện đại trong quá trình làm việc họ sẽ học được kĩ năng sử dụng và bảo quản nó đồng thời cải thiện kĩ năng giao tiếp trong quá trình sống gắn bó với gia đình chủ

Chủ sử dụng lao động phần lớn là các hộ gia đình tư nhân, có điều kiện kinh tế tốt, có nhiều thế hệ chung sống với nhau trong một gia đình, thường có các đối tượng là trẻ nhỏ hoặc người già nhưng họ không đủ điều kiện thời gian để chăm sóc. Nên yêu cầu cần phải có một người giúp việc đỡ đần họ làm những công việc trên. Vì thế nên ngày càng có nhiều hộ gia đình có nhu cầu tìm người giúp việc.

Cơ sở pháp lí để điều chỉnh giữa người giúp việc và chủ sử dụng người giúp việc: Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình.

CHƯƠNG 2:

158

Page 159: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

MÔ HÌNH VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NGƯỜI GIÚP VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH

2.1 Giới thiệu địa phương: Thành phố Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm

kinh tế, chính trị của tỉnh và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. Diện tích 104,96 km². Dân số: 480.000 người (2013 Các đơn vị hành chính bao gồm 16 phường: Bến Thủy, Cửa Nam, Đội Cung, Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Phúc, Lê Lợi, Lê Mao, Quán Bàu, Quang Trung, Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân và 9 xã: Hưng Chính, Hưng Đông, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Phú. Thành phố Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An). Năm 2010, Tốc độ tăng trưởng giá trị SX so với cùng kỳ là 18,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,1 triệu đồng, thu ngân sách đạt 2800 tỷ đồng. TP phấn đấu trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng giá trị SX từ 18,5-19.5%, thu ngân sách đạt từ 3.200 - 3.300 tỷ đồng. Vinh cũng được biết đến là một thành phố trẻ năng động, có nhiều tòa nhà cao tầng. Hiện có rất nhiều dự án phát triển đô thị tại đây. Trong tương lai không xa, Vinh sẽ là một thành phố hiện đại xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Về cơ cấu kinh tế, Đến 2010, ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ 41%, dịch vụ 57,3%, nông nghiệp 1,61% Thành phố Vinh nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận chuyển trong nước từ Bắc vào Nam và ngược lại. Đồng thời rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa trong khu vực và quốc tế. Bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường hàng không,… ngày càng được nâng cấp và hiện đại hoá.

2.2 Thống kê số liệu về tình hình giúp việc hộ gia đình ở nước ta hiện nay Đặc trưng nhân khẩu, xã hội của lao động giúp việc gia đình Các kết quả

nghiên cứu về LĐGVGĐ tại Việt Nam đều có chung nhận định: LĐGVGĐ chủ yếu là nữ giới, chiếm 98,7% (GFCD 2012), đặc điểm này là do tính chất công

159

Page 160: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

việc GVGĐ như nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình,... mang đặc trưng giới, chủ yếu là do người phụ nữ thực hiện. Về trình độ học vấn, nhìn chung trình độ học vấn của LĐGVGĐ không cao, đa số từ THCS trở xuống, đặc biệt có đến 22% - 31,8% NGV có trình độ tiểu học trở xuống, thậm chí còn có không ít người không biết chữ. Về độ tuổi của người LĐGVGĐ chủ yếu ở độ tuổi trung niên (36-55 tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,5%, và có khoảng 14,8% người lao động ở độ tuổi 56 trở lên.

Phần lớn LĐGVGĐ tại Việt Nam chưa qua đào tạo nghề.Về cơ bản, học vấn của NGV càng thấp thì hiểu biết về nghĩa vụ của người sử dụng lao động bị hạn chế hơn. Khi NGV không nắm được những nghĩa vụ của gia chủ, họ sẽ không biết để yêu cầu gia chủ đảm bảo việc thực hiện những quyền lợi cho bản thân mình. Điều 183, Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động không được phép ngược đãi, quấy rối, cưỡng bức lao động đối với NGV. Người sử dụng cũng không được phép giữ giấy tờ tùy thân của NGV. Vấn đề đặt ra là liệu NGV có nắm được những quy định này để tự bảo vệ mình và báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết? Thông tin thu được cho thấy, phần lớn (trên 70%) NGV không đồng ý với việc người sử dụng giữ một phần lương của mình hay mắng chửi NGV khi họ làm việc không đúng yêu cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ NGV không đồng ý với việc gia chủ khám xét đồ đạc của NGV khi gia đình bị mất tài sản/tiền bạc hoặc giữ giấy tờ tùy thân của NGV khá thấp (dưới 50%).

2.3 Tình hình về chất lượng lao động giúp việc trong hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vinh hiện nay.

Theo số liệu thống kê của trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động (Bộ kế hoạch đầu tư) tính đến năm 2016, Việt Nam có khoảng 200 nghìn lao động giúp việc hộ gia đình và nhu cầu đối với loại hình lao động này đang ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn nói chung và thành phố Vinh nói riêng.

2.3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến giúp việc tại hộ gia đình

160

Page 161: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Trong bất cứ ngành nghề nào cũng đều chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau nhưng mỗi yếu tố lại có tầm ảnh hưởng nhất định đối với từng ngành. Nghề giúp việc cũng vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như: kinh tế, xã hội, con người, môi trường, điều kiện giao thông…..

Giúp việc hộ gia đình – sự lựa chọn của người lao độngĐối với công việc này, phù hợp rất nhiều đối tượng vì nó không yêu cầu cao

về trình độ học vấn. Từ độ tuổi 14, 15 những người mới học xong THCS nghỉ học kiếm tiền trang trải cuộc sống đến những người 40, 50 tuổi hay có cả những lao động 60 tuổi.

*Công việc của người giúp việc*Thái độ đối với công việc-Đối với người thuê-Đối với Người giúp việc*Tình hình lao động trong các hợp đồng thuê người giúp việc trên địa bàn TP

Vinh*Quá trình hình thành nên mối quan hệ lao độngNgười giúp việc được giới thiệu chủ yếu qua ba nguồn:-Qua giới thiệu của người quen -Qua quá trình tự tìm -Qua công ty môi giới.2.3.2 Mô hình chất lượng lao động trong hợp đồng thuê Người giúp việc

hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vinh LĐGVGĐ mang đậm nét đặc trưng về giới với 98,7% lực lượng lao động là

phụ nữ, xuất thân chủ yếu từ nông thôn, gia cảnh khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, một số lớn tuổi không có chồng, bị góa hoặc ly hôn... Bên cạnh đó, môi trường làm việc của người GVGĐ thường khép kín trong không gian nhà của người sử dụng lao động (gia chủ), vì vậy quan niệm xã hội ít nhiều thiếu sự tôn trọng đối với NGV. Trên thực tế GVGĐ vẫn chưa được công nhận là một nghề, chưa được quản lý và đào tạo. Chính vì những đặc thù này, LĐGVGĐ dễ phải đối mặt các nguy cơ như bị mắng chửi, đánh đập, đe dọa, bị lạm dụng sức lao động,

161

Page 162: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

lạm dụng tình dục... nguy cơ không được gia chủ thực hiện đúng thỏa thuận ban đầu về công việc, thời gian, tiền lương,... hoặc các quyền lợi của họ không được đảm bảo, ví dụ như quyền được chi trả một phần bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH), ...

Vì phần lớn người giúp việc xuất thân từ các vùng nông thôn nên khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại vẫn còn hạn chế cho nên thời gian đầu khi đến làm giúp việc nhà họ vẫn còn bỡ ngỡ và chưa quen dẫn đến công việc không được giải quyết thuận lợi, vì vậy, họ cần có sự chỉ bảo từ phía chủ nhà và thời gian thích nghi nên có những trường hợp khi mới quen với công việc thì lại nghỉ làm. Số hộ gia đình tìm được người giúp việc lâu dài và ưng ý chiếm tỉ lệ rất ít, nhìn chung chất lượng lao động vẫn còn thấp. Số người giúp việc qua đào tạo bài bản gần như là rất ít. Độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố dao động từ 15 đến dưới 30 tuổi (chiếm 15%),trên 30 tuổi tới 45 (chiếm 35%).trên 45 đến dưới 60 (chiếm 40%).trên 60 tuổi (chiếm 10%).

*Độ tuổi lao động*Giới tính*Trình độ học vấn của người giúp việc*Yêu cầu thuê người giúp việc qua hợp đồng.Trong cuộc sống hiện đại, con người khá bận rộn với công việc xã hội. Đặc

biệt ở các thành phố lớn như thành phố Vinh thì một số gia đình gặp phải khó khăn trong việc nội trợ, chăm sóc trẻ nhỏ, người già, người ốm yếu và nhiều khi quá sức đối với họ, ảnh hưởng đến năng suất lao động ngoài xã hội. Với số lượng người giúp việc khá đông đảo trên thị trường lao động, các gia đình không quá khó khăn để tìm được người giúp việc. Nhưng trong một số trường hợp người thuê họ khá khó tính trong công việc lựa chọn người làm, thậm chí dổi người làm đến chục lần vẫn không vừa ý. Cũng giống như các ngành nghề khác yêu cầu đối với công việc cần phải đổ mồ hôi công sức, mang tính chuyên nghiệp, kĩ năng tốt. Trong nhịp sống hiện nay đối với nghề giúp việc đòi hỏi một số yêu cầu sau:

-Yêu cầu về phẩm chất-Yêu cầu về kĩ năng

162

Page 163: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

*Mức lương yêu cầu công việc*Đăng kí qua sàn*Mô hình người giúp việc đang được thực hiện và phát triển:Mô hình tích hợp giữa truyền thống và công nghệ, ban đầu cung cấp dịch vụ

giúp việc theo phương thức truyền thống, tư vấn và cung cấp dịch vụ trực tiếp sau đó ứng dụng công nghệ. Có rất nhiều công ty truyền thông cung cấp phần mềm ứng dụng này (VD: viecnha.vn,…) mô hình này sẽ góp phần hạn chế tình trạng “người muốn tìm thì không tìm được, người muốn đến thì không đến được.

Thực hiện đào tạo nghề giúp việc miễn phí. Tiếp tục mở rộng hình thức giúp việc theo giờ để tạo điều kiện cho những đối tượng làm việc bán thời gian như Sinh viên, và những người không có đủ thời gian nhiều để thực hiện công việc lâu dài (tức là ở luôn trong nhà chủ).

Mở rộng mô hình đào tạo người giúp việc chuyên nghiệp. Xây dựng việc đào tạo người giúp việc kiểu mẫu, trong đó dạy về văn hoá ứng xử, các kĩ năng làm việc nhà và xử lí các tình huống khẩn cấp

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC TRONG HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH

3.1.Một số kiến nghị

Phát triển GVGĐ trở thành việc làm bền vững cho người lao động là xu hướng tất yếu để ghi nhận những đóng góp về kinh tế, xã hội của loại hình lao động này trong xã hội. Để đạt được điều đó, cần có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm đưa LĐGVGĐ đang từ “tự phát”, không được đào tạo trở thành chuyên nghiệp và được quản lý. Vì thế, cần thiết triển khai các giải pháp:

+Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các Điều của Mục 5, Bộ luật Lao động 2012

+Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển nghề giúp việc gia đình

163

Page 164: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

+Tăng cường công tác quản lý LĐGVGĐ +Tạo cơ hội được tham gia vào tổ chức đại diện 3.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ  GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH 

TRÊN ĐỊA BÀN  TP.VINH Định hướng phát triển nghề giúp việc gia đình ở Việt Nam Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi

hành một số điều của Bộ luật Lao động với loại hình lao động giúp việc gia đình và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/05/2014

Đào tạo nghề cho lao động giúp việc gia đình trở thành mối quan tâm của không ít nhà đầu tư.

Một số Đề xuất đào tạo nghề giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Vinh

Cần phải thành lập các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp và giới thiệu việc làm cho lao động giúp việc gia đình.

Nội dung chương trình đào tạo+ Về kiến thức và kỹ năngNhững kiến thức và kỹ năng cần thiết sẽ được phân loại theo từng loại hình

lao động giúp việc phổ biến hiện nay, đặc biệt tập trung vào các kiến thức và kỹ năng bị thiếu hụt trầm trọng. Khi đăng kí tham gia vào khóa đào tạo, người lao động có thể lựa chọn học một hay nhiều loại hình giúp việc gia đình.

+ Về thái độDù lao động trong lĩnh vực nào của nghề giúp việc gia đình, người giúp việc

cũng cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung về thái độ làm việc như có trách nhiệm, thật thà trung thực, tôn trọng chủ nhà…

Những tiêu chí về kiến thức, kỹ năng và thái độ này cũng là những tiêu chí để đánh giá cấp chứng chỉ nghề chuyên nghiệp người lao động sau khi hoàn thành khóa học.

+ Các lĩnh vực đào tạo ưu tiên theo loại hình lao độngCách thức tuyển chọn và thu hút học viên

164

Page 165: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Đối tượng học viên: tất cả lao động nữ nông thôn và thành thị (không được có tiền án tiền sự, hoặc dính líu tới các tệ nạn xã hội) có nhu cầu muốn tham gia vào hoạt động giúp việc gia đình.

Để tuyển dụng, sàng lọc học viên, các trung tâm cần phải triển khai hai bước:Xét duyệt hồ sơ xin việc bao gồm sơ yếu lý lịch, chứng nhận sức khỏe, có xác

nhận của xã, phường nơi mình đang sinh sốngPhỏng vấn để kiểm tra thái độ, hành vi-Để thu hút học viên, các trung tâm cần kèm theo các thông tin để học viên

lựa chọn liên quan đến danh mục các việc làm, địa chỉ, loại hình lao động… cũng như các tài liệu khác như hợp đồng, cam kết của chủ nhà về việc thuê lao động…

Thời lượng đào tạoCác khóa học nghề giúp việc thường kéo dài trong vòng hai đến bốn tuần tùy

theo từng loại hình giúp việc, trong đó một phần ba thời lượng đầu tiên là dành cho lý thuyết, số thời lượng còn lại là dành cho thực hành.

Phương pháp đào tạoVề phương pháp, các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp cho lao động giúp

việc nên đào tạo người lao động trên cả hai phương diện là lý thuyết và thực hành, tuy nhiên chú trọng hơn vào phần thực hành

Các trung tâm này cũng cần phải xây dựng những mô hình lớp học chuyên biệt riêng về lý thuyết và thực hành, được trang bị những đồ dùng gia đình hiện đại, phù hợp với cuộc sống hiện nay.

Tổ chức đào tạoCác Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp và giới thiệu việc làm cho lao động

giúp việc gia đình sẽ là nơi đứng ra tổ chức các khóa đào tạo cho người lao động giúp việc về cả kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có khi tham gia hoạt động giúp việc. Những trung tâm này sẽ được đặt ở các huyện còn nhiều diện tích đất trống và gần gũi với phụ nữ nông thôn xung quanh địa bàn thành phố Vinh như huyện Nghi Lộc, huyện Nam Đàn, huyện Hưng Nguyên. Các trung tâm đào tạo này sẽ chịu sự quản lý của Bộ Lao Động, Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Vinh kết hợp

165

Page 166: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ TP.Vinh. Mọi hoạt động của trung tâm đều phải thực hiện đúng theo quy định và pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

Đội ngũ giáo viên sẽ được mời đến từ một số bệnh viện hoặc trường học trên địa bàn thành phố Vinh.

Đánh giá và cấp chứng chỉ đào tạoSau khi kết thúc khóa học, người lao động sẽ có một bài kiểm tra để chứng

thực khả năng của mình trên cả ba phương diện kiến thức, kỹ năng và thái độ để được cấp chứng chỉ nghề chuyên nghiệp. Các trung tâm đào tạo lao động giúp việc cần phải tự đề ra một khung tiêu chí đánh giá cụ thể cho việc cấp chứng chỉ dựa trên những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho từng loại hình giúp việc như đã nói ở trên. Các tiêu chí này phải đảm bảo được yêu cầu bám sát chuẩn đầu ra tay nghề cho từng loại hình giúp việc. .

Các đề xuất có liên quan khác+ Vận động, tuyên truyền cả người sử dụng lao động lẫn người lao động giúp

việc gia đình nhằm giác ngộ nhận thức cho họ, nâng cao tầm quan trọng của nghề giúp việc gia đình.

+ Khuyến khích và thúc đẩy việc xây dựng các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp và giới thiệu việc làm cho người lao động giúp việc gia đình

+ Các cơ quan chức năng cũng cần xem xét để ban hành một văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 27/2014/NĐ-CP nhằm giảm thiểu những rắc rối nảy sinh trong quá trình thi hành luật.

+ Các cơ quan chức năng như Tổng Cục Dạy Nghề, Bộ Lao Động và các cơ quan ban hành pháp luật liên quan cần phối hợp ban hành một quy định cụ thể, rõ ràng về chuẩn đào tạo và chuẩn đầu ra tay nghề cho người lao động giúp việc gia đình.

166

Page 167: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ ANNhóm tác giả: Nguyễn Thị Kim Ngọc

Nguyễn Thị MơĐinh Thị Bích Ngọc

Lớp: 54B4 Luật Kinh tế, 54B2 Luật Kinh tếGiảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Vân Trà

1. Lý do chọn đề tàiGiáo dục pháp luật trong học đường, đặc biệt là trong các trường trung học

phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình một cách vững chắc nhân cách con người, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Hiện nay, những biểu hiện về suy thoái đạo đức cũng như tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông báo động cho gia đình, nhà trường và xã hội. Điều đáng nói là ý thức pháp luật của học sinh ở những cấp học càng cao càng có chiều hướng đi xuống.

Nhìn chung, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Song vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, chương trình giảng dạy pháp luật trong môi trường học đường dẫn đến việc thực thi pháp luật của học sinh chưa đạt kết quả cao.

Chính vì những ý nghĩa trên, chúng tôi chọn đề tài “Tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật trong trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứuTuyên truyền, giáo dục pháp luật đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của

nhiều cơ quan và các nhà khoa học từ trước đến nay. Trong đó có thể kể đến công trình nghiên cứu như:

167

Page 168: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- “Giáo dục pháp luật cho nhân dân” của tác giả Nguyễn Ngọc Minh (Tạp chí Cộng sản, số 10 - trang 34 đến trang 38 được xuất bản năm 1983)

- “Giáo dục ý thức pháp luật để tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa và xây dựng con người mới” của tác giả Phùng Văn Tửu (Tạp chí giáo dục lý luận, số 4 trang 18 đến trang 22 được xuất bản năm 1985).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu trong đề tài mà chúng tôi lựa chọn là giải pháp nâng

cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật trong trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi thực hiện trong tổng thể các quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật trong trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

4. Phương pháp nghiên cứuĐể hoàn thành đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:- Phương pháp thống kê, đưa ra các số liệu về tình hình và sự ảnh hưởng của

hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật tại các điểm trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Phương pháp so sánh, phân tích các quy định của pháp luật liên quan và việc thực thi pháp luật của các chủ thể liên quan.

- Từ đó bằng phương pháp tổng hợp có sự đi sâu tìm hiểu những hạn chế, bất cập và đưa ra các giải pháp, kiến nghị mang tính cấp thiết.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tàiĐề tài góp phần vào việc nhân thức rõ tính đặc thù và thực trạng tuyên truyền,

giáo dục pháp luật hiện nay cho học sinh trường THPT thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức hoạt động thực tiễn của các cơ quan lãnh đạo trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT nói riêng, nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nói chung.

6. Kết cấu của đề tàiBao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội

dung bao gồm 3 chương chính:

168

Page 169: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.Chương 2: Thực trạng hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp

luật trong trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị pháp luật nhằm nâng cao hiệu

quả của hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật trong môi trường trung học phổ thông.

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

1.1. Một số khái niệm, đặc trưng và hình thức cơ bảnTuyên truyền giáo dục pháp luật là một từ ghép giữa “Tuyên truyền pháp

luật” và “giáo dục pháp luật”.1.1.1. Tuyên truyền pháp luật1.1.1.1. Tuyên truyền pháp luật là gì?Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) hay Từ và ngữ Hán Việt

(NXB Từ điển Bách Khoa - 2002) thì "Tuyên truyền là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông quan hình thức nào đó hoặc làm cho mọi người đều biết đến".

1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của tuyên truyền pháp luật- Tuyên truyền pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục trính trị, tư

tưởng.- Tuyên truyền pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng,

thực hiện pháp luật.- Tuyên truyền pháp luật được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác

định - Tuyên truyền pháp luật nhằn truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật giúp

đối tượng được tác động có những hiểu biết nhất định về pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng.

1.1.2. Giáo dục pháp luật1.1.2.1. Giáo dục pháp luật là gì?

169

Page 170: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Theo Từ điển Từ và ngữ Hán - Việt“Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội”.

1.1.2.2. Đặc điểm cơ bản của giáo dục pháp luật- Giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục trính trị, tư

tưởng.- Giáo dục pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng, thực

hiện pháp luật.- Giáo dục pháp luật được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác định

như Chính phủ, Các bộ, ngành Trung ương, UBNB các cấp.1.1.3. Thực thi pháp luật1.1.3.1. Thực thi pháp luật là gì?Có thể khái quát, thực thi pháp luật “là một hoạt động có mục đích làm cho

những quy định của pháp luật đi vào đời sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”.

1.1.3.2. Đặc điểm cơ bản của thực thi pháp luật- Thực thi pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể thực hiện pháp

luật.- Thực thi pháp luật được tiến hành với nhiều chủ thể với nhiều cách thức

khác nhau.1.1.3.3. Các hình thức thực thi pháp luậtTheo quan điểm các nhà khoa học pháp lý thì thực thi pháp luật có 4 hình

thức với mục đích chuyển tải các quy phạm pháp luật đi vào cuộc sống thực tiễn, đó là tuân theo (tuân thủ), thi hành (chấp hành), sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật:

1.1.4. Giải pháp1.1.4.1. Giải pháp là gì?Theo từ điển tiếng Việt, giải pháp “là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ

thể nào đó”.

170

Page 171: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

1.1.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật.

Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật là một loại giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật.

Các giải pháp tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện pháp luật của học sinh, đem lại hiệu quả cao.

1.3. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật- Tuyên truyền bằng miệng- Tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng- Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, các cuộc thi tìm hiểu pháp

luật.- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật.- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình tư vấn pháp luật, hỗ trợ

pháp lý- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VÀ THỰC THI

PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN2.1. Thực trạng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật

trong trường trung học phổ thông hiện nay2.1.1. Tình hình chung về tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại thành phố

Vinh, tỉnh Nghệ AnThời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã được các

cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ý nghĩa, tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

2.1.2. Những mặt tích cực của hoạt động tuyên tuyền, giáo dục và thực thi pháp luật trong trường trung học phổ thông hiện nay

171

Page 172: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

2.1.2.1. Về mặt nội dung- Tuyên truyền, giáo dục các văn bản pháp luật như: Luật hình sự, Luật dân sự,

Luật giao thông đường bộ, Luật phòng chóng ma túy, Luật hôn nhân gia đình,…- Các văn bản hướng dẫn, văn bản dưới luật được tuyên truyền và giảng dạy.- Trang bị tủ sách pháp luật tại các trường học, lớp học là việc làm rất cần

thiết được Nhà trường luôn tạo điều kiện, chú trọng và nâng cao. 2.1.2.2. Về mặt hình thức Tuyên truyền pháp luật:- Cuộc thi an toàn giao thông, phát thanh của trường, câu lạc bộ Thực hành

pháp luật….- Giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh thiếu niên, trong đó

chú trọng đặc biêt vào đối tượng học sinh, sinh viên. - Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền;- Thành lập các câu lạc bộ đội, nhóm, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu

hút sinh viên tham gia như câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin”, nhóm “Bạn giúp bạn”, đội truyền thông lưu động, câu lạc bộ Thực hành pháp luật.

- Tập huấn, nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên, đoàn viêm thanh niên là tuyên truyền viên được mở rộng và hoạt động tương đối hiệu quả.

- Nhà trường đầu tư và chú trọng chu đáo từ nội dung đến cách truyền đạt, như banner, poster

Giáo dục pháp luật- Các nội dung cơ bản: Luật an toàn giao thông, pháp luật về phòng chống ma

túy, các quy định liên quan đến người chưa thành niên phạm tội và tuyên truyền các quy định về an toàn giao thông đường bộ.

2.1.3. Một vài nét hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật trong trường THPT hiện nay

2.1.3.1. Những hạn chế mà hoạt động tuyên truyền cần khắc phục- Hình thức tuyên truyền bằng miệng, lời nói có tính tuyến tính, chỉ đi một

chiều, chưa có sự tương tác hai chiều giữa tuyên truyền viên và học sinh.

172

Page 173: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Phạm vi về không gian giới hạn, khả năng phát ra lời nói trực tiếp và khả năng tập hợp một số đông tại một điểm và thời điểm nhất định, dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh do tâp trung đông người và ở các địa điểm khác nhau.

- Số lượng cuộc thi tổ chức chưa nhiều và chủ yếu chỉ diễn ra cấp tỉnh, không sâu sát vào từng bộ phận trường học.

- Tủ sách pháp luật tại các trường trung học phổ thông chưa thực sự phổ biến, chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bạn học sinh.

2.1.3.2. Thực trạng tại các trường THPT- Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật của nhà trường tương đối hoàn

thiện,dưới các hình thức dễ dàng tiếp cận được với lứa tuổi học sinh THPT. Nhà trường đã nắm bắt rõ tâm sinh lý học sinh THPT để có thể đưa ra các biện pháp kỷ luật và khen thưởng để rèn luyện hoặc khích lệ các em.

- Tuy nhiên tình hình phổ cập pháp luật, sự quan tâm đến pháp luật đối với học sinh THPT chưa thực sự cao, thực trạng bạo lực học đường vẫn còn tồn tại, xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của học sinh trong trường học.

- Thực trạng tuyên truyền pháp luật trong học đường chưa được các tổ chức triển khai mạnh mẽ, chưa có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình với các tổ chức tuyên truyền, giáo dục khác trong cộng đồng.

- Hình thức phối hợp với các tổ chức bên ngoài nhà trường để tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa cao. Công tác triển khai, quản lý và thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục chưa thực sự sâu sát, chuyên sâu, đầu tư để có thể đạt hiệu quả.

2.2. Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật của học sinh trường THPT

2.3.1. Từ phía học sinh các trường THPTHọc sinh ở các trường THPT hầu như còn thiếu kinh nghiệm sống, suy nghĩ

còn hạn chế, nhận thức kém về pháp luật nên dễ bị kích động, dụ dỗ lôi kéo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

2.2.2. Từ phía gia đình học sinh

173

Page 174: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Gia đình giáo dục sai lệch có thể dẫn đến tình trạng một trong số đó hiểu sai về kiến thức pháp luật, thậm chí làm trái với các quy định của pháp luật cho con em họ hoặc xuất phát từ nhận thức của thành viên trong gia đình sai lệch cũng dẫn đến việc con em họ làm theo.

2.2.3. Từ phía Ban giám hiệu Nhà trường, đội ngũ cán bộ giáo viên- Tổ chức và kỉ luật đoàn, đội còn lỏng lẻo, chưa thực sự nghiêm khắc, không

có chiều sâu về nội dung và hình thức mà nặng về thành tích. - Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở các trường chưa đều, chỉ tập

trung phổ biến các văn bản trong nội bộ cơ quan do đó cán bộ công chức chưa góp phần vào công tác tuyên truyền pháp luật.

- Về kinh phí đầu tư cho việc trang bị cơ sở vật chất và hoạt động của công tác giáo dục pháp luật còn hạn chế, việc khai thác tủ sách pháp luật ở trường học còn hạn chế, cán bộ quản lý trường học chưa cập nhật thông tin những văn bản mới thay thế những văn bản đã hết hiệu lực .

2.2.4. Từ các cơ quan chức năng quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

- Chưa tạo ra bước đột phá, chưa thực sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng, trách nhiệm của từng thành viên chưa được phân rõ ràng mang tính hình thức, chưa phát huy được vai trò chủ đạo công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Một số cấp ban ngành chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa quán triệt các văn bản pháp luật cho cán bộ, đảng viên.

- Sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thường xuyên.

2.2.5. Từ những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này

- Sự phức tạp của hệ thống pháp luật (do có quá nhiều các quy định và văn bản pháp luật) sinh ra sự chồng chéo giữ các văn bản luật. Thêm vào đó, pháp luật nước ta thường xuyên có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình mới nên việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cũng gặp phải khó khăn trong việc tìm hiểu và truyền tải nội dung pháp luật mới.

174

Page 175: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

CHƯƠNG 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VÀ THỰC THI

PHÁP LUẬT TRONG TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Nguyên tắc của việc đề xuất giải pháp3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêuMục tiêu giáo dục, tuyên truyền, thực thi pháp luật ở các trường trung học

phổ thông là góp phần giáo dục đạo đức lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử của thế hệ trẻ ngay từ trên ghế Nhà trường, tạo nếp sống, hành động “sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật”, làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam trong đó xây dựng ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý trong nhân dân, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam - đòi hỏi có những con người mới, có tri thức khoa học, có hiểu biết pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật, hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện mà Đảng, Nhà nước và nghành Giáo dục Đào tạo đã đề ra.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.Các giải pháp được đề xuất trong bài nghiên cứu phải xuất phát từ cơ sở lý

luận về các vấn đề cơ bản trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật và trên cơ sở thực tiễn khảo sát thực trạng việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật các THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thiCác giải pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật trong bài

nghiên cứu phải cụ thể, rõ ràng, chính xác, đảm bảo tính thực tiễn, ứng dụng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác này đối với học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng và cả nước nói chung.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

175

Page 176: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vấn đề tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật cho các lực lượng giáo dục

- Nhà nước cần dành tỷ lệ ngân sách thích đáng, đảm bảo kinh phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật về cả phương tiện, trang thiết bị và tài lieu. Các trường học, cán bộ chủ chốt của Nhà trường phải thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới được công bố hoặc thông qua một các đầy đủ.

- Đưa chỉ tiêu thi đua hằng năm, có nội dung kết quả và hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật ở mỗi cơ quan trường học.

- Ban hành quy chế hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên, mỗi đơn vị trường học, cung cấp kịp thời cập nhật thông tin cho đội ngũ này như sổ tay tuyên truyền, các văn bản pháp luật mới, hướng dẫn thi hành văn bản… để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật của Nhà trường.

3.2.2. Lập kế hoạch quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật

Cán bộ quản lý phải nắm bắt được thông tin về tình hình học sinh, thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh…Từ đó, chỉ đạo tổ chức tốt việc giảng dạy nội dung pháp luật trong chương trinh chính khóa môn giáo dục công dân theo quy định của Bộ giáo dục, tích cực phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để phổ biến, giáo dục pháp luật như tổ chức giao lưu, tọa đàm, sinh hoạt câu lạc bộ với chủ đề pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí…

3.2.3. Đổi mới phương thức tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật - Biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phải được đổi mới thường xuyên,

tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đa dạng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật. Lựa chọn nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng theo hướng kết hợp thực tiễn, học đi đôi với hành. 

176

Page 177: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Mở chuyên mục phổ biến pháp luật mới, xây dựng trang cơ sở dữ liệu pháp luật về giáo dục trên website của trường, đảm bảo nội dung sát hợp, chuẩn xác, hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn. Chú trọng tuyên truyền phổ biến pháp luật trên các loại hình báo viết, báo nói, báo hình và báo điện tử.

- Đầu tư trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và phát triển hệ thống loa truyền thanh, đảm bảo cung cấp đủ tài liệu pháp luật phục vụ cho việc phổ biến trên hệ thống loa truyền thanh.

- Thường xuyên phát thanh phổ biến pháp luật cho toàn trường trong giờ nghỉ giải lao giữa buổi, sinh hoạt ngoại khóa.

- Tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tham gia các đợt sinh hoạt chính trị pháp lý được tiếp cận tìm hiểu các hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật.

- Tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các “Câu lạc bộ pháp luật”, Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm”, “Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý”. Tập trung đổi mới hình thức tuyên truyền tại câu lạc bộ theo hướng sinh hoạt pháp luật chuyên đề, trao đổi, giải đáp những tình huống pháp luật thực tiễn.

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật trong Nhà trường.

 - Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải bảo đảm số lượng và chất lượng, phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, từng bước hình thành ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” .

- Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải xác định rõ việc học tập, nghiên cứu pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình.

3.2.5. Xây dựng kế hoạch phối hợp, cơ chế làm việc, chế độ chính sách hợp lý, đảm bảo kinh phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật trong trường học

- Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà trường với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lồng ghép hoạt động nhằm phổ biến pháp luật cho học sinh bao gồm phối hợp chỉ đạo

177

Page 178: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến cập nhật các kiến thức pháp luật mới cho cán bộ, giáo viên,phối hợp tích hợp kiến thức pháp luật vào trường học, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ pháp chế, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Sở Tư pháp phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nghành Giáo dục, xây dựng tài liệu, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức và biện pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nắm vững và thực hiện tốt các quy định pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể.

THỰC TIỄN VỤ KIỆN GIỮA PHI-LÍP-PIN VÀ TRUNG QUỐC VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG TRANH CHẤP HOÀNG

SA GIỮA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Công;

Nguyễn Thị Thanh Tâm;

Nguyễn Thị Mai Sương

Lớp: K54B2 Luật Kinh tế

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Vân Trà

1. Lí do chọn đề tài

Tranh chấp quốc tế đang là vấn đề diễn ra hết sức phức tạp hiện nay. Sự tranh chấp

xảy ra trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội… và đặc biệt là tranh chấp liên

quan đến biên giới, lãnh thổ. Có thể kể đến một số tranh chấp điển hình như: tranh chấp

vùng Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng

giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với Ấn Độ, tranh chấp Trung Quốc – Nhật Bản đối

với quần đảo Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư; tranh chấp quần đảo Falkland/

Malvinas giữa bốn quốc gia Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Argentina. Các vụ tranh chấp

đôi khi được giải quyết nhanh chóng, tuy nhiên cũng có những vụ tranh chấp kéo dài,

khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, việc giải quyết các tranh chấp này còn đòi hỏi những

178

Page 179: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

biện pháp nhất định tùy thuộc vào từng lĩnh vực tranh chấp, vào quan hệ cụ thể giữa các

bên trong tranh chấp.

Việt Nam chúng ta cũng có những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ phức tạp và kéo

dài. Một trong những tranh chấp đang là điểm nóng và nhận được sự quan tâm của các

nước trong khu vực và trên thế giới, là tranh chấp Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung

Quốc. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề Hoàng Sa nói riêng và Biển Đông nói chung

đang có những diễn biến hết sức căng thẳng, luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột bất

cứ lúc nào, việc tìm ra một giải pháp thích hợp, đúng đắn cho vấn đề Hoàng Sa luôn

được quan tâm. Chính vì vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Tranh chấp

Hoàng Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc. Thực tiễn vụ Philippines kiện Trung Quốc và

giải pháp cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng mà đề tài hướng đến chính là vấn đề tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa

giữa Việt Nam và Trung Quốc, thông qua thực tiễn vụ Philippines kiện Trung Quốc để

tìm ra các giải pháp để giải quyết tranh chấp này.

Với đề tài đã chọn, phương pháp tối ưu nhất mà chúng em đã chọn để nghiên cứu

đề tài là phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.

3. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận trong phần nội dung đề tài được chia thành ba

chương chính:

Chương 1: Lý luận chung về tranh chấp quốc tế

Chương 2: Tình hình tranh chấp Hoàng Sagiữa Việt Nam và Trung Quốc

Chương 3: Thực tiễn vụ Philippines kiện Trung Quốc và một số giải pháp cho Việt

Nam

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm tranh chấp quốc tế

Có thể hiểu theo cách chung nhất, tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong

đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có

những yêu cầu hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thỏa thuận được với

179

Page 180: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý

hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau.

1.2. Chủ thể của tranh chấp quốc tế

Chủ thể của tranh chấp quốc tế là chủ thể của luật quốc tế, bao gồm:

- Quốc gia (đây là chủ thể cơ bản và quan trọng nhất của Luật quốc tế)

- Tổ chức quốc tế liên chính phủ (Tổ chức quốc tế)

- Ngoài ra, thực tiễn ghi nhận một thực thể có quyền năng chủ thể trong việc thiếp

lập và tham gia quan hệ quốc tế như các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết,

các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt.

1.3. Phân loại tranh chấp quốc tế

- Căn cứ vào tính chất của tranh chấp:

+ Tranh chấp chính trị

+ Tranh chấp pháp lý

- Căn cứ vào đối tượng tranh chấp:

+ Tranh chấp về biên giới, lãnh thổ

+ Tranh chấp về kinh tế, thương mại

+ Tranh chấp về xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế

- Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tranh chấp:

+Tranh chấp quốc tế thông thường

+ Tranh chấp quốc tế có thể ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế

1.4. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế

* Các biện pháp phi tài phán:

- Đàm phán trực tiếp: là biện pháp cổ điển và phổ biến nhất trong giải quyết các

tranh chấp quốc tế. Thông qua đàm phán, các bên có thể thể hiện lập trường, quan điểm

cũng như yêu sách của mình một cách rõ nhất và trực tiếp nhất.

- Môi giới: là biện pháp mà thông qua đó một bên thứ ba đối với quan hệ tranh chấp

dựa trên những ảnh hưởng, uy tín của mình giúp các bên tranh chấp tiếp xúc, gặp gỡ để

tìm các giải pháp cho quan hệ tranh chấp.

180

Page 181: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Trung gian: cũng là một biện pháp giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên

thứ ba được ghi nhận trong Công ước Lahay năm 1899 và 1907, Điều 33 Hiến chương

Liên hợp quốc,…

- Uỷ ban điều tra: là một hình thức tham gia của bên thứ ba vào quá trình giải quyết

một tranh chấp quốc tế.

- Uỷ ban hòa giải: là biện pháp có tính thể chế nhiều nhất trong số các biện pháp

giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao và cũng là biện pháp thể hiện vai

trò của bên thứ ba rõ nét nhất.

* Các biện pháp tài phán:

- Trọng tài quốc tế: là phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế dựa trên sự thỏa

thuận của các bên, thông qua thủ tục xét xử để đưa ra một phán quyết có giá trị pháp lý

ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Trọng tài quốc tế bao gồm hai hình thức là trọng

tài quốc tế vụ việc và trọng tài quốc tế thường trực.

- Tòa án quốc tế: có thể là những tòa án có thẩm quyền chung, tòa án chuyên ngành,

tòa án mang tính chất khu vực,…Ngoài ra, đã hoặc đang còn tại một số thiết chế tòa án

quốc tế khác như Tòa án Newremmmberg, Tòa án Tokyo xét xử các tội phạm chiến

tranh sau Chiến tranh thế giới thứ hai; Tòa án hình sự xét xử các tội phạm xảy ra tại

Nam Tư cũ…

Trên đây là một số biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế mà các quốc gia có thể

sử dụng để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, mỗi phương pháp có những ưu và nhược

điểm riêng của nó, điều quan trọng là các quốc gia có tranh chấp sẽ sử dụng các biện

pháp này như thế nào để áp dụng vào việc giải quyết tranh chấp của mình sao cho phù

hợp với hoàn cảnh của mình.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

2.1. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các thời kỳ

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có “Núi liền núi, sông liền sông”

với đường biên giới chung mấy ngàn dặm, nhân dân có mối quan hệ mật thiết, gắn bó từ

181

Page 182: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

lâu đời và nhiều nét văn hóa, xã hội tương đồng. Quan hệ láng giềng lâu đời ấy đã trải

qua rất nhiều thăng trầm lịch sử, có lúc gắn bó keo sơn như anh em một nhà, có lúc lại

xảy ra chiến tranh qua lại giữa hai nước đã làm cho quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trở

thành vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp trong suốt quá trình thiết lập quan hệ ngoại

giao.

Trong phần này, nhóm tập trung nghiên cứu quan hệ giữa hai nước trong các thời

kỳ:

- Thời kỳ thứ nhất quen gọi là “thời kỳ Bắc thuộc”, dài khoảng 1000 năm, từ lúc

nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179

trước Tây lịch) cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch

Đằng (năm 938 sau Tây lịch).

- Thời kỳ thứ hai gọi chung là “thời kỳ Đại Việt”, dài 944 năm, từ khi Ngô Quyền

xưng vương (năm 939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công

nhận chủ quyền của Pháp ở đây (năm 1883).

- Thời kỳ thứ ba từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến năm 1991.

Trong thời kỳ này nhóm tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quan hệ hai

nước, đặc biệt là trong thời kỳ 1945 – 1975 thông qua các quan hệ:

+ Quan hệ chính trị, ngoại giao

+ Quan hệ kinh tế, thương mại

+ Viện trợ kinh tế cho Việt Nam

+ Viện trợ về quân sự cho Việt Nam

Trong giai đoạn từ 1975 – 1991 nhóm tập trung nghiên cứu về:

+ Quan hệ kinh tế, thương mại

+ Quan hệ về chính trị, đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước xảy ra

năm 1979 căng thẳng kéo dài suốt một thập kỷ và những ảnh hưởng của cuộc chiến

tranh này, cùng với đó là công cuộc chiếm đóng của Trung Quốc lên một số đảo thuộc

quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

- Thời kỳ thứ tư từ năm 1991 đến nay.

Trong giai đoạn từ 1991 đến nay đề tài nghiên cứu chủ yếu những vấn đề liên quan

đến quan hệ giữa hai nước trên các mặt:

182

Page 183: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

+ Quan hệ về chính trị, ngoại giao

+ Về kinh tế, thương mại và đầu tư

Trong phần này đề tài đã làm rõ những số liệu về quan hệ kinh tế giữa hai nước đặc

biệt là vấn đề xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước, từ đó đưa ra những phân

tích, đánh giá những tác động của Trung Quốc đến cán cân xuất, nhập khẩu của Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay

2.2. Khái quát về Biển Đông và Hoàng Sa

2.2.1. Khái quát về Biển Đông

Đề tài làm rõ những thông số về khu vực Biển Đông và đưa ra những đánh giá về

tầm quan trọng của khu vực biển Đông đối với kinh tế, chính trị, thương mại, quân

sự...của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

2.2.2. Khái quát về Hoàng Sa

Đề tài chủ yếu nghiên cứu về các đảo, nhóm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và tầm

quan trọng của Hoàng Sa trong khu vực cũng như trên thế giới.

2.3. Lịch sử tranh chấp Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc

Đề tài đưa ra các mốc lịch sử dẫn đến tranh chấp qua các năm mà Trung Quốc đã

tiến hành chiếm đóng khu vực này, cũng như đưa ra một số tình hình tranh chấp hiện

nay.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN VỤ KIỆN GIỮA PHI-LÍP-PIN VÀ TRUNG QUỐC

VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

3.1. Quan hệ giữa Philippin và Trung Quốc

Ở phần này nhóm đưa ra các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa hai nước từ khi thiết

lập quan hệ ngoại giao đến nay như:

+ Quan hệ về chính trị

+ Quan hệ về kinh tế, thương mại và đầu tư. Trong lĩnh vực này, nhóm đặc biệt

quan tâm đến những chính sách kinh tế mà Trung Quốc áp đặt đối với Philippines mỗi

khi có các sự kiện tranh chấp giữa hai nước.

3.2. Diễn biến vụ Philippin kiện Trung Quốc

183

Page 184: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Phần này nhóm nghiên cứu các tài liệu được Tòa trọng tài quốc tế đưa ra, các cơ sở

để Tòa thụ lý vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.

3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Về nguyên tắc, cả Việt Nam, Philippines và Trung Quốc đều là thành viên của Công

ước Luật biển 1982, vì vậy Việt Nam hoàn toàn có thể như Philippines, sử dụng cơ chế

giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước để đưa Trung Quốc ra trước Tòa

Trọng tài theo Phụ lục VII. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, việc kiện Trung Quốc ra

trước cơ chế của Công ước Luật biển 1982 không hề dễ dàng. Năm 2006 Trung Quốc đã

đưa ra Tuyên bố theo quy định của Công ước loại trừ thẩm quyền của Tòa Trọng tài đối

với một số vấn đề tranh chấp, trong đó có phân định biển, các hoạt động chấp pháp liên

quan đến nghề cá và nghiên cứu khoa học biển, hoạt động quân sự.

Hơn nữa, Tòa cũng không có thẩm quyền đối với các tranh chấp liên quan đến chủ

quyền, do đây là những vấn đề nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước Luật biển

1982. Thực tế này đòi hỏi bất cứ một quốc gia nào khi muốn đưa Trung Quốc ra Toà

đều phải hết sức khéo léo trong cách nêu vấn đề khởi kiện sao cho các vấn đề này không

rơi vào Tuyên bố loại trừ của Trung Quốc. Philippines hiểu rất rõ vấn đề này và vì thế

trong đơn kiện của mình, Philipines đã chủ động tuyên bố rằng mình không có ý định

đưa các vấn đề chủ quyền hay phân định biển ra trước Toà, đồng thời đã lựa chọn cách

đặt câu hỏi rất khôn khéo để có thể vượt qua được rào cản pháp lý do Tuyên bố của

Trung Quốc dựng nên. Đây là chiến thuật pháp lý rất hợp lý, trong trường hợp Việt

Nam quyết định khởi kiện Trung Quốc, có thể học hỏi.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể học tập từ phía Philipines cách thức tiến hành khởi

kiện khá bài bản và chuyên nghiệp. Toàn bộ quá trình khởi kiện đều được công khai qua

các cuộc họp báo của chính phủ và thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông

đại chúng để tận dụng tối đa sự ủng hộ của dư luận trong nước và quốc tế đối với vụ

kiện của mình.” [4]

Từ vụ kiện giữa Philippines với Trung Quốc, Việt Nam cũng có thể tham khảo các

nội dung khởi kiện của Philippines, có thể nghiên cứu các sự kiện và các tranh luận một

cách thận trọng, đánh giá tiến trình hành động của Philippines. Việt Nam cần phải tiến

hành một nghiên cứu có hệ thống để chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ thông tin cần thiết về

184

Page 185: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

vấn đề này. Đồng thời Việt Nam phải lưu chiểu trên tinh thần hai nước có tình hình

khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau trong mối quan hệ với Trung Quốc, vì thế Việt

Nam nên thận trọng, không sao chép đơn thuần những gì Philippines đã làm và phải tìm

ra cách của riêng mình. Đó cũng sẽ là một trong những nền tảng quan trọng cho những

cuộc tranh biện pháp lý của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực khác như

Liên Hiệp Quốc, ASEAN, Diễn đàn đối thoại Shangri-la…

3.5. Giải pháp cho Việt Nam hiện nay

3.5.1. Đơn phương kiện Trung Quốc như Philippines?

Từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD 981 vào sâu trong vùng đặc

quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều cá nhân, trong đó có cả các học giả, các Đại biểu

Quốc hội đều đề nghị Nhà nước ta nên tiến hành khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc

tế giống như việc Philippines đã làm đối với Trung Quốc hồi tháng 2 năm 2013. Tuy

nhiên việc này sẽ là rất khó khăn bởi lẽ:

Việc Philippines có thể đơn phương khởi kiện Trung Quốc là dựa trên việc thủ tục

giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho phép Tòa trọng tài quốc tế về luật biển thụ lý

một số vấn đề liên quan đến việc giải thích UNCLOS cho tranh chấp biển và thềm lục

địa, mặc dù Trung Quốc đã bảo lưu theo Điều 298 của UNCLOS qua đó loại trừ thẩm

quyền xét xử của cơ quan tài phán đối với 4 loại tranh chấp đó là các vấn đề liên quan

đến các tranh chấp về phân định biển; tranh chấp về danh nghĩa lịch sử và vịnh lịch sử;

tranh chấp về việc thực thi luật pháp liên quan đến nghề cá và nghiên cứu khoa học biển

trong vùng đặc quyền kinh tế; tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự và các

tranh chấp đang được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét; và cho dù Trung Quốc

có vắng mặt. Nhưng những vấn đề đó không bao gồm phân xử chủ quyền đối với

đảo.Vì vậy, không nước nào có thể dùng thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS để

đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo.

Bên cạnh đó, ngoài thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS hiện nay không có

cách nào khác để chúng ta đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo

ngoài một thiết chế tài phán nữa đó là khởi kiện tại Tòa án Công lý quốc tế, đây là cơ

quan xét xử chính của Liên hợp quốc, có chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc

gia, trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế.

185

Page 186: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Đối với vấn đề chủ quyền, Tòa chỉ có thể thụ lý nếu tất cả các bên chấp nhận thẩm

quyền của Tòa, có ba phương thức cơ bản để xác định thẩm quyền của Tòa trong việc

thụ lý và giải quyết vụ tranh chấp được đệ trình ra trước Tòa:

Thứ nhất, chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc. Trong trường hợp phát

sinh tranh chấp, các quốc gia liên quan sẽ ký một thỏa thuận đề nghị Tòa xem xét giải

quyết tranh chấp giữa họ. Trong thỏa thuận này, các quốc gia nêu rõ đối tượng tranh

chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền của tòa, phạm vi luật áp dụng.

Thứ hai, chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế. Thẩm

quyền của Tòa có thể được xác lập thông qua các điều khoản đặc biệt trong các hiệp

ước song phương hoặc đa phương mà trong các điều khoản đó các quốc gia thừa nhận

trước thẩm quyền của Tòa.

Thứ ba, tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa. Theo phương

thức này, khi các quốc gia tranh chấp có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm

quyền của Tòa và các tuyên bố của họ đồng thời có cùng phạm vi hiệu lực đối với một

tranh chấp thì Tòa có thẩm quyền xét xử tranh chấp đó. Các tuyên bố đơn phương được

đưa ra trên cơ sở ý chí của quốc gia đưa ra tuyên bố.

Vì vậy, hiện nay chưa có điều kiện để ra tòa về vấn đề chủ quyền đối với đảo. Điều

Việt Nam cần làm là công khai yêu cầu Trung Quốc ra tòa.Mặc dù Trung Quốc sẽ

không chấp nhận, điều đó sẽ cho thế giới thấy Trung Quốc là bên sợ lẽ phải và cản trở

việc giải quyết tranh chấp.

Một điểm khác nữa ở đây giữa Việt Nam và Phillippines nữa rõ ràng là về mối quan

hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn khác so với mối quan hệ giữa Phillippines

và Trung Quốc.

Về mặt kinh tế, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện

này với tổng thương mại hai chiều đạt khoảng 50 tỷ USD năm 2015 . Như đã phân tính

ở phần trên thì Trung Quốc vốn là quốc gia có tiếng sử dụng các biện pháp bằng thương

mại, kinh tế như: áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc đưa ra các ưu đãi đặc biệt cho

đối phương để bảo vệ lợi ích quốc gia như việc vụ việc của Philippines hay vụ ngày

7/9/2010, Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc khi tàu đánh cá của ông này

va chạm với hai tàu tuần tra của Nhật Bản tại hòn đảo tranh chấp Sensaku/Điếu ngư

186

Page 187: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

nằm giữa Okinawa và Đài Loan. Sau đó ít ngày, New York Times đưa tin Trung Quốc

đã ra lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm vào Nhật Bản từ 21/9; hoặc một ví dụ điển hình về

việc nước này ưa thích dùng kinh tế để gây ảnh hưởng chính trị là khi Hội đồng Nobel

Na Uy quyết định trao giải Nobel Hòa bình 2010 cho ông Lưu Hiểu Ba, một người đang

thụ án tù ở Trung Quốc. Khi thông tin này được công bố, Trung Quốc ngay lập tức triệu

tập đại sứ Na Uy đến để phản đối. Họ cũng cảnh báo việc này có thể làm tổn hại đến

mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Oslo. Trong nhiều tháng sau đó, Trung Quốc gần như

đóng băng mọi thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Na Uy và áp đặt lệnh kiểm tra

nghiêm ngặt với sản phẩm cá hồi nhập khẩu từ nước này. Vì thế, lượng cá hồi từ Na Uy

xuất sang Trung Quốc đã giảm tới 60% trong năm 2011. Trong khi đó, nhu cầu từ thị

trường Trung Quốc lại tăng 30%... Từ trường hợp của Philippines, Nhật Bản hay Na Uy

không khó để hình dung Trung Quốc cũng có thể có những động thái đáp trả tương tự

cho Việt Nam trong trường hợp Việt Nam khởi kiện. Tất nhiên, về trung hạn và dài hạn,

đó sẽ là cơ hội để Việt Nam hướng đến những bạn hàng bình đẳng hơn, với cán cân

thương mại thăng bằng hơn cho Việt Nam, ví dụ như Hoa Kỳ, EU; giảm sự phụ thuộc

về kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ có cơ hội và ý

chí để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc như

quản lý chặt chẽ các dự án FDI liên quan đến Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu như quan hệ

song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm tới 19% tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu của Việt Nam thì ngược lại, đối với Trung Quốc, thị trường Việt Nam chỉ chiếm

1,25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc chiếm

hơn 10% giá trị xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó thị trường Việt Nam chỉ chiếm

1,8% giá trị xuất khẩu của Trung Quốc. Do đó, nếu có bỏ đi thị trường Việt Nam thì

Trung Quốc cũng chỉ bị ảnh hưởng rất nhỏ, nhưng rời bỏ thị trường với khoảng 1,35 tỷ

dân với tiềm năng phát triển thương mại hàng đầu thì lại không phải là thiệt hại nhỏ cho

ngành xuất khẩu của Việt Nam. Trước mắt, trước thái độ kiên quyết của Việt Nam trong

các sự kiện xảy ra gần đây, Trung Quốc đã không ngần ngại đưa ra các lời đe dọa và

bước đầu thực hiện một số biện pháp về kinh tế, do đó, bất cứ một biện pháp trừng phạt,

cấm vận kinh tế nào từ phía Trung Quốc cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến

nền kinh tế của nước ta hiện chỉ vừa thoát khỏi suy thoái. Các hoạt động quân sự leo

187

Page 188: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

thang trên thực địa cũng sẽ luôn đặt chúng ta trong tình trạng cảnh giác cao độ, và phải

luôn tìm cách đối phó kịp thời để tránh các đụng độ nghiêm trọng hơn về quân sự hoặc

thậm chí chiến tranh nổ ra.

Nói như thế không có nghĩa rằng chúng ta luôn coi trọng vấn đề phát triển kinh tế,

luôn giữ tình hữu nghị với Trung Quốc, coi trọng tình hữu nghị Trung Quốc – Việt Nam

mà bỏ qua tất cả. Rõ ràng như vậy một giải pháp tài phán đối với vấn đề Hoàng Sa nói

riêng và toàn bộ các tranh chấp trên Biển đông nói chung là hoàn toàn có thể nếu tất cả

các giải pháp khác không đem lại kết quả.

3.5.2. Đàm phán?

Ở thời điểm hiện tại, đàm phán có lẽ là một giải pháp tối ưu cho Việt Nam để bảo

vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa nói riêng và Trường Sa trước các quốc gia và

vùng lãnh thổ khác như: Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan. Sở dĩ

như vậy là vì các lí do sau:

- Xuất phát từ thẩm quyền của Tòa án quốc tế, Việt Nam khó có thể khởi kiện các

bên tranh chấp (đặc biệt là Trung Quốc) ra Tòa án quốc tế, bao gồm: Tòa án quốc tế

(ICJ), Tòa án Quốc tế về Luật biển và Tòa án đặc biệt… để yêu cầu giải quyết các tranh

chấp trên Biển Đông.

- Các biện pháp phi tài phán khác ngoài đàm phán như thương lượng; môi giới,

trung gian, hòa giải; ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải quốc tế; trong khuôn khổ các tổ

chức quốc tế và biện pháp ngoại giao công chúng cũng là những biện pháp quan trọng

trong quá trình giải quyết tranh chấp, song chúng chỉ là một trong các biện pháp bổ trợ

cho biện pháp đàm phán mà thôi. Thực tế thống kê về các vụ tranh chấp biển, thì chưa

có vụ tranh chấp nào chỉ sử dụng đơn thuần một trong các biện pháp trên.

Trong khi đó, việc sử dụng biện pháp đàm phán (có thể là song phương hoặc đa

phương) trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông sẽ làm sáng tỏ những bất

đồng, là cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để các bên tranh chấp bày tỏ quan điểm, lập

trường, yêu sách của mình về vấn đề tranh chấp và cùng nhau thương lượng, nhượng bộ

để giải quyết. Hơn thế nữa, trong quá trình đàm phán sẽ giúp Việt Nam hoàn toàn kiểm

soát được nội dung, thủ tục và tiến trình giải quyết tranh chấp mà không bị cuốn vào

quá trình tố tụng kéo dài. Và trong khi vấn đề chủ quyền giữa các quốc gia trên biển

188

Page 189: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

chưa được giải quyết triệt để thì sử dụng biện pháp đàm phán để giải quyết là một trong

những hướng đi đúng đắn giúp Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế, từ đó

có thể xây dựng các đối sách phù hợp đồng thời có thời gian củng cố thêm cơ sở pháp lý

để bảo vệ quan điểm chính đáng của mình và phản bác những lập luận, yêu sách sai trái

của đối phương.

“Để biện pháp đàm phán mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giải quyết

tranh chấp, chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:

Một là, cần tôn trọng các nguyên tắc, tuân thủ quy định của pháp luật quốc tế một

các đúng đắn, phù hợp dù muốn hay không, luật pháp hiện hành đóng vai trò chi phối

trong việc giải quyết vấn đề phân định ranh giới biển là Công ước của Liên Hợp quốc

về Luật Biển năm 1982.

Hai là, việc đàm phán cần được tiến hành hết sức linh hoạt dựa trên điều kiện thực

tế của việc giải quyết tranh chấp, không nên giữ quan điểm cứng nhắc. Trong các cuộc

đàm phán để tiến tới giải pháp phân định cuối cùng, nếu cần thiết và dựa trên sự đồng ý

của các bên, Việt Nam có thể cùng các nước lựa chọn tiến hành các biện pháp tạm thời

theo tinh thần của Điều 74, Điều 83 Công ước Quốc tế về Luật Biển.

Ba là, vận dụng và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ việc phân định biển của các

nước khác, cần phải nhận rõ những thách thức, nắm bắt đúng thời cơ để vận dụng cho

phù hợp với hoàn cảnh thực tại.

Bốn là, khẩn trương nhưng không chủ quan, nóng vội trong đàm phán phân định

biển để có thể tận dụng hết mọi khả năng cũng như cơ hội mà mình có được.

Năm là, thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao cũng

như các cấp của hai nước, tăng cường mối quan hệ và hiểu biết lẫn nhau để có thể thông

cảm và tạo điều kiện thuận lợi cùng nhau đi đến thống nhất chung.

Sáu là, tích cực tham gia vào các vòng đàm phán song phương cũng như đa phương

để tìm kiếm các giải pháp hòa bình giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông .

Bảy là, do hoàn cảnh hiện nay các nước khu vực Biển Đông đều có lợi ích từ vùng

biển này nên trong đàm phán cần biết cân đối lợi ích giữa các bên để có thể đem đến

một sự công bằng tương đối cũng như bảo vệ được lợi ích hợp pháp của quốc gia mình.

189

Page 190: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Tám là, trong đàm phán cần có lập trường vững vàng cũng như thái độ rõ ràng, dứt

khoát để kiên quyết phản đối những hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và

quyền tài phán của các quốc gia.

Chín là, cần thỏa thuận các điều khoản là chế tài ràng buộc nghĩa vụ pháp lý của các

bên tham gia ký kết nhằm giúp các điều ước đó thực hiện và có ý nghĩa cũng như giá trị

thật sự trên thực tế.”[4]

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tận dụng tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực như

Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á, ARF… nhằm tranh thủ công

luận quốc tế cho một cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc. Thiếu sự hỗ trợ tinh

thần và pháp lý của cộng đồng quốc tế sẽ khiến khả năng chấp nhận của Trung Quốc

trên bàn đàm phán song phương vốn đang khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.

Bên cạnh diễn đàn ASEAN và các nỗ lực hướng tới một bộ quy tắc ứng xử chung

(COC), Việt Nam cần kiên nhẫn duy trì các kênh đối thoại cấp cao, kênh trao đổi thông

tin chính thức của Nhà nước để tiếp tục trao đổi thảo luận, và trước mắt là tìm ra các

biện pháp quản lý xung đột tạm thời như tạm dừng các hoạt động có tính chất khiêu

khích trong khu vực tranh chấp, phi quân sự hóa tại các thực thể đảo và một số cơ chế

tạm thời nhằm giải quyết các tranh chấp nghề cá.

Cuối cùng, cần đặc biệt lưu ý đến quá trình chuẩn bị hồ sơ đàm phán, nhất là hồ sơ

pháp lý một cách đầy đủ, chặt chẽ, khách quan, khoa học… nhằm có đủ luận cứ, luận

chứng để bảo vệ các quan điểm chính đáng của mình và phản bác những lập luận, yêu

sách sai trái của đối phương.

190

Page 191: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Công ước quốc tế Luật biển năm 1982

[2] Lê Thị Hoài Ân (Chủ biên) 2014, “Giáo trình Công pháp quốc tế”, Nxb Đại học

Vinh, tr.308 – 316;

[3] Đặng Công Ngữ, “Kỷ yếu Hoàng Sa”, Nxb Thông tin và truyền thông, Đà Nẵng

tháng 01/2012;

[4] Nguyễn Ngọc Lan, “Đàm phán là giải pháp tối ưu cho vấn đề Biển Đông”;

[5] Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), “Quan hệ Trung Quốc Việt Nam giai đoạn

1950 – 1975”, Viện khoa học xã hội, tr.14-21

[6] Nghiên cứu của Bộ quốc phòng Pháp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

[7] Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Tổng quan

về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, http://www.vnemba.org.cn/vi/nr050706234129/

[8] Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2011, 2012, 2013,

2014

[9] Hà Thu, “Những cuộc chiến thương mại thù nghịch của Trung Quốc”,

27/7/2012, <http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/nhung-cuoc-chien-thuong-

mai-thu-nghich-cua-trung-quoc-2721410.html>

[10,11,12,13]Arbitration between the Republic of the Philippines and the People’s

Repulic of China,The Hague, 13 July 2015; 3 June 2014; 17 December 2014; 7 June

2015;

[14] China–Philippines relations - Wikipedia, the free encyclopedia,

https://en.wikipedia.org/wiki/China%E2%80%93Philippines_relations

[15]¬ Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China

[www.fmprc.gov.cn]

[16] https://en.wikipedia.org/wiki/China%E2%80%93Philippines_relations

[17] Archive.pca-cpa.org;

191

Page 192: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI GIÁO TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN

LÂN CẬN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nhóm tác giả: Nguyễn Đặng Cẩm Nhung

Bùi Thị Dịu Hiền

Lê Thị Thu Thương

Lớp: 56B1LKT, 56B6LKT, 56B5LH

Giảng viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Thị Phương Thảo

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau 30 năm đổi mới, hoạt động xuất bản sách ở nước ta có những bước phát triển

nhanh, toàn diện và đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Trong công cuộc đổi mới

hiện nay, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, hoạt động xuất bản

sách càng có vị trí, vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị tư tưởng, giáo dục và

đào tạo, phát huy nguồn lực con người, xây dựng và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,

công bằng, văn minh. Sách và xuất bản phẩm ở nước ta hiện nay có nội dung ngày càng

phong phú và đa dạng, nhiều ấn phẩm có chất lượng cao, được phát hành rộng khắp trong

và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng tâm hồn, bản lĩnh con người Việt

Nam, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và làm giàu

thêm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tuy nhiên, trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta, hoạt động xuất bản đang

phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của mặt trái cơ chế thị trường và tình trạng

thương mại hóa chaỵ theo lợi nhuận đơn thuần. Tình trạng in lậu chưa được ngăn chặn

kịp thời và xử lý nghiêm minh. Đó không chỉ là hoạt động phạm pháp, xâm hại đến lợi

ích chính đáng của các cơ quan xuất bản, của tác giả, mà nó còn tác động tiêu cực đến

đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, an ninh và trật tự xã hội.

192

Page 193: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, công nghệ in ấn ngày càng phát

triển đem lại nhiều tiện ích cho đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ in

ấn này vào việc in lậu sách, photocopy sách tràn lan hiện nay đã và đang vi phạm

nghiêm trọng đến pháp luật về quyền tác giả. Thực tế cho thấy, “sách photo có rất nhiều

loại nhưng chủ yếu là sách giáo trình và sách chuyên ngành. Những cuốn sách

photocopy được tính giá theo số lượng trang sách. Theo đó, sách sẽ có giá trung bình từ

300 - 500 đồng/trang khổ A4. Bởi vậy, giá sách sao chép lại vẫn rẻ hơn giá sách gốc rất

nhiều lần. Thậm chí, những cuốn sách chung về lý luận và cơ sở ngành được photocopy

sẵn, chất thành đống, bày bán với số lượng lớn. Mỗi cuốn giáo trình được sao chép lậu

và bán với giá thấp hơn từ 3 - 4 lần, nếu được bán cho hầu hết sinh viên các trường thì

sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà xuất bản cũng như tác giả cuốn sách. Ngoài lợi ích kinh tế

bị ảnh hưởng, điều này đang vi phạm bản quyền và vi phạm luật sở hữu trí tuệ.

Trong thời gian gần đây, hoạt động buôn lậu sách có chiều hướng gia tăng, diễn

biến tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của các nhà xuất bản, cơ sở

in, phát hành sách, tác giả và người đọc sách, gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã

hội. Thực tế này diễn ra “sôi động” và phổ biến nhất ở xung quanh các trường đại học,

cao đẳng. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do nhu cầu của sinh viên đối với

tài liệu học tập tăng cao, đặc biệt là giáo trình, trong khi đó việc cung cấp tài liệu học

tập của thư viện còn hạn chế, chi phí sinh hoạt tăng cao, tài chính của sinh viên hạn hẹp,

ý thức sử dụng sách bản quyền của sinh viên còn thấp, sự quản lý nhà nước đối với hoạt

động photocopy, in ấn kém hiệu quả, v.v..

Nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng vi phạm bản quyền đối với giáo trình ở nước ta

hiện nay, việc nghiên cứu đề tài “Bảo hộ quyền tác giả và thực trạng xâm phạm quyền

tác giả đối với giáo trình trên địa bàn lân cận trường Đại học Vinh” có ý nghĩa cả về

mặt lý luận và thực tiễn.

2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bảo hộ quyền tác giả, vi phạm quyền tác giả đối

với sách giáo trình trên địa bàn lân cận trường Đại học Vinh.

193

Page 194: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn lân cận trường Đại học Vinh trong thời gian

nghiên cứu từ tháng 9/2015 đến 3/2016

Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích, phân tích

tài liệu thứ cấp, tổng hợp, định lượng, định tính

3. Kết cấu đề tài

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả.

Chương 2: Xâm phạm quyền tác giả đối với sách giáo trình trên địa bàn lân cận

trường Đại học Vinh.

Chương 3: Giải pháp để nâng cao hiệu quản bảo hộ quyền tác giả và khắc phục tình

trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách giáo trình trên địa bàn lân cận trường Đại

học Vinh

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

1.1. Khái niệm quyền tác giả và đặc điểm

Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp.

Còn về khái niệm pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo

vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác

phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bổ sung 2009, khái niệm quyền tác

giả được quy định rõ ràng tại khoản 2 điều 4: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá

nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Quyền tác giả là một loại quyền sở hữu trí tuệ, có những đặc điểm cụ thể như sau:

- Đối tượng của quyền tác giả được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung

và giá trị nghệ thuật

- Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm

- Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động

1.2. Đối tượng quyền tác giả

Điều kiện bảo hộ tác phẩm

194

Page 195: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

- Tác phẩm luôn mang tính sáng tạo

- Tác phẩm được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định

- Tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học

Các loại tác phẩm được bảo hộ

Các loại tác phẩm được bảo hộ bao gồm: tác phẩm thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc

kí tự; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác

phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc.

1.3 .Nội dung quyền tác giả

Quyền tác giả bao gồm : quyền nhân thân và quyền tài sản

Quyền nhân thân là quyền mang yếu tố tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm và về

bản chất luôn gắn liền với chủ thể nhất định không thể dịch chuyển được, tuy nhiên có

quyền nhân thân nhưng lại là cơ sở để thực hiện quyền khác về tài sản.

Do đó quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền

nhân thân gắn với tài sản.

Quyền tài sản bao gồm các quyền: làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước

công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông

tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác

phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả và trường hợp hạn chế quyền tác giả

Các hành vi xâm phạm theo Điều 28 Luật SHTT được liệt kê như sau:

- Xâm phạm quyền nhân thân

- Xâm phạm quyền tài sản

* Các trường hợp hạn chế quyền tác giả

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả

tiền nhuận bút, thù lao được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ

195

Page 196: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ XÂM PHẠM

QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SÁCH GIÁO TRÌNH

TRÊN ĐỊA BÀN LÂN CẬN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

2.1. Khái quát về thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù pháp luật Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hay các

chế định để bảo vệ quyền lợi cho tác giả, hoạt động kiểm tra xử lí hành vi vi phạm pháp

luật được nâng cao hơn, tuy nhiên hiện tượng các cá nhân, tập thể vô tình hoặc cố ý lợi

dụng những kẽ hở trong luật để chuộc lợi vẫn diễn ra phổ biến, xâm phạm quyền tác giả

trên nhiều lĩnh vực như phần mềm máy tính, Internet, báo chí, xuất bản, điện ảnh, công

nghệ... đặc biệt là hiện tượng photocopy các ấn phẩm, tác phẩm, sách in một cách tràn

lan mà không được sự đồng ý của tác giả, rồi sử dụng vào mục đích kinh doanh

2.2. Thực trạng của xâm phạm quyền tác giả đối với giáo trình trên địa bàn lân

cận trường đại học Vinh

2.2.1. Khái quát Trường đại học Vinh

Trường Đại học Vinh, là một trong 17 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt

Nam, một trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ

lớn của khu vực Bắc miền Trung và cả nước, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi

mới.

Trường ĐH Vinh hiện gần 1000 cán bộ, công chức, trong đó có 700 cán bộ giảng

dạy, 300 cán bộ hành chính. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH

Vinh đã đào tạo được 70.300 giáo viên, cử nhân khoa học, kỹ sư, trong đó hệ đại học

chính quy là 29.700 người ở 53 tỉnh, thành phố trong cả nước và nhiều nước trong khu

vực (chủ yếu là Trung Quốc, Lào, Thái Lan,...).

2.2.2 . Thực trạng của xâm phạm quyền tác giả đối với giáo trình trên địa bàn lân

cận trường đại học Vinh

196

Page 197: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Dường như, trong 10 sinh viên thì cả 10 sinh viên đều sử dụng giáo trình photo, ít

nhất là một quyển.Giáo trình photo được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến.Chính

vì nhu cầu sử dụng sách photo quá nhiều của sinh viên đã làm các cửa hàng kinh doanh

dịch vụ photocopy mọc lên ngày càng nhiều, bất chấp mọi quy phạm pháp luật để đạt

được lợi nhuận cao, và từ đó, khi có nguồn cung cấp phổ biến và rộng lớn như vậy, sinh

viên lại càng sử dụng giáo trình này. Điều này như một chuỗi vòng kết nối có mối quan

hệ qua lại với nhau, để từ đó, thực trạng xâm phạm quyền tác giả càng thêm nặng nề,

trầm trọng.

Vì nhu cầu của sinh viên cần phải có đầy đủ thông tin để học nên những quyển giáo

trình photocopy đều đầy đủ 100%. Nếu các cửa hàng photo chỉ photo một nửa hay một

phần ba quyển giáo trình thì sinh viên sẽ không mua, lợi nhuận sẽ không có.Nhiều cửa

hàng photocopy đã quảng cáo thương hiệu của mình bằng cách in tên cửa hàng lên các

bìa giáo trình, họ đã thay thế tên tác giả, tên nhà xuất bản mà thay vào đó là tên cửa

hàng của mình làm phương hại nghiêm trọng đến việc khai thác tác phẩm.

Qua một vài câu chuyện với một vài chủ cửa hàng photocopy, họ vẫn biết về luật

pháp, về việc họ xâm phạm quyền tác giả một cách nghiêm trọng.Có người hiểu rõ, có

người chỉ biết một vài điều khoản. Nhưng họ vẫn bất chấp luật pháp để kinh doanh, bởi

vì lợi nhuận kinh tế rất cao.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền tác giả một cách tràn lan trên

địa bàn lân cận đại học Vinh nói riêng và cả nước nói chung

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với giáo trình ở địa

bàn lân cận trường đại học Vinh cũng như cả nước đều có nhiều nguyên do giống nhau,

tương tự nhau.

Thứ nhất là vì dịch vụ photocopy phát triển rất nhanh và tràn lan, quy mô nhỏ lẻ,

hầu hết các giao dịch đều nhỏ nên không có chứng từ, biên lai nên việc nắm bắt tình

hình sản xuất kinh doanh của các cửa hàng photocopy rất khó khăn

Thứ hai vì lợi ích kinh tế.Các chủ cửa hàng photocopy vì muốn có nhiều lợi nhuận

cao nên không bỏ mọi cơ hội để làm giàu, tiếp cận thị hiếu của khách hàng. Còn học

197

Page 198: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

sinh, sinh viên cũng vì kinh tế eo hẹp, khó khăn, muốn tiết kiệm tiền. Sách photo

thường rẻ hơn gấp đôi, thậm chí gấp ba lần sách in nên nhiều người đã chọn sách photo

Thứ ba, thư viện nhà trường không đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên

Thứ tư vì việc đưa luật vào cuộc sống còn nhiều khó khăn vì nhiều nguyên nhân,

thủ tục phức tạp, chủ thể quyền không hiểu hết Luật

Thứ năm, vẫn chưa có công tác tuyên truyền pháp luật về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là

về quyền tác giả trong các trường học, các trường đại học, hay ở địa phương để người

dân có thể nắm bắt được các quy định của pháp luật, để hiểu rõ hậu quả của xâm phạm

quyền tác giả.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢN BẢO HỘ

QUYỀN TÁC GIẢ VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG XÂM PHẠM

BẢN QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SÁCH GIÁO TRÌNH

TRÊN ĐỊA BÀN LÂN CẬN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

3.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động in ấn,

photocopy

+ Cần nâng cao hoạt động quản lí chặt chẽ về cấp giấy phép hoạt động, quy mô hoạt

động, số lượng cửa hàng photocopy hoạt động

+ Cần tổ chức những lớp tập huấn để phổ biến, truyền dạy một cách cụ thể, dễ hiểu

nhất các quy phajm pháp luật về quyền tác giả cũng như hậu quả của việc xâm phạm

quyền tác giả

+ Thường xuyên kiểm tra và xử phạt những cửa hàng kinh doanh photocopy trái

pháp luật

+ Các tác giả, chủ sở hữu cần lên tiếng để bảo vệ tác phẩm của mình, ngăn chặn các

hành vi xâm phạm quyền tác giả.

+ Kiểm soát cả những người photocopy.

3.2. Một số giải pháp khác

3.2.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với bảo vệ quyền tác giả

- Mỗi sinh viên cần nhận thức đúng và đầy đủ về giá trị của sách in, những ưu điểm

mà sách in mang lại cho học sinh, sinh viên trên các mặt trong học tập

198

Page 199: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

- Cần thêm môn Luật sở hữu trí tuệ vào khung chương trình tất cả các chuyên ngành

để sinh viên có thêm nhiều nhận thức sâu sắc về sở hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả.

3.3.2. Một số kiến nghị đối với trường đại học Vinh

+ Cần phải bổ sung thêm các giáo trình cũng như những tài liệu liên quan đầy đủ

với số lượng sinh viên và cập nhật những giáo trình mới hằng năm..

+ Giới hạn số lượng giáo trình sinh viên mượn là 10 cuốn để sinh viên có thể mượn

đầy đủ số giáo trình cần học

+ Có thể hỗ trợ giáo trình cho sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh

đặc biệt như cho sinh viên mượn đầy đủ giáo trình

+ Thêm thời gian phục vụ sinh viên, có thể kéo dài đến buổi tối để sinh viên có

thêm thời gian tự học

+ Xử phạt nghiêm khắc những trường hợp bán giáo trình photocopy tại giảng đường

+ Trường học chủ động trích dẫn, dán các quy định của pháp luật liên quan đến

hoạt động photocopy ngay tại thư viện của trường, tại nơi đặt máy photocopy để không

những học viên, sinh viên mà ngay cả nhân viên thư viện thấy được nghĩa vụ bảo vệ

quyền tác giả.

199

Page 200: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội

2. Lê Nết, Tập bài giảng Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia

thành phố Hồ Chí Minh.

3. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bổ sung 2009, Nhà xuất bản

Tư pháp.

4. Công ước Berne.

5. Hiệp định Việt-Mỹ.

6. Thỏa ước TRIPS.

7. Hiệp định Việt - Thụy Sĩ.

8. Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ.

9. Nghị định 100/2006/NĐ-CP.

10. Nghị định 85/2012.

11. Nguyễn Mạnh Bách, Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Giao thông vận tải.

12. Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, NXB Tư pháp.

13. Trần Hoài Nam, Chỉ dẫn áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Tư

pháp.

14. Phạm Thị Thúy Liễu, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Đại

học Vinh.

15. An Du, Bài báo Quyền tác giả đang bị xâm phạm nghiêm trọng

trong lĩnh vực photocopy.

16. Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Thị Bích Ngọc,

“Về quyền photocopy tác phẩm trong môi trường giáo dục”, Tạp chí Khoa học

pháp luật, số 2(39)/2007.

200

Page 201: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN KHẢO SÁT SINH

VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Nhóm tác giả :Nguyễn Văn Tuấn-55B1-luật học

Nguyễn Cảnh Đa-55B7-luật học

Lê Mạnh Trung-55B3-luật học

Lê Thị Kiều Ly-55B1-luật học

Trần Thị Hương Quỳnh-55B2- Luật kinh tế

GV hướng dẫn: GV.Th.S Nguyễn Văn Đại

1.Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của giao thông đường bộ là biểu hiện tiến bộ của nhân loại,nhưng

một trong những mặt trái của nó là tình trạng mất ATGT và TNGT.TNGT đang là vấn

đề nhức nhối mà báo đài đang hằng ngày,hàng giờ đề cập tới.

Đối với sinh viên,hằng năm TNGT đã làm mất đi cơ hội đến trường của nhiều

sinh viên và gây ra tổn thất không nhỏ không những đối với cá nhân người bị nạn mà

còn liên quan đến gia đình,bạn bè và nhà trường thậm chí là sự phát triển của đất nước

bởi sinh viên là lực lượng lao động trẻ trí thức quan trọng chưa nhận thức đúng về một

điều đơn giản tự giác hay không tự giác tuân thủ trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Với mong muốn người trẻ tuổi trong nhà trường nhận thức đúng, và chấp hành

nghiêm chỉnh luật ATGT đường ,mang lại hình ảnh đep về người sinh viên ,biết tuân

thủ luật giao thông đường bộ,biết nhường đường có văn hóa,có ý thức khi tham gia giao

thông.

Mặt khác, việc nghiên cứu hành vi tham gia giao thông sẽ giúp cho chúng ta có

cái nhìn hoàn thiện về nhân cách của người quen.Xuất phát từ ý tưởng này chúng tôi

chọn đề tài: “Thực trạng về hành vi tham gia giao thông của thanh niên ở Việt Nam

từ thực tiễn khảo sát đối với sinh viên Trường Đại học Vinh”

2.Mục đích nghiên cứu:

201

Page 202: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

-Làm rõ thái độ của sinh viên các trường đại học trên cả nước nói chung và

sinhviên trường đại học Vinh nói riêng, đối với việc chấp hành luật giao thông đường

bộ khi tham gia giao thông, chỉ ra thực trạng của vấn đề.

- Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao nhận thức

và điều chỉnh hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông của sinh viên, hạn chế những

sai phạm đáng tiếc xảy ra.

3.Nhiệm vụ.

- Làm rõ cơ sở lí luận hành vi tham gia giao thông của sinh viên Trường Đại Học

Vinh.

- Khảo sát điều tra về thực trạng tham gia giao thông của sinh viên trường đại học

Vinh.

- Phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức chấp

hành luật giao thông của sinh viên nói chung và sinh viên đại học Vinh nói riêng.

4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Tập trung nghiên cứu hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường Đại Học

Vinh.

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu 300 sinh viên trường Đại Học Vinh khóa học năm 2015-2016 bao

gồm: 100 sinh viên năm nhất,100 sinh viên năm hai,100 sinh viên năm ba.

- Các tuyến đường quanh trường đại học Vinh:đường Bạch Liêu,đường Nguyễn

Văn Trỗi,…

5. Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được kết cấu thành 2 chương như sau:

Chương 1:Một số vấn đề chung về hành vi tham gia giao thông ở Việt Nam

hiện nay

Chương 2:Thực trạng về hành vi tham gia giao thông ở Việt Nam từ thực tiễn

khảo sát đối với sinh viên Trường Đại Học Vinh và các kiện nghị liên quan

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG

202

Page 203: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.Những cơ sở lý luận của đề tài:

1.1 Khái niệm hành vi:

Theo Bách khoa toàn thư “ Hành vi "là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại.

Hành động là toàn thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục

đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới" là hành động hoặc phản ứng của

đối tượng (khách thể) hoặc sinh vật, thường sử dụng trong sự tác động đến môi

trường, xã hội [1] . Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, và tự

giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian”

Theo từ điển tiếng biệt “ Hành vi con người là toàn bộ Những phản ứng ,cách cư

xử ,biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định.

Theo từ điển tâm lý học Mỹ “ Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt

động ,phản ứng phản hồi ,di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được của bất kì cá

nhân nào.

1.2 Khái niệm hành vi tham gia giao thông:

Hành vi tham gia giao thông là một chuỗi hành động nối tiếp nhau một cách tương

đối nhằm đạt được mục đích,thỏa mãn nhu cầu của con người khi tham gia giao thông.

2. Các yếu tố liên quan đến hành vi tham gia giao thông ở nước ta hiện nay:

2.1 Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi của người tham gia giao thông:

Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của hàng chục

ngàn người mỗi năm, kèm theo vài chục ngàn người bị thương tật. Nguyên nhân sâu xa

của những tổn thất đau xót này là do sai sót trong hành vi ứng xử của một số khá lớn

những người tham gia giao thông. Có những hành vi xem ra có thể là nhỏ nhoi do phán

đoán tình hình sai lầm, cũng có hành vi do tính cẩu thả hoặc vô ý, mà trước đây nếu

chuyển động ở tốc độ chậm thì không sao, nhưng với tốc độ chuyển động ngày càng

nâng cao thì tai họa và hậu quả xảy ra là khó lường.

Điều then chốt để kiềm chế thương vong do tai nạn giao thông là phải dùng các biện

pháp thực sự làm thay đổi hành vi ứng xử của người tham gia giao thông, nhất là của

những người điều khiển các phương tiện có tính năng tốc độ cao như ôtô, xe máy.

203

Page 204: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Quan hệ ứng xử trên đường được xác định bởi một loạt các nhân tố sau đây, trong

đó nhân tố con người là quan trọng nhất:

Trách nhiệm xã hội, ý thức tự giác đảm bảo an toàn của người tham gia giao

thông;

Kiến thức hiểu biết, kỹ năng thực hành được đào tạo của người tham gia giao

thông;

Nhận định về các sự cố rủi ro có thể xảy ra và hậu quả tiềm tàng của nó nếu

người tham gia giao thông có những ứng xử sai lầm;

Nhận định của người tham gia giao thông về khả năng bị phát giác hành vi vi

phạm và bị trừng phạt nếu cố tình vi phạm;

Phương tiện giao thông và khả năng đáp ứng các tính năng kỹ thuật theo quy

định;

Môi trường, đường xá, cầu cống và hệ thống thiết bị điều khiển giao thông.

Những nguyên nhân trên có thể nhiều người đã biết, nhưng lý do cụ thể dẫn tới các

nguyên nhân đó và các biện pháp thiết thực nhằm ngăn chặn có hiệu quả các nguyên

nhân đó thì còn phải được nghiên cứu kỹ. Để ngăn chặn hiệu quả các hành vi thiếu an

toàn của người tham gia giao thông, chúng ta phải xét kỹ đến góc độ văn hoá. Văn hoá

có liên quan đến trình độ học vấn, nhưng trình độ học vấn không đồng nhất với trình độ

văn hoá. Trong cả một thời gian dài dưới thời bao cấp, trong các mẫu hồ sơ lý lịch chỉ

đề cập đến trình độ văn hoá và người ta đã đồng nghĩa trình độ học vấn để ghi vào mục

đó, còn gần đây vấn đề đã đổi khác theo sự tiến bộ của nhận thức xã hội, nhưng khái

niệm văn hoá vẫn còn khá mập mờ đối với đại đa số những người tham gia giao thông.

Bản chất của văn hoá chính là thế ứng xử. Thế ứng xử ở đây phải được hiểu tổng

thể gồm ứng xử giữa con người với con người trong xã hội và thế ứng xử giữa con

người với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Thế ứng xử giữa con người với con

người thì còn tương đối dễ hiểu với số đông, nhưng thế ứng xử với thiên nhiên thì nhiều

người còn chưa rõ, còn chủ quan coi thường, như trong lĩnh vực ứng xử với các con vật,

sông núi, cỏ cây,…, nhất là với những trưng triệu khác thường của thiên nhiên, thời tiết.

Tất cả những yếu tố này đều liên quan và tác động trực tiếp hay gián tiếp đến môi

204

Page 205: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

trường giao thông, gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn giao thông của một khu

vực hay một quốc gia.

2.2 Yếu tố giới tính:

Yếu tố giới tính là một trong những yếu tố có tác động khá mạnh mẽ đến hành vi

điều khiển các phương tiện giao thông và cũng được các nhà nghiên cứu nhận mạnh.

Nghiên cứu của SIRC (2005) đã phân tích sự khác biệt giới trong việc điều khiển và bảo

hiểm rủi ro cho thấy, nam giới thường có tỷ lệ va chạm, tai nạn giao thông nhiều hơn

phụ nữ. Tác giả này đã lý giải rằng, yếu tố nam tính có thể dẫn đến những hành vi ảnh

hưởng đến sức khỏe của họ. Vai trò xã hội của giới tính và sự kết hợp với một số vấn đề

như nam giới tiêu thụ quá nhiều rượu, sử dụng ma túy, thường có hành vi quá khích khi

tham gia tham giao thông là những yếu tố có thể gây ra những tổn thương cho nam giới

khi tham gia giao thông. Hơn nữa, nam giới thường lái xe với tốc độ cao hơn so với phụ

nữ (Stoie, 1997). Ngoài ra, nghiên cứu của nhóm tác giả Waylen and McKenna (2002)

đã phân tích thêm rõ sự khác biệt về không gian thường xảy ra tai nạn giữa phụ nữ và

nam giới rằng, nam giới thường bị va chạm ở những đoạn đường uốn cong và trong đêm

tối, trong khi đó, phụ nữ thường xảy ra va chạm ở giao lộ.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tiến hành trưng cầu ý kiến về nhận định rằng

“nam giới thường có hành vi vi phạm giao thông hơn phụ nữ”. Kết quả khảo sát cho

thấy rằng, có 65,0% người được hỏi cho rằng họ đồng ý với nhận định này và có 23,6%

cho rằng họ đồng ý một phần. Nếu tính tỷ lệ cộng dồn của người đồng ý thì có hơn 2/3

tổng số người trả lời. Điều này cho thấy, có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc thực

hiện các quy định khi tham gia giao thông.

2.3 Trình độ học vấn:

Nghiên cứu của tác giả Đinh Quang Hà (2006) cho rằng, có sự khác biệt giữa

những người có trình độ học vấn khác nhau về các lỗi vi phạm khi tham gia giao

thông. Phát hiện của nghiên cứu này cho thấy, những người có trình độ học vấn từ

trung học cở sở trở xuống thường vi phạm các lỗi như vượt đèn đỏ, chạy xe quá tốc

độ.. trong khi đó những người có học vấn từ trung cấp trở lên thường ít có các hành vi

này hơn. Nghiên cứu tại bối cảnh thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cũng cho kết quả

tương tự rằng, có sự khác biệt về hành vi phạm lỗi của người tham gia giao thông ở

205

Page 206: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

các trình độ khác nhau. Trong đó, các lỗi thường gặp cả hai nhóm học vấn là không

mang theo giấy phép lái xe hoặc bảo hiểm và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia

giao thông… Một số hành vi mà người có học vấn từ Phổ thông trung học trở xuống

thường bị vi phạm như vượt đèn đỏ, chạy xe quá tốc độ, đua xe trái phép...

Một bằng nghiên cứu khác cho thấy, khi nghiên cứu thực hiện trưng cầu ý kiến về

nhận định “người có học vấn càng cao thì càng ít có hành vi vi phạm giao thông”, có

45,0% người được hỏi cho rằng họ đồng ý nhận định này và có 38,9% cho rằng đồng ý

một phần. Nếu tính cộng dồn thì chiếm ½ tổng số người đồng ý. Ngoài ra, cũng có tới

12,9% cho rằng họ không đồng ý. Mặc dù vậy, kết quả này cũng đã phản ánh tỷ lệ đồng

tình với nhận định này khá cao. Điều này cho thấy, yếu tố trình độ học vấn cũng là một

trong những yếu tố tác động đến hành vi của người tham gia giao thông.

2.4 Nghề nghiệp:

Kết quả khảo sát cho thấy, nhóm cán bộ, công chức, viên chức là nhóm có tỷ lệ vi

phạm giao thông thấp hơn so với các nhóm các trong tất cả các lỗi được liệt kê ở bảng

2. Bởi lẽ, nhóm này được kiểm soát một cách nghiêm khắc về hành vi tham gia giao

thông, đặc biệt là cán bộ đảng viên. Do đó, việc chấp hành nghiêm túc luật giao thông

cũng là điều dễ hiểu. Mặc dù vậy, cũng vẫn còn một số cán bộ, công chức, viên chức vi

phạm giao thông. Vì thế, cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đối với nhóm đối

tượng này, nhằm làm gương cho các nhóm xã hội khác tuân theo.

Trong khi đó, các nhóm nghề nghiệp như kinh doanh/ buôn bán, nhóm công nhân,

nông dân và làm nghề tự do có tỷ lệ vi phạm các lỗi chiếm tương đối cao. Điều đáng lưu

ý trong phát hiện này là, nhóm học sinh, sinh viên cũng có hành vi vi phạm chiếm tỷ lệ

một cách đáng kể. Kết quả này cho thấy, vi phạm giao thông ở học sinh, sinh viên là

một điều đáng quan tâm hơn.

Thường những tài xế vi pham một số lỗi như lấn tuyến, dừng và đỗ xe sai quy định…

Có lẽ, nhóm này cố chấp không thực hiện các quy định của luật giao thông mặc dù họ

cũng biết và hiểu về luật.

2.5 Yếu tố tuổi tác:

Như đã phân tích ở trên, nhóm thanh niên (từ 16-30 tuổi) là nhóm được xem là có

hành vi vi phạm khi tham gia giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất. Để góp phần củng cố

206

Page 207: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

phát hiện đó, nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ tương giữa nhóm tuổi với hành vi vi

phạm thì kết quả ở biểu 2 cho thấy, nhóm tuổi từ 16-30 thường có những hành vi vi

phạm các quy định của luật giao thông nhiều hơn nhóm tuổi từ 30 trở lên. Trong đó, có

sự chênh lệch đáng kể giữa nhóm tuổi từ 16-30 so với nhóm tuổi từ 30 trở lên trong các

hành vi mang tính nguy cơ như hành vi lạng lách đánh võng, đua xe trái phép, chạy xe

quá tốc độ. Kết quả này đã phản ánh, tuổi tác có tác động đến hành vi vi phạm của

người tham gia giao thông. Điều này được W. Gove giải thích rằng, hành vi sai lệch

mang tính bạo lực có xu hướng ngược chiều với tuổi tác, bởi lẽ, trước hết là do sức

mạnh thể xác cũng đạt tới đỉnh cao ở những năm của tuổi 20 và sau đó giảm xuống; thứ

hai, khả năng và sức bền của cá nhân khi ở những năm của tuổi 20 và sức bền này sẽ

giảm xuống khi về già.

Một bằng chứng khác cũng đã củng cố phát hiện trên rằng, có hơn ½ (65,7%) trong

tổng số người trả lời đồng ý với nhận định “nhóm thanh niên thường bị vi phạm giao

thông hơn các nhóm đối tượng khác.

2.6 Nhận thức và thái độ của người tham gia giao thông:

Nhận thức và thái độ của người tham gia giao thông là một trong những tiêu chí

quan trọng, có ảnh hưởng đến hành vi của người tham gia giao thông. Do đó, việc tìm

hiểu về nhận thức và thái độ để có thể lý giải hành vi sai lệch của người tham gia giao

thông.

Đối với nhận thức, nghiên cứu ở tại thành phố Vinh chỉ tập trung phân tích về nhận

thức về luật của người tham gia giao thông. Kết quả khảo sát cho thấy, có 64,0% người

được hỏi cho rằng, người tham gia giao thông có hành vi vi phạm thường không biết và

hiểu luật giao thông và có 56,5% cho rằng, người tham gia giao thông thường đi theo

thói quen, chứ không đi theo một quy định nào. Điều này cho thấy, người tham gia giao

thông ở địa bàn khảo sát còn tương đối xa lạ với luật giao thông.

Đối với thái độ của người tham gia giao thông, các nghiên cứu trước cho thấy,

người tham gia có thái độ tích cực đối với các quy định của Luật giao thông và tính an

toàn khi tham gia giao thông thì họ tuân thủ Luật giao thông càng tốt. Nghiên cứu thực

hiện trưng cầu ý kiến cho thấy, có hơn ½ (56,8%) người được hỏi cho rằng người tham

gia giao thông cố tình vi phạm mặc dù họ có biết đi như thế là vi phạm luật giao thông.

207

Page 208: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Theo họ lý giải rằng, có nhiều người tham gia giao thông muốn đi đường tắc để khỏi

mất nhiều thời gian vận chuyển. Thực tế là, muốn đi sang đường bên kia thì phải đi một

đoạn đường khá xa thì mới có thể sang đường; thay vì đi đường vòng thì họ đi tắc qua

hành lang ngăn hai bên đường cho nhanh…

2.7 Sự kiểm soát xã hội đối với người tham gia giao thông:

hành vi của cá nhân (Nguyễn Chí Dũng và cộng sự, 2010).Theo nhóm nghiên cứu

Nguyễn Chí Dũng và cộng sự (2010) cho rằng, thuyết kiểm soát xã hội đã nhận định về

hành vi phạm tội là sản phẩm của sự mất cân bằng giữa động cơ vi phạm các chuẩn mực

và các phương thức kiểm soát cả về mặt xã hội cũng như vật chất nhằm ngăn cản hành

vi của cá nhân. Việc thực hiện kiểm soát xã hội có khá nhiều hình thức như kiểm soát

trực tiếp, kiểm soát gián tiếp, tự kiểm soát… Một trong những tác giả tiêu biểu của lý

thuyết kiểm soát xã hội là Reckless. Ông đã đưa lý thuyết về sự kiềm chế. Theo ông, có

hai hình thức của sự kiềm chế. Thứ nhất, sự kiềm chế bên trong chủ yếu bao gồm các

yếu tố thuộc về bản thân cá nhân như: sự tự kiểm soát, sự tự giác tuyệt đối trong việc

tuân thủ chuẩn mực hay còn gọi là sự tự ý thức cao độ, khả năng chịu đựng thất bại

tốt, khả năng chống lại những cám dỗ, tinh thần trách nhiệm cao, khả năng tìm kiếm

và thay thế những yếu tố kỳ vọng, định hướng mục tiêu…. Thứ hai, sự kiềm chế bên

ngoài bao gồm những yếu tố thuộc về thế giới xung quanh cá nhân. Đó có thể là sự

hiện diện của những giới hạn về đạo đức có tác dụng giữ cá nhân ở bên trong các giới

hạn cho phép; những tác nhân thể chế khuyến khích sự tuân thủ chuẩn mực, các mục

tiêu và sự kỳ vọng, sự giám sát của bố mẹ và nhà trường, sự đoàn kết trong các nhóm

bạn bè, cơ hội để được chấp nhận, những quy định về hành vi và trách nhiệm, v.v.

Chính những yếu tố thuộc về cấu trúc xã hội đó đã giúp cho gia đình và các nhóm xã

hội khác có thể kiềm chế được

Như vậy, cơ chế kiểm soát xã hội đối hành vi tham gia giao thông có ý nghĩa quan

trọng đối với việc hạn chế vi phạm giao thông.

2.8 Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong phòng ngừa sai lệch xã hội của

người tham gia giao thông:

208

Page 209: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Trong những năm gần đây, các ban ngành trong phòng ngừa sai lệch của người

tham gia giao thông đã có sự phối hợp với nhau, song sự phối hợp này dường như chưa

có sự nhịp nhàng với nhau, ở một số hoạt động như:

Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hàh pháp luật về trật tự an

toàn giao thông, trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp

luật đã được sự quan tâm thường xuyên của Đảng bộ, chính quyền của thành phố và

các cơ quan đoàn thể trên địa bàn thành phố Phủ Lý. Kết quả là, có hàng trăm lượt triển

lãm bằng tài liệu hiện vật, tranh ảnh nhằm giới thiệu về tình hình hoạt động giao thông

vận tải thành phố và những tin trên lĩnh vực giao thông vận tải; đã cấp phát hàng ngàn

tài liệu có nội dung thông tin về các quy tắc an toàn giao thông vận tải và tình hình vi

phạm dẫn đến các vụ tai nạn giao thông hiện nay; tổ chức tuần lễ và tháng an toàn giao

thông, cuộc thi tìm kiểm luật giao thông… Tuy nhiên, công tác tuyên truyền này vẫn

còn những yếu kém, khiếm khuyết như quy mô, mức độ tuyên truyền, phổ biến về luật

giao thông đường còn mag tính cục bộ, thiếu thống nhất và thường tuyên truyền chỉ vào

những đợt cao điểm hoặc các chiến dịch chứ chưa tuyên truyền thường xuyên và liên tục.

Ngoài ra, nội dung và hình thức tuyên truyền còn khá đơn điệu. Chính điều này đã khiến

cho nhận thức của người dân về luật giao thông và chấp hành luật giao thông vẫn còn hạn

chế. Các dữ liệu định tính đã cho thấy rằng, công tác tuyên truyền dường như còn mang

tính hình thức, nội dung tuyên truyền khá đơn điệu, không liên tục cho nên nó đã làm

giảm hiệu quả của công tác tuyên truyền.

Đối với công tác tổ chức điều khiển hoạt động giao thông, công tác phối hợp ở công

tác này đã thực hiện trong những năm gần đây. Điều này đã có tác động tích cực trong

việc phân luồng cũng như hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trong những giờ cao

điểm trên địa bàn. Mặc dù vậy, quy chế phối hợp và quy định về chức năng, nhiệm vụ

giữa các lực lượng khác phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông chưa rõ ràng. Ngoài

ra, lực lượng cảnh sát không đủ để chốt trên tất cả tuyến đường trên địa bàn thành phố. .

Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều khiển hoạt động giao thông.

CHƯƠNG 2

209

Page 210: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA THANH

NIÊN Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN KHẢO SÁT

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VÀ CÁC KIỆN NGHỊ LIÊN QUAN

2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu

Chúng tôi đã tiến hành trên khách thể là 300 sinh viên thuộc các khóa của

Trường Đại Học Vinh bao gồm:

+ 100 sinh viên khóa 54

+ 100 sinh viên khóa 55

+ 100 sinh viên khóa 56

2.2 Vài nét về tiến trình nghiên cứu.

Đề tài được tiến hành theo tiến trình sau: Xây dựng cơ sở lí luận,định hướng

nghiên cứu thực tiễn; Thiết kế phiếu điều tra,quan sát; Tiến hành thu thập số liệu trên

mẫu khách thể đã chọn ;Xử lý ,phân tích kết quả điều tra;Đề xuất một số giải pháp.

2.3 Kết quả khảo sát về tình hình hành vi tham gia giao thông của

sinh viên Trường Đại Học Vinh.

2.3.1 Tiến hành quan sát thu thập hình ảnh

Cuộc sống hiện đại, đất nước đi lên phát triển công nghiêp hóa hiện đại

hóa,cuộc sống của con người cũng theo đó được nâng cao. Đời sống nhộn nhịp theo đó

là các yêu cầu cấp thiết phục vụ cho cuốc sống. phương tiện giao thông chính là 1 trong

những nhu cầu cấp thết đó.Hiện nay, số lượng phương tiện giao thông tăng 1 cách đáng

kể so với trước đây .Điển hình là năm 2014 của Cục Cảnh sát giao thông( Bộ Công

Thương)cả nước có 45.072.363 xe cơ giới được đăng kí,trong đó xe moto 2 bánh chiếm

95%.Tính nhẩm ra thì số lượng xe máy lên tới 42,75 triệu chiếc. So với cuối tháng

3/2013 số đăng kí là 37 triệu thì đã tang thêm 15%..

Đặc biệt ở các thành phố các đô thị khu đông dân thì mật độ phương tiện tham

gia giao thông ngày càng cao.theo đó tình hình tham gia giao thông ngày càng phức tạp.

trường đại học vinh có địa chỉ tại 182 đường lê duẩn thành phố vinh là một ngôi trường

có bề dày truyền thống và kinh nghiệm giảng dạy.và với hơn hai mươi nghìn sinh viên

thì lượng phương tiện tham gia giao thông ở đây cũng rất đáng kể.

210

Page 211: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Sinh viên trọ ở đường Bạch Liêu những giờ tan trường bất kể là phương tiện xe

đạp hay xe máy ;các bạn vào nhà xe lấy xe ,khi ra khỏi cổng như một quán tính các bạn

cứ ngồi lên xe và đi dàn hàng 2,hàng 3.Theo thống kê mà chúng tôi quan sát được từ

cổng phụ Bạch Liêu thì 100 xe đạp và xe máy thì có tới 75 xe dàn hàng hai hàng 3 mà

chủ yếu là xe đạp.Không những dàn hàng mà họ còn chen lấn xô đẩy nhau để dành phần

đi trước ,không ai chịu nhường ai chính vì vậy mà vào giờ cao điểm tan tầm thì cổng

phụ Bạch Liêu bị tắc đường gây cản trở giao thông rất lớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây

ra tai nạn giao thông.Không những vào giờ tan trường mà vào mỗi buổi sang thì số

lượng sinh viên đi học rất đông nhưng các bqạn không ý thức được để đi sớm các bạn

để đến khi gần vào học ai cũng nhanh sợ muộn học.Chính vì vậy mà họ lại vô tình làm

cho nơi đây tắc đường chen lấn nhau và hậu quả là muộn học.Nhà trường đã cử đội

xung kích làm nhiệm vụ ở địa điểm này nhưng dường như tính khả thi không cao vì họ

vẫn “ chứng nào tật đó”.

Đối với sinh viên trọ ở đường Nguyễn Văn Trỗi và những khu vực liên quan

gần đó: Khoảng cách “ xa gần’’ theo “ tính toán’’ của các bạn sinh viên thì hầu hết các

phương tiện xe đạp,xe máy từ trường về là hầu hết đi ngược chiều.Theo như sự phỏng

vấn ủa chúng tôi thì một sinh viên khóa 55 cho biết:” Bọn mình thấy đi về phòng cũng

không xa nhưng do thấy nó thuận tiện không phải sang trường và rút ngắn được thời

gian nên mình đi thường hay đi ngược chiều dù biết là sai quy định luật giao thông.”

Mọi người thấy đó ạ dù biết là sai nhưng vẫn làm bởi đó chính là bản chất của văn hóa

giao thông không những cuarsinh viên đại học Vinh mà nó là văn hóa là bản chất của

của những người tham gia giao thông trên cả nước ta.

Trường hợp sinh viên đi xe máy hay xe đạp chở quá số người quy định rất là

ít,trong một ngày quan sát (18/02/2016)thì chúng tôi chỉ gặp 10 trường hợp chở quá

người quy định trên tổng số 50 xe máy và xe đạp điện mà chúng tôi quan sát.Theo quan

sát sinh viên tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy thì có 90% các bạn chấp

hành nghiêm chỉnh việc đội mũ bảo hiểm chỉ có vài trường hợp là vi phạm.

Đối với sinh viên tham gia giao thông đi bộ thì lỗi mà các bạn vi phạm nhiều

nhất là sang đường không đúng nơi quy định.Đại đa số các bạn không sang đúng giải

phân cách dành cho người đi bộ như quy định,các bạn thường sang đường ở những dải

211

Page 212: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

phân cách giảm tốc độ và thường dàn thành hàng dài để vượt đèn đỏ.Không những vậy

mà khi đứng đợi đèn xanh thì họ nhìn thấy đường vắng người họ sẵn sàng dung hết tốc

độ để chạy qua đường.

Lên xuống xe khi ra vào cổng là hành vi văn hóa khi tham gia giao thông.Bên

cạnh những sinh viên thực hiện tốt hành vi này thì vẫn còn rất nhiều sinh viên chưa thực

hiện tốt.Theo quan sát của chúng tôi (18/02/2016) có rất nhiều sinh viên từ nhà xe

phóng thẳng ra ngoài không xuống xe khi qua cổng để xe.Mặc dù nhà trường đã có biển

hiệu treo dòng chữ trước cổng nhà xe rất rõ là “ XUỐNG XE,TẮT MÁY”

2.4 Một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính tích cức về hành vi tham gia

giao thông của sinh viên Trường Đại học Vinh

Để cải thiện được ý thức của sinh viên khi tham gia giao thông cần phải thực hiện

nhiều biện pháp có tính hệ thống và lâu dài.Trong đó, quan trọng hơn hết vẫn là công

tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho sinh viên toàn trường.

Thường xuyên triển khai các tiết học về quy tắc đảm bảo an toàn giao thông tại các

buổi học chính khóa và các buổi sinh hoạt ngoại khóa, lồng ghép các nội dung tuyên

truyền vào các buổi họp lớp, sinh hoạt đoàn.Thường xuyên tổ chức mời các chuyên gia

về an toàn giao thông đến để nói chuyện với sinh viên; xây dựng các tiểu ban an toàn

giao thông ở từng khoa do ban cán sự Liên chi hội của mỗi khoa phụ trách và tổ chức

đến từng lớp hành chính do ban cán sự mỗi lớp phụ trách nhắc nhở và giám sát các sinh

viên trong lớp thực hiện nghiêm chỉnh các quy định.Để tăng cường tính răn đe,với các

sinh viên cố tình vi phạm,nhà trường nên thực hiện hạ bậc hạnh kiểm,lớp hành chính có

sinh viên vi phạm thì lớp học đó,ban cán sự và giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ bị khiểm

trách và hạ bậc thi đua.Những trường hợp sinh viên cố tình vi phạm nhiều lần thì sẽ xem

xét buộc thôi học.

Nhà trường nên tiến hành trưng treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về an toàn

giao thông ngay tại cổng trường.Đặc biệt,nhà trường cần chú trọng phát huy vai trò của

lực lượng thanh niên xung kích.Tổ chức lực lượng xung kích để giám sát và đảm bảo

trật tự an toàn giao thông ở khu vực trong và ngoại cổng trường trong khoảng thời gian

từ 5h30’-8h00’ ,từ 10h00’-12h00’, từ 16h30’-18h30’.Qua đó, kịp thời nhắc nhở các bạn

sinh viên chấp hành các quy định về an toàn giao thông đồng thời phối hợp với các lực

212

Page 213: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

lượng chức năng sắp xếp nơi dừng đỗ xe trước cổng trường,điều tiết giao thông khu vực

trước cổng trường và trên quốc lộ chạy qua cổng trường tránh ùn tắc giao thông trong

giờ cao điểm.Đoàn trường cần hỗ trợ kinh phí và trang bị đầy đủ trang phục, dụng cụ…

cho đội.Hàng tuần, đội thanh niên xung kích tiến hành họp để đánh giá kết quả hoạt

động trong tuần và báo cáo về Ban giám hiệu nhà trường để kịp thời xử lý, khắc phục và

khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt.

Hiện nay, hầu hết các bạn sinh viên đề sử dụng mạng xã hội, đây là một kênh thông

tin có sức lan tỏa nhanh và hiệu quả rộng rãi. Việc sử dụng các trang mạng xã hội để

chia sẻ những thông tin về tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông, cảnh báo

những sự cố bất an toàn khi tham gia giao thông, kinh nghiệm tham gia giao thông an

toàn... sẽ được các bạn sinh viên đón nhận và phản hồi rất tích cực. vì vậy nhà trường

nên thực hiện tuyên tuyên truyền và giáo dục an toàn giao thông qua các trang mạng xã

hội như Facebook…nó sẽ gần gũi với các bạn sinh viên hơn và giúp các bạn tiếp thu

nhanh hơn.

VD: lập trang “văn hóa giao thông sinh viên Đại Học Vinh” trên Facebook để mọi

sinh viên trong trường vào cùng giao lưu trao đổi với nhau về văn hóa tham gia giao

thông trong sinh viên…

Nhà trường nên cải thiện hệ thống nhà xe: cần phân chia ra rõ ràng khu vực để xe

của sinh viên trong trường và học sinh,sinh viên trường ngoài,khách đến trường riêng

biệt và nên tổ chức một số chiến sĩ thanh niên xung kích cùng giúp đỡ các bác bảo vệ

trong việc soát vé xe và thu tiền trong thời gian đầu và cuối buổi học, giải pháp này sẽ

giúp giảm áp lực cho các nhà xe hiện có, tránh được tình trạng lộn xộn trong việc soát

vé và thu tiền trong những giờ cao điểm ở những tiết học cuối buổi, qua đó sẽ giúp cải

thiện được tình trạng ách tắc ở các cổng nhà xe và trên các tuyến đường đi qua các cổng

nhà xe...

Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông giữa các khoa

trong trường và với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn trung bình khoảng 1 đến 2

lần trong 1 năm học để sinh viên có dịp giao lưu học hỏi với các bạn trong trường và

các bạn ở các trường khác nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa sự hiểu biết của mình về

an toàn giao thông, nâng cao ý thức của mình khi tham gia giao thông của mình:

213

Page 214: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

+Hiện nay, phim ảnh cũng là chủ đề rất gần gũi với các bạn sinh viên, do vậy nhà

trường nên tổ chức cuộc thi làm phim ngắn về chủ đề “sinh viên với an toàn giao thông”

+Tổ chức các cuộc thi văn nghệ về chủ đề:an toàn giao thông

+Tổ chức các cuộc thi viết, làm đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề: an toàn giao

thông…vv

Tuy nhiên, để cải thiện được ý thức giáo dục ý thức giao thông không chỉ dừng lại ở

nhiệm vụ của nhà trường mà đó còn là nhiệm vụ của mỗi gia đình, chính bản thân ông

bà cha mẹ phải là tấm gương sáng để con cháu mình học hỏi theo.

Và hơn nữa cũng là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, cần phải phối hợp với nhà

trường và địa phương để cùng giáo dục ở trường và ở nhà giúp sinh viên cải thiện được

ý thức khi tham gia giao thông.Đồng thời, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao

thông đảm bảo an toàn cho không những sinh viên mà cho tất cả mọi người dân khi

tham gia giao thông.

Mỗi người nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn chính là yếu tố có tính

quyết định trong việc giảm thiệu vấn nạn bất an toàn giao thông ở nước ta hiện nay. Vì

vậy, phải tạo dựng được ý thức, trách nhiệm tham gia giao thông an toàn trong mỗi sinh

viên nói riêng và trong mọi người dân nói chung để đảm bảo an toàn cho chính mình và

cộng đồng.

+Phải tăng cường nguồn tư liệu sách báo về ATGT tại thư viện trường cho sv và có

những hình thức khuyến khích sinh viên đọc sách.

+Phải cập nhật thông tin và các hình thức khuyến khích tính tự giác của sinh viên

thông qua internet và trao đổi cùng bạn bè.

+Tăng cường hơn nữa hoạt động giáo dục của nhà trường vì đây là hình thức được

sinh viên biết đến nhiều nhất với mức độ thường xuyên nhất.

Kết luận và kiến nghị

1. K t lu n:ế ậĐể hạn chế việc vi phạm khi tham gia giao thông trong thanh, thiếu niên, cần áp

dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ. Về giải pháp chiều sâu, cần tổ chức tuyên

truyền, giáo dục ý thức về văn hóa giao thông ngay từ nhỏ, từ chính trong mỗi gia đình

tới nhà trường. Bên cạnh đó, cần luật hóa các hình thức xử phạt, nâng thật cao mức phạt

214

Page 215: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

tương ứng với mỗi hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Tức là một mặt vừa

vận động tuyên truyền, giáo dục; một mặt khác phải xử lý bằng pháp luật để mang tính

răn đe nhằm tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham

gia giao thông. Một trong những việc cấp thiết nhất hiện nay là phải đặt vị trí giới trẻ

làm trọng tâm của chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông, tích cực xây dựng văn

hóa giao thông trong học sinh, sinh viên.

2. Kiến nghị:

- Phải có một đề tài nghiên cứu kỹ về biện pháp giáo dục giáo dục an toàn giao

thông cho SV.

 - Hiện nay, nhà trường chỉ thiên về giáo dục nhận thức cho sinh viên về an toàn

giao thông mà chưa giáo dục về hành vi hay thói quen khi tham gia giao thông. Vì vậy,

phải tăng cường tạo ra những tình huống, thói quen để sinh viên rèn luyện hành vi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bản đồ quy hoạch trường Đại học Vinh ngày 09 tháng 7 năm 2012 của Ban quản

lý các dự án xây dựng trường Đại học Vinh.

2. Báo cáo tổng kết năm 2015 của Công an Phường Bến Thủy.

3. Báo cáo đề cương và kế hoạch kiểm tra: Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao

thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và trật tự xây dựng trên địa bàn năm 2015 của

UBND phường Bến Thuỷ.

4. Bộ Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009, NXB Tư pháp, Hà Nội.

5. Luật Giao thông đường bộ (2008), NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

6. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

8. Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường

9. Nguyễn Quang Huy, Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn

giao thông đường bộ (qua thực tế tỉnh Thái Nguyên), Luận văn thạc sĩ, 2010.

215

Page 216: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

10. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà nước và

pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2005.

11. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà nước

và pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.

216

Page 217: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Ở CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY Tác giả: Nguyễn Văn Lưu

Lớp: 55B1LH Giang viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mai Anh

1. Tính cấp thiết của đề tàiPháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước

ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Vì vậy Pháp luật là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội và ban hành văn bản pháp luật (VBPL) là hoạt động quan trọng của nhà nước thể hiện thái độ, tư tưởng, cách nhìn nhận của nhà nước đối với những hành vi của công dân trong xã hội. Hoạt động này được thực hiện bởi các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Dĩ nhiên, các cơ quan khác nhau có thẩm quyền ban hành văn bản khác nhau về nội dung, về tính chất, mức độ quan trọng của vấn đề cần quy định, về phạm vi không gian điều chỉnh…

Theo Luật Ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, HĐND cấp tỉnh có quyền ban hành nghị quyết và UBND cấp tỉnh có quyền ban hành quyết định, chỉ thị để quy định về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Như vậy theo quy định tại điều luật này thì chỉ có cấp tỉnh mới có thẩm quyền ban hành VBQPPL, nhưng theo hiến pháp 2013 khoản 2 điều 113 thì HĐND quyết định các vấn đề địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện NQ của HĐND.

Nhưng việc quy định thẩm quyền ban hành VBQPPL của các cấp vẫn chưa rõ ràng, chưa trả lời được cụ thể các cá nhân có thẩm quyền giữ chức vụ quản lí tại UBND, HĐND có được ban hành VBQPPL không? Ai đang giữ chức vụ gì sẽ có thẩm quyền ban hành VBQPPL?. Vì vậy cần phân định rõ thẩm quyền ban hành VBQPPL của từng cấp chính quyền ở địa phương, rõ ràng cụ thể đối với từng chức danh. Vì lí do này nên em chọn đề tài: “Phân định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở chính quyền địa phương hiện nay – dưới góc nhìn của sinh viên năm thứ 3 đang theo học tại Khoa luật trường Đại học vinh” làm đề tài nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng nhận thức của sinh viên năm thứ 3 về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở chính quyền địa phương hiện nay, nhằm bảo đảm tính minh bạch

217

Page 218: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

trong việc phân định thẩm quyền ban hành văn bản, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

2. Phương pháp nghiên cứuViệc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở Phương pháp triết học theo phương pháp

luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật cùng với một số phương pháp sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử; phương pháp điều tra số liệu; phương pháp so sánh, liệt kê; phương pháp thống kê xã hội học.

3. Đối tượng nghiên cứuĐề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động ban hành

VBQPPL của HĐND và UBND các cấp dưới góc nhìn và nghiên cứu của một sinh viên năm thứ 3 đang theo học tại Khoa luật trường Đại học vinh.

4. Phạm vi nghiên cứuVề phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của HĐND,

UBND khái quát trong phạm vi cả nước thông qua việc thu thập báo cáo hoạt động và quy chế hoạt động của HĐND, UBND.

Về phạm vi thời gian: Để thực hiện đề tài nghiên cứu tác giả đã tiến hành quá trình khảo sát về tổ chức hoạt động của HĐND, UBND trong khoảng thời gian Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2004 có hiệu lực từ 1/04/2005.

5. Nội dung nghiên cứuNghiên cứu những vấn đề lý luận về thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND,

UBND, phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND từ thực tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND.

Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN

BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN Ở ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Một số vấn đề lý luận về văn bản quy phạm pháp luật

1.1.1. Khái niệm

Khái niệm văn bản QPPL đã được quy định lần đầu trong Luật Ban hành văn bản

QPPL năm 1996. Sau đó, nó tiếp tục được quy định với một số điểm thay đổi trong Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2002; hai văn bản

Luật năm 2008 và Luật năm 2004 và các nghị định hướng dẫn thi hành. Mặc dù đã có

218

Page 219: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

một số sửa đổi, bổ sung qua các thời kỳ, nhưng về cơ bản, khái niệm văn bản QPPL

được xác định trong hai luật vừa nêu với các đặc trưng như sau: (i) Văn bản QPPL là

văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền; (ii)

Văn bản QPPL chứa đựng các quy tắc xử sự có hiệu lực bắt buộc chung để điều chỉnh

các quan hệ xã hội; (iii) Hình thức của văn bản và trình tự, thủ tục ban hành theo quy

định của luật; (iv) Văn bản QPPL được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

1.1.2. Phân biệt VBQPPL với một số văn bản hành chính khác

- Có những văn bản tuy có hình thức (tên gọi) là văn bản QPPL nhưng không chứa

quy phạm pháp luật. Hay các văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định

về tiêu chuẩn, cơ chế phối hợp của các đơn vị thuộc thẩm quyền, thì có cơ quan ban

hành dưới hình thức văn bản QPPL, có cơ quan lại ban hành dưới hình thức văn bản cá

biệt.

- Nhiều văn bản hành chính vốn được coi là văn bản áp dụng trong hoạt động quản

lý nhà nước, nhưng lại chứa các quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối

với các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thường xảy ra nhiều nhất có thể kể đến các đề án,

công văn, thông báo, kế hoạch, quy chế...

- Để phân biệt rõ hơn văn bản QPPL với văn bản hành chính khác, Nghị định số

161/2005/NĐ-CP và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP đã liệt kê hàng loạt các văn bản

không phải là văn bản QPPL. Với cách liệt kê này, bước đầu đã giúp cho người ban

hành, áp dụng phân biệt được văn bản quy phạm và không quy phạm. Nhưng trên thực

tế, việc liệt kê như vậy dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Nhiều tình huống phát

sinh cần ban hành văn bản chưa được liệt kê tại các quy định này rất khó để có căn cứ

xác định (nhất là đối với các văn bản có nội dung là chủ trương, đường lối, chính sách

mang tính định hướng, nhiệm vụ có tính chất chiến lược).

2.1. Chính quyền địa phương

 Theo hiến pháp 2013 nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và

đơn vị hành chính tương đương; tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã;

thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; huyện chia thành xã

219

Page 220: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành

phường.

Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân

dân.

- Về đơn vị hành chính, Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định: Các đơn vị hành

chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước

chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành

phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn

vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh

chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chín h - kinh tế đặc biệt

do Quốc hội thành lập.

Về tổ chức chính quyền địa phương: Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định:

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được

tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc

biệt do luật định”.

Với quy định này, Hiến pháp năm 2013 khẳng định chính quyền địa phương được

tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính, nhưng không phải ở tất cả các đơn vị hành chính,

chính quyền địa phương cũng được tổ chức giống nhau. Đồng thời, không phải chính

quyền ở bất kỳ một đơn vị hành chính nào cũng là một cấp chính quyền.

Ở đâu được quy định là cấp chính quyền thì chính quyền ở đó bao gồm Hội đồng

nhân dân và Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra;

còn ở đâu không được quy định là cấp chính quyền thì sẽ có cơ quan hành chính thực

hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và dịch vụ công tại địa bàn; cơ quan hành chính này

có thể được thiết lập bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể do cơ quan hành chính cấp

trên quyết định thành lập, hay do Hội đồng nhân dân cấp dưới bầu, hoặc theo cách thức

khác.

- Về địa vị pháp lý của chính quyền địa phương và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

220

Page 221: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Theo đó, Hội đồng nhân dân tiếp tục thực hiện hai loại chức năng: quyết định và

giám sát (quyết định những vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo

Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân

dân).

Như vậy, ở những đơn vị hành chính mà chính quyền ở đó không được coi là cấp

chính quyền thì việc thành lập cơ quan hành chính sẽ do luật định.

Điều này sẽ tạo nên sự năng động hơn trong việc thành lập cơ quan hành chính ở

các đơn vị hành chính khác nhau, bảo đảm phù hợp với thực tiễn.

Về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân, khoản 2 Điều 114 Hiến pháp năm

2013 tiếp tục quy định: “Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật

ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân” nhưng đồng thời có

bổ sung nhiệm vụ: “thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”.

- Về địa vị pháp lý của chính quyền địa phương và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Theo hiến pháp Hội đồng nhân dân tiếp tục thực hiện hai loại chức năng: quyết

định và giám sát (quyết định những vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc

tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội

đồng nhân dân).

Đối với Ủy ban nhân dân thì Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do

Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan

hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ

quan hành chính nhà nước cấp trên.

Về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân, khoản 2 Điều 114 Hiến pháp năm

2013 tiếp tục quy định: “Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật

ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân” nhưng đồng thời có

bổ sung nhiệm vụ: “thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”.

221

Page 222: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Chương 2THỰC TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP HIỆN NAY2. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở

chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An2.1. Thực trạng ban hành văn bản ở ủy ban nhân dân các

cấp hiện nay.2.1.1. Kết quả của đạt được của hoạt động ban hành văn

bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân các cấp.Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã tạo cơ sở pháp lí hướng dẫn

tạo điều kiện cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân

các cấp được thực hiện trơn chu ỏn định và thấng nhất, số lượng và chất lượng văn bản

quy phạm pháp luật được ban hành ngày càng tăng . văn bản quy phạm pháp luật đã chở

thành công cụ pháp lí quan trọng trong việc điều hành và quản lí nhà nước ở địa phương

điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội trong mọi lihx vực của đời sống xã hội.

Trong những năm trở lại đây số lượng văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền

địa phương ban hành đã tăng vọt cụ thể số lượng văn bản quy phạm pháp luật do chính

quyền ở cấp tỉnh tỉnh nghệ an là hơn 300 nghìn văn bản quy phạm pháp luật.

Nhìn chung, so với năm 2008, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm

2009 được ban hành sớm hơn, bám sát với chỉ đạo của Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh và

yêu cầu quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Số văn bản điều chỉnh các hoạt động liên quan

đến lĩnh vực hành chính nhà nước và lĩnh vực kinh tế tổng hợp chiếm tỷ lệ cao so với

các lĩnh vực khác.

Mục đích của việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là nhằm phát hiện những

văn bản có nội dung trái pháp luật, không còn phù hợp với quy định hiện hành để kịp

thời kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; đồng thời xác

định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trái pháp luật.

Đối tượng tự kiểm tra và kiểm tra là các nghị quyết của HĐND các cấp, quyết định,

chỉ thị của UBND các cấp ban hành; văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không

222

Page 223: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản có thể thức và

nội dung như văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản có thể thức không phải là văn

bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật do Chủ tịch UBND các cấp,

thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cấp huyện ban hành.

Nội dung kiểm tra là xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp, tính

thống nhất của văn bản trên các mặt: căn cứ pháp lý, thẩm quyền ban hành, nội dung

văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản và trình tự, thủ tục ban hành. Ngoài ra,

nội dung kiểm tra văn bản còn là kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện, tính

khả thi, hiểu quả của các văn bản đã được ban hành trong thực tiễn.

Chất lượng các văn bản ngày càng được nân cao , khắc phục được một số thực trạng

như ban hành văn bản không đúng thẩm quyền, không đúng nội dung, mâu thuẫn chồng

chéo văn bản này phủ định văn bản khác, hình thức văn bản cơ bản đã đáp ứng được

nhu cầu.

2.1.2. Những tồn tại hạn chế trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp

luật của chính quyền địa phương

Việc xây dựng Chương trình ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;

Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh chưa đảm bảo

đúng trình tự, thủ tục luật định. Số lượng văn bản đăng ký ban hành theo các Chương

trình này đạt tỷ lệ không cao, vì vậy chương trình lập quy của chính quyền cấp tỉnh còn

mang tính hình thức. Công tác rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật ở

cấp tỉnh hàng năm chưa được quan tâm đúng mức. Việc gửi văn bản phục vụ cho công

tác kiểm tra chưa kịp thời và chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật;Trong nhiều văn

bản, việc sử dụng căn cứ pháp luật để ban hành còn rất tùy tiện.. Tình trạng ban hành

VBQPPL trái thẩm quyền về hình thức còn tồn tại ở cả ba cấp, nhưng tập trung chủ yếu

ở cấp huyện và xã, đặc biệt là cấp xã

Ở một số địa phương còn tình trạng ban hành văn bản có tính quy phạm dưới hình

thức không do luật định như công văn, thông báo, kết luận…Theo đánh giá chung, trong

223

Page 224: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

số những văn bản do UBND ban hành thì những văn bản có tính chất pháp lý tất ít còn

căn bản cá biệt thì chiếm tỉ lệ lớn. Do tập trung ban hành quá nhiều văn bản cá biệt,

UBND các cấp còn chưa quan tâm ban hành các VBQPPPL dẫn đến tình trạng, một số

lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội còn chưa được điều chỉnh và cụ thể hóa. Việc không có

quy phạm pháp luật dẫn đến thực trạng cùng một sự việc có những cách giải quyết rất

khác nhau trong cùng một địa phương.Nhiều quy định của pháp luật còn chưa phù hợp

với yêu cầu chủ động trong quản lý hành chính và mục tiêu hoạt động của UBND, đặc

biệt trong lĩnh vực đất đai, đầu tư nước ngoài, văn hóa, giáo dục đã làm xuất hiện mâu

thuẫn trong trách nhiệm công vụ, không đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản

lý hành chính cũng như sự miễn cưỡng giải trình việc ban hành các quyết định không

phù hợp.Theo quy định của pháp luật thì Nghị quyết của HĐND sẽ đề ra chủ trương

chính sách, quyết định các vấn đề cơ bản của địa phương, có tính chất mục tiêu, phương

hướng, nhiệm vụ chung. Nghị quyết sẽ được UBND thực hiện, và các quy định cụ thể

sẽ do UBND ban hành. Thực tế lại cho thấy, hệ thống VBQPPPL do UBND ban hành

có nhiều văn bản không phù hợp với Luật hoặc các quy định của cơ quan cấp trên. Trình

tự ban hành văn bản thiếu chặt chẽ, khoa học và hợp lý, văn bản cũng không đúng hình

thức theo quy định của pháp luật. 83. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động

ban hành VBQPPL của UBND:Trước hết, đối tượng điều chỉnh của văn bản qui phạm

pháp luật là các quan hệ xã hội phong phú, đa dạng, luôn tồn tại khách quan. Đặc biệt

nước ta hiện là một nền kinh tế đang phát triển nhanh và hội nhập mạnh mẽ với thế giới,

việc nắm bắt thực trạng và phán đoán qui luật vận động của các quan hệ xã hội tương

đối khó khăn, các văn bản pháp luật dần trở nên không phù hợp với tình hình thực tế,

nhanh chóng bị lạc hậu. Đây là nguyên nhân khách quan gây khó khăn trong việc thực

hiện nhiệm vụ thể chế hóa pháp luật.Nước ta đã trải qua một thời quan dài trong cơ chế

tập trung bao cấp, đã tạo ra tập quán,thói quen thụ động trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh

vựu ban hành văn bản của UBND, nên việc xóa bỏ nó không thể thực hiện trong một

thời gian ngắn. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh vẫn còn lối tư duy cũ trong việc

224

Page 225: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chưa thấy được tầm quan trọng của

công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động quản lý

điều hành ở địa phươngLuật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND 2004 tuy đã cụ

thể hóa và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động ban hành văn bản của UBND nhưng

trong quá trình thực hiện những quy định của luật này, UBND các cấp vẫn gặp nhiều

khó khăn, nhất là trong giai đoạn các quan hệ kinh tế phát triển nhanh, các quy định

ngày một không phù hợp với thực tế.

2.2 Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ một số nguyên tắc

Ngày 22/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật ban hành

văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Luật năm 2015). Chủ tịch nước đã ký Lệnh

công bố ngày 06/7/2015 và Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016.

Quy định về thẩm quyền và các nguyên tắc khi ban hành văn bản quy phạm pháp

luật việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần phải tuân thủ một số nguyên tắc.

Để việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được hiệu quả, chất lượng,

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở trung

ương và địa phương khi soạn thảo, ban hành văn bản cần phải bảo đảm tuân thủ các

nguyên tắc sau đây:

- Thứ nhất, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy

phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu

của việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là tạo ra được một hệ thống

văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, đồng bộ, bảo đảm tuân thủ tính tối cao của Hiến

pháp và được ban hành theo đúng các quy định của pháp luật. Bởi vậy, nguyên tắc quan trọng

nhất mà các cơ quan tham gia vào hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

cần phải tuân thủ là bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm

pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Thứ hai, tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn

bản quy phạm pháp luật. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu văn bản quy phạm pháp luật

225

Page 226: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

phải được ban hành đúng thẩm quyền, tức là chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và trong phạm vi chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của mình mới được ban hành văn bản dưới các hình thức tương

ứng với thẩm quyền ban hành. Quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp

luật phải bảo đảm tuân thủ đúng trình tự, thủ tục như thành lập ban soạn thảo, lấy ý kiến

nhân dân, thẩm định, thẩm tra...

- Thứ ba, bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy

phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật

nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Thứ tư, bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. Để văn bản quy

phạm pháp luật thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, là công cụ hiệu quả trong

hoạt động quản lý, điều hành thì một trong những yêu cầu quan trọng là văn bản đó phải

bảo đảm tính khả thi cao. Để có được một văn bản có tính khả thi, đáp ứng được nhu

cầu quản lý của Nhà nước, trách nhiệm đặt ra không chỉ đối với người soạn thảo, cơ

quan chủ trì soạn thảo mà cả cơ quan thẩm định, thẩm tra, cơ quan xem xét, thông qua

văn bản. Đồng thời, để có được một văn bản có chất lượng tốt thì các quy định của văn

bản đó phải được soạn thảo sao cho có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn quản lý và

đồng thời bảo đảm về chất lượng của văn bản.

- Thứ năm, không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong việc bảo

đảm tính phù hợp, thống nhất, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật với các điều

ước quốc tế có liên quan mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG

BAN HÀNH VBQPPL Ở CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

3.1. Hoạch định chính sách pháp lí trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm

pháp luật của hộ đông nhân dân.

Hoạch định chính sách pháp lí là một hoạt dộng quan trọng trong công tác xây dựng

và hoạch định chính sách pháp lí à một trong những hoạt đọng xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật của hội đông nhân dân

226

Page 227: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

Hoạch định chính sách pháp lí là hoạt động của cơ quan nha nước có thẩm quyền

nghiên cứu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội nhằm có những quyết sách phù hợp nhằm

phát triển kinh tế ở địa phương mình tạo tiền đề đề chính quyền các cấp có thể ban hành

các văn bản quy phạm pháp luật .

3.2. Nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của ủỦy ban

nhân dân

Cần nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm ở chính quyền địa phương

theo hướng ủy ban nhân dân cấp nào thì ban hành đúng loại văn bản mà mình được

phép ban hành , theo đúng trình tự thủ tục mà mình được phep ban hành, phù hợp với

nội dung mục đích đối tượng cua văn bản không sử dụng các hình thức văn bản chính

thông dụng

Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật càn tuân theo trình tự và thủ tục

pháp lí, từ việc chuẩn bị dự báo lấy ý kiến của các cơ quan có thâm quyền đến nội

dung hình thức văn phong pháp lí của văn bản cũng như thủ tục thông qua kí ban hành

văn bản, đối với văn bản quy phạm pháp luật đén quyền lợi ích nghĩa vụ của quần

chúng nhân dân địa phương thì dự thảo phải được thông qua trong khắp quần chúng trên

các phương tiên thông tin đại chúng của địa phương

3.3. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ viên trức ở địa phương

Để nâng cao đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực trình độ chuyên

môn cao nhằm đưa hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền

địa phương được thông suốt, hiệu quả .

Thực hiện tốt chế độ bầu cử tyển chọn bổ nhiệm đối với cán bộ công chức của

chính quyền địa phương một cách dân chủ công bằng kiện toàn đội ngũ cán bộ có phẩm

chất đạo đức chính trị vững vàng trong sạch tận tụy vơi công việc giỏi về chuyên môn

nghiệp vụ gương mẫu chấp hành hiến pháp và pháp luật

Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương theo hệ thống tiêu chuẩn về độ

tuổi về trình độ văn háo về phẩm chất đạo đức chính trị năng lực chuyên ôn phẩm chất

đạo đức trên cơ sở đó lựa trọn đội ngũ cán bộ đảm đương các chức vụ chủ trốt ở chính

quyền địa phường.

227

Page 228: khoaluat.vinhuni.edu.vnkhoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/2016/07/…  · Web viewTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. KHOA LUẬT. KỶ YẾU . HỘI NGHỊ TỔNG KẾT

3.4. Tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác ban hành văn bản quy phạm

pháp luật ở ủy ban nhân dân các cấp

Kinh phí là một nguồn lực quan trọng đối với việc thực hiện bất kì hoạt động nào

có tác động hiệu quả đến công việc song với việc đầu tư ngân sách còn hạn chế thì hoạt

động ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng còn gặp nhiều khó khăn, hiện nay kinh

phí cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn hạn hẹp. Dự thảo Nghị

quyết , nghị định của hội đồng nhân dân

Tối đa không quá 5.000.000 d; đối với dự thả trỉ thị của hội đồng nhân dân không

quá 2000.000 vì vậy việc bổ xung kinh phí là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm

nâng cao hiệu qua của hoạt động ban hành vẳn quy phạm pháp luât.

KẾT LUẬNViệc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động thường

xuyên của các cấp chính quyền địa phương vì vậy để nâng cao hiệu quả của hoạt động

ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần đáp ứng đày đủ các điều kiện về bộ mấy lãnh

đạo của từng cấp chính quyền phải nâng cao năng lực phẩm chất của đội ngũ lãnh đạo

phát huy vai trò của bộ máy nhà nước ở chính quyền địa phương. Bên cạnh đó để cho

hoạt động quản lí ban hành văn bản quy phạm pháp luật đạt hiệu quả thì phải có kinh

phí đầu tư cho hoạt động ban hành văn bản QPPL phù hợp cả ở khâu chuyển bị dự thảo

đến khâu thẩm định nhằm cho hoạt động ban hành đạt hiệu quả cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Luật ban hanh văn bản quy phạm pháp luật 2015

2. -Nghị định 91/2006/ND-CP. Quy định chi tiết một số điều luật ban hành văn bản

quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân chính phủ.

3. -Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.

228