xây dựng quy trình giám định viên nén tfmpp bằng gc/ms

65
1 ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC - TNHIÊN HÀ HOÀNG LINH XÂY DỰNG QUI TRÌNH GIÁM ĐỊNH VIÊN NÉN TFMPP (m-trifluoromethylphenylpiperzazine) BNG GC/MS. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Ni 2011

Upload: day-kem-quy-nhon

Post on 24-Jul-2016

238 views

Category:

Documents


16 download

DESCRIPTION

"Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP (m-trifluoromethylphenylpiperzazine) bằng GC/MS" LINK MEDIAFIRE: https://www.mediafire.com/?w7n5qe01247i328 LINK BOX: https://app.box.com/s/szseq6p34q6qm0lf7zcyo2z8dsabxm8v

TRANSCRIPT

Page 1: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - TỰ NHIÊN

HÀ HOÀNG LINH

XÂY DỰNG QUI TRÌNH GIÁM ĐỊNH VIÊN NÉN TFMPP

(m-trifluoromethylphenylpiperzazine) BẰNG GC/MS.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2011

Page 2: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

HÀ HOÀNG LINH

XÂY DỰNG QUI TRÌNH GIÁM ĐỊNH VIÊN NÉN TFMPP

(m-trifluoromethylphenylpiperzazine) BẰNG GC/MS.

Chuyên ngành: Hóa phân tích

Mã số : 60 44 29

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG

Hà Nội – 2011

Page 3: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 1 -

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... - 1 -

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................... - 9 -

1.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................... - 9 -

1.1.1. Lịch sử: ............................................................................................................. - 9 -

1.1.2. Dẫn xuất của piperazine : .................................................................................... - 9 -

1.1.3. Công thức cấu tạo: ............................................................................................ - 11 -

1.1.4. Tính chất lý hóa: ............................................................................................... - 11 -

1.1.5. Các dạng tồn tại thường dùng: .......................................................................... - 12 -

1.1.6. Tác dụng của m-TFMPP: .................................................................................. - 12 -

1.2. Các phương pháp phân tích m-TFMPP: .............................................................. - 14 -

1.2.1. Phương pháp phản ứng màu: ............................................................................ - 14 -

1.2.2. Phương pháp sắc ký bản mỏng (TLC): ............................................................. - 15 -

1.2.3. Phương pháp quang phổ hồng ngoại (FTIR): ................................................... - 15 -

1.2.4. Phương pháp sắc kí lỏng khối phổ (LC-MS): ................................................... - 16 -

1.2.5. Phương pháp sắc kí khí khối phổ (GC-MS): .................................................... - 17 -

1.3. Giám định m-TFMPP: ......................................................................................... - 19 -

1.3.1. Nguyên tắc trong giám định ma túy: ................................................................ - 19 -

1.3.2. Tình hình giám định m-TFMPP ở Việt Nam: ................................................... - 21 -

CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM ................................................................... - 22 -

2.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: ................................................................ - 22 -

2.2. Hóa chất, thiết bị: ................................................................................................. - 24 -

2.2.1. Hóa chất: ........................................................................................................... - 24 -

2.2.2. Thiết bị: ............................................................................................................. - 25 -

2.3. Tiến hành thí nghiệm: .......................................................................................... - 25 -

2.3.1. Lấy mẫu và xử lí mẫu: ...................................................................................... - 25 -

2.3.2. Định tính, định lượng m-TFMPP: .................................................................... - 26 -

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. - 27 -

3.1. Điều kiện phân tích: ............................................................................................. - 27 -

3.2. Điều kiện tối ưu trong quá trình tách, chiết TFMPP: .......................................... - 32 -

3.2.1. Khảo sát dung môi chiết: .................................................................................. - 32 -

3.2.2. Khảo sát môi trường pH: .................................................................................. - 33 -

3.2.3. Khảo sát hiệu suất chiết: ................................................................................... - 35 -

3.2.4. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của thiết bị: ....................................... - 35 -

3.3. Phương pháp định lượng m-TFMPP: .................................................................. - 36 -

3.3.1. Phương trình hồi qui tuyến tính: ....................................................................... - 36 -

3.3.2. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của phương pháp: ............................. - 37 -

3.3.3. Đánh giá tính phù hợp của phương pháp: ......................................................... - 38 -

3.3.4. Hiệu suất thu hồi của phương pháp: ................................................................. - 39 -

3.3.5. Quy trình giám định m-TFMPP trên thiết bị GC-MS:...................................... - 40 -

3.4. Ứng dụng: ............................................................................................................ - 43 -

3.5. Dẫn xuất hóa m-TFMPP: ..................................................................................... - 44 -

Page 4: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 2 -

3.5.1. Nguyên tắc dẫn xuất hóa m-TFMPP: ............................................................... - 44 -

3.5.2. Định tính lượng vết m-TFMPP: ........................................................................ - 45 -

3.5.3. Độ nhạy của phương pháp sau khi dẫn xuất hóa: ............................................. - 48 -

KẾT LUẬN .................................................................................................. - 50 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. - 52 -

Page 5: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 3 -

BẢNG CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

m-TFMPP (1-(3- trifluoromethylphenyl)piperazine)

oTFMPP 1-(2-trifluoromethylphenyl)piperazine

pTFMPP 1-(4-trifluoromethylphenyl)piperazine

oMeOPP 1-(2-methoxyphenyl)piperazine

pMeOPP 1-(4-methoxyphenyl)piperazine

mCPP 1-(3-chlorophenyl)piperazine

pCPP 1-(4-chlorophenyl)piperazine

oFPP 1-(2-fluorophenyl)piperazine

mMPP 1-(3-methylphenyl)piperazine

pMPP 1-(4-methylphenyl)piperazine

BZP 1-Benzylpiperazine

MBZP 1-Benzy-4-methyllpiperazine

DBZP 1,4-Dibenzylpiperazine

LOD Limit Of Detection

LOQ Limit Of Quantification

MA Methamphetamine

MDA Methylene dioxylamphetamine

MDMA 3,4-methylen dioxyl methamphetamine

EI+

Electron Impact

+

SIM Select Ion Mornitoring

DCM Diclorometan

ATS Amphetamine Type Stimulant

Page 6: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 4 -

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.4. Kết quả định lƣợng trên GC-MS một số mẫu thực tế 27

Bảng 3.3.4. Hiệu suất thu hồi của phƣơng pháp trên nền mẫu thật 28

Bảng 3.3.3. Kết quả khảo sát độ chính xác của phƣơng pháp: 29

Bảng 3.3.2. Kết quả xác định LOD, LOQ của phƣơng pháp: 30

Bảng 3.3.1 . Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính xác định m-TFMPP 30

Bảng 3.2.4. Kết quả đo lặp lại của mẫu m-TFMPP 125 ppb 32

Bảng 3.2.3. Kết quả khảo sát hiệu suất chiết 33

Bảng 3.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của môi trƣờng chiết: 34

Bảng 3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của dung môi tới quá trình chiết 37

Page 7: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 5 -

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ PHỤ LỤC

Hình 1.3.3. Phổ hồng ngoại của TFMPP 10

Hình 1.3.4. Sắc kí đồ của TFMPP khi phân tích bằng LC-MS 11

Hình 1.3.5.1. Phổ khối các của TFMPP khi phân tích bằng GC-MS 12

Hình 1.3.5.2. C: N-TFA- o-TFMPP; B: N-TFA- m-TFMPP; D: N-TFA- p-

TFMPP 13

Hình 3.1.1. Sắc kí đồ của hỗn hợp chuẩn ở điều kiện phân tích 1. 21

Hình 3.1.2. Phổ khối của m-TFMPP ở điều kiện phân tích 1 22

Hình 3.1.3. Sắc kí đồ của hỗn hợp chuẩn ở điều kiện phân tích 2. 23

Hình 3.1.4. Phổ khối của m-TFMPP ở điều kiện phân tích 2 23

Hình 3.1.5. Sắc kí đồ của hỗn hợp chuẩn ở điều kiện phân tích 3 - full

Scan. 24

Hình 3.1.6. Phổ khối của m-TFMPP ở điều kiện phân tích 3-full Scan 25

Hình 3.1.7. Sắc kí đồ của hỗn hợp chuẩn ở điều kiện phân tích 3-chế độ

SIM. 25

Hình 3.1.8. Phổ khối của m-TFMPP ở điều kiện phân tích 3-chế độ SIM 26

Hình 3.2.1. Ảnh hƣởng của dung môi tới quá trình chiết 27

Hình 3.2.2. Ảnh hƣởng của môi trƣờng tới quá trình chiết. 28

Hình 3.3.1. Đƣờng chuẩn xác định m-TFMPP 31

Hình 3.3.5. Sơ đồ quy trình chiết m-TFMPP trong mẫu viên nén. 35

Hình 3.5.1 Sơ đồ phân mảnh của TFMPP-TFA 39

Hình 3.5.2.1. Sắc kí đồ của m-TFMPP chƣa dẫn xuất

Thời gian lƣu của m- TFMPP là 6,12 phút 40

Page 8: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 6 -

Hình 3.5.2.2. Phổ khối của m-TFMPP khi chƣa dẫn xuất 41

Hình 3.5.2.3. Sắc kí đồ m-TFMPP dẫn xuất hóa thành m-TFMPP-

TFAThời gian lƣu của m- TFMPP-TFA là 7,68 phút 41

Hình 3.5.2.4. Phổ khối của m-TFMPP dẫn xuất hóa thành m-TFMPP-

TFA 42

Hình 3.5.3. Sắc kí đồ, và phổ khối của m-TFMPP-TFA ở nồng độ 10ppb

43

PHỤ LỤC 51

Sắc kí đồ của vụ án số: 2548 chứa 1 thành phần m-TFMPP 51

Sắc kí đồ của vụ án số: 1955 M1 chứa 1 thành phần m-TFMPP 52

Sắc kí đồ của vụ án số: 2287 chứa 2 thành phần m-TFMPP và BZP.

Thời gian lƣu BZP 5.81 phút, m-TFMPP 6.12 phút 54

Sắc kí đồ của vụ án số: 1955 M2 chứa 1 thành phần m-TFMPP 55

Sắc kí đồ của vụ án số: 2008 chứa 1 thành phần m-TFMPP 56

Page 9: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 7 -

MỞ ĐẦU

Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ cho toàn xã hội, gây tổn hại sức khoẻ, làm

suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình gây ảnh

hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Tệ nạn

ma túy còn là tác nhân tăng nhanh các loại tội phạm khác, đặc biệt là nguyên

nhân chính làm lây lan đại dịch HIV/AIDS [1].

Lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, bọn tội phạm đã

tìm mọi cách thẩm lậu ma tuý qua biên giới, biến nước ta thành địa bàn sử

dụng và trung chuyển ma tuý (Hầu hết các chất ma tuý tổng hợp (ATS) trên

thế giới đều kích thích thần kinh trung ương kiểu amphetamine). Trong những

năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các vũ trường,

sàn nhảy xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó, một số đã biến thành tụ điểm

thu hút một lượng không nhỏ thanh thiếu niên đến sử dụng ma tuý và các hoạt

động tệ nạn khác làm nhức nhối xã hội.

Giám định ma tuý là một hoạt động tố tụng, sản phẩm của nó là bản kết

luận giám định. Theo quy định của pháp luật, kết luận chất ma tuý là nguồn

chứng cứ bắt buộc để luận tội và định khung hình phạt, ảnh hưởng trực tiếp

đến sinh mạng, chính trị của công dân. Do đó, quá trình giám định chất ma

tuý phải được thực hiện theo một quy trình chuẩn đã được thẩm định để đảm

bảo kịp thời, chính xác, khách quan và đồng nhất kết quả giữa các phòng thí

nghiệm.

m-TFMPP là chất tổng hợp gây nghiện có tác dụng kích thích thần

kinh trung ương kiểu thuốc lắc (ecstasy). Trên thế giới, chúng thường được

giới trẻ sử dụng trong các vũ trường, sàn nhảy để thay thế cho thuốc lắc.

Trước sự bùng phát của chất gây nghiện này, nhiều quốc gia đã đưa m-

TFMPP vào danh mục cần kiểm soát như: Đan mạch (12/2005), Thụy Điển

(3/2006), New Zealand... (Ở nước ta hiện nay, m-TFMPP đã được các cơ

quan tham mưu đề xuất Chính Phủ đưa vào danh mục các chất ma túy cần

kiểm soát. Ngày 22/2/2011 chính phủ đã ban hành nghị định số

17/2011/NĐCP bổ sung vào danh mục các chất ma túy [22,39]). Cho đến nay

Page 10: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 8 -

chưa có công trình nào nghiên cứu, xây dựng quy trình giám định m-TFMPP.

Điều này gây khó khăn không nhỏ cho cơ quan điều tra khi thời hiệu tạm giữ

đối tượng có hạn và khó khăn cho giám định viên khi bảo vệ kết luận giám

định trước tòa. Trên thế giới khi tiến hành nghiên cứu, giám định các loại ma

túy mới thì GC-MS được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Vì vậy, trong luận văn

tập trung tiến hành nghiên cứu, xây dựng quy trình giám định định tính và

định lượng chất m- TFMPP (1-[3-(trifluoromethyl)phenyl]piperazine) bằng

sắc kí khí ghép nối khối phổ.

Page 11: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 9 -

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Đối tƣợng nghiên cứu:

1.1.1. Lịch s ử:

- Chất m-TFMPP là một trong những dẫn xuất của piperazine. Vào

cuối những năm 1970 m-TFMPP được biết đến là một chất có tác dụng làm

giảm đau, chống viêm tên biệt dược là (Stakane), m-TFMPP làm hoạt hóa thụ

thể (5-HT1B và 5-HT2C) Serotonin hơn nữa nó là một chất làm phóng thích

Serotonin làm tăng mức độ Serotonin ở khe tế bào thần kinh. Vào những năm

1985, m-TFMPP bị lạm dụng như các chất ma túy tổng hợp khác. Năm 2002,

cơ quan phòng chống ma túy của Mỹ (DEA) đã phát hiện, công bố chất m-

TFMPP được giới trẻ Mỹ sử dụng để lắc trong các hộp đêm. Hoạt chất này

thường được phối hợp với các chất ma túy khác như BZP, MDMA, MDA ...

để tăng tác dụng kích thích khoái cảm dùng để lắc. Trong thời gian này, Mỹ

và nhiều quốc gia khác như Đan mạch (12/2005), Thụy Điển (3/2006), New

Zealand (4/2008), Singapore (2007)... đã đưa m-TFMPP vào danh mục các

chất ma túy cần kiểm soát [14,17,18,28,36].

- Tháng 4 năm 2010 đã phát hiện được một số lượng lớn các viên nén

được giới trẻ dùng để lắc (có thành phần chính là m-TFMPP ) tại một số vũ

trường ở Việt Nam và đang có nguy cơ bùng phát. Đây là hoạt chất gây

nghiện mới đã được các cơ quan ban ngành tham mưu đề xuất chính phủ đưa

vào danh mục chất ma túy cần kiểm soát. Ngày 22/02/2011, Chính phủ ban

hành Nghị định số 17/2011/NĐ-CP bổ sung chất m-TFMPP vào danh mục

các chất ma túy cần kiểm soát. Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên

cứu, xây dựng quy trình giám định m-TFMPP. Điều này gây khó khăn không

nhỏ cho cơ quan điều tra khi thời hiệu tạm giữ đối tượng có hạn và khó khăn

cho giám định viên khi bảo vệ kết luận giám định trước tòa. Trên thế giới khi

Page 12: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 10 -

giám định, nghiên cứu về các loại ma túy mới GC-MS được sử dụng rộng rãi

và phổ biến. Vì vậy, luận văn đã đặt ra vấn đề nghiên cứu, xây dựng quy

trình giám định định tính và định lượng chất m- TFMPP bằng sắc kí khí ghép

nối khối phổ [2].

1.1.2. Dẫn xuất của piperazine :

Các dẫn xuất của piperazine được chia thành 2 nhóm: Các dẫn xuất của

1-Phenylpiperazine và các dẫn xuất của 1-Benzylpiperazine [6,7].

* Các dẫn xuất của 1-Phenylpiperazine: Khung cấu trúc của các dẫn

xuất nhóm 1-phenylpiperazin có dạng:

N

NHR1

R2

R3

Tên chất

Nhóm thế

R1 R2 R3

1-(3-trifluoromethylphenyl)piperazine mTFMPP H CF3 H

1-(2-trifluoromethylphenyl)piperazine oTFMPP CF3 H H

1-(4-trifluoromethylphenyl)piperazine pTFMPP H H CF3

1-(2-methoxyphenyl)piperazine oMeOPP OCH3 H H

1-(4-methoxyphenyl)piperazine pMeOPP H H OCH3

1-(3-chlorophenyl)piperazine mCPP H Cl H

1-(4-chlorophenyl)piperazine pCPP H H Cl

1-(2-fluorophenyl)piperazine oFPP F H H

1-(4-fluorophenyl)piperazine pFPP H H F

1-(3-methylphenyl)piperazine mMPP H CH3 H

1-(4-methylphenyl)piperazine pMPP H H CH3

* Các dẫn xuất của 1-Benzylpiperazine:

Page 13: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 11 -

Các hợp chất của nhóm 1-benzylpiperazin có khung cấu trúc như sau:

R4

N

N

Tên chất Viết tắt Nhóm thế R4

1-Benzylpiperazine BZP H

1-Benzy-4-methyllpiperazine MBZP CH3

1,4-Dibenzylpiperazine DBZP C6H5CH2

1.1.3. Công thức cấu tạo:

TFMPP (Trifluoromethylphenylpiperazine hay 1-[3-(trifluoromethyl)

phenyl] piperazine, N-(α, α, α-trifluoro-m-tolyl)piperazine) là dẫn xuất của 1-

Phenylpiperazine có công thức phân tử C11H13F3N2. TFMPP có 3 đồng phân

ortho, meta, para tuỳ thuộc vào vị trí thế của nhóm trifluormethyl trên nhân

phenyl ở vị trí 2, 3, 4 so với gốc piperazine:

N

NH

F3C

N

NH

F3C

N

NHCF3

m-TFMPP p-TFMPP o-TFMPP

Hình 1.1.3. Công thức cấu tạo của TFMPP

1.1.4. Tính chất lý hóa:

Trong tự nhiên, TFMPP tồn tại chủ yếu ở hai dạng: Dạng bazơ và dạng

muối hydroclorit, cả hai dạng này đều rất bền ở điều kiện thường. Các mảnh

phổ đặc trưng cho TFMPP như sau (m/z): 188, 230, 145, 56, 172, 73, 221.

Dạng bazơ có tên khoa học là 1-[3-(trifluoromethyl)phenyl] piperazine,

công thức phân tử: C11H13F3N2, tỷ trọng: 1,226g/ml, sôi ở nhiệt độ 100 -

Page 14: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 12 -

102oC, nóng chảy ở nhiệt độ 65 – 71

oC.

Dạng muối có tên khoa học là 1-[3-(trifluoromethyl)phenyl] piperazine

hydrochloride, công thức phân tử: C11H13F3N2 HCl, khối lượng phân tử:

266,66, nóng chảy ở nhiệt độ 239-241oC. Ở dạng bazơ, TFMPP thường tồn tại

dưới dạng bột kết tinh màu trắng.

1.1.5. Các dạng tồn tại thƣờng dùng:

Các dẫn xuất của piperazin nói chung thường tồn tại dưới dạng bột kết

tinh hoặc tinh thể nguyên chất, không màu hoặc màu trắng. Chất m-TFMPP

thường tồn tại dưới dạng muối hydroclorit, được pha chế để tiêm, hút hoặc

uống. m-TFMPP rất dễ hấp thụ qua đường dạ dày, ruột và qua hàng rào máu

não để tác dụng nên não bộ.

Từ khi xuất hiện ở nước ta cho đến nay, m-TFMPP chủ yếu lưu hành

dưới dạng viên nén, viên nhộng với nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc và

kí hiệu khác nhau. Trong mỗi dạng có thể chứa một hoặc nhiều thành phần

chất ma túy tùy từng cơ sở sản xuất [13,24].

1.1.6. Tác dụng của m-TFMPP:

Tác dụng dƣợc lý: m-TFMPP có tác dụng hướng tâm thần kinh, nó

vừa có tác dụng kích thích của thuốc lắc (ecstasy), vừa có tác dụng gây ảo

giác của mescalin, psilocybin hoặc LSD. Khi dùng m-TFMPP, con người như

được “bùng phát” thấy nhạy cảm hơn, tinh tế hơn và cảm nhận tốt hơn. Tác

dụng này thay đổi tùy theo liều dùng: Ở liều uống khoảng 25mg, tác dụng

kích thích của thuốc lắc thể hiện rõ, nhưng với liều uống 75-105mg, tác dụng

gây ảo giác hay “loạn sắc” lại chiếm ưu thế. Tác dụng phụ có thể xảy ra bao

gồm phản ứng trên da, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa, tăng thân nhiệt, tăng

nhịp tim, buồn nôn và nôn [7,8].

Tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ƣơng: m-TFMPP là chất

tổng hợp gây nghiện có tác dụng kích thích thần kinh trung ương kiểu thuốc

lắc (ecstasy). Trên thế giới, chúng thường được giới trẻ sử dụng trong các vũ

trường, sàn nhảy thay thế cho thuốc lắc. Nó tác dụng lên vỏ não, kích thích

Page 15: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 13 -

thần kinh trung ương, ngoài ra chúng còn có kích thích hệ thống lưới hoạt hóa

của hệ thần kinh trung ương. Các tác dụng này gây ra những thay đổi trạng

thái tinh thần như: Cảm giác sảng khoái, tỉnh táo, phấn chấn, tinh thần nhanh

nhẹn, tăng tính năng động, tự tin, tăng vận động, giảm mệt mỏi,... Các trạng

thái này có thể giúp người sử dụng cải thiện được công việc một cách đơn

giản hoặc làm được nhiều việc, nhất là những việc cần thao tác của cơ thể như

điền kinh, nhảy múa… Bên cạnh những tác dụng trên, nó còn gây ra một số

tác dụng không mong muốn: Nếu dùng kéo dài hoặc dùng liều lớn thường gây

ra chán trường mệt mỏi, ảo giác, loạn sắc nhiều khi còn sảy ra hiện tượng đau

đầu, giảm trí nhớ, nhịp tim tăng, chóng mặt, rối loạn vận mạnh, kích động lẫn

lộn, suy nhược thần kinh [5,14].

Tác dụng kích thích hệ thần kinh giao cảm:

Tác dụng trên tim mạch: Tác dụng gây co mạch làm tăng huyết áp cả

tâm thu (huyết áp tối đa) và tâm trương (huyết áp tối thiểu). Với liều lớn có

thể xuất hiện loạn nhịp tim.

Tác dụng trên cơ trơn: Giảm co thắt đối với dạ dày, ức chế nhu động dạ

dày, ruột, giảm chuyển dịch thức ăn.

Các chất m-TFMPP có tác dụng giảm đau nhẹ và kích thích trung tâm

hô hấp: Đối với người bình thường, tác dụng này không đáng kể, nhưng đã bị

ức chế bởi các chất tác dụng trên hệ thần kinh trung ương thì chúng có tác

dụng kích thích hô hấp rõ ràng. Ngoài ra, nó còn gây chán ăn và một số tác

dụng phụ không mong muốn khác như: Mất nước, thân nhiệt giảm… [6,13].

Tác dụng gây ảo giác của các chất vòng: Do cấu trúc gần giống với

chất gây ảo giác mescalin, một số các dẫn chất vòng piperazine có thể gây ảo

giác ở các mức độ khác nhau.

Tác hại của m-TFMPP: Khi dùng quá liều, m-TFMPP gây ra các triệu

chứng ngộ độc dẫn đến tử vong, hôn mê, co giật, chảy máu não. Liều độc tối

thiểu gây chết người bình thường 200mg - 1gam. Triệu chứng ngộ độc xuất

hiện khi nồng độ TFMPP trong máu 0,2-3µg/ml và gây chết người khi nồng

độ lớn hơn 0,5µg/ml [25,34].

Page 16: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 14 -

1.2. Các phƣơng pháp phân tích m-TFMPP:

Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới không chỉ nghiên cứu xác định

được m-TFMPP trong mẫu viên nén, viên nhộng,… mà còn nghiên cứu xác

định được m-TFMPP và sản phẩm chuyển hóa của nó trong mẫu sinh học. Có

nhiều phương pháp để phân tích định tính và định lượng m- TFMPP như:

Phản ứng màu, sắc ký lớp mỏng (TLC), quang phổ hồng ngoại (FTIR), sắc ký

khí, sắc kí khí khối phổ (GC-FID, GC-MS), sắc ký lỏng khối phổ (LC/MS)...

[32,37,38].

1.2.1. Phƣơng pháp phản ứng màu:

Phản ứng màu được dùng để nhận biết nhanh sự có mặt của chất ma tuý

có trong mẫu. Phương pháp này thường được thực hiện ngay tại hiện trường

hoặc trong phòng thí nghiệm giám định trước khi phân tích trên các thiết bị

hiện đại. m-TFMPP là hợp chất dị vòng, trong phân tử chứa cả nitơ bậc hai và

nitơ bậc ba, vì vậy thuốc thử dùng trong phản ứng màu có thể là Simon,

Marquis hoặc Dragendorff…

Các hợp chất có nitơ bậc hai thường cho màu xanh với thuốc thử

Simon. Tuy nhiên, các dẫn xuất của piperazin cho kết quả kém nhạy hơn

(màu sắc xuất hiện chậm và nhạt) so với các chất ma túy khác như MA,

MDMA. Giữa dạng muối và dạng bazơ của TFMPP cũng cho kết quả khác

nhau khá nhiều. Dạng bazơ tan trong thuốc thử Simon kém hơn nên màu sắc

quan sát được cũng kém nhạy hơn so với dạng muối.

Sự thay đổi màu sắc khi dùng thuốc thử Marquis là do cấu trúc phân tử

có chứa C, H và N gây nên. Sự khác nhau về màu sắc với những hợp chất

khác nhau là do sử dụng thêm H2SO4 đặc. Vì vậy trong các phản ứng màu với

Marquis, tác giả thường cho thêm 3 giọt H2SO4 đặc. Chính H2SO4 đặc này

đóng vai trò như tác nhân xúc tác cho phản ứng. Phản ứng này giống nhau với

hầu hết các dẫn xuất của piperazine trừ p-TFMPP và o-MeOPP. Với Marquis,

m-TFMPP đổi từ kết tủa trắng sang nâu nhạt, khi thêm H2SO4 đặc chỉ có thể

quan sát được kết tủa trắng.

Page 17: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 15 -

Các ancaloit chứa N bậc ba đều cho kết quả dương tính với thuốc thử

Dragendoff. Hợp chất m-TFMPP có chứa N bậc hai và N bậc ba nên cho màu

da cam, đỏ da cam hoặc vàng da cam với Dragendoff [22].

1.2.2. Phƣơng pháp sắc ký bản mỏng (TLC):

Mẫu chứa thành phần m-TFMPP được hòa tan trong các dung môi dễ

bay hơi như metanol, aceton,... và được triển khai trên bản mỏng silicagen.

Quá trình tách xảy ra khi cho pha động (hệ dung môi) chuyển qua lớp mỏng

chất hấp phụ (pha tĩnh). Khi dung môi đi lên, nhờ tác dụng của lực mao dẫn,

chất phân tích (m-TFMPP) sẽ dịch chuyển theo phương chuyển động của

dung môi. Trong quá trình chuyển động qua chất hấp phụ, do hệ số phân bố

khác nhau mà chất phân tích được tách ra khỏi các chất khác. Tùy theo từng

loại thuốc thử để nhận biết mà trên bản mỏng ta quan sát được sắc đồ của các

chất với hệ số đường đi khác nhau.

Hệ dung môi dùng để triển khai có thể là các hệ sau: 2-butanone:

dimethylformamide: ammonia 25% (13: 0,9: 0,1 v/v); 2-propanol: Ammoniac

25% (95: 5 v/v); acetone: toluene: ammoniac 25% (20: 10: 1 v/v); methanol:

ammoniac 25% (100: 1,5 v/v) hoặc 1-butanol: axit acetic: nước (2: 1: 1 v/v)

Thuốc thử nhận biết có thể là các thuốc thử sau: thuốc thử Dragendoff,

Simon, Iodoplatinate, dung dịch iot 1% - methanol, dung dịch p-DMAB hoặc

có thể soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254nm để nhận ra sự có mặt của m-

TFMPP và các dẫn xuất khác của piperazine [26,29].

1.2.3. Phƣơng pháp quang phổ hồng ngoại (FTIR):

Ba đồng phân của trifluoromethylphenylpiperazine đã được nhiều tác

giả nghiên cứu bằng phương pháp quang phổ hổng ngoại. Các kết quả nghiên

cứu chỉ ra rằng sự khác nhau về phổ của ba đồng phân trên là do cấu trúc, vị

trí nhóm thế vào vòng thơm, vì vậy gây ra sự khác nhau về vùng dao động

biến dạng 600 – 1000 cm-1

. Hình 1.3.3 dưới đây chỉ ra sự khác biệt về dạng

phổ giữa các đồng phân và giữa dạng bazơ và dạng muối hydroclorit [22]:

Page 18: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 16 -

Hình 1.3.3. Phổ hồng ngoại của TFMPP

1.2.4. Phƣơng pháp sắc kí lỏng khối phổ (LC-MS):

Sắc kí lỏng khối phổ là một trong những phương pháp phân tích hiện đại,

cho phép phân tích định tính và định lượng chất phân tích ở nồng độ ppb. Khi phân

tử m-TFMPP va chạm với dòng điện tử có năng lượng cao, dưới tác dụng của dòng

điện này các ion được hình thành. Sau đó, ion này bị bẻ gẫy thành các ion có khối

lượng nhỏ hơn. Thông qua bộ phận thu nhận tín hiệu, các ion này được phát hiện, từ

đó cho thông tin về khối lượng và cấu trúc phân tử của hợp chất.

Với phương pháp này, điều kiện tối ưu để phân tích đã được nhiều tác giả

đề cập đến: Pha động là hỗn hợp của axit formic 10mM (A) và acetonitril (B)

với gradient để tách như sau: 0-2 phút (5% B); 2-3 phút (5-10% B); 3-5 phút

(10% B), 5-10 phút (10-50% B); 10-15 phút (50% B); 15-15,5 phút (50-5% B);

15,5-45 phút (5% B), tốc độ dòng 0,2ml/phút và thực hiện ở 400C với cột C18.

Hệ thống khối phổ dùng kĩ thuật ion hóa bằng va chạm điện tử với

dòng điện 60eV, giới hạn quét m/z = 70 – 300. Hình 1.3.4 dưới đây chỉ ra sự

phân thành các mảnh phổ đặc trưng của TFMPP [22,26].

Page 19: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 17 -

Điện thế 30V 60V

Hình 1.3.4. Sắc kí đồ của TFMPP khi phân tích bằng LC-MS

1.2.5. Phƣơng pháp sắc kí khí khối phổ (GC-MS):

Tương tự như sắc kí lỏng khối phổ, sắc kí khí khối phổ bao gồm hệ

thống sắc kí khí được dùng kết hợp với hệ thống khối phổ để tăng độ nhạy

cho cả phân tích định tính và định lượng. Thông qua hệ thống sắc kí khí, các

chất được tách ra khỏi nhau, thông qua hệ thống khối phổ có thể xác định

được các mảnh phổ của các chất có trong mẫu phân tích.

Mẫu phân tích chứa thành phần m-TFMPP thường tồn tại dưới dạng

muối, do đó cần chuyển từ dạng muối sang dạng bazơ bằng cách hòa tan

trong môi trường kiềm mạnh pH = 12 và chiết bằng diethylether. Việc phân

tích được thực hiện trên cột Rtx-5MS với chiều dài cột 30m, đường kính mao

quản 0,25m, bề dày lớp film pha tĩnh 0,25µm, nhiệt độ injector và interface

tương ứng là 2800C và 300

0C, nhiệt độ lò từ 90

0C (giữ 1 phút) tăng 15

0C/phút

đến 3000C (giữ 5 phút), khí mang là He với tổng các dòng 50ml/phút, áp suất

Page 20: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 18 -

đầu cột 72,3 kPa.

Sau khi tách bằng hệ thống sắc kí khí, m-TFMPP có thể được xác định

bằng cách quét toàn bộ các ion (chế độ fullscan) trên thiết bị khối phổ hoặc

chỉ lựa chọn một số ion cơ bản, đặc trưng (chế độ SIM), kĩ thuật ion hóa bằng

va chạm điện tử với dòng điện có năng lượng cao 70 eV. Bằng cách lựa chọn

các ion đặc trưng, cơ bản của phân tử, các nhà khoa học có thể tách và xác

định được cả 3 đồng phân của TFMPP. Các mảnh phổ đặc trưng của các đồng

phân TFMPP được chỉ ra trong hình 1.3.5.1 sau đây:

Hình 1.3.5.1. Phổ khối các của TFMPP khi phân tích bằng GC-MS

Bên cạnh việc định lượng m-TFMPP bằng sắc kí khí,nhiều tác giả cũng

đã đề cập tới việc định lượng m-TFMPP bằng sắc kí khí khối phổ. Định lượng

m-TFMPP bằng phương pháp sắc kí khí khối phổ dựa vào việc lựa chọn một

số mảnh phổ đặc trưng (56, 145, 188, 230). Thông qua tỷ lệ chiều cao các

mảnh đặc trưng của m-TFMPP và chiều cao pic nội chuẩn mà ta có thể xác

định được hàm lượng m-TFMPP có trong mẫu [19,22].

Page 21: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 19 -

Trong một số trường hợp, khi hàm lượng mẫu quá nhỏ, nhiều tác giả đã

nghiên cứu việc dẫn xuất hóa các hợp chất của TFMPP nói riêng và

piperazine nói chung để tăng độ nhạy của chúng. Việc dẫn xuất có thể được

thực hiện bằng nhiều kĩ thuật khác nhau trước khi sử dụng trên các thiết bị

phân tích hiện đại như: Kĩ thuật acetyl hóa, trifluoroacetyl hóa hoặc

trimethylsilyl hóa [19,22,23,37]

Các hình vẽ dưới đây chỉ ra thời gian lưu và phổ khối của m-TFMPP

khi được dẫn xuất hóa.

Hình 1.3.5.2. C: N-TFA- o-TFMPP; B: N-TFA- m-TFMPP;

D: N-TFA- p-TFMPP

1.3. Giám định m-TFMPP:

1.3.1. Nguyên tắc trong giám định ma túy:

Nhằm thống nhất và đảm bảo sự chấp nhận quốc tế về kết quả giám

định các chất ma túy, tiền chất mẫu bắt được, các nhà khoa học hình sự đã

thống nhất đưa ra “ nguyên tắc tiêu chuẩn tối thiểu trong giám định ma túy bắt

được ”.

Page 22: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 20 -

Hạng A Hạng B Hạng C

Quang phổ hồng ngoại

( Infrared

Spectrophotometry )

Điện di mao quản

( Capillary

Electrophoresis)

Phản ứng màu

( Color Tests )

Phổ khối lượng

( Mass Spectroscopy)

Sắc kí khí GC

( Gas Chromatography)

Phổ huỳnh quang

( Fluorescence

Spectroscopy )

Quang phổ hồng ngoại

gần

( Near Infrared

Spectrophotometry )

Phổ chuyển dịch ion

(Ion Mobility

Spectrophotometry)

Phương pháp miễn dịch

(Immunoassay)

Phổ cộng hưởng từ hạt

nhân ( Nuclear Magnetic

Resonance spectroscopy )

Sắc kí lỏng

( Liquid

chromatography)

Xác định điểm chảy

( Meltinh Point )

Phổ Raman

( Raman spectroscopy )

Các test vi tinh thể

( Microcrystalline Tests )

Quang phổ tử ngoại

( Ultraviolet

Spectrophotometry )

Nhận dạng dược phẩm

( Phamrmaceutical

Identifiers )

Sắc kí lớp mỏng

( Thin layer

chromatography )

Xác định hình thái: vi thể

Macroscopic

Examination

Microscopic Examination

Page 23: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 21 -

Việc áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn tối thiểu như sau: Khi đã vận dụng

một phương pháp phân tích ở hạng A để phân tích mẫu thì ít nhất phải dùng

thêm một phương pháp phân tích khác (hạng A, B hay C). Khi không sử dụng

phương pháp phân tích nào ở hạng A đều phải sử dụng ít nhất ba phương

pháp khác đã được thẩm định [31].

1.3.2. Tình hình giám định m-TFMPP ở Việt Nam:

TFMPP là một chất ma túy mới xuất hiện ở Việt Nam. Hiện nay, trong

cả nước chưa có quy trình chuẩn được thẩm định dùng trong giám định

TFMPP. Viện khoa học hình sự đã bước đầu tiến hành nghiên cứu, xác định

TFMPP trong mẫu viên nén. Việc phân tích tốn nhiều thời gian kinh phí và

đều phụ thuộc vào kinh nghiệm, sự mày mò của Giám định viên kết hợp với

sự hỗ trợ của các nhà khoa học, thiết bị máy móc ngoài ngành. Đó là thực

trạng gây khó khăn không nhỏ, ảnh hưởng đến thời hiệu giam giữ đối tượng

của cơ quan điều tra (theo qui định thời hiệu giam giữ không quá 3 ngày và

lệnh giam giữ chỉ được gia hạn tối đa không quá 2 lần) và khó khăn cho Giám

định viên khi bảo vệ kết luận trước tòa. Khi chưa có quy trình chuẩn thì

không thể triển khai công tác giám định tại các Phòng kỹ thuật hình sự - Công

an các tỉnh. Đây là một nhiệm vụ và thách thức không nhỏ đối với lực lượng

phòng chống ma túy nói chung và lực lượng kỹ thuật hình sự nói riêng.

Page 24: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 22 -

CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM

2.1. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu:

m-TFMPP xuất hiện ở nước ta thường được trộn với tá dược và được

ép thành viên dưới dạng viên nén hoặc viên nhộng. Do đó, để định tính và

định lượng m-TFMPP ta cần tách, chiết được m-TFMPP từ các mẫu viên trên.

Dựa vào hệ thống sắc kí khí để tách hoàn toàn m-TFMPP ra khỏi những chất

khác. Thông qua hệ thống khối phổ có thể định lượng m-TFMPP dựa vào các

mảnh phổ đặc trưng của nó [3,15].

Cơ chế phân mảnh của m-TFMPP:

Page 25: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 23 -

HN CH2 C2H3N m/z=29

F3C

+

N NH.

NH

C3H7N m/z=57

C4H9N2 m/z=85

C7H4F3 m/z=145

N NH

F3C

NH+

C3H6N m/z=56

C11H13F3N2 M

+= 230

NCH2

CH2

.

+

N

CH2

CH2

.+CF3

N

CH3

CH2

F3C

+

C2H4N m/z=42

C9H9F3N m/z=188

C9H10F3N m/z=189

F3C

N CH+

F3C

N CH2

C8H5F3N m/z=172

C8H6F3N m/z=173

Hình 2.1: Sơ đồ phân mảnh khối của m-TFMPP không dẫn xuất.

Page 26: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 24 -

Để xây dựng quy trình giám định định tính và định lượng m-TFMPP

bằng thiết bị GC-MS, trong luận văn này chúng tôi nghiên cứu các vấn đề sau

đây:

1. Nghiên cứu điều tối ưu để tách m-TFMPP trong hỗn hợp ATS thường

gặp khác trên thiết bị GC-MS.

2. Khảo sát điều kiện tách, chiết m-TFMPP từ mẫu viên nén:

Dung môi chiết.

Môi trường chiết (pH).

Đánh giá hiệu quả chiết.

3. Phương pháp định lượng m-TFMPP:

Xây dựng đường hồi qui tuyến tính của m-TFMPP;

Tìm giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) của

phương pháp.

Đánh giá tính phù hợp của phương pháp: Sai đố tương đối, hiệu

suất thu hồi,…

4. Ứng dụng: Định lượng m-TFMPP trong mẫu viên nén từ một số vụ án

xuất hiện ở Việt Nam.

5. Bước đầu dẫn xuất hóa để phân tích lượng vết m-TFMPP.

2.2. Hóa chất, thiết bị:

2.2.1. Hóa chất:

m-TFMPP chuẩn 2000ppb: Cân chính xác 20mg m-TFMPP trên cân

phân tích, hòa tan và định mức thành 10ml bằng metanol.

Nội chuẩn Docosan ( C22H46 ) 1mg/ml: Cân chính xác 100mg Docosan

trên cân phân tích, hòa tan và định mức thành 100ml bằng etylacetat.

Mẫu phân tích: Các mẫu viên chứa thành phần m-TFMPP được nghiền

mịn, trộn đều. Cân chính xác một lượng chất bột trên, hòa tan và định mức

Page 27: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 25 -

đến vạch bằng HCl 0,1M sao cho nồng độ là ở dạng bột 1mg/ml. Lắc đều,

siêu âm và lọc vào bình sạch, khô, bảo quản nơi thoáng mát.

Các dung môi tinh khiết dùng trong phân tích: Metanol, Cloroform,

Diclorometan, Etylacetat, Dietylete, n-Hexan.

Các hóa chất tinh khiết dùng trong phân tích: NaOH, HCl, Na2SO4,

Na2HPO4, NaH2PO4,…

Một số mẫu ma túy tổng hợp: Ketamine, 1-Benzylpiperazine (BZP),

Methamphetamine (MA), 3,4-methylenedioxymethamphetamine (MDMA),…

2.2.2. Thiết bị:

GC-MS: Thermo-Finnigant - Autosampler AS3000.

GC-FID: Agilent 6890N (Mỹ) - Autosampler AS7683.

Cột Rtx-5MS (30m x 0,25mm x 0,25µm)

Máy siêu âm: Branson 1510.

Máy lắc: Unitwist 300.

Máy li tâm Hettich Zenntrifuugen Rotofix 32.

Cân phân tích: AE240 (d = 0,01mg, max 200g).

Máy điều nhiệt Memmer, Germany.

Các dụng cụ thông thường khác trong phòng thí nghiệm: tủ sấy, tủ ấm,

bình hút ẩm, bình định mức, pipet các loại...

2.3. Tiến hành thí nghiệm:

2.3.1. Lấy mẫu và xử lí mẫu:

Các viên nén thu giữ trong các vụ án được phân tích theo mẫu (các mẫu

được phân biệt theo đối tượng, vị trí thu giữ, ... tiến hành theo quy trình thu

lượm dấu vết ma túy chung). Ở mỗi mẫu được phân nhóm dựa theo kết quả

nhận dạng cảm quan: màu sắc, kích thước, lô-gô...

Nếu nhóm có số viên ≤ 3 thì thu tất cả.

Page 28: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 26 -

Nếu nhóm có số viên n ≥ 4 thì số lượng thu là n +1, bằng cách lấy

ngẫu nhiên trong nhóm (với n là tổng số viên trong nhóm). Các mẫu được bảo

quản trong túi nilon hoặc lọ thủy tinh nút mài khi chờ phân tích [35].

Các mẫu viên chứa thành phần m-TFMPP được nghiền mịn, trộn đều.

Cân chính xác một lượng chất bột trên, hòa tan và định mức đến vạch bằng

HCl 0,1M sao cho nồng độ là ở dạng bột 1mg/ml. Lắc đều, siêu âm và lọc vào

bình sạch, khô, bảo quản nơi thoáng mát.

2.3.2. Định tính, định lƣợng m-TFMPP:

Mẫu chuẩn: m-TFMPP dạng tinh khiết phân tích hòa tan trong metanol

và được trộn lẫn với docosan sao cho nồng độ docosan 0,1mg/ml. Lấy hỗn

hợp trên vào lọ và tiến hành phân tích ở điều kiện tối ưu.

Mẫu phân tích: Lấy vào ống nghiệm có lắp 5ml mẫu phân tích, 1ml

NaOH 25%, 5ml CHCl3, 0,5ml docosan 1mg/ml. Lắc xoáy, để phân lớp, lấy

dịch chiết vào lọ và tiến hành phân tích ở điều kiện tối ưu.

Định tính, định lượng m-TFMPP: Trong các nghiên cứu, chúng tôi sử

dụng phương pháp nội chuẩn để phân tích định tính, định lượng m-TFMPP:

Đối với phân tích định tính, cần xác định được các mảnh phổ đặc trưng của

chất phân tích. Đối với phân tích định lượng, yếu tố cần xác định là tỷ lệ diện

tích píc của m-TFMPP (dựa trên mảnh target) so với diện tích pic của nội

chuẩn docosan và nồng độ chất phân tích ở các điều kiện tối ưu đã chọn;

Nồng độ của m-TFMPP trong mẫu phân tích được tính dựa vào phương trình

hồi quy tuyến tính của m-TFMPP hoặc được tính trên phần mềm Xcalibul

trên thiết bị GC-MS: Thermo-Finnigant - Autosampler AS3000.

Page 29: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 27 -

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện phân tích:

Tương tự như các chất ma túy nhóm ATS khác, m-TFMPP cũng là chất

ma túy được sản xuất theo con đường tổng hợp, nó vừa có tác dụng kích thích

thần kinh trung ương vừa có tác dụng gây ảo giác. Do vậy, các nghiên cứu sau

đây xuất phát từ điều kiện tối ưu cho việc phân tích các chất ma túy tổng hợp.

Lấy vào lọ sắc kí hỗn hợp các chất chuẩn gồm: MA, MDMA, MDA,

Ketamine, TFMPP, BZP,… và tiến hành phân tích trên thiết bị GC-MS ở các

điều kiện như sau:

Điều kiện phân tích 1:

Chế độ MS: Chạy máy theo chế độ full Scan. Khoảng m/z: 40-500.

Chế độ chạy EI +

(Electron Impact). Khí mang heli, tốc độ dòng 1,2

ml/phút. Lò sắc kí: 80oC giữ 0,5 phút, tăng 20

oC/phút đển 270

oC giữ đẳng

nhiệt 5 phút. Tổng chương trình sắc kí là 15 phút.

Hình 3.1.1. Sắc kí đồ của hỗn hợp chuẩn ở điều kiện phân tích 1.

Page 30: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 28 -

Hình 3.1.2. Phổ khối của m-TFMPP ở điều kiện phân tích 1

Với điều kiện phân tích 1, trên sắc kí đồ ta thấy các chất ma túy tổng

hợp thông thường: MA, MDA, MDMA, Ketamin,… tách rất tốt ra khỏi nhau.

Tuy nhiên, khi có m-TFMPP thì chân pic của nó lại trùng với chân pic của

BZP và MDMA.

Điều kiện phân tích 2:

Chế độ MS: full Scan. Khoảng m/z: 40-500.

Chế độ chạy EI +

(Electron Impact).

Khí mang heli, tốc độ dòng 1,2 ml/phút. Lò sắc kí: 80oC giữ 0,5 phút,

tăng 15oC/ phút đển 270

oC giữ đẳng nhiệt 2 phút. Tổng chương trình sắc kí là

15 phút.

Page 31: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 29 -

Hình 3.1.3. Sắc kí đồ của hỗn hợp chuẩn ở điều kiện phân tích 2.

Hình 3.1.4. Phổ khối của m-TFMPP ở điều kiện phân tích 2

Tương tự như khi thực hiện ở điều kiện phân tích 1, ở điều kiện phân

Page 32: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 30 -

tích 2, các chất ma túy tổng hợp thông thường tách ra khỏi nhau rất tốt, nhưng

chân pic của m-TFMPP, BZP và MDMA trùng nhau, gây khó khăn cho định

tính và định lượng m-TFMPP.

Điều kiện phân tích 3:

Chế độ MS: full Scan. Khoảng m/z: 40-500.

Chế độ MS: SIM( m/z: 56, 57, 72, 85, 91, 134, 135, 145, 176, 180, 182,

188, 230, 310). Chế độ chạy EI +

(Electron Impact). Khí mang heli, tốc độ

dòng 1,2 ml/phút. Lò sắc kí: 80oC giữ 0,5 phút, tăng 20

oC/ phút đến 170

oC,

giữ 1 phút, tăng 15oC/phút đến 270

oC giữ đẳng nhiệt 3 phút. Tổng chương

trình sắc kí 15,7 phút.

Hình 3.1.5. Sắc kí đồ của hỗn hợp chuẩn ở điều kiện phân tích 3 - full Scan.

Page 33: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 31 -

Hình 3.1.6. Phổ khối của m-TFMPP ở điều kiện phân tích 3-full Scan

Hình 3.1.7. Sắc kí đồ của hỗn hợp chuẩn ở điều kiện phân tích 3-chế độ SIM.

Page 34: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 32 -

Hình 3.1.8. Phổ khối của m-TFMPP ở điều kiện phân tích 3-chế độ SIM

Ở điều kiện phân tích 3, cả chế độ full Scan và chế độ SIM các chất ma

túy tách hoàn toàn ra khỏi nhau. Tuy nhiên, trên phổ khối ở cả hai chế độ ta

thấy: Phổ khối của m-TFMPP khi chạy ở điều kiện SIM cho ít mảnh phổ hơn

và đặc trưng hơn, phù hợp với cơ chế phân mảnh của m-TFMPP. Điều kiện

này đáp ứng yêu cầu của phân tích định tính và định lượng. Do vậy, trong các

thí nghiệm sau, chúng tôi sử dụng điều kiện phân tích 3 ở chế độ SIM như đã

miêu tả ở trên.

3.2. Điều kiện tối ƣu trong quá trình tách, chiết TFMPP:

3.2.1. Khảo sát dung môi chiết:

Lấy vào ống nghiệm có nắp các hóa chất sau: 5ml dung dịch mẫu phân

tích; 1ml NaOH 25%, 5ml dung môi Cloroform, 0,5ml Docosan 1mg/ml. Lắc

xoáy 30 phút, để phân lớp trong 5 phút, lấy phần dung môi vào lọ và tiến hành

phân tích trên thiết bị GC-MS với điều kiện phân tích đã chọn.

Với các dung môi Diclorometan, Etylacetat, Dietylete và n-Hexan tiến

hành tương tự như đối với Cloroform. Mỗi thí nghiệm làm lặp lại 3 lần và tính

trung bình. Kết quả được trình bày trên bảng 3.2.1 và hình 3.2.1.

Page 35: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 33 -

Bảng 3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của dung môi tới quá trình chiết

Dung môi STFMPP SIS STFMPP/ SIS

Cloroform 71131565 10936153 6,504

Dietyl ete 55883788 9016964 6,198

Diclorometan (DCM) 62604030 9703464 6,452

Etylacetat 55737919 10494329 5,311

n – Hexan 45235388 9333649 4,846

0

1

2

3

4

5

6

7

Cloroform Dietylete DCM Etylacetat n-hexan

TFMPP

Hình 3.2.1. Ảnh hƣởng của dung môi tới quá trình chiết

Từ đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của dung môi tới quá trình chiết ta thấy:

Khả năng chiết m-TFMPP của các dung môi Cloroform, Dietyl ete và

Diclorometan là tương đương. Trong đó, Dietyl ete dễ bay hơi nên khi thao

tác cho kết quả không ổn định. Cloroform và Diclorometan đều nặng hơn

nước, khó bay hơi, khi thao tác có độ lặp lại cao. So với Diclorometan thì

Cloroform thông dụng hơn trong phòng thí nghiệm, do đó để tối ưu quá trình

phân tích chúng tôi sử dụng Cloroform để tách chiết m-TFMPP từ các mẫu

viên nén có thành phần m-TFMPP.

3.2.2. Khảo sát môi trƣờng pH:

Môi trường chiết xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định

hiệu suất của quá trình chiết. Khảo sát ảnh hưởng của yếu tố này, chúng tôi

chuẩn bị các dung dịch đệm phôtphat có pH = 8 † > 12.

Page 36: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 34 -

Lấy vào ống nghiệm có nắp 5ml dung dịch phân tích. Thêm 1ml dung

dịch đệm có pH xác định ở trên, 5ml dung môi Cloroform, 0,5ml Docosan

1mg/ml. Lắc xoáy 30 phút, để phân lớp trong 5 phút, tách lấy lớp dung môi

vào lọ sắc kí và tiến hành phân tích ở điều kiện tối ưu đã khảo sát. Làm lặp lại

3 lần và lấy trung bình, kết quả được trình bày trên bảng 3.2.2 và hình 3.2.2.

Bảng 3.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của môi trƣờng chiết:

pH STFMPP SIS STFMPP/SIS

8 59703850 10012937 5,963

9 61178728 9856262 6,207

10 64928428 10001300 6,492

11 66589391 10561870 6,305

12 56963776 8996451 6,332

> 12 71131565 10936153 6,504

0

1

2

3

4

5

6

7

8

8 9 10 11 12 pH > 12

TFMPP

Hình 3.2.2. Ảnh hƣởng của môi trƣờng tới quá trình chiết.

Từ đồ thị ta nhận thấy: Khả năng chiết của m-TFMPP ở các môi trường

có pH từ 8 đến >12 đều cho kết quả tương đương. Trong công tác giám định,

yêu cầu đặt ra phải tìm được các chất ma túy có trong mẫu. Để chiết tách

được các chất ma túy tổng hợp nói chung ta thường dùng môi trường kiềm

Page 37: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 35 -

mạnh. Do đó, đáp ứng yêu cầu phân tích chúng tôi sử dụng môi trường kiềm

mạnh như NaOH 25% (pH >12) trong các thí nghiệm sau.

3.2.3. Khảo sát hiệu suất chiết:

Tiến hành hai thí nghiệm độc lập như sau:

Thí nghiệm 1: Lấy vào lọ sắc kí chất chuẩn m-TFMPP 500ppb và

docosan 0,1 mg/ml. Tiến hành phân tích ở điều kiện tối ưu đã khảo sát.

Thí nghiệm 2: Lấy vào ống nghiệm có nắp 5ml m-TFMPP 500ppb, 1ml

NaOH 25%, 5ml CHCl3, 0,5ml Docosan 1mg/ml. Lắc xoáy 30 phút, để phân

lớp trong 5 phút. Lấy dịch chiết vào lọ và tiến hành phân tích trên thiết bị GC-

MS ở điều kiện tối ưu.

Mỗi thí nghiệm làm lặp lại 3 lần và lấy trung bình. Kết quả được trình

bày trên bảng 3.2.3.

Bảng 3.2.3. Kết quả khảo sát hiệu suất chiết

Thí nghiệm (TN) STFMPP SIS STFMPP/ SIS

TN1 65915654 9896911 6,660

TN2 – Chiết lần 1 62206461 9518557 6,535

TN2 – Chiết lần 2 - - -

TN2 – Chiết lần 3 - - -

H (%) 98,1

Ghi chú: Dấu “-” Tín hiệu nằm dƣới giới hạn phát hiện của thiết bị.

Kết quả thí nghiệm chiết với tỉ lệ 1:1 cho thấy: Hiệu suất chiết m-

TFMPP khá cao (98,1%). Nói cách khác, kết quả chiết đáp ứng yêu cầu của

phân tích định tính và định lượng.

3.2.4. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lƣợng của thiết bị:

Để xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

của thiết bị, chúng tôi tiến hành đo lặp lại của cùng một mẫu có hàm lượng m-

TFMPP là 125 ppb. Kết quả tính LOD và LOQ được trình bày trên bảng 3.2.4

sau đây:

Page 38: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 36 -

Bảng 3.2.4. Kết quả đo lặp lại của mẫu m-TFMPP 125 ppb

STT STFMPP SIS STFMPP/ SIS LOD (ppb) LOQ (ppb)

1 9443758 14683890 0,64314

0,22 0,72

2 10973519 14998349 0,73165

3 9749785 15732738 0,61971

4 8762473 11141599 0,78646

5 8460610 11251000 0,75199

TB 9478029 13561515 0,70659

SD 0,07184

Kết quả thu được cho thấy, thiết bị có giới hạn phát hiện và giới hạn

định lượng tương đối nhỏ: LOD = 0,22 ppb, LOQ = 0,72 ppb.

3.3. Phƣơng pháp định lƣợng m-TFMPP:

3.3.1. Phƣơng trình hồi qui tuyến tính:

Chuẩn bị các dung dịch chuẩn TFMPP có nồng độ thay đổi. Thêm một

lượng nhất định nội chuẩn Docosan và tiến hành phân tích trên thiết bị GC-

MS ở điều kiện tối ưu đã chọn. Làm lặp lại 3 lần và lấy trung bình, kết quả

được trình bày trên bảng 3.3.1 và hình 3.3.1 sau đây:

Bảng 3.3.1 . Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính xác định m-TFMPP

[TFMPP] ppb STFMPP SIS STFMPP/ SIS

100 9448029 13561515 0,697

125 12841733 16957812 0,757

250 32073949 16545743 1,939

500 53185121 15116262 3,518

1000 97765482 13673455 7,150

2000 213673688 15735697 13,579

Page 39: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 37 -

0 500 1000 1500 2000

0

2

4

6

8

10

12

14

Linear Regression for Data1_B:

Y = A + B * X

Parameter Value Error t-Value Prob>|t|

---------------------------------------------------------------------------

A 0.09856 0.10762 0.91575 0.41161

B 0.0068 1.141E-4 59.6379 <0.0001

---------------------------------------------------------------------------

R R-Square(COD) Adj. R-Square Root-MSE(SD) N

---------------------------------------------------------------------------

0.99944 0.99888 0.9986 0.18765 6

---------------------------------------------------------------------------

ST

FM

PP/S

IS

[TFMPP] ppb

Hình 3.3.1. Đƣờng chuẩn xác định m-TFMPP

Phương trình hồi qui có dạng y = (a ± t.Sa) + (b ± t.Sb).x

Với t(0,95; 4) = 2,78 phương trình hồi qui đầy đủ là:

y = (0,0986 ± 0,2992) + (0,0068 ± 0,0003).x (ppb)

Kết quả phân tích cho thấy, hằng số a của phương trình hồi qui dạng:

y = a + bx có giá trị Pvalue = 0,4116 > 0,05 nên với mức độ tin cậy 95%, giá trị

hằng số a khác 0 không có nghĩa thống kê, ta có thể bỏ qua giá trị này bên

cạnh các hệ số còn lại, phương pháp không mắc sai số hệ thống.

3.3.2. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lƣợng của phƣơng pháp:

Mẫu viên nén được chuẩn bị như mục 2.2.1 và tiến hành chiết tách ở

các điều kiện tối ưu đã khảo sát như mục 2.3.2 trên 6 thí nghiệm độc lập. Kết

quả thí nghiệm và tính toán LOD, LOQ được trình bày như bảng 3.3.2.

Page 40: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 38 -

Bảng 3.3.2. Kết quả xác định LOD, LOQ của phƣơng pháp:

STT STFMPP SIS STFMPP/ SIS b

3.SLOD D

(ppb)

b

10.SLOQ D

(ppb)

1 62054798 15803652 3,9266

22,3 74,4

2 64967087 16081938 4,0398

3 54461615 13668518 3,9845

4 46167257 11466023 4,0264

5 47132408 12038272 3,9152

6 42327562 10639169 3,9785

TB 3,9785

SD 0,0506

Kết quả tính toán cho ta thấy giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng

của phương pháp lần lượt là 22,3 ppb và 74,4 ppb. Do vậy, để phân tích định

lượng được m-TFMPP trên thiết bị GC-MS bằng phương pháp này thì nồng

độ m-TFMPP trong mẫu tối thiểu phải ≥ 74,4 ppb.

3.3.3. Đánh giá tính phù hợp của phƣơng pháp:

Để đánh giá độ chính xác của phương pháp, chúng tôi tiến hành các thí

nghiệm độc lập ở điểm đầu và điểm cuối của đường chuẩn. Sau khi tính toán

theo công thức .100%

X

S%RSD D

. Kết quả được trình bày trên bảng 3.3.3.

Page 41: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 39 -

Bảng 3.3.3. Kết quả khảo sát độ chính xác của phƣơng pháp:

STT

100 ppb 2000 ppb

tR STFMPP SIS

STFMPP/SI

S

tR STFMPP SIS

STFMPP/SI

S

1 6,124 11173519 15998349 0,6984 6,134 219897027 16447636 13,3695

2 6,128 9324957 13724178 0,6795 6,137 203072360 14942154 13,5906

3 6,130 12052428 17574092 0,6858 6,132 190665849 13959595 13,6584

4 6,132 11753342 17168732 0,6846 6,123 190689943 14082484 13,5409

5 6,122 7293462 10373170 0,7031 6,129 184502232 13035404 14,1539

TB 6,127 0,6903 6,131 13,6627

SD 0,00415 0,00999 0,00534 0,29466

RSD

(%) 0,068 1,45 0,087 2,16

Kết quả phân tích cho thấy: Chất phân tích có thời gian lưu xác định.

m-TFMPP cho hai giá trị RSD rất nhỏ: RSD thời gian lưu và RSD tỉ lệ diện

tích pic so với nội chuẩn ở điểm đầu và điểm cuối của đường chuẩn đều nhỏ

hơn 5%. Như vậy hệ thống sắc kí phù hợp, phương pháp có độ lặp lại tốt, độ

chính xác cao, đáp ứng yêu cầu của phân tích định tính và định lượng.

3.3.4. Hiệu suất thu hồi của phƣơng pháp:

Tiến hành ba thí nghiệm độc lập sau:

Thí nghiệm 1: Mẫu viên nén chứa thành phần TFMPP được chuẩn bị

như mục 2.2.1. Lấy vào ống nghiệm có nắp các hóa chất sau: 5ml mẫu phân

tích, 1ml NaOH 25%, 5ml Cloroform, 0,5ml Docosan 1mg/ml. Lắc xoáy 30

phút, để phân lớp trong 5 phút. Lấy dịch chiết vào lọ sắc kí và phân tích trên

thiết bị GC-MS ở các điều kiện tối ưu đã khảo sát.

Thí nghiệm 2: Lấy vào ống nghiệm có nắp 5ml dung dịch mẫu phân

tích, 1ml NaOH 25%, 5ml Cloroform, 0,5ml Docosan 1mg/ml và thêm chính

xác m-TFMPP sao cho có nồng độ 250ppb. Lắc xoáy 30 phút, để phân lớp

trong 5 phút. Lấy dịch chiết vào lọ sắc kí và phân tích trên thiết bị GC-MS ở

các điều kiện tối ưu đã khảo sát.

Page 42: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 40 -

Thí nghiệm 3: Làm tương tự thí nghiệm 2 nhưng thêm chính xác lượng

chất chuẩn sao cho nồng độ m-TFMPP là 1500ppb. Mỗi thí nghiệm làm lặp

lại 3 lần và lấy trung bình. Kết quả được trình bày trên bảng 3.3.4 sau đây:

Bảng 3.3.4. Hiệu suất thu hồi của phƣơng pháp trên nền mẫu thật

[TFMPP]

thêm vào

(ppb)

STFMPP SIS STFMPP/SIS

[TFMPP]

tìm được

(ppb)

H

(%)

0

30752238 16822520 1,8280 254,3

37065083 19782094 1,8737 261,0

35035843 19056786 1,8385 255,9

250

47167257 13466023 3,5027 500,6

95 42132408 12038272 3,4999 500,2

39327562 11639169 3,3789 482,4

1500

191131565 15936153 11,9936 1749,3

96 247235388 21122662 11,7047 1706,8

235883788 21016964 11,2235 1636,0

Từ kết quả thu được ta nhận thấy, với mức độ tin cậy 95% phương

pháp có độ thu hồi tốt. Do đó, các kết quả phân tích được hoàn toàn tin cậy.

3.3.5. Quy trình giám định m-TFMPP trên thiết bị GC-MS:

Trên cơ sở các điều kiện tối ưu đã khảo sát, các kết quả phân tích cho

thấy phương pháp có độ lặp lại tốt, độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu

của phân tích định tính và định lượng. Do vậy, chúng tôi đưa ra quy trình

giám định định tính và định lượng m-TFMPP trong mẫu viên nén trên thiết bị

GC-MS như sau:

Page 43: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 41 -

1. Xử Lý mẫu: mẫu viên nén được xử lý theo sơ đồ hình 3.3.5.

Bước 1: Đồng nhất hoá mẫu Nghiền thành bột, trộn đều

Thêm HCl loãng 0,1M (1mg bột/1ml)

Bước 2: Hoà tan mẫu Lắc siêu âm 30phút

Lọc bỏ phần không tan

Bước 3: Kiềm hóa dịch lọc Thêm NaOH 25% ( pH > 12)

Thêm Docosan (1mg/1ml)

(tỷ lệ thể tích Docosan với Dịch lọc 1: 10 )

Thêm Cloroform (tỷ lệ thể tích 1:1)

Bước 4: Chiết xuất Lắc xoáy 30 phút, để phân lớp 5 phút

Ly tâm 5 phút ở 3000 vòng/phút

Hút lấy pha dung môi, lấy 1ml

Hình 3.3.5. Sơ đồ quy trình chiết m-TFMPP trong mẫu viên nén.

Viên nén m-TFMPP

Dịch lọc

Dịch lọc kiềm

Phân tích trên thiết bị GC-MS

ở điều kiện tối ưu

Bột viên

Page 44: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 42 -

2. Nhận dạng trên thiết bị:

- Điều kiện tối ưu trên GC-MS.

Loại khối phổ sử dụng: Tứ cực.

Cột Rtx-5MS (30m x 0,25mm x 0,25µm)

Chế độ chạy EI +

(Electron Impact).

Kiểu va chạm điện tử ở điện thế 70 ev.

Chế độ MS: full Scan. Khoảng m/z: 40-500.

Chế độ MS: SIM ( m/z: 43, 44, 57, 58, 72, 91, 134, 135, 142, 180, 182,

188, 230).

Điều kiện GC: Khí mang heli, tốc độ dòng 1,2 ml/phút. Lò sắc kí: 80oC

giữ 0,5 phút, tăng 20oC/ phút đến 170

oC, giữ 1 phút, tăng 15

oC/phút đến

270oC giữ đẳng nhiệt 3 phút. Tổng chương trình sắc kí 15,7 phút.

Điều kiện MS: nhiệt độ Transferline: 2800

Các mảnh ion TFMPP : 230 (M+), 189, 188, 173, 172, 145, , 85, 57, 56.

Ion target: 188, 145, 230.

Các mảnh Docosan ( C22H46 ) : 310(M+),176, 134, 91, 85, 71, 57, 43.

Ion target: 57, 71, 85, 43, 310.

- Đọc kết quả phân tích.

Việc xây dựng và tính kết quả được thực hiện dựa trên phần mềm

(Xcalibul ) của thiết bị.

Page 45: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 43 -

3.4. Ứng dụng:

Các mẫu viên nén chứa thành phần m-TFMPP được chuẩn bị và phân

tích như sơ đồ hình 3.3.5. Kết quả thu được như bảng 3.4 sau đây:

Bảng 3.4. Kết quả định lƣợng trên GC-MS một số mẫu thực tế

Đặc điểm,

logo Hình ảnh viên

Số vụ án,

khối

lượng TB

viên (mg)

STFMPP SIS STFMPP/SIS

mTFMPP

trong viên

(mg),

Phần trăm

%

Chữ C

màu hồng

2549

298 mg 19829666 11668518 1,6994

235,4

79 %

Mào gà

màu vàng

1955 M1

303 mg 8934149 12466023 0,7167

90,9

30 %

Đầu chuột

màu trắng

1955 M2

297 mg 7264616 12038272 0,6035

74,3

25 %

Hai trái

tim lồng,

màu hồng

2287

306 mg 17615929 11639169 1,5135

208,1

68 %

Hai trái

tim lồng,

màu đỏ

132

292 mg 13933738 14942154 0,9325

122,6

42 %

Chữ M

màu hồng

2008

335 mg 23418766 12959595 1,8071

251,3

75 %

Không

logo

màu hồng

2008

306 mg 20003079 11982484 1,6694

231,0

75 %

Page 46: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 44 -

3.5. Dẫn xuất hóa m-TFMPP:

3.5.1. Nguyên tắc dẫn xuất hóa m-TFMPP:

m-TFMPP là hợp chất dị vòng. Trong vòng của phân tử m-TFMPP có

chứa hai nguyên tử N. Do vậy, trên sắc kí đồ quan sát thấy chân pic luôn luôn

bị kéo vết. Điều đó gây khó khăn trong việc định tính cũng như định lượng m-

TFMPP. Trên cơ sở đó, nhiều tác giả đã nghiên cứu đến việc dẫn xuất hóa m-

TFMPP để tăng độ nhạy trong việc định tính và định lượng m-TFMPP [9, 11,

22].

Phản ứng dẫn xuất hóa xảy ra theo cơ chế thế nguyên tử hydro linh

động của m-TFMPP với nhóm trifluoro acetic axit để tạo thành chất dẫn xuất

m-TFMPP-TFA theo phương trình phản ứng sau:

Sơ đồ phân mảnh của m-TFMPP-TFA như sau:

Page 47: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 45 -

Hình 3.5.1 Sơ đồ phân mảnh của TFMPP-TFA

3.5.2. Định tính lƣợng vết m-TFMPP:

Đối với công tác giám định, để phục vụ cho điều tra, việc phân tích

định tính và định lượng các chất ma túy rất quan trọng. Nếu như phân tích

định lượng để định khung hình phạt thì phân tích định đính để tìm ra dấu vết

phục vụ cho điều tra phá án. Do đó, bên cạnh việc định tính, định lượng m-

TFMPP, chúng tôi bước đầu nghiên cứu định tính lượng vết m-TFMPP.

Page 48: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 46 -

Tiến hành thí nghiệm như sau: Lấy vào ống nghiệm 1ml m-TFMPP 100

ppb, thổi khô bằng dòng khí N2, thêm 200μl Etylacetat. Lắc xoáy 1 phút với

tốc độ 1500 vòng/phút, thêm 200μl dung dịch TFA và lắc xoáy trong 2 phút

với tốc độ 1500 vòng/phút. Việc chuyển hóa được thực hiện ở 700C trong thời

gian 1 giờ trên dụng cụ gia nhiệt. Hỗn hợp sau phản ứng được sấy bằng dòng

khí N2 đến khô, thêm 1ml Etylacetat, lắc xoáy 1 phút, sau đó phân tích trên

GC-MS ở các điều kiện tối ưu đã khảo sát ở trên. Kết quả như sau [13,20].

Hình 3.5.2.1. Sắc kí đồ của m-TFMPP chƣa dẫn xuất

Thời gian lƣu của m- TFMPP là 6,12 phút,

Page 49: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 47 -

Hình 3.5.2.2. Phổ khối của m-TFMPP khi chƣa dẫn xuất

Hình 3.5.2.3. Sắc kí đồ m-TFMPP dẫn xuất hóa thành m-TFMPP-TFA

Thời gian lƣu của m- TFMPP-TFA là 7,68 phút

Page 50: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 48 -

Hình 3.5.2.4. Phổ khối của m-TFMPP dẫn xuất hóa thành m-TFMPP-TFA

Kết quả phân tích cho thấy: Thí nghiệm dẫn xuất hóa đã thành công.

Chúng tôi đã chuyển được lượng m-TFMPP thành m-TFMPP-TFA. Trên sắc

kí đồ cho pic rõ nét, chân pic không kéo vết như khi chưa dẫn xuất. Do vậy,

việc gắn một nhóm cấu trúc vào phân tử m-TFMPP thành công đã tạo tiền đề

để tăng độ nhạy, độ chính xác trong phân tích định tính, định lượng m-

TFMPP sau này.

3.5.3. Độ nhạy của phƣơng pháp sau khi dẫn xuất hóa:

Lấy vào ống nghiệm 1ml m-TFMPP 10 ppb, 100µl Docosan 1mg/ml,

thổi khô bằng dòng khí N2, thêm 200μl Etylacetat. Lắc xoáy 1 phút với tốc độ

1500 vòng/phút, thêm 200μl dung dịch TFA và lắc xoáy trong 2 phút với tốc

độ 1500 vòng/phút. Giữ nhiệt ở 700C trong thời gian 1 giờ trên dụng cụ gia

nhiệt. Hỗn hợp sau phản ứng được sấy bằng dòng khí N2 đến khô, thêm 1ml

Etylacetat, lắc đều và đem phân tích trên GC-MS ở các điều kiện tối ưu đã

chọn. Kết quả được thể hiện trên hình 3.5.3 sau đây.

Page 51: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 49 -

Hình 3.5.3. Sắc kí đồ, và phổ khối của m-TFMPP-TFA ở nồng độ 10ppb

Như vậy, bằng cách dẫn xuất hóa chúng tôi có thể phát hiện được m-

TFMPP ở dưới giới hạn phát hiện của phương pháp. Điều này có ý nghĩa rất

lớn đối với công tác điều tra, khám nghiệm hiện trường.

Page 52: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 50 -

KẾT LUẬN

Từ kết quả thực nghiệm đã nghiên cứu xây dựng được quy trình giám

định m-TFMPP bằng phương pháp sắc kí khí khối phổ như sau.

1. Đã tìm được điều kiện tối ưu trên thiết bị GC-MS để định tính và định

lượng m-TFMPP:

Loại khối phổ sử dụng: Tứ cực.

Cột Rtx-5MS (30m x 0,25mm x 0,25µm)

Chế độ chạy EI +

(Electron Impact).

Kiểu va chạm điện tử ở điện thế 70 ev.

Chế độ MS: full Scan. Khoảng m/z: 40-500.

Chế độ MS: SIM( m/z: 56, 57, 72, 85, 91, 134, 135, 145, 176, 180,

182, 188, 230, 310).

Điều kiện GC: Khí mang heli, tốc độ dòng 1,2 ml/phút. Lò sắc kí: 80oC

giữ 0,5 phút, tăng 20oC/ phút đến 170

oC, giữ 1 phút, tăng 15

oC/phút đến

270oC giữ đẳng nhiệt 3 phút. Tổng chương trình sắc kí 15,7 phút.

Điều kiện MS: nhiệt độ Transferline: 2800

Các mảnh ion TFMPP: 230 (M+), 189, 188, 173, 172, 145, , 85, 57, 56,

42, 29.

Ion target: 188, 145, 230.

Các mảnh BZP: 176(M+), 134, 91, 85, 56.

Ion target: 134, 176, 91.

Các mảnh Docosan ( C22H46 ) : 310(M+),176, 134, 91, 85, 71, 57, 43.

Ion target: 57, 71, 85, 43, 310.

- Đọc kết quả phân tích.

Việc xây dựng và tính kết quả được thực hiện dựa trên phần mềm

(Xcalibul ) của thiết bị.

Page 53: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 51 -

2. Tìm được điều kiện tối ưu cho quá trình tách chiết m-TFMPP trong

mẫu viên nén: Chiết m-TFMPP bằng Cloroform với tỉ lệ chiết 1:1,

hiệu suất chiết 98,1%, môi trường chiết xuất: kiềm mạnh (NaOH

25%).

3. Định lượng m-TFMPP bằng phương pháp đường chuẩn:

Xây dựng được phương trình hồi qui tuyến tính để xác định m-

TFMPP trong khoảng nồng độ 100 - 2000 ppb, xác định được

giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp với

LOD = 22,3 ppb, LOQ = 74,4 ppb.

Đánh giá tính phù hợp của phương pháp với RSD thời gian lưu

và RSD tỉ lệ diện tích pic so với nội chuẩn ở điểm đầu và điểm

cuối của đường chuẩn nhỏ (<5%), hiệu suất thu hồi của phương

pháp ở khoảng đầu và khoảng cuối của đường chuẩn lớn (H >

95%).

4. Ứng dụng qui trình trên để phân tích định tính và định lượng m-

TFMPP trong một số vụ án có chứa m-TFMPP ở Việt Nam. Mẫu viên

nén chứa thành phần m-TFMPP xuất hiện ở Việt Nam với nhiều logo,

hình dạng, màu sắc khác nhau, hàm lượng m-TFMPP có trong mẫu

viên dao động trong khoảng 25-79% tùy từng cơ sở sản xuất.

5. Bước đầu dẫn xuất hóa m-TFMPP bằng TFA để phân tích định tính

lượng vết m-TFMPP và đã phát hiện được m-TFMPP dưới giới hạn

phát hiện của phương pháp (10 ppb).

Page 54: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 52 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện, Hiểm họa ma túy và cuộc chiến

mới, NXB Công an nhân dân, năm 2002.

2. Nghị định chính phủ số 17/2011/ND-CP, ngày 22 tháng 02 năm 2011,

bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất.

3. Nguyễn Văn Ri, Các phƣơng pháp tách, Khoa Hóa học - Trường Đại

học khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, năm 2009.

Tiếng Anh:

4. Balmelli, C., Kupferschmidt, H., Rentsch, K. And schneemann, M.:

Fatalbrain edema after ingestion of ecstasy and benzylpiperazine.

Dtsch. Med. Wochenschr.,126, 809-811 (2001).

5. Baumann, M. H, R. D. Clark, A. G. Budzynski, J. S. Partilla, B. E.

Blough, and R. B. Rothman (2004), “Effects of , Legal X ( piperazine

analogues on dopamine and serotonin release in rat brain)”, Ann. N.

Y. Acad. Sci. 1025: 189-197.

6. Berger M. Trifluoromethylphenylpiperazine (TFMPP): An Entheogenic

Entactogen. Retrieved October 24, 2006.

7. Baumann, M.H., Clark, R.D., Budzynski, A.G., Partilla, J.S., Blough,

B.E., & Rothman, R.B. (2005). N-substituted piperazines abused by

humans mimic the molecular mechanism of 3,4-

methylenedioxymethamphetamine (MDMA, or „Ecstasy‟).

Neuropsychopharmacology, 30, 550 – 560.

8. Brennan, K., Johnstone, A., Fitzmaurice, P., Lea, R., & Schenk, S.

(2006). Chronic Benzylpiperazine (BZP) exposure produces

behavioural sensitization and cross-sensitization to methamphetamine

(MA). Drug and Alcohol Dependence, 88 (2-3), 204 – 213.

9. Brown. J.B, Schedules of controlled substances: temporary placement

of benzylpiperazine and trifluoromethylphenylpiperazine into Schedule

I, Fed. Register 67, (2002) 59161–59162.

Page 55: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 53 -

10. Blau. K and Halket. J. Handbook of Derivatives for Chromatography

(2nd ed.) John Wiley & Sons, New York, 1993.

11. Cunningham, K.A. and Appel, J.B. Possible (5-HT1) receptor

involvement in the stimulus properties of of 1-(3-

Trifluoromethylphenyl)Piperazine”. J.Pharmacol. Exp ther.,237,369-

377(1986).

12. Caccia, S., I. Conti and A. Notarnicola (1985):

“In-vivo metabolism in the rat and mouse of antrafenine to 1-m-

trifluoromethylphenylpiperazine,” J. Pharmacy Pharmacol. 37: 75-77.

13. Chal mers., (2007, February 3). Dangerous taste for that party buzz.

The Dominion Post, p A17.

14. De Boer D, Bosman I, Hidvegi E, et al. Piperazine-like compounds: a

new group of designer drugs-of-abuse on the European market.

Forensic Science International; 2001, 121: 47-56.

15. Elliott, S, and C. Smith (2008), “Investigation of the first deaths in the

United Kingdom involving the detection and quantitation of the

piperazines BZP and 3-TFMPP”, J. Analyt. Tox. 32: 172-177.

16. Folker Westphal a,*, Thomas Junge a, Ulrich Girreser b, Stefan Stobbe

c, Sylvia Brunet Pe´ rez c, (2009), “Structure elucidation of a new

designer benzylpiperazine: 4-Bromo-2,5-dimethoxybenzylpiperazine”,

Forensic Science International 187, 87-96.

17. Fantegrossi, W.E., Winger, G., Woods, J.H., Woolverton, W.L., &

Coop, A. (2005). Reinforcing and discriminative stimulus effects of 1-

benzypiperazine and trifluoromethylphenylpiperazine in rhesus

monkeys. Drug and Alcohol Dependence, 77, 161 – 168.

18. Glennon, R. A.; Pierson, M. E.; McKenney, J. D. Stimulus

generaiization of l-(3-trifluoromethylphenyl)piperazine (TFMPP) to

propranolol, pindolol and mesulergine. Pharmacol. Biochem. Behav.

29:197-199; 1988.

19. Gee, P. & Fountain, J. (2007). Party on? BZP party pills in New

Zealand. The New Zealand Medical Journal, 120(1249).249.

Page 56: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 54 -

20. Herndon, J.L, Pierson, M. E. And Glennon, R.A. (1992),

“Mechanistic Investigation of the Stimulus Properties of 1-(3-

Trifluoromethylphenyl)Piperazine”, Vol. 43, pp. 739-748.

21. Imogen Thompson, Glen Williams, Sarah Aldington, Mathew

Williams, Brent Caldwell, Stuart Dickson, Natasha Lucas, John

MacDowall, Mark Weatherall, Anita Frew Geoff Robinson, Richard

Beasl, “The benzylpiperazine (BZP) / trifluoromethylphenylpiperazine

(TFMPP) and alcohol safety study”, report for the ministry of health,

November 24, 2006.

22. Inoue H, Iwata Y-T, Kanamori T, Miyaguchi H, Tsujikawa K,

Kuwayama K, Tsutsumi H, Katagi M, Tsuchihashi H, Kiski T. (2004)

,“Analysis of benzylpiperazine-like compounds”, 9(2):165-184.

23. Johnstone, A.C., Lea, R.A., Brennan, K.A., Schenk, S., Kennedy,

M.A., & Fitzmaurice, P.S. (2007). Benzylpiperazine: a drug of abuse?

Journal of Psychopharmacology, 21(8), 888 – 894.

24. Maher, H.M., Awad, T, Clark C.R. , Differentiation of the

regioisomeric 2, 3, and 4-trifluoromethylphenylpiperazines (TFMPP)

by GC-IRD and GC–MS, Forensic Sci.Int. 188 (2009) 31–39.

25. Measham, F. & Shiner, M. (2009). The legacy of „normalisation‟: The

role of classical and contemporary criminological theory in

understanding young people‟s drug use. International Journal of Drug

Policy, in press. Ministerial Committee on Drug Policy, (2007).

National Drug Policy 2007 – 2012.

26. Peters, F.T. , Schaefer, S. , Staack, R.F. , Kraemer, T., Maurer, H.H. ,

Screening for and validated quantification of amphetamines as well as

of amphetamine- and piperazine-derived designer drugs in human

blood plasma by gas chromatography/mass spectrometry, J. Mass

Spectrom, 38 (2003) 659–676.

27. Recent Notifications Concerning BZP, TFMPP, 2C-T-7, and GBL.

Microgram Bull.,35,177-182(2002).

28. Roland F. Staack and Hans H. Maurer (2005), “ Metabolism of

designer drugs of abuse”. Current Drug Metabolism , 6 (3), 259-274.

Page 57: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 55 -

29. Staack, R.F, Paul, L. D, Springer, D, Kraemer T and Maurer, H. H.

(2005), “Cytochrome P450 dependent metabolism of the new designer

drug 1-(3-trifluoromethylphenyl) piperazine (TFMPP): in vivo studies

in Wistar and Dark Agouti rats as well as in vitro studies in human

liver microsome”, Biochem. Pharmacol. 67: 235-244.

30. Shawn, J.M, Vorce, S.P, Holler, Levine, P.B, Past, M.R. Detection of

1-benzylpiperazine and 1-(3-trifluoromethylphenyl)-piperazine in urine

analysis specimens using GC–MS and LC–ESI-MS, J. Anal. Toxicol. 32

(2008) 444–450.

31. Scientific working group for the analysis of seized drufs (wgdrug)

recommendatio, Office of nation drug control policy counterdrug

technology assesment center, (2010), 5th edition, 2010- january-29.

32. Tsutsumi, H., Katagi, M., Miki, A., Shima, N., Kamata, T., Nishikawa

M. , Nakajima, K. , Tsuchihashi, H., Development of Simultaneous gas

chromatography–mass spectrometric and liquid chromatography–

electrospray ionization mass spectrometric determination method for

the new designer drugs, N-benzylpiperazine (BZP), 1-(3-

trifluoromethylphenyl)piperazine (TFMPP) and their main metabolites

in urine, J. Chromatogr. B 819 (2005) 315–322.

33. UNODC, Ecstasy and amphetamine global survey 2010, NewYork –

2010.

34. U.S. Drug Enforcement Administration. “Flying Star” and “Red

Dragon” tablets (containing benzylpiperazine (BZP) and

trifluoromethylphenlypiperazine (TFMPP)) in commercial-style

packaging in Singapore. Microgram Bull. 40(9): 87 (2007). the

Balearic.

35. UNODC (United Nations office on Drugs and Crime), New York,

(2009). “Guidelines on Representative Drug sampling”.

36. Vorce, S. P, J. M. Holler, B. Levine and Marilyn R. Past (2008),

“Detection of 1-benzylpiperazine and 1-(3-

trifluoromethylphenyl)piperazine in urine analysis specimens using

GC/MS and LC-ESI-MS”, J. Analyt. Tox. 32: 444-450.

Page 58: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 56 -

37. Wood, D. M, J. Button, S. Lidder, J. Ramsey, D.W. Holt and P.I.

Dargan (2008), “Dissociative and sympathomimetic toxicity associated

with recreational use of 1-(3-trifluoromethylphenyl) piperazine

(TFMPP) and 1-benzylpiperazine (BZP)”, J. Med. Toxicol. 4: 254-257.

38. Wilkins, C., Girling, M., Sweetsur, P., Huckle. & Huakau, J. (2006).

Legal party pill use in New Zealand: Prevalence of use, availability,

health harms 257. and „gateway effects‟ of benzylpiperazine (BZP) and

trifluorophenylmethylpiperazine (TFMPP). Centre for Social and

Health Outcomes Research and Evaluation (SHORE), Massey

University, Auckland.

39. Yarosh, H.L, Katz, E.B, Coop, A, Fantegrossi, W.E., MDMA-like

behavioral effects of N-substituted piperazines in the mouse,

Pharmacol. Biochem. Behav. 88, (2007) 18–27.

Page 59: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 57 -

PHỤ LỤC

(sắc kí đồ của m-TFMPP thu đƣợc từ một số vụ án xuất hiện ở Việt Nam)

Sắc kí đồ của vụ án số: 2548 chứa 1 thành phần m-TFMPP

Page 60: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 58 -

Sắc kí đồ của vụ án số: 1955 M1 chứa 1 thành phần m-TFMPP

Page 61: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 59 -

Page 62: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 60 -

Sắc kí đồ của vụ án số: 2287 chứa 2 thành phần m-TFMPP và BZP.

Thời gian lƣu BZP 5.81 phút, m-TFMPP 6.12 phút

Page 63: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 61 -

Sắc kí đồ của vụ án số: 1955 M2 chứa 1 thành phần m-TFMPP

Page 64: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 62 -

Sắc kí đồ của vụ án số: 2008 chứa 1 thành phần m-TFMPP

Page 65: Xây dựng quy trình giám định viên nén TFMPP bằng GC/MS

- 63 -