xem chi tiết tại đây - cổng thông tin điện tử tỉnh vĩnh phúc · web viewcác...

292
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LŨ CHI TIẾT CỦA TỪNG TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

Upload: vodiep

Post on 10-Apr-2018

235 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCHPHÒNG, CHỐNG LŨ CHI TIẾT

CỦA TỪNG TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

Page 2: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

MỤC LỤC

MỞ ĐẦUI. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH---------------------------------------------------1II. NHỮNG CĂN CỨ LÀM CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH-------------------------------2

PHẦN IĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LŨ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI------------------------------------------3

1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên--------------------------------------------------------31.1.2 Tình hình kinh tế- xã hội---------------------------------------------------------81.1.3 Các nguồn lực phát triển-------------------------------------------------------13

1.2 HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ-----------------------161.2.1 Hệ thống công trình đê điều---------------------------------------------------161.2.2 Hệ thống công trình kè, mỏ hàn-----------------------------------------------211.2.3 Hệ thống công trình cống dưới đê--------------------------------------------231.2.4 Hệ thống điếm canh đê---------------------------------------------------------231.2.5 Hệ thống công trình phân chậm lũ-------------------------------------------241.2.6 Hệ thống công trình tiêu thoát nước------------------------------------------251.2.7 Hệ thống công trình hồ đập---------------------------------------------------26

1.3 PHÂN TÍCH DÒNG CHẢY LŨ-------------------------------------------------------281.3.1 Đặc tính lũ trên các hệ thống sông-------------------------------------------281.3.2 Các tổ hợp lũ lớn, dạng lũ bất lợi---------------------------------------------34

1.4 PHÂN VÙNG BẢO VỆ, TUYẾN PHÒNG LŨ--------------------------------------371.4.1 Xác định chỉ giới hành chính và phân vùng bảo vệ------------------------371.4.2 Hiện trạng dân sinh – kinh tế - xã hội vùng bối bãi------------------------38

1.5 QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO-----------------------441.5.1 Mô hình quản lý điều hành----------------------------------------------------441.5.3 Phân giao nhiệm vụ, tổ chức thực hiện--------------------------------------44

PHẦN IIMỘT SỐ DỰ BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LŨ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 20202.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN VỀ KTXH TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2010-----50VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020---------------------------------------------------------------50

2.1.1 Mục tiêu tổng quát năm 2010-------------------------------------------------502.1.2 Mục tiêu cụ thể năm 2010-----------------------------------------------------502.1.3 Định hướng phát triển đến năm 2020----------------------------------------52

Page 3: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

2.1.4 Quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực-------------------------------------542.2 DỰ BÁO TÌNH HÌNH THIÊN TAI, LŨ LỤT---------------------------------------55

2.2.1 Diễn biến thiên tai và thiệt hại trên địa bàn tỉnh---------------------------552.2.2 Các hình thế thời tiết điển hình gây lũ lụt và ngập úng--------------------582.2.3 Xác định các khu vực trọng điểm PCLB 2010------------------------------60

2.3 KẾ HOẠCH PCLB & TKCN NĂM 2010--------------------------------------------612.3.1 Mục tiêu và yêu cầu-------------------------------------------------------------613.3.2 Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện-------------------------------------------62

PHẦN IIIQUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ CHI TIẾTCHO CÁC TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 20203.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH---------------------------63

3.1.1 Quan điểm quy hoạch----------------------------------------------------------633.1.2 Mục tiêu quy hoạch-------------------------------------------------------------633.1.3 Nhiệm vụ quy hoạch------------------------------------------------------------633.1.4 Nguyên tắc lập qui hoạch------------------------------------------------------64

3.2 CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG LŨ--------------------------643.2.1 Tiêu chuẩn phòng chống lũ cho các tuyến sông----------------------------643.2.2 Tiêu chuẩn phân cấp đê sông-------------------------------------------------653.2.3 Tiêu chuẩn lũ thiết kế cho các tuyến đê sông--------------------------------663.2.4 Quy trình vận hành liên hồ chứa----------------------------------------------67

3.3 TÍNH TOÁN, QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ--------------------------------673.3.1 Tài liệu cơ bản dùng trong tính toán-----------------------------------------673.3.2 Thiết lập mô hình tính toán thủy lực lũ--------------------------------------693.3.3 Xác định các trường hợp lũ tính toán và phương án quy hoạch----------703.3.4 Xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê------723.3.5 Xác định mực nước, lưu lượng lũ thiết kế của các tuyến sông có đê-----853.3.6 Xác định tuyến thoát lũ, đảm bảo chỉ tiêu thiết kế cho hệ thống sông- - -893.3.7 Xác định tuyến chỉnh trị và tuyến lòng sông ổn định---------------------1033.3.8 Xác định các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch phòng chống lũ--------1283.3.9 Di dân và đền bù thiệt hại----------------------------------------------------136

3.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC-----------------------1373.4.1 Hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc-------------------------------------1373.4.2 Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch-----------------1413.4.3 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường-------------------144

3.5 KINH PHÍ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG LŨ--------------------1463.5.1 Kinh phí thực hiện quy hoạch------------------------------------------------1463.5.2 Các chỉ tiêu kinh tế xã hội thực hiện quy hoạch--------------------------150

Page 4: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

3.5.3 Hiệu quả của công tác quy hoạch phòng chống lũ------------------------1503.6 CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH----------------------151

3.6.1 Giải pháp huy động nguồn vốn----------------------------------------------1513.6.2 Giải pháp về cơ chế chính sách---------------------------------------------1523.6.3 Giải pháp về quản lý đầu tư trong xây dựng-------------------------------1533.6.4 Giải pháp về tăng cường cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực--------------1543.6.5 Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra-------------------1543.6.6 Giải pháp về thông tin, tuyên truyền----------------------------------------155

TỔ CHỨC THỰC HIỆN-------------------------------------------------------------------156KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ-------------------------------------------------------------157PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÀI LIỆU DỰ ÁN-------------------------------------------160TÀI LIỆU THAM KHẢO------------------------------------------------------------------164PHẦN PHỤ LỤC-----------------------------------------------------------------------------165

Page 5: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCHPhòng chống lũ là chương trình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh

Vĩnh Phúc nói riêng và của cả nước nói chung. Qua quá trình đầu tư xây dựng hệ thống công trình chống lũ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó chủ yếu là hệ thống đê đã phát huy hiệu quả rất tốt, đảm bảo an toàn cho các vùng dân sinh kinh tế xã hội ven sông trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên do sức ép của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc khai thác các khu vực bãi sông, lòng sông bừa bãi, không có quy hoạch cụ thể, thiếu sự kiểm soát và đã ở mức đáng báo động: các đê bối ngày càng lấn ra phía lòng sông và được tôn tạo cao hơn, dân cư vùng bãi sông trở nên đông đúc và bùng phát việc xây dựng nhà cửa, lấn chiếm bờ làm co hẹp lòng sông, bãi sông... Tuy nhiên cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc chưa có quy hoạch phòng chống lũ cho từng tuyến sông có đê trên địa bàn. Vì vậy việc tổ chức quản lý và khai thác hợp lý các khu vực bãi sông kết hợp hài hòa giữa đảm bảo phòng, chống lũ và phát triển kinh tế trung hạn và dài hạn còn nhiều hạn chế, các công trình dự kiến xây dựng không triển khai được do chưa có quy hoạch do thiếu cơ sở pháp lý.

Ngày 21/6/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định (số 92/2007/QĐ-TTg) phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Quy hoạch này nhằm mục tiêu: xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; xác định lũ thiết kế của tuyến sông gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế; xác định giải pháp công trình, phi công trình để phòng, chống lũ đối với từng địa phương thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; làm cơ sở để lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết thuộc phạm vi quản lý của địa phương; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác liên quan của các Bộ, ngành, địa phương.

Phạm vi quy hoạch bao gồm các tỉnh, thành phố có đê thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình là: Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và các tỉnh thượng nguồn của hệ thống hai sông này. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ giai đoạn 2007-2012 bảo đảm chống lũ có chu kỳ 250 năm (tần suất 0,4%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 42.600 m 3/s; giai đoạn 2010-2015 bảo đảm chống lũ có chu kỳ 500 năm (tần suất 0,2%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 48.500 m3/s. Các giải pháp phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình bao gồm: điều tiết các hồ chứa cắt giảm lũ; trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều; cải tạo lòng dẫn tăng khả năng thoát lũ; thực

1

Page 6: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

hiện phân lũ, chậm lũ, tràn qua các đường tràn cứu hộ và có giải pháp bảo đảm an toàn đê trong trường hợp tràn toàn tuyến; tổ chức cứu hộ đê.

Để phù hợp với quy hoạch chung về phòng chống lũ trên toàn hệ thống và thực hiện đúng các quy định của Luật Đê Điều đã ban hành, cần thiết phải thực hiện dự án: “Lập quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015”. Kết quả thực hiện dự án này sẽ là căn cứ cho việc định hướng hoàn thiện các giải pháp phòng, chống lũ phù hợp với các quy hoạch khác về phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh quốc phòng; chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh trong giai đoạn mới.

II. NHỮNG CĂN CỨ LÀM CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH- Luật Đê điều ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006.- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của chính phủ quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đê điều.- Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và

quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

- Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/8/2004 về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 về tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 06 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước.

- Công văn số 1531/BNN-TL ngày 09/7/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác quản lý các lưu vực sông.

- Quyết định số 904/2005/QĐ-UBND ngày 06/4/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 1762/QĐ-CT ngày 05/06/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương và dự toán lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015.

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn 2030 và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các ngành khác;

- Quy hoạch phát triển Nông - Lâm nghiệp- Thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010, định hướng quy hoạch thủy lợi đến 2020.

- Quy hoạch chuyên ngành Giao thông, du lịch, công nghiệp, làng nghề,… trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2

Page 7: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

PHẦN IĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ

HỘI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LŨ TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH VĨNH PHÚC

1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên

a) Vị trí địa lýVĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh

Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1231,76 km2, theo số liệu thống kê năm 2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.003.047 người với 9 đơn vị hành chính, trong đó có TP Vĩnh Yên, TX Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Trung tâm văn hóa chính trị của Vĩnh Phúc là TP Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt  Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối  vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ đảm bảo vững chắc khu vực phòng thủ cho Hà Nội; góp phần cùng Thủ Đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý: tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan toả của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội  như  Bắc Thăng Long, Sóc Sơn...; Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa tỉnh xích gần hơn với các  trung tâm kinh tế, công nghiệp  và những thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội...

Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cơ hội phát triển năng động nền kinh tế của mình.

b) Mạng lưới sông ngòiNằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, Vĩnh Phúc tiếp nhận nguồn nước của

3 sông lớn là sông Đà, sông Thao, sông Lô và sông Phó Đáy. các sông nội địa (sông

3

Page 8: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Phan, sông Cà Lồ, sông Cầu Tôn, sông Tranh), các đầm lớn trong tỉnh (đầm Vạc, đầm Rưng,...). Các sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm chung của các sông khu vực Bắc bộ, các sông đã cung cấp nước đồng thời cũng là nơi nhận nước tiêu cho Vĩnh Phúc.

1) Sông Hồng:Sông Hồng chảy qua Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc vào địa phận Vĩnh Phúc từ

Ngã Ba Hạc đến xã Trung Hà dài 28 km.Sông Hồng có lưu lượng dòng chảy trung bình trong cả năm là 3.860m3/giây,

lớn gấp 4 lần lưu lượng sông Thao, gấp đôi lưu lượng sông Đà, gấp 3 lưu lượng sông Lô. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất về mùa cạn là 1.870m3/giây. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong mùa mưa lũ là 8.000m3/giây. Lưu lượng lớn nhất là 18.000m3/giây. Mực nước cao trung bình là 9,75m, hàng năm lên xuống thất thường, nhất là về mùa mưa, có những cơn lũ đột ngột, nước lên nhanh chóng, có khi tới 3m trong vòng 24 giờ. Mực nước đỉnh lũ thường cao hơn mực nước mùa kiệt trên dưới 9m (Trong cơn lũ lịch sử năm 1971, chênh tới 11,68m).

Về mùa khô hanh, hệ thống sông Hồng là nguồn nước quý giá vô tận cho các trạm bơm hút lên tưới cho đồng ruộng đôi bờ. Với hàm lượng phù sa cao, tối đa có thể lên tới 14kg/m3, số lượng phù sa lớn (một năm là 80 triệu m3 hoặc 130 triệu tấn), chất lượng phù sa tốt và nước sông còn chứa nhiều chất khoáng, sông Hồng đã bồi đắp cho Vĩnh Phúc dải đồng bằng phì nhiêu màu mỡ. Hiện nay, sông vẫn tiếp tục bồi phù sa cho đồng bãi ven bờ và ngay cả cho ruộng trong đê qua những con ngòi thông ra sông.

2) Sông Lô:Sông Lô chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Bạch Lưu (Lập Thạch) qua xã Việt

Xuân (Vĩnh Tường) đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào sông Hồng, có chiều dài 31km.Sông Lô có lưu lượng dòng chảy bình quân (năm 1996) 1.213m3/giây; về mùa

mưa lên tới 3.230m3/giây; cao nhất năm 1966 là 6.560m3/giây, đột xuất ngày 20/8/1971, lên tới 14.000 m3/giây. Mực nước lúc cao nhất so với mực nước lúc thấp nhất thường chênh nhau 6m; năm 1971 chênh tới 11,7m; năm 1996, chênh 6,27m.

Hàm lượng phù sa ít hơn sông Hồng. Mùa mưa lũ, 1m3 nước chứa 2,310 kg phù sa. Mùa cạn, nước sông trong xanh, hầu như không mang phù sa. Phù sa sông Lô lượng ít hơn sông Hồng song giàu chất phù sa hơn; hàng năm vẫn bồi đắp cho ruộng bãi đôi bờ, nhưng diện bồi hẹp hơn và lượng bồi cũng ít hơn sông Hồng. Sông Lô còn tiếp thêm nước cho hệ thống nông giang Liễn Sơn qua trạm bơm Bạch Hạc.

3) Sông Phó Đáy:Sông Phó Đáy chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn (Lập Thạch) ở

bên bờ phải và xã Yên Dương ở bên bờ trái, chảy giữa huyện Lập Thạch (bên phải) và hai huyện Tam Dương, Vĩnh Tường (bên trái) dài 36km, rồi đổ vào sông Lô, giữa xã Sơn Đông (Lập Thạch) và xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) phía trên cầu Việt Trì độ 200m.

4

Page 9: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Sông Phó Đáy có lưu lượng bình quân 23 m3/giây; lưu lượng cao nhất là 833m3/giây; mùa khô kiệt, lưu lượng chỉ 4 m3/giây, có quãng sông cạn tới mức lội qua được.

Sông Phó Đáy cũng có lượng phù sa như sông Lô (2,44kh/m3) nhưng tác dụng nhất ở chỗ cung cấp nước cho hệ thống nông giang Liễn Sơn dài 157km, tưới cho 14.000ha ruộng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Mê Linh.

4) Sông Cà Lồ:Sông Cà Lồ là một nhánh của sông Diệp Du, còn gọi là sông Nguyệt Đức, nó là

một nhánh sông Hồng tách ra từ xã Trung Hà (Yên Lạc).Sông cà Lồ chảy ngoằn ngoèo từ xã Vạn Yên (Mê Linh) theo hướng Tây Nam

- Đông Bắc, giữa hai huyện Bình Xuyên, Mê Linh, vòng quanh thị trấn Phúc Yên rồi theo một đường vòng cung rộng phía Nam hai huyện Kim Anh, Đa Phúc cũ, đổ vào sông Cầu ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (nay thuộc huyện Sóc Sơn), dài 86km.

Nguồn nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước các sông, suối bắt nguồn từ núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng bình quân chỉ 30m3/giây. Lưu lượng cao nhất về mùa mưa chỉ 286m3/giây. Tác dụng chính là tiêu úng mùa mưa. Riêng khúc sông đầu nguồn cũ, từ Vạn yên đến sông Cánh đã được đắp chặn lại ở gần thôn Đại Lợi (Mê Linh), dài gần 20km, biến thành một hồ chứa nước lớn tưới ruộng và nuôi cá.

5) Sông Phan:Sông Phan bắt nguồn từ Tam Dũng, địa phận các xã Hoàng Hoa, Tam Quan,

Hợp Châu, chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (Tam Dương), Kim Xá, Yên Lập, Lũng Hoà, Thổ Tang (Vĩnh Tường) theo hướng Đông Bắc - Tây Nam; vòng sang hướng Đông Nam qua các xã Vũ Di, Vân Xuân (Vĩnh Tường) rồi theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (Yên Lạc) đổ vào đầm Vạc (Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (Bình Xuyên) qua xã Sơn Lôi, nhập với sông Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã Nam Viêm (Mê Linh).

6) Các chi lưu và sông suối nhỏ:- Sông Cầu Tôn, sông bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, nhập lưu vào sông Phan

tại Hương Canh, Bình Xuyên . Sông chảy theo hướng Bắc - Nam chiều dài sông 21km, diện tích lưu vực 135,5km2.

- Sông Tranh - Ba Hanh, bắt nguồn từ dãy Tam Đảo, chảy theo hướng Bắc- Nam và nhập vào sông Cà Lồ tại Nam Viêm, Phúc Yên (CL02). Chiều dài sông 19,5km, diện tích lưu vực 94,4km2.

- Sông Đồng Đò, bắt nguồn từ núi Sáng Sơn, cùng với sông Thanh Cao chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và nhập vào sông Cà Lồ tại Tiến Thắng, Mê Linh (CL03), diện tích lưu vực 82,9km2.

7) Các ao, hồ, đầm:

5

Page 10: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Ngoài các sông ngòi, Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm, hồ lớn, thiên tạo có Đầm Vạc (Vĩnh Yên ), đầm Rưng, vực Xanh, vực Quảng Cư, đầm Ngũ Kiên (Vĩnh Tường); đầm Tam Hồng, đầm Cốc Lâm (Yên Lạc), hồ Đá Ngang, hồ Khuôn, hồ Suối Sải (Lập Thạch ), đầm Riệu (Phúc Yên)… nhân tạo có hồ Đại Lải (Mê Linh), hồ Xạ Hương (Bình Xuyên), hồ Làng Hà (Tam Dương), hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc (Lập Thạch)…

c) Đặc điểm địa hìnhVĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng địa hình tương đối phức

tạp, bao gồm cả địa hình miền núi (Huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên); địa hình trung du (H. Lập Thạch), còn lại là các huyện có địa hình đồng bằng. Địa hình Vĩnh Phúc dựa lưng vào dãy núi Tam Đảo ở phía Đông - Bắc với đỉnh núi Đạo Trù cao 1592m cũng là đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Phía Tây Nam bao bọc bởi sông Lô và sông Hồng với dạng địa hình thuỷ thế đa dạng, địa hình cao nhất là dãy núi Tam Đảo thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái:  đồng bằng, trung du và vùng núi.

- Vùng núi: có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất NN: 17400ha, đất lâm nghiệp 20300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch (25 xã), huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước. Vùng này có địa hình  phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.

- Vùng trung du: kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam. Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất NN 14.000ha), chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), thị xã Vĩnh Yên (6 phường xã), một phần huyện Lập Thạch (11 xã), thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như  Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn  Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.

- Vùng đồng bằng: có diện tích 47.000 ha, gồm hai tiểu vùng phù sa cũ và mới, tập trung ở các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường huyện Mê Linh. Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. 

Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các loại hình sản xuất đa dạng. Khu vực miền núi có địa hình chia cắt bởi các khe lạch, sông suối thành từng khu nhỏ rất khó khăn cho canh tác lúa nước, nhưng lại rất thích hợp cho trồng các loại cây lâu năm như chè, cà fê và các loại cây ăn quả. Đối với địa hình vùng đồng bằng rất tiện lợi cho thâm canh lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản nhưng lại thường bị úng ngập vào mùa mưa lũ.

d) Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng

6

Page 11: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Theo kết quả phân loại đất của tỉnh năm 1987, có 3 nhóm đất chính: Đất đồng bằng phù sa Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy, chiếm 62,2% diện tích, tập trung phần lớn ở phía Nam; đất bạc màu chiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi ven chân núi Tam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch; Đất đỏ vàng nhạt chiếm 13,1%, chủ yếu ở phía Bắc ven chân đồi Tam Đảo.

Nhìn chung, đất canh tác của tỉnh có độ màu mỡ kém: diện tích đất có độ mùn dưới 1% chiếm 25,6%, từ 1-2% chiếm 63% và trên 2% chiếm 11,24%. Nếu phân theo hóa tính, đất có độ chua dưới 4,5 (độ pH) chiếm 12% diện tích, đất có độ pH từ 4,5-5,5  chiếm 36%, độ pH trên 5 chiếm tới 43%.

Xem xét biến động đất đai của tỉnh từ 1997 đến nay cho thấy, mặc dù trên địa bàn phát triển nhiều khu cụm công nghiệp nhưng đất nông nghiệp hầu như không giảm; đất lâm nghiệp có rừng và đất chuyên dùng tăng rõ rệt; đất chưa sử dụng đã giảm mạnh, gần 9%/năm (-9%). Như vậy, tỉnh đã huy động tối đa quỹ đất cho phát triển kinh tế, diện tích đất nông nghiệp bị lấy cho hoạt động công nghiệp đã được bù đắp từ nguồn đất chưa sử dụng. Xu hướng phát triển kinh tế với tốc độ cao theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa trong thời gian tới chắc chắn sẽ tác động mạnh đến cơ cấu đất đai của tỉnh: đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, đất chuyên dùng và đất ở sẽ tăng, trong khi phần đất chưa sử dụng còn tỷ lệ nhỏ và khó khai thác. Bởi vậy, phân bổ sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả là rất cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững.

e) Đặc điểm khí tượng, khí hậuVĩnh Phúc có đặc điểm khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh và

khô, ít mưa, mùa hè nhiều mưa nóng, ẩm. Với tài liệu đo đạc quan trắc nhiều năm của các trạm khí tượng Tam Đảo, Vĩnh Yên cho thấy về nhiệt độ trung bình nhiều năm là 230C, trong đó cao nhất trong năm là 39,40C và thấp nhất trong năm là 3,70C. Về bốc hơi, tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 1.119mm, lượng bốc hơi trung bình tháng nhỏ nhất 63,0mm và cao nhất là 155,7mm. Mưa trong lưu vực nằm trong trung tâm mưa lớn Tam Đảo, lượng mưa trung bình nhiều năm 1.584,6mm, lớn nhất 2.608mm (năm 1978) và nhỏ nhất 1.002mm (năm 1977). Mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng V đến tháng X chiếm trên 80% lượng mưa cả năm, phần còn lại 20% của các tháng mùa khô trong năm, xét trung bình nhiều năm trong lưu vực (trạm Vĩnh Yên). Dưới đây là số liệu về phân phối mưa tháng.

 Bảng 1-1. Phân phối mưa tháng trung bình nhiều năm tại trạm Vĩnh Yên.(Đơn vị: mm)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

X 24,1 26,8 32,9 109,7

184,6

242,2 244,2 318 200 140,6 47,8 13,7

% 1,52 1,69 2,08 6,92 11,65

15,28 15,41 20,07 12,62 8,87 3,02 0,87

7

Page 12: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Các yếu tố khí hậu khác như: nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, nắng, gió,... đều có các đặc điểm khí hậu chung với đặc điểm khí hậu vùng bắc bộ.

Bảng 1-2. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm.(Đơn vị: oC)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Vĩnh Yên 16,7 22,0 21,4 23,3 27,0 29,9 30,2 29,0 27,4 25,8 21,0 20,1

Tam Đảo 10,9 16,2 16,4 18,0 21,2 23,9 23,8 23,4 21,4 19,4 15,6 14,5

1.1.2 Tình hình kinh tế- xã hộia) Cơ cấu tổ chức hành chínhTỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế,

chính trị, văn hóa của tỉnh, thị xã Phúc Yên và 7 huyện là: Bình Xuyên, Sông Lô, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo và Lập Thạch. 

Bảng 1-3. Cơ cấu diện tích, dân số theo khu vực hành chính tỉnh Vĩnh Phúc.STT Tên huyện, thị xã,

thành phốSố xã Số

phường / Thị Trấn

Diện tích(km2)

Dân số (người)

Mật độ dân số

(người / km2)

Tổng số - Total 113 24 1.231,76 1.003.047 8141 TP Vĩnh Yên 2 7 50,81 94.883 1.8672 TX Phúc Yên 4 6 120,13 92.898 7733 Huyện Lập Thạch 18 2 173,10 119.167 6884 Huyện Tam Dương 12 1 107,18 95.002 8865 Huyện Tam Đảo 8 1 235,88 69.376 2946 Huyện Bình Xuyên 10 3 145,67 108.063 7427 Huyện Yên Lạc 16 1 106,77 145.421 1.3628 Huyện Vĩnh Tường 27 2 141,90 189.512 1.3369 Huyện Sông Lô 16 1 150,32 88.725 590

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc – năm 2009)

b) Dân số và lao động* Dân số:Theo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1.4.2009 dân số Vĩnh

Phúc là 1.000.838 người. Như vậy, Vĩnh Phúc là tỉnh đông dân thứ 40/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau 10 năm dân số tỉnh tăng thêm 79.768 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giữa hai cuộc điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009 là 1,01%/năm, thấp hơn so với tỷ lệ tăng dân số của cả nước (1,2%/năm). Cơ cấu dân số theo độ tuổi

8

Page 13: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

đã thay đổi dần theo hướng tích cực, tỷ lệ dân số dưới 16 tuổi giảm mạnh từ 33,8% năm 1999 còn trên 28% năm 2009. Điều đó chứng tỏ việc theo dõi các đối tượng dân số ngày càng chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu quản lý, thống kê. Bên cạnh đó, kết quả thực hiện các chỉ tiêu nâng cao chất lượng dân số có tiến bộ đáng kể, chỉ số phát triển con người xếp hạng trong top 20 tỉnh, thành đứng đầu cả nước. 

Bảng 1-4. Dân số trung bình năm 2009, phân theo đơn vị hành chính.

Đơn vị hành chính Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Tổng số 997.522 482.907 514.615 842.415 827.434

Thành phố Vĩnh Yên 83.805 41.049 42.756 70.269 13.536

Thị xã Phúc Yên 87.175 42.117 45.058 51.186 35.989

Huyện Lập Thạch 213.665 102.283 111.382 7.248 206.417

Huyện Tam Dương 95.118 46.675 48.443 9.373 85.745

Huyện Tam Đảo 68.156 33.173 34.983 673 67.483

Huyện Bình Xuyên 107.122 51.658 55.464 13.639 93.483

Huyện Yên Lạc 146.889 71.732 75.157 13.414 133.475

Huyện Vĩnh Tường 195.592 94.220 101.372 4.286 191.306

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc – năm 2009)* Lao động:Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2009 có 670 nghìn người, chiếm

2,1% tổng dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn gồm 644 nghìn người chia theo ngành như sau:

- Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản: 490 nghìn người, chiếm tỷ lệ 1,7% - Lao động công nghiệp - xây dựng: 81 nghìn người, chiếm tỷ lệ 7,3%;- Lao động dịch vụ: 99 nghìn người, chiếm tỷ lệ 3,1%.Do tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, nông thôn đang dần bị

thu hẹp, sự hình thành ngày càng nhiều các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp đương nhiên nhu cầu lao động ngày càng tăng vì vậy lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn ngày càng giảm. Vĩnh Phúc cũng nằm trong quy luật phát triển đó. Những năm trước 1997 kinh tế còn nhiều khó khăn, mức tăng trưởng chậm, phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, thu ngân sách của tỉnh mới chỉ đạt trên dưới 100 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 47,8% bình quân cả nước. Sau hơn 10 năm phát triển, Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh công nghiệp với cơ cấu kinh tế: CN – XD chiếm tỷ trọng: 57,9%, NN chiếm 16,3%, TM – DV chiếm 25,8%.

9

Page 14: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động( CCLĐ) trong khu vực nông thôn, sự chuyển dịch lao động của Vĩnh Phúc đã trải qua nhiều giai đoạn: Từ năm 1997 – 2000: CCLĐ trong N – L – TS là 79,3%, CN – DV: 9,3 %, DV: 11,4%; từ 2000 – 2005 tỷ lệ N – L – TS giảm xuống còn 59,9%, CN – XD tăng 17,4%, DV tăng 22,6%, từ năm 2005 – 2007 N – L – TS tiếp tục giảm xuống 55%, CN – XD tăng lên 21% và DV tăng lên 24%. Đến hết năm 2008 tỷ lệ này đã đạt mức: N – L – TS giảm xuống còn 52%, CN – XD 21%, Dv: 27%. Tỷ lệ thời gian có việc làm của lao động trong độ tuổi ở nông thôn còn thấp. Theo con số điều tra được từ chính những người nông dân Vĩnh Phúc thì trong một năm thời gian sản xuất chỉ dùng đến 60% quỹ thời gian lao động còn lại là 40 % nông nhàn.

Bảng 1-5. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế  trên địa bàn tỉnh.Nội dung 2006 2007 2008 2009 Nhịp tăng

2006 - 20091. Tổng số lao động (người)

552.160 587.290 644.000 670.000 2,1%

- LĐ N-L-Tsản 483.250 507.630 494.000 490.000 1,7%- LĐ công nghiệp-XD 30.050 37.100 69.000 81.000 7,3%- LĐ DVụ và LĐ khác 38.860 42.560 81.000 99.000 3,1%2. Cơ cấu lao động(%):Toàn bộ 100,0% 100,% 100,0% 100,0%- LĐ N-L-Tsản 87,5% 86,4% 76,7% 73,1%- LĐ công nghiệp-XD 5,4% 6,3% 10,7% 12,1%- LĐ dịch vụ và khác 7,1% 7,3% 12,6% 14,8%

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc - năm 2009)Hiện nay xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động của Vĩnh Phúc diễn ra khá đa

dạng, tuy nhiên chủ yếu là những xu hướng sau:- Chuyển một bộ phận lao động có thu nhập thấp sang phát triển một số ngành

nghề có thu nhập cao như CN – XD, TM – DV, chuyển lao động cơ bắp sang lao động chất xám, chuyển lao động ở những vùng đông lao động không cân đối với tài nguyên sang vùng ít lao động, nhiều tài nguyên, tăng nhanh lao động ở thành thị....sẽ làm thay đổi số lượng và CCLĐ. Đây chính là xu hướng tất yếu của quá trình CDCCLĐ.

- Thực hiện phân công lại lao động xã hội, sẽ làm CDCCLĐ giữa các ngành, các khu vực, các vùng và trong nội bộ ngành, vũng sẽ thay đổi. CDCCLĐ nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống của người lao động khiến cho sản xuất và đời sống của nhân dân được nâng cao, có điều kiện tích luỹ vốn, kiến thức và kinh nghiệm để tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế và CDLĐ, tức “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

10

Page 15: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Xu thế của một xã hội phát triển là giảm cơ cấu về mặt tương đối của nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đặc biệt lưy ý làm dịch vụ thương mại vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực và phải hướng đến mục tiêu là nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân Vĩnh phúc như trong văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã khẳng định: “ Tập trung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, coi phảt triển nông nghiệpvà kinh tế nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn, tạo tiền đề và môi trường thuận lợi thúc đẩy CN, DV phát triển”. Muốn vậy phải có sự chuyển dịch lao động phù hợp. Sự chuyển dịch này bằng hai cách: Hoặc là chuyển tuyệt đối, tức là đưa ra các KCN, đưa đi XKLĐ, đưa về thành phố; Thứ hai: chuyển dịch tại chỗ, nghĩa là đưa công nghiệp về nông thôn, phát triển làng nghề, làm thương mại dịch vụ...( lĩnh vực phi nông nghiệp). Vấn đề ở chỗ Nhà nước cần có chính sách về lao động để tạo sự chuyển dịch lao động hợp lý.

Nhận thức đúng đắn về vấn đề CDCCLĐ cũng như CDCCKT, Nghị quyết 03/ TU đưa ra mục tiêu từ nay đến năm 2010 mỗi năm giải quyết cho 24 – 25 ngàn lao động, tỷ lệ lao động trong ngành N – L – TS dưới 48%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 40 – 50%, CCLĐ định hướng: N- L – TS: 45%, CN- XD: 30%, DV: 25%, đến năm 2015 tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp, GDP bình quân đầu người đạt 3.000 USD, năm 2020 của thể kỷ XXI tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố với tỷ trọng giá trị N – L – TS còn 3%, CCLĐ là N – L – TS: 20%, CN- XD : 46%, DV : 34%, tỷ lệ dân số sống ở nông thôn còn 45%, GDP bình quân đầu người đạt 5.500 – 6.000 USD.

c) Hiện trạng kinh tế - xã hộiThực hiện chủ trương, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Dưới sự

lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế được ban hành đã tạo cơ hội cho tỉnh phát huy tốt  tiềm năng của mình. Kết quả là nền kinh tế tỉnh Đạt được những chỉ tiêu phát triển cao hơn nhiều so với mức dự báo của quy hoạch tổng thể trước đây, đặc biệt là việc thu hút vốn nước ngoài (FDI).

Tốc độ tăng trưởng cao ổn định trong thời gian dài đã đưa kinh tế Vĩnh Phúc Đạt được những bước phát triển đột biến cả về lượng và chất. Từ một tỉnh thuần nông năm 1995, đến nay Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 17,4%/năm, MTĐH 14-14,5%/năm, là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đứng thứ 7 cả nước và đứng thứ 3 các tỉnh phía Bắc. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 31,8%, trong đó thu nội địa chiếm tỷ trọng trên 80%. 5 năm 2006 - 2010 tổng thu ngân

11

Page 16: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

sách đạt trên 42.200 tỷ đồng, tăng 4,3 lần so với nhiệm kỳ trước. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 31 triệu đồng, tương đương 1.630 USD, MTĐH đến 2010 đạt 1.200 - 1.250 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7%.

Lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn được đặc biệt quan tâm. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới hỗ trợ nông dân, huy động các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh cho khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006-2010 khoảng 2.300 tỷ đồng.

Công nghiệp tăng trưởng cao, khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh tế. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng bình quân đạt 20%/năm (MTĐH: 18,5-20%), riêng công nghiệp tăng 20,6%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (2006-2010) đạt trên 154 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 3 lần giai đoạn 2001-2005.

Dịch vụ phát triển mạnh, nhiều ngành có mức tăng trưởng khá. Đã hình thành một số loại hình dịch vụ chất lượng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh. Tổng vốn huy động 5 năm đạt trên 46.000 tỷ đồng. Thu hút đầu tư đạt kết quả khá, đã thu hút được nhiều dự án lớn, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến. Trong 5 năm, thu hút 507 dự án mới, trong đó có 113 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 1,85 tỷ USD; 394 dự án DDI, tổng vốn đăng ký gần 20.500 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010 dự kiến trên địa bàn có tổng số 596 dự án, trong đó 127 dự án FDI với số vốn đăng ký khoảng 2,3 tỷ USD. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung quy hoạch 20 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 6.000 ha vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam. Công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo, tăng cường đầu tư và đạt nhiều kết quả tích cực.

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển, từng bước kết hợp hài hoà với phát triển kinh tế. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Bảo vệ tài nguyên, môi trường bước đầu được quan tâm; nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của người dân được nâng lên. Bộ máy chính quyền các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành. Khối Đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố, tăng cường. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều đổi mới, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có tiến bộ, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt kết quả bước đầu.

12

Page 17: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới, tỉnh phấn đấu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; không ngừng nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đi đôi với phát triển kinh tế, chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa- xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14 - 15%/năm. Trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 16 - 16,5%/năm; dịch vụ tăng 14 - 14,5%/năm; nông-lâm nghiệp-thuỷ sản tăng 3-3,5 %/năm. Giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015 khoảng 100 - 115 nghìn lao động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 20 - 21 nghìn lao động). Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân giảm 1,5-2%/ năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66%. Cơ cấu lao động: Công nghiệp, dịch vụ chiếm 65 - 70%.1.1.3 Các nguồn lực phát triển

a) Tài nguyên đấtTổng diện tích tự nhiên: 219.200 ha

- Đất nông nghiệp 66.781 ha- Đất lâm nghiệp 30.433 ha- Đất chuyên dùng 18.693 ha- Đất ở 5.158 ha- Đất chưa sử dụng 16.071 ha

Cơ cấu sử dụng đất: - Tổng diện tích tự nhiên 100 %- Đất nông nghiệp 48,69 %- Đất lâm nghiệp có rừng 22,18 %- Đất chuyên dùng 13,63 %- Đất ở 3,76 %- Đất chưa sử dụng 11,71 %

b) Tài nguyên nước1) Nguồn nước mặt:Tài nguyên nước mặt của Vĩnh Phúc có nhiều sông suối chảy qua và mạng lưới

các sông suối nội địa như: Sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, các sông nội địa (sông Phan, sông Cà Lồ, sông Cầu Tôn, sông Chanh), các đầm lớn trong tỉnh (đầm Vạc, đầm Dưng,...). Đây là những con sông cung cấp nước đồng thời cũng là nơi nhận nước tiêu cho Vĩnh Phúc.

2) Nguồn nước ngầm:Theo số liệu điều tra, nghiên cứu, trữ lượng động thiên nhiên của đồng bằng

Bắc Bộ là 7,18 triệu m3/ngày chiếm khoảng 3,7% trữ lượng động thiên nhiên trên lãnh thổ toàn quốc (195,7 triệu m3/ngày). Đến nay có 30 khu mỏ nước dưới đất đã được

13

Page 18: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

tìm kiếm thăm dò, đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất trong đó có vùng Phúc Yên thuộc lưu vực sông Cà Lồ. Trữ lượng cấp A: 1200m3/ngày, cấp B: 17400m3/ngày, cấp C1: 50220m3/ngày, cấp C2: 57000m3/ngày. Hiện tại khai thác sử dụng nước ngầm cho ăn uống, sinh hoạt tại thị xã Vĩnh Yên là 8600m3/ngày, Phúc Yên là 2000m3/ngày và lẻ tẻ là 2000m3/ngày. (Theo Tài nguyên nước và công nghiệp hoá hiện đại hoá- của nhà xuất bản chính trị quốc gia).

Kết quả điều tra đánh giá cho thấy về trữ lượng nước ngầm thuộc vùng nghiên cứu có tổng lượng khá có thể khai thác phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt và cung cấp nước cho công nghiệp, đô thị. Tuy nhiên việc khai thác đòi hỏi kinh phí lớn hơn rất nhiều so với nguồn nước mặt.

Về chất lượng nước ngầm: Theo một số tài liệu mới công bố thì chất lượng nước ngầm ở một số khu vực đã có biểu hiện ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm nước ngầm ngày càng tăng ở lưu vực thị xã Vĩnh Yên và một số khu vực ở gần nghĩa trang Thanh Tước, một số làng nghề về chế biến lương thực, thực phẩm.

c) Tài nguyên khoáng sảnTài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc chưa được điều tra sâu và kỹ song theo đánh

giá sơ bộ có thể phân thành các nhóm sau: - Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn

tấn ở Đạo Trù - Lập Thạch; than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Lập Thạch), trữ lượng khoảng vài ngàn tấn; Than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch); Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương) có trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.

- Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt... Các loại khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên. Nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên chúng chưa phục vụ được cho phát triển kinh tế của tỉnh.

- Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập Thạch. Cao lanh của Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền... Các mỏ cao lanh được khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn.

- Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lượng 51,8 triệu m3, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m3, đá xây dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m 3, đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m3; Fenspat có 1 điểm, chưa đánh giá được trữ lượng;

14

Page 19: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo về khoáng sản quý hiếm. Khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là nhóm vật liệu xây dựng (đá xây dựng, đá granít, cát, sỏi).

d) Tài nguyên rừngĐất lâm nghiệp của tỉnh hiện có 30.236,08 ha, chiếm 22,0% tổng diện tích tự

nhiên. Trong đó, rừng tự nhiên 9.591,47 ha (2003), chiếm 31,72% tổng đất lâm nghiệp, rừng trồng 20.640,87ha, chiếm 68,27%. Độ che phủ rừng của tỉnh năm 2004 Đạt 23,14% và dự kiến năm 2005 Đạt 23,7%.

Đất lâm nghiệp của tỉnh đã có xu hướng tăng từ 26.007,92 ha năm 1997 lên 30.236,08 ha năm 2003, trong đó, đất rừng trồng tăng mạnh, từ 15.434,52 ha năm 1997 lên 20.640,87ha năm 2003, song đất có rừng tự nhiên đã giảm khoảng 1.000 ha. Mục tiêu quan trọng nhất đối với quỹ rừng ở đây là bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, chống xói mòn đất canh tác, giảm lũ xô cho vùng hạ du và phát triển du lịch. Khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo quỹ rừng là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm đặc biệt trong các chương trình bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh.

e) Tài nguyên du lịch và sinh tháiVĩnh Phúc có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại

đây có một quần thể danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Rừng quốc gia Tam Đảo, Thác Bản Long, Hồ Bò Lạc, Hồ Đại Lải, Hồ Làng Hà, nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang nặng dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như Danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền Hai Bà Trưng, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu.

Cho đến nay, đầu tư khai thác nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh còn rất hạn chế. 

f) Nguồn nhân lựcNguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 61,6% tổng dân số,

trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao động.

Không kể các trường dạy nghề do huyện thị quản  lý, Tỉnh Vĩnh Phúc có gần 20 trường Trung, Cao, Đại học và chuyên nghiệp dạy nghề với đội ngũ giáo viên gần 1000 người và trên 13.000 học sinh theo học/năm. Hàng năm tốt nghiệp trên 4000 học sinh. Một số trường chủ yếu:

STT Tên trường Địa chỉ

1 Hiệp hội các trường Đại học Thành phố Vĩnh Yên2 Đại học Công nghệ Thành phố Vĩnh Yên

15

Page 20: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

STT Tên trường Địa chỉ

3 Đại học Quốc tế Thành phố Vĩnh Yên4 Đại học Tư thục Thành phố Vĩnh Yên5 Đại học Sư phạm Hà Nội: BGDĐT Thị xã Phúc Yên6 Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc: BGDĐT Thị xã Phúc Yên7 Cao đẳng Giao thông Vận tải: BGDĐT Thành phố Vĩnh Yên8 Trung học Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc Thành phố Vĩnh Yên9 Trung học Công nghiệp III Thị xã Phúc Yên10 Trung học Cơ điện Nông nghiệp và PTNT:

BNN&PTNTHuyện Bình Xuyên

11 Trung học Nghiệp vụ I Thành phố Vĩnh Yên12 Trung học Y tế Vĩnh Phúc Thành phố Vĩnh Yên13 Trung học Xây dựng số 4: Tổng Cty Vinaconex Thị xã Phúc Yên14 Trường Kỹ thuật Cơ khí – Xây dựng Việt Xô Thị xã Phúc Yên15 Trường Đào tạo nghề Vĩnh Phúc : BXD Thành phố Vĩnh Yên16 Trường dạy nghề số 11 Thành phố Vĩnh Yên17 Trường Công nhân cơ khí Nông nghiệp 1 Trung Ương Huyện Bình Xuyên18 Trung tâm Đào tạo và Phát triển Công nghệ Thông tin Thành phố Vĩnh Yên19 Trường đào tạo nghề khu vực kinh tế trọng điểm Bắc

bộ (chuẩn bị xây dựng)Thành phố Vĩnh Yên

1.2 HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ1.2.1 Hệ thống công trình đê điều

a) Tuyến đê tả sông HồngĐây là đê cấp I có chiều dài 28.770 Km từ K0 (xã Bồ Sao huyện Vĩnh Tường)

đến K28+770(xã Nguyệt Đức huyện Yên Lạc).* Cao trình đỉnh đê: Đỉnh đê có cao trình: (+19,31) tại K0; ( +18,96) tại K6;

( 18,88) tại K8; (+17,51) tại K27, cao hơn mức nước thiết kế từ 0,61 – 1,12 m (theo Quyết định số: 612/QĐ-PCLB ngày 07/8/2002 của Bộ NN& PTNT về việc quy định mức nước thiết kế cho tuyến đê thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).

* Mặt cắt ngang đê:- Mặt đê: + Đoạn từ K0 K0+550, mặt đê rộng 12m.

+ Đoạn từ K0+550 K28+770 mặt rộng từ 6 7m- Mái đê: + Phía sông : m =1,75 2.

+ Phía đồng : m = 2,5 3.- Cơ đê: + Phía sông: Đã có cơ là 24 Km / 28,770Km.

+ Phía đồng: Đã có cơ là 28,2 Km/ 28,770 Km.* Về thân đê, nền đê:

16

Page 21: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Các đoạn đê có nền địa chất yếu, thường xảy ra mạch đùn, mạch sủi, giếng sủi ở chân đê khi chưa được khoan phụt vữa như: K4 K10 (Tân Cương - Phú Thịnh); K14 ÷ K16 (Phú Đa), K22+900 K24+500 (Liên Châu). Riêng đoạn từ K4 K10 đã được Chính phủ đầu tư kinh phí cho xử lý bằng giải pháp bố trí 34 giếng giảm áp; hệ thống quan trắc theo dõi biến đổi nền đê; khoan phụt vữa thân đê và làm sân phủ giảm áp phía thượng lưu, dự án đang khẩn trương thi công và đảm bảo tiến độ phục vụ chống lũ năm 2010. Hiện nay, toàn tuyến đê tả Hồng đã khoan phụt vữa gia cố được: 4 Km / 28,770 Km thân đê.

- Một số vị trí có tổ mối hàng năm thường phải tổ chức xử lý như: K10 K11; K22.

- Một số đoạn đê có ao hồ sát chân đê chưa được lấp: K2 K2+500 ( Ao sen Bồ Sao), K13 K13+500 ( Vực Quảng Cư), K15+800 K16 ( Ao Phú Đa), K16+500 K17 ( Cẩm Vực- Ngũ Kiên ), K24+500 K24+700 ( Đầm Iếc – xã Liên Châu).

- Một số vị trí có dòng chảy sát đê bị nguy hiểm khi có lũ như đoạn K2+500 ÷ K4+00 (Bồ Sao – Cao Đại); Một số đoạn bị sạt lở bờ như các đoạn: K2 K13 (Đại Định – Cam Giá), K15 K16 (Vĩnh Ninh). Hiện tại đoạn này đang được khẩn trương xử lý bằng giải pháp xây dựng hệ thống kè lát mái trong khung bê trông.

* Về tre chắn sóng: Toàn tuyến đã trồng được: 10,5 Km/28,770 Km tre chắn sóng, hiện số tre này phát triển tốt. Số còn lại cần tiếp tục đầu tư kinh phí để trồng tiếp.

* Về cứng hoá mặt đê Đã cứng hoá được 28,770 Km /28,770 Km.+ Đoạn từ K0K0+550: Được kết hợp với quốc lộ 2 được trải nhựa rộng 12m. + Đoạn từ K0+550 K28+770: mặt đê được bê tông hoá rộng 5 m, dày 0,20m.Do có một số đoạn được thiết kế chưa phù hợp (B=04 m, dày 0,20 m, BT # 200,

không có đá lót mặt đê) nên bị nứt, vỡ, xuống cấp như K10 ÷ K11; K13 ÷ K14; K20 ÷ K20+500.

Ngoài nhiệm vụ chống lũ theo chức năng, hệ thống đê Vĩnh Phúc còn là những trục giao thông quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh.

* Hành lang bảo vệ đê: Toàn tuyến đã xây dựng được:15,170 Km/28,770 Km hành lang (có 10,5 Km bê tông, 4,670 Km rải cấp phối ). Tuyến hành lang này đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ đê, chống tái vi phạm và là trục giao thông nông thôn.

Tuyến đê tả Hồng có cao trình đỉnh đê, mặt cắt ngang đê đủ tiêu chuẩn, đảm bảo chống lũ an toàn khi gặp lũ bằng lũ thiết kế, tuy nhiên thân đê được đắp qua nhiều thời kỳ, bằng nhiều loại đất khác nhau, nền đê một số đoạn yếu, còn tiềm ẩn nhiều ẩn hoạ như tổ mối, đùn sủi, thẩm lậu nền đê...Vì vậy cần chủ động có giải pháp ứng phó kịp thời với những tình huống bất thường có thể xẩy ra trong mùa mưa lũ.

b) Tuyến đê tả Phó ĐáyChiều dài 23,370 Km từ K0 (xã Đồng Tĩnh) đến K23+370 (xã Việt Xuân).

Trong đó:

17

Page 22: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Đê cấp IV dài 05 Km: Từ K0 ( Xã Đồng Tĩnh ) đến K5 (xã An Hoà) - Đê cấp III dài 02 Km : Từ K5 đến K7 (xã An Hoà) .- Đê cấp II dài 16,370 Km: Từ K7 (xã An Hoà ) đến K23+370 (Xã Việt Xuân ).* Cao trình đỉnh đê: Đỉnh đê có cao trình từ (+20.80 +20,20), cao hơn so

với mực nước thiết kế từ 1,5 2 m.(theo Quyết định số: 612/QĐ-PCLB ngày 07/8/2002 của Bộ NN& PTNT về việc quy định mức nước thiết kế cho tuyến đê thuộc tỉnh Vĩnh Phúc)

* mặt cắt ngang đê:- Mặt đê:+ Đoạn từ K0 K2+300 rộng 6m được rải nhựa- kết hợp với Quốc lộ 2B.+ Đoạn từ K2+300 K4+250 mặt đê rộng 6m 7m được Bê tông. + Đoạn từ K4+250K4+800 rộng 6m được rải nhựa- kết hợp với Quốc lộ 2B.+ Đoạn từ K4+800 K23+3700 mặt đê rộng 6m 7m được Bê tông. - Mái đê:+ Phía sông: m =1,7 2. + Phía đồng: m = 2,5 3.Trong đó có 6Km mái đê, mặt cơ và mái cơ phía sông được lát bằng đá có vải

lọc, lớp lót sỏi trong khung đá xây vữa xi măng 100# dày 0,4m.- Cơ đê. + Phía sông : Đã có 13 Km / 23,370 Km đê.

+ Phía đồng : Đã có 15 Km / 23,370 Km đê.* Về thân đê, nền đê: - Trượt mái đê phía sông tại các vị trí K15 K17+500 và K19 K22: do mặt

mặt thoáng sông về mùa lũ rộng từ 3 ÷ 6 Km nên khi nước sông lên to gặp gió lớn dễ bị sóng leo làm sạt mái đê.

- Mạch đùn mạch sủi thường xẩy ra hàng năm khi mực nước sông ở mức BĐ II trở lên tại các điểm K16 K17 (Đầm Lươn xã Kim Xá), K19 K20 (Yên Lập). Theo số liệu khảo sát do trường Đại học Thuỷ lợi khảo sát năm 2008 thì thân đê các đoạn này có nền địa chất rất xấu, cần được xử lý gia cố. Toàn tuyến đê tả Phó Đáy đã có 5,7 Km / 23,370 Km đê được khoan phụt vữa.

- Tổ mối xuất hiện tại một số vị trí: K9+400; K13+500 K14; K18 K19.* Về tre chắn sóng: Toàn tuyến đã trồng được 4,1 Km /23,370 Km tre chắn

sóng (trong đó có 1,7 Km tre Bát Độ phát triển tốt, số còn lại là tre Gai do nhân dân tự trồng). Các đoạn còn lại chưa được trồng tre chắn sóng vì chưa có cơ.

* Về cứng hoá mặt đê: Tuyến đê đã được cứng hoá 23,370Km/23,370Km mặt đê bằng bê tông, rải nhựa với chiều rộng 5 m, chiều dày 0,22 m. Sau quá trình sử dụng một số vị trí mặt đê bê tông đã bị nứt vỡ, xuống cấp nhưng đã được sửa chữa bằng nhựa ApPhan nên đảm bảo giao thông an toàn, thuận tiện.

* Đường hành lang bảo vệ đê: Toàn tuyến đã bê tông hoá được 3,5Km / 23,370 Km hành lang bảo vệ đê và đang tiếp tục đầu tư xây dựng các đoạn còn lại.

18

Page 23: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Tuyến đê tả sông Phó Đáy có cao trình đỉnh đê, mặt cắt ngang đê đủ tiêu chuẩn, đảm bảo chống lũ an toàn khi gặp lũ bằng lũ thiết kế, tuy nhiên đê được đắp bằng nhiều loại đất khác nhau, còn tiềm ẩn nhiều ẩn hoạ như tổ mối, đùn sủi, thẩm lậu, sóng leo...Vì vậy cần chủ động có giải pháp ứng phó kịp thời với những tình huống bất thường có thể xẩy ra trong mùa mưa lũ.

c) Tuyến đê hữu Phó ĐáyLà tuyến đê cấp III (Theo Quyết định số 2256/QĐ-BNN - ĐĐ ngày 28-7-2008

của Bộ Nông nghiệp & PTNT) thuộc tuyến đê vùng chậm lũ Lập Thạch có chiều dài 16 Km. Điểm đầu tuyến taị xã Thái Hoà điểm cuối tại xã Cao Phong.

* Cao trình đỉnh đê: Cao trình đỉnh (+19,75) tại K2; (+19,08) tại K11, cao hơn mực nước lũ năm 1971 là 0,6m.

* Mặt cắt ngang đê: - Mặt đê rộng 6m. - Mái đê m1 = m2 = 2.- Cơ đê. + Phía sông : Đã có 01 Km / 16 Km đê.

+ Phía đồng : Đã có 03 Km / 16 Km đê.* Về thân đê, nền đê: Toàn tuyến đê mới được đắp thêm về cao độ, mặt cắt theo

thiết kế đê vùng chậm lũ. Đê chưa được thử thách qua lũ nên tuyến đê chứa nhiều ẩn hoạ. Đề phòng hiện tượng sạt trượt.

- Đoạn K9+700: nền địa chất đoạn này kém, phía đồng có nhiều hồ đầm sát chân đê, dòng chủ lưu sông Phó Đáy áp sát chân đê, nên xảy ra sạt trượt mái đê

- Đoạn từ K7 ÷ K12 thuộc địa phận xã đồng Ích, Đình Chu, Triệu Đề có nền địa chất xấu, nền đê yếu nên hàng năm thưởng xẩy ra hiện tượng mạch đùn, mạch sủi.

* Về tre chắn sóng: Đã trồng được 01 Km / 16 Km tre Bát Độ, một số vị trí khác do nhân dân ven đê tự phát trồng, hiệu quả sử dụng không cao.

* Về cứng hoá mặt đê: Đã bê tông hoá được 13Km/16Km, Đoạn còn lại (từ K0÷ K3) do đi qua vùng đồi và khu dân cư nên chưa được đầu tư bê tông hóa.

Tuyến đê hữu Phó Đáy mới được Bộ Nông nghiệp&PTNT nâng cấp quản lý từ đê cấp IV lên đê cấp III nên một số đoạn có mặt cắt ngang chưa đủ tiêu chuẩn đê cấp III, nền đê và thân đê còn tiềm ẩn nhiều ẩn hoạ; cần được đầu tư cải tạo, nâng cấp cho phù hợp với cấp quản lý. Nhìn chung tuyến đê hữu Phó Đáy cơ bản đảm bảo chống lũ an toàn khi gặp lũ thiết kế.

d) Tuyến đê tả LôLà tuyến đê cấp III (Theo Quyết định số 2256/QĐ-BNN - ĐĐ ngày 28-7-2008 của

Bộ Nông nghiệp & PTNT) thuộc huyện Sông Lô trong vùng chậm lũ Lập Thạch. Toàn tuyến có chiều dài 27,826 Km, Điểm đầu tuyến tại xã Bạch Lưu điểm cuối tại xã Cao Phong.

* Cao trình đỉnh đê: Đỉnh đê có cao trình (+21,10) tại K0; (+19,22) tại K27+826 .Cao hơn mực nước lũ lịch sử 1971 là: 0,6m.

* Mặt cắt ngang đê: - Mặt đê rộng 6m . - Mái đê: m1 = m2 = 1,5 2.

19

Page 24: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

* Về thân đê, nền đê: Toàn tuyến đê mới được đắp thêm về cao độ, mặt cắt theo thiết kế đê vùng chậm lũ. Một số đoạn có nền đê yếu thường xẩy ra rò rỉ sạt trượt mái đê khi nước sông lên BĐII như: 7+500 ÷ K19+500 (Tứ Yên); K26÷ K27 (Cao Phong).

* Về tre chắn sóng: Đã trồng được 0,550 Km /27,826 Km tre Bát Độ, một số vị trí khác do nhân dân ven đê tự phát trồng nhưng hiệu quả sử dụng không cao.

* Về cứng hoá mặt đê: Đã bê tông hoá được 27,826 Km / 27,826 Km.Tuyến đê tả Lô mới được Bộ Nông nghiệp&PTNT nâng cấp quản lý từ đê cấp

IV lên đê cấp III nên một số đoạn có mặt cắt ngang chưa đủ tiêu chuẩn đê cấp III, nền đê và thân đê còn tiềm ẩn nhiều ẩn hoạ; cần được đầu tư cải tạo, nâng cấp cho phù hợp với cấp quản lý. Nhìn chung tuyến đê tả Lô cơ bản đảm bảo chống lũ an toàn khi gặp lũ thiết kế.

e) Tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên LạcTuyến đê bối Vĩnh Tường - Yên Lạc có chiều dài 27,130 Km. Điểm đầu tại xã

Cao Đại huyện Vĩnh Tường, điểm cuối tại xã Trung Kiên huyện Yên Lạc.* Cao trình đỉnh đê: Tại K0 là (+16,70), tại K27 là (+14,40), đảm bảo chống lũ

ở mức BĐ III, trên tuyến có 03 tràn sự cố để đề phòng vỡ đê và chủ động chậm lũ khi nước sông Hồng vượt BĐIII và khi có lệnh xả lũ.

* Mặt cắt ngang đê: Mặt đê rộng từ 5 6m; Mái thượng, hạ lưu m1 = m2 = 1,5. * Về tre chắn sóng: Hiện tại trên các tuyến đê địa phương mới chỉ có một vài vị trí có tre chắn sóng do nhân dân tự ven đê phát trồng. Phần lớn các tuyến đê địa phương chưa được trồng tre chắn sóng vì chưa có kinh phí.

* Về cứng hoá mặt đê: Đã bê tông hoá 27Km/27Km mặt đê với chiều rộng 4m dày 0,20m đảm bảo phục vụ công tác PCLB & TKCN - hộ đê và giao thông trong vùng.

Tuyến đê bối tả Hồng (Vĩnh tường – Yên lạc) được thiết kế chống lũ với cấp báo động III, trên tuyến có các hệ thống tràn đảm bảo nhiệm vụ xả lũ khi có lệnh. Do tác động điều phối của hồ Hoà Bình làm thay đổi dòng chảy dẫn đến một số hệ thống kè, vùng bãi bồi ven sông bị sạt lở mạnh gây mất an toàn cho tuyến đê bối. Hiện tại UBND tỉnh đang triển khai dự án nâng cấp mở rộng đê kết hợp làm đường giao thông nông thôn. Căn cứ vào hiện trạng, tuyến đê này đảm bảo chống được lũ thết kế trong năm 2010.

f) Tuyến đê nội đồng sông Cà Lồ, Sáu Vó- Tuyến đê Cà Lồ dài: 23 Km.- Tuyến đê Sáu Vó dài: 06 Km.Đây là tuyến đê sông nội đồng bảo vệ một vùng rộng lớn phía tây nam tỉnh nên

luôn được tỉnh quan tâm đầu tư. Hàng năm tuyến đê này được tu bổ, nâng cấp. Mặt đê được đắp cao, mở rộng và bê tông hoá mặt đê từ 4 - 6m được 80%. Mái và cơ đê được hoàn thiện đảm bảo chống lũ theo thiết kế.

20

Page 25: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Tuyến đê nội đồng Cà Lồ, Sáu Vó hiện đã được đầu tư sửa chữa các hư hỏng sau đợt mưa lũ lịch sử đầu tháng 11 năm 2008 và đang được triển khai thi công gấp các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống đê để phục vụ chống úng năm 2010.1.2.2 Hệ thống công trình kè, mỏ hàn

a) Tuyến tả sông HồngTuyến đê tả sông Hồng có 2 hệ thống kè lớn bảo vệ đê là kè Đại Định và kè

Trung Hà:* Hệ thống kè Đại Định – Cam Giá: Là hệ thống kè mỏ hàn và lát mái và thả đá hộ

chân. Vị trí tương ứng với đê gồm 02 đoạn là: từ K2 K5 thuộc xã Cao Đại và K10 ÷K13 xã An Tường – Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Tường.

- Đoạn từ K2 K5: Là hệ thống kè gồm có 6 mỏ hàn cứng được xây dựng từ năm 1972 có cao trình đỉnh kè từ (+10m +12m), khoảng cách từ gốc kè đến chân đê từ 40160m. Năm 2008+2009 được đầu tư tu bổ và làm mới các hạng mục: Phần dưới nước được thả đá hộ chân trong đó có 518 m được xử lý bằng giải pháp rải thảm để đảm bảo an toàn cho bến bốc xếp vật liệu. Bờ sông được lát đá hộc trong khung bê tông đến cao trình (+10m +12m).

- Đoạn từ K10 ÷K13: Là kè lát mái được đầu tư làm mới các hạng mục thả đá hộ chân và lát bờ bằng đá hộc trong khung bê tông đến cao trình (+10m +12m).

Hiện nay dự án kè Đại Định – Cam Giá đã hoàn thành việc thả đá hộ chân, xây khung lát mái và đang được đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại để phục vụ chống lũ năm 2010.

* Kè Trung Hà thuộc 2 huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) và huyện Mê Linh (Hà Nội): Là kè hộ chân và lát mái trong khung đá xây, chiều dài tuyến kè 5.569m tương ứng với đê từ K24+500 K33+600 (Bao gồm cả địa danh huyện Mê Linh). Kè có nhiệm vụ chống sạt lở bãi sông và bảo vệ đê tả Hồng. Hiện tại kè đang bồi lắng nhanh, ổn định.

b) Tuyến tả Phó ĐáyTuyến đê tả Phó Đáy có hệ thống 5 kè lát mái bảo vệ đê là:- Kè Đồng Tĩnh thuộc xã Đồng Tĩnh huyện Tam Dương- tương ứng với đê từ

K4+100 ÷ K4+600: Đây là kè bờ sông được lát mái bằng đá trong khung bê tông, cao trình đỉnh kè (+17,20m) . Hiện tại đang hoàn thiện để phục vụ chống lũ.

- Kè Vàng thuộc xã Hoàng Đan huyện Tam Dương - tương ứng với đê từ K12+800 K13 chiều dài kè 200m. Khoảng cách từ chân đê đến đỉnh kè từ 5 10m, cao trình đỉnh kè (+13,5m), kè lát mái bằng đá trong khung đá xây vữa xi măng 100#. Hiện tại kè ổn định.

- Kè Kim Xá thuộc huyện Vĩnh Tường – tương ứng với đê từ K15+250 K15+350 chiều dài kè 100m, mái kè đồng thời là mái đê, cao trình đỉnh kè (+19,90m), mái m=3, kè lát mái bằng đá trong khung đá xây vữa xi măng mác 100#. Kè ổn định.

21

Page 26: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Kè Phù Yên thuộc xã Yên Lập huyện Vĩnh Tường: Tương ứng với đê từ K18+500 K18+650, cao trình đỉnh kè (+9m) và cách chân đê từ 5 8m, chiều dài kè 150m, kè lát mái bằng đá lát khan. Hiện tại kè đã xuống cấp, bị sạt lở, bong xô.

- Kè Việt Hưng thuộc xã Việt Xuân huyện Vĩnh Tường – tương ứng K22+700 ÷ K23+ 100: Đây là kè bờ sông được lát mái bằng đá trong khung đá xây. Hiện tại kè ổn định.

c) Tuyến hữu Phó ĐáyTrên tuyến có 03 hệ thống kè là:- Kè Liên Hoà: Vị trí tương ứng là K2+750, chiều dài 150m, được lát trong

khung đá xây chiều dày 0.4m, kè ổn định.- Kè Đồng Ích thuộc xã Đồng Ích: Vị trí tương ứng K5+700, chiều dài kè 415m

lát trong khung đá xây, kè ổn định chống lũ an toàn.- Kè Đình Chu: Tại K9+ 500 ÷ K9+700: Được xây dựng năm 2009, là kè lát

mái trong khung đá xây kết hợp với khoan phụt vữa gia cố bảo vệ thân đê và lấp ao phía đồng. Hiện tại kè ổn định.

d) Tuyến tả LôTuyến đê tả sông Lô có 04 kè.- Kè Hải Lựu: Vị trí tương ứng là K4+730, chiều dài 1.225m, đã được lát mái

bằng đá trong khung đá xây chiều dày 0,4m. Hiện nay kè đang bồi lắng, kè ổn định.- Kè Đôn Nhân: Vị trí tương ứng từ K7 ÷ K7+420, chiều dài 420m. là kè lát mái

chống sạt lở bờ sông . Do hạ lưu kè bị sạt lở nên kè được bổ xung thiết kế và đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để phục vụ chống lũ năm 2010.

- Kè Tứ Yên: Vị trí tương ứng K20, chiều dài 1.041m, đã được lát mái bằng đá trong khung đá xây chiều dày 0.4m. Hiện nay kè đang có hiện tượng bồi lắng, ổn định.

- Kè Cao Phong: Vị trí tương ứng K27+253 ÷ K27+753, chiều dài 500m. Hiện kè đã hoàn thành đảm bảo nhiệm vụ chống lũ theo thiết kế.

e) Tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên LạcTrên tuyến đê bối Vĩnh tường – Yên lạc có hệ thống kè Lý Nhân thuộc huyện

Vĩnh Tường: Vị trí tương ứng K3 chiều dài 820m, được xây trong khung đá xây dày 0,4m. Do lũ sông Hồng lên cao vào cuối tháng 7/2007 nên mái kè bị sạt trượt khoảng 200 m. UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Vĩnh Tường phối hợp cùng chi cục QLĐĐ & PCLB khắc phục sự cố khẩn cấp ngay trong lũ và hiện nay kè đang được sửa chữa, nâng cấp xong để kịp thời chống lũ năm 2008.

22

Page 27: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

1.2.3 Hệ thống công trình cống dưới đê* Tuyến đê tả Hồng có 1 cống lớn, 1 ống dẫn nước và 1 xi phông là:- Cống tưới Đại Định: Tại K3+200 thuộc xã Cao Đại huyện Vĩnh Tường cống

hộp bằng bê tông cốt thép gồm 2 cửa khẩu độ 2 x (2,4 x 2) dài 28m. Cao trình đáy cống (+12,24m), cánh cửa phẳng bằng thép, máy đóng mở V10 chạy bằng điện vận hành tốt. Cống ổn định đảm bảo chống lũ.

- Ông dẫn nước tưới Lũng Hạ: tại K24+500 thuộc xã Liên Châu huyện Yên Lạc cống tròn bằng bê tông cốt thép 2500, cao trình đáy cống (+14,60m) đóng mở tự động.

* Xi phông Trung Cẩm thuộc xã Đại Tự,Yên Lạc tại K18+070 có kích thước 300.* Tuyến tả Phó Đáy có 05 cống qua đê gồm: - Cống tưới tại K5+250 xã An Hoà huyện Tam Dương: Cống tròn 600. Cống

hoạt động bình thường. - Cống tiêu Hương Đình tại K9+200 xã An Hoà huyện Tam Dương cống tiêu 1

cửa khẩu độ 600 dài 25m, Máy đóng mở V1 vận hành tốt.- Cống tưới Xóm Bắc tại K9+900 xã Hoàng Đan huyện Tam Dương, cống dẫn

nước tưới của trạm bơm cống tròn 500 một cửa dài 25m phần xây đúc ổn định.- Cống tưới Chéo tại K10+800 xã Hoàng Đan huyện Tam Dương, cống tròn

800, máy đóng mở V1. - Cống tưới Diệm Xuân tại K23+200 xã Việt Xuân Vĩnh Tường, cống dẫn nước

tưới của trạm bơm Bạch Hạc, cống tròn 2x2.220, bằng bê tông cốt thép dài 24m cao trình đáy cống là (+11,80m) cánh cửa bằng thép, máy đóng mở V10 vận hành bằng điện. Cống đảm bảo chống lũ an toàn.

* Tuyến đê hữu Phó Đáy: Trên tuyến có 10 cống trong đó có 3 cống tiêu lớn là : Cống Phú Thụ; Cống Bì La; Cống Cầu Triệu. Các cống này đều hoạt động bình thường.

* Tuyến đê tả sông Lô: Có 12 cái, trong đó có 4 cống lớn là: - Cống Cầu Mai; Cống Cầu Đọ; Cống Cầu Ngạc, Cầu Dừa. - Các cống trên tuyến đã được sửa chữa, thay thế các bộ phận bị hư hỏng nên đủ

khả năng chống lũ theo thiết kế.* Tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc: Có 11 cống trong đó có 6 cống tiêu lớn

là cống: Khách Nhi, Hậu Lộc, Liên Châu, Đại Tự, Ghềnh Đá, Đầu Đê. 1.2.4 Hệ thống điếm canh đê

Trên tuyến đê cấp I, II bình quân 1 km đê có 1 điếm canh đê để gác nước, tuần tra trong mùa mưa lũ. Hệ thống điếm canh đê được bố trí cụ thể như sau:

* Tuyến đê tả sông Hồng: Tuyến đê tả sông Hồng có 27 điếm canh đê, trong đó có 08 điếm được xây mới theo tiêu chuẩn, số điếm còn lại hàng năm được đầu tư sửa chữa. Tuy nhiên do có nhiều điếm được xây dựng từ lâu, bi hư hỏng, xuống cấp nên cần được sửa chữa hoặc xây mới để đáp ứng yêu cầu công tác thường trực CLB hàng năm.

23

Page 28: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

* Tuyến đê tả Phó Đáy: Tuyến đê tả Phó Đáy có 17 điếm canh đê, trong đó có 05 điếm tiêu chuẩn, số điếm còn lại đều cũ, xuống cấp, cần được đầu tư kinh phí tu bổ thường xuyên mới đáp ứng được yêu cầu phục vụ CLB.

* Tuyến đê hữu Phó Đáy: có 05 điếm canh đê là điếm tiêu chuẩn.* Tuyến đê tả Lô: có 04 điếm canh đê là điếm tiêu chuẩn.

1.2.5 Hệ thống công trình phân chậm lũa) Vùng chậm lũ Lập ThạchVùng chậm lũ Lập Thạch nằm dọc theo đê phía đồng trở vào thuộc đê tả sông

Lô và hữu sông Phó Đáy gồm diện tích của 27 xã vùng bán sơn địa có độ dốc từ bắc xuống nam và từ giữa ra hai bên sông Lô và sông Phó Đáy.

- Tổng diện tích đất tự nhiên 32.307 ha - Tổng dân số 213.665 ngườiTrong đó: + Diện tích tự nhiên trong vùng chậm lũ là: 22.331 ha.+ Diện tích bị ngập khi chậm lũ là: 7.108 ha.+ Số hộ dân trong vùng chậm lũ là: 31.752 hộ với: 145.530 người.Làng xóm khu dân cư nằm ven các gò, đồi ở cao trình từ (+13) (+23). Đời

sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp chiếm 95% dân số, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Khi chậm lũ vào vùng Lập Thạch sẽ đưa nước qua 3 tràn trên mức độ ngập lụt từ 2 5m trên địa bàn 27 xã và cùng một lúc phải thực hiện 2 nhiệm vụ là tổ chức sơ tán dân, cứu hộ, cứu trợ dân trong vùng ngập lụt và hộ đê.

b) Hệ thống tràn xả lũ- Tuyến đê tả Lô có 2 tràn làm nhiệm vụ phân chậm lũ là: + Tràn Tứ Yên: Tại K18+600 ngưỡng tràn dài 280m cao trình (+16,70), trên

đỉnh tràn đắp trạch mặt rộng 2m; mái m1 = m2 = 1,5.+ Tràn Cao Phong: Tại K26+600 bằng bê tông cốt thép, ngưỡng tràn dài 60m ở cao

trình (+15,70) đỉnh tràn đắp trạch lên bằng cao trình mặt đê mặt rộng 2,0m; mái = 1,5 .- Trên đê hữu sông Phó Đáy: Xây dựng 1 tràn cứu hộ Đồng Ích tại K5+300,

ngưỡng tràn dài 185m, cao trình đỉnh (+18,70m ) trên đắp con trạch bằng cao trình đỉnh đê mái m= 1,5.

- Tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc có 3 tràn là:+ Tràn Vĩnh Ninh thuộc huyện Vĩnh Tường tại K14+500 bằng bê tông cốt thép

chiều dài ngưỡng tràn 45m ở cao trình (+14,0) đỉnh ngưỡng tràn đắp trạch cao bằng cao trình mặt đê mặt rộng 2,0m đảm bảo chống lũ an toàn.

+ Tràn Liên Châu thuộc huyện Yên Lạc: Tại K18+896, chiều dài 135m có cao trình +13,6m, được đắp con trạch rộng 2m cao trình +15.35m.

24

Page 29: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

+ Tràn Trung Kiên thuộc huyện Yên Lạc: Tại K24+800 bằng bê tông cốt thép chiều dài ngưỡng tràn 60m ở cao trình (+12,90) đỉnh ngưỡng tràn đắp trạch cao bằng cao trình đỉnh đê mặt rộng 2,0m đảm bảo chống lũ an toàn.1.2.6 Hệ thống công trình tiêu thoát nước

Theo tài liệu “Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 ~ 2010, định hướng quy hoạch thủy lợi đến 2020” việc phân chia vùng tiêu thoát nước liên quan đến vùng dự án bao gồm 3 vùng:

+ Vùng lưu vực hệ thống thủy nông Liễn Sơn (40.279ha)+ Vùng ven dãy Tam Đảo (48.112ha). + Một phần diện tích của vùng huyện Mê Linh, Hà Nội, phần diện tích này bao

gồm lưu vực sông Đồng Đò, thị xã Phúc Yên, tính đến mặt cắt khống chế sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc- Cầu Xuân Phương, xã Phúc Thắng, Mê Linh Hà nội (12.920ha).

- Hiện trạng về công trình tiêu thoát nước lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy các công trình được xây dựng, hoạt động chỉ phục vụ cho tiêu thoát nước cục bộ trong hệ thống và với kịch bản tiêu tự chảy ra sông Cầu. Chưa có một giải pháp tiêu tổng thể cho toàn hệ thống sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả khảo sát đánh giá hiện trạng công trình tiêu thoát nước trong hệ thống vùng dự án qui hoạch cho những đánh giá cơ bản sau:

+ Về công trình đầu mối tiêu thoát toàn lưu vực. Kịch bản truyền thống tiêu thoát nước lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc theo tự chảy, với trục sông tiêu thoát chính là sông Cà Lồ và hướng tiêu ra sông Cầu. Bởi vậy cho đến nay chưa có công trình đầu mối nào được xây dựng, khả năng tiêu thoát hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện lòng dẫn tự nhiên và nhất là phụ thuộc rất lớn vào lũ sông Cầu. Trong nhiều năm đã xảy ra hiện tượng ứ nước sông Cầu vào sông Cà Lồ, đến cầu Hương Canh, cống Sáu Vó làm giảm đáng kể khả năng thoát nước tự nhiên của sông Phan, sông Cà Lồ, tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Về các công trình tiêu thoát nước nội đồng. Trong lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc, đến nay đã được xây dựng nhiều công trình tiêu thoát nước nội đồng, với đủ loại phương thức vận hành cho tiêu thoát nước như kênh tiêu, bờ vùng, cống tiêu tự chảy, trạm bơm tiêu, các công trình đập tràn, cống điều tiết trên sông... với quy mô và năng lực rất đa dạng. Tất cả mới chỉ đảm nhiệm được phần nhiệm vụ tiêu thoát nước trong vùng canh tác bị ngập úng hàng năm với những mức độ khác nhau của lưu vực ra trục sông Phan, sông Cà Lồ. Theo tài liệu điều tra hiện trạng, cho những thống kê đánh giá về hiện trạng công trình tiêu thoát nước nội đồng trong lưu vực như sau:

* Trục kênh tiêu nội đồng: có 8 tuyến chính.- Kênh Bến Tre huyện Tam Dương- Kênh Duy Xuyên – Vân Hội – Hợp Thịnh huyện Tam Dương- Kênh Chấn Hưng - Đại Đồng – Bình Dương huyện Vĩnh Tường

25

Page 30: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Kênh Tuân Chính – Thượng Trưng huyện Vĩnh Tường- Kênh Tam Phúc – Vũ Di huyện Vĩnh Tường- Kênh Nam Yên Lạc huyện Yên Lạc- Kênh Yên Đồng – Trung Nguyên - Đồng Cường huyện Yên Lạc- Kênh Tam Hồng – Minh Tâm – Sáu Vó huyện Yên Lạc* Trạm bơm tiêu nội đồng: chủ yếu có 8 trạm, tổng công suất bơm 114.600m3h.- Trạm bơm Cao Đại (5 x 4000m3/h), tiêu ra sông Phan- Trạm bơm Đầm Cả (8 x 4000m3/h), tiêu ra sông Cà Lồ- Trạm bơm Kim Xá (2 x 2.500m3/h), tiêu ra sông Phan- Trạm bơm Hòa Loan (4 x 1000m3/h), tiêu ra sông Phan- Trạm bơm Lũng Ngoại I, II (4 x 1000m3/h), tiêu ra sông Phan- Trạm bơm Đại Phùng (7 x 1.800m3/h), tiêu ra sông Cà Lồ- Trạm bơm Đầm Láng (16 x 2.500m3/h), tiêu ra sông Cà Lồ- Trạm bơm Sáu Vó (6 x 4000m3/h), tiêu ra sông Phan* Các cống tiêu nội đồng: có 9 cống chủ yếu- Cống Sáu Vó: (2c x 2,5 x 3,5) lưu lượng tiêu thoát / 17,5m3/s ra sông Phan- Cống Quán Bò: (1c x 1,1 x 1,95) lưu lượng tiêu thoát / 2,1m3/s ra sông Phan- Cống Quán Hạnh: (5c x 2,2 x 2) lưu lượng tiêu thoát /22m3/s ra sông Phan- Cống Thụy Yên: (5c x 2,2 x 2) lưu lượng tiêu thoát /22m3/s ra sông Phan- Cống Đầm Hồn: (1c x 1,4 x 2,35) lưu lượng tiêu thoát /3,2m3/s- Cống Đại Lợi: 60- Cống Đại Phùng I : 80 tiêu thoát ra sông Cà Lồ- Cống Đại Phùng II : (1c x 0,6 x 0,8) tiêu thoát ra sông Cà Lồ- Cống Đầm Láng : (3c x 1,0 x 2,0) tiêu thoát ra sông Cà Lồ* Các công trình điều tiết trên sông:- Cống 3 cửa An Hạ (3 x 1,8 x 2,0m)- Cống điều tiết Thụy Yên (15 x 4,5m) lưu lượng tiêu thoát 80,0m3/s cắt lũ sông

Phan vào kênh Bến Tre- Cống điều tiết Lạc ý (6 cửa x 2,0 x 3,0), dâng nước cho tưới. - Đập tràn hồ Đầm Vạc (dài 2,10m, cao trình ngưỡng +7,0m), điều tiết lũ kênh

Bến Tre vào sông Phan.1.2.7 Hệ thống công trình hồ đập

Vĩnh Phúc có 9 hồ, đập thuộc loại vừa do các Công ty KTCTTL quản lý, khai thác. Một số thông số cơ bản của hồ, đập như bảng thống kê dưới đây:

SốTT

Tênhồ, đập

Mực nước dâng BT

Cao trình đỉnh đập

Dung tích (106 m3)

Cao trình đỉnh tràn

QTràn m3/s

B tràn (m)

1 Đại Lải 21,50 24 29,70 18,50 360 322 Xạ Hương 91,50 93 14,10 87,50 254 103 Làng Hà 65,00 67 2,70 65,50 147 35

26

Page 31: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

SốTT

Tênhồ, đập

Mực nước dâng BT

Cao trình đỉnh đập

Dung tích (106 m3)

Cao trình đỉnh tràn

QTràn m3/s

B tràn (m)

4 Vân Trục 40,15 43 8,20 40,15 53 125 Suối Sải 60,40 63 3,00 61,40 73 506 Bò Lạc 51,10 54 2,55 51,40 59 307 Vĩnh Thành 82,00 85 2,36 82,00 382 498 Thanh Lanh 76,60 78,1 10,621 71,6 272 109 Liễn Sơn 16,65 105

1) Hồ Đại Lải:- Đập Đông, đập Tây, đập Thanh Cao, mặt đập đã đựơc rải nhựa, thân đập ổn định.- Đập đất mái thượng lưumột số đoạnđá lát mái bị sô, mái hạ lưu bị sói- Cống số 1, số 2 thân cống ổn định tốt, máy đóng mở cánh cống vận hành tốt

đảm bảo an toàn.- Tràn xả lũ: Cánh cửa tràn, tời vận hành, máy đóng mở được bảo dưỡng vận hành bình thường.

2) Hồ Xạ Hương:- Đập đã được khoan phụt vữa xi măng đất xét từ năm 1991.- Tràn xả lũ: Máy đóng mở và cánh cửa vận hành ổn định.- Cống lấy nước đã thay thế cánh.Hồ hoạt động bình thường. Đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.3) Hồ Vân trục:- Tràn xả lũ: Đã được tu bổ, sửa chữa.- Thân đập được khoan phụt vữa chống thấm và sử lý chống mối, mái thượng

lưu được gia cố bằng BTCT từ cao trình +36 tới đỉnh đập. - Công được thay máy đóng mở mới, sửa chữa những phần rò gỉ trong thân

cống và gia cố lại phần hạ lưu cống.4) Hồ Suối Sải, Bò Lạc:- Thân đập bị thẩm lậu và có nhiều mối đã được xử lý bằng khoan phụt vữa xi

măng đất sét cuối năm 2002 2003, đập ổn định.5) HồVĩnh Thành: - Mái hạ lưu thân đập phụ I còn có hiện tượng bị rò gỉ- Đã xử lý xong sự cố phần đuôi tràn. Tràn hoạt động bình thường .6) Hồ Thanh Lanh:- Đập đất ổn định tuy nhiên hồ mới được tích nước chưa qua thử thách cần có

biện pháp theo dõi chặt chẽ trong mùa lũ.7) Hồ Làng Hà:Đập đất đã xuống cấp. tràn và cống lấy nước hoạt động bình thường.Toàn bộ hệ thống các công trình hồ chứa cơ bản đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật

chống lũ thiết kế, nhưng do quá trình khai thác sử dụng quản lý một số còn tiềm ẩn

27

Page 32: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

những ẩn hoạ không lường được cần có biện pháp đề phòng tình huống xấu xẩy ra. Đặc biệt chưa hồ chứa nào có tràn sự cố đề nghị tỉnh xem xét cho xây dựng để đảm bảo an toàn khi mực nước vượt quá tần suất thiết kế, hoặc xuất hiện lũ lịch sử.

1.3 PHÂN TÍCH DÒNG CHẢY LŨ1.3.1 Đặc tính lũ trên các hệ thống sông

Vị trí địa lý của Vĩnh Phúc nằm ở trung lưu hệ thống sông Hồng, được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô. Vì vậy lũ trên các sông suối trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp diễn biến lũ của các sông lớn Đà, Thao, Lô, Cà Lồ, Phó Đáy và mang đặc tính lũ điển hình của hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình. Mùa mưa lũ bình thường bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X, song có những năm mùa mưa bắt đầu sớm hơn hoặc kết thúc muộn hơn từ 15 đến 30 ngày. Tổng lượng mưa mùa lũ trên lưu vực chiếm khoảng 80% tổng lượng nước năm và số ngày mưa khoảng 70% số ngày mưa cả năm.

a) Lũ sông ĐàLũ lớn nhất sông Đà đóng vai trò lớn tạo ra lũ lớn nhất sông Hồng, có đến 69%

trường hợp đồng bộ. Lũ sông Đà thường xảy ra sớm và kết thúc sớm, khi gió mùa Tây Nam sớm xâm nhập và suy yếu sớm, nhưng cũng có năm đến tháng IX vẫn còn có lũ lớn. Những thập kỷ gần đây đã xảy ra ở Hoà Bình các trận lũ đầu mùa rất lớn: Trận lũ ngày 27/7/1956 (Qmax= 11.500m3/s); ngày 12/9/1985 (Qmax= 9.770m3/s); ngày 17/11/1985 (Qmax= 6.000 m3/s).

Mô đun dòng chảy lũ sông Đà lớn nhất trong các sông lớn, Đạt trên 500 l/s/km2 ở địa phận Trung Quốc, còn ở địa phận Việt Nam (18.000 km2 từ Lai Châu đến Hoà Bình) giảm không đáng kể, Đạt Mmax= 400 l/s/km2, thường gấp hai lần phần hạ lưu sông Thao.

Bảng 1-6. Đặc trưng nước lũ trên lưu vực sông Đà.Đặc trưng / Trạm Đơn vị Trạm thủy văn

Lai Châu Tạ Bú Hòa BìnhDiện tích lưu vực km2 34.000 45.690 51700Thời kỳ đo đạc 58-90 58-90 02-90Qmax bình quân m3/s 7.130 9.700 9619

Qmax tháng 8/1945 m3/s 13.500 19.600 21000

Qmax tháng 9/7/1964 m3/s 10.930 15.440 16000

Qmax tháng 8/1968 m3/s 8.440 9.330 11100

Qmax tháng 8/1969 m3/s 9.750 14.800 15500

Qmax tháng 8/1971 m3/s 8.010 15.600 16200

Qmax tháng 7/86 m3/s 7720 12800

Qmax tháng 8/96 m3/s 11.200 20.300 22600

28

Page 33: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Đặc trưng / Trạm Đơn vị Trạm thủy vănLai Châu Tạ Bú Hòa Bình

Qmax P = 1% m3/s 13.900 19.200 20700

Mô đun đỉnh lũ l/s/km2 420 428 406W8 bình quân km3 3.4 4,85 5,08Tỷ lệ với Hoà Bình % 66,8 95,5 100Tỷ lệ với Sơn Tây % 32,6 46,8 49,0W8 ngày max 1945 km3 10,14Tỷ lệ với Hoà Bình % 100Tỷ lệ với Sơn Tây % 54W8 ngày max 1971 km3 4,8 6,9 7,35Tỷ lệ với Hoà Bình % 65,6 94 100Tỷ lệ với Sơn Tây % 24,7 35,2 37,5

b) Lũ sông ThaoLũ lớn sông Thao thường xảy ra từ tháng VII ÷ IX, nhiều nhất vào tháng VIII,

chiếm khoảng 41% trường hợp ở Yên Bái. Lũ sông Thao có nhiều ngọn, tổng lượng lũ 8 ngày max trung bình Đạt 2,18 km3, năm 1971 Đạt 4,9 km3. Tại Yên Bái bằng 90,5% và tại Vĩnh Phúc 94,6% (so với lượng lũ 8 ngày max năm 1971 ở Sơn Tây Đạt 24,8%).

Mô đun dòng chảy lớn nhất thường giảm dần theo tỷ lệ nghịch với diện tích lưu vực. Mô dun dòng chảy trên dòng chính sông Thao với diện tích lưu vực 50.000 km2

vẫn còn lớn (kém sông Đà và sông Lô), Mmax = 200 ÷ 400 l/s/km2, phần Việt Nam 200 l/s/km2, phần Trung Quốc lớn gấp đôi bằng 400 l/s/km2.

Bảng 1-7. Đặc trưng nước lũ trên lưu vực sông Thao.Đặc trưng / Trạm Đơn vị Trạm

Trung Quõc

Lào Cai Yên Bái Vĩnh Phúc

Diện tích lưu vực km2 34500 41000 48000 51300Thời kỳ quan trắc 56-78 02-1990 56-1990Mực nước cao nhất m 86,21 34,61 20,89Thời gian 19/8/71 13/8/68 20/8/71Qmax bình quân m3/s 3550 4712 4.350

Qmax tháng 11/1908 m3/s 13500 8150 5800

Qmax tháng 8/1945 m3/s 7330 8.500

Qmax tháng 8/1968 m3/s 2980 3790 10350 7840

Qmax tháng 8/1971 m3/s 4930 8430 10350 * 10800

Qmax tháng 10/1986 m3/s ** 7510 6200

Qmax tháng 8/1996 m3/s 4960

Qmax P = 1% m3/s 8360 10.100 9250

29

Page 34: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Đặc trưng / Trạm Đơn vị TrạmTrung Quõc

Lào Cai Yên Bái Vĩnh Phúc

Mô đun đỉnh lũ max l/s/km2 391,3 206 216 210W8 bình quân km3 1,58 2,12 2,41Tỉ lệ với Vĩnh Phúc % 65,5 88 100Tỉ lệ với Sơn Tây % 29 21,6W8 ngày max 1971 km3 3,30 4,78 5,0Tỉ lệ với Vĩnh Phúc % 64,5 94,6 100,0Tỉ lệ với Sơn Tây % 16,9 24,8 27,9

Ghi chú : * Trị số hoàn nguyên tràn vỡ đê.** Trị số lớn nhất năm ở Sơn Tây xảy ra vào ngày 27/7/1986.

c) Lũ sông LôLưu vực sông Lô nhỏ nhất trong 3 sông lớn đầu nguồn, diện tích chỉ chiếm 75%

diện tích sông Thao hoặc sông Đà, nhưng lượng lũ sông Lô lại đứng thứ 2 sau sông Đà, bằng 125 % lượng lũ sông Thao. Đỉnh lũ sông Lô cũng rất lớn so với diện tích lưu vực, cường suất nước lên của lũ sông Lô rất lớn Đạt 351 cm/ngày tại Hà Giang, 296 cm/ngày ở Tuyên Quang, đến Phù Ninh còn 210 cm/ngày. Tốc độ lớn nhất dòng lũ là 3 ÷ 4 m/s. Lũ xảy ra nhiều ngọn, liên tiếp nhau nên mực nước lũ rất cao vượt mực nước lũ thấp nhất đến 20,5 m ở Hà Giang, 14,6 m ở Tuyên Quang và đến cửa Việt Trì còn 11,82 m.

Do sông Lô ở gần biển hơn, sông lại có hình nan quạt từ những trung tâm núi cao chắn gió (Ngân Sơn, Tây Côn Lĩnh, Núi Lô, Con Voi, Tam Đảo). Lượng mưa rơi lớn, nước tập trung nhanh, mạnh, dễ gặp bão lớn.

Bảng 1-8. Đặc trưng nước lũ trên lưu vực sông Lô.Đặc trưng / Trạm Đơn vị Hà

GiangHàm Yên

Chiêm Hoá

Tuyên Quang

Thác Bà

Phù Ninh

Diện tích lưu vực km2 8340 12000 16500 29800 6210 37100

Thời kỳ quan trắc 58-90 58-90 58-90 58-90 56-70 56-90Qmax bình quân m3/s 2675 2810 4937 5283

Qmax 1913 m3/s 4080 4360 8120 8520

Qmax tháng 8/1945 m3/s 3820 4070 7530 7770

Qmax tháng 8/1969 m3/s 4010 5000 4390 8800 1960 9400

Qmax tháng 8/1971 m3/s 5040 5600 6220 12000 3590 15200

Qmax tháng 7/1986 m3/s 5243 6100 14510 11200

Qmax tháng 8/1996 m3/s 6900 1870

Qmax P=1% m3/sMô đun đỉnh lũ l/s/km2 604 467 376 403 564 410

W8 bình quân km3 1,16 1,21 2,39 2,84

30

Page 35: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Đặc trưng / Trạm Đơn vị Hà Giang

Hàm Yên

Chiêm Hoá

Tuyên Quang

Thác Bà

Phù Ninh

Tỷ lệ với Phù Ninh % 40,8 42,6 84 100Tỷ lệ với Sơn Tây % 11,1 11,6 22,9 27,2W8 ngày max 1945 km3 4,42 4,65

Tỷ lệ với Phù Ninh % 95 100Tỷ lệ với Sơn Tây % 23,5 24,7W8 ngày max 1971 km3 1,16 2,56 2,54 5,33 1,68 7,01

Tỷ lệ với Phù Ninh % 16,5 36,5 36,2 76 23,9 100Tỷ lệ với Sơn Tây % 5,9 13,1 13 27,2 8,6 35,8

d) Lũ sông Hồng1) Cơ chế hình thành:Từ Việt Trì đến Hà Nội, lũ trên sông Hồng là tổ hợp lũ của 3 sông Đà, Thao, Lô, vì

vậy tốc độ dòng chảy lũ ở Sơn Tây rất mạnh, Đạt VmaxTB = 2,6 m/s, VmaxMax = 3,45 m/s. Chỉ thua lũ sông Đà và đầu nguồn sông Thao và sông Lô. Cường suất nước lên tới 1,88 m/ ngày ở Sơn Tây và lớn hơn cường suất nước lên ở Hoà Bình. Biên độ mực nước năm lớn nhất Đạt tới 12,72 m, biên độ mực nước lũ Đạt 11,41 m ở Sơn Tây và chỉ khoảng 2 ÷ 3 ngày là Đạt tới đỉnh lũ, thời gian ngắn hơn khi lũ xuống tới 3 ÷ 4 lần.

Lũ sông Hồng cũng giống như sông Thao, Đà, Lô mang tính chất của lũ núi rõ rệt thường xảy ra nhiều ngọn liên tiếp, lên xuống nhanh vào tháng IV ÷ V biên độ lũ trong tháng VI có thể lên tới 5 ÷ 6 m, sang tháng VII, VIII các cơn lũ đổ về liên tiếp con lũ thứ nhất chưa rút hết đã chồng tiếp con lũ thứ 2... làm đỉnh lũ lên cao dần và thường Đạt đỉnh lũ vào tháng VIII sau đó mực nước hạ xuống dần. Vì thế khi mực nước sông Hồng đã ở mức cao từ 11,5 ÷ 12,5 m chỉ xảy ra thêm một đợt lũ không lớn trên diện rộng hay gặp bão thì sẽ xảy ra lũ đặc biệt như lũ tháng 8 năm 1971, rất nguy hiểm cho hệ thống đê dọc sông.

Tùy thuộc vào những trận lũ nhỏ hay lũ lớn trên lưu vực sông Hồng, theo thống kê thì lũ trên sông Đà chiếm tỉ lệ 37 - 69%, sông Lô chiếm 17 - 41,5% và sông Thao 13 - 30%. Bảng 2.4 thống kê tỷ lệ thành phần lũ 8 ngày của một số trận lũ lớn xảy ra trên lưu vực sông Hồng:

Bảng 1-9. Thành phần lượng lũ 8 ngày lớn nhất của nhánh sông Đà, Thao, Lô so với sông Hồng tại Sơn Tây của một số trận lũ lớn.

Năm Sông Hồng(sơn tây)

Sông Đà(hòa bình)

Sông Lô(vụ quang)

Sông Thao(yên bái)

Hmax Hà Nội

(m)W8(tỷ m3)

% W8(tỷ m3)

% W8(tỷ m3)

% W8(tỷ m3)

%

8/1945 18,80 100 10,14 54,0 4,65 24,70 4,22 22,50 13.90*7/1964 11,72 100 8,06 68,8 2,04 17,40 1,90 16,30 11,38

31

Page 36: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Năm Sông Hồng(sơn tây)

Sông Đà(hòa bình)

Sông Lô(vụ quang)

Sông Thao(yên bái)

Hmax Hà Nội

(m)W8(tỷ m3)

% W8(tỷ m3)

% W8(tỷ m3)

% W8(tỷ m3)

%

8/1968 12,96 100 5,04 38,8 3,26 25,40 3,61 27,90 12,038/1969 16,50 100 8,92 54,4 4,90 29,70 2,67 16,20 13,46*7/1970 12,82 100 7,07 55,2 2,82 22,00 2,81 21,50 11,858/1971 19,60 100 7,35 37,5 6,68 39,10 9,46 22,90 14,62*8/1978 9,25 100 4,37 47,0 2,04 22,00 2,50 26,90 10,927/1980 9,01 100 2,97 33,0 2,34 26,00 1,89 21,00 11,618/1983 9,23 100 4,98 54,0 2,68 29,00 1,54 16,70 11,879/1985 9,32 100 4,14 44,4 3,87 41,50 2,29 24,60 11,767/1986 13,14 100 6,70 51,0 4,73 36,00 2,29 17,40 12,158/1995 13,00 100 7,15 55,0 3,68 28,30 2,95 22,70 13.15*8/1996 15,40 100 9,41 61,1 3,49 22,60 2,41 15,60 13,26*

Lũ lớn thường xuất hiện vào trung tuần tháng VIII, những trận lũ có mực nước vượt hoặc bằng mực nước thiết kế đê 13,4 m tại Hà Nội thường là do lũ lớn của 2 hoặc 3 sông tạo nên.

2) Các trận lũ lớn, điển hình:Những trường hợp lũ lớn trên sông Hồng có thể xảy ra với trường hợp lũ đặc

biệt lớn trên 1, 2 hoặc 3 sông hợp thành. Lũ trên lưu vực sông Hồng ngày càng gia tăng, chỉ trong vòng 30 năm từ 1969 - 1999 đã xuất hiện 3 trong 4 trận lũ lớn của thế kỷ 20. Riêng trên sông Đà trận lũ tháng 8/1996 là trận lũ lớn nhất trong thế kỷ với lưu lượng Qmax tại Hoà Bình 22.600 m3/s (trong khi đó trận lũ 8/1971 có Qmax = 16.200 m3/s, lũ 8/1945 có Qmax = 21.000 m3/s và lũ 8/1969 có Qmax = 15.800 m3/s). Thống kê các trận lũ lớn xảy ra trên hệ thống lưu vực sông Hồng – Thái Bình trong vòng 100 năm nay như sau :

- Trận lũ tháng 8 /1971 (từ ngày 11 – 31/8/1971) là trận lũ lịch sử xảy ra trên lưu vực sông Hồng. Lũ của 3 sông Đà, Thao, Lô xuất hiện đồng thời và lưu lượng đo được tại Sơn Tây là 34.200 m3/s (lưu lượng hoàn nguyên lũ là 37.800 m3/s). Trận lũ này có mực nước lớn nhất trong vòng từ 200 - 250 năm nay. có mực nước ở Hà Nội là 14,80 m và gây ra vỡ đê tại Kê Thượng, Lâm Thao, Nhất Trai và Cống Thôn. Lưu lượng đỉnh lũ đo được tại các nhánh sông như sau:

+ Trên sông Đà, tại Hòa Bình: 16.100 m3/s vào ngày 18/8/1971.+ Trên sông Thao, tại Yên Bái: 10.350 m3/s vào ngày 19/8/1971.+ Trên sông Lô, tại Vụ Quang: 15.850 m3/s vào ngày 19/8/1971.- Trận lũ tháng 8/1996 (từ ngày 9 – 28/8/1996) là trận lũ đặc biệt lớn xảy ra trên

sông Đà. Lưu lượng đến hồ Hòa Bình là 22.650 m3/s, mực nước lũ lớn nhất ở Hà Nội là 12,47 m. Theo tính toán, nếu không có sự điều tiết của hồ Hoà Bình (cắt lũ) thì mực

32

Page 37: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

nước tại Hà Nội sẽ khoảng 13,46 m. Lưu lượng đỉnh lũ đo được tại các nhánh sông như sau:

+ Trên sông Đà, tại Hòa Bình: 22.650 m3/s vào ngày 18/8/1996.+ Trên sông Thao, tại Yên Bái: 4.410 m3/s vào ngày 24/8/1996.+ Trên sông Lô, tại Vụ Quang: 7.140 m3/s vào ngày 20/8/1996.- Trận lũ tháng 8/1969 (từ ngày 12 – 26/8/1969), so với lũ năm 1971 thì đỉnh lũ

năm 1969 không lớn bằng. Tuy nhiên trong trận lũ này lại xuất hiện 2 đỉnh lũ liên tiếp (lũ kép) trên cả 3 nhánh sông Đà, Thao, Lô và thời gian giữa hai đỉnh lũ chỉ cách nhau 3 – 3,5 ngày. Đây là trận lũ có dạng lũ nguy hiểm nhất, mực nước đo được tại Hà nội là 13,22 m và là trận lũ lớn thứ tư trên hệ thống sông Hồng. Lưu lượng đo được tại các nhánh sông như sau:

+ Trên sông Đà, tại Hòa Bình: đỉnh thứ 1 là 15.503 m3.s vào lúc 21h ngày 13/8/1969 và đỉnh lũ thứ 2 là 15.800 m3/s vào lũ 7h ngày 17/8/1969.

+ Trên sông Thao tại Yên Bái đỉnh thứ 1 là 5.650 m3/s vào ngày 13/8/1969 và đỉnh thứ 2 là 8.100 m3/s vào ngày 17/8/1969.

+ Trên sông Lô tại Vụ Quang đỉnh thứ 1 là 5.613 m3/s vào ngày 13/8/1969 và đỉnh thứ 2 là 6.280 m3/s vào ngày 17/8/1969.

- Trận lũ tháng 8/1945 có mực nước ở Hà Nội khoảng 13,90 - 14,10 m là trận lũ lớn thứ hai từ trước đến nay.

- Trận lũ tháng 7/1915 có mựcc nước tại Hà Nội là 12,60 m là trận lũ lớn thứ năm.

Ngoài ra còn có một số năm có mực nước ở Hà Nội vượt mức 12,0 m như các năm 1940, 1947, 1968, 1970, 1973 và 1986. Tính toán với liệt tài liệu 97 năm từ 1902 - 1998 tại Sơn Tây, lưu lượng lũ lớn nhất cùng với các chu kỳ tái diễn như sau (tài liệu phân tích đã đưa về trạng thái tự nhiên khi không vỡ đê và có hồ chứa trữ nước) :

Lũ 100 năm Qmax 1% = 37.600 m3/s Lũ 200 năm Qmax 0,5% = 41.300 m3/s - 41.500 m3/sLũ 250 năm Qmax 0,4% = 42.000 m3/s - 42.600 m3/sLũ 300 năm Qmax 0,33% = 44.200 m3/s - 45.000 m3/sLũ 500 năm Qmax 0,2% = 48.000 m3/s - 48.500 m3/sLũ 1000 năm Qmax 0,1% = 51.000 m3/s - 51.700 m3/sLũ 10000 năm Qmax 0,01% = 66.200 m3/s - 66.800 m3/sTrận lũ tháng 8/1971 có lưu lượng hoàn nguyên lớn nhất tại Sơn Tây 37.800

m3/s nay tính toán lại có tần suất 0,8% và chu kỳ tái diễn 125 năm (theo tính toán trước kia với liệt tài liệu khoảng 70 năm từ 1902 - 1972 thì trận lũ tháng 8/1971 có tần suất 0,4% và chu kỳ tái diễn 250 năm).

e) Lũ sông Cà LồChế độ dòng chảy lũ sông Cà Lồ khác với chế độ dòng chảy lũ sông cầu. Sông

Cầu có mùa lũ bắt đầu từ tháng VI đến tháng IX hàng năm. Sông Cà Lồ là phụ lưu lớn

33

Page 38: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

phía bờ hữu sông Cầu, lưu vực sông thuộc sườn đông của dãy Tam Đảo vì vậy lượng mưa trong tháng X hầu hết lớn hơn 100 mm.

Do diện tích lưu vực nhỏ nên lũ trên sông Cà Lồ tập trung rất nhanh. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng VI đến tháng X, Tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 85% dòng chảy năm. Do tính chất địa hình lưu vực nên chế độ lũ trên sông Cà Lồ rất phức tạp. Phía bờ tả có địa hình lưu vực là sườn dốc, lòng sông ngắn nên lũ lên và xuống rất nhanh. Ngược lại phía bờ hữu địa hình trũng thấp nên lượng lũ trên lưu vực dồn về thường gây ra ngập úng nội đồng.

f) Lũ sông Phó Đáy- Nguyên nhân hình thành dòng chảy lũ trên lưu vực sông Phó Đáy bao gồm:+ Mưa cường độ lớn kéo dài nhiều ngày là nguyên nhân chính gây nên lũ trên các

sông suối. Các đặc trưng của mưa sinh lũ như cường độ mưa, tâm mưa, phân bố mưa là các yếu tố quyết định đến độ lớn nhỏ của dòng chảy lũ.

+ Mưa sinh lũ trên lưu vực các sông suối chảy qua lưu vực được hình thành do các nguyên nhân sau: từ tháng V đến tháng VI áp thấp nóng Ấn Miến di chuyển dần từ phía Tây sang phía Đông và xâm nhập vào lưu vực gây nên những trận mưa dông có cường độ lớn nhưng chỉ kéo dài vài ba ngày tạo ra những cơn lũ nhỏ lên xuống nhanh. Sang tháng VII và tháng VIII dải hội tụ giữa gió tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Tây Nam là vùng ranh giới giữa khối không khí xích đạo dọc đường hội tụ phát sinh ra những trận xoáy thuận có khi phát triển lên thành bão. Những xoáy này gây ra những đợt mưa lớn, kéo dài khoảng 5 ÷ 10 ngày liền trên diện rộng.

- Biến đổi dòng chảy lũ: Lũ các sông suối trên lưu vực cũng như lũ ở các tỉnh miền núi khác ở Bắc Bộ, nước tập trung nhanh, lên xuống đột ngột, đường quá trình lũ có dạng răng cưa. Nguyên nhân gây nên lũ đã nêu như ở trên. Những trận lũ do mưa đầu mùa mưa hoặc mưa lũ muộn gây ra là lũ sớm hoặc lũ muộn thường có đỉnh nhọn. Lũ do sự phối hợp nhiều hình thế thời tiết gây ra mưa lớn thường là lũ chính vụ, hay xảy ra vào tháng VII, tháng VIII, đường quá trình lũ thường có nhiều ngọn kế tiếp nhau hình răng cưa. Mùa lũ hàng năm bắt đầu chậm hơn so với mùa mưa 1 tháng (từ tháng VI đến tháng XI và cũng kết thúc muộn hơn mùa mưa 1 tháng.1.3.2 Các tổ hợp lũ lớn, dạng lũ bất lợi

Một số dạng tổ hợp lũ điển hình trên sông Hồng là sự gặp gỡ giữa lũ sông Hồng ở Sơn Tây với các sông khác với tỉ lệ như sau:

- Với lũ sông Đà: 68% số lần trận lũ lớn.- Với lũ sông Lô: 47% số lần trận lũ lớn.- Với lũ sông Thao: 44% số lần trận lũ lớn.- Cùng gặp lũ lớn sông Đà và Lô: 34% số lần trận lũ lớn.- Cùng gặp lũ lớn sông Đà và Thao: 25% số lần trận lũ lớn.- Cùng gặp lũ lớn trên cả 3 sông: 13% số lần trận lũ lớn.- Gặp lũ 2 sông và 3 sông tổng cộng: 72% số lần trận lũ lớn.

34

Page 39: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Tuy nhiên nếu xét sự gặp gỡ, tương quan lưu lượng đỉnh lũ (R) giữa các sông Đà, Thao, Lô thì không cao:

- Hệ số R sông Đà (ở Hoà Bình) và sông Lô (Tuyên Quang) = 0,47.- Hệ số R sông Thao (ở Yên Bái) và sông Lô (Tuyên Quang) = 0,47.- Hệ số R sông Thao (ở Yên Bái) và sông Đà (Hoà Bình) = 0,15.

Bảng 1-10. Tương quan lưu lượng đỉnh lũ giữa sông Đà với sông Lôvà sông Thao.

Hệ số tương quanTháng

VII VIII IXHoà Bình - Yên Bái 0,23 0,45 0,27Hoà Bình - Tuyên Quang 0,29 0,58 0,18Hoà Bình - Sơn Tây 0,82 0,79 0,72

Quan hệ lưu lượng lớn nhất hàng năm trên sông Hồng tại Sơn Tây với sông Đà tại Hoà Bình, sông Thao tại Yên Bái và sông Lô tại Vụ Quang cho thấy:

YSơn Tây = 1,8713XYên Bái + 7188,4 với R2 = 0,3731.YSơn Tây = 1,9019XVụ Quang + 6445,3 với R2 = 0,5297.YSơn Tây = 0,9218XHoà Bình + 7053,3 với R2 = 0,3501. Nếu xét về mực nước đỉnh lũ sông Hồng tại trạm Sơn Tây thường do một trong

3 sông: Đà, Thao, Lô thì trong 51 năm (từ 1956 2006) trường hợp đỉnh lũ sông Hồng ở Sơn Tây gặp đỉnh lũ của 3 sông Đà, Thao, Lô có:

- Gặp đỉnh lũ sông Lô: 18 lần.- Gặp đỉnh lũ sông Thao: 21 lần.- Gặp đỉnh lũ sông Đà: 28 lần.

Bảng 1-11. Tổ hợp mực nước lũ cao nhất tại các trạm trên hệ thống sông Hồng.Đơn vị: cm

TT Năm H. Bình (s. Đà)

Tgian x.hiện

Yên Bái(s. Thao)

Tgian x.hiện

T. Quang(s Lô)

Tgian x.hiện

Sơn Tây(s.Hồng)

Tgian x.hiện

1 1956 2209 22/8 3078 10/8 2591 10/8 1320 23/82 1957 2160 22/7 3076 22/7 2502 10/7 1282 23/83 1958 2160 2/8 3055 21/9 2516 18/8 1297 19/84 1959 2164 3/8 3113 29/8 2582 1/8 1297 3/85 1960 2160 25/7 3172 15/8 2398 7/8 1301 16/86 1961 2205 9/8 3100 23/8 2574 9/8 1334 10/87 1962 2122 5/7 3052 19/6 2380 5/7 1263 6/88 1963 2023 9/8 3092 3/8 2159 8/9 1224 4/89 1964 2291 6/4 3093 3/10 2395 6/8 1362 9/710 1965 2142 6/5 3038 27/10 2335 4/9 1190 28/1011 1966 2246 30/7 3208 3/9 2643 5/7 1390 31/712 1967 2127 20/8 3070 20/8 2497 20/8 1332 21/8

35

Page 40: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

TT Năm H. Bình (s. Đà)

Tgian x.hiện

Yên Bái(s. Thao)

Tgian x.hiện

T. Quang(s Lô)

Tgian x.hiện

Sơn Tây(s.Hồng)

Tgian x.hiện

13 1968 2212 14/8 3442 15/8 2548 15/7 1454 16/814 1969 2313 17/8 3158 17/8 2966 17/7 1516 18/815 1970 2247 25/7 3093 25/7 2609 28/7 1442 28/716 1971 2347 19/8 3436 20/8 3135 20/8 1619 21/817 1972 2143 16/7 2998 30/8 2239 21/6 1277 29/718 1973 2157 23/8 3109 4/9 2412 6/8 1378 5/919 1974 2166 2/9 3024 15/6 2325 5/10 1276 8/820 1975 2113 1/9 2972 17/6 2495 15/6 1293 18/621 1976 2210 17/8 2975 16/8 2331 17/8 1366 17/822 1977 2223 31/7 2981 23/7 2482 29/7 1364 31/723 1978 2175 8/8 3075 10/9 2483 4/6 1404 11/924 1979 2207 13/9 3068 4/8 2527 26/8 1432 13/925 1980 2136 24/7 3084 24/7 2577 25/7 1435 25/726 1981 2184 31/7 2936 22/8 2541 31/7 1370 1/827 1982 2151 24/8 3015 21/8 2432 20/8 1380 23/828 1983 2251 4/8 3070 4/10 2681 5/8 1442 5/829 1984 2233 15/7 2992 27/6 2733 27/8 1323 16/730 1985 2273 12/9 3070 12/9 2624 31/8 1450 13/931 1986 2331 26/7 3128 12/10 2920 26/7 1490 28/732 1987 1931 5/8 3069 24/8 2266 10/7 1299 25/833 1988 2071 28/8 2914 18/10 2440 5/7 1293 9/934 1989 2100 13/7 3016 15/10 2584 5/7 1310 14/635 1990 2295 22/7 3008 23/7 2591 24/5 1459 30/736 1991 2318 19/7 2922 14/8 2504 14/8 1407 13/837 1992 2147 3/7 3004 25/7 2725 26/7 1388 27/738 1993 1954 25/8 2925 5/9 2374 24/7 1242 26/839 1994 2175 30/6 3029 30/8 2342 18/8 1335 29/740 1995 2170 7/7 3000 21/8 2743 18/8 1433 18/841 1996 2261 20/8 3114 25/7 2798 20/8 1509 21/842 1997 2093 17/7 3018 22/7 2561 29/7 1381 23/743 1998 2209 29/6 2919 29/6 2707 11/7 1396 13/744 1999 2151 19/7 2971 2/9 1375 4/945 2000 2090 25/7 3041 24/7 1412 24/746 2001 2111 3/8 3229 4/6 1397 4/847 2002 2127 17/8 3194 19/8 1468 18/848 2003 1880 2/7 3107 23/7 1206 29/749 2004 2065 23/7 3136 23/7 1369 24/750 2005 1978 12/8 3213 28/9 1226 13/851 2006 2070 20/7 3095 19/8 1284 20/7

36

Page 41: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Từ các kết quả phân tích và thống kê ở trên. Dạng lũ của các năm 1969, 1971 và 1996 được xem là 3 dạng lũ, tổ hợp lũ nguy hiểm nhất đã xảy ra trên hệ thống sông Hồng từ trước đến nay.

1.4 PHÂN VÙNG BẢO VỆ, TUYẾN PHÒNG LŨ1.4.1 Xác định chỉ giới hành chính và phân vùng bảo vệ

a) Phân vùng bảo vệVùng bảo vệ chống lũ là các vùng có đê bảo vệ và các vùng có dân sinh và cơ sở

hạ tầng phát triển đặc biệt quan trọng.- Căn cứ vào đặc điểm sông ngòi, địa hình và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của

các vùng.- Căn cứ vào hiện trạng các công trình chống lũ đã có trong vùng. Toàn tỉnh Vĩnh

Phúc được phân làm 3 vùng bảo vệ như sau:+ Vùng I: là khu vực được bảo vệ bởi các tuyến đê tả Lô và đê hữu Phó Đáy, có diện

tích khoảng 33.890 ha. + Vùng II: là khu vực được bảo vệ bởi các tuyến đê tả Hồng, đê tả Phó Đáy và bờ

hữu sông Cà Lồ, có diện tích khoảng 45.660 ha. + Vùng III: là khu vực được bảo vệ bởi các tuyến đê tả Hồng và bờ tả thượng lưu

sông Cà Lồ, có diện tích khoảng 12.730 ha. b) Phạm vi tuyến phòng lũ1) Phía bờ tả sông Hồng:- Huyện Vĩnh Tường: gồm các xã Cao Đại, Tân Cương, Phú Thịnh, Lý Nhân,

An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh.- Huyện Yên Lạc: gồm các xã Đại Tự, Liên Châu, Hồng Châu, Trung Hà.2) Phía bờ tả sông Lô:- Huyện Lập Thạch: gồm các xã Bạch Lưu, Hải Lựu, Đôn Nhân, Phương

Khoan, Tam Sơn, Như Thụy, Tứ Yên, Đức Bác, Cao Phong, Sơn Đông.3) Tuyến sông Phó Đáy:- Huyện Lập Thạch: gồm các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Thái Hòa, Liễn

Sơn, Liên Hòa, Bàn Giản, Đồng Ích, Đình Chu, Triệu Đề, Sơn Đông.- Huyện Vĩnh Tường: gồm các xã Việt Xuân, Yên lập, Kim Xá.- Huyện Tam Dương: gồm các xã Hoàng Đan, An Hòa, Đồng Tĩnh.- Huyện Tam Đảo: gồm các xã Yên Dương, Bồ Lý.4) Tuyến sông Cà Lồ:- Huyện Phúc Yên: gồm các xã Nam Viêm, Tiền Châu.- Huyện Bình Xuyên: gồm các xã Sơn Lôi, Đạo Đức, Phú Xuân.- Huyện Yên Lạc: gồm các xã Văn Tiến, Nguyệt Đức, Trung Kiên, Trung Hà.

37

Page 42: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

1.4.2 Hiện trạng dân sinh – kinh tế - xã hội vùng bối bãiTrên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 2 hệ thống đê bối lớn là các bối Vĩnh Tường và

Yên Lạc phía bờ tả sông Hồng. Theo số liệu điều tra khảo sát năm 2008 của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, hiện trạng các bối như sau:

a) Bối Vĩnh Tường1) Hiện trạng bối:- Vị trí và phạm vi: Bối thụôc địa phận huyện Vĩnh tường, tỉnh Vĩnh Phú nằm

bên bờ tả sông Hồng, xuất phát từ K5 +00 đê tả sông Hồng thuộc xã An tường chạy dọc theo bờ sông đến K17+550 thuộc xã Vĩnh thịnh và nối tiếp với tuyến bối Yên lac ở hạ lưu. Hiện bối có nhiều đường xương cá vừa là đường giao thông vừa có tác dụng chống lũ khi cần thiết.Trong bối Vĩnh tường có 6 xã là : 1 phần xã Cao đại, An tường, Vĩnh Ninh và toàn bộ các xã Lý nhân, Phú thịnh, Vĩnh thịnh, Phú đa.

- Chiều dài và cao độ bối: Bối có chiều dài 12886 m, cao độ hiện tại của bối như sau:

+ Đầu bối: Cao độ = 16,72+ Giữa bối: Cao độ = 16,5+ Cuối bối: Cao độ = 15,26Trên tuyến bối một số vị trí có cao độ lớn nhất khoảng 16,98 (đầu bối). Cao độ

thấp nhất tại một số vị trí cuối bối khoảng 14,46 m. - Mặt cắt đê bối: Hiện tại, mặt đê bối đã được gia cố và đắp rộng, chiều rộng

trung bình mặt bối 4,5 m ; độ dốc mái đê bối m = 1,0 1,8.Nhiều đoạn bối đã được cứng hoá bằng bê tông vào năm 2004, chiều dài mặt

bối đã được cứng hoá bằng bê tông là 7415m. Tuyến bối hiện cũng là đường giao thông chính trong khu vực.

- Khả năng chống lũ thực tại của đê bối: Từ mức báo động III tại Sơn tây là 14,5 m, đã xác định và so sánh mức nước báo động III tại các vị trí trên tuyến bối với cao độ bối như sau:

Đầu bối Giữa bối Cuối bốiCao độ bối 16,72 16,5 15,26Mực nước báo động III 15,2 14,8 14,2Chênh lệch (m) 1,52 1,7 1,06

Như vậy, cao trình bối Vĩnh Tường đều cao hơn báo động III trên 1,0 m. - Những sự cố vỡ bối, tràn bối trong lịch sử: Những năm lũ lớn như các năm

1964, 1968, 1969, 1971, 1986 và 1996 đê bối đều bị tràn hoặc vỡ, đê bối vỡ đã gây ngập lụt 15.000 hộ và toàn bộ hoa màu, câu cối… trong bối.

+ Nguyên nhân vỡ và tràn: Do mặt cắt đê thấp và nhỏ - đất đắp đê không được đầm nên khi mực nước lũ lên cao những đoạn thấp bị tràn hoặc chưa tràn thì nhiều đoạn đã bị vỡ.

38

Page 43: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

+ Năm 1996 tại một số điểm trên tuyến bối thuộc xã Vĩnh thịnh, Phú đa nước gần ngập đê bối, có chỗ nước chỉ cách mặt bối 10cm.

+ Từ trước năm 2004 bối bị sạt và vỡ ở một số đoạn thuộc thôn Đại Định xã Cao Đại và một số điểm sạt lở nhỏ rải rác trên toàn bộ bối thuộc tất cả các xã như Lý nhân, Phú thịnh, Vĩnh thịnh, Phú đa.

+ Năm 2004 gần như toàn bộ tuyến bối đã được tu sửa bằng cách gia cố mặt bối và đắp tôn cao, áp trúc mái đê phía sông nên từ năm 2004 đến nay bối không bị ngập về mùa lũ.

Tại một số vị trí đã xây dựng các tuyến tràn sự cố chủ động cho nước tràn vào trong bối trong các trường hợp lũ lớn.

2) Hiện trạng bãi:- Địa hình và quy mô bãi: Bãi trong bối có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc

xuống Đông Nam nghiêng từ sông và đồng. Cao độ ruộng đất ở đây có độ cao phổ biến từ 12,0 - 13,0 m. Nơi cao nhất là xã Cao Đại có cao độ phổ biến là 14,5m và nơi thấp nhất là xã Phú đa có cao độ trung bình là +9,5m.

- Thổ nhưỡng: Hầu hết là đất thịt, thịt pha cát rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp.

- Quy mô: Bãi trong bối có chiều dài khoảng 8500 m , chiều rộng bãi lớn nhất khoảng 3100 m

- Diện tích bãi trong bối và tình hình sử dụng đất (số liệu trung bình trong thời gian 2003 -2005)

+ Tổng diện tích bãi: 2794 ha+ Tổng diện tích bãi trong bối: 2093 ha + Diện tích bãi ngoài bối: 700,7+ Diện tích canh tác trong bối: 1432 ha; ngoài bối: 343 ha+ Diện tích khu vực dân cư (gồm nhà cửa, vườn, ..) và hạ tầng khác: 409 ha+ Diện tích ao hồ: 175 ha3) Tình hình dân sinh kinh tế:- Dân số: Bối Vĩnh tường có 9 xã , trong đó có 4 xã nằm gọn trong bối và 3 xã

có một phần trong bối. Theo thống kê đến năm 2005 trong phạm vi bối có 7741 hộ với 36295 người

- Cơ sở vật chất chính và hạ tầng bao gồm:+ Trạm bơm : 9 + Trường học : 16 trường PTCS, THCS+ Trạm y tế : 6+ Hệ thống điện : 19 trạm biến áp với 30,6 km đường dây+ Giao thông : 55.8 km đường nhựa, bê tông và 78 km đường cấp phối đá.+ Số nhà xây : chiếm 93%

Bảng 1-13. Thống kê diện tích, dân số ngoài bãi bối Vĩnh Tường.39

Page 44: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

TT Tên xã Diện tích (km2 ) Dân số Ghi chúTổng Ngoài bãi Tổng Ngoài bãi

H. Vĩnh Tường 22,8003 30.356 Số liệu tổng do Trung tâm thông tin Sở TN & MT cung cấp ngày 02 /10 /2007.Số liệu ngoài bãi do cán bộ QLĐ thu thập thông tin từ các xã ven đê.

1 Bồ sao 2,23 0,229 3.195 -2 Cao Đại 5.84 0,0873 4.646 5933 Tân Cương 2,33 0,014 3.349 -4 Phú Thịnh 2,00 1 3.142 19555 Lý Nhân 2,83 1,43 4.969 18006 An Tường 5,50 5,50 8.496 90187 Vĩnh Thịnh 10,01 10,01 9.520 10.4908 Phú Đa 6,46 - 5.133 2.0009 Vĩnh Ninh 4,53 4,53 4.474 4.500

b) Bối Yên lạc1) Hiện trạng bối :- Vị trí và phạm vi: Bối thụôc địa phận huyện Yên lạc, tỉnh Vĩnh Phú nằm bên

bờ tả sông Hồng, nối tiếp với bối Vĩnh tường tại khoảng K17+550.thuộc đầu xã Đại tự .Trong bối Yên lạc có các xã là : 1 phần xã Đại tự, Liên châu, Hồng Châu, Nguyệt Đức, Vạn Yên, Trung hà và toàn bộ các xã Trung kiên, Yên phương, Hồng phương

- Chiều dài và cao độ bối: Bối có chiều dài 13987 m, cao độ hiện tại của bối như sau:

+ Đầu bối: Cao độ = 15,26+ Giữa bối: Cao độ = 14,7+ Cuối bối: Cao độ = 14,6Trên tuyến bối, cao độ thấp nhất tại một số vị trí cuối bối khoảng 14 m. - Mặt cắt đê bối: Hiện tại, mặt đê bối đã được gia cố và đắp rộng, chiều rộng

trung bình mặt bối 4,5 m ; độ dốc mái đê bối m = 1,0 1,5 - Hiện trạng gia cố và sử dụng bối+ Một số đoạn đã được cứng hoá bằng bê tông vào năm 2004, chiều dài mặt bối

được cứng hoá bằng bê tông là 8300m.+ Tại vị trí gần làng Cựu ấp giữa thuộc xã Liên Châu và thôn 2 thuộc xã Trung

Kiên trên đê bối có tràn sự cố bằng bê tông được xây dựng vào năm 2004. Chiều rộng mặt tràn B=4.5m, chiều dài mỗi tràn là 20m

+ Hiện nay một số đoạn mặt bối đang tiếp tục được cứng hoá bằng bê tông.+ Tuyến bối hiện cũng là đường giao thông chính trong khu vực.- Khả năng chống lũ thực tại của đê bối: Từ mức báo động III tại Sơn tây là

14,5 m, đã xác định và so sánh mức nước báo động III tại các vị trí trên tuyến bối với cao độ bối như sau:

40

Page 45: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Đầu bối Giữa bối Cuối bốiCao độ bối 15,26 14,7 14,6Mực nước báo động III 14,2 13,7 13,3Chênh lệch (m) 1,06 1,0 1,3

Như vậy, cao trình bối Yên Lạc đều cao hơn báo động III trên 1,0 m.2) Hiện trạng bãi sông:- Địa hình và quy mô bãi: Bãi trong bối có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc

xuống Đông Nam nghiêng từ sông và đồng. Cao độ ruộng đất ở đây có độ cao phổ biến từ 12,0 - 12,6 m. Nơi cao nhất là xã Hồng phương có cao độ phổ biến là 14,0m và nơi thấp nhất là xã Phú đa có cao độ trung bình là +9,0m.

- Thổ nhưỡng: Hầu hết là đất thịt, thịt pha cát rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp.

- Quy mô: Bãi trong bối có chiều dài khoảng 8200 m , chiều rộng bãi lớn nhất khoảng 2430 m

- Diện tích bãi và tình hình sử dụng đất:+ Tổng diện tích bãi : 2871 ha + Diện tích bãi trong bối: 2118+ Diện tích bãi ngoài bối: 753+ Diện tích canh tác trong bối: 1469 ha; Ngoài bối: 411 ha+ Diện tích khu vực dân cư ( chủ yếu trong bối): 501 ha+ Diện tích ao hồ: 133 ha2) Tình hình dân sinh kinh tế: - Dân số: Bối Yên lạc có 7 xã , trong đó có 5 xã nằm gọn trong bối và 2 xã có

một phần trong bối. Theo thống kê đến năm 2005, trong phạm vi bối có 10.414 hộ với 49365 người.

- Cơ sở vật chất chính và hạ tầng bao gồm:+ Trạm bơm : 16 + Trường học : 14 trường PTCS ; 3 trường mẫu giáo+ Trạm y tế và phòng khám: 12+ Hệ thống điện : 11 trạm biến áp với 15,36 km đường dây+ Hệ thống đường giao thông : 118 km , trong đó đường đã gia có mặt bằng bê

tông nhựa, bê tông xi mang, gạch xây khoảng 41 km+ Số nhà xây : chiếm 94%+ Gia súc: 29058 con+ Gia cầm: 173050 con

41

Page 46: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Bảng 1-13. Thống kê diện tích, dân số ngoài bãi bối Yên Lạc.TT Tên xã Diện tích ( Km2 ) Dân số Ghi chú

Tổng Ngoài bãi

Tổng Ngoài bãi

H. Yên Lạc 26,834 8.997 Số liệu tổng do Trung tâm thông tin Sở TN & MT cung cấp ngày 02 /10 /2007.Số liệu ngoài bãi do cán bộ QLĐ thu thập thông tin từ các xã ven đê.

1 Đại Tự 8,98 5,38 10.865 3.8702 Liên Châu 8,50 3,58 8.350 3.1573 Hồng Châu 5,18 5,18 7.602 -4 Hồng Phương 3,20 3,20 3.980 -5 Trung Kiên 4,34 4,34 6.556 -6 Trung Hà 3,55 3,55 7.055 -7 Nguyệt Đức 6,49 1,604 7.494 1.970 Đất NN:131.6ha;

TC : 21.01ha; Đất CD : 7.82ha

42

Page 47: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

1.5 QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO1.5.1 Mô hình quản lý điều hành

- Thường trực UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo các cấp các ngành kiện toàn Ban chỉ huy PCLB & TKCN: Thành lập Ban chỉ huy PCLB & TKCN, họp Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh để tổng kết công tác PCLB & TKCN hàng năm và triển khai kế hoạch PCLB năm tiếp theo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ huy PCLB & TKCN.

- Hằng năm UBND tỉnh thành lập đoàn công tác gồm các đồng chính lãnh đạo Tỉnh uỷ, Chủ tịch, các phó chủ tịchUBND tỉnh, các đồng chí trong Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh đã đi kiểm tra công tác PCLB & TKCN tại 9 huyện, thị xã, kiểm tra chất lượng các công trình đê điều, hồ đập trọng điểm trên địa bàn toàn tỉnh.

- Ban chỉ huy PCLB & TKCN Tỉnh, thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc công tác PCLB &TKCN tại các địa phương, các công trình trọng điểm, các hồ đập và hệ thống đê điều trong toàn tỉnh.

- Văn phòng thường trực PCLB có nhiệm vụ chủ động tham mưu cho UBND về công tác PCLB & TKCN: Ban hành các lệnh, các văn bản thuộc lĩnh vực PCLB & TKCN theo sự uỷ quyền của BCH. Thường trực chống lụt bão 24/24 giờ từ 15/5 đến 31/10 để tổng hợp, phân tích và đề xuất các biện pháp xử lý.

- Các ban, ngành, huyện, thị thành phố, các công ty KTCT TL có nhiệm vụ tổng kết công tác PCLB & TKCN hàng năm; xây dựng kế hoạch và các phương án PCLB và thành lập ban chỉ huy PCLB & TKCN.

- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức hợp đồng sử dụng lực lượng, phương tiện của các đơn vị quân đội thuộc quân khu II tham gia công tác PCLB – TKCN tại các trọng điểm, tuyến đê, hồ, đập trên địa bàn tỉnh; Phối hợp cùng Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh kiểm tra, xây dựng phương án nổ mìn chậm lũ vùng Lập Thạch. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và các ngành, các cấp tổ chức thành công cuộc Diễn tập công tác PCLB & TKCN.

- Công an tỉnh có trách nhiệm triển khai lực lượng bảo vệ các công trình, các trọng điểm xung yếu; Phối hợp với các cấp, các ngành nắm tình hình, tăng cường kiểm tra các khu vực kinh tế trọng điểm, công trình quan trọng, chủ động đối phó khi có bão lụt xảy ra.

- Sở lao động TB-XH lập kế hoạch hợp đồng huy động lực lượng, phương tiện, chế độ chính sách cho công tác PCLB & TKCN.

- Các cấp, các ngành hằng năm chủ động lập và thực hiện phương án PCLB & TKCN theo đặc thù riêng của từng đơn vị căn cứ vào kế hoạch đã được cấp trên phê duyệt. 1.5.3 Phân giao nhiệm vụ, tổ chức thực hiện

Để làm tốt công tác PCLB &TKCN, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ và yêu cầu đề ra, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phương án PCLB &TKCN của cấp mình, ngành mình phù hợp với tình hình

43

Page 48: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

thực tế ; phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời thực hiện theo phân công , cụ thể như sau:

1) Sở Nông nghiệp & PTNT:Thực hiện chức năng, nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy PCLB

&TKCN tỉnh, tham mưu UBND tỉnh kiện toàn bộ máy Ban chỉ huy PCLB &TKCN tỉnh và xây dựng Kế hoạch, các phương án trọng điểm xung yếu; Phê duyệt phương án PCLB của các hồ, đập và các trọng điểm xung yếu trên các tuyến đê Trung ương thuộc địa bàn tỉnh;

Hướng dẫn, đôn đốc các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án PCLB &TKCN. Kiểm tra công tác triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt. Là đầu mối điều phối các quan hệ và phối hợp giữa các cấp, các ngành trên địa bàn trong công tác PCLB &TKCN trên địa bàn tỉnh;

Tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ do BCHPCLB Trung ương giao;

Chỉ đạo Văn phòng Ban chỉ huy PCLB &TKCN tỉnh thường trực 24/24h trong thời gian từ ngày 05/5 30/11 và những tình thế thiên tai bất thường xảy; khai thác và cập nhật kịp thời những thông tin về tình hình diễn biến của khí tượng, thuỷ văn, đê điều, hồ đập và các công trình PCLB khác. Tham mưu cho BCH PCLB&TKCN tỉnh ban hành các chỉ thị, lệnh của cấp trên, của BCH tỉnh;

Đề xuất phương án, giải pháp kỹ thuật và chỉ đạo, kiểm tra xử lý các sự cố hư hỏng của đê, kè, cống, hồ đập. Tổ chức tập huấn kỹ thuật hộ đê cho lực lượng tuần tra canh gác đê, lực lượng của các ngành tham gia công tác hộ đê; Kiểm kê vật tư dự trữ PCLB, lập kế hoạch mua bổ xung vật tư CLB và kế hoạch điều động vật tư CLB khi cần thiết;

Tổng hợp tình hình công tác PCLB – TKCN và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định, báo cáo kịp thời và đúng thời gian quy định;

Chủ động tham mưu đề xuất cơ chế chính sách, phương án khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai xảy ra trên địa bàn với UBND tỉnh và các Bộ, Ngành TW; Xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

2) Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: Xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện đặc chủng cho việc ứng

cứu, cứu hộ chi viện kịp thời cho các trọng điểm đê điều, hồ đập, vùng chậm lũ và những trung tâm văn hoá, chính trị, dân cư …trên địa bàn khi có Lệnh;

Hiệp đồng với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn được phân công tham gia công tác chống lụt bão và công tác cứu nạn cứu hộ, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh đảm bảo về quân số, phương tiện;

Tổ chức thực hiện công tác phân chậm lũ, TKCN vào vùng huyện Sông Lô và huyện Lập Thạch, vùng đê bối Vĩnh Tường - Yên Lạc khi có lệnh; Chỉ đạo BCH quân sự các huyện, thành thị tổ chức huấn luyện lực lượng xung kích hộ đê, đập, TKCN của các xã, phường, cơ quan, xí nghiệp;

44

Page 49: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Xây dựng kế hoạch diễn tập, công tác huy động lực lượng, phương tiện cho việc ứng cứu, cứu hộ PCLB năm 2010;

Lập kế hoạch cụ thể về bố trí lực lượng cho các vị trí khi cần huy động và cơ động được ngay.

3) Công an tỉnh: Phối hợp với các cấp, các ngành trong tỉnh lập kế hoạch về xây dựng lực lượng

an ninh, trật tự bảo vệ các công trình an ninh quốc gia như: Đê điều, hồ đập và các công trình dân sinh kinh tế và phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trong suốt mùa mưa lũ, chống sự phá hoại của kẻ thù;

Xây dựng và chỉ đạo công an các huyện, thành thị có kế hoạch cụ thể về phân luồng giao thông trong khi xảy ra lũ lụt, tránh không xảy ra tình trạng ách tắc giao thông khi có lũ, bão;

Phối hợp với Thanh tra tỉnh kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm Luật đê điều và Pháp lệnh PCLB, kiến nghị đề xuất với UBND tỉnh xử lý nghiêm những hành vi vi phạm Luật Đê điều, trường hợp vi phạm nghiêm trọng gây mất an toàn cho đê, kè, cống, hồ đập…đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp lụât.

4) Sở Giao thông - Vận tải: Có kế hoạch duy tu bảo dưỡng các tuyến đường trong tỉnh đảm bảo giao thông,

thông suốt trong mọi tình huống;Xây dựng phương án cụ thể nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân

những tuyến ngầm, tràn khi có lũ về;Xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết về việc huy động phương tiện vận tải cho

công tác hộ đê, đập và cho cứu hộ, sơ tán dân trong vùng chậm lũ huyện Sông Lô và Lập Thạch, vùng đê bối Vĩnh Tường - Yên Lạc và các vùng bị lũ lụt xảy ra.

5) Sở Thông tin & Truyền thông: Đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống từ trung ương đến địa

phương, chú trọng củng cố mạng thông tin của các Ban chỉ huy PCLB &TKCN từ tỉnh đến các huyện, xã và các hồ đập trong tỉnh. Kịp thời đưa những thông tin về những vùng bị lũ, lụt xảy ra để nhân dân biết và phòng tránh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

6) Sở Lao động & Thương binh xã hội: Xây dựng kế hoạch PCLB cụ thể chi tiết về việc huy động lực lượng, thiết bị,

phương tiện cho công tác PCLB; Hợp đồng với các tổ chức, cá nhân, đơn vi đóng quân trên địa bàn tỉnh để khi cần thiết huy động lực lượng, phương tiện, hậu cần tham gia kịp thời cho công tác hộ đê, phòng lũ, khắc phục hậu quả thiên tai;

Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chính sách trợ cấp, cứu trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra theo Nghị định số: 67/2007/NĐ-CP ngày 13-4-2007 của Chính phủ và xây dựng kế hoạch kêu gọi sự cứu trợ của các tổ chức nhân đạo trong nước và quốc tế trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai .

45

Page 50: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

7) Trung tâm khí tượng thuỷ văn:Thực hiện chức năng và nhiệm vụ của ngành trong công tác khai thác, thu thập

tài liệu KTTV trong nước và quốc tế từ đó dự báo về tình hình mưa, lũ, bão hàng ngày, tuần theo chế độ định kỳ và bất thường theo yêu cầu khẩn cấp cuả công tác PCLB. Xây dựng chế độ dự tính, dự báo, cảnh báo trung hạn, dài hạn về tình hình khí tượng thuỷ văn trên địa bàn;

Cung cấp kịp thời và chính xác số liệu KTTV theo quy định và yêu cầu đột xuất, bất thường cho Ban chỉ huy PCLB &TKCN tỉnh, để Ban chỉ huy PCLB &TKCN tỉnh chủ động chỉ đạo điều hành kịp thời, trong mọi tình thế.

8) Điện lực Vĩnh Phúc: Xây dựng kế hoạch, phương án cung cấp điện phục vụ cho đời sống, sản xuất

đảm bảo an toàn cho người, tài sản của nhà nước của nhân dân khi có lụt bão xảy ra; Ưu tiên việc cung cấp điện cho công tác phục vụ PCLB và các trạm bơm tiêu

úng; Chủ động cắt điện các khu vực nguy hiểm cho dân cư khi chậm lũ vùng Lập Thạch và vùng đê bối Vĩnh Tường - Yên Lạc khi có tình huống chậm lũ, phân lũ;

Xây dựng kế hoạch cung cấp điện cho những tình thế xử lý PCLB (Xử lý sự cố công trình, đảm bảo điện cho giao thông khi có lũ…).

9) Thanh tra tỉnh: Xây dựng kế hoạch chi tiết thanh kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác PCLB

tại các huyện, thành phố, thị xã. Phối hợp với Công an tỉnh, các huyện, thành thị, Chi cục QLĐĐ & PCLB thanh tra, xử lý các vi phạm Luật đê điều, Pháp lệnh PCLB làm ảnh hưởng đến an toàn hệ thống đê điều và các công trình phục vụ CLB và thanh tra việc khai thác cát, sỏi ảnh hưởng đến an toàn hệ thống đê điều;

Đề xuất với UBND tỉnh xử lý nghiêm những tổ chức, các nhân có hành vi vi phạm Luật Đê điều. Đồng thời có trách nhiệm kiến nghị đề xuất với UBND tỉnh kiên quyết xử lý nghiêm chính quyền các cấp nhất là cấp xã không thực hiện nghiêm túc kế hoạch PCHB của tỉnh giao, còn chủ quan lơ là, mất cảnh giác, không chuẩn bị chu đáo theo phương châm “4 tại chỗ”

10) Sở Tài nguyên& Môi trường: Phối hợp cùng Sở Y tế xây dựng phương án, xây dựng kế hoạch bảo vệ môi

trường trước và sau lũ, đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Thanh tra tỉnh và các đơn vị thanh, kiểm tra việc khai thác tài nguyên trên các triền sông để không ảnh hưởng đến việc thoát lũ, xói lở bờ sông, an toàn đê điều;

Đề xuất UBND tỉnh những giải pháp để xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhất là nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân khi xảy ra lũ lụt.

11) Sở Y tế: Xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức, tập huấn cho các đội vệ sinh phòng

dịch bệnh và làm sạch môi trường, đội sơ cấp cứu ở cả tuyến tỉnh và tuyến huyện. Chỉ đạo trung tâm y tế các huyện thị tổ chức tập huấn cho y tế các xã;

46

Page 51: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Dự trữ đủ cơ số thuốc phòng chống dịch bệnh, dập dịch và có phương án chi tiết cụ thể để nhanh chóng làm sạch môi trường, ổn định đời sống nhân dân khi có lũ lụt xảy ra. Thành lập đội y tế cơ động cứu chữa cho nhân dân bị nạn và dập các dịch bệnh kịp thời do ô nhiễm môi trường gây ra.

12) Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội chữ thập đỏ tỉnh: Chủ động tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt

động xã hội trong công tác PCLB&TKCN. Thực hiện tốt vai trò là tổ chức xã hội để huy động mọi tiềm lực sẵn có trong nhân dân trong việc chia xẻ, hỗ trợ công đồng khi thiên tai bão lũ xảy ra.

13) Đài Phát thanh & TH và Báo Vĩnh Phúc: Đài phát thanh, truyền hình và Báo Vĩnh Phúc phối hợp chặt chẽ với Văn

phòng thường trực BCH - PCLB &TKCN tỉnh tổ chức chuyền tải kịp thời những chỉ thị, công điện, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, của tỉnh về công tác PCLB &TKCN. Ưu tiên phát ngay từ đầu trong chương trình bản tin thời sự những Chỉ thị, công điện khẩn, đồng thời tăng thời lượng phát sóng cho những thông tin mang tính thời sự cấp bách của công tác PCLB, khắc phục hậu quả thiên tai. Thông tin kịp thời những diễn biến về lũ, bão, thiên tai… và những công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai.

14) Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Thành lập Ban chỉ huy PCLB &TKCN, xây dựng kế hoạch, phương án PCLB

&TKCN, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã, các đơn vị trên địa bàn;Thực hiện chế độ báo cáo theo 2 bước: Báo cáo nhanh (ước tính sự cố và thiệt

hại) và Báo cáo chính thức (sau khi đã kiểm tra);Tổ chức triển khai thực hiện công tác cứu hộ đê, đập, công tác chống thiên tai,

bão, úng, đối phó với lũ quét cho các xã miền núi trên địa bàn, đảm bảo giữ công trình đê điều, hồ đập an toàn như 5 mục đích yêu cầu của tỉnh đề ra;

Các hồ, đập lớn do các công ty KTCTTL quản lý, UBND huyện, thành, thị chỉ đạo tổ chức thành lập Ban chỉ huy PCLB &TKCN, xây dựng phương án bảo vệ hồ đập trình Ban chỉ huy PCLB &TKCN tỉnh phê duyệt;

Chỉ đạo, thành lập lực lượng xung kích hộ đê, đập ở các xã, phường, thị trấn. Lực lượng xung kích hộ đê, đập và lực lượng tuần tra canh gác đê do Ban chỉ huy PCLB xã và huyện quản lý điều hành và các lực lượng này được phải tổ chức thành lập xong trước 30-4-2010; số lượng người triển khai canh gác theo các cấp báo động đã được quy định theo Luật Đê điều và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Mỗi điếm canh đê thành lập 1 đội tuần tra canh gác đê quân số 12 người, trên mỗi điếm đê phải dự trữ một số dụng cụ, vật tư, phương tiện phục vụ cho tuần tra canh gác và xử lý giờ đầu những sự cố hư hỏng của đê theo chỉ tiêu được giao. Mỗi xã ven đê xác định 1 bãi lấy đất ở chỗ cao gần đường giao thông lên đê có trữ lượng từ 2.000 5.000 m3, hợp

47

Page 52: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

đồng sẵn 500 cây tre để tại búi, mỗi hộ dân chuẩn bị 2 bao tải. Tổ chức trực ban CLB theo quy định từ 05-5 30-11-2010.

Tổ chức các đợt kiểm tra, giải quyết kịp thời những những vi phạm, nhất là những vi phạm gây mất an toàn cho đê, kè, cống, hồ đập.. theo quy định của Luật Đê điều, kiên quyết ngăn chăn chống tái vi phạm.

48

Page 53: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

PHẦN IIMỘT SỐ DỰ BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG

CHỐNG LŨ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008 - 2015 VÀĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

2.1 MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN VỀ KTXH TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2010VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

2.1.1 Mục tiêu tổng quát năm 2010Xây dựng Vĩnh Phúc trở thành trung tâm kinh tế vùng; là một trong những

trung tâm khoa học, công nghệ; Giáo dục- đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao, Du lịch của vùng tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng và đồng thời là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước.

Phấn đấu năm 2010, nền kinh tế Vĩnh Phúc có cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ lớn hơn 80% và GDP bình quân đầu người gấp từ 1,2-1,5 GDP bình quân đầu người của cả nước và bộ mặt kinh tế, xã hội có sự tiến bộ vượt bậc; Vĩnh Phúc trở thành một trong số các  tỉnh dẫn đầu về phát triển KTXH của vùng KTTĐ Bắc Bộ.2.1.2 Mục tiêu cụ thể năm 2010

a) Tốc độ tăng trưởng GDPĐể đưa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh phát triển trong vùng KTTĐ Bắc Bộ,  dự

kiến sẽ điều chỉnh tốc độ phát triển theo hai phương án tăng trưởng như sau:* Phương án I: Là phương án được xây dựng trên các căn cứ sau đây:- Vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc sau khi gia nhập Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ

với những cơ hội và thời cơ phát triển mới, đòi hỏi tỉnh phải duy trì tốc độ phát triển cao để tránh nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

- Phát triển kinh tế Vĩnh Phúc dựa trên cơ sở lấy công nghiệp làm nền tảng, tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn (hoàn thiện các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, tiếp tục phát triển các khu cụm công nghiệp,...) để thu hút vốn FDI và đầu tư từ các tỉnh bạn; ưu tiên nâng đỡ các ngành công nghiệp nội địa, sử dụng nguyên liệu và lao động địa phương; Đảm bảo các ngành công nghiệp được phát triển liên tục và bền vững trên địa bàn.

- Duy trì mức tăng trưởng ngành nông nghiệp cao hơn với mức trung bình 3,5-4%) của vùng KTTĐBB trong suốt thời kỳ dự báo.

- Tiếp tục đầu tư  cơ sở hạ tầng ngành thương mại-dịch vụ, làm tiền đề tăng tốc phát triển ngành vào sau năm 2010.

Theo phương án I: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tỉnh từ nay đến năm 2010 phải Đạt khoảng 14,4%/năm, trong đó, công nghiệp - xây dựng Đạt 18,5-

49

Page 54: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

20%; nông - lâm - ngư Đạt 4,5-5,0%/năm; và dịch vụ  duy trì ở mức 13-14%/năm. Với mức tăng trưởng trên, tổng GDP của tỉnh đến 2010 sẽ Đạt khoảng 22.237 tỷ đồng (giá thực tế).

GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) vào năm 2010 sẽ bằng 127.2% mức GDP bình quân cả nước (gấp 1,2-1,5 lần) và bằng 85-90% của Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

* Phương án II: Là phương án  có mức tăng trưởng thấp hơn PA I: - Ý tưởng của phương án II là sau một thời kỳ tăng trưởng vượt bậc (1997 -

2005), nền kinh tế Vĩnh Phúc khó có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao như cũ. Bên cạnh đó, bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực (AFTA/CEPT - 2006), WTO có thể tác động mạnh theo hướng hạn chế tốc độ tăng trưởng của 1 tỉnh phụ thuộc nhiều vào FDI như Vĩnh Phúc, đó là: Nguồn thu từ dịch vụ xuất nhập khẩu bị giảm sút mạnh do thực hiện giảm thuế quan theo AFTA/CEPT; Tự do hoá thương mại sẽ giảm chi phí đầu vào của sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc sẽ bị giảm sút (tập trung chủ yếu vào sản phẩm ô tô, xe máy - là 2 sản phẩm chủ lực của tỉnh) và giá trị sản xuất (theo giá TT) sẽ giảm mạnh.

Trong điều kiện này, yếu tố nội lực cần được phát huy để duy trì mức tăng trưởng cao. Đó là Vĩnh Phúc sẽ phải tạo đột phá trong tăng trưởng lĩnh vực thương mại-dịch vụ và du lịch, là lĩnh vực đang có tiềm năng lớn nhưng hiện chưa được khai thác triệt để. Tốc độ tăng trưởng của ngành phải Đạt ít nhất 15-16%/năm;

- Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp được duy trì 4,5-5%/năm trên cơ sở tiếp tục ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn. Theo phương án II, Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Đạt 13,8%, trong đó, công nghiệp tăng 16,5%/năm, dịch vụ tăng 15,0%/năm và nông nghiệp 4,5%/năm, GDP đến 2010 (theo giá thực tế) Đạt 21.762,3 tỷ đồng.

Đạt được mục tiêu tăng trưởng theo phương án II, GDP bình quân đầu người tính theo giá  thực tế vào năm 2010 sẽ bằng 124,5% của cả nước và 81,3% của vùng KTTĐ Bắc Bộ.

b) Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế- Phương hướng chung: Nhanh chóng tăng tỷ trọng khu vực có năng suất lao

động cao, giảm khu vực có năng suất lao động thấp, tức là  cần tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, các ngành ứng dụng công nghệ cao và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp truyền thống,

-  Tương ứng với 2 phương án tăng trưởng nêu trên, dự kiến cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chuyển dịch theo 2 hướng sau:

* Phương án I: Đến năm 2010 ngành công nghiệp-xây dựng sẽ chiếm tỷ trọng 58,4% trong cơ cấu kinh tế tỉnh; dịch vụ-thương mại chiếm 27,2% và nông nghiệp chiếm 14,3%;

50

Page 55: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

* Phương án II: Đến năm 2010 ngành công nghiệp-xây dựng sẽ chiếm tỷ trọng 55,5% trong cơ cấu kinh tế tỉnh; dịch vụ-thương mại chiếm 29,8% và nông nghiệp chiếm 14,7%.2.1.3 Định hướng phát triển đến năm 2020

a) Quan điểm phát triểnCăn cứ vào mục tiêu định hướng của đất nước, căn cứ vào thực trạng và yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội, quan điểm phát triển tỉnh đến 2020 là:1. Phát triển kinh tế xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2020 được thực hiện theo hướng

phấn đấu Đạt tới các mục tiêu tương đương hoặc cao hơn mục tiêu định hướng của đất nước trong tầm nhìn đến năm 2020;

2. Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thực hiện trên quan điểm rút ngắn, gia tăng tốc độ phát triển để Đạt tới và duy trì tốc độ phát triển cao hơn các tỉnh trong vùng nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so với các tỉnh khá trong vùng KTTĐ Bắc Bộ;

3. Phát triển phải tuân thủ quan điểm hội nhập và dựa vào hội nhập, coi đó là mục tiêu và động lực để thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Hướng tới một nền kinh tế mở cửa, giao lưu văn hóa - xã hội. Phát triển theo hội nhập đòi hỏi phải lấy khoa học và công nghệ làm giải pháp thực hiện, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tránh được những biến động do môi trường quốc tế tác động.

4. Phát triển Vĩnh Phúc theo quan điểm đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

5. Phát triển Vĩnh Phúc phải đảm bảo tính bền vững, phòng ngừa các rủi  ro, đảm bảo an ninh quốc gia, an sinh xã hội và an toàn môi trường;

b) Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế1. Tỉnh phấn đấu về cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 và có

cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ chiếm từ 93-95% (nông nghiệp còn 7%).2. Đến năm 2020 mức sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân Vĩnh

Phúc phải Đạt ít nhất tương đương với các chỉ tiêu định lượng của nền kinh tế cả nước, cụ thể là :

- Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh sẽ tăng từ 11.621 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 19.647 tỷ đồng vào năm 2015 và 32.344 tỷ đồng vào năm 2020 (giá ss 94), tương đương 22.236 tỷ đồng; 43.308,2 tỷ đồng  và 80.712 tỷ đồng theo giá HH, ứng với các mốc trên;

- GDP bình quân đầu người đến năm 2010 Đạt 9,0 triệu đồng/người/năm, năm 2015 Đạt 15 triệu đồng/người/năm, năm 2020 Đạt khoảng 24 triệu đồng - theo giá ss 1994 (tương đương 3 mốc trên là 854 USD; 1.388 USD và 2.167 USD) hoặc 18,0 triệu đồng, 34 triệu đồng và 59 triệu đồng giá thực tế;

- Đến năm 2020 lao động công nghiệp + Xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng 65-70%; lao động nông nghiệp còn 30-35% trong cơ cấu lao động của tỉnh;

51

Page 56: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Nâng mức chi tiêu cho giáo dục và y tế lên 4,5-5% GDP  và đảm bảo cho người dân tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông với chất lượng cao;

- Dân số trung bình đến 2020 Đạt 1,360 triệu người. - Số bác sỹ /1 vạn dân Đạt 15 bác sỹ.- Phổ cập  phổ thông trung học. - Tỷ lệ dân đô thị chiếm 55% tổng dân số.- Số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh Đạt 90%.Bảng 2-1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Giai đoạn 2010 - 2020, tỷ đồng.Chỉ tiêu phát triển

kinh tế - xã hội2005 2010 2015 2020 Nhịp

tăng 2011-2015

Nhịp tăng

2016-2020

1. GDP giá cố định 1994 5.935 11.621 19.647 32.344 11,1% 10,5%- Nông, lâm, ng nghiệp 1.353 1.689 2.105 2.623 4,5% 4,5%- Công nghiệp và xây dựng 3.066 7.084 11.937 17.949 11,0% 8,5%- Dịch vụ 1.517 2.848 5.605 11.772 14,5% 16,0%2. GO - giá hiện hành 31.070 80.397 160.355 306.852- Nông, lâm ngư nghiệp 3.210 4.993 7.940 12.625- Công nghiệp và xây dựng 24.463 67.839 131.696 233.729- Dịch vụ-TM 3.397 7.565 20.720 60.4983. GDP - giá hiện hành 9.559 22.237 43.308 80.712- Nông, lâm, ngư nghiệp 2.043 3.190 4.722 6.989- Công nghiệp và xây dựng 4.819 12.995 26.006 48.884- Dịch vụ-TM 2.697 6.052 12.580 24.8394. Cơ cấu GDP (%) 100,0 100,0 100,0 100,0- Nông, lâm ,ngư nghiệp 21,4 14,2 10,9 8,7- Công nghiệp và xây dựng 50,4 58,4 60,0 60,6- Dịch vụ-TM 28,2 27,4 29,0 30,85. Lao động theo ngành (người) 670.000 760.000 814.000 845.000- Nông, lâm, ngư nghiệp 490.000 420.000 367.000 300.000- Công nghiệp và xây dựng 81.000 190.000 260.000 335.000- Dịch vụ 99.000 150.000 187.000 210.0006. Cơ cấu lao động: 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%- Nông, lâm, ngư nghiệp 73,1% 55,3% 45,1% 35,5%- Công nghiệp và xây dựng 12,1% 25,0% 31,9% 39,6%- Dịch vụ 14,8% 19,7% 23,0% 24,9%7. GDP/người-giá HH (tr.đồng) 8,2 18 34 598. GDP/người-giá 94 (tr.đồng) 5,1 9 15 249. GDP/người-giá HH (USD) 518 1130 1750 260010. GDP/người cả nước, giá HH

8,5 14,1

52

Page 57: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Chỉ tiêu phát triểnkinh tế - xã hội

2005 2010 2015 2020 Nhịp tăng 2011-2015

Nhịp tăng

2016-2020

11. GDP/người cả nứớc, giá 94 4,8 6,612. GDP/người TĐBB, giá HH 12,0 21,613. GDP/người TĐBB, giá 94 6,9 10,114. % so với cả nước, giá HH 96,0 127,215. % so TĐBB, giá HH 68,3 8516. % so với cả nứớc, giá 94 106,0 142,017. % so TĐBB, giá 94 73,7 92,8

Dự kiến nhu cầu đầu tư cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2010-2020 có thể lên tới 111,6 - 150 nghìn tỷ đồng Việt Nam (giá 2003).

2.1.4 Quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vựca) Quy hoạch sử dụng đấtThực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp nông

thôn, tập trung sức phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng toàn diện: Sản xuất hàng hoá, thâm canh cây trồng đảm bảo an toàn lương thực. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh khai hoang phục hoá, cải tạo đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất:

- Khai hoang 112 ha đất mặt bằng.- Khai hoang 118ha đất đồi, 203ha đất có mặt nước chưa sử dụng.- Cải tạo 1970 ha đất lâm nghiệp có vùng đồi thấp sang trồng cây lâu năm.- Chuyển 318 ha đất chuyên dùng sang sản suất nông nghiệp.- Chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác là 2310 ha.- Chuyển nội bộ đất nông nghiệp 1910 ha.Đến năm 2010 dự kiến quỹ đất nông nghiệp của tỉnh là 72.603 ha, tăng 411 ha

so với năm 1998.b) Quy hoạch các khu công nghiệpHiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 4 khu công nghiệp lớn với tổng diện

tích sử dụng 986 ha. Đó là các khu công nghiệp Khai Quang 262 ha, Bình Xuyên 271 ha, Bá Thiện 327 ha, Chấn Hưng 126 ha. Đến năm 2015 sẽ có thêm 11 khu công nghiệp với tổng diện tích sử dụng 5.339 ha, và đến năm 2020 sẽ có thêm 7 khu công nghiệp với tổng diện tích sử dụng 2.826 ha. Như vậy là đến năm 2020 trên lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có 22 khu công nghiệp với tổng diện tích chiếm đất 9.151 ha. Về vị trí, các khu công nghiệp phân bố quanh thành phố Vĩnh Yên với bán kính 10~20km và hầu như bên các sông Phan và sông Cà Lồ.

53

Page 58: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

c) Quy hoạch giao thôngTheo tài liệu về quy hoạch các khu công nghiệp trong tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020,

các hệ thống đường giao thông mới sẽ được xây dựng cùng với việc nâng cấp hệ thống đường đã có. Các tuyến đường sẽ được xây dựng gồm:

- Đường Xuyên Á (Nội Bài - Lào Cai) qua Phúc Yên - Bình Xuyên - Tam Đảo, Tam Dương cắt qua các sông Đồng Đò, Ba Hanh, Cầu Tôn, Kênh Bến Tre, sông Phan, sông Phó Đáy trong vùng dự án tuyến đường dài trên 50km, mặt đường rộng 96,0m, cao trình đường Đạt ≥ +11,0m.

- Đường quốc lộ 2, các đường tỉnh lộ, được mở rộng nâng cấp.- Đường vành đai 302,303... quanh thành phố Vĩnh Yên. Quy mô các đường

giao thông đều rất lớn so với hiện trạng mặt đường rộng 30 ~ 50m, cao trình mặt đường lớn hơn +9.50m.

d) Quy hoạch thủy lợi* Về tưới:- Đảm bảo đủ nước tưới cho 51.050ha lúa và rau mầu, trong đó: tưới chắc

43.030 ha và căn bản xoá diện tích bị hạn đối với những năm thời tiết bất thường.- Đảm bảo đủ nguồn nước cho gần 10.000 ha mặt nước nuôi thuỷ sản.- Đảm bảo đủ nước tưới cây ăn quả và chống cháy rừng đầu nguồn.- Đảm bảo đủ nước cho các ngành kinh tế trên địa bàn của tỉnh.* Về tiêu: - Trước mắt cần tập trung tu sửa các công trình hiện có cho đồng bộ và hiện đại.- Từng bước xây dựng các công trình mới với phương châm ưu tiên các công

trình tiêu tự chảy.- Kết hợp khoanh vùng tiêu với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1 lúa + 1 cá.- Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo tiêu chắc 37.000 ha lúa chiêm xuân, cơ bản

giải quyết được úng vùng trọng điểm lúa của tỉnh và khai thác vùng 6000 ha vùng trũng Sáu vó chuyển sang 1 lúa + 1 cá.

* Về chống lũ:- Tu bổ các tuyến đê TW và địa phương.- Củng cố các tuyến đê bao nội đồng đảm bảo chống úng nội đồng.- Tăng cường công tác phòng chống lụt bão,...* Về môi trường nước: Đánh giá chất lượng nước của các sông trục, hồ chứa

nước hiện tại từ đó dự báo môi trường nước trong tương lai và khuyến cáo các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.

2.2 DỰ BÁO TÌNH HÌNH THIÊN TAI, LŨ LỤT 2.2.1 Diễn biến thiên tai và thiệt hại trên địa bàn tỉnh

Dưới sự tác động của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, ngập úng, hạn hán,… ngày càng diễn

54

Page 59: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

biến phức tạp, bất thường về tính chất và tăng nhanh về số lượng. Tuỳ theo mức độ khác nhau, những hậu quả do thiên tai gây ra đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh tế, sản xuất, đời sống xã hội của nhân dân.

a) Các dạng thiên tai điển hình* Lũ sông:Lũ trên các hệ thống sông chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phụ thuộc hoàn toàn

vào chế độ lũ của các sông Đà, Thao, Lô, Cầu phía thượng lưu. Vì vậy việc kiểm soát lũ trên địa bàn tỉnh là hết sức khó khăn và phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống đê điều. Hiện nay sông Thao qua địa phận Việt Nam chưa có công trình hồ điều tiết, nên lũ sông Thao đặc biệt nguy hiểm và hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa trên lưu vực cũng như quá trình điều tiết các hồ của Trung Quốc. Sông Lô đã có thuỷ điện Tuyên Quang tham gia điều tiết lũ; Sông Đà có thuỷ điện Hoà Bình và sau này thuỷ điện Sơn La tham gia điều tiết lũ. Sông Chảy có thuỷ điện Thác Bà.

* Sạt lở bờ sông:Do tác động điều tiết dòng chảy của các nhà máy thủy điện Hoà Bình, Tuyên

Quang, Sơn La tình hình sạt lở bờ vở các tuyến sông trên địa bàn tỉnh sẽ hết sức phức tạp và xảy ra nhiều hơn hiện nay, đặc biệt hai bờ sông Lô, sông Hồng. Loại hình thiên tai này tuy khó xác giá trị thiệt hại chính xác, xong mức độ thiệt hại do nó gây lên là rất lớn, rất nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến an toàn hệ thống đê điều và ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân vùng bãi. Do tác động điều tiết nước của các hồ phía thượng lưu nên nhiều năm qua, nhất là từ cuối năm 2007 Vĩnh Phúc thường xuyên xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông, cụ thể là:

- Sông Hồng: Đoạn từ kè Đại Định khu vực Cam Giá; kè Tiến Thịnh; kè Văn Khê.- Sông Phó Đáy: kè Cao Phong; kè Đình Chu.- Sông Lô: kè Đôn Nhân.* Ngập úng nội đồng:- Trong các ngày 18 và 25-5-2008 đã xảy ra mưa lớn và tố lốc tại một số xã thuộc

các huyện ven đê sông Hồng làm tốc mái 39 căn phòng, đổ sập 04 cái, gẫy 02 cột điện, 50 ha lúa và 48 ha hoa mầu bị hư hại. Ước thiệt hại: 1,5 tỷ đồng.

- Từ ngày 5 7-8 : Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 nên hầu khắp các địa phương trong tỉnh đều có mưa rào và dông với lượng mưa phổ biến từ 100 250 mm. Mưa lớn gây ngập úng nội đồng và lũ lớn trên các triền sông. Tổ hợp mưa - bão - lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho các địa phương về người và tài sản. cụ thể là: đổ sập 16 nhà dân, làm ngập 523 ngôi nhà, hơn 3.000 ha hoa mầu bị hư hại, nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều bị hư hỏng . Ước thiệt hại: 50 tỷ đồng.

- Từ 22 26 -9: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6 nên đã gây mưa lớn trên địa bàn tỉnh. Mưa lũ đã làm 01 người chết, ngập úng một số diện tích lúa, hoa mầu và một số công trình thuỷ lợi nhỏ bị hư hại. Ước thiệt hại 1 tỷ đồng.

55

Page 60: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Từ 31-10 9-11-2008: Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ phía Bắc tràn xuống kết hợp với giải áp thấp từ phía Nam dịch chuyển lên gây ra mưa to đến rất to trên diện rộng. Lượng mưa phổ biến từ 500 700mm. Đây là đợt mưa lớn lịch sử trong nhiều năm qua gây lũ lớn, ngập úng trên diện rộng, làm chết: 10 người; 08 người bị thương; sập đổ 150 căn nhà; làm đổ 817 công trình phụ; làm ngập 5.373 nhà; nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều bị hư hỏng nặng; ngập úng 27.947 ha. cây trồng vụ đông; 5.487 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ngập; gần 140.000 gia cầm và hơn 4.000 gia súc bị chết. Tổng thiệt hại ước tính trên 650 tỷ đồng.

* Lũ quét và sạt lở đất:Những địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc có thể xẩy ra lũ quét: Các xã nằm 2 bên

sông Phó Đáy là: Yên Dương, đạo Trù, Hợp lý, Bồ Lý và Bắc Bình. Thị trấn Tam đảo và các xã Hồ Sơn, Đại Đình, Minh Quang. Xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên và xã Ngọc Thanh thuộc thị xã Phúc Yên.

Trong lịch sử chống chống lại thiên tai, Vĩnh Phúc từng phải gánh chịu nhiều trận lũ quét, lũ ống. Kể từ khi tái lập tỉnh ( 1997) đến nay trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc đã xẩy ra 2 trận lũ ống, lũ quét như:

- Đêm 21 rạng sáng22 /7/2000 trên con Suối Cả thuộc xã Đạo Trù- Lập Thạch có mưa rất to, tập trung trong vòng 03 giờ đã gây ra lũ quét. Lũ quét đã làm chết 2 người, mất tích 2 người, làm trôi 33 hộ dân, nhiều tài sản hoa mầu bị hư hỏng. Ước thiệt hại khoảng 1,5 tỷ đồng.

- Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2, trong các ngày 3 đến 4/7/2001 có mưa lớn tại các xã Quang Sơn, Bắc Bình, Bồ Lý, Đạo Trù và Liễn Sơn. Mưa lớn đã gây ra lũ quét với biên độ lũ từ 4-5 mét. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 10 h ngày 4/7 đến 4h ngày 5/7/2001 nước lũ làm vỡ 4 đoạn thuộc tuyến đê hữu Phó Đáy và làm sạt mái hạ lưu đập Núi Dầu. Trận lũ quét đã làm chết 06 người, trôi 129 nhà, ngập 5.267 nhà, nhiều công trình thuỷ lợi, giao thông bị phá huỷ. Ước thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.

* Lốc xoáy: - Hồi 3 giờ ngày 22/3/2008 đã xảy ra lốc xoáy trên địa bàn huyện Lập Thạch,

Tam Dương. Lốc xoáy đã làm chết 01 người, bị thương 05 người, làm đổ sập 52 nhà dân, làm tốc mái hàng nghìn ngôi nhà và gây hư hại nhiều diện tích lúa và hoa mầu. Lốc xoáy gây thiệt hại. Ước tính khoảng: 50 tỷ đồng.

- Ngày 13,14/9/2008 xảy ra dông sét và lốc xoáy tại các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường , Bình Xuyên và Lập Thạch làm 04 người chết, 05 người bị thương nặng, làm đổ sập và tốc mái nhiều nhà dân, làm chết nhiều gia cầm và gây ngập úng, hư hỏng nhiều diện tích lúa, cây vụ đông. Ước thiệt hại khoảng 5,5 tỷ đồng.

* Rét đậm, rét hại và hạn hán:Do không khí lạnh tăng cường từ Trung Quốc tràn sang nên từ trung tuần tháng 1

đến cuối tháng 2 năm 2008 đã xảy ra đợt rét đậm, rét hại kéo dài gần 40 ngày. Đợt rét kỷ lục này đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh, cụ

56

Page 61: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

thể là: 9.132 ha lúa mầu bị hư hại; 1.098 ha mạ xuân bị chết; 568 tấn cá thương phẩm bị chết; 2.672 con gia súc và 274.073 con gia cầm bị chết rét.

b) Diễn biến thiên tai và thiệt hại trên địa bàn tỉnh* Năm 2008:Theo báo cáo tổng kết của văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB&TKCN

tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, Những thiệt hại chính xảy ra trên địa bàn tỉnh như sau:+ Người chết : 16 người+ Người bị thương : 18 người+ Nhà bị đổ sập : 223 nhà+ Nhà bị tốc mái : 5.357 nhà+ Nhà bị ngập lụt : 11.253 nhà+ Công trình phụ bị đổ : 13.479 cái+ Cột điện bị đổ : 1.218 cột+ Lúa, hoa mầu bị hư hại : 40.844 ha+ Công trình thuỷ lợi bị sói trôi : 23.557 m3+ Đê điều bị sạt trượt : 746 m.+ Đê điều bị tràn : 12.000 m.+ Công trình giao thông bị sạt lở : 107.571 m3+ Diện tích lúa, hoa mầu bị hư hại : 40.844 ha.+ Diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ngập : 5,576 ha.+ Cá giống bị chết rét : 568.000 kg+ Gia súc bị chết rét, lũ cuốn trôi : 7.012 con.+ Gia cầm bị chết rét, ngập lũ : 289.483 con* Năm 2009:Năm 2009 trên phạm vi toàn tỉnh tình hình thiên tai xảy ra giảm giảm nhiều về

loại hình và mức độ thiệt hại so với năm 2008. Toàn tỉnh chỉ chịu ảnh hưởng của hạn hán và 2 trận lốc xoáy với cường độ hoạt động yếu, phạm vi hoạt động hẹp và thời gian hoạt động không dài nên mức độ ảnh hưởng và thiệt hại không nhiều. Những thiệt hại chính trong năm 2009 là:

+ Người chết : 01 người. + Người bị thương : 01 người.+ Nhà bị đổ sập : 01 nhà. + Nhà bị tốc mái : 565 nhà.+ Tường rào bị đổ : 45 m dài. + Hoa, rau mầu bị hư hại: 1.174 ha.+ Diện tích lúa bị ảnh hưởng nhẹ (do thời gian ngập úng ngắn): 1.500 ha.

2.2.2 Các hình thế thời tiết điển hình gây lũ lụt và ngập únga) Các hình thế thời tiết bất lợi gây lũ lớnMưa cường độ lớn kéo dài nhiều ngày là nguyên nhân chính gây nên lũ trên các

hệ thống sông chảy qua địa bàn tỉnh. Các đặc trưng của mưa sinh lũ như cường độ mưa, tâm mưa, phân bố mưa là các yếu tố quyết định đến độ lớn nhỏ của dòng chảy lũ. Mưa sinh lũ trên lưu vực các sông suối chảy qua tỉnh được hình thành do các nguyên

57

Page 62: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

nhân sau: từ tháng 5 đến tháng 6 áp thấp nóng Ấn Miến di chuyển dần từ phía Tây sang phía Đông và xâm nhập vào lưu vực gây nên những trận mưa giông có cường độ lớn nhưng chỉ kéo dài vài ba ngày tạo ra những cơn lũ nhỏ lên xuống nhanh. Sang tháng 7 và tháng 8 dải hội tụ giữa gió tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Tây Nam là vùng ranh giới giữa khối không khí xích đạo dọc đường hội tụ phát sinh ra những trận xoáy thuận có khi phát triển lên thành bão. Những xoáy này gây ra những đợt mưa lớn, kéo dài khoảng 5 ÷ 10 ngày liền trên diện rộng.

Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tháng 6 và tháng 10 là những tháng giao thời ngắn giữa hai mùa, vào lúc gió mùa cực đới đã suy yếu và gió Tây Nam bắt đầu hoạt động vào tháng 6 và tháng 10 gió Tây Nam rút khỏi hẳn phạm vi lưu vực, hệ thống phía Đông do lưỡi áp cao Thái Bình Dương phát huy còn mạnh mẽ, nhiều biến động thời tiết ít hơn (như hội tụ và bão). Vì thế hai tháng chuyển tiếp mang nhiều tính chất mùa hè hơn mùa đông, và là hai tháng của mùa mưa. Bức xạ mặt trời phát huy tích cực tạo nên các cơn mưa dông trong ngày tuy diện không rộng nhưng lượng mưa cũng rất đáng kể.

Thời tiết trong rãnh nội chí tuyến: mát, ổn định, gió mùa mùa hạ vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9 khi rãnh nội chí tuyến (hội tụ nhiệt đới) phát triển đã lên tới Bắc Bộ, mang lại nguồn không khí gió mùa có nguồn gốc từ biển phía Nam qua biển ít biến tính, có nhiễu động mạnh mẽ của rãnh hội tụ nhiệt đới đã gây ra lượng mưa lớn nhiều ngày, tổng lượng mưa chiếm trên 50% tổng lượng mưa năm trong lưu vực. Hướng gió Tây Nam ở vùng Đông Bắc, có hướng gió Tây Bắc ở vùng núi phía Bắc, Đông Nam ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc - Tây Bắc ở vùng Tây Bắc. Thời kỳ này trời nhiều mây, nhiệt độ tương đối thấp hơn thời kỳ đầu hè, độ ẩm cao gây ra mưa rào và giông rất phổ biến.

- Thời tiết bão: Khi trận bão còn cách xa lưu vực 500 ÷ 600 km đã thấy mưa xuất hiện, tuy bão không đổ bộ trực tiếp vào vùng nghiên cứu nhưng khi bão tan biến thành áp thấp đi vào nội địa gây mưa lớn đáng kể, mưa kéo dài đến 4 ÷ 5 ngày với tổng lượng mưa rất lớn, có khi bằng lượng mưa của cả tháng trong mùa hạ.

- Áp thấp nhiệt đới, tương tự như bão nhưng chênh lệch khí áp nhỏ nên tốc độ gió nhỏ 60km/giờ. Nhiều trường hợp áp thấp nhiệt đới phát triển thành bão và ngược lại bão có thể chuyển thành áp thấp nhiệt đới. Hoạt động của áp thấp nhiệt đới giống như bão nhưng quy mô và cường độ thấp hơn.

- Rãnh thấp Tây Nam hình thành từ khối khí ẩm nhiệt đới Bắc ấn Độ Dươngvà hoạt động ở phía Tây lưu vực hoặc lấn sâu vào lưu vực sông Đà thành lưỡi áp thấp. Nếu gặp không khí lạnh trên cao sẽ gây mưa lớn.

- Vùng áp thấp gây mưa lớn và kéo dài, trên một vùng rộng, có thể gây lũ lớn.- Không khí lạnh hình thành từ vùng cao áp phía Bắc hoặc cao áp Thái Bình

Dương. Không khí di chuyển xuống phía Nam nếu gặp áp thấp hoặc rãnh thấp sẽ gây mưa lớn.

58

Page 63: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Gió Nam - Đông Nam của hệ thống rãnh hình thành hướng phía Tây tạo nên sự hội tụ gió ở Bắc Bộ. Hội tụ gió Đông Nam - Tây Nam cũng là nhiễu động thời tiết cũng có thể gây mưa lớn ở trung và hạ du các lưu vực sông Đà, Thao, Lô.

Thời tiết mưa ngâu trong hội tụ nội chí tuyến: Dải hội tụ nhiệt đới giữa mùa hạ đã vắt ngang qua lưu vực sông Hồng, gây ra thời tiết mưa không lớn lắm nhưng kéo dài từng đợt. Do không khí nóng ẩm liên tục bốc lên cao, hình thành một vùng mây dày đặc, chứa lượng nước lớn. Khi nó đi qua hay dừng lại ở đâu sẽ gây ra thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ hạ thấp. Trời u ám, nắng yếu, khi mưa tạnh, cũng có khi xảy ra mưa lớn tới hàng trăm mm. Loại hình này thường có chu kỳ, một đợt dăm ngày, cách nhau 5 ÷ 7 ngày có mưa rào và giông. Những năm không có mưa ngâu là những năm có lượng mưa bị giảm sút khá nhiều, khô hạn tăng lên. Như vậy loại hình thời tiết mưa ngâu cũng tham gia đáng kể vào quá trình gây lũ ở lưu vực sông Hồng.

b) Đặc điểm mưa úng trên địa bàn tỉnhToàn tỉnh Vĩnh Phúc có 3 trạm quan trắc khí tượng: Vĩnh Yên, Tam Đảo, Phúc

Yên, với thời gian quan trắc dài. Dùng tài liệu trạm trung tâm lưu vực trạm Vĩnh Yên với chuỗi tài liệu mưa ngày 31 năm (1978~2008) phân tích, cho những đặc điểm cơ bản về mưa gây úng 1,2,3 ngày lớn nhất của lưu vực.

- Thời gian xuất hiện mưa úng, theo thống kê chuỗi 31 năm (1978-2008) về lượng mưa ngày lớn nhất cho thấy, mưa úng thường xuất hiện vào các tháng VI, VII, VIII hàng năm chiếm 70%, số lần trong năm trong đó thường xuất hiện nhất là tháng VIII hàng năm.

- Về lượng mưa úng: với lượng mưa 1 ngày lớn nhất, giá trị trung bình là 120,8mm, trong đó trị số lớn nhất 332,1mm vào 31/X/2008, trị số nhỏ nhất 56,1mm vào ngày 26/VI/1998. Với lượng mưa 2 ngày lớn nhất, giá trị trung bình là 150,0mm, trong đó trị số lớn nhất 442,6mm, trị số nhỏ nhất 68,4mm. Lượng mưa 3 ngày lớn nhất trung bình 162,2mm, trong đó lớn nhất 497,5mm và nhỏ nhất 69,7mm.

- Dạng mưa gây úng, phân tích 31 trận mưa lớn nhất năm cho thấy mưa úng trên lưu vực thường có thời gian kéo dài 2~3 ngày, và lượng mưa thường tập trung vào ngày thứ 2 dạng mưa đỉnh ở giữa trận. Số liệu thống kê 31 trận mưa ngày lớn nhất của 31 năm (1978 - 2008) cho thấy trận mưa có đỉnh ngày đầu trận 10/31, trận mưa có đỉnh giữa trận 14/31 và trận mưa có đỉnh ngày cuối là 7/31.2.2.3 Xác định các khu vực trọng điểm PCLB 2010

Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiện trạng công trình đê điều, hồ đập trong địa bàn tỉnh trước mùa lũ năm 2010, từ những tồn tại của từng công trình, đoạn đê xác định các trọng điểm như sau:

1) Trọng điểm xung yếu cấp tỉnh:* Trọng điểm CLB vùng chậm lũ Lập Thạch: Gồm 2 huyện Sông Lô-Lập Thạch.2) Trọng điểm xung yếu cấp huyện:

59

Page 64: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

* Trọng điểm CLB tại các hồ: Hồ Đại Lải, hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà, hồ Vân Trục, và hồ Thanh Lanh, Bản Long: đề phòng mưa lớn vượt tần xuất thiết kế, tràn xả lũ không xả hết xẩy ra tràn, vỡ đập.

* Trọng điểm CLB vùng bãi thuộc đê Bối sông Hồng: Khi nước trên BĐ III và phải thực hiện chậm lũ.

Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh nhận định những tình huống, sự cố đê điều, hồ đập có thể xẩy ra ở các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể là:

- Xả lũ qua tràn khi có lệnh chậm lũ vào vùng chậm lũ Lập Thạch và vùng bãi đê Bối Vĩnh Tường – Yên lạc.

- Tràn nước qua mặt đê, hồ đập khi lũ vượt quá tần suất thiết kế.- Nước thấm qua nền đê, thân đập (Mạch đùn, mạch sủi, tổ mối,…).- Sạt trượt mái đê, mái hồ, đập.- Nước dò qua thân cống dưới đê, đập.- Ngập úng nước nội đồng.- Lốc xoáy, mưa đá.- Lũ quét, sạt lở đất.

2.3 KẾ HOẠCH PCLB & TKCN NĂM 20102.3.1 Mục tiêu và yêu cầu

Theo nhận định của các cơ quan chức năng thì năm 2010 được dự báo tình hình thời tiết, khí hậu và thiên tai sẽ xảy ra nhiều hơn về loại hình và tần suất xuất hiện, phức tạp hơn về diễn biến và nghiêm trọng hơn về hậu quả. Thời tiết, khí hậu và thiên tai đã, đang là yếu tố tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con người và sự phát triển bền vững của đất nước. Để chủ động, sẵn sàng đối phó với mọi diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai lớn có thể xảy ra, công tác PCLB&TKCN phải được tổ chức, chuẩn bị chu đáo, thiết thực, hiệu quả đảm bảo mục tiêu và yêu cầu sau:

1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các tuyến đê Trung ương từ cấp I đến cấp III khi lũ ở mức lũ lịch sử xảy ra năm 1971;

2. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hồ đập có dung tích chứa từ 1,0 30 triệu m3 nước do các công ty KTCTTL quản lý khi lượng mưa không vượt tần xuất thiết kế và có phương án dự phòng cụ thể để đối phó với tình thế nguy cấp, mất an toàn của hệ thống hồ đập nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối cho hồ chứa, tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân khi có mưa lũ vượt tần xuất thiết kế, kể cả khi xuất hiện những trận mưa, lũ lịch sử;

3. Đảm bảo an toàn cho tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc với mực nước lũ Sông Hồng bằng mực nước lũ 1996. Đảm bảo an toàn các tuyến đê địa phương với mức lũ trung bình hàng năm;

4. Thực hiện tốt công tác phân chậm lũ khi có lệnh của Chính phủ đảm bảo nhanh, chính xác, đúng quy trình và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi phải thực hiện lệnh phân chậm lũ;

60

Page 65: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

5. Hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người, tài sản của nhân dân, của nhà nước khi thiên tai, lũ lụt có thể xảy ra. Làm tốt công tác chính sách xã hội, khôi phục và phục hồi sản xuất, ngăn chặn dịch bệnh.3.3.2 Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện

1. Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các công ty, đơn vị khẩn trương kiện toàn bộ máy Ban chỉ huy PCLB &TKCN và xây dựng kế hoạch PCLB&TKCN của cấp mình, ngành mình, đơn vị mình xong trước ngày 30-4-2010. Các thành viên Ban chỉ huy phải được phân công nhiệm vụ rõ ràng có chế độ giao ban và tổ chức Văn phòng thường trực, trực theo chế độ 24/24h trong ngày, bắt đầu từ ngày 05-5 đến ngày 30-11-2010.

2. Mọi kết quả của công tác thành lập Ban chỉ huy, xây dựng kế hoạch, phương án PCLB &TKCN năm 2010, công tác triển khai thực hiện của các huyện, thành thị và các ngành trong tỉnh gửi báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB &TKCN tỉnh tổng hợp xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ huy.

Trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai lũ lụt xảy ra bất thường trái quy luật với mức độ và sức tàn phá biến đổi theo hướng ngày cực đoan thảm khốc hơn. Công tác PCLB &TKCN giảm nhẹ thiên tai là một mặt trận phức tạp không lường, ngoài sự kiểm soát và dự báo của con người phụ thuộc vào những diễn biến bất thường theo su thế bất lợi của thời tiết và thiên tai. Ngoài ra những sự cố, ẩn hoạ còn tiềm ẩn ngay ở mỗi công trình PCLB và sự chủ quan của con người. Vì vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ PCLB&TKCN năm 2010, các cấp, các ngành, các địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm trước dân, không chủ quan lơ là, chủ động phòng ngừa đối phó với mọi diễn biến xấu của thời tiết, với phương châm “Chủ động, sáng tao, bình tỉnh, đối phó, phòng tránh và sống chung với bão, lũ ”.

Ban chỉ huy PCLB &TKCN tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành trong tỉnh chủ động sáng tạo, sẵn sàng đối phó với mọi diễn biến của bão, lũ, thiên tai. Chống tư tưởng chủ quan xem nhẹ công tác PCLB &TKCN. Thủ trưởng các cấp, các ngành phải trực tiếp chỉ đạo xây dựng chương trình cụ thể chi tiết và tích cực phối hợp các cấp, các ngành triển khai thực hiện kế hoach, phương án đã đề ra. Phương châm giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của nhà nước, của nhân dân khi có lũ lụt thiên tai xảy ra, góp phần ổn định đời sống, phát triển kinh tế xã hội của nhân dân, đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

61

Page 66: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

PHẦN IIIQUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ CHI TIẾTCHO CÁC TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN

2008 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH3.1.1 Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch phòng chống lũ phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quy hoạch phòng, chống lũ, lụt của lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, Phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành khác; bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất và không ảnh hưởng đến các vùng lân cận.

- Bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử đã xảy ra của các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh.

- Lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của các tuyến sông có đê để làm cơ sở cho việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất (trong đó có việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất khu vực bãi sông, bãi nổi, cù lao), quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, quy hoạch khai thác cát sỏi,...3.1.2 Mục tiêu quy hoạch

- Xác định mức độ đảm bảo chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Xác định lũ thiết kế của tuyến sông có đê gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế.

- Xác định mức độ và quy mô xảy ra ngập lụt khi chậm lũ.- Xác định giải pháp công trình, phi công trình để phòng, chống lũ đối với từng

tuyến sông có đê.3.1.3 Nhiệm vụ quy hoạch

- Xác định đường mặt nước các tuyến sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy ứng với các tần xuất lũ thiết kế đê.

- Xác lập tuyến hành lang thoát lũ trên các sông Hồng, sông Lô. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hành lang thoát lũ đến khả năng thoát lũ của lòng dẫn.

- Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống công trình phòng chống lũ (đê sông, đê bối, khu chậm lũ Lập Thạch) khi xảy ra lũ 300 năm và 500 năm.

- Xác định cấp mực nước báo động I, II, III dọc theo các tuyến sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy. Làm cơ sở đó đề xuất xây dựng các cột thủy trí báo động mực nước tại: Đại Định, Liên Trì, Liên Châu, Trung Hà, Thạch Đà, Tráng Việt trên sông

62

Page 67: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Hồng; Then, Cao phong trên sông Lô; Đồng Tình, Hoàng Đan, Kim Xá, Bạch Hạc trên sông Phó Đáy.

- Đề xuất các phương án khai thác sử dụng hợp lý lòng sông, bãi sông trên các tuyến sông Lô và sông Hồng.

- Đánh giá sự phù hợp của các quy hoạch chuyên ngành khác như Giao thông, Thủy lợi, Xây dựng, Công nghiệp, Du lịch dịch vụ,… đối với quy hoạch phòng chống lũ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đánh giá tác động môi trường của việc thực hiện quy hoạch phòng chống lũ trên địa bàn tỉnh, đề xuất biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. 3.1.4 Nguyên tắc lập qui hoạch

- Quy hoạch phòng chống lũ phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và các quy hoạch phát triển ngành khác của Tỉnh đã được phê duyệt, đồng thời theo đúng các tiêu chuẩn và định hướng của các cấp, các ngành đã quy định.

- Quy hoạch phòng chống lũ phải dựa trên cơ sở phát huy tốt và đảm bảo an toàn cho các công trình phòng, chống lũ. Khai thác hợp lý và có hiệu quả kinh tế quỹ đất vùng bãi sông, nguồn tài nguyên khoáng sản (cát, sỏi,…) trong lòng sông, bảo vệ môi trường nước và môi trường sinh thái dòng sông.

- Quy hoạch phòng chống lũ theo hướng hiện đại trên cơ sở đầu tư có trọng điểm gắn liền với tu bổ, nâng cấp các công trình phòng chống lũ hiện có đồng thời định hướng, đề xuất đầu tư xây mới để đảm bảo nâng cao năng lực phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai.

- Tạo hành lang, cơ sở pháp lý thúc đẩy xã hội hoá công tác phòng chống lũ, khuyến kích sự tham gia của các nguồn lực xã hội trong công tác đầu tư các dự án kết hợp giữa phát triển kinh tế và phòng chống lũ.

3.2 CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG LŨ3.2.1 Tiêu chuẩn phòng chống lũ cho các tuyến sông

Ngày 21 tháng 6 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình” với những nội dung chủ yếu sau đây:

- Giai đoạn 2007 - 2010: Bảo đảm chống lũ có chu kỳ 250 năm (tần suất 0,4%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 42.600 m3/s.

- Giai đoạn 2010 - 2015: Bảo đảm chống lũ có chu kỳ 500 năm (tần suất 0,2%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 48.500 m3/s.

* Tiêu chuẩn phòng lũ đối với hệ thống đê:- Tại Hà Nội: Bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm

Long Biên là 13,4 m và thoát được lưu lượng tối thiểu là 20.000 m3/s.

63

Page 68: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Tại Phả Lại: Bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 7,2 m.

- Đối với hệ thống đê điều các vùng khác: Bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,1 m.

- Phần lưu lượng vượt quá khả năng trên sẽ được sử dụng các giải pháp khác như: Điều tiết hồ chứa, phân lũ, chậm lũ, cải tạo lòng sông thoát lũ,....

- Tiêu chuẩn ngành 14TCN 122-2002 “Tiêu chuẩn phòng, chống lũ đồng băng sông Hồng”. Ban hành theo quyết định số 60/2002/QĐ-BNN ngày 5 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tần suất phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng như sau:

Tiêu chuẩn chống lũ Thủ đô Hà Nội Các vùng khác1. Giai đoạn 2007 – 2010- Tần suất đảm bảo chống lũ,% 0,4 0,67- Chu kỳ lặp lại, năm 250 1503. Giai đoạn 2010 – 2015a. Trường hợp dung tích phòng lũ các hồ xây dựng trên sông Đà 7 tỷ m3

- Tần suất đảm bảo chống lũ,% 0,2 0,33- Chu kỳ lặp lại, năm 500 300b. Trường hợp dung tích phòng lũ các hồ xây dựng trên sông Đà lớn hơn 7 tỷ m3 - Tần suất đảm bảo chống lũ,% < 0,2 < 0,33- Chu kỳ lặp lại, năm > 500 > 300

Ghi chú: Tần suất phòng, chống lũ trong bảng trên được kể đến các biện pháp công trình phòng lũ như hồ chứa, phân chậm lũ, đê, thoát lũ của hệ thống sông theo quy hoạch phòng lũ. 3.2.2 Tiêu chuẩn phân cấp đê sông

Căn cứ Quy phạm phân cấp đê do Bộ Thuỷ lợi ban hành năm 1977 ”QP TL.A.6-77”, việc quy hoạch phân cấp đê được căn cứ vào diện tích vùng bảo vệ, tầm quan trọng về chính trị, dân sinh, kinh tế trong khu vực đó và lưu lượng lũ thiết kế hoặc lũ lớn nhất đã xảy ra (nếu lưu lượng lớn hơn lưu lượng lũ thiết kế) ở sông để phân cấp các tuyến đê. Các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

Bảng 3-1. Phân cấp đê chính của các tuyến sông.

LoạiĐê

Lưu lượng thiết kếhoặc lớn nhất

Diện tích đã xảy ra

bảo vệ (m3/s)không ngập lũ (ha)

Trên7.000

Từ 7.000đếntrên

3.500

Từ 3.500đếntrên

1.000

Từ 1.000đếntrên500

Dưới 500

Đê chính

Trên 150.000 I I II II -

150.000 đến trên 60.000 I II II III -

64

Page 69: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

LoạiĐê

Lưu lượng thiết kếhoặc lớn nhất

Diện tích đã xảy ra

bảo vệ (m3/s)không ngập lũ (ha)

Trên7.000

Từ 7.000đếntrên

3.500

Từ 3.500đếntrên

1.000

Từ 1.000đếntrên500

Dưới 500

của đê

sông, đê

phân lũ

60.000 đến trên 15.000 II II III IV -

15.000 đến trên 1.000 II III IV IV V

Dưới 10.000 III IV V V V

3.2.3 Tiêu chuẩn lũ thiết kế cho các tuyến đê sônga) Lưu lượng lũ thiết kếLưu lượng lũ thiết kế cho từng cấp đê tương ứng với các tần suất như trong

bảng dưới: Bảng 3-2. Tần suất thiết kế cho từng cấp đê.

Cấp đê Đặc biệt I II III IV V

Tần suất thiết kế của Qmax (%)

0,1 0,6 1,0 2,0 5,0 >5,0

Ghi chú: Tuỳ tình hình cụ thể, tần suất thiết kế có thể nhỏ hơn những con số quy định trong bảng, nhưng không được nhỏ hơn tần suất của cấp kế cận.

b) Mực nước lũ thiết kế1) Đê cấp I, II, III: Quyết định số 612/QĐ-PCLB ngày 7 tháng 8 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và

PTNT về việc quy định mực nước thiết kế đê theo hệ cao độ quốc gia VN72 cho các tuyến đê từ cấp III đến cấp I thuộc tỉnh Vĩnh Phúc để làm cơ sở cho việc xây dựng, tu bổ, quản lý và hộ đê phòng lụt như sau:

Bảng 3-3. Mực nước thiết kế đê cấp I, II, III thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.STT Vị trí Sông Tương ứng km đê MNTK đê (m)

1 Trạm thuỷ văn Kim Xá Phó Ðáy K15 Tả Phó Ðáy 18.60

2 Trạm thuỷ văn Việt Trì Thao K105 Tả Thao 18.00

3 Trạm thuỷ văn Sơn Tây Hồng K16 Tả Hồng 16.304 Trạm thuỷ văn Long

BiênHồng K66+400 Tả Hồng 13.10

2) Đê cấp IV:- Tiêu chuẩn chống lũ với Mực nước lũ ứng tần suất P=5%.c) Cao trình đỉnh đê- Tần suất gió bão dùng để tính toán sóng khi xác định cao trình đỉnh đê như sau:+ Đê cấp đặc biệt : 1 % + Đê cấp I, II : 2 %

65

Page 70: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

+ Đê cấp III, IV : 4 % + Đê cấp V : 10 %- Độ cao gia thăng an toàn của đê (không kể độ cao nước dềnh do sóng gió, độ

cao sóng leo, độ cao dự phòng do lòng sông sẽ bị bồi cao nếu có):

66

Page 71: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Bảng 3-4. Độ cao gia thăng an toàn của đê.Cấp đê

Chỉ tiêuĐặc biệt I II III IV V

Hệ số an toàn 1,5 1,35 1,3 1,2 1,15 1,05Độ cao gia thăng (m) 0,8 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2

d) Cấp báo động mực nướcQuyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc

quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước.3.2.4 Quy trình vận hành liên hồ chứa

- Quyết định số 80/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành: Quy trình vận hành liên hồ chứa các công trình thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm.

- Quyết định số 848/QĐ-TTg ngày 11/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc: Sửa đổi, bổ sung Quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm, ban hành kèm theo Quyết định số 80/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

3.3 TÍNH TOÁN, QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ3.3.1 Tài liệu cơ bản dùng trong tính toán

a) Tài liệu địa hình1) Mặt cắt ngang:Tài liệu mặt cắt ngang sông sử dụng trong tính toán của dự án là tài những tài

liệu đo đạc mới nhất hiện có. Được khảo sát đo đạc bởi các cơ quan chuyên ngành như: Viện Khoa học Thủy lợi, Cục QLĐĐ&PCLB, Đoàn khảo sát sông Hồng – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hệ thống mặt cắt tính toán gồm:

TT Sông Số mặt cắt Năm đo Cơ quan khảo sát1 Đà (từ Hòa Bình đến ngã ba

Thao – Đà)48 2000,2006,

2009Đoàn KSSH, Viện KHTL

2 Thao (từ Yên Bái đến ngã ba Thao – Đà)

79 2000, 2009 Đoàn KSSH, Viện KHTL

3 Lô (từ Hàm Yên đến ngã ba Việt Trì)

47 2005, 2009 Viện KHTL

4 Gâm (từ Na Hang đến ngã ba Lô – Gâm)

29 2005 Viện KHTL

5 Chảy (từ Thác Bà đến ngã ba Lô – Chảy)

14 2005, 2008 Viện KHTL

6 Phó Đáy (từ Quảng Cư đến ngã ba Lô – Phó Đáy)

12 2009 Viện KHTL

67

Page 72: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

TT Sông Số mặt cắt Năm đo Cơ quan khảo sát7 Hồng (từ ngã ba Thao - Đà đến

Ba Lạt)183 2000, 2006,

2008, 2009Đoàn KSSH, Viện KHTL

8 Đuống (từ ngã ba Hồng – Đuống đến Bến Hồ)

31 2000 Đoàn KSSH

9 Bứa (từ Thanh Sơn đế ngã ba Bứa – Thao)

9 2008 Viện KHTL

10 Đáy (từ đập Đáy đến Như Tân) 96 1999 Đoàn KSSH11 Hoàng Long (từ Hưng Thi đến

ngã ba sông Đáy)13 1999 Đoàn KSSH

12 Tích (từ Chí Thủy đến ngã ba sông Đáy)

27 2000 Đoàn KSSH

13 Đào (từ ngã ba sông Hồng đến ngã ba sông Đáy)

10 1999 Đoàn KSSH

14 Luộc (từ ngã ba sông Hồng đến Chanh Chử)

34 2000 Đoàn KSSH

15 Trà Lý (từ NB sông Hồng đến Định Cư)

36 2000 Đoàn KSSH

16 Ninh Cơ (từ ngã ba sông Hồng đến Lạch Giang)

26 2000 Đoàn KSSH

2) Bản đồ, bình đồ:- Bản đồ địa hình tỉnh Vĩnh Phúc tỉ lệ 1/25.000, 1/50.000 và 1/25.000 (vùng

chậm lũ Lập Thạch).3) Mặt cắt dọc các tuyến đê:Cao độ tuyến đê tả và đê hữu các sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy.b) Tài liệu khí tượng thủy văn- Tài liệu mực nước và lưu lượng ngày từ năm 1956 – 2008 các trạm gồm: Hòa

Bình, Trung Hà, Yên Bái, Phú Thọ, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Ghềnh Gà, Tuyên Quang, Vụ Quang, Việt Trì, Sơn Tây, Hà Nội, Hưng Yên, Ba Lạt, Thượng Cát, Bến Hồ, Quảng Cư, Thanh Sơn, Thác Bà, Triều Dương, Chanh Chử, Hưng Thi, Chí Thủy, Ba Thá, Phủ Lý, Nam Định, Như Tân, Quyết Chiến, Định Cư.

- Quy định về cấp báo động mực nước I, II, III trên các sông Lô, Hồng, Phó Đáy, Cà Lồ, sông Phan.

c) Tài liệu hệ thống công trình1) Công trình phòng chống lũ:Tài liệu mặt cắt ngang, dọc, địa chất các tuyến đê sông Lô, Hồng, Phó Đáy, Cà

Lồ. Vị trí, thông số thiết kế các công trình kè, mỏ hàn, tràn cứu hộ, khu chậm lũ (quan hệ Z-F, Z-W).

2) Công trình giao thông, thủy lợi:- Công trình giao thông: Cầu Việt Trì, cầu Trung Hà, cầu Thăng Long, cầu

68

Page 73: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Đuống.- Công trình thủy lợi: Vị trí, thông số thiết kế các trạm bơm, cống, kênh mương

thủy lợi, hồ chứa, …d) Dân sinh kinh tế xã hộiTài liệu hiện trạng dân sinh kinh tế xã hội năm 2007, 2008, 2009 của vùng

chậm lũ Lập Thạch phục vụ cho công tác đánh giá thiệt hại khi thực hiện phương án chậm lũ.3.3.2 Thiết lập mô hình tính toán thủy lực lũ

a) Công cụ tính toán mô phỏngHiện nay có rất nhiều các công cụ mô hình toán khác nhau có thể ứng dụng

trong tính toán quy hoạch phòng chống lũ, tuy nhiên qua kinh nghiệm sử dụng và khai thác các tính năng cụ thể của từng mô hình. Với những nhiệm vụ cụ thể của dự án quy hoạch phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Mô hình toán được đề xuất sử dụng để tính toán nghiên cứu là mô hình Mô hình MIKE11 và HEC-RAS. Những ứng dụng cụ thể như sau:

- Ứng dụng mô hình MIKE11 tính toán mô phỏng các yếu tố thủy lục lũ trên các tuyến sông.

- Ứng dụng mô hình HEC-RAS tính toán xác định các thông số về hành lang thoát lũ của từng tuyến sông.

b) Sơ đồ thủy lực mạng sông tính toánSơ đồ thủy lực mạng tính thiết kế cho tính toán quy hoạch phòng chống lũ tỉnh

Vĩnh Phúc với hệ thống mạng sông như sau:1- Sông Đà từ trạm TV Hòa Bình đến ngã ba Thao – Đà.2- Sông Thao từ trạm TV Yên Bái đến ngã ba Thao - Đà.3- Sông Lô từ trạm TV Hàm Yên đến ngã ba Việt Trì.4- Sông Gâm từ trạm TV Na Hang đến ngã ba Lô – Gâm.5- Sông Chảy từ trạm TV Thác Bà đến ngã ba Lô – Chảy.6- Sông Phó Đáy từ trạm TV Quảng Cư đến ngã ba Phó Đáy – Lô.7- Sông Hồng từ ngã ba Thao - Đà đến Ba Lạt.8- Sông Đuống từ ngã ba Đuống – Hồng đến trạm TV Bến Hồ. 9- Sông Bứa từ trạm TV Thanh Sơn đến ngã ba Bứa – Thao.10- Sông Đáy từ đập Đáy đến cửa Như Tân.11- Sông Hoàng Long từ trạm TV Hưng Thi đến ngã ba sông Đáy.12- Sông Tích từ trạm TV Chí Thủy đến ngã ba Tích - Đáy.13- Sông Đào từ ngã ba sông Hồng đến ngã ba sông Đáy.14- Sông Luộc từ ngã ba sông Hồng đến trạm TV Chanh Chử.15- Sông Trà Lý từ ngã ba sông Hồng đến cửa Trà Lý.16- Sông Ninh cơ từ ngã ba sông Hồng đến cửa Lạch Giang.

69

Page 74: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

3.3.3 Xác định các trường hợp lũ tính toán và phương án quy hoạcha) Xác định tổ hợp lũ, dạng lũ bất lợi cho tính toán1) Các trường hợp lũ thực tế:Các trường hợp lũ thực tế được lựa chọn để tính toán mô phỏng là các trận lũ

lớn đã xảy ra trên hệ thống sông Hồng, cụ thể như sau:- Lũ 1996: Trận lũ lớn tháng 8/1996 bắt đầu từ 1h ngày 1/8/1996 đến 23h ngày

30/8/1996.- Lũ 2000: Trận lũ lớn tháng 7-8/2000 bắt đầu từ 1h ngày 15/7/2000 đến 23h

ngày 15/8/2000. 2) Các trường hợp lũ mô phỏng:Căn cứ tiêu chuẩn lũ thiết kế quy hoạch cho các tuyến Đê sông theo quy phạm

“QP TL.A.6-77”, Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2007 về Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Từ các kết quả phân tích dòng chảy lũ, chế độ lũ ở trên. Các dạng lũ được lựa chọn để tính toán phương án quy hoạch lũ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là các dạng lũ, tổ hợp lũ nguy hiểm nhất đã xảy ra trên các hệ thống sông Hồng, Lô, Phó Đáy, Sông Phan. Các trường hợp tính toán cụ thể gồm:

- TH1: Dạng lũ bất lợi tháng 8/1971, chu kỳ lũ 300 năm (tần suất P=0,33%) tại Sơn Tây. Có sự điều tiết của hồ Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang cắt lũ cho hạ du giữ mực nước tại Hà Nội không vượt quá 13,1m.

- TH2: Dạng lũ 1971, chu kỳ lũ 500 năm (tần suất P=0,2%) tại Sơn Tây. Có sự điều tiết của hồ Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang cắt lũ cho hạ du giữ mực nước tại Hà Nội không vượt quá 13,4m.

- TH3: Dạng lũ 1971, tần xuất lũ tương ứng (tần suất P=0.33% ; P=1% ; P=2% ; P=5%) trên sông Lô tại Vụ Quang, trên sông Phó Đáy tại Quảng Cư.

b) Xây dựng các kịch bản, phương án quy hoạchCác phương án quy hoạch được đề xuất với mục đích khai thác tối đa tài

nguyên đất, khoáng sản khu vực lòng sông, bãi sông mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ và đảm bảo an toàn cho hệ thống các công trình phòng chống lũ, công trình giao thông, công trình thủy lợi. Để lựa chọn được phương án tối ưu và đánh giá tác động ảnh hưởng của phương án đến dân sinh – kinh tế - xã hội cần thiết phải có những tính toán và phân tích cụ thể về mặt tích cực và tiêu cực của từng phương án thiết kế quy hoạch. Các trường hợp tính toán quy hoạch gồm:

1) Phương án về quy hoạch tuyến thoát lũ:* Phương án hiện trạng (PA0): Giữ nguyên hiện trạng về tuyến đê, lòng dẫn,

bãi sông, đê bối, khu dân cư,… của các tuyến sông hiện nay, những tính toán cụ thể với trường hợp địa hình này gồm:

+ Xác định các thông số thủy lực, hình thái của dòng sông khi chưa xác lập tuyến hành lang thoát lũ.

70

Page 75: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

* Phương án quy hoạch hành lang thoát lũ (PA1): Thiết lập chỉ giới hành lang thoát lũ cho từng tuyến sông, tính toán với tiêu chí :

+ Xác định tuyến hành lang thoát lũ tối ưu (HLTL-QH) không làm gia tăng mực nước quá giới hạn cho phép trên các tuyến sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và những vùng lân cận.

Trong phương án này sẽ đề xuất một số biện pháp về cải tạo lòng dẫn chính và khai thác hợp lý bãi sông nhằm mục đích tăng cường khả năng thoát lũ, phương án tính được đề xuất như sau: Giữ nguyên tuyến đê bối Vĩnh Tường, Yên Lạc phía bờ tả sông Hồng, giải phóng toàn bộ các khu dân cư, các công trình xây dựng trái phép, các vật cản nằm ngoài đê bối, cải tạo một phần lòng dẫn (nạo vét, hạ thấp bãi sông).

2) Phương án về quy hoạch tiêu thoát úng ngập:Phân tích đánh giá hiện trạng về tự nhiên xã hội trên lưu vực cho thấy vấn đề

tiêu thoát úng ngập trên địa bàn tỉnh những năm sau 2010 cần có một giải pháp tiêu tổng thể, xét cho cả hệ thống lưu vực. Giải pháp tiêu tổng thể lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc được lựa chọn từ những kịch bản được xây dựng như sau:

- Tiêu thoát nước tự chảy (trọng lực) ra sông Cầu. - Tiêu thoát nước cưỡng bức (động lực) ra sông Hồng. - Tiêu thoát nước tự chảy ra sông Cầu kết hợp tiêu cưỡng bức ra sông Hồng.

3.3.4 Xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đêa) Quy hoạch phân cấp, nâng cấp các tuyến đê đến năm 2020Căn cứ vào hiện trạng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh

Phúc đến năm 2020, các quy hoạch phát triển ngành khác. Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2007 về Phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và Quy phạm phân cấp đê do Bộ Thuỷ lợi ban hành năm 1977 ”QP TL.A.6-77”. Hệ thống đê sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được quy hoạch phân cấp, giai đoạn 2010 - 2020 như bảng 3-5.

Bảng 3-5. Bảng đề xuất phân cấp đê sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,quy hoạch đến năm 2020.

TT Tuyến đê (Từ Km-:-Km)

Địa danh đầu

Địa danh cuối

Chiều dài

(km)

Cấp đê cũ

Cấp đê quy

hoạch đến 2020

Tần suất thiết kế Qmax

Ghi chú

I Đê tả Hồng

K0 -:- K28Bồ Sao – Vĩnh Tường

Phú Đa – Vĩnh Tường

18 I I 0,33% Bảo vệ đô thị loại II (TP Vĩnh

Yên)K18 -:- K29 Đại Tự - Yên Lạc

Nguyệt Đức – Yên Lạc

11 I I 0,33%

II Đê tả Phó ĐáyK0 – K5 Đồng An Hoà - 05 IV II 1% Quy hoạch

71

Page 76: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

TT Tuyến đê (Từ Km-:-Km)

Địa danh đầu

Địa danh cuối

Chiều dài

(km)

Cấp đê cũ

Cấp đê quy

hoạch đến 2020

Tần suất thiết kế Qmax

Ghi chú

Tĩnh - Tam Dương

Tam Dương

vùng phát triển KCN tập trung đến năm

2020K5 – K7An Hoà - Tam Dương

An Hoà - Tam Dương

02 III II 1%

K7 - K13An Hoà - Tam Dương

An Hoà - Tam Dương

06 II II 1% Bảo vệ đô thị loại II (TP Vĩnh

Yên)K13 - K23+ 370Hoàng Đan- Vĩnh Tường

Việt Xuân – Vĩnh Tường

10,370 II II 1%

III Đê hữu Phó Đáy

K0 – K16 Liễn Sơn- Lập Thạch

Cao Phong- Lập Thạch

16 III III 2%

IV Đê tả sông Lô

K0 – K27+900Bạch Lưu – Lập Thạch

Cao Phong – Lập Thạch

27+900 III III 2%

V Đê bối tả Hồng

K0 – K16Cao Đại – Vĩnh Tường

Vĩnh Thịnh -Vĩnh Tường

16 IV IV 5%

K16 – K27+130 Đại Tự – Yên Lạc

Trung Kiên – Yên Lạc

11,130 IV IV 5%

VI Đê địa phương

- Tả Cà Lồ 09 IV 5%

- Hữu Cà Lồ 14 IV 5%

- Sáu Vó 06 IV 5%

b) Đánh giá khả năng chống lũ của các tuyến đê sôngSo sánh cao độ đỉnh đê hiện trạng với đường mực nước lũ thiết kế của từng

tuyến sông có đê, cho thấy bức tranh toàn cảnh về khả năng phòng, chống lũ của hệ thống đê điều tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2020 như sau:

- Tuyến đê tả sông Hồng: Theo quy hoạch, giai đoạn 2010-2020 tuyến đê tả sông Hồng là tuyến đê cấp I có tiêu chuẩn lũ thiết kế là lũ 300 năm (tần suất lũ p=0.33%). Kết quả đánh giá cho thấy, tuyến đê này đảm bảo khả năng chống lũ thiết kế trên toàn hệ thống, chênh lệch giữa cao độ mặt đê hiện trạng so với đỉnh lũ thiết kế từ 2.28m ÷ 2.90m.

72

Page 77: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Tuyến đê tả sông Lô: Giai đoạn 2010-2020 tuyến đê tả sông Lô được quy hoạch nâng cấp từ tuyến đê cấp IV thành tuyến đê cấp III với tiêu chuẩn lũ thiết kế là lũ 50 năm (tần suất lũ p=2%). Kết quả đánh giá cho thấy, tuyến đê này đảm bảo khả năng chống lũ thiết kế trên toàn hệ thống, chênh lệch giữa cao độ mặt đê hiện trạng so với đỉnh lũ thiết kế từ 0.45m ÷ 4.12m.

- Tuyến đê tả sông Phó Đáy: Theo thiết kế quy hoạch giai đoạn 2010-2020, từ K0÷K7 tuyến đê tả Phó Đáy là tuyến đê cấp III có tiêu chuẩn lũ thiết kế là lũ 50 năm (tần suất p=2%). Từ K7÷23+370 là tuyến đê cấp II có tiêu chuẩn lũ thiết kế là lũ 100 năm (tần suất p=1%). Kết quả đánh giá cho thấy, tuyến đê này đảm bảo khả năng chống lũ thiết kế trên toàn hệ thống, chênh lệch giữa cao độ mặt đê hiện trạng so với đỉnh lũ thiết kế từ 2.96m ÷ 6.02m.

- Tuyến đê hữu sông Phó Đáy: Giai đoạn 2010-2020 tuyến đê hữu sông Lô được quy hoạch nâng cấp từ tuyến đê cấp IV thành tuyến đê cấp III với tiêu chuẩn lũ thiết kế là lũ 50 năm (tần suất lũ p=2%). Kết quả đánh giá cho thấy, tuyến đê này đảm bảo khả năng chống lũ thiết kế trên toàn hệ thống, chênh lệch giữa cao độ mặt đê hiện trạng so với đỉnh lũ thiết kế từ 3.48m ÷ 4.84m.

Kết quả đánh giá khả năng chống lũ của từng tuyến đê sông ở trên, sẽ là căn cứ để đề xuất các giải pháp quy hoạch về xây dựng, nâng cấp và tu bổ đê điều đảm bảo công tác phòng chống lũ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2020.

73

Page 78: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Bảng 3-6. Đánh giá khả năng chống lũ của tuyến đê tả sông Hồng – tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2020.

74

Page 79: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ tả sông

Hồng

Vị trí tính từ ngã ba (m)

Cao trình đỉnh đê hiện trạng

(m)

Cấp đê quy hoạch, giai đoạn 2010-

2020

Mực nước lũ lớn nhấtHmax (m)

Đánh giá khả năng chống lũ theo quy hoạch, giai đoạn 2010-2020

Lũ 1971(hoàn nguyên)

Lũ 500 Năm (p=0.2%)

Lũ quy hoạch (p=0.33%)

Chênh lệch Z (m)

Tình trạng

SHG_38 K0+790 790 19.78 I 18.23 18.88 17.04 2.73 Đạt

K1 K1+000 1000 19.90 I 18.20 18.86 17.02 2.88 Đạt

K2 K2+000 2000 19.19 I 18.05 18.75 16.90 2.29 Đạt

SHG_39 K2+170 2170 19.20 I 18.02 18.73 16.88 2.32 Đạt

K3 K3+000 3000 19.25 I 17.91 18.66 16.80 2.45 Đạt

SHG_40 K3+938 3980 19.35 I 17.78 18.57 16.71 2.64 Đạt

K4 K4+000 4000 19.35 I 17.78 18.57 16.71 2.64 Đạt

SHG_41 K4+533 4533 19.14 I 17.71 18.52 16.66 2.48 Đạt

SHG_42 K4+861 4861 19.01 I 17.68 18.50 16.65 2.36 Đạt

K5 K5+000 5000 18.96 I 17.67 18.49 16.64 2.32 Đạt

K6 K6+000 6000 18.92 I 17.58 18.44 16.59 2.33 Đạt

K7 K7+000 7000 18.88 I 17.50 18.39 16.54 2.34 Đạt

SHG_43 K7+888 7888 18.78 I 17.42 18.34 16.49 2.29 Đạt

K8 K8+000 8000 18.77 I 17.41 18.33 16.48 2.29 Đạt

K9 K9+000 9000 18.70 I 17.29 18.23 16.37 2.33 Đạt

K10 K10+000 10000 18.63 I 17.18 18.13 16.27 2.36 Đạt

SHG_44 K11+000 11000 18.56 I 17.06 18.03 16.16 2.40 Đạt

K12 K12+000 12000 18.49 I 17.05 18.00 16.14 2.35 Đạt

K13 K13+000 13000 18.42 I 17.04 17.98 16.13 2.29 Đạt

SHG_45 K13+658 13658 18.41 I 17.04 17.97 16.12 2.29 Đạt

K14 K14+000 14000 18.40 I 16.94 17.86 15.99 2.41 Đạt

SHG_46 K14+066 14066 18.39 I 16.92 17.83 15.97 2.42 Đạt

SHG_47 K15+000 15000 18.28 I 16.83 17.73 15.86 2.42 Đạt

SHG_48 K16+000 16000 18.21 I 16.81 17.70 15.83 2.38 Đạt

K17 K17+000 17000 18.14 I 16.77 17.64 15.77 2.37 Đạt

SHG_49 K17+266 17266 18.12 I 16.76 17.63 15.76 2.36 Đạt

75

Page 80: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ tả sông

Hồng

Vị trí tính từ ngã ba (m)

Cao trình đỉnh đê hiện trạng

(m)

Cấp đê quy hoạch, giai đoạn 2010-

2020

Mực nước lũ lớn nhấtHmax (m)

Đánh giá khả năng chống lũ theo quy hoạch, giai đoạn 2010-2020

Lũ 1971(hoàn nguyên)

Lũ 500 Năm (p=0.2%)

Lũ quy hoạch (p=0.33%)

Chênh lệch Z (m)

Tình trạng

SHG_50 K17+973 17937 18.07 I 16.73 17.58 15.71 2.36 Đạt

K18 K18+000 18000 18.06 I 16.71 17.55 15.68 2.38 Đạt

SHG_51 K18+162 18162 18.06 I 16.65 17.49 15.61 2.45 Đạt

SHG_52 K18+608 18608 18.06 I 16.64 17.47 15.59 2.47 Đạt

K19 K19+000 19000 18.06 I 16.62 17.45 15.56 2.50 Đạt

K20 K20+000 20000 18.03 I 16.56 17.38 15.49 2.54 Đạt

SHG_53 K20+742 20742 18.05 I 16.51 17.33 15.43 2.62 Đạt

K21 K21+000 21000 18.06 I 16.48 17.30 15.39 2.67 Đạt

K22 K22+000 22000 18.14 I 16.36 17.16 15.24 2.90 Đạt

SHG_54 K22+039 22039 18.13 I 16.36 17.16 15.24 2.88 Đạt

K23 K23+000 23000 17.77 I 16.38 17.16 15.25 2.52 Đạt

K24 K24+000 24000 17.78 I 16.40 17.16 15.26 2.52 Đạt

K25 K25+000 25000 17.80 I 16.41 17.16 15.27 2.53 Đạt

SHG_55 K25+319 25319 17.74 I 16.42 17.16 15.27 2.47 Đạt

K26 K26+000 26000 17.60 I 16.41 17.15 15.26 2.34 Đạt

SHG_56 K26+762 26762 17.53 I 16.40 17.13 15.24 2.29 Đạt

K27 K27+000 27000 17.51 I 16.39 17.12 15.23 2.28 Đạt

K28 K28+000 28000 18.08 I 16.36 17.08 15.18 2.90 Đạt

K29 K29+000 29000 17.84 I 16.32 17.04 15.14 2.70 Đạt

SHG_57 K29+560 29560 17.63 I 16.30 17.02 15.11 2.52 ĐạtGhi chú: - Giá trị Z = Zđê – Zmực nước max (chênh lệch = cao độ đỉnh đê – cao độ mực nước lớn nhất).  - Đạt : vị trí Đê không bị tràn lũ ; Không đạt : vị trí Đê bị tràn lũ.  - Lũ 300 năm và lũ 500 năm có sự điều tiết của các hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang.

76

Page 81: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Bảng 3-7. Đánh giá khả năng chống lũ của tuyến đê tả sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2020.Mặt cắt tính

toánKm đê

tương ứng bờ tả sông

Vị trí tính từ ngã ba (m)

Cao trình đỉnh đê hiện trạng

(m)

Cấp đê quy hoạch, giai đoạn 2010-

2020

Mực nước lũ lớn nhất - Hmax (m) Đánh giá khả năng chống lũ theo quy hoạch, giai đoạn 2010-2020

Lũ 1971 (hoàn nguyên)

Lũ 500 Năm (p=0.2%)

Lũ quy hoạch (p=2%)

Chênh lệch Z (m)

Tình trạng

K1 K1+000 1000 21.10 III 21.46 22.22 19.70 1.40 Đạt

SLO05_22 K1+600 1600 21.07 III 21.11 22.28 19.47 1.60 Đạt

K2 K2+000 2000 21.05 III 20.87 22.08 19.31 1.74 Đạt

SLO08_6 K2+500 2500 21.18 III 20.58 21.83 19.12 2.05 Đạt

K3 K3+000 3000 21.30 III 20.54 21.78 19.10 2.20 Đạt

K4 K4+000 4000 20.89 III 20.47 21.69 19.05 1.84 Đạt

K5 K5+000 5000 20.82 III 20.40 21.59 19.00 1.82 Đạt

SLO05_23 K5+800 5800 20.76 III 20.34 21.52 18.96 1.81 Đạt

K6 K6+000 6000 20.75 III 20.35 21.52 18.97 1.78 Đạt

SLO05_24 K6+300 6300 20.73 III 20.37 21.54 18.98 1.75 Đạt

K7 K7+000 7000 20.68 III 20.19 21.36 18.86 1.82 Đạt

K8 K8+000 8000 20.61 III 19.94 21.12 18.68 1.93 Đạt

SLO08_7 K9+000 9000 20.54 III 19.68 20.87 18.50 2.04 Đạt

SLO05_25 K9+500 9500 21.48 III 19.41 20.51 18.32 3.16 Đạt

K10 K10+000 10000 22.41 III 19.38 20.47 18.29 4.12 Đạt

K11 K11+000 11000 21.55 III 19.31 20.39 18.25 3.30 Đạt

SLO05_26 K11+100 11100 21.43 III 19.30 20.39 18.24 3.18 Đạt

K12 K12+000 12000 20.33 III 19.22 20.31 18.19 2.14 Đạt

K13 K13+000 13000 20.26 III 19.14 20.22 18.14 2.12 Đạt

SLO08_8 K14+000 14000 20.19 III 19.05 20.14 18.08 2.11 Đạt

K15 K15+000 15000 20.12 III 18.98 20.04 18.03 2.09 Đạt

K16 K16+000 16000 20.05 III 18.91 19.94 17.98 2.07 Đạt

K17 K17+000 17000 18.38 III 18.84 19.85 17.93 0.45 Đạt

SLO05_27 K17+100 17100 18.53 III 18.83 19.84 17.93 0.61 Đạt

77

Page 82: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ tả sông

Vị trí tính từ ngã ba (m)

Cao trình đỉnh đê hiện trạng

(m)

Cấp đê quy hoạch, giai đoạn 2010-

2020

Mực nước lũ lớn nhất - Hmax (m) Đánh giá khả năng chống lũ theo quy hoạch, giai đoạn 2010-2020

Lũ 1971 (hoàn nguyên)

Lũ 500 Năm (p=0.2%)

Lũ quy hoạch (p=2%)

Chênh lệch Z (m)

Tình trạng

K18 K18+000 18000 19.91 III 18.80 19.80 17.91 2.00 Đạt

K19 K19+000 19000 19.40 III 18.77 19.76 17.89 1.51 Đạt

K20 K20+000 20000 19.77 III 18.75 19.72 17.87 1.90 Đạt

SLO05_28 K20+200 20200 19.76 III 18.74 19.71 17.87 1.89 Đạt

K21 K21+000 21000 19.70 III 18.69 19.66 17.84 1.86 Đạt

K22 K22+000 22000 19.63 III 18.64 19.60 17.81 1.82 Đạt

SLO08_9 K22+600 22600 19.56 III 18.60 19.56 17.79 1.77 Đạt

K23 K23+000 23000 19.51 III 18.57 19.53 17.77 1.74 Đạt

SLO08_10 K23+900 23900 19.49 III 18.51 19.46 17.74 1.76 Đạt

K24 K24+000 24000 19.49 III 18.50 19.44 17.73 1.76 Đạt

K25 K25+000 25000 18.22 III 18.37 19.29 17.66 0.56 Đạt

SLO08_11 K25+100 25100 18.33 III 18.36 19.28 17.65 0.69 Đạt

K26 K26+000 26000 19.35 III 18.35 19.24 17.64 1.71 Đạt

SLO08_12 K26+500 26500 19.32 III 18.35 19.21 17.64 1.67 Đạt

K27 K27+000 27000 19.28 III 18.35 19.21 17.64 1.64 Đạt

SLO05_30 K27+800 27800 19.23 III 18.36 19.21 17.64 1.59 ĐạtGhi chú: - Giá trị Z = Zđê – Zmực nước max (chênh lệch = cao độ đỉnh đê – cao độ mực nước lớn nhất).  - Đạt : vị trí Đê không bị tràn lũ ; Không đạt : vị trí Đê bị tràn lũ.  - Lũ 300 năm và lũ 500 năm có sự điều tiết của các hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang.

78

Page 83: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Hình 3-3. So sánh cao trình đường mực nước lũ quy hoạch và tuyến đê tả sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 3-8. Đánh giá khả năng chống lũ của tuyến đê tả sông Phó Đáy – tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2020.Mặt cắt tính

toánKm đê

tương ứng bờ tả sông Phó Đáy

Vị trí tính từ ngã ba (m)

Cao trình đỉnh đê hiện trạng

(m)

Cấp đê quy hoạch, giai đoạn 2010-

2020

Mực nước lũ lớn nhất - Hmax (m) Đánh giá khả năng chống lũ theo quy hoạch, giai đoạn 2010-2020

Lũ 1971 (hoàn nguyên)

Lũ 500 Năm (p=0.2%)

Lũ quy hoạch (p=1-2%)

Chênh lệch Z (m)

Tình trạng

SPD_3 K0+000 0 22.00 II 18.88 20.28 18.65 3.35 Đạt

K1 K1+000 1000 21.00 II 18.86 20.04 18.04 2.96 Đạt

K2 K2+000 2000 20.84 II 18.84 19.79 17.44 3.40 Đạt

K3 K3+000 3000 20.63 II 18.82 19.59 16.84 3.79 Đạt

K4 K4+000 4000 20.60 II 18.80 19.45 16.23 4.37 Đạt

SPD_4 K5+000 5000 20.50 II 18.78 19.32 15.63 4.87 Đạt

K6 K6+000 6000 20.40 II 18.76 19.23 15.51 4.89 Đạt

K7 K7+000 7000 20.30 II 18.74 19.16 15.40 4.90 Đạt

SPD_5 K8+000 8000 20.30 II 18.72 19.11 15.28 5.02 Đạt

K9 K9+000 9000 20.20 II 18.70 19.06 14.93 5.27 Đạt

SPD_6 K10+000 10000 20.20 II 18.68 19.04 14.57 5.63 Đạt

K11 K11+000 11000 20.12 II 18.66 18.99 14.51 5.61 Đạt

SPD_7 K12+000 12000 20.20 II 18.64 18.99 14.44 5.76 Đạt

K13 K13+000 13000 20.20 II 18.62 18.98 14.39 5.81 Đạt

K14 K14+000 14000 20.20 II 18.60 18.98 14.34 5.86 Đạt

SPD_8 K15+000 15000 20.30 II 18.58 18.98 14.29 6.02 Đạt

K16 K16+000 16000 20.20 II 18.56 18.98 14.28 5.92 Đạt

SPD_9 K17+000 17000 19.80 II 18.54 18.98 14.27 5.53 Đạt

SPD_10 K18+000 18000 19.80 II 18.52 18.98 14.27 5.53 Đạt

SPD_11 K19+000 19000 19.80 II 18.50 18.98 14.28 5.52 Đạt

K20 K20+000 20000 20.20 II 18.48 18.98 14.32 5.88 Đạt

79

Page 84: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ tả sông Phó Đáy

Vị trí tính từ ngã ba (m)

Cao trình đỉnh đê hiện trạng

(m)

Cấp đê quy hoạch, giai đoạn 2010-

2020

Mực nước lũ lớn nhất - Hmax (m) Đánh giá khả năng chống lũ theo quy hoạch, giai đoạn 2010-2020

Lũ 1971 (hoàn nguyên)

Lũ 500 Năm (p=0.2%)

Lũ quy hoạch (p=1-2%)

Chênh lệch Z (m)

Tình trạng

SPD_12 K21+000 21000 20.20 II 18.46 18.98 14.36 5.84 Đạt

K23+370 K23+370 23370 20.20 II 18.41 18.98 14.45 5.75 ĐạtGhi chú: - Giá trị Z = Zđê – Zmực nước max (chênh lệch = cao độ đỉnh đê – cao độ mực nước lớn nhất) ; - Đạt : vị trí Đê không bị tràn lũ ; Không đạt : vị trí Đê bị tràn lũ.

Hình 3-4. So sánh cao trình đường mực nước lũ quy hoạch và tuyến đê tả sông Phó Đáy – tỉnh Vĩnh Phúc.Bảng 3-9. Đánh giá khả năng chống lũ của tuyến đê hữu sông Phó Đáy – tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2010-2020.

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ hữu

sông Phó Đáy

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Cao trình đỉnh đê hiện trạng

(m)

Cấp đê quy hoạch, giai đoạn 2010-

2020

Mực nước lũ lớn nhất - Hmax (m) Đánh giá khả năng chống lũ theo quy hoạch, giai đoạn 2010-2020

Lũ 1971 (hoàn nguyên)

Lũ 500 Năm (p=0.2%)

Lũ quy hoạch (p=2%)

Chênh lệch Z (m)

Tình trạng

K0 K0+000 0 19.20 III 18.82 19.46 15.72 3.48 Đạt

K1 K1+000 1000 19.25 III 18.81 19.42 15.65 3.60 Đạt

K2 K2+000 2000 19.75 III 18.80 19.38 15.58 4.17 Đạt

K3 K3+000 3000 20.25 III 18.78 19.35 15.51 4.74 Đạt

SPD_4 K3+200 3200 20.19 III 18.78 19.32 15.50 4.69 Đạt

K4 K4+000 4000 19.93 III 18.77 19.29 15.45 4.48 Đạt

K5 K5+000 5000 19.55 III 18.76 19.24 15.38 4.17 Đạt

K6 K6+000 6000 19.18 III 18.75 19.20 15.31 3.87 Đạt

K7 K7+000 7000 19.13 III 18.73 19.15 15.24 3.89 Đạt

SPD_5 K8+000 8000 19.08 III 18.72 19.11 15.17 3.91 Đạt

K9 K9+000 9000 19.08 III 18.70 19.08 14.84 4.24 Đạt

SPD_6 K10+000 10000 19.08 III 18.68 19.04 14.51 4.57 Đạt

K11 K11+000 11000 19.08 III 18.66 19.01 14.45 4.63 Đạt

SPD_7 K12+000 12000 19.08 III 18.64 18.99 14.39 4.69 Đạt

K13 K13+000 13000 23.25 III 18.62 18.98 14.34 8.91 Đạt

K14 K14+000 14000 25.20 III 18.60 18.98 14.30 10.90 Đạt

80

Page 85: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ hữu

sông Phó Đáy

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Cao trình đỉnh đê hiện trạng

(m)

Cấp đê quy hoạch, giai đoạn 2010-

2020

Mực nước lũ lớn nhất - Hmax (m) Đánh giá khả năng chống lũ theo quy hoạch, giai đoạn 2010-2020

Lũ 1971 (hoàn nguyên)

Lũ 500 Năm (p=0.2%)

Lũ quy hoạch (p=2%)

Chênh lệch Z (m)

Tình trạng

SPD_8 K15+000 15000 32.15 III 18.58 18.98 14.25 17.91 Đạt

K16 K16+000 16000 19.08 III 18.56 18.98 14.25 4.83 Đạt

SPD_9 K17+000 17000 19.08 III 18.54 18.98 14.24 4.84 Đạt

SPD_11 K19+000 19000 19.06 III 18.50 18.98 14.24 4.82 Đạt

K20 K20+000 20000 19.07 III 18.48 18.98 14.28 4.79 Đạt

SPD_12 K21+000 21000 19.08 III 18.46 18.98 14.31 4.77 Đạt

K23+370 K23+370 23370 19.08 III 18.41 18.98 14.39 4.69 ĐạtGhi chú: - Giá trị Z = Zđê – Zmực nước max (chênh lệch = cao độ đỉnh đê – cao độ mực nước lớn nhất) ; - Đạt : vị trí Đê không bị tràn lũ ; Không đạt : vị trí Đê bị tràn lũ.

81

Page 86: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

3.3.5 Xác định mực nước, lưu lượng lũ thiết kế của các tuyến sông có đê Căn cứ quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính

phủ và Quy phạm phân cấp đê do Bộ Thuỷ lợi ban hành năm 1977 ”QP TL.A.6-77”. Mực nước, lưu lượng lũ thiết kế (Htk, Qtk) theo quy hoạch cho các tuyến đê cấp I, II, III và IV thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được xác định từ kết quả tính toán của mô hình thủy lực 1 chiều MIKE11 với các tần xuất tương ứng P=0.33% ; P=1% ; P=2% ; P=5%. Kết quả tính toán mực nước, lưu lượng lũ thiết kế đê cho các tuyến sông chính tỉnh Vĩnh Phúc được trình bày tại bảng 3-10 đến bảng 3-13.

Bảng 3-10. Mực nước và lưu lượng lũ thiết kế Đê quy hoạch, tuyến đêtả sông Hồng - tỉnh Vĩnh Phúc.

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ tả

sông Hồng

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Cấp đê quy

hoạch đến 2020

Tần xuất thiết kế Qmax

Lũ 1971 (hoàn

nguyên)

Mực nước - Lưu lượng LTK đê quy hoạch

H (m) Q (m3/s)SHG_38 K0+790 790 I P=0,33% 18.23 17.04 23664K1 K1+000 1000 I P=0,33% 18.20 17.02 23660K2 K2+000 2000 I P=0,33% 18.05 16.90 23642SHG_39 K2+170 2170 I P=0,33% 18.02 16.88 23639K3 K3+000 3000 I P=0,33% 17.91 16.80 23632SHG_40 K3+938 3980 I P=0,33% 17.78 16.71 23623K4 K4+000 4000 I P=0,33% 17.78 16.71 23623SHG_41 K4+533 4533 I P=0,33% 17.71 16.66 23618SHG_42 K4+861 4861 I P=0,33% 17.68 16.65 23613K5 K5+000 5000 I P=0,33% 17.67 16.64 23611K6 K6+000 6000 I P=0,33% 17.58 16.59 23600K7 K7+000 7000 I P=0,33% 17.50 16.54 23588SHG_43 K7+888 7888 I P=0,33% 17.42 16.49 23578K8 K8+000 8000 I P=0,33% 17.41 16.48 23576K9 K9+000 9000 I P=0,33% 17.29 16.37 23557K10 K10+000 10000 I P=0,33% 17.18 16.27 23537SHG_44 K11+000 11000 I P=0,33% 17.06 16.16 23518K12 K12+000 12000 I P=0,33% 17.05 16.14 23509K13 K13+000 13000 I P=0,33% 17.04 16.13 23499SHG_45 K13+658 13658 I P=0,33% 17.04 16.12 23493K14 K14+000 14000 I P=0,33% 16.94 15.99 23456SHG_46 K14+066 14066 I P=0,33% 16.92 15.97 23449SHG_47 K15+000 15000 I P=0,33% 16.83 15.86 23428SHG_48 K16+000 16000 I P=0,33% 16.81 15.83 23424K17 K17+000 17000 I P=0,33% 16.77 15.77 23410SHG_49 K17+266 17266 I P=0,33% 16.76 15.76 23406SHG_50 K17+973 17937 I P=0,33% 16.73 15.71 23388K18 K18+000 18000 I P=0,33% 16.71 15.68 23385SHG_51 K18+162 18162 I P=0,33% 16.65 15.61 23376

82

Page 87: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ tả

sông Hồng

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Cấp đê quy

hoạch đến 2020

Tần xuất thiết kế Qmax

Lũ 1971 (hoàn

nguyên)

Mực nước - Lưu lượng LTK đê quy hoạch

H (m) Q (m3/s)SHG_52 K18+608 18608 I P=0,33% 16.64 15.59 23370K19 K19+000 19000 I P=0,33% 16.62 15.56 23366K20 K20+000 20000 I P=0,33% 16.56 15.49 23356SHG_53 K20+742 20742 I P=0,33% 16.51 15.43 23349K21 K21+000 21000 I P=0,33% 16.48 15.39 23346K22 K22+000 22000 I P=0,33% 16.36 15.24 23333SHG_54 K22+039 22039 I P=0,33% 16.36 15.24 23333K23 K23+000 23000 I P=0,33% 16.38 15.25 23327K24 K24+000 24000 I P=0,33% 16.40 15.26 23321K25 K25+000 25000 I P=0,33% 16.41 15.27 23315SHG_55 K25+319 25319 I P=0,33% 16.42 15.27 23313K26 K26+000 26000 I P=0,33% 16.41 15.26 23299SHG_56 K26+762 26762 I P=0,33% 16.40 15.24 23284K27 K27+000 27000 I P=0,33% 16.39 15.23 23280K28 K28+000 28000 I P=0,33% 16.36 15.18 23264K29 K29+000 29000 I P=0,33% 16.32 15.14 23239SHG_57 K29+560 29560 I P=0,33% 16.30 15.11 23239

Ghi chú : Mực nước, lưu lượng lũ thiết kế Đê tả sông Hồng được tính toán với tần xuất lũ P=0,33% (lũ 300 năm) có sự điều tiết của các hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang giữ cho mực nước Hà Nội không vượt quá 13,1m.

Bảng 3-11. Mực nước và lưu lượng lũ thiết kế Đê quy hoạch, tuyến đêtả sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc.

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ tả sông Lô

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Cấp đê quy

hoạch đến 2020

Tần xuất thiết kế Qmax

Lũ 1971 (hoàn

nguyên)

Mực nước - Lưu lượng LTK đê quy hoạch

H (m) Q (m3/s)

K1 K1+000 1000 III P=2% 21.46 19.70 7705SLO05_22 K1+600 1600 III P=2% 21.11 19.47 7713K2 K2+000 2000 III P=2% 20.87 19.31 7718SLO08_6 K2+500 2500 III P=2% 20.58 19.12 7725K3 K3+000 3000 III P=2% 20.54 19.10 7731K4 K4+000 4000 III P=2% 20.47 19.05 7743K5 K5+000 5000 III P=2% 20.40 19.00 7755SLO05_23 K5+800 5800 III P=2% 20.34 18.96 7765K6 K6+000 6000 III P=2% 20.35 18.97 7766SLO05_24 K6+300 6300 III P=2% 20.37 18.98 7767K7 K7+000 7000 III P=2% 20.19 18.86 7751K8 K8+000 8000 III P=2% 19.94 18.68 7729SLO08_7 K9+000 9000 III P=2% 19.68 18.50 7707SLO05_25 K9+500 9500 III P=2% 19.41 18.32 7699K10 K10+000 10000 III P=2% 19.38 18.29 7699K11 K11+000 11000 III P=2% 19.31 18.25 7699

83

Page 88: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ tả sông Lô

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Cấp đê quy

hoạch đến 2020

Tần xuất thiết kế Qmax

Lũ 1971 (hoàn

nguyên)

Mực nước - Lưu lượng LTK đê quy hoạch

H (m) Q (m3/s)SLO05_26 K11+100 11100 III P=2% 19.30 18.24 7699K12 K12+000 12000 III P=2% 19.22 18.19 7699K13 K13+000 13000 III P=2% 19.14 18.14 7698SLO08_8 K14+000 14000 III P=2% 19.05 18.08 7698K15 K15+000 15000 III P=2% 18.98 18.03 7698K16 K16+000 16000 III P=2% 18.91 17.98 7699K17 K17+000 17000 III P=2% 18.84 17.93 7699SLO05_27 K17+100 17100 III P=2% 18.83 17.93 7699K18 K18+000 18000 III P=2% 18.80 17.91 7701K19 K19+000 19000 III P=2% 18.77 17.89 7703K20 K20+000 20000 III P=2% 18.75 17.87 7705SLO05_28 K20+200 20200 III P=2% 18.74 17.87 7706K21 K21+000 21000 III P=2% 18.69 17.84 7706K22 K22+000 22000 III P=2% 18.64 17.81 7707SLO08_9 K22+600 22600 III P=2% 18.60 17.79 7707K23 K23+000 23000 III P=2% 18.57 17.77 7708SLO08_10 K23+900 23900 III P=2% 18.51 17.74 7709K24 K24+000 24000 III P=2% 18.50 17.73 7709K25 K25+000 25000 III P=2% 18.37 17.66 7711SLO08_11 K25+100 25100 III P=2% 18.36 17.65 7711K26 K26+000 26000 III P=2% 18.35 17.64 7714SLO08_12 K26+500 26500 III P=2% 18.35 17.64 7715K27 K27+000 27000 III P=2% 18.35 17.64 7715SLO05_30 K27+800 27800 III P=2% 18.36 17.64 7715K28 K28+000 28000 III P=2% 18.36 17.64 7715

Ghi chú :Mực nước, lưu lượng lũ thiết kế Đê tả sông Lô được tính toán với tần xuất lũ P=2% (lũ 50 năm) có sự điều tiết của các hồ chứa Thác Bà và Tuyên Quang.

Bảng 3-12. Mực nước và lưu lượng lũ thiết kế Đê quy hoạch, tuyến đêtả sông Phó Đáy - tỉnh Vĩnh Phúc.

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ tả Phó

Đáy

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Cấp đê quy hoạch đến 2020

Tần xuất thiết kế Qmax

Lũ 1971 (hoàn

nguyên)

Mực nước - Lưu lượng LTK đê quy hoạchH (m) Q (m3/s)

SPD_3 K0+000 0 II P=1% 18.88 18.65 1051K1 K1+000 1000 II P=1% 18.86 18.04 1051K2 K2+000 2000 II P=1% 18.84 17.44 1051K3 K3+000 3000 II P=1% 18.82 16.84 1051K4 K4+000 4000 II P=1% 18.80 16.23 1051SPD_4 K5+000 5000 II P=1% 18.78 15.63 1051K6 K6+000 6000 II P=1% 18.76 15.51 1051K7 K7+000 7000 II P=1% 18.74 15.40 1051SPD_5 K8+000 8000 II P=1% 18.72 15.28 1051

84

Page 89: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ tả Phó

Đáy

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Cấp đê quy hoạch đến 2020

Tần xuất thiết kế Qmax

Lũ 1971 (hoàn

nguyên)

Mực nước - Lưu lượng LTK đê quy hoạchH (m) Q (m3/s)

K9 K9+000 9000 II P=1% 18.70 14.93 1053SPD_6 K10+000 10000 II P=1% 18.68 14.57 1054K11 K11+000 11000 II P=1% 18.66 14.51 1056SPD_7 K12+000 12000 II P=1% 18.64 14.44 1057K13 K13+000 13000 II P=1% 18.62 14.39 1064K14 K14+000 14000 II P=1% 18.60 14.34 1071SPD_8 K15+000 15000 II P=1% 18.58 14.29 1078K16 K16+000 16000 II P=1% 18.56 14.28 1087SPD_9 K17+000 17000 II P=1% 18.54 14.27 1095SPD_10 K18+000 18000 II P=1% 18.52 14.27 1121SPD_11 K19+000 19000 II P=1% 18.50 14.28 1137K20 K20+000 20000 II P=1% 18.48 14.32 1143SPD_12 K21+000 21000 II P=1% 18.46 14.36 1149K23+370 K23+370 23370 II P=1% 18.41 14.45 1163

Ghi chú :Mực nước, lưu lượng lũ thiết kế Đê trên sông Phó đáy được tính toán với lưu lượng lũ tự nhiên với tần xuất P=1% ; P=2% tại trạm thủy văn Quảng Cư.

Bảng 3-13. Mực nước và lưu lượng lũ thiết kế Đê quy hoạch, tuyến đêhữu sông Phó Đáy - tỉnh Vĩnh Phúc.

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ hữu

Phó Đáy

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Cấp đê quy hoạch đến 2020

Tần xuất thiết kế Qmax

Lũ 1971 (hoàn

nguyên)

Mực nước - Lưu lượng LTK đê quy hoạch

H (m) Q (m3/s)K0 K0+000 0 III P=2% 18.82 15.72 966K1 K1+000 1000 III P=2% 18.81 15.65 966K2 K2+000 2000 III P=2% 18.80 15.58 966K3 K3+000 3000 III P=2% 18.78 15.51 966SPD_4 K3+200 3200 III P=2% 18.78 15.50 966K4 K4+000 4000 III P=2% 18.77 15.45 966K5 K5+000 5000 III P=2% 18.76 15.38 966K6 K6+000 6000 III P=2% 18.75 15.31 966K7 K7+000 7000 III P=2% 18.73 15.24 966SPD_5 K8+000 8000 III P=2% 18.72 15.17 966K9 K9+000 9000 III P=2% 18.70 14.84 966SPD_6 K10+000 10000 III P=2% 18.68 14.51 966K11 K11+000 11000 III P=2% 18.66 14.45 968SPD_7 K12+000 12000 III P=2% 18.64 14.39 970K13 K13+000 13000 III P=2% 18.62 14.34 971K14 K14+000 14000 III P=2% 18.60 14.30 971SPD_8 K15+000 15000 III P=2% 18.58 14.25 972K16 K16+000 16000 III P=2% 18.56 14.25 985SPD_9 K17+000 17000 III P=2% 18.54 14.24 998SPD_10 K18+000 18000 III P=2% 18.52 14.23 1023SPD_11 K19+000 19000 III P=2% 18.50 14.24 1045

85

Page 90: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng bờ hữu

Phó Đáy

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Cấp đê quy hoạch đến 2020

Tần xuất thiết kế Qmax

Lũ 1971 (hoàn

nguyên)

Mực nước - Lưu lượng LTK đê quy hoạch

H (m) Q (m3/s)K20 K20+000 20000 III P=2% 18.48 14.28 1059SPD_12 K21+000 21000 III P=2% 18.46 14.31 1073K23+370 K23+370 23370 III P=2% 18.41 14.39 1106

Ghi chú :Mực nước, lưu lượng lũ thiết kế Đê trên sông Phó đáy được tính toán với lưu lượng lũ tự nhiên với tần xuất P=1% ; P=2% tại trạm thủy văn Quảng Cư.

3.3.6 Xác định tuyến thoát lũ, đảm bảo chỉ tiêu thiết kế cho hệ thống sôngĐể tính toán, xác định tuyến thoát lũ (hành lang thoát lũ) cho các tuyến sông

thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo công nghệ của FEMA chúng tôi đã sử dụng mô hình HEC-RAS phiên bản 4.0 kết hợp với mô hình MIKE-11 phiên bản 2007.

a) Xác định chỉ giới thoát lũ đối với từng tuyến sông có đêViệc thiết lập tuyến hành lang thoát lũ quy hoạch (HLTL-QH) nhằm mục đích

khai thác tối đa các vùng bãi sông phía ngoài đê không đóng góp cho việc thoát lũ để phục vụ các mục đích phát triển kinh tế xã hội và ổn định lòng sông, bãi sông lâu dài. Tuyến hành lang thoát lũ được chọn phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn phòng chống lũ giai đoạn từ 2008 - 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc. Các tiêu chí chính để lựa chọn như sau:

1) Về mực nước: Đảm bảo tuyến hành lang thoát lũ không làm gia tăng mực nước trên các tuyến sông và không làm ảnh hưởng đến khả năng chống lũ, thoát lũ của các địa phương vùng lân cận.

2) Về lưu lượng: Tuyến hành lang thoát lũ xác định phải đảm bảo thoát được lưu lượng lũ thiết kế cho các tuyến sông chính chảy qua địa bàn tỉnh như sau:

- Lưu lượng lũ thiết kế cho tuyến sông Hồng: Đảm bảo thoát lũ 300 năm (tần suất p=0.33%) tại Sơn Tây có sự điều tiết của các hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang giữ mực nước Hà Hội không vượt quá 13,1m.

- Lưu lượng lũ thiết kế cho tuyến sông Lô: Đảm bảo thoát lũ P=2% tại Vụ Quang có sự điều tiết của các hồ chứa Thác Bà và Tuyên Quang.

- Lưu lượng lũ thiết kế cho tuyến sông Phó Đáy: Đảm bảo thoát lũ P=1% tại Quảng Cư (tương ứng với lưu lượng lũ tự nhiên tại trạm thủy văn Quảng Cư trên sông Phó Đáy, Q = 1051 m3/s).

3) Về vận tốc: Tuyến hành lang thoát lũ được chọn không làm gia tăng vận tốc của dòng chảy quá vận tốc tới hạn của quá trình xói lở bờ sông, lòng sông.

4) Về hình thái sông: Tuyến hành lang thoát lũ được chọn phải xuôi thuận về mặt thủy lực của dòng chảy và hình thái của dòng sông.

5) Tiêu chí kinh tế xã hội: Tuyến hành lang thoát lũ được chọn không làm ảnh hưởng lớn đến dân sinh kinh tế xã hội vùng bãi sông. Giảm bớt căng thẳng vùng bối bãi trong mùa lũ hàng năm như ngập lũ, xói lở bờ…Tạo điều kiện phát triển và ổn

86

Page 91: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

định đời sống nhân dân sống ngoài vùng bối bãi và đưa sự công bằng hơn giữa vùng bãi đang phát triển, bãi cũ, khu đô thị, khu dân cư tập trung.

6) Tiêu chí môi trường sinh thái: Ngăn chặn sự lấn chiếm bãi sông, tận dụng tài nguyên đất ngoài bãi sông có thể khai thác và tạo cảnh quan, môi trường dọc theo các tuyến sông.

Từ kết quả tính toán, sau khi hiệu chỉnh vị trí HLTL trên từng mặt cắt ngang và trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1/25.000 để phù hợp với tình hình thực tế tại các trọng điểm có dân cư sinh sống (khu vực bối Vĩnh Tường – Yên Lạc), các công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình bảo vệ bờ. Hành lang thoát lũ quy hoạch (HLTL-QH) được đề xuất cho từng tuyến sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

* Tuyến HLTL trên sông Hồng:- Phía bờ tả sông Hồng: + Từ K0 ÷ K3+300 chỉ giới HLTL trùng với chỉ giới HLTL tuyến đê tả sông Lô

và tuyến đê tả sông Hồng thuộc địa bàn phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ theo quy hoạch đã được HĐND tỉnh Phú Thọ phê duyệt;

+ Từ K3+300 ÷ K4+500 chỉ giới HLTL nối liền với chỉ gới HLTL của tỉnh Phú Thọ tạo sự trơn thuận về tuyến thoát lũ phía bờ tả sông Hồng từ ngã ba Lô-Hồng xuôi về phía hạ lưu;

+ Từ K4+500 ÷ K16 chỉ giới HLTL đi theo tuyến đê bối bảo vệ dân cư vùng bãi sông các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, An Tường và Vĩnh Thịnh.

+ Từ K16 ÷ K29 Vị trí HLTL đi theo tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc. Điểm cuối của tuyến thoát lũ đi trùng với tuyến đê chính tả Hồng tại K31+200 trên địa bàn các xã Tiến Thịnh và Chu Phan thuộc huyện Mê Linh – TP Hà Nội. Tạo tuyến thoát lũ trơn thuận cho phía bờ tả sông Hồng và phù hợp với tuyến thoát lũ quy hoạch chung của thành phố Hà Nội và các địa phương phía hạ lưu sông Hồng.

- Phía bờ hữu sông Hồng: Đây là phía bờ thuộc địa phận thành phố Hà Nội, vì vậy chỉ giới HLTL được trích dẫn từ Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt: Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, như sau:

+ Từ K0 (hạ lưu cầu Trung Hà; đầu tuyến đê hữu Hồng) đến K10: Đưởng chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.

+ Từ K10 đến K17 (thuộc bãi Phú Châu): đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê bối thuộc các xã Tản Hồng, Châu Sơn, Phú Phương, Phú Châu.

+ Từ K17 đến K36+730: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính.+ Từ K36+730 (tương ứng K0 đê Vân Cốc) đến K3 (đê Vân Cốc): Đường chỉ

giới thoát lũ đi theo tuyến đê bối thuộc xã Cẩm Đình.+ Từ K3 (đê Vân Cốc) đến K4 (đê Vân Cốc): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo

tuyến đê Vân Cốc.

87

Page 92: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

+ Từ K4 (đê Vân Cốc) đến K10 (đê Vân Cốc): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê bối các xã Vân Phúc, Vân Hà (huyện Phúc Thọ), Trung Châu (huyện Đan Phượng).

+ Từ K10 (đê Vân Cốc; điểm đầu đê La Thạch) đến K15+160 (đê Vân Cốc - ứng với K40+250 đê hữu Hồng): Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê Vân Cốc.

+ Từ K40+250 đến K48+160: Đường chỉ giới thoát lũ đi theo tuyến đê chính hữu Hồng.

* Tuyến HLTL trên sông Lô:- Phía bờ tả sông Lô: Dọc theo phía bờ của Vĩnh Phúc, các bãi sông hầu như có

diện tích rất nhỏ. Đê tả sông Lô được xây dựng sát với bờ sông, vì vậy để đảm bảo khả năng thoát lũ của đoạn sông này. Vị trí HLTL được quy hoạch như sau:

+ Từ K0 ÷ K8+530 chỉ giới HLTL trùng với tuyến đê tả Lô thuộc địa phận các xã Bạch Lưu, Hải Lựu và Đôn nhân.

+ Từ K8+530 ÷ K10+200 chỉ giới HLTL đi trùng với tuyến đê bối bảo vệ dân cư vùng bãi sông thôn Hạ, thôn Trung thuộc xã Đôn Nhân. Vị trí HLTL cách đe chính tả Lô khoảng 1500m.

+ Từ K10+200 ÷ K27+800 chỉ giới HLTL đi trùng với tuyến đê tả Lô thuộc địa phận các xã Phượng Khoan, Tam Sơn, Như Thụy, Tứ Yên, Đức Bác và Cao Phong.

- Phía bờ hữu sông Lô: Đây là phía bờ thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ, vì vậy chỉ giới HLTL được trích dẫn từ báo cáo: ”Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của của các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020” như sau:

+ Từ K0–K12,8 chỉ giới HLTL trùng với tuyến đê chính; từ K12,8-K14,7 chỉ giới HLTL đi phía sau bãi cao sát đê khu vực thôn Ngọc Trích, cách đê chính 100m; từ K14,7–K29,0 chỉ giới HLTL trùng với tuyến đê chính; từ K29,0-K30,0 chỉ giới HLTL đi phía sau khu dân cư xóm Chùa Am xã Phú Mỹ, cách đê chính 180m; từ K30,0–K31,0 chỉ giới HLTL trùng với tuyến đê chính; từ K31,0-K33,4 chỉ giới HLTL đi phía sau khu dân cư xóm Giàu, Thọ Trung xã Phú Mỹ cách đê chính 70m; từ K33,4–K41,0 chỉ giới HLTL trùng với tuyến đê chính;

+ Từ K41,0-K46,0 chỉ giới HLTL đi phía sau khu dân cư xóm Trại, xóm Núi xã Tiên Du cách đê chính 60-150m; từ K46,0-K47,5 chỉ giới HLTL đi phía sau khu vực cảng, dân cư xóm Thượng, xóm Trung xã Tiên Du, cách đê chính 100m; từ K47,5–K53,9 chỉ giới HLTL trùng với tuyến đê chính; từ K53,9-K56,6 chỉ giới HLTL đi phía sau khu dân cư xóm Dăm, xóm Trung xã Từ Đà, cách đê chính 100-150m; từ K56,6-K59,6 chỉ giới HLTL đi phía sau khu dân cư xóm Soi thôn Long Thành xã Vĩnh Phú, xóm cách đê chính 300-500m;

+ Từ K59,6-K62,5 chỉ giới HLTL đi phía sau khu dân cư xã Phượng Lâu, cách đê chính 80m; từ K62,5-K65,0 chỉ giới HLTL đi phía sau khu dân cư Trại Gà, Dữu Lâu phường Dữ Lâu, cách đê chính 190-200m; từ K65,0-K68,2 chỉ giới HLTL đi phía

88

Page 93: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

sau khu dân cư xóm Đồi, cách đê chính 100m; từ K68,2-K72,0 chỉ giới HLTL đi phía sau khu dân cư Quyết Thắng, Hưng Đạo, Vinh Quang, Hòa Phong, Hồng Hà, cách đê chính 200-800m.

* Tuyến HLTL trên sông Phó Đáy:Đối với tuyến sông Phó Đáy là tuyến sông có độ dốc lớn, hình dáng sông cong

queo với nhiều đoạn sông gấp khúc liên tục. Chế độ lũ trên sông mang tính chất lũ núi và luôn tiềm ẩn nguy cơ cao về xảy ra lũ quét, lũ ống. Hiện nay ở hai phía bờ của con sông, bãi sông về cơ bản vẫn giữ được trạng thái tự nhiên và chưa có hiện tượng dân cư sinh sống. Vì vậy hành lang thoát lũ được quy hoạch như sau:

- Phía bờ tả sông Phó Đáy: + Từ K0 ÷ K23+370 chỉ giới HLTL trùng với tuyến đê tả Phó Đáy thuộc địa

phận các xã Đồng Tĩnh, An Hòa, Tam Dương, Hoàng Đan, Kim Xá, Yên Lập và Việt Xuân.

- Phía bờ hữu sông Phó Đáy: Từ K0 ÷ K16 chỉ giới HLTL trùng với tuyến đê hữu Phó Đáy thuộc địa phận các xã Liên Hòa, Bàn Giản, Đồng Ích, Triệu Đề và Cao Phong.

* Tuyến HLTL trên sông Cà Lồ - sông Phan:Đối với các tuyến sông Cà Lồ, sông Phan do đặc điểm của yếu tố địa hình nên

vào mùa mưa lũ, hai bên bờ sông thường xảy ra ngập úng. Mặt khác 2 tuyến sông này cũng là những hệ thống tiêu thoát nước chính trên địa bàn tỉnh, vì vậy HLTL của tuyến sông này được thiết lập trùng với những tuyến đê nội đồng hiện nay.

Vị trí tuyến hành lang thoát lũ quy hoạch (HLTL-QH) trên sông Hồng, Lô, Phó Đáy được xác định như trong bảng 3-11 và trên bản đồ tỷ lệ 1/25000 tại các hình 3-6 đến 3-7 phía dưới.

89

Page 94: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Bảng 3-14. Vị trí hành lang thoát lũ quy hoạch (HLTL-QH) các tuyến sông Hồng, sông Lô và sông Phó Đáy - tỉnh Vĩnh Phúc.

Sông Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Vị trí hành lang thoát lũ tính từ mép

đê (m)

Mực nước sau khi thiết lập

HLTL - Hmax

Lưu lượng thoát lũ thiết kế - Qmax

Vận tốc sau khi thiết lập HLTL -

Vmax

Chiều rộng mặt nước sau khi

thiết lập HLTL - Bmax

Diện tích mặt cắt ướt sau khi thiết

lập HLTL - Smax

Bờ tả Bờ hữu H (m) H (m) Q (m3/s)

Q (m3/s) V (m/s) V

(m/s) B(m) B (m) S (m2)

S (m2)

Hồng SHG_38 K0+790 790 1550 Hà Nội 17.04 0.09 23664 0.00 0.78 0.04 3661 -50 39965 -144Hồng SHG_39 K2+170 2170 270 Hà Nội 16.88 0.09 23639 0.00 1.63 0.05 2797 -10 25174 -29Hồng SHG_40 K3+938 3980 50 Hà Nội 16.71 0.10 23623 0.00 1.71 0.04 2681 -80 24715 -230Hồng SHG_41 K4+533 4533 270 Hà Nội 16.66 0.10 23618 0.00 1.67 0.03 2680 -270 24278 -775Hồng SHG_42 K4+861 4861 520 Hà Nội 16.65 0.10 23613 0.00 1.49 0.04 2893 -520 26981 -1492Hồng SHG_43 K7+888 7888 350 Hà Nội 16.49 0.10 23578 0.00 1.30 0.03 3684 -350 33254 -1005Hồng SHG_44 K11+000 11000 1670 Hà Nội 16.16 0.11 23518 0.00 1.57 0.03 3197 -1670 30419 -4793Hồng SHG_45 K13+658 13658 3350 Hà Nội 16.12 0.12 23493 0.00 1.39 0.03 4299 -3350 39982 -9615Hồng SHG_46 K14+066 14066 3330 Hà Nội 15.97 0.13 23449 0.00 1.50 0.02 4253 -3330 38835 -9557Hồng SHG_47 K15+000 15000 2890 Hà Nội 15.86 0.13 23428 0.00 1.79 0.03 3466 -2890 32926 -8294Hồng SHG_48 K16+000 16000 2790 Hà Nội 15.83 0.15 23424 0.00 1.83 0.03 3532 -2790 31523 -8007Hồng SHG_49 K17+266 17266 2890 Hà Nội 15.76 0.15 23406 0.00 1.51 0.03 3690 -2890 34652 -8294Hồng SHG_50 K17+973 17937 2550 Hà Nội 15.71 0.15 23388 0.00 1.50 0.03 4157 -2550 38036 -7319Hồng SHG_51 K18+162 18162 2110 Hà Nội 15.61 0.15 23376 0.00 1.75 0.03 3248 -2110 30069 -6056Hồng SHG_52 K18+608 18608 1780 Hà Nội 15.59 0.10 23370 0.00 1.73 0.21 3757 -1780 26119 -5109Hồng SHG_53 K20+742 20742 1230 Hà Nội 15.43 0.15 23349 0.00 2.18 0.04 3306 -1230 28010 -3530Hồng SHG_54 K22+039 22039 1420 Hà Nội 15.24 0.17 23333 0.00 2.21 0.05 2889 -1420 24701 -4075Hồng SHG_55 K25+319 25319 3000 Hà Nội 15.27 0.16 23313 0.00 1.24 0.02 5428 -3000 47124 -8610Hồng SHG_56 K26+762 26762 2730 Hà Nội 15.24 0.17 23284 0.00 0.92 0.02 6174 -2730 56166 -7835

90

Page 95: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Sông Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Vị trí hành lang thoát lũ tính từ mép

đê (m)

Mực nước sau khi thiết lập

HLTL - Hmax

Lưu lượng thoát lũ thiết kế - Qmax

Vận tốc sau khi thiết lập HLTL -

Vmax

Chiều rộng mặt nước sau khi

thiết lập HLTL - Bmax

Diện tích mặt cắt ướt sau khi thiết

lập HLTL - Smax

Bờ tả Bờ hữu H (m) H (m) Q (m3/s)

Q (m3/s) V (m/s) V

(m/s) B(m) B (m) S (m2)

S (m2)

Hồng SHG_57 K29+560 29560 680 Hà Nội 15.11 0.16 23239 0.00 1.57 0.03 4567 -680 40760 -1952Lô SLO05_22 K1+600 1600 0 Phú Thọ 19.47 0.00 7713 0.00 1.40 0.00 662 0.00 6830 0.00

Lô SLO08_06 K2+500 2500 0 Phú Thọ 19.12 0.00 7725 0.00 1.89 0.00 668 0.00 5690 0.00

Lô SLO05_23 K5+800 5800 0 Phú Thọ 18.96 0.00 7765 0.00 1.29 0.00 749 0.00 7544 0.00

Lô SLO05_24 K6+300 6300 0 Phú Thọ 18.98 0.00 7767 0.00 0.84 0.00 749 0.00 10090 0.00

Lô SLO08_07 K9+000 9000 0 Phú Thọ 18.50 0.00 7707 0.00 2.12 0.00 621 0.00 4875 0.00

Lô SLO05_25 K9+500 9500 0 Phú Thọ 18.32 0.00 7699 0.00 1.04 0.00 420 0.00 8117 0.00

Lô SLO05_26 K11+100 11100 0 Phú Thọ 18.24 0.00 7699 0.00 1.43 0.00 532 0.00 6875 0.00

Lô SLO08_08 K14+000 14000 0 Phú Thọ 18.08 0.00 7698 0.00 1.86 0.00 746 0.00 6875 0.00

Lô SLO05_27 K17+100 17100 0 Phú Thọ 17.93 0.00 7699 0.00 1.01 0.00 696 0.00 9781 0.00

Lô SLO05_28 K20+200 20200 0 Phú Thọ 17.87 0.00 7706 0.00 0.75 0.00 1203 0.00 6604 0.00

Lô SLO08_09 K22+600 22600 0 Phú Thọ 17.79 0.00 7707 0.00 1.35 0.00 568 0.00 6604 0.00

Lô SLO08_10 K23+900 23900 0 Phú Thọ 17.74 0.00 7709 0.00 1.48 0.00 709 0.00 6434 0.00

Lô SLO08_11 K25+100 25100 0 Phú Thọ 17.65 0.00 7711 0.00 1.63 0.00 664 0.00 6792 0.00

Lô SLO08_12 K26+500 26500 0 Phú Thọ 17.64 0.00 7715 0.00 0.94 0.00 799 0.00 10593 0.00

Lô SLO05_30 K27+800 27800 0 Phú Thọ 17.64 0.00 7715 0.00 0.84 0.00 916 0.00 12045 0.00

Phó Đáy SPD_3 K0+000 0 0 0 18.65 0.00 1051 0.00 1.86 0.00 84 0.00 339 0.00

Phó Đáy SPD_4 K5+000 5000 0 0 15.63 0.00 1051 0.00 1.33 0.00 555 0.00 794 0.00

Phó Đáy SPD_5 K8+000 8000 0 0 15.28 0.00 1051 0.00 1.40 0.00 312 0.00 709 0.00

Phó Đáy SPD_6 K10+000 10000 0 0 14.57 0.00 1054 0.00 1.49 0.00 1140 0.00 2564 0.00

91

Page 96: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Sông Mặt cắt tính toán

Km đê tương ứng

Vị trí tính từ ngã ba

(m)

Vị trí hành lang thoát lũ tính từ mép

đê (m)

Mực nước sau khi thiết lập

HLTL - Hmax

Lưu lượng thoát lũ thiết kế - Qmax

Vận tốc sau khi thiết lập HLTL -

Vmax

Chiều rộng mặt nước sau khi

thiết lập HLTL - Bmax

Diện tích mặt cắt ướt sau khi thiết

lập HLTL - Smax

Bờ tả Bờ hữu H (m) H (m) Q (m3/s)

Q (m3/s) V (m/s) V

(m/s) B(m) B (m) S (m2)

S (m2)

Phó Đáy SPD_7 K12+000 12000 0 0 14.44 0.00 1057 0.00 0.65 0.00 760 0.00 1927 0.00

Phó Đáy SPD_8 K15+000 15000 0 0 14.29 0.00 1078 0.00 0.42 0.00 1196 0.00 2670 0.00

Phó Đáy SPD_9 K17+000 17000 0 0 14.27 0.00 1095 0.00 0.48 0.00 1969 0.00 7693 0.00

Phó Đáy SPD_10 K18+000 18000 0 0 14.27 0.00 1121 0.00 0.56 0.00 2541 0.00 8960 0.00

Phó Đáy SPD_11 K19+000 19000 0 0 14.28 0.00 1137 0.00 0.48 0.00 3470 0.00 5582 0.00

Phó Đáy SPD_12 K21+000 21000 0 0 14.36 0.00 1149 0.00 0.42 0.00 2022 0.00 3656 0.00

Ghi chú:Dấu (-) thể hiện giá trị triết giảm.

Dấu (+) thể hiện giá trị gia tăng.

92

Page 97: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

b) Quy hoạch khai thác, sử dụng bãi sôngKhi thiết lập chỉ giới hành lang thoát lũ quy hoạch của các tuyến sông có đê

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo phương án chọn (HLTL-QH), sẽ tạo ra một quỹ đất bãi nằm ngoài chỉ giới của tuyến thoát lũ quy hoạch khoảng 4654,8 ha có thể khai thác với diện tích cụ thể như sau:

* Phía bờ tả sông Hồng : 4357,84 ha. Trong đó đã bao gồm: + Diện tích bãi trong bối Vĩnh Tường: 2093 ha.

+ Diện tích bãi trong bối Yên Lạc: 2118 ha.* Phía bờ tả sông Lô : 296,74 ha.* Sông Phó Đáy : 0 ha.* Sông Cà Lồ : 0 ha.Trên cơ sở phân tích xu thế phát triển kinh tế xã hội và các yêu cầu cụ thể về

công tác phòng chống lũ, giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay và định hướng đến 2020. Quỹ đất này cần phải được khai thác hợp lý để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chế độ thủy động lực dòng chảy, khả năng thoát lũ và sinh thái cảnh qua môi trường của dòng sông. Các kiến nghị cụ thể về quy hoạch khai thác, sử dụng một phần diện tích bãi sông nằm ngoài chỉ giới hành lang thoát lũ phục vụ các mục tiêu phát triển dân sinh - kinh tế xã hội của tỉnh gồm:

1- Dành toàn bộ không gian lòng sông và một phần bãi sông nằm giữa 2 tuyến hành lang thoát lũ HLTL-QH cho việc thoát lũ. Giải phóng tất cả các vật cản, nhà cửa, cây cối (kể cả cây trồng canh tác) và các công trình trái phép (nếu có). Trong phạm vi từ chỉ giới HLTL-QH đến mép bờ sông không được xây dựng các công trình và canh tác các cây trồng gây cản trở dòng chảy.

2- Phần diện tích bãi sông nằm ngoài chỉ giới thoát lũ (trong phạm vi từ vị trí tuyến hành lang thoát lũ HLTL-QH đến tuyến Đê) có thể khai thác tối đa để phục vụ các mục đích phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các quy định kỹ thuật trong khai thác gồm:

- Chỉ giới khai thác: Chỉ giới khai thác tối đa phải cách chỉ giới tuyến hành lang thoát lũ quy hoạch 20m về phía nội đồng. Chỉ giới này chỉ áp dụng khi cấp phép xây dựng các công trình kiên cố được đánh giá là có khả năng gây cản trở dòng chảy khi xảy ra lũ lớn.

- Cấp phép xây dựng: Chỉ cấp phép xây dựng các công trình kiên cố như nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn,… tại các khu vực bãi có chiều rộng khai thác Bkt

50m. Đối với các khu vực bãi có Bkt < 50m nên quy hoạch các đường hành lang, bãi đỗ xe, khu vui chơi giải trí ngoài trời, công viên ven sông tạo cảnh quan sinh thái dọc bờ sông.

93

Page 98: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Cấp phép canh tác, nuôi trồng thủy sản: Việc canh tác sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có thể được triển khai tại tất cả các khu vực bãi phù hợp nằm ngoài chỉ giới của tuyến hành lang thoát lũ quy hoạch.

3- Đối với tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc: Do tồn tại của các yếu tố lịch sử trong việc quản lý và sử dụng bối bãi, nên phương án phá bỏ bối và giải phóng dân cư là không có tính khả thi (không phá bỏ đê bối). Hiện nay đời sống của nhân dân ở khu vực này đã khá ổn định, cơ sở hạ tầng đã dần được hoàn thiện, hệ thống đê bối bảo vệ đã được nâng cấp cải tạo và cứng hóa mặt đê kết hợp giao thông. Vì vậy giải pháp quy hoạch phòng lũ cho đoạn sông này là:

- Xác định chỉ giới tuyến hành lang thoát lũ về cơ bản trùng với tuyến đê bối hiện nay.

- Giải phóng các vật cản, các công trình xây dựng trái phép nằm ngoài tuyến đê bối để tăng cường khả năng thoát lũ cho đoạn sông.

- Tổ chức giám sát, quản lý hạn chế tối đa việc phát triển dân cư, xây dựng trái phép các công trình, sản xuất canh tác không phù hợp làm ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ.

- Nghiên cứu xây dựng các văn bản quản lý, cơ chế chính sách đặc thù. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định đời sông nhân dân và nâng cao ý thức hợp tác với các cơ quan nhà nước khi triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống lụt bão trong trường hợp khẩn cấp.

94

Page 99: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

c) Đánh giá ảnh hưởng đối với các địa phương vùng lân cậnKết quả tính toán thủy lực, xác định mực nước và lưu lượng lũ thiết kế tại một

số trọng điểm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các khu vực lân cận như sau:

Tên sông Vị trí km đê,Trạm thủy văn

Mực nước, lưu lượngLTK đê quy hoạch Ghi chú

Hmax (m) Qmax (m3/s)

Sông ĐàTV La Phù 19.66 15383 Trạm thủy vănTV Trung Hà 19.04 15335 nt

Sông ThaoTV Ấm Thượng 29.00 9709 ntTV Phú Thọ 22.30 11344 nt

Sông Lô

TV Vụ Quang 20.95 7697 ntKm 1+00 19.70 7705 Đê tả sông LôKm 10+00 18.29 7699 ntKm 20+00 17.87 7705 ntTV Việt Trì 17.49 7757 Trạm thủy văn

Sông Hồng

Km 1+00 17.02 23660 Đê tả sông HồngKm 10+00 16.27 23537 ntTV Sơn Tây 15.76 23406 Trạm thủy vănKm 20+00 15.49 23356 ntKm 29+00 15.14 23239 ntTV Hà Nội 13.08 16282 Trạm thủy vănTV Hưng Yên 8.20 15983 nt

Sông Đuống TV Thượng Cát 13.38 6550 nt

Ghi chú Mực nước, lưu lượng lũ thiết kế Đê trên sông Hồng, sông Lô được tính toán với lưu lượng có sự điều tiết của các hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang.

Theo đồ án thiết kế quy hoạch phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội như sau:

- Đối với tỉnh Vĩnh Phúc: Cấp lũ thiết kế lớn nhất trên các tuyến sông chính chảy qua địa bàn tỉnh và có liên quan đến các địa phương khác gồm:

+ Tuyến tả sông Hồng: Tần xuất lũ thiết kế P=0.33% (lũ 300 năm) tại Sơn Tây, có sự điều tiết của các hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang và Sơn La.

95

Page 100: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

+ Tuyến tả sông Lô: Tần xuất lũ thiết kế P=2% (lũ 50 năm) tại Vụ Quang, có sự điều tiết của các hồ chứa Thác Bà và Tuyên Quang.

- Đối với tỉnh Phú Thọ: Cấp lũ thiết kế lớn nhất trên tuyến sông Lô là đoạn sông chảy qua thành phố Việt Trì (từ K62,5-:-K72 đê hữu lô) với tần suất lũ thiết kế P=0.6% tại Vụ Quang có sự điều tiết của các hồ chứa Thác Bà và Tuyên Quang.

- Đối với thành phố Hà Nội: Cấp lũ thiết kế đã được phê duyệt trên tuyến sông Hồng là lũ 500 năm, tần xuất P=0.2%, lưu lượng thoát lũ qua Hà Nội tại trạm Long Biên là 20.000 m3/s.

Căn cứ vào các thông số thiết kế quy hoạch đã nêu ở trên cho thấy, việc thực hiện Quy hoạch phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 là không làm ảnh hưởng đến khả năng chống lũ, thoát lũ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, thành phố Hà Nội và các Tỉnh lân cận phía hạ lưu.3.3.7 Xác định tuyến chỉnh trị và tuyến lòng sông ổn định

a) Các tiêu chí, kỹ thuật xác định1) Tuyến chỉnh trị:Việc xác tuyến chỉnh trị và ổn định lòng dẫn nhằm mục đích giải quyết triệt để

các hiện tượng sạt lở, kết hợp với khai thác hợp lý lòng sông, bãi sông và đảm bảo thoát lũ nhanh. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho tuyến lòng sông ổn định phải dựa trên các tiêu chí như sau:

- Đảm bảo các yêu cầu của tuyến thoát lũ: Nhằm để tăng cường thoát lũ qua lòng dẫn cơ bản.

- Không áp sát chân đê: Nhằm hạn chế sạt lở và đe doạ an toàn của đê.- Không tạo ra sự đột biến lớn tỉ lệ phân lưu vào các sông nhánh, duy trì dưới

cấp tỉ lệ phân lưu hiện nay. - Tuyến chỉnh trị phải trơn thuận bảo đảm cho giao thông thuỷ được thuận lợi

và tạo cảnh quan đẹp cho vùng ven sông.- Không ảnh hưởng tới các công trình trên sông: Duy trì hoạt động bình thường

của các công trình như cầu qua sông, bến cảng, cửa lấy nước, ...- Phù hợp với quy luật vận động tự nhiên của đoạn sông.2) Tuyến lòng sông ổn định:Tuyến lòng sông ổn định (hoặc có thể gọi là tuyến bờ ổn định không bị ảnh

hưởng bởi xói lở) cho bất kỳ 1 con sông hay đoạn sông nào được thể hiện qua 2 quan điểm sau:

- Được xác định bởi đường bao giới hạn vùng sạt lở bờ sông thực tế (hay còn gọi là vùng không gian biến động lòng dẫn) đã xảy ra từ trước tới nay, đường giới hạn này được xác định bằng cách so sánh biến động đường bờ trên mặt bằng và sẽ là đường bao hết toàn bộ vùng di chuyển của lòng dẫn trong khoảng thời gian xác định, thường là từ 1 thời điểm lịch sử trước đây cho đến hiện tại.

96

Page 101: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Được xác định bởi đường bao của tuyến lòng sông ổn định, tuyến lòng sông ổn định này được xác định một cách lý luận bằng việc áp dụng các quan hệ hình thái ổn định. Thực chất đây là tuyến lòng sông ổn định quy hoạch và là tuyến lòng sông mà chúng ta mong muốn thiết lập được ngoài thực tế.

Tuy nhiên cả 2 quan điểm trên khi xác định tuyến lòng sông ổn định chỉ là rất tương đối

+ Với trường hợp tuyến lòng sông ổn định được xác định theo quan điểm (a) có thể thấy rằng trong quá trình diễn biến một cách tự nhiên hay diễn biến dưới các tác động của con người thì không có gì đảm bảo chắc chắn là tuyến lòng sông ổn định được xác định từ các số liệu thực tế cho đến nay sẽ vẫn là tuyến lòng dẫn ổn định trong các năm tới.

+ Với trường hợp tuyến lòng sông ổn định được xác định theo quan điểm (b), đây thực chất là tuyến lòng sông lý tưởng và là điều chúng ta mong muốn Đạt gần đến, tuy nhiên việc có thể Đạt tới tuyến lòng sông ổn định trong trường hợp này phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan khác.

b) Quá trình diễn biến xói bồi và sạt lở lòng dẫn1) Diễn biến trên sông Hồng:Dựa vào các tài liệu lịch sử thu thập được của đoạn sông Sơn Tây - Bá Giang -

Liên Mạc từ năm 1925 tới nay, ta có thể đưa ra nhận xét sơ bộ như sau:- Những biến hình lòng sông rõ rệt nhất thường bắt đầu ở vùng Vân Cốc - Châu

Phan. Do đặc điểm đê chính vùng này rất rộng, bãi sông không cao nên biến hình lòng sông thường xảy ra rất lớn. Trước năm 1925 có lúc lòng sông đi sát tuyến bờ trái.

- Năm 1962 - 1963, lòng sông xói sâu vào bãi Trung Hà - huyện Vĩnh Lạc hình thành đỉnh cong thứ nhất phía bờ trái, đỉnh cong thứ hai chuyển qua bờ phải tại đầu bãi Bá Giang còn đỉnh cong thứ ba lại chuyển sang bờ trái gần Văn Quán.

- Năm 1964 đã xẩy ra hiện tượng cắt cong, lòng sông chảy thẳng hơn. Từ Vân Cốc qua Trung Hà đến Đan Hoài chỉ còn duy nhất một đỉnh cong.

Ngay sau khi bị cắt thẳng, bắt đầu vào các năm 1966-1967 trở đi, quá trình lòng sông uốn cong lại bắt đầu, bãi Trung Hà lại bị xói theo quy luật uốn cong hình sin và dần dần tạo lại hình cong đầu tại phía bãi Trung Hà.

Những năm tiếp theo, bờ lõm phía bãi Trung Hà tiếp tục bị xói và lòng sông càng cong hơn. Khoảng năm 1980-1981, dạng lòng sông gần như tình hình lòng sông năm 1962-1963 với 3 đỉnh cong ở Trung Hà, Bá Giang và Văn Quán.

Bắt đầu từ năm 1989-1990, hiện tượng cắt cong đã xẩy ra ở đỉnh cong Văn Quán - Văn Khuê. Quá trình vận động uốn cong gây sạt lở bãi Trung Hà bắt đầu diễn ra từ cuối mùa lũ năm 1993 và diễn ra mạnh nhất vào các năm 1996 đến cuối mùa lũ năm 1999.

Hình 3-11. Vùng xói lở - bồi tụ trên đoạn hợp lưu giai đoạn 1965-1987.

97

Page 102: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Lòng sông chính và dòng chủ lưu hiện tại vẫn chảy sát bờ sông. Chiều rộng lòng sông trung bình mùa kiệt chỉ rộng từ 300 – 500m. Bãi bồi đối diện ở cao trình từ +9 đến +10 đang di chuyển dần xuống hạ lưu tạo thành đỉnh cong tại thôn 1 xã Trung Hà, ép dòng chủ lưu sát bờ tạo thành nhiều dòng xoáy, tình hình sạt lở bờ còn tiếp tục diễn ra.

2) Diễn biến trên sông Lô:Kết quả khảo sát 30 mặt cắt địa hình sông Lô đoạn từ thượng lưu phà Then đến

ngã ba Lô Hồng cho thấy lòng sông Lô tiếp tục bị xói sâu. Bằng phương pháp chồng ghép địa hình giữa hai lần đo năm 1997 và năm 2006 cho thấy:

- Từ mặt cắt SL01 đến mặt cắt SL03 hạ lưu cầu Việt Trì sông có mặt cắt hình tam giác đáy sông bị xói bờ tả và bồi bờ hữu, độ sâu xói trung bình mặt cắt từ 0.4 - 0.6m.

- Tại mắt cắt SL04 thượng lưu cầu Việt trì mặt cắt sông có hình tam giác cao độ đáy chỗ sâu nhất là -6.2 lòng sông bồi nhẹ tại lạch sâu song xói mạnh về hai bờ tả và hữu, độ sâu xói trung bình 0.88m.

- Từ mặt cắt SL05 đến mặt cắt SL09 lòng sông bồi bờ hữu và xói đáy độ sâu xói trung bình khoảng 0.6m, nhưng đáy sông bị xói mạnh chỗ xói sâu nhất tại mặt cắt SL07 hmax = 3.16m.

- Hai mặt cắt SL10 và SL 11 lòng sông bị xói mạnh độ sâu xói trung bình từ 3 đến 5m chỗ xói sâu nhất tại mặt cắt 11 là 11.61m.

- Từ mặt cắt SL12 đến SL14 lòng sông xói sâu đáy và bồi hai bờ độ sâu xói trung bình 0.6m chỗ xói sâu nhất tại mặt cắt SL13 là 2.1m.

- Từ mặt cắt SL16 đến mặt cắt SL30 lòng sông bị xói sâu độ sâu xói trung bình là 1.2m chỗ xói sâu nhất tại mặt cắt SL23 là 9m, mặt cắt SL26, 27 là 8m.

3) Diễn biến trên sông Phó Đáy:Sông Phó Đáy đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc có diễn biến lòng sông rất phức tạp.

Trong những năm gần đây nhiều đoạn bờ sông Phó Đáy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc liên tiếp bị sạt lở, có đoạn bị sạt lở dài hàng trăm mét như đoạn bờ sông xã Đình Chu.

Chỉ tính riêng đoạn sông Phó Đáy chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dài hơn 36 km mà đã có 58 cơ sở khai thác lớn và hàng trăm hộ khai thác cát sỏi. Mỗi ngày, các cơ sở này đã móc lên hàng nghìn khối sỏi đá.

Tình trạng khai thác cát sỏi trái phép không chỉ làm sạt lở đất ngay tại nơi đào, mà còn làm đổi dòng chảy của sông , khiến nhiều tuyến đê, ngôi làng ở các vị trí bị dòng chảy thúc thẳng vào làm sạt lở bất thường. Bên cạnh đó, ngư dân đi lại rất khó khăn; khi các con tàu hoạt động thì dây buộc định vị chằng chịt gây cản trở giao thông đường thuỷ.

98

Page 103: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Qua khảo sát khúc sông này có nhiều bãi bồi tích đọng một khối lượng lớn cát sỏi, tính trung bình mỗi bãi bồi có trữ lượng khoảng 400.000 mét khối, tương đương 600.000 tấn cát sỏi, nhưng đến nay nguồn tài nguyên quý giá này đã bị cạn kiệt.

c) Xác định các trọng điểm diễn biến sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh PhúcTheo kết quả quan trắc và theo dõi biến hình lòng dẫn sông Hồng từ Việt Trì

đến Tráng Việt của Chi cục PCLB & QLĐĐ tỉnh Vĩnh Phúc. Các trọng điểm diễn biến trên đoạn sông này được xác định như sau:

1) Khu vực kè Đại Định:Khu vực kè Đại Định từ K2 + 00 K4+300 có chiều rộng lòng dẫn bị thu hẹp.

Về mùa kiệt chiều rộng lòng dẫn trung bình từ 50 60m. Dòng chủ lưu có hướng song song với bờ cách mép bờ từ 25 30m. Sau khi mỏ kè số 1, 2 được tu sửa năm 2002 bãi cát phía bờ hữu cuối hệ thống kè bị sạt nhẹ trong mùa lũ. Hiện tại bờ sông khu vực kè Đại Định ổn định.

2) Khu vực từ K4 + 300K19+00:Đoạn sông này có chiều rộng mặt nước lũ rộng 80 100m. Dòng chủ lưu

chuyển sang phía bờ hữu có hướng song song với bờ. Đoạn sông này có hình thành 2 bãi ven bờ rất lớn.

- Bãi thứ nhất từ K5 K12 có chiều rộng lớn nhất từ 2000 2200m phía bờ tả hình thành lạch phụ trong mùa lũ. Cao trình đỉnh bãi từ 13.0014.00. Về mùa kiệt lạch phụ trở thành đoạn sông chết. Trong mùa lũ năm 2003 tại vị trí K3 K3 + 400 đê Bối tương đương với K6 đê tả Hồng bờ sông bị sạt lở đến sát chân đê Bối. Nguyên nhân sạt lở do địa chất bờ sông khu vực này lớp đất pha cát dày cộng với xu hướng tạo lòng mở rộng lòng dẫn ở lạch phụ. Tuy nhiên dòng chủ lưu của cả kiệt và mùa lũ hiện tại vẫn đi phía bờ hữu đang có xu hướng bồi nhẹ về phía thượng lưu bãi giữa từ K5 K8 phía bờ tả.

- Bãi ven bờ lớn thứ 2 dài 4.0Km từ K14K18 đê Bối tương đương với K14+500K18+500 đê tả Hồng. Chiều rộng bãi ven bờ từ 300 450m cao trình bãi từ 6.507.50

99

Page 104: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

3) Khu vực kè Trung Hà – Thanh Điềm K19+00 K35:Đoạn sông khu vực kè Trung Hà - Thanh Điềm, có dòng chủ lưu mùa kiệt và

mùa lũ đi sát bờ tả từ năm 2003 khu vực này đã được xây dựng tuyến kè lát mái dài 8,5km đến nay công trình đã hoàn thành. Hiện tại dòng chủ lưu có hướng song song với bờ nhưng phía thượng lưu kè Trung Hà dòng chảy chủ lưu cục bộ có hướng với bờ 1 góc 600. Ảnh hưởng của dòng chủ lưu đối với công trình kè mới được xây dựng cần được theo dõi chặt chẽ. Phía hạ lưu kè Thanh Điềm dòng chủ lưu có hướng sang bờ hữu và đang gây sạt lở phía bờ hữu.

Khu vực kè Trung Hà - Thanh Điềm từ năm 2003 đã hình thành bãi cát nhỏ phía thượng lưu và gây sạt nhẹ bãi cát bờ hữu. Tuy nhiên, dòng chủ lưu chưa có xu hướng ra xa bờ tả mà chuyển hướng cục Bộ gây nguy hiểm cho công trình kè đã được xây dựng.

Hiện tượng xói lở diễn ra có thể lý giải bởi chế độ thuỷ văn, thuỷ lực trên đoạn sông này rất phức tạp do tổ hợp lũ không cùng pha trên các nhánh sông chính Đà, Thao, Lô. Ngoài ra tác động của quá trình điều tiết nước lũ và vận hành phát điện theo chu trình ngày-đêm tại các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà và Sơn La sẽ làm thay đổi cán cân dòng bùn cát làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển tự nhiên của hình thái lòng dẫn. Hiện tượng xói lở có nguy cơ đe doạ sự an toàn của các tuyến đê ngăn lũ phía bờ tả sông Hồng và uy hiếp trực tiếp nhiều khu dân cư phía ngoài đê các xã thuộc 2 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc.

d) Xác định nguyên nhân gây sạt lở bờ sông Hồng, sông Lô, sông Phó ĐáyHiện tượng xói – bồi lòng sông, sạt lở bờ sông có nhiều nguyên nhân khác nhau

nhưng tựu chung có các nguyên nhân chính sau:1) Nguyên nhân từ diễn biến sông:Những biến đổi trên bề mặt vỏ trái đất cả ở mặt đất và mặt nước đều có nguyên

nhân từ nội sinh và ngoại sinh. Có hiện tượng nguyên nhân nội sinh chiếm ưu thế có hiện tượng nguyên nhân ngoại sinh chiếm ưu thế, hoặc có hiện tượng đều do cả hai nguyên nhân trên.

Ở đồng bằng sông Hồng cho đến nay các nhà khoa học chưa xác định được diễn biến sông có nguyên nhân từ nội sinh, chưa thấy có quá trình đứt gẫy, lún sụt hoặc nâng hạ tham gia vào quá trình diễn biến sông. Chủ yếu gây ra diễn biến sông vẫn là yếu tố ngoại sinh.

Diễn biến sông là kết quả của quá trình tác động qua lại tương hỗ giữa dòng chảy và lòng dẫn thông qua tác nhân trung gian là quá trình vận chuyển bùn cát. Khi vận tốc dòng chảy sát bờ vượt quá khả năng chống xói của đất bờ, bờ sông bị xói lở. Vận tốc này không chỉ phụ thuộc vào mực nước hay lưu lượng, mà phụ thuộc lớn hơn vào hình dạng lòng sông, đặc biệt là hình dạng lòng sông mùa cạn.

100

Page 105: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Sạt lở bờ thường xảy ra khi lũ rút và mùa nước thấp. Mùa cạn lòng sông phân lạch quanh co hơn, dòng chảy theo các lạch ngang dọc ép sát bờ lõm lớn hơn nhiều trong mùa lũ. Khi bị xói chân, bờ sông bị lở từng tảng lớn hoặc sạt trượt vòng cung vào bờ

Vào mùa lũ, do các trận lũ trên các nhánh chính của sông Hồng diễn ra thường lệch pha nhau, vì vậy diễn biến dòng chảy ở khu vực hợp lưu rất phức tạp. Trong mùa mưa, thường ghi nhận được cả chục đợt lũ, mỗi đợt kéo dài trên dưới một tuần, với lưu lượng lũ lớn thường vượt quá 10.000m3/s tại Sơn Tây. Lưu lượng dòng chảy lũ lớn nhất ở đây đo được vào tháng 8/1971 đạt con số kỷ lục là 37.800m3/s tương ứng tần suất lặp lại khoảng 100 năm.

Trước đây khi lũ về, nước Sông Hồng chảy tràn và bao phủ cả một vùng đồng bằng rộng lớn. Khi các tuyến đê được xây đắp kéo dài dọc các triền sông, bắt đầu từ các triều đại phong kiến Việt Nam cách đây 1000 năm và tiếp tục được củng cố, mở rộng cho đến ngày nay, thì nước lũ Sông Hồng bị khống chế, chảy bó hẹp trong không gian giữa hai tuyến đê, chỉ rộng một vài kilômét. Vào mùa lũ, nước dâng lên cao, đồng thời độ dốc thủy lực tăng lên, trong khi độ dốc lòng sông ở đọan Việt Trì-Hà Nội rất nhỏ (dưới 0,0001). Vì vậy, khi lượng nước khổng lồ chuyển vận trong đoạn sông tựa như kênh dẫn hở với tốc độ dòng chảy khá lớn, có thể đạt và vượt 3 m/s trong lũ lớn, đã tạo ra động năng dòng chảy rất lớn, có sức phá huỷ lòng dẫn rất mạnh, nhất là tại khu vực các đỉnh uốn cong.

Sự vận động của dòng chảy tại những đoạn sông cong cũng là một nguyên nhân gây nên những biến động của lòng dẫn. Ví dụ:

+ Đoạn sông từ ngã ba Lô - Chảy đến ngã ba Lô - Hồng ít bị ảnh hưởng của hiện tượng xói phổ biến thì sự vận động của dòng chảy tại những đoạn sông cong lại là nguyên nhân chính gây nên sự biến động của lòng dẫn, biểu hiện bằng hiện tượng sạt lở bờ và mất ổn định tại một số vị trí đã được kè bảo vệ gây hư hỏng công trình.

+ Khu vực Trung Hà - Thanh Điềm nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đoạn sông cong không ổn định, phía trên Phương Độ – Cẩm Đình và phía dưới Liên Mạc – Bá Giang. Khu vực này thuộc loại sông cong không hoàn chỉnh, có bãi sông rộng, với cao độ mặt bãi thấp rất dễ bị xói cong hoặc nắn thẳng. Hiện nay, cả khúc sông đang trong giai đoạn xói cong, vận động tự nhiên theo chu kỳ 20 – 25 năm.

Hiện tượng xói, sạt lở kè Trung Hà - Thanh Điềm, bồi lấp khu vực cửa trạm bơm Thanh Điềm có mối tương quan mật thiết với nhau và nằm trong quy luật vận động tự nhiên của dòng chảy. Trong nhiều năm nay, tại khu vực Trung Hà, lạch sâu luôn tồn tại bên phía bờ hữu. Đặc biệt là hơn 10 năm trở lại đây, dòng chủ lưu luôn áp sát bờ. Theo số liệu khảo sát được thì từ năm 1989 đến nay, chiều rộng lòng sông chính (ứng với cấp Qtạo lòng) đã bị thu hẹp nhiều, bãi Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) ngày càng pháp triển và lấn sang phía bờ hữu, lạch sâu cũng bị xói sâu thêm và chuyển dịch mạnh sang bờ tả gây xói lở, sạt trượt, và mất ổn định bờ, kè.

101

Page 106: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Dưới góc độ thuỷ văn, sau khi tiến hành tính toán cán cân dòng bùn cát giữ đầu vào tại Sơn Tây, đầu ra tại trạm Hà Nội (sông Hồng) và trạm Thượng Cát (sông Đuống) cho thấy: xu thế chung của lòng dẫn trong giai đoạn trước khi có hồ Hoà Bình (1958-1988) là thiên về trạng thái bồi tụ. Ngược lại, sau khi hồ Hoà Bình bước vào khai thác trạng thái lòng dẫn thiên về tình trạng xói lở.

Hiện tượng cán cân dòng bùn cát sông Hồng thay đổi sau khi có hồ Hoà Bình được giải thích do phần lớn lượng phù sa sông Đà được lắng đọng trong hồ thuỷ điện. Lượng bùn cát sông Hồng giảm trong khi sức tải cát của dòng nước khá lớn đã kích thích trạng thái xói lở lòng dẫn để hình thành trạng thái cân bằng mới. Trong hơn 10 năm gần đây lượng bùn cát lơ lửng nhập vào Sơn Tây luôn thấp hơn tổng lượng bùn cát chảy qua Hà Nội (sông Hồng) và Thượng Cát (sông Đuống), dẫn đến biến động xói lở - bồi tụ diễn ra phức tạp.

Ngoài ra, tác động của quá trình điều tiết nước lũ và vận hành phát điện theo chu trình ngày - đêm tại nhà máy thuỷ điện Hoà Bình ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển tự nhiên của lòng dẫn sông Hồng. Hiện tượng xói lở có nguy cơ đe doạ nhiều khu dân cư dọc bờ sông và đặc biệt là an toàn của các tuyến đê ngăn lũ cả hai phía bờ sông, trong đó có đoạn bờ xói lở nghiêm trọng thuộc xã An Tường (huyện Yên Lạc).

2) Nguyên nhân từ đặc điểm địa chất:Theo các tài liệu khảo sát cho thấy: Điều kiện địa chất dọc bờ tả sông Lô, bờ tả

- hữu sông Phó Đáy tương đối tốt nhưng bờ sông thường có dộ dốc rất lớn, có những đoạn bờ sông gần như vách đứng.

Điều kiện địa chất dọc bờ tả sông Hồng biến đổi phức tạp hơn cả theo diện rộng và theo chiều sâu. Ngoài một số lớp đất có cường độ và biến dạng trung bình, phần lớn các lớp đất ở bờ sông đều có cường độ chịu tải thấp, biến dạng mạnh.

Do điều kiện địa chất bờ sông kém, mái bờ dốc làm cho bờ sông mất ổn định. Các lớp đất yếu, có tính thẩm thấu cao và kém dính kết thường phần thân và chân bờ nên về mùa mưa lũ khi nước sông dâng cao, nước ngấm sâu vào phía bãi. Khi có sự thay đổi đột ngột chế độ thủy văn, thủy lực nước rút nhanh dẫn đến sự thay đổi mực nước ngầm, nước ngầm thấm dần ra theo các lớp đất yếu gây hiện tượng sạt lở bờ. Hiện tượng sạt cả khối lớn theo dạng vòng cung thường xuất hiện khi các lớp đất dưới chân mái yếu, mái quá dốc, cát chảy...

Lớp đất trên cùng thường là đất bồi mới được thành tạo, rất dễ bị xói lở, xâm thực khi có tác dụng của dòng nước.

3) Nguyên nhân nhân sinh:Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng gây ra gây ra diễn biến

lòng dẫn, bờ sông khu vực này là các tác động của nhân sinh bao gồm bốn tác động sau:

102

Page 107: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Xây dựng các hồ thủy điện ở thượng lưu như hồ thủy địên Hoà Bình trên sông Đà, hồ thủy địên Thác Bà trên sông Chảy và gần đây là hồ thủy địên Na Hang, Tuyên Quang trên sông Lô:

Một nguyên nhân cơ bản của diễn biến lòng sông là sự mất cân bằng trọng tải cát. Trong bất kỳ một đoạn sông nào, hoặc trong bất kỳ một vùng cục bộ nào của đoạn sông đó dưới một điều kiện nhất định, dòng chảy có một sức tải cát nhất định. Khi xây dựng đập ngăn sông tạo kho nước cho mục đích thủy điện hoặc cấp nước sẽ làm cho chế độ thủy lực, thủy văn và lòng dẫn của thượng và hạ lưu đập có những thay đổi căn bản. ở vùng thượng lưu đập dâng sẽ hình thành một kho trữ nước lớn và được điều tiết theo chế độ vận hành của nhà máy thủy điện hoặc công trình đầu mối. ở đó mực nước dâng cao, diện tích, dung tích tăng lên và tốc độ dòng chảy giảm nhỏ có thời gian giảm gần như tuyệt đối làm cho bùn cát của sông lắng đọng lại trong hồ chứa. Quá trình bồi lắng kéo dài theo tuổi thọ của hồ. Ở vùng hạ lưu xuất hiện một quá trình biến đổi hình thái lòng dẫn kéo theo sự thay đổi quan hệ thủy văn giữa mực nước (H) và lưu lượng (Q). Do bùn cát tự nhiên của sông bị giữ lại ở thượng lưu đập trong hồ chứa, tháo xuống hạ lưu qua tuốc bin thủy điện hoặc tràn xả lũ là dòng nước mang rất ít bùn cát. Do đó có sự mất cân bằng giữa khả năng tải cát của dòng nước (St) với lượng chuyển cát thực tế của dòng sông hạ lưu (S0) mà St luôn lớn hơn S0 (St >S0). Dòng chảy luôn “đói” bùn cát này sẽ phải đào xói lòng dẫn hạ lưu để lấy lại trạng thái cân bằng vận chuyển bùn cát, vì vậy lòng dẫn hạ lưu dần dần bị xói hạ thấp. Do mất cân bằng bùn cát nên quá trình diễn biến xói phổ biến thể hiện rất rõ ở vùng hạ du công trình thuỷ điện. Ở vùng hạ lưu, lòng sông bị xói hạ thấp xuống kéo theo sạt lở hai bờ sông rất mạnh làm mất ổn định cho bản thân công trình thủy điện và các công trình ven sông như cầu, bến cảng, cống, trạm bơm, đặc biệt là hệ thống đê chống lũ. Mực nước ở hạ lưu hạ thấp làm cho các cửa lấy nước được xây dựng trước đây có thể bị “treo” không lấy được nước, các hoạt động giao thông thủy cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt các vùng phân nhập lưu trong phạm vi của xói phổ biến cũng bị ảnh hưởng và lan truyền ra các nhánh sông theo các hiệu ứng của vùng phân nhập lưu. Có thể nói rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến những sự biến động của lòng dẫn sau khi thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, Na Hang, Tuyên Quang đi vào hoạt động.

- Sự vận hành của các nhà máy thuỷ điện theo chế độ điều tiết phụ tải ngày đêm:

Sự điều tiết đó đã gây ra xói lan truyền lòng dẫn, từ đó tái tạo lại quan hệ hình thái lòng dẫn. Trong đó yếu tố dâng cao mực nước sau đó rút nhanh khi điều tiết các hồ chứa đã có tác động mạnh mẽ đến cấu trúc địa chất bờ vốn đã yếu dẫn đến mất ổn định và sạt lở bờ vùng hạ lưu rất mạnh. Tình hình trên thể hiện rất rõ ở hạ du thuỷ điện Hoà Bình.

Theo điều tra, trung tuần tháng 07 năm 2008, sau 1 tuần kể từ khi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình bắt đầu mở các cửa xả đáy để xả lũ từ thượng nguồn khiến mực nước ở hạ

103

Page 108: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

lưu sông Đà, sông Hồng dâng cao. Tình hình sạt lở đang diễn ra rất nghiêm trọng dọc theo bờ tả sông Hồng và sông Lô. Trong khi trước đó, tình trạng đào đất, xây dựng lò gạch ngay sát chân đê, ranh giới hộ đê diễn ra ồ ạt dọc các tuyến sông, tạo thành "hàm ếch". Khi mực nước lên đã thúc vào các hàm ếch, làm sạt lở trên diện rộng.

Theo Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, trên sông Lô, đoạn từ thượng lưu cầu Việt Trì 1km ra đến hợp lưu Lô - Hồng là xói do hiện tượng điều tiết hồ Hoà Bình.

- Xây dựng các công trình chỉnh trị sông, bảo vệ bờ sông không theo qui hoạch, không đồng bộ và thiếu thống nhất giữa hai địa phương hai bên bờ sông:

Xói, bồi lòng dẫn, sạt lở bờ sông là một hiện tượng tự nhiên bình thường trong quá trình vận động của dòng sông. Để khống chế, điều chỉnh thế sông nhằm hạn chế những tác động của các hịên tượng đó cần có bịên pháp chỉnh trị sông. Việc chỉnh trị sông phải có qui hoạch và thực hịên đồng bộ trên toàn tuyến sông, bao gồm cả hai bên tả, hữu.. Tuy nhiên thực tế hiện nay nhiều đoạn sông là ranh giới hành chính của các tỉnh, như sông Lô là ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc, đoạn sông Hồng từ ngã ba Lô Hồng đến Trung Hà là ranh giới giữa tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội. Do không có sự liên kết chặt chẽ giữa hai địa phương hai bên bờ sông nên thường không có được qui hoạch chỉnh trị chung cho toàn đoạn sông. Tuỳ vào tình hình thực tế, các địa phương tự xây dựng các công trình chỉnh trị sông, bảo vệ bờ cho riêng mình mà không quan tâm đến ảnh hưởng của các công trình đó đến bờ sông phía đối diện. Do đó có thể xảy ra hịên tượng bảo vệ bờ bên hữu lại gây xói lở bờ bờ phải và ngược lại như nhận định của nhân dân huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc đối với tác động của hệ thống các công trình kè mỏ hàn phía bờ hữu thuộc khu vực Tây Đằng – Ba Vì – Hà Nội đến bờ tả.

- Khai thác cát sỏi bừa bãi trên các đoạn sông:Trong những năm gần đây, tình hình khai thác bãi tại một số đoạn trên sông

Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy diễn ra thường xuyên không tuân theo qui hoạch cũng là một nguyên nhân làm thay đổi lòng dẫn, tác động đến dòng chảy tự nhiên gây nguy cơ sạt lở bờ sông. Trong đó việc khai thác cát trái phép trên các sông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống đê điều và các công trình thủy lợi, gây sạt lở nhiều khu vực bờ sông, bãi sông ở nhiều địa phương.

+ Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, trên sông Lô thượng lưu cầu Việt Trì có xói sâu chủ yếu là do khai thác cát trái phép lòng sông còn ảnh hưởng xói do điều tiết hồ là rất nhỏ. Thực tế trên Sông Lô hàng ngày có tới hàng ngàn tàu khai thác cát. Mỗi tàu có tải trọng vài trăm khối. Hiện tượng khai thác cát đã làm lòng sông Lô xói sâu. Hiện tượng xói sâu trên sông Lô do khai thác cát đã gây ra

104

Page 109: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

những bất lợi về biến hình lòng dẫn, ảnh hưởng nhiều đến chế độ thuỷ văn thủy lực trên sông.

+ Sông Hồng: Cung cấp một lượng lớn cát sỏi cung cấp vật liệu xây dựng cho địa phương và các tỉnh lân cận. Song do việc khai thác bừa bãi, không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật là nguyên nhân trực tiếp gây ra xói lở nghiêm trọng dọc theo bờ tả sông Hồng

+ Sông Phó Đáy: Theo kết quả kiểm tra cuối năm 2008 tại 5 huyện Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo cho thấy có 14 xã có các tổ chức, cá nhân khai thác cát, sỏi trái phép tại 38 điểm trên sông Phó Đáy

Cho đến nay, số lượng các hộ tham gia khai thác không phép đã tăng lên hàng chục hộ nữa ở nhiều điểm trên toàn tuyến. Đặc biệt, tại dọc 2 ven bờ sông Phó Đáy qua xã Đồng Ích (huỵện Tam Dương) và xã Liên Hoà ( huyên Lập Thạch) đang bị các bến cát, sỏi không phép “đục”, “khoét” nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đê điều ở đây.

Trong phạm vi khoảng một cây số từ thị trấn Hoa Sơn (Lập Thạch) đến khu vực hai xã này có 7 bến khai thác cát, sỏi thường xuyên hoạt động. Để tiện cho việc đi lại, các chủ bến đã đào một phần bờ sông để làm bãi chứa và cho các xe chở hàng lên, xuống. Hịên tượng này không những làm mất diện tích trồng hoa mùa của nhân dân hai bên bờ sông mà còn gây ảnh hưởng bất lợi đến lòng dẫn sông, tạo nên chế độ thuỷ lực sông phức tạp dẫn đến sạt lở bờ.

Một nguyên nhân mặc dù chưa phải trực tiếp gây sạt lở bờ sông nhưng cũng rất nguy hiểm. Đó là hịên tượng đào xới đất bãi sông để làm nguyên liệu cho nghề nung gạch, ngói của xã Đồng Tĩnh tạo thành những cái ao, hồ rộng hết sưc nguy hiểm trứơc chân đê.

4) Nguyên nhân từ những hịên tượng khí tượng đặc biệt, bất thường do sự biến đổi khí hậu toàn cầu:

Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu trên thế giới công bố trong thời gian gần đây cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin và dự báo quan trọng. Theo đó, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005). Theo“Báo cáo Stern” do các nhà khoa học Anh xây dựng, được chính phủ Anh công bố về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, nếu không thực hiện được chương trình hành động giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Kyoto, đến năm 2035 nhiệt độ bề mặt địa cầu sẽ tăng thêm 2°C. Về dài hạn, có hơn 50% khả năng nhiệt độ tăng thêm.

Đó là những dự báo về tương lai, còn hiện tại - những biến động thời tiết bất thường gây thiệt hại lớn cho đời sống dân cư và đất nước mà chúng ta gọi là thiên tai cần được nghiên cứu, xem xét theo chiều hướng có sự báo động toàn cầu về gia tăng

105

Page 110: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

nhiệt độ bề mặt Trái đất và mực nước biển ngày càng dâng cao: nhiệt độ khí quyển và thuỷ quyển tăng lên kéo theo những biến động khác thường (hiện tượng El Nino) làm cho chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động bất thường; bão có xu hướng gia tăng về cường độ, bất thường về thời gian và hướng dịch chuyển; thời tiết mùa đông nói chung ấm lên, mùa hè nóng thêm; xuất hiện bão lũ và khô hạn bất thường.

Trận mưa lịch sử cuối tháng 10 - đầu tháng 11 năm 2008 cũng là phản ánh một trong những hiện tượng khí tượng bất thường từ biến đổi khí hậu đã tác động đến nước ta. Đây là thời điểm mùa mưa khu vực Bắc Bộ đã kết thúc nhưng đồng thời một lúc, trên toàn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã xảy ra có mưa vừa đến mưa rất to . Đặc biệt tại khu vực Hà Nội, theo số liệu quan trắc, lượng mưa lên đến trên 500mm. Thậm chí như ở Thanh Oai lên đến 914mm. Mưa lớn trong một thời gây ngắn đã gây ngập úng cho phần lớn dịên tích đất Hà Nội kéo dài trong thời gian gần 1 tháng. Trong khi đó phía ngoài sông Hồng, do có mưa lớn ở phía thượng lưu đã gây ra lũ khá lớn và làm nhiều đoạn đê bị tràn, một số nơi bị sụt. Một số tuyến đê sông Hồng đã bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa. Việc ngập úng dài ngày đã gây nên hiện tượng đất bị bão hoà nước, dòng thấm lớn dẫn đến đất dễ bị phá hoại. Đặc biệt bờ, bãi sông vốn chủ yếu là đất bồi tích non vừa bị bão hoà, vừa bị dòng thấm từ phía trong đồng tác động vừa chịu tác động của dòng chảy do lũ lớn nên càng dễ bị sạt lở.

Về lâu dài, những hiện tượng thời tiết bất thường như trên sẽ gây ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng thậm chí không phải vào mùa mưa lũ , các dòng sông tăng cường xâm thực ngang gây sạt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở 2 bờ. Hiện tượng này cũng đồng thời tạo cồn, bãi bồi, lấp dòng chảy các sông, nhánh sông ở vùng hạ du; ở những sông đã xây dựng hệ thống đê kiên cố thì có hiện tượng bồi lấp ngay chính dòng sông cũng như tuyến khống chế giữa hai bờ đê, tạo nên thế địa hình ngược; những dòng sông nổi cao hơn cả đồng bằng hai bên sông. Và các đoạn sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy qua tỉnh Vĩnh Phúc không phải là một ngoại lệ.

e) Xác định tuyến lòng sông ổn định cho các sông tỉnh Vĩnh PhúcTuyến lòng sông ổn định quy hoạch (gọi tắt là tuyến chỉnh trị) là tuyến lòng

sông ít biến động, đáp ứng được các yêu cầu khai thác đoạn sông, và phù hợp quy luật vận động của lòng sông. Khi xác định hình dạng mặt bằng của tuyến chỉnh trị phải dựa vào các nguyên tắc sau:

- Phải đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định, các công trình đã có trên đoạn sông như: đường tràn phân lũ, công trình bảo vệ đê, cửa lấy nước, bến cảng, cầu qua sông,...

- Phải phù hợp với quy luật vận động tự nhiên của dòng sông.1) Xác định lưu lượng tạo lòng của các đoạn sông:Khi nghiên cứu đề xuất tuyến lòng sông ổn định, việc quan trọng là phải xác

định được chế độ tạo lòng sông. Dựa vào các tài liệu thực đo xác định chế độ tạo lòng

106

Page 111: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

của các sông lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong các trường hợp điều tiết khác nhau dưới đây:

- Lưu lượng tạo lòng của các sông trong điều kiện tự nhiên:+ Phương pháp xác định:Sử dụng phương pháp của Makkabeeb tìm lưu lượng ứng với trị số max của

tích số Qm.P.I sau đó kiểm tra với lưu lượng ngang bãi già.Trong đó: Q là lưu lượng; P, I là tần suất xuất hiện và độ dốc thuỷ lực ứng với

cấp lưu lượng đó; m là số mũ có giá trị thay đổi tuỳ theo đặc tính của đoạn sông tính toán và theo mức chuyển cát của dòng nước. Với sông đồng bằng m = 2; sông miền núi m = 2,5.

+ Cơ sở tài liệu:Dựa vào tài liệu thực đo và tài liệu đã chỉnh biên của các trạm cơ bản trên đoạn

sông phân tích, bao gồm các trạm: Hoà Bình, Yên Bái, Phù Sinh, Sơn Tây. Chọn năm đại biểu là năm 1961, cho giai đoạn các sông chảy trong điều kiện tự nhiên (chưa có hồ điều tiết). Từ tài liệu thực đo năm 1961 thiết lập quan hệ Q~I cho từng trạm và tài liệu lưu lượng bình quân ngày đã xác định ra tần suất P ứng với các cấp lưu lượng, sau đó tính tích số Qm.P.I

- Lưu lượng tạo lòng khi có điều tiết của hồ Hoà Bình:+ Phương pháp xác định:Dựa vào tài liệu thực đo và tài liệu đã chỉnh biên của các trạm Hoà Bình. Chọn

năm đại biểu là năm 1996, cho giai đoạn các sông chảy trong điều kiện có hồ Hoà Bình điều tiết. Từ tài liệu thực đo năm 1996 thiết lập quan hệ Q~I và tài liệu lưu lượng bình quân ngày đã xác định ra tần suất P ứng với các cấp lưu lượng, sau đó tính tích số Qm.P.I

Mặt khác theo Makkabeeb, số mũ m có quan hệ đến mức chuyển cát đi qua đoạn sông. Khi bùn cát giữ lại trong hồ thì số mũ m càng nhỏ. Trong tính toán đã giả định một vài trị số m khác nhau để xem xét ảnh hưởng của trị số m, kết quả cho thấy m = 1,5-1,7 và không ảnh hưởng đến độ tin cậy của bài toán.

+ Cơ sở tài liệu:Theo sơ đồ khai thác và vận hành của hồ Hoà Bình, các tháng 7, 8 là thời gian

xuất hiện lũ lớn song không được cắt lũ mà phải xả toàn bộ xuống hạ lưu (trừ trường hợp mực nước Hà Nội vượt quá ngưỡng cho phép). Hồ tích nước vào tháng 9,10 tức là sườn lũ rút. Vì vậy biểu quan hệ Q~P chỉ có thay đổi ứng với cấp lưu lượng lũ vừa và nhỏ. Do đó tính toán với năm đại biểu phản ánh trung thành tình hình thực tế. Lưu lượng tạo lòng sông Đà khi đã có hồ Hoà Bình điều tiết xác định được bằng 6250m3/s, nhỏ hơn so với điều kiện tự nhiên là 1000m3/s

- Lưu lượng tạo lòng khi có hồ Hoà Bình, Tuyên Quang, Sơn La:

107

Page 112: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Hồ Sơn La đang trong giai đoạn thi công . Các chỉ tiêu cho tính toán điều tiết hồ như sau: Cao trình mực nước dâng bình thường +215,0; mực nước dâng gia cường +217,83; dung tích cắt lũ, giảm lũ cho hạ du kết hợp với hồ Hoà Bình là 7 tỷ m3.

Tính toán điều tiết hồ Hoà Bình, hồ Sơn La, xác định ra lưu lượng bình quân tháng của 93 năm tài liệu kể từ 1904 đến 2007. Và dùng liệt tài liệu này để xác định chế độ tạo lòng theo phương pháp của Makkabeeb.

Phân tích biểu đồ quá trình khai thác của 93 năm tài liệu với giá trị lưu lượng bình quân tháng, đã thành lập biểu tính PI tương ứng với từng cấp Q và tìm ra được lưu lượng tương ứng với giá trị max của PIQ1,7 là Q = 2600m3/s.

Kết quả tính toán lưu lượng tạo lòng của các sông chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Bảng 3-15. Lưu lượng tạo lòng trên các đoạn sông chính – tỉnh Vĩnh Phúc.

TT Đoạn sông SôngQTL (m3/s)

Điều kiệntự nhiên

Khi có hồ Hoà Bình

Khi có hồSơn La

1 Hoà Bình - Trung Hà Đà 7250 6250 26002 Sông Thao Thao 3500 3500 35003 Thao Đà- Lô Hồng Hồng 10750 9750 61004 Sơn Tây - Cửa Đuống Hồng 11500 11000 87005 Sông Lô Lô 3300 3300 3300

Từ bảng trên nhận thấy rằng, nếu chỉ có hồ Hoà Bình điều tiết, dung tích cắt lũ lòng hồ quá nhỏ, nên hầu hết các đỉnh lũ đều giữ nguyên, chế độ tạo lòng ở hạ lưu cũng không có thay đổi đáng kể

Khi có thêm hồ Sơn La phối hợp điều tiết dòng chảy, hầu hết các đỉnh lũ đều được xử lý, chế độ tạo lòng ở hạ lưu sẽ có những thay đổi rất cơ bản theo xu hướng dòng nước điều hoà hơn, lưu lượng tạo lòng có trị số nhỏ hơn và tần suất xuất hiện cũng tăng lên. Chế độ tạo lòng này sẽ dẫn đến thay đổi theo xu hướng ổn định hơn của lòng dẫn, điều đó đem lại nhiều thuận lợi cho khai thác lòng dẫn ở hạ lưu.

2) Xác định kích thước hình dạng lòng sông ổn định:- Xác định quan hệ hình dạng sông:Trong điều kiện tự nhiên, lòng sông có ổn định hay không quyết định bởi tác

dụng giữa dòng nước với chất tạo lòng sông và bãi bờ. Nếu dòng chảy mạnh mà bùn cát tạo lòng sông lại nhỏ mịn thì lòng sông không ổn định và ngược lại nếu nước chảy lặng, cát lòng sông thô thì lòng sông ổn định hơn.

Để đánh giá mức độ ổn định lòng dẫn sông Lô, sông Hồng, chuyên đề đã sử dụng tài liệu địa hình, thuỷ văn như đối với quan hệ hình dạng ở trên và tính toán theo các chỉ tiêu ổn định dọc sông của Lottin và Makkabeeb, ổn định ngang sông của Altunin và ổn định tổng hợp của Gluskop. Kết quả tính toán, xem bảng dưới:

108

Page 113: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Bảng 3-16. Các chỉ tiêu ổn định lòng sông cho các đoạn sông Lô, sông Hồng.Chỉ tiêu ổn định lòng sông theo:

Chiều dọc Chiều ngang Tổng hợp

1,25 2,08 4,77Trong đó:

Q : Lưu lượng tạo lòng, (m3/s);J : Độ dốc thuỷ lực; J = 0,8.10-4;B : Chiều rộng trung bình (m);h : Chiều sâu trung bình (m);d : Đường kính hạt; Đối với sông đồng bằng chỉ tiêu ổn định đánh giá như sau = 2,9 4,1; h = 0,27 0,43; b = 0,5 1,7; mo = 5,5

Từ kết quả bảng trên so sánh với các chỉ tiêu ổn định nhận thấy tất cả các chỉ tiêu ổn định đều Tràn. Mặt khác, căn cứ vào tình hình thực tế của đoạn sông nhận thấy, đoạn sông Hồng qua Vĩnh Phúc có nhiều luồng lạch và lạch sâu luôn thay đổi tùy thuộc vào chế độ lũ hàng năm của các sông nhánh. Vì thế khó có thể phân loại quá trình lòng dẫn của đoạn sông nhập lưu mà chỉ có thể đánh giá nó như là diễn biến lòng dẫn đặc biệt. Lòng dẫn biến đổi phụ thuộc mạnh mẽ vào tổ hợp của lưu lượng và lượng bùn cát nhập vào của sông nhánh.

- Xác định kích thước lòng sông ổn định:Quá trình tự điều chỉnh giữa dòng chảy và lòng dẫn, đã hình thành những quan

hệ xác định giữa các kích thước của lòng dẫn, trong đó quan trọng hơn cả là chiều rộng trung bình, chiều sâu trung bình và chiều sâu lớn nhất của lòng sông ở các mặt cắt đặc trưng. Trên cơ sở công thức của Altunil xây dựng trên quan hệ giữa chiều rộng và chiều sâu ổn định dưới ảnh hưởng của lưu lượng tạo lòng.

;

Từ kết quả tính và kết hợp khảo sát ngoài thực địa ứng với lưu lượng tạo lòng. Tuyến lòng sông ổn định cho các đoạn sông Lô, sông Hồng được xác định như sau:

+ Chiều rộng trung bình ổn định: B = 680 - 830 m.+ Chiều sâu trung bình ổn định: h = 7,6 - 8,2 m.+ Đảm bảo ổn định của tuyến đê (Mo>10).+ Đảm bảo ổn định của bờ và bãi sông (Mo>5).

Hình 3-14. Tuyến lòng sông ổn định đoạn sông Hồng (Sơn Tây – Thạch Đà).f) Quy hoạch quản lý và khai thác cát sỏi lòng sông

109

Page 114: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Hiện nay trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tình hình khai thác cát sỏi đang diễn ra hết sức phức tạp. Hoạt động khai thác và nạo vét tận thu cát, sỏi lòng sông thời gian qua, đặc biệt từ năm 1995 trở lại đây đã diễn ra trên hầu khắp các sông trên địa bàn tỉnh đặc biệt là trên sông Lô và sông Phó Đáy. Tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép của các tổ chức, cá nhân tại nhiều điểm trên lòng sông Phó Đáy đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng đê điều, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, sạt lở ven bờ, phá vỡ quy hoạch, làm thất thu thuế của Nhà nước... và đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhân dân.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, đoàn Thanh tra liên ngành tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức thực hiện kiểm tra việc quản lý và khai thác cát, sỏi trên sông Phó Đáy tại 04 huyện: Lập Thạch, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo. Qua kết quả kiểm tra 20 xã thuộc 4 huyện trên, Đoàn Thanh tra phát hiện có 14 xã có các tổ chức, cá nhân khai thác cát, sỏi tại 38 điểm với 37 hộ gia đình, cá nhân và 01 tổ chức tham gia khai thác; toàn bộ các trường hợp này khai thác chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Công nghệ khai thác cát chủ yếu là dùng máy xúc gầu treo có dung tích gầu từ 1 đến 2m3 được cố định trên xà lan tự hành còn gọi là xáng cạp. Theo đúng quy trình công nghệ thì bằng cách thả gầu rơi tự do xuống đáy sông nhờ trọng lực, xáng cạp xúc đi từng lớp cát dày từ 1 - 1,5m theo kiểu cuốn chiếu trên toàn bộ chiều dài doi cát. Khai thác được chuyển trực tiếp từ xáng cạp lên các xà lan để trở đến đến nơi tiêu thụ hoặc đưa về các bãi tập kết dọc trên bờ.

Kết quả điều tra và dự báo, trữ lượng cát sỏi của sông Lô, sông Phó Đáy còn không nhiều, đặc biệt là sau khi đã xây dựng thêm hồ Tuyên Quang trên đầu nguồn thì khả năng bồi lắng của lòng sông rất hạn chế. Rõ ràng, việc khai thác khoáng sản lòng sông nói chung, khai thác, nạo vét tận thu cát, sỏi nói riêng đã và đang không chỉ có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu về vật liệu cho xây dựng, san lấp (nhu cầu này đặc biệt lớn đối với các khu vực đồng bằng Bắc Bộ) mà còn góp phần tạo điều kiện thông thoáng dòng chảy, thuận tiện cho việc phát triển giao thông thuỷ.

Tuy nhiên, phải thấy rằng bên cạnh những lợi ích nêu trên, hoạt động khai thác, nạo vét cát, sỏi lòng sông cũng có tiềm năng làm nảy sinh nhiều tác động môi trường bất lợi trong đó quan trọng nhất là gây biến đổi chế độ dòng chảy, làm mất trạng thái cân bằng động của sông và đó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến xói lở bờ, tăng cường độ xâm thực đáy sông, đe doạ độ an toàn của hệ thống đê, kè, cống. Ngoài ra hoạt động này còn nhiều nguyên nhân làm suy thoái môi trường sinh thái thuỷ sinh, suy thoái môi trường nước và suy giảm tính đa dạng sinh học.

Một trong những yêu cầu mang tính nguyên tắc, bắt buộc nhằm loại trừ những tác động xấu đến môi trường đó là không được khai thác quá công suất, quá độ sâu quy định, đảm bảo khoảng cách xa bờ tối thiểu là 50m và phải thực hiện đúng quy trình công nghệ khai thác theo kiểu cuốn chiếu bóc đi từng lớp cát dày từ 1-1,5m. Quy trình khai thác này sẽ hạn chế tới mức tối đa việc tạo nên những hố sâu ở lòng sông

110

Page 115: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

sau khi khai thác, giảm thiểu hiện tượng sạt lở bờ, diễn biến hình thái sông và biến động chế độ thủy lực của dòng chảy theo chiều hướng xấu.

Để tăng cường công tác quy quản lý và quy hoạch về hoạt động khai thác cát, sỏi trên các tuyến sông của tỉnh Vĩnh Phúc theo Luật khoáng sản, Luật đê điều, Luật bảo vệ môi trường và từng bước lập lại trật tự trong quản lý hoạt động khai thác, sử dụng nguồn cát, sạn lòng sông một cách có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường, thực hiện phát triển nền kinh tế bền vững cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

1) Về công tác quản lý, luật pháp:- Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước đối với nguồn cát, sạn

và các nguồn lợi khác trên sông theo chức năng thẩm quyền, nhằm bảo vệ, quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên.

- Tổ chức sắp xếp lại trật tự khai thác cát, sạn trên sông nhằm lập lại trật tự khai thác cát, sạn theo nguyên tắc vừa khai thác, sử dụng vừa bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, không ngừng đổi mới công nghệ kỹ thuật, mở rộng quy mô khai thác nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Luật khoáng sản, Luật đê điều, Luật bảo vệ môi trường và các văn bản của nhà nước hiện hành về công tác quản lý khai thác cát, sạn lòng sông đến các cấp, các ngành liên quan trên địa bàn.

- Tiến hành cắm mốc phân định ranh giới vùng được khai thác, cấm khai thác và giao trách nhiệm cho các địa phương trực tiếp quản lý. Thực hiện các văn bản của Nhà nước quy định về việc cấm khai thác cát, sạn trên sông trái pháp luật.

- Tổ chức sắp xếp thành lập các cơ sở khai thác cát, sạn theo các mô hình HTX, tổ hợp tác, Công ty TNHH... đảm bảo đủ điều kiện, năng lực hoạt động khoáng sản theo quy định của Nhà nước. Về phương án thành lập cơ sở khai thác theo các mô hình sau: Mỗi xã, thị trấn có các hộ tham gia khai thác thành lập một HTX hoặc toàn huyện thành lập từ 2-3 Công ty, doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo đủ điều kiện cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

- Quy hoạch, xây dựng các bến bãi tập kết vật liệu trên địa bàn đảm bảo theo yêu cầu quy định của Nhà nước về quản lý đường sông.

- Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện công tác quản lý, khai thác cát, sạn trên địa bàn, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.

2) Về kỹ thuật khai thác:Trên cơ sở phân tích tính toán xác định mặt cắt và tuyến lòng sông ổn định,

chúng tôi đề xuất những yêu cầu về kỹ thuật trong khai thác cát sỏi lòng sông như sau:- Không khai thác tại các đoạn sông có tuyến đê đi sát với mép bờ sông <100m.

111

Page 116: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Không khai thác tại các vị trí lòng dẫn đã bị xói sâu quá 5m so với đường lạch sâu trung bình trên toàn tuyến.

- Không khai thác tại các khu vực có dân cư sinh sống phía ngoài bãi sông.- Không khai thác trong phạm vi bảo vệ các các công trình chỉnh trị, công trình

bảo vệ bờ, công trình giao thông, công trình thủy lợi và các điểm di tích lịch sử trên sông.

- Không khai thác tại các đoạn sông đang xảy ra diễn biến xói lở mạnh và có chế độ thủy lực phức tạp (các khu vực ngã ba sông, các trụ cầu, trạm bơm,…).

- Vị trí khai thác phải cách mép bờ sông tối thiểu Lgh > 50m.- Việc khai thác phải đảm bảo không làm hệ số mái dốc của bờ sông nhỏ hơn 10

(m 10).- Không khai thác tập trung trên tuyến lạch sâu, nên tập trung khai thác tại các

vị trí gần bãi nổi, cù lao để kết hợp nạo vét lòng, tăng cường khả năng thoát lũ trên lòng chính và cải tạo tuyến giao thông thủy.

3) Về tổ chức thực hiện, giám sát:- Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện về triền khai thực hiện Đề án quản lý, khai

thác cát, sạn trên sông do lãnh đạo UBND các huyện phụ trách và các thành viên là thủ trưởng các ban ngành Tài nguyên - Môi trường, Công an huyện, Chi cục thuế, Trạm quản lý đường sông, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn liên quan. Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo triển khai các biện pháp, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và hoạt động khai thác cát, sạn trên sông nói riêng.

- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện gồm các ngành Thủy lợi, Tài nguyên – Môi trường, Chi cục Thuế, Công an huyện, Trạm quản lý đường sông và công an viên của các xã, thị trấn thực hiện việc kiểm tra ngăn chặn việc khai thác cát, sạn tràn lan ở các khu vực cấm và kể cả khu vực cho khai thác nhưng chưa có giấy phép khai thác nhằm chấm dứt tình trạng khai thác tràn lan và buộc các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác cát, sạn trên sông phải đăng ký cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định nhà nước.

112

Page 117: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

3.3.8 Xác định các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch phòng chống lũa) Nhóm các giải pháp công trình1) Xây dựng, tu bổ đê điều:Đê là giải pháp chống lũ cơ bản, lâu dài. Hệ thống đê hiện tại đã bảo đảm chiều

cao chống được các trận lũ lớn đã từng xảy ra. Cần giữ cao trình đê ở mức hiện tại, chú trọng việc đầu tư củng cố, nâng cấp và kiên cố hóa hệ thống đê để bảo đảm an toàn chống lũ, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Các giải pháp kỹ thuật củng cố, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều bao gồm:

- Thân đê: đắp tôn cao, áp trúc mở rộng mặt cắt và đắp cơ đê để hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn thiết kế; phát hiện và xử lý ẩn họa trong thân đê; xây dựng các đường tràn sự cố phòng lũ cực hạn trên một số tuyến đê và trong khu vực chậm lũ; trồng cây chống sóng, trồng cỏ chống xói mòn bảo vệ mái đê, đồng thời tạo cảnh quan môi trường;

- Nền đê: áp dụng khoa học công nghệ mới, vật liệu mới để xử lý nền đối với những đoạn nền đê có địa chất yếu nhằm bảo đảm an toàn cho đê. Lấp đầm, hồ ao ven đê để tăng cường ổn định cho đê. Đắp tầng phủ nhằm kéo dài đường viền thấm; đắp tầng phản áp tăng khả năng chống trượt ở những khu vực nền đê yếu, thường xuyên bị đùn sủi;

- Cải tạo mặt đê, đường hành lang chân đê: gia cố mặt đê chủ yếu bằng bê tông để tăng ổn định cho thân đê khi mặt đê bị nước tràn qua trong trường hợp có lũ lớn, kết hợp làm đường giao thông, làm đường sơ tán dân trong tình huống khẩn cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đê, tổ chức hộ đê. Xây dựng đường hành lang chân đê phục vụ công tác quản lý đê, hộ đê, chống lấn chiếm thân đê và kết hợp làm đường gom ở những khu dân cư.

- Mở rộng, nâng cấp các tuyến đê tả Lô và hữu Phó Đáy Đạt tiêu chuẩn đê cấp III kết hợp đường giao thông hai làn xe (B=18m) với tổng chiều dài 43,9km tạo thành hai trục giao thông huyết mạch của hai huyện Lập Thạch và Sông Lô nối với trục đường cao tốc Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc). Phục vụ công tác phòng chống lũ lụt bão, cứu hộ cứu nạn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng quy hoạch công nghiệp Lập Thạch - Sông Lô trên địa bàn tỉnh.

2) Xây dựng, nâng cấp hồ chứa:Về cơ bản chế độ lũ trên các tuyến sông chính của tỉnh Vĩnh Phúc là sông

Hồng, sông Lô đều có sự điều tiết của các hồ chứa lớn để cắt lũ như: Hồ Sơn La, Hòa Bình trên sông Đà; Hồ Thác Bà trên sông Chảy; Hồ Tuyên Quang trên sông Gâm. Do đó việc quy hoạch xây dựng và nâng cấp các hồ chứa nhỏ trên địa bàn tỉnh chỉ có tác dụng điều tiết lũ của các sông nội địa, hạn chế và giảm thiểu thiệt hại do lũ quét gây ra. Các hạng mục chính trong quy hoạch đối với hồ chứa gồm:

113

Page 118: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Nghiên cứu xây dựng thêm các hồ chứa phía thượng lưu các trong ngòi phục vụ đa mục đích khai thác: phòng lũ, cấp nước sinh hoạt, cấp nước tưới.

- Nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình hồ chứa đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ: đập dâng, tràn, cửa van,...

3) Xây dựng, gia cố kè và mỏ hàn:Đối với việc quy hoạch xây dựng và nâng cấp hệ thống kè, mỏ hàn trên địa bàn

tỉnh giai đoạn 2010-2020 gồm:- Xây dựng thêm các kè chống sạt lở bờ sông tại các trọng điểm xung yếu trên

các tuyến sông: tả Lô, tả Hồng, tả hữu Phó Đáy.- Tu sửa, gia cố những kè bị hư hỏng, bong xô.4) Xây dựng, tu bổ cống dưới đê: - Đầu tư xây dựng: Việc đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp các cống qua đê

phải bảo đảm an toàn chống lũ, an toàn cho đê điều; phù hợp với mặt cắt thiết kế đê; đủ khả năng chịu tải khi kết hợp giao thông; những nơi có điều kiện thì thiết kế hệ thống lấy nước phù sa để cải tạo đồng ruộng; cầu công tác và dàn đóng mở phải đủ cao trình để bảo đảm hoạt động trong mùa lũ; xây dựng quy trình vận hành các cống qua đê. Thực hiện kiểm tra thường xuyên các cống qua đê, những cống bị hư hỏng nhưng chưa có điều kiện làm mới hoặc sửa chữa phải cương quyết hoành triệt để bảo đảm an toàn chống lũ.

- Nâng cấp sửa chữa: Những cống xây dựng đã lâu năm, xuống cấp: xây dựng lại, kết hợp cửa lấy nước phù sa và kết hợp tiêu úng. Những cống hư hỏng dàn van, cánh cống, máy đóng mở: làm lại dàn van. thay cánh cống, máy đóng mở. Những cống lớn chưa có hệ thống đóng mở bằng điện: nâng cấp, lắp đặt máy đóng mở bằng điện.

5) Xây dựng hệ thống điếm canh đê:Tiếp tục xây mới bổ xung và sửa chữa nâng cấp hệ thống điếm canh đê trên địa

bàn toàn tỉnh. Đảm bảo tại các vị trí xung yếu, trọng điểm chống lụt có điếm canh để thông tin kịp thời các sự cố đê điều, diễn biến mưa lũ phục vụ công tác chỉ huy phòng chống lụt bão Đạt hiệu quả cao nhất.

6) Xây dựng đường chỉ giới hành lang thoát lũ:Công tác cắm mốc xác định chỉ giới thoát lũ được thực hiện dưới hình thức xây

dựng các cột mốc và đường bê tông dọc theo các tuyến sông có diện tích khai thác bãi sông lớn.Việc lựa chọn hình thức xây dựng này sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng lấn chiếm hành lang thoát lũ tại các khu vực có dân cư sinh sống và tăng cường khả năng đáp ứng tốt hơn về công tác cứu hộ, cứu nạn khi có các sự cố xảy ra.

b) Nhóm các giải pháp phi công trình1) Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn:Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn là một trong những giải pháp quan trọng, lâu

dài trong công tác phòng, chống lũ cho hạ du, nhằm tăng độ che phủ, chống xói mòn, chống cạn kiệt, phòng, chống lũ quét. Chú trọng công tác bảo vệ rừng và khai thác một

114

Page 119: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

cách hợp lý, bảo đảm duy trì độ che phủ và tiếp tục trồng rừng bổ sung ở những nơi có điều kiện để tăng thêm diện tích được che phủ.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu phương hướng phát triển lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 cụ thể như sau:

- Quản lý và bảo vệ chặt chẽ hơn 28.343 ha rừng (trong đó có 11896 ha rừng tự nhiên) rừng đặc dụng thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo, để phát huy tốt hơn cho khu nghỉ mát Tam Đảo, đồng thời góp phần làm giảm hiện tượng lũ lụt hàng năm vẫn xảy ra góp phần làm tăng lượng nước vào mùa kiệt và giữ ổn định môi trường sinh thái trong lưu vực.

- Khoanh nuôi hồi phục rừng trên các loại đất trống có cây rải rác và một phần đất trống cây bụi có khả năng gieo giống tự nhiên. Tổng diện tích khoanh nuôi là: 1.262,5ha trong đó: rừng đặc dụng: 903,1ha, rừng phòng hộ: 327,9ha, rừng sản xuất: 31,5ha.

- Trồng rừng ở những diện tích đất không có rừng sinh thái, đất trống cây bụi mà khả năng tái sinh phục hồi tự nhiên kém. Đến năm 2010 diện tích trồng là 2.500ha.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng 8.026ha rừng trồng chưa có trữ lượng, chưa khép tán, diện tích trồng từ 1999 trở lại đây.

- Xây dựng 273ha vườn rừng, trại rừng tại những lô đất ở gần làng, bản tiện đường giao thông để dễ quản lý, bảo vệ; những lô đất còn tốt, độ dốc nhỏ, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Ngoài ra trồng cây phân tán, xây dựng vườn ươm cây giống.

2) Trồng tre chắn sóng và trồng cỏ mái đê:Công tác trồng tre chắn sóng và trồng cỏ trên các mái đê cần được tiếp tục nhân

rộng trên tất cả các tuyến đê, kể cả bờ bao. Việc trồng tre và cỏ làm giảm đáng kể các hiện tượng sạt lở bờ sông và mái đê, mặt khác khi được giao quản lý người dân có thể khai thác nguồn lợi từ cây măng góp phần cải thiện cuộc sống.

3) Công tác thông tin tuyên truyền:Trong công tác phòng chống lũ hạ du công tác thông tin tuyên truyền góp phần

giảm bớt tổn thất về người và của cho nhân dân. Cần thiết phải tiến hành các đợt diễn tập, phổ biến kiến thức về PCLB để mọi cấp mọi ngành và toàn thể nhân dân thấy được đây là nhiệm vụ quan trọng và thiết thực rất cần thiết của toàn xã hội. Từ đó mọi người thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng và bảo vệ công trình phòng chống lũ cũng như tham gia tuyên truyền vận động mọi người có các phương án phòng chống giảm nhẹ thiên tai đến mức tối thiểu nếu có xảy ra lũ bão. Để Đạt được mục tiêu trên công tác thông tin tuyên truyền cần phải:

- Thường xuyên thông báo về dự báo thời tiết khi có mưa lũ xảy ra trên các phương tiện thông tin đại chúng như: ti vi, đài, báo để nhân dân kịp thời phòng tránh.

115

Page 120: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Thường xuyên thông báo các mực nước lũ dự báo để nhân dân, cơ quan phòng chống lụt bão và chính quyền trong vùng lũ tìm biện pháp kê kích hoặc sơ tán khi cần thiết.

4) Công tác tổ chức quản lý và hộ đê:- Quan trắc khí tượng thuỷ văn: tổ chức tốt mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy

văn phục vụ việc điều hành phòng chống lũ. Đây là thông tin hết sức quan trọng bởi nhờ nó có thể dự báo trước được khả năng lũ lớn trên các hệ thống sông ngòi của tỉnh.

- Cảnh báo dự báo: Trong công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, ngoài biện pháp chống lũ bằng công trình thì công tác dự báo là hết sức quan trọng từ công tác dự báo giúp cho các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền địa phương, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp biết trước được tình hình lũ lụt, thiên tai cũng như mức độ của nó để có biện pháp phòng, chống nhằm giảm bớt thiệt hại tối đa cho nhân dân trong vùng.

- Chỉ đạo, điều hành: Để chuẩn bị đối phó trước mùa mưa, lũ cần tăng cường tuyên truyền giáo dục, đúc rút kinh nghiệm và phổ biến cho mọi người dân để họ có hiểu biết cần thiết. tăng cường kiểm tra các khu vực trọng điểm, triển khai các phương án, kế hoạch phòng chống xuống các cơ sở xã, phường, đơn vị sản xuất, cụm dân cư. Tại các địa bàn xung yếu tổ chức thành lập đội xung kích gồm những người trẻ, khoẻ có điều kiện cơ động để sẵn sàng huy động khi cần thiết. ở những trọng điểm thực hiện chế độ thường trực 24/24giờ trong ngày trong suốt mùa mưa lũ để theo dõi đảm bảo mưa lũ.

5) Công tác tổ chức cứu nạn cứu hộ:Cứu nạn, cứu hộ là việc làm cần thiết, cấp bách khi gặp lũ lớn. Mạng lưới cứu

hộ cứu nạn phải được tổ chức chặt chẽ tại trung ương đến đến địa phương, đầy đủ phương tiện như: Phao cứu sinh, bao tải cát, ... Phải chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm, thuốc phòng chữa bệnh, người và tải cứu thương giải quyết sơ cứu kịp thời ngay tại hiện trường và chuyển đến bệnh viện với thời gian nhanh nhất. Hiện nay đã có Uỷ ban Cứu hộ cứu nạn quốc gia, có quân đội tham gia và tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, nên công tác phòng chống lũ lụt có nhiều tiện lợi.

6) Công tác triển khai của chính quyền địa phương:- Củng cố Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, xã,

phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên, sẵn sàng triển khai thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

- Chỉ đạo các xã tổ chức đội xung kích ứng cứu, tổ y tế cơ động. Lực lượng này được huấn luyện thường xuyên sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ, cùng nhân dân nêu cao tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau cứu hộ kịp thời.

- Tuyên truyền cho nhân dân hiểu về lũ lụt, lũ quét, nâng cao nhận thức trách nhiệm, chủ động phòng, tránh và khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra.

- Sau mỗi mùa mưa bão các địa phương cần tổ chức đánh giá ưu khuyết điểm công tác chuẩn bị, cũng như kết quả thực hiện phòng chống lụt bão và

116

Page 121: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

giảm nhẹ thiên tai ở địa phương. Để từ đó đúc rút kinh nghiệm và có những bài học trong công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

c) Giải pháp tăng cường khả năng thoát lũ1) Các giải pháp trên lòng dẫn chính:- Giảm sức cản trên lòng sông: Nhám ở lòng sông phụ thuộc chủ yếu vào kích

thước hình dạng lòng dẫn, độ thô thủy lực và bùn cát đáy sông. Vì vậy rất khó có thể thay đổi được hệ số nhám của lòng sông, tuy nhiên để giảm sức cản của lòng sông có thể thực hiện các biện pháp trục vớt các vật cản đáy sông như: tàu thuyền đắm, các công trình ngầm, thực vật đáy sông,...

- Nạo vét lòng sông (lòng con): Thực hiện các biện pháp nạo vét bùn, bãi nổi, cù lao,... tuy nhiên để thực hiện giải pháp này cần đầu tư một lượng kinh phí rất lớn nhưng hiệu qua mang lại không cao. Về lâu dài lòng sông sẽ bị bồi lấp trở lại, mặt khác khi thực hiện giải pháp này có thể sẽ làm mất cân bằng sinh thái của dòng sông.

- Cắt cong, nắn dòng: Đối với các đoạn sông có độ cong quá lớn khi thực hiện việc cắt cong nắn dòng có thể làm tăng khả năng thoát lũ cục bộ cho đoạn sông này. Tuy nhiên đối với giải pháp này cần phải xem xét đến lợi ích kinh tế, xã hội các khu vực vùng bãi sông.

2) Các giải pháp trên bãi sông:- Quy hoạch hợp lý bãi sông: Phá bỏ các bối, bờ bao không quan trọng, các

công trình xây dựng trái phép, san ủi hạ thấp các khu vực bãi sông có độ cao lớn, nắn chỉnh các tuyến đê bối, đường giao thông để ít bị ảnh hưởng đến dòng chảy lũ.

- Giảm sức cản vùng bãi sông: Để tăng cường khả năng thoát lũ qua bãi sông cần thiết phải tiến hành quy hoạch vùng canh tác, vùng nuôi trồng thủy sản, giải phóng các vật cản nằm trong phạm vi tuyến hành lang thoát lũ.

- Nạo vét lòng dẫn tăng cường khả năng thoát lũ: Khi thiết lập chỉ giới hành lang thoát theo phương án chọn sẽ làm gia tăng mực nước lũ cục bộ tại một số đoạn sông. Vì vậy để đảm bảo vấn đề thoát lũ trên toàn hệ thống, đề xuất giải pháp nạo vét kết hợp với các giải pháp khác nhằm mục đích hạ thấp mực nước lũ trên các tuyến sông của tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

+ Phía bờ tả sông Hồng: Từ mặt cắt SHG-23 (K17+600) đến mặt cắt SHG-30 (K28): hạ thấp cao độ bãi nằm trong chỉ giới HLTL từ cao trình trung bình phía thượng lưu 13.8m xuống cao trình 11.5m và phía hạ lưu từ cao trình 12.9m xuống cao trình 10.2m, kết hợp với mở rộng lạch sâu phía bờ tả.

+ Kết quả tính toán phương án cho thấy, nếu thực hiện việc giải phóng toàn bộ các vật cản kết hợp với hạ thấp cao độ bãi và mở rộng lạch trái thì mực nước sông hồng có thể hạ xuống từ 8 – 14cm. Lưu lượng và vận tốc dòng chảy cũng được cải thiện một cách rõ rệt.

d) Giải pháp tiêu thoát úng ngập tổng thể

117

Page 122: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Theo kết quả nghiên cứu của dự án: “Quy hoạch giải pháp tiêu tổng thể lưu vực sông Phan và sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc - 2008”. Giải pháp quy hoạch tiêu thoát úng ngập trên địa bàn tỉnh được tính toán với các phương án sau:

1) Phương án I:- Hướng tiêu ra sông Cầu, cửa tiêu Phúc Lộc Phương.- Diện tích tiêu toàn bộ hệ thống sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc với

vùng tiêu I, II, III.IV, diện tích 732,8 km2.- Giải pháp tiêu tự chảy ra sông Cầu.- Công trình tiêu cải tạo nạo vét sông Phan, Cà Lồ và đoạn nối ba sông Cầu Tôn

- Tranh - Ba Hanh.2) Phương án II:- Hướng tiêu ra sông Cầu, cửa tiêu Phúc Lộc Phương cho vùng tiêu III gồm các

lưu vực sông nhánh ven núi Tam Đảo. Diện tích tiêu 307,4 km2, bằng giải pháp tiêu tự chảy.

- Hướng tiêu ra sông Hồng, cửa tiêu đê Tả sông Hồng, cho vùng tiêu I, II, IV gồm các lưu vực sông Phan, Cà Lồ, Cà Lồ cụt. Diện tích tiêu 425,4 km2 bằng giải pháp tiêu động lực.

3) Phương án III:- Hướng tiêu ra sông Cầu tại cửa tiêu Phúc Lộc Phương cho vùng tiêu III gồm

các lưu vực sông nhánh ven núi Tam Đảo. Diện tích tiêu 307,4 km2, giải pháp tiêu tự chảy.- Hướng tiêu ra sông Hồng, cửa tiêu tại 2 vị trí:+ Tại xã Nguyệt Đức huyện Yên Lạc, tiêu cho vùng II, IV bao gồm Bắc Tam

Dương sông Phan và lưu vực sông Cà Lồ, Cà Lồ cụt. Diện tích tiêu 189,0km2, giải pháp tiêu động lực.

+ Tại xã Ngữ Kiên huyện Vĩnh Tường, tiêu cho vùng I bao gồm Tây và Nam sông Phan. Diện tích tiêu 236,3 km2, giải pháp tiêu động lực.

- Phương án III được tính toán thiết kế cho những trạng thái tiêu thoát nước khác nhau tùy thuộc vào việc bố trí quy hoạch công trình tiêu nước giữa các vùng tiêu và mức độ cải tạo lòng dẫn. Cụ thể:

+ Phương án III/1 - Với quy hoạch có 1 cống điều tiết tại sông Cà Lồ (CL02)+ Phương án III/2 – Với quy hoạch có 2 cống điều tiết tại sông Cà Lồ (CL02)

và trên sông Cầu Tôn (A82).+ Phương án III/2.1 – Với quy hoạch 2 cống điều tiết như phương án III/2.

Đoạn nối 3 sông Cầu Tôn – Tranh – Ba Hanh được cải tạo nạo vét khác phương án III/2, đồng thời quy hoạch xây dựng trạm bơm hỗ trợ tiêu cho vùng III (Bắc Bình Xuyên).

+ Phương án III/3 – Với quy hoạch 3 cồng điều tiết trên sông Cầu Tôn – trên sông Cà Lồ và trên sông Phan.

4) Phương án IV:

118

Page 123: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Hướng tiêu ra sông Cầu tại cửa tiêu Phúc Lộc Phương cho các vùng II, III, IV. Diện tích 496,4 km2, bằng giải pháp tiêu tự chảy.

- Hướng tiêu ra sông Hồng, cửa tiêu tại xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường cho vùng tiêu I. Tiêu động lực, diện tích tiêu: 236,3 km2.

+ Cải tạo sông Phan, sông Cà Lồ cụt, đoạn nối 3 sông Cầu Tôn - sông Tranh - sông Ba Hanh.

Kết quả phân tích và lựa chọn phương án quy hoạch tiêu tổng thể cho các địa phương trên địa bàn tỉnh được trích dẫn từ dự án: “Quy hoạch giải pháp tiêu tổng thể lưu vực sông Phan và sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc – 2008”. Phương án thiết kế quy hoạch tiêu như sau:

* Giải pháp tiêu tổng thể lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc sẽ là tiêu tự chảy vùng III diện tích tiêu 307,4 km2 ra sông Cầu và tiêu động lực cho vùng I, II, IV có tổng diện tích tiêu 425,3 km2 ra sông Hồng bằng 2 trạm bơm, tại Nguyệt Đức, Yên Lạc và tại Ngũ Kiên, Vĩnh Tường, với tổng công suất bơm tiêu không nhỏ hơn 200 m3/s. Công trình phân phối nước tiêu thoát theo trọng lực và động lực là 2 cống điều tiết tại Tiền Châu sau ngã ba sông Cà Lồ và tại hạ lưu ngã ba sông Cầu Tôn.

* Phương án được lựa chọn là phương án III/2.1:- Diện tích lưu vực tiêu thoát nước: 732,8 km2. + Đất sản xuất nông nghiệp: 36.039 ha+ Đất trồng cây hàng năm : 32.343 ha+ Đất trồng lúa: 27.482 ha+ Đất khu công nghiệp: 9.151 ha- Phân vùng tiêu thoát nước : 4 vùng (I, II, III, IV).- Kịch bản tiêu thoát nước:+ Tự chảy ra sông Cầu : Vùng III diện tích tiêu thoát 307,4 km2.+ Tiêu động lực ra sông Hồng: Vùng I, II, IV diện tích tiêu thoát 425,3 km2 theo

2 cửa tiêu.- Giải pháp công trình:+ 02 trạm bơm tiêu Nguyệt Đức, Yên Lạc và Ngũ Kiên, Vĩnh Tường tổng công

suất không nhỏ hơn 200 m3/s. Tỷ lệ phân bổ công suất 1,0/1,0.+ 02 cống xả dưới đê của trạm bơm Nguyệt Đức và Ngũ Kiên.+ 02 cống điều tiết phân nước trên sông Cà Lồ (01) và trên sông nhánh của Cà

Lồ (01).+ 01 kênh dẫn vào trạm bơm Ngũ Kiên từ Vũ Di – Vĩnh tường đến trạm bơm.+ 02 kênh xả của trạm bơm Nguyệt Đức và Ngũ Kiên ngoài bãi sông.+ 01 trạm bơm hỗ trợ tại Nam Viên.+ 01 cống xả của trạm bơm Nam Viên.+ Cải tạo, nạo vét sông Phan, sông Cà Lồ cụt, đoạn nối sông Cầu Tôn – Tranh –

Ba Hanh – Cà Lồ.

119

Page 124: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

e) Giải pháp phòng chống lũ quét và sạt lở đất1) Các biện pháp công trình:- Xây dựng đê, tường chắn lũ quét: Ở các khu vực có điều kiện xây dựng công

trình ngăn lũ quét có thể nghiên cứu xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ.

  - Phân dòng lũ: Dựa vào địa hình có thể nghiên cứu phân dòng lũ nhằm làm giảm tác động của lũ quét vào khu vực cần bảo vệ. Phân lũ quét đi lệch sang các sông nhánh bằng cách tạo ra kênh hay đường dẫn lũ kéo lệch pha, lệch đỉnh, hạn chế khả năng tập trung lũ tàn phá khu vực cần bảo vệ.

- Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước: Để đề phòng sự cố ở các hồ chứa nước gây ra lũ quét nhân tạo cần phải gấp rút xây dựng bổ sung các tràn sự cố cho các hồ này đồng thời với việc xây dựng các phương án phòng chống lụt bão cho hồ chứa nước, bố trí đủ vật tư, phương tiện và lực lượng cần thiết để có thể khắc phục được ngay những sự cố do lũ, bão gây ra.

Các biện pháp công trình thường tác động trực tiếp vào dòng lũ quét nhằm chống lại những tác động phá hoại của chúng. Để áp dụng các biện pháp công trình nêu trên cần xuất phát từ điều kiện cụ thể của lưu vực sinh ra lũ quét và khu vực cần bảo vệ. Việc phối hợp hệ thống các biện pháp công trình từ khu sinh lũ đến khu vực chịu lũ cho phép làm giảm, hạn chế các tác hại do lũ quét gây ra, thậm chí có thể loại trừ được lũ quét cho vùng chịu lũ. Đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi phải giải quyết bài toán quy hoạch trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về lũ quét.

2) Các biện pháp phi công trình:Các biện pháp phi công trình không tác động trực tiếp vào dòng chảy lũ nhưng

lại tác động vào nguyên nhân, cơ chế hình thành lũ quét nên cũng có thể hạn chế được những tác hại của lũ quét, thậm chí còn có thể triệt tiêu lũ quét. Những biện pháp phi công trình không làm biến đổi đột ngột điều kiện môi trường trên lưu vực, đồng thời đảm bảo sự phát triển lâu bền và mang tính xã hội cao.

Các biện pháp phi công trình được kết hợp một cách hài hoà với biện pháp công trình, hỗ trợ biện pháp công trình phát huy hiệu quả cao trong việc đối phó với lũ quét. Các biện pháp phi công trình bao gồm:

- Lập bản đồ những nơi xảy ra lũ quét và những nơi nguy hiểm: Việc lập bản đồ vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét được kết hợp với các bản đồ theo dõi các loại thiên tai khác tạo ra một bức tranh đầy đủ về vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. Các đầu vào bao gồm: Phân tích tần suất, các bản đồ vùng bị ảnh hưởng, tần suất lũ, các báo cáo thiệt hại, các bản đồ độ dốc và các bản đồ liên quan khác như bản đồ sử dụng đất, thảm phủ thực vật, mật độ dân số và các bản đồ cơ sở hạ tầng.

- Dự báo và Cảnh báo lũ quét: Căn cứ vào tài liệu thống kê các trận lũ quét đã xảy ra trong quá khứ, khoanh vùng có khả năng xảy ra lũ quét để đề phòng, đặc biệt

120

Page 125: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

quan tâm các khu vực dễ xảy ra hiện tượng sạt lở đất làm tích tụ nước, tạo ra lũ quét nghẽn dòng. Căn cứ các vết lũ hoặc các tàn tích do lũ quét gây ra thiệt hại dùng làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch phòng ngừa lâu dài hoặc xây dựng phương án phòng, chống lũ quét hàng năm.3.3.9 Di dân và đền bù thiệt hại

a) Quan điểm thực hiệnNguyên tắc đền bù di dân khi thực hiện các phương án quy hoạch là: điều kiện

sinh sống của nhân dân sau khi di dời phải tốt hơn hoặc bằng điều kiện trước khi di dời, trong đó bao gồm việc đền bù cơ sở hạ tầng nhà cửa, chợ, trường học, hệ thống điện nước, giao thông,… và cơ hội việc làm, bố trí diện tích canh tác khác để người dân có thể duy trì cuộc sống ổn định sau khi đã bị giải tỏa nhà cửa, thu hồi diện tích đất ở, đất sản xuất.

b) Diện tích giải phóng mặt bằngTheo phương án quy hoạch về chỉ giới hành lang thoát lũ cho từng tuyến

sông có đê trên địa bàn tỉnh đã được xác định ở trên (HLTL-QH). Diện tích đất canh tác nằm trong phạm vi HLTL phải chuyển đổi mục đích trên toàn tỉnh là 285,42 ha, cụ thể như sau:

Tuyến sôngDiện tích đất bãi

tự nhiên

Diện tích nằm ngoài chỉ giới

HLTL quy hoạch

Diện tích nằm trong tuyến HLTL cần phải giải phóng

Tả sông Hồng 8508.9 ha 4357,84 ha 260,67 ha

Tả sông Lô 542.3 ha 296,74 ha 24,75 ha

Hữu sông Phó Đáy 685.27 ha 0 ha 0 ha

Tả sông Phó Đáy 1513.37 ha 0 ha 0 ha

Tổng cộng 11249.84 ha 4654,8 ha 285,42 haVới quan điểm là giảm mức đầu tư cho các nội dung quy hoạch chỉ thực hiện

đền bù đối với: diện tích đất ở, hạ tầng xây dựng (nhà cửa, chuồng trại, các công trình khác), đề nghị không đền bù cho diện tích đất sản xuất canh tác. Giải pháp thực hiện là tỉnh sẽ bố trí một diện tích canh tác mới phù hợp với các quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương và hỗ trợ một phần kinh phí về giống, cây trồng nếu phải chuyển đổi sang cơ cấu, phương thức sản xuất mới.

Các số liệu về nhà cửa và cơ sở hạ tầng và đất đai căn cứ vào số liệu điều tra thu thập các xã có diện tích ngoài đê trên địa bàn toàn tỉnh có so sánh đối chiếu với các nguồn khác. Giá đền bù sơ bộ xác định theo diện tích đất và cơ sở hạ tầng trên đất để tính giá đền bù, giá đền bù phụ thuộc vào từng vùng và theo đơn giá quy định của tỉnh.

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

121

Page 126: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư.

Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 ban hành kèm theo Quyết định số 70/2008/QĐ-UBND do UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2008.

Mức đền bù đất sản xuất xác định tương đương theo mức đền bù đất nông nghiệp hiện hành cho các địa phương vùng ngoại thành. Tạm tính như sau:

- Khung giá đất trồng cây hàng năm: 70.000 đ/m2.- Khung giá đất ở tại nông thôn: 1.500.000 đ/m2.- Khung giá đất ở đô thị loại IV: 9.300.000 đ/m2.- Khung giá đất ở đô thị loại V: 5.700.000 đ/m2.* Tổng kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng là: 200 tỉ đồng.c) Giá trị đền bù và thực hiện di dân, tái định cưKhi thực hiện phương án quy hoạch, giải phóng hành lang thoát lũ, di chuyển

dân trong vùng sạt lở, khu vực xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình phòng chống lũ trên đại bàn toàn tỉnh sẽ phải tổ chức di dân và tái định cư một bộ phận dân cư.

Căn cứ theo số liệu điều tra, thu thập về hiện trạng dân cư các khu vực ngoài bãi sông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả tính toán xác định số lượng dân cư cần phải di dời khi thực hiện quy hoạch là khoảng 941 hộ.

* Tổng kinh phí thực hiện di dân, tái định cư là: 660 tỉ đồng.TT Nội dung đầu tư Địa phương Khối

lượngKinh phí

(Tr. đồng)

1

Di dân tái định cư vùng sạt lở, vùng ảnh hưởng của lũ quét, ngập lụt, giải phóng hành lang thoát lũ, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai

Các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên

385  270.000

 2Di dân xây dựng, nâng cấp tuyến đê sông Hồng

Huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc

214  150.000

 3Di dân xây dựng, nâng cấp tuyến đê tả sông Lô

Huyện Sông Lô 228  160.000

 4Di dân xây dựng, nâng cấp tuyến đê tả, hữu sông Phó Đáy

Huyện Lập Thạch 114  80.000

Tổng cộng 941 660.000

3.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC3.4.1 Hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

a) Môi trường không khí Môi trường không khí tại hai khu đô thị lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc là thành

phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên đang bị ô nhiễm nặng và mức độ ô nhiễm ngày càng

122

Page 127: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

tăng theo thời gian. Tại Phúc Yên, hàm lượng bụi vượt 4,0 ÷ 4,8 lần so với TCVN 5937 - 1995, tiếng ồn luôn vượt 1,02 ÷ 1,09 lần so với TCVN 5949 - 1998.

Tại khu công nghiệp Hương Canh và thị trấn Hương Canh nồng độ bụi vượt từ 7,1 đến 8,1 lần so với TCVN 5937-1995.

Các khu vực nông thôn (tại thị trấn) và làng nghề cũng đang bị ô nhiễm bụi ở mức độ trung bình (vượt 1,15 ÷ 1,7 lần TCVN 5937 - 1995); tiếng ồn vượt 1,03 lần TCVN 5949 - 1998 và có xu hướng ngày càng tăng theo thời gian.

Môi trường không khí bị ô nhiễm là do một số nguyên nhân sau: (i) Hầu hết các cơ sở sản xuất không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xả trực tiếp ra môi trường xung quanh; (ii) Sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng giao thông trong khi số lượng các phương tiện tham gia giao thông gia tăng và (iii) Cả tỉnh Vĩnh Phúc như là một đại công trường xây dựng do quá trình đô thị hoá nhanh.

b) Môi trường nước Phần lớn các hồ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có Đầm Vạc và hồ Đại Lải phải

tiếp nhận nhiều nguồn thải: sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Các nguồn thải này đã gây nên sự quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom, xử lý rác và chất thải sinh hoạt).

Cho đến nay, hệ thống cấp nước và thoát nước còn đơn giản, chưa được xây dựng quy mô, đồng bộ. Nước thải tại khu dân cư, các cơ quan, nhà máy, bệnh viện trên địa bàn thị xã, thị trấn được đổ trực tiếp vào các mương thoát nước mưa ven các đường giao thông nội thị, sau đó thải ra các ao, hồ, đầm.

Kết quả phân tích cho thấy: Hồ Đại Lải và Đầm Vạc đang ô nhiễm nặng và xu hướng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt tại Đầm Vạc, nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn loại B của TCVN 5942-1995, cụ thể: COD vượt 1,4 lần; BOD vượt 1,5 lần; NH4

+ vượt khoảng 5,9 lần; và Cu vượt từ 2,3 ÷ 2,7 lần.

Chất lượng nước sông Phan và sông Cà Lồ trên địa bàn tỉnh hiện cũng đang ô nhiễm ở mức độ tương đối nặng và có xu thế tăng dần theo thời gian. Các chất hữu cơ, dinh dưỡng và coliform trong nước sông đều vượt tiêu chuẩn loại B của TCVN 5942-1995 (COD vượt 1,2 lần, coliform vượt 1,2 ÷ 2 lần, NH3 vượt 1,6 ÷ 4,3 lần); các kim loại nặng Đạt tiêu chuẩn loại B nhưng vượt tiêu chuẩn loại A của TCVN 5942-1995.

Nước dưới đất tại hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc đang bị ô nhiễm Mn và Fe ở mức độ trung bình, cụ thể: hàm lượng Mn vượt từ 1,2 ÷ 3,6 lần so với TCVN 5944-1995 và TCBYT-02.

Nước dưới đất tại Công ty phanh NISSIN (xã Quất Lưu, huyện Hương Canh) và nhà máy bia HENIGER đang bị ô nhiễm Cu, Mn và Fe, cụ thể: hàm lượng Cu vượt TCVN 5944-1995 là 1,16 lần; hàm lượng Fe vượt 7,4 lần so với TCBYT-02; hàm lượng Mn vượt từ 1,5 ÷ 5,8 lần so với TCVN 5944-1995 và TCBYT-02.

c) Môi trường đất

123

Page 128: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Kết quả phân tích cho thấy: Dư lượng thuốc BVTV trong đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đều vượt quá mức cho phép từ 10 – 15%; trong đó huyện Mê Linh vượt trên 18%, Yên Lạc, Vĩnh Tường vượt trên 20%. TBVTV họ Clo là loại thuốc khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong môi trường đất nhưng đã phát hiện có trong 10 mẫu, chiếm 23,03%.

Tình trạng ô nhiễm môi trường đất do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đang gia tăng nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và môi trường trước mắt cũng như lâu dài.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường đất là do thuốc BVTV và phân bón hoá học sử dụng không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt bừa bãi trên đồng ruộng; trong khi đó phân chuồng từ chăn nuôi lại xả trực tiếp ra môi trường (điển hình là xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc), nhiều nơi còn sử dụng nước thải không qua xử lý để tưới.

d) Đa dạng sinh học Vĩnh Phúc là tỉnh có hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng, có giá trị kinh

tế, khoa học cao, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo với sự đa dạng về đất đai và khí hậu nên hệ động thực vật rừng ở đây rất phong phú (khoảng 2000 loài thực vật, 840 loài động vật), nhiều loài đặc hữu và quí hiếm.

Trong số động vật ở Tam Đảo hiện có: 8 loài đang nguy cấp, 17 loài sẽ nguy cấp, 13 loài hiếm có và 18 loài đang bị đe dọa. Việc khai thác lâm sản mà đặc biệt là côn trùng, cây cảnh là một tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học ở khu vực Tam Đảo. Nhiều loại động, thực vật, đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế, đã bị khai thác cạn kiệt, thậm chí có loài đã bị tuyệt chủng ở khu vực này.

e) Tình hình xả thải Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, tình hình xả thải diễn ra rất bừa bãi, vượt

ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý. Nhận xét chung về mức độ bức xúc của việc xả thải trên các hoạt động của kinh tế xã hội theo thứ tự giảm dần sau đây:

1- Các KCN, CCN chưa thu gom và xử lý tập trung rác thải rắn, nước thải sản xuất và sinh hoạt. Chỉ có một số ít cơ sở sản xuất có lắp đặt hệ thống xử lý nước thải và khí thải Đạt TCVN, còn lại hầu hết xử lý sơ bộ hoặc xả trực tiếp ra môi trường.

2- Hầu hết các TTYT và BV từ trung ương đến địa phương không lắp đặt hệ thống xử lý nước thải và rác thải nguy hại (chỉ có BV quân y 109 và BVĐK thị xã Vĩnh Yên có hệ thống xử lý rác thải nguy hại Đạt TCVN).

3- Tại các trung tâm du lịch, rác thải và nước thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý mà thải bừa bãi ra môi trường.

4- Một số khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các chất thải liên quan đến sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, làng nghề truyền thống, hoạt động thương mại) hiện nay không được thu gom xử lý.

5- Nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp hoặc gián tiếp là sông Phan, Cà Lồ, Đầm Vạc, đối với chất thải rắn ở nông thôn là dọc các con đường hoặc sông, hồ.

124

Page 129: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

3.4.2 Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện quy hoạcha) Nguồn gây tác động1) Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải:* Chất thải:- Lượng chất thải rắn sinh ra do quá trình thi công: Khi tiến hành xây dựng,

nâng cấp, cải tạo các công trình phòng chống lũ sẽ tạo ra một khối lượng đất đào đắp lớn, khối lượng đất thừa đó sẽ làm thay đổi chất lượng đất ở các khu vực được chọn làm bãi thải. Nếu không có các biện pháp giảm thiểu khi các công trình hoàn thành thì chất lượng đất tại các khu vực bãi thải đó sẽ bị xấu đi.

- Lượng vật liệu phế thải phát sinh do quá trình di dân khỏi tuyến hành lang thoát lũ quy hoạch: Khi thực hiện phương án thiết lập chỉ giới HLTL cho các tuyến sông sẽ phải thu dọn, giải phóng các vật cản bao gồm: Cây cối, một số cơ sở hạ tầng trên bãi,… sẽ tạo ra một lượng chất thải rắn lớn làm ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái vùng ven sông.

* Nước thải:Quá trình thi công thường tiến hành vào mùa khô, khi mực nước các sông trên

địa bàn xuống thấp, lưu lượng dòng chảy nhỏ nên dễ bị ảnh hưởng xấu của lượng nước thải, rác thải trong quá trình thi công gây ô nhiễm cục bộ.

- Nước thải từ các lán trại thi công: Nước thải, rác thải từ các lán trại công nhân cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nước thải này thường chứa các chất gây ô nhiễm như các chất cặn bã, lơ lửng, chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (hợp chất của N, P) và các vi sinh vật gây bệnh (coliform, Fecal.coliform).

- Nước thải từ các máy móc thi công: Quá trình thi công sẽ sử dụng rất nhiều máy móc, quá trình bảo dưỡng, vệ sinh và làm mát máy sẽ tạo ra một lượng nước thải chứa nhiều dầu mỡ , bên cạnh đó cũng xảy ra hiện tượng thất thoát dầu máy trong quá trình vận hành máy móc sẽ tạo ra một lượng nước thải có nguy cơ gây ô nhiễm đất và nguồn nước mặt, nước ngầm.

- Nước mưa cuốn trôi vật chất bề mặt trong quá trình thi công: Trong quá trình thi công nếu gặp trận mưa lớn thì vật chất bề mặt sẽ dễ bị cuốn trôi xuống dòng chảy gây ô nhiễm cục bộ. Mặt khác do bề mặt đất đã bị bê tông và cứng hóa nên dòng chảy mặt thường tập trung nhanh gây ô nhiễm cục bộ các điểm xả thải vào sông. Do vậy cần chú ý vận hành các cống lấy nước dọc sông cho phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng cũng như số lượng nước cấp.

- Quá trình khoan, phụt làm nền công trình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước ngầm do các chất bề mặt có nguy cơ cuốn trôi theo các hố khoan, phụt.

* Nguồn gây ô nhiễm không khí:- Khí thải từ các phương tiện thi công như máy xúc, ủi, máy lăn đê sẽ làm ô

nhiễm cục bộ môi trường thi công và vùng xung quanh. Các loại khí thải thường gặp trong quá trình thi công là TPS, NO2

-, SO42-, CO, VOC,….125

Page 130: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Khí thải đặc biệt là hàm lượng bụi cao trong quá trình phá dỡ cơ sở hạ tầng phải di dời, đào đắp bãi và thi công đê, bối. Lượng bụi cũng có nguy cơ phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công.

- Lượng khí thải do hoạt động giao thông trên các tuyến đê, bối mới trong giai đoạn vận hành cũng gây ô nhiễm môi trường sống.

- Tiếng ồn từ các máy móc thi công (máy ủi, san, lu, rải, đầm, cần cẩu, máy hàn, trộn bê tông, gầu ngược….), các hoạt động giao thông phục vụ thi công cũng như các hoạt động giao thông trên các tuyến đường đê mới. Tiếng ồn trong quá trình thi công phụ thuộc vào loại hình hoạt động và các loại máy móc nên được coi là nguồn điểm.

2) Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: - Quá trình thi công, nạo vét bờ, bãi có nguy cơ gây sụt, trượt bờ sông gây bồi

lắng lòng sông cũng như nguy hiểm cho công nhân thi công.- Các khu vực cảng và khu khai thác cát dọc sông sẽ gây tổn thưởng hệ sinh thái

nước, làm mất nơi cư trú và có nguy cơ làm biến đổi hệ sinh thái vùng nghiên cứu. - Thay đổi chế độ thủy văn của sông khi thực hiện các biện pháp công trình.

Tuy nhiên các phương án quy hoạch đã tạo ra tuyến thoát lũ tốt nhất cho tuyến đê đồng thời đã quan tâm đến việc hướng dòng, tạo các luồng, lạch đủ sâu để phục vụ giao thông thủy đặc biệt trong mùa kiệt

- Sự cố môi trường xảy ra do khả năng cháy, nổ từ các kho chứa nhiên liệu (sơn, xăng, dầu…), hệ thống điện tạm thời cung cấp điện cho các máy móc, thiết bị và lán trại thi công, sự cố do các tàu thuyền va chạm chướng ngại vật trên sông, sự cố tràn dầu từ các tàu thuyền, sự cố hư hại các chân cầu bắc các các tuyến sông, sự cố về tai nạn lao động trong quá trình thi công…

b) Đối tượng, quy mô bị tác độngĐối tượng bị tác động có liên quan đến chất thải: - Tác động của quá trình nạo vét là đáy sông và bờ sông tại các khu vực bị nạo

vét, nguy cơ sẽ gây sạt, trượt bờ ở các vùng bờ chịu tác động của dòng chảy.- Độ đục và nồng độ chất ô nhiễm trong sông tăng trong quá trình thi công cũng

như địa hình đáy biến đổi sẽ tác động đến hệ sinh thái nước cũng như các hoạt động phát triển kinh tế như đánh bắt cá, du lịch, dịch vụ vùng nghiên cứu và phía hạ du.

- Công nhân thi công sẽ là người trực tiếp chịu ảnh hưởng của lượng nước thải, rác thải, khí thải trong quá trình thi công.

- Dân cư và các công trình hạ tầng ở những vùng ven khu vực thi công cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công, do lượng nước thải, rác thải, khí thải từ các quá trình này.

- Đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật bị tác động do các phương tiện và máy móc thi công…sẽ làm ảnh hưởng đến không gian sống của các loài.

126

Page 131: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Quá trình thi công làm môi trường không khí bị xâm phạm cũng chính là môi trường làm việc của rất nhiều người, môi trường sống của những người dân xung quanh.

c) Xu thế biến đổi của các điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội- Xu hướng biến đổi của các điều kiện tự nhiên: Sự biến đối hình thái lòng dẫn và bãi sông do tự nhiên và do phát triển tự phát

của con người trong thời gian qua đã làm thay đổi khả năng thoát lũ của đoạn sông dẫn đến đe dọa sự an toàn vùng hạ du. Tất cả các hiện tượng lòng sông bồi cao, có thêm vật cản ở lòng sông (xây cầu qua sông, hình thành các bãi giữa, xây các khu cảng dọc bờ sông), việc bãi sông bồi cao, xây dựng tuyến đê dọc hai bên bờ sông, khu dân cư trên bãi sông (số dân sống trên bãi tăng, làng mạc, cây cối, nhà cửa trên bãi tăng) đều là nguyên nhân làm dâng mực nước sông, giảm khả năng tiêu thoát lũ.

Các kết nghiên cứu, tính toán cho thấy các vật cản lũ ngày càng tăng, khả năng thoát lũ tiếp tục suy giảm, nước tiếp tục dâng cao, vỡ đê gây ngập lụt luôn là khả năng tiềm tàng không kiểm soát nổi. Vì vậy việc xác định tuyến thoát lũ, nạo vét những vị trí lòng sông, bãi sông bị bồi cao, di dân từ trong tuyến thoát lũ, ở những vị trí ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ ra khỏi vùng ảnh hưởng là giải pháp hợp lý theo đó có thể đảm bảo thoát lũ, đảm bảo cuộc sống của người dân sống trên bãi sông. Phương án có tính khả thi cao nếu được đánh giá kỹ càng các tác động có thể xảy ra và có các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn nghiên cứu sau. Phương án xây dựng hành lang thoát lũ trên các tuyến sông có đê sẽ góp phần:

+ Góp phần làm giảm mực nước lũ dẫn đến giảm áp lực lên hệ thống đê đồng bằng vốn luôn trong tình trạng xung yếu.

+ Tăng khả năng tiêu thoát lũ, hạn chế ngập úng và thiệt hại lũ lụt cho đồng bằng hạ du sông trong mùa mưa lũ.

+ Tạo các luồng, lạch có độ sâu phù hợp và thuận tiện cho giao thông thủy trong các tháng mùa kiệt.

+ Tăng khả năng lấy nước tưới và cấp nước dùng cho sinh hoạt.- Xu hướng biến đổi của các yếu tố môi trường: + Sau khi quy hoạch thì những tác động xấu đến môi trường nước các đoạn

sông trên địa bàn tỉnh sẽ giảm do sẽ xây dựng các cống tiêu thoát nước tập trung mà trong tương lai sẽ có các nhà máy xử lý nước thải hợp tiêu chuẩn trước khi xả vào môi trường.

+ Hệ sinh thái nước và cạn vùng nghiên cứu cũng biến đổi theo chiều hướng có lợi khi bãi sông đã được giải tỏa cho thoát lũ vào mùa mưa lũ, không bị lấn chiếm bởi các hoạt động phát triển kinh tế và đô thị hóa một cách bừa bãi như trước.

+ Môi trường không khí khu vực ven sông cũng trở nên trong lành hơn do khu vực trong đê, bối đã được quy hoạch một cách hài hòa và hợp lý để phục vụ tái định cư và phát triển kinh tế.

127

Page 132: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Xu hướng biến đổi của các yếu tố kinh tế – xã hội: Làm giảm nguy cơ vỡ đê và ngập lụt trên toàn tỉnh. Khi đã thiết lập tuyến

HLTL không chỉ đảm bảo an toàn cho các vùng trong đê chính mà còn có khả năng bảo vệ cho các vùng dân cư ở phía ngoài bãi sông.3.4.3 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

a) Phương hướng chungTrong quá trình triển khai thực hiện toàn bộ dự án cần phải song song với việc

giám sát và quản lý các vấn đề về môi trường. Trong từng giai đoạn cần đề ra các vấn đề môi trường nào là quan trọng, có khả năng bị tác động và ảnh hưởng theo các mức độ kh¸c nhau, từ đó đề ra các biện pháp giảm thiểu và khắc phục các tác động xấu.

b) Định hướng về đánh giá tác động môi trường- Trong giai đoạn xây dựng các công trình theo quy hoạch thì vấn đề cần được

quan tâm hàng đầu là công tác di dân, tái định cư khi thiết lập hành lang thoát lũ và phòng chống lũ quét trên địa bàn tỉnh.

- Quá trình thi công công trình cần chú trọng đến việc thực hiện “an toàn trong lao động” để tránh gây những thiệt hại về người và của.

- Cần giám sát các vấn đề về môi trường như lượng nước thải, rác thải trong quá trình thi công để tránh gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí môi trường lao động và khu vực hạ lưu các sông suối. Tránh tình trạng lây lan các dịch bệnh trong các khu lán trại xây dựng và vùng hạ lưu.

c) Đề xuất giải pháp kỹ thuật- Khi thi công các công trình mới phải chú ý đến vấn đề mở đường, bố trí các

bãi vật liệu... sao cho ảnh hưởng đến dân trong vùng là ít nhất.- Xây dựng hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải trước khi đổ vào sông, suối

để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh.- Đối với các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện… có khối lượng nước thải, rác thải

lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao cần phải có bộ phận xử lý cục bộ trước khi xả vào hệ thống tiêu thoát chung. Đặc biệt là các cụm công nghiệp tập trung tại các huyện Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên,… nhất thiết phải có bộ phận xử lý nước thải, chất thải riêng trước khi xả vào sông, có thể gây ảnh hưởng không chỉ đến cuộc sống của người dân cùng xung quanh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước hạ du sông.

- Tại khu vực nhà máy nước trên địa bàn, cần có kế hoạch bảo vệ, chống ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước tại đây như khoanh rừng đầu nguồn, tạo khu cách ly vệ sinh, đảm bảo vị trí thu nước không chịu tác động của hoạt động xây dựng, nước thải, chất thải rắn của dân cư những vùng xung quanh.

128

Page 133: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

d) Đề xuất giải pháp quản lý- Đối với công tác phòng chống lụt b·o của tỉnh, cần tiến hành các công việc

sau để có thể hạn chế một cách tối đa các thiệt hại do thiên tai gây ra: + Xây dựng mạng lưới quan trắc, cải tiến từng bước mạng thông tin cảnh báo

mưa, lũ ống, lũ quét.+ Cần phải thực hiện nghiêm túc việc thẩm định các báo cáo của các cơ sở khai

thác, sản xuất, khu công nghiệp,… để cho phép mức độ xả thải các khí thải đối với các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh.

+ Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về lụt, bão và các chỉ thị pháp lệnh về phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của nhà nước đến người dân.

- Đối với môi trường không khí đang có nguy cơ bị xâm phạm ngày càng trầm trọng, cần có các biện pháp quản lý sau:

+ Tiến hành kiểm soát ô nhiễm không khí các cơ sở sản xuất, phát hiện mức độ gây ô nhiễm nhằm đề xuất các biện pháp, giảm thiểu.

+ Xử lý triệt để các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí trầm trọng.

+ Tăng diện tích trồng cây xanh ở các khu vực sản xuất, chế biến.+ Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn trong sản xuất.+ Cải tạo hệ thống đường giao thông, trải nhựa Asphalt…- Về nông nghiệp cần quản lý tưới, tiêu có kỹ thuật, cách sử dụng hợp lý các

loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để tránh làm suy giảm chất lượng đất và nước trong vùng.

- Về các ngành sản xuất khác cần phải giám sát, quản lý nguồn chất thải, nước thải từ công nghiệp & TTCN, cần xử lý trước khi đưa ra sông suối và bãi thải để tránh làm ô nhiễm đất và nước. Đặc biệt là công nghiệp khai khoáng sử dụng hóa chất độc hại như Hg, CN, As nhất thiết phải được xử lý trước khi xả ra sông suối để tránh gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân vùng xung quanh.

- Tăng cường công tác quản lý trong công tác khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước và chất lượng nước.

- Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường một cách sâu rộng, bằng các hoạt động cụ thể.

- Có kế hoạch đào tạo để nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ trong vùng, tăng cường các trang thiết bị phục vụ cho công tác giám sát và quản lý.

- Công tác quản lý và sử dụng đất đai phải được tăng cường có hiệu quả, quy hoạch phân vùng sản xuất, trồng và bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.

129

Page 134: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

e) Xây dựng các chương trình quản lý, giám sát môi trườngCác cơ quan chuyên trách về môi trường, chỉ đạo phát triển sản xuất nông

nghiệp, công nghiệp như Sở KHCN & MT, Trung tâm nước sinh hoạt &VSMT nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, Sở NN & PTNT tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có chương trình xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường vùng dự án ngay sau khi thi công và vận hành hệ thống với nội dung:

- Giám sát sự thay đổi chất lượng nước kênh mương, hồ ao, nước giếng.- Giám sát môi trường đất, theo dõi sự biến đổi, lập bản đồ thổ nhưỡng.- Giám sát sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật.- Theo dõi biến đổi đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng.- Giám sát lượng rác thải, nước thải từ các khu dân cư, các ngành công nghiệp,

du lịch, dịch vụ và các ngành sản xuất khác trước khi thải ra môi trường. - Giám sát lượng nước thải, chất thải từ các công trình công cộng đặc biệt là

bệnh viện, trạm y tế ….- Giám sát việc đầu tư xây dựng, trong quá trình thi công cũng như trong giai

đoạn quản lý đô thị nhằm khắc phục triệt để những tác động xấu tới môi trường như các phế thải xây dựng, khối lượng đất dư thừa do quá trình san lấp lấy mặt bằng, các yếu tố chủ quan gây sạt ở đất đá….

3.5 KINH PHÍ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG LŨ3.5.1 Kinh phí thực hiện quy hoạch

a) Tổng kinh phíTổng kinh phí thực hiện quy hoạch về phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 7.900,2 tỷ đồng. Trong đó:- Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020: 1.174,7 tỷ đồng.- Chương trình trọng điểm cải tạo nâng cấp, mở rộng mặt đê kết hợp giao thông

tuyến đê tả sông Hồng, đê tả sông Lô và đê hữu sông Phó Đáy: 2.758 tỷ đồng.- Xây dựng các công trình bảo vệ và chống sạt lở bờ sông: 1.383,5 tỷ đồng.- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các hồ chứa: 664 tỷ đồng.- Xây dựng, nâng cấp công trình tiêu thoát, chống ngập úng: 565 tỷ đồng. - Di dân tái định cư vùng sạt lở, giải phóng hành lang thoát lũ, xây dựng các

công trình phòng chống thiên tai: 860 tỷ đồng.- Các hạng mục công trình khác: 495 tỷ đồng.

130

Page 135: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Bảng 3-17. Khái toán kinh phí thực hiện quy hoạch phòng chống lũ tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2008 – 2020.

STT Tên công trình Địa phương /Tuyến công trình

Kinh phí (Tr. đồng)

Phân kỳ đầu tư

I

Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020 theo Quyết định phê duyệt số 2068/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ

  1,174,700 2008 - 2020

1 Tôn cao, áp trúc, đắp cơ đê và lấp đầm, ao, hồ

Tả, hữu Cà Lồ và một số tuyến đê dưới cấp III

213,650

2 Cứng hóa mặt đê, làm đường hành lang chân đê

Tả Hồng, tả Lô, tả hữu Phó Đáy 285,500

3 Khoan phụt vữa, xử lý ẩn họa thân đê

Tả Hồng, tả Lô, tả hữu Phó Đáy 89,750

4 Trồng cây chắn sóng, trồng cỏ bảo vệ bờ sông, mái đê

Tả Hồng, tả Lô, tả hữu Phó Đáy 62,800

5 Xử lý nền đê yếu Tả Hồng 110,000

6 Cứng hóa mặt đê bốiVĩnh tường, Yên Lạc, Triệu Đề, Sơn Đông

60,000

7 Xây dựng, sửa chữa cống dưới đê

Tả Hồng, tả Lô, tả hữu Phó Đáy và một số tuyến đê dưới cấp III

32,000

8 Tu sửa nâng cấp kè bảo vệ đê Tả Hồng, tả Lô, tả hữu Phó Đáy 229,500

9Xây dựng sửa chữa, nâng cấp tràn cứu hộ trên đê phân, chậm lũ và đê bối

Tả Lô, tả Hồng, hữu Phó Đáy 21,500

10 Hạ tầng trang thiết bị phục vụ quản lý đê điều

Ban chỉ huy PCLB, Hạt quản lý đê các địa phương

70,000

II

Chương trình trọng điểm cải tạo nâng cấp, mở rộng mặt đê kết hợp giao thông tuyến đê tả sông Hồng, đê tả sông Lô và đê hữu sông Phó Đáy

  2,758,000 2010 - 2015

1

Tuyến đê tả sông Hồng. Mở rộng, nâng cấp Đê kết hợp giao thông: kích thước mặt cắtt ngang của tuyến đường có Bmặt = 24m; mái ngoài 2; mái trong 3.

Huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc

1,503,000

131

Page 136: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

STT Tên công trình Địa phương /Tuyến công trình

Kinh phí (Tr. đồng)

Phân kỳ đầu tư

2

Tuyến đê tả sông Lô, nâng cấp thành đê cấp III. Mở rộng, nâng cấp kích thước mặt căt ngang của tuyến đường có Bnền = 16m; Bmặt = 2 x 8m; Blề = 2 x 0,5m; BDPC = 1m.

Xã Bạch Lựu, Hải Lựu, Đôn Nhân, Phương Khoan, Tam Sơn, Nhự Thụy, Yên Thạch, Tứ Yên, Đức Bác và Cao Phong

575,000

3

Tuyến đê hữu sông Phó Đáy, nâng cấp thành đê cấp III. Mở rộng, nâng cấp kích thước mặt căt ngang của tuyến đường có Bnền = 16m; Bmặt = 2 x 8m; Blề = 2 x 0,5m; BDPC = 1m.

xã Liễn Sơn, Liên Hòa, Bàn Giản, Đồng Ích, Đình Chu, Triệu Đề

680,000

III Xây dựng các công trình bảo vệ và chống sạt lở bờ sông   1,383,500 2008 -

2020

1 Tả sông Lô

Xã Đôn Nhân, Tam Sơn, Tứ Yên, Cao Phong, Bạch Lưu, Phượng Khoan

614,0

2 Tả, hữu sông Phó Đáy

Xã Đồng Tĩnh, Hoàng Đan, Yên Lập, An Hòa, Đồng Ích, An Hòa

205,5

3 Tả sông Hồng

Xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh, Hồng Châu

564,0

IV Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các hồ chứa   664,000 2008 -

2015

V Xây dựng, nâng cấp hệ thống công trình tiêu thoát, chống ngập úng   565,000 2010 -

20151 TB đầu mối Nguyệt Đức Yên Lạc 120,0002 TB đầu mối Ngũ Kiên Vĩnh Tường 120,0003 Cống xả qua đê Nguyệt Đức Yên Lạc 80,0004 Cống xả qua đê Ngũ Kiên Vĩnh Tường 80,0005 Cống xả qua đê Cà Lồ Nam Viêm 16,0006 Kênh xả sau TB Nguyệt Đức Yên Lạc 30,0007 Kênh dẫn trước TB Ngũ Kiên Vĩnh Tường 40,0008 Kênh xả sau TB Ngũ Kiên Vĩnh Tường 30,000

132

Page 137: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

STT Tên công trình Địa phương /Tuyến công trình

Kinh phí (Tr. đồng)

Phân kỳ đầu tư

9 TB hỗ trợ Nam Viêm   24,00010 Cống điều tiết sau ngã ba S.Cầu Tôn   10,00011 Cống điều tiết sau ngã ba S.Cà Lồ   15,000

VI

Di dân tái định cư vùng sạt lở, giải phóng hành lang thoát lũ, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai

  860.000 2010 - 2020

1

Di dân tái định cư vùng sạt lở, vùng ảnh hưởng của lũ quét, ngập lụt, giải phóng hành lang thoát lũ, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai

Các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên

270.000

2 Di dân xây dựng, nâng cấp tuyến đê sông Hồng

Huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc

150.000

3 Di dân xây dựng, nâng cấp tuyến đê tả sông Lô Huyện Sông Lô 160.000

4 Di dân xây dựng, nâng cấp tuyến đê tả, hữu sông Phó Đáy Huyện Lập Thạch 80.000

5 Giải phóng mặt bằng tuyến thoát lũ Tuyến sông Lô, sông Hồng 200.000

VII Các hạng mục công trình khác   495.000 2010 - 2020

1 Xây dựng, cải tạo nâng cấp các điếm canh đê

Tả Lô, tả hữu Phó Đáy 50.000

2 Xây dựng đường chỉ giới hành lang thoát lũ

Tả Hồng, tả Lô, tả hữu Phó Đáy 70,000

3Nạo vét lòng sông, bãi sông tăng cường khả năng thoát lũ và chống úng ngập

Tả sông Hồng, sông Phan, sông Cà Lồ

360.000

4

Xây dựng quy trình vận hành, quản lý hệ thống, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai

  15,000

Tổng kinh phí đầu tư thực hiện quy hoạch, giai đoạn 2008 - 2020   7.900.200 2008 -

2020

b) Phân kỳ đầu tư- Giai đoạn 2008 - 2015: Tổng kinh phí: 3.000 tỷ đồng.- Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng kinh phí: 4.900,2 tỷ đồng.c) Nguồn vốn đầu tưNguồn vốn để thực hiện quy hoạch phòng chống lũ của tỉnh, dự kiến sẽ huy

động từ các nguồn sau đây:133

Page 138: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Vốn ngân sách: 3.950 tỷ đồng (chiếm 50% tổng vốn đầu tư).- Vốn vay ODA: 2.370 tỷ đồng (chiếm 30% tổng vốn đầu tư).- Vốn huy động BOT: 1.185 tỷ đồng (chiếm 15% tổng vốn đầu tư). - Vốn khác: 395 tỷ đồng (chiếm 5% tổng vốn đầu tư).

3.5.2 Các chỉ tiêu kinh tế xã hội thực hiện quy hoạch- Giảm thiệt hại gập lụt, ổn định sản xuất và tăng thu nhập cho dân cư vùng bãi,

vùng được bảo vệ.- Tăng ngân sách của tỉnh từ việc bán đất, cho thuê đất bãi sông nằm trong

phạm vi được phép khai thác.- Góp phần thúc đẩy phát kinh tế xã hội, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng và

phát triển các ngành dựa vào hiệu quả khai thác kinh tế lũ (du lịch dịch vụ, thủy lợi, thủy điện, giao thông,...).3.5.3 Hiệu quả của công tác quy hoạch phòng chống lũ

Quy hoạch phòng chống lũ trên các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh là quy hoạch rất quan trọng, liên quan đến nhiều ngành kinh tế - xã hội của tØnh. Khi hệ thống các giải pháp kỹ thuật phòng chống lũ được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất to lớn, đặc biệt là việc bảo vệ an toàn cho các vùng bảo vệ không bị thiệt hại khi lũ lụt xảy ra.

a) Hiệu ích định lượng- Đã xác định mực nước thiết kế và lưu lượng lũ thiết cho các tuyến sông có đê

trên địa bàn của tỉnh. Đây là cơ sở để xây dựng các phương án quy hoạch hệ thống đê điều đáp ứng khả năng phòng chống lũ giai đoạn 2008 - 2020.

- Đã xác định được chỉ giới tuyến hành lang thoát lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy làm cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ hệ thống các công trình phòng chống lũ và phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng bãi sông, vùng ven sông.

- Đã đề xuất các giải pháp cụ thể về công trình và phi công trình để công tác phòng chống lũ Đạt hiệu quả cao nhất và giảm tối đa thiệt hại về con người và cơ sở vật chất.

- Đã xây dựng các phương án quy hoạch cụ thể nhằm mục đích khai thác tối đa các tài nguyên vùng bãi sông (khai thác đất bãi) và lòng sông (khai thác cát sỏi) phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

b) Hiệu ích định tính- Khi thực hiện quy hoạch phòng chống lũ sẽ góp phần hạn chế được những

thiệt hại do ngập lụt trong mùa lũ, giảm ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh, cảnh báo các nguy cơ về sạt lở cho dân cư vùng bãi và vùng ven sông. Đây là những lợi ích khó có thể tính bằng tiền được.

- Dự án đã đề xuất các tiêu chí kỹ thuật về khai thác hiệu quả vùng bãi sông, tạo cơ sở phát triển bền vững và làm đẹp cảnh quan môi trường đô thị, làm giảm sức ép về

134

Page 139: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

quỹ đất cho các hoạt động sản xuất và đề xuất cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban ngành chức năng của tỉnh trong công tác quản lý, cấp phép khai thác có liên quan đến dòng sông. Những lợi ích gián tiếp, lợi ích xã hội và môi trường này là rất lớn và hết sức quan trọng.

- Khi quy hoạch phòng chống lũ được duyệt sẽ là cơ sở để xây dựng và rà soát các quy hoạch ngành khác như quy hoạch đê điều, quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông, …

3.6 CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH3.6.1 Giải pháp huy động nguồn vốn

Vốn đầu tư để thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 ÷ 2020 là 7.900,2 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 790 tỷ đồng. Giải quyết huy động vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc thực hiện quy hoạch, vì vậy cần phải có giải pháp khả thi, chính sách ổn định huy động mọi nguồn vốn có thể và có cơ cấu huy động vốn phù hợp với khả năng thực tế. Trong đó cần xét tới các nguồn vốn có thể huy động như:

a) Nguồn vốn1) Nguồn vốn ngân sách nhà nước:- Vốn XDCB tập trung hàng năm: Ưu tiên bố trí thanh toán cho các công trình,

dự án hoàn thành, các khoản vốn vay đến hạn thanh toán, bố trí vốn đối ứng cho các dự án cam kết, bố trí các công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành và các dự án khởi công xây mới, tạo khả năng thu hút vốn. Đối với các công trình do cấp huyện, xã làm chủ đầu tư, quản lý và sử dụng. Giao cho cấp huyện bố trí từ ngân sách huyện, xã.

- Vốn hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình mục tiêu: Bố trí thực hiện theo hướng tập trung cho các công trình dự án trọng điểm, đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Viện trợ phát triển chính thức (ODA): Tập trung cho các dự án liên vùng. Thực hiện rà soát các dự án đang triển khai để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào sử dụng. Tập trung thu hút các dự án có tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thấp (không quá 25 - 30%). Chú trọng tranh thủ các dự án mới cho giai đoạn sau 2015.

- Đối với nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác từ ngân sách nhà nước: Tiếp tục vay đầu tư các công trình nhỏ, nhưng có hiệu quả xã hội cao. Nghiên cứu mở rộng hình thức cho vay các dự án đầu tư cho thủy lợi theo phương thức BOT, BT, EPC, EC,.. khi xác định dự án đầu tư có hiệu quả.

- Đối với nguồn đầu tư của các Bộ, ngành: Chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, nhất là phối hợp đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó công tác quy

135

Page 140: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

hoạch, tái định cư, vốn đối ứng cần đẩy nhanh một bước, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, mang tính chiến lược.

2) Đối với nguồn vốn dân cư, tư nhân (trong và ngoài tỉnh):Tập trung huy động, khuyến khích đầu tư vào các công trình phòng chống lũ

kết hợp với các mục đích khai thác kinh tế khác (đe kết hợp giao thông, hồ chứa kết hợp thủy điện và nuôi trồng thủy sản,…). Huy động các nguồn lực từ dân và các doanh nghiệp, nhằm xã hội hóa công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh.

3) Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:Hướng trọng tâm là thu hút đầu tư thành các cụm công trình hoặc công trình

liên vùng theo hướng đa mục tiêu, kết hợp giữa nhiệm vụ phòng chống lũ với các các mục tiêu phát triển kinh tế khác.

b) Giải pháp cụ thể về sử dụng nguồn vốn1) Đối với hệ thống công trình lớn:Các công trình đê từ cấp I đến cấp III, kè, hồ điều tiết lớn sẽ trình Chính phủ và

các Bộ, Ngành Trung ương xem xét bố trí bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách do các Bộ, Ngành ở trung ương quản lý.

Công trình cải tạo, nâng cấp: tranh thủ các nguồn vốn ODA.2) Đối với công trình loại vừa và nhỏ:Công trình vừa và nhỏ sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện và đặc biệt tranh

thủ các nguồn vốn ODA, vốn vay của các tổ chức quốc tế, vốn các chương trình mục tiêu.Ngoài các nguồn vốn nói trên các công trình vừa và nhỏ cần huy động từ các

nguồn lực và các thành phần kinh tế khác trong xã hội như vốn đầu tư của tư nhân, của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi đầu tư xây dựng xong có thể cho phép các thành phần kinh tế này tự quản lý khai thác để thu hồi vốn nhằm xã hội hóa công tác phòng chống lũ kết hợp với khai thác kinh tế (đắp đê kết hợp đường giao thông, kè bờ kết hợp công viên ven sông,…) trên địa bàn tỉnh.3.6.2 Giải pháp về cơ chế chính sách

Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã được tỉnh ban hành để hỗ trợ phát triển và hoàn thiện hệ thống các công trình phòng chống lũ trên địa bàn toàn tỉnh.

- Chính sách đầu tư: Xây dựng, tu bổ và nâng cấp công trình, huy động các nguồn vốn trong, ngoài nước và sự đóng góp của dân trong vùng nhất là trong tu bổ hệ thống đê kè phòng chống lũ và sạt lở bờ.

- Chính sách ưu tiên cộng đồng: Gắn công tác phòng chống thiên tai với các chính sách xã hội trong việc giải quyết vấn đề ngập lũ, ô nhiễm môi trường, mất đất sản xuất, nhất là ở các khu vực ngoài bãi sông, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định đời sống cho nhân dân.

- Chính sách xã hội hóa về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: Tạo cơ chế hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư và khuyến khích sự tham gia của tất cả các nguồn

136

Page 141: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

lực xã hội trong và ngoài tỉnh trong công tác xây dựng hệ thống công trình phòng chống lũ, nâng cao nhận thức cộng đồng về lũ lụt và phòng chống giảm nhẹ thiên tai.

- Các văn bản về xử phạt hành chính: Quy định việc thưởng, phạt khi có hành vi phá hoại công trình, lấn chiếm bãi sông, gây ô nhiễm nguồn nước,... Nhằm không ngừng nâng cao trách nhiệm của người quản lý và đối tượng hưởng lợi trong công tác phòng chống lũ.3.6.3 Giải pháp về quản lý đầu tư trong xây dựng

a) Yêu cầu cơ bản của công tác quản lý đầu tư xây dựngCông tác quản lý đầu tư xây dựng công trình phòng chống lũ phải thể hiện chủ

trương xây dựng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phải phù hợp với các quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, nhằm phát huy tối đa tác dụng của công trình và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

b) Giải pháp chung trong quản lý đầu tư xây dựngTrong chiến lược phát triển Quốc gia và của tỉnh, luôn ưu tiên đầu tư cho công

tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai để đảm bảo ổn định xã hội và phát triển kinh tế xã hội bền vững. Vì vậy việc xây dựng, nâng cấp các công trình phòng chống lũ được thực hiện bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, như: Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương), vốn ODA, Quỹ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của chính phủ và các tổ chức quốc tế, vốn định canh định cư,… Tuy nhiên công tác quản lý kỹ thuật và đầu tư các công trình phòng chống lũ chưa thống nhất dẫn đến tình trạng xây dựng công trình không đúng quy hoạch, không đúng kỹ thuật, công trình dở dang vì hết vốn, chất lượng công trình có chất lượng thấp, hư hỏng, đổ vỡ,…gây hậu quả về kinh tế, xã hội. Trách nhiệm xử lý hậu quả không rõ ràng. Để khắc phục tình trạng trên và tăng cường công tác quản lý Nhà nước công tác phòng chống lũ và giảm thiệt hại trên địa bàn tỉnh, xin kiến nghị về quản lý đầu tư như sau:

- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh thống nhất quản lý từ quy hoạch đến khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý khai thác đối với tất cả các công trình phòng chống lũ được xây dựng từ bất kỳ nguồn vốn nào đảm bảo đúng mục tiêu kỹ thuật an toàn, đúng trình tự XDCB.

- Đối với các công trình UBND tỉnh là cấp quyết định đầu tư nhưng có quy mô lớn nằm trên địa bàn nhiều huyện hoặc những công trình có kỹ thuật phức tạp, áp dụng công nghệ mới cần có sự thỏa thuận về chủ trương và giải pháp kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

c) Giải pháp về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý và thiết kế các công trình phòng chống lũ

Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý điều hành, nghiên cứu, tính toán, thiết kế và xây dựng các công trình phòng chống lũ như:

137

Page 142: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Trong lĩnh vực khảo sát, quy hoạch và thiết kế: Ứng dụng công nghệ mới với các trang thiết bị hiện đại đo đạc khảo sát, các phần mềm tin học tính toán thủy văn dòng chảy, thủy lực, mô phỏng ngập lụt, cân bằng nước điều tiết hồ chứa, ổn định, thấm, thủy lực, kết cấu, lập bản vẽ, cơ sở dữ liệu, quản lý tài liệu địa hình, địa chất...trong giai đoạn khảo sát, quy hoạch và thiết kế.

- Trong lĩnh vực thi công và xây dựng: Sử dụng trang thiết bị và công nghệ thi công mới, hiện đại. Nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng như vải địa kỹ thuật làm vật liệu thấm, vật liệu chống thấm, gia cố nền công trình.

- Trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo an toàn công trình: Tăng cường mạng lưới quan trắc, đo đạc, trang thiết bị; ứng dụng rộng rãi phần mềm tin học trong quản lý, kiểm soát và đảm bảo an toàn công trình.

- Trong quản lý đê điều, phòng chống lụt bão: Sử dụng vật liệu và kết cấu mới trong xây dựng, xử lý và củng cố các công trình chống lũ, bảo vệ bờ; sử dụng hệ thống thông tin tin học, chọn mô hình chỉ huy phòng tránh thiên tai phù hợp ở các cấp, các ngành, vv..3.6.4 Giải pháp về tăng cường cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực

a) Phát triển nguồn nhân lực- Trong những năm tới cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa của

công đồng dân cư để nâng cao dân trí trong công tác phòng chống lụt bão.- Cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ

tham gia công tác quản lý, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng công trình phòng chống lũ trong địa bàn tỉnh.

b) Đẩy mạnh hợp tác- Tăng cường hợp tác giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh lân cận về quản lý tài nguyên

nước và công trình thủy lợi để chủ động phát triển nguồn nước và kinh tế xã hội trong thế ổn định.

- Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, chính sách tài chính của các tổ chức quốc tế cho phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp nông thôn, tài nguyên nước.3.6.5 Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra

- Tất cả các hoạt động đầu tư và xây dựng thuộc mọi tổ chức có liên quan đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng Nhà nước theo từng lĩnh vực quản lý.

- Các cơ quan quản lý chuyên ngành xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra thường kỳ và đột xuất với các công trình thuộc phạm vi chuyên ngành, phát hiện kịp thời những thiếu sót trong quản lý ở tất cả các khâu trong quá trình xây dựng nhất là trong việc đấu thầu và giao, nhận thầu, khối lượng thực hiện, giá cả, thanh toán để chống tiêu cực, lãng phí thất thoát vốn đầu tư và nâng cao chất lượng xây dựng.

- Các cơ quan quản lý tổng hợp của Nhà nước cùng với chủ đầu tư phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng.

138

Page 143: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Tổ chức chặt chẽ việc xét duyệt đăng ký hành nghề kinh doanh xây dựng đi đôi với tăng cường kiểm tra hành nghề khảo sát, thiết kế và xây lắp theo giấy phép được duyệt.3.6.6 Giải pháp về thông tin, tuyên truyền

Tiến tới xã hội hóa công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai theo phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chú trọng phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả các công trình phòng chống lũ kết hợp với các mục tiêu khai thác kinh tế (làm đê kết hợp đường giao thông, làm kè kết hợp nhà hàng, khách sạn trên vùng bãi sông,...).

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua các chương trình, phát thanh truyền hình, báo chí chuyển tải các thông tin cần thiết, các mô hình và những kinh nghiệm quản lý tốt, phổ biến các chính sách của nhà nước đã ban hành, nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ các công trình phòng chống lũ và tham gia công tác phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn khi xảy ra thiên tai.

139

Page 144: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trước hết thông báo công khai, rộng rãi quy hoạch. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp có liên quan để phối hợp từ việc đề xuất, tìm kiếm nguồn kinh phí theo kế hoạch hàng năm. Ủy ban Nhân dân tỉnh giao các Sở, Ban, Ngành liên quan triển khai thực hiện quy hoạch cụ thể:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:- Thực hiện quản lý nhà nước về các công tác triển khai thực hiện quy hoạch

phòng chống lũ.- Xây dựng kế hoạch và đề xuất các dự án trình UBND tỉnh xem xét quyết định

và đề nghị các Bộ, Ngành Trung ương hỗ trợ kinh phí.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:- Hàng năm bố trí kế hoạch đầu tư các dự án thuộc quy hoạch trình UBND tỉnh

phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện. 3. Sở Tài chính:Bố trí nguồn vốn theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt để các Sở, ngành,

UBND các huyện. Thành phố, thị xã có kinh phí thực hiện.4. Sở Tài nguyên và Môi trường:Phối hợp với các huyện, thành phố, thị xã làm các thủ tục cấp giấy phép sử

dụng đất để xây dựng công trình, hạ tầng các khu tái định cư.5. Sở Xây dựng:- Trên cơ sở chỉ giới hành lang thoát lũ đã được quy hoạch, nghiên cứu và xây

dựng các quy hoạch về phát triển giao thông, đô thị, làng nghề và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng theo các quy định hiện hành khi thực hiện quy hoạch.

6. Đài phát thanh và Truyền hình:- Thực hiện các chương trình thông tin, tuyên truyền rộng rãi các nội dung của

quy hoạch phòng chống lũ trên địa bàn tỉnh. Nâng cao nhận thức, sự cần thiết, lợi ích của việc thực hiện quy hoạch.

- Là cầu nối trao đổi thông tin, giải đáp các vấn đề, câu hỏi có liên quan của người dân với các cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện quy hoạch.

7. UBND địa phương các cấp và các Ban, Ngành có liên quan:Có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực

hiện quy hoạch này theo pháp luật hiện hành.Trong quá trình triển khai thực hiện, cần có sự thay đổi điều chỉnh bổ sung kịp

thời quy hoạch để phù hợp với các yêu cầu cụ thể và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn.

140

Page 145: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬNĐể đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân, giảm thiểu mức độ thiệt hại và

phát huy tối đa tác dụng của hệ thống công trình trong công tác phòng chống lụt bão, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn phòng chống lũ cho các tuyến sông trên địa bàn tỉnh, các giải pháp kỹ thuật và hệ thống công trình đã đề xuất trong nội dung của dự án: “Lập quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015” cần được ưu tiên đầu tư thực hiện trong thời gian sớm nhất.

Các kết quả Đạt được khi thực hiện tính toán, thiết kế quy hoạch phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

1) Về các giải pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật phòng chống lũ:- Tính toán, xác định được mực nước lưu lượng lũ thiết kế đê của từng tuyến

sông theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn thiết kế đê cho giai đoạn 2010 – 2020.- Đề xuất các giải pháp về công trình và phi công trình cho công tác phòng

chống lũ, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh.2) Về xác định chỉ giới hành lang thoát lũ:- Nghiên cứu, tính toán và xác định chỉ giới thoát lũ cụ thể về hành lang thoát

cho từng tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (HLTL-QH).- Đánh giá khả năng ảnh hưởng về chế độ thủy động lực dòng chảy, hình thái

của dòng sông, trước và sau khi thiết lập tuyến hành lang thoát lũ.- Đề xuất các tiêu chí kỹ thuật cụ thể khi khai thác quỹ đất vùng bãi sông nằm

ngoài hành lang thoát lũ phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.3) Về quy hoạch khai thác bãi sông, lòng sông:Đề xuất giải pháp và tiêu chí kỹ thuật cụ thể cho các hoạt động khai thác cát sỏi,

tận thu có hiệu quả tài nguyên khoáng sản lòng sông. Đảm bảo chống sạt lở bờ và ổn định lòng dẫn.

4) Về quy hoạch tiêu thoát úng ngập tổng thể:Đề xuất giải pháp cụ thể gồm các phương án tiêu trọng lực tự chảy và tiêu động

lực và hệ thống các trạm bơm cho lưu vực sông Phan và sông Cà Lồ. Đánh giá khả năng tiêu thoát lũ, tính toán hiệu quả đầu tư và phân kỳ giai đoạn đầu tư cho hệ thống.

5) Về quy hoạch các công trình phòng chống lũ: Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch: 7.900,2 tỷ đồng, trong đó: giai đoạn 2008 -

2015 là 3.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016 – 2020 là 4.900,2 tỷ đồng. Với các giải pháp đồng bộ về phòng chống lũ, huy động nguồn vốn, cơ chế chính sách, quản lý trong đầu tư xây dựng, tăng cường cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thông tin tuyên truyền... chắc chắn việc thực hiện quy hoạch mang

141

Page 146: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

tính khả thi cao, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.6) Về đánh giá tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch:Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn toàn tỉnh, phân tích đánh

giá tác động môi trường của dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi triển khai thực hiện quy hoạch phòng chống lũ.

II. KIẾN NGHỊ- Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư kinh phí để

từng bước hoàn thiện hệ thống công trình phòng chống lũ cho Vĩnh Phúc. Khi đầu tư xây dựng công trình cần đầu tư tập trung và đồng bộ để phát huy ngay tác dụng của công trình. Hỗ trợ vốn giúp tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm để duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp các công trình hiện có, nâng cao hiệu quả khai thác và đảm bảo an toàn cho công trình.

- Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục ưu tiên đầu tư cho vùng chậm lũ Lập Thạch, Vĩnh Tường, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh bằng các cụm công trình giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân và đảm bảo an ninh, chính trị, xã hội.

- Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế trong xã hội đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phòng chống lũ kết hợp với các mục đích khai thác kinh tế khác.

- Đề nghị Bộ Tài Nguyên và Môi trường hỗ trợ vốn, tăng cường công tác điều tra cơ bản như thủy văn, chất lượng nước làm cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn nước và môi trường của tỉnh.

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ kinh phí và giúp tỉnh đào tạo nguồn nhân lực cho việc quản lý đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình phòng chống lũ. Phổ biến khoa học công nghệ, biện pháp công trình, giải pháp kỹ thuật trong công tác thiết kế và khai thác công trình.

- Đối với vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất đề nghị Chính Phủ và các bộ, ngành trung ương hỗ trợ kinh phí khảo sát, đo đạc và lập dự án quy hoạch phòng chống lũ quét riêng cho lưu vực sông Phó Đáy.

- Về cơ chế chính sách, đề nghị:+ Tăng mức đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống đê, kè phòng chống lũ, phòng tránh

lũ quét và sạt lở đất, bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cấp nước sinh hoạt.

+ Có cơ chế chính sách, tiếp tục cho nghiên cứu thực hiện các quy hoạch riêng: đê điều, ngập lụt, lũ quét, nước sạch, xử lý ô nhiễm môi trường,..

+ Cơ chế chính sách hỗ trợ dùng nước; duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi, các công trình phòng chống lũ, đảm bảo công bằng xã hội.

142

Page 147: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Trên đây là nội dung Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, HĐND tỉnh phê duyệt để UBND tỉnh, các cấp, các ngành có liên quan triển khai thực hiện.

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Phạm Văn Vọng

143

Page 148: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÀI LIỆU DỰ ÁN

1) Cấu trúc hệ thống và yêu cầu kỹ thuật của chương trìnha) Các đặc điểm cơ bản của chương trình“FLOOD 1.0” được thiết kế để phục vụ cho mục đích quản lý và khai thác cơ

sở dữ liệu phục vụ công tác phòng chống lụt bão. Hệ thống cơ sở dữ liệu gồm:- Cơ sở dữ liệu bản đồ số hóa.- Cơ sở dữ liệu địa hình.- Cơ sở dữ liệu diễn biến và hình thái sông.- Cơ sở dữ liệu địa chất và bùn cát.- Cơ sở dữ liệu hiện trạng và diễn biến bãi sông.- Cơ sở dữ liệu các công trình bảo vệ và chỉnh trị sông.- Cơ sở dữ liệu văn bản.- Cơ sở dữ liệu hình ảnh và video.Hệ thống các cơ sở dữ liệu này được chuẩn hóa và quản lý bằng một chương

trình hiện đại có các chức năng như: Lưu trữ tài liệu. Cập nhật, sửa chữa tài liệu. Tra cứu, tìm kiếm tài liệu. Phân tích các tài liệu. Tổng hợp và xuất bản các báo cáo.Các tệp dữ liệu thuộc tính của “FLOOD 1.0” được tổ chức theo chuẩn của hệ cơ

sở dữ liệu dBase bằng Paradox 7.0, thuận tiện cho việc khai thác và trao đổi với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu và các phần mềm xử lý dữ liệu trong môi trường máy đơn hoặc máy mạng, phổ biến như FoxPro, MS Access, MS Excel, MS Word, MS SQL Server, Oracle, Interbase, Informix, Sybase...

Cấu trúc dữ liệu được tổ chức theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ, các thông tin được liên kết với nhau theo các mã khóa, giúp cho việc nhập và truy xuất dữ liệu được đơn giản thuận tiện, nhanh chóng và giảm thiểu các sai sót.

“FLOOD 1.0” là một hệ thống thông tin quản lý dựa trên cơ sở của công nghệ GIS (Geographic Information System). Các bản đồ được chương trình thể hiện là các bản đồ theo định dạng Vector của MapInfo và các bản vẽ được số hóa theo định dạng của AutoCAD 2000.

“FLOOD 1.0” được thiết kế cho môi trường hệ điều hành Windows 32bít nên đảm bảo được tính đơn giản, thuận tiện trong quá trình cài đặt và sử dụng. Việc cài đặc phần mềm được tự động hóa cao, phần mềm có thể được cài đặt trên hầu hết các máy PC và LAPTOP phổ dụng hiện nay. Với hệ thống trợ giúp trực tuyến, các giao diện thân thiện như hệ thống trình đơn, thanh công cụ, phím bấm chuẩn cùng ngôn ngữ sử

144

Page 149: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

dụng chủ yếu là tiếng Việt theo bộ mã chuẩn Quốc gia TCVN 5712-1993 nên những người không có trình độ chuyên sâu về máy tính cũng có thể sử dụng phần mềm một cách dễ dàng.

b) Cấu trúc cơ sở dữ liệu và hệ thống chương trìnhXuất phát từ những yêu cầu cụ thể nêu trên, việc xây dựng bộ chương trình này

bao gồm các nội dung thiết kế về cơ sở dữ liệu thuộc tính và các Module chức năng như sau:

1) Cơ sở dữ liệu thuộc tính:* Cơ sở dữ liệu bản đồ số hóa:- Bản đồ hành chính. - Bản đồ lưu vực sông. - Bản đồ địa hình.- Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng, thủy văn.- Bản đồ hệ thống đê điều.- Bản đồ vị trí các công trình bảo vệ và chỉnh trị sông đã xây dựng.- Bản đồ hiện trạng diễn biến, sạt lở sông.* Cơ sở dữ liệu về địa hình:- Sơ đồ các khu vực sông, tuyến sông.- Bình đồ địa hình lòng sông, bãi sông.- Mặt cắt ngang sông.- Mặt cắt dọc sông.- Các mặt cắt dọc đê trên các sông chính.* Cơ sở dữ liệu về diễn biến sông và hình thái sông:- Diễn biến sông qua các thời kỳ.- Các đặc trưng hình thái sông.- Đặc trưng hình thái tại các khu vực trọng điểm của từng con sông.* Cơ sở dữ liệu về địa chất và bùn cát:- Các đặc trưng bùn cát đáy, bùn cát lơ lửng.- Các đặc trưng về địa chất.* Cơ sở dữ liệu về hiện trạng và diễn biến bãi sông:- Mô tả hệ thống bãi sông trên hệ thống sông.- Các đặc điểm chung về phạm vi, cao độ các bối lớn trên bãi. - Đặc điểm dân cư.- Các công trình hạ tầng trên bãi sông.- Hiện trạng canh tác.* Cơ sở dữ liệu về các công trình bảo vệ và chỉnh trị sông:- Bản đồ mô tả vị trí – phạm vi.- Thông số kỹ thuật chính và hiện trạng công trình.* Cơ sở dữ liệu về văn bản:

145

Page 150: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Các văn bản pháp lý về (luật, nghị định, pháp lệnh, quy hoạch...).- Các báo cáo của các đề tài, dự án có liên quan đã được thực hiện (tập trung

vào các báo cáo của các đề tài, dự án lớn và thể hiện dưới dạng tóm tắt nội dung chính).

- Các văn bản báo cáo kỹ thuật về tình hình sạt lở bờ sông và đê điều của các địa phương có đê.

* Cơ sở dữ liệu về hình ảnh và video:- Ảnh viễn thám trên hệ thống sông ,từng khu vực sông và ảnh chụp thực địa

các khu vực sạt lở, bồi lấp hay diễn biến mạnh.- Video quay hình ảnh các khu vực sông trọng điểm có diễn biến mạnh và các

hoạt động khảo sát , điều tra thực địa.2) Các module quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu:- Module quản lý và tra cứu tài liệu bản đồ.- Module quản lý và tra cứu tài liệu địa hình.- Module quản lý và tra cứu tài liệu hình thái sông.- Module quản lý và tra cứu tài liệu địa chất.- Module quản lý và tra cứu tài liệu bùn cát.- Module quản lý và tra cứu tài liệu hiện trạng bối bãi.- Module quản lý và tra cứu tài liệu công trình bảo vệ và chỉnh trị sông.- Module quản lý và tra cứu tài liệu văn bản.- Module quản lý và tra cứu tài liệu hình ảnh và video- Các công cụ xử lý chuyên môn và các tiện ích khác được tích hợp trong

chương trình....c) Giải pháp và yêu cầu kỹ thuật1) Giải pháp xây dựng chương trình:- Chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình Borland Delphi Enterprise 7.0

và được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến như WEB và SQL.- Chương trình được xây dựng theo mô hình cơ sở dữ liệu hiện đại (GIS –

DATABASE), có khả năng quản lý và tra cứu dữ liệu thuộc tính theo 2 cách là: truy cập tuần tự bằng MENU của chương trình hoặc truy cập trực tiếp từ các đối tượng không gian được quản lý trên bản đồ (các trọng điểm sạt lở, vị trí các công trình bảo vệ bờ, …) và theo công nghệ GIS.

- Đây là một bộ chương trình thống nhất có đầy đủ các tính năng kỹ thuật đáp ứng tốt các yêu cầu nội dung đề ra.

- Chương trình được đóng gói thành bộ cài đặt có thể chạy độc lập trên các máy PC và LAPTOP phổ dụng hiện nay với các hệ điều hành Windows 9X, Windows NT, Windows 2000, WinXP và Windows Vista.

- Chương trình có giao diện đẹp, thuận tiện khi sử dụng.- Chương trình chạy ổn định.

146

Page 151: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

- Chương trình được xây dựng mở, có thể nâng cấp.2) Yêu cầu về cấu hình cài đặt:- Máy PC hoặc LAPTOP có bộ nhớ từ 512MB RAM trở lên.- Dung lượng đĩa cứng còn trống tối thiểu 1.5 GB.- Cài đặt hệ điều hành Windows 32 bits.- Cài đặt bộ chữ tiếng Việt ABC hoặc VietKey.

2) Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm FLOOD 1.0Nội dung chi tiết về hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm, xin tham khảo tại

chuyên đề: “Hướng dẫn sử dụng phần mềm FLOOD 1.0”.

147

Page 152: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Qui hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn 2030 và qui hoạch phát triển kinh tế xã hội các ngành khác.

2. Quy hoạch phát triển Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh phúc lập năm 2007.

3. Quy hoạch giải pháp tiêu tổng thể lưu vực sông Phan và sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc – năm 2008

4. Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010, định hướng quy hoạch thủy lợi đến 2020.

5. Chi cục QLĐĐ&PCLB tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo đánh giá chất lượng và hiện trạng các công trình đê điều, hồ đập và phương án PCLB & TKCN – hộ đê năm 2008.

6. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007. 7. Viện KHTL, dự án Seoul (2007), Quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng

đoạn qua Hà Nội.8. Viện KHTL (2000), Nghiên cứu đánh giá nguyên nhân suy giảm khả năng thoát lũ

và giải pháp tăng khả năng thoát lũ tại các trọng điểm.9. Viện KHTL (2003), Đề tài cấp nhà nước, Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn các sông

ở đồng bằng Bắc Bộ.10. Viện KHTL (2006), Dự án xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đà

và sông Lô đảm bảo an toàn chống lũ Đồng bằng Bắc bộ khi có các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang

11. Viện KHTL (2007), Nghiên cứu cơ sở khoa học, hoàn thiện hành lang thoát lũ cho đoạn sông Hồng từ Sơn Tây đến cửa Luộc – Năm 2005-2007.

12. Viện KHTL (2007), Đề tài độc lập cấp nhà nước, Nghiên cứu dự báo xói lở hạ du sông Lô - Gâm khi công trình thủy điện Na Hang đưa vào vận hành phát điện và chống lũ.

13. Viện QHTL, Rà soát quy hoạch thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc.14. Viện QHTL (2000), Quy hoạch phòng chống lũ cho đồng bằng sông Hồng.

148

Page 153: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

PHẦN PHỤ LỤC

149

Page 154: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

HÖ thèng §ª chÝnh tØnh VÜnh Phóc

Tªn ®ª VÞ trÝ §Þa danh ®Çu §Þa danh cuèi dµi CÊp Ch¶y qua huyÖn

1 T¶ Hång

K0 - K48+165

Bå Sao - VÜnh T-êng

Tr¸ng ViÖt - Mª Linh

48,165 I

K0 - K18 Bå Sao – VÜnh T-êng

Phó §a – VÜnh Têng 18 VÜnh Têng:18 Km

K18 – K29 §¹i Tù – Yªn L¹c NguyÖt §øc- Yªn L¹c 11 Yªn L¹c :11 KmK29 –

K48+165V¹n Yªn – Mª Linh Tr¸ng ViÖt – Mª Linh 19,165 Mª

Linh :19,165

2 T¶ Phã §¸y

K0 - K23+370

§ång TÜnh - T. D-¬ng

ViÖt Xu©n - VÜnh Têng

23,370

K0 – K5 §ång TÜnh - Tam D-¬ng

An Hoµ - Tam D¬ng 05 IV Tam D¬ng: 13 Km

K5 – K7 An Hoµ - Tam D-¬ng

An Hoµ - Tam D¬ng 02 III

K7- K13 An Hoµ - Tam D-¬ng

An Hoµ - Tam D¬ng 06 II

K13- K23+ 370

Hoµng §an- VÜnh T-êng

ViÖt Xu©n – VÜnh Têng

10,370 II VÜnh T-êng:10,37Km

3 H÷u Phã K0 - K16 LiÔn S¬n- LËp Cao Phong- LËp 16 IV LËp Th¹ch: 16 Km

150

Page 155: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

§¸y Th¹ch Th¹ch

4 T¶ L« K0 - K27+900

B¹ch Lu - LËp Th¹ch

Cao Phong - LËp Th¹ch

27+900

IV LËp Th¹ch: 27,900 Km

5§ª bèi t¶

HångK0 -

K27+130Cao §¹i - VÜnh T-êng

Trung Kiªn - Yªn L¹c

27+130

IV

K0 – K16 Cao §¹i – VÜnh T-êng

VÜnh ThÞnh -VÜnh Têng

16 IV VÜnh Têng: 16 Km

K16 – K27+130

§¹i Tù – Yªn L¹c Trung Kiªn – Yªn L¹c 11,130 IV Yªn L¹c:11.130 Km

6§ª ®Þa ph¬ng

T¶ Cµ Lå 09H÷u Cµ Lå 14S¸u Vã 06

Tæng sè: 171,6 Km Trong ®ã: + §ª cÊp I : 48,165 Km + §ª cÊp II : 16,370 Km+ §ª cÊp III : 02 Km

+ §ª cÊp IV : 76,030 Km + §ª ®Þa ph¬ng : 29 Km

§Æc trng h×nh häc mÆt c¾t c¸c tuyÕn ®ª

151

Page 156: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

TuyÕn ®ª

VÞ trÝ mÆ

t c¾t

Tªn gäi ®Þa ph¬ng (x·, huyÖn)

Tµi liÖu n¨m

MÆt ®ª M¸i dèc ®ª C¬ ®ª

Réng

(m)

mÆt (m)

PhÝa

s«ng

PhÝa

®ång

B mÆt c¬ (m)

mÆt (m)

HÖ sè m¸i

§ª T¶ Phã §¸y

K2 §ång TÜnh – Tam D¬ng 2003 6 20.84

2 3 0 0

K8 An Hoµ - Tam D¬ng 6 20.30

2 3 5 3

K15 Kim X¸ - VÜnh Têng 6 20.30

2 3 5 3

K20 Yªn LËp – VÜnh Têng 6 20.20

2 3 5 3

§ª T¶ Hång K5 Cao §¹i – VÜnh Têng 2003 6 18.96

2 3 6 3

K10 Tu©n ChÝnh – VÜnh T-êng

6 18.63

2 3 5 3

152

Page 157: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

K15 Phó §a – VÜnh Têng 6 18.21

2 3 5 3

K19 §¹i Tù – Yªn L¹c 6 18.03

2 3 6 3

K26 Yªn Ph¬ng – Yªn L¹c 6 17.60

2 3 5 3

K35 TiÕn ThÞnh – Mª Linh 6 17.09

2 3 5 3

K45 Tr¸ng ViÖt – Mª Linh 6 16.60

2 3 5 3

§ª Bèi

VÜnh Têng- Yªn L¹c

K5 Lý Nh©n – VÜnh Têng 2003 6 2 2 0 0K10 VÜnh ThÞnh – VÜnh T-

êng6 2 2 0 0

K18 Liªn Ch©u – Yªn L¹c 6 2 2 0 0K25 Trung Hµ - Yªn L¹c 6 2 2 0 0

§ª T¶ L« K0 B¹ch Lu – LËp Th¹ch 2003 6 2 2K7 §«n Nh©n – LËp Th¹ch 6 2 2

153

Page 158: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

K14 Tam S¬n – LËp Th¹ch 6 2 2K20 §øc B¸c – LËp Th¹ch 6 2 2K27 Cao Phong – LËp Th¹ch 6 2 2

§ª H÷u §¸yK6 §ång Ých – LËp Th¹ch 6 2 2

K10 §×nh Chu – LËp Th¹ch 6 2 2 5 17 2

HiÖn tr¹ng hÖ thèng ®ª t¶ hång tØnh Vĩnh Phúc n¨m 2007

( §· bª t«ng ho¸ 100% mÆt ®ª)

VÞ trÝ §Þa danh

Cao ®é ®ª Khoan

phôt v÷a

Hµnh lang ®ª Tre Cao ®é mùc nícM¨t ®ª

Ch©n ®ª

So s¸nh

PhÝa s«ng

phÝa ®ång

Chèng

sãng

B®i B®ii B®iii Lò 71 Lò 96

Lò71

Lò 96

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

154

Page 159: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

®ª t¶ s«ng hång thuéc huyÖn vÜnh têng

K0

Bå Sao

19,31

16,62

Cha

x©y

dùng

4,1 Km

(Tõ K6+900

®Õn K11+00

)

K11+600-K13

13,68

14,68

15,68

18,00

16,95

K1 19,90

15,23

K2 19,19

10,52

K3+855

K4+950K3 19,25

14,38

K4 Cao §¹i 19,35

15,76

1,66

2,70

13,40

14,40

15,40

17,69

16,65

K5 18,96

14,79

K5+840

K7+00K6 T©n C¬ng 18,92

15,01

K7 Phó ThÞnh 18,88

15,66

K8 Lý Nh©n 18,7 15,4 1,3 1,4 K7+600 13,1 14,1 15,1 17,3 16,3

155

Page 160: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

7 3 9 2

K9+150 *

K15+500-

K17+100

2 2 2 8 5K9 18,7

014,4

0K10 Tu©n ChÝnh

18,63

14,89 K10+50

0

K12+00K11

18,56

14,40

K10+090 -K10+500 *; K11+600 -K12+800K1

218,4

914,3

31,42

2,44

12,84

13,84

14,84

17,07

16,05

K13

18,42

15,50 K13 -

K14+500K1

4 Phó §a 18,4

015,3

0K15

18,28

15,07

K16

18,21

14,45

1,45

2,46

K16+200-16+700*

12,56

13,56

14,56

16,76

15,75

K17

Ngò Kiªn 18,1 14,9

156

Page 161: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

4 8®ª t¶ s«ng hång thuéc huyÖn Yªn L¹c

K18 §¹i Tù

18,06

14,60

Cha

x©y

dùng

K17+300

K19+139* 01 KmK19

18,06

14,55

K20

18,03

14,25

1,58

2,58

12,28

13,28

14,28

16,45

15,45

K21 Liªn Ch©u

18,06

15,00

K20-K22+295*

K22

18,14

15,00

K23+150-K24+300*K2

317,7

710,9

3K24

17,78

10,78

1,64

2,63

K25+550-K27

12,00

13,00

14,00

16,14

15,15

157

Page 162: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

K25 Yªn Ph¬ng

17,80

10,43

K26

17,60

10,40

K27

17,51

9,80

K28

NguyÖt §øc 18,08

10,38

2,25

3,23

11,72

12,72

13,72

15,83

14,85

®ª t¶ s«ng hång thuéc huyÖn Mª Linh

K29

V¹n Yªn 17,84

12,80 K29+80

0 -K32+00K3

017,4

611,1

6K31 TiÕn ThÞnh

17,07

12,69

K30+800

K32+100

K30+800

K32+100*

K33+00 -

K34+00

K34+600

K32

17,22

14,13

1,70

2,67

11,44

12,44

13,44

15,52

14,55

K33

16,9 13,5

158

Page 163: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

0 6 K33+00-

K34+600

-

K35+000

K34

17,13

11,29

K35

17,09

14,40

K35+300-K36+600

K35+600-K36+500*

K36

Chu Phan 17,01

13,20

1,80

2,76

K36+500K37+000

11,16

12,16

13,16

15,21

14,25

K37

16,98

11,61 K37+00

-K39+70

0K38

Th¹ch §µ 16,77

13,32

K38 -K39+150*

K39

16,50

9,05

K40

Hoµng Kim 16,83

9,54 1,93

2,88

10,88

11,88

12,88

14,90

13,95

K41

17,02

9,87

159

Page 164: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

K42 V¨n Khª

16,96

10,67

K41+600

K43+600

K41+600

K43+100*

K42+000-K43+100

K43

16,80

11,81

K44

16,55

13,64

1,96

2,90

10,60

11,60

12,60

14,59

13,65

K45 Tr¸ng ViÖt

16,60

9,15

K46

16,95

9,32

K47

16,45

11,32 K47+00

–K48+16

5K48

16,48

9,47 2,20

3,13

10,32

11,32

12,32

14,28

13,35

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐÊ TẢ PHÓ ĐÁY TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2007

VÞ trÝ §Þa danh

Cao ®é B.t«ng

M.®

Hµnh lang ®ª

Tre

chèng

Cao ®é mùc níc

M¨t Ch©n So s¸nh PhÝa phÝa B®i B®ii B®iii Lò 71 Lò

160

Page 165: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

®ª ®ª ª s«ng ®ång sãng 96Lò71 Lò 96

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

K0§ång TÜnh

- Tam D¬ng

§·bª t«ng ho¸ 100% mÆt ®ª theo dù ¸n n¨ng

K1K2 20,84 19,4

3+2,0

+3,28

14,15

15,65

16,65

18,84

17,57

K3 20,63 17,71

K4

An Hoµ- Tam D¬ng

20,60 15,80

+1,8

+3,09

K5 20,50 16,99

K6 20,40 16,74

K7 20,30 16,10

+1,55

+2,88

13,90

15,40

16,40

18,74

17,42

161

Page 166: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

cÊp hÖ thèng ®ª ®iÒu vïng chËm lò

K8 20,30 14,55

K9 20,20 16,92

K10Hoµng §an

- Tam D¬ng

20,20 16,17

+1,52

+2,87

13,75

15,25

16,25

18,68

17,33

K11 20,12 12,64

K12 20,20 12,60

K13 20,20 12,50

K14

Kim X¸- VÜnh Têng

20,20 14,25

+1,52

+2,87

13,55

15,05

16,05

18,68

17,33

K15 20,30 13,19

13,50

15,00

16,00

K16 20,20 13,19

13,45

14,95

15,95

162

Page 167: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

K17 19,80 11,27

02 Km tre B¸t §é

13,40

14,90

15,90

K18 19,80 11,16

13,35

14,85

15,85

K19 Yªn LËp- VÜnh Têng

19,80 11,57

13,30

14,80

15,80

K20 20,20 11,20

13,25

14,75

15,75

K21ViÖt Xu©n

- VÜnh Têng

20,20 8,43 13,20

14,70

15,70

K22 20,20 13,25

600m

13,15

14,65

15,65

K23 20,20 11,24

13,10

14,60

15,60

i = 5 x 10 -5

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐÊ HỮU PHÓ ĐÁY TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2007VÞ Cao ®é B.t«n Hµnh lang Tre Cao ®é mùc níc

163

Page 168: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

trÝ §Þa danh g

M.®ª

®ªM¨t ®ª

Ch©n ®ª

So s¸nh PhÝa s«ng

phÝa ®ång

Chèng

sãng

B®i B®ii B®iii Lò 71 Lò 96

Lò71 Lò 96

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

đª h÷u phã ®¸y thuéc huyÖn lËp th¹ch

K0 LiÔn S¬n

®· cøng ho¸ 100% mÆt ®ª b»ng bª

Cha x©y dùng

Cha x©y

Cha cã dù ¸n trångMét sè vÞ trÝ d©n tù ph¸t

K1K2 Liªn Hoµ 19,75 15,7

4K3 Bµn Gi¶n 20,25 15,5

7K4

§ång Ých19,93 16,6

6K5 19,55 15,8

4K6 19,18 15,2

164

Page 169: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

5 t«ng dùng trångK7 19,13 15,3

7K8 19,08 12,3

5K9 §×nh Chu 19,08 12,0

4K10

TriÖu §Ò

19,08 12,91

K11 19,08 16,60

K12 19,08 16,77

K13 23,25 23,35

K14 25,20 25,17

K15 Cao Phong 32,15 32,1

165

Page 170: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

0K16 19,08 16,9

5

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐÊ TẢ SÔNG LÔTỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2007

VÞ trÝ §Þa danh

Cao ®é B.t«ng

M.®ª

Hµnh lang ®ª

Tre Cao ®é mùc níc

M¨t ®ª

Ch©n ®ª

So s¸nh PhÝa s«ng

phÝa ®ång

Chèng

sãng

B®i B®ii B®iii Lò 71 Lò 96

Lò71 Lò 96

K1 B¹ch Lu 21,10 19,84

+0,33

+2,92

15,84

16,84

17,84

20,93

18,28

166

Page 171: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

§· bª t«ng ho¸ 100%MÆt ®ªtheo dù ¸n n©ng cÊp hÖ thèng

Cha

x©y

dùng

Cha

x©y

dùng

Cha

dù ¸n

trång

tre

K2 21,05 19,18

K3

H¶i Lùu

21,30 21,46

K4 20,89 18,74

+0,28

+2,93

K5 20,82 20,05

K6 20,75 19,59

K7

§«n Nh©n

20,68 19,66

+0,28

+2,96

K8 20,61 19,46

K9 20,54 19,49

K10 22,41 22,25

+2,25

+2,93

167

Page 172: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

®ªVïng chËm lò

K11 Ph¬ng Khoan 21,55 21,30

+1,47

+4,31

K12 20,33 19,16

K13 Tam S¬n 20,26 19,17

+0,34

+3,02

K14 20,19 18,90

+0,35

+3,11

15,00

16,00

17,00

19,84

17,16

K15 Nh Thuþ 20,12 18,91

+0,36

+3,04

K16 Yªn Th¹ch 20,05 19,10

K17 Tø Yªn 18,38 18,51

K18 19,91 18,73

+0,38

+3,06

K19 §øc B¸c 19,40 18,40

168

Page 173: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

K20 19,77 18,35

+0,37

3,06

K21 19,70 18,31

+0,36

3,06

K22

Cao Phong

19,63 18,29

K23 19,51 17,97

K24 19,49 17,96

K25 18,22 17,51

K26 19,35 17,92

14,22

15,22

16,22

18,55

16,22

K27 19,28 18,24

+0,73

+0,60

K28 19,22 17,60

169

Page 174: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐÊ BỐI SÔNG HỒNG TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2007

VÞ trÝ §Þa danh

Cao ®é B.t«ng

M.®ª

Hµnh lang ®ª

Tre Cao ®é mùc níc

M¨t ®ª

Ch©n ®ª

So s¸nh PhÝa s«ng

phÝa ®ång

Chèng

sãng

B®i B®ii B®iii Lò 71

Lò 96

Lò71 Lò 96

K1 Cao §¹i 16,82 13,47

-0,94

+0,10

17,68

16,64

K2 Phó ThÞnh 16,88 14,3

170

Page 175: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

4§·

T«ng

Ho¸

100

K3 16,83 14,24

-0,64

+0,4

17,47

16,43

K4 Lý Nh©n 16,62 15,97

K5 16,56 15,97

-0,77

+0,27

17,33

16,29

K6

An Têng

16,55 13,73

K7 16,54 14,26

K8 16,36 13,76

-0,76

+0,28

17,12

16,08

K9 16,91 14,80

K10 16,38 14,31

17,03

15,94

K11 16,35 15,3

171

Page 176: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

VÜnh ThÞnh

9 %K12 16,70 13,6

2K13 17,03 14,5

8-

0,65+0,44

16,77

15,73

K14 16,79 14,62

K15 16,91 13,05

K16 16,37 13,17

+0,26

+1,30

16,56

15,52

K17 15,47 13,58

K18 §¹i Tù 15,40 14,88

-0,19

-0,85

16,42

15,38

K19 15,33 11,33

K20 Liªn Ch©u 15,26 13,8 - +0, 16,2 15,2

172

Page 177: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

7 1,02 02 8 4K21 15,19 11,4

6K22 Hång Ch©u 15,12 14,5

2-

1,02+0,02

16,14

15,10

K23 15,05 14,50

K24Trung Hµ

14,98 13,90

-1,02

+0,02

16,00

14,96

K25 14,94 14,34

K26 14,84 11,14

-1,02

+0,02

15,86

14,82

K27 Trung Kiªn 14,77 9,05

Hệ thống các kè ven đê chính tỉnh Vĩnh Phúc

173

Page 178: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Tªn kÌ VÞ trÝ

t¬ng øng víi ®ª

§Þa danh N¨m

X©y dùng

ChiÒudµi-Sè má

hµn

Cao tr×nh ®Ønh

kÌGhi chó

§ª t¶ s«ng Hång

1 KÌ má hµn §¹i §Þnh

K2+060 – K4+070

Cao §¹i (VÜnh Têng) 1972 06 má hµn

+11,2

2 KÌ l¸t m¸i Trung Hµ

K24+500 – K33+600

Trung Hµ (Yªn L¹c) – TiÕn ThÞnh (Mª Linh)

2003 5.569 m

3 KÌ má hµn Thanh §iÒm

K33+600 – K34+600

TiÕn ThÞnh (Mª Linh) 05 má hµn

+8,8

4 KÌ l¸t m¸i Th¹ch §µ - Hoµng Kim

K38+300 – K39+500

Th¹ch §µ - Hoµng Kim (Mª Linh)

1999 1.270 m

5 KÌ má hµn V¨n Khª

K43 – K44+300 V¨n Khª (Mª Linh) 1988 05 má hµn

+8,5 m =1.5

§ª t¶ Phã §¸y

174

Page 179: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

1 KÌ l¸t m¸i Vµng K12+800 – K13 Hoµng §an (Tam D-¬ng)

1960 200 m

2 KÌ l¸t m¸i Kim X¸ K15+260 – K13+350

Kim X¸ (VÜnh Têng) 1959 90 m

3 KÌ l¸t m¸i ®ª Kim X¸

K15+260 – K17+220

1.960 m

4 KÌ l¸t m¸i Phï Yªn K18+500 – K18+650

Yªn LËp (VÜnh Têng) 1960 150 m

5 KÌ l¸t m¸i ®ª Phï Yªn

K19+00 – K22+00

3.000 m

§ª h÷u Phã §¸y

1 KÌ l¸t m¸i §ång Ých

K5+700 – K6+115

§ång Ých (LËp Th¹ch) 415 m +18; +13

m =3

2 KÌ Liªn Hoµ K2+750-K2+900 Liªn Hoµ (LËp Th¹ch) 150m §ª T¶ L«

1 KÌ l¸t m¸i H¶i Lùu K4+730- K5 H¶i Lùu (LËp Th¹ch) 1992+ 2006

1225m +16,65m

m =2,5

175

Page 180: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

2 KÌ l¸t m¸i §«n Nh©n

K0+140- K0+560 §«n Nh©n ( LËp Th¹ch)

2007 420 m

3 KÌ l¸t m¸i Tø Yªn K20 – K21 Tø Yªn (LËp Th¹ch) 1993 1.041 m +15m m =2,54 KÌ l¸t m¸i Cao

PhongK27+253-K27+753

Cao Phong (LËp Th¹ch)

1989+2008

500m +14.5m m =2,5

§ª bèi s«ng Hång

1 KÌ l¸t m¸i Lý Nh©n

K3+070 – K3+560K3+560-K3+890

Phó ThÞnh - Lý Nh©n (VÜnh Têng)

20032006 820 m +12m m =2

176

Page 181: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

CÁC CỐNG DƯỚI ĐÊ TỈNH VĨNH PHÚC

Tªn VÞ trÝ §Þa danh KÝch thø¬c

ChiÒu dµi

Cao ®é

§Ønh §¸y

I HÖ thèng cèng díi ®ª t¶ Hång

1 §¹i §Þnh * K3+100 Cao §¹i – VÜnh T-êng

2 (2,2 x2)

28,0 14,51

12,31

2 Trung CÈm *

K18+070

§¹i Tù – Yªn L¹c 30

3 Lòng H¹ K24+500

Yªn Ph¬ng – Yªn L¹c

2 x 50

4 Cèng 23 Cöa

K29 V¹n Yªn – Mª Linh §· hoµnh triÖt

5 V¹n Phóc * K30 V¹n Yªn – Mª Linh 306 CÇu §¹o * K32+20

0TiÕn ThÞnh – Mª Linh

30

7 Kú Yªn * K32+800

TiÕn ThÞnh – Mª Linh

30

8 Thanh §iÒm *

K35+110

Chu Phan – Mª Linh

(2,5x2,5)

9 Th¹ch §µ * K39 Th¹ch §ac – Mª Linh

30

10

Hoµng Kim *

K40+160

Hoµng Kim – Mª Linh

30

11

Kª Ngo¹i * K41+600

V¨n Khª – Mª Linh 30

12

Tr¸ng ViÖt * K47+100

Tr¸ng ViÖt – Mª Linh

30

177

Page 182: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Tªn VÞ trÝ §Þa danh KÝch thø¬c

ChiÒu dµi

Cao ®é

§Ønh §¸y

HÖ thèng cèng díi ®ª t¶ Phã §¸y

1 Néi ®Þa * K5+250 An Hoµ - Tam D-¬ng

30 18,2 17,9

2 H¬ng §×nh K9+200 An Hoµ - Tam D-¬ng

60 15,4 14,8

3 Nói Di * K9+600 An Hoµ - Tam D-¬ng

§· hoµnh triÖt

4 Xãm B¾c* K9+900 Hoµng §an– T. D-¬ng

50 25 15,5 15,0

5 Cèng ChÐo *

K10+800

Hoµng §an– T. D-¬ng

80 70 15 14,2

6 DiÖm Xu©n*

K23+100

ViÖt Xu©n – V. T-êng

2 x 220 24 14,1 11,9

HÖ thèng cèng díi ®ª h÷u Phã §¸y

1 CÇu §en K2 LiÔn S¬n – LËp Th¹ch

50

2 Phó Thô K3 Liªn Hoµ - LËp Th¹ch

2(2x2,8) 27

3 §ång S¾n4 BØ La K4+800 Bµn Gi¶n – LËp

Th¹ch(1 x 1,2) 28

5 §¹i L÷ K7+650 §ång Ých – LËp Th¹ch

(1 x 0,8) 36

6 §ång L¹c K10 §ång Ých – LËp Th¹ch

(1 x 1,2) 36

178

Page 183: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Tªn VÞ trÝ §Þa danh KÝch thø¬c

ChiÒu dµi

Cao ®é

§Ønh §¸y

7 Cèng ChÐo K13 §×nh Chu – LËp Th¹ch

8 §×nh Chu K13+500

§×nh Chu – LËp Th¹ch

9 CÇu TriÖu K11 TriÖu §Ò – LËp Th¹ch

3(2,2x3,2)

35

HÖ thèng cèng díi ®ª T¶ L«

1 CÇu S¾t K0+400 B¹ch Lu – LËp Th¹ch

2 B¹ch Lu K4+100 B¹ch Lu – LËp Th¹ch

(1 x1) 49

3 Cèng Dõa K4+960 H¶i Lùu – LËp Th¹ch

(1,8 x 2,2)

50

4 Vên Hång K5+400 H¶i Lùu– LËp Th¹ch

(1 x 0,8) 21

5 Tiªu §«n Nh©n

K7+400 §«n Nh©n – LËp Th¹ch

(0,8 x 0,95)

07 20,84

18,65

6 Cöa Rõng K8+800 §«n Nh©n – LËp Th¹ch

(1 x1) 32

7 §ång Géi K9+550 §«n Nh©n – LËp Th¹ch

(1 x1,2) 32

179

Page 184: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Tªn VÞ trÝ §Þa danh KÝch thø¬c

ChiÒu dµi

Cao ®é

§Ønh §¸y

8 CÇu Ng¹c K12+800

Ph¬ngKhoan- L.T 3(2,4x3,5)

48

9 Cèng Then K13+500

Ph¬ngKhoan- L.T 50 14

10

CÇu §ä K17+730

Yªn Th¹ch- LËp Th¹ch

2(2,2x1,5)

29

11

Tø Yªn K18 Tø Yªn – LËp Th¹ch (1,2x1,5) 23,5

12

CÇu Mai K27 Cao Phong- LËp Th¹ch

3(2x2,8) 36

HÖ thèng cèng díi ®ª bèi s«ng Hång

1 Cao §¹i1 K0+10 Cao §¹i – VÜnh T-êng

2 Cao §¹i 2 K0+062 Cao §¹i – VÜnh T-êng

3 Cao §¹i 3 K1+500 Cao §¹i – VÜnh T-êng

(1,1x1,5)

4 An Têng K8+200 An Têng– V. Têng5 LiÔu Tr× K10 VÜnh ThÞnh – V.T-

êng(2x 1,86)

6 Kh¸ch nhi K11+211

VÜnh Linh - V. T-êng

2(1,25x1,5)

20

7 HËu Léc K16+27 VÜnh Linh - V. T- 3(1,8x2, 14

180

Page 185: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Tªn VÞ trÝ §Þa danh KÝch thø¬c

ChiÒu dµi

Cao ®é

§Ønh §¸y

8 êng 3)8 §¹i Tù K16+70

0§¹i Tù- Yªn L¹c (1,1x1,5)

9 Liªn Ch©u K18+500

Liªn Ch©u –Yªn L¹c

3(1,5x2,5)

10

Hång Ch©u K22+400

Hång Ch©u- Yªn L¹c

(1,2x0,8) 11

11

GÒnh §¸ K24 Trung Kiªn – Yªn L¹c

2(2,1x1,75)

24,1

12

Xãm §×nh K26 Trung Kiªn – Yªn L¹c

(0,9x1)

13

§Çu §ª K27 Trung Kiªn – Yªn L¹c

2(1,5x2) 25

181

Page 186: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

182

Page 187: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

HỆ THỐNG CÁC TRÀN CHẬM LŨ, TRÀN SỰ CỐ TỈNH VĨNH PHÚC

T/t

Tªn trµn VÞ trÝ

ChiÒu

Dµi

(m)

PhÇn th©n trµn BÓ tiªu n¨ng

S©n tiªu n¨ng

B trµn

( m)

H sèm¸i §Ønh trµn

Q trµn

(M3/s)

Réng

(m)

§¸y bÓ

Réng MÆt s©n

I §ª t¶ L«

1 Tø Yªn K19 280 18 2,0 16,70 1.552,7 10 +13,00

10 +13,30

2 Cao Phong K26+600 60 14,75 1,5 +15,70 377,3 10 +12,30

II §ª H÷u Phã §¸y

1 §ång Ých K5+300 185 10 2,0 +18,70 70,00 05 +15,00

10 +15,60

183

Page 188: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

III §ª bèi VÜnh Têng – Yªn L¹c

1 VÜnh Linh K14+500 60 7,5 2,0 +14,00 85,0 05 +12,80

05 +13,30

2 Liªn Ch©u K16+500 80 11,4 2,0 +13,60 10 +11,00

10 +12,00

3 Trung Kiªn K24+800 45 10,8 2,0 +12,90 90,00 9,5 +9,70

10 +10,80

4 Liªn Ch©u K18+980 135 +15.35

184

Page 189: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

HỆ THỐNG ĐIẾM CANH ĐÊ TỈNH VĨNH PHÚC

VÞ trÝ Thuéc x·, huyÖn N¨m x. dùng Ghi chó

TuyÕn ®ª t¶ Hång thuéc huyÖn VÜnh Têng

1 K0+800 Bå Sao – VÜnh Têng2 K1+500 Bå Sao – VÜnh Têng3 K2+800 Bå Sao – VÜnh Têng Lòng Hoµ qu¶n lý4 K3+900 Cao §¹i – VÜnh Têng 2004* B×nh D¬ng

qu¶n lý5 K4+900 Cao §¹i – VÜnh Têng

185

Page 190: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

6 K6 T©n C¬ng – VÜnh Têng 2003*7 K7 Phó ThÞnh – VÜnh Têng8 K8 Lý Nh©n – VÜnh Têng9 K9 Lý Nh©n – VÜnh Têng10 K10+200 Tu©n ChÝnh – VÜnh T-

êng11 K12 Tu©n ChÝnh – VÜnh T-

êng2004*

12 K13 Tu©n ChÝnh – VÜnh T-êng

2004*

13 K14+600 Phó §a – VÜnh Têng14 K15+600 Phó §a – VÜnh Têng15 K16+800 Ngò Kiªn – VÜnh Têng

TuyÕn ®ª t¶ Hång thuéc huyÖn Yªn L¹c

1 K18 §¹i Tù – Yªn L¹c2 K19 §¹i Tù – Yªn L¹c

186

Page 191: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

3 K20+050 §¹i Tù – Yªn L¹c4 K21 Liªn Ch©u – Yªn L¹c5 K22+300 Liªn Ch©u – Yªn L¹c6 K23+100 Liªn Ch©u – Yªn L¹c Yªn §ång qu¶n lý7 K24+200 Liªn Ch©u – Yªn L¹c8 K25+200 Yªn Ph¬ng– Yªn L¹c 2004* Tam Hång qu¶n

lý9 K26+100 Yªn Ph¬ng – Yªn L¹c10 K26+900 Yªn Ph¬ng – Yªn L¹c11 K28 NguyÖt §øc– Yªn L¹c 2004*12 K28+700 NguyÖt §øc – Yªn L¹c V¨n TiÕn qu¶n lý

TuyÕn ®ª t¶ Hång thuéc huyÖn Mª Linh

1 K29+050 V¹n Yªn – Mª Linh2 K29+500 V¹n Yªn – Mª Linh 2003*3 K30+950 TiÕn ThÞnh – Mª Linh 2004*

187

Page 192: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

4 K33+500 TiÕn ThÞnh – Mª Linh5 K34+500 TiÕn ThÞnh – Mª Linh6 K35+150 Chu Phan – Mª Linh7 K3700 Chu Phan – Mª Linh8 K37+500 Chu Phan – Mª Linh 2004* Liªm M¹c qu¶n lý9 K39+150 Th¹ch §µ - Mª Linh 2004*10 K40+050 Hoµng kim – Mª Linh11 K40+700 Hoµng Kim – Mª Linh12 K41+700 V¨n khª – Mª Linh13 K43+400 V¨n Khª – Mª Linh14 K44 V¨n khª – Mª Linh15 K44+750 Mª Linh – Mª Linh16 K46 Tr¸ng ViÖt – Mª Linh TiÒn Phong qu¶n

lý17 K47+050 Tr¸ng ViÖt – Mª Linh18 K47+900 Tr¸ng ViÖt – Mª Linh

188

Page 193: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

Tæng sè ®iÕm canh ®ª trªn tuyÕn ®ª t¶ s«ng Hång lµ: 45 ®iÕm

TuyÕn ®ª t¶ Phã §¸y thuéc huyÖn Tam D-¬ng

1 K3+400 §ång TÜnh – Tam D¬ng2 K5+900 An Hoµ – Tam D¬ng3 K7 An Hoµ– Tam D¬ng 2003*4 K8 An Hoµ – Tam D¬ng5 K9+155 An Hoµ– Tam D¬ng6 K10+800 Hoµng §an – Tam D¬ng7 K11+800 Hoµng §an – Tam D¬ng 2005*8 K12+900 Hoµng §an – Tam D¬ng

TuyÕn ®ª t¶ Phã §¸y thuéc huyÖn VÜnh T-êng

1 K14 Kim X¸ - VÜnh Têng 1997

189

Page 194: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

2 K15+250 Kim X¸ - VÜnh Têng 19983 K16 Kim X¸ - VÜnh Têng4 K17+100 Kim X¸ - VÜnh Têng 19995 K18+500 Yªn LËp – VÜnh Têng6 K19+500 Yªn LËp – VÜnh Têng7 K20+600 Yªn LËp – VÜnh Têng 2004*8 K22+100 ViÖt Xu©n – VÜnh T-

êng2004*

9 K23+100 ViÖt Xu©n – VÜnh T-êng

2001

Tæng sè ®iÕm canh ®ª trªn tuyÕn ®ª t¶ phã ®¸y lµ: 17 ®iÕm

TuyÕn ®ª H÷u Phã §¸y thuéc huyÖn LËp Th¹ch

1 K12+300 Ph¬ng Khoan – LËp Th¹ch

2003*

2 K18+700 Tø Yªn – LËp Th¹ch 2003*

190

Page 195: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

3 K27+00 Cao Phong – LËp Th¹ch 2003*

Tæng sè ®iÕm canh ®ª trªn tuyÕn ®ª h÷u phã ®¸y lµ: 03 ®iÕm

TuyÕn ®ª T¶ L« thuéc huyÖn LËp Th¹ch

1 K5+300 §ång Ých – LËp Th¹ch 2003*2 K8+850 §ång Ých – LËp Th¹ch 2003*3 K9+750 §×nh Chu – LËp Th¹ch 2003*4 K10+600 TriÖu §Ò – LËp Th¹ch 2003*

Tæng sè ®iÕm canh ®ª trªn tuyÕn ®ª T¶ L« lµ: 04 ®iÕm

NHỮNG ĐOẠN ĐÊ ĐƯỢC TRỒNG TRE CHẮN SÓNG

vÞ trÝ ®Þa danh N¨m trång

Lo¹i Ghi chó

191

Page 196: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

§ª T¶ s«ng Hång

K6+900 – K11+000

T©n C¬ng, Lý Nh©n Tu©n ChÝnh – VÜnh

Têng

2001 B¸t §é Ph¸t triÓn tèt

K22+000-K23+000

Hång Ch©u – Yªn L¹c Tre gai D©n tù trång

K33- K34 TiÕn ThÞnh – Mª Linh

Tre gai D©n tù trång

K34+600- K35 TiÕn ThÞnh – Mª Linh

Tre gai D©n tù trång

K36+500- K37+000

V¨n Khª – Mª Linh 2001 B¸t §é KÐm ph¸t triÓn

K42-K43 V¨n Khª – Mª Linh Tre gai D©n tù trång

§ª t¶ Phã §¸y

K17-K19 Kim X¸, Yªn LËp 2004 B¸t §é Ph¸t triÓn rÊt

192

Page 197: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

– VÜnh Têng tèt

HỆ THỐNG SÔNG CHÍNH TỈNH VĨNH PHÚC

Tªn s«ng §Þa danh ®Çu §Þa danh cuèi ChiÒu dµi

Ch¶y qua c¸c huyÖn

1 S«ng Hång Bå Sao – VÜnh T-êng

Tr¸ng ViÖt – Mª Linh 41 Km VÜnh Têng- Yªn L¹c- Mª Linh

3 S«ng Phã §¸y

Yªn D¬ng- Tam §¶o ViÖt Xu©n– VÜnh T-êng

36 Km Tam §¶o- LËp Th¹ch- Tam D¬ng- VÜnh Têng

3 S«ng L« B¹ch Lu – LËp Th¹ch

S¬n §«ng – LËp Th¹ch

31 Km LËp Th¹ch

193

Page 198: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

CÊp b¸o ®éng trªn c¸c s«ng

Tªn s«ng Qmax (m3/s)

Qbq (m3/s)

CÊp b¸o ®éng

§iÓm ®o B§ I B§ II B§ III

S«ng Hång 3.560 §¹i §Þnh 13.40 14.40 15.40S«ng Phã §¸y

833 Kim X¸ 13.50 15.00 16.00

S«ng L« 14.000 Then 15.00 16.00 17.00

Th«ng sè c¸c tr¹m b¬m tiªu óng

Tªn tr¹m b¬m

N¨m XD Thuéc huyÖn

Sè tæ m¸y

C«ng suÊt m¸y m3/h

C«ng suÊt ®éng

ΣQ m3/h

DiÖn tÝch phôc vô

(ha)

Cao §¹i 1980 VÜnh T-êng

8 4.000 75 32.000

812

S¸u Vã 1965-1966

B×nh Xuyªn

6 4.000 75 24.000

6.800

§Çm c¶ 1980 B×nh Xuyªn

8 4.000 75 32.000

1.900

Tam B¸o 1977-1979

Mª Linh 10 4.000 75 40.000

2.500

Thêng LÖ

1977-1979

Mª Linh 22 4.000 75 88.000

5.223

194

Page 199: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

THỐNG KÊ VẬT TƯ DỰ TRỮ CLB & TKCN- TỈNH VĨNH PHÚC

(Tính đến ngày 10/10/2006)

T/t

Danh môc

§.v tÝnh

Sè lîng t¹i c¸c kho

Tæng sè

H¹tQL§VÜnhT-êng

H¹tQL§Mª Linh

BCH Qu©n.s

ù

HuyÖn VÜnhT-

êng

HuyÖn Yªn L¹c

HuyÖnMª Linh

HuyÖn LËpTh¹ch

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 111 Quang s¾t §«i 100 50 150,

2 XÎng C¸i 350 10 360,

3 Cuèc C¸i 300 10 310

4 Rä thÐp C¸i 707 378 1.085,

5 Bao t¶i C¸i 508.600 508.600

6 V¶i läc M2 3.450 2.033 5.483,

7 ¸o phao C¸i 360 346 50+200 50+200 50+200

50+400 1.906,

195

Page 200: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

8 Phao trßn C¸i 200 120 10+100 10+100 10+100

10+100 760,

9 B¹t ch¾n sãng

M2 19.500 H¶i Phßng hoµn tr¶ sau b·o sè 7 – 2005: 13.500 m2 19.500,

10

XuångTS-750 C¸i 0107

11

XuångTS-650 C¸i 02

12

XuångTS-450 C¸i 04

13

Nhµ b¹t cò C¸i 58

102,14

Nhµ b¹t 16,5 m2

C¸i 20

15

Nhµ b¹t 60 m2

C¸i 40

16

Nhµ b¹t 24,75m2

C¸i 20

196

Page 201: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

17

Xµ beng C¸i 05 05,

18

B×nh ch÷a ch¸y

C¸i 20 20 40,

19

§¸ héc M3 3.212 565 3.777,

20

§¸ d¨m M3 500 500,

21

C¸t vµng M3 50 50 100,

22

Rä thÐp C¸i 1.000 1.000 Do tØnh Nam §Þnh hoµn tr¶ sau kh¾c phôc b·o sè 7- 2005

2.000

197

Page 202: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

198

Page 203: Xem chi tiết tại đây - Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc · Web viewCác sông suối trên đều mang tính chất sông đồng bằng có đặc điểm

199