xem tiẾp trang 7 lâm Đồng: nô nức ngày hội tòng...

8
KINH TẾ Tăng thu nhập bình quân đầu người ở Đam Rông TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5251 - THỨ SÁU, NGÀY 22/2/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Dòng họ học tập suốt đời TRANG 5 TRANG 4 TRANG 2 TRANG 7 Đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng tặng hoa động viên các tân binh lên đường nhập ngũ. Anh: Đ.Anh “... Đã tự kiêu, tự ái thì không thể đoàn kết. Không đoàn kết tức là cô độc. Đã cô độc thì chẳng việc gì thành công” CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG BÀI “BỆNH TỰ KIÊU, TỰ ÁI”, DƯỚI BÚT DANH X.Y.Z, ĐĂNG TRÊN BÁO SỰ THẬT, SỐ 102, RA NGÀY 15/11/1948 Lâm Đồng công bố Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG Đan Kia - Suối Vàng TRANG 5 “Tấm áo xanh” giữa muôn trùng khơi Ngang nhiên xây cầu “lụi”, thu hẹp lòng suối Đa Tam Đổi mới trong công tác dân vận Qua năm 2018 với những kết quả đạt được về công tác dân vận; năm 2019 được Ban Dân vận và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) đặt ra nhiều nội dung đổi mới trong tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nhằm góp phần thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 15 của Tỉnh ủy. TRANG 2 Lâm Hà, vùng cà phê màu mỡ của Lâm Đồng đã trải qua một năm 2018 thành công và sẵn sàng bước vào năm 2019 với quyết tâm triển khai nhiệm vụ. Theo đó, công tác trọng tâm trong năm 2019 là địa phương tập trung chấn chỉnh kỷ cương cùng với việc phát huy trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp. Lâm Đồng: Nô nức Ngày hội Tòng quân XEM TIẾP TRANG 7 Đầu xuân trò chuyện với các bí thư huyện, thành Bài 6: Lâm Hà tập trung chấn chỉnh kỷ cương ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Chuyện những người “gác rừng” TRANG 6 Ngày 21/2, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia (KDLQG) Đan Kia - Suối Vàng tỉnh Lâm Đồng. Tham dự hội nghị có ông K’Mak - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh; ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành và doanh nghiệp hoạt động du lịch. Quyết định 1771/QĐ-TTg, ngày 18/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG Đan Kia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, KDLQG Đan Kia - Suối Vàng thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và Phường 7 (thành phố Đà Lạt), tỉnh Lâm Đồng; có diện tích khoảng 4.000 ha. Trong đó, có các khu vực tập trung phát triển du lịch, hình thành các phân khu chức năng chính có diện tích khoảng 760 ha. KDLQG Đan Kia - Suối Vàng có các định hướng chủ yếu về phát triển thị trường khách du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, tổ chức không gian phát triển du lịch, tổ chức tuyến du lịch, định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, định hướng đầu tư. Quyết định cũng phê duyệt các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch, cụ thể gồm các giải pháp về: cơ chế chính sách; quy hoạch và quản lý quy hoạch; đầu tư và thu hút vốn đầu tư; ứng dụng khoa học và công nghệ; xúc tiến, quảng bá và phát triển thị trường;...

Upload: others

Post on 27-Oct-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XEM TIẾP TRANG 7 Lâm Đồng: Nô nức Ngày hội Tòng quânbaolamdong.vn/upload/others/201902/29454_Bao_Lam_Dong_ngay_22_2_2019.… · tiêu kinh tế - xã hội của Lâm

KINH TẾ

Tăng thu nhậpbình quân đầu người

ở Đam RôngTRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5251 - THỨ SÁU, NGÀY 22/2/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Dòng họ học tập suốt đờiTRANG 5

TRANG 4

TRANG 2

TRANG 7

Đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng tặng hoa động viên các tân binh lên đường nhập ngũ. Anh: Đ.Anh

“... Đã tự kiêu, tự ái thì không thể đoàn kết. Không đoàn kết tức là cô độc. Đã cô độc thì chẳng việc gì thành công”

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG BÀI “BỆNH TỰ KIÊU, TỰ ÁI”, DƯỚI BÚT DANH X.Y.Z, ĐĂNG TRÊN BÁO SỰ THẬT, SỐ 102,

RA NGÀY 15/11/1948

Lâm Đồng công bố Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG Đan Kia - Suối Vàng

TRANG 5

“Tấm áo xanh”giữa muôn trùng khơi

Ngang nhiên xây cầu “lụi”,thu hẹp lòng suối Đa Tam

Đổi mới trong công tácdân vậnQua năm 2018 với những kết quả đạt được về công tác dân vận; năm 2019 được Ban Dân vận và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) đặt ra nhiều nội dung đổi mới trong tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nhằm góp phần thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 15 của Tỉnh ủy.

TRANG 2

Lâm Hà, vùng cà phê màu mỡ của Lâm Đồng đã trải qua một năm 2018

thành công và sẵn sàng bước vào năm 2019 với quyết tâm triển khai nhiệm vụ. Theo đó, công tác trọng tâm trong năm 2019 là địa phương tập trung chấn chỉnh kỷ cương cùng với việc phát huy trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp.

Lâm Đồng: Nô nức Ngày hội Tòng quân

XEM TIẾP TRANG 7

Đầu xuân trò chuyện với các bí thư huyện, thànhBài 6: Lâm Hà tập trung chấn chỉnh kỷ cương

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Chuyện những người“gác rừng”

TRANG 6

Ngày 21/2, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia (KDLQG) Đan Kia - Suối Vàng tỉnh Lâm Đồng. Tham dự hội nghị có ông K’Mak - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh; ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành và doanh nghiệp hoạt động du lịch.

Quyết định 1771/QĐ-TTg, ngày 18/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch

tổng thể phát triển KDLQG Đan Kia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, KDLQG Đan Kia - Suối Vàng thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và Phường 7 (thành phố Đà Lạt), tỉnh Lâm Đồng; có diện tích khoảng 4.000 ha. Trong đó, có các khu vực tập trung phát triển du lịch, hình thành các phân khu chức năng chính có diện tích khoảng 760 ha. KDLQG Đan Kia - Suối Vàng có các định hướng chủ yếu về phát triển thị trường khách

du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, tổ chức không gian phát triển du lịch, tổ chức tuyến du lịch, định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, định hướng đầu tư.

Quyết định cũng phê duyệt các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch, cụ thể gồm các giải pháp về: cơ chế chính sách; quy hoạch và quản lý quy hoạch; đầu tư và thu hút vốn đầu tư; ứng dụng khoa học và công nghệ; xúc tiến, quảng bá và phát triển thị trường;...

Page 2: XEM TIẾP TRANG 7 Lâm Đồng: Nô nức Ngày hội Tòng quânbaolamdong.vn/upload/others/201902/29454_Bao_Lam_Dong_ngay_22_2_2019.… · tiêu kinh tế - xã hội của Lâm

2 THỨ SÁU 22 - 2 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

ĐẦU XUÂN TRÒ CHUYỆN VỚI CÁC BÍ THƯ HUYỆN, THÀNH

Bài 6: Lâm Hà tập trung chấn chỉnh kỷ cương(Phỏng vấn đồng chí Hoàng Thanh Hải, Bí thư Huyện ủy Lâm Hà)

Lâm Hà, vùng cà phê màu mỡ của Lâm Đồng đã trải qua một năm 2018 thành công và sẵn sàng bước vào năm 2019 với quyết tâm triển khai nhiệm vụ. Theo đó, công tác trọng tâm trong năm 2019 là địa phương tập trung chấn chỉnh kỷ cương cùng với việc phát huy trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp.

PV: Thưa đồng chí Bí thư, năm 2018 là một năm được đánh giá như thế nào đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Lâm Hà?

Đồng chí Hoàng Thanh Hải: Năm 2018 là một năm mà các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Lâm Hà đều tăng trưởng rất tốt, có thể xem là một năm thành công. Thu ngân sách đạt 168% kế hoạch giao, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 59,5 triệu đồng/người/năm, đời sống của Nhân dân được nâng lên. Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) đã được Lâm Hà chú trọng ở từng thôn, buôn, khu phố và đang từng bước làm bộ mặt Lâm Hà thay đổi. Hiện chúng tôi có 12/14 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí về NTM, bộ mặt nông thôn rạng rỡ hơn, sạch đẹp hơn.

Tuy nhiên, năm 2018, Lâm Hà cũng còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển thương mại - dịch vụ và xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi rất trăn trở vì tình trạng mất rừng, vì chưa phát huy được lợi thế, tiềm năng của

Đồng chí Hoàng Thanh Hải,Bí thư Huyện ủy Lâm Hà. Sản xuất nông nghiệp, đời sống xã hội ở Lâm Hà??? Ảnh: D.Quỳnh

Qua năm 2018 với những kết quả đạt được về công tác dân vận; năm 2019 được Ban Dân vận và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) đặt ra nhiều nội dung đổi mới trong tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nhằm góp phần thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 15 của Tỉnh ủy.

Ông Hoàng Liên - Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, năm 2018 khép lại

với kết quả MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo tinh thần Chỉ thị 19 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và có nhiều kết quả chuyển biến rõ nét. Đó là hoạt động hướng về cơ sở, nâng cao vai trò trách nhiệm đại diện, bảo vệ

ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC DÂN VẬN

quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong Nhân dân, nổi lên là Cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học

tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa trong đời sống xã hội. Hoạt động giám sát và

phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền có nhiều điểm nhấn. Quyết tâm cao trong sắp xếp tổ chức bộ máy theo đề án vị trí việc làm...

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, nhìn nhận và đánh giá thực tiễn trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh, theo ông Nguyễn Trọng Ánh Đông - UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh thì tình hình tội phạm về trật tự xã hội năm qua tiếp tục diễn biến phức tạp, tội phạm cướp giật tài sản, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản..., đặc biệt là hoạt động tín dụng đen diễn biến phức tạp, nhiều gia đình rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, kể cả trong vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng chưa được ngăn chặn, giải quyết triệt để. Hoạt động liên kết chuỗi trong sản xuất chưa phát huy thế mạnh, vẫn còn tình trạng nông sản Trung Quốc như khoai tây, cà rốt giả nhãn mác Đà Lạt trà trộn trên thị trường,... XEM TIẾP TRANG 8

vùng đất đẹp như Lâm Hà. Trong nông nghiệp, nông dân còn sản xuất tự phát, chưa gắn kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ khiến đầu ra cho nông sản còn bấp bênh và đây là những khó khăn trước mắt Lâm Hà đang tìm hướng giải quyết.

PV: Để hướng tới nền sản xuất liên kết “từ nông trại đến bàn ăn”, Lâm Hà có những kế hoạch gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Hoàng Thanh Hải: Lâm Hà đã chỉ đạo các cơ quan liên quan tìm hướng thành lập các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tạo ra các chuỗi liên kết sản phẩm từ giống, cây trồng cho đến thu hoạch sản phẩm, chế biến và tiêu thụ. Huyện sẽ hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác xây dựng các chuỗi liên kết bền vững, tạo đầu ra ổn định cho nông sản.

PV: Năm 2019, Lâm Hà xác định đâu là nhiệm vụ trọng tâm?

Đồng chí Hoàng Thanh Hải: Năm 2019, Lâm Hà xác định là năm tập trung chấn chỉnh kỷ cương, phát

huy trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp. Đây là chủ đề năm 2019 và được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng bộ.

Lâm Hà xác định chấn chỉnh kỷ cương trong mọi hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, kỷ cương trong chấp hành pháp luật, kỷ cương trong hoạt động phục vụ Nhân dân, kỷ cương trong công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực được cộng đồng quan tâm như tài nguyên môi trường, quản lý bảo vệ rừng, công tác khai thác khoáng sản... Chấn chỉnh kỷ cương sẽ là đòn bẩy giúp Lâm Hà xây dựng một chính quyền phục vụ Nhân dân hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.

PV: Với chấn chỉnh kỷ cương, Lâm Hà xác định đâu là khâu then chốt?

Đồng chí Hoàng Thanh Hải: Then chốt sẽ là việc cán bộ, công chức phải phát huy trách nhiệm gắn

với thực hiện triệt để Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị là xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Chúng tôi tiếp tục chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, công chức về giờ giấc làm việc, tác phong, thái độ phục vụ Nhân dân cũng như phải nâng cao kiến thức chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ, phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.

Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) cũng là nhiệm vụ rất quan trọng. Vào năm 2017, CCHC của Lâm Hà còn hạn chế, đến năm 2018 đã được cải thiện và năm 2019 sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực. CCHC phải được triển khai theo chương trình tổng thể của Chính phủ, UBND tỉnh giai đoạn 2011-2020, đảm bảo phục vụ Nhân dân hiệu quả, thuận lợi.

PV: Để phát huy tiềm năng của Lâm Hà, đồng chí nhận thấy đâu là việc cần làm ngay?

Đồng chí Hoàng Thanh Hải: Cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

phát triển sẽ là việc Lâm Hà cần tiếp tục thực hiện một cách sâu rộng. Doanh nghiệp phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng hành cùng địa phương vươn lên. Chúng tôi xác định đây là chủ đề xuyên suốt của năm 2019 và cần tăng tốc thực hiện trong thời gian tới.

Chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp, các xã, thị trấn cụ thể hóa thành chương trình hành động để triển khai thực hiện trong thực tế. Phải xác định làm sao giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương, nhất là trong lĩnh vực chế biến và tiêu thụ nông sản, tạo ra các chuỗi liên kết sản xuất với nông dân. Xây dựng được các chuỗi liên kết bền vững sẽ giúp tăng giá trị của nông sản Lâm Hà, giúp đời sống của nông dân nói riêng và toàn địa phương phát triển mạnh mẽ.

PV: Xin chân thành cảm ơn đồng chí!

DIỆP QUỲNH (thực hiện)(CÒN NỮA)

Gần dân, sát dân và hiểu dân là nhiệm vụ luôn được Ban Dân vận, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đặt lên hàng đầu(Trong ảnh: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận kiểm tra tình hình sản xuất đầu năm 2019 tại doanh nghiệp,

kịp thời động viên người lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất). Ảnh: N.Thu

Page 3: XEM TIẾP TRANG 7 Lâm Đồng: Nô nức Ngày hội Tòng quânbaolamdong.vn/upload/others/201902/29454_Bao_Lam_Dong_ngay_22_2_2019.… · tiêu kinh tế - xã hội của Lâm

3 THỨ SÁU 22 - 2 - 2019KINH TẾ

Từ nguồn vốn lồng ghép 210 tỷ đồngSố liệu tập hợp cho biết, trong

5 năm vừa qua, huyện Đam Rông đã triển khai khoảng 210 tỷ đồng nguồn vốn lồng ghép để đầu tư hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng và hỗ trợ trực tiếp thực hiện tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đạt những kết quả đáng kể. Cụ thể, với cây cà phê, huyện Đam Rông đã triển khai tái canh trồng mới và ghép cải tạo khoảng 1.700 ha, tăng năng suất thu hoạch bình quân lên 2,7 tấn/ha trong vụ mùa vừa qua (trong đó có nhiều diện tích đạt năng suất từ 4 - 5 tấn/ha). So sánh cùng kỳ năm 2015 thì năng suất cà phê sau tái canh ở Đam Rông cao hơn 20,2%. Đặc biệt huyện Đam Rông đã tận dụng gần 240 ha cà phê trồng mới tái canh để trồng xen các loại cây ăn quả có giá trị cao như sầu riêng, bưởi, bơ ghép hoặc trồng cây mắc ca trên 130 ha diện tích đất lâm nghiệp và đất cà phê trồng thuần, đã tăng thu nhập gấp 4 - 5 lần trên cùng một diện tích đất. Riêng ở các xã Đạ K’Nàng, Phi Liêng, ngành nông nghiệp huyện Đam Rông đã vận động nông dân chuyển đổi 70 ha diện tích cà phê già cỗi sang trồng cây dược liệu, chuối Laba xuất khẩu, rau các loại công nghệ cao, kết quả tăng thêm thu nhập nhân lên từ 4 - 5 lần.

Ngoài ra, khu vực đất ven sông, suối ở 3 xã Đầm Ròn và xã Liêng Srônh, bà con nông dân đã tích cực chuyển đổi 100 ha trồng bắp năng suất thấp để trồng dâu nuôi tằm, đạt lợi nhuận cao hơn 3 - 4 lần. Đồng thời đưa vào sản xuất đồng trà đồng vụ hơn cả trăm hecta lúa và bắp lai chất lượng cao trên toàn huyện Đam Rông, đạt năng suất 46,2 tạ/ha lúa và 48 tạ/ha bắp, tăng tỷ lệ lần lượt so với 5 năm trước là 9,5% và 3%.

Tăng thu nhập bình quân đầu ngườiở Đam Rông

Với giải pháp tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp gắn với việc chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất mới cho người nông dân, huyện Đam Rông đã tăng thu nhập bình quân đầu người gấp hơn 1,6 lần trong vòng 3 năm qua; mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn địa bàn từ 5 - 6%.

Đáng kể trên lĩnh vực chăn nuôi, so với 3 năm trước, nông dân huyện Đam Rông đã tăng đàn gia súc, gia cầm từ 2- 3%. Trong đó, đàn heo đạt gần 14.700 con, đàn gia cầm 82.000 con, đàn bò lai sind hơn 1.700 con.

Tăng 1,6 lần thu nhập bình quân đầu người“Đến nay, bộ mặt nông thôn

huyện Đam Rông có nhiều đổi thay rõ nét, trong đó xã Đạ R’Sal được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017. Đặc biệt, thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đã làm thay đổi thói quen canh tác cũ của người nông dân. Ngày càng có nhiều nông hộ mạnh dạn vay vốn đầu tư, áp dụng quy trình khoa học kỹ thuật về sản xuất giống, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tham gia chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ với các

đơn vị kinh tế tập thể trên địa bàn như HTX Rau Đạ K’Nàng, HTX Chuối Laba Đạ K’Nàng, HTX Nông nghiệp Đạ R’Sal...

Năm 2018 thu nhập bình quân đầu người huyện Đam Rông đạt 32 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2015 và giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5- 6%/năm...”, UBND huyện Đam Rông đánh giá.

Cũng theo UBND huyện Đam Rông, tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa chương trình tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong năm 2019 và hoàn thành mục tiêu giai đoạn đến năm 2020, tăng thu nhập bình quân đầu người, huyện Đam Rông xác định 4 giải pháp trọng tâm triển khai

đồng bộ trên địa bàn. Thứ nhất, nhân rộng các mô hình sản xuất vật nuôi, cây trồng đạt giá trị kinh tế cao. Cụ thể, nuôi bò cái lai sind, nuôi heo đen trong hàng rào, trồng rau thương phẩm và chuối Laba trên diện tích chuyển đổi cây cà phê già cỗi, trồng cây ăn quả xen canh trong vườn cà phê... Thứ hai, củng cố, mở rộng mối liên kết bền vững theo chuỗi sản xuất và tiêu thụ giữa hợp tác xã với nông hộ. Thứ ba, triển khai hiệu quả các nguồn vốn lồng ghép đầu tư, nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tăng cường khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Thứ tư, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi nội đồng, đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển theo hướng bền vững, giá trị cao trên địa bàn.

VĂN VIỆT

Năng suất cà phê sau tái canh ở Đam Rông tăng 20,2%. Ảnh: V.Việt

Gần 30 tỷ đồngtrải nhựa đườngxã Phúc Thọ

Dự án xây dựng đường giao thông từ Làng Hai đi

trung tâm xã Phúc Thọ, Lâm Hà vừa được phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng kinh

phí gần 30 tỷ đồng. Theo đó, chủ đầu tư là

Đoàn Kinh tế quốc phòng Lâm Đồng sẽ triển khai xây dựng toàn tuyến đường giao

thông ở xã Phúc Thọ này trên tổng chiều dài gần 4.000 m, kết cấu mặt đường bê tông

nhựa dày 7 cm, phủ lên lớp móng cấp phối đá dăm dày 36 cm. Mặt đường rộng 5,5

m. Hai bên lề đường bê tông - mỗi bên rộng 1 m và được

gia cố thêm 0,5 m lề đất. Toàn tuyến xây dựng 2 hệ

thống thoát nước ngang và thoát nước dọc bằng bê tông

cốt thép, bê tông xi măng lắp ghép. Đáy mương, thành

mương, chiều sâu mương thoát nước có kích thước lần

lượt 40 cm, 120 cm và 40 cm. Tại các vị trí ngã rẽ của

mương được lắp đặt hệ thống cống tròn và cống hộp bê

tông cốt thép. Đây là tuyến đường theo

tiêu chuẩn cấp IV miền núi, dự kiến triển khai từ nay đến

năm 2021.MẠC KHẢI

Tìm giải pháp phòng trừ virus gây hại hoa cúc và cà chua

Chi cục Trồng trọt và

BVTV Lâm Đồng vừa tổ chức hội thảo tìm giải pháp phòng trừ virus gây hại hoa cúc và cà chua trên địa bàn.

Tham dự có các chuyên gia nông nghiệp Nhật Bản,

Trường Đại học Đà Lạt, nông hộ trồng rau, hoa tiêu biểu. Theo đó, trong năm 2018,

vùng nông nghiệp Đà Lạt và các huyện phụ cận có 50 ha

hoa cúc và hơn 75 ha cà chua bị virus gây hại, tỷ lệ nhiễm khoảng 33% và hiện tại vẫn

tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh virus trên diện rộng

do chưa triển khai giải pháp đồng bộ về quản lý khâu sản

xuất giống, phòng trừ bọ phấn và bọ trĩ làm trung gian

truyền bệnh. Sau khi đi thực tế trên vườn

rau, hoa, các chuyên gia nông nghiệp Nhật Bản nhận định

dịch bệnh virus xuất hiện nhiều do mật độ cây trồng

còn dày, lối đi hẹp, nhiều cỏ dại, nước đọng... Qua đó, khuyến cáo nông dân cần

phun thuốc đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách;

phun đều cả hai mặt lá để diệt trừ hết mầm bệnh, xử lý

sạch cỏ dại, tiêu hủy cây bệnh nhằm tránh lây lan...

VŨ VĂN

Tính đến hiện nay, trên địa bàn thành phố Bảo Lộc có tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động là 1.301 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký kinh doanh 27.245 tỷ đồng. Nếu chia bình quân, mỗi doanh nghiệp có số vốn đăng ký hoạt động gần 21 tỷ đồng, đó là con số không hề nhỏ đối với doanh nghiệp tư nhân. Trong số doanh nghiệp nêu trên, có 635 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, 598 doanh nghiệp hoạt động thương mại, dịch vụ và chỉ có 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều đáng nói là, theo đánh giá của UBND thành phố Bảo Lộc, trong năm vừa qua mặc dù kinh tế tiếp tục phát triển nhưng một số ngành sản xuất thuộc lĩnh vực công nghiệp phát triển chưa ổn định. Và có lẽ chính vì thế mà, cả năm 2018, trên địa bàn thành phố chỉ mới có 129 doanh nghiệp được thành lập mới, trong khi có tới 54 doanh nghiệp giải thể, chiếm 41,8% doanh nghiệp thành lập mới. Cũng cần phải nói rằng, các doanh nghiệp được thành lập mới không phải doanh nghiệp nào cũng bắt tay ngay vào sản xuất,

kinh doanh mà phải có thời gian mới đi vào kinh doanh, sản xuất ổn định. Trái lại, những doanh nghiệp khi tiến hành giải thể đó là bước đường cuối cùng sau quá trình sản xuất, kinh doanh thua lỗ hay kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, UBND thành phố Bảo Lộc cũng cho rằng, năm 2018 cũng là năm thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, riêng trong năm 2018, thành phố chỉ thu hút được 2 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Đó là dự án Lottecinema Bảo Lộc của Công ty TNHH Lottecinema Việt Nam và dự án Khai thác và chế biến khoáng sản đá xây dựng tại mỏ đá Tây Đại Lào của Công ty Cổ phần Khoáng sản và vật liệu xây dựng Lâm Đồng. Nhìn chung, hiện trên địa bàn thành phố Bảo Lộc có 112 dự án đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 7.793 tỷ đồng và 46,42 triệu USD. Trong đó, có 71 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 31 dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và 10 dự án đầu

từ vào lĩnh vực nông nghiệp. Và đến nay, trong tổng số các dự án đầu tư trên địa bàn có 72 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, 27 dự án đang triển khai thực hiện, chiếm 72,24% dự án đã triển khai; còn lại 13 dự án đang rơi vào tình trạng chậm triển khai hoặc ngưng hoạt động.

Từ bức tranh phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư nêu trên rõ ràng còn đấy những khó khăn, mà nguyên nhân được thành phố ghi nhận đó là: “Tài nguyên khoáng sản chưa được quy hoạch, quản lý, khai thác, chế biến theo hướng chuyên sâu; ngành thương mại, dịch vụ có tiềm năng thế mạnh nhưng chưa khai thác có hiệu quả; việc hình thành vùng nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao để đáp ứng cho ngành công nghiệp chế biến còn gặp nhiều khó khăn”... Do đó mà sản xuất công nghiệp ở Bảo Lộc phát triển chưa ổn định và thu hút đầu tư chưa như mong muốn, vì vậy cần tập trung tháo gỡ nhằm đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư trong thời gian tới.

XUÂN TRUNG

Cần đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư

SỔ TAY PHÓNG VIÊN

Page 4: XEM TIẾP TRANG 7 Lâm Đồng: Nô nức Ngày hội Tòng quânbaolamdong.vn/upload/others/201902/29454_Bao_Lam_Dong_ngay_22_2_2019.… · tiêu kinh tế - xã hội của Lâm

4 THỨ SÁU 22 - 2 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

 * Sáng 21/2, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố Bảo Lộc đã tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2019. Đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng đã đến dự và động viên các tân binh.Đợt này, thành phố Bảo Lộc có 

100 tân binh lên đường nhập ngũ. Trong đó, có 75 chiến sỹ đi làm nhiệm vụ tại Trung đoàn 88 (Sư đoàn 302, Bộ Tư lệnh Quân khu 7), 5 chiến sỹ đi làm nhiệm vụ tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng và 20 chiến sỹ đi làm nhiệm vụ tại Học viện Lục quân tỉnh Lâm Đồng. Trong số các tân binh lên đường nhập ngũ đợt này có 4 đảng viên. Tiêu chuẩn tuyển chọn gọi công dân và phương pháp tiến hành tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ được Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố Bảo Lộc thực hiện theo Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.  Đồng chí Đoàn Văn Việt thay 

mặt lãnh đạo tỉnh gửi lời chúc sức khỏe đến các đồng chí đại biểu, chỉ huy các đơn vị nhận quân, gia đình và các bạn thanh niên lên đường nhập ngũ. Đồng chí chia sẻ: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của toàn dân, là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Đó là vinh dự, là niềm tự hào của mỗi thanh niên, của mỗi gia đình. Phát huy truyền thống của cha ông và thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Các vua Hùng 

đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, mỗi năm hàng ngàn thanh niên của tỉnh và thành phố Bảo Lộc đã hăng hái lên đường nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong quân đội. Được rèn luyện trong môi trường quân đội, nhiều đồng chí đã trưởng thành và trở thành sĩ quan trong các đơn vị của quân đội, là cán bộ lãnh đạo, là nguồn cán bộ ở các địa phương trong tỉnh, góp phần viết tiếp những trang sử hào hùng, truyền thống vẻ vang của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Nhân dân ta đang phấn khởi sống trong hòa bình và dựng xây đất nước. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn đang dùng mọi thủ đoạn để chống phá cách mạng nước ta. Trước tình hình đó, Tổ quốc và Nhân dân đang rất cần đến sức khỏe của các bạn, tôi tin tưởng rằng các bạn trẻ sẽ phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh đi trước, nỗ lực phấn đấu, ra sức học tập, rèn luyện, chấp hành tốt kỷ luật, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.  Thanh niên Trương Minh Trí 

(phường Lộc Sơn) chia sẻ: Mặc dù chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng chúng tôi luôn ý thức được rằng, để có được cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc như ngày hôm nay, các thế hệ cha anh đi trước đã đổ biết bao mồ hôi xương máu để giành lấy nền độc lập tự do cho dân tộc. Những tấm gương sáng ngời của các thế hệ cha 

anh đi trước mãi mãi là niềm tự hào, thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay phải tiếp tục lên đường cầm chắc tay súng bảo vệ quê hương đất nước. 

 * Tại TP Đà Lạt sáng cùng ngày, hòa chung trong không khí xuất quân của cả nước, ngay từ rất sớm, tại Quảng trường Lâm Viên, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thành phố Đà Lạt; gia đình, người thân của 145 tân binh (đạt 100% chỉ tiêu) đã có mặt đông đủ.Tham dự lễ ra quân năm nay, phía 

Quân khu 7 có Thiếu tướng Trần Hữu Tài, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7; về phía tỉnh Lâm Đồng, có đồng chí Trần Đức Quận, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân - UVBTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy TP Đà Lạt; lãnh đạo phòng, ban Quân khu 7, Bộ CHQS tỉnh, HĐND, UBND TP Đà Lạt, đảng ủy các phường, đặc biệt là 145 tân binh cùng người thân, gia đình có mặt đông đủ tham dự.Tân binh Trương Quốc Hiếu, đại 

diện cho 145 thanh niên nhập ngũ lần này phát biểu tại buổi lễ, bản thân anh rất phấn khởi khi được gia nhập quân đội. Đây cũng sẽ là trải nghiệm thỏa ước vọng tuổi trẻ trên con đường lập thân, lập nghiệp.Trước khi lên xe về đơn vị công 

tác, 100% chiến sĩ mới đã thể hiện quyết  tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tại ngũ. 

NHÓM PHÓNG VIÊN

Lâm Đồng: Nô nức Ngày hội Tòng quân

Đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng tặng hoa động viên các tân binh lên đường nhập ngũ. Ảnh: Đông Anh

Đồng chí Trần Đức Quận, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao vòng hoa chúc mừng các tân binh lên đường thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Chính Thành

Tiếp nối truyền thống cha anh, trong tiết trời mùa xuân ấm áp, các chàng trai, cô gái ưu tú của Việt Nam lại nô nức lên đường tòng quân, thực hiện nghĩa vụ vẻ vang của công dân. Năm 2019, Lễ giao nhận quân diễn ra trong 3 ngày từ 20/2 đến 22/2. Cùng với cả nước, ngày 21/2 tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2019.

Bà nội tiễn cháu lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.Ảnh: Khánh Phúc

Theo Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Lâm Đồng, năm 2019 tỉnh Lâm Đồng phát lệnh nhập ngũ 1.050 công dân trong tổng số 1.000 chỉ tiêu giao quân. Ban Quân lực Phòng Tham mưu - Bộ CHQS đánh giá, chất lượng công dân nhập ngũ năm nay khá cao, sức khỏe loại 1, loại 2 đạt gần 69,5%, trình độ văn hóa THPT đạt 31%, đại học, cao đẳng, trung cấp đạt gần 5,9%; tỷ lệ đảng viên vượt gần 4%. 

 Để tuyển chọn được công dân có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp thực hiện đúng phương châm “Tuyển người nào chắc người đó” và triển khai thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình công tác tuyển quân.

 Các thanh niên trúng tuyển lần này thực hiện nghĩa vụ tại Học viện Lục quân, Sư đoàn Bộ binh 5, Sư đoàn Bộ binh 302, Lữ đoàn Công binh 25, Lữ đoàn Thông tin 23, Tiểu đoàn Trinh sát 47 Quân khu 7, và các đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng.

Như các năm, Hội đồng NVQS tỉnh đề ra mục tiêu, thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, đảm bảo số lượng và chất lượng tân binh, do vậy các địa phương đã làm tốt công tác chuẩn bị các khâu đăng ký, rà soát thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ cho đến khâu sơ tuyển, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, với quyết tâm hoàn thành và đảm bảo chất lượng tuyển quân. CHÍNH THÀNH

Các tân binh đi trên cầu vinh quang trước khi ra xe lên đường về đơn vị nhận quân là Sư đoàn Bộ binh 5, Sư đoàn Bộ binh 302, Lữ đoàn Công binh 25. Ảnh: Chính Thành

Đồng chí Trần Văn Hiệp - Ủy viên BTV,

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao quà động viên tân binh

tại Đạ Huoai. Ảnh: Khánh Phúc

Page 5: XEM TIẾP TRANG 7 Lâm Đồng: Nô nức Ngày hội Tòng quânbaolamdong.vn/upload/others/201902/29454_Bao_Lam_Dong_ngay_22_2_2019.… · tiêu kinh tế - xã hội của Lâm

5 THỨ SÁU 22 - 2 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

Công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại đảo Sơn Ca trong những ngày đầu Xuân Kỷ Hợi 2019 trở 

nên nhộn nhịp, trang trọng và linh thiêng. Bởi tất cả các cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng đều tập trung về đây tham gia Lễ phát động Tết trồng cây.Sơn Ca là đảo đá san hô và có 

những bãi cát trắng khô cằn, nên việc trồng, bảo vệ và chăm sóc để cây xanh sinh trưởng và phát triển tốt là việc làm cực kỳ khó khăn, bởi nơi đây không chỉ thường xuyên có sự tác động trực tiếp từ sóng to, gió lớn mang theo hơi mặn của biển, mà điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên đảo cũng rất khắc nghiệt. Theo Thượng tá Phạm Văn Thọ 

- Chính trị viên đảo Sơn Ca: “Thực hiện lời dạy của Bác, phong trào Tết trồng cây ở hải đảo xa xôi luôn được thực hiện tốt. Hưởng ứng Tết trồng cây, cùng với quân và dân cả nước, hằng năm cứ vào dịp đầu xuân, quân và dân các lực lượng trên quần đảo Trường sa nói chung và đảo Sơn Ca nói riêng đều nô nức phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Từ đó, đến nay đã xuất hiện nhiều phong trào và mô hình xây dựng cảnh quan môi trường chính qui, xanh, sạch, đẹp; phong trào thanh niên tình nguyện chăm sóc cây xanh, trồng cây xanh, cải tạo, làm đẹp cảnh quan môi trường, làm sạch môi trường biển đạt hiệu quả cao…”. Để chuẩn bị và thực hiện tốt Lễ 

phát động Tết trồng cây đầu Xuân Kỷ Hợi 2019, chỉ huy đảo Sơn Ca đã chỉ đạo, giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chuẩn bị chu đáo hàng trăm cây giống bằng cách 

“Tấm áo xanh” giữa muôn trùng khơiVới lợi ích và ý nghĩa to lớn mà cây xanh mang lại đối với đời sống của người lính đảo, nên những năm qua cứ vào dịp xuân về, ngoài việc tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ tham gia các hoạt động vui xuân, đón tết; các điểm, xã đảo thuộc quần đảo Trường Sa còn trang trọng tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, góp phần “khoác tấm áo xanh” giữa muôn trùng khơi.

chiết, ghép cành hoặc được ươm từ hạt của những loài cây sinh trưởng tự nhiên trên đảo. Những giống cây được ưu tiên trồng chủ yếu là cây bản địa được cán bộ, chiến sĩ tự tay chiết ghép hoặc ươm mầm, có sức chống chịu với khí hậu khắc nghiệt trên đảo, như: bàng vuông, tra, mù u, phi lao, phong ba, bão táp… Bên cạnh những giống cây hiếm, có sức sống tốt, chịu mặn cao kể trên; cán bộ, chiến sĩ còn trồng những giống cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát, cây ăn quả, rau xanh, gia vị thiết yếu 

(phổ biến nhất là cây hoa giấy, bông bụt, quất cảnh…) được gửi tặng từ đất liền thông qua những chuyến tàu chở các đoàn công tác ra đảo. Trung úy Nguyễn Văn Thắng - Bí 

thư Chi đoàn đảo Sơn Ca, chia sẻ: “Việc trồng cây xanh trên đảo gặp khó khăn bởi đá san hô, cát và khí hậu oi bức…, nên công tác chuẩn bị  trồng cây rất cụ thể. Để cây trồng sống được, tất cả đoàn viên thanh niên trong chi đoàn trên đảo tích cực chăm sóc, che chắn, vun tưới hằng ngày. Ngoài ra, chi đoàn 

Lính đảo Sơn Ca trồng cây xanh. Ảnh: NDong Brừm

chúng tôi còn thường xuyên triển khai mô hình công trình thanh niên như: “vườn cây thanh niên”, “hàng cây thanh niên”, “con đường thanh niên”…; tổ chức các hoạt động vệ sinh, cải tạo cảnh quan môi trường sống trên đảo xanh, sạch, đẹp”. Không chỉ ở đảo Sơn Ca, mà tại 

các đảo Sinh Tồn Đông, Nam Yết, Song Tử Tây…, ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, thì việc trồng, bảo vệ và chăm sóc 

cây xanh cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng được ưu tiên hàng đầu. Bởi việc phủ xanh đảo có ý nghĩa to lớn, không chỉ có tác dụng che chắn các công trình trên đảo mà còn  chắn gió biển, hơi mặn, cải thiện môi trường, giữ nguồn nước  “ngọt hóa” cho đảo, tạo bóng mát, không khí trong lành… nhằm nâng cao đời sống cho quân dân và khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.“Trồng cây trên đảo cũng không 

quá khó, nhưng việc chăm sóc để cây sinh trưởng và phát triển là điều khó khăn. Vì vậy, mỗi cán bộ, chiến sĩ chúng tôi luôn nâng cao ý thức chăm sóc, vun tưới để cho những cây trồng phát triển, góp phần che chắn, phủ xanh điểm đảo quê hương”, Phó Chỉ huy trưởng Bùi Xuân Thiêm - Cụm chiến đấu số 1 đảo Nam Yết cho biết.   Từ ý chí, nghị lực của những 

người lính đảo cùng sự hăng say lao động, sáng tạo; cây xanh đã góp phần tô đẹp thêm các đảo cát, phủ xanh đá san hô…, trở thành những người bạn đối với cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng trên đảo. Nhờ đó, đến nay nhiều khu đất trống, nhiều bãi cát san hô quanh năm nắng, gió bão khắc nghiệt ở quần đảo Trường Sa đã được “khoác tấm áo xanh” bởi các loại cây xanh đứng hiên ngang giữa muôn trùng khơi. Đồng thời còn khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên khắp mọi miền xây dựng để góp thêm hương sắc cho đất nước  mãi xanh tươi như di nguyện thiêng liêng của Bác Hồ: “Mùa xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. 

NDONG BRỪM

Dẫu đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng dòng họ Nguyễn Hữu ở tỉnh Lâm Đồng (có nguồn gốc ở làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn đi đầu trong công tác chăm lo phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài, phát huy truyền thống hiếu học.

Khi còn ở quê nhà, dòng họ Nguyễn Hữu (làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, 

huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã nổi tiếng về sự hiếu học và xây dựng phong trào khuyến học. Bây giờ, truyền thống đó lại được các thành viên trong dòng họ Nguyễn Hữu phát huy trên quê mới Đà Lạt, Lâm Đồng.Đến nay, tộc Nguyễn Hữu có 

nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, bác sĩ… làm rạng danh cho dòng họ. Để có được thành quả đó, dòng họ đã có một “chiến lược” cơ bản và lâu dài. Với suy nghĩ xã hội ngày càng văn minh, con người chỉ có thể bước vào cuộc sống một cách vững vàng bằng kiến thức, dòng tộc Nguyễn Hữu đã 

Dòng họ học tập suốt đời

dấy lên phong trào “khuyến học - khuyến tài”. Phong trào đã được bà con trong tộc hưởng ứng tích cực, kể từ đó Ban Khuyến học dòng họ được thành lập. Bên cạnh đó, Ban Khuyến học của dòng họ thường xuyên đến từng gia đình động viên con cháu học tập, với quyết tâm: “Không để bất cứ trường hợp học sinh, sinh viên nào vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà phải bỏ học giữa chừng”.Cứ mỗi dịp đầu năm, dòng tộc 

Nguyễn Hữu lại tổ chức họp mặt 

truyền thống biểu dương những điển hình. Năm nay là cuộc gặp mặt truyền thống đầu xuân lần thứ 38 và tuyên dương khen thưởng cho học sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập lần thứ 22 của dòng họ. Đây là một trong những truyền thống đẹp được gia tộc Nguyễn Hữu duy trì nhiều năm nay. Gặp mặt thường niên vào đầu năm mới là dịp để các gia đình trong gia tộc Nguyễn Hữu thăm hỏi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cháu, đồng thời giúp đỡ nhau phát triển 

với việc khen thưởng các học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong việc học và giúp đỡ các em sinh viên nghèo vượt khó; cộng đồng khuyến học Nguyễn Hữu còn chú trọng đến công tác xây dựng dòng họ hiếu học, gia đình hiếu học. Nhờ đó, phong trào khuyến học trong dòng họ đã đi vào chiều sâu và có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư của địa phương.

Dòng họ Nguyễn Hữu là một trong 3 dòng họ đạt tiêu chí “Dòng họ học tập” của TP Đà Lạt.

Có thể nói đây là một dòng họ có hoạt động khuyến học hiệu quả và dòng họ đã vinh dự được nhận bằng khen của tỉnh Lâm Đồng, được  Hội Khuyến học tỉnh tuyên dương. Đặc biệt hơn, Trưởng ban Khuyến học dòng họ Nguyễn Hữu tại Đà Lạt đã được Hội Khuyến học Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khuyến học”. Đó là những phần thưởng cao quý đối với dòng họ Nguyễn Hữu sau  nhiều năm kiên trì hoạt động, luôn giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học.

HOÀNG YÊN

kinh tế gia đình. Qua đó, dấy lên một phong trào thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi ngay trong mỗi gia đình, dòng họ, đồng thời có tác động sâu rộng đến công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.Ông  Nguyễn Hữu Khánh, Trưởng 

ban Khuyến học dòng họ Nguyễn Hữu tại Đà Lạt cho biết, trước đây, gia đình, con cháu dòng họ Nguyễn Hữu có cuộc sống hết sức khó khăn, thiếu thốn. Nhiều gia đình trong dòng họ lam lũ lao động mà vẫn không đủ ăn, đủ mặc. Dẫu cuộc sống  vất vả nhưng gia đình nào cũng tạo điều kiện tốt nhất cho con cháu đến trường. Ông bà, bố mẹ vẫn dành dụm tiền bạc để mua sách vở, dụng cụ cho con cháu đi học. Chính sự hy sinh, nỗ lực của gia đình, dòng họ đã tạo động lực, niềm tin cho thế hệ con cháu phấn đấu, thi đua học tập. Bắt đầu từ khi Nhà nước phát động 

phong trào khuyến học và mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, thì dòng họ Nguyễn Hữu có thêm động lực, ý thức và điều kiện phát triển công tác khuyến học, khuyến tài. Cùng 

Dòng họ Nguyễn Hữu trao tặng phần thưởng cho các thành viên trong tộc có thành tích học tập xuất sắc. Ảnh: H.Y

Page 6: XEM TIẾP TRANG 7 Lâm Đồng: Nô nức Ngày hội Tòng quânbaolamdong.vn/upload/others/201902/29454_Bao_Lam_Dong_ngay_22_2_2019.… · tiêu kinh tế - xã hội của Lâm

6 THỨ SÁU 22 - 2 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Đường lên trạmTừ cổng VQG nằm trên địa bàn

xã Đa Nhim, Trạm phó Nông Phúc Anh (37 tuổi) đã có mặt từ sáng sớm để đón chúng tôi vào Trạm Bidoup. Trên xe anh kiểm lâm trẻ lỉnh kỉnh nào rau dưa, thịt cá. Thấy chúng tôi nhìn, anh cười bảo: “Kiểm lâm vào trạm như phụ nữ đi chợ về vì đường ra vào vất vả lắm nên ai cũng tranh thủ mua đồ ăn vào cho cả trạm”. Có vẻ hơi phân vân với việc chúng tôi tự điều khiển xe máy vào trạm, anh liền hỏi “xe các bạn đổ đầy xăng chưa?”. Câu hỏi ấy báo hiệu với chúng tôi rằng trước mắt là con đường đầy gian khó.

Từ ngoài đường 723 đoạn qua xã Đạ Chais, gần đến trung tâm xã có con đường đá rẽ vào hướng Trạm Bidoup. Đoạn đường chỉ hơn 10 km nhưng thời gian vượt qua sao mà dài thế! Nhất là với những tay lái lần đầu “đánh vật với đường rừng” như chúng tôi. Được biết, con đường này trước đây người ta làm để chở vật liệu vào xây dựng thủy điện. Vậy nên được đổ đá lớn để cho xe trọng tải nặng di chuyển. Dự án không thành, thứ còn lại chỉ là con đường gập ngềnh, lổm nhổm đá. “Đi số 1, liên tục giậm phanh bằng chân phải, chân trái chống, thả lỏng tay lái để tự nhiên điều khiển theo địa hình” là bài học đầu tiên mà người kiểm lâm trẻ nhưng có tới hơn 15 năm sống và gắn bó với rừng chỉ cho chúng tôi. Có những đoạn không thể đi vì đá lớn ngổn ngang, dễ trượt, đổ xe như chơi, vì vậy chúng tôi phải băng cắt rừng thông mà đi. Những rễ thông già nổi ụ lên mặt đất chẳng khác nào đàn trăn khổng lồ đang dùng thân mình ngăn chặn những bánh xe tiến vào rừng. Vật vã sau những lần xuôi dốc đá, vượt rừng thông chằng chịt rễ khiến xe ròng lên xóc xuống, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy dòng Đa Nhim nơi thượng nguồn và Trạm Bidoup “treo” lưng chừng đồi bên kia sông.

Mấy năm trước, nhờ nỗ lực của VQG và sự giúp đỡ của các dự án, đã có cây cầu treo được bắc qua sông. Nhưng nước lũ năm nào về, ngày một hung dữ, chiếc cầu treo mỏng manh không thể bám trụ, cuốn theo con nước phía thượng ngàn, để rồi giờ đây, phương tiện qua sông là chiếc bè được kết bằng

Chuyện những người “gác rừng”

Kỳ 3: Thương hiệu riêng của Lâm Đồng

Với những ai lần đầu đến với Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà, nơi được đánh giá là trung tâm đa dạng sinh học của Đông Nam Á, hệ thống động thực vật phong phú sẽ cuốn hút tâm trí, tạo những ấn tượng khó quên. Còn chúng tôi đến với rừng Bidoup - Núi Bà để trực tiếp được nghe câu chuyện của

những người “gác rừng” cần mẫn bám trụ ở các trạm canh rừng để giữ cho rừng mãi xanh, cho hoa vẫn nở và cho muôn loài nhảy nhót hát ca.

Kỳ 1: Gần đường mà xa ngõ

những chiếc thùng phi. Bè được kéo dọc theo sợi dây thép lớn mà kiểm lâm cố định ở gốc cây hai bên bờ sông. Vừa kéo bè anh Phúc Anh vừa chỉ cho chúng tôi chiếc giỏ nhựa bị đợt lũ gần đây làm mắc trên ngọn cây cao nhất trên bờ sông và bảo rằng: “Có lúc nước lũ dâng cao, những hàng cây lớn hai bên bờ đều bị nhấn chìm, rác trôi về mắc cả trên ngọn cây còn đó”.

Cứ tưởng kéo bè thật đơn giản nhưng lại là bài học đầu tiên của kiểm lâm khi được luân chuyển về Trạm Bidoup. Bởi phải kéo sao thật khéo để vào bờ mà bè không va phải đá ngầm thực sự không hề dễ dàng chút nào. Đã thế, còn phải kéo giỏi, vì không chỉ đưa kiểm lâm mà còn có cả bà con qua sông để đi tuần tra rừng.

Vừa cập bờ, đưa tay kéo chúng tôi từ bè lên, anh Nguyễn Thành Phương - kiểm lâm viên “bật mí” : “Những đêm mưa lớn, nước lũ lên nhanh, nhiều lần bè trôi mất, anh em phải làm lại cực lắm. Mùa lũ về, Đa Nhim như biến thành một con sông

khác hẳn, dữ dằn, hung hãn, đỏ ngầu trông cứ như con mãnh thú đói khát sẵn sàng nuốt chửng những chuyến bè qua sông. Trạm bị chia cắt hoàn toàn, anh em phải trụ lại nhiều ngày liền với cá khô, mì gói và rau rừng. Nhà gần mà thành xa, có chuyện gì cần kíp cũng không thể về với gia đình được”.

Trạm Bidoup quản lý hơn 7 ngàn ha rừng nhưng chỉ có 3 kiểm lâm. Ngoài ra còn quản lý 157 hộ và 3 đơn vị nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. Vừa đưa chúng tôi qua sông, chiếc bè quay trở lại đón bà con qua để đi trực cháy. Anh Cil Ha Mốc (38 tuổi) nhà ở thôn Đưng Ksi, xã Đa Chais, Tổ trưởng Tổ nhận khoán số 80 gồm 16 hộ nói: “Bà con mình mỗi lần đi rừng đều ghé qua trạm. Vừa trao đổi công việc với mấy anh kiểm lâm rồi lại lên đường tuần rừng, phòng cháy rừng”. Đó là lý do anh em ở trạm lấy những gốc rễ cây già làm thành bộ bàn ghế đơn giản đặt giữa sân để bà con ngồi “vì tập tính của bà con mình là thích sưởi nắng vào

sáng sớm”, kiểm lâm Phương nói. Bước vào cao điểm mùa khô, bà

con nhận khoán đi tuần tra cháy rừng khoảng 3 ngày đến 1 tuần, bởi có những khu vực rừng xa giáp tận Ninh Thuận, Khánh Hòa. Chính vì vậy, những ngày này, lọt thỏm giữa đại ngàn hoang vu, nhưng con đường qua Trạm Bidoup như rộn ràng hơn hẳn.

Những người không có tếtTrước cổng Trạm Bidoup có cây

mận đã nở hoa trắng, mùa xuân đang hiển diện nơi đây. Song, đối với kiểm lâm của trạm, mùa xuân gõ cửa cũng là mùa cao điểm trực cháy rừng.

Trên con đường tuần tra hướng lên đỉnh Bidoup, trong câu chuyện với chúng tôi, anh Phúc Anh kể về những ngày đầu “bỡ ngỡ từ phố thị sôi động vào rừng yên vắng”. Đó là những ngày mà thấy thời gian trôi dài dằng dặc, luôn luôn xuất hiện suy nghĩ, phân vân giữa ở hay về. “Cũng đã nhiều lần viết xong đơn xin nghỉ việc nhưng có lẽ cái duyên với rừng đã níu giữ mình lại”, Phúc Anh bộc bạch. Thế rồi thời gian trôi qua, đến nay đã mười mấy năm tuổi trẻ gắn chặt với rừng, chất chứa bao kỉ niệm của những chuyến đi rừng miệt mài. Phúc Anh đã băng qua hết những ngóc ngách của rừng ở Bidoup, cùng bà con chia ngọt sẻ bùi trong bao đêm hoang vắng nơi rừng thẳm mà thấy thân thương nên

VQG Bidoup - Núi Bà là một trong hai mươi tám VQG nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. VQG có diện tích 70.038 ha; trong đó, diện tích có rừng chiếm hơn 91%. So với các VQG ở Việt Nam, giá trị của Vườn là kéo dài liền mảnh với 300.000 ha nhờ liên kết với các VQG và khu bảo tồn xung quanh. Tính đa dạng hệ sinh thái của Vườn là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) của Việt Nam với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình 20.850 ha; rừng kín hỗn giao cây lá rộng - lá kim 14.038 ha; rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới 20.614 ha; rừng lùn đỉnh núi 402 ha; rừng rêu và kiểu sinh thái khác. Hiện đã ghi nhận 1.945 loài thực vật có mạch thuộc 180 họ; trong đó, 91 loài đặc hữu, 205 loài quý hiếm, bị đe dọa có tên trong Sách đỏ hoặc Danh lục đỏ. Có 111 loài động vật có vú thuộc 28 họ; trong đó, 88 loài quý hiếm, bị đe dọa có tên trong Sách đỏ hoặc Danh lục đỏ; 301 loài bò sát và 78 loài lưỡng cư... Quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của VQG. Có nhiều bộ phận trong tổ chức bộ máy của VQG cùng phối hợp thực hiện các nhiệm vụ. Trong đó, Hạt kiểm lâm VQG là một trong những đơn vị nòng cốt, trực tiếp thực hiện việc quản lý, bảo vệ rừng. Với đặc thù phát triển của VQG, lực lượng kiểm lâm còn tham gia hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, tham gia các hoạt động trồng rừng, giao khoán quản lý, bảo vệ rừng và tham gia phát triển du lịch sinh thái trong VQG.Hiện nay, Hạt kiểm lâm của VQG có 65 người, công tác tại 10 trạm kiểm lâm. Ngoài ra, Hạt có 1 đội kiểm lâm cơ động và 1 tổ kiểm khuyển (chó nghiệp vụ).

cứ bám riết với đỉnh cao Bidoup. Ở Trạm Bidoup, đêm đêm xen

tiếng chuyện trò của mấy anh em chỉ có tiếng gió lùa rin rít trên mái. Thứ âm thanh mà bất cứ ai mới vào đây cũng thấy ái ngại. Nhưng với những người quen rừng thì “vậy là bình yên lắm rồi”. Vì ngày mưa gió, cả khu rừng chẳng khác nào con thú gầm rú lao thẳng vào căn nhà nhỏ của kiểm lâm Trạm Bidoup. Trong câu chuyện với chúng tôi, kiểm lâm Phương đã kể về câu chuyện tình dang dở. Bởi đặc thù công tác ở rừng triền miên, khi người ta hối hả về nhà sum vầy ăn tết thì các anh vẫn làm nhiệm vụ. Ở đây smartphone gần như bất lực, chỉ có điện thoại “cục gạch” lên ngôi. Nhưng cũng phải leo lên con dốc cách trạm chừng 500 m mới “dò” ra sóng điện thoại. Nên có những ngày bận rộn hay mưa gió không thể leo dốc để tìm sóng điện thoại và đó là một trong những lí do khiến cô gái anh yêu thương “rẽ bước sang ngang” cất bước theo chồng. Vậy nên, năm nay ngoài 30 tuổi, tình yêu của anh Phương vẫn chỉ có những cánh rừng bạt ngàn, hoang vu. Tâm tình là vậy nhưng khi được hỏi nếu có cơ hội làm một công việc khác ở thành phố, các anh chỉ lắc đầu cười và bảo rằng “lỡ yêu rừng rồi, nên nếu phải về thành phố đánh vật với bụi đường, khói xe thì sẽ nhớ rừng lắm”.

N.NGÀ - T.HIỀN(CÒN NỮA)

Chú thích ảnh: A1, A2: A3: A4: Ngoài nhiệm vụ “gác rừng” kiểm lâm trạm Bidoup còn là làm hướng dẫn viên vừa dẫn đường, hướng dẫn và đảm bảo an toàn cho khách khi đến thăm Bidoup

A5, A6: Rời trạm Bidoup, bà con đi trực cháy rừng

Bài 2: Nếu không có dân thì khó giữ

được rừngAnh em trạm Liêng Ka đón chúng

Ghé trạm kiểm lâm như đã thành thói quen khi bà con đi tuần tra rừng ở Bidoup. Kéo bè là bài học đầu tiên của kiểm lâm khi luân chuyển về Trạm Bidoup.

Đường vào Trạm Liêng Ka đã khó, đường đi tuần tra rừng của các anh còn gian nan hơn nhiều.

Người ta vẫn nhắc nhiều tới đỉnh Bidoup và trên đỉnh ấy có cây Pơ mu di sản trên 1.300 năm tuổi. Nhưng ít ai biết rằng, ngay trên đường lên tới cây Pơ mu có trạm kiểm lâm cũng mang tên Bidoup nằm ở lưng chừng núi bên kia dòng Đa Nhim. Bao lần mưa lớn, lũ lên, Trạm Bidoup bị chia cắt nhưng những người kiểm lâm ở đó vẫn hoàn thành nhiệm vụ “gác rừng”.

Page 7: XEM TIẾP TRANG 7 Lâm Đồng: Nô nức Ngày hội Tòng quânbaolamdong.vn/upload/others/201902/29454_Bao_Lam_Dong_ngay_22_2_2019.… · tiêu kinh tế - xã hội của Lâm

7 THỨ SÁU 22 - 2 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Sáng ngày 19/2, có mặt tại khu vực trên chúng tôi ghi nhận các phần đế móng bê tông cây cầu xây dựng trái

phép người dân phản ánh vẫn chưa được dỡ bỏ. Đứng sát mép suối đoạn bị thu hẹp, ông Đặng Hoàng An (58 tuổi, ngụ Tổ 2, thôn Định An, xã Hiệp An) cho biết: Vào ngày 5/1, một số người đã tổ chức cho nhiều xe cơ giới san gạt đất trên phạm vi rộng tại khu vực đất nông nghiệp, nơi có con suối tự nhiên với chiều rộng trung bình hơn 5 m chảy qua (vị trí nằm giáp Quốc lộ 20, đối diện Công ty TNHH Tiền Tài) thuộc địa phận xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.

Theo ông An, chỉ sau ít ngày ráo riết thi công san gạt, cải tạo thửa đất rộng cả héc ta, một con đường chạy ngang qua suối Đa Tam đã hình thành để xe cơ giới lưu thông qua lại. Con đường được đổ đất đi qua suối có kích thước chiều ngang khoảng 14 m, chiều dài hơn 600 m, chiều cao so với nền đất cũ xung quanh trung bình 1,2 m. Nghiêm trọng hơn, chủ đầu tư xây cầu trái phép còn cho xe cơ giới, công nhân múc đất sát con suối Đa Tam để làm đế cầu kiên cố bằng bê tông cốt thép.

“Chúng tôi có khoảng 30 hộ dân sinh sống ven suối Đa Tam thuộc các Tổ 1 và 2, thôn Định An hàng chục năm nay. Hằng năm, vào mùa mưa, nước ở phía trên đèo Prenn đổ về thường dâng cao, gây ngập úng rau, hoa và các cây trồng khác nhưng nhờ có con suối tự nhiên chạy qua mảnh đất trũng thấp nên tình trạng ngập úng chỉ diễn ra với thời gian ngắn và độ ngập nước không cao. Tuy nhiên, việc các cá nhân tự ý làm đường, xây cầu trái phép, đắp đất lên cao khiến dòng suối đã bị thu hẹp đáng kể, nguy cơ làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sản xuất của người dân chúng tôi” - ông An bức xúc nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tất Thiệu, một người dân cư ngụ 25 năm tại Tổ 2, thôn Định An, cho rằng việc tự ý xây cầu, đường đất thu hẹp dòng chảy qua con suối chung của một số cá nhân khiến nhiều người dân bất bình thời gian qua. Nếu công trình hoàn

Ngang nhiên xây cầu “lụi”, thu hẹp lòng suối Đa TamSuối Đa Tam chảy từ đèo Prenn (TP Đà Lạt) đi qua thôn Định An, xã Hiệp An (huyện Đức Trọng) đã bị các cá nhân tự ý san gạt đất làm đường vắt qua, thậm chí xây cầu trái phép diễn ra hơn một tháng nay khiến nhiều người dân sinh sống tại khu vực trên không khỏi bức xúc.

thành, khi mưa lớn nước sẽ chảy siết hơn, nước dồn ứ không thoát kịp sẽ làm nguy cơ ngập úng vào mùa mưa cao hơn nhiều lần. Tại hiện trường vụ việc sáng cùng ngày, ngoài phần đế móng cầu đã xây dở dang trước đó chưa được dỡ bỏ, chúng tôi còn ghi nhận thửa đất trên đã bị san ủi, thay đổi hiện trạng đất khoảng 5.000 m2, chạy dài từ vị trí đất gần Quốc lộ 20 tới sát mép rừng thông ba lá nằm trên đồi cao.

Bà Lê Thị Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp An cho biết, ngay từ ngày 7/1, qua người dân thông báo, lực lượng cán bộ địa chính, công an xã đã có mặt tại khu vực thửa

đất 673, tờ bản đồ số 15 (thôn Định An) do ông Trần Hữu Thống (35 tuổi, ngụ đường Phan Chu Trinh, Phường 9, TP Đà Lạt) đứng tên và yêu cầu các cá nhân tạm dừng san gạt đất, đặc biệt là xây cầu trái phép. Tuy nhiên, phía ông Trần Hữu Thống cùng người nhà vẫn tổ chức cho xe cơ giới lợi dụng ban đêm đổ bê tông, xây cầu, thay đổi hiện trạng đất những ngày sau đó.

UBND xã Hiệp An đã lập ít nhất 3 biên bản hiện trường vụ việc, 1 biên bản vi phạm hành chính, đồng thời liên tục báo cáo chi tiết tới các phòng chuyên môn UBND huyện Đức Trọng hỗ trợ, xử lý.

Vị trí cây cầu bê tông cốt thép xây dựng trái phép nằm giáp Quốc lộ 20, đối diện Công ty TNHH Tiền Tài, xã Hiệp An. Ảnh: C.Thành

Trao đổi với Báo Lâm Đồng, bà Phạm Thị Thanh Thúy - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng thông tin, liên quan tới trường hợp xây cầu trái phép tại suối Đa Tam, thôn Định An, mới đây UBND huyện Đức Trọng đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Hữu Thống với số tiền phạt 15 triệu đồng.

Ông Thống được xác định xây dựng cầu khi chưa có giấy phép xây dựng và vị trí cầu thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đức Trọng đến năm 2020 và thuộc quy hoạch đất nông nghiệp xã Hiệp An đến năm 2020.

Cụ thể, ông Thống (nguời đứng tên sổ đất thuộc thửa đất 673, tờ bản đồ số 15, gồm: 400 m2 đất ở nông thôn và 7.807 m2 đất trồng cây hằng năm khác) đã xây dựng 2 đế móng bê tông cốt thép trái phép trên thửa đất trên với diện tích 20 m2, khoảng cách hai đế móng là 6,3 m. Riêng phần san gạt, cải tạo làm thay đổi hiện trạng đất, cơ quan chức năng huyện cho rằng ngoài yêu cầu ông Thống giữ nguyên hiện trạng thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính thì chưa có chế tài, quy định xử phạt với hành vi trên.

Theo UBND huyện Đức Trọng, trong vòng 60 ngày lập biên bản vi phạm hành chính (ngày 28/1), nếu ông Thống không xuất trình được các giấy tờ xây dựng bổ sung hợp pháp, UBND huyện sẽ áp dụng chế tài buộc tháo dỡ phần công trình vi phạm theo quy định. Bà Thúy cũng cho biết thêm, vào ngày 21/2 Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh phối hợp với UBND huyện Đức Trọng, cá nhân vi phạm hành chính cùng người dân thôn Định An sẽ có thêm một cuộc họp tại trụ sở UBND xã Hiệp An để tìm hướng giải quyết dứt điểm vụ việc.

C.THÀNH

ĐỨC TRỌNG: Triển khai nhiều giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông

Theo Ban An toàn giao thông huyện Đức Trọng, thời gian qua, các vụ tai

nạn giao thông xảy ra trên địa bàn chủ yếu đều liên quan đến các xe ô tô tải, xe khách, xe taxi. Cụ thể, trong năm 2018,

trên địa bàn huyện xảy ra 189 vụ tai nạn liên quan trực tiếp đến các phương tiện

nói trên làm 39 người chết, 125 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến

các vụ tai nạn giao thông là do ý thức không chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông như: Vi phạm tốc

độ, tránh vượt không đảm bảo an toàn, không chú ý quan sát, vi phạm nồng độ

cồn, lái xe có sử dụng chất ma túy… Nhằm phấn đấu giảm số vụ tai nạn

giao thông trên địa bàn huyện trên cả 3 mặt, số vụ, số người chết và số người bị thương trong năm 2019, Công an huyện Đức Trọng tiếp tục triển khai nhiều giải

pháp đồng bộ, trong đó chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động các tài

xế xe ô tô cùng Nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật; ra quân giải

tỏa hành lang an toàn giao thông; tăng cường tuần tra trên các tuyến đường trọng điểm, kiên quyết xử lý những

trường hợp vi phạm. T.VŨ

Lâm Đồng công bố Quy hoạch tổng thể... TIẾP TRANG 1

... liên kết phát triển du lịch; bảo vệ tài nguyên môi trường và thích ứng với biển đổi khí hậu; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Quyết định phê duyệt cũng quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng, các bộ, ngành liên quan thẩm định các dự án đầu tư thuộc quy hoạch, hoặc các dự án có ảnh hưởng, tác động lớn tới KDLQG Đan Kia - Suối Vàng; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch và kêu gọi vốn đầu tư phát triển du lịch tại KDLQG này; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Quy hoạch theo Luật Ngân sách Nhà nước và phân bổ vốn cho các dự án biến đổi khí hậu…

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức công bố quy hoạch; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát thường xuyên; tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, lâm nghiệp và pháp luật liên quan trong phạm vi KDLQG Đan Kia - Suối Vàng; Ban hành Quy chế quản lý KDLQG Đan Kia - Suối Vàng; hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư vào KDLQG Đan Kia - Suối Vàng; bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị và hạ tầng môi trường của KDLQG Đan Kia - Suối Vàng…

Quyết định phê duyệt cũng công bố 2 nhóm dự án phát triển về kết cấu hạ tầng khung du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch với 17 dự án đầu tư xây dựng các phân khu chức năng về giao thông, nguồn nước, bến tàu, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải, năng lượng và thông tin liên lạc, hành chính, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, thể thao, giáo dục, sinh thái nông nghiệp… để đến năm 2025 cơ bản hoàn thành và năm 2030 hoàn thành các phân khu chức năng này.

LÊ HOA - VÕ TRANG

Lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh và đại diện các sở, ban, ngành, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tham dự Hội nghị.

Page 8: XEM TIẾP TRANG 7 Lâm Đồng: Nô nức Ngày hội Tòng quânbaolamdong.vn/upload/others/201902/29454_Bao_Lam_Dong_ngay_22_2_2019.… · tiêu kinh tế - xã hội của Lâm

8 THỨ SÁU 22 - 2 - 2019

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Căn cứ theo Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 21/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xin thông báo bán đấu giá cổ phần Công ty cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt như sau:

1. Tổ chức phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ ĐÀ LẠT- Địa chỉ: Số 08 đường Phạm Ngũ Lão, Phường 3, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng- Điện thoại: (0263) 3821758 Fax: (0263) 38370302. Ngành nghề kinh doanh chính: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt; Trồng, chăm sóc, bảo vệ hoa, cây xanh đường phố, công viên công cộng; Quản lý nghĩa trang trên

địa bàn thành phố; Sản xuất, gieo ươm, mua bán, trang trí hoa, cây xanh…3. Vốn điều lệ công ty: 56.143.000.000 đồng4. Tổ chức chào bán cổ phần: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG5. Số lượng cổ phần bán đấu giá: 1.279.300 cổ phần, chiếm 22,79% vốn điều lệ6. Điều kiện tham dự đấu giá: Tổ chức và cá nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định trong Quy chế bán đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt do Ủy ban nhân

dân tỉnh Lâm Đồng nắm giữ được Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh ban hành.7. Tổ chức bán đấu giá: SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH (HOSE)8. Cổ phần chào bán ra công chúng thông qua đấu giá: - Loại cổ phần chào bán: Cổ phần phổ thông - Giá khởi điểm: 36.800 đồng/cổ phần.- Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần - Bước giá: 100 đồng- Tổng số lượng cổ phần đấu giá: 1.279.300 cổ phần - Bước khối lượng: 100 cổ phần- Số cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được phép mua: 0 cổ phần9. Thời gian đăng ký tham gia đấu giá và đóng tiền cọc: Từ 08h00 ngày 25/02/2019 đến 16h00 ngày 07/03/201910. Địa điểm công bố thông tin, đăng ký tham gia đấu giá, đóng tiền cọc:Tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á:- Hội sở: Tầng 2 và tầng 3, Tòa nhà 468 Nguyễn Thị Minh Khai, P.2, Quận 3, TP Hồ Chí Minh(Liên hệ: Ms. Hòa (028) 38 336 333 (ext: 105), Di động: 0977 509 741)- CN Hà Nội: 181 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, TP Hà Nội(Liên hệ: Ms.Hằng (024) 39 445 175 (ext: 111), Di động: 036 767 3333)- CN Sài Gòn: 60 - 70 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP HCM(Liên hệ Ms. Phượng (028) 38 218 666 (ext: 105), Di động: 0918 484 433)Và tại các đại lý Đấu giá khác theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh11. Nhà đầu tư bỏ phiếu tham dự đấu giá vào thùng phiếu tại Đại lý đấu giá: Trước 15h00 ngày 13/03/201912. Tổ chức đấu giá:- Thời gian: 9h00 ngày 15/03/2019- Địa điểm: Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh - 16 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM13. Thời gian nộp tiền mua cổ phần của nhà đầu tư trúng đấu giá: Từ ngày 16/03/2019 đến ngày 22/03/2019 tại Đại lý đấu giá14. Thời gian hoàn trả tiền cọc cho nhà đầu tư không trúng đấu giá: Từ ngày 16/03/2019 đến ngày 22/03/2019 tại Đại lý đấu giá Để biết thêm thông tin chi tiết, nhà đầu tư vui lòng xem Công bố thông tin, Quy chế đấu giá bán cổ phần của Công ty cổ phần Dịch vụ Đô thị Đà Lạt do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng

nắm giữ tại các website www.hsx.vn, www.dag.vn, www.lamdong.gov.vn, www.dothidalat.com.vn và các website của Đại lý đấu giá.

THÔNG BÁO BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ ĐÀ LẠT DO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG NẮM GIỮ

Đổi mới trong công tác... TIẾP TRANG 2

... gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản của bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng. Đây là những vấn đề rất đáng quan tâm và các cấp chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội sẽ tiếp tục phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền trong thời gian tới.

Theo đó, được biết MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã có nhiều chủ trương, hình thức cụ thể, thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Các đoàn thể chính trị - xã hội đã xây dựng và phát huy các loại quỹ, các chương trình dự án nhằm hỗ trợ cho đoàn viên, hội viên. Thực hiện việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trên nhiều lĩnh vực, đẩy mạnh và thực hiện theo hướng “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát”, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tạo bầu không khí dân chủ thực sự trong sinh hoạt cộng đồng khu dân cư.

Trong đó, công tác tiếp dân, đối thoại với Nhân dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và những kiến nghị của công dân được thực hiện nghiêm túc. Theo số liệu báo cáo, trong năm 2018 các cấp đã tiếp 2.850 lượt công dân, giải quyết khiếu nại đạt 92,1%, giải quyết tố cáo đạt 87,2%.

Nổi bật trong hoạt động giám sát

và phản biện đó là Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện giám sát liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã, huyện sau khi được sự cho phép của Thường trực Tỉnh ủy. Nhiều vấn đề nổi cộm trong xã hội đã được MTTQ và các đoàn thể giám sát như: thực hiện giám sát liên thông trên lĩnh vực du lịch sinh thái kết hợp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005 - 2015; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân giai đoạn 2015 - 2018 trên địa bàn tỉnh; giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh theo hướng dẫn của Trung ương... MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tiến hành giám sát về nhiều lĩnh vực được Nhân dân quan tâm như: đầu tư xây dựng cơ bản, đơn thư khiếu nại tố cáo, các chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý bảo vệ rừng, doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hoạt động cơ sở y tế tư nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm, thái độ của cán bộ công chức, viên chức khi thực thi công vụ…. Qua quá trình giám sát, đã có nhiều phương pháp đổi mới, sát thực tiễn, nhiều kiến nghị đề xuất sau giám sát đã được các đơn vị, tổ chức quản lý tiếp

thu, thực hiện nghiêm túc; qua đó đã đáp ứng mong mỏi của Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Phát biểu chỉ đạo công tác dân vận năm 2019, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận nhấn mạnh: Ban Dân vận Tỉnh ủy, Khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cần bám sát thực hiện theo Nghị quyết 15 của Tỉnh ủy với tinh thần “Vượt qua thách thức, tạo động lực, đột phá, phấn đấu hoàn thành toàn diện mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X” để xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp chức năng, nhiệm vụ của khối mình, đơn vị mình. Trong đó, tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm đã được Thường trực Tỉnh ủy xác định, chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng Nhân dân, nhất là những vấn đề bức xúc, nổi cộm, kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền giải quyết, không để phát sinh vụ việc phức tạp, kéo dài, không để xảy ra điểm nóng. Tiếp tục nâng cao chất lượng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, chú trọng phong trào “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Hướng hoạt động về cơ sở địa bàn khu dân cư, thực hiện gần dân, sát dân, hiểu dân và vì dân phục vụ. NGUYỆT THU

Tân Hoa xã đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/2 lạc quan cho rằng, cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ thành công tốt đẹp.

Phát biểu với báo giới, ông Trump cho rằng chuyến đi tới Việt Nam của ông vào tuần tới sẽ “rất thành công,” dự đoán cuộc gặp kéo dài 2 ngày với ông Kim Jong-un sẽ “gặt hái được rất nhiều”.

Ông Trump nhấn mạnh: “Điều đó không có nghĩa đây sẽ là cuộc gặp cuối cùng... Chúng tôi có những chủ đề thảo luận sẽ rất hiệu quả”.

Ông chủ Nhà Trắng cũng ám chỉ rằng, Washington sẽ xem xét nới lỏng các biện pháp trừng phạt nếu Bình Nhưỡng sẽ làm “điều gì đó có ý nghĩa”.

Trước đó, hôm 19/2, ông Trump bày tỏ mong muốn được chứng kiến “sự phi hạt nhân hóa tối đa” của Triều Tiên, nhưng đồng thời lưu ý rằng ông “không vội vàng” vì các biện pháp trừng phạt vẫn có hiệu lực và Bình Nhưỡng cũng đã kiềm chế thử hạt nhân và tên lửa.

Cùng ngày, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino đã tái khẳng định tại một cuộc họp báo rằng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ “tiếp tục được duy trì cho đến khi chúng tôi đạt được kết quả phi hạt nhân hóa hoàn toàn”. TTXVN

Tổng thống Mỹ lạc quan về cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới với Triều Tiên

QUỐC TẾ