xoa bop cham cuu

Upload: beingnothing

Post on 07-Jul-2018

232 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    1/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    1

    XOA BÓP, MÁT XA, BẤM HUYỆT

    'Thập nhị đoạn cẩm' - bài tập tự chữa bách bệnh

    Bài tập 12 động tác này là một trong những bí quyết giữ sức khỏe của giáo sưNguyễn Lân, một biểu tượng về chữ thọ trong làng trí thức Việt Nam (cụ thọ 99tuổi). Ngoài việc giữ sức khỏe và giúp trường thọ, nó còn có tác dụng chữanhiều bệnh tật.Nhà báo Nguyễn Trương Đàn, một người quen của giáo sư Lân kể: Khoảng đầunhững năm 90 của thế kỷ trước, trong một hội nghị, các phóng viên hỏi giáo sưNguyễn Lân về bí quyết để có được sức khỏe và sự minh mẫn ở tuổi bát tuần.Cụ Lân cười, lấy ra một tờ báo: “Tôi đã trả lời phỏng vấn về điều đó trên tờ báonày. Xin được biếu chị làm kỷ niệm và thay cho câu trả lời của tôi”. Lúc đó, ôngTrần Nguyên Vấn ở Ban biên tập văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam nói chen vào:“Dạ, em cũng đã đọc bài báo của thày rồi ạ. Em cũng đang thực hiện những điềuthày phổ biến. Em còn nhớ, thày dặn là khi xoa bóp toàn thân, phải nhớ xoa chocả cái ấy nữa".Khi mọi người đã tản đi, ông Đàn đến bên cụ Lân. Cụ bảo: "Tôi trông sắc da anh,hình như anh có bệnh gì về nội tiết đấy! Tôi muốn biếu anh một bài thuốc, nếuanh chịu làm theo thì có thể tăng cường sức khỏe, làm báo được lâu dài”. Trongkhoảng mười phút, ông đã học được 12 động tác trong bài thuốc mà giáo sư Lântruyền thụ. Sau này, ông mới biết mình bị bệnh tiểu đường. Khi phát hiện rabệnh, ông Đàn vẫn vừa uống thuốc Tây, vừa tập luyện đều đặn bài tập đó. Dầndần, đường máu của ông luôn được giữ ở mức ổn định dù không còn dùngthuốc Tây thường xuyên. Sau này đọc các sách thuốc, ông Đàn mới phát hiệnra, đó chính là bài tập để tự chữa bách bệnh của người Trung Quốc có tên là“Thập nhị đoạn cẩm”, nghĩa là 12 tấm gấm. Việc luyện tập 12 động tác này lâungày sẽ làm cho huyết mạch lưu thông, trừ khử bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    2/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    2

    Phương pháp tập như sau:1. Cắn răng: Hai hàm răng nhẹ nhẹ cắn vào nhau 36 lần.2. Nuốt nước bọt: Lòng dạ thanh thản, lấy đầu lưỡi ngoáy trong mồm để nướcbọt ra đầy mồm, rồi súc miệng 36 lần, nuốt nước bọt làm 3 lần và dùng ý niệmđưa nước bọt về phía đan điền (vùng dưới rốn).

    3. Rửa mặt: Hai tay xoa vào nhau cho nóng lên, rồi xoa lên mặt, từ hai khóemiệng lên cánh mũi ra hai bên má, lên hai bên thái dương, lại kéo xuống cằm,làm đi làm lại nhiều lần, xoa đến khi nóng là được.4. Gõ trống trời: Hai tay bịt tai, ngón tay trỏ đặt lên trên ngón tay giữa rồi bậtmạnh xuống đầu, làm 24 lần.5. Động huyệt cao manh: Hai vai quay đi quay lại 36 lần.6. Đỡ trời: Nắm hai tay, sau khi hít đầy khí, nín thở, đồng thời một tay xòe rahướng lên trời, sau đó từ từ bỏ xuống, mỗi tay làm 3 lần.7. Bắn cung phải trái: Nín hơi, tay trái đưa thẳng ra phía trước, tay phải làm độngtác kéo dây cung. Tay phải tay trái đổi động tác cho nhau, làm 3 lần.8. Xoa đan điền: Tay trái để vào chỗ thận, tay phải xoa vào đan điền, hai tay thay

    đổi nhau 36 lần.9. Xoa huyệt nội thận: Nín hơi, hai tay xoa cho nóng, xoa huyệt mệnh môn(chính giữa thắt lưng, dưới đốt sống thứ 2 tính từ dưới lên) 36 lần.10. Xoa huyệt dũng tuyền: Tay trái cầm bàn chân trái lên, tay phải xoa vào bànchân trái 36 lần, lại đổi sang chân phải.11. Xoa huyệt hiệp tích: Xoa khe xương ngực số 3 và số 4; 36 lần.12. Vẩy chân: Chân trái đứng yên, chân phải nhấc lên vẩy 7 lần, lại đổi sangchân trái, vẩy 7 lần.

     Đây là bài tập tối thiểu cho một người bình thường; nghĩa là một người khỏemạnh khi có điều kiện cần luyện tập những môn thể dục mạnh khác, thập nhịđoạn cẩm chỉ là bài tập bổ sung.Những người cao tuổi hoặc có bệnh, tùy theo hoàn cảnh, nên tập đều đặn bàinày, phải kiên trì tập hằng ngày, ít nhất là một lần một ngày.Có những người thời gian rất eo hẹp do phải đi công tác, phải thường xuyên tiếpkhách khứa... Có thể chia thành nhiều phần tập vào những khoảng thời gianthích hợp trong ngày. Thí dụ: Khi đi vệ sinh, ở trong phòng toilette vẫn có thể tậpcác động tác từ số 1 đến số 7, chí ít là đến động tác số 5. Còn các động tác khácnhư xoa bóp có thể thực hiện ngay khi tắm. Lúc đó, vừa kết hợp kỳ cọ, vừa xoabóp toàn thân, trước hết ưu tiên xoa các huyệt mà bài tập đã nêu từ động tác 8đến động tác 10. Khi tắm, nên ngồi xuống xoa huyệt dũng tuyền ở hai lòng bànchân, kết hợp với xoa xà phòng, kỳ cọ cả bàn chân, sẽ có cảm giác thật thú vị,hết sức dễ chịu.Các động tác 1, 2 nếu thực hiện đều đặn sẽ rất có hiệu quả cho hệ tiêu hóa.Trước đây, ông Đàn thường bị đau đại tràng, đau dạ dày ở vùng thượng vị, táobón... Từ khi tập đều đặn thập nhị đoạn cẩm, nhất là các động tác 1, 2 thì cácchứng trên biến mất, khiến ông ăn uống rất chủ động, không phải kiêng quámức, dùng bia rượu vẫn không hề hấn gì.

     Động tác thứ 3 (rửa mặt) có thể vận dụng sáng tạo thêm, miễn là có thời gian vàsức khỏe để thực hiện. Thí dụ: Có thể dùng hai ngón tay trỏ day các huyệt ởchân mũi, thời gian tùy ý, hoặc day mắt, xoa quanh miệng nhiều vòng.

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    3/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    3

     Động tác 4 (gõ trống trời) cũng có thể cải tiến thêm như: kẹp hai vành tai bằngngón trỏ và ngón giữa, xoa day nhiều lần cho nóng lên, rồi mới thực hiện tiếpcác điều chỉ dẫn.

    TỰ XOA BÓP PHÒNG CHỐNG PHÌ ÐẠI TIỀN LIỆT TUYẾN LÀNH TÍNH

    Tác giả : Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN (Khoa Ðông y - Viện Quân y 108)Phì đại tiền liệt tuyến lành tính (Prostatic hypertrophy, PH) hay còn gọi là tiền liệttuyến tăng sinh là một bệnh thường gặp ở nam giới khi tuổi bắt đầu cao và đangcó xu hướng gia tăng. Trên lâm sàng, bệnh được biểu hiện bằng các triệu chứng

    rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu nhiều lần về đêm, bí tiểu hoặc tiểu tiện khôngtự chủ... với mức độ ngày càng nặng dần theo thời gian và cuối cùng sẽ dẫn tớisuy thận nếu như không được điều trị kịp thời, hợp lý và hiệu quả.Trong y học cổ truyền, bệnh này thuộc phạm vi các chứng như Long bế, Lâmchứng, Tinh long... với cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do rối loạn công năng một sốtạng phủ như phế, tỳ, can, thận dẫn đến hậu quả bàng quang không được khíhóa đầy đủ mà phát sinh thành bệnh. Về mặt trị liệu, ngoài việc dùng thuốc uốngtrong hoặc ngâm ngoài, cổ nhân còn chú ý sử dụng các biện pháp không dùngthuốc, trong đó có vấn đề tự lựa chọn và day bấm một số huyệt vị châm cứunhằm dự phòng tích cực và hỗ trợ điều trị. Dưới đây, xin được giới thiệu một quytrình cụ thể để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

    1. Xoa bụng dướiDùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ vớimột lực vừa phải chừng 30 vòng, sao cho tại chỗ ấm lên là được. Thao tác nàycó tác dụng trợ dương khí cho hạ tiêu (làm ấm vùng bụng dưới), giúp quá trìnhkhí hóa bàng quan (kích thích co bóp và làm giãn cơ thắt cổ bàng quang) đượcthuận lợi, nhờ đó mà việc bài tiết nước tiểu được thực hiện dễ dàng.2. Day bấm huyệt Khí hải

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    4/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    4

    Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt Khí hải trong 1 phút. Vị tríhuyệt Khí hải: Ở dưới rốn 1,5 tấc trên đường trục giữa cơ thể (ảnh 1). Theo yhọc cổ truyền, Khí hải là bể của sinh khí, là nguồn năng lượng cần thiết cung cấpcho sự sống, có công dụng điều khí, bổ thận dương, làm ấm hạ tiêu, nhờ đógiúp cho chức năng khí hóa bàng quang được thực hiện. Y thư cổ Thái ngải

    thiên viết: "Khí hải là biển của sinh khí, nó chủ trị được tất cả các bệnh".3. Day bấm huyệt Quan nguyênDùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt Quan nguyên trong 2 phút.Vị trí huyệt Quan nguyên: Ở dưới rốn 3 tấc trên đường trục giữa cơ thể. "Quan"có nghĩa là cái chốt đóng cửa, ý muốn nói là chỗ hiểm yếu; "Nguyên" có nghĩa làmới đầu, to lớn. Vì huyệt vị này là nơi chứa đựng nguyên khí, là nguồn nănglượng rất lớn cần cho sự sống nên được gọi là Quan nguyên. Day bấm huyệtnày có tác dụng bổ thận cố bản, bổ khí hồi dương, làm ấm hạ tiêu, giúp cho quátrình khí hóa bàng quang được thuận lợi, cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện.4. Day bấm huyệt Lợi niệuDùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ day bấm huyệt Lợi niệu trong 2 phút. Vị trí

    huyệt: Ở dưới rốn 2,5 tấc hay chính là trung điểm của đường nối rốn và điểmgiữa bờ trên xương mu. Ðây là một tân huyệt (huyệt mới), còn gọi là huyệt Chỉtả, có công dụng chữa các chứng bệnh như bí tiểu, tiểu rắt, đái dầm, đi lỏng doviêm ruột... Theo kinh nghiệm của nhiều nhà châm cứu, có khi chỉ cần day bấmduy nhất huyệt vị này cũng đủ để cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện, miễn saophải xác định chính xác vị trí huyệt và tác động đúng kỹ thuật. Nghĩa là, sau khitìm được huyệt thì dùng ngón tay day đều theo chiều kim đồng hồ rồi từ từ bấmvới một lực tăng dần kết hợp với rặn tiểu tích cực. Thông thường nếu xác địnhđúng huyệt thì việc đi tiểu sẽ dễ dàng hơn, tia nước tiểu mạnh hơn.5. Day bấm huyệt Âm lăng tuyềnDùng ngón tay cái day bấm huyệt trong 1 phút. Vị trí huyệt Âm lăng tuyền: Làđiểm gặp nhau ở chỗ lõm sau bờ sau trong đầu trên xương chày với đườngngang qua lồi củ trước xương chày, phía dưới bên trong đầu gối (ảnh 2). Ðây làhuyệt vị nằm trên đường kinh tỳ, có khá nhiều công dụng, trong đó có khả năngđiều hòa bàng quang nên thường được dùng để chữa một số chứng bệnh thuộcđường tiết niệu như bí tiểu, tiểu khó, đái dầm, tiểu không tự chủ. Cổ nhânthường sử dụng phối hợp với hai huyệt Khí hải và Tam âm giao.6. Day bấm huyệt Tam âm giaoDùng ngón tay cái day bấm huyệt trong 1 phút sao cho đạt cảm giác căng tức làđược. Vị trí huyệt Tam âm giao: Ở chỗ lõm sát bờ sau trong xương chày, trênchỗ lồi cao nhất của mắt cá trong 3 tấc (ảnh 3). "Tam" có nghĩa là ba, "âm" tráivới dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân, "giao" có nghĩa là chỗgặp nhau, huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba đường kinh âm nên gọi là Tam âmgiao. Ðây là huyệt có liên hệ mật thiết với ba tạng Tỳ, Can và Thận, Tỳ và Thậnlại có vai trò rất lớn trong việc khí hóa bàng quang nên tác động vào huyệt Tamâm giao có thể trị các bệnh thuộc hệ tiết niệu và sinh dục, trong đó có các chứngtrạng như bí tiểu, tiểu khó, đái dầm... Trên thực tế, các nhà châm cứu thườngdùng Tam âm giao phối hợp với huyệt Trung cực và Thủy đạo hay Quannguyên, Trung cực và Dương lăng tuyền để trị liệu chứng Long bế.7. Day bấm huyệt Thái khê

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    5/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    5

    Dùng ngón tay cái day bấm huyệt Thái khê trong 1 phút sao cho đạt cảm giáccăng tức là được. Vị trí huyệt Thái khê: Ở điểm giữa của đường nối bờ sau mắtcá trong và mép trong gân gót, ngang với mỏm cao nhất của mắt cá trong (ảnh4). Ðây là một trong những huyệt vị quan trọng của đường kinh Thận, có côngdụng bổ thận âm, làm mạnh lưng gối, làm khỏe dương khí, nhờ đó mà tăng

    cường chức năng khí hóa của bàng quang, giúp cho việc bài tiết nước tiểu đượcdễ dàng.8. Xát cột sống thắt lưngDùng hai bàn tay đặt hai bên khối cơ cạnh cột sống thắt lưng, xát lên xuốngchừng 60 lần sao cho tại chỗ nóng lên là đạt yêu cầu (ảnh 5). Thao tác này cótác dụng kích thích các du huyệt nằm dọc hai bên cột sống, giúp cho quá trìnhkhí hóa bàng quang được thuận lợi.?

    BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH VIÊM TÚI MẬT

    Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINHViêm túi mật là một bệnh thường có nguyên nhân do sỏi túi mật gây ra. Nếukhông được điều trị thường diễn biến kéo dài và tiến triển đến viêm hoại tử túimật, tắc mật do sỏi... Bài viết dưới đây xin giới thiệu về phương pháp bấm huyệtđã được y học cổ truyền áp dụng để điều trị căn bệnh này.Biểu hiện của bệnh: Thường gặp nhất là đau, tức ở vùng thượng vị, sát với bênphải mũi ức. Trong những đợt viêm cấp, người bệnh có thể bị sốt hoặc vàng da,vàng mắt... nếu như có hiện tượng viêm tắc túi mật kèm theo. Có thể đau dữ dội

    thành cơn ngay sau khi ăn trứng, uống sữa... do các thực phẩm này kích thíchco bóp túi mật. Bệnh nhân thường có cảm giác ấm ách khó chịu, đau lan ra saulưng và xuyên lên bả vai phải.Có nhiều phương pháp chữa bệnh viêm túi mật. Tùy theo nguyên nhân gâybệnh, có thể là mổ cắt túi mật, mổ lấy sỏi... hoặc uống thuốc điều trị... Trong thựctiễn điều trị, bấm huyệt được coi là một trong những phương pháp chữa bệnhviêm túi mật của y học cổ truyền nhằm mục đích giảm đau, chống viêm... Bạn có

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    6/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    6

    thể áp dụng tự bấm huyệt kết hợp với các phương pháp khác nhằm nâng caohiệu quả điều trị bệnh.Phương huyệt thường được chọn là: Ðởm nang, Nhật nguyệt, Nội quan, Khâukhư, Lao cung, Túc tam lý... Phương huyệt này có tác dụng bình can, lợi đởm,giáng khí, chỉ thống, thông lạc, hóa thấp nhiệt, dưỡng tâm, an thần.

    Vị trí và tác dụng của các huyệt Ðởm nang là kỳ huyệt, có vị trí nằm dưới và phía ngoài đầu gối. Cách huyệtDương lăng tuyền khoảng 2 thốn (tương ứng khoảng 4-4,5cm). Là huyệt chủyếu chữa bệnh viêm túi mật, có tác dụng giảm đau, chống co thắt. Theo kinhnghiệm của tiền nhân, thường dùng huyệt vị này phối hợp với khâu khư, nộiquan để chữa bệnh viêm túi mật. Còn có thể dùng huyệt đởm nang để chẩnđoán bệnh viêm túi mật hay giun chui ống mật do khi mắc các bệnh này, bấmvào huyệt thường thấy đau.Khi bấm huyệt đởm nang, cần chú ý dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh, tạo đượccảm giác đau tức, lan xuống bàn chân là tốt.Khâu khư là huyệt thuộc kinh Túc thiếu dương Ðởm, là nguyên huyệt của Ðởm

    kinh. Vị trí ở dưới mắt cá ngoài bàn chân, nằm giữa 2 huyệt Giải khê và Thânmạch. Khi bấm huyệt này thường có cảm giác ê tức. Bấm huyệt Khâu khư nhằmmục đích sơ can, lợi đởm, thông lạc, hóa thấp nhiệt...Nội quan là huyệt thuộc kinh Thủ quyết âm Tâm bào lạc, có vị trí nằm ở mặttrước cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn (tức là bằng 1/6 khoảng cách từ lằn chỉcổ tay đến nếp gấp khuỷu tay). Bấm huyệt này có tác dụng tuyền thông khí cơ ởtam tiêu, điều trung khí. Theo y học hiện đại, bấm huyệt nội quan giúp điều hòathần kinh thực vật, an thần nên có tác dụng chống co thắt, dẫn đến tác dụnggiảm đau tích cực trong chữa bệnh viêm túi mật.Nhật nguyệt cũng là huyệt thuộc kinh bên phải Túc thiếu dương Ðởm, là Mộhuyệt của Ðởm, có vị trí nằm sát bờ trên xương sườn 7 và bờ dưới xương sườn8, thẳng núm vú xuống. Tiền nhân cho rằng có tác dụng sơ đởm khí, hóa thấpnhiệt, hòa trung tiêu, chỉ thống... nên thường được áp dụng trong chữa trị viêmtúi mật.Lao cung cũng là huyệt thuộc kinh Thủ quyết âm Tâm bào lạc, còn có tên làhuyệt Ngũ lý. Vị trí nằm ở chính giữa lòng bàn tay, khi gấp ngón tay vào bàn tay,đầu ngón tay giữa đến đâu là huyệt ở đấy. Bấm huyệt này có tác dụng thanh tâmhỏa, trừ thấp nhiệt, an thần, hòa vị, tức phong... Kinh nghiệm của tiền nhânthường phối hợp huyệt Lao cung với huyệt Túc tam lý. Sách Phối huyệt khái luậngiảng nghĩa cho rằng Lao cung có tính mát mà đi xuống, bởi vậy điều lý được trệkhí, thư được uất kết do thất tình nội thương, thanh được nhiệt ở hung cách.Túc tam lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh Vị, vị trí nằm dưới và phía ngoàiđầu gối, cách huyệt Ðộc tỵ (hõm dưới - ngoài xương bánh chè) ngang một bàntay của người bệnh. Là huyệt thường dùng để chữa các bệnh đường tiêu hóa,có tác dụng giảm đau, chống co thắt. Theo các y gia, bị "phúc thống tam lý cầu"(có nghĩa là đau bụng) thì cần dùng đến huyệt túc tam lý! Khi bấm huyệt túc tamlý, cần chú ý dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh, tạo được cảm giác đau tức, lanxuống bàn chân là tốt.

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    7/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    7

    Cách bấm huyệt: Mỗi ngày, bạn có thể bấm huyệt 1-2 lần, mỗi huyệt nên bấm 1-3 phút. Nên bấm huyệt một đợt 10-15 ngày liên tục. Khi đau, nếu bấm huyệt cóthể đạt được tác dụng giảm đau.Các biện pháp phối hợp: Cần chú ý kết hợp với việc tiết chế chế độ ăn: nênkiêng ăn trứng, sữa... Trong đợt đau, nên ăn các thức ăn dễ tiêu. Sau khi ăn

    xong cần nằm nghỉ, tránh lao động nặng. Ở người lao động trí óc, cần tránh làmviệc căng thẳng, đảm bảo ngủ tốt... Ngoài ra người bệnh cần chú ý đi khám vàđiều trị theo chỉ dẫn của thầy thuốc.Bấm huyệt Túc tam lý - liều 'doping' cho sức khỏeHuyệt Túc tam lý trong Y học cổ truyền phương Đông rất được coi trọng vì cókhả năng nâng cao sức khỏe một cách toàn diện. Huyệt này được dùng như liều'doping' an toàn dành cho các vận động viên khi cần có sức bật, sức bền, sự dẻodai... cũng như một tâm lý ổn định.Huyệt Túc tam lý thường được dùng trong chữa các bệnh về đường tiêu hóa vàmột số bệnh toàn thân như liệt nửa người, thấp khớp, viêm đa khớp dạng thấp,đái tháo đường, suy nhược, thiếu máu, huyết áp cao, dị ứng, vàng da, động

    kinh, bệnh sinh dục tiết niệu, thần kinh suy nhược...Vị trí huyệt nằm ở dưới đầu gối, cách hõm dưới ngoài xương bánh chè ba khoátngón tay (ngang một bàn tay) và cách bờ xương ống chân một khoát ngón tay(khoảng 1,8 cm).Có hai cách: cứu (làm nóng) và bấm huyệt Túc tam lý:- Cứu bằng điếu ngải: Ngải cứu khô tán vụn, dùng giấy bản cuốn thành điều ngảibằng ngón tay. Khi cứu thì châm lửa hơ trên huyệt từ 3 đến 5 phút cho đến khivùng huyệt và toàn thân nóng ấm là được.- Cứu bằng gừng, tỏi: gừng tươi hoặc tỏi tươi thái lát mỏng đặt lên huyệt, dùngmột nhúm nhỏ ngải nhung, ấn ép thành hình quả núi trên lát gừng hoặc lát tỏi rồichâm lửa cho cháy dần.Chú ý: Nếu không có ngải nhung thì dùng tạm ba nén hương thơm, chụm lại đểcứu cũng được. Thường khi cứu không nên để bỏng, (nhưng cũng có quan điểmđể có tác dụng chữa bệnh thì nên gây bỏng). Nên cứu huyệt Túc tam lý ở cả haibên.Cách bấm huyệt:Dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh và vuông góc vào huyệt để tạo tác dụng tốiđa. Mỗi ngày có thể day bấm 3 đến 5 phút. Khi bấm tạo được cảm giác căng tứctại huyệt vị là đạt yêu cầu. Nên bấm huyệt Túc tam lý cả hai bên trước và ngaysau khi thi đấu, luyện tập.Phương pháp này rất hữu dụng với người có tạng hàn. Những người tạng nhiệtthì nên giảm bớt thời gian cứu hoặc chỉ bấm huyệt.Bác sĩ Quách Tuấn Vinh, Khoa Học và Đời SốngCách chữa bong gânBong gân là trạng thái tổn thương ở dây chằng khớp, xảy ra do sự cử động quámức, làm khớp xê dịch đột ngột trong khoảnh khắc rồi trở về vị trí. Bệnh nhânkhông bị sai khớp hay gãy xương. Tổn thương thường xảy ra khi đi giày cao gótbị lật giày, hoặc ngã do chạy nhảy.Khi bị bong gân, bệnh nhân cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bịtrẹo, sau đó, khớp tê dại không còn biết đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    8/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    8

    đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấnthương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật. Bong gân thường chia ra 3độ:- Độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ.- Độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.

    - Độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.Cách xử lý: Đắp nước đá hoặc nước lạnh ngay sau khi bị chấn thương nếukhông có xây xát da. Để khớp bị bong gân nằm yên, kê càng cao càng tốt. Nếubong gân độ 1, chỉ cần làm cho hết đau và cho khớp nghỉ ngơi vài ngày là đủ.Nếu bong gân độ 2-3, cần làm cho hết đau, đồng thời giúp dây chằng bị đứthoặc rách liền lại, nếu không sẽ mang tật suốt đời.

    Thuốc dùng:- Lá ngải cứu khô 40 g (hoặc tươi 100 g), tẩm rượu hoặc giấm thanh, bó vào nơitổn thương; hoặc đem xào cho nóng lên để còn hơi âm ấm, bó vào nơi tổn

    thương. Ngày 1 lần.- Lá tầm gửi 100 g, lá gấc 30 g, gạch non một ít, giã nát, trộn chung, đắp vàovùng tổn thương. Ngày thay một lần.BS Hoàng Bội Hương, Sức Khoẻ & Đời Sống

    CÁCH DAY BẤM HUYỆT PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH SUY GIẢM THỊ LỰC

    Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINHNgày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, y học cũng đã cóthêm những bệnh mới - bệnh của những người làm công tác tin học: Căng thẳngthần kinh, mệt mỏi, suy giảm thị lực, đau vai, gáy... Trong đó suy giảm thị lực làbệnh hay gặp nhất.

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    9/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    9

    Trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu cùng bạn đọc một phương pháp phòngvà tự chữa bệnh suy giảm thị lực rất đơn giản, bạn có thể tự nghiên cứu để ápdụng cho bản thân và gia đình.Phương huyệt chủ yếu: Phượng nhãn, mục minh, quang minh.Vị trí và tác dụng của huyệt:

    Phượng nhãn: là kỳ huyệt (huyệt có tác dụng đặc biệt), vị trí ở đầu mút ngoàicủa lằn chỉ giữa ngón tay cái. Có tác dụng chữa bệnh suy giảm thị lực, quánggà... Có lẽ do tác dụng đặc thù chữa các bệnh về mắt nên tiền nhân đặt tênhuyệt là phượng nhãn, với hàm ý là sáng như mắt phượng!Quang minh: là huyệt thuộc Túc thiếu dương Đởm kinh và là lạc huyệt nối vớikinh Túc quyết âm Can. Vị trí nằm ở bờ ngoài cẳng chân, cách đỉnh mắt cá ngoàiđo lên 5 thốn, sát bờ trước xương mác ở cẳng chân. Có tác dụng điều can, minhmục (điều hòa tạng can, làm sáng mắt). Quan niệm của cổ nhân cho rằng: Cankhai khiếu ra mắt, vì vậy thông qua một số biểu hiện của mắt có thể chẩn đoánbệnh ở gan và ngược lại, thường dùng các huyệt ở Can kinh để chữa nhữngbệnh về mắt.

    Huyệt vị này thường được chỉ định chữa các bệnh về mắt như: bệnh suy giảmthị lực, quáng gà, teo thần kinh thị giác... Các châm cứu gia người Pháp còn chorằng châm huyệt vị này có tác dụng đến thùy trước tuyến yên, là một tuyến nộitiết quan trọng của cơ thể.Kinh nghiệm của tiền nhân thường trọng dụng huyệt vị này để trị các bệnh vềmắt. Có thể phối hợp với huyệt hợp cốc, tình minh chữa bệnh suy giảm thị lực;Phối hợp với huyệt địa ngũ hội trị đau mắt; Phối hợp với huyệt phong trì chữaviêm thần kinh thị giác.Mục minh: cũng là kỳ huyệt, vị trí nằm ở trước trán, là giao điểm của bờ chân tócvới đường thẳng nối từ con ngươi (đồng tử mắt) thẳng lên. Có tác dụng trị bệnhsuy giảm thị lực, viêm kết mạc (đau mắt đỏ)...Thủ pháp day bấm huyệtBạn có thể dùng đầu ngón tay cái hoặc đầu ngón trỏ day bấm vào các huyệt vịnói trên (xem minh họa vị trí và cách day bấm của từng huyệt). Khi kích thíchhuyệt phượng nhãn, có thể dùng vật có đầu tù như đầu bút, đầu đũa... day ấnvuông góc vào huyệt. Ở tư thế ngồi thoải mái, dùng đầu ngón cái day bấm huyệtquang minh 2-3 phút. Khi bấm huyệt mục minh, nên dùng cả 2 ngón tay trỏ daybấm cùng lúc vào 2 huyệt.Hàng ngày có thể day bấm tác động vào các huyệt vị nói trên 1-2 lần. Mỗi huyệtvị day bấm 1-3 phút. Hãy giành 10 phút mỗi ngày trước hoặc sau khi làm việctrên máy vi tính để phòng và tự chữa bệnh suy giảm thị lực này.Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy: Kiên trì day bấm huyệt kết hợp với ăn các loạihoa quả có chứa nhiều carotene như cà rốt, cà chua, hồng, gấc... chắc chắn sẽmang lại hiệu quả cao trong việc phòng và chữa căn bệnh suy giảm thị lực, gópphần nâng cao khả năng và hiệu quả công việc (do suy giảm thị lực sẽ làm bạnchóng mệt mỏi hơn).

    GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA HUYỆT TAM ÂM GIAO

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    10/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    10

    Tác giả : Lương y VÕ HÀTam âm giao là một trong số những huyệt vị được sử dụng nhiều nhất trongchâm cứu cổ truyền. Do phạm vi tác dụng rộng và tính tự điều chỉnh cao, đặcbiệt là công năng dưỡng âm và ổn định thần kinh, Tam âm giao có thể được tácđộng hàng ngày như một phương pháp dưỡng sinh.Có những bài thuốc, món ăn hoặc phương pháp tập luyện đơn giản, dễ thựchiện nhiều khi có thể giúp điều chỉnh một số rối loạn nhất định trong cơ thể. Mộttrong những cách ít ai biết là mỗi người có thể tự tác động vào huyệt Tam âm

    giao để đạt được những yêu cầu này.MỘT SỐ CÔNG NĂNG CƠ BẢN CỦA PHÉP DƯỠNG SINHDưỡng âm: Âm huyết là phần vật chất quan trọng tạo thành cơ thể con người.Hơn nữa dương khí có đầy đủ hay không cũng phải nương nhờ âm huyết màtồn tại. Theo Nội kinh: “Người đến 40 tuổi thì âm khí đã kém đến phân nửa” nênnói khí dương thường thừa mà khí âm thường thiếu. Do đó nói đến dưỡng sinhkhông thể không bàn đến dưỡng âm.

     Điều hòa thần kinh: Khoa học đã cho biết trên 50% số tử vong của con ngườixuất phát từ những bệnh tật do cảm xúc gây ra. Những áp lực, lo toan thườngngày với đủ loại cảm xúc khó chịu và dai dẳng dễ làm cho hệ thần kinh chúng tacăng thẳng, quá tải và suy nhược. Do đó, một phương pháp dưỡng sinh phải có

    công năng điều chỉnh lại tình trạng rối loạn này, lập lại cân bằng giữa hưng phấnvà ức chế của hệ thần kinh do quá trình sinh hoạt và làm việc căng thẳng gây ra.Tính giải độc và tăng cường chuyển hóa cơ bản: Một phương pháp dưỡng sinhthường đươc sử dụng lâu dài, thậm chí cả đời. Do đó phải bảo đảm độ an toàncao, ít hoặc không có phản ứng phụ. Hơn nữa còn phải có chức năng thúc đẩysự chuyển hóa, thanh lọc và bài tiết của cơ thể.Sau đây, thử đối chiếu các công năng nói trên với những tác dụng căn bản củahuyệt Tam âm giao theo y học cổ truyền.

     ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYỆT TAM ÂM GIAO

    Huyệt Tam âm giao ở chỗ lõm sau bờ xương chày trên mắt cá chân khoảng 6,5cm (đối với người lớn, khổ người trung bình). Có thể xác định vị trí huyệt bằngcách hình dung một tam giác cân ABC. A là đỉnh tam giác cân - là điểm giữa củamắt cá chân trong. BC là cạnh đáy của tam giác. C là góc của gót chân. B chínhlà huyệt Tam âm giao.Ngay tên gọi đã cho biết Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm:Thái âm tỳ, Thiếu âm thận và Quyết âm can. Với những phương tiện hiện đại,khi châm vào huyệt Tam âm giao, các nhà khoa học Pháp đã xác định được 3

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    11/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    11

    đường trắng nổi lên từ vị trí huyệt chạy dọc theo chân trùng khớp với vị trí 3đường kinh Tỳ, Can và Thận của châm cứu cổ truyền.Theo châm cứu cổ truyền, huyệt có công năng bổ Tỳ Thổ, thông khí trệ, sơ tiếtvùng hạ tiêu, điều khí nghịch, khử phong thấp ở kinh lạc, kiện Tỳ hoá thấp, sơCan ích Thận.

    TÁC DỤNG DƯỠNG ÂM CỦA HUYỆT TAM ÂM GIAO

    Vì là huyệt hội của ba đường kinh âm, đặc biệt là đường kinh Thận nên tác dụngdưỡng âm của huyệt là điều dễ hiểu. Tác dụng rõ nhất của huyệt là bổ Thận âm.Trên thực tế, khi day ấn liên tục từ 7-10 phút trên huyệt, một số người có khícảm tốt sẽ cảm nhận được một luồng khí lan tỏa theo 2 chiều, hoặc từ lòng bànchân và ngón chân cái chạy dọc theo 3 đường kinh đến thận, gan và lách; Hoặcngược lại từ những cơ quan này theo đường kinh thoát ra khỏi cơ thể thông qualòng bàn chân và các đầu ngón chân. Đây chính là quá trình xả trược khí và thuthanh khí thông qua các tỉnh huyệt ở chân. Nếu sự tác động đủ mạnh và kéo dài

    sẽ có sự lan tỏa khí sang các tổ chức và các kinh lạc khác của cơ thể - mà gầnnhất sẽ là các phủ có liên hệ biểu lý với 3 tạng Tỳ, Can, Thận, tức dạ dày, túimật và bàng quang...

    TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA THẦN KINH CỦA HUYỆT TAM ÂM GIAO

    Theo y học cổ truyền, mỗi loại cảm xúc âm tính sẽ làm tổn thương một loại khínhất định trong cơ thể con người. Chẳng hạn “Ưu thương Tỳ”, “Khủng thươngThận”, “Nộ thương Can”... Tuy nhiên, bất cứ một cảm xúc âm tính nào tác độnglâu dài cuối cùng đều ảnh hưởng tới Can khí, dẫn đến Can khí uất, đầu mối củanhiều bệnh tật khác nhau. Tác dụng sơ tiết Can khí làm thư giải khí uất của Tamâm giao sẽ giúp hóa giải trạng thái tâm lý này. Tầm quan trọng của việc thư giảikhí uất đã được ghi nhận từ lâu trong y thư cổ: “Mọi chứng bệnh đều kèm chứnguất, vậy chữa bệnh phải kèm chữa uất”. Điều này càng có ý nghĩa trong xã hộihiện nay, khi con người phải đối phó thường xuyên với nguy cơ stress do môitrường và đời sống công nghiệp gây ra.Ngoài ra, tác dụng làm êm dịu thần kinh còn do công năng “giáng khí” hoặc “điềukhí nghịch” của huyệt. Ở những người đang căng thẳng do tâm lý hoặc đang cócơn “bốc hỏa” do “âm hư hỏa vượng”, tác động vào huyệt Tam âm giao có thểthấy ngay kết quả.

    TÁC DỤNG THANH LỌC VÀ TĂNG CƯỜNG CHUYỂN HÓA CƠ BẢN CỦAHUYỆT TAM ÂM GIAO

    Theo quan niệm chỉnh thể của y học phương Đông, một tạng hoặc một phủ khiphát sinh bệnh biến sẽ có biểu hiện tương ứng trên đường tuần hành của kinhlạc đi qua nó. Đổi lại, ta có thể thông qua những huyệt vị trên kinh lạc để điềuchỉnh những rối loạn bệnh lý của các tạng phủ bên trong. Can Thận chủ hạ tiêu,Tỳ chủ trung tiêu. Do đó, khi tác động vào huyệt Tam âm giao có thể điều tiếttoàn bộ quá trình chuyển hóa, thanh lọc và bài tiết ở khu vực này.

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    12/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    12

    Do 3 đường kinh có các chức năng hầu như tương phản nhau: “Thận chủ bếtàng”, “Can chủ sơ tiết”, “Tỳ chủ vận hóa” nên Tam âm giao là một trong số rất íthuyệt vị châm cứu có đặc tính tự điều chỉnh rất cao giữa âm và dương, giữa bấtcập và thái quá, giữa hưng phấn và ức chế đối với các lĩnh vực bệnh lý có liênquan. Chẳng hạn cũng cùng một cách châm vào huyệt Nội quan ở cổ tay có thể

    làm cho nhịp tim tăng lên khi nhịp tim quá yếu hoặc giảm xuống nếu nhịp tim quánhanh. Cũng tương tự vậy đối với huyệt Tam âm giao, với cùng một cách tácđộng huyệt có thể điều chỉnh những rối loạn có vẻ như hoàn toàn đối nghịchnhau như bế kinh, rong kinh, đau bụng kinh, băng huyết. Chính vì hiệu quả vàphạm vi tác dụng rộng của huyệt nên người xưa đã chọn Tam âm giao là mộttrong 6 Tổng huyệt được sử dụng rộng rãi nhất trong châm cứu. Lục Tổng huyệtvà các khu vực điều chỉnh liên hệ đã được tổng hợp thành bài vè: “Đổ phúc Tamlý lưu, Yêu bối Uỷ trung cầu, Đầu hạn tầm Liệt khuyết, Diện khẩu Hợp cốc thâu,Tâm hung thủ Nội quan, Tiểu phúc Tam âm mưu”.

    CÁCH TÁC ĐỘNG VÀO HUYỆT

    Bấm huyệt: Ngồi dưới đất hoặc trên nệm, trên ván, hai tay gấp lại vừa tầm để 2bàn tay có thể nắm lấy cổ chân một cách thoải mái. Mỗi bàn tay tác động vàohuyệt Tam âm giao cùng bên. Xác định huyệt Tam âm giao ở khoảng 6,5 cmtrên mắt cá chân trong, phía sau xương chày. Dùng 4 ngón tay còn lại bao lấyphía ngoài cổ chân sao cho đầu ngón cái chạm đúng vào huyệt. Dùng lực vừaphải day thành vòng tròn trên huyệt liên tục từ 7 đến 10 phút. Nửa chừng cảmthấy mỏi tay có thể ngừng day, nhưng tay vẫn tiếp tục đặt trên huyệt, sau đó daytiếp cho đến khi đủ thời gian đã định. Mỗi ngày có thể thực hành một lần.Ngồi kiết già: Kiết già còn được gọi là thế hoa sen, là một thế ngồi quen thuộccủa các đạo sĩ Yoga, thiền sư, các nhà sư Phật giáo khi tĩnh tọa. Điểm đặc biệtcủa thế ngồi này là xương mác ở một chân đã tạo nên một sức ép lên đúng vị tríhuyệt Tam âm giao của chân còn lại. Do đó, trong suốt thời gian ngồi kiết già,huyệt Tam âm giao sẽ liên tục bị kích thích mà không cần động tác day bấm vàohuyệt. Những thí nghiệm khoa học về Yoga đã cho biết, chỉ cần ngồi vào tư thếkiết già, sóng não của một người đang căng thẳng có nhịp Beta khoảng 20 chukỳ/giây sẽ giảm xuống nhịp Alpha chỉ còn 8 chu kỳ/giây (là sóng não bìnhthường của người đang minh mẫn, tâm lý ổn định). Điều này có nghĩa tự thân tưthế kiết già đã có công năng làm êm dịu thần kinh mà chưa cần đến những cốgắng khác của việc ngồi thiền. Kết quả trên đã củng cố thêm cho lý luận về sơtiết Can khí để để ổn định thần kinh của huyệt Tam âm giao. Ngoài ra, nếu ngồikiết già để tĩnh tọa sẽ càng có thêm hiệu quả dưỡng âm theo quy luật “Thần tĩnhtất âm sinh”. Theo khoa học, khi ta căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng.Hai yếu tố này đã làm cơ thể tiêu phí nhiều năng lượng một cách vô ích. Đổi lại,nếu ta thư giãn hoặc nhập tĩnh thì điều ngược lại sẽ diễn ra: đó là tích lũy nănglượng. Đây chính là quá trình sinh âm và dưỡng âm, hoặc nói cách khác là“Thần tĩnh tất âm sinh”.

    CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    13/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    13

    Theo y thư cổ, cấm châm hoặc bấm mạnh vào huyệt Tam âm giao đối với cácsản phụ. Với phụ nữ, huyệt Tam âm giao có liên quan chặt chẽ với vùng tửcung. Do đó những kích thích mạnh vào huyệt có thể ảnh hưởng đến thai kỳ,nhất là đối với những trường hợp có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non.Massage vành tai - một phương pháp bảo vệ sức khỏe

     Đông y cho rằng, 12 kinh mạch đều tập trung ở tai. Nhiều nhà khoa học cũngkhẳng định, trên vành tai có hơn 100 huyệt liên quan đến bệnh tật. Tất cả các cơquan trong cơ thể đều có vùng phản xạ ở bộ phận này. Vì vậy, việc xoa sát vànhtai được coi là một biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe.Nhờ massage vành tai, bạn có thể kích thích các huyệt vị trên tai, thông qua đókích thích toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, điều hòa thần kinh thực vật... Sauđây là cách thực hiện:- Trước hết, hãy xát hai bàn tay vào nhau cho đến khi ấm nóng. Dùng đầu ngóntay trỏ khẽ xoa xung quanh mặt trước của tai khoảng 10-20 lần, chú ý nhất vàovùng hõm (ngay trước lỗ tai, nơi có vùng đại diện của tim mạch) và phía trên mặttrước vành tai (nơi có huyệt "thần môn", sẽ có tác dụng an thần, điều hòa thần

    kinh thực vật, giảm đau, chống viêm).- Tiếp đó, dùng ngón tay cái xoa mặt sau tai (ở vùng này có "rãnh hạ áp", việctác động vào rãnh này giúp hạ huyết áp). Cùng lúc đó, có thể dùng lòng bàn tayấp hẳn vào tai, xoa day nhẹ nhàng cho đến khi tai có cảm giác nóng ấm.Việc massage vành tai cần được thực hiện đều đặn. Mỗi ngày, bạn có thể dành3-5 phút cho công việc này. Phương pháp này không đem lại hiệu quả tức thời.Hãy kiên trì tập, bạn sẽ thấy sức khỏe được cải thiện.BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống

    TỰ XOA BÓP PHÒNG CHỐNG TÁO BÓN

    Tác giả : Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    14/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    14

    Táo bón là một chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là người cao tuổi,do nhiều nguyên nhân gây ra và nếu kéo dài có thể tạo nên những triệu chứngnhư đau đầu, chóng mặt, chướng bụng, ăn kém, mất ngủ, tính tình thay đổi...,thậm chí có thể dẫn tới tắc ruột. Có hai loại táo bón: Cơ năng và thực thể. Loạicơ năng thường do chức năng của hệ tiêu hóa bị rối loạn, nhu động ruột suy

    giảm, chế độ ăn thiếu chất xơ, nghề nghiệp phải ngồi nhiều, ít vận động thể lực...nhưng không có các tổn thương thực thể như u, viêm dính hoặc tắc hẹp gây ảnhhưởng trực tiếp tới hoạt động sinh lý bình thường của đường tiêu hóa.

     Ðối với táo bón cơ năng, y học cổ truyền có rất nhiều phương thức giải quyết,trong đó có một biện pháp hết sức đơn giản là tiến hành tự xoa bóp và day ấnmột số huyệt vị châm cứu nhằm mục đích điều hòa chức năng tiêu hóa nóichung và đặc biệt có lợi cho quá trình co bóp của ruột giúp bài tiết phân ra ngoàidễ dàng. Dưới đây, xin được giới thiệu một quy trình tự xoa bóp phòng chốngtáo bón để độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.1. Thở và xoa bụngNằm ngửa, tĩnh tâm, duỗi mềm các cơ, từ từ thót bụng để thở ra, đẩy nhẹ nhàng

    không khí qua mũi hoặc qua miệng. Khi bụng đã thót hết mức, ngừng thở tronggiây lát rồi sau đó từ từ phình bụng hít vào. Thở luân phiên như vậy trong 3-5phút. Tiếp đó dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng theo chiều kim đồnghồ với một lực ép vừa phải chừng 50 vòng (ảnh 1). Hai động tác này có tác dụngxoa bóp dạ dày và ruột gián tiếp qua da, kích thích và điều hòa nhu động ruột,giúp cho quá trình bài tiết chất thải trong ruột được dễ dàng. Hơn nữa, theo quanniệm của y học cổ truyền, cách thở như trên sẽ giúp cho tạng Phế thải trừ đượcnhiều trọc khí và hấp thu được nhiều thanh khí để kết hợp với tinh khí của đồ ănthức uống do Tỳ vị vận hóa mà thành để tạo nên Tông khí. Loại khí này có vaitrò hết sức quan trọng trong việc phục hồi và duy trì công năng sinh lý bìnhthường của các tạng phủ trong nhân thể, trong đó bao gồm cả dạ dày và ruột.2. Day bấm huyệt Thiên khuDùng hai ngón tay cái đặt lên hai huyệt, các ngón tay còn lại ôm lấy mạng sườn,tiến hành day bấm huyệt trong 2 phút. Vị trí huyệt Thiên khu: Từ rốn đo ngang ra2 tấc, mỗi bên có một huyệt (ảnh 2). "Thiên" có nghĩa là trời, ở đây nói đến phầntrên của bụng; "Khu" có nghĩa là chốt. Rốn chia bụng làm 2 phần: Phần trên rốnlà thiên, phần dưới rốn là địa. Huyệt vị này ngang hàng với rốn, được xem như làchốt điều hành chức năng của tràng vị (dạ dày, ruột) nên có tên là Thiên khu.Thiên khu được ghi lại sớm nhất trong chương Cốt độ, sách Linh khu, có côngdụng hòa vị thông tràng, kiện tỳ lý khí, điều kinh đạo trệ (điều hòa và nâng caonăng lực hoạt động của hệ tiêu hóa, nhuận tràng thông tiện, điều hòa kinhnguyệt và chống ứ trệ), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đaubụng quanh rốn, sôi bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn, táo bón, tiêu chảy vàkiết lỵ. Theo cổ nhân, Thiên khu có thể chữa được các bệnh lý của ruột già là vì:nó là huyệt Mộ của đường kinh Ðại trường, là nơi khí của phủ Ðại trường tụ tập,bởi thế khi kích thích vào huyệt vị này có thể điều hòa công năng của ruột già,chống ứ trệ và giúp cho quá trình bài tiết chất thải được dễ dàng.3. Day bấm huyệt Khí hảiDùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day bấm huyệt trong 2 phút. Vị trí huyệtKhí hải: Ở dưới rốn 1,5 tấc (ảnh 3). "Khí" là nguyên khí bẩm sinh, năng lượng

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    15/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    15

    cần thiết cho sự sống; "Hải" có nghĩa là biển; "Khí hải" có nghĩa là biển củanguyên khí, ý muốn nói đây là huyệt vị căn bản để bồi bổ và điều hòa phần khítrong nhân thể. Theo cổ nhân, trong trị liệu táo bón, nhất là ở những người cótuổi, nên phối hợp kích thích huyệt Thiên khu với huyệt Khí hải là vì: Khí hải là bểsinh ra khí, tác động hợp lý huyệt vị này sẽ làm ấm hạ nguyên (phần dưới cơ

    thể), làm mạnh thận dương, tựa như cho thêm củi đốt vào dưới nồi; Thiên khu làhuyệt Mộ của đường kinh Ðại trường, có công năng hòa vị thông trệ, giúp choruột già truyền tống chất cặn bã ra ngoài. Phối hợp với huyệt Khí hải là nhằmlàm tăng thêm dương khí ở hạ tiêu (Phần dưới cơ thể), làm ấm Trường vị, giúpcho sự vận hành (co bóp) được thuận lợi.4. Day bấm huyệt Túc tam lýDùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa day bấm đồng thời cả hai huyệt trong 2phút. Vị trí huyệt Túc tam lý: Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dướicổ chân ngược lên, đến gần khớp gối, ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củtrước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay là vị trí củahuyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân (ảnh 4). Theo y học cổ

    truyền, Túc tam lý là huyệt Hợp của đường kinh Vị, có công năng điều hòa trungkhí, hòa trường tiêu trệ, sơ phong hóa thấp, thông điều kinh lạc khí huyết, phùbản cố nguyên; là một trong những huyệt thường dùng để chữa các bệnh thuộchệ thống tiêu hóa. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh: Huyệt Túc tam lý có tácdụng làm tăng nhu động ruột, cải thiện khả năng co bóp của dạ dày và ruột.5. Xát hố chậu tráiDùng cạnh trong bàn tay trái xát hố chậu trái từ trên xuống dưới và ngược lạikhoảng 30 lần, cũng có thể dùng thêm bàn tay phải hỗ trợ cho bàn tay trái (ảnh5). Thao tác này có tác dụng kích thích trực tiếp lên đoạn cuối đại tràng và trựctràng để hỗ trợ cho quá trình bài tiết chất thải. Khi muốn đi ngoài thì dùng lựccủa ngón tay cái hoặc ngón tay giữa ấn huyệt Thiên khu bên trái sao cho đạtđược cảm giác đau tức, tiếp tục ấn sẽ có cảm giác muốn đi ngoài, có thể nín thởđể làm tăng thêm áp lực của ổ bụng thì có thể đi ngoài được, một lần chưa hiệuquả thì có thể làm đi làm lại vài lần.Quy trình trên cần được thực hiện kiên trì, đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần. Nếu kếthợp với rèn luyện thể lực và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý thì hiệu quảphòng chống táo bón càng chắc chắn và bền vững

    TỰ XOA BÓP PHÒNG CHỐNG VIÊM HỌNG MẠN TÍNH

    Tác giả : Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀN

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    16/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    16

    Trong y học cổ truyền, viêm họng mạn tính thuộc phạm vi chứng Hầu tý, đượcphân chia thành nhiều thể bệnh khác nhau như Phế âm hư tốn, Can thận âm hư,Tỳ thận dương hư, Đàm hỏa uất kết... Nhưng với bất cứ thể bệnh nào, ngoàiviệc dùng thuốc theo nguyên tắc biện chứng luận trị, theo quan niệm của cổnhân, người bệnh có thể tự tiến hành một số thao tác xoa bóp nhằm nâng cao

    năng lực phòng bệnh và hỗ trợ tích cực cho các biện pháp trị liệu. Dưới đây, xinđược giới thiệu một bài tự xoa bóp phòng chống viêm họng mạn tính đơn giảnđể độc giả có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.Day ấn huyệt đản trungDùng ngón cái bàn tay phải day ấn huyệt đản trung trong 2 phút sao cho đạt cảmgiác tê tức tại vùng huyệt là được. Vị trí huyệt đản trung: Ở điểm gặp nhau củađường dọc giữa xương ức với đường đi qua 2 núm vú (nam giới) hay đường đingang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (nữ giới). Huyệt vị này có công dụngkhoan hung lý khí, thông nhũ định tâm, thường được dùng để chữa các chứngbệnh như đau ngực, hen suyễn, ho, khó thở, nấc, sản phụ thiếu sữa... Các nhàchâm cứu Trung Quốc đã thu được những kết quả khả quan khi sử dụng độc

    huyệt đản trung để trị liệu hen phế quản, ho, viêm họng...Day ấn huyệt phế duDùng ngón tay giữa day ấn huyệt phế du trong 2 phút sao cho đạt cảm giác căngtức là được. Cách xác định huyệt phế du: bắt chéo bàn tay vòng qua cổ sangphía lưng đối diện, huyệt nằm ở đầu ngón tay giữa cách đường trục giữa cộtsống lưng 1,5 thốn. Huyệt vị này có công dụng tuyên phế bình suyễn, hóa đàmchỉ khái, thanh nhiệt lý khí, thường được dùng để chữa các chứng bệnh đườnghô hấp như hen phế quản, khái huyết, viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạntính, viêm mũi dị ứng.Day ấn huyệt đại chùyDùng ngón tay trỏ day ấn huyệt đại chùy trong 2 phút sao cho đạt cảm giác nónglên tại vùng huyệt là được. Cách xác định vị trí huyệt đại chùy: ngồi hơi cúi đầu,quay cổ qua lại phải trái, u xương nào cao nhất động đậy nhiều dưới ngón tay làđốt cổ 7, huyệt nằm ở ngay dưới u xương này. Đây là huyệt hội của 6 đườngkinh dương và mạch Đốc, có công dụng làm thông dương khí toàn thân, thanhnhiệt giải độc, giải biểu tán tà rất tốt, thường được dùng trong các đơn huyệtchữa các bệnh thuộc đường hô hấp.Day ấn huyệt thận duDùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời hai huyệt thận du chừng 1 phút sao chođạt cảm giác tê tức là được. Cách xác định huyệt thận du: sờ hai bên mạn sườnxác định hai mào chậu, từ đây kẻ một đường ngang cắt qua cột sống ở đâu thìđó là mỏm gai đốt sống thắt lưng 4, lần ngược lên trên để tìm mỏm gai đốt sốngthắt lưng thứ 2, huyệt thận du nằm ở hai bên mỏm gai này, cách đường trụcgiữa cột sống 1,5 thốn. Huyệt này có công dụng kiện tỳ hòa vị, lợi khí hóa đàm.Day ấn huyệt liệt khuyếtDùng ngón tay trỏ day ấn huyệt liệt khuyết bên đối diện trong 2 phút sao cho tạichỗ có cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt liệt khuyết: ở chỗ đầu dưới xươngquay nối với thân xương, trên khớp cổ tay 1,5 thốn hoặc lấy hai bàn tay để khengón cái và ngón trỏ bắt chéo nhau, đầu ngón tay trỏ một tay đặt lên đầu xươngcạnh cổ tay của tay kia, chỗ đầu ngón tay là huyệt. Huyệt này có công dụng

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    17/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    17

    tuyên phế tán tà, thông điều kinh mạch, thường được dùng để chữa các chứngbệnh đường hô hấp như ho, đau ngực, đau họng, viêm mũi cấp và mạn tính.Day ấn huyệt phong longDùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời hai huyệt phong long sao cho đạt cảmgiác căng tức là được. Vị trí huyệt phong long: ở trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá

    ngoài 8 thốn, trong khe của cơ duỗi chung các ngón chân và cơ mác bên ngắn(vểnh bàn chân, xoay bàn chân ra ngoài cho rõ khe cơ). Đây là huyệt vị có côngdụng hóa đàm định suyễn, hòa vị giáng nghịch, định thần thông tiện, thườngđược dùng để chữa các chứng bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêmphổi, viêm họng...Day ấn huyệt côn lônDùng ngón tay cái day ấn huyệt côn lôn trong 2 phút sao cho tại vùng huyệt nónglên là được. Vị trí huyệt côn lôn: xác định chỗ cao nhất của mắt cá ngoài chân vàbờ ngoài gân gót chân, huyệt ở chỗ lõm giữa hai vị trí này. Đây là một huyệtthường dùng để chữa viêm họng mạn tính theo kinh nghiệm của các nhà châmcứu Trung Quốc.

    Tự xóa bóp điều trị viêm mũi mạn tính

    Tác giả : Thạc sĩ HOÀNG KHÁNH TOÀNHiện nay, trong hoàn cảnh ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khínói riêng, tình trạng viêm mũi mạn tính rất thường gặp. Tuy không phải là mộtbệnh lý nguy hiểm nhưng viêm mũi mạn tính lại là khởi nguồn của nhiều chứngbệnh quan trọng khác như hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạntính... Bởi vậy, việc lựa chọn và thực thi các biện pháp trị liệu nhằm khống chế

    và giải quyết triệt để căn bệnh này là hết sức cần thiết.Y học cổ truyền coi viêm mũi mạn tính thuộc phạm vi chứng Tỵ trất, do nhiềunguyên nhân gây nên như phế khí hư yếu, tỳ khí suy nhược... khiến cho ngoại tàhoặc thấp trọc lưu lại ở mũi, gây trở ngại tỵ khiếu lạc mạch mà tạo thành bệnh.Về mặt trị liệu, có rất nhiều biện pháp như dùng thuốc uống, xông mũi, châmcứu, dưỡng sinh..., trong đó có một phương pháp hết sức đơn giản là tự daybấm một số huyệt vị châm cứu. Dưới đây, xin giới thiệu một quy trình điển hìnhđể độc giả có thể tham khảo và vận dụng.

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    18/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    18

    Day bấm huyệt ấn đườngDùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt ấn đường trong 2 phút vớimột lực vừa phải sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Vị trí huyệt ấn đường:là điểm giữa đường nối đầu trong hai chân mày (ảnh 1). Huyệt này có công dụngan định tâm thần, làm thông lợi mũi và mắt, thường được dùng để chữa các

    chứng bệnh liên quan đến mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi mạntính, chảy máu cam...Day bấm huyệt nghinh hươngDùng hai ngón tay trỏ day bấm huyệt nghinh hương trong 2 phút sao cho đạtcảm giác tê tức là được. Vị trí huyệt nghinh hương: ở điểm gặp nhau của đườngngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi - mồm (nên cười để làm hiện rõ rãnh nàymà xác định huyệt) (ảnh 2). Đây là một trong những huyệt chuyên trị các bệnh lýcủa mũi. Có công dụng thông lợi huyết mạch, trừ phong tán nhiệt, thông mũi khaikhiếu. Bằng những thủ thuật thích hợp tác động đơn lẻ lên huyệt nghinh hương,các nhà châm cứu Trung Quốc đã điều trị có kết quả các bệnh lý về mũi nhưviêm mũi cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm mũi co thắt...

    Xát sống mũiDùng hai ngón tay cái và trỏ xát dọc sống mũi từ trên xuống dưới và từ dưới lêntrên chừng 30 lần, kết hợp với lực ấn vừa phải sao cho đạt cảm giác hơi tê tức làđược (ảnh 3).Day ấn huyệt tỵ thôngGấp ngón tay cái, dùng mặt lưng của khớp giữa đốt 1 và đốt 2 day ấn huyệt tỵthông trong 2 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được. Vị trí huyệt tỵ thông: ở đầuchót trên của rãnh nhân trung (ảnh 4). Huyệt vị này còn có tên gọi là tỵ xuyên, làmột kỳ huyệt thường được dùng để chữa các bệnh như viêm mũi dị ứng, trĩ mũi,polip mũi, viêm mũi teo, nghẹt mũi, mất khứu giác...Day ấn huyệt đại chùyDùng ngón tay trỏ ấn huyệt đại chùy trong 2 phút, sao cho tại chỗ nóng lên làđược. Vị trí huyệt đại chùy: ngồi hơi cúi đầu, quay đầu qua lại phải trái, u xươngnào cao nhất động đậy nhiều dưới ngón tay là đốt cổ 7, huyệt nằm ở ngay dướiu xương này (ảnh 5). Đây là huyệt hội của 6 đường kinh dương và mạch Đốc, cótác dụng làm thông dương khí toàn thân, thanh nhiệt giải độc, giải biểu tán tà rấttốt.Day ấn huyệt phong trìDùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả hai huyệt trong 1 phút sao cho đạtcảm giác tê tức là được. Vị trí huyệt phong trì: ở hõm hai bên khối cơ gáy, ngaydưới đáy hộp sọ (ảnh 6). Huyệt vị này có công dụng thanh nhiệt sơ phong, thôngnhĩ minh mục, kiện não an thần, cũng thường được dùng để chữa các bệnh củamũi.Day ấn huyệt hợp cốcDùng ngón tay cái bên đối diện day bấm lần lượt hai huyệt hợp cốc sao cho đạtcảm giác tê tức là được. Vị trí huyệt hợp cốc: nằm ở khe giữa hai ngón tay cái vàtrỏ, dùng ngón tay cái ấn từ mép ngoài dọc theo bờ xương bàn tay 2 lên phíatrên cổ tay, xác định vị trí nào có cảm giác tức nhất và lan ra phía ngón tay út thìđó là huyệt hợp cốc (ảnh 7). Đây là huyệt chuyên dùng để chữa các bệnh lý

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    19/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    19

    vùng đầu, có công dụng giải biểu tán tà, thanh nhiệt trấn thống, thông kinh hoạtlạc.Day ấn huyệt thiếu thươngDùng ngón tay cái day ấn huyệt thiếu thương trong 1 phút. Vị trí huyệt thiếuthương: nằm ở bờ ngoài móng tay cái, trên đường ngang qua gốc móng tay,

    cách chừng 0,1 thốn (ảnh 8). Đây là một trong những huyệt thuộc kinh phế,thường được dùng để chữa các bệnh lý đường hô hấp, trong đó có viêm mũimạn tính.Xoa bóp phòng và chữa cận thịVới tác dụng thông kinh hoạt lạc, thúc đẩy lưu thông khí huyết ở vùng mắt, cảithiện tình trạng thiếu dinh dưỡng của thần kinh thị giác và võng mạc, phươngpháp xoa bóp của y học cổ truyền giúp cải thiện tình trạng mắt của người bị cậnthị. Nên tiến hành đều đặn, mỗi ngày 2 lần sáng và tối.

    - Day huyệt Toản trúc: Vị trí huyệt: chỗ lõm đầu lông mày. Dùng hai ngón tay dayđồng thời hai bên từ nhẹ đến mạnh, chậm rãi trong vòng nửa phút sao cho có

    cảm giác căng tức là được.- Ấn huyệt Tình minh: Vị trí huyệt: ở trong khoé mắt trong 0,1 tấc. Người bệnhnhắm mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn day hai huyệt Tình minh trong nửa phút saocho đạt cảm giác căng tức là được.

    - Ấn day huyệt Tứ bạch: Vị trí huyệt: ở thẳng con ngươi xuống 1 tấc. Dùng haingón tay trỏ ấn day đồng thời hai huyệt từ nhẹ đến mạnh trong nửa phút sao chođạt cảm giác căng tức là được.

    - Day nhãn cầu: người bệnh nhắm mắt, đặt ngón tay trỏ lên mi mắt, day nhẹnhãn cầu 10 lần.

    - Day huyệt Thái dương: Vị trí huyệt: ở đuôi mắt đo ngang ra phía sau một tấc.Dùng hai ngón cái hoặc hai ngón trỏ day đồng thời hai huyệt từ nhẹ đến nặngtrong nửa phút đến khi đạt cảm giác căng tức.

    - Xoa vòng quanh mắt: Dùng hai ngón trỏ và giữa để cạnh nhau, bắt đầu từ haiphía cánh mũi men theo hai phía sống mũi đẩy ngược lên tận trán, sau đó thuậntheo trán kéo xuống huyệt thái dương rồi trở về chỗ cũ. Hoặc dùng ngón tay cáibắt đầu từ đầu trong lông mày men theo phần trên ổ mắt tiến ra đuôi mắt, rồi lạitừ khoé mắt trong kéo ra đuôi mắt, làm như vậy 50 lần.

    - Day ấn huyệt Phong trì: Vị trí huyệt: ở trong góc lõm do đáy hộp sọ và bờ ngoàikhối cơ phía sau cổ (cơ thang) tạo nên, mỗi bên một huyệt. Dùng ngón tay trỏ cảhai bên day ấn đồng thời hai huyệt với một lực tương đối mạnh để tạo cảm giáccăng tức.

    Thạc sĩ Xuân Mai, Khoa học và Đời sống

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    20/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    20

    Xoa bóp phòng cảm lạnh

    Cơ thể được bảo vệ khỏi tà khí bên ngoài nhờ da, lông và vệ khí. Nếu ta yếumệt, chức năng của hệ thống nói trên sẽ suy giảm, tạo điều kiện cho tà khí xâmnhập. Điều này ảnh hưởng xấu đến các kinh lạc và dẫn đến cảm lạnh, nhất là khitrời đột ngột trở lạnh hoặc mưa.

    Theo học thuyết Kinh lạc, việc châm cứu, xoa bóp một số huyệt nhất định trêncơ thể sẽ thúc đẩy sự lưu thông khí huyết, từ đó làm tăng sức đề kháng vớibệnh tật. Để phòng ngừa bệnh cảm lạnh, bạn có thể thực hiện 4 động tác sau:

     Động tác 1: Đan các ngón của hai bàn tay vào nhau, hai ngón tay cái tự do, xát

    phần gan 2 ngón tay cái với nhau cho tới khi nóng lên. Vẫn giữ nguyên tư thếcủa bàn tay, dùng hai ngón cái xát từ trước trán, phần gốc mũi sang hai bênthành và cánh mũi, tới huyệt nghinh hương (điểm gặp nhau của đường ngangqua chân cánh mũi và rãnh mũi má - hình 1). Xát khoảng 15-20 lần cho đến khivùng đó nóng lên. Lực xát vừa phải, đừng mạnh quá để không gây tổn thươngda.

     Động tác này có tác dụng tăng lưu thông khí huyết vùng mũi, làm ấm không khíđi qua mũi, ngăn ngừa khí lạnh xâm nhập gây bệnh.

     Động tác 2: Day huyệt hợp cốc bên trái khoảng 15 lần bằng đầu ngón tay cái của

    tay phải, sau đó đổi tay để day huyệt hợp cốc bên kia. Day vừa phải, có cảmgiác tê tức là được.

    Cần xác định thật đúng vị trí huyệt hợp cốc: Xòe rộng ngón cái và ngón trỏ, đặtnếp gấp đốt 1-2 của ngón cái bên kia vào mép da căng giữa hai ngón, áp đầungón cái đó xuống khoảng giữa hai xương đốt bàn tay. Đầu ngón cái ở đâu, chỗđó là huyệt hợp cốc, ấn vào có cảm giác tê tức là đúng (hình 2).

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    21/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    21

    Việc day hợp cốc có tác dụng đuổi tà khí gây bệnh ở phần biểu, phần nông củacơ thể ra ngoài.

     Động tác 3: Xát hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên, áp vào mặt từ trướctrán, xát xuống dọc theo hai bên mũi tới hàm dưới; sau đó xát vòng sang hai bên

    mặt, má (lòng bàn tay phải áp sát da mặt). Khi tới vành tai, dùng ngón cái vàngón trỏ để xát, kéo nhẹ hai vành tai ra ngoài cho tới khi nóng đỏ lên. Làm từ 15đến 20 lần (hình 3).

     Động tác xát mặt giúp tăng cường tuần hoàn tại chỗ. Theo Đông y, tai là nơi hộitụ của các đường kinh nên việc xát và kéo vành tai cũng có tác dụng bảo vệ sứckhỏe.

     Động tác 4: Day huyệt nghinh hương hai bên với lực day vừa phải để tăng luồngkhông khí qua mũi. Động tác này giúp phòng và chữa tình trạng ngạt, tắc mũi dolạnh rất hiệu quả.

    Lưu ý: Để việc xoa bóp có hiệu quả cao, cần thực hiện đều đặn hằng ngày.Trước khi xoa, phải rửa tay sạch sẽ, cắt gọn móng để tránh gây tổn thương,nhiễm trùng da.

    ThS Phạm Đức Dương, Sức Khỏe & Đời Sống

    Xông và tắm thuốc chữa đau mỏi xương khớp

    Vị thuốc quế chi.Sau khi đã xông hơi và thay quần áo sạch, nên ăn một bát cháo hành hoặc uốngnước ấm và nghỉ ngơi. Phòng nghỉ phải thoáng về mùa hè và ấm về mùa đông...

    Dược liệu thường dùng để xông và tắm hơi thuốc: hoắc hương, tía tô, cây hythiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30-40 g. Lá lốt, cây xấu hổ mỗi thứ40-50 g, lá long não 20-30 g, quế chi 15 g.

  • 8/18/2019 Xoa Bop Cham Cuu

    22/22

     ột số bài xoa bóp bấm huyệt chữ a bệnh. http://benhvathuoc.com

    Nếu ở phòng tắm hơi, xông hơi, trước khi vào xông cần thay bỏ quần áo, xôngxong lau khô người bằng khăn ấm, ẩm; sau đó lau bằng khăn khô, thay quần áosạch. Ăn 1 bát cháo hành hoặc uống nước ấm (hay thuốc ấm), nghỉ ngơi.

    Nếu xông ở gia đình, khi đã nấu dược liệu sôi, có mùi thơm, mang vào nhà tắm

    dùng vải trùm kín người hoặc đầu, mở vung nồi dược liệu để bay hơi vào ngườihoặc bộ phận bị bệnh, tiến hành xông hơi thuốc. Thời gian xông 5-15 phút, khinào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng.

    Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồilàm tiếp liệu trình khác.

    Tác dụng của các dược liệu hay được dùng để xông hơi chữa đau mỏi:

    Lá lốt (tất bát, tiêu lốt): Cả cây chứa tinh dầu; lá lốt tính ôn, vị cay, vào các kinhvị, đại tràng; có tác dụng chữa đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy; đau nhức khớp,

    nặng mình, viêm tuyến vú (khi mới phát), đau răng. Ngày dùng 2-4 gam dướidạng thuốc sắc hay thuốc bột.

     Đơn tướng quân (đơn tía, đơn lá đỏ, mặt quỷ): Bộ phận dùng là lá tươi phơi haysấy khô. Đơn tướng quân tính mát, vị đắng nhạt, có tác dụng chữa mụn nhọt,mẩn ngứa, thấp khớp có sưng nóng đỏ đau, tiêu chảy lâu ngày, kiết lỵ. Ngàydùng 20-40 gam lá tươi hay sao vàng sắc uống.

    Trinh nữ (xấu hổ): Bộ phận dùng là cả cây phơi khô, có tác dụng chữa cácchứng sưng đau khớp, tê thấp, đau đầu, mất ngủ hoặc ngủ không yên giấc, haymơ mộng, giật mình, chữa tiểu tiện bí, sẻn. Mỗi ngày 20-30 gam sắc uống.

    Quế chi: Bộ phận dùng là vỏ quế phơi khô. Vỏ quế tính đại nhiệt, hơi độc, vị cayngọt, mùi thơm, có tác dụng cấp cứu bệnh do trúng hàn, chây tay lạnh, đau bụngtrúng thực, phong tê bại; chữa phù thũng, kinh bế do hàn, chữa rắn cắn; dùngngoài bó gãy xương. Ngày dùng 1-4 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.

    Ngải diệp (ngải nhung, ngải cứu): Bộ phận dùng là lá có ít cành non. Trong ngảicứu có tinh dầu. Ngải cứu tính ấm, vị đắng, mùi thơm, dùng làm thuốc điều kinh,đau bụng do lạnh, hội chứng lỵ, chữa thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, lậuhuyết, đau bụng tử cung lạnh không có thai, chữa đau thần kinh, phong thấp...Ngày dùng 4-12 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm.

    BS Xuân Thủy, Sức Khỏe & Đời Sống