xuÂn canh tÝ (thứ bảy, 25/01/2020)cothommagazine.com/cothompdf/tetta-haibanghdb.pdf · tết...

5
XUÂN CANH TÝ (ThBy, 25/01/2020) TN MN VLTT DÂN TC VIT ** Minh An Hi Bng.HDB & Diệu Đức Bch Cúc NTN ** * Cmt tri Xuân Nàng hin ra Quanh ta sc sng li chan hòa! Mây tuôn la trắng, chim đùa lá Nng trải tơ vàng, bướm ct hoa Cnội, đồng xanh, mkhói ta Cây rng, núi biếc, ngậm sương sa Xuân Tiên! Nàng có hay chăng tá? Quê m, hn ai, bóng nht nhòa ... Á Châu chcó người Vit, Trung Hoa, và Ðại Hàn ăn Tết Nguyên Ðán vào ngày Mt tháng Giêng âm lch. Riêng người Nhật đổi theo Tây Lch tnăm 1873 nên họ ăn Tết vào ngày 1 Tháng Một dương lịch tNăm Thứ VI đời Minh TrThiên Hoàng (1873). Người Miên và Lào khai Tết vào khong tháng Ba hoặc Tư dương Lịch. Tết Nguyên Ðán gn lin vi lch svăn minh của dân tc Lc Vit ktthời đại Hng Bàng cách nay khoảng 5000 năm, phản ánh bn cht hin hòa ca dân tc có nếp sống đạo đức và kcương phát trin trên mt nền văn hóa nông nghiệp. LTết được chành vào đúng giao điểm của năm cũ và năm mới. Ðó là lúc Trời (Dương) và Ðất (Âm) giao hòa để tái to mt ngun sinh lc cho vn vt muôn loài trong mt chu kmi ca ssống. Ngày đó được coi như là Ngày Sinh: mỗi người được thêm mt tuổi, và mùa đó là Mùa Xuân: mùa vn vt tiếp nhn tinh lc mới nơi Trời Ðất để ssng tiếp tc ny n. Trong niềm tin đó, mọi người đều hân hoan chun bđón Tết, đón Xuân bằng cách sơn phết li nhà ca, may sm qun áo mi, thanh toán các công n, dn tâm và thân cho sch s, chun blvt tinh khiết để cúng tế tơn Trời Ðt, Thn Linh, và TTiên trong LGiao Thừa (New Year’s Eve).

Upload: others

Post on 12-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XUÂN CANH TÝ (Thứ Bảy, 25/01/2020)cothommagazine.com/CoThompdf/TetTa-HaiBangHDB.pdf · Tết Khai Hạ: vào ngày Mồng 7 tháng Giêng được gọi là Nhân Nhật và

XUÂN CANH TÝ (Thứ Bảy, 25/01/2020) TẢN MẠN VỀ LỄ TẾT DÂN TỘC VIỆT

** Minh An Hải Bằng.HDB & Diệu Đức Bạch Cúc NTN **

*

Cả một trời Xuân Nàng hiện ra Quanh ta sức sống lại chan hòa! Mây tuôn lụa trắng, chim đùa lá Nắng trải tơ vàng, bướm cợt hoa Cỏ nội, đồng xanh, mờ khói tỏa

Cây rừng, núi biếc, ngậm sương sa Xuân Tiên! Nàng có hay chăng tá? Quê mẹ, hồn ai, bóng nhạt nhòa ...

Ở Á Châu chỉ có người Việt, Trung Hoa, và Ðại Hàn ăn Tết Nguyên Ðán vào ngày Một tháng Giêng âm lịch. Riêng người Nhật đổi theo Tây Lịch từ năm 1873 nên họ ăn Tết vào ngày 1 Tháng Một dương lịch từ Năm Thứ VI đời Minh Trị Thiên Hoàng (1873). Người Miên và Lào khai Tết vào khoảng tháng Ba hoặc Tư dương Lịch. Tết Nguyên Ðán gắn liền với lịch sử văn minh của dân tộc Lạc Việt kể từ thời đại Hồng Bàng cách nay khoảng 5000 năm, phản ánh bản chất hiền hòa của dân tộc có nếp sống đạo đức và kỷ cương phát triển trên một nền văn hóa nông nghiệp. Lễ Tết được cử hành vào đúng giao điểm của năm cũ và năm mới. Ðó là lúc Trời (Dương) và Ðất (Âm) giao hòa để tái tạo một nguồn sinh lực cho vạn vật muôn loài trong một chu kỳ mới của sự sống. Ngày đó được coi như là Ngày Sinh: mỗi người được thêm một tuổi, và mùa đó là Mùa Xuân: mùa vạn vật tiếp nhận tinh lực mới nơi Trời Ðất để sự sống tiếp tục nẩy nở. Trong niềm tin đó, mọi người đều hân hoan chuẩn bị đón Tết, đón Xuân bằng cách sơn phết lại nhà cửa, may sắm quần áo mới, thanh toán các công nợ, dọn tâm và thân cho sạch sẽ, chuẩn bị lễ vật tinh khiết để cúng tế tạ ơn Trời Ðất, Thần Linh, và Tổ Tiên trong Lễ Giao Thừa (New Year’s Eve).

Page 2: XUÂN CANH TÝ (Thứ Bảy, 25/01/2020)cothommagazine.com/CoThompdf/TetTa-HaiBangHDB.pdf · Tết Khai Hạ: vào ngày Mồng 7 tháng Giêng được gọi là Nhân Nhật và

Tục lệ ngày Tết thường gồm có: Cúng Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp; dựng Nêu và hạ Nêu (Maypole); viết câu đối; khai bút; nấu bành chưng; đốt pháo; múa lân; hái lộc; xông nhà; mừng tuổi và lì xì trưng hoa; và trưng tranh Tết. Từ thành thị đến khắp thôn quê, các hội hè, đình đám được mở ra vui xuân trong ba ngày Tết, và có chia ra: Mồng Một thì ở nhà cha Mồng Hai, nhà mẹ Mồng Ba nhà thầy Tuy vậy có nơi vui xuân kéo dài tới cả tháng: “Tháng Giêng ăn Tết ở nhà. Tháng Hai trồng đậu. Tháng Ba trồng cà. Tháng Tư cày vỡ ruộng ra. Ăn Tết Ðoan Ngọ trở về tháng Năm. ...” Tuy nhiên, thời thế đổi thay qua nhiều lớp “phế hưng”, nhiều thú vui xuân ngày trước dường như chỉ còn là những hoài niệm của Vang Bóng Một Thời, nhất là đối với những người Việt ở hải ngoại. Vâng, một xã hội có văn hóa không thể không có những ngày lễ Tết. Nòi giống Việt ta đã từng có tới 11 ngày lễ Tết, đặc biệt là Tết Nguyên Ðán, vào ngày Mồng Một tháng Giêng âm lịch từ thời đại các Vua Hùng [1] dựng nước cách nay hơn gần 5000 năm kể từ niên mốc 2879 Trước Tây lịch đến 258 TTL đến 2020. Mỗi ngày lễ tết thường gắn liền với một truyền thuyết chứa một sự tích có những điểm huyền kỳ nhưng lại rất cần thiết để được dân gian truyền tụng và tôn trọng ngõ hầu trở thành những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chẳng hạn, truyền thuyết Bánh Chưng vuông và Bánh Dày tròn được ghi nhận có từ đời Hùng Vương thứ VI. Bánh Chưng tượng trưng cho Ðất; Bánh Dày tượng trưng cho Trời. Trời và Ðất là hai biểu tượng vĩ đại nhất đối với con người và người cha và người mẹ đã mang đặc tính của Trời và Ðất nên có câu: “Trời sinh; Ðất dưỡng”; “cha sinh, mẹ đẻ” và “Trời là Cha; Ðất là Mẹ”. Nhưng có ý nghĩa gì không khi chỉ có hai thứ bánh một tròn, một vuông để cúng Trời Ðất và để biếu bà con, bạn hữu? Cái ý nghĩa nằm ở chỗ hai chữ hình Vuông và Tròn nó thật sự phát xuất từ “Đạo Lý Vuông Tròn” của giống nòi Việt từ hàng ngàn năm trước: Vuông để bền vững tức là tĩnh hay hằng cửu; Tròn để lăn chuyển tức là động hay tiến hóa. Ðó chính là đạo lý dạy con người phải ăn ở mãi mãi trước sau vuông tròn với nhau và đã có từ trước khi Ðạo Khổng du nhập vào nước Việt chúng ta và đã được dùng trong câu cầu chúc cho các bà mẹ lúc khai hoa nở nhụy (lâm bồn sinh đẻ) được: “mẹ tròn, con vuông”. “Ðạo lý Vuông-Tròn” này cũng được thể hiện trong các đồng tiền có hình tròn và lỗ vuông để nhắc nhở người ta phải ăn ở cho vuông tròn. Cũng nên biết rằng chính thi hào Nguyễn Du đã đưa cái đạo lý “Vuông Tròn” của tiền nhân vào trong tác phẩm Truyện Kiều bất hủ của tiên sinh khi nàng Kiều bầy tỏ với người yêu ban đầu nỗi e ngại của mình đối với tương lai của cuộc tình duyên: Khuôn thiêng biết có vuông tròn hay không? Và một lần nữa, Kiều nói với Thúc Sinh, người đã chuộc nàng ra khỏi chốn lầu xanh:

Page 3: XUÂN CANH TÝ (Thứ Bảy, 25/01/2020)cothommagazine.com/CoThompdf/TetTa-HaiBangHDB.pdf · Tết Khai Hạ: vào ngày Mồng 7 tháng Giêng được gọi là Nhân Nhật và

Trăm năm tính cuộc vuông tròn Phải dò cho đến ngọn nguồn, lạch sông Ngoài sự tích bánh chưng và bành dày còn phải nói tới sự tích trái dưa hấu mà ngày Tết cũng không thể thiếu được. Nguyên Mai An Tiêm vốn là người ngoại quốc được Vua Hùng thứ 17 mua làm con nuôi, nhưng sau đó vì Mai An Tiêm phạm tội kiêu mạn nên bị vua đày ra một hoang đảo ở ngoài khơi biển Thanh Hóa. May nhờ chim bạch hạc bay từ phương tây lại, tha theo một số hạt và bỏ rơi trên đảo. Ít lâu hạt mọc thành cây sinh trái thơm ngọt và An Tiêm đặt tên là Tây qua sau lấy tên vợ là Việt Nga mà đặt tên cho trái là Việt Nga qua. Chẳng bao lâu sau, đông đảo người tứ phương kéo tới ở và trồng trái dưa đó. Vua Hùng nghe tiếng bèn cho triệu hồi vợ chồng An Tiêm về và nơi An Tiêm ở được gọi là An Tiêm Sa Châu. Ngày nay trái dưa hấu danh tiếng nhất sản xuất tại Hữu Cung, Quảng Ninh. Nhà học giả Hương Giang Thái Văn Kiểm ghi lại sự tích trái dưa đỏ này và cũng đã đích thân tới Hữu Cung trước tháng 3 năm 1945 để mua dưa, có trái nặng tới 7 kí lô. Ngoài Tết Nguyên Ðán, người Việt ta còn ăn thêm 10 cái tết nữa trong năm; mỗi cái tết đều mang một ý nghĩa. Ðó là: Tết Khai Hạ: vào ngày Mồng 7 tháng Giêng được gọi là Nhân Nhật và cũng là ngày hạ cây nêu được dựng lên từ trước Tết N Ðán để yểm trừ tà ma xâm nhập gia cư. Tết Thượng Nguyên: vào ngày Rằm tháng Giêng tức là ngày vía của Ðức Phật A-Di-Ðà. Người ta tin rằng: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Ðó cũng là ngày lễ Cúng Sao thủ mạng. Tết Hàn Thực: vào ngày Mồng Ba tháng Ba. Ngày này người ta kiêng nhóm bếp và phải dùng đồ lạnh nấu hôm trước. Người Hoa tưởng nhớ Giới Tử Thôi người có công cứu vua Tấn Văn Công nhưng rồi nhà quên không trả ơn. Khi nhà vua nhớ đến cho tìm thì ông cõng mẹ trốn vào rừng. Vua sai đốt rừng, ông và mẹ chịu chết cháy. Tết Thanh Minh: rơi vào tháng Ba dành để con cháu đi nhỗ cỏ, sửa sang mộ cha mẹ, ông bà. Trong Truyện Kiều có câu “Thanh Minh trong tiết tháng Ba. Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Tết Trung Thu: vào ngày Rằm tháng Tám, còn gọi là Tết Nhi Ðồng. Buổi tối ở đồng quê trăng sáng vằng vặc và khí trời mát mẻ nên cuộc vui chơi rất nên thơ. Tết Ðoan Ngọ: ngày Mồng Năm Tháng Năm, thời tiết bắt đầu chuyển mùa nên dễ sinh ra bịnh. Chùa có lễ cầu an; nhà có lễ cúng Thổ Công và thường có nấu rượu nếp ăn để tiêu trừ bịnh. Tết Trung Nguyên: ngày Rằm Tháng Bảy còn gọi là lễ Vu Lan. Ðó là ngày Xóa Tội Vong Nhân và có sự tích bà Mục Kiền Liên là một trong thập đại đệ tử của Ðức Phật Thích Ca và vốn là người con chí hiếu đạ cứu mẹ ra khỏi địa ngục. Tết Trùng Cửu: vào ngày Mồng Chín tháng Chín, còn gọi là Tết Trùng Dương, các văn nhân lên núi uống rượu làm thơ. Tết Trùng Thập: vào ngày Mồng Mười, tháng Mười. Ðông y tin rằng đây là ngày các dược thảo đạt được dược tính tốt nhất nên hái để làm thuốc. Tết Táo Quân: vào ngày 23 tháng Chạp người ta cúng tiễn đưa Táo Quân về Trời để báo cáo mọi công việc thiện ác của gia chủ trong năm. Ðến ngày 30 thì sửa sang lại bếp núc, an vị lại các Ông Nồi Rau, làm lễ rước Ông Táo về, rồi mới được nấu nướng. Dân gian truyền tụng câu: “Thế gian một vợ một chồng. Chẳng như vua bếp hai ông một bà”. ~*~ Năm nay, Canh Tý, là cái Tết Nguyên Ðán lần thứ 45 trên đất Mỹ. Tuy đã hoan hỉ chấp nhận nơi đây là quê hương mới, nhưng mọi người Việt vẫn thấy lòng ngậm ngùi thương nhớ cố hương. Tâm tư đó phát xuất từ thứ tình cảm thiêng liêng gắn bó con người với cội nguồn qua hình ảnh của núi

Page 4: XUÂN CANH TÝ (Thứ Bảy, 25/01/2020)cothommagazine.com/CoThompdf/TetTa-HaiBangHDB.pdf · Tết Khai Hạ: vào ngày Mồng 7 tháng Giêng được gọi là Nhân Nhật và

sông, của đồng nội, của hoa lá, cỏ cây đã khắc sâu trong mảnh hồn mỗi con người từ lúc mới chào đời nơi quê cha, đất tổ. Các thi nhân vào dịp Tết Nguyên Ðán thường múa bút viết xuống vài bài thơ khai xuân để giải bày tâm sự. Các thi nhân thường dùng nhiều thể loại thơ khác nhau. Mỗi loại thơ có một công dụng riêng: thơ Ngũ Ngôn và Lục Bát thì nhẹ nhàng; thơ Ðường Luật: trang trọng, Thơ Mới bẩy chữ hay tám chữ: du dương. Thơ 5 chữ của nhà thơ Vũ Ðình Liên: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực Tầu, giấy bản Bên phố đông người qua Bài kệ của ngài Mãn Giác Thiền Sư đời Nhà Lý: Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đi, trăm nụ rụng Xuân đáo bách hoa khai Xuân lại, nở trăm hoa Sự trục nhãn tiền quá Trước mắt chuyện đời qua Lão tòng đầu thượng lai Trên đầu hoai mái tóc Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Ðừng nói xuân tàn hoa rụng hết Ðình tiền tạc dạ nhát chi mai Tối qua sân trước Một Cành Mai Thơ Lục Bát của Nguyễn Du và thi hào đã dùng tới 57 từ “xuân” để chỉ mùa xuân, cha mẹ, người yêu, người đẹp, tuổi trẻ v.v. trong 3254 câu thơ của Truyện Kiều; trung bình cứ 60 câu lại có một từ Xuân. Ngày Xuân con én đưa thoi Ðêm Xuân ai dễ cầm lòng được chăng? Cỗi Xuân tuổi hạc càng cao Dưới đèn rạng tỏ má đào thên Xuân Thơ Mới 7 chữ của nhà thơ Nguyễn Bính: Ðây cả mùa xuân đã đến rồi Từng nhà mở của đón xuân tươi Từng cô em bé so màu áo Ðôi má hồng lên nhí nhảnh cười Thi sĩ Ðinh Hùng nổi tiếng trong Ban Tao Ðàn trước 1975 với bài “Xuân Ấm Hương Rừng” Thương em trăng xế nủa vừng Mùa xuân thở ấm hương rừng trên vai Giang tay ôm bóng núi dài Ðá Thiên Sơn có hồn ai tạc hình? Thi sĩ gốc Hoa, Hồ Dzếnh, một nhà văn viết về những hoài niệm thân yêu qua bài “Xuân Ðôi Ta”: Mời em ngồi lại bến sông xanh Mây cũ muôn năm chiếu dáng lành Ta viết lòng ta cho hậu thế

Page 5: XUÂN CANH TÝ (Thứ Bảy, 25/01/2020)cothommagazine.com/CoThompdf/TetTa-HaiBangHDB.pdf · Tết Khai Hạ: vào ngày Mồng 7 tháng Giêng được gọi là Nhân Nhật và

Ðọc hoài không chán: Em và Anh! Ðón Xuân hải ngoại, phần lớn các nhà thơ đều lấy quê nhà làm nền cho bài thơ. Nhà thơ Lê Ngọc Hồ với bài “Tiếng Xuân”: Nắng đào trẩy hội khắp Lăng Ông Chợ hoa Nguyễn Huệ thơm màu mắt Nhà thơ Hà Ngọc Lân với bài “Phiên Gác Ðêm Xuân”: Xuân về nhớ quá Tây Nguyên Thương ra xứ Huế, nhớ miền Ðồng Nai Nhà thơ Dư Thị Diễm Buồn với bài “Xuân Ơi Xuân”: Tết quê hương vẫn còn âm vọng mãi Người chiến binh năm ấy đã cùng tôi Ðón Xuân về thương nhớ thuở xa xôi Nơi đất khách, hồn Xuân nào có đến *

Giờ đã sang Canh sắp sáng rồi (Tý), xin:

CUNG CHÚC TÂN XUÂN

NHÀ NHÀ TÂN TIẾN

NGƯỜI NGƯỜI TÂN TÂM

CANH TÝ TÂN TOÀN

Minh An Hải Bằng.HDB & Diệu Đức Bạch Cúc NTN

[1] Thời đại Hùng Vương kéo dài từ 2879 đến 258 (2622 năm). Dòng họ Hùng có 22 người con trai nhưng đến đời Hùng Vương thứ 18 thì nước Văn Lang của dòng họ Hùng bị mất vào tay Nhà Thục năm 258 Trước tây Lịch và nước ta đổi tên ra Âu Lạc)