xung quanh vẤn ĐỀ lẠm phÁt Ở viỆt nam

29

Click here to load reader

Upload: uigu

Post on 13-Jun-2015

1.718 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

I/ Lạm phát là gì?

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung

của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường

hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì

lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.

Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị

tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai

thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường

toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây

tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.

Có 2 tiêu thức phân loại lạm phát:

Theo mức độ

Lạm phát thấp

Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá < 10%. Lạm phát ở mức độ này

không gây ra tác động đáng kể đến nền kinh tế.

Lạm phát cao (Lạm phát phi mã)

Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ

số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu

lạm phát. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa

tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã

trong những năm đầu thực hiện cải cách.

Page 2: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Nhìn chung lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những

biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá

nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao

dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản

và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện

thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.

Siêu lạm phát

Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh

chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát

được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà

kinh tế người Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50%

trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo định nghĩa này

thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát. Một trường hợp

được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức sau Thế chiến thứ nhất.

Giá một tờ báo đã tăng từ 0,3 mark vào tháng 1 năm 1922 lên đến

70.000.000 mark chỉ trong chưa đầy hai năm sau. Giá cả của các thứ khác

cũng tăng tương tự. Từ tháng 1 năm 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá

đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu

cực tới nền kinh tế Đức đến mức nó thường được coi là một trong những

nguyên nhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã và Thế chiến thứ hai.

Theo tính chất

Lạm phát do cầu:

Page 3: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Lạm phát do cầu, còn được gọi là lạm phát cầu kéo (demand-pull inflation),

xảy ra khi tổng cầu tăng trong khi tổng cung không đổi hoặc tổng cung tăng

chậm hơn tổng cầu.

Có nhiều nguyên nhân làm tăng tổng cầu:

- Do tăng chi tiêu của các hộ gia đình và tăng đầu tư của các doanh nghiệp.

Khi đó, có một lượng tiền lớn được tung ra mua hàng hoá và dịch vụ gây ra

sự thừa tiền trong lưu thông, dẫn đến việc đồng tiền bị mất giá.

- Do tăng cán cân thương mại, khiến cho nước ngoài tăng mua hàng trong

nước, còn người trong nước giảm mua hàng nước ngoài.

- Do Chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế. Nếu chính phủ tăng chi tiêu

của mình dành cho hàng hoá và dịch vụ, lượng tiền mà chính phủ chi mua

hàng hoá và dịch vụ sẽ được đưa trực tiếp vào nền kinh tế, làm tăng tổng

cầu. Nếu Chính phủ giảm thuế hoặc tăng chi chuyển nhượng thì sẽ làm tăng

thu nhập khả dụng, từ đó làm tăng tiêu dùng của hộ gia đình, tức là tăng cầu.

Hiện nay, nguyên nhân tăng chi tiêu của Chính phủ là một trong những

nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát cao.

- Do việc kiểm soát lượng cung tiền của ngân hàng trung ương còn hạn chế.

Ngân hàng trung ương không kiểm soát được lượng cung tiền hợp lí, cung

tiền tăng làm tăng lãi suất, kích thích tăng đầu tư tư nhân làm tăng cầu.

Lạm phát do cung:

Lạm phát do cung, còn được gọi là lạm phát chi phí đẩy (cost-push

inflattion), xảy ra khi chi phí sản xuất gia tăng hoặc năng lực sản xuất của

Page 4: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

quốc gia bị giảm sút, trong cả hai trường hợp đều tạo ra áp lực tăng giá.

Chi phí sản xuất tăng có thể do các nguyên nhân sau: do gia tăng tiền lương

danh nghĩa, tăng giá nguyên-nhiên-vật liệu,... Do chi phí sản xuất tăng nên

doanh nghiệp buộc phải tăng giá sản phẩm nhằm bảo đảm lợi nhuận, cuối

cùng, thị trường cân bằng tại mức giá cao hơn ban đầu.

Năng lực sản xuất của quốc gia giảm có thể do các nguyên nhân như: giảm

sút nguồn nhân lực, do sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên, do sự biến động

chính trị, chiến tranh, thiên tai,... Do năng lực sản xuất suy giảm nên khả

năng đáp ứng nhu cầu giảm, gây khan hiếm hàng hoá và tăng giá cả.

Cả hai trường hợp nêu trên tuy có cơ chế tác động khác nhau nhưng cùng có

một kết quả sau cùng: nền kinh tế vừa bị lạm phát vừa giảm sản lượng.

Lạm phát do quán tính:

Lạm phát do quán tính (inertial inflation) hay lạm phát dự kiến (expected

inflation) là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến nó sẽ tiếp tục trong

tương lai. Tỷ lệ này được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay

các loại thoả thuận khác. Và, chính vì mọi người đều đưa tỷ lệ lạm phát dự

kiến này vào mọi hoạt động của mình nên cuối cùng nó trở thành hiện thực.

Một ví dụ cụ thể của hiện tượng lạm phát do quán tính là khi nền kinh tế bị

lạm phát cao, mọi người có xu hướng chỉ giữ lại một lượng tiền mặt tối thiểu

để chi tiêu hằng ngày, họ đem tiền đổi lấy các đồng tiền mạnh khác, vàng

hay các loại hàng hoá để tích trữ giá trị, làm tăng lượng tiền lưu thông trên

thị trường, càng làm đồng tiền mất giá và tăng lạm phát.

Một số cách tính lạm phát

Page 5: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của

một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường

dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên

đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các

loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả

trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số

giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung

bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua

chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so

với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá

cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích

thước của nó.

Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của

chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong

chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực

hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:

Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết

giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số

giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế

học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn

hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên

lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang

giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay

các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ

giá cả thế giới nói chung).

Page 6: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi

"người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều

quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm

trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc

tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả

lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh

định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi,

các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó

ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của

CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và

cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).

Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được

không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác

với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là

giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì

người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển

hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó

trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán

gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên

lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là

khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là

các dịch vụ.

Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán

buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn.

Chỉ số này rất giống với PPI.

Page 7: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một

cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất

được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ

số này bao gồm cả vàng và bạc.

Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc

nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với

tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm

báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm Thực và danh

định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi

nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP

như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã

chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử

lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của

mình.

Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). Trong "Báo cáo chính

sách tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo Humphrey-

Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market

Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản

về lạm phát của mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạng chuỗi của các

chi phí tiêu dùng cá nhân".

Hiện nay Việt Nam đang dùng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để tính lạm phát.

CPIt = 100 xChi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ tChi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở

Nếu muốn tính Chỉ số lạm phát của một thời kỳ, người ta áp dụng công thức sau:

Page 8: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T-1) : CPI thời kỳ T-1

II/ Tình hình lạm phát ở Việt Nam

`Bảng 1. Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng và chỉ số lạm phát "cơ bản"

2006 2007 2007

(Quý III)

2007

(Quý IV)

02-2008

Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng (headline inflation)

Việt Nam

7,4 8,3 8,6 10,7 15,7

Đóng góp của tăng giá lương thực vào CPI

3,7 4,8 5,1 6,7 10,8

Trung Quốc 1,5 4,8 6,2 6,7 8,7

Thái Lan 4,6 2,2 1,6 2,9 5,4

Phi-lip-pin 6,2 2,8 2,5 3,3 5,4

Chỉ số lạm phát “cơ bản” (“core” inflation)

Trung Quốc 0,8 0,9 0,8 1 1,1

Thái Lan 2,3 1 0,7 1,1 1,5

Page 9: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Phi-lip-pin 5,6 0 2,8 2,4 4

Nguồn: East Asia & Pacific Update (4-2008)

Bảng 1 chỉ ra rằng, gia tăng lạm phát trong thời gian gần đây chủ yếu là do

tăng giá lương thực theo diễn biến chung trên thế giới. Nguyên nhân làm cho

lạm phát ở Việt Nam cao hơn nước ngoài là do chế độ tỷ giá bất lợi làm cho

Việt Nam phải “nhập khẩu lạm phát” giá lương thực tính theo USD, và làm

khuếch đại mức tăng giá cả lương thực tương đối so với các nước khác.

Trừng phạt hệ thống tài chính, ngân hàng bằng các công cụ hành chính sẽ

không giải quyết được vấn đề lạm phát phi tiền tệ. Hiện nay, các nước trên

thế giới thường sử dụng thêm chỉ số lạm phát cơ bản (core inflation), là chỉ

số lạm phát loại bỏ các nhân tố biến động lớn như giá lương thực và năng

lượng, để giám sát các nhân tố lạm phát có nguồn gốc tiền tệ. Khi chỉ số lạm

phát cơ bản nằm trong giới hạn kỳ vọng, mà chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng

cao do các nhân tố phi tiền tệ thì cần phải có biện pháp điều chỉnh cơ cấu.

Việc chuyển dần từ điều hành chính sách tiền tệ theo lượng cung ứng tiền tệ

sang khuôn khổ chính sách tiền tệ đạt mục tiêu lạm phát sẽ giúp minh bạch

hóa chính sách tiền tệ. Chính sách tỷ giá cần phải linh hoạt có quản lý dựa

trên một giỏ tiền tệ chứ không chỉ gắn với duy nhất USD, đồng thời đa dạng

hóa dự trữ ngoại hối để tránh rủi ro mất giá đồng USD. Chính phủ cần nhanh

chóng cải thiện hệ thống thông tin dự báo kinh tế vĩ mô và công bố công

khai, minh bạch. Cần có sự phối hợp nghiên cứu với các nhà khoa học để

tìm giải pháp và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong điều hành

chính sách. Xác định mục tiêu cụ thể có thứ tự ưu tiên, tránh tham vọng đạt

Page 10: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

được tất cả các mục tiêu rồi cuối cùng không hoàn thành mục tiêu nào. Xây

dựng cơ chế giám sát, điều hành chính sách tiền tệ và thị trường tài chính.

Việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, than, điện cần phải được

cân nhắc kỹ lưỡng thời điểm và phân tích tác động đối với lạm phát. Cần có

biện pháp ổn định giá xăng dầu, lương thực và nguyên liệu khác trong một

khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm thông qua các biện pháp quản trị rủi

ro như phòng vệ giá xăng dầu, sử dụng các hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn

hoặc hoán đổi.

Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô phải được xác định là mục tiêu ưu

tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, việc kềm chế lạm phát

cần được thực hiện có lộ trình, minh bạch, để ngân hàng và các tổ chức tín

dụng có cơ hội chuẩn bị, tránh gây sốc cho hệ thống tài chính ngân hàng như

trong thời gian vừa qua có thể đẩy nguy cơ khủng hoảng toàn hệ thống lên

cao./.

 Năm 2007 lạm phát của Việt Nam tăng cao ở mức hai con số 12,63%. Nếu

so sánh với mức lạm phát của một số nước trong khu vực và trên thế giới

như Trung Quốc: 6,5%; Indonesia: 6,59%; Mỹ: 4,08%, Thái Lan: 3,21%,

Khu vực đồng Euro: 3,07%, Nhật Bản: 0,7% thì lạm phát của Việt Nam có

phần cao hơn. Bước sang Quý I/08 lạm phát của Việt Nam đạt 9,19%, vẫn

cao hơn so với mức 3,02% của Quý I/07 và bằng khoảng trên 70% so với

mức tăng của cả năm 2007. Đây là mức tăng cao trong vòng 12 năm trở lại

đây. Vậy thì đâu là nguyên nhân dẫn đến lạm phát của Việt Nam tăng cao?

Có thể đề cập đến hai nhóm nguyên nhân: các nhân tố tác động từ kinh tế

toàn cầu, và các nhân tố từ nội tại nền kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau:

Page 11: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

* Các nguyên nhân chính từ bối cảnh kinh tế toàn cầu:

Thứ nhất: Giá dầu và giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của sản xuất liên tục

gia tăng: Trong 4 năm từ 2003-2006 kinh tế toàn cầu liên tục tăng trưởng

cao, đặc biệt là nhóm các nước “mới nổi” ở khu vực Châu á, nhất là Trung

Quốc đã đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng cao đột biến, cùng với những

bất ổn và xung đột chính trị quân sự tại khu vực Trung Đông là các nguyên

nhân trực tiếp đẩy giá dầu lên cao chưa từng có trong lịch sử 110 USD/thùng

trong tháng 3/2008, đồng thời giá các nguyên vật liệu đầu vào khác như sắt

thép, phân bón, xi măng cũng liên tục gia tăng. Như vậy, giá dầu đã tăng

72%, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%, khí hoá lỏng tăng 95% kể từ

đầu năm 2007 đến tháng 3/2008 và đây cũng là mức tăng cao nhất từ trước

tới nay.

Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng: xuất phát từ quá trình

biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với

những năm tăng trưởng kinh tế mạnh trên thế giới – là những năm quá trình

công nghiệp hoá được đẩy mạnh khiến diện tích đất sử dụng cho trồng trọt,

chăn nuôi bị thu hẹp. Tất cả những điều trên làm sản lượng lương thực –

thực phẩm ngày càng giảm mạnh. Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao đã

khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn ngũ cốc chuyển sang sản xuất

nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương thực đã giảm càng giảm

sút.

Thứ ba: Một khối lượng tiền lớn được đưa ra nền kinh tế toàn cầu: Trước

việc giá dầu và giá lương thực – thực phẩm liên tục leo thang đã tạo nên cú

sốc cung rất lớn đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao, tình hình này đã buộc các

Page 12: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

NHTW phải tăng các mức lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, cụ thể:

Nhật Bản tăng 1 lần từ 0,25%- 0,5%/năm; khu vực đồng Euro tăng 2 lần từ

3,5%-3,75%-4,0%/năm; Anh tăng 3 lần từ 5%-5,5%/năm (trong đó có 1 lần

giảm); Thuỵ Điển tăng 4 lần từ 3,0%-4,0%/năm; Trung Quốc tăng 6 lần từ

6,12-7,47%/năm.

Việc các nước thực hiện thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất chủ đạo

cùng với việc giá dầu, giá lương thực – thực phẩm tiếp tục tăng cao chính là

nguyên nhân cơ bản đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái vào những

tháng đầu năm 2008, mà biểu hiện là cuộc khủng hoảng cho vay dưới tiêu

chuẩn của Mỹ bắt đầu từ tháng 7/2007. Trước bối cảnh lạm phát gia tăng và

kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, các NHTW không còn cách nào khác là

phải bơm một lượng tiền khổng lồ để cứu vãn nền kinh tế, trong đó riêng Mỹ

từ tháng 8/2007 đến nay đã phải đưa ra nền kinh tế trên 2.300 tỷ USD, trong

đó có 800 tỷ USD tiền mặt để cứu vãn hệ thống ngân hàng, NHTW Châu

Âu, Nhật Bản, Anh cũng phải đưa một lượng tiền lớn để cứu vãn nền kinh tế

cũng như hệ thống ngân hàng; cùng với việc một số NHTW phải thực hiện

cắt giảm lãi suất từ tháng 8/2007 trở lại đây như Mỹ, Anh, Canada. Việc cứu

vãn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái bằng biện pháp đưa hàng nghìn tỷ

USD ra nền kinh tế lại càng đẩy lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là cùng một bối cảnh thế giới như nhau, tại sao các

nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia lại có mức lạm phát thấp

hơn so với lạm phát của Việt Nam? Vậy, mức lạm phát của Việt Nam tăng

cao trong thời gian vừa qua ngoài những yếu tố thế giới thì còn những

nguyên nhân nào khác?

Page 13: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

* Các nguyên nhân chính từ nội tại nền kinh tế Việt Nam:

Thứ nhất: Chi phí sản xuất tăng cao: Trước bối cảnh lạm phát toàn cầu gia

tăng đã tác động làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam

gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu – là những

nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất. Mặc dù Chính phủ đã cố

gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá

xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới

38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng

tăng 15%; giá phân bón tăng 58%. Điều này đã tác động làm chi phí sản xuất

tăng cao.

Thứ hai: Giá lương thực, thực phẩm tăng cao: biến đổi khí hậu toàn cầu trên

thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh

hưởng nặng nề. Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn

bão liên tiếp, trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia

cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét

đậm, rét hại khiến cho nguồn cung lương thực – thực phẩm bị sụt giảm.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành Công văn 639/BTM-XNK ngày 16/8/2007

và Công văn số 266/TTg-KTTH ngày 21/2/2008 để khống chế lượng gạo

xuất khẩu tối đa nhằm kiểm soát lạm phát và đảm bảo an ninh lương thực

trong nước, nhưng việc giá lương thực, thực phẩm thế giới tăng cao đã khiến

giá gạo xuất khẩu và giá một số mặt hàng thực phẩm xuất khẩu khác như

thuỷ hải sản gia tăng cộng với chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá lương

thực, thực phẩm trong nước tăng cao ở mức 18,92% năm 2007 và 14,45%

trong QI/2008, cao gấp 5 lần so với mức tăng 4,18% của quý I/2007, trong

Page 14: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

khi nhóm này có quyền số 42,85%, lớn nhất trong rổ hàng hoá CPI, có thể

nói đây là nguyên nhân chủ yếu tác động làm CPI tăng mạnh.

Thứ ba: Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-

2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Trong vòng 3 năm trở lại đây kinh

tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai

đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế. Với

mục tiêu này đã khuyến khích cho “chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã

thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ” nhằm mục tiêu

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm

phát bình quân từ 2005 đến 2007 tăng trên 8,01%. Tín dụng ngân hàng cho

nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài nhằm phục vụ mục tiêu tăng

trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trong làm gia tăng tổng phương tiện

thanh toán trong nền kinh tế. Các ngân hàng cũ mở rộng tín dụng bằng việc

nới lỏng điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất cho vay, tăng

lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay,chuyển đổi mô hình, liên

doanh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng

mạng lưới nhanh chóng vượt quá khả năng quản trị, cho thành lập thêm các

ngân hàng mới và tất cả các ngân hàng chủ yếu đua nhau tìm kiếm lợi nhuận

từ nghiệp vụ cho vay nên càng làm cho tín dụng của hệ thống ngân hàng

tăng cao trong suốt năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, đó là nguyên nhân

rất quan trong gây sức ép rất lớn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua.

Thứ tư: Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối

năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương

mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi

trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt

Page 15: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Nam tăng mạnh. Năm 2007 luồng vốn FDI tăng 20,3 tỷ USD vốn đăng ký,

cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn

đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của

năm 2006 mà chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu đặc biệt là

đổ vào IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn. Đứng trước bối cảnh này, Ngân

hàng nhà nước đã phải cung ứng một lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ

vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán

tăng cao, tác động làm lạm phát gia tăng.

Giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam

* Các giải pháp kiểm soát lạm phát mà NHNN đã thực hiện:

Trước việc lạm phát tăng quá cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của

dân chúng, NHNN đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ với mong

muốn nhanh chóng đưa chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống, bao gồm: tăng Dự

trữ bắt buộc (DTBB) 2 lần từ 5%-10%-11% đối với VND và từ 8%-10%-

11% đối với ngoại tệ, đồng thời mở rộng kỳ hạn tiền gửi phải thực hiện

DTBB từ <24 tháng thành tất cả các kỳ hạn; Tăng tất cả các mức lãi suất cơ

bản từ 8,25%-8,75%, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%-7,5%, lãi suất tái chiết

khấu từ 4,5%-6%; liên tục hút tiền về trên Thị trường mở; NHNN phát hành

tín phiếu bắt buộc khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng bắt đầu từ 19/3/2008 với kỳ

hạn 12 tháng, lãi suất 7,58%; Tiếp tục thực hiện chuyển khoảng 50 nghìn tỷ

đồng từ tiền gửi kho bạc về Ngân hàng Nhà nước; Trong quý IV/2007,

NHNN thực hiện hạn chế tối đa mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng

để hạn chế tổng phương tiện thanh toán tăng cao; Thắt chặt cho vay chứng

Page 16: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

khoán ở mức 3%/tổng dư nợ, sau đó tiếp tục kiểm soát mức cho vay đầu tư

chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ, đồng thời tăng hệ số rủi ro

đối với cho vay đầu tư chứng khoán từ 150% lên 250% theo Quyết định 03

ngày 1/2/2008 của NHNN.

Việc NHNN liên tục thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ trong thời gian

qua, không ít ý kiến cho rằng NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chưa

thật sự linh hoạt, gây nên những “nổi sóng” nhất định trên thị trường tiền tệ.

Có thể đánh giá vấn đề này như sau:

Trước bối cảnh Việt Nam bắt đầu trở thành thành viên của WTO nên lần đầu

tiên phải đối mặt với tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng mạnh

mẽ, trong khi kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên việc điều hành chính

sách tiền tệ của NHNN có phần chưa linh hoạt, thể hiện việc NHNN “đã

thực hiện đồng thời nhiều giải pháp mạnh vào cùng một thời điểm, nhưng lại

thiếu đồng bộ với các biện pháp khác, tuy có góp phần ngăn chặn những

biểu hiện tiêu cực trên thị trường tiền tệ, nhưng cũng gây khó khăn cho

NHTM, tạo nên việc chạy đua nâng lãi suất huy động vốn, gây khó khăn cho

sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội” .

Do đó, các giải pháp của NHNN tiếp theo sẽ linh hoạt hơn trong điều hành

chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ, nhưng vẫn là ưu tiên kiểm

soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

* Các giải pháp trong thời gian tới:

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, thận

trọng; sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ: xem xét

Page 17: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

việc tăng dự trữ bắt buộc; tiếp tục áp dụng biện pháp mua tín phiếu Ngân

hàng Nhà nước bắt buộc đã công bố; kiểm soát tốc độ tăng tín dụng và tổng

phương tiện thanh toán một cách hợp lý, trong đó mức tăng trưởng tín dụng

tối đa 30%; kiểm soát cho vay bất động sản, kinh doanh chứng khoán và cho

vay tiêu dùng.

Thứ hai: Thực hiện hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại để đảm bảo

khả năng thanh toán.

Thứ ba: Tiếp tục mua ngoại tệ của các nhà đầu tư trên cơ sở nguồn cung ứng

đã được Chính phủ phê duyệt một mặt để bổ sung dự trữ ngoại hối nhà

nước, mặt khác nhằm đáp ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất

nhập khẩu.

Thứ tư: Tiếp tục điều hành tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng Đô la

Mỹ nói riêng và các loại ngoại tệ nói chung theo hướng cân đối các mục tiêu

xuất nhập khẩu, sản xuất trong nước và nhập siêu; mở rộng biên độ giao

động của tỷ giá lên ±2%.

Thứ năm: Nghiên cứu trình Chính phủ về cơ chế kiểm soát luồng vốn gián

tiếp và vấn đề các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mua cổ phiếu bằng

ngoại tệ; Tiếp tục triển khai Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Để án nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam,

khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế; Dự báo tình hình cung cầu

ngoại tệ trên thị trường trong và ngoài nước và đề xuất các giải pháp phòng

ngừa các rủi ro trong trường hợp luồng vốn đảo chiều.

Page 18: XUNG QUANH VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Thứ sáu: Xây dựng phương án điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng trong 3

quý cuối năm 2008 để cả năm đạt được mục tiêu tăng tín dụng và tổng

phương tiện thanh toán không quá 30%, tránh những cú sốc trên thị trường

tiền tệ; Tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế điều hành dự trữ bắt buộc, lãi

suất, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác, kể cả các

công cụ trực tiếp để sử dụng trong trường hợp cần thiết; NHNN phối hợp

với các NHTM tổ chức thị trường repo giữa các NHTM để tổ chức hệ thống

thanh toán các giao dịch này và nắm thông tin để can thiệp thị trường với tư

cách là người cho vay cuối cùng.