Ủy ban nhÂn dÂn - an giang provincesogddt.angiang.gov.vn/desktopmodules/cmsp/dinhkem/5049... ·...

17
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 429/QĐ-UBND An Giang, ngày 26 tháng 02 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng xã hội học tập tỉnh An Giang năm 2016 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2020"; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 18/TTr-SGDĐT ngày 24 tháng 02 năm 2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng xã hội học tập tỉnh An Giang năm 2016 (Kế hoạch số 13/KH-SGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo). Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 13/KH-SGDĐT đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các

Upload: others

Post on 20-Jan-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH AN GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 429/QĐ-UBND An Giang, ngày 26 tháng 02 năm 2016

QUYẾT ĐỊNHVề việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng xã hội học tập tỉnh An Giang năm 2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2020";

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 18/TTr-SGDĐT ngày 24 tháng 02 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng xã hội học tập tỉnh An Giang năm 2016 (Kế hoạch số 13/KH-SGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo).

Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 13/KH-SGDĐT đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.Nơi nhận:- TT. UBND tỉnh (để báo cáo);- Văn phòng: TU, Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;- Sở: GDĐT, LĐTBXH, VHTTDL, TT&TT, NV,

NN&PTNT, TC, KHĐT;- UBMTTQVN tỉnh, LĐLĐ tỉnh, Đoàn TNCSHCM tỉnh;

Hội LHPN tỉnh; Hội KH tỉnh;- Trường Đại học An Giang;- UBND các huyện, thị xã, thành phố;- VP.UBND tỉnh: LĐVP; các Phòng: VHXH, TH;- Lưu: HC-TC.

(Kèm theo: Kế hoạch số 13/KH-SGDĐT)

KT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCH

( Ðã ký )

Nguyễn Thanh Bình

UBND TỈNH AN GIANGSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 13/KH-SGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

An Giang, ngày 05 tháng 02 năm 2016

KẾ HOẠCH Xây dựng xã hội học tập tỉnh An Giang

năm 2016

Căn cứ Quyết định 1991/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc Thành lập Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang;

Căn cứ Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2020” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch XHHT giai đoạn 2013-2020);

Căn cứ Hướng dẫn số 277/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2015 của Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo tỉnh An Giang về việc hướng dẫn triển khai kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập tỉnh An Giang” năm 2015 và những năm tiếp theo,

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang xây dựng kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập tỉnh An Giang năm 2016”, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tỉnh nhằm phát triển bền vững phong trào xây dựng xã hội học tập để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

- Thu hút sự đóng góp, đầu tư của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân vào việc xây dựng xã hội học tập

2. Yêu cầu

- Mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để góp phần phát triển quê hương đất nước

- Các cấp, các ngành, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời

- Tăng cường dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường, cộng đồng dân cư; ưu tiên các đối tượng chính sách cho người nghèo, người tàn tật có khả năng lao động

II. Tình hình và kết quả thực hiện năm 2015

1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập

2

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời vào đầu tháng 10 hàng năm, kết quả năm 2015, có 35 bài viết trên các báo; 22 tin, phóng sự phát trên đài truyền hình; 392 bài, tin đã phát trên đài phát thanh; 427 tờ báo tường, số bài viết về HTSĐ-XDXHHT; 1.944 sách, tài liệu đã phát hành; 682 băng rôn, panô, khẩu hiệu đã thực hiện

Sở GDĐT ký kết kế hoạch phối hợp với Đài Phát Thanh-Truyền hình An Giang, Báo An Giang thực hiện việc tuyên truyền công tác xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh An Giang, từ tháng 10/2015, mỗi tháng có 2 phóng sự về xây dựng xã hội học tập phát trên Đài PTTH An Giang và hàng tuần có 3 bài báo về xây dựng xã hội học tập được đăng trên Báo An Giang

2. Đẩy mạnh công tác chống mù chữ, củng cố vững chắc kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học

- Trong năm 2014 Sở GDĐT tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo ngành GDĐT phối hợp Cục thống kê, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức điều tra, thu thập thông tin phục vụ công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, trong đó nắm chắc về số người mù chữ, tái mù chữ trên địa bàn; Phòng GDĐT tham mưu UBND cấp huyện xây dựng chương trình, kế hoạch công tác chống mù chữ phù hợp với thực tiễn; đặc biệt ưu tiên những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Tổ chức lớp tập huấn “Xóa mù chữ và phát triển cộng đồng theo phương pháp REFLECT” cho 30 học viên đang làm công tác xóa mù chữ tại địa phương (được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm tại An Giang từ ngày 29/9/2014 đến ngày 01/10/2014). Tại lớp tập huấn các học viên được giảng viên Trung tâm giáo dục không chính quy-Viện khoa học giáo dục Việt Nam truyền đạt 6 chuyên đề về phương pháp tiếp cận giáo dục, phát triển cộng đồng, một số kỹ năng hướng dẫn người lớn học, quá trình giám sát, đánh giá chương trình xóa mù chữ và phát triển cộng đồng nhằm để phát triển vươn lên thoát nghèo đối với những địa phương đời sống còn nhiều khó khăn.

- Từ năm 1999 đến 2006 Sở GDĐT phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện công tác xóa mù chữ tại các xã biên giới, kết quả dạy 106 lớp với 1.796 học viên xóa mù chữ; 143 lớp với 3.158 học viên phổ cập giáo dục tiểu học (trong đó có 86 học viên dân tộc Khmer, 53 học viên dân tộc Chăm). Từ năm 2007 đến nay tập trung cho công tác điều tra, nắm tình hình, củng cố tổ chức, bộ máy để chuẩn bị kế hoạch mở lớp từ năm 2016.

- Kết quả thống kê xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ Tổng số Nữ Dân tộc

Dân số trong độ tuổi 1.545.314 737.364 65.540 Trong đó: + 15 - 35 tuổi 723.811 343.650 38.675 + 36 - 60 tuổi 821.503 393.714 26.865Người mù chữ trong độ tuổi 247.924 110.125 23.936 Trong đó: + 15 - 35 tuổi 109.026 51.696 9.483 + 36 - 60 tuổi 138.898 58.429 14.453

- Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTH ĐĐT) mức độ 1: 156/156 xã, tỷ lệ 100% (chỉ tiêu 100%); mức độ 2: 77/156 xã, tỷ lệ 49,36% (chỉ tiêu 30%); mức độ 3: 57/156 xã, tỷ lệ 36,54% (chỉ tiêu 5%); phổ cập giáo dục trung học cơ sở 155/156 xã, tỷ lệ 99,36% (chỉ tiêu 100%)

- Số người biết chữ trong độ tuổi3

Độ tuổi 15 đến 35: 614.785/723.811, tỷ lệ 84,94% (chỉ tiêu 93%); độ tuổi 36 đến 60: 682.605/821.503, tỷ lệ 83,09 (chỉ tiêu 82%)

3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cải thiện cuộc sống

3.1. Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ

- Số giáo viên Anh văn ngành giáo dục đạt chuẩn   Bậc Tiểu học THCS THPT Tổng Tỷ lệ1 Đạt trình độ A1 24 48 2 74 4,44%2 Đạt trình độ A2 46 268 44 358 21,48%3 Đạt trình độ B1 248 136 97 481 28,85%4 Đạt trình độ B2 174 298 119 591 35,45%5 Đạt trình độ C1 5 13 124 142 8,52%6 Chưa Khảo sát 5 7 9 21 1,26%  Tổng số 502 770 395 1667  

- Số cán bộ, công chức, viên chức các cấp tham gia chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin: 28.337 người

- Số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2: 27.469 người, bậc 3: 1.433 người

3.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn:

- Đối với cán bộ, công chức từ cấp tỉnh:

+ Số cán bộ, công chức được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định: 138/331, tỷ lệ 41,69% (chỉ tiêu 100%)

+ Số cán bộ công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định: 114/114, tỷ lệ 100% (chỉ tiêu 95%)

+ Số cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm: 79/331, tỷ lệ 23,87% (chỉ tiêu 80%)

- Đối với cán bộ, công chức từ cấp huyện:

+ Số cán bộ, công chức được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định: 101/699, tỷ lệ 14,45% (chỉ tiêu 100%)

+ Số cán bộ công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định: 435/435, tỷ lệ 100% (chỉ tiêu 95%)

+ Số cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm: 163/699, tỷ lệ 23,32% (chỉ tiêu 80%)

- Đối với cán bộ cấp xã:

+ Số cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc 566/566, tỷ lệ 100% (chỉ tiêu 100%)

+ Số cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định: 0/566, tỷ lệ 0% (chỉ tiêu 90%)

+ Số công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm 1.270/1.836, tỷ lệ: 67,17% (chỉ tiêu 70%)

- Đối với lao động nông thôn:

4

Số lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các cơ sở giáo dục, đào tạo dạy nghề ở địa phương: 26.260 người

3.3. Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn:

Số học sinh được học kỹ năng sống: 155.861 người; Số sinh viên được học kỹ năng sống: 13.289 người

4. Vai trò của cơ sở giáo dục đối với xây dựng xã hội học tập

4.1. Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên

- Sở GDĐT phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh và đã tiến hành sáp nhập TTGDTX Châu Đốc vào trường Trung cấp nghề Châu Đốc, TTGDTX Tân Châu vào trường Trung cấp nghề Tân Châu, TTGDTX Mỹ Luông vào trường Trung cấp nghề Chợ Mới; bổ sung chức năng dạy nghề cho TTGDTX Chợ Mới và TTGDTX Tri Tôn được đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên; đồng thời các Trung tâm Dạy nghề-Giáo dục thường xuyên trước đây cũng được đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên

- Trung tâm GDTX An Giang phối hợp với trường Cao đẳng nghề An Giang trong năm học 2015-2016 tổ chức được 8 lớp học văn hóa (280 học viên) theo chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với học nghề nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, so năm học 2014-2015 mở được 4 lớp với 160 học viên, tăng 120 học viên, tỷ lệ 75%.

- Tiếp tục liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp để tổ chức các khóa đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học và mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ với 3.702 học viên (trong đó trung cấp chuyên nghiệp: 567, đại học vừa làm vừa học: 1.984, đại học từ xa: 1.078, trung cấp nghề: 73 học viên) so năm học 2014-2015 là 4.136 học viên (trong đó trung cấp chuyên nghiệp: 512, đại học vừa làm vừa học: 2.014, đại học từ xa: 1.537, trung cấp nghề: 73), giảm 434 học viên, tỷ lệ 11,72%.

4.2. Đối với trung tâm học tập cộng đồng

- Sở GDĐT đã xây dựng và triển khai thực hiện bộ tiêu chí đánh giá hoạt động TTHTCĐ, hướng dẫn quy trình tự đánh giá, đánh giá khách quan và tập hợp hồ sơ minh chứng, nhằm giúp các cấp quản lý chỉ đạo, điều hành và thúc đẩy hoạt động các TTHTCĐ có hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới. Trong năm 2015 các phòng GDĐT đã đánh giá, xếp loại được 140/156 TT (30 tốt, 60 khá, 50 trung bình)

- Triển khai Kế hoạch xây dựng xã hội học tập năm 2015, Sở GDĐT đã tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho 479 cán bộ quản lý TTHTCĐ trên toàn tỉnh; tổ chức điều tra nhu cầu học tập tại các TTHTCĐ, mỗi TTHTCĐ 150 phiếu; Tổ chức biên soạn tài liệu học tập dưới dạng tờ bướm, kết quả biên soạn được 548 tài liệu, trong đó có 10 tài liệu được chọn làm tài liệu học tập tại các TTHTCĐ.

- Đưa các lớp học, các hoạt động của TTHTCĐ về tận các khóm, ấp để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tham gia học tập. Trong học kỳ 1 năm học 2015-2016 các TTHTCĐ đã phối hợp tổ chức các lớp, huy động được 167.452 lượt học viên, so với cùng kỳ 220.647 lượt học viên, giảm 53.195 (tỷ lệ: 24,1%).

4.3. Đối với trung tâm, cơ sở ngoại ngữ, tin học

5

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang có 10 Trung tâm ngoại ngữ-tin học; 26 Cơ sở ngoại ngữ-tin học, TTGDTX An Giang, 8 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 3 trường Trung cấp nghề có tổ chức giảng dạy ngoại ngữ-tin học.

Trong học 1, năm học 2015-2016 có 1.357 học viên theo học tại các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ, tin học và có 86 học viên được cấp chứng chỉ A Anh văn, 306 học viên được cấp chứng chỉ A Tin học, 107 học viên được cấp chứng chỉ B Tin học

- Nhằm tăng cường nền nếp, kỷ cương, chất lượng giảng dạy ngoại ngữ, tin học trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được học tập thường xuyên, suốt đời theo nhu cầu cá nhân về trình độ ngoại ngữ tin học, Sở GDĐT đã tham mưu UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn UBND huyện, thị, TP ngừng cấp phép hoạt động cơ sở ngoại ngữ, tin học và hướng dẫn các cơ sở này chuyển đổi mô hình hoạt động thành trung tâm ngoại ngữ, tin học đến ngày 01/12/2016 theo Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2015 của Bộ GDĐT

- Trong năm học 2015-2016 Sở tiến hành thanh tra hoạt động giảng dạy ngoại ngữ-tin học tại 6 Trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn. Qua đó đã kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong quá trình tổ chức và hoạt động.

III. Kế hoạch năm 2016

1. Mục tiêu, chỉ tiêu

a) Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục:

- 91% người trong độ tuổi từ 15 - 60, 93% người trong độ tuổi từ 15 - 35 biết chữ. Đặc biệt ưu tiên xóa mù chữ cho phụ nữ, trẻ em gái, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn; phấn đấu tỷ lệ biết chữ cân bằng giữa nam và nữ.

- 82% số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không mù chữ trở lại.

- 100% huyện củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở mức độ 1, 50% đạt mức độ 2, 40% đạt mức độ 3 và 100% huyện củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

b) Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ:

- 85% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm;

- 24% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) và 8% có trình độ bậc 3 (B1);

- Hằng năm, tăng tỷ lệ số công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hóa.

c) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn:

- Đối với cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên:

+ 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định;

+ 96% cán bộ công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định;

+ 82% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã:

6

+ 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc;

+ 91% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định;

+ 73% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm.

- Đối với lao động nông thôn:

54% lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các cơ sở giáo dục, đào tạo dạy nghề ở địa phương, trong đó có khoảng 24% nông dân tham gia học tập tại các trung tâm HTCĐ.

Tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu nâng tỷ lệ công nhân qua đào tạo nghề.

d) Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn:

Hằng năm, tăng dần tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia học tập các chương tình giáo dục kỹ năng sống để xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong đó, phấn đấu 34% học sinh, sinh viên được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục.

2. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng XHHT:

- Tổ chức các hình thức tuyên truyền phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư, qua các hội nghị, hội thảo, mạng internet, qua các cuộc mít ting, hội thi ....

- Động viên phong trào xây dựng XHHT thông qua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, phát động phong trào đơn vị học tập, cộng đồng học tập.

- Nghiên cứu và tổ chức nhiều hình thức phong phú nhằm tạo điều kiện để mọi người học tập suốt đời; tổ chức tốt Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời ở các địa phương.

- Xây dựng chuyên mục “xây dựng xã hội học tập” trên đài truyền hình, đài phát thanh; biên soạn và phát hành bản tin, các tài liệu tuyên truyền về xây dựng XHHT, làm cho mọi người ý thức được việc học sẽ mang lại cho họ có cuộc sống tốt đẹp hơn về vật chất và tinh thần.

- Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xây dựng XHHT.

2. Tổ chức các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ:

- Các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện các chương trình giáo dục từ xa, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về các lĩnh vực của khoa học và đời sống.

- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án của Trung ương đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ.

3. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục:

7

a) Trung tâm HTCĐ:

Tiếp tục triển khai thực hiện nội dung đánh giá trung tâm HTCĐ theo các tiêu chí nhằm củng cố, phát triển bền vững; tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm HTCĐ; phấn đấu số lượng trung tâm HTCĐ hoạt động có hiệu quả tăng dần hàng năm; xây dựng mô hình trung tâm HTCĐ kết hợp với trung tâm văn hóa thể thao cấp xã.

b) Trung tâm GDTX, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên:

Nâng cao chất lượng, năng lực của các trung tâm GDTX cấp tỉnh, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện để vừa dạy nghề, vừa dạy GDTX cấp trung học, thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp.

c) Các cơ sở giáo dục:

- Phát triển các loại học liệu phục vụ cho học tập suốt đời; tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ tài liệu, giáo viên, báo cáo viên cho các trung tâm HTCĐ.

- Củng cố mạng lưới trường, trung tâm bồi dưỡng, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

- Tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thành lập các cơ sở học tập, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động.

4. Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng:

Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo từ xa ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trực tuyến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời cho mọi người.

5. Triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời:

- Thực hiên tốt các chính sách hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ theo địa bàn; công nhân, nông dân có điều kiện tham gia học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

- Triển khai cơ chế đánh giá, công nhận kết quả học tập không chính quy nhằm khuyến khích mọi người dân tự học, tự tích lũy kiến thức.

- Tổ chức biên soạn tài liệu học tập về các lĩnh vực của đời sống xã hội đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.

- Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá phù hợp với việc học tập của người lớn tuổi.

6. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng XHHT:

- Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các tổ chức và cá nhân, cơ chế tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp đối với học tập suốt đời, xây dựng XHHT.

8

- Triển khai bộ tiêu chí đánh giá, công nhận các danh hiệu gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập

- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân đưa xây dựng XHHT là nội dung bắt buộc trong chương trình, kế hoạch hoạt động, thi đua hàng năm và từng giai đoạn.

- Củng cố, xây dựng bộ phận làm đầu mối quản lý về học tập suốt đời, xây dựng XHHT ở các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.

- Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng “Quỹ học tập suốt đời” để hỗ trợ người lao động học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp, hoặc đào tạo lại cho những người chuyển đổi nghề nghiệp.

IV. Kinh phí thực hiện

(đính kèm bảng dự trù)

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp các ngành tham mưu UBND tỉnh bố trí chỉ tiêu tuyển sinh hình thức vừa làm, vừa học cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và cơ sở giáo dục, đào tạo trong tỉnh trên cơ sở phù hợp với năng lực đào tạo và nhu cầu học tập.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch đào tạo từ nay đến năm 2020 theo hướng mở rộng ngành, nghề đào tạo; bổ sung thêm các hình thức học tập: từ xa, trực tuyến, qua mạng…

- Phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện chuyển giao bộ cơ sở dữ liệu điều tra phổ cập, xóa mù chữ cho cấp xã quản lý và thường xuyên cập nhật mỗi năm; tham mưu UBND tỉnh về chủ trương và biện pháp mở rộng hình thức học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.

- Chủ trì ký kết kế hoạch phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền An Giang, Báo An Giang, Sở Thông tin-Truyền thông, Hội Khuyến học, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh về chuyên mục “Xây dựng xã hội học tập”

- Theo dõi việc xây dựng kế hoạch xã hội học tập của các sở, ban ngành, đoàn thể và địa phương.

2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

- Phụ trách nhóm lao động nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề; mở rộng các hình thức dạy nghề trong các doanh nghiệp, công ty, dạy nghề gắn với sản xuất và dạy nghề ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Hỗ trợ cho người lao động nông thôn, những người hết tuổi lao động, người nội trợ, người khuyết tật có điều kiện thuận lợi để học tập suốt đời" của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tích cực tham mưu và trình UBND tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện Đề án sáp nhập trung tâm văn hóa thể thao và học tập cộng đồng cấp xã, đồng thời hướng dẫn nội dung hoạt động cho loại hình Trung tâm mới sau khi sáp nhập

9

- Phối hợp với Sở GDĐT hướng dẫn các trung tâm đảm nhận chức năng giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập thông qua các kênh thông tin và truyền thông

- Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án "Truyền thông về xây dựng xã hội học tập" của Bộ Thông tin-Truyền thông.

5. Sở Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức học tập theo Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tăng cường, bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ làm nòng cốt cho phong trào xây dựng XHHT.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phụ trách nhóm đối tượng lao động nông thôn.

- Phối hợp với Sở GDĐT và các cơ quan liên quan cung cấp các tài liệu, tờ rơi, học liệu phục vụ học tập suốt đời liên quan đến nông nghiệp và nông thôn cho các trung tâm HTCĐ.

7. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT và các sở, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, đảm bảo kinh phí đối với các hoạt động của Kế hoạch năm 2016; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch năm 2016 theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước

8. Trường Đại học An Giang:

Tổ chức nghiên cứu về các hình thức học tập suốt đời, phát triển các loại học liệu phục vụ cho học tập suốt đời; mở mã ngành đào tạo về giáo dục cộng đồng, về học tập suốt đời; xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng về phương pháp giáo dục người lớn cho giáo viên các cơ sở GDTX; tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ tài liệu, giáo viên, báo cáo viên cho các trung tâm HTCĐ.

9. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bố trí ngân sách cho các hoạt động xây dựng XHHT của địa phương; phân bổ kinh phí hoạt động cho các trung tâm HTCĐ theo đúng mục đích và nội dung của Thông tư 96/2008/TT-BTC.

- Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của địa phương xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xây dựng XHHT.

10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:

10

Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia học tập; đưa nội dung xây dựng XHHT vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

11. Liên đoàn Lao động tỉnh:

- Phụ trách nhóm lao động trong các doanh nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, động viên, theo dõi việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ người lao động trong các doanh nghiệp;

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp" (ưu tiên khu chế xuất, khu công nghiệp) của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

12. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh:

- Chủ trì các hoạt động tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập cho các đoàn viên, thanh niên;

- Phối hợp với Sở GDĐT xây dựng phong trào thanh niên tình nguyện, thanh niên tài năng; vận động gây quỹ hỗ trợ thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập.

13. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:

- Tiếp tục tuyên truyền các hoạt động về xây dựng xã hội học tập trong phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”;

- Phối hợp với Sở GDĐT tuyên truyền, vận động phụ nữ, trẻ em gái ở những vùng khó khăn chưa biết chữ ra học các lớp xóa mù chữ.

14. Hội Khuyến học tỉnh:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện bộ tiêu chí đánh giá công nhận các danh hiệu gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập và kết hợp lồng ghép với các tiêu chí giám sát đánh giá các địa phương trong việc xây dựng XHHT.

- Chủ trì tổ chức đánh giá công nhận “gia đình học tập”, “dòng họ học tập”, “cộng đồng học tập”, “đơn vị học tập”

- Phối hợp với Sở GDĐT trong việc duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm HTCĐ;

- Chủ trì triển khai thực hiện Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư; xây dựng các mô hình học tập phù hợp để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.

VI. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Một số quy định

Các đơn vị ngoài báo cáo theo nhiệm vụ được phân công ở biểu 1 (gửi đính kèm), đồng thời thực hiện báo cáo số liệu ở biểu 2 (gửi đính kèm), cụ thể như sau:

- UBND cấp huyện: Số liệu chung, kết quả xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ

11

- Sở Nội vụ: Kết quả đào tạo bồi dưỡng theo các chương trình đối với cán bộ, công chức, viên chức các cấp

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Kết quả đào tạo bồi dưỡng theo các chương trình đối với người lao động

- Liên đoàn Lao động tỉnh: Kết quả đào tạo bồi dưỡng theo các chương trình đối với công nhân lao động

- Trường Đại học An Giang: Kết quả số sinh viên học kỹ năng sống

2. Thời gian báo cáo

- UBND xã, phường, thị trấn: Thực hiện báo cáo quý, năm gửi về UBND huyện, thị, thành phố.

- UBND huyện, thị, thành phố: Tổng hợp báo cáo năm từ các xã, phường, thị trấn gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 10/12 hàng năm.

- Sở, ban, ngành, đoàn thể: Thực hiện báo cáo năm gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 10/12 hàng năm

Các đơn vị gửi báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo theo địa chỉ: số 12, Lê Triệu Kiết, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên; điện thoại: 3853.716, đồng thời gửi dữ liệu qua email: [email protected]

- Sở GDĐT tổng hợp và trình Trưởng ban Ban Chỉ đạo báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/12 hàng năm.

Nơi nhận:- UBND tỉnh;- Lưu: VT, GDCN-TX.

KT.GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Lý Thanh Tú

12