Ủy ban nhÂn dÂn cỘng hÕa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt nam...

13
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /UBND-NNTN Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 8 năm 2019 V/v kết quả thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng xã, huyện nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường Theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 3007/BTNMT-TCMT ngày 25/6/2019 về việc báo cáo kết quả thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng xã, huyện nông thôn mới; UBND tỉnh Quảng Ngãi báo cáo một số nội dung như sau: I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Trong công tác chỉ đạo, điều hành về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ngãi luôn thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt, vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Trung ương, các Bộ ngành liên quan. Các văn bản đã ban hành như: - Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí của tỉnh Quảng Ngãi về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 - Công văn số 1083/UBND-NNTN ngày 03/3/2017 của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020 - Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 30/3/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. - Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020. Bên cạnh đó, các huyện, xã cũng đã ban hành các văn bản liên quan chỉ đạo, hướng dẫn về nội dung chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /UBND-NNTN Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 8 năm 2019

V/v kết quả thực hiện

tiêu chí môi trường và

an toàn thực phẩm

trong xây dựng xã,

huyện nông thôn mới

giai đoạn 2010 - 2020

Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số

3007/BTNMT-TCMT ngày 25/6/2019 về việc báo cáo kết quả thực hiện tiêu

chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng xã, huyện nông

thôn mới; UBND tỉnh Quảng Ngãi báo cáo một số nội dung như sau:

I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC TRIỂN KHAI

THỰC HIỆN

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã trở thành

phong trào của cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng,

các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết

đại hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã.

Trong công tác chỉ đạo, điều hành về xây dựng nông thôn mới, tỉnh

Quảng Ngãi luôn thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt, vận dụng sáng tạo các chủ

trương chính sách của Trung ương, các Bộ ngành liên quan. Các văn bản đã

ban hành như:

- Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh về

việc ban hành Bộ tiêu chí của tỉnh Quảng Ngãi về xã nông thôn mới giai đoạn

2016 - 2020

- Công văn số 1083/UBND-NNTN ngày 03/3/2017 của UBND tỉnh về

việc giao nhiệm vụ thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí

quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 -

2020

- Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 30/3/2017 của Hội đồng nhân dân

tỉnh về kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh về việc

phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 - 2020.

Bên cạnh đó, các huyện, xã cũng đã ban hành các văn bản liên quan chỉ

đạo, hướng dẫn về nội dung chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

2

thôn mới đến các phòng, ban, đơn vị để triển khai thực hiện.

Ở cấp tỉnh: Các sở, ban, ngành được UBND tỉnh giao phụ trách tiêu chí

xã, huyện nông thôn mới, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tiêu chí được

phân công do ngành mình quản lý; xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn

2016 - 2020 đối với tiêu chí do ngành mình phụ trách phù hợp với kế hoạch

xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh; tổ chức triển khai kế

hoạch đến từng huyện, xã; hàng năm, phối hợp với các sở, ban, ngành liên

quan kiểm tra mức độ đạt chuẩn của các tiêu chí ở các địa phương theo hướng

dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, báo cáo kết quả về Thường trực Ban chỉ

đạo tỉnh.

Ở cấp huyện: Thành lập, củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng

nông thôn mới cấp huyện do Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm

Trưởng ban chỉ đạo; Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó trưởng ban thường

trực, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm ủy viên thường

trực, các thành viên ban chỉ đạo là các Trưởng hoặc Phó của các phòng, ban

trong huyện; tổ giúp việc gồm các thành viên tham mưu cho ban chỉ đạo trong

việc tổ chức thực hiện kế hoạch Chương trình.

Ở cấp xã: Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý Chương trình. Ban chỉ

đạo xã do Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban; Ban Quản lý xã do Chủ tịch

UBND xã làm Trưởng ban. Mỗi thôn thành lập Ban phát triển thôn. Xã bố trí

cán bộ kiêm nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện nông thôn

mới trên địa bàn xã.

UBND tỉnh giao các sở, ngành, theo nhiệm vụ được phân công, triển

khai văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các tiêu chí phụ trách. Trong

đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi được tỉnh phân công

nhiệm vụ phụ trách tiêu chí chí số 17 (17.2, 17.3, 17.4, 17.5, 17.6, 17.7) về

môi trường và an toàn thực phẩm thuộc Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh

Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020. Sở Tài nguyên và Môi trường đã cụ thể

hóa, hướng dẫn thực hiện một số nội dung thuộc tiêu chí số 17 (17.2, 17.3,

17.4, 17.5, 17.6, 17.7) về môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng

nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tại Công văn số 3227/STNMT-

MT ngày 07/7/2017 và luôn tích cực, chủ động hướng dẫn, theo dõi và giám

sát việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới của cấp

xã, cấp huyện; tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện tiêu chí 17 cho các địa

phương đăng ký về đích nông thôn mới qua từng năm.

Các chính sách hỗ trợ thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực

phẩm của Trung ương được triển khai kịp thời, sâu rộng qua các đề án, kế

hoạch, chương trình cụ thể; các mô hình thực hiện tiêu chí môi trường có hiệu

quả được chú ý nhân rộng. Cảnh quan môi trường nông thôn được chuyển

buyến theo hướng xanh - sạch - đẹp.

Công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, phong trào thi đua

Chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và cuộc vận động

toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được triển khai

sâu rộng, thu hút tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn

3

thể chính trị - xã hội và cộng đồng người dân nông thôn.

Phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được toàn nhân

dân và xã hội đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sức lan tỏa lớn và thật sự

mang lại hiệu quả thiết thực đối với chương trình xây dựng nông thôn mới.

II. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CỦA

TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1. Đặc thù cơ bản của địa phương trong thực hiện tiêu chí môi

trường

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về

nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, đời sống vật chất và tinh thần của

người dân nông thôn được nâng lên, an ninh nông thôn được bảo đảm, bộ mặt

nông thôn đã có nhiều khởi sắc. Cảnh quan môi trường có nhiều thay đổi tích

cực như: Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh ngày một tăng lên, các cơ sở sản

xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường,

cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn,… tạo ra diện mạo mới cho

khu vực nông thôn. Điển hình là khu vực huyện đảo Lý Sơn đã có những thay

đổi tích cực, cụ thể:

- Năm 2010: chưa có điện lưới quốc gia, dẫn đến kinh tế- xã hội ở địa

phương chưa phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân

trí còn thấp, phương tiện đi lại giữa đảo và đất liền chưa có tàu cao tốc (chủ

yếu là tàu gỗ) nên việc lưu thông hành khách và hàng hóa còn nhiều hạn chế,

bất cập. Nhà nước ít quan tâm về nguồn vốn để đầu tư công trình phúc lợi, cơ

sở hạ tầng, phương tiện thông tin đại chúng chưa được phổ buyến rộng rãi.

- Năm 2015: được nhà nước quan tâm đầu tư điện lưới quốc gia (vào

tháng 9/2014), đây cũng được xem là bước ngoặt trong chặng đường phát

triển kinh tế, được Nhà nước phân bổ nguồn vốn theo chương trình MTQG

xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững. Cơ sở vật

chất, điện đường trường trạm được xây dựng mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm hơn,

đời sống kinh tế xã hội phát triển hơn so với những năm trước và trình độ dân

trí được nâng cao so với năm 2010.

- Năm 2019: Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, nhất là phát triển du lịch,

việc đi lại thuận lợi góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương, lượng du

khách đến du lịch tại đảo ngày càng tăng, nâng cao thu nhập người dân sống

trên đảo.

2. Xuất phát điểm Tiêu chí môi trường từ giai đoạn 2010

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh: 71,17%.

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt chuẩn về môi trường: 60%.

- Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có

hoạt động làm suy giảm môi trường: Thời điểm năm 2010, ý thức người dân

trong việc giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp hầu như chưa hình thành, rác

thải khu vực nông thôn chưa được thu gom mà người dân tự đốt hoặc chôn

4

lấp trong khuôn viên nhà ở.

- Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch: Thời điểm trước

năm 2010, người dân đã có tập quán chôn cất người chết tập trung tại nghĩa

địa của xã, nhưng chưa có quy chế, quản lý nghĩa trang đảm bảo theo quy

định.

- Chất thải, nước thải được thu gom xử lý theo quy định là chưa đạt.

3. Kết quả thực hiện Tiêu chí môi trường từ giai đoạn năm 2015

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh: 85,25%.

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt chuẩn về môi trường: 79%.

- Đường làng ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có

hoạt động làm suy giảm môi trường: Đời sống vật chất người dân được nâng

cao nên nhận thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung bắt đầu được chú trọng.

Người dân trong các xã đã thường xuyên dọn vệ sinh, đường làng ngõ xóm,

trồng cây xanh tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

- Nghĩa trang và quản lý theo quy hoạch: Từ năm 2015, các xã đã có quy

hoạch nghĩa trang và xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang.

- Chất thải, nước thải được thu gom, xử lý tương đối đảm bảo. Các phụ

phẩm nông nghiệp được tái sử dụng, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật

được thu gom, xử lý đảm bảo theo quy định.

4. Kết quả thực hiện Tiêu chí môi trường đến tháng 6/2019

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh: đạt 90,8%

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch tập trung: 12,6%

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm

bảo quy địnhvề môi trường: Chưa tổng hợp được số liệu thống kê.

- Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn:

Đường làng ngõ xóm, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, vận động

nhân dân thực hiện dọn vệ sinh môi trường định kỳ, thực hiện trồng cây xanh

tại các Khu dân cư, các điểm công cộng và xung quanh khuôn viên Khu dân

cư đảm bảo diện tích tối thiểu 2m2/người; các tuyến đường trên địa bàn các xã

đã được bê tông hóa đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa; hầu hết các hộ dân

đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào đảm bảo theo quy định. Việc

duy trì thực hiện “Vườn xanh, nhà sạch, ngõ đẹp” đã đi vào nề nếp, hầu hết

người dân có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn vệ sinh sạch, đẹp tại

gia đình và nơi công cộng. Với sự chung tay của cả cộng đồng “3 có” đã tạo

thành một phong trào sôi nổi tại địa phương, thay đổi tư duy, nhận thức của

người dân về việc xây dựng nếp sống sinh hoạt văn minh, đảm bảo vệ sinh

môi trường cho gia đình, cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn.

- Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch:

Hiện nay, các xã đã xây dựng quy chế quản lý, sử dụng nghĩa trang, phù

hợp với quy hoạch sử dụng đất, tập quán của địa phương. UBND tỉnh đã ban

hành Quyết định số 70/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về việc ban hành

5

quy định về phân cấp quản lý, sử dụng nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Quảng

Ngãi. Theo đó, UBND các huyện cũng đã chỉ đạo tuyên truyền, phổ buyến

các quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang cho

nhân dân trên địa bàn; tuyên truyền, giáo dục, vận động các tổ chức, cá nhân

táng người chết vào các nghĩa trang đã được xây dựng và quản lý theo quy

hoạch; chỉ đạo UBND các xã kiểm tra và báo cáo kịp thời với cơ quan chuyên

môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện việc các tổ chức, cá nhân mai táng người

chết ngoài các nghĩa trang đã được xây dựng và quản lý theo quy hoạch để có

buyện pháp xử lý; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên theo định kỳ

về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang trên địa bàn xã.

- Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản

xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định:

+ Đối với chất thải rắn:

Các xã, thị trấn tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh

hoạt, chất thải rắn sản xuất đảm bảo.

Chất thải rắn y tế phát sinh tại các Bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế

xã, huyện, cơ sở khám chữa bệnh,... được phân loại, hợp đồng với đơn vị có

chức năng thu gom và xử lý đảm bảo theo quy định.

Tại các cánh đồng trên địa bàn các xã đều lắp đặt các ống buy thu gom

vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật và xử lý theo quy định.

- Tỷ hệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và

đảm bảo 3 sạch: Trên 85%

- Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi

trường: Trên 75%

- Tỷ lệ hộ gia đình, cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy

định về đảm bảo toàn thực phẩm: Không có số liệu

5. Nhận định về sự chuyển buyến trong ý thức và sự tham gia của

các tổ chức, người dân, cộng đồng; sự vào cuộc của các cấp ủy đảng,

chính quyền, tổ chức đoàn thể,... đối với công tác bảo vệ môi trường nông

thôn

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh,

các Sở, ban, ngành tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả trong tổ chức thực hiện giữa

các phòng, ban, ngành huyện, UBND các xã trong việc thực hiện chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã huy động được cả hệ

thống chính trị cùng vào cuộc, tạo được sự đồng thuận cao của toàn dân trong

huyện đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới. Hệ thống quản lý, điều

hành, tổ chức thực hiện Chương trình đã được thành lập từ huyện đến cơ sở

và luôn được củng cố, kiện toàn. Công tác triển khai thực hiện cơ bản đạt kế

hoạch đề ra. Tranh thủ vốn từ các Chương trình, dự án lồng ghép đầu tư vào

khu vực nông thôn phát huy được hiệu quả. Các xã tổ chức triển khai thực

hiện Chương trình theo đúng hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, các Sở, ban,

ngành tỉnh; sớm thành lập và kiện toàn hệ thống tổ chức chỉ đạo, bộ máy quản

lý thực hiện Chương trình từ huyện đến xã, thôn. Đã kịp thời tuyên truyền,

6

phản ánh về xây dựng nông thôn mới. Các Hội, đoàn thể cũng thường xuyên

tổ chức tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức khác nhau, nhờ đó đã thu

hút ngày càng nhiều các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

Nhờ đó, ý thức về công tác bảo vệ môi trường của tầng lớp nhân dân được

nâng lên rõ rệt.

6. Các bài học kinh nghiệm thành công và những khó khăn, vướng

mắc, bất cập cần tiếp tục tháo gỡ trong việc thực hiện tiêu chí môi trường

trong xây dựng nông thôn mới

a) Bài học kinh nghiệm:

Coi bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển

kinh tế xã hội, là một trong những mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững

kinh tế xã hội của tỉnh nhà, UBND tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các sở, ban,

ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ liên quan, chủ động lồng ghép các

nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào

công tác chuyên môn của từng ngành, lĩnh vực.

Xây dựng nông thôn mới cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo,

phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, máy móc: Mỗi địa

phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân

để lựa chọn nội dung thực hiện cho phù hợp.

b) Khó khăn, vướng mắc:

Xuất phát điểm kinh tế của các huyện trên địa bàn tỉnh còn thấp, chủ yếu

dựa trên phát triển nông nghiệp, hàng năm thường bị thiên tai, bão, lũ, sản

xuất còn nhiều manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, đời sống của nhân dân còn

gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách nhà nước bố trí thực hiện

chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương, mặt khác việc huy

động nguồn vốn để thực hiện chương trình còn gặp nhiều khó khăn; nhận thức

của một số bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế, chưa phát huy hết vai trò

chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU TRONG TIÊU CHÍ

MÔI TRƯỜNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI

1. Số huyện đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 01 huyện (Nghĩa Hành) đã được Thủ

tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới và 01 huyện (Tư

Nghĩa) đang hoàn thiện hồ sơ trình công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Thông tin cụ thể về huyện nông thôn mới (huyện Nghĩa Hành,

tỉnh Quảng Ngãi)

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu

chuẩn.

- Cơ sở sản xuất, chế buyến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi,

chế buyến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ

môi trường.

7

b) Kết quả thực hiện:

b1) Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện:

- UBND huyện Nghĩa Hành đã ban hành Quyết định số 299/QĐ-UBND

ngày 27/9/2017 về việc phê duyệt Phương án hướng dẫn phân loại, thu gom

và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, cụ thể:

+ Tổ chức thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn công

nghiệp và thông thường phát sinh trên địa bàn, đảm bảo đạt trên 98% khối

lượng rác thải, chất thải, phế thải xây dựng phát sinh trong ngày: Hiện nay

trên địa bàn huyện có 12/12 xã, thị trấn tổ chức thu gom rác thải và đổ về bãi

rác Nghĩa Kỳ do Công ty CP môi trường đô thị Quảng Ngãi quản lý. Tổng

khối lượng chất thải rắn phát sinh và được thu gom, xử lý là 8.593 m3/năm.

+ Phân loại, phân định, thu gom riêng, cách ly phù hợp trong quá trình

vận chuyển và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định của

pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đối với các loại chất thải nguy hại trên

địa bàn.

+ Thu gom, vận chuyển và xử lý toàn bộ lượng bao bì thuốc bảo vệ thực

vật sau khi sử dụng phát sinh trên địa bàn theo quy định tại Thông tư liên tịch

số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 15/6/2016 của Bộ trưởng Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi

trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ

thực vật sau sử dụng: Tổng khối lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật phát sinh

và được thu gom, xử lý trên địa bàn huyện là: 212,4 m3/năm. Tổng số ống buy

đặt tại đồng ruộng là 278 ống buy nhằm phục vụ công tác thu gom vỏ bao bì

thuốc bảo vệ thực vật; cụ thể: xã Hành Tín Tây (24 ống buy), xã Hành Thiện

(31 ống buy), xã Hành Đức (19 ống buy), xã Hành Trung (22 ống buy), xã

Hành Minh (31 ống buy), xã Hành Nhân (58 ống buy), xã Hành Dũng (25 ống

buy), Hành Thịnh (20 ống buy), Hành Phước (20 ống buy), Hành Tín Đông

(10 ống buy), Hành Thuận (18 ống buy), Hàng năm, hợp đồng với đơn vị có

chức năng thu gom, xử lý theo quy định.

+ Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế theo quy định

tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của

Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về

quản lý chất thải y tế. Trên địa bàn huyện có tất cả 20 cơ sở y tế, gồm: 01

Trung tâm Y tế huyện, 12 Trạm y tế và 7 cơ sở khám chữa bệnh. Tổng khối

lượng chất thải rắn y tế phát sinh và được thu gom, xử lý trên địa bàn huyện là

2.400 kg/năm.

b2) Cơ sở sản xuất, chế buyến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn

nuôi, chế buyến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo

vệ môi trường.

- Hồ sơ, thủ tục về môi trường: Doanh nghiệp đã lập hồ sơ báo cáo đánh

giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi

trường hay đề án bảo vệ môi trường (chi tiết hoặc đơn giản); chấp hành các

nội dung trong hồ sơ môi trường được phê duyệt; Ngoài ra các hộ kinh doanh

8

nhỏ lẻ trên địa bàn huyện thực hiện cam kết việc bảo vệ môi trường tại UBND

xã. Cụ thể 1.094/1.094 cơ sở đã lập cam kết bảo vệ môi trường, đạt tỷ lệ

100%, trong đó có 80 cơ sở lập hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch

bảo vệ môi trường hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản tại UBND huyện;

1.014 cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô hộ gia đình thực hiện cam kết tại

UBND xã.

+ Lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và thuê đơn vị có

chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

+ Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chương trình quan trắc, giám sát

môi trường định kỳ như cam kết chương trình giám sát môi trường trong báo

cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo

vệ môi trường hay đề án bảo vệ môi trường (chi tiết hoặc đơn giản) đã được

cơ quan chức năng thẩm quyền phê duyệt.

- Công trình, buyện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường để thu

gom, phân loại, lưu giữ, tái chế, thu hồi hoặc xử lý chất thải được các doanh

nghiệp, cơ sở chăn nuôi, làng nghề,… thực hiện đầy đủ, đúng quy định:

+ Đối với Cụm công nghiệp: Hiện nay, Cụm công nghiệp Đồng Dinh có

09 doanh nghiệp đang hoạt động và đã lập hồ sơ môi trường theo quy định đạt

tỷ lệ 100%; thực hiện đúng cam kết sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá

tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi

trường; hợp đồng thu gom chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng hệ thống xử lý

nước thải, khí thải trước khi cho thải ra môi trường và đạt giới hạn cho phép

của quy chuẩn quốc gia hiện hành; có buyện pháp giảm thiểu chất thải, áp

dụng thực hiện sản xuất sạch hơn vào quy trình sản xuất làm hạn chế chất thải

phát thải ra môi trường, cụ thể số lượng chất thải: Chất thải rắn sinh hoạt phát

sinh: 2,34 (tấn/năm); chất thải rắn không nguy hại phát sinh: 86,4 (tấn/năm);

chất thải nguy hại phát sinh: 0,72 (tấn/năm); nước thải sản xuất: 6262

(m3/năm).

+ Các doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại đã lập hồ sơ chủ

nguồn thải chất thải nguy hại và thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý

chất thải nguy hại. Đối với bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh: 20/20 cơ sở

y tế đã thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường, có hệ thống xử lý

nước thải, chất thải đúng quy định.

- Về cơ sở nuôi trồng thủy sản: Trên địa bàn huyện không quy hoạch cơ

sở nuôi trồng thủy sản có quy mô.

- Cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi tập trung ngoài các yêu cầu tại điểm a

và điểm b, khoản 2, Điều 9 Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày

26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng

dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

phải đảm bảo các điều kiện thú y trong chăn nuôi theo quy định tại Luật Thú

y, Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 11 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP

ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo

vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường,

9

chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm:

Trên địa bàn huyện có 11 trang trại có hoạt động chăn nuôi gia súc, gia

cầm đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi theo quy định tại

Luật Thú y, Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 11 Nghị định số

66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư

kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật

rừng thông thường, chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

- Làng nghề trên địa bàn: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 03 làng nghề

gồm: Làng nghề sản xuất bánh tráng tại xã Hành Trung, Làng nghề chổi đót

tại xã Hành Thuận và Làng nghề Trồng cây cảnh ở xã Hành Đức. Các làng

nghề đều thực hiện việc thu gom rác thải, xử lý nước thải đúng quy định.

- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp: 09/09 cơ

sở sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp Đồng Dinh có đầy đủ hồ sơ,

thủ tục về môi trường theo quy định và thực hiện đúng các quy định về bảo vệ

môi trường. Trong năm 2015 đến nay UBND huyện đã bố trí kinh phí sự

nghiệp cho công tác bảo vệ môi trường là 1.350 triệu đồng.

- Về khu công nghiệp: Trên địa bàn huyện không có khu công nghiệp.

3. Bài học kinh nghiệm thành công và những khó khăn, vướng mắc,

bất cập

a) Bài học kinh nghiệm:

- Xây dựng nông thôn mới trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền

để cả hệ thống chính trị và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ về xây dựng

nông thôn mới. Thường xuyên tổ chức đa dạng các hình thức truyền thông về

Chương trình nông thôn mới; tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm

của nhân dân trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới; tạo sự đồng

thuận cao trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu đưa huyện nhà về đích nông

thôn mới. Phải làm cho người dân xác định chính họ là chủ thể của xây dựng

nông thôn mới thì Chương trình mới thật sự thành công.

- Cần xác định những công trình, công việc bức xúc của người dân và

tập trung thực hiện tốt. Trên cơ sở đó, UBND các xã cần xây dựng kế hoạch,

giải pháp phù hợp cho từng loại chỉ tiêu cụ thể trong tiêu chí số 17; phân công

trách nhiệm cụ thể cho Ban Chỉ đạo, các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên

kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo từ đó tạo niềm tin và khí thế

phấn khởi cho người dân, khơi dậy và phát huy được vai trò chủ thể của dân

trong xây dựng nông thôn mới.

- Thực tiễn cho thấy ở địa phương, đơn vị, cơ sở nào đoàn kết nội bộ tốt,

phát huy dân chủ thật sự, người đứng đầu quyết liệt vào cuộc thì xây dựng

nông thôn mới ở nơi đó đạt kết quả cao. Việc huy động và sử dụng các nguồn

lực trong xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo thật sự dân chủ, người dân

được tham gia bàn bạc, quyết định và có sự giám sát của cộng đồng dân cư để

đảm bảo công khai, minh bạch.

- Xây dụng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, không được chủ

quan, nóng vội, chạy theo thành tích, nhưng phải hết sức tích cực, quyết liệt,

10

vừa làm vừa rút kinh nghiệm hoàn thiện, cần kịp thời khen thưởng, buyểu

dương những cá nhân, tổ chức tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông

thôn mới và cần tăng cường kiểm tra, giám sát để có chỉ đạo, uốn nắn kịp

thời.

- Xây dựng nông thôn mới phải trên cơ sở lồng ghép các chương trình

mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các chương trình, dự án

đang triển khai ở nông thôn và huy động đóng góp công sức của nhân dân.

- Xây dựng nông thôn mới được gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội hằng năm, gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở đảm

bảo quốc phòng và an ninh của địa phương.

- Để thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới, công tác tuyên

truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân phải được đặt lên hàng

đầu. Cùng với đó, cần phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm của cá nhân

trong quản lý, điều hành.

- Khi thực hiện, các xã phải sắp xếp, lựa chọn thực hiện các tiêu chí phù

hợp với tình hình địa phương, chọn những tiêu chí đáp ứng nguyện vọng của

người dân để thực hiện trước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo

phương châm dân buyết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi. Đội

ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết

những khó khăn, vướng mắc cho người dân,…

b) Khó khăn, vướng mắc: Nguồn ngân sách Nhà nước bố trí thực hiện

chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương, mặt khác, việc huy

động nguồn vốn để thực hiện chương trình còn gặp nhiều khó khăn; nhận thức

của một số bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những nội dung đã làm được

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về

xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 nói chung và đối với tiêu chí

số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm nói riêng, đời sống vật chất và tinh

thần của người dân nông thôn được nâng lên, bộ mặt nông thôn đã có nhiều

khởi sắc, cảnh quan môi trường có nhiều thay đổi tích cực,..., tạo ra diện mạo

mới cho huyện nhà.

Hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình các cấp đã được thành lập

kiện toàn, đi vào hoạt động cơ bản hiệu quả. Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo

thực hiện Chương trình của huyện được ban hành khá đầy đủ, kịp thời.

Phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được nhân dân và

xã hội đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sức lan tỏa lớn và thật sự mang

lại hiệu quả thiết thực đối với chương trình xây dựng nông thôn mới.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạnh chế:

- Công tác triển khai thực hiện tiêu chí số 17 nông thôn mới ở các xã

chậm. Chất lượng một số chỉ tiêu trong tiêu chí số 17 nông thôn mới đạt

11

nhưng chưa bền vững. Cảnh quan môi trường nông thôn chưa thật sự xanh -

sạch - đẹp. Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn có xu hướng gia tăng ở

nhiều nơi.

- Việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều

khó khăn. Vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn lồng ghép từ các chương trình,

dự án khác) còn quá thấp so với yêu cầu; vốn huy động trong dân rất hạn chế

do thu nhập của người nông dân còn thấp; vốn huy động từ các doanh nghiệp

không nhiều.

b) Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

- Điểm xuất phát xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện

còn thấp, tập quán sinh hoạt của bà con chưa thực sự thoát khỏi tính truyền

thống.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân còn hạn

chế, nhất là tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư từ ngân sách nhà nước,

tính tự lực, tự cường chưa phát huy đúng mức.

- Nguồn lực đầu tư còn hạn chế so nhu cầu, nhất là nhu cầu đầu tư xây

dựng các cơ sở xử lý chất thải, nước thải.

V. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG

GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2020

1. Nhiệm vụ trọng tâm

Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ

chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới nói chung và đối với

tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm nói riêng; huy động cả hệ

thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình theo

các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Công tác chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn

mới phải thực hiện đồng bộ, toàn diện đối với tất cả các xã trên địa bàn huyện

trong đó tập trung chỉ đạo các xã phấn đấu đạt chuẩn tiêu chí số 17 nông thôn

mới giai đoạn 2010 - 2020.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thay đổi cơ bản về nhận

thức của người dân. Môi trường là tiêu chí đòi hỏi sự vào cuộc, ủng hộ tích

cực của cả cộng đồng dân cư, mà trực tiếp là người dân. Các xã chỉ đạo thôn

rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy ước, hương ước thôn và tổ chức thực hiện để

xây dựng đời sống văn hoá mới; xây dựng mô hình tổ, nhóm dân cư tự quản

trong quản lý vệ sinh môi trường tại thôn.

Thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ

sinh môi trường nông thôn, các chính sách khác có liên quan theo hướng bám

sát Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Tiếp tục triển khai phong trào thi

đua gắn vói xây dựng nông thôn mới như: Phong trào “Xây dựng môi trường

nông thôn xanh sạch đẹp”, phong trào “5 không, 3 sạch, 3 an toàn”,..., qua đó

nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn môi trường, từng bước thay đổi nhận

thức, cách sống, nề nếp ăn ở văn minh, lịch sự.

Duy trì và đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh

12

nhằm huy động sự đồng thuận, tham gia chương trình của toàn xã hội. Đặc

buyệt là huy động nguồn lực xã hội hóa thực hiện chương trình trong bối cảnh

nguồn ngân sách còn hạn chế.

Chỉ đạo tập trung nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở

hạ tầng thiết yếu ở nông thôn theo hướng đồng bộ, phục vụ tốt nhu cầu sinh

hoạt và sản xuất của người dân; đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu

nhập cho người dân nông thôn trên cơ sở xây dựng, nhân rộng các mô hình

liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với phát triển sản phẩm chủ lực, đặc

trưng của các địa phương.

2. Giải pháp cụ thể

- Triển khai thực hiện các quy hoạch, nhân rộng các mô hình bảo vệ môi

trường có hiệu quả ở nông thôn.

- Tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư các công trình cung cấp

nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ dân vùng nông thôn. Chỉ đạo các

ngành, địa phương tăng cường kiếm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh

doanh, trang trại trên địa bàn nông thôn thực hiện nghiêm các quy định về bảo

vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

VI. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Đối với Trung ương

Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương cân đối, tăng mức hỗ trợ vốn trực

tiếp của Chương trình, nhất là vốn đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý môi

trường nông thôn. Đồng thời, tăng mức hỗ trợ vốn sự nghiệp để hỗ trợ xây

dựng các mô hình bảo vệ môi trường tiên tiến, hiệu quả.

2. Đối với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh

Tăng cường chỉ đạo, giám sát quá trình triển khai thực hiện chương trình

xây dựng nông thôn mới; quan tâm ưu tiên bố trí bổ sung ngân sách tỉnh để

thực hiện chương trình.

Kính đề nghi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, chỉ đạo./.

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH - Như trên;

- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);

- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);

- Thường trực HĐND tỉnh;

- CT, PCT UBND tỉnh;

- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT,

Kế hoạch và Đầu tư,

Tài nguyên và Môi trường;

- Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh;

- VPUB: CVP, PCVP, TH, CB-TH;

- Lưu: VT, NN-TN(tnh438).

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Tăng Bính

13

Phụ lục 1:

KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN

THỰC PHẨM XÃ NÔNG THÔN MỚI

(Kèm theo Công văn số 4353/UBND-NNTN ngày 02/8/2019

của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT Nội dung Tổng số xã

trên địa bàn

Số xã đạt tiêu chí môi trường

Đến

12/2010

Đến

12/2015

Đến

3/2019

A Thông tin chung 164 1 48 84

1 Huyện Bình Sơn 24 10 14

2 Huyện Sơn Tịnh 11 4 8

3 Thành phố Quảng Ngãi 12 3 12

4 Huyện Tư Nghĩa 13 6 13

5 Huyện Nghĩa Hành 11 11 11

6 Huyện Mộ Đức 12 10 11

7 Huyện Đức Phổ 14 1 4 7

8 Huyện Ba Tơ 19 3

9 Huyện Minh Long 05

10 Huyện Sơn Hà 13 2

11 Huyện Sơn Tây 09

12 Huyện Trà Bồng 09 1

13 Huyện Tây Trà 09

14 Huyện Lý Sơn 03 2

B Thông tin cụ thể

I

Chỉ tiêu 17.1 về tỷ lệ hộ sử dụng

nước hợp vệ sinh và nước sạch theo

quy định

Tổng số hộ

đến (6/2019)

Đến

12/2010

Đến

12/2015

Đến

6/2019

1 Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh 286.224 71,17% 85,25% 90,8%

2 Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch tập trung 39.721 4,44% 9,85% 12,6%

II …………………

… …………………

VIII

Chỉ tiêu 17.8 về tỷ lệ hộ gia đình và

cơ sở sản xuất, kinh doanh thực

phẩm tuân thủ các quy định về đảm

bảo an toàn thực phẩm

Tổng số hộ

chăn nuôi

(hộ gia đình,

cơ sở)

Đến

12/2010

Đến

12/2015

Đến

6/2019

Số hộ, cơ sở đảm bảo về ATTP ……