Ủy ban nhÂn dÂn cỘng hoÀ xà hỘi chỦ …skhdt.kontum.gov.vn/filedinhkem/ke hoach xhh giao...

23
UBND TỈNH KON TUM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 35 /SGDĐT-KH Kon Tum, ngày 31 tháng 5 năm 2012 KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2012-2015 PHẦN I ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XHHGD TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2006-2010 Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế văn hoá và thể dục thể thao, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND ngày 08/5/2007 phê duyệt Đề án XHHGD tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006-2010, Sở GD-ĐT đánh giá việc thực hiện Đề án trên như sau: I. Đánh giá mục tiêu chung: Về cơ bản, đã tiếp cận từng bước trong việc thực hiện mục tiêu chung, đó là: - Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục và được thụ hưởng thành quả giáo dục. - Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, mọi cá nhân, tập thể về vị trí, vai trò quan trọng của xã hội hoá giáo dục, xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục.

Upload: others

Post on 02-Feb-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

UBND TỈNH KON TUM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 35 /SGDĐT-KH Kon Tum, ngày 31 tháng 5 năm 2012

KẾ HOẠCHXÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2012-2015

PHẦN IĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XHHGD TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2006-2010

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế văn hoá và thể dục thể thao, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND ngày 08/5/2007 phê duyệt Đề án XHHGD tỉnh Kon Tum giai đoạn 2006-2010, Sở GD-ĐT đánh giá việc thực hiện Đề án trên như sau:

I. Đánh giá mục tiêu chung:Về cơ bản, đã tiếp cận từng bước trong việc thực hiện mục tiêu chung, đó là: - Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục,

xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục và được thụ hưởng thành quả giáo dục.

- Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, mọi cá nhân, tập thể về vị trí, vai trò quan trọng của xã hội hoá giáo dục, xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt các loại hình giáo dục công lập, ngoài công lập, các nguồn tài chính từ Nhà nước và nhân dân để mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh.

- Một số mục tiêu cụ thể chưa đạt được hầu hết do nguyên nhân khách quan (nêu ở phần đánh giá mục tiêu cụ thể).

II. Đánh giá các mục tiêu cụ thể:1. Về tài chính:

Mục tiêu đến năm 2010: Ngân sách nhà nước chi thường xuyên hàng năm cho sự nghiệp giáo dục đảm bảo tỷ lệ: 70% chi phục vụ con người và 30% phục vụ chi khác. Mục tiêu này chưa đạt được, năm 2011 chi khác ngoài lương chiếm 16%. Nguyên nhân: nguồn NSNN hạn hẹp, hàng năm đáp ứng đủ lương và các khoản theo lương; các khoản chi khác còn thấp.

2. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục:- Mục tiêu: Đảm bảo đủ biên chế, loại hình giáo viên giảng dạy ở các cấp học,

bậc học. Mục tiêu này đạt được ở cấp THPT và THCS; ở bậc Tiểu học hiện nay là

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

1,29 GV/lớp và Mầm non là 1,3 GV/lớp. Mục tiêu này chưa đạt được theo yêu cầu (Định mức quy định bậc Tiểu học 1,5 GV/lớp cho dạy 2 buổi/ngày và bậc Mầm non 2 GV/ lớp). Nguyên nhân: việc tuyển GV bổ sung hàng năm phải gắn với khả năng ngân sách của các đơn vị (huyện/TP), mà khả năng NSNN hàng năm chỉ đáp ứng một phần nhu cầu. Ngoài ra, còn có trường hợp: có kinh phí, có chỉ tiêu nhưng không tuyển được GV do không có nguồn tuyển để bổ sung và khi tuyển được nhưng do điều kiện khó khăn GV bỏ việc (như KonPlông) ở hai bậc học Tiểu học và Mầm non.

- Mục tiêu: Từng bước phấn đấu tăng dần tỷ lệ giáo viên là người dân tộc thiểu số lên: 18% (chưa đạt, hiện nay là 12,95%).

- Mục tiêu: Nâng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đối với nhà trẻ đạt 80%, giáo viên mẫu giáo 100% (hiện nay tỷ lệ chung là 95,2%, cơ bản đạt yêu cầu); 100% CBQL ngành học mầm non qua chương trình đào tạo hoặc các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chuyên ngành (hiện nay đạt 99,1% do số cán bộ quản lý mới bổ nhiệm chưa có thời gian học bồi dưỡng).

- Mục tiêu: Giáo viên tiểu học đạt chuẩn 90% (hiện nay đạt 98,9%), trong đó 50% đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn (hiện nay đạt 53,25%); 100% cán bộ quản lý qua chương trình đào tạo hoặc các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ (hiện nay đạt 99,1% do số cán bộ quản lý mới bổ nhiệm chưa có thời gian học bồi dưỡng); 100% thanh tra viên kiêm nhiệm được bồi dưỡng qua các lớp huấn luyện về nghiệp vụ thanh tra (hiện nay đạt 70% do số mới được phân công nhiệm vụ chưa có thời gian học bồi dưỡng).

- Mục tiêu: Đảm bảo đủ số lượng giáo viên THCS (hiện nay 2,1 GV/lớp, vượt định mức 1,9 GV/lớp) và đồng bộ về cơ cấu các bộ môn (hiện nay một số môn còn thiếu như Tin học, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật); số giáo viên THCS đạt chuẩn 100% (hiện nay đạt 100%), trong đó 60% giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn (hiện nay 36,2%). 100% giáo viên THPT đạt chuẩn (hiện nay đạt 100%), trong đó ít nhất 10% có trình độ chuyên môn trên chuẩn (hiện nay đạt 12%).

- Mục tiêu: Đội ngũ giảng viên ở trường CĐ sư phạm và CĐ kinh tế có trình độ từ thạc sỹ trở lên đạt trên 50% (chưa đạt, hiện nay là 65/230 người, đạt 28,3%).

3. Về cơ sở vật chất trường lớp:- Mục tiêu: Đảm bảo đủ diện tích đất theo quy định chung cho các trường mới

thành lập (cơ bản đáp ứng được); từng bước phấn đấu mở rộng diện tích sân chơi bãi tập cho các trường chưa có đủ diện tích sân chơi bãi tập.

- Mục tiêu: Số phòng học đạt tiêu chuẩn nhà từ cấp 4 trở lên chiếm tỷ lệ 90% (hiện nay đạt 95,4%); 70% trường có thư viện (hiện nay đạt 87,7%); 70% trường có phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn theo quy định (hiện nay THCS đạt 37,1%; THPT đạt 87,5%); 100% các trường có phòng kho đủ tiêu chuẩn chứa thiết bị dạy học (đạt 50%).

- Mục tiêu: 100% các trường THPT, THCS, TTGDTX duy trì và phát huy có hiệu quả kết nối INTERNET (hiện nay các trường THPT và TTGDTX đạt 100%, các trường THCS đạt 95% do sóng nối mạng chưa đến được một số trường); Sở GD&ĐT phát huy hiệu quả trang WEB của ngành; xây dựng và phát triển mạng giáo dục

2

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

(edunet) và phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục (đang triển khai có hiệu quả).

- Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2010 mỗi xã, phường có một trường MN độc lập (hiện nay còn 9 xã chưa có trường Mầm non độc lập), 100% xã, phường có trường tiểu học, THCS độc lập (còn 5 xã chưa có trường Tiểu học độc lập; 7 xã chưa có trường THCS độc lập). Danh sách cụ thể các xã, phường chưa có trường độc lập đến thời điểm báo cáo như sau:

TT Xã HuyệnMầm non

Tiểu học

TH CS Ghi chú

1 Đăk Ring Kon Plong * * * Trường THCS Đăk Ring gồm 3 cấp học2 Đăk Nên Kon Plong * * * Trường THCS Đăk Nên gồm 3 cấp học3 Đăk Tăng Kon Plong * * * Trường THCS Đăk Tăng gồm 3 cấp học4 Ngọc Tem Kon Plong * * * Trường THCS Ngọc Tem gồm 3 cấp học5 Măng Bút 1 Kon Plong *     Chỉ có lớp Mầm non trong Trường TH Măng Bút 16 Măng Bút 2 Kon Plong *     Chỉ có lớp Mầm non trong Trường TH Măng Bút 27 Đăk Man Đăk Glei *     Chỉ có các lớp mầm non ở các thôn làng

8 Đăk NăngTP Kon Tum *   * Mới tách xã, chỉ có trường TH

9 Đăk Rơ VaTP Kon Tum   * * Trường THCS Vừ A Dính gồm 2 cấp học

10 Hòa BìnhTP Kon Tum *     Chỉ có điểm trường

11 Ngô MâyTP Kon Tum     *

Học sinh THCS P.Ngô Mây học ở Trường THPT Ngô Mây

  Tổng cộng   9 5 7  

- Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2010: 35% số trường mầm non của tỉnh đạt chuẩn quốc gia, 30-35% trường tiểu học, THCS đạt chuẩn Quốc gia, 30% trường THPT, DTNT đạt chuẩn Quốc gia. Mục tiêu này đạt ở TH, chưa đạt ở MN, THCS, THPT (đến 2010 trường ĐCQG bậc Mầm non 18%, TH 35%, THCS 12%, THPT và DTNT 21%).

- Mục tiêu: Tất cả các huyện đều có trường THPT và hoàn thành việc tách trường THPT ra khỏi trường PT–DTNT, trừ trường PT – DTNT Kon Plong và Tu Mơ Rông vì có đến 100% HS là người DTTS. Mục tiêu này đạt 100%.

4. Về tỷ lệ huy động và tỷ lệ học sinh bán trú, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày Cụ thể theo bảng sau:

TT Mục tiêu theo Đề án đến 2010Thực tế đạt 2010 Đạt / Chưa đạt / Nguyên nhân

 1 Tỷ lệ huy động nhà trẻ 15% 11% Chưa đạt, do đặt chỉ tiêu cao  2 Tỷ lệ huy động mẫu giáo 75% 78,3% Đạt  3 Tỷ lệ huy động 5 tuổi 98% 98,2% Đạt  4 Tỷ lệ học sinh MN học bán trú tỷ lệ 35-40% 53% Đạt  5 Huy động 6-11 tuổi vào tiểu học đạt 99% 99%  Đạt  Riêng 6 tuổi vào lớp1 đạt 98% 99,7%  Đạt

 5 50-60% học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày  96,25%  Đạt 6 20% HS tiểu học học ngoại ngữ 23,7% Đạt  7 10-30% học sinh THCS học 2 buổi/ngày 18,7% Đạt

3

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

 8 80% HS THCS học tin học 44,7% Chưa đạt, do đặt chỉ tiêu cao  10 100% HS THCS được học môn tự chọn  100% Đạt 

 11Huy động 70-75% tổng số HS trong độ tuổi vào THPT 54,9% 

Chưa đạt, do huy động học sinh vùng sâu vùng xa gặp nhiều khó khăn 

 12 100% HS THPT được hướng nghề nghiệp 100% Đạt

Riêng đối với THCS: Mục tiêu: Tỷ lệ huy động vùng thuận lợi đạt 100%, vùng khó khăn đạt 95%,

vùng đặt biệt khó khăn đạt 90% (hiện nay tỷ lệ huy động chung là 87,1% - vùng thuận lợi 100%, vùng KK 86,9%, vùng đặc biệt KK 81,3%).

5. VÒ CMC, PCGD tiÓu häc vµ PCGD trung häc c¬ së: - Mục tiêu: Số người 15-35 tuổi biết chữ đạt tỷ lệ 98% (hiện nay là 98,2%). Nâng số trẻ 11 tuổi học hết chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 80% (hiện nay là 87,9%); số trẻ 14 tuổi học hết chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 100% (hiện nay 99,4%). Có 90% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi (hiện nay 100%).

- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 -18 được công nhận học xong THCS các hệ (phổ thông hoặc bổ túc văn hoá) đạt tỷ lệ 80% (hiện nay đạt 83,9%), riêng những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt tỷ lệ từ 70% trở lên (hiện nay đạt 70%). 100% huyện, thị xã được công nhận PCGD THCS (đạt 100%); đang tiến hành PCGD Trung học phổ thông ở những địa bàn thuận lợi.

6. Giáo dục dân tộc: - Mục tiêu: Nâng cấp, mở rộng quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú lên 3500 em/năm (hiện nay 2.450 em/ năm). Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy và rèn luyện toàn diện đối với học sinh học tại các trường DTNT (đạt). Thực hiện tuyển sinh đúng đối tượng, tăng chỉ tiêu học sinh THPT, giảm mức tối thiểu học sinh THCS nhằm đáp ứng việc tạo nguồn cán bộ người DTTS cho các địa phương trong tỉnh (đạt). Đến năm 2010 có ít nhất 02 trường phổ thông DTNT đạt chuẩn quốc gia (hiện nay chỉ có Trường PTTH DTTN tỉnh đạt chuẩn QG, mặc dù số lượng đạt chuẩn chung là đạt).

- Mục tiêu: Mở rộng quy mô và đảm bảo tốt các điều kiện về học tập và nhu cầu sinh hoạt, ăn ở đối với học sinh bán trú. Thời gian qua có sự đầu tư của các cấp; nội dung này trong thời gian đến sẽ đẩy mạnh theo Thông tư 24 của Bộ GD-ĐT. - Mục tiêu: Đầu tư mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng dạy- học. Nâng hiệu quả đào tạo đối với học sinh DTTS, đến năm 2010 nâng hiệu quả đào tạo bậc tiểu học đạt 90% (hiện nay tỷ lệ chung 96,96%) và cấp THCS đạt 80-85% (hiện nay tỷ lê chung 95,3%).

- Môc tiªu: Làm tốt công tác tạo nguồn và cử tuyển (mục tiêu này đạt do hàng năm thực hiện đúng quy trình, đáp ứng công tác tạo nguồn của tỉnh).

7. Về tỷ lệ học sinh ngoài công lập và lộ trình chuyển đổi hệ thống trường lớp: 4

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

- Về tỷ lệ học sinh ngoài công lập đến năm 2010:TT Loại hình Tỷ lệ HS

NCL theo Đề án (%)

Tỷ lệ HS NCL hiện nay (%)

Đạt / Chưa đạt / Nguyên nhân

1 Nhà trẻ 65 32Chưa đạt, do điều chỉnh không chuyển các trường công lập sang loại hình tư thục; và các trường ngoài công lập ít phát triển.

2 Mẫu giáo 25 7,73 Tiểu học 0,8 04 THCS 1,0 0

5 THPT 10 0 Do chuyển trường THPT Bán công Duy Tân thành trường công lập.

- Lộ trình chuyển đổi trường, lớp:+ Đối với Mầm non:*Môc tiªu: TiÕp tôc cñng cè vµ khuyÕn khÝch ph¸t triÓn c¸c hÖ thèng trêng

líp ngoµi c«ng lËp ë nh÷ng vïng n«ng th«n thuËn lîi, thÞ trÊn, thÞ x·, n«ng l©m tr-êng, xÝ nghiÖp. Môc tiªu nµy ®¹t: n¨m 2005 cã 4 trêng ngoµi c«ng lËp, hiÖn nay lµ 9 trêng.

*Mục tiêu: Đến năm 2010 chuyển trường mầm non Quang Trung- thành phố Kon Tum sang loại hình trường tư thục dưới dạng cổ phần hoá (HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã quyết định điều chỉnh không chuyển đổi). Các trường sau đây chuyển sang loại hình trường công lập theo hướng tự chủ, tự trang trải kinh phí một phần, tiến tới tự chủ hoàn toàn sau năm 2010, cụ thể:

Năm học Tên trường Tỷ lệ tự đảm

bảo theo

Đề án

Tỷ lệ đảm bảo hiện nay

Đạt / Không đạt /

Nguyên nhân

2007-2008 Quyết Thắng, MN THSP- TX Kon Tum

60% MN Q. Thắng 35%; THSP 44%

Không đạt, do các

trường công lập ngoài nguồn thu

học phí theo quy định, việc huy

động nguồn xã hội hóa không đáp ứng được.

2008-2009 - Hoa Hồng, Duy Tân, Thống Nhất, Thắng Lợi - TX Kon Tum;

- Sơn Ca, Hoa Hồng- Đăk Hà;

- MN số 1 (Bình Minh), số 2 (Sao Mai) thị trấn Đăk Tô;

- MN thị trấn PleiKần- Ngọc Hồi

50% Hoa Hồng 24%; DTân 40%; T. Nhất 8%; T.

Lợi 8%

Sơn Ca 42,6%; Hoa Hồng 10%;

MN số 1, số 2 Đăk Tô 50%;

MN thị trấn Plei Kần 15%

2009-2010 - Mầm non thị trấn Sa Thầy;

- Mầm non thị trấn Kon Rẫy;

40% MN TT Sa Thầy 18%

MN TT Kon Rẫy 8,6%

5

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

- Mầm non thị trấn Đăk Glei

MN TT Đăk Glei 10%

+ Đối với Tiểu học: Mục tiêu: Chuyển trường tiểu học Lê Hồng Phong - thành phố Kon Tum sang loại hình trường tư thục dưới dạng cổ phần hoá (HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã quyết định điều chỉnh không chuyển đổi).

+ Đối với THCS và THPT:*Mục tiêu: Chuyển trường Bán công Duy Tân sang trường tư thục theo dạng

cổ phần hóa (HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã quyết định điều chỉnh không chuyển đổi).*Mục tiêu: đến năm 2010, chuyển 60% trường THPT công lập sang thực hiện

cơ chế tự đảm bảo một phần kinh phí từ nguồn xã hội hoá giáo dục, cụ thể:Năm học Tên trường Tỷ lệ tự

đảm bảo theo Đề án

Tỷ lệ tự đảm bảo hiện nay

Đạt / Không đạt / Nguyên nhân

2007-2008 THPT Kon Tum; TH Chuyên

30% THPT Kon Tum: 5,8%; TH Chuyên:

4,6%

Mục tiêu này không đạt được, do các

trường công lập ngoài nguồn thu học phí theo quy định, việc huy động nguồn xã hội hóa không đáp

ứng được

2008-2009 THPT Lê Lợi, THPT Đăk Hà

20% THPT Lê Lợi: 2,2%;

THPT Đăk Hà: 3,4%

2009-2010 THPT Ngọc Hồi, THPT Đăk Tô

10% THPT Ngọc Hồi: 2,3%

THPT Đăk Tô: 2,3%

Hiện nay, các trường THPT công lập thực hiện cơ chế tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo Quyết định số 168/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở GD-ĐT giai đoạn 2011-2013.

+ Đối với giáo dục thường xuyên: mục tiêu: 100% huyện có TTGDTX cấp huyện (hiện nay có 7/9 huyện có TTGDTX, đạt 78%); trên 85% số xã phường, thị trấn có TTHTCĐ (hiện nay có 68 TTHTCĐ, đạt 70%). Thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học ở những huyện có điều kiện như Đăk Hà, Ngọc Hồi (chưa đạt).

III. Đánh giá một số nội dung liên quan khác:1 Việc khuyến khích xây dựng cơ sở giáo dục ngoài công lập:

- Học sinh ngoài công lập tăng: năm học 2004-2005 số hs NCL mầm non là 1.164 em, đến nay là 3.814 em, tăng 228%. Trường mầm non ngoài công lập tăng 4 trường so với 2005-2006 (hiện nay là 9 trường).

- Hiện nay, được sự cho phép của UBND tỉnh, Công ty cổ phần Công nghệ và Giáo dục Nguyễn Hoàng – TP Hồ Chí Minh đang đầu tư xây dựng 1 trường mầm tư

6

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

thục trên địa bàn thành phố Kon Tum với vốn đầu tư khoảng 26,4 tỷ đồng và trường phổ thông nhiều cấp học chất lượng cao i – school với vốn đầu tư khoảng 177,5 tỷ đồng.

2 Việc huy động đóng góp của xã hội cho trường học:- Trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia thời gian qua, có phần

đóng góp quan trọng của các tổ chức và cá nhân cho các trường.- Các trường Dân tộc nội trú, trường có tổ chức bán trú đã vận động phụ huynh

đóng góp thêm gạo, thức ăn cho học sinh. Số hs bán trú ngày càng tăng.- Các trường mầm non, phổ thông đã vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ

thêm về các hạng mục phụ trợ (sân, hàng rào, nhà vệ sinh, …) cho nhà trường. - Sở Giáo dục-Đào tạo đã vận động một số doanh nghiệp đóng góp, hỗ trợ giải

thưởng cho các hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh. - Nhân dân tự nguyện hiến đất xây dựng trường học.- Nhân dân hưởng ứng phong trào học tập (như “Tiếng kẻng học tập” ở huyện

Ngọc Hồi) và nhân rộng ở vùng sâu, vùng xa toàn tỉnh.- Hội khuyến học các cấp đã vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng, hỗ

trợ cho hs nghèo, học giỏi.(Số liệu so sánh đánh giá có Phụ lục 1,

số liệu huy động chi tiết có Phụ lục 2 và Phụ lục 3 kèm theo)

PHẦN IIKẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC XHHGD TỈNH KON TUM

GIAI ĐOẠN 2012-2015 Kon Tum là một tỉnh miền núi, biên giới có điểm xuất phát kinh tế thấp. Sau 20 năm tái lập tỉnh (1991-2011), với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, đến nay tỉnh Kon Tum đã đạt những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng.

Thời gian qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh nhà tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành: mạng lưới trường, lớp và quy mô giáo dục từng bước được kiện toàn và tăng lên ở hầu hết các cấp học, bậc học, đặc biệt là bậc mầm non và cấp THPT; đội ngũ giáo viên, CBQL được bổ sung, bồi dưỡng và chuẩn hoá; chất lượng giáo dục đại trà đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục mũi nhọn được quan tâm; thành quả CMC và PCGD tiểu học được duy trì, giữ vững; đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục THCS năm 2010; công tác xã hội hoá đã đạt những thành công bước đầu. Những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực của tỉnh nhà.

Thực hiện Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, trong giai đoạn 2012-2015, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Kon Tum cần có những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ những bất cập khó khăn trước mắt, đồng thời cần xây dựng những chiến lược quan

7

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

trọng để định hướng phát triển toàn diện, bền vững. Xã hội hoá giáo dục là xu thế chung của cả nước, và cũng là một tư tưởng chiến lược của tỉnh đối với sự phát triển giáo dục đào tạo của tỉnh Kon Tum.I. Những căn cứ để xây dựng Kế hoạch:1. Các văn bản liên quan:

- Thông báo số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), phương hướng phát triển Giáo dục và đào tạo đến năm 2020;

- Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao và môi trường;

- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế văn hoá và thể dục thể thao;

- Công văn số 193/TTg-VX ngày 26/01/2006 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ;

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015;

- Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015.

- Kế hoạch số 1843/KH-UBND ngày 21/10/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011-2015;

- Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện quy chế công khai đối với CSGD của hệ thống Giáo dục quốc dân và tiếp tục thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực;

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 03/12/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Kon Tum khóa XIII về Nâng cao chất lượng giáo dục đối với HSDTTS giai đoạn 2008-2015;

- Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Kon Tum lần thứ XIV (Nhiệm ky 2010-2015);- Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 05/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh

Kon Tum về Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025;

8

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

- Quyết định số 47/2011/NQ-HĐND ngày 26/12/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025;

- Quyết định số 168/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở GD-ĐT giai đoạn 2011-2013;

Quyết định số 1951/2011/QĐ-TTg ngày 02/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục-đào tạo tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015;

- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và tài liệu liên quan.2. Cơ sở thực tiễn:

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum.- Tình hình phát triển giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh Kon Tum.- Tình hình triển khai thực hiện công tác XHHGD thời gian qua.

II. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2012-2015 1. Quan ®iÓm và định hướng chung:

- Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược lớn của Đảng, Nhà nước. Thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.

- Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ phổ cập giáo dục phổ thông, tạo điều kiện cho việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tri thức và khả năng thích ứng với thị trường lao động.

- Đa dạng hoá các loại hình giáo dục, phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập, mở rộng liên kết, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong việc giám sát các hoạt động xã hội hoá giáo dục. Tạo môi trường để thúc đẩy các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng.

- Xã hội hoá giáo dục phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả; đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước, giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân; gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.2. Mục tiêu chung đến năm 2015:

- Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục và được thụ hưởng thành quả giáo dục.

- Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, mọi cá nhân, tập thể về vị trí, vai trò quan trọng của xã hội hoá giáo dục, xác đinh rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học

9

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục.- Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt các loại hình giáo dục công lập, ngoài công

lập, các nguồn tài chính từ Nhà nước và nhân dân để mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh.

- Tập trung XHHGD ở các nội dung sau:+ Phát triển giáo dục ngoài công lập ở những vùng có điều kiện (thành phố

Kon Tum, thị trấn Đăk Hà, thị trấn Plei Kần …).+ Phát triển giáo dục công lập chất lượng cao để thu hút sự đầu tư của xã hội

(xây dựng trường chất lượng cao, trường đạt chuẩn quốc gia).+ Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập (hoàn thiện hệ thống các trung tâm giáo

dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo).+ Tăng cường các hoạt động tại các cơ sở giáo dục để tăng nguồn thu hoạt

động (theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập). 3. Một số nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể:3.1. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng trường học ngoài công lập:

- Khuyến khích đến 2015 mỗi huyện/TP có điều kiện: có thêm 1 ít nhất trường mầm non ngoài công lập; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng trường tư thục trên địa bàn tỉnh (trong đó có Công ty cổ phần Công nghệ và Giáo dục Nguyễn Hoàng – TP Hồ Chí Minh đang đầu tư xây dựng 1 trường mầm tư thục và trường phổ thông nhiều cấp học chất lượng cao i – school trên địa bàn thành phố Kon Tum).

- Tăng số học sinh ngoài công lập mầm non (nhà trẻ: 40%; mẫu giáo: 10% so với tổng số), phổ thông (2% so với tổng số);3.2. Xây dựng trường chất lượng cao và trường đạt chuẩn quốc gia để thu hút sự quan tâm đầu tư của xã hội

- Tại thành phố Kon Tum xây dựng các trường chất lượng cao: Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Trường THCS Thực hành sư phạm Lý Tự Trọng, Trường Tiểu học THSP Kon Tum, Trường Mầm non THSP Kon Tum (lộ trình thực hiện theo Kế hoạch Xây dựng trường chất lượng cao).

- Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: theo Kế hoạch trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2015, cụ thể phấn đấu đến năm 2015: trên 25% trường MN, 45% trường TH, 20% trường THCS, 30% trường THPT đạt chuẩn quốc gia. (Danh sách và lộ trình thực hiện theo Kế hoạch xây dựng trường ĐCQG tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2015).3.3. Khuyến khích tổ chức dạy ngoại ngữ - tin học:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc dạy ngoại ngữ và tin học trong các trường phổ thông.- Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc dạy ngoại ngữ và tin học trong các

TTGDTX nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. 10

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở các trung tâm tin học, ngoại ngữ tư thục. 3.4. Xây dựng trường bán trú ở vùng khó khăn, tăng số lượng học sinh bán trú, học sinh học 2 buổi / ngày:

Thực hiện theo Kế hoạch phát triển trường Phổ thông Dân tộc bán trú tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú và Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT. Nhà nước đầu tư chủ yếu và kêu gọi sự giúp đỡ của xã hội cho loại hình trường này. 3.5. Xây dựng các Trung tâm GDTX, TTHTCĐ để tiến tới mục tiêu xây dựng xã hội học tập:

- Thành lập Trung tâm GDTX ở huyện Kon Plông và Tu Mơ Rông, đảm bảo 9/9 huyện/TP có TTGDTX vào năm 2012.

- Xây dựng cơ sở trung tâm GDTX tại các đơn vị chưa có cơ sở hoạt động (hiện nay có 5 TTGDTX huyện thành lập năm 2008 nhưng chưa xây dựng được cơ sở độc lập, đang mượn nhờ một số phòng của Trường PT-DTNT huyện để hoạt động. Trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015 đã được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt tại Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010, có kế hoạch xây dựng TTGDTX tại 7 huyện: Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Kon Rẫy, Sa Thầy, Kon Plông, Tu Mơ Rông với tổng kinh phí là 35 tỷ đồng. Sở GD-ĐT tham mưu UBND tỉnh cụ thể theo nguồn kinh phí được giao hàng năm.

- Thành lập Trung tâm HTCĐ ở các xã chưa có TTHTCĐ, đảm bảo 100% các xã có TTHTCĐ. Xây dựng TTHTCĐ điểm để nhân rộng, tăng cường hiệu quả hoạt động của loại hình này.

- Tăng cường chức năng nhiệm vụ các TTGDTX gắn với hướng nghiệp và dạy nghề. 3.6. Tăng cường các hoạt động giáo dục để tạo thêm nguồn tài chính cho giáo dục:

- Các trường mầm non vùng thuận lợi tổ chức bán trú và các hoạt động giáo dục khác để tạo thêm nguồn thu cho giáo dục, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Các cơ sở giáo dục khác: tuy theo điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và điều kiện của đơn vị, xây dựng kế hoạch hoạt động và mức tự chủ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.III. Các giải pháp thực hiện XHHGD:1. Nhóm giải pháp đảm bảo sự tiếp cận giáo dục cho cộng đồng:1.1. Tiếp tục tuyên truyền, vận động mọi đối tượng, thành phần trong xã hội nhận

11

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

thức đúng đắn về chủ trương xã hội hoá giáo dục: - Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng chủ

trương chính sách về xã hội hóa giáo dục để các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tăng cường sự lãnh đạo, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức và các tổ chức xã hội, huy động, phối hợp mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.1.2. Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục:

Để đẩy nhanh tiến độ xã hội hoá giáo dục trước hết cần tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, đổi mới tư duy và phương thức quản lý. Điều chỉnh, sửa đổi những cơ chế chính sách, phương thức quản lý không phù hợp, kém hiệu quả, ban hành chính sách mới đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Ở mỗi địa phương, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước trên lĩnh vực giáo dục; tạo ra sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là mối quan hệ giữa ngành và địa phương, gắn quản lý chuyên môn với quản lý nhà nước trong quá trình quản lý sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

- Các cấp chính quyền lãnh đạo việc tổ chức Đại hội giáo dục. Đây là biện pháp tổng hợp, là công việc quan trọng đầu tiên của việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục. Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học các cấp và Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các cơ sở giáo dục có kế hoạch hoạt động thiết thực, giúp cơ sở giáo dục cải thiện chất lượng dạy và học.

- Các cơ sở giáo dục thực hiện lồng ghép nội dung cuộc vận động xây dựng các “gia đình hiếu học”, “thôn làng khuyến học”, “dòng họ khuyến học” với cuộc vận động “làm kinh tế giỏi” và “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.1.3. Đa dạng hoá chương trình và phương thức đào tạo:

- Sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện việc đa dạng hoá chương trình và phương thức đào tạo để tạo thuận lợi cho mọi cá nhân có cơ hội tiếp nhận giáo dục. Các cơ sở giáo dục trên cơ sở năng lực hiện có của đơn vị (như cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên…) chủ động, năng động trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục để huy động nguồn đóng góp của xã hội cho giáo dục.

- UBND các huyện/TP chỉ đạo thực hiện việc phát triển mạng lưới TTHTCĐ ở địa phương để phổ biến kiến thức đến từng thôn, bản, gia đình nhằm tạo điều kiện cho dân cư ở vùng sâu, vùng xa tiếp nhận các chương trình giáo dục và phổ biến kiến thức.1.4. Phát triển mạng lưới trường lớp và duy trì sĩ số học sinh:

12

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

- Đối với việc phát triển mạng lưới các trường công lập: Sở GD-ĐT phối hợp với UBND các huyện/TP triển khai thực hiện tốt Quy hoạch mạng lưới trường lớp, các cơ sở giáo dục đào tạo, đầu tư kinh phí thực hiện các kế hoạch xây dựng Trung tâm HTCĐ, Trung tâm GDTX, phát triển loại hình trường PTDT bán trú, quan tâm đầu tư cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dân. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với học sinh DTTS, con thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng… đảm bảo công bằng trong giáo dục.

- Đối với việc phát triển mạng lưới các trường ngoài công lập, Sở GD-ĐT và UBND các cấp khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trường ngoài công lập, bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp về vật chất và tinh thần, về quyền sở hữu và thừa kế đối với phần vốn góp và lợi tức của cá nhân, tập thể tham gia xã hội hoá giáo dục theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao và môi trường.

- Duy trì sĩ số học sinh: Các cơ sở giáo dục tăng cường công tác vận động học sinh ra lớp, phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo duy trì sĩ số học sinh, nhất là đối với các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để giải pháp này có hiệu quả cần kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục địa phương các cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, thị trấn.2. Nhóm giải pháp huy động nguồn lực XHH cho giáo dục:2.1. Giải pháp chung:

- Đối với việc phân bổ NSNN chi cho giáo dục hàng năm, cần tập trung cho các hướng trọng điểm, then chốt có tính chiến lược, không dàn trải, đặc biệt chú ý đến hiệu quả và đảm bảo vai trò chủ đạo của các trường công lập; ưu tiên đến các đối tượng chính sách và những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.

- Đối với việc huy động, tạo nguồn lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, Sở GD-ĐT, UBND các cấp huyện/xã tạo điều kiện tối đa cho các lực lượng xã hội cộng đồng trách nhiệm tham gia làm giáo dục; vận động xây dựng quỹ khuyến học từ tỉnh đến cơ sở do nhân dân và các tổ chức kinh tế - xã hội tự nguyện đóng góp nhằm khuyến khích tài năng và trợ giúp người nghèo đi học; tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức hội để tăng thêm nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân đóng góp tài trợ cho giáo dục, nhất là giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, UBND các cấp huyện/xã thực hiện tốt vấn đề dân chủ và quản lý, các cơ sở giáo dục thực hiện việc công khai tài chính đúng quy định.2.2. Một số giải pháp cụ thể:

- Đối với trường tư thục: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập trường tư thục, thực hiện đầy đủ chế độ ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các

13

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa thể thao và môi trường. Mức thu các hoạt động giáo dục được cơ sở giáo dục tư thục tự quyết định.

- Đối với trường công lập:+ Đối với mầm non: Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy

động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/ của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Theo quy định tại Nghị định này, đối với những hoạt động dịch vụ: đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

+ Đối với các trường chất lượng cao:Theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ, các trường mầm non, phổ

thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh về mức học phí từng trường (lộ trình thực hiện theo Kế hoạch Xây dựng trường chất lượng cao).

+ Đối với việc xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia:

Ngoài ngân sách nhà nước đảm bảo chủ yếu, các trường xây dựng đạt chuẩn quốc gia được phép huy động kinh phí XHH (cụ thể theo Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2015).

+ Đối với các cơ sở giáo dục khác:Tuy theo điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, có kế hoạch vận động

nguồn kinh phí XHHGD để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.(Kèm theo Phụ lục số 4 về nguồn kinh phí huy động XHHGD giai đoạn 2011-

2015).PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì phối hợp với các ban, ngành và chính quyền địa phương các huyện/TP tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả định ky báo cáo UBND tỉnh và Bộ GD-ĐT (theo báo cáo sơ kết học ky I và báo cáo tổng kết năm học).

- Thành lập Ban chỉ đạo phát triển xã hội hoá ngành giáo dục và đào tạo để chỉ

14

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …skhdt.kontum.gov.vn/FileDinhKem/Ke hoach XHH giao duc.doc · Web view- Đảm bảo tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi

đạo đôn đốc, tổ chức thực hiện Kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh.- Chủ trì và phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện/TP

tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản về thực hiện xã hội hoá giáo dục.2. Các sở, ban, ngành:

Các sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở GD-ĐT tham mưu UBND tỉnh các vấn đề liên quan.3. Các cấp chính quyền:

- Các cấp chính quyền có trách nhiệm báo cáo cấp uỷ Đảng quán triệt chủ trương xã hội hoá giáo dục, lãnh đạo việc tổ chức các đại hội giáo dục; thành lập Ban chỉ đạo phát triển xã hội hoá ngành giáo dục và đào tạo ở địa phương.

- Uỷ ban nhân dân các huyện/TP trình Hội đồng nhân dân các huyện/TP ban hành Nghị quyết về xã hội hoá giáo dục và Uỷ ban nhân dân các huyện/TP xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2012-2015.4. Các phòng giáo dục-đào tạo, các cơ sở giáo dục:

- Tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương về kế hoạch XHHGD ở địa phương.

- Định ky báo cáo kết quả thực hiện XHHGD cho UBND huyện/TP và Sở GD-ĐT (theo báo cáo sơ kết học ky I và báo cáo tổng kết năm học).

GIÁM ĐỐCNơi nhận: - UBND tỉnh (trình);- Lưu VP, KHTC.

15