ủy ban nhân dân - vĩnh phúc provincevinhtuong.vinhphuc.gov.vn/content/uploads/docs/52b… ·...

12
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN VĨNH TƯỜNG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Số: 484/CTr-UBND Vĩnh Tường, ngày 24 tháng 4 năm 2013 CHƯƠNG TRÌNH Dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2013- 2015 Thực hiện Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015; Căn cứ Đề án số 5178/ĐA-UBND ngày 06/12/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về dạy nghề giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2011-2020; Căn cứ Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 18/7/2012; Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Ban hành quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề; bổ túc văn hóa + nghề, sơ cấp, ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề, truyền nghề theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; Căn cứ Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, Nhiệm kỳ 2010-2015. Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng Chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn huyện như sau: I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Dạy nghề, huấn luyện nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và mỗi địa phương; Đào tạo nghề cho lao động nông 1

Upload: others

Post on 06-Jun-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ủy ban nhân dân - Vĩnh Phúc Provincevinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/52B… · Web view- Giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.000-2.500 lao động/năm;

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN VĨNH TƯỜNG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số: 484/CTr-UBND Vĩnh Tường, ngày 24 tháng 4 năm 2013

CHƯƠNG TRÌNHDạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo

huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2013- 2015

Thực hiện Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Đề án số 5178/ĐA-UBND ngày 06/12/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về dạy nghề giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 18/7/2012; Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Ban hành quy định về quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề; bổ túc văn hóa + nghề, sơ cấp, ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề, truyền nghề theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc;

Căn cứ Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, Nhiệm kỳ 2010-2015.Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng Chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm và

giảm nghèo giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn huyện như sau:I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:1. Mục đích:- Dạy nghề, huấn luyện nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu

CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và mỗi địa phương; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi đề người lao động tham gia học nghề, tập huấn nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình, phấn đấu để mọi người dân đến tuổi lao động đều được đào tạo bồi dưỡng huấn luyện nghề.

- Giải quyết việc làm với phương châm tạo việc làm cho người lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mùa vụ, cây trồng, vật nuôi. Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm thông qua các chương trình như xuất khẩu lao động và làm việc tại các khu cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Giảm nghèo, tập trung mọi nguồn lực, kết hợp đồng bộ các chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo góp phần tạo cơ hội vươn lên trong cuộc sống, hạn chế tái nghèo và rơi vào nghèo mới, tạo điều kiện cho hộ thoát nghèo vươn lên khá giàu. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho hộ nghèo, cải thiện điều kiện sống và sản xuất, giảm dần khoảng cách về thu

1

Page 2: ủy ban nhân dân - Vĩnh Phúc Provincevinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/52B… · Web view- Giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.000-2.500 lao động/năm;

nhập, mức sống giữa các khu vực, giữa hộ giàu và hộ nghèo. Tăng cường tuyên truyền vận động hộ nghèo có kế hoạch thoát nghèo, tự vươn lên thoát nghèo từ chính bản thân hộ nghèo.

2. Yêu cầu:- Các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở cần tập chung mọi nguồn lực, điều kiện cho

phép để thực hiện hiệu quả chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo của mỗi địa phương nói riêng và của huyện nói chung.

- Các cơ quan liên quan, các xã, thị trấn, phải điều tra, rà soát nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động để giải quyết việc làm, nhu cầu cung ứng lao động của các doanh nghiệp, ngành nghề cần đào tạo… để xây dựng đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo sát với thực tiễn.

- Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xây dựng kế hoạch giúp đỡ đoàn viên, hội viên bằng các hình thức đa dạng phong phú sáng tạo để nâng cao trình độ nghề, tạo việc làm giúp nhân dân giảm nghèo bền vững.

II.THỰC TRẠNG DẠY NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ GIẢM NGHÈO CỦA HUYỆN.

1. Kết quả đạt được.- Trong 3 năm 2010-2012 toàn huyện đạt được kết quả trên các lĩnh vực như sau:

TT Nội dung Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 25,4 27,6

43,3(Trong đó tính cả tập huấn, bồi dưỡng nghề

ngắn hạn)

2Giải quyết việc làm.

Người 2.700 3.010 2.680

3 Tỷ lệ hộ nghèo % 8,01 6,75 5,672. Kết quả thực hiện một số chương trình xã hội hỗ trợ giảm nghèo:

TT Nội dung, chương trình hỗ trợ Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết Nhà 250 254 33

2 Hỗ trợ vốn vay GQVL Triệu đồng 48.438 47.476 47.766

3 Cấp phát thẻ BHYT hộ nghèo Thẻ 12.899 11.929 10.025

4 Hỗ trợ cho HSSV vốn vay Triệu đồng 98.772 143.767 166.204

5 Miễm giảm học phí Triệu đồng 167 182 196

2

Page 3: ủy ban nhân dân - Vĩnh Phúc Provincevinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/52B… · Web view- Giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.000-2.500 lao động/năm;

3. Đánh giá chung:Trong những năm qua công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo được

các cấp, các ngành quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi. Công tác giảm nghèo thường xuyên được Huyện ủy- UBND, các cơ quan ban, ngành, đoàn thể trong huyện quan tâm phối hợp thực hiện đạt kết quả cao, công tác tuyên truyền về công tác dạy nghề, giải quyết việc làm được phổ biến sâu rộng đến cơ sở, tạo ra sự chuyển biến rõ trong nhận thức của các ngành, các cấp của mọi người, mọi nhà, được đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội, cán bộ đảng viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ đối với các đối tượng cô đơn, tàn tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo quy định của nhà nước từ nguồn đảm bảo xã hội. Từ đó, đa số người nghèo đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm chính của bản thân vươn lên thoát nghèo

Các chính sách hỗ trợ người nghèo được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở, được cả xã hội tham gia. Công tác quản lý hộ nghèo bước đầu được tin học hóa, giúp cho công tác theo dõi, quản lý thực hiện chính sách được thống nhất từ huyện đến cơ sở. Tính đến cuối năm 2012 toàn huyện có 2.985 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,67%, trong đó số hộ nghèo thuộc diện người cao tuổi cô đơn, người đơn thân nuôi con là 43 hộ chiếm 12,8% số hộ nghèo tương đương 0,08% tổng số hộ dân. Hộ có thành viên gia đình là đối tượng BTXH là 1.172 hộ chiếm 39,2% tương đương 2,2% tổng số hộ dân.

+ Số xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo từ 1 đến dưới 3% là: 04 xã, thị trấn. + Số xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo từ trên 3 đến dưới 5% là: 08 xã, thị trấn

+ Số xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo từ 5 đến dưới 10% là: 17 xã. 4. Tồn tại nguyên nhân: 4.1 Tồn tại:

- Công tác chỉ đạo, điều hành chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo ở một số cơ sở còn thụ động, hiệu quả chưa cao; việc dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo cho người nghèo còn thiếu tính khoa học chưa sát với thực tiễn.

- Công tác phối hợp với các cấp, các ngành với các đơn vị tham gia xuất khẩu lao động chưa tốt, hiệu quả chưa cao, tỷ lệ tham gia xuất khẩu lao động thấp chưa đạt so với kế hoạch đề ra.

- Ý thức tìm việc làm của một số bộ phận người dân nông thôn còn hạn chế, trong khi tiềm năng lao động của chính gia đình họ rất rồi rào; Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội của huyện chưa mạnh, nhất là việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và hình thành khu trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội nên giải quyết việc làm tại chỗ còn hạn chế.

- Tỷ lệ hộ nghèo giữa các vùng còn có sự chênh lệch khá lớn, nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn tỷ lệ trung bình của huyện như: Yên Lập 9,15%; Nghĩa Hưng 8,62%; Yên Bình 8,44%; Vân Xuân 7,77%; Kim Xá 7,65%.

- Lực lượng lao động của huyện lớn nhưng đa số là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp.

4.2 Nguyên nhân:a. Nguyên nhân chủ quan.

3

Page 4: ủy ban nhân dân - Vĩnh Phúc Provincevinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/52B… · Web view- Giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.000-2.500 lao động/năm;

- Một số cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của công tác dạy nghề và giải quyết việc làm, cá biệt một số xã chưa xây dựng được chương trình hàng năm. Trong công tác lãnh đạo thiếu chủ động, chưa có các biện pháp tích cực, chưa phát huy khả năng nội lực để thực hiện công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo.

- Một số BCĐ về công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo ở cơ sở chưa làm tốt công tác tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền trong chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra. Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội chưa thường xuyên, kịp thời. Các biện pháp giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo chưa thiết thực, nên hiệu quả còn thấp.

- Cán bộ làm công tác giảm nghèo của cơ sở thiếu tính ổn định, cách tổ chức thực hiện chương trình còn lúng túng, chậm đổi mới. Công tác phối hợp có lúc chưa được thường xuyên, chế độ thông tin báo cáo chưa kịp thời, kết quả điều tra hộ nghèo của một số đơn vị chưa sát với thực tế. Kết quả giảm nghèo đạt được vẫn chưa thực sự vững chắc, ý thức quyết tâm vươn lên thoát nghèo của một số hộ nghèo còn thấp.

- Công tác tuyên truyền về chủ trương của đảng, chính sách của nhà nước về lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc làm tuy đã được đẩy mạnh nhưng chưa sâu rộng. Nhận thức về dạy nghề, GQVL, giảm nghèo của nhân dân còn hạn chế.

- Công tác sơ, tổng kết và thi đua khen thưởng chưa thực hiện thường xuyên, nên chưa động viên khuyến khích cá nhân và tập thể làm tốt công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm hàng năm. b. Nguyên nhân khách quan. - Là huyện thuần nông, địa bàn rộng, đối tượng bảo trợ xã hội động thu nhập trong dân cư thấp. - Một số cơ chế chính sách về hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo thay đổi thường xuyên, chưa sát với thực tế. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện chưa mạnh, các nguồn lực dành cho giảm nghèo lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo, do xuất phát điểm về kinh tế của dân còn thấp. III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ: 1. Mục tiêu chung. - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động nông thôn có điều kiện và khả năng làm việc ổn định, lâu dài ở các ngành nghề đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài nước. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho người lao động nhất là các hộ nghèo có cuộc sống khó khăn. - Nâng cao chất lượng dạy nghề và số lượng tham gia học nghề, phấn đấu người đến tuổi lao động đều được đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề, huấn luyện nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH, tăng gía trị lao động, giá trị sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. - Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo và huấn luyện nghề đạt từ 50-55%, trong đó qua đào tạo nghề từ 40-45% (trong đó có 13 xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến năm 2015 theo kế hoạch của huyện có tỷ lệ lao động qua đào tạo 45% trở lên).

4

Page 5: ủy ban nhân dân - Vĩnh Phúc Provincevinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/52B… · Web view- Giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.000-2.500 lao động/năm;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 3,5-4,0% (trong đó có 13 xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến năm 2015 theo kế hoạch của huyện có tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%).

- Giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.000-2.500 lao động/năm; phấn đấu lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên trên 95%; đảm bảo cơ cấu lao động trong lĩnh vực công nghiệp- xây dựng, dịch vụ- thương mại, tiểu thủ công nghiệp đạt từ 72,2% năm 2013 lên 79% năm 2015.

2. Chính sách hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo: (Theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân

tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015).

3. Nhiệm vụ giải pháp.3.1. Dạy nghề, tập huấn nghề:* Nhiệm vụ:Đến năm 2015 phải đào tạo nghề, tập huấn nghề cho khoảng 12.500 lao động, tương

đương với 12,3% tỷ lệ lao động trong độ tuổi để đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 55%. * Giải pháp:

- Tuyên truyền vận động làm chuyển biến công tác hướng nghiệp trong nhà trường, tổ chức, các hoạt động ngoại khóa để các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp sử dụng lao động tham gia hướng nghiệp cho học sinh, cung cấp đầy đủ các thông tin, tư vấn tới học sinh THPT về địa chỉ đào tạo nghề, các ngành đào tạo, các chính sách ưu đãi về học nghề của nhà nước, của tỉnh để học sinh lựa chọn các ngành, các nghề cần học, phấn đấu đạt chỉ tiêu phân luồng học sinh học nghề theo mục tiêu đề ra. Đẩy mạnh việc dạy nghề, truyền nghề tại các làng nghề, cộng đồng dân cư…

- Tăng cường phối hợp vối Sở Lao động-TBXH trong công tác tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu lao động; Nâng cấp trang thiết bị dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề của huyện.

- Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, thanh niên đến tuổi lao động ngoài nhà trường và học sinh tốt nghiệp THPT học nghề và tham gia các chương trình huấn luyện nghề; Cụ thể học sinh tốt nghiệp THCS và phân luồng học sinh sang học nghề học bổ túc văn hóa+ nghề mỗi năm từ 500-600 người tương đương với tỷ lệ 20-25% số học sinh tốt nghiệp mỗi năm, số này vừa học BTVH+ nghề tập trung vào các nhóm nghề công nghiệp xây dựng- dịch vụ sau 3 năm học có bằng bổ túc văn hóa vừa có bằng nghề; Học sinh tôt nghiệp THPT, người đến tuổi lao động: Từ năm 2013 đến năm 2015 tham gia học cao đẳng, trung cấp nghề, sơ cấp nghề dưới 3 tháng, bồi dưỡng kiến thức nghề, truyền nghề, học ngoại ngữ, giáo dục định hướng xuất khẩu lao động khoảng 12.500 người.

- Các xã, thị trấn, rà soát số lao động cần đào tạo, huấn luyện nghề, lĩnh vực đàò tạo cho nông dân, để đăng ký với huyện có kế hoạch liên kết, phối hợp, đào taọ huấn luyện nghề hàng năm.

3.2 Giải quyết việc làm:* Nhiệm vụ.

5

Page 6: ủy ban nhân dân - Vĩnh Phúc Provincevinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/52B… · Web view- Giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.000-2.500 lao động/năm;

- Giai đoạn 2013-2015 giải quyết việc làm mới cho khảng 6.000-7.500 lao động, trong đó: Lao động trong lĩnh vực Công nghiệp- dịch vụ từ 1.500-2.000 người; Thương mại -dịch vụ từ 1.500-2.000 người; lao động trong các khu, cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh 2.000-2.500 người; giải quyết việc làm tại chỗ thông qua vốn vay giải quyết việc làm từ 1.000-1.500 người; xuất khẩu lao động từ 300-500 người.

* Giải pháp:- Tập trung giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp, hình thành các khu cụm trung tâm của huyện về công nghiệp, thương mại- dịch vụ, phát triển làng nghề để thu hút lao động có việc làm tại chỗ.

- Phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm của các ngành, đoàn thể, trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức tư vấn cho người lao động trên địa bàn huyện, đồng thời tổ chức sàn giao dịch việc làm tại huyện mỗi năm từ 1-2 lần.

- Giới thiệu các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có năng lực trong sản xuất kinh doanh, xuất khẩu lao động về tuyển dụng và tư vấn cho lao động của địa phương.

3.3 Giảm nghèo:* Nhiệm vụ.- Mỗi năm giảm từ 0,5- 1,0% hộ nghèo (tương đương 526 hộ/năm) để đến năm 2015

tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 3,5-4,0%; Trong đó có 13 xã điểm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong năm 2015 có tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%, trừ 4 xã đã hoàn thành tiêu chí giảm nghèo là (Ngũ Kiên, Bồ Sao, Thượng Trưng, Tam Phúc). Cao Đại giảm 36 hộ = 3,01%; Tuân Chính giảm 52 hộ = 2,63%; Vũ Di giảm 12 hộ = 1,1%; Việt Xuân giảm 10 hộ = 0,86%; Tân Cương giảm 12 hộ = 1,82%; Bình Dương giảm 115 hộ = 3,23%; Vĩnh thịnh giảm 23 hộ = 0,96%; Vân Xuân 68 hộ = 4,7%; Vĩnh Sơn giảm 28 hộ = 2,31%.

* Giải pháp.- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ của Nhà nước về vốn

vay ưu đãi phục vụ sản xuất, hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết, miễn giảm học phí, bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện, đảm bảo công tác an sinh xã hội… Thực hiện đầy đủ chính xác kịp thời các chế độ cho đối tượng chính sách xã hội, công tác đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Tăng cường công tác tập huấn khoa học kỹ thuật, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm để tăng thu nhập cho hộ nghèo, vận động nhân dân chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế, chuyển dần sang các ngành, nghề phi nông nghiệp.

- Hàng năm tổ chức các cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và “Xây dựng nhà đại đoàn kết”, vận động các cơ quan, đơn vị doang nghiệp, tổ chức cá nhân bằng nhiều hình thức phù hợp giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo. - Ứng dụng có hiệu quả phần mềm quản lý hệ thống thông tin phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo. - Kiện toàn và nâng cao vai trò hoạt động của BCĐ các cấp thực hiện tốt công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm và giảm nghèo.

6

Page 7: ủy ban nhân dân - Vĩnh Phúc Provincevinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/52B… · Web view- Giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.000-2.500 lao động/năm;

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Phòng Lao động-TB&XH.- Chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch căn cứ nhu cầu dạy nghề, giải quyết

việc làm và giảm nghèo của huyện tổng hợp, đề xuất báo cáo UBND huyện phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo hàng năm báo cáo tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp, biện pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề của huyện, giám sát chất lượng dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo. Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND huyện kết quả dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo của huyện.

- Phối hợp với Phòng TC-KH, Phòng Giáo dục cấp phát tiền hỗ trợ học phí cho con em hộ nghèo, hộ chính sách, tiền điện cho hộ nghèo kịp thời tạo điều kiện cho hộ nghèo được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước.

2. Phòng GD&ĐT, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục TX huyện.- Chủ trì phối hợp với Phòng Lao động-TB&XH xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm

về bồi dưỡng giáo viên hướng nghiệp, tư vấn phân luồng, tuyển sinh đào tạo dạy nghề, tuyển sinh bổ túc văn hóa+ nghề theo chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo của huyện.

3. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.- Chủ trì phối hợp với phòng Lao động -TB&XH chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát thống

nhất về số lượng, đối tượng người lao động cần đào tạo theo trình độ sơ cấp nghề, bồi dưỡng nghề, tập huấn kỹ thuật, truyền nghề cho lao động nông thôn. Phối hợp, liên kết để tổ chức tập huấn nghề, nâng cao kiến thức cho người lao động, đồng thời tổ chức giám sát chất lượng dạy nghề, huấn luyện và truyền nghề của các đơn vị đăng ký tổ chức huấn luyện nghề tại huyện.

4. Phòng Tài chính - Kế hoạch.- Căn cứ Chương trình của UBND huyện về dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm

nghèo, chủ trì phối hợp với phòng Lao động –TB&XH đề xuất với Sở tài chính và Sở Lao động –TB&XH cấp kinh phí theo Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo, thực hiện và hướng dẫn các cơ sở dạy nghề của huyện, thanh quyết toán đúng quy định.

5. Phòng Công thương .- Phối hợp với Phòng Lao động-TB&XH chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch

triển khai công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo, quản lý, tổ chức thực hiện việc dạy nghề sơ cấp, ngắn hạn, tập huấn bồi dưỡng nghề, truyền nghề ở các làng nghề, tạo việc làm mới tại các làng nghề, phối hợp với sở Công thương thực hiện tốt chương trình khuyến công trên địa bàn huyện.

6. Phòng văn hóa-TT, Đài truyền thanh, Trung tâm VH-TT.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch tuyên truyền các chế độ chính sách của tỉnh về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo trên địa bàn theo chương trình của huyện.

7

Page 8: ủy ban nhân dân - Vĩnh Phúc Provincevinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/52B… · Web view- Giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.000-2.500 lao động/năm;

7. Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội.- Thực hiện tốt chính sách tín dụng học nghề, chính sách hỗ trợ lãi xuất cho hộ nghèo,

xuất khẩu lao động theo chính sách vay vốn từ các nguồn vốn ưu đãi, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, xây dựng nhà cho người nghèo.

- Hướng dẫn các trình tự thủ tục cho vay để học nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo, kiểm tra việc thực hiện vốn vay và thu hồi vốn.

- Hàng quý, năm tổng hợp kết quả cho vay vốn giải quyết việc làm và giảm nghèo báo cáo UBND huyện.

8. Phòng y tế:- Chỉ đạo các cơ sở y tế trong huyện xây dựng kế hoạch, khám bệnh, phát thuốc chữa

bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được thụ hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước về y tế.

9. Các ban ngành đoàn thể- Chủ động phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch phổ biến, tuyên

truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo cho lao động; tư vấn học nghề, việc làm, vận động các thành viên của tổ chức mình tham gia học nghề.

10.Các xã, thị trấn.- Căn cứ Chương trình của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch

thực hiện chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo của cấp mình giai đoạn 2013-2015, tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo ở địa phương.

- Củng cố kiện toàn BCĐ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo của địa phương; Bộ phận thường trực cấp xã, thị trấn gồm bí thư đoàn thanh niên và 01 công chức. BCĐ có nhiệm vụ nắm chắc tình hình các hộ nghèo, diễn biến từng vụ, từng năm, xây dựng chương trình kế hoạch giảm nghèo giải quyết việc làm đến toàn dân, đến khu dân cư, lấy quan điểm phối hợp và phân công trách nhiệm phụ trách cụ thể đến từng đơn vị, cộng đồng, hộ gia đình, hội viên, đoàn viên.

- Rà soát số lao động trong độ tuổi có nhu cầu học nghề; lao động tự do, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tổng hợp kết quả đăng ký nhu cầu học nghề, học ngoại ngữ để tham gia xuất khẩu lao động của người lao động trên địa bàn, hàng năm báo cáo UBND huyện, đề xuất mở lớp học nghề, truyền nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho người lao động tại địa phương.

- Phối hợp với phòng Lao động-TB&XH, các cơ sở, trung tâm dạy nghề thực hiện kế hoạch dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề cho người lao động phù hợp với chương trình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng được hưởng chính sách ở địa phương.

- Tổng hợp kết quả dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo cho người lao động được học nghề trên địa bàn, báo cáo định kỳ theo quý, năm về UBND huyện.

8

Page 9: ủy ban nhân dân - Vĩnh Phúc Provincevinhtuong.vinhphuc.gov.vn/Content/Uploads/Docs/52B… · Web view- Giải quyết việc làm mới cho khoảng 2.000-2.500 lao động/năm;

V. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: 1. Đối với tỉnh.

- Có văn bản hướng dẫn, thống nhất về tiêu chí đánh giá lao động qua đào tạo.- Phân cấp cho Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các đoàn

thể về kinh phí và chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng nghề để chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, liên kết đào tạo, huấn luyện nghề cho người lao động.

-Tiếp tục đầu tư cở sở vật chất, mở rộng, xây thêm các phòng thực hành, nhà xưởng, các phòng chức năng và mở rộng quy mô đào tạo; phấn đấu khi có đủ điều kiện nâng cấp trung tâm thành trường trung cấp nghề của huyện.

- Bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế về giáo viên một số nghề còn thiếu, giáo viên dạy BTVH+ nghề cho trung tâm dạy nghề của huyện. - Có cơ chế cụ thể hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

2. Đối với Huyện ủy.- Có thông tri về công tác chỉ đạo của huyện ủy về nâng cao vai trò lãnh đạo của các

cấp ủy đảng đối với công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2013-2015.

Trên đây là Chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2013- 2015; UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn được giao nhiệm vụ nghiêm túc tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận: - Sở Lao động-TB&XH tỉnh; - TT-HU;- Các cơ quan liên quan; - UBND các xã, thị trấn; - Lưu VT.

9