ĐỀ cƯƠng chi tiẾt hỌc phẦn nhỮng nguyÊn lÝ cƠ bẢn …€¦ · 1 ĐỀ cƯƠng chi...

400
1 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HC PHN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CA CHNGHĨA MÁC - LÊNIN 1. Tên học phần: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CN MÁC-LÊNIN 2. Mã học phần : 010021 3. Số đơn vị tín chỉ : 5 (5,0,10) 4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất 5. Phân bố thời gian: - Lên lớp : 75 tiết - Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết - Thực hành : 0 tiết - Tự học : 150 giờ 6. Điều kiện tiên quyết : không 7. Mục tiêu học phần: - Kiến thức: Môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” nhằm giúp cho sinh viên: - Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng; - Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên; - Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo. - Kỹ năng: - Vận dụng thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng trong học tập, nhận thức và hoạt động thực tiễn. - Biết phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế - xã hội, chế độ chính trị... - Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống những tư tưởng, phản động - Hình thành cho sinh viên các phương pháp làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề - Rèn luyện các phương pháp thuyết trình, phân tích, tổng hợp; các phương pháp làm việc tư duy logic - Thái độ: - Tin tưởng vào thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin

Upload: others

Post on 30-Apr-2020

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

1. Tên học phần: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CN MÁC-LÊNIN

2. Mã học phần : 010021

3. Số đơn vị tín chỉ : 5 (5,0,10)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 75 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 150 giờ

6. Điều kiện tiên quyết : không

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” nhằm giúp cho sinh viên:

- Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất để từ đó có thể tiếp cận được nội dung môn học Tư

tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết nền

tảng tư tưởng của Đảng;

- Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên;

- Từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để

tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.

- Kỹ năng:

- Vận dụng thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng trong học tập, nhận

thức và hoạt động thực tiễn.

- Biết phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế - xã hội, chế độ chính trị...

- Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống những tư tưởng, phản động

- Hình thành cho sinh viên các phương pháp làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

- Rèn luyện các phương pháp thuyết trình, phân tích, tổng hợp; các phương pháp làm việc

tư duy logic

- Thái độ:

- Tin tưởng vào thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin

2

- Tin tưởng vào con đường cách mạng giải phóng giai cấp, xã hội của Chủ nghĩa Mác -

Lênin

- Tin tưởng vào con đường cách mạng của dân tộc Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản Việt Nam

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Ngoài chương mở đầu nhằm giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mác - Lênin và một số vấn

đề chung của môn học. Căn cứ vào mục đích môn học, nội dung chương trình môn học

được cấu trúc thành 3 phần, 9 chương:

Phần thứ nhất có 3 chương, bao quát những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương

pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Phần thứ hai có 3 chương, trình bày ba nội dung trọng tâm thuộc học thuyết kinh tế của

chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa.

Phần thứ ba có 3 chương, trong đó khái quát những nội dung cơ bản thuộc lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin về Chủ nghĩa xã hội.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương,

mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự

hướng dẫn của giảng viên theo quy chế.

- Tham gia tích cực vào hoạt động nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB

Chính trị Quốc gia Sự thật - Hà Nội - 2008

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB

Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội - 2008.

[2]. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội -

2006.

[3]. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Hà

Nội - 2006.

3

[4]. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Chủ nghĩa Xã hội khoa học, NXB Chính trị Quốc gia Hà

Nội - 2006.

9. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

10. Thang điểm thi: 10/10

11. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1

Nhập môn những nguyên lý

cơ bản của chủ nghĩa mác -

lênin

5 5 0 10

2 Chủ nghĩa duy vật biện chứng 10 10 0 20

3 Phép biện chứng duy vật 10 10 0 20

4 Chủ nghĩa duy vật lịch sử 10 10 0 2 0

5 Học thuyết giá trị 9 9 0 18

[1]

[3]

6 Học thuyết giá trị thặng dư 11 11 0 22

7

Học thuyết về chủ nghĩa tư

bản độc quyền và chủ nghĩa

tư bản độc quyền và chủ

nghĩa tư bản độc quyền nhà

nước

5 5 0 10

4

8

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân và cách mạng xã

hội chủ nghĩa 0

7 7 0 14

[1]

[4]

9

Những vấn đề chính trị-xã hội

có tính chất qui luật trong tiến

trình cách mạng xã hội chủ

nghĩa

5 5 0 10

10 Chủ nghĩa xã hội hiện thực và

triển vọng 3 3 0 6

11 Tổng cộng: 75 75 0 150

1. Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác - lênin

1. Khái lược sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa mác - lênin

1.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành

1.2 Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin

1.2.1 Những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác

1.2.2 Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác

1.2.3 Giai đoạn bảo vệ và phát triển của chủ nghĩa Mác

1.2.4 Chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới (Hướng dẫn SV

tự nghiên cứu)

2. Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu môn học những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác-lênin (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .

2.2 Mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác-Lênin

2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

1. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.1 Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy

tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

1.2 Chủ nghĩa duy vật biện chứng – hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật.

2. Quan điểm duy vật biện biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và

ý thức

5

2.1 Vật chất

a. Phạm trù vật chất

b. Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất

c. Tính thống nhất vật chất của thế giới (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

2.2 Ý thức.

a. Nguồn gốc của ý thức

b. Bản chất và kết cấu của ý thức (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

a. Vai trò của vật chất đối với ý thức

b. Vai trò của ý thức đối với vật chất

2.4 Ý nghĩa phương pháp luận

3. Phép biện chứng duy vật

I. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật

1 Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng

a. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

b. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng

2 Phép biện chứng duy vật

a. Khái niệm phép biện chứng duy vật

b. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

II. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

a. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

b. Tính chất các mối liên hệ

c. Ý nghĩa phương pháp luận

2. Nguyên lý về sự phát triển

a. Khái niệm phát triển (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

b. Tính chất của sự phát triển

c Ý nghĩa phương pháp luận

III. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

1 Cái chung và cái riêng

2 Nguyên nhân và kết quả

3 Tất nhiên và ngẫu nhiên

4 Nội dung và hình thức

6

5 Bản chất và hiện tượng

6 Khả năng và hiện thực.

IV. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

1. Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và

ngược lại

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

3. Quy luật phủ định của phủ định

V. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

a. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn (hướng dẫn sinh viên tự học)

b. Nhận thức và các trình độ nhận thức (hướng dẫn sinh viên tự học)

c. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

2 Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

4. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

I. Vai trò của sản xuất vật chất và qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển

của lực lượng sản xuất

1 Sản xuất vật chất và vai trò của nó

2 Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

II. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

2 Mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

III. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

1 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

IV. Hình thái kinh tế-xã hội và quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái

kinh tế - xã hội

1 Khái niệm, kết cấu hình thái kinh tế - xã hội

2 Quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội

V. Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của

xã hội có đối kháng giai cấp

1 Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng

giai cấp

7

2 Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai

cấp

VI. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của

quần chúng nhân dân (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

1 Con người và bản chất con người

2 Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và

cá nhân

Kiểm tra giữa kỳ

5. Học thuyết giá trị

I. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

1 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

2 Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

II. Hàng hóa

1 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

2 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

3 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

III. Tiền tệ

1. Lịch sử phát triển của hình thái giá trị và bản chất của tiền tệ

2. Chức năng của tiền tệ (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

3. Nội dung quy luật lưu thông của tiền tệ (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

IV. Qui luật giá trị

1. Nội dung của qui luật giá trị

2. Tác động của qui luật giá trị

a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

b. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động (Hướng

dẫn SV tự nghiên cứu)

c. Thực hiện sự lựa chọn và phân hóa người lao động thành kẻ giàu người nghèo (Hướng

dẫn SV tự nghiên cứu)

6. Học thuyết giá trị thặng dư

I. Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản

1. Công thức chung của tư bản

2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản

3. Hàng hóa sức lao động

8

II. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng với quá trình sản xuất ra giá trị

thặng dư

2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.

3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư

4. Hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch

5. Sản xuất ra giá trị thặng dư – Qui luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản (Hướng

dẫn SV tự nghiên cứu)

III. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

1. Bản chất kinh tế của tiền công

2. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản (Hướng dẫn SV tự nghiên

cứu)

3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

IV. Sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành tư bản – tích lũy tư bản

1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản

2. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản

3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản

V. Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư

1. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

2. Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

3. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

VI. Các hình thái biểu hiện của tư bản và giá trị thặng dư

1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

2 Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

a. Cạnh tranh nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường (Hướng dẫn SV tự nghiên

cứu)

b. Sự cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

c. Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất (Hướng dẫn SV tự nghiên

cứu)

3. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các tập đoàn tư bản

a.Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

b. Tư bản cho vay và lợi tức (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

c. Tín dụng tư bản chủ nghĩa; ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng

9

d. Công ty cổ phần; Tư bản giả và thị trường chứng khoán (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

e. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa

(Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

7. Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ

nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền

1. Những nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa

tư bản độc quyền

2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa

tư bản độc quyền

II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

III. Chủ nghĩa tư bản ngày nay và những biểu hiện của nó

1. Những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của CNTB độc quyền (Hướng dẫn SV tự

nghiên cứu)

2. Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của CNTB độc quyền nhà nước

(Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

3. Những nét mới trong sự phát triển của CNTB hiện đại

IV. Vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

1. Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội

2. Hạn chế của chủ nghĩa tư bản

3. Xu hướng vận động của CNTB

8. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa

I. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1.Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

3. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công

nhân

II. Cách mạng xã hội chủ nghĩa

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó

2. Mục tiêu động lực và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa

10

3. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác

trong cách mạng xã hội chủ nghĩa (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

III. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ ngHĨA

1. Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa (Hướng

dẫn SV tự nghiên cứu)

2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa

9. Những vấn đề chính trị-xã hội có tính chất qui luật trong tiến trình cách mạng xã

hội chủ nghĩa

I. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

2. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

II. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

1. Khái niệm văn hóa, nền văn hóa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

a. Khái niệm văn hóa và nền văn hóa (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

b. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

3. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa (Hướng dẫn SV tự

nghiên cứu)

III. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo

1. Vấn đề dân tộc và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải

quyết vấn đề dân tộc

2. Vấn đề tôn giáo và những quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết

vấn đề vấn đề tôn giáo

10. Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

I. Chủ nghĩa xã hội hiện thực (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

1. Cách mạng Tháng Mười nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế

giới

2. Sự ra đời, phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó

II. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội xôviết và nguyên nhân của nó

1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết (Hướng dẫn SV tự

nghiên cứu)

2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết

(Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

11

III. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội

1. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của sự lựa chọn duy nhất và cũng không là

chế độ xã hội cuối cùng của xã hội loài người

2. Chủ nghĩa xã hội – tương lai của xã hội loài người

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

12

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Tên học phần: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

2. Mã học phần : 010041

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết : 010021(a)

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí

Minh.

Tiếp tục cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin khi vận dụng vào

điều kiện cụ thể ở VN.

Cùng với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin tạo lập những

hiểu biết về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và của cách mạng nước

ta.

- Kỹ năng:

Biết học tập, vận dụng và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nhằm giải

quyết các vấn đề thực tiễn của đời sống xã hội và bản thân

Biết phê phán, đấu tranh chống những tư tưởng tiêu cực, phản động trong xã hội

Hình thành cho sinh viên các phương pháp làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

Rèn luyện các phương pháp thuyết trình, phân tích, tổng hợp; các phương pháp làm việc

tư duy logic

- Thái độ:

Yêu mến và tin tưởng vào con đường phát triển dân tộc mà Bác Hồ đã lựa chọn cho đất

nước ta.

13

Tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần trong toàn bộ tư tưởng của Hồ Chí

Minh

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 7 chương:

Chương I: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.

Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Chương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chương V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.

Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Chương VII: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng.

- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương,

mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự

hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội -

2012

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Tư tưởng Hồ Chí Minh ( tài liệu phục vụ dạy và học chương tình các môn lý luận

Chính trị trong các trường Cao đẳng, Đại học), NXB Đại học kinh tế Quốc dân - Hà Nội

2008.

[2]. Nguyễn Đăng Quang, Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Dạy và học

môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo phương pháp tích cực, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội -

2007.

[3]. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội -

2006,

[4]. Văn kiện Đảng toàn tập (tập 12), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội - 2001

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

14

- Tham dự lớp học trên 80 % tổng số tiết môn học

- Kiểm tra thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng trung bình điểm của các bài tập

nhóm

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45 phút)

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online. số lượng 60 câu thời

gian 60 phút

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1

Đối tượng, phương pháp nghiên

cứu và ý nghĩa học tập môn tư

tưởng Hồ Chí Minh

3 3 0 6

2 Cơ sở, quá trình hình thành và phát

triển tư tưởng Hồ Chí Minh 4 4 0 8

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề

dân tộc và cách mạng giải phóng

dân tộc

4 4 0 8

4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ

nghĩa xã hội và con đường quá độ

lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

4 4 0 8

5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng

cộng sản Việt Nam 3 3 0 6

6 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đòan

kết dân tộc và đòan kết quốc tế 3 3 0 6

7

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

và xây dựng Nhà nước của dân do

dân vì dân

3 3 0 6

15

8 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa,

đạo đức và xây dựng con người mới 3 3 0 6

9 Ôn tập 3 3 0 6

10 Tổng cộng: 30 30 0 60

1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí

Minh

I. Đối tượng nghiên cứu

1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh

2. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh

3. Mối quan hệ của môn học này với môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

– Lênin và môn đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam (Hướng dẫn SV tự

nghiên cứu)

II. Phương pháp nghiên cứu

1. Cơ sở phương pháp luận

2. Các phương pháp cụ thể (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

III. Ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

2. Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Cơ sở khách quan

2. Nhân tố chủ quan

II. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh (Hướng dẫn SV tự nghiên

cứu)

1. Thời kỳ trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước

2. Thời kỳ năm 1911-1920: tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc

3. Thời kỳ từ năm 1921- 1930: hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam

4. Thời kỳ 1930-1945: vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng

5. Thời kỳ 1945-1969: tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển hòan thiện

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

1. Vấn đề dân tộc thuộc địa (GV giới thiệu, nhấn mạnh điểm mới trong tư tưởng của Bác

về vấn đề dân tộc ở các nước thuộc địa)

16

2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp (GV hướng dẫn sinh viên tự học)

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc

2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô

sản

3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng cộng sản lãnh đạo

4. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm tòan dân tộc

5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng

giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

6. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực

III. Kết luận (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

1. Làm phong phú học thuyết Mac- Lenin về cách mạng thuộc địa

2. Soi đường thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã

hội ở Việt Nam

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

II. Con đường, biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Con đường

2. Biện pháp (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

III. Kết luận (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

Kiểm tra giữa kỳ 45 phút

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam

I. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam

1. Về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

2. Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam

3. Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

4. Quan niệm về Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh

1. Xây dựng Đảng – Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng (Hướng dẫn SV tự nghiên

cứu)

17

2. Nội dung công tác xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam

a. Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận

b. Xây dựng Đảng về chính trị (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

c. Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ

d. Xây dựng Đảng về đạo đức (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

III. Kết luận (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đòan kết dân tộc và đòan kết quốc tế

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đòan kết dân tộc

1. Vai trò của đại đòan kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

2. Nội dung của đại đòan kết dân tộc

3. Hình thức tổ chức khối đại đòan kết dân tộc

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đòan kết quốc tế

(GV giới thiệu, SV tự nghiên cứu)

1. Sự cần thiết xây dựng đòan kết quốc tế

2. Nội dung và hình thức đòan kết quốc tế

3. Nguyên tắc đòan kết quốc tế

III. Kết luận (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng Nhà nước của dân do dân vì dân

I. Xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân

1. Nhà nước của dân

2. Nhà nước do dân

3. Nhà nước vì dân

II. Quan điểm Hồ Chí Minh về về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính

nhân dân và tính dân tộc của nhà nước (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

1. Về bản chất giai cấp công nhân của nhà nước

2. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước

III.Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

1. Xây dựng Nhà nước hợp pháp hợp hiến

2. Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào

cuộc sống

IV. Xây dựng Nhà nước trong sạch, họat động có hiệu quả

1. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ đức và tài

2. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước

18

3.Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách

mạng

V. Kết luận (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

8. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới

I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa

1. Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới (tự học)

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa (GV giảng)

3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa (SV tự học)

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức (GV giảng)

2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (tự học)

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới (GV giới thiệu, SV tự nghiên cứu)

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược ”Trồng Người”

9. Ôn tập

1. GV hệ thống lại kiến thức học phần

2. GV Hướng dẫn sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho thi kết thúc học

phần

3. Công bố điểm cho sinh viên biết

4. Xét tư cách dự thi (công bố danh sách sinh viên không được dự thi học phần)

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

19

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1. Tên học phần: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

2. Mã học phần : 050296

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết : Không

7. Mục tiêu học phần

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản nhất về Nhà nước và Pháp

luật nói chung, một số kiến thức cơ bản về các ngành luật trong Hệ thống pháp luật Việt

Nam. Từ đó, giúp cho sinh viên có nhận thức, quan điểm đúng đắn về đường lối, chính

sách của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, những kiến thức lý luận đó cũng giúp cho sinh

viên hiểu biết hơn về pháp luật để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

- Phần một là nội dung kiến thức lý luận về Nhà nước, lý luận về pháp luật. Đây là kiến

thức cơ bản cần thiết cần cho sinh viên trước khi tìm hiểu Phần thứ hai và Phần thứ ba về

các Luật chuyên ngành.

- Phần thứ hai là nội dung kiến thức về các ngành Luật cơ bản trong hệ thống pháp luật

Việt Nam: Luật dân sự, Luật hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Lao động, Luật

Thương Mại.

- Phần thứ ba cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về pháp luật quốc tế: Ngành

Luật Công pháp quốc tế, Luật Tư pháp quốc tế và Luật thương mại quốc tế.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng.

- Dự lớp từ 80% số tiết môn học trở lên

- Làm bài tập tình huống

- Chuẩn bị tài liệu, dụng cụ học tập

20

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Nguyễn Đăng Liêm, Pháp luật đại cương, NXB Thống Kê, 2008.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Thảo, Đại cương nhà nước và pháp luật, NXB Thống Kê Hà Nội, 2009.

[2] Văn bản pháp luật tra cứu trên hệ thống văn bản pháp luật của Quốc gia.

11 Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên

- Kiểm tra giữa kỳ 20%, hình thức trắc nghiệm, thời gian 45 phút.

- Kiểm tra thường xuyên 20%, một bài tập tình huống

- Thi cuối kỳ 60% hình thức trắc nghiệm online, số lượng 60 câu, thời gian 60 phút đề

đóng

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian

Ghi chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1

Những vấn đề cơ bản về Nhà

nước - NN Cộng hoà XHCN

Việt Nam

4 4 0 8

2 Những vấn đề cơ bản về Pháp

luật 3 3 0 6

3 Quy phạm pháp luật và văn bản

Quy phạm pháp luật 2 2 0 4

4 Quan hệ pháp luật 3 3 0 6

5

Thực hiện pháp luật - Vi phạm

pháp luật và Trách nhiệm pháp

4 4 0 8

21

6 Pháp chế xã hội chủ nghĩa -

NN pháp quyền; Kiểm tra 2 2 0 4

7

Hệ thống pháp luật – Một số

ngành luật cơ bản trong hệ

thống pháp luật Việt Nam

12 12 0 24

8 Tổng cộng: 30 30 0 60

1. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước - NN Cộng hoà XHCN VN

1.Nguồn gốc nhà nước

1.1.Những quan điểm phi Mác-xít về nguồn gốc Nhà nước

1.2.Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nguồn gốc Nhà nước

2. Khái niệm, bản chất Nhà nước

2.1.Khái niệm Nhà nước

2.2.Bản chất Nhà nước

3. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước

3.1. Nhà nước phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính lãnh thổ

3.2. Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt

3.3.Nhà nước là tổ chức duy nhất có chủ quyền quốc gia

3.4.Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật

3.5.Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền thu thuế và phát hành tiền

4. Chức năng Nhà nước

4.1.Khái niệm chức năng nhà nước

4.2.Phân loại chức năng nhà nước

5. Kiểu và hình thức nhà nước

5.1.Kiểu nhà nước

5.2.Hình thức nhà nước

7. Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

7.1.Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam

7.2.Chức năng nhà nước CHXHCNViệt Nam

2. Những vấn đề cơ bản về Pháp luật

1.Nguồn gốc, khái niệm pháp luật

1.1.Nguồn gốc của pháp luật

1.2.Khái niệm pháp luật

22

2. Bản chất của pháp luật

2.1.Bản chất giai cấp

2.2.Bản chất xã hội

3.Thuộc tính của pháp luật

3.1.Tính quy phạm và phổ biến

3.2.Tính cưỡng chế

3.3.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

4.Chức năng, vai trò của pháp luật

4.1.Chức năng của pháp luật

4.2.Vai trò của pháp luật

5.Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác

5.1.Pháp luật quan hệ với nhà nước

5.2.Pháp luật quan hệ với chính trị

5.3.Pháp luật quan hệ với kinh tế

5.4.Pháp luật quan hệ với đạo đức

6.Kiểu pháp luật, hình thức pháp luật

6.1.Kiểu pháp luật

6.2.Hình thức pháp luật

3. Quy phạm pháp luật và văn bản Quy phạm pháp luật

1.Quy phạm pháp luật

1.1.Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật

1.2.Cấu trúc của quy phạm pháp luật

2. Văn bản quy phạm pháp luật

2.1. Khái niệm và đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

2.2. Phân loại văn bản quy phạm pháp luật

2.3. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

4. Quan hệ pháp luật

1.Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật

1.1.Khái niệm quan hệ pháp luật

1.2.Đặc điểm của quan hệ pháp luật

2.Thành phần của quan hệ pháp luật

2.1.Chủ thể của quan hệ pháp luật

2.2.Khách thể của quan hệ pháp luật

23

2.3.Nội dung của quan hệ pháp luật

3.Sự kiện pháp lý

3.1.Khái niệm sự kiện pháp lý

3.2.Phân loại sự kiện pháp lý

5. Thực hiện pháp luật - Vi phạm pháp luật và Trách nhiệm pháp lý

1.Thực hiện pháp luật

1.1.Khái niệm

1.2.Các hình thức thực hiện pháp luật

2.Vi phạm pháp luật

2.1.Khái niệm

2.2.Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật

2.3.Cấu thành vi phạm pháp luật

2.4.Phân loại VPPL

3.Trách nhiệm pháp lý

3.1.Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

3.2.Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý

3.3.Phân loại trách nhiệm pháp lý

6. Pháp chế xã hội chủ nghĩa - NN pháp quyền; Kiểm tra

1. Pháp chế xã hội chủ nghĩa

1.1.Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa

1.2.Đặc điểm pháp chế XHCN

1.3. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa

1.4.Vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

2.Nhà nước pháp quyền

2.1.Khái niệm về Nhà nước pháp quyền

2.2.Khái quát đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền

7. Hệ thống pháp luật – Một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam

I. Hệ thống pháp luật

1.Khái niệm hệ thống pháp luật

2.Cấu trúc của hệ thống pháp luật

3.Tiêu chuẩn xác định một hệ thống pháp luật hoàn thiện

II. Một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật việt

1.Luật Hiến pháp

24

1.1.Những vấn đề chung về luật Hiến pháp

1.2.Vai trò của ngành luật Hiến pháp

1.3.Một số nội dung cơ bản của luật Hiến pháp

2.Luật Hành chính

2.1.Những vấn đề chung về luật Hành chính.

2.2.Một số nội dung cơ bản của luật Hành chính

3.Luật Dân sự

3.1.Những vấn đề chung về luật Dân sự

3.2.Một số nội dung cơ bản của luật Dân sự

4.Luật Tố tụng dân sự. (TTDS)

4.1.Khái niệm

4.2.Những nguyên tắc cơ bản của luật TTDS

4.3.Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự

5.Luật Hôn nhân và gia đình.(HN và GĐ)

5.1.Những vấn đề chung về luật HN và GĐ

5.2.Một số nội dung cơ bản của luật HN và GĐ

6. Luật Hình sự

6.1.Những vấn đề chung về luật Hình sự

6.2.Một số nội dung cơ bản của luật Hình sự

6.2.1.Tội phạm

6.2.2.Hình phạt và các biện pháp tư pháp

7. Luật Tố tụng hình sự (TTHS)

7.1.Khái niệm

7.2.Các nguyên tắc cơ bản của luật TTHS

7.3.Các cơ quan và những người tiến hành tố tụng

7.4.Những người tham gia tố tụng

7.5.Các giai đoạn TTHS

8.Luật Lao động

8.1.Những vấn đề chung về luật Lao động.

8.2.Một số nội dung cơ bản của Luật lao động

9. Luật Doanh nghiệp

9.1.Những vấn đề chung về luật Doanh nghiệp

9.2.Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta

25

10.Luật Đất đai

10.1.Những vấn đề chung về luật Đất đai

10.2.Một số nội dung cơ bản của luật Đất đai.

11. Luật phòng, chống tham nhũng

11.1 Những vấn đề cơ bản về tham nhũng

11.2 Công tác phòng, chống tham nhũng

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

26

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Tên học phần: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCS VIỆT NAM

2. Mã học phần : 010005

3. Số đơn vị tín chỉ : 3(3,0,6)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 45 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 90 giờ

6. Điều kiện tiên quyết : Không

7. Mục tiêu học phần

- Kiến thức:

Môn học “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” nhằm giúp cho sinh

viên:

- Cung cấp cho sinh viên kiến thức về quá trình hình thành và ra đời, vai trò của Đảng

Cộng sản Việt Nam đối với lịch sử dân tộc

- Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng Cộng

sản Việt Nam từ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa,

trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực

cơ bản của đời sống xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác. Điều kiện tiên quyết: Sinh

viên phải học xong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và môn Tư

tưởng Hồ Chí Minh.

- Kỹ năng:

- Giúp sinh viên đánh giá các đường lối của Đảng, vận dụng vào những hoàn cảnh cụ thể

trong đời sống xã hội.

- Biết phân tích, đấu tranh chống những tư tưởng tiêu cực, phản cách mạng

- Hình thành cho sinh viên các phương pháp làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

- Rèn luyện các phương pháp thuyết trình, phân tích, tổng hợp; các phương pháp làm việc

tư duy logic.

- Thái độ:

27

- Tin tưởng, ủng hộ vào đường lối, chủ trương, quan điểm lãnh đạo cách mạng của Đảng

- Tin tưởng vào sự thắng lợi của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước do Đảng lãnh đạo

- Góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng vào trong nhân dân.

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 8 chương:

Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của

Đảng.

Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945).

Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-

1975).

Chương IV: Đường lối công nghiệp hoá.

Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị.

Chương VII: Đường lối xây dựng văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội.

Chương VIII: Đường lối đối ngoại.

Nội dung chủ yếu của môn học là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ

thống về đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sinh viên phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe

giảng;

- Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương,

mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự

hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.

- Tham gia tích cực vào hoạt động nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB

Chính trị Quốc gia Sự thật - Hà Nội - 2008

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia

Hà Nội - 2005

28

[2]. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Văn kiện Đảng toàn tập (tập 12), NXB Chính trị Quốc gia

Hà Nội - 2001

[3]. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB

Chính trị Quốc gia Sự thật - Hà Nội - 2010

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp từ 80% số tiết của môn học trở lên

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian

Ghi chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1

Đối tượng, nhiệm vụ và

phương pháp nghiên cứu môn

đường lối cách mạng của đảng

cộng sản việt nam

3 3 0 6

2

Sự ra đời của đảng cộng sản

việt nam và cương lĩnh chính

trị đầu tiên của đảng

6 6 0 12

3 Đường lối đấu tranh giành

chính quyền (1930-1945) 6 6 0 12

4

Đường lối kháng chiến chống

thực dân pháp và đế quốc mỹ

xâm lược (1945-1975)

6 6 0 12

5 Đường lối công nghiệp hoá 3 3 0 6

29

6

Đường lối xây dựng nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa

6 6 0 12

7 Đường lối xây dựng hệ thống

chính trị 3 3 0 6

8

Đường lối xây dựng và phát

triển nền văn hoá; giải quyết

các vấn đề xã hội

6 6 0 12

9 Đường lối đối ngoại 3 3 0 6

10 Ôn tập 3 3 0 6

11 Tổng cộng: 45 45 0 90

1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của

đảng cộng sản việt nam

I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu

a. Khái niệm đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

b. Đối tượng nghiên cứu môn học

2. Nhiệm vụ nghiên cứu

II. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn học (Hướng dẫn SV tự

nghiên cứu)

1. Phương pháp nghiên cứu

a. Cơ sở phương pháp luận

b. Phương pháp nghiên cứu

2. Ý nghĩa của học tập môn học

a. Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đường lối của Đảng trong thời kỳ cách

mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b. Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng theo mục tiêu, lý tưởng của

Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất

nước.

30

c. Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải quyết

những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng.

2. Sự ra đời của đảng cộng sản việt nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng

I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam

1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

a. Sự chuyển biến của Chủ nghĩa Tư bản và hậu quả của nó

b. Chủ nghĩa Mác-Lênin

c. Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản.

2. Hoàn cảnh trong nước

a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp

b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế

kỷ XX

c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

II. Hội nghị thành lập đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng

1. Hội nghị thành lập Đảng (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

a. Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam

b. Thảo luận xác định và thông qua các văn kiện của Đảng

2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

- Phương hướng chiến lược và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam

-Lực lượng cách mạng

- Lãnh đạo cách mạng

- Quan hệ với phong trào cách mạng thế giới

3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của

Đảng

a. Xác lập sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công nhân Việt

Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng; thống nhất tư tưởng, chính trị và tổ

chức phong trào cộng sản Việt Nam.

b. Xác định đúng đắn con đường giải phóng dân tộc và phương hướng phát triển của cách

mạng Việt Nam; giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam;

nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

c. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới, tranh thủ được sự

ủng hộ của cách mạng thế giới.

3. Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

31

I. Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến năm 1939

1.Trong những năm 1930-1935

a. Luận cương Chính trị tháng 10-1930

b. Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách mạng (Hướng dẫn SV tự nghiên

cứu)

2. Trong những năm 1936-1939

a. Hoàn cảnh lịch sử

b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng

II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945

1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng

a. Tình hình thế giới và trong nước

b. Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

c. Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

a. Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần

b. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng

Tháng Tám

4. Đường lối kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ xâm lược (1945-1975)

I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược

(1945-1954)

1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)

a. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách mạng tháng Tám

b. Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng

c. Kết quả, ý nghĩa nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm (Hướng dẫn SV tự

nghiên cứu)

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ

nhân dân (1946-1954)

a. Hoàn cảnh lịch sử

b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối

3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm

a. Kết quả và ý nghĩa thắng lợi của việc thực hiện đường lối

b. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

32

II. Đường lối kháng chiến chống mỹ, thống nhất đất nước (1954-1975)

1. Giai đoạn 1954-1964

a. Hoàn cảnh lịch sử cách mạng Việt Nam sau tháng 7- 1954

b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa đường lối

2. Giai đoạn 1965-1975

a. Hoàn cảnh lịch sử

b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa đường lối

3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm (Hướng dẫn SV

tự nghiên cứu)

a. Kết quả và ý nghĩa thắng lợi

b. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm

Kiểm tra giữa kỳ 45 phút

5. Đường lối công nghiệp hoá

I. Công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới

1. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa

2. Đánh giá thực hiện đường lối

II. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đổi mới

1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hoá (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá

a. Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

b. Quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá

3. Nội dung và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri

thức (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

6. Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

I. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường

1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới

a. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp.

b. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới

a. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII

b. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội XI (Hướng dẫn SV tự

nghiên cứu)

33

II. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản

a. Thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

b. Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

c. Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

2. Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

7. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị

I. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ trước đổi mới (1945-1985)

1. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân 1945-1954

2. Hệ thống dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản 1954 -1975

3 Hệ thống chuyên chính vô sản theo tư tưởng làm chủ tập thể 1975 -1985

II. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới

1. Đổi mới tư duy về hệ thống chính trị

2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới

3. Đánh giá sự thực hiện đường lối (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

8. Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá; giải quyết các vấn đề xã hội

I. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá

1. Thời kỳ trước đổi mới

a. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hoá mới

b. Đánh giá sự thực hiện đường lối

2. Trong thời kỳ đổi mới

a. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hoá

b. Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hoá

c. Đánh giá việc thực hiện đường lối (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

II. Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

1. Thời kỳ trước đổi mới

a. Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội

b. Đánh giá việc thực hiện đường lối

2. Trong thời kỳ đổi mới

a. Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội

b. Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội

34

c. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

d. Đánh giá sự thực hiện đường lối (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

9. Đường lối đối ngoại

I. Đường lối đối ngoại thời kỳ trước đổi mới (1975-1985)

1. Hoàn cảnh lịch sử

a. Tình hình thế giới

b. Tình hình trong nước

2. Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng

3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

II. Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới.

1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối

a. Hoàn cảnh lịch sử

b. Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lối

2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

a. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo

b. Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc

tế

3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân (Hướng dẫn SV tự nghiên cứu)

a. Thành tựu và ý nghĩa

b. Hạn chế và nguyên nhân

10. Ôn tập

- Hệ thống kiến thức học phần

- Hướng dẫn ôn tập thi cuối kỳ

- Công bố điểm, xét tư cách dự thi cho sinh viên

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

35

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TIẾNG ANH 1

1. Tên học phần: TIẾNG ANH 1

2. Mã học phần` : 050365

3. Số tín chỉ : 4(4,0,8)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 1

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 60 tiết

- Thực hành phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 120 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : Không

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần sinh viên có khả năng tiếng Anh ở trình độ A1 chuẩn Châu Âu

với các yêu cầu cụ thể như sau:

- Về kiến thức: Nắm bắt và củng cố vốn từ vựng và các mẫu câu ở trình độ trung cấp về các

tình huống giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày;

- Về Kỹ năng: Phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dụng được từ vựng và cấu trúc để diễn

đạt ý tưởng trong giao tiếp về các chủ đề ngôn ngữ ở trình độ trung cấp;

- Về thái độ: Đón nhận, hưởng ứng tham gia tích cực vào bài học, các hoạt động liên quan

đến bài học.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Học phần này giúp sinh viên thực hành kỹ năng nghe, nói, đọc và viết ở trình độ trung cấp

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự học trên lớp đầy đủ theo quy chế.

- Thực hiện đọc, nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu tham khảo và tìm kiếm thông tin theo

chủ đề nghiên cứu, yêu cầu đọc từng chương, từng nội dung trước khi đến lớp.

- Tham gia nghiên cứu tình huống, thảo luận: thực hiện làm việc nhóm, thảo luận nhóm, làm

các bài tập về nhà theo yêu cầu.

- Ý thức tổ chức, kỷ luật: thực hiện đầy đủ qui đinh đối với sinh viên, các yêu cầu của giảng

36

viên môn học.

- Ôn bài, làm bài tập đầy đủ; làm bài kiểm tra, tiểu luận, làm bài tập online.

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Virginia Evans & Jenny Dooley. i-Discovery 3 Student Book & Workbook. Express

Publishing.

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1] Craven, M. (2010). Breakthrough Plus 1. Student Book. Second edition Macmillan

Education.

11. Thang điểm thi: 10/10

12. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Thành

phần

Thời

lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá

Trọng

số (%) Thời điểm

Điểm

thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, trên lớp tích cực tham gia

phát biểu, thảo luận nhóm 20

Điểm

giữa kỳ

Tham gia thảo luận, thuyết trình, l m bài tập

nhóm hoặc thi viết hoặc trắc nghiệm hoặc kết

h p cả hai

20

Thi cuối

kỳ

Thi vấn đáp 60

Theo lịch

phòng ĐT

Tổng 100

13. Nội dung chi tiết học phần:

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG SỐ

TIẾT

GIỜ TÍN CHỈ TÀI

LIỆU

THAM

KHẢO

THUYẾT

THỰC

HÀNH

TỰ

HỌC

1 Module 1: Foo and Drinks 4 4 0 8

[1] 1.1 Reading & Listening 4 4 0 8

1.2 Speaking & Function 4 4 0 8

37

1.3 Writing 4 4 0 8

2 Module 2: On vacation 4 4 0 8

2.1 Reading & Listening 4 4 0 8

2.2 Spea ing & Function 4 4 0 8

2.3 Writing 4 4 0 8

* Midterm test 4 4 0 8

3 Module 3: Great People 4 4 0 8

3.1 Reading & Listening 4 4 0 8

3.2 Speaking & Function 4 4 0 8

3.3 Writing 4 4 0 8

* Activities: Interview & Conversation 4 4 0 8

* Review 4 4 0 8

Tổng cộng: 60 60 0 120

1.

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

38

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TIẾNG ANH 2

1. Tên học phần: TIẾNG ANH 2

2. Mã học phần : 050494

3. Số tín chỉ : 3(3,0,6)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 45 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 90 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 050365(a)

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi học xong học phần sinh viên có khả năng tiếng Anh ở trình độ A2 chuẩn

Châu Âu với các yêu cầu cụ thể như sau:

- Về kiến thức: Nắm bắt và củng cố vốn từ vựng và các mẫu câu ở trình độ trung cấp

về các tình huống giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày;

- Về Kỹ năng: Phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dụng được từ vựng và cấu trúc

để diễn đạt ý tưởng trong giao tiếp về các chủ đề ngôn ngữ ở trình độ trung cấp;

- Về thái độ: Đón nhận, hưởng ứng tham gia tích cực vào bài học, các hoạt động liên

quan đến bài học.

8. Mô tả vắn tắt học phần

Học phần này giúp sinh viên thực hành kỹ năng nghe, nói, đọc và viết ở trình độ

trung cấp

9. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự học trên lớp đầy đủ theo quy chế.

- Thực hiện đọc, nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu tham khảo và tìm kiếm thông

tin theo chủ đề nghiên cứu, yêu cầu đọc từng chương, từng nội dung trước khi đến

lớp.

- Tham gia nghiên cứu tình huống, thảo luận: thực hiện làm việc nhóm, thảo luận

nhóm, làm các bài tập về nhà theo yêu cầu.

- Ý thức tổ chức, kỷ luật: thực hiện đầy đủ qui đinh đối với sinh viên, các yêu cầu

39

của giảng viên môn học.

- Ôn bài, làm bài tập đầy đủ; làm bài kiểm tra, tiểu luận, làm bài tập online.

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Virginia Evans & Jenny Dooley. i-Discovery 4 Student Book & Workbook.

Express Publishing.

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1] Craven, M.(2010). Breakthrough Plus 1. Student Bo k. Second edition

Macmillan Education.

11. Thang điểm thi: 10/10

12. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Thành

phần

Thời

lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá

Trọng

số (%) Thời điểm

Điểm

thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, trên lớp tích cực

tham gia phát biểu, thảo luận nhóm 20

Điểm

giữa kỳ

Tham gia thảo luận, thuyết trình, làm bài

tập nhóm hoặc thi viết hoặc trắc nghiệm

hoặc kết hợp cả hai

20

Thi cuối

kỳ

Thi vấn đáp 60

Theo lịch

phòng ĐT

Tổng 100

13. Nội dung chi tiết học phần:

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ

THUYẾT

THỰC

HÀNH

1 Module 1: Work and Play 3 0

1.1 Reading & Listening 3 0

1.2 Speaking & Function 3 0

1.3 Writing 3 0

2 Module 2: Culture and Stories 3 0

40

2.1 Reading & Listening 3 0

2.2 Speaking & Function 3 0

2.3 Writing 3 0

* idterm test 3

3 Module 3: Helping hands 3 0

3.1 Reading & Listening 3 0

3.2 Speaking & Function 3 0

3.3 Writing 3 0

* Activities: Interview & Conversation 3 0

* Review 3 0

Tổng cộng: 45 0

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

41

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TIẾNG ANH GIAO TIẾP 1

1. Tên học phần: TIẾNG ANH GIAO TIẾP 1

2. Mã học phần : 190979

3. Số tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực hành phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : Không

7. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

Học xong học phần này, người học củng cố lại những kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cơ

bản đã học ở học phần Tiếng Anh 1,2,3 như: các thì, thể của động từ; trợ động từ; câu bị

động; câu điều kiện… .Bên cạnh đó, người học nắm được một lượng từ vựng cần thiết

dùng trong giao tiếp hàng ngày ở môi trường làm việc như văn bản hợp đồng, tiếp thị,

quảng cáo, triển khai kế hoạch hội nghị, sử dụng máy tính, viết thư giao dịch, kiểm toán…

- Kỹ năng:

Kết thúc học phần này, người học cần đạt được những kỹ năng giao tiếp sau :

- Hình thành những câu hỏi cần thiết trong giao tiếp; có khả năng tạo ra và duy trì được

những cuộc hội thoại đơn giản về các chủ đề đã học trong công việc và cuộc sống thường

nhật ở môi trường thường xuyên giao tiếp với người nước ngoài. Ở trình độ này, người

học còn mắc lỗi ngữ pháp, phát âm và sử dụng từ, nhưng không cản trở nhiều đến nội

dung thông điệp.

- Nghe hiểu được những cuộc hội thoại đơn giản về những chủ đề đã học; hiểu được

những thông báo đơn giản.

- Có thể đọc hiểu được những bài viết đơn giản phục vụ cho mục đích nắm bắt thông tin

hoặc mở rộng kiến thức: những sự kiện xã hội, quảng cáo, những tiêu đề trên báo và

những bài báo viết về những chủ đề quen thuộc; Có khả năng phán đoán nghĩa từ, câu

42

trong văn cảnh cụ thể.

- Có khả năng làm việc theo nhóm và tự học.

- Thái độ:

Người học có thái độ tích cực tham gia vào các hoạt động trên lớp, chủ động chuẩn bị bài

và làm bài tập ở nhà, trung thực trong kiểm tra, đánh giá.

8. Mô tả vắn tắt học phần

Tiếng Anh giao tiếp 1 trang bị phần kiến thức mở rộng và phát triển sâu về kỹ năng giao

tiếp tiếng Anh cho sinh viên. Các bài học được thiết kế theo từng chủ điểm một cách khoa

học, hợp lý, và các đề tài trong bài học khá gần gũi quen thuộc, tạo điều kiện cho sinh viên

dễ dàng tiếp cận bài học. Học xong học phần, sinh viên có khả năng giao tiếp các loại bài

có chủ điểm khác nhau có tính tổng quát về xã hội, đời sống, công việc, môi trường, gia

đình, giáo dục ở mức độ trung cấp với số lượng từ vựng từ 800-1200 từ.

9. Nhiệm vụ của sinh viên

- Đọc, viết, phát âm đúng các từ đã học.

- Nắm vững các cấu trúc câu trong chương trình

- Sử dụng được từ vựng và cấu trúc để diễn đạt ý tưởng trong giao tiếp

- Có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh trong các tình huống thực tế.

- Hoàn thành đầy đủ và đạt yêu cầu các bài kiểm tra.

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Susan Stempleski, 2014, World Link 2B (Second Edition), Heinle Cenage Learning

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1] Sally Logan and Craig Thaine, (2008), Real Listening and Speaking 2, Cambridge

University Press.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Thực hiện theo qui chế tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học và cao đẳng hệ chính

quy được ban hành tại quyết định số 47/QĐ-ĐHCNĐN ngày 20/06/2011 của Hiệu trưởng

trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.

12. Thang điểm thi:

Theo quy chế tín chỉ

13. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ THỰC

43

THUYẾT HÀNH

1 Unit 7: Let's celebrate 3 0

2 Unit 8: Story telling 3 0

3 Unit 9: The world of work 3 0

4 Review Units 7-9 3 0

5 Unit 10: Telecommunications 3 0

6 Unit 11: Technology today 3 0

7 Unit 12: Let's go somewhere! 6 0

8 Review Units 10-12 6 0

Tổng cộng: 30 0

1. Unit 7: Let's celebrate

1.1 Vocabulary link

1.2 Listening

1.3 Speaking

1.4 Reading

1.5 Communication

2. Unit 8: Story telling

2.1 Vocabulary link

2.2 Listening

2.3 Speaking

2.4 Reading

2.5 Communication

3. Unit 9: The world of work

3.1 Vocabulary link

3.2 Listening

3.3 Speaking

3.4 Reading

3.5 Communication

4. Review Units 7-9

5. Unit 10: Telecommunications

5.1 Vocabulary link

5.2 Listening

44

5.3 Speaking

5.4 Reading

5.5 Communication

6. Unit 11: Technology today

6.1 Vocabulary link

6.2 Listening

6.3 Speaking

6.4 Reading

6.5 Communication

7. Unit 12: Let's go somewhere!

7.1 Vocabulary link

7.2 Listening

7.3 Speaking

7.4 Reading

7.5 Communication

8. Review Units 10-12

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

45

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TIẾNG ANH GIAO TIẾP 2

1. Tên học phần: TIẾNG ANH GIAO TIẾP 2

2. Mã học phần : 190980

3. Số tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 60 tiết

- Thực hành phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 120 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 190979(a)

7. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức

Học xong học phần này, người học củng cố lại những kiến thức đã học ở học phần Tiếng

Anh 3 và Tiếng Anh giao tiếp 1 như: các thì, thể của động từ; trợ động từ; câu bị động; câu

điều kiện… đồng thời người học tiếp thu được các kiến thức ngữ pháp mới như: mệnh đề

quan hệ xác định-không xác định, lời nói trực tiếp, gián tiếp, câu hỏi đuôi, đảo ngữ….Bên

cạnh đó, người học nắm được một lượng từ vựng cần thiết dùng trong giao tiếp hàng ngày

ở môi trường làm việc như văn bản hợp đồng, tiếp thị, quảng cáo, triển khai kế hoạch hội

nghị, sử dụng máy tính, viết thư giao dịch, kiểm toán, giao dịch với ngân hàng, …

- Kỹ năng:

Kết thúc học phần này, người học cần đạt được những kỹ năng giao tiếp sau :

- Hình thành những câu hỏi cần thiết trong giao tiếp; có khả năng tạo ra và duy trì được

những cuộc hội thoại đơn giản về các chủ đề đã học trong công việc và cuộc sống thường

nhật ở môi trường thường xuyên giao tiếp với người nước ngoài. Ở trình độ này, người học

còn mắc lỗi ngữ pháp, phát âm và sử dụng từ, nhưng không cản trở nhiều đến nội dung

thông điệp.

- Nghe hiểu được những cuộc hội thoại đơn giản về những chủ đề đã học; hiểu được những

thông báo đơn giản.

- Có thể đọc hiểu được những bài viết đơn giản phục vụ cho mục đích nắm bắt thông tin

46

hoặc mở rộng kiến thức: những sự kiện xã hội, quảng cáo, những tiêu đề trên báo và những

bài báo viết về những chủ đề quen thuộc; Có khả năng phán đoán nghĩa từ, câu trong văn

cảnh cụ thể.

- Có khả năng nói một đoạn văn khoảng 250 -400 từ về những chủ đề quen thuộc : mô tả

công việc, kể về một kỳ nghỉ…(về những chủ đề đã học).

- Có khả năng làm việc theo nhóm và tự học.

- Thái độ:

Người học có thái độ tích cực tham gia vào các hoạt động trên lớp, chủ động chuẩn bị bài

và làm bài tập ở nhà, trung thực trong kiểm tra, đánh giá.

8. Mô tả vắn tắt học phần

Tiếng Anh giao tiếp 2 trang bị phần kiến thức mở rộng và phát triển sâu về kỹ năng giao

tiếp tiếng Anh cho sinh viên. Các bài học được thiết kế theo từng chủ điểm một cách khoa

học, hợp lý, và các đề tài trong bài học khá gần gũi quen thuộc, tạo điều kiện cho sinh viên

dễ dàng tiếp cận bài học. Học xong học phần, sinh viên có khả năng giao tiếp các loại bài

có chủ điểm khác nhau có tính tổng quát về xã hội, đời sống, công việc, môi trường, gia

đình, giáo dục ở mức độ trên trung cấp với số lượng từ vựng từ 1200-2000 từ.

9. Nhiệm vụ của sinh viên

- Đọc, viết, phát âm đúng các từ đã học.

- Nắm vững các cấu trúc câu trong chương trình;

- Sử dụng được từ vựng và cấu trúc để diễn đạt ý tưởng trong giao tiếp;

- Có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh trong các tình huống thực tế;

- Hoàn thành đầy đủ và đạt yêu cầu các bài kiểm tra.

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Susan Stempleski, 2014, World Link 3A (Second Edition), Heinle Cengage Learning

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1] Henreddy, Jami & Elizabeth Whalley. 2007. Mosaic 1: Listening/Speaking, Silver

Edition, McGraw-Hill.

[2] Anderson, Jason. 2006. Role Plays for Today. Delta Publishing.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Thực hiện theo qui chế tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học và cao đẳng hệ chính

quy được ban hành tại quyết định số 47/QĐ-ĐHCNĐN ngày 20/06/2011 của Hiệu trưởng

trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.

47

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ

THUYẾT

THỰC

HÀNH

1 Unit 1: Indoors and outdoors 3 0

2 Unit 2: Life's changes 3 0

3 Unit 3: Getting information 3 0

4 Review Units 1 - 3 3 0

5 Unit 4: Men and women 3 0

6 Unit 5: Being different 3 0

7 Unit 6: Big business 6 0

8 Review Units 4 - 6 6 0

Tổng cộng: 30 0

1. Unit 1: Indoors and outdoors

1.1 Vocabulary link

1.2 Listening

1.3 Speaking

1.4 Reading

1.5 Communication

2. Unit 2: Life's changes

2.1 Vocabulary link

2.2 Listening

2.3 Speaking

2.4 Reading

2.5 Communication

3. Unit 3: Getting information

3.1 Vocabulary link

3.2 Listening

3.3 Speaking

3.4 Reading

48

3.5 Communication

4. Review Units 1 - 3

5. Unit 4: Men and women

5.1 Vocabulary link

5.2 Listening

5.3 Speaking

5.4 Reading

5.5 Communication

6. Unit 5: Being different

6.1 Vocabulary link

6.2 Listening

6.3 Speaking

6.4 Reading

6.5 Communication

7. Unit 6: Big business

7.1 Vocabulary link

7.2 Listening

7.3 Speaking

7.4 Reading

7.5 Communication

8. Review Units 4 – 6

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

49

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TIẾNG ANH GIAO TIẾP 3

1. Tên học phần: TIẾNG ANH GIAO TIẾP 3

2. Mã học phần : 190981

3. Số tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 60 tiết

- TT phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 120 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 190980(a)

7. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

Học xong học phần này, người học củng cố lại những kiến thức đã học ở học phần Tiếng

Anh 3 và Tiếng Anh giao tiếp 1 như: các thì, thể của động từ; trợ động từ; câu bị động; câu

điều kiện… đồng thời người học tiếp thu được các kiến thức ngữ pháp mới như: mệnh đề

quan hệ xác định-không xác định, lời nói trực tiếp, gián tiếp, câu hỏi đuôi, đảo ngữ….Bên

cạnh đó, người học nắm được một lượng từ vựng cần thiết dùng trong giao tiếp hàng ngày

ở môi trường làm việc như văn bản hợp đồng, tiếp thị, quảng cáo, triển khai kế hoạch hội

nghị, sử dụng máy tính, viết thư giao dịch, kiểm toán, giao dịch với ngân hàng, …

- Kỹ năng:

Kết thúc học phần này, người học cần đạt được những kỹ năng giao tiếp sau :

- Hình thành những câu hỏi cần thiết trong giao tiếp; có khả năng tạo ra và duy trì được

những cuộc hội thoại đơn giản về các chủ đề đã học trong công việc và cuộc sống thường

nhật ở môi trường thường xuyên giao tiếp với người nước ngoài. Ở trình độ này, người học

còn mắc lỗi ngữ pháp, phát âm và sử dụng từ, nhưng không cản trở nhiều đến nội dung

thông điệp.

- Nghe hiểu được những cuộc hội thoại đơn giản về những chủ đề đã học; hiểu được những

thông báo đơn giản.

- Có thể đọc hiểu được những bài viết đơn giản phục vụ cho mục đích nắm bắt thông tin

50

hoặc mở rộng kiến thức: những sự kiện xã hội, quảng cáo, những tiêu đề trên báo và những

bài báo viết về những chủ đề quen thuộc; Có khả năng phán đoán nghĩa từ, câu trong văn

cảnh cụ thể.

- Có khả năng nói một đoạn văn khoảng 250 -400 từ về những chủ đề quen thuộc : mô tả

công việc, kể về một kỳ nghỉ…(về những chủ đề đã học).

- Có khả năng làm việc theo nhóm và tự học.

- Thái độ:

Người học có thái độ tích cực tham gia vào các hoạt động trên lớp, chủ động chuẩn bị bài

và làm bài tập ở nhà, trung thực trong kiểm tra, đánh giá.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Tiếng Anh giao tiếp 3 trang bị phần kiến thức mở rộng và phát triển sâu về kỹ năng giao

tiếp tiếng Anh cho sinh viên. Các bài học được thiết kế theo từng chủ điểm một cách khoa

học, hợp lý, và các đề tài trong bài học khá gần gũi quen thuộc, tạo điều kiện cho sinh viên

dễ dàng tiếp cận bài học. Học xong học phần, sinh viên có khả năng giao tiếp các loại bài

có chủ điểm khác nhau có tính tổng quát về xã hội, đời sống, công việc, môi trường, gia

đình, giáo dục ở mức độ trên trung cấp với số lượng từ vựng từ 2000-2500 từ.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Đọc, viết, phát âm đúng các từ đã học.

- Nắm vững các cấu trúc câu trong chương trình;

- Sử dụng được từ vựng và cấu trúc để diễn đạt ý tưởng trong giao tiếp;

- Có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh trong các tình huống thực tế;

- Hoàn thành đầy đủ và đạt yêu cầu các bài kiểm tra.

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Susan Stempleski, 2014, World Link 3A (Second Edition), Heinle Cengage Learning

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1] Henreddy, Jami & Elizabeth Whalley. 2007. Mosaic 1: Listening/Speaking, Silver

Edition, McGraw-Hill.

[2] Anderson, Jason. 2006. Role Plays for Today. Delta Publishing.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Thực hiện theo qui chế tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học và cao đẳng hệ chính

quy được ban hành tại quyết định số 47/QĐ-ĐHCNĐN ngày 20/06/2011 của Hiệu trưởng

trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.

51

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ

THUYẾT

THỰC

HÀNH

1 Unit 7: Health 3 0

2 Unit 8: Sports and hobbies 3 0

3 Unit 9: Social issues 3 0

4 Review units 7 - 9 3 0

5 Unit 10: Having it all 3 0

6 Unit 11: Honestly speaking 6 0

7 Unit 12: Our earth 6 0

8 Review units 10 - 12 3 0

Tổng cộng: 30 0

1. Unit 7: Health

1.1 Vocabulary link

1.2 Listening

1.3 Speaking

1.4 Reading

1.5 Communication

2. Unit 8: Sports and hobbies

2.1 Vocabulary link

2.2 Listening

2.3 Speaking

2.4 Reading

2.5 Communication

3. Unit 9: Social issues

3.1 Vocabulary link

3.2 Listening

3.3 Speaking

3.4 Reading

52

3.5 Communication

4. Review Units 7 - 9

5. Unit 10: Having it all

5.1 Vocabulary link

5.2 Listening

5.3 Speaking

5.4 Reading

5.5 Communication

6. Unit 11: Honestly speaking

6.1 Vocabulary link

6.2 Listening

6.3 Speaking

6.4 Reading

6.5 Communication

7. Unit 12: Our earth

7.1 Vocabulary link

7.2 Listening

7.3 Speaking

7.4 Reading

7.5 Communication

8. Review Units 10 – 12

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

53

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TIẾNG ANH 3

1. Tên học phần: TIẾNG ANH 3

2. Mã học phần : 190274

3. Số tín chỉ : 3(3,0,6)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 45 tiết

- TT phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 90 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 050494(a)

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần sinh viên có khả năng tiếng Anh ở trình độ A2 chuẩn Châu

Âu với các yêu cầu cụ thể như sau:

- Về kiến thức: Nắm bắt và củng cố vốn từ vựng và các mẫu câu ở trình độ trung cấp về

các tình huống giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày;

- Về Kỹ năng: Phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dụng được từ vựng và cấu trúc để

diễn đạt ý tưởng trong giao tiếp về các chủ đề ngôn ngữ ở trình độ trung cấp;

- Về thái độ: Đón nhận, hưởng ứng tham gia tích cực vào bài học, các hoạt độ g liên

quan đến bài học.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Học phần này giúp sinh viên thực hành kỹ năng nghe, nói, đọc và viết ở trình độ trung cấp

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự học trên lớp đầy đủ theo quy chế.

- Thực hiện đọc, nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu tham khảo và tìm kiếm thông tin

theo chủ đề nghiên cứu, yêu cầu đọc từng chương, từng nội dung trước khi đến lớp.

- Tham gia nghiên cứu tình huống, thảo luận: thực hiện làm việc nhóm, thảo luận nhóm,

làm các bài tập về nhà theo yêu cầu.

- Ý thức tổ chức, kỷ luật: thực hiện đầy đủ qui đinh đối với sinh viên, các yêu cầu của

giảng viên môn học.

54

- Ôn bài, làm bài tập đầy đủ; làm bài kiểm tra, tiểu luận, làm bài tập o line.

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Virginia Evans & Jenny Dooley. i-Discovery 5 Student Book & Workbook. Express

Publishing.

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1] Craven, M. (2010) Breakthrough Plu 2. Second Edition Macmillan Education.

11. Thang điểm thi: 10/10

12. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Thành

phần

Thời

lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá

Trọng

số (%) Thời điểm

Điểm

thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, trên lớp tích cực

tham gia phát biểu, thảo luận nhóm 20

Điểm

giữa kỳ

Tham gia thảo luận, thuyết trình, làm bài

tập nhóm hoặc thi viê t hoặc trắc

nghiệm hoặc kết hợp cả hai

20

Thi cuối

kỳ

Thi vấn đáp 60

Theo lịch

phòng ĐT

Tổng 100

13. Nội dung chi tiết học phần:

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ

THUYẾT

THỰC

HÀNH

1 Module 1: Mother Nature 3 0

1.1 Reading & istening 3 0

1.2 Speaking & Function 3 0

1.3 Writing 3 0

2 Module 2: Healthy mind, healthy body 3 0

2.1 Reading & Listening 3 0

55

2.2 Speaking & Function 3 0

2.3 Writing 3 0

* Midte m test 3 0

3 Module 3: Life experiences 3 0

3.1 Reading & Listening 3 0

3.2 Speaking & Function 3 0

3.3 Writing 3 0

* Activities: Interview & Conversation 3 0

* Review 3 0

Tổng cộng: 45 0

3.

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

56

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TOÁN CAO CẤP A1

1. Tên học phần: TOÁN CAO CẤP A1

2. Mã học phần : 010037

3. Số đơn vị tín chỉ : 3(3,0,6)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 45 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 90 giờ

6. Điều kiện tiên quyết : Không

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Giải thích được giới hạn, liên tục, quy tắc tính đạo hàm và vi phân cấp 1, quy tắc tính

đạo hàm và vi phân cấp cao, cực trị địa phương, quy tắc L'Hôspital. Khái niệm và các

phép toán cơ bản về nguyên hàm và tích phân bất định, tích phân xác định, các phương

pháp tính tích phân (đổi biến, từng phần), tích phân suy rộng, Chuỗi số, chuỗi dương,

chuỗi hàm.

- Trình bày được khái niệm cơ bản về đạo hàm và vi phân cấp 1, đạo hàm và vi phân cấp

cao, cực trị địa phương, quy tắc L'Hôspital, nguyên hàm và tích phân bất định, tích phân

xác định.

- Trình bày được tính chất về đạo hàm và vi phân cấp 1, đạo hàm và vi phân cấp cao, cực

trị địa phương, quy tắc L'Hôspital, nguyên hàm và tích phân bất định, tích phân xác định.

- Trình bày được quy tắc tính đạo hàm và vi phân cấp 1, quy tắc tính đạo hàm và vi phân

cấp cao, cực trị địa phương, quy tắc L'Hôspital. Các phương pháp tính tích phân (đổi biến

, từng phần)

- Kỹ năng:

- Nêu và phân tích được ứng dụng của các tính chất giới hạn, liên tục, quy tắc tính đạo

hàm và vi phân cấp 1, đạo hàm và vi phân cấp cao, cực trị địa phương, quy tắc L'Hôspital.

nguyên hàm và tích phân bất định, tích phân xác định, các phương pháp tính tích phân

(đổi biến, từng phần).

57

- Biết vận dụng quy tắc tính đạo hàm và vi phân cấp 1, quy tắc tính đạo hàm và vi phân

cấp cao, cực trị địa phương, quy tắc L'Hôspital, các phương pháp tính tích phân (đổi biến,

từng phần).

- Xác định được giới hạn, liên tục, quy tắc tính đạo hàm và vi phân cấp 1, quy tắc tính đạo

hàm và vi phân cấp cao, cực trị địa phương, quy tắc L'Hôspital, các phương pháp tính tích

phân (đổi biến, từng phần).

- Biết tự nghiên cứu tài liệu và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng thuyết trình

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về giới hạn, liên tục, đạo hàm, vi

phân của hàm một biến số thực, tích phân và ứng dụng tích phân để tính diện tích, thể tích,

lý thuyết chuỗi.

Nội dung môn học gồm 4 chương:

Chương 1: Hàm một biến số

Chương 2: Phép tính vi phân hàm một biến

Chương 3: Phép tính tích phân

Chương 4: Lý thuyết chuỗi

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Giáo trình toán cao cấp : Tập 2:

Phép tính giải tích một biến số, NXB Giáo dục, 2005

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Bài tập toán cao cấp.Tập 2, Phép

tính giải tích một biến số, NXB Giáo dục, 2005

[2] Đỗ Công Khanh, Giải tích một biến, NXB ĐH Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh,2000

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên.

58

- Điểm kiểm tra giữa kỳ (20%)

Hình thức thi trắc nghiệm (15 câu, thời gian 45 phút), không sử dụng tài liệu.

- Điểm thường kỳ (20%)

Chấm điểm các bài tập lớn theo nhóm, lấy các cột điểm cộng lại chia trung bình. Sinh viên

nào vắng mặt trong buổi làm bài tập nhóm, thì sẽ không có cột điểm trong bài đó.

Cộng 1 điểm vào điểm làm bài tập với sinh viên, nhóm sinh viên thực hiện đúng bài tập

trên lớp.

Trừ 1 điểm vào điểm làm bài tập với những sinh viên, nhóm sinh viên làm sai bài tập trên

lớp và cộng 1 điểm cho nhóm tìm ra lỗi sai của nhóm này.

Trừ số điểm bằng tổng số điểm mà 1 nhóm khác được cộng trong 1 buổi học đối với

những nhóm sinh viên không tham gia bật cứ hoạt động nào trên lớp (không hát biểu xây

dựng bài, không lên bảng làm bài)

- Điểm cuối kỳ (60%): Hình thức thi trắc nghiệm online trên máy tính ( 20 câu, thời gian

60 phút), không sử dụng tài liệu.

Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Hàm một biến số 15 15 0 30

2 Chương 2: Phép tính vi phân hàm

một biến 15 15 0 30

3 Chương 3: Phép tính tích phân 10 10 0 20

4 Chương 4: Lý thuyết chuỗi 3 3 0 6

5 ôn tập kiểm tra 2 2 0 4

59

TỔNG CỘNG 45 45 0 90

1. Chương 1. Hàm số một biến số

1.1 . Các khái niệm về hàm số(hướng dẫn sinh viên tự học)

1.2. Giới hạn của hàm số

1.2.1. Các định nghĩa

1.2.2. Tính chất

1.2.3. Các dạng vô định

1.2.4. Một số ví dụ

1.3. Đại lượng vô cùng bé - vô cùng lớn

1.3.1. Khái niệm VCB - VCL

1.3.2. Tính chất

1.3.3. So sánh các VCB - VCL

1.3.4. Ứng dụng VCB, VCL tương đương tính giới hạn

1.4. Hàm số liên tục (hướng dẫn sinh viên tự học)

1.4.1. Định nghĩa

1.4.2. Định lý

1.4.3. Hàm số liên tục một phía

2. Chương 2. Phép tính vi phân của hàm một biến

2.1. Đạo hàm

2.1.1. Các định nghĩa

2.1.2. Các quy tắc tính đạo hàm

2.1.3. Đạo hàm cấp cao

2.1.4. Đạo hàm của hàm số cho bới phương trình tham số

2.1.5. Đạo hàm của hàm số ẩn

2.2. Vi phân

2.2.1. Vi phân cấp 1

2.2.2. Vi phân cấp cao

2.3. Các định lý cơ bản về hàm khả vi - cực trị (*sinh viên đọc thêm)

2.3.1. Các định lý (Roll, Cauchy, Lagrange)

2.3.2. Cực trị hàm số

2.3.3. Giá trị lớn nhất - giá trị nhỏ nhất

60

2.3.4. Khoảng lồi lõm của đồ thị - điểm uốn

2.3.5. Tiệm cận của đồ thị

2.4. Công thức Taylor (sinh viên đọc thêm)

2.4.1. Công thức Taylor, MacLaurin

2.4.2. Các khai triển MacLaurin cần nhớ

2.4.3. Ứng dụng của công thức Taylor

2.5. Quy tắc L'Hospital (hướng dẫn sinh viên tự học)

2.6. Khảo sát hàm số. (*sinh viên đọc thêm)

2.6.1. Khảo sát hàm số theo tham số

2.6.2. Khảo sát hàm số theo tọa độ cực

3. Chương 3. Phép tính tích phân

3.1. Tích phân bất định

3.1.1. Định nghĩa

3.1.2. Các phương pháp tính tích phân

3.1.2.1. Phương pháp tính trực tiếp

3.1.2.1. Phương pháp tích phân từng phần

3.1.2.1. Phương pháp đổi biến

3.2. Tích phân xác định

3.2.1. Định nghĩa

3.2.2. Công thức Newton - Leibnitz

3.3. Ứng dụng của tích phân xác định

3.3.1. Tính diện tích S của hình phẳng

3.3.2. Tính độ dài l của đường cong

3.3.3. Tính thể tích vật thể tròn xoay (*Sinh viên đọc thêm)

3.3.4. Tính diện tích mặt tròn xoay (*Sinh viên đọc thêm)

3.4. Tích phân suy rộng(*Sinh viên đọc thêm)

3.4.1. Tích phân suy rông loại 1

3.4.1.1. Định nghĩa

3.4.1.2. Các tiêu chuẩn hội tụ

3.4.2. Tích phân suy rông loại 2

3.4.2.1. Định nghĩa

3.4.2.2. Các tiêu chuẩn hội tụ

4. Chương 4. Lý thuyết chuỗi

61

4.1. Khái niệm cơ bản về chuỗi số

4.2. Chuỗi số dương

4.2.1. Định nghĩa

4.2.2. Các định lý so sánh

4.2.3. Các tiêu chuẩn hội tụ

4.3. Chuỗi có dấu tùy ý (hướng dẫn sinh viên tự học)

4.3.1. Chuỗi đan dấu

4.3.2. Chuỗi có dấu tùy ý

4.4. Chuỗi lũy thừa (hướng dẫn sinh viên tự học)

4.4.1. Định nghĩa

4.4.2. Bán kính hội tụ. Miền hội tụ

5. ôn tập kiểm tra

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

62

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TOÁN CAO CẤP A2

1. Tên học phần: TOÁN CAO CẤP A2

2. Mã học phần : 010038

3. Số đơn vị tín chỉ : 3(3,0,6)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 45 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 90 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: : 010037(a)

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Trình bày được các khái niệm về ma trận, định thức và các tính chất cơ bản của ma trận,

định thức; các khái niệm về hệ phương trình tuyến tính và các dạng bài liên quan đến hệ

phương trình tuyến tính; các khái niệm về không gian véctơ : cơ sở, số chiều của không

gian vectơ, không gian sinh bởi hệ vectơ; các khái niệm của ánh xạ tuyến tính như : Ma

trận của ánh xạ tuyến tính, đa thức đặc trưng, trị riêng và véc tơ riêng, chéo hóa ma trận

- Kỹ năng:

Nêu và phân tích được ứng dụng của các tính chất của ma trận và định thức để giải các bài

toán về ma trận và định thức: tính hạng của ma trận, tìm ma trận nghịch đảo, tính định

thức; nêu được các phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính, phân loại được các dạng

của hệ phương trình tuyến tính từ đó áp dụng để giải và biện luận nghiệm của hệ phương

trình tuyến tính; nêu lên được cách tìm cơ sở, số chiều của không gian véctơ; vận dụng

tính chất của không gian véctơ để giải bài toán độc lập hoặc phụ thuộc tuyến tính…; xác

định được ma trận của ánh xạ tuyến tính; biết cách tìm đa thức đặc trưng, trị riêng và

véctơ riêng; biết tự nghiên cứu tài liệu và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng thuyết trình

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử; Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với

thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

63

Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản định thức, ma trận, và biết vận

dụng chúng để giải hệ phương trình tuyến tính. Các tính chất của ma trận và định thức,

cách tính định thức cấp cao, các phương pháp giải hệ phương trình đại số tuyến tính tổng

quát. Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận với kiến thức vectơ n chiều, không gian Rn,

ánh xạ tuyến tính. Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc, ứng dụng cho các đường

conic và các mặt bậc hai quadric

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán Cao Cấp, Tập 1, Đại số và

Hình học giải tích, NXB Giáo dục 2005

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Phú Vinh. Giáo trình toán cao cấp A2,C2. Trường ĐH CN TP HCM

[2] Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Bài tập Toán Cao Cấp, Tập 1, Đại

số và Hình học giải tích, NXB Giáo dục 2004

[3] Hoàng Anh Tuấn, Giáo trình Toán cao cấp (phần Đại số tuyến tính), NXB Thống kê,

2008

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên.

- Điểm kiểm tra giữa kỳ (20%)

Hình thức thi trắc nghiệm (15 câu, thời gian 45 phút), không sử dụng tài liệu.

- Điểm thường kỳ (20%)

Chấm điểm các bài tập lớn theo nhóm, lấy các cột điểm cộng lại chia trung bình. Sinh viên

nào vắng mặt trong buổi làm bài tập nhóm, thì sẽ không có cột điểm trong bài đó.

Cộng 1 điểm vào điểm làm bài tập với sinh viên, nhóm sinh viên thực hiện đúng bài tập

trên lớp.

Trừ 1 điểm vào điểm làm bài tập với những sinh viên, nhóm sinh viên làm sai bài tập trên

lớp và cộng 1 điểm cho nhóm tìm ra lỗi sai của nhóm này.

64

Trừ số điểm bằng tổng số điểm mà 1 nhóm khác được cộng trong 1 buổi học đối với

những nhóm sinh viên không tham gia bật cứ hoạt động nào trên lớp (không hát biểu xây

dựng bài, không lên bảng làm bài)

- Điểm cuối kỳ (60%): Hình thức thi trắc nghiệm online trên máy tính ( 20 câu, thời gian

60 phút), không sử dụng tài liệu.

Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1. Ma trận-Định thức 12 12 0 24

2 Chương 2. Hệ phương trình

đại số tuyến tính 9 9 0 18

3 Chương 3. Không gian vectơ 9 9 0 18

4 Chương 4. Ánh xạ tuyến tính 9 9 0 18

5 Ôn tập kiểm tra 6 6 0 12

TỔNG CỘNG 45 45 0 90

1. Chương 1. Ma trận-Định thức

1.1. Các định nghĩa và các tính chất.

1.2. Định lý Laplace.- Các phương pháp tính định thức.

1.3. Các khái niệm cơ bản - Các phép toán trên ma trận

1.4. Hạng ma trận

2. Chương 2. Hệ phương trình đại số tuyến tính

65

2.1. Hệ Cramer và nghiệm của hệ Cramer.(*)

2.2. Hệ tổng quát và quy tắc Kronecker-Capelli.

2.3. Các phép biến đổi sơ cấp và phương pháp Gauss.

2.4. Hệ thuần nhất; tính chất của tập hợp nghiệm và hệ nghiệm cơ bản.(**)

3. Chương 3. Không gian vectơ

3.1. Vectơ trong Rn

3.2. Các phép toán

3.2.1. Độc lập tuyến tính và phụ thuộc tuyến tính

3.2.2. Hạng của hệ vectơ và sự liên hệ với hạng của ma trận

3.2.3. Cơ sở của không gian, đổi cơ sở và biểu diễn qua cơ sở.(*)

3.3. Tích vô hướng, hệ trực giao, trực giao hoá Schmitz và cơ sở trực chuẩn.(**)

4. Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

4.1. Ánh xạ tuyến tính

4.1.1. Định nghĩa về ánh xạ tuyến tính

4.1.2.Ma trận của ánh xạ tuyến tính

4.2. Trị riêng – Vectơ riêng

4.2.1. Ma trận đồng dạng

4.2.2. Đa thức đặc trưng

4.2.3. Trị riêng – Vectơ riêng

4.3. Chéo hoá ma trận(**)

4.3.1. Định nghĩa

4.3.1. Phương pháp chéo hóa khi ma trận A đối xứng , xác định dương hoặc có n véc tơ

riêng độc lập tuyến tính.

5. Ôn tập kiểm tra

Chú ý: Các mục có đánh dấu (*) và (**) khuyến khích sinh viên tự đọc (không giảng) và

thực hiện trong tiểu luận (không kiểm tra trong thi cuối kỳ)

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

66

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TOÁN CAO CẤP A3

1. Tên học phần: TOÁN CAO CẤP A3

2. Mã học phần : 050371

3. Số đơn vị tín chỉ : 3(3,0,6)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 45 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 90 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: : 010038(a)

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Trình bày được khái niệm và công thức liên quan đến hàm nhiều biến, đạo hàm, vi phân

và cực trị của hàm nhiều biến, tích phân của hàm nhiều biến, tích phân kép, khái niệm

phương trình vi phân và ý nghĩa của việc giải bài toán phương trình vi phân.

- Kỹ năng:

- Có kỹ năng phân tích, giải thích và lập luận để giải quyết các dạng toán cơ bản về giải

tích hàm nhiều biến như: đạo hàm và vi phân hàm nhiều biến, cực trị của hàm hai biến,

tích phân bội hai, tích phân bội ba, tích phân đường, tích phân mặt, phương trình vi phân

- Có các kỹ năng tư duy phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn

đề, kỹ năng mô hình hóa các bài toán thực tế bằng công thức toán học

- Áp dụng công thức tính ra kết quả bằng số các dạng tích phân hàm nhiều biến; các

phương pháp trong lý thuyết để tìm nghiệm tổng quát, nghiệm riêng của một số dạng

phương trình vi phân cấp 1, cấp 2.

- Hình thành kỹ năng tự đọc và nghiên cứu các phần tự học trong tài liệu mà giáo viên yêu

cầu.

- Hình thành kỹ năng thuyết trình các vấn đề tự học ở nhà và báo cáo kết quả làm việc của

nhóm trước lớp

- Hình thành kỹ năng phân công công việc trong một nhóm bài tập một cách hiệu quả

- Thái độ:

67

- Rèn luyện cho sinh viên có thái độ học tập và làm việc nghiêm túc, logic, khoa học và

biết quý trọng tri thức,..

- Có thái độ tích cực hợp tác với giáo viên, bạn học, đồng nghiệp trong quá trình học tập,

nghiên cứu và làm việc sau này.

- Có thái độ, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như tính thực tiễn của môn học

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần Toán cao cấp A3 cung cấp các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân hàm nhiều

biến (đạo hàm, vi phân hàm nhiều biến, cực trị hàm nhiều biến), phép tính tích phân hàm

nhiều biến (tích phân kép, tích phân bội ba) và phương trình vi phân (cấp 1, cấp 2).

Qua đó rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng tính đạo hàm, vi phân, tích phân hàm nhiều

biến, tìm cực trị hàm nhiều biến và cách giải một số phương trình vi phân cấp 1, cấp 2 và

giới thiệu các phương pháp giải phương trình vi phân.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Giáo trình toán cao cấp : Tập 3:

Phép tính giải tích nhiều biến số, NXB Giáo Dục, 2005

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Bài tập Toán cao cấp, Tập 3:

Phép tính giải tích nhiều biến số, NXB Giáo Dục, 2005

[2] Phan Văn Hạp, Phép tính vi phân và tích phân của hàm nhiều biến, chuỗi số và chuỗi

hàm. Nhóm ngành 2 - NXB ĐHQGHN, 1998.

[3] Trần Bình, Bài tập giải sẵn Giải tích II, NXB KHKT Hà Nội, 2006

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên.

- Điểm kiểm tra giữa kỳ (20%)

Hình thức thi trắc nghiệm (15 câu, thời gian 45 phút), không sử dụng tài liệu.

- Điểm thường kỳ (20%)

Chấm điểm các bài tập lớn theo nhóm, lấy các cột điểm cộng lại chia trung bình. Sinh viên

nào vắng mặt trong buổi làm bài tập nhóm, thì sẽ không có cột điểm trong bài đó.

68

Cộng 1 điểm vào điểm làm bài tập với sinh viên, nhóm sinh viên thực hiện đúng bài tập

trên lớp.

Trừ 1 điểm vào điểm làm bài tập với những sinh viên, nhóm sinh viên làm sai bài tập trên

lớp và cộng 1 điểm cho nhóm tìm ra lỗi sai của nhóm này.

Trừ số điểm bằng tổng số điểm mà 1 nhóm khác được cộng trong 1 buổi học đối với

những nhóm sinh viên không tham gia bật cứ hoạt động nào trên lớp (không hát biểu xây

dựng bài, không lên bảng làm bài)

- Điểm cuối kỳ (60%): Hình thức thi trắc nghiệm online trên máy tính ( 20 câu, thời gian

60 phút), không sử dụng tài liệu.

Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1. Hàm nhiều biến 15 15 0 30

2 Chương 2. Tích phân Bội 15 15 0 30

3 Chương 3. Tích phân đường -

Tích phân mặt 9 9 0 18

4 Chương 4. Phương trình vi

phân 6 6 0 12

TỔNG CỘNG 45 45 0 90

1. Chương 1. Hàm nhiều biến

1.1. Đạo hàm và vi phân của hàm hai biến

1.1.1. Khái niệm về hàm hai biến

1.1.2. Đạo hàm riêng

1.1.3. Vi phân

1.2. Cực trị của hàm hai biến

1.3. Cực tri có điều kiện của hàm hai biến (hướng dẫn sinh viên tự học)

2. Chương 2. Tích phân Bội

69

2.1. Tích phân bội hai (tích phân kép)

2.1.1. Bài toán mở đầu (thể tích khối trụ cong)

2.1.2. Định nghĩa và tính chất của tích phân bôi hai

2.1.3. Phương pháp tính.

2.1.3.1. Đưa về tích phân lặp

2.1.3.2. Phương pháp đổi biến(đổi biến tổng quát và đổi biến trong tọa độ cực)

(hướng dẫn sinh viên tự học)

2.2. Tích phân bội ba (*sinh viên đọc thêm)

2.2.1. Bài toán mở đầu (khối lượng vật thể)

2.2.2. Định nghĩa tích phân bội ba

2.2.3. Phương pháp tính.

2.3. Ứng dụng tích phân bội (hướng dẫn sinh viên tự học)

2.3.1. Tính thể tích vật thể

2.3.2. Giá trị trung bình của hàm trên miền đóng

2.2.3. Khối lượng m của vật thể

3. Chương 3. Tích phân đường - Tích phân mặt

3.1. Tích phân đường loại 1

3.1.1. Định nghĩa

3.1.2. Sự tồn tại tích phân đường (sinh viên đọc thêm)

3.1.3. Phương pháp tính

3.1.3.1. Đường cong L có phương trình tham số

3.1.3.2. Đường cong L có phương trình tổng quát

3.1.3.3. Đường cong L trong tọa độ cực (hướng dẫn sinh viên tự học)

3.1.4. Ứng dụng tích phân đường loại 1

3.1.4.1 Tính độ dài cung

3.1.4.1 Tính khối lượng m và trọng tâm G của cung (sinh viên đọc thêm)

3.2. Tích phân đường loại 2

3.2.1. Bài toán mở đầu

3.2.2. Định nghĩa

3.2.3. Phương pháp tính

3.2.3.1. Đường cong L có phương trình tham số

3.2.3.2. Đường cong L có phương trình tổng quát

3.2.4. Công thức Green (hướng dẫn sinh viên tự học)

70

3.2.5. Điều kiện để tích phân đường không phụ thuộc vào chiều lấy tích phân (sinh viên

đọc thêm)

3.3. Tích phân mặt loại 1 (sinh viên đọc thêm)

3.3.1. Định nghĩa

3.3.2. Phương pháp tính

3.3.3. Ứng dụng của tích phân mặt loại 1

3.4. Tích phân mặt loại 2 (sinh viên đọc thêm)

3.4.1. Các định nghĩa

3.4.2. Liên hệ với tích phân mặt loại 1

3.4.3. Phương pháp tính

3.4.4. Công thức Stokes

3.4.5. Công thức Gauss – Ostrogadski (mối liên hệ giữa tích phân mặt và tích phân bội ba)

3.4.5. Ứng dụng của tích phân mặt loại 2

4. Chương 4. Phương trình vi phân

4.1. Khái niệm cơ bản về phương trình vi phân

4.2. Phương trình vi phân cấp 1

4.2.1. Khái niệm cơ bản về phương trình vi phân cấp 1

4.2.2. Một số phương trình vi phân cấp 1 cơ bản.

4.2.2.1. Phương trình vi phân cấp 1 với biến số phân ly (phương trình tách biến)

4.2.2.2. Phương trình vi phân đẳng cấp cấp 1 (hướng dẫn sinh viên tự học)

4.2.3.3. Phương trình vi phân toàn phần (hướng dẫn sinh viên tự học)

4.2.3.4. Phương trình vi phân tuyến tính cấp 1

4.2.3.5. Phương trình vi phan Bernoulli (*sinh viên đọc thêm)

4.3. Phương trình vi phân cấp 2 (sinh viên đọc thêm)

4.3.1. Các dạng phương trình vi phân cấp 2 cơ bản

4.3.2. Phương trình vi phân cấp 2 tuyến tính với hệ số hằng

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

71

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

VẬT LÝ 1

1. Tên học phần: VẬT LÝ 1

2. Mã học phần : 010042

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết : Không

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

K1: Trình bày được các kiến thức cơ bản về chuyển động ( động học, chất điểm, hệ quy

chiếu, phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo), những đại lượng đặc trưng cho

chuyển động (vận tốc và gia tốc) và ứng dụng chúng trong một số dạng chuyển động đặc

biệt của chất điểm.

K2: Tóm tắt được nội dung, ý nghĩa và phạm vi ứng dụng của các định luật Newton; định

luật vạn vật hấp dẫn

K3: Trình bày được các khái niệm, ý nghĩa của các đại lượng động lực học đặc trưng

trong chuyển động của vật rắn (khối tâm, momen quán tính).

K4: Trình bày được các khái niệm cơ bản về năng lượng (công, động năng, thế năng, cơ

năng; về động lượng và momen động lượng); các định luật bảo toàn.

- Kỹ năng:

S1: Phân tích và giải được các bài toán động học chất điểm

S2: Phân tích và giải được các bài toán động lực học chất điểm

S3: Phân tích và giải được các bài toán xác định tọa độ khối tâm, momen quán tính của hệ

chất điểm và vật rắn; Phân tích và giải được các bài toán chuyển động của vật rắn.

S4: Phân tích và giải được các bài toán xác định công của lực cơ học, động năng và thế

năng của vật; giải được các bài toán cơ học cổ điển bằng phương pháp vận dụng các định

luật bảo toàn.

S5: Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu và làm việc theo nhóm.

72

- Thái độ:

A1: Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

A2: Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần Vật lý 1 ở trình độ đại học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ

học cổ điển (cơ học Newton). Nội dung chính bao gồm: Các khái niệm về chuyển động

của chất điểm, hệ chất điểm; các định luật Newton, định luật hấp dẫn, các định luật bảo

toàn trong chuyển động của chất điểm, hệ chất điểm, vật rắn.

Nội dung môn học gồm 4 chương:

Chương 1: Động học chất điểm

Chương 2: Động lực học chất điểm

Chương 3: Động học và động lực học vật rắn

Chương 4: Công và năng lượng.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sinh viên phải tham gia ít nhất 80% tổng số buổi học. Nếu vắng trên 20% tổng số buổi

học thì sẽ bị cấm thi cuối kỳ.

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

- Sinh viên phải có điểm thi giữa kỳ và điểm kiểm tra thường kỳ ≥ 4, nếu < 4 thì sẽ bị cấm

thi cuối kỳ.

- Sinh viên vào lớp phải thực hiện đồng phục theo đúng quy định của nhà trưởng.

Sinh viên đi trễ 10 phút sẽ không được vào lớp.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Lương Duyên Bình (chủ biên), Vật lí đại cương - tập 1, Cơ Nhiệt, NXB Giáo Dục,

2005.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Lương Duyên Bình , Vật lý đại cương: Dùng cho các trường đại học khối kỹ thuật

công nghiệp. Tập 1: Cơ nhiệt, NXB Giáo dục, 2009

[2] Lương Duyên Bình, Bài tập vật lý đại cương. 1, Cơ - nhiệt, NXB Giáo Dục, 2005

[3] Trần Văn Nhạc, Tuyển Tập Các Câu Hỏi Và Bài Tập Vật Lý Đại Cương, NXB Giáo

Dục, 1996

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

73

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên.

- Điểm kiểm tra giữa kỳ (20%)

Hình thức thi trắc nghiệm (15 câu, thời gian 45 phút), không sử dụng tài liệu.

- Điểm thường kỳ (20%)

Chấm điểm các bài tập lớn theo nhóm, lấy các cột điểm cộng lại chia trung bình. Sinh viên

nào vắng mặt trong buổi làm bài tập nhóm, thì sẽ không có cột điểm trong bài đó.

Cộng 1 điểm vào điểm làm bài tập với sinh viên, nhóm sinh viên thực hiện đúng bài tập

trên lớp.

Trừ 1 điểm vào điểm làm bài tập với những sinh viên, nhóm sinh viên làm sai bài tập trên

lớp và cộng 1 điểm cho nhóm tìm ra lỗi sai của nhóm này.

Trừ số điểm bằng tổng số điểm mà 1 nhóm khác được cộng trong 1 buổi học đối với

những nhóm sinh viên không tham gia bật cứ hoạt động nào trên lớp (không hát biểu xây

dựng bài, không lên bảng làm bài)

- Điểm cuối kỳ (60%): Hình thức thi trắc nghiệm online trên máy tính ( 20 câu, thời gian

60 phút), không sử dụng tài liệu.

Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Động học chất điểm 10 10 0 20

2 Chương 2: Động lực học chất

điểm 8 8 0 16

3 Chương 3: Động học và động

lực học vật rắn 6 6 0 12

4 Chương 4: Công và năng lượng 6 6 0 12

TỔNG CỘNG 30 30 0 60

1. Chương 1: Động học chất điểm

74

1.1 Các khái niệm cơ bản về chuyển động

1.1.1 Chuyển động, chất điểm, hệ qui chiếu.

1.1.2 Phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo.

1.2 Tốc độ, vận tốc

1.2.1 Tốc độ trung bình, vận tốc trung bình.

1.2.2 Tốc độ tức thời, vận tốc tức thời.

1.2.3 Biểu thức giải tích của vectơ vận tốc trong hệ toạ độ Descartes.

1.3 Gia tốc

1.3.1 Định nghĩa, biểu thức giải tích của véctơ gia tốc.

1.3.2 Gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến.

1.4 Một số chuyển động đơn giản của chất điểm

1.4.1 Chuyển động thẳng đều.

1.4.2 Chuyển động thẳng biến đổi đều.

1.4.3 Chuyển động tròn.

1.4.5 Chuyển động cong trong mặt phẳng.

2. Chương 2: Động lực học chất điểm

2.1 Khái niệm về lực, khối lượng.

2.2 Các định luật cơ học của Newton:

2.3 Ứng dụng các định luật Newton (phương pháp động lực học).

2.4 Động lượng – Xung lượng

2.4.1 Định nghĩa động lượng.

2.4.2 Định lí về động lượng.

2.4.3 Định luật bảo toàn động lượng.

2.4.4 Ý nghĩa động lượng và xung lượng.

2.5 Mômen động lượng – Mômen lực *

2.5.1 Định nghĩa mômen động lượng.

2.5.2 Định lí về mômen động lượng.

2.5.3 Định luật bảo toàn mômen động lượng.

2.6 Lực quán tính:

2.6.1 Hệ qui chiếu không quán tính, lực quán tính.

2.6.2 Hiện tượng tăng giảm trọng lượng, phi trọng lượng.

2.6.3 Lực quán tính li tâm.*

3. Chương 3: Động học và động lực học vật rắn

75

3.1 Khái niệm về vật rắn.

3.2 Khối tâm:

3.2.1 Định nghĩa.

3.2.2 Toạ độ của khối tâm.

3.2.3 Chuyển động của khối tâm.

3.3 – Mômen quán tính:

3.3.1 Định nghĩa mômen quán tính.

3.3.2 Mômen quán tính của các vật rắn đồng chất đối với trục quay đi qua khối tâm.

3.3.3 Định lý Huygens – Steiner.

3.4 Giải bài toán động lực học vật rắn

3.4.1 Phương trình động lực học vật rắn.

3.4.2 Phương pháp giải bài toán đông lực học vật rắn.

4. Chương 4: Công và năng lượng

4.1 Công

4.1.1 Định nghĩa, biểu thức giải tích, các trường hợp đặc biệt.

4.1.2 Công của lực ma sát, đàn hồi, hấp dẫn, công của trọng lực.

4.2 Công suất

4.3 Năng lượng

4.3.1 Khái niệm năng lượng.

4.3.2 Quan hệ giữa năng lượng và công.

4.3.3 Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

4.3.4 Ý nghĩa của định luật bảo toàn và chyển hoá năng lượng.

4.4 Cơ năng, định luật bảo toàn cơ năng

4.4.1 Động năng của chất điểm, vật rắn.

4.4.2 Định lí động năng.

4.4.3 Thế năng.

4.4.4 Quan hệ giữa thế năng và lực thế.

4.4.5 Định luật bảo toàn cơ năng

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

76

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

VẬT LÝ 2

1. Tên học phần: VẬT LÝ 2

2. Mã học phần : 010043

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: : 010042(a)

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

K1: Giải thích được khái niệm điện tích, tương tác giữa các điện tích ( Định luật

Coulomb), vector cường độ điện trường gây bởi điện tích và vật tích điện, điện thông,

định lý Gauss. Trình bày được công của lực điện trường, điện thế, hiệu điện thế và mối

liên hệ giữa cường độ điện trường và điện thế.

K2: Trình bày được tính chất của vật dẫn ở trạng thái cân bằng tĩnh điện; ứng dụng của

các tính chất này trong đời sống và kỹ thuật, định nghĩa được tụ điện, cách ghép các tụ

điện và năng lượng điện trường.

K3: Trình bày được các khái niệm của dòng điện, định luật OHM, công và công suất của

dòng điện, nguồn điện

K4: Trình bày được các khái niệm: từ trường, vectơ cảm ứng từ; cách xác định cảm ứng từ

do một dòng điện có hình dạng bất kỳ gây ra tại một điểm, Từ thông qua mặt S, vectơ cảm

ứng từ trong từ trường đốixứng (định lý Ampere).

- Kỹ năng:

S1: Biễu diễn được lực tương tác và tính thành thạo độ lớn của lực tương tác giữa hai hay

nhiều điện tích. Xác định được vector cường độ điện trường, điện thế do các phân bố điện

gây ra tại một điểm trong không gian xung quanh chúng.

S2: Xác định được cách ghép các tụ điện, tính được điện dung của tụ điện và của vật dẫn

cô lập.

77

S3: Tính được cường độ dòng điện, mật độ dòng điện. Vận dụng thành thạo định luật Ohm

để giải các mạch điện. Tính được công và công suất của dòng điện, nguồn điện

S4: Tính được cảm ứng từ và cường độ từ trường do một dòng điện có hình dạng bất kỳ

gây ra tại một điểm; Phân tích được từ thông qua mặt S, tính được lực từ.

S5: Củng cố kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu và làm việc theo nhóm.

- Thái độ:

A1: Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

A2: Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần Vật lý 2 ở trình độ đại học cung cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến

các tương tác tĩnh điện, các tương tác tĩnh từ , vật dẫn, dòng điện không đổi và mối liên hệ

giữa điện trường và từ trường biến thiên

Nội dung môn học gồm 4 chương:

Chương 1: Điện trường tĩnh

Chương 2: Vật dẫn trong điện trường tĩnh

Chương 3: Dòng điện không đổi

Chương 4: Từ trường tĩnh

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sinh viên phải tham gia ít nhất 80% tổng số buổi học. Nếu vắng trên 20% tổng số buổi

học thì sẽ bị cấm thi cuối kỳ.

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

- Sinh viên phải có điểm thi giữa kỳ và điểm kiểm tra thường kỳ ≥ 4, nếu < 4 thì sẽ bị cấm

thi cuối kỳ.

- Sinh viên vào lớp phải thực hiện đồng phục theo đúng quy định của nhà trưởng.

- Sinh viên đi trễ 10 phút sẽ không được vào lớp.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Lương Duyên Bình, Vật lý đại cương: Dùng cho các trường đại học khối kỹ thuật công

nghiệp. Tập 2: Điện dao động sóng, NXB Giáo Dục, 2006

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Lương Duyên Bình, Bài tập vật lý đại cương. Tập 2: Điện - Dao động – Sóng, NXB

Giáo Dục, 2005.

78

[2] Phan Hồng Liên, Tuyển Tập Vật Lý Đại Cương. 2, Điện - từ - dao dộng –sóng, NXB

Giáo dục, 2008.

[3] Lương Duyên Bình, Giải Bài Tập Và Bài Toán Cơ Sở Vật Lý. 2, NXB ĐHQG Giáo

Dục, 2001

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên.

- Điểm kiểm tra giữa kỳ (20%)

Hình thức thi trắc nghiệm (15 câu, thời gian 45 phút), không sử dụng tài liệu.

- Điểm thường kỳ (20%)

Chấm điểm các bài tập lớn theo nhóm, lấy các cột điểm cộng lại chia trung bình. Sinh viên

nào vắng mặt trong buổi làm bài tập nhóm, thì sẽ không có cột điểm trong bài đó.

Cộng 1 điểm vào điểm làm bài tập với sinh viên, nhóm sinh viên thực hiện đúng bài tập

trên lớp.

Trừ 1 điểm vào điểm làm bài tập với những sinh viên, nhóm sinh viên làm sai bài tập trên

lớp và cộng 1 điểm cho nhóm tìm ra lỗi sai của nhóm này.

Trừ số điểm bằng tổng số điểm mà 1 nhóm khác được cộng trong 1 buổi học đối với

những nhóm sinh viên không tham gia bật cứ hoạt động nào trên lớp (không hát biểu xây

dựng bài, không lên bảng làm bài)

- Điểm cuối kỳ (60%): Hình thức thi trắc nghiệm online trên máy tính ( 20 câu, thời gian

60 phút), không sử dụng tài liệu.

Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Điện trường tĩnh 10 10 0 20

2

Chương 2: Vật dẫn trong điện

trường tĩnh 6 6 0 12

3 Chương 3: Dòng điện không

đổi 6 6 0 12

79

4 Chương 4: Từ trường tĩnh 10 10 0 20

TỔNG CỘNG 30 30 0 60

1. Chương 1: Điện trường tĩnh

1.1 Tương tác điện giữa các điện tích

1.1.1 Điện tích, điện tích điểm, điện tích nguyên tố, điện lượng.

1.1.2 Định luật bảo toàn điện tích. *

1.1.3 Định luật Coulomb.

1.2 Điện trường

1.2.1 Khái niệm điện trường.

1.2.2 Vectơ cường độ điện trường.

1.2.3 Vectơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm.

1.2.4 Vectơ cường độ điện trường gây bởi một vật mang điện.

1.3 Đường sức điện trường – Điện thông

1.3.1 Đường sức điện.

1.3.2 Điện thông.

1.3.3 Điện cảm, thông lượng điện cảm.

1.4 Định lí Ostrogradsky – Gauss (O – G)

1.4.1 Nội dung định lí O – G.

1.4.2 Ứng dụng định lí O – G.

1.5 Công của lực điện trường tĩnh – Điện thế, hiệu điện thế

1.5.1 Công của lực điện trường tĩnh.

1.5.2 Khái niện điện thế, hiệu điện thế.

1.5.3 Điện thế gây bởi một điện tích điểm, hệ điện tích điểm.

1.5.4 Điện thế gây bởi một vật mang điện.

1.5.5 Mặt đẳng thế, tính chất của mặt đẳng thế.

1.5.6 Liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế.

2. Chương 2: Vật dẫn trong điện trường tĩnh

2.1 Vật dẫn cân bằng tĩnh điện

2.1.1 Khái niệm về vật dẫn cân bằng tĩnh điện.

2.1.2 Tính chất của vật dẫn cân bằng tĩnh điện.

2.2 Hiện tượng hưởng ứng điện *

80

2.3 Điện dung của vật dẫn cô lập.

2.4 Tụ điện:

2.4.1 Khái niệm, phân loại.

2.4.2 Điện dung của tụ điện.

2.4.3 Ghép tụ điện.

2.5 Năng lượng của điện trường tĩnh:

2.5.1 Năng lượng của tụ điện tích điện.

2.5.2 Năng lượng của điện trường tĩnh.

3. Chương 3: Dòng điện không đổi

3.1 Các khái niệm cơ bản

3.1.1 Dòng điện, chiều của dòng điện.

3.1.2 Cường độ dòng điện.

3.1.3 Mật độ dòng điện.

3.1.4 Nguồn điện, suất điện động.

3.2 Định luật Ohm

3.2.1 Định luật Ohm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.

3.2.2 Định luật Ohm đối với mạch kín.

3.2.3 Định luật Ohm tổng quát.

3.3 Định luật Kirchhoff *

3.3.1 Khái niệm nút mạng, mắt mạng.

3.3.2 Định luật Kirchhoff về nút mạng.

3.3.3 Định luật Kirchhoff về mắt mạng.

3.3.4 Vận dụng định luật Kirchhoff để giải mạch điện.

3.4 Công, công suất của dòng điện

3.4.1 Công và công suất của dòng điện trong một đoạn mạch.

3.4.2 Định luật Joule – Lentz.

3.5 Công suất của nguồn điện – hiệu suất của nguồn điện

3.5.1 Công suất của nguồn điện.

3.5.2 Hiệu suất của nguồn điện.

3.5.3 Điều kiện để nguồn điện phát ra công suất lớn nhất.

3.6 Ghép các nguồn điện giống nhau *

3.6.1 Ghép nối tiếp.

3.6.2 Ghép song song.

81

3.6.3 Ghép hỗn hợp đối xứng.

4. Chương 4: Từ trường tĩnh

4.1 Các khái niệm cơ bản về từ trường.

4.2 Từ trường của một số dòng điện

4.2.1 Cảm ứng từ gây bởi dòng điện thẳng.

4.2.2 Cảm ứng từ gây bởi dòng điện tròn – mômen từ của dòng điện.

4.2.3 Cảm ứng từ trong lòng ống dây.

4.3 Tác dụng của từ trường lên dòng điện

4.3.1 Định luật Ampère.

4.3.2 Lực từ tác dụng một đoạn dòng điện thẳng.

4.3.3 Lực từ tác dụng lên một khung dây.

4.4 Công của lực từ

4.5 Đường sức từ, định lý O - G

4.5.1 Đường sức từ.

4.5.2 Từ thông.

4.5.3 Định lý Gauss (định lý O – G) đối với từ trường.

4.6 Định lý Ampère

4.6.1 Nội dung định lý.

4.6.2 Ứng dụng.

4.7 Điện tích chuyển động trong từ trường

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

82

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

VẬT LÝ 3

1. Tên học phần: VẬT LÝ 3

2. Mã học phần : 050400

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết : 010043(a)

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

K1: Trình bày được các cơ sở của quang học sóng, hiện tượng giao thoa. Giải thích được

các kết quả giao thoa với nguồn điểm, giao thoa bản mỏng, nêm không khí và ứng dụng

của hiện tượng giao thoa.

K2: Giải thích được hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Trình bày được các kết quả của nhiễu

xạ Fresnel qua lỗ tròn, nhiễu xạ qua 1 khe hẹp, qua nhiều khe hẹp và ứng dụng của hiện

trượng nhiễu xạ.

K3: Trình bày được các định luật về bức xạ nhiệt, thuyết lượng tử của Planck, thuyết

Photon của Einstein.

K4: Trình bày được lưỡng tính sóng - hạt của vật chất, hệ thức bất định Heisenberg, hàm

sóng và ý nghĩa thống kê của hàm sóng.

- Kỹ năng:

S1: Phân tích và giải được các bài toán về giao thoa ánh sáng với nguồn điểm, giao thoa

bản mỏng, nêm không khí.

S2: Giải được các bài toán về nhiễu xạ Fresnel qua lỗ tròn, nhiễu xạ qua 1 khe hẹp, qua

nhiều khe hẹp.

S3: Vận dụng các định luật về bức xạ nhiệt để giải các bài toán về quang lượng tử.

S4: Phân tích được các bài toán về hệ thức bất định Heisenberg và hàm sóng ánh sáng.

S5: Củng cố kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu và làm việc theo nhóm.

- Thái độ:

83

A1: Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

A2: Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần Vật lý 3 trình bày các hiện tượng, định luật của quang học sóng, quang lượng

tử, giới thiệu một số cơ sở của cơ học lượng tử: Lưỡng tính Sóng – hạt của vật chất, hàm

sóng và ý nghĩa thống kê của hãm sóng.

Nội dung môn học gồm 4 chương:

Chương 1: Giao thoa ánh sáng

Chương 2: Nhiễu xạ ánh sáng

Chương 3: Quang học lượng tử

Chương 4: Cơ sở của cơ học lượng tử

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sinh viên phải tham gia ít nhất 80% tổng số buổi học. Nếu vắng trên 20% tổng số buổi

học thì sẽ bị cấm thi cuối kỳ.

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

- Sinh viên phải có điểm thi giữa kỳ và điểm kiểm tra thường kỳ ≥ 4, nếu < 4 thì sẽ bị cấm

thi cuối kỳ.

- Sinh viên vào lớp phải thực hiện đồng phục theo đúng quy định của nhà trưởng.

- Sinh viên đi trễ 10 phút sẽ không được vào lớp.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Lương Duyên Bình, Vật lý đại cương. Tập3: Quang học vật lý nguyên tử hạt nhân,

NXB Giáo dục, 2004

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Lương Duyên Bình, Bài tập vật lí đại cương. Tập 3: Quang học- vật lí nguyên tử và hạt

nhân, NXB Giáo dục, 2011

[2] Ngô Quang Huy, Cơ sở vật lý hạt nhân, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 2006.

[3] Đặng Mộng Lân, Albert Einstein và sự tiến triển của vật lý học hiện đại, NXB Khoa

học và Kỹ Thuật, 2006.

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên.

- Điểm kiểm tra giữa kỳ (20%)

84

Hình thức thi trắc nghiệm (15 câu, thời gian 45 phút), không sử dụng tài liệu.

- Điểm thường kỳ (20%)

Chấm điểm các bài tập lớn theo nhóm, lấy các cột điểm cộng lại chia trung bình. Sinh viên

nào vắng mặt trong buổi làm bài tập nhóm, thì sẽ không có cột điểm trong bài đó.

Cộng 1 điểm vào điểm làm bài tập với sinh viên, nhóm sinh viên thực hiện đúng bài tập

trên lớp.

Trừ 1 điểm vào điểm làm bài tập với những sinh viên, nhóm sinh viên làm sai bài tập trên

lớp và cộng 1 điểm cho nhóm tìm ra lỗi sai của nhóm này.

Trừ số điểm bằng tổng số điểm mà 1 nhóm khác được cộng trong 1 buổi học đối với

những nhóm sinh viên không tham gia bật cứ hoạt động nào trên lớp (không hát biểu xây

dựng bài, không lên bảng làm bài)

- Điểm cuối kỳ (60%): Hình thức thi trắc nghiệm online trên máy tính ( 20 câu, thời gian

60 phút), không sử dụng tài liệu.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Giao thoa ánh sáng 10 10 0 20

2 Chương 2: Nhiễu xạ ánh sáng 10 10 0 20

3 Chương 3: Quang lượng tử 5 5 0 10

4 Chương 4: Cơ sở của cơ học lượng tử 5 5 0 10

TỔNG CỘNG 30 30 0 60

1. Chương 1: Giao thoa ánh sáng

1.1 Cơ sở của quang học sóng

1.1.1 Chiết suất của môi trường.

1.1.2 Quang lộ.

1.1.3 Hàm sóng ánh sáng.

85

1.1.4 Cường độ ánh sáng.

1.1.5 Nguyên lí chồng chất sóng ánh sáng.

1.1.6 Nguyên lí Huygens.

1.2 – Hiện tượng giao thoa ánh sáng

1.2.1 Khái niệm về giao thoa ánh sáng.

1.2.2 Điều kiện có giao thoa.

1.3 Giao thoa ánh sáng bởi hai nguồn điểm.

1.4 Giao thoa gây bởi bản mỏng

1.4.1 Bản mỏng có bề dày thay đổi

1.4.2 Nêm không khí

1.4.3 Vân tròn Newton.

1.4.2 Bản mỏng có bề dày không đổi. *

1.5 - Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng.

2. Chương 2: Nhiễu xạ ánh sáng

2.1 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

2.2 Nguyên lí Huygens – Fresnel:

2.2.1 Nội dung

2.2.2 Biểu thức sóng tổng hợp.

2.3 Nhiễu xạ Fresnel (nhiễu xạ sóng cầu) qua lỗ tròn

2.3.1 Bố trí thí nghiệm

2.3.2 Ảnh nhiễu xạ qua lỗ tròn.

2.3.3 Giải thích kết quả bằng phương pháp đới cầu Fresnel.

2.4 Nhiễu xạ Fresnel (nhiễu xạ sóng cầu) qua đĩa tròn.*

2.5 Nhiễu xạ Fraunhofer (nhiễu xạ sóng phẳng) qua một khe hẹp:

2.5.1 Bố trí thí nghiệm

2.5.2 Phân bố cường độ ảnh nhiễu xạ.

2.5.3 Giải thích.

2.6 Nhiễu xạ Fraunhofer qua nhiều khe hẹp – cách tử nhiễu xạ.

2.7 Nhiễu xạ tia X trên mạng tinh thể – Định luật Vulf – Bragg.*

2.8 Ứng dụng hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.

3. Chương 3: Quang lượng tử

3.1 – Bức xạ nhiệt

3.1.1 Các đại lượng đặc trưng.

86

3.1.2 Định luật Kirchhoff.

3.1.3 Định luật Stefan - Boltzman.

3.1.4 Định luật Wien.

3.1.5 Công thức Rayleigh – Jeans.

3.2 – Thuyết lượng tử Planck

3.2.1 Thuyết sóng không thể giải thích các định luật về bức xạ nhiệt.

3.2.2 Thuyết lượng tử của Planck.

3.2.3 Giải thích các định luật về bức xạ nhiệt bằng thuyết lượng tử.

3.3 – Hiệu ứng quang điện ngoài:

3.3.1 Hiện tượng quang điện.

3.3.2 Đường đặc trưng vôn – ampe của tế bào quang điện.

3.3.3 Các định luật quang điện.

3.4 – Thuyết Photon của Einstein:

3.4.1 Nội dung của thuyết photon.

3.4.2 Động lực học Photon

3.4.3 Hiện tượng quang điện.*

3.4.4 Hiệu ứng Compton.*

4. Chương 4: Cơ sở của cơ học lượng tử

4.1 – Lưỡng tính sóng – hạt của vật chất

4.1.1 Tính sóng – hạt của ánh sáng.

4.1.2 Giả thuyết của De Broglie.

4.1.3 Thực nghiệm xác nhận tính chất sóng – hạt của hạt electron.

4.2 – Hệ thức bất định Heisenberg

4.3 – Hàm sóng và ý nghĩa thống kê của hàm sóng.

4.4 – Phương trình Schrodinger.*

4.5 – Ứng dụng phương trình Schrodinger giải bài toán hàng rào thế.

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

87

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH

1. Tên học phần: QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH

2. Mã học phần : 010029

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết : không

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Hiểu được nội dung mô hình toán học của một bài toán quy hoạch tuyến tính. Các dạng

bài toán quy hoạch tuyến tính. Nắm vững các dạng của bài toán quy hoạch tuyến tính và

cách đưa một bài toán quy hoạch tuyến tính dạng tổng quát về dạng chuẩn. Nắm vững

phương pháp hình học để giải bài toán quy hoạch tuyến tính hai biến. Hiểu cơ sở toán học

và nắm vững các bước thực hiện của thuật toán đơn hình cho bài toán chuẩn và bài toán

mở rộng. Hiểu khái niệm bài toán đối ngẫu và biết cách thành lập bài toán đối ngẫu. Nắm

vững các định lý đồi ngẫu. Trong hai bài toán đối ngẫu nhau, biết cách tìm nghiệm bài

toán này khi đã biết nghiệm bài toán kia. Hiểu nội dung và mô hình bài toán vận tải

(f→min, f→max, không cân bằng thu phát, có ô cấm); nhận biết được nhiều bài toán trong

kinh tế, kỹ thuật, sản xuất,…có dạng bài toán vận tải. Nắm vững thuật toán quy không

cước phí, thuật toán thế vị để giải bài toán vận tải f→min, f→max, có ô cấm

- Kỹ năng:

- Có kỹ năng trong việc nhận dạng, phân tích, lập mô hình toán học của bài toán thực tế.

Biến đổi được một bài toán quy hoạch tuyến tính bất kỳ về bài toán quy hoạch tuyến tính

dạng chuẩn

- Thuần thục các bước thực hiện thuật toán đơn hình giải bài toán chuẩn, bài toán mở

rộng. Thực hiện được phương pháp hình học giải bài toán quy hoạch tuyến tính hai biến

- Biết cách lập bài toán đối ngẫu và cách tìm nghiệm của bài toán gốc khi biết nghiệm bài

toán đối ngẫu và ngược lại

88

- Thuần thục các thuật toán quy không cước phí, thuật toán thế vị, thuật toán điều chỉnh

nhân tử, thuật toán điều chỉnh tối ưu trên sơ đồ mạng

- Sử dụng được ít nhất một trong các phần mềm Excel, maple, matlab,…để giải bài toán

quy hoạch tuyến tinh, bài toán vận tải,…

- Thái độ:

- Rèn luyện cho sinh viên có thái độ học tập và làm việc nghiêm túc, logic, khoa học và

biết quý trọng tri thức,..

- Có thái độ tích cực hợp tác với giáo viên, bạn học, đồng nghiệp trong quá trình học tập,

nghiên cứu và làm việc sau này.

- Có thái độ, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như tính thực tiễn của môn học

- Có khả năng thuyết trình các vấn đề tự học ở nhà và báo cáo kết quả làm việc của nhóm

trước lớp

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần Quy hoạch toán học này cung cấp các kiến thức về bài toán qui hoạch tuyến tính

và phương pháp đơn hình, bài toán đối ngẫu của bài toán quy hoạch tuyến tính; bài toán

vận tải

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sinh viên phải tham gia ít nhất 80% tổng số buổi học. Nếu vắng trên 20% tổng số buổi

học thì sẽ bị cấm thi cuối kỳ.

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

- Sinh viên phải có điểm thi giữa kỳ và điểm kiểm tra thường kỳ ≥ 4, nếu < 4 thì sẽ bị cấm

thi cuối kỳ.

- Sinh viên vào lớp phải thực hiện đồng phục theo đúng quy định của nhà trưởng.

- Sinh viên đi trễ 10 phút sẽ không được vào lớp.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] PGS.TS Bùi Minh Trí, Quy hoạch toán học.Các phương pháp tối ưu hoá, các mô hình

thực tế, các chương trình mẫu pascal, NXB KHKT Hà Nội, 2006

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] PGS.TS. Bùi Minh Trí, Tối ưu hoá, Tập 1, NXB KHKT Hà Nội, 2006

[2] PGS.TS Bùi Minh trí, Xác xuất thống kê và quy hoạch thực nghiệm, NXB Giáo dục,

2005

89

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên.

- Điểm kiểm tra giữa kỳ (20%)

Hình thức Kiểm tra tự luận 45 phút tại lớp

- Điểm thường kỳ (20%)

Chấm điểm các bài tập lớn theo nhóm, lấy các cột điểm cộng lại chia trung bình. Sinh viên

nào vắng mặt trong buổi làm bài tập nhóm, thì sẽ không có cột điểm trong bài đó.

Cộng 1 điểm vào điểm làm bài tập với sinh viên, nhóm sinh viên thực hiện đúng bài tập

trên lớp.

Trừ 1 điểm vào điểm làm bài tập với những sinh viên, nhóm sinh viên làm sai bài tập trên

lớp và cộng 1 điểm cho nhóm tìm ra lỗi sai của nhóm này.

Trừ số điểm bằng tổng số điểm mà 1 nhóm khác được cộng trong 1 buổi học đối với

những nhóm sinh viên không tham gia bật cứ hoạt động nào trên lớp (không hát biểu xây

dựng bài, không lên bảng làm bài)

- Điểm cuối kỳ (60%): Hình thức thi tự luận, thời gian 90 phút

Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1. Bài Toán Quy Hoạch

Tuyến Tính 13 13 0 26

2 Chương 2. Bài Toán Đối Ngẫu 6 6 0 12

3 Chương 3. Bài Toán Vận Tải 10 10 0 20

4 Ôn Tập kiểm tra 1 1 0 2

TỔNG CỘNG 30 30 0 60

90

1. Chương 1. Bài Toán Quy Hoạch Tuyến Tính

1.1.1. Bài toán lập kế hoạch sản xuất khi tài nguyên hạn chế nhưng để có lợi nhuận lớn

nhất.

1.1.2. Bài toán vốn đầu tư nhỏ nhất.

1.1.3. Bài toán khẩu phần ăn.

1.1.4. Bài toán vận tải.

1.2. Các khái niệm về bài toán quy hoạch tuyến tính

1.3. Biến đổi dạng bài toán

1.3.1. Đưa dạng tổng quát về dạng chính tắc.

1.3.2. Quan hệ giữa bài toán xuất phát và bài toán mở rộng.

1.4. Cơ sở toán của phương pháp đơn hình. (* * )

1.5 Thuật toán đơn hình giải bài toán dạng chính tắc có sẵn ma trận đơn vị.

1.6 Thuật toán đơn hình mở rộng giải bài toán dạng chính tắc không có sẵn ma trận đơn

vị.(* * )

2. Chương 2. Bài Toán Đối Ngẫu

2.1 Giới thiệu bài toán đối ngẫu:

2.2 Cách thành lập bài toán đối ngẫu.

2.3 Mối quan hệ giữa bài toán đối ngẫu và bài toán gốc.

2.4 Phương pháp tìm phương án tối ưu của bài toán đối ngẫu

3. Chương 3. Bài Toán Vận Tải

3.1. Bài toán vận tải cân bằng thu phát.

3.2. Phương án cực biên của bài toán vận tải

3.3. Các phương pháp thành lập phương án cực biên

3.3.1. Phương pháp cước phí cực tiểu.

3.3.2. Phương pháp góc Tây bắc. (* )

3.3.3. Phương pháp Fogel. (* * )

3.4. Thuật toán thế vị giải bài toán vận tải

3.4.1. Thuật toán quy không cước phí ô chọn

3.4.2. Xây dựng phương án cực biên mới

3.5. Một số trường hợp đặc biệt của bài toán vận tải(* * )

3.5.1. Bài toán vận tải không cân bằng thu phát

3.5.2. Bài toán vận tải có ô cấm

3.6. Bài toán vận tải cực đại cước phí(* * )

91

4. Ôn Tập kiểm tra

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

92

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Tên học phần: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

2. Mã học phần : 010030

3. Số tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- TT phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết:

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi hoàn tất học phần này, sinh viên có kiến thức tổng quát về tâm lý học để có thể

vận dụng trong ứng xử, trong quá trình tiếp xúc với các đối tác. Kiến thức tâm lý học đại

cương có thể giúp sinh viên có điều kiện tốt để tìm hiểu về văn hóa ứng xử của các dân tộc

khác trong khu vực và trên thế giới

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Môn học cung cấp cho người học: khái quát về tâm lý học; cơ sở tự nhiên và xã hội của

tâm lý người; sự hình thành và phát triển tâm lý - ý thức, hoạt động nhận thức, ngôn ngữ

và nhận thức; tình cảm và ý chí, nhân cách và các thuộc tính tâm lý của nhân cách.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp: đọc trước giáo trình,các tài liệu tham khảo, phát hiện vấn đề, nghe giảng, nêu

các vấn đề và tham gia thảo luận về các vấn đề mà giáo viên và sinh viên khác đặt ra trong

từng chương và liên kết các chương.

- Về tiểu luận, sinh viên phải hoàn thành các tiểu luận làm cơ sở cho việc tiếp thu bài

giảng, củng cố kiến thức và trau dồi khả năng xử lý các tình huống trong quản lý. Vì vậy,

bắt buộc sinh viên phải hoàn thành hệ thống bài tập trong học phần, đây là một tiêu chí

đánh giá xem xét tư cách dự thi kết thúc học phần

- Tham dự tối thiểu 80% số giờ trên lớp.

10. Tài liệu học tập:

93

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Lý Quang Uẩn (chủ biên),Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1] PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư

phạm, 2011.

[2] Nguyễn Thị Thanh Bình, Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm, 2011

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Thực hiện theo qui chế tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học và cao đẳng hệ chính

quy được ban hành tại quyết định số 47/QĐ-ĐHCNĐN ngày 20/06/2011 của Hiệu trưởng

trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Thành

phần

Thời

lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá

Trọng

số (%) Thời điểm

Điểm

thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, trên lớp tích cực

tham gia phát biểu, thảo luận n óm 20

Điểm giữa

kỳ

Tham gia thảo luận, thuyết trình, làm

bài tập nhóm hoặc thi viết hoặc trắc

nghiệm hoặc kết hợp cả hai

20

Thi cuối

kỳ

Thi viết hoặc trắc nghiệm hoặc kết

hợp cả hai 60

Theo lịch

phòng ĐT

12. Thang điểm thi:Theo học chế tín chỉ.

13. Nội dung chi tiết học phần

Chương Tên Chương Lý

Thuyết

Thực

Hành

1 Tâm lý học là một khoa học 5 0

2 Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người 5 0

3 Hoạt động nhận thức 7 0

4 Tình cảm và ý chí 5 0

5 Trạng thái tâm lý - chú ý 3 0

6 Nhân cách và các thuộc tính tâm lý của nhân cách 5 0

Tổng cộng: 30 0

94

1. Tâm lý học là một khoa học

1.1. Khái quát chung về hiện tượng tâm lý người

1.1.1. Tâm lýlà gì?

1.1.2. Vài nét về lịch sử hình thành tâm lý học

1.1.3. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học

1.1.4. Đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý

1.1.5. Chức năng của tâm lý

1.1.6. Phân loại các hiện tượng tâm lý

1.2. Bản chất hiện tượng tâm lý người

1.2.1. Tâm lý người là chức năng của não

1.2.2. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể

1.2.3. Tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử

1.3. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lý

1.3.1. Các nguyên tắc

1.3.2. Các phương pháp

2. Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người

2.1. Cơ sở tự nhiên của tâm lý người

2.1.1. Não và tâm lý

2.1.2. Phản xạ có điều kiện và tâm lý

2.1.3. Qui luật hoạt động thần kinh cấp cao và tâm lý

2.1.4. Hai hệ thống tín hiệu và tâm lý

2.2. Cơ sở xã hội của tâm lý người

2.2.1. Hoạt động và tâm lý

2.2.2. Giao tiếp và tâm lý

2.2.3. Quan hệ giao tiếp và hoạt động

2.2.4. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động giao tiếp

3. Hoạt động nhận thức

3.1. Nhận thức cảm tính

3.1.1. Cảm giác

3.1.2. Tri giác

3.2. Trí nhớ

3.2.1. Khái niệm chung về trí nhớ

3.2.2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ

95

3.2.3. Các lọai trí nhớ

3.2.4. Quá trình quên

3.3. Nhận thức lý tính

3.3.1. Tư duy

3.3.2. Tưởng tượng

4. Tình cảm và ý chí

4.1. Xúc cảm-tình cảm

4.1.1. Khái niệm chung

4.1.2. Các mức độ của đời sống tình cảm

4.1.3. Các loại tình cảm cao cấp

4.1.4. Các qui luật của đời sống tình cảm

4.2. Ý chí và hành động ý chí

4.2.1. Khái niệm về ý chí

4.2.2. Hành động ý chí

4.2.3. Hành động tự động hoá

5. Trạng thái tâm lý - chú ý

5.1. Khái niệm

5.2. Phân loại

5.3. Các thuộc tính cơ bản

6. Nhân cách và các thuộc tính tâm lý của nhân cách

6.1. Nhân cách

6.1.1. Định nghĩa

6.1.2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách

6.1.3. Các kiểu nhân cách

6.1.4. Sự hình thành và phát triển nhân cách

6.2. Các thuộc tính tâm lý của nhân cách

6.2.1. Xu hướng

6.2.2. Năng lực

6.3. Tính cách

6.3.1. Định nghĩa

6.3.2. Cấu trúc của tính cách

6.4. Khí chất

6.4.1. Khái niệm về khí chất

96

6.4.2. Các kiểu thần kinh và các loại khí chất

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

97

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

1. Tên học phần: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

2. Mã học phần : 010027

3. Số tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 30 tiết

- TT phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết:

7. Mục tiêu của học phần:

Môn học cung cấp những kiến thức về cung cách tổ chức, điều hành để nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị

trường.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

- Kiến thức:

Trình bày được những kiến thức cơ bản của kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; vận dụng

nghiên cứu cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp để thực hiện công tác kế toán

được chính xác; vận dụng các phương pháp lập kế hoạch vào công tác tài chính kế toán có

hiệu quả nhất; vận dụng vào thực tiễn cách thức quản trị một số nội dung trong doanh

nghiệp.

- Kỹ năng:

Lựa chọn được các cung cách tổ chức, điều hành và tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp

về phương pháp, hình thức, biện pháp quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh của một doanh nghiệp; thu thập, xử lý các thông tin kế toán làm cơ sở lập kế

hoạch tài chính cho doanh nghiệp; tổ chức được công tác tài chính, kế toán phù hợp với từng

doanh nghiệp.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

Tham dự học, thảo luận, kiểm tra, theo qui chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 08

98

năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quyết định số 01/QĐ-ĐHCNĐN-HĐQT ngày 17

tháng 6 năm 2011 của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của

Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai và qui chế học vụ hiện hành của nhà trường.

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp/ Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Đình Hòa, Trần

Thị Ý Nhi. NXB Thống Kê, 2008.

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1]. Học viện Hành chính quốc gia, Giáo trình quản trị kinh doanh, NXB Lao động. 2003

[2]. Nguyễn Thị Liên Diệp, Giáo trình quản trị học, NXB Thống kê. 2006

[3]. Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Thực hiện theo qui chế tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học và cao đẳng hệ chính quy

được ban hành tại quyết định số 47/QĐ-ĐHCNĐN ngày 20/06/2011 của Hiệu trưởng trường

Đại học Công nghệ Đồng Nai.

Thành phần Thời

lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá

Trọng

số (%) Thời Điểm

Điểm thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, trên lớp tích cực

tham gia phát biểu, thảo luận nhóm 20

Điểm giữa kỳ Tham gia thảo luận, thuyết trình, làm

bài tập nhóm hoặc thi viết hoặ t ắc

nghiệm hoặc kết hợp cả hai

20

Thi cuối kỳ Thi viết hoặc trắc nghiệm hoặc kết

hợp cả hai 60

Theo lịch

phòng ĐT

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

Chương Tên Chương Lý Thuyết Thực Hành

1 Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp 3

2 Thị trường doanh nghiệp 3

3 Vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp 3

4 Thu nhập - Chi phí và kết quả hoạt động của 4

99

doanh nghiệp

5 Tổng quan về quản trị kinh doanh 3

6 Quản trị sản xuất 5

7 Quản trị Marketing 3

8 Quản trị nhân sự 3

9 Nhà quản trị doanh nghiệp 3

Tổng cộng: 30 0

1. Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp

1.1 Khái niệm về doanh nghiệp

1.2 Mục tiêu của doanh nghiệp

1.3 Chức năng của doanh nghiệp

1.4 Các loại hình doanh nghiệp

1.5 Thành lập và phá sản doanh nghiệp

2. Thị trường doanh nghiệp

2.1 Khái niệm về thị trường

2.2 Các chức năng của thị trường

2.3 Các loại thị trường doanh nghiệp

2.4 Cung cầu, cạnh tranh và giá cả thị trường

2.5 Phân đoạn hay "cắt lát" thị trường

2.6 Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp

3. Vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp

3.1 Vốn và các loại vốn của doanh nghiệp

3.2 Nguồn vốn của doanh nghiệp

3.3 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

4. Thu nhập - Chi phí và kết quả hoạt động của doanh nghiệp

4.1 Thu nhập của doanh nghiệp

4.2 Chi phí của doanh nghiệp

4.3 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp

4.4 Một số loại thuế chủ yếu đối với doanh nghiệp

5. Tổng quan về quản trị kinh doanh

5.1 Khái niệm quản trị

5.2 Các chức năng quản trị doanh nghiệp

6. Quản trị sản xuất

100

6.1 Lựa chọn địa điểm, công nghệ và hoạch định sản xuất

6.2 Tổ chức sản xuất

6.3 Quản trị chất lượng sản phẩm

7. Quản trị Marketing

7.1 Khái quát về Marketing và quản trị marketing

7.2 Sản phẩm và các quyết định về sản phẩm

7.3 Xác định giá bán

7.4 Khuếch trương và quảng cáo

7.5 Thiết lập hệ thống kênh phân phối

7.6 Tổ chức quá trình bán hàng

8. Quản trị nhân sự

8.1 Định biên và quy hoạch bố trí nhân sự

8.2 Tuyển dụng nhân sự

8.3 Đào tạo và phát triển nhân sự

8.4 Đãi ngộ nhân sự

9. Nhà quản trị doanh nghiệp

9.1 Tổng quan về nhà quản trị

9.2 Các chức danh quản trị

9.3 Những tiêu chuẩn cần có của nhà quản trị

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

101

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ

1. Tên học phần: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ

2. Mã học phần : 020085

3. Số tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 30 tiết

- TT phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết:

7. Mục tiêu của học phần:

Nắm vững các kiến thức về công nghệ, quản trị công nghệ; thực hành các kỹ năng cơ bản

trong việc đánh giá và so sánh công nghệ; đánh giá năng lực công nghệ; hoạch định chiến

lược phát triển công nghệ; xây dựng và thực thi kế hoạch hoạt động công nghệ

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Các vấn đề lý luận cơ bản và công cụ quản trị công nghệ từ cấp độ vĩ mô tới cấp độ vi mô.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

Tham dự học, thảo luận, kiểm tra, theo qui chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 08

năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quyết định số 01/QĐ-ĐHCNĐN-HĐQT ngày 17

tháng 6 năm 2011 của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động

của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai và qui chế học vụ hiện hành của nhà trường.

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Hoàng Đình Phi, Giáo trình Quản trị công nghệ, Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà

Nội, Năm xuất bản: 2012

10.2 Tài liệu tham khảo:

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Thực hiện theo qui chế tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học và cao đẳng hệ chính

quy được ban hành tại quyết định số 47/QĐ-ĐHCNĐN ngày 20/06/2011 của Hiệu trưởng

102

trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Thành phần Thời

lượng Tóm tắt biện pháp đánh iá

Trọng số

(%) Thời điểm

Điểm thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, trên lớp

tích cực tham gia phát biểu,

thảo luận nhóm

20

Điểm giữa kỳ Tham gia thảo luận, thuyết

trình, làm bài tập nhóm hoặc thi

viết hoặc trắc nghiệm hoặc kết

hợp cả hai

30

Thi cuối kỳ Thi viết hoặc trắc ngh ệm

hoặc kết h p cả hai 30

Theo lịch

phòng ĐT

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

Chương Tên Chương Lý

Thuyết

Thực

Hành

1 Chương I: Công Nghệ 2.5

2 Chương II: Năng Lực Công Nghệ Và Khả Năng

Cạnh Tranh 2.5

3 Chương III: Quản trị chiến lược công nghệ 5

4 Chương IV: quản trị tác nghiệp công nghệ 5

5 Chương V: Quản trị tri thức, quản trị các yếu tố

phần mềm của công nghệ và quản trị tài sản trí tuệ, 10

6 Chương VI: Tổ chức kiểm soát và đánh giá công tác

quản trị công nghệ 5

Tổng cộng: 30

1. Chương I: Công Nghệ

2. Chương II: Năng Lực Công Nghệ Và Khả Năng Cạnh Tranh

3. Chương III: Quản trị chiến lược công nghệ

4. Chương IV: quản trị tác nghiệp công nghệ

103

5. Chương V: Quản trị tri thức, quản trị các yếu tố phần mềm của công nghệ và quản trị tài

sản trí tuệ,

6. Chương VI: Tổ chức kiểm soát và đánh giá công tác quản trị công nghệ

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

104

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP TÍNH

1. Tên học phần: PHƯƠNG PHÁP TÍNH

2. Mã học phần : 010081

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết : không

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Hiểu và nắm được cách giải các bài toán tìm nghiệm gần đúng của phương trình và hệ

phương trình tuyến tính cũng như phi tuyến. Giải gần đúng các bài toán vi tích phân mà

các phương pháp giải đúng không giải được.

- Biết và hiểu được thế nào là phương pháp giải tích và phương pháp số.

- Vận dụng tìm được nghiệm số của các bài toán

- Kỹ năng:

- Giải được các bài toán tìm nghiệm gần đúng của phương trình và hệ phương trình tuyến

tính cũng như phi tuyến. Giải gần đúng các bài toán vi tích phân mà các phương pháp giải

đúng không giải được.

- Có các kỹ năng tư duy phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn

đề, kỹ năng mô hình hóa các bài toán thực tế bằng công thức toán học

- Có kỹ năng tự đọc và nghiên cứu các phần tự học trong tài liệu mà giáo viên yêu cầu.

- Có kỹ năng phân công công việc trong một nhóm bài tập một cách hiệu quả

- Phân tích được các mối liên hệ giữa sai số và giá trị hàm, giá trị của biến. Đánh giá được

sai số tương ứng các thuật toán.

- Có khả năng thuyết trình các vấn đề tự học ở nhà và báo cáo kết quả làm việc của nhóm

trước lớp.

- Thái độ:

105

- Rèn luyện cho sinh viên có thái độ học tập và làm việc nghiêm túc, logic, khoa học và

biết quý trọng tri thức,..

- Có thái độ tích cực hợp tác với giáo viên, bạn học, đồng nghiệp trong quá trình học tập,

nghiên cứu và làm việc sau này.

- Có thái độ, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như tính thực tiễn của môn học

- Có khả năng thuyết trình các vấn đề tự học ở nhà và báo cáo kết quả làm việc của nhóm

trước lớp

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần trang bị cho sinh viên các kỹ năng giải gần đúng phương trình và hệ phương

trình, tính gần đúng các tích phân cũng như phương trình vi phân. Sinh viên có thể xử lý

các số liệu đo đạc bằng các hàm hồi quy tuyến tính và các hàm phi tuyến được mô hình

hóa các dạng tuyến tính. Môn phương pháp tính là một công cụ hỗ trợ sinh viên giải quyết

các bài toán có sử dụng tích phân, giải phương trình, giải hệ phương trình, giải các

phương trình đạo hàm riêng. Trong đó: Các hệ phương trình tuyến tính, phi tuyến là các

bài toán xuất hiện trong các môn chuyên nghành cơ kĩ thuật; Phương trình đạo hàm riêng

là bài toán xuất hiện trong các bài toán cơ kỹ thuật và cơ lưu chất, trong ngành điện tử,

truyền thông. Môn phương pháp tính đưa ra cách thức giải các bài toán trong các lĩnh vực

trên bằng phương pháp số có sử dụng máy tính điện tử (Personal Computer) và kỹ thuật

lập trình. Ngoài ra phương pháp tính còn được ứng dụng rộng rãi trong các nghành dự báo

khí tượng, thăm dò các quặng mỏ, khoáng sản, vỉa dầu…

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sinh viên phải tham gia ít nhất 80% tổng số buổi học. Nếu vắng trên 20% tổng số buổi

học thì sẽ bị cấm thi cuối kỳ.

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

- Sinh viên phải có điểm thi giữa kỳ và điểm kiểm tra thường kỳ ≥ 4, nếu < 4 thì sẽ bị cấm

thi cuối kỳ.

- Sinh viên vào lớp phải thực hiện đồng phục theo đúng quy định của nhà trưởng.

- Sinh viên đi trễ 10 phút sẽ không được vào lớp.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Lê Thái Thanh, Giáo trình Phương Pháp Tính, NXB Giáo dục, 2011

10.2 Tài liệu tham khảo

106

[1] Dương Thủy Vỹ , Giáo trình phương pháp tính, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà

Nội, 2007

[2] Nguyễn Hoài Sơn, Phương pháp tính ứng dụng trong tính toán kỹ thuật, NXB ĐH

Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh, 2008

[3] Lê Trọng Vinh, Giáo trình Giải tích số, NXB KHKT Hà Nôi, 2007

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên.

- Điểm kiểm tra giữa kỳ (20%)

Hình thức Kiểm tra tự luận 45 phút tại lớp

- Điểm thường kỳ (20%)

Chấm điểm các bài tập lớn theo nhóm, lấy các cột điểm cộng lại chia trung bình. Sinh viên

nào vắng mặt trong buổi làm bài tập nhóm, thì sẽ không có cột điểm trong bài đó.

Cộng 1 điểm vào điểm làm bài tập với sinh viên, nhóm sinh viên thực hiện đúng bài tập

trên lớp.

Trừ 1 điểm vào điểm làm bài tập với những sinh viên, nhóm sinh viên làm sai bài tập trên

lớp và cộng 1 điểm cho nhóm tìm ra lỗi sai của nhóm này.

Trừ số điểm bằng tổng số điểm mà 1 nhóm khác được cộng trong 1 buổi học đối với

những nhóm sinh viên không tham gia bật cứ hoạt động nào trên lớp (không hát biểu xây

dựng bài, không lên bảng làm bài)

- Điểm cuối kỳ (60%): Hình thức thi tự luận, thời gian 90 phút

Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1. Lý thuyết sai số 4 4 0 8

2 Chương 2. Phương trình đại số

và siêu việt 5 5 0 10

107

3 Chương 3. Hệ phương trình

tuyến tính 5 5 0 10

4 Chương 4. Đa thức nội suy 5 5 0 10

5 Chương 5. Tích phân số 4 4 0 8

6 Chương 6. Phương trình vi phân 6 6 0 12

7 ôn tập kiểm tra 1 1 0 2

TỔNG CỘNG 30 30 0 60

1. Chương 1. Lý thuyết sai số

1.1. Khái niệm về sai số

1.2. Số gần đúng

1.2.1 Sai số tuyệt đối

1.2.2 Sai số tương đối

13.Cách viết số xấp xỉ

1.3.1 Chữ số có nghĩa

1.3.2 Chữ số đáng tin

1.3.3 Cách viết số sấp xỉ

1.3.4 Sự quy tròn và sai số quy tròn

2. Chương 2. Phương trình đại số và siêu việt

2.1. Đặt vấn đề

2.2 Khoảng cách ly nghiệm

2.3 Phương pháp lặp

2.3.1 Nội dung phương pháp

2.3.2 Sự hội tụ của phuơng pháp

2.3.3 Đánh giá sai số

2.4 Phương pháp tiếp tuyến

2.4.1 Nội dung phương pháp

108

2.4.2 Sự hội tụ của phuơng pháp

2.4.3 Đánh giá sai số

3. Chương 3. Hệ phương trình tuyến tính

3.1. Phương pháp Gauss.

3.1.1 Nội dung phương pháp

3.1.2 Sơ đồ tính và khối lượng tính

3.2. Chuẩn

3.2.1 Chuẩn của ma trận và chuẩn của vectơ

3.2.2 Tính ổn định của hệ phương trình đại số tuyến tính

3.3 Phương pháp lặp đơn

3.3.1 Nội dung

3.3.2 Sự hội tụ

3.3.3 Đánh giá sai số

4. Chương 4. Đa thức nội suy

4.1 Khái niệm

4.2 Đa thức nội suy Newton

4.2.1 Các mốc nội suy không cách đều

4.2.2 Các mốc nội suy cách đều

4.3 Phương pháp bình phương nhỏ nhất

4.3.1 Hàm phụ thuộc tham số tuyến tính

4.3.2 Hàm phụ thuộc tham số phi tuyến

5. Chương 5. Tích phân số

5.1 Công thức Simpson

5.1.1 Xây dựng công thức

5.1.2 Đánh giá sai số

5.2 Công thức Newton-Cotet

5.2.1 Xây dựng công thức Newton-Cotet

5.2.2 Đánh giá sai số

5.3. Cônng thưc cầu phương Lengendre

5.3.1 Công thức cầu phương hai điểm

5.3.2 Công thức cầu phương nhiều điểm

5.3..3 Đánh giá sai số

6. Chương 6. Phương trình vi phân

109

6.1. Đại cương phương trinh vi phân

6.1.1 Dạng phương trình vi phân

6.1.2 Điều kiện tồn tại và duy nhất nghiệm

6.2. Các phương pháp giải tích

6.2.1 Phương pháp Euler

6.2.2 Phương pháp Runge-Kutta

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

110

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

XÁC SUẤT THỐNG KÊ

1. Tên học phần: XÁC SUẤT THỐNG KÊ

2.Mã học phần : 050089

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ hai

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: : Không

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Xác định được không gian mẫu và các biến cố ngẫu nhiên của thí nghiệm ngẫu nhiên.

Phát biểu được định nghĩa xác suất và trình bày được các công thức tính xác suất

- Nêu được khái niệm biến ngẫu nhiên, bảng phân phối xác suất, hàm mật độ, hàm phân

phối xác suất và các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên

- Phân biệt được mẫu ngẫu nhiên và số liệu thống kê

- Viết được công thức ước lượng điểm và ước lượng khoảng của tỷ lệ, trung bình và

phương sai. Phân biệt được khoảng tin cậy và giá trị của khoảng tin cậy.

- Xác định được giả thiết và đối thiết của bài toán kiểm định giả thiết, hiểu được sai lầm

loại 1, sai lầm loại 2 và mức ý nghĩa của miền tiêu chuẩn

- Xác định được hệ số tương quan mẫu và hàm hồi qui tuyến tính thực nghiêm

- Kỹ năng:

- Sử dụng được giải tích tổ hợp để tính xác suất theo quan điểm đồng khả năng

- Sử dụng được các công thức tính xác suất, đặc biệt là xác suất có điều kiện

- Lập được bảng phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc. Sử dụng được hàm phân

phối xác suất và hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục

- Tính định được kỳ vọng, phương sai, median, mod của biến ngẫu nhiên và cách sử dụng

các số đặc trưng này

111

- Sử dụng được phân phối siêu bội, nhị thức, Poisson, chuẩn và mối liên hệ giữa các phân

phối này.

- Tính được giá trị của trung bình mẫu, phương sai mẫu bằng máy tính bỏ túi.

- Tìm được (giá trị) của khoảng tin cậy cho tỷ lệ , trung bình và phương sai ứng với số liệu

thu được.

- Sử dụng được các tiêu chuẩn kiểm định giả thiết để giải quyết các bài toán liên quan và

áp dụng được trong thực tế.

- Hình thành kỹ năng tự đọc và nghiên cứu các phần tự học trong tài liệu mà giáo viên yêu

cầu.

- Hình thành kỹ năng thuyết trình các vấn đề tự học ở nhà và báo cáo kết quả làm việc của

nhóm trước lớp

- Hình thành kỹ năng phân công công việc trong một nhóm bài tập một cách hiệu quả

- Thái độ:

- Rèn luyện cho sinh viên có thái độ học tập và làm việc nghiêm túc, logic, khoa học và

biết quý trọng tri thức,..

- Có thái độ tích cực hợp tác với giáo viên, bạn học, đồng nghiệp trong quá trình học tập,

nghiên cứu và làm việc sau này.

- Có thái độ, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như tính thực tiễn của môn học

- Có khả năng thuyết trình các vấn đề tự học ở nhà và báo cáo kết quả làm việc của nhóm

trước lớp

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần này giới thiệu các kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng

gồm : Biến cố ngẫu nhiên, xác suất và các công thức tính xác suất, biến ngẫu nhiên và luật

phân phối xác suất, lý thuyết mẫu, ước lượng tham số, kiểm định giả thuyết

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sinh viên phải tham gia ít nhất 80% tổng số buổi học. Nếu vắng trên 20% tổng số buổi

học thì sẽ bị cấm thi cuối kỳ.

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

- Sinh viên phải có điểm thi giữa kỳ và điểm kiểm tra thường kỳ ≥ 4, nếu < 4 thì sẽ bị cấm

thi cuối kỳ.

- Sinh viên vào lớp phải thực hiện đồng phục theo đúng quy định của nhà trưởng.

- Sinh viên đi trễ 10 phút sẽ không được vào lớp.

112

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Nguyễn Phú Vinh. Giáo trình Xác suất thống kê và ứng dụng. Dùng cho bậc Đại học

và cao đẳng, NXB Thống Kê 2008

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Hộ, Xác suất thống kê, NXB Giáo Dục 2009.

[2] Nguyễn Đình Huy, Đậu Thế Cấp, NXB ĐH Quốc Gia Tp HCM, 2011

[3] Bùi Minh Trí, Xác suất thống kê và quy hoạch thực nghiệm, NXB KHKT Hà Nội,

2005

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên.

- Điểm kiểm tra giữa kỳ (20%)

Hình thức thi trắc nghiệm (15 câu, thời gian 45 phút), không sử dụng tài liệu.

- Điểm thường kỳ (20%)

Chấm điểm các bài tập lớn theo nhóm, lấy các cột điểm cộng lại chia trung bình. Sinh viên

nào vắng mặt trong buổi làm bài tập nhóm, thì sẽ không có cột điểm trong bài đó.

Cộng 1 điểm vào điểm làm bài tập với sinh viên, nhóm sinh viên thực hiện đúng bài tập

trên lớp.

Trừ 1 điểm vào điểm làm bài tập với những sinh viên, nhóm sinh viên làm sai bài tập trên

lớp và cộng 1 điểm cho nhóm tìm ra lỗi sai của nhóm này.

Trừ số điểm bằng tổng số điểm mà 1 nhóm khác được cộng trong 1 buổi học đối với

những nhóm sinh viên không tham gia bật cứ hoạt động nào trên lớp (không hát biểu xây

dựng bài, không lên bảng làm bài)

- Điểm cuối kỳ (60%): Hình thức thi trắc nghiệm online trên máy tính ( 20 câu, thời gian

60 phút), không sử dụng tài liệu.

Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

113

Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú TT Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1. Xác suất của biến cố 5 5 0 10

2 Chương 2: Biến ngẫu nhiên và

hàm mật độ 7 7 0 14

3 Chương 3: Phân phối xác suất

thông dụng 6 6 0 12

4 Chương 4: Vectơ ngẫu nhiên 1 1 0 2

5 Chương 5: Định lý giới hạn

trong xác suất 1 1 0 2

6 Chương 6: Mẫu thống kê và ước

lượng tham số 8 8 0 16

7 Chương 7: Kiểm định giả thiết

thống kê 2 2 0 4

TỔNG CỘNG 30 30 0 60

1. Chương 1. Xác suất của biến cố

1.1. Biến cố ngẫu nhiên

1.1.1. Hiện tượng ngẫu nhiên

1.1.2. Phép thử và biến cố

1.1.3. Quan hệ giữa các biến cố

1.1.4. Hệ đầy đủ các biến cố

1.2. Xác suất của biến cố

1.2.1. Định nghĩa xác suất dạng cổ điển

1.2.2. Định nghĩa xác suất dạng thống kê

1.2.3. Định nghĩa xác suất dạng hình học

1.2.4. Tính chất của xác suất

1.3. Công thức tính xác suất

114

1.3.1. Công thức cộng xác suất

1.3.2. Xác suất có điều kiện

1.3.3. Công thức nhân xác suất

1.3.4. Công thức

2. Chương 2: Biến ngẫu nhiên và hàm mật độ

2.1. Biến ngẫu nhiên và hàm mật độ

2.1.1. Khái niệm biến ngẫu nhiên

2.1.2. Bảng phân phối xác suất và hàm mật độ

2.2. Hàm phân phối xác suất (**)

2.3. Tham số đặc trưng của biến ngẫu nhiên

2.3.1. Trung vị và MODE (**)

2.3.1.1. Trung vị

2.3.1.2. MODE

2.3.2. Kỳ vọng

2.3.2.1. Định nghĩa

2.3.2.2. Ý nghĩa của kỳ vọng

2.3.2.3. Kỳ vọng hàm của biến ngẫu nhiên (**)

2.3.3. Phương sai

2.3.3.1. Định nghĩa

2.3.3.2. Ý nghĩa của phương sai

2.3.4. Một số đặc trưng khác (**)

3. Chương 3: Phân phối xác suất thông dụng

3.1. Phân phối siêu bội

3.1.1. Định nghĩa

3.1.2. Các số đặc trưng của phân phối siêu bội

3.2. Phân phối nhị thức

3.2.1. Phân phối Bernoulli

3.2.2. Phân phối nhị thức

3.3. Phân phối Poisson (*)

3.3.1. Bài toán dẫn đến phân phối Poisson

3.3.2. Định nghĩa phân phối Poisson

3.3.3. Các số đặc trưng của phân phối Poisson

3.4. Phân phối chuẩn (*)

115

3.4.1. Phân phối chuẩn đơn giản

3.4.2. Phân phối chuẩn

3.4.2.1. Định nghĩa

3.4.2.2. Các số đặc trưng của phân phối chuẩn

3.4.2.1. Công thức tính xác suất của phân phối chuẩn

3.5. Phân phối Chi bình phương (**)

3.6. Phân phối Student (**)

4. Chương 4: Vectơ ngẫu nhiên (**)

4.1. Phân phối xác suất của vec tơ ngẫu nhiên rời rạc

4.1.1. Bảng phân phối xác suất đồng thời của (X,Y)

4.1.2. Phân phối xác suất thành phần (phân phối lề)

4.1.3. Phân phối xác suất có điều kiện

4.2. Phân phối xác suất của vec tơ ngẫu nhiên liên tục

4.2.1. Hàm mật độ đồng thời của (X,Y)

4.2.2. Hàm mật độ thành phần

4.2.3. Hàm mật độ có điều kiện

5. Chương 5: Định lý giới hạn trong xác suất (**)

5.1. Một số loại hội tụ trong xác suất và các định lý.

5.1.1. Hội tụ theo xác suất. Luật số lớn

5.1.2. Hội tụ yếu – Định lý giới hạn trung tâm

5.2. Các loại xấp xỉ phân phối xác suất

5.2.1. Xấp xỉ phân phối Siêu bội bởi Nhị thức

5.2.2. Xấp xỉ phân phối Nhị thức bởi Poisson

5.2.3. Xấp xỉ phân phối Nhị thức bởi phân phối chuẩn

6. Chương 6: Mẫu thống kê và ước lượng tham số

6.1. Lý thuyết mẫu

6.1.1. Mẫu và tổng thể

6.1.2. Sắp xếp mẫu dựa vào số liệu thực nghiệm

6.1.3. Các đặc trưng của mẫu

6.1.4. Phân phối xác suất của các đặc trưng của mẫu ( **)

6.2. Ước lượng điểm (**)

6.2.1. Ước lượng đúng

6.2.2. So sánh các ước lượng

116

6.3. Ước lượng khoảng

6.3.1. Định nghĩa

6.3.2. Ước lượng khoảng cho trung bình tổng thể

6.3.3. Ước lượng khoảng cho tỉ lệ tổng thể

6.3.4. Ước lượng khoảng cho phương sai tổng thể (**)

7. Chương 7: Kiểm định giả thiết thống kê

7.1. Khái niệm về kiểm định giả thiết thống kê

7.1.1. Khái niệm chung

7.1.2. Các loại sai lầm trong kiểm định

7.1.3. Cơ sở của lý thuyết kiểm định

7.2. Kiểm định so sánh đặc trưng của tổng thể với một số

7.2.1. Kiểm định so sánh trung bình với một số

7.2.2. Kiểm định so sánh tỉ lệ với một số

7.2.3. Kiểm định so sánh phương sai với một số (**)

7.3. Kiểm định so sánh hai đặc trưng của hai tổng thể (**)

7.3.1. So sánh hai trung bình của hai tổng thể X,Y

7.3.2. So sánh hai tỉ lệ của hai tổng thể X,Y

7.3.3. So sánh hai phương sai của hai tổng thể X,Y

7.3.4. So sánh hai trung bình ở dạng vectơ (X,Y)

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

117

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

HÀM PHỨC VÀ PHÉP BIẾN ĐỔI LAPLACE

1. Tên học phần: HÀM PHỨC VÀ PHÉP BIẾN ĐỔI LAPLACE

2. Mã học phần : 050359

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ hai

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết : không

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Phát biểu được định nghĩa và biểu diễn được số phức ở 4 dạng: hình học, đại số, lượng

giác và dạng mũ.

Viết được công thức thực hiện các phép toán cơ bản trên số phức như: cộng, trừ, nhân,

chia, lũy thừa và khai căn.

Phát biểu được định nghĩa về hàm biến phức, giới hạn và tính liên tục của hàm biến phức.

Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm hàm biến phức.

Phát biểu được điều kiện Cauchy – Riemann và khái niệm hàm giải tích.

Mô tả được khái niệm tích phân đường của hàm phức và viết được công thức tính.

Viết được công thức tính tích phân Cauchy.

Nhận dạng được chuỗi số phức, chuỗi hàm phức, chuỗi lũy thừa.

Phát biểu điều kiện và viết công thức khai triển hàm phức thành chuỗi Taylor, chuỗi

Laurent.

Trình bày các phương pháp và viết được công thức tính thặng dư.

Phát biểu được định nghĩa hàm gốc, hàm ảnh, phép biến đổi Laplace, phép biến đổi

Laplace ngược.

Trình bày được các phương pháp tìm hàm gốc và các phương pháp tìm hàm ảnh.

Phát biểu các bước ứng dụng phép biến đổi Laplace để giải phương trình vi tích phân, hệ

phương tình vi phân

118

- Kỹ năng:

Biểu diễn hình học các số phức trên mặt phẳng phức.

Chuyển đổi qua lại giữa các dạng của một số phức và thực hành tính toán trên các số

phức.

Tìm được phần thực và phần ảo của một hàm biến phức.

Thực hiện được phép biến hình cho bởi hàm biến phức.

Tính được đạo hàm của hàm phức và xây dựng được hàm giải tích.

Tính được tích phân đường của hàm phức và tích phân Cauchy.

Khảo sát được sự hội tụ của chuỗi số phức.

Tìm được miền hội tụ của chuỗi hàm, chuỗi lũy thừa.

Viết được khai triển hàm phức thành chuỗi Taylor, chuỗi Laurent dựa trên bảng khai triển

các hàm phức sơ cấp.

Tính được giá trị thặng dư của hàm phức và tính được các tích phân bằng thặng dư.

Sử dụng bảng Gốc - ảnh và các tính chất của phép biến đổi Laplace để tìm hàm ảnh và

hàm gốc.

- Thái độ:

Rèn luyện cho sinh viên có thái độ học tập và làm việc nghiêm túc, logic, khoa học và biết

quý trọng tri thức,..

Có thái độ tích cực hợp tác với giáo viên, bạn học, đồng nghiệp trong quá trình học tập,

nghiên cứu và làm việc sau này.

Có thái độ, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như tính thực tiễn của môn học

Có khả năng thuyết trình các vấn đề tự học ở nhà và báo cáo kết quả làm việc của nhóm

trước lớp

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về số phức, mặt phẳng phức, hàm biến phức,

phép tính vi tích phân của hàm biến phức như : giới hạn, liên tục, đạo hàm, hàm giải tích,

tích phân, chuỗi Taylor, chuỗi Laurent, thặng dư và ứng dụng. Phần cuối học phần sẽ trình

bày về phép biến đổi Laplace và các ứng dụng của nó để giải phương trình vi phân,

phương trình tích phân, hệ phương trình vi phân

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sinh viên phải tham gia ít nhất 80% tổng số buổi học. Nếu vắng trên 20% tổng số buổi

học thì sẽ bị cấm thi cuối kỳ.

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

119

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

- Sinh viên phải có điểm thi giữa kỳ và điểm kiểm tra thường kỳ ≥ 4, nếu < 4 thì sẽ bị cấm

thi cuối kỳ.

- Sinh viên vào lớp phải thực hiện đồng phục theo đúng quy định của nhà trưởng.

- Sinh viên đi trễ 10 phút sẽ không được vào lớp.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Võ Đăng Thảo, Hàm phức và toán tử Laplace, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí

Minh, 2008

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Kim Đính, Phép biến đổi Laplace, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh,

2008

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên.

- Điểm kiểm tra giữa kỳ (20%)

Hình thức Kiểm tra tự luận 45 phút tại lớp

- Điểm thường kỳ (20%)

Chấm điểm các bài tập lớn theo nhóm, lấy các cột điểm cộng lại chia trung bình. Sinh viên

nào vắng mặt trong buổi làm bài tập nhóm, thì sẽ không có cột điểm trong bài đó.

Cộng 1 điểm vào điểm làm bài tập với sinh viên, nhóm sinh viên thực hiện đúng bài tập

trên lớp.

Trừ 1 điểm vào điểm làm bài tập với những sinh viên, nhóm sinh viên làm sai bài tập trên

lớp và cộng 1 điểm cho nhóm tìm ra lỗi sai của nhóm này.

Trừ số điểm bằng tổng số điểm mà 1 nhóm khác được cộng trong 1 buổi học đối với

những nhóm sinh viên không tham gia bật cứ hoạt động nào trên lớp (không hát biểu xây

dựng bài, không lên bảng làm bài)

- Điểm cuối kỳ (60%): Hình thức thi tự luận, thời gian 90 phút

Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

120

Nội dung

Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú

TT Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1. Hàm giải tích 4 4 0 8

2 Chương 2. Tích phân

hàm phức 4 4 0 8

3 Chương 3. Chuỗi và

thặng dư 8 8 0 16

4 Chương 4. Phép biến đổi

Laplace 10 10 0 20

5 Chương 5. Ứng dụng của

phép biến đổi Laplace 3 3 0 6

6 Ôn tập kiểm tra 1 1 0 2

TỔNG CỘNG 30 30 0 60

1. Chương 1. Hàm giải tích

1.1 Hàm biến phức

1.2 Điều kiện khả vi Cauchy – Riemann

1.3 Quan hệ hàm giải tích và hàm điều hòa

1.4 Sơ lược các hàm sơ cấp zn, z1/n, cosz, sinsz, coshz, sinhz, ez, lnz

2. Chương 2. Tích phân hàm phức

2.1 Tích phân đường của hàm phức

2.2 Các định lý Cauchy cho miền đơn liên, đa liên

2.3 Công thức tích phân Cauchy

2.4 Đạo hàm cấp cao của hàm giải tích

3. Chương 3. Chuỗi và thặng dư

3.1 Chuỗi hàm phức, chuỗi lũy thừa

3.2 Chuỗi Taylor

3.3 Chuỗi Laurent

121

3.4 Các điểm bất thường cô lập của hàm giải tích

3.5 Khái niệm thặng dư và cách tính

3.6 Định lý cơ bản thặng dư và ứng dụng

3.7 Các bổ đề Jordan và ứng dụng

4. Chương 4. Phép biến đổi Laplace

4.1 Định nghĩa, định lý tồn tại ảnh

4.2 Các tính chất của gốc và ảnh.

4.3 Tích chập của các hàm gốc, định lý Borel và công thức Duamel

4.4 Tìm gốc nhờ thặng dư

4.5 Tìm gốc nhờ khai triển thành chuỗi

5. Chương 5. Ứng dụng của phép biến đổi Laplace

5.1 Giải phương trình vi phân tuyến tính hệ số hằng

5.2 Giải hệ phương trình vi phân tuyến tính hệ số hằng

6. Ôn tập kiểm tra

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

122

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

LOGIC HỌC

1. Tên học phần: LOGIC HỌC

2. Mã học phần : 010015

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết : Không

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Hiểu logic hoc là môn khoa học nghiên cứu về tư duy, lấy tư duy con người làm đối tượng

nghiên cứu với tư cách là một chỉnh thể

Hiểu hoạt động tư duy của con người phải tuân theo quy luật, đảm bảo tính chặt chẽ, chính

xác

- Kỹ năng:

Khái quát hoá, trừu tượng hoá sự vật thành các khái niệm chung nhất, phân biệt các lớp

đối tượng được phản ánh trong khái niệm, sử dụng các khái niệm chính xác và phù hợp

Xác lập về mặt lý luận có tính phán đoán các quan hệ suy lý phù hợp hay không phù hợp

với hiện thực, phân biệt các tư tưởng giống nhau được diễn đạt bằng lời khác nhau và

ngược lại, diễn đạt tư tưởng phong phú, chính xác

Liên kết các tri thức đã có và tìm ra tri thức mới, xác lập được tư duy chính xác, rõ ràng,

lập luận chặt chẽ, chứng minh và bác bỏ vấn đề có thuyết phục, suy nghĩ nhất quán, không

mâu thuẫn

- Thái độ:

- Hiểu chức năng, vị trí của lập luận logic trong đời sống thực tiễn và hoạt động khoa học

- Rèn luyện cho sinh viên có thái độ học tập và làm việc nghiêm túc, logic, khoa học và

biết quý trọng tri thức,..

- Có thái độ tích cực hợp tác với giáo viên, bạn học, đồng nghiệp trong quá trình học tập,

nghiên cứu và làm việc sau này.

123

- Có thái độ, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như tính thực tiễn của môn học

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn logic học là môn học tiền đề cho các nghành kinh tế, kỹ thuật, công nghệ thông tin.

Tạo cơ sở ban đầu về lý luận, tư duy cho sinh viên. Là nền tảng cho các môn học về lĩnh

vực kinh tế, logistic, điện, điện tử học. Logic học đưa ra một cách khái quát nhằm hình

thức hóa các bài toán suy diễn, cấu trúc hóa các suy luận. Trong điện học và kinh tế học

các suy luận được đưa về dạng hình thức (công thức) trước khi thiết kế các mạch điện

hoặc lên kế hoạch cho một bài toán vận tải (Logistic). Nội dung môn học:

Chương 1: Logic mệnh đề.

Chương 2: Logic vị từ.

Chương 3: Suy luận.

Chương 4: Chứng minh

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

Sinh viên phải tham gia ít nhất 80% tổng số buổi học. Nếu vắng trên 20% tổng số buổi

học thì sẽ bị cấm thi cuối kỳ.

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

Sinh viên phải có điểm thi giữa kỳ và điểm kiểm tra thường kỳ ≥ 4, nếu < 4 thì sẽ bị cấm

thi cuối kỳ.

Sinh viên vào lớp phải thực hiện đồng phục theo đúng quy định của nhà trưởng.

Sinh viên đi trễ 10 phút sẽ không được vào lớp.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Hoàng Chúng, Logic học phổ thông, NXB Giáo dục, 1997

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Xuân Thảo, Trần Anh Bảo, Đoàn Hữu Vượng, Giáo trình toán rời rạc:Logic

mệnh đề và lý thuyết đồ thị, phần cơ sở cho tin học, 2008

[2] Nguyễn Hữu Anh,Toán Rời Rạc, 1999

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên.

- Điểm kiểm tra giữa kỳ (20%)

Hình thức thi trắc nghiệm (15 câu, thời gian 45 phút), không sử dụng tài liệu.

- Điểm thường kỳ (20%)

124

Chấm điểm các bài tập lớn theo nhóm, lấy các cột điểm cộng lại chia trung bình. Sinh viên

nào vắng mặt trong buổi làm bài tập nhóm, thì sẽ không có cột điểm trong bài đó.

Cộng 1 điểm vào điểm làm bài tập với sinh viên, nhóm sinh viên thực hiện đúng bài tập

trên lớp.

Trừ 1 điểm vào điểm làm bài tập với những sinh viên, nhóm sinh viên làm sai bài tập trên

lớp và cộng 1 điểm cho nhóm tìm ra lỗi sai của nhóm này.

Trừ số điểm bằng tổng số điểm mà 1 nhóm khác được cộng trong 1 buổi học đối với

những nhóm sinh viên không tham gia bật cứ hoạt động nào trên lớp (không hát biểu xây

dựng bài, không lên bảng làm bài)

- Điểm cuối kỳ (60%): Hình thức thi trắc nghiệm trên giấy ( 20 câu, thời gian 60 phút),

không sử dụng tài liệu.

Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1. Logic mệnh đề 6 6 0 12

2 Chương 2: Logic vị từ 8 8 0 16

3 Chương 3: Suy luận 8 8 0 16

4 Chương 4: Chứng minh 8 8 0 16

TỔNG CỘNG 30 30 0 60

1. Chương 1. Logic mệnh đề

1.1. Phán đóan.

1.2. Các phép tóan Logic.

1.3. Một số tính chất của các phép tóan logic.

1.4. Một số luật logic.

1.5. Phép kéo theo.

2. Chương 2: Logic vị từ

125

2.1. Hàm phán đóan một biến. Phán đóan phổ biến. Phán đóan tồn tại.

2.2. Hàm phán đóan hai biến. Phán đóan phổ biến. Phán đóan tồn tại.

2.3. Phán đóan khẳng định chung (A). Phán đóan khẳng định riêng (I). Phán đóan phủ

định chung (E). Phán đóan phủ định riêng (O).

2.4. Phủ định các phán đoán

3. Chương 3: Suy luận

3.1. Giới thiệu sơ lược và một số cách suy luận.

3.2. Suy luận từ một tiền đề.

3.3. Những quy tắc suy luận từ nhiều tiền đề.

3.4. Tam đọan luận với các tiền đề là phán đóan dạng A, I, E, O.

3.5. Suy luận rút gọn.

3.6. Những suy luận không hợp logic thường gặp. Phân biệt suy luận không hợp logic

(theo quan điểm của logic lưỡng trị) và một số suy luận thường ngày.

3.7. Suy luận hợp logic và chứng minh.

4. Chương 4: Chứng minh

4.1 Giả Thiết

4.2 Chứng minh

4.3 Bác bỏ

4.4 Ngụy biện

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

126

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1

1. Tên học phần: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1

2. Mã học phần : 010008

3. Số đơn vị tín chỉ : 1(0,2,2)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 30 giờ

6. Điều kiện tiên quyết : không

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Hiểu biết về kiến thức chuyên môn cơ bản của môn học.

- Nắm được một số kỹ thuật, chiến thuật cơ bản của môn bóng đá.

- Kỹ năng:

- Thực hiện tương đối thuần thục một số kỹ thuật, chiến thuật cơ bản của bóng đá

- Có năng lực phân tích các kỹ thuật và chiến thuật cơ bản của môn bóng đá

- Thái độ:

- Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, tinh thần dũng cảm và ý chí vượt khó khăn trong

tập luyện và thi đấu.

- Sử dụng môn Bóng đá như một phương tiện để phát triển thể lực, vui chơi, giải trí và hồi

phục sức khỏe.

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử, đặc điểm,

lợi ích khi hiểu biết luật bóng đá ,nguyên lý về các kỹ thuật bóng đá và thực hiện được các

kỹ thuật một cách cơ bản. Đồng thời chuẩn bị thể lực chung cho sinh viên trong quá trình

học tập

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Tham gia đầy đủ các giờ học trên lớp theo quy chế đào tạo

- Tự nghiên cứu, đọc thêm tài liệu liên quan tới môn học

127

- Hoàn thành các bài tập thực hành

- Làm đủ các bài kiểm tra và thi hết môn

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Trịnh Hữu Lộc, Giáo trình bóng đá, NXB Đại học quốc gia TP. HCM, 2015

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Dương Văn Hiền, Tài liệu giảng dạy giáo dục thể chất, tập 3, NXB ĐH Quốc Gia TP

HCM, 2010

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Đảm bảo số tiết quy định bộ môn (chuyên cần) chiếm 20%/tổng điểm

- Thi giữa học kỳ: Điểm thực hành chiếm 20%/tổng điểm

- Thi cuối học kỳ: Điểm thực hành chiếm 60%/tổng điểm

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Bài 1: Nguồn gốc và quá trình

phát triển môn bóng đá 3 0 3 3

2 Bài 2: Kỹ thuật di chuyển và đá

bóng bằng lòng bàn chân 9 0 9 9

3 Bài 3: Kỹ thuật đá bóng bằng

mu trong bàn chân 9 0 9 9

4 Bài 4: Kỹ thuật đỡ ( giữ ) bóng

bằng lòng bàn chân 5 0 5 5

5 Bài 5: Ôn tập 4 0 4 4

TỔNG CỘNG 30 0 30 30

128

1. Bài 1: Nguồn gốc và quá trình phát triển môn bóng đá

2. Bài 2: Kỹ thuật di chuyển và đá bóng bằng lòng bàn chân

3. Bài 3: Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

4. Bài 4: Kỹ thuật đỡ ( giữ ) bóng bằng lòng bàn chân

5. Bài 5: Ôn tập

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

129

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

GIÁO DỤC THỂ CHẤT 2

1. Tên học phần: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 2

2. Mã học phần : 010009

3. Số đơn vị tín chỉ : 1(0,2,2)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 30 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: : 010008(a)

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Hiểu biết về kiến thức chuyên môn cơ bản của môn học.

- Nắm được một số kỹ thuật, chiến thuật cơ bản của môn bóng chuyền.

- Kỹ năng:

- Thực hiện tương đối thuần thục một số kỹ thuật, chiến thuật cơ bản của bóng chuyền

- Có năng lực phân tích các kỹ thuật và chiến thuật cơ bản của môn bóng chuyền.

- Thái độ:

- Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, tinh thần dũng cảm và ý chí vượt khó khăn trong

tập luyện và thi đấu.

- Sử dụng môn Bóng chuyền như một phương tiện để phát triển thể lực, vui chơi, giải trí

và hồi phục sức khỏe.

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần giới thiệu lịch sử phát triển bóng chuyền trên thế giới và ở Việt Nam. Luật thi

đấu, cách thức tổ chức giải đấu và phương pháp trọng tài, Phổ biến các bài tập khởi động

chung và chuyên môn

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Tham gia đầy đủ các giờ học trên lớp theo quy chế đào tạo

- Tự nghiên cứu, đọc thêm tài liệu liên quan tới môn học

- Hoàn thành các bài tập thực hành

130

- Làm đủ các bài kiểm tra và thi hết môn

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Trịnh Hữu Lộc, Giáo trình Bóng Chuyền, NXB Đại học Quốc Gia TP HCM, 2014

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Dương Văn Hiền, Tài liệu giảng dạy giáo dục thể chất. Tập 3, NXB Đại học Quốc Gia

TP HCM, 2014

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Đảm bảo số tiết quy định bộ môn (chuyên cần) chiếm 20%/tổng điểm

- Thi giữa học kỳ: Điểm thực hành chiếm 20%/tổng điểm

- Thi cuối học kỳ: Điểm thực hành chiếm 60%/tổng điểm

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành Tự học

1 Bài 1. Lý thuyết bóng

chuyền 5 0 5 5

2 Bài 2: Kỹ thuật đệm bóng

thấp tay 10 0 10 10

3 Bài 3: Kỹ thuật phát bóng

thấp tay nữ, cao tay nam 10 0 10 10

4 Bài 4: Ôn tập và kiểm tra 5 0 5 5

TỔNG CỘNG 30 0 30 30

1. Bài 1. Lý thuyết bóng chuyền

1.1. Lịch sử phát triển của môn bóng chuyền, các nội dung của môn học

1.1.1. Lịch sử phát triển của môn bóng chuyền

1.1.2. Các nội dung của môn học

1.2. Các yếu tố thiên nhiên ảnh hưởng đến quá trình luyện tập môn bóng chuyền

131

1.3 Các bài tập khởi động chung và khởi động chuyên môn

1.4 Luật thi đấu và cách thức tổ chức giải

2. Bài 2: Kỹ thuật đệm bóng thấp tay

2.1 Hướng dẫn kỹ thuật đệm bóng thấp tay

2.2 Kỹ thuật chạy chỗ và kỹ thuật chạy biến hướng

2.3 Kỹ thuật trượt ngang, trượt tiến, trượt lùi

3. Bài 3: Kỹ thuật phát bóng thấp tay nữ, cao tay nam

3.1 Kỹ thuật phát bóng thấp tay (nữ)

3.2 Kỹ thuật phát bóng cao tay (nam)

3.3 Bài tập bổ trợ

4. Bài 4: Ôn tập và kiểm tra

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

132

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

GIÁO DỤC THỂ CHẤT 3

1. Tên học phần: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 3

2. Mã học phần : 010010

3. Số đơn vị tín chỉ : 1(0,2,2)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 30 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: : 010009(a)

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Hiểu biết về kiến thức chuyên môn cơ bản của môn học.

- Nắm được một số kỹ thuật, chiến thuật cơ bản của môn bóng đá.

- Kỹ năng:

- Thực hiện tương đối thuần thục một số kỹ thuật, chiến thuật cơ bản của bóng đá

- Có năng lực phân tích các kỹ thuật và chiến thuật cơ bản của môn bóng đá.

- Thái độ:

- Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc, tinh thần dũng cảm và ý chí vượt khó khăn trong

tập luyện và thi đấu.

- Sử dụng môn Bóng đá như một phương tiện để phát triển thể lực, vui chơi, giải trí và hồi

phục sức khỏe

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử, đặc điểm,

lợi ích khi hiểu biết luật bóng đá ,nguyên lý về các kỹ thuật bóng đá và thực hiện được các

kỹ thuật một cách cơ bản. Đồng thời chuẩn bị thể lực chung cho sinh viên trong quá trình

học tập

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Tham gia đầy đủ các giờ học trên lớp theo quy chế đào tạo

- Tự nghiên cứu, đọc thêm tài liệu liên quan tới môn học

133

- Hoàn thành các bài tập thực hành

- Làm đủ các bài kiểm tra và thi hết môn

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Trịnh Hữu Lộc, Giáo trình bóng đá, NXB Đại học quốc gia TP. HCM, 2015

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Dương Văn Hiền, Tài liệu giảng dạy giáo dục thể chất, tập 3, NXB ĐH Quốc Gia TP

HCM, 2010

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Dự lớp: Đảm bảo số tiết quy định bộ môn (chuyên cần) chiếm 20%/tổng điểm

- Thi giữa học kỳ: Điểm thực hành chiếm 20%/tổng điểm

- Thi cuối học kỳ: Điểm thực hành chiếm 60%/tổng điểm

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành Tự học

1 Bài 1: Kỹ thuật dẫn bóng 9 0 9 9

2 Bài 2: Kỹ thuật đá bóng

bằng mu bàn chân 9 0 9 9

3 Bài 3: Chiến thuật cơ bản

trong bóng đá 8 0 8 8

4 Bài 4: Ôn tập 4 0 4 4

TỔNG CỘNG 30 0 30 30

1. Bài 1: Kỹ thuật dẫn bóng

1.1 Dẫn bóng bằng lòng bàn chân

1.2 Dẫn bóng bằng mu trong bàn chân

1.3 Dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân

2. Bài 2: Kỹ thuật đá bóng bằng mu bàn chân

134

2.1 Mu trong,

2.2 Mu ngoài

2.3 Mu chính diện

3. Bài 3: Chiến thuật cơ bản trong bóng đá

3.1 Chiến thuật cơ bản trong bóng đá 5 người

3.2 Chiến thuật cơ bản trong bóng đá 7 người

4. Bài 4: Ôn tập

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

135

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH

1. Tên học phần: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH

2. Mã học phần: : 191274

3. Số tín chỉ: : 8(8,0,16)

4. Trình độ: : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 120 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm: 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 240 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: : không

7. Mục tiêu học phần:

- Về kiến thức:

Sinh viên phải trình bày được những vấn đề cơ bản về học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc; Các quan điểm của Đảng về

chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang, nền quốc phòng toàn dân, an ninh

nhân dân; Các quan điểm của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường

củng cố quốc phòng, an ninh; Một số nội dung cơ bản về lịch sử quân sự Việt nam qua các

thời kỳ.

Giải thích được những nội dung cơ bản về nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh của

Đảng, nhà nước trong tình hình mới, bao gồm: Xây dựng lực lƣợng Dân quân, Tự vệ, lực

lượng Dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kỹ thuật quốc phòng, phòng

chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật

đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; Một số nội dung cơ bản về dân

tộc, tôn giáo và đấu tranh địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng

Việt Nam; Xây dựng bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia,

đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

- Về kỹ năng:

Hình thành và phát triển năng lực tư duy, phê phán, giải quyết vấn đề.

136

Thuần thục các nội dung thực hành về điều lệnh đội ngũ, sử dụng bản đồ địa hình quân

sự, băng bó cấp cứu chuyển thƣơng, ba môn quân sự phối hợp, từng người trong chiến

đấu tiến công, phòng ngự, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK.

Rèn luyện được một số kỹ năng xã hội cơ bản nhờ làm việc độc lập, làm việc nhóm,

hợp tác, chia sẻ, thích ứng, thuyết phục, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng đối thoại…

- Về thái độ:

Nắm vững đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học giáo dục quốc phòng

- an ninh, rèn luyện, tu dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực, trung thành với lí tưởng

độc lập dân tộc và CNXH, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Sinh viên xác định trách nhiệm, động cơ đúng trong học tập môn học giáo dục quốc

phòng - an ninh , tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh

nhân dân ngay từ khi đang còn học tập, rèn luyện trong nhà trường và ở mỗi vị trí công tác

tiếp theo.

Rèn luyện được tác phong, bản lĩnh, tính tự giác và ý thức tổ chức kỷ luật tốt.

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Học phần đề cập lý luận cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, bao gồm: những vấn đề

cơ bản Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ

Tổ quốc; các quan đểm của Đảng về chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang,

xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, các quan điểm của Đảng về kết hợp

phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh. Học phần giành

thời lượng nhất định giới thiệu một số nội dung cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt

Nam qua các thời kỳ

Học phần được lựa chọn những nội dung cơ bản nhiệm vụ công tác quốc phòng, an ninh

của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới, bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân tự vệ,

lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kỹ thuật quốc phòng,

phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo

loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Học phần đề cập một số

nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân

tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ

quyền biển đảo, an ninh quốc gia, những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội

phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản vể bản đồ, địa hình quân

sự, các phương tiện chỉ huy để phục vụ cho nhiệm vụ học tập chiến thuật và chỉ huy chiến

137

đấu; tính năng, tác dụng, cấu tạo, sử dụng, bảo quản các loại vũ khí bộ binh AK, CKC,

RPD, RPK, B40, B41; đặc điểm tính năng, kỹ thuật sử dụng thuốc nổ; phòng chống vũ khí

hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa; vết thương chiến tranh và phương pháp xử lý;

luyện tập đội hình lớp, khối. Nội dung gồm: đội ngũ đơn vị, sử dụng bản đồ, địa hình quân

sự, một số loại vũ khí bộ binh; thuốc nổ; phòng chống vũ khí hủy diệt lớn; cấp cứu ban

đầu các vết thương. Học phần giành thời gian giới thiệu 3 môn quân sự phối hợp để sinh

viên tham gia hội thao điền kinh, thể thao quốc phòng;

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản thực hành bắn súng tiểu liên

AK và luyện tập bắn súng AK bài 1b; huấn luyện những động tác cơ bản chiến thuật chiến

đấu bộ binh: các tư thế vận động trên chiến trường, cách quan sát phát hiện mục tiêu, lợi

dụng địa hình, địa vật, hành động của cá nhân trong công sự, ngoài công sự trong chiến

đấu tiến công và phòng ngự. Nội dung bao gồm: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK; từng

người trong chiến đấu tiến công; từng người trong chiến đấu phòng ngự

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

Thực hiện đúng Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo

dục quốc phòng - an ninh ban hành kèm theo Quyết định số 69/2007/ QĐ- BGDĐT ngày

14/11/2007. Ngoài ra, sinh viên phải thực hiện những yêu cầu cụ thể của giảng viên, giáo

viên, tuyệt đối chấp hành các quy định, quy tắc đảm bảo an toàn về người, vũ khí, trang

thiết bị

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Đào Duy Hiệp, Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh (dùng cho các trường Đại

học, cao đẳng), tập 1, Nxb Giáo dục, 2008.

[2] Nguyễn Tiến Hải, Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh (dùng cho các trường Đại

học, cao đẳng), tập 2, Nxb Giáo dục 2008

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1] Đào Duy Hiệp, Giáo trình giáo dục quốc phòng - an ninh : dùng cho hệ Đại học,cao

đẳng nghề. T.1, Nxb Giáo Dục, 2011.

[2] Nguyễn Tiến Hải, Giáo trình giáo dục quốc phòng - an ninh : dùng cho hệ Đại học,cao

đẳng nghề. T.2, Nxb Giáo Dục, 2011.

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

Điểm thường kỳ (chuyên cần) Dự lớp đầy đủ 100% (20%)

Điểm giữa kỳ Kiểm tra lý thuyết (20%)

138

Thi cuối kỳ Thi thực hành (60%)

Điểm môn học = 20% điểm thường kỳ + 20 % Điểm giữa kỳ + 60 % Điểm thi cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chuyên đề 1: Đối tượng và phương pháp

nghiên cứu môn học 2 8 8 0 16

2

Chuyên đề 2: Quan điểm của chủ nghĩa

mác - lênin, tư tưởng hồ chí minh về

chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc

8 8 0 16

3 Chuyên đề 3: Xây dựng nền quốc phòng

toàn dân, an ninh nhân dân 8 8 0 16

4 Chuyên đề 4: Chiến tranh nhân dân bảo

vệ tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa 8 8 0 16

5 Chuyên đề 5: Xây dựng lực lượng vũ

trang nhân dân 8 8 0 16

6

Chuyên đề 6: Kết hợp phát triển kinh tế -

xã hội với tăng cường củng cố quốc

phòng - an ninh

8 8 0 16

7 Chuyên đề 7: Nghệ thuật quân sự việt

nam 8 8 0 16

8

Chuyên đề 8: Phòng chống chiến lược

"diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của

các thế lực thù địch đối với cách mạng

việt nam

8 8 0 16

9 Chuyên đề 9: Phòng chống địch tiến

công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao 8 8 0 16

139

10

Chuyên đề 10: Xây dựng lực lượng dân

quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và

động viên công nghiệp quốc phòng

8 8 0 16

11 Chuyên đề 11: Xây dựng và bảo vệ chủ

quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia 8 8 0 16

12

Chuyên đề 12: Một số nội dung cơ bản

về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng

chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn

giáo chống phá cách mạng việt nam

8 8 0 16

13

Chuyên đề 13: Những vấn đề cơ bản về

bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật

tự, an toàn xã hội

8 8 0 16

14 Chuyên đề 14: Xây dựng phong trào

toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc 8 8 0 16

15

Chuyên đề 15: Những vấn đề cơ bản về

đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ

nạn xã hội

8 8 0 16

TỔNG CỘNG 120 120 0 240

1. Chuyên đề 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học

1.1. Đối tượng nghiên cứu.

1.2. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu.

1.3. Giới thiệu về môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh.

2. Chuyên đề 2: Quan điểm của chủ nghĩa mác - lênin, tư tưởng hồ chí minh về chiến

tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc

2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh.

2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội.

2.3. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội

chủ nghĩa.

3. Chuyên đề 3: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

3.1. Vị trí, đặc trưng, nội dung nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

140

3.2. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3.3. Một số biện pháp chính xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hiện

nay.

4. Chuyên đề 4: Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa

4.1. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

4.2. Quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

4.3. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

5. Chuyên đề 5: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

5.1. Đặc điểm và những quan điểm nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân

dân.

5.2. Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới.

5.3. Những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

6. Chuyên đề 6: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc

phòng - an ninh

6.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố

quốc phòng, an ninh ở Việt Nam.

6.2. Nội dung kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và

đối ngoại ở nước ta hiện nay.

6.3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng

cường, củng cố quốc phòng - an ninh ở Việt Nam hiện nay.

7. Chuyên đề 7: Nghệ thuật quân sự việt nam

7.1. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta.

7.2. Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.

7.3. Vận dụng một số bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự vào sự nghiệp bảo vệ Tổ

quốc trong thời kỳ mới và trách nhiệm của sinh viên.

8. Chuyên đề 8: Phòng chống chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của

các thế lực thù địch đối với cách mạng việt nam

8.1. Chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá

chủ nghĩa xã hội.

8.2. Chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá

cách mạng Việt Nam.

141

8.3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và phương châm phòng, chống chiến lược "Diễn biến

hòa bình", bạo loạn lật đổ của Đảng, Nhà nước ta.

8.4. Những giải pháp phòng, chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ ở

Việt Nam hiện nay.

9. Chuyên đề 9: Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao

9.1. Khái niệm, đặc điểm, thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao

của địch trong chiến tranh.

9.2. Một số biện pháp phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao.

10. Chuyên đề 10: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và

động viên công nghiệp quốc phòng

10.1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

10.2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên.

10.3. Động viên công nghiệp quốc phòng.

11. Chuyên đề 11: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

11.1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

11.2. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.

11.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,

biên giới quốc gia.

12. Chuyên đề 12: Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng

chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng việt nam

12.1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc.

12.2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo.

12.3. Đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách

mạng Việt Nam.

13. Chuyên đề 13: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự,

an toàn xã hội

13.1. Các khái niệm và nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn

xã hội.

13.2. Tình hình an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

13.3. Dự báo tình hình an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong thời gian tới.

13.4. Đối tác và đối tượng đấu tranh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật

tự, an toàn xã hội.

142

13.5. Một số quan điểm của Đảng, Nhà nước trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật

tự, an toàn xã hội.

13.6. Vai trò, trách nhiệm sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật

tự, an toàn xã hội.

14. Chuyên đề 14: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc

14.1. Nhận thức chung về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh quốc gia.

14.2. Nội dung, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

14.3. Trách nhiệm của sinh viên trong việc tham gia xây dựng phong trào bảo vệ an ninh

Tổ quốc.

15. Chuyên đề 15: Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ

nạn xã hội

15.1. Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm.

15.2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

143

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

VẼ KỸ THUẬT

1. Tên học phần: VẼ KỸ THUẬT

2. Mã học phần :050128

3. Số tín chỉ :2(2,0,4)

4. Trình độ :Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- TT phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: Không

7. Mục tiêu của học phần:

Nắm được những quy tắc cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật; vận dụng được các tiêu

chuẩn Nhà nước (TCVN) hiện hành và các tiêu chuẩn ISO để đọc và vẽ các chi tiết

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Môn học này trang bị cho người kỹ sư ngành công nghệ chế tạo máy khả năng tư duy

không gian, kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ thông dụng cũng như giới thiệu các chương

trình và thiết bị vẽ tự động. Trang bị khả năng biểu diễn vật thể và đọc hiểu được các ý

tưởng kỹ thuật trên bản vẽ theoTCVN (Tiêu Chuẩn Việt Nam) hay ISO (Tiêu chuẩn Quốc

Tế).

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

Tham dự học, thảo luận, kiểm tra, theo qui chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng

08 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quyết định số 01/QĐ-ĐHCNĐN-HĐQT ngày

17 tháng 6 năm 2011 của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt

động của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai và qui chế học vụ hiện hành của nhà

trường

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Giáo trình vẽ kỹ thuật / PGS. Trần Hữu Quế. NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.

10.2 Tài liệu tham khảo:

144

[1]. Trần Hữu Quế, Bài Tập Vẽ Kỹ Thuật cơ khí, NXB Giáo dục, 2009

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Thực hiện theo qui chế tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học và cao đẳng hệ chính

quy được ban hành tại quyết định số 47/QĐ-ĐHCNĐN ngày 20/06/2011 của Hiệu trưởng

trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Thành

phần

Thời

lượng

Tóm tắt biện pháp đánh

giá

Trọng

số (%) Thời điểm

Điểm

thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, trên

lớp tích cực tham gia phát

biểu, thảo luận n óm

20

Điểm giữa

kỳ

Tham gia thảo luận, thuyết

trình, làm bài tập nhóm

hoặc thi viết hoặc trắc

nghiệm hoặc kết hợp cả hai

20

Thi cuối kỳ Thi viết hoặc trắc

ngh ệm hoặc kết hợp cả

hai

60

Theo lịch

phòng ĐT

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

Chương Tên Chương Lý

Thuyết

Thực

Hành

1 Sử dụng và bảo quản các thiết bị vẽ 1 0

2 Quy cách của bản vẽ 1 0

3 Vẽ hình học 2

4 Hình chiếu vuông góc 10 0

5 Giao tuyến và khai triển 4 0

6 Hình cắt và mặt cắt 4 0

7 Biểu diễn vật thể 4 0

8 Hình chiếu trục đo 4 0

Tổng cộng: 30 0

145

1. Sử dụng và bảo quản các thiết bị vẽ

1.1 Vật liệu vẽ

1.1.1 Giấy vẽ

1.1.2. Bút chì

1.2. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng

1.2.1. Ván vẽ

1.2.2. Thước chữ T

1.2.3. Êke

1.2.4. Hộp com pa

2. Quy cách của bản vẽ

2.1. Những tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật theo (TCVN) & (ISO)

2.1.1. Tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật

2.1.2. Khổ giấy

2.1.3. Khung vẽ và khung tên

2.1.4. Tỷ lệ

2.1.5. Các nét vẽ

2.1.6. Chữ viết

2.1.7. Ghi kích thước

2.2. Trình tự hoàn thành bản vẽ

3. Vẽ hình học

3.1. Dựng hình cơ bản

3.1.1. Dựng đường thẳng song song

3.1.2. Dựng đường thẳng vuông góc

3.1.3. Chia đều một đoạn thẳng

3.1.4. Vẽ độ dốc và độ côn

3.2. Chia điều đường tròn - dựng đa giác

3.2.1. Chia đường tròn ra 3 phần và 6 phần bằng nhau

3.2.2. Chia đường tròn ra 4 phần và 8 phần bằng nhau

3.2.3. Chia đường tròn ra 5 phần và 10 phần bằng nhau

3.2.4. Chia đường tròn thành 7, 9, 11, 13… phần bằng nhau

3.2.5. Dùng thước và ê ke dựng đa giác đều nội tiếp

3.3. Vẽ nối tiếp

3.3.1. Vẽ cung tròn nối tiếp với hai đường thẳng

146

3.3.2. Vẽ cung tròn nối tiếp với một đường thẳng và một cung tròn khác

3.3.3 Vẽ cung tròn nối tiếp với hai cung tròn khác

3.3.4. Ứng dụng

3.4. Vẽ một số đường cong hình học

3.4.1. Đường elip

3.4.2. Đường sin

3.4.3. Đường thân khai của đường tròn

4. Hình chiếu vuông góc

4.1. Khái niệm về các phép chiếu

4.1.1. Các phép chiếu

4.1.2. Phương pháp các hình chiếu vuông góc

4.2. Hình chiếu của điểm

4.2.1. Hình chiếu của điểm trên ba mặt phẳng hình chiếu.

4.2.2. Tính chất

4.3. Hình chiếu của đường thẳng

4.3.1. Hình chiếu của đoạn thẳng trên một mặt phẳng hình chiếu

4.3.2. Hình chiếu của đoạn thẳng trên ba mặt phẳng hình chiếu

4.4. Hình chiếu của mặt phẳng

4.4.1. Hình chiếu của hình phẳng trên một mặt phẳng hình chiếu

4.4.2. Hình chiếu của mặt phẳng trên ba mặt phẳng chiếu

4.4.3. Biểu diễn điểm và đường thẳng trên mặt phẳng

4.5. Hình chiếu của khối đa diện

4.5.1 . Khối đa diện

4.5.2. Khối tròn

4.6. Kích thước của khối hình học

5. Giao tuyến và khai triển

5.1. Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học

5.1.1. Khái niệm

5.1.2. Giao tuyến của mặt phẳng với khối đa diện

5.1.3. Giao tuyến của mặt phẳng với khối tròn

5.2. Giao tuyến của các khối hình học

5.2.1. Giao tuyến của hai khối đa diện

5.2.2. Giao tuyến của hai khối tròn

147

5.3. Giao tuyến của khối đa diện với khối tròn

6. Hình cắt và mặt cắt

6.1. Khái niệm về hình cắt và mặt cắt

6.1.1. Khái niệm

6.1.2. Nội dung

6.2. Hình cắt

6.2.1. Định nghĩa

6.2.2. Phân loại hình cắt

6.2.3. Kí hiệu và quy ước về hình cắt

6.3. Mặt cắt

6.3.1. Định nghĩa

6.3.2. Phân loại mặt cắt

6.3.3. Kí hiệu và những quy ước về mặt cắt

6.4. Hình trích

7. Biểu diễn vật thể

7.1. Các loại hình chiếu

7.1.1. Hình chiếu cơ bản

7.1.2. Hình chiếu phụ

7.1.3. Hình chiếu riêng phần

7.2. Cách vẽ hình chiếu của vật thể

7.3. Cách ghi kích thước của vật thể

7.3.1. Các loại kích thước

7.3.2. Cách ghi kích thước.

7.4. Cách đọc bản vẽ hình chiếu

7.4.1. Đọc các hình chiếu:

7.4.2. Phân tích từng phần.

7.4.3. Tổng hợp.

7.4.4. Dựng hình chiếu thứ ba của vật thể

8. Hình chiếu trục đo

8.1. Khái niệm về hình chiếu trục đo

8.1.1. Nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo

8.1.2. Phân loại hình chiếu trục đo

8.2. Hình chiếu trục đo vuông góc đều

148

8.3. Hình chiếu trục đo xiên góc cân

8.4. Cách dựng hình chiếu trục đo

8.4.1. Gắn vào vật thể hệ đề các 0xyz.

8.4.2. Chọn loại hình chiếu trục đo.

8.4.3. Vẽ trước một mặt làm cơ sở

8.4.4. Từ các đỉnh của mặt cơ sở, kẻ các đường song song với trục đo thứ ba.

8.4.5. Đặt các đoạn thẳng lên các đường song song vừa vẽ.

8.4.6. Nối các điểm đã xác định và hoàn thành bản vẽ bằng nét mảnh.

8.4.7. Xóa bỏ nét thừa và tô đậm hình chiếu trục đo.

8.4.8. Ghi kích thước.

8. 5. Một vài ví dụ về dựng hình chiếu trục đo

8.5.1. Đối với vật thể có dạng hình hộp.

8.5.2. Đối với vật thể có mặt phẳng đối xứng.

8.5.3. Đối với vật thể phức tạp

8.5.4. Vẽ phác hình chiếu trục đo

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

149

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

CƠ ỨNG DỤNG

1. Tên học phần: CƠ ỨNG DỤNG

2. Mã học phần : 50183

3. Số tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm: 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: : Không

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Nắm được kiến thức cơ sở của ngành học, có khả năng giải quyết các vấn đề cơ học

trong thực tế.

- Kỹ năng:

Có các kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học bao gồm: những kiến thức tối thiểu về quy luật cân bằng, từ đó giải được các bài

toán cân bằng của vật rắn. Xác định trọng tâm của vật phẳng. Chuyển động cơ bản của vật

thể trong không gian theo thời gian đối với một hệ quy chiếu đã chọn.

Các định lý cơ bản của động lực học, trên cơ sở đó giải được một số bài toán đơn giản về

động lực học.

Trang bị cho học viên những kiến thức nền tảng để học tập các môn kỹ thuật cơ sở và các

môn kỹ thuật chuyên ngành.

Nội dung môn học gồm 5 chương:

Chương 1: Các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề tĩnh học

Chương 2: Hệ lực phẳng

Chương 3: Hệ lực không gian – Trọng tâm

150

Chương 4: Động học điểm – Vật rắn

Chương 5: Động lực học chất điểm – Vật rắn

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Vũ Quý Đạt, Cơ ứng dụng, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2007

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Cơ học kỹ thuật. GS. TSKH. Nguyễn Văn Khang. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam,

2009.

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1

Chương 1: Các khái

niệm cơ bản và hệ tiên

đề tĩnh học

3 3 0 6

2 Chương 2: Hệ lực phẳng 10 10 0 20

151

3 Chương 3: Hệ lực không

gian – Trọng tâm 4 4 0 8

4 Chương 4: Động học

điểm – Vật rắn 8 8 0 16

5 Chương 5: Động lực học

chất điểm – Vật rắn 5 5 0 10

TỔNG CỘNG 30 30 0 60

1. Chương 1: Các khái niệm cơ bản và hệ tiền đề tĩnh học

1.1.Các khái niệm cơ bản.

1.1.1Vật rắn tuyệt đối.

1.1.2 Cân bằng.

1.1.3 Lực.

1.1. 4Các định nghĩa khác.

1.2. Hệ tiền đề hình học.

1.2.1. Tiên đề 1: Tiên đề về hai lực cân bằng.

1.2.2. Tiên đề 2: Tiên đề thêm và bớt hai lực cân bằng.

1.2.3. Tiên đề 3: Tiền đề hình bình hành học.

1.2.4. Tiên đề 4: Tiên đề tác dụng và phản tác dụng.

1.2.5.Tiên đề 5: Tiên đề giải phóng liên kết.

1.3. Các liên kết thường gặp:

1.3.1. Liên kết tựa.

1.3.2. Liên kết dây mềm.

1.3.3. Liên kết bản lề phẳng.

1.3.4. Liên kết thanh.

1.3. 5. Liên kết ngàm.

2. Chương 2: Hệ lực phăng

2.1. Hệ lực phẳng đồng quy.

2.2. Thu gọn hai lực song song.

2.2.1. Hai lực song song cùng chiều.

152

2.2.2. Hai lực song song ngược chiều.

2.2.3. Ngẫu lực.

2.3. Momen của lực.

2.3.1. Momen của một lực đối với một điểm.

2.3. 2. Momen của một lực đối với một trục.

2.4. Thu gọn hệ lực phẳng- Định lý Varinhông.

2.5. Điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng bất kỳ.

2.6. Điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng song song.

2.7. Điều kiện cân bằng của hệ ngẫu lực phẳng.

2.8. Ma sát trượt.

2.8.1. Định nghĩa.

2.8.2. Điều kiện cân bằng khi có ma sát trượt.

3. Chương 3: Hệ lực không gian – trọng tâm

3.1. Chiếu một lực lên hệ trục tọa độ không gian.

3.2. Cân bằng hệ lực không gian.

3.2.1. Điều kiện cân bằng.

3.2. 2. Phương trình cân bằng.

3.3. Trọng tâm.

3.3.1. Định nghĩa.

3.3.2. Toạ độ trọng tâm của hình phẳng.

3.3.3. Phương pháp xác định trọng tâm.

4. Chương 4: Động học điểm và vật rắn

4.1. Khảo sát chuyển động của điểm bằng phương pháp tọa độ Đề các.

4.1.1. Phương trình chuyển động.

4.1.2. Vận tốc của chuyển động.

4.1.3. Gia tốc chuyển động.

4.2. Khảo sát chuyển động của điểm bằng phương pháp tọa độ tự nhiên.

4.2. 1. Phương trình chuyển động.

4.2. 2. Vận tốc chuyển động.

4.2. 3. Gia tốc chuyển động.

4.2. 4. Chuyển động đều và chuyển động biến đổi đều.

4.3. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn.

4.3.1. Định nghĩa.

153

4.3.2. Tính chất chuyển động.

4.4. Chuyển động quay quanh trục cố định của vật rắn.

4.4.1. Khảo sát chuyển động của vật

4.4.2. Khảo sát chuyển động của các điểm thuộc vật.

4.5. Truyền chuyển động quay.

5. Chương 5: Dộng lực học chất điểm - vật rắn

5.1. Những khái niệm mở đầu và các tiên đề động lực học.

5.2. Hai bài toán cơ bản của động lực học.

5.3. Lực quán tính _ Nguyên lý Đalămbe.

5.4. Động lực học vật rắn tịnh tiến.

5.5. Động lực học vật rắn quay quanh một trục cố định.

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

154

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP

1. Tên học phần: MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP

2. Mã học phần : 050465

3. Số tín chỉ : 2(1,2,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 15 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm: 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 050450(a)

7. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

Cung cấp kiến thức tổng quan các mạng trong công nghiệp và một số ứng dụng tiêu

biểu trong thực tế.

- Kỹ năng:

Có khả năng nhận biết, lắp đặt và cấu hình một số mạng công nghiệp được sử dụng phổ

biến trong thực tế.

Trang bị cho sinh viên kiến thức về mạng truyền thông số, các cấu trúc, các chuẩn truyền

thông được sử dụng để ghép nối các thiết bị trong công nghiệp.

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Phân loại và đặc trưng các hệ thống mạng công nghiệp; cơ sở kỹ thuật các mạng truyền

thông công nghiệp; các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp tiêu biểu; một số ứng

dụng trong công nghiệp.

Nội dung môn học gồm 5 chương:

Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Cơ sở kỹ thuật

155

Chương 3: Các thành phần hệ thống mạng

Chương 4: Các hệ thống bus tiêu biểu

Chương 5: Một số vấn đề trong tích hợp hệ thống

9. Nhiệm vụ của sinh viên

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính

[1] Hoàng Minh Sơn, Mạng truyền thông công nghiệp, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật,

2006.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Giáo trình Mạng truyền thông công nghiệp, Khoa Điện, Đại Học Công Nghiệp

TP.HCM 2010

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Sinh viên phải tham dự lớp lý thuyết trên 75%, thực hành bắt buộc 100%

Đểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng 1 bài kiểm tra lý thuyết.

Điểm giữa kỳ chiếm 30% được đánh giá bằng 4 bài kiểm tra thực hành.

Điểm cuối kỳ chiếm 50% được đánh giá bằng thi thực thành.

Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 30% Điểm giữa kỹ + 50% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Mở đầu 1 1 0 2

2 Chương 2: Cơ sở kỹ thuật 4 4 0 8

3 Chương 3:Các thành phần hệ thống

mạng

4 4 10 18

4 Chương 4: Các hệ thống bus tiêu

biểu

4 4 10 18

156

5 Chương 5: Một số vấn đề trong tích

hợp hệ thống

2 2 10 14

Tổng 45 15 30 60

Chương 1: Mở đầu

1.1 Khái niệm và vai trò của mạng truyền thông công nghiệp

1.2 Phân loại và đặc trưng các hệ thống máy công nghiệp

Chương 2: Cơ sở kỹ thuật

2.1 Các khái niệm cơ bản

2.2 Chế độ truyền tải

2.3 Cấu trúc mạng-Topology

2.4 Kiến trúc giao thức

2.5 Truy cập Bus

2.6 Bảo toàn dữ liệu

2.7 Mã hóa bít

2.8 Kỹ thuật truyền dẫn

3. Chương 3: Các thành phần hệ thống mạng

3.1 Phương tiện truyền dẫn

3.2 Giao diện mạng

3.3 Phần mềm trong hệ thống mạng

3.4 Thiết bị liên kết mạng

3.5 Các linh kiện khác

4. Chương 4: Các hệ thống bus tiêu biểu.

4.1 Profibus

4.2 Can

4.3 DeviceNet

4.4 Modbus

4.5 AS-i

4.6 Foundation Fieldbus

4.7 Ethernet

5. Chương 5: Một số vấn đề trong tích hợp hệ thống

5.1 Thiết kế hệ thống mạng

5.2 Đánh giá và lựa chọn giải pháp mạng

157

5.3 Một số chuẩn phần mềm tích hợp hệ thống

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

158

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN 1

1. Tên học phần : TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN 1

2. Mã học phần : 190802

3. Số đơn vị tín chỉ : 3(3,0,6)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 45 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 90 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: Không

7. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

Cung cấp các kiến thức về các lĩnh vực chủ yếu là điện, tự động hóa, điện tử và cơ khí

dưới dạng các bài đọc hiểu bằng tiếng Anh về các lực trong kỹ thuật, động cơ điện, máy

lạnh, tia laser, robot, bán dẫn, máy phát điện, ….

- Kỹ năng:

Sinh viên nắm được các thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực

chủ yếu điện, tự động hóa, điện tử và cơ khí, biết cách đọc hiểu các đoạn văn chuyên

ngành bằng tiếng Anh, và từ đó có thể tra cứu hay tìm kiếm các tài liệu kỹ thuật trên

internet, hay thư viện.

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Giới thiệu các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành được sử dụng trong các lĩnh vực chính

là điện, tự động hóa, điện tử và cơ khí, cụ thể các thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh về

khảo sát cơ khí, khảo sát lực, đọc hiểu và nắm vững các từ ngữ chuyên ngành trong các

đoạn văn tiếng Anh nói về động cơ điện, máy lạnh, tia laser, robot, ăn mòn cơ học, máy

phát điện, điện thoại,…. Sinh viên nắm bắt được và hiểu rõ cách sử dụng các thuật ngữ

tiếng Anh chuyên ngành, biết trình bày và ghi các báo cáo khoa học bằng tiếng Anh, phán

159

đoán và hiểu rõ các sơ đồ nguyên lí được trình bày bằng tiếng Anh, các dạng văn phạm và

từ ngữ được sử dụng và trình bày trong kỹ thuật.

Nội dung môn học gồm 6 chương:

Chương 1: The electric motor

Chương 2: Washing machine

Chương 3: Lasers

Chương 4: Refrigerator

Chương 5: Portable generator

Chương 6: Lawn-mower

9. Nhiệm vụ của sinh viên

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính

[1] Eric H. Glendinning, Norman Glendinning, “Oxford English for Electrical and

Mechanical Engineering”, Oxford University Press,2012

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] David Bonamy, Technical English, Longman University, 1994

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra tự luận trên lớp (60 phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi tự luận thời gian 75 phút đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian

Ghi

Chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

160

1 Chương 1: The electric motor 5 5 0 10

2 Chương 2: Washing machine 5 5 0 10

3 Chương 3: Lasers 5 5 0 10

4 Chương 4: Refrigerator 10 10 0 20

5 Chương 5: Portable generator 10 10 0 20

6 Chương 6: Lawn-mower 10 10 0 20

Tổng 45 45 0 90

1. Chương 1: The electric motor

1.1 Tunning-in

1.2 Reading Skimming

1.3 Language study Describing function

Writing Describing components

1.5 Word study

2. Chương 2: Washing machine

2.1 Tunning-in

2.2 Reading Reading diagrams

2.3 Language study If/Unless sentences

2.4 Writing Explaining a diagram

3. Chương 3: Lasers

3.1 Tunning-in

3.2 Reading

3.3 Language study Used to, for

3.4 Word study Nound+nound compounds

3.5 Writing Describing a process, 1: sequence

3.6 Technical reading Laser cutting

4. Chương 4: Refrigerator

161

4.1 Tunning-in

4.2 Reading Dealing with unfamiliar words, 1

4.3 Language study Principles and laws

4.4 Word study Verb and related nouns

4.5 Writing Describing a process, 2: location

5. Chương 5: Portable generator

5.1 Tunning-in

5.2 Reading Reading diagrams

5.3 Language study Cause and effect, 2

5.4 Word study Verbs with ize/ise

5.5 Writing Describing a process, 3: sequence and location

5.6 Technical reading Wave power

6. Chương 6: Lawn-mower

6.1 Tunning-in

6.2 Reading 1 Predicting

6.3 Reading 2 Grammar links, 2

6.4 Language study Describing functions

6.5 Word study Noun + noun, 2: function

6.6 Writing Description and explanation

6.7 Speaking practice Explaining function

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

162

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN 2

1. Tên học phần: TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN 2

2. Mã học phần : 190803

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

− Lên lớp : 30 tiết

− Thực tập phòng thí nghiệm: 0 tiết

− Thực hành : 0 tiết

− Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 190802(a)

7. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

Cung cấp các kiến thức về các lĩnh vực chủ yếu là điện, tự động hóa, điện tử và cơ khí

dưới dạng các bài đọc hiểu bằng tiếng Anh về các lực trong kỹ thuật, động cơ điện, máy

lạnh, tia laser, robot, bán dẫn, máy phát điện, ….

- Kỹ năng:

Sinh viên nắm được các thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực

chủ yếu điện, tự động hóa, điện tử và cơ khí, biết cách đọc hiểu các đoạn văn chuyên

ngành bằng tiếng Anh, và từ đó có thể tra cứu hay tìm kiếm các tài liệu kỹ thuật trên

internet, hay thư viện.

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Giới thiệu các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành được sử dụng trong các lĩnh vực chính

là điện, tự động hóa, điện tử và cơ khí, cụ thể các thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh về

khảo sát cơ khí, khảo sát lực, đọc hiểu và nắm vững các từ ngữ chuyên ngành trong các

đoạn văn tiếng Anh nói về động cơ điện, máy lạnh, tia laser, robot, ăn mòn cơ học, máy

phát điện, điện thoại,…. Sinh viên nắm bắt được và hiểu rõ cách sử dụng các thuật ngữ

tiếng Anh chuyên ngành, biết trình bày và ghi các báo cáo khoa học bằng tiếng Anh, phán

163

đoán và hiểu rõ các sơ đồ nguyên lí được trình bày bằng tiếng Anh, các dạng văn phạm và

từ ngữ được sử dụng và trình bày trong kỹ thuật.

Nội dung môn học gồm 3 chương:

Chương 7: Maglev Train

Chương 8: Robotics

Chương 9: Safety at work

9. Nhiệm vụ của sinh viên

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính

[1] Eric H. Glendinning, Norman Glendinning, “Oxford English for Electrical and

Mechanical Engineering”, Oxford University Press,2012

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] David Bonamy, Technical English, Longman University, 1994

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra tự luận trên lớp (60 phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi tự luận thời gian 75 phút đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian

Ghi

Chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

7 Chương 7: Maglev Train 10 10 20

8 Chương 8: Robotics 10 10 20

164

9 Chương 9: Safety at work 10 10 20

Tổng 30 30 0 60

7. Chương 7: Maglev Train

7.1 Tunning-in

7.2 Reading 1 Inferring

7.3 Reading 2 Dealing with unfamiliar words, 2

7.4 Language study Prediction

7.5 Writing Explanations

7.6 Technical reading Motor selection: operating environment

8. Chương 8: Robotics

8.1 Tunning-in

8.2 Reading 1 Revising skills

8.2 Reading 2 Transferring information

8.4 Language study Concession: even if and although

8.5 Technical reading Stepper motors

9. Chương 9: Safety at work

6.1 Tunning-in

6.2 Reading Understanding the writer’s purpose

6.4 Language study Making safety rules

6.5 Writing Ways of linking ideas,2

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

165

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

1. Tên học phần: TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

2. Mã môn học :050083

3. Số đơn vị tín chỉ :2(1,2,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 4

5. Phân bố thời gian

­ Lên lớp :15 tiết

­ Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

­ Thực hành : 30 tiết

­ Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 050050(a)

7. Mục tiêu học phần

- Kiến thức:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm, nguyên lý làm việc của các

bộ phận, các hệ thống truyền động điện và điều khiển bằng truyền động điện trong máy

công nghiệp. Ngoài ra, môn học này cũng cung cấp cho sinh viên khả năng phân tích và

thiêt kế hệ thống truyền động điện để điều khiển cho các máy công nghiệp.

- Kỹ năng:

Sau khi học xong môn học này, sinh viên sẽ có các kỹ năng sau:

+ Phân tích một hệ truyền động điện.

+ Tính toán chọn công suất động cơ truyền động cho các máy công nghiệp.

+ Thiết kế hệ truyền động điện và điều khiển truyền động điện cho các máy công nghiệp.

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về hệ thống truyền động điện hiện

đại bao gồm việc phân tích các đặc tính của các hệ truyền động điện có bộ biến đổi điện tử

công suất. Nghiên cứu các cấu trúc điều khiển mới của các hệ truyền động động cơ xoay

chiều đồng bộ và không đồng bộ.

Nội dung môn học gồm 7 chương:

166

Chương 1: Những khái niệm cơ bản về hệ truyền động điện

Chương 2: Đặc tính cơ của động cơ điện.

Chương 3: Điều chỉnh tốc độ truyền động điện.

Chương 4: Điều khiển tốc độ động cơ một chiều

Chương 5: Điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ

Chương 6: Điều khiển tốc độ động cơ đồng bộ

Chương 7: Chọn công suất động cơ điện cho truyền động

9. Nhiệm vụ của sinh viên

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính

[1] Bùi Quốc Khánh, Truyền động điện, NXB Khoa học kỹ thuật, 2007.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Phùng Quang, Điều khiển tự động truyền động điện động cơ xoay chiều ba

pha, NXB Giáo Dục, 1994.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

- Sinh viên phải tham dự lớp lý thuyết trên 75%, thực hành bắt buộc 100%

- Đểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng 1 bài kiểm tra lý thuyết.

- Điểm giữa kỳ chiếm 30% được đánh giá bằng 4 bài kiểm tra thực hành.

- Điểm cuối kỳ chiếm 50% được đánh giá bằng thi thực thành.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 30% Điểm giữa kỹ + 50% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi : 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Giờ tín chỉ Ghi

Chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Những khái niệm cơ

bản về hệ truyền động điện. 2 2 0 4

167

2 Chương 2: Đặc tính cơ của động

cơ điện. 2 2 0 4

3

Chương 3: Điều chỉnh tốc độ

truyền động điện.

2 2 0 4

4

Chương 4 : Điều khiển tốc độ

động cơ một chiều

12 2 10 14

5

Chương 5 : Điều khiển tốc độ

động cơ không đồng bộ

12 2 10 14

6

Chương 6: Điều khiển tốc độ

động cơ đồng bộ

12 2 10 14

7 Chương 7: Chọn công suất động

cơ điện cho truyền động 3 3 0 6

Tổng 45 15 30 60

1. Chương 1: Những khái niệm cơ bản về hệ truyền động điện.

1.1. Cấu trúc hệ truyền động

1.2. Phần cơ cuả hệ truyền động

1.3. Phương trình chuyển động của hệ truyền động

1.4. Khái niệm về đặc tính cơ và các trạng thái làm việc cuả hệ truyền động

2. Chương 2 Đặc tính cơ của các loại động cơ điện

2.1 Khái niệm chung

2.2 Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập (song song)

2.3 Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp

2.4 Đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ

2.5 Các đặc tính công tác của động cơ đồng bộ

3. Chương 3: Điều chỉnh tốc độ truyền động điện.

3.1 Khái niệm chung

3.2 Các chỉ tiêu chất lượng

168

3.3 Các phương pháp điều khiển động cơ một chiều

3.4 Các phương pháp điều khiển động cơ không đồng bộ

3.5 Điều khiển động cơ đồng bộ

3.6 Điều chỉnh tự động các thông số đầu ra của động cơ

4. Chương 4 : Điều khiển tốc độ động cơ một chiều

4.1. Khái niệm chung

4.2 Nguyên lý điều chỉnh điện áp phần ứng.

4.3 Nguyên lý điều chỉnh từ thông động cơ.

4.4 Hệ thống máy phát - động cơ một chiều (F-Đ)

4.5 Hệ chỉnh lưu điều khiển-động cơ một chiều (CL-Đ)

5. Chương 5 : Điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ

5.1.Điều chỉnh điện áp động cơ.

5.2 Điều chỉnh công suất trượt.

5.3 Điều chỉnh điện trở rotor.

5.4 Điều chỉnh tần số nguồn cung cấp cho động cơ không đồng bộ.

6. Chương 6: Điều khiển tốc độ động cơ đồng bộ

6.1 Khái niệm chung

6.2 Điều khiển tần số.

6.4.Hệ truyền động động cơ đồng bộ PM – SM, RSM

6.3.Hệ truyền động động cơ đồng bộ từ trở.

7. Chương 7: Chọn công suất động cơ điện cho truyền động

7.1 Những vấn đề chung

7.2 Phát nóng và nguội lạnh máy điện

7.3 Các chế độ làm việc của truyền động điện

7.4 Chọn công suất động cơ điện cho hệ truyền động không điều chỉnh tốc độ

7.5 Chọn công suất động cơ điện cho hệ truyền động điều chỉnh tốc độ

7.6. Kiểm nghiệm động cơ điện

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

169

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ NGÀNH ĐIỆN

1. Tên học phần: TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ NGÀNH ĐIỆN

2. Mã học phần : 050463

3. Số tín chỉ : 2(1,2,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 15 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 050456(a)

7. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

Cung cấp kiến thức cơ sở về Tự động hóa quá trình công nghệ ngành điện, các loại cảm

biến cơ bản trong công nghiệp; các mạch xử lý tín hiệu đo;các thiết bị công suất và chấp

hành thông dụng; các bộ điều khiển cơ bản trong công nghiệp; các thiết bị giao tiếp người

– máy; nguyên lý vận hành các hệ thống điều khiển trong công nghiệp; cung cấp phương

pháp tìm kiếm, tra cứu tài liệu, catalog của thiết bị; các ví dụ và ứng dụng cụ thể về thiết

bị và hệ thống tự động trong công nghiệp.

- Kỹ năng:

Sinh viên nắm được nguyên lý và phương pháp để đọc hiểu, sử dụng các thiết bị tự động;

các thông số, mạch xử lý các đại lượng đo, lắp ráp và chọn linh kiện tự động phù hợp với

yêu cầu.

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Giới thiệu tổng quan về môn học Thiết Bị và Hệ Thống Tự Động bao gồm các đối

tượng, ứng dụng của lĩnh vực hệ thống tự động; cấu trúc, đầu vào – đầu ra của hệ thống

điều khiển; hình dạng, cấu tạo, nguyên lý các dạng cảm biến; các đặc tính, cách sử dụng

của cảm biến công nghiệp; các mạch xử lý tín hiệu đo lường; các thiết bị điện từ; các thiết

170

bị điện tử trong công nghiệp; các loại động cơ; thiết bị khí nén cơ bản; thiết bị thủy lực

thông dụng; các bộ điều khiển thường dùng trong công nghiệp (relay; PLC, vi điều khiển,

máy tính); nguyên lý và ứng dụng của các thiết bị giao tiếp người – máy; cấu trúc và ứng

dụng và ví dụ cụ thể các hệ thống điều khiển trong công nghiệp..

Nội dung môn học gồm 7 chương:

Chương 1: Những khái niệm cơ bản

Chương 2: Các phần tử trong hệ thống tự động điều khiển thiết bị điện

Chương 3: Một số hệ thống có tiếp điểm.

Chương 4: Điều khiển bằng mạch không tiếp điểm

Chương 5: Điều khiển động cơ điện theo nguyên tắc tác động liên tục

Chương 6: Ổn định nguồn cấp

Chương 7: Điều khiển số

9.Nhiệm vụ sinh viên

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách giáo trình chính

[1] Tự động hóa sản xuất : Sách dùng cho sinh viên các trường Đại Học kỹ thuật, Trần

Văn Địch, NXB KHKT, 2006

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Phân Tử Tự Động Hệ Thống Điện, Nguyễn Hồng Thái, NXB ĐHKHKT,2006.

11.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

- Sinh viên phải tham dự lớp lý thuyết trên 75%, thực hành bắt buộc 100%

- Đểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng 1 bài kiểm tra lý thuyết.

- Điểm giữa kỳ chiếm 30% được đánh giá bằng 4 bài kiểm tra thực hành.

- Điểm cuối kỳ chiếm 50% được đánh giá bằng thi thực thành.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 30% Điểm giữa kỹ + 50% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

171

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Những khái niệm cơ

bản

3

3 0 6

2

Chương 2: Các phần tử trong hệ

thống tự động điều khiển thiết bị

điện.

10 5 5 15

3 Chương 3: Một số hệ thống có tiếp

điểm. 13 3 10 19

4 Chương 4: Điều khiển bằng mạch

không tiếp điểm. 20 5 15 25

5

Chương 5 : Điều khiển động cơ

điện theo nguyên tắc tác động liên

tục.

19 4 15 23

6 Chương 6: Ổn định nguồn cấp 10 5 5 15

7 Chương 7: Điều khiển số 15 5 10 20

Tổng 90 30 60 120

1. Chương 1 : Những khái niệm cơ bản.

1.1. Chức năng, yêu cầu của tự động điều khiển thiết bị điện.

1.2. Cấu trúc của hệ thống tự động hóa.

1.3. Cách thể hiện sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp.

1.4. Phân tích và tổng hợp hệ thống

1.5. Một số sơ đồ mạch điển hình

2. Chương 2: Các phần tử trong hệ thống tự động điều khiển thiết bị điện.

2.1 Động cơ điện không đồng bộ.

2.2 Động cơ điện một chiều.

2.3 Động cơ bước.

2.4 Khuếch đại thuật toán

2.5 Các bộ điều chỉnh

3. Chương 3: Một số hệ thống có tiếp điểm.

172

3.1 Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế mạch điều khiển có tiếp điểm.

3.2 Điều khiển động cơ một chiều.

3.3 Điều khiển động cơ xoay chiểu.

3.4 Đổi nguồn lưới dự phòng (ATS).

3.5 Điều khiển nhiệt độ.

3.6 Bù cosphi.

3.7 Thiết bị bơm nước cho nhà cao tầng.

4. Chương 4: Điều khiển bằng mạch không tiếp điểm.

4.1 Hệ thống số và mã.

4.2 Đại số logic

4.3 Phương pháp thiết kế mạch điện dùng các phần tử logic

4.4 Một số sơ đồ điều khiển có nhớ.

5. Chương 5 : Điều khiển động cơ điện theo nguyên tắc tác động liên tục

5.1 Các chỉ tiêu điều khiển.

5.2 Đặc tính tĩnh của các khâu phản hồi của động cơ điện một chiều.

5.3 Ổn định động trong hệ thống điều khiển động cơ điện một chiều.

5.4 Lựa chọn hệ thống điều khiển tốc độ động cơ điện một chiều.

5.5 Điều khiển động cơ không đồng bộ bằng tần số

5.6 Điều khiển động cơ bước

6. Chương 6: Ổn định nguồn cung cấp

6.1 Ổn định điện áp máy phát điện xoay chiều.

6.2 Ổn áp xoay chiều.

6.3 Điều khiển thiết bị nguồn lưới liên tục.

7. Chương 7: Điều khiển số

7.1 Hệ thống số và chuyển đổi z.

7.2 Các đặc tính đáp ứng đầu ra theo thời gian của hệ thống.

7.3 Khảo sát ổn định hệ thống.

7.4 Thiết kế bộ điều khiển gián đoạn (số).

7.5 Thực hiện hóa bộ điều khiển

173

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

174

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

AN TOÀN LAO ĐỘNG NGÀNH ĐIỆN

1. Tên học phần: AN TOÀN LAO ĐỘNG

2. Mã học phần : 190619

3. Số tín chỉ : 1(1,0,2)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 1

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 15 tiết

- TT phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 30 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: Không

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng: Hiểu và nắm được công tác bảo hộ lao

động và kỹ thuật an toàn điện. Biết áp dụng trong thực tế nhằm tránh tai nạn và lắp đặt điện

đúng yêu cầu kỹ thuật.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Môn học bao gồm những nội dung như: Những vấn đề chung của công tác bảo hộ lao động

và kỹ thuật an toàn lao động, các phương pháp sơ cứu khẩn cấp, an toàn điện, phòng

chống cháy nổ, bảo vệ chống sét. Từ đó giúp cho sinh viên hiểu và vận dụng trong môi

trường lao động thực tiễn.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

Tham dự học, thảo luận, kiểm tra, theo qui chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 08

năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quyết định số 45/QĐ-ĐHCNĐN ngày 16/05/2012

của Hiệu Trưởng Trường Công Nghệ Đồng Nai và qui chế học vụ hiện hành.

− Dự lớp: trên 100%

− Bài tập: trên lớp và ở nhà

− Khác: theo yêu cầu của giảng viên

10. Tài liệu học tập:

175

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Phan Thị Thu Vân, Giáo trình môn học an toàn điện, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

TP. HCM,2010.

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1]. Kỹ Thuật An Toàn Trong Cung Cấp Và Sử Dụng Điện,Nguyễn Xuân Phú ,NXB Khoa

Học Kỹ Thuật,1995

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Thi Vấn đáp trực tiếp, theo lịch phòng ĐT

- Điểm thường xuyên : Dự lớp đầy đủ 100%, trên lớp tích cực tham gia phát biểu, thảo luận

nhóm chiếm 20%

- Điểm giữa kỳ: Tham gia thảo luận, thuyết trình, làm bài tập nhóm hoặc thi viết hoặc trắc

nghiệm hoặc kết hợp cả hai chiếm 20%

- Điểm cuối kỳ : Thi viết hoặc trắc nghiệm hoặc kết hợp cả hai chiếm 60%

- Điểm học phần = 20% Điểm thường xuyên + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm cuối kỳ

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ

THUYẾT

THỰC

HÀNH

1 Khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động 1 0

2 Các khái niệm cơ bản về an toàn điện 2 0

3 Phân tích an toàn trong các lưới điện 3 0

4 Các biện pháp bảo vệ an toàn 6 0

5 Sự nguy hiểm khi điện áp cao xâm nhập điện áp

thấp 0 0

6 Đề phòng tĩnh điện 0 0

7 An toàn khi làm việc trong trường điện từ tần số

cao 0 0

8 Bảo vệ chống sét 3 0

Tổng cộng: 15 0

1. Khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động

Chương 1: Khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động

1.1. Định nghĩa bảo hộ lao động

176

1.2. Mục đích của bảo hộ lao động

1.3. Tính chất của bảo hộ lao động

1.4. Nội dung của bảo hộ lao động

1.5. Phân loại tai nạn lao động

1.6. Nguyên nhân gây tai nạn lao động

1.7. Các biện pháp phòng chống tai nạn lao động

1.8. Kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động

1.8.1. Khái niệm

1.8.2. Các yếu tố nguy hiển, có hại trong lao động

1.9. Các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

2. Các khái niệm cơ bản về an toàn điện

Chương 2: Các khái niệm cơ bản về an toàn điện

2.1. Khái niệm chung

2.2. Các bước tiến hành khi xảy ra tai nạn điện

2.3. Các tác hại khi có dòng điện đi qua người

2.4. Các yếu tố liên quan đến tác hại của dòng điện qua người

2.5. Hiện tượng dòng đi vào đất

2.6. Điện áp tiếp xúc

2.7. Điện áp bước

2.8. Điện áp cho phép

2.9. Trường điện từ tần số cao

2.10. Trường điện từ tần số công nghiệp cao áp

2.11. Tĩnh điện

2.12. Hiện tượng phóng điện dung

2.13. Các phương pháp sơ cứu khẩn cấp

3. Phân tích an toàn trong các lưới điện

Chương 3: Phân tích an toàn trong các lưới điện

3.1. Tiếp xúc trực tiếp vào điện

3.2. Tiếp xúc gián tiếp vào điện áp

3.3. Tác dụng dòng điện vào cơ thể

3.3.1. Trị số dòng điện

3.3.2. Thời gian dòng điện

3.3.3. Đường đi dòng điện

177

3.3.4. Tần số dòng điện

3.3.5. Đặc điểm từng người

3.4. Điện áp bước

3.5. Các biện pháp đề phòng tai nạn điện

3.5.1. Đảm bảo yêu cầu cách điện

3.5.2. Sử dụng thiết bị ngắt điện

3.5.3. Đảm bảo khoản cách an toàn

3.5.4. Tiếp đất bảo vệ

3.5.5. Điện áp bước

3.6. Phân tích an toàn trong lưới 1 pha

3.6.1. Lưới điện 1 pha với trung tính cách ly

3.6.2. Lưới điện 1 pha có trung tính nối đất.

3.7. Phân tích an toàn trong lưới 3 pha

4. Các biện pháp bảo vệ an toàn

Chương 4: Các biện pháp bảo vệ an toàn

4.1. Biện pháp tổ chức

4.2. Biện pháp kỹ thuật

4.2.1. Lưới điện IT

4.2.2. Lưới điện TT

4.2.3. Lưới điện TN-C

4.2.4. Lưới điện TN-S

4.3. Các biện pháp bảo vệ chống chạm không cần cắt mạch

4.4. Lắp đặt và đo cực nối đất

4.5. Các thiết bị bảo vệ dòng rò

5. Sự nguy hiểm khi điện áp cao xâm nhập điện áp thấp

Chương 5: Sự nguy hiểm khi điện áp cao xâm nhập điện áp thấp

5.1. Khái niệm chung

5.2. Phân tích hiện tượng

5.3. Các biện pháp bảo vệ

6. Đề phòng tĩnh điện

Chương 6: Đề phòng tĩnh điện

6.1. Khái niệm chung

6.2. Các tính chất

178

6.3. bảng phân loại vật liệu

6.4. Các định luật cơ bản

6.5. Hiện tượng phóng điện

6.6. Những sự cố do điện tích tĩnh điện

6.7. Những mối nguy hiểm của tĩnh điện

6.8. Các biện pháp đề phòng tĩnh điện

7. An toàn khi làm việc trong trường điện từ tần số cao

Chương 7: An toàn khi làm việc trong trường điện từ tần số cao

7.1. Sự hình thành trường điện từ tần số cao

7.2. Ảnh hưởng của trường điện từ tần số cao lên con người

7.3. Các biện pháp an toàn

8. Bảo vệ chống sét

Chương 8: Bảo vệ chống sét

8.1. Bảo vệ chống sét

8.2. Các loại dụng cụ chống sét hiện nay

8.3. Tính toán phạm vi bảo vệ cho 1 kim thu sét

8.4. Tính toán phạm vi bảo vệ cho 2 kim thu sét trở lên

8.5. Nối đất tự nhiên

8.6. Nối đất nhân tạo

8.7. Tính toán nối đất an toàn cho hệ thống nối đất

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

179

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

ĐIỆN CÔNG NGHỆ

1. Tên học phần: ĐIỆN CÔNG NGHỆ

2. Mã học phần : 050492

3. Số tín chỉ : 2(1,2,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 4

5. Phân bố thời gian

­ Lên lớp : 15 tiết

­ Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

­ Thực hành : 30 tiết

­ Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: Không

7. Mục tiêu cuả học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng nắm được các quá trình và thiết bị điện –

nhiệt. Biết ứng dụng các thiết bị gia công điện hóa, điện vật lý, điện cơ, điện động.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học này giúp cho sinh viên nắm rõ nguyên lý của các thiết bị nhiệt ứng dụng trong

công nghệ nhiệt từ đơn giản như: điện trở, cảm ứng và điện môi … đến cao cấp như:

plasma, laser, chùm tia electron … Ngoài ra còn có các thiết bị gia công điện hoá, điện vật

lý, điện cơ điện động.

9. Nhiệm vụ của sinh viên

Tham dự học, thảo luận, kiểm tra, theo qui chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 08

năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quyết định số 45/QĐ-ĐHCNĐN ngày 16/05/2012

của Hiệu Trưởng Trường Công Nghệ Đồng Nai và qui chế học vụ hiện hành.

− Dự lớp: trên 100%

− Bài tập: trên lớp và ở nhà

− Khác: theo yêu cầu của giảng viên

10.Tài liệu học tập

10.1.Sách, giáo trình chính

[1] Nguyễn Chu Hùng, Điện công nghệ, NXB ĐHQG, 2004.

10.2.Tài liệu tham khảo

[1] Giáo trình Điện Công nghệ, Khoa Điện,Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM, 2010.

180

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

- Dự lớp: bắt buộc 100%

- Kiểm tra thường xuyên:01 bài kiểm tra lý thuyết chiếm 20%

- Thi giữa học phần : 04 bài thực hành chiếm 30%

- Thi kết thúc học phần :Thi thực hành chiếm 50%,theo lịch thi phòng ĐT

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 30% Điểm giữa kỹ + 50%

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ THUYẾT THỰC

HÀNH

1 Phần I : Các quá trình và thiết bị điện – nhiệt

Chương 1: Cơ sở vật lý – kỹ thuật của điện nhiệt

2 0

2

3

Chương 2: Các thiết bị đốt nóng bằng điện trở

Chương 3: Các thiết bị hàn tiếp xúc

1

4

5

Chương 4: Các thiết bị đốt nóng bằng cảm ứng và

điện môi

Chương 5: Thiết bị đốt nóng bằng hồ quang điện

1 6

6 Chương 6: Công nghệ và thiết bị dùng ngọn lửa

plasma

2 0

7 Chương 7: Các thiết bị hàn hồ quang 1 6

8 Chương 8: T iết bị đốt nóng nhờ chùm tia electron 2 0

9 Chương 9: Thiết bị laser 3 0

10 Phần II: Các thiết bị gia công điện hóa điện vật lý

điện cơ điện động

Chương 10: Các thiết bị điện phân

1 6

11 Chương 11: Gia công kim loại bằng phương pháp

ăn mòn điện

0 6

12

13

Chương 12: Cac qua trinh va thiêt bi cơ hoc

Chương 13: Các thiết bị siêu âm

2 0

Tổng cộng: 15 30

181

Chương 1: Cơ sở vật lý - kỹ thuật của điện nhiệt

1.1. Khái niệm về điện nhiệt và các biện pháp biến đổi điện nhiệt

1.2. Vật liệu sử dụng trong các lò điện

Chương 2: Các thiết bị đốt nóng bằng điện trở

2.1. Bản chất vật lý của điện trở

2.2. Các phần tử điện trở đốt nóng

2.3. Các lò điện trở

2.4. Trang bị điện và điều chỉnh thông số lò điện trở

2.5. Các thiết bị điện xỉ

Chương 3: Các thiết bị hàn tiếp xúc

3.1. Bản chất vật lý và phân loại các dạng hàn tiếp xúc

3.2. Hàn nối đầu

3.3. Hàn điểm

3.4. Hàn lăn (hàn may)

3.5. Trang bị điện máy hàn tiếp xúc

Chương 4: Các thiết bị đốt nóng bằng cảm ứng và điện môi

4.1. Cơ sở vật lý – kỹ thuật của đốt nóng bằng cảm ứng

4.2. Các thiết bị nấu chảy bằng cảm ứng

4.3. Lò nung cảm ứng

4.4. Cơ sở vật lý của đốt nóng điện môi

4.5. Thiết bị đốt nóng điện môi

4.6. Nguồn phát tần số cao

Chương 5: Thiết bị đốt nóng bằng hồ quang điện

5.1. Sự ion hóa chất khí và khái niệm về plasma

5.2. Cấu trúc của sự phóng điện hồ quang

5.3. Điện cực dùng trong các thiết bị hồ quang

5.4. Các lò luyện kim hồ quang

5.5. Trang bị điện trong các lò luyên kim hồ quang

5.6. Lò hồ quang chân không

Chương 6: Công nghệ và thiết bị dùng ngọn lửa Plasma

6.1. Cơ chế tạo ra ngọn lửa plasma nhiệt độ thấp và lãnh vực ứng dụng

6.2. Thiết bị tạo plasma nhiệt độ thấp (plasmatron)

6.3. Các đặc tính và nguồn cung cấp năng lượng cho plasmatron

182

6.4. Thiết bị plasma dùng để cắt và hàn

6.5. Thiết bị plasma tạo lớp phủ bề mặt

Chương 7: Các thiết bị hàn hồ quang

7.1. Cơ sở vật lý – kỹ thuật của hàn hồ quang

7.2. Nguồn cung cấp năng lượng cho hồ quang

7.3. Một số đặc điểm về mặt lý thuyết của máy biến áp hàn

Chương 8: Thiết bị đốt nóng nhờ chùm tia electron

8.1. Cơ sở vật lý – kỹ thuật của đốt nóng nhờ chùm tia electron

8.2. Kết cấu thiết bị chùm tia electron

8.3. Ứng dụng trong công nghệ của thiết bị đốt nóng chùm tia electron

Chương 9: Thiết bị laser

9.1. Nguyên lý làm việc cơ bản của laser

9.2. Các loại máy phát xạ laser

9.3. Công nghệ gia công bằng tia laser

Phần II: Các thiết bị gia công điện hoá điện vật lý điện cơ điện động

Chương 10: Các thiết bị điện phân

10.1. Cơ sở của gia công điện hóa

10.2. Điện phân dung dịch và dung dịch hòa tan

10.3. Trang bị điện trong sản xuất điện phân

10.4. Áp dụng công nghệ điện hoá trong công nghiệp chế tạo máy

Chương 11: Gia công kim loại bằng phương pháp ăn mòn điện

11.1. Đặc tính chung và cơ sở vật lý của quá trình

11.2. Các thông số của sự phóng điện xung

11.3. Các máy phát xung

11.4. Các phương pháp gia công ăn mòn điện

Chương 12: Các quá trình và thiết bị cơ học

12.1. Cơ sở vật lý của gia công kim loại bằng thiết bị xung từ

12.2. Các phần tử của trang thiết bị điện gia công xung từ

12.3. Đặc tính của các công đoạn gia công xung từ

Chương 13: Các thiết bị siêu âm

13.1. Bản chất vật lý của gia công bằng siêu âm

13.2. Các phần tử trong các thiết bị siêu âm

183

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

184

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THÍ NGHIỆM VẬT LÝ

1.Tên học phần: THÍ NGHIỆM VẬT LÝ

2. Mã học phần : 050234

3. Số tín chỉ : 1(0,2,2)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 30 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 30 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 010042(a)

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng hiểu biết rõ hơn về các định lý, nguyên

lý, thao tác vận hành cũng như thiết kế các thông số cho mạch điện làm thí nghiệm thích

hợp.Sinh viên nắm chắc những kiến thức cơ bản của các bài học dựa trên cơ sở tái hiện

lại được các thí nghiệm của bài học giữa tính toán và thực tế thí nghiệm trên mô hình .

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Môn học Thí Nghiệm vật lý giúp cho sinh viên khảo sát, tính toán các thông số, thu thập

các dữ liệu thông tin cần thiết. Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lí phổ biến, lắp

ráp và tiến hành các thí nghiệm Vật lí đơn giản. Kĩ năng phân tích, xử lí các thông tin và

các dữ liệu thu được để giải thích được một số hiện tượng Vật lí đơn giản, để giải các bài

tập Vật lí đòi hỏi những suy luận lôgíc và những phép tính cơ bản cũng như để giải quyết

một số vấn đề trong cuộc sống. Kỹ năng đề xuất các dự án hoặc các giả thuyết đơn giản về

các mối quan hệ về bản chất của các hiện tượng hoặc sự vật Vật lí. Có khả năng đề xuất

phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả thuyết đã đề ra.

9. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp: Bắt buộc 100%

- Bài tập: Trên lớp và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu: Chuẩn bị nguyên liệu

- Khác: Theo yêu cầu của giáo viên

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính

185

[1] Giáo trình Thí nghiêm vật lý đề cương, ĐH Quốc gia TP. HCM.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Giáo trình Thí nghiêm vật lý đề cương, ĐH Quốc gia Hà Nội

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

- Dự lớp: Có mặt trên lớp làm thực hành 100% tổng số thời gian.

- Thi kết thúc học phần : Thi thực hành ,chấm bài thi trực tiếp trên bài thực hành,lich thi

phòng ĐT

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ

THUYẾT

THỰC

HÀNH

1 Bài mở đầu : Cơ sở lý thuyết về các phép tính sai số

cơ bản 3

2 Bài thí nghiệm số 1: Xác định moment quan tính

của bánh xe và lực ma sát trong ổ trục quay 3

3 Bài thực hành số 2: Xác định gia tốc trọng trường

bằng cách khao sát dao động của con lắc vật lý

3

3 Bài thực hành số 3: Xác định tỷ số nhiệt dung

phân tử chất khí 3

4 Bài thực hành số 4: Đo điển trở,điện cảm,điện dung

bằng dao động ký điện tử 3

5 Bài thực hành số 5: Khảo sát đặc tính của diode và

stransitor 3

6 Bài thực hành số 6: Xác định điện tích riêng của các

electron bằng phương pháp magetron 3

7 Bài thực hành số 7: Nhiệt xạ ánh sáng qua cách từ

phẳng ,xác định bước sóng ánh sáng đơn sắc 3

8 Bài thực hành số 8: Khảo sát hiện tượng bức xạ nhiệt

nghiệm định luật STEFAN-BOLTTRON 3

9 Bài thực hành số 9: Khảo sát hiện tượng quang điện

ngoài xác định công thoát electron 3

Tổng cộng: 30

186

1. Bài mở đầu : Cơ sở lý thuyết về các phép tính sai số cơ bản

2. Bài thí nghiệm số 1: Xác định moment quan tính

của bánh xe và lực ma sát trong ổ trục quay

3.Bài thực hành số 2: Xác định gia tốc trọng trường

bằng cách khao sát dao động của con lắc vật lý

4. Bài thực hành số 3: Xác định tỷ số nhiệt dung phân tử chất khí

5. Bài thực hành số 4: Đo điển trở,điện cảm,điện dung bằng dao động ký điện tử

6. Bài thực hành số 5: Khảo sát đặc tính của diode và stransitor

7. Bài thực hành số 6: Xác định điện tích riêng của các electron bằng phương pháp

magetron

8. Bài thực hành số 7: Nhiệt xạ ánh sáng qua cách từ phẳng ,xác định bước sóng ánh sáng

đơn sắc

9. Bài thực hành số 8: Khảo sát hiện tượng bức xạ nhiệt nghiệm định luật STEFAN-

BOLTTRON

10. Bài thực hành số 9: Khảo sát hiện tượng quang điện ngoài xác định công thoát

electron

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THỰC HÀNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN

187

1. Tên học phần: THỰC HÀNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN

2. Mã học phần : 191007

3. Số tín chỉ : 2(0,4,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 4

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm: 0 tiết

- Thực hành : 60 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 050399(a);

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng nắm được những vấn đề cơ bản về vận

hành và điều khiển hệ thống, có khả năng vận hành tối ưu các chế độ trong hệ thống, hiểu

qui trình vận hành của các phần tử trong hệ thống...

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học nói đến các đặc tính làm việc của một máy phát điện, hàm chi phí của một máy

phát, điều độ công suất tối ưu giữa các máy phát trong cùng một nhà máy và trong toàn hệ

thống điện. Các kiến thức về qui trình vận hành máy phát điện, trạm biến áp, đường dây

trong hệ thống; điều động và dự trữ tổ máy. Môn học còn đề cập đến kỹ thuật điều khiển

máy phát trong hệ thống điện.

9. Nhiệm vụ sinh viên

- Dự lớp: Bắt buộc 100%

- Bài tập: Trên lớp và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu: Chuẩn bị nguyên liệu

- Khác: Theo yêu cầu của giáo viên

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính

[1]. Giáo trình Vận hành hệ thống điện ,TS.Trần Quang Khánh.NXB khoa học kỹ thuật

2009

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Hệ Thống Điện Truyền Tải Và Phân Phối,TS.Hồ Văn Hiến,NXB Đại Học Quốc Gia,

2011.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

188

- Dự lớp: Có mặt trên lớp làm thực hành 100% tổng số thời gian.

- Thi kết thúc học phần : Thực hành,chấm bài thi trực tiếp trên bài thi thực hành,lịch theo

phòng ĐT

12. Thang điểm thi : 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ

THUYẾT

THỰC

HÀNH

1 Chương 1: Khảo sát mô hình đường dây truyền tải và

máy biến áp 10

2 Chương 2: Điều độ tối ưu công suất giữa các tổ máy

phát 10

3 Chương 3: Qui trình vận hành nhà máy điện 10

4 Chương 4: Bù công suất phản kháng cho tải cảm 10

5 Chương 5: Hệ thống hai thanh góp ba pha 10

6 Chương 6: Mô hình điều khiển nhà máy điện 10

Tổng cộng: 60

Chương 1: Khảo sát mô hình đường dây truyền tải và máy biến áp

1.1 Mô tả các thành phần và dụng cụ thực hành

1.2 An toàn đo, tỉ lệ đo

1.3 Thực hành về đường dây truyền tải

1.4 Thực hành không tải

1.5 Các đặc tính tải thích hợp

1.6 Lập đặc tính cho ngắn mạch 3 pha

1.7 Lập đặc tính của một tải thuần trở, thuần kháng

1.8 Lập đặc tính cho một tải thuần trờ, thuần dung

1.9 Thực hành về các phương pháp nối đất khác nhau

1.10 Ngắn mạch không đối xúng

1.11 Bù nối tiếp và bù song song trên đường dây

1.12 Chương trình vận hành đường dây

Chương 2: Điều độ tối ưu công suất giữa các tổ máy

2.1 Khảo sát đặc tính làm việc của các máy phát điện

189

2.2 Điều độ kinh tế khi không xét đến các ràng buộc

2.3 Điều độ kinh tế khi quan tâm tới giới hạn của tổ máy phát

2.4 Chương trình vận hành kinh tế

2.5 Điều độ kinh tế các tải của các máy phát

2.6 Qui trình vận hành của nhà máy thuỷ điện

2.7 Qui trình vận hành nhà máy nhiệt điện

2.8 Điều độ kết hợp nhà máy thuỷ điện và nhà máy nhiệt điện

Chương 3: Qui trình vận hành nhà máy điện

3.1 Các công tác chuẩn bị trước khi vận hành

3.2 Qui trình lên lưới tổ máy phát

3.3 Qui trình ngưng tổ máy phát

Chương 4: Bù công suất phản kháng cho tải cảm

4.1 Giới thiệu các kiểu bù công suất phản kháng

4.2 Định kích thước của các phần tử bù

4.3 Mô tả thiết bị thực hành và dụng cụ đo

4.4 Bộ điều khiển công suất phản kháng

4.5 Bù công suất phản kháng với các tải khác nhau

4.6 Cài đặt các giá trị vận hành

Chương 5: Hệ thống hai thanh góp ba pha

5.1 Giới thiệu

5.2 Mô tả các dụng cụ thực hành

5.3 Thực hành mạch cơ bản với hệ thống hai thanh góp

5.4 Hệ thống hai thánh góp với phụ tải

5.5 Thanh góp phân đoạn

Chương 6: Mô hình điều khiển nhà máy điện

6.1 Giới thiệu

6.2 Mô tả các thiết bị và dụng cụ trong thực hành

6.3 Trình tự đồng bộ hoá

6.4 Tự động điều chỉnh máy phát

6.5 Thiết kế điều khiển tối ưu công suất phát

6.6 Điều khiển công suất thực của máy phát điện đồng bộ

6.7 Điều khiển công suất phản kháng của máy phát đồng bộ

190

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

191

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THỰC HÀNH VẬN HÀNH NHÀ MÁY ĐIỆN

1.Tên học phần 1. Tên học phần: THỰC HÀNH VẬN HÀNH NHÀ MÁY ĐIỆN

2. Mã học phần : 050476

3. Số tín chỉ : 2(0,4,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 60 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 050467(a)

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng:

Nắm được những vấn đề cơ bản về vận hành nhà máy điện, trạm biến áp, lưới truyền tải

và phân phối, điều khiển tải và bù công suất phản kháng cho hệ thống. Có khả năng chỉnh

định và thiết kế hệ thống bảo vệ Rơle , hiểu qui trình vận hành của các phần tử trong hệ

thống...

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Môn học nói đến các đặc tính làm việc của một máy phát điện, trạm biến áp, lưới truyền

tải và phân phối, điều khiển tải và bù công suất phản kháng cho hệ thống Các kiến thức về

qui trình vận hành máy phát điện, trạm biến áp, đường dây trong hệ thống; điều khiển và

giám sát từ xa (SCADA). Môn học còn đề cập đến kỹ thuật điều khiển máy phát, máy

biến áp, bảo vệ Rơle trong hệ thống điện.

9. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp: Bắt buộc 100%

- Bài tập: Trên lớp và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu: Chuẩn bị nguyên liệu

- Khác: Theo yêu cầu của giáo viên

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính

192

[1].Giáo trình Vận hành nhà máy điện.PGS.TS.Trịnh Hùng Thám.NXB khoa học kỹ thuật

2012.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Nhà Máy Điện Và Trạm Biến áp, Huỳnh Nhơn, Hồ Đắc Lộc, NXB Đại Học Quốc Gia

TPHCM, 2012.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

- Dự lớp: Có mặt trên lớp làm thực hành 100% tổng số thời gian.

- Thi kết thúc học phần :Thi thực hành, điểm chấm trực tiếp trên bài thực hành,theo lịch

phòng ĐT

12. Thang điểm thi : 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung

Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lý

thuyết

Thực

Hành

Tự

học

1 Chương 1: Khảo sát mô hình nhà máy

phát điện.

10 10 10

2 Chương 2: Khảo sát mô hình trạm biến

áp.

10 10 10

3 Chương 3: Khảo sát mô hình đường

dây truyền tải.

10 10 10

4 Chương 4: Điều khiển phụ tải và nâng

cao hệ số công suất cos.

10 10 10

5 Chương 5: Hệ thống bảo vệ Rơle 10 10 10

6 Chương 6: : Hệ thống SCADA 10 10 10

Tổng 60 60 60

Chương 1: Khảo sát mô hình nhà máy phát điện.

1.1 Mô tả các thành phần và dụng cụ thực hành

1.2 An toàn đo, tỉ lệ đo

1.3 Thực hành về nhà máy điện

1.4 Thí nghiệm không tải

1.5 Thí nghiệm ngắn mạch

1.6 Khảo sát đặc tính làm việc của máy phát điện

193

1.7 Điều khiển tốc độ Turbin

1.8 Điều khiển điện áp và công suất phản kháng

1.9 Điều khiển tần số và công suất thực

1.10 Hòa đồng bộ

1.11 Thực hành về các phương pháp nối đất khác nhau

1.12 Qui trình vận hành của nhà máy phát điện

Chương 2: Khảo sát mô hình trạm biến áp.

2.1 Mô tả các thành phần và dụng cụ thực hành

2.2 An toàn đo, tỉ lệ đo

2.3 Thực hành về trạm biến áp

2.4 Thí nghiệm không tải

2.5 Thí nghiệm ngắn mạch

2.6 Khảo sát đặc tính làm việc của các máy phát điện

2.7 Điều khiển dưới tải, khả năng quá tải.

2.8 Qui trình vận hành của trạm biến áp

Chương 3: Khảo sát mô hình đường dây truyền tải.

3.1 Mô tả các thành phần và dụng cụ thực hành

3.2 An toàn đo, tỉ lệ đo

3.3 Thực hành về đường dây

3.4 Thí nghiệm ngắn mạch đối xứng

3.5 Thí nghiệm ngắn mạch bất đối xứng

3.6 Khảo sát đường dây trên không

3.7 Khảo sát đường cáp ngầm.

3.8 Qui trình vận hành của đường dây trên không

3.9 Qui trình vận hành của đường dây cáp ngầm.

Chương 4: Điều khiển phụ tải và nâng cao hệ số công suất cos.

4.1 Mô tả các thành phần và dụng cụ thực hành

4.2 An toàn đo, tỉ lệ đo

4.3 Thực hành về phụ tải

4.4 Tải R, L, C

4.5 Điều khiển phụ tải theo tần số và điện áp

4.6 Bù công suất phản kháng

4.7 Cài đặt và chỉnh định bộ bù nâng cao cos

194

Chương 5: Hệ thống bảo vệ Rơle

5.1 Mô tả các thành phần và dụng cụ thực hành

5.2 An toàn đo, tỉ lệ đo

5.3 Thực hành về bảo vệ rơle

5.4 Rơle 51

5.5 Rơle 50

5.6 Rơle 50N

5.7 Rơle 51N

5.8 Bảo vệ so lệch dòng điện

5.9 Bảo vệ máy phát, máy biến áp, đường dây, hệ thống thanh cái.

5.10 Bảo vệ phụ tải

Chương 6: Hệ thống SCADA

6.1 Mô tả các thành phần và dụng cụ thực hành

6.2 An toàn đo, tỉ lệ đo

6.3 Giới thiệu SCADA

6.4 Cài đặt chương trình cho hệ thống.

6.5 Điều khiển và giám sát từ xa nhà máy phát điện

6.6 Điều khiển và giám sát từ xa trạm biến áp

6.7 Điều khiển và giám sát từ xa đường dây truyền tải

6.8 Điều khiển và giám sát từ xa phụ tải.

6.9 Điều khiển và giám sát từ xa toàn hệ thống điện

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

195

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

SỬA CHỮA QUẤN DÂY MÁY ĐIỆN

1. Tên học phần: SỬA CHỮA QUẤN DÂY MÁY ĐIỆN

2. Mã môn học :191008

3. Số tín chỉ :2(0,4,4)

4. Trình độ : Cho sinh viên năm 3

5. Phân bố thời gian

­ Lên lớp : 0 tiết

­ Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

­ Thực hành : 60 tiết

­ Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 050050(a);

7. Mục tiêu học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng tính toán được các số liệu cần thiết, và kỹ

năng để thực hiện bộ dây quấn máy điện.

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức: Sơ lược vế cấu tạo máy biến áp,

động cơ không đồng bộ một pha, ba pha, động cơ điện một chiều. Cách tính toán dây quấn

để sửa chữa máy biến áp một pha, động cơ không đồng bộ một pha, ba pha, động cơ điện

một chiều. Các hư hỏng thông thường của máy biến áp, các loại động cơ điện không đồng

bộ một pha, ba pha, động cơ điện một chiều.

9. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp: Bắt buộc 100%

- Bài tập: Trên lớp và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu: Chuẩn bị nguyên liệu

- Khác: Theo yêu cầu của giáo viên

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính

[1] Lý thuyết và bài tập sữa chữa máy điện ,Ths.Nguyễn Trọng Thắng,NXB Đại học quốc

gia TPHCM-2008

10.2Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đức Sỹ, Sửa chửa máy điện và máy biến áp, NXB KHKT 2005.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

196

- Dự lớp: Có mặt trên lớp làm thực hành 100% tổng số thời gian.

- Kiểm tra thường xuyên: 01 bài kiểm tra lý thuyết 20%

- Kiểm tra giữa kỳ : 04 bài kiểm tra thực hành 30%

- Thi kết thúc học phần : Thi thực hành 50%,theo lịch thi phòng ĐT

- Điểm học phần = 20% Điểm thường xuyên + 30% Điểm giữa kỳ + 50% Điểm thi kết

thúc học phần.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết của chương trình

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ

THUYẾT

THỰC

HÀNH

1 Chương 1: Tính toán dây quan stator động cơ KĐB 3

pha mất số liệu 0 10

2 Chương 2: Tính toán dây quan stator động cơ KĐB 3

pha hai cấp tốc độ 0 10

3 Chương 3: Tính toán dây quan stator động cơ KĐB 1

pha 0 10

4 Chương 4: Tính thay đổi tham số dây quấn động cơ

KĐB 1 pha và 3 pha 0 10

5 Chương 5: Tính dây quấn động cơ vạn năng 0 10

6 Chương 6: Tính máy biến áp 0 10

Tổng cộng: 0 60

Chương 1: Tính toán dây quan stator động cơ KĐB 3 pha mất số liệu

A.Phần lý thuyết

1.1 Đại cương

1.2 Dây quấn stator động cơ KĐB 3 pha có q là số nguyên

1.3 Dây quấn stator động cơ KĐB 3 pha có q là phân số

1.4 Tính toán dây quấn stator động cơ KĐB 3 pha mất số liệu

B.Bài tập

Chương 2: Tính toán dây quan stator động cơ KĐB 3 pha hai cấp tốc độ

A.Phần lý thuyết

2.1 Sơ đồ đấu dây

197

2.2 Sơ đồ triển khai dây quấn stator động cơ 2 cấp tốc độ

2.3 Trình tự tính toán dây quấn stator động cơ 2 cấp tốc độ

B.Bài tập

Chương 3: Tính toán dây quan stator động cơ KĐB 1 pha

A.Phần lý thuyết

3.1 Đại cương

3.2 Xây dựng sơ đồ triển khai dây quấn stator ĐC KĐB 1 pha kiểu thông thường

3.3 Xây dựng sơ đồ triển khai dây quấn stator ĐC KĐB 1 pha kiểu hình sin

3.4 Phương pháp xác định số vòng dây của mỗi phần tử trong nhóm bối dây của dấy quấn

hình sin

3.4 Tính toán dây quấn stator động cơ KĐB 1 pha mất số liệu

B.Bài tập

Chương 4: Tính thay đổi tham số dây quấn động cơ KĐB 1 pha và 3 pha

A.Phần lý thuyết

4.1 Thay đổi điện áp U1

4.2 Thay đổi tần số F1

4.3 Thay đổi kiểu dây quấn

4.4 Thay đổi số đầu dây ra

4.5 Sử dụng động cơ điện 3 pha trong lưới 1 pha

B.Bài tập

Chương 5: Tính dây quấn động cơ vạn năng

A.Phần lý thuyết

5.1 Đại cương

5.2 Điều kiện moment đạt cực đại

5.3 Phương pháp xác định các đầu dây của dây quấn phần ứng nối vào phiến góp

5.4 Phương pháp dây quấn rotor động cơ vạn năng

5.5 Lý thuyết tính toán dây quấn động cơ vạn năng

5.6 Tính toán dây quấn động cơ vạn năng

B.Bài tập

Chương 6: Tính máy biến áp

A.Phần lý thuyết

6.1 Máy biến áp cách ly

198

6.2 Máy biến áp tự ngẫu

B.Bài tập

GIẢNG VIÊN

LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

199

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

VẬT LIỆU ĐIỆN

1. Tên học phần: VẬT LIỆU ĐIỆN

2. Mã học phần :050396

3. Số tín chỉ :2(2,0,4)

4. Trình độ :Dành cho sinh viên năm thứ 1

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- TT phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: Không

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần này

- Sinh viên có kiến thức về những lý thuyết cơ bản của vật liệu kỹ thuật điện-điện tử,

theo công dụng, thành phần cấu tạo, và các đặc tính của vật liệu.

- Sinh viên có thể nghiên cứu, thí nghiệm và đề ra những biện pháp sử dụng, bảo quản

tốt các loại thiết bị điện và vật liệu điện.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Môn học có bốn chương:

- Vật liệu dẫn điện.

- Vật liệu bán dẫn điện.

- Vật liệu điện môi.

- Vật liệu từ.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các câu hỏi, đề xuất ý kiến khi nghe giảng

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay

chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận.

10. Tài liệu học tập:

200

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Vật liệu điện –điện tử, Dương Vũ Văn ,NXB Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh

2012

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Xuân Phú, Hồ Xuân Thanh(2004), Vật liệu kỹ thuật điện. NXB Khoa học kỹ

thuật

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Điểm thường xuyên: Dự lớp đầy đủ 100%, trên lớp tích cực tham gia phát biểu, thảo luận

nhóm chiếm 20%

Điểm giữa kỳ: Tham gia thảo luận, thuyết trình, làm bài tập nhóm hoặc thi viết hoặc trắc

nghiệm hoặc kết hợp cả hai chiếm 20%

Thi cuối kỳ: Thi viết hoặc trắc nghiệm hoặc kết hợp cả hai chiếm 60% .Thi Theo lịch

phòng ĐT

Điểm học phần = 20% Điểm thường xuyên + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi:

13. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ

THUYẾT

THỰC

HÀNH

1 Chương 1: Vật liệu dẫn điện (VLDĐ) 7 0

2 Chương 2: Vật liệu bán dẫn điện (VLBDĐ) 12 0

3 Chương 3: Vật liệu điện môi 3 0

4 Chương 4: Vật liệu từ (VLT) 8 0

Tổng cộng: 30 0

1. Chương 1: Vật liệu dẫn điện (VLDĐ)

1.1. Các quá trình vật lý trong vật liệu dẫn điện và các tính chất của chúng.

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về chất dẫn điện.

1.1.2. Sự dẫn điện của kim loạ1.

1.1.3. Điện trở suất của kim loạ1.

1.1.3. Hợp kim.

1.1.4. Điện trở của màng kim loại mỏng.

1.1.5. Hiện tượng tiếp xúc và sức nhiệt điện động

201

1.2.Vật liệu dẫn điện.

1.2.1. Phân loạ1.

1.2.2.Vật liệu có tính dẫn điện cao.

1.2.3. Kim loại và hợp kim siêu dẫn.

1.2.4. Hợp kim điện trở cao và hợp kim dùng làm cặp nhiệt điện.

1.2.5. Vật liệu dẫn điện không kim loạ1.

1.2.6. Các loại vật liệu dẫn điện khác.

2. Chương 2: Vật liệu bán dẫn điện (VLBDĐ)

2.1.Các quá trình vật lý trong vật liệu bán dẫn và các tính chất của chúng.

2.1.1. Các khái niệm cơ bản về bán dẫn.

2.1.2. Sự phụ thuộc nhiệt độ của mật độ các hạt mang điện .

2.1.3. Cơ chế của sự khuếch tán và chuyển dịch của hạt mang điện.

2.1.4. Điện dẫn suất của chất bán dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ.

2.1.5. Sự mất cân bằng của hạt mang điện và cơ chế tái hợp.

2.1.6. Hiện tượng quang và quang điện trong chất bán dẫn.

2.1.7. Hiện tượng nhiệt điện và hiệu ứng Hall trong chất bán dẫn

2.1.8. Điện dẫn của chất bán dẫn đặt trong điện trường có cường độ cao.

2.2.Vật liệu bán dẫn.

2.2.1.Phân loại

2.2.2.Germanium.

2.2.3. Silicon.

2.2.4. Carbide silic.

2.2.5. Vlbd có liên kết dạng AIIIBV

2.2.6. Dung dịch rắn trên cơ sở liên kết dạng AIIIBV

2.2.7. Vlbd có liên kết dạng AIVBIV

2.2.8. Vlbd có liên kết dạng AIIBVI

2.2.9.Các loại khác

2.3.Công nghệ chế tạo vật liệu bán dẫn.

2.3.1. Phương pháp kéo chảy

2.3.2. Phương pháp Czochralski

2.3.3. Công nghệ epitaxi

3. Chương 3: Vật liệu điện môi

3.1. Các quá trình vật lý trong điện môi và các tính chất của chúng.

202

3.1.1. Sự phân cực của điện môi.

3.1.2. Sự dẫn điện của điện môi.

3.1.3. Tổn hao điện môi.

3.1.4. Phá hủy điện môi.

3.1.5. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến điện môi.

3.2. Điện môi thụ động

3.2.1. Phân loại

3.2.2. Khái niệm cơ bản về cấu trúc và tính chất của polyme.

3.2.3. Polyme thẳng

3.2. 4.Composit.

3.2.5. Hỗn hợp cách điện.

3.2. 6. Thủy tinh vô cơ

3.2.7. Thủy tinh ceramic

3.2.8. Ceramic

3.2.9. Các loại khác

3.3. Điện môi tích cực

3.3.1. Phân loại

3.3.2. Chất xét-nhét điện

3.3.3. Piezoelectric

3.3.4. Piroelectric

3.3.5. Electret

3.3.6. Tinh thể lỏng

3.3.7. Vật liệu sử dụng trong lĩnh vực laser

3.3.8. Các loại khác

4. Chương 4: Vật liệu từ (VLT)

4.1. Các quá trình vật lý trong Vật liệu từ và các tính chất của chúng.

4.1.1. Các khái niệm cơ bản.

4.1.2. Phân loại vật chất theo tính chất từ

4.1.3. Bản chất của trạng thái sắt từ

4.1.4. Các quá trình khi từ hóa sắt từ

4.1.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến từ tính của sắt từ

4.1.6. Vật liệu sắt từ trong từ trường xoay chiều.

4.1.7. Đặc điểm của chất sắt từ

203

4.1.8. Cấu trúc domen trong màng từ mỏng

4.2. Vật liệu từ

4.2.1. Phân loại

4.2.2. Vật liệu từ mềm trong từ trường không đổi và từ trường thay đổi có tần số thấp.

4.2.3. Vật liệu từ mềm trong từ trường thay đổi có tần số cao.

4.2.4. Vật liệu từ cứng.

4.2.5. Vật liệu từ có công dụng đặc biệt.

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

204

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

KỸ THUẬT ĐO NGÀNH ĐIỆN

1. Tên học phần: KỸ THUẬT ĐO NGÀNH ĐIỆN

2. Mã học phần : 050195

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: không

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Hiểu, vận hành, kiểm tra và hiệu chỉnh các máy đo thông thường.

- Nắm được các phương pháp đo các đại lượng điện.

- Kỹ năng:

Vận dụng và hiểu được nguyên lý hoạt động và sử dụng các dụng cụ đo điện để đo các đại

lượng điện như: điện áp, dòng điện AC và DC, điện trở, điện dung, điện cảm và hỗ cảm,

công suất, điện năng tiêu thụ, hệ số công suất . . .

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học giúp sinh viên làm quen với các máy đo, quan sát thực tế cấu tạo của máy,

thực hiện vận hành, kiểm tra và hiệu chỉnh máy. Thực hiện đo các đại lượng điện như:

dòng điện, điện áp, R – L – C, công suất, điện năng, tần số và góc pha.

Nội dung môn học gồm 06 chương:

Chương 1: Khái niệm về đo lường

Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

Chương 3: Đo điện trở

Chương 4: Đo điện dung, điện cảm và hỗ cảm

Chương 5: Đo công suất và điện năng

205

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Nguyễn Ngọc Tân – Ngô Văn Ky, Giáo trình Kỹ Thuật Đo (tập 1: Đo Điện), NXB

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2005.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Thượng Hàn, Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý, tập 1, 2. NXB Khoa

Học Kỹ Thuật, 1999.

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi thực hành trên mô hình

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian

Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Khái niệm về đo

lường 6 6 0 12

2 Chương 2: Đo điện áp và

dòng điện 6 6 0 12

206

3 Chương 3: Đo điện trở 6 6 0 12

4 Chương 4: Đo điện dung,

điện cảm và hỗ cảm 6 6 0 12

5 Chương 5: Đo công suất và

điện năng 6 6 0 12

TỔNG CỘNG 30 30 0 60

Chương 1: Khái niệm về đo lường

1.1 . Đại lượng đo lường

1.2. Chức năng và đặc tính của thiết bị đo

1.3. Chuẩn hóa trong đo lường

1.4. Chất lượng của đo lường

1.5. Những phần tử trong thiết bị đo điện tử

1.6. Lợi ích thiết thực của điện tử trong đo lường

1.7. Sự lựa chọn, tính cẩn thận và cách dùng thiết bị đo

1.8. Hệ thống đo lường

Chương 2: Đo điện áp và dòng điện

2.1. Cơ cấu chỉ thị kim

2.2. Đo dòng một chiều (DC) và xoay chiều (AC)

2.3. Đo điện áp AC và DC

2.4. Đo điện áp DC bằng phương pháp biến trở

2.5. Vôn-kế điện tử đo điện áp DC

2.6. Vôn-kế điện tử đo điện áp AC

2.7. Ampe-kế điện tử đo dòng AC và DC

Chương 3: Đo điện trở

3.1. Đo điện trở bằng Vôn-kế và Ampe-kế

3.2. Đo điện trở dùng phương pháp đo điện áp bằng biến trở

3.3. Mạch đo điện trở trong Ohm-kế

3.4. Cầu Wheatstone đo điện trở

3.5. Cầu đôi kelvin

207

3.6. Đo điện trở có trị số lớn

3.7. Đo điện trở đất

3.8. Đo điện trở trong V.O.M điện tử

Chương 4: Đo điện dung, điện cảm và hỗ cảm

4.1. Dùng Vôn-kế, Ampe-kế đo điện dung, điện cảm, hỗ cảm

4.2. Dùng cầu đo đo điện dung và điện cảm

4.3. Đo hỗ cảm

Chương 5: Đo công suất và điện năng

5.1. Đo công suất một chiều

5.2. Đo công suất xoay chiều một pha

5.3. Đo công suất tải ba pha

5.4. Đo công suất phản kháng của tải

5.5. Đo điện năng

5.6. Đo hệ số công suất

5.7. Thiết bị chỉ thị đồng bộ hóa (Synchronoscope)

5.8. Tần số kế

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

208

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

1. Tên học phần: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN

2. Mã học phần : 190626

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ 4

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6.Điều kiện tiên quyết : 050399(a)

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

+ Hiểu được cách thiết kế đường dây, đặc tính của phụ tải và cách chọn dây dẫn.

+ Xác định cũng như tính toán được dung lượng bù caaof thiết cho hệ thống

- Kỹ năng:

Có khả năng phân tích, tính toán các vấn đề về đường dây, trạm biến áp, nhà máy điện,

cũng như có thể thiết kế được hệ thống điện cung cấp cho một nhà máy, một xí nghiệp.

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những nguyên tắc thiết kế hệ thống điện, cũng như

nhiệm vụ và các phương pháp thiết kế hệ thống.

Thiết kế hệ thống bao gồm các phương pháp xác định nhu cầu điện, dự báo các chế độ tiêu

thụ điện năng, chọn các nguồn năng lượng, thiết kế đường dây, trạm, tính các thông số chế

độ của hệ thống và cuối cùng là bài toán tính toán - so sánh dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ

thuật để quyết định chọn phương án thiết kế tối ưu.

Nội dung môn học gồm 09 chương:

Chương 1: Tổng quan về thiết kế hệ thống điện

Chương 2: Đặc tính phụ tải

209

Chương 3: Các thông số đường dây truyền tải

Chương 4: Thiết kế đường dây truyền tải

Chương 5: Thiết kế đường dây siêu cao áp

Chương 6: Thiết kế mạng phân phối

Chương 7: Bù trong hệ thống điện

Chương 8: Tính toán kinh tế hệ thống điện

Chương 9: Một số bài toán áp dụng

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Hướng dẫn lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC ,Phan Thị Thanh Bình,Phan Thị Thu Vân,

NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 2001.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Lưới Điện Và Hệ Thống Điện,Trần Bách,NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 2004.

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 100% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Tổng quan về

thiết kế hệ thống điện 2 2 0 4

210

2 Chương 2: Đặc tính phụ tải 2 2 0 4

3 Chương 3: Các thông số

đường dây truyền tải 2 2 0 4

4 Chương 4: Thiết kế đường

dây truyền tải 4 4 0 8

5 Chương 5: Thiết kế đường

dây siêu cao áp 4 4 0 8

6 Chương 6: Thiết kế mạng

phân phối 4 4 0 8

7 Chương 7: Bù trong hệ

thống điện 4 4 0 8

8 Chương 8: Tính toán kinh tế

hệ thống điện 4 4 0 8

9 Chương 9: Một số bài toán

áp dụng 4 4 0 8

TỔNG CỘNG 30 30 0 60

Chương 1: Tổng quan về thiết kế hệ thống điện

1.1 Giới thiệu

1.2 Chọn công suất và vị trí nhà máy

1.3 Chọn đường dây và các đặc tính kỹ thuật đường dây

1.4 Công suất và vị trí các trạm biến áp

1.5 Liên kết các hệ thống điện

1.6 Sử dụng máy tính và công cụ phân tích lưới AC

Chương 2: Đặc tính phụ tải

2.1 Các đại lượng và hệ số tính toán thường gặp

2.2 Các phương pháp xác định phụ tải tính toán

2.3 Mối quan hệ giữa tải và hệ số tổn thất

Chương 3: Các thông số đường dây truyền tải

3.1 Đường dây truyền tải trên không

3.2 Cáp

211

3.3 Bài Tập

Chương 4: Thiết kế đường dây truyền tải

4.1 Những yêu cầu của đường dây truyền tải

4.2 Chọn lựa cấp điện thế của đường dây cao thế

4.3 Chọn dây dẫn

4.4 Bố trí dây dẫn

4.5 Sứ

4.6 Thiết kế phần điện đường dây truyền tải

4.7 Thiết kế phần cơ đường dây tuyền tải

Chương 5: Thiết kế đường dây siêu cao áp

5.1 Truyền tải điện năng ở điện siêu cao áp

5.2 Thiết kế đường dây siêu cao áp

5.3 Chọn và bố trí dây dẫn

5.4 Vầng quang

5.5 Nhiễu sóng radio và television

5.6 Phối hợp cách điện

5.7 Trụ điện

Chương 6: Thiết kế mạng phân phối

6.1 Đường dây truyền tải trung gian

6.2 Mạng phân phối sơ cấp

6.3 Các ví dụ tính toán thiết kế mạng phân phối sơ cấp

6.4 Thiết kế hệ thống phân phối thứ cấp

Chương 7: Bù trong hệ thống điện

7.1 Tác dụng của tụ bù dọc

7.2 Các vấn đề áp dụng của tụ bù

7.3 Tác dụng bù ngang

7.4 Các ghi nhận trong thiết kế ban đầu đường dây tải điện siêu cao áp

7.5 Công thức thực dụng và phương trình

7.6 Áp dụng tụ điện vào hệ thống điện siêu cao áp

7.7 Các ví dụ

Chương 8: Tính toán kinh tế hệ thống điện

8.1 Sự phát triển kinh tế của hệ thống điện

8.2 Suất chi phí cố định hàng năm

212

8.3 Chi phí đầu tư

8.4 Chi phí vận hành hàng năm

8.5 Hàm mục tiêu trong so sánh phương án

8.6 Áp dụng tính tiết diện kinh tế của đường dây trên không và đường dây siêu cao áp

Chương 9: Một số bài toán áp dụng

9.1. Mở đầu

9.2. Một số khái niện thuật ngữ cơ bản

9.3. Trình tự thiết kế trạm biến áp lớn hơn hay bằng 110KV

9.4. Trình tự thiết kế đường dây lớn hơn 110KV

9.5. Một số tiêu chuẩn và phần mềm sử dụng trong thiết kế

9.6. Một số bản vẽ và hình ảnh trong thiết kế

9.7. Kết luận

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

213

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THỰC HÀNH CUNG CẤP ĐIỆN

1.Tên học phần: THỰC HÀNH CUNG CẤP ĐIỆN

2.Mã học phần : 050460

3.Số đơn vị tín chỉ : 2(0,4,4)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ ba

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 60 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 60 tiết

- Tự học : 60 giờ

6.Điều kiện tiên quyết: 050008 (a)

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Hiểu được cách lặp đặt và lựa chọn dây dẫn khi lắp đặt điện.

- Xác định, phân tích được các vấn đề sự cố cũng như cách khắc phục khi khi cấp điện.

- Kỹ năng:

- Đọc bản vẽ địên, thiết lập bản vẽ điện.

- Thực hành lắp đặt điện chiếu sáng, công nghiệp.

- Thực hành lắp đặt, vận hành tủ phân phối, tủ bù, máng cáp

- Thiết kế cấp điện, thiết kế chiếu sáng trên các phần mềm chuyên dụng

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học này dùng để giảng dạy cho sinh viên Đại học chuyên ngành điện nhằm trang bị

cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về việc lắp đặt, vận hành hệ thống điện chiếu sáng

sinh hoạt và phân xưởng.

Nội dung môn học gồm 06 chương:

Chương 1: Kí hiệu điện và bản vẽ cung cấp điện

Chương 2: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, sinh hoạt

Chương 3: Tủ phân phối

214

Chương 4: Bù công suất phản kháng

Chương 5: Lắp đặt máng cáp

Chương 6: Sử dụng phần mềm Ecodial

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Mạng Điện,Trần Quang Khánh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 2006.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Xuân Phú, Cung cấp điện, NXB KHKT , 2009.

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 100% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi thực hành.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Kí hiệu điện

và bản vẽ cung cấp điện 10 0 10 10

2

Chương 2: Lắp đặt hệ

thống chiếu sáng, sinh

hoạt

10 0 10 10

3 Chương 3: Tủ phân phối 10 0 10 10

215

4 Chương 4: Bù công suất

phản kháng 10 0 10 10

5 Chương 5: Lắp đặt máng

cáp 10 0 10 10

6 Chương 6: Bài 6: Sử

dụng phần mềm Ecodial 10 0 10 10

TỔNG CỘNG 60 0 60 60

Chương 1: Kí hiệu điện và bản vẽ cung cấp điện

1.1 Các kí hiệu trên bản vẽ điện

1.2 Các loại sơ đồ điện

Chương 2: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, sinh hoạt

2.1 Các mạch đèn chiếu sáng

2.2 Mạch quạt trần và chuông điện

2.3 Mạch bơm nước dùng phao nhựa

2.4 Mạch bơm nước dùng relay

Chương 3: Tủ phân phối

3.1 Khái niệm tủ phân phối

3.2 Các loại tủ phân phối

3.3 Các kỹ thuật lắp ráp tủ phân phối

Chương 4: Bù công suất phản kháng

4.1 Khái niệm về tủ bù công suất phản kháng tự động.

4.2 Bộ điều khiển

4.3 Các tính chất của bộ điều khiển

4.4 Sơ đồ đấu dây

Chương 5: Lắp đặt máng cáp

5.1 Sơ đồ lắp đặt cáp trên máng cáp

Chương 6: Sử dụng phần mềm Ecodial

6.1 Tính toán phụ tải

6.2 Tính tổn thất điện áp

6.3 Tính toán ngắn mạch

216

6.4 Lựa chọn dây dẫn

6.5 Lựa chọn CB

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

217

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TIN HỌC ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH

1. Tên học phần: TIN HỌC ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH

2.Mã học phần : 050468

3.Số đơn vị tín chỉ : 3(2,2,6)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ ba

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 60 giờ

6.Điều kiện tiên quyết: : Không

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Hiểu được các kiến thưc cơ bản về ngôn ngữ lập trình Matlab.

- Áp dụng Matlab để khảo sát cũng như giải quyết các vấn đề trong kỹ thuật điện.

- Kỹ năng:

- Vận dụng Matlab trong tính toán để giải quyết các bài tập kỹ thuật điện.

- Áp dụng phần Simulink trong điều khiển cũng như mô phỏng.

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học giúp sinh viên làm quen với phần mềm Matlab để xử lý tín hiệu, giải các

mạng điện và phân phối công suất trong hệ thống điện. Bên cạnh đó phần mềm còn giúp

sinh viên biết cách tính toán ngắn mạch và thiết kế cung cấp điện trên phần mền.

Nội dung môn học gồm 05 chương:

Chương 1: Giải tích điện

Chương 2: Tính toán phụ tải điện

Chương 3: Phân bố tối ưu công suất trong hệ thống điện

Chương 4: Tính toán ngắn mạch

Chương 5: Thiết kế mạng điện

218

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi thực hành trên máy tính.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] .Trần Quang Khánh, Giáo trình Matlab ứng dụng (tập 2) NXB KHOA HỌC VÀ KỸ

THUẬT HÀ NỘI, 2010

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Phùng Quang, Matlab và simulink, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 2004.

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi thực hành trên máy tính

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian

Ghi chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Giải tích điện 9 6 6 12

2

Chương 2: Tính toán phụ

tải điện 9 6 6 12

3

Chương 3: Phân bố tối ưu

công suất trong hệ thống

điện

9 6 6 12

219

4 Chương 4: Tính toán ngắn

mạch 9 6 6 12

5 Chương 5: Thiết kế mạng

điện 9 6 6 12

TỔNG CỘNG 60 30 30 60

Chương 1: Giải tích điện

1.1. Các phương pháp giải mạch điện

1.1.1. Phương pháp dòng điện nhánh

1.1.2. Phương pháp dòng điện vòng

1.1.3. Phương pháp điện thế nút

1.1.4. Phương pháp xếp chồng

1.1.5. Phương pháp giải mạch điện bằng lệnh cài trước trong Matlab.

1.1.6. Giải mạch điện với các tham số phức

1.2. Mạch điện hình sin

1.2.1. Các đại lượng mạch điện hình Sin

1.2.2. Mạch xoay chiều ba pha đối xứng

1.2.3. Mạch xoay chiều ba pha không đối xứng

1.3. Tính toán quá trình quá độ trong mạch điện hình sin

1.3.1. Phương pháp kinh điển

1.3.2. Phương pháp toán tử

1.3.3. Phương pháp mô phỏng Simulink

Chương 2: Tính toán phụ tải điện

2.1. Bài toán xác định phụ tải

2.2. Xây dựng biểu đồ phụ tải

2.3. Dự báo phụ tải

Chương 3: Phân bố tối ưu công suất trong hệ thống điện

3.1. Khái quát chung

3.1.1. Đặc tính chi phí của các tổ máy

3.1.2. Phân bố tối ưu công suất của các tổ máy phát không xét đến tổn thất trong mạng

3.1.3. Phân bố tối ưu công suất của các tổ máy phát không xét đến tổn thất trong mạng

3.2. Chương trình phân bố tối ưu công suất trong hệ thống điện

220

3.2.1. Chương trình dispatch

3.2.2. Chương trình gencost

Chương 4: Tính toán ngắn mạch

4.1. Tính toán ngắn mạch đối

4.1.1. Khái quát về ngắn mạch đối xứng

4.1.2. Chương trình tính toán ngắn mạch đối xứng

4.1.3. Chương trình thiết lâp ma trận điện trở nút

4.1.4. Chương trình tính toán ngắn mạch đối xứng

4.2. Tính toán ngắn mạch không đối xứng

4.2.1. Khái quát chung về ngắn mạch không đối xứng

4.2.2. Ngắn mạch một pha – đất

4.2.3. Ngắn mạch hai pha

4.3. Đo hỗ cảm

Chương 5: Thiết kế mạng điện

5.1. Chọn tiết diện dây dẫn

5.2. Chọn cấp điện áp tối ưu của lưới điện phân phối

5.3. Chọn trạm biến

5.3.1. Vị trí tối ưu của trạm biến

5.3.2. Chọn số lượng và công suất máy biến áp

5.4. Tính toán nối đất

5.5. Tính toán bù công suất phản kháng

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

221

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

KHÍ CỤ ĐIỆN

1.Tên học phần: KHÍ CỤ ĐIỆN

2.Mã học phần : 050358

3.Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ nhất

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 giờ

6.Điều kiện tiên quyết: Không

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Hiểu được nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện.

- Sử dụng các loại khí cụ điện.

- Kỹ năng:

- Ứng dụng các khí cụ điện vào trong thực tế

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Đây là môn cơ sở trang bị cho sinh viên những kiến thức về các nguyên lý, cách lựa chọn

và ứng dụng vào thực tế.

Nội dung môn học gồm 2 phần:

- Phần 1: Cơ sở lý thuyết Khí Cụ Điện

Chương 1: Sự phát nóng của khí cụ điện

Chương 2: Hồ quang điện

Chương 3: Tiếp xúc điện

Chương 4: Cách điện trong khí cụ điện

- Phần 2: Khí cụ điện hạ áp

Chương 5: Khí cụ điện bảo vệ và phân phối

Chương 6: Rơle

222

Chương 7: Các khí cụ điện điều khiển bằng tay

Chương 8: Công tắc và khởi động từ

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Phạm Xuân Hổ - Hồ Xuân Thanh Tôn, Khí cụ điện, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia

TP.HCM, 2010.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Văn Chới - Bùi Tín Hữu - Nguyễn Tiến Tôn, Khí cụ điện, Nhà xuất bản khoa

học và kỹ thuật Hà Nội, 2010

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi thực hành trên mô hình

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1

Phần 1: Cơ sở lý thuyết Khí

Cụ Điện

Chương 1: Sự phát nóng của khí

cụ điện

3 3 0 6

2 Chương 2: Hồ quang điện 3 3 0 6

3 Chương 3: Tiếp xúc điện 4 4 0 8

223

4 Chương 4: Cách điện trong khí

cụ điện 4 4 0 8

5

Phần 2: Khí cụ điện hạ áp

Chương 5: Khí cụ điện bảo vệ và

phân phối

4 4 0 8

6 Chương 6: Rơle 4 4 0 8

7 Chương 7: Các khí cụ điện điều

khiển bằng tay 4 4 0 8

8 Chương 8: Công tắc và khởi

động từ 4 4 0 8

TỔNG CỘNG 30 30 30 60

Chương 1: Sự phát nóng của khí cụ điện

1.1 . Các khái niệm chung

1.2. Các dạng tổ hao năng lượng

1.3. Các phương pháp trao đổi nhiệt

1.4. Tính toán nhiệt ở chế độ xác lập

1.5. Sự phát nóng của KCĐ ở chế độ quá độ

1.6. Quá trình phát nóng khi ngắn mạch

1.7. Các phương pháp xác định nhiệt độ bằng thực nghiệm

1.8. Ví dụ về tính toán nhiệt

Chương 2: Hồ quang điện (HQĐ)

2.1. Khái niệm chung về HQĐ

2.2. Hồ quang điện một chiều

2.3. Hồ quang điện xoay chiều

2.4. Các biện pháp dập hồ quang

Chương 3: Tiếp xúc điện

3.1. Khái niệm chung về tiếp xúc điện

3.2. Điện trở tiếp xúc

3.3 Các chế độ làm việc của tiếp điểm

224

3.4. Vật liệu tiếp điểm

3.5. Kết cấu tiếp điểm

Chương 4: Cách điện trong khí cụ điện

4.1. Khái niệm chung

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách điện

4.3. Điện áp thử nghiệm của KCĐ

4.4. Khoảng cách cách điện

4.5. Kiểm tra cách điện ở KCĐ cao áp

Chương 5: Khí cụ điện bảo vệ và phân phối

5.1. Cầu chì

5.2. Máy cắt hạ áp

Chương 6: Rơle

6.1. Khái niệm chung

6.2. Những đặc tính và tham số cơ bản của rơle

Chương 7: Các khí cụ điện điều khiển bằng tay

7.1. Cầu dao

7.2. Công tắc

7.3. Các bộ khống chế và điều khiển

7.4. Điện trở và biến trở

Chương 8: Công tắc và khởi động từ

8.1. Công tắc tơ

8.2. Khởi động từ

8.3. Các số liệu về công tắc tơ và khởi động từ.

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

225

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

HỆ THỐNG ĐIỆN

1.Tên học phần: HỆ THỐNG ĐIỆN

2.Mã học phần : 050399

3,Số đơn vị tín chỉ : 3(3,0,6)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ hai

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 45 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 90 giờ

6.Điều kiện tiên quyết: 050391(a)

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Hiểu được về hệ thống điện, chế độ làm việc bình thường của hệ thống

- Hiểu biết được thông số trong mô hình và các phần tử trong hệ thống

- Giải được bài toán phân bố trào lưu công suất và điều chỉnh điện áp.

- Kỹ năng:

- Ứng dụng các bài toán trong hệ thống điện vào thực tế để tính tổn thất điện áp, công suất

khi phân phối điện năng.

- Hiểu được các thông số đường dây cũng như cách lựa chọn dây dẫn.

- Biết được cách mô phỏng cũng như dự đoán được các loại sự cố trong hệ thống.

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn Hệ Thống Điện bàn về các vấn đề cơ bản của hệ thống điện bao gồm những khái

niệm cơ bản, thông số đường dây tải điện, mô hình toán học các phần tử trong hệ thống.

Môn học cũng đề cập đến vấn đề cân bằng công suất thực và phản kháng, giải tích mạng ở

chế độ xác lập, các phương pháp điều chỉnh điện áp và giảm tổn thất điện năng trong hệ

thống.

226

Nội dung môn học gồm 12 chương:

Chương 1: Cấu trúc cơ bản của hệ thống điện

Chương 2: Thông số đường dây

Chương 3: Mô hình đường dây tải điện và khảo sát vận hành

Chương 4: Biểu diễn các phần tử của mạng điện

Chương 5: Phân bố công suất trong hệ thống điện

Chương 6: Áp dụng Matlab vào hộp công cụ hệ thống điện

(Power System Toolbox)

Chương 7: Tính toán mạng phân phối

Chương 8: Tính toán kinh tế hệ thống điện

Chương 9: Giảm tổn thất điện năng trong hệ thống điện

Chương 10: Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện

Chương 11: Xác định nhu cầu điện

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1Sách, giáo trình chính:

[1] Hồ Văn Hiến, Hệ thống điện - truyền tải và phân phối, NXB Đại Học QG TP. HCM,

2010.

10.2Tài liệu tham khảo

[2] Trần Bách, Lưới điện và hệ thống điện, NXB KHKT Hà Nội, 2004.

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

227

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Cấu trúc cơ bản của

hệ thống điện 4 4 0 8

2 Chương 2: Thông số đường dây 4 4 0 8

3 Chương 3: Mô hình đường dây

tải điện và khảo sát vận hành 4 4 0 8

4 Chương 4: Biểu diễn các phần

tử của mạng điện 4 4 0 8

5 Chương 5: Phân bố công suất

trong hệ thống điện 4 4 0 8

6

Chương 6: Áp dụng Matlab vào

hộp công cụ hệ thống điện

(Power System Toolbox)

4 4 0 8

7 Chương 7: Tính toán mạng

phân phối 4 4 0 8

8 Chương 8: Tính toán kinh tế hệ

thống điện 4 4 0 8

9 Chương 9: Giảm tổn thất điện

năng trong hệ thống điện 4 4 0 8

10 Chương 10: Điều chỉnh điện áp

trong hệ thống điện 4 4 0 8

11 Chương 11: Xác định nhu cầu

điện 5 5 0 10

TỔNG CỘNG 45 45 0 90

228

Chương 1: Cấu trúc cơ bản của hệ thống điện

1.1 . Mở đầu

1.2. Cấp phân phối của hệ thống điện

1.3. Hệ thống phân phối hình tia

1.4. Hệ thống mạch vòng thứ cấp

1.5. Mạch vòng sơ cấp

1.6. Hệ thống mạng điện phân phối thứ cấp

1.7. Hệ thống mạng điện sơ cấp

Chương 2: Thông số đường dây

2.1. Các đặc tính của dây dẫn

2.2. Các hệ thức cơ bản của điện cảm

2.3. Điện cảm và bán kính trung bình nhân của dây dẫn

2.4. Điện cảm của đường dây một pha

2.5. Điện cảm của đường dây ba pha

Chương 3: Mô hình đường dây tải điện và khảo sát vận hành

3.1. Mở đầu

3.2. Truyền tải điện ba pha

3.3. Đường dây truyền tải ngắn

3.4. Đường dây có chiều dài trung bình

3.5. Đường dây tải điện dài

3.6. Mạch tương đương của đường dây

Chương 4: Biểu diễn các phần tử của mạng điện

4.1. Biểu diễn máy phát điện đồng bộ

4.2. Thanh cái vô hạn

4.3. Biểu diễn máy biến áp

4.4. Sơ đồ đơn tuyến

4.5. Biểu diễn các phần tử của mạng điện trong hệ đơn vị có tên

Chương 5: Phân bố công suất trong hệ thống điện

5.1. Mở đầu

5.2. Ma trận tổng dẫn thanh cái

5.3. Các phép biến đổi ma trận trong hệ thống điện

Chương 6: Áp dụng Matlab vào hộp công cụ hệ thống điện

6.1. Giới thiệu

229

6.2. Tính toán thông số đường dây

6.3. Mô hình đường dây

6.4. Tóm tắt các đặc trưng của đường dây tải điện

6.5. Bù đường dây

Chương 7: Tính toán mạng phân phối

7.1. Mở đầu

7.2. Tính toán mạng điện hở và mạng điện kín đơn giản

7.3. Đường dây có phụ tải phân bố đều

7.4. Đường dây có phụ tải phân bố tang dần

Chương 8: Tính toán kinh tế hệ thống điện

8.1. Sự phát triển kinh tế của hệ thống điện

8.2. Suất chi phí cố định hàng năm

8.3. Chi phí đầu tư

8.4. Chi phí vận hành hàng năm

Chương 9: Giảm tổn thất điện năng trong hệ thống điện

9.1. Mở đầu

9.2. Tổn thất hệ thống tiêu biểu

9.3. Nguyên tắc phân tích tổn thất

9.4. Sự phân tán, công suất dự trữ và tổn thất trên tổn thất

9.5. Tính kinh tế của việc giảm tổn thất.

Chương 10: Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện

10.1. Khái niệm

10.2. Điện áp sử dụng

10.3. Độ trải điện áp

10.4. Những phương tiện để điều chỉnh điện áp trong hệ thống.

Chương 11: Xác định nhu cầu điện

11.1. Mở đầu

11.2. Đồ thị phụ tải điện

11.3. Các định nghĩa và ký hiệu các đại lượng cơ bản

11.4. Các hệ số đặc trưng cho các thiết bị tiêu thụ điện và đồ thị phụ tải

230

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

231

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

CAD TRONG KỸ THUẬT ĐIỆN

1.Tên học phần: CAD TRONG KỸ THUẬT ĐIỆN

2.Mã học phần : 050475

3.Số đơn vị tín chỉ : 2(1,2,4)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ 4

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 15 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 60 giờ

6.Điều kiện tiên quyết: 050471(a)

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Hiểu và mô phỏng được các phầm mền Constructor 7.0, VPRO II, phần mềm ORCAD

10.0, Matlab 7.01

- Biết được cách mô phỏng đường dây, phân bố công suất, ngắn mạch, quá độ và tính ổn

định của hệ thống.

- Kỹ năng:

- Sử dụng được các phần mềm mô phỏng trong điều khiển máy điện và hệ thống điện

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học này giúp sinh viên thực hiện được các thiết kế trong quá trình sản suất công

nghiệp. Thiết kế các thiết bị điện. Nguyên lý cơ bản của phương pháp phần tử hữu hạn.

Cấu trúc hệ thống tự động hoá thiết kế theo phương pháp phần tử hữu hạn. Một số chương

trình phân tích và thiết kế theo phương pháp phần tử hữu hạn.

Nội dung môn học gồm 07 chương:

Chương 1: Tổng quan về CAD trong kỹ thuật điện

Chương 2: Nguyên lý cơ bản của phương pháp phần tử hữu hạn

232

Chương 3: Cấu trúc hệ thống tự động hoá được thiết kế theo phương pháp phần tử hữu

hạn

Chương 4: Thiết kế và mô phỏng điều khiển máy điện

Chương 5: Thiết kế và mô phỏng máy điện

Chương 6: Thiết kế và mô phỏng điện tử công suất

Chương 7: Thiết kế và mô phỏng hệ thống điện

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1Sách, giáo trình chính:

[1]. Phan Thị Thu Vân, Hướng dẫn sử dụng phần mềm thiết kế mạng điện hạ thế Ecodial,

Đại Học Quốc gia TP.HCM, 2005.

10.2Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Phùng Quang, Matlab và Simulink, NXB KHKT, 2004.

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 100% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi thực hành trên máy.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Tổng quan về

CAD trong kỹ thuật điện 1 1 0 2

2 Chương 2: Nguyên lý cơ bản

của phương pháp phần tử hữu 5 5 0 10

233

hạn

3

Chương 3: Cấu trúc hệ thống

tự động hoá được thiết kế theo

phương pháp phần tử hữu hạn

5 5 0 10

4 Chương 4: Thiết kế và mô

phỏng điều khiển máy điện 11 1 10 12

5 Chương 5: Thiết kế và mô

phỏng máy điện 11 1 10 12

6 Chương 6: Thiết kế và mô

phỏng điện tử công suất 6 1 5 7

7 Chương 7: Thiết kế và mô

phỏng hệ thống điện 6 1 5 7

TỔNG CỘNG 45 15 30 60

Chương 1: Tổng quan về CAD trong kỹ thuật điện

Chương 2: Nguyên lý cơ bản của phương pháp phần tử hữu hạn.

2.1.Nguyên lý cơ bản

2.2.Phần tử hữu hạn một chiều

2.3.Phần tử hữu hạn hai chiều

2.4.Phần tử hữu hạn ba chiều

2.5.Các bài toán phần tử hữu hạn.

Chương 3: Cấu trúc hệ thống tự động hoá được thiết kế theo phương pháp phần tử

hữu hạn.

3.1.Cấu trúc tổng quát

3.2.Cấu trúc chương trình

3.3.Mô tả hình học

3.4.Phân miền và đặc tính vật lý của các miền

3.5.Bài toán áp dụng

Chương 4: Thiết kế và mô phỏng điều khiển máy điện

4.1.Giới thiệu và hướng dẫn phần mềm Constructor 7.0, VPRO II

234

4.2.Thiết kế và mô phỏng Contactor, relay trung gian, Cb, Cầu chì

4.3.Các mạch điều khiển máy điện

4.4.Phối hợp bảo vệ CB-Cầu chì

Chương 5: Thiết kế và mô phỏng máy điện

5.1.Giới thiệu và hướng dẫn phần mềm ETAP 4.0, Matlab 7.01

5.2.Máy biến áp, đặc tuyến không tải, có tải và quá độ trong MBA…

5.3.Động cơ không đồng bộ, các đặc tuyến, mômem, điều chỉnh tốc độ

5.4. Động cơ điện 1 chiều, các đặc tuyến không tải và có tải

Chương 6: Thiết kế và mô phỏng điện tử công suất

6.1.Giới thiệu và hướng dẫn phần mềm ORCAD 10.0, Matlab 7.01

6.2.Bộ chỉnh lưu 1pha, 3 pha, không điều khiển và có điều khiển

6.3.Bộ nghịch lưu và biến tần, các phương pháp điều khiển

6.4.Điều khiển động cơ bước và động cơ Servo

Chương 7: Thiết kế và mô phỏng hệ thống điện

7.1.Giới thiệu và hướng dẫn phần mềm Powerworld 10.0, ETAP 4.0,…

7.2.Tính toán và mô phỏng đường dây

7.3.Tính toán và mô phỏng phân bố công suất

7.4.Tính toán và mô phỏng ngắn mạch

7.5.Khảo sát và mô phỏng tính ổn định của hệ thống điện

7.6.Mô phỏng quá trình quá độ trong hệ thống điện

(Ghi chú : hướng dẫn sử dụng cac phần mềm sinh viên phải tự tim hiểu)

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

235

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

AUTOCAD TRONG KỸ THUẬT ĐIỆN

1.Tên học phần: AUTOCAD TRONG KỸ THUẬT ĐIỆN

2.Mã học phần : 050474

3.Số đơn vị tín chỉ : 2(0,4,4)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ 4

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 60 tiết

- Tự học : 60 giờ

6.Điều kiện tiên quyết: 050128(a)

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Hiểu được các bước khi vẽ bản vẽ điện

- Xác định, phân tích cách lựa chọn đặt các thiết bị hợp lý.

- Kỹ năng:

- Sử dụng thành thạo phần mềm Autocad

- Thiết kế các bản vẽ điện theo tiêu chuẩn hiện hành

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

7.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học này giúp sinh viên thực hiện được các lệnh vẽ và hiệu chỉnh của AutoCAD 2D;

Vẽ các bản vẽ thiết kế điện cho các công trình điện: nhà ở, cao ốc văn phòng, nhà xưởng;

Lập bảng dự toán vật tư, thiết bị.

Nội dung môn học gồm 05 chương:

Chương 1: Giới thiệu về Autocad, các lệnh vẽ cơ bản

Chương 2: Các lệnh thiết lập bản vẽ

Chương 3: Các lệnh vẽ hiệu chỉnh

Chương 4: Tạo lớp bản vẽ, quản lý các đối tượng theo lớp

236

Chương 5: Lắp đặt máng cáp

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Nguyễn Hữu Lộc, Sử dụng Autocad 2007 Tập 1, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2007

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] AUTOCAD 2005 AND AUTOCAD TL 2005,ELLEN FINKELSTEIN, WILEY

PUBLISHING, 2001

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 100% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi thực hành trên máy.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Giới thiệu về Autocad,

các lệnh vẽ cơ bản 10 0 10 10

2

Chương 2: Các lệnh thiết lập bản

vẽ 5 0 5 5

3 Chương 3: Các lệnh vẽ hiệu

chỉnh 15 0 15 15

4 Chương 4: Tạo lớp bản vẽ, quản

lý các đối tượng theo lớp 15 0 15 15

237

5 Chương 5: Thiết kế bản vẽ cung

cấp điện 15 0 15 15

TỔNG CỘNG 60 0 60 60

Chương 1: Giới thiệu về Autocad, các lệnh vẽ cơ bản

1.1 Giới thiệu về phần mềm

1.2 Các lệnh vẽ cơ bản

Chương 2: Các lệnh thiết lập bản vẽ

2.1 Thiết lập giới hạn bản vẽ

2.2 Các lệnh thiết lập bản vẽ: Ortho, snap, grid, …

Chương 3: Các lệnh vẽ hiệu chỉnh

3.1 Các lệnh hiệu chỉnh

3.2 Các lệnh hiệu chỉnh tạo hình

3.3 Các phép biến đổi và sao chép hình

Chương 4: Tạo lớp bản vẽ, quản lý các đối tượng theo lớp

4.1 Tạo và gán các tính chất cho lớp

4.2 Chuyển đổi lớp giữa các bản vẽ

Chương 5: Thiết kế bản vẽ cung cấp điện

5.1 Bản vẽ điện nhà

5.2 Bản vẽ điện phân xưởng

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

238

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG

1.Tên học phần: LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG

2.Mã học phần : 050401

3.Số đơn vị tín chỉ : 3(3,0,6)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ 2

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 45 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 90 tiết

6.Điều kiện tiên quyết: Không

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Mô tả toán học hệ thống điều khiển liên tục, hệ thống điều khiển rời rạc.

- Trình bày được các bước đánh giá tính ổn định của hệ thống điều khiển liên tục, hệ

thống điều khiển rời rạc.

- Trình bày được các bước thiết kế bộ điều khiển cho hệ thống điều khiển liên tục, điều

khiển rời rạc.

- Kỹ năng:

- Đánh giá tính ổn định của hệ thống điều khiển liên tục, hệ thống điều khiển rời rạc.

- Thiết kế bộ điều khiển cho hệ thống điều khiển liên tục, điều khiển rời rạc.

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học này mang nội dung cơ bản của lĩnh vực Điều Khiển Tự Động: Giới thiệu các hệ

thống tự động; Trang bị cho sinh viên các phương pháp thiết lập một hệ thống tự động;

Đánh giá sự ổn định và chất lượng của hệ thống điều khiển tự động; Ổn định hệ thống phi

tuyến.

Nội dung môn học gồm 9 chương:

Chương 1: Đại cương về hệ thống điều khiển

239

Chương 2: Mô tả toán học hệ thống điều khiển liên tục

Chương 3: Đặc tính động học của hệ thống

Chương 4: Khảo sát tính ổn định của hệ thống

Chương 5: Đánh giá chất lượng hệ thống điều khiển

Chương 6: Thiết kế hệ thống điều khiển liên tục

Chương 7: Mô tả toán học hệ thống điều khiển rời rạc

Chương 8: Phân tích và thiết kế hệ thống điều khiển rời rạc

Chương 9: Hệ thống điều khiển tự động phi tuyến

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Nguyễn Thị Phương Hà, Huỳnh Thái Hoàng, Lý Thuyết Điều khiển tự động, Nhà xuất

bản Đại học Quốc Gia TP.HCM, 2012.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Trần Sum, Lý thuyết điều khiển tự động, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM, 2000.

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

240

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Đại cương về hệ thống

điều khiển 0 0 0 0

2 Chương 2: Mô tả toán học hệ

thống điều khiển liên tục 9 9 0 18

3 Chương 3: Đặc tính động học của

hệ thống 3 3 0 6

4 Chương 4: Khảo sát tính ổn định

của hệ thống 6 6 0 12

5 Chương 5: Đánh giá chất lượng

hệ thống điều khiển 6 6 0 12

6 Chương 6: Thiết kế hệ thống điều

khiển liên tục 6 6 0 12

7 Chương 7: Mô tả toán học hệ

thống điều khiển rời rạc 6 6 0 12

8 Chương 8: Phân tích và thiết kế

hệ thống điều khiển rời rạc 6 6 0 12

9 Chương 9: Hệ thống điều khiển

tự động phi tuyến 3 3 0 6

Tổng 45 45 0 90

Chương 1: Đại cương về hệ thống điều khiển

1.1 Khái niệm điều khiển

1.2 Các nguyên tắc điều khiển

1.3 Phân loại điều khiển

1.4 Lịch sử phát triển lý thuyết điều khiển

1.5 Một số ví dụ về các phần tử và hệ thống tự động

Chương 2: Mô tả toán học hệ thống điều khiển liên tục

2.1. Khái niệm

2.2. Hàm truyền đạt và đại số sơ đồ khối

2.3. Sơ đồ dòng tín hiệu

241

2.4. Phương pháp không gian trạng thái

Chương 3: Đặc tính động học của hệ thống

3.1. Khái niệm về đặc tính động học

3.2. Các khâu động học điển hình

3.3. Đặc tính động học của hệ thống tự động

Chương 4: Khảo sát tính ổn định của hệ thống

4.1. Khái niệm về ổn định

4.2. Tiêu chuẩn ổn định đại số

4.3. Phương pháp qũy đạo nghiệm số

4.4. Tiêu chuẩn ổn định tần số

Chương 5: Đánh giá chất lượng hệ thống điều khiển

5.1. Các tiêu chuẩn chất lượng

5.2. Sai số xác lập

5.3. Đáp ứng quá độ

5.4. Các tiêu chuẩn tối ưu hóa đáp ứng quá độ

5.5. Đánh giá chất lượng quá trình quá độ theo đặc tính tần số của hệ thống

Chương 6: Thiết kế hệ thống điều khiển liên tục

6.1. Khái niệm

6.2. Anh hưởng của bộ điều khiển đến chất lượng của hệ thống

6.3. Thiết kế hệ thống dùng QĐNS

6.4. Thiết kế hệ thống dùng biểu đồ Bode

6.5. Thiết kế bộ điều khiển PID

6.6. Thiết kế hệ thống điều khiển hồi tiếp trạng thái

Chương 7: Mô tả toán học hệ thống điều khiển rời rạc

7.1. Hệ thống điều khiển rời rạc

7.2. Phép biến đổi Z

7.3. Mô tả hệ thống rời rạc bằng hàm truyền

7.4. Mô tả hệ thống rời rạc bằng phương trình rạng thái

Chương 8: Phân tích và thiết kế hệ thống điều khiển rời rạc

A. Phân tích hệ thống điều khiển rời rạc

8.1. Điều kiện ổn định của hệ rời rạc

8.2. Tiêu chuẩn Routh-Hurwitz mở rộng

8.3. Tiêu chuẩn Jury

242

8.4. Quỹ đạo nghiệm số

8.5. Chất lượng hệ thống rời rạc

B. Thiết kế hệ thống điều khiển rời rạc

8.6. Khái niệm

8.7. Hàm truyền của các khâu hiệu chỉnh rời rạc

8.8. Thiết kế hệ rời rạc dùng phương pháp QĐNS

8.9. Thiết kế dùng bộ điều khiển hồi tiếp trạng thái

8.10. Thiết kế bộ điều khiển PID

Chương 9: Hệ thống điều khiển tự động phi tuyến

9.1. Khái niệm

9.2. Phương pháp mặt phẳng pha

9.3. Phương pháp tuyến tính hóa gần đúng

9.4. Phương pháp tuyến tính hóa điều hòa

9.5. Phương pháp tuyến tính hóa từng đoạn

9.6. Tiêu chuẩn Lyapunov

9.7. Tiêu chuẩn ổn định tuyệt đối V. M. Popov

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

243

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

MẠCH ĐIỆN 1

1.Tên học phần: MẠCH ĐIỆN 1

2.Mã học phần : 050391

3.Số đơn vị tín chỉ : 3(3,0,6)

3.Trình độ : Sinh viên năm thứ 1

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 45 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 90 tiết

6.Điều kiện tiên quyết: Không

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Trình bày khái niệm mạch điện 1 chiều, mạch điện xoay chiều, mạch điện 1 pha, mạch

điện 3 pha.

- Trình bày được các định lý mạch.

- Trình bày được các phương pháp giải mạch điện

- Kỹ năng:

- Ứng ụng các phương pháp giải mạch để giải các bài toán hệ thống.

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Đây là môn cơ sở trang bị cho sinh viên những kiến thức về các nguyên lý, những định

luật, định lí, biết phân tích các tác dụng của mỗi phần tử trong mạch điện và những

phương pháp giải các bài toán mạch điện. Trên hai cơ sở đó sinh viên áp dụng vào các

mạch điện trong thực tế.

Nội dung môn học gồm 5 chương:

Chương 1: Những khái niệm cơ bản về mạch điện

Chương 2: Mạch xác lập điều hòa

Chương 3: Các phương pháp phân tích mạch

Chương 4: Mạch ba pha

244

Chương 5: Mạch hai cửa

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Lê Tiến Thường, Mạch điện 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TPHCM, 2011.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Quân, Lý thuyết mạch, NXB ĐH Quốc Gia TP. HCM, 1999

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Những khái niệm cơ

bản về mạch điện 8 8 0 16

2 Chương 2: Mạch xác lập điều hòa 9 9 0 18

3 Chương 3: Các phương pháp

phân tích mạch 10 10 0 20

4 Chương 4: Mạch ba pha 9 9 0 18

5 Chương 5: Mạch hai cửa 9 9 0 18

245

Tổng 45 45 0 90

Chương 1: Khái niệm cơ bản về mạch điện

1.1. Giới hạn và phạm vi ứng dụng của lý thuyết mạch

1.2. Mạch điện và mô hình

1.3. Các phần tử mạch

1.4. Công suất và năng lượng

1.5. Phân loại mạch điện

1.6. Các định luật cơ bản của mạch điện

1.7. Biến đổi tương đương mạch

1.8. Phân loại bài toán mạch theo tính chất quá trình điện từ

Chương 2: Mạch xác lập điều hòa

2.1. Quá trình điều hòa

2.2. Phương pháp biến đổi phức

2.3. Quan hệ điện áp và dòng điện trên các phần tử R, L, C - trở kháng và dẫn nạp

2.4. Các định luật Ohm, Kirchhoff dạng phức

2.5. Đồ thị vectơ

2.6. Công suất

2.7. Phối hợp trở kháng giữa tải và nguồn

2.8. Mạch cộng hưởng

Chương 3: Phương pháp phân tích mạch

3.1. Phương pháp dòng nhánh

3.2. Phương pháp thế nút

3.3. Phương pháp dòng mắt lưới

3.4. Mạch có ghép hỗ cảm

3.5. Mạch chứa khuếch đại thuật toán (op-amp)

3.6. Các định lý mạch cơ bản

3.7. Graph và tôpô mạch.

3.8. Phân tích mạch điện dùng ma trận

Chương 4: Mạch ba pha

4.1. Mạch nhiều pha và ba pha

4.2. Ghép nối mạch ba pha

4.3. Mạch ba pha nối sao đối xứng bốn dây

4.4. Hệ thống nối sao ba dây

246

4.5. Hệ thống nguồn tam giác – tải nối tam giác hoặc sao

4.6. Công suất tác dụng trong mạch ba pha – đo công suất

4.7. Công suất phản kháng, công suất biểu kiến và công suất phức trong mạch ba pha –

hiệu chỉnh hệ số công suất

4.8. Sụt áp và công suất tổn hao trên đường dây ba pha

4.9. Phương pháp các thành phần đối xứng

Chương 5: Mạng hai cửa

5.1. Khái niệm chung

5.2. Các hệ phương trình trạng thái của mạng hai cửa

5.3. Phân loại mạng hai cửa

5.4. Cách nối các mạng hai cửa

5.5. Các thông số làm việc

5.6. Các thông số sóng của mạng hai cửa

5.7. Lọc điện

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

247

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

MẠCH ĐIỆN 2

1.Tên học phần: MẠCH ĐIỆN 2

2.Mã học phần : 050191

3.Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ 1

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6.Điều kiện tiên quyết: 050391(a)

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Trình bày được các phương pháp phân tích và giải mạch điện.

- Kỹ năng:

Ứng ụng các phương pháp giải mạch để giải các bài toán hệ thống.

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học này cung cấp cho các kỹ sư phương pháp phân tích và thiết kế các hệ thống Điện

– Điện tử. Môn học nghiên cứu hai hướng chính: Phân tích mạch - là tính toán các đại

lượng điện khi đã biết cấu trúc và các thông số của nó, và Tổng hợp mạch – là xây dựng

các hệ thống theo các yêu cầu đã cho. Dựa trên giả thiết chung nào đó, phân tích và tổng

hợp mạch để tìm các đáp ứng theo yêu cầu.

Nội dung môn học gồm 4 chương:

Chương 6: Phân tích mạch trong miền thời gian

Chương 7: Phân tích mạch trong miền tần số

Chương 8: Đường dây dài

Chương 9: Mạch không tuyến tính

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

248

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Lê Tiến Thường, Mạch điện 2, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TPHCM, 2011.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Quân, Lý thuyết mạch, NXB ĐH Quốc Gia TP. HCM, 1999.

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 6: Phân tích mạch trong

miền thời gian 9 9 0 18

2 Chương 7: Phân tích mạch trong

miền tần số 9 9 0 18

3 Chương 8: Đường dây dài 8 8 0 16

4 Chương 9: Mạch không tuyến tính 4 4 0 8

Tổng 30 30 0 60

Chương 6: Phân tích trong miền thời gian

6.1. Phương pháp tích phân kinh điển

249

6.2. Phương pháp toán tử

6.3. Phương pháp tích chập và tích phân Duhamel

6.4. Phương pháp biến trạng thái

Chương 7: Phân tích mạch trong miền tần số

7.1. Phương pháp chuỗi Fourier

7.2. Phương pháp biến đổi tích phân Fourier

7.3. Điều kiện thực hiện hệ thống TTD

Chương 8: Đường dây dài

8.1. Khái niệm về mạch thông số rải

8.2. Các thông số đơn vị của đường dây dài

8.3. Phương trình đường dây dài và nghiệm

8.4. Quá trình quá độ trên đường dây dài

Chương 9: Mạch không tuyến tính

9.1. Các phần tử không tuyến tính và các đặc trưng

9.2. Mạch điện trở không tuyến tính

9.3. Mạch không tuyến tính động

9.4. Mạch từ

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

250

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THÍ NGHIỆM MẠCH ĐIỆN

1.Tên học phần: THÍ NGHIỆM MẠCH ĐIỆN

2.Mã học phần : 050404

3.Số đơn vị tín chỉ : 1(0,2,2)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ 2

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 30 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 30 tiết

6.Điều kiện tiên quyết: 050191(a)

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Kiểm chứng được các định lý mạch.

- Kỹ năng:

Thao tác vận hành, thiết kế các thông số cho mạch điện thích hợp.

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học Thí Nghiệm Mạch Điện giúp cho sinh viên khảo sát, tính toán các thông số, vẽ

đặc tuyến và sinh viên nhận xét cho: Mạch xoay chiều một pha, mạch ba pha, mạng hai

cửa tuyến tính không nguồn, mạch cộng hưởng R – L – C, quá trình quá độ mạch tuyến

tính, mạch khuếch đại thuật toán, mạch phi tuyến. Giáo trình cũng đề cập đến việc sử

dụng Electronics Workbench để hổ trợ cho việc khảo sát và mô phỏng cho: Mạch

Thevenin – Norton, các định lí mạch, nguyên lí truyền công suất cực đại của mạng một

cửa, đặc tuyến biên tần và pha tần, mạch lọc thụ động và mạch ba pha. Giáo trình cũng có

phần hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng Electronics Workbench, để giúp sinh viên

biết cách sử dụng các thiết bị và linh kiện trong Electronics Workbench để vẽ và mô

phỏng mạch điện.

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

251

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Lê Minh Cường, Hướng dẫn thí nghiệm mạch điện, NXB Đại học Quốc Gia

TPHCM,2008.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Thị Cư, Mạch điện 1, NXB ĐH Quốc Gia TP. HCM,2007.

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp làm thực hành 100% tổng số thời gian.

- Điểm cuối kỳ chiếm 100% bằng hình thức thi thực hành.

- Điểm học phần = 100% Điểm thi cuối kỳ.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

Phần I: Thí nghiệm mạch điện vật lý

1 Bài 1: Hướng dẫn sử dụng các thiết

bị trong thí nghiệm 2.5 0 2.5 0

2 Bài 2: Cặp số đặc trưng nhánh 5 0 5 0

3 Bài 3: Mạch ba pha 5 0 5 0

4 Bài 4: Mạng hai cửa tuyến tính

không nguồn 2.5 0 2.5 0

5 Bài 5: Mạch cộng hưởng R-L-C 2.5 0 2.5 0

6 Bài 6: Quá trình quá độ mạch tuyến

tính 2.5 0 2.5 0

7 Bài 7: Mạch khếch đại thuật toán

(OP-AMP) 5 0 5 0

8 Bài 8: Mạch phi tuyến 5 0 5 0

Phần 2: Thí nghiệm mô phỏng mạch điện

252

9 Bài 9: Mạch Thévenin – Norton 0 0 0 5

10 Bài 10: Kiểm chứng các định lý

mạch 0 0 0 5

11 Bài 11: Nguyên lý truyền công suất

cức đại của mạng một cửa 0 0 0 5

12 Bài 12: Đặc tuyến biến tần và pha

tần của nhánh 0 0 0 5

13 Bài 13: Mạch lọc điện thụ động 0 0 0 5

14 Bài 14: Mô phỏng mạch ba pha 0 0 0 5

Phần PHỤ LỤC: Hướng dẫn sơ lược phần mềm Electronics Workbench

Tổng 30 0 0 30

Phần I: Thí nghiệm mạch điện vật lý

Bài 1: Hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong thí nghiệm

A. Mục đích

B. Giới thiệu

I. Volt kế (Voltmeter)

II. Ampere kế (Ampermeter)

III. Watt kế (Wattmeter)

IV. Biến áp tự ngẫu (Variac)

V. Máy phát song (Function Generator)

VI. Dao động ký (Oscilloscope)

Bài 2: Cặp số đặc trưng nhánh

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

D. Kiểm chứng

E. Dụng cụ thí nghiệm

Bài 3: Mạch ba pha

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

I. Mắc tải tam giác

253

II. Mắc tải hình sao – không dây trung tính

III. Mắc tải hình sao – có dây trung tính

D. Dụng cụ thí nghiệm

Bài 4: Mạng hai cửa tuyến tính không nguồn

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

I. Xác định ma trận A khi khóa K hở (OFF) và ngắn (ON)

II. Nghiệm lại phương trình dạng A

III. Khóa K hở (OFF) và ngắn (ON)

IV. Kiểm chứng nguyên lý tương hỗ và tính tuyến tính

V. Tính toán các thông số làm việc

D. Dụng cụ làm việc

Bài 5: Mạch cộng hưởng R-L-C

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

I. Mạch R-L-C mắc nối tiếp

II. Mạch R và L-C mắc song song

D. Dụng cụ làm việc

Bài 6: Quá trình quá độ mạch tuyến tính

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

I. Chỉnh dạng sóng vào mạch

II. Mạch quá độ cấp một R-C

III. Mạch quá độ cấp một R-L

IV. Mạch quá độ cấp hai R-L-C

D. Dụng cụ làm việc

Bài 7: Mạch khuếch đại thuật toán (OP-AMP)

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

254

I. Mạch khuếch đại đảo

II. Mạch khuếch đại không đảo

III. Mạch cộng dùng OP-AMP

IV. Mạch chuyển đổi điện áp – dòng điện

V. Mạch chuyển đổi dòng điện – điện áp

VI. Mạch tích phân

VII. Mạch vi phân

D. Dụng cụ làm việc

Bài 8: Mạch phi tuyến

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

I. Xây dựng đặc tuyến của phần tử trở phi tuyến: diode silicon

II. Mạch trở phi tuyến nguồn DC

III. Mạch trở phi tuyến nguồn AC

IV. Mạch trở phi tuyến nguồn DC và AC

V. Mạch kẹp dương

VI. Mạch nhân đôi điện áp

VII. Đặc tuyến của Diode Zener

VIII. Mạch ổn áp đơn giản

D. Dụng cụ làm việc

Phần 2: Thí nghiệm mô phỏng mạch điện

Bài 9: Mạch Thévenin – Norton

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

I. Mạch tương đương Thévenin – Norton

II. Mạch tương đương Thévenin – Norton khi có nguồn phụ thuộc

Bài 10: Kiểm chứng các định lý mạch

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

I. Kiểm chứng nguyên lý tương hỗ

255

II. Kiểm chứng định lý chuyển vị nguồn

III. Nguyên lý xếp chồng

IV. Định lý bù

Bài 11: Nguyên lý truyền công suất cức đại của mạng một cửa

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

Bài 12: Đặc tuyến biến tần và pha tần của nhánh

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

I. Mạch R-L-C nối tiếp

II. Mạch R và L-C song song

Bài 13: Mạch lọc điện thụ động

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

Bài 14: Mô phỏng mạch ba pha

A. Mục đích

B. Đặc điểm

C. Phần thí nghiệm

Phần PHỤ LỤC: Hướng dẫn sơ lược phần mềm Electronics Workbench

1. Cài đặt và chạy Electronics Workbench

2. Làm việc trong Electronics Workbench

3. Phần mô phỏng mạch tương tự

4. Phần mô phỏng mạch số

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

256

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NHIỆT KỸ THUẬT

1.Tên học phần: NHIỆT KỸ THUẬT

2.Mã học phần : 050410

3.Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ 2

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6.Điều kiện tiên quyết: Không

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Trình bày được các quá trình biến đổi năng lượng, chủ yếu là cơ năng và nhiệt năng.

- Kỹ năng:

Trình bày được quá trình trao đổi nhiệt trong các hệ thống thực tế.

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Kỹ thuật nhiệt là học phần trang bị kiến thức cho sinh viên về những quy luật biến đổi

năng lượng mà chủ yếu là nhiệt năng và cơ năng, diễn ra trong các loại máy nhiệt nói

riêng và các hệ thống nhiệt động nói chung. Đồng thời trang bị cho sinh viên những kiến

thức cơ bản về các quá trình trao đổi nhiệt trong thực tế.

Nội dung môn học gồm 8 chương:

Chương 1: Những khái niệm cơ bản

Chương 2: Môi chất và cách xác định trạng thái của chúng

Chương 3: Các quá trình nhiệt động của môi chất

Chương 4: Chu trình nhiệt động

Chương 5: Dẫn nhiệt

Chương 6: Trao đổi nhiệt đối lưu

257

Chương 7: Trao đổi nhiệt bức xạ

Chương 8: Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1Sách, giáo trình chính:

[1] Bùi Hải, Trần Thế Sơn, Kỹ thuật nhiệt, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2007.

10.2Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Đình Tín, Bùi Hải, Bài tập nhiệt động lực học kỹ thuật, NXB Đại học Quốc

Gia, 2004.

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Những khái niệm cơ

bản 2 2 0 4

2 Chương 2: Môi chất và cách xác

định trạng thái của chúng 4 4 0 8

3 Chương 3: Các quá trình nhiệt

động của môi chất 4 4 0 8

4 Chương 4: Chu trình nhiệt động 4 4 0 8

258

5 Chương 5: Dẫn nhiệt 4 4 0 8

6 Chương 6: Trao đổi nhiệt đối lưu 4 4 0 8

7 Chương 7: Trao đổi nhiệt bức xạ 4 4 0 8

8 Chương 8: Truyền nhiệt và thiết

bị trao đổi nhiệt 4 4 0 8

Tổng 30 30 0 60

Chương 1: Những khái niệm cơ bản

1.1. Hệ nhiệt động và thông số trạng thái

1.2. Phương trình định luật nhiệt động thứ nhất

Chương 2: Môi chất và cách xác định trạng thái của chúng

2.1. Khí lý tưởng và khí thực

2.2. Sử chuyển pha của các đơn chất

2.3. Quá trình hóa hơi đẳng áp của các chất lỏng

Chương 3: Các quá trình nhiệt động của môi chất

3.1. Các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng và khí thực

3.2. Quá trình hỗn hợp của khí và hơi

3.3. Quá trình lưu động và tiết lưu của khí và hơi

3.4. Quá trình nèn khí trong máy nén

3.5. Các quá trình của không khí ẩm

Chương 4: Chu trình nhiệt động

4.1. Khái niệm cơ bản

4.2. Chu trình thuận chiều (động cơ nhiệt)

4.3. Chu trình ngược chiều

Chương 5: Dẫn nhiệt

5.1. Những khái niệm cơ bản

5.2. Phương trình vi phân dẫn nhiệt

5.3. Dẫn nhiệt ổn định khi không có nguồn nhiệt bên trong

5.4. Dẫn nhiệt ổn định khi có nguồn nhiệt bên trong

5.5. Dẫn nhiệt không ổn định

Chương 6: Trao đổi nhiệt đối lưu

259

6.1. Trao đổi nhiệt đối lưu và những nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nhiệt đối lưu

6.2. Hệ phương trình vi phân mô tả quá trình trao đổi nhiệt đối lưu

6.3. Công thức Newton và các phương pháp xác định hệ số tỏa nhiệt

6.4. Trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên

6.5. Trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức

6.6. Trao đổi nhiệt đối lưu khi có biến đổi pha

Chương 7: Trao đổi nhiệt bức xạ

7.1. Những khái niệm cơ bản

7.2. Các định luật cơ bản về bức xạ nhiệt

7.3. Tính trao đổi nhiệt bằng bức xạ giữa các vật trong môi trường trong suốt

7.4. Bức xạ của chất khí

7.5. Bức xạ mặt trời

Chương 8: Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt

8.1. Truyền nhiệt

8.2. Thiết bị trao đổi nhiệt

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

260

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

PLC NGÀNH ĐIỆN

1.Tên học phần: PLC NGÀNH ĐIỆN

2.Mã học phần : 050456

3.Số đơn vị tín chỉ : 2(2,0,4)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ 3

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6.Điều kiện tiên quyết : 050441(a)

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Trình bày được sơ đồ kết nối PLC với ngoại vi.

Trình bày được tập lệnh của PLC.

- Kỹ năng:

Ứng dụng tập lệnh của PLC lập trình điều khiện hệ thống thực tế.

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học PLC giúp người học có được kiến thức cơ bản về cấu trúc PLC trong công

nghiệp. Người học sẽ được trang bị kiến thức cơ bản của PLC, các kỹ thuật ghép nối PLC

với thiết bị ngoại vi thông dụng, như các cảm biến, nút nhấn ngõ vào, các đèn báo, relay ở

ngõ ra … Người học cũng được học về cách viết chương trình điều khiển PLC đơn giản

như các sơ đồ mở máy động cơ, đảo chiều quay động cơ, các sơ đồ điều khiển thông dụng

ứng dụng có Timer và Counter.

Nội dung môn học gồm 3 phần:

Phần I: Lập trình cơ bản

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

261

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Trần Văn Hiếu, Tự động hóa PLC S7-1200 với TIA PORTAL, NXB Khoa

học và Kỹ thuật,2012.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Siemens, Làm quen với S7-1200 (S71200_getting_started), 2009.

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút).

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

Phần I: Lập trình cơ bản

1 Chương 1: Kiến thức cơ bản 3 3 0 6

2 Chương 2: Tổng quan về PLC S7-1200 3 3 0 6

3 Chương 3: Làm việc với Tia Portal và

PLC S7-1200 3 3 0 6

4 Chương 4: Lập trình với tập lệnh logic 3 3 0 6

5 Chương 5: Lập trình ứng dụng với bộ

định thì 3 3 0 6

6 Chương 6: Lập trình ứng dụng với bộ

đếm 3 3 0 6

262

7 Chương 7: Lập trình xử lý tín hiệu

analog 3 3 0 6

8 Chương 8: Quy trình công nghệ và giải

thuật lập trình Grafcet 3 3 0 6

9 Chương 9: Lập trình với những lệnh cơ

bản khác 6 6 0 12

Tổng 30 30 0 60

PHẦN I: LẬP TRÌNH CƠ BẢN

Chương 1: Kiến thức cơ bản

1.1. Hệ thống số của PLC

1.1.1. Hệ thống số thập phân

1.1.2. Hệ thống số nhị phân

1.1.3. Hệ thống số thập lục phân

1.1.4. Số thập phân mã nhị phân BCD

1.2. Bìa Karnaugh

1.3. Kết nối thiết bị ngoại vi với PLC

1.3.1. Khái nhiệm về Sinking – Sourcing

1.3.2. Kết nối thiết bị ngoại vi với module ngõ vào số

1.3.3. Kết nối thiết bị ngoại vi với module ngõ ra số

1.4. Bài tập ứng dụng và câu hỏi ôn tập

Chương 2: Tổng quan về PLC S7-1200

2.1. Tổng quan về PLC S7-1200

2.1.1. Sự lựa chọn cho hệ thống nhỏ và vừa

2.1.2. Chế độ bảo mật của PLC S7-1200

2.1.3. Một số dòng CPU S7-1200 thông dụng

2.1.4. Khối hàm, bộ định thì, bộ đếm PLC S7-1200

2.2. Module phần cứng của PLC S7-1200

2.2.1. Module xử lý trung tâm CPU

2.2.2. Module tín hiệu SM

2.2.3. Module xử lý truyền thông

2.2.4. Module nguồn cung cấp Power module

2.2.5. Các module đặc biệt và Board tín hiệu

2.3. Vùng nhớ, địa chỉ và kiểu dữ liệu trong PLC S7-1200

263

2.3.1. Vùng nhớ chương trình PLC S7-1200

2.3.2. Thẻ nhớ MMC

2.3.3. Kiểu dữ liệu của PLC S7-1200

2.3.4. Vùng nhớ địa chỉ

2.4. Phần mềm và ngôn ngữ lập trình PLC S7-1200

2.4.1. Phần mềm lập trình PLC S7-1200

2.4.2. Ngôn ngữ lập trình PLC S7-1200

2.5. Câu hỏi ôn tập

Chương 3: Làm việc với Tia portal và PLC S7-1200

3.1. Kết nối PLC S7-1200 với TCP/IP và Factory Reset

3.1.1. Các bước cài đặt địa chỉ IP cho máy tính

3.1.2. Giới thiệu về mạng truyền thông Ethernet

3.1.3. Cài đặt địa chỉ IP và Reset Factory cho PLC S7-1200

3.2. Làm việc với Step 7 Basic và Tia portal

3.2.1. Tạo Project mới với chế độ cấu hình chuẩn

3.2.2. Tạo Project mới với chế độ Unspecified

3.2.3. Cài đặt gói phần thư viện hardware với HSP

3.2.4. Xóa password của PLC S7-1200

3.3. Download/ Upload và nâng cấp CPU

3.3.1. Các bước Download project xuống PLC

3.3.2. Các bước Upload project từ PLC lên PG/PC

3.3.3. Hướng dẫn update Firmware của CPU S7-1200

3.4. Hướng dẫn giả lập PLC S7-1200

3.4.1. Khái niệm cơ bản và yêu cầu phần mềm cài đặt

3.4.2. Hướng dẫn thực hiện

3.5. Câu hỏi ôn tập

Chương 4: Lập trình với tập lệnh logic

4.1. Lập trình với tag và I/O mapping

4.1.1. Làm việc với Tag nhớ của PLC S7

4.1.2. Lập trình với I/O mapping

4.1.3. Làm việc với System memory và clock memory

4.2. Lập trình với các tiếp điểm I/O

4.2.1. Phép toán AND

264

4.2.2. Phép toán OR

4.2.3. Phép toán XOR

4.2.4. Phép toán NOT

4.3. Lập trình với tập lệnh Set, Reset

4.3.1. Lệnh Set

4.3.2. Lệnh Reset

4.3.3. Lệnh Flipflop SR và RS

4.4. Lập trình với các tập lệnh nhận biết cạnh xung

4.4.1. Nhận biết xung cạnh lên của tín hiệu

4.4.2. Nhận biết xung cạnh xuống của tín hiệu

4.5. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng

Chương 5: Lập trình ứng dụng với bộ định thì

5.1. Bộ định thì tạo xung TP

5.1.1. Định nghĩa

5.1.2. Tham số bộ định thì

5.1.3. Đồ thị Timing của bộ định thì

5.1.4. Ví dụ minh họa

5.2. Bộ định thì trễ sườn lên không nhớ - TON

5.2.1. Định nghĩa

5.2.2. Tham số bộ định thì

5.2.3. Đồ thị Timing của bộ định thì

5.2.4. Ví dụ minh họa

5.3. Bộ định thì trễ sườn xuống – TOFF

5.3.1. Định nghĩa

5.3.2. Tham số bộ định thì

5.3.3. Đồ thị Timing của bộ định thì

5.3.4. Ví dụ minh họa

5.4. Bộ định thì trễ sườn lên có nhớ - TONR

5.4.1. Định nghĩa

5.4.2. Tham số bộ định thì

5.4.3. Đồ thị Timing của bộ định thì

5.4.4. Ví dụ minh họa

5.5. Một số bài tập ứng dụng và ví dụ minh họa

265

5.6. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng

Chương 6: Lập trình ứng dụng với bộ đếm

6.1. Các phép toán so sánh

6.1.1. So sánh bằng

6.1.2. So sánh khác

6.1.3. So sánh lớn hơn

6.1.4. So sánh lớn hơn bằng

6.1.5. So sánh nhỏ hơn

6.1.6. So sánh nhỏ hơn bằng

6.2. Các tập lệnh chuyển đổi dữ liệu/giá trị

6.2.1. Lệnh chuyển đổi dữ liệu – Convert

6.2.2. Lệnh làm tròn giá trị số thực về số nguyên

6.3. Bộ đếm của PLC S7-1200

6.3.1. Bộ đếm lên CTU

6.3.2. Bộ đếm xuống CTD

6.3.3. Bộ đếm lên xuống CTUD

6.4. Một số bài tập ứng dụng và ví dụ minh họa

6.4.1. Đặt vấn đề

6.4.2. Giải quyết vấn đề

6.5. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng

Chương 7: Lập trình xử lý tín hiệu analog

7.1. Quá trình xử lý tín hiệu analog

7.1.1. Giới thiệu về tín hiệu analog

7.1.2. Quá trình xử lý tín hiệu analog

7.1.3. Tầm đo và độ phân giải của tín hiệu analog

7.2. Lập trình xử lý tín hiệu analog

7.2.1. Lập trình xử lý tín hiệu analog Input

7.2.2. Lập trình xử lý tín hiệu analog Output

7.3. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng

Chương 8: Quy trình công nghệ và giải thuật lập trình Grafcet

8.1. Quy trình công nghệ

8.1.1. Khái niệm qui trình sản xuất và qui trình công nghệ

8.1.2. Quy trình tuần tự nối tiếp

266

8.1.3. Quy trình tuần tự song song

8.2. Lưu đồ giải thuật Grafcet

8.2.1. Định nghĩa Grafcet

8.2.2. Xây dựng giải thuật Grafcet

8.2.3. Nguyên lý hoạt động của giải thuật Grafcet

8.2.4. Lập trình PLC với giải thuật Grafcet

8.3. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng

Chương 9: Lập trình với những tập lệnh cơ bản khác

9.1. Một số tập lệnh so sánh khác

9.1.1. Lệnh IN_Range kiểm tra giá trị trong tầm giới hạn

9.1.2. Lệnh OUT_Range kiểm tra giá trị ngoài tầm giới hạn

9.2. Một số tập lệnh tính toán

9.2.1. Lệnh CALCULATE thực hiện các phép toán

9.2.2. Lệnh MIN/MAX thực hiện lấy giá trị nhỏ nhất/ lớn nhất

9.2.3. Lệnh LIMIT thực hiện giới hạn giá trị ngõ vào

9.3. Các tập lệnh xử lý khối dữ liệu

9.3.1. Dịch chuyển khối dữ liệu với lệnh MOVE_BLK

9.3.2. Làm đầy khối dữ liệu với lệnh FILL Block

9.3.3. Lệnh SWAP đảo vị trí thanh ghi

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

267

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THỰC HÀNH PLC

1.Tên học phần: THỰC HÀNH PLC

2.Mã học phần : 191005

3.Số đơn vị tín chỉ : 2(0,6,6)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ 3

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 60 tiết

- Tự học : 60 tiết

6.Điều kiện tiên quyết: 050213(a)

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Kiểm chứng nguyên lý hoạt động của tập lệnh PLC S7-1200.

- Kỹ năng:

Kết nối PLC với ngoại vi

Ứng dụng tập lệnh của PLC lập trình điều khiện hệ thống thực tế.

-Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học Thực hành PLC 1 giúp người học có kỹ năng kết nối PLC với thiết bị ngoại vi

thông dụng, như các cảm biến, nút nhấn ngõ vào, các đèn báo, relay ở ngõ ra … Người

học cũng được học về cách viết chương trình điều khiển PLC đơn giản như các sơ đồ mở

máy động cơ, đảo chiều quay động cơ, các sơ đồ điều khiển thông dụng ứng dụng có

Timer và Counter.

Nội dung môn học gồm 10 bài:

Bài 1: Ứng dụng các lệnh logic cơ bản

Bài 2: Ứng dụng các lệnh về Timer

Bài 3: Ứng dụng các lệnh về Counter

Bài 4: Ứng dụng phối hợp Timer và Counter

268

Bài 5: Ứng dụng lệnh nhảy

Bài 6: Ứng dụng chương trình con

Bài 7: Ứng dụng các lệnh sao chép

Bài 8: Ứng dụng lệnh so sánh dữ liệu

Bài 9: Ứng dụng lệnh dịch chuyển dữ liệu (Lệnh xoay)

Bài 10: Ứng dụng đồng hồ thời gian thực

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1Sách, giáo trình chính:

[1] Trần Văn Hiếu, Tự động hóa PLC S7-1200 với TIA PORTAL, NXB Khoa học và Kỹ

thuật,2012.

[2] Giáo trình thực hành PLC S7-1200, Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai.

10.2Tài liệu tham khảo

[1]. Siemens, Làm quen với S7-1200 (S71200_getting_started), 2009

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp làm thực hành 100% tổng số thời gian.

- Điểm cuối kỳ chiếm 100% bằng hình thức thi thực hành.

- Điểm học phần = 100% Điểm thi cuối kỳ.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Bài 1: Ứng dụng các lệnh logic cơ

bản 6 0 6 6

2 Bài 2: Ứng dụng các lệnh về Timer 6 0 6 6

3 Bài 3: Ứng dụng các lệnh về Counter 6 0 6 6

4 Bài 4: Ứng dụng phối hợp Timer 6 0 6 6

269

và Counter

5 Bài 5: Ứng dụng lệnh nhảy 6 0 6 6

6 Bài 6: Ứng dụng chương trình con 6 0 6 6

7 Bài 7: Ứng dụng các lệnh sao chép 6 0 6 6

8 Bài 8: Ứng dụng lệnh so sánh dữ

liệu 6 0 6 6

9 Bài 9: Ứng dụng lệnh dịch chuyển

dữ liệu (Lệnh xoay) 6 0 6 6

10 Bài 10: Ứng dụng đồng hồ thời

gian thực 6 0 6 6

Tổng 60 0 60 60

Bài 1: Ứng dụng các lệnh logic cơ bản

Điều khiển mở máy động cơ AC, DC (1 nút ON và 1 nút OFF).

Điều khiển mở máy động cơ AC, DC (2 nút ON và 1 nút OFF).

Điều khiển mở máy động cơ AC, DC (2 nút ON và 2 nút OFF).

Điều khiển hai đèn hoạt động tuần tự

Điều khiển hai đèn hoạt động tuần tự

Điều khiển đảo chiều quay động cơ DC

Bài 2: Ứng dụng các lệnh về Timer

Điều khiển 1 đèn sáng, tắt cách nhau 5 giây

Hai đèn hoạt động tuần tự có trì hoãn 5 giây

Động cơ đảo chiều quay tự động sau 5 giây

Hai đèn hoạt động tuần tự cách nhau 5 giây

Hai đèn hoạt động và ngừng tuần tự có trì hoãn 5 giây

Ba đèn hoạt động tuần tự sau 4 giây

Một động cơ đảo chiều quay tự động và dừng tự động có trì hoãn thời gian

Một động cơ tự động dừng và tự động đảo chiều quay có trì hoãn thời gian

Điều khiển đèn A hoạt động ở 2 chế độ khác nhau

Điều khiển đèn giao thông tại ngã tư giao lộ theo chế độ ngày

Điều khiển đèn giao thông tại ngã tư giao lộ theo chế độ ngày và đêm

Bài 3: Ứng dụng các lệnh về Counter

Điều khiển đèn chớp tắt với chu kì 1 giây, hoạt động 10 chu kì

270

Điều khiển băng tải đưa sản phẩm vào thùng

Điều khiển 2 băng tải (băng tải thùng và băng tải sản phẩm)

Kiểm soát chỗ cho Garage ngầm

Bài 4: Ứng dụng phối hợp Timer và Counter

Điều khiển 2 đèn

Điều khiển dãy đèn hoạt động tuần tự

Bài 5: Ứng dụng lệnh nhảy

Điều khiển 3 đèn hoạt động 2 chế độ sử dụng lệnh Jump

Điều khiển 3 đèn hoạt động theo 2 chế độ

Bài 6: Ứng dụng chương trình con

Điều khiển 3 động cơ hoạt động theo 2 chế độ

Điều khiển đèn giao thông tại ngã tư giao lộ theo chế độ ngày/đêm và tự động/tay

Bài 7: Ứng dụng các lệnh sao chép

Điều khiển 3 đèn sáng dần, các đèn sáng cách nhau 1 giây

Điều khiển 3 đèn sáng dồn, các đèn sáng cách nhau 1 giây

Điều khiển đèn giao thông tại ngã tư giao lộ theo chế độ ngày

Bài 8: Ứng dụng lệnh so sánh dữ liệu

Đếm sản phẩm từ cảm biến và báo số lượng sản phẩm theo yêu cầu

Điều khiển 4 đèn A, B, C, D sáng dần

Điều khiển 4 đèn A, B, C, D sáng dồn

Lập trình điều khiển đèn giao thông (Sử dụng 1 Timer và các lệnh so sáng)

Điều khiển đèn giao thông tại nút có người đi bộ qua đường

Điều khiển 3 đèn bằng 1 nút nhấn

Bài 9: Ứng dụng lệnh dịch chuyển dữ liệu (Lệnh xoay)

Điều khiển 6 đèn từ Q0.0 đến Q0.5 sáng dần từ phải sang trái cách nhau 1s

Điều khiển 6 đèn từ Q0.0 đến Q0.5 sáng dần từ trái sang phải cách nhau 1s

Điều khiển 6 đèn theo yêu cầu

Bài 10: Ứng dụng đồng hồ thời gian thực

Đúng 8h, chuông tự reo, sau 10 giây tự dừng

Đèn A sáng lúc 6h tối và tắt lúc 5h30 sáng

Đúng 6h sáng → đèn A sáng tắt chu kì 1s, sau 5s→ chuông reo và tự dừng sau 3s

Điều khiển chuông báo giờ làm việc

271

Điều khiển đèn giao thông tại ngã tư giao lộ theo chế độ ngày/đêm và tự động/tay bằng

đồng hồ thời gian thực

Lập trình cho hệ thống chuông báo giờ ra chơi trong trường học

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

272

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

ĐIỆN TỬ CƠ BẢN NGÀNH ĐIỆN

1. Tên học phần: ĐIỆN TỬ CƠ BẢN NGÀNH ĐIỆN

2. Mã học phần : 050395

3. Số tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: Không

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng:

- Kiến thức:

Vẽ được cấu tạo, ký hiệu của các linh kiện điện tử đã học.

Giải thích được nguyên lý hoạt động của mỗi linh kiện trong mạch điện.

Có khả năng phân tích, tính toán trong các mạch phân cực và khuếch đại.

- Kỹ năng:

Vẽ được mạch ứng dụng theo yêu cầu.

Đọc, đo, tra cứu được linh kiện theo yêu cầu.

Lắp ráp, vận hành, sửa chữa được mạch thực hành theo yêu cầu.

- Thái độ:

Tích cực hoạt động nhóm và tự làm ở nhà.

Tính tự giác và trách nhiệm cao.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Học phần đề cập một số linh kiện được ứng dụng nhiều trong công nghiệp như: Điện trở,

Tụ điện, Cuộn cảm, Diod, BJT, UJT, FET, Bộ khuếch đại thuật toán (Op-amp), mạch

khuếch đại tín hiệu, tầng khuếch đại công suất.

Học phần trang bị kỹ năng đọc, đo linh kiện. Kỹ năng làm bo mạch, lắp ráp và hoàn thiện

bo mạch. Từ đó SV tự thiết kế thi công mạch ứng dụng cho bản thân.

9. Nhiệm vụ của sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các câu hỏi, đề xuất ý kiến khi nghe giảng

273

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay

chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm và làm các bài tập ở nhà.

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận.

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách giáo trình chính

[1]. Điện tử cơ bản, Trần Thu Hà (Cb), Trương Thị Bích Ngà, Nguyễn Thị Lưỡng, Đại

Học Quốc gia TP.HCM, 2010.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Lê Tiến Thường, Giáo trình điện tử 1, NXB ĐHQG TP. HCM, 2003.

[Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Thành phần Thời lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá Trọng số (%)

Điểm thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, có 1 bài kiểm tra

lý thuyết 20

Điểm giữa kỳ Có 4 bài kiểm tra thực hành 30

Thi cuối kỳ Thi thực hành 50

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1. Linh kiện thụ động 3 3 0 8

2 Chương 2. Vật liệu bán dẫn 3 3 0 8

3 Chương 3. Diode và mạch ứng dụng 4 4 0 8

4 Chương 4. Transistor lưỡng cực 4 4 0 8

5 Chương 5. Transistor trường 4 4 0 8

6 Chương 6. Mạch khuếch đại tín hiệu 4 4 0 8

274

nhỏ

7 Chương 7. Mạch khuếch đại công suất 4 4 0 8

8 Chương 8. Linh kiện bán dẫn công

suất 4 4 0 8

Tổng 30 30 0 60

Chương 1. Linh kiện thụ động

1.1 Điện trở

1.1.1 Ký hiệu

1.1.2 Cách đọc giá trị điện trở

1.1.3 Phân loại điện trở

1.1.4 Ứng dụng của điện trở

1.2. Tụ điện

1.2.1 Ký hiệu

1.2.2 Cách đọc giá trị tụ điện

1.2.3 Phân loại tụ điện

1.2.4 Ứng dụng của tụ điện

1.2.5 Phương pháp đo tụ điện

Chương 2. Vật liệu bán dẫn

2.1. Vật liệu bán dẫn

2.2. Chuyển tiếp P-N

Chương 3. Diode và mạch ứng dụng

3.1 Đại cương về diode

3.2 Các loại diode

3.3 Các mạch ứng dụng dùng diode

Chương 4. Transistor lưỡng cực

4.1 Giới thiệu

4.2 Cấu trúc transistor lưỡng cực

4.3 Nguyên lý hoạt động của transistor lưỡng cực

4.4 Đặc tuyến Volt – Ampere

4.5 Các thông số kỹ thuật

4.6 Phân cực cho transistor lưỡng cực

Chương 5. Transistor trường

275

5.1 Transistor trường FET

5.1.1 Cấu tạo

5.1.2 Nguyên lý hoạt động và đặc tuyến Volt – Ampere

5.1.3 Các thông số kỹ thuật

Chương 6. Mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ

6.1. Giới thiệu

6.2. Mô hình tương đương tín hiệu nhỏ của BJT

6.3. Phân tích mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ dùng BJT

Chương 7. Mạch khuếch đại công suất

7.1 Mạch khuếch đại công suất lý tưởng

7.2 Đặc điểm của các mạch khuếch đại công suất

7.3 Mạch khuếch đại công suất chế độ A

7.4 Mạch khuếch đại công suất chế độ B

7.5 Mạch khuếch đại công suất chế độ AB

Chương 8. Linh kiện bán dẫn công suất

8.1 SCR

8.2 Diac và Triac

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

276

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH NGÀNH ĐIỆN

1. Tên học phần: ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH NGÀNH ĐIỆN

2. Mã học phần : 050473

3. Số tín chỉ : 2(1,2,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 4

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 15 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 45 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 050408(a)

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng:

- Kiến thức:

- Kể tên được các thành phần cơ bản của một hệ đo lường và điều khiển bằng máy tính.

- Trình bày được phương thức ghép nối song song, nối tiếp.

- Trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ đo lường và điều khiển bằng máy tính.

- Giải thích được nguyên tắc lập trình trên visualbasic.

- Kỹ năng:

- Vẽ được sơ đồ khối hệ đo lường và điều khiển bằng máy tính.

- Tra cứu được tài liệu theo yêu cầu.

- Thiết kế được giao diện điều khiển theo yêu cầu.

- Kết nối, vận hành được mạch đo lường và điều khiển bằng máy tính theo yêu cầu.

- Thái độ:

- Học tập nghiêm túc, tôn trọng người học và người dạy.

- Tham gia tích cực các buổi học.

- Tham gia tích cực trong hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học Đo Lường và Điều Khiển Bằng Máy Tính giúp người học tìm hiểu kỹ thuật ghép

nối máy tính với thiết bị ngoại vi như máy in, chuột, bàn phím, màn hình, và các Card

giao tiếp ghi nhận các tín hiệu vật lý từ bên ngoài, đưa về máy tính … và từ máy tính đưa

277

ra những tín hiệu điều khiển cần thiết đáp ứng yêu cầu của đối tượng bên ngoài. Người

học cũng được trang bị các kỹ thuật trao đổi thông tin qua các cổng truyền thông của máy

tính như kỹ thuật trao đổi thông tin song song, nối tiếp.

9. Nhiệm vụ sinh viên

- Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các câu hỏi, đề xuất ý kiến khi nghe giảng

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay

chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận.

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính

[1]. Giáo trình Đo lường điều khiển bằng máy tính, Nguyễn Đức Thành, NXB Đại học

quốc gia TP.HCM, 2010.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Ngô Diên Tập, Đo luờng và điều khiển bằng máy tính, NXB KHKT, 2000.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Thành phần Thời lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá Trọng số (%)

Điểm thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, có 1 bài kiểm tra

lý thuyết 20

Điểm giữa kỳ Có 4 bài kiểm tra thực hành 30

Thi cuối kỳ Thi thực hành 50

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian

Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Khái niệm chung 1 1 0 2

2 Chương 2: Giao tiếp qua cổng nối

tiếp 5 5 0

10

3 Chương 3: Giao tiếp qua cổng 5 5 0 10

278

song song

4 Chương 4: Visual Basic với

truyền thông nối tiếp 4 4 0 8

5 Bài 1: Giới thiệu lập trình VB 5 0 5 2.5

6 Bài 2: Tạo giao diện điều khiển 5 0 5 2.5

7 Bài 3: Điều khiển thiết bị qua

cổng nối tiếp 5 0 5

2.5

8 Bài 4: Điều khiển thiết bị qua

cổng song song 5 0 5

2.5

9 Bài 5: Điều khiển thiết bị thông

qua vi xử lý 5 0 5

2.5

10 Bài 6: Ôn tập - kiểm tra 5 0 5 2.5

Tổng 45 15 30

Chương 1: Khái niệm chung

1.1 Máy tính trong điều khiển quá trình

1.2 Điều khiển phân cấp và tích hợp hệ thống

Chương 2: Giao tiếp qua cổng nối tiếp

2.1 Hàm DLL dùng trong cổng nối tiếp

2.2 Truy nhập cổng RS-232 trong Visual Basic

2.3 Truy nhập cổng RS-232 trong Delphi

2.4 Truy nhập bằng các lệnh cổng

Chương 3: Giao tiếp qua cổng song song

3.1 Các đường dẫn lối vào và lối ra

3.2 Giao diện hai hướng ở cổng máy in

Chương 4: Visual Basic với truyền thông nối tiếp

4.1 Điều khiển truyền thông

4.2 Đặc tính

4.2.1 Settings

4.2.2 Commport

4.2.3 Port Open

4.2.4 Nhập dữ liệu

279

4.2.5 Xuất dữ liệu

4.4 Chương trình thí dụ

4.5 Thông báo lỗi

4.6 Hỏi vòng ở cổng RS-232

4.7 Phương pháp điều khiển thiết bị thông qua vi điều khiển

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

280

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

CUNG CẤP ĐIỆN

1. Tên học phần: CUNG CẤP ĐIỆN

2. Mã học phần : 050008

3. Số tín chỉ : 4(4,0,8)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 60 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 120 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 050391(a)

7. Mục tiêu của học phần

-Kiến thức:

Đánh giá và phân tích được các sơ đồ lưới điện, trạm biến áp

Lựa chọn dây dẫn, thiết bị, nâng cao hiệu suất

Trình bày được các vấn đề về hệ thống chiếu sáng

Trình bày được kiến thức về hệ thống cung cấp điện

Tính toán phụ tải điện, tính toán tổn thất.

-Kỹ năng:

Lựa chọn được các loại dây dẫn, các thiết bị điện

Tính toán được các phụ tải điện

-Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học trang bị những kiến thức cơ bản về cung cấp điện. Giới thiệu cho sinh viên về

các sơ đồ điện, cách tính toán và lựa chọn dây dẫn cung. Giới thiệu cho sinh viên về các

sơ đồ điện, cách tính toán và lựa chọn dây dẫn cũng như thiết bị điện.

Nội dung môn học gồm 10 chương:

Chương 1: Khái quát về hệ thống cung cấp điện

Chương 2: Tính toán phụ tải điện

Chương 3: Sơ đồ điện

281

Chương 4: Trạm biến áp phân phối

Chương 5: Tính toán tổn thất

Chương 6: Tính toán ngắn mạch

Chương 7: Lựa chọn các thiết bị cung cấp điện

Chương 8: Chất lượng điện năng

Chương 9 : Kỹ thuật chiếu sáng

Chương 10: Độ tin cậy cung cấp điện

9. Nhiệm vụ của sinh viên

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách giáo trình chính:

[1]. Nguyễn Xuân Phú, Cung cấp điện, NXB KHKT TP. HCM, 2009.

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1]. Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch, Hệ thống Cung cấp điện của xí nghiệp

công nghiệp đô thị và nhà cao tầng, NXB KHKT Hà Nội, 2003.

11.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

282

1 Chương 1: Khái quát về hệ thống

cung cấp điện 3 3 6

2 Chương 2: Tính toán phụ tải điện 4 4 8

3 Chương 3: Sơ đồ điện 3 3 6

4 Chương 4: Trạm biến áp phân phối 10 10 20

5 Chương 5: Tính toán tổn thất 10 10 20

6 Chương 6: Tính toán ngắn mạch 5 5 10

7 Chương 7: Lựa chọn các thiết bị

cung cấp điện 5 5 10

8 Chương 8: Chất lượng điện năng 5 5 10

9 Chương 9 : Kỹ thuật chiếu sáng 5 5 10

10 Chương 10: Độ tin cậy cung cấp điện 5 5 10

Tổng 60 60 120

Chương 1: Khái quát về hệ thống cung cấp điện

1.1 Giới thiệu về hệ thống cung cấp điện

1.2 Các nguồn điện

1.3 Hệ thống truyền tải

1.4 Hệ thống phân phối

1.5 Hộ tiêu thụ

Chương 2: Tính toán phụ tải điện

2.1 Khái niệm về tính toán phụ tải

2.2 Đồ thị phụ tải

2.3 Các hệ số phụ tải và các đại lượng công suất

2.4 Các phương pháp xác định phụ tải tính toán

Chương 3: Sơ đồ điện

3.1 Khái niệm về sơ đồ cấp điện

3.2 Lựa chọn sơ đồ cấp điện

283

3.3 Vận hành hệ thống thanh cái.

3.4 Máy cắt vòng hợp bộ - RMU

3.5 Sơ đồ dự phòng sử dụng ATS

Chương 4: Trạm biến áp phân phối

4.1 Giới thiệu về trạm biến áp phân phối

4.2 Chọn vị trí, số lượng và dung lượng trạm biến áp

4.3 Sơ đồ nối dây trạm biến áp

4.4 Kết cấu trạm biến áp

4.5 Vận hành, kiểm tra, bảo trì trạm biến áp

Chương 5: Tính toán tổn thất

5.1 Sơ đồ thay thế của đường dây và máy biến áp

5.2 Tính tổn thất trên đường dây có 1 phụ tải

5.3 Tính tổn thất trên đường dây có nhiều phụ tải

5.3 Tính tổn thất trên đường dây có phụ tải phân bố đều

5.3 Tính tổn thất một máy biến áp

5.3 Tính tổn thất trong nhiều máy biến áp vận hành song song

Chương 6: Tính toán ngắn mạch

6.1 Khái niệm chung

6.2 Mô hình thay thế các phần tử

6.3 Tính toán ngắn mạch trong hệ đơn vị có tên

6.4 Tính ngắn mạch trong hệ đơn vị tương đối

Chương 7: Lựa chọn các thiết bị cung cấp điện

7.1 Lựa chọn và kiểm tra dây dẫn và cáp

7.1.1 Chọn theo mật độ dòng kinh tế

7.1.2 Chọn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép

7.1.3 Chọn theo điều kiện phát nóng

7.2 Chọn CB

7.3 Chọn cầu chì

Chương 8: Chất Lượng Điện Năng

8.1 Độ sụt áp

8.2 Bù công suất phản kháng

8.3 Sóng hài

Chương 9: Kỹ thuật chiếu sáng

284

9.1 Khái niệm chung

9.2 Các đại lượng và đơn vị đo ánh sáng

9.3 Các loại nguồn sáng

9.4 Các phương pháp tính toán chiếu sáng

Chương 10: Độ tin cậy cung cấp điện

10.1 Khái niệm về độ tin cậy

10.2 Các chỉ tiêu cơ bản độ tin cậy

10.3 Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

285

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

PLC NÂNG CAO

1.Tên học phần: PLC NÂNG CAO

2.Mã học phần : 190496

3.Số đơn vị tín chỉ : 2(1,2,4)

4.Trình độ : Sinh viên năm thứ 3

5.Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 15 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 60 tiết

6.Điều kiện tiên quyết: 050441(c)

7.Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Trình bày được sơ đồ kết nối PLC với ngoại vi.

Trình bày được tập lệnh của PLC.

-Kỹ năng:

Ứng dụng tập lệnh của PLC lập trình điều khiện hệ thống thực tế.

-Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học PLC giúp người học có được kiến thức cơ bản về cấu trúc PLC trong công

nghiệp. Người học sẽ được trang bị kiến thức cơ bản của PLC, các kỹ thuật ghép nối PLC

với thiết bị ngoại vi thông dụng, như các cảm biến, nút nhấn ngõ vào, các đèn báo, relay ở

ngõ ra … Người học cũng được học về cách viết chương trình điều khiển PLC đơn giản

như các sơ đồ mở máy động cơ, đảo chiều quay động cơ, các sơ đồ điều khiển thông dụng

ứng dụng có Timer và Counter.

Nội dung môn học gồm 3 phần:

Phần II: Lập trình nâng cao

Phần III: Truyền thông ứng dụng với PLC S7-1200 và ngôn ngữ lập trình S7-SCL

9.Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

286

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Trần Văn Hiếu, Tự động hóa PLC S7-1200 với TIA PORTAL, NXB Khoa học và Kỹ

thuật,2012.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Siemens, Làm quen với S7-1200 (S71200_getting_started), 2009.

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút).

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối kỳ.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

Phần II: Lập trình nâng cao

10 Chương 1: Khối tổ chức OB và lập

trình kỹ thuật 6 3 3 9

11 Chương 2: Một số tập lệnh nâng cao 6 3 3 9

12 Chương 3: Lập trình đếm/ phát xung

tốc độ cao 6 3 3 9

13 Chương 4: Thiết kế hệ thống điều

khiển vòng kín với thuật toán PID 6 3 3 9

14 Chương 5: Lập trình lưu trữ dữ liệu với

Recipe và Data Logging 6 3 3 9

287

Phần III: Truyền thông ứng dụng với PLC S7-1200 và ngôn ngữ lập trình S7-SCL

15 Chương 1: Lập trình truyền thông dữ

liệu CPU S7-1200 với Profinet 5 0 5 5

16 Chương 2: Thiết kế Webserver cho

PLC S7-1200 5 0 5 5

17 Chương 3: Lập trình với ngôn ngữ S7-

SCL 5 0 5 5

Tổng 45 15 30 60

PHẦN II: LẬP TRÌNH NÂNG CAO

Chương 1: Khối tổ chức OB và lập trình kỹ thuật

1.1. Các khối tổ chức OB

1.1.1. Khối tổ chức khởi động – Startup OB

1.1.2. Khối tổ chức Program cycle

1.1.3. Khối tổ chức ngắt trì hoãn – Time delay Interrupts

1.1.4. Khối tổ chức ngắt chu kỳ - Cyclic interrupts

1.1.5. Khối tổ chức ngắt phần cứng – Hardware Interrupts

1.1.6. Khối tổ chức ngắt lỗi thời gian – Time error interrupt OB

1.1.7. Khối tổ chức ngắt chuẩn đoán – Diagnostic error interrupt OB

1.1.8. Khối tổ chức báo lỗi thêm bớt module – Pull/plug og module OB

1.2. Lập trình kỹ thuật

1.2.1. Lập trình hàm chức năng FC

1.2.2. Lập trình khối hàm chức năng Funtion block

1.2.3. Định dạng dữ liệu người dùng với Share DB và UDT

1.2.4. Thư viện cho người dùng

1.3. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng

Chương 2: Một số tập lệnh nâng cao

2.1. Một số tập lệnh xử lý thời gian

2.1.1. Lệnh chuyển đổi thời gian và mở rộng T_CONV

2.1.2. Lệnh cộng thời gian T_ADD

2.1.3. Lệnh trừ thời gian T_SUB

2.1.4. Lệnh kiểm tra thời gian khác nhau T_DIFF

2.1.5. Lệnh kết hợp thời gian T_COMBINE

288

2.1.6. Lệnh ghi thời gian thực cho hệ thống R_SYS_T

2.1.7. Lệnh đọc thời gian thực của hệ thống RD_SYS_T

2.1.8. Lệnh đọc thời gian giờ địa phương của local time RD_LOC_T

2.1.9. Áp dụng các tập lệnh xử lý thời gian vào đọc/ghi thời gian thực cho CPU

2.2. Một số tập lệnh xử lý kiểu dữ liệu chuỗi và ký tự

2.2.1. Lệnh copy chuỗi ký tự String – S_MOVE

2.2.2. Lệnh chuyển đổi giữa ký tự, số sang chuỗi ký tự String – S_CONV

2.2.3. Lệnh chuyển đổi ASCII thành Hexa

2.2.4. Lệnh chuyển đổi số Hexa thành ASCII

2.3. Một số tập lệnh xử lý ngắt PLC

2.3.1. Lệnh gọi một khối OB cho một sự kiện ngắt

2.3.2. Lệnh hủy gọi khối OB với DETACH

2.3.3. Các lệnh phục vụ ngắt chu kỳ

2.3.4. Các lệnh phục vụ ngắt trễ Time-delay interrupt

Chương 3: Lập trình đếm/phát xung tốc độ cao

3.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Encoder

3.1.1. Tổng quan về Encoder

3.1.2. Encoder tuyệt đối – Absolute encoder

3.1.3. Encoder tương đối – Incremental encoder

3.2. Bộ đếm xung tốc độ cao HSC của S7-1200

3.2.1. Hoạt động của bộ đếm tốc độ cao

3.2.2. Lựa chọn chức năng đếm cho bộ HSC

3.2.3. Địa chỉ vào cho bộ đếm tốc độ cao HSC

3.2.4. Tập lệnh xử lý xung tốc độ cao CTRL_HSC

3.2.5. Hướng dẫn lập trình bộ đếm HSC hoạt động

3.3. Phát xung tốc độ cao với PWM

3.3.1. Hoạt động của bộ phát xung tốc độ cao

3.3.2. Tập lệnh điều khiển quá trình phát xung PWM

3.3.3. Cấu hình phần cứng cho một kênh phát xung

3.3.4. Hướng dẫn lập trình phát xung PWM

3.4. Điều khiển vị trí với Motion Control

3.4.1. Phasing

3.4.2. Cấu hình bộ phát xung PTO

289

3.4.3. Cấu hình Axis

3.4.4. Các tập lệnh điều khiển vị trí

3.4.5. Hướng dẫn lập trình phát xung PTO và Motion control hoạt động

3.5. Câu hỏi ôn tập

Chương 4: Thiết kế hệ thống điều khiển vòng kín với thuật toán PID

4.1. Giới thiệu về thuật toán PID

4.1.1. Khâu P – Proportional

4.1.2. Khâu I – Integral

4.1.3. Khâu D – Derivative

4.1.4. Bộ điều khiển PID

4.1.5. Rời rạc hóa bộ điều khiển PID

4.1.6. Thiết kế bộ điều khiển PID

4.2. Những khối lệnh xử lý thuật toán PID trong PLC S7-1200

4.2.1. Bộ điều khiển PID_Compact

4.2.2. Bộ điều khiển PID_3Step

4.2.3. Bộ điều khiển PID_Temp

4.3. Thiết kế hệ thống điều khiển vòng kín với hàm PID_COMPACT

4.3.1. Đặt vấn đề

4.3.2. Kết nối phần cứng

4.3.3. Hướng dẫn thực hiện

4.4. Câu hỏi ôn tập

Chương 5: Lập trình lưu trữ dữ liệu với Recipe và Data Logging

5.1. Lập trình PLC S7-1200 với Recipe

5.1.1. Tổng quan về chức năng Recipe

5.1.2. Cấu trúc dữ liệu của Recipe

5.1.3. Tập lệnh lập trình với dữ liệu Recipe

5.2. Lưu trữ dữ liệu với Data Logging

5.2.1. Tổng quan về Data Logging

5.2.2. Cấu trúc lưu trữ dữ liệu của Data log

5.2.3. Những tập lệnh lập trình cho Data log

5.2.4. Làm việc với dữ liệu của Data log

5.2.5. Giới hạn kích thước vùng nhớ của file Data log

290

PHẦN III: TRUYỀN THÔNG ỨNG DỤNG VỚI PLC S7-1200 VÀ NGÔN NGỮ

LẬP TRÌNH S7-SCL

Chương 1: Lập trình truyền thông dữ liệu CPU S7-1200 với Profinet

1.1. Kết nối giữa Local và Partner

1.2. Truyền thông theo giao thức mở - Open user communication

1.2.1. Kết nối ID cho lệnh truyền thông giao thức mở - Open user communication

1.2.2. Giao thức truyền thông Protocol

1.2.3. Chuẩn truyền thông với chế độ AD HOC

1.2.4. Chuẩn truyền thông với TCP và ISO của TCP

1.2.5. Truyền nhận dữ liệu thông qua lệnh TSEND_C và TRCV_C

1.2.6. Truyền nhận dữ liệu với TCON, TDISCON, TSEND và TRCV (truyền thông TCP)

1.3. Truyền thông kết nối giữa các CPU S7

1.3.1. Lệnh nhận dữ liệu GET

1.3.2. Lệnh truyền dữ liệu PUT

1.3.3. Lập trình truyền thông giữa các CPU theo Server và Client

1.4. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng

Chương 2: Thiết kế Webserver cho PLC S7-1200

2.1. Kích hoạt chức năng Web Server

2.2. Cấu hình Web Server cho User

2.3. Truy xuất Web từ PC và thiết bị di động

2.3.1. Truy cập trang Web chuẩn từ PC

2.3.2. Truy cập trang Web chuẩn từ thiết bị di động

2.4. Chuẩn của một trang Web

2.4.1. Layout của một trang Web chuẩn

2.4.2. Xem thông tin PLC bằng Web server

2.4.3. Thông tin chuẩn đoán PLC

2.4.4. Trạng thái biến với Variable Status

2.4.5. Xem thông tin Recipe và Data log với Web server

2.5. Thiết kế Web theo người dùng với User – Defined Web Pages

2.5.1. Những kiến thức cần để thiết kế Web Server

2.5.2. Khởi tạo trang HTML

2.5.3. Các tập lệnh AWP được hỗ trợ cho Web server

2.5.4. Cấu hình sử dụng User – Defined Web Pages

291

2.5.5. Lập trình WWW cho User – Defined Web Pages

2.5.6. Lưu ý trong thiết kế Web với User – Defined Web Pages

2.6. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng

Chương 3: Lập trình với ngôn ngữ S7-SCL

3.1. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình S7-SCL

3.1.1. Khởi tạo khối hàm với ngôn ngữ S7-SCL

3.1.2. Các toán tử của ngôn ngữ S7-SCL

3.2. Các tập lệnh điều khiển hỗ trợ S7-SCL

3.2.1. Lệnh lựa chọn với IF…THEN

3.2.2. Lệnh lựa chọn với CASE…OF

3.2.3. Lệnh vòng lặp với FOR…DO

3.2.4. Lệnh vòng lặp với WHILE…DO

3.2.5. Lệnh vòng lặp với REPEAT…UNTIL

3.2.6. Lệnh nhảy với CONTINUE

3.2.7. Lệnh nhảy với EXIT

3.2.8. Lệnh nhảy với GOTO

3.2.9. Lệnh RETURN thoát khỏi khối hàm hiện tại

3.3. Một số bài tập và ví dụ minh họa

3.3.1. Bài tập mẫu số 1

3.3.2. Bài tập mẫu số 2

3.4. Câu hỏi ôn tập và bài tập ứng dụng

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

292

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

CẤU TRÚC MÁY TÍNH NGÀNH ĐIỆN TỬ

1. Tên học phần: CẤU TRÚC MÁY TÍNH NGÀNH ĐIỆN TỬ

2. Mã học phần : 050444

3. Số đơn vị tín chỉ : 3 (3,0,6)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 45 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 90 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: :050408(a)

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên phải nhận dạng được các thành phần cấu trúc của một

máy tính; hiểu nguyên lí hoạt động, giao tiếp giữa các thành phần để từ đó có thể lựa chọn

và lắp ráp một máy tính hoàn chỉnh.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Giới thiệu cho SV về tổ chức và hoạt động của một máy tính. Các vấn đề đều dựa trên ý

tưởng một máy tính được xem như một hệ thống có thứ bậc các cấp, mỗi một cấp thực

hiện một vài chức năng cụ thể.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp: lí thuyết trên 75% , thực hành bắt buộc 100%

- Bài tập: trên lớp, phòng thí nghiệm và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu:

- Khác: Theo yêu cầu của giảng viên

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Vũ Chấn Hưng, Giáo trình Kiến trúc máy tính, Nhà xuất Giao thông vận tải, 2003

10.2Tài liệu tham khảo:

[1]. Tống Văn On, Cấu trúc máy tính, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2000

[2]. Cao Hoàng Anh Tuấn, Lắp ráp và cài đặt máy tính, Trung Tâm Tin Học DHKHTN.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

293

Thành

phần

Thời

lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá

Trọng số

(%) Thời điểm

Điểm

thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, trên lớp tích

cực tham gia phát biểu, thảo luận

nhóm

20

Điểm giữa

kỳ

Tham gia thảo luận, thuyết trình, làm

bài tập nhóm hoặc thi viết hoặc trắc

nghiệm hoặc kết hợp cả hai

20

Thi cuối

kỳ

Thi viết hoặc trắc nghiệm hoặc kết

hợp cả hai 60

Theo lịch

phòng ĐT

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG TÊN CHƯƠNG LÝ

THUYẾT

THỰC

HÀNH

1 CHƯƠNG 1: KIẾN TRÚC CƠ BẢN CỦA MÁY

TÍNH 6 0

2 CHƯƠNG 2: BUS VÀ VÂN ĐỀ TRUYÊN THÔNG

TIN TRONG MÁY TÍNH 7 0

3 CHƯƠNG 3: BỘ NHỚ 7 0

4 CHƯƠNG 4: CÁC PH ƯƠNG PHÁP VÀO-RA DỮ

LIỆU 7 0

5 CHƯƠNG 5: CÁC THIẾT B Ị NGOẠI VI 5 0

6 CHƯƠNG 6: LẮP RÁP CÀI ĐẶT MÁY TÍNH 5 0

7 CHƯƠNG 7: SAO LƯU PHỤC HỒI DỮ LIỆU 5 0

8 CHƯƠNG 8: BẢO MẬT VỚI REGISTRY, GROUP

POLICY 3 0

Tổng cộng: 45 0

1. Chương 1: Kiến trúc cơ bản của máy tính

294

§ 1.1. Những thành phần cơ bản của máy tính

§ 1.2. Hệ đếm nhị phân và phương pháp biểu diễn thông tin trong máy tính

§ 1.3. Kiến trúc một máy tính đơn giản

2. Chương 2: Bus và vân đề truyên thông tin trong máy tính

§ 2.1. Hệ thống BUS

§ 2.2. Thiết bị ba trạng thái

§ 2.3. Chu kỳ BUS

3. Chương 3: Bộ nhớ

§ 3.1. Các đặc trưng của hệ thống bộ nhớ.

§ 3.2. Sự phân cấp bộ nhớ

§ 3.3. Xây dựng bộ nhớ từ các chip nhớ..

4. Chương 4: Các Phương Pháp Vào-Ra Dữ Liệu

§ 4.1. Cấu trúc phần cứng của các hệ thống vào-ra dữ liệu

§ 4.2. Các phương pháp vào-ra dữ liệu

5. Chương 5: Các Thiết Bị Ngoại Vi

§ 5.1. Các thiết bị nhập, xuất dữ liệu

§ 5.2. Các thiết bị lưu trữ dữ liệu

6. Chương 6: Lắp Ráp Cài Đặt Máy Tính

§ 6.1. Khảo sát, lắp ráp các thành phần phần cứng máy tính

§ 6.2. Khảo sát BIOS – đọc hiểu catalog

§ 6.3. Cài đặt WINDOWS XP, các driver thiết bị

§ 6.4. Cài đặt phần mềm ứng dụng (OFFICE, mã Unikey, Orcad, Workbench, Anti-Virus)

§ 6.5. Cài đặt Windows tự động (không giám sát).

7. Chương 7: Sao Lưu Phục Hồi Dữ Liệu

§ 7.1. Phân chia đĩa.

§ 7.2. Backup, restore.

§ 7.3. Tạo file Image cho 1 partition.

§ 7.4. Phục hồi partition từ file Image đã tạo.

8. Chương 8: Bảo Mật Với Registry, Group Policy

§ 8.1. Giới thiệu

§ 8.2. Cấu hình máy tính với Registry, Group Policy

§ 8.3. Bảo vệ máy tính với Registry, Group Policy

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

295

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

296

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

CÔNG NGHỆ VI ĐIỆN TỬ

1. Tên học phần :CÔNG NGHỆ VI ĐIỆN TỬ

2. Mã học phần : 050482

3. Số tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 4

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 050395(a)

7. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức:

Hiểu được tổng quan về các loại mạch tích hợp

Mô tả được công nghệ chế tạo BiPolar, CMOS, BiCMOS.

Hiểu được việc lập trình cho linh kiện FPGA.

Biết ứng dụng lập trình FPGA để tại ra các mạch logic số tổ hợp và bộ nhớ.

- Kỹ năng:

Thiết kế và layout các cổng logic bằng linh kiện MOS

Lập trình FPGA để tạo ra các mạch logic số tổ hợp

Ứng dụng và lập trình hệ thống nhúng.

-Thái độ:

Học tập nghiêm túc, tôn trọng người học và người dạy.

Tham gia tích cực các buổi học lý thuyết, tối thiểu 80% tổng số buổi học.

Thể hiện năng lực tự học thông qua làm các bài tập.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Công nghệ vi điện tử là học phần bắt buộc của chuyên ngành Điện tử, giúp SV có các

kiến thức nền tảng về thiết kế vi mạch IC: cơ sở vi mạch bán dẫn, qui trình thiết kế vi

mạch, các công đoạn xử lí và kĩ thuật lập trình FPGA cho vi mạch.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

297

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Giáo trình Công nghệ vi điện tử, ĐH Công nghiệp Tp.HCM

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1]. Nguyễn Quốc Tuấn, Ngôn ngữ VHDL để thiết kế vi mạch, NXB ĐH Quốc gia

Tp.HCM, 2002.

11. Thi, kiểm tra và đánh giá:

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi tự luận trên giấy

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian

Ghi chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Phần A: Công nghệ Mạch tích hợp

(IC)

2 Chương 1: Tổng quan về IC 3 3 0 6

3 Chương 2: Đặc tính của các linh

kiện MOS

3 3 0 6

4 Chương 3: Công nghệ xử lí CMOS 4 4 0 8

5 Chương 4: Mạch CMOS và thiết kế

logic

4 4 0 8

298

6 Chương 5: Bộ nhớ 4 4 0 8

7 Chương 6: Công nghệ IC 4 4 0 8

8 Phần B: Linh kiện khả trình FPGA

9 Chương 7: Các công nghệ lập trình

và Cấu trúc linh kiện FPGA

4 4 0 8

10 Chương 8: Ngôn ngữ lập trình

VHDL

4 4 0 8

TỔNG CỘNG 30 30 0 60

1. Phần A: Công nghệ Mạch tích hợp (IC)

2. Chương 1: Tổng quan về IC

1.1 Khái niệm

1.2 Các lọai mạch tích hợp

3. Chương 2: Đặc tính của các linh kiện MOS

2.1 Transistor tăng cường n-MOS

2.2 Transistor tăng cường p-MOS

2.3 Thế ngưỡng

2.4 Các phương trình thiết kế dụng cụ MOS

2.5 Đặc trưng DC của cổng đảo CMOS

2.6 Các dụng cụ hai phân cực

4. Chương 3: Công nghệ xử lí CMOS

3.1 Quy trình tạo móng

3.2 Phương pháp cấy ion

3.3 Quy trình đấu dây

3.4 Quy tắc thiết kế layout

5. Chương 4: Mạch CMOS và thiết kế logic

5.1 Thiết kế vật lí cơ bản các cổng logic đơn giản

5.2 Layout cổng logic phức tạp

299

5.3 Thiết kế phần tử chuẩn CMOS

5.4 Những cấu trúc logic CMOS

6. Chương 5: Bộ nhớ

5.1 Khái niệm

5.2 Bộ nhớ chỉ đọc (ROM)

5.3 Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên tĩnh (SRAM)

5.4 Thiết kế bộ nhớ

7. Chương 6: Công nghệ IC

6.1 Các bước thiết kế

6.2 Mô phỏng và xuất Netlist

6.3 Kiểm tra thiết kế (design rules check)

6.4 Chế tạo

6.5 Các bước layout vi mạch

6.6 Quy tắc layout vi mạch

8. Phần B: Linh kiện khả trình FPGA

9. Chương 7: Các công nghệ lập trình và Cấu trúc linh kiện FPGA

7.1 Tổng quan về công nghệ lập trình

7.2 Công nghệ lập trình Anti-fuse

7.3 Công nghệ lập trình EPROM/ EEPROM

7.4 Công nghệ lập trình SRAM

7.5 Cấu trúc tổng quát FPGA

7.6 Phân loại và ứng dụng FPGA

7.7 Cấu trúc FPGA Xillinx và các khối chức năng

7.8 Cấu trúc FPGA Altera và các khối chức năng

7.9 Placement và Routing, tối ưu logic cho FPGA

7.10 So sánh FPGA và CPLD

7.11 Hệ thống nhúng

10. Chương 8: Ngôn ngữ lập trình VHDL

8.1 Cấu trúc tập lệnh

8.2 Cú pháp tập lệnh

8.3 Mô hình đặc trưng

300

8.4 Mô hình cấu trúc

8.5 Tổng hợp mạch

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

301

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

MẠNG VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU

1. Tên học phần :MẠNG VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU

2. Mã học phần :050531

3. Số tín chỉ :2(2,0,4)

4. Trình độ :Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian:

- - Lên lớp : 30 tiết

- - Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- - Thực hành : 0 tiết

- - Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 050450(a)

7. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức:

Hiểu biết những nguyên lí và những vấn đề cơ bản của kĩ thuật truyền số liệu, thiết bị

dồn và tách kênh, kĩ thuật sửa sai, điều khiển luồng.

- Kỹ năng:

Có kĩ năng trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của kĩ thuật truyền số liệu, thiết bị dồn

và tách kênh, kĩ thuật sửa sai, điều khiển luồng.

- Thái độ:

- Học tập nghiêm túc, tôn trọng người học và người dạy.

- Tham gia tích cực các buổi học lý thuyết, tối thiểu 80% tổng số buổi học.

Thể hiện năng lực tự học thông qua làm các bài tập.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Cung cấp kiến thức về thông tin máy tính và số liệu: nguyên lí và những vấn đề cơ

bản của kĩ thuật truyền số liệu, thiết bị dồn và tách kênh, kĩ thuật sửa sai, điều khiển

luồng. Các dịch vụ chuyển dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng và giữa các mạng với

nhau.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

302

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Nguyễn văn Thưởng, Cơ sở kĩ thuật truyền số liệu, ĐHBK Tp.HCM, 1997.

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1] William Stallings, "Data and Computer Communications" 3rd ed, Prentice - Hall

Indernational Inc.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp

(45 phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi tự luận trên giấy

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian

Ghi chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1 : Các khái niệm

cơ bản về mạng 5 5 0 10

2 Chương 2 : Mô hình osi. 5 5 0 10

3 Chương 3 : Cáp mạng –

card mạng. 5 5 0 10

4 Chương 4 : Topology. 5 5 0 10

5 Chương 5: Giao thức 5 5 0 10

6 Chương 6 : Liên kết mạng 5 5 0 10

Tổng 30 30 0 60

303

1. Chương I : Các khái niệm cơ bản về mạng

§1.1 Định nghĩa mạng.

1.1.1. Các định nghĩa.

1.1.2. Các thành phần của mạng.

§ 1.2. Giới thiệu các loại mạng.

1.2.1. Phân loại mạng.

1.2.2. Các giải pháp thiết lập mạng.

1.2.3. Giới thiệu về LAN, WAN, INTERNET.

2. Chương II : Mô hình osi.

§ 2.1 Mô Hình tham chiếu OSI

2.1.1. Mục đích của mô hình tham chiếu OSI.

2.1.1. Mô tả các lớp của mô hình tham chiếu OSI.

§ 2.2. Mô hình TCP/IP.

2.2.1. Mục đích của mô hình tham chiếu TCP/IP.

2.2.2. Mô tả các lớp của mô hình tham chiếu TCP/IP.

§ 2.3. So sánh giữa mô hình OSI và TCP/IP

3. Chương III : Cáp mạng – card mạng.

§ 3.1. Các loại cáp mạng.

3.1.1. Khái niệm.

3.1.2. Các loại cáp mạng.

3.1.3. Nguyên tắc đấu nối.

§ 3.2. Các loại card mạng.

3.2.1. Khái niệm cơ bản.

3.2.2. Loại sử dụng đầu nối BNC.

3.2.3. Loại sử dụng đầu nối UTP.

3.2.4. Các loại đầu nối khác.

4. Chương IV : TOPOLOGY.

§ 4.1. Các phương pháp truy xuất môi trường.

4.1.1. CDMA.

4.1.2. CSMA/CD.

4.1.3. TDMA.

4.1.4. FDMA.

4.1.5. Các chức năng bổ sung khác.

304

§ 4.2. Phương pháp trao đổi thông tin trên mạng.

4.2.1. Tranh chấp.

4.2.2. Hỏi vòng.

4.2.3. Truyền thẻ bài.

4.2.4. Đòi hỏi ưu tiên.

§ 4.3. Cấu trúc liên kết mạng.

4.3.1. BUS.

4.3.2. STAR.

4.3.3. RING.

4.3.4. MESH.

4.3.5. HYBRID.

§4.4. Chuẩn liên kết mạng.

4.4.1. Giới thiệu về các chuẩn liên kết mạng.

4.4.2. Ethernet.

4.4.3. Token - ring.

5. Chương V: Giao thức

§ 5.1. Giao thức hệ thống.

5.1.1. TCP/IP.

5.1.2. NetBEUI.

5.1.3. IPX/SPX and NWLINK.

5.1.4. APPC.

5.1.5. Apple Talk.

5.1.6. DLC.

§ 5.2. Giao thức ứng dụng.

5.2.1. SMTP( Simple Mail Transfer Protocol).

5.2.2. POP3( Post Office Protocol).

5.2.3. HTTP.

5.2.4. FTP.

5.2.5. TELNET.

5.2.6. LDAP( Lightwieght Directory).

§ 5.3. Giao thức truy xuất.

5.3.1. SLIP( Serial Line Interface Protocol).

5.3.2. PPP( Point to Point Protocol).

305

5.3.3. PPTP(Point to Point Tunneling Protocol).

5.3.4. L2TP(Layer-2 Tunneling Protocol).

6. Chương VI : Liên kết mạng

§ 6.1. Khái niệm liên kết mạng.

§ 6.2. Các thiết bị liên kết mạng.

6.2.1. Addressing.

6.2.2. Modems.

6.2.3. Repeaters.

6.2.4. Hubs.

6.2.5. Bridges.

6.2.6. Routings

6.2.7. Getways.

Chương VII : MẠNG KHÔNG DÂY.

§ 7.1. Đường truyền không dây.

7.1.1. Đường truyền bằng sóng RADIO.

7.1.2. Đường truyền bằng sóng hồng ngoại.

§ 7.2. Các sơ đồ truyền.

7.2.1. Sơ đồ truyền sóng RADIO.

7.2.2. Sơ đồ hồng ngoại.

§ 7.3. Các chuẩn cho mạng không dây.

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

306

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THÍ NGHIỆM ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT NGÀNH ĐIỆN

1. Tên học phần: THÍ NGHIỆM ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT NGÀNH ĐIỆN

2. Mã học phần : 050469

3. Số đơn vị tín chỉ : 2(0,4,4)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ 4

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 60 tiết

- Tự học : 60 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: 050438(a)

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng :

- Nắm vững nguyên lý hoạt động của mạch công suất.

- Có khả năng phân tích, tính toán trong các mạch công suất.

- Có khả năng lắp ráp và sửa chữa mạch điện tử công suất.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức về các thiết bị bán dẫn công suất, các

sơ đồ chỉnh lưu diod, các sơ đồ chỉnh lưu Thyristor, bộ biến đổi điện áp xoay chiều,

bộ biến đổi điện áp một chiều, bộ biến tần.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp: Bắt buộc 100%

- Bài tập: Trên lớp và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu: Chuẩn bị nguyên liệu

- Khác: Theo yêu cầu của giáo viên

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách giáo trình chính

[1]. Giáo trình Thí nghiệm Điện tử công suất, Khoa Điện, Đại Học Công Nghiệp

TP. HCM

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Bính, Điện tử công suất, NXB KHKT, 1998.

307

[2] Cyril. W., Lander, Điện tử công suất và điều khiển động cơ, 2000.

[3] Ngô Xuân Tùng, Trương Tri Ngộ, Điện tử công suất, NXB KHKT, 1999.

[4] Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi, Phân tích và giải mạch điện tử công suất,

NXB KHKT, 2001.

[5] Power Electronics: Converter, Application, and Design, NED MOHAN, New

York: John Wiley & Sons, 1989.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

- Dự lớp: Có mặt trên lớp làm thực hành 100% tổng số thời gian.

- Thi kết thúc học phần :Thi thực hành, 100% điểm thi kết thúc điểm chấm trực

tiếp trên bài thực hành,theo lịch phòng ĐT.

12. Thang điểm thi: Theo quy chế tín chỉ

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Bài 1: Hướng dẫn mở đầu 10 10 5

2 Bài 2: Chỉnh lưu không điều khiển. 10 10 5

3 Bài 3: Chỉnh lưu có điều khiển 10 10 5

4 Bài 4: Bộ biến đổi điện áp xoay chiều 10 10 5

5 Bài 5: Bộ biến đổi điện áp một chiều 10 10 5

6 Bài 6: Inverters 10 10 5

Tổng 60 60 30

Bài 1: Hướng dẫn mở đầu

1.1. Nội quy phòng thí nghiệm

1.2. HD sinh viên biết cách sử dụng bộ thí nghiệm, sử dụng testboard, sử dụng dao động

ký để làm các bài thực hành

Bài 2: Chỉnh lưu không điều khiển

2.1 Mạch chỉnh lưu bán kỳ một pha không điều khiển M1U

2.2 Mạch chỉnh lưu cầu một pha không điều khiển B2U

308

2.3 Mạch chỉnh lưu ba pha hình tia không điều khiển

2.4 Mạch cầu 6 xung không điều khiển B6U

2.5 Giá trị trung bình và hiệu dụng trong chỉnh lưu không điều khiển

2.6 Số xung và độ gợn sóng trong mạch chỉnh lưu không điều khiển

Bài 3: Chỉnh lưu có điều khiền

3.1 Mạch chỉnh lưu điểm giữa đơn xung có điều khiển M1C

3.2 Mạch cầu 2 xung điều khiển B2C

3.3 Mạch cầu 2 xung bán điều khiển

3.4 Mạch chỉnh lưu cầu một pha bán điều khiển

3.5 Mạch chỉnh lưu có điều khiển 3 pha hình tia

3.6 Mạch chỉnh lưu có điều khiển 3 pha hình tia ở chế độ nghịch lưu

3.7 Chỉnh lưu cầu 3 pha có điều khiển B6

3.8 Trị trung bình và hiệu dụng của dòng điện trong bộ chỉnh lưu

Bài 4: Bộ biến đổi điện áp xoay chiều

4.1 Bộ điều chỉnh điện áp xoay chiều một pha W1C

4.2 Nhóm xung điều khiển

Bài 5: Bộ chỉnh lưu điện áp một chiều

5.1 Điều chế độ rộng xung.

5.2 Bộ biến đổi điện áp DC trực tiếp sử dụng phương pháp điều chế độ rộng xung dùng

GTO

5.3 Bộ biến đổi DC/DC

5.4 Cầu H-MOS-FET với bộ điều chế độ rộng xung

Bài 6: Inverters

Cầu H dùng như Inverter

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

309

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

SCADA NGÀNH ĐIỆN

1. Tên học phần: SCADA NGÀNH ĐIỆN

2. Mã học phần : 191010

3. Số tín chỉ : 2(1,2,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 4

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 15 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 45 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 050531(a)

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng thực hiện được các khái niệm, tính năng

và các thành phần cơ bản trong hệ thống SCADA và phương pháp truyền thông giữa các

thiết bị trường và phân tích thiết kệ hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

SCADA là hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu dựa trên nền tảng máy tính

được phát triển hơn 40 năm, là một công nghệ mà nó cho phép thu thập từ xa dữ liệu từ

một hoặc nhiều vị trí trong hệ thống từ đó sẽ xử lý, giám sát và phát đi các tín hiệu điều

khiển phản hồi. Môn học này nhằm giúp cho sinh viên hiểu được: Cấu trúc của hệ thống

SCADA, các tính năng của hệ thống SCADA, phân tích và thiết kế các hệ hệ thống

SCADA trong thực tế.

9. Nhiệm vụ sinh viên

- Dự lớp: lý thuyết trên 80% , thực hành bắt buộc 100%

- Bài tập: trên lớp, phòng thí nghiệm và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu:

- Khác: Theo yêu cầu của giảng viên

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính

[1]. SCADA, Khoa Điện, Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. PTS. Lê Hồi Quốc, Bộ điều khiển lập trình vận hành và ứng dụng, NXB KHKT, 1990.

310

[2].Trần Doãn Tiến, Tự động điều khiển các quá trình công nghệ, NXB GD,1998.

[3]. Ronald L. Krutz, Securing SCADA SystemsKruitz, Wiley Publishing, Inc, 1980.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Thành phần Thời lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá Trọng số (%)

Điểm thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, có 1 bài

kiểm tra lý thuyết 20

Điểm giữa kỳ Có 4 bài kiểm tra thực hành 30

Thi cuối kỳ Thi thực hành 50

12. Thang điểm thi : 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Giới thiệu về SCADA 3 3 0 6

2 Chương 2: Cấu trúc của hệ thống

SCADA

6 6 0 12

3 Chương 3: Các chức năng điều khiển

và giám sát của hệ thống SCADA

6 6 0 12

4 Bài 1: Phần mềm MX4, Indusoft Web

Studio 5 0 5 2.5

5 Bài 2: Truyền thông các RTU

(CC – Link, Melsec – Net) 5 0 5 2.5

6 Bài 3: Truyền thông giữa MTU và

RTU 5 0 5 2.5

7 Bài 4: Thiết kế HMI và lập trình ứng

dụng 15 0 15 7.5

Tổng 45 15 30

311

Chương 1: Giới thiệu về SCADA

1.1 Giới thiệu

1.2 Lịch sử phát triển

1.3 Định nghĩa hệ thống SCADA

1.4 Tính năng của hệ thống SCADA

1.5 Các mô hình điều khiển tại chổ và từ xa truyền thống và xu thế của công nghệ ngày

nay

1.6 Tóm tắt các đặc điểm của những hệ thống điều khiển trong công nghiệp

1.7 So sánh vai trò của PLC, DCS, SCADA

1.8 Cấu trúc mô hình của hệ thống SCADA

1.9 Các ứng dụng tiêu biểu trong công nghiệp

Chương 2: Cấu trúc tổng quát của hệ thống SCADA

2.1. Phần cứng (Hardware)

2.2. Người vận hành (Operator)

2.2.1. Human Machine Interface(HMI)

2.2.2. Đơn vị đầu cuối (RTU Remote Terminal Unit)

2.2.3. PLC sử dụng như RTU

2.2.4. Đơn vị đầu cuối chủ(MTU-Master Terminal Unit)

2.2.5. Các thiết bị trường (Field Devices)

2.2 Truyền thông (Communication)

2.2.1. Giới thiệu

2.2.2. Truyền dữ liệu

2.2.3. Mô hình OSI

2.2.4. Mô hình TCP/IP

2.2.5. Giao thức MODBUS

2.2.6. Giao thức DNP3

2.2.7. Giao tiếp RS – 232, RS – 422

2.2.8. Cấu trúc mạng RS – 485

2.2.9. Fieldbus, phân loại, đặc tính và ứng dụng

2.2.10. CC – Link, Melsec-Net (Communication & Control Link )

2.2.11. Các giao thức cho truyền thông xa (điện thoại, vô tuyến, cáp quang)

2.2.12. Giao thức và phương thức truyền dữ liệu qua mạng LAN

2.3 Phần mềm (Software)

312

2.3.1 Các phần mềm ứng dụng cho hệ thống SCADA (FIX-DMACS, WINCC,

WONDERWARE, GENIES, MX4, INDUSOFT WEB STUDIO..) Và các phần mềm

khác.

2.3.2 Các chức năng và ứng dụng (thu thập, hiển thị, quản lý CSDL…)

2.3.3 Hướng dẫn sử dụng

Chương 3: Các chức năng điều khiền và giám sát của hệ thống SCADA

3.1. Thu thập dữ liệu

3.2. Phân tích và xử lý dữ liệu

3.3. Điều khiển và giám sát hệ thống

3.4. Quản lý các thủ tục đóng cắt

3.5. Ghi nhập dữ liệu theo thời gian

3.6. Báo động cho vận hành viên

3.7. Thu thập dữ liệu sự cố

3.8. Báo cáo và tính toán

3.9. Quản lý sa thải phụ tải

Bài 1: Phần mềm SCADA MX4, INDUSOFT WEB STUDIO

1.1. Giới thiệu về MX4, Indusoft Web Studio

1.2. Cấu hình truyền thông

Bài 2: Truyền thông các RTU (MẠNG CC – Link, Melsec – Net)

2.1. Giới thiệu

2.2. Cấu hình phần cứng

2.3. Giao thức truyền thông trên mạng

2.4. Truyền dữ liệu giữa các RTU

Bài 3: Truyền thông giữa RTU và MTU

3.1. Giới thiệu

3.2. Giao thức truyền thông

3.3. Thiết bị và cấu hình phần mềm

3.4. Truyền dữ liệu MTU và RTU

Bài 4: Thiết kế HMI VÀ lập trình ứng dụng

4.1. Giới thiệu

4.2. Thiết kế giao diện và lập trình hệ thống điều khiển

4.2.1. Read/Write tín hiệu Digital

4.2.2. Read/Write tín hiệu Analog

313

4.2.3. Lập biểu đồ

4.2.4. Lập báo báo và xuất ra máy in

4.2.5. Ghi nhật ký

4.2.6. Thủ thuật giám sát các đối tượng

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

314

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

QUY HOẠCH MẠNG ĐIỆN

1. Tên học phần: QUY HOẠCH MẠNG ĐIỆN

2. Mã học phần : 191011

3. Số tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 4

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết :

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng hiểu biết về bài toán kinh tế - kỹ thuật

trong phát triển, nâng nguồn và lưới điện. Kỹ năng giải các bài toán tối ưu để so chọn

phương án. Sinh viên sẽ biết thiết kế sơ đồ cung cấp điện và sơ đồ phát triển hệ thống

điện.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học đề cấp đến thực trạng của hệ thống điện hiện hữu, phương pháp cải tạo, nâng cấp

mạng điện cũng như vấn đề phát triển mới hệ thống nguồn phát, hệ thống truyền tải và

phân phối. Ngoài ra môn học cũng giới thiệu các phương pháp toán học phục vụ trong bài

toán qui hoạch mạng điện.

9. Nhiệm vụ sinh viên

- Dự lớp: trên 80%

- Bài tập: trên lớp và ở nhà

- Khác: theo yêu cầu của giảng viên

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách giáo trình chính

[1]. Bài giảng Quy hoạch mạng điện, Khoa Điện, Đại HọcCN Tp HCM, 2008.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Trần Đình Long, Quy hoạch phát triển năng lượng và điện lực, NXB KHKT, 1999.

[2] Trần Đình Long, Lý thuyết hệ thống, NXB KHKT Hà Nội, 1997.

315

[3] B. Lapillone, Lecture notes on sectoral energy demand analysis and forecasting, AIT,

Bangkok, Thailand,1990.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Thành phần Thời lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá Trọng số (%)

Điểm thường

xuyên

Dự lớp trên 80%, có 1 bài kiểm

tra lý thuyết 20

Điểm giữa kỳ Có 1 bài kiểm tra lý thuyết tự

luận 20

Thi cuối kỳ Thi tự luận 60 phút 60

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nôi dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Tổng quan về sự phát

triển của hệ thống năng lượng 3 3 6

2 Chương 2: Bài toán qui hoạch 6 6 12

3 Chương 3: Dự báo nhu cầu điện

năng 3 3

6

4 Chương 4: Quy hoạch nguồn điện 6 6 12

5 Chương 5: Quy hoạch lưới điện 6 6 12

6 Chương 6: Phân tích kinh tế - kỹ

thuật của dự án quy hoạch 6 5 10

Tổng 30 30

Chương 1: Tổng quan về sự phát triển của hệ thống năng lượng

1.1. Sự tăng trưởng dân số và kinh tế

1.2. Đánh giá nhu cầu năng lượng

1.3. Tiềm năng năng lượng sơ cấp của quốc gia

1.4. Năng lượng mới

1.5. Năng lượng và môi trường

316

1.6. Trình tự tiến hành quy hoạch năng lượng

Chương 2: Bài toán quy hoạch

2.1. Khái niệm chung

2.2. Quy hoạch tuyến tính

2.3. Quy hoạch tuyến tính hằng số nguyên

2.4. Bài toán vận tải

2.5. Quy hoạch phi tuyến

Chương 3: Dự báo nhu cầu điện năng

3.1. Những vấn đề chung

3.2. Phương pháp dự báo nhu cầu điện

3.3. Dự báo đồ thị phụ tải

3.4. Dữ liệu trong bài toán dự báo

Chương 4: Quy hoạch nguồn điện

4.1. Khái niệm chung

4.2. Nguồn năng lượng sơ cấp

4.3. Quy hoạch vị trí nguồn

4.4. Các loại nguồn trong hệ thống

Chương 5: Quy hoạch lưới điện

5.1. Giới thiệu

5.2. Các phương pháp quy hoạch lưới điện

5.3. Chọn công suất và điện áp cho lưới

5.4. Cấu trúc tối ưu của lưới điện

Chương 6: Phân tích kinh tế - kỹ thuật của dự án quy hoạch

6.1. Vấn đề chung

6.2. Đánh giá hiệu quả của một dự án

6.3. Phân tích kinh tế - kỹ thuật của một dự án

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

317

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG

1. Tên học phần: THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG

2. Mã học phần :050484

3. Số tín chỉ :2(1,2,4)

4. Trình độ :Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian:

- - Lên lớp : 15 tiết

- - Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- - Thực hành : 30 tiết

- - Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: không

7. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức:

Hiểu biết về cấu tạo và nguyên lí làm việc của các thiết bị tự động: các loại cảm biến,

bộ truyền động, cơ cấu chấp hành.

- Kỹ năng:

Có kĩ năng trong việc sử dụng, lắp đặt và bảo trì các thiết bị và hệ thống tự động

trong thực tế.

- Thái độ:

- Học tập nghiêm túc, tôn trọng người học và người dạy.

- Tham gia tích cực các buổi học lý thuyết, tối thiểu 80% tổng số buổi học.

Thể hiện năng lực tự học thông qua làm các bài tập.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Giới thiệu các phần tử của hệ thống tự động: cảm biến, chuyển đổi và xử lí tín hiệu,

khuếch đại công suất, phần tử chấp hành, các bộ điều khiển…

Phương pháp phân tích, thiết kế các hệ thống tự động điều khiển nhiệt độ, vị trí, tốc

độ, lưu lượng, áp suất…

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

318

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Giáo trình Thiết bị và Hệ thống điều khiển, ĐH Công nghiệp Tp.HCM, 2007.

10.2 Tài liệu tham khảo:

[2]. Phan Quốc Phô, Nguyễn Đức Chiến, Giáo trình cảm biến, NXB Khoa học Kĩ

thuật, 2001.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Thành phần Thời lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá Trọng số (%)

Điểm thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, có 1 bài

kiểm tra lý thuyết 20

Điểm giữa kỳ Có 4 bài kiểm tra thực hành 30

Thi cuối kỳ Thi thực hành 50

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Các khái niệm cơ bản 3 3 0 6

2 Chương 2: Cảm biến & chuyển đổi 4 4 0 8

3 Chương 3: Thiết bị công suất &

chấp hành

4 4 0 8

4 Chương 4: Bộ điều khiển 4 4 0 8

5 Thực hành 1: Cảm biến 10 0 10 10

6 Thực hành 2: Thiết bị chấp hành 10 0 15 10

7 Thực hành 3: Biến tần 10 0 15 10

Tổng 45 15 30 60

319

1. Chương 1: Các khái niệm cơ bản

1.1 Giới thiệu cấu trúc học phần

1.2 Định nghĩa & phân loại hệ thống điều khiển

1.3 HTTĐ: đặc tính, mục tiêu & tiêu chuẩn

2. Chương 2: Cảm biến & chuyển đổi

2.1 Giới thiệu

2.2 Các loại cảm biến

2.3 Các mạch chuyển đổi và xử lí tín hiệu

3. Chương 3: Thiết bị công suất & chấp hành

3.1 Giới thiệu

3.2 Thiết bị điện tử

3.3 Thiết bị điện từ

3.4 Các loại động cơ

3.5 Thiết bị khí nén, thuỷ lực

4. Chương 4: Bộ điều khiển

4.1 Giới thiệu

4.2 Bộ điều khiển dùng relay

4.3 Bộ điều khiển dùng Vi xử lí

4.4 Bộ điều khiển dùng PLC - Máy tính

5. Thực hành 1: Cảm biến

5.1 Cảm biến cảm ứng từ trường và công tắc từ

5.2 Cảm biến điện dung

5.3 Cảm biến điện cảm

5.4 Cảm biến siêu âm

5.5 Cảm biến quang

5.6 Cảm biến lực

5.7 Cảm biến áp suất.

5.8 Cảm biến lực strain gauges.

5.9 Encoder.

6. Thực hành 2: Thiết bị chấp hành

3.1 Các loại van khi nén.

3.2 Các loại contactor

3.3 Timer thời gian

320

3.4 Các loại động cơ.

7. Thực hành 3: Biến tần

3.5 Khảo sát biến tần

3.6 Biến tần điều khiển động cơ

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

321

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

XỬ LÝ SỐ TÍN HIỆU

1. Tên học phần: XỬ LÝ SỐ TÍN HIỆU

2. Mã học phần : 050450

3. Số đơn vị tín chỉ : 3(3,0,6)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ ba

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 45 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 90 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: : 0503959(a)

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

- Hiểu rõ được bản chất của các loại tín hiệu: xác định, ngẫu nhiên, tuần hoàn, năng

lượng, công suất, LTI, …

- Hiểu rõ được ý nghĩa của viêc phân tích phổ Fourier và có kĩ năng trong việc tính toán

phổ Fourier của tín hiệu.

- Hiểu rõ được ý nghĩa và dứng dụng của việc biểu diễn tín hiệu trong dạng rời rạc thời

gian.

- Hiểu rõ được ý nghĩa và biết phương pháp phân tích tín hiệu trong miền thời gian và tần

số.

- Hiểu rõ được ý nghĩa và biết phương pháp biểu diễn hệ thống trong biến đổi Z.

- Kỹ năng:

- Tính toán các hệ thống vào ra

- Giải phương trình sai phân tuyến tính hệ số hằng

- Giải phương trình sai phân trong miền Z và miền tần số

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Xử lí số các loại tín hiệu tương tự và số gồm: phương pháp lấy mẫu, chuyển đổi tín

hiệu tương tự; phép biến đổi Z; phương pháp thiết kế và phân tích bộ lọc số và tương tự có

322

đáp ứng xung hữu hạn và vô hạn; biến đổi Fourier và ứng dụng để xử lí tín hiệu tương tự

và số; mô phỏng dùng phần mềm MATLAB.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1. Sách, giáo trình chính:

[1]. Nguyễn Quốc Trung, Xử lý tín hiệu và lọc số , NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2009

10.2. Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Thương Hàn, Xử lý số tín hiệu và ứng dụng, NXB Giáo Dục, 2006

[2]. Lê Tiến Thường, Xử lý số tín hiệu và Wavelets, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2004

[3]. S J.Orfanidis, Introduction to Signal Processing, Prentice –Hall Publisher 1996, ISBN

0-13-209172-0.

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi tự luận trên giấy

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Tín hiệu và hệ thống rời

rạc

6 6 12

2 Chương 2: Biểu diễn hệ thống và tín

hiệu rời rạc trong miền Z

12 12 24

323

3 Chương 3: Biểu diễn hệ thống và tín

hiệu rời rạc trong miền tần số liên tục

12 12 24

4 Chương 4: Biểu diễn tín hiệu và hệ

thống rời rạc trong miền tần số rời rạc

12 12 24

5 Chương 5: Tổng hợp các bộ lọc số có

đáp ứng xung chiều dài hữu hạn

3 3 6

TỔNG CỘNG 45 45 0 90

Chương 1: Tín hiệu và hệ thống rời rạc

1.1 Nhập môn

1.2 Các hệ thống tuyến tính bất biến

1.3 Các phương trình sai phân tuyến tính hệ số hằng

1.4 Tương quan của các tín hiệu

Chương 2: Biểu diễn hệ thống và tín hiệu rời rạc trong miền Z

2.1 Mở đầu

2.2 Biến đổi Z

2.3 Biến đổi Z ngược

2.4 Tính chất của các biến đổi Z

Chương 3: Biểu diễn hệ thống và tín hiệu rời rạc trong miền tần số liên tục

3.1 Mở đầu

3.2 Biến đổi Fourier của các tín hiệu rời rạc

3.3 Các tính chất của biến đổi Fourier

3.4 So sánh biến đổi Fourier và biến đổi Z

3.5 Biểu diễn hệ thống rời rạc trong miền tần số liên tục

3.6 Lấy mẫu tín hiệu

Chương 4: Biểu diễn tín hiệu và hệ thống rời rạc trong miền tần số rời rạc

4.1 Mở đầu

4.2 Biến đổi Fourier rời rạc đối với các tín hiệu tuần hoàn có chu kỳ N

4.3 Biến đổi Fourier rời rạc đối với các dãy không tuần hoàn có chiều dài hữu hạn

Chương 5: Tổng hợp các bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài hữu hạn

5.1 Mở đầu

324

5.2 Tổng quan

5.3 Các đặc trưng của bộ lọc FIR pha tuyến tính

5.4 Đáp ứng tần số của các bộ lọc FIR pha tuyến tính

5.5 Vị trí điểm không của bộ lọc FIR pha tuyến tính

5.6 Các phương pháp tổng hợp bộ lọc số có đáp ứng xung chiều dài hữu hạn

5.7 Phương pháp cửa sổ

5.8 Phương pháp lấy mẫu tần số

5.9 Phương pháp lặp

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

325

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THÍ NGHIỆM ĐO LƯỜNG ĐIỆN

1. Tên học phần: THÍ NGHIỆM ĐO LƯỜNG ĐIỆN

2. Mã học phần : 050392

3. Số đơn vị tín chỉ : 1(0,2,2)

4. Trình độ : Sinh viên năm thứ hai

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 30 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: : 050195(a)

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Hiểu, vận hành, kiểm tra và hiệu chỉnh các máy đo thông thường.

Nắm được các phương pháp đo các đại lượng điện.

Ứng dụng các thiết bị đo vào trong thực tế.

- Kỹ năng:

Vận dụng và hiểu được nguyên lý hoạt động và sử dụng các dụng cụ đo điện để đo các đại

lượng điện như: điện áp, dòng điện AC và DC, điện trở, điện dung, điện cảm và hỗ cảm,

công suất, điện năng tiêu thụ, hệ số công suất . . .

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học giúp sinh viên làm quen với các máy đo, quan sát thực tế cấu tạo của máy, thực

hiện vận hành, kiểm tra và hiệu chỉnh máy. Thực hiện đo các đại lượng điện như: dòng

điện, điện áp, R – L – C, công suất, điện năng, tần số và góc pha.

Nội dung môn học gồm 06 bài thực hành:

Bài 1: Hướng dẫn mở đầu

Bài 2: Đo các thông số cơ bản về điện

Bài 3: Đo điện năng một pha và ba pha

326

Bài 4: Khảo sát các dạng tín hiệu bằng dao động ký

Bài 5: Đo công suất và hệ số công suất

Bài 6: Cảm biến

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1] Giáo trình thí nghiệm Đo lường điện, Trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Thượng Hàn, Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý, tập 1, 2. NXB Khoa Học

Kỹ Thuật, 1999.

[2]. Nguyễn Trọng Quế, Dụng cụ đo cơ điện. NXB Khoa Học Kỹ Thuật, 1999.

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 100% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi thực hành trên mô hình

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian

Ghi chú Lí thuyết

Thực

hành Tự học

1 Bài 1: Hướng dẫn mở đầu 5 0 5 5

2 Bài 2: Đo các thông số cơ bản về

điện 5 0 5 5

327

3 Bài 3: Đo điện năng một pha và ba

pha 5 0 5 5

4 Bài 4: Khảo sát các dạng tín hiệu

bằng dao động ký 5 0 5 5

5 Bài 5: Đo công suất và hệ số công

suất 5 0 5 5

6 Bài 6: Cảm biến 5 0 5 5

TỔNG CỘNG 30 0 30 30

Bài 1: Hướng dẫn mở đầu

1.1 Giới thiệu các thiết bị thực hành đo

1.2 Hướng dẫn sử dụng đồng hồ VOM

1.3 Hướng dẫn sử dụng ampere kềm (amperobe)

1.4 Hướng dẫn sử dụng máy dao động ký

Bài 2: Đo các thông số cơ bản về điện

2.1 Đo dòng điện, điện áp xoay chiều và một chiều

2.2 Đo giá trị điện trở

Bài 3: Đo điện năng một pha và ba pha

3.1 Đo điện năng phụ tải một pha

3.2 Đo điện năng phụ tải ba pha

Bài 4: Khảo sát các dạng tín hiệu bằng dao động ký

4.1 Khảo sát một số dạng xung thông dụng: xung tam giác, xung vuông, sóng sin...

4.2 Khảo sát dạng sóng các mạch chỉnh lưu

4.3 Khảo sát góc lệch pha giữa hai tín hiệu

Bài 5: Đo công suất và hệ số công suất

5.1 Đo công suất và hệ số công suất phụ tải một pha

5.2 Đo công suất và hệ số công suất phụ tải ba pha

5.2.1 Phụ tải đối xứng đấu sao

5.2.2 Phụ tải không đối xứng đấu sao

5.2.3 Phụ tải đối xứng đấu tam giác

328

5.2.4 Phụ tải không đối xứng đấu tam giác

Bài 6: Cảm biến

6.1. Cảm biến từ

6.2. Cảm biến quang

6.3. Cảm biến hồng ngoại

6.4. Cảm biến nhiệt

6.5. Cảm biến khoảng cách

6.6. Cảm biến vạch màu

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

329

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THÍ NGHIỆM KHÍ CỤ ĐIỆN

1. Tên học phần: THÍ NGHỆM KHÍ CỤ ĐIỆN

2. Mã học phần : 050394

3. Số đơn vị tín chỉ : 1(0,2,2)

4. Trình độ : Sinh viên năm hai

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 30 giờ

6. Điều kiện tiên quyết: :050358(a)

7. Mục tiêu học phần:

- Kiến thức:

Hiểu được nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện.

Sử dụng các loại khí cụ điện.

- Kỹ năng:

Ứng dụng các khí cụ điện vào trong thực tế

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Đây là môn cơ sở trang bị cho sinh viên những kiến thức về các nguyên lý, cách lựa chọn

và ứng dụng vào thực tế.

Nội dung môn học gồm 6 bài thực hành:

Bài 1: Kiểm tra các khí cụ điện và xác định sự cố hư hỏng khí cụ điện

Bài 2: MCB – MCCB

Bài 3: Contactor, Rờ le nhiệt, cầu chì

Bài 4: RCD - Thiết bị bảo vệ dòng rò

Bài 5: Sensor – Cảm biến

Bài 6: Bảo vệ quá dòng, mất pha

330

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Giáo Trình Thí Nghiệm Khí Cụ Điện, Khoa Điện, Đại Học Công Nghiệp TP.HCM,

2007.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Xuân Phú, Tô Đằng, Khí cụ điện, NXB KHKT, 2001.

[2]. Nguyễn Chu Hùng, Kỹ thuật điện 1, NXB ĐHQG, 2003.

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 100% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi thực hành trên mô hình

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian

Ghi chú Lí thuyết

Thực

hành Tự học

1

Bài 1: Kiểm tra các khí cụ điện và

xác định sự cố hư hỏng khí cụ

điện

5 0 5 5

2 Bài 2: MCB – MCCB 5 0 5 5

3 Bài 3: Contactor, Rờ le nhiệt, cầu

chì 5 0 5 5

331

4 Bài 4: RCD - Thiết bị bảo vệ

dòng rò 5 0 5 5

5 Bài 5: Sensor – Cảm biến 5 0 5 5

6 Bài 6: Bảo vệ quá dòng, mất pha 5 0 5 5

TỔNG CỘNG 30 0 30 30

Bài 1: Kiểm tra các khí cụ điện

1.1. Kiểm tra contactor

1.2. Kiểm tra relay nhiệt

1.3. Kiểm tra relay thời gian

1.4. Kiểm tra CB

Bài 2: Xây dựng đặc tính A –s cho MCB

2.1. Lý thuyết cơ sở

2.2. Thực hiện thí nghiệm

2.3. Nhận xét kết quả

Bài 3: Contactor, Rờ le nhiệt, cầu chì

3.1. Lý thuyết cơ sở

3.2. Điện áp hút nhả contactor

3.3. Xây dựng đặc tính A – s cho rờ le nhiệt

3.4. Nhận xét kết quả thí nghiệm

Bài 4: RCD - Thiết bị bảo vệ dòng rò

4.1. Lý thuyết cơ sở

4.2. Thực hiện thí nghiệm

4.3 Nhận xét kết quả

Bài 5: Sensor – Cảm biến

5.1. Lý thuyết cơ sở

5.2. Mạch ứng dụng cảm biến

5.3. Cảm biến kết hợp với counter/timer

5.4. Thiết kế, lắp đặt cảm biến với các ứng dụng công nghiệp

332

Bài 6: Bảo vệ quá dòng, mất pha

6.1. Lý thuyết cơ sở

6.2. Lắp đặt và vận hành mạch bảo vệ mất pha, quá dòng

6.3. Loại bỏ sự cố bằng CB có cuộn shunstrip

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

333

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU ĐIỆN

1. Tên học phần: THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU ĐIỆN

2. Mã học phần : 050402

3. Số tín chỉ : 1(0,2,2)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 30 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 30 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 050396(a)

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng thao tác thiết bị cao áp, kiểm chứng lại

các lý thuyết đã học về vật liệu điện.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Xây dựng các phương pháp cơ bản để phân tích mạch điện một chiều và xoay chiều hình

sin ở chế độ xác lập. Cung cấp nguyên lý, cấu tạo, tính năng và ứng dụng các loại máy

điện cơ bản, trên cơ sở đó có thể hiểu được các máy điện đa dạng gặp trong sản xuất và

đời sống.

9. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp: Bắt buộc 100%

- Bài tập: Trên lớp và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu: Chuẩn bị nguyên liệu

- Khác: Theo yêu cầu của giáo viên

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách, giáo trình chính

[1].Giáo trình Thí Nghiệm Vật Liệu Điện, Khoa Điện, ĐH Công Nghiệp TP. HCM.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Dương Vũ Văn, Vật Liệu Điện - Điện Tử,Truờng Đại học Bách Khoa Tp HCM.

[2].Giáo trình Vật Liệu Điện Đại học, Trường ĐH Công Nghiệp TP HCM.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

334

- Dự lớp: Có mặt trên lớp làm thực hành 100% tổng số thời gian.

- Thi kết thúc học phần :Thực hành,điểm chấm trực tiếp trên bài thực hành,theo lịch

phòng ĐT

12. Thang điểm thi: 10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Bài 1: Giới thiệu 5 5 5

2 Bài 2: Phóng điện trong chất khí 5 5 5

3 Bài 3: Phóng điện trong chất lỏng 5 5 5

4 Bài 4: Phóng điện trong điện môi rắn 5 5 5

5 Bài 5: Đo điện trở và điện trở suất của

điện môi rắn 5 5 5

6 Bài 6: Đo tổn hao điện môi và điện

dung của vật liệu cách điện 5 5 5

Tổng 30 30

Bài 1: Giới thiệu

1.1. Mô hình phòng thí nghiệm

1.3. Nội quy an toàn thí nghiệm cao áp

Bài 2: Phóng điện trong chất khí

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.2. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mắc dây

2.3. Các bước tiến hành thí nghiệm

2.4. Báo cáo và phân tích số liệu

Bài 3: Phóng điện trong chất lỏng

3.1. Cơ sở lý thuyết

3.2. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mắc dây

3.3. Các bước tiến hành thí nghiệm

3.4. Báo cáo và phân tích số liệu

Bài 4: Phóng điện trong điện môi rắn

335

4.1. Cơ sở lý thuyết

4.2. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mắc dây

4.3. Các bước tiến hành thí nghiệm

4.4.Báo cáo và phân tích số liệu

Bài 5: Đo điện trở và điện trở suất của điện môi rắn

5.1. Cơ sở lý thuyết

5.2. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mắc dây

5.3. Các bước tiến hành thí nghiệm

5.4.Báo cáo và phân tích số liệu

Bài 6: Đo tổn hao điện môi và điện dung của vật liệu cách điện

6.1. Cơ sở lý thuyết

6.2. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mắc dây

6.3. Các bước tiến hành thí nghiệm

6.4. Báo cáo và phân tích số liệu

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

336

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN NGÀNH ĐIỆN

1. Tên học phần: THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN NGÀNH ĐIỆN

2. Mã học phần : 050403

3. Số tín chỉ : 1(0,2,1)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành :30 tiết

- Tự học : 15 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 050395(a)

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng:

- Kiến thức:

- Trình bày được các bước đo kiểm tra linh kiện.

- Trình bày được phương pháp kết luận linh kiện tốt, hư.

- Liệt kê được các bước làm bo mạch in.

- Kỹ năng:

- Làm được bo mạch in hoàn chỉnh.

- Lựa chọn, kiểm tra, đánh giá và thay thế được linh kiện.

- Có khả năng phân tích, sửa chửa các mạch phân cực và khuếch đại.

- Thái độ:

- Tích cực tham gia hoạt động nhóm và làm việc cá nhân.

- Rèn luyện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Đây là môn học luyện tập kỹ năng trên cơ sở vận dụng kiến thức sinh viên được học trong

môn kỹ thuật điện tử. Hướng dẫn sinh viên tạo mạch in từ sơ đồ nguyên lý mạch điện, biết

xác định lựa chọn thông số và kiểm tra đánh giá linh kiện, lắp ráp được các mạch điện từ

sơ đồ nguyên lý.

9. Nhiệm vụ của sinh viên

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay

337

chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên.

- Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức học nhóm.

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính

[1].Giáo trình thực hành Điện Tử Cơ bản, Khoa Điện, ĐH Công Nghiệp TP.HCM.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Lê Tiến Thường, Giáo trình điện tử 1, NXB ĐHQG TP. HCM, 2003.

[2]. Theodore F. Bogart, Jr. Electronic devices and circuits, Macmillan, ISBN 0-02-

946517-6

[3]. Phạm Minh Hà, Kỹ thuật Mạch điện tử, NXB KHKT, 2000.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Dự lớp: 100% buổi thực hành

100% điểm thi (chấm điểm trực tiếp trên bài thi thực hành)

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Bài 1: Nhận dạng và kiểm tra linh

kiện 5 5 4

2 Bài 2: Tạo mạch in hàn chì 5 5 4

3 Bài 3: Mạch chỉnh lưu 5 5 3

4 Bài 4: Mạch phân cực và khuếch

đại tín hiệu nhỏ 5 5 2

5 Bài 5: Mạch phân cực và khuếch

đại công suất 5 5 2

6 Ôn tập – Kiểm tra 5 5 0

Tổng 30 30

Bài 1: Nhận dạng và kiểm tra linh kiện

1.1. Nhận dạng linh kiện

338

1.2. Kiểm tra và xác định chân linh kiện

1.3. Xác định thông số linh kiện

Bài 2: Tạo mạch in và hàn chì

2.1. Xác định và bố trí linh kiện trên mạch in

2.2. Vẽ mạch in

2.3. Chọn thuốc rữa mạch

2.4. Kiểm tra, khoan và làm sạch mạch in

Bài 3: Mạch chỉnh lưu

3.1. Mạch chỉnh lưu bán kỳ

3.2. Mạch chỉnh lưu toàn kỳ

Bài 4: Mạch phân cực và khuếch đại tín hiệu nhỏ

4.1. Ráp mạch dùng transistor

4.2. Ráp mạch dùng op – amp

Bài 5: Mạch phân cực và khuếch đại công suất

5.1. Mạch khuếch đại công suất hạng A

5.2. Mạch khuếch đại công suất hạng B

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

339

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THỰC HÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NGÀNH ĐIỆN

1. Tên học phần: THỰC HÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NGÀNH ĐIỆN

2. Mã học phần :050451

3. Số tín chỉ :2(0,4,4)

4. Trình độ :Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 0 tiết

- TT phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 60 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 050408(a)

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng viết các chương trình điều khiển đơn giản

như: Điều khiển led đơn, led 7 đoạn, led ma trận, LCD, động cơ DC, động cơ bước, ADC.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

- Tạo cho sinh viên những cái nhìn cơ bản nhất về VĐK trên thực tế, cách viết một

chương trình, nạp chương trình cho VĐK.

- Giúp cho sinh viên có những khái niệm ban đầu về xuất/ nhập dữ liệu từ vi điều khiển tới

các thiết bị ngoại vi.

Nội dung môn học gồm 4 chương:

Chương 1: Vi điều khiển 8051giao tiếp với led đơn

Chương 2: Vi điều khiển 8051giao tiếp với led 7đoạn

Chương 3: Vi điều khiển 8051giao tiếp với led ma trận

Chương 4: Vi điều khiển 8051giao tiếp với LCD

Chương 5: Vi điều khiển 8051giao tiếp với relay

Chương 6: Vi điều khiển 8051giao tiếp với ma trận phím hiển thi trên led 7 đoạn, LCD

Chương 7: Vi điều khiển 8051giao tiếp với động cơ bước

Chương 8: Vi điều khiển 8051giao tiếp với ADC

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

340

− Dự lớp : 100%

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Nguyễn Tăng Cường, Phan Quốc Thắng, Cấu trúc và lập trình họ Vi điều khiển 8051,

NXB KHKT, 2004.

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1]. Nguyễn Linh Giang, Lê Văn Thái, Kiều Xuân Thực, Giáo trình kỹ thuật lập trình C,

NXBGD,2007.

[2]. Họ 8051, Tống Văn On, NXB ĐHQG TP.HCM 2002.

[3]. www.keil.com/c51

[4]. www.atmel.com/atmel/acrobat/doc1919.pdf

11. Thi, kiểm tra và đánh giá:

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 100% số buổi của môn học thực hành, chấm điểm trực

tiếp trên bài thực hành.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT N ộ i d u n g Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lý

thuyết

Thực

hành Tự học

1 Chương 1: Vi điều khiển 8051giao

tiếp với led đơn 10 10 10

2 Chương 2: Vi điều khiển 8051giao

tiếp với led 7đoạn 10 10 10

3 Chương 3: Vi điều khiển 8051giao

tiếp với led ma trận 10 10 10

4 Chương 4: Vi điều khiển 8051giao

tiếp với LCD 10 10 10

5

Chương 5: Vi điều khiển 8051giao

tiếp với ma trận phím hiển thi trên led

7 đoạn, LCD

10 10 10

341

6 Chương 6: Vi điều khiển 8051giao

tiếp với động cơ bước 10 10 10

1. Chương 1: Vi điều khiển 8051giao tiếp với led đơn

1.1 Lập trình điều khiển led đơn chớp tắt

1.2 Lập trình điều khiển led port chớp tắt

1.3 Lập trình điều khiển led port tạo nhiều hiệu ứng

2. Chương 2: Vi điều khiển 8051giao tiếp với led 7đoạn

2.1. Lập trình điều khiển led 7 đoạn đếm từ 0 -9, 9-0

2.2. Lập trình điều khiển led 7 đoạn đếm từ 00 -99, 99-00

2.3. Lập trình điều khiển led 7 đoạn đếm từ 0 -99999999

3. Chương 3: Vi điều khiển 8051giao tiếp với led ma trận

3.1. Lập trình điều khiển led ma trận 5x7 hiển thị một chữ bất kỳ

3.2. Lập trình điều khiển led ma trận 5x7 đếm từ 0-9, 9-0

3.3. Lập trình điều khiển led ma trận 8x8 chạy một dòng chữ bất kỳ

4. Chương 4: Vi điều khiển 8051giao tiếp với LCD

4.1. Lập trình điều khiển LCD 16x2 hiển thị một ký tự bất kỳ

4.2. Lập trình điều khiển LCD 16x2 hiển thị hai dòng chữ bất kỳ

5. Chương 5: Vi điều khiển 8051giao tiếp với ma trận phím hiển thi trên led 7 đoạn,

LCD

5.1. Lập trình hiển thi mã số phím của bàn phím ma trận 4x4 trên led 7 đoạn

5.2. Lập trình hiển thi mã số phím của bàn phím ma trận 4x4 trên led LCD

7. Chương 6: Vi điều khiển 8051giao tiếp với động cơ bước

6.1. Lập trình điều khiển động cơ bước theo chế độ 1 pha

6.2. Lập trình điều khiển động cơ bước theo chế độ 2 pha

6.3. Lập trình điều khiển động cơ bước theo chế độ nửa bước

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

342

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

ĐIỀU KHIỂN MÁY ĐIỆN

1. Tên học phần: ĐIỀU KHIỂN MÁY ĐIỆN

2. Mã học phần : 050441

3. Số tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 050050(a)

7. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

Trang bị cho sinh viên kiến thức về thiết kế các sơ đồ điều khiển mở máy động cơ thường

sử dụng trong trong nghiệp, dựa trên tư duy của điều khiển logic.

Trang bị các kiến thức về mở máy gián tiếp động cơ điện từ kinh điển đến hiện đại

Phân tích các sơ đồ điều khiển động cơ điện điển hình trong công nghiệp.

- Kỹ năng:

Đọc hiểu được bản vẽ mạch điện

Phân tích được bản vẽ

Thiết kế được mạch điều khiển máy điện dựa theo yêu cầu

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học này mang nội dung cơ bản của lĩnh vực Điều khiển Máy điện: Giới thiệu các

nguyên tắc điều khiển, đọc được bản vẽ mạch và phân tích được bản vẽ mạch điều khiển.

Trang bị cho sinh viên kiến thức để thiết kế một mạch điều khiển hoàn chỉnh

Nội dung môn học gồm 9 chương:

Chương 1: Đặc điểm truyền động điện

Chương 2: Hệ thống thay đổi vận tốc tuyền động điện

343

Chương 3: Xác định công suất truyền động điện

Chương 4: Sơ đồ điện

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách giáo trình chính

[1]. Vũ Quang Hồi, Điều khiển máy điện,NXB Giáo dục, 2005.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Điều Khiển máy điện ứng Dụng Tính Toán Mềm, Hồ Phạm Huy Anh,NXB Đại Học

Quốc Gia TPHCM

11.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Đặc điểm truyền động

điện

5 5 0 10

2 Chương 2: Hệ thống thay đổi vận

tốc tuyền động điện

10 10 0 20

3 Chương 3: Xác định công suất

truyền động điện

5 5 0 10

344

4 Chương 4: Sơ đồ điện 10 10 0 20

Tổng 30 30 0 60

Chương 1: Các đặc tính làm việc của động cơ

1.1 Đặc tính cơ của động cơ AC

1.2 Các phương pháp khởi động động cơ AC

1.3 Các phương pháp hãm động cơ AC

1.4 Các phương pháp thay đổi tốc đô động cơ AC

1.5 Đặc tính cơ của động cơ DC

1.6 Các phương pháp khởi động động cơ DC

1.7 Các phương pháp hãm động cơ DC

1.8 Các phương pháp thay đổi tốc đô động cơ DC

Chương 2: Hệ thống thay đi vận tốc

2.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống MF – ĐC

2.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống MF – Đ/N

2.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống KĐT – ĐC

2.4 Nguyên lý hoạt động của hệ thống C – Đ

2.5 Nguyên lý hoạt động của hệ thống Trục điện

Chương 3: Xác định công suất truyền động

3.1 Khái quát

3.2 Các chế độ làm việc của động cơ

3.3 Hiệu suất truyền động điện qua các khâu truyền động

Chương 4: Sơ đồ điện

4.1 Các mạch điều khiển cơ bản của động cơ AC

4.1.1. Mạch khởi động

4.1.2. Mạch thay đổi tốc độ

4.1.3. Mạch hãm

4.2 Các mạch điều khiển cơ bản của động cơ DC

4.2.1. Mạch khởi động

4.2.2. Mạch hãm

4.3 Sơ đồ điều khiển của các máy công cụ.

345

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

346

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

MÁY ĐIỆN

1. Tên học phần: MÁY ĐIỆN

2. Mã học phần : 050050

3. Số tín chỉ : 4 (4,0,8)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 60 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 120 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 050391(a)

7. Mục tiêu của học phần

Kiến thức:

- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy biến áp, dog965 cơ, máy phát

không đồng bộ; động cơ, máy phát đồng bộ; động cơ, máy phát một chiều và các loại máy

điện đặc biệt

- Giải thích được các nhãn máy trên các động cơ

- Trình bày được phương pháp mở máy và điều khiển tốc độ

- Khảo sát chế độ làm việc ở tải không đối xứng của máy biến áp và máy phát điện đồng

bộ.

Kỹ năng:

- Đọc được nhãn máy động cơ

- Phân biệt được các loại máy điện

- Biết vận dụng kiến thức để biến đổi động cơ 3 pha sử dụng ở lưới điện một pha

Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về máy điện giúp sinh viên hiểu

được về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các phương pháp khởi động và điều khiển tốc độ

của máy điện.

347

Nội dung môn học gồm 4 chương:

Chương 0 : Khái niệm chung về máy điện

Chương 1: Máy biến áp

Chương 2: Máy điện không đồng bộ

Chương 3: Máy điện đồng bộ

Chương 4: Máy điện một chiều

Chương 5: Các loại máy điện khác

9. Nhiệm vụ của sinh viên

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách giáo trình chính

[1]. Nguyễn Trọng Thắng, Máy điện , NXKHKT, 2005

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu, Máy điện 1,2, NXB

Hà Nội, 2000.

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 0 : Khái niệm chung về máy 4 4 0 8

348

điện

2 Chương 1: Máy biến áp 12 12 0 24

3 Chương 2: Máy điện không đồng bộ 17 17 0 34

4 Chương 3: Máy điện đồng bộ 10 10 0 18

5 Chương 4: Máy điện một chiều 10 10 0 12

6 Chương 5: Các loại máy điện khác 7 7 0 14

Tổng 60 60 0 120

Khái niệm chung về máy điện

12 Các định luật cơ bản dùng trong máy điện

3 Mạch từ

4 Các Vật liệu chế tạo máy điện

5 Các đại lượng định mức trong máy điện

Chương 1: Máy biến áp (MBA)

1.1 Khái niệm chung và phân loại máy biến áp

1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp

1.3 Máy biến áp ba pha, tổ nối dây

1.4 Quá trình điện từ trong máy biến áp

1.5 Mô hình toán MBA, sơ đồ thay thế MBA

1.6 Các chế độ làm việc của máy biến áp

1.7 Các loại máy biến áp đặc biệt

1.8 Nhiều MBA làm việc song song

Chương 2: Máy điện không đông bộ (KĐB)

2.1 Khái niệm chung

2.2 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện KĐB

2.3 Các phương trình, sơ đồ thay thế của động cơ KĐB

2.4 Quá trình biến đổi năng lượng và hiệu suất của động cơ điện KĐB

2.5 Mở máy động cơ điện không đồng bộ ba pha

2.6 Điều chỉnh tốc độ, và đảo chiều quay động cơ điện KĐB

2.7 Các chế độ hãm động cơ điện KĐB

2.8 Máy điện KĐB làm việc ở chế độ máy phát

2.9 Máy điện KĐB một pha.

Chương 3: Máy điện đồng bộ

349

3.1 Khái niệm chung và phân loại máy điện đồng bộ

3.2 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện đồng bộ

3.3 Các phương trình và sơ đồ thay thế của máy điện đồng bộ

3.4 Quá trình biến đổi năng lượng của máy điện đồng bộ

3.5 Các chế độ làm việc của máy điện đồng bộ

3.6 Máy điện đồng bộ làm việc ở chế độ động cơ

Chương 4: Máy điện một chiều

4.1 Cấu tạo của máy điện một chiều

4.2 Nguyên lý làm việc của máy điện một chiều

4.3 Từ trường và sức điện động của máy điện một chiều

4.4 Công suất điện từ, momen điện từ của máy điện một chiều

4.5 Tia lửa điện trên cổ góp và biện pháp khắc phục

4.6 Máy phát điện một chiều

4.7 Động cơ điện một chiều

Chương 5: Các loại máy điện khác

5.1 Động cơ vạn năng

5.2 Động cơ bước

5.3 Máy phát tốc độ

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN

1.Tên học phần: THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN

350

2.Mã học phần : 050471

3.Số tín chỉ : 2(1,2,4)

4.Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5.Phân bố thời gian

- - Lên lớp : 15 tiết

- - Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- - Thực hành : 30 tiết

- - Tự học : 60 tiết

6.Điều kiện tiên quyết: 050008(a)

7.Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

-Hiểu được quy trình thiết kế cấp điện

- Tính toán lựa chọn được phụ tải

- Tính toán lựa chọn được thiết bị điện và tiết diện dây

- Tính toán lựa chọn được thiết bị chống sét

- TÍnh toán lựa chọn được máy biến áp

- Kỹ năng:

Thiết kế cấp điện được cho khu vực nông thôn, đô thị và công nghiệp

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học thiết kế cấp điện là môn học chuyên ngành tự chọn cho sinh viên ngành cung cấp

điện. Môn học cung cấp điện trang bị cho sinh viên những kỹ năng về thiết kế cung cấp,

gồm các loại phụ tải công nghiệp, dân dụng, sinh hoạt, dịch vụ...Môn học được dựa trên

các tiêu chuẩn về thiết kế cấp điện của Việt Nam, Châu Âu. Môn học là nền tảng cho các

sinh viên khi làm luận án tốt nghiệp về cung cấp điện.

Môn học bao gồm có 3 chương:

Chương 1 : Thiết kế cấp điện cho khu vực nông thôn

Chương 2 : Thiết kế cấp điện cho khu vực đô thị

Chương 3 : Thiết kế cấp điện công nghiệp

9.Nhiệm vụ của sinh viên

− Dự lớp

351

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Vũ Văn Tẩm, Ngô Hồng Quang ,Giáo trình Thiết Kế Cấp điện, NXB GD, 2009

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1]. Hệ Thống Cung Cấp Điện Xí Nghiệp Công Nghiệp Đô Thị Và Nhà Cao Tầng,Nguyễn

Công Hiền,Nguyễn Mạnh Hoạch, NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội, 2003

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp làm thực hành 100% tổng số thời gian.

- Điểm cuối kỳ chiếm 100% bằng hình thức thi thực hành.

- Điểm học phần = 100% Điểm thi cuối kỳ.

12.Thang điểm thi: Theo quy chế tín chỉ

13.Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

Chú

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1 : Thiết kế cấp điện cho

khu vực nông thôn 5 5 10 20

2 Chương 2 : Thiết kế cấp điện cho

khu vực đô thị 5 5 10 20

3 Chương 3 : Thiết kế cấp điện

công nghiệp 5 5 10 20

Tổng 45 15 30 60

Chương 1 : Thiết kế cấp điện cho khu vực nông thôn

1.1 Xác định phụ tải tính toán

1.2 Vạch sơ đồ cấp điện

1.3 Lựa chọn các phần tử trong hệ thống

1.4 Lập bảng dự toán

Chương 2 : Thiết kế cấp điện cho khu vực đô thị

2.1 Xác định phụ tải tính toán

352

2.2 Vạch sơ đồ cấp điện

2.3 Lựa chọn các phần tử trong hệ thống

2.4 Lập bảng dự toán

Chương 3 : Thiết kế cấp điện công nghiệp

3.1 Xác định phụ tải tính toán

3.2 Vạch sơ đồ cấp điện

3.3 Lựa chọn các phần tử trong hệ thống

3.4 Lập bảng dự toán

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN MÁY ĐIỆN

353

1. Tên học phần: THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN MÁY ĐIỆN

2. Mã học phần : 050443

3. Số tín chỉ : 2(0,4,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 0 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 60 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: 050441(a)

7. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

Kiểm chứng được các sơ đồ điều khiền.

- Kỹ năng:

Lắp đặt thành thạo các mạch tự động khống chế điều khiển máy điện căn bản.

Có khả năng lắp được các mạch điện trong các máy công nghiệp, xác định sự cố và tiến

hành sửa chữa.

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Động cơ điện là một phần truyền động quan trong không thể thiếu được trong các dây

chuyền sản xuất. Môn thực hành điều khiển máy điện nhằm trang bị cho sinh viên những

kỹ năng: đọc hiểu và thiết kế các mạch điều khiển động cơ đơn giản; lắp đặt và sửa chữa

các mạch điều khiển thông dụng.

Nội dung môn học gồm 3 bài:

Bài 1: Các mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha

Bài 2: Điều khiển động cơ dùng bộ điều khiển Alpha

Bài 3: Điều khiển động cơ không đồng bộ dùng bộ biến tần

9. Nhiệm vụ môn học

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

354

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách giáo trình chính

[1]. Giáo trình Thực hành điều khiển máy điện, Bùi Văn Hồng,Đặng Văn Thành,Phạm Thị

Nga, NXB Đại HỌC Quốc Gia TP.HCM,2010

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Điều Khiển Máy Điện Ứng Dụng Tính Toán Mềm , Hồ Phạm Huy Ánh,NXB Đại

HỌC Quốc Gia TP.HCM,2011.

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên lớp (45

phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian 60 phút

đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Bài 1: Các mạch điều khiển

động cơ không đồng bộ ba pha 30 0 30 30

2 Bài 2: Điều khiển động cơ

dùng bộ điều khiển Alpha 15 0 15 15

3

Bài 3: Điều khiển động cơ

không đồng bộ dùng bộ biến

tần

15 0 15 15

Tổng 60 0 60 60

Bài 1: Các mạch điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha

Bài 2: Điều khiển động cơ dùng bộ điều khiển Alpha

Bài 3: Điều khiển động cơ không đồng bộ dùng bộ biến tần

355

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

THỰC HÀNH VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN

1. Tên học phần: THỰC HÀNH VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN

2. Mã học phần : 050461

3. Số tín chỉ : 1(0,2,2)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

356

5. Phân bố thời gian

- - Lên lớp : 0 tiết

- - Thực tập phòng thí nghiệm: 0 tiết

- - Thực hành : 30 tiết

- - Tự học : 30 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 050050(a);

7. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

- Kiểm chứng được các kiến thức cơ bản vận hành máy điện

- Kỹ năng:

- Thao tác đúng kỹ thuật và vận hành an toàn.

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8.Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học Thực hành vận hành máy điện trang bị cho sinh viên những kiến thức, quy

trình và cách thức vận hành một hệ thống có các thiết bị là máy điện. Môn học cũng

trang bị khả năng đọc sự cố, dự báo khả năng sự cố của thiết bị trong hệ thống.

Môn học có 6 bài:

Bài 1: Hướng dẫn mở đầu

Bài 2: Vận hành động cơ AC

Bài 3: Vận hành máy phát AC

Bài 4: Vận hành động cơ DC

Bài 5: Vận hành máy phát DC

Bài 6: Hoà đồng bộ máy phát điện đồng bộ

9.Nhiệm vụ của sinh viên

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10.Tài liệu học tập

10.1Sách giáo trình chính

[1].Thực Hành Máy Điện, Bùi Văn Hồng, Đặng Văn Thành, Phạm Thị Nga,Đại Học

357

Quốc Gia TP.HCM, 2010

10.1Tài liệu tham khảo

[1].GiaoTrình Máy Điện,Trần Khánh Hà,Hà Nội,2005

11.Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp làm thực hành 100% tổng số thời gian.

- Điểm cuối kỳ chiếm 100% bằng hình thức thi thực hành.

- Điểm học phần = 100% Điểm thi cuối kỳ.

12.Thang điểm thi: 10/10

13.Nội dung chi tiết học phần

TT

Nội dung Số giờ

Phân bố thời gian Ghi

chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự học

1 Bài 1: Hướng dẫn mở

đầu 5 0 5 5

2 Bài 2: Vận hành động

cơ AC 5 0 5 5

3 Bài 3: Vận hành máy

phát AC 5 0 5 5

4 Bài 4: Vận hành động

cơ DC 5 0 5 5

5 Bài 5: Vận hành máy

phát DC 5 0 5 5

6 Bài 6: Hoà đồng bộ

máy phát điện đồng bộ 5 0 5 5

Tổng 30 0 30 30

Bài 1: Hướng dẫn mở đầu

Bài 2: Vận hành động cơ AC

Bài 3: Vận hành máy phát AC

Bài 4: Vận hành động cơ DC

Bài 5: Vận hành máy phát DC

Bài 6: Hoà đồng bộ máy phát điện đồng bộ

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

358

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NGÀNH ĐIỆN

1. Tên học phần: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NGÀNH ĐIỆN

2. Mã học phần :050408

359

3. Số tín chỉ :4(4,0,8)

4. Trình độ :Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 60 tiết

- TT phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 120 tiết

6. Điều kiện tiên quyết :050395(a)

7. Mục tiêu của học phần:

- Kiến thức:

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng nắm được kiến thức cơ bản về

nguyên lý và cấu trúc của họ 89C51, nắm bắt được kết nối phần cứng giao tiếp với

89C51 ứng dụng cho việc kết nối và điều khiển, hiểu tập lệnh của 89C51 và ứng

dụng vào việc viết được chương trình bằng hợp ngữ Assembly hoặc C, sử dụng

được các thanh ghi của họ 89C51 và vận dụng tập lệnh của 89C51 để viết các

chương trình điều khiển đơn giản.

- Kỹ năng:

- Biết vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt

- Biết tự nghiên cứu tài liệu và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng thuyết trình

- Thái độ:

- Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

- Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Môn học này trang bị những kiến thức cơ bản về điện tử cần thiết cho sinh viên

chuyên ngành Điện các khái niệm cơ bản về vi điều khiển, sơ đồ khối chức năng,

giao tiếp với các ngoại vi, ứng dụng tập lệnh của AT89C51 để viết các chương trình

điều khiển đơn giản xuất ra port.

Chương 1: Bộ vi điều khiển 8051

Chương 2: Lập trình hợp ngữ 8051

Chương 3: Vòng lặp, lệnh nhảy và lệnh gọi

Chương 4: Cổng vào /ra và lập trình

Chương 5: Chế độ định địa chỉ

360

Chương 6: Lệnh số học

Chương 7: Lệnh logic

Chương 8: Lệnh xử lý bit và lập trình

Chương 9: Bộ đếm, bộ định thời và lập trình

Chương 10: Truyền tin nối tiếp với 8051

Chương 11: Ngắt và lập trình

Chương 12: Ghép nối với thế giới thực I -LCD, ADC và cảm biến

Chương 13: Ghép nối với thế giới thực II-động cơ bước và bộ biến đổi DAC

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1].Lê Đức Hạnh,Lập Trình Pic và Ứng Dụng , NXB DDHQG TP.HCM, 2011.

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1].PGS TS. Nguyễn Hữu Phương, NXB Thống Kê, 2011.

11. Thi, kiểm tra và đánh giá:

- Sinh viên phải tham dự lớp trên 80% số tiết của môn học

- Điểm giữa kỳ chiếm 20% được đánh gía bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm trên

lớp (45 phút)

- Điểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng điểm trung bình của bài tập

nhóm.

- Điểm cuối kỳ chiếm 60% bằng hình thức thi trắc nghiệm online 60 câu thời gian

60 phút đề đóng.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 20% Điểm giữa kỹ + 60% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

361

1. Chương 1: Bộ vi điều khiển 8051

TT N ộ i d u n g Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Bộ vi điều khiển 8051 4 4 0 8

2 Chương 2: Lập trình hợp ngữ 8051 4 4 0 8

3 Chương 3: Vòng lặp, lệnh nhảy và

lệnh gọi 4 4 0 8

4 Chương 4: Cổng vào /ra và lập

trình 4 4 0 8

5 Chương 5: Chế độ định địa chỉ 4 4 0 8

6 Chương 6: Lệnh số học 4 4 0 8

7 Chương 7: Lệnh logic 4 4 0 8

8 Chương 8: Lệnh xử lý bit và lập

trình 4 4 0 8

9 Chương 9: Bộ đếm, bộ định thời

và lập trình 4 4 0 8

10 Chương 10: Truyền tin nối tiếp

với 8051 4 4 0 8

11 Chương 11: Ngắt và lập trình 4 4 0 8

12 Chương 12: Ghép nối với thế giới

thực I -LCD, ADC và cảm biến 4 4 0 8

13

Chương 13: Ghép nối với thế giới

thực II-động cơ bước và bộ biến

đổi DAC

4 4 0 8

14 Chương 14: Nối ghép 8031/51 với

bộ nhớ ngoài 4 4 0 8

15 Chương 15: Nối ghép 8031/51 với

8255 4 4 0 8

Tổng cộng 60 60 0 120

362

1.1 Bộ vi điều khiển và hệ nhúng

1.2 Tổng quan về họ 8051

1.3 Các phép tính trong hệ nhị phân.

2. Chương 2: Lập trình hợp ngữ 8051

2.1. Bên trong 8051

2.2.Giới thiệu về Lập trình hợp ngữ của 8051

2.3. Hợp dịch và chạy chương trình 8051

2.4. Bộ đếm chương trình và không gian Rom của 8051

2.5. Kiểu dữ liệu và chỉ dẫn

2.6.Các bit cờ và thanh ghi đặc biệt PSW của 8051

2.7 .Băng thanh ghi và ngăn xếp của 8051

3. Chương 3: Vòng lặp, lệnh nhảy và lệnh gọi

3.1. Vòng lặp và lệnh nhảy

3.2.Lệnh gọi call

3.3.Tạo và tính toán thời gian giữ chậm

4. Chương 4: Cổng vào ra và lập trình

4.1. Mô tả chân của 8051

4.2. Lập trình vào ra thao tác bit

4.3. Mạch ADC

4.4. Mạch DAC

5. Chương 5: Chế độ định địa chỉ

5.1. Chế độ định địa chỉ tức thời và thanh ghi

5.2. Các chế độ định địa chỉ truy cập bộ nhớ

6. Chương 6: Lệnh số học

6.1. Cộng và trừ các số không dấu

6.2. Nhân và chia các số không dấu

6.3. Số có dấu và các phép tính số học

7. Chương 7: Lệnh logic

7.1. Lệnh logic và so sánh

7.2. Lệnh quay vào trao đổi

7.3. Chương trình ứng dụng mã BCD và ASCII

7.4. Mạch Schmitt Trigger chính xác

8. Chương 8: Lệnh xử lý bit và lập trình

363

8.1. Lập trình với các lệnh xử lý bit

8.2. Lệnh thao tác cờ nhớ CY

8.3. Đọc các chân đầu vào và chốt cổng

9. Chương 9: Bộ đếm, bộ định thời và lập trình

9.1. Lập trình các bộ định thời của 8051

9.2. Lập trình cho bộ đếm

10. Chương 10: Truyền tin nối tiếp với 8051

10.1. Cơ sở của truyền tin nối tiếp

10.2. Lập trình truyền thông nối tiếp cho 8051

11. Chương 11: Ngắt và lập trình

11.1. Ngắt của 8051

11.2. Lập trình ngắt bộ định thời

11.3. Lập trình ngắt phần cứng ngoài

11.4. Lập trình ngắt truyền thong nối tiếp

11.5. Mức ngắt ưu tiên của 8051

12. Chương 12: Nối tiếp với thế giới thực I –LCD, ADC và cảm biến

12.1. Nối ghép LCD với 8051

12.2. Nối ghép 8051 với ADC và các bộ cảm biến

13. Chương 13: Nối tiếp với thế giới thực II –động cơ bước, bàn phím và bộ

biến đổi DAC

13.1. Nối ghép với động cơ bước

13.2. Nối ghép với bàn phím

13.3. Nối ghép DAC với 8051

14. Chương 14: Nối ghép 8031/51 với bộ nhớ ngoài

14.1.Bộ nhớ bán dẫn

14.2.Giao tiếp của 8031/51 với bộ nhớ Rom ngoài

14.3. Không gian bộ nhớ dữ liệu của 8051

14.4.Các chỉ thị của chương trình hợp ngữ

14.5. Các phần khác

14.6.Ứng dụng viết chương trình điều khiển

15. Chương 15: Nối ghép 8031/51 với 8255

15.1. Lập trình 8255

15.2.Nối ghép với 8255

364

15.3. Các chế độ khác của 8255

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

365

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

BẢO VỆ RELAY

1.Tên học phần: BẢO VỆ RELAY

2.Mã học phần :050457

3.Số tín chỉ :3 (2,2,6)

4.Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 4

5.Phân bố thời gian

- - Lên lớp : 30 tiết

- - Thực tập phòng thí nghiệm: 0 tiết

- - Thực hành : 30 tiết

- - Tự học : 90 tiết

6.Điều kiện tiên quyết : 050399(a)

7.Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng nắm được phương pháp bảo vệ và

điều khiển các phần tử trong hệ thống điện, khả năng tiếp cận các thế hệ relay mới

của thế giới.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học cung cấp các kiến thức về hệ thống bảo vệ, bảo vệ quá dòng điện, bảo vệ

khoảng cách, bảo vệ so lệch, bảo vệ chống chạm đất, bảo vệ hệ thống điện công

nghiệp. Môn học còn giới thiệu các loại relay của nhiều hãng khác nhau, đặc tính

làm việc và phạm vi ứng dụng trong hệ thống điện cụ thể.

9. Nhiệm vụ sinh viên

- Dự lớp: lý thuyết trên 80% , thực hành bắt buộc 100%

- Bài tập: trên lớp, phòng thí nghiệm và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu:

- Khác: Theo yêu cầu của giảng viên

10. Tài liệu học tập

10.1Sách, giáo trình chính

[1]. Ts. Nguyễn Hoàng Việt, Bảo vệ relay và tự động hoá trong hệ thống điện, NXB

ĐHQG, 2010.

10.2Sách tham khảo

[1]. Gs.Ts Trần Đình Long, Bảo vệ các hệ thống điện, NXB KHKT, 2003.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

366

Thành phần Thời

lượng

Tóm tắt biện pháp đánh

giá Trọng số (%)

Điểm thường xuyên Dự lớp trên 80%, có 1 bài

kiểm tra lý thuyết 20

Điểm giữa kỳ Có 4 bài kiểm tra thực hành 30

Thi cuối kỳ Thi thực hành 50

12. Thang điểm thi : 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung

Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự học

1 Chương 1: Khái niệm cơ bản 6 6 0 12

2 Chương 2: Bảo vệ quá dòng

điện

6 6 0 12

3 Chương 3: Bảo vệ khoảng

cách_Bảo vệ so lệch_Bảo vệ

chống chạm đất

6 6 0 12

4 Chương 4: Bảo vệ các phần

tử trong hệ thống điện

6 6 0 12

5 Chương 5: Tự động hoá

trong hệ thống điện

6 6 0 12

6 Bài 1: Thiết bị nhị thứ 10 0 10 10

7 Bài 2: Bảo vệ quá dòng điện 10 0 10 10

8 Bài 3: Bảo vệ khoảng

cách_Bảo vệ so lệch_Bảo vệ

chống chạm đất

5 0 5 5

8 Bài 4: Bảo vệ các phần tử

trong hệ thống điện

5 0 5 5

Tổng 60 30 30

Chương 1: Khái niệm cơ bản

1.1 Nhiệm vụ của bảo vệ

367

1.2 Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống bảo vệ

1.3 Các bộ phận của hệ thống bảo vệ

1.4 Các thế hệ của relay

Chương 2: Bảo vệ quá dòng điện

2.1 Bảo vệ quá dòng điện vô hướng

2.2 Bảo vệ dòng điện có hướng

2.3 Bài tập áp dụng

Chương 3: Bảo vệ khoảng cách - Bảo vệ so lệch - Bảo vệ dòng điện chống chạm đất

3.1. Bảo vệ khoảng cách

3.2. Bảo vệ so lệch

3.3 . Bảo vệ dòng điện chống chạm đất

3.4. Bài tập áp dụng

Chương 4: Bảo vệ các phần tử trong hệ thống điện

4.1. Giới thiệu chung

4.2. Bảo vệ máy phát

4.3. Bảo vệ máy biến áp

4.4. Bảo vệ thanh cái

4.5. Bảo vệ đường dây

4.6. Bảo vệ không điện

Chương 5: Tự động hoá trong hệ thống điện

5.1 Tự động đóng lại đường dây

5.2 Tự động điều chỉnh tần số và công suất thực trong hệ thống điện

5.3 Tự động điều chỉnh điện áp và công suất phản kháng trong hệ thống điện

5.4 Bảo vệ tần số tự động sa thải phụ tải

5.5 Hoà điện giữa các máy phát làm việc song song

5.6. Trạm biến áp điều khiển tích hợp

5.7. Bài tập áp dụng

Bài 1: Thiết bị nhị thứ

1.1 Biến dòng điện (CT)

1.2 Biến điện áp (PT)

1.3 Các bộ phận của hệ thống bảo vệ

1.4 Các dạng relay

Bài 2: Bảo vệ quá dòng điện

368

2.1 Bảo vệ quá dòng điện vô hướng

2.2 Bảo vệ quá dòng điện có hướng

2.3 Bảo vệ quá dòng điện 3 cấp

Bài 3: Bảo vệ khoảng cách - Bảo vệ so lệch - Bảo vệ dòng điện chống chạm đất

3.1. Bảo vệ khoảng cách

3.2. Bảo vệ so lệch

3.4 . Bảo vệ dòng điện chống chạm đất

Bài 4: Bảo vệ các phần tử trong hệ thống điện

4.1. Bảo vệ máy phát

4.2. Bảo vệ máy biến áp

4.3. Bảo vệ thanh cái

4.4. Bảo vệ đường dây

4.5. Bảo vệ không điện

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

369

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

1. Tên học phần: KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG

2. Mã học phần : 050472

3. Số tín chỉ : 2(1,2,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 2

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 15 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 050391(a)

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng nắm được các kiến thức về kỹ thuật

chiếu sáng, các loại đèn chiếu sáng; Kỹ năng thiết kế chiếu sáng; Kỹ năng sử dụng

phần mềm Luxicon thiết kế chiếu sáng.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về kỹ thuật chiếu sáng, chọn nguồn

sáng nhân tạo, các dạng chiếu sáng, tính toán chiếu sáng cho các công trình nhà ở,

siêu thị, sân vận động, khu vui chơi giải trí…

9. Nhiệm vụ sinh viên

- Dự lớp: lý thuyết trên 80% , thực hành bắt buộc 100%

- Bài tập: trên lớp, phòng thí nghiệm và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu:

- Khác: Theo yêu cầu của giảng viên

10. Tài liệu học tập

10.1Sách, giáo trình chính:

[1]. Dương Lan Hương, Kỹ Thuật Chiếu Sáng, NXB Đại Học quốc gia TP.HCM,

2004.

10.2Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Viễn Sum, Sổ tay thiết kế chiếu sáng, NXB KHKT, 2000.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

370

Thành phần Thời

lượng

Tóm tắt biện pháp

đánh giá Trọng số (%)

Điểm thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, có

1 bài kiểm tra lý thuyết 20

Điểm giữa kỳ Có 4 bài kiểm tra thực

hành 30

Thi cuối kỳ Thi thực hành 50

12. Thang điểm thi: Theo quy chế tín chỉ

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

Chú

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1 Các khái niệm cơ bản

về chiếu sáng 3 3 0 6

2 Chương 2 Các dụng cụ chiếu sáng 2 2 0 4

3 Chương 3 Chiếu sáng trong nhà 5 5 0 8

4 Chương 4 Chiếu sáng ngoài trời 5 5 0 8

5 Bài 1: Giới thiệu phần mềm

luxicon 5 0 5 2.5

6 Bài 2: Thiết kế chiếu sáng ngoài

trời 10 0 10 5

7 Bài 3: Thiết kế chiếu sáng trong

nhà 10 0 10 5

8 Bài 4: Thiết kế chiếu sáng sự cố 5 0 5 2.5

Tổng 45 15 30

Chương 1 Các khái niệm cơ bản về chiếu sáng

1.1 Các đại lượng đo ánh sáng

1.2 Các nguồn sáng

1.3 Các yêu cầu khi lắp đặt hệ thông chiếu sáng

Chương 2 Các dụng cụ chiếu sáng

371

2.1 Đèn sợi đốt

2.2 Đèn phóng điện

2.3 Đèn huỳnh quang

Chương 3 Chiếu sáng trong nhà

3.1 Cơ sở thiết kế chiếu sáng trong nhà

3.2 Kiểm tra thiết kế

3.3 Chiếu sáng lớp học

3.4 Chiếu sáng phân xưởng

Chương 4 Chiếu sáng ngoài trời

4.1 Cơ sở thiết kế chiếu sáng trong nhà

4.2 Các kiểu bố trí chiếu sáng

4.3 Nguồn cấp điện cho chiếu sáng

4.4 Vận hành tiết kiệm chiếu sáng công cộng

4.5 Phương pháp độ chói điểm

4.6 Thiết kế chiếu sáng cho các công trình thể thao ngoài trời

Bài 1 : Giới thiệu phần mềm Luxicon

1.1 Giới thiệu về Luxicon

1.2 Các thư viện của Luxicon

Bài 2 : Thiết kế chiếu sáng ngoài trời

2.1 Chiếu sáng mặt tiền, bảng hiệu

2.2 Chiếu sáng đường phố

Bài 3 : Thiết kế chiếu sáng trong nhà

Bài 4 : Thiết kế chiếu sáng sự cố

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

372

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NGĂN MẠCH VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG

1. Tên học phần: NGĂN MẠCH VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG

2. Mã học phần : 191004

3. Số tín chỉ : 2(1,2,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 15 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 30 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : Không có

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng nắm được kiến thức về các loại

ngắn mạch trong hệ thống điện và phương pháp xác định dòng điện, điện áp khi

ngắn mạch; khái niệm về ổn định hệ thống, phương pháp phân tích ổn định hệ

thống.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Đây là môn học cho Sinh viên chuyên ngành hệ thống điện. Môn học cung cấp các

kiến thức về các loại ngắn mạch và cách xác định các đại lượng liên quan khi xảy ra

ngắn mạch trong hệ thống điện. Môn học cũng bàn về vấn đề ổn định hệ thống điện,

mối liện giữa ngắn mạch và ổn định hệ thống. Ngoài ra, môn học còn trang bị các

giải thuật và chương trình tính toán ngắn mạch, đánh giá ổn định hệ thống điện.

9. Nhiệm vụ sinh viên

- Dự lớp: lý thuyết trên 80% , thực hành bắt buộc 100%

- Bài tập: trên lớp, phòng thí nghiệm và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu:

- Khác: Theo yêu cầu của giảng viên

10.Tài liệu học tập

10.1Sách, giáo trình chính

[1]. Nguyễn Hoàng Việt (Chủ biên) - Phan Thị Thanh Bình, Ngắn mạch và ổn định

hệ thống, Đại Học Quốc gia TP.HCM, 2010.

10.2Tài liệu tham khảo

373

[1] Trần Bách, Lưới điện và hệ thống điện, NXB KHKT Hà Nội, 2004.

11.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Thành phần Thời

lượng

Tóm tắt biện pháp

đánh giá Trọng số (%)

Điểm thường

xuyên

Dự lớp đầy đủ 100%, có

1 bài kiểm tra lý thuyết 20

Điểm giữa kỳ Có 4 bài kiểm tra thực

hành 30

Thi cuối kỳ Thi thực hành 50

12. Thang điểm thi : 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số tiết

Phân bố thời gian

Ghi chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Tổng

quan về ngắn

mạch.

2 2 0 4

2 Chương 2: Xác

định dòng điện

ngắn mạch.

6 6 0 12

3 Chương 3: Giới

thiệu về ổn định

hệ thống.

2 2 0 4

4 Chương 4: Khảo

sát ổn định tĩnh

tín hiệu bé.

3 3 0 6

5 Chương 5: Ổn

định động.

2 2 0 4

6 Bài 1: Giới thiệu

Matlab

5 0 5 5

374

Phần lý thuyết

Chương 1: Tổng quan về ngắn mạch

1.1. Nguyên nhân và tác hại của ngắn mạch trong hệ thống

1.2. Các loại ngắn mạch

1.3. Dòng điện và điện áp khi ngắn mạch

1.4. Ngắn mạch trong hệ thống liên kết lớn

Chương 2: Xác định dòng điện ngắn mạch

2.1. Các thành phần đối xứng

2.2. Xác định dòng điện ngắn mạch ba pha đối xứng

2.3. Xác định dòng điện ngắn mạch không đối xứng

2.4. Tính toán hở mạch.

2.5. Chương trình tính ngắn mạch

Chương 3: Giới thiệu về ổn định hệ thống điện

3.1. Mở đầu

3.2. Mô hình máy phát điện đồng bộ trong khảo sát ổn định

3.3. Đặc tính phát công suất

Chương 4: Khảo sát ổn định tín hiệu bé

4.1. Những vấn đề chung

4.2. Thành lập mô hình khảo sát

4.3. Thông số cho bài toán ổn định tín hiệu bé

7 Bài 2: Ngắn

mạch 3 pha đối

xứng.

5 0 5 5

8 Bài 3: Ngắn

mạch 3 pha bất

đối xứng.

5 0 5 5

9 Bài 4: Khảo sát

ổn định tĩnh tín

hiệu bé.

10 0 10 10

10 Bài 5: Khảo sát

Ổn định động.

5 0 5 5

Tổng

45 15 30 60

375

4.4. Mô hình khảo sát bằng máy tính

Chương 5: Ổn định động

5.1. Giới thiệu

5.2. Giải quyết bài toán tăng công suất máy phát đột ngột

5.3. Giải quyết bài toán ngắn mạch ba pha

5.4. Phương pháp số cho phương trình phi tuyến

5.5. Khảo sát ổn định động trong hệ thống nhiều tổ máy phát

Phần Thực hành

Bài 1: Giới thiệu Matlab và Simulink.

Bài 2: Khảo sát mạch 3 pha đối xứng

Bài 3: Khảo sát mạch 3 pha bất đối xứng

Bài 4: Mô hình hệ thống điện - Khảo sát ổn định tĩnh tín hiệu bé.

Bài 5: Thay đổi công suất máy phát – Khảo sát ổn định động.

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

376

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

1. Tên học phần: NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

2. Mã học phần : 050467

3. Số tín chỉ : 2(2,0,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 050050(a)

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng nắm được lý thuyết về chế độ làm

việc của thiết bị, sơ đồ nối điện chính, hệ thống đo lường, điều khiển, bảo vệ để

quản lý và vận hành nhà máy điện và trạm biến áp một cách đúng kỹ thuật và an

toàn.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học Nhà máy điện và trạm biến áp giúp cho sinh viên nắm được mô hình tổng

quan của các loại nhà máy điện và trạm biến áp; nguyên lý làm việc, đặc điểm cấu

tạo, đặc tính chế độ làm việc, vai trò, vị trí, chức năng của các loại thiết bị điện

chính trong nhà máy điện và trạm biến áp. Cách tính toán và chọn khí cụ điện, thiết

bị điện, dây dẫn, sơ đồ nối điện chính, nguồn dự phòng trong nhà máy điện và trạm

biến áp và nguyên tắc thực hiện sơ đồ đấu nối mạch nhị thứ.

9. Nhiệm vụ sinh viên

- Dự lớp: lý thuyết trên 80%

- Bài tập: trên lớp, phòng thí nghiệm và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu:

- Khác: Theo yêu cầu của giảng viên

10.Tài liệu học tập

10.1 Sách, giáo trình chính

[1] Huỳnh Nhơn, Hồ Đắc Lộc, “Trạm và Nhà máy điện”, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2012.

377

10.2 Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Minh Sơn, Nhà máy điện và trạm biến áp, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật,

2000.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Thành phần Thời

lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá

Trọng

số (%) Thời điểm

Điểm thường

xuyên

Dự lớp trên 80%, trên lớp tích

cực tham gia phát biểu, thảo

luận nhóm

20

Điểm giữa kỳ Tham gia thảo luận, thuyết

trình, làm bài tập nhóm hoặc thi

viết hoặc trắc nghiệm hoặc kết

hợp cả hai

20

Thi cuối kỳ Thi viết hoặc trắc nghiệm hoặc

kết hợp cả hai 60

Theo lịch

phòng ĐT

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

Chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1

Chương 1: Khái niệm

chung về Nhà máy điện

và trạm biến áp

2 2 0 4

2

Chương 2: Các thiết bị

điện chính trong Nhà

máy điện và trạm biến

áp

4 4 0 8

3

Chương 3: Sơ đồ nối

điện chính và tự dùng

của Nhà máy điện và

trạm biến áp

4 4 0 8

4 Chương 4: Thiết bị 2 2 0 4

378

phân phối điện

5

Chương 5: Mạch thứ

cấp trong nhà máy điện

và trạm biến áp

3 3 0 6

Tổng 30 30 0

Chương 1: Khái niệm chung về nhà máy điện và trạm biến áp

1.1. Năng lượng và vấn đề sản xuất điện năng

1.2. Qúa trình sản xuất điện năng trong nhà máy điện

1.3. Trạm biến áp

1.4. Đồ thị phụ tải

1.5. Các chế độ làm việc của điểm trung tính trong hệ thống điện

Chương 2: Các thiết bị điện chính trong nhà máy điện và trạm biến áp

2.1 Máy phát điện đồng bộ

2.1.1. Khái niệm chung

2.1.2. Hệ thống làm mát

2.1.3. Hệ thống kích từ

2.1.4.Thiết bị diệt từ

2.2 Máy Biến áp

2.2.1. Phân loại và các tham số của máy biến áp

2.2.2. Máy biến áp tự ngẫu

2.2.3. Làm mát máy biến áp

2.2.4. Tổ nối dây của máy biến áp

2.2.5. Chế độ nhiệt của máy biến áp

2.2.6. Khả năng tải của máy biến áp

2.3 Khí cụ điện

2.3.1. Khái niệm chung

2.3.2. Hồ quang điện

2.3.3. Máy cắt điện cao áp

2.3.4. Dao cách ly

2.3.5. Các bộ phận truyền động của máy cắt và dao cách ly

2.3.6. Cầu chì

2.3.7. Kháng điện

2.3.8. Máy biến điện áp

379

2.3.9. Máy biến dòng điện

2.3.10. Khí cụ điện hạ áp

Chương 3: Sơ đồ nối điện chính và tự dùng của nhà máy điện và trạm biến áp

3.1 Khái niệm chung

3.2 Các dạng sơ đồ nối điện

3.3 Chọn máy biến áp cho nhà máy điện và trạm biến áp

3.4 Cơ sở tính toán kinh tế – kỹ thuật so sánh các phương án

3.5 Điện tự dùng trong nhà máy điện và trạm biến áp

Chương 4: Thiết bị phân phối điện

4.1 Khái niệm chung

4.2 Thiết bị phân phối trong nhà

4.3 Thiết bị phân phối ngoài trời

4.4 Một số cấu trúc của thiết bị phân phối điện trong nhà

4.5 Một số cấu trúc của thiết bị phân phối điện ngoài trời

Chương 5: Mạch thứ cấp trong nhà máy điện và trạm biến áp

5.1 Khái niệm chung

5.2 Các phần tử của mạch thứ cấp và ký hiệu của chúng

5.3 Khóa điều khiển

5.4 Các yêu cầu của sơ đồ điều khiển

5.5 Tín hiệu

5.6 Sơ đồ điều khiển và tín hịêu của máy cắt

5.7 Kiểm tra cách điện

5.8. Nguồn thao tác trong nhà máy điện và trạm biến áp

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

380

ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT NGÀNH ĐIỆN

1. Tên học phần: ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT NGÀNH ĐIỆN

2. Mã học phần :050438

3. Số tín chỉ :2 (2,0,4)

4. Trình độ :Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian:

- Lên lớp : 30 tiết

- TT phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 0 tiết

- Tự học : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết:

7. Mục tiêu của học phần:

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng:

- Nắm vững nguyên lý hoạt động của mạch công suất.

- Có khả năng phân tích, tính toán trong các mạch công suất.

8. Mô tả vắn tắt học phần:

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở lý thuyết phần công suất

trong các mạch chỉnh lưu, mạch lọc, mạch điều chỉnh điện áp xoay chiều,

mạch nghịch lưu trong lĩnh vực điều khiển nguồn một chiều và xoay chiều

công suất lớn, nhằm giúp sinh viên hiểu rõ nguyên lý hoạt động của các mạch

điện trong dân dụng và công nghiệp, có khả năng tính toán thiết kế các mạch

cơ bản theo yêu cầu.

9. Nhiệm vụ của sinh viên:

− Dự lớp: trên 80%

− Bài tập: trên lớp và ở nhà

− Khác: theo yêu cầu của giảng viên

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách giáo trình chính

[1]. Điện tử công suất 1, Nguyễn Văn Nhờ, NXB Đại Học Quốc gia TP.HCM,

2011.

10.2 Tài liệu tham khảo

381

[1] Phân tích và giải mạch điện tử Công suất, Phạm Quốc Hải, Dương Văn

Nghi, NXB KHKT, 2001.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

Thành phần Thời

lượng

Tóm tắt biện pháp

đánh giá Trọng số (%)

Điểm thường

xuyên

Dự lớp trên 80%, có 1

bài kiểm tra lý thuyết 20

Điểm giữa kỳ Có 1 bài kiểm tra 30

Thi cuối kỳ Thi lý thuyết tự luận 50

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lí

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Chỉnh lưu không

điều khiển và lọc

5 0 10

2 Chương 2: Chỉnh lưu có điều

khiển

6 0 12

3 Chương 3: Bộ băm xung áp

một chiều

3 0 6

4 Chương4: Bộ biến đổi điện áp

xoay chiều

4 0 8

5 Chương 5: Nghịch lưu 6 0 12

6 Chương 6: Thiết bị biến tần 3 0 6

7 Ôn tập 3 0 6

Tổng 30 0 60

Chương 1: Chỉnh lưu không điều khiển và lọc

1.1 Khái niệm chung

1.2 Mạch chỉnh lưu một pha bán kỳ

382

1.3 Mạch chỉnh lưu một pha toàn kỳ

1.4 Mạch chỉnh lưu ba pha

1.5 Mạch lọc

Chương 2: Chỉnh lưu có điều khiển

2.1 Mạch chỉnh lưu một pha bán kỳ

2.2 Mạch chỉnh lưu một pha toàn kỳ

2.3 Chế độ nghịch lưu phụ thuộc

2.4 Hiện tượng trùng dẫn

2.5 Mạch chỉnh lưu cầu một pha đối xứng

2.6 Mạch chỉnh lưu cầu một pha không đối xứng

2.7 Mạch chỉnh lưu ba pha hình tia

2.8 Mạch chỉnh lưu ba pha hình cầu

2.9 Mạch chỉnh lưu ba pha hình cầu không đối xứng

Chương 3: Bộ băm xung áp một chiều

3.1 Khái niệm

3.2 Nguyên tắc hoạt động

3.3 Chế độ đảo chiều truyền tải năng lượng

3.4 Các sơ đồ truyền tải năng lượng theo hai chiều thuận nghịch

Chương 4: Bộ biến đổi điện áp xoay chiều

4.1 Bộ điều chỉnh điện áp xoay chiều một pha

4.2 Bộ điều chỉnh điện áp xoay chiều ba pha

Chương 5: Nghich lưu độc lập

5.1 Nguyên lý mạch nghịch lưu

5.2 Sơ đồ mạch nghịch lưu song song

5.3 Sơ đồ mạch nghịch lưu nối tiếp

5.4 Mạch nghịch lưu áp một pha

5.5 Mạch nghịch lưu Sinus

5.6 Mạch nghịch lưu dòng một pha

5.7 Mạch nghịch lưu dùng Transistor

5.8 Mạch nghịch lưu áp ba pha

Chương 6: Thiết bị biến tần

6.1 Thiết bị biến tần gián tiếp

6.2 Thiết bị biến tần trực tiếp

383

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

384

ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN

1. Tên học phầ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN

2. Mã học phần :050462

3. Số tín chỉ :2(1,2,4)

4. Trình độ :Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian

­ Lên lớp :15 tiết

­ Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

­ Thực hành : 30 tiết

­ Tự học : 45 tiết

6. Điều kiện tiên quyết :

7. Mục tiêu cuả học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng nắm được các mạch điện căn bản trong

nghiệp.Tiến hành lắp ráp các mạch căn bản nhận xét đánh giá

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức về các mạch điện tử ứng dụng nhiều trong

công nghiệp, nó là sự kết hợp các kiến thức cơ sở chuyên ngành điện và điện tử. Trang bị

cho sinh viên kiến thức về các mạch ổn áp nguồn DC – AC, mạch điều khiển tốc độ động

cơ DC – AC, các mạch cảm biến, . . trong công nghiệp, có khả năng phân tích nguyên lý

hoạt động và sửa chửa, thay thế linh kiện cho các mạch điện cơ bản.

9. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp: lý thuyết trên 80% , thực hành bắt buộc 100%

- Bài tập: trên lớp, phòng thí nghiệm và ở nhà

- Dụng cụ và học liệu:

- Khác: Theo yêu cầu của giảng viên

10. Tài liệu học tập:

10.1 Sách, giáo trình chính

[1]. Trang Bị Điện, Điện Tử Công Nghiệp, Vũ Quang Hội, NXB Giáo Dục, 2006.

10.2 Tài liệu tham khảo:

[1]. Sửa Chữa Điện Xí Nghiệp Điện Tử Công Nghiệp, Trần Nhật Tân, NXB Giáo Dục,

2007.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

385

Thành phần Thời

lượng

Tóm tắt biện pháp đánh

giá Trọng số (%)

Điểm thường

xuyên

Dự lớp trên 80%, có 1 bài

kiểm tra lý thuyết 20

Điểm giữa kỳ Có 4 bài kiểm tra thực

hành 30

Thi cuối kỳ Thi thực hành 50

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

Chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Ổn áp nguồn một chiều 3 3 0 6

2 Chương 2: Ổn áp nguồn xoay chiều 4 4 0 8

3 Chương 3: Điều khiển tốc độ động cơ 4 4 0 8

4 Chương 4: Cảm biến 4 4 0 8

5 Bài 1: Ổn áp nguồn DC 5 0 5 2.5

6 Bài 2: Ổn áp nguồn AC 5 0 5 2.5

7 Bài 3: Điều khiển tốc độ động cơ DC 5 0 5 2.5

8 Bài 4: Điều khiển tốc độ động cơ bước 5 0 5 2.5

9 Bài 5: Điều khiển tốc độ động cơ AC 5 0 5 2.5

10 Bài 6: Cảm biến 5 0 5 2.5

Tổng 45 15 30

Chương 1: Ổn áp nguồn một chiều

1.1 Nguyên tắc ổn áp

1.2 Dùng diod ổn áp

1.3 Dùng Transistor lưỡng cực

1.3.1 Ổn áp nối tiếp

1.3.2 Ổn áp song song

1.3.3 Ổn áp phao

1.4 Dùng Op-amp

386

1.5 Dùng IC ổn áp 3 chân

1.5.1 IC ổn áp dương điện áp

1.5.2 IC ổn áp âm điện áp

1.5.3 IC ổn áp dương có điện áp ra thay đổi được

1.5.4 IC ổn áp âm có điện áp ra thay đổi được

Chương 2: Ổn áp nguồn xoay chiều

2.1 Survolteur tự động

2.1.1 Nguyên tắc ổn áp

2.1.2 Sơ đồ mạch động lực

2.1.3 Trạng thái chuyển đổi tiếp điểm

2.1.4 Sơ đồ mạch điện

2.2 Ổn áp dung động cơ servo

2.2.1 Nguyên tắc ổn áp

2.2.2 Sơ đồ mạch động lực

2.2.3 Hệ thống chổi than

2.2.4 Sơ đồ mạch điện

Chương 3: Điều khiển tốc độ động cơ

3.1 Điều khiển tốc độ động cơ một chiều

3.1.1 Phương pháp điều khiển

3.1.2 Ứng dụng dùng BJT

3.1.3 Ứng dụng dùng UJT

3.1.4 Ứng dụng dùng Op-amp

3.1.5 Ứng dụng dùng SCR

3.2 Điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều

3.2.1 Điều khiển bằng thay đổi điện áp

3.2.2 Điều khiển bằng thay đổi tần số

Chương 4: Cảm biến

4.1 Cảm biến nhiệt

4.1.1 Nhiệt điện trở

4.1.2 Cặp nhiệt

4.1.3 IC cảm biến

4.1.4 Ứng dụng

4.2 Cảm biến quang

387

4.2.1 Quang trở

4.2.2 Quang diod

4.2.3 Quang transistor

4.2.4 Bộ ghép quang

4.2.5 Ứng dụng

Bài 1: Ổn áp nguồn DC

Bài 2: Ổn áp nguồn AC

Bài 3: Điều khiển tốc độ động cơ DC

Bài 4: Điều khiển tốc độ động cơ bước

Bài 5: Điều khiển tốc độ động cơ AC

Bài 6: Cảm biến

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

388

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

ĐIỆN KHÍ NÉN

1. Tên học phần:ĐIỆN KHÍ NÉN

2. Mã học phần :050409

3. Số đơn vị tín chỉ :2(1,2,4)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian

- Lên lớp : 30 tiết

- Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

- Thực hành : 60 tiết

- Tự học : 120 tiết

6. Điều kiện tiên quyết: Không

7. Mục tiêu của học phần

- Kiến thức:

Trang bị cho sinh viên kỹ năng vận hành, lắp ráp và thiết kế các hệ thống khí nén – điện

khí nén từ căm bản đến nâng cao và thích ứng với thực tiễn.

- Kỹ năng:

Có các kỹ năng tư duy, mục đích thiết kế, tư duy thiết kế, phân tích, nhận biết thiết bị qua

hình dáng và tìm hiểu tính năng của thiết bị.

- Thái độ:

Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Môn học Điện - khí nén trang bị cho sinh viên những kiến thức về công nghệ khí nén. Nội

dung của học phần này giới thiệu cấu tạo nguyên lý làm việc và ứng dụng của các phần tử

khí nén và điện khí nén, phương pháp tính toán khảo sát và thiết lập một hệ thống khí

nén và điện khí nén theo yêu cầu cụ thể.

Nội dung môn học gồm 6 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Máy nén khí và thiết bị xử lý khí nén

Chương 3: Các phần tử trong hệ thống điều khiển bằng khí nén

Chương 4: Cơ cấu chấp hành trong hệ thống điều khiển bằng khí nén

Chương 5: Tính toán truyền động hệ thống khí nén

389

Chương 6: Phương pháp thiết kế mạch điều khiển

9. Nhiệm vụ sinh viên

− Dự lớp

− Tích cực trong học tập, trung thực trong học tập và thi cử.

− Sẵn sàng chia sẻ kiến thức với thành viên khác trong nhóm.

10. Giáo trình chính và tài liệu tham khảo

10.1 Sách, giáo trình chính:

[1]. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng khí nén - điện khí nén, NXB Giáo

dục, 2012.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. PGS.TS Trần Hoài An, Điều khiển điện khí nén, ĐH.GTVT, TP.HCM, 2010

11. Thi, kiểm tra và đánh giá

- Sinh viên phải tham dự lớp lý thuyết trên 75%, thực hành bắt buộc 100%

- Đểm thường kỳ chiếm 20% được đánh giá bằng 1 bài kiểm tra lý thuyết.

- Điểm giữa kỳ chiếm 30% được đánh giá bằng 4 bài kiểm tra thực hành.

- Điểm cuối kỳ chiếm 50% được đánh giá bằng thi thực thành.

- Điểm học phần = 20% Điểm thường kỳ + 30% Điểm giữa kỹ + 50% Điểm thi cuối.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Cơ sở lý thuyết

1

1

0 2

2 Chương 2: Máy nén khí và thiết

bị xử lý khí nén 2 2 0 4

3

Chương 3: Các phần tử trong

hệ thống điều khiển bằng khí

nén

3 3 0 6

4 Chương 4: Cơ cấu chấp hành 3 3 0 6

390

trong hệ thống điều khiển bằng

khí nén

5 Chương 5 : Tính toán truyền

động hệ thống khí nén 3 3 0 6

6 Chương 6 : Phương pháp thiết

kế mạch điều khiển 33 3 30 36

Tổng 45 15 30 90

1. Chương 1 : Cơ sở lý thuyết.

1.1. Sơ lược về hệ thống điều khiển khí nén.

1.2. Ưu nhược điểm của hệ thống điều khiển bằng khí nén.

1.3. Phạm vi ứng dụng điều khiển khí nén trong công nghiệp.

1.4. Đơn vị đo của các đại lượng cơ bản

2. Chương 2: Máy nén khí và thiết bị xử lý khí nén

2.2 Máy nén khí.

2.2 Thiết bị xử lý khí nén.

2.3 Phân phối khí nén.

3. Chương 3: Các phần tử trong hệ thống điều khiển khí nén

3.8 Khái niệm.

3.9 Van đảo chiều.

3.10 Van chắn.

3.11 Van tiết lưu.

3.12 Van áp suất.

3.13 Van điều chỉnh thời gian.

3.14 Van chân không.

3.15 Cảm biến bằng tia.

3.16 Phần tử khuếch đại bằng màng.

3.17 Phần tử chuyển đổi tín hiệu.

3.18 Dụng cụ đo

4. Chương 4: Cơ cấu chấp hành

4.1 Yêu cầu.

4.2 Xi lanh

4.3 Động cơ khí nén

391

4.4 Bộ biến đổi áp lực.

5. Chương 5 : Tính toán truyền động hệ thống khí nén

5.1 Tổn thất trong hệ thống điều khiển khí nén.

5.2 Tổn thất trong hệ thống khí nén.

5.3 Cơ sở tính toán truyền động hệ thống.

5.4 Tính toán một số mạch điển hình.

6. Chương 6: Phương pháp thiết kế mạch điều khiển bằng khí nén

6.1 Biểu diễn chức năng của quá trình điều khiển.

6.2 Phân loại phương pháp điều khiển.

6.3 Thiết kế mạch điều khiển tổng hợp theo nhịp.

6.4 Thiết kế mạch điều khiển tổng hợp theo tầng.

6.5 Thiết kế mạch khí nén theo biểu đồ Karnaugh.

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

392

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 1 A

1. Tên học phần: ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 1

2. Mã học phần : 050470

3. Số tín chỉ : 1(0,2,2)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 3

5. Phân bố thời gian

− Lên lớp : 0 tiết

− Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

− Thực hành : 0 tiết

− Tự nghiên cứu : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết:

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng :

▪ Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một xí nghiệp, một nhà máy.

▪ Thiết lập các bản vẽ mặt bằng, bản vẽ sơ đồ nguyên lý cấp điện.

▪ Thiết lập bảng dự toán sơ bộ.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Đồ án môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về thiết kế hệ thống điện cho một nhà máy

hoặc phân xưởng công nghiệp.

9. Nhiệm vụ sinh viên

− Dự lớp: không

− Bài tập: không

− Khác: báo cáo tiến độ, thực hiện đồ án theo yêu cầu của giảng viên

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách giáo trình chính

[1]. Hướng dẫn đồ án môn học điện 1 - Thiết kế mạng điện, Hồ Văn Hiến, NXB Đại Học

Quốc gia TP.HCM, 2010.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Cung cấp điện, Nguyễn Xuân Phú, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2009.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Điểm học phần = 100% điểm báo cáo đồ án.

12. Thang điểm thi: 10/10

393

13. Nội dung chi tiết học phần

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú Lý

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Giới thiệu về nội dung

đồ án 5 5

2 Chương 2: Xác định phụ tải tính

toán 5 5

3 Chương 3: Chọn phương án cung

cấp điện 5 5

4 Chương 4: Lựa chọn dây dẫn theo

điều kiện phát nóng 5 5

5 Chương 5: Tính ngắn mạch 5 5

6 Chương 6: Lựa chọn các thiết bị 5 5

7 Chương 7: Tính toán, kiểm tra các

dạng tổn thất 10 10

8 Chương 8: Nâng cao hệ số công

suất 10 10

9 Chương 9: Lập bảng dự toán 10 10

Tổng 60 60

Chương 1: Giới thiệu về nội dung đồ án

1.1 Mục tiêu của đồ án

1.2 Các số liệu tính toán

1.3 Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị

Chương 2: Xác định phụ tải tính toán

2.1 Xác định phụ tải tính toán từng phần

2.1 Xác định phụ tải tính toán tổng

2.2 Xác định tâm phụ tải

Chương 3: Chọn phương án cung cấp điện

3.1 Các phương án cung cấp điện

3.2 Lựa chọn phương án tối ưu

Chương 4: Lựa chọn dây dẫn theo điều kiện phát nóng

4.1 Chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện phát nóng

394

4.2 Thông số kỹ thuật dây dẫn được chọn

Chương 5: Tính ngắn mạch

5.1 Thiết lập mô hình thay thế

5.2 Tính ngắn mạch tại các điểm

Chương 6: Lựa chọn các thiết bị

6.1 Lựa chọn CB, cầu chì

6.2 Lựa chọn các tủ phân phối và động lực

Chương 7: Tính toán, kiểm tra các dạng tổn thất

7.1 Tính toán tổn thất điện áp

7.2 Tính toán tổn thất công suất tác dụng

7.3 Tính toán tổn thất điện năng

7.4 Đánh giá mức độ tổn thất

Chương 8: Nâng cao hệ số công suất

8.1 Tính toán dung lượng bù và vị trí đặt tụ bù

8.2 Đánh giá hiệu quả của hệ thống bù

Chương 9: Lập bảng dự toán

9.1 Dự toán vật tư

9.2 Dự toán nhân công

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

395

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 2A

1. Tên học phần: ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 2A

2. Mã học phần : 050477

3. Số tín chỉ : 1(0,2,2)

4. Trình độ : Dành cho sinh viên năm thứ 4

5. Phân bố thời gian

− Lên lớp : 0 tiết

− Thực tập phòng thí nghiệm : 0 tiết

− Thực hành : 0 tiết

− Tự nghiên cứu : 60 tiết

6. Điều kiện tiên quyết : 050470(a)

7. Mục tiêu của học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng được trang bị kiến thức về thiết kế chiếu

sáng và chống sét cho một nhà máy hoặc phân xưởng công nghiệp.

8. Mô tả vắn tắt nội dung của học phần

Đồ án môn học giúp sinh viên tham gia cụ thể công tác thiết kế hệ thống chiếu sáng hoặc

chống sét cho một phân xưởng, nhà máy cụ thể.

9. Nhiệm vụ sinh viên

− Dự lớp: không

− Bài tập: không

− Khác: báo cáo tiến độ, thực hiện đồ án theo yêu cầu của giảng viên

10. Tài liệu học tập

10.1 Sách giáo trình chính

[1]. Hướng dẫn đồ án môn học thiết kế cung cấp điện, Phan Thị Thanh Bình, Dương Lan

Hương, Phan Thị Thu Vân, NXB Đại Học Quốc gia TP.HCM, 2010.

10.2 Tài liệu tham khảo

[1]. Hệ thống Cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng, Nguyễn

Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên

Điểm học phần = 100% điểm báo cáo đồ án.

12. Thang điểm thi: 10/10

13. Nội dung chi tiết học phần

396

TT Nội dung Số

tiết

Phân bố thời gian Ghi

chú

thuyết

Thực

hành

Tự

học

1 Chương 1: Giới thiệu về nội dung đồ án 5 5

2 Chương 2: Thiết kế hệ thống chiếu sáng 10 10

3 Chương 3: Kiểm tra thiết kế dựa trên

phần mềm luxicon 5 5

4 Chương 4: Thiết kế hệ thống chống sét

đánh trực tiếp, lan truyền 10 10

5 Chương 5: Kiểm tra thiết kế chống sét

dựa trên phần mềm chuyên dụng 10 10

6 Chương 6: Thiết kế hệ thống nối đất 10 10

7 Chương 7: Lập bảng dự trù vật tư, kinh

phí 10 10

Tổng 60 60

Chương 1: Giới thiệu về nội dung đồ án

Chương 2: Thiết kế hệ thống chiếu sáng

Chương 3: Kiểm tra thiết kế dựa trên phần mềm luxicon

Chương 4: Thiết kế hệ thống chống sét đánh trực tiếp, lan truyền

Chương 5: Kiểm tra thiết kế chống sét dựa trên phần mềm chuyên dụng

Chương 6: Thiết kế hệ thống nối đất

Chương 7: Lập bảng dự trù vật tư, kinh phí

GIẢNG VIÊN LÃNH ĐẠO KHOA

P. HIỆU TRƯỞNG PTĐT

1

DANH MỤC

TÊN HỌC PHẦN TRANG

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN .............. 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ................................................................................ 12

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG .................................................................................. 19

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM .............. 26

TIẾNG ANH 2 ........................................................................................................ 38

TIẾNG ANH GIAO TIẾP 1 .................................................................................. 41

TIẾNG ANH GIAO TIẾP 2 .................................................................................. 45

TIẾNG ANH GIAO TIẾP 3 .................................................................................. 49

TIẾNG ANH 3 ........................................................................................................ 53

TOÁN CAO CẤP A1 ............................................................................................. 56

TOÁN CAO CẤP A2 ............................................................................................. 62

TOÁN CAO CẤP A3 ............................................................................................. 66

VẬT LÝ 1 ................................................................................................................ 71

VẬT LÝ 2 ................................................................................................................ 76

VẬT LÝ 3 ................................................................................................................ 82

QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH ............................................................................... 87

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG ............................................................................... 92

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ............................................................................. 97

QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ .................................................................................. 101

XÁC SUẤT THỐNG KÊ ..................................................................................... 110

HÀM PHỨC VÀ PHÉP BIẾN ĐỔI LAPLACE ............................................... 117

LOGIC HỌC ........................................................................................................ 122

GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 .................................................................................. 126

TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN 2 ......................................................... 162

TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN ....................................................................................... 165

2

TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ NGÀNH ĐIỆN ...................... 169

AN TOÀN LAO ĐỘNG NGÀNH ĐIỆN ............................................................ 174

ĐIỆN CÔNG NGHỆ ............................................................................................ 179

THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ...................................................................................... 184

THỰC HÀNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN .............................................. 186

THỰC HÀNH VẬN HÀNH NHÀ MÁY ĐIỆN ................................................. 191

SỬA CHỮA QUẤN DÂY MÁY ĐIỆN .............................................................. 195

VẬT LIỆU ĐIỆN .................................................................................................. 199

KỸ THUẬT ĐO NGÀNH ĐIỆN ......................................................................... 204

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN ........................................................................... 208

THỰC HÀNH CUNG CẤP ĐIỆN ...................................................................... 213

TIN HỌC ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH ..................................................... 217

KHÍ CỤ ĐIỆN ...................................................................................................... 221

HỆ THỐNG ĐIỆN ............................................................................................... 225

CAD TRONG KỸ THUẬT ĐIỆN ...................................................................... 231

AUTOCAD TRONG KỸ THUẬT ĐIỆN ........................................................... 235

LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG ........................................................... 238

MẠCH ĐIỆN 1 ..................................................................................................... 243

MẠCH ĐIỆN 2 ..................................................................................................... 247

THÍ NGHIỆM MẠCH ĐIỆN .............................................................................. 250

NHIỆT KỸ THUẬT ............................................................................................. 256

PLC NGÀNH ĐIỆN ............................................................................................. 260

THỰC HÀNH PLC .............................................................................................. 267

ĐIỆN TỬ CƠ BẢN NGÀNH ĐIỆN .................................................................... 272

ĐO LƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG MÁY TÍNH NGÀNH ĐIỆN ............ 276

CUNG CẤP ĐIỆN ................................................................................................ 280

PLC NÂNG CAO ................................................................................................. 285

CẤU TRÚC MÁY TÍNH NGÀNH ĐIỆN TỬ ................................................... 292

3

CÔNG NGHỆ VI ĐIỆN TỬ ................................................................................ 296

MẠNG VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU ......................................................................... 301

THÍ NGHIỆM ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT NGÀNH ĐIỆN ................................. 306

SCADA NGÀNH ĐIỆN ....................................................................................... 309

QUY HOẠCH MẠNG ĐIỆN .............................................................................. 314

THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG ................................... 317

XỬ LÝ SỐ TÍN HIỆU .......................................................................................... 321

THÍ NGHIỆM ĐO LƯỜNG ĐIỆN .................................................................... 325

THÍ NGHIỆM KHÍ CỤ ĐIỆN ............................................................................ 329

THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU ĐIỆN ....................................................................... 333

THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN NGÀNH ĐIỆN.......................................... 336

THỰC HÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NGÀNH ĐIỆN .................................... 339

ĐIỀU KHIỂN MÁY ĐIỆN .................................................................................. 342

MÁY ĐIỆN ........................................................................................................... 346

THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN ........................................................................... 349

THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN MÁY ĐIỆN ........................................................ 352

THỰC HÀNH VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN ........................................................... 355

KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NGÀNH ĐIỆN .............................................................. 358

BẢO VỆ RELAY .................................................................................................. 365

KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG ................................................................................ 369

NGĂN MẠCH VÀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ...................................................... 372

NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP ............................................................ 376

ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT NGÀNH ĐIỆN ........................................................... 380

ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN ...................................................... 384

ĐIỆN KHÍ NÉN .................................................................................................... 388

ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 1 A ...................................................................................... 392

ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 2A ....................................................................................... 395

4