ĐỀ Án chuyỂn ĐỔi vi thÀnh tỔ chỨc khoa hỌc cÔng …

33
40 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN KỸ THUẬT BIỂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VIỆN KỸ THUẬT BIỂN THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TTRANG TRẢI KINH PHÍ THEO NGHỊ ĐỊNH 115-CP I. PHẦN CHUNG 1. Tên tổ chức: Viện Kỹ thuật biển 2. Địa chỉ: 28 Hàm Tử , phường 1, quận 5, TP. HCM. Điện thọai: (08-8) 39231088 Fax: (08-8) 39245269 Email: [email protected] Website: http://www.icoe.org.vn Viện Kỹ thuật Biển có tên giao dịch tiếng Anh: INSTITUTE OF COASTAL AND OFFSHORE ENGINEERING Viết tắt là: ICOE 3. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4. Cơ quan quyết định và ngày, tháng, năm thành lập: - Căn cứ Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp Nhà nước; - Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Căn cứ Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghêp và Phát triển nông thôn trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Viện Khoa học Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam; - Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BNN ngày 24/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; - Căn cứ Quyết định số 2863/QĐ-BNN-TCCB ca Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 18/9/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Kỹ thuật Biển.

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

40

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNTVIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

VIỆN KỸ THUẬT BIỂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔIVIỆN KỸ THUẬT BIỂN

THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆTỰ TRANG TRẢI KINH PHÍ THEO NGHỊ ĐỊNH 115-CP

I. PHẦN CHUNG

1. Tên tổ chức: Viện Kỹ thuật biển

2. Địa chỉ:

28 Hàm Tử , phường 1, quận 5, TP. HCM.

Điện thọai: (08-8) 39231088 Fax: (08-8) 39245269

Email: [email protected] Website: http://www.icoe.org.vn

Viện Kỹ thuật Biển có tên giao dịch tiếng Anh:

INSTITUTE OF COASTAL AND OFFSHORE ENGINEERING

Viết tắt là: ICOE

3. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Cơ quan quyết định và ngày, tháng, năm thành lập:

- Căn cứ Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp Nhà nước;

- Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Căn cứ Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Viện Khoa học Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam;

- Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BNN ngày 24/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam;

- Căn cứ Quyết định số 2863/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 18/9/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Kỹ thuật Biển.

Page 2: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

41

5. Chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 2863/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Chức năng:

1- Viện Kỹ thuật Biển trực thuộc Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam được thành lập mới theo quy định tại Điều 2, Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 10/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2- Viện Kỹ thuật Biển là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khỏan tại Kho bạc và ngân hàng nhà nước theo quy định của pháp luật.

2- Viện Kỹ thuật Biển có chức năng nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo và hợp tác quốc tế, tư vấn và chuyển giao công nghệ về kỹ thuật biển, môi trường vùng ven biển, cửa sông và hải đảo trong phạm vi cả nước

Nhiệm vụ và quyền hạn:

1- Xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về khoa học, công nghệ và các dự án phát triển công nghệ về biển, thủy điện từ năng lượng sóng, gió, thủy triều và môi trường ven biển, hải đảo, nhằm đáp ứng yêu cầu quy hoạch, khai thác; tổ chức thực hiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án khoa học biển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng chống giảm nhẹ thiên tai do các tác động động lực từ biển gây ra, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin về quản lý và phát triển bền vững vùng ven biển và hải đảo; tổ chức thực hiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nghiên cứu các vấn đề về công trình biển, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học biển cung cấp cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, hải đảo và trên biển;

2.1. Hải dương học ứng dụng;2.2. Động lực học biển ven bờ và cửa sông (dòng chảy, sóng, cân bằng và

vận chuyển vật chất, bồi, xói, tương tác giữa biển và công trình xây dựng trên biển...);

2.3 Công nghệ xây dựng các loại dạng công trình biển như: Dàn khoan, sân bay, bến cảng, trạm trung chuyển xa bờ, công trình nổi nuôi trồng sinh vật biển; Công trình đê, kè cửa sông, ven biển và hải đảo; Công trình thủy lợi cung cấp, khai thác và bảo vệ nguồn nước cho hải đảo; Công trình nuôi bãi, tạo bãi mở rộng diện tích đất dải ven biển, chống sạt lở đê biển, dải ven bờ;

2.4. Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển;2.5. Thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ven biển;2.6. Đê biển, đê cửa sông và công trình ven biển;

Page 3: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

42

2.7. Nghiên cứu khai thác năng lượng thuỷ triều, gió, sóng biển; khai thác và nuôi trồng thủy hải sản gần bờ và xa bờ, các loại sinh vật biển khác;

2.8. Nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển dâng do sự biến đổi khí hậu tới thủy động lực học biển, tới hệ sinh thái biển v.v... và đề xuất các giải pháp thích ứng;

2.9. Xây dựng khu neo đậu tàu thuyền, khu trú bão;

2.10. Quản lý tổng hợp dải ven biển;

2.11. Công nghệ vật liệu mới trong xây dựng công trình biển, ven biển và hải đảo; nghiên cứu giải pháp chống xói lở vùng đảo ven bờ và xa bờ;

2.11. Điều tra cơ bản về thủy, thạch, động lực biển và đới bờ dọc bờ biển, cửa sông ven biển nước ta;

2.12. Khai thác các dạng tài nguyên khác liên quan đến biển.

3. Xây dựng mô hình thử nghiệm; chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào phục vụ sản xuất theo quy định của pháp luật.

4. Cung cấp các dịch vụ tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, bảnvẽ thi công và dự toán, quản lý dự án, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công, thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình xây dựng vùng ven biển và hải đảo.

5. Tham gia biên soạn các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách thuộc lĩnh vực được giao.

6. Tổ chức sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu vật tư thiết bị thuộc lĩnh vực chuyên môn được giao. Đầu tư, xây dựng và quản lý khai thác các công trình kết cấu hạ tầng vùng ven biển và hải đảo theo quy định của pháp luật.

7. Thông tin khoa học công nghệ chuyên ngành.

8. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.

9. Tham gia đào tạo sau đại học, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ trong ngành theo quy định.

10. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.

11. Phối hợp với phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ liên quan đến lĩnh vực thuỷ động lực biển và đới bờ.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ và Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam giao.

Page 4: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

43

6. Chức năng, nhiệm vụ theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số A-770 ngày 29/10/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ

Viện Kỹ thuật Biển được cấp giấy chứng nhận đăng ký họat động khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ cấp ngày 29/10/2008, số đăng ký A-770 về các lĩnh vực họat động khoa học và công nghệ như sau:

- Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực: động lực học biển (công trình biển, cửa sông, hải đảo, vùng triều mạnh), thủy lợi phục vụ nuôi thủy – hải sản, bảo vệ môi trường sinh thái biển, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu vùng ven biển, cửa sông và hải đảo; thông tin khoa học công nghệ chuyên ngành.

- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thăm dò và khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế biển, hải đảo và đoới bờ.

- Sản xuất các sản phẩm trên cơ sở kết quả nghiên cứu.

- Dịch vụ khoa học công nghệ: Ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển kinh tế biển; tư vấn xây dựng trong lĩnh vực thủy lợi, xây dựng công trình thủy, cấp thóat nước và môi trường biển (bao gồm lập báo cáo và lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế kỹ thuật – bản vẽ thi công, khảo sát xây dựng về địa hình, địa chất, thủy văn, giám sát thi công); Thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, lập các dự án thiết kế, quy họach, xây dựng quy trình quản lý và phát triển tài nguyên nước vùng biển; Đánh giá chất lượng nước và xây dựng hệ thống giám sát môi trường biển; Thí nghiệm hóa môi trường, thí nghiệm thủy lực, công trình biển, cửa sông và hải đảo; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về kỹ thuật và môi trường biển.

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HỌAT ĐỘNG

1. Tình hình tổ chức

a) Lãnh đạo

Viện có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng. Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bổ nhiệm, Phó Viện trưởng do Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng.

Hội đồng Khoa học có nhiệm vụ tư vấn cho Viện trưởng các vấn đề khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động của Viện. Hội đồng Khoa học được bầu với nhiệm kỳ 2 năm, có Điều lệ tổ chức và hoạt động cụ thể.

b) Cơ cấu tổ chức

* Các phòng quản lý chức năng:

- Phòng Tổ chức, hành chính và đào tạo

- Phòng Kế hoạch tài chính, thiết bị và hợp tác quốc tế

* Các Phòng, Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Viện:

- Phòng nghiên cứu hải dương học;

Page 5: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

44

- Phòng nghiên cứu môi trường biển và biến đổi khí hậu;

- Trung tâm nghiên cứu công trình biển; - Trung tâm nghiên cứu khai thác tài nguyên biển và đới bờ;;

SƠ ĐỒ TỔ CHỨCVVIIỆỆNN KKỸỸ TTHHUUẬẬTT BBIIỂỂNN

* Khối dịch vụ sản xuất và chuyển giao công nghệ:- Công ty Tư vấn, đầu tư xây dựng và chuyển giao công nghệ công trình biển;Các đơn vị nghiên cứu hoạt động chuyên môn theo chương trình, kế hoạch

do Viện trương chỉ đạo theo kế hoạch của Bộ và Nhà nước.

Ban Giám đốcViện trưởng

Các Phó Viện trưởng

Phòng Tổ chức, hành chính và Đào tạo

Phòng nghiên cứu Thủy, hải văn và năng lượng sóng, thủy triều

Phòng nghiên cứu phát triển kinh tế biển và đới bờ

Trung tâm nghiên cứu công trình biển

Trung tâm nghiên cứu môi trường sinh thái biển và biến đổi

khí hậu

Công ty Tư vấn, đầu tư xây dựng và chuyển giao công nghệ

công trình biển

ĐƠ

N V

ị CH

UY

ÊN

N

PH

ÒN

G C

HỨ

C N

ĂN

G

Phòng Kế hoạch tài chính, thiết bị và hợp tác quốc tế

KH

ỐI D

ỊCH

VỤ

SX

& C

HU

YỂ

N G

IAO

CN

Page 6: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

45

Các Phòng có Trưởng Phòng và Phó Trưởng phòng, Trung tâm có Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm.

c) Cơ cấu cán bộ, viên chức và người lao động khác

* Cấu trúc Đội ngũ cán bộ:

- Biên chế nhà nước giao: 11 người- Hợp đồng lao động 20 người ký với Viện- Cộng tác viên (ở cơ quan khác, trường ĐH): 20 - 30 chuyên gia.

Tổng số nhân lực thuờng xuyên của Viện dự kiến là từ 30 ÷40 người, trong đó 15 người có trình độ từ thạc sỹ trở lên (trong đó 3 PGS, 5 Tiến sỹ, 7 Thạc sỹ), số lượng cán bộ tham gia công việc thực tế của Viện là khoảng 40 người. Đây là giải pháp sử dụng nhân sự linh hoạt, gọn nhẹ về tổ chức, giảm chi phí hành chính và phát triển bền vững, chủ động.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ của Viện đang tăng, nằm trong giới hạn phù hợpvới yêu cầu của thực tế, đảm bảo Viện phát triển hoạt động.

* Chất lượng Đội ngũ cán bộ:

- Chuyên môn cao, vững vàng, có các chuyên gia đầu đàn của ngành. Phầnlớn cán bộ trong các đơn vị chuyên môn của Viện sử dụng thành thạo các bộ mô hình toán tiên tiến trên thế giới và phần mềm, lý thuyết mô hình toán của Viện trong các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về biển và môi trường biển, vùng ven bờ.

- Tính năng động cao, nhạy bén tiếp thu các thành tựu khoa học mới.

- Có khả năng cạnh tranh mạnh trong đấu thầu các đề tài, các hợp đồng dịchvụ.

- Có khả năng sáng tạo các sản phẩm khoa học công nghệ mới, chất lượngcao.

- Tạo ra được nhiều phần mềm, lý thuyết mới mang tính tổng hợp, đa năng, chất lượng tốt về biển, chất lượng nước (KOD, thành phần nguồn nước, quản lý hệ thống).

- Có khả năng hợp tác quốc tế tốt, được các tổ chức quốc tế tín nhiệm.

- Cán bộ có khả năng tham gia đào tạo tốt trong cơ sở đào tạo của Viện vàcác trường đại học, các Viện bên ngoài, ở các trình độ đào tạo khác nhau (TS, ThS, ĐH).

2. Tình hình tài chính và tài sản

a) Bảng thống kê tài sản (tính theo giá trị kiểm kê đến 31/12/2007 (theo bảng 1)

b) Báo cáo tài chính 4 năm 2005, 2006, 2007, 2008 (theo bảng 2)

c) Diện tích nhà làm việc, các cơ sở sản xuất thực nghiệm và dịch vụ

Diện tích nhà làm việc tại cơ sở 1: 575 m2 (tầng 3, tầng 4 nhà C), diện tích nhà làm việc tại cơ sở 2 và diện tích phòng thí nghiệm tại cơ sở 2: Chờ QĐ giao của VKHTLVN.

Page 7: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

46

3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụ trong thời gian 5 năm gần đây.

3.1 Những họat động KHCN chính của Viện trong thời gian gần đây:

a) Họat động KHCN phục vụ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

Viện đã đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng phòng chống lụt bão, bảo vệ bờ sông, cửa sông, bờ biển ở những vùng trọng điểm với các nội dung: nghiên cứu dự báo lũ; nghiên cứu diễn biến xói lở bờ sông, bờ biển; nghiên cứu các giải pháp công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển; nghiên cứu các giải pháp chỉnh trị sông, cửa sông ven biển và bờ biển.

Một số kết quả đạt được trong những năm gần đây được thể hiện như: nghiên cứu các giải pháp phòng chống sạt lở cho các vùng trọng điểm thuộc hệ thống sông Sài Gòn, sông Cửu Long. Tư vấn thiết kế các kè chống sạt lở cho khu vực Thanh Đa, kè Mương chuối, Gành Hào, thiết kế kỹ thuật chống xói lở ổn định bờ sông Tiền phường 3, 4 thị xã Sa Đéc,…

Nghiên cứu các giải pháp công trình và phi công trình bảo vệ tính đa dạng sinh học cho các vùng biển ven bờ, nghiên cứu các giải pháp công nghệ xử lý nước thải trong nuôi thủy sản, các nhà máy thủy sản nhằm bảo vệ môi trường.

b) Họat động KHCN phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trong lĩnh vực phục vụ và phát triển nông nghiệp Viện đã tập trung nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ cải tạo đất phèn, phèn mặn vùng ven biển ĐBSCL. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp trữ nước nước cho các vùng khan hiếm nước và xây dựng mô hình tưới phù hợp với từng lọai cây trồng và thích ứng với mỗi tiểu vùng sinh thái.

c) Họat động KHCN phục vụ cho quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường

Viện đã tham gia các đề tài dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Tỉnh về lĩnh vực quản lý nguồn nước, lập kế họach sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt, nước ngầm cho các lưu vực sông, các tiểu vùng sinh thái.

Một số kết quả đạt được lĩnh vực quản lý nguồn nước, lập kế họach sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt, nước ngầm Viện đã thực hiện là dự án (i) Đánh giá tổng hợp tiềm năng và hiện trạng khai thác phục vụ quy hoạch và quản lý tài nguyên nước mặt tỉnh Kiên Giang, (ii) Ưng dụng biện pháp công trình và phi công trình để cải tạo các vùng đất bị bỏ hóa ở duyên hải Nam Trung Bộ, do đào ao nuôi trồng thủy sản không đúng kỹ thuật thành vùng canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bền vững, (iii) §¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr­êng, sinh th¸i ®èi víi rõng trµm V­ên Quèc gia U Minh Th­îng vµ gi¶i ph¸p b¶o tån, ph¸t triÓn bÒn v÷ng,…

3.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụ trong thời gian 5 năm gần đây (2004 – 2008)

Viện Kỹ thuật Biển được thành lập mới theo Quyết định số 2863/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 18/9/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Kỹ thuật Biển, do vậy chỉ

Page 8: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

47

tổng kết danh mục các đề tài, dự án và các hợp đồng dịch vụ của 2 đơn vị thực hiện từ các năm 2004 đến 2008 mà không tổng kết chi tiết về tình hình tài chính từng năm của Viện. Tình hình tài chính chi tiết sẽ được liệt kê trong phần thể hiện của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.

a) Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ do cơ quan Nhà nước giao

Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nước giai đọan 2001 – 2008 của 2 đơn vị tách từ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam sang Viện Kỹ thuật Biển được thể hiện trong bảng 3a.

b) Danh mục các loại hình đề tài nghiên cứu KHCN của Viện qua 4 năm 2006-2008

Danh mục các loại hình đề tài nghiên cứu KHCN của Viện qua 3 năm 2004-2008 của 2 đơn vị tách từ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam sang Viện Kỹ thuật Biển được thể hiện trong bảng 3b

c) Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ do Viện tự tìm

Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ do 2 đơn vị (Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Xử lý nước và Phòng Nghiên cứu động lực sông, ven biển và công trình bảo vệ bờ) tách từ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam sang Viện Kỹ thuật Biển tự tìm từ các nguồn được thể hiện trong bảng 4a.

d) Kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ

Danh mục các nhiệm vụ thực hiện triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh và dịch vụ do 2 đơn vị (Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Xử lý nước và Phòng Nghiên cứu động lực sông, ven biển và công trình bảo vệ bờ) tách từ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam sang Viện Kỹ thuật Biển tự tìm từ các nguồn được thể hiện trong bảng 4b.

đ) Những hoạt động hợp tác quốc tế

Các cán bộ khoa học đang công tác tại Viện Kỹ thuật Biển có trình độ chuyên môn và ngọai ngữ cao, đã từng làm việc cho nhiều dự án nước ngòai và có nhiều kinh nghiệm làm việc với chuyên gia nước ngòai về các lĩnh vực tư vấn về công trình thủy lợi, công trình kè, công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển và chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Các dự án Viện đã tham gia thực hiện như: dự án Quản lý đất chua phèn do ủy hội sông Mêkông tài trợ, dự án thủy lợi Phước Hòa do ADB và WordBank tài trợ, dự án Quản Lộ Phụng Hiệp, giám sát thủy văn và môi trường của dự án Bắc Vàm Nao do Úc tài trợ,….

Page 9: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

48

e) Số công trình khoa học tham dự hội thảo hoặc đăng trên các tạp chí, xuất bản sách khoa học

Các cán bộ của Viện Kỹ thuật Biển đã tham gia viết bài đăng các tuyển tập khoa học chuyên ngành nông nghiệp và phát triển Nông thôn, ngành hải dương học, ngành thủy sản, chuyên ngành cải tạo đất và môi trường, cũng như tổ chức thực hiện và tham gia rất nhiều các hội thảo khoa học trong nước và ngòai nước.

Bài báo đăng trên tạp chí ngành nông nghiệp và phát triển Nông thôn có 22 bài, tạp chí KHCN cấp Viện có 86 bài, tạp chí nước ngòai có 6 bài.

f) Số lượng cán bộ tham gia công tác đào tạo sau đại học,

Số lượng cán bộ tham gia công tác đào tạo sau đại học: 4 người

g) Đánh giá chung:

Viện Kỹ Thuật Biển đã tham gia tích cực trong công tác triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ góp phần phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn, thể hiện trong nhiều đề tài nghiên cứu khoa học do Nhà nước giao (đề tài/dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ) và đề tài khoa học công nghệ do Viện tự tìm (đề tài cấp tỉnh, thành phố) và tư vấn kỹ thuật trong các lĩnh vực hoạt động của Viện.

Các đề tài nghiên cứu do Viện thực hiện đều được nghiệm thu từ loại khá trở lên, đã được áp dụng vào sản xuất, đóng góp có ý nghĩa vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh phía Nam những năm qua. Viện đã có nhiều đóng gópvào những thành tựu chung của KHCN thủy lợi 20 năm đổi mới.

Kinh phí cho các hoạt động khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực nghiêncứu khoa học, tăng cường trang thiết bị, xây dựng cơ bản, sửa chữa xây dung nhỏ đã được Viện sử dụng có hiệu quả, nâng cao một bước năng lực nghiên cứu và phục vụ sản xuất ở địa bàn các tỉnh phía Nam. Kinh phí thực hiện các đề tài khoa học chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng doanh thu của Viện hàng năm (30-40%).

Kết quả hoạt động sản xuất, dịch vụ có doanh thu chiếm tỷ trọng 50-60% đềulà những lĩnh vực Viện có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao. Sản phẩm do Viện thực hiện đảm bảo chất lượng và uy tín thương hiệu, được các cơ quan quản lý Trung ương và các địa phương tín nhiệm.

Năng lực khoa học công nghệ của Viện đã được tăng cường tốt, nhiều thiết bị nghiên cứu và phần mềm hiện đại đã được trang bị và Viện đã nhanh chóng làm chủ được những công cụ hỗ trợ nghiên cứu mới này để phục vụ công tác nghiêncứu khoa học và dịch vụ kỹ thuật.

Quản lý tài chính các hoạt động khoa học công nghệ đã được Viện thực hiệnnghiêm túc theo Luật ngân sách, và các quy định quản lý của Bộ KH&CN và Bộ Nông nghiệp và PTNT. Viện đã thực hiện chế độ tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP với mức lương tăng thêm trung bình 1,5-2 lần ngoài lương cơ bản.

Page 10: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

49

Tóm lại, hoạt động khoa học công nghệ, phục vụ sản xuất của Viện Kỹ thuật Biển đã được thực hiện đúng hướng, có hiệu quả, đóng góp tích cực vào thành tích chung của KHCN thủy lợi 20 năm đổi mới theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Thực trạng hoạt động khoa học công nghệ và dịch vụ của Viện trong những năm gần đây đã minh chứng Viện hoạt động đúng hướng và có hiệu quả, công tácnghiên cứu khoa học luôn luôn gắn liền với thực tiễn sản xuất. Khối lượng và chất lượng sản phẩm khoa học công nghệ và dịch vụ kỹ thuật do Viện thực hiện ngày càng tăng, trên cơ sở đó Viện đảm bảo uy tín thương hiệu, ổn định doanh thu và hiệu quả hoạt động.

Điều đó khẳng định Viện có khả năng chuyển đổi hoạt động theo tinh thầnNghị định 115/2005/NĐ-CP.

III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ HỌAT ĐỘNG

1. Dự kiến cơ cấu tổ chức

a) Dự kiến hình thành các bộ phận và tổ chức trực thuộc:

Giai đoạn I (2008 – 2010)

Dự kiến Viện Kỹ thuật biển sẽ có 7 đơn vị trực thuộc, gồm 2 phòng chức năng, 4 đơn vị chuyên môn và 1 đơn vị thuộc khối dịch vụ sản xuất và chuyển giao công nghệ .

Nhận xét:

+ Trong giai đoạn I sẽ có một số lĩnh vực chuyên sâu chưa được triển khai (những nguồn lợi từ kinh tế biển, thuỷ điện nhỏ và vừa từ năng lượng gió, sóng biển và thủy triều, quản lí và khai thác các bãi bồi, rừng ngập mặn ven biển...);

+ Việc thành lập Viện Kỹ thuật biển theo Quyết định số 55/2008/QĐ-BNN ngày 24/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam theo những tiêu chí sau:

+ Mỗi đơn vị, bộ phận trực thuộc là những đơn vị chuyên môn mang tínhchuyên sâu, đại diện cho một lĩnh vực hoạt động của Viện;

+ Khi thành lập Viện cần phải mở rộng ngành nghề, mở rộng lĩnh vực hoạt động trong phạm vi chức năng của một viện chuyên đề. Hoạt động của Viện phải bao trùm lên hầu hết mọi lĩnh vực của ngành kỹ thuật biển (công trình biển, phòng tránh thiệt hại do thiên tai như bão, nước biển dâng và bảo vệ môi trường sinh thái biển, xây dựng công trình thuỷ,...);

+ Tạo cho Viện một thế mạnh mới về lượng và chất đủ sức để tham gia tuyểnchọn, đấu thầu các đề tài, dự án, công trình dịch vụ... theo Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Đấu thầu...

Page 11: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

50

+ Mỗi một đơn vị và bộ phận phải đủ năng lực góp phần nâng cao tính cạnh tranh và thương hiệu của Viện.

+ Những căn cứ làm cơ sở cho việc sắp xếp :

- Thông báo số 1831/TB-BNN-TCCB ngày 13/3/2008 của Vụ Tổ chức cán bộ thông báo kết luận của Thứ trưởng Đào Xuân Học tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 594/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam;

- Quyết định 55/2008/QĐ-BNN ngàdy 24/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

- Quyết định số 2863/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 18/9/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Kỹ thuật Biển theo những tiêu chí sau:

Viện có cơ sở 1 tại TP.Hồ Chí Minh là trụ sở giao dịch chính, cơ sở 2 tại Bình Dương được bố trí các phòng thí nghiệm: Động lực học biển, Vật liệu xây dựng công trình biển và Môi trường sinh thái biển.

Cơ cấu tổ chức của Viện Kỹ thuật biển dự kiến như sau:

Khối quản lý chức năng: (2 đơn vị)

1. Phòng Tổ chức, hành chính và đào tạo

2. Phòng Kế hoạch tài chính, thiết bị và hợp tác quốc tế

Khối nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (4 đơn vị)

1. Phòng nghiên cứu hải dương học;

2. Phòng nghiên cứu môi trường biển và biến đổi khí hậu;

3. Trung tâm nghiên cứu công trình biển;

4. Trung tâm nghiên khai thác tài nguyên biển và đới bờ;

Khối dịch vụ sản xuất và chuyển giao công nghệ:

Công ty Tư vấn, đầu tư xây dựng và chuyển giao công nghệ công trình biển;

Giai đoạn 2 (2010 – 2015): Viện sẽ thành lập thêm các đơn vị mới khi hội đủ điều kiện:

1. Trung tâm nghiên cứu Thủy điện từ năng lượng sóng, gió và thủy triều.

2. Phòng thí nghiệm Thủy Động lực biển

Phòng thí nghiệm Thủy Động lực biển sẽ hoạt động theo quy chế Phòng thí nghiệm trọng điểm.

b) Xác định mô hình tổ chức của Viện, tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của Viện và các bộ phận trực thuộc

Viện Kỹ thuật biển là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam theo Quyết định 594/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

Page 12: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

51

phủ, Quyết định số 55/2008/QĐ-BNN ngày 24/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Quyết định số 2863/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Viện hoạt động theo mô hình tự trang trải kinh phí (tuy nhiên, do phải đảm đương thêm nhiệm vụ nghiên cứu mang tính chiến lược, nghiên cứu cơ bản và công ích thực hiện yêu cầu của Nhà nước giao nên kiến nghị Nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên tương xứng với nhiệm vụ đó).

Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Viện:

1. Phòng Tổ chức, Hành chính và Đào tạo:

+ Về tổ chức:

- Quản lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tuyển dụng, bổ nhiệm, ký hợp đồng lao động, nâng ngạch, chuyển ngạch, quản lý hồ sơ CBVC-LĐ, khen thưởng, kỷ luật;

- Công tác văn thư lưu trữ, lễ tân;

- Bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ cơ quan, đoàn ra, đoàn vào;

- Thường trực các Hội đồng tư vấn của Viện thuộc chức năng của Phòng.

+ Về quản trị:

- Quản trị công sở, đất đai, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, phương tiện làm việc và các tài sản khác thuộc Viện, sửa chữa xây dựng nhỏ;

- Quản lý phương tiện vận chuyển;

- Y tế, vệ sinh môi trường.

- Thực hiện các công tác khác liên quan tới tài chính.

+ Về đào tạo:

- Hợp tác với các trường Đại học đào tạo Đại học và sau Đại học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ;

- Theo dõi và phối hợp với các đơn vị trong việc đào tạo các lớp chuyên môn ngắn hạn, hướng dẫn sinh viên thực tập và các nhiệm vụ đào tạo khác.

2. Phòng Kế hoạch, Tài Chính, Thiết bị và Hợp tác quốc tế

+ Về kế hoạch tổng hợp:

- Lao động tiền lương, các chế độ BHXH, BHYT, nghỉ hưu;

- Xây dựng chiến lược phát triển của Viện, xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về khoa học công nghệ, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và các kế hoạch khác của Viện.

Page 13: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

52

- Quản lý kế hoạch tổng hợp về khoa học công nghệ.

- Quản lý việc thực hiện các đề tài dự án, hợp đồng dịch vụ.

- Quản lý công tác thông tin khoa học, xuất bản, triển lãm, hội nghị. Quản lý trang tin điện tử của Viện.

- Lưu trữ tư liệu khoa học kỹ thuật, quản lý thư viện.

- Quản lý các dự án tăng cường trang thiết bị khoa học kỹ thuật, điều phối vật tư thiết bị công nghệ của Viện.

- Tổng hợp và điều phối các chương trình hoạt động của Viện.

- Tham gia Ban Thường trực Hội đồng khoa học của Viện.

+ Về tài chính kế toán:

- Quản lý hoạt động tài chính kế toán của Viện theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện kế hoạch tài chính, quyết toán tài chính.

- Quản lý các nguồn kinh phí của Viện để hoạt động tài chính có hiệu quả.

- Quản lý khấu hao thiết bị, hao mòn và thanh lý tài sản, đánh giá tài sản.

- Thực hiện các nghĩa vụ thuế và quyết toán thuế.

+ Về hợp tác quốc tế:

- Xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác khoa học, các dự án trong và ngoài nước, tham mưu cho Viện liên kết với với các tổ chức quốc tế nhằm đẩy mạnh triển khai khoa học công nghệ về biển và đới bờ.

- Tư vấn, triển khai, làm cầu nối cho Viện và các đơn vị chuyên môn thuộc Viện với các tổ chức quốc tế trong các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ.

- Hợp tác, tổ chức các hội thảo quốc tế về khoa học công nghệ biển và các vấn đề có liên quan đến biển.

- Hợp tác đào tạo sau đại học với các Viện và trường đại học nước ngoài.

3. Phòng nghiên cứu Hải dương học

Chức năng nhiệm vụ:

- Thực hiện các dự án điều tra cơ bản có liên quan đến các lĩnh vực: động lực học biển, cửa sông;

- Nghiên cứu thủy động lực biển và vùng cửa sông;

- Nghiên cứu lan truyền các chất ô nhiễm, phù sa, xâm nhập mặn vùng ven biển, cửa sông;

Page 14: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

53

- Nghiên cứu hình thái vùng ven biển: Động lực học và quy luật hình thái, động thái bờ biển, sự hình thành và phát triển các cồn cát ven biển;

- Nghiên cứu hoàn thiện chương trình tự động hoá xác định các thông số sóng lan truyền vào vùng nước nông, kiểm nghiệm các kết quả tính toán bằng thực nghiệm. Khai thác các chương trình hiện có trên thế giới về vấn đề này.

- Nghiên cứu các vấn đề về xói lở, bồi lấp các cửa sông, các bãi bồi vùng ven biển;

- Nghiên cứu thí nghiệm mô hình vật lý để kiểm nghiệm và hiệu chỉnh các tính toán lý thuyết và các tính toán theo mô hình toán xác định tác động của sóng đối với bờ biển Việt Nam.

- Nghiên cứu mô hình bão và những tác động của bão đối với các vùng ven biển nước ta.

- Nghiên cứu bài toán ổn định của mái đê biển; Đánh giá ảnh hưởng của công trình đê và công trình bảo vệ bờ đến môi trường và các công trình lân cận;

- Nghiên cứu các vấn đề về hải văn: sóng, gió, dòng chảy ven bờ, nước biển dâng do biến đổi khí hậu tòan cầu;

- Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố động lực đến các công trình biển;

- Nghiên cứu các vấn đề về động đất và sóng thần;

- Hướng dẫn luận văn đại học, cao học, tiến sĩ trong lãnh vực thủy văn vùng ven biển, hải văn ...

- Nghiên cứu lý thuyết và mô hình sản xuất điện năng do tác động của sóng, gió, thủy triều.

4. Phòng nghiên cứu môi trường biển và biến đổi khí hậu:

Chức năng nhiệm vụ:

- Nghiên cứu tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu tác động đến môi trường sinh thái biển, kinh tế - xã hội vùng ven biển và đới bờ của Việt Nam.

- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy hải sản ngày một suy kiệt vùng ven biển.

- Điều tra, đánh giá sự biến đổi hệ sinh thái vùng ven biển, vùng đất ngập nước, xây dựng chiến lược phát triển và bảo vệ tính đa dạng của hệ sinh thái.

- Nghiên cứu các biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý các loại đất có vấn đề phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất và bảo vệ môi trường trong vùng ven biển và hải đảo.

Page 15: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

54

- Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường và ảnh hưởng của các công trình xây dựng, các dự án phát triển kinh tế đến chất lượng môi trường vùng đất ướt, vùng ven biển.

- Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát và dự báo tình hình ô nhiễm tài nguyên đất, nước do các hoạt động khai thác, các sự cố môi trường đối với vùng ven bờ, vùng đất ngập nước.

- Giám sát, đánh giá chất lượng các công trình xây dựng trong môi trường nước biển, đề xuất các giải pháp chống xâm thực và ăn mòn bêtông cho các công trình xây dựng vùng ven biển;

- Nghiên cứu môi trường nước vùng triều, cải tạo đất. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Viện để nghiên cứu tác động của thủy triều, nước biển dâng, tác động của các công trình thủy lợi vùng triều, các hoạt động khai thác tài nguyên nước vùng thượng nguồn đến môi trường.

- Nghiên cứu xây dựng các dự án quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng ven biển, hải đảo.

- Kiểm định chất lượng nước, đất, vi sinh và vật liệu xây dựng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng các dự án và tăng cường các dịch vụ khoa học.

- Tham gia đào tạo Đại học, sau Đại học và tổ chức đào tạo và huấn luyện các kỹ thuật viên về kỹ thuật môi trường, phân tích và các vấn đề kỹ thuật có liên quan.

5. Trung tâm nghiên cứu công trình biển:

Chức năng nhiệm vụ:

- Nghiên cứu cấu trúc các hệ thống và công trình biển và công trình bảo vệ môi trường biển;

- Lập các dự án thiết kế quy hoạch, nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật các công trình chống xói lở, ổn định bờ biển, hải đảo, các cửa sông, các công trình bảo vệ môi trường và tôn tạo các khu bảo tồn thiên nhiên;

- Thẩm định kỹ thuật và tư vấn giám sát thi công các công trình biển;

- Nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới, công nghê mới, thực hiện thí nghiệm mô hình vật lý và mô hình toán trong công trình bảo vệ bờ biển, bảo vệ môi trường biển do các sự cố trên biển như ô nhiễm dầu, hóa chất; Đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chuyên ngành;

- Nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu xây dựng, thiết kế thành phần các loại bêtông và vữa xây dựng đáp ứng yêu cầu thiết kế, thi công các công trình biển;

- Nghiên cứu các quy trình và kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, chất lượng bêtông thủy công và bêtông công trình xây dựng, dân dụng ven biển;

Page 16: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

55

- Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng các loại phụ gia chống thấm, chống ăn mòn bêtông trong môi trường nước biển;

- Nghiên cứu kết cấu công trình xây dựng hợp lý phù hợp điều kiện địa chất và môi trường biển;

- Tham gia hướng dẫn sinh viên đại học, đào tạo sau Đại học và tổ chức đào tạo và huấn luyện các kỹ thuật viên về kỹ thuật công trình biển.

6. Trung tâm nghiên cứu khai thác tài nguyên biển và đới bờ:

Chức năng nhiệm vụ:

- Tham gia nghiên cứu chiến lược, xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn có tính cách vĩ mô và vi mô về phát triển bền vững kinh tế vùng ven biển, đới bờ và hải đảo;

- Nghiên cứu khai thác các dạng năng lượng thủy triều, sóng, gió vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghiên cứu về xói lở, bồi lấp các cửa sông, bãi bồi ven biển bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển, đới bờ và các hải đảo;

- Nghiên cứu các vấn đề về sử dụng và khai thác các bãi bồi, rừng ngập mặn, các vùng đất nuôi trồng và khai thác thủy sản ven biển;

- Nghiên cứubảo tồn, khai thác hiệu quả các bãi bồi, rừng ngập mặn ven biển, hải đảo;

- Tham gia các dự án quy họach phát triển bến cảng, khu neo đậu, tránh bão tàu thuyền, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác khóang sản, du lịch, các nguồn lợi khác từ biển, vùng ven bờ và các hải đảo;

- Nghiên cứu những nguồn lợi kinh tế trong vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và các vấn đề có liên quan đến chủ quyền, lãnh hải nước ta;

- Tham gia nghiên cứu qui hoạch các vùng ven biển và hải đảo có khả năng xây dựng các trạm thủy điện từ năng lượng sóng, gió và thủy triều;

- Tham gia nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng khai thác và bảo vệ nguồn lợi kinh tế vùng ven biển và đới bờ;

- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, bảo vệ đê biển dọc theo bờ biển nước ta;

- Tham gia đào tạo sau đại học về những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu.

7. Công ty Tư vấn, đầu tư xây dựng và chuyển giao công nghệ công trình biển

- Tư vấn đầu tư và xây dựng (Khảo sát, qui hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật công trình thủy, công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, công trình bảo vệ bờ cửa sông, ven biển, hải đảo và hạ tầng cơ sở trong vùng ven biển, hải đảo;

Page 17: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

56

- Thẩm tra dự án đầu tư, kiểm định chất lượng xây dựng công trình, kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình, tư vấn và dịch vụ trong lĩnh vực thủy hải văn và môi trường;

- Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật mới, công nghệ mới vào công tác thiết kế, thi công và quản lý khai thác công trình thủy và công trình khác vùng ven biển, hải đảo;

- Thi công xây lắp công trình thủy, các công trình khác có liên quan trong dải ven biển.

Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị dự kiến sẽ thành lập giai đoạn 2011-2015:

8. Trung tâm nghiên cứu Thủy điện từ năng lượng sóng, gió và thủy triều

- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về công trình thủy điện vừa và nhỏ từ năng lượng gió, sóng biển và thủy triều, công nghệ thủy điện tích năng,

- Nghiên cứu thiết lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng các trạm thủy điện nhỏ ở vùng ven biển và hải đảo;

- Nghiên cứu các giải pháp sử dụng sức gió, điện thủy triều để tạo nguồn, xử lý, cấp nước cho vùng ven biển và hải đảo đang gặp khó khăn về nguồn nước;

- Tư vấn, dịch vụ kỹ thuật cho các địa phương về thủy điện năng lượng gió, sóng biển và thủy triều và thiết bị thủy điện.

- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sinh viên về lĩnh vực thủy điện và thiết bị thủy điện.

9. Phòng thí nghiệm Thủy Động lực biển.

Chức năng:

Phòng thí nghiệm Thủy Động lực biển có chức năng nghiên cứu cơ bản; thí nghiệm các mô hình xói lở bờ biển, bồi lấp vùng các cửa sông, các mô hình xây dựng các công trình biển như đê biển, cảng, kè, các mô hình xây dựng các khu resort, khu sinh thái biển, các mô hình ô nhiễm do dầu tràn hay các chất ô nhiễm khác, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ; bồi dưỡng đào tạo cán bộ trình độ cao trong các chuyên ngành thủy lực, động lực học sông biển, hải dương học bờ biển và hải đảo; hợp tác trong nước và quốc tế.

Nhiệm vụ:

- Xây dựng mô hình thí nghiệm vật lý về dòng chảy, cho vùng cửa sông, ven bờ;

Page 18: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

57

- Xây dựng mô hình thí nghiệm vật lý nghiên cứu về tác động của sóng thủy triều, sóng thần đối với các công trình thủy lợi, xây dựng và xói mòn;

- Xây dựng mô hình thí nghiệm vật lý về sinh quyển biển và đa dạng sinh học biển.

c) Tổ chức bộ máy của các đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện Kỹ thuật Biển

1. Lãnh đạo và Kế tóan trưởng

1.1 Lãnh đạo: Viện có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng; Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc Trung tâm; Phòng nghiên cứu có Trưởng phòng và các Phó phòng;

1.2 Kế tóan trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị, trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công quản lý;

2. Các phòng quản lý: Tổ chức hành chính, Kế họach tổng hợp, Tài chính kế tóan; căn cứ tình hình thực tế từng đơn vị, Viện trưởng có thể quyết định bố trí từ 1 hoặc 2 phòng quản lý;

3. Thẩm quyền bổ nhiệm:

Theo phân cấp quản lý của Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ghi trong điều lệ tổ chức và họat động của Viện.

d) Về Hội đồng tư vấn

- Hội đồng khoa học của Viện do Viện trưởng quyết định thành lập, là cơ quan tư vấn cho Viện trưởng trong việc xây dựng căn cứ khoa học để xem xét quyết định các vấn đề nội dung khoa học công nghệ; Tổ chức họat động của Hội đồng khoa học được cụ thể hóa theo quy định hiện hành của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

- Tổ chức và họat động của Hội đồng tư vấn được cụ thể hóa trong các quyết định thành lập.

2. Dự kiến thay đổi biên chế, phương án xắp xếp lại nhân lực sau khi sắp xếp tổ chức:

Từ hai đơn vị của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam là Phòng nghiên cứu Động lực sông, ven biển và công trình bảo vệ bờ và Trung tâm Môi trường và Xử lý nước thải sẽ thành lập Viện Kỹ thuật biển với nhân lực 20 người và Viện sẽ tuyển dụng thêm một số nhân lực khác theo đề án thành lập Viện.

Số lượng nhân lực của Viện Kỹ thuật biển khi mới thành lập là 20 người.

Dự kiến nhân lực vào các năm tới:

- Năm 2009 : 35 người

Page 19: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

58

- Năm 2010 : 45 người (tăng thêm khoảng 25 người so với thời điểm thành lập do lập thêm các đơn vị mới và các đơn vị hiện có phát triển thêm về nhiệm vụ và nhân lực)

Tại thời điểm trước chuyển đổi: 31 người

+ Lực lượng biên chế hiện nay có 11 người

+ Lao động hợp đồng ngòai biên chế: 20 người do Viện quản lý

Tổng số nhân lực khi chuyển đổi: 31 người

+ Lao động biên chế 11 người (bảng 1)

+ Lao động hợp đồng ngòai biên chế: 20 người (bảng 1)

(Xem dự kiến sắp xếp nhân lực các đơn vị sau khi chuyển đổi ở bảng 12)

Bảng bố trí nhân lực khi chuyển đổi tại các đơn vị:

Trong đó Phân theo trình độTT

Tên đơn vị trực thuộc

Tổng số Biên

chếHợp đồng

GS, PGS, TS

Thạc sĩ Đại học Khác

1 Ban giám đốc Viện 3 3 3

2 Phòng tổng hợp 3 0 2 1 2

3 Phòng nghiên cứu hải dương học

7 2 5 1 1 5

4 Phòng nghiên cứu môi trường biển và biến đổi khí hậu

7 1 6 3 2 2

5 Trung tâm nghiên cứu công trình biển

6 4 2 2 4

6 Trung tâm nghiên khai thác tài nguyên biển và đới bờ

5 1 4 2 3

3. Phương hướng hoạt động theo NĐ 115 CP

a) Dự kiến chức năng nhiệm vụ:

Thành lập Viện Kỹ thuật biển theo Quyết định số 55/2008/QĐ-BNN ngày 24/4/2008 và Quyết định số 2863/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với chức năng nhiệm vụ như sau:

* Chức năng:

Viện Kỹ thuật biển có chức năng nghiên cứu khoa học phục vụ dịch vụ công ích, chuyển giao công nghệ, tham gia đào tạo sau đại học, hợp tác quốc tế, chuyên nghiên cứu các vấn đề về thủy hải văn, thuỷ lợi, môi trường vùng ven biển và hải đảo, nghiên cứu các vấn đề về thềm lục địa, sườn lục địa, tương tác giữa biển và lục địa, nghiên cứu tư vấn các công trình thủy điện từ năng lượng gió, thủy triều,

Page 20: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

59

sóng, tư vấn trong lãnh vực bảo vệ bờ và xây dựng công trình thủy tại các vùng ven biển, cửa sông, hải đảo phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển, hải đảo.

Viện có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc lĩnh vực họat động chuyên môn và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ:

Căn cứ theo NĐ 115 – CP và thông tư 12/2006/LB thì nhiệm vụ của Viện được xác định như sau:

Xác định và trực thuộc các nhiệm vụ khoa học công nghệ do các cơ quan nhà nước hoặc đặt hàng trực tiếp theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực họat động của Viện, theo định hướng ưu tiên phát triển KHCN của Nhà nước, nhu cầu của xã hội và của doanh nghiệp, bao gồm:

- Nhiệm vụ khoa học công nghệ được giao thường xuyên và lâu dài theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực họat động nghiên cứu khoa học của Viện:

+ Nhiệm vụ khoa học công nghệ do nhà nước giao hoặc đặt hàng hàng năm theo định hướng ưu tiên phát triển KHCN của Nhà nước, nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp của các ngành và địa phương;

+ Thực hiện các nhiệm vụ thông qua tuyển chọn đấu thầu do Bộ Khoa học và công nghệ, các Bộ ngành và địa phương công bố hàng năm;

+ Thực hiện các nhiệm vụ do các tổ chức và cá nhân đặt hàng. Viện được chủ động khai thác và ký hợp đồng, tự chịu trách nhiệm triển khai nhiệm vụ. Các nội dung nhieệm vụ tự thỏa thuận với các đối tác trên cơ sở phù hợp với khả năng lĩnh vực chuyên môn và không trái pháp luật;

- Trong xác định và thực hiện nhiệm vụ KHCN Viện được quyền:

+ Ký hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ KHCN, dịch vụ KHCN với các tổ chức, cá nhân trong và ngòai nước; Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngòai nước để thực hiện các nhiệm vụ của Viện;

+ Trực tiếp quyết định mời chuyên gia, các nhà khoa học tham gia Hội đồng Khoa học của Viện cũng như tham gia thực hiện nhiệm vụ KHCN của Viện;

+ Quyết định việc đầu tư phát triển vốn vay, vốn huy động các tổ chức, cá nhân từ quỹ phát triển họat động sự nghiệp của Viện;

- Khi họat động sản xuất kinh doanh Viện được thực hiện các quyền sau:

+ Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, thực hiện các dịch vụ thuộc lĩnh vực họat động chuyên môn của Viện và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật được cấp giấy chứng nhận đã đăng ký kinh doanh; Được mở tài khõan riêng cho sản xuất kinh doanh tại kho bạc hoặc ngân hàng và đăng ký nộp thuế theo quy định;

Page 21: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

60

+ Liên doanh, liên kết sản xuất với các tổ chức cá nhân trong và ngòai nước;

+ Tham gia đấu thầu thực hiện các hợp đồng sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ phù hợp với lĩnh vực họat động chuyên môn của Viện.

Nhiệm vụ Khoa học công nghệ của Viện được phép tham gia thực hiện theo Quyết định số 55/2008/QĐ-BNN ngày 24/4/2008 và Quyết định số 2863/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 18/9/2008 và theogiấy chứng nhận đăng ký họat động khoa học công nghệ của Bộ Khoa học và công nghệ số A-770 cấp ngày 29/10/2008 như sau:

1. Xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về khoa học, công nghệ và các dự án phát triển công nghệ về thủy lợi, thủy điện từ năng lượng sóng, gió, thủy triều và môi trường ven biển, hải đảo, nhằm đáp ứng yêu cầu quy hoạch, khai thác, phát triển và quản lý tổng hợp nguồn nước; tổ chức thực hiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án khoa học biển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng chống giảm nhẹ thiên tai do các tác động động lực từ biển gây ra, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin về quản lý và phát triển bền vững vùng ven biển và hải đảo; tổ chức thực hiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nghiên cứu các vấn đề về công trình biển, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học biển cung cấp cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, hải đảo và trên biển;

Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học cụ thể của Viện:

2.1. Chiến lược phát triển hệ thống công trình thủy lợi vùng ven biển, hải đảo trong tổng thể chiến lược phát triển thủy lợi, thủy hải sản quốc gia;

2.2. Quy hoạch phát triển và quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước, thủy hải sản các vùng ven biển, hải đảo và đới bờ;

2.3. Xây dựng Chương trình quốc gia về bảo vệ tài nguyên nước và kỹ thuật chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển, hải đảo;

2.4. Những vấn đề về thềm lục địa, sườn lục địa biển Đông, tương tác biển –lục địa liên quan đến sự biến đổi hình thái dải ven biển, biến đổi môi trường sinh thái của đới bờ;

2.5. Quy hoạch chỉnh trị vùng cửa sông, bờ biển, hải đảo, phòng tránh bão, triều cường, sóng biển, nước dâng, lũ lụt, chiến lược phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai;

2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguồn nước, quy hoạch, xây dựng và vận hành hệ thống thủy lợi vùng ven biển, đê biển, thủy sản, nông nghiệp, nông thôn các vùng ven biển và hải đảo.

Page 22: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

61

2.7. Xây dựng chiến lược tổng thể khai thác nguồn nước (nước mặn, ngọt, nước mặt, nước ngầm) phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn vùng ven biển và hải đảo;

2.8. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật bảo vệ an toàn tuyến đê biển, đê cửa sông xây dựng các công trình chống xói lở bờ biển, cửa sông, các công trình lấn biển, chống bồi lắng phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội cho các vùng ven biển;

2.9. Nghiên cứu phát triển công nghệ tiên tiến xây dựng các công trình thủy vùng ven biển, hải đảo và thủy điện từ năng lượng sóng, thủy triều;

2.10. Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các lọai vật liệu xây dựng, kết cấu công trình cho vùng đất yếu, chịu tác động của sóng, gió và mặn xâm thực dải ven biển, hải đảo;

2.11. Nền móng và địa kỹ thuật phục vụ cho các công trình xây dựng vùng ven biển, hải đảo;

2.12. Thủy công thủy lực và mô hình vật lý các công trình thủy lợi vùng ven biển, hải đảo, thủy điện từ năng lượng sóng, thủy triều;

2.13. Nghiên cứu các giải pháp xử lý nước; cấp nước nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đô thị vùng ven biển và hải đảo;

2.14. Nghiên cứu các giải pháp khoa học – kỹ thuật xử lý sự cố tràn dầu bảo vệ môi trường nước vùng ven bờ và cửa sông;

2.15. Công nghệ thông tin và quản lý tự động các hệ thống công trình thủy vùng ven biển và hải đảo;

3. Thẩm tra hoặc tham gia thẩm tra về công nghệ, kinh tế, kỹ thuật các dự án đầu tư; đánh giá hiệu quả và chất lượng công trình phù hợp với các lĩnh vực chuyên môn của Viện theo quy định của pháp luật;

4. Ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào sản xuất theo quy định của pháp luật; xây dựng quy trình quản lý vận hành các công trình, hệ thống công trình thủy vùng ven biển, hải đảo;

5. Tư vấn xây dựng (khảo sát, thiết kế, giám sát, thẩm tra…) các dự án thủy lợi, thủy điện, thủy sản, hạ tầng kỹ thuật nông thôn vùng ven biển, hải đảo và bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển phù hợp với các lĩnh vực chuyên môn của Viện; đầu tư và xây dựng các công trình hoặc hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư phát triển công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện các thử nghiệm, thí nghiệm chuyên ngành thuộc các lĩnh vực vật liệu xây dựng, địa kỹ thuật xây dựng vùng đất yếu ven biển, hóa môi trường đất, nước, môi trường sinh thái vùng ven biển phục vụ các dự án thủy lợi, thủy điện và xây dựng công trình.

7. Đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao; tham gia đào tạo sau đại học, liên kết đào tạo đại học về chuyên ngành thủy lợi vùng ven

Page 23: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

62

biển, thủy điện từ năng lượng sóng, gió, thủy triều và môi trường sinh thái vùng ven biển, hải đảo theo quy định của pháp luật.

8. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

9. Tham gia biên soạn các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật các công trình xây dựng vùng ven biển, hải đảo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành theo quy định của pháp luật.

10. Thông tin khoa học, công nghệ và môi trường, phát hành tuyển tập, tập san, trang thông tin điện tử chuyên ngành.

11. Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của Viện theo quy định của pháp luật,

12. Quản lý và tổ chức thực hiện nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.

13. Cử cán bộ ra nước ngoài công tác theo quy định của pháp luật hiện hành và theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng và Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam giao.

b) Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sảnxuất và dịch vụ

Viện sẽ là một tổ chức sự nghiệp khoa học tự trang trải kinh phí, được Nhà nước giao tài sản, thiết bị và nhân lựcđể thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực được giao.

Theo NĐ – 115 CP đây là những nhiệm vụ KHCN được Nhà nước giao hàng năm dựa theo chức năng, nhiệm vụ và thuộc những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước và dịch vụ công ích trên cơ sở mục tiêu tòan ngành và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Định hướng trong những thập niên tới của Viện Kỹ thuật Biển về lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụđược thể hiện như sau:

+ Nâng tầm Viện Kỹ thuật biển đến 2020 trở thành cơ quan khoa học đạt trình độ tiên tiến ở khu vực.

+ Nâng cao năng lực nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ phục vụ yêu cầu cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

+ Tạo ra một môi trường nghiên cứu khoa học năng động, chuyên sâu, có tầm chiến lược và có hiệu quả đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thực tế phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản xuất.

Page 24: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

63

+ Tăng cường hoạt động khoa học công nghệ trong và ngoài nước, nâng cao các năng lực quảng bá, tiếp thị; xác lập củng cố thị trường khoa họccông nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật biển, kinh tế biển và môi trường sinh thái biển.

+ Xây dựng quy chế quản lý hoạt động tài chính bền vững đáp ứng được quá trình chuyển đổi thành tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí, từng bước nâng cao đời sống cán bộ viên chức và người lao động.

Các hướng hoạt động cụ thể:

- Về bảo vệ môi trường biển và phòng tránh giảm nhẹ thiên tai

Bao gồm các chương trình dự báo nước biển dâng; ảnh hưởng xâm nhập mặn đối các vùng ven biển, hải đảo và các giải pháp phòng chống hậu quả lâu dài, vấn đề bảo vệ bờ biển (dự báo, giải pháp) ở các tỉnh duyên hải miền Trung và ĐBSCL; sạt lở bờ biển và bồi lấp vùng cửa sông.

- Nâng cao và hiện đại hóa các công trình thủy phục vụ đa mục tiêu.

Chú trọng ứng dụng khoa học, công nghệ mới phục vụ nâng cấp và hiện đạihóa các công trình thủy, công trình đê biển, từng bước hiện đại hóa công tác thiết kế, thi công các công trình biển như bến cảng, khu tránh bão, đê biển, kè biển.

c) Xác định ngành nghề, lĩnh vực đăng ký kinh doanh:

+ Ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào sản xuất thuộc các lĩnh vực kỹthuật biển, thủy điện năng lượng gió, sóng biển và thủy triều, nuôi trồng thủy sản, hạ tầng kỹ thuật nông thôn và giao thông nông thôn vùng ven biển, hải đảo, xử lý môi trường sinh thái biển.

+ Tư vấn xây dựng trong lĩnh vực công trình thuỷ, thủy điện năng lượng gió, sóng biển và thủy triều, nuôi trồng thủy sản, hạ tầng kỹ thuật nông thôn, cầu đường giao thông vùng ven biển, hải đảo, xử lý môi trường sinh thái biển, cung cấp nước cho vùng ven biển, hải đảo gồm lập báo cáo đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng, thiết kế kỹ thuật-bản vẽ thi công-tổng dự toán.

+ Khảo sát xây dựng bao gồm: khảo sát địa hình, địa chất, thủy-hải văn, địa chất thủy văn, khảo sát quan trắc môi trường sinh thái biển.

+ Thẩm tra dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán.

+ Lập các dự án thiết kế quy hoạch trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy, nuôi trồng thủy sản, hạ tầng kỹ thuật nông thôn ven biển, hải đảo và xử lý môi trường sinh thái biển.

+ Thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm địa kỹ thuật xây dựng, thí nghiệm hóa môi trường, thí nghiệm thủy lực công trình, thí nghiệm kết cấu xây dựng phục vụ thiết kế, thi công và kiểm tra chất lượng công trìnhbiển.

Page 25: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

64

+ Kiểm định chất lượng công trình xây dựng thủy và dân dụng.

+ Giám sát thi công các công trình thủy.

+ Đánh giá chất lượng nước và hiệu quả công trình thủy.

+ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ về kỹ thuật biển.

3. Dự kiến xin giao tài sản

+ Danh mục tài sản xin giao (bảng 1) với giá trị tài sản (nguyên giá) kiểm kêđến thời điểm 31/12/2007 là 7.234.657.738 đồng (Bảy tỷ, hai trăm ba mươi bốn triệu, sáu trăm năm mươi bảy nghìn bảy trăm ba mươi tám đồng) trong đó:

- Tài sản phục vụ cho nghiên cứu khoa học: 3.060.672.328 đồng (Ba tỷ, sáu mươi triệu, sáu trăm bảy mươi hai ngàn, ba trăm hai mươi tám đồng)

- Tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh: 2.040.448.219 đồng (Hai tỷ, bốn mươi triệu, bốn trăm bốn mươi tám ngàn, hai trăm mười chín đồng).

+ Phương án sử dụng tài sản:

- Toàn bộ diện tích nhà làm việc và mặt bằng hiện có của Viện ở 28 Hàm Tử Phường 1, Quận 5 và ở Thuận An, Bình Dương được đưa vào danh mục tài sản cố định, quản lý sử dụng theo quy định quản lý công sản.

- Toàn bộ thiết bị khoa học công nghệ được kiểm kê đến thời điểm31/12/2007 được đưa vào danh mục tài sản cố định.

- Phân loại thiết bị sử dụng cho nghiên cứu khoa học và thiết bị phục vụ kinh doanh để có phương án tính khấu hao và hao mòn.

- Kinh phí thu hồi khấu hao thiết bị, nhà xưởng, thanh lý chuyển nhượngnhập vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và quản lý sử dụng theo quyđịnh pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các bước tiến hành, nội dung và thời gian thực hiện

+ Năm 2009 hoàn thành đề án, trình Bộ thẩm định và ra quyết định thành lập:

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Đề án chuyển đổi của Viện Kỹ thuật Biển;

- Thời điểm chuyển đổi: ngày 01 tháng 01 năm 2010

- Làm hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho Viện;

- Kiện tòan tổ chức bộ máy, cơ chế làm việc trong Viện theo chuyển đổi;

- Đổi mới quản lý trang thiết bị, tài sản theo hướng chuyển đổi;

- Lập Đề án quy họach đất đai, cơ sở làm việc của Viện phù hợp với chuyển đổi;

Page 26: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

65

- Tăng cường các họat động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh và dịch vụ làm tiền đề cho chuyển đổi;

- Xây dựng chiến lược phát triển Viện và từng đơn vị phù hợp với chuyển đổi

- Bổ sung vốn, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để chuẩn bị cho thời điểm chuyển đổi;

- Bổ sung nguồn nhân lực, tổ chức đáo tạo lại cho một số lực lượng cán bộ nhân viên;

- Tổ chức một số cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ để có thể họat động tốtvào thời gian chuyển đổi;

- Xây dựng kế họach nhân sự và tuyển dụng của các đơn vị trong viện cho từng năm và nhiều năm.

+ Năm 2010 năm đầu tiên Viện thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ hòan tòan, chính thức vận hành theo Đề án 115.

Dựa theo quy chế chi tiêu nội bộ của Viện đã được thông qua Hội nghị cán bộ viên chức Viện Kỹ thuật Biển và định hướng chiến lược nghiên cứu của Viện, dự kiến nguồn thu từ các nguồn của Viện năm 2010 và các năm sau (tr.đ) được thể hiện trong bảng sau:

TT Nội dung Tổng sảnlượng dự

kiến

Chi phí sảnxuất

Tổng thu Trích lập 4quỹ theo quyđịnh NĐ 115

Trang trảilương vàbộ máy

1 Thu từ các hợp đồng NCKH,dự án HTQT...

5.000 4.500 500 360 140

2 Thu từ các hợp đồng dịch vụ

8.000 7.200 800 580 220

Cộng 13.000 11.700 1.300 940 360

Giải trình tài chính:

- Phần thu được, được thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ đã thông qua Hội nghị CBVC Viện Kỹ thuật Biển ngày tháng 03 năm 2009.

- Phần chi lương và bộ máy cả Viện dự kiến năm 2010 và các năm sau là 1.064 triệu, trong đó có 45 biên chế và hợp đồng.

- Viện sẽ tự trang trải (khoảng 40% chi thường xuyên bộ máy trong biên chế hiện tại); phần còn lại ( khoảng 60% chi thường xuyên hiện nay) kiến nghị Nhà nước hỗ trợ để Viện có điều kiện tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ NCCB, hoạt động công ích, phòng chống lụt bão, nghiên cứu khoa học thủy lợi phục vụ vùng sâu vùng xa...

- Phần chi lương và bộ máy cho CBVC trong Viện (45 người) khoảng 1.640triệu đồng Viện tự khoán lương từ chi phí sản xuất.

Page 27: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

66

2. Các giải pháp thực hiện:

Giải pháp chung, tổng thể để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi Viện Kỹ thuật Biển sang cơ chế tự chủ theo NĐ-115 CP là:

(1) Tuyên truyền sâu, rộng đến toàn thể CB-CNV trong toàn cơ quan nắm rõ và quán triệt tinh thần NĐ 115 và những thông tư hướng dẫn có liên quan;

(2) Luôn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị qua mỗi giai đoạn, xác định đượcmục tiêu và hướng đi đúng, nhanh chóng tiếp cận với những vấn đề thời sự nảy sinh từ thực tiễn sản xuất và đời sống để thực hiện nhiệm vụ của mình. Chú trọng hiệu quả và chất lượng các đề tài, dự án, ưu tiên cho những đề tài dự án nhanh chóng có kết quả ứng dụng vào sản xuất.

(3) Coi trọng yếu tố con người, quan tâm đúng mức đến việc quy hoạch, bồidưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, nhất là những cán bộ trẻ có tài năng, có tâm huyết, chuẩn bị tốt lực lượng kế cận đầy đủ năng lực, đạo đức, đủ sức thay thế lớp cán bộ đầu đàn.

Tăng cường sự hợp tác khoa học của các chuyên gia và cơ quan trong và ngoài ngành.

(4) Tích cực xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị nghiên cứu, thínghiệm... phát triển năng lực nghiên cứu của Viện để đủ sức nắm bắt và trực tiếp nghiên cứu những vấn đề khoa học công nghệ ở trình độ cao. Quan tâm đúng mức vấn đề thông tin khoa học và tư liệu nghiên cứu.

(5) Tranh thủ sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan quản lý Trung ương, trực tiếplà Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ KHCN và sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan chính quyền địa phương trong các hoạt động khoa học công nghệ của Viện.

(6) Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoahọc, thông qua đó có thể đầu tư đổi mới được trang thiết bị nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ và có điều kiện tiếp cận được các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới.

(7) Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, khuyến khích phát triển nội lực và tập hợp được sự cộng tác, phối hợp của các nhà khoa học, các đơn vị đối tác.

(8) Về tổ chức: kiện toàn sắp xếp lại tổ chức các đơn vị, bộ phận trực thuộc, không làm xáo trộn sự ổn định hiện có. Nâng cao vai trò trách nhiệm cá nhân, các chế độ lương, thưởng khuyến khích hoạt động sáng tạo và cải tiến kỹ thuật.

Xây dựng và hoàn thiện Quy chế dân chủ cơ sở và các quy định quản lý cơquan khác đảm bảo hiệu quả hoạt động của Viện.

Các biện pháp bổ sung vốn, trang thiết bị và nhân lực:

+ Bổ sung vốn cho nghiên cứu và xây dựng phát triển Viện từ nguồn tích lũythông qua hiệu quả kinh tế trong hoạt động khoa học công nghệ và dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất cũng như các dự án hợp tác quốc tế.

Page 28: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

67

+ Đầu tư trang thiết bị khoa học công nghệ từ các dự án tăng cường trang thiết bị, từ nguồn vốn tự có của Viện thông qua hiệu quả hoạt động kinh tế, từ kinh phí được miễn giảm thuế hàng năm, và từ các dự án hợp tác quốc tế.

+ Tham gia đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ cho Viện thông qua đề án đào tạo nhân lực của Viện. Kinh phí hỗ trợ đào tạo từ chỉ tiêu ngân sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao hàng năm, từ vốn tự có thông qua Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, từ các dự án hợp tác quốc tế, từ các đề tài/dự án khoa học công nghệ do Viện thực hiện và các hỗ trợ khác của các đơn vị quản lý cán bộ được đào tạo.

Giải pháp cụ thể thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi Viện Kỹ thuật Biển sang cơ chế tự chủ theo NĐ-115 CP là:

Năm 2009:

- Xây dựng chiến lược phát triển Viện và từng đơn vị phù hợp với chuyển đổi.

- Bổ sung vốn, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để chuẩn bị cho thời điểm chuyển đổi.

- Tổ chức một số cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ để có thể họat động tốt vào thời gian chuyển đổi.

- Xây dựng kế họach nhân sự và tuyển dụng của các đơn vị trong viện cho từng năm và nhiều năm.

- Lập kế họach chi tiết về họat động khoa học công nghệ, sản xuất dịch vụ của Viện và các đơn vị theo hướng các sản phẩm KHCN, dịch vụ cụ thể phù hợp nhu cầu phát triển của ngành và đất nước.

- Lập các đề án sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngòai nước.

- Tính tóan nguồn thu để chi lương và các họat động của Viện ghi trong bảng 16.

- Thực hiện theo cơ chế tự chủ, thu chi theo cơ chế chi tiêu nội bộ kể cả phần ngân sách cấp năm 2009, lập quỹ dự phòng cho năm 2010.

Năm 2010:

- Tăng từ 10 – 15% trên mức thực hiện các họat động KHCN so với mức năm 2008.

- Tăng sản lượng họat động tư vấn, sản xuất kinh doanh lên từ 10 – 15% hàng năm.

- Tính tóan yêu cầu tối thiểu kinh phí để chi lương và các họat động của Viện hàng năm

- Tính tóan nguồn thu để chi các họat động của Viện trong giai đọan 2008 –2010 được thể hiện trong bảng 4-1.

Tính tóan yêu cầu tối thiểu kinh phí để chi lương và các họat động của Viện hàng năm được cho trong bảng 4-2.

Page 29: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

68

Bảng 4-1: Kinh phí năm 2008 và dự kiến kinh phí giai đọan 2009 – 2010 Viện Kỹ thuật Biển.

Tiêu chí Năm 2008* Kinh phí dự kiến (triệu đồng)

Năm 2009 Năm 2010

Nguồn kinh phí dự kiến

I- Kinh phí từ ngân sách nhà nước 3.059 3.800

- Kinh phí hoạt động thường xuyên ( lương bộ máy )

361 -

- Kinh phí nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản giao thường xuyên theo chức năng sau năm 2010

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH & CN 500 550

- Kinh phí điều tra cơ bản 910 1.000

- Kinh phí NC môi trường 238 250

- Kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa nhỏ

1.050 2.000

- Vốn khác

II- Các nguồn thu khác 10.000 11.500

- Hoạt động sản xuất kinh doanh 10.000 11.500

- Vốn các dự án tài trợ

- Hoạt động khác

III- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Tổng cộng (I + II + III) 13.059 15.300

* Kinh phí năm 2008 của Viện Kỹ thuật Biển được thanh quyết tóan và giải ngân tại Viện Khoa học Thủy lợi miền nam nên không tính trong bảng này.

Tính tóan yêu cầu tối thiểu kinh phí để chi lương và các họat động của Viện hàng năm

Tính tóan yêu cầu tối thiểu kinh phí để chi lương và các họat động của Viện hàng năm được thể hiện trong bảng 4-2.

Như vậy, kinh phía yêu cầu thực tế tối thiểu chi thường xuyên của Viện là: 46,830 triệu đ/người/năm khi họat động tự chủ, với mức 35,478 triệu đ/người/năm.

Mức chi 1,5 lương cơ bản người lao động yêu cầu kinh phí 1.405 triệu đồng, bình quân 46,83 triệu đồng/người/năm.

Page 30: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

69

Bảng 4-2: Tính tóan yêu cầu tối thiểu kinh phí để chi lương và các họat động của Viện hiện nay

TT Khỏan thu, chi họat động Mức tính tóan Dự kiến kinh phí lương cơbản và hoạt động ( Tr.đ)

Dự kiến kinh phí chi 1.5 lần lương cơ bản và hoạt động ( Tr.đ)

(1) (2) (3) (4) (5)

Tổng cộng yêu cầu kinh phí toàn Viện để chi hằng năm

1.064 1.405

1 Lương căn bản viên chức biên chế

11 người x 4.50 x 540.000 đ x 12 tháng

321 481

2 Lương theo hợp đồng 20 người x 2.67 x 540.000 đ x 12 tháng

389 583

Cộng quỹ lương cơ bản 710 1.064

3 Chi hành chính phí, các bảo hiểm xã hội, y tế và 04 quỹ của Viện

355 341

Bình quân đầu người tối thiểu trong năm

31 người 35,478

Tr./ng./năm

46,830

Tr./ng./năm

Bảng 4-3: Tính toán nguồn thu để chi các hoạt động của Viện từ chuyển đổi

TT Khoản thu, chi hoạt động Mức doanh thu (theo trung bình 03 năm 2005-2007) (triệu đồng)

Trích chi thường xuyên

(triệu đ/năm)

Tỷ lệ phần trăm (%)

Chi thường xuyên và quỹ cho đầu người

triệuđ/năm/ng

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Giai đoạn chuyển đổi

1 Đề tài, dự án KHCN, nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản

11.860 3.558 40,6%

2 Tư vấn, dịch vụ 17.313 5.194 59,4%

3 Sản xuất, thi công xây lắp

Cộng 29.173 8.752 100%

Bình quân nămtriệu đ/năm/người

48,622

Page 31: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

70

Ghi chú: Kết quả trong bảng 4-3 được lấy từ báo cáo quyết tóan 3 năm 2005 – 2007 của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam là đơn vị tiền thân của Viện Kỹ thuật Biển (tổng số 180 người).

Qua tính tóan cho thấy rằng, khi chuyển đổi sang tự trang trải để duy trì họat động bình thường của Viện như hiện nay (năm 2007, bảng 4-3) thì Viện kỹ thuật Biển đã hòan tòan đáp ứng yêu cầu về các khỏan kinh phí chi 1,5 lần lương cơ bản và các họat động của Viện (bảng 4-2).

Với năng lực thực tế hiện nay về khối lượng các đề tài, dự án KHCN, nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, sản xuất và dịch vụ của Viện Kỹ thuật Biển được giao thì nhân lực của Viện cần được bổ sung thêm để hòan thành nhiệm vụ KHCN và đáp ứng yêu cầu về tài chính.

Để đảm bảo họat động của Viện khi chuyển đổi, tỷ lệ kinh phí từ các họat động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu công ích, đề tài dự án khoa học công nghệ chiếm 40,6% tổng thu nhập phục vụ chi lương, bảo hiểm và họat động bộ máy. Phần này đề nghị nhà nước hỗ trợ phân giao nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên hàng năm.

Các họat động tư vần, dịch vụ phải đảm bảo chiếm 59,4% thu nhập.

3. Công tác quản lý của Viện:

a) Về quản lý khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh:- Viện Kỹ thuật Biển thống nhất quản lý việc điều hành thực hiện các nhiệm

vụ khoa học công nghệ thường xuyên, lâu dài theo chức năng nhiệm vụ được Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam giao hàng năm.

- Chỉ đạo các đơn vị huyên môn thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, các họat động sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết thông qua tuyển chọn, đấu thầu đảm bảo tiến độ, chất lượng và đúng pháp luật.

- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn xây dựng các định hướng nghiên cứu, xây dựng mối quan hệ hợp tác trách nhiệm giữa các đơn vị trong quá trình họat động khoa học công nghệ nhằm phát huy năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ tránh trùng lặp, chồng chéo và phát huy tính năng động tự chủ của các đơn vị.

b) Về quản lý tài chính:- Viện chủ động trong quá trình thực hiện công tác tài chính, giải ngân các dự

tóan của các đề tài dự án KHCN, các hợp đồng kinh tế, sản xuất và dịch vụ. - Mọi khỏan thu chi của Viện đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích,

có hiệu quả theo quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế dân chủ cơ quan.

c) Quản lý cơ sở vật chất, trụ sở làm việc và tài sản thuộc Viện Kỹ thuật Biển:- Cơ sở vật chất và trụ sở làm việc của Viện được Viện Khoa học Thủy lợi

Việt Nam giao sẽ được Viện bố trí sắp xếp lại phù hợp với yêu cầu trước mắt. Về lâu dài đề nghị Viện Khoa học Thủy lợi Viện Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ để có trụ sở làm việc thích hợp.

Page 32: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

71

- Quản lý tài sản của Viện được giao cho các đơn vị chuyên môn và được thực hiện theo quy chế, gồm giao thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và giao để phục vụ sản xuất kinh doanh.

d) Quản lý biên chế, viên chức, lao động, tiền lương

- Viện thực hiện việc ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với lực lượng biên chế, hợp đồng lao động với người lao động theo quy định trong Nghị định 115-CP.

- Việc ký hợp đồng tuân theo các quy định hiện hành như thử việc, ký ngắn hạn và dài hạn.

e) Công tác Hợp tác quốc tế

- Viện xây dựng chiến lược tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực công trình biển, khai thác tài nguyên biển;

- Viện tạo điều kiện cho các cán bộ khoa học có trình độ tham gia thực hiện các dự án hợp tác quốc tế cũng như chế độ chuyên gia.

V. KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị đối với cơ quan chủ quản và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

+ Thẩm định và phê duyệt đề án của Viện Kỹ thuật Biển;

+ Trong thời gian chuyển tiếp trước chuyển đổi, đề nghị các cơ quan Bộ ưu tiên giao các nhiệm vụ KHCN thường xuyên để Viện thực hiện;

+ Để tăng khả năng việc làm và đóng góp tương xứng với khả năng của Viện,kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép Viện được thực hiện tư vấncác dự án thuộc nhóm cao hơn;

+ Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tạo điều kiện hỗ trợ cho Viện Kỹ thuật Biển về cơ sở làm việc mới và Viện sớm đi vào ổn định hoạt động theo NĐ 115 chung trong tổng thể Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam;

+ Hoạt động khoa học công nghệ của Viện mang nhiều tính chất phục vụ cácnhiệm vụ công ích, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trườngkhu vực cửa sông ven biển, hải đảo và sông chịu ảnh hưởng mạnh của triều.Vì vậy kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hàng năm giao nhiệm vụ nghiên cứu trong các lĩnh vực ưu tiên cho Viện và xem xét bố trí phần kinh phí hoạt động thường xuyên tương xứng với đóng góp của Viện.

Kiến nghị: Viện tự trang trải khoảng 30-40% chi phí thường xuyên, phần cònlại 60-70% đề nghị Bộ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giao nhiệm vụ để tạo điều kiện cho Viện có nguồn vốn tiếp tục tham gia thực hiện các NCCB, nghiên cứu phục vụ công ích, phòng chống lụt bão, thiên tai, hạn hán xâm nhập mặn, bảo vệ đê kè phòng tránh sạt lở; nghiên cứu phục vụ , biên giới hải đảo ,vùng xa...

Page 33: ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI VI THÀNH TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG …

72

2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước khác

+ Tạo điều kiện cho Viện làm thủ tục thành lập các đơn vị mới, cấp giấy phépkinh doanh, giấy phép xây dựng các dự án đầu tư…

+ Hỗ trợ cho Viện được mở rộng ngành nghề hoạt động trong phạm vi chứcnăng, nhiệm vụ cho phép.

Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và phê duyệt./.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 3 năm 2009

Phê duyệt của cơ quanQLNN có thẩm quyền

Phê duyệt củaCơ quan chủ quản

Viện trưởng Viện Kỹ thuật Biển