ĐỀ Án phÁt triỂn ĐẠi hỌc huẾ thÀnh ĐẠi hỌc quỐc gia · về kết luận...

159
1 BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HC HUĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HC HUTHÀNH ĐẠI HC QUC GIA THỪA THIÊN HUẾ, THÁNG 9 NĂM 2019 DTHO

Upload: others

Post on 28-May-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ

THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA

THỪA THIÊN HUẾ, THÁNG 9 NĂM 2019

DỰ THẢO

Page 2: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 4

Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐẠI HỌC HUẾ ...................................................................................... 7

1.1. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ ........................................................... 7

1.1.1. Vùng đất Cố đô Huế văn hiến, với bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, nuôi dưỡng

nhiều thế hệ hiền tài .......................................................................................................... 7

1.1.2. Giáo dục đại học đặc sắc tại Đại học Huế ............................................................... 9

1.2. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA ĐẠI HỌC HUẾ ................................................................... 15

1.2.1. Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ .................................................................... 15

1.2.2. Về hoạt động đào tạo ............................................................................................. 17

1.2.3. Về hoạt động khoa học và công nghệ ................................................................... 19

1.2.4. Về hợp tác quốc tế ................................................................................................. 20

1.2.5. Về tài chính ........................................................................................................... 21

1.2.6. Về cơ sở vật chất ................................................................................................... 21

1.2.7. Thứ hạng Đại học Huế trên các bảng xếp hạng đại học ........................................ 22

1.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠI HỌC HUẾ ........ 22

1.3.1. Thuận lợi ............................................................................................................... 22

1.3.2. Khó khăn ............................................................................................................... 23

Chương 2 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA ... 25

2.1. PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐÁP ỨNG XU THẾ ĐỔI MỚI MÔ

HÌNH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI .......................................................................................... 25

2.2. NHU CẦU VỀ MỘT MÔ HÌNH VÀ ĐỘNG LỰC MỚI CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠI HỌC

HUẾ ĐỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA, PHÁT TRIỂN VÙNG CỦA ĐẤT

NƯỚC ............................................................................................................................................................. 26

2.3. ĐẠI HỌC HUẾ TƯƠNG QUAN VỚI HAI ĐẠI HỌC QUỐC GIA VÀ CÁC ĐẠI HỌC VÙNG ... 30

2.3.1. Về quy mô tổ chức và đội ngũ cán bộ ................................................................... 30

2.3.2. Về hoạt động đào tạo ............................................................................................. 31

2.3.3. Về hoạt động khoa học và công nghệ ................................................................... 32

2.3.4. Về tài chính ........................................................................................................... 34

Chương 3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HUẾ ............................................................................................. 35

3.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC THÀNH LẬP ....................................................................................... 35

3.2. TÊN GỌI VÀ VỊ TRÍ .............................................................................................................................. 36

3.2.1. Tên gọi................................................................................................................... 36

3.2.2. Vị trí: ..................................................................................................................... 36

3.3. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỐT LÕI ...................................................................................... 36

3.4. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................................... 36

3.4.1. Mục tiêu phát triển ................................................................................................ 36

3.4.2. Định hướng phát triển ........................................................................................... 38

3.5. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ........................................................................................ 40

3.5.1. Chức năng ............................................................................................................. 40

Page 3: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

3

3.5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn ............................................................................................ 40

3.6. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ ..................................................................................................... 41

3.6.1. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................... 41

3.6.2. Nhân sự ................................................................................................................. 42

3.7. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG .......................................................................................................................... 42

3.8. TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN ..................................................................................................................... 42

3.8.1. Quản lý và quản trị tài chính đại học .................................................................... 42

3.8.2. Nguồn tài chính ..................................................................................................... 43

3.8.3. Các khoản chi: ....................................................................................................... 44

Chương 4 DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI

HỌC QUỐC GIA HUẾ ....................................................................................................................... 45

4.1. CƠ SỞ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ............................................................................................................... 45

4.2. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC ......................... 47

4.2.1. Về phát triển nguồn nhân lực ................................................................................ 47

4.2.2. Về phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................. 49

4.3. TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN NGUỒN NỘI LỰC CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HUẾ ................. 50

4.3.1. Nguồn lực về đội ngũ ............................................................................................ 50

4.3.2. Nguồn lực về tài chính .......................................................................................... 51

4.3.3. Nguồn lực về đào tạo ............................................................................................ 52

4.3.4. Nguồn lực về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế .......................................... 52

4.3.5. Nguồn lực về Cơ sở vật chất ................................................................................. 54

Chương 5 GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ................................................................... 56

5.1. CÁC GIẢI PHÁP .................................................................................................................................... 56

5.1.1. Giải pháp về quản trị đại học ................................................................................ 56

5.1.2. Giải pháp về cơ chế tài chính ................................................................................ 57

5.1.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo ............................................................ 58

5.1.4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ... 59

5.1.5. Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế ................................................................ 60

5.1.6. Giải pháp về xây dựng Khu Đô thị Đại học Huế .................................................. 61

5.2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ..................................................................................................................... 62

5.2.1. Giai đoạn 1 ............................................................................................................ 62

5.2.2. Giai đoạn 2 ............................................................................................................ 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 64

Page 4: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

4

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, đặc biệt là những thập niên đầu của thế kỷ 21, thế

giới đã và đang chứng kiến nhiều thay đổi rất nhanh chóng về mọi mặt, ảnh hưởng

mạnh mẽ đến giáo dục nói chung, công tác quản trị đại học, hoạch định và thực thi

chiến lược phát triển của các cơ sở giáo dục đại học nói riêng. Những thành tựu của

cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của nền kinh tế tri thức đã đưa vai trò

của hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ, giáo dục và đào tạo lên vị trí hàng

đầu, tạo ra nhu cầu, cơ hội và các tiền đề quan trọng để phát triển giáo dục cả về quy

mô và chất lượng.

Ở bối cảnh trong nước, Nghị quyết 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn

bản và toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu tổng quát là : “Tạo chuyển biến căn

bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn

công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân... Phấn đấu

đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.

Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 chỉ rõ: Hoàn thiện cơ cấu hệ

thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào

tạo; nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã

hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm

công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác

phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến

động của thị trường lao động và có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Đại học Huế đứng chân ở vùng miền Trung, tiền thân là Viện Đại học Huế,

thành lập tháng 3/1957 và được tổ chức lại theo Nghị định số 30/CP ngày 04/4/1994

của Chính phủ. Trụ sở chính của Đại học Huế đóng tại số 03 Lê Lợi, thành phố Huế,

tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đại học Huế là 1 trong 3 đại học vùng của cả nước, là cơ sở giáo dục đại học

công lập, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, viện thành viên,

các đơn vị trực thuộc, tổ chức theo hai cấp, đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã

hội của vùng, miền và cả nước.

Để phát huy truyền thống và lợi thế của Đại học Huế trong hệ thống giáo dục

đại học cả nước, ngày 25/5/2009, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 48-KL/TW về xây

dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Đô thị Huế đến năm 2020, trong đó khẳng

định: “Đại học Huế với bề dày lịch sử trên 50 năm, để phục vụ đào tạo nguồn nhân

lực chất lượng cao cho miền Trung và cả nước, Bộ Chính trị thống nhất chủ trương

chuyển Đại học Huế lên ĐHQG vào năm 2015 (theo quy hoạch của Chính phủ) hoặc

có thể sớm hơn nếu điều kiện cho phép…”.

Thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị, ngày 17/6/2009 Thủ tướng

Chính phủ ban hành Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg Phê duyệt quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Đối với Đại học Huế,

Page 5: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

5

quyết định của Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Phấn đấu đầu tư xây dựng Đại học

Huế trở thành ĐHQG trước năm 2015 với các thiết chế của trung tâm đào tạo đa

ngành, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học và sau đại học cho khu vực

miền Trung và cả nước”.

Sau 05 năm thực hiện Kết luận số 48, tại Thông báo số 175-TB/TW ngày

01/8/2014, Bộ Chính trị ban hành Kết luận về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số

48-KL/TW của Bộ Chính trị khóa X về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và

Đô thị Huế đến năm 2020 khẳng định: “Tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư hoàn thiện

Đại học Huế nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học và sau đại học cho khu vực miền

Trung và cả nước. Tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn

thiện các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung vào quy hoạch các

trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 để tạo điều kiện phát triển Đại học

Huế thành ĐHQG”.

Ngày 24/01/2018, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 38/TB-VPCP

về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế khẳng định

tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển Đại học Huế, đến năm 2030 Đại học Huế trở

thành một trong những đại học nghiên cứu hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động theo tiêu

chuẩn chất lượng quốc gia và khu vực, là cơ sở đào tạo tiên phong, nòng cốt của hệ

thống giáo dục đại học. Thủ tướng Chính phủ giao Đại học Huế 5 nhiệm vụ để tiếp tục

đầu tư phát triển: (1) Hoàn thiện giải phóng mặt bằng khu quy hoạch Đại học Huế, tiếp

tục đầu tư xây dựng Đại học Huế giai đoạn II; (2) Tái cấu trúc để phát huy thế mạnh về

đội ngũ nhân lực chất lượng cao và hướng đến tự chủ; (3) Tập trung đào tạo các ngành

tiên tiến chất lượng cao hoặc liên kết nước ngoài đào tạo các ngành tiên phong về khoa

học kỹ thuật và công nghệ, y dược, nông lâm ngư nghiệp, sư phạm, khoa học cơ bản

và khoa học xã hội nhân văn, du lịch, văn hoá và nghệ thuật; (4) Tăng cường đào tạo

cho Lào, Campuchia và Myanmar; (5) Sớm phê duyệt đề án Viện Công nghệ sinh học

tầm quốc gia; đầu tư xây dựng trên cơ sở nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa, sắp xếp

và chuyển đổi công năng một số cơ sở để có nguồn lực tập trung xây dựng các công trình

thuộc Khu Đô thị Đại học Huế.

Tính đến nay, sau 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị,

Đại học Huế đã có bước phát triển mạnh mẽ, tỉ lệ đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý

trình độ cao tăng hơn 2 lần; là đại học đa ngành, đa lĩnh vực với đầy đủ các ngành,

chuyên ngành nhất Việt Nam hiện nay; có nhiều nghiên cứu khoa học thành công và

nhiều sản phẩm, công nghệ chuyển giao cho xã hội; Đại học Huế nói chung, các

trường đại học, viện thành viên, đơn vị trực thuộc nói riêng bắt đầu hoạt động theo

hướng tự chủ cao về chuyên môn, tổ chức bộ máy và tăng dần tự chủ về tài chính qua

từng năm, đồng thời đang hoàn thiện về mô hình quản trị Đại học Huế phù hợp thông

lệ quốc tế; kết quả 5 năm qua dù mức đầu tư không cao so với nhiều Đại học lớn khác

nhưng Đại học Huế luôn được xếp trong tốp 5 Việt Nam và tốp 350 châu Á.

Để tạo điều kiện cho Đại học Huế đột phá, phát triển mạnh mẽ, hoàn thành sứ

mệnh thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước

(như Điều 7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018),

Page 6: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

6

việc phát triển Đại học Huế thành Đại học quốc gia (ĐHQG) là hết sức cần thiết, phù

hợp với chủ trương của Đảng và Chính phủ và dần đưa Việt Nam có nhiều trường đại

học cùng được có động lực phát triển để vào hệ thống các ĐH có thứ hạng cao của thế

giới 10 năm đến và tầm nhìn xa hơn.

Page 7: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

7

Chương 1

GIỚI THIỆU VỀ ĐẠI HỌC HUẾ

1.1. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ

1.1.1. Vùng đất Cố đô Huế văn hiến, với bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, nuôi

dưỡng nhiều thế hệ hiền tài

Cố đô Huế có một vị trí chiến lược, là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn

hoá đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang, có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch

sử và lễ hội mang đậm văn hóa dân tộc, văn hoá Huế; là nơi hội tụ các tiềm năng, thế

mạnh của một trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch đặc sắc của cả nước, vừa mang

dáng dấp hiện đại, vừa mang nét đẹp cổ kính.

Theo các tư liệu xưa, từ hàng nghìn năm trước, Thừa Thiên Huế (ngày nay) đã

từng là địa bàn cư trú của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác

nhau. Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ đầu thế kỷ XIV

(khi vua Chăm là Chế Mân dâng hai Châu Ô, Rí cho nhà Trần để làm sính lễ cưới công

chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế

kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng

đất Huế một tài sản văn hóa vô giá. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng

những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí

tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Ngày nay, Thừa Thiên Huế tự hào gìn giữ một “gia tài” văn hóa tiêu biểu cho

văn hóa Việt Nam, bao gồm cả hệ thống di sản văn hóa vật thể với gần 1.000 di tích,

địa điểm di tích lịch sử, cách mạng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích tôn

giáo. Trong đó tiêu biểu và nổi bật nhất là Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung

đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; mới đây, Mộc bản

triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã

được UNESCO công nhận là di sản tư liệu.

Với vị trí nằm trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh

từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, Thừa Thiên Huế là địa bàn đặc biệt quan trọng về

chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; đóng vai trò quan trọng trong thực hiện

chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Dân số toàn

vùng năm 2019 là khoảng 20,2 triệu người, chiếm 21% tổng dân số cả nước; diện tích

tự nhiên chiếm 28,9% cả nước. Vùng miền Trung có 14/28 tỉnh của cả nước có vị trí

giáp biển với chiều dài đường bờ biển 1.900km. Đây là vùng có vị trí đặc biệt quan

trọng trong phát triển kinh tế và các hoạt động kinh tế biển, tiềm năng và nhu cầu mở

cửa, hội nhập với thị trường quốc tế rất lớn. Miền Trung còn là cửa ngõ ra biển của

vùng Tây Nguyên, là bệ đỡ cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối tuyến hành lang kinh tế

Đông – Tây.

Với truyền thống văn hóa giáo dục đặc sắc như vậy, Thừa Thiên Huế trở thành

nơi hội tụ hiền tài, là vùng đất nuôi dưỡng tâm hồn, phong cách sống, văn hoá tri thức.

Page 8: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

8

Nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng của Việt Nam đã gắn liền với Huế, từ lãnh tụ cách

mạng đến những nhà văn hoá lớn. Có thể kể đến một số nhân vật đã có thời gian gắn

liền với Huế và chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hoá – giáo dục Huế:

- Phan Bội Châu (1867 – 1940): Quê Nam Đàn – Nghệ An, từng học tập, sinh

sống nhiều năm ở Huế. Là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng theo lập trường dân chủ tư

sản đầu thế kỷ XX.

- Phan Châu Trinh (1872 – 1926): Quê Tiên Phước, Quảng Nam, từng học tập

và làm quan tại Huế, là người khởi xướng chủ trương duy tân cải cách đất nước đầu

thế kỷ XX.

- Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947): Quê Tiên Phước, Quảng Nam, từng

nhiều năm sống tại Huế, Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, Chủ bút Báo Tiếng

Dân, Phó Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ

Cộng hoà.

- Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh (1890 – 1969): Tuổi thiếu thời Nguyễn

Tất Thành học tập tại Huế, Huế là nơi bồi dưỡng tri thức và lòng yêu nước để sau này

Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

- Trần Phú (1902 – 1931): Quê Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh, từng học tại

Trường Quốc học Huế, là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hà Huy Tập (1906 – 1941): Quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, năm 1919 là học sinh

Trường Quốc học Huế, sau đó tham gia hoạt động cách mạng và trở thành Tổng Bí thư

Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1936.

- Phạm Văn Đồng (1906 – 2000): Quê Mộ Đức Quảng Ngãi, cựu học sinh

Trường Quốc học Huế, là Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,

là học trò và là cộng sự xuất sắc nhất của Chủ tịch hồ Chí Minh.

- Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013) ): Quê Lệ Thuỷ - Quảng Bình, đỗ Á khoa

vào Trường Quốc học Huế năm 1927, là nhà cách mạng, nhà chính trị, vị Tư lệnh đầu

tiên của quân đội nhân dân Việt Nam;

- Nguyễn Thúc Hào (1912 – 2009): Giáo sư đại học ngành toán đầu tiên của

nước ta, ông đỗ thủ khoa vào Trường Quốc học Huế năm 1924.

- Nguyễn Chí Diểu (1908 – 1939): Quê xã Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên

Huế. Nguyễn Chí Diểu là nhà hoạt động chính trị, là Uỷ viên BCH TW Đảng Cộng

sản Việt Nam khoá I; từ tháng 4/1937 đến khi mất (1939) là Ủy viên Thường vụ TW

Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (1908 – 1954): Quê An Cựu, TP Huế, ông là

một nhà báo, nhà lý luận Marxist, nhà phê bình văn học Việt Nam.

- Tạ Quang Bửu (1910 – 1986): Quê Nam Đàn – Nghệ An, học tại Trường

Quốc học Huế năm 1922, sau này là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền

móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam, nguyên Bộ

trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp của Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa, đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khóa VI.

Page 9: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

9

- Tố Hữu (1920 – 2002): quê Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông

là một nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam, đồng thời ông còn là một

chính khách, một cán bộ lão thành cách mạng.

- Hồ Đắc Di (1900 – 1984): quê ở làng An Truyền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa

Thiên Huế, là Giáo sư, Bác sĩ, đã có công xây dựng và là Hiệu trưởng đầu tiên của

Trường Đại học Y khoa của nước Việt Nam độc lập.

- Tôn Thất Tùng (1912 – 1982): xuất thân từ một gia đình quý tộc nhà

Nguyễn, lớn lên ở Huế; là Giáo sư, Bác sĩ, người có công xây dựng một nền y học Việt

Nam hiện đại; nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan. Ông được biết đến là tác giả

của "phương pháp cắt gan khô" hay còn được gọi là "phương pháp Tôn Thất Tùng".

- và nhiều giáo sư, nhân sĩ, trí thức đã có thời gian sinh sống, học tập và làm

việc tại Thừa Thiên Huế như: GS.NGND Lê Trí Viễn, GS. Đặng Văn Ngữ; NSND

Đặng Nhật Minh; Giáo sư Đào Duy Anh; Nhà thơ Xuân Diệu, Nhà thơ Huy Cận, Nhà

thơ Lưu Trọng Lư, Nhà thơ Tế Hanh, Nhà thơ Nam Trân, Nhà thơ Thanh Tịnh ...

1.1.2. Giáo dục đại học đặc sắc tại Đại học Huế

1.1.2.1. Từ Quốc Tử Giám:

Nếu ĐHQG Hà Nội không tách rời truyền thống Quốc Tử Giám Thăng Long

xưa, biểu tượng của sự học trải qua hai triều đại là Trần và Lê thì Đại học Huế cũng

gắn liền với truyền thống Quốc Tử Giám thứ hai của Việt Nam được khai sinh từ

tháng 8 năm 1803, đầu Triều Nguyễn với vai trò đào tạo nhân tài cho đất nước.

Quốc Tử Giám ở Huế chính là cơ cấu quản lý giáo dục của triều Nguyễn, cũng

là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này. Đây chính là nơi đã đào tạo

ra nhiều quan chức ưu tú của Triều Nguyễn và cũng đào tạo ra nhiều sĩ phu yêu nước

từ đầu cho đến nửa đầu thế kỷ thứ XIX.

Ngoài những Giám sinh chính thức thuộc ngạch Tôn sinh, Ấm sinh, Cống sinh,

còn có cả những người đã thi đỗ Tú tài, Cử nhân có nguyện vọng nhập Giám tiếp tục

học tập chờ đợi khoa thi sẽ được xét duyệt. Vì vậy, Quốc Tử Giám của triều Nguyễn

ngày càng nhộn nhịp đông đúc, quy mô ngày càng lớn rộng.

Về mặt lịch sử, Quốc Tử Giám là đại diện duy nhất phản ánh diện mạo của một

trường đại học thời phong kiến, nó cũng là minh chứng cho tư tưởng coi trọng việc

học hành của thời Nguyễn nói riêng và các triều đại phong kiến Việt Nam nói chung.

Ngày 11/12/1993, di tích Quốc Tử Giám đã trở thành một bộ phận trong quần thể di

tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

1.1.2.2. Đến Đại học Huế:

Đại học Huế ngày nay được đánh dấu lịch sử ra đời từ năm 1957 ở nơi chốn

nước non Hương Bình thanh tú, một trong ba trung tâm văn hóa của đất nước thời bấy

giờ. Đây là “một sáng kiến thiết thực, đã đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu của giới thanh

niên hiếu học, mà ngày trước đã phải bôn tẩu tận phương xa, tìm nơi học hỏi” (Tạp chí

Đại học, số 2, tháng 10-1958, tr.106).

Page 10: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

10

Giai đoạn 1957 – 1975, Viện Đại học Huế là một trong 3 cơ sở giáo dục đại

học công lập duy nhất của miền Nam trước năm 1975, cùng với Viện Đại học Sài Gòn

(1956) và Viện Đại học Cần Thơ (1966). Viện Đại học Huế được thành lập chỉ sau

Viện Đại học Sài Gòn đúng 1 năm, từng được biết đến là một cơ sở giáo dục đại học

lớn thứ hai của miền Nam (1); đi tiên phong trong sử dụng tiếng Việt để giảng dạy

ngành Y khoa, có một Viện Hán học mạnh nhất trong nghiên cứu và đào tạo về Hán

Nôm, nơi đầu tiên xuất bản Tạp chí khoa học (có tên gọi “Đại học - Tạp chí Nghiên

cứu Viện Đại học Huế”(2)...

Viện Đại học Huế giai đoạn này đã thực hiện sứ mạng đào tạo, cung cấp nguồn

nhân lực chất lượng cao cho các địa phương ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên và

rộng ra là cả miền Nam. Đội ngũ giáo viên trung học, nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư canh

nông, cử nhân luật, hoạ sỹ, văn nghệ sĩ được đào tạo từ Viện Đại học Huế đã góp phần

to lớn vào sự nghiệp nâng cao dân trí, phát triển văn hoá, khoa học - kỹ thuật của đất

nước.

Viện Đại học Huế từng là thành viên của một số tổ chức giáo dục khu vực và

quốc tế như Viện Giáo dục Đại học và Phát triển Khu vực (Regional Institute for

Higher Education and Development, RIHED). Hiệp hội Đại học Đông Nam Á (The

Association of Southeast Asian Institutions of Higher Learning, ASAIHL), Cơ quan

hợp tác Đại học khối Pháp ngữ (Agence Universitaire de la Francophonie, viết tắt là

AUF), Hiệp hội các Đại học Quốc tế (Association Internationale des Universités -

AIU),... Viện Đại học Huế có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều tổ chức quốc tế và đại

học các nước như Đại học Michigan (Hoa Kỳ), Viện Đại học Singapore, Viện Đại học

Malaysia…

Mặc dù được thành lập trong bối cảnh lịch sử đặc biệt, song được ra đời trên

nền tảng văn hoá Phú Xuân, nơi có Trường Quốc Tử Giám - Trung tâm đào luyện

nhân tài lớn nhất của Việt Nam từng tồn tại trên 100 năm, Viện Đại học Huế là sự tiếp

nối truyền thống giáo dục tinh hoa đã có nguồn mạch lâu đời ở mảnh đất Cố đô, đáp

ứng khát vọng học tập của các thế hệ thanh niên hiếu học.

Đặc biệt, đứng chân trên một đô thị lớn của miền Nam, đội ngũ giảng viên và

sinh viên Viện Đại học Huế đã tổ chức, tham gia nhiều hoạt động xuống đường, bãi

khóa, đấu tranh đòi hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước. Phong trào đấu tranh đô thị

của sinh viên Huế đã có đóng góp quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng

miền Nam, thống nhất đất nước.

Giai đoạn 1975 – 1994: Sau ngày thống nhất đất nước (1975), các trường đại

học ở Huế ra đời trên cơ sở các phân khoa của Viện Đại học Huế như Trường Đại học

Tổng hợp Huế, Trường Đại học Y khoa Huế, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường

CĐ Nghệ thuật Huế cùng với Trường Đại học Nông nghiệp 2 từ Hà Bắc chuyển vào

1 The University of Hue - The former imperial city meets today’s educational challenges. Vietnam Bulletin,

No.24, 1970 (Reprinted from Vietnam Magzine, Vol. III, No.1 (1970), a publication of the Vietnam Council on

Foreign Relations). 2 Phan Thuận An. Tạp chí Đại học - đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại học Huế. Tạp chí Nghiên cứu và

Phát triển, số 2 (136), 2017.

Page 11: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

11

1983 đã tiếp tục khẳng định vị thế về giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở khu

vực miền Trung - Tây Nguyên; đóng góp quan trọng về nhân lực và tri thức cho sự

phát triển kinh tế - xã hội nhiều địa phương trong khu vực. Nhiều cán bộ lãnh đạo chủ

chốt của các tỉnh, thành trong khu vực là cựu giảng viên, sinh viên của các trường đại

học ở Huế.

Giai đoạn 1994 – đến nay: Với mục tiêu tập trung lực lượng để xây dựng một

đại học đa ngành, đa lĩnh vực, phát huy sức mạnh tổng hợp, sử dụng chung nguồn lực

cho phát triển đại học ở miền Trung và Tây Nguyên, phù hợp với xu thế phát triển

chung của khu vực và thế giới, ngày 04/4/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

Nghị định số 30/CP thành lập Đại học Huế trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các trường

đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ khi tái thành lập Đại học Huế theo Nghị định số 30/CP ngày 04/4/1994 đến

nay, với quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo ngày càng gia tăng và đa dạng, các đơn

vị thành viên của Đại học Huế đã cung ứng cho các địa phương cả nước, tập trung là

khu vực miền Trung - Tây Nguyên một số lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ đại

học và sau đại học, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.

Chất lượng nguồn nhân lực nhiều ngành do Đại học Huế đào tạo như y học, sư phạm,

nông nghiệp, công nghệ thông tin,... được xã hội đánh giá cao.

Hiện nay, Đại học Huế được tổ chức thành 2 cấp trực thuộc Bộ Giáo dục và

Đào tạo: (1) Đại học Huế là đầu mối quản lý chung, có tư cách pháp nhân, có con dấu

và tài khoản riêng; (2) có 08 trường đại học thành viên, 01 viện nghiên cứu thành viên,

01 Phân hiệu Đại học Huế tại tỉnh Quảng Trị, 04 khoa và 10 đơn vị trực thuộc.

Đại học Huế tổ chức và hoạt động theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của

Luật Giáo dục đại học ngày 19/11/2018.

Trụ sở chính của Đại học Huế hiện đang đóng tại khu nhà kiến trúc Pháp

nguyên là Viện Dân biểu Trung Kỳ, được xây dựng vào năm 1927 và được chính

quyền Ngô Đình Diệm sử dụng làm văn phòng của Viện Đại học Huế từ khi mới thành

lập năm 1957. Các hệ thống giảng đường và cơ sở nghiên cứu tọa lạc ở những vị trí

thuộc trung tâm thành phố Huế, với bán kính 20km tỏa ra các thị xã Hương Thủy và

Hương Trà.

Qua nhiều lần thay đổi mô hình và cấu trúc, song vị thế và vai trò lịch sử của

Đại học Huế không bao giờ thay đổi. Nơi đây đã trở thành một cơ sở giáo dục đại học

uy tín, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước, một phần tinh

hoa của văn hóa Huế, của vùng đất địa linh nhân kiệt, cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ và tài

năng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Đại học Huế luôn nhận được sự quan

tâm chỉ đạo, đầu tư của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo; được Đảng, Nhà nước

tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có 2 lần được nhận Huân chương

Độc lập hạng Nhất.

Có thể nói, truyền thống, vị thế và vai trò của Đại học Huế tích lũy trong suốt

hơn 62 năm xây dựng và phát triển đã tạo cho Đại học Huế tầm vóc của một cơ sở

giáo dục quốc gia, mang trong mình những đặc sắc và tinh hoa trong giáo dục và đào

Page 12: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

12

tạo ngành nghề phục vụ bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước. Tính đa ngành, đa lĩnh

vực trong đào tạo của Đại học Huế được đánh giá là đặc biệt rõ nét nhất với đầy đủ

các ngành nhóm ngành đào tạo:

(1) Về đào tạo giáo viên, Tạp chí Đại học số 7, tháng 1-1957, tr.4 viết : ”Hiện

nay tại các tỉnh miền Trung Việt, vì phải đáp ứng lại nhu cầu học tập hết sức cần thiết

của các con em từ thị xã đến nông thôn, chính quyền địa phương cần phải tổ chức

khắp nơi những trường trung học đệ nhất cấp, do mấy vấn đề nan giải là sự khan hiếm

các giáo sư, Viện Đại học Huế từ khi mới thành lập đã chú trọng mật thiết đến việc

giải quyết vấn đề khan hiếm trên, nên trong đầu niên khóa 1957 – 1958 đã tổ chức

ngay một Trường Cao đẳng Sư phạm”. Trường Cao đẳng Sư phạm Sài Gòn (tại Huế)

đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Viện trưởng Viện Đại học Huế. Đến ngày

21/8/1958, Trường Cao đẳng Sư phạm Sài Gòn (tại Huế) được cải tổ thành Trường

Đại học Sư phạm trực thuộc Viện Đại học Huế từ niên khóa 1958 – 1959. Nếu các

trường đại học sư phạm trên cả nước đào tạo đa ngành thì Trường Đại học Sư phạm,

Đại học Huế chỉ chuyên đào tạo giáo viên. Hiện nay Trường Đại học Sư phạm, Đại

học Huế đào tạo 21 ngành khác nhau cả về sư phạm âm nhạc, giáo dục quốc phòng và

an ninh; giáo dục chính trị;

(2) Cũng trong năm học đầu tiên (1957 – 1958), Viện Đại học Huế mở những

ban và lớp sau: Năm thứ nhất Cử nhân Luật khoa, năm thứ nhất Năng lực Luật khoa,

năm dự bị Văn khoa, Ban Toán học Đại cương, năm thứ nhất Cao đẳng Sư phạm, năm

Dự bị Cao đẳng Mỹ thuật, năm thứ nhất Cán sự Y tế và Điều dưỡng và năm thứ nhất

Nữ hộ sinh Quốc gia. Sang niên khóa 1958 – 1959, nhiều Ban tăng lên: Ban Văn khoa,

Ban Sinh ngữ, Ban Khoa học, Ban Triết học, Việt Hán, Sử Địa, Pháp văn, Anh văn,

Vạn vật, Lý hóa, Toán... Ngày 21/2/1959, các Khoa Đại học và Trường Cao đẳng

chuyên môn gồm: Đại học Văn khoa, Đại học Luật khoa, Đại học Khoa học và Trường

Cao đẳng Mỹ thuật được thành lập.

Như vậy, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở Đại học Huế đã có từ những

ngày đầu mới thành lập, đa dạng, phong phú ngành nghề đào tạo, là nền tảng quan

trọng của giáo dục Việt Nam và cho sự phát triển của các Trường Đại học Khoa học,

Trường Đại học Luật, Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại học Ngoại ngữ lớn

mạnh của Đại học Huế ngày nay.

(3) Có thể khẳng định rằng, trong 5 ĐHQG và đại học vùng, chỉ duy nhất Đại

học Huế có đào tạo các ngành về nghệ thuật. Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế

đã và đang đào tạo nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ cho đất nước. Trước khi ngành âm

nhạc được tách để thành lập Học viện Âm nhạc Huế vào tháng 11/2007, Trường Đại

học Nghệ thuật đào tạo đầy đủ các ngành thuộc lĩnh vực âm nhạc, mỹ thuật. Địa bàn

miền Trung và Tây Nguyên đối với Trường Đại học Nghệ thuật, có một ý nghĩa đặc

biệt trong việc tạo nên một sắc thái nghệ thuật vùng miền nói chung và đặc trưng trong

công tác đào tạo nghệ thuật của Trường nói riêng, trong đó Huế là cái nôi của nền văn

hóa Phú Xuân, nơi hỗn dung của nhiều nền văn hóa nghệ thuật bản địa khác nhau như

Page 13: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

13

văn hóa Champa và văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, trong lịch sử là cửa ngõ tiếp hợp

nhiều luồng văn hóa nghệ thuật từ bên ngoài.

(4) Trường Đại học Luật, Đại học Huế mặc dù mới được thành lập năm 2015

nhưng với bề dày truyền thống về đào tạo như đã nói ở trên, đã trở thành địa chỉ duy

nhất đào tạo đầy đủ các bậc học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ về luật ở khu vực miền Trung,

Tây Nguyên.

(5) Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế chuyên đào tạo cử nhân ngoại ngữ

các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn, Đức và đang chuẩn bị đào tạo các

ngôn ngữ Arab và Thái. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế là một trong 4 đơn

vị đầu tiên trong cả nước được Bộ Giáo dục & Đào tạo giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh

giá năng lực ngoại ngữ (ĐGNLNN) và cấp chứng chỉ NLNN theo các định dạng đề thi

ĐGNLNN theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

(6) Về lĩnh vực Y Dược, cuối niên khóa 1957 – 1958, ”Tòa Viện trưởng Đại

học Huế đã ghi vào chương trình thiết lập trong những năm tới một Trường Đại học Y

khoa ở Huế, bởi một Viện Đại học đã được thành lập tất nhiên phải lo liệu lần lượt có

đủ tất cả các bộ môn mà mỗi Đại học có thể có”. Đến 21/8/1959, Trường Đại học Y

khoa ở Huế được thiết lập, Viện Đại học Huế đã trở thành một địa chỉ đào tạo đầy đủ

ban ngành xét trong điều kiện miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, đánh dấu sự phát triển

nhanh chóng của Viện Đại học Huế trong những năm đầu thành lập. Đến nay, Trường

Đại học Y Dược, Đại học Huế là một trong 3 Trường đào tạo các bậc học từ Bác sĩ,

thạc sĩ và tiến sĩ, các chuyên khoa cấp I & II của khoa học sức khỏe, với vai trò và vị

trí dẫn đầu trong công nghệ về chăm sóc sức khỏe, đã và đang cung cấp nguồn nhân

lực y dược quan trọng cho cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Bệnh

viện Trường Đại học Y Dược, là nơi ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị khối u bằng

dao gama đầu tiên ở Việt Nam, với vai trò và vị trí dẫn đầu công nghệ trong chăm sóc

sức khỏe cho nhân dân và một phần quan trọng của y tế chuyên sâu Huế. Từ năm

2020, Trường sẽ đào tạo chuyên sâu trong khối ngành Khoa học Sức khỏe, được xác

định là thế mạnh của Đại học Huế so với các trung tâm đại học khác. Đây cũng là một

trong 3 ”chân kiềng” của Trung tâm y tế chuyên sâu Huế, một thiết chế đã hình thành

và phát triển theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

(7) Năm 1983, giáo dục đại học tại Huế có thêm thành viên mới về lĩnh vực

Nông Lâm Ngư nghiệp là Trường Đại học Nông nghiệp II Huế trên cơ sở sáp nhập

Trường Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc (1967) và Trường Cao đẳng Nông Lâm

nghiệp Huế (1981). Đó là tiền thân của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, đáp

ứng nhu cầu đào tạo cán bộ nông nghiệp của các địa phương, nguyện vọng của các

tỉnh miền Trung cần sớm có một cơ sở đào tạo cán bộ trình độ đại học và chuyển giao

kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến thời bấy giờ. Ngày nay, Trường Đại học Nông Lâm, Đại

học Huế đào tạo có đủ các ngành nông – lâm – ngư gắn liền với vùng sinh thái ven

biển và đồi núi miền Trung – Tây Nguyên, đào tạo các ngành nghề cho phát triển kinh

tế biển, rừng và đồng bằng, là một trong bốn trường đại học nông nghiệp lớn của cả

nước, thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của đất nước trong lĩnh vực công nghiệp

Page 14: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

14

hóa nông nghiệp-nông thôn, hướng nông nghiệp hữu cơ và bảo vệ môi trường rừng và

biển, khác với ĐH Thái Nguyên chỉ tập trung ở vùng sinh thái đồi núi phía Bắc hay

Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM chỉ có các ngành liên quan đến vùng sinh thái

Đồng bằng Nam Bộ.

(8) Đại học Huế là đại học duy nhất ở Việt Nam đã và đang đào tạo nhóm

ngành Du lịch ở các bậc học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực quan

trọng cho phát triển du lịch của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh nền kinh tế du lịch và

du lịch công nghiệp, du lịch điện tử.

(9) Đại học Huế đã thành lập Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, là 1

trong 3 trung tâm của cả nước đào tạo kỹ năng và tạo dựng môi trường khởi nghiệp &

đổi mới sáng tạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ qua Chương trình 844 và 1665

quốc gia. Chỉ mới thành lập từ năm 2018, Trung tâm đã đào tạo 15 khóa về khởi

nghiệp đổi mới sáng tạo cho các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Đại học Huế cũng

đang hun đúc cho các hoạt động đào tạo kết hợp với doanh nghiệp với thời gian từ 6 –

9 tháng để ra trường sinh viên được tuyển dụng sớm như các ngành Chăn nuôi – Thú y

– Thủy sản, Công nghệ thông tin, Điều dưỡng, Công nghệ thực phẩm, các ngành Du

lịch, kỹ thuật – công nghệ khác.

(10) Đại học Huế là đại học duy nhất có Viện nghiên cứu thành viên, Viện

Công nghệ sinh học, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát

triển, theo Quyết định số 523/TTg, ngày 14/5/2018 như một Trung tâm Công nghệ

sinh học Quốc gia theo 3 vùng Bắc, Trung và Nam. Viện đang bước đầu có những

nghiên cứu nhiều hứa hẹn ứng dụng tốt cho phát triển nuôi trồng thủy sản, cây trồng

và vật nuôi với 6 chương trình nghiên cứu và đề tài cấp Nhà nước, quốc gia đã và đang

triển khai. Viện Công nghệ Sinh học Đại học Huế đã có những công nghệ đầu tiên

được ứng dụng thành công như sinh sản cá dìa theo hình thức bán tự nhiên chi phí

thấp và dễ áp dụng đáp ứng nhu cầu con giống ở khu vực; tiếp tục được Bộ Khoa học

và Công nghệ đầu tư dự án sản xuất thử nghiệm năm 2019 và 02 đề tài cấp Nhà nước

độc lập nghiên cứu thành công việc sản xuất kháng thể và vắc xin thế hệ mới thành

công bằng công nghệ tái tổ hợp gen, hiện đang tìm kiếm thị trường và doanh nghiệp để

chuyển giao và khởi nghiệp. Những nghiên cứu khác như Chương trình nghiên cứu

cấp Bộ về bệnh và môi trường thủy sản, đề tài cấp quốc gia tiếp tục thực hiện trong

2019 và 2020.

(11) Đại học Huế là một đại học có các trường đại học thành viên vừa đào tạo

và nghiên cứu cả khoa học cơ bản tự nhiên và xã hội mang tính tổng hợp có bề dày

lịch sử hơn 62 năm xây dựng và phát triển, được xem như là trung tâm khoa học cơ

bản thứ ba của cả nước. Mặc dù có rất nhiều khó khăn về tuyển sinh và hạn hẹp về tài

chính nhưng hàng năm, Đại học Huế có hàng trăm bài báo quốc tế có uy tín được xuất

bản, nhiều nghiên cứu gắn liền với lịch sử Đàng Trong, triều Nguyễn. Nơi đây cũng là

cái nôi ấp ủ chí lớn của nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới về toán học, vật lý như

TS. Lê Bá Khánh Trình, GS. Lê Tự Quốc Thắng; cố PGS. TSKH. Phạm Anh Minh;

của nhiều chính khách, nhà quản lý, cán bộ cao cấp của Đảng, các nhà văn hóa, nhà

Page 15: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

15

khoa học cho cả nước, đặc biệt là vùng miền Trung. (Phụ lục 1). Hiện nay, Đại học

Huế đang tiếp tục hợp tác với Pháp để đào tạo các nhà vật lý trẻ tài năng, dưới sự hỗ

trợ tích cực của Giáo sư Trần Thanh Vân và Giáo sư Lê Kim Ngọc.

1.2. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA ĐẠI HỌC HUẾ

1.2.1. Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức

- Từ 1957, Viện Đại học Huế có 4 phân khoa: Luật, Khoa học, Sư phạm và Y

khoa, Viện Hán học và các bộ phận khác. Năm 1994, khi mới thành lập, Đại học Huế

có 6 trường đại học: Đại cương, Khoa học, Sư phạm, Nông Lâm, Y khoa và Nghệ

thuật.

- Hiện nay, Đại học Huế có 8 trường đại học, 1 viện nghiên cứu thành viên, Phân

hiệu Đại học Huế tại tỉnh Quảng Trị, 3 khoa trực thuộc, 2 viện nghiên cứu trực thuộc, 6

trung tâm đào tạo và phục vụ đào tạo, Nhà Xuất bản và Tạp chí Khoa học.

Giai đoạn 2009 - 2019, Đại học Huế đã phát triển mạnh về bộ máy tổ chức, nhất

là các đơn vị đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu; tăng từ 7 lên 9 trường, viện thành

viên. Trong đó, có sự ra đời Trường Đại học Luật trên cơ sở Khoa Luật trực thuộc Đại

học Huế, một cơ sở giáo dục đại học đào tạo các ngành luật đầu tiên ở miền Trung -

Tây Nguyên. Viện Công nghệ sinh học đầu tiên ở miền Trung - Tây Nguyên, được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển và định hướng xây dựng, chức năng

nhiệm vụ như một Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia ngày 13/5/2018. Đại học

Huế là đại học duy nhất trong cả nước có viện Nghiên cứu thành viên.

Như vậy, theo tinh thần của Quyết định 26/2014/QĐ-TTg, cơ cấu tổ chức Đại

học Huế hiện tại đã tiếp cận được với mô hình ĐHQG, bao gồm: Hội đồng đại học,

Ban Giám đốc, các ban chức năng, các đơn vị thành viên, các đơn vị trực thuộc, các

đơn vị thuộc, hội đồng khoa học và đào tạo và các hội đồng khác.

Bảng 1.1. Sự phát triển về cơ cấu tổ chức của Đại học Huế giai đoạn 2009-2019

Năm Trường,

viện thành

viên

Đơn vị trực

thuộc

Văn phòng,

ban chức

năng

Tổng

2009 73 124 135 32

2019 9 14 10 33

3 Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông Lâm,

Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ. 4 Viện Tài nguyên môi trường và Công nghệ sinh học; Khoa Giáo dục Thể chất; Khoa Du lịch; Khoa Luật; Phân

hiệu ĐHH tại Quảng Trị; Trung tâm GDQP; Trung tâm ĐTTX; Trung tâm ĐTQT; Nhà xuất bản; Trung tâm

CNTT; Trung tâm học liệu; Trung tâm PVSV. 5 Văn phòng và 12 Ban chức năng: Ban Đào tạo Đại học, Ban Đào tạo Sau đại học, Ban Khảo thí - Đảm bảo chất

lượng giáo dục, ban Điều phối Dự án giáo dục, Ban Tổ chức - Nhân sự, Ban Khoa học - Công nghệ, Ban Hợp tác

quốc tế, Ban Quản trị - Cơ sở vật chất, Ban Quản lý Dự án xây dựng, Ban Kế hoạch - Tài chính, Ban Công tác

Sinh viên, Ban Thanh tra Pháp chế.

Page 16: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

16

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

1.2.1.2. Đội ngũ cán bộ

- Năm 1994, Đại học Huế có 1.592 công chức, viên chức và lao động, trong đó

có 27 giáo sư, phó giáo sư; 74 tiến sĩ; 79 thạc sĩ.

Hiện nay, Đại học Huế có 4.088 công chức, viên chức và người lao động.

Trong đó có 3.050 công chức, viên chức, với 2.635 nhà khoa học, giảng viên và

nghiên cứu viên chiếm tỉ lệ hơn 64%. Có 275 giáo sư, phó giáo sư; 778 tiến sĩ, 1.950

thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp 1, 2. So với năm 2009, trình độ đội ngũ chất lượng cao

của Đại học Huế tăng hơn 2 lần. (Phụ lục 2).

Page 17: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

17

Bảng 1.2. Sự phát triển về đội ngũ của Đại học Huế giai đoạn 2009-2019

Năm Tổng số (viên chức) GS, PGS TSKH, TS ThS

2009 2385 118 352 783

2019 3050 275 778 1.950

Tăng 665 157 399 1.067

1.2.2. Về hoạt động đào tạo

1.2.2.1. Quy mô ngành nghề và đào tạo

- Năm 2019, Đại học Huế có 139 ngành đào tạo đại học, 92 ngành đào tạo thạc

sĩ và 56 ngành đào tạo tiến sĩ; 63 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I và II; 12

ngành đào tạo bác sĩ nội trú. (Chi tiết xem Phụ lục 3 và Phụ lục 4 đính kèm).

- Quy mô đào tạo năm 2019 gần 55.000 sinh viên hệ chính quy; 4.500 học viên

sau đại học. Trong giai đoạn 2014 - 2019, Đại học Huế đã có 40.227 cử nhân, bác sĩ,

kỹ sư, kiến trúc sư; khoảng 7.000 thạc sĩ, hơn 200 tiến sĩ và khoảng 6.000 bác sĩ

chuyên khoa cấp I, II tốt nghiệp.

Bảng 1.3. Sự phát triển về chương trình/ngành đào tạo, tuyển sinh và quy mô

đào tạo của Đại học Huế giai đoạn 2009 - 2019

Năm Ngành đào tạo Tuyển sinh chính quy Quy mô đào tạo

chính quy

Ghi

chú

TS ThS ĐH CĐ TS ThS ĐH CĐ TS ThS ĐH

2009 22 56 90 5 37 1243 7397 178 110 2139 26750

2019 56 92 139 0 91 2121 8733 0 398 3908 55000

1.2.2.2. Đổi mới công tác đào tạo và giảng dạy

- Đại học Huế đã thiết lập được một hệ thống văn bản, quy trình, quy định hoàn

chỉnh về quản lý đào tạo có hệ thống từ cấp đại học đến các trường, viện thành viên,

khoa trực thuộc. Các đơn vị đào tạo đã hoàn thiện các chương trình đào tạo phù hợp

với học chế tín chỉ, tăng cường liên thông, chuyển đổi giữa các chương trình, tăng tính

chủ động cho sinh viên. Chương trình đào tạo mới được xây dựng theo hướng tăng

tính tự học, khả năng nghiên cứu và khả năng sáng tạo của sinh viên, đổi mới phương

pháp giảng dạy theo hướng lấy sinh viên làm trung tâm, kiểm tra - đánh giá theo quá

trình.

- Đại học Huế đã thống nhất trong toàn hệ thống nguyên tắc liên thông giảng

dạy, đang tổ chức thực hiện công nhận các môn chung (lý luận chính trị, giáo dục thể

chất, giáo dục quốc phòng…). Việc triển khai chương trình tích hợp, liên thông, đào tạo

văn bằng đôi giữa các đơn vị đào tạo cũng đang được áp dụng trong 5 năm gần đây.

- Đại học Huế đang triển khai việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo

theo phương pháp tiếp cận CDIO (Conceive Design Implement Operate), gắn liền với

Page 18: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

18

việc chuẩn hóa đầu ra; hoàn thiện nội dung chương trình, đảm bảo không gian làm

việc kỹ thuật CDIO để tăng cường phương pháp học chủ động, học tích cực, học trải

nghiệm, tăng cường thời gian tự học của sinh viên.

- Nhiều hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy cấp trường và cấp Đại học

Huế đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giảng viên về đổi mới

phương pháp giảng dạy. Một số biện pháp cụ thể như ứng dụng công nghệ thông tin

trong đổi mới phương pháp giảng dạy, biên soạn giáo trình điện tử, đầu tư tăng cường

cơ sở vật chất đã được thực hiện tại Đại học Huế.

1.2.2.3. Hội nhập quốc tế trong đào tạo

Trong xu thế hội nhập quốc tế, Đại học Huế đã thu hút một số lượng tương đối

lớn lưu học sinh người nước ngoài đến học tập các trình độ đại học, cao học và nghiên

cứu sinh (Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Lào… ); triển

khai chương trình liên kết trao đổi sinh viên Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar

theo hợp tác GMS-UC của SEAMEO-RIHED; tiếp nhận giáo viên Lào học tiếng Việt;

hợp tác với Dự án MEKAN II đào tạo nhiều nghiên cứu sinh người nước ngoài đến

học tập tại Đại học Huế. Năm 2019, Đại học Huế cũng đã hợp tác đào tạo trình độ thạc

sĩ tại Trường Đại học Savanakhet (Lào) ngành Khoa học môi trường và Khoa học máy

tính.

Hiện nay, 17 chương trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học với các đối tác

Áo, Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Belarus, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái

Lan, Phần Lan và Aillen… đã và đang được thực hiện tại Đại học Huế và các đơn vị

đào tạo thành viên và trực thuộc Đại học Huế.

Đào tạo chất lượng cao luôn được chú trọng trong những năm qua, biểu hiện rõ

qua chương trình đào tạo chất lượng cao; chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng;

chương trình tiên tiến.

1.2.2.4. Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và kiểm định chất lượng giáo dục

- Đại học Huế đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đào tạo kỹ

năng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên. Triển khai nhiều hoạt động khởi nghiệp đổi

mới sáng tạo cho sinh viên thông qua kết nối mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

với các trường đại học. Tích cực tham gia các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

theo Đề án 864 của Chính phủ, Đề án 1665 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học

và Công nghệ và tỉnh Thừa Thiên Huế. Phát động và tổ chức cuộc thi ý tưởng Khởi

nghiệp, các diễn đàn, talk show, workshop, lớp tập huấn, chương trình đào tạo giảng

viên nguồn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Đã có 7/8 trường thành viên được đánh giá và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn

chất lượng giáo dục giai đoạn 2017 - 2023 theo chuẩn quốc gia. Đại học Huế đã được

đoàn chuyên gia quốc tế khảo sát đánh giá ngoài theo chuẩn của ASEAN trong khuôn

khổ dự án SHARE. Riêng Trường Đại học Nghệ thuật do có tính đặc thù nghề nghiệp,

đang chờ các quy định mới cho các ngành đào tạo nghệ thuật để có cơ sở tốt hơn cho

việc đánh giá và kiểm định.

Page 19: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

19

1.2.3. Về hoạt động khoa học và công nghệ

- Từ năm 1994 đến nay, Đại học Huế đã chủ trì thực hiện gần 300 đề tài, nhiệm

vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp Nhà nước, bao gồm các dự án sản xuất thử

nghiệm, đề tài độc lập, nhiệm vụ Nghị định thư, nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản; gần

1.000 đề tài, nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp Tỉnh. Bên cạnh đó, từ năm 2011, hàng

năm còn có các đề tài KH&CN cấp Đại học Huế từ nguồn kinh phí cân đối của Đại

học Huế (từ năm 2014 được Chính phủ quy định chính thức tại Nghị định số

99/2014/NĐ-CP về đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN

trong các cơ sở giáo dục đại học) với số lượng 70 - 80 đề tài trong các năm đầu và gần

đây tăng lên 100 - 150 đề tài mỗi năm (Bảng 1.4).

Bảng 1.4. Số lượng và kinh phí đề tài KH&CN cấp Đại học Huế (2016-2020)

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Số đề tài 81 87 100 136 160

Tổng kinh phí (triệu đồng)

Trong đó:

6030 5670 6040 11260 15977

- Kinh phí KH&CN ĐH Huế 5580 5130 5320 10700 15817

- Nguồn khác 450 540 720 560 160

Năm 2018, Đại học Huế đã và đang thực hiện 588 đề tài các cấp, trong đó: 04

nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nước, 24 nhiệm vụ cấp Tỉnh, 44 nhiệm vụ cấp Bộ, 25 đề tài

Nafosted, 202 nhiệm vụ cấp Đại học Huế, 289 đề tài cấp trường, khoa với tổng kinh phí

35,727 tỉ đồng.

- Số lượng công bố khoa học của cán bộ giảng viên Đại học Huế trên các ấn

phẩm khoa học quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI (hay WoS) và danh mục Scopus

tăng nhanh và đều trong vòng 10 năm qua (Hình 1.1). Năm 2019, tính đến ngày 31/7,

Đại học Huế đã có 144 công bố thuộc danh mục ISI và 192 công bố thuộc danh mục

Scopus. Tốc độ gia tăng ước tính khoảng 24%/năm đối với danh mục ISI và 23%/năm

đối với danh mục Scopus. Năm 2018, Đại học Huế đứng thứ hai trong các cơ sở giáo

dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo về số lượng công bố thuộc danh mục

ISI được Bộ khen thưởng6.

6Quyết định số 629/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc

thưởng bài báo được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE năm 2018.

Page 20: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

20

Hình 1.1. Số lượng công bố khoa học trên các ấn phẩm thuộc danh mục WoS

(ISI) và Scopus giai đoạn 2009-2018. (Nguồn: www.webofknowledge.com và

www.scopus.com)

- Có 175 sản phẩm công nghệ, trong đó 25 sản phẩm có tiềm năng thương mại,

đã chuyên giao và thương mại hoá, 10 sản phẩm có nguồn thu.

- Bắt đầu từ năm 2018, Đại học Huế chủ trương thành lập các nhóm nghiên cứu

mạnh. Ngay trong đợt đầu tiên năm 2018, đã có 20 nhóm nghiên cứu mạnh được công

nhận, trong đó Đại học Huế đã ký hợp đồng đặt hàng với 12 nhóm, hỗ trợ kinh phí và

điều kiện để thúc đẩy công bố quốc tế, đào tạo nghiên cứu sinh và phát triển các

chương trình, dự án chuyên ngành và liên ngành.

- Đăng ký sở hữu trí tuệ và được công nhận 9 giải pháp sáng chế, hữu ích, nhãn

hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp, có 5 sản phẩm và quy trình công nghệ đã

công báo và đang chờ được công nhận. Có 10 quy trình công nghệ được chuyển giao

trong nông lâm ngư nghiệp và 5 sản phẩm được thương mại hóa phục vụ phát triển

kinh tế xã hội. Các giải pháp thăm, khám và chăm sóc sức khỏe được ứng dụng trực

tiếp thông qua Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, bệnh viện hạng I với 700

giường bệnh.

1.2.4. Về hợp tác quốc tế

- Hiện nay, Đại học Huế đã thiết lập quan hệ hợp tác với trên 100 trường đại

học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học giáo dục của hơn 30 quốc gia trên thế giới, ký

kết hàng trăm văn bản thoả thuận và ghi nhớ, triển khai thực hiện trên 100 chương

trình, dự án với nước ngoài.

- Đại học Huế đang thực hiện 23 dự án, 2 chương trình lớn (VLIR-IUC và

VLIR-NETWORK, tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 đến năm 2023).

- Đại học Huế cũng là thành viên chính thức của nhiều mạng lưới đại học, tổ

chức đào tạo và nghiên cứu quốc tế:

Page 21: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

21

(1) MI (Mekong Institute – Viện Nghiên cứu Mekong): Đại học Huế cùng với

Đại học KhonKaen, Thái Lan là hai thành viên chính thức, 2 đơn vị hàn lâm trong các

nước tiểu vùng Mekong;

(2) SEAMEO-RIHED: Đại học Huế là thành viên sáng lập cùng với mạng lưới

các trường và đại học tại Đông Nam Á;

(3) SATU (mạng lưới các trường đại học, đại học Đông Nam Á và Đài Loan):

Đại học Huế là thành viên;

(4) ASIA-UniNET (mạng lưới các trường đại học và đại học Á - Âu): Đại học

Huế là thành viên chính thức;

(5) SEAMEO-RIHED-JANU (mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, tiểu

vùng Mekong và Nhật Bản);

(6) SEAMEO-RIHED-ACC (mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, tiểu

vùng Mekong và Trung Quốc);

(7) SEAMEO-RIHIED-GMS

(8) AUF (Tổ chức đại học Pháp ngữ): Đại học Huế là thành viên chính thức.

(9) WUN (mạng lưới các trường và đại học thế giới);

(10) AUN (mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á);

Ngoài ra, Đại học Huế tham gia hầu hết các mạng lưới viện nghiên cứu và

trường đại học trong nước theo các ngành nghề đa dạng.

- Đại học Huế có mối quan hệ với nhiều tổ chức tài trợ quốc tế như Ngân hàng

thế giới, Ngân hàng châu Á, Ford Foundation, East meets West (Hoa Kỳ), Rockefeller

Foundation, JICA, Sida/SAREC, ICCO, Erasmus Mundus khu vực Đông Nam Á.

1.2.5. Về tài chính

- Trong những năm qua, Đại học Huế đã huy động được nguồn lực tài chính

tương đối lớn đáp ứng nhu cầu cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển

hệ thống cơ sở vật chất khang trang và hiện đại góp phần nâng cao chất lượng đào tạo,

nghiên cứu của cán bộ và sinh viên.

- Nguồn tài chính của Đại học Huế có sự tăng trưởng qua các năm với tốc độ

tăng trung bình từ 12-15%/năm, trong đó chủ yếu là các nguồn thu sự nghiệp và dịch

vụ ngoài ngân sách nhà nước cấp. Mức độ tự đảm bảo kinh phí chi hoạt động của Đại

học Huế trung bình từ 72% đến 75%, trong đó nhiều trường đại học thành viên có mức

tự đảm bảo từ 92% đến 95%. Điều đó chứng tỏ năng lực tài chính Đại học Huế ngày

càng được nâng cao, đã đa dạng hóa và tích cực khai thác tốt các nguồn thu trên cơ sở

chức năng nhiệm vụ và nguồn lực hiện có trong điều kiện ngân sách nhà nước cấp

ngày càng giảm.

- Tổng nguồn thu của Đại học Huế năm 2019 ước đạt 1.413 tỷ đồng, trong đó

nguồn thu từ học phí, thu dịch vụ khoa học và sự nghiệp khác 1.021 tỷ, ngân sách nhà

nước 392 tỷ đồng. (Chi tiết xem Phụ lục 5 đính kèm).

1.2.6. Về cơ sở vật chất

Page 22: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

22

Đại học Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung theo

Quyết định số 164/QĐ-TTg ngày 17/3/1998 với quy mô sử dụng đất bao gồm: Các trường

trong nội thành là 26,5ha và Khu quy hoạch mới tại xã Thuỷ An và phường An Cựu thuộc

thành phố Huế là 120ha (nay là Khu Đô thị Đại học Huế).

Từ năm 2009 khi có Kết luận số 48-KL/TW, Đại học Huế mới có 146.639m2

sàn và 135 ha đất, qua 10 năm phát triển, hiện Đại học Huế đang quản lý và sử dụng

252 ha đất và 342.222m2 sàn với quy mô sinh viên 60.000, đảm bảo diện tích đất/sinh

viên theo quy định tại Thông tư số 24/2015/TT-BGDĐT ngày 23/9/2015 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại

học. (Phụ lục 6).

1.2.7. Thứ hạng Đại học Huế trên các bảng xếp hạng đại học

Trong những năm gần đây, Đại học Huế luôn có thứ hạng khá cao trên các bảng

xếp hạng đại học. Với xếp hạng QS Asia, Đại học Huế liên tục có mặt trong top các

trường đại học Châu Á (top 350 các năm 2016, 2017; top 400 năm 2018 và top 500

năm 2019). Thứ hạng trên Webometrics có xu hướng tăng dần qua từng năm (Bảng

1.5). Năm 2019, Đại học Huế là một trong những đại học Việt Nam được THE (Time

Higher Education) khuyến nghị sinh viên nước ngoài nên theo học (Các đại học,

trường đại học được khuyến nghị bao gồm: Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, Đại

học Cần Thơ, Đại học Duy Tân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Huế, Đại học

Tôn Đức Thắng, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, ĐHQG Hà Nội).

Bảng 1.5. Thứ hạng của Đại học Huế so với các đại học trong nước và các đại học Châu Á trên

các bảng xếp hạng

Năm 2016 2017 2018 2019

Xếp hạng QS-Asia* 4

(301-350)

4

(301-350)

5

(351-400)

6

(451-500)

Xếp hạng Webometrics** 16 16 12 12 13 8 10 8

Xếp hạng UniRank 14 8 28 12

*Số trong ngoặc là thứ hạng Châu Á.

**Webometrics mỗi năm công bố 2 đợt xếp hạng vào tháng 2 và tháng 7.

1.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

ĐẠI HỌC HUẾ

1.3.1. Thuận lợi

- Đại học Huế được xây dựng trên vùng đất cố đô Huế, trung tâm vùng miền

Trung kết nối Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, một vùng đất giàu truyền thống lịch

sử, văn hoá, có truyền thống hiếu học. Trong quá trình xây dựng, phát triển, Đại học

Huế thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ

quan ban ngành Trung ương, đơn vị bạn; sự giúp đỡ trực tiếp có hiệu quả của Tỉnh ủy,

UBND tỉnh, các đơn vị của tỉnh Thừa Thiên Huế và địa phương trong khu vực.

- Với mô hình đại học vùng, Đại học Huế có điều kiện quản lý tập trung các

nguồn lực, sử dụng chung đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị để xây

Page 23: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

23

dựng một đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao. Tổ chức bộ máy quản lý Đại

học Huế và các trường, viện thành viên; đơn vị trực thuộc gọn nhẹ, năng động.

- Công tác xây dựng đội ngũ, tuyển dụng, sử dụng và thực hiện các chính sách

đối với cán bộ viên chức được thực hiện thống nhất, đảm bảo chất lượng đội ngũ; vai

trò điều phối, phân bổ chỉ tiêu biên chế, quy hoạch cán bộ quản lý, cán bộ chuyên

môn, công tác bổ nhiệm cán bộ đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng quy trình và đặt

dưới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp uỷ Đảng.

- Chủ động trong các hoạt động đào tạo, mở mã ngành, tăng quy mô đào tạo

theo nhu cầu xã hội. Tổ chức tuyển sinh chung, đảm bảo đúng quy chế, thống nhất, tiết

kiệm; phân bổ và sử dụng chỉ tiêu tuyển sinh hợp lý, tạo điều kiện liên thông giữa các

trường đại học thành viên.

- Tập trung các nguồn lực và đội ngũ các nhà khoa học để thực hiện các đề tài,

các chương trình nghiên cứu khoa học quy mô lớn, giải quyết các vấn đề quan trọng về

kinh tế - xã hội trong khu vực và cả nước. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác hợp

tác quốc tế.

- Tập trung được nguồn kinh phí để giải quyết các vấn đề lớn về cơ sở vật chất,

điều phối kinh phí cho hoạt động thường xuyên, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và

trang bị cơ sở vật chất. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, nhất là trong đầu tư xây

dựng, mua sắm cơ sở vật chất.

1.3.2. Khó khăn

- Miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng là nơi có khí hậu khắc

nghiệt, kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh chưa phát triển mạnh, nhu cầu nhân lực có

kỹ thuật chưa cao, hạ tầng cơ sở còn yếu kém, mức sống còn thấp. Một số chế độ

chính sách của nhà nước, của ngành còn chậm đổi mới, không còn phù hợp với thực

tế, chưa tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác và khuyến khích cán bộ viên chức

làm việc.

- Lãnh thổ vùng miền Trung trải rộng và địa hình phức tạp cản trở tổ chức

không gian phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Mạng lưới hệ thống đào tạo nguồn

nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay vẫn theo tư duy kinh tế địa

phương, việc quy hoạch mạng lưới ngành nghề đào tạo ngày càng trở nên manh mún,

phân tán và chưa phát huy hết lợi thế của các đại học lớn ở miền Trung. Tuy nằm trong

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhưng nhìn chung Thừa Thiên Huế vẫn còn chậm

phát triển cả về nông lâm nghiệp, khai thác biển; công nghiệp xây dựng và dịch vụ tuy

tăng trưởng nhanh nhưng thiếu vùng hàng hóa lớn, thiếu doanh nghiệp đầu đàn; thu

hút đầu tư trong nước và quốc tế còn thấp.

- Chủ trương xây dựng Đại học Huế theo mô hình đại học vùng chưa gắn liền

với các chính sách đầu tư, kinh phí hoạt động thường xuyên, các chương trình, dự án

hỗ trợ khác, chưa tạo điều kiện cho Đại học Huế phát triển theo cơ chế mới.

Page 24: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

24

- Đầu tư công giảm mạnh do ngân sách thâm hụt, cơ sở học tập và nghiên cứu

thiếu và chưa tiên tiến, trong khi đòi hỏi của xã hội là công nghệ mới, hiện đại, chất

lượng đào tạo cao.

- Mâu thuẩn giữa quản lý tâp trung với tư cách là một cơ sở giáo dục đại học đa

ngành, đa lĩnh vực với đòi hỏi phân cấp ngày càng nhiều hơn cho các trường thành

viên.

- Việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học còn khó khăn, nhiều lĩnh vực đang

bị thu hẹp. Số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường tăng trong khi chủ trương giảm

biên chế đã được khẳng định.

- Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị xác định định hướng

mới cho Đại học Huế phát triển, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều

khó khăn do các cấp chưa thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Đảng, các cấp thẩm

quyền thiếu sự quan tâm, chính sách của Chính phủ và các Bộ chưa thực sự công bằng

cho vùng đất Cố đô duy nhất với nhiều nét riêng của văn hóa dân tộc và nét riêng Huế.

Page 25: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

25

Chương 2

SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA

2.1. PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐÁP ỨNG

XU THẾ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

Trong những năm qua, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam đã góp phần

quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, chất

lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã

hội, cơ chế tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình còn nhiều hạn chế, thiếu chính

sách hiệu quả để thu hút đầu tư của xã hội cho giáo dục đại học.

Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, giáo dục đại

học Việt Nam cần được đổi mới trên cơ sở vẫn giữ được những nét đặc thù của giáo

dục đại học trong nước, đồng thời tiệm cận được các chuẩn chung của thế giới.

Để phát triển mô hình Đại học Huế, chúng ta không thể tự xây dựng một mô

hình hoàn toàn mới và không phù hợp với các mô hình theo thông lệ đại học trên thế

giới. Vì vậy hiện nay, Đại học Huế đang tiếp tục theo đuổi các mô hình đại học mà

những đại học đó đã thành công và có thương hiệu, uy tín, xếp hạng cao trên thế giới.

Những mô hình đại học trên thế giới mà các ĐHQG, đại học vùng của Việt

Nam nên tham khảo, chủ yếu tập trung theo hướng nghiên cứu kết hợp với triển khai

ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh vực, có mô hình quản trị và tự chủ đại học rất tốt và thống

nhất từ cấp đầu não đến cấp bộ môn và giảng viên, khai thác sử dụng nguồn lực dùng

chung rất thuận lợi và phát huy hết hiệu quả trong liên thông dọc (theo nhóm ngành)

và liên thông ngang (liên khoa, liên trường), hấp dẫn và thuận lợi cho người học và tỷ

lệ sinh viên theo học ngày càng tăng, nhất là sinh viên quốc tế.

Về mô hình tổ chức đại học đa ngành, đa lĩnh vực trên thế giới có 3 dạng:

(1) Mô hình "liên minh" đại học (chỉ là nhóm các trường đại học độc lập liên

minh với nhau theo một tiêu chí nào đó, không phải là 1 thực thể thống nhất) - ngày

càng nhiều, ví dụ: The Six National Universities (gồm 6 trường đại học lớn của Nhật

Bản, http://sixers.jp/en/ ) hay The European Consortium of Innovative Universities

(gồm 14 trường đại học ở Châu Âu, https://www.eciu.org/)

(2) Mô hình một đại học "mẹ" với các đại học/trường đại học "con", ví dụ:

University of the Phillipines (gồm 8 trường đại học thành viên,

https://en.wikipedia.org/wiki/University_of_the_Philippines)

(3) Chiếm đa số số vẫn là dưới dạng một đại học với các trường/khoa thành

viên theo lĩnh vực/chuyên ngành (cấu trúc University - College - Department hay

University - Faculty - Department), phù hợp với mô hình ĐHQG Huế trong tương lai,

ví dụ:

- ĐHQG Đài Loan (NTU, National Taiwan University,

https://www.ntu.edu.tw/english/index.html).

Page 26: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

26

- ĐHQG Singapore (National University of Singapore,

NUS, http://www.nus.edu.sg/education).

- Đại học Humboldt - Berlin (Humboldt University of Berlin), CHLB Đức:

https://www.hu-berlin.de/en/institutions; xếp thứ 120 thế giới theo QS Ranking; 62

theo Time Higher Ranking: 62; 157 theo Webometric. (Phụ lục 7)

- ĐHQG Đài Loan (National Taiwan University), TQ:

https://www.ntu.edu.tw/english/about/about.html; xếp thứ 69 thế giới, 22 châu Á theo

QS Ranking.

- Đại học Hồng Kông (The University of Hong Kong):

https://www.hku.hk/about/; xếp thứ 26 trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt

nhất thế giới theo QS Ranking.

Gần gủi nhất với Đại học Huế là mô hình Đại học Kyoto (Kyoto University),

Nhật Bản: https://www.kyoto-u.ac.jp/en/; Cũng như Đại học Huế, Đại học Kyoto tọa

lạc trong lòng cố đô Kyoto của Nhật Bản, một vùng đất có thế mạnh về văn hóa, nghệ

thuật. Đại học Kyoto phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực với 4 trường đại học

thành viên. Theo bảng xếp hạng ARWU trường xếp thứ 24 trên thế giới. Riêng tại

Nhật Bản, Kyoto là ngôi trường đứng vị trí thứ hai về chất lượng giảng dạy. Trường là

nơi đào tạo ra không ít nhân tài cho Nhật Bản và thế giới. Các cựu sinh viên nổi bật

của Đại học Kyoto đều là những người nắm giữ các vị trí quan trọng.

2.2. NHU CẦU VỀ MỘT MÔ HÌNH VÀ ĐỘNG LỰC MỚI CHO SỰ PHÁT

TRIỂN CỦA ĐẠI HỌC HUẾ ĐỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC

QUỐC GIA, PHÁT TRIỂN VÙNG CỦA ĐẤT NƯỚC

Quá trình hơn 25 năm xây dựng và phát triển, mô hình đại học 2 cấp ở Việt

Nam là mô hình quản lý hoàn toàn mới, dần dần được hoàn thiện về cơ chế quản lý và

từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong hệ thống giáo dục đại học

trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, đối với mô hình đại học vùng, cơ chế quản lý hiện

hành còn khá bất cập.

- Được thành lập năm 1994 nhưng đến năm 2012, vị trí pháp lý của đại học vùng

mới được chính danh trong các văn bản pháp quy của Nhà nước: Luật Giáo dục đại học

được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 02/7/2012, Nghị định số 141/2013/NĐ-CP Quy

định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Giáo dục đại học và Thông tư

số 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.

- Trong giai đoạn 1994 - 2019, quy mô, cơ cấu tổ chức, đội ngũ công chức, viên

chức, giảng viên, chuyên ngành đào tạo và sinh viên, học viên Đại học Huế không

ngừng tăng nhanh. Số liệu phát triển quy mô qua các thời kỳ tại Bảng 2.7 cho thấy quy

mô sinh viên chính quy tăng gấp 08 lần so với 25 năm trước đây khi mới thành lập.

Chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Huế năm 1994 chỉ bằng quy mô tuyển sinh của một

trường đại học thành viên của Đại học Huế hiện nay. Chính vì vậy, “cái áo” Đại học

Huế đang mặc đã quá chật so với “cơ thể” của nó.

Page 27: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

27

- Cơ chế quản lý và phân cấp cho Đại học Huế không khác nhiều so với các đại

học trọng điểm khác, đây là khó khăn bất cập lớn khi phải điều hành một mô hình đại

học 2 cấp quy mô lớn như hiện nay. Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

có những quy định, phân cấp cho 3 đại học vùng như: Thông tư số 08/2014/TT-

BGDĐT ngày 20/3/2014 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các

cơ sở giáo dục thành viên và trước đó, xuất phát từ thực tế điều hành hoạt động của 3

đại học vùng, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 3360/QĐ-BGDĐT-

TCCB ngày 21/6/2005 về việc phân cấp quản lý cho Đại học Thái Nguyên, Đại học

Huế và Đại học Đà Nẵng. Thực tế thì các trường đại học thành viên của đại học vùng

do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, có quy mô ngày càng lớn. Đây là vấn

đề mâu thuẫn nội tại bên trong các đại học vùng, mâu thuẫn giữa quản lý tập trung với

tư cách là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực với đòi hỏi phải phân cấp

ngày càng nhiều hơn cho các trường đại học thành viên.

Bảng 2.7. Quy mô cơ cấu tổ chức, nhân sự, chuyên ngành đào tạo và người học

Năm

Cơ cấu tổ chức Quy mô CBVC, giảng viên

Chuyên ngành

đào tạo

Số sinh viên,

học viên

Trường

đại học

Khoa

trực

thuộc,

phân

hiệu

ĐHH

Các

viện,

trung

tâm

trực

thuộc

ĐH

Tổng

số

CBVC

Giảng

viên GS,PGS TS

Đại

học

Cao

học

Tiến

sĩ SĐH

ĐH

chính

quy

ĐH

không

chính

quy

1994 05 0 02 1.592 1.031 27 74 49 28 09 - 5.000 7.000

2009 07 04 08 3.225 1.852 165 355 93 64 22 2.809 28.844 38.310

2019 08 04 11 4088 2.635 275 778 139 92 56 4.306 55.000 11.216

- Việc phát triển Đại học Huế lên ĐHQG sẽ gỡ được “nút thắt” về cơ chế quản

lý và mô hình đại học vùng hiện nay, giúp cho Đại học Huế có quyền tự chủ cao nhất

trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, được đầu tư nguồn vốn xây dựng, phát

triển đại học và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ từ Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ…, phát triển thành trung tâm đào

tạo và nghiên cứu khoa học lớn của cả nước.

- Phát triển lên ĐHQG, Đại học Huế sẽ có cơ chế quản lý điều hành được hoàn

thiện và phát huy hiệu quả: Các đơn vị trực thuộc ĐHQG được tổ chức và hoạt động

theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cao, mở và liên thông, liên kết, phát huy

lợi thế chuyên môn hóa trong khuôn khổ quản lý và điều phối thống nhất của ĐHQG,

kết hợp chặt chẽ đào tạo và NCKH, phối hợp hiệu quả giữa các ngành, lĩnh vực, sử

dụng chung đội ngũ cán bộ khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn,

ngoại ngữ, lý luận chính trị, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất...) và cơ sở vật

chất - kỹ thuật của ĐHQG. Cơ cấu tổ chức ĐHQG như vậy cho phép các đơn vị chủ

Page 28: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

28

động tập trung các nguồn lực cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất... liên

quan đến chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của mình.

- ĐHQG Huế sẽ tiên phong thí điểm mở các mã ngành đào tạo mới, thực hiện

các dự án, đề tài nghiên cứu trọng điểm, có tầm ảnh hưởng lớn, đáp ứng nhu cầu của

xã hội và đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với ĐHQG Hà Nội và

ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò dẫn dắt trong đào tạo, nghiên cứu khoa học,

chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; giải quyết thực tế hiện nay là số lượng sinh

viên, học viên ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vào TP. Hồ Chí Minh hoặc ra Hà

Nội học tập rất lớn. Đây là nhu cầu bình thường khi mà một số cơ sở giáo dục đại học

ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và phụ

huynh. Tình trạng này vừa gây lãng phí cho xã hội, tạo áp lực về dân số, giao thông,

môi trường, an ninh trật tự đối với các đô thị lớn, đồng thời làm mất cân đối trong đào

tạo, sử dụng nguồn nhân lực giữa các vùng, miền ở nước ta. Do đó, nếu phát triển Đại

học Huế thành ĐHQG sẽ tạo ra động lực, từ đó giữ chân, thu hút con em khu vực miền

Trung - Tây Nguyên về Huế học tập, khắc phục được các tác động tiêu cực đối với các

đô thị lớn; giữ chân các nhà giáo, nhà khoa học có quê hương Miền Trung, thu hút đội

ngũ khoa học ưu tú trong nước và thế giới để góp phần đầu tư, xây dựng Thừa Thiên

Huế. Đây là vấn đề chiến lược của đất nước không chỉ đào tạo mà là quốc sách để các

tỉnh miền Trung phát triển bền vững.

- Với việc liên quan đến nhiều Bộ, ngành nên việc phát triển Đại học Huế lên

ĐHQG sẽ tạo điều kiện cho Đại học Huế tăng cường được cơ sở vật chất cũng như

chủ động trong việc cho thuê, liên doanh liên kết để phát huy hiệu quả sử dụng tài sản

và cơ sở vật chất của Đại học Huế. Hiện nay, Đại học Huế có 8 trường đại học thành

viên, đặc biệt trong đó có Trường Đại học Y Dược và Trường Đại học Nông Lâm với

đặc thù của mình, các trường này được Đảng và Nhà nước quan tâm về chủ trương,

chính sách về bảo vệ sức khỏe và phát triển nông nghiệp - nông thôn hiện đại. Do đó,

từ ngày thành lập đến nay ngoài các nguồn vốn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường

thành viên của Đại học Huế còn tiếp nhận nhiều nguồn vốn từ Bộ Y tế, Bộ Khoa học

và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi

trường....

- Thực hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng,

phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020; Nghị quyết số 10/NQ-TU

ngày 26/3/2012 của Tỉnh ủy về Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những

trung tâm giáo dục – đao tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước giai

đoạn 2012 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Kế hoạch 19/KH-UBND ngày 8/2/2013 triển khai thực hiện với nhiều nội dung trong

đó, mục tiêu là: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo

dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; xây dựng Đại học

Huế thành ĐHQG. Hệ thống mạng lưới trường đại học phát triển hoàn chỉnh, cơ sở hạ

tầng kỹ thuật, trang thiết bị dạy và học hiện đại, đồng bộ; đội ngũ nhà giáo có trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, tâm huyết với nghề nghiệp, có khả năng nghiên cứu khoa

học và chuyển giao công nghệ, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

Page 29: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

29

hóa và từng bước hình thành nền kinh tế tri thức”. Về chỉ tiêu giáo dục đại học, cao

đẳng, kế hoạch chỉ rõ: “Xây dựng Đại học Huế là ĐHQG và đầu mối giao lưu, hợp tác

với các tổ chức, đại học có uy tín trong khu vực và thế giới; hình thành Khu Đô thị Đại

học Huế; Hoàn thiện quy hoạch và hệ thống các đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học

và phục vụ cộng đồng với các trường, khoa, viện nghiên cứu, trung tâm và các cơ sở

khác trong một cơ cấu thống nhất, đồng bộ và hiện đại”.

- Tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 10/6/2019, Thủ tướng

Nguyễn Xuân Phúc đề nghị phải hướng tới mục tiêu xây dựng Thừa Thiên - Huế là

một trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm khoa học công

nghệ, trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của miền Trung và cả

nước, là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh đa dạng của vùng. Theo Thủ tướng, mô

hình phát triển của Thừa Thiên - Huế là tối ưu hóa các lợi thế cạnh tranh của địa

phương và các liên kết trong phát triển, nhất là liên kết du lịch, dịch vụ, kết nối hạ

tầng, liên kết các chuỗi đô thị ven biển, giữa các trường đại học và trung tâm nghiên

cứu với nhu cầu phát triển của Huế trong tương lai.

- Ngày 17/08/2019, thăm và làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế nhân dịp tỉnh

Thừa Thiên Huế đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm tái lập

tỉnh (1989 - 2019), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Thừa Thiên -

Huế tập trung xây dựng và phát triển trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của khu vực

và cả nước; trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung

tâm y tế chuyên sâu; trung tâm khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung và cả

nước (CV 3304/TB-TTKQH ngày 3/9/2019).

Phạm vi hoạt động của Đại học Huế đang bao trùm lên các thiết chế cốt lõi của

cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: trung tâm văn hóa, du lịch;

trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm khoa học - công nghệ; trung tâm đào tạo đa

ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của miền Trung và cả nước.

Để thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, ĐHQG

Huế sẽ đóng vai trò chủ đạo trong hợp tác với các đơn vị liên quan đẩy mạnh và nâng

cao công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, gắn kết chặt chẽ nghiên

cứu với đào tạo, phục vụ sản xuất, kinh doanh và hợp tác quốc tế. Xây dựng các cơ

chế hợp tác giữa Đại học Huế, Học viện Âm nhạc Huế, Học viện Phật giáo, Trường

Đại học Phú Xuân và các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong

chia sẻ nguồn lực, hợp tác đào tạo, nghiên cứu, thành lập doanh nghiệp công nghệ, hợp

tác với doanh nghiệp để sớm chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu ứng dụng

vào thực tiễn. Thúc đẩy, khuyến khích nghiên cứu khoa học, tinh thần khởi nghiệp

sáng tạo trong học sinh, sinh viên. Trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp sáng

tạo và tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hiện thực hóa các ý tưởng,

dự án khởi nghiệp. Trong mối quan hệ với Bệnh viện Trung ương và Sở y tế, Trường

Đại học Y Dược thuộc ĐHQG Huế với năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học mạnh,

có truyền thống sẽ cung cấp nguồn nhân lực cho Trung tâm y tế chuyên sâu Thừa

Thiên Huế.

Page 30: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

30

Bên cạnh đó ĐHQG Huế cũng khẳng định với vai trò, vị thế nòng cột và tiên

phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, với tiềm lực mạnh về đội ngũ và cơ

sở vật chất, ĐHQG Huế hoàn toàn có thể thực hiện tốt các chương trình hợp tác đào

tạo và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực của các

tỉnh vùng miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh Nam bộ.

Có thể thẳng định, Đại học Huế với bề dày lịch sử trên 62 năm, để phục vụ đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho khu vực miền Trung - Tây

Nguyên và cả nước, tiếp tục phát huy truyền thống và lợi thế của Đại học Huế trong hệ

thống giáo dục đại học cả nước, khắc phục những hạn chế về cơ chế hiện nay của đại

học vùng, việc phát triển Đại học Huế thành ĐHQG là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu

cầu của thực tiễn và đúng với Kết luận số 48/KL-TW ngày 25/5/2009 và Thông báo số

175/TB-TW ngày 01/8/2014 của Bộ Chính trị.

2.3. ĐẠI HỌC HUẾ TƯƠNG QUAN VỚI HAI ĐẠI HỌC QUỐC GIA VÀ CÁC ĐẠI

HỌC VÙNG

2.3.1. Về quy mô tổ chức và đội ngũ cán bộ

2.3.1.1. Về cơ cấu tổ chức

Đại học Huế là một trong 5 đại học quản lý theo mô hình 2 cấp của cả nước và

có quy mô tổ chức nhân sự lớn thứ 3, sau ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

Bảng 2.1. Số lượng đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc của các đại học

TT Đơn vị Đại học Huế ĐHQG Hà Nội ĐHQG TP. Hồ

Chí Minh

1 Trường, viện thành viên 09 07 07

2 Đơn vị trực thuộc 14 35 27

3 Văn phòng, ban chức năng 10 10 10

Tổng: 33 52 44

Nguồn: ĐHQG Hà Nội: Website http://www.vnu.edu.vn

ĐHQG TP.HCM: Website https://vnuhcm.edu.vn

Đại học Huế có tổng cộng 33 đơn vị, trong đó có: 09 trường đại học, viện thành

viên; 14 đơn vị trực thuộc; và 10 Văn phòng, ban chức năng. Về cơ cấu bộ máy, Đại

học Huế tương ứng với bộ máy của hai ĐHQG, gồm có các thành phần cấu thành:

trường/viện thành viên, đơn vị trực thuộc và khối văn phòng, ban chức năng đảm bảo

thực hiện các chức năng: đào tạo, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ và dịch vụ hỗ trợ đào

tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực.

Tuy số lượng đơn vị thành phần của Đại học Huế chưa bằng hai ĐHQG nhưng

số trường đại học, viện thành viên thì lại nhiều hơn. Trong tương lai, Đại học Huế sẽ

quy hoạch phát triển các đơn vị trực thuộc đáp ứng nhu cầu phát triển của ĐHQG Huế.

2.3.1.2. Về đội ngũ

Về nguồn nhân lực, trong tổng số 4.088 công chức, viên chức và người lao

động của Đại học Huế, số cán bộ khoa học (giảng viên và nghiên cứu viên) chiếm 64%

(ĐHQG Hà Nội là 54,3%); trong số 2.635 nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên;

Page 31: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

31

có 778 tiến sĩ, chiếm trên 30%. Tỷ lệ này cao gấp 1,5 lần mức trung bình của cả nước,

tương đương với ĐH Đà Nẵng (30%), ĐHQG TP. Hồ Chí Minh (34,35%), vượt trội so

với Đại học Thái Nguyên (23,79%). Về đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, hiện Đại học

Huế có 275 giáo sư, phó giáo sư, đạt 10%, cao gấp 2 lần tỷ lệ trung bình của cả nước,

cao hơn ĐHQG TP. Hồ Chí Minh (9,36%), bằng 2/3 so với ĐHQG Hà Nội (19%).

(Phụ lục 8)

Trong đó, có những ngành đào tạo Đại học Huế có đội ngũ rất mạnh, như: nông

lâm, y học, sư phạm, khoa học xã hội nhân văn, ngoại ngữ, nghệ thuật. Ngoài ra, có

trên 35 giáo sư danh dự và hàng trăm giáo sư thỉnh giảng đến từ các trường đại học nổi

tiếng trên thế giới tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại Đại học Huế.

Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ các đại học (tính đến ngày 31/12/2018)

TT Đội ngũ cán bộ Đại học Huế ĐHQG Hà Nội ĐHQG TP. Hồ

Chí Minh

1 Tổng số CBVC 4.088 4.211 5.241

2 Giảng viên và nghiên cứu viên 2.635 1.972 3.202

3 Giáo sư, phó giáo sư 275 441 300

4 Tiến sĩ 778 1.285 1.100

5 Thạc sĩ 1.950 1.562 2.200

6 Đại học 978 1.017 -

Nguồn: ĐHQG Hà Nội: Website http://www.vnu.edu.vn; ĐHQG TP.HCM: Website

https://vnuhcm.edu.vn

Như vậy, về cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực hiện nay, Đại học Huế về

cơ bản gần bằng đối với hai ĐHQG, trong đó có một số chỉ số cao hơn. Điều này cho

thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực của Đại học Huế có thể trở thành

ĐHQG Huế để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của đất nước.

2.3.2. Về hoạt động đào tạo

Trong mối tương quan với ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Đại

học Huế có số lượng các trường đại học thành viên và khoa trực thuộc tương đương.

Tuy nhiên, do đặc điểm vùng miền, lực lượng cán bộ cơ hữu cũng như nhu cầu xã hội,

các lĩnh vực và chương trình đào tạo, nghiên cứu của ba đại học không hoàn toàn

giống nhau. Ngoại trừ các ngành khoa học cơ bản truyền thống mà mỗi đại học đều có,

mỗi đại học có một thế mạnh riêng, chẳng hạn: ĐHQG Hà Nội có thế mạnh về công

nghệ (Trường Đại học Công nghệ); khoa học giáo dục (Trường Đại học Giáo dục);

ĐHQG TP. Hồ Chí Minh có thế mạnh về kỹ thuật (Trường Đại học Bách khoa), công

nghệ (Trường Đại học Công nghệ thông tin), Đại học Huế có thế mạnh về đào tạo văn

hóa nghệ thuật (Trường Đại học Nghệ thuật); khoa học nông - lâm - ngư (Trường Đại

học Nông Lâm); khoa học sức khỏe (Trường Đại học Y Dược), đào tạo giáo viên và

khoa học sư phạm (Trường Đại học Sư phạm). (Phụ lục 9)

Có thể so sánh về quy mô ngành nghề, quy mô đào tạo giữa Đại học Huế với

ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh theo các bảng sau:

Page 32: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

32

Bảng 2.3. Quy mô về chương trình đào tạo (năm học 2018 - 2019)

Đơn vị

Đại học

Thạc sĩ Tiến sĩ

Chuyên

khoa C1

Chuyên

khoa C2 Đại trà

Tiên

tiến/CLC

Liên kết

NN

Đại học Huế 139 7 17 92 56 32 31

ĐHQG Hà Nội 110 28 24 168 137

ĐHQG TP. Hồ

Chí Minh

99 47 105 79

Nguồn: ĐHQG Hà Nội: Website http://www.vnu.edu.vn; ĐHQG TP.HCM: Website

https://vnuhcm.edu.vn

Bảng 2.4. Quy mô về người học (năm học 2018 - 2019)

Đơn vị Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ

Đại học Huế 55.000 3.908 398

ĐHQG Hà Nội 30.213 5.697 1.494

ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 50.000 10.000

Nguồn: ĐHQG Hà Nội: Website http://www.vnu.edu.vn; ĐHQG TP.HCM: Website

https://vnuhcm.edu.vn

2.3.3. Về hoạt động khoa học và công nghệ

Quy mô đội ngũ và các hoạt động KH&CN của Đại học Huế mặc dù còn thấp

hơn so với 2 ĐHQG (Bảng 2.5), tuy nhiên một số chỉ số cho thấy khoảng cách không

quá lớn và có thể tiệm cận trong tương lai gần.

Bảng 2.5. Tương quan quy mô đội ngũ và hoạt động KH&CN của Đại học Huế

và 2 ĐHQG năm 2018

Tiêu chí ĐHQG-HN ĐHQG-HCM ĐHH

1. Đội ngũ khoa học

Tổng số CBVC 4211 5241 4088

Số CB có trình độ sau đại học 2847 3255 2635

Số CB có trình độ tiến sĩ 1204 1212 778

Số GS 75 33 15

Số PGS 366 311 260

Số nhóm NCM công nhận 28 13 20

Số giáo sư danh dự là người nước ngoài 33

2. Đề tài, nhiệm vụ KHCN(phê duyệt trong năm)

Cấp quốc gia (bao gồm NAFOSTED)

Số lượng 29 13

Kinh phí (triệu đồng)

26633 35637

Cấp Bộ GD&ĐT

Số lượng

10

Page 33: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

33

Kinh phí

4230

Chương trình KHCN cấp Bộ

Số lượng 2

Kinh phí 18000

Cấp đại học

Số lượng

148 100

Kinh phí

45880 5320

Cấp cơ sở

Số lượng

240 300

Kinh phí

8473 4050

Cấp tỉnh, thành

Số lượng

7 21

Kinh phí

18980 21410

Tổng số đề tài các cấp

424 441

Tồng KP đề tài các cấp

99966 52647

3. Số công bố khoa học quốc tế uy tín

Danh mục ISI (WoS) 356 678 225

Danh mục Scopus 285 213 246

4. Chuyển giao công nghệ

Số sản phẩm chuyển giao 36 - 1

Doanh thu CGCN (tỷ đồng)

155.500 600

5. Đăng ký SHTT (số bằng được cấp đến 2018) 28 155 10

6. Tạp chí khoa học cấp đại học

Số tạp chí khoa học : 1 1 8

Số chuyên san (độc lập) 12 6 6

Số

Nguồn: ĐHQG Hà Nội: Báo cáo thường niên 2018 và website http://www.vnu.edu.vn

ĐHQG TP.HCM: Báo cáo thường niên 2018 và website https://vnuhcm.edu.vn

Dù số lượng công bố không nhiều hơn, nhưng xét về năng suất công bố khoa

học (số bài/tiến sĩ), Đại học Huế tương đương với ĐHQG Hà Nội đối với công bố trên

danh mục ISI (khoảng 0,3 bài/tiến sĩ) và cao hơn trên danh mục Scopus (0,34 bài/tiến

sĩ so với 0,24 bài/tiến sĩ).

Số lượng trích dẫn thống kê đối với 20 tác giả hàng đầu trên Google Scholar

của 2 ĐHQG và 3 đại học vùng cho thấy Đại học Huế tương đương với Đại học Đà

Nẵng và thấp hơn ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. (Phụ lục 10, 11, 13)

Bảng 2.6. Tổng số trích dẫn trên Google Scholar của 20 tác giả hàng đầu

của 2 ĐHQG và 3 đại học vùng

Đơn vị ĐHQG-

HN

ĐHQG-

HCM

ĐH Huế ĐH Đà Nẵng ĐH Thái

Nguyên

Tổng số trích dẫn 24174 13399 8643 8925 3440

Page 34: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

34

(Thời gian thống kê: ngày 5/8/2019)

2.3.4. Về tài chính

Đại học Huế hiện có 19 đơn vị dự toán cấp 3 và khối Cơ quan Đại học Huế, 01

đơn vị dự toán dưới cấp 3, thực hiện quản lý mô hình đơn vị dự toán 2 cấp theo Luật

Ngân sách nhà nước, tổng nguồn tài chính dự kiến năm 2019 là 1.413 tỷ đồng (cao hơn

Đại học Đà Nẵng và Đại học Thái Nguyên). (Phụ lục 14)

So sánh về quy mô nguồn lực tài chính, tổng nguồn tài chính Đại học Huế còn

thấp hơn hai ĐHQG do nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho các ĐHQG cao hơn so

với Đại học Huế, tuy nhiên xét về quy mô nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước cấp (số

thu học phí, thu sự nghiệp và dịch vụ) thì Đại học Huế tương đương như hai ĐHQG.

Về mô hình quản lý tài chính, mô hình của Đại học Huế tương tự như hai ĐHQG, chỉ

khác là cấp quản lý và đơn vị chủ quản thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chính phủ.

Page 35: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

35

Chương 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HUẾ

3.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC THÀNH LẬP

- Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về việc xây dựng,

phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020.

- Thông báo số 175-TB/TW ngày 01/8/2014 của Bộ Chính trị Kết luận của Bộ

Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị khóa X

về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020.

- Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030,

tầm nhìn đến năm 2045.

- Luật Giáo dục đại học ngày 18/6/2012.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19/11/2018.

- Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 của Chính phủ về Đại học

quốc gia.

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ

chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Quyết định số 164/QĐ-TTg ngày 17/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Quy hoạch chung Đại học Huế.

- Quyết định số 578/QĐ-TTg ngày 24/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Dự án đầu tư bước I giai đoạn I (1999-2002) Đại học Huế.

- Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm

2020.

- Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ

ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại

học thành viên.

- Quyết định số 523/2018/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ

ban hành phê duyệt Đề án phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

- Quyết định số 6156/QĐ-BGDĐT ngày 26/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo về việc phê duyệt Dự án đầu tư giai đoạn II xây dựng Đại học Huế.

- Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 24/01/2018 của Văn phòng Chính phủ về

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Đại học

Huế.

- Thông báo số 3304/TB-TTKQH ngày 03/9/2019 của Tổng Thư ký Quốc hội

về Thông báo kết luận của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại chuyến thăm,

làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế (17/8/2019).

Page 36: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

36

- Quyết định số 3615/QĐ-UB ngày 19/10/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa

Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Đại học Huế (Khu Trường Bìa thuộc

xã Thủy An và phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

(Phụ lục 15)

3.2. TÊN GỌI VÀ VỊ TRÍ

3.2.1. Tên gọi

- Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Đại học Quốc gia Huế

- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National University, Hue (viết tắt là:

VNU-Hue).

3.2.2. Vị trí:

ĐHQG Huế có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và tài khoản

riêng; là đầu mối được giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch; chịu sự quản lý nhà

nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và Công

nghệ về khoa học và công nghệ, của các bộ, ngành khác và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

trong lĩnh vực được phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.

3.3. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỐT LÕI

- Sứ mạng của ĐHQG Huế là thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm

vụ phát triển vùng của đất nước; phát huy truyền thống đào tạo tinh hoa, chất lượng

cao kết hợp với nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực tạo ra các sản phẩm khoa

học - công nghệ tiên tiến, hiệu quả.

- Tầm nhìn: ĐHQG Huế hướng đến một hệ thống đại học định hướng nghiên

cứu kết hợp ứng dụng chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong, trọng điểm

của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và xếp hàng đầu khu vực Đông Nam Á và

châu Á vào năm 2030

- Giá trị cốt lõi: Khai phóng - Chất lượng - Hội nhập - Hiệu quả.

Với tinh thần đề cao tính sáng tạo, chuẩn mực, trách nhiệm và thân thiện,

ĐHQG Huế cam kết:

+ Khuyến khích và tôn trọng những tư tưởng tiến bộ, hoạt động sáng tạo và tinh

thân phê phán của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐHQG Huế;

+ Tuân thủ nghiêm túc những chuẩn mực giáo dục đại học; xây dựng, duy trì và

phát triển môi trường dạy, học và nghiên cứu khoa học mẫu mực;

+ Đề cao tinh thần trách nhiệm của nhà trường đối với các đối tượng được phục

vụ nói riêng và xã hội nói chung;

+ Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, đề cao tính trung thực và

lòng nhân ái trong toàn Đại học Huế.

3.4. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.4.1. Mục tiêu phát triển

3.4.1.1. Mục tiêu chung

Page 37: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

37

Nâng cao hiệu quả quản trị toàn hệ thống ĐHQG Huế; phát huy tối ưu các

nguồn lực dùng chung; thu hút người học, tăng cường công tác bảo đảm chất lượng,

kiểm định, xếp hạng, tạo môi trường học thuật tự chủ để khai phóng trí tuệ và tài

năng; phát triển ĐHQG Huế theo định hướng đại học nghiên cứu kết hợp ứng dụng

cao, phấn đấu đến năm 2027 xếp ở tốp 3 các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, tốp

250 châu Á và tốp 1.000 thế giới.

3.4.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện mô hình - cấu trúc ĐHQG Huế; cơ chế vận hành hiệu quả; đội ngũ

công chức, viên chức quản lý chuyên nghiệp; hiệu quả các mối quan hệ giữa các bộ

phận, tin học hóa quản lý ĐHQG Huế. Đến năm 2025, ít nhất 50% giảng viên có trình

độ tiến sĩ, trong đó 40% đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; đến năm 2030,

ít nhất 80% giảng viên có trình độ tiến sĩ, trong đó 50% đạt tiêu chuẩn chức danh giáo

sư, phó giáo sư.

- Đảm bảo nguồn lực tài chính cho sự phát triển bền vững của ĐHQG Huế, gắn

kết nguồn lực và mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025, tổng nguồn thu của ĐHQG Huế

đạt 2.000 tỷ đồng và 2.700 tỷ đồng vào năm 2030, trong đó nguồn thu từ các hoạt

động KH&CN, chuyển giao các sản phẩm phục vụ sản xuất, đời sống và các hoạt động

dịch vụ chiếm khoảng 15%.

- Xây dựng một hệ thống đào tạo có chất lượng hàng đầu khu vực Đông Nam Á,

giúp người học phát triển toàn diện và phát huy tối đa tiềm năng của bản thân; nâng cao

chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội và hội nhập

quốc tế. Năm 2025, có từ 5-10% sinh viên học cùng lúc hai chương trình và trao đổi tín

chỉ tại các trường, khoa của ĐHQG Huế và tăng lên 15-20% vào năm 2030; 10% quy

mô đào tạo các chương trình chất lượng cao, chuẩn quốc tế và đào tạo liên kết quốc tế

có tỷ lệ cân đối với quy mô đào tạo các chương trình chuẩn và tăng lên 20% vào năm

2030; phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 30% các chương trình đào tạo được kiểm định

chất lượng quốc gia và quốc tế và tăng lên 70% vào năm 2030; ít nhất 90% sinh viên

tốt nghiệp có việc làm, khởi nghiệp hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ nơi nào

trong nước và quốc tế.

- Phát triển nguồn lực KH&CN, tạo sản phẩm KH&CN có ý nghĩa khoa học và

tầm ảnh hưởng lớn, có tính ứng dụng cao, phục vụ xã hội; gắn kết nghiên cứu khoa học

với đào tạo: Trong giai đoạn 2020 - 2025, phấn đấu mỗi năm công bố 500 - 550 bài báo

khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus; có từ 50 - 55 sản phẩm khoa học

được đăng ký sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. (Chi tiết xem Phụ lục 12 và Phụ

lục 13 đính kèm). Giai đoạn 2025 - 2030, phấn đấu mỗi năm công bố 700 - 800 bài báo

khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus; có từ 70 - 80 sản phẩm khoa học

được đăng ký sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

- Chủ động hội nhập khu vực và quốc tế; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, địa

phương, doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế của ĐHQG Huế, tăng cường nguồn lực cho

đào tạo và nghiên cứu khoa học, thực hiện trách nhiệm cộng đồng.

Page 38: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

38

- Xây dựng Khu đô thị Đại học Huế theo định hướng văn minh, hiện đại, thông

minh với không gian mở; hài hòa, bền vững và phù hợp với môi trường.

3.4.2. Định hướng phát triển

3.4.2.1. Hoàn thành cấu trúc về hệ thống tổ chức ĐHQG Huế

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ĐHQG Huế, các trường đại học, viện thành viên và

đơn vị trực thuộc; giảm thiểu, từng bước xóa bỏ sự chồng chéo, trùng lắp về chức

năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động giữa ĐHQG Huế và các trường đại học, viện

thành viên và đơn vị trực thuộc, cũng như giữa các trường đại học, viện thành viên và

đơn vị trực thuộc với nhau.

- Phát huy lợi thế của ĐHQG, khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, các phòng thí

nghiệm, cơ sở thực hành của ĐHQG Huế và của các trường đại học, viện thành viên

và đơn vị trực thuộc; thu hút được các nguồn lực, phát triển các hoạt động nghiên cứu

khoa học, dịch vụ và chuyển giao công nghệ; góp phần gia tăng được trọng số các hoạt

động nghiên cứu và tăng xếp hạng quốc tế.

3.4.2.2. Tái cấu trúc ngành nghề đào tạo

- Tạm thời dừng tuyển sinh, xoá tên các ngành/chuyên ngành đại học, sau đại

học không còn trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học do Bộ

GD&ĐT ban hành tại các Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số

25/2017/TT-BGDĐT. Tạm dừng các ngành/chuyên ngành đại học, sau đại học không

tuyển sinh được trong 3 năm liên tiếp. Tạm dừng các ngành/chuyên ngành đại học, sau

đại học không đảm bảo đội ngũ cán bộ cơ hữu theo quy định.

- Mở mã ngành/chuyên ngành (1) đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại và tương lai,

các ngành có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học do Bộ Giáo

dục và Đào tạo ban hành tại các Thông tư số 24/2017 (2) các ngành/chuyên ngành

chưa có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học do Bộ Giáo dục và

Đào tạo ban hành tại các Thông tư số 24/2017 nhưng xã hội có nhu cầu (3) các

ngành/chuyên ngành có tính liên thông ngang và dọc, tạo điều kiện cho người học học

liên thông hay học cùng lúc 2 văn bằng (4) các ngành/chuyên ngành thuộc khoa học

công nghệ, công nghệ thông tin, công nghệ mới, tự động hoá và trí tuệ nhân tạo, dịch

vụ, du lịch và chăm sóc sức khoẻ. Theo định hướng này, trong thời gian tới, ĐHQG

Huế sẽ mở 50 ngành/chuyên ngành đào tạo mới.

- Tăng cường công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, triển khai kế hoạch kiểm

định chất lượng chương trình đào tạo cấp quốc gia, quốc tế theo tiêu chuẩn khu vực

(AUN-QA) và các tổ chức kiểm định quốc tế. Phấn đấu đến năm học 2020 - 2021, có

40 đến 50 chương trình đào tạo được công nhận kiểm định chất lượng cấp quốc gia, 5

đến 8 chương trình tham gia kiểm định chất lượng của mạng lưới đại học Đông Nam

Á (AUN-QA).

3.4.2.3. Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế

- Xây dựng mô hình doanh nghiệp tại ĐHQG Huế và kết nối chi nhánh tại các

đơn vị thành viên theo mô hình VNU Holdings và branch Mus-VNUHoldings tạo

Page 39: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

39

thuận lợi cho việc hỗ trợ các hoạt động chuyển giao KHCN theo nhu cầu thị trường,

phát triển thị trường KH&CN; hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu mạnh và các hoạt động

khởi nghiệp sáng tạo; tìm kiếm được đề tài có tiềm năng và có năng lực để thương mại

hóa sản phẩm KH&CN, đẩy sản phẩm nghiên cứu ra thị trường. Phấn đấu năm học

2020 - 2021, tăng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ chiếm 10 - 15% tổng các nguồn thu của ĐHQG Huế. Có ít nhất 8 đến 12

công trình/sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, 5 đến 8 sản phẩm có thương

hiệu.

- Đầu tư, thúc đẩy các nhóm nghiên cứu mạnh hoạt động có hiệu quả, cam kết

sản phẩm nghiên cứu có khả năng chuyển giao công nghệ và thương mại hóa, công bố

quốc tế; phấn đấu mỗi nhóm nghiên cứu mạnh gắn với 01 chương trình Quốc gia hoặc

chương trình cấp Bộ. Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học với các tỉnh thành trong

nước và với các nước trong khu vực, trên thế giới, phấn đấu có ít nhất 01 chương trình

hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tại mỗi tỉnh khu vực miền Trung

- Tây Nguyên.

- Tiếp tục xây dựng Tạp chí Khoa học Đại học Huế hội nhập hệ thống tạp chí

khoa học quốc tế, phấn đấu đến năm 2021 có 1-2 chuyên san có mặt trong hệ thống

ACI (Asean Citation Index), đến năm 2023 có chuyên san có mặt trong danh mục

SCOPUS. Xây dựng Quỹ phát triển KHCN ĐHQG Huế.

- Phát triển Viện Công nghệ sinh học thành một trung tâm công nghệ sinh học

cấp quốc gia tại miền Trung có cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, nhân lực đủ khả năng

tiếp thu, làm chủ, tiến tới sáng tạo các công nghệ nền của công nghệ sinh học, có khả

năng giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản và chuyển giao công nghệ đáp ứng

nhu cầu xã hội.

- Tiếp tục xây dựng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, ưu tiên đề án đào

tạo liên kết với các đại học Lào và Myanmar, Campuchia. Đẩy mạnh các chương trình

hợp tác với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Thúc đẩy phối hợp với các đối tác châu Âu

thông qua dự án nâng cao năng lực của khối Cộng đồng chung châu Âu để phát triển

các chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Đại học Huế và các đại học về kỹ thuật -

công nghệ.

3.4.2.4. Đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học

Từng bước thực hiện lộ trình tự chủ đại học theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP

ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

3.4.2.5. Hiện đại hoá cơ sở vật chất

- Tập trung đầu tư phát triển đô thị Trường Bia, xây dựng Đại học Huế giai

đoạn III theo kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 của Chính phủ đã phê duyệt.

- Tiếp tục đề xuất việc chuyển đổi công năng theo chủ trương của Thủ tướng

Chính phủ với các cơ sở của ĐHQG Huế ở trung tâm thành phố thành các cơ sở sản

xuất, kinh doanh dịch vụ và liên kết đào tạo có nguồn thu, lấy nguồn kinh phí chuyển

đổi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Khu Đô thị Đại học Huế. Trước mắt, đầu tư

Page 40: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

40

xây dựng hoàn thiện các nhà học, hội trường của các trường đại học thành viên ở

Trường Bia (Kinh tế, Ngoại ngữ, Luật), từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng Khoa Du

lịch, Khoa Quốc tế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược.

- Triển khai công tác giải phóng mặt bằng trong khu quy hoạch Đại học Huế và

khu tập thể số 03 Lê Lợi theo lộ trình đền bù giải phóng mặt bằng đã được Thủ tướng

Chính phủ đồng ý về chủ trương (120 tỷ đồng).

3.5. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

3.5.1. Chức năng

ĐHQG Huế là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các đơn vị thành

viên (trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên) thuộc các lĩnh vực chuyên

môn khác nhau, các đơn vị thuộc và trực thuộc được tổ chức theo hai cấp để đào tạo

các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công

nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.

3.5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

3.5.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ĐHQG.

3.5.2.2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo quy

định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng nhân tài khoa học; chuyển giao tri thức và cung

cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập

quốc tế.

3.5.2.3. ĐHQG Huế là đơn vị chủ quản trực tiếp phê duyệt các dự án đầu tư, các dự án

sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê. Quản lý, điều hành, sử dụng

và chia sẻ các nguồn lực, cơ sở vật chất dùng chung trong ĐHQG, bảo đảm tính hữu

cơ, đồng bộ và hiệu quả; huy động nguồn lực của xã hội để xây dựng ĐHQG thành cơ

sở giáo dục đại học từng bước đạt chuẩn quốc tế, khu vực.

3.5.2.4. Nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học nhằm góp phần xây dựng các định

hướng, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước; đề xuất và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia

theo quy định.

3.5.2.5. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành có liên quan theo quy định; chịu

sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh

tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy

định.

3.5.2.6. Được quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học,

tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức bộ máy theo Quy chế tổ chức và hoạt động của

ĐHQG và các cơ sở giáo dục đại học thành viên; có cơ chế tài chính đặc thù do Thủ

tướng Chính phủ quy định.

3.5.2.7. Được thí điểm mở các ngành, chuyên ngành đào tạo mới, ngoài danh mục các

ngành, chuyên ngành đào tạo đã được quy định, đáp ứng nhu cầu xã hội và thực hiện

Page 41: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

41

trên cơ sở có đủ các điều kiện theo quy định; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo

dõi, kiểm tra.

3.5.2.8. Được phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học,

thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại ĐHQG theo quy định của pháp luật.

3.5.2.9. Được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính

phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi cần thiết, Giám đốc ĐHQG

báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển

của ĐHQG.

3.5.2.10. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

3.6. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

3.6.1. Cơ cấu tổ chức

- Hội đồng ĐHQG.

- Giám đốc, phó giám đốc.

- Hội đồng khoa học và đào tạo, hội đồng khác.

- Văn phòng, các ban chức năng: Văn phòng; Văn phòng Đảng - Đoàn thể; Tổ

chức cán bộ; Kế hoạch - Tài chính; Đào tạo; Khoa học, Công nghệ và Quan hệ quốc

tế; Công tác học sinh, sinh viên; Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục; Cơ sở vật

chất; Thanh tra và Pháp chế.

- Đơn vị thành viên, gồm trường đại học, viện nghiên cứu thành viên, chia thành

các nhóm như sau:

+ Nhóm đặc thù (có cấp chứng chỉ nghề): Trường Đại học Khoa học sức khỏe

(đổi tên Trường Đại học Y Dược hiện nay nếu Nhà nước có chủ trương), Trường Đại

học Sư phạm;

+ Nhóm các trường đại học định hướng nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên và Xã hội nhân văn (đổi tên Trường Đại học Khoa học), Trường Đại học Nông

Lâm;

+ Nhóm các trường đại học định hướng ứng dụng kết hợp nghiên cứu: Trường

Đại học Mỹ thuật (đổi tên Trường Đại học Nghệ thuật), Trường Đại học Kinh tế, Trường

Đại học Ngoại ngữ (có thêm nhiệm vụ đào tạo môn chung ngoại ngữ của ĐHQG Huế),

Trường Đại học Luật;

+ Viện Công nghệ sinh học.

- Đơn vị thuộc:

+ Nhóm các đơn vị đào tạo: Khoa Du lịch, Khoa Quốc tế, Khoa Kỹ thuật và

Công nghệ, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị;

+ Nhóm các đơn vị đào tạo các môn học chung, sử dụng nguồn lực chung của

ĐHQG Huế: Khoa Giáo dục thể chất, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Khoa

Lý luận chính trị.

- Đơn vị trực thuộc: Viện nghiên cứu, trung tâm, doanh nghiệp, đơn vị phục vụ

đào tạo và nghiên cứu: Viện Tài nguyên và Môi trường; Viện Nghiên cứu giáo dục và

Page 42: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

42

Giao lưu quốc tế; Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin; Trung tâm Khởi nghiệp

và Đổi mới sáng tạo; Trung tâm Phục vụ sinh viên; doanh nghiệp tại Đại học Huế và

các đơn vị thành viên; Nhà Xuất bản.

(Phụ lục 16: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ĐHQG Huế)

3.6.2. Nhân sự

Để thực hiện hoạt động của ĐHQG Huế, trước mắt, ĐHQG Huế tiếp tục sử dụng

có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có của Đại học Huế. Đến năm 2025, nguồn nhân lực

của ĐHQG Huế phải đảm bảo:

- Có trên 4.400 công chức, viên chức và người lao động, trong đó trên 70% là

giảng viên.

- Đảm bảo tỷ lệ sinh viên/giảng viên theo quy định hiện hành.

- Tỉ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trong tổng số giảng

viên, nghiên cứu viên đạt ít nhất 50%.

- Tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư trong tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có

trình độ tiến sĩ đạt ít nhất là 40%.

- 100% giảng viên đứng lớp có trình độ thạc sĩ trở lên đạt các tiêu chuẩn khác

theo quy định (trừ những chuyên ngành đặc thù được quy định riêng).

- 100% giảng viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ tối thiểu B1

Khung châu Âu (trừ những trường hợp đặc thù được quy định riêng), trong đó ít nhất

30% giảng viên, nghiên cứu viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giảng dạy, nghiên

cứu khoa học.

3.7. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG

3.7.1. ĐHQG Huế có cơ chế hoạt động như hai ĐHQG (đơn vị dự toán cấp I), nhận dự

toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ giao và thực hiện quản lý thống

nhất việc phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc

theo quy định hiện hành; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện

công tác kế toán, quyết toán ngân sách của ĐHQG Huế và công tác kế toán, quyết toán

ngân sách của các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc theo quy định hiện hành.

3.7.2. ĐHQG Huế được quyền tự chủ cao trong các hoạt động về tài chính, xóa bỏ bộ

chủ quản, áp dụng thực hiện cơ chế tài chính đặc thù theo Quy chế ĐHQG và cơ chế

đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3.7.3. Trong phạm vi nguồn kinh phí thường xuyên đã được cấp có thẩm quyền phê

duyệt theo dự toán hàng năm, ĐHQG Huế được quy định nội dung, mức thu chi trên

cơ sở cân đối các nguồn thu chi phù hợp khả năng và quy định của Nhà nước. ĐHQG

Huế là chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư bằng mọi nguồn vốn sử dụng chung cho

nhiều đơn vị trong đại học; được quy định mức học phí phù hợp với chất lượng đào tạo

đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao.

3.8. TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

3.8.1. Quản lý và quản trị tài chính đại học

Page 43: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

43

3.8.1.1. ĐHQG Huế có nhiệm vụ:

- Triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ thu chi ngân sách; quản lý, hướng

dẫn, kiểm tra, điều hành ngân sách, thực hiện chế độ báo cáo về kế hoạch tài chính,

quản lý đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật; quyết định đầu tư các dự án theo

quy định của Nhà nước.

- Quyết định phân bổ chi phí quản lý đào tạo, quản lý khoa học và công nghệ,

quản lý học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh giữa các đơn vị trong

ĐHQG Huế; quyết định tỷ lệ trích nộp đối với các khoản thu sự nghiệp của đơn vị

thành viên và đơn vị trực thuộc về ĐHQG để phục vụ các nhiệm vụ chung; thực hiện

công khai tài chính theo quy định của Nhà nước.

- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị dự toán trực thuộc để sử dụng nguồn

tài chính theo quy định của pháp luật; chủ động huy động các nguồn tài chính, hỗ trợ

các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc phát triển các nguồn thu sự nghiệp theo quy

định của pháp luật; quản lý các nguồn lực của đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc;

quản trị cơ sở dữ liệu kế hoạch tài chính thống nhất trong toàn ĐHQG Huế.

- Ban hành chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật; trực tiếp phê

duyệt các dự án đầu tư, các dự án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho

thuê; quản lý và điều phối cơ sở vật chất kỹ thuật trong ĐHQG Huế.

- Chỉ đạo thống nhất quản lý, phát triển đồng bộ, khai thác dùng chung cơ sở vật

chất, hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu tích hợp phục vụ đào tạo, nghiên

cứu khoa học công nghệ và quản lý trong toàn ĐHQG Huế.

- Thực hiện xã hội hóa hoạt động xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; chỉ đạo tăng cường hợp tác giữa các đơn vị trong

ĐHQG Huế, bảo đảm nâng cao hiệu quả và công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật.

3.8.1.2. Các đơn vị thành viên có nhiệm vụ:

- Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của đơn vị, trình Giám đốc

ĐHQG Huế phê duyệt để tổ chức thực hiện.

- Được tự chủ theo quy định hiện hành trong phạm vi nguồn kinh phí thường

xuyên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo dự toán hàng năm của ĐHQG Huế

và tự chủ quyết định mức thu chi đối với các hoạt động do đơn vị thực hiện; có nhiệm

vụ đầu tư xây dựng, quản lý và điều hành cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị được giao

quản lý theo quy định.

- Là chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng trong phạm vi đơn vị; đổi mới

trang thiết bị, sửa chữa lớn, xây dựng mới, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ

thuật của đơn vị; thực hiện việc mua sắm tài sản, đầu tư nâng cấp, cải tạo sửa chữa cơ

sở vật chất kỹ thuật của đơn vị bằng mọi nguồn vốn hợp pháp theo quy định của

ĐHQG Huế.

3.8.2. Nguồn tài chính

3.8.2.1. Các khoản thu bao gồm:

Page 44: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

44

- Học phí và khoản thu từ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, khoản thu

dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động đào tạo;

- Khoản thu từ nhận đặt hàng đào tạo, nghiên cứu của Nhà nước, tổ chức và cá

nhân; thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước giao;

- Khoản thu từ đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn tài

chính bổ sung từ kết quả hoạt động hằng năm của đơn vị;

- Khoản thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ phục vụ cộng đồng, đầu tư tài

chính (nếu có) và nguồn thu hợp pháp khác;

- Nguồn vốn vay.

3.8.2.2. Các nguồn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của cựu sinh viên, tổ chức, cá

nhân trong nước và nước ngoài.

3.8.3. Các khoản chi:

ĐHQG Huế quyết định việc sử dụng nguồn tài chính như sau:

3.8.3.1. Quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước cấp để đầu

tư các dự án thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công

nghệ.

3.8.3.2. Quyết định nội dung và mức chi từ nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn

kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt động chuyên

môn, chi quản lý theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục đại học.

Page 45: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

45

Chương 4

DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ

THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA HUẾ

4.1. CƠ SỞ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG

Việc dự báo tác động khi phát triển Đại học Huế thành ĐHQG Huế được dựa

trên các cơ sở sau đây:

- Tại Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) đã khẳng định: “Phát triển giáo dục

- đào tạo là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay”. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội đại

biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X cũng nhấn mạnh: Giáo dục - đào tạo là một trong

những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát

huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế

nhanh và bền vững.

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã nhấn mạnh: (1) Phát triển giáo dục và

đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ

khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và

đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp

ứng yêu cầu số lượng; (2) Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên

thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn

hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo. Đối với giáo dục đại học, Nghị quyết số 29-

NQ/TW khẳng định: “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài,

phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học.

Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào

tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và

ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp

với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo

vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.

- Nghị định 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 của Chính phủ về ĐHQG, tại

Điều 2 xác định cụ thể vị trí của ĐHQG “...là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học,

công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát

triển. ĐHQG có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và tài khoản riêng; là

đầu mối được giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch”. Khoản 6, Điều 3 của Nghị

định xác định ĐHQG “được quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên

cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy theo Quy chế tổ chức và

hoạt động của ĐHQG và các cơ sở giáo dục đại học thành viên và có cơ chế tài chính

đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định”.

Page 46: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

46

- Quyết định 26/2014/QĐ-TTg ngày 25/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG và các cơ sở giáo dục đại học thành

viên. Tại Quyết định này, ĐHQG được giao nhiều quyền hạn lớn và quan trọng về

công tác nhân sự (Chương 2), về hoạt động đào tạo (Chương 3), về hoạt động

KH&CN (Chương 4), về hoạt động hợp tác quốc tế (Chương 5), về bảo đảm chất

lượng giáo dục (Chương 6), về tài chính tài sản (Chương 7). Các quyền hạn này nhằm

bảo đảm cho việc đáp ứng yêu cầu cao của ĐHQG quy định tại khoản 3, Điều 2 “có

chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học tiên tiến; có đội

ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trình độ cao; có đội ngũ cán bộ quản lý chuyên

nghiệp và đồng bộ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển

khai ứng dụng, giữa các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, giữa khoa học

và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa

học, công nghệ; định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các

đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới”.

- Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 24/01/2018 của Văn phòng Chính phủ về

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Đại học

Huế, trong đó có kết luận về việc đồng ý chủ trương để Đại học Huế được thực hiện cơ

chế tài chính như 2 ĐHQG.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày

19/11/2018, tại Điều 7 của Luật xác định vai trò, vị trí của ĐHQG là đại học thực hiện

nhiệm vụ chiến lược quốc gia của đất nước. Khoản 3, Điều 12 quy định: “Ưu tiên đầu

tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế

và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo

dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệmvụ phát

triển vùng của đất nước”.

- Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tiếp tục khẳng định: “Xây

dựng các tiêu chí, tập trung đầu tư cho một số trường đại học trọng điểm, nhất là các

đại học quốc gia và đại học vùng trở thành những cơ sở giáo dục đại học có uy tín

trong khu vực và thế giới”. “Xác định các tiêu chí và từng bước xây dựng hệ thống

giáo dục mở. : Quy hoạch, sắp xếp hệ thống giáo dục gắn với quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Sắp xếp hợp lý các cơ sở đào

tạo nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng một số trường đại học sư phạm

trọng điểm tại các vùng, miền”.

- Quyết định số 1356/QĐ-UBND ngày 09/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Thừa Thiên Huế Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đến

năm 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó khẳng định: “Đại học Huế phát triển

thành đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2015, trở thành cơ sở đào tạo nghiên cứu

khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao của miền Trung và cả nước”.

Page 47: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

47

- Quyết định số 898/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một

trong những trung tâm khoa học công nghệ của cả nước đã xác định mục tiêu cụ thể

đối với Đại học Huế là: “Xây dựng Đại học Huế đến năm 2015 và định hướng đến

năm 2020 thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất

lượng cao, đạt chuẩn quốc gia và khu vực; là trung tâm nghiên cứu khoa học và

chuyển giao công nghệ mạnh về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội - nhân văn,

giáo dục, quản lý, nông nghiệp, y dược, kỹ thuật và công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu

phát triển kinh tế - xã hội vùng và khu vực”.

- Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 10/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa

Thiên Huế triển khai thực hiện Chỉ thị 37-CT/TU ngày 12/7/2019 của Tỉnh ủy Thừa

Thiên Huế về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về phát

triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế khẳng định: “Hỗ trợ Đại

học Huế đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng Viện Công nghệ sinh học thành trung tâm công nghệ sinh học quốc gia tại

miền Trung;… hỗ trợ, tạo điều kiện triển khai dự án đầu tư xây dựng Trung tâm

Trường - Viện thứ hai của Trường Đại học Y Dược tại Khu đô thị An Vân Dương;…”

- Thực tiễn hoạt động của 2 ĐHQG Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, kể từ khi được

thành lập (ĐHQG Hà Nội theo Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 và ĐHQG TP. Hồ

Chí Minh theo Nghị định 16/CP ngày 27/01/1995), trải qua hơn ¼ thế kỷ, 2 ĐHQG đã

phát triển vững mạnh về mọi mặt, trở thành đầu tàu của giáo dục đại học Việt Nam và

là các đại diện xuất sắc của giáo dục đại học Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Việc 2 năm liền 2 (2018 - 2019) ĐHQG lọt top 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới

trong bảng xếp hạng QS (QS World University Rankings) là minh chứng rõ cho điều

này. Như vậy, phát triển ĐHQG là chủ trương chiến lược đúng đắn của Đảng và Nhà

nước, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xu thế phát triển

giáo dục đại học trên thế giới và đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam.

Từ các cơ sở nêu trên, đối chiếu với những nội dung Đề án phát triển Đại học

Huế thành ĐHQG ở Chương 3, có thể dự báo các tác động tích cực đối với nguồn nội

lực của ĐHQG Huế, cũng như đối với giáo dục - đào tạo, kinh tế - xã hội của đất nước,

trực tiếp là khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

4.2. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT

NƯỚC

4.2.1. Về phát triển nguồn nhân lực

- Trước năm 1975, Viện Đại học Huế là cơ sở đào tạo đại học uy tín bậc nhất ở

miền Nam Việt Nam. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ khoa học của Viện Đại học Huế

ngày đó vẫn tiếp tục cống hiến và phát huy những kinh nghiệm quý báu của mình

trong xây dựng và phát triển đất nước. Khi trở thành ĐHQG Huế, chính những thế hệ

cựu sinh viên, học viên của Viện Đại học Huế sẽ tiếp tục phát huy tối đa trong công

tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cán bộ trẻ của đất nước.

Page 48: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

48

- Sau ngày đất nước giải phóng, các trường đại học ở Huế đã đào tạo, cung cấp

đội ngũ nhân lực trình độ cao trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, cán bộ khoa học, văn

hóa, nghệ thuật cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ, góp phần quan

trọng trong công cuộc tái thiết và xây dựng, phát triển đất nước. Chính các cựu sinh

viên của Đại học Huế đang là các nhà quản lý, nhà chính trị, nhà khoa học và chủ các

doanh nghiệp đã, đang và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước.

Khi trở thành ĐHQG Huế, các cựu sinh viên thời này lại tự hào hơn và sức đóng góp

của họ mạnh mẽ hơn cho sự phát triển của các địa phương và đất nước.

- ĐHQG Huế sẽ là trụ cột KHCN và giáo dục đại học có nhiệm vụ đề xuất và

thực hiện các nhiệm vụ tương xứng với vai trò và sứ mệnh của mình, đồng thời sẽ

được Chính phủ tin tưởng giao thực hiện các nhiệm vụ quan trọng liên quan đến vận

mệnh và tương lai phát triển của đất nước. Đặc biệt, triển khai các chương trình quốc

gia và vùng do Chính phủ giao.

- Phát huy thế mạnh mô hình đại học nghiên cứu kết hợp ứng dụng cao đa

ngành, đa lĩnh vực đi đầu trong cả nước.

- Tiên phong đổi mới phương pháp đào tạo, xây dựng và phát triển các ngành

mới có tính liên ngành cao, kỹ thuật và công nghệ cao, tổ chức đào tạo theo chuẩn

quốc tế, đào tạo bằng kép, ngành kép giữa các đơn vị trong ĐHQG Huế, tập trung tăng

quy mô đào tạo sau đại học, bồi dưỡng cán bộ cho các bộ, ban, ngành, địa phương.

- Với quyền tự chủ cao theo luật định, ĐHQG Huế sẽ phát huy mạnh mẽ tính

sáng tạo trong phát triển các chương trình đào tạo, thích ứng với sự thay đổi toàn cầu và

nhu cầu của xã hội; hiện đại hoá trang thiết bị, tiên phong xây dựng thành công một số

nhóm nghiên cứu/phòng thí nghiệm đạt trình độ quốc tế.

- Với vai trò là cơ sở giáo dục đại học mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào

tạo giáo viên chất lượng cao, ĐHQG Huế sẽ góp phần quan trọng vào thành công của

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng, khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Ở vị thế mới, góc nhìn mới, ĐHQG Huế sẽ đóng góp hiệu quả hơn cho Bộ Giáo

dục và Đào tạo trong xây dựng chiến lược, chính sách giáo dục và đào tạo quốc gia.

- ĐHQG Huế sẽ tiếp tục cung cấp nguồn nhân lực giáo viên cho ngành giáo dục -

đào tạo các địa phương, là một đầu mối quan trọng ở miền Trung trong mạng lưới các

cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo quy hoạch mới; đồng

thời ĐHQG Huế cũng sẽ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho các

khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm công nghệ cao ở các tỉnh

miền Trung - Tây Nguyên.

- ĐHQG Huế kỳ vọng sẽ là hạt nhân hỗ trợ các trường đại học trong khu vực

hướng đến chất lượng đào tạo cao hơn; đóng vai trò dẫn dắt kết nối các trường đại học,

cao đẳng trong mạng lưới giáo dục đại học khu vực miền Trung - Tây Nguyên; cùng

với ĐHQG Hà Nội và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, ĐHQG Huế sẽ đóng vai trò

tiên phong, nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Page 49: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

49

- Một khi hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác về giáo dục và đào tạo

thuận lợi hơn, ĐHQG Huế sẽ có cơ hội nhiều hơn trong phát triển các chương trình đào

tạo tiên tiến, chương trình đào tạo liên ngành.

- ĐHQG Huế sẽ đóng góp nhiều hơn vào nâng cao uy tín quốc tế và vị thế của

giáo dục đại học Việt Nam trên trường quốc tế thông qua việc hội nhập sâu rộng và

mục tiêu có tên trong tốp 250 châu Á và 1.000 thế giới theo bảng xếp hạng QS.

- Một khi chất lượng được nâng cao, vị thế nâng cao, sẽ thu hút, giữ chân mạnh

hơn học sinh tốt nghiệp THPT ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên; điều này giúp giảm

áp lực cho 2 thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đồng thời giúp phân bố đều hơn

mật độ sinh viên trên cả nước, cân đối và giảm thiểu sự chênh lệch vùng miền về nguồn

nhân lực có trình độ cao. ĐHQG Huế sẽ xây dựng môi trường làm việc thân thiện, văn

minh để giữ chân các nhà giáo, nhà khoa học có quê hương miền Trung, thu hút đội

ngũ khoa học ưu tú trong nước và thế giới để góp phần đầu tư, xây dựng các tỉnh miền

Trung - Tây Nguyên, vốn chịu nhiều thiệt thòi do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và bị

tàn phá nặng nề trong các cuộc chiến tranh.

4.2.2. Về phát triển kinh tế - xã hội

Với mục tiêu đặt ra đối với vùng miền Trung là: “Xây dựng vùng trở thành khu

vực phát triển năng động, nhanh và bền vững, phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo

quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Cải thiện căn bản đời

sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo,

tăng cường công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân.... Xây dựng Vùng

Kinh tế trọng điểm miền Trung thành trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển

nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Vùng Kinh tế trọng điểm miền

Trung phải trở thành vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và Duyên

hải miền Trung, là cửa ngõ ra biển quan trọng của các tỉnh vùng Tây Nguyên. Tập trung

phát triển đa dạng các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu,

du lịch, nghề cá, dầu khí, vận tải,…”, ĐHQG Huế sẽ:

- Đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc

biệt là trong thời đại nền kinh tế tri thức và kinh tế số hiện nay bằng việc cung cấp tri

thức, nhân lực và các yếu tố cạnh tranh cho nền kinh tế, tạo ra nền tảng KHCN và giáo

dục đại học để phát triển kinh tế - xã hội.

- Cung cấp nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng tốt hơn cho các địa

phương miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Tham gia và giải quyết tốt hơn các vấn đề thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã

hội các địa phươngvà cả nước, nhờ vào sự đầu tư lớn hơn của nhà nước về KHCN. Với

các chương trình, dự án quy mô lớn và đủ nguồn lực, hiện tượng “cắt khúc” và “cất

ngăn kéo kết quả nghiên cứu” kỳ vọng sẽ được giảm thiểu.

- Với vị thế của một ĐHQG, mối quan hệ của ĐHQG Huế với các doanh nghiệp,

nhất là các doanh nghiệp lớn của quốc gia sẽ tốt hơn, từ đó sự tham gia của các nhà khoa

học ĐHQG Huế vào các bài toán sản xuất và kinh doanh sẽ hiệu quả hơn, đồng thời giáo

dục khởi nghiệp và cơ hội việc làm cho sinh viên ĐHQG Huế cũng sẽ được cải thiện.

Page 50: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

50

- ĐHQG Huế kỳ vọng sẽ giúp hỗ trợ thu hút đầu tư cho các địa phương nhờ vào

vị thế, các mối quan hệ cao hơn.

- Ở góc độ văn hóa, một ĐHQG Huế sẽ trở thành một thành phần quan trọng của

hệ sinh thái văn hóa đô thị Huế, thúc đẩy sự phát triển Cố đô Huế, di sản văn hóa Huế

theo hướng bền vững.

- Ở vai trò, vị trí mới, ĐHQG Huế và các trí thức, nhà khoa học ở Huế sẽ có cơ

hội trực tiếp để tham vấn, kiến nghị về giải pháp, chính sách phát triển đất nước với

Đảng và Nhà nước.

Có thể tóm tắt các tác động tích cực chính của việc phát triển Đại học Huế thành

ĐHQG Huế như sau:

STT Tiêu chí tác động Mức độ tác động tích cực

A. Đối với nội lực của ĐHQG Huế

1. Cải thiện về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ++

2. Cải thiện về nguồn lực tài chính +++

3. Cải thiện về nguồn lực đào tạo ++

4. Cải thiện về nguồn lực KHCN và HTQT +++

5. Cải thiện về nguồn lực CSVC ++

B. Đối với sự phát triển của đất nước

6 Góp phần vào phát triển của giáo dục và đào tạo +++

7 Góp phần vào phát triển KT-XH của các địa

phương trong khu vực và cả nước

++

Tóm lại, ĐHQG Huế sẽ là hệ thống giáo dục đại học hàng đầu, chất lượng của

giáo dục đại học của ĐHQG Huế sẽ có tác động trực tiếp và sâu sắc đến sự chuyển

biến về kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Việc

phát triển ĐHQG Huế chắc chắn thể hiện sự quan tâm, tin tưởng của Đảng, Chính phủ

cho giáo dục đại học khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, tạo tiền đề quan

trọng để ĐHQG Huế thực hiện tốt vai trò tiên phong và sứ mệnh của mình. Trong đó,

ĐHQG Huế là một tổ hợp giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, với một hệ thống

các đơn vị thành viên (trường đại học, viện nghiên cứu thành viên), các đơn vị thuộc

và trực thuộc và đại học tập trung chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực.

4.3. TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN NGUỒN NỘI LỰC CỦA ĐẠI HỌC QUỐC

GIA HUẾ

4.3.1. Nguồn lực về đội ngũ

Khi Đại học Huế trở thành ĐHQG Huế, nguồn lực đội ngũ sẽ có những tác

động cơ bản sau đây:

- Phát huy cao sức mạnh hệ thống trên cơ sở sử dụng nguồn lực chung, đặc biệt

là nguồn nhân lực của ĐHQG Huế; tạo nên sức mạnh tổng hợp, gắn bó, thực hiện

Page 51: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

51

đồng bộ, hiệu quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực

của ĐHQG Huế.

- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ của

ĐHQG Huế, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học (giảng viên và nghiên cứu viên); tiếp

tục nâng cao tỷ lệ đội ngũ khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư; đội ngũ có

trình độ tiến sĩ đạt tỷ lệ cao hơn mặt bằng chung của cả nước, bằng và cao hơn ĐHQG

Hà Nội và ĐHQG TP. Hồ Chí Minh hiện nay; tăng số lượng các nhà khoa học đầu

ngành trong hầu hết các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu tại ĐHQG Huế. Bên cạnh trình

độ chuyên môn, đội ngũ khoa học ĐHQG Huế được tiếp tục bồi dưỡng, phát triển

năng lực đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, năng lực nghiên cứu khoa học và các

năng lực cốt lõi khác của nhà khoa học, nhà giáo đáp ứng cơ chế tự chủ đại học và

cách mạng công nghiệp 4.0.

- Nâng cao tinh thần, tình cảm gắn bó với Huế và địa bàn miền Trung – Tây

Nguyên nói chung của đội ngũ ĐGQG Huế; góp phần lớn trong việc hạn chế sự dịch

chuyển đội ngũ khoa học về hai đầu đất nước, giảm sự mất cân đối về nguồn nhân lực

(nhất là nhân lực có trình độ cao) giữa các tỉnh miền Trung và hai đầu đất nước; giữ

gìn những nét đặc trưng văn hoá xứ Huế nói riêng và miền Trung nói chung của đội

ngũ ĐHQG Huế. Đặc biệt phát huy tốt nhất văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam

và quần thể di tích Cô đô Huế, nơi duy nhất còn lưu giữ nguyên vẹn và có 5 di sản vật

thể và phi vật thể được UNESCO công nhận, nơi có nhiều tiềm năng phát triển công

nghiệp du lịch, thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế đất nước.

- Sự phát triển nhanh và mạnh về đội ngũ nội tại sẽ tạo sức hút lớn đối với

nguồn nhân lực bên ngoài (trong và ngoài nước) đến công tác tại ĐHQG Huế.

- Tăng cường tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong toàn

bộ hệ thống ĐHQG Huế. Đội ngũ cán bộ quản lý được đầu tư, bồi dưỡng để phát triển

đồng bộ về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, năng lực quản

trị đại học, tin học, ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế…. đảm bảo thực hiện thành công

nhiệm vụ quản lý hệ thống ĐHQG theo cơ chế tự chủ đại học gắn liền với nâng cao

trách nhiệm giải trình và trách nhiệm tương ứng.

- Với đòi hỏi cao về tiêu chuẩn năng lực để đáp ứng yêu cầu mới của sự phát

triển ĐHQG Huế, sẽ có một bộ phận nhỏ bị áp lực trong thời gian đầu, thậm chí không

theo kịp sự phát triển của ĐHQG Huế. Vì vậy, công tác bồi dưỡng đội ngũ phải được

quan tâm triển khai hiệu quả như trong phần giải pháp đã đề cập.

4.3.2. Nguồn lực về tài chính

- Đại học Huế hiện là đại học vùng với cơ chế quản lý tài chính 2 cấp trực thuộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ chế quản lý tài chính không có nhiều sự khác biệt so với

các trường đại học khác, phân cấp tài chính còn chưa đủ mạnh trong bối cảnh các cơ

sở giáo dục thành viên được tự chủ ngày càng cao, ngân sách nhà nước được đầu tư

còn thấp so với nhu cầu thực tế và chưa tương xứng với quy mô, vai trò và vị thế của

Đại học Huế. Với mô hình ĐHQG, cơ chế tài chính ĐHQG Huế được Chính phủ phân

cấp mạnh hơn, được chủ động trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính

Page 52: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

52

đầu tư cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, được ưu tiên của nhà nước

trong đầu tư nguồn lực cho cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ, phát triển các

chương trình đào tạo.

- Một khi các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc ĐHQG Huế thực hiện cơ chế

tự chủ, thì sẽ gắn cơ chế tài chính với đơn vị do vậy sẽ gây khó khăn trong hoạt động

tài chính đối với những đơn vị có nguồn thu thấp.

4.3.3. Nguồn lực về đào tạo

- ĐHQG Huế sẽ phát huy việc sử dụng nguồn lực chung là các cán bộ cơ hữu từ

các đơn vị thành viên và trực thuộc, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trình độ cao để phục vụ

cho việc xây dựng các chương trình đào tạo mới mang tính liên trường, liên ngành phù

hợp với nhu cầu xã hội và phù hợp với xu thế tất yếu của thế kỷ XXI; chủ động hơn

trong việc xây dựng các chương trình đào tạo thí điểm cho các ngành mũi nhọn và thế

mạnh theo định hướng nghiên cứu trong các lĩnh vực. Có đủ điều kiện để tăng cường

tính liên thông giữa các chương trình đào tạo trong và ngoài ĐHQG; phát triển các

chương trình liên ngành, liên trường; liên kết đào tạo quốc tế, nhập khẩu chương trình

đào tạo từ các nước tiên tiến.

- Với vị thế của một ĐHQG, ĐHQG Huế sẽ có điều kiện thực hiện những cơ chế

phù hợp hơn để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho người học trong quá trình đào tạo như:

Công nhận tín chỉ giữa các đơn vị đào tạo; thực hiện rộng rãi và có chất lượng việc học

bằng kép của sinh viên… Tổ chức, sắp xếp lại những đơn vị đảm nhận các học phần

chung nhưng vẫn đang tồn tại trong các đơn vị đào tạo.

- Phát huy được hiệu suất tối đa trong việc sử dụng chung các phòng thí nghiệm,

phòng thực hành, nguồn tài liệu học tập từ Trung tâm Học liệu ĐHQG và các trung tâm

thông tin - thư viện của các đơn vị đào tạo.

- Với vị thế của một ĐHQG, ĐHQG Huế có thêm uy tín để phát triển mối quan

hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và trong nước, các trường đại học

lớn của nước ngoài, có điều kiện và chủ động hơn trong việc mời các nhà khoa học,

nhà quản lý, chuyên gia có uy tín ở trong và ngoài nước đến giảng dạy, hội thảo, tham

gia quản lý và phát triển các chương trình đào tạo.

- Việc mở mã ngành/chuyên ngành mới có thể làm thay đổi bản sắc, thương

hiệu truyền thống ở một số đơn vị; phá vỡ quy hoạch, chiến lược phát triển của các

đơn vị; dễ gây ra tình trạng chạy đua mở ngành/chuyên ngành mới, dẫn đến lạm phát

ngành đào tạo và tốn kém nhân lực, kinh phí cho việc mở ngành/chuyên ngành mới

(lập hồ sơ mở ngành, biên soạn bài giảng/giáo trình mới, bồi dưỡng đào tạo giảng

viên,...). Khi ĐHQG Huế thực hiện thí điểm chương trình đào tạo liên ngành có thể

xuất hiện sự tranh chấp giữa các đơn vị về quyền quản lý chương trình và nảy sinh một

số bất cập trong quy định về quản lý đào tạo hiện hành.

4.3.4. Nguồn lực về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

4.3.4.1. Tổ chức KHCN và HTQT

Page 53: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

53

- Với các quyền hạn của ĐHQG được giao về tổ chức nhân sự, đặc biệt quyền

tự chủ cao về tổ chức bộ máy theo Nghị định 186/2013/NĐ-CP, sẽ là cơ hội lớn để

ĐHQG Huế chủ động trong sắp xếp, tổ chức lại, thành lập mới các đơn vị quản lý

KHCN và HTQT, đơn vị thực hiện hoạt động KHCN và các doanh nghiệp, đơn vị dịch

vụ KHCN và HTQT.

- ĐHQG Huế sẽ được quyền thí điểm mô hình, cơ chế quản lý các hoạt động

NCKH và CGCN mới, chỉ cần báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên

quan theo dõi, kiểm tra, giám sát (Điều 20, Khoản 1, điểm b).

4.3.4.2. Nguồn nhân lực KHCN và HTQT

- Vị thế của một ĐHQG sẽ tạo ra cho ĐHQG Huế động lực lớn (khi “nhìn lên”

2 ĐHQG hiện có) và từ đó sẽ phải có quyết tâm mạnh hơn và chiến lược phù hợp hơn

trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học, trước hết là đội ngũ các giáo sư,

phó giáo sư, các nhà khoa học đầu ngành.

- Với quyền tự chủ cao về công tác nhân sự, kỳ vọng ĐHQG Huế sẽ đạt được

sự phát triển mạnh và hợp lý về số lượng và chất lượng nguồn lực đội ngũ cán bộ

KHCN và HTQT.

- ĐHQG Huế sẽ được thí điểm chế độ và chính sách thu hút, sử dụng, đào tạo,

bồi dưỡng, đãi ngộ đối với công chức, viên chức, nhà khoa học, nhà quản lý, giảng

viên có thành tích cao; quy định mức thu nhập của công chức, viên chức, người lao

động theo chất lượng và hiệu quả sản phẩm công việc.

- ĐHQG Huế sẽ được quyết định mời các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên

gia có uy tín ở trong và ngoài nước đến giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý

chuyên môn, quản lý các đề án, dự án, chương trình đào tạo và KHCN của ĐHQG.

- ĐHQG Huế sẽ có điều kiện tốt hơn trong quản lý, sử dụng và chia sẻ hiệu quả

hơn các nguồn nhân lực KHCN và HTQT trong phạm vi ĐHQG.

4.3.4.3. Nguồn lực CSVC phục vụ KHCN

Với sự đầu tư ngân sách nhà nước, trong đó có ngân sách sự nghiệp KHCN cho

ĐHQG lớn hơn rất nhiều (8-10 lần) so với đại học vùng (xem Bảng 4.1), kỳ vọng

CSVC phục vụ cho hoạt động KHCN sẽ lớn hơn, tạo sự đột biến trong cải thiện điều

kiện NCKH và phát triển công nghệ ở ĐHQG Huế để đạt tầm quốc gia, quốc tế.

Bảng 4.1. So sánh chi ngân sách sự nghiệp KHCN 2 ĐHQG, Bộ GD&ĐT và Đại học Huế

(đơn vị: triệu đồng)

Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Bộ GD&ĐT* 272.749 326.940 239.060 238.790 206.370 - -

ĐHQG-HN* 66.406 68.250 68.640 50.600 52.090 - -

ĐHQG-HCM* 65.630 137.980 73.090 61.390 56.510 - -

ĐH Huế - - - - - 7.833 9.478

*Nguồn: “Báo cáo giám sát việc phân bố và sử dụng ngân sách KH&CN giai đoạn

2011-2015” của UB KHCN&MT Quốc hội ngày 6/10/2015, dẫn lại trong báo cáo

Page 54: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

54

“Tình hình triển khai nhiệm vụ KH&CN của các CSGDĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT

năm 2018-2019” tại Hội thảo xây dựng cơ chế chính sách phát triển KH&CN trong

các CSGDĐH do Bộ GD&ĐT tổ chức năm 2019.

Trong khi đó, Nghị định 99/2014/NĐ-CP đã cởi trói cho hoạt động KHCN của

Đại học Huế, hàng năm đã tăng lên 18 - 20 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học và ươm

tạo công nghệ. Đại học Huế cũng đã đầu tư 20 nhóm nghiên cứu mạnh để thực hiện

một số nghiên cứu mang tính chiến lược và định hướng theo nhu cầu xã hội nhưng vẫn

đảm bảo tính hàn lâm là xuất bản quốc tế có uy tín và đào tạo sau đại học.

4.3.4.4. Gia tăng cơ hội tiếp cận các chương trình, dự án, đề tài

- Theo điểm b, khoản 1, Điều 20 của Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg, ĐHQG

“Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của ĐHQG và chịu

trách nhiệm trước Bộ Khoa học và Công nghệ về các chương trình, đề tài nghiên cứu

khoa học và công nghệ được giao. Xác định các hoạt động khoa học và công nghệ cấp

ĐHQG; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên ngành, liên lĩnh vực; các chương

trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia”. Với chức năng và cơ chế

quản lý này, kỳ vọng ĐHQG Huế sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn các chương trình, dự

án, đề tài lớn và trọng điểm cấp quốc gia.

- Với vai trò đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia (địa bàn phục vụ

cả nước), với các thế mạnh sẵn có trên nhiều lĩnh vực, ĐHQG Huế sẽ có cơ hội mở

rộng hợp tác với các vùng khác ngoài miền Trung - Tây Nguyên (ví dụ: Đồng bằng

sông Cửu Long), số lượng và quy mô các nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển kinh

tế - xã hội cho các địa phương sẽ tăng lên.

- Với quyền tự chủ cao, ĐHQG Huế sẽ có điều kiện thúc đẩy nhanh hơn các

quy trình, thủ tục quản lý, từ đó cho phép rút ngắn được chu trình đề tài, dự án

KH&CN; điều này không chỉ tạo điều kiện cho kết quả nghiên cứu sớm đi vào thực

tiễn, mà còn giúp tăng “hệ số quay vòng” cho các cá nhân nhà khoa học và đơn vị

thành viên chủ trì đề tài, dự án.

4.3.4.5. Cơ hội phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế tầm lớn hơn

- Vị thế của một ĐHQG kỳ vọng sẽ giúp ĐHQG Huế phát triển mối quan hệ hợp

tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, các đối tác đại học lớn của nước ngoài.

- Quyền tự chủ cao và các quyền hạn được phân cấp rõ ràng về thủ tục đối

ngoại, sẽ giúp các hoạt động hợp tác quốc tế thuận lợi hơn, chủ động hơn.

4.3.5. Nguồn lực về Cơ sở vật chất

- Khi Đại học Huế trở thành ĐHQG, các trường thành viên trở thành các trường

đại học với tính tự chủ cao, chủ động trong việc tăng cường tiềm lực và huy động

nhiều nguồn vốn đầu tư. ĐHQG Huế là đơn vị chủ quản trực tiếp phê duyệt các dự án

đầu tư, các dự án sử sụng tài sản công vào kinh doanh và cho thuê. Trực tiếp làm việc

với Bộ Tài chính và Chính phủ về các dự án liên doanh, liên kết. Tạo động lực mạnh

mẽ cho sự phát triển của ĐHQG và các trường thành viên. Việc đầu tư trực tiếp từ các

Page 55: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

55

chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình trọng điểm từ Chính phủ, từ các Bộ

ngành liên quan rất thuận lợi do ĐHQG Huế là đơn vị dự toán cấp I.

- Với quyền tự chủ cao, ĐHQG Huế sẽ có điều kiện tốt hơn trong sử dụng và

chia sẻ các nguồn lực về cơ sở vật chất dùng chung bảo đảm sự đồng bộ và hiệu quả.

- Khi ĐHQG Huế thực hiện chuyển đổi công năng của các cơ sở hoạt động

chưa hiệu quả có thế gây ra căng thẳng, phản ứng ở các đơn vị có cơ sở chuyển đổi,

một số hoạt động có thể bị gián đoạn trong thời gian chuyển đổi.

Page 56: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

56

Chương 5

GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

5.1. CÁC GIẢI PHÁP

5.1.1. Giải pháp về quản trị đại học

Với mục tiêu chung là phát triển hệ thống và hoàn thiện mô hình tổ hợp (hệ

thống) ÐHQG Huế trên cơ sở tự chủ đại học gắn với trách nhiệm giải trình

(Accountability) và trách nhiệm tương ứng (Corresponding Responsibility), ĐHQG

Huế thực hiện các giải pháp về quản trị đại học sau đây:

5.1.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý các cấp theo tiêu chuẩn chất lượng quốc

gia và quốc tế, phù hợp với một đại học định hướng nghiên cứu, đảm bảo phát huy cao

nhất sức mạnh hệ thống

- Hoàn thiện, tái cấu trúc, tinh gọn các đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học và

phục vụ cộng đồng một cách thống nhất, đồng bộ, hiện đại, hiệu quả theo đúng tinh thần

Nghị quyết 19 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

- Thành lập các đơn vị mới: Xây dựng và triển khai đề án thành lập Trường Kỹ

thuật và Công nghệ, Trường Du lịch, Trường Thể dục Thể thao và sức khỏe; Khoa Lý

luận chính trị trực thuộc ĐHQG Huế.

- Thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp; có chính sách phát triển doanh nghiệp

spin off. Sớm ra đời Tổng công ty Cổ phần Đại học Huế (ĐH.Huế Holdings).

5.1.1.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế làm việc (vận hành) hiệu quả, đảm bảo chuẩn hóa hệ

thống tổ chức quản lý trong toàn ĐHQG Huế

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về quản lý hệ thống để điều hành hiệu

quả trong toàn bộ hệ thống từ cấp đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên và cơ quan

ĐHQG Huế.

5.1.1.3. Đảm bảo hiệu quả mối quan hệ (tương tác) giữa các bộ phận trong hệ thống

ĐHQG Huế; tạo dựng môi trường, điều kiện làm việc thân thiện, dân chủ, công bằng,

đồng thuận, tiện nghi, thúc đẩy sáng tạo; xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng

trong ĐHQG Huế

Hoàn thiện quy định về mối quan hệ trong hệ thống cấp ĐHQG Huế: Hội đồng

ĐHQG, Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức

đoàn thể khác; quy định về mối quan hệ trong hệ thống cấp đơn vị: Hội đồng trường,

Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể

khác. Trong đó, đảm bảo quán triệt chủ trương phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động

của Hội đồng ĐHQG, Hội đồng trường theo đúng tinh thần Nghị quyết 19 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa XII và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục

đại học.

5.1.1.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp trong toàn hệ thống

ĐHQG Huế

Page 57: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

57

- Triển khai có hiệu quả Đề án vị trí việc làm trong toàn ĐHQG Huế.

- Xây dựng và triển khai đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quy hoạch quản lý giai

đoạn 2020 - 2025, gồm các nội dung: lý luận chính trị; kiến thức, kỹ năng lãnh đạo,

quản lý; năng lực quản trị đại học và trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế.

- Điều chỉnh, hoàn thiện các quy định về đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, điều

động, luân chuyển cán bộ quản lý hiệu quả.

- Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao cho các Bộ, ngành, Đảng và Nhà

nước.

5.1.1.5. Phát triển đội ngũ cán bộ

- Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn liền

với chiến lược phát triển học thuật.

- Tăng cường chế độ đãi ngộ xứng đáng để thu hút nhân tài trong nước và quốc tế

đến công tác tại ĐHQG Huế.

5.1.1.6. Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học gắn liền với nâng cao trách nhiệm giải trình

và trách nhiệm tương ứng

5.1.1.7. Thực hiện cải cách và hiện đại hóa công tác hành chính; ứng dụng hiệu quả

công nghệ thông tin trong mọi hoạt động để xây dựng ĐHQG Huế theo mô hình “Đại

học thông minh, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”

Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu

khoa học, điều hành quản lý là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần đẩy nhanh tốc

độ phát triển ĐHQG Huế thành trường đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Với mục đích đó, ĐHQG Huế xây dựng mô hình “Đại học thông minh, khởi nghiệp và

đổi mới sáng tạo”.

Kế hoạch xây dựng, mô hình hoạt động và kiến trúc của hệ thống đề xuất mô

hình “Đại học thông minh, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”. (Phụ lục 17).

5.1.2. Giải pháp về cơ chế tài chính

5.1.2.1. Về cơ chế tài chính

Thực hiện cơ chế tài chính tương tự như hai ĐHQG để đơn vị huy động và phát

huy nội lực nhằm phát triển nhanh trong thời gian tới. Cùng với việc tái cấu trúc đại

học, trình Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan cho phép quy hoạch lại cơ sở vật

chất hiện có để sử dụng có hiệu quả, dùng nguồn tài chính thu được để đầu tư xây

dựng tập trung Khu Đô thị Đại học Huế.

5.1.2.2. Về tự chủ đại học

Từng bước thực hiện lộ trình tự chủ đại học theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP

ngày 14/2/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ

thể:

- Giai đoạn 2019 - 2020: Có 03 trường đại học thành viên thực hiện tự chủ đại

học là: Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Luật và Trường Đại học Kinh tế.

Các Viện nghiên cứu, Trung tâm, Nhà xuất bản thực hiện tự chủ tài chính hoàn toàn.

Page 58: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

58

- Giai đoạn 2020 - 2021: Có 02 trường đại học thành viên thực hiện tự chủ đại

học là: Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Ngoại ngữ.

Trường Đại học Khoa học,Trường Đại học Sư phạm và Trường Đại học Nghệ

thuật hoạt động theo cơ chế đặt hàng của Nhà nước.

ĐHQG Huế thực hiện tái cấu trúc để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các đơn vị

thành viên và các đơn vị trực thuộc, phát huy thế mạnh của các ngành có đội ngũ khoa

học có trình độ cao như y dược, nông lâm ngư, khoa học cơ bản và xã hội nhân văn, sư

phạm, nghệ thuật, khoa học máy tính, du lịch và luật theo Thông báo số 38/VPCP,

ngày 22/01/2018 Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm

việc với Đại học Huế.

5.1.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo

Các giải pháp để thực hiện mục tiêu chung là xây dựng tại ĐHQG Huế một hệ

thống đào tạo có chất lượng giúp người học phát triển toàn diện và phát huy tối đa

tiềm năng của bản thân, nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng ngày càng

cao nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

Giải pháp cụ thể:

5.1.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiên tiến,

đáp ứng chuẩn đầu ra, nâng cao kiến thức, kỹ năng và đạo đức cho người học, cung

cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội; phát triển các chương trình đào tạo

nhóm khoa học - công nghệ như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo…; các ngành kỹ

thuật ứng dụng như điện - điện tử, công nghệ nano, vật lý kỹ thuật… Tập trung đầu tư

cho các ngành mũi nhọn và thế mạnh theo hướng nghiên cứu trong lĩnh vực y dược,

khoa học cơ bản, công nghệ sinh học…

- Tăng cường tính liên thông giữa các chương trình đào tạo trong và ngoài

ĐHQG; phát triển các chương trình liên ngành, liên trường; liên kết đào tạo quốc tế,

nhập khẩu chương trình đào tạo từ các nước tiên tiến; tập trung phát triển các chương

trình hỗn hợp tiến tới thành lập Viện Công nghệ thông tin và Đào tạo mở thuộc

ĐHQG.

- Cải tiến các chương trình đào tạo theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng và

đạo đức, đáp ứng chuẩn đầu ra; điều chỉnh các chương trình đào tạo theo hướng tăng

cường các kiến thức hiện đại hơn, tăng thời lượng thực hành, thực tế cũng như tăng

cường kết nối với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng…

- Tiếp tục xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, tiên

tiến, tài năng, đạt chuẩn quốc tế; tăng cường kết nối, phối hợp chặt chẽ giữa chính

quyền - doanh nghiệp - trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp

ứng nhu cầu xã hội.

5.1.3.2. Giải pháp 2: Phấn đấu xây dựng và hoàn thiện khung chuẩn đầu ra, khung

năng lực (QF) đối với các trình độ đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, hướng đến khung

năng lực (QF) của các nước trong khu vực ASEAN và châu Á.

Page 59: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

59

5.1.3.3. Giải pháp 3: Phát triển, đảm bảo các nguồn lực phục vụ đào tạo; đề xuất các

cơ chế, chính sách làm tăng các nguồn thu, tài trợ, xã hội hóa phục vụ đào tạo, thu hút

nguồn nhân lực giỏi trong và ngoài nước.

5.1.3.4. Giải pháp 4: Thu hút và tuyển chọn thí sinh giỏi, có kiến thức, kỹ năng, thái

độ phù hợp với mục tiêu đào tạo của ĐHQG Huế; xây dựng, triển khai kế hoạch quảng

bá hình ảnh của ĐHQG Huế và các đơn vị đào tạo thành viên, trực thuộc, tư vấn về

các chương trình đào tạo; xác định quy mô, cơ cấu tuyển sinh các hệ đào tạo cho phù

hợp với định hướng phát triển của ĐHQG Huế và nhu cầu xã hội.

5.1.3.5. Giải pháp 5: Mở rộng áp dụng các phương pháp dạy và học tích cực, tạo điều

kiện để người học phát triển tốt nhất năng lực; đổi mới phương pháp dạy và học theo

hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; đổi mới việc

thi, kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo gắn chặt với chuẩn đầu ra.

5.1.3.6. Giải pháp 6: Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, đẩy

mạnh triển khai liên thông các chương trình đào tạo trong toàn ĐHQG; tiếp tục hoàn

thiện hệ thống các văn bản quy định về quản lý đào tạo trong và ngoài ĐHQG; phát

triển, hoàn thiện các hệ thống quản lý đào tạo bằng công nghệ thông tin trong toàn

ĐHQG.

5.1.3.7. Giải pháp 7: Phát triển, đảm bảo tư liệu học tập, không gian học tập và môi

trường học tập thuận lợi cho người học; đẩy mạnh hoạt động của Viện Công nghệ

thông tin và Đào tạo mở - ĐHQG Huế; phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục

vụ học tập (E-learning) trong các đơn vị đào tạo.

5.1.3.8. Giải pháp 8: Gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học. Nâng cao chất lượng

đào tạo theo yêu cầu của một đại học định hướng nghiên cứu, gắn đào tạo sau đại học

với các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án. Tăng cường sự tham gia của sinh viên,

học viên cao học và nghiên cứu sinh trong các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa

học với các đối tác nước ngoài, hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

trong ĐHQG Huế.

5.1.4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công

nghệ

- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng thí nghiệm, cơ sở dữ liệu

phục vụ nghiên cứu và đào tạo có trọng điểm; phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh,

nhóm nghiên cứu trẻ có tiềm năng giải quyết những nhiệm vụ trọng điểm phục vụ phát

triển kinh tế - xã hội; hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc trên cơ sở hợp tác

lâu dài giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học và đối tác nước ngoài; khai thác hiệu quả

nguồn nhân vật lực dùng chung của ĐHQG, tạo điều kiện liên kết các tổ chức khoa học

và công nghệ cùng tính chất, cùng lĩnh vực hoặc liên ngành nhằm phát huy tối đa thế

mạnh của từng đơn vị.

- Tập trung nghiên cứu các lĩnh vực khoa học tự nhiên, nông nghiệp, y dược

nhằm nâng cao trình độ, vị thế khoa học của Việt Nam trong khu vực và thế giới, thúc

đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời tập trung nghiên cứu cơ bản trong lĩnh

vực khoa học xã hội và nhân văn để phát triển lý luận, cung cấp luận cứ khoa học cho

Page 60: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

60

việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích xây

dựng và triển khai hợp tác nghiên cứu khoa học với các đối tác nước ngoài; thu hút

nguồn kinh phí của nước ngoài thông qua các dự án nghiên cứu tại Việt Nam.

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, tăng cường công tác sở hữu trí tuệ và chuyển

giao công nghệ; tập trung nguồn lực thực hiện các chương trình phục vụ thiết thực sự

phát triển bền vững của các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước; đẩy

mạnh hợp tác doanh nghiệp - đại học trong nghiên cứu phát triển, xây dựng và phát triển

mạng lưới các tổ chức chuyên nghiệp phục vụ quá trình chuyển giao và thương mại hóa

sản phẩm khoa học và công nghệ; nâng cao vai trò dự báo của ĐHQG Huế trong phản

biện, tư vấn và dự báo xã hội, đảm bảo luận cứ khoa học cho việc xây dựng các định

hướng chiến lược, chính sách, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hướng kiểm soát sản

phẩm cuối, giao nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu theo sản phẩm tùy theo loại hình

nghiên cứu; tinh giản thủ tục, tăng cường năng lực điều phối; đảm bảo phân công, phân

cấp; áp dụng Nghị định 95 về đổi mới cơ chế tài chính căn cứ hiệu quả thực hiện, áp

dụng phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng. (Phụ lục 18, 19)

5.1.5. Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế

- Xây dựng môi trường, cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển quan hệ hợp

tác trong và ngoài nước, thu hút nguồn lực để phát triển ĐHQG Huế.

- Đẩy mạnh hợp tác chiến lược với các đối tác truyền thống như Hàn Quốc,

Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Nhật Bản thông qua việc thực hiện các thỏa thuận hợp

tác đã ký, mở rộng và đa dạng hóa quan hệ với các đại học ở châu Âu. Đồng thời tích

cực tham gia vào hoạt động hợp tác với các nước ASEAN và các tổ chức quốc tế như

EU (Erasmus+ CBHE), VLIR-UOS, Wallonie-Bruxelles, VEF, AUF, JICA,

KOICA, AusAID, USAID; chú trọng phát triển hoạt động trao đổi sinh viên với các

trường đại học trong khu vực và trên thế giới.

- Ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo,

triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình hợp tác quốc tế hiện có. Tích cực tìm

kiếm và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các trường đại học trong việc

phát triển các chương trình, dự án mới, tập trung các chương trình hợp tác mang tính

đa ngành, liên ngành, đa lĩnh vực để huy động tổng lực của các giáo sư, nhà nghiên

cứu, giảng viên đang công tác tại các trường thành viên và đơn vị trực thuộc của

ĐHQG Huế.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh thông qua các chương trình nâng cao

năng lực và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm tạo nguồn lực tham gia thực hiện

các nhiệm vụ hợp tác quốc tế và phát triển đại học.

- Tạo cơ chế để thu hút giảng viên, chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở

nước ngoài đến tham gia giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh

nghiệm.

Page 61: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

61

- Tích cực quảng bá, giới thiệu ĐHQG Huế với các đối tác quốc tế thông qua

các hoạt động hợp tác quốc tế và các mối quan hệ hợp tác nhằm nâng cao hình ảnh, vị

thế của ĐHQG Huế trên trường quốc tế.

- Tăng cường, thúc đẩy hợp tác quốc tế để nhập khẩu các chương trình đào tạo

tiên tiến, đã được kiểm định của các trường đại học lớn nước ngoài; hợp tác cùng xây

dựng các chương trình đào tạo đồng cấp bằng.

- Tiếp tục xây dựng những đề án liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ với các trường

đại học của các nước trong khu vực, chủ yếu với Lào, Myanmar và Campuchia.

- Tăng cường chuyển đổi các chương trình đào tạo hiện có hay xây dựng các

chương trình đào tạo mới giảng dạy bằng tiếng Anh (từ một phần đến hoàn toàn).

- Tích cực quảng bá để thu hút nghiên cứu sinh người nước ngoài đến học tập,

nghiên cứu, trao đổi học thuật tại các trường thành viên.

- Có lộ trình cụ thể về chỉ tiêu đối với các chương trình đào tạo liên kết quốc tế,

các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh đối với mỗi đơn vị đào tạo trong ĐHQG Huế.

5.1.6. Giải pháp về xây dựng Khu Đô thị Đại học Huế

- Phối hợp với UBND thành phố Huế thực hiện việc đền bù cho các hộ dân cư

để giải phóng mặt bằng toàn bộ Khu quy hoạch Đô thị Đại học Huế, trước mắt đến

năm 2021 di dời toàn bộ dân cư ra khỏi khu quy hoạch.

- Thực hiện đầu tư Khu quy hoạch theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ

thống nhất chỉ đạo tại Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 24/01/2018 của Văn phòng

Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc

với Đại học Huế, cụ thể: Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng 120 tỷ đồng, kinh phí

đầu tư dự án giai đoạn III 128 tỷ đồng sẽ được đầu tư trong kế hoạch Trung hạn 2015 -

2020 và phần còn lại sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA (100 triệu USD) và từ

nguồn vốn sắp xếp, xử lý nhà, đất của Đại học Huế. Trong đó, nguồn vốn vay ODA

(100 triệu USD) dự kiến sử dụng để đầu tư xây dựng các hạng mục sau:

TT Nội dung đầu tư ĐVT Khối lượng Đơn giá

(triệu đồng)

Thành tiền

(tỷ đồng)

1 Đường giao thông km 13 228 300

2 Tường rào m 1.700 1,0 170

3 Hệ thống cấp nước km 12 100 60

4 Hệ thống thoát nước km 60 250 150

5 Hệ thống cấp điện km 1,7 260 40

6 Hệ thống PCCC 30

7 Xây dựng các công trình

của các trường thành

viên và đơn vị trực thuộc

m2 93.000 14 1.320

8 Hạng mục hạ tầng kỹ

thuật khác

400

Page 62: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

62

Làm tròn 2.452

5.2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

5.2.1. Giai đoạn 1

- Tháng 7/2019 đến 9/2019: Đại học Huế hoàn chỉnh Đề án tiền khả thi đề nghị

Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt chủ trương phát

triển Đại học Huế thành ĐHQG Huế.

- Tháng 10/2019 đến tháng 12/2019: Xây dựng Đề án khả thi phát triển Đại học

Huế thành ĐHQG Huế trình Bộ Giáo dục và Đào tạo để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ

quyết định.

- Tháng 4/2020: Công bố Quyết định thành lập ĐHQG Huế trên cơ sở phát triển

Đại học Huế.

5.2.2. Giai đoạn 2

Từ giữa năm 2020 triển khai thực hiện đề án, hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy

và nhân sự, xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển ĐHQG Huế một cách toàn diện,

lâu dài đảm bảo theo chiến lược trung hạn và dài hạn.

5.2.2.1. Về tổ chức bộ máy

- Chậm nhất quý II năm 2020: Thành lập Khoa Lý luận chính trị, Viện Công

nghệ thông tin và Đào tạo mở (trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên,

Trung tâm Học liệu, Trung tâm Công nghệ thông tin - Đại học Huế hiện nay), doanh

nghiệp tại Đại học Huế và các đơn vị thành viên.

- Chậm nhất quý II năm 2021: Hoàn thành việc đổi tên Trường Đại học Y Dược

thành Trường Đại học Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Nghệ thuật thành Trường

Đại học Mỹ thuật, Trường Đại học Khoa học thành Trường Đại học Khoa học tự nhiên

và Xã hội nhân văn.

5.2.2.2. Về cơ sở vật chất

- Đến năm 2022 di dời toàn bộ dân cư ra khỏi Khu quy hoạch Đại học Huế; đến

đến năm 2025 di dời mồ mả và kiến trúc toàn bộ Khu quy hoạch (kinh phí đền bù giải

phóng mặt bằng 120 tỷ đồng).

- Đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành phần hạ tầng và đầu tư hoàn chỉnh các

Trường Đại học: Kinh tế, Luật, Ngoại ngữ và một phần của Khoa Du lịch (kinh phí

đầu tư dự án giai đoạn III 128 tỷ đồng).

- Đến năm 2030 hoàn thành việc đầu tư xây dựng Khu đô thị Đại học Huế (bằng

nguồn vốn vay ODA 100 triệu USD và từ nguồn vốn sắp xếp, xử lý nhà, đất của Đại

học Huế).

- Đồng thời có kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xin cấp bổ

sung khoảng 50 ha đất để tiếp tục xây dựng mở rộng ĐHQG Huế.

5.2.2.3. Xếp hạng đại học châu Á và thế giới

- Năm 2027: tốp 250 châu Á và 1.000 thế giới.

- Năm 2037: tốp 200 châu Á và 900 thế giới.

Page 63: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

63

- Năm 2047: tốp 150 châu Á và 800 thế giới.

- Năm 2057: tốp 100 châu Á và 700 thế giới.

Page 64: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Trong suốt chặng đường hơn 62 năm xây dựng và phát triển, Đại học Huế đã

đạt được những thành tựu đáng trân trọng về nhiều mặt, đóng góp quan trọng vào việc

cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và cả

nước. Sau hơn 25 năm hoạt động với tư cách là một trong 3 đại học vùng của cả nước,

được tập trung đầu tư, đến nay các điều kiện để Đại học Huế phát triển thành ĐHQG

Huế đã chín muồi.

Việc thành lập ĐHQG Huế trong thời điểm hiện nay là hoàn toàn khả thi và rất

cần thiết, tạo điều kiện cho Đại học Huế thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao, trình độ cao mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Việc phát triển Đại

học Huế thành ĐHQG Huế là thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Kết luận số 48-KL/TW và Thông báo số

175-TB/TW.

2. Phát triển Đại học Huế thành ĐHQG Huế tại một vùng đất vốn là kinh đô của

Việt Nam hàng trăm năm trước, đã từng tồn tại trường ĐHQG - Quốc Tử Giám (Huế),

nơi hội tụ trí tuệ và đào tạo nhân tài của đất nước, tại một vùng đất có truyền thống

hiếu học, văn hiến và văn hóa đặc sắc của dân tộc là sự tiếp nối truyền thống giáo dục

tinh hoa đã có nguồn mạch lâu đời, tại một địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan

trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Thành lập ĐHQG Huế là nâng

cấp một cơ sở giáo dục đại học có uy tín, có kinh nghiệm trong mấy chục năm qua, sẽ

góp phần tích cực vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao

cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, tạo tiền đề cho quá trình hội nhập

khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay,

hướng đến cách mạng công nghiệp 5.0 trong tương lai.

3. ĐHQG Huế là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa

học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng

cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy,

định hướng của ĐHQG Huế là sắp xếp, cơ cấu lại ngành nghề đào tạo phù hợp với thế

mạnh của ĐHQG Huế và yêu cầu phát triển đất nước, thu hút người học, phù hợp với

tiêu chí đại học định hướng nghiên cứu và ứng dụng cao, đảm bảo không trùng lặp

ngành nghề giữa các đơn vị đào tạo trong ĐHQG Huế; tạm dừng và dừng các ngành 3

năm không tuyển sinh được và ưu tiên mở mới các ngành có tính liên ngành, kỹ thuật,

tiên tiến, đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nghiên cứu khoa học, phát triển

công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội vùng

và cả nước. Cơ cấu đào tạo và nghiên cứu có lựa chọn này quán triệt nguyên tắc: Khai

thác triệt để các thế mạnh của ĐHQG Huế nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo, nghiên

cứu chất lượng cao, trình độ cao, tạo điều kiện để ĐHQG Huế trở thành cơ sở giáo dục

đại học định hướng nghiên cứu và ứng dụng cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á, và

từng bước đạt chuẩn thế giới.

Page 65: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

65

4. Đề án phát triển Đại học Huế thành ĐHQG Huế được xây dựng: Một là, căn

cứ vào văn bản pháp quy hiện hành, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển

nguồn nhân lực của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặt khác, dựa trên cơ sở

phân tích nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao, trình độ cao trong các ngành, lĩnh

vực cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu này của các cơ sở giáo dục đại học khu vực

miền Trung - Tây Nguyên hiện nay. Bằng việc tập trung vào những ngành, lĩnh vực

nghiên cứu có chọn lọc, đón đầu nhu cầu của xã hội, dựa trên tiềm năng và lợi thế của

một cơ sở giáo dục đại học có truyền thống hơn 62 năm xây dựng và phát triển,

ĐHQG Huế sẽ đóng góp quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,

trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội và

hội nhập quốc tế của đất nước.

5. ĐHQG Huế cam kết tập trung mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện thành

công các nội dung của Đề án đã đưa ra; tiếp tục giữ vững khối đoàn kết nhất trí cao

trong toàn ĐHQG Huế, tập trung mọi cố gắng cả về sức lực và trí tuệ, dưới sự lãnh

đạo, chỉ đạo của Chính phủ, sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các

Bộ, ngành có liên quan, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ

và hợp tác của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế để tiếp tục nâng cao chất

lượng đội ngũ và cơ sở vật chất, tăng cường tiềm lực tài chính, đổi mới và hoàn thiện

công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ

cộng đồng, xây dựng ĐHQG Huế trở thành một trong những đại học định hướng

nghiên cứu và ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á.

Đại học Huế, với sự đồng lòng, hợp sức của toàn thể cán bộ giảng viên, mong

muốn các cấp Trung ương và địa phương tập trung nguồn lực, chỉ đạo, giúp đỡ, dẫn

dắt sát sao, tận dụng thời cơ để Đại học Huế trở thành ĐHQG Huế theo Kết luận 48-

KL/TW của Bộ chính trị sau hơn 10 năm triển khai quyết liệt.

Với quyết tâm cao, Đại học Huế trân trọng kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào

tạo, các Bộ, ngành liên quan xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án và

quyết định thành lập ĐHQG Huế trên cơ sở phát triển Đại học Huế ./.

GIÁM ĐỐC

Nguyễn Quang Linh

Page 66: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách một số cựu sinh viên thành đạt của Đại học Huế

Phụ lục 2: Số Số liệu đội ngũ cán bộ, viên chức của Đại học Huế năm 2009 và 2019

Phụ lục 3: Danh mục ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của các đơn vị

đào tạo thuộc Đại học Huế

Phụ lục 4. Danh mục các chuyên ngành Chuyên khoa I, II, Bác sĩ nội trú tại Trường

Đại học Y Dược, Đại học Huế

Phụ lục 5. Tình hình tài chính của Đại học Huế qua các giai đoạn: 1994- 2009 – 2019

Phụ lục 6. Biểu tổng hợp cơ sở vật chất của Đại học Huếqua các năm: 1994-2009-2019

Phụ lục 7: Mô hình Đại học Humboldt-Berlin

Phụ lục 8: Cơ cấu tổ chức và cơ cấu đội ngũ của Đại học Đà Nẵng và Đại học Thái

Nguyên

Phụ lục 9: Công tác đào tạo và đảm bảo chất lượng của các đại học vùng

Phụ lục 10: So sánh với hai ĐHQG về kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công

nghệ và hợp tác quốc tế

Phụ lục 11. Số công bố quốc tế thuộc danh mục WoS của các ĐHQG và đại học vùng

giai đoạn 2015-2019

Phụ lục 12. Số công bố quốc tế thuộc danh mục Scopus của các ĐHQG và đại học

vùng giai đoạn 2015-2019

Phụ lục 13: Xếp hạng QS của các Đại học vùng

Phụ lục 14. Tổng hợp đầu tư trang thiết bị của Đại học Huế qua các giai đoạn: 1994-

2009-2019

Phụ lục 15: Danh mục các văn bản pháp lý

Phụ lục 16: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đại học Quốc gia Huế

Phụ lục 17: Kế hoạch xây dựng, mô hình hoạt động và kiến trúc của hệ thống đề xuất

mô hình “Đại học thông minh, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”

Phụ lục 18: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đại học Quốc gia Huế

Phụ lục 19. Kế hoạch dự kiến công bố quốc tế của ĐHQG Huếgiai đoạn 2020-2025

Phụ lục 20: Danh sách các cá nhân đóng góp ý kiến cho Đề án phát triển Đại học Huế

thành Đại học Quốc gia

Page 67: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 1: Danh sách một số cựu sinh viên thành đạt của Đại học Huế những năm

gần đây (thống kê chưa đầy đủ)

TT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ

1 Dương Văn An Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Nguyên Bí thư Trung ương Đoàn TNCSHCM

2 Lương Ngọc Bính Nguyên UVTW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình

3 Nguyễn Nhân Chiến UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh

4 Nguyễn Đức Chính Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

5 Lê Trung Chinh Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.

6 Ngô Quốc Cường Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ Sinh học R.E.P

7 Phan Thiên Định Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

8 Hà Sĩ Đồng Phó Chủ tịch UBND; Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị

9 Nguyễn Dung Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

10 Hồ Quốc Dũng Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

11 Lê Văn Dũng Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam

12 Trần Tiến Dũng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

13 Vũ Hoàng Hà UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định

14 Nguyễn Vũ Linh Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn thiên nhiên – Tổng cục LN –

Bộ NNPTNT

15 Đào Quang Lộc Phó Tổng Giám đốc Công ty Greenfeed

16 Nguyễn Nam Long Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình

17 Kiều Minh Lực Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam

18 Lê Trường Lưu UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

19 Trương Đình Mậu Nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo Bộ GD&ĐT

20 Phạm Phú Phát Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam

21 Trương Văn Phước Nguyên Quyền Chủ tịch UB Giám sát Tài chính Quốc gia,

nguyên Tổng GĐ Eximbank

22 Nguyễn Văn Phương Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 68: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

23 Nguyễn Thanh Sơn Viện Trưởng Viện Chăn nuôi Quốc Gia

24 Vũ Văn Tám Thứ trưởng Bộ NN & PTNT

25 Nguyễn Văn Tấn Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam

26 Trần Công Thuật Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

27 Mai Thức Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

28 Nguyễn Văn Tiến Vụ trưởng Vụ nông nghiệp Ban kinh tế TW Đảng

29 Nguyễn Thế Trung UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An

30 Trần Nam Tú Phó Vụ trưởng Vụ KHCN-MT Bộ GD&ĐT

31 Trần Quốc Tuấn Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Bình

Phụ lục 2. Số liệu đội ngũ cán bộ, viên chức của Đại học Huế năm 2009 và 2019

.0

500.0

1000.0

1500.0

2000.0

2500.0

3000.0

3500.0

4000.0

CBGD GS, PGS TS ThS ĐH Tổng số CB

2009

2019

TT Tiêu chí 2009 2019

1 Cán bộ giảng dạy 1.824 2.635

2 GS, PGS 118 275

3 TS 352 778

4 ThS 783 1.950

5 ĐH 1.585 978

6 Tổng số CB 3.183 4.088

Page 69: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 3. Danh mục ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của các đơn

vị đào tạo thuộc Đại học Huế

TT

Trình

độ đào

tạo

Ngành đào tạo hiện tại của các đơn vị

ngành Tên ngành Số, ngày QĐ mở ngành

I TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ

1 TS 9380107 Luật kinh tế 1779/QĐ-BGDĐT ngày 25/5/2016

2 ThS 8380107 Luật kinh tế 3642/QĐ-BGDĐT ngày 12/9/2012

3 ThS 8380106 Lý luận và lịch sử nhà

nước và pháp luật 234/QĐ-ĐHH ngày 06/3/2019

4 ĐH 7380101 Luật 15/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày 22/01/2010

5 ĐH 7380107 Luật kinh tế 110/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày

25/01/2011

II KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT - ĐẠI HỌC HUẾ

6 ĐH 7140206 Giáo dục thể chất 18/QĐ-ĐHH-ĐT ngày 12/01/2006

7 ĐH 7140208 GD quốc phòng - An ninh 4110/QĐ-BGDĐT-ĐH ngày

10/9/2002

III KHOA DU LỊCH - ĐẠI HỌC HUẾ

8 TS 9810101 Du lịch 841/QĐ-ĐHH ngày 21/6/2019

9 ThS 8810103 Quản trị dịch vụ du lịch và

lữ hành 64/QĐ-BGDĐT ngày 08/01/2016

10 ĐH 7310101 Kinh tế 1628/QĐ-ĐHH ngày 21/8/2012

11 ĐH 7340101 Quản trị kinh doanh 39/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày

31/01/2008

12 ĐH 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và

lữ hành 1628/QĐ-ĐHH ngày 21/8/2012

13 ĐH 7810201 Quản trị khách sạn 1261/QĐ-ĐHH ngày 15/11/2017

14 ĐH 7810202 Quản trị nhà hàng và dịch

vụ ăn uống 1262/QĐ-ĐHH ngày 15/11/2017

15 ĐH 7810101 Du lịch 180/QĐ-ĐHH ngày 28/02/2018

16 ĐH 7810102 Du lịch điện tử (đào tạo thí

điểm) 218/QĐ-ĐHH ngày 04/3/2019

17 ĐH 7810104 Quản trị Du lịch và khách

sạn (thí điểm) 866/QĐ-ĐHH ngày 26/6/2019

IV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ

Page 70: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

18 TS 9140111 Lý luận và PPDH bộ môn

Tiếng Anh 724/QĐ-BGDĐT ngày 25/2/2013

19 TS 9222024 Ngôn ngữ học so sánh, đối

chiếu 849/QĐ-ĐHH ngày 24/6/2019

20 ThS 8140111 Lý luận và PPDH bộ môn

Tiếng Anh

1640/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày

01/4/2004

21 ThS 8140111 Lý luận và PPDH bộ môn

Tiếng Pháp

898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

22 ThS 8220203 Ngôn ngữ Pháp 1148/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/3/2006

23 ThS 8222024 Ngôn ngữ học so sánh, đối

chiếu 2425/QĐ-BGDĐT ngày 03/7/2013

24 ThS 8220201 Ngôn ngữ Anh 861/QĐ-ĐHH ngày 25/6/2019

25 ĐH 7140231 SP Tiếng Anh 126/QĐ-TTg ngày 13/7/2004

26 ĐH 7140233 SP Tiếng Pháp 126/QĐ-TTg ngày 13/7/2004

27 ĐH 7140234 SP Tiếng Trung Quốc 20/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày 12/01/2006

28 ĐH 7220101 Tiếng Việt và văn hóa Việt

Nam

234/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày

31/12/2008

29 ĐH 7310630 Việt Nam học 533/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày

22/12/2006

30 ĐH 7220201 Ngôn ngữ Anh 126/QĐ-TTg ngày 13/7/2004

31 ĐH 7220202 Ngôn ngữ Nga 109/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày

25/01/2011

32 ĐH 7220203 Ngô ngữ Pháp 126/QĐ-TTg ngày 13/7/2004

33 ĐH 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc 20/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày 12/01/2006

34 ĐH 7220209 Ngôn ngữ Nhật 20/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày 12/01/2006

35 ĐH 7220210 Ngôn ngữ Hàn quốc 207/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày

28/12/2007

36 ĐH 7310601 Quốc tế học 533/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày

22/12/2006

V TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ

37 TS 9310102 Kinh tế chính trị 460/QĐ-ĐHH ngày 15/5/2017

38 TS 9340101 Quản trị kinh doanh 953/QĐ-BGDĐT ngày 07/3/2012

39 TS 9620115 Kinh tế nông nghiệp 2234/QĐ-BGDĐT-ĐH&SĐH ngày

04/5/2004

40 ThS 8310102 Kinh tế chính trị 7060/QĐ-BGDĐT ngày 06/11/2007

41 ThS 8340101 Quản trị kinh doanh 1640/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày

01/4/2004

42 ThS 8310110 Quản lý kinh tế 4828/QĐ-BGDĐT ngày 18/10/2013

Page 71: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

43 ThS 8620115 Kinh tế nông nghiệp 898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

44 ĐH 7310101 Kinh tế 31/QĐ/ĐHH-ĐT ngày 05/03/2003

45 ĐH 7340101 Quản trị kinh doanh 7622/BGD&ĐT/KHTC ngày

09/11/1995

46 ĐH 7340115 Marketing 214/QĐ-ĐHH ngày 18/2/2014

47 ĐH 7340121 Kinh doanh thương mại 215/QĐ-ĐHH ngày 18/2/2014

48 ĐH 7340201 Tài chính - Ngân hàng 23/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày 12/01/2006

49 ĐH 7340301 Kế toán 523/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày

20/03/1998

50 ĐH 7340302 Kiểm toán 216/QĐ-ĐHH ngày 18/2/2014

51 ĐH 7340404 Quản trị nhân lực 229/QĐ-ĐHH ngày 19/2/2014

52 ĐH 7340405 Hệ thống thông tin quản lý 532/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày

22/12/2006

53 ĐH 7620114 Kinh doanh nông nghiệp 219/QĐ-ĐHH ngày 18/2/2014

54 ĐH 7620115 Kinh tế nông nghiệp 217/QĐ-ĐHH ngày 18/2/2014

55 ĐH 7310102 Kinh tế chính trị 296/QĐ-ĐHH ngày 21/3/2018

56 ĐH 7310107 Thống kê kinh tế 299/QĐ-ĐHH ngày 21/3/2018

57 ĐH 7340122 Thương mại điện tử 298/QĐ-ĐHH ngày 21/3/2018

VI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ

58 TS 9620105 Chăn nuôi 3372/GD-ĐT ngày 23/10/1997

59 TS 9620110 Khoa học cây trồng 3372/GD-ĐT ngày 23/10/1997

60 TS 9620112 Bảo vệ thực vật 447/QĐ-ĐHH ngày 12/5/2017

61 TS 9620116 Phát triển nông thôn 5527/QĐ-BGDĐT ngày 21/11/2014

62 TS 9620205 Lâm sinh 2423/QĐ-BGDĐT ngày 03/7/2013

63 TS 9620301 Nuôi trồng Thủy sản 446/QĐ-ĐHH ngày 12/5/2017

64 TS 9640101 Thú y 448/QĐ-ĐHH ngày 12/5/2017

65 TS 9850103 Quản lý đất đai 1103/QĐ-BGDĐT ngày 22/3/2012

66 TS 9540101 Công nghệ thực phẩm 867/QĐ-ĐHH ngày 27/6/2019

67 ThS 8520103 Kỹ thuật cơ khí 1148/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/3/2006

68 ThS 8540101 Công nghệ thực phẩm 1310/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2014

69 ThS 8620105 Chăn nuôi 1946/QĐ-SĐH ngày 16/9/1993

70 ThS 8620110 Khoa học cây trồng 1946/QĐ-SĐH ngày 16/9/1993

71 ThS 8620112 Bảo vệ thực vật 6024/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2010

Page 72: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

72 ThS 8620116 Phát triển nông thôn 2420/QĐ-BGDĐT ngày 28/4/2008

73 ThS 8620201 Lâm học 1148/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/3/2006

74 ThS 8620301 Nuôi trồng thuỷ sản 3721/QĐ-BGDĐT ngày 26/5/2009

75 ThS 8640101 Thú y 1640/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày

01/4/2004

76 ThS 8850103 Quản lý đất đai 249/QĐ-BGDĐT ngày 18/01/2010

77 ĐH 7620103 Khoa học đất 531/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày

22/12/2006

78 ĐH 7510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 1227/QĐ/BGDĐT-ĐH&SĐH,

10/3/2004

79 ĐH 7520114 Kỹ thuật cơ điện tử 213/QĐ-ĐHH ngày 18/2/2014

80 ĐH 7540101 Công nghệ thực phẩm 531/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày

22/12/2006

81 ĐH 7540104 Công nghệ sau thu hoạch 5392/BGDĐT/KHTC ngày 10/8/1995

82 ĐH 7549001 Công nghệ chế biến lâm

sản 21/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày 12/01/2006

83 ĐH 7580210 Kỹ thuật cơ sở hạ tầng 1959/QĐ-BGDĐT ngày 12/6/2015

84 ĐH 7620102 Khuyến nông 1363/QĐ/BGDĐT-ĐH ngày

01/4/2002

85 ĐH 7620105 Chăn nuôi Đào tạo từ 1967

86 ĐH 7620109 Nông học 835/QĐ/BGDĐT-ĐH ngày

20/02/2001

87 ĐH 7620110 Khoa học cây trồng Đào tạo từ 1967

88 ĐH 7620112 Bảo vệ thực vật Đào tạo từ 1994

89 ĐH 7620113 Công nghệ rau hoa quả và

cảnh quan

213/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày

28/12/2007

90 ĐH 7620116 Phát triển nông thôn 17/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày

22/01/2010

91 ĐH 7620201 Lâm học Đào tạo từ 1987

92 ĐH 7620202 Lâm nghiệp đô thị 220/QĐ-ĐHH ngày 18/2/2014

93 ĐH 7620211 Quản lí tài nguyên rừng 32/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày 05/03/2003

94 ĐH 7620301 Nuôi trồng thủy sản Đào tạo từ 1994

95 ĐH 7620302 Bệnh học thủy sản 2289/QĐ-BGDĐT ngày 6/7/2016

96 ĐH 7620305 Quản lý thủy sản 34/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày 10/02/2009

97 ĐH 7640101 Thú y Đào tạo từ 1994

98 ĐH 7850103 Quản lí đất đai 5392/BGDĐT/KHTC ngày

Page 73: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

10/8/1995

99 ĐH 7340116 Bất động sản 186/QĐ-ĐHH ngày 02/3/2018

100 ĐH 7540106 Đảm bảo chất lượng và an

toàn thực phẩm 208/QĐ-ĐHH ngày 08/3/2018

101 ĐH 7420203 Sinh học ứng dụng 38/QĐ-ĐHH ngày 15/01/2019

VII TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ

102 ĐH 7140222 Sư phạm Mĩ thuật 212/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày

28/12/2007

103 ĐH 7210103 Hội hoạ 1957

104 ĐH 7210104 Đồ họa 233/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày

31/12/2008

105 ĐH 7210105 Điêu khắc 1957

106 ĐH 7210403 Thiết kế đồ họa 1628/QĐ-ĐHH ngày 21/8/2012

107 ĐH 7210404 Thiết kế thời trang 1628/QĐ-ĐHH ngày 21/8/2012

108 ĐH 7580108 Thiết kế nội thất 640/BGDĐT-KHTC ngày 31/01/1996

VIII PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC HUẾ TẠI QUẢNG TRỊ, ĐẠI HỌC HUẾ

109 ĐH 7510406 Công nghệ kĩ thuật môi

trường

236/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày

31/12/2008

110 ĐH 7520201 Kỹ thuật điện 111/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày

25/01/2011

111 ĐH 7520503 Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ 235/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày

31/12/2008

112 ĐH 7580201 Kỹ thuật xây dựng 16/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày

22/01/2010

113 ĐH 7580301 Kinh tế xây dựng 1168/QĐ-ĐHH ngày 23/10/2017

114 ĐH 7520216 Kỹ thuật điều khiển và tự

động hoá 114/QĐ-ĐHH ngày 23/01/2019

IX TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

115 TS 9140111 Lý luận và PPDH bộ môn

sinh học 2875/QĐ-BGDĐT ngày 07/8/2015

116 TS 9140111 Lý luận và PPDH bộ môn

toán 2518/QĐ-BGDĐT ngày 02/7/2016

117 TS 9140111 Lý luận và PPDH bộ môn

Vật lý 512/SĐH ngày 30/01/2002

118 TS 9220120 Lý luận văn học 510/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2015

119 TS 9229013 Lịch sử Việt Nam 1148/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/3/2006

Page 74: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

120 TS 9420103 Động vật học

4736/SĐH ngày 23/10/2000

(715/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

16/2/2001 chuyển chính thức)

121 TS 9420111 Thực vật học 510/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2015

122 TS 9440103 Vật lý lý thuyết và vật lý

toán

2234/QĐ-BGDĐT-ĐH&SĐH ngày

04/5/2004

123 TS 9440113 Hóa vô cơ 510/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2015

124 TS 9440119 Hoá lý thuyết và hoá lý 3372/GD-ĐT ngày 23/10/1997

125 TS 9440217 Địa lý tự nhiên 2518/QĐ-BGDĐT ngày 02/7/2016

126 TS 9460104 Đại số và lý thuyết số 3372/GD-ĐT ngày 23/10/1997

127 ThS 8140101 Giáo dục học 3842/QĐ-BGDĐT ngày 30/8/2011

128 ThS 8140111 Lý luận và PPDH bộ môn

Địa lý 1762/GD-ĐT ngày 08/11/1995

129 ThS 8140111 Lý luận và PPDH bộ môn

Hoá học 1762/GD-ĐT ngày 08/11/1996

130 ThS 8140111 Lý luận và PPDH bộ môn

Lịch sử 1762/GD-ĐT ngày 08/11/1997

131 ThS 8140111 Lý luận và PPDH bộ môn

Sinh học

1640/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày

01/4/2004

132 ThS 8140111 Lý luận và PPDH bộ môn

Toán học 1762/GD-ĐT ngày 08/11/1999

133 ThS 8140111 Lý luận và PPDH bộ môn

Văn - tiếng Việt 1762/GD-ĐT ngày 08/11/2000

134 ThS 8140111 Lý luận và PPDH bộ môn

Vật lý 1762/GD-ĐT ngày 08/11/2001

135 ThS 8140114 Quản lý giáo dục 331/GD-ĐT ngày 24/01/1995

136 ThS 8220120 Lý luận văn học 2906/QĐ-SĐH ngày 21/12/1993

137 ThS 8220121 Văn học Việt Nam 136/GD-ĐT ngày 08/02/1995

138 ThS 8220242 Văn học nước ngoài 898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

139 ThS 8229011 Lịch sử thế giới 898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

140 ThS 8229013 Lịch sử Việt Nam 526/GD-ĐT ngày 05/2/1996

141 ThS 8310401 Tâm lý học 1640/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày

01/4/2004

142 ThS 8310501 Địa lý học 1640/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày

01/4/2004

143 ThS 8420103 Động vật học 136/GD-ĐT ngày 08/02/1995

144 ThS 8420111 Thực vật học 2906/QĐ-SĐH ngày 21/12/1993

Page 75: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

145 ThS 8440103 Vật lý lý thuyết và vật lý

toán

898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

146 ThS 8440113 Hoá vô cơ 2906/QĐ-SĐH ngày 21/12/1993

147 ThS 8440114 Hoá hữu cơ 898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

148 ThS 8440118 Hoá phân tích 898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

149 ThS 8440119 Hoá lý thuyết và hoá lý 3207/QĐ-SĐH ngày 10/12/1991

150 ThS 8440217 Địa lý tự nhiên 898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

151 ThS 8460102 Toán giải tích 3207/QĐ-SĐH ngày 10/12/1991

152 ThS 8460104 Đại số và lý thuyết số 2769/QĐ-SĐH ngày 02/12/1992

153 ThS 8460105 Hình học và tôpô 513/SĐH ngày 30/01/2002

154 ThS 8480104 Hệ thống thông tin 15/QĐ-ĐHH ngày 08/01/2019

155 ĐH 7140114 Quản lý Giáo dục 336/QĐ-BGDĐT ngày 23/01/2006

156 ĐH 7140201 Giáo dục Mầm non 4110/QĐ-BGDĐT-ĐH ngày

10/9/2002

157 ĐH 7140202 Giáo dục tiểu học 1761/QĐ-BGDĐT ngày 16/5/1996

158 ĐH 7140205 Giáo dục Chính trị 108/ĐT-ĐHH, ngày 19/02/1997

159 ĐH 7140208 GD quốc phòng - An ninh 07/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày

09/01/2008

160 ĐH 7140209 SP Toán học 426/TTg ngày 27/10/1976

161 ĐH 7140210 SP Tin học 426/TTg ngày 27/10/1976

162 ĐH 7140211 SP Vật lí 426/TTg ngày 27/10/1976

163 ĐH 7140212 SP Hoá học 426/TTg ngày 27/10/1976

164 ĐH 7140213 SP Sinh học 426/TTg ngày 27/10/1976

165 ĐH 7140214 SP Kĩ thuật công nghiệp 229/QĐ-BGDĐT_ĐH&SĐH ngày

17/10/2005

166 ĐH 7140215 SP Kĩ thuật nông nghiệp 3824/GD-ĐT ngày 19/11/1997

167 ĐH 7140217 SP Ngữ văn 426/TTg ngày 27/10/1976

168 ĐH 7140218 SP Lịch sử 426/TTg ngày 27/10/1976

169 ĐH 7140219 SP Địa lí 426/TTg ngày 27/10/1976

170 ĐH 7310403 Tâm lí học giáo dục 3824/GD-ĐT ngày 19/11/1997

171 ĐH 7140221 Sư phạm Âm nhạc 280/QĐ-ĐHH ngày 13/3/2019

172 ĐH 7140247 Sư phạm Khoa học tự 273/QĐ-ĐHH ngày 12/3/2019

Page 76: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

nhiên

173 ĐH 7480104 Hệ thống thông tin 269/QĐ-ĐHH ngày 12/3/2019

174 ĐH 7140248 Giáo dục pháp luật 271/QĐ-ĐHH ngày 12/3/2019

175 ĐH 7140204 Giáo dục công dân 270/QĐ-ĐHH ngày 12/3/2019

176 ĐH 7140249 Sư phạm Lịch sử - Địa lý 279/QĐ-ĐHH ngày 13/3/2019

X TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ

177 TS 9220121 Văn học Việt Nam 2857/QĐ-BGDĐT ngày 13/7/2011

178 TS 9229020 Ngôn ngữ học 2001/QĐ-BGDĐT ngày 13/5/2011

179 TS 9229011 Lịch sử thế giới 509/SĐH ngày 30/01/2002

180 TS 9229013 Lịch sử Việt Nam 1148/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/3/2006

181 TS 9310310 Dân tộc học 5701/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2013

182 TS 9420104 Sinh lý học người và động

vật 2769/QĐ-SĐH ngày 02/12/1994

183 TS 9420112 Sinh lý học thực vật 2769/QĐ-SĐH ngày 02/12/1995

184 TS 9420201 Công nghệ sinh học 3449/QĐ-BGDĐT ngày 07/9/2015

185 TS 9440104 Vật lý chất rắn 897/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/3/1999

186 TS 9440110 Quang học 897/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/3/1999

187 TS 9440114 Hoá hữu cơ 5962/QĐ-BGDĐT ngày 19/12/2013

188 TS 9440118 Hoá phân tích 5962/QĐ-BGDĐT ngày 19/12/2013

189 TS 9440119 Hoá lý thuyết và hoá lý 3372/GD-ĐT ngày 23/10/1997

190 TS 9440201 Địa chất học 2957/QĐ-BGDĐT ngày 14/8/2015

191 TS 9460104 Đại số và lý thuyết số 3372/GD-ĐT ngày 23/10/1997

192 TS 9480101 Khoa học máy tính 2001/QĐ-BGDĐT ngày 13/5/2011

193 TS 9850101 Quản lý tài nguyên và môi

trường 2637/QĐ-BGDĐT ngày 24/7/2015

194 ThS 8220120 Lý luận văn học 2906/QĐ-SĐH ngày 21/12/1993

195 ThS 8220121 Văn học Việt Nam 136/GD-ĐT ngày 08/02/1995

196 ThS 8229020 Ngôn ngữ học 2906/QĐ-SĐH ngày 21/12/1993

197 ThS 8229001 Triết học 1640/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày

01/4/2004

198 ThS 8229011 Lịch sử thế giới 898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

199 ThS 8229013 Lịch sử Việt Nam 526/GD-ĐT ngày 05/2/1996

Page 77: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

200 ThS 8310310 Dân tộc học 1827/GD-ĐT ngày 07/05/1996

201 ThS 8420103 Động vật học 136/GD-ĐT ngày 08/02/1995

202 ThS 8420114 Sinh học thực nghiệm 2769/QĐ-SĐH ngày 02/12/1993

203 ThS 8420120 Sinh thái học 898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

204 ThS 8420201 Công nghệ sinh học 8909/QĐ-BGDĐT ngày 21/12/2009

205 ThS 8440104 Vật lý chất rắn 2769/QĐ-SĐH ngày 02/12/1992

206 ThS 8440110 Quang học 2769/QĐ-SĐH ngày 02/12/1993

207 ThS 8440113 Hoá vô cơ 2906/QĐ-SĐH ngày 21/12/1993

208 ThS 8440119 Hoá lý thuyết và hoá lý 3207/QĐ-SĐH ngày 10/12/1991

209 ThS 8440201 Địa chất học 1640/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày

01/4/2004

210 ThS 8440220 Địa lý tài nguyên và môi

trường 1148/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/3/2006

211 ThS 8440301 Khoa học môi trường 1148/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/3/2006

212 ThS 8460106 Lý thuyết xác suất và

thống kê toán học

898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

213 ThS 8460112 Toán ứng dụng 2769/QĐ-SĐH ngày 02/12/1993

214 ThS 8480101 Khoa học máy tính 716/QĐ-BGD&ĐT-SDH ngày

16/02/2001

215 ThS 8520501 Kỹ thuật địa chất 2111/QĐ-BGDĐT ngày 22/6/2016

216 ThS 8580101 Kiến trúc 2111/QĐ-BGDĐT ngày 22/6/2016

217 ThS 8850101 Quản lý tài nguyên và môi

trường 6885/QĐ-BGDĐT ngày 31/10/2007

218 ThS 8440114 Hoá hữu cơ 898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

219 ThS 8440118 Hoá phân tích 898/QĐ-BGD&ĐT-SĐH ngày

05/03/1999

220 ThS 8760101 Công tác xã hội 20/QĐ-ĐHH-ĐTĐH ngày

10/01/2019

221 ThS 8229042 Quản lý văn hoá 850/QĐ-ĐHH ngày 24/6/2019

222 ĐH 7220104 Hán - Nôm 1363/QĐ/BGDĐT-ĐH ngày

01/4/2002

223 ĐH 7310608 Đông phương học 08/QĐ/ĐHH-ĐT ngày 24/01/2007

224 ĐH 7229001 Triết học 01/QĐ-ĐHH ngày 03/01/1998

225 ĐH 7229010 Lịch sử 10/1977

Page 78: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

226 ĐH 7229020 Ngôn ngữ học 19/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày 12/01/2006

227 ĐH 7229030 Văn học 19/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày 12/01/2006

228 ĐH 7310301 Xã hội học 19/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày 12/01/2006

229 ĐH 7320101 Báo chí 33/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày 05/03/2003

230 ĐH 7420101 Sinh học 10/1977

231 ĐH 7420201 Công nghệ sinh học 62/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày 22/03/2004

232 ĐH 7440102 Vật lí học 10/1977

233 ĐH 7440112 Hoá học 10/1977

234 ĐH 7440201 Địa chất học 10/1977

235 ĐH 7440217 Địa lí tự nhiên kỹ thuật 10/1977

236 ĐH 7440301 Khoa học môi trường 5993/QĐ-BGDĐT-ĐH ngày

29/12/1999

237 ĐH 7460101 Toán học 10/1977

238 ĐH 7460112 Toán ứng dụng 208/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày

28/12/2007

239 ĐH 7480201 Công nghệ thông tin 3817/GD-ĐT ngày 13/12/1994

240 ĐH 7510302 Công nghệ kỹ thuật điện

tử- viễn thông

1227/QĐ/BGDĐT-ĐH&SĐH,

10/3/2004

241 ĐH 7520501 Kỹ thuật địa chất 02/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày 15/01/2007

242 ĐH 7580101 Kiến trúc 16/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày 23/02/2001

243 ĐH 7760101 Công tác xã hội 42/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày 10/03/2005

244 ĐH 7850101 Quản lý tài nguyên và môi

trường 212/QĐ-ĐHH ngày 18/2/2014

245 ĐH 7520503 Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ 235/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày

31/12/2008

246 ĐH 7310205 Quản lý nhà nước 1218/QĐ-ĐHH ngày 19/9/2018

247 ĐH 7580105 Quy hoạch vùng và đô thị 1545/QĐ-ĐHH ngày 27/11/2018

248 ĐH 7510401 Công nghệ kỹ thuật hoá

học 1573/QĐ-ĐHH ngày 30/11/2018

249 ĐH 7480103 Kỹ thuật phần mềm 1716/QĐ-ĐHH ngày 27/12/2018

250 ĐH 7310108 Toán kinh tế 37/QĐ-ĐHH ngày 15/01/2019

251 ĐH 7420202 Kỹ thuật sinh học 39/QĐ-ĐHH ngày 15/01/2019

252 ĐH 7520320 Kỹ thuật môi trường 43/QĐ-ĐHH ngày 16/01/2019

253 ĐH 7580211 Địa kỹ thuật xây dựng 106/QĐ-ĐHH ngày 22/01/2019

Page 79: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

XI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ

254 TS 9720104 Ngoại khoa

Ngoại tiêu hóa: 596/SĐH ngày

11/02/2003; Ngoại Tiết niệu: 10/QĐ-

BGDĐT ngày 03/01/2014

255 TS 9720105 Sản phụ khoa 2445/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày

09/5/2005

256 TS 9720106 Nhi khoa 5160/QĐ-BGDĐT ngày 03/11/2016

257 TS 9720107 Nội khoa 3372/GD-ĐT ngày 23/10/1997

258 TS 9720111 Điện quang và Y học hạt

nhân 10/QĐ-BGDĐT ngày 03/01/2014

259 TS 9720701 Y tế công cộng 2446/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày

09/5/2005

260 TS 9720101 Khoa học y sinh 860/QĐ-ĐHH ngày 25/6/2019

261 ThS 8720101 Khoa học y sinh 599/SĐH ngày 11/02/2003

262 ThS 8720104 Ngoại khoa 476/GD-ĐT ngày 08/11/1995

263 ThS 8720105 Sản phụ khoa 816/QĐ/BGD&ĐT-SĐH ngày

02/3/1999

264 ThS 8720106 Nhi khoa 816/QĐ/BGD&ĐT-SĐH ngày

02/3/1999

265 ThS 8720107 Nội khoa 476/GD-ĐT ngày 08/11/1995

266 ThS 8720155 Tai Mũi Họng 1667/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2013

267 ThS 8720111 Điện quang và Y học hạt

nhân 1148/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/3/2006

268 ThS 8720115 Y học cổ truyền 5160/QĐ-BGDĐT ngày 03/11/2016

269 ThS 8720701 Y tế công cộng 1640/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày

01/4/2004

270 ThS 8720205 Dược lý - Dược lâm sàng 458/QĐ-ĐHH ngày 15/5/2017

271 ThS 8720501 Răng Hàm Mặt 1579/QĐ-BGDĐT ngày 13/5/2015

272 ThS 8720802 Quản lý bệnh viện 178/QĐ-ĐHH ngày 28/2/2018

273 ThS 8720301 Điều dưỡng 1404/QĐ-ĐHH ngày 29/10/2018

274 ThS 8720102 Gây mê hồi sức 286/QĐ-ĐHH ngày 14/3/2019

275 ĐH 7720101 Y khoa 1957

276 ĐH 7720110 Y học dự phòng 534/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày

22/12/2006

277 ĐH 7720115 Y học cổ truyền 209/QĐ/ĐHH-ĐTĐH ngày

28/12/2007

Page 80: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

278 ĐH 7720701 Y tế công cộng 436/QĐ-BGDĐT-ĐH&SĐH ngày

27/01/2005

279 ĐH 7720602 Kỹ thuật hình ảnh y học 442/QĐ-ĐHH ngày 20/3/2014

280 ĐH 7720601 Kỹ thuật xét nghiệm y học 442/QĐ-ĐHH ngày 20/3/2014

281 ĐH 7720201 Dược học 1628/QĐ-BGDĐT-ĐH ngày

03/4/2001

282 ĐH 7720301 Điều dưỡng 1369/QĐ-BGDĐT-ĐH ngày

16/3/2001

283 ĐH 7720501 Răng - Hàm - Mặt 555/QĐ-BGDĐT-ĐH ngày 23/3/1998

XII VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ

284 TS 9420101 Sinh học 1341/QĐ-ĐHH ngày 15/10/2018

Phụ lục 4. Danh mục các chuyên ngành Chuyên khoa I, II, Bác sĩ nội trú tại

Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế

(Chuyên khoa I: 32, Chuyên khoa II: 31, Bác sĩ nội trú: 12)

STT TT1 CHUYÊN NGÀNH

1 1 BSNT Nội khoa

2 2 BSNT Ngoại khoa

3 3 BSNT Sản phụ khoa

4 4 BSNT Nhi khoa

5 5 BSNT Nhãn khoa

6 6 BSNT Tai Mũi Họng

7 7 BSNT Chẩn đoán hình ảnh

8 8 BSNT Huyết học - Truyền máu

9 9 BSNT Răng Hàm Mặt

10 10 BSNT Y học cổ truyền

11 11 BSNT Ung thư

12 12 BSNT Gây mê hồi sức

13 1 CKI Nội khoa

14 2 CKI Ngoại khoa

15 3 CKI Nhi khoa

16 4 CKI Sản phụ khoa

17 5 CKI Hóa sinh y học

18 6 CKI Sinh lý

19 7 CKI Ký sinh trùng - Côn trùng

20 8 CKI Vi sinh y học

21 9 CKI Huyết học - Truyền máu

Page 81: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

22 10 CKI Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới

23 11 CKI Da liễu

24 12 CKI Gây mê hồi sức

25 13 CKI Nhãn khoa

26 14 CKI Răng Hàm Mặt

27 15 CKI Dịch tễ học

28 16 CKI Tai mũi họng

29 17 CKI Y học dự phòng

30 18 CKI Chẩn đoán hình ảnh

31 19 CKI Lao

32 20 CKI Tâm thần

33 21 CKI Y học cổ truyền

34 22 CKI Y tế công cộng

35 23 CKI Y học gia đình

36 24 CKI Tổ chức Quản lý dược

37 25 CKI Y học gia đình

38 26 CKI Điều dưỡng

39 27 CKI Hồi sức cấp cứu

40 28 CKI Thần kinh

41 29 CKI Phục hồi chức năng

42 30 CKI Dược Liệu -Dược cổ truyền

43 31 CKI Dược Lý - Dược lâm sàng

44 32 CKI Cấp cứu đa khoa

45 1 CKII Nội Tim mạch

46 2 CKII Nội Thận - Tiết niệu

47 3 CKII Ngoại Tiêu hóa

48 4 CKII Quản lý y tế

49 5 CKII Nội Tiêu hóa

50 6 CKII Ngoại Tiết niệu

51 7 CKII Nhãn khoa

52 8 CKII Nhi Tim mạch

53 9 CKII Phụ khoa

54 10 CKII Huyết học

55 11 CKII Mũi Họng

56 12 CKII Tâm Thần

57 13 CKII Lão khoa

58 14 CKII Nội nội tiết

59 15 CKII Răng Hàm Mặt

60 16 CKII Sản khoa

61 17 CKII Chẩn đoán hình ảnh

62 18 CKII Nhi Tiêu hóa

63 19 CKII Thần kinh

64 20 CKII Hóa sinh y học

65 21 CKII Nội khoa

66 22 CKII Ngoại khoa

67 23 CKII Nhi Thận Tiết niệu

68 24 CKII Sản phụ khoa

69 25 CKII Nhi khoa

70 26 CKII Nhi sơ sinh

Page 82: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

71 27 CKII Y học cổ truyền

72 28 CKII Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới

73 29 CKII Gây mê hồi sức

74 30 CKII Chấn thương chỉnh hình

75 31 CKII Dược lý - Dược lâm sàng

Page 83: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 5. Tình hình tài chính của Đại học Huế qua các giai đoạn: 1994- 2009 - 2019

STT Chỉ tiêu Năm 1994 Năm 2009 KH năm 2019 So sánh 2019/1994

So sánh

2019/2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị (+,-) % Giá trị (+,-) %

Tổng số 52.235 12,6 415.218 100,0 1.413.748 100,0 1.146.765 2.195,4 998.530 240,5

I Tổng số thu từ phí, lệ phí, thu khác 14.626 3,5 222.346 53,5 1.021.556 72,3 1.006.930 6.884,5 799.210 359,4

1 Học phí 13.321 6,0 167.292 75,2 538.298 52,7

Chia ra:

- Chính quy 13.321

32.070

448.973 43,9

- Không chính quy

135.222

89.326 8,7

2 Lệ phí (tuyển sinh, thi viên chức)

2.704 0,4 4.546 0,4

3 Hoạt động sản xuất, dịch vụ, khám chữa bệnh

40.000 5,5 438.596 42,9

Trong đó: từ dịch vụ hoạt động KHCN

5.000 0,5

4 Thu sự nghiệp, viện trợ, khác 1.305 0,2 12.350 1,7 40.115 3,9

II Kinh phí NSNN cấp 37.609 9,1 192.872 46,5 392.192 27,7 354.583 942,8 199.320 103,3

A Dự toán chi thường xuyên 35.808 18,6 109.952 57,0 258.437 65,9 222.629 621,7 148.485 135,0

1 Đào tạo ĐH-CĐ (070-081) 34.949

102.102

253.487

2 Đào tạo SĐH (070-082) 859

7.850

4.950

B Dự toán chi không thường xuyên 1.801 0,9 29.177 15,1 49.755 12,7 47.954 2.662,6 20.578 70,5

3 Kinh phí đối ứng dự án ODA

643

4 Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ (070-085)

225

-

5 Sự nghiệp môi trường (250-251)

1.100

Page 84: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

STT Chỉ tiêu Năm 1994 Năm 2009 Năm 2019 So sánh 2019/1994 So sánh 2019/2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị (+,-) % Giá trị (+,-) %

6 Khoa học công nghệ (100-101) 801

20.452

21.194

7 Đào tạo HS Lào (400-402)

268

8 DA tăng cường dạy và học ngoại ngữ

10.550

9 DA nâng cao NL trường Sư phạm (ETEP)

16.000

10 Chương trình cải thiện dịch vụ y tế

(Tr.ĐHYD) 16.745

11 Dự án HPET (Tr. ĐHYD)

18.310

12 Tăng cường CSVC, tin học 1.000

8.500

C NSNN Chi đầu tư XDCB - 0,0 53.743 27,9 84.000 21,4 48.433

30.257 56,3

13 NSNN trong nước

53.743

50.000

14 Vốn ODA

34.000

Page 85: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 6. Biểu tổng hợp cơ sở vật chất của Đại học Huế qua các năm: 1994-2009-

2019

STT Nội dung Năm 1994 Năm 2009 Năm 2019

I Đất đai đang quản lý sử dụng (ha) 22,985 135,384 252,146

II Diện tích xây dựng (m2) 44.055 146.639 342.222

1 Giảng đường, phòng học (m2) 15.756 28.799 105.627

2 Thư viện (m2) 2.011 16.823 22.370

3 Phòng thí nghiệm (m2) 5.057 11.181 31.699

4 Xưởng thực hành (m2) 7.030 27.322

5 Ký túc xá (m2) 4.085 20.281 54.130

6 Hội trường (m2) 2.417 3.120 17.002

7 Diện tích khác (m2) 14.729 59.405 84.072

Page 86: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 7: Mô hình Đại học Humboldt-Berlin

Phụ lục 8. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu đội ngũ của Đại học Đà Nẵng và Đại học Thái

Nguyên

TT Đại học Cơ cấu tổ chức Cơ cấu đội ngũ

Tổng ĐH CĐ ĐVTT Tổng GV GS,

PGS

TS ThS

1 ĐH Đà Nẵng 27 5 1 21 2.316 1.454 111 445 1.026

2 ĐH Thái Nguyên 27 7 1 19 4.199 2.732 164 650 2.224

Page 87: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 9:Công tác đào tạo và đảm bảo chất lượng của các đại học vùng

TT Các loại hình đào

tạo

ĐHH ĐHTN ĐHĐN

SL

ngành

SL sinh

viên

SL

ngành

SL sinh

viên

SL

ngành

SL sinh

viên

I Đại học

1. Chính quy 139 55.000 142 39.848 129 47.438

2. Cử tuyển 01 353 0 0

3. Vừa làm vừa học 6.850 12.422 6.657

4. Đào tạo từ xa 07 4.013 4.608 08 2.221

II Cao đẳng chính quy 02 326 21 3.600

III Học sinh phổ thông 532

1 Dự bị đại học 22

2 THPT 510

IV Sau đại học 143 4.306 89 4.171 67 3.361

1 Nghiên cứu sinh 52 398 32 310 25 183

2 Cao học 91 3.908 57 3.861 42 3.178

V Bác sĩ chuyên khoa

và nội trú 75 1.262 24 501

1 BS chuyên khoa cấp I 32 764 13 02 60

2 BS chuyên khoa cấp II 31 293 07

3 BS nội trú 12 205 04

VI Lưu học sinh Lào 346 558

VII

Chương trình liên

kết với nước ngoài,

tiên tiến

17 14 05 480

Page 88: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 10: So sánh với hai ĐHQG về kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao

công nghệ và hợp tác quốc tế

CHỈ TIÊU ĐHH ĐHQG

HN

ĐHQG

TP.HC

M

So sánh

(%)

I. Về khoa học, công nghệ

1. Số lượng GS, PGS 281 441 344

2. Số lượng TS, TSKH 786 1178 868

3. Số lượng Chương trình KHCN các cấp 12 - -

4. Số lượng đềtài KHCN cấp quốc gia 26 - 29

5. Số lượng đề tài KHCN cấp Bộ 681 -

6. Số lượng đề tài KHCN cấp ĐH 661 - 148

7. Số lượng các dự án NC, SXTN 10 -

8. Số lượng các sản phẩm được đăng ký SHTT 22 28

9. Số lượng các sản phẩm được ứng dụng thực

tiễn 38

10. Số lượng các sản phẩm thương mại hóa 10 36

11. Tổng số bài báo KH 1013

1953

12. Số bài báo KH quốc tế có uy tín (WoS;

Scopus…) 239 603 574

II. Về hợp tác quốc tế

1. Số lượng các chương trình, dự án hợp tác

quốc tế 21 - -

2. Số lượng các đối tác (quốc gia, tổ chức) hợp

tác quốc tế 30 - -

3. Số lượng các trường Đại học có hợp tác 60 - -

Page 89: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 11: Số công bố quốc tế thuộc danh mục WoS của các ĐHQG và đại học

vùng giai đoạn 2015-2019

Năm ĐHH ĐHĐN ĐHQG HN ĐHQG TP. HCM

2015 90 49 284 426

2016 110 86 336 488

2017 164 101 390 534

2018 225 155 356 678

2019* 144 120 233 493

Cộng: 733 511 1599 2619

*Năm 2019 tính đến 30/7/2019

Page 90: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 12. Số công bố quốc tế thuộc danh mục Scopus của các ĐHQG và đại học

vùng giai đoạn 2015-2019

Năm ĐHH ĐHĐN ĐHTN ĐHQG-HN ĐHQG-HCM

2015 117 69 70 145 97

2016 154 132 100 210 108

2017 187 150 149 213 140

2018 265 180 167 285 213

2019* 192 155 163 205 154

Cộng: 915 686 649 1058 712

*Năm 2019 tính đến 30/7/2019

Page 91: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 13: Xếp hạng của các Đại học vùng

Page 92: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục14. Tổng hợp đầu tư trang thiết bị của Đại học Huế qua các giai đoạn: 1994-2009-2019

STT Nội dung Từ 1994 - 2009

(đồng)

Từ 2009 - 2019

(đồng) Ghi chú

1 Thiết bị chương trình mục tiêu 24.395.856.047 10.083.426.648 Vốn ngân sách nhà nước

2 Thiết bị chương trình khoa học công nghệ 47.841.683.886 62.574.283.874 Vốn ngân sách nhà nước

3 Thiết bị chương trình khoa học công nghệ 32.000.000.000

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ đầu tư, Đại học Huế

đơn vị thụ hưởng

4 Thiết bị chương trình nâng cao năng lực đội

ngũ cán bộ giảng dạy công nghệ thông tin 1.199.246.418 2.554.395.000 Vốn ngân sách nhà nước

5

Thiết bị chương trình đào tạo và bội dưỡng

giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các

trường Đại học Sư phạm

3.684.254.000 Vốn ngân sách nhà nước

6

Thiết bị chương trình đầu tư trang thiết bị

phục vụ đề án ngoại ngữ quốc gia đến năm

2020

7.931.510.021 Vốn ngân sách nhà nước

7 Thiết bị chương trình cho Trung tâm Học

liệu 15.065.131.372 Vốn viện trợ không hoàn lại

8 Thiết bị chương trình Vật lý tiên tiến 474.497.000 3.354.763.200 Vốn viện trợ không hoàn lại

9 Thiết bị chương trình phát triển nguồn nhân

lực y tế 39.508.299.199

Vốn vay từ Nguồn của

Bộ Y tế

Tổng cộng 77.595.537.351 173.071.809.314

Page 93: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

BỘ CHÍNH TRỊ

--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

--------------- Số: 48-KL/TW Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2009

KẾT LUẬN

VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐÔ THỊ HUẾ

ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Chương trình công tác năm 2009, ngày 15-5-2009, Bộ Chính trị đã làm

việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế về tình hình sau 3 năm thực hiện Nghi

quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế

và một số chủ trương phát triền kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.

San khi nghe đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh uỷ báo cáo và

ý kiến các bộ, ban, ngành Trung ương, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau:

1. Vị trí của Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc và truyền

thống cách mạng vẻ vang. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Đảng bộ, quân

và dân Thừa Thiên Huế đã lập nên những chiến công hiển hách, được Đảng, Nhà nước

tuyên dương danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và trao tặng tám chữ vàng

“Tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”. Đây cũng là nơi Bác Hồ và gia đình Bác đã

từng sinh sống, học tập.

Với diện tích hơn 5.000 km2, dân số gần 1,2 triệu người, Thừa Thiên Huế có thành

phố Huế - Cố đô của Việt Nam, là đô thị loại I, thành phố di sản văn hoá thế giới, thành

phố Festival và theo quy hoạch, Huế là 1 trong 5 đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế;

là trung tâm văn hoá, du lịch; trung tân y tế chuyên sâu; trung tâm đào tạo đa ngành, đa

lĩnh vực của miền Trung và cả nước. Thừa Thiên Huế còn là nơi hội tụ đầy đủ các tiềm

năng, thế mạnh để phát triển nhanh hơn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là

một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, là trọng điểm về

quốc phòng, an ninh của quốc gia.

Xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế có ý nghĩa quan trọng về nhiều

mặt đối với miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

2- Về kết quả sau 3 năm thực hiện Nghi quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại

hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1- Trong những năm qua, nhất là sau 3 năm thực hiện Nghi quyết Đại hội X của Đảng và

nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã

đoàn kết, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động

nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển, đạt được những thành tựu quan

trọng, có bước phát triển tương đối nhanh và khá toàn diện trong những năm gần đây.

Kinh tế tăng trưởng ở mức cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng

định hướng và tích cực. Tổ chức thực hiện có kết quả các chương trình, dự án trọng điểm,

nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng. Thu hút đầu tư nước ngoài, giá trị sản xuất

Page 94: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

hàng hoá các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh. Đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rét.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Chương trình xoá đói,

giảm nghèo, xoá nhà tạm và các chính sách hỗ trợ người nghèo, giải quyết việc làm, đào

tạo nghề cho người lao động, giải quyết nhà ở cho dân nghèo ở thành phố và nông thôn,

nhất là nhà ở của nhân dân vùng thường xuyên bị ngập lụt được triển khai tích cực, đồng

bộ.

Các thiết chế văn hóa – thể thao - du lịch từng bước được xây dựng, hoàn thiện.

Thành công của các kỳ Festival đã góp phần nâng cao vị thế của văn hoá Việt Nam và bản

sắc văn hoá Huế, mở ra triển vọng phát triển mới cho ngành văn hoá, du lịch, dịch vụ.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển, trình độ dân trí được nâng lên.

Giáo dục nghề nghiệp và đại học tăng cả về số lượng và chất lượng. Đại học Huế tiếp tục

khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao.

Trung tâm Y tế chuyên sâu của miền Trung mà hạt nhân là Bệnh viện Trung ương Huế đã

phát triển theo hướng chuyên sâu, kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của

nhân dân trong khu vực.

Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố. Công tác xây dựng

Đảng được chú trọng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ các cấp được nâng

lên; hệ thống chính trị được kiện toàn, đội ngũ cán bộ trưởng thành một bước; quan hệ

giữa Đảng với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân gắn bó chặt chẽ

hơn; nội bộ cấp uỷ đoàn kết, thống nhất; niềm tin, uy tín của Đảng bộ đối với nhân dân

ngày càng được nâng cao.

Bộ Chính trị ghi nhận và biểu dương những thành tựu quan trọng của Đảng bộ và

nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và

nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần tích cực vào

thành tựu chung của đất nước.

2.2- Bên cạnh những tiến bộ đạt được, Thừa Thiên Huế còn một số hạn chế cần phải khắc

phục

- Kết quả phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh, nhất là du lịch,

dịch vụ và kinh tế biển. Thiên tai và dịch bệnh luôn là nguy cơ tiềm ẩn làm suy yếu nền

kinh tế của tỉnh. Sự phân bố lực lượng sản xuất chưa tạo thành động lực để hỗ trợ phát

triển kinh tế - xã hội. Đời sống nhân dân, nhất là vùng núi, vùng sâu chưa thật ổn định, tỉ lệ

hộ nghèo còn cao.

- Lực lượng sản xuất phát triển chậm; quy mô còn nhỏ, công nghệ sản xuất chưa

cao; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất còn ít; sản phẩm chiếm ưu

thế trên thị trường chưa nhiều; giá trị kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Thu ngân sách hằng

năm tăng cao nhưng chưa đáp ứng nhu cầu chi.

- Chưa có nhiều giải pháp giải quyết có hiệu quả về một số vấn đề xã hội bức xúc

trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá; công tác tái định cư dân vạn đò, dân sống

vùng đầm phá còn chậm.

- Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác cán bộ chưa theo

kịp tình hình và yêu cầu của hội nhập và phát triển.

- Quốc phòng, an ninh còn tiềm ẩn những yếu tố mất ổn định.

Page 95: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Những tồn tại, yếu kém trên đây do những nguyên nhân chính là :

- Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp; hậu quả chiến tranh để lại nặng nề; địa hình

bị chia cắt; khí hậu, thời tiết không thuận lợi; thiên tai, dịch bệnh nhiều, ảnh hưởng đến sản

xuất và đời sống của nhân dân.

- Công tác quy hoạch, đầu tư cho phát triển, nhất là quy hoạch, đầu tư phát triển đô

thị Huế chưa được địa phương và các ngành Trung ương quan tâm đúng mức, chưa tương

xứng với vai trò, vị trí của Thừa Thiên Huế và đô thị Huế trong vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung; thiếu tính chiến lược cho các ngành kinh tế mũi nhọn; chưa khai thác tốt các

nguồn lực cho đầu tư phát triển.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành có lúc, có nơi còn hạn chế, chưa

sâu sát tháo gỡ khó khăn cho cơ sở.

- Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo,

chỉ đạo, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

3- Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 3.1- Bộ Chính trị tán thành phương hướng xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là:

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài

năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc

của cả nước về văn hoá, du lịch; khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào

tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng

tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh

tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước

Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định,

vững chắc, có hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, năng lực

lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng cao rõ rệt, có đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

3.2- Để thực hiện phương hướng trên, Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế cần tập trung lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

- Gắn xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế trong mối quan hệ

hữu cơ với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước

thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, thông qua hành lang kinh tế đông - tây, trục

Quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới nhằm phát triển

công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, du lịch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

- Làm tốt công tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng một

cách đồng bộ, theo hướng thành phố dịch vụ, du lịch văn minh, hiện đại. Phối hợp với

thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh đô thị hoá cụm đô thị động lực số 2:

Chân Mây - Đà Nẵng - Điện Nam - Điện Ngọc - Hội An. Khai thác, phát huy tối đa các

tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững, có hiệu quả; chuyển

dịch mạnh hơn cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

- Chú trọng phát triển nhanh các lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh như

du lịch, công nghệ thông tin, kinh tế biển và đầm phá Tam Giang. Đầu tư phát triển mạnh

cho du lịch để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Huế là trung tâm du lịch

của miền Trung và cả nước. Phát triển nhanh các dịch vụ mà Thừa Thiên Huế có thế mạnh,

Page 96: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

như dịch vụ về y tế, văn hoá, giáo dục, vận tải ngân hàng, bưu chính - viễn thông, bảo

hiểm...

- Tập trung cao hơn nguồn lực địa phương và Trung ương đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng

kỹ thuật, nhất là giao thông nhằm tạo môi trường thuận lợi để khai thác tối đa nội lực, đẩy

mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và

kinh tế đối ngoại. Đồng thời, thường xuyên chăm lo đến công tác xoá đói, giảm nghèo; đẩy

nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; cải thiện đời sống nhân dân, nhất là ở hai huyện

miền núi A Lưới và Nam Đông.

- Chăm lo phát triển văn hóa - xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá

truyền thống, xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tân văn hoá đậm đà bản sắc dân

tộc và bản sắc văn hoá Huế. Mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế về văn hoá; cùng với

các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng hình thành tuyến du lịch tổng

hợp Phong Nha - Kẻ Bàng, Huế - Đà Nẵng, Hội An - Mỹ Sơn.

- Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, đặc biệt là an ninh tôn giáo, an ninh

chính trị. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống; thực

hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; chú trọng công

tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, đảng viên, tiếp tục đổi mới, tạo bước đột phá về công

tác cán bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân. Tiếp tục chỉ đạo

công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện tốt cuộc vận động “Học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng

bộ tỉnh và hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nguồn nhân lực

khi chuyển tỉnh thành thành phố trực thuộc Trung ương.

4- Về các kiến nghị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Bộ Chính trị nhận thấy các kiến nghị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế

về cơ bản là hợp lý. Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ, ban cán sự đảng các bộ,

ngành cùng tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

4.1- Đồng ý về chủ trương đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung

ương trong vài năm tới. Tỉnh cần xây dựng đề án tổng thể; chỉ đạo rà soát, bổ sung các quy

hoạch hiện có để triển khai thực hiện, với bước đi và quy trình chặt chẽ theo quy định của

pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ hình thành cụm đô thị động lực: Huế - Tứ Hạ - Phú Bài –

Thuận An - Bình Điền và 9 đô thị mới gồm: đô thị loại III Chân Mây - Lăng Cô và các đô

thị loại V: Phú Đa, Bình Điền, Phong Thu, Thuỷ Tân, Thanh Hà, Vinh Thanh, A Đớt,

Hồng Vân; trong đó thành phố Huế là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân làm nòng cốt thúc

đẩy việc đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

4.2- Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng thành phố Huế, Bộ Chính trị đồng ý để thành phố Huế

được hưởng một số cơ chế và chính sách đặc thù theo hướng: Cùng với việc được áp dụng

cơ chế tài chính, đầu tư cho đô thị loại I, cần ưu tiên theo chương trình đầu tư có mục tiêu

từ ngân sách Trung ương, từ nguồn hỗ trợ chính thức ODA... cho các dự án, công trình

trọng tâm, trọng điểm của thành phố.

4.3- Phục hồi, tôn tạo, bảo vệ, phát huy di sản Cố đô Huế là trách nhiệm của Đảng bộ,

chính quyền, nhân dân Thừa Thiên Huế và của cả nước. Bộ Chính trị đồng ý với chủ

trương ưu tiên vốn (từ nguồn trái phiếu hoặc nguồn vốn đặc biệt từ chương trình hỗ trợ có

Page 97: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

mục tiêu của quốc gia) để tập trung tôn tạo di tích. Trước mắt, từ nay đến năm 2012, ưu

tiên vốn để trùng tu khu vực Đại nội và giải tỏa dân cư lấn chiếm trên Kinh thành. Sau năm

2012 sẽ tiếp tục đầu tư để đẩy nhanh, hoàn thành dứt điểm việc tôn tạo, trùng tu Cố đô Huế

nhằm tạo bước đột phá cho phát triển dịch vụ, du lịch.

4.4- Đại học Huế với bề dày lịch sử trên 50 năm, để phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chất

lượng cao cho miền Trung và cả nước, Bộ Chính trị thống nhất chủ trương chuyển Đại học

Huế lên Đại học Quốc gia vào năm 2015 (theo quy hoạch của Chính phủ) hoặc có thể sớm

hơn nếu điều kiện cho phép nhằm tiếp tục phát huy truyền thống và lợi thế của Đại học

Huế trong hệ thống giáo dục đại học cả nước.

4.5- Về đầu tư hạ tầng, trên cơ sở những chủ trương đã có, sớm chỉ đạo triển khai, đẩy

nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường Cam Lộ - Tuý Loan, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Huế -

Đà Nẵng, 2 nhánh của đường Hồ Chí Minh (74 và 71); phê duyệt phương án liên doanh

đầu tư nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài và ưu tiên bố trí nguồn vốn trái phiếu chính phủ

để xây dựng cầu qua sông Hương trong năm 2009.

4.6- Sớm phê duyệt Đề án kinh tế tổng hợp Vùng kinh tế Tam Giang - Cầu Hai đề phát

triển kinh tế tổng hợp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và có phương án phòng, chống,

giảm nhẹ thiên tai, chống nước biển dâng cao theo chiến lược phát triển kinh tế biển của

quốc gia.

Bộ Chính trị tin tưởng Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy truyền

thống cách mạng, anh hùng, phấn đấu đạt nhiều thành tựu hơn nữa để sớm đưa Thừa Thiên

Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phát huy tốt hơn vai trò, vị trí của trung

tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung và cả nước, chủ động hội nhập quốc tế, cùng cả nước vững bước tiến lên trong thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng và

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo tiền đề cho sự phát

triển những năm tiếp theo.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ

TỔNG BÍ THƯ

(Đã ký)

Nông Đức Mạnh

Page 98: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:3615 /QĐ-UB Huế, ngày 19 tháng 10 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH Về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Đại học Huế (Khu trường Bia thuộc xã

Thuỷ An và phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) --------------------------------------

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị định số : 91/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ về việc

ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;

- Căn cứ Quyết định số: 164/QĐ-TTg ngày 17/3/1998 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung Đại học Huế;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số: 610/SXD-QH

ngày 23/09/2004;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt quy hoạch chi tiết Đại học Huế tại Trường Bia thuộc xã

Thuỷ An và phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế với những

nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi, ranh giới và quy mô quy hoạch:

* Toàn bộ khu vực nghiên cứu quy hoạch tại xã Thuỷ An và phường An

Cựu, thành phố Huế, được giới hạn như sau:

+ Phía Bắc giáp Núi Tam Thai và dân cư phường An Cựu.

+ Phía Nam giáp vùng đồi thôn Tứ Tây thuộc xã Thuỷ An.

+ Phía Đông giáp dân cư xã Thuỷ An

+ Phía Tây giáp đường Nguyễn Khoa Chiêm và núi Ngự Bình.

* Diện tích khu vực nghiên cứu quy hoạch rộng: 113,54 ha.

2. Qui mô dân số:

- Dân số hiện trạng: 1845 người

- Dân số trong khu vực quy hoạch: 12.700 sinh viên

3. Tính chất:

Là trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực với hệ

thống hoàn chỉnh các trường, các viện nghiên cứu, các đơn vị thực nghiệm; gắn

giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học xã hội nhân văn;

phục vụ nhu cầu phát triển cả nước nói chung và của miền Trung nói riêng.

4. Quy hoạch sử dụng đất đai và tổ chức không gian kiến trúc:

a. Quy hoạch sử dụng đất:

Page 99: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Trung tâm điều hành 2,61 2,30

2 Khu học tập 43,70 38,50

3 Khu thí nghiệm cơ bản 1,52 1,34

4 Viện nghiên cứu 2,63 2,32

5 Khu TDTT 5,87 5,17

6 Khu ký túc xá, khu ở chuyên gia 5,46 4,81

7 Đất cây xanh, thực nghiệm 5,48 5,51

8 Quảng trường, sân vườn 6,26 5,51

9 Đất cách xanh cách ly 5,94 5,23

10 Đền thờ, miếu, di tích 1,65 1,45

11 Đất giao thông 18,31 16,13

12 Trạm điện, nhà máy điện, cây xanh 6,98 6,15

13 Đất khu dịch vụ và cây xanh 4,82 4,25

14 Khu hội thảo hội nghị 2,31 2,03

Tổng cộng 113,54 100

b. Quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc:

Khu quy hoạch được giới hạn bằng đường vành đai của Đại học Huế,

đường Nguyễn Khoa Chiêm, núi Ngự Bình, núi Tam Thai.

Tuyến đường vào công viên nước và tuyến đường ngang nối từ đường vào

công viên nước và đường Nguyễn Khoa Chiêm là trục không gian chính của

khu quy hoạch.

Nối các trục kể trên là các trục gần như vuông góc nhằm tạo nên sự liên kết

của không gian quy hoạch, cũng như tạo mối quan hệ giao thông gắn bó trong

toàn khu vực.

Các khu chức năng được tổ chức theo từng địa hình và mạng lưới giao

thông cụ thể, đảm bảo việc xây dựng thuận tiện không phá vỡ cảnh quan.

Tận dụng dãy cây xanh dưới chân núi Ngự Bình tạo thành vành đai cách ly

khu học tập và bố trí tại khu này làm khu hội nghị hội thảo mang đậm bản sắc

Huế.

Khu quy hoạch nằm trong không gian núi Ngự Bình, kiến trúc các công

trình quan tâm đến khối tích và màu sắc hài hoà với khung cảnh chung, các

công trình xây dựng chủ yếu là mái dốc, chiều cao trung bình các công trình

gần núi Ngự Bình và núi Tam Thai: 5 tầng, các khu khác 7 tầng, đặc biệt một

số công trình ở khu trung tâm cao đến 11 tầng.

Mật độ xây dựng:

+ Đối với trường đại học : 12÷16%

+ Đối với Viện nghiến cứu : 25%

Tầng cao:

+ Khu học tập : 7 ÷11 tầng

+ Khu nghiên cứu : 5 ÷8 tầng

+ Khu ở sinh viên : 5 ÷12 tầng

Page 100: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

+ Khu ở chuyên gia : 2 ÷3 tầng

Cốt nền cao 0,9m so với mặt đường.

5. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ký thuật

a. Quy hoạch san nền:

Hướng dốc san nền về phía Đông và Đông bắc( phía Cống Bạc), dựa vào

địa hình tự nhiên chủ yếu là san lấp cục bộ.

- Độ dốc thiết kế:

+ Lớn nhất: 0,005

+ Nhỏ nhất: 0,002

- Cao độ thiết kế:

+ Lớn nhất: 0,005

+ Nhỏ nhất: 0,002

- Cốt xây dựng tối thiểu là 5m

b. Quy hoạch giao thông:

Nối khu qui hoạch với thành phố Huế là đường Nguyễn Khoa Chiêm lộ giới

36m (6m+10,5m+3m+10,5m+6m)

Tuyến đường trục chính khu qui hoạch có lộ giới 28m

(6m+7,5m+3m+7,5m+6m), các tuyến nhánh nội bộ có lộ giới 13,5m

(3m+7,5m+3m)

c. Quy hoạch cấp nước:

* Chỉ tiêu cấp nước:

- Nước sinh hoạt lấy theo tiêu chuẩn:

+ Trước mắt: 110-130 lít/người/ngày/đêm.

+ Dài hạn: 140-150 lít/người/ngày/đêm.

* Nguồn nước: Lấy từ đường ống cấp nước thành phố chạy dọc theo đường

Nguyễn Khoa Chiêm và đường Hồ Đắc Di.

* Mạng lưới đường ống:

Hệ thống cấp nước dùng ống gang, ống thép tráng kẻm, sử dụng mạng

vòng, kết hợp giữa cấp nước sinh hoạt và cứu hoả.

d. Quy hoạch cấp điện:

* Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt KWh/người/năm

+ Đợt đầu 700KWh/người/năm

+ Dài hạn 1500KWh/người/năm

* Chỉ tiêu phụ tải điện sinh hoạt KW/1.000 người

+ Đợt đầu 280KW/1.000 người

+ Dài hạn 500KW/1.000 người

* Nguồn điện: Cấp điện cho khu qui hoạch là trạm biến áp trung gian 35/22

KV

* Mạng lưới cấp điện: Nguồn điện 22 KV đưa vào khu trung tâm qua tuyến

cáp ngầm trung thế, tại các phụ tải xây dựng các trạm biến áp 22/0,4 KV đưa

điện vào các công trình xây dựng. Lưới điện hạ thế, sử dụng cáp vặn xoắn

ABC đi nổi dọc theo các tuyến đường.

Page 101: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

* Chiếu sáng công cộng: Hệ thống chiếu sáng được thiết kế theo tiêu chuẩn,

chung cột điện hạ thế, sủ dụng đèn cao áp.

e. Quy hoạch thoát nước mưa, nước bẩn- VSMT:

- Hệ thống thoát:

Trước mắt tổ chức mạng thoát nước riêng cho nước mưa, nước thải sinh

hoạt. Hệ thống thoát nước được đấu nối với hệ thống thoát chung của thành

phố Huế. Hướng thoát nước chính đổ ra suối ( Cống Bạc)

Các công trình phải xây bể tự hoại đúng quy cách, nước qua bể tự hoại thấm

xuống đất. Nước thải từ các công trình đổ ra mương kín thoát vào hệ thống

chung, tiến tới đấu nối vào hệ thống thoát nước bẩn của thành phố.

Chỉ tiêu rác thải là 1,0 kg /người / ngày, thu gom được là 90 – 100%. Tổ

chức thu gom xử lý rác thải theo quy định của khu vực.

Điều 2: Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt: Giao trách nhiệm

Chủ đầu tư phối hợp với Sở xây dựng và các Ban, Ngành chức năng liên quan

thực hiện các công việc sau:

1.Hoàn chỉnh hồ sơ,tổ chức công bố quy hoạch để các đơn vị, cá nhân có

liên quan biết và thực hiện nghiêm túc.

2. Hoàn chỉnh dự thảo Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch có sự thoả

thuận của Sở xây dựng và các Ngành chức năng, báo cáo UBND tỉnh xem xét

quyết định ban hành.

3.Chỉ đạo việc thực hiện các dự án quy hoạch xây dựng, tích cực phối hợp

với các ban, ngành huy động các nguồn vốn, lựa chọn các giải pháp xây dựng

phù hợp, gấp rút lập kế hoạch xây dựng chi tiết các khu chức năng trình UBND

Tỉnh phê duyệt để có cơ sở quản lý đất đai, xây dựng công trình theo đúng luật

định hiện hành của nhà nước.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Nghiêm cấm việc thay

đổi đồ án quy hoạch đã được phê duyệt ; mọi sự thay đổi cần thiết đều phải được

UBND Tỉnh xem xét và đồng ý bằng văn bản.

Điều 4: Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Đại học Huế, Giám đốc

các Sở: Xây dựng,Tài nguyên và môi trường; , Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính

;Giao thông vận tải; Nông nghiệp và PTNT; Bưu điện; Điện lực Thừa Thiên

Huế, Chủ tịch UBND thành phố Huế, Chủ tịch UBND huyện Hương Thuỷ, và

Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

Nơi nhận:

- Như điều 4

- Thường vụ Tỉnh uỷ (để báo cáo);

- TT HĐND tỉnh

- CT và các PCT UBND Tỉnh;

- VP: LĐ và các CV:QH,XD, NĐ,

GT, TH;

- Lưu VT.

TM.UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Xuân Lý

Page 102: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

---------------

Số: 175-TB/TW Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2014

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 48-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH

TRỊ KHOÁ X VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐÔ THỊ

HUẾ ĐẾN NĂM 2020

Tại phiên họp ngày 10-7-2014, sau khi nghe Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên

Huế báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW, ngày 25-5-2009 của Bộ Chính

trị khoá X về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 (sau

đây gọi tắt là Kết luận số 48-KL/TW) và ý kiến Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng

Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận như sau :

1- Sau 5 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW, trong bối cảnh khó khăn chung của

đất nước, nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu,

phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường, vượt qua khó khăn, đạt được những kết quả

quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần tích cực vào sự phát triển chung

của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Phát huy được vai trò, vị thế của

trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc, trung tâm giáo dục - đào tạo, trung tâm y tế chuyên sâu,

trung tâm khoa học - công nghệ của miền Trung và cả nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt bình quân trên 10%/năm, trong đó, dịch vụ

tăng 17%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, phù hợp với đặc điểm

của tỉnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chiến lược được tập

trung đầu tư phát triển. Công tác quy hoạch và xây dựng đô thị có nhiều tiến bộ. Hệ thống

đô thị phát triển theo hướng "đô thị di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với

môi trường"; diện mạo đô thị và nông thôn ngày càng khởi sắc.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch đạt nhiều

kết quả. Huế đã trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố văn hoá

của Cộng đồng ASEAN. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tỉ lệ hộ nghèo giảm

xuống còn 6,5%. Các vấn đề phát sinh được xử lý kịp thời và có hiệu quả, góp phần giữ

vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng, nội bộ đoàn kết,

năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ ngày càng được nâng lên. Thực hiện có

hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng; nỗ lực khắc phục những

khuyết điểm, hạn chế sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình, gắn với tiếp tục đẩy mạnh

việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, tăng trưởng chưa cao và chưa bền

vững. Sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ, nhất là du lịch chưa tương xứng với tiềm năng,

thế mạnh. Kinh tế biển và đầm phá chưa được đầu tư, phát triển đúng tầm. Hệ thống đô thị,

Page 103: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

kết cấu hạ tầng chưa có điều kiện đầu tư thực hiện theo đúng quy hoạch. Một số chương

trình, đề án lớn chưa hoàn thành, tiến độ chậm do chưa đủ nguồn lực. Vai trò động lực,

liên kết vùng và tính lan toả về kinh tế chưa cao.

Công tác cải cách hành chính đạt nhiều kết quả, song chưa đi vào chiều sâu; kỷ

cương, kỷ luật hành chính có lúc chưa nghiêm. Công tác quản lý, điều hành của bộ máy

chính quyền các cấp chưa thực sự quyết liệt.

Khuyết điểm, hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là : Chưa có sự

bứt phá về tư duy trong phát triển kinh tế. Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu do nền

kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn. Sự hợp tác, liên kết với các địa phương trong vùng

còn hạn chế. Phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương chưa thật sự chặt chẽ, kịp thời,

hiệu quả.

2- Cơ bản tán thành phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Tờ

trình và Báo cáo của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, đồng thời nhấn mạnh, lưu ý một số điểm

sau :

2.1- Cần nhận thức sâu sắc hơn, khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, thế

mạnh của trung tâm văn hoá, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học và

công nghệ của miền Trung và của cả nước để phát triển nhanh và bền vững hơn. Thực hiện

mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, hài hoà giữa thành thị và nông

thôn, giữa các vùng, miền, đồng bằng và miền núi. Chú trọng phát triển kinh tế biển và

vùng miền Tây của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch mạnh mẽ

theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, tăng trưởng xanh và kinh tế tri thức. Ưu

tiên phát triển các dịch vụ có lợi thế, nhất là du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát

triển công nghiệp theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, giữ gìn, bảo vệ cảnh

quan đô thị Huế. Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với việc xây dựng nông thôn mới

giàu đẹp.

2.2- Tập trung rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị

một cách đồng bộ, phù hợp với đặc điểm của tỉnh. Phát huy lợi thế so sánh và tính đặc thù

để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị Huế đồng bộ theo hướng "Thành phố

vườn, đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hoá và thân thiện với môi trường". Phát triển

đô thị theo mô hình "Đô thị trung tâm và chùm đô thị vệ tinh". Kết nối giữa các đô thị là hệ

thống giao thông, cảnh quan thiên nhiên và cây xanh để từng bước xây dựng "Thành phố

vườn" - Thành phố có môi trường xanh, thân thiện, xã hội hài hoà, văn hoá phong phú,

nhân dân hạnh phúc. Phấn đấu sớm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực

thuộc Trung ương.

2.3- Chú ý tăng cường liên kết vùng, gắn xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế

trong mối quan hệ hữu cơ với thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận khác; phát huy vai

trò lan toả, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá các tỉnh, thành phố

trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các tỉnh trên tuyến hành lang kinh tế Đông -

Tây. Phối hợp với các địa phương trong vùng và các bộ, ngành Trung ương, huy động cao

nhất các nguồn lực để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, nhất

là hệ thống giao thông (mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua Thừa Thiên Huế, hầm đèo Phước

Page 104: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Tượng, Phú Gia...), hệ thống giao thông nội thị nhằm tạo môi trường thuận lợi để khai thác

tối đa nội lực, thu hút đầu tư nước ngoài và công nghệ mới.

2.4- Xây dựng, phát triển Đại học Huế thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học

và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của

quốc gia và ngang tầm với các đại học trong khu vực; từng bước đạt chuẩn quốc tế để đáp

ứng yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao của khu vực và cả nước. Xây dựng Bệnh viện

Trung ương Huế có thương hiệu quốc tế, là trung tâm y học cao cấp, cùng với Trường Đại

học Y Dược Huế trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, gắn với

nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tập trung xây dựng đồng bộ các thiết

chế y tế hiện đại, hoàn thiện Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả

nước. Gắn phát triển dịch vụ y tế với phát triển du lịch; khuyến khích xã hội hoá các dịch

vụ y tế. Tăng cường nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ.

2.5- Hết sức quan tâm đổi mới phong cách, phương thức, phương hướng lãnh đạo,

chỉ đạo. Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy, với tinh thần chủ động vươn lên, khai thác,

phát huy hơn nữa mọi nguồn lực, cả nhân lực, tài lực, vật lực, các nguồn lực xã hội trong

dân và nước ngoài. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, cần hết sức chú ý vừa phát triển toàn diện, vừa

có trọng tâm, trọng điểm, tạo bứt phá với tinh thần quyết liệt, sáng tạo hơn nữa. Đẩy mạnh

cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường kỷ cương, chất

lượng, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; đẩy mạnh

phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

2.6- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh

xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn

lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững an ninh chính trị, đặc biệt là an ninh tôn giáo và trật tự an

toàn xã hội. Giải quyết kịp thời các khiếu kiện của nhân dân, không để xảy ra "điểm nóng".

2.7- Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, tích cực

chuẩn bị để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh sắp tới. Chú trọng công tác đào tạo,

nâng cao trình độ cán bộ, đảng viên, có sự đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong công tác tổ

chức, cán bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân. Tiếp tục thực

hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng

hiện nay" gắn với tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,

tập trung khắc phục dứt điểm những yếu kém, khuyết điểm đã được chỉ ra qua kiểm điểm

tự phê bình và phê bình.

3- Đồng ý về chủ trương đối với các kiến nghị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa

Thiên Huế và giao Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng, ban

cán sự đảng các bộ, ngành liên quan cùng tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện một số nhiệm vụ

cụ thể sau :

3.1- Tiếp tục chuẩn bị kỹ về mọi mặt và hoàn chỉnh đề án đưa Thừa Thiên Huế trở

thành thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó cân nhắc về phạm vi địa giới cho phù

hợp, báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến, trình Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội trong

thời gian sớm nhất. Trước hết, đây là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân

tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng thời, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, các

ban, bộ, ngành Trung ương theo chức trách, thẩm quyền của mình, cần tiếp tục quan tâm

Page 105: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

đặc biệt và tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố

trực thuộc Trung ương.

3.2- Ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án đã được Chính

phủ phê duyệt : Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai";

Đề án "Xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival"; "Cơ chế chính sách hỗ trợ đầu

tư, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế". Tỉnh cần tiếp tục chủ động phát huy

nguồn lực tại chỗ, huy động tối đa mọi nguồn lực cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Trung

ương để triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án trên địa bàn.

3.3- Tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư hoàn thiện Đại học Huế nhằm đáp ứng yêu

cầu đào tạo đại học và sau đại học cho khu vực miền Trung và cả nước. Tỉnh Thừa Thiên

Huế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện các thủ tục trình Thủ tướng Chính

phủ xem xét, bổ sung vào quy hoạch các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020

để tạo điều kiện phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia.

4- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng có

trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Kết luận số 48-KL/TW và Thông báo

này, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Nơi nhận : - Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế,

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ,

- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng

đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương,

- Các đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung

ương,

- Các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành

Trung ương,

- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ

(Đã ký)

Lê Hồng Anh

Page 106: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế
Page 107: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế
Page 108: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế
Page 109: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế
Page 110: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------- Số: 86/2009/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỪA

THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê

duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP

ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày

07 tháng 9 năm 2006;

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và

Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm

2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng

trưởng kinh tế; tăng cường liên kết với các tỉnh trong vùng, cả nước và hội nhập quốc tế; phát

huy có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, sớm đưa Thừa Thiên

Huế trở thành một trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

2. Phát huy tối đa lợi thế so sánh của Cố đô Huế, xây dựng thành phố Huế thành trung tâm hành

chính, kinh tế, chính trị của tỉnh, trung tâm du lịch, văn hóa, thành phố Festival đặc trưng của

Việt Nam, trung tâm đào tạo chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu và trung tâm khoa học

của cả nước, trung tâm thương mại và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu

vực miền Trung và Tây Nguyên.

3. Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn

lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế; mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng cường xuất

khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu; đảm bảo sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ ngày càng

cao.

4. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa (dịch vụ - công nghiệp – nông

nghiệp); tạo bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn

sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh

tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.

5. Phát triển bền vững về kinh tế, gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh với mục tiêu

phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã công bố, đồng thời lấy phát triển công nghiệp, du lịch

làm hạt nhân của phát triển kinh tế và coi trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhanh

Page 111: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

chóng biến lợi thế thành nguồn lực bên trong vững mạnh, tăng cường liên kết với các tỉnh xung

quanh để tạo thành một hệ thống hợp tác phát triển bền vững trong Vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung, giữa các đô thị của Vùng, các khu kinh tế, khu công nghiệp thông qua hành lang

kinh tế Đông – Tây, quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc.

6. Phát huy nhân tố con người, trong đó coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây

dựng và phát triển các trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu đi

đôi với việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa sự nghiệp y tế, giáo dục đào tạo.

7. Coi trọng công tác cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý

nhà nước, phát huy dân chủ và sức mạnh của các thành phần kinh tế, tạo môi trường đầu tư thân

thiện với các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp

vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

8. Bảo đảm phát triển bền vững về xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội,

tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo

thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội đối với khu vực nông thôn, miền núi.

9. Bảo đảm phát triển bền vững môi trường sinh thái, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn,

phát huy và phát triển nền văn hóa truyền thống, các giá trị văn hóa lịch sử của Cố đô Huế, góp

phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chú trọng công tác bảo

vệ môi trường sinh thái, không làm tổn hại và suy thoái môi trường, cảnh quan thiên nhiên, các

di tích văn hóa lịch sử.

10. Quốc phòng, an ninh luôn được củng cố vững chắc, bảo đảm tốt phòng thủ tuyến biên giới

trên đất liền và trên biển. Duy trì hữu nghị quan hệ với các tỉnh láng giềng khu vực biên giới Việt

Nam – Lào. Triển khai nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phù hợp với đặc điểm của một địa bàn

xung yếu.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của

khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch,

khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và

quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, y tế, đào tạo lớn của

cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường,

chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng

được cải thiện.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể

a) Mục tiêu kinh tế

- Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2006 – 2010 đạt 15 – 16%; thời

kỳ 2011 – 2020 đạt 12 – 13%. Nhanh chóng đưa mức GDP/người tăng kịp và vượt so với mức

bình quân chung của cả nước ngay trong thời kỳ 2006 – 2010 và đạt trên 1.000 USD (giá năm

2005) vào năm 2010, đến năm 2020 đạt trên 4.000 USD/người (giá thực tế);

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đến năm 2010, cơ cấu

kinh tế sẽ là: dịch vụ 45,9%, công nghiệp – xây dựng 42,0%, nông – lâm – ngư nghiệp 12,0%;

Page 112: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

đến năm 2015 tỷ trọng này tương ứng là 45,4% - 46,6% - 8,0% và đến năm 2020 là 47,4% -

47,3% - 5,3%;

- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 300 triệu USD vào năm 2010 và khoảng 1 tỷ USD

vào năm 2020;

- Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 13 – 14% từ GDP vào năm 2010 và trên 14%

vào năm 2020.

b) Mục tiêu xã hội

- Tạo chuyển biến cơ bản về văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, giải quyết tốt các

vấn đề bức xúc về xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;

- Giảm dần tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2006 – 2010 dưới 1,2%, giảm tỷ lệ sinh bình

quân hàng năm 0,3 – 0,4‰; sau năm 2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống khoảng 1,1 –

1,2%.

- Phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn

khoảng 5%; nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên trên 80% vào năm 2010 và

khoảng 90% vào năm 2020. Nâng số lượng lao động được giải quyết việc làm lên trên 14 nghìn

lao động/năm giai đoạn 2006 – 2010 và 16 – 17 nghìn lao động/năm giai đoạn 2011 – 2020.

Phấn đấu đến năm 2010, lao động xuất khẩu đạt 2.000 – 2.500 lao động/năm; đến năm 2020 đạt

5.000 – 6.000 lao động/năm. Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 40% vào năm 2010 và

trên 50% vào năm 2020.

- Đến năm 2010, tỷ lệ học sinh huy động so với dân số trong độ tuổi ở các bậc học như sau: mẫu

giáo trên 70%; tiểu học trên 99,5%; trung học cơ sở trên 99% và phổ thông trung học là 62%.

Đến năm 2020, tỷ lệ như sau: nhà trẻ là 50%, mẫu giáo trên 90%, tiểu học 100%, trung học cơ sở

99,9%, trung học phổ thông 75%. Đến năm 2010, hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục trung học

ở thành phố Huế và các huyện đồng bằng;

- Đến năm 2010, có 98% số hộ có điện sử dụng; 95% dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh;

- Hạn chế và giảm đáng kể, tiến tới loại trừ các bệnh nhiễm vi rút HIV/AIDS và các bệnh dịch

khác. Duy trì kết quả 100% trạm y tế xã có bác sỹ; đến năm 2010, đạt 12 bác sỹ/vạn dân và

khoảng 15 bác sỹ/vạn dân vào năm 2020; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 37 giường vào năm

2010, trên 40 giường vào năm 2020; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 5% vào

năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% vào năm 2010 và dưới 3% vào năm 2020;

- Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên

toàn Tỉnh. Nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đưa các môn thể thao mũi nhọn và truyền

thống của địa phương tiến kịp trình độ khu vực và cả nước.

c) Mục tiêu về môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55% vào năm 2010 và trên 60% vào năm 2020;

- Bảo vệ môi trường các vùng sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, bảo vệ

rừng nhập nước ven biển, bảo vệ sinh thái đầm phá;

- Các khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề phải xử lý nước thải, thu

gom và xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra môi trường;

Page 113: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

- Phòng chống, hạn chế đến mức tối đa sự suy kiệt và ô nhiễm các nguồn tài nguyên và các tác

hại do thiên tai bão lụt .v.v…

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ HƯỚNG ĐỘT PHÁ

1. Lựa chọn hướng phát triển đột phá

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng và phát huy tiềm lực khoa học công nghệ

của Tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Xây dựng thành phố Huế thành trung tâm văn hóa, du lịch, thành phố Festival đặc trưng của

Việt Nam, trung tâm đào tạo đại học và y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao của cả nước, trung tâm

dịch vụ của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung và Tây Nguyên;

- Tập trung phát triển mạnh Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trên nhiều lĩnh vực như cảng, dịch

vụ cảng, khu công nghiệp, khu phi thuế quan, khu du lịch chất lượng cao, các khu vui chơi giải

trí, sân golf.v.v...;

- Chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả trong công nghiệp bằng cách phát triển các ngành sản

xuất chủ lực: công nghiệp cơ khí, chế tạo và lắp ráp điện tử, công nghiệp công nghệ cao. Chú

trọng phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với các khu, cụm công nghiệp; phát triển các ngành

công nghiệp có lợi thế về tài nguyên, có quy mô và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước như

sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến đồ uống và công nghiệp thực phẩm.v.v… Xây

dựng các khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa gắn với quá trình đô thị hóa, tạo việc làm phi nông

nghiệp. Tập trung lấp đầy các khu công nghiệp; xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp

nhỏ, vừa, các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh

thái. Quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhất là làng nghề truyền thống và làng có

nghề phục vụ xuất khẩu;

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị

trường.

2. Định hướng ưu tiên phát triển đến năm 2020.

- Tập trung đầu tư, sớm hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, hoàn thành xây

dựng các công trình lớn;

- Chú trọng phát triển bền vững, giải quyết tốt các vấn đề về an toàn môi trường ngay trong công

tác quy hoạch và điều hành;

- Đầu tư phát triển thành phố Huế thành hạt nhân tăng trưởng, làm nòng cốt thúc đẩy để sớm đưa

tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương;

- Đầu tư phát triển mạnh Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thành trung tâm kinh tế và đô thị

quan trọng phía Nam của Tỉnh, từng bước trở thành trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng

điểm miển Trung và cả nước;

- Phát triển khu kinh tế cửa khẩu A Đớt thành một trong những trung tâm thúc đẩy quan hệ hợp

tác kinh tế, thương mại đường biên giữa Việt Nam với các nước trên tuyến hành lang kinh tế

Đông – Tây;

- Cơ cấu lại kinh tế nông thôn, gắn kinh tế nông thôn như một vành đai, vệ tinh phát triển của

Khu kinh tế và các đô thị trong Tỉnh; phát triển vùng kinh tế Tam Giang – Cầu Hai;

Page 114: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

- Hoàn thiện quy hoạch không gian lãnh thổ theo hướng tạo các đô thị gắn kết với nhau và với

các khu vực nông thôn trên hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ;

- Gắn xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế trong mối quan hệ hữu cơ với các

tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê

Kông mở rộng.

- Gắn phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo đảm an ninh – quốc phòng tạo thế ổn định vững chắc

về chính trị để phát triển kinh tế và xã hội.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Dịch vụ

- Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của Vùng trên cơ

sở nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn

thông, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục .v.v… Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản

phẩm dịch vụ để trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với các

trung tâm dịch vụ lớn là đô thị Huế, Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Khu kinh tế cửa khẩu A

Đớt.

- Phát triển bền vững ngành du lịch nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế, văn hóa – xã hội

và môi trường; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010,

thu hút từ 2 – 2,5 triệu lượt khách du lịch/năm, trong đó đạt 1 triệu lượt khách quốc tế/năm; tăng

doanh thu di lịch 30%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010; tốc độ tăng trưởng về số lượng khách

du lịch từ 15 – 20%/năm trong giai đoạn 2011 – 2020.

- Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, lịch sử và văn hóa, quảng bá mạnh thương hiệu

Huế trên các thị trường tiềm năng; đa dạng hóa và nâng cao các sản phẩm du lịch; xây dựng

chiến lược phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển ngành

du lịch.

- Xây dựng chiến lược chung về hội nhập quốc tế các lĩnh vực dịch vụ và chiến lược cạnh tranh

cho các hàng hóa dịch vụ của Tỉnh phù hợp với lộ trình các cam kết hội nhập.

- Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua

chế biến sâu, hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Chủ động tìm kiếm thị trường quốc tế, duy trì và

phát triển các thị trường truyền thống EU, Nhật Bản, ASEAN, quan tâm đúng mức ngoại thương

với cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

2. Công nghiệp

- Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp. Phấn đấu đưa giá trị sản

xuất công nghiệp tăng bình quân trên 21% giai đoạn 2006 – 2010, 15% giai đoạn 2011 – 2015 và

14% giai đoạn 2016 – 2020.

- Khai thác tốt những nguồn lực có lợi thế của địa phương. Ưu tiên phát triển những sản phẩm có

lợi thế cạnh tranh và có hiệu quả cao, chú trọng các ngành có thị trường, công nghệ cao, thu hút

nhiều lao động.

- Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp theo hướng hình thành những sản phẩm công nghiệp

chủ lực có trình độ công nghệ tiên tiến, có năng lực cạnh tranh. Tập trung xúc tiến đầu tư vào các

ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp tin học phần mềm,

Page 115: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

công nghiệp chế biến sâu về nông sản, thực phẩm; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng

sản, công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.v.v…

- Phát triển nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, tận

dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ, tạo cơ hội công ăn việc làm và tăng thu

nhập của người lao động.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, hạ

tầng các khu công nghiệp Phú Bài, Tứ Hạ, Phong Điền, Phú Đa, La Sơn, Quảng Vinh; các cụm

công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở các huyện và thành phố Huế trở thành các

trung tâm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học.

3. Nông, lâm nghiệp, thủy sản.

- Nâng giá trị bình quân 1 ha canh tác đất nông nghiệp lên trên 50 triệu đồng; tỷ trọng chăn nuôi

chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp; ổn định tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông – lâm –

ngư nghiệp với nhịp độ 4 – 5% giai đoạn 2006 – 2010 và khoảng 3% giai đoạn 2011 – 2020.

- Về nông nghiệp: phát triển toàn diện, bền vững theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi,

chuyển đổi mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để

đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Gắn phát triển nông – lâm – ngư nghiệp với bảo vệ tài nguyên đất,

rừng và biển, giữ vững môi trường và cân bằng sinh thái.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh

thái sạch với công nghệ cao và công nghệ sinh học. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, đảm bảo an

ninh lương thực; phát triển ngành nghề nông thôn.

- Về lâm nghiệp: phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ môi trường. Bảo vệ và phát triển vốn

rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên. Trong 10 năm tới trồng

mới khoảng 40 – 45 nghìn ha rừng; khoanh nuôi tái sinh; chăm sóc bảo vệ rừng nhằm phục hồi,

làm giàu khoảng 100 nghìn ha rừng; nâng độ che phủ rừng lên 55% vào năm 2010 và trên 60%

vào năm 2020.

- Về thủy sản: khai thác tổng hợp vùng ven biển, đầm phá nước lợ và sông đầm nước ngọt; kết

hợp đảm bảo tính đa dạng, khả năng duy trì, tái tạo nguồn lợi thủy hải sản và môi trường sống

van biển, đầm phá. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt nhịp độ tăng trưởng là 7 – 8%

thời kỳ 2006 – 2010 và 8 – 9% thời kỳ 2011 – 2020.

- Chuyển đổi cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn, đến năm 2010 còn khoảng 50% lao động làm

nông nghiệp và đến năm 2020 còn khoảng 13 – 15%.

4. Phương hướng phát triển văn hóa – xã hội.

a) Dân số, lao động và xóa đói giảm nghèo.

- Quy mô, cơ cấu dân số: dự báo quy mô dân số tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2020 là 1.356,6

nghìn người, dân số thành thị khoảng 949,6 nghìn người, chiếm 70% dân số. Dân số lao động

(15 – 59 tuổi) là 773,3 nghìn người, chiếm 57% dân số.

- Công tác dân số, gia đình và trẻ em: đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, tăng

cường hoạt động giáo dục truyền thông hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tổ chức thực

hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em, quan tâm nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó

khăn. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về dân số, gia đình và trẻ em.

Page 116: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

- Lao động và việc làm: phân bố lại lao động, dân cư phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu sản

xuất và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội từng vùng. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực để tăng cơ hội việc làm cho người lao động. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.

Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.

- Giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội: tập trung đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, xã

nghèo. Cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn, nhất là ở vùng miền núi, vùng đầm phá,

ven biển. Tổ chức tốt chính sách định canh, định cư, ổn định đời sống dân cư theo quy hoạch; lập

quỹ nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp và hộ nghèo vùng đô thị.

- Thực hiện tốt các chính sách xã hội cho các đối tượng thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với

cách mạng. Quan tâm tới những người già neo đơn, người tàn tật, những người bị nhiễm chất độc

màu da cam, làm tốt chính sách an sinh xã hội.

b) Y tế và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Nâng cao chất lượng sức khỏe toàn dân. Phấn đấu đến năm 2010, đạt 100% trẻ em dưới 1 tuổi

tiêm đủ 10 loại vắc xin; giảm tỷ lệ chết của trẻ dưới 1 tuổi còn 7‰, tỷ lệ chết của trẻ dưới 5 tuổi

còn 2,5‰; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 20% vào năm 2010 và dưới 5% vào

năm 2020.

- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng các

dịch vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ngăn ngừa những bệnh xã hội và bệnh mới xuất

hiện. Kiểm soát, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Chủ động ngăn chặn và phòng ngừa nguy cơ lây

nhiễm HIV/AIDS. Đầu tư khai thác vốn quý về y học cổ truyền và sản xuất dược liệu của Tỉnh.

Thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, các quy định về vệ sinh, an toàn thực

phẩm.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất mạng lưới y tế cơ sở, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa

học, kỹ thuật và chú trọng phát triển nguồn nhân lực; phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã đạt

chuẩn quốc gia về y tế.

- Tiếp tục củng cố và phát triển các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến tỉnh, huyện, các phòng khám

đa khoa khu vực; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã, giải quyết tình trạng

quá tải của bệnh viện tuyến trên. Kêu gọi đầu tư bệnh viện quốc tế, các bệnh viện chuyên khoa…

Khuyến khích xã hội hóa y tế, phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

- Hoàn thành nâng cấp Bệnh viện Trung ương Huế - Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao

cho cả vùng; ổn định hoạt động của Trung tâm y tế chuyên sâu. Nâng cấp, hiện đại hóa Trung

tâm y tế dự phòng tỉnh thành Trung tâm y tế dự phòng khu vực Bắc miền Trung; thành lập Trung

tâm kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm và bệnh phẩm cấp vùng trên cơ sở tăng cường năng lực

của Trung tâm Dược phẩm, hóa mỹ phẩm.

c) Giáo dục – đào tạo.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở từng cấp học, bậc học; đa dạng hóa các loại hình

đào tạo, giải quyết mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao. Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất

lượng về chuyên môn, có đạo đức sư phạm. Có chính sách thu hút, bảo đảm đủ giáo viên cho các

vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Quan tâm phát triển giáo dục mầm non, nhất là ở các xã vùng gò đồi miền núi, vùng đầm phá

ven biển; củng cố kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung

Page 117: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

học cơ sở. Đến năm 2010, hoàn thành mục tiêu phổ cập bậc trung học ở thành phố Huế và 6

huyện đồng bằng. Nâng cao tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở các cấp học, 100% các trường tiểu học,

trung học cơ sở, trung học phổ thông đều được học tin học và từng bước kết nối mạng Internet

trong trường học. Xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, trường học thân

thiện, học sinh tích cực, trong đó, tất cả các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào

năm 2010. Phát triển hệ thống trường chất lượng cao trong các cấp học. Hoàn thành kiên cố hóa

trường lớp và xây nhà công vụ cho giáo viên.

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng, đa dạng hóa hệ thống trường dạy nghề, trường trung học chuyên

nghiệp, đáp ứng yêu cầu trong Tỉnh và vùng phụ cận. Khuyến khích và tạo điều kiện để phát

triển các loại hình trường ngoài công lập.

- Mở rộng nâng cấp hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng, trung học theo hướng đa ngành hóa,

công nghệ hóa; phát huy vai trò một trung tâm quan trọng về đào tạo đại học, cao đẳng và dạy

nghề kho khu vực miền Trung và cả nước. Phấn đấu đầu tư xây dựng Đại học Huế trở thành Đại

học Quốc gia trước năm 2015 với các thiết chế của trung tâm đào tạo đa ngành, chất lượng cao,

đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học và sau đại học cho khu vực miền Trung và cả nước. Tăng cường

hợp tác quốc tế, phấn đấu xây dựng trường Đại học quốc tế tại Huế. Phát triển trường Đại học

Mỹ thuật và Học viện Âm nhạc Huế. Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của

các trường Đại học.

- Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật. Coi trọng cả đào tạo và

đào tạo lại đội ngũ cán bộ đầu đàn, cán bộ khoa học kỹ thuật, các nhà doanh nghiệp và nghệ

nhân lành nghề. Gắn giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công

nhân kỹ thuật với việc mở rộng thị trường sức lao động.

- Thực hiện xã hội hóa sự nghiệp giáo dục – đào tạo, coi trọng giáo dục phổ cập, nâng cao trình

độ dân trí của nhân dân, đặc biệt là dân cư nông thôn và miền núi. Xây dựng một xã hội hướng

tới học tập thường xuyên, với các hình thức giáo dục đa dạng, hiện đại. Khuyến khích phát triển

hệ ngoài công lập ở tất cả các cấp, bậc học phổ thông; 100% xã, phường có trung tâm học tập

cộng đồng.

d) Văn hóa, thông tin, thể dục – thể thao.

- Giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống; xây dựng Thừa Thiên Huế thành một

trung tâm văn hóa – du lịch đậm đà bản sắc dân tộc và văn hóa Huế. Hoàn thành cơ bản công tác

trùng tu, bảo tồn và tôn tạo di tích Cố đô Huế.

- Xây dựng và từng bước hiện đại hóa hệ thống thiết chế văn hóa các cấp. Nâng cao chất lượng

hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm

văn hóa. Mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế về văn hóa.

- Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn học nghệ thuật, động viên năng lực sáng tạo của đội ngũ văn

nghệ sỹ. Từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin đại chúng, chuẩn bị các điều kiện để quản lý

và sử dụng tốt mạng Internet.

- Chuyển đổi mạnh thể thao theo hướng dịch vụ, chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa. Phát triển thể

thao chuyên nghiệp, thể thao quần chúng. Xây dựng các trung tâm văn hóa – thể thao cấp huyện

có thiết chế đủ để chỉ đạo quản lý, phát triển phong trào thể dục thể thao cơ sở. Xây dựng Thừa

Thiên Huế thành trung tâm thể thao mạnh của miền Trung.

đ) Khoa học – công nghệ và môi trường

Page 118: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Khoa học – công nghệ:

- Nâng cao trình độ và năng lực ứng dụng khoa học – công nghệ trong các lĩnh vực. Áp dụng

rộng rãi các thành tựu khoa học – công nghệ quốc gia và quốc tế vào sản xuất và quản lý. Tăng

cường các hoạt động nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn, chú trọng công tác điều tra cơ

bản.

- Xây dựng và phát triển công nghệ thông tin thành một hoạt động phổ cập trong toàn xã hội.

Thực hiện thành công chương trình Chính phủ điện tử, xây dựng được môi trường thông tin điện

tử cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, trường học và toàn xã hội. Phát triển công nghệ

thông tin thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Tăng cường hợp tác, liên kết trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học. Khuyến khích các hoạt

động môi giới, chuyển giao công nghệ, đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu. Đẩy mạnh

xã hội hóa các nguồn vốn cho khoa học – công nghệ, hình thành thị trường khoa học – công

nghệ.

- Phối hợp với đại học Huế xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; xây dựng các trung

tâm chuyên ngành quốc gia tại Huế. Phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm

mạnh của cả nước về nghiên cứu y học, giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin, bảo tồn di tích,

khoa học xã hội và nhân văn.

Bảo vệ môi trường:

- Tổ chức thực hiện tốt các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi

hành. Coi trọng công tác truyền thông giáo dục và xã hội hóa việc bảo vệ môi trường. Áp dụng

đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống

cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Tăng cường công tác quản lý và xử lý

chất thải rắn tại các đô thị, khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp tập trung và khu du lịch.

- Nghiên cứu việc chống xói lở biển Thuận An, Tư Hiền, các bờ sông; xử lý các vấn đề môi

trường phát sinh do biển động của các cửa biển, chống xâm thực sông biển. Nghiên cứu bảo vệ

nguồn gen động, thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã, giống thủy sản đầm phá Tam Giang - Cầu

Hai. Xây dựng Bảo tàng thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất

lượng cao, không thoái hóa, không làm tổn hại đến đa dạng sinh học.

- Thực hiện quá trình “công nghiệp hóa sạch”. Thể chế hóa việc đưa yếu tố môi trường vào quy

trình quy hoạch, kế hoạch hóa sự phát triển ở mọi cấp, Ban hành quy định yêu cầu tất cả các

doanh nghiệp phải thiết lập các hệ thống tự giám sát về môi trường.

e) Phát triển kinh tế gắn an ninh, quốc phòng và công tác nội chính

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh và

đối ngoại; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng

các lực lượng vũ trang vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng

một số công trình phòng thủ ở một số điểm trọng yếu trên địa bàn Tỉnh.

- Xây dựng phương án chủ động, kịp thời phòng chống, cứu hộ, cứu nạn nhằm giảm đến mức

thấp nhất những thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân trong trường hợp

xảy ra thiên tai. Củng cố tổ chức cán bộ cho các ngành nội chính.

Page 119: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

- Tăng cường chỉ đạo công tác đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, xử lý

nghiêm minh và kịp thời các vụ việc tiêu cực. Chỉ đạo thực hiện tốt quy chế công khai, dân chủ ở

cơ sở, chế độ tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.

- Chăm lo xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội

ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp. Đẩy mạnh công tác cải cách hành

chính và chỉ đạo thực hiện có nề nếp các chế độ, sinh hoạt, công tác.

V. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ - XÃ HỘI

- Phấn đấu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở

hạt nhân, đô thị trung tâm là thành phố Huế, đô thị vệ tinh là thành phố mới Chân Mây – Lăng

Cô, các thị xã Hương Thùy, Hương Trà, Thuận An, Phong Điền, và các thị trấn gắn với các điểm

dân cư tập trung của các huyện, các khu công nghiệp, khu du lịch. Đẩy nhanh tiến độ hình thành

cụm đô thị động lực Huế - Tứ Hạ - Phú Bài – Thuận An – Bình Điền trở thành khu vực nội thị

thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai; xây dựng mới thành phố Chân Mây – Lăng Cô và

các đô thị Phú Đa, Bình Điền, Phong Thu, Thanh Hà, Vinh Thanh, Vinh Hưng, A Đớt, Hồng

Vân…

- Thành phố Huế là đô thị trung tâm, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam được tập trung

xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại phù hợp với thành phố Di sản, thành phố

Festival, một trung tâm đầu mối giao thương trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây và được

phát triển tương xứng với vị trí một trung tâm văn hóa du lịch và giao dịch quốc tế, trung tâm

đào tạo đại học, y tế chuyên sâu và y tế chất lượng cao của cả nước, trong một trung tâm thương

mại, dịch vụ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

- Tập trung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thành một trong những trung tâm giao

thương quốc tế lớn, một đô thị hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du

lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế, trung tâm vận tải biển. Phát triển Khu kinh tế

Chân Mây – Lăng Cô trong mối quan hệ, phối hợp với thành phố Huế, Đà Nẵng, các tỉnh trong

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, hành

lang kinh tế Đông Tây; đảm bảo hiệu quả kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, gìn giữ cảnh

quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Đối với vùng đồng bằng: đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa. Để bảo đảm an ninh lương thực, tạo điều kiện vững chắc cho các ngành khác phát triển,

tập trung xây dựng tốt hệ thống thủy lợi, tăng cường công tác khuyến nông, đẩy mạnh ứng dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng nhanh giá trị sản xuất

trên 1 ha canh tác. Khuyến khích phát triển nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với phát

triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông sản quy mô

vừa và nhỏ; từng bước phân bổ lại lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động thuần nông, tăng tỷ

lệ lao động ngành nghề, dịch vụ trong nông thôn. Phát triển kinh tế gắn với việc xây dựng và

phát triển nông thôn mới.

- Đối với vùng biển – đầm phá: phát huy mọi tiềm lực và lợi thế, tập trung xây dựng và phát triển

kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trở thành vùng phát triển năng động toàn

diện bao gồm du lịch, thủy sản, nông, lâm, công nghiệp chế biến. Mở rộng các loại hình kinh tế

trang trại, kinh tế vườn, vườn rừng, phát triển mô hình kinh tế trang trại trên vùng cát nội đồng;

giải quyết cơ bản khâu thủy lợi và nước sinh hoạt cho nhân dân vùng cát.

Page 120: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

- Đối với vùng gò đồi, miền núi; xây dựng và phát triển theo hướng bền vững, hình thành một

vùng kinh tế nông – lâm – công nghiệp chế biến gắn với phát triển dịch vụ và du lịch. Xây dựng

Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Gắn phát triển

kinh tế với bảo đảm quốc phòng – an ninh, xây dựng vùng căn cứ hậu cần, kỹ thuật vững chắc.

Thực hiện quy hoạch phát triển dân cư, di dân vào các vùng đệm gần biên giới, vừa khai thác tốt

đất trống vừa hình thành các làng bản bảo vệ biên giới tạo thành hành lang kinh tế gắn với an

ninh quốc phòng.

VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

1. Mạng lưới giao thông:

- Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo giao thông thông suốt giữa các vùng trong Tỉnh,

giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gắn với việc khai thác tuyến hành lang

kinh tế Đông – Tây.

- Đầu tư xây dựng đường bộ, đường sắt cao tốc, đường Hồ Chí Minh phía Đông, hầm đường bộ

đèo Phú Gia, Phước Tượng; nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 49A, mở rộng đường La Sơn – Nam

Đông, đầu tư mới đường 71 và 74 nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 1A và các cảng biển;

đường tới các cửa khẩu S3 và S10 nối với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông; nâng cấp,

mở rộng tuyến Quốc lộ 49B; các cầu vượt đầm phá Ca Cút, Vĩnh Tu, Hà Trung, cầu và đập Cửa

Lác; các cầu qua sông Hương, sông An Cựu; hệ thống đường ven biển, đầm phá; hoàn thành hệ

thống đường tuần tra biên giới.

- Đầu tư mới gia đường sắt Lăng Cô gắn với nhu cầu phát triển khu Kinh tế Chân Mây – Lăng

Cô và đô thị Chân Mây; di chuyển ga Huế ra khỏi nội đô và nâng cấp thành ga trung tâm của

Thành phố; các ga hàng hóa sẽ được đầu tư xây dựng tại ga Hương Thủy, Văn Xá và Thừa Lưu.

Nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài đáp ứng nhu cầu vận chuyển 2 triệu hành khách/năm và 100

nghìn tấn hàng hóa/năm.

- Khai thác có hiệu quả cảng Chân Mây, từng bước đầu tư mở rộng thành cảng trung tâm phân

phối quốc tế nối Đông và Tây, cảng hành khách của tuyến cao tốc trên biển; nâng công suất cảng

Chân Mây đạt 2,2 đến 2,3 triệu tấn/năm vào năm 2010, đạt 6 triệu tấn/năm vào năm 2020, đủ

năng lực đón tàu 50.000 DWT. Mở rộng cảng Thuận An đạt công suất 1,5 triệu tấn/năm, vào

năm 2020, đủ năng lực đón tàu 5.000 DWT. Xây dựng cáp quang vào cảng Chân Mây, nghiên

cứu xây dựng hệ thống đường ống vận tải xăng dầu, khí hóa lỏng từ cảng Chân Mây đến các

nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.

- Tập trung mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đường nội thị thành phố Huế và các thị

trấn huyện lỵ; phát triển mạng lưới giao thông tiểu vùng, giao thông nông thôn. Hoàn thành nhựa

hóa các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ; bê tông hóa giao thông nông thôn;

- Đầu tư nâng cấp các tuyến vận tải đường thủy, đặc biệt là các tuyến trên sông Hương, sông Bồ,

sông Ô Lâu, sông Đại Giang, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Trước mắt tiến hành nạo vét, hoàn

thiện mạng lưới báo hiệu và xây dựng các trạm quản lý đường sông và đầm phá. Đầu tư xây

dựng các bến tàu, thuyền trên sông, đầm phá, khu neo đậu tránh trú bão.

2. Thủy lợi:

- Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, vừa đảm bảo điều tiết nguồn nước,

hạn chế lũ lụt, ngăn mặn và cung cấp nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cho công

nghiệp, sinh hoạt, kết hợp phòng chống cháy rừng ở những nơi có điều kiện.

Page 121: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

- Hoàn thành công trình hồ Tả Trạch vào năm 2010; xây dựng mới hệ thống hồ đập và thủy lợi

vùng cao, hồ Thủy Yên - Thủy Cam, nâng cấp hồ Phú Bài; hoàn thành hệ thống thủy lợi Tây

Nam Hương Trà, hệ thống hồ đập thủy điện gắn với thủy lợi; hệ thống tưới tiêu vùng hạ du sông

Ô Lâu; nâng cấp hệ thống đê biển, đê bao vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, đê Đông – Tây

Ô Lâu; nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống đê bao vùng, đê nội đồng; nạo vét các sông, hói tiêu úng

và thoát lũ; tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống trạm bơm, các công trình thủy lợi vùng gò đồi,

vùng cát; hoàn thành kiên cố hóa hệ thống kênh mương.

- Xây dựng các công trình chống xâm thực bờ biển Thuận An – Tư Hiền, các dự án chống xói lở

bờ sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu. Hoàn chỉnh cơ bản hệ thống đê đập ngăn mặn, ngăn lũ ở

vùng ven biển đầm phá, vùng cửa sông. Xây mới các công trình cảnh báo bão, lụt.

3.Mạng lưới cấp điện:

- Phát triển hệ thống truyền tải cao áp. Xây dựng mới kết hợp với cải tạo hệ thống lưới điện

trung, hạ thế. Nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới cấp điện đáp ứng nhu cầu phụ tải, đảm bảo an

toàn, ổn định chất lượng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; đầu tư hoàn chỉnh hệ thống chiếu

sáng các đô thị nhằm đảm bảo thẩm mỹ cảnh quan trong các đô thị.

- Xây dựng các nhà máy thủy điện Bình Điền, Hương Điều, A Lưới, A Lin và các nhà máy thủy

điện nhỏ; xây dựng các trạm phát điện bằng năng lượng gió, năng lượng mặt trời nhằm đảm bảo

nguồn điện cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

4. Cấp, thoát nước:

- Đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ thống cấp nước các đô thị và vùng phụ cận. Nâng cấp hệ thống

cấp nước thành phố Huế giai đoạn II. Xây dựng hệ thống cấp nước hồ Truồi hồ, Thủy Yên –

Thủy Cam, nâng cấp và cải tạo các nhà máy nước ở các huyện; nâng công suất cấp nước cho sản

xuất và sinh hoạt lên trên 200.000m3/ngày đêm vào năm 2010, phát triển đồng bộ mạng lưới

đường ống cấp nước; đảm bảo cung cấp nước sạch cho 100% người dân thành phố Huế, 90%

dân các thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp, khu du lịch và vùng phụ cận. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ sử

dụng nước sạch đạt 95%; giải quyết cơ bản vấn đề cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng cát,

ven biển.

- Hoàn thành cơ bản việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở các đô thị Huế,

Chân Mây – Lăng Cô … Đầu tư, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý chất thải rắn ở các khu đô

thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề; đảm bảo nước thải sinh hoạt và nước thải

công nghiệp phải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung.

5. Bưu chính – viễn thông

- Phát triển và nâng cao chất lượng mạng lưới bưu chính – viễn thông theo hướng đa dạng, hiện

đại, đồng bộ, đạt tiêu chuẩn các nước trong khu vực. Thực hiện chiến lược cáp quang hóa truyền

dẫn nội Tỉnh đến các huyện, các khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch.

VII. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

1. Danh mục các chương trình ưu tiên nghiên cứu đầu tư

- Chương trình phát triển đô thị;

- Chương trình phát triển Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô;

- Chương trình trùng tu tôn tạo di tích Cố đô Huế;

Page 122: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

- Chương trình khai thác lợi thế trục hành lang Đông – Tây;

- Chương trình phát triển dịch vụ;

- Chương trình phát triển công nghiệp;

- Chương trình khai thác tổng hợp vùng gò đồi, miền núi;

- Chương trình phát triển vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai;

- Chương trình phát triển văn hóa, y tế, giáo dục;

- Chương trình phát triển công nghệ thông tin;

- Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2. Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (Phụ lục kèm theo)

VIII. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư

- Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho việc thực hiện Quy hoạch là rất lớn so với khả năng

nguồn lực của Tỉnh và hỗ trợ của Trung ương. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, cần

có các giải pháp huy động vốn nhằm đẩy mạnh đa dạng hóa đầu tư; trong đó, phát huy nguồn nội

lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất, khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ các

thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực y tế, giáo dục, thể dục thể

thao, cụ thể:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) tập trung cho

đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội;

- Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ quỹ đất, thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút

các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế

.v.v.. Sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển công nghiệp. Rà

soát, thu hồi các khu đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích;

- Khuyến khích các doanh nghiệp chuẩn bị tốt mọi điều kiện để có thể phát hành và niêm yết cổ

phiếu trên thị trường chứng khoán, nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh;

- Thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong việc bê tông hóa kênh mương,

xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn; hình thành các quỹ đầu tư của Tỉnh theo

quy định hiện hành của pháp luật;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế thành lập

doanh nghiệp mới và mở rộng doanh nghiệp hiện có theo Luật Doanh nghiệp; tích cực xúc tiến

đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài;

- Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của nước ngoài

(ODA).

2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh. Lập kế hoạch, hỗ trợ tích

cực và mở rộng hơn nữa việc đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ doanh nhân, quản trị doanh

nghiệp. Có chính sách thỏa đáng nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia

giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về làm việc tại Tỉnh. Mở rộng hợp tác với các cơ sở

Page 123: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

đào tạo có uy tín trong và ngoài Tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các

doanh nghiệp góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào

tạo. Xây dựng các cơ sở đào tạo phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế của địa phương. Đẩy

mạnh công tác xã hội hóa về giáo dục, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo

dục.

3. Giải pháp phát triển khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường

- Khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất. Đầu tư phát triển

khoa học công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đào tạo

lại đội ngũ cán bộ khoa học trong các lĩnh vực công nghệ, quản trị, kinh doanh, bảo vệ môi

trường. Liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các công trình

nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp.

- Tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường, huy động sự tham gia đóng góp của

cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư trong

lĩnh vực bảo vệ môi trường; đồng thời nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp giữa các

cấp, các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong việc bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm

môi trường, đảm bảo giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

4. Giải pháp tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách

thủ tục hành chính; tăng cường chỉ đạo và điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

5. Các giải pháp tăng cường xóa đói, giảm nghèo

- Tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp trợ giúp phát triển kinh tế và tiếp cận các dịch vụ

xã hội cho người nghèo. Đẩy mạnh chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển mạng

lưới dạy nghề cho người lao động, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề. Tiếp tục

đẩy mạnh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội như chăm sóc người có công, bảo trợ xã

hội, phòng chống tệ nạn xã hội .v.v.. theo hướng xã hội hóa.

6. Giải pháp tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế.

- Mở rộng hợp tác, liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng

điểm miền Trung trong các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; trong việc quy

hoạch các khu, cụm công nghiệp, cung cấp dịch vụ, nguồn nguyên liệu và thị trường; hợp tác về

trao đổi thông tin và xúc tiến thương mại, tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm. Khai thông thị

trường, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, đảm bảo tính chủ động với tiến trình hội nhập

khu vực và quốc tế. Tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nguồn đầu tư viện trợ nước

ngoài. Duy trì và phát huy các thị trường hiện có, chủ động tìm kiếm thị trường mới. Phổ biến

kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh

nghiệp tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường.

7. Tăng cường an ninh, quốc phòng

- Tiếp tục thực hiện chiến lược bảo vệ quốc phòng, an ninh. Phát động phong trào quần chúng

nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế -

xã hội với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật trong cán

bộ, nhân dân; công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên địa bàn; kiên quyết trấn áp và xử

lý các loại tội phạm. Đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình cơ sở, công tác giải quyết khiếu nại,

tố cáo của nhân dân nhằm tạo niềm tin và môi trường xã hội an toàn, trong sạch.

Page 124: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch

- Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm

2020 cho tất cả các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân

dân trong Tỉnh.

- Tổ chức giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế, các dự án ưu tiên cho các nhà đầu tư.

2. Xây dựng chương trình hành động và xúc tiến đầu tư.

- Sau khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở các mục tiêu của Quy

hoạch, xây dựng chương trình hành động, từng bước thực hiện đạt mục tiêu Quy hoạch.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng vào các dự án trọng điểm có sản phẩm chủ lực,

mang tính quyết định sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu Quy hoạch.

- Xây dựng một số chương trình sản phẩm chủ lực của Tỉnh và tổ chức thực hiện một cách

nghiêm túc, tạo động lực mới cho phát triển sản xuất – kinh doanh của nhân dân. Đồng thời, có

các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với việc phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm

chủ lực về thị trường, vốn, đất đai.

- Từng bước cụ thể hóa công tác quy hoạch và đưa vào các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực

hiện. Tùy theo sự thay đổi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, tiến hành

rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch kịp thời cho phù hợp với quá trình phát triển.

- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị trong xã hội và nhân dân các dân tộc trong Tỉnh có

trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương

hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch sau khi đã được phê duyệt, phối

hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy

định các nội dung sau:

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị

và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển

các ngành, các lĩnh vực .v.v…để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.

2. Lập trình kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trọng

điểm; các dự án cụ thể để tập trung đầu tư, bố trí ưu tiên đầu tư một cách hợp lý.

3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu

vấn đề vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh

trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Giao các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình hỗ trợ Ủy ban nhân

dân tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình

cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu,

nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch. Đẩy nhanh

việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự

phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh,

Page 125: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự

kiến sẽ được đầu tư nêu trong Quy hoạch.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2009.

Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,

Công báo; - Lưu: Văn thư, ĐP (5b).

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN

2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng

Chính phủ)

A. NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I. Công nghiệp

1. Nhà máy xử lý nước thải các khu công nghiệp

2. Dự án xử lý chất thải rắn, nước thải các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề.

3. Hạ tầng các cụm công nghiệp và làng nghề

II. Nông nghiệp, nông thôn

1. Dự án phát triển hạ tầng nông thôn các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn

2. Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung.

3. Các dự án hỗ trợ sản xuất, sắp xếp dân cư

4. Chương trình trồng rừng

5. Dự án hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Page 126: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

6. Dự án Cảng cá Tư Hiền

7. Dự án Cảng cá Thuận An

8. Các bến neo đậu tàu thuyền Phú Hải, Thuận An, Cầu Hai

9. Hệ thống âu thuyền tránh, trú bão

10. Hồ chứa nước Tả Trạch

11. Hồ Thủy Yên – Thủy Cam

12. Hệ thống hồ đập vùng cao

13. Nâng cấp hệ thống đê biển, đê đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

14. Củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê bao vùng, đê nội đồng

15. Nạo vét các sông, hói tiêu úng và thoát lũ

16. Thủy lợi vùng cát

17. Hệ thống cấp nước ngọt ven biển, đầm phá

18. Kiên cố hóa kênh mương

19. Dự án chống xói lở bờ sông, bờ biển, chống bồi lấp cửa sông

III. Giao thông

1. Đường cao tốc Huế - Đà Nẵng

2. Nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn La Sơn – hầm Hải Vân và 2 hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng

(BOT)

3. Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49A (đoạn Quốc lộ 1A – Bốt Đỏ)

4. Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49B

5. Nâng cấp, xây mới đường Tây phá Tam Giang – Cầu Hai

6. Xây mới đường ven biển Tư Hiền – Cù Dù

7. Hệ thống đường ngang vùng biển, đầm phá nối Quốc lộ 1A – Quốc lộ 49B

8. Cầu Ca Cút và đường vào cầu (Quốc lộ 49B)

9. Đường 71 (nối đường Hồ Chí Minh – Quốc lộ 1A)

10. Đường 74 (đường ngang Hồ Chí Minh – Quốc lộ 1A)

11. Đường và cầu Vĩnh Tu (Quốc lộ 49B – Quốc lộ 1A)

12. Đường và cầu Hà Trung (Quốc lộ 49B – Quốc lộ 1A)

13. Đường La Sơn – Nam Đông

14. Đường vành đai 2, 3 thành phố Huế

15. Hệ thống cầu đường bộ qua sông Hương (gồm các cầu: Bạch Hổ, Cồn Hến, cầu qua sông

Hữu Trạch, qua sông Tả Trạch, cầu vành đai 3).

16. Hệ thống cầu qua sông An Cựu (Nam Giao, Kho Rèn, cầu Ga, cầu Phú Cam, Tam Tây).

Page 127: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

17. Các cầu đô thị Huế (Kẻ Vạn, Nguyễn Hoàng, An Hòa, Bạch Yến, Ba Bến, Đông Ba…)

18. Cảng hàng không quốc tế Phú Bài

19. Đường sắt cao tốc qua tỉnh

20. Nâng cấp Cảng Thuận An

21. Hệ thống đường trong Khu KT Chân Mây – Lăng Cô

22. Đường sắt nối Cảng Chân Mây

23. Đường đến trung tâm các xã (chưa được kiên cố hóa mặt đường) đảm bảo phòng tránh lũ.

24. Nhựa hóa toàn bộ các tuyến đường tỉnh, nâng cấp một số tuyến đường huyện thành đường

tỉnh

25. Cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn

IV. Công trình công cộng

1. Dự án di dân, tái định cư dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai

2. Dự án định cư dân thủy điện

3. Dự án Phát triển đô thị Huế

- Dự án định cư dân vạn đò thành phố Huế

- Chỉnh trang tôn tạo hộ thành hào

- Chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà

- Chỉnh trang tôn tạo sông An Cựu

- Chỉnh trang tôn tạo Thượng thành và Eo Bầu

- Dự án chỉnh trang hai bờ sông Hương

- Dự án hạ tầng kỹ thuật nội đô và các điểm du lịch

- Di dời giải tỏa, tái định cư dân vùng di tích cố đô Huế

4. Dự án hạ tầng đô thị Chân Mây – Lăng Cô

5. Các dự án phát triển hạ tầng đô thị

6. Xóa nhà tạm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo

7. Nhà ở xã hội cho các hộ nghèo ở đô thị

V. Cấp nước:

1. Nâng cấp, mở rộng nhà máy và hệ thống cấp nước đô thị Huế

2. Nhà máy và hệ thống cấp nước hồ Truồi

3. Nhà máy và hệ thống cấp nước hồ Thủy Yên – Thủy Cam

4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt các xã ven biển, đầm phá

5. Nâng cấp hệ thống cấp nước các huyện phía Bắc (thị trấn Tứ Hạ, Phong Điền, Quảng Điền).

6. Nâng cấp hệ thống cấp nước thị trấn Phú Bài, Phú Đa.

Page 128: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

VI. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

1. Trùng tu di tích cố đô Huế

2. Các dự án tôn tạo và phát huy giá trị di tích văn hóa, lịch sử

3. Các dự án bảo tồn, tôn tạo, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử

4. Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung

5. Khu văn hóa lễ hội Bắc Ngự Bình

6. Bảo tàng lịch sử cách mạng

7. Xây dựng và nâng cấp hệ thống phát thanh truyền hình các huyện

8. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa – thể thao cơ sở.

VII. Khoa học – Công nghệ thông tin

1. Các đề tài nghiên cứu triển khai

2. Dự án hệ thống thông tin địa lý (GIS)

3. Chương trình phát triển Internet cộng đồng

4. Các dự án tin học hóa cơ quan Đảng và Nhà nước

5. Phòng thí nghiệm Quốc gia

VIII. Y tế - Xã hội

1. Bệnh viện đa khoa phía Bắc

2. Bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam

3. Bệnh viện chuyên khoa (Răng Hàm Mặt, Da liễu, Tâm thần… )

4. Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội

5. Xây mới, nâng cấp các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực.

6. Hoàn thiện, nâng cấp các trạm y tế xã, phường

7. Y tế dự phòng

- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

- Trung tâm Y tế dự phòng Bắc miền Trung

8. Xử lý chất thải y tế

9. Trung tâm Y tế chuyên sâu miền Trung

- Bệnh viện Trung ương Huế

- Đại học Y Huế

- Trung tâm kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm và bệnh phẩm miền Trung

10. Viện y học dân tộc miền Trung

IX. Giáo dục đào tạo

1. Trường THPT Quốc học (giai đoạn 2)

Page 129: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

2. Chương trình kiên cố hóa trường học và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia

3. Hệ thống trung tâm dạy nghề các huyện

4. Hệ thống trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

5. Đại học Huế (ĐH Kinh tế, Mỹ thuật, Ngoại ngữ…)

6. Trường Đại học Du lịch

7. Dự án trường chất lượng cao Nguyễn Tri Phương

8. Dự án trường chất lượng cao bậc mầm non, tiểu học

9. Xây mới, nâng cấp hệ thống trường THPT, THCS, tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

X. Du lịch, dịch vụ

1. Các dự án hạ tầng thành phố Festival

2. Hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô

3. Hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt (S10)

4. Hạ tầng cửa khẩu Hồng Vân (S3)

5. Làng văn hóa dân tộc Pa Cô – Tà Ôi

6. Dự án đường và cầu đến các khu di tích Huế

7. Mở rộng đường lên đỉnh Bạch Mã

8. Hạ tầng khu du lịch Hải Vân (cả trùng tu Hải Vân Quan)

9. Hạ tầng du lịch đường Hồ Chí Minh và cụm du lịch A Lưới

10. Hạ tầng đến các cụm, điểm du lịch, dịch vụ

11. Xây dựng các bến thuyền du lịch vùng đầm phá

XI. Bảo vệ và phát triển môi trường bền vững

1. Dự án phòng tránh giảm nhẹ thiên tai

2. Hệ thống quan trắc, cảnh báo thiên tai

3. Dự án xử lý chất thải rắn, nước thải các khu đô thị, khu dân cư

4. Khắc phục hậu quả chất độc da cam – Dioxin

5. Bảo tàng thiên nhiên Duyên hải miền trung

6. Xây dựng khu bảo tồn gen, bảo vệ đa dạng sinh học vùng biển, đầm phá

7. Phát triển vốn rừng, bảo vệ đa dạng sinh học

8. Xây dựng khu bảo tồn đất ngập nước

XII. Quản lý Nhà nước

1. Nhà công cụ

2. Trụ sở Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

3. Trụ sở chính quyền cấp xã

Page 130: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

4. Khu đô thị hành chính tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế.

XIII. An ninh Quốc phòng

1. Các dự án thuộc chương trình biển đông hải đảo

- Đường cơ động ven biển kinh tế - quốc phòng Điền Hương – Quảng Ngạn, Thuận An – Tư

Hiền – Cổ Dù

- Khu vực phòng thủ đảo Sơn Chà

- Xây dựng các đồn và trạm biên phòng.

2. Khu kinh tế quốc phòng A So

3. Dự án tái định cư dân cư vùng biên

4. Dự án phát triển kinh tế - xã hội các xã dọc tuyến biên giới Việt Lào

5. Đường tuần tra biên giới

6. Nâng cao năng lực phòng chống cháy nổ

7. Xây dựng đồn công an phường, xã và các trại tại giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế

8. Dò tìm, xử lý bom mìn vật nổ

9. Các công trình phòng thủ

B. NGUỒN VỐN DÂN, DOANH NGHIỆP

I. Công nghiệp

1. Nhà máy xi măng Đồng Lâm

2. Nhà máy xi măng Nam Đông

3. Mở rộng nhà máy xi măng Luks (Dây chuyền 5)

4. Nhà máy xi măng Long Thọ II

5. Mở rộng nhà máy Bia Huda

6. Dự án thủy điện Hương Điền

7. Dự án thủy điện Bình Điền

8. Nhà máy thủy điện A Lưới

9. Nhà máy thủy điện A Lin

10. Thủy điện Tà Lương

11. Nhà máy thủy điện A Roàng

12. Nhà máy thủy điện Thượng Nhật

13. Nhà máy thủy điện Tả Trạch

14. Các dự án thủy điện nhỏ theo quy hoạch

15. Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Phú Bài mở rộng

16. Khu công nghiệp Tứ Hạ

Page 131: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

17. Khu Công nghiệp Phon Thu

18. Khu Công nghiệp La Sơn

19. Khu Công nghiệp Phú Đa

20. Khu Công nghiệp Quảng Vinh

21. Khu Công nghiệp Chân Mây và các dự án trong khu công nghiệp

22. Dự án hạ tầng các cụm công nghiệp và làng nghề

23. Các dự án phát triển sản xuất chế biến nông, lâm, hải sản

24. Các dự án phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

25. Sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô

26. Nhà máy sản xuất nước khoáng thiên nhiên

27. Các dự án chế biến cát – thủy tinh

28. Các nhà máy may xuất khẩu

29. Nhà máy sứ vệ sinh

30. Nhà máy sản xuất động cơ các loại

31. Nhà máy sản xuất dụng cụ, vật tư y tế

32. Nhà máy sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao

33. Nhà máy sản xuất đồ nhựa gia dụng

34. Nhà máy sản xuất linh kiện điện, điện lạnh, điện tử gia dụng

35. Tổ hợp nhà máy sản xuất điện tử

36. Nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp vi tính

37. Các dự án sản xuất phần mềm

38. Mở rộng nhà máy sợi Huế

39. Cụm sợi – dệt may nhuộm

40. Trung tâm thiết kế thời trang

II. Nông nghiệp

1. Dự án giống, cây, con

2. Các dự án phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi

3. Trồng rừng kinh tế

4. Phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững

III. Giao thông

1. Cảng hàng không quốc tế Phú Bài

2. Dự án Cảng Chân Mây

3. Đê chắn sóng kết hợp cầu cảng Chân Mây

Page 132: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

IV. Công trình công cộng

1. Dự án xây dựng các khu đô thị mới

2. Dự án Phát triển đô thị Chân Mây – Lăng Cô

3. Chương trình phát triển nhà ở đô thị

4. Công trình dân dụng của nhân dân

5. Dự án Công viên địa đàng

V. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

1. Trung tâm hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm quốc tế

2. Dự án hãng phim cố đô Huế

3. Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Dịch vụ

4. Trung tâm giải trí, điện ảnh

VI. Khoa học – Công nghệ thông tin

1. Xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc

2. Dự án Làng truyền thông và Công nghệ thông tin

VII. Y tế Xã hội

Chương trình xã hội hóa y tế

- Các bệnh viện chuyên khoa

- Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng

- Bệnh viện Quốc tế

VIII. Giáo dục đào tạo

Chương trình xã hội hóa giáo dục

- Trường công nhân kỹ thuật Chân Mây

- Trường Đại học Quốc tế

IX. Du lịch dịch vụ

1. Dự án hạ tầng khu phi thuế quan và khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Chân mây – Lăng Cô

2. Dự án Laguna VietNam

3. Dự án khu nghỉ dưỡng-sân-gôn-đầm Lập An

4. Khu du lịch Cổ Dù-Cửa Khẻm-bán đảo Sơn Chà

- Khu Nghỉ dưỡng Bãi Chuối

5. Dự án khu vui chơi giải trí bán đảo đầm lập An

6. Khu du lịch Cảnh Dương – Hải Vân – Sơn Chà

- Dự án cáp treo Bạch Mã

7. Khu du lịch – hồ Truồi – Nhị Hồ - suối Voi

Page 133: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

8. Khu du lịch sinh thái Thuận An – Tân Mỹ

9. Khu du lịch Dã Viên

10. Các khu du lịch hàng nghề, làng cổ

11. Dự án các khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn

12. Dự án du lịch sinh thái vùng đầm phá nước lợ Tam Giang – Cầu Hai

13. Khu du lịch sinh thái tổng hợp hồ Phú Bài

14. Các dự án khai thác du lịch dọc tuyến bờ biển

15. Các dự án du lịch văn hóa A Lưới – Nam Đông

16. Khu du lịch hồ Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền

17. Dự án Khu sân Golf - xã Thùy An

18. Khu giải trí Thiên An – Thủy Tiên

19. Dự án Khách sạn 5 sao – Siêu thị - Trung tâm hội nghị

20. Dự án Casino – khách sạn quốc tế

21. Kinh doanh vận tải biển

22. Kho, cảng xăng dầu trung chuyển tại Chân Mây

23. Các dự án cung cấp dịch vụ Bưu chính viễn thông, Internet, mạng truyền thông Pháp lý

C. NGUỒN VỐN ODA

I. Công nghiệp

Dự án năng lượng điện nông thôn 2 (Re II)

II. Nông nghiệp, hạ tầng nông thôn

1. Dự án phát triển nông thôn huyện Quảng Điền

2. Dự án hỗ trợ giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội 2 huyện Phú Lộc – Phú Vang

3. Hạ tầng nghề cá

4. Dự án phát triển hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản

5. Trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển gắn với bảo vệ môi trường

6. Hệ thống cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp 2 xã: Quảng Thái – Quảng Lợi

7. Dự án đê biển, đê bao vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

8. Xây dựng công trình chống xói lở bờ biển Hải Dương – Hòa Duân và chống bồi lấp cửa biển

Thuận An.

III. Công trình công cộng

1. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Huế (cải thiện môi trường nước).

2. Hệ thống cấp nước sinh hoạt các xã ven biển, đầm phá

3. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải KKT Chân Mây – Lăng Cô

Page 134: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

4. Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Phú Bài

5. Dự án giảm nghèo dân thủy điện

6. Tái định cư và cải thiện điều kiện sống cho dân vạn đò

7. Đầu tư hạ tầng phục vụ kế hoạch định cư dân vạn đò và vùng ngập lụt nặng ở Huế góp phần

bảo vệ di sản Huế

8. Giải tỏa tái định cư các hộ sống trên Thượng Thành – Eo Bầu – Kinh thành Huế

9. Chỉnh trang tôn tạo Hộ thành hào Kinh Thành

10. Chỉnh trang sông Ngự Hà

11. Phát triển hạ tầng đô thị Huế

12. Tái định cư và cải thiện đời sống của dân cư nằm trong lòng hồ thủy điện A Sáp

13. Xây dựng nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân Compost phía Bắc Thành phố Huế

14. Quy hoạch chi tiết đô thị mới Chân Mây

15. Cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn

16. Hệ thống cầu đường bộ qua sông Hương

IV. Y tế - Giáo dục – Văn hóa

1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế

2. Bệnh viện đa khoa Chân Mây

3. Tăng cường cơ sở vật chất trường học phổ thông

4. Đầu tư xây dựng và phát triển đào tạo trường kỹ nghệ Thừa Thiên Huế

5. Trường Đại học Du lịch

6. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm

7. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý dịch vụ

8. Hỗ trợ tăng cường năng lực cho các cơ quan và cộng đồng

9. Phục nguyên Điện Cần Chánh

10. Phục hồi các lễ hội và nghề truyền thống đồng bào dân tộc CaTu

V. Môi trường

1. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước

2. Bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

3. Bảo tồn vùng ngập mặn Bù Lu – Cù Dù

4. Bảo tồn vùng ngập mặn cửa sông Ô Lâu

5. Nâng cao năng lực thích ứng với thiên tai

D. NGUỒN VỐN KÊU GỌI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

I. Công nghiệp – Xây dựng

Page 135: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

1. Xây dựng đê chắn sóng cảng Chân Mây

2. Khu đô thị mới Chân Mây

3. Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp

4. Đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị

5. Nhà máy sản xuất các sản phẩm thủy tinh cao cấp

II. Du lịch – Dịch vụ - Giáo vụ - Đào tạo – Y tế

1. Khu du lịch sinh thái Bạch Mã

2. Khu du lịch Cồn Hến

3. Khu du lịch ven biển Thuận An

4. Các dự án du lịch sinh thái ven biển và đầm phá

5. Xây dựng trường Đại học quốc tế

6. Xây dựng Bệnh viện quốc tế

Ghi chú: Về vị trí, quy mô công trình, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư

của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình

duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng

thời kỳ./.

Page 136: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế
Page 137: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế
Page 138: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế
Page 139: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế
Page 140: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế
Page 141: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế
Page 142: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế
Page 143: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

WOG. 1101 KIIOA XIV CONG HOA XA 11W Olt NGHTA VIETNAM TONG THU KY QUOC HQI DOc lap - Tty do - Hqnh phtic

33041113-ITKQII ngay 03 thcing 9 nam 20/9

THONG BAO KET LOAN

cam Chii tich Quoc 4i Nguyen Thi Kim Ngin tai chuyen tham, lam viec vbi tinh Thin Thien Hue (17/8/2019)

Ngay 17/8/2019, dOng chi Nguyen Thi Kim Ngan, Uy vien Bo Chinh tri, ChU tich Quoc het da den thorn va lam viec tai tinh Thira Thien Hue. Tham gia Doan cong tac ce cac thing chi Uy vien Trung using Hang - Tong This ky Quoc hOi, Chu nhiem cac Uy ban (Ma Quoc hOi (Van hoa, Gido due, Thanh nien,

nien va Nhi ding, Tai chinh - Ngan sach, Kinh ta) va Tong Kiem Man Nha nuec, lanh dao Van phOng Quoc

Chu tich Quoc hOi da thay mat lanh dao Hang, Nha nu& du Le kY niem 30 nam Ngay tai lap tinh :Mira Thien Ilue va trao tang tinh Huan chung DOc lap hang that: tham mot so hO dan thugc del tugna du kien di ddi tai khu di tich Kinh thanh Hue va tham, tang qua met so gia dinh chinh sach tren dia ban tinh.

Tai ban lam viec ye' Ban Thuthig vu tinh ny, sau khi nghe bao coo vc

tinh hinh thin: hien nhiem vu cac thong dau nam va nhiem vu trong tarn cac thong cuoi nam 2019, Lill-1g cac y kien trio den cua thanh vien Doan cong the. ChU tich Quoc hoi ket luan nhu sau:

1. Dinh gia chung

.1'hira 'Mien liue co mot vi tri chien loge, ding vai trO cau nOi giCra hai mien Bac - Nam, ding la sung dat can hien, co be day,' lich sir - van Ilea Iasi doi, co truyen thong clang to hao ve tinh than yeu nu& va (tau tranh each mang trong qua trinh xay dung, bao ve To quOc. Tinh con la trung tarn van 116a 16n, Oc sac cua ca nuOc, vita mang dang clap hien dal, vita mang net dep co kinh vai nhieu di san van hea the giOi, Luau tiem nang de phat trien du lich.

Trong than gian qua, tinh da n3 lire phan dau, phat huy tai the, dat dugc nhUng kat qua quan trong tren nhieu linh vuc, gap phan tich cut, vac) sir phat trien chung cua vung kinh to trong diem mien Trung, ding nhu ca mate. Huang phat trien xay dung DO thi "di san, van hod, sinh thai, canh quan, than thien men truang" la Oil hup vai the math cua tinh va chti truong cua Dang tai Ket Man 48-KL/TW ngay 25/05/2009 va Thong bao 175-TB/TW ngdy 01/8/2014 cua BO Chinh tit

Page 144: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Tinh da chi] trong phat trien kinh to theo huang xanth hen yang va dal dirge nhieu ket qua kha quan; thu nuan sach eg nhUng chuyen bien tich cue, loon tat \ a \not du toan dugs giao. Tinh cang da thiet lap va buere dau van hanh mai lien kit cat tinh Viinu kinh to urine diem mien lining (ket net ha tang giao thong lien tinh gain Let hanh lang kinh dung tay, lien ket phat trien kinh to bien, du

timg buck Oat buy 4 trung tam van hod, du lick; trung tam y to chuyen sau; trung tarn khoa hoc - cane nghe va trung tam eido dye - dao tau da nganh, da link Vkrc, chat thong cao chit ca ntrOc. Cai each hanh chink, Chum& trinh phat trien tai san tri tue, ho tro he sinh thai khoi nghiep doi men sang tao throe Hen khai tich cue; tinh da xuat sac cianh duac gial thuang Vien thong Chciu A

nam 2019" veri Du an Trung tarn dieu hanh Do thi thong minh.

Cong tau brio dam an sinh xa hei dugc dad manh: vied thu hep khoang each giau - ngheo dugc quan tam (chi se GIN! thrne. tiler 2 khu vtrc Bac Trune 13e ya Duyen hai mien 'Laing va Thu 8 ea nuOic): ty le tham gia bao hiem y to than dan dat tren 98% va có tren thin so duos lap HO so sac khere then ter; cOng tai dan tee, ton gido dugc quan tarn. Cae phong trao bao ye mei truang "Chi, nhdt Xanh khong VU? nit Ili Iring 1/11 can pludm nhyd .sde clung 171(51

dugc cac tang lap Nhan dan tich cue hueme time va la diem sang de cac dia phuong khac hoc tap. Queic phOng, an ninh dugc gth viimg; an ninh chinh tri va trait to an toan xa hei ca ban dugc hao dam.

Cone tee xay dune Dung. xay dung he thane chinh quyen, Mat train TO quee, cite doan the (Minh tri - xa hei cO nhieu chuyen bien tich cue. Nei be tinh doan ket. su thing thuan trong xa hei cao. Cac tong tac chuan bi Dai hei Dane cac cap dang dirge thud hien khan tinning, nghiern the a tat ea cac cap, cac nganh. Vtec ehuan bi tong ket, &nth gia 10 nam thue hien Ket loan se 48-KI./TW dm Be Chinh tri Ye xay dung, phat trien tinh Thira Thien Hue va de thi I den nam 2020 throe thus hien nehiem tut.

Ben canh ket qua dat dugc, tinh ding con met so ton tai, hart chi ca dbi dien \Jeri rthang kli6 khan nhu:

- Chua thtrc hien throe myc den ca ban din Thin Thien I lue trey thanh thanh phe true thuge Trung uong theo Ket than se 48-Kl./TW cha BO Chinh tri;

- Quy me nen kinh to con thane dOi nh6, toe de tang trucmg chua cao; chuyen dich ca cao kinh to khu vac tieing nghiep - xay cltmg eon khoang chenh Ian so yeri mac lieu de To; met so du an trong diem oh nganh ding nghiep co gia tri gia tang cao, nhung chain throe dua vao van hanh, san xuat; tinh hinh dish to Ion Chau Phi va han han dien hien phere tap, anh InrOng Rhone, nho den san xuat none nether); cite iii thien mei truang dau to kinh doanh con cham, ea vi tri thap so voi cac dia phuang kink [rung yung Kinh tc trong diem mien Trung;

Page 145: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

- Ha tang phut vu du lich can thrall tinh clang ba, viec lien ket trong hinh thanh cac tuyen du lich vung, hen vung va kim vtrc con chain; viec Oat trien Khu kinh to yen bien Chan \lay - Lang CO chua Oat huy hieu qua tiem nang du lich bien va gan kat chat che vei viec phat Hen do thi, dich vu du lich tai Chan May - Lang CO;

- Thu ngan sach con that), chua bao darn ur can dai naan sach, ca call nguan thu chua ben \Lang, ty2 trong thu tir dat cao, trong khi thu sir khu vuc kinh to cent Map; thu nhap binh quart dau nguei thap hon mire binh quan chung tha ca nuerc;

- Tinh la Yung dat co truyen thong van hien, nhung viec Oat trien nguon nhan Itrc chat !yang cao chua twang ximg yeti tiern nang, truyen thong; viec bao tan, ton tao di tich, di dei cac ho dan Ian einem di tich con nhieu kilo khan, yueng mac; cona tac phOng, thong khai that cat lau tren sang Huang con nhieu han che, viec xu ly vi pham chua du tinh ran de, gay that Moat tai nguyen, ale dOng xau den bao ye canh quan, Oat trien du lich va nhieu he Iny mai trueng, xa hoi khae;...

2. Viet thyt hien nhiem vu ein Thin Thien Hue trong [heti gian toi

Chu tich Quac hOi co ban nhat tri vei cac giai phap, nhiem vu ma Dang ba, chinh quyen tinh xac dinh cho thbi gian tai; dOng that, de nghi tinh chit trong mot so van sau:

2.I.Tiep tut quan triet, thuc hien tat cac Nghi quyet tha Dang, Qr.& hal, Chinh phi va Nghi quyet etia Dang bo tinh. Tap trung lam tot cOng tac xay dung Dang, xay dung he thong chinh tri that sit trong sach, viTmg manh, trong de cac dOng chi lanh dao tinh, the cap Uy dang, chinh quyen, dozin the can Oat huy tat tinh than trach nhiem, tinh tien phong, gueng inau, nang dOng, doan kat, khang ngirng doi mai tu duy, sang tao, tap trung lanh dao, chi dao, quy to cOng dang doanh nghiep va nguei dan vugt qua khe khan, hoan thanh tat nhiem vu chinh

Chtl dOng awe hien tot cang tac quy hoach, dao tao, boi during, xay dung dai ngii can bO cac cap du pham chat va Mang Itre; lam tot cc:Mg tae to Wong, tao sit dang thuan cao clai yei vice thuc hien the nhiem vu chinh tri cua dia phuong.

Tap trung tong kat 10 nam thtre hien Ket Juan so 48-KL/TW cCia I3O Chinh tri khea X ve "xay dung, Oat trien unh Thira Thien Hue va de thi Hue den narn

2.2. Doi mei tu duy, day manh thuc hien cac dot pha chien lucre Oat via kinh to - xa hOi gan vei co eau Lai nen kinh te, chit trong dai mei nto hinh tang true-rig the() Inrang xanh. hen virng, Mang cao nang suat, chat Mang, hieu qua. Pita huy tient nang, lei the de Oat trien kinh tc dia phuong. trong dO can nghien ciru xay dung chuai gia tri, chuOi lien kat trong san xuat nang nahiep, Mang cao gia tri tha ming san thong qua the bien sau.

3

Page 146: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Truth: mat, tap trung chi dao On dinh va Oat trien san xuat. trien khai cox bien phap chOng Tan, bao dam thang lui san xuat vu he thu; tang cuang chi dao Oat trien, bao ve rang va cong the pheng, chang chay rang; chti ding ang phO vni bien del khi hau,

2.3. Tang caang kiem tra, giam sat cac dv an dau to tren dia ban de kip then thao gO cac khe khan, vuOng mac, day nhanh tien di giai phOng mat hang, trien khai cac dy an, till& la cac du an trong diem... CO giai phap nang cao tinh ben \fling (Ma nguen thu nei dia: tang ctrang cong tac quail ly thu, chi ngan sad).

2.4. Day manh phat trien kinh to - xa hei gan vol bao ton, phat huy cac gia [11 van hoa; ;Kay clang mei truang yan hod lanh manh, dam da ban sac dan tic va van hoe Hue. Ben canh viec tiep me day manh phat trien du lich, can chit trung Ming cao chat 'Jong dich vy, tang ctrimg hieu qua ctlia cac kY Festival quail& ha van hon Hue, nhat la Nha nhac cung dinh Hue, quan the di tich CO do Hue, M& ban trieu Nguyen, Chau ban Heti Nguyen, He thong thu van tren kien true cung dinh Hue, vinh Lang CO, sting Huang...

2.5. Tiep tut trien khai tich cue va. &mg be cong the bao dam an sinh xa h6i, xda doi, giam ththeo, cham sae gia dinh chinh saeh, tai thien. nang cao dai song vat chat, tinh than cita Nhan dam thye hien tot cong tac dan tic, ton gido. Co giai phap tong the de Mang cao chat luting giao due - dao tao, Oat huy vai tro cua hoc Hue trong viec ciao tao nguon nhan itrc chat luting cao cho Unit va cho ca nude.

2,6. Cling co, tang ethang Liu& phOng, an 1111111, bao dam tot tinh hinh an ninh chinh tri, trat to an man xa hei. Tang cueng tuyen truyen, gine, due, nang cao nhan thac Ye nhiem vu quart sy, cm& pheng. an ninh va bao ve TO quee cho cac tang lap Nhan

2.7. ()Linn triet va thyc hien tot phuong chain xay dung Dang la then chin. coi trong cong tac Mat tran, down the Nhan dan, xay dung hi may chinh quyen cac cap trong sach, viing mph, day manh cong the pheng, chOng tham lang phi. Tier tyc trien khai thyc hien tot cong tac chuan bi cho Dai hOi Bang be cac cap tien tai Dai h6i Dang bi tinh nhiem ky 2020-2025.

3. Ciic kien nghi cua Thin Thien Hue

3. L kien tight co Nghi Term crier Be Chinh tri re "xdy dung va phtht

trien tmh Thira Thien Hue: den Ham 2030. tam nhin den plain 2045' . va vein vet

có co the chinh sack Meng de cong ilh4:117 ThIth Thien Hue la do thi di San ddc thu - theinh phO tryc thmic Trung yang

De nghi tinh sam hoan thanh viec tong ket 10 nam thyc hien Ket luau so 48-KLL \‘' caa Be Chinh tri khOa X ve "xay dung, Oat trien tinh Thaa Thien

4

Page 147: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Hue va do thi Hue den nam 2020" de bao cao BO Chinh tri xem xet, quyet dinh ve viec ban hanh Nghi quyet mai nham xdc dinh dinh huting pH hop cho viec tiep tpc xay dung va phat trien tinh tuong xung vai tiem nang, vi the cua Thira Thien Hue trong thai kS mai.

1/e viec tong nhan Thira Thien Hue la do thi di Son dim! thie - thanh pho live thick Trung Wang: de nghi tinh chu deng phoi hop vai cac Bo, nganh co lien quan de tong kit, danh gia thuc trong phat trien do thi cad tinh theo cac tieu chi, dinh mire ve quy mo, trinh do phat trien theo quy dinh tai Nghi quyet se 1210/2016/UBTVQH14, dap Ung vai tre hat nhan, trung tarn phat trien cua vUng va ca ntrec, cung nhu trong mai tuong quan phat [lien vai cac de thi trtrc thuec Trung uong khac. lien co sa do, hoar thien ho so, trinh Chinh pH, Thu tueing Chinh xem xet, cao lily ban Thuang Quec hei xem xet, quyet dinh.

De nghi Chinh phu tong kit, danh gia viec thuc hien cac nghi quyet cua Uy ban Thuang vu (Alec hoi ve phan loai do" thi va tieu chuan cua don vi hanh chinh trong thai gian qua de kip Mai ply& hien nh&ng vuOng mac, bat cap, han the nham kien nghi sira dei, be sung phu hop vai thuc tien.

3.2. ye ma rang ranh giiri thanh pho Hue they htrong hinh thanh do thi trung torn vai true ecinh Yuan dye they song Hwang

CH tich Quoc he.)i co ban nhat tri vai chit truang ma reng dia giai hanh chinh cua thanh pho I lue de co dti khong gian phat trien do thi phit hop yeti dinh huong boo ten di san van Ha va than thien mai twang. Tuy nhien, viec ma rang dia giai hanh chinh cua thanh pH Hue can grin kit chat the vai quan diem, muc tieu va ke hoach sap xep lai cac don vi hanh chinh cap huyen, cap xa quy dinh tai Nghi quyet 37-NQ/TW ngay 24/12/2018 cua Ban Chap hanh Trung uong va Nghi quyet so 653/2019/UBTVQH14 ngay 12/3/2019 cua Uy ban Thud/1g vv Quec hei ve viec sap xep lai cac don vi hanh chinh cap huyen, cap xa trong giai doan 2019-2 02 1.

De nghi tinh sam hoan thien De an, trinh Chinh phis, Thu lining Chinh phu xem xet, trinh Uy ban Thuang vu Quoc hei xem )(Et, quyet dinh.

3.3. Fe ho tri von cho De an di dOi dcin cut gial phong miff bang klui yuc I di fish Kinh Thanh flue thick (Turin the di tich Co chi Hue

Chinh phu da bao cao Quoc hei ve phuong an 'Than be nguOn von du pining chung ke hoach dau to tong trung ham giai clop 2016-2020 cho cac chuong trinh, du an quan trong, cap bath cua dia phuong, trong de du kienb6 tri cho Du an la 500 ty clang. Tai hop thin 7, ()Mk hei (la thao ludn. thong nhat giao Chinh phu chiu track nhietn ra soat 14i danh lune, this tic dau at, phuong an phan bo, giao von ho sung elm cac BO, nganh, dia phuong Oa trim cac nguyen tac duoc neu cu the tai Nghi quy-et so 84/2019/9E114 cua ()wk.

S

Page 148: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Giao fly ban Tai chinh, Ngan sach cua Quoc hOi don die. BO K4 hooch va Dau tu khan truong than mutt trinh Chinh phri 1)6 tri it nhat 500 tY dong tix nguem du phong chung ke hoach dau tu cam/ trung han giai doan 2016-2020 cho Du an: dOng Mei, km y tiep we be tri von cho Du an trong ke hoach dau tu (Song trung han giai doan tai nham bao darn hoan thanh Dv an trong nhiem

Ye de nghi 1,6 tri sir dung cue !multi? von Coll clit khthc can ngcin such trung

wang inane: nguon mot/ thu, tier kient chi. kat dir ngan sack Yung yang (tau car,

nguon die /thong ngan stch trung tallig hang ;Mtn) de that hien Du an: de nghi Chinh phu xem xel, CO phuong an can doi be) tri de bao dam nguem van trien khai thcre hien Dv an theo quy dinh. ban Thuong vu Quec hei se quan tarn. chi do° iTy ban Tai chink Ngan sach cua Quec het Itru y kien nghi ctia tinh khi than tra trinh cua Chinh phU Ye vice phan b6. sir dung nguon tang thu, tiet kiem chi vita ngan sach trung uong boat trong qua trinh xay dung du man nom 2020 cua tinh de b6 sung cho Du an.

3,4. 6'e kien nghi co co the ho try co mut' OM, Yong giai doan 2021-2025

do phut hot ton Igo ccic hang muc di tick co do Hue

De nghi tinh de xtiet cu the vdi Chinh phu de co phuang an can del nguon von, tong hop trinh ()tick hOi xem xet, quyet dinh be sung co muc tieu tar ngan sach trung acing cho ngan sach dia phucmg theo quy dinh cua Luat Ngan sac') nha nuec 11:1111 2015 va cac quy dinh phap luat hien hanh.

3 5 tO5 du' an ma ?ling Cung hang khong quirk to Phi'? 13th

Chu tick ()Hoc hei co ban nhat in ye sv can thiet day nhanh cat this He de bao dam den de thuc hien du an mó reng Cang hang kheng quOc to Phu Bai voi cong suat 5 trieu hanh khach/nam, dap ima nhu eau phat trien kinh to - xa hei cua tinh.

De nghi tinh tick cue phoi hop vai cac BO, co quan huu quan cua Chinh plui de thus hien theo dung quy dinh. De nghi Chinh phi', Thu tuang Chinh ph0 chi dao giai cito. et nhcmg vudna mac ve quy trinh thu tuc, quan tarn, day nhanh tien de cap Yon de thuc Hen du an theo dung ke hoach.

Ti"(2 tie twill cho Op dung co' the hgp (the cong to PPP de thtec hien the tin

dau tie ma' rang san bar PIM Bai giai dorm 2021-2025: Hien nay, Chinh phu dam., hoan Hien ha so Du an Luat Dau tu theo phuong thirc doi tac cong tu (PPP) de trinh QuOc hei cho y kien tai ky, hop thir 8 (thong 10/2019) va thong qua tai ky hop thir 9 (Chang 5/2020). LOA duoc thong qua se la co so' phap ly quan trong de tmh ap dyng phuong thirc clOi tac cong tu nham phat trien co so ha tang. trong (16 co du an dau to ma Ring san hay Phil Etai.

6

Page 149: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

3.6. Ve chu truong dau lu dtt an van ten hang khong 1Cr hthnh Viet Nam vet mac aim thank ldp hang hang kliong ganyel du Itch. cung cap cac dick vu van chuyen hang kliong trong mak va yuoc Ti'

Theo quy dinh cua Ludt Dau tu narn 2014 va Nghi dinh 118/2015/ND-CV ngay 12/11/2015 quy dinh chi tiet va huong dan thi hanh inOt so lieu cua Luat Dau tu, Du an neu tren thu9c tham quy.in quyet dinh chu truong dau tu cua Thu tueing Chinh

De nghi Chinh phu khi xem xet, quyet dinh thanh lap mai hoac nang quy me) cua cac hang hang thong phai bao dam cac hang hang kheing hoat d9ng On dinh va nang cao nang lac khai that an town bay.

3.7 lee Di( an colt vuat song Hwang va throng Nguyein Hoeing, Da On dyeing vanh dai 3 thanh pho Hue

Trong thdi gian can loi cUa KE hoach dau to tong trung hart giai loan 2016-2020, de nghi tinh chu dOng ra soat, dieu chinh von trong pham vi ke hoach da duct ciao. Khi xay dung Ke hooch dau to tong trung han giai clop 2021-2025, can km chon nherng du an thuc su can thiet, cap bath de bac) dam thuc hien hieu qua trong kha nang dap Ung cua ngulon hie ngan sach nha nuerc. Mat khac, tinh sung can chu dOng huy demg cac nguen Mt xa hoi khac.

Ve liming mac lien quan decn Licit Bat dai yeti Nghi dinh so 30/2015/ND-CP guy dinh chi net thi hthith mat so dieu eva Ludt Diu thdu ve Iva chon nha dau ta

Theo du kien, Ludt sira doi, bo sung mot so dieu cua Ludt Dat dai se duce ()u& hOi xem xet tai ky hop thin 9 (thang 5/2020). Giao Uy ban Kinh to cua Queic hOi luu y kien nghi cua tinh trong qua trinh stia del, tham tra va thong qua Du an ludt stia dOi, b6 sung mot so dieu cua Ludt Oat dai. Deng that, phoi hop chat the vcii B9 'Lai nguyen vdMai tatting, cac BO, nganh co lien quan tang hop day du cac khe khan vuemg mac, ton tai trong that tien cua cac dia phaung lien quan den Ludt Dat dai.

3.9. ye de ugh! au Tien trien khai sciv dung myen throng yen hien xuyen .coot toan Viing duyen hat mien Trung: ruing cap, !loan alien tuyen dining sat Bac -- Nam (Prong (In Ch trong stir clang niveln dieing sat ket not viii cac null Tay Nguyen): tiep Tye hoan thien dau tit xi)), clang Joan cao tic Cam La - Tziy Loan ket not tuyin dating cao tots Da Nang - Gia Lai

Chu tich Quec h9i ghi ifridn cac kien nghi neu tier. Day la cac du an thuOc danh mac du an quan trong (woe gia, du an dau tu dang, du an có y nghia quan trong doi vcii su phat trier kinh tc - xa hOi, ha tang giao thong cua \Tung Bac Truitt! BO va Duyen hai mien Trung not rieng. khu vac mien - flung - Tay Nguyen va ca nuoc not cluing. De nghi Chinh plui tong hop day du nhu cau thiet

Page 150: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

TONG THU. Id de--e1(

uyen Hanh Phoe

yeu, hop ly tai dia phuang khi trinh Quoc hei xem xet Ke hoach dau to cong [rang giai down 2021-2025.

f an xav citing mat so dug? chrerng hn coo toc tree taven Bac - Nam

phia Dong giai clogn 2017-2020 ryd dupe giao ke hoach 2019: viec giiii Figan

hien nay con [hap (do met so nguyen nhan nhu: cham hoan thien [HI tuc dau thief Ice co !id'. dal thaw cham [rang ceng tac giai phong mat bang, chua Itra chgn ducc nha dau ttr del voi met se du an thanh phan dau to theo hinh thirc PPP;...). De nghi tinh phoi hop voi cac Be, nganh, co quan him quan bao cao Chinh phn co giai phap thao ga vueng mac de day nhanh tien de giai ngan cua cac du an.

Thuc Hen chi deo cua Chu tich Quec hoi, 'long Thu kY Quac hei xin tran trong thong bao./.

%al nhatu

- CTQH de h - UBTVQI1 - Donn DIO)11 IIDND. URN') tinh Thud linen line.

- TT Lac 111. F. C BIC \ - V['IAA VPQII-A'PCP:

- rhanh hien Doan ceng - Lmr HC. Fn.

e-PV\ hi2;:

8

Page 151: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 16: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đại học Quốc gia Huế

Hội đồng

Đại học Quốc gia Huế

Giám đốc và

các Phó Giám đốc

Cơ quan ĐHQG Huế

Văn phòng

Văn phòng Đảng -Đoàn thể

Ban Công tác học sinh, sinh viên

Ban Cơ sở vật chất

Ban Đào tạo

Ban Kế hoạch - Tài chính

Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

giáo dục

Ban Khoa học, Công

nghệ và Quan hệ quốc tế

Ban Thanh tra và Pháp chế

Ban Tổ chức cán bộ

Đơn vị thành viên

Nhóm đặc thù

Trường Đại học Khoa học sức khỏe

(đổi tên Trường ĐHYD)

Trường Đại học Sư phạm

Nhóm định hướng nghiên cứu

Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Xã hội nhân

văn (đổi tên Trường ĐHKH)

Trường Đại học Nông Lâm

Nhóm định hướng ứng dụng kết hợp nghiên

cứu

Trường Đại học

Kinh tế

Trường Đại học Luật

Trường Đại họcMỹ thuật

(đổi tên Trường ĐHNT)

Trường Đại học Ngoại ngữ

Viện thành viên

Viện Công nghệ sinh học

Đơn vị thuộc

Nhóm các đơn vị đào tạo

Khoa Du lịch

Khoa Kỹ thuật và Công nghệ

Khoa Quốc tế

Phân hiệu Đại học Huế tại Quàng Trị

Nhóm các đơn vị đào tạo các môn học

chung

Khoa Giáo dục thể chất

Khoa Lý luận chính trị

Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an

ninh

Đơn vị trực thuộc

Viện Nghiên cứu giáo dục và Giao lưu

quốc tế

Viện Tài nguyên và Môi trường

Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông

tin*

Trung tâm Khởi nghiệp và Đởi mới

sáng tạo

Trung tâm Phục vụ sinh viên

Nhà Xuất bản ĐHQG Huế

Doanh nghiệp tại ĐHQG Huế và đơn vị

thành viên

Page 152: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 17. Kế hoạch xây dựng, mô hình hoạt động và kiến trúc của hệ thống

đề xuất mô hình “Đại học thông minh, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”

1. Kế hoạch xây dựng “Đại học thông minh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo”

a) Mục tiêu

- Giúp quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo

hướng đến tự chủ đại học.

- Xây dựng môi trường làm việc, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên,

học viên hiện đại, hiệu quả.

- Giúp lãnh đạo Đại học Huế và các đơn vị có đầy đủ cơ sở thông tin để phân

tích và dự báo, ra quyết định trong quản lý và điều hành.

- Tăng sự tham gia đóng góp ý kiến, giám sát của học viên, giảng viên.

- Tạo kết nối quản lý, chia sẻ và trao đổi thông tin giữa Đại học Huế với các

trường thành viên theo nhiều cấp hành chính, hoặc ngang hàng, hay giữa Đại học

Huế, các trường thành viên với các viện nghiên cứu và trường đại học khác trong và

ngoài nước.

b) Phạm vi và đối tượng của đề án

* Phạm vi:

Hệ thống “Đại học thông minh, Đại học khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo” được

triển khai cho Đại học Huế và các trường đại học thành viên, viện thành viên.

STT Hạng mục đầu tư

1

Trang bị máy móc, thiết bị, đường truyền, hệ thống mạng, ... đảm bảo môi

trường nền tảng để các hệ thống phần mềm hoạt động, trong đó có tận dụng lại

những thành phần thiết bị còn đủ hiệu năng sử dụng tại Trung tâm dữ liệu để

tiết kiệm được chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo khả năng tính toán, lưu trữ của

hệ thống sau này

2

Triển khai hệ thống phần mềm phục vụ tác nghiệp

Cổng thông tin trường đại học

Phần mềm quản lý tuyển sinh

Phân hệ quản lý học viên

Phân hệ quản lý cán bộ

Page 153: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phân hệ quản lý đào tạo

Phân hệ quản lý khoa học công nghệ

Phân hệ cổng thông tin cán bộ

Phân hệ cổng thông tin học viên

Phân hệ quản lý tài chính

Phân hệ quản lý công việc, vị trí việc làm

Phân hệ quản lý hành chính

Phân hệ đào tạo trực tuyến

Phân hệ quản lý tài sản, cơ sở hạ tầng, vật tư trang thiết bị

Phân hệ quản lý thư viện

Tạp chí khoa học

Quản lý nhà xuất bản

Quản lý khảo thí và đảm bảo chất lượng

Phân hệ một cửa phục vụ sinh viên, cán bộ

Quản lý cựu sinh viên

Phân hệ quản trị điều hành

Phân hệ quản trị hệ thống

3 Đào tạo và chuyển giao công nghệ cho cán bộ, nhân viên nhà trường

* Đối tượng của đề án: Công chức, viên chức, lao động và người học Đại học

Huế.

2. Mô hình hoạt động và kiến trúc của hệ thống đề xuất

Page 154: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Đại học Huế xác định cần thiết phải xây dựng mô hình hoạt động của hệ thống

phần mềm và kiến trúc các thành phần trong hệ thống, trong đó ứng dụng các giải

pháp công nghệ tiên tiến nhất để đạt được các mục tiêu đề ra.

a) Mô hình hoạt động của hệ thống

Mô hình hoạt động của hệ thống

* Cơ chế vận hành của phần mềm:

- Các chức năng nghiệp vụ được thiết kế thành một phân hệ của phần mềm

như: quản lý đào tạo, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý thư viện…

- Các trường đại học thành viên được cài đặt các phân hệ phần mềm nêu trên

hoạt động liên thông nhau thông qua một Trục tích hợp cơ sở (Trục tích hợp trường

đại học thành viên), trong đó cơ sở dữ liệu sẽ nằm tại chính trường thành viên đó.

- Tại Đại học Huế, cũng được cài đặt các phân hệ phần mềm nêu trên và lưu

trữ dữ liệu tại cơ sở dữ liệu tổng hợp. Các phân hệ liên thông nhau qua Trục tích hợp

Đại học Huế, trục tích hợp này cho phép kết nối và chuyển dữ liệu của một phân hệ

nghiệp vụ (ví dụ quản lý đào tạo) của các trường thành viên vào dữ liệu của Đại học

Huế.

Như vậy, tại mọi thời điểm, mọi vị trí, lãnh đạo của Đại học Huế đều có thể

nắm bắt được thông tin của các trường đại học thành viên, cũng như thế lãnh đạo

trường đại học thành viên có thể nắm bắt được thông tin của trường mình đang quản

lý một cách chủ động, không cần qua cán bộ ở dưới đơn vị phải gửi thông tin lên mà

hệ thống tự động đồng bộ ngay lập tức khi dưới cơ sở cập nhật các số liệu

b) Kiến trúc của hệ thống

Page 155: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

DỊCH VỤ ĐỊNH DANH

SMART UNIVERSITY

HỆ THỐNG LÕI (CORE PLATFORM) DỊCH VỤ TIỆN ÍCH & CÔNG CỤ

Học

viên

Cố vấn

học tập

Cán bộ

tổ chức

đào tạo

Giảng

viên

CƠ SỞ HẠ TẦNG MẠNG, PHẦN CỨNG, BẢO MẬT, HỆ ĐIỀU HÀNH

CSDL

Thông tin

người học

Cán bộ

sản xuất

nội dung

CSDL

Thông tin

cán bộ

CSDL

Thông tin

tài chính

CSDL

Thư viện

CSDL

Thông tin

tài nguyên

CSDL

ĐỒNG BỘ

PHỤC VỤ BÁO

CÁO...

Quản

trị tài

khoản

Xác

thực,

đăng

nhập

một

lần

Quản

quyền

, vai

trò,

phân

quyền

Dịch

vụ

cache

Dịch

vụ

Log

Email SMS

Quản

trị,

thiết

lập,

cấu

hình hệ

thống

CÁC DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

Nhà cung cấp dịch vụ

gửi Email: google,

microsoft, ...

Nhà cung cấp dịch vụ

gửi SMS

Cổng thanh toán điện

tử

TRỤC TÍCH HỢP DỊCH VỤ (ESB)TRỤC TÍCH HỢP DỊCH VỤ (ESB)

Thanh

toán

Files

Quản

trị

các

dịch

vụ

Danh

mục

dùng

chung

Facebook

CSDL

Tri thức

CSDL

Tạp chí

khoa học

công

nghệ

Lãnh

đạo đơn

vị

Lãnh

đạo

trường

Quản trị

hệ thốngCựu sinh viên

Wiki

Multi

media

chat

Diễn

đàn

Khảo

sát

trực

tuyến

Tin

tức

Thông

báo

Lịch

biểu

Giáo vụCán bộ

tài chính

CÁC HỆ THỐNG NGHIỆP VỤ

Giám

sát hệ

thống

mức

IT

Quản trị

điều

hành

Quản lý

cán bộ

Quản

Đào

tạo

Quản lý

tài

nguyên

Quản

lý tài

chính

Cổng thông

tin học viên

Quản lý

Khoa

học công

nghệ

Cổng

thông tin

cán bộ

Ghi

chú

nhân

Công

cụ

soạn

thảo

ngôn

ngữ

mới

Công

cụ

đồng

bộ dữ

liệu

Google cloud message

Thông

báo

đẩy

Quản lý

học viên

Google

Active Directory

CÁC HỆ THỐNG HIỆN

HỮU TRONG TRƯỜNG

Thư

viện

lập

trình

dùng

chung

Phụ huynhKhách

truy cập...

...

CSDL

Đào tạo

trực tuyến

Quản

hành

chính

Quản

công

việc,

vị trí

việc

làm

Đào

tạo

trực

tuyến

Thư

viện

điện tử

CÁC HỆ THỐNG NGOÀI

TRƯỜNG

Mô hình kiến trúc hướng dịch vụ

* Hệ thống bao gồm cácthành phần sau:

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: trang bị máy móc, thiết bị, đường truyền, hệ thống

mạng,... đảm bảo môi trường nền tảng để các hệ thống phần mềm hoạt động.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu: là cơ sở dữ liệu về người học (sinh viên, cựu sinh

viên), cán bộ, giảng viên, thông tin trong quá trình học tập,... Tất cả được lưu trữ theo

các hệ thống nghiệp vụ và được tổng hợp lại trong cơ sở dữ liệu dùng chung để phục

vụ báo cáo quản trị điều hành.

- Dịch vụ lõi (Core Platform) đóng vai trò nền tảng cung cấp các dịch vụ tiện

ích cơ bản nhất mà mọi dịch vụ (hệ thống) khác phải phát triển và mở rộng trên nó.

Dịch vụ lõi này có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ quản trị tài khoản, xác thực đăng

nhập một lần, quản lý quyền, vai trò, dịch vụ thư mục để tích hợp AD, dịch vụ ghi

nhật ký, dịch vụ cache, cấu hình, giám sát, các thư viện lập trình dùng chung cho toàn

bộ các hệ thống con.

- Các dịch vụ tiện ích và công cụ: gồm rất nhiều các thành phần dịch vụ tiện

ích được sử dụng trong hầu hết các hệ thống nghiệp vụ.

- Các hệ thống nghiệp vụ: quản trị điều hành, quản lý cán bộ, quản lý học

viên, quản lý đào tạo, quản lý tài chính, quản lý tài nguyên,...

- Ngoài ra, hệ thống đảm bảo tích hợp được với các hệ thống nghiệp vụ khác

của các đơn vị ngoài như đơn vị quản lý Bộ Giáo dục và Đào tạo, các dịch vụ định

Page 156: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

danh Google, Facebook, các cổng thanh toán điện tử, SMS, Email, ...

* Các chức năng chính của hệ thống:

- Cổng thông tin trường đại học;

- Phần mềm quản lý tuyển sinh;

- Phân hệ quản lý học viên;

- Phân hệ quản lý cán bộ;

- Phân hệ quản lý đào tạo;

- Phân hệ quản lý khoa học công nghệ;

- Phân hệ cổng thông tin cán bộ;

- Phân hệ cổng thông tin học viên;

- Phân hệ quản lý tài chính;

- Phân hệ quản lý công việc, vị trí việc làm;

- Phân hệ quản lý hành chính;

- Phân hệ đào tạo trực tuyến;

- Phân hệ quản lý tài sản, cơ sở hạ tầng, vật tư trang thiết bị;

- Tạp chí khoa học;

- Quản lý nhà xuất bản;

- Quản lý khảo thí và đảm bảo chất lượng;

- Phân hệ một cửa phục vụ sinh viên, cán bộ;

- Quản lý cựu sinh viên;

- Phân hệ quản trị điều hành;

- Phân hệ quản trị hệ thống.

Phụ lục 18. Kế hoạch dự kiến công bố quốc tế của ĐHQG Huế giai đoạn 2020-

2025

Page 157: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

STT TÊN ĐƠN VỊ Công bố trong danh mục ISI/Scopus

2020 2021 2022 2023 2024 2025

1 Trường Đại học Sư phạm 98 103 108 113 119 125

2 Trường Đại học Khoa học 96 101 106 111 117 123

3 Trường Đại học Y Dược 90 95 99 104 109 115

4 Trường Đại học Nông Lâm 83 87 92 96 101 106

5 Trường Đại học Kinh tế 22 23 24 25 27 28

6 Trường Đại học Ngoại ngữ 17 18 19 20 21 22

7 Viện Công nghệ Sinh học 13 14 14 15 16 16

8 Trường Đại học Luật 9 10 10 10 11 11

9 Khoa Du lịch 7 7 8 8 9 9

10 Cơ quan Đại học Huế 6 6 7 7 7 8

11 Viện Tài nguyên Môi trường 2 2 2 2 2 3

12 Khoa Quốc tế 1 1 1 1 1 1

13 Phân hiệu ĐHH tại Quảng Trị 1 1 1 1 1 1

Tổng số 445 468 491 513 541 568

Phụ lục 19. Kế hoạch dự kiến đăng ký sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

của ĐHQG Huế giai đoạn 2020-2025

STT TÊN ĐƠN VỊ

Dự kiến đăng kí sở hữu trí tuệ và chuyển

giao công nghệ

2020 2021 2022 2023 2024 2025

1 Trường Đại học Y Dược 19 21 23 25 28 31

2 Viện Công nghệ Sinh học 6 7 7 8 9 10

3 Trường Đại học Khoa học 3 4 5 5 6 6

4 Viện Tài nguyên Môi trường 3 3 4 4 4 5

5 Khoa Du lịch 2 2 2 3 3 3

6 Khoa Quốc tế 2 2 2 3 3 3

7 Phân hiệu tại Quảng Trị 1 1 1 1 2 2

Tổng số 37 38 41 44 49 55

Page 158: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

Phụ lục 20: Danh sách các cá nhân đóng góp ý kiến cho Đề án phát triển Đại

học Huế thành Đại học Quốc gia

STT Họ tên Chức vụ

1. Lê Trường Lưu Bí thư Tỉnh ủy

2. Nguyễn Thái Sơn UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa

Thiên Huế

3. Hoàng Khánh Hùng Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Thừa

Thiên Huế

4. Ngô Yên Thi Nguyên Uỷ viên BCHTW ĐCSVN khoá 8, Bí

thư Tỉnh uỷ tỉnh Thừa Thiên - Huế

5. Phan Công Tuyên Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy TTH

6. Nguyễn Văn Mễ Nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế

Chủ tịch Hội khuyến học Thừa Thiên Huế

7. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Chủ tịch Hội Nhà Báo TTH

Tổng Biên tập Báo TTH

8. Dương Phước Thu Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TTH

9. Nguyễn Văn Du Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Thừa Thiên Huế

10. Nguyễn Thế Hữu Nguyên Giám đốc Đại học Huế

11. Nguyễn Văn Toàn Nguyên Giám đốc Đại học Huế

12. Lê Mạnh Thạnh Nguyên Phó Giám đốc Đại học Huế

13. Lê Văn Thuyết Nguyên Trưởng Ban Đào tạo Đại học Huế

14. Trần Đạo Dõng Nguyên Trưởng Ban KHCN Đại học Huế

Page 159: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ THÀNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA · về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Đại học Huế

15. Ngô Đắc Chứng Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm,

Đại học Huế

16. Trần Hữu Dàng Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược,

Đại học Huế

Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật

Thừa Thiên Huế

17. Đỗ Bang Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa

Thiên Huế, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử

Việt Nam

18. Hòa Thượng Thích Hải Ấn Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại

Huế