Để thực hiện ra được một đề kiểm tra đạt yêu cầu cần đảm

12
Để thc hiện ra được một đề kiểm tra đạt yêu cu cần đảm bảo được quy trình gồm 4 bước sau đây: Bước 1. Xác định yêu cu cần đạt, phm vi, ni dung kim tra GV phải căn cứ vào hthng các chun kiến thc, knăng được qui định trong Chương trình ca môn học để mô tyêu cu cần đạt theo các mức độ của tư duy. Đó là các kiến thc khoa hc và cphương pháp nhận thc chúng, các knăng và khả năng vận dng vào thc tế, những thái độ, tình cảm đối vi khoa hc và xã hi. - Mc 1: Nhn biết, nhc li hoc mô tđược nội dung đã học và áp dng trc tiếp để gii quyết mt stình hung, vấn đề quen thuc trong hc tp. Trong môn Toán, động tthhin mức độ đáp ứng yêu cu cần đạt của người hc mc 1 bao gồm: Đếm, đọc, viết, làm quen, nhn dng, nhn biết. Ví d1. Yêu cu cần đạt trong mch chđề vStrong phm vi 10 mức 1 là: Đếm đọc, viết được các strong phm vi 10; Nhn biết được chục và đơn vị, stròn chc; Nhn biết được cách so sánh và xếp thtcác strong phm vi 10 (các nhóm có không quá 4 s). Phm vi: Chđề Slp 1. Ni dung: Strong phm vi 10; So sánh các strong phm vi 10. Thiết kế câu hi, bài tp mc 1 ni dung Strong phạm vi 10 như sau: Câu 1. Viết vào chtrng: Hình Viết sĐọc s…. …… …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. Câu 2. >, <, =? 4 … 6 5 … 2 7 … 7 8 … 4 3 … 9 10 … 10 - Mc 2: Kết ni, sp xếp được mt snội dung đã học để gii quyết vấn đề có nội dung tương tự.

Upload: others

Post on 02-Dec-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Để thực hiện ra được một đề kiểm tra đạt yêu cầu cần đảm bảo được quy trình gồm 4 bước sau

đây:

Bước 1. Xác định yêu cầu cần đạt, phạm vi, nội dung kiểm tra

GV phải căn cứ vào hệ thống các chuẩn kiến thức, kỹ năng được qui định trong Chương trình

của môn học để mô tả yêu cầu cần đạt theo các mức độ của tư duy. Đó là các kiến thức khoa học và

cả phương pháp nhận thức chúng, các kỹ năng và khả năng vận dụng vào thực tế, những thái độ, tình

cảm đối với khoa học và xã hội.

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết

một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập.

Trong môn Toán, động từ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của người học ở mức 1 bao

gồm: Đếm, đọc, viết, làm quen, nhận dạng, nhận biết.

Ví dụ 1. Yêu cầu cần đạt trong mạch chủ đề về Số trong phạm vi 10 ở mức 1 là: Đếm đọc, viết

được các số trong phạm vi 10; Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục; Nhận biết được cách so

sánh và xếp thứ tự các số trong phạm vi 10 (ở các nhóm có không quá 4 số).

Phạm vi: Chủ đề Số ở lớp 1.

Nội dung: Số trong phạm vi 10; So sánh các số trong phạm vi 10.

Thiết kế câu hỏi, bài tập mức 1 nội dung Số trong phạm vi 10 như sau:

Câu 1. Viết vào chỗ trống:

Hình Viết số Đọc số

….

……

………….

………….

………….

………….

………….

………….

………….

………….

Câu 2. >, <, =?

4 … 6

5 … 2

7 … 7

8 … 4

3 … 9

10 … 10

- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự.

Mức 2 gồm những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu hoặc câu hỏi yêu

cầu về kỹ năng đạt được ở mức độ làm được chính xác một việc đã học, có thái độ đúng mực.

Nội dung thể hiện ở việc thông hiểu thông tin, hiểu được ý nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng

này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo

nhóm,…

Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở mức 2 có thể quy về nhóm động từ: hiểu được, nối được,

xác định được, trình bày được, mô tả được, mô tả được, thể hiện được, sắp xếp được.

Ví dụ 2. Tiếp nối nội dung về số trong phạm vi 10 ở ví dụ 1, bài tập mức độ 2 được thiết kế như

sau:

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

a) Số lớn nhất trong các số 3, 0, 8, 5 là:

A. 3 B. 5 C. 8

b) Số bé nhất trong các số 3, 0, 8, 5 là:

A. 3 B. 0 C. 5

c) Các số 3, 0, 8, 5 được sắp thứ tự từ bé đến lớn là:

A. 0, 3, 5, 8 B. 3, 0, 8, 5 C. 5, 0 3, 8

- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản

hồi hợp lí trong học tập và cuộc sống.

HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với

những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình

huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. Đó là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức

đạt ở mức độ vận dụng cơ bản, những câu hỏi yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ

năng đã học đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, nhận xét, phân tích, tổng hợp.

Nội dung thể hiện ở việc sử dụng thông tin, vận dụng các công thức, định nghĩa, khái niệm và

lý thuyết đã học trong những tình huống khác, giải quyết vấn đề bằng những kỹ năng hoặc kiến thức

đã học.

Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở mức 3 bao gồm: Tính, vẽ, vận dụng, sử dụng, giải quyết,

thực hiện, …

Ví dụ 3. Với những yêu cầu cần đạt xác định trong ví dụ 1, thiết kế câu hỏi cho mức 3 như sau:

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

a) Bể nào có số con cá ít nhất?

A B C

A B C

b) Đĩa nào có nhiều quả nhất?

A B C

Bước 2. Xây dựng nội dung ma trận cho đề kiểm tra

- Căn cứ vào sự mô tả yêu cầu nội dung cần kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy

định trong chương trình ở bước 1 để đưa vào ma trận.

- Căn cứ vào mục tiêu kiểm tra, đối tượng HS và tỉ lệ lượng kiến thức, kỹ năng ở các mức độ

(3 mức độ) để quyết định điểm số (thang điểm 10) và thời gian kiểm tra (khoảng từ 30-40

phút/đề/môn)

+ Mỗi mức độ (3 mức độ) phải đảm bảo phân hóa được các đối tượng HS trong quá trình đánh

giá. Tránh ra nhiều các câu hỏi quá dễ (HS nào cũng làm được), những câu hỏi quá khó (không HS

nào làm được).

+ Căn cứ vào điểm số, thời gian kiểm tra để quyết định số câu hỏi cần kiểm tra cho mỗi mức

độ. Số lượng câu hỏi và thời gian phụ thuộc vào đối tượng HS và chất lượng câu hỏi. Tỉ lệ số câu, số

điểm theo các mức và hình thức câu hỏi trong đề kiểm tra do hiệu trưởng quyết định, đảm bảo yêu

cầu cần đạt của nội dung cần đánh giá, phù hợp với đối tượng HS.

- Mỗi một phương án kiểm tra (chẳng hạn như trắc nghiệm khách quan, tự luận, hay phối hợp

tự luận với trắc nghiệm khách quan) thì xây dựng được một ma trận đề kiểm tra.

- Tuỳ theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá

của từng địa phương. Chẳng hạn, Mức 1 khoảng 40%, mức 2 khoảng 40%, mức 3 khoảng 20%.

- Ma trận đề kiểm tra thường có:

+ Khung ma trận đề, mỗi ô trong khung sẽ nêu: Nội dung kiến thức, kĩ năng và cần đánh giá;

hình thức các câu hỏi; số lượng câu hỏi; số điểm dành cho các câu hỏi.

+ Khung ma trận câu hỏi, mỗi ô trong khung sẽ nêu: Hình thức các câu hỏi; số thứ tự của câu

hỏi trong đề; số điểm dành cho các câu hỏi.

Mạch kiến thức và kĩ

năng

Số câu. số

điểm câu

số, thành

Các mức độ đánh giá

Tổng

Mức 1 Mức 2 Mức 3

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

A B C

A B C A B C

tố năng

lực

ND1

ND2

Tổng

Bước 3. Biên soạn đề kiểm tra theo khung ma trận kiến thức, kỹ năng

- Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra để biên soạn câu hỏi. Số lượng câu hỏi ở

mỗi mức độ phải đảm bảo phủ kín kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra. Các câu hỏi trong mỗi mức độ là

tương đương nhau về điểm số.

- Các câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra có thể là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (câu hỏi

nhiều lựa chọn, câu điền khuyết, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi đúng – sai) hoặc tự luận. Cần tăng cường

các loại câu hỏi mở, bài tập phát huy năng lực tư duy và lập luận toán học cho HS.

- Tùy theo đặc trưng của môn học mà tổ chức biên soạn câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan

hay tự luận.

- Căn cứ vào lượng kiến thức, kỹ năng trong câu hỏi, mức độ tư duy cũng như độ khó của câu

hỏi (so với HS trung bình) để xác định thời gian thực hiện trung bình của câu hỏi.

- Cần tập trung biên soạn đầy đủ các câu hỏi ở mức độ 3 nhằm kiểm tra được sự vận dụng

sáng tạo của học sinh.

- Biên soạn và hoàn thiện đề kiểm tra về thể thức cũng như nội dung.

Bước 4. Xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra

- Căn cứ vào đề kiểm tra và ma trận đề kiểm tra ở bước 3 để xây dựng đáp án và biểu điểm.

Tùy theo dạng đề và loại hình mà quy định điểm cho mỗi câu hỏi. Đối với câu tự luận, căn cứ vào

chuẩn kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra để chia thành các ý cho thích hợp.

- Thang điểm 10 là 10 điểm cho toàn bài, mỗi ý hoặc câu hỏi có thể có giá trị điểm nhỏ nhất

là 0,5 điểm. Khi chấm xong bài làm cần phải làm tròn điểm số; không cho điểm 0 (không) và điểm

thập phân.

Ví dụ. Thiết kế đề kiểm tra cuối năm môn Toán lớp 1

Bước 1. Xác định yêu cầu cần đạt, phạm vi, nội dung kiểm tra

Câu hỏi kiểm tra cuối năm môn Toán lớp 1 được thiết kế dựa trên yêu cầu cần đạt quy định

trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018. Cụ thể:

Mạch Nội dung Yêu cầu cần đạt cốt lõi

Số và phép Đếm, đọc, viết các số - Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10, phạm vi 20,

tính trong phạm vi 100 phạm vi 100. Nhận biết được chục và đơn vị. hận biết

được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi

100 (ở các nhóm có không quá 4 số).

- Thực hiện được phép cộng, trừ (không nhớ) các số

trong phạm vi 100.

- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng,

trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực

tiễn; Viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu

trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả

đúng.

So sánh các số trong

phạm vi 100

Phép cộng, phép trừ

Tính nhẩm

Thực hành giải quyết

vấn đề liên quan đến các

phép tính cộng, trừ

Hình học

và Đo

lường

Quan sát, nhận biết, mô

tả hình dạng và đặc điểm

của một số hình phẳng

và hình khối đơn giản

- Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam

giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ

nhật.

- Nhận biết được đơn vị đo độ dài cm; đọc và viết được

số đo độ dài trong phạm vi 100 cm; Biết được 1 tuần

lễ có 7 ngày. Biết được giờ đúng trên đồng hồ.

- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với

đơn vị đo là cm. Thực hiện được việc đọc giờ đúng

trên đồng hồ.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên

quan đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch

tờ hàng ngày).

Thực hành vẽ, lắp ghép,

tạo hình gắn với một số

hình phẳng và hình khối

đã học

Biểu tượng về đại lượng

và đơn vị đo đại lượng

Bước 2. Xây dựng nội dung ma trận cho đề kiểm tra

- Đề kiểm tra cuối năm môn Toán lớp 1 được thiết kế theo thang điểm 10, trong đó mỗi câu

trắc nghiệm khách quan là 1 điểm, mỗi câu tự luận là 1 điểm.

- Căn cứ vào thời lượng dành cho các nội dung trong Toán lớp 1, xác định tỉ trọng số câu

trong đề như sau:

Số và phép tính chiếm khoảng 80% thời lượng chương trình. Do đó, số câu trong đề sẽ là 6

câu (trong tổng số 10 câu của đề) và tích hợp một số nội dung của Hình học và Đo lường.

Hình học và Đo lường chiếm khoảng 20% thời lượng chương trình. Số câu trong đề sẽ là 4

câu (trong tổng số 10 câu) và có tích hợp kiến thức của Số và phép tính.

- Thang đánh giá ba mức độ với dự kiến tỉ lệ như sau:

Mức 1: Nhận biết chiếm 40%

Mức 2: Hiểu chiếm 40%

Mức 3: Vận dụng chiếm 20%

- Ma trận nội dung đề kiểm tra môn Toán cuối năm lớp 1:

Yêu cầu cần đạt Số câu,

số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng

- Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10,

phạm vi 20, phạm vi 100. Nhận biết được

chục và đơn vị. Nhận biết được cách so

sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100

(ở các nhóm có không quá 4 số).

2

(2 điểm)

2

(2 điểm)

4

(4 điểm)

- Thực hiện được phép cộng, trừ (không

nhớ) các số trong phạm vi 100.

1

(1 điểm)

1

(1 điểm)

- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của

phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh

ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn;

Viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp

với câu trả lời của bài toán có lời văn và

tính được kết quả đúng.

1

(1 điểm)

1

(1 điểm)

- Nhận dạng được hình vuông, hình tròn,

hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập

phương, khối hộp chữ nhật.

1

(1 điểm)

1

(1 điểm)

- Nhận biết được đơn vị đo độ dài cm;

đọc và viết được số đo độ dài trong phạm

vi 100 cm; Biết được 1 tuần lễ có 7 ngày.

Biết được giờ đúng trên đồng hồ.

1

(1 điểm)

1

(1 điểm)

2

(2 điểm)

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn

đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ

đúng và xem lịch (loại lịch tờ hàng

ngày).

1

(1 điểm)

1

(1 điểm)

Tổng Số câu 4 4 2 10

Số điểm 4 4 2 10

- Ma trận phân câu hỏi đề kiểm tra môn Toán cuối năm lớp 1:

Mạch

Số câu, số điểm,

câu số, thành tố

năng lực

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng

Số và

phép

tính

Số câu 3 2 1 6

Số điểm 3 2 1 6

Câu số/ hình thức 1/TNKQ

2,7/ TL

4/TNKQ

3/TL

8/TL

Thành tố năng lực NLGTTH,

NLTD&LLTH,

NLGQVĐ TH

NLGTTH,

NLTD&LLTH,

NLGQVĐ TH

NLGTTH,

NLTD&LLTH,

NLGQVĐ TH

Hình

học và

Đo

lường

Số câu 1 2 1 4

Số điểm 1 2 1 4

Câu số/ hình thức 6/TNKQ 5,9/TNKQ 10/TL

Thành tố năng lực NLMHH TH,

NLTD&LLTH,

NLGQVĐ TH

NLTD&LLTH,

NLGQVĐ TH

NL GT TH

NLTD&LLTH,

NLGQVĐ TH,

NLCC&PT HT

Tổng Số câu 4 4 2 10

Số điểm 4,0 4,0 3,0 10,0

Bước 3. Biên soạn đề kiểm tra theo khung ma trận kiến thức, kỹ năng

Câu 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (Mức 1)

a) Số ba mươi lăm được viết là:

A. 305 B. 35 C. 53

b) Số 68 đọc là:

A. Sáu mươi tám B. Sáu tám C. Tám sáu

Giải thích:

Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn này yêu cầu HS tái hiện lại cách đọc, cách viết số có hai

chữ số trong phạm vi 100 nên xếp vào mức 1.

Câu hỏi này góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán

học

Câu 2. >, <, =? (Mức 1)

Giải thích:

Bài tập này yêu cầu HS tái hiện lại cách so sánh số có hai chữ số trong phạm vi 100.

Bài tập đã góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán

học .

Câu 7. Đặt tính rồi tính (Mức 1)

a) 34 + 45 b) 89 – 53

………………. ……………….

………………. ……………….

………………. ……………….

Giải thích:

Bài tập này yêu cầu HS tái hiện lại cách thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 nên

xếp vào mức 1.

Bài tập này góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán

học.

Câu 3. Viết số còn thiếu vào chỗ trống (Mức 2)

Số 36 gồm … chục và … đơn vị, viết 36 = …. + ….

Giải thích:

Bài tập này yêu cầu HS hiểu được giá trị của từng chữ số trong số có hai chữ số, viết số có hai

chữ số thành tổng của chục và đơn vị, nên xếp vào mức 2.

Bài tập đã tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp

toán học.

Câu 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (Mức 2)

Các số 32, 23, 18, 46 được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:

A. 23, 32, 46, 18 B. 18, 32, 23, 46 C. 18, 23, 32, 46

Giải thích:

Bài này yêu cầu HS hiểu được cách so sánh và sắp thứ tự các số trong phạm vi 100 để sắp xếp

một nhóm có 3 số theo thứ tự từ bé đến lớn nên xếp vào mức 2.

Bài tập này góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề

toán học.

Câu 8. Viết phép tính và hoàn thành câu trả lời (Mức 3)

Lan có 36 con hạc giấy, Lan cho Mai 16 con. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu con hạc giấy?

Phép tính: ……………………………………..

Trả lời: Lan còn lại …. con hạc giấy.

Bài này yêu cầu HS vận dụng phép trừ không nhớ trong vi 100 để giải quyết vấn đề, nên xếp

vào mức 3.

Bài tập tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề

toán học.

Câu 5. Số? (Mức 2)

a) Trong hình sau có … hình vuông

b) Trong hình sau có … khối lập phương

Giải thích:

Bài tập yêu cầu HS nhận dạng và gọi đúng tên hình phẳng, hình khối đã học từ các đồ vật thật.

Phân biệt hình vuông với các hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn; Phân biệt khối lập phương

và khối hộp chữ nhật. Bài tập này xếp vào mức 2.

Bài tập góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán

học.

Câu 6. Khoanh vào vật: (Mức 1)

a) Cao hơn

b) Thấp hơn

Giải thích:

Để làm được bài tập này, HS phải quan sát hình vẽ, xác định vật nào cao hơn, cây nào thấp

hơn. Khi đó, HS thực hiện so sánh hai vật với nhau. Bài tập xếp vào mức 1.

Bài tập tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết

vấn đề toán học.

Câu 9. Đúng ghi Đ, sai ghi S: (Mức 2)

Đồng hồ bên chỉ:

12 giờ

9 giờ

Giải thích:

Bài này yêu cầu HS đọc được giờ đúng trên đồng hồ, phân biệt được kim giờ và kim phút trong

tình huống cụ thể nên xếp vào mức 2.

Bài tập góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

Câu 10. Số? (Mức 3)

a) Bút chì dài … cm.

b) Chú Nam đi công tác 1 tuần và 2 ngày. Hỏi chú Nam đi công tác mấy ngày?

Trả lời: Chú Nam đi công tác … ngày.

Giải thích:

Ý a yêu cầu HS vận dụng được cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét để giải quyết vấn đề nảy sinh khi

đo cái bút chì mà không đặt điểm đầu vào vạch số 0, nên xếp vào mức 3.

Ý b yêu cầu HS biết được 1 tuần có 7 ngày và vận dụng kiến thức đó để giải quyết vấn đề tính được số ngày chú Nam đi công

tác, nên xếp vào mức 3.

Bài tập này góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực sử dụng công

cụ và phương tiện học toán.

ĐỀ MINH HOẠ MÔN TOÁN LỚP 1

Thời gian làm bài: 35 phút

Câu 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (Mức 1)

a) Số ba mươi lăm được viết là:

A. 305 B. 35 C. 53

b) Số 68 đọc là:

A. Sáu mươi tám B. Sáu tám C. Tám sáu

Câu 2. >, <, =? (Mức 1)

Câu 3. Viết số còn thiếu vào chỗ trống (Mức 2)

Số 36 gồm … chục và … đơn vị, viết 36 = …. + ….

Câu 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (Mức 2)

Các số 32, 23, 18, 46 được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:

A. 23, 32, 46, 18 B. 18, 32, 23, 46 C. 18, 23, 32, 46

Câu 5. Số? (Mức 2)

a) Trong hình sau có … hình vuông

b) Trong hình sau có … khối lập phương

Câu 6. Khoanh vào vật: (Mức 1)

a) Cao hơn

b) Thấp hơn

Câu 7. Đặt tính rồi tính (Mức 1)

a) 34 + 45 b) 89 – 53

………………. ……………….

………………. ……………….

………………. ……………….

Câu 8. Viết phép tính và hoàn thành câu trả lời (Mức 3)

Lan có 36 con hạc giấy, Lan cho Mai 16 con. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu con hạc giấy?

Phép tính: ……………………………………..

Trả lời: Lan còn lại …. con hạc giấy.

Câu 9. Đúng ghi Đ, sai ghi S: (Mức 2)

Đồng hồ bên chỉ:

12 giờ

9 giờ

Câu 10. Số? (Mức 3)

a) Bút chì dài … cm.

b) Chú Nam đi công tác 1 tuần và 2 ngày. Hỏi chú Nam đi công tác mấy ngày?

Trả lời: Chú Nam đi công tác … ngày.

Bước 4. Xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra

Câu Đáp án Thang điểm

1 a) B 0,5

b) A 0,5

2 22 < 29; 63 > 57 0,5

84 > 48; 70 = 70 0,5

3 Số 36 gồm 3 chục và 6đơn vị, viết 36 = 30 + 6 1,0

4 C 1,0

5 a) Trong hình sau có 5 hình vuông 0,5

b) Trong hình sau có 6 khối lập phương 0,5

6 a) Khoanh đúng vật cao hơn 0,5

b) Khoanh đúng cây thấp hơn 0,5

7 12 giờ S; 9 giờ Đ 1,0

8 a) 79 0,5

b) 36 0,5

9 Phép tính: 36 – 16 = 20

Trả lời: Lan còn lại 20 con hạc giấy. 1,0

10 a) Bút chì dài 12 cm 0,5

b) Chú Nam đi công tác 9 ngày 0,5