0 ( 12 3 4 56 ! 7 4 -...

21
Bài viết số 6 Ngữ văn lớp 9 Đề 5: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn giàu chất thơ. Hướng dẫn I - Mở bài: - Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi thành công ở thể loại truyện ngắn và bút kí. Tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình, đậm chất thơ. - Lặng lẽ Sa Pa được viết ra năm 1970, in trong tập Giữa trong xanh. Là kết quả của chuyến đi thực tế tai miền tây Tổ quốc: Lào Cai-Sa Pa. - Đây là một tác phẩm mang đầy chất thơ của Nguyễn Thành Long: cái thơ mộng, vẻ huyền ảo lung linh của thiên nhiên Sa Pa quyện chặt với cái đẹp của tâm hồn con người - lớp trí thức trẻ đang ngày đêm lo nghĩ và làm việc hết mình cho đất nước, cho cách mạng. Chất thơ còn nằm trong vẻ đẹp của mối quan hệ giữa con người với nhau trong cách dựng truyện của tác giả, thấm đến từng chi tiết truyện. II – Thân bài: Giới thiệu cốt truyện, nhân vật - “LLSP” có cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp cho cô gái và ông họa sĩ già về những con người làm việc say mê mà thầm lặng cho đất nước mà tiêu biểu là anh thanh niên - nhân vật chính của truyện - trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà người ta tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi. - Các nhân vật phụ (ông họa sĩ, cô gái, bác lái xe) không chỉ tham gia vào câu chuyện mà còn góp phần làm nổi rõ nhân vật chính và chủ đề của truyện. - Truyện có một chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như những bức tranh và chất thơ ấy còn ở chính trong tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ. Chất thơ của truyện lại đi liền với chất họa. Truyện cũng có thể xem là những bức tranh đẹp, những bức tranh về cảnh thiên nhiên Sa Pa, về cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật và bức chân dung kí họa về nhân vật chính – anh thanh niên Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa

Upload: dothuan

Post on 16-Feb-2019

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bài viết số 6 Ngữ văn lớp 9

Đề 5: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn giàu chất thơ.

Hướng dẫnI - Mở bài:

- Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi thành công ở thể loạitruyện ngắn và bút kí. Tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình,đậm chất thơ.

- Lặng lẽ Sa Pa được viết ra năm 1970, in trong tập Giữa trong xanh. Là kết quảcủa chuyến đi thực tế tai miền tây Tổ quốc: Lào Cai-Sa Pa.

- Đây là một tác phẩm mang đầy chất thơ của Nguyễn Thành Long: cái thơ mộng,vẻ huyền ảo lung linh của thiên nhiên Sa Pa quyện chặt với cái đẹp của tâm hồncon người - lớp trí thức trẻ đang ngày đêm lo nghĩ và làm việc hết mình cho đấtnước, cho cách mạng. Chất thơ còn nằm trong vẻ đẹp của mối quan hệ giữa conngười với nhau trong cách dựng truyện của tác giả, thấm đến từng chi tiết truyện.

II – Thân bài:

Giới thiệu cốt truyện, nhân vật

- “LLSP” có cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họasĩ già, cô kỹ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh YênSơn thuộc Sa Pa. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đã để lại nhiều cảm xúc và ấntượng tốt đẹp cho cô gái và ông họa sĩ già về những con người làm việc say mê màthầm lặng cho đất nước mà tiêu biểu là anh thanh niên - nhân vật chính của truyện- trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà người ta tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi.

- Các nhân vật phụ (ông họa sĩ, cô gái, bác lái xe) không chỉ tham gia vào câuchuyện mà còn góp phần làm nổi rõ nhân vật chính và chủ đề của truyện.

- Truyện có một chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiênnhiên Sa Pa đẹp như những bức tranh và chất thơ ấy còn ở chính trong tâm hồncác nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ. Chất thơ củatruyện lại đi liền với chất họa. Truyện cũng có thể xem là những bức tranh đẹp,những bức tranh về cảnh thiên nhiên Sa Pa, về cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật vàbức chân dung kí họa về nhân vật chính – anh thanh niên

Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa

- Trước hết,”LLSP” là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, độc đáolàm say đắm lòng người.

- Vẻ đẹp Sa Pa bắt đầu bằng những rặng đào với những đường núi quanh co uốnlượn kề bên con thác trắng xóa.

- Sa Pa còn đẹp và thơ mộng hơn bởi những cánh đồng cỏ trong thung lũng,những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ

- Trong khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, đất trời, điểm xuyết những tia nắngthật kì lạ: “ Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉcao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc…”, rồi “nắng mạ bạc cảcon đèo”.

- Mây Sa Pa cũng được tác giả tả rất nhiều và rất lạ: “Mây mù ngang tầm vớichiếc cầu vồng kia. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”, rồi “mâybị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuốngđường cái, luồn cả vào gầm xe”

- Không chỉ có vậy, Sa Pa còn được tô điểm thêm những màu sắc tươi sáng củacác loại cây lạ, và nhất là các loại hoa. Thật bất ngờ khi nhìn thấy “những cây tửkinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Còn hoa ởSa Pa thật đẹp, ngay giữa mùa hè đã rực rỡ ngát hương với “ hoa dơn, thược dược,lay ơn, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…

=> Phong cảnh Sa Pa đẹp biết nhường nào. Được ngắm nhìn thiên nhiên Sa Pa tacó cảm giác như được chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo. Conmắt nhìn tinh tế của trái tim nghệ sĩ biết yêu và rung động trước cái đẹp củaNguyễn Thành Long và bút pháp lãng mạn đã chọn lọc được những nét đẹp tiêubiểu của thiên nhiên Sa Pa, khơi gợi trong lòng ta một tình yêu quê hương đấtnước.

3.Vẻ đẹp của con người Sa Pa

Truyện không chỉ là một bức tranh lãng mạn về cảnh đẹp thiên nhiên Sa Pa, màcòn ngợi ca những con người đang say mê lao động với lòng nhiệt huyết đáng trântrọng.

- Truyện “LLSP” đưa ra bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ratrường và anh thanh niên ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáutrăm mét. Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện không chỉ xuất hiện ngay từđầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh,

khi xe của họ dừng lại nghỉ. Nhân vật ấy chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhânvật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “ký họa chân dung” về anh, rồi dườngnhư anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núicao Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên hiện ra đủ để cho mọi người nhận được rằng“Trong cái im lặng của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyệnnghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

a.Hình ảnh anh thanh niên

-Anh không xuất hiện từ đầu mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát với bác láixe, ông họa sĩ , cô gái trẻ khi xe của họ dừng lại nghỉ. Chỉ chốc lát nhưng cũng đủđể các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí họa chân dung về anh, rồidường như anh lại khuất lấp vào giữa mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuởcủ núi rừng Sa Pa.

-Anh còn hiện ra qua cái nhìn và sự cảm nhận của các nhân vật khác, đặc biệt làông họa sĩ già và anh cũng tự bộc lộ qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với mọi người

* Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thật đặc biệt.

-Quanh năm suốt tháng, anh sống một mình trên đỉnh núi cao, giữa cỏ cây và mâymù lạnh lẽo.Tác giả giới thiệu anh qua lời của bác lái xe: “ Anh thanh niên haimươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế gian, một mình trên trạm khí tượng ở đỉnhcao hai ngàn sáu trăm mét, rất “thèm người”…”Thử thách lớn nhất đối với chàngtrai trẻ ấy chính là sự cô độc.Sống đơn độc nơi rừng núi mà làm việc thì khôngphải là chuyện dễ dàng. Biết bao vất vả, gian lao rình rập, thiếu thốn vật chất..

-Hơn nữa lại phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Công việc của anh là đogió, đo mưa, tích mây, đo chấn động mặt đất góp phần vào việc dự báo thời tiếthàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Gian khổ nhất là vào lúc một giờ sáng,dù mưa gió, tuyết lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài làm việc.

=>Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là một thử thách lớn đối với tuổi trẻvốn sung sức và khát khao hành động. Nhưng anh vẫn vượt qua được. Cái gì đãgiúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy ? Đó là ý chí, nghị lực, những phẩm chất vàsức mạnh bên trong của nhân vật đã giúp anh vượt lên tất cả để sống một cuộc đờiđầy ý nghĩa

* Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc sống và côngviệc

- Anh sống gắn bó với sự nghiệp của đất nước, rất có trách nhiệm với cuộc đời.

Đất nước có chiến tranh, anh xin ra trận. Không được ra trận, anh làm công tác khítượng trên núi cao. Không ai có thể bắt buộc anh lên cái nơi “khỉ ho cò gáy” nàyđể làm việc và cống hiến. Trong khi bao nhiêu người sau khi ra trường đã cố chạychọt tìm bằng được một nơi làm việc giữa thủ đô thì anh đã khoác ba lô vui vẻvượt suối băng rừng để lên công tác ở nơi này. Anh tự nguyện lên đây không phảido sự bốc đồng nhất thời mà là cả một sự nhận thức chín chắn, đúng đắn, sâu sắcnhất. Anh thanh niên, một cán bộ vật lý kiêm khí tượng địa cầu, đã sẵn sàng điđến bất cứ nơi nào để có thể phát huy tài năng và thực hiện ước mơ của mình. Anhtự đặt và trả lời câu hỏi : “Mình sinh ra là gì ? Mình để ở đâu ? Mình vì ai mà làmviệc ?

-Anh có những suy nghĩ rất đẹp về ý nghĩa của cuộc sống, về hạnh phúc trong đời.Với anh hạnh phúc là trong công việc. Khi kể lại thành tích nhờ phát hiện kịp thờiđám mây khô, không quân ta đã hạ nhiều máy bay Mĩ ở cầu Hàm Rồng, anh nói :“kể từ hôm đó, cháu sống thật hạnh phúc”.

- Anh rất yêu công việc của mình. Đối với anh, công việc là niềm đam mê cháybỏng, là niềm hạnh phúc lớn nhất. Hơn ai hết, anh hiểu rõ công việc thầm lặngcủa mình là có ích mọi người, nó gắn liền anh với cuộc sống chung của đất nước.Anh tâm sự với ông họa sĩ : “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi làmột mình được ? Huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chídưới kia.Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chếtmất”. Dù công việc có vất vả nhưng anh không thể sống thiếu nó.

- Cái mà tác giả muốn làm nổi bật ở nhân vật này không phải là những công việckhó khăn đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao mà là một hoàn cảnh sống vàlàm việc thật đặc biệt. Cái khó khăn, thách thức lớn nhất đối với anh chính là sựcô độc. Đã có những phút anh phải yếu mềm trước cơn “thèm người” đang dângtrào trong huyết quản. Anh đã làm đủ mọi cách để gặp con người, được nghe họnói, được thấy họ cười, dù chỉ trong một giây phút. Những khuôn mặt chưa baogiờ anh gặp sao bỗng trở nên thân thiết lạ lùng! Nhưng cuối cùng, chàng trai đãvượt qua cơn xúc động để trở về với cuộc sống bình thường.

-Thậm chí, mặc dù đã sống một mình trên đỉnh núi cao 2600mét nhưng anh vẫnước được làm việc ở đỉnh núi cao hơn nữa : Đỉnh Phan xi Păng cao 3143 métbởi anh nghĩ : “ Làm công tác khí tượng ở độ cao như thế mới là lý tưởng chứ”.Đólà ước vọng được vươn cao hơn trong công việc để đạt được mục đích tốt đẹpnhất.

Những suy nghĩ đẹp ấy khiến anh thêm yêu cuộc sống và con người xung quanh,“thấy cuộc đời đẹp quá!”, giúp anh có thêm nghị lực để sống một cuộc sống đẹp,

đầy ý nghĩa, gắn bó với mọi người dù một mình đơn độc làm việc trên núi cao.

* Anh thanh niên còn là người biết hành đông đẹp.

-Anh đã đề ra cho mình nhiệm vụ công tác và đã vượt mọi khó khăn thử thách đểđạt được kết quả tốt nhất. Chỉ có một mình ở trạm khí tượng trên núi cao nhưnganh tự nguyện, tự giác, yên tâm công tác chưa hề để xẩy ra một sơ suất dù nhỏ.

-Công việc của anh ở nơi đây thật là vất vả và đơn điệu, phải lặp đi lặp lại nhữngcon số nhưng anh không cảm thấy nhàm chán. Thậm chí từng phút, từng giờ anhlàm bạn với đủ loại máy móc : “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn độngmặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụchiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệmcao. Và anh đã lập ra một thời gian biểu để thực hiện nó một cách nghiêm ngặt.Đây là lời anh tâm sự với ông hoạ sĩ già: “Gian khổ nhất là lần ghi bão về lúc mộtgiờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chănnghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn báobão vặn to đến cỡ nào vẫn không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và im lặngở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới…” Qua lời anh nói ta có thểhình dung được bao nhiêu vất vả, khó khăn mà anh đã chịu đựng.

- Điều đáng quý là anh thanh niên nói rất thành thật. Anh là con người, có nhữngphút giây anh cũng ngại khó, ngại khổ nhưng với lòng hăng say trong công tác,người con trai của rừng núi Sa Pa vẫn tự cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn,làm việc trong sự tự nguyện, tự giác, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,gặt hái những thành quả tốt đẹp. Công việc của anh thật chẳng kém gì nhiệm vụcủa các anh chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc.

Chính vì tất cả những điều trên mà cuộc sống của người thanh niên ấy giữa núicao mây mù vẫn không buồn tẻ. Anh đã dồn tất cả thời gian, tâm sức mình chonhiệm vụ. Sự say mê công việc đã giúp anh không cảm thấy cô đơn.

* Anh thanh niên còn có phong cách sống rất đẹp

Ngoài ra anh tổ chức cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, phongphú cả vật chất và tinh thần, một cuộc sống chủ động, làm chủ mình và có ích chođời.

- Anh biết sống cho sự nghiệp chung lớn lao và cũng biết sống cho riêng mình.Anh trọng cái đẹp: anh trrồng hoa, một vườn hoa đầy mầu sắc. Đó là vẻ đẹp củatâm hồn anh và anh hào phóng tặng cho mọi người. Gian nhà của anh sạch sẽ, gọngàng. Anh chạy về trước là để pha trà, cắt hoa tặng khách chứ không phải để thu

dọn nhà cửa vì khách tới thăm bất ngờ như họa sĩ tưởng. Anh trồng rau, nuôi gà làđể tự cung cấp cho mình thức ăn.

- Anh còn đọc sách ngoài những giờ làm việc. Sách đã trở thành người bạn thânthiết của anh. Khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh” như cầmđược vàng. Anh nói với cô gái: “ Cô thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người tròchuyện. Nghĩa là sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”. Anh tự lo liệu xoay sở đẻthường xuyên có sách đọc. Sách không chỉ giúp anh nâng cao hiểu biết, nâng caokiến thức, sách còn giúp anh khuây khoả trong những phút giây rảnh rỗi. Say mêđọc sách là một thói quen, một đức tính đáng quý ở anh.

- Không chỉ say mê công việc, say mê đọc sách, anh thanh niên còn là một conngười rất đáng mến ở sự cởi mở,chân thành với mọi người. Anh luôn khao khátđược gặp gỡ, trò chuyện với những người khác. Anh mừng lắm khi gặp được báctài và càng mừng hơn khi được tiếp bác tài, nhà hoạ sĩ, và cô kỹ sư nông nghiệptrẻ mới ra trường tại nơi làm việc của anh. Chính anh đã nói to lên đầy tiếc rẻ : «Trời ơi, chỉ còn năm phút ». Câu chuyện của anh tuôn ra như suối khi gặp mọingười. Anh « nói to những điều người ta chỉ nghĩ và cũng ít nghĩ ». Anh rất hiếukhách : mời khách uống trà, tặng hoa, tặng quà ( giỏ trứng) cho khách. Và anh rấtlưu luyến với khách khi chia tay. Thái độ vui vẻ, niềm nở, hiếu khách của anhcũng đã để lại trong lòng mọi người những ấn tượng khó quên.

- Dù vậy, trong cuộc sống, anh là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao ngườikhác.Thực tâm, anh thấy công việc và sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anhluôn say sưa ca ngợi mọi người. Mặc dù ông hoạ sĩ già hết sức khâm phục anh,ông muốn vẽ chân dung của anh, nhưng anh một mực từ chối, anh không muốn vìcảm thấy mình không xứng đáng được hưởng ân huệ ấy. Anh đã kể những ngườixứng đáng khác. Anh nói thành thực: “những người khác đáng kể, đáng vẽ hơnanh. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phăng -xi -păng ba nghìn một trăm bốnmươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ởvườn rau dưới Sa Pa!… Hay là bác vẽ đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quancháu…” Và anh say sưa kể về thành tích của những người ấy. Đức tính khiêm tốnấy của anh đã làm cho ông hoạ sĩ, bác lái xe và cô gái hết sức yêu mến và khâmphục.

b.Bác lái xe: qua lời kể của nhân vật này, ông họa sĩ và cô gái trong truyện cũngnhư người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên– nhân vật chính của truyện mà theo lời của bác lái xe là “một trong những ngườicô độc nhất thế gian”. Cũng qua lời kể của bác mà ta biết được những nét sơ lượcvề nhân vật chính và nỗi “thèm” được gặp người của anh khi mới lên sống mộtmình trên đỉnh núi cao quanh naă lạnh lẽo chỉ có cỏ cây và mây mù.

c. Nhân vật ông họa sĩ già: Đây là nhân vật rất gần với quan điểm trần thuật củatác giả. Qua những quan sát, ý nghĩ của ông họa sĩ già - một người từng trải cuộcsống và am tường nghệ thuật – nhân vật chính hiện ra rõ nét và đẹp hơn đồng thờilại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật.

- Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp vàniềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúcđộng và bối rối “vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi,một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác…”

- Ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa, và “ngườicon trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm chongười ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ…”

- Những xúc cảm và suy tư của nhân vật họa sĩ về người thanh niên và về nhữngđiều khác nữa (ví dụ về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó về mảnhđất Sa Pa…) được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dungnhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.

d.Nhân vật cô gái: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói,cả chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêmcuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giớinhững con người như anh” và quan trọng hơn nữa là về con đường mà cô đã lựachọn, cô đang đi tới (việc lên công tác ở miền núi). Đây là cái “bàng hoàng” đánglẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết, nó còn giúp cô đánh giá đúnghơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm hơn về quyết định đó của mình.Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp đượcnhững ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác. Cùng vớisự “bàng hoàng” ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải chỉvì bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư mà còn vì “một bó hoa nàokhác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”

=>Tóm lại, thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của cácnhân vật phụ, hình ảnh nhân vật anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹphơn, gợi ra nhiều ý nghĩa như là đã được lọc qua thứ ánh sáng tâm hồn trong trẻovà rực rỡ khiến hình ảnh ấy rạng rỡ hơn, ánh lên nhiều sắc màu hơn. Đây là mộtthủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng thành công trong việc xây dựng nhânvật chính của truyện.

e. Ngoài ra, trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp màchỉ được giới thiệu gián tiếp, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Đó là ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sátlấy mật của ong rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ratốt hơn.

- Đó là anh cán bộ nghiên cứu đã 11 năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ séttìm tài nguyên cho đất nước.

- Họ tạo thành cái thế giới những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng,những con người miệt mài lao động khoa học trong lặng kẽ mà khẩn trương vì lợiích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.

=> có thể nói Truyện “LLSP” ngợi ca những con người lao động như anh thanhniên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. Tác giảmuốn nói với người đọc: “Trong cái lặng im của Sa Pa (…), có những con ngườilàm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Đồng thời qua câu chuyện về anhthanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của laođộng tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người: dù trong hoàn cảnhđơn độc giữa thiên nhiên vắng lặng quanh năm mà con người vẫn không cô đơn,buồn tẻ một khi người ta tìm thấy ý nghĩa của công việc và cuộc sống của mình.

III - Kết luận:

“Lặng lẽ Sa Pa” quả là một truyện ngắn đầy chất thơ của Nguyễn Thành Long. Nóngân nga nhẹ nhàng thơ mộng trong ngòi bút tả cảnh với những bức tranh lunglinh, kì ảo, nó đằm thắm ấm áp, lắng sâu trong câu văn tả tình với những mẩuchuyện xúc động, đáng yêu. Cảnh mơ màng lung linh, còn con người như ta đãthấy, mỗi chân dung, mỗi lời nói, ý nghĩ, hành động đều như ngân lên những vangâm ngọt ngào, êm ái. Tất cả như làm nên cái chất thơ của con người, của cuộcsống. Văn xuôi truyện ngắn mà giầu nhịp điệu, âm thanh, êm ái như một bài thơ…

Bài tham khảo 1:

Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút kí. Các tác phẩmcủa ông là sự chắt lọc hiện thực của cuộc sống. "Lặng lẽ Sa Pa" là một truyện ngắnđặc sắc, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Truyện đc viết sau chuyến đi đến Lào Cai,một vùng núi đẹp nổi tiếng. Nhận xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng: " NguyễnThành Long đã viết bài thơ văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hương củathiên nhiên và con người trong vùng đất xa xôi của Tổ quốc."

Lời nhận xét trong đề bàu đã nêu bật được nét đặc sắc bao trùm truyện ngắn Lặng

lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: vẻ đẹp đầy chất thơ, chất trữ tình lãng mạn củathiên truyện. Đây cũng là nét riêng làm nên vẻ đẹp độc đáo của ngòi bút củaNguyễn Thành Long. Cụm từ "bài thơ văn xuôi" nghĩa là một áng văn giàu chấtthơ, truyện ngắn vốn là thể loại văn xuôi thuộc loại hình tự sự nhưng Lặng lẽ SaPalại là tác phẩm văn xuôi mang nhiều đặc điểm của thơ. Sự hứng thú, khám phá vềtâm hồn con người, niềm say mê với thiên nhiên mơ môngh, sự tạo dựng câu vănuyển chuyển, đầy sức uyển chuyển. Về mặt nội dung, nhận xét chỉ ra nét độc đáocủa Nguyễn Thành Long ở việc ca ngợi vẻ đẹp trong sự lặng lẽ tỏa hương củathiên nhiên, con người trong vùng đất xa xôi của Tổ Quốc. Tức là nguyên vănkhông chỉ miêu tả cái hình hài SaPa mà còn khám phá cái hồn của SaPa - vẻ đẹpcủa con người nơi đây. Nguyễn Thành Long quả là một văn nhân, thi nhân độcđáo.

Có thể thấy, chất thơ trong Lặng lẽ Sapa thể hiện hài hòa giữa nội dung và hìnhthức, giữa thiên nhiên và con người, ngòi bút nhân văn đậm chất trữ tình.Ta cảm nhận đâu đây chất thơ tỏa ra, thấm đẫm nhan đề tác phẩm. "Lặng lẽ SaPa"- dưới ngòi bút của NTL - đẹp như 1 câu thơ hàm súc. Từ "lặng lẽ" trong nhan đềđem lại cho người đọc cảm giác về không gian, về những phút giây yên bình,thanh thản. Cái lặng lẽ gắn liền với Sa Pa gợi cho người ta nghĩ đến xứ sở củasương mù, của những dinh thự cũ kĩ, nơi mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đếnchuyện nghỉ ngơi. Ở đó, có những cảnh đẹp nên thơ mê hồn, có những đàn bò langcổ đeo chuông ung dung gặm cỏ, có những rừng thông đẹp lunh linh kì ảo dướiánh nắng mặt trời... Đến Sa Pa, ta có thể rũ bỏ mọi phiền muộn của cuộc sống, lànơi thời gian ngưng lại để ta có thể ung dung, tự tại thưởng ngoạn đất trời... Nhưngtrong từng câu chữ viết lên bởi Nguyễn Thành Long, Sa Pa lại hiện lên với vẻ đẹphoàn toàn khác. Cái lặng lẽ của Sa Pa còn ẩn chứa sự lặng lẽ âm thầm đầy khiêmnhường mà cao cả của những con người đang ngày đêm nhiệt tình, hăng say laođộng góp sức xây dựng cuộc sống mới. Họ là những nhà khoa học không có tên.Tên của họ gắn liền với công việc. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượngkiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn với cách sống, cách nghĩ cao đẹp, đángkhâm phục, đáng yêu, đáng mến. Đó là ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa “ngày nàysang ngày khác” ngồi cặm cụi miệt mài trong vườn su hào rình xem cách ong lấyphấn, thụ phấn cho hoa. Đó là anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét ở trung tâm khítượng, đã 11 năm không một ngày xa cơ quan, lúc nào cũng luôn trong tư thế chờsét “nửa đêm mưa gió, rét buốt, mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”. Anhđã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của chìm

nông, của chìm sâu” dưới lòng đất làm giàu cho Tổ quốc… Tất cả đều là nhữngcon người say mê với công việc, đang âm thầm lặng lẽ cống hiến sức mình cho đấtnước, nhân dân. Có thể nói, bên trong cái lặng lẽ của Sa Pa là một cuộc sống sôiđộng cống hiến đầy ý nghĩa. Như vậy, nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻđẹp thơ mộng, kì ảo của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện được sự cống hiến âmthầm lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây. Với việc đặtnhan đề như vậy, phải chẳng tác giả muốn lấy địa danh làm nền để làm nổi bật vẻđẹp của con người?

Chất thơ còn toát ra khi ngợi ca vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên SaPa hùng vĩ, thơmộng. Khí hậu ở đây hài hoà, chính vì thế mà hoa trái bốn mùa tươi tốt. Sa hiệnlên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long với ngôn ngữ điêu luyện đã trởthành một bức tranh đẹp, sống động, và đầy chất thơ. Đọc truyện của ông, ngườiđọc không còn thấy Sa Pa có vẻ đẹp hoang dã, bí ẩn mà ngược lại, thiên nhiên nơiđây đi vào cảm nhận của người đọc là một vùng đất hết sức thơ mộng, hữu tình,thấm đượm hài hòa giữa vẻ đẹp tự nhiên, cuộc sống và con người. Theo bước châncùa nhà văn, ta không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh núi rừng của Sa Pa. Thácnước trắng xóa, đường uốn lượn quanh co, cây cối rậm rạp, chen chúc nhau vàhiện lên ngày càng hấp dẫn với những rặng đào, "đàn bò lang cổ có đeo chuông ởcánh đồng cỏ trong lũng 2 bên đường." Một cuộc sống thanh bình và yên ả biếtbao! Nắng ở Sa Pa thật là đẹp. Ngòi bút miêu tả đặc sắc của Nguyễn Thành Longđã tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của nắng Sa Pa: nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháyrừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn. Mỗi câu, mỗi chữ như có đường nét,màu sắc, hình khối, vừa đậm chất hội họa vừa mang nhịp điệu âm thanh êm ái củamột bài thơ. Người đọc như đc chứng kiến vẻ đẹp con người với rung động đầynghệ sĩ trước vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. Qua cảm nhận của ông họa sĩ và cô gái,mỗi rặng mây và cả những hàng sương cỏ đều tràn đầy sức sống. Mây ở đây hiệnra mang một vẻ đẹp kì thú: mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên cácvòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe làm cho không gian ởđây trờ nên mát lạnh, mờ ảo. Vườn hoa với màu sắc rực rỡ cũng như chính tâmhồn và cuộc sống của những con người thầm lặng nơi đây sôi trào tuôn chảy trgnỗi lực đầy sức sống mộng mơ của tuổi trẻ. "Nắng đã mạ bạc cả con đèo... rực rỡtheo". Dường như vẻ đẹp thiên nhiên đã làm nền cho vẻ đẹp con người nơi đây,tôn lên vẻ đẹp của họ trên đỉnh nứi cao vời vợi Yên Sơn, Phan-xi-păng ta đều thấynhững con người ở tầm cao của sự cống hiến và hi sinh. Có lẽ vì vậy mà trênchuyến xe chở khách lên Sa Pa với cảm nhận đầy thú vị về thiên nhiên nơi đây,

người đọc hiểu rằng thiên nhiên không chỉ là bức trânh phản chiếu sức sống âmthầm nhg mãnh liệt của cuộc sống con người mà còn là lời mời gọi hấp dẫn đểchúng ta tới khám phá những điều kì diệu của mảnh đất này.

Trên nền bức tranh thiên nhiên kì ảo ấy, Sa Pa còn đẹp thêm biết bao với nhữngcon người làm việc quên mình cho đất nước. Chất thơ của tác phẩm toát ra từ vẻđẹp tâm hồn của những con người nơi đây. Trước hết là anh thanh niên làm côngtác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao hơn haingàn sáu trăm mét, quanh năm suốt tháng, giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Đó làmột con người đầy trách nhiệm, say mê với công việc và ân tình với mọi người.Anh hiểu công việc của mình tuy gian khổ nhưng thiếu nó cháu buồn đến chết mấtvì công việc là niềm vui, là nguồn sống của anh. Anh đả tìm được hạnh phúc trongcông việc. Anh quan niệm công việc là người bạn đồng hành với mình, chính vìthế cuộc sống của anh không bao giờ tẻ nhạt và buồn chán. Anh tâm sự: khi ta làmviệc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháugắn liền với bao anh em đồng chi dưới kia. Con người đó cũng có quan niệm vềhạnh phúc thật giản dị nhưng hêt sức cao đẹp - đó là được lao động, được cốnghiến sức mình cho đất nước. Vì thế, khi biết tin nhờ mình phát hiện dám mây khômà không quân ta hạ được nhiều máy bay Mĩ, anh thấy mình thật hạnh phúc. Tómlại, được cống hiến cho khoa học là lí tưởng sống của anh. Suy nghĩ của anh vềcuộc sống thật đẹp, thật sâu sắc. Không chi là người có suy nghĩ đẹp, anh còn làngười biết hành động đẹp. Trong hoàn cảnh hết sức gian khổ, một mình sống vắtvẻo trên đỉnh Yên Sơn, làm bạn với rừng xanh, mây trắng, bão tuyết, sương rơi đểdo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham gia vào việc báotrước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Dù không ai đônđốc, kiểm tra, nhưng anh vẫn tự nguyện tự giác với tinh thần trách nhiệm cao.Công việc đòi hỏi phải thực hiện vào những thời khắc khó khăn như nửa đêm giữamùa đông giá rét, nhưng bất kì trong hoàn cảnh nào, đến đúng thời điểm ấy là anhthức giấc, xách đèn đi ốp, xách máy đi đo, không bỏ sót một ngày nào, không quênmột buổi nào, âm thầm bền bỉ suốt nhiều năm trời. Nhưng khó khăn hơn tất cả đốivới anh chính là vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt, tháng không mộtbóng người. Và anh đã vượt qua được bằng sự miệt mài, say mê trong công việc.Anh đã dùng tất cả thời gian, nhiệt huyết, tâm trí, sức lực cho nhiệm vụ được giao,rảnh một chút là anh lại lấy sách ra dể trò chuyện. Từ những công việc lặng lẽ âmthầm đó, anh đã góp phần trực tiếp vào chiến thắng chung của quân và dân miềnBắc. Đặc biệt, Nguyễn Thành Long đã khéo léo đưa vào truyện chi tiết anh thanh

niên tặng cô gái bó hoa nhiều màu sắc sặc sỡ. Bó hoa ấy không chỉ là vẻ đẹp củathiên nhiên, đất trời Sa Pa mà nó còn là vẻ đẹp của cuộc đời mà anh thanh niên đãhào phóng tặng cho mọi người. Chi tiết ấy đâ toát lên một chân lí: hãy sống đẹp,hãy quan tâm đến nhau, hãy đến với nhau bằng tất cả tấm lòng và tình cảm nhânhậu.

Thông qua lời kể của anh thanh niên, ta còn thây một ông kĩ sư vườn rau cần cù,say mê, chăm chỉ làm việc, ngày ngày quan sát cách lấy mật của ong, cách ong thụphấn để tìm cách tăng năng suất cây trồng, đó là một mục đích đẹp. Còn nhànghiên cứu khoa học thì mười một năm không xa rời cơ quan, luôn trong tư thếsẵn sàng đợt sét để lập bản đồ sét Việt Nam, tìm cho ra của chìm nông, chìm sâudưới lòng đất để làm giàu cho đất nước. Anh mặc cho tuổi xuân trôi đi, quên cảhạnh phúc riêng tư, bất chấp mọi nguy hiểm. Những con người nơi đây lặng lẽ, âmthầm cống hiến không ai biết đến song trong cái lặng lẽ ấy lại là những tâm hồnkhông hề lặng lẽ. Họ hiểu được tầm quan trọng của những công việc mình đanglàm có ý nghĩa đối với đất nước, với nhân dân. Họ làm việc bằng niềm say mê,bằng sự say mê quên mình. Họ xứng đáng là vần thơ đẹp trong bài thơ của cuộcđời.

Nhà văn Nguyền Thành Long đã dem đến cho chúng ta niềm cảm hứng dạt dào vềvẻ dẹp thiên nhiên và con người Sa Pa. Người đọc như nghe thấy được những lờikhuyên nhủ nhỏ nhẹ, tâm tình của nhà văn qua thiên truyện đầy chất thơ với cáitên độc đáo Lặng lẽ Sa Pa. Đó là hãy nhìn vào mọi người để phát hiện những điềuvô cùng nhỏ nhưng đáng ca ngợi biết bao.

Bài tham khảo 2:

Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý!

Câu nói đầy ý nghĩa của nhà khoa học A.Einstein khiến ta phải trăn trở, suynghĩ về cuộc sống, về bổn phận của mỗi con người trong cuộc đời này.Lời ngụ ýấy đựơc nhà văn Nguyễn Thành Long gởi gắm qua một tác phẩm bàng bạc chấtthơ, thấm đẫm chất trữ tình- “ Lặng lẽ Sa pa”.Đến với truyện ngắn “ Lặng lẽ Sapa”, ta không chỉ thán phục những con người làm việc quên mình vì người khác,vì tổ quốc mà còn say sưa, ngây ngất trong chất men say trữ tình lãng mạn củamột thiên nhiên nên thơ qua những trang viết rất mực tài hoa.Phải nói rằng mộttrong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp phần thành công cho truyện ngắn

này là Chất trữ tình.

Nguyễn Thành Long ( 1925 – 1991 ) quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam,là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Ông tham gia hoạt động văn nghệ trongnhững năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ. Sau năm 1954, tập kết raBắc, công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, chuyên về sáng tác và biên tập. Nhữngtruyện ngắn của Nguyễn Thành Long không gân guốc, gai góc mà thường pha chấtkí, mang vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, giàu chất trữ tình.

Tác phẩm chính: Bát cơm Cụ Hồ ( 1955 ), Những tiếng vỗ cánh ( 1967 ), Giữatrong xanh (1972)… Với truyện kí Bát cơm Cụ Hồ – 1953 Nguyễn Thành Longđã đựơc trao giải thưởng Phạm Văn Đồng.

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả trong chuyến đi lên Lao Cai trong mùa hènăm 1970, sau này in trong tập Giữa trong xanh (1972) của Nguyễn Thành Long.Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hoà bình, xâydựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Truyện ngắn có cốt truyện khá đơn giản,chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡtình cờ giữa ông hoạ sĩ, cô kí sư trẻ và anh thanh niên-nhân vật chính của tácphẩm-trên đỉnh Yên Sơn cao 2600mét. Giữa khung cảnh thiên nhiên Sa pa đẹp nhưmột bức tranh.

Chất thơ bàng bạc toát lên từ khung cảnh thiên nhiên nên thơ ấy.Sa pađược miêu tả dưới một góc nhìn của một nhà hội hoạ.Nói đến Sa pa, người ta sẽnghĩ ngay đến một nơi nghỉ ngơi, yên tĩnh và tuyệt đẹp. Nghĩ ngay đến nhữngrừng hoa ban trắng muốt, những cánh rừng bạt ngàn dưới ánh nắng ban mai,những đồi núi trập trùng dưới sương mờ bao phủ, những thửa ruộng bậc thang,những phiên chợ tình lãng mạn... Thiên nhiên Sa pa dưới ngòi bút của NguyễnThành Long hiện lên cũng không kém phần sinh động như thật vậy.Nguyễn ThànhLong đã nhập vai, đã hoá thân vào người hoạ sĩ, mượn cái nhìn của nghệ thuật hộihọa, mượn lăng kính đầy màu sắc để tô vẽ nên một thiên nhiên không kém phầnthơ mộng, lung linh, kì ảo, trữ tình.

Sa Pa xuất hiện đầu tiên với hình ảnh “những rặng đào” và “nhũng

đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường”.Đúng là Sa Pa rồi! Bạn có nhận ra chưa? Còn người hoạ sĩ thì đã nhận ra cảnhquan ấy để rồi tơ tưởng đến một ngày được về ở hẳn nơi ấy. Chỉ một ước muốn ấythôi cũng cho thấy bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lòng người. Đẹp nhất vẫnlà lúc nắng lên. Dưới ánh nắng, dường như mọi vật đều trở nên sinh động. Ánhnắng làm cho bức tranh trở nên đầy màu sắc, khiến con người họa sĩ và cô kĩ sưcũng nín bặt vì vẻ đẹp lạ kì của cảnh.đến đây ta lại như thấy cái nhìn của một nhàlàm phim, đang quay rất chậm và cận cảnh một bức tranh phong cảnh. Cảnh đẹpquá, khiến tay quay như không dám lia nhanh máy và dường như nín thở vì sợcảnh ấy vụt biến khỏi tầm nhìn “ Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạcdưới cái nhìn bao che của cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu hình hoa cà lên trênmàu xanh của rừng,. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục , lăn trên vòm lá ướtsương, rơi xuống đường cái, luồn vào cả gầm xe”. Rõ ràng tác giả đang đặc điểmnhìn từ trên cao nhìn xuống. Không gian bao quát, có cả mây, có cả rừng, và thậmchí xuống đến cả gầm xe nhưng lại đựơc nhìn theo có một chiều. Vẫn rất hợp lí. Tacứ tuởng tượng, người hoạ sĩ đang ngồi trên xe và xe thì đang nằm ngang với mâytrời Tây Bắc.Chính vì lẽ đó mà có những đụn mây vón cục xen vào những tán lárừng.Vì lẽ đó mới thấy được những giọt sương len trên vòm lá, cùng lúc vớinhững tia nắng mặt trời chiếu trên đỉnh những chòm thông.Thiên nhiên đuợc nhânhoá trở nên sống động lạ kì “ Nắng len tới”; chòm thông rung tít với “những ngón”tay bằng bạc; cây tử kinh với cái “ Nhìn bao che” “nhô dầu” ; “ mây xua nắngđi”...Bức tranh hiện lên với nhiều màu sắc tươi sáng, màu xanh của những cánhrừng bạc ngàn, màu tím của những cây tử kinh,màu trắng của những đụn mây trờivà màu vàng tươi của sắc nắng...Khung cảnh bồng bềnh, sương khói, lãng đãngmây trời và ngập tràn ánh sáng ấy chính là khung nền cho một cuộc gặp gỡ cũngthấm đẫm chất trữ tình, bàng bạc chất nên thơ.

Chất trữ tình trong truyện chủ yếu toát lên từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiềudư vị ấy, từ những nét đẹp rất đáng mến của anh thanh niên, từ những câu chuyệnanh kể về cuộc sống của mình giữa lặng lẽ Sa pa.Trong câu chuyện rất mực tình cờtrên một chuyến xe, qua lời kể của bác tài xế, anh thanh niên hiện lên là một chàngthanh niên “ Cô độc nhất thế gian” với một nỗi “ thèm người” hiếm có. Nỗi “thèmngười” ấy khiến anh phải một mình hè lưng đẩy cả một gốc cây to ra ngáng đườngxe chạy, để được nhìn đôi chút, được trò chuyện một lát với những người từ dưới

xuôi lên. Nỗi “thèm người” ấy không phải là nỗi nhớ phồn hoa đô thị, nhớ cuộcsống an nhàn ở dưới xuôi mà đó là thèm cái tình người, thèm được bày tỏ tìnhcảm.Bởi dù phải lao động một mình ở một nơi hoàn toàn khắc nghiệt như vậynhưng con người ấy không hề cảm thấy buồn tẻ, cô đơn. Ta hãy nghe anh tâm sự:“Khi ta làm việc, ta với công việc là một đôi chứ sao gọi là một mình được?”.Nỗi“thèm người” của anh chính lẽ đương nhiên của một con người, của một chàng traitrẻ.

Qua cái nhìn của người họa sĩ, anh thanh niên hiện lên là một “ chàngtrai nhỏ bé với khuôn mặt rạng rỡ”. Anh sống trong một căn nhà ba gian, sạch sẽvới bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanhniên thu gọn lại ở một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, mộtgiá sách. Một cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê côngviệc, và không lấy gì là buồn chán cô đơn.Ngoài những giờ ốp, anh nuôi gà, trồnghoa và đọc sách. Với anh, sách là người bạn.Cuộc sống giản dị ấy tưởng chừnggiản đơn nhưng để có nó thật không đơn giản chút nào. Bác họa sĩ già khi thấy anhthanh niên vội vội vàng vàng chạy trước lên nhà khi mời khách lên chơi đã thoángcó ý nghĩ như vậy.

“Khách tới nhà bất ngờ, Chắc cu cậu chưa kịp quét tước , dọn dẹp, chưa kịp gấpchăn chẳng hạn”.Nhưng người họa sĩ lấy lại được dịp ngạc nhiên khi bước lênkhỏi bậc thang, thấy người con trai đang hái hoa. “Còn cô kĩ sư chỉ kịp “ồ” lên mộttiếng!”. “Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội,đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bổng nhiên lại gặp hoa dơn,hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong...ngay lúc dưới kia là mùahè.”Làm cô gái quên cả e thẹn.Cuộc gặp gỡ tình cờ mà rất đỗi tự nhiên, khiếnchàng trai cũng nhẹ nhàng , tự nhiên trao tặng cô gái bó hoa, và cô gái cũng nhẹnhàng đón nhận. Đọc đến đây em bất giác suy nghĩ: phải chăng chính khung cảnhthiên nhiên thơ mộng trữ tình ấy đã tạo nền cho cuộc gặp gỡ thơ mộng trữ tình kia,.Phải chăng chính cái luống hoa đầy màu sắc như tình cảm muôn màu của anhthanh niên đã kia

“ cám dỗ” tâm hồn cô kĩ sư đang có nhiều tâm sự? Để rồi cô mở lòng ra đón nhậntình cảm chân thành từ anh, một chàng trai xa lạ một cách tự nhiên cởi mở nhưmột người bạn thân quen đã xa cách lâu ngày. Nhẹ nhàng và quyến rũ. Cái chất

men ấy cứ bàng bạc lòng người, bàng bạc đến cuối cuộc chia tay. Để rồi cô gái ấyđã để lại lòng mình cùng với chiếc khăn tay, để rồi chàng trai không hiểu ý, vô tìnhđem trả lại...Tất cả không qua khỏi con mắt của người nghệ sĩ. Hay tất cả đều đượcnhìn qua lăng kính của một người nghệ sĩ nên thật lãng mạn, thật nên thơ.một cáigì đó thoáng qua, một cái gì đó sương khói mà sao vẫn để lại dư âm vang mãitrong lòng người. Có khi những điều tưởng chừng nhỏ nhoi ấy lại có sức khơigợi làm thay đổi một cách nhìn, làm thay đổi một cách nghĩ,thay đổi một quanniệm sống.

Với tình cảm chân thành, cởi mở của chàng trai,với những củ tamthất gởi biếu vợ bác lái xe, với quả trứng gà gởi khách khi rời nhà và cùng với bóhoa tặng cô gái... tất cả chỉ là những món quà nhỏ, món quà của tinh thần mà saota vẫn thấy nó có giá trị biết bao. Có ý nghĩa lớn lao biết bao.Chính lối sống saymê, nhiệt tình, chân thành, cởi mở và đầy tinh thần trách nhiệm của anh thanh niênđã khiến cho người nghệ sĩ nhìn anh với một con mắt khác, nhìn mình với một cáinhìn khác. Ông cảm thấy đã bắt gặp được một bức chân dung về cuộc sống, ôngmuốn ghi lại nó. Vẻ lại anh thanh niên với khuôn mặt rạng ngời thì có lẽ không cógì khó vẽ đối với người họa sĩ, nhưng anh thanh niên đã khiến ông muốn vẽ lạibức chân dung tinh thần về anh. Chính anh đã khiến ông có suy nghĩ khác về cuộcsống về nghệ thuật .Để vẽ được tất cả những gì cảm nhận được về anh thanh niênthật khó quá.Người nghệ sĩ cảm thấy “ nhọc quá”.

Chính cái tình người của anh thanh niên đã khiến bác lái xe mỗi khi lên đếnngang đèo đều cho xe dừng lại. Bác dừng lại chắc cũng không chỉ vì những chénnước chè tươi, chắc cũng không chỉ vì muốn đưa cho anh những cuốn sách mà bởivì bác quý một con người, quý một tâm hồn thầm lặng. Cô kĩ sư, để lại chiếc khăntay không phải vì mới đầu cô có tình ý gì đặc biệt với anh thanh niên mà bởi chínhcuộc sống của anh thanh niên đã làm thay đổi suy nghĩ của cô về con người về lítưởng sống của thanh niên, cô muốn để lại một cái gì đó kỉ niệm cho lần gặp gỡnày. “ Cô chìa tay cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta trao cho nhau cáigì chứ không phải là cái bắt tay” . Cô đã hiểu được nhiều điều về cuộc sống từ anhthanh niên. Còn người họa sĩ già thì cũng thật sự xúc động lúc chia tay. Đã chụplấy tay anh thanh niên và nói : “ Chắc chắn tôi sẽ quay trở lại. Tôi sẽ ở với anh vàihôm được chứ!”. Chính anh thanh niên đã làm thay đổi cả suy nghĩ chủa ngườinghệ sĩ lão thành ấy. Chính cuộc sống trẻ trung của anh, chính lí tưởng sống quên

mình của anh đã khiến cho người họa sĩ có cách nhìn nhận khác về Sa pa, vềquan điểm nghệ thuật. Ông sẽ quay lại Sa pa không phải để nghĩ ngơi, tỉnh dưỡngnhư lời nói với bác lái xe ban đầu mà để làm một viêc gì đó có ích cho cuộc sốngnày. Ông đã cảm thấy rằng Sa Pa không chỉ là nơi để nghỉ ngơi, tỉnh dưỡng mànơi ấy còn có biết bao con người làm việc và cống hiến một cách thầm lặng chocuộc đời.

Có thể nói, Truyện Lặng lẽ sa pa có dáng dấp của một bài thơ,chất thơ bàng bạctrong toàn truyện, từ phong cảnh vùng núi cao đến hình ảnh những con ngườisống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc, bởi sự gắn bó của họ vớiđất nước, với mọi người.Nếu như đến với “ Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lamngười đọc cảm nhận được chất trữ tình toát lên từ tình người đầm ấm của cậu béSơn, của vú già, của mẹ Sơn qua những cử chỉ yêu thương, ấm áp tình ngườitrong mùa gió lạnh thì đến với “ Lặng lẽ sa pa của Nguyễn Thành Long ta lại cảmnhận cũng cái tình người ấm áp ấy qua cuộc gặp gỡ đầy tình cờ và bất ngờ giữanhững con người ở cái nơi heo hút tưởng chừng chỉ có núi đồi, và yên lặng.Tabắt gặp hình ảnh những con người chỉ mới thoáng qua thôi, không để lại têntuổi, quê quán, chỉ biết họ là anh thanh niên, ông kĩ sư chuyên nghiên cứu vườnrau để thụ phấn cho cây su hào , nhà nghiên cứu bản đồ sét... Họ sống và làmviệc một cách âm thầm, lặng lẽ mà không hề tẻ nhạt. Niềm say mê lao động, sựhăng hái nhiệt tình trong cách sống,tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên của họđã để lại trong lòng người đọc bao suy nghĩ, trăn trở về cuộc đời.Lối sống của họkhiến em nghĩ đến lời ca đầy tính triết lí và quen thuộc trong bài hát “Một đờingười, một rừng cây” của tác giả Trần Long Ẩn: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng.Gian khổ sẽ giành phần ai ? Ai cũng một thời trẻ trai, cũng thường nghĩ về đờimình.”.

Truyên đã thành công trong cách xây dựng tình huống hợp lí, tự nhiênmà hết sức bất ngờ, trong cách kể chuyện giản dị, trong cách miêu tả con người,cảnh vật dưới nhiều điểm nhìn. Ở đây ta thấy có hai nhân vật thường xuyên suyngẫm, thường nhìn nhân vật chính - hai nhân vật đại diện cho hai thế hệ, haicách suy nghĩ khác nhau. Để rồi chân dung nhân vật dần dần được khắc họa.Ngônngữ đậm chất hội họa, trữ tình cũng là một trong những thành công của thiêntruyện.

“ Sa Pa lặng lẽ” nhưng lại để lại nhiều dư vang. Sa pa lặng lẽ mà trữ tình, lãngmạn. Sa pa lặng lẽ mà không cô quạnh, đìu hiu. Bởi nơi đây, vẫn còn có rất nhiềunhững con người ngày đêm âm thầm lặng lẽ dâng hiến tuổi trẻ, trí tuệ và niềm saymê lao động của mình cho đất nước, cho cuộc đời. Hãy làm những việc bìnhthường bằng một niềm tin phi thường bạn nhé! Chính tình yêu cuộc sống, sự saymê lao động sẽ đem đến cho bạn những giây phút thăng hoa.Chính niềm say mêsáng tạo mà Nguyễn Thành Long đã mang đến cho ta một áng văn thấm đẫm chấttrữ tình.

Bài tham khảo 3:

Nguyễn Thành Long là một cây bút truyện ngắn nhưng vẻ đẹp nghệ thuật khôngnằm ở những phát hiện sắc sảo - táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạodựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngânvang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách dó của NguyễnThành Long. Truyện ra đời sau một chuyến đi thực tế kiểm nghiệm. NguyễnThành Long đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn cónhững con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đấtnước.

"Lặng lẽ Sa Pa" khi mới đọc cái tên ta có cảm giác Nguyễn Thành Long đang viếtvề một nơi yên ắng, lạnh giá, hiu hắt hoặc nghĩ về một vùng đất nghỉ ngơi thamquan du lịch nhiều hơn. Nhưng điều kì diệu và bất ngờ là trong cái lặng lẽ của SaPa vẫn vang lên những nhịp sống sôi động trong sáng, tuổi trẻ, vẫn lung linhnhững sắc màu và lan toả ấm áp lòng người. Nơi ấy đang bừng dậy sức sống củanhững con người, những tấm lòng đang sống, cống hiến làm việc âm thầm lặng lẽcho quê hương đất nước. Đó là những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lýtưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ, khoahọc mà nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó.

Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy vừa rời phồn hoa, đô thị đôngđúc, anh lên công tác ở đỉnh núi Yên Sơn (Sa Pa) ở độ cao hai nhìn sáu trăm mét,quanh năm mây mù tuyết phủ, suốt ngày làm bạn với núi đá rừng cây. Cái yên ắng,yên lặng tĩnh mịch đến ghê sợ để khiến cho người ta thoái thác nhiệm vụ rời bỏ vịtrí nhưng theo tiếng gọi nghề nghiệp và tình yêu cuộc sống, công việc, anh đã tựnguyện gắn bó mình với nghề nghiệp khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc lànhư vậy nhưng điều kiện làm việc là ngoài trời, kỹ thuật máy móc lại thiếu thốnđơn giản, thô sơ. Cả ngày nắng cũng như ngày mưa hay lúc giá rét lạnh buốtxương, anh vẫn phải lên “ốp” đúng giờ, ghi chép đầy đủ chính xác để bảo vệ cơquan cấp bộ.

Thế nhưng tất cả những sự vất vả, khó nhọc, thiếu thốn với anh nào có kể gì, thấmtháp gì đâu so vói sự lạnh lẽo buồn cô đơn đến “thèm người”. Ở chốn rừng sâuhoang vu vắng lặng, anh chỉ biết làm bạn với chim kêu vượn hót. Xuất phát từlòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm tự giác, ý thức được nhiệm vụ của tuổi trẻ:“Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ở anh còn có một tấm lòng nhiệttình say mê nghề nghiệp, nghiên cứu, sáng tạo và luôn tìm thấy niềm vui từ côngviệc. Anh từng tâm sự: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.

Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên lại còn có một tâm hồntrong sáng, cao đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nơi mình gắn bó, làm việc bằngcách tự tạo ra niềm vui từ công việc hiện thực - đẩy lùi buồn tẻ cô đơn như đọcsáng – nghiên cứu - trồng rau - trồng hoa, nuôi gà, cải thiện cuộc sống. “Thèmngười” anh thanh niên tìm cách gặp người, gặp bạn để trao đổi, trò chuyện thânmật và cởi mở, luôn quan tâm chu đáo đến người khác. Anh tự tạo ra một cuộcsống ngăn nắp, khoa học, một thói quen chủ động trong mọi tình huống và côngviệc. Trong giao tiếp ở anh thanh niên toát lên một phong cách, một vẻ đẹp trongphong cách lời ăn tiếng nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, lịch sự luôn biết sống vìmọi người.

Có thể nói ở anh thanh niên mang một vẻ đẹp trong sáng của người thanh niên thờiđại mang trong mình những hiểu biết về tri thức, sống tận tuỵ, yêu nghề, yêu đời,hiểu được việc làm và chỗ đứng của mình từ đó mà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao. Ở anh còn toả sáng và sưởi ấm cho bao tâm hồn khác dẫu chỉ một lầngặp gỡ ngắn ngủi cho những người đến Sa Pa.

Qua lời kể của anh thanh niên, ông kỹ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào và ôngkĩ sư nghiên cứu bản đồ chống sét đều là những người sống lặng thầm trên mảnhđất Sa Pa mà lao động cần mẫn, say mê, quên mình vì mục đích chung của mọingười. Họ đang làm nên cái “lặng lẽ” mà ngân vang sôi động ở Sa Pa.

Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ, tình cảmnảy sinh tốt đẹp trong cuộc gặp gỡ đặc biệt là trong 30 phút ngắn ngủi giữa ônghọa sĩ và cô kỹ sư đã để lại trong tình cảm những con người đối với Sa Pa là mộtkỉ niệm tốt đẹp. Bác là người am hiểu anh thanh niên hơn ai về cuộc sống, sinhhoạt của anh và chính bác đã tạo ra cho anh thanh niên những niềm vui về tinhthần, đẩy lùi sự cô đơn, buồn vắng. Ông họa sĩ là nhân vật hoá thân của nhà văn,người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình.Còn đối với cô kĩ sư trẻ, cô đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầuđời giúp cô nhận thức về tình yêu nghề nghiệp cuộc sống vững tin hơn trong sựlựa chọn của mình. Người ta gọi đây là những tâm hồn đồng điệu đến với Sa Pa.

Truyện có một tuyến nhân vật, không có biến cố xung đột kịch tính. Các nhân vậtđều dưới những cái tên chung, có cuộc sống và công việc khác nhau khiến mọi

người sa vào đó đều có bóng dáng công việc của mình. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu,giàu chất thơ mượt mà như ý nghĩa nhan đề của chính câu chuyện. Truyện ngắnnhư một bức tranh lung linh kì ảo đằm thắm, ấm ấp tình người sâu lắng trong từngbức tranh thiên nhiên.

“Lặng lẽ Sa Pa” viết về con người bình thường, nhịp sống bình thường. Nhưngphía sau nhịp sống bình thường ấy là những âm vang âm sắc cuộc đời. NguyễnThành Long đã góp một tiếng nói nhỏ nhẹ để ngợi ca cuộc sống và tái hiện mộtcách đầy đủ những vẻ đẹp của con người, có năng lực trình độ, nhiệt thành vàhăng say cách mạng trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bài tham khảo 4:

Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của NguvễnThành Long không có cốt truyện bởi có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình vàbình luận. Bức tranh phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của Sa Pa đã tạonên chất trữ tình, chất thơ cho tác phẩm, vẻ đẹp ấy được miêu tả qua cái nhìn củangười họa sĩ già, thấm đượm hài hòa giữa vẻ đẹp của tự nhiên, cuộc sống và conngười.Mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu cho người đọc về một vùng đất đầy ấn tượng.Phong cảnh Sa Pa – núi cao với thác đổ trắng xóa, đường núi uốn lượn quanh co,cây cối rậm rạp cứ chen nhau hiện dần lên bức tranh mỗi lúc một hấp dẫn: nhữngrặng đào, những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng haibên đường, sự sống thật thanh bình, yên ả. Cảm giác đầu tiên đến với ông họa sĩ vàcô gái trẻ là bức họa lung linh, kì ảo: ‘’Cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cáchkỉ lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quáđầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của nhữngcây tử kinh, thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mâybị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi, xuốngđường cái, luồn cả vào gầm xe” Cảnh vật được nhân cách hóa sống động. Mỗi câu,mỗi chữ như có đường nét, màu sắc, hình khối… đậm chất hội họa, vừa mang nhịpđiệu thanh êm ái của một bài thơ. Tất cả như muốn đem đến cho các nhân vật mộtcảm giác mới lạ, thơ mộng về một vùng đất, về những khát khao, háo hức khi lầnđầu tiên bước chân đến một vùng đất mới.

Nổi bật lên giữa bức tranh cao xanh bao la rộng lớn của núi rừng Tây Bắc là bứctranh thiên nhiên thu nhỏ nơi mảnh vườn của chàng trai khí tượng: “… đứng trongmây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thượcdược, vàng, tím đủ, hồng phấn, tổ ong,… ngay lúc dưới kia là mùa hè”. Vườn hoacùng với màu sắc rực rỡ như chính tâm hồn và cuộc sống trong thầm lặng của conngười ở nơi đây, sôi trào, tuôn chảy từ trong nội lực đầy sức sống và mộng mơ củatuổi trẻ.Song Sa Pa không phải chỉ có bốn mùa mây phủ, cây phong, lạnh mát mà SaPacòn có cả nắng: “Nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như mộtbó đuốc lớn. Nắng cháy làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và càng làm cô gái rựcrỡ theo”. Thật tuyệt vời! Vẻ đẹp của thiên nhiên đã làm nền cho vẻ đẹp con ngườiở nơi đây. Cuộc gặp gỡ của họ – những thế hệ khác nhau, kể cả những người xuấthiện trong lời kể, họ đã tỏa sáng cho nhau về vị trí, về ý thức trách nhiệm của mỗicông dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Chất trữ tình (chất thơ) bàng bạc chảy suốt toàn truyện, từ phong cảnh hết sức thơmộng của thiên nhiên đến hình ảnh những con người thầm lặng, cần mẫn làm việctrong cao xanh để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người đọc. Chất trữ tình cònđược tạo nên bởi ngôn ngữ giàu chất thơ, chất hội hoa: bởi lời văn chau chuốt, âmthanh nhẹ nhàng, êm ái mà giàu chất suy tư. Ngôn ngữ như chắp cánh những vầnthơ, nâng tâm hồn người đọc tới những cảm xu thẩm mĩ thấm thìa, sâu sắc.=> Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn hay; một bức tranh thiên nhiên trong trẻo,nhẹ nhàng; một thông điệp kín đáo, sâu sắc và ngôn ngữ thấm đẫm chất thơ,rấttiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long.