06 11/10/2021 16/10/2021) 1. mÔn ii. thân bài: thích

33
[1] ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ NI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ LỚP 7 TUẦN 06 (TỪ 11/10/2021 ĐẾN 16/10/2021) 1. MÔN NGỮ VĂN CHỦ ĐỀ: VĂN BIỂU CẢM TIẾT 3: LẬP DÀN BÀI CHI TIẾT CHO BÀI VĂN BIỂU CẢM Đề: Loài cây em yêu (cây bàng, cây phượng, cây tre,…) Gợi ý dàn bài chi tiết: (biểu cảm về cây phượng) I. Mở bài: Giới thiệu loài cây em yêu. - Loài cây mà em yêu quý nhất đó là cây phượng. - Vì nó gắn bó với bao niềm vui, nỗi buồn của tuổi học trò. II. Thân bài: 1. Biểu cảm đặc điểm và phẩm chất của cây: - Gốc rễ: Gốc phượng thật to được nâng đỡ bởi những chiếc rễ khổng lồ như… Em thích chạm tay vào gốc phượng, vào rễ phượng. Em cảm nhận được... - Thân: Thương làm sao những mảng da thô ráp, sần sùi trên thân phượng!... - Cành, lá: Phượng còn có những cánh tay vững chắc vô cùng. Trên cánh tay của bác, có những chiếc lá bé tí, xanh mướt kết thành những tán lá rộng xum xuê tạo một cảm giác thật mát mẻ, dễ chịu làm sao!... - Hoa: Ôi! Yêu lắm những cánh hoa có màu đỏ rực như máu, như lửa và mềm mại như nhung của phượng… -> Em yêu quí phượng. Em thấy phượng thật đẹp, bền bỉ và dẻo dai. Lưu ý: Chọn những đặc điểm điển hình để nêu cảm nghĩ. Để tránh nhầm lẫn với văn miêu tả, khi biểu cảm về đặc điểm của cây, cần dùng nhiều phương pháp gợi tả, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ và phải đưa tình cảm của mình vào. 2. Biểu cảm loài cây giúp ích gì trong cuộc sống con người: - Tỏa mát trên những con đường, ngôi trường tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, hấp dẫn. - Tạo nên bầu không khí trong lành. - Nguồn cảm hứng trong thơ ca, hội họa. -> Em thấy tự hào về phượng. 3. Biểu cảm loài cây có ý nghĩa gì trong cuộc sống của em: - Màu đỏ của hoa, âm thanh tiếng ve làm cho em luôn vui tươi, rộn ràng vì hè đến. - Gợi nhớ kỉ niệm tuổi học trò, thầy cô, bè bạn. -> Em thấy hạnh phúc khi có phượng đồng hành. III. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây. - Phượng sẽ mãi là loài cây em yêu quý, trân trọng. - Những hình ảnh, kỉ niệm đẹp về cây luôn khắc ghi trong trái tim em. - Em ước mong… TIẾT 4: THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM Đề: Loài cây em yêu ( cây bàng, cây phượng, cây tre,…) I. Viết đoạn văn trong phần thân bài: 1. Viết đoạn biểu cảm về đặc điểm, phẩm chất của cây: Gợi ý cách viết:

Upload: others

Post on 06-Feb-2022

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[1]

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ – LỚP 7

TUẦN 06 (TỪ 11/10/2021 ĐẾN 16/10/2021)

1. MÔN NGỮ VĂN

CHỦ ĐỀ: VĂN BIỂU CẢM

TIẾT 3:

LẬP DÀN BÀI CHI TIẾT CHO BÀI VĂN BIỂU CẢM

Đề: Loài cây em yêu (cây bàng, cây phượng, cây tre,…)

Gợi ý dàn bài chi tiết: (biểu cảm về cây phượng)

I. Mở bài: Giới thiệu loài cây em yêu.

- Loài cây mà em yêu quý nhất đó là cây phượng.

- Vì nó gắn bó với bao niềm vui, nỗi buồn của tuổi học trò.

II. Thân bài:

1. Biểu cảm đặc điểm và phẩm chất của cây:

- Gốc rễ: Gốc phượng thật to được nâng đỡ bởi những chiếc rễ khổng lồ như… Em thích

chạm tay vào gốc phượng, vào rễ phượng. Em cảm nhận được...

- Thân: Thương làm sao những mảng da thô ráp, sần sùi trên thân phượng!...

- Cành, lá: Phượng còn có những cánh tay vững chắc vô cùng. Trên cánh tay của bác, có

những chiếc lá bé tí, xanh mướt kết thành những tán lá rộng xum xuê tạo một cảm giác thật

mát mẻ, dễ chịu làm sao!...

- Hoa: Ôi! Yêu lắm những cánh hoa có màu đỏ rực như máu, như lửa và mềm mại như nhung

của phượng…

-> Em yêu quí phượng. Em thấy phượng thật đẹp, bền bỉ và dẻo dai.

Lưu ý: Chọn những đặc điểm điển hình để nêu cảm nghĩ. Để tránh nhầm lẫn với văn

miêu tả, khi biểu cảm về đặc điểm của cây, cần dùng nhiều phương pháp gợi tả, nhân hóa, so

sánh, ẩn dụ và phải đưa tình cảm của mình vào.

2. Biểu cảm loài cây giúp ích gì trong cuộc sống con người:

- Tỏa mát trên những con đường, ngôi trường tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, hấp dẫn.

- Tạo nên bầu không khí trong lành.

- Nguồn cảm hứng trong thơ ca, hội họa.

-> Em thấy tự hào về phượng.

3. Biểu cảm loài cây có ý nghĩa gì trong cuộc sống của em:

- Màu đỏ của hoa, âm thanh tiếng ve làm cho em luôn vui tươi, rộn ràng vì hè đến.

- Gợi nhớ kỉ niệm tuổi học trò, thầy cô, bè bạn.

-> Em thấy hạnh phúc khi có phượng đồng hành.

III. Kết bài: Tình cảm của em đối với cây.

- Phượng sẽ mãi là loài cây em yêu quý, trân trọng.

- Những hình ảnh, kỉ niệm đẹp về cây luôn khắc ghi trong trái tim em.

- Em ước mong…

TIẾT 4:

THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM

Đề: Loài cây em yêu ( cây bàng, cây phượng, cây tre,…)

I. Viết đoạn văn trong phần thân bài:

1. Viết đoạn biểu cảm về đặc điểm, phẩm chất của cây:

Gợi ý cách viết:

Page 2: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[2]

- Mở đoạn: giới thiệu đặc điểm, phẩm chất của cây.

- Thân đoạn: biểu cảm về đặc điểm, phẩm chất.

- Kết đoạn: khẳng định lại tình cảm em dành cho đặc điểm, phẩm chất của cây.

2. Viết đoạn biểu cảm về ý nghĩa loài cây trong cuộc sống con người, trong cuộc sống

của em:

Gợi ý cách viết:

- Mở đoạn: giới thiệu ý nghĩa của cây.

- Thân đoạn: biểu cảm về ý nghĩa của cây.

- Kết đoạn: khẳng định lại tình cảm của em đối với ý nghĩa loài cây.

II. Viết thành bài văn hoàn chỉnh: (HS viết bài)

B. LUYỆN TẬP:

Lập dàn bài cho đề văn “Cảm nghĩ về một người mà em yêu quý”.

Page 3: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[3]

2. MÔN TOÁN

2.1 ĐẠI SỐ

Bài 10. LÀM TRÒN SỐ

I/ Ví dụ:

Ví dụ 1. Làm tròn đến hàng đơn vị

4,3 4

4,9 5

- Kí hiệu “” đọc là gần bằng hoặc xấp xỉ.

?1 Điền số thích hợp vào ô vuông sau khi đã làm tròn đến hàng đơn vị.

5,4 ; 5,8 ; 4,5

Ví dụ 2:

-Làm tròn số 72900 đến hàng nghìn (nói gọn là làm tròn nghìn)

72900 73000

II/ Quy ước làm tròn

*TH1: học SGK/ 36

Ví dụ:

a)Làm tròn số 96,249 đến chữ số thập phân thứ nhất.

96,249 96,2

b) Làm tròn số 853 đến hàng đơn vị

853 850

*TH 2: học SGK/ 36

Ví dụ:

a)Làm tròn số 96,249 đến chữ số thập phân thứ hai .

96,249 96,25

b) Làm tròn số 853 đến hàng trăm.

853 900

Luyện tập

Bài 1. (Bài 74/ 36 SGK) Tính ĐTB hk1 của bạn Cường ( làm tròn đến chữ số thập phân

thứ 1)

Hệ số 1: 7 ; 8 ; 6 ; 10

Hệ số 2: 7 ; 6 ; 5 ; 9

Hệ số 3: 8

ĐTB hk1 của bạn Cường là:

(7 8 6 10) (7 6 5 9).2 8.38,4

13

Bài 2. Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của biểu thức 12,345.5,0278 37,8732.4,5A

Giải

Cách 1.

Page 4: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[4]

12,3.5,02 37,8.4,9

12.5 38.5

(12 38).5

50.5

250

A

Cách 2. 12,3.5,02 37,8.4,9

61,746 185,22

246,966

247

A

Bài tập ở nhà: Bài 73, 78, 81/sgk 36

Page 5: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[5]

2.2 HÌNH HỌC

Bài 7. ĐỊNH LÍ

1. Định lí:

Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng. Định lí

thường phát biểu dưới dạng “Nếu … thì … ”. Phần giữa từ nếu và thì là giả thiết, phần

sau từ thì là kết luận.

VD. Định lí: “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”

Trong đó: Hai góc đối đỉnh là giả thiết, (chúng) bằng nhau là kết luận.

2. Chứng minh định lí:

Bước 1: Xác định GIẢ THIẾT (GT) và KẾT LUẬN (KL) của định lí

Bước 2: Vẽ hình của định lí (bài toán)

Bước 3: Lập bảng GIẢ THIẾT, KL (bằng kí hiệu)

Bước 4: Chứng minh định lí

Ví dụ. Bài 51/101

a) Định lí. “Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng

vuông góc với đường thẳng kia”

b)

B. LUYỆN TẬP:

Bài tập ở nhà: Bài 49, 52/101 SGK.

c

b

a

c b

c a

a // b

KL

GT

Page 6: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[6]

3. MÔN VẬT LÝ

BÀI TẬP : Vẽ ảnh của các vật sau :

Bài mẫu : ................................................................................................................................. .................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

a/.......................................................................... b/ .................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

A

B

A

B

A’

B’

A

B

Page 7: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[7]

c/.......................................................................... d/ .................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

C. DẶN DÒ

- Học sinh hoàn tất bài tập phần B.

- Xem trước nội dung kiến thức bài 7

A B

A

B

Page 8: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[8]

4. MÔN LỊCH SỬ

Tiết 11

Bài 8 NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Nước ta dưới thời Ngô

- Sau chiến thắng Bạch Đằng, năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.

- Xây dựng chính quyền hoàn toàn độc lập, xóa bỏ chế độ cai trị cũ của các triều đại phong

kiến phương Bắc:

Bỏ chức tiết độ sứ.

Ở trung ương: vua đứng đầu, quyết định mọi việc chính trị, quân sự, ngoại giao; đặt ra các

chức quan văn, võ.

Ở địa phương: Cử các tướng có công giữ các châu quan trọng.

- Năm 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi, triều đình lục đục, đất nước rối loạn

- Năm 950 Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng không quản lý được đất nước.

- Năm 965 Ngô Xương Văn chết, tranh chấp diễn ra dẫn đến loạn 12 sứ quân.

2. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước

a. Tình hình đất nước:

- Loạn 12 sứ quân đất nước chia cắt, loạn lạc.

- Nhà Tống có âm mưu xâm lược.

b. Quá trình thống nhất

- Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân Trần Lãm, được nhân dân ủng hộ nên đánh đâu thắng

đó, được tôn là “ Vạn thắng vương”.

- Năm 967, thống nhất đất nước

B. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Trình bày những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất

nước.

Câu 2: Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi

đầu độc lập.

*****************

Tiết 12

Bài 9 NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ

I – TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Nhà Đinh xây dựng đất nước

- Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

- Phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm các chức vụ chủ chốt. Đúc tiền,

xử phạt nghiêm những kẻ có tội.

2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.

- Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị giết, Lê Hoàn được suy tôn làm vua (Lê Đại Hành), lập

ra nhà Tiền Lê

Page 9: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[9]

- Tổ chức nhà nước:

Trung ương Địa phương

- Quân độ gồm 10 đạo chia làm 2 bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua, kinh thành) và quân địa

phương

3. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của Lê Hoàn:

a. Hoàn cảnh: Cuối 979, nhà Đinh rối loạn quân Tống âm mưu xâm lược nước ta.

b. Diễn biến:

- Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy, tiến vào nước ta theo 2 đường thủy bộ.

- Lê Hoàn trực tiếp lãnh đạo chặn đánh quân thuỷ trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt quân bộ ở

biên giới thắng lợi.

c. Ý nghĩa:

- Đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống, củng cố nền độc lập dân tộc.

- Khẳng định khả năng bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta.

B. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Trình bày và nhận xét bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê.

Page 10: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[10]

5. MÔN ĐỊA LÝ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Chủ đề 3: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA (tiếp theo)

(Bài 13+17+18)

TUẦN 2:

II. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:

Môi trường Không khí Nguồn nước

Hiện trạng - Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng

nề.

- Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm

nước sông, nước biển, nước ngầm…

Nguyên nhân - Sự phát triển công nghiệp

- Phương tiện giao thông

- Hoạt động sinh hoạt của con

người….

Thải khói, bụi vào không khí

- Váng dầu do đắm tàu hoặc rò rỉ ống

dẫn dầu

hiện tượng “thủy triều đen”

- Hóa chất từ các nhà máy, nước thải

từ các khu dân cư

chưa xử lý đưa trực tiếp ra sông,

biển…

- Lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu

dư thừa trên đồng ruộng

ô nhiễm nước ngầm

Hậu quả - Tạo nên những trận mưa axit

- Tăng hiệu ứng nhà kính khiến

cho Trái Đất bị nóng dần lên

- Khí hậu toàn cầu biến đổi, băng

ở 2 cực tan chảy, mực nước đại

dương dâng cao…

- Ngoài ra khí thải còn làm thủng

tầng Ôzôn.

- Tạo ra hiện tượng “thủy triều đỏ” làm

chết ngạt các sinh vật sống trong

nước…

- Thiếu nước sạch cho đời sống và sản

xuất.

B. LUYỆN TẬP: Câu 1: Lượng khí thải CO2 (dioxit cácbon) là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng

lên. Cho đến năm 1840, lượng CO2 trong không khí luôn ổn định ở mức 275 phần triệu (viết

tắt là 275 p.p.m). Từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp đến nay, lượng CO2 trong

không khí đã không ngừng tăng lên:

Năm 1840: 275 phần triệu

Năm 1957: 312 phần triệu

Năm 1980: 335 phần triệu

Năm 1997: 355 phần triệu

Nhận xét về sự gia tăng lượng CO2 trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997 và giải

thích nguyên nhân của sự gia tăng đó.

Câu 2: Hậu quả của tình trạng ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến các nước trong

đới ôn hòa mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn cầu. Em hãy tìm một số giải pháp nhằm

giảm tình trạng ô nhiễm không khí.

Page 11: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[11]

6. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG HỌC BÀI):

Câu 1. Yêu thương con người là: quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người

khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Câu 2: Đoàn kết, tương trợ là: + Sự thông cảm, chia sẻ.

+ Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn

B. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Em hãy tìm những việc làm thể hiện yêu thương con người và chưa yêu thương

con người.

- Yêu thương con người: Giúp đỡ bà cụ qua đường, mua vé số giúp bà cụ, Quyên

góp sách vở, áo ấm giúp đỡ các bạn vùng sâu…………

- Chưa yêu thương con người: Thờ ơ với người nghèo, không giúp đỡ em nhỏ bị

ngã………..

Học sinh tìm thêm 4 việc làm mỗi ý

Câu 2: Em hãy tìm những việc làm thể hiện đoàn kết , tương trợ và ngược lại

- Việc làm thể hiện đoàn kết, tương trợ: Cùng bạn bè làm vệ sinh lớp học, cùng học

sinh trong trường quyên góp quần áo, sách vở tặng trẻ vùng sâu, khó khăn….

- Việc làm thể hiện đoàn kết, tương trợ: chỉ nghĩ về mình không quan tâm đến bạn

bè, Gây mất đoàn kết giữa các bạn trong lớp…..

Học sinh tìm thêm 4 việc làm mỗi ý

Bài 3: Em hãy chuẩn bị 1 sản thể hiện thông điệp yêu thương con người hoặc đoàn kết

tương trợ (Bài hát, bài thơ, quà, thiệp… về chủ đề trên và lời giới thiệu ngắn gọn về

sản phẩm của mình: ý tưởng, nguyên liệu, ý nghĩa… )

Học sinh chuẩn bị sản phẩm theo hướng dẫn và nộp theo đường link cô hướng dẫn:

https://forms.gle/yvqZJyJFywSDBgGg6

DẶN DÒ

- Học khái niệm: Yêu thương con người và đoàn kết, tương trợ

- Thực hiện và nộp sản phẩm.

- Xem trước nội dung: ý nghĩa của yêu thương con người và đoàn kết tương trợ

Page 12: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[12]

7. MÔN TIẾNG ANH

NỘI DUNG TRỌNG TÂM

TIẾT 16: UNIT 3: AT HOME

B234- HOA’S FAMILY

A. LÝ THUYẾT (Phần ghi bài)

♦ Vocabulary

- journalist /ˈdʒɜːnəlɪst/ (n): nhà báo

- article /ˈɑːtɪkl/ (n): bài báo

- newspaper (n) báo

- magazine (n) tạp chí

- dentist/ˈdentɪst/ (n): nha sĩ

- painter /ˈpeɪntə(r)/(n): họa sĩ

- nurse (n) y tá

- high school /ˈhaɪ ˌskuːl/ (n) Trường THPT (cấp III)

- primary school /ˈpraɪ.mər.i/ (n) Trường tiểu học

- take care of sick people (v) chăm sóc người bệnh

- write for a newspaper (v) viết báo

- work on the farm (v) làm việc trên đồng

- teach in a school (v) dạy ở trường

♦ Read:

What about Lan’s family? (Còn gia đình Lan thì sao?)

What do her parents do? (Cha mẹ cô ấy làm nghề gì?)

B. BÀI TẬP

⸎B2.Now Practice with a partner

a) Talk about Lan’s family. (Nói về gia đình của Lan.)

What does her father/ mother / brother do?

Where does he/ she work?

b) About you. (Về bạn.)

Talk about your family. (Nói về gia đình bạn.)

Where does your father/ mother / brother / sister work?

What does he/ she do?

♦Answer keys:

a) Talk about Lan’s family.

Page 13: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[13]

– Lan’s father is a doctor. He works in a hospital.

– Lan’s mother is a teacher. She teaches in a primary school.

– Lan’s brother is a journalist. He works for a Hanoi newspaper.

b) About you.

Talk about your family.

Clue:gợi ý, bạn hãy tự làm nhé

In my family, there are four people: my father, my mother, my younger brother and me.

My father is a worker. He works for a car factory, in Ho Chi Minh City.

My mother is a housewife. She does the housework. My younger brother is a student.

He studies in a primary school. He is only eight years old.

⸎B3. Match these half – sentences: (Ghép các nửa câu này.)

♦Answer keys:

– A farmer works on a farm.

– A doctor takes care of sick people.

– A journalist writes for a newspaper.

– A teacher teaches in a school.

⸎B4. Listen. Complete these forms for the three people on the tape.

♦Answer keys:

◌ Nội dung bài nghe và bài làm: Tom is a teacher. He is 26 years old and teaches at a high school.

Susan is a journalist. She is 19 and writes for a magazine.

Bill is 20 and he is a nurse. He works in a hospital.

Page 14: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[14]

TIẾT 17: UNIT 3: AT HOME

B5- HOA’S FAMILY

A. LÝ THUYẾT (Phần ghi bài)

♦ Vocabulary

- a few: một vài

- apartment (n) căn hộ chung cư

- furnished (adj) được trang bị đồ đạc

- suitable (adj) phù hợp ≠ unsuitable (adj) không phù hợp, suitably (adv)

- look for (v) tìm

- empty (adj) trống rỗng ≠ full : đầy

- tidy (v): dọn dẹp

♦Grammar

Superlative adjectives structures

►Cách thành lập:

The rules for creating superlatives depend on: (Hình thành câu so sánh nhất dựa

vào)

Short adjectives : (tính từ ngắn)

1. -EST is added to the end of the adjective (-est được thêm sau ngay tính từ 1 vần)

►Adjectives that end in -y (tính từ 2 vần tận cùng bằng Y

♦ change the -y to -i and add -est (chuyển Y thành I rồi thêm -est)

early – earliest => The earliest

happy - happiest

crazy - craziest

►Adjectives that end with a vowel followed by a consonant (tính từ tận cùng chỉ

một nguyên âm kèm một phụ âm)

♦ double the last consonant and add -est (gấp đội phụ âm ,rồi thâm _EST)

big -biggest => The biggest

fat- fattest

hot -hottest

►Adjectives that end with -e, just add -st (tính từ tận cùng bằng e, chỉ thêm st)

nice – nicest => The nicest

safe – safest

Page 15: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[15]

► FORM (Công thức)

S + be + the + adj- EST (N) {of all /in….}

Ex: smart => the smartest.

He is the smartest by far. (Anh ấy là người thông minh nhất cho đến nay.)

Phong is the tallest in the class. (Phong là người cao nhất lớp)

2.Long adjectives :(tính từ dài THE MOST is added to before the adjective (THE

MOST được thêm ngay trước tính từ 2 vần trở lên)

More than two syllables - add " most" before the adjective (tính từ hai vần trở lên)

expensive - most expensive => The most expensive

difficult - most difficult

comfortable - most comfortable

honest - most honest

difficult- most difficult

modern - most modern

► FORM (Công thức)

S + be + the MOST + adj (N) {of all /in….}

Ex: most expensive => The most expensive

Your bag is the most expensive of all.

Thanh is the most handsome boy in the neighborhood. (Thành là chàng trai đẹp trai

nhất xóm)

Notes: Một số từ bất quy tắc chuyển Tính từ => So sánh nhất

good -> the best

bad -> the worst

much / many -> the most

little -> the least

far -> the furthest / farthest

Các từ hai âm tiết kết thúc bằng đuôi -er, -ow, -le , et- có thể coi như tính từ ngắn.

Simple -> the simplest

Narrow -> the narrowest

Clever -> the cleverest

Ex: good => the best

Tom is the best student in his class. (Tom học giỏi nhất trong lớp của anh ấy)

♦ Listen and read:

John Robinson is an English teacher from the USA. He’s looking for an apartment

in Ha Noi for his family. He's asking his friend, Nhat, for advice.

Page 16: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[16]

John: Is it easy to find an apartment in Ha Noi, Nhat?

Nhat Well, there're a few empty apartments near here.

John: Really? Are they good apartments?

Nhat: Well, there’s a good one with two bedrooms at number 27. It’s a lovely apartment and

it isn't expensive.

John: What about the others?

Nhat: The one at number 40 is better. It has three bedrooms and it's bigger, but of course,

it's more expensive.

John: Is it the best one?

Nhat: No. The best one is at number 79. It has four bedrooms and it’s furnished. It's the most

expensive.

John: Which will be the most suitable for my family? What do you think?

Nhat:The cheapest will be the best for you. It's smaller than the other two,

but it’s the newest of the three and it has a large, modem bathroom and a kitchen. I think

your family will like it a lot.

B. BÀI TẬP

♦Answer

a) Which is the cheapest apartment? (Căn hộ nào rẻ nhất?)

=> _______________________________________________

b) Which is the most expensive? (Căn hộ nào đắt nhất?)

=> _______________________________________________

c) Which is the best apartment? (Căn hộ nào tốt nhất?)

=> _______________________________________________

d) Which is the most suitable apartment for John and his family? Describe it. (Căn hộ nào

phù hợp nhất cho John và gia đình anh ta? Miêu tả nó.)

=> _______________________________________________

♦Answer keys:

a) => The cheapest apartment is the one with two bedrooms at number 27.

b) => The most expensive apartment is the one with four bedrooms and furniture at number

79.

c) => The best apartment is the furnished one at number 79.

d) => The most suitable apartment for John and his family is the one at number 27.

It's smaller than the other two, but it's the newest of the three and it has a large, modern

bathroom and a kitchen.

TIẾT 18: LANGUAGE FOCUS 1

A. LÝ THUYẾT (Phần ghi bài)

♦ Vocabulary

- tidy (v): dọn dẹp

- fireman (n): lính cứu hỏa

- test /test/ (n): bài kiểm tra

- dress /dres/ (n): áo đầm

- doll /dɒl/ (n): búp bê

B. BÀI TẬP

Page 17: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[17]

♦1+2-Answer keys:

1. Present Simple Tense (thì Hiện tại đơn)

a) Ba is my friend. He lives in Hanoi with his mother, father, and elder sister. His parents

are teachers. Ba goes to Quang Trung School.

b) Lan and Nga are in Class 7A. They eat lunch together. After school, Lan rides her bike

home and Nga catches the bus.

2. Future Simple Tense (thì Tương lai đơn)

Viết các việc Nam sẽ làm/sẽ không làm vào ngày mai:

– He will go to the post office, but he won’t call Ba.

– He will do his homework, but he won’t tidy the yard.

– He will see a movie, but he won’t watch TV.

– He will write to his grandmother, but he won’t meet Minh.

Page 18: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[18]

♦3-Answer keys:

Viết các số thứ tự đúng:

Football team Points Position

Thang Loi 26 fourth (4)

Thanh Cong 25 fifth (5)

Tien Phong 23 sixth (6)

Doan Ket 29 third (3)

Hong Ha 34 second (2)

Phuong Dong 19 seventh (7)

Thang Long 36 first (1)

Page 19: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[19]

♦4-Answer keys:

Where’s my cat? a) It’s under the table.

b) It’s in front of the chair.

c) It’s behind the television.

d) It’s next to the bookshelf.

e) It’s on the couch.

Page 20: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[20]

♦5-Answer keys:

Adjectives (Tính từ)

Viết các bài hội thoại. (sử dụng hình và từ trong khung)

a) A is a cheap toy. And B is cheaper. But C is the cheapest.

b) A is expensive. And B is more expensive. But C is the most expensive.

c) A is good. And B is better. But C is the best.

d) A is strong. And B is stronger. But C is the strongest.

Page 21: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[21]

♦6 -Answer keys:

Occupations (Nghề nghiệp)

Viết tên nghề nghiệp của những người này.

a) He’s a fireman.

b) She’s a doctor.

c) She’s a teacher.

d) He’s a farmer.

Page 22: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[22]

♦ 7. Answer keys:

Is there a …? Are there any …? Nhìn vào hình. Hoàn thành các câu.

a) A. Are there any books?

B. Yes, there are.

b) A. Are there any armchairs?

B. No, there aren’t.

c) A. Is there a telephone?

B. No, there isn’t.

d) A. Are there any flowers?

B. Yes, there are.

Page 23: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[23]

8. MÔN ÂM NHẠC

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 6:

- Ôn tập bài hát: Lí cây đa

- Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 2

- Âm nhạc thường thức: Giới thiệu một số nhạc cụ phương Tây

1. Ôn tập bài hát: Lí cây đa:

- Yêu cầu tập hát và học thuộc lời bài hát Lí cây đa

- Tập trình bày bài hát có tình cảm

2. Ôn tập bài Tập đọc nhạc: TĐN số 2 :

- Tập đọc tên nốt và giai điệu bài TĐN số 2

- Tập ghép lời bài đọc

3. Âm nhạc thường thức: Giới thiệu một số nhạc cụ phương Tây

a. Đàn Piano:

Còn gọi là dương cầm, thuộc loại đàn phím. Đàn dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho

các nhạc cụ hoặc đệm cho hát.

b. Đàn Vi ô lông:

Còn gọi là Vĩ cầm, có 4 dây, dùng cung kéo trên dây đàn. Đàn dùng để độc tấu hoặc

hòa tấu trong dàn nhạc.

c. Đàn guitar:

Có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, có 6 dây, dùng ngón tay gẩy hoặc dùng miếng gẩy.

Đàn dùng độc tấu, đệm cho các nhạc cụ khác hoặc đệm hát.

Page 24: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[24]

d. Đàn accordion:

Còn gọi là phong cầm. Đàn dùng hộp gió và các phím để điều khiển tiếng đàn. Đàn

dùng để độc tấu hoặc đệm hát.

B. LUYỆN TẬP:

- Tập hát diễn cảm bài hát Lí cây đa

- Tập đọc nốt và giai điệu bài TĐN số 2, ghép lời bài đọc

- Tìm hiểu thêm về các nhạc cụ phương tây

Page 25: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[25]

9. MÔN MỸ THUẬT

BÀI 3: TẠO HỌA TIẾT TRANG TRÍ

(TIẾT 2) A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Học sinh ôn lại kiến thức đã học ở bài trước để có thể thực hành dễ dàng.

1. Quan sát, nhận xét :

Hoạ tiết trang trí : hình hoa, lá, chim, thú, mây, nước, mặt trời, mặt trăng... Đó là những hình

ảnh thiên nhiên gắn bó với đời sống con người.

- Các hoạ tiết trang trí thường được vẽ đơn giản, cách điệu, mà vẫn giữ được đặc điểm của

mẫu.

- Hình của hoạ tiết được tạo ra phải phù hợp với vị trí đặt hoạ tiết.

Ví dụ : Hoạ tiết chim và hươu trang trí trong vòng tròn trên mặt trống đồng ; hình sóng nước

trang trí ở thành tháp chùa Phổ Minh (Nam Định)...

2. Cách tạo họa tiết trang trí :

1. Lựa chọn nội dung hoạ tiết

Chọn những loại hoa, lá, chim, thú có hình dáng đẹp, có những đường nét rõ ràng, hài hòa,

cân đối.

Ví dụ :

- Các loại lá : lá sắn, lá mướp, lá gấc, lá trầu không, lá bưởi, lá cúc, ...

- Các loại hoa : hoa sen, hoa cúc, hoa bìm bìm, hoa rau muống, hoa mướp, hoa bèo, hoa bưởi,

...

- Các cành, các cụm hoa, lá, quả, ...

- Các con vật : con gà, con vịt, con tôm, con cá, con chim, ...

2. Quan sát mẫu thật

Quan sát chọn những mẫu ưng ý rồi ghi chép lại (tìm vị trí thích hợp để vẽ hình).

3. Tạo hoạ tiết trang trí

- Đơn giản : lược bỏ các chi tiết không cần thiết.

- Cách điệu : Sắp xếp lại các chi tiết hình và nét sao cho hài hòa, cân đối, rõ ràng

hơn ; cũng có thể thêm hoặc bớt một số nét, nhưng phải giữ được đặc trưng

của hình dáng mẫu.

B. LUYỆN TẬP:

Học sinh hoàn thành bài: chép một mẫu hoa, lá sau đó vẽ đơn giản và cách điệu thành hoạ tiết

trang trí.

Page 26: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[26]

10. MÔN THỂ DỤC

A. NỘI DUNG BÀI HỌC:

I. Bài thể dục với cờ: Học mới 3 động tác Thăng bằng, Nhảy, Điều hòa.

1. Động tác Thăng bằng:

Nhịp 1: Đưa chân trái ra sau mũi chân chạm đất, hai tay ra trước lên cao song

song, cờ hướng lên cao, mắt nhìn theo cờ, hít vào.

Nhịp 2: Nâng chân sau lên cao, ngả thân trên về trước, ưỡn ngực, hai tay đưa ra

trước sang ngang, hai chân thẳng, mặt hướng về trước giữ thăng bằng, thở ra.

Nhịp 3: Về nhịp 1, hít vào.

Nhịp 4: Về TTCB.

Nhịp 5,6,7,8: Tương tự nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân.

2. Động tác Nhảy:

Nhịp 1: Bật nhảy, tách hai chân rộng bằng vai đồng thời đưa tay trái sang ngang, bàn

tay sấp, hít vào.

Nhịp 2: Bật nhảy về tư thế thẳng đứng, thở ra.

Nhịp 3: Bật nhảy như nhịp 1 đồng thời hai tay đưa ra trước song song ngang vai, cờ

hướng trước, hít vào.

Nhịp 4: Bật nhảy về TTCB, thở ra.

Nhịp 5,6,7,8: Tương tự nhịp 1,2,3,4 nhưng nhịp 5 đổi tay.

3. Động tác Điều hòa:

Nhịp 1: Nâng gối chân trái một cách nhẹ nhàng, hai tay đưa cờ ra trước cao ngang

vai, rung lắc cổ tay, hít vào.

Nhịp 2: Về TTCB, thở ra.

Nhịp 3: Nâng gối chân phải một cách nhẹ nhàng, hai tay đưa cờ sang ngang, rung lắc

cổ tay, hít vào.

Nhịp 4: Về TTCB, thở ra.

Nhịp 5,6,7,8: Tương tự nhịp 1,2,3,4.

II. Thể lực: Bật đổi chân :

Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng đặt một chân trên bục hoặc bậc thềm, hai tay dọc theo

thân.

Page 27: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[27]

Thực hiện động tác: Dùng lực của hai chân bật lên đồng thời hai tay co xốc người

lên cao. Giai đoạn trên không, yêu cầu hai chân duỗi thẳng sau đó đổi chân để tiếp

đất. Thực hiện liên tục trong khoảng thời gian quy định.

Yêu cầu động tác: Ở giai đoạn trên không, người tập cố gắng đạp thẳng chân, dựng

thẳng người lên, hai tay phối hợp nhịp nhàng.

Lượng vận động: Từ 20 đến 30 giây/ tổ x 3 tổ.

B. LUYỆN TẬP:

1. Thuộc và thực hiện tốt 9 động tác của bài thể dục với cờ.

2. Thực hiện tốt bài tập bật đổi chân (lưu ý giai đoạn trên không).

3. Yêu cầu áp dụng các động tác khởi động trước khi tập và các động tác hồi tĩnh (hít

thở sâu, tại chổ thả lỏng tay chân, các động tác căng giãn cơ) sau buổi tập.

Page 28: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[28]

11. MÔN TIN HỌC

Bài Thực Hành 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Bài 1: Nhập công thức (SGK trang 30)

Bài 2: Tạo trang tính và nhập công thức (SGK trang 30)

Bài 4: Thực hành lập bảng tính và sử dụng công thức (SGK trang 31)

B. LUYỆN TẬP:

1./ Nhập công thức:

- Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức

- Bước 2: Gõ dấu bằng

- Bước 3: Nhập công thức

- Bước 4: Nhấn phím enter

2./ Sử dụng địa chỉ trong công thức:

- Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên

- Dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường được thông qua địa chỉ của các ô (hàng, cột

hoặc khối)

Page 29: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[29]

12. MÔN SINH HỌC

CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN

CHỦ ĐỀ: GIUN DẸP (Tiết 1)

SÁN LÁ GAN

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. NƠI SỐNG, CẤU TẠO VÀ DI CHUYỂN:

1. Nơi sống:

- Ký sinh ở gan, mật trâu bò.

2. Cấu tạo:

- Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên, ruột phân nhánh.

- Mắt, lông bơi tiêu giảm.

- Giác quan, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục phát triển.

3. Di chuyển: chui rúc, luồn lách.

II. DINH DƯỠNG:

- Lấy thức ăn nhờ 2 giác bám ở miệng. Hầu khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng đưa

vào 2 nhánh ruột. Sán lá gan chưa có hậu môn.

III. SINH SẢN

1. Cơ quan sinh dục:

- Sán lá gan lưỡng tính.

2. Vòng đời sinh sản: sgk.

- Thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh.

B. LUYỆN TẬP:

- Câu 1: Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống ký sinh như thế nào?

- Câu 2: Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều ?

- Câu 3: Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan.

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

- Học thuộc bài ghi, làm bài tập.

- Đọc trước bài 12 SGK sinh học 7.

- Xem mục “em có biết”.

CHỦ ĐỀ: GIUN DẸP (Tiết 2)

MỘT SỐ GIUN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM

CHUNG CỦA NGÀNH GIUN DẸP

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC:

- Ngoài sán lông, sán lá gan, còn gặp khoảng 4 nghìn loài giun dẹp khác, chủ yếu kí sinh.

Ví dụ: sán lá máu, sán bã trầu, sán dây.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ( Học sinh tự học )

- Giun dẹp dù sống kí sinh hay tự do đều có chung những đặc điểm sau: cơ thể dẹp, đối

xứng hai bên phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và

hậu môn.

Page 30: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[30]

- Giun dẹp kí sinh có thêm: giác bám, cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua

các vật chủ trung gian.

B. LUYỆN TẬP:

- Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với ký sinh trong

ruột người?

- Câu 2: Sán lá gan, sán dây, sán lá máu sâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con

đường nào?

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

- Học thuộc bài ghi, làm bài tập.

- Đọc trước bài 13 SGK sinh học 7.

- Xem mục “em có biết”.

Page 31: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[31]

13. MÔN CÔNG NGHỆ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 6.

Chủ đề: Phân Bón (tiếp theo)

BÀI 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN

CÁC LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC

THÔNG THƯỜNG

III. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường:

Khi sử dụng phân bón phải chú ý tới các đặc điểm và tính chất của từng nhóm.

_ Phân hữu cơ, phân lân: bón lót.

_ Phân vô cơ (đam,kali, phân hỗn hợp): bón thúc.

IV.Bảo quản các loại phân bón thông thường:

Khi chưa sử dụng để đảm bảo chất lượng phân bón cần phải có biện pháp bảo quản chu đáo

như:

- Đối với phân hóa học:

+ Đựng trong chum, vại, sành đậy kín hoặc bọc kín bằng bao nilông.

+ Để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

- Đối với phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi, dùng bùn ao trát kín.

B. LUYỆN TẬP:

Trả lời các câu hỏi sau:

1) Vì sao phân phân hữu cơ, phân lân được dùng để bón lót? Phân vô cơ được dùng để

bón thúc?

2) Trình bày cách bảo quản các loại phân hóa học và phân hữu cơ.

3) Khi sử dụng phân bón phải chú ý tới điều gì?

Page 32: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[32]

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS: ...................................................... Lớp: 7/.....

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực

hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/

giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 Vật lý

4 Lịch

sử

5 Địa lý

6 GDCD

7 Tiếng

Anh

8 Âm

nhạc

9 Mỹ

thuật

10 Thể

dục

Page 33: 06 11/10/2021 16/10/2021) 1. MÔN II. Thân bài: thích

[33]

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

11 Tin

học

12 Sinh

học

13 Công

nghệ