1 cẩm nang nghề nghiệp – nguồn career tool:

33
1 Cm nang nghnghip – Ngun Career Tool: www.kiemviec.com http://careertools.kiemviec.com/?m=careertool&a=listarticle&rcate_id=12 Để có mt công vic mơ ước. Bn mun có mt công vic mơ ước vi mc lương cao nhng công ty hàng đầu? Thtrường lao động đang rt cn nhng con người có hoài bão ln như bn. Đồng nghĩa vi vic cơ hi shu mt vtrí có tm c(như giám đốc điu hành, giám đốc kinh doanh, giám đốc marketting, trưởng phòng…) là hoàn toàn rng mđối vi bn. Đương nhiên vi điu kin, bn phi thc snăng lc, và đáp ng đủ nhng điu kin mà doanh nghip đưa ra. Vy nhng điu kin đó là gì? Nhìn qua thtrường nhân scao cp Tiến ti mt nn kinh tế tri thc, thiếu ht nhân scao cp đang là ni lo ca nhiu doanh nghip. Các doanh nghip luôn cn nhng người tài gii vđầu quân cho mình, để qun lý, givng và phát trin snghip kinh doanh. Tt ccác doanh nghip đều ý thc được rng vi nn kinh tế ngày càng phát trin, kinh doanh gn lin vi hi nhp quc tế mrng, thtrường cnh tranh gay gt thì ngun nhân lc cao cp trong qun trkinh doanh càng cn thiết hơn bao gihết. Tuy nhiên, theo dbáo ca các chuyên gia trong các công ty săn tìm cht xám, thì hin nay nước ta, vic thiếu ht các ng cviên vào vtrí nhân scao cp là rt ln, và dbáo sp ti, đặc bit là khi Vit Nam gia nhp WTO, thì ti Vit Nam scó mt cuc chiến giành nhân tài gia các doanh nghip. Các công ty "săn đầu người" nói rng, khong trng gia cung và cu trên thtrường lao động vn tiếp tc tăng, nhu cu vchuyên môn cao vn đang tiếp din và ngày càng xa mc cung. Còn các giám đốc doanh nghip thì bc bch, tìm kiếm ngun nhân lc cao cp đang là vn đề làm đau đầu h. Người tìm vic thì nhiu, nhưng người thc sđáp ng được các yêu cu ca doanh nghip là rt hiếm hoi. Vy bn có thlà mt trong nhng người có khnăng đáp ng được nhng yêu cu ca doanh nghip hay không? Hãy tham kho cùng chúng tôi! Yêu cu ca doanh nghip Trước tiên, hãy xem qua mt vài bn đăng ký tuyn dng vtrí nhân scao cp ca các doanh nghip. Tuyn Giám đốc trung tâm ATM (Ngân hàng TMCP Á Châu). Yêu cu: Tt nghip ĐH Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng hoc Qun trkinh doanh; kiến thc chuyên sâu vngân hàng, nghip vthvà nghip vATM; kiến thc cơ bn vpháp lut liên quan; có kiến thc vqun lý điu hành; nói và viết tiếng Anh lưu loát; hiu biết vCNTT trình độ trung cp, có khnăng lãnh đạo; có khnăng thuyết trình và thương lượng; có khnăng qun lý nhân s; có ít nht 3 năm kinh nghim trong vai trò qun lý điu hành; có ít nht 3 năm kinh nghim vnghip vtài chính ngân hàng; có kinh nghim vxlý các thay đổi trong tchc… Tuyn Giám đốc Điu hành (Công ty cphn quc tế Song Khê). Yêu cu: Nam tui t29 trlên, tt nghip đại hc chuyên ngành kiến trúc, xây dng, mthut; có kinh nghim ít nht 2 năm vtrí tương đương; có khnăng giám sát, qun lý; khnăng giao tiếp bng tiếng Anh; khnăng chu áp lc trong công

Upload: vodung

Post on 30-Jan-2017

217 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

1

Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool: www.kiemviec.com http://careertools.kiemviec.com/?m=careertool&a=listarticle&rcate_id=12 Để có một công việc mơ ước.

Bạn muốn có một công việc mơ ước với mức lương cao ở những công ty hàng đầu? Thị trường lao động đang rất cần những con người có hoài bão lớn như bạn. Đồng nghĩa với việc cơ hội sở hữu một vị trí có tầm cỡ (như giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh, giám đốc marketting, trưởng phòng…) là hoàn toàn rộng mở đối với bạn. Đương nhiên với điều kiện, bạn phải thực sự có năng lực, và đáp ứng đủ những điều kiện mà doanh nghiệp đưa ra. Vậy những điều kiện đó là gì? Nhìn qua thị trường nhân sự cao cấp Tiến tới một nền kinh tế tri thức, thiếu hụt nhân sự cao cấp đang là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn cần những người tài giỏi về đầu quân cho mình, để quản lý, giữ vững và phát triển sự nghiệp kinh doanh. Tất cả các doanh nghiệp đều ý thức được rằng với nền kinh tế ngày càng phát triển, kinh doanh gắn liền với hội nhập quốc tế mở rộng, thị trường cạnh tranh gay gắt thì nguồn nhân lực cao cấp trong quản trị kinh doanh càng cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia trong các công ty săn tìm chất xám, thì hiện nay ở nước ta, việc thiếu hụt các ứng cử viên vào vị trí nhân sự cao cấp là rất lớn, và dự báo sắp tới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, thì tại Việt Nam sẽ có một cuộc chiến giành nhân tài giữa các doanh nghiệp. Các công ty "săn đầu người" nói rằng, khoảng trống giữa cung và cầu trên thị trường lao động vẫn tiếp tục tăng, nhu cầu về chuyên môn cao vẫn đang tiếp diễn và ngày càng xa mức cung. Còn các giám đốc doanh nghiệp thì bộc bạch, tìm kiếm nguồn nhân lực cao cấp đang là vấn đề làm đau đầu họ. Người tìm việc thì nhiều, nhưng người thực sự đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp là rất hiếm hoi. Vậy bạn có thể là một trong những người có khả năng đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp hay không? Hãy tham khảo cùng chúng tôi! Yêu cầu của doanh nghiệp Trước tiên, hãy xem qua một vài bản đăng ký tuyển dụng vị trí nhân sự cao cấp của các doanh nghiệp. Tuyển Giám đốc trung tâm ATM (Ngân hàng TMCP Á Châu). Yêu cầu: Tốt nghiệp ĐH Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng hoặc Quản trị kinh doanh; kiến thức chuyên sâu về ngân hàng, nghiệp vụ thẻ và nghiệp vụ ATM; kiến thức cơ bản về pháp luật liên quan; có kiến thức về quản lý điều hành; nói và viết tiếng Anh lưu loát; hiểu biết về CNTT ở trình độ trung cấp, có khả năng lãnh đạo; có khả năng thuyết trình và thương lượng; có khả năng quản lý nhân sự; có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong vai trò quản lý điều hành; có ít nhất 3 năm kinh nghiệm về nghiệp vụ tài chính ngân hàng; có kinh nghiệm về xử lý các thay đổi trong tổ chức… Tuyển Giám đốc Điều hành (Công ty cổ phần quốc tế Song Khê). Yêu cầu: Nam tuổi từ 29 trở lên, tốt nghiệp đại học chuyên ngành kiến trúc, xây dựng, mỹ thuật; có kinh nghiệm ít nhất 2 năm ở vị trí tương đương; có khả năng giám sát, quản lý; khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh; khả năng chịu áp lực trong công

Page 2: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

2

việc; viết đơn xin việc bằng tiếng Anh. Dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn bước vào phân tích các yếu tố này. Trình độ ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh Đây là một trong những yêu cầu hàng đầu của các nhà tuyển dụng đối với vị trí nhân sự cao cấp. Không có tiếng Anh, bạn đã bị loại ngay khỏi “vòng gửi xe”. Họ đăng tin tuyển dụng bằng tiếng Anh, yêu cầu viết hồ sơ xin việc bằng tiếng Anh và phỏng vấn bằng tiếng Anh. Bạn có làm được không? Đương nhiên đây là một yêu cầu thực tế. Họ không bỏ tiền ra để đem về một người không đủ trình độ ngoại ngữ vì các hợp đồng bạc tỷ với các đối tác nước ngoài luôn nằm trong tầm ngắm của họ. Bạn cần phải đọc được các tài liệu nước ngoài, phải giao tiếp thành thạo bằng thứ tiếng mà đối tác của công ty bạn đang sử dụng. Chưa kể, việc nếu có tiếng Anh, bạn đã thừa hưởng được tính năng động rất đặc trưng. Sau tiếng Anh thì tiếng Trung, Nhật và Hàn cũng đang là những thứ

tiếng được ưa chuộng vì rất nhiều công ty các nước này đang có mặt ở Việt Nam. Ngoại ngữ vẫn luôn là một yêu cầu không thể thiếu của các doanh nghiệp, đặc biệt ở vị trí nhân sự cao cấp. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan Đây là một đòi hỏi sống còn của các nhà tuyển dụng đối với vị trí nhân sự cao cấp. Dễ hiểu là họ không thể tuyển một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch, chưa qua một trường lớp đào tạo về kinh tế nào vào vị trí giám đốc điều hành những dự án liên quan đến tiền tệ, tài chính, ngân hàng… Vì vậy, nếu may mắn được đào tạo ở nước ngoài hoặc các trường có thương hiệu tốt ở Việt Nam, bạn sẽ có cơ hội trang bị lượng trình độ chuyên môn mà các nhà tuyển dụng yêu cầu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự tin bước vào phòng tuyển dụng nếu biết tự trang bị cho mình một lượng kiến thức phù hợp. Muốn vậy, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bạn phải định hình rõ ràng con đường tương lai của mình. Bạn nên tự tìm hiểu công việc mà mình mơ ước sẽ đòi hỏi những kỹ năng gì và chủ động trang bị những điều kiện đó bằng tất cả phương tiện mình có. Trở thành nhân sự cao cấp không đòi hỏi bạn phải có bằng cấp quá cao, nhưng bằng đại học là một đòi hỏi thông thường nhất. Kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương Số năm kinh nghiệm là một trở ngại lớn đối với rất nhiều bạn trẻ. Các doanh nghiệp khi đăng ký tuyển dụng vị trí giám đốc luôn yêu cầu những người… đã từng làm giám đốc, hoặc thấp hơn là 3, thậm chí đến 7 năm kinh nghiệm làm ở lĩnh vực liên quan. Đây thực sự là thử thách khó có thể vượt qua, dễ làm hoa mắt các ứng viên tìm việc. Nhưng có một thực tế đáng mừng là, rất nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn cho mình những vị giám đốc "trẻ măng". Điều quan trọng là bạn khẳng định mình trước các nhà tuyển dụng, bằng cách này hay cách khác. Nên nhớ những anh chàng, cô nàng giám đốc trẻ tuổi trong các công ty đều là những người xuất sắc mà các doanh nghiệp phải “đón lõng” từ trường đại học hay đã thử thách họ rất gắt gao. Một ưu điểm mà doanh nghiệp chú ý có thể là dấu hiệu đáng mừng cho bạn. Khả năng quản lý, khả năng lãnh đạo Tuyển một nhân viên ở vị trí lãnh đạo, thì đương nhiên, khả năng quản lý, lãnh đạo là yếu tố vô cùng quan trọng. Họ không bao giờ chọn một người không biết cách ra lệnh như thế nào khiến nhân viên tâm phục khẩu phục. Nếu bạn nhận thấy mình không có khả năng này thì hãy… rút lui an toàn. Còn vẫn nuôi dưỡng

Page 3: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

3

giấc mơ, thì hãy tham gia vào các khoá học làm quản lý, lãnh đạo, hay bắt đầu tự học để thay đổi mình. Ví như học cách nói trước tập thể sao cho rõ ràng, khúc chiết; học cách làm thế nào để thuyết phục và quy tụ lòng người… Yếu tố khác Ngoài những yêu cầu không thể thiếu trên, thì các nhà tuyển dụng vị trí nhân sự cao cấp thường yêu cầu một vài chuẩn khác. Cụ thể như: Bạn có năng khiếu làm việc theo nhóm hay không? Đây là yếu tố mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm. Họ xác định rõ rằng sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo, một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn, và sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu. Nhiều người nước ngoài nhận xét một cách rất khôi hài: 1 người Nhật làm việc không hiệu quả bằng 1 người Việt Nam, nhưng 3 người Việt Nam lại thua xa 3 người Nhật Bản. Quan trọng là cách tư duy, lối suy nghĩ của mỗi người. Bạn hãy khắc phục nhược điểm điển hình của người Việt ta nếu như muốn làm việc hiệu quả, đặc biệt là với các công ty nước ngoài! Ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn tìm được nhân sự có khả năng làm việc theo nhóm đã khó, tìm người chỉ huy nhóm lại càng khó hơn. Tuy nhiên, họ vẫn phải “đãi cát tìm vàng”. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu và luyện tập kỹ khả năng này để “trình diễn” trong cuộc tuyển dụng và thực tiễn công việc lâu dài ở công ty. Làm việc ở những vị trí chủ chốt, quan trọng của công ty cũng có nghĩa là bạn phải chịu những áp lực rất lớn so với những nhân viên khác. Người đảm nhiệm những chức vụ này phải chịu áp lực từ nhiều phía: phía lãnh đạo doanh nghiệp, phía nhân viên, bên đối tác và thị trường… Có rất nhiều việc bạn cần đảm nhiệm và giải quyết như: lập kế hoạch, quản lý công việc và nhân sự dưới quyền, điều hành các hoạt động đảm bảo thực hiện tốt chủ trương của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về các kết quả sản xuất kinh doanh, điều hành, lập báo cáo…Các nhà tuyển dụng rất cần một người có thể cáng đáng hầu như toàn bộ những công việc đó mà không một lời kêu ca, phàn nàn. Chất lượng, hiệu quả công việc là yêu cầu duy nhất của họ, không có bàn đàm phán dành cho bạn! Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có thể chịu đựng bất cứ áp lực nào. Rắc rối ở Vietnam Airlines, kiện tụng vụ cá da trơn với Mỹ, tranh chấp thương hiệu cà phê Trung Nguyên…là những bài học sâu sắc về hậu quả của sự thiếu hiểu biết luật kinh doanh quốc tế. Bởi vậy, kiến thức về luật đôi khi không đơn thuần chỉ là luật pháp Việt Nam mà còn là luật chơi của thế giới. Các nhà tuyển dụng đánh giá cao những ai có tầm hiểu biết về Luật, đặc biệt là Luật liên quan đến công việc kinh doanh của họ. Hãy chắc chắn là bạn có nắm chắc những điều cơ bản nhất, còn trong quá trình công tác, nếu cần, họ thường có một chuyên gia ngành luật riêng, hoặc xin tư vấn các chuyên gia về ngành luật. Đó là chuyện bình thường mà các nhà doanh nghiệp vẫn làm. Định hướng nghề nghiệp tương lai sao cho đúng?

Page 4: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

4

Ðể định hướng đúng, trước hết bạn cần trả lời được ba câu hỏi: Những thiên hướng và điều quan tâm thực sự của bạn trong cuộc sống là gì? Công việc có mang lại cho bạn lợi ích tài chính hay không? Khả năng thành công của bạn khi thực hiện công việc đó như thế nào? Thông thường, ngành học tại trường quyết định nghề nghiệp sau này của bạn. Tuy nhiên, thực tế này giờ đây đã thay đổi do ngành nghề phong phú hơn, khoa học - kỹ thuật có nhiều bước đột phá hơn, những yêu cầu công việc đa dạng hơn. Một người học ngành tài chính sau này có thể làm chuyên viên nhân sự, một kỹ sư cơ khí có thể làm chuyên viên thiết kế web, một cử nhân văn chương có thể làm du lịch... và rất nhiều người thật sự làm tốt công việc nhờ biết khai thác những khả năng tiềm ẩn của mình. Như vậy, làm thế nào để có định hướng nghề nghiệp đúng? Phát hiện thiên hướng cá nhân Nhiều sinh viên không biết rõ mong muốn của bản thân mình là gì, trong khi quãng đời sinh viên là khoảng thời gian có ảnh hưởng sâu sắc

đến cuộc sống và sự trưởng thành của họ sau này. Không ít người chọn ngành học không phải vì sự quan tâm hay niềm đam mê cá nhân mà do sự tác động của người thân, vì áp lực về địa vị xã hội, vì trào lưu chung..., đến khi gặp khó khăn trong tìm việc, họ trở nên hoang mang. Theo các chuyên gia, nếu gặp một công việc trái nghề, đừng nên từ chối vì cứ phải tìm một việc đúng như những gì đã học là điều khó và không cần thiết. Quan trọng là chứng minh được với nhà tuyển dụng mức độ quan tâm của bạn với công việc và thiên hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Ðồng ý với những quan niệm này, Lê Hồng Minh, tốt nghiệp Khoa công nghệ thông tin Trường ÐH Bách khoa, hiện giờ là phiên dịch cho giám đốc hãng Scintech, cho rằng: "Ðừng bỏ qua cơ hội khi nhận thấy mình có khả năng phát triển trong một lĩnh vực nào đó, vì điều đó cho thấy mình có thiên hướng vươn lên được dù là trái ngành". Xem xét lợi ích tài chính Trong việc chọn ngành học cũng như chọn việc làm, những hứa hẹn về tài chính mà ngành học mang lại luôn được cân nhắc khá kỹ lưỡng. Khi đã xác nhận được thiên hướng cá nhân rồi, cần phải xem xét việc làm đó có mang lại cho bạn nguồn lợi tài chính đáng kể hay không? Suy cho cùng, tiền bạc không chỉ giải quyết được những nhu cầu căn cơ nhất của đời sống mà còn kích thích khả năng làm việc của con người. Một người tốt nghiệp ÐH y sẽ không chấp nhận làm cô nuôi dạy trẻ dù họ có yêu trẻ đến mấy, một người tốt nghiệp ngành kỹ thuật sẽ không làm nhân viên cửa hàng xe gắn máy... Về vấn đề này, Lê Ngọc Lan, tốt nghiệp ÐH Mỹ thuật, hiện là nhân viên Công ty TNHH In Quảng cáo Eagle, có cái nhìn thiết thực hơn: "Bạn bè tôi rủ về quê làm, nhưng chưa thể được vì ở đó không có đất để "diễn", điều này cũng đồng nghĩa là nguồn thu nhập sẽ thấp. Năm năm đèn sách tốn kém, giờ không thể ăn bám ba mẹ nữa, phải làm ra tiền trước đã". Tóm lại, cân nhắc về lợi ích tài chính và xem xét sự tương quan giữa ngành học và tính chất công việc là điều cần làm.

Lường trước mức độ thành công

Page 5: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

5

Cách đây hơn hai năm, nhóm sinh viên Trương Hồng, Nguyễn Hữu Dũng, Lê Văn Quang, tốt nghiệp Trường Cao đẳng bán công Marketing, hùn vốn mở cơ sở in và phá sản sau đó ba tháng. Nguyên nhân chính được rút ra là không lường trước được tính phức tạp của chuyện làm ăn, kiến thức đã học chưa đi sát với thực tế. "Chấp nhận làm việc không đúng với ngành đã học cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận sự cạnh tranh từ những đồng nghiệp khác vốn có chuyên môn cao trong ngành. Cho nên, trước khi vào cuộc, cũng nên tự đánh giá mình có thể thành công với việc đó hay không" - Trương Hồng nhìn nhận. Thế nào là thành công? Ông Trịnh Thế Hiệp, một chuyên viên tư vấn nhân sự, lý giải một cách đơn giản: Thành công tức là làm được và làm tốt công việc. Rõ ràng, trong các ngành đặc thù như luật, y, cơ khí..., những ai thiếu chuyên môn chắc chắn sẽ bị thua thiệt so với những người khác. Còn đối với các ngành liên quan đến hành chính, văn phòng, thư ký... mọi người dường như có sự bình đẳng nhau dù ở mức độ nhập môn hay đã thâm niên trong nghề. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Scansia Pacific, khẳng định: “Bằng cấp và phỏng vấn chỉ là những công cụ tuyển dụng. Ðiều doanh nghiệp cần nhất ở nhân viên là hiệu quả công việc. Cho nên, cố gắng khai thác khả năng cá nhân và luôn hết mình vì công việc, thành công sẽ đến”.

Theo Forum VL

Mới tốt nghiệp: cần biết khi tìm việc

1. Kinh nghiệm thích hợp: 23% những nhà tuyển dụng đều nói rằng tìm ứng viên có kinh nghiệm là nhân tố quan trọng nhất trong quyết định tuyển người. Nhưng đáng tiếc là những người mới tốt nghiệp thường bị cho là ít kinh nghiệm vì họ chỉ có được thông qua quá trình thực tập, những công việc bán thời gian và những sinh họat ngoại khóa. Nhưng nên nhớ 63% người sử dụng lao động nói họ thấy các ứng viên có những hoạt động tình nguyện như một sự trải nghiệm thích hợp. 2. Phù hợp với văn hóa công ty: chỉ vì bạn trông có vẻ tốt trên hồ sơ không có nghĩa là bạn chắc chắn đã thắng lợi. Đối với 21% nhà tuyển dụng, đặc điểm mà họ muốn thấy ở ứng cử viên là khả năng phù hợp với đồng nghiệp và công ty. Việc trình bày rõ ràng với

người phỏng vấn khi được hỏi tại sao bạn thích hợp cho công việc, sẽ không thay đổi được chính kiến. Chỉ là chính bạn, hãy tập trung vào cái tôi của chính mình – đừng bao giờ xúc phạm hay nói khích người phỏng vấn. Điều này cũng có thể được đánh giá qua những lúc nói những câu chuyện tưởng như là “không quan trọng” khi bắt đầu cuộc phỏng vấn hay những câu hỏi không có liên quan gì đến công việc như “bạn mới đọc cuốn sách nào vậy?”... 3. Bằng cấp: 19% người người tuyển dụng nhấn mạnh nhất vào bằng cấp: như bạn tốt nghiệp trường nào, những bằng chủ yếu, thứ yếu mà bạn có. Kể cả những khóa huấn luyện và những dự án đã hoàn thành mà thích hợp với công việc sắp tới. Nên không có gì quá lo về bằng cấp mà năng lực mới là quan trọng. 4. Nhiệt tình: các nhà tuyển dụng đều mong muốn tìm những ứng viên có sự đam mê với công việc. Người nhân viên ham thích công việc có khuynh hướng sẽ là một nhân viên hữu ích hơn. Trả lời cho câu hỏi “tại sao bạn muốn làm việc ở đây?” hãy luôn nhấn mạnh vào sức mạnh của công ty và thử thách của công việc. 5. Sự chuẩn bị: 8% nhà tuyển dụng nói những ý kiến và những câu bạn hỏi chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất. Hãy đến gặp nhà tuyển với sự chuẩn bị nhằm tranh luận làm thế nào khả năng của bạn có thể góp phần đặc biệt vào thành công của công ty. Cuối cùng hãy đặt chính bạn vào vai trò đó và giải thích làm thế nào bạn có thể thực hiện công việc và cải tiến nó ra sao.

Theo TNO

Bước khởi đầu cho người tìm việc

Page 6: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

6

Cầm tấm bằng trong tay, bạn háo hức muốn xin được việc ngay, được thể hiện mình ngay. Nhưng con đường tìm việc gian lao, phải bắt đầu từ đâu thì có thể bạn chưa biết... 1. Định hướng nghề nghiệp

Trước khi lựa chọn nơi nộp hồ sơ, bạn phải xác định được mình muốn gì, khả năng của bạn thế nào, thế mạnh, sở trường,…? Từ đó, bạn sẽ tìm được nơi đầu quân thích hợp nhất, và tất nhiên, bạn cũng không mất thời gian cho những chỗ làm không hợp với mình. Bạn cũng nên xem xét những cơ hội, những lĩnh vực công việc mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến. Biết đâu đó lại là một bước ngoặt lịch sử của cuộc đời bạn. 2. Nghiên cứu môi trường làm việc Tìm hiểu về các công ty bạn quan tâm và cân nhắc sự lựa chọn của bạn là rất cần thiết. Bạn nên tìm kiếm thông tin về công ty trên trang web, tiếp xúc với những nhân viên đang làm ở đó. Biết trước về nơi mình định đến cũng là cách tốt để tạo ấn tượng ban đầu. 3. Chuẩn bị “bộ đồ nghề” Bất cứ công việc gì cũng cần phải có những công cụ tốt. Những công cụ cho quá trình tìm việc gồm có thư xin việc, bản sơ yếu lí lịch, văn bằng chứng chỉ liên quan. Đầu tư thời gian cho bản sơ yếu lí lịch và lá thư xin việc để thể hiện thể mạnh và những kinh nghiệm của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên: Lựa chọn loại sơ yếu lí lịch phù hợp. Một sơ yếu lí lịch chức năng nêu bật những khả năng mà không phải thâm niên làm việc của bạn là một lựa chọn thích hợp cho những người mới ra trường. Tập trung vào những nhiệm vụ bạn đã hoàn thành hơn là việc mô tả đơn giản những kinh nghiệm Sử dụng những từ có tính hoạt động như “khởi xướng”, “đem lại”, “giải quyết được” để mô tả những kinh nghiệm trong CV và thư xin việc. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm thực tế thì những công việc bán thời gian, các hoạt động bạn tham gia ở trường, công việc tình nguyện cũng đáng để bạn ghi vào CV.

4. Tận dụng các mối quan hệ Một trong những điều cần thiết khi tìm việc là có được mạng lưới mối quan hệ. Tận dụng tất cả những nguồn thông tin mà bạn có từ những văn phòng việc làm ở trường, bạn bè tốt nghiệp trước bạn, bạn bè của bố mẹ, các thầy cô cho đến cả những người hàng xóm. Họ là những người cung cấp đầu mối việc làm

Page 7: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

7

hiệu quả nhất. 5. Luôn sẵn sàng cho công việc Nếu bạn muốn bước vào một thế giới nghề nghiệp có tính chuyên nghiệp thì diện mạo và hành động của bạn phải thể hiện được mình là một phần của thế giới đó. Bạn cũng nên có địa chỉ e-mail phù hợp, không nên để email với những cái tên mang tính riêng tư, thể hiện cá tính hoặc quá trẻ con kiểu meokitty@... Hay cobedoihon@... Luôn sẵn sàng cho những cuộc điện thoại gọi đi phỏng vấn. Chuẩn bị sẵn những bộ trang phục phù hợp cho buổi phỏng vấn. Ngay từ khi bắt đầu xin việc, hãy dẹp ngay mái tóc vàng chéo và dựng tua tủa thời sinh viên của bạn sang một bên. Rất có thể sau khi nhận lời mời phỏng vấn, bạn sẽ không còn đủ thời gian cho việc sửa sang đầu óc. 6. Đừng từ bỏ mơ ước Thế giới luôn đầy những thử thách vì vậy bạn nên có những dự tính thực tế và chấp nhận có thể bạn phải đi lên từ những thất bại. Có thể bạn bị từ chối khi mới bắt đầu tìm việc nhưng đấy cũng là lẽ thường mà nhiều người phải trải qua. Hãy luôn năng động, kiên nhẫn và tự tin rằng còn nhiều công việc lớn dành cho bạn.

(Theo Dân trí)

Mới ra trường cũng có nhiều kinh nghiệm

Khi bị các nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm, rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường tỏ ra thất vọng vì cho rằng mình thiếu hẳn khoản này. Thực ra, bạn cần hiểu rằng thời gian học ở trường cũng đem lại rất nhiều kinh nghiệm đấy. Vậy bạn có thể lấy kinh nghiệm ở đâu khi vừa mới chân ướt chân ráo ra trường? Khoá học thực hành Hãy nhớ đến thời gian bạn làm một đề án quảng cáo tại trung tâm thưc hành của sinh viên. Đó chính là kinh nghiệm đấy. Thậm chí việc thực hiện một báo cáo nghiên cứu khoa học trên lớp có liên quan đến chuyên môn cũng đáng được nhắc đến trong CV của bạn. Một danh sách những khoá học đặc biệt mà

bạn đã từng theo học có thể giúp bạn trở thành một ứng cử viên tiềm năng. Công việc bán thời gian Những công việc bạn đã từng làm như bán hàng hay phục vụ quầy bar có thể không giống những kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm nhưng chính những công việc đó sẽ cho bạn những kĩ năng nghề nghiệp sau này. Không nên liệt kê những nhiệm vụ nhưng hãy đề cập đến thành quả mà bạn đạt được. Người lãnh đạo tập thể Sẽ rất ấn tượng khi bạn đã từng là người lãnh đạo tập thể ở trường lớp. Khả năng đó cho bạn những kĩ năng để tính toán tổ chức công việc, chẳng hạn như quản lý ngân sách như thế nào, làm thế nào để thực hiện kế hoạch mà vẫn giảm bớt được mâu thuẫn… Câu lạc bộ và sinh hoạt ngoại khoá Tham gia vào các hoạt động này dạy cho bạn khả năng lãnh đạo, làm việc tập thể và cách quản lý thời gian - tất cả những yếu tố mà nhà tuyển dụng cần ở bạn. Công việc tình nguyện Hơn 60% nhà tuyển dụng coi việc tình nguyện là kinh nghiệm công việc. Nếu bạn dành một chút thời gian cho đợt tình nguyện như giúp đỡ trẻ em nghèo hay người già thì điều đó cũng không làm giảm đi giá trị công việc của bạn. Hoàn thành nhiệm vụ và những kĩ năng bạn có được từ công viêc tình nguyện là rất

Page 8: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

8

đáng giá. (Theo Dân Trí)

Chiến Thuật Tìm Việc Hiệu Quả

Bạn đã đăng hồ sơ xin việc của mình lên mạng và thậm chí nộp đơn cho vài vị trí mà bạn thấy liệt kê ở đấy. Bạn cũng đang lùng kiếm như điên các thông báo tìm người trên báo, gửi thư giới thiệu và đơn xin việc cho những hồ sơ tuyển dụng phù hợp với bạn. Còn việc nào khác mà bạn có thể làm để tìm việc? Hết rồi! Thật ra, chiến thuật tìm việc của bạn càng đa dạng thì càng hiệu quả. Sau đây là 7 chiến thuật mà bạn có thể sử dụng để lần theo các cơ hội nghề nghiệp:

Liên lạc các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực của bạn Các tổ chức nghề nghiệp toàn quốc, trong khu vực hoặc địa phương tồn tại phần nhiều là để giúp đỡ phát triển sự nghiệp của các thành viên. Nhiều tổ chức còn liệt kê các công việc cụ thể thuộc chuyên ngành trên trang web hoặc trong các ấn phẩm của họ. Tham quan các trang web của công ty hoặc tổ chức Nhiều công ty và tổ chức liệt kê các vị trí còn trống của mình trên website riêng của họ (thường là dưới các đề mục “Nghề nghiệp” hoặc “Cơ hội việc làm”). Nộp hồ sơ trực tiếp cho công ty bạn quan tâm Bạn có biết chính xác là mình muốn làm việc cho công ty X hoặc tổ chức Y? Nếu thế, hãy gửi một lá thư giới thiệu viết cẩn thận cùng đơn xin việc thẳng cho công ty, hoặc cho phòng nhân sự hoặc, thường hiệu quả hơn, cho người có khả năng quyết định tuyển người cho bộ phận bạn quan tâm. Không dễ dàng để biết được chính xác người cần liên lạc; thông thường, bạn sẽ phải tự đào sâu tìm hiểu. Tìm đến trung tâm hướng nghiệp ở trường đại học Hầu hết các trường đại học đều có một trung tâm hướng nghiệp với đội ngũ nhân viên là các chuyên viên tư vấn cùng những chuyên gia khác nhằm giúp đỡ các sinh viên quan tâm đến việc phát triển sự nghiệp. Tận dụng các dịch vụ hỗ trợ ngay bên mình, bởi lẽ tiền học phí của bạn đã bao gồm luôn các khoản đó.

Page 9: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

9

Tham dự các hội chợ việc làm Nhiều thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, tổ chức các hội chợ việc làm ở những địa điểm khác nhau trong năm. Hầu hết các trường đại học cũng có tổ chức hội chợ việc làm riêng của cá nhân trường hoặc kết hợp với các cơ sở khác. Hội chợ việc làm là cơ hội hiếm hoi đưa nhà tuyển dụng đến với bạn. Do vậy, hãy tham dự các hội chợ việc làm bất cứ lúc nào có thể. Tìm đến các Trung tâm tuyển dụng hoặc các Công ty săn đầu người Bên ngoài có các công ty chuyên giúp mọi người tìm việc. Một số trong đó thậm chí chỉ nhắm vào sinh viên đại học và những sinh viên mới tốt nghiệp. Rất có thể bạn sẽ tìm được sự giúp đỡ từ họ. Tuy nhiên, có một điều nên thận trọng: mặc dù hầu hết các tổ chức này nhận phí phục vụ từ nhà tuyển dụng (chứ không phải bạn, người tìm việc), một vài nơi lại kiếm tiền từ phía bạn. Do vậy hãy cẩn thận và nắm chắc rằng ai sẽ trả phí. Xem xét những công việc ngắn hạn Thông thường, bằng cách làm việc ngắn hạn cho một công ty, bạn có thể được tuyển dụng cho vị trí toàn thời gian, một vị trí chính thức, ổn định mà sau này có thể xuất hiện. Thậm chí khi nó không xuất hiện, công việc thời vụ cũng có thể giúp bạn tiếp cận với nhiều công ty khác nhau, gặp gỡ những người cùng ngành nghề yêu thích và nhận được mức lương tương đối khá. Phương pháp tìm việc của bạn càng đa dạng thì bạn càng phát hiện ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, càng tìm thấy nhiều cơ may và cuối cùng, nhận được công việc bạn thật sự thích thú.

HRVietnam (Theo Monster)

Lựa chọn nghề nghiệp theo cách nào?

Bạn sẽ làm gì trong suốt cuộc đời của mình? Đứng trước những sự lựa chọn, làm sao bạn có thể chắc rằng con đường bạn sẽ đi là hợp lý? Giữa sức ép của gia đình và những mong mỏi riêng tư, bạn sẽ thiên về bên nào? Phải nghe ai? Nên tin ai? Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn sáng suốt hơn khi chọn nghề nghiệp cho mình.

Lòng đam mê hay tiền bạc? Sự lựa chọn đầu tiên của bạn phải là cách sống. Đúng ra lòng đam mê đối với công việc phải được đặt trên đồng tiền, nhưng nhiều người luôn sẵn sàng làm những công việc nhàm chán để có nhiều tiền. Khi có tiền rồi họ sẽ mua cách sống họ muốn. Tìm những lời khuyên chân tình Bạn không lẻ loi! Quanh bạn là cả một mạng lưới người quen luôn sẵn sàng giúp bạn: gia đình, bạn bè,

Page 10: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

10

thày cô giáo, những chuyên gia… ai cũng đều sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm của mình để giúp bạn. Sở thích cá nhân Hãy nghĩ về cả một quá trình của cuộc đời mình. Đừng nghĩ đến các môn học trên đại học hay một số công việc tạm bợ sắp tới. Bạn có những sở thích gì? Cái gì bạn có thể sử dụng 2 từ ĐAM MÊ để miêu tả? Hạnh phúc và sự may mắn không phải ai cũng có chính là tìm được một công việc bạn có thể trao chọn niềm đam mê trong suốt cuộc đời. Môi trường công việc Bạn thích làm việc ở đâu? Với mọi người, trong nhóm hay một mình? Làm việc trong văn phòng hay giao tiếp? Hãy nghĩ đến tính cách cá nhân và điều kiện để làm sao tìm cho mình một công việc thích hợp nhất. Đãi cát tìm vàng! Càng ngày càng có nhiều sự lựa chọn. Thế giới việc làm ngày như một rộng lớn hơn. Thật mất thời gian và công sức khi phải “bơi lội” trong cả một biển thông tin việc làm hay hướng nghiệp. Hãy bắt đầu từ sở thích và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần. Lời khuyên từ những chuyên gia Đừng bao giờ mất tiền nghe những người hướng nghiệp thao thao bất tuyệt về những gì chỉ là lý thuyết. Khi đã có một vài lựa chọn cuối cùng hãy gõ cửa những chuyên gia tìm những lời khuyên chân tình. Trao đổi với những ai đã thành công trong lĩnh vực bạn sắp chọn. Hỏi về cách sống, cách làm việc, những khó khăn, điều kiện phát triển... Khám phá xem công việc này phù hợp với những tính cách nào. Bạn đã có gì và cần phải trang bị thêm những gì? Khi đã có những cái nhìn cơ bản nhất về một ngành nghề, tự hỏi xem liệu bạn có đủ ham muốn làm công việc đó trong suốt cuộc đời? Bằng cấp Đừng bao giờ học vì bằng cấp để rồi mong kiếm được việc nhờ mảnh giấy nhỏ đó. Cái vô giá chính là những gì bạn thật sự sở hữu trong trí óc. Đừng bao giờ gói gọn mình và tự thu hẹp lại tầm nhìn trong một lĩnh vực nào. Kinh nghiệm Cố gắng làm mọi công việc khác nhau. Làm càng nhiều, bạn càng hiểu rõ thêm công việc nào sẽ phù hợp với bạn trong thời gian lâu dài. Khi đã có kinh nghiệm từ nhiều lĩnh vực khác nhau, cách nhìn nhận vấn đề của bạn sẽ đa dạng hơn. Cả cuộc đời là những sự lựa chọn! Chặng đường cuộc đời sẽ ra sao phần lớn phụ thuộc vào những bước đi khởi đầu. Chúc bạn luôn may mắn và thành công.

(Theo Tầm nhìn)

Mách nước" kinh nghiệm xin việc

Mùa tuyển sinh ĐH bắt đầu rục rịch cũng là lúc một lượng lớn sinh viên ra trường đổ xô đi tìm việc làm, nhưng không phải ai cũng thành công khi đứng trước cơ hội có được việc làm như ý. Nhà tuyển dụng đòi hỏi bạn điều gì? Xu hướng việc làm hiện nay ra sao? Kỹ năng nào để tìm được việc và thăng tiến? Gây ấn tượng bằng đơn xin việc

Page 11: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

11

Bà Tiêu Yến Trinh- chuyên viên nhân sự của PWHC (công ty kiểm toán Price Walter House Coopers) chia sẻ kinh nghiệm trình bày đơn xin việc qua trích dẫn câu nói của cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell: Không có thành công nào bí mật, đó chỉ là kết quả của sự chuẩn bị tốt, làm việc chăm chỉ và học hỏi từ chính thất bại của bản thân. Lời khuyên đưa ra là bằng mọi cách hãy tạo được ấn tượng tốt, dù chỉ là những điều nhỏ nhặt: biết được thông báo tuyển dụng từ nguồn nào, ghi đúng tên người nhận hồ sơ, một bức thư nhận xét của sếp cũ hay lời nhấn mạnh rất quan tâm đến vị trí đã chọn.

Giữa hàng trăm lá đơn xin việc, sự khác biệt từ lá đơn của bạn là một lợi thế đặc biệt. Nhà tuyển dụng có thể hình dung phần nào tiềm năng và giá trị của bạn qua CV (lý lịch) được sắp xếp ngay ngắn, nghiêm túc, trật tự bằng những chiếc...kẹp giấy. Hãy tự làm lấy đơn xin việc, trình bày rõ vị trí công việc mà bạn muốn có cùng mục tiêu phấn đấu trong tương lai, đừng gửi đi những hồ sơ mang tính cầu may. Nhà tuyển dụng luôn có ấn tượng tốt về sự năng động của ứng viên nhưng đừng biến sự khác biệt đó trở thành... khác thường. Chuyên viên Trinh dẫn chứng câu chuyện về một ứng viên nọ có chuyên môn rất giỏi, gửi đến PWHC một đơn xin việc chỉ có...4 dòng. Sau khi được tư vấn thêm, người này tiếp tục gửi đơn và một tháng sau nhận đã được một công việc rất tốt. Hay như một ứng viên khác từng làm việc cho tập đoàn Unilever gửi một CV dài....20 trang A4, kèm theo vô số hình...đám cưới, sinh nhật. Đối với những sinh viên chưa có kinh nghiệm, một thủ thuật gây ấn tượng được các nhà tư vấn mách nước là đừng ngại ghi vào hồ sơ những việc làm thêm: dạy kèm, bán hàng, những buổi ngoại khoá đã dự, những chuyến thực tế...bởi tâm lý nhà tuyển dụng rất thích người năng động, từng trải và không muốn tốn thời gian đào tạo thêm. Phỏng vấn: nên và không nên Phỏng vấn tuyển dụng luôn có nhiều điều nên và không nên trình bày mà không phải ai cũng lường trước được. Hồ Quốc Ân- một người có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn có mặt tại buổi thuyết trình này cho rằng: vui vẻ và thân thiện là điều nên làm, tránh để nhà tuyển dụng phủ đầu. Phải tạo được tư thế tự tin của mình và nên chuẩn bị sẵn vài câu hỏi ngược lại để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự quan tâm đến công ty. Điều nên tránh nữa được Ân bổ sung là không nên ngắt lời, không sử dụng tiếng lóng, từ địa phương, đây là yếu tố mà nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ linh hoạt, khéo léo của ứng viên ở mức nào. Qua kinh nghiệm tuyển dụng, các nhà tư vấn cho rằng điều tối kị đối với các ứng viên là không nên đề cập đến ...lương, bởi đây là điều rất tế nhị. Nhưng khi buộc phải trả lời, hãy đưa ra một con số cụ thể chứ đừng thế nào cũng được vì phỏng vấn chính là một cuộc...đàm phán. Một nhược điểm khác được chuyên viên Trinh chỉ ra là nhiều ứng viên mắc lỗi thiếu tìm hiểu về công ty, dẫn đến những câu hỏi ngớ ngẩn như công ty ông sản xuất cái gì? hay Head & Shoulders là nhãn hiệu dầu gội của...Unilerver. Nghề nào đem lại cơ hội?

Page 12: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

12

Bà Tiêu Yến Trinh nhận định xu hướng việc làm hiện nay tập trung vào những ngành mang tính chất dịch vụ. Theo đó những ngành như marketing, PR, quảng cáo, công nghệ thông tin sẽ thu hút một lượng lớn lao động và cơ hội làm việc trong những lĩnh vực này sẽ mở rộng cho nhiều bạn trẻ. Kinh tế dịch vụ bùng nổ-mà quảng cáo là bằng chứng sinh động nhất- cho thấy một thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng làm cho xu hướng tuyển dụng của các công ty cũng có sự thay đổi. Yêu cầu của những nhà tuyển dụng hiện nay đòi hỏi nhiều khả năng làm việc độc lập của nhân viên, biết thích ứng với môi trường làm việc và khả năng kết hợp làm việc theo nhóm. Tuy nhiên đây lại là hạn chế lớn của sinh viên mới ra trường, vốn chỉ quen tiếp nhận kiến thức lý thuyết, trong khi tâm lý của nhà tuyển dụng không muốn tốn thời gian đào tạo lại.

(Theo SVVN

Phẩm chất cần thiết của người xin việc

Đôi khi, bạn không tìm được việc không phải vì bạn thiếu năng lực hay kém may mắn, mà có thể vì bạn chưa có những phẩm chất sau đây. 1. Sẵn sàng học hỏi Chẳng có người xin việc nào dám khẳng định là mình hoàn thiện mọi mặt trong công việc sắp tới. Hãy luôn nhớ điều đó và sẵn sàng lắng nghe, học hỏi. Bạn sẽ được đánh giá là người cầu thị trong công việc cũng như trong cuộc sống. Và do đó, cơ hội sẽ đến với bạn nhiều hơn. 2. Nhiệt huyết Hãy kể với nhà tuyển dụng về những thành tích trước đây của mình để minh hoạ việc bạn đã vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc. Chẳng hạn: Bạn vừa vào cơ quan được vài tháng, Giám đốc điều hành trực tiếp của bạn phải đi công tác nước ngoài đột xuất (hoặc bị ốm nặng), bạn đã không quản ngại khó khăn (làm thêm ngoài giờ, gặp gỡ và thương lượng với đối tác, tìm tòi phương pháp tiếp cận đối tác mới... ). Kết quả là việc Giám đốc của bạn nghỉ không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động cũng như doanh thu của công ty. 3.Trung thực

Hãy đảm bảo rằng bạn không nghĩ xấu về người chủ trước đây hay hiện nay của bạn. Điều này làm cho bạn được tôn trọng và kính nể ngay cả khi bạn chưa được nhận là nhân viên của Công ty mới. 4. Kỹ năng giao tiếp Chẳng có một công thức giao tiếp nào áp dụng được cho tất cả mọi người cả. Bạn hãy “tuỳ cơ ứng biến” để làm sao nhà tuyển dụng “tâm phục khẩu phục” và chứng minh cho họ thấy rằng bạn là người lý tưởng trong giao tiếp, thành công trong công việc. 5. Khả năng hoà hợp với người khác Chẳng hạn, bạn được hẹn đến phòng Nhân sự của Công ty để phỏng vấn. Hôm đó, nhân viên trực phòng đột xuất không đến được. Bạn và một số ứng viên khác được người phỏng vấn mời ngồi tạm trong phòng lễ tân để thực hiện ngay cuộc phỏng vấn. Bạn hãy sẵn sàng chọn một chỗ ngồi như mọi người và thoải mái tham gia phỏng vấn. Đừng tỏ ra là người kiêu ngạo và khó hòa hợp. 6. Một thái độ tích cực Đừng phàn nàn về công việc hay người chủ cũ ngay cả khi bạn được đề nghị làm việc này. Bạn càng nói tốt về công việc trước đây bao nhiêu thì bạn càng được đánh giá tốt bấy nhiêu. 7. Uy tín cá nhân

Page 13: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

13

Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng biết là bạn đã từng được đánh giá cao ở công ty cũ bằng việc kể ngắn gọn những phần thưởng hay sự đề bạt mà người chủ cũ dành cho bạn. Điều đó sẽ làm tăng giá trị của bạn đấy. 8. Tự tin, bình tĩnh, điềm đạm Đây là tố chất luôn luôn cần, từ những buổi phỏng vấn đầu tiên cho đến khi bạn được nhận vào làm việc tại công ty. Nó giúp bạn giải quyết được mọi vấn đề một cách ổn thoả nhất. Và tất nhiên, công việc của bạn sẽ được hoàn thành một cách hữu hiệu.

(Theo Dân trí

Bí quyết giúp bạn tự tin trong suốt quá trình tìm việc 1. Lên lịch cho một ngày của bạn Sắp xếp lịch cho một ngày mới hợp lý sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái khi tìm một công việc mới và bạn cũng sẽ không cảm thấy thời gian “tìm việc” trôi qua một cách buồn tẻ. Bạn hãy tìm kiếm một công việc thật sự muốn làm, đừng do buồn bã mà chấp nhận “làm đại” một công việc không thích hợp. 2. Giữ vững sự kiên trì Đôi khi, quá trình tìm việc gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Bạn đừng nản lòng. Hãy kiên trì tìm kiếm, theo đuổi những ước mơ của mình cho đến khi nhận được lời mời phỏng vấn. 3. Biết được sức mạnh của bản thân Hãy cảm nhận sức mạnh vô biên trong con người bạn. Hãy để sức mạnh tiềm tàng này lớn dần trong bạn, cho bạn năng lực suy nghĩ và hành động. Đó chính là cốt lõi của vấn đề mà này, giúp bạn khám phá sức mạnh của chính bản thân mình, hỗ trợ bạn tìm thấy vai trò chủ yếu của mình trong cuộc sống, chỉ cho bạn cách sống trọn vẹn với chân giá trị, tính liêm chính và sự vượt khó của mình. 4. Tỏ ra lạc quan, tin tưởng mọi người Có mối quan hệ tốt với mọi người và tin tưởng họ biết đâu sẽ giúp cho bạn nhanh chóng tìm được một công việc tốt. 5. Làm một vài công việc từ thiện Tham gia các hoạt động xã hội không chỉ giúp bạn có cơ hội gặp gỡ nhiều người mà còn là một cơ hội lớn giúp bạn tranh thủ tìm được công việc tốt. 6. Thường xuyên nghe tin tức trên radio hoặc xem tivi Những thông tin mà bạn nắm bắt được này sẽ giúp bạn thấy xung quanh mình còn có rất nhiều điều mới mẻ và cần quan tâm đến nữa chứ không phải chỉ mỗi vấn đề tìm việc của bạn. Điều này cũng có thể mang lại cho bạn một lượng kiến thức xã hội rộng và nó rất có ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn nếu như nhà tuyển dụng thích hỏi bạn những “câu hỏi ngoài lề”.

Page 14: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

14

7. Bắt đầu thực hiện những kế hoạch “bỏ ngỏ” Trước đây, bạn đã từng có dự định làm một việc gì đó, học một khóa học để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ nhưng chưa thực hiện được thì đây là một dịp tốt cho bạn hoàn thành. Còn chần chừ gì nữa, hãy tận dụng khoảng thời gian này để cải thiện những kế hoạch nhỏ của mình. 8. Làm những công việc mình yêu thích Có thể là làm những điều bí mật, lên những kế hoạch một cách tỉ mỉ, đọc sách báo, dạo chơi với với chú cún cưng, đi massage hoặc là nấu những món ăn mà mình ưa thích... 9. Để tâm hồn thư thái Thời gian này bạn hãy để cho tâm hồn mình thật thư thái, không nên căng thẳng hoặc buồn phiền. Ai cũng sẽ có một công việc. Chỉ có điều là mình chưa tìm thấy mà thôi. HR Vietnam chúc bạn sớm vượt qua “thời kì sóng gió” này!

N.Hồng / HRVietnam

Các dạng bài thi tuyển dụng

Nhằm đánh giá ứng viên về các khả năng như: xử lý tình huống, giao tiếp, phản xạ, kiến thức về xã hội, công việc... các nhà tuyển dụng thường kiểm tra về chỉ số IQ, EQ, tiếng Anh... 1/ Bài kiểm tra về “Chỉ số thông minh” (IQ Test): Đây là dạng bài nhằm đánh giá tổng quát năng lực của ứng viên về tất cả các mặt. Ngoài ra, dạng bài kiểm tra này còn kiểm tra khả năng phản xạ của ứng viên như sự nhanh trí, khả năng phân tích, khả năng tính toán… Bài kiểm tra này thường được thể hiện dưới dạng bài trắc nghiệm và bao gồm các câu hỏi về số học, toán học, ngữ pháp tiếng Việt…

Page 15: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

15

Để làm tốt được dạng bài này đòi hỏi bạn phải nhận biết được quy luật của vấn đề, hiểu biết về tính logic, biết các phương pháp tổng hợp, phân tích vấn đề. Chẳng hạn nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn con số tiếp theo là số gì trong một dãy số đã cho hay chữ cái tiếp theo là gì trong một dãy chữ cái… 2/ Bài kiểm tra về “Chỉ số cảm xúc” (EQ Test): Đây là dạng bài để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lý tình huống, khả năng giao tiếp của ứng viên. Thông qua bài kiểm tra này, nhà tuyển dụng cũng có thể đoán biết một phần tính cách của bạn và quyết định xem bạn có phù hợp với vị trí hiện tại không. Nội dung của những bài kiểm tra này là những tình huống cho sẵn và nhiệm vụ của bạn là chọn một trong những cách giải quyết đã cho. Khi làm dạng bài này, bạn nên đọc kỹ đề và trả lời trung thực vì những câu trả lời của bạn sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn thuộc tuýp người nào. 3/ Bài kiểm tra tiếng Anh: Đối với bài kiểm tra này, tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng mà đề bài có thể dễ hay khó. Tuy nhiên, các công ty vẫn thường cho ứng viên làm các bài kiểm tra về từ vựng, văn phạm, đọc hiểu và viết luận. Vì thông qua các bài kiểm tra này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá chính xác nhất khả năng sử dụng ngoại ngữ của ứng viên. Đây cũng được coi là bài kiểm tra không thể thiếu trong bất kỳ một cuộc thi tuyển dụng nào. Để làm tốt bài kiểm tra này đòi hỏi bạn phải thường xuyên rèn luyện và nâng cao vốn ngoại ngữ của mình. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì ít nhất bạn cũng phải nắm rõ các điểm ngữ pháp cơ bản và bạn cũng phải có khả năng viết lách, đọc hiểu được các văn bản tiếng Anh. 4/ Bài kiểm tra về kiến thức tổng quát: Bài kiểm tra này để đánh giá kiến thức về mọi lãnh vực của ứng viên. Nếu nhân viên có kiến thức tổng quát rộng sẽ giúp ích cho họ rất nhiều trong việc xử lý tình huống, giải quyết vấn đề và thậm chí cả trong giao tiếp. Thông thường bài kiểm tra này bao gồm các câu hỏi thuộc tất cả các lãnh vực như xã hội, khoa học, thể thao, văn học, toán học, văn hóa, tin học…. Để trả lời chính xác các câu hỏi này đòi hỏi ứng viên phải thường xuyên cập nhật thông tin từ các nguồn. Tất nhiên là bạn không thể biết hết được kiến thức thuộc mọi lĩnh vực. Vì vậy, bạn nên trả lời những câu

Page 16: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

16

hỏi mà bạn đã biết nếu còn dư thời gian bạn hãy quay lại những câu hỏi khó. Bạn không nên mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi và cũng cẩn thận khi trả lời những câu hỏi này vì nếu không bạn sẽ bị mắc bẫy.

(Theo Lao động)

Năm bước tìm việc đầu tiên

Bạn đã hoàn thành chương trình học của mình. Bạn đã có tấm bằng trong tay và bây giờ là thời điểm bạn tìm kiếm một công việc. Có thể bạn sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp, lúng túng… Năm bước sau đây sẽ giúp bạn tìm kiếm công việc đầu tiên một cách thành công. Bước 1: Định hướng Sau 4 (5 hoặc 6) năm học, bạn đã hoàn toàn xác định được công việc bạn muốn làm chưa? Nếu chưa, thì đây chính là thời điểm bạn tìm ra ưu điểm của mình và xác định ngành nghề phù hợp với bạn. Bạn có phải người thích giao lưu gặp gỡ không? Hay bạn thích tính toán những con số hoặc thích viết chương trình máy tính? Khi bạn nghĩ về kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai, bạn hãy xem xét tất cả những điểm mạnh, điểm yếu, những lĩnh vực bạn thích. Hãy đọc các tài liệu về lĩnh vực mà bạn thích, nói chuyện với những người đang làm về lĩnh vực đó. Bạn nên tập trung vào lĩnh vực cũng như các vị trí phù hợp với sở thích và năng lực của mình.

Bước 2. Tìm kiếm thông tin Việc tìm hiểu về công ty bạn thích rất quan trọng. Đồng thời bạn cũng nên xem xét tới các cơ hội công việc khác. Bạn cũng có thể tìm hiểu về các công ty hoặc các ngành nghề mà trước đây bạn chưa bao giờ nghĩ tới. Khi đã tìm được công ty bạn thực sự muốn ứng tuyển, bạn nên vào trang web của công ty đó để tìm hiểu thông tin. Tiếp cận với các nhân viên của công ty đó để có thêm thông tin cũng là một cách rất tốt. Bước 3: Tập trung những công cụ Dùng một công cụ để giải quyết tất cả các nhiệm vụ là điều không thể. Bạn cần công cụ gì để tìm kiếm một công việc? Cái quan trọng bạn cần là một sơ yếu lý lịch, một lá thư xin việc và một hồ sơ. Bạn nên dành thời gian chuẩn bị một sơ yếu lý lịch và lá thư xin việc nói về những điểm mạnh và kinh nghiệm của mình. Khi viết những tài liệu đó, cần lưu ý: Bạn nên chọn kiểu sơ yếu lý lịch. Với các bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc nên chọn kiểu sơ yếu lý lịch chức năng. Kiểu sơ yếu lý lịch này nhấn mạnh vào khả năng của bạn hơn là về kinh nghiệm làm việc. Bạn không nên mô tả về nhưng việc bạn đã làm, mà hãy nhấn mạnh vào những thành tích và kết quả mà

Page 17: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

17

bạn đạt được. Nếu bạn không có kinh nghiệm làm việc, hãy viết về những hoạt động bạn đã tham gia ở trường, những đợt tham gia tình nguyện hoặc những công việc làm thêm của bạn. Hãy đánh giá cao những công việc bạn đã làm và thuyết phục nhà tuyển dụng về khả năng áp dụng những kinh nghiệm đó vào công việc bạn đang ứng tuyển. Bước 4: Có một hệ thống tìm kiếm thông tin Bạn nên tận dụng tất cả các nguồn thông tin để tìm kiếm việc làm như phòng giới thiệu việc làm của nhà trường, những sinh viên tốt nghiệp khóa trước hiện nay đã đi làm, giáo viên cũ của bạn hoặc những người hàng xóm của bạn. Bạn hãy gửi email cho họ để hỏi về các cơ hội việc làm mà họ biết. Bạn cũng có thể hỏi họ thông tin về công ty mà bạn đang muốn ứng tuyển. Họ và những người xung quanh họ chính là nguồn thông tin sống giúp bạn thành công. Bước 5: Không bao giờ từ bỏ Chắc chắn sẽ có rất nhiều thử thách trong thời gian bạn tìm kiếm công việc đầu tiên. Bạn hãy sẵn sàng đón nhận thực tế rằng bạn sẽ phải bắt đầu từ con số 0. Có thể bạn bị từ chối khi đi xin việc, những tất cả mọi người đều trải qua chuyện đó. Bạn chỉ cần nhớ là luôn phải chủ động giải quyết mọi khó khăn mà bạn dự đoán trước, kiên trì, và luôn tự tin rằng có một công việc rất tuyệt vời đang chờ đón bạn.

(Theo Tuổi trẻ

Cách trình bày hồ sơ xin việc

1. Chứng minh năng lực của bạn bằng những thành tích cụ thể bạn đạt được, thể hiện qua số liệu, kết quả? đừng để nhà tuyển dụng phải đoán mò về khả năng của bạn. 2. Đừng quên đề cập những thành tích học tập vượt trội, những giải thưởng trong học tập, sinh hoạt, nghiên cứu khoa học… của bạn trong resume vì đây chính

là những bằng chứng "hùng hồn" nhất cho năng lực của bạn. 3. Tập trung mô tả sự phù hợp giữa kinh nghiệm làm việc của bạn và vị trí mà bạn đang dự tuyển. Ngoài ra, cách trình bày resume logic, gọn gàng, sạch đẹp, đúng chính tả cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của bạn. 4. Ngày nay, những kỹ năng Anh văn, vi tính rất quan trọng khi bạn đi xin việc, cho dù bạn dự tuyển cho vị trí Kế toán thì cũng phải biết về các thuật ngữ Anh văn trong ngành, biết sử dụng một số phần mềm trong chuyên ngành đó.

Page 18: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

18

5. Cố gắng thể hiện tối đa sự phù hợp của mình đối với vị trí dự tuyển, từ việc thể hiện kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn đến các kỹ năng chuyên môn… tránh các trường hợp kể lể dài dòng những thông tin không liên quan, không phù hợp với các vị trí mà mình đang dự tuyển. 6. Nhấn mạnh vào những điểm mạnh của bạn trong resume, và nếu có thể hãy nhờ sự tư vấn của những người có kinh nghiệm để chuẩn bị cho mình một resume tốt nhất, tránh tình trạng trình bày resume bằng những nội dung quá ngắn gọn, chung chung gây khó khăn cho nhà tuyển dụng khi đánh giá năng lực của bạn. 7. Đừng quên thể hiện sự năng động của mình qua những kinh nghiệm làm việc ngay khi còn là sinh viên. Trong thực tế, các bạn sinh viên thường lo ngại mình không có kinh nghiệm sẽ rất khó khăn khi đi tìm việc nhưng thực tế cũng đã chứng minh kinh nghiệm là do chính bạn tạo ra, quan trọng là các bạn phải biết nắm lấy cơ hội và tự trang bị cho mình những trải nghiệm thực tế trước khi bước vào cuộc cạnh tranh nghề nghiệp chông gai. 8. Sự trung thực thừa nhận những điểm yếu của mình (lưu ý những điểm yếu không ảnh hưởng đến công việc mà bạn đang dự tuyển) cũng là một điểm gây chú ý đến nhà tuyển dụng vì điều đó thể hiện bạn là người trung thực và sẵn sàng học hỏi khắc phục những khiếm khuyết. 9. Đừng quên thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu cũng như tinh thần cầu tiến của mình vươn tới những vị trí cao hơn, nắm giữ các công việc quan trọng hơn. Các bạn phải hiểu rõ giá trị của mình trước khi để nhà tuyển dụng phát hiện ra điều đó. 10. Sự súc tích và cô đọng trong resume, chỉ đi vào những ý chính, cần thiết cho quá trình sàng lọc resume của nhà tuyển dụng, không quá "phô trương" về bản thân mình.

(vncomputerjobs.com)

Kinh nghiệm việc làm tìm ở đâu? Nhiều SV mới tốt nghiệp đi xin việc chỉ biết than trời" khi nhận được những yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng đại lọai như "có kinh nghiệm làm việc trên ba năm", "ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm" và không ít SV đã tự lui về "đội ngũ... dự bị", nghĩa là... chịu thất nghiệp! Ai dám tuyển?

Page 19: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

19

Tốt nghiệp ngành lý ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM với tấm bằng loại khá, Lê Văn Bình vẫn... thất nghiệp! Lý do: vừa tốt nghiệp, mang đơn đến gõ cửa các công ty, Bình đều được hỏi: “Đã từng làm ở đâu chưa?”. Gia đình khó khăn, Bình đã chịu khó bươn chải làm thêm ngay từ năm 1... Nhưng công việc gia sư xem ra chưa đủ để Bình “già dặn” hơn trong chuyên môn của mình. “Ông cử” trẻ về quê làm... hàng mã gần một năm, sau đó tìm vài chỗ làm tư nhân để... tích lũy kinh nghiệm. Bình thú thật: “Hồi đi học cơ bản chỉ lo học, chưa từng đi xin việc nên khá non nớt...”. Anh Quách Hải Đạt - trưởng phòng việc làm Trung tâm Hỗ trợ SV TP.HCM - nhận định: “Nhiều SV mới ra trường không biết sắp xếp chuẩn bị các loại giấy tờ hồ sơ xin việc, phỏng vấn... trong khi đa số nhà tuyển dụng thường đánh giá ứng viên ngay từ kỹ năng thực hiện hồ sơ xin việc. Phần lớn SV không biết cách thể hiện năng lực của mình trên hồ sơ, chỉ trả lời theo mẫu

đơn”. Đó là chưa kể không hiếm SV không định hình được công việc của mình sẽ xin vào làm. Các nhà tuyển dụng cho rằng điều đó do sự kém năng động của chính SV! Giám đốc một công ty cổ phần quảng cáo cho biết: “Có SV tốt nghiệp quản trị kinh doanh đến tìm việc lại hỏi “nhân viên kinh doanh là làm gì?” và không soạn được bản hợp đồng kinh tế... Chắc chắn SV đó chưa từng đi làm thêm công việc nào. Ai dám tuyển?”. “Thực tế công việc và kiến thức SV được học ở trường thường có một khoảng cách nhất định. Khi phỏng vấn tuyển dụng, nhà tuyển dụng thường chọn hồ sơ của những SV thật sự giỏi, hỏi những gì liên quan đến công việc để khi đào tạo lại SV đó tiếp cận nhanh với công việc. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay tuyển SV mới tốt nghiệp để khai thác sức trẻ năng động, làm việc tốt; SV chỉ cần chứng minh bản lĩnh, năng lực mình như thế nào”. Chị Phạm Thị Mỹ Lệ (giám đốc Công ty tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực L&A). Tự ném mình vào thực tế Trong nhiều buổi tiếp xúc giữa doanh nghiệp và SV, thông điệp các nhà tuyển dụng gửi đến các bạn trẻ: cần có một ý thức định hướng nghề nghiệp rõ ràng, đừng để đến lúc ra trường vẫn không biết làm được gì. Chị Phạm Thị Mỹ Lệ - giám đốc Công ty tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực L&A - cho rằng: “SV phải chủ động tạo kinh nghiệm cho chính mình ngay khi còn đang học".

Page 20: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

20

Bằng cách nào? Tự đào sâu nghiên cứu chuyên môn để am hiểu lĩnh vực và phải khổ luyện. Cạnh đó, những công cụ hỗ trợ nghề nghiệp cũng không thể thiếu (nhân viên bán hàng, tiếp thị nhất thiết phải giỏi tiếng Anh, kế toán phải giỏi vi tính...)”. Chị Mỹ Lệ có một nhận xét tuy “phũ phàng” nhưng được nhiều ngành đồng cảm: “Không ít SV hiện nay có sức ỳ rất lớn”. Ở các thành phố lớn, SV càng có nhiều cơ hội để tự tích lũy kinh nghiệm lúc ngồi trên ghế giảng đường, thuận lợi xin việc sau này như làm bán thời gian (cố gắng tìm công việc phù hợp ngành nghề đang học), nghiên cứu thị trường và thực tập... PGS.TS Trần Hoàng Ngân, trưởng khoa ngân hàng ĐH Kinh tế TP.HCM, nhiều lần khẳng định: “SV giỏi chuyên môn, có chí tiến thủ, năng động và khả năng làm việc độc lập tốt. Nếu một SV mới ra trường mà hội đủ những tố chất đó thì không một doanh nghiệp nào chê cả”. Cô cựu chủ nhiệm nhóm SV nghiên cứu tài chính ĐH Kinh tế TP.HCM - Phạm Thu Hương - cuối năm 1 đã “buổi học, buổi làm thêm” và làm khá nhiều việc: dạy kèm, tiếp thị... Cô SV dân thành phố này “đi làm không chỉ để kiếm tiền mà để sớm tiếp cận với công việc”. Hương nói: “Kinh nghiệm do mình tạo ra chứ không có ai đem tới, đó là hành trang tốt sau này ra trường sẽ dễ dàng tìm được công việc ổn định”. Cuối năm 2, Hương đã làm nhân viên đánh máy ở chi nhánh một công ty quảng cáo, Hương còn phụ làm thư ký, kế toán, phụ trách kinh doanh... như một cách thực tập những gì đã học. Bạn Trần Ngọc Phú, khoa kỹ thuật công trình ĐHDL Công nghệ Sài Gòn, ngay từ năm 2 đã tìm đến các công ty xây dựng xin phụ việc. “Ở đây mình học được rất nhiều bài học thực tế mà nếu chỉ học ở trường thì chẳng bao giờ có được”. Khi đi phỏng vấn nhà tuyển dụng đặt vấn đề kinh nghiệm, Phú đã chứng minh năng lực của mình: đọc những bản vẽ khó bằng tiếng Anh. Tất nhiên chàng trai xứ Quảng này được tuyển dụng ngay.

(Theo VNuit.edu.vn

Tạo thiện cảm trong ngày ra mắt

Page 21: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

21

Tìm được công việc thích hợp sau khi tốt nghiệp, cố gắng làm việc thật chăm chỉ - bấy nhiêu vẫn chưa đủ. Chìa khóa thành công còn nằm ở chỗ bạn có hòa nhập được với môi trường công ty và mối quan hệ với các đồng nghiệp hay không. Sau đây là 4 bước giúp bạn tạo được thiện cảm trong những ngày đầu: 1. Biết người biết ta. Có thể bạn thông minh, giỏi giang nhưng vẫn là lính mới tò te, kinh nghiệm chưa nhiều, do đó hãy thận trọng khi chia sẻ những ý tưởng mới táo bạo với đồng nghiệp. Đừng tỏ vẻ bạn biết hết tất cả mọi thứ, muốn nhảy vào làm mọi việc - điều này sẽ khiến đồng nghiệp xem bạn như kẻ ngạo mạn và gạt bỏ ý kiến đóng góp mà bạn đưa ra.

2. Lời cám ơn chân thành có tác dụng lâu dài. Sếp cũng như các đồng nghiệp đều muốn nghe những lời cảm ơn từ đáy lòng chứ không phải là những lời khách sáo, chiếu lệ. Vì thế mỗi khi được mọi người giúp đỡ, hãy đáp lại bằng lời cám ơn đúng nghĩa. 3. Làm việc hết sức. Có thể bạn hơi “choáng” khi bị sai việc từ những đồng nghiệp hay sốt ruột xem đồng hồ để chờ giờ nghỉ. Tuy nhiên hãy nghĩ đó là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng làm việc của mình. Chắc chắn công ty sẽ đánh giá cao những nhân viên mới luôn xông xáo hoàn tất việc của mình và sẵn sàng xắn tay áo giúp đỡ người khác vì điều đó cho thấy bạn chăm chỉ, cầu tiến và có tinh thần đồng đội. 4. Biết cách lắng nghe. Dù cho có biết nhiều đi nữa thì bạn cũng nên học cách lắng nghe. Khi hiểu được đồng nghiệp muốn nói gì và cần gì từ phía bạn, bạn sẽ dễ dàng tạo được thiện cảm như là một người biết quan tâm và chú ý đến lời người khác hơn là chỉ biết có bản thân mình.

(Theo Thanh Niên

Kỹ năng cần thiết khi gửi hồ sơ xin việc Bạn tìm thấy một danh sách công việc trên báo chí, internet… Ngay lập tức, bạn đã chuẩn bị ngay một bộ CV thật đầy đủ chi tiết, rõ ràng và gửi đi. Bây giờ bạn đang “nóng lòng” chờ đợi một câu trả lời.

Nếu 6 tuần sau, bạn vẫn phải đợi thì có nghĩa là sự hăng hái nhiệt tình của bạn đang giảm dần và bạn đã bị kết luận là: Hồ sơ của bạn không đạt yêu cầu. Vì sao lại như vậy? Tôi chắc chắn là bạn chưa biết cách tiếp cận với vị trí dự tuyển và nhà tuyển dụng. Một cách tiếp cận thích hợp cho việc tìm kiếm công việc có thể giúp cho bạn có cơ hội để ngồi vào ghế phỏng vấn. Một số điểm dưới đây sẽ giúp “tối đa” cho sự thành công của bạn. Hãy tiếp xúc trước khi gửi hồ sơ xin việc. Trừ khi nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên không được liên hệ qua điện thoại, còn không thì bạn cứ mạnh dạn gọi điện tiếp xúc với trưởng phòng nhân sự trước khi bạn gửi hồ sơ đến. Thậm chí, nếu bạn không biết được tên của người phụ trách việc tuyển dụng, bạn có thể làm một cuộc điều tra bằng cách gọi điện thoại đến công ty và hỏi đúng tên

Page 22: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

22

người phụ trách công việc này. Khi bạn gọi điện thọai cho nhà tuyển dụng, hãy nói thật ngắn gọn. Mục đích của việc gọi điện này là bạn muốn bày tỏ sự nhiệt tình của mình cho cuộc phỏng vấn và bạn có thể có những đóng góp tích cực cho công ty nếu được tuyển dụng. Hãy chuẩn bị một bản tóm tắt ngắn gọn về năng lực và những lợi ích mà bạn có thể đem lại cho công ty. Trong trường hợp nếu như bạn không gặp được trưởng phòng nhân sự thì bạn hãy tìm một người trong bộ phận nhân sự cũng có trách nhiệm trong việc tuyển dụng này. “Bám sát” vào những vị trí mà bạn đã gửi Hồ sơ xin việc

Hãy theo dõi những công việc này thật “sát sao” từ 3-5 ngày. Bạn có thể bám sát bằng cách gọi điện thoại, gửi mail… Khi gọi điện thoại, hãy cố nói thật ngắn gọn và đầy đủ ý, bạn có thể nói như thế này: “Xin chào, tôi tên là: ………..Tôi đã nộp hồ sơ xin việc tới vị trí ….Tôi vô cùng thích thú khi dự tuyển vào công việc đó. Và tôi muốn tham dự buổi phỏng vấn để có thể trình bày chi tiết hơn về những kinh nghiệm và khả năng của mình có thể đem lại lợi ích cho công ty như thế nào?..." Nếu như bạn viết mail, thì những cũng nên viết tóm tắt, ngắn gọn. Bạn có thể tham khảo mẫu ví dụ dưới đây: "Dear….. (tên của người phụ trách tuyển dụng, nếu như bạn biết rõ) Gần đây, tôi có nộp hồ sơ xin việc cho vị trí……..Tôi viết lá thư này vì tôi muốn biết chắc chắn là hồ sơ của tôi đã được gửi tới nơi chưa? Tôi nhận thấy với kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của mình có thể đáp ứng đủ những điều kiện cho vị trí mà công ty bạn đang tìm kiếm. Và tôi rất thích thú ứng tuyển vào vị trí này. ..." Hãy kết thúc đơn xin việc với một lời hứa là sẽ làm tốt công việc được giao. Bạn có thể kết luận ở đơn xin việc như thế này: Tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc với hiệu quả tốt nhất.

N.Hồng /HR Vietnam (Theo Hilary.com)

4 cách tìm kiếm công việc tiềm năng

Đơn giản nhưng hiệu quả… 1) Bắt đầu từ nơi bạn đang “đứng” Nếu bạn hiện đang làm việc, tại sao không thử yêu cầu người quản lý tạo ra một công việc mới phù hợp với bạn hơn? Hay, hỏi thăm các đồng nghiệp xem có trách nhiệm mới nào đã được tạo ra cho họ không. Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên với những thông tin nhận được !!!

2) Nộp đơn trực tiếp cho công ty bạn mong muốn gia nhập Thường thì, ít có người làm điều này, vì thế dĩ nhiên bạn sẽ có ít đối thủ cạnh tranh hơn Trước tiên, xác định 5 - 6 công ty bạn mong muốn được làm việc, gọi đến để xin tên và địa chỉ mail của người chịu

Page 23: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

23

trách nhiệm tuyển dụng những vị trí bạn đang tìm kiếm. Tìm hiểu thông tin về công ty trên mạng. Làm quen với các sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh của họ. Quan trọng nhất là cố gắng tìm ra ít nhất một giải pháp để gia tăng lợi nhuận và giải quyết các vấn đề của công ty. Sau đó, gửi đơn việc và resume đến nhà tuyển dụng. Gửi bức thư kế tiếp hay e-mail nếu không nhận được hồi âm này sau 7-10 ngày. Đừng bỏ cuộc cho đến khi có được câu trả lời chính thức!!

3) Tranh thủ các mối quan hệ cá nhân. Đây chính là “con đường” hiệu quả nhất. Nếu mối quan hệ của bạn không nhiều, hãy nghĩ đến nó như là một chất xúc tác, có khả năng mở rộng cho đến khi tạo ra điều gì đó tuyệt vời. Trong trường hợp này, đó chính là một công việc mới! Nói cho mọi người biết là bạn đang tìm kiếm một công việc. Gọi điện thoại hay e-mail đến từng người. Khi kết thúc cuộc chuyện trò, hãy ghi nhớ câu hỏi sau: “ Anh có biết một ai khác mà tôi nên trao đổi không? “. Đây chính là cách bạn mở rộng các mối quan hệ xã hội. Kết quả là một ai nào đó sẽ giúp bạn liên hệ với người có quyền quyết định tuyển dụng bạn. Thậm chí người chủ trước đây cũng có thể giúp đỡ bạn. Nếu bạn quan hệ tốt với họ, ông ta hay bà ta sẽ giới thiệu bạn đến các giám đốc tuyển dụng của những công ty khác. -4) Tham gia các hoạt động xã hội Có rất nhiều câu lạc bộ hay diễn đàn nơi bạn có thể gặp gỡ, kết bạn và chia sẻ kinh nghiệm với nhiều người khác nhau. Chúc bạn may mắn !!!

HR Vietnam

Vượt qua những khó khăn khi tìm việc

Page 24: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

24

Các chuyên gia săn việc và nhà viết CV nói rằng luôn có những nguyên tắc bất di bất dịch có thể áp dụng được để vượt qua những khó khăn mà bạn phải đối mặt với quá trình tìm việc như bạn quá trẻ, không có ưu thế về ngoại hình, thiếu kinh nghiệm, bằng cấp... Cũng theo các chuyên gia có 2 típ nhà tuyển dụng: một là những người sẵn sàng nhận bạn nếu bạn có khả năng bất chấp ngoại hình và một số bất lợi khác. Mẫu người còn lại là yêu cầu ngoại hình rất cao và những điều kiện kèm theo như kinh nghiệm, bằng cấp... Điều này gợi mở rất nhiều vấn đề mà hai điểm nhấn quan trọng nhất là:

Đầu tiên bạn hãy nỗ lực làm hết sức để có thể có cơ hội gặp được nhà tuyển dụng loại thứ nhất. Nhưng "vạn sự khởi đầu nan", bạn có thể không gặp được mẫu người này trong tuần tìm việc đầu tiên. Bạn có thể phải chịu đựng rất nhiều "lần lắc đầu" trước khi được nghe một tiếng "ừ". Nhưng luôn có những nhà tuyển dụng sẵn sàng bỏ qua những khúc mắc, khó khăn trong quá khứ và công nhận giá trị hiện tại của con bạn. Điểm thứ hai cần lưu ý cho bất cứ một người tìm việc nào, nhà tuyển dụng sẽ thuê bạn nếu bạn thực sự có khả năng làm công việc đó. Vì vậy, khả năng làm việc chính là cái mà bạn cần tập trung vào. Hãy biết đặt ra các câu hỏi: Các vấn đề thực tế đó có ý nghĩa gì? Bạn có thể điều chỉnh như thế nào trong chiến dịch tìm việc làm này? Trong CV và trong buổi phỏng vấn bạn nên dành chỗ để nhấn mạnh những lợi ích nếu bạn được chọn vào vị trí mà bạn đăng ký. Nêu bật được những gì bạn thực hiện được ở những vị trí làm việc trước, nhấn mạnh sự đóng góp của bạn cho công ty, hay doanh nghiệp đó. Có thể kể ra một số ví dụ tiêu biểu kèm theo những con số, ngày tháng, sự kiện để tăng thêm tính thuyết phục. Bạn cũng nên bảo đảm được hình ảnh hiện của mình thường xuyên được "cập nhật" đặc biệt khi bạn trở nên già đi. Nhưng đừng cố gắng ép buộc tạo ra một bản sao của một con người trong quá khứ bằng những thứ loè loẹt, không hợp tuổi. Khi một thứ càng đơn giản thì càng nhận ít lời bình phẩm hơn. Dù vậy một mái tóc hợp thời, hợp tuổi sẽ làm cho bạn có ấn tượng một con người hiện đại, bắt mắt. Cuối cùng, rất quan trọng nhất để hiểu rằng trong việc chuẩn bị công cuộc "săn việc" của mình bạn cần sử dụng tất cả sự tháo vát, khả năng xoay sở sẵn có như thiết lập kế hoạch mạng làm việc, hay sắp xếp lựa chọn những điều quan trọng từ mớ hỗn độn. Sự thật là luôn có nhiều người tìm việc hơn công việc, vì vậy tìm kiếm một công việc đôi lúc mệt lè cả lưỡi vẫn chưa thấy. Người tìm việc cần phải kiên trì và có lòng nhiệt huyệt, niềm tin bởi vì các nhà tuyển dụng rơi vào loại 2 thường rất hay để ý đến điều này.

(Theo Thanh Niên)

Page 25: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

25

Chọn nghề qua tính cách

Mỗi công việc đều đòi hỏi một tính cách phù hợp. Người có tính cách này khi làm việc này thì là điểm mạnh, nhưng nếu làm một việc khác thì đó lại là điểm yếu. Chẳng hạn, người ít nói, sống nội tâm không làm tốt ở công việc đòi hỏi phải xuất hiện thường xuyên trước ban lãnh đạo hay phải phát biểu ở một hội trường đầy nhóc người.

Sau đây là những tính cách phổ biến và công việc tiêu biểu thích hợp theo nghiên cứu của các tổ chức về lao động để các bạn tham khảo: · Có tính logic, óc tổ chức, thực tế: nên làm nghề quản lý, kế toán, thợ điện, người viết chương trình máy tính. · Nhạy cảm, khéo tay: nên chọn nghề luật sư, mục sư, y tá hay giáo viên. · Nhiệt tình, thẳng thắn, tham vọng: nên chọn làm ở đài truyền hình, đài phát thanh hay quảng cáo. · Lạc quan, tò mò, đầy nhiệt huyết: cần một nghề năng nổ để giữ cho bạn sự thích thú, như hướng dẫn viên du lịch, hay bán hàng. · Rõ ràng, tỉ mỉ, ngăn nắp: thích hợp với việc nghiên cứu, phân tích hay điều tra nghiên cứu. · Thích có nhiều quan hệ, độc lập, thích dẫn đầu: nên chọn công việc hướng đến vị trí có nhiều quyền lực như giám đốc điều hành, chủ bút báo hay viên chức chính phủ. · Giàu tưởng tượng, gây ấn tượng sâu sắc, hay triết lý: những công việc như triết học, sân khấu, họa sĩ hoặc nghề có liên quan đến âm nhạc có thể là sở thích của bạn. · Hay khuyến khích người khác, nhân hậu, thích cải cách: phù hợp với việc như công tác xã hội, từ thiện. · Sáng tạo, không thích ép buộc, sâu sắc: thích hợp với nghề tạo hình nghệ thuật, nhiếp ảnh hoặc làm đầu bếp. Trong khi thực tế có những tính cách phức tạp khác cũng như tính cách luôn được ưa chuộng, chẳng hạn tính siêng năng chịu khó luôn được người sử dụng lao động muốn thuê và bản thân người lao động đó cũng dễ có nhiều cơ hội thành công.

(Theo Thanh Niên)

Chuyện thật như đùa từ những lá đơn xin việc

Đơn xin việc được xem là lời tự giới thiệu ấn tượng của các ứng cử viên trước nhà tuyển dụng. Thế nhưng, nhiều lá đơn xin việc lại được các bạn trẻ thể hiện cẩu thả đến kinh ngạc. Kính gửi "công ty sai", một bạn trẻ tốt nghiệp ngành Đông phương, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM đã hồn nhiên viết như thế trong lá đơn xin việc bằng tiếng Nhật vào vị trí phiên dịch một công ty. Hóa ra, thay vì phải viết "Kính gửi quý công ty", bạn gái này lại viết sai chính tả, và "quý công ty" theo tiếng Nhật nếu viết không chuẩn sẽ thành "công ty sai". Nhà tuyển dụng đọc lá đơn của phiên dịch viên tương lai chỉ còn biết lắc đầu, lè lưỡi.

Theo các nhà tuyển dụng, sai lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả, chữ hoa, chữ thường viết tùy tiện là những lỗi sơ đẳng nhất mà cũng dễ mắc nhất trong các lá đơn xin việc, đặc biệt là của những sinh viên các ngành kỹ thuật, khoa học tự nhiên. Chị Thùy Vinh, Phụ trách tuyển dụng của một công ty nước ngoài tại TP HCM kể: "Nghe như đùa nhưng hoàn toàn có thật. Có bạn viết đơn xin việc mà phần trên ghi tên mình, phần dưới ghi tên... người khác. Có lẽ bạn này "mượn" một lá đơn xin việc của ai đó, sửa lại để gửi, nhưng sửa chưa hết. Lại có bạn làm một bộ hồ sơ rất công phu, tiếng Anh, tiếng Việt, sơ yếu lý lịch, bằng cấp đầy đủ, chỉ thiếu phần... địa chỉ liên lạc. Công ty muốn mời bạn lên phỏng vấn, chẳng biết liên lạc bằng cách nào".

Page 26: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

26

Cán bộ một công ty phần mềm tại TP HCM cho biết, công ty anh tuyển lập trình viên, thế mà có một số sinh viên lại gửi đơn xin việc viết tay. Chữ viết nguệch ngoạc, khó đọc, nhìn là chỉ muốn gạt hồ sơ sang một bên. "Điều ngạc nhiên hơn đó là có bạn còn viết: "Qua website của công ty, tôi được biết công ty là một công ty lớn, uy tín trên thị trường". Trời ạ, công ty của chúng tôi mới thành lập, bé tí và chưa kịp làm xong website. Chẳng biết bạn đó lấy thông tin ở đâu mà "nổ" dữ vậy", anh thốt lên. Một người phụ trách bộ phận tuyển dụng cho biết cũng gặp khá nhiều trường hợp "cười không nổi" với bộ hồ sơ xin việc của các ứng viên. Có những người tốt nghiệp khoa Anh, mà viết đơn xin việc sai chính tả, sai ngữ pháp, câu cú ngô nghê. Điều này phần nào phản ánh trình độ của ứng viên trước nhà tuyển dụng. "Nhiều bạn khi nộp hồ sơ xin việc qua mạng, thay vì gửi cho từng công ty một, lại lấy nguyên lá đơn gửi cho công ty trước, thay đổi địa chỉ e-mail của công ty mới là xong. Lúc thư đến, nhà tuyển dụng biết được cả tên những công ty trước mà bạn này nộp đơn", chị nói. "Độc đáo hơn, có bạn viết một lá đơn xin việc dài như một lá thư với phần trên là tiếng Anh, phần dưới là tiếng Nhật. Chắc bạn muốn thể hiện rằng mình biết hai ngoại ngữ, nhưng sao không viết hai đơn xin việc bằng hai thứ tiếng mà lại gộp chung như thế? Cũng như viết thư bằng hai màu mực, viết đơn xin việc bằng hai thứ tiếng như vậy dễ tạo cảm giác khó chịu nơi người đọc", chị nhận xét. Không phải ngẫu nhiên mà một số trang web tuyển dụng có hẳn cuộc thi "hồ sơ xin việc chuyên nghiệp". Chị Thiên Trang, Phó giám đốc Công ty NetViet, một doanh nghiệp chuyên về tuyển dụng nhân sự, đã đưa ra những lời khuyên về một bộ hồ sơ chuyên nghiệp. Theo chị, các ứng viên nên tự mình viết đơn xin việc và sơ yếu lý lịch, đừng làm theo các mẫu bán ngoài nhà sách. Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch do chính mình soạn sẽ độc đáo, sáng tạo, và thể hiện được phong cách của ứng viên trước nhà tuyển dụng. Trong đơn xin việc, thí sinh phải nêu được điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu phấn đấu của mình thật rõ ràng và ngắn gọn. Riêng trong phần sơ yếu lý lịch, ngoài những thông tin cá nhân, trình độ học vấn (thứ tự bằng cấp từ cao đến thấp), hãy liệt kê tất cả những hoạt động xã hội bạn từng tham gia (như chiến dịch Mùa hè xanh, hoạt động nào đó của trường), kể cả những công việc làm thêm khi còn là sinh viên. Những điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng phần nào hình dung được bạn là người năng động. Một điểm mà các thí sinh chú ý là nên liệt kê điểm mạnh, điểm yếu một cách cụ thể. Riêng phần điểm yếu, hãy viết làm sao để những điểm yếu sẽ trở thành "vô hại" đối với công việc tương lai của mình. Ngoài ra, việc sắp xếp bộ hồ sơ xin việc cũng là việc nên chú ý. Trước tiên là đơn xin việc (nên dán hình),

Page 27: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

27

sau đó là sơ yếu lý lịch, các bằng cấp (bằng cao nhất để ở trên, các chứng chỉ ít quan trọng hơn để ở dưới). Sau nữa mới là giấy khám sức khỏe. Đặc biệt là hãy chú ý đến tấm hình thẻ dán trong bộ hồ sơ và nên ăn mặc nghiêm túc.

(Nguồn theo Thanh niên

Tìm kiếm và phát hiện công việc

Một số bạn trẻ khi thấy một thông tin tuyển dụng đúng với ngành nghề mình đã học thì nhanh chóng nộp hồ sơ, sau một quá trình tìm việc thì ngán ngẫm bỏ cuộc với nhiều lý do. Thực tế việc tìm kiếm và phát hiện công việc không đơn giản như vậy, đó là một qui trình có tính chất hệ thống. Người tìm việc hiệu quả là người tạo ra những cơ hội một cách hệ thống, bao gồm việc tự đánh giá bản thân mình, thu thập thông tin, phân tích công việc và thể hiện năng lực trình bày hồ sơ, kỹ năng phỏng vấn một cách thành

công. Quá trình tìm việc bắt đầu bằng việc tự đánh giá về bản thân mình. Mục tiêu của việc tự đánh giá là nhận biết mục tiêu nghề nghiệp mà mình cần đạt đến, điểm mạnh cũng như điểm yếu, những quan tâm và những ưu tiên trong cuộc sống. Những thông tin nầysau đó được sử dụng trong quá trình tìm kiếm để đánh giá một công việc có phù hợp hay không. Việc đánh giá này cũng tương tự đối với nhà tuyển dụng, chỉ khác ở góc độ của bạn. Thu thập thông tin và tìm việc trên mạng là một phương pháp tối ưu để tìm kiếm những nhà tuyển dụng tìm năng. Ngoài ra, bạn còn phải tìm kiếm các thông tin tuyển dụng từ báo chí, các tạp chí chuyên ngành và qua sự giới thiệu của bạn bè, thầy cô... Một số câu hỏi mà bạn phải tự trả lời trước khi quyết định nộp hồ sơ xin ứng tuyển vào một đơn vị nào đó. Những câu hỏi về nhà tuyển dụng: - Bạn có ưu tiên về qui mô của doanh nghiệp: doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn hay qui mô doanh nghiệp không phải là vấn đề bạn quan tâm ? - Bạn có quan tâm đến loại hình doanh nghiệp: công ty nhà nước, công ty tư nhân, công ty nước ngoài, các tổ chức đoàn thể hay loại hình nào cũng được? - Lĩnh vực ngành nghề có phải là sự quan tâm của bạn: sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ, tư vấn, công nghiệp hay nông nghiệp hay bất kỳ? những sản phẩm, dịch vụ này liệu phát triển trong tương lai ? Bạn nhận xét về chính bản thân mình: - Bạn có phải là người làm việc chăm chỉ không ? - Bạn thích làm việc độc lập, làm việc nhóm hay với toàn thể thành viên trong tổ chức? - Bạn thích làm việc trong môi trường có áp lực cao hay một môi trường không cần nhiều áp lực ? - Địa điểm làm việc có phải là một vấn đề với bạn ? Bạn thích làm việc trong nội thành, các tỉnh lân cận hay bất cứ nơi đâu cũng được ? - Bạn nghĩ mức lương của mình trong công việc đó bao nhiêu là phù hợp? Bạn có đồng ý làm việc với mức lương thấp hơn nhưng công việc thú vị hơn? - Bạn thích làm việc cố định hay có thể luân chuyển công việc? Ở văn phòng hay đi bên ngoài? Khi những câu hỏi này được trả lời, bạn có thể nhận định được các nhà tuyển dụng tiềm năng cho chính mình. Bạn phải chú ý hồ sơ xin việc là yếu tố quyết định bạn là người có được mời phỏng vấn hay không, trong đó thư xin việc và bản sơ yếu lý lịch (CV) là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sơ tuyển của nhà tuyển dụng.

Page 28: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

28

Hồ sơ xin việc của bạn phải thể hiện được vị trí bạn đang tìm kiếm, mục tiêu công việc mà bạn ứng tuyển, mục tiêu nghề nghiệp, lý do bạn nộp hồ sơ vào vị trí này và không quên trình bày ngắn gọn vài điều về tổ chức mà bạn ứng tuyển. Đơn xin việc chú ý không trình bày dài quá 1 trang giấy A4, hình thức trình bày cũng chính là cách nhà tuyển dụng đánh giá thái độ và hành vi của bạn. Những sai sót về lỗi chính tả, trình bày cẩu thả chắn chắn bạn sẽ bị loại mà không cần xem xét gì thêm. Sơ yếu lý lịch của bạn (CV) không nên trình bày quá 2 trang, sử dụng giấy loại tốt, nên có hình. Cách trình bày, có thể theo thứ tự về thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm, thành công, chuyên môn... hay có thể đưa lên đầu yếu tố mà bạn tin rằng đó là mặt mạnh của bạn có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng. Cuối cùng bạn phải chuẩn bị cẩn thận cho buổi phỏng vấn, thu thập thông tin về doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển càng nhiều càng tốt. Kỹ năng trả lời và xử lý tình huống trong phỏng vấn để tạo sự thuyết phục, các nhà phỏng vấn rất dễ bị ảnh hưởng mạnh bởi cách diễn giải và phong thái giao tiếp của bạn. Với sự chuẩn bị chu đáo, bạn có thể tìm kiếm và phát hiện công việc thực sự phù hợp cho chính mình.

(Theo Thanh Niên)

Để chọn được nghề nghiệp thích hợp Để chọn được một nghề nghiệp thích hợp với mong muốn, sở thích và khả năng của bản thân, điều quan trọng là bạn phải cân nhắc những vấn đề sau một cách kỹ lưỡng và toàn diện:

1. Bạn giỏi cái gì?

Hãy làm một bảng liệt kê những khả năng và những kỹ năng mà bạn thành thạo nhất. Nghĩ về những nét tiêu biểu trong cá tính của bạn, như sự trung thực, lòng nhiệt tình; những kỹ năng chung nhất của bạn có thể hữu ích trong nhiều loại công việc, ví như kỹ năng viết rõ ràng, mạch lạc, khả năng nói lưu loát…và những kỹ năng liên quan đến công việc mà bạn đã học được ở trường, qua luyện tập hay qua những kinh nghiệm trước đó.

2. Điều gì thu hút bạn?

Viết ra những thứ mà bạn ưa thích nhất. Bạn thích dùng máy tính? Bạn có khả năng và thích sửa chữa, lắp ráp máy móc? Bạn thích đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người? Bạn thích chụp ảnh? Hay bạn thích giúp người khác giải đáp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của họ? Hãy cân nhắc tất cả những thứ mà bạn thích.

3. Điều gì tạo động lực cho bạn, và với bạn thì điều gì quan trọng nhất?

Bạn thích giúp đỡ người khác? Bạn thích làm những công việc về xã hội? Hay bạn thích những công việc về viết lách, biên tập? Bạn muốn một công việc sáng tạo hay một công việc thật là thú vị? Những yếu tố nào được bạn coi trọng nhất: tiền lương cao hay thấp, tính độc lập trong công việc, sự thừa nhận của những người xung quanh? Hãy nghĩ về những điều mà bạn thực sự muốn có ở công việc của mình.

4. Số tiền thực tế mà bạn muốn kiếm được là bao nhiêu?

Page 29: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

29

Hãy cân nhắc thật kỹ vấn đề thu nhập - chỉ có vậy bạn mới có thể đưa ra một quyết định sáng suốt khi chọn cho mình một công việc. Nếu bạn tìm được một công việc thoả mãn tất cả những yếu tố khác, thì số tiền lương thấp nhất mà bạn có thể chấp nhận là bao nhiêu? Mức lương hợp lý mà bạn mong nhận được nằm trong khoảng nào?

5. Bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm đến đâu?

Quyết định xem với công việc mà bạn mong muốn, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đến mức nào? Tiền lương cao, vị trí cao thì cũng đồng nghĩa với trách nhiệm cao. Bạn có chịu được sức ép mà trách nhiệm đối với công việc tạo ra hay không? Bạn có giỏi giám sát công việc của người khác không? Bạn có thể chịu trách nhiệm trước kết quả làm việc của những người khác, hay của một phòng ban, một bộ phận hay không?

6. Bạn muốn làm việc ở đâu?

Điều này là vô cùng quan trọng nếu như bạn sống với gia đình. Nếu tìm được công việc tốt, bạn có sẵn lòng chuyển đi không? Bạn có thể đi công tác xa hay không, hay bạn muốn ở gần gia đình, bè bạn? Bạn muốn trụ sở cơ quan mới không quá xa nhà, hoặc tiện đường đi?

Cứ thêm vào mỗi tiêu chí, sự lựa chọn của bạn lại hẹp đi một chút, nhưng cũng có nghĩa, nếu tìm được một công việc thì nó sẽ thích hợp với bạn hơn một chút.

7. Những kiến thức đặc biệt nào là cần thiết?

Hãy liệt kê những mảng kiến thức mà bạn đã học được ở trường, ở nhà, do đi đây đó, những kiến thức đến từ các nguồn chính thống và không chính thống…Bạn nấu ăn có giỏi không? Bạn có khả năng trang trí nhà cửa? Bạn có hiểu biết về sửa chữa? Hay bạn giỏi về đầu tư tiền tệ?

Khi chọn lựa công việc cho mình, nên cân nhắc những công việc mà bạn có thể áp dụng một vài sở trường của bạn - nó sẽ khiến bạn trở thành một ứng viên nổi bật cho công việc đó. Ví dụ, một nhân viên P.R có hiểu biết về xe đạp sẽ là một ứng viên lý tưởng cho vị trí P.R tại một công ty sản xuất xe.

8. Bạn muốn môi trường làm việc của mình như thế nào?

Nếu bạn đã từng trải qua một công việc, hãy nghĩ xem những điều gì mà bạn thích và không thích trong công việc đó, và hình dung ra một bức tranh về môi trường làm việc lý tưởng mà mình mong muốn. Ví dụ: Bạn thích công việc được đi công tác nhiều nơi? Bạn thích một công ty lớn hay một công ty cỡ vừa? Bạn thích môi trường làm việc yên tĩnh hay sôi nổi?

9. Bạn muốn làm việc cho người như thế nào, và muốn làm việc với những kiểu người nào?

Cân nhắc xem bạn muốn đồng nghiệp của mình là những người như thế nào. Nếu bạn từng làm việc với những đồng nghiệp hay xoi mói và buôn dưa lê về chuyện riêng của nhau, hay với một ông chủ quá khó chịu, bạn sẽ thấy điều này quan trọng đến thế nào.

Bạn thích làm việc cùng những người sáng tạo? Những người chăm chỉ? Những người thân thiện hay những người muốn giữ mối quan hệ công việc thuần tuý với bạn? Bạn thích một người quản lý "cầm tay chỉ việc", hay một người để bạn làm việc độc lập và tự chịu trách nhiệm?

Sau khi cân nhắc 9 yếu tố dành cho một công việc lý tưởng như trên, hãy sử dụng chúng để cân nhắc xem bạn nên chọn những công việc cụ thể nào. Cũng luôn ghi nhớ những điều trên khi bạn tham gia bất kỳ cuộc phỏng vấn xin việc nào.

Trên thực tế, khó có thể có một công việc phù hợp với bạn 100%, và bất cứ một công việc nào cũng đòi hỏi bạn phải thoả hiệp và học cách thích nghi. Song, cân nhắc kỹ lưỡng và toàn diện về mức độ phù hợp của bạn với công việc có thể giúp bạn tìm được những công việc gần với sở thích và khả năng của bạn nhất, và nhờ thế, bạn dễ yêu thích và thành công trong công việc mà mình đã chọn.

(Theo Netmode)

Page 30: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

30

Khởi đầu của một sự nghiệp thành công

Bạn có thể đi theo một quá trình gồm ba giai đoạn như sau để thực hiện công việc tìm kiếm một cách toàn diện theo đúng các mục tiêu nghề nghiệp của bạn.

Giai đoạn đầu tiên: Tạo dựng các mối quan hệ

Đây là quá trình thiết lập các mối liên hệ với các cá nhân trong lĩnh vực bạn quan tâm, những người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ bạn trong việc tìm kiếm việc làm ổn định. Mục tiêu của thiết lập quan hệ có hai nội dung: để tự bạn hiểu biết những yêu cầu và cơ hội trong nghề nghiệp chuyên môn của mình và để bạn tự giới thiệu mình với những người có ảnh hưởng hoặc có quyền quyết định trong việc tuyển dụng bạn hoặc có quan hệ làm việc gần gũi với những người có khả năng tuyển dụng.

Sau khi tập hợp những nguồn tiềm năng, hãy xin được phỏng vấn lấy thông tin. Phỏng vấn lấy thông tin nhằm giúp bạn có cái nhìn chiều sâu và nhận biết về lĩnh vực của bạn, thay vì một vị trí cụ thể. Nếu bạn gây được ấn tượng tốt trong các cuộc phỏng vấn lấy thông tin, nhà tuyển dụng có thể nhớ tới bạn cho các vị trí trong tương lai hoặc cung cấp thông tin về các vị trí đang được tuyển dụng trong các tổ chức khác hoặc cung cấp cho các tổ chức khác thông tin về bạn. Sau đây là một số lời khuyên nên và không nên làm khi tạo dựng các mối quan hệ của Allan Makes trên tạp chí Rochester Women’s Networks, 1999.

Nên làm:

- Xác định một tổ chức, chức danh công việc, con đường nghề nghiệp mà bạn quan tâm - Tự nghiên cứu để bạn có thể nói chuyện một cách hiểu biết với người liên hệ - Khi bạn nói chuyện với người đó, hãy hỏi lúc đó có tiện không? Nếu không, xin phép gọi lại sau. - Tóm tắt nhanh về bản thân bạn và điều bạn muốn. Tập trung vào những điểm chung giữa hai bên. - Hãy linh hoạt. - Hãy hỏi thông tin và lời khuyên. - Hãy hỏi xin nhận xét - Chú ý lắng nghe. Ghi lại những bình luận hoặc gợi ý hữu ích - Ứng đối với các câu hỏi hoặc lời bình luận thông minh - Xin gợi ý của họ để trình bày lý lịch tốt hơn - Hãy lịch sự: viết một thư cảm ơn ngắn.

Không nên làm:

- Thúc giục một người không quan tâm hoặc không thể tiếp chuyện với bạn. - Hỏi các câu hỏi cá nhân hoặc hỏi về tiền. - Đòi hỏi biệt đãi hoặc ưu ái. - Xin việc ngay lần gặp đầu tiên. - Vượt quá thời gian bạn được phép. - Nói chuyện với một người khi không có chuẩn bị trước về công ty, nghề nghiệp hoặc về bản thân bạn - Ngắt lời - Tập trung hoàn toàn vào yêu cầu của bạn; bạn để học. - Yêu cầu người đó phổ biến lý lịch của bạn (trừ khi họ đề nghị làm) - Quên nói lời cảm ơn - Trở thành kẻ quấy rầy, liên tục gọi điện thoại xin lời khuyên và nhận xét sau lần gặp đầu tiên.

Page 31: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

31

Giai đoạn thứ2: Tìm kiếm thông tin

Bạn hãy tận dụng các nguồn thông tin hiện có trong các trường đại học và từ các cơ quan chuyên môn để bắt đầu tìm thông tin việc làm phù hợp với bạn. Danh sách các mối liên hệ và giới thiệu của bạn có vai trò rất quan trọng và quá trình tìm việc của bạn sẽ toàn diện nhất nếu bạn sử dụng các nguồn thông tin này.

Bạn có thể gặp trung tâm hướng nghiệp của trường đại học của bạn để tìm hiểu họ có những dịch vụ gì giúp cho sinh viên đi tìm việc. Thư viện của trường cũng là một nguồn thông tin đóng góp cho quá trình tìm việc của bạn, nơi bạn có thể tìm thấy các tạp chí, tập san và báo cung cấp các sự kiện đang diễn ra trong xã hội và trên thế giới hoặc các danh bạ tập hợp địa chỉ và số điện thoại của các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức thương mại quốc tế và công ty. Ngoài ra những lời tư vấn của các giảng viên cũng sẽ rất bổ ích mà nên tận dụng tối đa. Mặc dù nhiều giáo sư và giảng viên sẵn sàng giúp đỡ bạn nhưng trách nhiệm chính thuộc về bạn để chủ động xin ý kiến tư vấn.

Bạn cũng có thể viết thư cho các tổ chức quốc tế, tư nhân hoặc phi lợi nhuận đang hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn quan tâm. Hãy hỏi xin báo cáo thường niên, ấn phẩm thông tin và các tài liệu khác mà họ sẵn sàng gửi cho bạn, hãy tự tìm hiểu các triết lý, hoạt động và yêu cầu về nhân sự của các tổ chức này. Sau đó, bạn hãy xác định công ty hấp dẫn nhất với bạn và đưa chúng vào một danh sách “các công ty trong tầm ngắm” và nghiên cứu tìm hiểu các thông tin liên quan để chuẩn vị tốt nhất cho việc xin việc trong lĩnh vực đó.

Internet là một địa chỉ quan trọng đối với bạn để tìm việc làm, đăng lý lịch bản thân, nhận dịch vụ tư vấn việc làm, nghiên cứu lĩnh vực và công ty mà bạn quan tâm, tham gia đàm thoại trên mạng với những người khác trong ngành của bạn và liên hệ với những người có ảnh hưởng đến chuyện tìm việc của bạn. Việc đăng lý lịch của bạn trên một vài trang web khác nhau sẽ làm tăng khả năng các công ty tuyển dụng mà bạn cần tìm sẽ biết đến bạn. Một vài trang web còn hướng dẫn bạn viết một lý lịch phù hợp và cung cấp các địa chỉ bạn có thể đăng lý lịch của mình.

Bản lý lịch - Curicumlum Vitae (CV) mô tả súc tích kinh nghiệm làm việc và quá trình học tập của bạn là phương tiện cơ bản nhất để có được một cuộc phỏng vấn. Trên thực tế, các điều tra cho thấy những giám đốc nhân sự tại châu Âu dành trung bình chưa đến 60 giây để đọc một bản lý lịch. Một công ty Nhật Bản cho biết họ nhận được hơn 800 bản lý lịch mỗi năm và chỉ cần một đến hai người. Đối với những tình huống này, bạn phải có một bản lý lịch khiến người sử dụng lao động phải chú ý. Trọng tâm của bản lý lịch của bạn phải giải thích rõ ràng các mục tiêu nghề nghiệp cũng như các kỹ năng và kiến thức có được từ kinh nghiệm làm việc trước đó. Mục tiêu của bản lý lịch là phải chuyển tải, càng cô đọng và hấp dẫn càng tốt, những phẩm chất và khả năng cá nhân giúp bạn đáp ứng yêu cầu của một công việc cụ thể.

Gauri Bafan, người mỗi năm phải đọc hàng nghìn bản lý lịch đã đưa ra những lời khuyên về cách viết lý lịch. Theo bà, có ba điều lợi cho một bản lý lịch, đó là bạn nên bắt đầu bằng kinh nghiệm và chuyển sang học tập và các kỹ năng liên quan khác có thể sẽ có ích cho công việc. Bạn cần giữ bản lý lịch chỉ dài từ một đến hai trang và đánh dấu phần kinh nghiệm hoặc liệt kê kinh nghiệm một cách súc tích nhưng đầy đủ thông tin. Cũng theo Gauri thì sẽ có ba điều làm hỏng một bản bản lý lịch của bạn. Đó là thông tin về gia đình nhiều hơn về bản thân bạn, gửi bản lý lịch “chuẩn” dài từ 8 đến 109 trang, bản lý lịch theo kiểu “điền vào chỗ trống” và bản lý lịch có lỗi chính tả. “Bạn sẽ tìm được một công việc bằng kinh nghiệm và học vấn của mình, Chỉ đưa những chi tiết quan trọng và cần thiết có liên quan đến những điều nói ở trên vào bản lý lịch – hãy dành một vài thông tin cho cuộc phỏng vấn”, Gauri Bafna cho biết.

Page 32: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

32

Tóm lại, “trong lúc bạn vẫn còn đang là sinh viên, hãy thiết lập quan hệ và tìm kiếm thông tin càng nhiều càng tốt. Hãy tình nguyện làm những công việc có thể giúp bạn gặp những người khác nhau và có thêm một số kỹ năng tốt” như lời của Haly Mansz, cán bộ phụ trách nhân sự của hãng Pubcom.

Giai đoạn thứ 3: Theo đuổi mục tiêu

Gauri Bafna, phó giám đốc phụ trách nhân sự toàn cầu của Pricewaterhouse Coopers dựa trên những kinh nghiệm của mình đã đưa ra một danh sách kiểm định ngắn và đơn giản giúp bạn tiếp tục tìm việc:

- Loan tin: càng cho nhiều người ở trong lĩnh vực của bạn biết rằng bạn đang tìm một việc làm trong lĩnh vực đó càng tốt; đăng lý lịch của bạn lên Internet - Hãy lưu tâm đến các vị trí việc làm: Kiểm tra các quảng cáo việc làm trên báo địa phương, Internet,… mỗi khi số mới được ấn hành. - Nhờ ai đó góp ý cho bản lý lịch và thư xin việc của bạn. - Thu xếp các cuôc phỏng vấn lấy thông tin với ít nhất ba công ty trong tầm ngắm. - Tạo ra một hệ thống theo dõi thông tin, bao gồm gửi mô tả công việc, địa chỉ liên hệ, ngày gửi lý lịch và thư xin việc cũng như các công việc tiếp nối khác như cuộc điện đàm và thư cảm ơn. Việc này sẽ giúp bạn làm việc có chiến lược và tổ chức. - Gửi thư cảm ơn sau mỗi cuộc phỏng vấn hoặc buổi thu thập thông tin. - Gọi điện thoại định kỳ hoặc gửi thư cho các công ty bạn chưa kịp gặp để cho họ biết bạn vẫn quan tâm đến họ.

Một cách khác để giúp bạn có việc làm trong các doanh nghiệp là thông qua tổ chức tuyển dụng lao động. Để làm việc với một tổ chức môi giới, bạn phải chủ động bắt đầu. Bước đầu tiên là gọi điện thoại cho công ty để trao đổi qua về năng lực của bạn và loại công việc mà cần tìm. Công ty đó sẽ yêu cầu bản gửi một bản lý lịch hoặc thu xếp một buổi phỏng vấn với bạn nếu có thể phù hợp với một công việc hiện đang có. Sau khi nhận được thêm thông tin về bạn, cơ quan môi giới sẽ đối chiếu các kỹ năng và phẩm chất của bạn với yêu cầu về cán bộ của khách hàng.

So với trước đây, ngày nay đa phần những bạn trẻ trong độ tuổi tìm việc đều được trang bị khá hoàn chỉnh từ kiến thức chuyên môn đến kiến thức về văn hóa, xã hội, con người. Ông Mark Hass, giám đốc công ty tư vấn nhân sự NetUSA, cho biết: “Hầu hết các ứng viên ngày nay được đào tạo bài bản hơn, được tiếp xúc và học tập trong môi trường hiện đại hơn. Rất nhiều bạn trẻ được đi học từ các nước hay những trường đại học hiện đại nên họ có nhiều hoài bão. Và khi đảm đương bất kỳ việc gì, dù mới được phân công, họ cũng có thể hoàn thành”. Cùng quan điểm này, John Asless, giám đốc nhân sự American Standard, cho rằng: “Các bạn trẻ hiện nay học hỏi rất nhanh các kỹ năng về quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp, nhạy bén trong việc tham gia hoạch định chiến lược, sách lược phát triển công ty”.

Và bước khởi đầu của một sự nghiệp thành công chính là bạn hãy tin tưởng vào những nhận định trên để

Page 33: 1 Cẩm nang nghề nghiệp – Nguồn Career Tool:

33

có những chuẩn bị thật kỹ lưỡng, đúng như lời của Bill Gates đã từng nói với các sinh viên mới ra trường tại Mỹ: “Giống như khi bạn phải chuẩn bị cho một kỳ thi đại học, để có công việc như ý muốn, bạn cũng phải chuẩn bị thật cẩn thận. Chính sự chuẩn bị và lòng yêu thích công việc của bạn sẽ mang lại cho các công ty một lực hấp dẫn nhất định và sẵn lòng mời bạn vào làm việc lâu dài”.

(Theo BWP)

Bốn cách để “đọc” một công ty

Tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân trong tay bạn bắt đầu gia nhập vào một môi trường mới, môi trường làm việc tại các công sở. Bạn sẽ phải làm gì để mình được dung nạp vào môi trường đó? Ngay từ bây giờ hãy học cách “đọc” một công ty.

Việc “đọc” một công ty không đơn thuần chỉ là nghe những cái được nghe, nhìn thấy cái được thấy hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất: • Hãy có câu trả lời trước khi đặt câu hỏi. Thông tin tốt nhất mà bạn có thể có là từ những cựu thành viên trong công ty, từ những thành viên hiện tại và từ khách hàng... Tuy nhiên đừng luôn đặt ra câu hỏi trong khi chẳng ai có thời gian trả lời bạn. Hãy tập lấy thông tin không bằng cách hỏi. • Nguồn thông tin phải có từ hai chiều. Đừng quá lưu tâm đến những vấn đề của cấp trên hãy bắt đầu ngay từ bác bảo vệ, chị văn thư...có như vậy bạn mới biết về công ty từ gốc rễ. Song nên nhớ biết để biết chứ đừng biết để “bàn”! • Cách thể hiện không phải là tất cả. Đừng quá chú ý vào vị trí công việc mà hãy quan tâm hơn đến cách làm việc của mọi người. Ví dụ như khi chị lễ tân cúi chào một người lạ điều đó không có nghĩa là vô ích. Không có gì là thừa khi ngày nay văn hoá doanh nghiệp luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. • Lắng nghe lịch sử, học hỏi “anh hùng”. Bất cứ công ty nào cũng có những thời vàng son, có những “giai thoại” đáng để mọi người nhắc đến. Là một thành viên của công ty chắc chắn hơn ai hết bạn phải biết những điều như trên. Hãy trả lời câu hỏi: những thành tích đó là gì, đã xuất hiện khi nào, đến nay thì ra sao...? Và tất nhiên thật là thiếu sót khi nhắc tới những lịch sử ấy mà không gắn tới những con người lịch sử, đó là “anh hùng” của công ty, là hiện thân cho những gì đang tồn tại trước bạn. Tôn trọng và học hỏi là những điều bạn nên làm. Trên đây chỉ là những nguyên tắc cơ bản để gia nhập vào một gia đình mới. Thành công đến đâu là còn phụ thuộc vào những nỗ lực của chính các bạn song xin hãy nhớ các phép tính toán học luôn bắt đầu từ bảng cửu chương.

Theo HUEUNI