1. phần mở đầu

20
1 1. Phn mđầu 1.1. Lý do la chọn đề tài Thdc ththao là mt bphn không ththiếu trong nn giáo dc xã hi chnghĩa nhằm đào tạo và xây dựng con người mi phát trin toàn din.Thdc ththao (TDTT) ngày càng phát tri ển con người càng nâng cao sc khocho mọi người dân. Sc kholà vn quý nht của con người, có sc khothì làm việc gì cũng không thấy khó. Nhn biết được tm quan trng ca TDTT cho nhân dân nên trong thư gửi cho cán bTDTT toàn min Bc vào ngày 31-3- 1960 Bác viết : “ Muốn lao động sn xut tt, công tác và hc tp tt thì cn có sc khe. Mun gisc khỏe thì nên thường xuyên tp Thdc ththao. Vì vy chúng ta nên phát trin phong trào Thdc ththao cho rng khắp”. Nhà nước đã ra chỉ ths106 - CT/TƯ về công tác TDTT vào ngày 2 tháng 10 năm 1958 có nội dung quan tâm đến sc khỏe cho nhân dân như sau: “Dưới chế độ ca chúng ta, việc săn sóc sức khe của nhân dân, tăng cường thcht ca nhân dân được coi là mt nhim vxây dựng nước nhà và bo vtquốc đòi hỏi nhân dân ta phi có sc khe di dào, thchất cường tráng. Nhưng tình hình sc khe ca cán bvà ca nhân dân ta hiện nay đang còn thấp kém. Ngoài vic tăng cường ci thin sinh hoạt và điều kiện lao động, tăng cường công tác vsinh phòng bnh, vấn đề vận động Thdc ththao, thdc quc phòng có tác dng ln trong vic bi bsc khe ca nhân dân và cán b”. Nói đến TDTT thì bao gm rt nhiều môn như Bóng chuyền, Cu lông, Bóng bàn, Bơi lội, Võ thuật, Điền kinh…Một môn ththao mà bt kmi người trên thế gii, mi la tui, gii tính, dân tộc đều yêu thích và thu hút slượng khán gi(ti sân, qua truyn hình, truyền thanh, đọc báo) đông nhất, nhiu dân tộc đã xem nó như thức ăn, nước ung ca mình hằng ngày. Nó được đặt vi bit danh là “ môn thể thao smột hành tinh”. Đó là môn Bóng đá. Bóng đá (BĐ) là môn thể thao mà người chơi có thể dùng các bphn của cơ thể (trtay) để đá, chuyền, nhn, dẫn, tranh cướp bóng…Tập luyện BĐ không nhng mang li cho chúng ta sc khe, một cơ thể cường tráng mà giúp rèn luyn ý chí, lòng quyết tâm, tính klut, sáng to, tinh thần đồng đội, nhng

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 1. Phần mở đầu

1

1. Phần mở đầu

1.1. Lý do lựa chọn đề tài

Thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu trong nền giáo dục xã

hội chủ nghĩa nhằm đào tạo và xây dựng con người mới phát triển toàn diện.Thể

dục thể thao (TDTT) ngày càng phát triển con người càng nâng cao sức khoẻ

cho mọi người dân. Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, có sức khoẻ thì

làm việc gì cũng không thấy khó. Nhận biết được tầm quan trọng của TDTT cho

nhân dân nên trong thư gửi cho cán bộ TDTT toàn miền Bắc vào ngày 31-3-

1960 Bác viết : “ Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có

sức khỏe. Muốn giữ sức khỏe thì nên thường xuyên tập Thể dục thể thao. Vì vậy

chúng ta nên phát triển phong trào Thể dục thể thao cho rộng khắp”. Nhà nước

đã ra chỉ thị số 106 - CT/TƯ về công tác TDTT vào ngày 2 tháng 10 năm 1958

có nội dung quan tâm đến sức khỏe cho nhân dân như sau: “Dưới chế độ của

chúng ta, việc săn sóc sức khỏe của nhân dân, tăng cường thể chất của nhân

dân được coi là một nhiệm vụ xây dựng nước nhà và bảo vệ tổ quốc đòi hỏi

nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng. Nhưng tình hình

sức khỏe của cán bộ và của nhân dân ta hiện nay đang còn thấp kém. Ngoài việc

tăng cường cải thiện sinh hoạt và điều kiện lao động, tăng cường công tác vệ

sinh phòng bệnh, vấn đề vận động Thể dục thể thao, thể dục quốc phòng có tác

dụng lớn trong việc bồi bổ sức khỏe của nhân dân và cán bộ”.

Nói đến TDTT thì bao gồm rất nhiều môn như Bóng chuyền, Cầu lông,

Bóng bàn, Bơi lội, Võ thuật, Điền kinh…Một môn thể thao mà bất kể mọi

người trên thế giới, ở mọi lứa tuổi, giới tính, dân tộc đều yêu thích và thu hút số

lượng khán giả (tại sân, qua truyền hình, truyền thanh, đọc báo) đông nhất, nhiều

dân tộc đã xem nó như thức ăn, nước uống của mình hằng ngày. Nó được đặt

với biệt danh là “ môn thể thao số một hành tinh”. Đó là môn Bóng đá.

Bóng đá (BĐ) là môn thể thao mà người chơi có thể dùng các bộ phận

của cơ thể (trừ tay) để đá, chuyền, nhận, dẫn, tranh cướp bóng…Tập luyện BĐ

không những mang lại cho chúng ta sức khỏe, một cơ thể cường tráng mà giúp

rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm, tính kỷ luật, sáng tạo, tinh thần đồng đội, những

Page 2: 1. Phần mở đầu

2

phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa. BĐ trở thành một hoạt động,

một công cụ phục vụ tốt cho sự nghiệp chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn

hoá, giáo dục… của đất nước. Để trở thành một cầu thủ đá bóng giỏi, đòi hỏi ở

người đó phải điều khiển quả bóng bằng hai chân theo ý muốn của mình. Nhưng

tỉ lệ người đá bóng bằng hai chân giỏi quá ít (trừ những người được đào tạo đá

bóng từ nhỏ, có trường lớp). Có thể khẳng định điều đó là vì: Từ nhỏ cho đến

lúc trưởng thành mọi người khi làm một hoạt động nào đó bằng chân thì thường

dùng một chân để làm, do vậy chân mà hoạt động nhiều thì các tố chất thể lực

(sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, khả năng phối hợp vận động) của chân

đó phát triển hơn so với chân kia. Do đó, ở mỗi người xuất hiện chân thuận và

chân không thuận. Chân thuận là chân mà các tố chất thể lực (sức nhanh, sức

mạnh, sức bền, khéo léo, khả năng phối hợp vận động) phát triển đến mức làm

cho chân đó có thể cử động dễ dàng và đạt hiệu quả cao khi thực hiện một hoạt

động nào đó. Chân không thuận là chân mà các tố chất thể lực kém phát triển

hơn so với chân thuận. Đó là vướng mắc của người chơi BĐ cũng như học sinh

của trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.

Trong quá trình học tập và thi đấu giáo viên cho học sinh tập luyện các

bài tập phát triển tố chất thể lực cho chân không thuận nhưng đạt hiệu quả chưa

cao. Ngoài quá trình tập luyện ở lớp, học sinh đi ngoại khóa ở trường, tập luyện

tại nhà nhưng chưa có tác dụng tích cực. Điều này nói lên tập luyện các bài tập

phát triển tố chất thể lực chưa có kế hoạch, không đúng cách, chưa có khoa học.

Từ thực tiễn nêu trên tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm bổ

trợ cho kỹ thuật đá bóng bằng chân không thuận cho nam học sinh trường

THPT chuyên Võ Nguyên Giáp”

1.2. Điểm mới của đề tài:

Việc nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm bổ trợ

cho kỹ thuật đá bóng bằng chân không thuận cho nam học sinh trường THPT

chuyên Võ Nguyên Giáp cho đối tượng nghiên cứu có đầy đủ cơ sở khoa học, tính

thông báo, đủ độ tin cậy góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình đào tạo.

Page 3: 1. Phần mở đầu

3

Ý tưởng đề tài hoàn toàn mới lạ, ít có tác giả nào nghiên cứu về đề tài, đề

tài nghiên cứu thành công đó cũng là một giải pháp cho những người đam mê

bóng đá nói chung cũng như học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp

nói riêng sẽ nâng cao hiệu quả về việc sử dụng các kỹ thuật, chiến thuật và trở

thành một cầu thủ đá bóng toàn diện.

2. Phần nội dung:

2.1. Thực trạng việc sử dụng chân không thuận để đá bóng của nam học sinh

trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp

2.1.1. Định luật tập luyện của G.Lamac.

G.Lamac đã chỉ rõ ý nghĩa chung của hoạt động như một yếu tố không

thể tách rời khỏi sự phát triển của cơ thể. Trong khi định nghĩa “ định luật thứ

nhất”- “ định luật tập luyện” của mình, ông viết: “Sự sử dụng thường xuyên và

không giảm nhẹ đối với một cơ quan nào đó thì ít ra cũng củng cố cơ quan đó,

phát triển nó, truyền và làm tăng sức mạnh cho nó tương ứng với chính thời

gian sử dụng nó. Trong lúc đó, một cơ quan không được sử dụng thường xuyên

thì sẽ bị yếu đi một cách rõ nét, dẫn đến chỗ thoái hoá và tiếp theo là thu hẹp

các khả năng của mình”.

2.1.2. Thực trạng việc sử dụng chân thuận và chân không thuận của nam học

sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp trong trận đấu.

Để làm rõ thực trạng việc sử dụng chân thuận và chân không thuận đá

bóng cho các em học sinh trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp thì chúng tôi

tiến hành quan sát 5 trận thi đấu Bóng đá của các em. Với mục đích là quan sát

và ghi chép lại số lần sử dụng chân thuận và chân không thuận qua các thông số

kỹ thuật bóng đá.

Page 4: 1. Phần mở đầu

4

Bảng 2.1. Số lần sử dụng các thông số kỹ thuật bóng đá ở chân thuận của

nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (n=5)

TT Số trận

Số lần sử dụng chân thuận

Khống

chế

bóng

Dẫn

bóng

Động

tác giả

Tranh

cướp

bóng

chuyền

bóng

Sút

bóng

1 Trận 1 180 90 54 103 450 92

2 Trận 2 192 87 56 98 480 107

3 Trận 3 181 73 52 135 510 89

4 Trận 4 176 75 62 97 396 86

5 Trận 5 176 115 73 124 520 117

Qua bảng 2.1. Sau khi phân tích, tính toán chỉ số trung bình các thông số

kỹ thuật trong 5 trận đấu. Chúng tôi đã thu được kết quả và được trình bày ở

bảng dưới đây

Bảng 2.2. Kết quả quan sát sư phạm các thông số kỹ thuật bóng đá

ở chân thuận và chân không thuận của học sinh trường THPT chuyên Võ

Nguyên Giáp (n=5)

TT Nội dung quan sát Chân thuận Chân không thuận

Số lần sử dụng Tỷ lệ % Số lần sử dụng Tỷ lệ %

1 Khống chế bóng 197 84,91 35 15,09

2 Dẫn bóng 82 82,00 18 18,00

3 Động tác giả 51 85,00 9 15,00

4 Tranh cướp bóng 104 80,62 25 19,37

5 Chuyền bóng 428 92,64 34 7,36

6 Sút bóng 85 88,54 11 11,46

Từ kết quả ở bảng 2.2. Chúng tôi có nhận xét sau: Việc sử dụng các

thông số kỹ thuật bóng đá ở chân không thuận là rất ít so với chân thuận. Đặc

biệt là học sinh sử dụng chân không thuận để chuyền bóng chỉ chiếm tỷ lệ

7,36% và sử dụng chân thuận để chuyền bóng chỉ chiếm tỷ lệ 92,64%.

Page 5: 1. Phần mở đầu

5

2.1.3. Thực trạng phỏng vấn việc sử dụng chân thuận và chân không thuận

đá bóng của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp qua các

thông số kỹ thuật Bóng đá.

Để làm rõ thêm thực trạng việc sử dụng chân thuận và chân không thuận

để đá bóng của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp thì chúng

tôi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên, huấn luyện viên trong và ngoài trường.

Nội dung phỏng vấn là đưa ra quan điểm: việc nam học sinh trường THPT sử

dụng chân thuận hay chân không thuận để đá bóng nhiều hơn qua các thông số

kỹ thuật bóng đá. Kết quả số người tán thành với quan điểm đó được trình bày ở

bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Kết quả phỏng vấn sử dụng chân thuận hay chân không thuận để

đá bóng của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp qua các

thông số kỹ thuật bóng đá. (n=20)

TT Nội dung phỏng vấn

Số người tán thành

Chân thuận Tỷ lệ % Chân không

thuận Tỷ lệ %

1 Khống chế bóng 13 65 7 35

2 Dẫn bóng 16 80 4 20

3 Động tác giả 14 70 6 30

4 Tranh cướp bóng 15 75 5 25

5 Chuyền bóng 19 95 1 5

6 Sút bóng 18 90 2 10

Từ kết quả ở bảng 2.3. Chúng tôi có nhận xét sau: Đa số các ý kiến của

các giáo viên, huấn luyện cho rằng việc sử dụng chân thuận để đá bóng nhiều

hơn so với chân không thuận. Đặc biệt là nam học sinh sử dụng chân không

thuận để chuyền bóng chỉ chiếm tỷ lệ 5% và sử dụng chân thuận để chuyền bóng

chiếm tỷ lệ 95%.

Page 6: 1. Phần mở đầu

6

2.1.4. Thực trạng kết quả kiểm tra nội dung bóng đá cho nam học sinh khối

11 trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp

Để tiếp tục làm rõ thêm thực trạng việc sử dụng chân thuận và chân không

thuận đá bóng của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp thì

chúng tôi tiến hành khảo sát các nội dung bóng đá nam học sinh trường THPT

chuyên Võ Nguyên Giáp. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát các nội dung kiểm tra kết thúc nội dung bóng đá

trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp cho nam học sinh khối 11

trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (n=24)

TT Nội dung kiểm tra Chân thuận Chân không thuận

X Tỷ lệ % X Tỷ lệ %

1

Sút bóng vào cầu môn 2m x 2m,

khoảng cách 10m, sút 4 quả luân

phiên 2 chân. (quả vào)

2,33 59,89 1,56 40,11

2

Sút bóng xa trong hành lang rộng

10m, sút 4 quả luân phiên 2 chân,

lấy thành tích quả cao nhất. (m)

38,95 55,37 31,39 44,63

Từ kết quả ở bảng 2.4. Chúng tôi có nhận xét sau: Thành tích đạt được ở

chân không thuận yếu hơn nhiều so với chân thuận về nội dung kiểm tra của

nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.

Kết luận: Thực trạng việc sử dụng chân không thuận để đá bóng yếu hơn

nhiều so với chân thuận của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên

Giáp. Thành tích ở chân không thuận yếu là do các nguyên nhân sau:

- Do thói quen của các em làm việc gì cũng sử dụng chân thuận để làm

nên tố chất thể lực ở chân không thuận kém phát triển hơn.

- Do các bài tập dùng để tập luyện cho chân không thuận chưa được quan

tâm đúng mức.

- Do tâm lý kiểm tra của các em còn yếu nên dẫn đến thành tích các em bị giảm.

- Do kỹ thuật đá bóng của các em chưa được tốt.

Page 7: 1. Phần mở đầu

7

Nhưng cơ bản là do tố chất thể lực ở chân không thuận còn yếu. Chính vì

vậy việc lựa chọn được những bài tập có hiệu quả nhất nhằm phát triển thể lực

chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh trường THPT chuyên Võ

Nguyên Giáp là hết sức cần thiết.

2.2. Các giải pháp

2.2.1. Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho chân không

thuận của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.

Dựa vào cơ sở huấn luyện các tố chất thể lực và các yêu cầu lựa chọn bài

tập. Chúng tôi lựa chọn được 15 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho chân

không thuận của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp bao gồm:

1. Ngồi xuống đứng lên bằng chân không thuận

2. Lò cò bằng chân không thuận

3. Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận

4. Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân không thuận

5. Hai người bật nhảy bằng chân không thuận

6. Bật nhảy trên hố cát bằng chân không thuận

7. Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân có cõng người

8. Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân không thuận

9. Đi chân vịt 15m, bật cóc 15m, chạy nhanh 15m

10. Hai người di chuyển, chuyền bóng cho nhau bằng chân không thuận

11. Dẫn bóng luồn cọc, sút cầu môn bằng chân không thuận

12. Phát bóng xa 10 quả, bằng chân không thuận

13. Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá bóng

14. Chạy 60 m bằng chân không thuận

15. Cõng nhau thi đấu sân nhỏ

Sau khi đã lựa chọn được 15 bài tập. Để đảm bảo tính khách quan, độ tin

cậy trong việc lựa chọn các bài tập. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 20 giáo

viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm về giảng dạy và huấn luyện Bóng đá trong

và ngoài trường. Nội dung phỏng vấn là xác định mức độ ưu tiên của các bài tập

ở 3 mức sau:

- Bài tập rất quan trọng: 3 điểm

Page 8: 1. Phần mở đầu

8

- Bài tập quan trọng: 2 điểm

- Bài tập không quan trọng: 1 điểm

Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 2.5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển thể lực

chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh

trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (n=20)

TT Nội dung bài tập Mức độ ưu tiên Tổng

điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm

1 Ngồi xuống đứng lên bằng chân

không thuận 19 1 0 59

2 Lò cò xung quanh sân Bóng đá bằng

chân không thuận 18 1 1 57

3 Nhảy dây trong 5 phút bằng chân

không thuận 18 1 1 57

4 Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân

không thuận 17 2 1 56

5 Hai người bật nhảy bằng chân

không thuận 18 1 1 57

6 Bật nhảy trên hố cát bằng chân

không thuận 12 5 3 49

7 Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân

có cõng người 13 3 4 49

8 Đi chân vịt 15m, bật cóc 15m, chạy

nhanh 15m 14 1 5 49

9 Hai người di chuyển, chuyền bóng

cho nhau bằng chân không thuận 15 3 2 53

10 Dẫn bóng luồn cọc, sút cầu môn

bằng chân không thuận 12 4 4 48

11 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m

bằng chân không thuận 17 2 1 56

12 Phát bóng xa 10 quả, bằng chân

không thuận 16 3 1 55

13 Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân

không thuận đá bóng 18 1 1 57

14 Chạy 60 m bằng chân không thuận 17 2 1 56

15 Cõng nhau thi đấu sân nhỏ

11 5 4 47

Từ kết quả ở bảng 2.5. Chúng tôi đã lựa chọn ra được 10 bài tập có tổng số

điểm từ 50 điểm trở lên, còn những bài tập có tổng điểm dưới 50 điểm có thể bỏ

qua. Những bài tập đó bao gồm:

Page 9: 1. Phần mở đầu

9

1. Ngồi xuống đứng lên bằng chân không thuận

2. Lò cò xung quanh sân Bóng đá bằng chân không thuận

3. Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận

4. Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân không thuận

5. Hai người bật nhảy bằng chân không thuận

6. Hai người di chuyển, chuyền bóng cho nhau bằng chân không thuận

7. Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân không thuận

8. Phát bóng xa 10 quả, bằng chân không thuận

9. Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá bóng

10. Chạy 60 m bằng chân không thuận.

Sau khi đã lựa chon ra được 10 bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên

môn cho chân không thuận của nam học sinh chuyên sâu Bóng đá qua quá trình

phỏng vấn. Để có cơ sở trong việc xác định mức độ ưu tiên trong việc lựa chọn

bài tập. Chúng tôi tiến hành xác định hệ số tương quan bằng phương pháp test

lặp lại giữa các bài tập trong thời gian thực nghiệm. Kết quả thu được trình bày

ở bảng dưới đây:

Bảng 2.6. Hệ số tương quan giữa các bài tập phát triển thể lực

chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh

trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp. (n=24)

TT Tên bài tập r P

1 Ngồi xuống đứng lên bằng chân không thuận 0,92 0,05

2 Lò cò xung quanh sân Bóng đá bằng chân không

thuận 0,88 0,05

3 Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận 0,85 0,05

4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân

không thuận 0,81 0,05

5 Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân không thuận 0,84 0,05

6 Hai người bật nhảy bằng chân không thuận 0,83 0,05

7 Hai người di chuyển, chuyền bóng cho nhau bằng

chân không thuận 0,69 0,05

8 Phát bóng xa 10 quả, bằng chân không thuận 0,68 0,05

9 Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá

bóng 0,86 0,05

10 Chạy 60 m bằng chân không thuận. 0,87 0,05

Page 10: 1. Phần mở đầu

10

Từ kết quả ở bảng 2.6. Chúng tôi có nhận xét sau: Chúng tôi đã lựa chọn ra

được 8 bài tập có hệ số tương quan r > 0,7 ở ngưỡng xác suất p=0,05 và các bài

tập có hệ số tương quan r < 0,7 ở ngưỡng xác suất p=0,05 có thể bỏ qua. Những

bài tập đó bao gồm:

1. Ngồi xuống đứng lên bằng chân không thuận

2. Lò cò xung quanh sân Bóng đá bằng chân không thuận

3. Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân không thuận

4. Chạy 60m bằng chân không thuận

5. Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá bóng

6. Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận

7. Hai người bật nhảy bằng chân không thuận

8. Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân không thuận

Vậy 8 bài tập được lựa chọn hoàn toàn có đủ độ tin cậy và có thể sử dụng

vào tập luyện thể lực chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh

trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp

+ Nội dung của 8 bài tâp được sử dụng vào thực nghiệm:

Bài tập 1: Ngồi xuống đứng lên bằng chân không thuận

Mục đích: Phát triển sức mạnh chân không thuận

Nội dung: Đứng thẳng, chân không thuận làm trụ, chân thuận nhấc bỏng

lên khỏi mặt đất, đưa ra trước và hai tay đưa sang ngang làm thăng bằng. Thực

hiện đứng lên ngồi xuống.

Yêu cầu: Không được để chân thuận chạm đất. Khi ngồi xuống thì hai tay

đưa ra trước. Thực hiên liên tục, nhanh

Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 5 lần

Quảng nghỉ: 2 phút

Bài tập 2: Lò cò xung quanh sân Bóng đá bằng chân không thuận.

Mục đích: Phát triển tố chất sức mạnh chân không thuận

Nội dung: Chân không thuận làm trụ, chân thuận co ra sau. Thực hiện lò

cò xung quanh sân Bóng đá.

Yêu cầu: Không được đổi chân và thực hiện liên tục, nhanh

Số lần lặp lại: 1 tổ, mỗi tổ 1 vòng

Quảng nghỉ: 2 phút

Page 11: 1. Phần mở đầu

11

Bài tập 3: Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân không thuận

Mục đích: Phát triển tố chất sức nhanh chân không thuận

Nội dung: Đặt 5 quả bóng hình thành hàng ngang ở vạch 16m50. Vạch

xuất phát cách vị trí đặt bóng là 5m. Từ vạch xuất phát chạy xuống dùng chân

không thuận sút cầu môn cho hết 5 quả.

Yêu cầu: Di chuyển tốc độ cao, sút bóng liên tục

Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 3 lần

Quảng nghỉ: 1 phút

Bài tập 4: Chạy 60m bằng chân không thuận

Mục đích: Phát triển tố chất sức nhanh chân không thuận

Nội dung: Chia làm 3 nhóm (có số người bằng nhau), mỗi nhóm cử ra

một người để chạy thi với nhau cự ly là 60m, sử dụng 1 chân không thuận chạy

còn chân thuận co lên. Khi nghe tín hiệu thì bắt đầu chạy

Yêu cầu: Sử dụng chân không thuận để chạy, chạy hết sức

Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 1 lần

Quảng nghỉ: 1 phút

Bài tập 5: Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá bóng

Mục đích: Phát triển tố chất sức bền chân không thuận

Nội dung: Chia lớp thành 2 đội (có số người bằng nhau) thi đấu với nhau.

Sử dụng chân không thuận cho tất cả các kỹ thuật bóng đá để đá bóng vào cầu

môn đối phương. Nếu đá bóng bằng chân thuận thì bị phạt trực tiếp cho đối

phương

Yêu cầu: Tất cả mọi động tác ở chân đều phải sử dụng chân không thuận

để đá bóng, đá bóng đúng luật, đá bóng tích cực.

Số lần lặp lại: 2 tổ, 5 phút

Quảng nghỉ: 1 phút

Bài tập 6: Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận

Mục đích: Phát triển tố chất sức bền chân không thuận

Nội dung: Thực hiện động tác nhảy dây bằng 1 chân không thuận.

Yêu cầu: Khi nhảy bị vướng dây thì bắt đầu tính thời gian lại, nhanh, liên tục.

Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 1 lần

Quảng nghỉ: 1 phút

Page 12: 1. Phần mở đầu

12

Bài tập 7: Hai người bật nhảy bằng chân không thuận

Mục đích: Phát triển tố chất khéo léo chân không thuận

Nội dung: Hai người nắm lấy chân phải của nhau, để ngang hông tay trái,

còn tay phải ôm bóng nặng (tạ tay). Cả hai người cùng nhảy theo các hướng (trái

phải, trước sau)

Yêu cầu: Thực hiện đúng động tác, nhanh, liên tục

Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 1 phút

Quảng nghỉ: 2 phút

Bài tập 8: Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân không thuận

Mục đích: Phát triển tố chất khéo léo chân không thuận

Nội dung: Thực hiện bật nhảy bằng chân không thuận tiến lùi qua bóng

Yêu cầu: Bật cao, nhanh, liên tục

Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 10 lần

Quảng nghỉ: 1 phút

2.2.2. Nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn ở

chân không thuận của học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.

Môn Bóng đá với những đặc điểm cơ bản đòi hỏi vận động viên phải có

kỹ thuật toàn diện, tốc độ phản ứng nhanh, chính xác... Để tạo điều kiện cho

môn Bóng đá có cơ sở nền tảng vững chắc thì việc xác định các chuẩn mực hệ

thống các chỉ tiêu, đánh giá trình độ thể lực của vận động viên qua từng giai

đoạn là hết sức cần thiết. Dựa trên cơ sở các test đặc trưng để đánh giá, căn cứ

vào luận điểm cơ bản của quá trình huấn luyện thông qua các tài liệu tham khảo.

Việc lựa chọn các test kiểm tra đánh giá phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thứ nhất: Các test lựa chọn phải đánh giá được thực chất thể

lực của người tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý.

- Nguyên tắc thứ hai: Việc lựa chọn các test phải đảm bảo độ tin cậy và

mang tính thông báo cần thiết của đối tượng nghiên cứu

- Nguyên tắc thứ ba: Các test được lựa chọn phải có các chỉ tiêu đánh giá

cụ thể, có hình thức tổ chức đơn giản, phù hợp với điều kiện thực tiễn của công

tác giảng dạy.

Page 13: 1. Phần mở đầu

13

Chúng tôi đã lựa chọn được 4 test để đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm

phát triển thể lực chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh trường

THPT chuyên Võ Nguyên Giáp

1. Sút bóng vào cầu môn 2m x 2m, khoảng cách 10m, sút bằng chân

không thuận.(quả vào)

2. Sút bóng xa trong hành lang rộng 10m, sút bằng chân không thuận.(m)

3. Sút 5 quả bóng đặt trên đường 16m50 vào cầu môn, chạy đà 5m, sút

liên tục 1 chân không thuận.(s)

4. Dẫn bóng luồn cọc, sút cầu môn trước khu vực 16m50, mỗi cọc cách nhau

2m, cọc cuối cùng cách đường 16m50 là 5m, sút bằng chân không thuận.(s)

Sau đó chúng tôi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên, huấn luyện viên có

kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, huấn luyện Bóng đá trong và ngoài

trường. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 2.7 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sự phát triển thể lực

chuyên môn ở chân không thuận của nam sinh học sinh

trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (n=20)

TT

Test

Tán

thành

(số

người)

Tỷ lệ

%

Không

tán

thành

(số

người)

Tỷ lệ

%

1 Sút bóng vào cầu môn 2m x 2m,

khoảng cách 15m, sút bằng chân

không thuận. (quả vào)

18

90 2 10

2 Sút bóng xa trong hành lang rộng

10m, sút bằng chân không thuận.

(m) 19 95 1 5

3 Sút 5 quả bóng đặt trên đường

16m50 vào cầu môn, chạy đà 5m,

sút liên tục bằng 1 chân không

thuận. (s)

14 70 6 30

4 Dẫn bóng luồn cọc, sút cầu môn

trước khu vực 16m50, mỗi cọc cách

nhau 2m, cọc cuối cùng cách đường

16m50 là 5m, sút bằng chân không

thuận.(s)

14 70 6 30

Page 14: 1. Phần mở đầu

14

Từ kết quả ở bảng 2.7. Chúng tôi đã lựa chọn được 2 test có tỷ lệ số người

tán thành từ 90% trở lên để đánh giá trình độ phát triển thể lực chuyên môn ở

chân không thuận của nam học sinh chuyên sâu Bóng đá bao gồm:

1. Sút bóng vào cầu môn 2m x 2m, khoảng cách 15m, sút bằng chân

không thuận.(quả vào).

2. Sút bóng xa trong hành lang rộng 10m, sút bằng chân không

thuận.(m)

Các test có tỷ lệ số người tán thành < 90% có thể bỏ qua.

2.2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã được lựa chọn nhằm phát triển thể

lực chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh trường THPT

chuyên Võ Nguyên Giáp

* Chương trình thực nghiệm:

+ Quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích xác định hiệu quả các

bài tập đã lựa chọn trong giảng dạy và huấn luyện nhằm đánh giá trình độ phát

triển thể lực chuyên môn ở chân không thuận của nam học sinh trường THPT

chuyên Võ Nguyên Giáp

Đối tượng là 24 nam học sinh bóng đá lớp 11 chuyên Lý Trường THPT

chuyên Võ Nguyên Giáp. Chúng tôi chia lớp một cách ngẫu nhiên thành 2

nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu

* Nhóm thực nghiệm:

Gồm 12 nam học sinh sử dụng 8 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho

chân không thuận mà chúng tôi đã lựa chọn.

* Nhóm đối chiếu:

Gồm 12 nam học sinh tập theo các bài tập phát triển thể lực ở giáo án và

theo lịch trình giảng dạy của nội dung bóng đá (nội dung tự chọn bóng đá 14

tiết)

Cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cùng tập 1 thời điểm và thời lượng

như nhau, song chỉ khác nhau về nội dung của các bài tập. Tiến độ thực nghiệm

trong 7 tuần, mỗi tuần 2 giáo án, mỗi giáo án gồm 45 phút. Giáo viên giảng dạy

Page 15: 1. Phần mở đầu

15

ở 2 nhóm có trình độ sư phạm là như nhau và cùng thực hiện trên một điều kiện

dụng cụ sân bãi.

+ Quá trình kiểm tra phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Cả hai nhóm đều được kiểm tra thông qua 2 test mà chúng tôi đã lựa chọn

- Đảm bảo thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm tra giữa các nhóm

- Khi kiểm tra học viên phải được khởi động kỹ và nghỉ ngơi hợp lý.

* Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho chân

không thuận đã lựa chọn.

+ Kiểm tra kết quả trước thực nghiệm:

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của các bài tập lựa chọn. Chúng tôi đã tiến

hành so sánh kết quả kiểm tra thành tích ban đầu giữa nhóm thực nghiệm và

nhóm đối chiếu về trình độ phát triển thể lực chuyên môn ở chân không thuận

trước khi đi vào thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 2.8. Kết quả kiểm tra thành tích phát triển thể lực chuyên môn ở chân

không thuận trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu.

(nA=nB=12)

TT Nội dung kiểm tra

Nhóm

đối chiếu

Nhóm

thực nghiệm

ttính

tbảng

p X X

1

Sút bóng vào cầu môn 2m x

2m, khoảng cách 15m, sút

bằng chân không thuận

thuận. (quả vào)

1,53 0,87 1,59 0,51 0,24 2,12 >0,05

2

Sút bóng xa trong hành lang

rộng 10m, sút bằng chân

không thuận. (m)

21,71 3,95 21,76 2,85 0,05 2,12 >0,05

Từ kết quả ở bảng 2.8. Chúng tôi có nhận xét sau: Kết quả kiểm tra ban

đầu của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chiếu không có sự khác biệt (ttính <

tbảng) ở ngưỡng xác suất P>0,05. Hay nói một cách khác là trình độ ban đầu

Page 16: 1. Phần mở đầu

16

của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chiếu ở thời điểm trước thực nghiệm là

tương đương nhau.

Page 17: 1. Phần mở đầu

17

+ Kiểm tra kết quả sau thực nghiệm:

Sau khi đã tổ chức kiểm tra thành tích ban đầu của hai nhóm. Chúng tôi đi

vào thực nghiệm bằng 8 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho chân không

thuận. Sau 7 tuần thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích phát triển thể

lực chuyên môn ở chân không thuận của 2 nhóm thực nghiệm và đối chiếu bằng 2

test như ở kiểm tra trước thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.9. Kết quả kiểm tra thành tích phát triển thể lực chuyên môn ở chân

không thuận sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu.

(nA=nB=12)

TT

Nội dung kiểm tra

Nhóm

đối chiếu

Nhóm

thực nghiệm

ttính

tbảng

p X X

1

Sút bóng vào cầu môn 2m x

2m, khoảng cách 15m, sút

bằng chân không thuận

thuận. (quả vào)

1,58 0,51 2,41 0,50 2,64 2,12 <0,05

2

Sút bóng xa trong hành lang

rộng 10m, sút bằng chân

không thuận. (m)

21,76 2,20 32,65 2,78 2,87 2,12 <0,05

Từ kết quả ở bảng 2.9. Chúng tôi có nhận xét sau:

Sau 7 tuần thực nghiệm, thành tích có sự thay đổi đáng kể ttính > tbảng ở

ngưỡng xác suất p < 0,05. Đặc biệt là ở test 2 có ttính(2,87) > tbảng(2,12). Sự khác

biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 0,05 hay nói cách khác thành tích của

chân không thuận ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chiếu. Chứng tỏ rằng

8 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho chân không thuận được chúng tôi

nghiên cứu có hiệu quả tốt.

Page 18: 1. Phần mở đầu

18

Biểu đồ 1: Thành tích phát triển thể lực chuyên môn ở chân không thuận

sau thực nghiệm của nhóm đối chiếu và nhóm thực nghiệm

Một lần nữa để xác định hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn nhằm bổ trợ

cho kỹ thuật đá bóng bằng chân không thuận. Chúng tôi tiến hành so sánh nhịp

độ tăng trưởng các chỉ số của 2 nhóm. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 2.10. So sánh nhịp độ tăng trưởng sự phát triển thể lực chuyên môn

giữa 2 nhóm sau 2 tháng thực nghiệm. (nA=nB=12)

TT Test W nhóm đối

chiếu (%)

W nhóm thực

nghiệm (%)

Chênh

lệch

1 Sút bóng vào cầu môn 2m x 2m,

khoảng cách 15m, sút bằng chân

không thuận thuận (quả vào)

3,22 5,02 1,80

2 Sút bóng xa trong hành lang rộng

10m, sút bằng chân không thuận (m) 0,23 1,12 0,89

1.58

21.76

6.19

2.41

32.65

5.14

0

5

10

15

20

25

30

35

Test 1 (quả)

Test 2

(m)

Test 3

(s)

Nội dung kiểm tra

Nhóm đối chiếu

Nhóm thực nghiệm

Thành tích

Page 19: 1. Phần mở đầu

19

Qua bảng 2.10. Chúng tôi nhận thấy: Sau 2 tháng thực nghiệm, cả hai

nhóm đều có nhịp tăng trưởng tốt. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có nhịp độ tăng

trưởng cao hơn so với nhóm đối chiếu từ 0,89 – 1,80 %.

Chúng ta có thể thấy rỏ mức độ tăng trưởng các chỉ số của 2 nhóm thực

nghiệm và đối chiếu qua biểu đồ hình cột sau:

Biểu đồ 2: Nhịp độ tăng trưởng sự phát triển thể lực chuyên môn của 2

nhóm sau gần 2 tháng thực nghiệm

3. Phần kết luận

3.1. Ý nghĩa của đề tài

Qua nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được 8 bài tập để đưa vào quá trình

thực nghiệm nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho chân không thuận của nam

học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp

1. Ngồi xuống đứng lên bằng chân không thuận

2. Lò cò xung quanh sân Bóng đá bằng chân không thuận

3. Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân không thuận

3.22

0.23

1.46

5.02

1.12

3.16

0

1

2

3

4

5

6

Test 1

(quả)

Test 2

(m)

Test 3

(s)

Nhóm đối chiếu

Nhóm thực nghiệm

Nội dung kiểm tra

Thành tích

Page 20: 1. Phần mở đầu

20

4. Chạy 60m bằng chân không thuận

5. Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá bóng

6. Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận

7. Hai người bật nhảy bằng chân không thuận

8. Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân không thuận

Các bài tập mà chúng tôi lựa chọn qua thực nghiệm đã có hiệu quả trong

việc nâng cao thể lực chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh

trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được

kiểm nghiệm bằng toán học thống kê, đạt độ tin cậy cần thiết ở ngưỡng xác suất

p < 0,05.

3.2. Kiến nghị và đề xuất

Đề nghị tổ thể dục – giáo dục quốc phòng và an ninh có thể sử dụng các bài

tập phát triển thể lực chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh

trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp mà chúng tôi đã lựa chọn làm tài liệu

tham khảo.

Để thuận lợi cho việc áp dụng bài tập vào huấn luyện thể lực chuyên môn

cho học sinh đề nghị nhà trường tăng cường trang bị cơ sở vật chất, dụng cụ

nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập