180321 tgd mag005 - stream.bigschool.vn · hanoi // 05 - 2018 2018 giáo viên hiệu quả dự...

57
hanoi // 05 - 2018 2018 Giáo viên hiệu quả Dự án hỗ trợ và đào tạo giáo viên Học sinh nói gì? Thư gửi ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Giáo viên với phụ huynh Những điều giáo viên nên làm cho phụ huynh Quản lí lớp học Quản lí lớp học để đối phó với các học sinh có vấn đề Giáo dục thế giới Anh: Tỉ lệ tham gia chương trình đào tạo giáo viên giảm hơn 40% 05

Upload: truongque

Post on 29-Aug-2019

212 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ha

no

i // 05

- 20

18

20

18

Giáo viênhiệu quả

Dự án hỗ trợ và đào tạo giáo viên

Học sinh nói gì?

Thư gửi ngài

Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Việt Nam Giáo viên với phụ huynh

Những điều giáo viên nên làm

cho phụ huynh

Quản lí lớp học

Quản lí lớp học để đối phó

với các học sinh có vấn đề

Giáo dục thế giới

Anh: Tỉ lệ tham gia

chương trình

đào tạo giáo viên

giảm hơn 40%

05

- ĐỘI NGŨTHỰC HIỆN

Nguyễn Thành Luân- quản lý dự án

Nguyễn Hữu Long- người sáng lập - thành viên dự án

Lê Hải Thanh

- thành viên dự ánTào Thị Nhung

- thành viên dự ánNguyễn Văn Vương

Nguyễn Phương Anh- biên tập viên - thành viên dự án

Đặng Thanh Hiền

- cộng tác viênSơ Thanh Hiếu

12

34

16-17/

Lãnh đạo trường học

10 điều để tạo nên

một hiệu trưởng thành công (P.2)

01-03/

Kĩ thuật dạy học

05 lời khuyên giúp

quản lí hoạt động nhóm

hiệu quả

06-09/

Quản lí lớp học

Quản lí lớp học để đối phó với

các học sinh có vấn đề

10-12/

Đánh giá năng lực

07 cách để đưa

nhận xét, phản hồi

đến người học

04-05/

Tạo động lựccho học sinh

03 bí quyết

tạo động lực

cho học sinh (P.1)

18-20/

Giáo viênvới nghề giáo

08 dấu hiệu cho thấy

bạn có tố chất

làm giáo viên

25-28/

Kinh nghiệmcho giáo viên trẻ

Và một ngày nữa trôi qua:

lá thư dành cho

các bạn giáo viên trẻ

29-31/

Học sinhnói gì?

Thư gửi ngài

Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Việt Nam

21-24/

Giáo viênvới phụ huynh

Những điều

giáo viên nên làm

cho phụ huynh

32-34/

Ý tưởngcủa tháng

07 cách thú vị để học về

chiến tranh thế giới thứ hai

37/

Cơ hội nghề nghiệp

Trường THPT Hồ Tùng Mậu

tuyển giáo viên cơ hữu

các bộ môn năm học 2018 - 2019

35-36/

Giáo dụcthế giới

Anh: Tỉ lệ tham gia

chương trình

đào tạo giáo viên

giảm hơn 40%

38-39/

Truyện cười

42-46/

Bài viết của khách

Ba từ đơn giản của cô giáo tôi

40-41/

Nhân vậttruyền cảm hứng Trường và nhà - trường

13-15/

Ứng dụngcông nghệ

10 cách tuyệt vời

để sử dụng mạng xã hội

trong lớp học (P.1)

- cộng đồnggiáo viên

- thông tinsự kiện

- gócchia sẻ

- nghệ thuậtdạy học

websi te: taogiaoduc.vn

- nghệ thuậtdạy học

- nghệ thuật dạy học

ĐỂ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NHÓM HIỆU QUẢ

05 LỜI KHUYÊN

Nguyễn Văn Vương– Nguyễn Hữu Long dịch

Khi giáo viên yêu cầu học sinh thực

hiện một nhiệm vụ học tập nhóm, có

hai trường hợp xảy ra: họ có thể làm

cho học sinh hứng thú nhiệt tình tham

gia hoặc biến lớp học trở thành một

không gian hỗn loạn.

Thực tế, quản lí hoạt động nhóm cũng

quan trọng như tổ chức hoạt động

nhóm. Do đó, dưới đây sẽ đưa ra 05

lời khuyên hỗ trợ bạn để học sinh

tham gia nhiệt tình hơn vào hoạt động

nhóm đồng thời kiểm soát hiệu quả

các hành vi gây mất trật tự.

Không gì đáng quan ngại hơn việc đưa ra các

nhiệm vụ học tập và nhìn thấy những cánh tay

giơ lên thắc mắc, hoặc nghe thấy học sinh phàn

nàn: “Chúng em phải làm gì ạ?”. Nếu có thể, hãy

hạn chế những mô tả khái quát về nhiệm vụ học

tập cũng như quy trình thực hiện ngay từ đầu.

Thay vào đó, giáo viên nên đưa ra những giải

thích chi tiết, dễ hiểu hoặc ghi hướng dẫn trên

giấy cho từng học sinh trong nhóm; lường trước

những câu hỏi có thể phát sinh hoặc nội dung

học sinh dễ nhầm lẫn bằng việc liệt kê danh

sách những tình huống có thể xảy ra. Giáo viên

có thể cung cấp ví dụ minh họa, hoặc ghi âm,

ĐƯA RA NHIỆM VỤ HỌC TẬP

RÕ RÀNG VÀ CỤ THỂ

01

01

- nghệ thuật dạy học 02

hướng dẫn quy trình làm cho các nhóm để

nghe trên iPad (nhất là đối với tiết học tiếng

Anh). Hãy cân nhắc sử dụng kĩ thuật 1-2-3: 1

phút để đọc các hướng dẫn trong im lặng, 2

phút để thảo luận về các hướng dẫn với

người khác hoặc với nhóm và 3 phút để lập

kế hoạch giải quyết nhiệm vụ học tập trước

khi học sinh yêu cầu sự giúp đỡ từ giáo viên.

Trước khi bắt đầu, giáo viên nên yêu cầu

toàn bộ thành viên trong các nhóm cùng tham

gia, đóng góp để làm nên sản phẩm cuối

cùng. Có thể bằng cách tạo một poster ở

giữa bảng, trên đó mọi học sinh ghi lại các ý

tưởng của mình hoặc hoàn thiện một bức

tranh cần sự tham gia của nhiều người. Nếu

một học sinh đang làm việc riêng, hãy thông

báo rằng bạn sẽ thu lại giấy của tất cả các

nhóm để kiểm tra hoặc công bố khi sau hoạt

động kết thúc. Khi hết thời gian làm việc, hãy

gọi học sinh một cách ngẫu nhiên như:

“người trong nhóm mà có mái tóc ngắn” hoặc

“người có ngày sinh nhật gần nhất với giáo

viên” để xác định học sinh sẽ được mời trình

bày về sản phẩm.

Việc trình bày cho học sinh (không chỉ bằng lời

nói) là cơ chế cơ bản nhưng có vai trò quan

trọng tạo nên thành công trong lớp học. Chẳng

hạn như khi giáo viên cần yêu cầu học sinh di

chuyển vị trí trong lớp học, hướng dẫn học

sinh sử dụng một chiến lược thảo luận hoặc

cách trao đổi khi thực hiện hoạt động “suy nghĩ

– thảo luận theo cặp đôi – chia sẻ”. Giáo viên

nên dành một vài tuần đầu tiên của năm học

để tiến hành làm mẫu (ví dụ như cho học sinh

di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác,

cho học sinh đi và lấy các dụng cụ học tập,

hướng dẫn học sinh sử dụng công nghệ thông

tin đúng cách…). Sử dụng một số học sinh làm

mẫu để tạo ra các ví dụ đúng và ví dụ không

đúng về các quy định trong giờ học. Sau đó

cho học sinh thảo luận với “bạn cùng bàn”.

Giáo viên đưa ra hoặc cung cấp các mẫu câu

được sử dụng trong các cuộc đối thoại nhóm.

Đầu tư ngay từ đầu, bạn sẽ thấy được hiệu

quả khi học sinh di chuyển và đối thoại trong

lớp học.

YÊU CẦU SẢN PHẨM ĐẦU RA02

03LÀM MẪU CÁC HOẠT ĐỘNG

TƯƠNG TÁC & CHUYỂN TIẾP

(GIỮA CÁC HOẠT ĐỘNG)

- nghệ thuật dạy học

Hãy trở thành đối tác tin cậy của học sinh nếu

các em có thể tự kiểm soát tiến độ của nhiệm

vụ, thời gian và mức độ tiếng ồn. Giáo viên có

thể đặt một chiếc đồng hồ đếm ngược trên

màn hình để giúp học sinh kiểm soát thời

gian, cho học sinh ít thời gian hơn so với mức

cần thiết. Điều này buộc chúng phải có tác

phong nhanh nhẹn, khẩn trương trong công

việc. Hãy chủ động đi kiểm tra khi thời gian

nhiệm vụ sắp hết để xem có nhóm nào cần

thêm thời gian không? Nếu một số nhóm đã

hoàn thành trước các nhóm khác, hãy chủ

động đưa ra các câu hỏi mở rộng hoặc thêm

nhiệm vụ ở mức độ cao hơn mà không ảnh

hưởng đến nhóm khác.

Đôi khi hoạt động nhóm thất bại đơn giản chỉ

bởi học sinh không biết, không thích hoặc

không tôn trọng lẫn nhau. Các hoạt động xây

dựng cộng đồng lớp học là quan trọng, nhưng

nhỏ hơn, những khoảnh khắc liên kết nhóm

cũng thu được hiệu quả hữu ích như tăng sự

gắn kết nhóm, giảm căng thẳng và tạo lập thói

quen lịch sự. Giáo viên có thể sử dụng một gợi

ý mở như: “Trước khi em bắt đầu, hãy chia sẻ

với các bạn về loại kem mà em yêu thích” hoặc

yêu cầu học sinh nắm tay nhau khi chúng hoàn

thành từng bước của nhiệm vụ. Xem xét đưa

ra những câu hỏi liên kết (mở rộng) cho học

sinh thảo luận khi chúng hoàn thành công việc.

Những câu hỏi liên kết cần đủ thú vị để tạo cho

học sinh hứng thú tham gia lại vừa có cơ hội

hiểu nhau hơn. Ví dụ như: Từ đâu em nhận ra

chủ đề này được khắc họa trong cuộc sống

thực hoặc trên các phương tiện truyền thông?;

hoặc lời kêu gọi cho lợi ích chung: Nếu em có

quyền lực, em sẽ làm gì và tại sao?

03

04 GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ,

THỜI GIAN & TIẾNG ỒN 05 KẾT HỢP XÂY DỰNG

CỘNG ĐỒNG LỚP HỌC

- nghệ thuật dạy học

03 BÍ QUYẾT TẠO ĐỘNG LỰCCHO HỌC SINH (P.1)

Đặng Thanh Hiền dịch

Trong những bài viết mà tôi từng đọc, người

tạo động lực thường được cho là chịu nhiều

thách thức, khó khăn. Tôi hình dung tới giáo

viên, những người tham gia lớp học ngày

này qua ngày khác với một niềm hứng khởi

tuyệt vời, một nụ cười thường trực, một chút

hăng hái và luôn tràn đầy năng lượng. Trong

nhiều năm qua, tôi đã học được rằng tôi hào

hứng với việc dạy bao nhiêu thì học sinh của

tôi cũng hào hứng với việc học bấy nhiêu.

Vậy đâu là chìa khóa để tạo động lực cho

học sinh?

Động lực được định nghĩa là “mong muốn

nói chung hoặc sự sẵn lòng làm việc gì của

một ai đó”. Tại sao lại là MONG MUỐN, SỰ

SẴN LÒNG và LÀM VIỆC GÌ ĐÓ? Những từ

này, thực tế, lại không được dùng như

chúng ta thường thấy trong yêu cầu ở lớp

học, ít nhất là không theo phương pháp giáo

dục. Vậy làm sao tôi tạo được động lực học

tập cho học sinh? Đơn giản, tôi cố gắng bám

sát định nghĩa của từ: tạo cho bản thân

mong muốn được hiểu biết, sẵn lòng để thử

những điều mới và nắm bắt lấy cơ hội để

thực hiện điều đó.

04

- nghệ thuật dạy học

Trước mỗi tiết học hoặc trước khi dạy

một kĩ năng mới, hơn hết, giáo viên cần

tạo cho học sinh “mong muốn được hiểu

biết”. Một cách tôi rất thích để tạo ra sự

mong muốn ở học sinh là bắt đầu bằng

câu hỏi: “Bạn có biết?” và liệt kê một

thông tin liên quan đến bài học. Chẳng

hạn, tôi bắt đầu bằng một đơn vị kiến

thức trong hệ thống biểu tượng hoặc bối

cảnh của nước Mỹ. Để giới thiệu đơn vị

đó, tôi viết câu hỏi “Bạn có biết?” lên

bảng kiểu như “Bạn có biết nước Anh đã

bắt giam một người đàn ông mà sau này

ông ấy được cả thế giới biết đến nhờ một

bài thơ?” Tôi dán một bức tranh vẽ người

tù (Francis Scott Key) dưới câu hỏi “Bạn

có biết?”. Tôi không chỉ khơi gợi mong

muốn được biết người đàn ông đó là ai,

mà còn giúp học sinh miêu tả người đó

và giai đoạn lịch sử mà bức tranh này

được trưng bày. Tôi tạo ra mong muốn,

khát khao tìm kiếm cái mới. Dưới đây là

những cách khác để tạo ra mong muốn:

– Hỏi hoặc đưa ra một câu đố.

– Gửi qua email những câu hỏi nhỏ vào tối

hôm trước và yêu cầu các học sinh chuẩn bị.

– Cho học sinh nhìn tranh ảnh của người, địa

điểm hoặc những sự vật, sự kiện với những

câu trích dẫn hoặc câu hỏi liên quan.

– Bắt đầu bằng âm nhạc hoặc thậm chí

thông tin về một cuộc cách mạng.

– Đặt câu hỏi: “Nếu… thì?”; “Ai đã nói…?”

– Sử dụng các trích đoạn phim (Youtube là

công cụ hữu ích)

Những phương pháp này đều sẽ tạo ra

hiệu quả nhất định cho tiết học của bạn.

Tất cả những gì bạn cần là một chút

sáng tạo để lôi kéo sự chú ý của học

sinh. Một khi có được sự chú ý, bạn có

thể tiến tới khơi gợi sự sẵn sàng của

học sinh hoặc duy trì sự chú ý để học

sinh học được nhiều hơn.

05

(Hãy đón đọc phần tiếp trong số tới)

01 CÁCH TÔI TẠO RA MONG MUỐN

- nghệ thuật dạy học 06

Hành vi của học sinh trong lớp học được giải thích bằng rất nhiều lí do khác nhau, từ việc

muốn gây chú ý của giáo viên cho đến việc cảm thấy tiết học nhàm chán hoặc thấy stress về

cuộc sống. Thông thường các học sinh có vấn đề được chia thành hai loại chính dưới đây:

CÁC KIỂU HỌC SINH CÓ VẤN ĐỀ& HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT PHÙ HỢP

QUẢN LÍ LỚP HỌC ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI

CÁC HỌC SINH CÓ VẤN ĐỀ

Nguyễn Hữu Long

Thông thường, học sinh có vấn đề thường được xếp vào hai kiểu chính: học sinh

phá rối và học sinh luôn chống đối. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về cả hai

kiểu học sinh này và làm như thế nào để giáo viên có thể giải quyết được các vấn

đề với chúng. Một học sinh có vấn đề thường khiến giáo viên phải dành rất nhiều

công sức để giải quyết, đặc biệt là khi chúng làm gián đoạn giờ dạy của giáo viên.

Thách thức đặt ra là làm thế nào để sử dụng các chiến thuật quản lí lớp học đối với

những học sinh này mà không ảnh hưởng đến các học sinh khác trong lớp.

- nghệ thuật dạy học 07

Những học sinh này sẽ làm bất cứ điều gì

để gây sự chú ý. Chúng sẽ làm gián đoạn

giờ học và công việc giảng dạy của giáo

viên, khiến các học sinh khác cảm thấy

khó chịu vì bị làm phiền hoặc thiếu sự tôn

trọng. Mục tiêu của chúng là tạo nên “sự

khác biệt”, muốn người khác “phải ngước

nhìn”. Thỉnh thoảng những học sinh này

chỉ muốn thoát khỏi sự nhàm chán và

những lần khác là thoát khỏi cảm giác

chúng đang bị lãng quên hay không được

chú ý. Chúng sẽ làm bất cứ điều gì để

khiến người khác cười và thậm chí là làm

người khác bị tổn thương.

PHẢI LÀM SAO:

Nếu học sinh mong muốn được chú ý,

hãy chú ý đến chúng. Kiểu học sinh này

có thể cảm thấy thích thú với các vị trí

lãnh đạo. Để chúng chịu trách nhiệm

nhiệm với một nhóm nhỏ hoặc giao cho

chúng dạy lại một khái niệm hay nội dung

nào đó mà chúng giỏi. Nếu nguyên nhân

của các vấn đề về hành vi xuất phải từ sự

nhàm chán của tiết học, có lẽ bạn nên suy

nghĩ lại về bài dạy của mình để trở nên

thử thách và hấp dẫn hơn. Bạn có thể cố

gắng cho chúng cơ hội để chúng được

lựa chọn nhiệm vụ học tập riêng.

HỌC SINH PHÁ RỐI

- nghệ thuật dạy học 08

PHẢI LÀM SAO:

Một khi bạn thấy học sinh trông có vẻ mệt

mỏi thì ngay sau đó phải tìm hiểu xem

nguyên nhân của những căng thẳng đó là

gì. Nếu đó là vấn đề trong cuộc sống cá

nhân hoặc từ gia đình, bạn có thể tư vấn

cho chúng đến các trung tâm tham vấn

tâm lí học đường hoặc dành thời gian cho

chúng biết rằng bạn luôn bên cạnh và

lắng nghe, chia sẻ với chúng. Nếu học

sinh bị căng thẳng do áp lực học tập và

hoạt động từ nhà trường, bạn có thể giúp

học sinh giảm căng thẳng bằng một vài

chiến thuật nhưng hãy luôn đề học sinh

chắc chắn rằng, giáo viên là người hỗ trợ

chúng. Chẳng hạn, để dạy chúng tránh

khỏi trạng thái căng thẳng, giáo viên có

thể sử dụng các biện pháp trị liệu tâm lí

như sống trong khoảnh khắc, thở sâu để

giảm sự căng thẳng; một vài động tác

yoga; chia sẻ chế độ ăn uống và tập luyện

phù hợp giảm stress.

HỌC SINH BỊ CĂNG THẲNGDẪN ĐẾN CHỐNG ĐỐI

Kiểu học sinh này thường đang phải đối

mặt với các vấn đề ở trường học hoặc ở

nhà. Chúng luôn cảm thấy mệt mỏi và

thường xuyên mất tập trung. Nếu chúng

có hành vi sai, chúng thường xuyên tỏ ra

hiếu chiến và chống đối. Thật không may,

giáo viên sẽ không nhận ra vấn đề này

cho đến khi vấn đề đã nghiêm trọng và

bạn phải dành thời gian để hỏi chúng.

- nghệ thuật dạy học 09

Khi đối mặt với những học sinh có vấn đề, bạn cần nhắc bản thân mình rằng chúng thực ra là

những đứa trẻ đang phải đối mặt với vô vàn trạng thái cảm xúc mà chính bản thân chúng cũng

không kiểm soát được. Vấn đề còn lại được đặt ra: liệu giáo viên có sẵn sàng dành thời gian

tìm ra nguyên nhân của những hành vi có vấn đề mà học sinh mắc phải? Chẳng hạn, một

chiến thuật quản lí lớp học vừa giúp giáo viên giải quyết được các vấn đề về hành vi, vừa cho

phép xây dựng mối quan hệ với người học chỉ đơn giản là dành thời gian nói chuyện với học

sinh khoảng 2 phút mỗi ngày (về bất cứ điều gì). Quá trình diễn ra trong 10 ngày liên tiếp. Mục

tiêu là trong khi nói chuyện với học sinh bạn xây dựng được sự thiện cảm, hơn thế, phát hiện

ra vì sao học sinh có vấn đề về hành vi và còn giúp chúng giải quyết được các vấn đề đó.

Đối với các học sinh có vấn đề luôn đòi hỏi giáo viên phải dành một khoảng thời gian nhất định.

Nhưng hãy nhớ, mục tiêu đầu tiên luôn là tìm ra các nguyên nhân và sau đó thay đổi nó. Trong

quá trình thực hiện, nếu bạn tạo nên sự thay đổi từ phía người học, hãy kiên trì tiếp tục; nếu

không hiệu quả, hãy thử các chiến thuật mới.

Ban đã làm gì để giải quyết các vấn đề về hành vi trong lớp học của bạn? Bạn có các

chiến thuật nào có thể chia sẻ với cộng đồng giáo viên? Hãy thoải mái chia sẻ với

chúng tôi, chúng tôi luôn mong nhận được những phản hồi từ đồng nghiệp như bạn!

TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI GIÁO VIÊN LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG HỌC TRÒ

- nghệ thuật dạy học

07 CÁCH ĐỂ ĐƯANHẬN XÉT, PHẢN HỒI

ĐẾN NGƯỜI HỌC

Nguyễn Văn Vương– Nguyễn Hữu Long dịch

Đưa ra nhận xét, phản hồi cho

người học là một công việc không

hề đơn giản. Một khi nó được sử

dụng hợp lí, nó có thể trở thành

một trong những chiến lược hiệu

quả nhất để cải thiện kết quả học

tập của học sinh. Nhưng nghiên

cứu cũng chỉ ra rằng, nếu giáo

viên sử dụng không đúng cách,

những nhận xét, phản hồi, trái lại,

sẽ thành “lợi bất cập hại”.

Tất cả giáo viên chúng ta luôn

muốn những nhận xét, phản hồi

của mình có tác dụng động viên,

khuyến khích, nhưng với học

sinh, nó có thể lại được hiểu lầm

giống như một sự phán xét hoặc

chỉ trích. Dưới đây là cách làm

thế nào để những phản hồi của

giáo viên luôn thu được hiệu ứng

tích cực:

Sẽ có lúc, giáo viên gặp một học sinh thường

xuyên lặp lại một hành động hết lần này đến lần

khác đến mức khiến họ phải phát cáu. Đó là

điều bình thường. Nhưng giáo viên cũng cần

hiểu rằng, học sinh làm như vậy vì chúng muốn

nhận được lời khen/ sự tuyên dương khi chúng

đạt được một thành tựu nào đó trong học tập.

Vấn đề đơn giản chỉ có vậy.

Tuổi teen luôn quan tâm đến những gì bạn bè

cùng trang lứa nghĩ về mình. Những nhận xét

mang tính xây dựng của thầy cô (ngay cả khi

ĐỪNG ĐỔ CÔNG SỨC

HỌC SINH XUỐNG BIỂN

10

01

HÃY SỬA LỖI SAI

MỘT CÁCH KÍN ĐÁO02

- nghệ thuật dạy học 11

giáo viên đã có sự chuẩn bị cẩn thận). Mọi lời

thầy cô nói với chúng đều có thể bị xem là sự

phê phán trước trước đám đông, dẫn đến nỗi

sợ thất bại và không muốn khẳng định mình

trước đám đông. Một trong số những cách để

vượt qua khó khăn này, theo tác giả Doug

Lemov, được gọi là “sự sửa sai một cách kín

đáo”. Điểm cộng của phương pháp này giới

hạn sự tập trung của đám đông đối với một

cá nhân, giảm những phản hồi tiêu cực, trong

khi giáo viên vẫn truyền đạt được thông điệp

một cách rõ ràng.

Sẽ tốt hơn khi đưa ra phản hồi hướng đến sự

phát triển và tiến bộ của từng cá nhân thay vì

đem chúng so sánh với các bạn cùng lớp

(hoặc bất cứ ai khác, dưới bất cứ nội dung/

hình thức nào). Một nghiên cứu gần đây đã

chỉ ra rằng: nếu thường xuyên đề cao học

sinh này hơn hẳn những học sinh khác, các

em sẽ dần hình thành hành vi “kiêu ngạo”,

đặc biệt là những em có học lực giỏi. Kiểu so

sánh này dễ làm giảm động lực và kết quả

học tập cũng như sự tự tin, khả năng kiểm

soát cảm xúc, thành tích học tập thậm chí gia

tăng sự giận dữ ở học sinh kém hơn. Trong

nghiên cứu này, 86% trẻ em được khen vì

những năng lực bẩm sinh chỉ nhằm mục đích

so sánh với các bạn khác thay vì hướng đến

mục đích tìm kiếm phương pháp/ cách thức

để cải thiện và làm tốt hơn.

KHÔNG SO SÁNH03Khi các giáo viên nói những câu nhận xét như

“Tốt”, giáo viên thường mặc định rằng học sinh

sẽ biết chính xác thế nào là “tốt”. Thực tế,

không phải lúc nào cũng vậy - đặc biệt khi đối

tượng làm việc của giáo viên là các em học

sinh phổ thông - bộ não đang trong quá trình

phát triển của các em sẽ cảm thấy khó khăn

khi phải hiểu “cách nghĩ” của người khác qua

một quá trình tư duy phức tạp. Do đó, giáo viên

càng đưa ra những nhận xét chi tiết và cụ thể

thì càng đạt hiệu quả cao, xóa đi sự mơ hồ đối

với học sinh. Thay vì chỉ nói “con làm tốt”, hãy

nói “Cách con làm… thực sự rất tốt”, “Cách

con đưa ra quan điểm cá nhân rất tốt”, ...

04 LUÔN CHI TIẾT VÀ CỤ THỂ

- nghệ thuật dạy học

Có một vấn đề đối với những câu hỏi đóng

khi bạn hỏi học sinh – “Con có cảm thấy căng

thẳng trước kì thi?” nếu câu trả lời của học

sinh là “KHÔNG” thì có nghĩa rằng đoạn hội

thoại sẽ chỉ dừng lại ở đó. Một câu hỏi mở –

“Con cảm thấy như thế nào về bài kiểm tra

sáng nay?” – sẽ khuyến khích học sinh chia

sẻ những tâm sự của chúng và đem đến cho

giáo viên cơ hội làm chủ tình huống và biết

được nhiều thông tin hơn về người học.

Nhưng bạn cũng nên kết hợp sử dụng cả các

câu hỏi mở và câu hỏi đóng trong nhận xét/

phản hồi của mình tùy theo từng tính huống.

Các câu hỏi đóng thường có tác dụng trong

việc hướng đến các thông tin quan trọng và

duy trì cuộc đối thoại được tập trung.

12

Động viên những cố gắng nỗ lực hơn là sự

thông minh sẵn có sẽ tạo thúc đẩy, làm nên

động lực bên trong, khiến học sinh hào hứng

tiếp tục phát triển ở các giai đoạn sau. Nhiều

nghiên cứu chỉ ra rằng, tùy vào hình thức khen

thưởng mà trẻ nhận được sẽ dẫn đến sự thay

đổi tương ứng đối với chính bản thân chúng.

06TẬP TRUNG VÀO QUÁ

TRÌNH LÀM VIỆC, KHÔNG

PHẢI NĂNG LỰC BẨM SINH

05 KẾT HỢP CÁC CÂU HỎI MỞ

VÀ CÂU HỎI ĐÓNG

Đây là một trong những điểm quan trọng nhất

để làm nên một người giáo viên xuất sắc. Bất

kì nhận xét, phản hồi mà không dẫn đến sự

thay đổi về hành vi của học sinh điều đó được

coi như sự thừa thãi và rườm rà. Bạn muốn

học sinh phải thay đổi điều gì? Bạn muốn học

sinh sẽ làm tốt hơn ở những điểm nào? Bạn

giải thích nó thật chi tiết và cụ thể kèm theo

những công việc phải làm để học sinh của bạn

có thể đạt được những gì mà bạn kì vọng.

07 KẾT THÚC VỚI NHỮNG

CÔNG VIỆC CỤ THỂ PHẢI LÀM

- nghệ thuật dạy học

10 CÁCH TUYỆT VỜIĐỂ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

TRONG LỚP HỌC (P.1)Tác giả: Maria CastleĐặng Thanh Hiền dịch

Thử nghĩ về hoạt động yêu thích của học sinh thời nay, gần như chắc chắn bạn sẽ đi đến một câu

trả lời: mạng xã hội. Dường như học sinh ở mọi lứa tuổi đều dùng nó hàng ngày hay đến cả hàng

giờ. Những kênh mạng xã hội có quyền năng mê hoặc, vì thế, chúng dễ trở thành thứ gây mất tập

trung nhất trong lớp học. Tuy nhiên, điều mà hầu hết giáo viên không nhận thấy là họ có thể sử

dụng mạng xã hội với mục đích tốt. Điều này, thậm chí còn có khả năng tăng cường sự hợp tác

và tinh thần cạnh tranh lành mạnh trong lớp học. Do đó tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ 10 cách thức tuyệt

vời để sử dụng mạng xã hội trong quá trình giáo dục.

Học sinh học được nhiều điều mới mẻ mỗi ngày. Tuy nhiên,

chúng hiếm khi có được những chỉ dẫn hữu ích về cách sử

dụng mạng xã hội. Vì vậy, các em thường dựa vào trực giác và

xem người khác làm mẫu và điều này thì không phải lúc nào

cũng định hướng đúng. Đã đến lúc để làm mẫu. Hãy giải thích

cách thức mạng xã hội có thể hỗ trợ việc học tập và tạo dựng

uy tín tuyệt vời trên mạng. Hãy làm gương cho học sinh và giới

thiệu với các em khái niệm công dân công nghệ có trách nhiệm.

13

01 LÀM MẪU

- nghệ thuật dạy học

Tạo một nhóm riêng tư và mời tất cả học sinh tham gia sau khi

giáo viên đã chắc chắn rằng từng học sinh trong lớp đều có

smartphone, máy tính bảng hoặc máy tính (vì có những gia đình

hoàn cảnh khó khăn mà không thể mua điện thoại cho con).

Bạn cũng nên nói với phụ huynh bởi nhiều người có thể không

ủng hộ việc con mình dùng Facebook. Sau khi nhận được sự

đồng ý, bạn lập nhóm và bắt đầu đăng lên các chủ đề thảo luận.

Nếu như có một cuộc thảo luận đặc biệt thú vị trong lớp và

muốn tiếp tục, bạn có thể đăng lên Facebook.

14

02 KẾT NỐI CẢ LỚP TRONG MỘT NHÓM FACEBOOK

Bạn có thể dễ dàng sử dụng công cụ mạng xã hội với mục đích

giới thiệu diễn văn của những khách mời đến trong từng buổi

học. Trò chuyện trực tuyến qua Skype hay bạn có thể kết nối

thông qua YouTube và Facebook. Nhờ có công nghệ, học sinh

của bạn sẽ tiếp cận được các nguồn tài nguyên mới để học và

được tạo cảm hứng hơn hết. Ngoài ra, MysterySkype cũng là

một lựa chọn tuyệt vời và rất đơn giản trong việc tìm các lớp

học khác nhằm kết nối toàn cầu thông qua sử dụng mạng.

03 MỜI CÁC DIỄN GIẢ

- nghệ thuật dạy học

Viết blog luôn là một hoạt động thực sự thú vị với học sinh dù ở

lứa tuổi nào đi nữa. Hãy giải thích cho học sinh blog là gì và yêu

cầu các em chọn một đề tài mà bản thân cảm thấy hứng thú. Đề

tài mà các em lựa chọn không nhất thiết phải liên quan đến

chương trình học. Sau đó, nói với học sinh cách để tiến hành

tìm hiểu và phát triển các bài viết trên blog mà không bị trùng

lặp ý tưởng. Giáo viên có thể thảo luận về những bài viết đó mỗi

tháng một lần trong lớp và tất cả học sinh có thể đăng ý kiến

trong mỗi bài viết trên blog.

15

04 YÊU CẦU HỌC SINH LẬP BLOG

Twitter là một mạng xã hội cực kì thú vị đối với học sinh. Nếu tất

cả học sinh trong lớp đều có điện thoại kết nối được Internet,

bạn có thể tổ chức một cuộc thảo luận trên Twitter. Hãy nghĩ

một nhãn dán liên quan đến cuộc thảo luận và yêu cầu họ tiến

hành tra cứu trực tuyến rồi đăng một tweet có nội dung thông

tin thú vị trong vòng 15 phút.

05 TWEET!

(Hãy đón đọc phần tiếp trong số tới)

- nghệ thuật dạy học

10 ĐIỀU ĐỂ TẠO NÊNMỘT HIỆU TRƯỞNG THÀNH CÔNG (P.2)

Nguyễn Hữu Long dịch(Nguồn: www.thoughtco.com)

Việc giải quyết những vấn đề mang tính

tình thế hiếm khi là một giải pháp tốt. Các

giải pháp lâu dài, thông thường, đòi hỏi

nhiều thời gian, sự suy ngẫm và nỗ lực.

Tuy nhiên, chính sự chuẩn bị này lại giúp

Hiệu trưởng thường đóng vai trò là người

tạo ra các nội quy. Mỗi trường học lại có

những nội quy và chính sách khác biệt.

Việc xây dựng các nội quy chỉ đạt hiệu quả

khi nó được thúc đẩy bởi hệ thống thưởng

và phạt. Do đó, hiệu trưởng thành công là

người luôn tích cực trong việc tạo nên các

nội quy và duy trì kỉ luật của học sinh. Họ

thường nhận ra những vấn đề tiềm tàng,

chủ động giải quyết trước khi nó xảy đến.

06 SÁNG TẠO& DUY TRÌ NỘI QUY

Người hiệu trưởng phải là chuyên gia trong

rất nhiều các khía cạnh, bao gồm cả chuyên

môn và quản lý. Những hiệu trưởng thành

công đều là những người làm chủ thông tin.

Họ luôn cập nhật những nghiên cứu mới

nhất về giáo dục, về công nghệ và các xu

hướng. Hiệu trưởng nên có ít nhất kiến thức

chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, luôn

08 TRỞ THÀNH TRUNG TÂM CỦA CÁC NGUỒN THÔNG TIN

người hiệu trường tiết kiệm được thời gian

vì không phải giải quyết vấn đề này trong

tương lai. Do đó, hãy bằng việc bắt đầu

giải quyết những vấn đề nhỏ tới những vấn

đề tổng thể. Người hiệu trưởng thành công

sẽ luôn dựa vào hoàn cảnh cụ thể để tìm ra

nguyên nhân và giải pháp; quan tâm đến

những vấn đề cơ bản và giảm thiểu hậu

quả của nó trong tương lai.

07LUÔN TÌM KIẾM

GIẢI PHÁP LÂU DÀI KHI XỬ LÝ VẤN ĐỀ

16

- nghệ thuật dạy học 17

một cộng đồng trường học thành công.

Hãy đưa ra những đòi hỏi cao trong công

việc nhưng cũng nên mở rộng cánh cửa để

mọi người đến và tìm sự hỗ trợ mỗi khi họ

cần giúp đỡ. Hãy luôn tạo cho bản thân

tâm thế sẵn sàng, trở thành người biết

cách lắng nghe và quan trọng nhất là có

khả năng tư vấn và giúp đỡ.

Những hiệu trưởng thành công luôn coi

học sinh là số một trong thứ tự ưu tiên. Họ

không bao giờ đánh đổi học sinh với các

giá trị khác. Tất cả sự kì vọng, những

mong muốn và hành động mà họ làm đều

là vì học sinh. Sự an toàn, sức khỏe, sự

tiến bộ trong học tập của học sinh là những

giá trị cốt lõi mà họ theo đuổi. Mọi quyết

định mà họ đưa ra đều mong muốn tạo

dựng những điều tốt đẹp cho học sinh.

Chúng ta là những người luôn đồng hành

hỗ trợ và giáo dục tất cả học sinh trong nhà

trường. Là một hiệu trưởng bạn không bao

giờ được phép quên một điều rằng học

sinh là trung tâm trong toàn bộ sự nghiệp.

Hiệu trưởng là người thực sự bận rộn đến

mức đôi khi chỉ muốn đóng chặt cửa phòng

để tập trung giải quyết việc. Điều này hoàn

toàn có thể chấp nhận, miễn là nó không

trở thành thói quen. Tại sao? Hiệu trưởng

phải giải quyết hàng tá vấn đề đến từ giáo

viên, học sinh, phụ huynh…đồng nghĩa với

việc phải mở rộng cánh cửa và sẵn sàng

tiếp nhận phản hồi từ mọi phía. Những

hiệu trưởng thành công luôn hiểu rằng việc

xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực

với mọi người là chìa khóa để tạo nên

theo dõi những thay đổi về mặt chính sách.

Hơn hết, họ luôn đồng hành cùng giáo

viên, chia sẻ các kĩ năng và kinh nghiệm

giảng dạy và lan tỏa những kinh nghiệm

thành công. Giáo viên sẽ chỉ tôn trọng

những hiệu trưởng có hiểu biết về công

việc giảng dạy. Họ sẽ trân trọng những

hiệu trưởng có khả năng đưa ra được các

giải pháp mang tính ứng dụng cao, giúp họ

giải quyết các vấn đề trong lớp học và

trong cuộc sống.

09 DUY TRÌ KÊNH LIÊN LẠC

10 ĐẶT HỌC SINH

LÊN TRÊN HẾT

websi te: taogiaoduc.vn

- cộng đồnggiáo viên

Bạn có từng nghĩ mình sẽ là một giáo viên ở một trường phổ thông? Nếu bạn sở hữu

những phẩm chất sau đây, bạn có thể tạo nên sự khác biệt nơi những đứa trẻ, tạo dựng

những giá trị mới cho nền giáo dục. Trong khi không có một phương pháp thống kê nào

cho biết những yếu tố tạo nên một nhà giáo dục tuyệt vời, những phẩm chất đặc trưng

sau đây sẽ định hình nền tảng thiết yếu để giúp bạn thành công trên bục giảng.

Giáo viên tuyệt vời là người kiên nhẫn,

thấu hiểu, tốt bụng. Họ có thể đặt mình

vào vị trí của học sinh và hiểu học sinh

đang nghĩ gì, cảm thấy thế nào, từ đó dự

đoán được những điều học sinh cần để

học tập hiệu quả và phát triển năng lực.

Khi học sinh chống đối, giáo viên tốt sẽ

kiềm chế sự tức giận của mình và cố

gắng không làm cho tình hình xấu đi.

Thay vào đó, bằng mọi giá, giáo viên sẽ

quan tâm đến từng học sinh trong lớp.

Điều này là một thử thách nhưng những

giáo viên tuyệt vời luôn biết sự khác biệt

của họ so với số đông là ở trái tim và tâm

hồn dành cho học sinh.

Giáo viên hiệu quả dành sự đam mê cho

nhiều thứ: học sinh, việc học tập, chuyên

ngành mà họ chọn, nghệ thuật dạy học và

đời sống nói chung. Họ mang bầu nhiệt

huyết vô tận đến lớp và thổi niềm hứng

khởi vào quá trình học tập. Trong khi rất

LÒNG CẢM THÔNG

NIỀM ĐAM MÊ

8 DẤU HIỆU CHO THẤYBẠN CÓ TỐ CHẤT LÀM GIÁO VIÊN

Tác giả: Beth LewisĐặng Thanh Hiền dịch

18- cộng đồng giáo viên

19

duy trì sự tỉnh táo để tập trung vào cả mục

tiêu dài hạn lẫn ngắn hạn. Hơn nữa, giáo

viên hiệu quả chấp nhận những khó khăn

vốn có trong việc dạy học như là một phần

của sự nghiệp gắn bó suốt đời. Sự tận tụy

không ngừng ấy có tác động tích cực đến

tập thể giáo viên và là món quà vô giá đối

với học sinh.

Bằng hình thức kiểm tra đánh giá, ứng

dụng các công nghệ giáo dục tiên tiến nhất,

đào tạo chuyên sâu và sự tận tâm, những

giáo viên tuyệt vời nhất luôn dùng mọi công

cụ trong khả năng của họ để hỗ trợ học

sinh đạt được hoặc vượt qua sự kì vọng.

Giáo viên cũng cần có tinh thần cầu tiến,

luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học.

Khi sự tận tâm của giáo viên thúc đẩy học

sinh đi đến thành công, họ sẽ có thêm động

lực để trở lại với sứ mệnh giáo dục của họ.

khó có thể duy trì niềm đam mê cao độ suốt

cả sự nghiệp, những giáo viên giỏi nhất

luôn biết cách tự tạo ra niềm vui trong công

việc dạy học. Mỗi buổi sáng khi học sinh

bước vào lớp, chúng có thể yên tâm rằng

giáo viên đã sẵn sàng với một tinh thần

phấn chấn khiến việc học trở nên thú vị.

Giáo viên tốt sẽ không bao giờ từ bỏ. Dù

công việc lúc nào cũng đầy rẫy khó khăn,

những giáo viên tuyệt vời nhất biết rằng sự

chăm chỉ và tận tụy của mình trong công

việc là nguồn động lực cho tất cả học sinh

trong lớp.

Giáo viên không thể dễ dàng từ bỏ hoặc cản

trở quá trình phấn đấu đạt mục tiêu học tập

của học sinh. Họ nên chuẩn bị tinh thần đối

mặt với những trở ngại, nhưng cũng phải

SỰ KIÊN TRÌTINH THẦN CẦU TIẾN

SẴN SÀNG ĐỐI MẶT VỚI THỬ THÁCH

- cộng đồng giáo viên

20

học sinh. Nói cách khác, giáo viên giỏi biết

rằng học sinh của họ sẽ chỉ thành công nếu

được khuyến khích và kì vọng. Bằng cách

tiếp cận mỗi học sinh với sự kì vọng cao

nhất, giáo viên sẽ hình dung được sự thành

công của học sinh trước cả khi nó xảy ra.

Đây là một trong những điều tuyệt vời nhất

khi trở thành một giáo viên.

Không có ngày nào giống với ngày nào

trong cuộc đời đi dạy của giáo viên. Do đó,

những giáo viên giỏi thường bắt đầu ngày

mới với một tâm trí cởi mở và cảm quan hài

hước. Họ không dễ bị chán nản bởi những

chướng ngại trên đường hoặc trục trặc

trong lịch trình, dù những vấn đề này có lớn

hay nhỏ. Với vô số các yếu tố ảnh hưởng

đến từng phút trong ngày, các nhà giáo dục

can đảm hãy luôn sẵn sàng linh hoạt khi

cần thiết, với một nụ cười tự tin.

Những giáo viên có năng lực chấp nhận sự

năng động vốn có của việc giảng dạy trong

lớp học và không cố gắng vật lộn với nó.

Thay vào đó, họ tự mình khám phá xem

điều gì gây hứng thú cho các đối tượng học

sinh và thiết kế các khóa học sáng tạo

nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu riêng. Giáo

viên hiệu quả tạo ra sự khác biệt trong đời

sống của học sinh bằng cách tư duy cởi mở

và không ngại sử dụng các kỹ thuật mới.

Thay vì nhìn vào sự mệt mỏi hoặc bực bội

trong quá trình này, các nhà giáo dục đón

nhận những gì chưa biết trước trong mỗi

năm học vì họ thường xuyên áp dụng các

kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo theo

hướng tích cực.

Đừng nghĩ đến việc trở thành một giáo viên

nếu bạn là người bi quan. Khái niệm sự kì

vọng đóng một vai trò rất lớn trong việc

giảng dạy vì nó sẽ định hướng kết quả của

SÁNG TẠO VÀ HAM HIỂU BIẾT

TƯ DUY LINH HOẠT

LẠC QUAN

- cộng đồng giáo viên

Thực tế cho thấy, khá nhiều trường hợp phụ huynh thường được coi là “kẻ đối đầu” với giáo

viên. Trong khi đó, mối quan hệ giữa cha mẹ và giáo viên chỉ là một trong nhiều yếu tố làm

hệ thống giáo dục của chúng ta trở nên phức tạp. Tại sao mối quan hệ này lại có sự biến đổi?

Trải nghiệm cá nhân của phụ huynh học sinh về giáo dục có thể là nguyên nhân hàng đầu,

nhưng văn hoá trường học và sự cho phép phụ huynh tham gia vào các hoạt động giáo dục

là nguyên nhân thứ hai. Tất nhiên, mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh luôn là: “Con tôi

có được hưởng một nền giáo dục phù hợp để có thể cạnh tranh và phát triển trong thế giới

hiện tại và tương lai không?”

NHỮNG ĐIỀU GIÁO VIÊN NÊN LÀMCHO PHỤ HUYNH

Đặng Thanh Hiền dịchTác giả: TOM WHITBY

21- cộng đồng giáo viên

22

Trong quá khứ, truyền thông luôn là yếu tố then chốt trong việc đưa giáo viên và phụ huynh đến

với nhau. Ngày nay, chúng ta có thể thêm tính minh bạch như một yếu tố quan trọng trong sự hiểu

biết của phụ huynh về những gì đang diễn ra ở trường. Một điểm chung của hầu hết người Mỹ đó

là đều có trải nghiệm về hệ thống giáo dục. Hầu hết mọi người sẽ đóng góp ý kiến cá nhân về điều

gì là đúng và thậm chí, còn nhiều ý kiến cá nhân hơn về điều gì là sai trong hệ thống giáo dục.

Điều làm phức tạp thêm những quan điểm này là hầu hết chúng ta đều được giáo dục bởi các giáo

viên sử dụng phương pháp sư phạm của thế kỷ XX, hay nói cách khác, thế kỷ XX là nền tảng trải

nghiệm giáo dục của chúng ta. Chúng ta đã trải qua gần nửa thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, vì

thế, cần phải thúc đẩy mọi người đi nhanh lên. Điều này đòi hỏi nhà trường phải cho phụ huynh

biết một số điều về nền giáo dục mà con cái họ đang thụ hưởng. Ví dụ:

Ngày nay, chúng ta đang cố gắng thúc đẩy giáo viên tăng tốc với tất cả những tác động nảy sinh

từ đời sống của một xã hội theo định hướng công nghệ. Nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến phương

pháp sư phạm, phương pháp luận và triết học giáo dục của nhiều nhà giáo dục. Giáo dục là một

thể chế bảo thủ chậm thay đổi, nhưng không mắc sai lầm – những thay đổi đang xảy ra. Đó là một

cuộc đấu tranh lớn lao vì ảnh hưởng đến tư duy của các nhà giáo dục: Trong khi họ mô phỏng và

chia sẻ những thay đổi đó với học sinh của mình, chúng ta phải thừa nhận rằng các bậc cha mẹ

hầu như đã bị bỏ rơi khỏi quá trình.

- Không thể đánh giá chất lượng giáo viên

bằng số bài tập về nhà.

- Trẻ em ít kêu ca phàn nàn và tự hài lòng,

đó không hẳn là dấu hiệu của học sinh đã

tham gia vào việc học.

- Chuyên môn về nội dung giảng dạy của

giáo viên không còn là yếu tố kiểm soát hoặc

hạn chế trong giáo dục của học sinh.

- Chúng ta không cần các dãy bàn học đều

tăm tắp để đảm bảo sự chú ý của học sinh.

- Việc học tập không giới hạn trong lớp học.

MỌI THỨ ĐÃ ĐỔI THAY

- cộng đồng giáo viên

23

Nếu chúng ta không muốn có mối quan hệ đối

địch với cha mẹ học sinh, chúng ta cần cho họ

biết về nền giáo dục mà con họ đang thụ hưởng.

Công nghệ cung cấp một số phương pháp để

giao tiếp với phụ huynh. Tất nhiên, cách hiệu quả

nhất vẫn là một cuộc họp mặt trực tiếp. Trong

quá khứ, họp phụ huynh là cách thông thường

để thông báo cho phụ huynh về sự mong đợi của

giáo viên. Đó là một buổi dành riêng cho cha mẹ

học sinh để kiểm tra giáo viên “giải trình” những

vấn đề phụ huynh còn băn khoăn. Có lẽ chúng ta

cần phải tạo nên một quá trình có tính hợp tác

hơn. Những buổi này có thể hiệu quả hơn nếu

chúng ta cho phép cha mẹ học sinh đặt ra những

buổi thảo luận về các chủ đề mà họ quan tâm.

Giáo viên có thể đặt ra các chủ đề mà họ nghĩ

rằng cha mẹ học sinh nên biết. Buổi họp phụ

huynh khi đó chỉ còn là một buổi thảo luận tìm

hiểu về các chủ đề liên quan đến giáo dục trong

thế kỷ XXI. Các lần họp có thể được tổ chức

phỏng theo mô hình EduCamp (Hội thảo mang

tính đổi mới và sáng tạo nhằm mang đến cơ hội

phát triển chuyên môn được tạo ra bởi chính

những người tham dự, EduCamp bao gồm nhiều

phiên thảo luận nhóm do những người dẫn dắt

điều hành thay vì những diễn giả trình bày chính

thức. Các khách tham dự có cơ hội chia sẻ các ý

tưởng về những điều mình muốn học hỏi và chia

sẻ. Chính những người tham dự được quyết

định nội dung chương trình của ngày phát triển

chuyên môn).

Một trang web lớp có thể hữu ích nhất trong việc

tạo ra sự minh bạch. Cha mẹ học sinh có thể truy

cập bất cứ lúc nào để xem những gì đang diễn ra

trong lớp. Tất nhiên, điều này thêm việc cho giáo

viên, vì vậy chúng ta nên kì vọng sự hỗ trợ to lớn

của nhà trường để giáo viên có thể hoàn thành

tốt công việc. Các trang web hiệu quả thường

đem lại sự hỗ trợ của phụ huynh, cũng như đánh

giá cao việc nhìn thấy sản phẩm của con họ dưới

dạng trực tuyến. Học sinh cũng có phản ứng

khác nhau, vì bây giờ họ có ý kiến riêng và khán

giả riêng, bao gồm cả bố mẹ họ.

Có các ứng dụng như Remind cho phép giáo

viên giao tiếp bằng văn bản với phụ huynh mà

không tiết lộ số điện thoại của giáo viên hoặc phụ

huynh. Việc lan truyền thông tin tốt hay xấu đều

GIỮ LIÊN LẠC VỚI CHA MẸ HỌC SINH

- cộng đồng giáo viên

24

có thể xảy ra ngay lập tức trong một môi trường

mà nhiều người quen thuộc. Một văn bản không

mất đến 2 ngày để được gửi qua mail thì có thể

bị một học sinh thông thạo máy tính đọc trộm

được.

Giáo viên có thể lưu trữ sản phẩm của học sinh

trong các tệp tin hoặc danh mục trên máy tính.

Có thể chia sẻ ngay với cha mẹ học sinh. Điểm

số trên bản báo cáo chỉ là những lời hứa chủ

quan về tiềm năng, trong khi hồ sơ bài tập cá

nhân cho thấy công việc thực tế, đó là bằng

chứng về thành tích và hy vọng là một ví dụ về

sự thành thạo.

Ngày nay, các nhà giáo dục đang làm nhiều thứ

nằm ngoài trải nghiệm giáo dục của cha mẹ học

sinh hoặc giáo viên. Chúng ta không thể kì vọng

cha mẹ hiểu những động lực giáo dục mới nếu

họ không được dạy về chúng. Tuổi tác có thể tạo

ra sự khôn ngoan, nhưng sự tương tác cần được

tích lũy mỗi ngày. Ngoài những việc mà giáo viên

đã thực hiện, việc giáo dục phụ huynh cần được

đặt lên hàng đầu. Nếu chúng ta muốn giáo dục

con cái của mình lâu dài, cha mẹ học sinh sẽ cần

những mô hình mà cả giáo viên và cha mẹ cùng

thống nhất. Chúng ta phải làm việc vất vả hơn để

phụ huynh luôn nắm được quá trình.

Làm thế nào để bạn cung cấp thông tin thường

xuyên đến phụ huynh và khiến họ tham gia vào

những gì xảy ra trong lớp học?

VIỆC “GIÁO DỤC” PHỤ HUYNH

PHẢI BẮT ĐẦU TỪ CHÍNH GIÁO VIÊN

- cộng đồng giáo viên

Nếu ngày hôm nay tiết học của bạn không thành công như bạn mong đợi, hãy tự hỏi

tại sao điều đó lại xảy ra, hãy có một kế hoạch tốt hơn cho tiết dạy tiếp theo. Đừng

bao giờ tự gắn mác cho rằng, mình là một giáo viên tồi hoặc mình không thích hợp

với nghề dạy học.

Bằng giờ này năm ngoái, tôi thực sự là một giáo viên tồi tệ. Bọn trẻ chẳng học được

bất cứ thứ gì vào khoảng thời gian đó. Kì vọng của tôi là đem đến một tiết học thực

sự lôi cuốn và hấp dẫn từ một chủ đề nằm trong môn văn học. Tôi từng nghĩ rằng

mọi thứ sẽ ổn thỏa vì đã lên kế hoạch sẵn sàng. Nhưng tôi đã sai – tiết học của tôi

thật là thảm họa. Trong 5 phút đầu tiên, tôi nhận ra rằng bọn trẻ không hào hứng với

những gì tôi nói. Đôi mắt chúng lờ đờ, thẫn thờ, chúng bắt đầu viết những chữ

nguệch ngoạc trong vở. Vào phút thứ 10, chiếc “thẻ vàng” đầu tiên đã được rút ra.

Một số học sinh cảm thấy quá nhàm chán. Một số học sinh khác thì không hiểu tôi

đang nói điều gì. Một số còn chẳng thèm quan tâm đến việc học ngày hôm đó. Phút

thứ 20, tôi nhận ra rằng, có lẽ mình nên giương “cờ trắng” đầu hàng. Tôi biết rằng

tôi không thể thay đổi được gì và sẽ chẳng có giải pháp nào khác ngoài việc chờ cho

đến tiết học. Những học sinh bắt đầu rời khỏi chỗ, trêu đùa nhau và tôi cho phép

chúng làm những gì chúng thích cho đến hết tiết học. Khoảng khắc đó trôi qua đối

với tôi dài như thế kỉ...

VÀ MỘT NGÀY NỮA LẠI TRÔI QUA:

LÁ THƯ DÀNH CHO CÁC BẠN GIÁO VIÊN TRẺ

Nguyễn Hữu Long dịch

25- cộng đồng giáo viên

26

Trong năm học đầu tiên của sự nghiệp giáo viên,

mỗi ngày trôi qua, tôi như đánh mất đi sự tin vốn

có và cảm thấy mỗi ngày thực sự là một thiên sử

thi bất tận về sự thất bại. Thậm chí trước khi tôi

bắt đầu công việc giảng dạy, tôi đã đọc rất nhiều

blog, các sách, báo, tạp chí về việc dạy học. Tôi

liệt kê, ghi nhớ, đánh dấu tất cả những gì mà tôi

sẽ phải làm lên bàn tay. Tôi như bị bao vây bởi

những thành công của đồng nghiệp. Những học

sinh của họ thật tuyệt vời. Mỗi học sinh đều tham

gia hết mình vào tiết học như thế bao nhiêu năng

lượng của chúng chỉ để dồn vào giờ học đó. Tôi

đã xem những đoạn video, trong đó giáo viên

dạy trước một phòng kín đặc học sinh, chúng tập

trung vào nhiệm vụ, im lặng, thảo luận một cách

vô cùng hiệu quả. Những bài báo đó một mặt

nguồn tài liệu giá trị và khơi nguồn cảm hứng cho

lớp học của tôi trong tương lai. Nhưng vô hình

chung, họ đã gieo vào đầu tôi suy nghĩ rằng mọi

tiết học của những giáo viên đó sẽ luôn giống

như vậy. Mọi tiết học mà tôi thiết kế sẽ phải thật

“đặc biệt” đến mức đáng kinh ngạc và học sinh

sẽ ngưỡng mộ, trầm trồ trước năng lực giảng

dạy tuyệt vời của tôi. Nhưng đó đơn giản chỉ là

một ví dụ điển hình mà thôi. Thậm chí một hiện

tượng phổ biến đó là tất cả các giáo viên tài năng

đã có rất nhiều những tiết học thất bại. Chúng ta

luôn có những sai sót khi giảng dạy, khi mà một

điều gì đó xảy ra ngoài dự đoán hoặc tiết học

không được vận hành theo cách mà chúng ta

muốn. Điều đó KHÔNG khiến cho bạn là một

giáo viên tệ. Một giáo viên tồi nhìn những tiết học

thất bại và coi nó là điều sẽ “ăn đời ở kiếp” với

mình. Một giáo viên hiệu quả là người luôn sử

dụng những kinh nghiệm mà họ học được từ

những thất bại. Trên tinh thần đó, đây là những

điều chúng ta nên suy ngẫm khi có một tiết học

không thành công như mong muốn:

BÀI HỌC TỪ MỘT TIẾT HỌC THẤT BẠI.

- cộng đồng giáo viên

27- cộng đồng giáo viên

TRƯỚC KHI TIẾT HỌC THẤT BẠI,

HÃY LUÔN CÓ MỘT KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG.

01

TỰ HỎI BẢN THÂN MÌNH:

“TẠI SAO TIẾT HỌC THẤT BẠI”?

02

THAY ĐỔI GIÁO ÁN

CHO NGÀY HÔM SAU.

03

Tôi dạy về nghệ thuật ngôn ngữ, vì vậy học sinh

của tôi luôn có trong cặp của chúng những cuốn

sách liên quan đến môn học để đọc trong thời

gian rảnh. Một phương án dự phòng khác là có

một vài bài báo hấp dẫn học sinh đã được in sẵn

và luôn sẵn sàng “ném” cho học sinh trong

trường hợp khẩn cấp. Vào thời điểm bắt đầu của

bài học, tôi cố gắng tìm một vài bài báo/tạp chí

mà hấp dẫn bọn trẻ khi tôi có những bài giảng

được lên ý tưởng vào “phút chót”.… Đó là

phương án dự phòng mà tôi luôn chuẩn bị sẵn,

vậy tại sao bạn không làm điều đó khi tiết học

của bạn không được như mong muốn?

Các tiết học thất bại bởi vô số các lí do ví dụ như:

• Một vài sự kiện xảy ra trong trường khiến học

sinh xao nhãng?

• Sự chỉ dẫn, hướng dẫn của tôi chưa rõ ràng/

khó hiểu.

• Nội dung bài học quá khó?

• Nội dung quá dễ?

• Tiết học quá tẻ nhạt?

• Học sinh cần thời gian nghỉ giữa các hoạt động

và tôi đã quên mất điều đó.

• Tiết học diễn ra vào thời điểm không thích hợp?

Một khi bạn tìm ra được nguyên nhân thất bại,

hãy đến với bước thứ 3.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc tự hỏi chính bản

thân mình:

• Tôi phải thay đổi điều gì để học sinh có thể hiểu

được nội dung bài học?

• Liệu rằng chúng cần thêm sự gợi ý, chỉ dẫn của

tôi?

• Tôi có cần lôi cuốn học sinh bằng việc tạo động

lực cho người học?

• Đó có phải là một tiết học đáng dạy, hay tôi có

thể dạy cùng nội dung bằng những cách khác

được không?

28- cộng đồng giáo viên

SUY NGẪM VÀ

“TÌM LẠI CHÍNH MÌNH”

04Trong trường hợp của tôi, tiết học thất bại bởi hai

lí do. Lý do thứ nhất là do kiến thức quá sức với

khả năng nhận thức của học trò. Chủ đề là một

khái niệm khó đối với học sinh lớp 6. Tôi cố gắng

dẫn dắt học sinh đến với khái niệm nhưng

dường như nó là thử thách quá lớn. Chúng

không có bất kì kiến thức nền tảng nào hoặc sự

dẫn dắt để có thể hiểu những nội dung mà tôi đã

giảng dạy. Lý do thứ hai là thiếu tính trực quan.

Tôi không thể hiểu tại sao tôi luôn cho rằng

những gì mình nghĩ là một phát minh vĩ đại,

nhưng tôi đã giảng giải cho người học về một

chủ đề mà cả ngôn ngữ và phương pháp giảng

dạy đều không có bất kì tính trực quan nào. Nó

chỉ có hiệu quả với một số học sinh có năng lực

lắng nghe, với những học sinh còn lại tôi đã

đánh rơi chúng từ lúc nào không biết nữa.

Tối hôm đó, khi tôi trở về nhà và soạn lại giáo án.

Tôi đã xem một số video trên youtube.com về

chủ đề mà tôi đang giảng dạy, và sau đó quyết

định bắt đầu bài giảng bằng việc phân tích chủ

đề trên bộ phim hoạt hình Frozen. Việc đặt vấn

đề như vậy khiến học sinh của tôi tham gia ngay

lập tức vào bài học và cho tôi một số hình ảnh

minh họa để hiểu chủ đề bài học một cách dễ

dàng hơn.

Việc có một tiết học tệ không làm cho bạn

trở thành một giáo viên tồi. Tất cả giáo viên

chúng ta đều đã trải qua những ngày tồi tệ

như vậy. Đó là động lực để chúng ta tiếp

tục cố gắng để tạo nên sự khác biệt. Nếu

bạn là một giáo viên dày dặn kinh nghiệm,

hãy chia sẻ với chúng tôi – những giáo viên

mới chập chững vào nghề, làm thế nào để

chúng tôi có thể thoát khỏi những ngày tồi

tệ như vậy? Hãy cảm thấy thoải mái khi

chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm của

bạn bằng việc … Thật sự chân thành cảm

ơn bạn vì điều đó!!

THƯ GỬI NGÀI BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VIỆT NAM!

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2014

29- cộng đồng giáo viên

Cháu tên là Nguyễn Linh Chi. Học sinh trường BVIS. Hôm nay cháu muốn viết thư gửi bác để

muốn nêu lên một số ý kiến cá nhân của cháu và mong được bác xem xét. Hiện nay, tình hình

giáo dục của nước cũng đã được cải thiện hơn so với những năm trước đây nhưng vẫn còn

một số vấn đề khó giải quyết như: học và làm bài tập đối phó, chán học, mệt mỏi, trốn học

hoặc nghỉ học nhiều ngày và những việc này là do đâu ạ? Cháu thấy tình hình giáo dục của

nước ta hiện nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Khi bác đến các ngôi trường

bác có thể thấy không những học sinh kêu khó, kêu mệt mà chính các thầy cô giáo cũng vậy.

Theo quan điểm của cháu, Việt Nam đang dạy học sinh với một chương trình giáo dục nặng

nề với khối lượng kiến thức khổng lồ, nhiều học sinh không thể theo kịp nhưng các giáo viên

không thể dừng lại để giảng lại bài vì phải chạy đuổi theo kịp giáo án. Hơn thế nữa, học sinh

học được rất nhiều lí thuyết từ sách vở nhưng khi hỏi lại học sinh cũng không nhớ. Học sinh

sẽ ghi nhớ bài học hôm nay hay ngày mai cho đến sau khi kiểm tra, rồi đến ngay hôm sau

học sinh đã trở lại với cái đầu rỗng tuếch và nạp thêm một khối lượng lớn kiến thức mới. Ngoài

ra, học sinh Việt Nam đang học như một con rô bốt khi chỉ có thể nhìn vào sách và học thuộc

những gì sách viết hàng chục, hàng trăm trang cùng những từ ngữ khó hiểu để đối phó với

bài kiểm tra và thầy cô giáo. Học sinh không được thực sự hiểu nguồn gốc, cơ bản của bài

học và cũng không được thực hành dựa trên các lý thuyết đã học để thấy được rằng ngoài

việc học lý thuyết ra nhiều khi thực hành sẽ trả lời cho chúng ta một số vấn đề mà lý thuyết

30- cộng đồng giáo viên

không thể nào giải thích nổi. Đối với các thầy cô, khi phải nhận những quyển giáo án khổng

lồ mà nhiều kiến thức các thầy cô cũng chưa được học cùng với việc phải chạy theo chương

trình đã biến họ thành những người xấu. Họ cũng rất mệt mỏi và buồn chán khi thấy học sinh

đi học với một đống sách vở nhưng lại với cái đầu đầy chữ nhưng không hiểu bài. Họ phải

chấm những bài tập, bài kiểm tra được làm một cách qua loa, vắn tắt và không đúng thực lực

của từng bạn. Họ phải đi dạy thêm ngoài giờ để có thêm thu nhập cũng như giúp đỡ các bạn

học kém. Thực tế nhiều phụ huynh thường thấy rằng giáo viên luôn bắt ép các em đi học thêm

và nếu không đi học thêm các thầy cô giáo sẽ trù học sinh.

Vậy nguyên nhân là thế nào? Cháu có thể đưa ra một bằng chứng rằng chính nền giáo dục

của chúng ta đã đẩy thầy cô giáo vào những tình huống xấu đó. Học sinh không học kịp trên

lớp, nhà trường thì luôn muốn đào tạo ra những em học sinh xuất sắc để đi thi và giành giải

về rồi trường sẽ có danh tiếng. Vậy nếu không đi học thêm thì sao có thể có những kiến thức

cao siêu mà chính trong chương trình giảng dạy tại trường cũng không có mà các bài thi lại

có. Giáo viên nếu không đi dạy thêm với đồng lương giáo viên nhà nước ít ỏi thì lấy tiền đâu

ra để nuôi gia đình. Những bằng chứng này đã thể hiện một cách toàn diện cho mọi người

thấy rằng giáo dục Việt Nam đang gặp một vấn đề khó giải quyết.

Một vấn đề quan trọng mà nền giáo dục của nước ta chưa đề cao đó chính là các môn phát

triển tài năng, thể dục và kĩ năng sống. Việt Nam thường bị coi thường là những con người

thấp bé, gầy gò. Thể thao cũng như nền âm nhạc của chúng ta cũng chưa thật sự phát triển.

Vậy để không bị như vậy các em học sinh nên được phát triển những kĩ năng đó từ nhỏ, từ

khi ngồi ở ghế nhà trường. Mặt khác, chúng ta có thể thấy những dữ liệu, tư liệu, sách giáo

khoa mà các bạn được học ở trường đều lấy những con số, những dẫn chứng từ những năm

mà nhiều khi những tư liệu đó lấy từ những năm mà nhiều bạn còn chưa được sinh ra. Ngược

lại, Việt Nam hiện nay thì đã phát triển hơn và đã có một số bước ngoặt trong việt phát triển

31- cộng đồng giáo viên

đất nước. Vậy các bạn học sinh đang được học những gì? Các bạn học sinh đang được học

những kiến thức cổ lỗ sĩ và không thực tế. Hơn nữa, các bạn không được tiếp xúc với những

cải cách, tiến bộ của khoa học thế giới. Mọi người thường bảo phải học hành chăm chỉ, giỏi

giang để trở thành những tương lai của đất nước và sánh vai cùng các nước trên thế giới.

Nhưng nếu không được tiếp cận với những khoa học tiến bộ hiện đại, không được học những

kiến thức mới, không được đầu tư vào các cơ sở vật chất để giáo viên có thể dạy học và học

sinh được nhìn một các thực tế hơn thì lấy đâu ra để phát triển đấy nước? Tại sao chúng ta

không giảm bớt chương trình giảng dạy để học sinh có một tiết học ý nghĩa, chất lượng, lí thú

và bổ ích hơn mà thay vào đó là một tiết học mệt mỏi, một đống chữ trong đầu mà không hiểu

gì? Hơn thế nữa việc này còn giúp các bạn học sinh có thể tự học ở nhà mà không cần tốn

thời gian đi học thêm? Tại sao chúng ta không đầu tư vào cơ sở vật chất trường học, thiết bị

học tập để học sinh có thể tiếp thu nhanh hơn và hiểu hơn? Tại sao chúng ta không cập nhật

những kiến thức, dữ liệu, tư liệu để học sinh có thể tiếp thu kiến thức và áp dụng ngay được

vào cuộc sống hiện tại của mỗi bạn? Tại sao chúng ta không đề cao những môn phát triển

thể lực, tài năng và kĩ năng sống của mỗi bạn hơn? Vậy cháu muốn viết lá thư này để các bác

có thể suy nghĩ và đưa ra một số vấn đề cải cách và sửa đổi nền giáo dục của Việt Nam.

Người viết thưNguyễn Linh Chi

websi te: taogiaoduc.vnwebsi te: taogiaoduc.vn

- thông tinsự kiện

32- thông tin sự kiện

07 CÁCH THÚ VỊ ĐỂ HỌC VỀCHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Nguyễn Hữu Long

01Không chỉ ngựa mà chim bồ câu, chim hoàng yến,

con la, chó cũng là một phần trong cuộc chiến tranh

thế giới. Chẳng hạn, người Nga đã sử dụng tuần lộc

để vận chuyển hàng hóa; sử dụng mèo để kiểm soát

các con chuột mang bệnh; ngựa được sử dụng để

kéo pháo binh, toa xe lửa, xe cứu thương nhẹ cũng

như mang theo các vật dụng và đạn dược trong khi

chó được sử dụng như những người lính, người đưa

tin,... Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tìm

hình ảnh động vật được sử dụng trong Thế chiến,

viết một đoạn chú thích dưới mỗi hình để mô tả cách

chúng được sử dụng để tạo nên một cuốn sách.

Việc giảng dạy về Chiến tranh thế giới lần thứ II dường như luôn là một thách thức. Tuy nhiên,

với sự sáng tạo và một số tài liệu thú vị, bạn hoàn toàn có thể làm điều đó. Đối với học sinh chỉ

cần sử dụng các chương thích hợp từ sách giáo khoa lịch sử, tài nguyên Internet, hoặc sách của

thư viện để tìm hiểu về người, địa điểm, và các sự kiện của cuộc chiến này. Đối với "bài tập về

nhà" và "đánh giá", học sinh có thể làm các dự án nghiên cứu, các dự án nhỏ và thuyết trình

PowerPoint để chứng minh những gì học sinh đã học được. Đối với học sinh ở độ tuổi tiểu học,

giáo viên cần phải làm cho nó thú vị hơn và một chút ít “bí ẩn”! Bằng cách lựa chọn các chủ đề

liên quan đến chiến tranh mà học sinh có thể hiểu và hứng thú giáo viên không chỉ tạo ra một

hoạt động học tập thú vị mà còn cung cấp cho học sinh những kĩ năng cần thiết. Dưới đây là bảy

ý tưởng để giúp bạn bắt đầu:

ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC

CÓ THỂ TÌM HIỂU VỀ CHỦ ĐỀ

“CÁC CON VẬT ĐƯỢC SỬ

DỤNG TRONG CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI”

33- thông tin sự kiện

Tại sao giáo viên không tổ chức cho học sinh tìm hiểu về tàu chiến

và các loại máy bay được sử dụng trong chiến tranh thế giới? Dưới

đây là hai ý tưởng:

• Giáo viên có thể cho học sinh thiết kế các mô hình máy bay và

tàu chiến được sử dụng trong chiến tranh thế giới. Sau đó, yêu cầu

học sinh thuyết trình về chúng đồng thời có thể sáng tạo thêm các

chi tiết mới.

• Hoàn thành WebQuest về các phi công trong chiến tranh thế giới

II hoặc tìm hiểu về việc huấn luyện các phi công cho cuộc chiến.

CÁC CHỦ ĐỀ VỀ

TÀU CHIẾN VÀ MÁY BAY

02

• Nghe các bản nhạc từ thời chiến tranh thế giới II.

• Đọc bài thơ được sáng tác trong giai đoạn này.

• Cho học sinh viết bài hát hoặc bài thơ của chính mình và thêm

vào cuốn sổ tay Chiến tranh thế giới.

• Chọn một họa sĩ để học sinh tìm hiểu, nghiên cứu và yêu cầu

học sinh viết một đoạn tiểu sử về cuộc sống của họa sĩ đó; thảo

luận về những điều họa sĩ muốn truyền tải thông qua những bức

vẽ về chiến tranh.

• Để học sinh của bạn tự tạo ra những bức tranh tái hiện lại Chiến

tranh Thế giới thứ II.

Ý TƯỞNG VỀ MỘT

BÀI HỌC NGHỆ THUẬT

04

• Xem một số bộ phim về chiến tranh thế giới II, chia sẻ về công nghệ

liên quan đến việc làm phim vào những năm 1939 - 1945 và so sánh

với công nghệ làm phim ngày hôm nay. Khuyến khích học sinh tạo ra

bộ phim riêng để giải trí cho "quân đội".

• Hướng dẫn học sinh tạo ra một danh sách vũ khí chiến tranh và hình

minh họa cho cuốn sổ tay. Một số ví dụ gồm tàu sân bay, tàu khu trục,

radar, lưỡi lê, lựu đạn, tàu ngầm, bazooka, máy bay ném bom…

TÌM HIỂU HỆ QUẢ

CỦA SỰ THAY ĐỔI

MÔI TRƯỜNG SỐNG

03

34- thông tin sự kiện

Hi vọng những gợi ý trên sẽ giúp các thầy cô có thêm ý tưởng cho việc giảng dạy về cuộc chiến

tranh thế giới không chỉ đối với môn Lịch sử mà còn với các bộ môn khác cũng như các hoạt động

ngoại khóa trên quy mô toàn trường.

HỌC VỀ NHỮNG ANH HÙNG VĨ ĐẠI

CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

05

• Hãy để học sinh đóng vai là một người sống trong thời kì này

và yêu cầu ông viết một cuốn nhật ký.

• Đối với các dự án sáng tác, học sinh nhỏ tuổi có thể thỏa sức

sáng tạo về những điều chúng suy nghĩ và cảm nhận.

- Giáo viên có thể tìm các bộ phim này trên YouTube.

Ví dụ như: Downfall, Son of Saul, Letters from Iwo

Jima, Life is Beautiful,…

- Đọc các cuốn sách về những nhân vật anh hùng

trong cuộc chiến như thủ tướng Anh Churchill,

Charles de Gaulle, Franklin D. Roosevelt,…

- Các học sinh tiểu học có thể tô màu chân dung của

các nhân vật lịch sử hoặc các sự kiện.

NGHIÊN CỨU THÔNG TIN

TRÊN INTERNET

07• Các website thường cung cấp rất nhiều tài liệu bao gồm các tiểu

sử, tài liệu, bản đồ, ảnh, áp phích, và nhiều tư liệu có giá trị bạn có

thể in ra và sử dụng trong giờ học.

• Trong giờ học, giáo viên có thể sử dụng thông tin tìm được để

trang trí lớp học với các bức ảnh về sự kiện lớn, một tấm áp phích,

và bản đồ của cuộc chiến tranh…

HỌC VỀ NHỮNG NGƯỜI

ANH HÙNG VĨ ĐẠI

06

35- thông tin sự kiện

Tác giả: Helen WardNguyễn Hữu Long dịch

A N H :

THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

TỈ LỆ

GIẢM HƠN 40%ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

36- thông tin sự kiện

Theo thống kê của UCAS (Universities and

Colleges Admissions Service) đến tháng 11 năm

2017, số ứng viên tham gia các chương trình

đào tạo giáo viên giảm 5.530 ứng viên so với

tháng 11 năm 2016. Số người đăng ký tham gia

chương trình đào tạo làm giáo viên đã giảm hơn

40 phần trăm so với năm ngoái.

Dữ liệu từ cơ quan UCAS cho thấy 7.310 người

đã nộp đơn tham gia các chương trình đào tạo

giáo viên trước ngày 20 tháng 11 năm 2017 so

với 12.840 người vào cùng thời điểm năm ngoái.

Ngày khai giảng các khóa đào tạo giáo viên đại

học, đào tạo giáo viên ban đầu tại trường (Scitt)

và các khóa học trực tiếp của trường vào năm

2016 bắt đầu sớm hơn năm 2017 một tuần.

Tuy nhiên, John Howson, giáo sư thỉnh giảng tại

Đại học Oxford Brookes, cho biết việc giảm sút

này thực sự đáng lo ngại.

Giáo sư Howson cho biết: “Theo tôi, tốc độ sụt

giảm đó là con số khá lớn khi lên đến 43%”. Việc

giảm sút số lượng đào tạo giáo viên có thể dẫn

đến việc một số chương trình đào tạo tại trường

học có thể bị xóa sổ.

“Nếu đến tháng 1 năm tới mà vẫn không có cải

thiện đáng kể nào, chính phủ sẽ phải xem xét

nghiêm túc những đề xuất mới cho việc tuyển

dụng để đảm bảo có đủ giáo viên vào năm

2019”.

Các ứng viên có thể đăng ký đến ba khóa học –

vì vậy số đơn xin học bổng cao hơn số người

nộp đơn. Đã có 19.590 đơn nộp vào tháng 11

năm 2017, so với 34.820 vào tháng 11 năm

2016.

Các đơn ứng tuyển trong năm hiện tại cũng bao

gồm các khóa học tập sự. UCAS không phân

biệt giữa việc toàn thời gian và việc học kết hợp

làm việc (có trả lương), số liệu thống kê cho thấy

có 2,370 hồ sơ cho các khóa học kết hợp.

Các số liệu được đưa ra sau cuộc tổng điều tra

tập huấn giáo viên ban đầu cho năm 2017, do

Bộ Giáo dục công bố vào tuần trước, cho thấy

chính phủ đã bỏ lỡ các mục tiêu đào tạo giáo

viên cho tất cả các đối tượng trừ môn thể dục

(PE) và lịch sử.

Con số này cũng cho thấy 56% sinh viên sau khi

tốt nghiệp đại học được tuyển dụng vào năm

2016 – 2017 nhưng con số này đã giảm xuống

còn 53 % vào năm 2017 – 2018.

37

TRƯỜNG THPT HỒ TÙNG MẬU

TUYỂN GIÁO VIÊN CƠ HỮU

CÁC BỘ MÔN NĂM HỌC 2018 - 2019

Mô tả công việc chung:

- Giảng dạy và làm việc 9 buổi/tuần,

theo sự phân công của Ban giám hiệu.

Yêu cầu chung:

- Tốt nghiệp Đại học đúng chuyên ngành

sư phạm.

- Năng động, tự tin, có phương pháp dạy học

hiện đại.

- Sử dụng tốt các phần mềm Microsoft office

(Word; Exel; Powerpoint..vv.).

- Ưu tiên các ứng cử viên đã có kinh nghiệm

giảng dạy, hoặc sinh viên mới tốt nghiệp giỏi.

Quyền lợi:

- Được đóng BHXH, BHYT theo qui định của

luật lao động.

- Được đào tạo nâng cao trình độ chuyên

môn hàng năm.

- Được làm việc trong môi trường sư phạm

chuyên nghiệp, năng động.

- thông tin, sự kiện

Thời gian làm việc: Toàn thời gian (9 buổi/tuần)

Lương: Lương thỏa thuận theo năng lực

và trình độ.

Hồ sơ:

– Sơ yếu lí lịch có dán ảnh, ghi rõ quá trình

học tập, công tác, thành tích đạt được.

– Giấy khám sức khỏe.

– Đơn xin việc.

– Bản sao các văn bằng chứng chỉ,

các thành tích cá nhân khác.

– Bản sao CMND.

Lưu ý: Chỉ những hồ sơ đạt yêu cầu mới được

mời phỏng vấn. Không hoàn lại những hồ sơ

không đạt yêu cầu.

Hạn cuối nộp hồ sơ: 31/5/2018

Nơi nhận hồ sơ:

Văn phòng trường THPT Hồ Tùng Mậu: 18

Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Email: [email protected]

websi te: taogiaoduc.vnwebsi te: taogiaoduc.vn

- gócchia sẻ

38- góc chia sẻ

Hai cô trò ngồi nói chuyện với nhau.

- Em làm bài tập chưa Tí?

- Dạ em đã làm và post lên Facebook rồi.

- Em đã tag cô vào luôn rồi đấy.

- Cô vào xem nhớ like và comment cho em nhé.

- Tốt lắm.

- Cô cũng vừa post bảng điểm của em lên Facebook, cũng đã tag mẹ em rồi.

- Em nhớ nhắn mẹ xem xong like và comment cho cô nhé.

Trong giờ văn, thầy giáo hỏi học sinh.

- Các em hãy đặt một từ tiếng Hán rồi dịch sang tiếng Việt cho thầy!

Một em giơ tay:

- Thưa thầy, Thiên là trời, tử là con. Vậy Thiên tử là con trời ạ!

- Giỏi, còn ai nữa không?

- Thưa thầy, Sư là thầy, Tử là con. Vậy Sư Tử là con thầy ạ!

- !?

HỌC HÀNH THỜI FACEBOOK

SƯ TỬ LÀ CON THẦY Ạ

39- góc chia sẻ

Trong tiết tập làm văn thực hành cô giáo bảo cả lớp.

- Các em hãy viết một câu chuyện trong ngày mà em thích. Chú ý là phải trên

50 từ.

Cả lớp viết rào rào rồi sau đó nộp bài, và bài của Tí như sau:

"Em bị mất một con mèo. Nó rất xinh! Em đi tìm nó. Em gọi: meo, meo, meo...

khản cả cổ để có đủ 50 từ mà cô giao!".

Cô sau khi đọc: Xỉu...

Thầy giáo bước vào lớp. Quần áo xộc xệch. Mặt hằm hằm. Cả lớp lo lắng. Vào

cửa lớp, thầy rút chiếc dép phải ném bay vù xuống góc trái cuối lớp.

Cả lớp sợ. Thầy rút tiếp chiếc dép trái ra ném. Dép bay vèo xuống góc phải của

lớp.

Cả lớp run. Tiến lại gần bảng, thầy hỏi:

- Thế nào, các cô, các cậu có sợ không, hả?

- Thưa thầy... sợ, sợ lắm ạ.

- Cả lớp đồng thanh.

- Thế vẫn chưa sợ bằng đại chiến thế giới lần thứ hai. Các em lấy bút, vở ra học

bài mới: "Đại chiến Thế Giới lần thứ 2"

KHAN CẢ CỔ VỚI YÊU CẦU CỦA CÔ

THẦY GIÁO PRO

- góc chia sẻ

BA TỪ ĐƠN GIẢN CỦA CÔ GIÁO TÔITác giả: Stephen J. Hopson

Người dịch: Lê Hải Thanh

Cuộc đời tôi đã thay đổi ngoạn mục vì ba từ

đơn giản được nói lên vào đúng nơi và đúng

thời điểm.

Khi tôi lên ba, bố mẹ tôi phát hiện tôi bị điếc hoàn

toàn, một tình huống mà bắt buộc họ phải ra

quyết định quan trọng về việc học tập cho tôi.

Sau khi hỏi rất nhiều chuyên gia và bác sĩ, bố mẹ

đã ra một quyết định mà đã mãi mãi thay đổi

tương lai của tôi. Thay vì gửi tôi đến trường tư

thục cho trẻ em bị khiếm thính, họ quyết định vẫn

để tôi theo học “như bình thường”. Tức ở trường

học mà tất cả bạn bè và giáo viên đều có thể

nghe được như bình thường.

Từ khi tôi bắt đầu đi học ở đó vào lớp 3, tôi là

đứa trẻ khiếm thính duy nhất tại trường Tiểu học

Blue Creek, nằm trong một thị trấn nhỏ ở

Latham, New York. Ngày đầu tiên đi học ở đó,

những đứa trẻ khác trêu trọc tôi và gọi tên tôi

suốt vì máy trợ thính và cách tôi nói chuyện. Tôi

đã từng nghĩ rằng “Tôi đã làm gì sai?”. Máy trợ

thính của tôi là một cái hộp hình chữ nhật, được

đeo vòng qua vai và treo trước cổ tôi giống như

một gánh nặng. Cái cục bướu trước ngực tôi có

những đường dây điện chạy từ cái hộp đến tai.

Tôi trải qua nỗi sợ khủng khiếp suốt những năm

tiểu học bởi vấn đề “thích nghi” với những học

sinh khác và cả những vấn đề khác liên quan

đến việc học ở trường. Dường như tôi phải dành

từng phút thời gian rảnh để làm bài tập để mong

sao có thể theo kịp các bạn. Các giáo viên cũng

không biết nên làm gì với tôi. Bị khuyết tật thính

giác, nên tôi hay hỏi lại mọi người “Bạn ấy nói gì

thế?”. Cũng bởi vậy, tôi lo lắng vì mọi người sẽ

sớm thấy mệt mỏi khi phải nhắc lại mọi thứ cho

tôi. Bất kể lúc nào có tôi là mọi người lại cười, tôi

cũng cười, thậm chí thường thì tôi cũng không

hiểu chuyện gì đang xảy ra, hai từ thích nghi lại

càng trở nên quan trọng với tôi hơn bao giờ hết.

Khi những đứa trẻ trêu tôi, tôi cố tỏ ra bình

thường. Tôi đã cho rằng tôi là một người xấu;

Tôi cảm thấy tôi đáng bị như vậy. Bề ngoài, tôi tỏ

ra vui vẻ nhưng trong sâu thẩm, lòng tự trọng

của tôi đã tụt xuống ở mức thấp nhất.

40

- góc chia sẻ 41

Tôi thấy mình giống một đứa trẻ lập dị đeo một

cái hộp kỳ quái quanh cổ, một kẻ không đủ thông

minh để theo kịp những đứa trẻ khác.

Và rồi, một cô giáo lớp 5 của tôi, người đã thay

đổi tất cả chỉ bằng ba từ đơn giản là cô Jordan.

Cô có thân hình hơi đậm, mái tóc hoa râm, và

đôi mắt nâu sáng. Cô có một chất giọng to và

vang đến nỗi tưởng chừng lớp học trở nên thật

nhỏ bé.

Vào một buổi sáng, cô đặt câu hỏi trước lớp như

thường lệ. Ngồi hàng đầu tiên, ngay khi đọc

được tín hiệu lúc cô phát âm, tôi lập tức giơ tay.

Tôi không thể tin được – một lần tôi biết câu trả

lời. Nhưng khi cô gọi tôi lên, tôi đã rất sợ. Tôi

thầm nhủ rằng, đây là một cơ hội tốt để gây ấn

tượng với một giáo viên và chứng minh là tôi

xứng đáng với sự quan tâm của cô ấy, thậm chí

là gây ấn tượng với cả các bạn trong lớp. Tôi

không muốn đánh mất cơ hội này. Tôi cảm thấy

không tự tin mặc dù lần này tôi chắc chắn tôi trả

lời được câu hỏi. Tôi hít một hơi thật sâu và run

run trả lời câu hỏi. Tôi còn nhớ rất rõ điều gì xảy

ra tiếp theo. Phản ứng đầy bất ngờ của cô ấy

khiến cho tất cả chúng tôi hồi hộp. Cô Jordan

bước nhanh chân trên sàn và đưa ngón tay phải

vẽ một vòng tròn rồi chỉ vào tôi. Đôi mắt cô bỗng

sáng lên và cô reo to “ĐÚNG RỒI STEPHEN!”.

Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy mình là một ngôi

sao vụt sáng. Sự tự hào như làm trái tim tôi như

muốn nổ tung, tôi cười rạng rỡ. Tôi ngồi xuống

nhưng cao hơn trên chiếc ghế vẫn hay ngồi của

mình và ưỡn ngực ra để cho dễ thở hơn . Chưa

bao giờ tôi cảm thấy tự tin đến như vậy. Ngay

chính lúc ấy tôi quyết định sẽ tạo ra cho mình

một chỗ đứng trong thế giới này. Một cụm ba từ

đơn giản được đem đến trong sự nhiệt tình đáng

kinh ngạc đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi.

“ĐÚNG RỒI STEPHEN”.

Từ ngày đó trở đi, điểm số và những bài trình

bày của tôi được cải thiện kinh ngạc. Tôi ngày

càng nổi tiếng so với đám bạn bè, quan điểm về

cuộc sống của tôi đã biến đổi hoàn toàn. Tất cả

bắt đầu là từ câu nói của cô Jordan. “ĐÚNG RỒI

STEPHEN!”.

* Chú thích:

Stephen Hopson là một nhà phân tích chứng

khoán từng đoạt giải thưởng đã trở thành tác giả

và diễn giả truyền cảm hứng .

42- góc chia sẻ

NHÀ – TRƯỜNG VÀ NHỮNG ĐIỀU

MỚI MẺ TRONG NHÀ TRƯỜNG

Trong tiếng Việt, hai từ nhà trường thật ý

nghĩa vì coi trường là ‘nhà’, mà nhà là nơi có

thể đem đến cảm giác an toàn, cảm giác được

thuộc về và mọi người được là chính họ, đóng

đúng vai trò của họ. Từ nhà đến trường và

biến trường thành nhà trường đòi hỏi sự cộng

tác của tất cả mọi thành phần liên hệ một cách

chặt chẽ và bền vững.

Đối với trẻ trong những năm đầu đời, việc xây

dựng, hình thành nhân cách và cung cấp các

kiến thức kỹ năng là hai khía cạnh luôn đi đôi

với nhau và có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu

cực đến việc sống và học tập sau này.

Có những nghiên cứu đã cho thấy sự ảnh

hưởng ấy có khi là cả đời. Việc thay đổi và hội

nhập vào nhà trường không đơn giản chỉ là 1

+ 1 bằng 2. Trường không hẳn nhiên là nhà

của trẻ và sẽ không thể là nhà trường nếu trẻ

không có được cảm giác yêu thương, tôn

trọng và thuộc về.

Đối với người lớn chúng ta, những người đã

có những kinh nghiệm khác nhau trong việc

phải thay đổi môi trường sống hoặc môi

trường làm việc, việc thay đổi không luôn luôn

là dễ dàng. Ví dụ, khi chúng ta thay đổi chỗ ở,

chỗ làm, có lúc chúng ta cảm thấy tự tin, hứng

khởi để đến sống trong một khu đô thị mới,

hoặc một vùng quê thanh bình. Điều đó có lúc

TRƯỜNG VÀ NHÀ – TRƯỜNGTác giả: Thanh Hiếu OP

Để tìm hiểu về tâm lý và tình cảm của trẻ em khi mới đến trường, các nhà giáo dục ở Úc đã

phỏng vấn và trò chuyện với các em thiếu nhi tại các trường nhà trẻ mẫu giáo và tiểu học (Chil-

dren’ voices 2012, the Minister for Community Service, ACT). Các em đã nói rằng:

- “Con thấy mình nhút nhát vì con không biết ai ở trường cả”

- “Con thấy buồn vì con phải xa mẹ và con thì chưa bao giờ xa mẹ cả”

- “Con thấy sợ và thất vọng vì các bạn của con đều không cùng lớp với con”

- “Con thấy mình nhút nhát, buồn, lo sợ và vui chút chút vì ở trường có rất nhiều người”

GIA ĐÌNH VÀ VIỆC CHUẨN BỊ

CHO TRẺ ĐẾN TRƯỜNG

cũng không thể giúp chúng ta không trải qua

những cảm giác hụt hẫng vì phải xa người

thân, bạn bè và phải làm lại từ đầu trong môi

trường sống mới. Khi thay đổi công việc, thay

đổi môi trường làm việc cũng thế. Cảm giác

không biết mọi người trong môi trường mới

này sẽ thế nào, họ sẽ hỗ trợ, hợp tác hay dễ

kết bạn hay không v.v sẽ khiến chúng ta có

nhiều cảm giác lo lắng, buồn, vui lẫn lộn.

Cũng thế, trẻ trong những năm đầu đời đến

trường (tuổi nhà trẻ mẫu giáo hay cả những

trẻ ở tuổi cấp 1), phải xa rời sự bảo bọc của

những người thân yêu, trẻ sẽ trải qua những

thời khắc thách thức khi phải làm quen, học

tập và vui chơi với những người mình chưa

bao giờ gặp gỡ, thân thiết. Môi trường đặc biệt

của trường lớp với nhiều đối tượng, lứa tuổi,

công việc khác nhau, luật lệ khác nhau đối với

từng lớp, từng khu vực v.v đều cần trẻ học,

nhớ, hội nhập. Điều đó quả thật không là lẽ

‘đương nhiên’ phải biết đối với trẻ. Đó là điều

đôi khi trong môi trường giáo dục như ở Việt

Nam, do số lượng học sinh trong lớp quá

đông, việc dành thời gian để trẻ học hỏi và hội

nhập đã không được chuẩn bị tốt. Giáo viên

đôi khi ‘mặc định’ rằng trẻ phải ‘đương nhiên’

biết nói năng lễ phép, ‘đương nhiên’ biết nhận

định đúng sai đối với các điều lệ của trường

lớp, ‘đương nhiên’ phải nắm bắt ngay điều

giáo viên dạy, ngay cả khi giọng nói hay cách

giải thích của giáo viên không giống chút nào

với giọng nói và cách giải thích của ba mẹ ở

nhà. Giáo viên đã quên rằng, trẻ mới chỉ bắt

đầu những kinh nghiệm đầu đời của mình

trong các hoạt động và luật lệ giao tiếp, ứng

xử xã hội.

“Bắt đầu vào tiểu học là một giai đoạn hết sức

quan trọng đối với trẻ và gia đình. Những trẻ

có sự khởi đầu tốt sẽ có những cảm nhận tích

cực về bản thân, nhà trường và nhu cầu muốn

được tham gia vào cộng đồng nhà trường ấy”

(Connor and Linke 2012).

Việc hội nhập của trẻ vào môi trường nhà

trường sẽ có nhiều thuận lợi hơn nếu như

người lớn có sự chuẩn bị tốt cho trẻ các

những kỹ năng và kiến thức phù hợp về việc

phục vụ bản thân, giao tiếp và kỹ năng học

tập. Việc chuẩn bị này có thể xoay quanh các

vấn đề cụ thể sau:

43- góc chia sẻ

GIÁO VIÊN VÀ VIỆC XÂY DỰNG

MÔI TRƯỜNG NHÀ TRƯỜNG

Về phía nhà trường và giáo viên, việc tạo ra

một môi trường làm việc thân thiện, ấm áp, tôn

trọng và chuyên nghiệp trước nhất sẽ làm cho

giáo viên cảm thấy bản thân có giá trị, được

tôn trọng và yêu thích nơi làm việc của mình,

và điều đó dĩ nhiên cũng sẽ có tác động không

nhỏ đến học trò, phụ huynh và những người

liên hệ khác nữa đối với nhà trường.

44- góc chia sẻ

- Giao việc cho trẻ, ví dụ như: phân loại quần

áo, đồ dùng, đồ chơi.

- Giúp trẻ có trách nhiệm và bổn phận trong

một số việc nhà như: lau bàn, thu dọn đồ dùng

đồ chơi của trẻ.

- Để trẻ tham gia ý kiến trong một số việc: mặc

quần áo nào thì phù hợp với sự kiện nào, lên

thực đơn, chọn lựa thực phẩm cho gia đình.

- Nói chuyện với trẻ về những điều xảy ra xung

quanh. Ví dụ như việc đảm bảo luật đi đường,

bỏ rác vào đúng nơi quy định, không nói to khi

đi cửa hàng, siêu thị.

- Chơi cùng trẻ, đọc sách cùng trẻ vào một

khoảng thời gian ngắn nhất định vào mỗi tối

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi cho ba mẹ và

thảo luận cùng trẻ về đáp án cho câu hỏi ấy.

Giáo viên cần luôn nhớ rằng, khi đến trường,

trẻ cần:

- Được khuyến khích để có cảm nhận tốt về

bản thân.

- Có cảm giác được tôn trọng.

- Có cảm giác an toàn và vui vẻ, thân ái.

Điều này sẽ đem lại lợi ích:

- Trẻ có cảm giác mình được thuộc về, tự hào

về trường lớp và muốn đến lớp cũng giống

như muốn về nhà.

- Hình thành trong trẻ cảm giác an toàn và ước

muốn tạo dựng sự an toàn, thân thiện với mọi

người.

- Xây dựng tính tự tin, tin vào bản thân và tin

tưởng người khác, tôn trọng người khác.

- Xây dựng mục đích sống và làm việc, ước

muốn được là và được làm.

- Yêu thích khám phá, tìm tòi, đặt câu hỏi và

trao đổi với mọi người.

Để làm được những điều trên, giáo viên cần

xác định những gì mình có thể làm, cần làm để

giúp xây dựng một môi trường học tập như

thế. Những câu hỏi sau có thể sẽ là những gợi

ý nho nhỏ giúp giáo viên tự lên kế hoạch và tự

đánh giá bản thân trong kế hoạch xây dựng

một môi trường học tập tốt:

45- góc chia sẻ

CÓ KHÔNGCẦN CẢI THIỆN

ĐIỀU GÌ

Tôi có cho trẻ biết rằng tôi có mặt ở đây là để

giúp trẻ chứ không phải để gây áp lực cho trẻ

Từ những ngày đầu đến trường, tôi tạo điều

kiện cho trẻ có thời gian làm quen với cô, trò,

bạn bè

Tôi học tên của trẻ, thuộc và gọi tên khi có thể

Tôi có thể hiện cho trẻ biết rằng tôi yêu quý con

người của trẻ và những khả năng của trẻ

Tôi có làm gương cho trẻ về việc không thiên vị,

đối xử với mọi người như nhau và tôn trọng ý

kiến của trẻ

Tôi có cho trẻ thấy rằng tôi rất vui khi thấy

những tiến bộ và thành công của trẻ

Tôi có khen trẻ thường xuyên về khả năng và

thái độ tốt của trẻ

Tôi có tạo cơ hội cho tất cả trẻ để trẻ thể hiện

khả năng của mình

Tôi có lên kế hoạch để khuyến khích từng cá

nhân trẻ trong học tập và thái độ sống

Tôi có chấp nhận lắng nghe ý kiến, câu chuyện

của trẻ

Tôi có công nhận và khen ngợi những bước

tiến nho nhỏ của trẻ

46- góc chia sẻ

Tôi có để trẻ tự quyết định hoặc lựa chọn trong

một số vấn đề

Tôi có khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt

động mới, bài tập mới, kinh nghiệm học tập mới

Tôi có cho trẻ biết rõ rằng cái gì được và không

nên làm trong lớp

Tôi có thỉnh thoảng nói chuyện riêng, quan tâm

đến từng cá nhân

Tôi có tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ những

suy nghĩ, cảm nhận của trẻ với cả lớp, với nhóm

Tôi có cho trẻ biết rằng tôi và các bạn đã nhớ trẻ

khi trẻ phải nghỉ học vì lý do gì đó và mọi người

đều mong trẻ trở lại lớp

Tôi có tạo điều kiện cho trẻ được học cách làm

việc cùng nhau

Tôi có hướng dẫn trẻ về những kỹ năng sống,

kỹ năng giao tiếp

Tôi có kế hoạch để cả lớp có được những giờ

thật vui vẻ với nhau trong tuần

Tôi có trao đổi với đồng nghiệp, phụ huynh để

học hỏi và trau dồi thêm kiến thức và phương

pháp giảng dạy

Khi trao đổi với phụ huynh, tôi có cho họ thấy

những tiến bộ nho nhỏ của trẻ và mong ước

của tôi trong những ngày tới

GIỚI THIỆU VỀ CÁC THÀNH VIÊN

DỰ ÁN ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ GIÁO VIÊN – TÁO GIÁO DỤC

Nguyễn Hữu Long

Với chung một khát khao sáng tạo và niềm đam mê, tâm huyết với công việc giảng dạy, các thành viên của Dự

án Đào tạo và hỗ trợ giáo viên Táo giáo dục đã cùng các thầy, cô giáo trải nghiệm rất nhiều nội dung và cung

bậc cảm xúc trong suốt 4 số nội san Giáo viên hiệu quả vừa qua. Mặc dù chưa làm được nhiều, nhưng mỗi

thành viên trong chúng tôi luôn cố gắng, nỗ lực để được đồng hành, sát cánh cùng các thầy, cô giáo và nhà

trường trong chặng đường đổi mới nội dung và phương pháp dạy học; được chia sẻ với các thầy, cô những băn

khoăn, trăn trở, những áp lực căng thẳng trong công việc và cuộc sống; để mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc

cũng như giá trị từ công việc giảng dạy hàng ngày. Mong rằng tình yêu và những đam mê của chúng tôi sẽ lớn

thêm mãi, được nuôi dưỡng, lan tỏa nhiều hơn nữa đến các đồng nghiệp trên khắp cả nước.

“Suy ngẫm là phẩm hạnh cao quý của mỗi giáo

viên. Không có một phương pháp nào là hoàn

hảo, không có một con đường nào là duy nhất.

Chỉ có suy ngẫm mới làm cho chúng ta – những

nhà giáo dục có khả năng tạo dựng nên một

triết lý giảng dạy của riêng mình”.

01NGUYỄN HỮU LONG

“Với tôi, trẻ con không phải làm một trang giấy

trắng. Mỗi đứa trẻ là cả một vũ trụ với dải ngân

hà những câu hỏi mà người lớn chúng ta phải mất

nhiều năm ánh sáng để có thể tìm ra câu trả lời.”

LÊ HẢI THANH

02

NGUYỄN PHƯƠNG ANH

06

“Sự thịnh vương của một quốc gia chỉ có được

nếu biết thu hút những cái đầu vĩ đại hoặc coi

trọng giáo dục”.03NGUYỄN THÀNH LUÂN

TÀO THỊ NHUNG

ĐẶNG THANH HIỀN

"Sự học của mỗi người không chi hơn tự học.

Người thầy, cô tốt sẽ luôn là người truyền cảm

hứng cho các em học sinh một niềm đam mê học

tập và khát khao tri thức."04“Tôi nghĩ con người sống vừa hăm hở vừa chật

vật nhất là khi nó nuôi dưỡng nỗi khát khao phản

biện chính mình. Vì vậy, tôi tin mỗi học sinh là

một khả thể mà giáo viên cần dìu dắt, để họ nhận

ra những năng lực còn tiềm ẩn của bản thân, dù

cơ hội thành công có nhỏ bé đến đâu”.

“Không phải đứa trẻ nào cũng có năng lực học

thuật xuất chúng nhưng có một điều chắc rằng,

mỗi em đều có thể tỏa sáng và mang tới niềm vui

cho mọi người theo những cách riêng.”

05

Chương trìnhĐÀO TẠO GIÁO VIÊN HIỆU QUẢ

Là một giáo viên, mỗi buổi sáng thức dậy chuẩn bị đến trường bạn lại thấy không

có đủ động lực, rằng công việc đang lặp lại một cách nhàm tẻ. Mỗi khi nghĩ đến

học sinh, bạn lại có cảm giác như một cơn ác mộng ám ảnh hàng đêm. Mỗi khi

nghĩ đến đổi mới sáng tạo, bạn lại xua tay, thôi thôi cứ làm như cũ đã đủ mệt lắm

rồi. Sau một thời gian dài đi dạy, bạn thấy như mình không còn có đủ đam mê với

nghề nghiệp, bạn không còn giữ được ngọn lửa nhiệt thành như trước kia bạn đã

từng... Và tương tự, với các bạn sinh viên hoặc vừa tốt nghiệp ra trường, bạn

thấy dường như cần phải thay đổi một điều gì đó trong cách giảng dạy, nhưng

bạn vẫn không biết chính xác về nó, bạn hoang mang không biết phải làm sao

trước những thử thách của công việc giảng dạy đang ngày càng thay đổi.

Với mong muốn bổ sung những kiến

thức/kĩ năng còn thiếu, cập nhật

những kiến thức cơ bản, hiện đại liên

quan đến giáo dục. Dự án Hỗ trợ và

đào tạo giáo viên (www.taogia-

oduc.vn) tổ chức các khóa học trong

chương trình đào tạo “GIÁO VIÊN

HIỆU QUẢ” dành cho các bạn sinh

viên Sư phạm, các giáo viên ở các

trường phổ thông và những người

đang làm công việc liên quan đến

giảng dạy.

Chương trình đào tạo “GIÁO VIÊN

HIỆU QUẢ” sẽ cùng các thầy cô trải

nghiệm các bước của công việc giảng

dạy, từ việc chuẩn bị một bài học qua

các bước: Đặt mục tiêu bài học, khởi

động, thiết kế các hoạt động dạy học

tích cực, cho đến việc kiểm tra đánh

giá người học. Từ việc đặt câu hỏi đến

việc quản lí lớp học, quản lí hành vi

học sinh, cũng như việc khơi dậy

nguồn cảm hứng, tạo động lực cho

người học,...

Các khóa học cũng sẽ giúp các thầy cô tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: tại sao

mình đã thử áp dụng các phương pháp hay kĩ thuật giảng dạy mới vào thực tiễn mà

vẫn không thành công? Tại sao trong các hoạt động nhóm chỉ có một số học sinh

tham gia trong khi những học sinh khác vẫn ngồi yên thụ động?... Và những câu hỏi

khác như: làm thế nào để có thể kiểm tra đánh giá được học sinh trong khi mô hình

lớp học mới đòi hỏi sự sáng tạo? Làm thế nào để đánh giá đúng năng lực người

học, áp dụng dạy học phân hóa trong khi lớp học có sự khác biệt và trình độ?...

Các bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các khóa học có thể truy cập và địa chỉ:

https://taogiaoduc.vn/danh-muc/khoa-hoc/

THÔNG TIN LIÊN HỆ

DỰ ÁN ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ GIÁO VIÊNĐiện thoại: 0988.761.500

Email: [email protected]: www.taogiaoduc.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giaovienhieuqua/