20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

145
Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa từ 1986 đến nay, Nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao. Đặc biệt là hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì cơ hội để phát triển của đất nước ngày càng rộng mở, tạo điều kiện hội nhập vào sự phát triển chung của thế giới. Nhưng quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã và đang đặt ra cho các Công ty nước ta nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức mới. Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,tiếp thu cách làm việc khoa học,năng động,có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thế giới. Mặt khác, các Công ty cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn,phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn thế giới,phải khắc phục những hạn chế về năng lực quản lý,về vốn kinh doanh…Đặc biệt hiện nay sự bảo hộ của nhà nước gần như không còn, các Công ty phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự hạch toán, tổ chức thực hiện mọi việc một cách hiệu quả để đứng vững trên thị trường. Vấn đề mà các doanh nghiệp băn khoăn lo lắng là : “ Hoạt động kinh Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A 1

Upload: nguyen-ngoc-phan-van

Post on 14-Apr-2017

70 views

Category:

Business


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ

nghĩa từ 1986 đến nay, Nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích

lệ thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao. Đặc biệt là hiện nay khi Việt

Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì

cơ hội để phát triển của đất nước ngày càng rộng mở, tạo điều kiện hội nhập vào sự

phát triển chung của thế giới. Nhưng quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và

thế giới đã và đang đặt ra cho các Công ty nước ta nhiều cơ hội cũng như nhiều thách

thức mới. Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,tiếp thu cách

làm việc khoa học,năng động,có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên

thế giới. Mặt khác, các Công ty cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn,phải

chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn thế giới,phải khắc phục

những hạn chế về năng lực quản lý,về vốn kinh doanh…Đặc biệt hiện nay sự bảo hộ

của nhà nước gần như không còn, các Công ty phải tự điều hành quản lý các hoạt

động sản xuất kinh doanh, tự hạch toán, tổ chức thực hiện mọi việc một cách hiệu quả

để đứng vững trên thị trường. Vấn đề mà các doanh nghiệp băn khoăn lo lắng là : “

Hoạt động kinh doanh có hiệu quả không? Doanh thu, lợi nhuận có trang trải được

toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hoá lợi nhuận?...” Muốn

vậy,các Công ty phải tạo được doanh thu và lợi nhuận, và để doanh thu,lợi nhuận cao

thì điều đặc biệt quan trọng là phải giảm được chi phí sản xuất kinh doanh. Bởi vì

thách thức lớn nhất hiện nay không chỉ là tăng đầu tư hay tăng sản lượng mà là tăng

cường hiệu quả kinh doanh. Như vậy thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh

doanh nói chung, và việc giảm chi phí nói riêng trở thành một nhu cầu thực tế cần

thiết đối với bất kỳ Công ty nào.

Trong thời gian học tập ở trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, em đã được

trang bị một vốn kiến thức về phương pháp phân tích kinh tế nói chung và phương

pháp phân tích chi phí nói riêng. Thời gian thực tập tại Công ty CP Constrexim - Đầu

tư và xây lắp cao tầng,. được tiếp cận với thực tiễn sinh động ở một đơn vị sản xuất

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

1

Page 2: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

kinh doanh xây lắp. Em đã cố gắng nghiên cứu tìm tòi và nhận thấy việc phân tích chi

phí xây lắp để tìm ra biện pháp giảm chi phí đó xuống góp phần nâng cao lợi nhuận

của Công ty là hết sức cần thiết. Bởi chi phí có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh

doanh, nếu chi phí mà cao thì ắt doanh thu sẽ bị giảm và ngược lại. Thông qua phân

tích chi phí sản xuất xây lắp không những giúp Công ty năm được thực trạng về chi

phí xây lắp của mình,phát hiện những nguyên nhân và sự ảnh hưởng của các nhân tố

đến chi phí xây lắp mà còn là cơ sở để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh

doanh của Công ty. Từ đó chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục

những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực, huy động tối đa các nguồn lực nhằm làm

giảm chi phí, tăng doanh thu và hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Xuất phát từ những vấn đề trên, em quyết định chọn đề tài:

“ GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG”

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng chi phí xây lắp ở

Công ty CP Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tâng. Chuyên đề sẽ làm rõ các

nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc tăng chi phí xây lắp tại Công ty. Từ đó đưa ra các

giải pháp nhằm giảm chi phí xây lắp xuống mức thấp nhất để góp phần nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty trong những năm sắp tới.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là chi phí xây lắp

Phạm vi nghiên cứu chuyên đề là Công ty CP Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tang

Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh, phương

pháp thống kê kết hợp với việc tìm hiểu thực tế Công ty. 4.CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ GỒM:Chương 1: Cơ sơ lý luận về chi phí xây lắpChương 2: Thực trạng chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty CP Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng.Chương 3: Giải pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty CP Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

2

Page 3: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ

XÂY LẮP

1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, NỘI DUNG,VAI TRÒ CỦA CHI PHÍ XÂY

LẮP.

1.1. Khái niệm.

Sản xuất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của loài người. Quá

trình sản xuất là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản: đối tượng lao động, tư liệu lao động

và lao động sống. Lao động là hoạt động một cách có ý thức của người lao động tác

động một cách có mục đích lên đối tượng lao động và tư liệu lao động, qua quá

trình biến đổi sẽ tạo ra sản phẩm, lao vụ. Đó chính là sự tiêu hao ba yếu tố trên.

Trong xã hội tồn tại quan hệ hàng hóa - tiền tệ, hao phí yếu tố nguồn lực cho sản

xuất, kinh doanh được biểu hiện dưới hình thức giá trị, gọi là chi phí sản xuất, kinh

doanh.

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao

động sống và lao động vật hóa mà Công ty bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định.

Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các

khoản trích theo lương của người lao động. Chi phí lao động vật hóa là những chi

phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới các hình thái vật

chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính.

1.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp.

Việc quản lý chi phí sản xuất xây lắp không chỉ đơn thuần là quản lý số liệu

phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên cả các yếu tố chi phí riêng biệt để phân

tích toàn bộ chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi

phát sinh chi phí. Dưới các góc độ xem xét khác nhau, theo những tiêu chí khác

nhau thì chi phí sản xuất cũng được phân loại theo các cách khác nhau để đáp ứng

yêu cầu thực tế của quản lý và hạch toán.

1.2.1. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

3

Page 4: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa

vào công dụng chung của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo

quy định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí sau.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu,

vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành

thực thể sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây

lắp ( không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các

khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp.

- Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm

thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp

phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi

nước, diezen, xăng, điện,...

Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.

- Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công gồm: lương chính,

phụ của công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công. Chi phí nguyên liệu, vật liệu,

công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (sửa chữa nhỏ,

điện, nước, bảo hiểm xe, máy ) và các chi phí khác bằng tiền.

-Chi phí tạm thời: chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu...), chi

phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy....).

 - Chi phí sản xuất chung: phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây

dựng bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, công trường, các khoản trích BHXH,

BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (19 %) trên tiền lương của công nhân trực tiếp

xây lắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao

TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt

động của đội

- Chi phí quản lý Công ty: gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan

đến quản trị kinh doanh và quản trị hành chính trong phạm vi toàn Công ty mà

không tách được cho bất cứ hoạt động hay phân xưởng, công trường  nào.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

4

Page 5: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

1.2.2. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí.

Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban

đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi

phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích

định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí.

Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ giá trị  nguyên vật liệu chính, vật

liệu, phục tùng thay thế, công cụ dụng cụ ...sử dụng trong sản xuất kinh doanh

- Chi phí nhiên liệu, động lực: sử dụng vào quá trình sản xuất

-Chi phí nhân công: tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương phải trả cho công

nhân viên chức

-Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và

phụ cấp phải trả cho cán bộ công nhân viên

-Chi phí khấu hao TSCĐ: tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả

TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh.

-Chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất

kinh doanh

- Chi phí bằng tiền khác: toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu

tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo cách này, Công ty xác định được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong

tổng chi phí sản xuất để lập thuyết minh báo cáo tài chính đồng thời phục vụ cho

nhu cầu của công tác quản trị trong Công ty, làm cơ sở để lập mức dự toán cho kỳ

sau.

1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ

hoàn thành.

Theo cách này chi phí được phân loại theo cách ứng xử của chi phí hay là xem xét

sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí được phân thành 3

loại

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

5

Page 6: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

- Biến phí: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng công việc

hoàn thành, thường bao gồm: chí phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bao

bì, ….Biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là một mức ổn định.

- Định phí: là những khoản chi phí cố định khi khối lượng công việc hoàn thành

thay đổi. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì định phí lại biến đổi.

Định phí thường bao gồm: chí phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhân

viên, cán bộ quản lý, ….

- Hỗn hợp phí: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí và định

phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định

phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí. Hỗn hợp phí thường gồm: chi

phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý Công ty...

Cách phân loại trên giúp Công ty có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chi phí, xác

định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phương hướng nâng

cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

1.2.4. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí.

Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi

phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.

- Chi phí sản phẩm : là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra

hoặc được mua

- Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ hoặc được mua

nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ loại nhuận của thời kỳ mà

chúng phát sinh.

Theo cách phân loại này, các chi phí được phân thành chi phí biến đổi, chi phí cố

định và chi phí hỗn hợp.

+ Chi phí biến đổi (biến phí): Là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay

đổi của mức độ hoạt động. Tuy nhiên có loại CPBĐ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến

động của mức hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực

tiếp... nhưng có CPBĐ chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng

như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị...

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

6

Page 7: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

+ Chi phí cố định (định phí): Là những khoản chi phí mà tổng số không thay đổi

khi có sự thay đổi mức độ hoạt động, nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt

động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt động. Chi phí cố

định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động (ví dụ

như chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ không thay đổi trong phạm vi

khối lượng sản xuất từ 0 đến 2.000 tấn) nhưng nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá

phạm vi phù hợp đó thì chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải

đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất.

+ Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của CPCĐ và

CPBĐ (như chi phí điện thoại, Fax, chi phí thuê phương tiện vận chuyển vừa tính

giá thuê cố định, vừa tính giá thuê theo quãng đường vận chuyển thực tế...).

Việc phân loại chi phí thành CPBĐ, CPCĐ và CPHH tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn

nhận của từng nhà quản trị trong mục tiêu sử dụng cụ thể.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

7

Page 8: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 1: Khái quát phân loại theo cách ứng xử của chi phí.

Khoản mục chi phí Tài khoản Biến phí Định phíChi phí hỗn hợp

Ghi chú

1. Giá vốn hàng bán 632 x - -   2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

621 x - -  

3. Chi phí nhân công trực tiếp 622 x - -   4. Chi phí sản xuất chung 627 - - x   - Chi phí nhân viên phân xưởng

6271 - x -  

- Chi phí vật liệu 6272 - - x (1) - Chi phí dụng cụ sản xuất 6273 - - x (2) - Chi phí khấu hao TSCĐ 6274 - x -   - Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 - - x   - Chi phí bằng tiền khác 6278 - x - (3) 5. Chi phí bán hàng 641 - - x   - Chi phí nhân viên bán hàng 6411 - x -   - Chi phí vật liệu bao bì 6412 - - x (4) - Chi phí dụng cụ đồ dùng 6413 - x -   - Chi phí khấu hao TSCĐ 6414 - x -   - Chi phí dịch vụ mua ngoài 6417 - - x (3) - Chi phí bằng tiền khác 6418 - x -   6. Chi phí quản lý Công ty 642 - - x   - Chi phí nhân viên quản lý 6421 - x -   - Chi phí vật liệu quản lý 6422 - x -   - Chi phí đồ dùng văn phòng 6423 - x -   - Chi phí khấu hao TSCĐ 6424 - x -    - Thuế, phí và lệ phí 6425 - - x (5) - Chi phí dự phòng 6426 - x -   - Chi phí bằng tiền khác 6428 - x -   - Chi phí dịch vụ mua ngoài 6427 - - x (3)

( Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

8

Page 9: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

(1)   Chi phí vật liệu .

- Phần nguyên vật liệu gián tiếp xuất dùng cho sản xuất vì chúng có giá trị nhỏ

không thể xác định cụ thể cho từng sản phẩm… Các chi phí này được coi là biến

phí.

- Phần vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ được coi là định phí.

(2)   Chi phí dụng cụ sản xuất : Được coi là chi phí hỗn hợp, nó là chi phí về công

cụ, dụng cụ dùng để sản xuất tạo ra sản phẩm.

Là biến phí: Nếu một khuôn mẫu đúc sử dụng có định lượng số sản phẩm sản xuất,

vượt quá số sản phẩm này phải thay khuôn.

Là định phí: Nếu căn cứ vào thời gian sử dụng một mẫu, khuôn để thay mà không

quan tâm đến lượng sản phẩm sản xuất của một khuôn mẫu.

(3)   Chi phí dịch vụ thuê ngoài : Loại chi phí này bao gồm nhiều nội dung tuỳ theo

phương thức trong hợp đồng thuê, có thể là định phí, hay chi phí hỗn hợp.

(4)   Thuế và lệ phí của chi phí quản lý: Gồm nhiều loại thuế và lệ phí khác nhau.

Là biến phí: Gồm các lệ phí và thuế tính theo kết quả kinh doanh.

Là định phí: Gồm thuế môn bài, thuế vốn, thuế nhà đất.

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Ngày 02/01/2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2008/TT-BXD hướng

dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc Chương

trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và

miền núi giai đoạn 2006 - 2010.

Theo đó, dự toán chi phí xây dựng bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu

nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để

ở và điều hành thi công.

Chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình được lập cho các công trình

chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công hoặc bộ phận, phần việc,

công tác của công trình, hạng mục công trình và được xác định bằng dự toán. Riêng

đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công

trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể còn được xác định

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

9

Page 10: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc bằng

định mức chi phí tính theo tỷ lệ %...

Phần khối lượng do dân tự làm sử dụng nhân công, vật tư, vật liệu khai thác tại chỗ,

khối lượng của những hạng mục công trình sử dụng kinh phí đóng góp của dân

được lập dự toán riêng và không tính thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia

tăng, chi phí nhà tạm trong dự toán…

1.2.5. Phân loại chi phí xây lắp theo quy định của Bộ xây dựng.

Chi phí xây lắp:

Chi phí xây lắp trong tổng dự toán là chi phí cho việcthực hiện toàn bộ khối lượng

công tác xây lắp của công trình. Khối lượngcông tác xây lắp của công trình bao

gồm:

- Khối lượng xây lắp của các hạng mục gói thầu thực hiện lựa chọn nhà thầu trong

nước;

- Khối lượng xây lắp khác.

+ Đối với khối lượng công tác xây lắp thực hiện đấu thầu quy định chi phí

xây lắp được xác định trên cơ sở khối lượng xây lắp theo thiết kế kỹ thuật (hoặc

thiết kế tương đương của nước của nhà tài trợ) và đơn giá xây lắp đấu thầu quốc tế.

Trường hợp khối lượng không xác định được cụ thể bằng thiết kế hoặc những

côngviệc có khối lượng nhỏ, lẻ thì khoán chi phí thực hiện trọn gói (lumpsum) trong

dự toán, tổng dự toán.

+ Đối với khối lượng công tác xây lắp thực hiện lựa chọn nhà thầu trong

nước thì chi phí xây lắp được xác định theo thiếtkế kỹ thuật được phê duyệt và đơn

giá xây dựng cơ bản tại địa phươngnơi xây dựng công trình.

+ Chi phí xây lắp khác: Tuỳ theo tính chất cụ thể của từng công trình, chi phí

xây lắp khác là chi phí cho các công trình phụ trợ và phục vụ thi công như lán trại,

văn phòng tại hiện trường, điện nước, thông tin, đường tạm phục vụ thi công, phòng

thí nghiệm, trạm y tế, chi phí cho công tác đảm bảo giao thông, an toàn công

trường, hoàn trả mặt bằng sau thi công, di chuyển thiết bị thi công ... được xác định

bằng phương pháp lập dự toán căn cứ theo yêu cầu cụ thể của từng công trình.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

10

Page 11: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Chi phí xây lắp khác là một khoản mục độc lập thuộc chi phí xây lắp hoặc được

phân bổ vào các hạng mục, gói thầu xây lắp.

Chi phí thiết bị:

Chi phí thiết bị (thiết bị mua từ nước ngoài và mua trong nước) được xác

định theo số lượng từng loại thiết bị và giá trị cho 1 tấn hoặc loại thiết bị tương ứng.

Giá trị thiết bị bao gồm giá mua,chi phí vận chuyển, bảo quản, thuế, phí, bảo hiểm

và các chi phí khác (nếu có).

Đối với các thiết bị phi tiêu chuẩn sản xuất, gia công trong nước thì chi phí

thiết bị xác định trên cơ sở khối lượng cần sảnxuất, gia công và giá sản xuất, gia

công cho 1 tấn hoặc các thiết bị tương ứng và các chi phí khác như đã nói ở trên.

Giá sản xuất, gia công thiết bị phi tiêu chuẩn được xác định theo quy định hiện

hành.

Trường hợp khối lượng thiết bị cho dự án đã được đấu thầu thì chi phí thiết

bị là giá ký kết hợp đồng và các chi phí khác (nếu có).

Chi phí tư vấn:

Chi phí tư vấn bao gồm chi phí cho những công việc do tư vấn nước ngoài và

tư vấn trong nước thực hiện.

Đối với các công việc do tư vấn nước ngoài thực hiện,chi phí tư vấn xác định

căn cứ trên dự toán được lập phù hợp với yêucầu sử dụng tư vấn cho dự án, hướng

dẫn sử dụng tư vấn của nhà tài trợquốc tế và các quy định khác của Việt Nam.

Trường hợp các công việc tư vấn do nước ngoài thực hiện đã được tổ chức đấu thầu

thì chi phí tư vấn xác định theo giá hợp đồng tư vấn đã ký kết.

Đối với các công việc do tư vấn trong nước thực hiệnthì chi phí tư vấn được

tính bằng 1,2 lần định mức cho các công việc tư vấn đầu tư xây dựng tương tự theo

quy định hiện hành.

Đối với các công việc tư vấn chưa có quy định về định mức chi phí sẽ thực

hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

11

Page 12: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư và phục hồi:

Chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư và phục hồi bao gồm chi phí đền bù

đất đai, hoa màu, vật kiến trúc, chi phí di dời,giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư

hoặc đầu tư xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng (nếu

có) và phục hồi nguyên trạng.

Các chi phí trên được xác định căn cứ theo các quy định hiện hành của nhà

nước các quy định trong điều ước quốc tế đã ký kết và quy định, hướng dẫn khác

của nhà tài trợ quốc tế.

Chi phí khác:

Đối với các chi phí khác liên quan tới việc sử dụng vốn của nhà tài trợ quốc

tế như chi phí lập văn kiện dự án; chi phí thẩm định, bổ sung hoàn thiện văn kiện dự

án, chi phí cho ban chuẩn bị dự án, chi phí trả lãi vay trong thời gian xây dựng, chi

phí kiểm toán quốc tế, tăng cường thể chế, nâng cao nhận thức cộng đồng, phí bảo

hiểm, phí bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng ... nếu chưa có quy định về định

mức chi phí của nhà nước thì xác định theo thông lệ quốc tế, quy định, hướng dẫn

của nhà tài trợ quốc tế hoặc xác định bằng phương pháp lập dự toán trình người có

thẩm quyền phê duyệt. Các chi phí khác thuộc công trình được xácđịnh theo hướng

dẫn hiện hành của nhà nước.

Chi nộp thuế, phí và chi phí mua bảo hiểm:

- Chi nộp thuế : Thuế là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật Nhà

Nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào cho ngân sách nhà

nước. Kinh doanh thì phải nộp thuế, Các Công ty tuỳ theo lĩnh vực sản xuất,kinh

doanh,mặt hàng kinh doanh mà phải nộp các khoản thuế khác nhau cho ngân sách

nhà nước. Số tiền thuế mà Công ty phải nộp phụ thuộc vào doanh thu chịu thuế và

tỷ suất thuế do các luật thuế quy định.

Bao gồm các loại thuế và phí, phải nộp theo quy định hiện hành của nhà

nước, các quy định trong điều ước quốc tế đã ký kết và các quy định, hướng dẫn

khác của nhà tài trợ quốc tế (nếu có).

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

12

Page 13: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

- Chi phi mua bảo hiểm: Ngoài các khoản bảo hiểm bắt buộc ( bảo hiểm y tế

và bảo hiểm xã hội) , để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong sản xuất, kinh

doanh. Công ty phải có các khoản chi phí để mua bảo hiểm tài sản, vận chuyển…

Chi phí mua bảo hiểm là khoản chi phí làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Khi

rủi ro xảy ra thì Công ty được Công ty bảo hiểm đền bù một phần thiệt hại theo bảo

hiểm hợp đồng bảo hiểm và phần đền bù này giúp Công ty có thể khắc phục được

khó khăn. Nếu không xảy ra rủi ro thì chi phí bảo hiểm là một khoản chi chỉ để thoả

mãn một kỳ vọng sợ rủi ro xảy ra.

Chi phí dự phòng.

Chi phí dự phòng dùng cho những phát sinh khối lượng,trượt giá và các

trường hợp khác không lường trước được trong thời gian xây dựng. Chi phí dự

phòng bằng 10% tổng các khoản mục chi phí trong tổng dự toán. Đối với các dự án

mà chi phí dự phòng trượt giá có cơ sở xácđịnh hoặc đã được tính toán cụ thể thì chi

phí dự phòng phát sinh khối lượng bằng 7%.

1.3. Nội dung chi phí xây dựng công trình theo các giai đoạn đầu tư

1.3.1. Tổng mức đầu tư.

Tổng mức đầu tư được phân tích, tính toán và xác định trong giai đoạn lập

báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo đầu tư) của dự án, bao gồm những chi phí

cho việc chuẩn bị đầu tư (điều tra, khảo sát, lập và thẩm định báo cáo nghiên cứu

khả thi của dự án), chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư (đền bù đất đai) hoa màu, di

chuyển dân cư, các công trình trên mặt bằng xây dựng, chuyển quyền sử dụng đất...

khảo sát, thiết kế, lập và thẩm định thiết kế, tổng dự toán, chi phí đấu thầu, hoàn tất

các thủ tục đầu tư, xây dựng đường, điện, nước thi công, khu phụ trợ, nhà ở tạm

công nhân (nếu có), chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng (xây lắp, mua sắm thiết bị

và các chi phí khác có liên quan), chi phí chuẩn bị sản xuất để đưa dự án vào khai

thác sử dụng (chi phí đào tạo, chạy thử, sản xuất thử, thuê chuyên gia vận hành

trong thời gian chạy thử), vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sản

xuất), lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, chi phí bảo

hiểm, chi phí dự phòng.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

13

Page 14: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Đối với các dự án nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được Thủ

tướng Chính phủ cho phép thì ngoài các nội dung nói trên, trong tổng mức đầu tư

còn bao gồm các chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án.

1.3.2. Tổng dự toán công trình.

Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng

công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật -

thi công. Tổng dự toán công trình bao gồm: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị (gồm

thiết bị công nghệ, các loại thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất gia công (nếu có) và

các trang thiết bị khác phục vụ cho sản xuất, làm việc, sinh hoạt), chi phí khác và

chi phí dự phòng (gồm cả dự phòng do yếu tố trượt giá và dự phòng do khối lượng

phát sinh).

Các khoản mục chi phí trong tổng dự toán công trình gồm những nội dung cụ

thể như sau:

Chi phí xây lắp bao gồm:

- Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ (có tính đến giá trị vật tư, vật liệu được

thu hồi (nếu có) để giảm vốn đầu tư);

- Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng;

- Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi

công, điện, nước, nhà xưởng v.v...), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi

công (nếu có);

- Chi phí xây dựng các hạng mục công trình;

- Chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt);

- Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trong trường hợp

chỉ định thầu nếu có).

Chi phí thiết bị bao gồm:

- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất,

gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của

công trình (bao gồm thiết bị lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt);

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

14

Page 15: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

- Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi,

lưu Container (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí

bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường;

- Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.

Chi phí khác bao gồm:

- Do đặc điểm riêng biệt của khoản chi phí này nên nội dung của từng loại chi phí

được phân chia theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng. Cụ thể là:

a) Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

- Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án nhóm A hoặc dự án

nhóm B (nếu cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư yêu cầu bằng văn bản), báo cáo

nghiên cứu khả thi đối với các dự án nói chung và các dự án chỉ thực hiện lập báo

cáo đầu tư;

-Chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án (nếu có);

- Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án (đối với các dự án

nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép);

- Lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

b) Ở giai đoạn thực hiện đầu tư:

- Chi phí khởi công công trình (nếu có);

- Chi phí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai, hoa màu, di

chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công

tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu

tái định cư và phục hồi);

- Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất;

- Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm (nếu

có), chi phí lập hồ sơ mời thầu, phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp, mua

sắm vật tư thiết bị; chi phí giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị và các chi

phí tư vấn khác...

- Chi phí Ban quản lý dự án;

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

15

Page 16: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

- Chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình

(nếu có);

- Chi phí kiểm định chất lượng công trình (nếu có);

- Chi phí lập, thẩm tra đơn giá dự toán; quản lý chi phí xây dựng công trình;

- Chi phí bảo hiểm công trình;

- Lệ phí địa chính;

- Lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công, tổng dự toán

công trình, kết quả đấu thầu.

c) Ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng:

- Chi phí lập hồ sơ hoàn công; quy đổi vốn; thẩm tra và phê duyệt quyết toán công

trình;

- Chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừ

giá trị thu hồi)...;

- Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao

công trình;

- Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất;

- Chi phí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất trong thời gian chạy thử (nếu có);

- Chi phí nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và

có tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được)...

Chi phí dự phòng:

Chi phí dự phòng là khoản chi phí chỉ để dự trù vốn tính cho các khối lượng

phát sinh do thay đổi thiết kế theo yêu cầu của Chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền

chấp nhận, khối lượng phát sinh không lường trước được, dự phòng do yếu tố trượt

giá trong quá trình thực hiện dự án.

1.3.3. Dự toán xây lắp hạng mục công trình.

Dự toán xây lắp hạng mục công trình là chi phí cần thiết để hoàn thành khối

lượng công tác xây lắp của hạng mục công trình được tính toán từ thiết kế bản vẽ thi

công hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công.

Dự toán xây lắp hạng mục công trình bao gồm:

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

16

Page 17: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí

máy thi công, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

Giá trị dự toán xây lắp sau thuế gồm: giá trị dự toán xây lắp trước thuế và khoản

thuế giá trị gia tăng đầu ra.

1.3.4. Giá thanh toán.

Đối với trường hợp đấu thầu: Thì giá thanh toán được thực hiện theo tiến độ và

theo giá trúng thầu (đối với hợp đồng trọn gói) hoặc thanh toán theo đơn giá trúng

thầu và các điều kiện được ghi trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây

dựng (đối với hợp đồng có điều chỉnh giá).

Đối với trường hợp được phép chỉ định thầu: Thì giá thanh toán được thực hiện

theo giá trị dự toán hạng mục hay toàn bộ công trình được duyệt trên cơ sở nghiệm

thu khối lượng và chất lượng từng kỳ thanh toán.

1.3.5. Vốn đầu tư được quyết toán.

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình

đầu tư và xây dựng.

1.4. Vai trò của chi phí sản xuất xây lắp.

Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản

xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự

vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác,

quá trình sản xuất hàng hóa là quá trình kết hợp của ba yếu tố : tư liệu lao động, đối

tượng lao động và sức lao động. Như vậy để tiến hành sản xuất, người ta phải bỏ chi

phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình

thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yều khách

quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Đối với ngành xây

dựng cũng vậy, một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng muốn hoạt động

sản xuất kinh doanh diễn ra được bình thường,nhịp nhàng thì phải bỏ ra một khoản

chi phí lớn để mua nguyên vật liệu đầu vào,chi trả tiền mua máy móc thiết bị, chi

phí để trả lương cho người lao động…

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

17

Page 18: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Như vậy rõ ràng yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế

hoạch sản xuất kinh doanh hay kế hoạch mở rộng, tăng trưởng nào. Các Công ty

muốn tăng trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phương

thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh, đồng thời

phải tái đầu tư các khoản tiền đó cho những cơ hội tăng trưởng triển vọng nhất.

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XÂY LẮP:

- Ngành xây lắp có tính lưu động cao, thiếu tính ổn định và thường xuyên phải di

chuyển từ vùng này sang vùng khác, tuỳ thuộc vào công trình xây lắp được tiến

hành tại đâu. Do đó, nảy sinh nhiều chi phí cho việc di chuyển máy móc, thiết bị

xây dựng tới nơi thi công. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xây lắp phải trang bị

những máy móc thiết bị có tính cơ động cao, nhưng cần chú ý phân bổ lực lượng

sản xuất theo lãnh thổ hợp lý để có thể tiến hành điều động linh hoạt các thiết bị từ

vùng lãnh thổ này sang vùng lãnh thổ khác đạt hiệu quả cao.

- Sản phẩm của ngành xây dựng có thể tích và trọng lượng lớn, chu kỳ sản xuất dài,

thời hạn sử dụng các công trình xây dựng cũng dài, như các ngôi nhà cao tầng, cầu

cống, đường sá…Khi xây dựng có thể mất trên 3-5 năm, nhưng sử dụng chúng có

thể trong thời gian rất dài. Chính vì vậy việc kiểm soát chi phí xây dựng là điều rất

cần thiết để đảm bảo cho việc thi công các công trình được diễn ra bình thường

không bị gián đoạn.

- Ngành xây lắp có tính cá biệt cao được thể hiện ở các mặt: Các phương án về công

nghệ thi công và tính chất xây dựng thường xuyên phải biến đổi sao cho phù hợp

với điều kiện thực tế của từng công trình như: Thời tiết, khí hậu, nhu cầu sử dụng

của từng nhà đầu tư…do đó rất khó áp dụng các mẫu thiết kế điển hình cho tất cả

các phương án thi công. Mà đòi hỏi phải bỏ chi phí để nghiên cứu, tìm hiểu trước

- Ngành xây lắp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu tại khu vực tiến

hành xây dựng, do đó lao động trong xây dựng là rất vất vả. Khi lập kế hoạch sản

xuất doanh nghiệp xây lắp cần phải chú ý đến đặc điểm điều kiện thời tiết khí hậu

của khu vực xây dựng.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

18

Page 19: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

- Ngành xây lắp có nhiều lực lượng cùng tham gia, hợp tác xây lắp một công trình.

Chính vì vậy, hoạt động quản lý xây dựng hết sức khó khăn, đòi hỏi các bên phải

luôn tôn trọng hợp đồng, không được gây chậm trễ cản trở lẫn nhau.

- Ngành xây lắp phải chấp nhận sự chênh lệch về lợi nhuận theo từng hợp đồng xây

dựng.

3. CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI CHI PHÍ XÂY LẮP.

3.1. Giá cả nguyên vật liệu và máy móc.

- Giá cả vật tư, máy móc thiết bị ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chi phí xây dựng.

Nếu giá nguyên vật liệu tăng lên nhanh chóng, làm cho chi phí xây dựng các công

trình cũng ngày càng tăng, ngược lại nếu giảm bớt được ca. Gây khó khăn cho các

Công ty trong việc huy động vốn cho từng công trình, bởi mức chi phí thực tế

thường luôn cao hơn so với chi phí kế hoạch. Tình hình thị trường xây dựng thường

xuyên biến động liên tục, chính vì vậy việc dự đoán trước được giá cả vật tư sẽ góp

phần quan trọng trong việc bảo đảm đúng tiến độ thi công các công trình xây dựng

cũng như góp phần bảo đảm cho chất lượng các công trình đáp ứng được yêu cầu

đòi hỏi của khách hàng.

- Giá cả các yếu tố đầu vào của ngành xây dựng, đặc biệt là giá thép thường

biến động, hiện nay đang ở mức cao và có xu hướng tăng trong thời gian tới làm

ảnh hưởng đến chi phí của các Công ty dẫn đến tăng giá vốn của các sản phẩm kinh

doanh của các Công ty. Tuy nhiên, nền kinh tế đang tăng trưởng cao, nhu cầu về

nhà ở, thuê cao ốc, văn phòng và đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng lớn nên việc đảm

bảo được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đặt ra là khả thi.

- Hiện nay tình hình cạnh tranh trên thị trường vật liệu xây dựng diễn ra gay

gắt, làm giá cả nguyên vật liệu có xu hướng ngày càng tăng. Giá cả nguyên vật liệu

luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp bởi nó là một trong những

khoản mục chính trong việc tính giá thành sản phẩm xây dựng. Bên cạnh đó là chi

phí mua sắm thiết bị máy móc phục vụ cho việc thi công các công trình và phục vụ

cho công tác quản lý Công ty cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới chi

phí xây lắp và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí xây dựng.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

19

Page 20: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

- Đồng thời cần phải tính đến khả năng nghiên cứu, cải tiến , áp dụng kinh

nghiệm tiên tiến, áp dụng công nghệ mới, bổ sung, thay thế…kể cả những biện pháp

cải tạo điều kiện thi công xây dựng để người công nhân có điều kiện tốt hơn trong

việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm bớt hư hỏng, phế liệu cũng như

tăng cường được chất lượng các công trình xây dựng.

3.2. Các nhân tố thuộc về tổ chức và quản lý sản xuất, thi công của Công ty.

Con người là nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động sản xuất kinh

doanh, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cần một khối lượng khá lớn người lao

động. Do đó việc lựa chọn số lượng cũng như tay nghề người lao động phù hợp

theo từng công trình là điều rất cần thiết, góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí

nhân công nói riêng và chi phí xây dựng nói chung.

Nếu đội ngũ gười lao động có tay nghề cao thì sẽ giúp cho Công ty trong

việc hạn chế số lượng lao động cần thuê. Bởi lao động có tay nghề cao sẽ giúp cho

việc thi công xây dựng các công trình được đảm bảo về chất lượng, về tiến độ xây

dựng nhờ khả năng quen việc, với kỹ năng lao động lành nghề. Tạo ra sự an toàn

trong việc thi công các công trình.

Ngược lại nếu đội ngũ lao động yếu kém về trình độ tay nghề,Công ty sẽ mất

nhiều thời gian và tiền bạc cho việc đào tạo lại cũng như gây ảnh hưởng tới tiến độ

thi công các công trình, cũng như chất lượng công trình khó bảo đảm được như tiêu

chuẩn.

Vì vậy vấn đề về trình độ đội ngũ lao động cũng là một trong những nhân tố

chủ yếu ảnh hưởng tới chi phí xây dựng của Công ty, cần được quan tâm xem xét

kịp thời. Thường xuyên nâng cao chất lượng tay nghề cho người lao động cũng như

có chính sách lương, thưởng hợp lý sẽ là một trong những động lực kích thích người

lao động hăng say,sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc, giúp họ gắn

bó, trung thành hơn với Công ty. Qua đó góp phần làm giảm chi phí xây lắp của

từng công trình cũng như tổng chi phí xây dựng của toàn Công ty xuống mức thấp

nhât.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

20

Page 21: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Bên cạnh đó là việc tổ chức điều hành các đơn vị xây dựng cần được tiến

hành một cách đồng bộ, thống nhất tránh hiện tượng chồng chéo, gây khó khăn cho

công tác quản lý. Đồng thời việc có một cơ cấu điều hành hợp lý sẽ giúp cho việc

quản lý chi phí xây lắp được chặt chẽ, tránh được hiện tượng mất mát, sử dụng

không đúng quy cách, chất lượng nguyên vật liệu xây dựng được đảm bảo.

3.3. Ảnh hưởng của nhu cầu xây dựng đến chi phí xây lắp.

Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp hay Công ty nào

muốn tồn tại được đều phải trả lời được ba câu hỏi : Cái gì? Cho ai? Và Như thế

nào? . Cái gì của các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có

thể là vật liệu xây dựng, máy móc trong ngành xây dựng, là các công trình xây

dựng....Tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Như

thế nào chính là cách thức để có được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách

hàng, để doanh nghiệp có thế tồn tại và phát triển trên thị trường. Nhu cầu xây dựng

của khách hàng sẽ tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất xây lắp của Công ty.

Chính vì vậy việc đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng sẽ giúp Công ty có một chỗ đứng

trong lòng khách hàng, là cơ sở để khách hàng lựa chọn Công ty khi có nhu cầu xây

dựng.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

21

Page 22: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH

DOANH XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG.

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN

CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG

CONSTREXIM.,JSC

1.1. Lời giới thiệu

Công ty Cổ phần Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng (CONSTREXIM.,JSC)

được thành lập từ tổ chức tiền thân là Công ty đầu tư và xây dựng nhà cao tầng, trước đây

là Xí nghiệp xây dựng nhà cao tầng.

Xí nghiệp xây dựng nhà cao tầng được thành lập theo quyết định số 124 QĐ/

MC - TCHC ngày 06 tháng 04 năm 2005 của Tổng Giám đốc Công ty đầu tư xây

dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam, hoạt động trong mô hình Công ty mẹ – Công ty

con, trực thuộc Công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam

(CONSTREXIM HOLDINGS), nay là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và

Thương mại Việt Nam – Bộ Xây dựng. Sau hơn một năm hoạt động hiệu quả, Xí

nghiệp xây dựng nhà cao tầng được nâng cấp thành Công ty đầu tư và xây dựng nhà

cao tầng theo quyết định số 274QQĐ / MC – TCHC ngày 28 tháng 7 năm 2006 của

Tổng Giám đốc Công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam.

Công ty Cổ phần Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng chính thức đi vào hoạt động

kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2007, theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103015877

được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 08 tháng 02 năm 2007.

Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình dân

dụng và công nghiệp, ban lãnh đạo Công ty luôn nhạy bén trong việc nắm bắt, khai

thác thị trường. Trong những năm vừa qua Công ty đã trúng thầu và thi công nhiều

công trình xây dựng từ trung bình đến lớn. Không chỉ tập trung vào lĩnh vực xây

dựng cơ bản là mũi nhọn hàng đầu mà Công ty còn chủ trương mở rộng đa dạng

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

22

Page 23: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

hoá các ngành nghề kinh doanh khác như thiết kế, đầu tư nhà máy thuỷ điện, kinh

doanh thương mại…

Sau một thời gian hoạt động trong cơ chế thị trường Công ty đã tích luỹ được

nhiều kinh nghiệm quản lý và sản xuất kinh doanh. Để tăng cường năng lực sản

xuất, khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy quá trình tích tụ tập

trung vốn, xây dựng Công ty ngày càng phát triển vững mạnh, Công ty đã chuyển

thành Công ty Cổ Phần và chính thức đi vào hoạt động dưới tên Công ty Cổ phần

Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng.

Tên Công ty:

CÔNG TY CỔ PHẦN CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG

Tên giao dịch quốc tế: CONSTREXIM INVESTMENT AND BUILDING CONSTRUCTION

JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: CONSTREXIMIBC.,JSC

Vốn điều lệ: 9.000.000.000 (chín tỷ đồng VN)1.2. Trụ sở giao dịchĐịa chỉ: Số 16, Ngõ 117, Phố Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Số điện thoại : 84-4-2666699

Số Fax : 84-4-2666969

E-mail : [email protected]

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

23

Page 24: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

1.3. Sơ đồ tổ chức.1.3.1. Cơ cấu tổ chức tại thời điểm trước khi cổ phần :

Sơ đồ 1: Sơ đ ồ bộ máy tổ chức của Công ty trước khi cổ phần.

(Ngu ồn : phòng tổ chức hành chính)

1.3.2 Cơ cấu tổ chức sau khi cổ phần:

Công ty Công ty Cổ phần Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng được

thành lập trên cơ sở tham gia góp vốn của hai tổ chức kinh tế là Công ty đầu tư xây

dựng và XNK Việt nam, Công ty TNHH Khải Lợi và các cổ đông sáng lập khác,

đồng thời sáp nhập toàn bộ tổ chức và hoạt động của Công ty đầu tư và xây dựng

nhà cao tầng,Công ty Cổ phần Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng là một pháp

nhân độc lập hoạt động theo Luật Công ty.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔNG HỢP

PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT

CÁC ĐỘITHI CÔNG

ĐỘI XD SỐ 1

ĐỘI XD SỐ 2

ĐỘI XD SỐ 3

ĐỘI XD SỐ 4

ĐỘI XD SỐ 5

Đ ĐIỆN NƯỚC

ĐỘI CƠ KHÍ

24

Page 25: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC)

PHÒNG KẾ

HOẠCH KỸ

THUẬT

PHÒNG VẬT TƯ-THIẾT BỊ

PHÒNG KINH

DOANH

PHÒNG TÀI

CHÍNH KẾ TOÁN

PHÒNG TỔ CHỨC

HÀNH CHÍNH

CÁC ĐỘI

XÂY

DỰNG

NM SAN

XUẤT KÍNH

AN TOÀN

BQL DỰ ÁN VÀ

CHỈ HUY CTRÌNH

Chuyên đề tốt nghiệp

Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty sau khi cổ phần.

(Ngu ồn : phòng tổ chức hành chính)

+ Giám đốc: Là người đứng đầu và đại diện cho cán bộ công nhân viên, hoạch định

kế hoạch sản xuất kinh doanh.Phân công trách nhiệm quyền hạn và mối quan hệ của

hệ thống quản lý. Chịu trách nhiệm về tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh

với Công ty mẹ và cấp trên.

- Trợ giúp cho Giám đốc là các phó giám đốc .

+ Phó Giám đốc - Phụ trách tổ chức:

Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược, chính sách nhân sự và kinh

doanh của Công ty, giúp Giám đốc lập dự thảo chương trình hành động, đề ra các

biện pháp kiểm soát, cải tiến tổ chức, xây dựng các tiêu chuẩn hoạt động.

Quản lý và giám sát các Phòng ban, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho

các công trường. Xác định nhu cầu đào tạo và cung cấp các nguồn lực cần thiết để

thực hiện đào tạo.

Định kỳ thông báo cho Giám đốc biết về tình hình hoạt động kinh doanh

của Công ty. Chịu trách nhiệm chỉ đạo về công tác tổ chức hành chính như công tác

quản trị hành chánh, văn thư, lưu trữ bảo mật tài liệu cơ quan, xây dựng các chính

sách tuyển dụng và tổ chức quản lý lao động, thi đua khen thưởng, nâng hạ lương.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

GIÁM ĐỐC

25

Page 26: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả, tạo lập các mối quan hệ mật thiết

trong Công ty. Phối hợp với các Phòng ban, công trường để đem lại kết quả tốt nhất

cho Công ty. Chuẩn bị nội dung và điều khiển cuộc họp các cấp hàng tuần.

+ Phó Giám đốc - Phụ trách kỹ thuật:

Thu thập thông tin về kỹ thuật công nghệ và tổ chức bộ phận nghiên cứu

và phát triển ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, kỹ thuật mới cho Tổng

Công ty và Công ty cuả mình.

Tư vấn và xét duyệt các phương án giải quyết vướng mắc, thay đổi, xử lý

kỹ thuật, các phát sinh trong quá trình thi công của ban chỉ huy công trình.

Tư vấn, xét duyệt biện pháp thi công ở công trường (kế hoạch, tiến độ,

biện pháp kỹ thuật, giá thành xây dựng).

Theo dõi, kiểm tra kỹ thuật, tiến độ và chất lượng thi công nhằm đảm bảo

cho công trình đạt chất lượng cao nhất, thỏa mãn cao nhất các yêu cầu của khách

hàng, phù hợp với các yêu cầu chung của hợp đồng cùng các thỏa thuận khác phát

sinh trong quá trình thi công, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Báo cáo tình hình các hoạt động về kỹ thuật toàn Công ty.

+ Kế toán trưởng:

Kiêm trưởng phòng kế toán, là người giúp Giám đốc kiểm tra, giám sát

mọi hoạt động tài chính của Công ty. Liên hệ với các trưởng phòng khác trong công

tác kiểm tra hoạt động xuất, nhập vật tư,thiết bị, cũng như hoạt động đối chiếu công

nợ.

- Các phòng ban:

+ Phòng Vật tư - Thiết bị:

Đảm bảo cung ứng vật tư, thiết bị và nhân công theo đúng tiến độ và chất

lượng yêu cầu của công trường, kể cả việc cung ứng vật tư mẫu để khách hàng chọn

và phê duyệt.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

26

Page 27: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Theo dõi việc tạm ứng, thanh quyết toán của công trình và kiểm soát chi

phí trong quá trình thi công của các hợp đồng.

Kiểm soát việc sử dụng vật tư trong quá trình thi công.

Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các vấn đề liên quan đến thương lượng

và ký kết Hợp đồng.

Giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng với khách hàng.

+ Phòng Tài chính - Kế toán:

Có chức năng đề xuất với Giám đốc về công tác quản lý tài chính, kế toán,

thống kê trong Công ty; đồng thời tiến hành lập, lưu trữ, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ

các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực Tài chính - Kế toán theo quy định của pháp

luật hiện hành, cụ thể:

Tham mưu cho Giám đốc và HĐQT thực hiện chức năng quản lý tài

chính, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về tài chính – kế toán, tổ chức phổ biến và

hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thi hành kịp thời các qui định về tài chính – kế toán

của Nhà nước và cấp trên. Quan hệ với ngân hàng, cơ quan thuế và các cơ quan hữu

quan để thực hiện công tác tài chính – kế toán theo qui định của pháp luật.

Quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa, kinh phí và các quỹ, tổng kết thu – chi

tài chính, báo cáo quyết toán, kiểm tra thường xuyên hoạt động kế toán của các bộ

phận, nắm bắt tình hình kinh doanh của Công ty từ đó lập kế hoạch tài chính và

cung cấp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài Công ty.

Tổ chức thanh toán mua bán hàng hóa nhanh chóng và thu hồi công nợ,

tăng nhanh vòng quay vốn, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng ảnh hưởng đến hoạt

động kinh doanh của Công ty. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo

mật các số liệu.

Chịu trách nhiệm chung về hiệu suất làm việc của Phòng và liên đới chịu

trách nhiệm trước pháp luật về hệ thống tài chính – kế toán tại Công ty.

+ Phòng Kế hoạch Kỹ thuật:

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

27

Page 28: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Có chức năng tham gia tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty trong việc

hoạch định các kế hoạch kinh doanh, đầu tư, và thực hiện các dự án hạ tầng, cụ thể:

Thực hiện phân tích và đề xuất tính khả thi của các dự án; tham gia các

hoạt động quản lý kinh doanh của các dự án do Công ty đầu tư.

Tổ chức thực hiện, giám sát kỹ thuật trong quá trình triển khai các dự án,

các chương trình, hoạt động kinh doanh theo kế hoạch Công ty đúng các quy định

về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước hiện hành.

Xem xét các yêu cầu của khách hàng về thiết lập hồ sơ dự thầu, xem xét

các điều kiện ký kết hợp đồng và thực hiện việc lập hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của

khách hàng.

Phối hợp với Chỉ huy Trưởng Công Trình để giải quyết các vấn đề kỹ

thuật có liên quan đến hợp đồng trong quá trình thi công. Tìm hiểu và phổ biến

thông tin về vật liệu mới, kỹ thuật và công nghệ mới cho các Chỉ huy Trưởng công

trình, bộ phận vật tư, các bộ phận liên quan khác.

Quản lý và giám sát trực tiếp mọi hoạt động và chịu trách nhiệm chung về

hiệu suất công việc của phòng. Chủ trì các cuộc họp định kỳ để tổng kết và điều

chỉnh các hoạt động của phòng.

+ Phòng Hành chính – Nhân sự:

Là một bộ phận nghiệp vụ của Công ty, có chức năng đề xuất, giúp việc

cho Ban lãnh đạo và hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra các công tác quản lý

nhân sự; bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động, an ninh trật tự và phòng cháy

chữa cháy, quản trị hành chính – văn phòng.

Xác định và xây dựng các tiêu chuẩn chức danh trong Công ty. Xây dựng

nội quy, thể chế, chế độ công tác của các bộ phận trong Công ty. 

Xây dựng các định mức lao động, nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền

thưởng, bồi dưỡng độc hại, lập kế hoạch nâng lương, tiền thưởng cho Công ty.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

28

Page 29: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Nghiên cứu nhu cầu công tác và khả năng cán bộ để có kế hoạch đào tạo

bồi dưỡng nghiệp vụ.

Lập kế hoạch duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa định kỳ cũng

như dự trù kinh phí để bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa và mua sắm các loại

phương tiện, thiết bị dụng cụ và tài sản cố định thuộc khối văn phòng, quản lý và

điều hành xe ôtô.

Quản lý nhân sự như lập hồ sơ theo hợp đồng lao động, xây dựng quy chế

tuyển dụng, thực hiện chế độ BHXH, BHYT, chế độ phép, thôi việc, kỷ luật…hồ sơ

lý lịch và giấy tờ văn thư. Tổ chức thực hiện công tác lễ tân, tổ chức hội nghị, liên

hoan, …

Hỗ trợ đại diện lãnh đạo trong việc kiểm soát, duy tu và cải tiến hệ thống

chất lượng.

+ Các Ban Chỉ huy Công Trình

Thay mặt Giám đốc quản lý và giám sát trực tiếp các Công trình được

giao và chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về mọi mặt của Công trình.

Chuẩn bị kế hoạch thi công cho các Công trình được giao, gồm cả việc

quyết định cơ cấu tổ chức Ban chỉ huy công trường.

Quản lý, điều phối và kiểm tra các hoạt động hàng ngày tại Công trường.

Theo dõi tiến triển của Công trình và xác nhận khối lượng các hạng mục

thi công theo định kỳ, báo cáo cho Ban lãnh đạo. Thực hiện các hành động khắc

phục, phòng ngừa và cải tiến khi cần thiết.

Thay mặt Ban lãnh đạo trao đổi thông tin với khách hàng, kể cả xử lý các

ý kiến phàn nàn hay tranh chấp của khách hàng.

+ Các đội xây dựng:

Là nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động xây dựng,từ thu mua vật tư đến thi

công các công trình xây dựng,hay các hạng mục công trình do Công ty mẹ giao

cho,hoặc tham gia đấu thầu các công trình. Các đội xây dựng có nhiệm vụ thường

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

29

Page 30: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

xuyên báo cáo hoạt động về Công ty, gửi các chứng từ liên quan để phòng kế toán

làm nhiệm vụ tổng hợp sổ sách và quyết toán.

Đội trưởng các đội xây dựng thường xuyên chăm lo đời sống,cũng như có

các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động xây dựng cho những người công

nhân.

  - Tính đến thời điểm 30/12/2007, tổng số lao động hiện có của Công ty là 315

người

    Trong đó:  - Lao động nam:   281 người  chiếm 89,2 %

      - Lao động nữ:    34 người  chiếm 10,8 %.

Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty phân loại theo trình độ học vấn.

STT Trình độ học vấn Số người Tỷ trọng ( %)

1 Lao động trình độ đại học 30 9,52%

2 Lao động trình độ cao đẳng 11 3,49%

3 Lao động trình độ trung cấp 17 5,40 %

4 Lao động công nhân kỹ thuật 222 70,47%

5 Lao động thời vụ 35 11,11%

  Tổng cộng 315 100%

(Ngu ồn : phòng tổ chức hành chính)

    Lực lượng lao động của Công ty tập trung chủ yếu ở đội ngũ công nhân kỹ thuật

lành nghề năng động, sáng tạo và kế đến là đội ngũ cán bộ quản lý với bề dầy kinh

nghiệm trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế, tổ chức thi công, tổ chức

quản lý và điều hành sản xuất tại các công trình xây dựng ... Đây là một trong

những thế mạnh to lớn cần phải khai thác để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của

Công ty.

    Có thể nói con người là trung tâm của mọi hoạt động và trong cơ chế thị trường

để chiến thắng trong cạnh tranh, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực phải được đặt lên

hàng đầu. nhận thức được điều đó, trong những năm qua Công ty luôn có chính

sách thu hút nguồn cán bộ, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao vào làm việc, bằng

các hình thức đãi ngộ về lương, thưởng và các chế độ phúc lợi khác...

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

30

Page 31: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

    Hiện nay Công ty cũng đã thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho

100% số cán bộ công nhân viên. Mức thu nhập bình quân của người lao động trong

Công ty hiện nay là: 1.700.000 đồng/ tháng. Bên cạnh đó, hàng năm đơn vị cũng

luôn xây dựng kế hoạch, thực hiện đào tạo và đào tạo lại tay nghề, trình độ cho

người lao động bằng nhiều hình thức, nhằm phát triển đội ngũ cán bộ công nhân

viên, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa ngành nghề của Công ty, theo kịp trình trình độ

công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới.

1.4. Các lĩnh vực hoạt động chính.

Công ty được quyền tự do lựa chọn những ngành nghề kinh doanh nào có lợi nhất

mà pháp luật không cấm theo quy định hiện hành.

Trước mắt và trong thời gian tới, Công ty kinh doanh trên các lĩnh vực chủ yếu sau:

Xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ

lợi, bưu chính viễn thông, văn hoá, thể thao, sân bay, bến cảng, hạ tầng kỹ thuật khu

đô thị, khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước và môi trường, đường dây và

trạm biến áp;

Gia công lắp dựng kết cấu thép và thiết bị cơ điện công trình;

Tư vấn đầu tư (Không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính);

Lập và thẩm định các dự án đầu tư, khảo sát, đo đạc đối với công trình

xây dựng (Trong phạm vi chứng chỉ hành nghề);

Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp,

công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị;

Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất: đối với công

trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị;

Thiết kế lắp đặt máy điện và thiết bị điện;

Thiết kế cấp điện: đối với công trình xây dựng dân dụng;

Thiết kế cơ điện công trình;

Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng và điều khiển tín hiệu giao thông;

Thiết kế công trình cấp – thoát nước;

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

31

Page 32: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Tư vấn quản lý dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn mua sắm vật tư, thiết bị

công nghệ đối với các loại hình công trình xây dựng.

Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng; vật tư trang thiết bị, máy móc ngành

xây dựng; thiết bị văn phòng, thiết bị nội thất và đồ trang trí nội ngoại thất; các loại

đường ống và phụ kiện, thiết bị ngành nước;

Mua bán máy móc, vật tư, trang thiết bị ngành công nghiệp, ngành xây

dựng và lĩnh vực công nghệ xây dựng; nông, lâm, thuỷ sản (Trừ loại nhà nước

cấm); hàng tiêu dùng; nguyên, nhiên liệu và vật tư, linh kiện phục vụ sửa chữa, thay

thế, lắp ráp, sản xuất phương tiện vận tải, xe ôtô, xe mô tô;

Quản lý, khai thác, vận hành đối với khu chung cư cao tầng và văn phòng;

Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng (Không bao gồm kinh doanh

quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường);

Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách theo hợp đồng;

Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ khách du lịch (Không bao

gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường);

Tổ chức hội nghị, hội thảo;

Đại lý bán vé máy bay;

Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;

Hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.

1.5. Vốn và tài sản doanh nghiệp.

1.5.1. Bảng tóm tắt tài sản.

Tóm tắt tài sản có và tài sản nợ của Công ty cổ phần Constrexim - đầu tư và xây lắp

cao tầng năm 2005, 2006, 2007. (trang sau):

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

32

Page 33: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 3: Tài sản Công ty

Đơn vị tính:Vn đồng

Thông tin tài chính 2005 2006 2007

1. Tổng số tài sản có 9.013.921.641 7.598.155.897 241.097.723.963

2. Tài sản lưu động 8.902.933.031 7.573.155.879 231.021.238.942

3. Tổng số tài sản nợ 9.013.921.641 7.598.524.878 241.097.723.963

4. Tài sản nợ lưu động 9.013.921.641 7.598.524.878 241.097.723.963

5. Lợi nhuận trước thuế 1.454.306.113 1.047.683.013 5.534.500.000

6. Doanh thu 42.985.724.740

52.949.689.639

221.380.000.000

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Bảng 4: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty cổ phần

Constrexim – Đâu tư và xây lắp cao tầng.

Chỉ tiêu Đơn vị

31/12/ 2005

31/12/ 2006

31/12/ 2007

I. Các hệ số khả năng thanh toán1. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ( TSLĐ/Nợ NH) lần 1,14 1,26 1,37

2. Khả năng thanh toán nhanh (TSLĐ-HTK)/Nợ NH lần 0,62 0,62 0,54

II. Các hệ số phản ánh cấu trúc tài sản và nguồn vốn1. Hệ số nợ/Tổng nguồn vốn lần 0,64 0,68 0,71

2. Hệ số vốn CSH/Tổng nguồn vốn lần 0,36 0,32 0,29

3. Hệ số TSLĐ/ Tổng tài sản lần 0,73 0,86 0,88

4. Hệ số TSCĐ/ Tổng tài sản lần 0,27 0,14 0,12

III. Các chỉ số hoạt động1. Vòng quay hàng tồn kho (Giá vốn/HTK) vòng 1,253 3,42 0,39

2. Số ngày vòng quay hàng tồn kho (360/Vòng quay HTK) ngày 287,3 105,3 923,1

3. Vòng quay khoản phải thu ( DTT/ Các khoản PT) vòng 1,34 5,14 1,05

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

33

Page 34: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

4. Kỳ thu tiền trung bình (360/ Vòng quay khoản PT) ngày 268,4 70,0 342,8

IV. Các chỉ tiêu sinh lời1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /doanh thu thuần % 4,21 5,21 9,06

2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (ROA) % 2,02 8,84 2,77

3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu (ROE) % 5,81 28,45 9,88

(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm 2005,2006,2007)

Tài sản lưu động (TSLĐ) của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, bình

quân các năm khoảng 85%, trong đó tập trung chủ yếu vào khác khoản phải thu và

chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, đây là đặc thù của ngành xây lắp vì quá trình

thi công các công trình kéo dài, thời gian thanh toán chậm. Điều này cũng lý giải

cho các hệ số khả năng thanh toán của Công ty, trong khi hệ số khả năng thanh toán

nợ ngắn hạn tương đối tốt, thì hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty lại luôn

ở mức trung bình.

Cũng do đặc điểm của ngành xây lắp cho nên các hệ số phản ánh tình hình

hoạt động của Công ty ở mức tương đối thấp, số ngày hàng tồn kho và kỳ thu tiền

trung bình lớn, chủ yếu là do các công trình đang thi công chưa hoàn thành, thời

gian thanh toán các khoản phải thu chậm.

Các hệ số phản ánh khả năng sinh lợi của Công ty ở mức tương đối cao, tỷ

suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Điều này phản ánh kể từ khi

chuyển sang Công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp  càng hiệu

quả và mang lại lợi ích nhiều hơn cho các cổ đông.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

34

Page 35: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 5: Các khoản nợ theo Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Constrexim

– Đâu tư và xây lắp cao tầng.

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1. Các khoản phải thu 3.559.947.890 4.670.493.990 6.760.601.400

- Phải thu khách hàng 1.223.456.324 3.482.573.859 5.105.649.529

- Trả trước cho người bán 0 125.700.000 1.140.103.300

- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 0 0 0

- Phải thu nội bộ 0 0 0

- Phải thu khác 2.336.491.566 1.062.220.131 514.848.571

- Dự phòng khó đòi 0 0 0

2. Nợ phải trả 12.382.066.763 18.041.187.827 20.955.508.467

2.1. Nợ ngắn hạn 12.382.066.763 18.041.187.827 19.303.192.042

- Vay ngắn hạn 0 694.665.020 694.665.020

- Phải trả cho người bán 8.283.754.080 9.926.560.416 10.330.163.356

- Người mua trả tiền trước 325.960.000 1.634.402.644 6.293.517.694

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 246.939.108 533.771.335 1.134.235.422

- Phải trả công nhân viên 503.967.069 58.624.610 850.610.550

- Chi phí phải trả 96.247.112 4.594.613.037 0

- Phải trả các đơn vị nội bộ 0 0 0

- Các khoản phải trả, phải nộp khác 2.925.199.394 598.550.765 1.431.319.728

2.2. Nợ dài hạn 0 0 0

2.3. Nợ khác 0 0 1.652.316.425

(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm 2005,2006,2007)

Như đã trình bày ở phần trên, do hoạt động trong ngành xây lắp dẫn đến các khoản

nợ phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động và chủ yếu

là các khoản phải thu khách hàng.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

35

Page 36: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

    - Các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ phải trả, các khoản

phải trả ngắn hạn này được dùng để tài trợ cho tài sản lưu động. Trong cơ cấu các

khoản nợ ngắn hạn, các khoản phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn cũng là do

đặc thù hoạt động trong ngành xây lắp, việc quyết toán thường diễn ra khi công

trình đã hoàn thành theo những giai đoạn  nhất định nên Công ty có thể được các

đối tác cho phép chậm thanh toán đối với các khoản nợ này.  Đối với các khoản vay

ngắn hạn, các khoản vay dài hạn hiện nay đang trong giai đoạn thẩm định hồ sơ để

chuẩn bị vốn phục vụ cho công tác SXKD năm 2008 và các năm tiếp theo

Bảng 6: Giá trị tài sản cố định theo báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2007

      Đơn vị tính: đồng

STT Khoản mụcNguyên giá

(NG)

Giá trị còn lại (GTCL)

GTCL/NG (%)

I Tài sản cố định hữu hình 9.955.663.259 8.991.177.341 90,03%

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 0 0  

2 Máy móc thiết bị 8.957.343.692 8.134.085.368 90,81%

3 Phương tiện vận tải 867.783.667 744.987.340 85,84%

4 Thiết bị quản lý 118.717.718 100.778.875 84,89%

5 Các loại tài sản khác 11.818.182 11.325.758 95,83%

II TSCĐ vô hình 1.792.774.218 1.300.674.774 72,55%

1 Thương hiệu Constrexim 200.000.000 200.000.000 100,0%

2 Lợi thế thương mại 1.592.774.218 1.100.674.774 69,10%

Cộng 11.748.437.577 10.291.852.115 87,60%

(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm 2005,2006,2007)

    Máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị

tài sản cố định của Công ty. Tuy nhiên, năng lực về máy móc thiết bị của Công ty

vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu về thiết bị phục vụ cho thi công là một hạn chế không

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

36

Page 37: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

nhỏ của Công ty trong thời điểm hiện nay.  Để đáp ứng tiến độ thi công, Công ty đã

khắc phục nhược điểm này bằng cách  phải thuê thêm máy móc thiết bị của các đơn

vị bạn. Mặt khác, trong quý IV năm 2006, Công ty đã và đang thực hiện đầu tư

nâng cao năng lực gồm : 03 cần trục tháp với giá trị: 6,5 tỷ đồng, năm 2007 là: 18,5

tỷ và các năm tiếp theo là 7,25 tỷ đồng. 

  1.5.2. Ngân hàng giao dịch:

Sở giao dịch 1 - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

Địa chỉ : Toà nhà Wincom 191 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam.

Số tài khoản : 12010000137559

2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH XÂY LẮP CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2005→2007.

Ngay từ khi mới bắt tay vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng

mục tiêu chủ yếu của Công ty là xây dựng lên những công trình mang tầm cỡ khu

vực và quốc tế, với chất lượng hoàn hảo, các công trình đều mang đậm phong cách

Phương Đông bên cạnh đó cũng mang vẻ đẹp hiện đại của Phương Tây. Trong lĩnh

vực xây dựng dân dụng Công ty chủ yếu hợp tác với các đối tác Nhật Bản, Hàn

Quốc, Trung Quốc và một số nước phương Tây. Để trở thành doanh nghiệp đi đầu

trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, tiến tới thành lập tập đoàn xây dựng Công ty đã

phấn đấu vượt mức doanh thu, lợi nhuận đề ra. Xét tình hình sản xuất kinh doanh.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

37

Page 38: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 7: Bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty qua 3

năm 2005→2007.

Đơn vị: 1000

đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chênh lệch

2006/2005

Chênh lệch

2007/2006

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Doanh

thu44.142.000 53.997.372 203.190.923 9.855.371 22,32% 149.193.551 276,29%

Chi phí 42.687.694 52.584.494 182.914.837 9.896.799 23,18% 130.330.342 247,84%

Lợi

nhuận1.454.306 1.412.877 20.276.086 - 39.428 -2,71% 18.863.2081.335,18%

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Năm 2005: Trong khi doanh thu có đạt trên 44 tỷ thì chi phí lại tăng đến trên 42

tỷ, điều đó làm cho lợi nhuận vẫn ở mức thấp. Năm 2005 là năm Công ty chính thức

đi vào hoạt động độc lập dưới hình thức một Công ty con của Công ty mẹ

Constrexim Holdings, tiền thân Công ty chỉ là một xí nghiệp xây dựng, chính vì vậy

khi mới bắt tay vào hoạt động còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ đặc biệt là vấn đề chủ

động lường trước ứng phó với sự thay đổi của môi trường.

- Năm 2006: Mặc dù doanh thu đã tăng cao hơn năm 2005 là 9,855 tỷ đồng tức tăng

22,3265% nhưng Chi phí cũng tăng cao hơn 9,896 tỷ đồng tức 23,1842%. Có thể

nhận thấy tốc độ tăng chi phí còn lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, dẫn đến lợi nhuận

năm này giảm đi trên 39 triệu đồng tức giảm đi 2,7111%. Như vậy vấn đề giảm chi

phí vẫn đang là một vấn đề nổi cộm cần giải quyết của Công ty. Chi phí xây lắp

tăng chủ yếu do giá nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, sắt thép,cát, đá.... tăng

lên nhanh chóng, bên cạnh đó là việc Công ty đã không quản lý tốt vật tư tình trạng

sử dụng lãng phí , tình trạng thất thoát vật tư thường xuyên xảy ra.

- Năm 2007: Đánh dấu sự tăng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận, Doanh thu gần

như tăng gấp 4 lần năm 2006 và gần 5 lần so với năm 2005 đạt con số là 203,190 tỷ

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

38

Page 39: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

đồng. Tăng khoảng 149,193 tỷ đồng tức tăng gần 276,894%. Một thành tựu đáng

khích lệ hơn nữa là tốc độ tăng chi phí đã thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu.

Chi phí năm này đạt khoảng 182,914 tỷ đồng,tăng 130,330 tỷ đồng so với năm 2006

tức tăng khoảng 247,8494%. Lợi nhuận năm này tăng gấp gần 19 lần so với hai năm

trước. Một bước tiến đáng khích lệ của Công ty ngay từ khi mới chuyển sang hoạt

động dưới hình thức Công ty Cổ Phần. Công ty ngày càng nhận được sự tin tưởng

từ phía khách hàng, các công trình đều hoàn thành đúng thời hạn,với chất lượng tốt.

Không những thế do đây là năm đánh dấu việc Việt Nam là thành viên thứ 150 của

Tổ chức thương mại thế giới (WTO), với chính sách mở cửa thông thoáng đã thu

hút một số lượng lớn các nhà đầu tư xây dựng vào Việt Nam. Công ty đã tranh thủ,

tận dụng nắm bắt thời cơ nhờ đó nhìn chung doanh thu, lợi nhuận, sản lượng các

năm tăng lên nhanh chóng. Tạo đà cho sự phát triển bền vững của Công ty trong

tương lai.

3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP CỦA

CÔNG TY CP CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG.

3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của Công ty CP Constrexim - Đầu tư

và xây lắp cao tầng.

Theo như bảng 4 ở trên ta thấy:

- Năm 2005: Chi phí xây lắp đã tăng cao hơn so với kế hoạch dự kiến ban

đầu, từ 29,25 tỷ đã chi vượt lên tới 42,687 tỷ đồng, tức tăng 13.437 tỷ đồng.

Tăng xấp xỉ 46% so với mức kế hoạch. Do phải đầu tư nhiều hạng mục công

trình,nên chi phí tăng là điều có thể hiểu được nhưng cũng có những chi phí

phát sinh là do việc sử dụng lãng phí vật tư,sử dụng không đúng mục đich.

chính vì vậy doanh nghiệp cần cố gắng kiểm soát công tác quản lý việc chi

phí để đảm bảo kết quả doanh thu luôn ở mức cao hơn chi phí.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

39

Page 40: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

- Năm 2006: Chi phí cũng tăng cao hơn so với kế hoạch là 8.777 tỷ đồng tức tăng

20% và chi phí thực tế năm 2006 cũng đã tăng cao hơn năm 2005 là 9,965 tỷ tức

tăng 23,3%. Việc giá nguyên vật liệu,máy móc đầu vào biến động liên tục trong

những năm gần đây do giá dầu thế giới tăng mạnh. Bên cạnh đó là việc Việt Nam

nới lỏng dần tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan để tạo điều kiện gia nhập tổ chức

Thương mại thế giới (WTO),cũng tạo ra sự biến động trong thị trường trong nước.

Không những thế do việc sử dụng không tiết kiệm vật tư cũng như việc quản lý vật

tư của Công ty còn lỏng lẻo làm cho việc thất thoát, mất mát vật tư là điều không

tránh khỏi. Đó có thể coi là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí trong

hoạt động xây lắp ngày càng có xu hướng tăng.

- Năm 2007: Do doanh thu tăng mạnh nên chi phí giai đoạn 2006-2007 cũng tăng

mạnh, chi phí thực hiện lên tới 215,846 tỷ tức tăng 142,346 tỷ đồng so với kế

hoạch. Chi phí thực hiện năm này cũng tăng 163,194 tỷ so với năm 2006. Do giiai

đoạn này Công ty nhận được nhiều công trình hơn, cho nên việc bội chi cũng đã

tăng vượt so với dự kiến. Gần một năm Việt Nam gia nhập WTO ,hiện nay giá các

nguyên vật liệu đầu vào cũng như giá máy móc thiết bị vẫn còn cao. Bên cạnh đó

tiền lương trả cho những người lao động cũng đã tăng cao hơn so với những năm

trước đây. Vì thế để bảo đảm tốc độ tăng chi phí luôn ở mức thấp đòi hỏi Công ty

cần có những giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng chi phí đang ngày càng

tăng cao.

Biểu đồ 1: Biểu đồ chi phí sản xuất kinh doanh qua các năm.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

40

Page 41: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

42,68752,652

215,846

0

50000

100000

150000

200000

250000

biÓu ®å chi phÝ kinh doanh qua c c n m (®¬n vÞ: tû ®ång)

N¨m

Chi phÝ kinhdoanh

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

41

Page 42: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng (giảm) doanh thu,chi phí thực

hiện qua các năm 2005→2007.

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Qua biểu đồ trên có thể thấy tốc độ tăng doanh thu là không quá cao so với tốc độ

tăng chi phí, điều này không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận sản xuất xây lắp nói riêng

mà là ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty nói

chung. Gía cả vật tư tăng nhanh đang là một vấn đề gây khó khăn không ít với Công

ty, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc giảm chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào

nhưng kết quả chưa được cao. Nhin chung doanh thu có tăng và đặc biệt tăng mạnh

trong giai đoạn năm 2006-2007. Nhưng chi phí trong giai đoạn này cũng tăng cao.

Chính điều này đã làm cho lợi nhuận trong giai đoạn này tuy có tăng so với năm

2005 và năm 2006 nhưng tốc độ tăng còn chậm. Và đặc biệt năm 2006 lợi nhuận đã

giảm đi đôi chút so với năm 2005. Gía trị sản lượng,và mức thu nhập bình quân có

tăng đôi chút nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của Công ty. Trong

thời gian tới Công ty đang cố gắng hơn nữa trong việc tăng doanh thu, tăng lợi

nhuận đồng thời phấn đấu giảm mức chi phí xuống mức thấp nhất.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

42

Page 43: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

3.2. Phân tích tình hình chi phí xây lắp thực tế của Công ty trong 3 năm vừa qua:3.2.1. Tình hình chi phí xây lắp thực tế của Công ty qua 3 năm từ 2005→2007.

Chi phí sản xuất kinh doanh là vấn đề đầu tiên cơ bản cốt lõi mà mỗi doanh nghiệp

làm ăn kinh doanh trên thị trường đều phải tính đến. Làm thế nào để bù đắp chi phí

bỏ ra ban đầu và có lãi là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được.

Doanh thu, lợi nhuận càng cao thì đồng nghĩa với việc phải phấn đấu giảm mức chi

phí sản xuất kinh doanh bỏ ra xuống mức thấp nhất có thể tương xứng với tiềm

năng của doanh nghiệp. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều

đó. Và Công ty cổ phần Constrexim cũng vậy, trong những năm đầu mới đi vào

hoạt động kinh doanh trong ngành xây lắp Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn mà

vấn đề nổi cộm lên đó chính là việc chi phí sản xuất kinh doanh đang ngày càng

tăng làm cho doanh thu, lợi nhuận chưa đạt được như mong muốn. Điều đó được

thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 8: Bảng Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp từ năm

2005→2007.

Đơn vị tính:1000 đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2006/2005 NĂM 2007/2006

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

1 Chi phí vật tư 18.359.719 18.059.719 118.856.222 - 300.000 - 1,624% 100.796.502 558,13%

2Chi phí nhân công 3.394.329 2.069.635 8.813.582 - 1.324.694 - 39,03% 6.743.947 325,85%

3 Chi phí MTC 2.786.485 1.535.917 10.272.144 - 1.250.568 - 44,88% 8.736.227 568,79%

4 Chi phí CFC 1.358.332 1.406.055 5.505.399 47.723 3,5134% 4.099.343 291,55%

5 Chi phí thầu phụ 18.327.754 28.542.331 37.835.610 10.214.576 55,73% 9.293.279 32,56%

6 Chi phí QLXN 471.109 970.835 1.631.877 499.725 106,07% 661.041 68,09%

7Tổng chi phí quyết toán 42.687.694 52.584.494 82.914.837 9.896.799 23,18% 130.330.342 274,85%

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

43

Page 44: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Chi phí kinh doanh luôn là một vấn đề nổi cộm mà các doanh nghiệp cần quan tâm, qua

bảng số liệu trên có thể thấy. Chi phí chi cho vật tư là một trong những khoản mục chi

phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục tính giá thành.

- Năm 2005:

Chi phí vật tư chiếm trên 18,359 tỷ đồng, sau đó đến chi phí thầu phụ là 18,327

tỷ đồng rồi đến các chi phí khác như chi phí nhân công là 3,394 tỷ đồng, chi phí máy thi

công 2,786 tỷ đồng. Sở dĩ chi phí vật tư chiếm tỷ trọng lớn như vậy trong khoản mục

giá thành sản phẩm công trình là do đặc thù của ngành xây dựng cần một khối lượng rất

lớn vật tư để tiến hành sản xuất xây lắp. Bên cạnh đó là sự thất thoát vật tư do ý thức

chủ quan của con người, đó là sự lơ là trong quản lý vật tư dẫn đến tinh trạng mất trộm

vật tư thiết bị ở các công trình, đặc biệt là những công trình xây dựng gần khu dân cư

đông đúc. Chi phí máy thi công là một khoản mục chi phí riêng có trong ngành xây

dựng, nó cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí xây lắp. Chính vì vậy

nếu tăng được công suất máy thi công, giảm nhiên liệu tiêu hao, giảm khấu hao tài sản

cố định được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí xây lắp.

- Năm 2006: Tổng chi phí thực tế tăng 23,184% tuơng ứng 9,896 tỷ đồng so với năm

2005. Việc tăng là do

+ Chi phí vật tư đã giảm đi đôi chút còn 18,059 tỷ đồng tức giảm đi 300.000 triệu đồng

so với năm 2005 với tỷ lệ giảm là 1,624%

+ Nhưng bên cạnh đó là việc chi phí thầu phụ tăng vẫn tiếp tục tăng qua từng năm, nếu

năm 2005 Chi phí thầu phụ mới là 18,327 tỷ đồng thì năm 2006 đã là 28,542 tỷ đồng

tăng trên 10 tỷ tức tăng với tỷ lệ 55,732 %. Chủ yếu là do nhu cầu gia công, lắp đặt các

công trình lớn hơn năm trước.

+ Mặc dù năm 2006 số lượng công trình nhận thầu nhiều hơn năm 2005, nhưng chi phí

máy thi công đã giảm đi đôi chút từ 2,786 tỷ đồng xuống còn 21,535 tỷ đồng tức giảm

với tỷ lệ là 44,88%. Nhờ việc sử dụng lại các máy từ công trình khác, và tận dụng được

công suất của các thiết bị máy móc hiện có đã góp phần quan trọng trong việc giảm chi

phí máy thi công xuống mức thấp.

+ Chi phí nhân công cũng đã giảm đi rõ rệt so với năm 2005 là 1,324 tỷ đồng tỷ lệ giảm

là 39,03%.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

44

Page 45: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

+ Chi phí quản lý cũng tăng khá nhanh tăng 499,725 triệu đồng tức tăng 106,07% so với

năm 2005. Việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp ngoài lý do chính là phải thành lập

thêm nhiều bộ phận quản lý tại các công trình thì bên cạnh đó có một nguyên nhân là do

chưa làm tốt công tác tổ chức lao động một cách khoa học, hợp lý, đội ngũ nhân viên

làm việc còn thiếu tinh thần trách nhiệm, gây mất thời gian lãng phí tiền bạc .

Tuy chi phí vật tư,chi phí nhân công và chi phí máy thi công có giảm nhưng tốc độ giảm

còn thấp trong khi đó chi phí thầu phụ và chi phí quản lý lại tăng nhanh chóng. Chính vì

vậy làm cho chi phí vẫn tăng so với năm 2005.

- Năm 2007: Chi phí tiếp tục tăng và ở mức cao là 130,330 tỷ đồng, tức tăng 274,85%

so với năm 2006. Nguyên nhân là do chi phí các khoản trong năm này đều tăng cụ thể

là:

+ Chi phí vật tư tăng 100,796 tỷ đồng tỷ lệ là 558,13%.

+ Chi phí nhân công cũng tăng 6,743 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 325,85%

+ Chi phí máy thi công tăng mạnh trên 8,736 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tới 568,79%

+ Chi phí chung, chi phí thầu phụ, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh

chóng.

Nhìn chung, với việc tăng doanh thu thì việc tăng chi phí là điều khó tránh khỏi. Nhưng

tốc độ tăng chi phí hiện nay của Công ty còn lớn.Điều này là một khó khăn,trở ngại

không nhỏ cho Công ty trong việc có cơ hội nhận thầu các công trình lớn vì hiện nay

nhu cầu về sửa chữa, xây dựng các công trình, nhà ở tăng mạnh đặc biệt trong điều kiện

hội nhập WTO. Vì vậy muốn có thêm nhiều cơ hội thuận lợi trong việc nhận thầu các

công trình tầm cỡ quốc gia và khu vực đòi hỏi Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc

giảm chi phí xây lắp xuống, để tăng doanh thu và lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh, để tiếp tục khẳng định mình, nhanh chóng trở thành một Công ty đi đầu

trong ngành xây dựng.

3.2.2. Phân tích tình hình chi phí xây lắp một công trình tiêu biểu của Công ty CP

Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng năm 2005.

Bất kỳ một công trình xây dựng nào cũng bao hàm một số hoặc toàn bộ những chi phí

dưới đây. Thông qua việc xem xét tình hình chi phí xây lắp của công trình nhà xưởng

Katolec ta sẽ có cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về từng loại chi phí để xây dựng một

công trình xây và các nhân tố chính ảnh hưởng tới việc tăng chi phí qua đó giúp đề ra

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

45

Page 46: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

những giải pháp thiết thực để giảm chi phí xây dựng một công trình nói riêng và chi phí

xây dựng nói chung của toàn Công ty xuống mức thấp nhất có thể.

Xác định chi phí xây dựng gói thầu nhà xưởng KATOLEC

Hạng mục:

Nhà A: 3 nhà A.

Nhà C: 7 nhà C.

Nhà D: 2 nhà D.

* Gới thiệu về gói thầu:

- Tên công trình: nhà xưởng KATOLEC

- Hạng mục: 3 nhà A, 7 nhà C, 2 nhà D.

- Chủ đầu tư: Công ty xây dựng Hazama.

- Nhà thầu: Công ty cổ phần CONSTREXIM - đầu tư và xây lắp cao tầng.

- Địa điểm xây dựng: Khu đất nông nghiệp thuộc địa phận thành phố Hải Dương.

a. Chi phí vật liệu công trình nhà xưởng Katolec:

- Xác định số lượng vật liệu cho công trình:

công thức xác định số lượng vật liệu cho công trình Katolec.

trong đó:

VLi: khối lượng vật liệu loại i cần để hoàn thành công trình.

Qj: khối lượng công tác xây lắp loại i.

ĐMVLij: định mức vật liệu loại j để hoàn thành một đơn vị công tác xây lắp loại i.

- Xác định chi phí vật liệu cho công trình Katolec.

Công thức:

Trong đó:

VL: chi phí vật liệu cho công trình.

VLj: số lượng vật liệu loại j.

Đvlj: đơn giá một đơn vị vật liệu loại j.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

46

Page 47: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 9: Bảng chi phí vật liệu cho công trình nhà xưởng Katolec.

Đơn vị tính: đồng

STT Tên vật tư ĐVTSố

lượngĐơn giá Thành tiền

1 Bộ đèn Halozen 1000W BO 15 350.000 5.250.000

2 ổ cắm đôi sino CAI 17 7.000 119.000

3 Que hàn D3,2 J421 LD KG 6 53.000 318.000

4 Đinh 7cm KG 12 9.000 108.000

5 Dây thép 2,5ly KG 16 10.000 155.000

6 Thép V5 CAY 2 82000 164.000

7 Bóng đèn 200W RD CAI 60 6.000 360.000

8 Chặn cửa CAI 40 20.000 800.000

9 Dây thép 1ly KG 140 9.500 1.330.000

10 Bê tông mác 200# M3 939 523.810 491.857.590

11 Bê tông mác 350# M3 440 609.524 268.190.472

12 Đá 1 x 2 M3 160 125.000 20.000.000

13 Cát vàng M3 905 60.000 54.300.000

14 Cát đen M3 967 35.000 33.830.000

15 Đá cấp phối (base) M3 1.022 95.000 97.090.000

16 Dây điện 2x2,5 M 500 8.600 4.300.000

17 Dây cáp PVC 3x10 M 100 58.000 5.800.000

18 Dây cáp PVC 3x16 M 100 89.000 8.900.000

19 Nilon, túi Nilon KG 73 24.000 1.756.800

20 Flogruot NS KG 600 8.000 4.800.000

21 Gạch đặc VIEN 57.000 580 33.060.000

22 ô tô vận chuyển vật tư XE 170.000 129 21.856.900

23 Gạch xây VIEN 170.000 255 43.271.800

24 Gạch lỗ VIEN 38.000 1.091 41.454.200

25 Gạch ốp tường M2 4.670 3.500 16.345.000

26 Gạch chống trơn HOP 152 60.910 9.258.320

27 gạch lát M2 60 95.000 5.700.000

28 Khóa Yale CA 5807 BO 46 910.000 41.860.000

29 Lới thép hàn A6,A8,E8 KG 15.000 10.476 157.142.850

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

47

Page 48: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

30 Màng P.E KG 375 30.000 11.250.000

31 Mastertop 100 NGRN BG 25KG KG 1.600 170.000 272.000.000

32 Khóa Việt Tiệp CAI 15 12.000 180.000

33 Sơn xịt nhũ bạc HOP 25 15.000 375.000

34 Đá sàng đổ chân cột BAO 14 10.000 140.000

35 Tôn nhám S4 KG 1 200.000 200.000

36 Keo Sikaflex TUYP 6 120.000 722.000

37 Que hàn D3,2 J421 LD KG 7 52.000 364.000

38 Thảm Rối Đài Loan M2 3 170.000 538.900

39 Thép V5 CAY 5 130.000 650.000

40 Mạ kẽm tấm ghi rãnh nớc KG 80 8.300 664.000

41 Xi măng Hoàng Mai TAN 1.687 350.000 590.450.000

42 Thép V4 CAY 14 63.000 882.000

43 Xi măng PC30 KG 4.000 230.000 920.000.000

44 Thép bản mã KG 2 757.848 1.515.695

45 ô tô vận chuyển vật t XE 50 12.000 600.000

46 Lới thép B40 KG 12 12.000 144.000

47 Tay đẩy New Star BO 38 500.000 19.000.000

48 Thép D20 KG 500 8.095 4.047.615

49 Thép D10 KG 580 8.190 4.750.473

50 Thép D14 KG 51,784 18,758 971,364,272

Tổng cộng 4.169.215.887

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

b. Chi phí nhân công công trình Katolec.

- Xác định nhu cầu lao động cho công trình:

Công thức:

Trong đó:

Hj: hao phí lao động để hoàn thành công trình tương ứng với cấp bậc công việc j.

Qi: khối lượng công tác xây lắp loại i.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

48

Page 49: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

ĐMLĐij: định mức lao động để hoàn thành 1 đơn vị công tác xây lắp loại i tương ứng

với thợ bậc j.

- Xác định chi phí lao động cho công trình:

Chi phí nhân công cho công trình được tính theo đơn giá một ngày công tương ứng với

cấp bậc của từng loại thợ và tổng số ngày công tương ứng để thực hiện xây dựng công

trình.

Công thức:

NC: chi phí nhân công.

Hj: tổng số ngày công tương ứng với cấp bậc thợ loại j để thực hiện công trình.

Đncj: đơn giá một ngày công tương ứng với cấp bậc của thợ loại j.

Bảng 10: Bảng chi phí nhân công công trình nhà xưởng Katolec.

Đơn vị tính: đồngTT Loại thợ tương ứng

với bậc bình quân

Đơn vị Hao phí lao

động (ngày)

Đơn giá Thành tiền

1 Nhân công bậc 3,5/7 Công 266 35.000 9.310.000

2 Nhân công bậc 2,7/7 Công 643 28.000 18.004.000

3 Nhân công bậc 3/7 Công 6.152 30.000 184.560.000

4 Nhân công bậc 3,5/7 Công 18.485 35.000 646.975.000

5 Nhân công bậc 3,7/7 Công 10.170 40.000 406.800.000

6 Nhân công bậc 4/7 Công 29.343 43.000 1.261.749.000

Tổng cộng 2.527.398.000

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

c. Chi phí sử dụng máy thi công:

* căn cứ xác định:

- số lượng máy thi công theo từng loại, có phân biệt máy doanh nghiệp tự có và đi thuê.

- Đơn giá ca máy doanh nghiệp tự có và doanh nghiệp đi thuê.

- chi phí vận chuyển máy tới công trường, chi phí khác của máy.

Công thức:

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

49

Page 50: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Trong đó:

SDM: Tổng chi phí sử dụng máy.

CMj: Tổng số ca máy loại j để thi công công trình (có thể là máy tự có hoặc đi thuê)

Đmj: Đơn giá ca máy loại j khi làm việc tại công trường.(có thể là máy tự có hoặc đi

thuê)

CMngj: Tổng số ca máy loại j phải ngừng việc ở công trường

Đngj: Đơn giá ca máy loại j khi ngừng việc ở công trường.

Ckj: Chi phí khác của máy j.( chi phí tu sửa, bảo dưỡng máy, chi phí tháo lắp máy…)

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

50

Page 51: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 11: Bảng chi phí sử dụng máy thi công công trình nhà xưởng Katolec.

Đơn vị tính: đồng

STT Loại máy

Số

lượng

ca máy

Đơn giá Thành tiền

Chi phí

khác Tổng cộng

Máy tự

Máy

đi

thuê Máy tự có

Máy đi

thuê

1

Máy vận thăng

0,8T 406         5.516.208 5.516.208

  Ca làm việc 358 49.045,5   17.558.289     17.558.289

  Ca ngừng việc 48 15.000   720.000     720.000

2 Máy trộn 250L 356         411.000 411.000

  Ca làm việc 296 86.644,8   25.646.860,8     25.646.860,8

  Ca ngừng việc 60 10.096   605.760     605.760

3 Máy ủi 397            

  Ca làm việc 397 33.710,4   13.383.028,8     13.383.028,8

  Ca ngừng việc              

4 Máy hàn 323         345.000 345.000

  Ca làm việc 299 69.604,2   20.811.655,8     20.811.655,8

  Ca ngừng việc 24 1.846   44.304     44.304

5 Máy cắt uốn 194            

  Ca làm việc 194 40.764,6   7.908.332,4     7.908.332,4

  Ca ngừng việc              

6 Máy đào 102            

  Ca làm việc 102   39.789   4.058.478   4.058.478

  Ca ngừng việc              

7 Máy xúc 40            

  Ca làm việc 40 635.264,1   25.410.564     25.410.564

  Ca ngừng việc              

Tổng cộng 122.419.480,8

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

d. Chi phí chung trong xây lắp công trình nhà xưởng Katolec:

- Chi phí tiền lương và phụ cấp của cán bộ quản lý gián tiếp trên công trường:

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

51

Page 52: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Công thức:

Trong đó:

TLgt: Tiền lương của cán bộ quản lý gián tiếp trên công trường.

Sgti: Số lượng cán bộ quản lý làm việc tại công trường có mức lương loại i.

Lthi: Lương tháng + phụ cấp của cán bộ có mức lương loại i.

Ttc: Thời gian thi công tính bằng tháng.

Bảng 12: Bảng tiền lương và phụ cấp của cán bộ quản lý gián tiếp công trình nhà

xưởng Katolec.

Đơn vị tính: đồng

Stt Loại viên chức Đơn vịSố

lượng

Lương và

phụ cấp 1

tháng

Thời gian

thi công

(tháng)

Thành tiền

1 Chủ nhiệm công trình(kỹ sư

chính)

Người 1 2.000.000 11 22.000.000

2 Phó chủ nhiệm công trình Người 2 1.800.000 11 39.600.000

3 Cán bộ kỹ thuật Người 2 1.700.000 11 37.400.000

4 Nhân viên y tế Người 2 1.500.000 11 33.000.000

5 Nhân viên khác Người 1 1.300.000 11 14.300.000

6 Bảo vệ công trường Người 3 1.000.000 11 33.000.000

Tổng cộng 179.300.000

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Mức bảo hiểm xã hội, y tế, trích lập quỹ công đoàn mà Công ty đã nộp cho người lao

động:

M=19% * 179.300.000=34.067.000 (VNĐ)

- Bảo hiểm xã hội, y tế, nộp hình thành quỹ công đoàn cho cán bộ công nhân viên xây

dựng làm việc trong suốt thời gian thi công công trình.

Trong đó:

Kgt: Tỷ lệ chuyển đổi từ lương và phụ cấp của bộ phận gián tiếp trên công trường sang

tiền lương theo cấp bậc.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

52

Page 53: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Knc: Tỷ lệ chuyển đổi từ lương và phụ cấp của công nhân sang lương cấp bậc.

M: Mức bảo hiểm xã hội, y tế, trích lập quỹ công đoàn mà Công ty phải nộp cho người

lao động ( Bằng 19% so với chi phí tiền lương. Trong đó gồm 15% BHXH, 2% BHYT,

2% trích nộp công đoàn)

Bảng 13: Bảo hiểm xã hội và y tế trích lập quỹ công đoàn

Đơn vị: đồng

TT Loại chi phí Chi phí

Hệ số chuyển

đổi tiền lương-

phụ cấp

Thành tiền

1 Chi phí tiền lương 179.300.000 0.7 125.510.000

2 Chi phí nhân công 2.527.408.051 0.7 1.769.178.600

3 Mức BHYT trích lập quỹ

công đoàn

19% 1.894.688.600

BHYT nộp 359.990.834

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

- Chi phí khấu hao, phân bổ giá trị các công cụ, dụng cụ phục vụ thi công.

Trong đó:

Gi : Tổng giá trị các công cụ, dụng cụ loại i phục vụ cho quá trình thi công.

Ti : Thời hạn sử dụng tối đa của dụng cụ, công cụ loại i.

ti : Thời gian mỗi dụng cụ, công cụ loại i tham gia vào quá trình thi công.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

53

Page 54: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 14: Bảng chi phí khấu hao, phân bổ giá trị các công cụ,dụng cụ phục vụ thi công.

Đơn vị tính: đồng

TT Tên dụng cụ Đơn vịSố

lượngĐơn giá

Thời

gian

khấu

hao

(tháng)

Thời

gian sử

dụng tại

CT

(tháng)

Tiền khấu

hao

1 Xe cải tiến Cái 10 4.500.000 36 11 13.750.000

2 Giáo công cụ

bằng thép

Bộ 10 100.000.000 72 11 15.277.777,8

Tổng cộng 29.027.777,8

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Ngoài ra trong chi phí chung có thể bao gồm cả chi phí điện thoại, chi phí bảo hộ lao

động, chi phí khác….

Bảng 15: Bảng tổng hợp chi phí chung ở công trường của công trình nhà xưởng Katolec.

STT Diễn giải Số tiền

1 Chi phí điện thoại:Nhà Xưởng KATOLEC 820.970

2Chi phí nhân viên công trường:Nhà Xưởng

KATOLEC179.300.000

3 Chi phí công cụ dụng cụ:Nhà Xưởng KATOLEC 5.082.365

4 Chi phí bảo hộ lao động:Nhà Xưởng KATOLEC 2.346.800

5Chi phí vận chuyển, bốc xếp:Nhà Xưởng

KATOLEC142.857

6 Chi phí chung khác:Nhà Xưởng KATOLEC 666.500

7 Phí chuyển tiền:Nhà Xưởng KATOLEC 609.400

8 Phí BHXH, BHYT,KPCĐ:Nhà Xưởng KATOLEC 359.990.834

  Tổng phát sinh 548.959.726

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

54

Page 55: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

e. Chi phí thầu phụ

Chi phí thầu phụ cũng là một khoản chi phí mà Công ty phải bỏ ra để thuê các đơn vị

khác thực hiện một phần công việc của mình.Như thi công một phần trong hạng mục

công trình, lắp đặt , thiết kế một số bộ phận nhà xưởng…

Bảng 16: Bảng chi phí thầu phụ công trình nhà xưởng Katolec.

Đơn vị tính: đồngSTT Diễn giải Số tiền

1 CF sản xuất, vận chuyển, lắp dựng cấu kiện khung nhà xưởng 850.000.000

2 Thanh toán tiền sx khung nhà thép HĐ số 26/05/HDKT 312.857.143

3 Thanh toán tiền sx khung nhà thép theo HĐ số 26/05/HĐKT 688.285.714

4 Thanh toán tiền khoan phá be tông móng trụ 8.500.000

5 CF thiết kế các hạng mục 188.211.000

6 CF sản xuất, v/chuyển, lắp dựng cấu kiện BTTP 504.180.279

  Tổng cộng 2.552.034.136

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

f. Chi phí trả lãi tín dụng.

Do đặc thù của ngành xây dựng là luôn cần một lượng vốn rất lớn để xây dựng công

trình, có những công trình dưới 10 tỷ, nhưng cũng có những công trình lên đến hơn trăm

tỷ. Và thường một doanh nghiệp không đủ tiền để thực hiện từ đầu đến khi hoàn thành

công trình mà không phải đi vay,không phải huy động vốn từ các nguồn bên ngoài.Căn

cứ vào các hồ sơ mời thầu, phương án tài chính thương mại, khả năng huy động vốn tự

có, thực tế thi công xây lắp công trình sẽ dự trù được lượng vốn lưu động đi vay và chi

phí trả lãi tín dụng cho phần vốn vay. Vay vốn lưu động để thực hiện thi công là loại

vay ngắn hạn và hết thời hạn vay phải trả cả gốc và lãi.

Trong đó:

ri : Lãi suất vay vốn lưu động tương ứng với đợt vay thứ i.

ti+ : Thời gian vay của đợt vay thứ i.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

55

Page 56: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

: Lượng vốn lưu động vay ở đợt i tính trung bình phải chịu lãi trong suốt đợt thi

công thứ i.

- Nếu vay đều hàng tháng trong hợp đồng vay của đợt thứ j thì lượng vốn phải chịu lãi

tính trung bình trong suốt thời gian đợt j có thể tính theo công thức:

: Lượng vốn lưu động yêu cầu để đảm bảo cho thi công của đợt i. Xác định lượng

vốn thi công đợt i có thể dự trù chi tiết hoặc có thể lấy theo tỷ lệ % so với tổng chi phí

sản xuất xây dựng để đưa vào bàn giao thanh toán của đợt thi công thứ i

: Lượng vốn lưu động tự có của Công ty huy động cho thi công công trình đợt i.

: Lượng vốn được chủ đầu tư cho nhà thầu tạm ứng theo quy định ( nếu có) huy

động thi công đợt j.

Quá trình thi công qua 4 đợt.

Đợt 1: Quý 1 năm 2005 từ 1/1/2005 đến 31/3/2005.

Đợt 2: Quý 2 năm 2005 từ 1/4/2005 đến 30/6/2005.

Đợt 3: Quý 3 năm 2005 từ 1/7/2005 đến 31/10/2005.

Đợt 4: Quý 4 năm 2005 từ 1/11/2005 đến 31/12/2005.

Tiến độ thi công được thực hiện đều theo thời gian và thời điểm hoàn thành khối lượng

công tác xây lắp, nghiệm thu bàn giao như sau:

- Vào ngày 31/3/2005 hoàn thành nghiệm thu 30% giá trị hợp đồng.

- Vào ngày 30/6/2005 hoàn thành nghiệm thu 60% giá trị hợp đồng.

- Vào ngày 31/10/2005 hoàn thành nghiệm thu 90% giá trị hợp đồng.

- Vào ngày 31/12/2005 hoàn thành bàn giao toàn bộ một hạng mục công trình theo như

hợp đồng.

Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty CP Constrexem đã nộp chi phí bảo lãnh thực hiện hợp

đồng.Ở đây giá trị bảo lãnh bằng 10 giá trị hợp đồng cho Công ty xây dựng HAZAMA.

Khoản tiền này Công ty chỉ được nhận lại khi hoàn thành công trình.

Gía gói thầu Katolec: 12.992.558.000

Gía trị hợp đồng: GHĐ=0,9*12.992.558.000=11.693.302.200 (VNĐ)

Chi phí bảo lãnh hợp đồng nộp vào quý 1 năm 2005.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

56

Page 57: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

GBL=10% * GHĐ=0,1 * 11.693.302.200

Tổng chi phí sản xuất xây lắp:

ZSXXL=VL+NC+MTC+CFC+CPTP=4.169.215.887+2.527.398.000+122.419.480+548.959.

726+ 2.552.034.136=9.920.027.229 (VNĐ)

Lượng vốn yêu cầu để đảm bảo thi công công trình nhà xưởng Katolec.

- Đợt 1,2,3 .: =30%*ZSXXL=2.976.008.169 (VNĐ)

- Đợt 4: =10%*ZSXXL=992.002.723 (VNĐ)

Bảng 17: Chi phí trả lãi tín dụng công trình nhà xưởng Katolec.

Đơn vị tính: đồngTT Nội dung Tổng số Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4

I. CF thực hiện

1. CF vật liệu 4.169.215.887 1.250.764.766 1.250.764.766 1.250.764.766 416.921.588

2. CF nhân công 2.527.398.000 758.219.400 758.219.400 758.219.400 252.739.800

3. CF máy thi

công

122.419.480 36.725.844 36.725.844 36.725.844 12.241.948

4. CFC 548.959.726 164.687.918 164.687.918 164.687.918 54.895.973

5. CF thầu phụ 2.552.034.136 765.610.241 765.610.241 765.610.241 255.203.414

II. Nhu cầu vốn

lưu động

9.920.027.229 2.976.008.169 2.976.008.169 2.976.008.169 992.002.723

III. Vốn lưu động

tự có

2.427.000.000 456.000.000 371.000.000 135.000.000

IV. Số vốn do chủ

đầu tư ký HĐ

1.488.004.084 2.827.207.761 2.827.207.761 1.657.877.541

V. Số vốn cần phải

vay

- 938.995.915 - 307.199.592 - 222.199.591 - 800.874.818

VI. Tiền lãi phải trả 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

g. Chi phí chung ở cấp doanh nghiệp phân bổ vào chi phí của gói thầu nhà xưởng

Katolec.

Là những khoản chi phí chung phải chi phí ở cấp Công ty.

CFCT= f% * NC

Trong đó.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

57

Page 58: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

CFCT: Tổng chi phí chung ở cấp Công ty phân bổ vào chi phí của gói thầu xây dựng.

f% : Tỷ lệ chi phí chung ở cấp doanh nghiệp theo quy định nội bộ của Công ty.

NC: Chi phí nhân công.

Bảng 18: Tổng hợp chi phí công trình nhà xưởng Katolec.

Đơn vị tính: đồngSTT Nội dung chi phí Tổng số

1. Chi phí vật liệu 4.169.215.887

2. Chi phí nhân công 2.527.398.000

3. Chi phí máy thi công 122.419.480

4. Chi phí thầu phụ 2.552.034.136

5. Chi phí chung 675.329.626

Chi phí chung ở công trường 548.959.726

Chi phí ở cấp Công ty 126.369.900

6. Tổng chi phí công trình 10.046.397.129

(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

4. NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA CỦA

CÔNG TY CP CONSTREXIM – ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG.

4.1.Thành tựu trong hoạt động sản xuất xây lắp:

Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình xây dựng dân

dụng và công nghiệp, đơn vị có một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết,

đoàn kết nhất trí một lòng nên đã có độ thống nhất cao trong việc thực hiện kế hoạch

sản xuất, bên cạnh đó Ban lãnh đạo của đơn vị sáng suốt trong việc chỉ đạo đường lối tổ

chức, triển khai công việc và tìm kiếm việc làm. Do vậy Công ty đã đạt được những kết

quả cao trong sản xuất kinh doanh, thể hiện ở các mặt hoạt động như:

Công ty Cổ phần Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng đã hưởng ứng tích cực và

triển khai các phong trào thi đua do Tổng Giám đốc và Công đoàn Công ty mẹ phát động.

Trong phong trào thi đua lao động sản xuất tại đơn vị xuất hiện nhiều tấm gương lao động

điển hình tiên tiến, thể hiện ở hầu hết các công trình đều đáp ứng tiến độ, chất lượng, kỹ thuật

và mỹ thuật công trình được chủ đầu tư đánh giá cao. Như chung cư CT3, Yên Hoà; nhà máy

HonDa, nhà máy Katolec,nhà máy may ghế ôtô Daewoo…bên cạnh đó doanh thu từ

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

58

Page 59: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

2005→2007 đã tăng lên đáng kể từ 44 tỷ lên trên 55 tỷ, lợi nhuận sau thuế vì vậy cũng tăng

cao,tạo điều kiện cải thiện đời sống cán bộ nhân viên trong Công ty.

4.1.1. Về công tác tổ chức và hoạt động của phong trào công nhân viên chức

Tuy tuổi đời của đơn vị còn non trẻ nhưng công tác tổ chức của đơn vị đã đi vào nề

nếp. Thể hiện trong việc giải quyết công việc của đơn vị đáp ứng được nhu cầu sản

xuất, sự kết hợp nhịp nhàng và đồng điệu giữa các phòng, ban bộ phận của Công ty và

các công trình đã tạo cho đơn vị có một nền tảng phát triển vững chắc.

Song song với việc thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo

Công ty luôn quan tâm và chăm lo chu đáo đến đời sống vật chất và tinh thần, cải thiện

và nâng cao thu nhập và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên chức. Tổ chức

khám sức khoẻ định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức, tổ chức cho cán bộ

công nhân viên tham gia các khoá đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

ngắn hạn như các lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật, đào tạo công tác lập dự án và thanh quyết

toán, các lớp đào tạo đội trưởng… Công ty còn tổ chức các lớp học tiếng Anh tại đơn vị

để từng bước nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức,

cùng với đường lối chung của Đảng và Nhà nước để chuẩn bị vững vàng cho việc hội

nhập với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức của

tổ chức thương mại quốc tế WTO.

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo đơn vị còn kết hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

của đơn vị tổ chức các phong trào hoạt động nhằm tạo sợi dây gắn kết giữa các thành

viên trong đơn vị như các phong trào văn hoá, văn nghệ, giao lưu thường xuyên cho

CBCNVC, hoạt động tham quan nghỉ mát phục hồi sức khoẻ được tổ chức hàng năm

cho 100% CBCNV, tạo điều kiện tối đa cho cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó

khăn, công tác thăm hỏi người ốm đau, các việc hiếu hỉ ngày lễ tết, đặc biệt lương thưởng

của người lao động được trả đầy đủ và đúng hạn cho người lao động tạo ra tâm lý phấn chấn

yên tâm công tác và gắn bó lâu dài với Công ty.

Ngoài ra Công ty còn tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào của Công ty mẹ

phát động như ủng hộ các quỹ thiếu nhi, quỹ an ninh dự phòng …và tích cự tham gia

các hoạt động từ thiện do địa phương nơi đơn vị có trụ sở công tác như ủng hộ quỹ

người mù, ủng hộ quỹ cho những nạn nhân chất độc màu da cam, quỹ ủng hộ đồng bào

bị ảnh hưởng bão lụt …

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

59

Page 60: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

4.1.2. Về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Công ty đã thành lập Ban an toàn lao động do đồng chí Phó Giám đốc Công ty làm

chủ tịch. Đơn vị hàng năm đã trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động, các trang thiết bị

bảo hộ lao động và huấn luyện công tác an toàn lao động cho tất cả cán bộ công nhân

viên trước khi vào làm việc tại đơn vị. Ngoài ra, mỗi công trường đều có ban an toàn lao

động, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở kịp thời và ký cam kết thực hiện an toàn lao

động tại công trường.

Nhờ có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Công ty mà công tác an

toàn lao động trong những năm qua đã đạt được những kết quả tốt đẹp, trên toàn thể các

công trường xây dựng của Công ty không có vụ tai nạn lao động đáng tiếc nào xảy ra.

Đồng thời công tác an toàn vệ sinh môi trường cũng luôn được chú trọng. Do đó, đơn vị

được chủ đầu tư đánh giá cao về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

Với những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Tập thể cán bộ công nhân

viên Công ty Cổ phần Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng đã vinh dự được Tổng

Giám đốc Công ty Cổ phần đầu xây dựng và thương mại Việt Nam (Constrexim

Holdings) tặng các danh hiệu: Tập thể lao động tiên tiến, danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ

sở và danh hiệu lao động tiên tiến cho cán bộ công nhân viên đơn vị.

4.2. Những hạn chế còn tồn tại.Những vấn đề còn hạn chế, bất cập tập trung ở một số nguyên nhân sau:

4.2.1. Yếu tố con người và việc đào tạo loại hình kỹ sư giá xây dựng

- Đặc thù của hoạt động xây dựng là trong các giai đoạn đầu tư, từ chuẩn bị, đấu thầu,

thực hiện, thanh quyết toán luôn phải đề cập đến việc lập và quản lý chi phí. Nó liên

quan tới tất cả các chủ thể tham gia dự án từ các cơ quan Quản lý, Tổ chức tư vấn thiết

kế, Nhà thầu thi công xây dựng. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, nhận thức về

vai trò, vị trí của những người làm công tác lập, kiểm soát và quản lý chi phí xây dựng...

chưa được đánh giá đúng mức. Công tác đào tạo để có được các kỹ sư, chuyên gia trong

lĩnh vực này đã chưa được chú trọng quan tâm. Tại các nước phát triển, các tổ chức

Quản lý dự án chuyên nghiệp, các hãng tư vấn lớn đều rất chú trọng thu hút, đào tạo các

kỹ sư, chuyên gia về giá xây dựng, kiểm soát khối lượng, lập hồ sơ thầu và phân tích

lựa chọn nhà thầu xây dựng.

- Việc quản lý đội ngũ người lao động chưa thực sự được quan tâm chú ý nhiều,chưa

xây dựng đồng bộ hệ thống chính sách về lương,thưởng,chưa thực sự tạo ra được động

lực thúc đẩy người lao động gắn bó hơn với Công ty.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

60

Page 61: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

4.2.2. Về định mức dự toán

- Định mức dự toán xây dựng công trình là nhân tố quyết định tới giá trị dự toán của

công trình do vậy về nguyên tắc cần được xây dựng sao cho phù hợp thực tế, mang tính

đặc trưng của công việc.

- Nhiều hạng mục công tác xây dựng trong định mức chưa phù hợp thực tế dẫn tới

không chuẩn xác trong xác định chi phí xây dựng. Đây là một trong những nguyên nhân

khiến cho công tác quản lý giá thành, lập dự toán, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự

án xây dựng gặp khó khăn trong suốt thời gian vừa qua của Công ty.

4.2.3. Về công tác quản lý vật tư,máy móc thiết bị.

- Do đặc thù của ngành xây dựng là việc thi công có thể kéo dài nhiều năm, và chủ yếu

là các công việc thực hiện ngoài trời nên công tác bảo quản vật tư,máy móc để phục vụ

thi công là điều vô cùng cần thiết. Nhưng trong thời gian qua ở các công trường vẫn

thường xuyên xảy ra tình trạng mất trộm vật tư như sắt, thép, xi măng…và công tác

quản lý vật tư vẫn chưa được chú trọng thích đáng, dẫn đến việc làm tăng chi phí xây

dựng ở các công trường do phải nhanh chóng mua lại lượng vật tư bị mất để đảm bảo

tiến trình thi công được bình thường.Nên nhiều khi không có thời gian để lựa chọn

lượng vật tư tốt với giá phải chăng mà phải chấp nhận mua vật tư với giá cao.

- Bên cạnh đó là việc bảo quản máy móc thiết bị chưa được tốt làm cho các thiết bị máy

móc nhanh bị hư hại, han rỉ do yếu tố tác động môi trường. Các đơn vị xây dựng ít chú

trọng trong công tác bảo dưỡng, bảo chì máy móc sau mỗi giờ làm việc dẫn đến việc

giảm tuổi thọ của thiết bị.

4.2.4. Về công tác huy động và sử dụng vốn.

- Vẫn còn nhiều bất cập do Công ty thường không chủ động trong kế hoạch chi trả kịp thời cho

những chi phí phát sinh ở công trường, vẫn còn tình trạng không linh động trong việc chi trả

lương cho cán bộ công nhân viên dẫn đến tình trạng gián đoạn trong quá trình thi công.

- Việc huy động vốn chủ yếu là hoạt động vay ngân hàng, khi có nhu cầu phát sinh mà

nhiều khi phải trả lãi quá cao. Gây tăng chi phí xây dựng vượt mức dự kiến.

- Việc sử dụng vốn huy động chưa hợp lý, như chi phí cho công tác quản lý ở công ty,

công trường còn gây nhiều lãng phí, chưa được tính toán lên kế hoạch một cách cụ thể,

dẫn đến tình trạng tăng chi phí quản lý một cách nhanh chóng qua các năm.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

61

Page 62: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢM

CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY LẮP CỦA CÔNG

TY CP CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG.

1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG ĐIỀU

KIỆN VIỆT NAM HỘI NHÂP WTO

1.1. Thuận lợi.

1.1.1. Những thuận lợi từ phía Công ty.

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm, có kiến

thức sâu sắc về máy móc thiết bị và địa hình khu vực Bắc trung bộ, giúp cho Công

ty luôn thực hiện tốt các yêu cầu của chủ đầu tư và đảm bảo cho các sản phẩm của

Công ty đạt chất lượng tốt nhất, với thời gian thi công nhanh nhất.

- Với quy mô hoạt động lớn, địa bàn thi công dàn trải trên nhiều miền đất nước,

Công ty có một loạt các nhà cung cấp nguồn nguyên vật liệu đầu vào là những bạn

hàng lâu năm của Công ty nên Công ty đã chủ động được phần lớn lượng vật tư và

các chi phí đầu vào khác trên cơ sở chào giá cạnh tranh của các đối tác cung cấp

làm giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.

- Sự chỉ đạo và đề ra các giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của các cấp lãnh đạo Tổng Công ty và bản thân Công ty nói

riêng là nhân tố làm nên thắng lợi của Công ty trong những năm qua.

- Các mối quan hệ với bạn hàng trong nước và quốc tế không ngừng được củng

cố,duy trì và phát triển.

-  Thương hiệu Constrexim đã được xã hội thừa nhận và đã khẳng định được uy

tín và vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

1.1.2. Những thuận lợi từ môi trường bên ngoài.

- Việc giảm thiểu hàng rào thuế quan, rào cản kỹ thuật sau khi Việt Nam gia nhập

WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của DN xây dựng nước ta nói chung và của

Công ty CP Constrexim nói riêng xâm nhập vào thị trường thế giới.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

62

Page 63: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

- Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO sẽ giúp Công ty tận dụng được thương hiệu nổi

tiếng, tiếp thu được kinh nghiệm quản lý đối với các ngành hàng từ các tập đoàn

kinh doanh xây dựng trên toàn thế giới.

- Công ty cũng có điều kiện tiếp xúc, hiểu biết hơn về các quy định pháp luật và

thông lệ quốc tế, hiểu cụ thể hơn về thị trường các nước, khai thác có hiệu quả hơn

các nguồn lực và lợi thế vốn có của Công ty mình, đẩy nhanh việc xuất khẩu…

- Ngoài ra, gia nhập WTO còn là cơ hội để giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập

cho người lao động.

- Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại

thế giới (WTO), Công ty sẽ có điều kiện đề phát huy được các lợi thế của mình, tạo

điều kiện phát triển sản xuất. Giúp Công ty có thể tiếp cận với các công nghệ mới,

có điều kiện nhập khẩu các thiết bị, nguyên vật liệu, dịch vụ có chất lượng cao, giá

rẻ, tạo điều kiện cho Công ty phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp cao tầng Constrexim luôn nhận được sự quan

tâm giúp đỡ của Công ty mẹ.

1.2. Khó khăn.

1.2.1. Những khó khăn từ phía Công ty.

+ Cũng phải nhận thấy bên cạnh những thế mạnh vốn có, Công ty cũng còn không ít

những điểm yếu cần khắc phục như quy mô không lớn; cơ sở vật chất vẫn còn thiếu

thốn chưa đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng; công nghệ sản xuất lạc hậu; việc nghiên

cứu thị trường, xúc tiến thương mại chưa được chú trọng đầu tư đúng mức... Vì vậy,

Công ty sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn khi Việt Nam đã là thành viên của

WTO.

+ Việc vận dụng cơ chế, chính sách quản lý đối với Công ty cổ phần còn nhiều bất

cập do những hạn chế khi mới đi vào cổ phần doanh nghiệp. Khi cổ phần hóa doanh

nghiệp kéo theo cơ chế quản lý Công ty hoàn toàn mới với nguồn nhân lực cho bộ

máy lãnh đạo không có nhiều thay đổi do đó Công ty gặp phải không ít khó khăn

trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Thiếu vốn và khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu

tư mở rộng quy mô kinh doanh như đổi mới máy móc thiết bị, góp vốn xây dựng

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

63

Page 64: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

các công trình lớn. Điều này làm hạn chế tính cạnh tranh của Công ty so với các

đơn vị bạn.  

+ Việc xác định lợi thế thương mại quá cao khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ

phần hoá đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị và nguồn vốn thực tế phục vụ cho

sản xuất kinh doanh của đơn vị.

+ Địa bàn thi công dàn trải trên nhiều địa bàn khác nhau gây khó khăn cho công tác

quản lý và điều hành, kéo theo bộ máy mở rộng, phát sinh chi phí quản lý.

+ Một số lĩnh vực Công ty dự định triển khai nên trong giai đoạn này chưa thể

mang lại lợi nhuận cao và đạt được hiệu quả tối ưu

1.2.2. Những khó khăn từ môi trường bên ngoài.

+ Khi cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế khác sẽ không còn chế độ bảo

hộ, hàng hóa trong nước phải cạnh tranh với hàng hoá ngoại nhập trong điều

kiệKATOLEC hó khăn về vốn, công nghệ, trình độ quản lý yếu kém, thiếu kinh

nghiệm thị trường... điều này sẽ khiến Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn.

+ Cũng theo các nguyên tắc của WTO, đặc biệt là nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)

và nguyên tắc đối xử quốc gia (NT), các DN xây dựng trong nước phải hoạt động

trong môi trường kinh doanh bình đẳng với các DN có vốn ĐTNN hoặc chi nhánh

của các DN nước ngoài… và như vậy, DN Việt Nam nói chung và Công ty CP

Constrexim nói riêng sẽ yếu thế hơn rất nhiều.

+ Gia nhập WTO, các khoản tiền thưởng XK, cho vay ưu đãi, hỗ trợ về chi phí thuê

gian hàng triển lãm, vé máy bay, hỗ trợ đào tạo… sẽ không còn. Nguyên nhân do

các ưu đãi này sẽ vi phạm các nguyên tắc của WTO, trừ khi có các thỏa thuận về

miễn trừ được các bên chấp nhận.

+ Thêm vào đó, việc gia nhập muộn hơn so với nước khác khiến Công ty và các DN

xây dựng khác phải chịu những chi phí thâm nhập như: tìm hiểu, nghiên cứu thị

trường, marketing… cao hơn.

+ Cũng do việc giảm thiểu thuế quan và các rào cản khác khi gia nhập WTO, các

dịch vụ trong ngành xây dựng của các Công ty nước ngoài cũng sẽ ồ ạt “đổ bộ” vào

nước ta, cạnh tranh mạnh với Công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xây dựng

trong nước. Sự cạnh tranh này cũng rất dễ dẫn đến sự thua lỗ thậm chí phá sản nếu

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

64

Page 65: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Công ty không có những biện pháp đúng đắn kịp thời, có tầm nhìn chiến lược cho

sự phát triển trong tương lai.

+ Giá cả các loại nhiên liệu trên thị trường phụ thuộc vào sự biến động của giá cả

trên thế giới. Trong thời gian qua giá cả nhiên liệu luôn có xu hướng biến động

tăng, làm gia tăng chi phí hoạt động của máy móc thiết bị, dẫn đến giá thành sản

phẩm tăng tương ứng và hệ quả tất yếu làm giảm lợi nhuận hoạt động của Công ty

trong năm.

2. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM -

ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG TRONG 3 N ĂM 2008-2010.

Để Công ty có thể phát triển hơn khi nước ta gia nhập WTO, ngay từ bay giờ,

Công ty CP Constrexim cần coi trọng việc tổ chức, nghiên cứu cẩn thận, đầy đủ

nguyên tắc, hiệp định và cơ chế vận hành của các quy định trong WTO.

Đa dạng hóa sản phẩm xây dựng theo nhu cầu của thị trường quốc tế. Các

sản phẩm ở đây không chỉ là hàng hóa vật liệu xây dựng như gạch ốp lát, sứ vệ

sinh, đá xây dựng,bê tông… mà còn bao gồm các dịch vụ như tư vấn thiết kế, thi

công, xây dựng…

Cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, khảo sát thị trường xây dựng và

dám chấp nhận những khoản lỗ ban đầu về thâm nhập thị trường.

Chú trọng các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ theo những phương

thức phù hợp; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư tìm

kiếm đối tác; đẩy mạnh XK, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

Ngoài ra, cần có chiến lược liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài

để tiếp nhận công nghệ hiện đại, tận dụng thương hiệu nổi tiếng, nhằm phục vụ cho

sản xuất xây lắp ngày càng phát triển. Dần tiến tới trở thành một trong những Công

ty đi đầu trong ngành xây dựng nước nhà.

Đặc thù của ngành xây dựng là công tác thanh toán phụ thuộc vào tiến độ

thực hiện sau khi đã hoàn thành được một khối lượng công việc nhất định, phụ

thuộc vào kế hoạch nguồn vốn của ngân sách (đối với công trình có nguồn vốn từ ngân

sách), bị giữ lại chi phí bảo hành công trình... nên Công ty gặp nhiều áp lực về vốn.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

65

Page 66: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Công ty sẽ mở rộng một số ngành nghề kinh doanh mới như sản xuất công

nghiệp, thương mại, đầu tư dự án văn phòng, dự án khu công nghiệp, dự án sản xuất

... nên bước đầu còn nhiều khó khăn.

2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh.

Những năm sắp tới Công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp cao tầng Constrexim sẽ

đứng trước những cơ hội và thách thức mới,đặc biệt khi hiện nay nước ta đã là

thành viên chính thức của WTO, nếu năm 2007 là năm có tính bản lề khi đơn vị

chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, đa sở hữu về vốn,Công ty đã

phát huy rất tốt sức mạnh và tính ưu việt của mô hình tổ chức mới với phương châm

sản xuất kinh doanh là: Rà soát, điều chỉnh và tiếp tục hoàn thiện các quy chế nội

bộ phù hợp với mô hình Công ty cổ phần và đạt được những thành tựu đáng khích

lê.Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần không ngừng củng cố tổ chức, xây dựng

phát triển lực lượng, chú trọng chọn lọc con người nhằm kiện toàn bộ máy theo

hướng tinh mạnh, đồng bộ đảm bảo kinh doanh đa dạng trong đó lấy xây lắp làm

nòng cốt, mở rộng lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại và đầu tư.

Dựa trên những thành tựu đã đạt được năm 2007,Công ty càng phải quyết tâm hơn

nữa để thực hiện được các mục tiêu của mình trong những năm sắp tới.

Bảng 19: Bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm tới

2008–2010

Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Đv tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Tổng doanh thu Tr.đồng 146.000 173.000 192.000

1.1 Xây lắp Tr.đồng 130.000 150.000 175.000

1.2 SXCN Tr.đồng 12.000 15.000 16.500

1.3 Thương mại+KD khác Tr.đồng 4.000 8.000 11.000

2 Giá vốn Tr.đồng 140.425 166.870 178.450

2.1 Xây lắp+KSTK Tr.đồng 124.865 144.480 156.325

2.2 SXCN Tr.đồng 11.640 14.550 15.985

2.3 Thương mại+KD khác Tr.đồng 3.920 7.840 9.770

3 Lãi gộp Tr.đồng 5.575 6.130 7,024

3.1 Xây lắp Tr.đồng 5.135 5.520 5.876

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

66

Page 67: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

TT Chỉ tiêu Đv tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

3.2 SXCN Tr.đồng 360 450 510

3.3 Thương mại+KD khác Tr.đồng 80 160 180

4 Chi phí bán hang Tr.đồng 40 120 168

5 Chi phí quản lý Tr.đồng 2.860 3.000 4.280

6 Lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 2.675 3.010 4.216

7 Lao động và tiền lương Tr.đồng

7.1 Lao động Người 831 875 928

Lao động ký hợp đồng có/không xác

định thời hạnNgười 81 85 90

Lao động ký hợp đồng thời vụ Người 750 790 820

7.2Thu nhập bình quân LD có thời hạn

(người/tháng)Tr.đồng 2,7 3 3,45

8 Các khoản nộp ngân sách Tr.đồng 15.349 18.143 19.650

8.1 Thuế GTGT Tr.đồng 14.600 17.300 18.500

8.2 Thuế TNDN Tr.đồng 749 843 964

9 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 1.926 2.167 3.214

9.1 Lợi nhuận HĐKD Tr.đồng 1.926 2.167 3.214

10 Phân phối lợi nhuận sau thuế TNDN Tr.đồng 1.926 2.167 3.214

a Trích quỹ dự trữ bắt buộc 5% Tr.đồng 96 108 214

b Trích quỹ KT-PL 10% Tr.đồng 193 217 247

c Quỹ đầu tư mở rộng 10% Tr.đồng 193 217 247

d Lợi nhuận còn lại để chia cổ tức Tr.đồng 1.445 1.625 1.858

11 Cổ tức chưa trích quỹ đầu tư mở rộng 18,19% 20,47% 20,90%

12 Cổ tức đã trích quỹ đầu tư mở rộng 16,05% 18,06% 19,68%

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

2.2. Các chỉ tiêu cụ thể:

2.2.1.Kế hoạch tài chính 2008:

Vốn lưu động và đầu tư:

- Tổng vốn điều lệ : 9 tỷ đồng, trong đó dự kiến:

+ Vốn cố định : 7 tỷ đồng

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

67

Page 68: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

. Thương hiệu : 270 triệu đồng

. TSCĐ, CCDC : 6.730 triệu đồng

+ Vốn lưu động : 2 tỷ đồng

- Nhu cầu vốn lưu động: Tổng nhu cầu vốn lưu động trong năm : 22 tỷ đồng

+ Vòng quay vốn lưu động : 4 lần/năm

+ Vốn lưu động hiện có : 2 tỷ đồng.

+ Vốn lưu động còn thiếu : 22 tỷ đồng.

* Nguồn bù đắp bằng cách vay ngân hàng: 20 tỷ đồng.

* Huy động từ nguồn khác : 2 tỷ đồng.

- Tổng nguồn vốn đầu tư có được trong năm : 1.515 triệu đồng.

+ Quỹ đầu tư mở rộng : 169 triệu đồng.

+ Khấu hao TSCĐ : 1.346 triệu đồng.

Khấu hao tài sản cố định:

- Nguồn hình thành TSCĐ: Đánh giá lại tài sản hiện sử dụng và mua sắm mới.

- Nguyên giá tài sản cố định tính khấu hao: 6.730 triệu đồng.

- Tỷ lệ tính khấu hao bình quân/năm (%): 20% (tương đương khấu hao trong 5

năm)

- Mức khấu hao trong năm: 1.346 triệu đồng

2.2.2.Kế hoạch Đầu tư tạo tài sản cố định, nâng cao năng lực và đa dạng hoá

lĩnh vực kinh doanh:

Để đáp ứng yêu cầu kinh doanh sau khi cổ phần, cần thiết phải đầu tư mở

rộng những ngành nghề kinh doanh hiện đang thực hiện, đồng thời đa dạng hoá

ngành nghề kinh doanh sao cho có lợi nhất và mở rộng được thị phần kinh doanh.

Do vậy, nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất như sau:

- Đầu tư dự án xây dựng trụ sở văn phòng làm việc và văn phòng cho thuê.

- Đầu tư nhà máy sản xuất kính an toàn.

- Đầu tư xưởng cơ khí sản xuất coppha, giáo.

- Kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất của đơn vị gồm:

+ Ô tô tải : 01 chiếc – giá trị khoảng 250 triệu

+ Trạm trộn bê tông : 01 trạm – giá trị khoảng 1.5 tỷ đồng

+ Máy phát điện 24KVA Nhật : 03 chiếc – giá trị khoảng 810 triệu

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

68

Page 69: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

+ Cần trục tháp QTX 5015 : 01 chiếc – giá trị khoảng 1.322 tỷ

+ Máy xúc lật KOMATSU WA200-1: 01 chiếc – giá trị khoảng 515 triệu

+ Máy ủi KOMATSU D40A : 01 chiếc – giá trị khoảng 175 triệu

+ Máy xúc đào Daewoo Solar 130W-V: 01 chiếc – giá trị khoảng 650

triệu

+ Máy ủi KOMATSU D31P-18 : 01 chiếc – giá trị khoảng 345 triệu

+ Xe ô tô trộn Bê tông Dongfeng EQ5280GJBM: 04 chiếc – giá trị

khoảng 3.420 tỷ…

Trong vòng 01 năm Công ty sẽ tăng vốn điều lệ lên từ 80% đến 100% để

tăng năng lực sản xuất, triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

Cùng với tiến trình phát triển của đất nước nói chung, của Công ty mẹ và Công

ty Cổ phần Constrexim - Đầu tư và Xây lắp cao tầng nói riêng, đơn vị đã sẵn sàng

cho kế hoạch sản xuất năm kế tiếp với phương châm tập trung vào lĩnh vực xây

dựng cơ bản là mũi nhọn hàng đầu, mở rộng đa dạng hoá các ngành nghề kinh

doanh khác như hoạt động đầu tư như dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kính

an toàn, đầu tư vào nhà máy sản xuất đồ gỗ, sản xuất kinh doanh bê tông thương

phẩm, kinh doanh thương mại.

2.2.3. Các dự án triển khai trong thời gian tới

Bước sang năm 2008-2010 đơn vị đang tích cực triển khai các dự án:

1. Tiếp tục triển khai các dự án cũ

- Nhà máy Honda 2: 55 tỷ

- Nhà máy Uniden: 45 tỷ

2. Các dự án dự kiến triển khai:

- Nhà máy Toyota : 60 tỷ

- Nhà máy Meiko: 150 tỷ

- Và các dự án khác.

Cùng với việc xây dựng kế hoạch sản xuất, giai đoạn năm 2008-2010 đơn vị sẽ

từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, đảm bảo đủ công ăn việc

làm cho cán bộ công nhân viên, phấn đấu thu nhập của cán bộ công nhân viên cao

hơn năm trước, đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động và hoàn thành xuất sắc nhiệm

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

69

Page 70: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

vụ Công ty mẹ giao, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch sản xuất ban lãnh đạo

Công ty đề ra.

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH XÂY LẮP

CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG.

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đất nước, ngành công nghiệp xây

dựng đang phát triển mạnh mẽ. Áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ trong thị trường

ngày càng khốc liệt. Các đối thủ trong thị trường vận dụng mọi phương pháp để

phát triển, mở rộng thị trường của mình.

Trong những biện pháp đó, việc tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng cường lợi

nhuận, giảm giá sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm là một vấn đề được

các Công ty rất quan tâm và chú trrọng thực hiện gắt gao. Tiết kiệm đã được Chính

phủ và Bộ công nghiệp (nay đổi tên thành Bộ Công Thương) ban hành thành nghị

định, thông tư, các chương trình và yêu cầu các doanh nghiệp trong ngành nghiêm

túc thực hiện. Đối với Tổng Công ty Constrexim Holding nói chung và Công ty CP

Constrexim nói riêng - Một trong số những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành xây

dựng, vấn đề tiết kiệm được Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo rất quan tâm và đã cho

thành lập Ban chỉ đạo thực hiện tiết kiệm, xây dựng chương trình tổng quát, triển

khai cụ thể đến các đơn vị. Việc thực hiện chương trình tiết kiệm cũng là một nhiệm

vụ quan trọng được quy định trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và

hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 đang được áp dụng trong Công ty.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đầu vào nguyên liệu cho đến khi sản

phẩm xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng có rất nhiều khâu có thể thực hiện việc

tiết kiệm. Tiềm năng tiết kiệm hợp lý hóa là rất lớn, từng bộ phận chuyên môn phụ

trách từng mảng công việc mạnh dạn nghiên cứu, từng bước thay đổi hoặc lập

những phương án tổng thể với mục đích tối ưu hóa sẽ đem lại nhiều lợi ích từ việc

tiết kiệm. Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong Công ty, tránh tình trạng sử

dụng lãng phí, sai mục đích.

Từ việc phân tích thực trạng chi phí sản xuất xây lắp của công trình Katolec

nói riêng và chi phí xây lắp của toàn Công ty nói chung. Công ty đã áp dụng một số

giải pháp sau để giảm chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

70

Page 71: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

3.1. Giải pháp về giảm chi phí nguyên vật liệu và năng lượng trong sản xuất

kinh doanh:

Hiện nay giá xăng dầu đang ở mức cao kỷ lục, ngành điện đã có kế hoạch tăng giá,

giá các nguyên liệu đầu vào cũng đang gia tăng chóng mặt. Trong bối cảnh này,

việc tìm ra các giải pháp tiết kiệm chi phí vật liệu đầu vào, năng lượng là một trong

những quan tâm hàng đầu của Công ty, nhằm giảm chi phí sản xuất xây lắp, giảm

giá thành xây dựng một công trình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Không những thế, hoạt động này cũng sẽ giúp giảm được sự tiêu tốn tài nguyên

thiên nhiên, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường.

- Tìm các vật liệu có nguồn gốc giá rẻ có thể thay thế một phần vật liệu nặng như

sắt, thép cũng giúp cho công ty giảm được một phần chi phí vật liệu đầu vào như sử

dụng sản phẩm tấm ốp tường, trần làm bằng chất liệu xenlulo – xi măng, đá tự

nhiên thay cho sắt, thép giúp Công ty có thể giảm đến 25% thời gian thi công, 30%

chi phí công trình so với sử dụng sắt, thép.

- Rà soát lại nhằm giảm định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, nâng cao năng

suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Nghiên cứu, tìm địa chỉ liên kết, hợp tác sản xuất và sử dụng các loại nguyên liệu,

vật liệu, bán thành phẩm trong nước có lợi thế và có hiệu quả để thay thế dần các

loại nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm nhập khẩu.

- Sử dụng các giải pháp về tiết kiệm năng lượng. Giáo dục ý thức tiết kiệm năng

lượng cho người lao động. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm về nguyên liệu, điện,

nước.

- Xây dựng và ban hành ngay các quy chế quản lý tài chính, đầu tư xây dựng, mua

sắm vật tư, định mức vật tư tiêu hao. Thực hiện giao khoán chi phí sản xuất và giá

thành trên cơ sở có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ nhằm khống

chế giá thành ở mức hợp lý. Có quy chế về thưởng phạt trong sử dụng nguyên,

nhiên liệu

- Rà soát kế hoạch sản xuất, bám sát nhu cầu thị trường để chủ động cân đối lượng

vật tư, quản lý hàng tồn kho nhằm giảm vốn lưu động.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

71

Page 72: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

3.2. Giải pháp về giảm chi phí trong tổ chức sản xuất, giảm chi phí nhân công.

- Tinh giản bộ máy quản lý theo hướng chuyên môn hoá, tránh tình trạng bộ máy

nhân sự cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo…gây lãng phí cho Công ty.Để

giải quyết vấn đề này, Công ty đã sử dụng phương pháp đánh giá chức năng nhiệm

vụ của nhân viên. Quy trình đánh giá này bao gồm nhiều giai đoạn. Đầu tiên, cần

phải phân tích kỹ lưỡng tất cả các hoạt động của nhân viên,tham gia, trên cơ sở đó

đưa ra các đánh giá về vai trò của nhân viên. Bước tiếp theo là loại trừ những hoạt

động kém hiệu quả của nhân viên, nếu chúng thực sự không mang lại giá trị gia

tăng cho Công ty hoặc hiệu quả của chúng không tương xứng với chi phí mà Công

ty đã đầu tư cho cá nhân đó. Tất cả các bước này đều có ảnh hưởng nhất định đến

chất lượng cũng như chi phí quản lý nhân sự của Công ty: càng đánh giá đúng chức

năng nhiệm vụ của nhân viên, Công ty càng có cơ sở để lập ngân sách lương thưởng

một cách hợp lý.

- Thay đổi hệ thống lương thưởng và chế độ đãi ngộ lao động theo hướng hợp

lý.Thay đổi hệ thống lương thưởng nhằm tạo ra sự phụ thuộc tối đa giữa mức thu

nhập của nhân viên với kết quả làm việc của họ. Mục đích trước hết của Công ty

khi sử dụng phương pháp này – đó là giảm thiểu “phần mềm” đồng thời tăng “phần

cứng” cho nhân viên, vừa tiết kiệm được ngân sách cho Công ty, vừa tạo ra động

lực làm việc cho người lao động. Bên cạnh đó là việc chọn ra các chế độ đãi ngộ,

tưởng thưởng có lợi cho Công ty trong một giai đoạn nhất định nào đó.

- Tổ chức sản xuất một cách hợp lý trên cơ sở cơ cấu lại lao động trực tiếp, giảm lao

động gián tiếp đến mức có thể, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm chi phí

nhân công trong kết cấu giá thành sản phẩm. Từng bước đổi mới phương pháp quản

lý sản xuất, kinh doanh để giảm chi phí quản lý.

- Cắt giảm chi phí gián tiếp với sự tham gia tích cực của các bộ phận kinh doanh,

hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong Công ty cũng như hệ thống bảng biểu mô tả công

việc. Chỉnh sửa, thay đổi hoặc hoàn thiện chính sách đãi ngộ phù hợp với nhiệm vụ,

chiến lược của Công ty.

- Để tránh tình trạng tuyển dụng những lao động bình thường, không có kinh

nghiệm làm việc, chỉ để bảo đảm số lượng lao động để tiến hành thi công theo đúng

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

72

Page 73: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

kế hoạch mà không chú ý đến chất lượng lao động. Dẫn đến việc chi phí nhân công

tăng lên nhanh chóng, trong khi chất lượng công trình chưa chắc đã được như mong

muốn của Công ty. Đòi hỏi công ty cần phải tuyển chọn đúng người, đúng việc.

- Gắn liền với chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực Công ty cần tiến hành rà soát

và tổ chức sắp xếp, hợp lý hóa tổ chức theo hướng quản trị hiện đại. Có các phương

án đào tạo lại, trước mắt là đào tạo ngắn hạn để đáp ứng ngay các công tác đang

triển khai, đồng thời có kế hoạch giải quyết lao động dôi dư một cách hợp lý, đúng

chính sách của nhà nước. Tổ chức thi tuyển và ký hợp đồng trách nhiệm có thời

hạn, có điều kiện đối với cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp.

- Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo nhân lực, tăng cường chất

lượng của người lao động, tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách xã hội

đối với người lao động.

Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên có thể giảm tới 40% tổng chi phí xây

dựng.

  3.3. Giải pháp để giảm chi phí máy móc, thiết bị:

- Tận dụng công suất máy móc thiết bị một cách hiệu quả, nhưng bên cạnh đó cũng

phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa máy móc để làm tăng tuổi thọ của máy

móc thiết bị.

- Khắc phục dần các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy móc thiết bị

bằng cách sử dụng những vật liệu che chắn, bảo quản thiết bị ở những nơi khô ráo,

thoáng mát.

- Tận dụng máy móc thiết bị tự có của Công ty từ các công trình khác, kết hợp với

việc thuê máy móc bên ngoài một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất, giảm chi

phí điều chuyển những vật tư, máy móc ở địa điểm quá xa công trình bằng cách

thuê ngoài nếu thời gian cần máy móc đó không dài.

- Xử lý và giám sát chặt chẽ từ việc mua nguyên vật liệu đầu vào đến khâu vận hành

thiết bị.

- Tăng cường quản lý, kiểm tra, theo dõi lịch trình bảo dưỡng máy, thiết bị để xử lý

kịp thời các sự cố về cơ điện, nhanh chóng đưa thiết bị trở lại hoạt động ổn định dài

ngày.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

73

Page 74: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

- Thường xuyên duy trì công tác vệ sinh, bảo dưỡng thay dầu mỡ cho máy, thiết bị

và bổ sung bi, đạn cho các máy nghiền xi măng đúng quy trình kỹ thuật...

  3.4. Giải pháp về tài chính, giảm chi phí lãi vay tín dụng:

- Xây dựng các định mức về vốn một cách cụ thể và khoa học dựa trên các điều

kiện thực tế của Công ty và tình hình biến động của môi trường. Thực hiện kiểm tra

giám sát tài chính doanh nghiệp thường xuyên để kịp thời xử lý những khó khăn,

bất cập nảy sinh.

- Bên cạnh việc tận dụng nguồn vốn tự có Công ty cũng cần phải đa dạng hóa các

hình thức huy động vốn đầu tư (như: vay Quỹ hỗ trợ phát triển, vay Ngân hàng

thương mại, vay vốn của cán bộ công nhân viên, vốn tiết kiệm của Công ty) nhằm

đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp để tăng cường đầu tư chiều sâu, nâng cấp máy móc thiết bị hiện có nhằm

giảm các hao phí về nguyên nhiên, vật liệu trong quá trình sản xuất và nâng cao

chất lượng sản phẩm.

- Có phương án giải tỏa những tài sản lạc hậu về kỹ thuật, kém hiệu quả để thu hồi

vốn.

- Chủ động ứng dụng và thực hiện các giao dịch thương mại điện tử, giảm bớt các

khoản chi phí ở các khâu trung gian.

3.5.Giải pháp giảm chi phí thầu phụ,chi phí chung.

- Công ty cần có kế hoạch lựa chọn các nhà thầu phụ một cách hợp lý để đảm bảo

giá thành khi thuê họ thực hiện gia công, xây lắp một số hạng mục công trình mà

Công ty không có khả năng đảm nhiệm hết, sẽ giúp tiết kiệm chi phí xây dựng đồng

thời giảm thời gian thi công để Công ty đầu tư xây dựng ở những hạng mục khác.

- Có kế hoạch tinh giản bộ máy nhân công gián tiếp làm việc tại công trường, để

giảm bớt chi phí chung tại công trường.

- Có giải pháp hạn chế tình trạng sử dụng lãng phí điện, nước, điện thoại.. tại các

công trường thông qua việc giao khoán định mức giá trị sử dụng mỗi tháng, nếu có

nhu cầu phát sinh cần trình Chủ nhiệm công trình và lãnh đạo cấp trên để xử lý kịp

thời.

3.6. Quản lý tốt các khoản phải thu.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

74

Page 75: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Do Công ty có mạng lưới kinh doanh xây dựng rộng lớn khắp miền Bắc và

trong Thành Phố Hồ Chí Minh với nhiều đơn vị xây dựng. Do đó Công ty phải đôn

đốc khách hàng thanh toán đúng quy đinh tránh tình trạng nợ nần kéo dài làm ảnh

hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Nếu Công ty được khách

hàng thanh toán ngay sau khi giao nhận kết quả giá trị xây lắp, Công ty sẽ không

bao giờ gặp vấn đề về dòng tiền. Nhưng thật không may, điều đó khó có thể xảy ra,

do vậy Công ty cần cải thiện các khoản thu thông qua việc kiểm soát tốt các khoản

công nợ phải thu khách hàng. Vấn đề cơ bản là cải thiện được tốc độ từ đưa vật tư,

nguyên liệu vào xây dựng, cải thiện tốc độ thi công các công trình đến tốc độ thu

tiền.

3.7. Áp dụng các công cụ quản lý hiện đại

- Trong điều kiện thiết bị và công nghệ như nhau, việc cạnh tranh giữa các Công ty

trong ngành xây dựng dường như rất quyết liệt. Trước yếu tố này, năng suất lao

động là một trong những yếu tố hàng đầu để tăng khả năng cạnh tranh.

- Trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý để tiết kiệm vật tư

nguyên liệu, đáp ứng đúng nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất. Mới đây, Công

ty đã áp dụng hệ thống G.PRO và IEES trong quản lý và kiểm soát sản xuất cũng

như kiểm soát công nghệ. Hệ thống này cho phép thu thập thông tin, phân tích xử lý

và đưa ra các phương án tối ưu, mà theo những cán bộ ở đây, quyết định quản lý

xuất phát từ số liệu chính xác chứ không phải theo cảm tính.

- Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cũng sẽ giúp nhân viên hoạt động hiệu

quả hơn như trang bị máy tính hiện đại, có nơi lưu cất giữ hồ sơ, giấy tờ đúng quy

định, thuận tiện cho công tác kiểm tra một cách thường xuyên.

3.8. Tăng cường chất lượng quản lý Iso 9001-2000.

- Giao cho các đơn vị xây dựng ký kết với các đại lý hoa hồng, khoán gọn chi phí

vận tải, bốc xếp, thu tiền trước khi nhập nguyên vật liệu,máy móc phải theo một hệ

thống quy trình rõ ràng đã được xem xét, phê duyệt.

- Ðơn giản hoá các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.

- Giữ vững ổn định và nâng cao chất lượng công tác thi công những công trình, giải

quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng về những vướng mắc về chất lượng thị

hiếu.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

75

Page 76: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

- Thường xuyên nắm bắt thị trường về giá cả các nguyên vật liệu đầu vào như xi

măng, sắt thép… tăng cường áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại vào trong

quá trình sản xuất kinh doanh xây lắp.

- Tăng cường áp dụng các hệ thống xử lý rác thải xây dựng.

- Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng các công trình thông qua việc xem xét đầy

đủ toàn bộ các yêu cầu đòi hỏi về chất lượng công trình theo tiêu chuẩn Iso.

Là một Công ty hàng đầu của ngành xây dựng, đang chiếm thị phần khá, lợi

nhận cao, giá cả có khả năng cạnh tranh, nhưng Công ty CP Constrexim - Đầu tư và

xây lắp cao tầng vẫn đang chăm lo mọi mặt để chủ động hội nhập một cách đầy đủ

vào thị trường khu vực và thế giới. Trong đó, giải pháp hàng đầu là tiếp tục đầu tư

tăng năng lực sản xuất với công nghệ mới, tiến tiến, để tăng nhanh giá trị sản lượng

xây lắp với chất lượng cao, giá thành hạ, cung ứng cho mọi nhu cầu của khách

hàng.

Để thực hiện được toàn bộ các vấn đề trên cần có thời gian và thực hiện từng

bước đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vận hành hợp lý và hiệu quả thiết bị, tiết

kiệm nguyên vật liệu và tiết kiệm nhân lực. Điều quan trọng nhất là cần nâng cao ý

thức tiết kiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty thông qua: chương

trình tiết kiệm, khẩu hiệu cổ động, huấn luyện nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức

tiết kiệm, các đợt thi đua, các đề tài giải pháp, khen thưởng thành tích đạt được.

- Nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể CBCNV

- Ban chỉ đạo tiết kiệm cần đưa ra các chương trình cụ thể hơn, giao cho các đầu

mối xây dựng và thực hiện, báo cáo kết quả theo kỳ, có tổng kết khen thưởng.

- Lập mạng lưới cán bộ kiêm nhiệm có trình độ kinh nghiệm, sát với từng khu vực

sản xuất kinh doanh để xây dựng chương trình và triển khai có hiệu quả.

- Việc tiết kiệm cần được tính toán thiết kế ngay từ khi xây dựng các phương án sản

xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư trên cơ sở cân đối giữa chi phí đầu tư và chi phí

vận hành.

Trên đây là những giải pháp tiết kiệm mà Công ty đã đang và sẽ tiếp tục

được triển khai trong sản xuất phục vụ mục tiêu tiết kiệm chung nhằm tăng năng lực

cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh. Và để thực hiện được những giải pháp

trên Công ty cần tập trung vào một số những vấn đề chủ chốt trước mắt sau:

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

76

Page 77: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Rà soát lại các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật, đưa các chỉ tiêu tiên

tiến vào sản xuất kinh doanh. Khoán định mức tiết kiệm đối với từng đơn vị thành

viên, từng công đoạn sản xuất, yêu cầu đơn vị phải tìm các biện pháp để giảm các

chỉ tiêu tiêu hao nguyên, nhiên liệu, vật tư, năng lượng; Có biện pháp tiết kiệm để

giảm chi phí sản xuất với những khoản mục cụ thể nhằm thực hiện cắt giảm chi phí

xuống mức thấp nhất.

Giao định mức kế hoạch và chỉ tiêu tiết kiệm, hạ giá thành cho từng đơn

vị trên cơ sở các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật mới ban hành. Hàng quí xét

duyệt và áp dụng cơ chế thưởng-phạt về tăng, giảm giá thành từ quĩ tiền lương.

Rà soát, tạm dừng các hạng mục sửa chữa lớn chưa thật sự cần thiết, kiểm

soát chặt chẽ chi phí sửa chữa để hạn chế các chi phí phát sinh.

Quản lý giá mua vật tư trên cơ sở các chào giá cạnh tranh. Các chủng loại

vật tư có giá trị lớn như phôi thép, thép phế đều tuân thủ chỉ đạo của Tổng Công ty.

Thực hiện khoán chi phí cho các đơn vị xây dựng, trên cơ sở xây dựng chi

phí xây dựng một cách cụ thể, chi tiết như: Tiết kiệm chi phí xăng, dầu, tiếp khách,

hội nghị, chi phí uốn bẻ, bốc xếp, vận chuyển…, tăng cường công tác kiểm tra trong

quá trình thực hiện.

Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp, rà soát cụ thể từng

khoản mục tại các đơn vị và văn phòng Công ty; sửa đổi và ban hành mới các qui

chế về tiết kiệm, như khoán chi phí điện thoại, tiếp khách, hội nghị, qui chế quản lý

và sử dụng xe đi công tác…

Cần phải đánh giá lại năng lực thực tế, sức cạnh tranh và khả năng phát

triển của đơn vị mình, có tính đến thị trường khu vực và thế giới, xây dựng chiến

lược đầu tư công nghệ mới, hoàn thiện hệ thống quản lý phù hợp cho từng giai đoạn

từ nay đến năm 2010 và 2020….

Công ty phải chủ động nắm bắt và vận dụng các quy luật của kinh tế thị

trường trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác tiếp

thị, thông tin thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó đặc biệt coi trọng

việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, tăng

cường sự hợp tác, liên kết giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng cả ở trong

nước và quốc tế.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

77

Page 78: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI KẾT LUẬN

Đất nước ta đang ngày càng phát triển nhanh chóng về mọi mặt, tốc độ tăng

trưởng kinh tế luôn ở mức cao. Hoà chung trong không khí phát triển đi lên đó,

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

78

Page 79: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Công ty CP Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng cũng đang phấn đấu hơn nữa

trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp,nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nước Việt Nam giàu

mạnh,văn minh.

Tổng hợp các phương pháp phân tích, Chuyên đề đã hoàn thành một số

nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về chi phí trong ngành sản xuất kinh

doanh xây lắp. Là nền tảng để có những phân tích hợp lý về chi phí xây lắp của

Công ty CP Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng trong chương 2 và chương 3.

- Đã giới thiệu khái quát được lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

CP Constrexim cũng như những lĩnh vực hoạt độthực hiện chính của Công ty.Qua

khảo sát tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty. Chuyên đề

cũng đã đi sâu vào phân tích tình hình chi phí xây lắp, tìm ra những nhân tố ảnh

hưởng làm tăng chi phí xây lắp của Công ty để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể

để góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp ở Công ty.

- Chuyên đề đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn mà Công ty sẽ gặp phải

trong thời gian tới khi mà nước ta đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới

(WTO), khi đất nước đã tham gia vào một sân chơi lớn - sân chơi toàn cầu mà ở đó

ta sẽ phải tuân thủ những quy tắc nhất định.

- Chuyên đề cũng đã đưa ra được một số ý kiến cá nhân về tình hình giảm

chi phí của Công ty, làm cơ sở cho cán bộ quản lý xem xét và bổ sung vào phương

hướng giảm chi phí xây lắp của Công ty trong thời gian tới.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành Chuyên đề, nhưng chuyên

đề cũng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong có được những lời

nhận xét, góp ý từ phía các Thầy cô và các bạn quan tâm tới Chuyên đề này.

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

1. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ kỹ sư, nâng cao tay nghề người lao

động.

- Trong thời gian tới,Công ty cần khẩn trương xây dựng kế hoạch đào tạo cơ bản

(xây dựng giáo trình, trang bị kiến thức tổng hợp về kết cấu, tổ chức xây dựng, hệ

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

79

Page 80: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

thống luật trong xây dựng, kinh nghiệm thi công, khả năng phân tích đánh giá dự

án, viết hồ sơ thầu...) ngay trong Công ty để đào tạo ra các loại hình kỹ sư cơ bản

đáp ứng các yêu cầu cho dự án.

- Cử các kỹ sư sang du học, thực tập, nghiên cứu về lĩnh vực đào tạo kỹ sư

giá, kỹ sư khối lượng, quản lý dự án tại các quốc gia tiên tiến đang đào tạo như

Nhật, Anh, Úc..

- Dần nâng cao tay nghề của đội ngũ người lao động trong hoạt động thi

công, xây lắp, góp phần bảo đảm an toàn cho người lao động.

- Thực hiện tốt công tác đào tạo người lao động sẽ giúp giảm chi phí thuê

mướn nhân công, giảm tình trạng phải thuê mướn lao động cho đủ số lượng mà

không quan tâm đến chất lượng cũng như tay nghề đội ngũ người lao động. Có một

đội ngũ lao động giỏi sẽ giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt năng

suất, hiệu quả cao nhất.

2. Về quản lý nhân sự .

- Xây dựng thống nhất các nguyên tắc trong phương pháp tính và quản lý chi

phí nhân công không để tình trạng mỗi nơi, mỗi đơn vị xây dựng lại có các cách

hiểu, cách tính toán khác nhau, áp dụng mức lương đảm bảo cuộc sống cho người

lao động trong lĩnh vực xây dựng ngày càng được cải thiện.

- Công tác tính toán phải được thực hiện một cách công khai minh bạch hơn.

Tránh tình trạng tranh chấp, bất đồng trong việc tính lương,thưởng

- Công ty phải có một hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong việc xét lương

thưởng để khuyến khích người lao động gắn bó trung thành với Công ty.

- Phải bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, người lao động một cách hợp lý, khoa

học hơn tránh tình trạng chồng chéo trong công việc. Giao đúng người đúng việc,

đúng với khả năng của từng người tạo điều kiện nâng cao hiệu suất lao động của

từng thành viên ở từng vị trí khác nhau.

Nếu bố trí đúng người, đúng việc sẽ tạo kích thích cho người lao động hăng

say, gắn bó và có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Giảm bớt được chi phí

trong quản lý nhân sự nói riêng và quản lý doanh nghiệp nói chung.

3. Về cách xác định chi phí ca máy thi công.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

80

Page 81: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

- Công ty cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung các điều kiện để có thể thực hiện

việc tính toán chi phí ca máy theo sự hướng dẫn của Bộ xây dựng đồng thời theo

hướng tiếp cận thông lệ Quốc tế.

- Trước mắt để có thể kiểm soát chi phí, Công ty cần nghiên cứu xây dựng

thống nhất bằng giá ca máy gốc để áp dụng cho các công trình xây dựng và các

hướng dẫn áp dụng cụ thể cho từng địa điểm tổ chức thi công.

4. Vê chi phí vật liệu, máy móc.

- Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án cần chỉ đạo và phối hợp với tư vấn điều tra

nguồn, cự ly và các loại hình vận chuyển, tính toán chi phí giá vật liệu đến chân

công trình.

- Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm báo cáo và làm việc với

các cơ quan chức năng địa phương, hoặc thuê thẩm định giá để có cơ sở pháp lý cho

việc lập và quản lý chi phí xây dựng các dư án cụ thể.

- Công ty nên đa dạng hoá các loại vật liệu đầu vào, để có thể chủ động ứng

phó trước sự gia tăng giá nguyên vật liệu xây dựng như hiện nay.

- Tính toán một cách cụ thể tình hình thi công, khối lượng xây lắp, giá trị

công trình để xác định xem cần mua loại máy móc gì? Bởi máy móc thường có giá

trị lớn nên chi phí bỏ ra mua máy móc phải được tính toán một cách cụ thể tránh

mua máy móc tràn lan mà lại không sử dụng hết công suất thực tế của máy móc.

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

81

Page 82: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình định mức kinh tế - kỹ thuật cơ sở của quản trị kinh doanh-Nhà

xuất bản đại học Kinh tế quốc dân (trang 232-233)

2. www.moc.gov.vn/Vietnam/BuildingLaws/Q&A/7427200704121439070/ -

46k

3.vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2003/200304/200304140004/

lawdocument_view - 82k

4.www.ketoantruong.com.vn/modules.php?

name=Forums&file=viewtopic&t=702 - 54k –

5.www.congnghemoi.net/TaichinhKetoan/ChitietKetoan/

6.www.songda.com.vn/home/uploadedFiles/

Bao_cao_tai_chinh_quy_III_2007_SSS.pdf -

7.irv.moi.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=14301 - 17k –

8.www.vietnamnet.vn/cntt/doanhnghiep/2003/04/202888/ - 12k –

9.beta.baomoi.com/Home/KinhTe/www.ktdt.com.vn/-

10.www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/SoTay-DoanhNhan/

11.www.bachdo.com/apm/2005/modules.php?

name=News&file=save&sid=2277 - 8k

12.www.nguoilanhdao.vn/News/vi-VN/Detail/2008/3/12/19406.nld - 246k -

13.vietnamnet.vn/kinhte/2008/03/775722/ - 19k –

14.www.ctu.edu.vn/departments/inter-coo/cacvanban/Xaydung/Nam2005/

TT16XD05.doc -

15.www.sggp.org.vn/kinhte/2008/3/147018/ - 11k –

16.www.vneconomy.vn/?

home=detail&page=category&cat_name=18&id=dd378133c17d2b - 67k

17.www.doanhnghiep24g.com.vn/cms/detail.php?id=24513 - 53k -

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

82

Page 83: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ XÂY LẮP.........................3

1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, NỘI DUNG,VAI TRÒ CỦA CHI PHÍ XÂY LẮP.....................................................................................3

1.1. Khái niệm..............................................................................31.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp.................................................3

1.2.1. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. ........................................................................................................................31.2.2. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí...................................................51.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành. ...................................................................................................51.2.4. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí...........................61.2.5. Phân loại chi phí xây lắp theo quy định của Bộ xây dựng.................10

1.3. Nội dung chi phí xây dựng công trình theo các giai đoạn đầu tư..........131.3.1. Tổng mức đầu tư................................................................................131.3.2. Tổng dự toán công trình....................................................................141.3.3. Dự toán xây lắp hạng mục công trình................................................161.3.4. Giá thanh toán...................................................................................171.3.5. Vốn đầu tư được quyết toán...............................................................17

1.4. Vai trò của chi phí sản xuất xây lắp.............................................172. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XÂY LẮP:...........................................183. CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG TỚI CHI PHÍ XÂY LẮP......19

3.1. Giá cả nguyên vật liệu và máy móc.............................................193.2. Các nhân tố thuộc về tổ chức và quản lý sản xuất, thi công của Công ty 203.3. Ảnh hưởng của nhu cầu xây dựng đến chi phí xây lắp......................21

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG.................................................................................22

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG........................22CONSTREXIM.,JSC.....................................................................22

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

Page 84: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

1.1. Lời giới thiệu........................................................................221.2. Trụ sở giao dịch....................................................................231.3. Sơ đồ tổ chức........................................................................24

1.3.1. Cơ cấu tổ chức tại thời điểm trước khi cổ phần :..............................241.3.2 Cơ cấu tổ chức sau khi cổ phần:.........................................................24

1.4. Các lĩnh vực hoạt động chính....................................................311.5. Vốn và tài sản doanh nghiệp.....................................................32

1.5.1. Bảng tóm tắt tài sản...........................................................................321.5.2. Ngân hàng giao dịch:.........................................................................37

2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY LẮP CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2005→2007..............373. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG.. .39

3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của Công ty CP Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng...................................................................393.2. Phân tích tình hình chi phí xây lắp thực tế của Công ty trong 3 năm vừa qua:.........................................................................................42

3.2.1. Tình hình chi phí xây lắp thực tế của Công ty qua 3 năm từ 2005→2007..................................................................................................423.2.2. Phân tích tình hình chi phí xây lắp một công trình tiêu biểu của Công ty CP Constrexim - Đầu tư và xây lắp cao tầng năm 2005.........................44

4. NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM – ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG.........................................................................................57

4.1.Thành tựu trong hoạt động sản xuất xây lắp:..................................574.1.1. Về công tác tổ chức và hoạt động của phong trào công nhân viên chức..............................................................................................................584.1.2. Về công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường........................59

4.2. Những hạn chế còn tồn tại........................................................594.2.1. Yếu tố con người và việc đào tạo loại hình kỹ sư giá xây dựng........594.2.2. Về định mức dự toán..........................................................................604.2.3. Về công tác quản lý vật tư,máy móc thiết bị......................................604.2.4. Về công tác huy động và sử dụng vốn................................................60

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

Page 85: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG...........................62

1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HỘI NHÂP WTO................................................62

1.1. Thuận lợi.............................................................................621.1.1. Những thuận lợi từ phía Công ty.......................................................621.1.2. Những thuận lợi từ môi trường bên ngoài.........................................63

1.2. Khó khăn.............................................................................631.2.1. Những khó khăn từ phía Công ty......................................................631.2.2. Những khó khăn từ môi trường bên ngoài.........................................64

2. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG TRONG 3 N ĂM 2008-2010........65

2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh............................662.2. Các chỉ tiêu cụ thể:.................................................................67

2.2.1.Kế hoạch tài chính 2008:....................................................................672.2.2.Kế hoạch Đầu tư tạo tài sản cố định, nâng cao năng lực và đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh:.............................................................................682.2.3. Các dự án triển khai trong thời gian tới............................................69

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CP CONSTREXIM - ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP CAO TẦNG.........................................................................................70

3.1. Giải pháp về giảm chi phí nguyên vật liệu và năng lượng trong sản xuất kinh doanh:................................................................................713.2. Giải pháp về giảm chi phí trong tổ chức sản xuất, giảm chi phí nhân công...............................................................................................723.3. Giải pháp để giảm chi phí máy móc, thiết bị:.................................733.4. Giải pháp về tài chính, giảm chi phí lãi vay tín dụng:.......................743.5.Giải pháp giảm chi phí thầu phụ,chi phí chung................................743.6. Quản lý tốt các khoản phải thu...................................................753.7. Áp dụng các công cụ quản lý hiện đại.........................................753.8. Tăng cường chất lượng quản lý Iso 9001-2000...............................75

LỜI KẾT LUẬN............................................................................................79

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

Page 86: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.......................................................................801. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ kỹ sư, nâng cao tay nghề người lao động. ...................................................................................................................802. Về quản lý nhân sự .....................................................................803. Về cách xác định chi phí ca máy thi công..........................................814. Vê chi phí vật liệu, máy móc..........................................................81

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

Page 87: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

BẢNG

Bảng 1: Khái quát phân loại theo cách ứng xử của chi phí........................8Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty phân loại theo trình độ học vấn.......30Bảng 3: Tài sản Công ty...............................................................33Bảng 4: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty cổ phần

Constrexim – Đâu tư và xây lắp cao tầng.Chỉ tiêu..........................................33

Bảng 5: Các khoản nợ theo Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần

Constrexim – Đâu tư và xây lắp cao tầng...........................................35Bảng 6: Giá trị tài sản cố định theo báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2007. 36Bảng 7: Bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty qua

3 năm 2005→2007......................................................................38Bảng 8: Bảng Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp từ năm

2005→2007.............................................................................................................. 42

Bảng 9: Bảng chi phí vật liệu cho công trình nhà xưởng Katolec..............46Bảng 10: Bảng chi phí nhân công công trình nhà xưởng Katolec..............48Bảng 11: Bảng chi phí sử dụng máy thi công công trình nhà xưởng Katolec.

..............................................................................................50Bảng 12: Bảng tiền lương và phụ cấp của cán bộ quản lý gián tiếp công trình

nhà xưởng Katolec......................................................................51Bảng 13: Bảo hiểm xã hội và y tế trích lập quỹ công đoàn......................52Bảng 14: Bảng chi phí khấu hao, phân bổ giá trị các công cụ,dụng cụ phục vụ

thi công............................................................................................................53

Bảng 15: Bảng tổng hợp chi phí chung ở công trường của công trình nhà

xưởng Katolec............................................................................53Bảng 16: Bảng chi phí thầu phụ công trình nhà xưởng Katolec....................... 54

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

Page 88: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 17: Chi phí trả lãi tín dụng công trình nhà xưởng Katolec...............56Bảng 18: Tổng hợp chi phí công trình nhà xưởng Katolec.....................57Bảng 19: Bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm tới

2008–2010................................................................................66BIỂU

Biểu đồ 1: Biểu đồ chi phí sản xuất kinh doanh qua các năm...................40Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng (giảm) doanh thu,chi phí thực hiện

qua các năm 2005→2007..............................................................41

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Sơ đ ồ bộ máy tổ chức của Công ty trước khi cổ phần................24Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty sau khi cổ phần..................25

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

Page 89: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

Page 90: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Hà Nội, ngày tháng năm 2008

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

Page 91: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A

Page 92: 20433 lt o6kfib_nt_20140801014318_65671

Chuyên đề tốt nghiệp

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Hà Nội, ngày tháng năm 2008

Đào Bích Ngân Lớp: Thương Mại 46A