3 văn sĩ lâm Đồng vắng lặng trên kệ các nhà...

12
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 327 - 4737 THỨ BẢY, NGÀY 4/3/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN Văn sĩ Lâm Đồng vắng lặng trên kệ các nhà sách VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN N hu cầu nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, là một trong những yếu tố góp phần phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Việc chăm lo giải quyết nhà ở cho nhân dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là một vấn đề xã hội, một nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội; trong đó chú trọng việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng chính sách xã hội, nhất là người có công với cách mạng, nhà ở cho công nhân, người nghèo khu vực nông thôn, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ… Trong những năm qua, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở xã hội đã ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân đã tích cực hưởng ứng, triển khai thực hiện để có được thành tựu lớn là hàng triệu hộ gia đình chính sách xã hội đã được hỗ trợ, có chỗ ở ổn định để thông qua đó, thực hiện tốt chính sách với người có công với cách mạng; hộ nghèo ở đô thị, nông thôn, vùng thiên tai. Tuy đạt được kết quả tích cực nhưng việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân chưa đạt yêu cầu, chỉ tiêu theo quy định tại Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Hiện nay, còn rất nhiều hộ nghèo, công nhân khu công nghiệp vẫn khó khăn về nhà ở, thiếu diện tích, điều kiện vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không đảm bảo. Việc triển khai một số chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn chậm so với kế hoạch. Chưa huy động được nguồn lực xã hội cùng với nguồn lực nhà nước để chăm lo, giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Việc phối hợp tổ chức thực hiện giữa các cấp, ngành, giữa trung ương và địa phương có lúc chưa thường xuyên, chặt chẽ. Một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch,... Phải có quyết tâm và xác định phát triển nhà ở xã hội là một nhiệm vụ chính trị TRANG 8 Huyền thoại Làng Gà… 1 TUẦN CON SỐ 7 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia trong tổng số 37 trường học tại huyện nghèo Đam Rông. Nguồn: Huyện ủy Đam Rông TRANG 7 XEM TIẾP TRANG 2 Từ thay đổi “diện mạo” hướng đến thay đổi “căn bản” nông thôn 3 Hiếm có tác phẩm văn học của văn sĩ Lâm Đồng xuất hiện trên kệ những nhà sách trong tỉnh. Ảnh: P.Nhân Giọt nước mắt của một anh hùng 5 Ka Dong và nhiều phụ nữ ở Làng Gà vẫn giữ được nghề dệt truyền thống và giới thiệu những sản phẩm thổ cẩm đến du khách. Ảnh: T.Vân Tây Nguyên - một thời để nhớ 6 Truyện ngắn: TRẤN GIANG

Upload: others

Post on 17-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 327 - 4737 THỨ BẢY, NGÀY 4/3/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

Văn sĩ Lâm Đồng vắng lặng trên kệ các nhà sách

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Nhu cầu nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, là một trong những yếu tố góp phần phát triển nguồn nhân lực

của đất nước. Việc chăm lo giải quyết nhà ở cho nhân dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và xác định là một vấn đề xã hội, một nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội; trong đó chú trọng việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng chính sách xã hội, nhất là người có công với cách mạng, nhà ở cho công nhân, người nghèo khu vực nông thôn, vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ…

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở xã hội đã ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân đã tích cực hưởng ứng, triển khai thực hiện để có được thành tựu lớn là hàng triệu hộ gia đình chính sách xã hội đã được hỗ trợ, có chỗ ở ổn định để thông

qua đó, thực hiện tốt chính sách với người có công với cách mạng; hộ nghèo ở đô thị, nông thôn, vùng thiên tai.

Tuy đạt được kết quả tích cực nhưng việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân chưa đạt yêu cầu, chỉ tiêu theo quy định tại Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Hiện nay, còn rất nhiều hộ nghèo, công nhân khu công nghiệp vẫn khó khăn về nhà ở, thiếu diện tích, điều kiện vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không đảm bảo. Việc triển khai một số chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn chậm so với kế hoạch. Chưa huy động được nguồn lực xã hội cùng với nguồn lực nhà nước để chăm lo, giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Việc phối hợp tổ chức thực hiện giữa các cấp, ngành, giữa trung ương và địa phương có lúc chưa thường xuyên, chặt chẽ. Một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng kế hoạch,...

Phải có quyết tâm và xác định phát triển nhà ở xã hội là một nhiệm vụ chính trị

TRANG 8Huyền thoại Làng Gà…

1 TUẦN CON SỐ

7 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia trong tổng số 37 trường học tại huyện nghèo Đam Rông.

Nguồn: Huyện ủy Đam Rông

TRANG 7

XEM TIẾP TRANG 2

Từ thay đổi “diện mạo” hướng đến thay đổi “căn bản” nông thôn

3

Hiếm có tác phẩm văn học của văn sĩ Lâm Đồng xuất hiện trên kệ những nhà sách trong tỉnh. Ảnh: P.Nhân

Giọt nước mắt của một anh hùng

5

Ka Dong và nhiều phụ nữ ở Làng Gà vẫn giữ được nghề dệt truyền thốngvà giới thiệu những sản phẩm thổ cẩm đến du khách. Ảnh: T.Vân

Tây Nguyên - một thời để nhớ

6

Truyện ngắn: TRẤN GIANG

2 THỨ BẢY 4 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; chưa chủ động dành đủ quỹ đất và còn ít cơ chế khuyến khích hỗ trợ xây dựng và chưa chọn được doanh nghiệp tiêu biểu để đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân. Thậm chí còn hiện tượng một số địa phương chỉ quan tâm thực hiện các dự án phát triển nhà ở thương mại, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp mà không chú ý triển khai các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân…

Để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội,

nhất là nhà ở cho công nhân trong thời gian tới, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị với một số nội dung trọng yếu: các bộ, ngành và tỉnh ủy, thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có quyết tâm và xác định việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là một nhiệm vụ chính trị, trong đó chính quyền địa phương là cấp quyết định thành công của chương trình. Nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội là của nhà nước, xã hội và người dân, vì vậy yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải có trách nhiệm tạo môi trường

thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính… Để huy động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và người dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp để cho người dân, công nhân lao động được thuê, mua để cải thiện chỗ ở. Tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, có cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa… LAN HỒ

Phải có quyết tâm... TIẾP TRANG 1

Đêm gây quỹ từ thiện “Chung một tấm lòng”

Với chủ đề: “Chung một tấm lòng”, đêm văn nghệ gây quỹ từ thiện cho chị Lê Thị

Tuyết Nhung đã được Hội Người khuyết tật tỉnh Lâm Đồng tổ chức tại sân khấu trước cửa rạp 3/4 (khu Hòa Bình - TP Đà Lạt) với nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho người khuyết tật. Chị Nhung là người khuyết tật nặng, thường

xuyên phải chữa trị tại bệnh viện, trong khi hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Để giúp chị chữa bệnh và vượt qua khó khăn hiện tại, các tổ chức từ thiện, bà con

nhân dân, các mạnh thường quân và khách du lịch gần xa với nghĩa cử cao đẹp hỗ trợ giúp chị với số tiền trên 23,3 triệu đồng để chữa bệnh. Kết thúc chương trình toàn bộ

số tiền trên đã được trao tận tay chị Nhung trước sự chứng kiến của mọi người.

THÙY LINH

Nông dân Di Linh đóng góp hơn 11 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, ngoài việc tập trung tuyên truyền, vận động nông dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Hội Nông dân huyện

Di Linh còn xây dựng mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới.Thông qua mô hình trên, qua 5 năm

(2012 - 2016) triển khai thực hiện, đến nay, Hội Nông dân huyện Di Linh đã vận động cán bộ, hội viên nông dân ở các xã,

thị trấn thi đua đóng góp đối ứng trên 11,4 tỷ đồng, 15.581 ngày công lao động và

hiến trên 12.602,3 ha đất với trị giá hàng chục tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nước sạch vệ sinh môi trường, nhà sinh hoạt cộng đồng, các sân thể thao

thôn…, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới. Tính đến nay, huyện Di Linh đã có 7/18 xã, gồm Tân Châu, Hòa

Bắc, Gia Hiệp, Đinh Lạc, Gung Ré… đạt chuẩn nông thôn mới.

LAM PHƯƠNG

Đại hội đại biểu Hội Người mù huyện Đức Trọng lần thứ III

Ngày 1/3, Hội Người mù huyện Đức Trọng đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ

III, nhiệm kỳ 2017-2022.Đức Trọng có 122 hội viên người mù,

gồm: nữ chiếm 51%, trẻ em là 10%, trong đó có tới 59% hội viên hết tuổi lao động.

Những năm qua, hội luôn quan tâm chăm lo đời sống hội viên thông qua các hoạt động

thiết thực như: Tổ chức, gửi hội viên đi học chữ nổi tại Trung tâm Phục hồi chức năng

Hội Người mù tỉnh Lâm Đồng; tổ chức cho một số hội viên học tiếng Anh, vi tính.

Trong nhiệm kỳ qua, Hội cũng triển khai được 5 dự án, cho 46 lượt hội viên

vay vốn, với số tiền quay vòng là 194 triệu đồng. Qua kiểm tra, đánh giá, 100% hội

viên đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả.

Song song với đó, Hội cũng đã xây dựng được quỹ giúp người mù hoạn nạn và

khuyến học, nhằm giúp đỡ hội viên gặp khó khăn đột xuất; cũng như động viên các em học sinh mù có thành tích học tập khá giỏi,

đậu vào các trường đại học…Đại hội cũng đã bầu Ban chấp hành Hội

khóa mới gồm 5 người, bà Trương Thị Loan được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ

tịch Hội Người mù huyện Đức Trọng khóa III, nhiệm kỳ 2017-2022.

T.VŨ

Sáng 1/3, tại Trung đoàn Bộ binh 994, Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2017 và phát động thi đua huấn luyện trong các đơn vị.

Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện năm 2017, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, triển khai đồng bộ nhiệm vụ huấn luyện, quán triệt sâu sắc Nghị quyết 765 của Quân ủy Trung ương về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 - 2020 và những năm tiếp”. Các đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh đã ký cam kết thi đua huấn luyện năm 2017. Đồng thời, tiến hành duyệt đội ngũ, biểu dương lực lượng, thể hiện quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện năm 2017.

Tại lễ ra quân, đồng chí Du Trường Giang biểu dương những thành tích mà cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh đạt được trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và công tác huấn luyện chiến đấu năm 2016. Để triển khai tốt nhiệm vụ huấn luyện năm 2017, đồng chí yêu cầu LLVT tỉnh cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn

Tổ chức lễ ra quân huấn luyện năm 2017

dân trong tình hình mới, làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ theo phân cấp bảo đảm chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả, tổ chức huấn luyện nghiêm túc và hoàn thành tốt chương trình huấn luyện, rèn luyện kỷ luật và chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước. Thường xuyên củng cố thao trường, bãi tập, đồ dùng trang thiết bị đảm

bảo cho huấn luyện.Nhân dịp này, lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh,

các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ đã tham quan và kiểm tra các mô hình học cụ, giáo án, sổ sách huấn luyện của các đơn vị LLVT tỉnh và trao Bằng khen của Quân khu 7 đến 19 đơn vị đạt thành tích “Đơn vị vững mạnh toàn diện năm 2016”. ĐỨC TÚ

Các đơn vị vinh dự đón nhận Bằng khen “Đơn vị vững mạnh năm 2016”.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND các huyện, thành phố trong tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật và dịch cúm gia cầm.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp UBND các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc, tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai việc tiêm phòng vắc xin dại cho động vật

theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 17/1/2017 của UBND tỉnh. Tăng cường hoạt động các trạm kiểm dịch động vật trên các trục giao thông vào tỉnh như như Quốc lộ 20, 27, 27C, 28, 55 đường Lương Sơn, Đại Ninh; quản lý chặt chẽ các phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm từ gia cầm vào tỉnh không rõ nguồn gốc, tiến hành tiêu hủy theo quy định. Chuẩn bị đủ thuốc sát trùng,vắc xin, các thiết bị và phương tiện cho công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm để ứng phó kịp thời

nếu phát sinh ổ dịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác lấy mẫu, giám sát dịch tễ phát hiện vi rút cúm A (H7N9) và các vi rút cúm gia cầm khác để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, yêu cầu Chi cục thú y triển khai áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ, ưu tiên công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng đối với các khu vực chợ buôn bán gia cầm sống, các cơ sở giết mổ, các khu vực phát sinh ổ dịch trong thời gian trước đây. VĂN BÁU

Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm

Huyện ủy Đam Rông vừa tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 03 của Huyện ủy về “Nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương từ nay đến 2015 và những năm tiếp theo”.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Huyện ủy, đến nay các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của Nghị quyết cơ bản đã được hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra. Hệ thống mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất phục vụ dạy học và đội ngũ làm

công tác giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Về quy mô trường lớp, hiện nay, tổng số cơ sở giáo dục đào tạo có 38 đơn vị, với tổng số 518 lớp, trên 14 nghìn học sinh. Về cơ sở vật chất trường lớp, có 440 phòng, trong đó có 211 phòng kiên cố, 226 phòng cấp 4. Đến nay, Đam Rông có 98,4% giáo viên được đánh giá chuẩn về nghề nghiệp, vượt chỉ tiêu 3,4% và 100% cán bộ quản lý và giáo viên từ mầm non đến THPT có trình độ A về tin học và ngoại ngữ. Hàng năm đã

huy động 100% trẻ em 5 tuổi vào học các lớp mẫu giáo 2 buổi trong ngày, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 92,2%. Đặc biệt, trong 5 năm qua có 49 lượt học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có 1 giải nhất, 8 giải nhì, 27 giải khuyến khích.

Dịp này, UBND huyện Đam Rông đã tặng giấy khen cho 11 tập thể và 12 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Huyện ủy. LÊ TUẤN

ĐAM RÔNG: 100% trẻ em đi học đúng độ tuổi

Để triển khai hoạt động đào tạo tại cơ sở Bảo Lộc, năm 2017, Trường Đại học Tôn Đức Thắng sẽ tổ chức tuyển sinh trình độ đại học và cao học một số ngành góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố Bảo Lộc và tỉnh Lâm Đồng.

Các ngành đào tạo của Trường gồm: Kỹ

thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghệ, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Bảo hộ lao động, Khoa học máy tính, Tài chính - ngân hàng, Toán ứng dụng, Xã hội học, Quản lý thể thao, Luật kinh tế. Tuy nhiên, trong đợt tuyển sinh vào tháng

6/2017, tại cơ sở Bảo Lộc, Trường chỉ dự kiến tuyển sinh 3 ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

Được biết, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã ký kết với UBND tỉnh Lâm Đồng Chương trình hợp tác toàn diện về đào tạo, khoa học - công nghệ và xúc tiến đầu tư. X.LONG

Trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức tuyển sinh năm 2017

3 THỨ BẢY 4 - 3 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

XEM TIẾP TRANG 11

DIỆP QUỲNH

Lâm Đồng, với diện tích canh tác 125,600 ha trồng các loại cà phê vối, cà phê chè, năng suất bình quân 2,8

tấn/ha, sản lượng toàn tỉnh 408 ngàn tấn cà phê. Với sản lượng đó, cà phê trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, đồng thời thu hút với 73% hộ dân nông thôn tham gia ngành hàng cà phê. Mỗi ha cà phê đạt giá trị kinh tế 95 - 100 triệu đồng/năm. Thực hiện Chương trình tái canh cà phê, giai đoạn 2013 - 2016 đã ghép cải tạo mới, tái canh 37 ngàn ha cà phê. Cùng với việc 44 ngàn ha sản xuất theo các tiêu chuẩn bền vững, năng suất được cải thiện rõ ràng, chất lượng hạt cà phê cũng tăng đáng kể.

Tuy nhiên, cà phê Lâm Đồng vẫn còn nhiều diện tích cà phê già cỗi, chưa chủ động nước tưới 74% diện tích, khả năng ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất cà phê còn thấp, tỷ lệ hái xanh và tổn thất sau thu hoạch còn cao ảnh hưởng xấu tới năng suất, chất lượng hạt cà phê Lâm Đồng. Và, đây cũng là vấn đề chung của tất cả mọi vùng cà phê Việt, từ Đắk Lắk tới Đắk Nông hay vùng núi phía Bắc. Để cải thiện chất lượng hạt cà phê, việc thúc đẩy sự phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng cà phê là điều vô cùng cần thiết. Chuỗi ngành hàng cà phê bao gồm người trồng, thu gom sơ chế và cơ sở doanh nghiệp chế biến cà phê. Bên cạnh đó gồm các tác nhân hỗ trợ như đầu vào vật tư nông nghiệp, dịch vụ khoa học công nghệ, thông tin thị trường, tín dụng, cơ quan quản lý nhà

Hướng tới phát triển ngành cà phê bền vữngLàm thế nào để phát triển bền vững chuỗi giá trị cho ngành hàng cà phê Việt là câu hỏi rất nhiều bên liên quan đặt ra trong hội thảo Tăng cường năng lực thể chế cho phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng cà phê do Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đồng tổ chức tại Đà Lạt.

nước… Làm sao để nguyên hệ thống vận hành tốt, đạt hiệu quả cao khiến cho ngành hàng cà phê phát triển bền vững sẽ là nền tảng giúp tăng giá trị cho cây cà phê Việt.

Hiện tại, Lâm Đồng đang có một số dự án hỗ trợ người sản xuất cà phê, cụ thể là Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam VnSAT và dự án ACOM. Hai dự án trên đều hướng tới hỗ trợ người nông dân sản xuất cà phê bền vững, tăng năng suất, chất lượng song song với sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm. Đặc biệt, dự án VnSAT có mục tiêu giúp nông dân trồng cà phê thuộc 8 huyện, 35 xã trong vùng dự án thay đổi tư duy làm cà phê, được tiếp cận

nguồn tín dụng dài hạn để cải thiện vườn cà phê, đồng thời hỗ trợ các nhóm hộ nông dân nâng cao cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chế biến cà phê. Những hoạt động của VnSAT, ACOM đang góp phần giúp nhiều người trồng cà phê tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, với phương pháp làm cà phê theo hướng bền vững, đảm bảo việc phát triển kinh tế đi kèm với bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, người trồng cà phê Lâm Đồng cũng xác định, việc thay đổi sẽ là quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai sẽ hoàn thành và sẽ cần nhiều sự hỗ trợ, thay đổi từ tất cả các bên liên quan để hạt cà phê cao nguyên đạt giá trị như nó đáng được hưởng.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Nghề cà phê của Việt Nam yếu nhất theo tôi là ở khâu chế biến. Hầu hết cà phê của

chúng ta vẫn xuất thô, xuất nguyên hạt dù chất lượng hạt cao hay thấp. Điều này khiến giá trị hạt cà phê giảm nhiều lần so

với việc chúng ta có thể chế biến được sản phẩm cà phê. Nhìn ở tầm vĩ mô, cả nước chưa có một cơ sở chế biến đạt tầm quốc

tế nào để có thể xuất khẩu cà phê tinh dưới thương hiệu Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Chi hội trưởng Chi hội sản xuất cà phê bền vững Lâm Hà,

Lâm ĐồngTrồng cà phê bền vững nhưng đầu ra chưa đảm bảo, đó là vấn đề nông dân đang gặp

phải. Chi hội sản xuất cà phê bền vững Lâm Hà có 82 hội viên, sản xuất cà phê theo tiêu

chuẩn an toàn như 4C, UTZ, Rainforest nhưng giá bán cũng ngang các loại cà phê

khác, không có khác biệt. Vì vậy, nông dân cũng nản, ít muốn tham gia, bởi làm cà phê theo tiêu chuẩn tốn nhiều công sức hơn làm cà phê bình thường. Chúng tôi mong muốn

một cơ chế để cà phê sạch xứng đáng với giá trị thật.

Ông Cao Thanh Sơn - Phó Giám đốc Dự án VnSAT

Nông dân trồng cà phê hãy chủ động thành lập thành một tập thể, thành nhóm như

HTX, tổ hợp tác. Ở Lâm Đồng, chúng tôi đã và đang tiến hành hỗ trợ cho các HTX, tổ hợp tác trồng cà phê và sẵn sàng hỗ trợ nông

dân cải thiện chất lượng vườn cà phê gia đình. Bà con có thể chủ động tìm tới UBND

các xã vùng cà phê hoặc liên lạc trực tiếp với dự án để được hỗ trợ.

XUÂN TRUNG

Ấn tượng hơn 33.550 tỷ Hơn 6 năm triển khai thực hiện Chương

trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, chỉ hơn việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của địa phương trong khoảng thời gian ngắn, song đủ để nhận ra những kết quả quan trọng mà Lâm Đồng đã đạt được. Cũng cần nói thêm, đối với Lâm Đồng, một tỉnh mà khu vực nông nghiệp chiếm gần 49% trong cơ cấu kinh tế, thì thành tựu ấy có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân - nơi có hơn 70% dân số sinh sống. Chính vì vậy, quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM không nằm ngoài mục tiêu làm thay đổi “diện mạo” nông thôn, tiến tới thay đổi “căn bản” từ kinh tế, văn hóa, môi trường sống khi đa số các xã đều đạt chuẩn 19 tiêu chí NTM.

Theo số liệu tổng hợp của Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM Lâm Đồng, tính đến cuối năm 2015, Lâm Đồng đã huy động 33.581 tỷ đồng đầu tư vào xây dựng NTM. Và chỉ riêng trong 6 tháng năm 2016

Từ thay đổi “diện mạo” hướng đến thay đổi “căn bản” nông thônTái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn liền với Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) luôn là định hướng chung và có tính nguyên tắc mà Tỉnh ủy đặt ra. Bởi, đi đôi với việc “phát triển nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại và bền vững”, các xã đạt các tiêu chuẩn xã NTM sẽ mang lại sự thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn - nơi đa phần dân số là nông dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu đạt 94% số xã đạt chuẩn NTM vào năm 2020 cho ta hình dung ra đời sống người dân khu vực nông thôn ra sao khi đạt được kế hoạch này.

đã huy động được gần 3.000 tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây, qua phân tích nguồn vốn được huy động để xây dựng NTM, nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ lệ không cao. Cụ

thể đó là, trong tổng nguồn vốn mà tỉnh huy động đầu tư vào Chương trình xây dựng NTM tính đến cuối năm 2015 thì nguồn vốn ngân sách chiếm 10,66%, kế đến là vốn

đầu tư doanh nghiệp 13,74%, vốn do người dân đóng góp chiếm 27,23% và vốn từ các tổ chức tín dụng chiếm tới 48,37%. Với tỷ lệ đóng góp chiếm trên 27%, tương đương khoảng gần 9.000 tỷ đồng được người dân đóng góp vào công cuộc xây dựng NTM trong tổng nguồn đã thực hiện đầu tư quả là con số không nhỏ. Kết quả xây dựng NTM đến nay, ngoài huyện đạt chuẩn NTM Đơn Dương, hai thành phố là Đà Lạt và Bảo Lộc đã hoàn thành chương trình này và toàn tỉnh có 52 xã đạt chuẩn xã NTM, chiếm 44,4% số xã thuộc các địa phương trong tỉnh, bình quân các xã đạt khoảng 16 tiêu chí NTM vào cuối năm 2016. Qua đó cho thấy Chương trình xây dựng NTM của Lâm Đồng đạt những kết quả quan trọng, đặc biệt được đông đảo người dân ủng hộ, chung tay góp sức dựng xây mà biểu hiện rõ nhất từ sự đóng góp trong dân.

Hướng đến 94% xã NTMTuy đạt được kết quả kể trên, nhưng trong

quá trình triển khai thực hiện vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Có thể nhận diện đó là: Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa và ứng dụng công nghệ cao; việc phát triển các hình thức sản xuất, mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn; môi trường nông thôn chưa được xử lý tốt còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn chế…

Hầu hết cà phê Việt Nam xuất thô. Ảnh: D. Quỳnh

Lãnh đạo huyện Đơn Dương đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Ảnh: X.Trung

4 THỨ BẢY 4 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ngại ngần gì góp sức cho buôn làng

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Khởi động Tháng Thanh niên 2017 Trung ương Đoàn TNCS Hồ

Chí Minh vừa tổ chức khởi động Tháng Thanh niên năm 2017 tại TP Cao Lãnh, Đồng Tháp với sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

Với chủ đề “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”, hoạt động của Tháng Thanh niên năm nay tập trung vào 6 nhóm nội dung chính: Tuyên truyền về truyền thống vẻ vang của Đoàn; tổ chức các hoạt động tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị; tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thanh thiếu niên và an sinh xã hội; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Đoàn.

Phát biểu tại lễ khởi động, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ

Truyện ngắn: TRẤN GIANG

Chuyến xe “u oát” bám đầy bụi đất đỏ băng băng vượt qua những ngọn đồi nhấp nhô.

Hai bên đường rừng cao su non xanh mơn mởn, thẳng tắp tạo thành những ô vuông ngay ngắn thật đều đặn. Gió miền cao thổi phần phật vào cửa sổ xe tạo không khí thật dễ chịu. Từng mốc cột cây số cứ vụt thoáng qua. Ngồi bên người tài xe trẻ măng, Ba Nghĩa đột ngột hỏi:

- Bây nhập ngũ tới nay mấy tháng tao quên mất rồi?

- Dạ báo cáo chú được gần một năm rồi? Mà có chuyện chi hôn chú?

- Đâu có gì. Hỏi cho biết vậy thôi. Quê bây ở đâu vậy?

- Dạ ở miệt Khâu Băng, Thạnh Phú, Bến Tre.

- Ạ. Cái xứ biển có câu chuyện mấy chiếc tàu không số chở súng đạn vô Nam hồi mấy năm kháng chiến phải hôn? Tao cũng đang đi kiếm thằng bạn quê Bến Tre đây.

- Dạ phải. Nhưng nói thiệt hồi đó con chưa sanh ra đời nên đâu biết “mốc xì” gì. Lớn lên nghe kể lại vậy thôi. À mà sao con thấy bữa nay chú hút thuốc hoài coi bộ bồn chồn quá vậy chú?

Nói tới đó, người tài xế trẻ im re khi bắt gặp những nếp nhăn trên vầng trán người đại tá chính ủy đơn vị chùn xuống đi kèm đôi mắt lúc suy tư nghĩ ngợi, lúc lại ánh lên những tia sáng tự tin chờ đợi một điều gì đó rất bồn chồn, nôn nóng lạ thường. Những điếu thuốc trên môi ông cứ lóe sáng lên liên tục sau những cái rít thật dài, thật sâu.

Chiếc xe dừng lại bên ven đường. Cột mốt 250 đã hiện ra mồn một. Bên cạnh chiếc cột ấy một người đàn ông tóc hoa râm bận quân phục đã phai màu tì hai chân trên đôi nạng gỗ. Người đàn bà quê mùa khắc khổ nép mình bên người đàn ông ấy mở to đôi mắt ngỡ ngàng, chờ đợi. Ba Nghĩa mở

NGỌC NGÀ

“Mình bớt đi một chút để bà con có chỗ sinh hoạt”Ở thôn 5, xã Đa Sar, quỹ đất

không có nhiều nên thời gian qua bà con vẫn “loay hoay” tìm địa điểm xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng. Để sớm có được chỗ cho bà con sinh hoạt, Bí thư chi bộ thôn Ksă Ha Xép đã hiến tặng thôn gần 300 m2 đất của gia đình.

Chúng tôi ghé thăm nhà vợ chồng anh chị Ha Xép - Ka Chăn vào một ngày trời Đa Sar nắng rực. Hai vợ chồng đang cặm cụi tự xây cái chuồng heo để chăn nuôi kiếm thêm thu nhập. Anh Ha Xép mồ hôi nhễ nhại rơi trên từng viên gạch, còn chị Ka Chăn nhỏ bé cứ gùi lần lượt từng gùi gạch, gùi cát ở trước nhà ra sau vườn. Cuộc trò chuyện của chúng tôi với vị bí thư này diễn ra ngay bên cạnh chuồng heo đang xây dở bởi “phải tranh thủ làm buổi trưa vì chiều đỡ nắng rồi còn phải lên rẫy”, anh Ha Xép nói.

Sinh năm 1967, anh Ha Xép đã có 17 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng và tròn 15 năm đảm nhận vị trí bí thư chi bộ thôn. Chi bộ thôn 5 hiện có 5 đảng viên, tất cả đều là người DTTS. Với anh Ha Xép, chuyện hiến đất chỉ đơn giản rằng: “Không chỉ có mỗi gia đình mình đâu, cả xã này nhiều bà con hiến đất làm đường NTM lắm đấy. Mình có 3 cô con gái, hai đứa lớn đã có gia đình, có nhà riêng. Vợ chồng mình sau này ở chung nhà với con gái út. Vậy là đứa nào cũng có nhà cửa rồi. Cũng chẳng giàu có gì, nhưng thôi mình bớt đi một chút để bà con có chỗ sinh hoạt, nhất là ngày gió, ngày mưa”.

Trong câu chuyện của những người già ở thôn 5 như ông Ksă Lăm Bồ (81 tuổi) vẫn nhắc tới chuyện mỗi lần sinh hoạt bà con đều phải mượn những nhà rộng trong thôn. Lũ trẻ không được đi theo cha mẹ bởi sợ làm ồn, làm hỏng đồ nhà người ta. Đôi lúc nhà họ bận việc, thôn phải tổ chức cho bà con sinh hoạt ngoài hè. “Có hôm đang nói giữa chừng thì trời đổ mưa nên đành phải kéo nhau đi về, tội nghiệp”, anh Ha Xép trầm ngâm.

Cũng như bao người dân ở nơi này, gia đình anh chị Ha Xép - Ka Chăn luôn có mặt đóng góp “sức người” cho những công trình NTM. Và họ cũng đang cố gắng từng ngày để phát triển kinh tế gia đình cho cuộc sống vơi bớt đi những nhọc nhằn, lo toan. Trò chuyện với chúng tôi chị Ka Chăn - người phụ nữ của gia đình đã trải lòng những nỗi niềm rất thật. Rằng: “Cho đất mình cũng tiếc chứ. Nhưng mình không hiến đất thì bà con làm sao có nhà sinh hoạt cộng đồng. Hơn nữa, chồng mình là đảng viên, là bí thư chi

Vợ chồng anh chị Ha Xép - Ka Chăn tự xây dựng chuồng heo để chăn nuôi kiếm thêm thu nhập.

Ảnh: N.Ngà

“Em có dịp ghé vào Đa Sar nhé, vào đây mà xem người dân tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) mạnh mẽ như dòng nước chảy: Hàng chục gia đình sẵn sàng hiến đất, hiến ngày công làm đường giao thông. Và còn có những vị bí thư chi bộ đi đầu hiến hàng trăm m2 đất để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng…”. Câu chuyện của vị Bí thư Đảng ủy xã Đa Sar đã thôi thúc chúng tôi về với vùng đất này để xem chuyện hiến đất xây dựng NTM.

bộ mình phải gương mẫu đi đầu chứ. Vậy nên mình cũng ủng hộ ông xã thôi”.

Hiện tại, giá đất ở xã Đa Sar cao hơn nhiều so với 4 xã thuộc thành phố Đà Lạt, diện tích vợ chồng anh Ha Xép cho đi tính ra cũng ngót nghét 200 triệu đồng. Khoản tiền đó anh chị có thể làm rất nhiều thứ đơn giản như việc thuê thợ xây chuồng trại chăn nuôi kiên cố, mua heo giống… “Thôi mình cho đi để bà con có chỗ sinh hoạt, lũ trẻ có chỗ vui đùa vậy là cũng vui rồi”, đưa tay quệt dòng mồ hôi trên trán, vị Bí thư Chi bộ thôn cười nói.

“Làm được cho bà con mình đâu có tiếc gì”Cũng như anh Ha Xép, ông Kjăn

Ten (SN 1960) - Bí thư chi bộ thôn 2 cũng chỉ nói đơn giản rằng: “Làm được cho bà con mình đâu có tiếc gì” khi nói về việc ông cùng vợ con đồng ý hiến 720 m2 đất cho thôn xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.

Sẽ dễ dàng tìm ra nhà ông Kjăn Ten bởi đó là căn nhà rộng lớn và khang trang bậc nhất nơi này. Kết thúc 13 năm làm Công an xã, 10 năm làm cán bộ hội đồng xã, Kjăn Ten trở về được tín nhiệm bầu vào vị trí Bí thư Chi bộ thôn 2. Về hưu ông cùng vợ trồng cà phê và rau thương phẩm trên 2,7 ha đất của gia đình. Cuộc sống cũng từ đó đã được nâng cao. 3 trong 5 người con của ông, đứa theo học ngành Y, ngành Nông lâm ở Sài Gòn và một người công tác

trong ngành công an. Không chỉ dạy con ngoan, làm kinh tế giỏi, ông Kjăn Ten còn tận tình hướng dẫn bà con cách làm kinh tế. Đơn giản như việc hướng dẫn bà con tự ươm giống cây cà phê để có nguồn giống chất lượng thay thế số cà phê già cỗi. “Trước đây, đất cũng nhiều nhưng chỉ trồng bắp, bo bo nên chẳng đủ ăn. Sau này, mình biết trồng cà phê, trồng rau nên hết đói ăn và còn đủ nuôi con đi học. Cuộc sống đã tốt hơn rồi, lẽ nào mình lại ngần ngại góp sức xây dựng NTM” - Bí thư chi bộ thôn 2 khẳng định. Trên diện tích ấy, gia đình ông Kjăn Ten đã từng có gần 700 gốc cà phê và hơn 30 gốc hồng đang phát triển mạnh mỗi mùa thu về khoảng 80 triệu đồng. Trong mạch nói chuyện say sưa vị bí thư chi bộ vẫn lặp lại câu nói cũ: “Biết là giá trị đấy nhưng làm được cho bà con mình đâu có tiếc gì”.

Già làng của thôn 2 - ông Kră Jăn Ha Đơi (70 tuổi) không giấu nổi vui mừng khi chỉ khoảng một tháng nữa thôi nhà sinh hoạt cộng đồng rộng rãi với sức chứa 200 người, có bục cao, nhà vệ sinh, sân bóng chuyền rộng rãi sẽ đưa vào sử dụng. Bà con giờ đã có nơi sinh hoạt, lũ trẻ đã có nơi để vui chơi thể thao. Chẳng có gì làm ấm lòng vị già làng hơn thế.

Trời Đa Sar hôm ấy thật đỏng đảnh, đang nắng rực giữa trưa lại bất ngờ đổ mưa lúc cuối chiều. Nhưng cơn mưa càng khiến cho những câu chuyện của vị Bí thư chi bộ với chúng tôi trong căn nhà sinh hoạt cộng đồng đang xây dang dở thêm gần gũi nghĩa tình. Rằng “Chẳng riêng gì mình đâu, bà con ở đây đều vậy hết, việc gì có ích cho buôn làng sẽ chẳng ai chối từ. Mình cũng là đứa con của buôn làng nên làm được gì cho bà con thì cứ làm thôi. Hơn nữa mình còn là đảng viên thì ngại ngần gì góp sức. Việc gì của thôn, 22 đảng viên trong chi bộ cũng phải gương mẫu

làm trước, có thế bà con mới tin đảng viên, tin chi bộ mà làm theo được chứ”.

Nhân lên sự tin yêu đùm bọc trong cộng đồng“Những việc làm của hai vị

bí thư chi bộ trên không chỉ làm gương cho các đảng viên khác khi họ cũng đồng lòng chung sức xây dựng NTM mà còn thực sự củng cố niềm tin của người dân vào đội ngũ đảng viên nói riêng và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung”, đồng chí Bùi Quốc Huân - Bí thư Đảng ủy xã Đa Sar đã khẳng định với chúng tôi như thế. Thực tế tại xã Đa Sar đã chứng minh điều này: Trước đây, khi thực hiện bất kỳ một công trình đầu tư cơ sở hạ tầng nào, nhà nước cũng phải đầu tư 100% hoặc đối ứng phần lớn. Tuy nhiên, hiện nay, tư duy của bà con đã thay đổi. Không chỉ trên địa bàn thôn 2, thôn 5 mà người dân toàn xã đã chủ động trong việc tham gia cùng chính quyền địa phương xây dựng NTM.

Trong năm 2016, thôn 1 có 4 hộ dân hiến 524 m2 đất, thôn 2 có 40 hộ hiến hơn 4.000 m2 để làm đường giao thông… Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cũng không giấu nổi vui mừng khi nói thêm về sự tin yêu đùm bọc đã được nhân lên trong cộng đồng khi mà xã có chủ trương vận động bà con quyên góp hỗ trợ mỗi người một ít cho những hộ hiến đất nhiều và được bà con trong xã đồng tình ủng hộ.

Khi cuộc sống đang bị chi phối quá nhiều bởi vật chất, khi chủ nghĩa cá nhân ngày một “lan nhanh” đến chóng mặt, khi tấc đất đôi lúc còn quý hơn cả tấc vàng, khi không ít chuyện đau lòng vì tranh giành đất đai… vẫn còn xảy ra thì ở những vùng xa nơi cái nghèo, cái khó chưa hoàn toàn bị xóa bỏ, những người nông dân chân chất sẵn sàng hiến đất vì lợi ích chung của cộng đồng. Đó như một thanh âm tốt đẹp trong cuộc sống.

Nhờ làm tốt công tác vận động với mục tiêu “lấy sức dân để lo cho dân” nên việc vận động bà con chung sức đưa Đa Sar tiến nhanh về đích NTM càng trở nên thuận lợi. Ở xã có khoảng 95% dân cư là đồng bào DTTS này hiện đã đạt 17/19 tiêu chí NTM, số hộ nghèo giảm xuống còn 114 hộ chiếm 9,45%.

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÚA LIỀM VÀNG

5 THỨ BẢY 4 - 3 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Giọt nước mắt của một anh hùng

bị “man man” rồi. Còn không cũng “nổ lấy le” với mấy đứa con gái trường mình. Xí. Đi đi rồi biết thế nào là lễ độ. “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ đâu cha ơi!”. Tiếng thằng Mun châm chọt.

Tụi con trai còn định nói vài câu cho bõ ghét nhưng thấy đôi mắt lừ lừ của Ba Nghĩa coi bộ “quạo” quá nên im lặng rồi tản ra.

Rồi cái ngày lên đường cũng tới. Chỉ có thầy cô, gia đình và mấy đứa con gái cùng lớp. Đứa thì tặng mấy cây viết bic và mấy quyển tập với lời căn dặn qua bển nhớ gởi thơ về liền để ở nhà biết đường gởi thơ qua thăm, đứa thì tặng mấy cái khăn “mùi xoa” thêu hình mấy con chim hay trái tim bằng chỉ đỏ. Ba má Ba Nghĩa nhét vô cái ba lô mấy chục đồng dành dụm chắt chiu

sau khi bán mấy chục giạ lúa Thần Nông. Mấy đứa em khóc bù lu bù loa mếu máo mũi chảy lòng thòng thiệt đứt ruột đứt gan. Xe lăn bánh mà lòng Ba Nghĩa xốn xang buồn vui lẫn lộn. Quê hương cứ mờ dần theo chuyến xe chở tân binh ngày càng xa, càng xa.

Buổi họp trong rừng Pat Tam Bang căng thẳng lạ thường. Gió tháng hai khô rang hông hốc pha lẫn mùi khen khét thật khó chịu. Tiếng gió rú rít qua mấy ngọn cây cao nghe hoang vắng vô chừng. Tiếng thiếu tá Hà - Chính trị viên đại đội trinh sát đanh gọn:

- Để mở màn cho chiến dịch mùa khô 1981 truy kích tới cùng tụi Pôn Pốt còn lẩn trốn, cấp trên yêu cầu ta phối hợp với đại đội đặc công tiếp cận bằng được căn cứ chúng để vẽ

chiều hôm đó cả ba người luôn là đề tài bàn tán sôi nổi của đại đội, chưa kể nồi cháo thịt nai được chiêu đãi đặc biệt cho cái tổ trinh sát trước lúc lên đường.

- Ê ngày mai đi rồi có tranh thủ ghé thăm cô giáo Campuchia của mầy không Nghĩa? Tiếng Thiếu tá Hà nói vui.

- Dạ không. Tui tính xong trận nầy dìa ghé xin lỗi cổ với đứa em gái. Nhớ lại mắc cỡ quá trời.

Cái chuyện Ba Nghĩa nổi hứng ôm hôn cô giáo dạy bổ túc chữ Cămpuchia cho đại đội ai cũng rành, bởi sau vụ đó, cô em gái của cô giáo tới đại đội tìm Ba Nghĩa phán một câu xanh “dờn” kèm đôi mắt giận dữ:

- Chị tui không có gì đâu! Nói xong cô em ấy bỏ đi một nước.

Vậy là Ba Nghĩa trốn học luôn dù lòng mình rất xốn xang thương nhớ.

Đêm của rừng sâu thăm thẳm. Cả ba người đã bò vào gần căn cứ của địch. Ánh sáng từ các lô cốt cứ pha đi, pha lại, lúc gần, lúc xa. Tiếng lính gác quân Pôn Pốt húng hắng ho và chửi rủa buâng quơ nghe rõ mồn một. Tiếng chim rừng ăn đêm kêu chíu chít như cũng muốn làm giảm bớt tiếng động của ba bóng đen đang lúc ẩn lúc hiện trong đêm dầy đặc. Phía sau khoảng vài trăm mét tổ trinh sát thứ hai cũng bò theo bén gót để hỗ trợ khi cần thiết. Chỉ còn thấy những đôi mắt mờ mờ trong đêm nhập nhoạng.

Ầm. Ầm. rồi nhiều tiếng nổ long trời lở đất vang lên rung chuyển cả núi rừng. Tiếng súng địch bắn loạn xạ vô định hướng từ các lô cốt ngày càng nhiều. Tổ trinh sát đầu tiên đã lọt vào bãi mìn của địch.

Tiếng trung úy Giao, tổ trưởng tổ trinh sát thứ hai nói rất lớn át cả tiếng súng nổ vang trời:...

XEM TIẾP TRANG 11

sơ đồ chính xác chuẩn bị phương án tấn công. Đồng chí nào xung phong nhận nhiệm vụ.

- Tôi xin nhận nhiệm vụ. Ba Nghĩa đưa tay rồi bước lên phía trước với tư thế thật nghiêm trang.

- Tôi cũng xin đi. Hai Phong từ phía sau đội hình bước ra tiến thẳng đến bên cạnh Ba Nghĩa.

- Được. Đại đội rất tin tưởng khả năng của hai đồng chí. Còn ai nữa không?

- Còn tôi xung phong. Tiếng Chơn sang sảng lồng lộng giữa núi rừng.

Cả đại đội nhốn nháo. Không ồn ào sao được vì trước tới giờ cả đơn vị ít hề nghe thằng Chơn mở miệng nói gì. Nó chỉ cười cười bí hiểm. Vui cũng cười, “quạo quọ” nó cũng cười. Thằng vô duyên bữa nay chơi ngon ta. Khỏi phải nói

cửa xe chạy rất nhanh đến họ. Từ phía ngược lại, người đàn ông tật nguyền ấy luống cuống buông đôi nạng gỗ trườn tới và té ngã xuống nền đất cát ven đường rồi cố gượng đứng lên. Họ ôm nhau rồi bật khóc.

- Nghĩa ơi! Tao hổng ngờ có ngày gặp lại mầy. Hổng có mầy thì tao đã chết mất xác ở Campuchia rồi. Mầy là người tao mang ơn suốt đời. Tao… tao…

Nói có vậy rồi ông ta bật khóc nức nở như trẻ con bởi sự xúc động tràn dâng bởi sự tái ngộ bất ngờ mà ông chờ đợi suốt mấy mươi năm qua nay đã thành hiện thực.

- Phong ơi! Ơn nghĩa gì. Mình là đồng đội sống chết có nhau. Mầy như tao lúc đó cũng làm vậy thôi. Tao chỉ buồn và ray rứt mãi cho tới bây giờ là không đem xác được thằng Chơn ra khỏi bãi mìn để nó được về với quê cha đất tổ. Tao có lỗi với nó nhiều quá nhưng biết làm sao hơn trong hoàn cảnh như vậy. Nó chết đau đớn quá.

- Chơn ơi, mầy có sống khôn thác thiêng “dìa” đây chứng giám và tha thứ cho hai thằng tao. Tiếng Hai Phong ngập ngừng thổn thức, nghẹn ngào.

Ba mươi hai năm trước, chuyện Ba Nghĩa xung phong đi bộ đội khi vừa tốt nghiệp cấp ba gây xôn xao cái trường quê lẫn bà con lối xóm xung quanh miệt Trà Ôn nầy.

- Tui hỏi thiệt bạn nghe, nghĩ sao mà gan cùng mình cùng mẩy vậy. Người ta trúng tuyển nghĩa vụ trốn lên trốn xuống vì “dội” đi Campuchia còn bạn… thì… Tiếng nhỏ Oanh cùng lớp thắc mắc.

- Thì là cái nỗi gì, tui khoái thì đi. Bộ ai đi cũng “ngủm bà tỏi” hay thành “xì cà que” hết hả. Mệt mấy bạn quá trời quá đất. Ba Nghĩa trả lời hậm hực.

- Thôi nói làm chi cho mệt. Nó

Minh họa: Hồ Toàn

Khởi động Tháng Thanh niên 2017 nhiệt huyết, tinh thần dấn thân, không ngại gian khó, xung kích, tình nguyện trong các việc khó, việc mới, tới các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…

Trong Tháng Thanh niên cũng như thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các hoạt động của Đoàn cần bám sát Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, có lựa chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện, khả năng của tổ chức Đoàn ở mỗi cấp, mỗi địa phương, đơn vị. Các cấp bộ Đoàn cần coi trọng hoạt động tại chỗ; tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị và trọng tâm công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi năm 2017. Các hoạt động phải thu hút được đông đảo thanh niên tham gia, hưởng ứng; tạo được giá trị gia tăng, sức lan tỏa, cộng hưởng trong mỗi hoạt động, trong mỗi nội dung của Tháng Thanh niên.

đánh giá, Tháng Thanh niên đã thực sự trở thành không gian rộng lớn, trường học thực tiễn phong phú, môi trường xã hội lành mạnh để các bạn trẻ bùng cháy ngọn lửa của lòng đam mê,

Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II - Bình Dương 2017 do Bộ VHTTDL phối hợp UBND tỉnh Bình Dương sẽ được tổ chức từ ngày 8 - 12/4/2017 tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một (TP mới Bình Dương).

Với chủ đề “Đờn ca tài tử Nam Bộ - Bảo tồn và phát triển”, trong hoạt động tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II - Bình Dương 2017, BTC đã phát động các hoạt động như: Liên hoan Đờn ca tài tử khu vực Đông Nam Bộ tỉnh Bình Dương mở rộng năm 2016, Cuộc thi sáng tác lời mới 20 bài bản tổ nhạc tài tử Nam Bộ, Cuộc thi sáng tác bài ca vọng cổ và chặp cải lương. Các hoạt động chính của Festival gồm: Chương trình nghệ thuật đặc biệt đêm khai mạc Festival; Tổ chức không gian đờn ca tài tử Nam Bộ; Tổ chức không gian ẩm thực và đặc sản Nam Bộ năm 2017; Tọa đàm

gắn kết đờn ca tài tử với phát triển du lịch; Liên hoan Nghệ thuật đờn ca tài tử; Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật khoảnh khắc đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II - Bình Dương 2017; Đêm hội tôn vinh các soạn giả, nghệ nhân, nghệ sĩ có đóng góp cho việc hình thành, phát triển loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương Nam Bộ; Bế mạc Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II - Bình Dương 2017 vào ngày 12/4/2017. Đồng thời có nhiều hoạt động bổ trợ như triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh “Bảo tồn và phát huy bền vững nghệ thuật đờn ca tài tử ở Bình Dương”, triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về đờn ca tài tử, xây dựng và tổ chức các tour, tuyến du lịch phục vụ du khách… Đến nay, công tác chuẩn bị tổ chức Festival được thực hiện theo đúng tiến độ. Ban Tổ chức đã phê duyệt tổng đạo

diễn và kịch bản sân khấu lễ khai mạc, bế mạc Festival. Tại hội nghị, các thành viên Ban Tổ chức, đại diện các tỉnh, thành đã có những góp ý cụ thể cho Tổng đạo diễn về kịch bản sân khấu lễ khai mạc, bế mạc Festival và cho công tác chuẩn bị trong thời gian tới.

Festival là một sự kiện có quy mô lớn nhất được tổ chức với sự tham gia của 21 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Tây, Đông Nam Bộ. Thông qua các hoạt động của Festival sẽ góp phần nâng cao nhận thức của xã hội trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ; đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật, thưởng thức văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân, tăng cường sự liên kết vùng để xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch.

(Theo baovanhoa.vn)

Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II-2017

Thanh niên Đoàn khối Các cơ quan tham gia trồng cây xanh tại Vườn

Quốc gia Bidoup - Núi Bà. Ảnh: P.Nhân

6 THỨ BẢY 4 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Bút ký: ĐÀO MINH HIỆP

K hi chiếc xe chở đoàn nhà báo của tỉnh Phú Yên đi thực tế sáng tác ở Tây Nguyên chạy ngang qua ngã ba Hàm Rồng trên Quốc lộ 14 rẽ sang Quốc lộ 19 dẫn đến cửa khẩu

Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, tôi như sống lại những ngày đầu khi mới ra trường xung phong vào Tây Nguyên công tác. Đức Cơ chính là nơi đóng quân đầu tiên của Đoàn Địa chất 702 thuộc Liên đoàn Địa chất thủy văn miền Nam, và là nơi đầu tiên tôi đến nhận nhiệm vụ. Từ môi trường “nệm ấm giường êm” ở Moskva, tôi bước ngay vào môi trường “phản gỗ lán trại”, suốt ngày lang thang trong rừng theo những tuyến lộ trình địa chất để khảo sát, thăm dò, tìm kiếm nước ngầm cho miền đất đỏ Tây Nguyên, với những bữa cơm chỉ có bầu bí với cá khô và những cơn sốt rét ác tính. Gần mười năm sau, khi đã được điều động xuống vùng đồng bằng tôi vẫn còn bị sốt rét lay lắt thêm vài năm nữa. Thế mới biết, tôi đã có duyên nợ với miền đất này biết nhường nào.

Sáng thứ bảy, nằm trong khách sạn bên chợ Đà Lạt, nghe tiếng chuông nhà thờ ngân nga gợi cảm giác yên bình, thanh thản, tôi lại lan man nghĩ về những năm tháng tuổi xuân của mình ở Tây Nguyên. Chỉ hai tháng sau khi vào Đức Cơ, tôi đã bị một cơn sốt rét ác tính quật ngã, cả người rung lên bần bật, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập. Có hôm đang đi lộ trình, cơn sốt ập đến, đồng nghiệp phải cởi hết áo lạnh quấn cho tôi rồi khiêng ra phơi nắng, chờ cho hết cơn rồi dìu nhau đi tiếp. Chúng tôi còn chạm trán với cả Fulro, hai bên bắn qua bắn lại vài viên để thăm dò, biết chúng tôi không phải là bộ đội, họ bỏ đi. Công bằng mà nói, thời ấy, dân địa chất chúng tôi cầm cự được một phần cũng là nhờ các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn: Sốt rét hả? Khiêng ngay sang trạm xá quân đội, họ là chuyên gia về sốt rét, cả về tay nghề lẫn thuốc men. Đói quá. Lại chạy sang bộ đội xin lương khô - những thỏi lương khô bằng bao thuốc lá rất ngon và giàu dinh dưỡng, ăn một thỏi, uống một bi đông nước có thể cầm cự cả ngày. Hết đạn đi săn, chúng tôi lại chạy sang bộ đội. Hồi ấy mỗi tổ địa chất được phát một khẩu súng để tự vệ, đủ loại, từ AK-47 báng gỗ, báng gấp, cho tới AR-15. Các anh bộ đội rất thông cảm và hào phóng cho chúng tôi cả thùng đại liên. Nhìn chúng tôi mặt mày tái mét, môi thâm sì, phờ phạc vì đói, vì sốt rét, có anh bộ đội thốt lên: “Các cậu là dân sự mà còn khổ hơn cả bọn tớ”. Tôi ngẫm nghĩ, đúng thật, bộ đội đóng quân ở đâu cũng có doanh trại cả trăm người, đông vui, mọi chế độ chính sách được đảm bảo, chẳng may hy sinh còn được công nhận liệt sĩ. Còn chúng tôi, ngoài tiêu chuẩn 21 kg gạo và vài lạng thịt ra, chẳng có gì hơn so với các ngành nghề khác. Trong một lần làm đất tăng gia sản xuất, một

đồng nghiệp của tôi cuốc trúng một quả đạn M79 chết không kịp trăng trối. Tôi nghe mọi người bàn tán, đề nghị công nhận liệt sĩ, không biết có được hay không, nhưng lần đầu tiên trong đời tôi bị một cú sốc mạnh vì chứng kiến một cái chết kinh hoàng ngay sát nách. Sau sự việc này, một số người xin chuyển công tác.

Một lần trong tuyến lộ trình địa chất, chúng tôi đi ngang qua một bản nằm tít trong rừng sâu, nhà cửa thưa thớt, xập xệ, với những con người chân tay lở loét. Hỏi ra mới biết, đó là nơi ở của những người dân tộc bị bệnh phong. Nhìn những con người ốm đau đang hàng ngày phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, chúng tôi nhận ra mọi nỗi vất vả của mình chẳng nghĩa lý gì so với họ và mình còn may mắn hơn họ gấp ngàn lần. Tôi chợt nhớ đã đọc được ở đâu đó: lúc bất hạnh hãy nhìn xuống để thấy nhiều người còn bất hạnh hơn mình để đừng tuyệt vọng, lúc khó khăn hãy nhìn lên để phấn đấu cho bằng người. Cũng chính trong những tháng năm đầy thử thách khắc nghiệt này, chúng tôi đã có dịp đắm mình vào các lễ hội của đồng bào dân tộc Ê Đê, Ba Na quanh đống lửa hồng ngay tại buôn làng, nghe già làng hát Khan, xem những điệu múa dân tộc độc đáo với những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, trong tiếng cồng chiêng huyền ảo mà giờ đây đã trở thành Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Chúng tôi còn được biết thế nào là hương vị cà phê Tây Nguyên chính gốc và men rượu cần nồng nàn hơi thở của thiên nhiên hoang dã. Chính cái môi trường sống khắc nghiệt nhưng cũng rất lãng mạn này đã bồi đắp và nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo trong tâm hồn, cho tôi vốn sống phong phú và bổ ích để hình thành nên những tác phẩm VHNT sau này. Cuối cùng, sau một thời gian tìm kiếm, thăm dò, chúng tôi đã có được niềm hạnh phúc khi nhìn dòng nước ngọt phun lên từ miệng các giếng khoan, góp phần mang lại sức sống mới cho vùng đất Bazan “khát” từ bao đời nay.

Tết đầu tiên sau ngày đi làm, về quê, tôi gặp ông dượng hồi đó làm giám đốc công an tỉnh. Nhìn bộ dạng “xuống cấp” nghiêm trọng của tôi so với ngày mới ở Nga về, ông bảo: Con có muốn chuyển về quê công tác không, dượng nói giùm cho? Tôi nhã nhặn cám ơn dượng rồi tiếp: Con đã lỡ leo lên lưng cọp rồi, mọi chuyện cũng đã nếm trải, bây giờ mà tháo chạy thì còn mặt mũi nào nữa. Ông dượng lắc đầu, cười khì, và cho đến giờ, chưa một lần tôi phải hối tiếc vì điều đó. Quả thật, chính trong môi trường sống khắc nghiệt của những năm 70, miền đất đỏ Bazan này đã dạy cho tôi nhiều điều bổ ích, ít ra là về kỹ năng sống, nghị lực sống, về tình yêu với thiên nhiên hoang dã và với những con người bình dị, chân chất nơi đây. Thực ra người Tây Nguyên bản địa không nhiều, còn người Kinh là từ các tỉnh vùng đồng bằng duyên hải lên lập nghiệp...

XEM TIẾP TRANG 11

Tây Nguyên - một thời để nhớ

Gần 10 năm công tác ở Tây Nguyên trong ngành địa chất từ những ngày mới tốt nghiệp đại học năm 1975, có thể nói, tuổi trẻ của tôi đã gắn bó với mảnh đất này như quê hương thứ hai của mình với bao buồn vui và thử thách khắc nghiệt, và mỗi lần có dịp ghé lại những hồi ức cứ hiện về như những thước phim quay chậm.

Thung lũng Tình Yêu Đà Lạt. Ảnh: M.Hiệp

NGUYỄN TRẦN ĐÀ LẠT

Dù thời gian ngắn hay dài, dù bền lòng theo đuổi hay chỉ là những cung bậc ngắn ngủi xen kẽ vào năm tháng chảy trong huyết

quản của những người làm thơ, viết văn chân chính vẫn là những xúc cảm thẩm mỹ về nghĩa tình, về cái đẹp, những điều dễ đổ vỡ, nhạt phai, cần nâng niu, níu giữ trong cuộc sống. Xúc cảm ấy tượng hình và bung nở trong những người trẻ ở tuổi Áo trắng (học sinh, sinh viên) sục sôi với đam mê được giãi bày trên trang viết. Nhóm Gia đình áo trắng Đà Lạt của một thời chưa xa đã có những năm tháng như vậy.

Khởi xướng từ nhà văn Đoàn Thạch Biền (còn có biệt danh là ông Biền áo trắng), Gia đình áo trắng Đà Lạt hình thành tập hợp những học sinh, sinh viên, người viết trẻ có đam mê viết văn, làm thơ. Và, suốt một thời gian dài, nhà thơ Nguyễn Tấn On đóng vai trò “nhạc trưởng”, anh hăng say sáng tác thơ, miệt mài truyền cảm hứng cho các thế hệ sau. Những năm 2000-2009, lúc nào Gia đình áo trắng Đà Lạt cũng sôi nổi khí thế tuôn trào cảm xúc lên trang giấy. Trong các buổi sinh hoạt văn nghệ, nhiều cái tên trìu mến, thân thương đã qua tuổi áo trắng, từng gắn bó với phong trào văn nghệ trẻ ở Đà Lạt nhưng vẫn chất chứa nội lực sáng tạo mạnh mẽ như: La Văn Tuân, Lê Văn Tiến, Hồ Thế Sinh, Thùy Linh… luôn được nhắc đến như là cộng hưởng thêm sự động viên, thôi thúc sáng tạo cho các bạn trẻ.

Gia đình đặc biệt ấy có lúc trên 30 người tham gia, những buổi chuyện trò, những bình luận thâu đêm suốt sáng về thơ ca thực sự là những ngày cuối tuần, ngày hè ý nghĩa, ấm cúng. Đó như là liều “thần dược” giúp cuộc sống cân bằng để rồi lại lao vào hăng say học tập, làm việc. Bởi, xét đến tận cùng, những người làm thơ, viết văn dù là những người kỳ cựu hay người đang tập tành luôn tồn tại một khát khao muốn chia sẻ, nhất là những nỗi buồn và mất mát hay những hạnh phúc, nỗi hàm ơn to lớn với cuộc sống này. Có những đêm mưa tầm tã, những buổi chiều hắt hiu nắng gió, các đoàn văn nghệ sỹ từ nhiều tỉnh khác đến Đà Lạt sáng tác, lại kết nối cho các thành viên trong gia đình áo trắng có những cuộc giao lưu thú vị, cảm xúc khi gặp mặt bao văn nghệ sỹ tên tuổi. Đến với thi ca, văn chương nhiều bạn tìm được sự đồng điệu, giải phóng được những ý tưởng thai nghén trong xúc cảm. Nhiều thành viên trong gia

đình ở thời kỳ ấy đã lần lượt được giới thiệu trên tập san Áo trắng và một số tạp chí văn nghệ khác như: Lê Như Nam, Trần Thị Diệu Linh, Trần Xuân Quỳnh, Hà Văn Đạo, Trần Thị Thanh, Võ Thị Mỹ, Thu Thủy, Kim Hoàng, Lê Văn Thuận, Võ Tấn Phú… Số nào của tập san Áo trắng xuất bản, các thành viên cũng háo hức chờ đón và hăng say đọc, góp ý, phân tích. Khi ấy, đọc văn, đọc thơ như món ăn tinh thần cần phải bổ sung hàng ngày với các bạn trẻ. Có những đêm dài ở gác trọ, nhiều thành viên Gia đình áo trắng chong đèn nắn nót những vần thơ. Tình yêu quê hương đất nước, yêu cha mẹ, thầy cô được viết từ những trái tim với sự rung cảm chân thật nhất, sáng trong ước vọng nhất nhưng cũng đằm sâu nghĩa tình nhất. Nhiều câu thơ, bài thơ của các bạn trẻ đã thực sự chạm đến miền rung cảm của người đọc. Hòa theo dòng chảy của thời gian, tiếp cận mạch đập cuộc sống, cứ thế các thành viên áo trắng từng bước trưởng thành về mọi mặt. Nuôi dưỡng sự trưởng thành ấy chính là một phần của niềm đam mê không ngừng nghỉ về văn chương. Cái thời cháy hết mình cho những ý tưởng, sôi nổi với những cuộc sinh hoạt văn nghệ tuổi áo trắng ấy mãi là những trang kí ức ghim sâu vào tâm thức mỗi người. Ra trường, qua thời áo trắng, có người ở lại Đà Lạt, có người về quê dạy học, có người công tác ở các tỉnh khác, nhưng nhiều thành viên vẫn gắn bó theo nghề viết, vẫn ùa về bao nỗi niềm nhung nhớ với một thời áo trắng, đã trôi qua nhưng mãi đẹp. Đến thời điểm hiện nay, các thế hệ tiếp theo lại tiếp tục nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo đầu đời ở Gia đình áo trắng Lâm Đồng.

Nhà thơ Tường Huy đã tiếp tục những ý tưởng sáng tạo đầy tâm huyết đối với giới trẻ tại tỉnh nhà, anh mở ra cuộc thi thơ và tùy bút, ngỏ hầu phát hiện những cây viết từ các trường trung học, cao đẳng, đại học, anh đã đến tận nơi kể cả các trường dân tộc nội trú, các trường dạy nghề, mở rộng ra các vùng huyện Di Linh, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Cát Tiên; thành Gia đình áo trắng Lâm Đồng. Tin vui đến với Gia đình áo trắng, đầu năm 2017, ông Vũ Hoàng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng đã ủng hộ cho Gia đình áo trắng Lâm Đồng dùng mặt bằng tại trung tâm để tổ chức các cuộc họp định kỳ cũng như giao lưu gặp mặt các Gia đình áo trắng các tỉnh về Đà Lạt. Hy vọng mạch nguồn ấy sẽ mãi như nguồn nước mát trong chảy tràn cảm thức mỗi người trẻ để đủ sức đề kháng lại sự mai một của văn hóa đọc.

Áo trắng một thời

Hồ sơ - Tư liệu Cồng chiêng vật báu, hồn thiêng của các tộc người vùng Tây Nguyên

ĐOÀN BÍCH NGỌ

V ì vậy những tù trưởng, mơ tao giàu mạnh xuất hiện trong các trường ca, sử thi Tây Nguyên xưa thường là những người “đầu

đội khăn kép vai mang túi da”, có “chiêng treo trĩu cả nhà dài”.

Uy lực của cồng chiêng còn được thể hiện trong các dịp lễ hội cộng đồng, khi người ta vui chơi và hiến tế thần linh: “Hãy đánh những chiêng có âm thanh hay nhất, những chiêng kêu trầm nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất, đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ. Đánh cho tiếng chiêng vượt qua nhà, vòng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã xuống đất. Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh cho chuột, sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ…”.

(Sử thi Đam San)Cồng chiêng đối với đồng bào Tây Nguyên là

tài sản có giá trị vật chất rất lớn, nhất là những bộ

chiêng từ lâu đời, chúng được tính không phải bằng tiền mà bằng voi, bằng trâu, bò. Có những bộ chiêng quý như chiêng Tha của người Brâu được chế tác bằng hợp kim khá đặc biệt nặng gần 20 kg (một bộ chỉ có 2 chiếc nhưng phải có 30 con trâu mới đổi được bộ chiêng này). Chiêng Kuanh của người Mơ Nông giá trị bằng 1 con voi; chiêng Dlăng Dăng trị giá bằng 2 đến 3 con voi; chiêng mẹ Kuanh, chiêng Kớt N’rat đổi tới 6 con trâu. Chiêng của người Giẻ Triêng loại có tỉ lệ đồng đen nhiều có giá trị từ 35 đến 40 con trâu hoặc bò. Bộ chiêng A ráp (23 chiếc) phải đổi tới 30 con trâu.

Trong luật tục của các tộc người Tây Nguyên, khi có người vi phạm quy định nào đó, trường hợp vi phạm nặng thì sẽ bị xử phạt bằng cồng chiêng. Người Tây Nguyên đánh giá sự giàu nghèo thông qua số lượng cồng chiêng mà người chủ nhân đó đang sở hữu.

Các tộc người Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng làm nhạc cụ nhưng bản thân họ không tự mình đúc được cồng chiêng mà phải mua của các dân tộc ở các nước láng giềng như: Lào, Campuchia nhưng

Đối với các tộc người Tây Nguyên, cồng chiêng là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có, là cầu nối - giao tiếp giữa con người với tổ tiên và thần linh vì vậy nó được sử dụng nhiều trong các nghi lễ và lễ hội của cộng đồng. Người sở hữu nhiều cồng chiêng không chỉ là người được coi là giàu có về của cải mà còn là người có uy tín và sức mạnh linh thiêng lớn hơn người khác bởi có thần chiêng làm bạn… Chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao.

7 THỨ BẢY 4 - 3 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

đình ở thời kỳ ấy đã lần lượt được giới thiệu trên tập san Áo trắng và một số tạp chí văn nghệ khác như: Lê Như Nam, Trần Thị Diệu Linh, Trần Xuân Quỳnh, Hà Văn Đạo, Trần Thị Thanh, Võ Thị Mỹ, Thu Thủy, Kim Hoàng, Lê Văn Thuận, Võ Tấn Phú… Số nào của tập san Áo trắng xuất bản, các thành viên cũng háo hức chờ đón và hăng say đọc, góp ý, phân tích. Khi ấy, đọc văn, đọc thơ như món ăn tinh thần cần phải bổ sung hàng ngày với các bạn trẻ. Có những đêm dài ở gác trọ, nhiều thành viên Gia đình áo trắng chong đèn nắn nót những vần thơ. Tình yêu quê hương đất nước, yêu cha mẹ, thầy cô được viết từ những trái tim với sự rung cảm chân thật nhất, sáng trong ước vọng nhất nhưng cũng đằm sâu nghĩa tình nhất. Nhiều câu thơ, bài thơ của các bạn trẻ đã thực sự chạm đến miền rung cảm của người đọc. Hòa theo dòng chảy của thời gian, tiếp cận mạch đập cuộc sống, cứ thế các thành viên áo trắng từng bước trưởng thành về mọi mặt. Nuôi dưỡng sự trưởng thành ấy chính là một phần của niềm đam mê không ngừng nghỉ về văn chương. Cái thời cháy hết mình cho những ý tưởng, sôi nổi với những cuộc sinh hoạt văn nghệ tuổi áo trắng ấy mãi là những trang kí ức ghim sâu vào tâm thức mỗi người. Ra trường, qua thời áo trắng, có người ở lại Đà Lạt, có người về quê dạy học, có người công tác ở các tỉnh khác, nhưng nhiều thành viên vẫn gắn bó theo nghề viết, vẫn ùa về bao nỗi niềm nhung nhớ với một thời áo trắng, đã trôi qua nhưng mãi đẹp. Đến thời điểm hiện nay, các thế hệ tiếp theo lại tiếp tục nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo đầu đời ở Gia đình áo trắng Lâm Đồng.

Nhà thơ Tường Huy đã tiếp tục những ý tưởng sáng tạo đầy tâm huyết đối với giới trẻ tại tỉnh nhà, anh mở ra cuộc thi thơ và tùy bút, ngỏ hầu phát hiện những cây viết từ các trường trung học, cao đẳng, đại học, anh đã đến tận nơi kể cả các trường dân tộc nội trú, các trường dạy nghề, mở rộng ra các vùng huyện Di Linh, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Cát Tiên; thành Gia đình áo trắng Lâm Đồng. Tin vui đến với Gia đình áo trắng, đầu năm 2017, ông Vũ Hoàng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng đã ủng hộ cho Gia đình áo trắng Lâm Đồng dùng mặt bằng tại trung tâm để tổ chức các cuộc họp định kỳ cũng như giao lưu gặp mặt các Gia đình áo trắng các tỉnh về Đà Lạt. Hy vọng mạch nguồn ấy sẽ mãi như nguồn nước mát trong chảy tràn cảm thức mỗi người trẻ để đủ sức đề kháng lại sự mai một của văn hóa đọc.

Áo trắng một thời

TUẤN LINH

Để minh chứng cho điều này không khó, chỉ cần dạo một vòng qua những nhà sách lớn của Đà Lạt hay Bảo Lộc (hai trung tâm đô

thị lớn nhất của Lâm Đồng) có mỏi mắt bạn cũng khó tìm thấy những tác phẩm do chính các nhà văn, nhà thơ đang là hội viên của Hội VHNT Lâm Đồng được bày bán hoặc giới thiệu trên kệ sách.

Nhà thơ Phạm Quốc Ca - Chủ tịch Hội VHNT tỉnh cho biết: “Với số lượng trên 250 hội viên, nhưng phần đông là không tinh và không có thực tài. Sách in ra chủ yếu để biếu tặng, hầu như không bán được”.

Giải thích cho nguyên nhân này, theo nhà thơ Phạm Quốc Ca, phần lớn tài năng nghệ thuật của các tác giả đang sinh hoạt trong hội vẫn còn ở mức hạn chế. Chỉ với khoảng 7 bài thơ, vài ba truyện ngắn được đăng trên các báo, tạp chí vậy là đã trở thành hội viên, dù những tác phẩm sơ khởi ấy chưa nói lên được điều gì về tài năng.

Hàng năm, Hội VHNT Lâm Đồng đều hỗ trợ xuất bản trên dưới 10 tác phẩm ở các thể loại (chủ yếu vẫn tập trung ở mảng văn học). Trong đó, 5 triệu đồng cho một tập thơ, văn xuôi là 7 triệu đồng/tác phẩm, nội dung của các tác phẩm chủ yếu tập trung vào chủ đề ca ngợi đất nước, tình yêu biển đảo, tình yêu con người... nhưng phần lớn các tác phẩm này đều trong trạng thái “phát hành bí mật”, là quà “đãi đằng” bạn bè trong những cuộc vui mà ít có cơ hội được giới thiệu rộng rãi đến công chúng.

Chắc chắn, một tác phẩm hay, một tác phẩm chất lượng phải là một tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc (dù ít hay nhiều). Câu hỏi, tại sao sách của văn nghệ sĩ Lâm Đồng không đến được với bạn đọc, không có lời lý giải nào dễ hiểu hơn ngoài yếu tố chất lượng. Văn học Lâm Đồng đang đi xuống? Hãy khoan bình luận hay định đoán vấn đề mang tính học thuật này, bởi để đưa ra nhận định cần phải có một cuộc nghiên cứu dài hơi trên phương diện khách quan nhất. Chỉ biết rằng, phần lớn các sách in ra có sự hỗ trợ của Hội VHNT tỉnh (một phần in bằng tiền nhà nước), nếu có đưa ra các nhà sách ký

gửi cũng chủ yếu nằm phủ bụi với thời gian và lãnh đạo của Hội cũng “đau đầu” không biết phải đưa đi đâu, về đâu.

Ông Trần Hữu Hùng - Giám đốc Nhà sách Phương Nam Đà Lạt cho biết: “Sách viết về Đà Lạt - Lâm Đồng rất ít (chưa nói tới những tác phẩm hay), sách của các tác giả là người Lâm Đồng lại càng không có. Nếu có sách viết tốt thì sẽ có rất nhiều người đón nhận, bởi văn hóa đọc của người dân nơi đây rất cao”.

Cùng suy nghĩ với ông Hùng, chị Nguyễn Thanh Thủy của nhà sách Fahasa Đà Lạt chia sẻ: “Các tác phẩm viết về Đà Lạt - Lâm Đồng gần như không có mặt tại hệ thống sách của công ty, riêng các tác giả của Lâm Đồng thì đến sách ký gửi cũng không có”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình trạng khan hiếm sách hay viết về Đà Lạt - Lâm Đồng đã diễn ra từ rất lâu. Cuốn sách bán chạy nhất tại các hệ thống nhà sách của Lâm Đồng là cuốn “Đỉnh cao đế quốc - Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương thuộc Pháp” của tiến sĩ người Canada Eric Jennings. Một cuốn biên sử về Đà Lạt được tác giả dày công nghiên cứu trong vòng 10 năm với nhiều nguồn tư liệu quý nằm rải rác ở khắp nơi trên thế giới.

Theo ông Trần Hữu Hùng, thời gian gần đây, cuốn sách về Du khảo văn hóa Đà Lạt thời gian từ 1954 - 1975 có tựa đề “Đà Lạt một thời hương xa” của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng là cuốn sách được bạn đọc đón nhận và công ty liên tục nhận được đơn đặt hàng của độc giả.

Không bàn tới sự nổi tiếng của tác giả, thương hiệu tên tuổi hay một yếu tố nào đó đảm bảo cho sự thành công của một cuốn sách khi nó được xuất bản. Hai cuốn sách ít ỏi bán chạy trên đều được tác giả viết bằng cái tâm, sự dày công nghiên cứu, sự tử tế của một người cầm bút và trên hết là một tình yêu sâu đậm với mảnh đất này, chính những vấn đề cốt lõi ấy đã giúp từng trang sách, từng con chữ của tác giả đến được gần hơn với người đọc. Và hơn thế nữa, thông qua những cuốn sách ấy, người dân của nhiều thế hệ trên mảnh đất này, có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu hơn hồn cốt của quê hương mình đang sống.

TẠ HOÀNG TÚ

SóngSóng từ đâu, gió từ đâu?Để cho lòng biển mãi đau vì bờNgàn năm tình vẫn dại khờVì yêu nên chẳng bao giờ lặng yên.

LÊ MIÊN CA

Chừa cho emnỗi nhớ mùa ngâuChừa cho em nỗi nhớ

giữa mùa ngâu tháng bảycơn mưa cõng anh qua lạ lẫm một chân trời chuyện của chúng mình và con phố nhỏđã trôi đâu ngày cũ thở hơi nhau

Chừa cho em nỗi nhớ rất sâuriêng ở đó màn sương đêm chìm lắngmặt hồ đêm soi bóng trăng rất lặnggốc thông già bung mảng vỏ trơ thânnhìn chúng mình

chậm nguồn xuôi dòng nỗi nhớ vô ngần

Anh ghiền lắm một phố sương đầy thơmọc trên môi em

những lời tình bằng nụ hôn gấp vộiĐà Lạt và chúng mình hôn phốivới một yêu thương vừa đủ chín quả đào tơ

Về thôi em,đừng mang nỗi nhớ của anh biệt tăm

anh vẫn chờở nơi này cùng mỗi mùa hoa rực rỡ

phố vẫn còn phủ màn sương úp mởvà, anh biết mình còn yêu nơi này

như rất đỗi yêu em

Chừa cho em nỗi nhớ chưa bao giờ nguôingày của chúng mình

chạm nhau từng ngách ngõem vẫn còn mải miết đời cơn gióbay miệt mài bỏ lại anh chìm phố

với lời kinh lất phất mưa ngâu.

Văn sĩ Lâm Đồng vắng lặng trên kệ các nhà sáchĐà Lạt - Lâm Đồng, lâu nay mặc nhiên được người ta xem như là cái nôi của mảnh đất văn chương, là suối nguồn bất tận để cho các tâm hồn tao nhân mặc khách thỏa chí sáng tạo. Chỉ có điều rất lạ, dù bạn đọc mong ngóng, chờ đợi bao nhiêu thì những tác phẩm chất lượng viết về mảnh đất này do chính giới văn nghệ sĩ đang được hưởng đặc ân sương gió của vùng đất này hào phóng ban tặng sáng tác lại khan hiếm bấy nhiêu.

Cồng chiêng vật báu, hồn thiêng của các tộc người vùng Tây Nguyên

chiêng từ lâu đời, chúng được tính không phải bằng tiền mà bằng voi, bằng trâu, bò. Có những bộ chiêng quý như chiêng Tha của người Brâu được chế tác bằng hợp kim khá đặc biệt nặng gần 20 kg (một bộ chỉ có 2 chiếc nhưng phải có 30 con trâu mới đổi được bộ chiêng này). Chiêng Kuanh của người Mơ Nông giá trị bằng 1 con voi; chiêng Dlăng Dăng trị giá bằng 2 đến 3 con voi; chiêng mẹ Kuanh, chiêng Kớt N’rat đổi tới 6 con trâu. Chiêng của người Giẻ Triêng loại có tỉ lệ đồng đen nhiều có giá trị từ 35 đến 40 con trâu hoặc bò. Bộ chiêng A ráp (23 chiếc) phải đổi tới 30 con trâu.

Trong luật tục của các tộc người Tây Nguyên, khi có người vi phạm quy định nào đó, trường hợp vi phạm nặng thì sẽ bị xử phạt bằng cồng chiêng. Người Tây Nguyên đánh giá sự giàu nghèo thông qua số lượng cồng chiêng mà người chủ nhân đó đang sở hữu.

Các tộc người Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng làm nhạc cụ nhưng bản thân họ không tự mình đúc được cồng chiêng mà phải mua của các dân tộc ở các nước láng giềng như: Lào, Campuchia nhưng

Đối với các tộc người Tây Nguyên, cồng chiêng là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có, là cầu nối - giao tiếp giữa con người với tổ tiên và thần linh vì vậy nó được sử dụng nhiều trong các nghi lễ và lễ hội của cộng đồng. Người sở hữu nhiều cồng chiêng không chỉ là người được coi là giàu có về của cải mà còn là người có uy tín và sức mạnh linh thiêng lớn hơn người khác bởi có thần chiêng làm bạn… Chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao.

chủ yếu vẫn là của người Việt ở vùng duyên hải miền Trung. Chiêng sau khi mua về đều phải trải qua một quá trình chỉnh âm lại cho phù hợp theo hàng âm của tộc người. Đây là một công việc đòi hỏi sự khéo léo kỳ công, tỉ mỉ và óc sáng tạo chỉ có các nghệ nhân của tộc người đảm nhiệm. Người chỉnh chiêng thường là những nghệ nhân rất điêu luyện, khéo léo, phải thông hiểu thang âm của từng vùng, từng dân tộc, đặc biệt là có đôi tai thính để có thể thẩm âm một cách chính xác nhất. Chiêng khi đã chỉnh được âm thanh theo ý muốn người ta tổ chức một lễ thức hiến sinh mời thần chiêng về “trú ngụ” trong chiêng và từ đó “chiêng mới thật sự là của cải vật chất và tinh thần của con người”. Người Tây Nguyên quan niệm rằng, chiêng càng lâu đời bao nhiêu thì sức mạnh của vị thần càng lớn bấy nhiêu.

Đối với họ, cồng chiêng là cầu nối - giao tiếp giữa con người với tổ tiên và thần linh, vì vậy nó được sử dụng nhiều trong các nghi lễ và lễ hội. Thường mỗi tộc người Tây Nguyên đều có một biên chế dàn chiêng riêng, bản nhạc riêng tùy theo tính chất đặc trưng của từng nghi lễ mà có những dàn chiêng, bài chiêng phù hợp. Dàn chiêng và bài chiêng dùng trong nghi thức cúng thần khác với dàn chiêng dùng trong nghi thức cầu mùa, cầu sức khỏe. Bộ chiêng và bài chiêng dùng trong lễ cưới, lễ kết bạn, mừng chiến thắng cũng được biên chế riêng và không được sử dụng trong lễ thức tang ma.

Cách tấu chiêng của người Tây Nguyên cũng khá đặc biệt: cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay, có bộ tộc còn dùng kỹ thuật chặn chiêng bằng tay trái hoặc tạo giai điệu trên một chiếc chiêng. Mỗi bài chiêng đều có nhiều bè, trong đó mỗi cá nhân sẽ dùng một cái chiêng, bài chiêng có bao nhiêu chiêng thì có bấy nhiêu người đánh. Các nghệ nhân cồng chiêng ghi nhớ rất rõ các tiết tấu trong đầu và đặc biệt là họ biết kết hợp với nhau hết sức hài hòa. Cách phối hợp âm thanh của dàn cồng chiêng để làm thành âm điệu thức là điều rất đặc biệt. “Khi biểu diễn vòng tròn, các nghệ nhân đánh và di chuyển dàn cồng chiêng từ phải qua trái với ý nghĩa ngược chiều với thời gian, hướng về nguồn cội”(1).

Cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là tài sản vô giá cả về văn hóa lẫn âm nhạc. Là di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và nhân loại. Nó không chỉ có “ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là tiếng nói của con người, thần linh theo quan niệm “vạn vật hữu linh”(2). Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 25/11/2005.

(1), (2) theo “Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”- Viện VH-TT - Nhà Xuất bản

Thế giới - Hà Nội 2006.Nghệ nhân người Êđê đang chỉnh chiêng. Ảnh: B.Ngọ

8 THỨ BẢY 4 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

DIỄM THƯƠNG

Năm nay, Đà Lạt lại có một vườn hoa Cẩm tú cầu rộng hơn 2 ha, mở cửa cho du khách vào thưởng lãm, chụp

ảnh. Đà Lạt vẫn thế, dễ thương, hiếu khách như cách chủ vườn hoa này đón khách vậy.

Anh Trần Quý (Nhiếp ảnh gia từ TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: Chủ vườn đón khách kiểu “rất Đà Lạt”, các bạn đi bao nhiêu người đi nữa thì vé vẫn 100 ngàn đồng cho mỗi lần vào chụp ảnh (1 người hay 10 người vào một lần vẫn chung số tiền đó). Khi vào đây chụp ảnh, mọi người còn có thể hái hoa đem về, thường thì chủ vườn sẽ tặng, nếu lấy nhiều quá thì mới tính tiền 4.000 đồng/bông.

Vườn Cẩm tú cầu này nằm cách Đà Lạt 13 km, theo hướng về phường 11 (Trại Mát), TP Đà Lạt.

Theo anh Nguyễn Văn Trung - Chủ vườn hoa cho biết: Vườn hoa gia đình trồng để

bán, tuy nhiên những ngày gần đây nhiều du khách đến xin vào chụp nên gia đình tôi quyết định cho khách vào ngắm hoa, chụp ảnh. Làm người trồng hoa mà thấy hoa được mọi người thích và nâng niu như vậy là điều hạnh phúc nhất rồi. Bình thường cổng vườn hoa được khóa lại, khi nào có khách đến gọi điện (số điện thoại dán trước cổng) thì tôi sang mở của cho mọi người vào thoải mái, thật tình tôi thu tiền vé cũng là để mọi người có ý thức giữ hoa thôi, chứ bao nhiêu người thì cũng chỉ thu một vé.

Hiện tại, vườn hoa đang vào thời kỳ nở rộ, thu hút hàng trăm lượt khách mỗi ngày vào tham quan, chụp ảnh cùng hoa. Bạn trẻ Nguyễn Thu Phương (du khách từ Nha Trang) vui vẻ cho biết: “Năm nay đến Đà Lạt nhóm em thấy thông tin về vườn hoa chia sẻ trên Facebook nên tìm đến. Ở ngoài, ngắm vườn hoa còn đẹp hơn trong hình, rất thích những điểm đến tự nhiên như thế này ở Đà Lạt”.

Vườn Cẩm tú cầu Đà Lạt thu hút du khách

TIỂU VÂN

Những câu chuyện ở Làng GàLàng K’Long còn gọi là Làng Gà, thuộc

thôn Đarahoa, xã Hiệp An, Đức Trọng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 15 km, từ lâu nổi tiếng với bức tượng chú gà trống 9 cựa, cao hơn 10 mét, nặng 8 tấn. Làng Đarahoa ban đầu là làng tái định cư của 30 hộ người Cill du canh du cư từ trên núi xuống, nay đã tăng lên 228 hộ với hơn 2.000 khẩu. Diện tích canh tác chỉ có 28 ha là đất màu, còn lại là đất nông lâm do bà con tự khai hoang trên núi (khoảng 380 ha) trồng bắp và cà phê.

Nhưng diện tích sản xuất ngày càng bị thu hẹp do quy hoạch rừng, thêm nữa là mỗi hộ ngày một đông hơn, rồi tách hộ - phải chia đất cho con… nên thật ra, dân làng Đarahoa này đang thiếu đất canh tác. Trước, cũng có dự án cấp đất ven Quốc lộ 20, nhưng là đất rừng thông nên không thực hiện nữa, mà chuyển sang quy hoạch ở Ninh Loan - rồi do khoảng cách xa quá, bà con không đi. Thành ra, mỗi năm, các hộ dân ở Đarahoa chỉ có thu nhập chính từ một vụ cà phê, còn lại đi làm thuê.

Vì vậy, Đarahoa là một thôn nghèo của xã Hiệp An. Có nhiều nhà quanh năm đi mua chịu, đến mùa thu cà phê bán đem trả nợ, rồi nợ tiếp. Cái nghèo đeo đẳng làng Đarahoa có lẽ còn do đông con. Lứa trẻ sinh ra sau ngày tái định cư tăng lên rất nhanh, lại theo tục mẫu hệ, nên kiểu gì cũng phải đẻ cho được con gái. Nhiều nhà sinh 7 đứa con trai vẫn phải cố sinh, thậm chí có gia đình đến 11 đứa con, bố mẹ trên 50 tuổi vẫn còn sinh em bé.

Huyền thoại Làng Gà…Hình tượng chú gà 9 cựa với những truyền thuyết cùng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, làng K’Long đang là một điểm đến thú vị trong hành trình du lịch Lâm Đồng của nhiều du khách.

Công trình chú gà trống 9 cựa thực ra là công trình tích nước phục vụ sinh hoạt cho bà con, do chính quyền xây dựng từ năm 1978. Công trình là hồ chứa nước có hình dạng giống hai quả bầu, là biểu tượng văn hóa thể hiện sự sung túc của người đồng bào. Nước được dẫn từ trên núi về, có hệ thống phun tưới cho công trình hồ chứa thêm đẹp… Những vòm đá xây trong lòng hồ dùng để trang trí hay làm cầu đi lại, hay có mục đích khác thì chưa ai khám phá ra. Chú gà trống ngự trên bệ đá cao, bụng rỗng, nhưng do thiết kế bị lỗi, nên dưới bụng chú gà trống còn có thêm một cái trụ chống.

Sau này, bà con được đầu tư đường ống dẫn nước về nhà, nên công trình hồ thủy lợi chỉ dùng để lấy nước tưới. Rồi hồ nước bị hư, không tích nước được, chỉ còn dấu tích là những vòm xây bằng đá chẻ, bể chứa và chú gà 9 cựa khổng lồ. Cũng có người kể, Làng Gà trước đó có một con gà nhỏ hơn do một cha xứ người Tây xây, vì khu vực làng Đarahoa định cư là đồn điền của người Pháp trước kia. Năm 1978, các hộ dân di cư về đây là đã có con gà mới này.

Cô thuyết minh tự nguyệnCâu chuyện Gà Chín Cựa ở Làng Gà

dưới chân dãy núi Voi gắn với ý tưởng từ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh của ông Chế Đặng (lúc đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng), do ông Lữ Trúc Phương thiết kế, nối với mương nước thủy lợi dẫn từ núi về. Ý tưởng gắn với truyền thuyết ở Làng Gà còn kéo dài đến công trình Ngựa Chín Hồng Mao dự định đặt ở địa bàn xã Đa Nhim, do không có kinh phí nên đã dừng lại ở “ý tưởng”.

Nhưng, câu chuyện lôi cuốn du khách đến Làng Gà lại là câu chuyện gắn với tập tục bắt chồng, chế độ mẫu hệ của các dân tộc bản địa Tây Nguyên, mà Ka Dong - một phụ nữ ở thôn Đarahoa thu thập và thường xuyên kể cho khách nghe bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài do cô tự học. Chuyện được kể rằng: Một cô gái đã bỏ làng đi vào núi và không trở về nữa vì không có đủ lễ vật để cưới người mình yêu. Gia đình nhà trai chỉ yêu cầu một con gà 9 cựa, vì yêu - cô một mình vào rừng tìm. Tìm không thấy, rồi buồn chán vì không lấy được người mình yêu thương - cô bỏ đi. Một thời gian sau, dân làng tìm thấy cô gái đã chết ở trên núi và thương cảm tâm tư của người con gái không được thỏa nguyện hôn nhân, nên đã đắp chú gà

chín cựa để tưởng nhớ cô…Ka Dong gần 40 tuổi, lấy chồng năm 22

tuổi, là một phụ nữ rất xinh đẹp, đậm chất Tây Nguyên, nhưng nhà có tới 8-9 người con gái, nên cứ phải “đợi” các chị mình đi lấy chồng. Và do lấy một người Kinh, nên phần của hồi môn của Ka Dong không phải là gánh nặng, chứ lấy người đồng bào chắc “trả không nổi”. Ông Phong - chồng Ka Dong là người Kinh, là dân lâm nghiệp - đi làm, rồi quen và bị bắt rể ở gia đình Ka Dong từ ngày ấy.

Ka Dong cho biết, mùa mưa khách ít, nhưng mùa khô khách đến Làng Gà khá nhiều. Khách đến đây mà không có hướng dẫn viên, hoặc hướng dẫn viên không rành thì Ka Dong giúp họ tìm hiểu về phong tục tập quán và kể câu chuyện Làng Gà. Ka Dong cũng đang có một cửa hàng thổ cẩm và còn giữ nghề dệt. Nên, cô cho biết, không thể làm công việc hướng dẫn thường xuyên được. Ka Dong cũng như nhiều phụ nữ khác trong làng biết dệt từ năm 15-16 tuổi. Nhưng, làng Đarahoa hiện chỉ còn khoảng 5-6 nhà giữ nghề.

Câu chuyện dệt nên Làng Gà với chế độ mẫu hệ đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Nếu con gái không chủ động cưới người mình thương thì cha mẹ sẽ sắp đặt một chàng rể theo ý họ và cô con gái phải nghe lời. Sính lễ do nhà trai đặt ra, nhà gái phải đáp ứng đủ. Sính lễ thường là tô chén cổ, quần áo, vòng dây, trâu bò… Nếu không đủ sính lễ thì không được cưới, nếu thiếu thì hay bị nhà trai trả treo, hàng xóm gièm pha…

Nên dù phải vay mượn, nhà gái cũng cố để có đủ lễ vật cho nhà trai. Trâu bò và những thứ khác có thể thay bằng tiền được, nhưng vòng dây và tô chén cổ phải trao bằng hiện vật. Cho nên, phong tục đi hỏi chồng ở Làng Gà có khi phải đi tới mấy lần chứ không phải một lần…

Tục bắt chồng có thể gây hệ lụy trong thời đại hiện nay ở nhiều gia đình, làng bản…, nhưng nó vẫn dệt nên những câu chuyện tình yêu lãng mạn, cuốn hút và huyền bí như câu chuyện ở Làng Gà. Nếu được tổ chức tốt, huyền thoại Làng Gà cùng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống và thêm du lịch nông nghiệp nữa sẽ là cơ hội để người dân Làng Gà thoát nghèo bền vững và vươn lên.

“Công trình” Làng Gà giờ là nơi vui chơi của trẻ con và điểm đến du lịch. Ảnh: T.Vân

Ka Dong và nhiều phụ nữ ở Làng Gà vẫn giữ được nghề dệt truyền thốngvà giới thiệu những sản phẩm thổ cẩm đến du khách. Ảnh: T.Vân

Du khách chụp hình tại vườn Cẩm tú cầu. Ảnh: Quý Trần

9 THỨ BẢY 4 - 3 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

Chuyên mục Thanh niên

Nữ tân binh tình nguyện vào quân ngũTrong số 135 tân binh của huyện Đức Trọng, có 2 “bông hoa” cũng lên đường nhập ngũ với tâm trạng háo hức xen lẫn tự hào.

THY VŨ

Đi để trưởng thành hơnĐi để trưởng thành hơn là lý do

mà Đỗ Thị Kim Ngọc (24 tuổi, nhà ở Ninh Gia, Đức Trọng) quyết định tình nguyện lên đường nhập ngũ. Tốt nghiệp Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh loại khá, Ngọc đã bắt đầu đi làm được một năm. Thế nhưng, “thấy bố và anh trai đều là bộ đội nên ngay từ nhỏ, em đã yêu màu áo lính, thích được làm bộ đội. Biết đợt tuyển quân lần này có chỉ tiêu là nữ, em đã tình nguyện viết đơn xin nhập ngũ. Cả nhà em đều rất ủng hộ quyết định này của em. Dù bố và anh trai cũng đã “cảnh

báo” vào quân ngũ sẽ gặp nhiều khó khăn, vất vả, nhất là đối với phụ nữ, nhưng em nghĩ càng khó khăn, vất vả thì mình sẽ càng sớm trưởng thành hơn” - Kim Ngọc chia sẻ. Trước khi lên đường nhập ngũ, Ngọc cho biết em đã xác định và lường trước những khó khăn đang chờ đợi mình phía trước nhưng em

tin, bằng ý chí, nghị lực và sức trẻ, chắc chắn em sẽ vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ. Em cũng tin rằng, quân đội sẽ là môi trường tốt nhất để em và các bạn trẻ rèn luyện. Theo suy nghĩ của em, nếu có cơ hội thì các bạn thanh niên nên đi nghĩa vụ quân sự vừa để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc,

vừa giúp rèn luyện mình trở nên cứng cáp hơn.

“Hiện thực hóa”tình yêuCùng chung suy nghĩ với Ngọc,

Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng cho biết: Em tin môi trường quân đội sẽ giúp em sớm trưởng thành hơn, có sức chịu đựng bền bỉ hơn nên đã tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ lần này. Cô gái 23 tuổi này cũng sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng nên chuyện Huyền tình nguyện lên đường nhập ngũ là điều dễ hiểu. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Huyền đã “hiện thực hóa” tình yêu đối với màu áo xanh quân ngũ bằng cách học tiếp trung cấp quân y. Sau đó, Huyền tình nguyện nhập ngũ như là cách để em tiếp tục thực hiện giấc mơ của mình. Ngay từ đầu, Huyền cũng đã xác định tư tưởng là sẽ gặp những khó khăn, vất vả khi quyết định viết đơn nhập

ngũ, nhưng em vẫn rất quyết tâm và háo hức muốn được thử sức mình. “Nhà có 2 anh em, bố em cũng công tác trong ngành quân đội nhưng không ở gần nhà, em đi đợt này mẹ cũng buồn vì sẽ không có con gái ở bên để thủ thỉ buồn vui. Nhưng, mẹ và cả nhà ai cũng ủng hộ quyết định của em, mong em sẽ vượt qua được mọi khó khăn, gian khổ để trưởng thành hơn, vững vàng hơn” - Huyền tâm sự.

Ngọc và Huyền cũng cho hay, khi quyết định lên đường nhập ngũ và khoác lên mình bộ quân phục màu xanh, cả 2 em đều xác định và mong muốn được gắn bó và phục vụ lâu dài trong ngành quân đội. Và hành trang mà các em mang theo lần này, ngoài những vật dụng cần thiết thì còn có cả niềm tin, xen lẫn niềm tự hào của gia đình, người thân để làm động lực để các em cố gắng và nỗ lực trong suốt thời gian làm nghĩa vụ trong quân ngũ.

Nữ tân binh Đỗ Thị Kim Ngọc. Nữ tân binh Nguyễn Thị Thanh Huyền.

HOÀNG VƯƠNG MỸ

Anh Vũ không phải là cán bộ văn hóa, cũng không phải là nghệ nhân, nhưng lại là

người say mê và mong muốn góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của đồng bào DTTS nước nhà. Do vậy, trong quá trình công tác trong ngành điện lực Lâm Đồng, có điều kiện đi dây đi đó trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên (nói riêng), cả nước (nói chung), thậm chí thông qua bạn bè gần xa, anh “say mê” tìm hiểu, sưu tầm các di sản văn hóa vật thể của đồng bào DTTS. Anh Vũ kể: “Vì “cái máu” say mê sưu tầm mà lâu nay anh luôn “cháy túi”, vì thấy được di sản nào độc đáo, mang tính nghệ thuật cao là quyết tâm mua cho bằng được. Buổi đầu vợ cũng không vui, nhưng khi thấy chồng say mê sưu tầm quá cũng dần cảm thông, rồi “đam mê” theo chồng từ thủa nào chẳng nhớ. Thế nên, đến nay “gia tài” di sản văn hóa vật thể của đồng bào DTTS của anh chị có thể được xếp vào hàng “đại gia” trong giới những người sưu tầm. Anh Vũ vừa thống kê, vừa dẫn chúng tôi đi giới thiệu những di sản văn hóa vật thể của đồng bào DTTS rất đa dạng, phong phú của anh.

Về các di sản văn hóa vật thể đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên, có các dụng cụ phục vụ sinh hoạt văn hóa, săn bắt,

Một người say mê sưu tầm di sản văn hóa vật thể đồng bào dân tộc thiểu sốTheo chân chủ nhân ngôi nhà 18 Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, TP Đà Lạt từ tầng trệt lên lầu 3, chúng tôi choáng ngợp trước một di sản văn hóa vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từ các tỉnh miền núi phía Bắc, đến miền Trung, Tây Nguyên “đồ sộ” mà chủ nhân này say mê sưu tầm trong gần 15 năm qua. Chủ nhân ngôi nhà này là anh Ngô Quang Vũ (1962).

trồng trọt, sinh hoạt, lễ hội như bộ cồng chiêng của người K’Ho, Mạ, Chu Ru, Ê Đê; lao đâm trâu; tù và; kèn; sáo; đàn; kèn sừng trâu; nhạc cụ gõ; nhạc cụ trống; các dụng cụ mây tre như gùi; sành đất nung như chóe rượu cần, lu đựng ước, các đồ trang sức phụ nữ... Đối với đồng bào Chăm có các di sản dao, kiếm, các loại nhạc cụ đá, trúc, tre, các tượng đá, các nữ thần, tượng các vũ nữ Chăm, lin ga, doni Chăm... Đối với đồng bào các dân tộc phía Bắc là các dụng cụ săn bắt, trồng trọt, các dụng cụ bằng đá,

mây tre, trang sức xà tích... Các di sản văn hóa vật thể của đồng bào các DTTS thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa của các DTTS, các tập tục, tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang dấu ấn sâu đậm về đời sống vật chất, tinh thần của các sắc tộc ngàn đời nay.

Đặc biệt, trong bộ sưu tập của anh Vũ còn có trên 1.000 tấm ảnh lưu lại các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tín ngưỡng, tôn giáo, các lễ hội, các hoạt động sản xuất, vui chơi, giải trí của đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên. Trong đó có những tấm ảnh được thực hiện ngay khi bác sĩ Yersin mới tìm ra Đà Lạt.

Ngoài ra, anh Ngô Quang Vũ còn sở hữu các tác phẩm đá nghệ thuật. Nhưng điều ghi nhận hơn, chính là sự say mê tìm hiểu văn hóa các DTTS thông qua các di sản văn hóa vật thể, các tấm ảnh còn lưu lại của các du khách, các nhà nghiên cứu văn hóa, dân tộc học, các nghệ nhân, các người đam mê sưu tầm khi họ tìm đến ngôi nhà 18 Nguyễn Văn Trỗi để thỏa lòng đam mê nghiên cứu.

Điều đáng tiếc theo anh Vũ cho biết, là ngôi nhà của anh không đủ diện tích, vị trí để tạo dựng một không gian triển lãm đúng nghĩa. Vì vậy, hiện nay, anh đang tìm kiếm một mặt bằng rộng hơn, ở vị trí thuận lợi để tổ chức thành điểm trưng bày hấp dẫn, thu hút khách tham quan và giới nghiên cứu văn hóa, dân tộc đến những người gần xa trong - ngoài nước. Hy vọng, một ngày không xa, mong muốn của anh Ngô Quang Vũ sẽ trở thành hiện thực!

Anh Ngô Quang Vũ với các di sản văn hóa vật thể đồng bào DTTS do anh sưu tầm. Ảnh: H.V.M

10 THỨ BẢY 4 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

MINH ĐẠO

Hầu hết dự án du lịch dưới tán rừng Theo số liệu mà Phó Hạt Kiểm

lâm Đà Lạt Đặng Quốc Thái Bình cung cấp: Trên địa bàn thành phố Đà Lạt có 114 DA với 3.274,525 ha đất lâm nghiệp được giao, cho thuê. Trong số 73 DA về du lịch sinh thái (2.318,256 ha), đơn vị chủ rừng là Ban quản lý (BQL) KDL hồ Tuyền Lâm có số lượng tổ chức tham gia đầu tư nhiều nhất: 43 tổ chức được giao, thuê, trong đó 37 DA liên quan đến lĩnh vực kinh tế du lịch. Về tiến độ, đã thực hiện 4 DA, đang thực hiện 33 và chưa thực hiện 6 DA. Hai doanh nghiệp được giao, thuê sớm nhất là ngày 13/2/2006 (Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Ha Co, Công ty cổ phần XNK Hà Anh), đều là du lịch sinh thái; gần đây nhất là ngày 29/6/2015 thuộc Công ty cổ phần du lịch Lâm Đồng, mục tiêu DA là bãi đậu xe dưới tán rừng. Cũng theo thống kê của Hạt, hầu hết diện tích giao, cho thuê tại KDL Tuyền Lâm thuộc trạng thái rừng xung yếu và rừng phòng hộ.

Tuy nhiên, làm việc với lãnh đạo chủ rừng (BQL KDL hồ Tuyền Lâm), ông Phạm Văn Dân - Phó BQL cho biết: Tổng diện tích hiện chủ rừng này quản lý là 2.830 ha; trong đó tỉnh đã cho chủ trương và chấp thuận đầu tư 37 DA với 32 nhà đầu tư đã được giao đất lâm nghiệp với tổng diện tích là 1.396 ha; còn 5 DA chưa được giao. Hiện chủ rừng đang quản lý 1.433 ha. Theo ông Dân, phần diện tích chưa giao cho nhà đầu tư có 1.136 ha đất lâm nghiệp, còn lại là mặt nước hồ.

Nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng như thế nào?KDL hồ Tuyên Lâm là công

trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, do đó những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm và chỉ đạo, không những về chính sách thu hút đầu tư mà còn việc kiểm soát chặt chẽ đến môi trường và hệ sinh thái. Vì vậy, chủ rừng đã thành lập đội QLBV&PTR gồm 5 người và 5 kiêm nhiệm; xây dựng phương án PCCCR hàng năm… Để hướng dẫn và kiểm tra giám sát công tác

Khu du lịch hồ Tuyền Lâm và công tác quản lý, bảo vệ rừngNgày 15/2/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 205/QĐ-TTg công nhận Khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Tuyền Lâm với tổng diện tích 2.830 ha rừng, đất lâm nghiệp và mặt nước; 37 dự án (DA) đã được chấp thuận đầu tư du lịch. Qua đó, đặt ra thử thách không hề nhỏ đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR) ở đây.

QLBV&PTR, PCCCR, Hạt Kiểm lâm Đà Lạt cử 2 kiểm lâm địa bàn KDL. Ông Phạm Văn Dân cho biết, từ năm 2009 đến nay, tại KDL đã trồng được 153,8 ha rừng tập trung và cây phân tán; trong đó trồng rừng thay thế năm 2015 được 39,7 ha và 2016 được 57 ha, riêng Anh Đào 25,97 ha và trồng rừng, cây xanh 31,18 ha. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong KDL đã trồng phân tán được 35.000 cây Anh Đào. Hàng năm, tại KDL hồ Tuyền Lâm, BQL được giao 858 ha rừng theo chính sách dịch vụ chi trả môi trường rừng, phân bổ khoảng 200 triệu đồng phục vụ PCCCR…

Vẫn có nhà đầu tư vi phạmRừng ở KDL hồ Tuyền Lâm

thuộc trạng thái rừng xung yếu, rừng phòng hộ, hầu hết các dự án đầu tư du lịch đều triển khai thực hiện dưới tán rừng. Vì vậy, vấn đề vi phạm Luật BV&PTR ở đây dĩ nhiên sẽ xảy ra, từ chính nhà đầu tư và cả du khách khi đến thụ hưởng. Dĩ nhiên, trong quá trình lập dự án, thẩm định hồ sơ, trong đánh giá tác động môi trường, nhà đầu tư phải có cam kết về trách nhiệm QLBV&PTR. Ông Dân

thừa nhận, các đơn vị chậm về tiến độ đầu tư thường triển khai công tác QLBV&PTR kém. Mặt khác, cũng có nhà đầu tư vi phạm như san ủi đất lâm nghiệp làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Vì lợi nhuận vẫn còn doanh nghiệp đầu tư đã chặt hạ cây trái pháp luật. Những vi phạm này đã được Hạt Kiểm lâm Đà Lạt phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm. Mặt khác, là điểm du lịch tập trung lượng du khách đến nhiều, nhất là mùa cao điểm, hàng chục ngàn lượt người vào ra, do đó sẽ không tránh khỏi có du khách thiếu ý thức đã xâm hại đến tài nguyên đa dạng sinh học của rừng như vặt bẻ cây xanh hay gây ra cháy cục bộ….

Rõ ràng trách nhiệm về công tác QLBV&PTR của chủ rừng luôn cần được chú trọng. So với các chủ rừng khác, BQL KDL hồ Tuyền Lâm thuận lợi là các nhà đầu tư tập trung vào một khu vực. Vì vậy, chủ rừng nên tổ chức sự liên kết phối hợp giữa các nhà đầu tư với BQL trong công tác QLBVR thành một hệ thống chặt chẽ, từ khâu cảnh giới, tuần tra đến truy quét và xử lý sự cố khi xảy ra… Có cam kết này, ý thức và trách nhiệm của các doanh nghiệp càng được nâng lên trong

quá trình khai thác du lịch và cả trong nhiệm vụ tuyên truyền đến mỗi khách hàng của mình.

KDL hồ Tuyền Lâm luôn là một trọng điểm thách thức nhiệm vụ đối với ngành Kiểm lâm. Hạt Kiểm lâm Đà Lạt đã tham mưu nhiều văn bản cho UBND thành phố và Thành ủy. Mới nhất là Nghị quyết 02-NQ/TH.U ngày 14/6/2016 của Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác QLBV&PTR trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, các đơn vị chủ rừng xác định nhiệm vụ QLBV&PTR là nhiệm vụ chính của chủ rừng; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia BVR và PCCCR, cam kết không phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án QLBVR và PCCCR; thực hiện tốt công tác lâm sinh, chăm sóc rừng, trồng rừng tập trung; thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; quản lý chặt chẽ diện tích rừng và đất rừng được giao quản lý. Chủ động tổ chức bố trí lực lượng tập trung tuần tra, kiểm tra rừng thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn chặn…; tiến hành

truy quét tại những điểm nóng…Làm việc với lãnh đạo Hạt Kiểm

lâm Đà Lạt, Hạt trưởng Võ Thanh Sơn cho biết, thực hiện Quyết định 1976 của UBND tỉnh về thành lập Đoàn công tác liên ngành kiểm tra các dự án đầu tư liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp, Hạt cử Hạt phó làm thành viên tham gia tổ kiểm tra. Kết thúc, cuối năm 2016, Hạt đã có ý kiến đối với BQL KDL hồ Tuyền Lâm “giải quyết dứt điểm” một số nội dung, bao gồm: làm rõ việc giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng cho các DA đã ứng tiền đền bù; lối vào ranh đất cho các DA; việc xây dựng các hạng mục công trình ngoài quy hoạch như các quán, nhà tạm tại chân đập, quán ven hồ Tuyền Lâm; quản lý chặt chẽ về xây dựng tại các DA như các hạng mục công trình không có trong quy hoạch tổng thể của DA đầu tư. Tại báo cáo công tác thực hiện nhiệm vụ QLBVR tháng 2/2017 của Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cũng có một nội dung liên quan đến chủ rừng BQL KDL hồ Tuyền Lâm, đó là kiểm tra, ngăn chặn xử lý tình hình phá rừng, san ủi lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp tại khu vực xung quanh sân golf Sacom (Văn bản 58/KL-TTPC 10/2/2017).

Trao đổi những nội dung trên với Phó BQL KDL hồ Tuyền Lâm Phạm Văn Dân, ông cho biết: Đã đền bù 715 trường hợp với khoảng 500 ha, đang phối hợp chính quyền và ngành liên quan kiểm định, lập hồ sơ đối với khoảng 45 hộ dân còn lại; các hạng mục liên quan đến đập, ven hồ thuộc Chi cục Thủy lợi, Sở NN&PTNT quản lý cho thuê (?); vấn đề xâm hại đất rừng khu vực sân golf Sacom (dự án nằm trong KDL hồ Tuyền Lâm) nhưng phần đất san ủi thuộc lâm phần BQL RPH Đại Ninh quản lý… Được biết, khu vực giáp sân gofl có đất nông nghiệp của người dân đã được cấp sổ, tuy nhiên, người dân đã san ủi và xâm phạm vào một phần đất lâm nghiệp.

Qua những vấn đề nêu trên, cho thấy, bên cạnh các DA du lịch đưa lại nhiều lợi ích kinh tế cho xã hội, vẫn luôn tiềm ẩn những thách thức không nhỏ trong công tác QLBV&PTR. Vì vậy, nâng cao trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ DA, cũng như sau khi DA đi vào hoạt động, luôn luôn là nhiệm vụ thường xuyên và nghiêm túc.

Nếu để tài nguyên rừng bị xâm hại, khu du lịch - nghỉ dưỡng tại hồ Tuyền Lâm này sẽ không còn giá trị. Ảnh: M.Đạo

Hòn Giao nằm ở độ cao 1.500 m là điểm giao nhau giữa Khánh Hòa và Lâm Đồng tại đỉnh đèo Khánh Lê. Nơi đây là chỗ dừng chân, tham quan của du khách khi đi trên tuyến đường này. Hiện đỉnh Hòn Giao thuộc Vườn Quốc gia Bidoup, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Nhằm bảo đảm vệ sinh cho khu vực, tại đây có

đặt những thùng đựng rác bằng xi măng và tấm bảng yêu cầu giữ vệ sinh chung. Tuy nhiên, hiện tại, Hòn Giao đã trở thành bãi rác do nhiều người tới đây xả đủ loại rác. Các thùng đựng rác cũng đã đầy rác mà không có người thu dọn, mùi hôi thối xông lên nồng nặc ở đỉnh đèo xinh đẹp này.

KHUÊ VIỆT TRƯỜNG

Rác ngập đỉnh Hòn Giao

11 THỨ BẢY 4 - 3 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... - Các đồng chí có sao không ?- Thằng Chơn trúng mìn hy sinh

rồi. Thằng Phong cũng “dính cựa” nhưng chưa biết sống chết ra sao. Tui chưa “dính”. Bãi mìn nầy lớn và nguy hiểm lắm. Mấy ông tháo lui đi. Trong nầy để tui tính. Nhờ ông nói lại với thủ trưởng và anh em, tụi tui còn sống là còn chiến đấu tới cùng, nhất định không đầu hàng và sa vào tay giặc để lộ bí mật chiến dịch...

- Rồi mấy ông…?- Để tui tính, bây giờ tiến thoái

lưỡng nan rồi. Vô không được, rút hổng xong, đi đâu cũng vấp mìn. Thôi. Mấy ông rút lẹ để trời sáng thì nguy lắm.

Trời hừng sáng dần. Ba Nghĩa cố trườn thận trọng đến bên Hai Phong. Từ hai ống quần Hai Phong máu tuôn xối xả.

- Tao trúng mìn hai chân rồi. Không đi được nữa đâu. Thôi để tao ở lại đây với thằng Chơn. Mầy kiếm đường rút ra đi.

- Mầy khùng quá Phong ơi! Có chết thì chết có hai. Đừng có than van nữa. Trời gần sáng rồi. Tao bò

trước dò đường rồi dùng dây kéo mầy theo, đoạn nào suôn sẻ, tao cõng mầy. Vậy nghe. Còn xác thằng Chơn mình tính sau. Lẹ lên. Phải vô tới mé rừng cho đỡ nguy hiểm.

Trời sáng. Bãi mìn vẫn ẩn chứa bao điều kinh khủng của chiến tranh đang nằm dưới lòng đất. Nằm phía ven rừng Ba Nghĩa đang băng bó vết thương cho Hai Phong bằng những cuộn băng hiếm hoi mang theo người. Cái mệt và đói ùn ùn kéo tới. Những túi gạo sấy thật quý giá với cả hai sau khi pha với nước suối gần đó do Ba Nghĩa tìm về. Cái chết cứ lởn vởn đâu đây. Tiếng lính Pôn Pốt lùng sục ngày càng gần. Cả hai tay nắm chắc những cây súng AK báng xếp trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và hy sinh.

- Sao nghe tiếng tụi nó đông và gần quá rồi lại dội ra vậy Nghĩa?

- Tụi nó chơi “ngặt” lắm, tốp nào gài mìn thì tốp đó biết đường vô ra. Tốp khác lớ quớ là banh xác. Bởi vậy nó nghi tụi mình còn sống nhưng hổng dám bò vô là vậy.

Một ngày. Hai ngày… rồi đến ngày thứ tám. Vết thương Hai

Phong ngày càng nhiễm trùng nặng vì thiếu thuốc và bông gạc y tế. Ba Nghĩa đã phải xuống suối rửa băng gạc cũ để sử dụng lại. Mọi sinh hoạt cá nhân của Hai Phong đè nặng trên đôi tay Ba Nghĩa. Lương thực đã cạn dần. Cái chết đã dần xuất hiện. Một đêm khuya, thấy Ba Nghĩa trầm ngâm viết hý hoáy điều gì trên mảnh giấy trắng học trò, Hai Phong thều thào hỏi:

- Mầy viết cái gì vậy Nghĩa?- Tao viết mấy chữ để lại cho đại

đội kể lại cuộc sống mấy ngày nay của mình. Tao hứa chết thì thôi, còn sống còn chiến đấu tới cùng quyết không sa vào tay giặc. Tao còn ghi rõ tên tuổi hai thằng mình quê quán ở đâu để sau nầy có ai tìm cũng biết.

Giữa lằn ranh sống và chết, cả hai quyết định thoát ra bãi mìn bằng sức lực còn lại của người lính Việt Nam. Mảnh giấy trắng định mệnh kia được Ba Nghĩa nhét vào lọ thuốc kháng sinh rồi treo ngược miệng chai xuống đất để không bị nước mưa làm hư hỏng. Ngày nghỉ. Đêm bò, lết, trườn, kéo, cõng, cả hai cứ như vậy để thoát khỏi bãi

mìn kinh khủng ấy. Có những đêm quá kiệt sức vì cõng đồng đội, Ba Nghĩa nằm bên bờ suối ngất lịm, mê man tưởng chừng như không vượt qua được lưỡi hái của thần chết. Vậy mà… Như có một sức mạnh tiềm tàng nào đó đã vực Ba Nghĩa lại đứng lên.

- Mầy cõng tao mấy đêm rồi, mà hổng biết có thoát được không? Thôi đừng vì tao mà chết cả đám. Mầy còn khỏe, còn sức, cố gắng cắt rừng đi cho lẹ, bận bịu tao hổng xong đâu.

- Thôi mầy im miệng lại đi. Có trâu bò chó ngựa mới bỏ bạn bè lúc nầy. Chết là cùng chớ gì mậy? Quan trọng là không lộ kế hoạch chiến dịch. Thôi cố lên thế nào ông bà mình cũng phù hộ mà. Nghĩa lại cười tự tin. Cái cười rất lính.

Cả hai thoát khỏi bãi mìn dầy đặc kia sau ba đêm vất vả với hiểm nguy kề cận, trong sự kinh ngạc, mừng vui của đồng đội. Chỉ buồn và tê tái đến xé lòng một điều là phải để thằng Chơn nằm lại giữa bãi mìn kia trong nỗi nhớ thương, ray rứt. Chiến tranh là vậy. Tàn

nhẫn, cay độc đến nỗi không còn có một sự giới hạn dù rất nhỏ nhoi.

Ba Nghĩa nhớ hoài cái ngày được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang khi mới tròn hai mươi hai tuổi. Một người anh hùng trong chiến tranh ác liệt đang tràn dâng sức sống và tuổi thanh xuân. Những giọt nước mắt của người anh hùng đã rơi khi nhớ về đồng đội đang nằm lại chiến trường xa thẳm, nhớ về người thương binh mà mình đã cõng vượt qua bao bom mìn của kẻ thù bằng trái tim người lính.

Và hôm nay đây, Ba Nghĩa đã gặp lại Hai Phong trong niềm xúc động nghẹn ngào sau mấy mươi năm xa cách. Những giọt nước mắt đàn ông, của người anh hùng lại rơi trong cảm giác tủi buồn, hạnh phúc đan xen.

Trong mơ hồ của gió lộng, trời xanh, trong tiếng chim gọi bạn của núi rừng cao nguyên hôm nay, cả hai người bất chợt nhìn thấy đâu đây trong hư ảo bóng hình thằng Chơn với nụ cười thật mãn nguyện, thật thứ tha đang lơ đãng tìm về bên đồng đội.

... Nhưng sống ở đây lâu họ cũng bị nhiễm cái tính cách hào phóng, chân thành và giản dị của miền đất này. Điều đó có thể nhận ngay ra qua thái độ đón tiếp của các đồng nghiệp Tây Nguyên, bất kể là người dân tộc hay người Kinh.

Buổi tối, lúc ngồi nhâm nhi cà phê bên bờ hồ Đà Lạt, biết tôi đã từng công tác ở nhiều nơi, cô phóng viên trẻ Hoa Siem tò mò hỏi: Anh đi đó đây, vậy vùng đất nào đã để lại cho anh nhiều ấn tượng nhất? Tôi đáp ngay: Tây Nguyên. Cô lại hỏi: Nơi nào anh có những kỷ niệm sâu sắc nhất?

Tôi lặp lại: Tây Nguyên. Cô vặn vẹo: “Thông thường khi nói đến kỷ niệm sâu sắc là liên quan tình cảm nam nữ đấy”. Tôi lại đáp: Thì anh suýt lấy một cô vợ ở Tây Nguyên mà. “Thiệt na? - cô phóng viên tròn mắt. - Nhưng rồi sao? Tôi bình thản: Rồi anh lấy người khác vì đã hẹn ước với người đó trước. Cô gái thở phào một tiếng, không rõ là tán thưởng hay tiếc nuối.

Thế đấy, tôi trộm nghĩ, vùng đất cũng như một cô gái, càng khó khăn gian khổ, càng có nhiều kỷ niệm sâu đậm thì lại càng nhớ lâu.

Tây Nguyên... TIẾP TRANG 6

... Theo kế hoạch xây dựng NTM đến năm 2020 mà Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM Lâm Đồng vạch ra với mục tiêu “nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân” và “xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc”. Cụ thể, phấn đấu có ít nhất 110/117 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 94% tổng số xã của tỉnh và có từ 6 huyện trở lên đạt chuẩn huyện NTM. Khi đó giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đạt 170 triệu đồng/ha/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 73 - 75 triệu đồng. Đồng thời, giảm từ 1,5 - 2% hộ nghèo/năm, riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 2 - 3% và tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trên 90%, sử dụng nước sạch đạt 45%.

Để thực hiện mục tiêu trên, Lâm Đồng đề ra kế hoạch thực hiện 11 nội dung thành phần bao gồm từ việc quy hoạch, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất… cho đến giảm nghèo đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, phát triển giáo dục, y tế, nâng cao đời sống văn hóa và đảm bảo môi trường nông thôn… Cùng với việc

xác định tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn huy động xây dựng NTM, trong đó vốn trực tiếp thực hiện chương trình chiếm khoảng 24%, vốn lồng ghép 6%, vốn tín dụng ưu đãi 45%, vốn từ doanh nghiệp và hợp tác xã 15%, tỷ lệ vốn huy động dân đóng góp khoảng 10%. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn có thể thấy điểm khác biệt trên lộ trình xây dựng NTM giai đoạn tới, đó là nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương gia tăng đáng kể. Nếu giai đoạn trước chỉ chiếm trên 10% thì từ nay đến năm 2020 được xác lập lên tới 30% trong tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực đầu tư, đồng nghĩa với việc ngân sách nhà nước ưu tiên hơn đầu tư vào xây dựng NTM. Qua đó, đề ra 8 giải pháp để thực hiện mục tiêu kỳ vọng xây dựng NTM, tập trung trên các mặt: Tuyên tuyền, cụ thể cơ chế chính sách, huy động nguồn lực; phân bổ và giám sát nguồn vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách… và kể cả hợp tác quốc tế trong xây dựng NTM.

Nếu đạt được các mục tiêu xây dựng NTM đến năm 2020 mà tỉnh đặt ra sẽ làm thay đổi căn bản đời sống nông thôn theo hướng phát triển bền vững.

Từ thay đổi... TIẾP TRANG 3

Giọt nước mắt... TIẾP TRANG 5

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu đệ nhất phu nhân Michelle

Obama vừa ký hợp đồng viết hồi ký kỷ lục lên tới 60 triệu USD với nhà xuất bản Penguin Random House, theo tiết lộ của Financial Times hôm 28/2.

Trước đó, cựu Tổng thống Bill Clinton cũng từng viết hồi ký và hợp đồng ông đạt được là 15 triệu USD trong khi bà Hillary Clinton được trả 14 triệu USD cho cuốn hồi ký Hard Choices (tạm dịch: Những lựa chọn khó khăn) năm 2014.

Theo nghiên cứu mới đây của Trường Kinh doanh Kogod trực thuộc trường ĐH Mỹ, cùng với các hợp đồng viết sách, những buổi nói chuyện và lương hưu từ chính phủ, cựu Tổng thống Barack Obama và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama dự kiến có thể kiếm được 242,5 triệu USD trong 15 năm tới,

Trước đây, khi bước vào Nhà Trắng, vợ chồng ông Obama có giá trị tài sản khoảng 1,3 triệu USD nên có thể nói họ đang đi đúng hướng để gia tăng đáng kể giá trị tài sản. Để tính toán thu nhập trong tương lai của nhà cựu tổng thống, các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu vào số tiền họ có thể kiếm được từ sách, các bài phát biểu và lương hưu 200.000 USD mỗi năm từ chính phủ.

“Tổng thống Obama rời văn phòng khi đã có 2 tựa sách bán chạy nhất nhờ tên tuổi của ông ấy nên vợ chồng họ có thể nhận thêm khoảng 40 triệu USD nhờ chi phí bán sách. Nếu thêm 3 triệu USD tiền hưu trí và khoảng

Nhà Obama đồng ý viết hồi ký kỷ lục 60 triệu USD

50 bài phát biểu 1 năm, mỗi bài xấp xỉ 200.000 USD, họ sẽ kiếm được gần 200 triệu USD trước thuế” - trích nghiên cứu trên.

Ông Obama viết cuốn hồi ký đầu tiên “Dreams from My Father: A Story of Race and Inheritance” (tạm dịch: Những giấc mơ từ cha tôi: Một câu chuyện về chủng tộc và di sản) vào năm 1995 nhưng nó chỉ trở nên phổ biến vào năm 2008, khi ông lần đầu tranh cử tổng thống. Sau đó, cuốn sách thứ 2 với tựa đề “The Audacity of Hope: Thoughts on Reclaiming the American Dream” (tạm dịch: Hi vọng táo bạo: Những suy nghĩ về việc tìm lại giấc mơ Mỹ) được ra mắt vào năm 2006, khi ông Obama là một thượng nghị sĩ.

Cả ông Obama và bà Michelle đều dự kiến xuất bản tự truyện dựa trên những kinh nghiệm của họ tại Nhà Trắng, giúp họ có thể

kiếm được từ 20 đến 45 triệu USD. Theo tờ New York Times, tác phẩm của ông Obama có tiềm năng trở thành cuốn hồi ký tổng thống có giá trị nhất mọi thời đại.

Những buổi phát biểu cũng đem lại thu nhập khổng lồ cho nhà Obama. Theo nghiên cứu của đài CNN, vợ chồng cựu Tổng thống Bill Clinton kiếm được trung bình 210.795 USD cho mỗi bài diễn thuyết họ thực hiện trong 15 năm qua sau kể từ khi rời Nhà Trắng. Vì vậy, nhà Obama cũng có thể kiếm được số tiền tương tự nếu không hơn.

Dù có nguồn thu nhập tiềm năng khổng lồ nhưng tổng tài sản của vợ chồng Obama vẫn thua kém nhiều so với Tổng thống Donald Trump, tổng thống giàu nhất trong lịch sử nước Mỹ. Theo thống kê của tạp chí Forbes, giá trị tài sản của ông Trump là 3,7 tỉ USD.

Theo NLDO

Vợ chồng ông Obama có thể kiếm được 200 triệu USD trong vòng 15 năm.

12 THỨ BẢY 4 - 3 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Thể thao

Góc ảnh đẹp

Gốm Bát Tràng thời mở cửa . Ảnh: Trường Thi

VIẾT TRỌNG

Pyeong Chang - thành phố của “sức khỏe và thể thao”Khi tôi thử gõ vào Google cái

tên Pyeong Chang, màn hình báo có gần 600 nghìn kết quả xuất hiện. Một huyện lỵ nhỏ của Hàn Quốc sao bỗng nhiên có nhiều người đề cập đến thế - đơn giản vì nơi đây sẽ diễn ra Thế vận hội Mùa đông 2018 (tên tiếng Anh Olympic Winter Games - để phân biệt với Thế vận hội mùa hè Olympic Summer Games diễn ra trong mùa hè).

Và rốt cuộc tôi cũng tìm được tên Hán - Việt của huyện ly. Pyeong Chang này: Bình Xương. Huyện này nằm ở tỉnh Gangwon - cũng có tên Hán Việt là Giang Nguyên, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 180 km về hướng đông bắc. Điểm thú vị là huyện lỵ này cũng giống Đà Lạt, nghĩa là hoàn toàn nằm trên núi cao, trong một khu vực núi có tên là Taebaek (Thái Bạch) với rất nhiều chùa chiền nổi tiếng xứ Hàn. Tuy nhiên, so với cao độ Đà Lạt (khoảng 1.500 m trên mặt nước biển) thì huyện lỵ Bình Xương này thấp hơn, chỉ chừng 700 - 1.000 m

Thấp hơn độ cao Đà Lạt nhưng cái lạnh của huyện lỵ này thì khỏi chê (xứ Hàn - lạnh mà không lạnh thì mới… lạ). Trong bảng nhiệt độ trung bình địa phương này đưa ra, tôi tính được chỉ có 2 tháng nhiệt độ trung bình trên 19 độ C, đó là tháng 7 và tháng 8 trong mùa hè, còn 4 tháng mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 nhiệt độ dưới 0 độ

Xứ Hàn sẵn sàng cho Thế vận hội mùa đông 2018Chỉ còn chưa đầy 1 năm nữa Thế vận hội mùa đông sẽ bắt đầu khởi tranh lần đầu tiên tại Hàn Quốc và có vẻ quốc gia này đã sẵn sàng cho sư kiện thể thao tầm cỡ thế giới.

C, có những thời điểm trong mùa đông nhiệt độ xuống thấp - âm dưới 28 độ C.

Với người bình thường, cái lạnh này đúng là tê tái. Nhưng Pyeong Chang - Bình Xương này đang biến cái lạnh và không khí độc đáo vùng núi cao thành “đặc sản” của địa phương này. Nơi đây có một câu khẩu hiệu nổi tiếng “Bình Xương hạnh phúc trên độ cao 700 m” (Happy 700 Pyeong Chang), người dân nơi đây luôn tự hào rằng đây là nơi rất đáng sống: “Nơi tốt nhất cho sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí và chơi thể thao”, là “Thành phố của thiên nhiên, sức khỏe và tuổi thọ”…

Với cái lạnh kéo dài trong mùa đông, tuyết rơi dày phủ kín sườn đồi, phong cảnh miền núi tươi đẹp cùng nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng, Pyeong Chang hằng năm

thu hút rất đông du khách đến đây trong mùa hè lẫn mùa đông; mùa hè leo núi, mùa đông đi trượt tuyết.

Với người dân Pyeong Chang, việc huyện lỵ của mình được chọn để tổ chức Thế vận hội mùa đông 2018 chẳng khác nào một giấc mơ. Giấc mơ đó đang hiện thực hóa từng ngày. Thành phố - huyện lỵ này đang thay đổi rất nhanh và sẽ là một địa danh được truy cập rất nhiều từ khắp nơi trên thế giới trong thời gian đến.

Rất nhiều hạng mục được xây dựng ở đây trong thời gian này để chuẩn bị cho sự kiện thể thao tầm cỡ quốc tế, từ các khách sạn cho du khách, làng Olympic cho vận động viên, đến các tổ hợp thi đấu thể thao mùa đông với một sân vận động lớn và một khu trượt tuyết đẳng cấp thế giới… Tất cả đang đánh thức Bình Xương,

biến cái huyện lỵ du lịch miền núi thanh bình này thành một trung tâm hàng đầu về thể thao mùa đông của Hàn Quốc.

Đã sẵn sàng Đây là lần thứ hai Hàn Quốc

tổ chức thế vận hội nhưng lại là lần đầu tiên Thế vận hội mùa đông diễn ra tại nước này, dự kiến sẽ diễn ra từ 9-24/1/2018. Trước đó, trong năm 1988, Hàn Quốc đã từng tổ chức Thế vận hội mùa hè tại Seoul.

Để giành quyền đăng cai ở Pyeong Chang, Hàn Quốc trong năm 2011 đã vượt qua 2 quốc gia khác là Pháp (thành phố Annecy) và Đức (thành phố Munich). Bình Xương - Pyeong Chang chính là thành phố thứ 3 của châu Á đăng cai Thế vận hội mùa đông sau 2 thành phố của Nhật Bản là Sapporo năm 1972 và Nagano năm 1998. Với việc đăng cai này, Hàn Quốc cũng là quốc gia thứ 8 trên thế giới đến nay vinh dự được tổ chức cả Thế vận hội mùa hè lẫn Thế vận hội mùa đông.

Bằng tiềm lực kinh tế của mình, Hàn Quốc đang làm rất tốt cho sự kiện lớn này diễn ra trên đất nước mình, không chỉ đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất tại Pyeong Chang mà bao gồm cả việc thi công tuyến đường tàu cao tốc nối từ Seoul đến thành phố này, dự kiến sẽ hoàn tất trong cuối năm nay. Khi đường tàu này xong, người đi chỉ mất chừng hơn 1 tiếng đồng hồ từ thủ đô Seoul để đến được đây.

Theo tờ Người Úc (The Autralian) ghi nhận, sự chuẩn bị

của quốc gia này rất đáng kinh ngạc, thậm chí còn tốt hơn Nga khi chuẩn bị cho Thế vận hội mùa đông tại Sochi lần trước đây, hơn nhiều so với Brazil khi chuẩn bị cho Thế vận hội mùa hè vừa rồi. Ngay cả những bê bối lùm xùm về chính trị gần đây tại quốc gia này cũng có vẻ chẳng ảnh hưởng mấy đến công tác chuẩn bị trên.

Không chỉ đẩy nhanh tiến độ xây dựng, chính phủ Hàn còn mở các chiến dịch lớn để vận động người dân trong nước tham gia vào đội ngũ tình nguyện viên phục vụ tại Thế vận hội cũng như trực tiếp mua vé đến tham dự sự kiện thể thao tầm cỡ này. Dự kiến quốc gia này cần 22.400 tình nguyện viên nhưng đến nay đã có trên 90 nghìn người dân trong nước đăng ký tham gia.

Theo các vận động viên Úc đánh giá, toàn bộ cơ sở vật chất sân bãi thi đấu đến nay khi họ đến đây tham quan, thi đấu thử nghiệm đều được xây dựng với chất lượng rất tốt, đạt đẳng cấp thế giới. Tuyết nơi đây lại dày và có độ ổn định nhất định so với nhiều nơi đã từng tổ chức Thế vận hội mùa đông trước đây như Vancover của Canada chẳng hạn. Hàn Quốc còn cho phủ sóng Wifi tốc độ cao, truy cập mạng miễn phí tại các địa điểm thi đấu “Không nghi ngờ gì họ đang sẵn sàng rất tốt cho một kỳ Thế vận hội” - một vận động viên Úc cho biết.

Gần một năm nữa mới đến ngày khai mạc, nhưng như tờ The Australian, dường như người Hàn đã làm mọi thứ đâu vào đó và tờ báo này đánh giá với sự chuẩn bị này đây sẽ là một kỳ Olympic mùa đông thành công.

Pyeong Chang - địa điểm diễn ra Thế vận hội mùa đông 2018 ở Hàn Quốc (Korea Portal)

Xạ thủ Việt Nam được 236,6 điểm khi thi đấu chung kết nội dung 10 m súng ngắn hơi nam tại Ấn Độ.

Xuân Vinh áp dụng chiến thuật bắn chậm từng giúp anh giành HC vàng tại Olympic Rio 2016. Loạt năm viên đầu tiên anh là người hoàn tất cuối cùng, nhưng xếp đầu với 50,9 điểm.

Kết thúc loạt thứ hai, xạ thủ Việt Nam rơi xuống thứ ba. Viên cuối anh bắn hoàn hảo đạt 10,9 điểm, nhưng viên thứ hai trong loạt này chỉ đạt 8,3 điểm.

Bước vào vòng hai, tám xạ thủ bắn loại trực tiếp. Sau hai viên, ai thấp điểm nhất sẽ phải rời cuộc chơi. Ba người trụ đến vòng tranh huy chương là Tomoyuki Matsuda (Nhật Bản), Hoàng Xuân Vinh (Việt Nam) và Jitu Rai (Ấn Độ).

Xuân Vinh vượt qua Jitu Rai để bước vào vòng đối đầu trực tiếp, tranh HC vàng với Tomoyuki Matsuda. Tuy nhiên,

xạ thủ Việt Nam không thể tạo ra kỳ tích khi chỉ bắn được 9,5 và 9,8 điểm, trong khi đối thủ đạt 10,2 và 10,6.

Với 236,6 điểm, Xuân Vinh giành HC bạc. Matsuda giành HC vàng và phá kỷ lục thế giới khi đạt 240,1 điểm.

“Hoàng Xuân Vinh giành HC bạc là thành công. Điều đó chứng tỏ anh ấy có cố gắng và duy trì được quyết tâm sau khi bước lên đỉnh cao ở Olympic Rio 2016”, HLV Nguyễn Thị Nhung chia sẻ. “Cá nhân tôi, thực ra, chỉ mong Xuân Vinh vượt qua vòng loại. Một VĐV không thể ở đỉnh cao hết giải này qua giải khác. Sau chiến tích tại Olympic, nếu Xuân Vinh không thành công ở giải đấu tại Ấn Độ, điều đó sẽ giúp anh ấy kích thích tinh thần hơn để chuẩn bị cho những giải quan trọng sau này”.

Theo 24h.com.vn

Hoàng Xuân Vinh giành HC bạc World Cup bắn súng