9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep

6
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ LIÊN KẾT “4 NHÀ” TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TS. Nguyễn Công Thành Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL Lợi ích của liên kết “4 nhà” Giúp đỡ lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp : Ví dụ nhà doanh nghiệp đầu tư vật tư ban đầu cho nhà sản xuất (nông dân). Giúp đỡ bao tiêu sản phảm và tiêu thụ đầu ra với giá ổn định cho người sản xuất an tâm và có lợi nhuận đảm bảo đời sống và phát triển kinh tế. “Một nhà” là chỗ dựa, là hậu thuẩn, là mốc đầu trong liên hoàn với “các nhà” khác: Người nông dân dựa vào vốn, chính sách, pháp luật của Nhà nước (nhà quản lý) để sản xuất đúng hướng và có hiệu quả. Nhà quản lý cung cấp vốn thông qua ngân hàng, cung cấp thông tin, thị trường cho nông dân. Nhà quản lý có thể đứng ra tổ chức việc liên kết sản xuất và kinh doanh đi đúng hướng và có hiệu quả. Nhà khoa học tạo ra giống, quy trình kỹ thuật và đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân…. Là mốc đầu tiên trong liên hoàn với các nhà khác, chẳng hạn mốc đầu tiên là giống/quy trình kỹ thuật có từ các nhà khoa học đem đến cho người nông dân sản xuất và “nhà sản xuất” là mốc đầu tiên trong liên hoàn với “nhà doanh nghiệp” để tiêu thụ sản phẩm. Nhà doanh nghiệp thường là “mốc cuối cùng” trong liên hoàn vì là nơi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có thể là “mốc khởi đầu” trong nhiều trường hợp. Ví dụ, không những bao tiêu sản phẩm cho nông dân mà họ còn đầu tư giống ban đầu (để chủ động chất lượng), vật tư, tiền vốn… Như vậy nhà doanh nghiệp trong liên kết cũng có thuận lợi là chủ động nguồn hàng, định hướng đầu ra, chủ động chất lượng, số lượng ngay từ đầu để hạch toán và lên kế hoạch kinh doanh hạn chế rủi ro so với kinh doanh không liên kết. Thường những doanh nghiệp làm ăn lớn thường liên kết với nông dân và liên kết “4 nhà”. Và sự liên kết rất đảm bảo, nâng cao uy tín và kinh

Upload: quang-an-giang

Post on 15-Apr-2017

196 views

Category:

Environment


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ LIÊN KẾT “4 NHÀ” TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

TS. Nguyễn Công Thành Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL

Lợi ích của liên kết “4 nhà” Giúp đỡ lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp: Ví dụ nhà doanh nghiệp

đầu tư vật tư ban đầu cho nhà sản xuất (nông dân). Giúp đỡ bao tiêu sản phảm và tiêu thụ đầu ra với giá ổn định cho người sản xuất an tâm và có lợi nhuận đảm bảo đời sống và phát triển kinh tế.

“Một nhà” là chỗ dựa, là hậu thuẩn, là mốc đầu trong liên hoàn với “các nhà” khác: Người nông dân dựa vào vốn, chính sách, pháp luật của Nhà nước (nhà quản lý) để sản xuất đúng hướng và có hiệu quả. Nhà quản lý cung cấp vốn thông qua ngân hàng, cung cấp thông tin, thị trường cho nông dân. Nhà quản lý có thể đứng ra tổ chức việc liên kết sản xuất và kinh doanh đi đúng hướng và có hiệu quả. Nhà khoa học tạo ra giống, quy trình kỹ thuật và đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân…. Là mốc đầu tiên trong liên hoàn với các nhà khác, chẳng hạn mốc đầu tiên là giống/quy trình kỹ thuật có từ các nhà khoa học đem đến cho người nông dân sản xuất và “nhà sản xuất” là mốc đầu tiên trong liên hoàn với “nhà doanh nghiệp” để tiêu thụ sản phẩm. Nhà doanh nghiệp thường là “mốc cuối cùng” trong liên hoàn vì là nơi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có thể là “mốc khởi đầu” trong nhiều trường hợp. Ví dụ, không những bao tiêu sản phẩm cho nông dân mà họ còn đầu tư giống ban đầu (để chủ động chất lượng), vật tư, tiền vốn… Như vậy nhà doanh nghiệp trong liên kết cũng có thuận lợi là chủ động nguồn hàng, định hướng đầu ra, chủ động chất lượng, số lượng ngay từ đầu để hạch toán và lên kế hoạch kinh doanh hạn chế rủi ro so với kinh doanh không liên kết. Thường những doanh nghiệp làm ăn lớn thường liên kết với nông dân và liên kết “4 nhà”. Và sự liên kết rất đảm bảo, nâng cao uy tín và kinh doanh có hiệu quả hơn những nhà doanh nghiệp không liên kết và thường là những nhà kinh doanh nhỏ.

Thông qua liên kết, sản xuất mang tính quy mô cao, hiện đại, hạn chế rủi ro và hiệu quả cao: Do có kế hoạch từ đầu về phương hướng sản xuất, giống kỹ thuật gì? Ai chịu trách nhiệm từng khâu thế nào, đầu ra ai bao tiêu?. Giá cả được định sẵn có sự thống nhất từ đầu và thị trường đã được các doanh nghiệp định hướng theo hoạt động kinh doanh thường xuyên của họ. Từ đó, người sản xuất và người kinh doanh lên phương án và hạch toán sản xuất, kinh doanh ngay từ ban đầu để biết được chi phí và lợi nhuận một cách chủ động. Với trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của liên kết “nhiều nhà” chắc chắn sẽ hạn chế rủi ro và thất bại trong sản xuất. Thực tế chứng minh những nơi có sự liên kết tốt, cả doanh nghiệp và nông dân đều phấn khởi khi mà vụ mùa nào cũng có lợi nhuận cao và ổn định so với những hộ nông dân sản xuất tự phát và nhỏ lẻ, manh mún không có cả sự liên kết hoặc hợp tác với nhau.

Như vậy, liên kết chỉ có lợi cho sản xuất của người nông dân và cho cả nhà doanh nghiệp.

Thành công của liên kết “4 nhà” ở một số địa phương

Page 2: 9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep

Trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP, nếu không có sự liên kết, thì rất khó tổ chức thực hiện thành công. Vì mô hình này ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do đang còn mới mẻ đối với nông dân. Tuy nhiên, nhờ có sự liên kết, một số vùng sản xuất có kết quả và đạt tiêu chuẩn được công nhận. Ví dụ như một số điển hình sau đây đã sản xuất có kết quả tốt đẹp thông qua sự liên kết “nhiều nhà”:

Ở Tiền Giang, theo báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 12/2/2009, HTX Mỹ Thành (Mỹ Thành Nam, Cai Lậy, Tiền Giang) đã chính thức đón nhận giấy chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP, đánh dấu một bước tiến mới rất quan trọng trong sản xuất lúa ở nước ta. Điều quan trọng khi tổ chức việc sản xuất lúa theo GlobalGAP, có sự liên kết “4 nhà”, quan tâm việc bao tiêu sản phẩm. Nhờ thế, nông dân không phải lo tìm đầu ra cho sản phẩm, không bị thương lái ép giá vì toàn bộ số lúa làm ra đã được Công ty ADC bao tiêu với giá cao hơn thị trường 20%. Đây là thành công bước đầu rất phấn khởi của nông dân Tiền Giang.

Ở Sóc Trăng: Theo báo Hậu Giang ngày 30/07/2010, nhờ sự liên kết trong sản xuất lúa đã giúp cho nông dân HTX Hòa Lời (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) có được kết quả trong sản xuất lúa cho lợi nhuận cao. HTX Hòa Lời đã tạo ra sản phẩm gạo sạch, chất lượng cao và an toàn có thương hiệu mang tên Ngọc Đồng. Có được kết quả này là nhơ sự liên kết “4 nhà” giữa Công ty Gentraco; các nhà khoa học tạo giống lúa thơm ST của Sóc Trăng; nông dân HTX Hòa Lời, huyện Mỹ Xuyên, lãnh đạo Sở NN&PTNT Sóc Trăng. Kế hoạch của tỉnh trong vụ kế tiếp của năm 2010, diện tích tham gia HTX lúa - tôm sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 50 ha, tăng 100% so với vụ mùa năm 2009. Gentraco và Hòa Lời sẽ cùng hợp tác thành lập liên minh sản xuất gạo chất lượng cao, liên minh này được sự hỗ trợ tích cực của Sở NN&PTNT Sóc Trăng.

Ở An Giang, theo website www.angiang.gov.vn ngày 6/4/2010 hiện nay đã có Công ty TNHH ADC (Cần Thơ) là chấp nhận đầu tư giống Jasmine 85 (loại giống xác nhận), phân bón, thuốc trừ sâu… cho nông dân An Giang sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Đối với những hộ dân được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn, Công ty TNHH ADC sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn giá lúa thị trường 20% (tăng khoảng 1.000 đồng/kg); còn chi phí mua giống, vật tư nông nghiệp của nông dân sẽ được trừ vào tiền mua lúa.

Nhiều nơi khác còn có những hình thức liên kết trong sản xuất cây ăn quả, rau sạch, thủy sản… Tuy nhiên, nhìn chung vẫn chưa sâu rộng và đồng bộ. Nông dân đại đa số vẫn còn sản xuất tự phát và sản phẩm cuối cùng của họ cũng tiêu thụ được nhưng với giá nổi trôi trên thị trường và không ổn định. Thường khi thu hoạch rộ rớt giá, khi khan hiếm giá cao ngất ngưỡng thì nông dân đại đa số không còn lúa để bán. Tiến đến sản xuất lớn và hiện đại, thiết nghĩ tình trạng này nên chấm dứt sớm nhằm đi vào sản xuất có kế hoạch và đảm bảo lợi ích của người sản xuất thông qua hình thức qui hoạch vùng theo yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm, có liên kết đảm bảo bao tiêu sản phẩm, định hướng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Những bài học thất bại của liên kết “4 nhà”

Page 3: 9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep

Nông dân Việt Nam đã hội nhập thị trường lớn WTO, và khi thực hiện các Hiệp định thương mại tự do giữa các nước ASEAN, ASEAN Trung Quốc… sản phẩm của nông dân chúng ta phải cạnh tranh vô cùng gay gắt với sản phảm cùng loại với các nước trong khối và với Trung Quốc. Vì vậy, việc liên kết sẽ giúp cho nông dân và cho nền nông nghiệp vững mạnh hơn. Người ta ví hội nhập như kiểu chúng ta ra biển lớn, liên kết “4 nhà” cùng bơi với lực đồng bộ tạo sức mạnh tổng hợp chứ không phải “mạnh ai nấy bơi”, ai bị ngã thì người khác tự bơi riêng…

Hiện nay thật sự chúng ta thiếu liên kết và liên kết lỏng lẻo. Liên kết “4 nhà” hầu như mới chỉ là khẩu hiệu chung chung mà chưa có gì cụ thể. Theo báo Sài Gòn Giải phóng online ngày 10/4/2008, nói về sự lỏng lẻo trong liên kết “4 nhà” có viết những đầu dòng in đậm: Nhà nước trách cứ nhà khoa học…, Nhà khoa học trách nhà nông…

Vấn đề chính sách và cơ chế tạo mối liên kết, theo Tạp Chí Cộng Sản ngày 2/5/2010, viết với các nhà khoa học, tham gia liên kết “4 nhà” chưa có chính sách nào khuyến khích để họ có thể gắn kết với người sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm đủ chất lượng cho thị trường đang đòi hỏi. Những điều trên đã dẫn đến người sản xuất cũng như nhà doanh nghiệp phải tự “bơi trong bể” thị trường bao la.

Không liên kết hoặc thiếu chặt chẽ là do không tin nhau, sợ mất quyền lợi khi vào liên kết, doanh nghiệp chưa tin nông dân, nông dân không tin doanh nghiệp. Và thực sự đã có những vấn đề mất lòng tin làm tan vỡ mối liên kết. Liên kết có thành công điều yêu cầu đầu tiên là phải có chữ “tín” giữa các nhà với nhau. Điều này bảo đảm uy tín của các nhà trong mối liên kết. Thất bại trong liên kết do mất lòng tin mà nguyên nhân dẫn đến là do chạy theo lợi nhuận thái quá của một nhà nào đó sẽ phá vỡ mối liên kết.

Cũng theo Tạp chí Cộng Sản ngày 2/5/2010, gần đây, ở tỉnh Trà Vinh có hiện tượng “doanh nghiệp bội tín, nông dân lỗ nặng”, 153 nông dân ở xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè hợp tác sản xuất với Công ty Lúa giống 9 Táo đóng tại xã Sông Lộc, huyện Châu Thành, theo hợp đồng, Công ty bán giống cho nông dân với giá 11.000đ/kg nếu trả tiền trước và 13.000 đ/kg nếu phải trả sau. Đồng thời, Công ty hứa mua lại lúa của dân giá 5.200 đ/kg. Nhưng do giống của công ty bị lẫn tạp nhiều nên tốn công khử và không bảo đảm chất lượng, công ty chỉ mua lại theo giá lúa thịt 2.800 - 2.900 đ/kg.

Cũng có những thí dụ khác làm mất lòng tin khi doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, cung cấp giống, phân bón, vật tư khác kém chất lượng để cho sản xuất của nông dân bị thất thoát, làm ảnh hưởng không chỉ uy tín của doanh nghiệp mà cả uy tín cho những “nhà khác” trong mối liên kết. Hậu quả là việc thu hồi vốn đầu tư gặp khó khăn do nông dân chưa chịu thanh toán, là một hình ảnh không lành mạnh cho những liên kết khác.

Năm ngoái, mô hình sản xuất lúa giống xã hội hóa liên kết “4 nhà” ở huyện Thoại Sơn, An Giang có sự tổ chức và ủng hộ của Chính quyền, các ban ngành từ tỉnh đến huyện rất tốt và thành công bước đầu đáng phấn khởi. Sản phẩm lúa giống đạt yêu cầu nhưng chỉ được vụ đầu, qua vụ thứ hai do giá lúa tăng cao hơn bình thường, giữa doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân không thống nhất giá thu mua như đã quy định ban đầu, dẫn đến bàn cãi, thưa

Page 4: 9108854 suy nghi ve lien ket bon nha trong san xuat nong nghiep

kiện và chấm dứt liên kết. Trong đó, cũng có phần thiếu sót về chất lượng giống từ phía nhà khoa học. Mối liên kết được xây dựng ở đây lúc đầu đã được tỉnh đánh giá cao và quan tâm đầu tư khá lớn cho doanh nghiệp và nông dân để cùng nhau liên kết làm ăn lâu dài có lợi cho cả ‘4 nhà” và cho xã hội. Nhưng do sự mất lòng tin đó nên mối liên kết bị phá vỡ là một điều hết sức đáng tiếc. Nếu doanh nghiệp có chiến lược lâu dài, nhận thấy những hướng mới hơn nữa và chấp nhận như đã thỏa thuận từ đầu với nông dân, những vụ sản xuất sau sẽ bàn bạc kỹ hơn, đảm bảo hài hòa cho các bên tham gia thì mối liên kết này đâu bị phá vỡ. Và nếu nhà khoa học biết nhận ra thiếu sót của mình khi đã “lỡ” cung cấp giống chưa đạt yêu cầu thì nên thượng lượng với nông dân, với doanh nghiệp để bồi thường thiệt hại theo mức độ nhất định thì mối liên kết quý giá đã được “nhiều nhà” bỏ công sức xây dựng đâu đến nỗi bị tan vỡ như một cuộc tình sớm chia tay. Được như vậy, kiểu liên kết xã hội hóa này sẽ trở thành là một điển hình đáng ghi nhận.