suy dinh dưỡng-

15
THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI XÃ LÃNG CÔNG , HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2013 Tác giả: Nguyễn Nam Tiến TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH VĨNH PHÚC

Upload: nguyen-nam-tien

Post on 15-Apr-2017

55 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Suy dinh dưỡng-

THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ

LIÊN QUAN TẠI XÃ LÃNG CÔNG , HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2013

Tác giả: Nguyễn Nam Tiến

TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH VĨNH PHÚC

Page 2: Suy dinh dưỡng-

Nội dung

Page 3: Suy dinh dưỡng-

1. Định nghĩa suy dinh dưỡngTheo WHO,UNICEF: SDD là hậu quả để lại do

thiếu hụt lượng dinh dưỡng cần được cung cấp vào hoặc do yếu tố bệnh tật tác động đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

2. Tiêu chuẩn (đối với trẻ dưới 5 tuổi)

Định nghĩa và tiêu chuẩn

Page 4: Suy dinh dưỡng-

1. Trên thế giới UNICEF (2009), 80% trẻ SDD thể thấp còi ở

các nước đang phát triển, cao nhất là ở Ấn Độ (60,8 triệu trẻ), Việt Nam có tỉ lệ này xếp thứ 13.

17 nước có trẻ SDD thể nhẹ cân trên 30%, 4 nước là Banglades, Ấn Độ, Đông Timor, Yemen có tỉ lệ này trên 40%

Tốc độ giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở khu vực châu Á cao hơn so với khu vực châu Phi.

Thực trạng suy dinh dưỡng(1)

Page 5: Suy dinh dưỡng-

Thực trạng suy dinh dưỡng(2)2. Tại Việt Nam•SDD nhẹ cân giảm đều qua các năm (1999 là 36,7% đến 2012 tỷ lệ là 16,2%), SDD thấp còi giảm từ 38% xuống 26,7% nhưng trong khoảng các năm đó có những năm giảm, có năm tăng.•Tỷ lệ SDD ở Việt Nam phân bố không đồng đều ở các vùng (cao nhất là Tây Nguyên)3. Tại xã Lãng Công•19,8% SDD nhẹ cân và 23,9% bị SDD thấp còi, tỷ lệ SDD này của huyện Sông Lô là 15,51% và 17,25%.

Page 6: Suy dinh dưỡng-

1. Mô tả thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Lãng Công, Sông Lô, Vĩnh Phúc năm 2013.

2. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Lãng Công, Sông Lô, Vĩnh Phúc năm 2013.

3. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Lãng Công, Sông Lô, Vĩnh Phúc năm 2013.

Mục tiêu nghiên cứu

Page 7: Suy dinh dưỡng-

1. Đối tượng nghiên cứu:•Trẻ em dưới 5 tuổi sinh từ 10/11/ 2008 đến 1/11/2013 đang sinh sống tại xã Lãng Công•Bà mẹ có con dưới 5 tuổi hoặc NCS nuôi dưỡng trẻ.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:•Thời gian: Từ tháng 08/2013 đến tháng 04/2014•Địa điểm: Xã Lãng Công, huyện Sông Lô3. Thiết kế nghiên cứu:•Loại nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng•Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Phương pháp nghiên cứu (1)

Page 8: Suy dinh dưỡng-

Phương pháp nghiên cứu (2)4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:4.1. Cỡ mẫu được tính theo công thức cỡ mẫu 1 tỷ lệ. Sau khi tính toán mẫu nghiên cứu gồm 268 trẻ dưới 5 tuổi và 268 NCS. 4.2. Phương pháp chọn mẫu:Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.5. Phương pháp thu thập số liệu:•Sử dụng phiếu cân đo trẻ em dưới 5 tuổi•Phiếu phỏng vấn các bà mẹ/NCS trẻ.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu•Số liệu thu thập được mã hoá, làm sạch nhập liệu bằng Epi 3.1, Anthro và xử lý số bằng SPSS 16.0

Page 9: Suy dinh dưỡng-

Kết quả nghiên cứu (1)1. Thực trạng SDD trẻ dưới 5 tuổi:14,2% bị SDD thể nhẹ cân, 30,2% bị SDD thể thấp còi, 7,1% bị SDD thể gầy còm.2. Thực trạng kiến thức của NCS trẻ:88,06% NCS trẻ là mẹ trẻ, chỉ có 17,9% NCS trẻ có kiến thức không đạt.

Page 10: Suy dinh dưỡng-

3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD3.1. SDD thể nhẹ cân•Thực hành cho bú sớm của bà mẹ có con dưới 5 tuổi•Tình trạng bị bệnh của trẻ dưới 5 tuổi 3.2. SDD thể gầy còm•Đặc điểm nhóm tuổi của trẻ dưới 5 tuổi

Kết quả nghiên cứu (2)

Page 11: Suy dinh dưỡng-

3.3. SDD thể thấp còi•Ăn uống của bà mẹ khi mang thai•Cách làm việc của bà mẹ khi mang thai•Khoảng cách giữa 2 lần sinh của bà mẹ•Thực hành cai sữa của bà mẹ có con•Thực hành cân đo của NCS•Đặc điểm giới tính của trẻ•Sử dụng hố vệ sinh của gia đình có trẻ

Kết quả nghiên cứu (3)

Page 12: Suy dinh dưỡng-

Bàn luận (1)• Tỷ lệ SDD nhẹ cân của xã (14,2%), thấp

hơn rất nhiều so với tỷ lệ này của cả tỉnh và cả nước (15,5% và 15,3%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

• 30,2% trẻ SDD thấp còi, tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ, tỷ lệ SDD này của xã cao hơn so với cả nước và tỉnh Vĩnh Phúc (2012).

• 7,1% trẻ dưới 5 tuổi của xã bị mắc SDD thể gầy còm, tỷ lệ này cao hơn không đáng kể khoảng 1% và 0,4% so với tỉnh Vĩnh Phúc (6,1%) và toàn quốc (6,7%) trong năm 2012.

Page 13: Suy dinh dưỡng-

• Trong 268 NCS, 88,06% là mẹ trẻ, 1,3% dưới 20 tuổi, và 7,6% trên 35 tuổi còn lại là từ 20 – 35 tuổi vì vậy đa số NCS trẻ có kiến thức chăm sóc trẻ đạt (82,1%).

• Đa số NCS biết tác dụng của oresol nhưng chỉ 0,7% biết sử dụng đúng cách.

• Gần 50% bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ dưới 1 giờ sau sinh đây là tỷ lệ cho bú sớm khá cao so với nghiên cứu khác được thực hiện trên cả nước.

Bàn luận (1)

Page 14: Suy dinh dưỡng-

• Mở các buổi tập huấn về thực hành dinh dưỡng và chế độ làm việc khi mang thai.

• Tăng cường tuyên truyền kiến thức phòng chống bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu chảy cho NCS có trẻ dưới 5 tuổi tại xã để giảm thiểu ca mắc 2 bệnh này.

• Nâng cao kiến thức về sử dụng thuốc tẩy giun và cách sử dụng oresol đúng cách cho NCS trẻ dưới 5 tuổi.

• Tăng cường lồng ghép chương trình truyền thông dinh dưỡng kết hợp truyền thông KHHGĐ để giảm tình trạng sinh con thứ 3.

• Khi tiến hành điều tra dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, nên phỏng vấn NCSchính của trẻ,không chỉ riêng bà mẹ.

Khuyến nghị

Page 15: Suy dinh dưỡng-