a vĂn phÒng chÍnh phỦ cỤc kiỂm soÁt thỦ tỤc hÀnh...

54
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 14 tháng 5 năm 2018

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 14 tháng 5 năm 2018

Bộ, ngành

1. Thực phẩm được "cởi trói"

2. TS Phan Đức Hiếu: 'Kiên định cải cách để phát triển kinh tế tư nhân'

3. 2 năm thí điểm, quản lý Grab – Uber vẫn dừng ở chỗ bàn bạc kiểu “5 người mà 10 ý”

4. Cải cách thể chế phải không làm hạn chế cơ hội đầu tư của doanh nghiệp

5. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP: Luôn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

6. Trông chờ thay đổi thật sự trong công tác cán bộ

7. Gần 21.000 doanh nghiệp tham gia Cơ chế một cửa quốc gia

8. Cải cách hành chính thuế, hải quan: Vẫn còn nhiều dư địa

Địa phương 9. Tiếp xúc cử tri, Thủ tướng giải đáp nhiều băn khoăn

10. Lò nóng rực lên rồi!

11. Tăng cường giải pháp nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

12. Đà Nẵng rút thẻ xanh, vàng, hồng để đánh giá công chức

13. Cục Thuế Đồng Tháp: Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ điện tử

14. Quận 12 sắp có trợ lý Facebook tiếp dân

1. Thực phẩm được "cởi trói" Việc nới lỏng điều kiện kinh doanh cho ngành thực phẩm có thể là

con dao hai lưỡi nếu khâu hậu kiểm không được tăng cường đồng

bộ

Nghị định 15 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực

phẩm vừa có hiệu lực đã có sự thay đổi căn bản về quan niệm quản lý

thực phẩm: chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm thủ tục hành chính,

tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp (DN).

Thuận lợi hơn

Mới đây, Bộ Công Thương cũng vừa phê duyệt phương án tổng thể đơn

giản hóa một loạt thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh của

bộ này năm 2018. Trong đó, lĩnh vực an toàn thực phẩm có 8 thủ tục

được cắt giảm. Cụ thể, Bộ Công Thương bãi bỏ quy định về tài liệu trong

hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ

sở kinh doanh thực phẩm như: Bản sao có xác nhận của cơ sở, giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký DN

hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

Đồng thời, bãi bỏ nội dung "diện tích nhà xưởng", "hệ thống thông gió",

"hệ thống chiếu sáng" tại bản thuyết minh về cơ sở vật chất.

Bà Lê Thị Thanh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food

(TP HCM), đánh giá việc cho phép DN tự công bố sản phẩm mang lại

nhiều thuận lợi cho DN, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.

"Trước đây, để thực hiện thủ tục xin xác nhận công bố DN phải mất từ 2-

3 tuần, cá biệt có sản phẩm mất 3-5 tháng vô cùng vất vả, còn bây giờ

chỉ cần nộp hồ sơ là được sản xuất. Tuy nhiên, với Sài Gòn Food, chúng

tôi nhận thức việc tự công bố sản phẩm nghĩa là tính tự chịu trách nhiệm

phải cao hơn trước để tự bảo vệ thương hiệu. Tôi đã họp với phòng

quản lý chất lượng của công ty, yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc hơn

trước và sẵn sàng chịu sự hậu kiểm. Điều này khác với trước đây là sau

khi xin được xác nhận công bố rất hiếm khi bị hậu kiểm" - bà Lâm dẫn

chứng.

Việc cắt giảm nhiều thủ tục và điều kiện kinh doanh giúp DN thực phẩm

thuận lợi hơn trong việc đưa sản phẩm mới ra thị trường, không còn

phải xin phép vất vả như trước đây nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc

này sẽ tạo kẽ hở cho các sản phẩm không bảo đảm an toàn ung dung ra

thị trường. Đại diện một DN lo lắng cơ quan chức năng lực lượng mỏng,

chỉ tập trung hậu kiểm "người có tóc" còn các cơ sở nhỏ nhởn nhơ vì

không còn bị điều kiện ban đầu chặn lại. Những cơ sở nhỏ lẻ bị đánh giá

là có nguy cơ cao trong việc gây mất an toàn thực phẩm.

Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn

thực phẩm TP HCM, sau khi luật cho phép DN tự công bố sản phẩm,

lượng hồ sơ tăng vọt, chỉ trong 2 tháng rưỡi ban đã tiếp nhận trên 4.000

hồ sơ tự công bố sản phẩm. "Quản lý thực phẩm chuyển từ tiền kiểm

sang hậu kiểm được nhiều người ví là thả gà ra đuổi nhưng theo tôi,

trước giờ quy định hậu kiểm đã có nhưng thực hiện chưa tốt. Trước đây,

việc quản lý tập trung vào cấp phép ban đầu (tiền kiểm), đánh giá chủ

yếu dựa vào hồ sơ theo kiểu "thi vở sạch chữ đẹp", có dịch vụ "lo" cũng

không thực chất. Vì vậy, bớt thủ tục là bớt khổ cho DN còn cơ quan

quản lý sẽ tập trung nhân lực, trang thiết bị cho hậu kiểm" - bà Lan phân

tích.

Cần tăng cường công tác hậu kiểm để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng

Tập trung nơi nguy cơ cao

Theo kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm

2018 do Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm ban

hành, các bộ và địa phương phải xây dựng kế hoạch hậu kiểm bảo đảm

mục tiêu 100% sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra,

giám sát 1 lần/năm về công bố sản phẩm và chỉ tiêu an toàn. Công tác

hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào nhóm sản phẩm thuộc

diện tự công bố, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm, sản

phẩm được sản xuất bởi các cơ sở không có chứng nhận hệ thống quản

lý chất lượng tiên tiến như: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRS,…

Đối với các nhóm thực phẩm do ngành nông nghiệp quản lý hiện đã có

sự kiểm tra phân loại DN theo nhóm A, B, C để quản lý chặt hay thông

thường. Theo quy định hiện nay, DN xếp loại A sẽ được kiểm tra 1

lần/năm, loại B 2 lần/năm, loại C không bảo đảm an toàn thực phẩm

phải thực hiện khắc phục để được tái kiểm để lên loại A, B mới được

hoạt động. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn

Tám cho biết đã có đề xuất giãn kiểm tra DN được xếp loại A 2 năm/ lần

thay cho 1 năm/lần như hiện nay, DN xếp loại B còn 1 năm/lần thay cho

2 lần/năm như hiện nay để tập trung nguồn lực kiểm tra DN xếp loại C.

"Công tác thanh tra sẽ chuyển mạnh từ thanh tra theo kế hoạch sang đột

xuất, tập trung các công đoạn có nguy cơ cao trong chuỗi ngành hàng

như: giết mổ gia súc, gia cầm; sơ chế nông sản, thủy sản ban đầu nhỏ

lẻ,… để kịp thời phát hiện vi phạm" - ông Tám nêu rõ.

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan cho biết TP HCM sẽ tập trung kiểm tra

vào các cơ sở có nguy cơ cao để xảy ra mất an toàn thực phẩm, các cơ

sở có hồ sơ công bố sản phẩm có nghi vấn. Để nâng hiệu quả quản lý

an toàn thực phẩm, bà Lan hiến kế cần nâng cao vai trò của các hội

ngành hàng để tự quản và hỗ trợ cơ quan chức năng. Theo bà Lan, ở

các nước vai trò của các hội ngành hàng rất quan trọng vì họ có chuyên

môn cũng như lý do cạnh tranh sẽ giám sát nhau xuyên suốt hơn cơ

quan nhà nước.

Kém chất lượng vẫn an toàn!

Theo bác sĩ Trần Văn Ký (phụ trách Văn phòng phía Nam - Hội Khoa

học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam), hồ sơ công bố sản phẩm

của DN hiện nay không còn yêu cầu công bố về tiêu chuẩn chất lượng

sản phẩm mà chỉ cần các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm có nghĩa là bảo

đảm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Tức thực phẩm

đó chỉ cần đạt các chỉ tiêu về giới hạn kim loại nặng, vi sinh, hóa, lý…,

không còn quan tâm đến chất lượng. Đối với các loại thực phẩm chế

biến, việc đạt các yêu cầu này khá dễ dàng. Điều này dẫn đến việc các

nhà sản xuất muốn nâng chất lượng sản phẩm bằng việc sử dụng

nguyên liệu tốt không cạnh tranh được về giá với cơ sở sử dụng nguyên

liệu phế phẩm, không còn chất dinh dưỡng. Có thể ví dụ trường hợp sản

phẩm giò chả sử dụng thịt heo nạc loại 1 sẽ bị đánh đồng với cơ sở

dùng thịt heo nạc loại 3 rồi độn bột, phụ gia, hương liệu vì cả 2 đều cho

ra sản phẩm hợp pháp.

Việt Nam hiện có khoảng 10.000 loại thực phẩm đang lưu thông nhưng

có rất ít loại có quy chuẩn chất lượng (tỉ lệ vài phần ngàn) để buộc các

nhà sản xuất tuân theo, còn lại do DN tự chủ. Theo tôi, ngoài công bố về

chỉ tiêu an toàn thực phẩm, DN phải công bố chỉ tiêu về chất lượng sản

phẩm để người tiêu dùng dựa vào đó mà chọn sản phẩm phù hợp với

nhu cầu.

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Theo nld.com.vn

2. TS Phan Đức Hiếu: 'Kiên định cải cách để phát triển kinh tế tư nhân' Năm 2017 đã đánh dấu một năm đạt được nhiều kết quả tích cực từ

các chương trình và nỗ lực của Đảng và Nhà nước về cải cách kinh

tế, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy phát triển doanh

nghiệp tư nhân.

Bài viết này nhằm điểm lại quyết tâm và chương trình cải cách kinh tế của Đảng,

Chính phủ; những kết quả đạt được và suy nghĩ cho giai đoạn tiếp theo.

Chính phủ đã và đang làm gì để phát triển kinh tế tư nhân?

Trong hai năm gần đây, quyết tâm phát triển kinh tế, cải thiện môi trường

đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và nhà nước đã

thể hiện rất rõ ràng và mạnh mẽ. Nhận thức về vai trò quan trọng của

kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đã rõ ràng, nhất quán. Nỗ lực cải cách

kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân đã được ghi nhận ở hàng chục văn

bản chính sách quan trọng.

Một điểm khác biệt so với chương trình và mục tiêu cải cách kinh tế

trước đây là các văn bản nêu trên đều xác định rất rõ ràng, cụ thể các

mục tiêu, giải pháp toàn diện với các tiêu chí mang tính định lượng. Cụ

thể là:

- Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam cả về số lượng, chất

lượng, thực sự là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Thúc

đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công

nghệ hiện đại để làm nòng cốt, mũi nhọn phát triển kinh tế, cùng với sự

phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, nâng cao sức

cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Đến năm 2020, có ít nhất 1

triệu doanh nghiệp; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông

nghiệp hoạt động có hiệu quả .

- Nghị quyết 19-2017/NQ-CP bao gồm: 56 trang, có khoảng 18 trang lời

văn, còn gần 30 trang phụ lục chỉ rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cho từng bộ

ngành với tổng cộng khoảng 250 nhiệm vụ cụ thể. Đặt mục tiêu đến hết

năm 2017, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt trung bình của

nhóm nước ASEAN 4. Các Nghị quyết 83/NQ-CP và Nghị quyết 98/NQ-

CP yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy

ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan

liên quan tiếp tục, rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2

số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành

chính, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của

doanh nghiệp.

Đã đạt được kết quả cải cách đáng ghi nhận

Các nỗ lực cải cách nói trên đã được những kết quả rất đáng ghi nhận.

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018, nước ta năm nay đã

tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng, từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 quốc gia;

điểm số tuyệt đối cũng tăng từ 4.3 điểm năm 2016 lên 4.4 điểm năm

2017.

Đáng chú ý có mấy điểm chỉ số thành phần có sự cải thiện lớn, đó là thị

trường tài chính tăng 7 bậc (từ 78/138 lên 71/137), chỉ số sẵn sàng công

nghệ tăng 13 bậc (từ 92/138 lên 79/127), chỉ số sáng tạo cũng tăng 2

bậc (từ 73/138 lên 71/137).

Ngày 31/10/2017, Ngân hàng thế giới công bố xếp hạng Môi trường kinh

doanh Doing Business 2018, theo đó môi trường kinh doanh của Việt

Nam có sự cải thiện đáng kể, lên vị trí 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc

so với năm ngoái (vị trí 82). Đây là mức tăng bậc nhiều nhất trong thập

niên qua. Điểm số chung tăng 2,85 điểm phần trăm. Kết quả tích cực

này đạt được bởi 8/10 chỉ số tăng điểm (không có chỉ số nào giảm

điểm), 6/10 chỉ số tăng bậc.

Đáng ghi nhận nhất đó là các chỉ số về nộp thuế và BHXH tăng điểm và

tăng hạng nhiều nhất (tương ứng tăng 14,78 điểm và 81 bậc), đạt vị trí

86/190 (năm ngoái ở vị trí 167). Tiếp cận điện năng với thứ hạng 64/190

nền kinh tế (tăng 32 bậc). Chỉ số Cấp phép xây dựng xếp hạng thứ

20/190, cải thiện 4 bậc so với năm ngoái (thứ hạng 24) – đây là chỉ số

xếp hạng cao nhất của nước ta.

Sự tăng hạng của các chỉ số môi trường kinh doanh là đền đáp cho

quyết tâm của Chính phủ, nhưng cũng là sự ghi nhận nỗ lực cải cách

của các Bộ, ngành có liên quan. Ví dụ, cải thiện chỉ số nộp thuế và bảo

hiểm là sự cải thiện trong thủ tục nộp thuế và việc ứng dụng công nghệ

thông tin, áp dụng giao dịch điện tử trong thủ tục BHXH.

Tác động tích cực của cải cách đến cộng đồng doanh nghiệp phần nào

thể hiện thông qua việc cả nước có 153.307 doanh nghiệp thành lập mới

và quay trở lại hoạt động với số vốn đăng ký là 1.295.911 tỷ đồng và số

vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là

1.869.322 tỷ đồng; tăng 15,2% về số lượng doanh nghiệp và 45,4% về

vốn đăng ký .

Những điểm sáng từ sự chủ động, tích cực của Bộ, ngành

Một điều đáng ghi nhận tổ chức thực hiện chương trình cải cách của

Chính phủ là sự chủ động, tích cực của Bộ, ngành có liên quan – một

điều mà trong nhiều năm qua luôn là một điểm yếu, điểm hạn chế, kìm

hãm các cải cách kinh tế, cải cách môi trường kinh doanh. Từ thực hiện

chương trình rà soát, cải cách qui định về điều kiện kinh doanh, các Bộ

cũng đã và đang tiến hành rà soát để cắt giảm các điều kiện kinh doanh

bất hợp lý một cách tích cực.

Một số Bộ đã đi tiên phong và làm tốt cải cách này. Điển hình là Bộ

Công thương đã công bố kết quả rà soát và cắt giảm điều kiện từ tháng

9, trong đó đã công bố kế hoạch cắt giảm là hơn 600 điều kiện kinh

doanh các loại, chiếm hơn 50% tổng số điều kiện kinh doanh trong lĩnh

vực công thương.

Các bộ tích cực khác như: Bộ Nông nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng... đã công bố kết quả cắt

giảm và đã đạt chỉ tiêu Chính phủ yêu cầu là hơn 1/3 tổng số điều kiện

kinh doanh. Điều quan trọng là Chính phủ đã ban hành Nghị định

08/2018/NĐ-CP về cắt giảm điều kiện kinh doanh trong 9 lĩnh vực thuộc

lĩnh vực công thương, cắt bỏ hàng trăm điều kiện kinh doanh và có hiệu

lực ngay từ ngày ban hành Nghị định, ngày 15/1/2018.

Kiên định, nỗ lực hơn và tiếp tục cải cách chiều sâu

Trong giai đoạn vừa qua, những giải pháp cải thiện môi trường kinh

doanh thời gian vừa qua mới chủ yếu tập chung vào tháo gỡ rào cản gia

nhập thị trường, giảm chi phí và thời gian tuân thủ trong các thủ tục có

liên quan gia nhập thị trường; ưu tiên này là đúng đắn và cần thiết trong

giai đoạn đầu cải cách kinh tế. Điều này là cần thiết lúc này nhưng chưa

đủ.

Nhìn trên bình diện rộng hơn, bất cập của hệ thống qui định pháp luật,

bao gồm quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

sau khi gia nhập thị trường cho thấy còn nhiều hạn chế; làm gia tăng rủi

ro, hạn chế sáng tạo, gia tăng chi phí và tác động bất lợi đến doanh

nghiệp vừa và nhỏ, chưa bảo vệ tốt quyền tài sản. Ví dụ, thì theo xếp

hạng của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, mức độ an toàn quyền sử hữu

trí tuệ của nước ta hiện đứng ở thứ tự số 88/128 quốc gia, tức là ở mức

độ kém.

Ngoài ra, khi nói đến thị trường thì không thể không nói đến yếu tố cạnh

tranh. Chính sách cạnh tranh và thực thi cạnh tranh bình đẳng là điều

sống còn của một nền kinh tế thị trường, động lực thúc đẩy phát triển

doanh nghiệp tư nhân và nền kinh tế.

Mặc dù năm vừa qua, trong báo cáo xếp hạng về năng lực cạnh tranh

quốc gia Việt Nam tăng 5 bậc từ 60/138 lên thứ 55; tuy nhiên, các chỉ số

quan trọng về chống độc quyền và đảm bảo cạnh tranh chỉ số của Việt

Nam rất thấp. Chống lạm dụng độc quyền đứng thứ 78/138 quốc gia,

chính sách chống lạm dụng độc quyền đứng thứ 94/138.

Ngoài vấn đề chất lượng thể chế cần tiếp tục hoàn thiện, việc tổ chức

thực thi chính sách và rủi ro trong thực thi chính sách là trở ngại đáng kể

cho khu vực doanh nghiệp. Theo kết quả cuộc khảo sát của Jetro năm

2018 đối với doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt nam cho thấy các rủi

ro lớn nhất là: chính quyền địa phương vận dụng chính sách không rõ

ràng (xếp vị trí 2), hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận dụng không

rõ ràng (xếp vị trí 5).

Điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về chỉ số năng

lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 cho thấy khó khăn trong tiếp cận thông tin

(66% doanh nghiệp trả lời phải nhờ tới mối quan hệ để tiếp cận thông

tin), cạnh tranh chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh

nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (38% doanh

nghiệp cho rằng tỉnh ưu ái tập đoàn, tổng công ty nhà nước hơn; 42%

doanh nghiệp cho rằng tỉnh ưu tiên thu hút FDI hơn là phát triển doanh

nghiệp tư nhân trong nước).

Như vậy, trong thời gian tới, một mặt cần tiếp tục những giải pháp mà

Chính phủ đã đề ra. Mặt khác, cần tiếp tục thực hiện cải cách sâu hơn,

toàn diện hơn nhằm nâng cao chất lượng của qui định về kinh doanh,

tiến tới cắt giảm các quy định tạo rủi ro, gia tăng chi phí, hạn chế sáng

tạo và tác động bất lợi đến doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời, hoàn

thiện chính sách cạnh tranh và thực thi tốt pháp luật về bảo vệ quyền tài

sản.

Vai trò quan trọng của chính doanh nghiệp

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân không chỉ dựa vào cải cách môi

trường kinh doanh của Chính phủ, mặc dù đóng vai trò quan trọng và sẽ

không thể thành công nếu thiếu sự hợp tác và thiếu sự tích cực, đổi mới

của cộng đồng doanh nghiệp.

Một số nghiên cứu, đánh giá gần đây cho thấy khu vực kinh tế tư nhân

có một số hạn chế nội tại mà chính họ phải nỗ lực vượt qua. Ví dụ, quản

trị doanh nghiệp yếu kém đã làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế; đã dẫn đến khủng khoảng trong

doanh nghiệp, điểm hình như trong khu vực ngân hàng, cà phê, bán

lẻ,…

Theo đánh giá của Thẻ điểm quản trị Asean, thì quản trị của doanh

nghiệp nước ta xếp thấp nhất, tụt xa so với các nước xung quanh, bao

gồm: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore.

Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2017, doanh nghiệp

nước ta rất yếu ở những tiêu chí như: định hướng khách hàng (xếp hạng

113/138), khả năng hấp thụ công nghệ (xếp hạng 93/138), hạn chế số

lượng và chất lượng của doanh nghiệp trong nước có khả năng là nhà

cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu (xếp hạng 116/138), trình độ

marketing yếu (xếp 105/138), khả năng sáng tạo hạn chế (xếp hạng

79/138)...

Ngoài ra, cùng với tiến triển của cải cách thì áp lực cạnh tranh đối với

doanh nghiệp sẽ ngày càng cao, do rào cản pháp lý về gia nhập thị

trường được gỡ bỏ, sẽ nhiều hơn doanh nghiệp mới tham gia và cạnh

tranh với doanh nghiệp hiện tại.

Do đó, doanh nghiệp cần phải tự chủ động, quyết liệt nâng cao năng lực

cạnh tranh, đặc biệt lưu ý là phải có chiến lược kinh doanh dài hạn, xây

dựng thương hiệu, đặc biệt là nâng cao quản trị doanh nghiệp, giữ chữ

tín trong kinh doanh. Đặc biệt, doanh nghiệp cần sớm xóa bỏ tư duy kinh

doanh luộm thuộm, ngắn hạn; thay bằng tư duy dài hạn và chuyên

nghiệp.

Tóm lại, có thể thấy rằng những quyết tâm, nỗ lực và giải pháp cải cách,

cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy sáng tạo, nâng cao

năng lực cạnh tranh của Chính phủ và các Bộ đang cho thấy tính đúng

đắn và đang đạt được kết quả tích cực. Về dài hạn, kiên định cải cách

đã đề ra nhưng phải với nỗ lực lớn hơn và quyết tâm cao hơn nữa; mở

rộng cải cách thể chế theo chiều sâu.

Điều quan trọng nhất hiện nay là phải duy trì được động lực cải cách.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, thì do áp lực cạnh tranh lớn hơn, do

đó, cũng phải chủ động và tự nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện

kỹ năng kinh doanh. Phát triển kinh tế tư nhân cần một sự hợp tác, nỗ

lực cao từ cả hai phía Chính phủ và doanh nghiệp.

TS. Phan Đức Hiếu

Theo vietnamfinance.vn

3. 2 năm thí điểm, quản lý Grab – Uber vẫn dừng ở chỗ bàn bạc kiểu “5 người mà 10 ý” Dân trí Theo Bộ Tài chính, dự thảo nghị định về quản lý đối với loại

hình vận tải kiểu Grab - Uber chưa tính đến yếu tố thuế; Bộ Tư pháp

nên bình đẳng giữa các loại hình vận tải; Bộ Công An muốn có cơ

sở dữ liệu để tra cứu khi cần. Riêng UBND Hà Nội quan tâm đến

chuyện doanh nghiệp sẽ nộp thuế ở đâu nếu thí điểm ở Thủ đô

nhưng trụ sở chính lại tận TP.HCM…

Sau 2 năm thí điểm với đủ những rắc rối phát sinh, dự thảo Nghị định về

kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, thay thế Nghị

định số 86 của Chính phủ vừa qua bước thẩm định của Bộ Tư pháp và

đang được Bộ Giao thông Vận tải tiếp thu, giải trình và lấy ý kiến các bộ

ngành liên quan.

Góp ý cho dự thảo này, Bộ Công An cho rằng, dự thảo cần tính đến các

yếu tố như kiểm soát số lượng, chất lượng xe và cả lái xe tham gia thí

điểm loại hình vận tải này. Bởi các quy định về điều kiện kinh doanh với

loại hình vận tải kiểu Grab – Uber này hiện vẫn còn rất sơ khai, đơn

giản, chưa đầy đủ, dẫn đến việc khó kiểm soát. Đây chính là nguyên

nhân gây ra một số vụ việc phức tạp về trật tự xã hội, liên quan đến lái

xe và doanh nghiệp tham gia thí điểm.

Theo Bộ Công An, hiện nay, việc cung cấp dữ liệu thu được từ thiết bị

giám sát hành trình cho cơ quan chức năng phục vụ công tác quản lý,

xử lý vi phạm với loại hình kinh doanh kể trên vẫn còn rất hạn chế.

Do đó, Bộ Công an cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải cũng cần phối hợp

một cách chủ động trong công tác xử lý vi phạm, trao đổi thông tin, dữ

liệu liên quan đến số lượng đơn vị vận tải tham gia thí điểm, mẫu phù

hiệu. Bởi, với số lượng xe nhiều, doanh nghiệp tham gia đông, lực lượng

công an khó phân biệt các hãng khi phát hiện vi phạm và xử phạt liên

quan đến vận tải đường bộ.

Đồng ý với một số điểm tại báo cáo mới đây của Bộ Giao thông Vận tải

đánh giá toàn bộ hiện trạng của lĩnh vực kinh doanh này sau 2 năm thí

điểm, song, theo Bộ Công an cần ấn định lộ trình thực hiện cụ thể đối

với từng đề nghị, không để kéo dài thời gian thí điểm mà những bất cập

thời gian qua vẫn chưa được giải quyết.

Ở khía cạnh khác, Bộ Tư Pháp góp ý rằng, việc quản lý đối với mô hình

vận tải này cần phải trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo công bằng, minh

bạch và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại

hình kinh doanh vận tải. Đối với các địa phương đã thí điểm khi lượng xe

tăng cao, Bộ Tư pháp đề nghị cần tính đến việc tạm thời không cấp mới

phù hiệu xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi cho đến khi thực hiện quy hoạch

về phương tiện và vận tải trên địa phương mình phù hợp với thực tiễn

cũng như các quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ Thông tin và Truyền thông thì nhìn nhận, loại hình vận tải ứng dụng

công nghệ ra đời đã tạo sức ép đối với các hãng taxi truyền thống đổi

mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách

hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, giám sát, điều hành. Đồng

thời, tạo thêm thách thức cho hạ tầng giao thông, cho quản lý đảm bảo

được trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải đối với các quyền

lợi và sự an toàn của khách, cho quản lý thuế, cạnh tranh… Tuy nhiên,

do chưa có hành lang pháp lý, khái niệm, phạm vi, phương pháp quản lý

cũng như chế tài phù hợp… nên theo Bộ Thông tin và Truyền thông, một

số địa phương hiện vẫn còn lúng túng trong quản lý.

Một số bộ ngành, địa phương thì cho rằng doanh nghiệp khi sử dụng

ứng dụng trên thiết bị di động để kinh doanh vận tải, bên cạnh việc phải

tuân thủ quy định về thương mại điện tử còn phải tuân thủ quy định khác

của ngành vận tải.

Bên cạnh đó trong quá trình xây dựng dự thảo, Bộ Giao thông Vận tải

cũng cần xem xét lại khái niệm cũng như cách phân loại “kinh doanh vận

tải hành khách bằng xe taxi”, “kinh doanh vận tải hành khách theo hợp

đồng” và “kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô” vì hiện nay ranh

giới giữa các loại hình này không rõ ràng. Đồng thời, rà soát, đánh giá,

loại bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn.

Chẳng hạn, những quy định nhấn mạnh đến yếu tố “giấy tờ”, “niêm yết”

là không phù hợp với các giao dịch và trong đó có việc giao kết hợp

đồng được thực hiện trên môi trường điện tử.

Ngoài ra, các đơn vị này cũng đề xuất cần nới lỏng những quy định

mang tính áp đặt về mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của các đơn

vị vận tải truyền thống, từ đó giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa chi phí

thủ tục mô hình vận tải truyền thống với mô hình vận tải ứng dụng khoa

học công nghệ. Các quy định đối với loại hình này nên xây dựng theo

hướng mở chỉ đưa ra nguyên tắc quản lý, phân định quyền và nghĩa vụ

đối với các bên tham gia chứ không quy định cứng nhắc…

Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra xử lý đối với các xe chạy thí điểm

không chấp hành dán logo phù hiệu, cần thiết thì mạnh tay chấm dứt

hoạt động đối với các xe cố tình không chấp hành quy định. Bộ Giao

thông Vận tải cũng cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cùng với chế

tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị cung cấp phần mềm cũng như doanh

nghiệp tham gia thí điểm hiện nay.

Bộ Tài chính thì quan tâm đến câu chuyện thuế khi cho rằng báo cáo

của Bộ Giao thông Vận tải còn thiếu nhiều nội dung liên quan đến việc

xác định bản chất của hoạt động kết nối vận tải hành khách, những

vướng mắc trong công tác quản lý, đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế

chưa được phản ánh đầy đủ. Nói chính xác là chưa có những kiến nghị

về thuế, đặc biệt là vướng mắc của Công ty Grab liên quan đến nghĩa vụ

thuế phát sinh trên địa bàn TP Đà Nẵng mà báo chí phản ánh thời gian

vừa qua.

Cũng liên quan đến nội dung này, UBND TP Hà Nội đề nghị làm rõ

những hạn chế của khung pháp lý, năng lực thực thi của các cơ quan có

liên quan đề thuế, giao dịch điện tử, thương mại điện tử, cạnh tranh…

liên quan đến hoạt động này. Đây là cơ sở quan trọng để quản lý loại

hình kinh doanh này về lâu dài.

Theo UBND Hà Nội, dự thảo cần xem xét nghĩa vụ thuế đối với các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cụ thể, đối với doanh

nghiệp thí điểm trên địa bàn Hà Nội, dù có trụ sở chính đặt tại TP.HCM

hay các tỉnh khác thì vẫn cần có trách nhiệm nộp thuế cho TP Hà Nội để

đảm bảo tính công khai, minh bạch, bình đẳng…

Ngoài ra, UBND Hà Nội cũng cho rằng cần bổ sung các quy định về kết

nối tự động phần mềm tính cước với việc in hóa đơn điện tử, hệ thống

dữ liệu hóa đơn tính tiền phải được lưu trữ đầy đủ và cung cấp cho cơ

quan chức năng khi cần. Bên cạnh đó, cần thiết lập cổng thông tin điện

tử kế nối chung với các đơn vị sử dụng ứng dụng khoa học công nghệ

để phục vụ việc truy cập, tra soát từ xa và cho phép phân quyền để các

cơ quan quản lý có thể kiểm tra bất cứ khi nào cần.

Tiếp thu cũng như giải trình các ý kiến đóng góp từ các bộ ngành, đơn vị

có liên quan, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đến thời điểm này, Bộ Tư

pháp đã thẩm định dự thảo Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh

doanh vận tải bằng xe ô tô, thay thế Nghị định số 86 của Chính phủ.

Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang tiếp thu, giải trình để hoàn thiện dự

thảo.

H. Anh

Theo dantri.com.vn

4. Cải cách thể chế phải không làm hạn chế cơ hội đầu tư của doanh nghiệp

Theo kết quả tại Hội nghị công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR

INDEX) năm 2017 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ

hành chính năm 2017 do Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của

Chính phủ vừa tổ chức, Bộ Tư pháp và 8 Bộ khác nằm trong nhóm

các đơn vị tăng điểm số.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình

Biểu dương kết quả này, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình

đồng thời yêu cầu phải tiếp tục cải cách thể chế, bảo đảm nguyên tắc

không làm tăng thêm các điều kiện làm hạn chế cơ hội đầu tư, kinh

doanh của doanh nghiệp.

Bộ Tư pháp xếp hạng 4/19 Bộ

Kết quả công bố cho thấy, Bộ Tư pháp từ thứ hạng 6 trên 19 đơn vị

được xếp hạng năm 2016 đã nâng lên hạng 4 trong kết quả PAR INDEX

năm 2017 của các bộ, cơ quan ngang bộ. Theo đó, điểm số cải cách

hành chính của Bộ Tư pháp từ 82,90% năm 2016 tăng lên 83,93 năm

2017.

Cùng nhóm các đơn vị tăng điểm số với Bộ Tư pháp còn có 8 đơn vị

khác, gồm: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại

giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên

và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và

Xã hội. Trong đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có giá trị điểm số

tăng cao nhất (từ 71,91% năm 2016 lên 80% năm 2017).

Ở chiều ngược lại, điểm số cải cách hành chính của Bộ Y tế từ 79,69%

năm 2016 giảm xuống còn 72,40%, giảm 7,29%. Chung cuộc, Bộ này tụt

từ vị trí thứ 11 năm 2016 xuống thứ 18 năm 2017. Bộ Kế hoạch và Đầu

tư cũng có sự sụt giảm về điểm số và thứ hạng trong kết quả Chỉ số Cải

cách hành chính năm 2017 so với năm trước. Bộ này đã tụt từ thứ hạng

9/19 năm 2016 xuống thứ 17/19, chỉ trên Bộ Y tế 1 bậc.

So với năm 2016, điểm số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giảm từ

80,59% xuống 72,61%. Cơ quan ngang bộ xếp cuối cùng trong kết quả

Chỉ số Cải cách hành chính năm 2017 là Ủy ban Dân tộc, với điểm số

72,13%.

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, giá trị trung bình Chỉ số Cải cách hành

chính của 19 bộ, cơ quan ngang bộ đạt được là 79,92%. Không có bộ

nào có kết quả Chỉ số Cải cách hành chính dưới 70%. Có 12 bộ, cơ

quan ngang bộ có Chỉ số cải cách hành chính năm 2017 trên mức trung

bình.

Toàn cảnh hội nghị công bố kết quả năm 2017

Kết quả Chỉ số Cải cách hành chính năm 2017 của các bộ, ngành chia

làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 12 bộ, cơ quan ngang bộ có Chỉ số Cải

cách hành chính trên 80%, gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ

Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương,

Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và

Công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục có Chỉ số Cải cách

hành chính cao nhất với kết quả đạt 92,36%. So với đơn vị đạt kết quả

thấp nhất, khoảng cách điểm số lên tới 20,23%.

Nhóm thứ 2 gồm 7 bộ có kết quả từ 70-80%, gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây dựng,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc.

Tuy nhiên, theo Bộ Nội vụ, các bộ còn nhiều tồn tại, hạn chế trong việc

thực hiện nội dung công bố, công khai thủ tục hành chính và tỷ lệ thủ tục

hành chính được giải quyết đúng hạn theo quy định. Tỷ lệ điểm số trung

bình mà các bộ nhận được qua điều tra xã hội học chỉ ở mức 70,05%.

Về tổng thể, Chỉ số năm 2017 giảm 0,32% điểm số so với năm 2016.

Đối với kết quả PAR INDEX 2017 của các tỉnh, thành, xếp đầu tiên là

tỉnh Quảng Ninh, đứng thứ hai là Hà Nội và kế tiếp là các tỉnh, thành phố

Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng. Ở chiều ngược lại, tỉnh Quảng Ngãi xếp

hạng cuối cùng, kế đến là Bến Tre, Thanh Hóa…

Theo kết quả đánh giá, PAR INDEX năm 2017 của các tỉnh, thành có giá

trị trung bình đạt 77,72 %, cao hơn 3,08 % năm 2016. Trong đó, 32/63

tỉnh, thành có kết quả chỉ số đạt trên giá trị trung bình, chỉ có 3 đơn vị đạt

kết quả chỉ số dưới 70%, trong khi đó con số này năm 2016 là 15 đơn vị.

Năm 2017, Quảng Ninh đã vượt lên vị trí dẫn đầu, do những năm gần

đây, đây là địa phương đi tiên phong trong việc triển khai thí điểm áp

dụng các mô hình cải cách mới, mang tính đột phá mạnh mẽ. Quảng

Ninh cũng là nơi đầu tiên trong cả nước nghiên cứu, đề xuất và được

Thủ tướng cho phép triển khai thí điểm thành lập trung tâm hành chính

công.

Bảng xếp hạng Cải cách hành chính

Trong nhóm 5 địa phương đứng cuối bảng xếp hạng, Quảng Ngãi là đơn

vị có Chỉ số Cải cách hành chính thấp nhất với 59,69% điểm. Đây cũng

là đơn vị duy nhất trên bảng xếp hạng có kết quả đạt được dưới 60

điểm.

Trọng tâm là cải cách thể chế liên quan đến doanh nghiệp

Với những kết quả trên, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình –

Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ nhiệt liệt biểu

dương những bộ, tỉnh đã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính

trong năm 2017 và đạt kết quả cao đối với các Chỉ số đã công bố.

Cụ thể, Phó Thủ tướng biểu dương Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ

Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương,

tỉnh Quảng Ninh, TP Hà Nội, tỉnh Đồng Nai, TP Đà Nẵng, TP Hải

Phòng.

Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận những

tồn tại hạn chế nhất định trong công tác cải cách hành chính thời gian

qua. Đó là một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức

công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; trong cải cách thể chế -

trọng tâm của cải cách – vẫn còn tình trạng chậm ban hành văn bản quy

định chi tiết, chất lượng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

chưa cao.

Không những thế, việc thực hiện quy định xin lỗi người dân khi giải

quyết thủ tục hành chính trễ hẹn chưa nghiêm, chưa đầy đủ; một số nơi

còn bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý khi chưa đủ điều kiện,

tiêu chuẩn theo quy định…

Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tập trung

chỉ đạo rà soát, xác định rõ những điểm mạnh cũng như những hạn chế,

yếu kém trong công tác cải cách hành chính của đơn vị mình, thể hiện

thông qua kết quả điểm đạt được của từng tiêu chí, lĩnh vực cải cách.

Từ đó, chỉ đạo làm rõ nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, trách nhiệm

của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai từng nhiệm vụ cải cách hành

chính, đề ra các biện pháp khắc phục, bảo đảm nhiệm vụ cải cách hành

chính được triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, trọng

tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế về quản lý công chức, viên chức; thể

chế liên quan đến doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc không làm tăng

thêm các điều kiện làm hạn chế cơ hội đầu tư, kinh doanh của doanh

nghiệp.

Đồng thời, khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng việc ban hành các văn

bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; nâng cao chất lượng xây

dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp pháp, đồng bộ,

thống nhất, khả thi của hệ thống văn bản.

Một nhiệm vụ quan trọng khác theo Phó Thủ tướng là cần tăng cường

công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

với trọng tâm là công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ, công

chức, viên chức; tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; tình

hình tổ chức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Hoàng Thư

Theo plo.vn

5. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP: Luôn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, Chính phủ

Việt Nam luôn quan tâm tạo mọi điều kiện nhằm hỗ trợ doanh

nghiệp cả trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh thuận lợi và hiệu

quả.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP tiếp lãnh đạo Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc).

Chiều 11/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai

Tiến Dũng đã có cuộc tiếp lãnh đạo Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc);

Công ty Công nghệ Huawei Việt Nam; Công ty TNHH cảng Container

quốc tế Hải Phòng và Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên

minh châu Âu (EU) tại Việt Nam; làm việc với đại diện Ngân hàng Thế

giới (WB).

Luôn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp

Ông Jun Dae Joo, Cố vấn cấp cao của Tập đoàn Hyosung (nguyên Đại

sứ Hàn Quốc tại Việt Nam) chân thành cảm ơn Bộ trưởng, Chủ nhiệm

VPCP đã dành thời gian đón tiếp; chia sẻ luôn mong muốn mối quan hệ

hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc sẽ liên tục phát triển trong thời gian tới…

Về dự án Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và Kho ngầm chứa khí

dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Việt Nam (có tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD),

theo ông Jun Dae Joo, sau khi được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê

duyệt, Tập đoàn đã nỗ lực để triển khai để đúng tiến độ.

Tập đoàn kiến nghị VPCP cùng các Bộ liên quan: Kế hoạch và Đầu tư,

Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp để đẩy nhanh tiến độ cấp

Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết, Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ

các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay, Bộ Tài

nguyên và Môi trường đã thành lập hội đồng đánh giá và đang trong quá

trình phối hợp với các cơ quan liên quan, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tập

đoàn Hyosung xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự

án.

Về kiến nghị của Tập đoàn, VPCP cũng sẽ tổng hợp và báo cáo Thủ

tướng Chính phủ. VPCP cũng sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Tài nguyên và Môi trường để thúc đẩy tiến độ cấp Giấy chứng nhận đầu

tư cho dự án.

Tại buổi tiếp lãnh đạo Công ty Công nghệ Huawei Việt Nam, Bộ trưởng,

Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng hoan nghênh những đóng góp của Tập

đoàn Huawei nói chung, Công ty Huawei Việt Nam nói riêng đối với sự

phát triển về công nghệ của Việt Nam cũng như với mối quan hệ hữu

nghị tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc trong nhiều năm qua.

Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ Huawei Việt Nam Phạm Quân cho

biết năm 2018 là tròn 20 năm Huawei hoạt động tại Việt Nam và có hợp

tác lâu dài với các Tập đoàn lớn tại Việt Nam như Viettel, Mobifone và

Vinaphone... Tập đoàn mong muốn, cùng những ứng dụng thực tiễn đã

được triển khai có thể hợp tác với các doanh nghiệp, đối tác Việt Nam,

giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyền đổi kinh tế

số.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chúc mừng những hoạt động thành công

của Huawei trên thế giới cũng như tại Việt Nam và cho biết, Chính phủ

Việt Nam hiện đã và đang xây dựng nhiều chuơng trình, kế hoạch nhằm

thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam, triển khai mạnh

mẽ thương mại điện tử, xây dựng Chính phủ điện tử, đẩy mạnh dịch vụ

công trực tuyến....

Việt Nam luôn hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh

nghiệp nước ngoài tới đầu tư và phát triển tại Việt Nam, nhất là các

doanh nghiệp công nghệ như Công ty Huawei. Bộ trưởng, Chủ nhiệm

VPCP đề nghị Công ty Huawei, với lợi thế về công nghệ, tiếp tục tăng

cường hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp Việt

Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh tế số.

Tại buổi tiếp lãnh đạo Công ty TNHH cảng Container quốc tế Hải

Phòng (HICT), ông Trần Khánh Hoàng, Chủ tịch HĐTV Công ty HICT đã

cung cấp đến Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP về dự án đầu tư xây dựng

Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng-Hợp phần B.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đánh giá cao những nỗ lực của HICT trong

việc triển khai đầu tư xây dựng Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải phòng-

Hợp phần B và tin rằng với kinh nghiệm của các thành viên trong liên

doanh HICT (Liên doanh giữa Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Hãng

tàu MOL, Hãng tàu Wan Hai Lines và ITOCHU phối hợp đầu tư), việc

phát triển các hoạt động kinh doanh sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm

tạo mọi điêu kiện nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Việt

Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực cải cách thủ tục hành

chính, quyết tâm cắt giảm thủ tục trong lĩnh vực logistics, quan tâm đến

thông quan tự động, tháo gỡ mạnh mẽ các khó khăn của doanh

nghiệp... để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tại Việt Nam.

VPCP đi đầu trong quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử

Cùng ngày, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi

làm việc với Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) do ông

Ousmane Dion, Giám đốc Quốc gia WB làm Trưởng đoàn về các nội

dung trong chương trình, dự án WB hỗ trợ Việt Nam và những định

hướng xử lý trong thời gian tới; thảo luận về dự án của WB hỗ trợ Việt

Nam cũng như VPCP về nội dung xây dựng Chính phủ điện tử.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đánh giá cao sự hỗ trợ của WB trong thời

gian qua với nhiều dự án thực hiện tại Việt Nam; đồng thời bày tỏ cảm

ơn những đánh giá của WB về môi trường đầu tư tại Việt Nam và dự

báo của WB về tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2018. Kết quả tăng

trưởng trong quý I/2018 đã chứng minh những giải pháp hiệu quả của

Chính phủ Việt Nam.

Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Chính phủ Việt Nam đang đẩy

mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới xây dựng Chính phủ số và

nền kinh tế số. Với vai trò của mình, VPCP sẽ cùng các Bộ, ngành tham

mưu tích cực cho Chính phủ để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh

tế và quyết tâm xây dựng Chính phủ không giấy tờ.

Giám đốc Quốc gia WB Ousmane Dion nhấn mạnh WB sẽ đồng hành

trong quá trình triển khai xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam; WB

mong muốn cùng VPCP xây dựng mô hình tốt nhất, cùng Việt Nam thiết

kế chương trình phù hợp nhất trong điều kiện của Việt Nam. Ông

Ousmane Dion cho rằng, VPCP là đơn vị đi đầu từ đó nhân rộng ra các

đơn vị khác là cách tiếp cận hiệu quả trong xây dựng Chính phủ điện tử.

Tại buổi làm việc, VPCP và WB đã đạt được những kết quả tích cực về

thỏa thuận hợp tác trong xây dựng Chính phủ điện tử. Bộ trưởng, Chủ

nhiệm VPCP cho biết, những ý kiến tư vấn, khuyến nghị của các chuyên

gia WB rất ấn tượng và mong muốn WB tiếp tục hợp tác với VPCP để

thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử.

Cũng trong chiều 11/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đã tiếp Đại sứ

Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam.

Đại sứ Bruno Angelet cho biết, sau cuộc gặp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm

VPCP vào tháng 1/2018, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã

tiếp tục làm việc với Bộ Tư pháp về nội dung triển khai các thoả thuận

của Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) trong năm 2018.

Theo Đại sứ EU, việc hai bên ký kết Hiệp định đối tác và hợp tác toàn

diện (PCA) sẽ có vai trò quan trọng trong thúc đẩy việc ký kết, phê

chuẩn EVFTA và phát triển bền vững.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiếp tục

phối hợp với EU để tiến đến kết thúc đàm phán, hoàn thiện văn kiện. Với

chức năng, nhiệm vụ của mình, VPCP sẽ tiếp tục trao đổi với Bộ Tư

pháp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện văn kiện.

Theo chinhphu.vn

6. Trông chờ thay đổi thật sự trong công tác cán bộ Nghị quyết Trung ương 7 chứa đựng một hệ thống những quan

điểm mới, khoa học trên cơ sở tổng kết công tác cán bộ hàng thập

kỷ qua. Vì thế, điều đòi hỏi là việc triển khai thực hiện thực chất

nhằm tạo ra cú hích tinh thần mạnh, sự phấn chấn cao.

TS NGUYỄN VIỆT HÙNG (Học viện Cán bộ TPHCM): Cần học thật, làm

thật

Bác Hồ có nói cán bộ là gốc, nếu hỏng từ gốc thì hỏng hết. Do đó, để có

con người dĩ công vi thượng, chí công vô tư thì trở lại tư tưởng của Bác

Hồ, tập trung ở 4 điểm.

Thứ nhất, cán bộ là gốc của mọi việc thì huấn luyện cán bộ là công việc

gốc của Đảng. Do đó, việc huấn luyện phải thực hiện toàn diện nhưng

lấy cán bộ làm gốc và huấn luyện đạo đức cách mạng. Vừa qua ta xem

nhẹ việc giáo dục đạo đức cách mạng, xem nhẹ giáo dục làm người tử

tế trước khi làm người cán bộ tử tế.

Thứ hai, việc đánh giá cán bộ qua công việc, thay vì đánh giá qua lý lịch,

hồ sơ qua cánh hẩu (là tiền, là quan hệ, là nợ nần nhau, là bao che

nhau, là vì nhóm lợi ích…).

Thứ ba, việc kiểm soát quyền lực người đứng đầu, Bác Hồ cũng nói, là

người của tổ chức, của bộ máy nếu không có đạo đức cách mạng thì

sớm hủ hóa, tham ô, nhận hối lộ.

Do đó phải tăng cường dân chủ, dựa vào dân để kiểm soát quyền lực

nhà nước. Thứ 4 là việc công khai minh bạch, chí công vô tư, quang

minh chính đại, không thể để tình trạng ẩn khuất, cứ đóng dấu mật, kể

cả trong công tác tổ chức cán bộ. Điều này nhằm ngăn chặn sự mờ ám,

tham nhũng trong công tác tổ chức cán bộ và tránh được tình trạng “quy

trình đúng nhưng chọn người sai”.

Nghị quyết Trung ương 7 đang thực hiện theo hướng này. Theo đó, Nghị

quyết Trung ương 7 đề cập đến 3 vấn đề, gồm xây dựng đội ngũ cán bộ,

chính sách tiền lương và BHXH nhưng tựu trung là vì con người - người

cán bộ của Đảng. Mục đích cốt lõi của Nghị quyết Trung ương 7 là xây

dựng cán bộ đàng hoàng, tử tế, quang minh chính đại và làm việc cho

dân cho nước.

Nghị quyết lần này chứa đựng một hệ thống những quan điểm mới,

khoa học trên cơ sở tổng kết công tác cán bộ hàng thập kỷ qua, từ sau

ngày thống nhất đất nước.

Đồng thời, qua nghiên cứu các nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ,

đặc biệt từ sau Nghị quyết Trung ương 3 (năm 1997), thực hiện chiến

lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

đến nay, tôi khẳng định tất cả các nghị quyết đều đúng.

Song, chỉ có quá trình tổ chức thực hiện sai hoặc không tổ chức thực

hiện quyết liệt đầy đủ đúng bản chất, đúng thực chất của các nghị quyết

nên hiệu quả chưa đạt được như mong muốn.

Nếu không nhìn thấy điều này thì con đường xa nhất “từ nghị quyết đến

thực tế” vẫn tồn tại. Vì vậy, nội dung này cần được quán triệt ngay từ

đầu khi triển khai quán triệt Nghị quyết Trung ương 7, nhằm tránh lặp lại

bánh xe cũ.

Điều đặc biệt quan trọng để Nghị quyết Trung ương 7 tạo được cú hích

tinh thần mạnh, sự phấn chấn cao thì chỉ cần 1 chữ “thật”, là học thật,

làm thật. Tôi cũng tán thành với các chủ trương mà Nghị quyết Trung

ương 7 đặt ra, trong đó có yêu cầu người đứng đầu cấp ủy tỉnh, huyện

không phải là người địa phương.

Tuy nhiên, nội dung này cần được thực hiện một cách khoa học, thấu lý,

đạt tình, cân nhắc nhiều chiều và xét tới những trường hợp đặc thù. Nếu

nhất nhất thực hiện như thế có thể dẫn đến khiên cưỡng.

Cán bộ tại chỗ đảm bảo hiệu quả công việc, lại không vinh thân phì gia,

không để người thân lợi dụng thì họ am hiểu địa phương, nắm chắc con

người, hiểu rõ tình hình và trung thực, tâm huyết là quá tốt. Người nơi

khác là có cái hay nhưng nếu có tư tưởng sai thì cũng sẽ có nhóm lợi

ích mới ở nơi mới được bố trí.

Cho nên, vấn đề không phải cán bộ sinh ra ở đâu mà là họ cống hiến

như thế nào, họ có sự trong sáng, chí công vô tư và dĩ công vi thượng

hay không? Điều này có nghĩa là nhân tố con người mới là quyết định.

Ông LÊ NGỌC LONG (cán bộ hưu trí quận Bình Thạnh, TPHCM): Hy

vọng và tin tưởng sẽ thay đổi thực sự

Hội nghị Trung ương 7 đã thông qua đề án tập trung xây dựng đội ngũ

cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,

ngang tầm nhiệm vụ.

Tôi rất tán đồng với tinh thần của đề án, nhất là yêu cầu phải có phương

pháp đánh giá cán bộ một cách khách quan, chính xác; đồng thời đòi hỏi

xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực và chống tệ chạy

chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu, lợi ích nhóm trong công tác cán

bộ.

Trung ương đã coi đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan

trọng để đấu tranh ngăn chặn sự tha hóa quyền lực trong bộ máy công

quyền, sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để

củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Điều đó cho thấy Trung ương đang có quyết tâm thay đổi rất lớn. Người

dân chúng tôi đang trông chờ những thay đổi đó phải là thật sự. Làm

như thế nào, làm được không là các vấn đề chúng tôi đang theo dõi, hy

vọng. Nhưng thực hiện được điều đó không hề dễ dàng, đơn giản.

Thực tế thời gian qua trong khắp cả nước đã xảy ra nhiều vấn đề, nhiều

vụ tiêu cực nặng nề. Đáng tiếc nó không phải chỉ xảy ra ở cán bộ cấp

thấp, cán bộ thường mà cả cán bộ chủ chốt. Người có trọng trách cao

cũng vi phạm. Gần như động đến lĩnh vực nào thì đều có “khoảng rỗng”

là các sai phạm, diễn ra ở khắp nơi.

Việc chấn chỉnh là không đơn giản. Liệu tất cả đều được xem xét, xử lý

nghiêm minh, không có vùng cấm với bất cứ ai? Hay có tình trạng chấn

chỉnh cấp dưới, cấp thấp nhưng với “cây đa, cây đề, cây si” - tức là cán

bộ giữ trọng trách lớn thì chờ… nghiên cứu tiếp?

Tôi mong muốn, nếu phát hiện sai sót trong công tác cán bộ, cùng với

kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán

bộ, phải xử lý nghiêm cả những cá nhân, tổ chức đã cất nhắc, chọn lựa

cán bộ đó.

Những sai phạm do cán bộ nào gây ra, người đó phải chịu trách nhiệm

đền bù và không được lấy tiền ngân sách để khắc phục các sai phạm

đó. Mặc khác phải kiên quyết theo hướng người vi phạm, dù chức bé,

chức to, quyền ít, quyền nhiều đều phải bị xử lý tương xứng với sai

phạm. Có như vậy, lòng tin của nhân dân mới thực sự được giữ củng

cố, khôi phục.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quyết liệt trong công tác cán bộ. Để

thành công như mục đích của đề án và yêu cầu của xã hội, tôi mong

muốn, cùng với Tổng Bí thư, cả Bộ Chính trị cũng phải tâm huyết, một

lòng làm cho đất nước trong sạch.

Các cấp ủy đảng cũng cần phải cùng hành động như tinh thần Trung

ương. Người dân chúng tôi cũng đòi hỏi bản thân những cán bộ, có

trọng trách ở mỗi vị trí phải có tâm, có tầm, không thiên lệch lợi ích riêng

tư, một lòng phụng sự nhân dân, làm cho đất nước hùng cường. Có như

vậy, mới khả dĩ đạt được mục đích, đáp ứng yêu cầu.

Tiến sĩ HUỲNH THANH ĐIỀN (Đại học Kinh tế TPHCM): Kiên quyết

bước qua trở lực mới cải cách thành công

Việc Trung ương ban hành nghị quyết về cải cách tiền lương thể hiện

quyết tâm chính trị cao để thúc đẩy cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết

liệt. Điểm sáng của đề án cải cách tiền lương lần này là xây dựng thang

bảng lương theo vị trí công việc và đảm bảo cuộc sống của cán bộ, công

chức, sẽ tạo động lực cho cán bộ, công chức phấn đấu làm việc, sáng

tạo để nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước.

Để nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, các cơ quan lập pháp, hành pháp

cần sớm có kế hoạch hành động cụ thể trong việc soạn thảo, ban hành

các văn bản pháp luật về thang bảng lương, cơ cấu lại bộ máy quản lý

nhà nước từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, cân đối

nguồn thu ngân sách dành cho trả lương theo cơ chế mới.

Việc ban hành các quy định phải đảm bảo tính khoa học từ phân tích

công việc, thiết kế bộ máy, xác định chức danh công việc, số lượng

nhân sự cho từng chức danh, mức lương, tiền thưởng, tiêu chí đánh giá

dùng làm cơ sở trả lương và thăng tiến trong khu vực công.

Thay đổi chính sách lương là một công cuộc đổi mới trong quản trị nhà

nước nên sẽ vấp phải những trở lực. Đó là khả năng cán bộ hiện tại lo

sợ mất việc, giảm lương, không thích ứng…; là sự nể nang trong việc

sắp xếp lại bộ máy, xung đột nội bộ của các cơ quan. Những điều này

sẽ cản trở quá trình triển khai đề án.

Do vậy, trong kế hoạch hành động phải đề ra lộ trình từ xua tan trở lực,

đến tăng tốc thay đổi từ dễ đến khó nhằm đảm bảo có được thành công

ngay từ những hành động đầu tiên trong quá trình cải cách tiền lương.

Từ đó tạo được sự động thuận sâu rộng trong xã hội.

Cùng với cải cách tiền lương, một vấn đề tác động đến đông đảo người

dân là cải cách BHXH. Điểm đáng lưu ý nhất trong đề án cải cách BHXH

là thu hút và mở rộng đối tượng tham gia BHXH và bảo đảm cân đối thu

chi bền vững.

Thu nhập và việc làm là hai yếu tố quyết định quỹ BHXH. Muốn tạo việc

làm và thu nhập ổn định cho dân cần khuyến khích phát triển sản xuất

kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân thông qua tạo môi trường kinh

doanh thông thoáng và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn, thu

hút dòng vốn vào sản xuất. Khi một nền kinh tế phát triển bền vững thì

đối tượng tham gia BHXH tự khắc sẽ tăng lên.

Giảng viên LÊ MINH TIẾN (Đại học Mở TPHCM): Cải cách tiền lương

cốt yếu ở tinh gọn bộ máy

Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương được hội nghị Trung ương

7 thông qua là rất quan trọng, nhằm sớm xây dựng hệ thống chính sách

tiền lương quốc gia khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực

tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

Điều này cũng giúp tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao

năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó, góp phần xây

dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu

quả; đồng thời phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện tiến bộ,

công bằng xã hội.

Có thể nói, cải cách chính sách tiền lương là một trong những giải pháp

hiệu quả nhằm kéo giảm tình trạng tham nhũng, lãng phí. Trong lĩnh vực

xã hội học tội phạm, một trong những lý thuyết giải thích cho tình trạng

tội phạm là khi cá nhân không tìm thấy những phương tiện hợp thức và

hợp pháp để đạt được mục tiêu mà xã hội đề ra thì dùng đến các

phương tiện phi hợp pháp để đạt được các mục tiêu ấy.

Như vậy, khi cán bộ, công chức, viên chức không đạt được mục tiêu là

đảm bảo đời sống của cá nhân và gia đình mình bằng đồng lương (tức

phương tiện hợp pháp), họ sẽ “sáng tạo” ra các phương tiện khác để đạt

được mục tiêu ấy.

Một trong số “giải pháp sáng tạo” đó là tham nhũng. Vì vậy, việc nâng

thu nhập chính đáng của họ lên đến mức đảm bảo được đời sống cho

cá nhân và gia đình họ thì ít nhất chúng ta cũng sẽ kéo giảm được tình

trạng tham nhũng vặt vốn đang tràn lan.

Tất nhiên, để thực hiện việc cải cách chính sách tiền lương theo hướng

tăng lên để đảm bảo cho cuộc sống của cán bộ, công chức thì điều phải

làm trước tiên là nhanh chóng cải cách bộ máy hành chính theo hướng

tinh gọn hơn. Chỉ bằng cách tinh gọn bộ máy, giảm bớt số người hưởng

lương từ ngân sách thì mới có thể tăng thu nhập cho cán bộ, công chức

được.

Về giải pháp tinh gọn bộ máy, chúng ta phải ứng dụng công nghệ thông

tin một cách sâu rộng hơn. Những đầu công việc vốn đang cần 2-3

người đảm trách thì thông qua ứng dụng công nghệ thông tin chỉ cần 1

người. Như vậy, tiền lương phải trả cho 2, 3 người sẽ chỉ còn trả cho 1

người.

Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chúng ta cần quyết liệt cải

cách tuyển dụng công chức.

Cụ thể, phải thay đổi theo hướng chỉ khi nào bộ máy cần nhân sự cho

những đầu công việc được mô tả rõ ràng thì mới tuyển dụng, thay vì

tuyển dụng rồi mới sắp xếp công việc.

Cùng với đó là phải tuyển dụng người có khả năng đảm nhận ngay các

đầu việc ấy chứ không phải tuyển vào rồi đưa đi đào tạo như lâu nay.

Bởi cách làm lâu nay tạo lãng phí ngân sách, dẫn đến khó thể tăng thu

nhập cho cán bộ, công chức.

ĐƯỜNG LOAN - KIỀU PHONG

Theo sggp.org.vn

7. Gần 21.000 doanh nghiệp tham gia Cơ chế một cửa quốc gia Tính đến tháng 4 vừa qua, 11 bộ, ngành tham gia kết nối Cơ chế

một cửa quốc gia đã xử lý xấp xỉ 1,13 triệu bộ hồ sơ hành chính của

20.800 doanh nghiệp.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tổng cục Hải quan - Cơ quan Thường trực Ủy ban Chỉ đạo quốc giavề

Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và tạo

thuận lợi thương mại, cho biết, đến cuối tháng 4 có 11 bộ, ngành tham

gia kết nối NSW với 47 thủ tục hành chính (chưa tính thủ tục trong lĩnh

vực hải quan thuộc Bộ Tài chính).

Các bộ, ngành đã xử lý xấp xỉ 1,13 triệu bộ hồ sơ hành chính của 20.800

doanh nghiệp.

Riêng từ ngày 1/1-15/4/2018, số hồ sơ đạt trên 230.580 bộ, với khoảng

2.500 doanh nghiệp.

Một số bộ có nhiều thủ tục kết nối NSW như Bộ NN&PTNT 13 thủ tục,

Bộ GTVT 9 thủ tục, Bộ Công Thương 6 thủ tục, Bộ Y tế 5 thủ tục...

Đối với triển khai ASW, hiện Việt Nam đang trao đổi với các nước

ASEAN nâng cấp cổng thông tin để phục vụ trao đổi thử nghiệm thông

tin tờ khai Hải quan ASEAN (ACDD); đồng thời tiếp tục triển khai trao đổi

chính thức C/O form D với 4 nước gồm: Indonesia, Malaysia, Singapore

và Thái Lan.

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia, thời gian

qua Tổng cục Hải quan đã tích cực đôn đốc các bộ rà soát lại danh mục

thủ tục hành chính đã đăng ký để cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành

chính, đồng thời tổ chức mở rộng NSW tại cảng biển.

Theo đó, Tổng cục Hải quan đã thống nhất với Bộ GTVT, Bộ Quốc

phòng về quy trình nghiệp vụ, chỉ tiêu thông tin để thực hiện triển khai

mở rộng NSW tại cảng biển; thống nhất kế hoạch triển khai các thủ tục

hành chính thuộc lĩnh vực đường bộ với Bộ GTVT (khoảng 60 thủ tục).

Tổng cục Hải quan cũng đã trao đổi với Bộ NN&PTNT để xây dựng thực

hiện 2 thủ tục hành chính mới của thuộc lĩnh vực thức ăn chăn nuôi...

Theo Chinhphu.vn

8. Cải cách hành chính thuế, hải quan: Vẫn còn nhiều dư địa Theo đánh giá của nhiều bộ, ngành, mặc dù đã có nỗ lực trong cải

cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh, tuy nhiên, ngành

Thuế và Hải quan vẫn còn nhiều dư địa, cần tiếp tục cải thiện. Một

trong những dư địa được phản ánh nhiều nhất là việc xây dựng chính

sách chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội.

Một buổi lấy ý kiến đóng góp của DN vào dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư

38/2015/TT-BTC (tháng 4/2017). Ảnh: Ngọc Linh.

Chính sách cần sự ổn định

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ

yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh

tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế, hải quan của Ủy ban Trung ương Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam nêu ra thực tế, hệ thống văn bản pháp luật trong

lĩnh vực thuế, hải quan nhiều, chưa thật sự đồng bộ, còn chồng chéo,

dẫn đến việc triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn. Sự phối hợp giữa

các cơ quan chức năng trên cùng địa bàn với cơ quan Thuế, Hải quan

có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Chưa có cơ chế ràng buộc trong công tác

chống thất thu, kiểm tra liên ngành.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra chuyên ngành còn nhiều bất cập, nhất là

từ phía các bộ, ngành mà trước hết là việc các bộ, ngành chậm sửa đổi,

bổ sung văn bản pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành làm ảnh

hưởng lớn đến thời gian thông quan hàng hóa XNK.

Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam dẫn lại đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

tại Hội nghị tổng kết năm 2017 của ngành Thuế: “Việc xây dựng chính

sách thuế chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, chưa

đánh giá kỹ tác động, thiếu sâu sắc thực tế, thiếu phản biện, lắng

nghe… Lỗ hổng rất lớn về chính sách, dẫn đến môi trường kinh doanh,

cạnh tranh không lành mạnh, thất thu ngân sách, mất cán bộ...”.

Nhiều ý kiến của đại diện các DN cho rằng, việc kết nối thông tin còn

kém, chưa hoàn thiện kho dữ liệu liên thông từ ngân hàng, thuế, hải

quan gây khó khăn cho DN. Việc ban hành văn bản điều chỉnh, bổ sung

và thay thế diễn ra một cách tương đối nhanh, khiến nhiều DN chưa kịp

cập nhật, nắm vững văn bản cũ, thì văn bản mới đã được ban hành, do

đó, các DN cho rằng, chính sách thuế, hải quan cần ổn định trong thời

gian dài để tạo điều kiện cho DN yên tâm sản xuất kinh doanh.

Quan trọng là cải cách thể chế

Mặc dù đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính cũng như ngành Thuế và

Hải quan trong thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh

doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt, việc chuyển từ nộp thuế,

kê khai thuế sang nộp thuế điện tử là một cuộc cách mạng lớn, được

doanh DN đánh giá cao, song ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội

Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, dư địa của 2 lĩnh vực này còn nhiều, cần

tiếp tục cải thiện để tạo thuận lợi cho DN, người dân. Hoàn toàn có thể

giảm thiểu nhiều hơn các điều kiện kinh doanh, giảm thiểu các thủ tục

hành chính.

“Vừa qua Thủ tướng chủ trì hàng loạt các hội nghị toàn quốc về chi phí

logictis, XK, đầu tư xây dựng… đã cho thấy, chi phí logictis hiện nay quá

cao, vẫn lên tới 30-35%. Thủ tục thuế, hải quan cũng là nguyên nhân

gây nên chi phí logictis cao. Phải làm sao giảm xuống dưới còn 20%,

nếu không DN sẽ thua ngay trên sân nhà”, ông Thanh nhấn mạnh.

Nhiều DN cũng cho rằng, cần có giải pháp hỗ trợ các DN làm ăn chân

chính bị rủi ro về thuế; tiếp tục giảm thủ tục kinh doanh về thuế, hải quan

để tạo điều kiện cho DN. Đồng thời nhanh chóng đưa đề án hóa đơn

điện tử vào khai thác nhằm quản lý sát hơn, chống thất thu thuế cũng

như giảm thiểu được thủ tục cho người nộp thuế; xây dựng đội ngũ cán

bộ thuế liêm chính, đổi mới thông qua việc đảm bảo cơ chế kiểm tra,

giám sát trong công tác quản lý thuế và phục vụ người dân, DN.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

(VCCI) đề nghị, trong thời gian tới, một trong những giải pháp quan trọng

là cần tập trung vào cải cách thể chế, hoàn thiện các khung pháp luật

liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan, để tránh tình trạng chồng chéo,

bất hợp lý, thúc đẩy mạnh mẽ mục tiêu của Chính phủ là phải giảm được

tối thiểu 50% điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành.

“Không để xảy ra những vấn đề như: chính quyền cũng thấy bất hợp lý,

DN cũng thấy bất hợp lý, ai cũng thấy bất hợp lý, nhưng chỉ có điều hợp

lý là vì quy định đó nằm trong luật nên buộc phải thực hiện”, ông Lộc cho

rằng phải sửa đổi những quy định bất hợp lý này.

Khẳng định thuế và hải quan là hai lĩnh vực quan trọng, có tác động lớn

đối với sự phát triển của cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam, luôn được

Chính phủ xác định là trọng tâm cải cách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh

Tiến Dũng cho rằng, ngoài việc tiếp tục cải cách về thể chế, việc cải

cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan cần tập trung vào

các giải pháp như đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đơn vị

và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức về cải cách hành

chính.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa quản lý

thuế, hải quan, đảm bảo thực hiện kê khai nộp thuế, hoàn thuế điện tử

và hải quan điện tử. Đặc biệt cần tiếp tục nghiên cứu đơn giản hóa thủ

tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh theo hướng đơn giản,

giảm thiểu việc tiếp xúc giữa cán bộ công chức với người dân, DN; đồng

thời công khai minh bạch quy trình, quy chế nâng cao hiệu quả giám

sát…

Ông Trần Thanh Mẫn cũng cho rằng, Bộ Tài chính cần khuyến nghị

Quốc hội nghiên cứu, cho phép xây dựng một luật để sửa đổi một số

luật liên quan đến kiểm tra chuyên ngành theo hướng cho phép thực

hiện nguyên tắc quản lý rủi ro để kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra

chất lượng đối với hàng hóa XNK có trọng tâm, trọng điểm.

Đối với kiểm tra an toàn thực phẩm, chỉ kiểm tra các chỉ tiêu liên quan

đến an toàn thực phẩm, mở rộng phương thức kiểm tra trước khi NK;

miễn kiểm tra đối với hàng hóa NK không nhằm mục đích thương mại vì

không khả thi và không hiệu lực, hiệu quả; chỉ kiểm tra trong những

trường hợp cần thiết khi có sự lợi dụng hình thức NK thực phẩm dưới

dạng phi mậu dịch.

Một số ý kiến đề nghị Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xem xét,

thu gọn danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành, chi

tiết tên hàng, có tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể để kiểm tra, tránh sự

chồng chéo giữa các bộ, tránh việc một mặt hàng chịu sự quản lý của

nhiều bộ gây mất thời gian, tốn kém chi phí cho DN…

Nhờ những nỗ lực đổi mới, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực

thuế và hải quan nên thu ngân sách nhà nước năm 2017 của ngành

Thuế đạt 1.019.041 tỷ đồng (bằng 105,2% dự toán); ngành Hải quan đạt

297.082 tỷ đồng (tăng 5,04% so với năm 2016) và đặc biệt là đã góp

phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hơn 560.000 DN, lực lượng quan

trọng đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Và một điểm đáng chú

ý, trong 4 năm liên tiếp (2014-2017), Bộ Tài chính luôn được xếp thứ 2

trong bảng chỉ số cải cách hành chính của các bộ, ngành.

Đảo Lê

Theo baohaiquan.vn

9. Tiếp xúc cử tri, Thủ tướng giải đáp nhiều băn khoăn Sáng 13/5, tại Trung tâm Chính trị-Hành chính quận Hồng Bàng, Thủ

tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải

Phòng đã tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân

dân để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đại biểu cử tri quận Hồng Bàng bày tỏ phấn khởi về kết quả kinh tế-xã

hội đạt được của cả nước và TP. Hải Phòng thời gian qua, đồng thời

cũng bày tỏ một số băn khoăn về việc giải ngân vốn đầu tư công còn

chậm; khó thu hồi tài sản tham nhũng; vấn đề cải cách giáo dục còn

nhiều bất cập, nhất là các kỳ thi chuyển cấp; việc chậm triển khai đường

cao tốc ven biển; nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Hải

Phòng-Hà Nội-Lào Cai; vấn đề thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo;

vấn đề năng suất lao động còn thấp; bất cập trong thu phí Quốc lộ 5; vấn

đề mất an toàn giao thông; đề nghị sửa đổi một số điều của Luật Tổ

chức chính quyền địa phương …

Về giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, cử tri Nguyễn Việt Hưng

(phường Quán Toan) nêu vấn đề “việc thực hiện Luật Đầu tư công đã

khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, nhưng lại nảy sinh bất

cập mới, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Kết quả giải ngân vốn

đầu tư công đạt thấp. Việc giải ngân vốn đầu tư có ý nghĩa quan trọng

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động,

bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy, cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ và

Thủ tướng cần có những giải pháp quyết liệt để thúc đẩy đầu tư và giải

ngân vốn đầu tư”.

Đồng tình với vấn đề cử tri nêu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết

việc giải ngân chậm trễ bởi hai lẽ, thứ nhất là thủ tục phức tạp và thứ hai

là tinh thần trách nhiệm trong thực hiện còn thấp. Do đó, hiện tỷ lệ giải

ngân mới đạt khoảng 20%.

Trước tình hình này ngày 20/4 vừa qua, Chính phủ đã tổ chức hội nghị

toàn quốc để tháo gỡ vấn đề đặt ra trong xây dựng cơ bản, đưa ra nhiều

nhóm giải pháp đối với từng bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng nhấn

mạnh Chính phủ đang quyết liệt tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh.

Thủ tướng giải đáp ý kiến của cử tri. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng cũng thể hiện đồng tình với ý kiến của cử tri Tô Xuân Hồ về

việc lãnh đạo các cấp, các đại biểu Quốc hội cần lắng những ý kiến trái

chiều, thẳng thắn để nắm rõ bản chất của sự việc, vấn đề, từ đó đưa ra

giải pháp tháo gỡ, xử lý kịp thời, phục vụ nhân dân được tốt hơn.

Nhân dịp này, trao đổi với Đảng ủy, chính quyền TP. Hải Phòng và quận

Hồng Bàng, Thủ tướng yêu cầu phải gần dân, sát dân, lắng nghe kiến

nghị để giải quyết các vấn đề nhân dân nêu ra, qua đó củng cố niềm tin

của nhân dân với Đảng và các cấp chính quyền. Trong đó phải chú trọng

thúc đẩy Chính phủ điện tử ở Hải Phòng và quận Hồng Bàng, thúc đẩy

các giao dịch trên nền tảng internet, rút ngắn hơn nữa thời gian giải

quyết thủ tục hành chính cho nhân dân, nhất là khắc phục được tình

trạng “trên nóng, dưới cũng nóng nhưng ở giữa còn lạnh”.

Cử tri Tô Xuân Hồ cũng nêu vấn đề thu phí Quốc lộ 5 không công bằng

khi phí cả đoạn Hải Phòng-Hà Nội là 40.000 đồng, trong khi phí các

đoạn ngắn hơn như Hải Dương đi Kinh Môn cũng 40.000 đồng; việc thu

phí Quốc lộ 5 cũng cần xem xét lại khi mà người tham gia giao thông đã

phải đóng phí bảo trì đường bộ. Ghi nhận ý kiến của cử tri, Thủ tướng

cho biết sẽ giao Bộ Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý để có mức phí hợp

lý nhất.

Về việc xây dựng đường sắt tốc độ cao Hà Nội-Hải Phòng-Lào Cai để

thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực phía bắc mà cử tri Nguyễn Huy Ánh

(phường Quang Trung) nêu, Thủ tướng nhấn mạnh đây là tuyến đường

cần thiết và cần sớm triển khai nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế

với phía nam của Trung Quốc và thúc đẩy phát triển hệ thống cảng ở

Hải Phòng. Do đó, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo để nghiên cứu,

sớm triển khai tuyến đường này.

Cũng về vấn đề hạ tầng, cử tri Lê Văn Bình (phường Hùng Vương) đề

nghị các bộ, ngành Trung ương quan tâm tháo gỡ khó khăn, ưu tiên bố

trí vốn cho dự án tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn TP. Hải Phòng

để dự án sớm hoàn thành.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng cho biết ý tưởng xây dựng đường ven biển đã được ấp ủ từ

lâu và đoạn qua TP. Hải Phòng, dài 29 km, sẽ được thực hiện theo hình

thức đối tác công - tư (PPP). Ngày 4/5 vừa qua, Chính phủ đã ban hành

Nghị định 63 về đầu tư theo hình thức PPP với các cơ chế được xem là

sẽ khơi thông dòng vốn tư nhân đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Thủ tướng

tin rằng, tại cuộc tiếp xúc lần tới, cử tri sẽ không còn băn khoăn các

vướng mắc về dự án đường ven biển này nữa.

Đánh giá cao Đảng và Nhà nước quyết liệt phòng chống tham nhũng và

đặc biệt việc xử lý không có vùng cấm, mang lại niềm tin cho nhân dân,

nhưng cử tri Đồng Xuân Hiển (phường Hoàng Văn Thụ) bày tỏ, “việc thu

hồi tài sản từ các vụ tham nhũng gặp khó khăn và còn hạn chế. Đề nghị

Quốc hội khi xem xét sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng quy định

toàn diện hơn, cụ thể hơn về biện pháp xử lý tài sản, thu nhập của

người có chức vụ, quyền hạn, nhất là các nội dung kiểm tra, giám sát,

xác minh việc kê khai tài sản, trách nhiệm giải trình việc tăng, giảm tài

sản; các khoản giao dịch có giá trị lớn; việc xử lý tài sản không rõ nguồn

gốc; khai báo sai hoặc khai báo thiếu”.

Về vấn đề này, Thủ tướng cho biết Quốc hội lần này sẽ thảo luận về

Luật Phòng chống tham nhũng. Luật này liên quan đến nhiều luật, thể

chế khác, liên quan đến quyền con người, quyền công dân nên phải lấy

ý kiến nhiều lần.

“Tôi lấy ví dụ những tài sản không kê khai, chưa kê khai kịp, chưa kê

khai, thì có phải tài sản tham nhũng không? Đó chưa hẳn là tài sản tham

nhũng nhưng cũng phải xử lý như thế nào, có nhiều người đề nghị tịch

thu, có nhiều ý kiến nói phải đánh thuế 45% số tài sản này. Dù chưa

phải là tài sản tham nhũng, nhưng tịch thu tài sản phải có tòa án. Chúng

tôi đang tiếp thu các ý kiến này để sửa đổi toàn diện Luật Phòng chống

tham nhũng trình Quốc hội theo hướng cải cách”, Thủ tướng nói và nêu

một số điểm sẽ được đưa vào dự thảo Luật sửa đổi sắp tới như việc cơ

quan thẩm quyền tiến hành xác minh tài sản; biện pháp kiểm soát thu

nhập; thực hiện giải trình nguồn gốc thu nhập; bổ sung chế tài xử lý đối

với người kê khai tài sản không trung thực, không chứng minh được

nguồn gốc tài sản.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Về vấn đề năng suất lao động còn thấp, Thủ tướng cho rằng đây là điều

Chính phủ đang nỗ lực khắc phục. “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và

kinh tế số lần này phải được áp dụng mạnh mẽ ở mọi cấp mọi ngành.

Tôi mong rằng quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng phải đi đầu trong việc

này, từ y tế, giáo dục, quản lý dân cư, cho đến các lĩnh vực khác Việt

Nam và Hải Phòng phải tiếp tục tiếp thu, áp dụng mạnh mẽ để năng suất

lao động tốt hơn. Làm sao người dân ở nhà mà vẫn có thể kê khai tất cả

các loại giấy tờ chứ không cần phải đến cơ quan, đến ủy ban phường,

ủy ban quận, không phải đi đi lại lại mấy lần như trước đây”, Thủ tướng

yêu cầu.

Cũng trong buổi tiếp xúc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo với

cử tri Hải Phòng về thành công của Hội nghị Trung ương 7 và những kết

quả tích cực về kinh tế- xã hội của đất nước.

Đức Tuân

Theo chinhphu.vn

10. Lò nóng rực lên rồi! Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình (Hà Nội) sáng qua 13/5, ghi

nhận vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân trong việc đồng

thuận, ủng hộ công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua,

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, những việc làm được

thời gian qua đã làm “nức lòng dân”, tạo thêm niềm tin, củng cố

thêm quyết tâm để tiếp tục cuộc đấu tranh này.

Tổng Bí thư cũng nhìn nhận, công tác chống tham nhũng đang phát triển

thành xu thế, báo chí nói “lò nóng rực lên rồi”. Với đà này không bỏ dở

giữa chừng được. Còn nhiều việc phải làm và phải làm đến cùng, nhưng

phải có phương pháp, làm cho đúng đắn, hiệu quả.

Tổng Bí thư cũng ghi nhận ý kiến cửa cử tri về việc “chống tham nhũng

ở Trung ương làm rất mạnh, lò cháy đùng đùng nhưng các địa phương

thì im ắng quá”. Tổng Bí thư cho rằng, trên nóng nhưng dưới chưa nóng,

bây giờ bắt đầu nóng rồi, nhiều nơi cũng bắt đầu khởi động rồi nhưng

chưa đều. Còn phải tiếp tục làm nữa.

Đúng như Tổng Bí thư nhận định, chống tham nhũng đang phát triển

thành xu thế. Và chắc chắn đây là xu thế không thể đảo ngược. Một

nguyên Ủy viên Bộ Chính trị phải lĩnh án tổng cộng tới 30 năm và bị khai

trừ khỏi đảng, nhiều tướng công an lần lượt bị khởi tố, lãnh đạo và

nguyên lãnh đạo một số địa phương bị kỷ luật, cách chức, truy tố…

Chừng đó đủ cho thấy, quyết tâm lớn của Đảng và nhà nước đã hòa

cùng lòng mong mỏi của muôn dân – Chống tham nhũng, tiêu cực không

có vùng cấm !

Chỉ có điều, cử tri đang băn khoăn vì sao vẫn “trên nóng, dưới lạnh” ?

Không chỉ trong phòng, chống tham nhũng mà cả trong nhiều lĩnh vực

khác liên quan tới cải cách thủ tục hành chính, phục vụ doanh nghiệp và

người dân tại không ít các địa phương. Theo VietnamNet, Bộ trưởng

KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nêu thực tế đang tồn tại luồng tư tưởng khi

được giao một việc gì đó, điều đầu tiên mà không ít cán bộ nghĩ tới là “ta

có được lợi gì trong đó không “, chứ ít ai nghĩ rằng việc này có nên làm

hay không. “Thậm chí nhiều lãnh đạo tỉnh có cả doanh nghiệp sân sau

đặt trụ sở ngay tại nhà mình, không nghĩ phát triển cho tỉnh mà chỉ nghĩ

đi xin Trung ương, được dự án nào thì nghĩ cách tạo lợi ích cá nhân

hoặc lợi ích nhóm, ủng hộ tùy tiện nhà thầu này, nhà thầu kia...”, ông

Nguyễn Chí Dũng dẫn chứng và cho rằng điều này đang khiến cho

người dân xem thường cán bộ, lãnh đạo.

Chính vì vậy, không còn lúc nào và cách nào khác, đây là thời điểm “lò

lửa” chống tham nhũng tại các địa phương phải “rực lửa”. Có như vậy,

cuộc chiến chống “giặc nội xâm” của chúng ta mới thực sự có hiệu quả

cả về bề rộng lẫn chiều sâu, mới lấy lại niềm tin của nhân dân về sức

mạnh chiến đấu của Đảng, đem lại sự thịnh vượng, công bằng, dân chủ,

văn minh cho đất nước.

VIỆT HÙNG

Theo tienphong.vn

11. Tăng cường giải pháp nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các

huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn tăng

cường các giải pháp nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành

chính công cấp tỉnh (PAPI). Trong đó, nhấn mạnh đến nhóm giải

pháp từ chính quyền cơ sở.

Nhìn từ thực tế

Theo kết quả công bố Chỉ số PAPI năm 2017, tỉnh Bình Dương đạt

33,49/60 điểm (đạt 55,81%), xếp trong nhóm thấp điểm nhất, khoảng

cách điểm giữa Bình Dương và địa phương có số điểm cao nhất là 6,04

điểm. Như vậy, đây là năm thứ 2 liên tiếp Bình Dương xếp trong nhóm

thấp điểm nhất. Tuy nhiên, so với kết quả Chỉ số PAPI năm 2016, Bình

Dương có 4/6 chỉ số lĩnh vực tăng điểm nhẹ là: Công khai minh bạch

(tăng 0,26 điểm, đạt 4,9%); trách nhiệm giải trình (tăng 0,6 điểm, đạt

13,5%); kiểm soát tham nhũng (tăng 0,68 điểm, đạt 15,7%); thủ tục hành

chính (TTHC) công (tăng 0,02 điểm, đạt 0,28%).

Công khai, minh bạch tại cơ sở để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra là một trong

những giải pháp quan trọng nhằm cải thiện Chỉ số PAPI

Chỉ số lĩnh vực tham gia của người dân cấp cơ sở đạt 4,33 điểm, giảm

0,14 điểm so với năm 2016. Chỉ số lĩnh vực này có 1 chỉ số nội dung

thành phần tăng điểm là: Cơ hội tham gia của người dân, đạt 1,63/2,5

điểm (tăng 0,03 điểm) và 2 chỉ số nội dung thành phần giảm điểm là: Tri

thức công dân về bầu cử ấp/khu phố, đạt 0,70/2,5 điểm (giảm 0,11

điểm); đóng góp tự nguyện, đạt 0,73/2,5 điểm (giảm 0,06 điểm). Nhìn

chung, người dân cho biết cơ hội tham gia bầu cử (các chức danh thuộc

ấp/khu phố) của họ tại địa phương tốt hơn năm 2016. Tuy nhiên, hiểu

biết của họ về những vị trí dân cử và trong cuộc bầu cử ấp/khu phố có

từ hai ứng cử viên trở lên để lựa chọn chưa cao.

Chỉ số lĩnh vực công khai, minh bạch đạt 5,54 điểm, tăng 0,26 điểm so

với năm 2016. Theo đánh giá của UBND tỉnh, cảm nhận của người dân

về công khai thu/chi ngân sách cấp xã/phường và người dân được biết

về quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất hiện thời của địa phương tốt hơn

năm 2016. Tuy nhiên, người dân vẫn cho rằng trong bình xét hộ nghèo

của địa phương còn nhiều hạn chế, như đối tượng bình xét, danh sách

hộ nghèo chưa được công khai và cảm nhận của người dân về việc sửa

đổi quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất ở địa phương đã gây ảnh hưởng

tiêu cực tới đời sống của họ. Trong khi đó, chỉ số lĩnh vực trách nhiệm

giải trình với người dân chỉ đạt 5,05 điểm, xếp thứ 33/63 tỉnh/thành.

Từ bảng phân tích của UBND tỉnh cho thấy, chỉ số lĩnh vực TTHC công:

Đạt 6,97/10 điểm, tăng 0,02 điểm so với năm 2016 (lĩnh vực này xếp thứ

50/63 tỉnh/thành). Điểm trung bình toàn quốc của chỉ số lĩnh vực này là

7,16/10 điểm. Chỉ số lĩnh vực này có 1 chỉ số nội dung thành phần tăng

điểm và 3 chỉ số nội dung giảm điểm hoặc bằng điểm năm 2016. Người

dân đánh giá cao chất lượng TTHC cấp xã/phường (trong đó có các tiêu

chí như: Phí được niêm yết công khai; công chức thạo việc; công chức

có thái độ lịch sự; người dân nhận được kết quả như lịch hẹn). Ngược

lại, cùng các tiêu chí như nhau, nhưng người dân đánh giá thấp đối với

chất lượng dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, họ cho rằng

phải đi lại nhiều lần để làm xong các TTHC liên quan đến cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất…

Tăng cường giải pháp

Từ những phân tích trên, UBND tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp trong thời

gian tới, yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện các giải

pháp sau: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách

hành chính Nhà nước theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ,

gắn với nâng cao nhận thức và quyết tâm trong hành động của các cấp

chính quyền, thực hiện đồng bộ trong triển khai thực hiện kế hoạch cải

cách hành chính Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 và

trong xây dựng chính quyền thân thiện, công sở thân thiện theo chỉ đạo

của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Tiến tới xây dựng một nền hành chính dân chủ,

trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trên cơ sở

nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính

quyền cấp xã trong việc phục vụ nhân dân.

UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tham gia, phối hợp cùng

Sở Nội vụ, các đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán

triệt Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20-4-2007 của Ủy ban

Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, trong

đó trọng tâm là những nội dung phải công khai để nhân dân biết, nội

dung nhân dân bàn và quyết định, nội dung nhân dân ý kiến trước khi cơ

quan có thẩm quyền quyết định, nội dung người dân giám sát; trách

nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức cấp xã, của cơ quan, tổ

chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở

xã, phường, thị trấn. Cùng với đó là phối hợp với đơn vị, địa phương có

liên quan chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao

hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng

đồng, để góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ

sở đối với người dân.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh triển khai đồng bộ,

hiệu quả công tác cải cách hành chính; tiếp tục sắp xếp, kiện toàn, nâng

cao chất lượng hoạt động của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông các cấp theo quy định tại Quyết

định số 09/2015/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là bộ phận

một cửa cấp xã. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý

cán bộ, công chức, viên chức từ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo,

luân chuyển, bổ nhiệm; đẩy mạnh thực hiện cải cách công vụ công chức

gắn với nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương.

Song song đó, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, trọng

tâm là thực hiện trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà

nước các cấp trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành

chính, nhất là trong giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức; kiên quyết xử

lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân.

Văn phòng UBND tỉnh thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách

TTHC, trong đó tập trung chỉ đạo việc rà soát, cập nhật, công bố, công

khai kịp thời các TTHC mới ban hành hoặc TTHC được sửa đổi, bổ

sung, bảo đảm sự thống nhất trong áp dụng TTHC để tạo thuận lợi cho

người dân và môi trường thông thoáng cho phát triển sản xuất, kinh

doanh. Đặc biệt, thường xuyên chỉ đạo rà soát các quy định hành chính,

TTHC để kiến nghị đơn giản hóa các TTHC còn bất cập, gây cản trở

hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Đôn đốc, kiểm tra

thực hiện trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước

các cấp trong công tác cải cách TTHC; tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản

ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính.

Sở Tư pháp thẩm định, góp ý, tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát có chất

lượng, hiệu quả các cơ chế, chính sách bảo đảm phù hợp với quy định

của Trung ương, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quản lý điều hành và

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với việc phục vụquyền

lợi chính đáng của nhân dân. Sở Thông tin và Truyền thông cùng với Đài

Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương, các cơ quan,

đơn vị liên quan và chỉ đạo, định hướng đối với Đài Truyền thanh cấp

huyện, cấp xã đẩy mạnh thông tin tuyên truyền các nội dung của Chỉ số

PAPI; kịp thời đưa tin, bài phản ánh về kết quả triển khai thực hiện để

nhân dân biết, giám sát và tích cực hưởng ứng thực hiện. UBND các

huyện, thị, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch

cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020,

trong đó tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ phận

tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

hiện đại cấp huyện…

Cải thiện Chỉ số PAPI cấp tỉnh là một trong những vấn đề quan trọng,

liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, đặc biệt là cấp xã, liên quan đến

trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

và cần được tiến hành đồng bộ, kiên trì, liên tục, lâu dài. Do đó, UBND

tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã phải tập trung

triển khai thực hiện tốt công tác cải cách hành chính tại đơn vị, địa

phương mình, gắn với cải thiện Chỉ số PAPI của tỉnh trong thời gian tới.

UBND tỉnh yêu cầu UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh triển khai,

thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh số 34, tăng cường thông tin, tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư bằng nhiều

hình thức thích hợp, bảo đảm người dân hiểu biết và thực hiện được các

quy định pháp luật liên quan đến đời sống thường ngày; ý thức được

quyền lợi và trách nhiệm đầy đủ của mình trong việc tham gia vào đời

sống chính trị tại cơ sở. Song song đó, tạo điều kiện thuận lợi để người

dân cóquyền được biết, được bàn, được tham gia thực hiện hoặc kiểm

tra, giám sát việc thực hiện, đặc biệt là các nội dung liên quan đến

quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân như: Các khoản đóng góp

tựnguyện, xây mới, sửa chữa công trình công cộng...

SÔNG TRÀ

Theo baobinhduong.vn

12. Đà Nẵng rút thẻ xanh, vàng, hồng để đánh giá công chức

Thời gian qua, thông tin về những tấm thẻ vàng, thẻ xanh, thẻ hồng

được áp dụng trong việc thưởng, phạt tại quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng

khiến nhiều người ngạc nhiên. Trao đổi với báo chí, ông Trần Hữu Yên -

Trưởng phòng Nội vụ quận Thanh Khê cho hay, từ 2017 quận đã thí

điểm việc thay văn bản để đánh giá chất lượng công việc của cán bộ

công chức.

Việc nhận những tấm thẻ ngay lập tức, khiến cán bộ chú ý hơn khi làm việc. Ảnh: N.T

Có phạt có thưởng để cán bộ tự soi mình

Theo Trưởng phòng Nội vụ quận, nhờ có việc quy đổi từ những tờ thông

báo thành những thẻ vàng, xanh, hồng mà cán bộ công chức ý thức cao

hơn, nó đánh vào tâm lý của từng cán bộ. Bởi trước đây, việc phạt và

thưởng phải qua giấy tờ (mất thời gian), thì nay những việc này có thể

được tiến hành trực tiếp, nhận giấy phạt ngay lập tức và màu sắc của

những tấm thẻ cũng khiến họ phải “kiêng dè”, chú ý hơn khi làm việc.

Cụ thể, thẻ xanh được áp dụng đối với CBCCVC-NLĐ, có hành vi vi

phạm ở mức độ nhẹ hoặc lần đầu trong thực thi công vụ, bị các cơ quan

có thẩm quyền phát hiện thông qua kiểm tra, giám sát; vi phạm về việc

xử lý vi phạm trong quá trình giải quyết hồ sơ, công việc của tổ chức,

công dân. Có đơn tố cáo, khiến nghị đúng sự thật về thái độ, hành vi gây

phiền hà nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan,

đơn vị...

Thẻ vàng là loại thẻ áp dụng đối với trường hợp CBCCVC-NLĐ, có hành

vi vi phạm ở mức độ nặng, nghiêm trọng bị các cơ quan có thẩm quyền

phát hiện thông qua kiểm tra, giám sát và sau khi cá nhân đó đã nhận

hai thẻ xanh. Cuối cùng, thẻ hồng được dùng để khen thưởng, áp dụng

đối với các trường hợp CBCCVC-NLĐ có thành tích xuất sắc trong thực

thi công vụ được tập thể ghi nhận, tất cả các loại thẻ đều có chữ ký của

Chủ tịch UBND.

Còn thẻ thưởng (thẻ hồng) là khi cá nhân, tổ chức có đề tài, sáng kiến

liên quan đến công tác chuyên môn tại đơn vị, đặc biệt có liên quan đến

công tác cải cách hành chính được áp dụng và mang lại hiệu quả trong

thực tiễn. Có thành tích xuất sắc trong thực thi công vụ, được tập thể,

đồng nghiệp, tổ chức, công dân, báo đài ghi nhận.

Đáng chú ý, trong lần áp dụng từ năm 2018, hiệu lực của thẻ là 3 năm

kể từ ngày ban hành. “Thời gian này có thể khá nặng với anh em nhưng

nếu ai đó bị thẻ vàng thì phải cố gắng có được thẻ hồng để được xoá

thẻ. Qua đó cũng động viên anh em luôn tích cực trong công việc” -

Trưởng phòng Nội Vụ quận Thanh Khê chia sẻ.

23 thẻ được rút trong năm 2017

Ông Yên cũng cho hay, Chủ tịch UBND quận có thẩm quyền ký ban

hành thẻ, liên quan đến công tác thực thi công vụ của CBCCVC-NLĐ tại

các cơ quan, đơn vị thuộc UBND quận, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và

UBND 10 phường; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường mầm non,

tiểu học, trung học sơ sở trên địa bàn quận. Phòng Nội vụ sẽ là cơ quan

giúp việc trong công tác kiểm tra, giám sát, tham mưu ban hành thẻ cho

Chủ tịch UBND quận.

“Khi tiếp nhận phản ánh hoặc phát hiện sự việc có liên quan đến công

tác thực thi công vụ của CBCCVC-NLĐ, chúng tôi phải thực hiện việc

thẩm tra, xác minh sự việc. Trường hợp có đủ cơ sở khẳng định

CBCCVC-NLĐ có liên quan đến sự việc thì tiến hành xem xét tham mưu,

có Chủ tịch UBND quận ký ban hành thẻ” - ông Yên nói.

Cũng theo trưởng phòng Nội vụ quận Thanh Khê, trong năm 2017, đã có

14 cá nhân nhận thẻ xanh, 5 cá nhân nhận thẻ vàng và 4 tập thể được

nhận thẻ hồng. Nhưng kể từ đầu năm 2018 đến nay, chưa có thẻ nào

được rút.

Đáng nói, các cá nhân nhận thẻ xanh thường sẽ không được xếp loại

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi xét thi đua khen thưởng cuối năm.

Còn những cá nhân bị rút thẻ vàng, sẽ mất thi đua khen thưởng, không

được xét nâng lương, cấp bậc trước thời hạn. Cuối cùng với việc được

nhận thẻ hồng, các cá nhân, tập thể sẽ được khen thưởng một khoản

tiền là 500 nghìn đồng.

“Có những trường hợp Chủ tịch phường, Đội trưởng Đội kiểm tra quy

tắc để xây dựng trái phép cũng đã bị rút thẻ phê bình. Ngoài ra, trong

quá trình quản lý, điều hành công việc, để công chức, viên chức dưới

quyền mắc sai phạm trong khi thực thi công vụ được giao, ảnh hưởng

đến công việc chung. Riêng bản thân tôi, do để sai sót trong quá trình

nhập số liệu nên cũng đã bị rút một thẻ xanh”- ông Yên cho biết.

Ông Yên nói thêm từ khi quy chế về đánh giá cán bộ ra đời, đến thời

điểm hiện tại vẫn chưa có cán bộ nào vi phạm: “Anh em rất sợ việc bị rút

thẻ. Vì vậy, từ việc đi sớm, về trễ hay làm bất cứ việc gì cũng đều rất

tuân thủ và đúng giờ”.

N.TRI - T.TRANG

Theo laodong.vn

13. Cục Thuế Đồng Tháp: Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ điện tử Thông tin từ Cục Thuế Đồng Tháp cho biết, cơ quan này vừa ban

hành Kế hoạch cải cách công tác quản lý thuế năm 2018. Theo đó,

năm 2018 Cục Thuế Đồng Tháp sẽ đẩy mạnh việc triển khai các

dịch vụ điện tử; hiện đại hóa công tác tuyên truyền, hỗ trợ người

nộp thuế…

Niêm yết công khai thủ tục hành chính thuế tại bộ phận "một cửa" Cục Thuế Đồng

Tháp. Ảnh: NM.

Ông Nguyễn Thành Châu - Phó Cục trưởng Cục Thuế Đồng Tháp cho

biết, theo kế hoạch đã được cục thuế thông qua, trong năm 2018 này,

cục thuế sẽ đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thuế điện tử, phấn đấu tối

thiểu 95% doanh nghiệp thực hiện các thủ tục: đăng ký thuế điện tử, nộp

thuế điện tử, số tiền thuế nộp bằng phương thức điện tử.

Tỷ lệ số hồ sơ được đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) được giải

quyết đúng hạn đạt tối thiểu 90%. Tỷ lệ hồ sơ khai thuế được kiểm tra tự

động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế là 100%.

Kế hoạch cải cách cũng nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh công tác tuyên

truyền và hỗ trợ người nộp thuế. Theo đó, Cục Thuế Đồng Tháp sẽ nâng

cấp trang web của cục thuế để cung cấp những thông tin về chính sách

thuế mới sửa đổi, bổ sung một cách nhanh nhất cho người nộp thuế.

Phối hợp với cơ quan báo chí để tuyên truyền về chính sách thuế mới.

Để đáp ứng được yêu cầu nhanh, kịp thời, Cục Thuế Đồng Tháp sẽ hiện

đại hóa công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đảm bảo người

nộp thuế được tiếp cận đầy đủ, kịp thời các thông tin về thay đổi chính

sách, thủ tục hành chính thuế. Nâng cao sự hài lòng của người nộp thuế

về các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp.

Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp rủi ro. Tức là

chỉ thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Tuyệt

đối không thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp thực hiện tốt chính

sách, pháp luật thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tập

trung vào sản xuất, kinh doanh…

Để đạt được những mục tiêu trên, Cục Thuế Đồng Tháp xác định phải

phát triển hệ thống công nghệ thông tin; phát triển và triển khai hệ thống

ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật để mở rộng các dịch vụ công nghệ thông tin

phục vụ người nộp thuế và đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành

chính.

Bên cạnh đó, Cục Thuế Đồng Tháp cũng tiếp tục quan tâm đến công tác

đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thuế.

Xây dựng bộ máy cơ quan thuế có đủ nhiệm vụ và quyền hạn để thực

thi pháp luật thuế theo mô hình cơ quan thuế hiện đại, hiệu quả. Kết hợp

giữa quản lý thuế theo chức năng với quản lý thuế theo đối tượng để

đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý thuế, phấn đầu hoàn thành và

vượt dự toán được giao năm 2018./.

Nhật Minh

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

14. Quận 12 sắp có trợ lý Facebook tiếp dân

Ứng dụng trả lời tự động thắc mắc về thủ tục hành chính cho

người dân trên địa bàn quận sắp ra mắt.

Ông NVH (ngụ phường Thới An, quận 12, TP.HCM) đến UBND quận 12

từ sớm để nộp hồ sơ hoàn công nhưng khi đồng hồ đã gần chạm mốc

11 giờ 30, hết giờ hành chính mà màn hình hiển thị số thứ tự vẫn chưa

gọi tên ông.

Giá như không phải đến tận nơi để hỏi thủ tục

Ông H. nói: “Tôi xây nhà xong vào đầu năm nay, thủ tục nhà cửa phức

tạp nên mãi tới hôm nay mới đi làm thủ tục hoàn công. Tôi lớn tuổi, lại

mù tịt về các loại thủ tục nên hôm rồi phải lên tận đây hỏi cán bộ xem thủ

tục hoàn công gồm những gì để về nhà chuẩn bị. Lên thấy đông quá, tìm

cán bộ rảnh rang hỏi cũng khó, phải đợi. Hôm nay mang những gì cán

bộ dặn lên đây, không biết còn thiếu đủ gì không, giấy tờ hợp lệ chưa.

Nếu thiếu lại phải quay về lấy tiếp thì mệt quá”.

Ông N. (cùng ngụ quận 12) cũng ý kiến: “Quận 12 đã có nhiều cải cách

hành chính đáng hoan nghênh nhưng phải nói hiện nay khâu làm hồ sơ

vẫn còn mất rất nhiều thời gian của người dân, chờ đợi lên xuống rất

mệt mỏi. Nhiều khi muốn biết hồ sơ gồm những gì phải lên để hỏi. Cán

bộ cũng có quá nhiều áp lực, nếu trả lời thắc mắc của người dân cả

ngày cũng sẽ rất mệt. Rồi có khi đi lên mà lẩn thẩn quên trước quên sau,

lại phải về lấy”.

Theo lãnh đạo UBND quận 12 thì những than phiền trên sẽ sớm được

chấm dứt trong thời gian tới đây.

Sắp tới đây, người dân quận 12 (TP.HCM) sẽ tương tác với UBND quận để hỏi về

thủ tục hành chính qua ứng dụng chatbot bất kỳ lúc nào. Ảnh: LÊ THOA

Dùng Facebook hỗ trợ cho dân

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Chủ tịch

UBND quận 12, cho biết: Xuất phát từ mong muốn hỗ trợ tối đa cho

người dân từ những thắc mắc đơn giản nhất về thủ tục hành chính trong

những thời điểm ngoài giờ hành chính, UBND quận 12 đã có ý tưởng

xây dựng ứng dụng chatbot này. Dự kiến ứng dụng sẽ được đưa vào sử

dụng khoảng tháng 6 tới đây.

“Có những thắc mắc đơn giản nhưng phải đợi trong giờ hành chính mới

hỏi cán bộ được, rất gây phiền hà cho dân. Khi đến nơi còn tìm hiểu phải

hỏi ai, hỏi như thế nào. Nếu hỏi qua tổng đài thì hôm sau mới được giải

đáp chứ không được trả lời ngay” - ông Tú tâm tư.

Theo đó, ứng dụng chatbot được xây dựng nhằm mục đích trả lời tự

động trên các giao diện tương tác với người dân mà UBND quận 12

đang sử dụng là Facebook UBND quận 12 và website của UBND quận.

Bằng thao tác đơn giản tương tự đang nhắn tin trực tuyến, ngay khi bắt

đầu cuộc hội thoại, hộp tin nhắn sẽ hiện ngay ra câu chào “Xin chào!

UBND quận 12 vui lòng trả lời bạn về: Tư pháp, hộ tịch, đất đai, xây

dựng,…”.

Tất cả thông tin về việc “hồ sơ cần nộp gồm những thủ tục gì”, “thời gian

giải quyết bao lâu”, “lệ phí bao nhiêu”, “đơn vị nào giải quyết”,… ở tất cả

lĩnh vực được trả lời nhanh chóng cho người dân. Những thông tin nào

hệ thống chatbot chưa trả lời được thì sẽ hướng dẫn người dân liên hệ

trực tiếp với UBND quận 12.

Ông Tú cho biết thêm ứng dụng hỗ trợ này tương tự các ứng dụng mà

ngân hàng, doanh nghiệp đang sử dụng để hỗ trợ khách hàng 24/7.

Bằng việc cung cấp đầy đủ thông tin về thủ tục hành chính một cách

nhanh nhất, người dân dễ dàng nắm bắt và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ngay

từ đầu. Thay vì phải đến tận nơi để hỏi cán bộ hoặc tra cứu qua Internet

nhưng cũng mất rất nhiều thời gian để hiểu.

“Chatbot sẽ giúp người dân có đầy đủ thông tin về thủ tục hành chính để

tự đi làm hồ sơ, đến UBND quận 12 sẽ có cán bộ hỗ trợ thêm mà không

cần đến cò dịch vụ, không còn ngại phải xếp hàng chờ đợi, đi lại nhiều

lần. Trong thời gian tới, ứng dụng này sẽ được cải tiến hơn, với nhiều

thông tin và có khả năng so sánh giữa dữ liệu có sẵn với dữ liệu người

hỏi để đối thoại thông minh với người dân. Làm sao để hỗ trợ cho người

dân một cách tối đa, từ những gì đơn giản nhất mà họ cần” - ông Tú

nhấn mạnh.

Cán bộ có ỷ lại vào máy móc?

Dù có chatbot để tương tác với người dân nhưng đây chỉ là ứng dụng

như là trợ lý của cán bộ, còn việc hỗ trợ cho người dân luôn là trách

nhiệm của cán bộ, công chức chứ không phải là việc của phần mềm.

Chatbot chỉ hỗ trợ thêm để đáp ứng những khoảng thời gian người dân

chưa thể liên hệ được với cán bộ ngoài giờ làm việc. Vì vậy, không có

tình trạng cán bộ ỷ lại vào máy móc.

Ông LÊ HUỲNH MINH TÚ, Phó Chủ tịch UBND quận 12

LÊ THOA

Theo plo.vn