an toàn môi trường và xã hội (stwg-sg) biên bản cuộc họp ... · tế và các nhà...

16
1 Cuc hp Tiu nhóm kthut vcác Bin pháp bảo đảm an toàn Môi trường và Xã hi (STWG-SG) Biên bn cuc hp ln th5 Thông tin chung vcuc hp: Thi gian 9h 12h, 18/12/2013 Địa điểm Khách sn Flower Garden, S46 Nguyễn Trường T, Ba Đình, Hà Nội Chtrì cuc hp Ông Phm Mạnh Cường Chánh văn phòng REDD+ Vit Nam Ông Steve Swan Tchc SNV Ni dung chính trong cuc hp - Giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về các phn hi cp quc gia vcác biện pháp đảm bo an toàn môi trường và xã hội theo Chương trình Hành động REDD+ Quc gia (NRAP), cp nht và cung cấp đầy đủ thông tin phn hi cho Tng cc Lâm nghip (VNFOREST). - Trình bày bn dtho sửa đổi mi nht ca ltrình thc hin các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hi Phlc Chương trình Cuộc hp Danh sách đại biu tham d1. Dtho mi nht ltrình thc hin các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hi Bài trình bày của Lê Hà Phương – Cán bSafeguards Văn phòng REDD+ Việt Nam Các vấn đề tho lun: Ông Phm Mạnh Cường: nhn mnh một vài điểm trước khi tho lun. Vit Nam là thành viên UNFCCC và nhn htrvtài chính và kthut tnhiu chương trình và sáng kiến khác nhau, nên va phi tuân thCancun SG cũng như các quy định ca các nhà tài tr. Có nhiều quy định khác bit vSG, có thgim thiu bằng cách các nước UNFCCC đạt được tha thun mang tính cht ràng buc pháp lý vREDD+ và BĐKH, tạo điều kin cho Vit Nam và các nước đang phát triển khác thc hin.

Upload: truonglien

Post on 22-May-2018

216 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

Cuộc họp Tiểu nhóm kỹ thuật về các Biện pháp bảo đảm

an toàn Môi trường và Xã hội (STWG-SG)

Biên bản cuộc họp lần thứ 5

Thông tin chung về cuộc họp:

Thời gian 9h – 12h, 18/12/2013

Địa điểm Khách sạn Flower Garden, Số 46 Nguyễn Trường Tộ,

Ba Đình, Hà Nội

Chủ trì cuộc họp Ông Phạm Mạnh Cường – Chánh văn phòng REDD+

Việt Nam

Ông Steve Swan – Tổ chức SNV

Nội dung chính trong cuộc họp - - Giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về các phản hồi

cấp quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn môi

trường và xã hội theo Chương trình Hành động

REDD+ Quốc gia (NRAP), cập nhật và cung cấp đầy

đủ thông tin phản hồi cho Tổng cục Lâm nghiệp

(VNFOREST).

- - Trình bày bản dự thảo sửa đổi mới nhất của lộ trình

thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường

và xã hội

Phụ lục Chương trình Cuộc họp

Danh sách đại biểu tham dự

1. Dự thảo mới nhất lộ trình thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội

– Bài trình bày của Lê Hà Phương – Cán bộ Safeguards – Văn phòng REDD+ Việt Nam

Các vấn đề thảo luận:

Ông Phạm Mạnh Cường: nhấn mạnh một vài điểm trước khi thảo luận. Việt Nam là thành viên

UNFCCC và nhận hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ nhiều chương trình và sáng kiến khác nhau,

nên vừa phải tuân thủ Cancun SG cũng như các quy định của các nhà tài trợ.

Có nhiều quy định khác biệt về SG, có thể giảm thiểu bằng cách các nước UNFCCC đạt được

thỏa thuận mang tính chất ràng buộc pháp lý về REDD+ và BĐKH, tạo điều kiện cho Việt Nam

và các nước đang phát triển khác thực hiện.

2

Việt Nam gặp những khó khăn nhất định đặc biệt là về Cơ sở pháp lý quốc tế. Nếu có Hiệp định

ràng buộc pháp lý về REDD+ hoặc BĐKH thì các nước phải tuân thủ. Gần đây các tổ chức quốc

tế và các nhà tài trợ hay nói tới “những hành động không hối tiếc”, tuy nhiên ở VN đã, đang và

làm những hoạt động BV&PTR trước khi có REDD+ nhưng những yêu cầu cụ thể sâu hơn, rộng

hơn, đòi hỏi đầu tư lớn và thời gian nhiều hơn thì cần phải có Lộ trình.

Các hoạt động REDD+ ở VN không chỉ có NRAP, trong đó yêu cầu các tỉnh thí điểm xây dựng

PRAP nhưng QĐ 799 không quy định cấp huyện, thôn, xã sẽ làm gì? Nhưng không nên quy định

cụ thể mà để điều kiện linh hoạt, ví dụ như ở cấp huyện REDD+ lồng ghép vào Kế hoạch BVPTR

hay Kế hoạch phát triển thôn bản. Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể và hỗ trợ của cộng

đồng quốc tế để xác định các hoạt động cụ thể tại các cấp thấp hơn.

Rất mong muốn nhận được ý kiến đại biểu để hoàn thiện.

Bà Hiền – CERDA:

Trong lỗ hổng chính Cancun (c):

- Quyền hưởng lợi của người địa phương được đảm bảo như thế nào khi quyền tiếp cận với

đất rừng rất thấp?

- Trong trường hợp một cộng đồng có tư cách pháp nhân, được xây dựng năng lực đủ để

làm chủ sáng kiến REDD+, vậy họ có quyền tiếp cận với các nguồn tài chính REDD+ một

cách độc lập?

Ông Dũng – PanNature:

- Có nhiều khung SG khác, vậy theo anh Cường có nên xây dựng một lộ trình bao trùm

rộng hơn hay chỉ dựa trên Cancun, để có thể đáp ứng các khung SG khác

- Rà soát các luật nào? Những quy định đầu tư nước ngoài có được rà soát hay không?

- Khái niệm tương đối rộng như cấu trúc quản trị minh bạch, hiệu quả lộ trình làm rõ

phạm vi thế nào là minh bạch, hiệu quả, và thế nào là quản trị, tiêu chí, chỉ số đánh giá.

Nhóm tư vấn có định rõ phạm vi khái niệm này để áp dụng vào Việt Nam hay không?

Trả lời:

Ông Phạm Mạnh Cường:

Một số câu hỏi là trăn trở trong quá trình thực hiện REDD+ Việt Nam.

Trả lời chị Hiền:

- tình trạng này đang xảy ra ở nhiều tỉnh, chính sách thúc đẩy giao đất giao rừng ở nhiều

tỉnh còn chậm do nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trách nhiệm BVPTR của ai, tài sản của ai? Việc giao đất giao rừng có hỗ trợ BVPTR tốt hơn hay

không? Việc hưởng lợi không phải tất cả các trường hợp đều căn cứ vào giao đất giao rừng, mà

do Nhà nước xem xét và điều tiết, và cần có một số chính sách và điều kiện khác.

3

- Quyền tiếp cận trực tiếp các nguồn tài chính REDD+: phụ thuộc nhiều vào quy chế quốc

tế. Dự thảo quỹ REDD+ có thể được sử dụng hỗ trợ các chủ thể khác nhau thực hiện hoạt động

BVPTR và REDD+, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các đơn vị nhận được hỗ trợ tài chính.

Trả lời anh Dũng:

- Trước hết VN phải đáp ứng các yêu cầu của UNFCCC, trong quá trình đó ghi nhận và

quan tâm thực hiện yêu cầu và quy định của các nhà tài trợ khác. Một số khung SG mang tính

chất khuyến nghị chứ không bắt buộc, ví dụ như REDD+ SES. quan tâm đến các yêu cầu bắt

buộc nằm trong UNFCCC nhưng cũng quan tâm đến các quy định của các nhà tài trợ cũng như

khuyến cáo của các sáng kiến khác.

- 60 PLRs có thể không nhiều nhưng đây là những luật, chính sách, chương trình trọng yếu,

chứ không thể xem xét được hết các văn bản dưới luật vì quá nhiều.

- Mỗi quốc gia đều có quy định về mặt nguyên tắc khi đầu tư ra nước ngoài, nhưng không

có quy định quá chi tiết về mặt môi trường và xã hội, mà là trách nhiệm của nước nhận được dự

án đầu tư xét khía cạnh của cả 2 phía với trình tự và thủ tục nhất định.

- Đánh giá việc thực hiện PLRs: hoàn toàn đồng ý nhưng cần thời gian và kinh phí.

Lê Hà Phương:

- 60 PLRs tham khảo trong tài liệu: nêu rất cụ thể

- Nhấn mạnh Lộ trình không đánh giá sự tham gia hiệu quả của các bên liên quan mà chỉ

đánh giá các PLRs có quy định các biện pháp cụ thể để thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của

các bên liên quan hay không?

- Tham khảo Ma trận phân tích PLRs về Quản trị minh bạch.

Các vấn đề thảo luận:

Ông Hải – Trung tâm Môi trường, Tài nguyên Nông thôn:

- Có 2 văn bản hay đã tham khảo chưa? Quyết định phê duyệt UN-REDD pha 2 của Thủ

tướng Chính phủ ngày 23/7/2013 và Đề án cơ cấu quản lý lại ngành lâm nghiệp ngày 1/7/2013.

- Không rõ các lỗ hổng cụ thể là gì để biết cách đề nghị Nhà nước chỉnh khung pháp lý. Ví

dụ mất rừng lớn nhất là từ nhà máy thủy điện và tái định cư khuyến nghị các cơ quan để tránh

mất rừng.

Ông Eiji - Đại diện JICA: 1 câu hỏi và 2 bình luận

- Hệ thống quốc gia liên kết như thế nào với các hoạt động ở địa phương?

- Trang 17 phần Khuyến nghị Cancun (e): làm thế nào giải quyết vấn đề rừng trồng ở Việt

Nam

- Điều phối hệ thống SG và quỹ REDD+ quốc gia, vì ngoài chi trả thì REDD+ còn cung cấp

nguồn vốn cho việc thực hiện.

4

Bà Phạm Minh Thoa:

- Đây là vấn đề bao trùm xuyên suốt quá trình thực hiện REDD+ vì nó liên quan đến rất

nhiều hoạt động, đòi hỏi sự điều phối phối hợp rất tốt Khuyến nghị nên chi tiết cụ thể hơn để

có thể thực hiện được. Mời các ngành liên quan, có phân công trách nhiệm rõ ràng.

- Sau khi xác định lỗ hổng, cần tiếp tục đánh giá việc thực hiện. VRO tham mưu

VNFOREST đề nghị các chương trình REDD+ bàn với nhau xem có làm tiếp được việc đánh giá

này không và phân công như thế nào.

- Cần có danh mục thuật ngữ liên quan đến REDD+ chuẩn, thống nhất sử dụng trên toàn

quốc.

- Chuyển tải thông tin FPIC cho dễ hiểu để thấy là khung pháp lý của Việt Nam có đề cập

đến FPIC.

- Quan tâm hơn nữa về Khung thể chế và khung tuân thủ, vấn đề tổ chức thực hiện, sắp xếp

năng lực, biện pháp cụ thể thực hiện khung pháp lý.

Soojin Kim - FAO:

- Những chính sách mới sẽ xây dựng trong tương lai làm ảnh hưởng đến hệ thống, vậy hệ

thống cần sự linh hoạt như thế nào để thích ứng với sự thay đổi chính sách?

Trả lời:

Ông Steve:

Hệ thống CSS – Khung khái niệm xây dựng bởi SNV để cơ cấu lại PLRs, đây không phải khuyến

nghị cho Việt Nam, chúng ta dựa trên và kế thừa những hệ thống hiện có.

Kết quả phân tích này ở cấp độ quốc gia chứ không phân tích các hoạt động địa phương. Chúng

tôi chỉ xác định những văn bản pháp lý quan trọng nhất.

Khung SG không nhất thiết phải triển khai ở cấp địa phương mà cần cơ chế đảm bảo các biện

pháp đảm bảo an toàn được thực hiện như thế nào trong PRAP cần thảo luận trong các cuộc

thảo luận sau. Không đủ vốn để thực hiện ở tất cả các cấp.

Bất cứ điều khoản nào liên quan đến SG nằm trong quỹ REDD+ cần phải phù hợp với chính sách

về SG, được cung cấp thông tin từ lộ trình này. Quỹ REDD+ như là một cơ hội để lồng ghép SG

và các khuyến nghị quốc gia.

Ông Phạm Mạnh Cường:

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo này, trao đổi với các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Hệ thống SG xây dựng ở cấp quốc gia, dưới địa phương phải có nghĩa vụ thực hiện. Một số hoạt

động có thể làm được ngay như Kế hoạch hành động REDD+ hay Kế hoạch BVPTR phải đảm

bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên có liên quan.

Hệ thống SG và hệ thống MRV: cho rằng cần có sự tách bạch giữa hệ thống cấp quốc gia (đáp

ứng các yêu cầu báo cáo, đo đạc) để báo cáo quốc tế và hệ thống tại Việt Nam phù hợp điều kiện

hoàn cảnh cụ thể.

5

Đối với câu hỏi chị Soojin: Chính phủ có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên đối với các diện tích

và đơn vị không có phương án quản lý rừng bền vững, đây chỉ là biện pháp tạm thời để bảo vệ

vốn rừng tự nhiên hiện có, yêu cầu các chủ rừng phải xây dựng phương án QLRBV theo quy định

VN và tiệm cận quy định quốc tế, chứ không đóng cửa vĩnh viễn.

2. Các khuyến nghị ngắn hạn – Bài trình bày của ông Steven Swan – Cố vấn kỹ thuật cao

cấp – SNV

Các vấn đề Thảo luận:

Ông Thuận – FCPF:

- Có thể phải thay đổi một số nội dung Hiến pháp, Luật Dân sự hay pháp lệnh. Nếu Cancun

có quy định mà Hiến pháp không có?

Luật Dân sự quy định cộng đồng thôn bản không có tư cách pháp nhân không chịu

trách nhiệm trước pháp luật.

Pháp lệnh dân chủ cơ sở, pháp lệnh bảo tồn văn hóa,…?

Như vậy nếu UNFCCC bắt buộc thì chúng ta phải làm!

- Hưởng lợi từ rừng: 178 không vào cuộc sống. Bộ NN&PTNT cần xây dựng quy định về

quyền hưởng lợi.

- Luật có nhưng quan trọng là thực tiễn, nên bước tiếp theo cần phải đánh giá hiệu quả thực

tiễn.

Bà Kiên – Viện Nghiên cứu Sinh thái chính sách Xã hội

- Chúng ta có công nhận người bản địa hay không?

- Giải thích rõ hơn về Khung tuân thủ.

Ông Hải:

- Đánh giá trữ lượng C rừng, xây dựng đường phát thải cơ bản chỉ ra được vị trí quan

trọng, nhạy cảm có nguy cơ mất rừng cao nhất, phải phối hợp với VNFOREST.

- Vai trò của các NGO phải được đưa vào.

Ông Dũng – PanNature:

- Đã phân tích các bên liên quan hay chưa?

- Xem lại một số câu từ và thuật ngữ trong bản dịch Lộ trình

Bà Hiền – CERDA:

- Trong trường hợp tiếp cận quốc gia, phát thải âm, thì chủ thể thực hiện REDD+ thành

công sẽ giải quyết như thế nào, đảm bảo để họ không bị thiệt hại?

- Có biện pháp ĐBAT nào để cộng đồng địa phương đủ năng lực có thể tiếp cận trực tiếp

nguồn tài chính REDD+?

6

Ông Nam – Lào Cai:

Cancun (e) về việc chuyển đổi rừng tự nhiên và rừng trồng không được nhận đền bù. Vậy có bắt

buộc phải thực hiện không đền bù khi có dự án làm đường đi qua rừng để đảm bảo an toàn

REDD+?

Trả lời:

Ông Steve:

- Lộ trình chỉ phân tích khung pháp lý PLRs trên văn bản chứ không đánh giá hiệu quả thực

tiễn, cũng như năng lực thể chế hay mức độ tuân thủ. Trong tương lai có thể phân tích lỗ hổng đối

với khung thể chế và khung tuân thủ.

- UNFCCC không bắt buộc các nước phải thay đổi hay điều chỉnh PLRs, Việt Nam cần phải

báo cáo các biện pháp ĐBAT được thực hiện và tuân thủ như thế nào, theo hoàn cảnh cụ thể từng

nước.

- Các quốc gia tự diễn giải các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun theo hoàn cảnh cụ thể

của mình.

Ông Cường:

- 7 Biện pháp ĐBAT mang tính chất gợi mở chứ không chính xác, để diễn giải một cách

hợp lý. Mỗi quốc gia có thể tuân thủ bằng hình thức này hoặc hình thức kia.

- Các quyết định COP áp dụng cho ít nhất 195 quốc gia, nên chỉ có quy định chung, chúng

ta phải nghiên cứu những quy định đó để tránh hiểu sai.

- Việt Nam chỉ “vote in favor” UNDRIPP và Việt Nam không có khái niệm “người bản

địa”. Chúng ta có khái niệm dân tộc thiểu số được Bộ ngoại giao quy định theo tỷ lệ phần trăm về

số dân.

- Đồng ý với ông Hải tập trung vào các vùng nóng.

- Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội và xã hội nghề nghiệp hoàn toàn phải được tôn

trọng.

- Câu hỏi chị Hiền: về phạm vi trên bình diện quốc gia, quốc gia phải có trách nhiệm bảo vệ

tốt rừng và giảm phát thải, tránh rò rỉ phát thải. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay với năng lực

và nguồn lực hiện có, chưa có hiệp định ràng buộc quốc tế về REDD+ thực hiện thí điểm

nhưng vẫn được chi trả, lựa chọn một số vùng có khả năng giảm phát thải lớn. Trong chinh sách

BVPTR sẽ có quy định cụ thể hơn về khen thưởng và kỷ luật mà PFES đang còn thiếu.

- Tiếp cận tài chính: hiện nay chúng ta đang ở trạng thái bị động, tức là không có nguồn lực

tài chính sẵn có và ổn định để đảm bảo sẽ tiếp cận như thế nào. Ở quốc tế cần nghiên cứu cơ chế

tài chính nào đó để các quốc gia tiếp cận nhanh nhất.

- Câu hỏi của anh Nam: với một địa điểm cam kết thực hiện REDD+ đảm bảo giảm thiểu

chuyển đổi tối đa rừng tự nhiên, nhưng nếu vẫn chuyển đổi thì phải có đánh giá tác động MT &

XH chiến lược.

7

Các vấn đề Thảo luận:

Ông Phương – UNREDD pha 2:

- Kế hoạch năm tới cho tiểu nhóm là gì?

- Trên cơ sở khuyến nghị, kế hoạch năm tới sẽ điều chỉnh như thế nào để các thành viên tiếp

tục đóng góp cho hệ thống ĐBAT.

Ông Kiên – Trung tâm Hỗ trợ ứng phó BĐKH

- Cơ chế REDD+ vẫn đang thử nghiệm và tách rời khỏi cơ chế NAMA là lợi thế để đảm

bảo dự án REDD+ không bị ảnh hưởng bởi các ngành khác.

- Bảo hiểm dự án: khi có một lý do hoặc vấn đề nào đó xảy ra.

Trả lời:

Ông Steve:

- Việt Nam thiết lập khung ĐBAT quốc gia cho REDD+ dựa trên khung pháp lý hiện có,

nêu rõ tiến trình tham gia của các bên liên quan khác nhau, báo cáo với quốc tế về những gì Việt

Nam đang làm để tuân thủ UNFCCC.

- Tài liệu bổ sung về Ma trận phân tích 60 PLRs bản tiếng Anh và Việt đã được đăng trên

website.

- Sẽ chia sẻ kế hoạch năm 2014 vào cuộc họp tiểu nhóm lần tiếp theo

Ông Cường:

- Đồng ý với ông Phương về xây dựng kế hoạch năm tới.

- NAMA và REDD+ không tách rời nhau, mà gắn kết với nhau. Các giải pháp này phải đi

đều với nhau và đồng bộ thì mới đảm bảo được việc giảm phát thải và tính bền vững.

3. Kết luận:

Ông Phạm Mạnh Cường đưa ra kết luận:

- Cảm ơn sự tham gia và đóng góp ý kiến của quý vị đại biểu.

- Trân trọng tiếp thu ý kiến đóng góp, nghiên cứu thêm quy định của pháp luật Việt Nam và

quy định quốc tế

- Xây dựng đề xuất cụ thể hơn với hoàn cảnh quốc gia

- Cố gắng thúc đẩy lôi kéo các cá nhân, tổ chức có liên quan vào việc thực hiện thí điểm, để

đóng góp cho việc thực hiện thành công REDD+.

*** Cảm ơn ông Nguyễn Văn Bằng – Giám đốc dự án MB-REDD+ - SNV đã giúp ghi chép biên

bản cuộc họp.

8

PHỤ LỤC

9

Cuộc họp Tiểu nhóm Công tác Kỹ thuật về Biện pháp An toàn Môi trường và Xã hội

(STWG-SG). Lần thứ năm

Mạng lưới REDD+ Quốc gia

Chương trình

Địa điểm: Khách sạn Flower Garden – 46 Nguyễn Trường Tộ - Ba Đình – Hà Nội

Thời gian: Ngày 18/12/2013 từ 08:30 đến 12:00

Mục tiêu:

1. Giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về các phản hồi cấp quốc gia về các biện pháp đảm

bảo an toàn môi trường và xã hội theo Chương trình Hành động REDD+ Quốc gia

(NRAP), cập nhật và cung cấp đầy đủ thông tin phản hồi cho Tổng cục Lâm nghiệp

(VNFOREST).

2. Trình bày bản dự thảo sửa đổi mới nhất của lộ trình thực hiện các biện pháp đảm bảo an

toàn môi trường và xã hội

Thời gian Phút Nội dung Trách nhiệm

08:30-09:00 30 Đăng ký đại biểu VRO

09:00-09:10 10 Giới thiệu chương trình của cuộc họp Chủ tọa

09:10-09:40 30 Trình bày: Dự thảo mới nhất lộ trình thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội (bao gồm 10 phút hỏi đáp)

Lê Hà Phương – Cán bộ Safeguard – Văn phòng REDD+ Việt Nam

09:40-10:30 50 Thảo luận chung về Dự thảo mới nhất lộ trình thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội

Tất cả

10:30-10:45 15 Giải lao

10:45-11:00 15 Trình bày các khuyến nghị ngắn hạn và giới thiệu các chủ đề thảo luận nhóm về các bước tiếp theo liên quan đến:

1. Khung pháp lý 2. Khung thể chế 3. Khung tuân thủ

Đồng chủ tọa

11:00-11:30 30 Thảo luận nhóm Tất cả

11:30-11:45 15 Các nhóm trình bày kết quả thảo luận Đại diện từng nhóm

11:45 – 12:00

15 Kết luận Chủ tọa

Kết quả dự kiến:

- Lấy ý kiến về dự thảo mới nhất của lộ trình thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn môi

trường và xã hội

- Lấy ý kiến khuyến nghị về các bước tiếp theo cần phải thực hiện liên quan đến các biện

pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội tại Việt Nam

10

DANH SÁCH ĐẠI BIỂU THAM DỰ

11

12

13

14

15

16