Ảnh: d.danh xây dựng xã hội học tập, con đường tiến tới...

8
Ngày 29/9, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị lần thứ X để cho ý kiến vào các dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Hội nghị do các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì. Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe các tờ trình dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện các nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII... Vườn rau thủy canh đầu tiên tại Bảo Lâm TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Mở ra cơ hội làm lại cuộc đời cho người nghiện ma túy TRANG 7 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4888 - THỨ HAI NGÀY 2/10/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Trường vùng xa nỗ lực duy trì đạt chuẩn TRANG 4 TRANG 3 Một tiết học tại Trường Tiểu học Đa Nung (Đạ Đờn, Lâm Hà). Ảnh: Phan Nhân Thắm tình quân dân TRANG 4 TRANG 6 TRANG 3 Trong cuộc đấu tranh to lớn, lâu dài, gay go, ít nhiều đảng viên, ít nhiều nơi không tránh khỏi những khuyết điểm như: chủ quan, hẹp hòi, mạo hiểm, hủ hóa, xa quần chúng, chủ nghĩa địa phương, không giữ kỷ luật, làm việc luộm thuộm, tự kiêu, tự mãn v.v. KIỂM ĐIỂM CÔNG VIỆC CỦA ĐẢNG. THÁNG 1 NĂM 1949. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: D.Danh Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, đòi hỏi có sự nhận thức và tham gia của toàn xã hội; đồng thời là quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Với tỉnh Lâm Đồng, chất lượng môi trường chưa bị ô nhiễm trên diện rộng, nhưng một số vị trí, khu vực đã bị ô nhiễm cục bộ. Với xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay, nếu việc quản lý và đầu tư cho BVMT không tương xứng sẽ là mối lo ngại và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong tương lai. Bảo vệ môi trường - thách thức và giải pháp TRANG 5 TRANG 2 Ghi nhận về kết quả đại hội đại biểu người công giáo cấp huyện Đại hội đại biểu người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhiệm kỳ 2017 - 2022 cấp huyện, thành phố là một sự kiện chính trị quan trọng và đã được Ban Thường trực MTTQ tỉnh, huyện quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời. Đến nay, đại hội cơ sở đã diễn ra thành công và được Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao. XEM TIẾP TRANG 2 Xây dựng xã hội học tập, con đường tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước HỘI NGHỊ TỈNH ỦY LẦN THỨ X Góp ý dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5

Upload: lequynh

Post on 24-Mar-2018

217 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ảnh: D.Danh Xây dựng xã hội học tập, con đường tiến tới ...baolamdong.vn/upload/others/201710/25773_Bao_Lam... · Một tiết học tại Trường Tiểu học

Ngày 29/9, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị lần thứ X để cho ý kiến vào các dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Hội nghị do các đồng chí: Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng; Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường

trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì. Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe các tờ trình dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện các nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...

Vườn rau thủy canh đầu tiên tại Bảo Lâm

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCMở ra cơ hội làm lại cuộc đời cho người

nghiện ma túyTRANG 7

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4888 - THỨ HAI NGÀY 2/10/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘITrường vùng xa nỗ lực

duy trì đạt chuẩnTRANG 4

TRANG 3Một tiết học tại Trường Tiểu học Đa Nung (Đạ Đờn, Lâm Hà). Ảnh: Phan Nhân

Thắm tình quân dân TRANG 4

TRANG 6

TRANG 3

Trong cuộc đấu tranh to lớn, lâu dài, gay go, ít nhiều đảng viên, ít nhiều nơi không tránh khỏi những khuyết điểm như: chủ quan, hẹp hòi, mạo hiểm, hủ hóa, xa quần chúng, chủ nghĩa địa phương, không giữ kỷ luật, làm việc luộm thuộm, tự kiêu, tự mãn v.v.

KIỂM ĐIỂM CÔNG VIỆC CỦA ĐẢNG. THÁNG 1 NĂM 1949. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: D.Danh

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, đòi hỏi có sự nhận thức và tham gia của

toàn xã hội; đồng thời là quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Với tỉnh Lâm Đồng, chất lượng môi trường chưa bị ô nhiễm trên diện rộng, nhưng một số vị trí, khu vực đã bị ô nhiễm cục bộ. Với xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay, nếu việc quản lý và đầu tư cho BVMT không tương xứng sẽ là mối lo ngại và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong tương lai.

Bảo vệ môi trường - thách thức và giải pháp

TRANG 5

TRANG 2

Ghi nhận về kết quả đại hội đại biểu người công giáo cấp huyện

Đại hội đại biểu người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhiệm kỳ 2017 - 2022 cấp huyện, thành phố là một sự kiện chính trị quan trọng và đã được Ban Thường trực MTTQ tỉnh, huyện quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời. Đến nay, đại hội cơ sở đã diễn ra thành công và được Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao.

XEM TIẾP TRANG 2

Xây dựng xã hội học tập, con đường tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

HỘI NGHỊ TỈNH ỦY LẦN THỨ X

Góp ý dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5

Page 2: Ảnh: D.Danh Xây dựng xã hội học tập, con đường tiến tới ...baolamdong.vn/upload/others/201710/25773_Bao_Lam... · Một tiết học tại Trường Tiểu học

2 THỨ HAI 2 - 10 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Nhờ làm tốt công tác phối hợp giữa MTTQ và Ban Đoàn kết công giáo

nên mọi công tác chuẩn bị nội dung, nhân sự, tuyên truyền, khen thưởng, kinh phí… được tiến hành hiệu quả. Trong quá trình chuẩn bị, tổ chức đại hội, Ban Đoàn kết Công giáo luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần của MTTQ, chính quyền và các cơ quan chức năng cấp huyện. Phần lớn đại hội đại biểu người công giáo cấp huyện, thành phố thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo bà con giáo dân, các chức sắc, linh mục và nhân dân địa phương trong tỉnh. Đại hội diễn ra long trọng, trang nghiêm, đảm bảo các nội dung, chương trình đề ra. Huyện Đạ Huoai là đơn vị tổ chức đại hội đầu tiên vào ngày 12/5/2017 và huyện Bảo Lâm là đơn vị tổ chức cuối cùng vào 25/8/2017.

Ghi nhận hơn cả về công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội được Ban Đoàn kết công giáo, MTTQ, các ngành quan tâm thực hiện. Các đài truyền thanh huyện, thành phố đã tích cực tuyên truyền, biểu dương, đưa tin, bài, phóng sự về những tấm gương người công giáo tham gia tốt phong trào xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường; nhiều đơn vị tập thể giáo xứ, giáo họ cũng đã tích cực tuyên truyền giáo dân tham gia xây dựng phát triển kinh tế, đóng góp nhiều cho địa phương, phát huy tốt vai trò gương mẫu trong cộng đồng với phương châm “sống tốt đời - đẹp đạo”.

Theo đánh giá của Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh, MTTQ tỉnh, các văn kiện trình đại hội người công giáo cấp huyện, thành phố đều được đầu tư, chuẩn bị

Ghi nhận về kết quả đại hội đại biểu người công giáo cấp huyệnĐại hội đại biểu người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhiệm kỳ 2017 - 2022 cấp huyện, thành phố là một sự kiện chính trị quan trọng và đã được Ban Thường trực MTTQ tỉnh, huyện quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời. Đến nay, đại hội cơ sở đã diễn ra thành công và được Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao.

kỹ lưỡng, phát huy được trí tuệ tập thể nên báo cáo đều khá sinh động và tạo cái nhìn toàn diện về kết quả hoạt động của Ban Đoàn kết Công giáo và phong trào thi đua yêu nước của đồng bào công giáo trong cả nhiệm kỳ qua. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại hạn chế, nguyên nhân và đề ra phương hướng nhiệm kỳ tới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương.

Đại hội đại biểu người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cấp huyện, thành phố nhiệm kỳ 2017 - 2022 đã bầu ra được tổng số 233 vị ủy viên (tăng 12 vị so với nhiệm kỳ trước), gồm có 38 vị là linh mục, 12 vị nữ tu, 180 giáo dân, trong đó có 49 vị là người đồng bào dân tộc thiểu số. Đơn vị có số ủy viên thấp nhất là huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Lạc Dương, Bảo Lâm. Đơn vị có số ủy viên cao nhất là huyện Lâm Hà, Đơn Dương, Bảo Lộc. Được biết, tại đại hội, nhiều tập thể, cá nhân đã được UBND, UBMTTQ huyện, thành phố khen thưởng, tuyên dương vì những đóng góp tích cực trong

phong trào thi đua yêu nước, có công đóng góp xây dựng khối đại đoàn kết trong đồng bào công giáo nhiệm kỳ qua.

Đại hội đại biểu người công giáo cấp huyện, thành phố đã bầu ra được những linh mục, tu sĩ, giáo dân có năng lực, phẩm hạnh, uy tín tham gia vào Ban Đoàn kết Công giáo cấp huyện, thành phố trong nhiệm kỳ mới.

Phát huy kết quả đã đạt được, trong nhệm kỳ 2017 - 2022, các đại hội cấp huyện, thành phố đều đề ra nhiệm vụ, đó là: tích cực thực hiện các phong trào người công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người công giáo tiếp tục nâng cao tinh thần đoàn kết, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế; thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con giáo dân và các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao tinh thần cảnh giác của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường các hoạt động phối hợp giữa UB MTTQ các

cấp với Ban đoàn kết công giáo trong huyện. Ngoài ra, tiếp tục tuyên truyền, vận động, khơi dậy truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc trong cộng đồng người công giáo; triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đời đẹp đạo”, phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng xứ họ đạo tiên tiến, gia đình công giáo gương mẫu, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng…

Có thể nói, với những đóng góp tích cực trong thời gian qua, Ủy ban Đoàn kết công giáo huyện, thành phố thực sự là cầu nối giữa người công giáo với Đảng, Nhà nước, giữa giáo dân với Giáo hội, giữa đạo với đời, tạo sự đoàn kết rộng rãi, động viên đồng bào công giáo phát huy tinh thần “Kính chúa yêu nước”, sống “Tốt đời đẹp đạo” và “Sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, góp phần giữ vững sự ổn định xã hội.

NGUYỆT THU

Biểu dương người công giáo Lâm Đồng tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước.

Ảnh: N.Thu

... Cụ thể đó là tờ trình dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10 - NQ/TW, về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 11 - NQ/TW, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 12 - NQ/TW, về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Từ đó các đại biểu đã tập trung cho ý kiến về kết cấu, bố cục, mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ,

giải pháp của từng dự thảo. Trong đó, các đại biểu đã nêu lên một số nội dung chính như, cần phân tích, đánh giá sâu sắc về tình hình phát triển doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn, những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng thế mạnh; chú trọng xây dựng đội ngũ doanh nhân có năng lực trình độ khởi nghiệp thành công và kinh doanh đúng pháp luật; cần nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hội nhập trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cần phát triển doanh nghiệp ở cả số lượng, chất

lượng và hiệu quả hoạt động; đánh giá, dự báo cả trung và dài hạn để có lộ trình nâng cao hiệu quả quản trị của các doanh nghiệp nhà nước…

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng nhấn mạnh: Việc xây dựng ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 phải thể hiện một cách tổng thể với quyết tâm cao và có tầm nhìn phù hợp với yêu cầu đổi mới của thời kỳ hội nhập; dựa trên định hướng chương trình tổng thể đó, UBND tỉnh sẽ có kế hoạch, xác định lộ

trình để thực hiện nhiệm vụ cụ thể trên từng ngành, từng lĩnh vực; các huyện thành phố ở cơ sở, trên cơ sở quán triệt nghị quyết để ban hành chương trình kế hoạch cụ thể, ngắn gọn và thể hiện quyết tâm cao nhất để thực hiện nghị quyết tại cơ sở… Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến cũng đi sâu phân tích, đánh giá, tổng hợp ý kiến, nhiệm vụ, giải pháp của các đại biểu về các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 thời gian tới…

DUY DANH

Hội nghị Tỉnh ủy... TIẾP TRANG 1

CÔNG AN TỈNH: Trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho 9 đảng viên

Sáng 29/9, Đảng ủy Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu

30 năm tuổi Đảng cho các đảng viên thuộc 9 đơn vị trong Công an tỉnh.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh, đồng chí Đại tá Vũ Nhân

Khánh - Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh đã trao

tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho 9 đảng viên thuộc các chi bộ PC49,

PX14, PC47, PK20… Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Vũ Nhân

Khánh đã biểu dương những thành tích, đóng góp của các cán bộ, chiến sỹ được

trao tặng Huy hiệu Đảng trong những năm qua. Đồng thời nhấn mạnh: “Sự

phấn đấu, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành của các đồng chí được nhận Huy

hiệu 30 năm tuổi Đảng đợt này đã chung sức cùng với Đảng bộ Công an tỉnh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng,

Nhà nước, nhân dân và ngành giao phó. Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng không chỉ

là niềm vinh dự của mỗi cá nhân mà đó còn là niềm vinh dự lớn cho toàn lực

lượng Công an tỉnh”. Tại đây, các đồng chí được trao tặng

Huy hiệu cũng hứa sẽ tiếp tục giữ vững phẩm chất đạo đức của người đảng viên

trong lực lượng CAND, đem hết kinh nghiệm, hiểu biết của mình để cống

hiến cho Đảng, cho ngành và mãi là tấm gương cho các đảng viên trẻ noi theo.

N.NGÀ - L.TIẾN

ĐỨC TRỌNG: Diễn tập chiến đấu phòng thủ

Ngày 29/9, UBND huyện Đức Trọng đã tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ cho 3 đơn vị Liên Hiệp, Bình Thạnh và

N’Thol Hạ. Chiến đấu phòng thủ xã, thị trấn là

thành phần cơ bản đảm bảo tính vững chắc của khu vực phòng thủ huyện,

tỉnh; là địa bàn trực tiếp kết hợp kinh tế - quốc phòng - an ninh tích lũy mọi

mặt sẵn sàng động viên thời chiến nhằm đối phó kịp thời mọi tình huống

xảy ra; là nơi tổ chức thực hiện mọi hoạt động chiến đấu của lực lượng vũ

trang địa phương.Diễn tập là hình thức huấn luyện cao nhất, toàn diện nhất, đặc biệt đối với

diễn tập chiến đấu phòng thủ còn nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ

thống chính trị theo đúng quan điểm Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Qua các tình huống diễn tập, vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền cấp xã được thể hiện rõ nét. Dưới

sự chủ trì của bí thư, chủ tịch UBND các xã, các ý kiến đã tập trung nhận

định, đánh giá tình hình địch, ta và đề xuất nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong

từng giai đoạn…Mục đích của cuộc diễn tập nhằm nâng

cao trình độ, năng lực vận hành hệ thống chính trị của cấp ủy, chính quyền địa

phương, hoạt động của LLVT trong giải quyết các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời, thông qua cuộc diễn tập, Huyện ủy,

HĐND, UBND, các ban, ngành, đoàn thể, cũng như các xã, thị trấn nghiên

cứu, rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện phương án của mỗi cấp, mỗi ngành và

chỉ đạo diễn tập cho các địa phương khác trong những năm tiếp theo.

THY VŨ

Page 3: Ảnh: D.Danh Xây dựng xã hội học tập, con đường tiến tới ...baolamdong.vn/upload/others/201710/25773_Bao_Lam... · Một tiết học tại Trường Tiểu học

3 THỨ HAI 2 - 10 - 2017KINH TẾ

Anh Huấn và vườn rau thủy canh đầu tiên được đầu tư tại huyện Bảo Lâm. Ảnh: Q.Tuấn

Sau những chuyến tham quan thực tế các mô hình trồng rau sạch tại thành phố

Đà Lạt, Huấn đã đầu tư gần 800 triệu đồng để xây dựng nhà kính trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh. Nhà kính được lắp đặt hệ thống quạt điều hòa, máy đo thông số để kiểm soát nguồn dinh dưỡng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Ban đầu, anh chọn trồng các giống rau xà lách để cung cấp rau sạch cho thị trường. Hiện nay, vườn rau của anh Huấn cung cấp ra thị trường hơn 100 kg rau sạch, với giá bán dao động từ 35 đến 45 ngàn đồng/kg, chủ yếu cho các siêu thị tại thành phố Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn cung cấp rau sạch hàng ngày cho các cửa hàng kinh doanh tại huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc. Các khâu từ chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tại trang trại của anh Huấn tuân theo quy trình VietGAP nghiêm ngặt. Nhờ đó, vườn rau phát triển rất nhanh, cho chất lượng đồng đều, năng suất cao và được thị trường chấp nhận. Theo anh Huấn, so với phương pháp trồng rau thổ canh truyền thống thì phương pháp trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm vượt trội vì thân thiện với môi trường và cả người sản xuất, đặc biệt cách ly được sản phẩm khỏi bề mặt của đất nên giúp cây tránh được các loại sâu bệnh hại thường gặp như: nấm bệnh, sâu hại. Yêu cầu tạo ra một sản phẩm rau sạch và an toàn luôn được đưa lên hàng đầu nên

Vườn rau thủy canh đầu tiên tại Bảo Lâm800 m2 nhà kính được đầu tư hiện đại, 100 kg rau sạch trồng theo phương pháp thủy canh được cung ứng ra thị trường mỗi ngày là kết quả bước đầu mà vườn rau thủy canh đầu tiên tại xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm) của anh Dương Văn Huấn đem lại.

không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong quá trình trồng và chăm sóc. Phương pháp thủy canh còn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%. Sau 5 đến 6 tuần là đã cho thu hoạch, trọng lượng trung bình mỗi cây rau đạt từ 200 đến 250 gam. Hơn nữa, trồng rau thủy canh thu hoạch toàn bộ, ít tốn công chăm sóc đồng thời đảm bảo độ sạch của sản phẩm.

Mô hình trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh của anh Huấn là một trong những mô hình đầu tiên của huyện Bảo Lâm. Theo ông Hồ Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Ngãi thì hiện nay, tại địa phương có một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây

cà phê nhưng mô hình trồng rau thủy canh của anh Huấn là đầu tiên và khá triển vọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với phát triển kinh tế hộ gia đình.

Từ thành công ban đầu, để mở rộng phát triển sản xuất của gia đình thời gian tới, anh Huấn sẽ đưa vào trồng nhiều loại rau xanh khác nhau như rau cải ngọt, rau bó xôi, rau cải cúc, rau muống và tiến tới trồng cả rau thơm các loại phục vụ đồng bộ cho chuỗi rau ăn sống đảm bảo an toàn và chất lượng. Bên cạnh đó, anh sẽ tăng cường quảng bá để người dân địa phương tiếp cận sử dụng sản phẩm rau sạch nhiều hơn. Trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh là mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn khá mới

mẻ đối với người nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng nông thôn hiện nay. Bởi, chi phí đầu tư ban đầu lớn, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cũng như thị trường đầu ra sản phẩm. Vì vậy, anh Huấn cũng như nhiều nông dân tại địa phương rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp và các ngành để nhân rộng phát triển rộng rãi mô hình này trong thời gian tới. Với mong muốn tạo ra sản phẩm rau sạch có chất lượng, an toàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, mô hình trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh của anh Huấn đã mở ra hướng phát triển nông nghiệp sạch và bền vững trên vùng đất mới Bảo Lâm.

QUỐC TUẤN

ĐƠN DƯƠNG: Thu ngân sách đạt kết quả tốt

Thông tin từ UBND huyện Đơn Dương, tới 30/9/2017, tổng thu ngân sách nhà nước

ước thực hiện được 90 tỷ 598 triệu đồng, đạt 92,5% dự toán, bằng 106,5% so với cùng kỳ

năm 2016. Trong đó thuế, phí thực hiện 56 tỷ 400 triệu đồng, đạt 82% dự toán; thu từ cấp đất, nhà thực hiện 23 tỷ 290 triệu đồng, đạt

110,9% dự toán; thu khác thực hiện 5 tỷ 176 triệu đồng, đạt 79,6% dự toán. Tổng thu ngân

sách địa phương thực hiện 325 tỷ 145 triệu đồng, đạt 65,8% dự toán, bằng 97,3% so với

cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 304 tỷ 910 triệu đồng, đạt 71,4%

dự toán, bằng 105,1% so với cùng kỳ. Ba tháng cuối năm 2017, Đơn Dương

tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiệm vụ thu chi ngân sách, phấn đấu thu đạt trên

115% dự toán năm 2017, trong đó thuế, phí thu đạt trên 110%. Tăng cường công tác

quản lý và điều hành ngân sách, thực hành tiết kiệm, kiên quyết không giải quyết các

khoản chi phát sinh ngoài kế hoạch.D.Q

LÂM HÀ: Thu ngân sách đạt 109,4% dự toán cả năm

UBND huyện Lâm Hà cho biết, từ đầu năm đến ngày 20/9/2017, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được 104,840 tỷ đồng, đạt 109,4% dự toán giao cả năm

và tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, thuế và phí là 46,583 tỷ đồng,

đạt 72,2% dự toán giao; thu từ nhà, đất là 23,133 tỷ đồng, đạt 135,2% dự toán giao;

thu bằng biện pháp tài chính 29,791 tỷ đồng, đạt 306,2% dự toán giao. Hiện đã có 3 địa phương hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2017, đó là xã Mê Linh,

xã Tân Hà và TT Nam Ban. Với quyết tâm hoàn thành vượt mức cao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa

bàn, hiện nay, UBND huyện Lâm Hà đang chỉ đạo Chi cục Thuế huyện phối hợp với chính quyền các địa phương, các cơ quan

chức năng đẩy mạnh công tác thu thuế theo phương châm: Thu đúng, thu đủ, không để

nợ đọng thuế dây dưa và năng động khai thác thêm nguồn thu. Đồng thời, phát triển tốt quỹ đất để đẩy mạnh nguồn thu từ đất,

nhằm nâng cao nguồn thu, giúp huyện từng bước cân đối thu, chi tài chính và đầu tư

phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.HOÀNG KIẾN GIANG

Dai-ichi Việt Nam khai trương văn phòng tại huyện Bảo Lâm

Công ty Himeji Nhật Bản gia nhập Hiệp hội Hoa Đà Lạt

Ngày 28/9, ông Elichi Shibayama, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Himeji Sàn giao dịch (Nhật Bản) ký đơn gia nhập Hiệp hội Hoa Đà Lạt…Đây là lần đầu tiên Hiệp hội Hoa Đà Lạt tiếp nhận đơn tự nguyện gia nhập thành

viên của Công ty TNHH Himeji Sàn giao dịch hoa có trụ sở tại Nhật Bản. Tại Đà Lạt,

Công ty Himeji Sàn giao dịch hoa chính thức đầu tư sản xuất các nguồn giống hoa

cấy mô chất lượng cao như hoa cúc, cát tường, salem…, đồng thời bắt đầu hợp tác

với nông dân, doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Hoa Đà Lạt để chuyển giao kỹ thuật sản

xuất hoa xuất khẩu sang Nhật.Được biết, diện tích hoa Đà Lạt và các

vùng phụ cận đang phát triển gần 8.390 ha, đạt sản lượng gần 3 tỷ cành/năm. Hoạt động

của Hiệp hội Hoa Đà Lạt hiện có 45 thành viên, gồm 34 doanh nghiệp, 11 trang trại,

làng hoa và cá nhân. VĂN VIỆT

ĐẠ HUOAI: 3/4 hợp tác xã phát sinh doanh thu

Trao học bổng cho các em học sinh vượt khó học giỏi.

Đến nay, huyện Đạ Huoai có 3/4 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp phát sinh doanh thu nhờ chuyển đổi hoạt động theo mô hình Luật HTX mới.

Đó là HTX Chế biến nông sản Đạ Huoai thành lập vào tháng 3/2016 tại xã Phước Lộc với hoạt động sản xuất và chế biến sầu riêng sau thu hoạch. Kết quả, 9 tháng đầu năm 2017,

HTX đã chế biến, cung cấp cho thị trường 4.000 hộp sầu riêng thành phẩm (0,5 kg/hộp), đạt tổng doanh thu 600 triệu đồng. Thu nhập bình quân mỗi người lao động trong HTX từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Với HTX Nông nghiệp xã Đạ M’ri, thành lập vào tháng 6/2017, gồm 12 thành viên, vốn điều lệ 200 triệu đồng.

Qua hơn 3 tháng hoạt động, HTX bước đầu liên kết với các doanh nghiệp cung cấp thiết bị sản xuất nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ nông dân trong vùng, phát sinh doanh thu khoảng 30 - 40 triệu đồng/tháng.

Còn lại HTX Nông nghiệp và Du lịch miệt vườn Hà Lâm với 16 thành viên, thành lập tháng

7/2017. Qua hơn 2 tháng cung cấp dịch vụ nông nghiệp, du lịch vườn, tín dụng nội bộ…, doanh thu bình quân của HTX đạt 90 - 100 triệu đồng/tháng.

Riêng HTX Cây ăn quả Hà Lâm thành lập từ năm 2011, đến nay vẫn chưa chuyển đổi và đi vào hoạt động theo Luật HTX mới.

VŨ VĂN

Ngày 29/9, Công ty BHNT Dai-ichi Việt Nam hợp tác cùng Công ty TNHH Một thành viên Bình Thiên Hà chính thức khai trương Văn phòng Chi nhánh Tổng đại lý tại thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm).

Được biết, đây là văn phòng thứ 3 thuộc hệ thống tổng đại lý của Công ty tại tỉnh Lâm Đồng. Từ đầu năm đến nay, cùng với Văn phòng huyện Bảo Lâm, Công ty BHNT Dai-ichi Việt Nam đã khai

trương thêm 44 văn phòng mới, nâng tổng số lên 244 văn phòng được Công ty chính thức đưa vào hoạt động trên toàn quốc.

Dịp này, Công ty BHNT Dai-ichi Việt Nam đã trao tặng 20 suất học bổng trị giá 10 triệu đồng cho các em học sinh vượt khó học giỏi tại huyện Bảo Lâm.

N.MINH

Page 4: Ảnh: D.Danh Xây dựng xã hội học tập, con đường tiến tới ...baolamdong.vn/upload/others/201710/25773_Bao_Lam... · Một tiết học tại Trường Tiểu học

4 THỨ HAI 2 - 10 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đoàn Kinh tế Quốc phòng xác định công tác dân vận là một trong những nhiệm vụ thường niên

của đơn vị, trước hết là giúp địa phương thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo. Đơn vị tích cực hỗ trợ nhân dân mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần... Từ đó góp phần củng cố và xây dựng thêm lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng; tình cảm trân trọng, quý mến với quân đội nói chung và Đoàn Kinh tế Quốc phòng nói riêng.

Chính vì lẽ đó, từ khi thành lập đến nay, ngoài đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng để thi công nhiều km đường dân sinh, đường vào khu sản xuất cho những xã, huyện còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh, Đoàn Kinh tế Quốc phòng đã thực hiện 11 đợt làm công tác dân vận tại các xã của 3 huyện Đam Rông, Lâm Hà và Di Linh. Trong năm 2017, tại xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh, Đoàn Kinh tế Quốc phòng đã đầu tư gần 12 tỷ đồng để bê tông hóa 3,3 km đường giao thông nông thôn và đường vào khu sản xuất; giúp trường mẫu giáo mua trang thiết bị dạy học trị giá

Thắm tình quân dân Ngoài nhiệm vụ chính là huấn luyện, xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế Quốc phòng thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh luôn thực hiện tốt công tác dân vận, giúp người dân vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh chính trị tại địa phương. Đơn vị xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, mang ý nghĩa sâu sắc nhằm gắn kết mật thiết nghĩa tình giữa quân với dân.

gần 250 triệu đồng. Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên

Đoàn Kinh tế Quốc phòng - Thượng tá Hoàng Văn Đình, cho biết: “Trong năm 2017, chúng tôi chọn làm công tác dân vận đợt thứ 3 tại Thôn 4, xã Đinh Trang Thượng. Trước khi triển khai thực hiện, chúng tôi đã cho cán bộ, chiến sĩ, kể cả cán bộ y, bác sĩ xuống khảo sát địa bàn, nắm tình hình tại địa phương; phối hợp với UBND xã xây dựng kế hoạch liên ngành để cùng với Cơ quan Quân sự huyện Di Linh phối hợp làm

công tác dân vận”. Trong đợt này, 26 cán bộ, chiến

sĩ của đơn vị đã phối hợp với lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ huyện Di Linh, trên 30 đồng bào dân tộc thiểu số địa phương cùng dọn dẹp vệ sinh, phát quang bụi rậm, khơi thông mương thoát nước dọc tuyến đường dân sinh từ Thôn 4 đến Thôn 5 với chiều dài gần 3 km. Đồng thời, cùng với các cô giáo, phụ huynh học sinh Trường Mẫu giáo Đinh Trang Thượng làm cỏ, trồng chuối, sửa chữa nhỏ một số hạng mục công trình sinh hoạt

ngoài trời trong khuôn viên của nhà trường, giúp các cháu học sinh nơi đây có điều kiện vui chơi, giải trí trong năm học mới được tốt hơn. Bên cạnh đó, đơn vị còn khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho trên 200 người với trị giá 20 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí làm nhà tình thương cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Thôn 3...

Cùng với một số cán bộ, chiến sĩ tham gia với bà con phát quang bụi rậm, khơi thông mương thoát nước trên đoạn đường dân sinh, Trợ lý Chính trị viên Nguyễn Thành Chinh thuộc Ban Chỉ huy Quân sự huyện Di Linh, phấn khởi bày tỏ: “Được về vùng căn cứ cách mạng làm công tác dân vận, tôi rất vui mừng và xem đây là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước. Đối với đơn vị Ban Chỉ huy Quân sự huyện Di Linh, chúng tôi rất vinh dự được phối hợp với Đoàn Kinh tế Quốc phòng về giúp bà con dân tộc thiểu số nơi đây phát triển kinh tế, xây dựng đường làng, ngõ xóm, cảnh quan môi trường sạch đẹp và từng bước nâng cao đời sống người dân. Qua đây, tôi mong muốn bà con luôn nâng cao nhận thức để cảnh giác trước những âm mưu của các thế lực thù địch để bảo vệ Đảng, chính quyền và địa phương mà mình đang sinh sống

được bình yên”.Già Bơsre Sinh cũng như bao

người dân khác tại địa phương không giấu được niềm vui của mình trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và mới đây là cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế Quốc phòng luôn dành tình cảm gắn bó keo sơn “tình quân dân như cá với nước” với bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. “Thời gian qua, Đoàn Kinh tế Quốc phòng đã đầu tư làm đường dân sinh tại địa phương, nay đơn vị còn triển khai làm công tác dân vận nên người dân mừng lắm và nhiệt tình tham gia. Qua đây, không những giúp bà con chúng tôi nâng cao nhận thức trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, mà còn giúp bà con phát huy tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm với địa phương và một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng”.

Qua hai ngày làm công tác dân vận, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với người dân địa phương, Đoàn Kinh tế Quốc phòng và lực lượng vũ trang huyện Di Linh đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng bà con dân tộc thiểu số vùng căn cứ cách mạng Đinh Trang Thượng về hình ảnh của người lính Bộ đội Cụ Hồ. Công tác dân vận đã giúp bà con phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo… Qua đó, tạo nên động lực hết sức quan trọng, giúp bà con tự tin tiếp tục vượt qua những khó khăn và xây dựng vùng đất anh hùng Đinh Trang Thượng ngày thêm trù phú.

NDONG BRỪM

Phát huy nội lựcDạo quanh một vòng Trường Tiểu

học Đinh Văn 3, sự khang trang và khuôn viên xanh - sạch - đẹp khiến không ai nghĩ đây là ngôi trường thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Doãn Tý chia sẻ: Là trường thuộc khu vực thị trấn nhưng Tiểu học Đinh Văn 3 lại đóng chân tại khu phố có hơn 60% hộ đồng bào DTTS. Do vậy, học sinh của trường chiếm phần lớn là DTTS thuộc 7 khu phố: Văn Hà, Đạ Rơ Măng, Păng Pung, Cam Ly, Pot Pe, Hòa Lạc, Kon Tach Đăng.

Tuy nhiên, những năm qua, Trường Tiểu học Đinh Văn 3 đã chủ động trong việc nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách, trường vận động phụ huynh cùng tham gia tôn tạo cảnh quan môi trường với mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn” để học sinh thực sự cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Trường đã cùng Hội Cha mẹ học sinh đầu tư nâng cấp nhà vệ sinh, làm mới máng rửa tay cho công trình vệ sinh

phục vụ học sinh…Cùng với đó, nhà trường kêu gọi

các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn kết hợp với nguồn tiết kiệm ngân sách của đơn vị đầu tư thêm cơ sở vật chất và mua sắm thêm thiết bị, đồ dùng dạy học. Đặc biệt, trường đã xây dựng được tủ sách thư viện để phục vụ nhu cầu tham khảo, giải trí cho học sinh.

Ngoài các trang thiết bị được mua sắm, trường cũng vận động giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Chỉ riêng năm học 2016 - 2017 vừa qua, trường có 24 sản phẩm đồ dùng dạy học tự làm và tham gia dự thi, tất cả đều đạt chất lượng và được lưu vào thư viện để phục vụ công tác dạy học.

Nâng cao chất lượng giáo dụcThầy hiệu trưởng tự hào: một

thành tích được Trường Tiểu học Đinh Văn 3 giữ vững trong nhiều năm liền là duy trì sĩ số 100%, chuyên cần đạt 100%. “Nằm trên địa bàn có đông đồng bào DTTS nên nhà trường luôn xác định phải làm tốt công tác duy trì sĩ số, có như vậy mới nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”, thầy Nguyễn Doãn

Tý nhấn mạnh. Cũng dễ hiểu khi học sinh, phần

lớn là DTTS lại hào hứng đến trường như vậy. Bởi vì, bên cạnh học tập, Trường Tiểu học Đinh Văn 3 còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh vui chơi như các trò chơi dân gian, sân chơi trực tuyến giải Toán, Violympic tiếng Anh trên mạng, thi dân vũ, các hoạt động thể dục thể thao giúp học sinh rèn luyện sức khỏe… Không những vậy, ngay từ đầu năm học, trường tổ chức cho

học sinh tìm hiểu truyền thống của nhà trường cũng như phong tục tập quán của bà con DTTS gốc Tây Nguyên. Bên cạnh đó, nhà trường luôn chú trọng rèn kỹ năng sống cho học sinh để các em mạnh dạn, tự tin và phát huy sở trường, năng khiếu của mình.

Thầy Tý cho biết, là trường có đông học sinh DTTS nên Trường Tiểu học Đinh Văn 3 chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp đặc điểm tâm lý theo từng đối tượng học sinh. Đặc biệt, nhà trường tăng

cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên, cũng như trong việc học tập của học sinh thông qua các tiết Tin học với phòng máy tính được trang bị đầy đủ. Thông qua học môn Tin học từ khối 3 đến khối 5, học sinh bước đầu biết làm quen với công nghệ thông tin và kỹ năng thao tác, thực hành trên máy. Từ đó, giúp học sinh có điều kiện tham gia các cuộc thi trên mạng. Năm học 2016 - 2017, trường có 1 học sinh đoạt giải nhì cuộc thi giải Toán qua mạng cấp tỉnh.

“Trường được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 giai đoạn 2008 - 2013, nhà trường đang tiếp tục đầu tư xây dựng kế hoạch, tôn tạo cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhằm duy trì đạt chuẩn giai đoạn 2014 - 2019. Thời gian tới, nhà trường tiếp tục tham mưu với chính quyền địa phương, ngành giáo dục và UBND huyện để có giải pháp, chương trình kế hoạch nhằm đầu tư xây dựng thêm các phòng chức năng, các trang thiết bị dạy học mới theo mô hình trường học mới VNEN, qua đó, phấn đấu lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 trong giai đoạn tiếp theo”, thầy Tý cho biết thêm.

VIỆT HÙNG

Trường vùng xa nỗ lực duy trì đạt chuẩnĐóng chân tại khu phố Kon Tach Đăng (thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà), nhiều năm qua, thầy và trò Trường Tiểu học Đinh Văn 3 đã nỗ lực để duy trì trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 giai đoạn 2 và phấn đấu đạt chuẩn mức độ 2 trong thời gian tới.

Học sinh Trường Tiểu học Đinh Văn 3 hào hứng đọc sách trong giờ ra chơi. Ảnh: V.H

Cán bộ, chiến sỹ Đoàn Kinh tế Quốc phòng cùng nhân dân phát quang bụi rậm. Ảnh: N.Brừm

Page 5: Ảnh: D.Danh Xây dựng xã hội học tập, con đường tiến tới ...baolamdong.vn/upload/others/201710/25773_Bao_Lam... · Một tiết học tại Trường Tiểu học

5 THỨ HAI 2 - 10 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Ngày 9/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 89/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án

xây dựng XHHT giai đoạn 2012-2020. Ngày 20/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 281/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, trong đó giao cho Hội Khuyến học Việt Nam chủ trì cùng phối hợp với các bộ, ngành liên quan để thực hiện.

Với việc thực hiện Đề án 281, công tác khuyến học khuyến tài do Hội Khuyến học Việt Nam chỉ đạo đã chuyển qua một giai đoạn mới. Nhân dịp kỷ niệm 21 năm Ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam (2/10/1996 - 2/10/2017), Hội Khuyến học Lâm Đồng giới thiệu đôi nét về khái niệm XHHT và một số nước trên thế giới đã thực hiện thành công.

Khái niệm XHHT xuất hiện trên sách báo vào những năm 70 của thế kỷ XX . Một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm này là Donal Alan Schoon khi ông bàn đến giáo dục công lập và tư thục trong một xã hội thay đổi nhanh chóng và lớn lao(1). Cuốn sách “Learning to be” (Học để tồn tại - Học để làm người) đã tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi có tính chất toàn cầu, và qua đó người ta đi sâu vào nội hàm của 2 khái niệm “Học suốt đời” và “Xã hội học tập”.

Năm 1996, Jacques Delors đã viết một báo cáo của Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI với cái tên “Leaning; The Treasure Within” (Học tập; một kho báu tiềm ẩn) để trình UNESCO(2). Đây là một tuyên ngôn về giáo dục thế kỷ XXI, trong đó, nêu rõ thế giới hiện tại của chúng ta đang chịu sự chi phối của xu thế toàn cầu hóa. Mặt tích cực, mặt lợi ích của xu thế này là giao lưu mở rộng, khoa học và công nghệ phát triển nhanh, tăng trưởng kinh tế đạt tới mức mà lịch sử phát triển nhân loại chưa bao giờ chứng kiến. Song, mặt hạn chế cũng phân tích đến như phân phối các lợi ích còn xa mới đạt đến sự công bằng, sự gia tăng tình trạng thiếu việc làm, sự thải loại một nhóm người ra khỏi quyền thụ hưởng lợi ích của tiến bộ xã hội, những mâu thuẫn giữa các nước phát triển và đang phát triển, sự bất bình đẳng và sự bất công trong hưởng thụ giáo dục.

Về XHHT trong tương lai, Inam AL Mufti (người Jordan, chuyên gia về tình hình phụ nữ) cho rằng, phải đầu tư vào tài năng con người, luận điểm của ông là:

- Mở rộng những cơ hội giáo dục chính là việc thực hiện sứ mạng của UNESCO nhằm thực hiện “giáo dục cho mọi người”.

Việc tập trung giải quyết nhu cầu đến trường chưa đủ mà phải tập trung vào sự ưu tiên đầu tư cho chất lượng giáo dục.

- Sự quá tải giáo dục đã dẫn đến sự bất cập về năng lực bảo đảm tính hợp lý về tranh thẩm bình đẳng trong giáo dục.

- Bỏ đi những cơ hội giáo dục thích hợp đối với những sinh viên xuất sắc cũng chính là sự tước bỏ đi của xã hội những nguồn nhân lực chất lượng tốt nhất mà nhờ đó xã hội sẽ phát triển thực sự hiệu quả.

Chất lượng của giáo dục nhà trường luôn là trọng tâm của việc xây dựng XHHT. Isao Amagi(3) đã nêu 3 chính sách về chất lượng giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo viên, thiết kế và phát triển chương trình học tập, cải tiến công tác quản lý trường học. Cụ thể là:

- Nâng cao chất lượng giáo viên:+ Mặt bằng kiến thức trước khi

phục vụ của giáo viên cần nâng lên cấp đại học. Nhiều nước phát triển đã có những khóa học sau đại học cho giáo viên.

+ Tuyển dụng giáo viên và bố trí họ phải bảo đảm sự cân đối công bằng giữa các khu vực, giữa các giáo viên có kinh nghiệm và ít kinh nghiệm...

+ Đào tạo tại chức cần coi như một phương thức học tập suốt đời.

+ Lương của giáo viên phải có tác dụng thu hút người giỏi tham gia ngành sư phạm.

- Thiết kế và phát triển chương trình học tập:

+ Thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa... phải đầu tư cùng lúc với phát triển chương trình học tập.

+ Các thành tựu của các lĩnh vực khoa học phải đưa vào chương trình dạy học.

- Cải tiến công tác quản lý trường học:

+ Nâng cao chất lượng làm việc của hiệu trưởng và đề cao sự đoàn kết giữa hiệu trưởng và giáo viên.

+ Xây dựng văn hóa trường học.Dưới góc độ triết học và xã hội

học, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cuối thế kỷ XX, trong xu thế phát triển kinh tế tri thức, giáo dục phải thu hút không chỉ trẻ em mà còn tất cả người lớn vào học tập, đồng thời gia tăng vai trò của giáo dục đại học trong mọi lĩnh vực hoạt động. Trong xã hội đó, tại gia giáo dục (đưa giáo dục về từng gia đình) là một xu thế, làm thay đổi nền sản xuất hàng hóa, nền văn hóa đại chúng và cả nền giáo dục phổ thông. Tại gia hóa giáo dục gắn bó hữu cơ với thông tin giáo dục, áp dụng rộng rãi các phương pháp học với tự học từ xa trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông mới nhất. Trong quá trình phát triển kinh tế tri thức, XHHT luôn hướng tới đào tạo con người vừa có trình độ KHKT và tinh thần khoa học vừa có tố chất văn hóa và tinh thần nhân văn nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền văn minh loài người. Cho nên, xây dựng XHHT, về thực chất, là một cuộc cách mạng giáo dục, bởi phải khắc phục mục tiêu đào tạo con người phục vụ kinh tế công nghiệp với những khiếm khuyết đã bộc lộ...

Sự thịnh vượng của một quốc gia nói riêng và ở cấp độ toàn cầu nói chung phụ thuộc vào trình độ tri thức và tay nghề của cư dân. Những tri thức cần để vận hành nền kinh tế mới phức tạp hơn nhiều so với nền kinh tế công nghiệp, do vậy, nền giáo dục cho dù chính quy hay không chính quy đều phải cung cấp những kỹ năng để điều hành có hiệu quả nền kinh tế. Trên thực tế, những tiến bộ của công nghệ đang tiếp tục làm thay đổi hình thái, bản chất và tính phức tạp của các tiến trình kinh tế. Tính phức tạp đang gia tăng, buộc lực lượng lao động phải được định hướng thiên về mặt kỹ thuật.

Bước sang thế kỷ XXI, xã hội công nghiệp đi dần tới điểm kết thúc, những kỹ năng và năng lực cần cho xã hội ấy đang mất dần ý nghĩa trước đây của nó. Xã hội hậu công nghiệp được thay thế bởi

nền kinh tế tri thức, đó là năng lực hành động, là khả năng cho một cái gì đó vận động. Tri thức có giá trị không phải do tính chân lý tuyệt đối, tính khách quan và tính phản ánh đầy đủ hiện thực, mà vì hình thức tri thức là cái của tính chất vĩnh cửu, ở mức độ lớn hơn so với các hình thức khác, tạo ra khả năng mới cho hành động mà các cá nhân, các hãng kinh doanh và các quốc gia làm chủ và sử dụng.

Ở nước ta, các nhà khoa học đã nghiên cứu kinh tế tri thức theo một hệ thống chuyên đề và nói chung một luận điểm là phải cải cách giáo dục trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực do nền kinh tế tri thức đặt ra, đó là:

- Mục tiêu của cuộc cách mạng giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo và khả năng học hỏi không ngừng trong suốt cuộc đời. Hệ thống giáo dục hiện nay không thể thực hiện được mục tiêu này.

- Hiện đại hóa hệ thống giáo trình để đào tạo được những kỹ năng cơ bản (nhất là kỹ năng sử dụng máy tính và internet) và khả năng suy nghĩ sáng tạo để thích ứng với yêu cầu của những công việc luôn thay đổi

- Mở rộng và nâng cấp chất lượng mạng lưới dạy và học ngoại ngữ (chú trọng tiếng Anh), coi đây là công cụ cần cho mọi người trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Bảo đảm cho mọi người trong công việc tiếp cận và hưởng thụ nền giáo dục cơ sở và tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận với giáo dục đại học. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN lần thứ IX đã nêu luận điểm “công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn; nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển KT-XH, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta”. Do vậy, phải xây dựng xã hội học tập, thực hiện học tập suốt đời trong nhân dân, hệ thống giáo dục nước ta phải được cơ cấu lại, đổi mới và hoàn thiện theo tinh thần nghị quyết.

NGƯT NGUYỄN XUÂN NGỌCChủ tịch Hội Khuyến học Lâm Đồng

(1). Schon, D.A (1973) là một chính trị gia, một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển các lý thuyết và thực hành của học tập chuyên nghiệp trong

giáo dục thế kỷ XX.(2). Jacques Delors, nguyên Chủ tịch Hội

đồng châu Âu, 1985-1995. Công trình được Nhà xuất bản UNESCO công bố

tháng 4/1996.(3). Isao Amagi, người Nhật Bản, nhà giáo

dục, cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Nhật Bản;

Chủ tịch Quỹ Nhật Bản về sự trao đổi về giáo dục - BABA...

Xây dựng xã hội học tập, con đường tiến tớicông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcXây dựng xã hội học tập (XHHT), được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra, phải xây dựng XHHT để tạo điều kiện đi vào kinh tế tri thức. Triển khai chủ trương đó, ngày 18/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 112/2015/QĐ-TTg về xây dựng XHHT giai đoạn 2015-2020. Đây là giai đoạn đặt những viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp xây dựng, đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng XHHT.

Một tiết học tại Trường Tiểu học Đa Nung (Đạ Đờn, Lâm Hà). Ảnh: Phan Nhân

Đạ Sar dẫn đầu huyện Lạc Dương về tỷ lệbao phủ bảo hiểm y tế

Theo thông tin từ UBND huyện Lạc Dương, đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ bao phủ

bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn huyện đạt 77,9%. Riêng xã Đạ

Sar hiện đang là địa phương dẫn đầu toàn huyện về công tác này với tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

đạt 85,1%. Bí thư Đảng ủy xã Đạ Sar -

ông Bùi Quốc Huân cho biết: Để có được kết quả này, cả hệ thống chính trị xã đã cùng vào cuộc, thực hiện đồng bộ nhiều

biện pháp linh hoạt để phù hợp với nhu cầu và tình hình của

người dân. Cụ thể, để giải quyết việc không đủ tiền mua thẻ bảo hiểm y tế của người dân, xã đã

sử dụng trước Quỹ Quản lý, bảo vệ rừng để mua bảo hiểm

y tế cho người dân. Đến kỳ chi trả tiền quản lý, bảo vệ rừng thì

sẽ trừ khoản tiền đã ứng trước mua bảo hiểm y tế. Đồng thời, xã giao chỉ tiêu vận động mua bảo hiểm y tế cho mỗi cán bộ,

đảng viên… Bên cạnh đó, công tác vận động đóng vai trò quan

trọng. Sự vào cuộc nhiệt tình, trách nhiệm, hiệu quả của các đoàn thể trong xã, nhất là hội

nông dân đã góp phần đưa Đạ Sar dẫn đầu về tỷ lệ bao phủ

bảo hiểm y tế trên toàn huyện.N. NGÀ

ĐẠ HUOAI:Hiến hơn 110 đơn vị máu cứu người

Các tình nguyện viên huyện Đạ Huoai tham gia hiến máu tình nguyện.

Hội Chữ thập đỏ huyện Đạ Huoai vừa phối hợp với Khoa Huyết học Bệnh viện II Lâm Đồng tổ chức khám sàng lọc

và hiến máu tình nguyện đợt 3 năm 2017.

Với thông điệp “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, sau khi khám sàng lọc, các tình

nguyện viên là cán bộ, công nhân viên chức và người dân huyện Đạ Huoai đã hiến tặng 114 đơn vị máu. Từ đầu năm

đến nay, Hội Chữ thập đỏ huyện Đạ Huoai đã phối hợp với Bệnh

viện II Lâm Đồng tổ chức 3 đợt hiến máu tình nguyện cứu

người, với số máu thu được hơn 300 đơn vị. Được biết, năm

2017, huyện Đạ Huoai được giao chỉ tiêu hiến 465 đơn vị máu. Để hoàn thành chỉ tiêu

được giao, theo dự kiến từ nay đến cuối năm, huyện Đạ Huoai sẽ tổ chức thêm 2 đợt hiến máu

tình nguyện.KHÁNH PHÚC

Page 6: Ảnh: D.Danh Xây dựng xã hội học tập, con đường tiến tới ...baolamdong.vn/upload/others/201710/25773_Bao_Lam... · Một tiết học tại Trường Tiểu học

6 THỨ HAI 2 - 10 - 2017

Ngày 28/9, Công an TP Đà Lạt cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với Phạm Xuân Thanh (tên gọi khác là Nô, 33 tuổi, chủ quán ốc Nô trên đường Hoàng Văn Thụ, TP Đà Lạt), về hành vi cố ý gây thương tích…

Theo kết luận điều tra, trước đó, vào tối 21/6, trong lúc ông Phạm Trọng Hậu (43 tuổi) cùng vợ đến quán ốc Nô để đòi tiền nợ mà vợ chồng Thanh đã vay nhiều tháng trước nhưng chưa trả. Khi ông Hậu vừa dừng xe trước quán, Thanh liền dùng con dao chặt xương (dài 40 cm, rộng 15 cm) lao đến chém tới tấp vào người ông Hậu. Mặc dù nạn nhân đã bỏ

chạy nhưng Thanh vẫn rượt theo tiếp tục chém vào đầu, ông Hậu bị té ngã và đưa hai tay che đầu, thì bị Thanh chém gần đứt lìa cánh tay trái, phải đưa về TP HCM nối lại… Theo kết luận giám định pháp y, tỉ lệ thương tích của ông Hậu là 43%.

Từ những chứng cứ trên, Công an TP Đà Lạt đã khởi tố bị can Thanh về hành vi cố ý gây thương tích và ra lệnh tạm giam, nhưng khi cơ quan chức năng đến nhà thì bị can Thanh đã rời khỏi địa phương.

Công an TP Đà Lạt cho biết nếu Thanh không ra trình diện theo yêu cầu sẽ phát lệnh truy nã toàn quốc. THỤY TRANG

ĐÀ LẠT: Khởi tố chủ quán dùng dao chém chủ nợ

Ông Hậu bị đối tượng Thanh chém gần đứt lìa cánh tay.

Từ những thực trạng chung Song song với quá trình phát triển kinh tế -

xã hội, Lâm Đồng cũng như các địa phương khác, đứng trước khó khăn thách thức do các vấn đề ô nhiễm và suy thoái chất lượng MT. Nguyên do: tăng cường khai thác, sử dụng tài nguyên có phần làm nảy sinh các nguy cơ tiềm ẩn cũng như gây sức ép tới MT như các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, chế biến lâm sản, công nghiệp thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc phát triển không đồng bộ, ồ ạt các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng dưới tán rừng cũng như việc đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch, vui chơi giải trí nhưng chưa có bài toán cụ thể về vấn đề BVMT sinh thái và thiếu sự thanh kiểm tra của các ngành chức năng đã gây tác động xấu đến MT sinh thái. Trong phát triển nông nghiệp, khi số lượng nhà kính nhà lưới tăng nhanh chóng đã làm phá vỡ cảnh quan và làm tăng nguy cơ xói mòn, bồi lắng và gia tăng hiện tượng lũ cuốn, lũ quét; hoặc sử dụng ngày càng nhiều lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhưng chưa được thu gom, xử lý theo quy định; canh tác trên đất quá dốc; hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...

Chất lượng nước sông, suối, hồ chứa còn luôn chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên như các chế độ mưa, nhiệt độ, lượng bốc hơi nước bề mặt; các đặc điểm về địa hình, địa chất - thủy văn, thổ nhưỡng và thảm phủ thực vật tự nhiên. Yếu tố nhân tạo như sự gia tăng dân số và đô thị hóa; đặc biệt ở đô thị do phần lớn là các khách sạn, nhà hàng chưa xây dựng đầy đủ hệ thống thoát nước bẩn, nước thải chỉ được xử lý qua hệ thống tự hoại hoặc bán tự hoại, có nơi còn xả thẳng xuống sông, suối, ao, hồ (ngoại trừ một số phường trên địa bàn Đà Lạt được đấu nối đưa về xử lý tại nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung). Chất thải ở các bệnh viện, các cơ sở y tế cũng là những nguồn gây ô nhiễm đáng kể đối với MT. Công nghiệp hóa với mức độ tập trung cao kéo theo sự ô nhiễm cục bộ MT nước tại các KCN... Đó còn là, giá trị ĐDSH đang đứng trước nguy cơ suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà chủ yếu do khai thác quá mức và thiếu các chính sách về bảo tồn.

Tóm lại, kết quả quan trắc những năm gần đây cho thấy, chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có dấu hiệu ô nhiễm, một vài thông số vượt quy chuẩn cho phép, đặc biệt là các thông số ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, chất lượng MT không khí tuy chưa vượt quy chuẩn cho phép, nhưng thành phần các chất ô nhiễm cũng tăng theo năm. Các chất

Bảo vệ môi trường - thách thức và giải phápBảo vệ môi trường (BVMT) là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, đòi hỏi có sự nhận thức và tham gia của toàn xã hội; đồng thời là quyền lợi, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Với tỉnh Lâm Đồng, chất lượng môi trường (MT) chưa bị ô nhiễm trên diện rộng, nhưng một số vị trí, khu vực đã bị ô nhiễm cục bộ. Với xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay, nếu việc quản lý và đầu tư cho BVMT không tương xứng sẽ là mối lo ngại và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (ONMT) trong tương lai.

thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt không qua xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu xả thải ra MT không những làm biến đổi thành phần MT mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên.

Đến những giải pháp cụ thể Thời gian qua, với chủ trương phát triển bền

vững, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với việc tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên MT, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tập trung ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục suy thoái, phục hồi và nâng cao chất lượng MT, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để từng bước hiện thực hóa mục tiêu kế hoạch đề ra trong công tác BVMT. Đó là hoàn thiện dần bộ máy tổ chức quản lý; điều chỉnh thể chế chính sách; tăng cường tài chính, đầu tư cho công tác BVMT; các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ONMT; nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng cùng các hoạt động khác...

Tuy nhiên, so với yêu cầu chưa thể đáp ứng được như mong muốn. Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể như: kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp, trong đó ưu tiên phát triển ở cấp huyện và cấp xã. Các giải pháp như: chính sách, thể chế, luật pháp liên quan; tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm; tài chính, đầu tư cho BVMT. Tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ONMT; tăng cường sự tham gia của cộng đồng BVMT. Các giải pháp về quy hoạch phát triển; về công nghệ và kỹ thuật...

Theo Sở TN&MT, quản lý MT tại Lâm Đồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần hướng tới mục tiêu kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ONMT, suy thoái tài nguyên và suy giảm ĐDSH; tiếp tục cải thiện chất lượng MT sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để đạt được những mục tiêu trên, có 13 nhiệm vụ trọng tâm như: Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ONMT; Kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm; Cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm; Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật về MT; Thực hiện khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH; Tăng cường năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm về BVMT; Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về BVMT; Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về BVMT; Phát triển ngành kinh tế MT để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề MT; Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho BVMT; Hợp tác quốc tế về BVMT.

Tại Báo cáo MT đô thị năm 2016 của Bộ TN&MT vừa công bố, những giải pháp đưa ra cũng có thể vận dụng linh hoạt ở địa bàn Lâm Đồng. Đó là: Nạo vét, khơi thông dòng chảy các sông, kênh mương và tăng cường xử lý nước thải; Từng bước quy hoạch phát triển đô thị đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và kiểm soát ô nhiễm... MINH ĐẠO

Sự ô nhiễm của bãi rác Phú Hội tiếp tục được cử tri kiến nghị với các đại biểu Quốc hội vào ngày 26/9. Ảnh: M.Đ

LÂM HÀ: Đầu tư 10,145 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Cùng với việc vận động người dân tích cực tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ”, 9 tháng đầu năm 2017, UBND huyện Lâm Hà đầu tư từ ngân sách 10,145 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương trên địa bàn huyện thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách trung ương 2,550 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất (con giống, cây giống, kỹ thuật…), hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động, bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực cho cán bộ nông thôn, duy tu bảo dưỡng một số công trình. Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh 7,595 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 43 công trình GTNT, 1 nhà vệ sinh cộng đồng.

Nhờ vậy, đến nay trên địa bàn huyện Lâm Hà đã có 5 xã (Đông Thanh, Gia Lâm, Tân Văn, Đạ Đờn, Nam Hà) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã (Tân Hà, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ) đạt từ 15-16 tiêu chí NTM, 5 xã (Phú Sơn, Liên Hà, Tân Thanh, Mê Linh, Phi Tô) đạt từ 9-14 tiêu chí NTM.

Với quyết tâm xây dựng thành công huyện NTM vào năm 2018 theo lộ trình đã đăng ký, hiện nay, UBND huyện Lâm Hà đang tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí chưa đạt; đồng thời, kiểm tra hỗ trợ cho các xã khắc phục những khó khăn trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM, hướng dẫn, đôn đốc các xã Đan Phượng, Tân Hà, Hoài Đức, Phúc Thọ, Phú Sơn lập hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩn NTM năm 2017. HOÀNG VƯƠNG MỸ

Tạm dừng bán tài sản trên đất, chuyển nhượng QSDĐ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công ty nhà nước

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản “Hỏa tốc” số 440/TB-VPCP ngày 19/9/2017 của Văn phòng Chính phủ về Thông báo Kết luận, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chỉ đạo tạm dừng bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công ty nhà nước trên địa bàn tỉnh kể từ ngày 22/9/2017 (kể cả các cơ sở nhà, đất đã được UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm để tổ chức đấu giá). Riêng các cơ sở nhà, đất trong danh mục bán đấu giá tạo nguồn vốn xây dựng Trung tâm Hành chính tỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt trước đây vẫn triển khai.

Đối với các cơ sở nhà, đất của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công ty nhà nước đã thực hiện bán tài sản gắn liền với đất, chuyển nhượng QSDĐ thông qua hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản, nếu người mua đã hoàn tất nộp tiền mua nhà, đất trước ngày 7/3/2017, chấp nhận cho tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ tài chính, thanh toán các chi phí liên quan và cấp giấy chứng nhận QSDĐ, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Nếu đã tổ chức bán đấu giá theo quy định mà người mua đã và đang thanh toán tiền mua nhà, đất sau ngày 7/3/2017 vẫn chấp nhận cho tiếp tục thực hiện các thủ tục để cấp giấy chứng nhận QSDĐ, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

M.ĐẠO

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Page 7: Ảnh: D.Danh Xây dựng xã hội học tập, con đường tiến tới ...baolamdong.vn/upload/others/201710/25773_Bao_Lam... · Một tiết học tại Trường Tiểu học

DOANH NGHIỆP HỎI - NGÀNH THUẾ TRẢ LỜI

Hỏi: Nội dung kiểm tra và trả thông báo 2 bước đối với hồ sơ khai thuế điện tử được thực hiện như thế nào?

Trả lời: Từ tháng 7/2011, Cục Thuế Lâm Đồng

triển khai dịch vụ khai thuế điện tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đây là dịch vụ công điện tử đầu tiên của ngành Thuế, vì vậy đã nhận được sự ủng hộ và đồng thuận của người nộp thuế (NNT). Từ tỉ lệ rất thấp doanh nghiệp đăng ký khai thuế điện tử cuối năm 2011 (75 doanh nghiệp), đến nay Lâm Đồng đã có trên 98% doanh nghiệp khai thuế điện tử (≈ 6.000 doanh nghiệp), hầu hết các loại hồ sơ khai thuế (HSKT) của tất cả các sắc thuế đã được hỗ trợ nộp qua dịch vụ công điện tử.

Nhằm nâng cao chất lượng HSKT điện tử, nâng cao trách nhiệm của NNT, hạn chế các sai sót dẫn đến HSKT không được nhận, hạch toán vào ứng dụng Quản lý thuế tập trung (TMS) của ngành Thuế, từ ngày 2/10/2017 Cục Thuế Lâm Đồng triển khai thực hiện kiểm tra và trả thông báo 2 bước đối với hồ sơ khai thuế điện tử đối với toàn bộ HSKT (chính thức, bổ sung), Báo cáo tài chính gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; trừ HSKT nộp trên ứng dụng iCANHAN, TNCN online, tờ khai khoán nhận từ Tool khoán, tờ khai PNN nhận từ Tool PNN.

1. Nội dung thay đổi:Việc tiếp nhận HSKT điện tử được thực hiện

tự động tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và thực hiện trả tự động 02 Thông báo cho NNT, NNT sẽ nhận được 02 thông báo thay vì 1 thông báo như trước đây:

* Thông báo bước 1: là thông báo về việc Cơ quan Thuế (CQT) “Tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử” của NNT. Thời gian trả thông báo bước 1 chậm nhất là 15 phút sau khi nhận được HSKT điện tử của NNT. Mẫu thông báo số 01-01/TB-TĐT (ban hành kèm theo Công văn số 4289/TCT-KK).

* Thông báo bước 2: là thông báo về việc CQT “Chấp nhận/không chấp nhận việc nộp hồ sơ khai thuế điện tử” của NNT. Thời gian trả thông báo bước 2 trong vòng 1 ngày làm việc kể từ ngày Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trả thông báo bước 1. Mẫu Thông báo số 01-02/TB-TĐT (ban hành kèm theo Công văn số 4289/TCT-KK).

- Trường hợp chấp nhận: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trả thông báo chấp nhận việc nộp HSKT điện tử của NNT, ghi nhận nghĩa vụ nộp HSKT là ngày ghi trên Thông báo bước 1 lần đầu theo HSKT điện tử tương ứng.

NNT chỉ được coi là hoàn thành việc nộp hồ sơ khai thuế khi: HSKT của NNT hợp lệ và đủ điều kiện hạch toán sau khi được CQT thông báo xác nhận ở bước 2, HSKT đảm bảo các điều kiện:

(1). Đúng mẫu qui định (2). Đúng kỳ tính thuế (3). Đúng trạng thái tờ khai (chính thức,

bổ sung) (4). Đúng CQT quản lý (5). Đúng Mã số thuế và ở trạng thái được

nộp Hồ sơ khai thuế (6). Đúng loại tờ khai theo kỳ (tháng,

quí năm) (7). Đúng các qui định liên quan đến đại lý

thuế (nếu nộp qua đại lý thuế) (8). Có đủ các phụ lục kèm theo theo

qui định.- Trường hợp không chấp nhận: Cổng

thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trả thông báo không chấp nhận việc nộp HSKT điện tử của NNT, trong đó nêu rõ lý do, hướng xử lý để NNT thực hiện điều chỉnh HSKT. Khi NNT nhận thông báo không chấp nhận, nếu:

+ NNT thực hiện điều chỉnh HSKT và gửi lại CQT thì được xem là hoàn thành việc nộp hồ sơ khai thuế và nghĩa vụ nộp HSKT được ghi nhận là ngày ghi trên Thông báo bước 1 lần đầu của HSKT điện tử tương ứng.

+ NNT không hoàn chỉnh HSKT gửi lại CQT xem như chưa hoàn thành nghĩa vụ kê khai thuế, chưa nộp HSKT.

2. Lợi ích đối với NNT: - Được CQT thông báo rõ ràng, đầy đủ một

lần qua điện tử về các lỗi HSKT đã nộp và cách xử lý lỗi để hoàn chỉnh hồ sơ; tránh mỗi lần một lỗi kê khai phải điều chỉnh dẫn đến NNT phải hoàn chỉnh hồ sơ nhiều lần, mất thời gian và ảnh hưởng đến nghĩa vụ, quyền lợi của NNT...

Thực tế đã chứng minh, sa chân vào “vũng lầy” của “cái chết trắng” đã khiến không ít người lâm vào tình cảnh

không có lối thoát. Không những vậy, ma túy còn khiến họ kiệt quệ về sức khỏe và tan cửa, nát nhà. Trước những tác hại mà ma túy đã và đang gây ra đối với gia đình và xã hội, mô hình điều trị cai nghiện bằng Methadone đã được triển khai xây dựng. Đây là mô hình điều trị cai nghiện thuộc Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam do Chính phủ Australia và Chính phủ Hà Lan tài trợ.

Methadone là một hợp chất dạng chất lỏng (dùng để uống), tương tự các chất dạng thuốc phiện như Heroin, moocphin hay ma túy đá. Methadone có thời gian bán hủy (đào thải ra khỏi cơ thể kéo dài 24 giờ) và giúp người sử dụng không có xu hướng tăng liều dùng. Điều trị bằng Methadonne giúp người nghiện không còn lệ thuộc vào chất ma túy bất hợp pháp, giảm tử vong liên quan đến ma túy và nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan... Đồng thời, điều trị Methadone giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, người nghiện có cơ hội tìm được việc làm, ổn định cuộc sống và tiến tới giảm liều, ngừng sử dụng Methadone...

Với những lợi ích to lớn này, vào cuối tháng 11/2016, Trung tâm Phòng, chống HIV tỉnh Lâm Đồng đã đưa vào hoạt động Cơ sở điều trị bằng Methadone tại Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh. Đây là cơ sở điều trị bằng Methadone thứ 2 của tỉnh nhằm mở ra cánh cửa giúp người nghiện ma túy tại các huyện, thành phố phía Nam, gồm: Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và Bảo Lộc có cơ hội làm lại cuộc đời. Theo thống kê, hiện nay, tại 6 huyện, thành phía Nam của tỉnh đang có gần 800 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.

Có mặt tại Trung tâm Y tế Đạ Tẻh từ sáng sớm, chúng tôi thấy rất đông bệnh nhân đến

Mở ra cơ hội làm lại cuộc đời cho người nghiện ma túyĐược thành lập và đi vào hoạt động từ cuối tháng 11/2016, Cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone tại Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh (thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV tỉnh Lâm Đồng) đang trở thành “phao cứu sinh” cho nhiều người nghiện ma túy ở các huyện, thành phố phía Nam của tỉnh. Từ đó, mở ra cơ hội để họ tái hòa nhập cộng đồng và làm lại cuộc đời.

khám và điều trị cai nghiện bằng Methadone. Y sỹ Nguyễn Văn Dũng, phụ trách Cơ sở điều trị cai nghiện tại Trung tâm Y tế Đạ Tẻh cho biết: Bệnh nhân điều trị Methadone cơ thể sẽ được cung cấp lượng chất dạng thuốc phiện vừa đủ giúp thỏa mãn cơn thèm thuốc mà không gây ảnh hưởng đến hành vi và chức năng của não bộ như việc dùng heroin hay ma túy đá. Nhờ hấp thu qua đường uống nên tránh được nguy cơ mắc các bệnh qua đường máu như HIV, viêm gan...

Bệnh nhân đến điều trị tại cơ sở sẽ được các y, bác sĩ tư vấn về tác hại của ma túy và công dụng của việc cai nghiện bằng Methadone; đồng thời, được làm các xét nghiệm và hướng dẫn làm các thủ tục để được điều trị miễn phí.

Hiện nay, cơ sở đang tiếp nhận điều trị cho gần 50 bệnh nhân nghiện ma túy. Sau một

thời gian điều trị, bước đầu các bệnh nhân đã cải thiện được sức khỏe và cơ bản cắt được cơn thèm ma túy. Bệnh nhân Nguyễn Mạnh C (ngụ tại huyện Đạ Huoai, đang điều trị cai nghiện tại cơ sở) chia sẻ: “Tôi bị nghiện ma túy hơn 3 năm nay. Trước đây, để thỏa mãn cơn thèm, tôi phải mất từ 150 - 200 ngàn đồng để mua ma túy sử dụng. Nhưng sau hơn 8 tháng đến đây điều trị bằng Methadone đã giúp tôi cải thiện sức khỏe để làm việc phụ giúp gia đình. Tôi biết mình còn trẻ nên sẽ quyết tâm kiên trì điều trị để từ bỏ ma túy, làm lại cuộc đời”.

Bệnh nhân Nguyễn Như N (ngụ tại huyện Đạ Tẻh) cho hay: “Trước đây tôi làm thợ hồ bị bạn xấu lôi kéo nên đã sa vào con đường nghiện ma túy suốt 6 năm nay. Từ khi bước vào “vũng lầy” này, tiền bạc, của cải trong nhà tôi lần lượt “đội nón” ra đi theo những

cơn nghiện. Vì vậy, khi biết ở địa phương có cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone, tôi đã đến đăng ký cai nghiện với quyết tâm từ bỏ ma túy để vợ con đỡ khổ. Nhờ uống thuốc đều đặn hàng ngày, hiện tôi đã có thể đi làm kiếm thêm thu nhập phụ giúp vợ con”.

Đại tá Đinh Quang Trung, Trưởng Công an huyện Đạ Tẻh cho biết: “Hiện, trên địa bàn đang có khoảng 30 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý; trong đó, có gần 20 người đang điều trị cai nghiện bằng Methadone tại Trung tâm Y tế Đạ Tẻh. Thời gian qua, việc điều trị bằng Methadone không chỉ giúp người nghiện có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, mà còn góp phần kéo giảm các tệ nạn xã hội, đặc biệt là nạn trộm cắp xảy ra trên địa bàn. Từ đó, an ninh trật tự tại địa phương ngày càng được thắt chặt, giữ vững”.

Bắc sĩ Vũ Thanh Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh cho hay: “Hầu hết bệnh nhân đến đây điều trị Methadone đều mong muốn làm lại cuộc đời. Trước đây, họ luôn sợ xã hội có cái nhìn kỳ thị, nhưng khi đến cơ sở họ được chăm sóc như những người bệnh bình thường khác. Sau thời gian điều trị, hầu hết đều nhận được kết quả tích cực, lên cân nhanh, tư tưởng thoải mái, cuộc sống gia đình và quan hệ xã hội được cải thiện rất nhiều. Để việc điều trị cai nghiện bằng Methadone mang lại hiệu quả cao thì các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; đồng thời, người nghiện cần xóa bỏ mặc cảm để đến cơ sở uống thuốc đều đặn hàng ngày”.

Cũng theo bác sĩ Hương, từ khi đi vào hoạt động đến nay, cơ sở điều trị cai nghiện chưa có y, bác sĩ phụ trách trực tiếp mà do cán bộ Trung tâm Y tế huyện kiêm nhiệm. Để giúp đỡ bệnh nhân, các y, bác sĩ phải làm việc cả những ngày nghỉ như lễ, tết... nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách, phụ cấp đúng theo quy định do không có kinh phí. Đặc biệt, hiện cơ sở chưa được xây dựng trụ sở riêng biệt nên đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc điều trị cho người bệnh.

KHÁNH PHÚC

Bác sĩ khám, tư vấn giúp bệnh nhân đến điều trị cai nghiện bằng Methadone tại Trung tâm Y tế Đạ Tẻh. Ảnh: Khánh Phúc

Hơn 35 ha quy hoạch Thung lũng Hồng - Suối Cát

Khu vực Thung lũng Hồng - Suối Cát, Phường 4, Đà Lạt vừa được phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích hơn 35 ha. Giới cận quy hoạch phía Bắc giáp đường Trần Phú và đường Lê Hồng Phong; phía Nam và phía Tây giáp đường Triệu Việt Vương và đường Nguyễn Trung Trực; phía Đông giáp ranh giới Phường 3 và Phường 4, Đà Lạt.

Trong đó cơ cấu quy hoạch gồm 4 loại đất: đất ở gần 23 ha; đất giao thông sân bãi hơn 5 ha; đất công viên, cây xanh, mặt nước hơn 4 ha; đất công trình công cộng gần 3 ha. Mật độ xây dựng hơn 36%.

Cụ thể, đất công viên cảnh quan tập trung dọc đường Triệu Việt Vương tiếp giáp với đường Nguyễn Trung Trực được giữ lại diện tích đất ở biệt lập. Lộ giới 12 m trên các đường khu vực Nguyễn Trung Trực, Đào Duy Từ; từ 20 - 24 m trên các đường trục chính (Triệu Việt Vương, Lê Hồng Phong, Trần Phú); 8 m trên các tuyến đường nội bộ.

Các giải pháp kỹ thuật thiết kế san nền phải hạn chế tối đa việc phá vỡ địa hình tự nhiên, xâm hại đến môi trường, cảnh quan khu vực…

MẠC KHẢI XEM TIẾP TRANG 8

7 THỨ HAI 2 - 10 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Page 8: Ảnh: D.Danh Xây dựng xã hội học tập, con đường tiến tới ...baolamdong.vn/upload/others/201710/25773_Bao_Lam... · Một tiết học tại Trường Tiểu học

8 THỨ HAI 2 - 10 - 2017

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁOHiện nay, Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) đang làm thủ tục đề nghị cấp có

thẩm quyền tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho 2 tập thể:1. Nhân dân và cán bộ huyện Lâm Hà với thành tích xuất sắc về phát triển lĩnh vực

văn hóa giai đoạn 2012 - 2017.2. Trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm

Đồng với thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2016 - 2017 và thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI).

Để đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn theo quy định, đề nghị nhân dân cho ý kiến về 2 trường hợp trên. Mọi ý kiến đóng góp gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng (địa chỉ: Tầng 7, Trung tâm Hành chính, số 36 đường Trần Phú, thành phố Đà Lạt hoặc email: [email protected]).

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Lương Văn Cứ và bà Nguyễn Thị Thanh;

+ Thuộc thửa đất số 138, diện tích: 3.511 m2. Đất trồng cây lâu năm (CLN). Tờ bản đồ 15, xã Lộc Đức.

+ Thời hạn sử dụng đất: Đất trồng cây lâu năm: 10/2043.

- Giấy CNQSD đất số hiệu: M 619346, số vào sổ cấp giấy: 01903/QSDĐ của hộ ông Nguyễn Ngọc Sơn do UBND huyện Bảo Lâm cấp ngày 31/10/1998.

Năm 2010, hộ ông Nguyễn Ngọc Sơn sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Vũ Duy Sơn và bà Trần Thị Thu Thúy nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu M 619346 cho ông Lương Văn Cứ và bà Nguyễn Thị Thanh để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:

Hộ ông Nguyễn Ngọc Sơn ở đâu đề nghị ông, bà liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh

Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Lương Văn Cứ và bà Nguyễn Thị Thanh tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Phạm Văn Thắng;

+ Thuộc thửa đất số 146, diện tích: 5.610 m2; đất trồng cây lâu năm (CLN).

- Tờ bản đồ 13.Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Ông Phạm Văn Việt nhận chuyển nhượng

đất tại GCN số hiệu: AĐ 389667, số vào sổ cấp giấy: H02099, ngày 29/6/2006.

Năm 2011, ông Phạm Văn Việt sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Phạm Văn Thắng; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: AĐ 389667 cho ông Phạm Văn Thắng để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:

Ông Phạm Văn Việt ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện

Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Phạm Văn Thắng tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của bà Phạm Kim Chi;

+ Thửa đất số 129, diện tích: 903 m2; đất nông nghiệp (CLN).

- Tờ bản đồ 26.Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Hộ bà Ka Bếu được UBND huyện Bảo Lâm

cấp GCN số hiệu: Q 492502, số vào sổ cấp giấy: 01454, ngày 26/9/2000.

Năm 2002, hộ bà Ka Bếu sang nhượng bằng giấy viết tay nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho bà Phạm Kim Chi; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: Q 492502 cho bà Phạm Kim Chi để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:

Hộ bà Ka Bếu ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho bà Phạm Kim Chi tại thửa đất nêu trên theo

thông tin bản đồ địa chính mới đo đạc. Hộ ông Nguyễn Thanh Xuất và bà

Cao Thị Hà được UBND huyện Đạ Tẻh cấp GCNQSDĐ số AL 765426; cấp ngày 18/9/2008 thuộc thửa đất số 690 - tờ bản đồ số 03 - xã Mỹ Đức. Diện tích 773 m2 đất trồng cây lâu năm, thời hạn sử dụng đất tháng 10/2043.

Năm 2011, ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà đã chuyển nhượng QSDĐ cho ông Nguyễn Văn Thái và vợ là bà Nguyễn Thị Đích, thường trú tại thôn 4 - xã Mỹ Đức - huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình sang nhượng hai bên chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định. Ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà đã giao GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Văn Thái và bà Nguyễn Thị Đích. Ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà đã đi khỏi địa phương từ năm 2012 cho đến nay.

Hiện nay, ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà ở đâu liên hệ với UBND xã Mỹ Đức hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên mà ông Nguyễn Thanh Xuất và bà Cao Thị Hà không liên hệ làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định và đồng thời không có ai tranh chấp, khiếu nại thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Văn Thái và vợ là bà Nguyễn Thị Đích theo quy định, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đạ Tẻh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

Doanh nghiệp hỏi - ngành thuế trả lời... TIẾP TRANG 7

...- Hướng dẫn cách xử lý lỗi kê khai tự động

đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc, tránh trường hợp có hướng dẫn xử lý khác nhau tại mỗi CQT, gây khó khăn cho NNT có hoạt động trên nhiều địa bàn.

- Đảm bảo quyền lợi cho NNT khi gửi lại hồ sơ để hoàn chỉnh HSKT vẫn được tính ngày nộp HSKT lần đầu để xác định ngày đã nộp, không bị xử phạt chậm nộp HSKT trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ.

3. Trách nhiệm của NNT: NNT phải thực hiện điều chỉnh HSKT,

hoàn chỉnh HSKT theo thông báo bước 2 “Thông báo không chấp nhận” và gửi lại CQT. NNT không hoàn chỉnh HSKT gửi lại CQT xem như chưa hoàn thành nghĩa vụ kê khai thuế, chưa nộp HSKT.

4. Hỗ trợ của CQT: - Hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ qua điện thoại

tại Văn phòng Cục Thuế và 12 Chi cục Thuế trong tỉnh Lâm Đồng các vướng mắc của NNT.

- Gửi thông báo đã được đăng tải trên website Cục Thuế qua email cho NNT về việc CQT triển khai kiểm tra và trả thông báo 2 bước đối với HSKT điện tử; nội dung nâng cấp ứng dụng HTKK, iHTKK, iTaxviewer, eTAX...

- NNT có thể truy cập Website Cục Thuế (http://lamdong.gdt.gov.vn) để tìm hiểu thông tin hướng dẫn trả thông báo 2 bước, trao đổi các tình huống, cách xử lý.

- Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế sẽ bật thông báo thư ngỏ khi NNT đăng nhập lần đầu tiên về thông báo 2 bước và danh sách lỗi, cách xử lý theo từng tình huống để NNT biết, lưu ý, tìm hiểu và thực hiện; NNT có thể tải, in thư ngỏ.

Cục Thuế Lâm Đồng luôn hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho NNT nộp HSKT điện tử, minh bạch dữ liệu ghi nhận nghĩa vụ thuế của NNT với CQT, thực hiện tốt các giá trị: “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới” đã đề ra trong Tuyên ngôn Ngành Thuế Việt Nam.

CỤC THUẾ TỈNH LÂM ĐỒNG