bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc...

54
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO ĐẠI HC HU HKHC MINH NGHIÊN CU BIN PHÁP KTHUT NHM TĂNG NĂNG SUT VÀ HIU QUSN XUT LC (Arachis hypogaea L.) TRÊN ĐẤT CÁT BIN TNH QUNG BÌNH Chuyên ngành: Trng trt Mã s: 62.62.01.01 LUN ÁN TIN SĨ NÔNG NGHIP HU, NĂM 2013

Upload: others

Post on 28-Jul-2020

2 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

HỒ KHẮC MINH

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ

SẢN XUẤT LẠC (Arachis hypogaea L.)

TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Trồng trọt

Mã số: 62.62.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ, NĂM 2013

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

Công trình được hoàn thành tại:

ĐẠI HỌC HUẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Minh Hiếu

2. TS. Lê Thanh Bồn.

Phản biện 1: …………………………….

Phản biện 2: …………………………….

Phản biện 3: …………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp

Đại học Huế họp tại: …………………………….

Vào hồi………., ngày…….giờ………tháng…….năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại:

1. Thư viện quốc gia

2. Thư viện Đại học Huế

3. Thư viện Trường đại học Nông Lâm Huế

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây

thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là cây có diện tích và sản lượng

lớn. Ở Việt Nam, cũng như thế giới từ năm 1995 đến nay, diện tích

gieo trồng lạc tăng chậm. Diện tích gieo trồng lạc của nước ta ổn định

xung quanh 250.000 ha/năm và sản lượng tăng dần từ 334.500 tấn vào

năm 1995 lên 485.800 tấn vào năm 2010. Tương tự như nhiều quốc

gia trên thế giới, năng suất lạc ở nước ta tăng trong những năm gần

đây là nhờ đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống mới như MD7, MD9,

L08, L12, L14, L18, LVT, L23, L26... Các loại giống mới này có khả

năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh và đem lại năng

suất cao, chất lượng tốt. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp kỹ thuật (mật

độ, phân bón, che phủ đất…) cũng được nghiên cứu ứng dụng phù

hợp cho mỗi loại giống và mùa vụ trên từng vùng sinh thái cụ thể.

Ở tỉnh Quảng Bình, lạc là loại cây trồng ngắn ngày có vai trò quan

trọng trong cơ cấu cây trồng, diện tích khoảng 5.500 ha. Lạc được trồng

chủ yếu trên các loại đất phù sa, đất xám và đất cát biển. Trong đó hiện

nay, quỹ đất cát biển còn khá lớn, ước tính còn khoảng 6.000 ha chưa

được khai thác. Tuy nhiên, năng suất đạt trung bình 1,57 tấn/ha, thấp

hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước (1,99 tấn/ha). Mặc dù

trong những năm qua tỉnh luôn có chính sách trợ giá giống lạc nên tỉ lệ

sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật mới như: MD7, L14, L18, L23,…

trong sản xuất khá cao. Quy trình kỹ thuật khuyến cáo trong sản xuất

lạc hiện nay được áp dụng từ quy trình chung của Bộ Nông nghiệp và

PTNT mà chưa có quy trình kỹ thuật riêng cho tỉnh Quảng Bình.

Từ những phân tích trên, việc thực hiện đề tài : “NGHIÊN CỨU

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ

SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH”, là rất

cần thiết.

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

2

2. Mục tiêu của đề tài

- Xác định một số hạn chế năng suất lạc qua đánh giá thực trạng

sản xuất nông nghiệp và sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

- Xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp để xây dựng quy

trình sản xuất lạc bảo đảm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên đất

cát biển tỉnh Quảng Bình.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả đề tài góp phần làm luận cứ khoa học cho việc quản lý,

khai thác và sử dụng hợp lý vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản lý xây

dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất lạc trên đất cát biển.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu hữu ích cho cán

bộ kỹ thuật tham khảo để làm tài liệu tập huấn kỹ thuật cho nông dân.

- Kết quả của đề tài áp dụng vào sản xuất sẽ tăng năng suất, hiệu

quả kinh tế trong sản xuất lạc trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần từng bước cải tạo đất,

hướng đến sản xuất bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Địa điểm nghiên cứu

- Điều tra tại các huyện và thành phố ven biển có diện tích lạc lớn

của tỉnh Quảng Bình.

- Các thí nghiệm và mô hình được triển khai tại xã Cam Thủy, huyện

Lệ Thủy và xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

4.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2009 đến 06/2013.

4.3. Phạm vi giới hạn của đề tài

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật trồng trọt

để làm cơ sở xây dựng quy trình sản xuất lạc mới, bảo đảm tăng năng

suất, hiệu quả kinh tế và bền vững trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

3

- Sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình không chủ động

nước tưới nên chủ yếu chỉ sản xuất vụ đông xuân. Do vậy, đề tài chỉ

nghiên cứu trong vụ đông xuân với điều kiện dựa vào nước trời.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Kết quả điều tra của luận án đã đánh giá được những thuận lợi,

khó khăn ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên đất

cát biển tỉnh Quảng Bình.

- Xác định được tổ hợp phân bón cân đối hợp lý giữa vô cơ và hữu

cơ cho lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình vừa tăng năng suất

và hiệu quả kinh tế vừa cải thiện được hóa tính đất.

- Xác định được khung thời vụ gieo trồng lạc thích hợp nhất cho

vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình trong vụ đông xuân là từ ngày

04/01 đến ngày 03/02.

- Xác định được việc áp dụng biện pháp phủ đất trong sản xuất lạc

vừa cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao vừa cải thiện nhiều tính chất

lý, hóa của đất. So sánh hai loại vật liệu thì phủ đất bằng rơm phù hợp

với điều kiện sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình nhất. - Mô hình thực nghiệm bằng việc áp dụng đồng thời các biện pháp

kỹ thuật của đề tài xác định được trong điều kiện quy mô diện tích lớn

đã cho kết quả vượt trội về năng suất và hiệu quả kinh tế so với

phương thức sản xuất hiện tại.

6. Cấu trúc luận án

Luận án trình bày trong 153 trang, được chia làm 7 phần gồm: phần

mở đầu 4 trang, chương 1 về tổng quan tài liệu nghiên cứu 36 trang,

chương 2 về vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 13 trang,

chương 3 về kết quả nghiên cứu và thảo luận 84 trang, phần kết luận và

đề nghị 2 trang, phần về các công trình khoa học đã công bố có liên quan

1 trang và phần tài liệu tham khảo 13 trang. Luận án có 48 bảng số liệu,

14 hình và sử dụng 150 tài liệu tham khảo, trong đó có 98 tài liệu tiếng

Việt và 52 tài liệu tiếng Anh. Ngoài ra còn có các phụ lục.

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới, Việt Nam và Quảng Bình

1.2. Các nghiên cứu về đất cát biển ở Việt Nam

1.3. Cơ sở khoa học nâng cao năng suất cây trồng

1.4. Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong

sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam

1.5. Những vấn đề rút ra từ tổng quan nghiên cứu tài liệu

Từ năm 2000 đến nay diện tích lạc trên thế giới và Việt Nam có xu

hướng tăng chậm, có nơi còn có xu hướng giảm nhưng sản lượng vẫn

tăng chủ yếu nhờ tăng năng suất. Năng suất lạc tăng là do nhiều nước

trồng lạc đã tập trung nghiên cứu cải tiến đồng bộ các yếu tố kỹ thuật

trong sản xuất lạc. Các nghiên cứu tập trung vào các biện pháp kỹ

thuật trồng trọt sau: (i)- Chọn tạo được các giống lạc mới vừa cho

năng suất vừa phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng; (ii)- Về kỹ thuật

sử dụng phân bón cân đối, hợp lý hơn. Ở Việt Nam:Tỉ lệ N:P:K hợp lý

nhất trong những năm qua được xác định là 1:3:2; trong đó, lượng bón

đạm: 30 - 40 kg N/ha, lân > 60 kg/ha, kali: 60 - 90 kg K2O/ha, canxi:

300 - 500 kg vôi/ha, phân hữu cơ: 5 - 10 tấn phân chuồng/ha (hoặc

300 - 2000 kg phân hữu cơ vi sinh/ha); (iii) - Mật độ gieo trồng phải

bảo đảm khoảng 40 cây/m2; (iv)- Áp dụng kỹ thuật phủ đất trong sản

xuất được khẳng định có tác dụng tăng năng suất cao hơn rõ; (v)- Bố

trí thời vụ hợp lý là khâu kỹ thuật rất quan trọng. Các yếu tố lý tính

của đất được quan tâm trong sản xuất lạc là nhiệt độ và ẩm độ đất.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu được trình bày ở trên đã cung

cấp cơ sở khoa học khá đầy đủ để xây dựng các nội dung nghiên

cứu của đề tài nhằm xây dựng được biện pháp kỹ thuật tổng hợp

áp dụng sản xuất, bảo đảm vừa nâng cao năng suất và hiệu quả

sản xuất lạc, vừa bền vững trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

5

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

- Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm là giống lạc L14.

- Các loại phân bón sử dụng: Phân đạm U-rê, phân supe lân, phân

Kaliclorua nhập khẩu, phân hỗn hợp NPK (5-10-3), vôi bón ruộng,

phân chuồng địa phương tự sản xuất, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh.

- Vật liệu phủ đất: Ni lông chuyên dụng màu trắng và rơm lúa.

- Đất tiến hành nghiên cứu là đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

- Mùa vụ: Vụ đông xuân.

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế

năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

- Điều tra thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển: Thu thập số liệu

sơ cấp theo phiếu điều tra nông hộ sản xuất lạc trên đất cát biển. Tổng số 180

phiếu, mỗi phiếu cho 1 hộ.

- Điều tra đánh giá thực trạng, tiềm năng, diện tích đất cát biển: Thu

thập số liệu thứ cấp dựa vào các báo cáo của tỉnh, huyện.

- Thực nghiệm xác định thứ tự yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn

chế năng suất lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình: Thực hiện

thí nghiệm đồng thời ở 2 chân đất khác nhau: Đất cát biển mới khai

hoang và đất cát biển nội đồng. Thí nghiệm gồm 4 công thức: Công

thức 1(Đ/c) 500 kg vôi + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O (nền);

Công thức 2, nền - đạm; Công thức 3, nền - lân; Công thức 4, nền -

kali. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi

ô thí nghiệm là 20m2.

2.2.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón cân đối hợp lý cho

lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình, bao gồm:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp bón phối hợp giữa phân vô

cơ và phân chuồng: Thí nghiệm được thực hiện trong hai vụ (vụ Đông

xuân 2010-2011 tại xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thủy và vụ Đông xuân

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

6

2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Thí nghiệm gồm 12 công thức được thiết kế tỉ lệ phân vô cơ N:P:K =

1:3:2, trong đó các công thức 1, 2, 3, 4 được bón cùng lượng phân vô

cơ 20 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O + 500 kg vôi/ha; các công thức

5, 6, 7, 8 được bón cùng lượng phân vô cơ 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60

kg K2O + 500 kg vôi/ha; các công thức 9, 10, 11, 12 được bón cùng

lượng phân vô cơ 40 kg N + 120 kg P2O5 + 90 kg K2O + 500 kg

vôi/ha; các công thức trong cùng 1 nhóm bón phân vô cơ như nhau thì

bón khác nhau về lượng phân chuồng lần lượt là 0 tấn/ha, 5 tấn/ha, 10

tấn/ha và 15 tấn/ha. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, 3 lần lần

nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp bón phối hợp giữa phân vô

cơ và phân hữu cơ vi sinh: Thí nghiệm được thực hiện giống phương

pháp thí nghiệm Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp bón phối hợp

giữa phân vô cơ và phân chuồng nhưng thay bón phân chuồng bằng

bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh với lượng bón lần lượt là 0

tấn/ha, 0,3 tấn/ha, 0,6 tấn/ha và 0,9 tấn/ha.

2.2.3. Nghiên cứu xác định khung thời vụ gieo lạc vụ đông xuân thích

hợp trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Thí nghiệm được thực hiện trong hai vụ liên tục trên đất cát biển

trồng lạc tỉnh Quảng Bình: vụ Đông xuân 2009-2010 và vụ Đông

xuân 2010-2011 tại xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Thí nghiệm gồm 8 công thức được bố trí rải theo khung thời vụ trồng

lạc chung của tỉnh được Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình

khuyến cáo (từ 15/12 năm trước đến 25/02 năm sau), khoảng rải là 10

ngày. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, 3 lần lần nhắc lại. Diện

tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2.

2.2.4. Nghiên cứu áp dụng biện pháp phủ đất thích hợp cho lạc

trong vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Đông xuân 2011-2012 đồng

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

7

thời 2 thí nghiệm tại hai địa điểm khác nhau: xã Cam Thuỷ, huyện Lệ

Thủy và tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch. Thí nghiệm gồm 3

công thức: Công thức 1(đ/c) - Không che phủ, công thức 2 - Che phủ

bằng ni lông chuyên dụng, công thức 3 - Che phủ bằng rơm (10

tấn/ha). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, 3 lần lần nhắc lại.

Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2. Liều lượng phân bón tính cho 1

ha như sau: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 5 tấn

phân chuồng/ha. 2.2.5. Xây dựng mô hình tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong

sản xuất lạc vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Từ kết quả các công thức thí nghiệm được xác định ưu việt nhất ở

trên để thiết lập thành biện pháp kỹ thuật tổng hợp đưa vào áp dụng

sản xuất với quy mô lớn hơn. Mô hình được thực hiện trong vụ Đông

xuân 2012-2013 tại xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Mô hình thực nghiệm gồm 3 hợp phần: Hợp phần 1 (đ/c) - 30 kg N +

90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 5 tấn phân chuồng + không

phủ đất/ha; Hợp phần 2 - 40 kg N + 120 kg P2O5 + 90 kg K2O + 500

kg vôi + 10 tấn phân chuồng + phủ đất bằng 10 tấn rơm/ha; Hợp phần

3 - 40 kg N + 120 kg P2O5 + 90 kg K2O + 500 kg vôi + 0,6 tấn phân

hữu cơ vi sinh Sông Gianh + phủ đất bằng 10 tấn rơm/ha. Quy mô

thực hiện: 2.700 m2, 9 hộ tham gia (mỗi hợp phần có 3 hộ tham gia).

2.2.6. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xử lý số liệu

- Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm: Các chỉ tiêu sinh trưởng và

phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, đánh giá một

số tính chất hóa học đất trước và sau thí nghiệm và đánh giá hiệu quả

kinh tế. Các thí nghiệm đều gieo ở mật độ gieo: 40 cây/m2.

- Số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình Excel và phần

mềm Statistiz 9.0.

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

8

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế

năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Đánh giá thực trạng về đất đai, khí hậu và tình hình sản

xuất nông nghiệp trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

3.1.1.1. Các loại đất cát biển tỉnh Quảng Bình và một số tính chất của chúng

Đất cát biển Quảng Bình có diện tích 54.887,84 ha, phân bố trên

29 xã, phường của 5/7 huyện, thành phố của tỉnh. Đất được phân

thành 3 loại chính có các đặc điểm như sau:

- Đất cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols): Diện tích 45.303,84 ha

chiếm gần 5,63% diện tích. Phân bố dọc theo bờ biển thành những cồn

cát cao từ 2 - 3 m, có khi cao đến 50 m. Thành phần cơ giới rất thô.

- Đất cát biển trung tính ít chua (Eutric Arenosols): Diện tích 9.319

ha chiếm 1,16% diện tích, phân bố ở địa hình thấp hơn, sâu vào trong đất

liền và tương đối bằng phẳng. Thành phần cơ giới nhẹ, dạng cát pha.

- Đất cát biển chua có tầng hữu cơ (Dystric Arenosols): Diện tích

265 ha chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã thuộc

huyện Quảng Trạch.

Đặc điểm chung của 3 loại đất trên là thường có phản ứng chua,

đạm, lân và kali đều nghèo đến rất nghèo. CEC rất thấp. Ngoài đất cát

biển chua có tầng hữu cơ có tầng than bùn với hàm lượng hữu cơ rất

cao > 7%, còn các loại khác có hàm lượng hữu cơ thấp. Thảm thực vật

gồm các loại cây dại và cây trồng lâm, nông nghiệp. Trong đó đất cát

biển trung tính ít chua có thảm thực vật rất phong phú và đa dạng về

loài hơn cả.

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu tỉnh Quảng Bình và ảnh hưởng đến sự sinh

trưởng phát triển của cây lạc

Qua xem xét điều kiện khí hậu tỉnh Quảng Bình ở bảng 3.1 cho

thấy trong điều kiện sản xuất dựa vào nước trời thì cây lạc chỉ có thể

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

9

sinh trưởng phát triển thuận lợi trong vụ đông xuân. Sản xuất lạc vụ

này thường gặp những thuận lợi, khó khăn sau: Đầu vụ điều kiện khí

hậu có nhiệt độ thấp, lượng mưa thấp nhưng rải đều, ít nắng. Đặc biệt

vào những thời điểm nhiệt độ rất thấp sẽ rất ảnh hưởng đến sự nẩy mầm

của hạt giống, làm cho mật độ cây thấp sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản

lượng lạc sau này. Vào giữa vụ điều kiện khí hậu có nền nhiệt khá lý

tưởng, sẽ thuận lợi cho cây lạc ra hoa, đâm tia, làm quả. Vào cuối vụ,

giai đoạn này lạc làm quả và chín điều kiện khí hậu ấm áp, ẩm độ vừa

phải, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tối thích cho quá trình tích luỹ

dinh dưỡng về hạt. Tuy nhiên, các trà lạc đông xuân muộn lạc dễ bị

nẩy mầm và thối quả trên ruộng do ảnh hưởng tiết Cốc Vũ - Tiểu Mãn

có mưa nhiều nên ẩm độ đất cao.

Bảng 3.1. Đặc trưng các trị số trung bình nhiều năm về khí tượng tỉnh Quảng Bình

Nhiệt độ (oC)

Ẩm độ không khí (%) Mưa Yếu

tố Tháng

Ttb Tmax Tmin Utb Umin Lượng

mưa (mm)

Số ngày mưa

Số giờ

nắng (giờ)

1 18,9 28,0 10,3 88 43 60,9 11,0 92,4 2 19,3 31,7 12,2 90 30 40,4 10,2 72,6 3 21,6 32,3 11,1 90 26 40,8 9,9 102,7 4 24,7 37,4 16,0 87 30 53,8 7,9 160,3 5 24,6 40,5 21,9 82 32 53,4 7,8 160,3 6 29,9 40,2 23,9 78 31 42,7 7,0 222,0 7 29,6 40,5 21,8 70 33 73,0 7,2 227,6 8 28,7 39,6 19,9 76 35 168,2 11,6 182,1 9 26,9 39,0 18,7 84 37 478,0 16,7 175,6

10 24,7 35,1 14,6 86 41 686,0 10,8 142,1 11 22,3 32,7 12,9 86 40 334,4 18,2 99,8 12 19,6 29,0 7,8 86 43 121,3 14,6 90,4

( Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình)

3.1.1.4. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên đất cát biển

- Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình

Qua số liệu thu thập, tổng hợp tại bảng 3.2 về diện tích và cơ cấu

sử dụng đất cát biển cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp chiếm

36.263,7 ha, đạt 66% tổng diện tích đất cát biển tự nhiên. Đất sản xuất

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

10

nông nghiệp chiếm vị trí thứ hai 8.955,44 ha, trong đó đất lúa nước

chiếm gần 2/3 diện tích (5.114,71 ha) và diện tích cây trồng cạn các loại

chiếm 1/3 diện tích đất còn lại (3.840,43 ha) và đáng chú ý là diện tích

đất chưa sử dụng còn nhiều, 5.626,87 ha.

Bảng 3.2. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 36.263,70 66,1

Đất sản xuất nông nghiệp 8.955,44 16,3 - Đất lúa nước 5.114,71 9,3

a

- Đất cây trồng cạn 3.840,43 7,0 b Đất lâm nghiệp 26.693,62 48,6 c Đất nuôi trồng thủy sản 553,93 1 d Đất làm muối 60,70 0,1 2 Đất chưa sử dụng 5.626,87 10,3 3 Đất đã sử dụng khác 12.997,27 23,7

Tổng cộng 54.887,84 100

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu điều tra năm 2009)

- Cơ cấu diện tích cây trồng hàng năm trên đất cát biển

Theo số liệu ở bảng 3.3 thì trong số 8955,4 ha diện tích trồng cây

hàng năm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình thì cây lúa có diện tích

lớn nhất (chiếm 57,1% diện tích). Vị trí tiếp theo là cây rau các loại

(chiếm 18,1% diện tích), đến cây khoai lang (chiếm 11,7% diện tích)

và xếp thứ tư là cây lạc (chiếm 5,8% diện tích). Các loại cây trồng còn

lại chiếm từ 1,5 - 2% diện tích.

Bảng 3.3. Cơ cấu cây trồng hàng năm trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

TT Loại cây trồng Diện tích (ha) Tỉ lệ cơ cấu (%) 1 Lúa 5114,7 57,1 2 Rau các loại 1617,2 18,1 3 Khoai lang 1048,7 11,7 4 Lạc 515,0 5,8 5 Sắn 181,7 2,0 6 Đậu các loại 171,6 1,9 7 Ngô 141,7 1,6 8 Các cây khác 164,8 1,8

Tổng cộng 8955,4 100

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu điều tra năm 2009)

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

11

3.1.2. Thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

3.1.2.1. Kết quả điều tra nông hộ sản xuất lạc

- Quy mô sản xuất của nông hộ sản xuất lạc trên đất cát biển

Qua bảng 3.6 cho thấy, mỗi hộ có khoảng 4,5 nhân khẩu. Diện

tích sản xuất nông nghiệp bình quân trên 3.000 m2/hộ, trong đó

khoảng 1/5 diện tích chuyên trồng lạc. Chăn nuôi có quy mô nhỏ.

Bảng 3.6. Quy mô sản xuất của các nông hộ vùng đất cát biển

TT Chỉ tiêu Đơn

vị tính Giá trị

trung bìnhKhoảng

biến động 1 Số nhân khẩu/hộ người 4,51 1 - 7 2 Diện tích đất nông nghiệp/hộ m2 3.158,8 840 - 5.150 3 Diện tích đất trồng lúa/hộ m2 2.095,5 510 - 4.580 4 Diện tích đất trồng lạc/hộ m2 636,5 330 - 2.860 5 Diện tích cây trồng cạn khác m2 426,8 75 - 1.540 6 Số Trâu, bò/hộ con 2,33 0 - 16 7 Số lợn/hộ con 5,04 0 - 45 8 Số gia cầm/hộ con 37,43 0 - 250

- Thực trạng đầu tư và mức độ tiếp cận khoa học kỹ thuật sản xuất lạc

Bảng 3.8. Thực trạng đầu tư và mức độ tiếp nhận tiến bộ KHKT trong sản xuất lạc của nông dân vùng đất cát biển Quảng Bình

Tình hình sử dụng giống của nông dân sản xuất lạc (%) Giống lạc Chỉ tiêu Giống tiến bộ kỹ thuật Giống địa phương

Tỉ lệ nông hộ sử dụng 87,7 12,3 Tự để giống 48,7 100 Mua của Cty Giống 51,3 0

Mức đầu tư phân bón của nông dân cho sản xuất lạc (kg) Mức đầu tư của nông dân Chỉ tiêu Mức khuyến

cáo Trung bình Khoảng biến động Đạm U-rê 65 60,6 45 - 65 Lân supe 560 407,2 350 - 500 Kaliclorua 100 115,9 70 - 120 Vôi 500 439,2 300 - 500 Phân chuồng 5.000 – 10.000 5.514 5.000 – 6.000

Mức độ tiếp nhận tiến bộ KHKT của nông dân sản xuất lạc (%) Nông hộ đã được tập huấn Nông hộ chưa được tập huấn

76 24

Qua số liệu ở bảng 3.8 cho thấy: Tình hình sử dụng giống khá tốt,

giống tiến bộ kỹ thuật được đưa vào sản xuất ở mức cao. Mức độ đầu

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

12

tư phân bón chưa cân đối và thấp hơn so với quy trình được khuyến

cáo. Tỉ lệ người trồng lạc được tập huấn kỹ thuật sản xuất lạc khá cao.

- Cơ cấu thời vụ gieo lạc vụ đông xuân của nông dân trên đất cát biển

Kết quả tổng hợp điều tra ở bảng 3.9 cho thấy người nông dân

tỉnh Quảng Bình cơ cấu thời vụ gieo lạc trong vụ đông xuân khá rộng.

Với cơ cấu như vậy cho thấy người nông dân bố trí còn theo cảm tính,

tùy tiện dễ gặp rủi ro vào thời điểm thời tiết bất lợi cho năng suất thấp.

Bảng 3.9. Tỉ lệ nông dân áp dụng thời gian gieo lạc trong vụ đông xuân

Đơn vị tính: (%) Thời gian Vùng

Trước ngày 15/12

Từ 15/12đến

25/12

Từ 26/12 đến

04/01

Từ 05/01 đến

14/01

Từ 15/01 đến

24/01

Từ 25/01 đến 03/02

Từ 04/02đến

13/02

Từ 14/02đến

23/02

Sau ngày 23/02

Lệ Thủy 7,8 6,4 8,6 29,0 30,3 6,2 1,7 5,4 4,6 Quảng trạch 0 2,4 7,0 12,2 53,1 10,4 9,3 3,2 2,4 Trung bình 3,9 4,4 7,8 20,6 41,7 8,3 5,5 4,3 3,5

3.1.2.3. Kết quả thực nghiệm xác định yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn

chế năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc vụ đông xuân tại Quảng Bình

Công thức thí nghiệmSố quả

chắc/cây(quả)

Khối lượng 100 quả

(g)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

Thí nghiệm tại thôn Tân Tiến, xã Cam Thủy (đất cát biển mới khai hoang)CT1: NPK (nền, đ/c) 5,70a 98,67a 1,519a 1,041a CT2: Nền - N 4,90a 90,33b 1,195b 0,947b CT3: Nền - P 3,80c 80,33c 0,825c 0,635c CT4: Nền - K 3,27c 76,67d 0,608d 0,417d LSD0,05 0,999 2,471 0,099 0,089

Thí nghiệm tại thôn Tân Phong, xã Cam Thủy (đất cát biển nội đồng ) CT1: NPK (nền, đ/c) 6,57a 117,00a 1,728a 1,100a CT2: Nền - N 5,40b 106,17b 1,291b 0,853b CT3: Nền - P 4,07c 95,00c 0,868c 0,660c CT4: Nền - K 3,47c 84,33d 0,658c 0,557d LSD0,05 0,998 3,508 0,218 0,057

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

13

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất lạc thí nghiệm được tổng hợp ở bảng 3.13 khá tương đồng ở

hai điểm thí nghiệm. Kết quả thể hiện rõ nhất ở chỉ tiêu NSTT. Đạt

thấp nhất là công thức 4 không bón K, kế đến là công thức 3 không

bón lân, và đạt cao nhất là công thức đối chứng được bón đầy đủ. Từ

đó chúng tôi có kết luận về thứ tự của các yếu tố dinh dưỡng hạn chế

năng suất lạc trồng trên đất cát biển được xác định như sau: K > P > N.

3.1.3. Nhận xét chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lạc trên, để

khai thác các tiềm năng và khắc phục các khó khăn cần phải thực hiện

đồng bộ nhiều nhóm giải pháp. Trong đó, đối với nhóm giải pháp kỹ

thuật trồng trọt cần ưu tiên biện pháp cải tạo đất bằng việc tăng cường

hữu cơ, bón phân cân đối hợp lý và che phủ đất nhằm tăng khả năng

giữ nước, giữ phân của đất, giảm xói mòn đất; cùng với bố trí thời vụ

gieo lạc hợp lý, gieo lạc với mật độ khoảng 40 cây/m2, sử dụng các

giống lạc có tiềm năng năng suất cao là các giải pháp kỹ thuật quan

trọng cho sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình hiện nay.

3.2. Kết quả nghiên cứu phân bón cho lạc trồng trong vụ đông

xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng

trong vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

3.2.1.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón (vô cơ và phân chuồng)

đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ở các tổ hợp đối với các chỉ

tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc qua 2 vụ thí

nghiệm được tổng hợp ở bảng 3.15 khá tương đồng nhau và có sự sai

khác rõ giữa các công thức. Đặc biệt sai khác rõ ở các chỉ tiêu NSLT

và NSTT. Năng suất đạt cao nhất ở các tổ hợp VCPC11, VCPC12 và

không có sự sai khác về mặt thống kê giữa chúng.

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

14

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc vụ đông xuân tại Quảng Bình

Chỉ tiêu Tổ hợp

Số quả chắc/cây

(quả)

Khối lượng 100 quả chắc (g)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy VCPC1 4,27g 135,73e 1,738g 1,313g VCPC2 4,53g 135,73e 1,847g 1,430g VCPC3 5,47f 137,00de 2,247f 1,710f VCPC4 6,27e 140,23cd 2,635e 1,910e VCPC5 5,27f 137,63de 2,175f 1,685f VCPC6(đ/c) 6,73d 142,87bc 2,885d 2,120d VCPC7 7,33c 143,57abc 3,158c 2,508c VCPC8 8,13b 147,10a 3,589b 2,725b VCPC9 7,00cd 142,23c 2,987de 2,130d VCPC10 8,07b 147,10a 3,559b 2,705b VCPC11 9,6a 146,37ab 4,217a 3,010a VCPC12 9,33a 147,10a 4,118a 3,013a LSD0,05 0,465 3,554 0,211 0,131

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch VCPC1 4,80g 132,78e 1,911g 1,355g VCPC2 5,27fg 132,75e 2,098g 1,438g VCPC3 6,53e 138,26cd 2,710e 1,873e VCPC4 7,20d 140,20bc 3,028d 2,165d VCPC5 5,67f 137,62d 2,339f 1,720f VCPC6(đ/c) 7,07de 140,85b 2,986d 2,248d VCPC7 8,20c 140,20bc 3,450c 2,500c VCPC8 9,07b 143,55a 3,904b 2,793b VCPC9 7,13g 140,87b 3,014d 2,278d VCPC10 9,20b 141,52ab 3,905b 2,765b VCPC11 10,20a 142,19ab 4,350a 3,113a VCPC12 10,20a 141,52ab 4,330a 3,090a LSD0,05 0,539 2,138 0,216 0,114

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

3.2.1.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến

hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Qua tính toán ở bảng 3.17 về hiệu quả kinh tế cho thấy: Lãi ròng và

RR ở các tổ hợp trong cả 2 vụ thí nghiệm khá tương đồng nhau. Tổ hợp

VCPC11 đạt lãi ròng và tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (RR) cao nhất.

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

15

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân chuồng đến hiệu quả kinh tế của lạc vụ đông xuân tại Quảng Bình

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha Vụ Đông xuân 2010-2011 Vụ Đông xuân 2011-2012 Chỉ

tiêu Tổ hợp

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

RR Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

RR

VCPC1 32825 41792 - 8967 - 36585 46792 -10207 -

VCPC2 35750 44292 - 8542 - 38826 49292 -10466 -

VCPC3 42750 46792 - 4042 - 50571 51792 -1221 -

VCPC4 47750 49292 - 1542 - 58455 54292 4163 0,08

VCPC5 42125 43406 - 1281 - 46494 48406 -1912 -

VCPC6(đ/c)53000 45906 7094 0,15 60696 50906 9790 0,19

VCPC7 62700 48406 14294 0,30 67500 53406 14094 0,26

VCPC8 68125 50906 17219 0,34 75411 55906 19505 0,35

VCPC9 53250 49870 8380 0,19 61506 49870 11636 0,23

VCPC10 67625 47370 20255 0,43 74655 52370 22285 0,43

VCPC11 75250 49870 25380 0,51 84051 54870 29181 0,53

VCPC12 75325 52370 22955 0,44 83430 57370 26060 0,45

*Tóm lại: Từ kết quả qua phân tích trên, liều lượng phân bón

bảo đảm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất là: 40 kg N + 120

kg P2O5 + 80 kg K2O + 500kg vôi + 10 tấn phân chuồng

3.2.2. Kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân vô cơ và phân hữu

cơ vi sinh trong vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

3.2.2.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh đến

các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc thí nghiệm

Qua kết quả ở bảng 3.20 cho thấy ảnh hưởng của liều lượng phân

bón đối với các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc

qua hai vụ thí nghiệm khá tương đồng nhau và có sự sai khác rõ giữa

các công thức. Hai tổ hợp VCVS11 (40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg

K2O + 500 kg vôi + 0,6 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha) và tổ hợp VCVS12

(40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi + 0,9 tấn phân hữu

cơ vi sinh/ha) có năng suất cao nhất và không có sự sai khác về mặt

thống kê giữa chúng.

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

16

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc vụ đông xuân tại Quảng Bình

Chỉ tiêu Tổ hợp

Số quả chắc/cây

(quả)

Khối lượng 100 quả chắc (g)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy VCVS1 4,33f 133,35e 1,733f 1,293h VCVS2 4,93de 136,37cd 2,019de 1,408g VCVS3 5,33d 135,15de 2,163d 1,708f VCVS4 5,33d 135,77de 2,173d 1,723f VCVS5 4,80e 133,35e 1,920ef 1,460g VCVS6 6,80c 137,00bcd 2,796c 1,930e VCVS7 7,67b 139,54ab 3,209b 2,355c VCVS8 7,80b 139,54ab 3,266b 2,430c VCVS9 6,73c 139,56ab 2,820c 2,090d VCVS10 7,87b 139,54ab 3,293b 2,385c VCVS11 8,80a 138,89abc 3,667a 2,628b VCVS12 8,87a 140,19a 3,729a 2,755a LSD0,05 0,437 2,629 0,203 0,077

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch VCVS1 4,73h 132,16e 1,876g 1,340i VCVS2 5,40g 135,15d 2,190f 1,530h VCVS3 5,87f 134,53de 2,368e 1,890f VCVS4 6,07f 135,15d 2,460e 1,945f VCVS5 5,40g 135,15d 2,188f 1,773g VCVS6 7,33e 139,54bc 3,070d 2,143e VCVS7 7,93cd 140,19abc 3,336c 2,480cd VCVS8 8,27bc 140,86ab 3,492bc 2,548bc VCVS9 7,53de 138,25c 3,125d 2,388d VCVS10 8,40b 140,19abc 3,534b 2,640b VCVS11 9,27a 140,85ab 3,915a 2,860a VCVS12 9,40a 142,19a 4,009a 2,873a LSD0,05 0,428 2,409 0,177 0,094

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh

đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc thí nghiệm

Qua tính toán ở bảng 3.22 về hiệu quả kinh tế cho thấy: Lãi ròng và

RR ở các tổ hợp trong cả 2 vụ thí nghiệm khá tương đồng nhau. Hai tổ

hợp VCPC11 và VCPC12 đạt lãi ròng và chỉ số RR đạt cao nhất.

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

17

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ đông xuân tại Quảng Bình

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha Vụ Đông xuân 2010-2011 Vụ Đông xuân 2011-2012 Chỉ

tiêu Tổ hợp

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

RR Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

RR

VCVS1 32325 41792 - 9467 - 36180 46792 -10612 - VCVS2 35200 42512 - 7312 - 41310 47512 -6202 - VCVS3 42700 43232 - 532 - 51030 48232 2798 0,06 VCVS4 43075 43952 - 877 - 52515 48952 3563 0,07 VCVS5 36500 43406 - 6906 - 47871 48406 -535 - VCVS6 48250 44126 4124 0,09 57861 49126 8735 0,18 VCVS7 58875 44846 14029 0,31 66960 49846 17114 0,34 VCVS8 60750 45566 15184 0,33 68796 50566 18230 0,36 VCVS9 44125 44870 -745 - 50625 49870 755 0,02 VCVS10 59625 45590 14035 0,31 71280 50590 20690 0,41 VCVS11 65700 46310 19390 0,42 77220 51310 25910 0,50 VCVS12 68875 47030 21845 0,46 77571 52030 25541 0,49

*Tóm lại: Từ kết quả qua phân tích trên, liều lượng phân bón bảo đảm cho

năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất là: 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg

K2O + 500kg vôi + 0,6 tấn phân hữu cơ vi sinh.

3.3. Kết quả nghiên cứu xác định khung thời vụ gieo lạc vụ đông xuân

trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo lạc đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất quả khô của lạc vụ đông xuân tại Quảng Bình

Qua kết quả ở bảng 3.28 cho thấy ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng

đến các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc qua hai

vụ thí nghiệm khá tương đồng và sự sai khác giữa các công thức rất rõ

về mặt thống kê. Kết quả thể hiện rõ nhất ở chỉ tiêu năng suất lý thuyết

và năng suất thực thu. Các công thức TV3, TV4, TV5 và TV6 đạt năng

suất thực thu >1,8 tấn/ha và khá ổn định qua hai vụ thí nghiệm. Còn các

công thức gieo sớm TV1, TV2 hoặc muộn TV7 và TV8 có năng suất đạt

thấp hơn và không ổn định qua hai vụ thí nghiệm.

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

18

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc vụ đông xuân tại Quảng Bình

Chỉ Công tiêu

thức

Mật độ khi thu hoạch (cây/m2)

Số quả chắc/cây

(quả)

Khối lượng 100 quả chắc (g)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2009-2010 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy TV1 34,67 c 5,53 d 142,19 b 2,045 d 1,590 d TV2 35,33 c 6,13 c 142,86 ab 2,321 c 1,665 c TV3 36,67 b 6,67 b 142,19 b 2,607 b 1,920 b TV4 38,33 a 7,13 a 143,55 ab 2,945 a 2,170 a TV5 38,67 a 7,20 a 144,24 a 3,013 a 2,178 a TV6 38,33 a 6,60 b 140,19 c 2,660 b 1,873 b TV7 39,00 a 5,27 d 132,16 d 2,034 d 1,310 e TV8 38,67 a 4,27 e 131,01 d 1,622 e 1,265 e

LSD0,05 1,289 0,338 1,955 0,162 0,066 Thí nghiệm vụ đông xuân 2010-2011 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy

TV1 33,00 c 5,47 c 142,19 a 1,924 c 1,263 g TV2 33,33 c 5,60 c 142,88 a 2,001 c 1,303 f TV3 36,33 b 6,40 b 142,22 a 2,482 b 1,810 c TV4 37,67 ab 7,07 a 142,88 a 2,853 a 2,098 a TV5 38,00 a 7,33 a 143,57 a 3,004 a 2,110 a TV6 37,67 ab 7,20 a 141,52 ab 2,878 a 1,993 b TV7 38,00 a 6,27 b 138,25 bc 2,469 b 1,683 d TV8 37,67 ab 5,53 c 136,37 c 2,132 c 1,443 e

LSD0,05 1,424 0,408 3,408 0,246 0,039

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một vụ thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

3.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo lạc đến hiệu quả kinh tế

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến hiệu quả kinh tế của lạc vụ đông xuân tại Quảng Bình

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha Vụ Đông xuân 2009-2010 Vụ Đông xuân 2010-2011 Chỉ

Công tiêu thức

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng

TV1 31800 36280 - 4480 31575 46826 -15251TV2 32300 36154 - 3854 32575 46583 -14008TV3 38400 34992 3408 45250 45037 213TV4 43400 34076 9324 52450 43720 8730TV5 43560 34160 9400 52750 42960 9790TV6 37460 34117 3343 49825 42777 7048TV7 26200 34096 - 7896 42075 42868 -793TV8 25300 34136 - 8836 36075 42746 - 6671

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

19

Qua đánh giá hiệu quả kinh tế ở bảng 3.29 qua 2 vụ thí nghiệm khá

tương đồng nhau. Sản xuất lạc các trà sớm TV1, TV2 hoặc muộn TV7,

TV8 đều bị lỗ.

*Tóm lại: Qua phân tích trên cho thấy, khung thời vụ gieo trồng lạc được

xác định thích hợp nhất cho vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình trong vụ

đông xuân là từ ngày 04/01 đến ngày 03/02.

3.4. Kết quả nghiên cứu áp dụng biện pháp kỹ thuật phủ đất cho lạc

trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

3.4.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật phủ đất đến các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất lạc vụ đông xuân tại Quảng Bình

Bảng 3.33. Ảnh hưởng phủ đất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc vụ đông xuân tại Quảng Bình

Chỉ tiêu Công thức

Số quả chắc/cây

(quả)

Khối lượng 100 quả chắc (g)

NSLT (tấn/ha)

NSTT (tấn/ha)

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy Không phủ (đ/c) 6,53b 142,19b 2,786c 2,180c Phủ ni lông 7,53a 148,52a 3,356b 2,575b Phủ rơm 8,00a 147,08a 3,529a 2,680a LSD0,05 0,478 3,883 0,168 0,036

Thí nghiệm vụ đông xuân 2011-2012 tại xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch Không phủ (đ/c) 6,67b 140,86b 2,816b 2,198b Phủ ni lông 7,80a 147,08a 3,441a 2,653a Phủ rơm 8,00a 146,37ab 3,513a 2,655a LSD0,05 0,684 9,325 0,226 0,096

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.

Qua kết quả ở bảng 3.33 cho thấy ảnh hưởng của biện pháp phủ đất đến

các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc ở hai điểm thí

nghiệm khá rõ. Các công thức 2 và 3 có dùng vật liệu phủ đất đều có NSLT và

NSTT cao hơn có ý nghĩa so với công thức 1 đối chứng 0,35 – 0,5 tấn/ha.

So sánh hai công thức 2 và 3 áp dụng phủ đất ở tại xã Quảng Xuân sai khác

không có ý nghĩa, còn ở tại xã Cam Thuỷ thì công thức 3 phủ rơm cao hơn

có ý nghĩa so với công thức 2 phủ ni lông nhưng không nhiều.

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

20

3.4.2. Ảnh hưởng của phủ đất đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của phủ đất đến hiệu quả kinh tế

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha Thí nghiệm tại Cam Thuỷ Thí nghiệm tại Quảng Xuân Chỉ

Công tiêu thức

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng RR

Tổng thu

Tổng chi

Lãi ròng RR

Không phủ(đ/c) 58860 50906 7954 0,16 59346 50906 8440 0,17 Phủ ni lông 69525 53606 15919 0,30 71631 53606 18025 0,34 Phủ rơm 72360 53906 18454 0,34 71685 53906 17779 0,33

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế tại 2 điểm thí nghiệm ở bảng 3.37

khá tương đồng nhau. Đạt lãi ròng cao nhất là công thức 3 phủ rơm, kế đến

là công thức 2 phủ ni lông và thấp nhất là công thức đối chứng. Các công

thức áp dụng phủ đất có lãi cao hơn nhiều so với đối chứng (15,919 đến

18,454 triệu đồng/ha). Tỉ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư (RR) ở hai công

thức áp dụng phủ đất đạt cao (0,3 - 0,34).

* Tóm lại: Qua kết quả trên cho thấy sản xuất lạc được đầu tư vật liệu phủ

đất đã làm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và có lợi cho các cây trồng vụ

sau. So sánh giữa hai loại vật thì rơm có ưu điểm hơn.

3.5. Kết quả xây dựng mô hình tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong

sản xuất lạc vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình

3.5.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô của các hợp

phần mô hình thực nghiệm trong vụ đông xuân tại Quảng Bình

Bảng 3.38. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc của mô hình thực nghiệm trong vụ đông xuân 2012-2013 tại Quảng Bình

Hợp phần 2 Hợp phần 3

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Hợp phần 1 (đối chứng)

Giá trị trung bình

So với đối

chứng (%)

Giá trị trung bình

So với đối

chứng (%)

Mật độ khi thu hoạch cây/m2 36,4 37,9 + 4,2 38,0 + 4,4 Số quả chắc/cây quả 7,49 12,31 + 64,2 10,69 + 42,7 Khối lượng 100 quả gam 141,5 153,1 + 8,2 147,1 + 3,9 Khối lượng 100 hạt gam 62,1 65,2 + 5,2 63,9 + 2,9 Năng suất lý thuyết tấn/ha 2,895 5,360 + 85,1 4,483 + 54,9 Năng suất thực thu tấn/ha 2,095 3,743 + 78,6 3,335 + 59,2

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

21

Qua kết quả tổng hợp ở bảng 3.38 cho thấy: Các chỉ tiêu của hai hợp

phần 2 và 3 áp dụng các kỹ thuật mới cao hơn rõ so với hợp phần 1 đối

chứng. Chỉ tiêu NSTT biểu hiên rõ nhất, hợp phần 2 đạt cao nhất (cao hơn

78,6 % so với đối chứng) và kế đến là NSTT của hợp phần 3 (cao hơn 59,2

% so với đối chứng).

3.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm

Bảng 3.39. Hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha

Tiêu chí Hợp phần 1 (đối chứng) Hợp phần 2 Hợp phần 3

Tổng chi 48.426 54.170 51.210 Tổng thu 56.619 101.061 90.045 Lãi ròng 8.193 46.891 38.835 Chỉ số RR 0,17 0,87 0,76

Kết quả về hiệu quả kinh tế ở bảng 3.39 cho thấy: Mặc dù chi phí đầu

tư ở hợp phần 2 và hợp phần 3 có cao hơn so hợp phần 1 đối chứng tuy

nhiên lãi thu được cao hơn nhiều ( 5 - 6 lần so với đối chứng). Đặc biệt khi

xem xét chỉ số RR (tỉ suất lãi so với vốn đầu tư) cho thấy hiệu quả của vốn

đầu tư ở hai hợp phần 2 và 3 (đạt 0,76 – 0,87) lớn hơn nhiều so với hợp

phần 1 chỉ đạt 0,17. Trong hai hợp phần 2 và 3 áp dụng kỹ thuật mới thì

hợp phần 2 bón phân chuồng cho hiệu quả cao hơn so với hợp phần 3 bón

phân hữu cơ vi sinh. * Tóm lại: Kết quả mô hình thực nghiệm áp dụng tổng hợp các biện

pháp kỹ thuật ở quy mô sản xuất nông hộ đã cho kết quả tốt đạt mục

tiêu đặt ra của đề tài: Năng suất từ 2,097 tấn/ha tăng lên 3,335 - 3,743

tấn/ha; Lãi ròng từ 8,193 triệu đồng/ha tăng lên 38,835 - 46,891 triệu

đồng/ha, Tỉ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư từ 0,17 tăng lên 0,76 - 0,87.

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

22

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Đánh giá tình hình sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế năng suất

lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình:

Cây lạc có có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm trên

đất cát biển nhờ khả năng thích ứng với điều kiện sản xuất cao. Diện tích đất

cát biển để phát triển sản xuất lạc còn khá lớn (gần 5.500 ha). Người nông

dân được tập huấn kiến thức kỹ thuật sản xuất lạc chiếm tỉ lệ khá cao (76%)

và tỉ lệ sử dụng giống lạc tiến bộ kỹ thuật mới đạt cao (87,7%). Nhận thức

của người nông dân khá đầy đủ về các vấn đề khó khăn trong sản xuất lạc và

đã chỉ ra được một số hướng giải quyết, khắc phục. Tuy nhiên, sản xuất lạc

trên loại đất này hiện nay năng suất và hiệu quả kinh tế còn thấp do các yếu

tố hạn chế sau:

- Đất cát biển có độ phì tự nhiên thấp. Đa số các yếu tố dinh dưỡng

cần thiết cho sinh trưởng phát triển của cây lạc đều thuộc loại rất nghèo đến

nghèo. Và kết quả thực nghiệm cho thấy K và P là hai yếu tố dinh dưỡng

hàng đầu hạn chế năng suất lạc. Trong khi đó, việc bón phân của người

nông dân vẫn còn tùy tiện, do chưa có quy trình phân bón cho lạc riêng cho

vùng đất cát biển Quảng Bình.

- Trong khi, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, sản xuất lạc đang dựa

hoàn toàn vào nước trời và chưa có nghiên cứu thời vụ gieo lạc cho vùng đất

cát biển, nên Sở Nông Nghiệp và PTNT Quảng Bình hướng dẫn khung thời vụ

gieo lạc vụ đông xuân hiện nay còn khá rộng, từ ngày 15/12 đến ngày 25/02.

Đây là một trong những nguyên nhân sản xuất lạc ở vùng này cho năng suất và

hiệu quả kinh tế thấp.

1.2. Xác định được tổ hợp phân bón cân đối, hợp lý giữa vô cơ với hữu cơ

cho lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình vừa tăng năng suất và hiệu

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

23

quả kinh tế là: 40 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha + 500 kg vôi/ha + 10

tấn phân chuồng/ha cho năng suất quả đạt 3,1 – 3,113 tấn/ha, lãi ròng đạt

25,38 – 29,18 triệu đồng/ha, tỷ suất lãi so với vốn đầu tư đạt 0,51 – 0,53;

hoặc có thế thay phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 0,6 tấn/ha

cũng bảo đảm cho năng suất quả đạt 2,628 – 2,68 tấn/ha, lãi ròng đạt 19,39 –

25,91 triệu đồng/ha, tỷ suất lãi so với vốn đầu tư (RR) đạt 0,42 – 0,5.

1.3. Xác định được khung thời vụ gieo trồng lạc thích hợp nhất cho vùng

đất cát biển tỉnh Quảng Bình trong vụ đông xuân là từ ngày 04/01 đến ngày

03/02. Trong khung thời vụ này sản xuất lạc cho năng suất thực thu đạt

1,81 – 2,178 tấn/ha và bảo đảm thu được hiệu quả kinh tế.

1.4. Xác định được việc áp dụng biện pháp phủ đất trong sản xuất lạc vừa

tăng năng suất và hiệu quả kinh tế vừa cải thiện nhiều tính chất lý, hóa

của đất. Phủ đất cho năng suất quả tăng 0,395 – 0,482 tấn/ha, lãi ròng

tăng 7,966 – 10,01 triệu đồng/ha, chỉ số RR tăng 0,14 – 0,17 so với không

phủ đất. So sánh hai loại vật liệu thì phủ đất bằng rơm phù hợp hơn vì vừa

giảm được chi phí sản xuất do tận dụng được nguồn rơm sẳn có vừa cải

thiện độ phì cho đất.

1.5. Mô hình thực nghiệm bằng việc áp dụng đồng thời các biện pháp kỹ

thuật của đề tài xác định được đã cho kết quả vượt trội về năng suất và

hiệu quả kinh tế so với quy trình sản xuất hiện tại. Năng suất tăng từ 2,95

tấn/ha tăng lên 3,335 – 3,743 tấn/ha (tăng 59 - 79%) và lãi ròng từ 8,19

triệu đồng/ha tăng lên 38,83 - 46,89 triệu đồng/ha và chỉ số RR từ 0,17

tăng lên 0,76 – 0,87.

2. Đề nghị

2.1. Triển khai ứng dụng nhanh biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp mà đề

tài đã xác định nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người nông dân

trồng lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Đây là cơ sở cho việc khuyến

khích mở rộng diện tích trồng lạc và khai thác tiềm năng của vùng đất này.

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

24

2.2. Bón phân hữu cơ trong sản xuất lạc trên đất cát biển là yêu cầu quan

trọng bảo đảm sản xuất ổn định và bền vững. Vì vậy, cần khuyến khích sản

xuất các loại phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, than bùn, phụ phẩm nông

nghiệp,....

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Minh Hiếu, Lê Thanh Bồn, Hồ Khắc Minh (2011), Những tiềm

năng và thách thức cho phát triển sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh

Quảng Bình, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 7, trang 3 – 7.

2. Hồ Khắc Minh, Nguyễn Minh Hiếu (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của

thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng và năng suất giống lạc L14 trong vụ

đông xuân trên đất cát biến tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Nông nghiệp và

PTNT, 10, trang 12 – 20.

3. Lê Thanh Bồn, Hồ Khắc Minh (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ

hợp phân bón đến năng suất giống lạc L14 trồng trên đất cát ven biến

tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 10, trang 59 – 67.

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

HUE UNIVERSITY

HO KHAC MINH

RESEARCH INTO TECHNICAL METHODS TO INCREASE

THE YIELD AND PRODUCTION EFFICIENCY OF PEANUT

(Arachis hypogaea L.) ON ARENOSOLS SOIL IN QUANG BINH

Academic field: Cultivation

Ref No: 62.62.01.01

DOCTORAL THESIS

HUẾ, NĂM 2013

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

This research was completed at

HUE UNIVERSITY

Name of supervisors: 1. Ass Prof. Dr. Nguyen Minh Hieu

2. Dr. Le Thanh Bon

Reviewer 1: Prof. Dr

Reviewer 2: Prof. Dr

Reviewer 3: Dr

This thesis will be defended to academic evaluation committee of the Hue University, held at:

At…… AM, August 2014

The thesis can be found at:

1. National Library

2. Library of Hue University

3. Library of Hue University of Agriculture and Forestry

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

1

PREAMBLE

1. Background

Peanut (Arachis hypogaea L.) are annual industrial crops being grown

on a large area and bring about high production with a great deal of nutrient

value. In Vietnam as well as on the world, peanut growing areas have slowly

increased since 1995. The soil area for growing peanut steadily takes up

around 250,000 hectares/year in Vietnam; however, it’s yield gradually

increased from 334,500 tons in 1995 to 485,800 tons in 2010. Like many

other countries worldwide, in Vietnam this significant increase is thanks to

the investment on studies selecting and creating new varieties such as MD7,

MD9, L08, L12, L14, L18, LVT, L23, L26, etc. The varieties have capability

of confronting harsh conditions outside and result in high yield and good

quality. Besides, studies on technical measures like density, fertilizer, soil

coverage were carried out to apply appropriately to every kind of new variety

and crop on a particular ecological area.

Peanut plays an essential part in plant structure in Quang Binh. They are

mainly grown on grey, loamy and arenosols soil and occupies about 5,500

hectares. At present, the area of unexploited arenosols soil is rather large,

approximately there are 6,000 hectares left. Although provincial authorities

have given polities on seed price aid and the use of advanced varieties

produced by high technique like MD7, L14, L18, L23, etc reaches a good

rate, average yield obtained 1.57 tons/hectare. This figure significantly

lowers in comparison with common average of the whole country (1.99

tons/hectare). In addition, the cultivation process recommendations of peanut

production still follow the common one of Ministry of Agriculture and Rural

Development, there is no specific one for Quang Binh province.

All above reasons have hurried us to carry out the study titled ‘Research

into technical methods to increase yield and production efficiency of peanut

(Arachis hypogaea L.) on arenosols soil in Quang Binh’.

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

2

2. Study Objectives

- Assess factors restricting peanut yield on arenosols soil by evaluating

current peanut production on arenosols soil in Quang Binh.

- Find out some optimal technicals for building up cultivation process

in order to increase yield and production effect of peanut on arenosols soil in

Quang Binh.

3. Scientific and practical value of the research

3.1. Scientific value

- The results of the research would make contributions to the

development of scientific base for managing, using and utilizing properly

arenosols soil of Quang Binh. - The results of the research would be scientific database which helps

the provincial managers give appropriate support polities on developing the

peanut production on arenosols soil.

3.2. Practical value

- Scientists and technicians would use the results of the research as

reference resources to train farmers the peanut growing techniques.

- The results of the research applied to production will increase yield

and economic efficiency in the peanut production on arenrosols soil in

Quang Binh province.

- The results of the research will make contributions to the gradual

improvement of soil, towards sustainable production and income increase

for farmers.

4. Subjects of the study

4.1. Location of the study

- Investigations were carried out in districts and cities in the coastal

areas of Quang Binh.

- Experiments and demonstrations were implemented in Cam Thuy

commune of Le Thuy district and Quang Xuan commune of Quang Trach

district in Quang Binh province.

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

3

4.2. Research period

From June 2009 to June 2013

4.3. Scope of the study

- The study only focused on a number of cultivation techniques as a

basis to build a new cultivation process ensuring yield increase,

economic efficiency and sustainability of growing peanuts on arenosols

soil in Quang Binh.

- The study was carried out only in the winter spring seasons, based on

rainfed conditions.

5. New findings and contributions of the thesis

- The survey results of the thesis supply the researcher with reliable

data in order to evaluate the advantages and difficulties influencing on the

yield and efficiency of peanut production on arenosols soil in Quang Binh

province.

- The researcher determined reasonable balance of the fertilizer complex

between inorganic and organic for peanut production on arenosols soil in Quang

Binh with the aim of increase in yield and economic efficiency and improvement

in soil’s chemical characteristics.

- The optimum planting time frame for peanut production in winter

spring season on arenosols soil in Quang Binh was defined is from date

04/01 to date 03/02.

- Research results showed that the use of soil mulching materials for

peanut production in winter spring season on arenosols soil in Quang Binh

was meant to increase more yield, economic efficiency and improve soil

physical and chemical characteristics than the one without mulch.

Comparing two kind of materials, straw mulch is more suitable than mulch

plastic in peanut production.

- Applying integrated technical method assessed by this research brings

about much more positive results in terms of yield and economic efficiency

than the traditional cultivation.

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

4

6. Structure of the thesis

The thesis is presented on 153 pages and divided in seven parts such as:

the preamble: 4 pages; Chapter 1 of Background and literature review: 36

pages; Chapter 2 of Materials, Contents and Methodologies: 13 pages; Chapter

3 of Results and discussion: 84 pages; The conclusions and recommendations:

2 pages. In addition, the thesis used 150 reference documents, of which, 98 in

Vietnamese and 52 in English.

CHARP 1

BACKGROUND AND LITERATURE REVIEW

1.1. An overview of peanut production in the world, Vietnam and Quang Binh

1.2. Studies on arenosols soil in Vietnam

1.3. Scientific Basis for enhancement of crop yields

1.4. Some results of research and applications of advanced techniques

in peanut production in the world and Vietnam

1.5. Key summaries from literature review

From the year 2000 to now, the peanut area in the world and Vietnam tend

to rise slowly, some places being downward trend, but the production quantity

is still increasing, mainly due to increased the yield. Peanut yield increase is

due to focused research to improve technique factors in peanut production. The

study focuses on the techniques of cultivation follows: (i)- Breeding the new

varieties, either high yield and suitble each ecological conditions; (ii)- technical

solution of integrated plant nutrition. In Vietnam, the ratio of N:P:K most

logical in recent years has been identified as 1:3:2, in which, applied to the

optimal amount of nitrogen: 30 - 40 kg N/hectare, phosphate > 60 kg

P2O5/hectare, potassium: 60 - 90 kg K2O/hectare, calcium: 300 - 500 kg

lime/hectare, organic: 5 - 10 tons of manure/hectare (or 300 - 2,000 kg organic-

microorganisms fertilizer/hectare); (iv)- Apply mulch in peanut production was

confirmed in effect clearly higher yield; (v)- Arranging proper planting time

is very important technique. The factors of soil physical characteristics of

interest in the production is soil moisture and temperature.

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

5

CHARP 2

MATERIALS, CONTENTS AND METHODOLOGIES

2.1. Materials

- Experimentally grown peanut variety: L14.

- Fertilizers: Urea (46% N), Super phosphorous (16% P2O5), KCl (60%

K2O), lime, local manure and Song Gianh organic-microorganisms.

- Mulching materials: White plastic mulch, paddy straw.

- Soil: arenosols soil of Quang Binh province .

2.2. Contents and research methodologies

2.2.1. Assessment of the peanut production reality and determining factors

restricting the yield of peanut on arenosols soil in Quang Binh

- Baseline survey of peanut production on arenosols soil: Primary data were

collected from the households producing peanut on arenosols soil. There are a

total of 180 survey sheets, a sheet/household.

- Investigation into the reality of arenosols soil to assess the potentials for

developing peanut production: we collected secondary data basing on the

reports of the provincial and districts.

- Experiment to determine the order of nutritional factors restricting peanut

yield on arenosols soil in Quang Binh: Experiments were simultaneously

implemented in the winter spring 2009 - 2010 at two different places (Tan Tien

village and Tan Phong village of Cam Thuy commune, Le Thuy district,

Quang Binh province). The experiment consists of four formulas: Formula 1

(Control), 500 kg lime + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha; Formula 2,

Control - nitrogen; Formula 3, Control –phosphate; Formula 4, Control -

potassium. The experiments were set up by Random Completed Block Design

(RCBD), with 3 replications. The area of each plot was 20 m2.

2.2.2. Research to determine the appropriate combination of fertilizers

for growing peanuts on arenosols soil in Quang Binh

- Research to determine the appropriate combination of inorganic

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

6

fertilizer and manure: The experiments were implemented 2 times, the 1st in

the winter spring 2010 – 2011 at Cam Thuy commune, Le Thuy district and

the 2nd in the winter spring 2011 – 2012 at Quang Xuan commune, Quang

Trach district in Quang Binh). The experiment consists of 12 formulas: the

formulas 1, 2, 3, 4 fertilized with inorganic fertilizer 20 kg N + 60 kg P2O5

+ 40 kg K2O + 500 kg lime/ha; the formulas 5, 6, 7, 8 fertilized with

inorganic fertilizer 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg lime/ha;

the formulas 9, 10, 11, 12 fertilized with inorganic fertilizer 40 kg N + 120

kg P2O5 + 90 kg K2O + 500 kg lime/ha; Accordingly, formulas in the same

group of inorganic fertilizers are fertilized vary in the amount of manure in

turn is 0 ton/ha, 5 tons/ha, 10 tons/ha and 15 tons/ha. The experiments were

set up by Random Completed Block (RCB), with 3 replications. The area of

each plot was 10 m2.

- Research to determine the appropriate combination of inorganic

fertilizer and organic-microorganisms: The experiments were carried out the

same as experiments of Research to determine the appropriate combination

of inorganic fertilizer and manure but changing manure by organic-

microorganisms fertilizer, the amount respectively to 0 ton/ha and 0.3

tons/ha, 0.6 tons/ha and 0,9 tons/ha.

2.2.3. Research to determine the optimum planting time frame for peanut

in the winter-spring on arenosols soil in Quang Binh

The experiments were implemented 2 times consecutively on arenosols

soil in Quang Binh, in the winter spring 2009 – 2010 and the winter spring

2010 – 2011 at Cam Thuy commune, Le Thuy district. The experiment

consisted of eight formulae for planting at different times designed as

follows: the first formula was planted on 15 December, the next six

formulae were planted 10 days apart and the latest one was planted on 23

February. The experiment design was a Randomized Complete Block, with

three replications. The area of each plot was 20 m2.

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

7

2.2.4. Research results of the soil mulching application for peanut

production in the winter spring on arenosols soil in Quang Binh

Experiments of research simultaneously were implemented in the winter

spring 2011 - 2012 at two different places (Cam Thuy commune, Le Thuy

district and Quang Xuan commune, Quang Trach district, Quang Binh

province). The experiment consists of three formulae: Formula 1(Control) –

No mulch; Formula 2 – white plastic mulch; Formula 3 – paddy straw mulch

(10 tons/ha). The experiments were set up by Random Completed Block

(RCB), with 3 replications. The area of each plot was 10 m2. Fertilizing: 30 kg

N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg lime + 5 tons manure/ha.

2.2.5. Building the demonstration model about peanut production on

arenosols soil in Quang Binh

From the results of the treatments identified the best above established

the integrated technical measures and introduced with large-scale production.

The model was implemented in the winter spring 2012 - 2013 at Cam Thuy

commune, Le Thuy district, Quang Binh province. Empirical model consists

of three components: Component 1 (Control) - 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg

K2O + 500 kg lime + 5 tons manure + No mulch/ha; Component 2 - 40 kg N

+ 120 kg P2O5 + 90 kg K2O + 500 kg lime + 10 tons manure + mulching with

10 tons paddy straw/ha; Component 3 - 40 kg N + 120 kg P2O5 + 90 kg K2O

+ 500 kg lime + 0,6 tons organic-microorganisms + mulching with 10 tons

paddy straw/ha. Scale of implementation: 2,700 m2 and 9 households

engaged (3 households/component).

2.2.6. The monitoring indicators and data analysis method

- The monitoring indicators: Indicators of growth and development, the

elements of yield, evaluate some soil’s chemical characteristics before and

after testing and evaluation of economic efficiency. The seeding density in

the experiments was 40 plants/m2.

- Data analysis: Using Excel and Statistiz 9.0.

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

8

CHARP 3

RESULTS AND DISCUSSIONS

3.1. Assessment of peanut production reality and determining factors

restricting the yield of peanut on arenosols soil in Quang Binh

3.1.1. Natural conditions and the reality of agricultural production on

arenosols soil in Quang Binh

3.1.1.1. The types of arenosols soil in Quang Binh province and a number of their

characteristics

Quang Binh arenosols soil with an area of 54887.84 hectares,

distributed in 29 communes of 5/7 districts of the province. The land is

divided into 3 main types with the following characteristics:

- Luvic Arenosols: The area of 45,303.84 hectares, accounting for

approximately 5.63% of the total area. Distributed along the coast formed the

dunes with a height of 2 - 3 m, sometimes up to 50 m. Mechanical

composition of the soil is very rough.

- Eutric Arenosols: The area of 9,319 hectares, accounting for 1,16% of

the total area, distributed in the lower terrain and rather flat. Mechanical

composition of the soil is light.

- Dystric Arenosols: The area of 265 hectares, accounting for 0.03% of the

total area, distributed in some communes of Quang Trach district.

General characteristics of the three types of soil is usually acidic

reaction; Nitrogen, phosphorus and potassium are poor to very poor; CEC

is rather low; low organic content without the Dystric Arenosols (7%).

Vegetation consists of wild plants, planted forests and agricultural crops,

in that the vegetation of Eutric Arenosols is rich and diverse in species

the most.

3.1.1.2. Climatic conditions in Quang Binh province and their effects on

the growth and development of peanut

Through assessing climatic conditions in Quang Binh province in

Table 3.1 shows that in terms of the production based on rainfed, peanut

can be facilitate growth and development during winter spring. Peanut

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

9

production in this case, there are often advantages and disadvantages

following: In the early time, climatic conditions is low temperature, low

rainfall, less sunshine. Especially, the when very low temperatures, the seed

will germinate poorly, leading to lower density, will affect on yield and lost

output later. At midseason, good temperature conditions for peanut

blossom, entering pegs in the soil and forming pod. At the end of the

season, climatic conditions suitable for the pod forms and riping. However,

at this time the pod usually germinate and be rotten in the field. Especially

for the peanut fields in late time of the winter spring season, because of

affected on high soil moisture in Coc Vu – Tieu Man time.

Table 3.1. Typical average values of meteorology in several years in Quang Binh

Temperature (oC)

Air humidity (%) Rain Factor

Month Ttb Tmax Tmin Utb Umin

Amount of rain (mm)

Dates of rain

sunny time

(hour)

1 18.9 28.0 10.3 88 43 60.9 11.0 92.4 2 19.3 31.7 12.2 90 30 40.4 10.2 72.6 3 21.6 32.3 11.1 90 26 40.8 9.9 102.7 4 24.7 37.4 16.0 87 30 53.8 7.9 160.3 5 24.6 40.5 21.9 82 32 53.4 7.8 160.3 6 29.9 40.2 23.9 78 31 42.7 7.0 222.0 7 29.6 40.5 21.8 70 33 73.0 7.2 227.6 8 28.7 39.6 19.9 76 35 168.2 11.6 182.1 9 26.9 39.0 18.7 84 37 478.0 16.7 175.6

10 24.7 35.1 14.6 86 41 686.0 10.8 142.1 11 22.3 32.7 12.9 86 40 334.4 18.2 99.8 12 19.6 29.0 7.8 86 43 121.3 14.6 90.4

( Source: Quang Binh Center of Hydro-meteorological Forecast )

3.1.1.4. The situation of agricultural production on arenosols soil in Quang Binh

- The area and using structures on arenosols soil in Quang Binh

Data collected in Table 3.2 shows that: There were 36,263.7 ha of agricultural

production, accounting for 66% of the total area. The cultivated land was 8955.44

ha, occupied the second position, in which the paddy planted land of 5,114.71 ha.

The area has not used much, 5626.87 ha.

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

10

Table 3.2. The area and using structures on arenosols soil in Quang Binh

Order Type of land Area (ha) Ratio (%) 1 Agricultural land 36,263.70 66.1

Cultivated land 8,955.44 16.3 - Paddy planted land 5,114.71 9.3

a

- Dry crops planted land 3,840.43 7.0 b Forestry land 26,693.62 48.6 c Aquacultural land 553.93 1.0 d Land of salt production 60.70 0.1 2 Unused land 5,626.87 10.3 3 Other land 12,997.27 23.7

Total 54,887.84 100

- The structure of the annual crops area on arenosols soil in Quang Binh

According to the data in Table 3.3: In the annual crops area of 8955.4

hectares on arenosols soil in Quang Binh, the paddy had the largest area

(accounting for 57.1% of the area). The next position was vegetables

(18.1% of the area), the next position was sweet potato (occupied 11.7% of

the area) and fourth place was peanuts (accounting for 5.8% of the area).

The remaining crops accounted for 1.5 to 2% of the area.

Table 3.3. The structure of the annual crops area on arenosols soil in Quang Binh

Order Crop Area (ha) Ratio (%) 1 Paddy 5114.7 57.1 2 Vegetables 1617.2 18.1 3 Sweet potato 1048.7 11.7 4 Peanut 515.0 5.8 5 Cassava 181.7 2.0 6 Beans 171.6 1.9 7 Corn 141.7 1.6 8 Other crops 164.8 1.8

Total 8955.4 100

3.1.2. The reality of the peanut production on arenosols soil in Quang Binh

3.1.2.1. Survey results of the peanut production from households

- Scale production of the peanut production household on arenosols soil

The results in Table 3.6 show: Each household had 4.5 members. The

area of agricultural land/household was approximately 3,000 m2, in which

about 1/5 of peanut cultivated area. The husbandry was mall-scale.

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

11

Table 3.6. Scale production of the household on arenosols soil

Order Criteria Average

value Range

1 Members/household (person) 4.51 1 - 7 2 Agricultural land/household (m2) 3,158.8 840 – 5,150 3 Paddy planted land/household (m2) 2,095.5 510 – 4,580 4 Peanut planted land/household (m2) 636.5 330 – 2,860 5 Other crops planted land/household (m2) 426.8 75 – 1,540 6 Number of buffaloes &cows/household 2.33 0 - 16 7 Number of pigs/household 5.04 0 - 45 8 Number of poultry/household 37.43 0 - 250

- Current situation of investment and scientific and technical approach in the

peanut production on arenosols soil in Quang Binh

Table 3.8. Investment and scientific and technical approach in the peanut production on arenosols soil in Quang Binh

On the use of the varieties (%) Varieties Criteria New varieties Local varieties

Percentage of households using 87.7 12.3 Self keeping of seed 48.7 100 Bought seed 51.3 0

Investment of fertilizer (kg) The level of investment by farmersCriteria Recommended

level Average value Range Urea 65 60.6 45 - 65

Super phosphorous 560 407.2 350 - 500 Kaliclorua 100 115.9 70 - 120 Lime 500 439.2 300 - 500 Local manure 5,000 – 10,000 5,514 5,000 – 6,000

The scientific and technical approach in the peanut production (%) Farmers were trained Farmers were not trained

76 24

The data in Table 3.8 shows that the use of varieties was quite good

and a geat deal of new varieties are put into production at a high level.

Nevertheless, the fertilizer investment was not balanced and lower than the

recommended process. The rate of peanut growers trained the techniques in

peanut production was rather high.

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

12

- The structure of the peanut sowing times in winter spring season on

arenosols soil in Quang Binh

The results in Table 3.9 show that the sowing time frame of the

farmers was quite large in the winter spring season. The production

efficiency was low when unfavorable weather.

Table 3.9. The peanut sowing times of the farmers in winter spring season on arenosols soil in Quang Binh

Calculation unit: (%) Time Region

Before of date15/12

From 15/12

to 25/12

From 26/12

to 04/01

From 05/01

to 14/01

From 15/01

to 24/01

From 25/01

to 03/02

From 04/02

to 13/02

From14/02

to 23/02

After of

date 23/02

Le Thuy 7.8 6.4 8.6 29.0 30.3 6.2 1.7 5.4 4.6 Quang trach 0 2.4 7.0 12.2 53.1 10.4 9.3 3.2 2.4 Average 3.9 4.4 7.8 20.6 41.7 8.3 5.5 4.3 3.5

3.1.2.3. Research results of the defining nutrition restricted facts when growing

peanut on arenosols soil in Quang Binh.

Table 3.13. Effects of nutritional factors on the yield components and yield of peanuts on arenosols soil in Quang Binh

Treatments

Number of ripe pods per plant

(pod)

Weight of 100 pods (gram)

TPY (tons/ha)

RPY (tons/ha)

The research implemented in Tan Tien village, Cam Thuy commune NPK (Control) 5.70a 98.67a 1.519a 1.041a Control - N 4.90a 90.33b 1.195b 0.947b Control - P 3.80c 80.33c 0.825c 0.635c Control - K 3.27c 76.67d 0.608d 0.417d LSD0,05 0.999 2.471 0.099 0.089

The research implemented in Tan Phong village, Cam Thuy commune NPK (Control) 6.57a 117.00a 1.728a 1.100a Control - N 5.40b 106.17b 1.291b 0.853b Control - P 4.07c 95.00c 0.868c 0.660c Control - K 3.47c 84.33d 0.658c 0.557d LSD0,05 0.998 3.508 0.218 0.057

Note: The different letters in the same column and studing place represent significant difference statistically at 0.05 level.

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

13

Research results of the yield components and yield summarized in

Table 3.13 were quite similar across the two experimental sites each other.

Two most obvious criteria were TPY (theoretical pod yield) and RPY (real

pod yield). In which, the lowest yield of non-potassium formula, followed

by non-phosphorus formula, and the highest yield of control formula. From

the results we conclude the order of nutritional factors limiting peanut

yields in winter spring season on arenosols soil in Quang Binh were

defined as follows: K> P> N.

3.1.3. General remarks

On the basis of analysis and assessment of the peanut production

situation on arenosols soil in Quang Binh, in order to exploit the potential

and overcome difficulties in the production need to implement multiple

synchronized solutions. In which, for technical cultivation solutions should

concentrate to study and apply the following techniques: balanced fertilizer

and mulching soil for increasing water-holding capacity and nutrient

retention of soil and reducing land erosion; along with arranging optimum

sowing time; seeding density located about 40 plants/m2; use of peanut

varieties have high potential of yield. That is the important technical

solutions for producing peanuts on sandy soil present Quang Binh province.

3.2. Research results of the peanut fertilizer application in winter

spring season on arenosols soil in Quang Binh

3.2.1. Research to determine the appropriate combination of inorganic

fertilizer and manure for peanut production

3.2.1.1. Effect of the combinations on the peanut yield on arenosols soil in

Quang Binh

Research results summarized in Table 3.15 were quite similar across

the two experimental seasons each other. Especially, there were clear

differences in the TPY and RPY. Yield was highest in the VCPC11

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

14

combination and VCPC12 combination. There was no statistical difference

between them.

Table 3.15. Effects of the inorganic fertilizer and manure combinations on the peanut yield on arenosols soil in Quang Binh

Treatments

Number of ripe pods per

plant (pod)

Weight of 100 pods (gram)

TPY (tons/ha)

RPY (tons/ha)

The research’s in the winter spring 2010-2011 in Cam Thuy commune VCPC1 4.27g 135.73e 1.738g 1.313g VCPC2 4.53g 135.73e 1.847g 1.430g VCPC3 5.47f 137.00de 2.247f 1.710f VCPC4 6.27e 140.23cd 2.635e 1.910e VCPC5 5.27f 137.63de 2.175f 1.685f VCPC6 6.73d 142.87bc 2.885d 2.120d VCPC7 7.33c 143.57abc 3.158c 2.508c VCPC8 8.13b 147.10a 3.589b 2.725b VCPC9 7.00cd 142.23c 2.987de 2.130d VCPC10 8.07b 147.10a 3.559b 2.705b VCPC11 9.6a 146.37ab 4.217a 3.010a VCPC12 9.33a 147.10a 4.118a 3.013a LSD0.05 0.465 3.554 0.211 0.131

The research’s in the winter spring 2011-2012 in Quang Xuan commune VCPC1 4.80g 132.78e 1.911g 1.355g VCPC2 5.27fg 132.75e 2.098g 1.438g VCPC3 6.53e 138.26cd 2.710e 1.873e VCPC4 7.20d 140.20bc 3.028d 2.165d VCPC5 5.67f 137.62d 2.339f 1.720f VCPC6 7.07de 140.85b 2.986d 2.248d VCPC7 8.20c 140.20bc 3.450c 2.500c VCPC8 9.07b 143.55a 3.904b 2.793b VCPC9 7.13g 140.87b 3.014d 2.278d VCPC10 9.20b 141.52ab 3.905b 2.765b VCPC11 10.20a 142.19ab 4.350a 3.113a VCPC12 10.20a 141.52ab 4.330a 3.090a LSD0.05 0.539 2.138 0.216 0.114

Note: The different letters in the same column and studing season represent significant difference statistically at 0.05 level.

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

15

3.2.1.2. Effects of the combinations on the economic efficiency of the

peanut production on arenosols soil in Quang Binh

Through calculations in Table 3.17 show: Net profit (NP) and rate of

return (RR) were quite similar across the two experimental seasons each

other. They were highest in the VCPC11 combination.

Bảng 3.17. Effects of the combinations on the economic efficiency of the peanut production on arenosols soil in Quang Binh

Calculation unit: 1000 dong/ha The winter spring 2010-2011 The winter spring 2011-2012

Treatments Income Expense NP RR Income Expense NP RR

VCPC1 32825 41792 - 8967 - 36585 46792 -10207 -

VCPC2 35750 44292 - 8542 - 38826 49292 -10466 -

VCPC3 42750 46792 - 4042 - 50571 51792 -1221 -

VCPC4 47750 49292 - 1542 - 58455 54292 4163 0,08

VCPC5 42125 43406 - 1281 - 46494 48406 -1912 -

VCPC6 53000 45906 7094 0,15 60696 50906 9790 0,19

VCPC7 62700 48406 14294 0,30 67500 53406 14094 0,26

VCPC8 68125 50906 17219 0,34 75411 55906 19505 0,35

VCPC9 53250 49870 8380 0,19 61506 49870 11636 0,23

VCPC10 67625 47370 20255 0,43 74655 52370 22285 0,43

VCPC11 75250 49870 25380 0,51 84051 54870 29181 0,53

VCPC12 75325 52370 22955 0,44 83430 57370 26060 0,45

*Summary: The fertilizer combination with 40 kg N – 120 kg P2O5 – 80 kg

K2O - 10 tons of farm yard manure – 500 kg lime/ha obtained both the

highest yield and the highest economic efficiency

3.2.2. Research to determine the appropriate combination of inorganic and

organic-microorganisms fertilizer for peanut production

3.2.2.1. Effects of the inorganic and organic-microorganisms fertilizer

combinations on the peanut yield on arenosols soil in Quang Binh

Research results summarized in Table 3.20 were quite similar across

the two experimental seasons each other. Yield was highest in the VCVS11

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

16

combination and VCVS12 combination. There was no statistical difference

between them.

Table 3.20. Effects of the inorganic and organic-microorganisms fertilizer combinations on the peanut yield on arenosols soil in Quang Binh

Treatments

Number of ripe pods per

plant (pod)

Weight of 100 pods (gram)

TPY (tons/ha)

RPY (tons/ha)

The research’s in the winter spring 2010-2011 in Cam Thuy commune VCVS1 4.33f 133.35e 1.733f 1.293h VCVS2 4.93de 136.37cd 2.019de 1.408g VCVS3 5.33d 135.15de 2.163d 1.708f VCVS4 5.33d 135.77de 2.173d 1.723f VCVS5 4.80e 133.35e 1.920ef 1.460g VCVS6 6.80c 137.00bcd 2.796c 1.930e VCVS7 7.67b 139.54ab 3.209b 2.355c VCVS8 7.80b 139.54ab 3.266b 2.430c VCVS9 6.73c 139.56ab 2.820c 2.090d VCVS10 7.87b 139.54ab 3.293b 2.385c VCVS11 8.80a 138.89abc 3.667a 2.628b VCVS12 8.87a 140.19a 3.729a 2.755a LSD0,05 0.437 2.629 0.203 0.077

The research’s in the winter spring 2011-2012 in Quang Xuan commune VCVS1 4.73h 132.16e 1.876g 1.340i VCVS2 5.40g 135.15d 2.190f 1.530h VCVS3 5.87f 134.53de 2.368e 1.890f VCVS4 6.07f 135.15d 2.460e 1.945f VCVS5 5.40g 135.15d 2.188f 1.773g VCVS6 7.33e 139.54bc 3.070d 2.143e VCVS7 7.93cd 140.19abc 3.336c 2.480cd VCVS8 8.27bc 140.86ab 3.492bc 2.548bc VCVS9 7.53de 138.25c 3.125d 2.388d VCVS10 8.40b 140.19abc 3.534b 2.640b VCVS11 9.27a 140.85ab 3.915a 2.860a VCVS12 9.40a 142.19a 4.009a 2.873a LSD0,05 0.428 2.409 0.177 0.094

Note: The different letters in the same column and studing season represent significant difference statistically at 0.05 level.

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

17

3.2.2.2. Effects of the inorganic and organic-microorganisms fertilizer

combinations on the economic efficiency of the peanut production

The results in Table 3.22 show: Net profit (NP) and rate of return (RR)

were quite similar across the two experimental seasons each other. They were

highest in the VCVS11 and VCVS12 combinations.

Table 3.22. Effects of the inorganic and organic-microorganisms fertilizer combinations on the economic efficiency of the peanut production

Calculation unit: 1000 dong/ha The winter spring 2010-2011 The winter spring 2011-2012

Treatments Income Expense NP RR Income Expense NP RR

VCVS1 32325 41792 - 9467 - 36180 46792 -10612 - VCVS2 35200 42512 - 7312 - 41310 47512 -6202 - VCVS3 42700 43232 - 532 - 51030 48232 2798 0.06 VCVS4 43075 43952 - 877 - 52515 48952 3563 0.07 VCVS5 36500 43406 - 6906 - 47871 48406 -535 - VCVS6 48250 44126 4124 0.09 57861 49126 8735 0.18 VCVS7 58875 44846 14029 0.31 66960 49846 17114 0.34 VCVS8 60750 45566 15184 0.33 68796 50566 18230 0.36 VCVS9 44125 44870 -745 - 50625 49870 755 0.02 VCVS10 59625 45590 14035 0.31 71280 50590 20690 0.41 VCVS11 65700 46310 19390 0.42 77220 51310 25910 0.50 VCVS12 68875 47030 21845 0.46 77571 52030 25541 0.49

*Summary: The fertilizer combination with 40 kg N – 120 kg P2O5 – 80

kg K2O – 0.6 tons of organic-microorganisms fertilizer – 500 kg lime/ha

obtained both the highest yield and the highest economic efficiency.

3.3. Research results of the determining the optimum planting time frame

for peanut in winter spring on arenosols soil in Quang Binh

3.3.1. Effects of the planting time on the peanut yield in winter spring

season on arenosols soil in Quang Binh

Research results summarized in Table 3.28 were quite similar across

the two experimental seasons each other. There were clear differences in

the TPY and RPY. The formulae of TV3, TV4, TV5 and TV6 obtained

the RPY > 1.8 tons/ha and fairly stable across the two experimental

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

18

seasons. For the early sowing formulae of TV1, TV2 and the late

sowing formulae of TV7, TV8 had lower yield and unstable across the

two experimental seasons.

Table 3.28. Effects of the planting time on the peanut yield in winter spring season on arenosols soil in Quang Binh

Treatments Density at

harvest (plants/m2)

Number of ripe pods per plant

(pod)

Weight of 100 pods (gram)

TPY (tons/ha)

RPY (tons/ha)

The research’s in the winter spring 2009-2010 in Cam Thuy commune TV1 34.67 c 5.53 d 142.19 b 2.045 d 1.590 d TV2 35.33 c 6.13 c 142.86 ab 2.321 c 1.665 c TV3 36.67 b 6.67 b 142.19 b 2.607 b 1.920 b TV4 38.33 a 7.13 a 143.55 ab 2.945 a 2.170 a TV5 38.67 a 7.20 a 144.24 a 3.013 a 2.178 a TV6 38.33 a 6.60 b 140.19 c 2.660 b 1.873 b TV7 39.00 a 5.27 d 132.16 d 2.034 d 1.310 e TV8 38.67 a 4.27 e 131.01 d 1.622 e 1.265 e

LSD0,05 1.289 0.338 1.955 0.162 0.066

The research’s in the winter spring 2010-2011 in Cam Thuy commune TV1 33.00 c 5.47 c 142.19 a 1.924 c 1.263 g TV2 33.33 c 5.60 c 142.88 a 2.001 c 1.303 f TV3 36.33 b 6.40 b 142.22 a 2.482 b 1.810 c TV4 37.67 ab 7.07 a 142.88 a 2.853 a 2.098 a TV5 38.00 a 7.33 a 143.57 a 3.004 a 2.110 a TV6 37.67 ab 7.20 a 141.52 ab 2.878 a 1.993 b TV7 38.00 a 6.27 b 138.25 bc 2.469 b 1.683 d TV8 37.67 ab 5.53 c 136.37 c 2.132 c 1.443 e

LSD0,05 1.424 0.408 3.408 0.246 0.039 Note: The different letters in the same column and studing season represent significant difference statistically at 0.05 level.

3.3.2. Effects of the planting time on the economic efficiency of the peanut

production

The results in Table 3.29 show: Net profit (NP) was quite similar

across the two experimental seasons each other. The peanut production of

the early sowing TV1, TV2 formulae and the late sowing TV7, TV8

formulae were loss.

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

19

Table 3.29. Effects of the planting time on the economic efficiency of the peanut production on arenosols soil in Quang Binh

Calculation unit: 1000 dong/ha The winter spring 2010-2011 The winter spring 2011-2012

Treatments Income Expense NP Income Expense NP

TV1 31800 36280 - 4480 31575 46826 -15251 TV2 32300 36154 - 3854 32575 46583 -14008 TV3 38400 34992 3408 45250 45037 213 TV4 43400 34076 9324 52450 43720 8730 TV5 43560 34160 9400 52750 42960 9790 TV6 37460 34117 3343 49825 42777 7048 TV7 26200 34096 - 7896 42075 42868 -793 TV8 25300 34136 - 8836 36075 42746 - 6671

*Summary: The optimum planting time frame of the peanut production in

the winter spring on arenosols soil of Quang Binh province was defined

from date 04/01 to date 03/02.

3.4. Research results of the soil mulching application for peanut

production in winter spring on arenosols soil in Quang Binh

3.4.1. Effects of the soil mulching materials on the peanut yield in winter

spring on arenosols soil in Quang Binh

Table 3.33. Effects of the soil mulching materials on the peanut yield in the winter spring 2011-2012 on arenosols soil in Quang Binh

Treasments Number of ripe pods per plant

(pod)

Weight of 100 pods(gram)

TPY (tons/ha)

RPY (tons/ha)

The research’s in Cam Thuy commune, Le Thuy district No mulch (Control) 6,53b 142,19b 2,786c 2,180c Plastic mulch 7,53a 148,52a 3,356b 2,575b Straw mulch 8,00a 147,08a 3,529a 2,680a LSD0,05 0,478 3,883 0,168 0,036

The research’s in Quang Xuan commune, Quang Trach district No mulch (Control) 6,67b 140,86b 2,816b 2,198b Plastic mulch 7,80a 147,08a 3,441a 2,653a Straw mulch 8,00a 146,37ab 3,513a 2,655a LSD0,05 0,684 9,325 0,226 0,096

Note: The different letters in the same column and studing place represent significant difference statistically at 0.05 level.

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

20

The results in Table 3.33 show: Effects of the soil mulching materials on

the yield components and yield of peanuts in two experimental places were

quite clear. The formulas of the soil mulching application had TPY and RPY

significantly higher with control formula 0.35 to 0.5 tons/ha. Comparison of the

plastic mulch formula and the straw mulch formula, the criteria were not

significant difference in the experiment at Quang Xuan, and in the experiment at

Cam Thuy the criteria of the straw mulch formula were significant higher than

the plastic mulch formula, but not much.

3.4.2. Effects of soil mulching materials on the economic efficiency of the

peanut production

Bảng 3.37. Effects of soil mulching materials on the economic efficiency of the peanut production on arenosols soil in Quang Binh

Calculation unit: 1000 dong/ha

Experiment in Cam Thuy Experiment in Quang Xuan Treasments

Income Expense NP RR Income Expense NP RR

No mulch (Control) 58860 50906 7954 0,16 59346 50906 8440 0,17

Plastic mulch 69525 53606 15919 0,30 71631 53606 18025 0,34

Straw mulch 72360 53906 18454 0,34 71685 53906 17779 0,33

The results in Table 3.37 show: Net profit (NP) was quite similar

across the two experimental places each other. The net profits were the

highest of the straw mulch formula, followed by the plastic mulch formula

and the lowest of control formula. The NP of the soil mulching application

formulae was much higher than the control treatment (15.919 to 18.454

million dong/ha). RR of the mulching application formulae gained high

(0.3 – 0.34).

*Summary: The results showed that the use of covering materials increased

pod yield, economic efficiency and the fertility of the soil higher than with no

cover. In terms of agricultural production on arenosols soil in Quang Binh

province today, the application of covering soil with straw was suitable and has

many advantages than covering soil with plastic in peanut production.

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

21

3.5. The results of building the peanut production demonstration in the

winter spring 2012-2013 on arenosols soil in Quang Binh

3.5.1. The yield of the peanut production demonstration in the winter spring

2012-2013 on arenosols soil in Quang Binh

Bảng 3.38. The yield of the peanut production demonstration in the winter spring 2012-2013 on arenosols soil in Quang Binh

Combination 2 Combination 3

Criteria

Com

bination 1 (C

ontrol)

Average value

Com

pared w

ith the control (%

)

Average value

Com

pared w

ith the control (%

)

Density at harvest (plants/m2) 36.4 37.9 + 4.2 38.0 + 4.4 Number of pods/plant (pod) 7.49 12.31 + 64.2 10.69 + 42.7 Weight of 100 pods (gram) 141.5 153.1 + 8.2 147.1 + 3.9 Weight of 100 seeds (gram) 62.1 65.2 + 5.2 63.9 + 2.9 Theoretical pod yield (tons/ha) 2.895 5.360 + 85.1 4.483 + 54.9 Real pod yield (tons/ha) 2.095 3.743 + 78.6 3.335 + 59.2

The results in Table 3.37 show: The criteria of the combined new

techniques application in two combinations 2 and 3 were clearly higher

than the control combination. RPY (Real pod yield) was the clearest, the

highest of the combination 2 (78.6% higher compared to the control) and

followed by combination 3 (higher than 59.2% compared to control)

3.5.2. The economic efficiency of the peanut production demonstration in

the winter spring 2012-2013 on arenosols soil in Quang Binh

Table 3.39. The economic efficiency of the peanut production demonstration on arenosols soil in Quang Binh (calculated for 1 ha)

Calculation unit: 1000 dong/ha

Criteria Combination 1 (Control) Combination 2 Combination 3

Expense 48,426 54,170 51,210 Income 56,619 101,061 90,045 Net profit (NP) 8,193 46,891 38,835 Rate of Return (RR) 0.17 0.87 0.76

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

22

The results of economic efficiency in Table 3.39 show: Although the

investment cost of the combinations 2 and 3 were higher than the control

combination, however, NP obtained a much higher (5-6 times compared

with the control combination). In particular, when considering RR showed

the effectiveness of capital investments in the two combinations 2 and 3

(reaching 0.76 to 0.87) greater than the control combination (reaching

0.17). For the two combinations 2 and 3, the economic efficiency of the

combination 2 was higher than the combination 3.

*Summary: The results of the the peanut production demonstration

applied new techniques in large-scale had achieved the target of the

research: Yield from 2.097 tons/ha increased up to 3.335 - 3.743 tons/ha;

Profit from 8.193 million/ha increased up to 38.835 - 46.891 million/ha;

RR (rate of return) from 0.17 increased up to 0.76 - 0.87.

CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS

1. Conclusions

1.1. Examining current peanut production and assessing factors restricting

peanut yield on arenosols soil in Quang Binh:

The peanut has an important role in the structure of annual crops on

arenosols soil due to high adaptability to the production conditions. The

area's arenosols soil for peanut production is quite large (around 5,500 ha).

Farmers trained technical knowledge of peanut production accounts for a

high proportion (76%). New peanut varieties are also used with high

percentage (87.7%). Farmers were fully aware of the problems in peanut

production and knew a number of methods to solve them. However, yield

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

23

and economic efficiency of peanut production on this soil type still reached a

low level because of the restricting factors as follows:

- The arenosols soil has low natural fertility. Most of the nutritional

elements needed for peanut growth and development are being very poor.

Moreover, experimental results show that K and P are the two leading nutrient

factors which cause restricting peanut yield. Meanwhile, the farmers' fertilizer

was arbitrary because there is no fertilizer process for peanut production on

arenosols soil of Quang Binh.

- Because conditions in which the weather occurs abnormally, the

peanut production based totally on the rainfed and no study on peanut

planting time on the coastal lands, the Quang Binh Service of Agriculture

and Rural Development has instructed farmers peanut planting time frame

in winter spring season from 15/12 to 25/02. The period of time like that is

too large and one of the basic causes of low yield and economic efficiency

of peanut production.

1.2. Identifying inorganic and organic fertilizer combinations for peanut

production on arenosols soil in Quang Binh province is the highest yield and

economic efficiency. That are the first combination of 40 kg N - 120 kg P2O5

- 80 kg K2O - 500 kg lime - 10 tons manure/ha and the second combination

of 40 kg N - 120 kg P2O5 - 80 kg K2O - 500 kg lime – 0,6 tons organic-

microorganisms fertilizer/ha. Applying the first combination, pod yield

increased from 3.1 to 3.113 tons/ha, net profit increased from 25.38 to 29.18

million/ha, rate of return increased from 0.51 to 0.53; while applying the

second combination, pod yield increased from 2.628 to 2.68 tons/ha, net

profit increased from 19.39 to 25.91 million/ha, rate of return (RR) increased

from 0.42 to 0.5.

1.3. The optimum planting time frame for peanut production in winter spring

season on arenosols soil in Quang Binh is from date 04/01 to date 03/02.

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

24

During this time frame, real pod yield of peanut reached 1.81 to 2.178 tons/ha

and ensure the economic efficiency of peanut production.

1.4. The use of soil mulching materials for peanut production in winter

spring sseason on arenosols soil in Quang Binh was meant to increase more

yield, economic efficiency and improved soil physical and chemical

characteristics than no mulch. The soil mulching treatments increased more

0.395 - 0.482 tons/ha of pod yield, 7.966 - 10.01 million/ha of net profit

and 0.14 - 0.17 of RR (rate of return) than no cover. Comparing two kind of

materials, straw mulch is more suitable than mulch plastic in peanut

production, because of both reducing production cost due to advantage of

the available straw resources, and to improve soil fertility.

1.5. Applying integrated technical methods defined by this research were

more outstanding results in terms of yield and economic efficiency than the

traditional cultivation. Real pod yield increased 59 - 79% (from 2.95 tons/ha

went up 3.335 - 3.743 tons/ha); net profit (NP) increased from 8.19

million/ha to 38.83 - 46.89 million/ha and rate of return (RR) increased from

0.17 to 0.76 - 0.87.

2. Recommendations

2.1. Application of the integrated technical cultivation measures which our

research had identified in order to increase yield and economic efficiency in

peanut production on arenosols soil of Quang Binh province. This is the

basis for encouraging the expansion of peanut acreage and exploiting the

potential of this land.

2.2. Use of organic fertilizer in peanut production on arenosols soil is an

important requirement to keep and ensure stable production. Therefore, it is

necessary to encourage the production of organic fertilizers from animal

waste, peat, agricultural residues, ....

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/967/1.HoKhacMinh_TomTat.pdf · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo ĐẠi hỌc huẾ hỒ khẮc

PUBLISHED SCIENTIFIC PAPERS RELATED TO THE THESIS

4. Nguyen Minh Hieu, Le Thanh Bon, Ho Khac Minh (2011), The potentials

and challenges for developing groundnut in Quang Binh coastal sandy

land, Vietnamese Science and Technology Journal of Agriculture &

Rural Development, 7, pp. 3 – 7.

5. Ho Khac Minh, Nguyen Minh Hieu (2012), Effects of planting time on

growth and yield of the groundnut variety L14 in winter spring seasons on

arenosols soil of Quang Binh province, Vietnamese Science and

Technology Journal of Agriculture & Rural Development, 10, pp. 12 – 20.

6. Le Thanh Bon, Ho Khac Minh (2012), Effects of fertilizer combination

on yield of the groundnut variety L14 on arenosols soil of Quang Binh

province, Vietnamese Science and Technology Journal of Agriculture

& Rural Development, 10, pp. 59 – 67.