bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠontu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  ·...

64
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ----------------------------- ----- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Tên chương trình: Công nghệ chế biến thủy sản Aquatic Products Technology Trình độ đào tạo: Đại học Ngành đào tạo: Công nghệ chế biến thủy sản Aquatic Products Technology Mã ngành: 52540105 Loại hình đào tạo: Chính quy (Ban hành theo quyết định số 618/2009/QĐ-ĐHNT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang) I. Mục tiêu đào tạo 1.1 Mục tiêu chung Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ chế biến thủy sản cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội. 1.2 Mục tiêu cụ thể SV tốt nghiệp chương trình giáo dục đại học công nghệ chế biến thủy sản có các phẩm chất, kiến thức và kỹ năng sau: 1. Hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có khả năng làm việc độc lập, làm việc hiệu quả trong môi trường tập thể, có ý thức và năng lực học tập suốt đời để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn. 2. Vận dụng kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn vào lĩnh vực công nghệ chế biến thực phẩm. 1

Upload: others

Post on 30-Apr-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

----------------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------------

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình: Công nghệ chế biến thủy sản

Aquatic Products Technology

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ chế biến thủy sản

Aquatic Products Technology

Mã ngành: 52540105

Loại hình đào tạo: Chính quy

(Ban hành theo quyết định số 618/2009/QĐ-ĐHNT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang)

I. Mục tiêu đào tạo

1.1 Mục tiêu chung

Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ chế biến thủy sản cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

1.2 Mục tiêu cụ thể

SV tốt nghiệp chương trình giáo dục đại học công nghệ chế biến thủy sản có các phẩm chất, kiến thức và kỹ năng sau:

1. Hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có khả năng làm việc độc lập, làm việc hiệu quả trong môi trường tập thể, có ý thức và năng lực học tập suốt đời để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.

2. Vận dụng kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn vào lĩnh vực công nghệ chế biến thực phẩm.

3. Sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu thủy sản.

4. Sản xuất các sản phẩm thực phẩm từ nguyên liệu thủy sản.

5. Tận dụng nguyên liệu con lại trong quá trình chế biến thủy sản để sản xuất các sản phẩm hữu ích và hạn chế ô nhiễm môi trường.

6. Đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm trong ngành công nghệ chế biến thủy sản.

7. Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến các sản phẩm thủy sản.

8. Tư vấn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cơ sở sản xuất và dịch vụ liên quan đến chế biến thủy sản.

9. Vận dụng kiến thức để phát hiện, giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn trong

1

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

phạm vi chuyên môn ngành nghề.

10. Trình độ ngoại ngữ: ngôn ngữ Anh đạt chuẩn TOEIC 350 điểm hoặc tương đương, ngôn ngữ Pháp: DELF A1 hoặc tương đương, ngôn ngữ Trung: HSK130 điểm hoặc tương đương.

11. Sử dụng tin học phục vụ cho công việc chuyên môn và quản lý.

12. Tự học tập, tự nghiên cứu để cập nhật kiến thức phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và đạt được các trình độ chuyên môn cao hơn.

II. Thời gian đào tạo: 4 năm

Toàn khóa học được bố trí trong 08 học kỳ.

III. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Chương trình đào tạo toàn khóa gồm: 130 Tín chỉ (không kể kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phong-An ninh).

Cấu trúc kiến thức của chương trình

KHỐI KIẾN THỨCTổng Kiến thức

Bắt buộcKiến thức Tự chọn

Tín chỉ Tỷ lệ (%) Tín chỉ Tỷ lệ

(%) Tín chỉ Tỷ lệ (%)

I. Kiến thức giáo dục đại cương 46 35.4 39 84.8 7 15.2

Kiến thức chung 20 15.4 20 100.0 0 0.0 Khoa học xã hội và

nhân văn 7 5.4 5 71.4 2 28.6

Toán và khoa học tự nhiên 19 14.6 14 73.7 5 26.3

II. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 84 64.6 65 77.4 19 22.6

Kiến thức cơ sở ngành 37 28.5 31 83.8 6 16.2

Kiến thức ngành 47 36.2 34 72.3 13 27.7Cộng: 130 100.0 104 80.0 26 20.0

IV. Đối tượng tuyển sinh

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, nếu có đủ điều kiện sau đây đều có thể dự thi vào bậc đại học, hệ chính qui tập trung, ngành Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản:

- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trung học bổ túc, trung học nghề.

- Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo quy định tại thông tư Liên Bộ Y Tế-Đại Học, THCN&DN, số 10/TT-LB ngày 18/8/1989 và công văn hướng dẫn 2445/TS ngày 20/08/1990 của Bộ GD&ĐT

V. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quyết định số 612/2009/QĐ-ĐHNT ngày 29/4/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang ban hành Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính qui theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Nha Trang.

2

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

VI. Thang điểm: 4

VII. Nội dung chương trình

TT TÊN HỌC PHẦN

SỐ T

ÍN C

HỈ

Phân bổ theo tiết

Thự

c hà

nh

Học

phầ

n tiê

n qu

yết

(ghi

theo

thứ

tự h

ọc p

hần)

Phục vụchuân đầu ra

Lên lớp

Lý th

uyết

Bài

tập

Thảo

luận

  KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG 46            

I Kiến thức chung 20            

1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2 20     10  - A1, B1

2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3 30     18 1 A1, B1

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 20     15  - A1, A3, B1

4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam 3 30     15  - A1, B1

5 Tin học cơ sở 3 30     15 - B2,B 4, B5.4, B5.9,C2.3, C2.5

6 Ngoại ngữ 1 3 30 15     - B3, B4, C2.3, C2.57 Ngoại ngữ 2 4         6 B3, B4 C2.3, C2.5

8 Giáo dục thể chất 1: điền kinh (Bắt buộc) 2 A5

9 Giáo dục thể chất 2 (Tự chọn) 2 - A510 Giáo dục thể chất 3 (Tự chọn) 2 - A511 Giáo dục quốc phong - An ninh 6 - A1II Khoa học xã hội và nhân văn 7            

II.1 Các học phần bắt buộc 5            12 Kinh tế học đại cương 3 30       - A2, B4, C2.4, C2.6

13 Kỹ năng giao tiếp 2 20   10     A2, B2, C2.2, C2.3, C2.6

II.2 Các học phần tự chọn 2            14 Lịch sử các học thuyết kinh tế 2 30       - A2, B4,C2.2,C2.615 Nhập môn quản trị học 2 30       - A2, B4,C2.2-4, C2.616 Quản trị văn phong 2 30       - A2, B4,C2.2-4, C2.6III Toán và khoa học tự nhiên 19            

III.1 Các học phần bắt buộc 14            17 Đại số tuyến tính B 2 30 15       B2, B5.2-4, C2.4-5

18 Giải tích B 3 30 30     - B2, B5.1-5,B5.7, C1.6-8, C2.4-5

19 Hóa học đại cương 3 20 10   15  - B2,5.1-7

3

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

20 Hóa hữu cơ 3 20 10   15 19 B2, 5.1-721 Vật lý đại cương B 3 30 15   15 - B2,B5.1-4,B5.7

III.2 Các học phần tự chọn 5            

22 Sinh học đại cương 2 30         B4,B5.1,B5.4,B5.5,C1.1,C1.3

23 Hóa lý-Hóa Keo 2 15 10   5 19 B2,5.1-7

24 Lý thuyết xác suất và thống kê toán 3 30 15     17,

18B2,B5.1,5.2, B5.4-9, C1.6-8,C2.4

25 Thiết kế và phân tích thí nghiệm 3 30 15     17 B2,B5.1-6, C1.6-9

  KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 84            

I Kiến thức cơ sở 37            I.1 Các học phần bắt buộc 31            

26 Hóa phân tích 3 20 10   15 19 B2, B5.6-7,B5.10, C1.1-2,C1.5-6,C1.9

27 Hóa sinh học thực phẩm 4 45     15 20 B2, B5.1-7,C1.1-3C1.5-7

28 Hóa học thực phẩm 2 30       27 B2, B5.1-5.6,C1.1-329 Dinh dưỡng học 2 20 10     27 B5.1-6,C1.1-9

30 Kỹ thuật nhiệt 3 30 15     18, 21

B2, B5.1-6,B5.8,C1.1-3

31 Kỹ thuật thực phẩm 4 30 15   15 27, 30

B2, B5.1-5, B5.8,C1.1-3,C1.6-9

32 Vi sinh thực phẩm 4 45     15  27 B5.1-8,B5.10,C1.1-933 Phân tích thực phẩm 4 30     30 26 B5.1-5.7, C1.4-9

34 Quản lý chất lượng và vệ sinh, an toàn thực phẩm 3 30   15   32,

33B5.6-8,C1.1-4,C1.9,C2.6

35 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 20   10   1 A3-4, B2,

C1.6-9,C2.1,C2.2-4  Các học phần tự chọn 6            

36 Ngoại ngữ chuyên ngành 3         7 B3,B4,C1.8-9,C5.2

37 Tin học ứng dụng trong công nghệ thực phẩm 3 30 15    15 5 B2,B4,B5.3,

C1.9,C5.2

38 Ứng dụng công nghệ sinh học trong thực phẩm 3 30   15    32 B4,B5.1-5, C1.6-9

39 Vật lý thực phẩm 3 30  15 30 B2, B5.1-6, B5.8,C1.6-9

II Kiến thức ngành 47            II.1 Các học phần bắt buộc 34            

40 Nguyên liệu và công nghệ sau thu hoạch 3 30     15 34 B5.1-5, B5.8,

C1.1-3, C1.7-9 

41 Công nghệ lạnh và lạnh đông thủy sản 4 45     15 31,

40B5.1-5, B5.2-5, B5.8,C1.1-4, C1.6-9

42 Công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản truyền thống 4 30     30 31,

40B5.1-5, B5.8-9, C1.1-4, C1.6-9

4

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

43 Công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng 4 30     30 31,

40B5.1-5, B5.8-9, C1.1-4, C1.6-9

44 Thiết bị chế biến thực phẩm 3 30   15   31 B5.1-5, B5.8, B5.10,C1.6-7

45 An toàn lao động trong công nghiệp thực phẩm 2 25   5   - A2-3,B4, B5.10,

C1.5,C1.9 46 Quản trị sản xuất 3 30 15     - B5.9, C2.1-3, C2.6 

47 Thực tập sản xuất 1 (9 tuần) 3       45 41, 42

B4,B5.1-6, B5.8-10,C1.1-3, C1.6-9,C2.2-3,C2.9

48 Thực tập sản xuất 2 (9 tuần) 3       45 43, 46

B4,B5.1-6, B5.8-10,C1.1-3, C1.6-9,C2.2-3,C2.9

49 Phụ gia thực phẩm 3 30     15*(2) 28 B5.2-6, C1.2, C1.6-9

50 Truy xuất nguồn gốc thực phẩm 2 20  3 7   - B4,B5.6, B5.9,C1.4-5, C2.3-4, C2.6

II.2 Các học phần tự chọn 13            

51 Công nghệ sản xuất đồ hộp thủy sản 3 30     15 31,

40B5.1-5, B5.2-5, B5.7, C1.2, C1.6-9

52Công nghệ các sản phẩm dùng trong công nghiệp và y dược từ thủy sản

3 30     15 31, 40

B5.1-5, B5.8-9,C1.1-4, C1.6-9

53 Phát triển sản phẩm từ thuỷ sản 3 20   10 15 31, 40 B5.2-5,C1.2,C1.6-9 

54 Bao gói thực phẩm 3 20 10 15   - B5.1-6,C1.2-4, C1.6-7

55 Sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản 3 30 5 10   47 B4, B5.5,

C1.1-2,C1.4,C1.7-9 

56 Quản trị nhân sự 2 30     - B5.9,C1.2, C2.1-4, C2.6 

57 Quản trị chất lượng 2 30     - B4, B5.9-10,C1.5, C2.4, C2.6 

58 Công nghệ chế biến rong biển 3 30     15*(2) 31, 40 B5.1-6, B5.8, C1.6-9 

59 Công nghệ sản xuất bột cá - dầu cá và thức ăn chăn nuôi 3 30     15*(2) 31,

40B5.1-5, B5.8-9,C1.1-4, C1.6-9

60 Thiết kế dây chuyền công nghệ 3 30   15   48 B5.8, C1.2, C1.5, C1.9

61 Marketing căn bản 2 30   - A2, B4, B5.4,C1.3,C1.6, C2.6

62 Công nghệ sản xuất muối ăn 2 30       31 B5.5,C1.763 Văn hoá ẩm thực 2 30       - B4,B5.4,C1.6  Tổng cộng 130            

VIII. Kế hoạch giảng dạy

BẢNG KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY THEO HỌC KỲ

5

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Học kỳ Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ

6

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Học kỳ 1(18 TC)

Học phần bắt buộc 18Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2Ngoại ngữ 1 3Giáo dục thể chất 1 (Điền kinh) 2Đại số tuyến tính B 2Vật lý đại cương B 3Hóa học đại cương 3Tin học cơ sở 3Kỹ năng giao tiếp 2

Học phần tự chọn 0

Học kỳ 2(18 TC)

Học phần bắt buộc 16Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3Ngoại ngữ 2 4Giáo dục thể chất 2 (Tự chọn) 2Giải tích B 3Kỹ thuật nhiệt 3Hóa hữu cơ 3

Học phần tự chọn 2Nhập môn quản trị học 2Lịch sử các học thuyết kinh tế 2Quản trị văn phong 2

Học kỳ 3(18 TC)

Học phần bắt buộc 13Hóa phân tích 3Giáo dục thể chất 3 (Tự chọn) 2Hóa sinh học thực phẩm 4Phương pháp nghiên cứu khoa học 2Vi sinh thực phẩm 4

Học phần tự chọn 5Hóa lý-Hóa Keo 2Sinh học đại cương 2Lý thuyết xác suất và thống kê toán 3Thiết kế và phân tích thí nghiệm 3

Học kỳ 4(18 TC)

Học phần bắt buộc 15Kỹ thuật thực phẩm 4Phân tích thực phẩm 4Hóa học thực phẩm 2Dinh dưỡng học 2Kinh tế học đại cương 3

Học phần tự chọn 3Ứng dụng công nghệ sinh học trong thực phẩm 3Vật lý thực phẩm 3

Học kỳ 5(17 TC)

Học phần bắt buộc 12Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam 3Nguyên liệu và công nghệ sau thu hoạch 3Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm 3Quản trị sản xuất 3

7

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Học phần tự chọn 5Ngoại ngữ chuyên ngành 3Công nghệ sản xuất đồ hộp thủy sản 3Quản trị nhân sự 2Quản trị chất lượng 2

Học kỳ 6(16 TC)

Học phần bắt buộc 13Tư tưởng Hồ Chí Minh 2Công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản truyền thống 4Công nghệ lạnh và lạnh đông thủy sản 4Thực tập sản xuất 1 (9 tuần) 3

Học phần tự chọn 3Công nghệ sản xuất các sản phẩm kỹ thuật và y dược từ nguyên liệu thủy sản 3

Tin học ứng dụng trong công nghệ thực phẩm 3

Học kỳ 7(15 TC)

Học phần bắt buộc 12Công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng 4Thiết bị chế biến thực phẩm 3An toàn lao động trong công nghiệp thực phẩm 2Thực tập sản xuất 2 (9 tuần) 3

Học phần tự chọn 3Bao gói thực phẩm 3Phát triển sản phẩm từ thủy sản 3Sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản 3

Học kỳ 8(10 TC)

Học phần bắt buộc 5Phụ gia thực phẩm 3Truy xuất nguồn gốc thực phẩm 2

Học phần tự chọn 5Công nghệ chế biến rong biển 3Công nghệ sản xuất bột cá - dầu cá và thức ăn chăn nuôi 3

Thiết kế dây chuyền công nghệ 3Marketing căn bản 2Công nghệ sản xuất muối ăn 2Văn hoá ẩm thực 2

Ghi chú: Sinh viên đủ điều kiện và được giao đồ án tốt nghiệp không phải tích luỹ các học phần trong học kỳ 8.

8

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

SƠ ĐỒ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

9

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

IX. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần:

1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1 (Basic Principles of Marsism - Leninism 1) 2TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản trong phạm vi Triết học của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đó là những nguyên lý cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, bao gồm những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học và chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là sự vận dụng, phát triển của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng vào việc nghiên cứu đời sống xã hội.

2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2 (Basic principles of Marsism - Leninism 2) 3TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản trong Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lê nin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm học thuyết của Mác về giá trị, giá trị thặng dư và học thuyết kinh tế của Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Đồng thời trang bị cho người học Chủ nghĩa xã hội khoa học một trong ba bộ phận hình thành chủ nghĩa Mác- Lênin.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Ideology) 2TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống quan điểm lý luận cách mạng Hồ Chí Minh bao gồm: Mối liên hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư tưởng độc lập, tự do với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, về độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Revolutionary strategies of Vietnam Communist Party) 3TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là đường lối của Đảng trên một số lĩnh vực cơ bản thời kỳ đổi mới.

5. Tin học cơ sở (Basic Informatics) 3TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin: thông tin và xử lý thông tin, cấu trúc tổng quát của máy tính, mạng máy tính, virus, hệ điều hành và bộ phần mềm văn phong của Microsoft. Kết thúc học phần, người học có thể sử dụng thành thạo hệ điều hành Microsoft Windows, phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word, xử lý bảng tính Microsoft Excel, công cụ thuyết trình Microsoft PowerPoint, biết cách khai thác Internet để tìm kiếm, trao đổi thông tin.

6. Ngoại ngữ 1 (Foreign Language 1) 3TC

Tiếng Anh 1 (English 1) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp và kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)trong các tình huống đơn giản liên quan đến 5 chủ đề: giới thiệu bản thân, mua sắm, công việc, sức khỏe, thể thao. Ngoài ra, học phần này hướng người học đến việc làm quen với bài kiểm tra TOEIC ngắn (100 câu trắc nghiệm nghe và đọc hiểu). Kết thúc học phần, người học có khả năng giao tiếp theo các chủ đề trên và làm bài thi TOEIC mô phỏng đạt từ 150 điểm trở lên.

Tiếng Trung 1 (Chinese 1) 3 TC

Học phần giúp cho người học bước đầu làm quen với tiếng Trung một số kiến thức

10

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

về ngữ âm, từ vựng, mẫu câu liên quan đến các chủ đề: chào hỏi, thông tin bản thân, địa chỉ, quốc tịch, trường học, nhà hàng, thời gian, tiền tệ. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng giao tiếp bằng tiếng Trung về các chủ đề trên. Sinh viên có thể thi HSK sơ cấp đạt 100 điểm.

Tiếng Pháp 1 (French 1) 3 TC

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Sau khi học xong, sinh viên có thể làm chủ được những tình huống giao tiếp đơn giản như chào hỏi, tự giới thiệu, làm quen, nói về sở thích của bản thân về gia đình, về các hoạt động trong ngày, đi chợ mua sắm. Thông qua học phần này sinh viên cũng hiểu thêm về cuộc sống sinh hoạt của người dân Pháp.

Tiếng Nga 1 (Russian 1) 3 TC

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tiếng Nga (từ vựng, ngữ pháp, cú pháp…), giúp cho họ giao tiếp trong những tình huống đơn giản hàng ngày như chào hỏi, tự giới thiệu bản thân, gia đình, làm quen với người khác, nói về sở thích của bản thân, đi chợ mua sắm, giao tiếp trong các tình huống: sân bay, trên tàu điện, nhà hàng, siêu thị, công sở, nói về công việc mà họ thích làm trong thời gian rãnh rỗi.

7. Ngoại ngữ 2 (Foreign Language 2) 4TC

Tiếng Anh 2 (English 2) 4 TC

Học phần cung cấp cho người học từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp và kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)trong các tình huống liên quan đến 7 chủ đề: ngân hàng, nhà hàng khách sạn, nơi cư ngụ, giao thông, công nghệ thông tin, thời tiết và du lịch. Ngoài ra, học phần này hướng người học làm quen với bài kiểm tra TOEIC hoàn chỉnh (200 câu trắc nghiệm nghe và đọc hiểu). Kết thúc học phần, người học có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh theo các chủ đề trên và làm bài thi TOEIC mô phỏng đạt từ 300 điểm trở lên.

Tiếng Trung 2 (Chinese 2)  4 TC

Học phần cung cấp cho người học một số kiến thức và từ vựng liên quan đến các chủ đề: mua sắm, ngân hàng, cuộc sống đại học, công việc, sức khỏe. Sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Trung về các chủ đề trên. Sinh viên có thể thi HSK đạt 130 điểm.

Tiếng Pháp 2 (French 2) 4 TC

Học phần giúp cho sinh viên hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của mình. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể làm chủ được các tình huống giao tiếp hàng ngày như nói về ẩm thực, ăn uống, về không gian sống của mình hoặc các sự kiện quá khứ. Ngoài ra, học phần này cũng giúp người học hội nhập vào môi trường làm việc, công sở, môi trường du lịch và khách sạn. Trong môi trường này, người học có thể giao dịch, giao tiếp bằng hội thoại hoặc một số văn bản hành chính.

Tiếng Nga 2 (Russian 2) 4 TC

Học phần giúp sinh viên nắm được cấu trúc ngữ pháp và biết xây dựng phát ngôn theo cách nhất định; xây dựng các cụm từ, câu - câu đơn, câu phức, kết hợp câu thành phát ngôn lớn, biết kể về các sự kiện, nhân vật sau khi được đọc hoặc nghe một câu chuyện (có độ dài 200-300 từ). Trang bị những kiến thức văn hóa xã hội và đất nước học nhằm giúp sinh viên chủ động hơn trong tình huống giao tiếp, biết cách tham gia tranh luận (lập luận, chứng minh, phản bác, tán đồng...)về những vấn đề theo chủ điểm có trong chương trình.

8. Giáo dục thể chất 1 - Điền kinh (Physical Education 1 - Athletics) 2TC

Học phần trang bị cho người học:

11

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

- Phần lý thuyết bao gồm: lịch sử phát triển, các nội dung của bộ môn Điền kinh, luật và trọng tài thi đấu môn Điền kinh;

- Phần thực hành: kỹ năng chạy cự ly ngắn 100 mét nam và nữ, chạy cự ly trung bình nam 1500 mét, nữ 500 mét.

Nhằm giúp cho người học khả năng tự rèn luyện thể lực thông qua 2 nội dung chạy cự ly ngắn và cự ly trung bình.

9. Giáo dục thể chất 2 (Physical Education 2) 2TC

Người học được tự chọn một trong các môn học sau: Bơi lội, Cầu lông, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Võ thuật.

- Bơi lội:

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn bơi lội, luật và trọng tài.

Phần thực hành: các bài tập cơ bản giành cho những người không biết bơi, kỹ thuật bơi trườn sấp, bơi ếch.

- Bóng đá:

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn bóng đá, luật và trọng tài.

Phần thực hành: thực hiện động tác kỹ thuật đá bóng má trong bằng long bàn chân, kỹ thuật ném biên, kỹ năng kiểm soát bóng bằng việc dẫn bóng luồn cọc và tâng bóng.

- Bóng chuyền:

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn bóng chuyền, luật và trọng tài.

Phần thực hành: các động tác kỹ thuật trong môn bóng chuyền gồm: chuyền bóng, đệm bóng, phát bóng cao và phát bóng thấp tay

- Bóng rổ:

Phần lý thuyết: các nội dung của bọ môn bóng rổ, luật và trọng tài.

Phần thực hành: thực hiện các kỹ năng động tác trong môn bóng rổ gồm: chuyền bóng, dẫn bóng, tại chỗ ném bóng vào rổ, di chuyển ném bóng vào rổ, kỹ thuật tấn công hai bước lên rổ

- Cầu lông:

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn cầu lông, luật và trọng tài.

Phần thực hành: thực hiện được các kỹ thuật trong môn cầu lông gồm: kỹ thuật phát cầu thuận và nghịch tay, kỹ thuật nhận giao cầu, kỹ thuật di chuyển lùi sau thuận và nghịch, kỹ thuật di chuyển đánh cầu trên lưới thuận và nghịch tay

- Võ thuật:

Phần lý thuyết: các nội dung của bộ môn võ thuật, luật và trọng tài.

Phần thực hành: kỹ thuật cơ bản và bài quyền số 1 của môn võ Teakwondo gồm: kỹ thuật tấn, kỹ thuật tay - chân và các kỹ thuật tự vệ cơ bản

10. Giáo dục thể chất 3 (Physical Education 3) 2TC

Người học được chọn một trong các môn học như giáo dục thể chất 2, nhưng không được chọn lại nội dung đã chọn ở giáo dục thể chất 2.

11. Giáo dục quốc phòng và an ninh (Party’s Military Strategies and Military - Security Tasks) 6TC

Giáo dục Quốc phòng 1: Đường lối quân sự của Đảng và nhiệm vụ công tác quốc

12

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

phòng, an ninh (Party’s military strategies and military - security tasks) 3TC

Học phần trang bị cho người học: quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối quân sự, nhiệm vụ công tác quốc phong - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới, đấu tranh phong chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam, xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo, an ninh quốc gia, đấu tranh phong chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ.

Giáo dục Quốc phòng 2: Chiến thuật và kỹ thuật trong quân sự (Military tactics and techniques) 3TC

Học phần trang bị cho người học những nội dung cơ bản về: bản đồ địa hình quân sự, các loại vũ khí bộ binh, thuốc nổ, vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, vũ khí lửa, công tác thương chiến tranh, đội hình đội ngũ đơn vị, ba môn quân sự phối hợp, luyện tập bắn súng AK bài 1b, chiến thuật chiến đấu bộ binh, hành động của cá nhân trong chiến đấu tiến công và phong ngự.

12. Kinh tế học đại cương (Fundamental Economics) 3TC

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến lý thuyết về cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường, lý thuyết về hành vi sản xuất và tiêu dùng; kiến thức kinh tế học liên quan đến các chính sách vĩ mô như lý thuyết xác định sản lượng quốc gia, tổng cung- tổng cầu, lạm phát và thất nghiệp; nhằm trang bị cho người học các kiến thức và lý luận căn bản về phạm trù kinh tế, góp phần nâng cao nhận thức và năng lực công tác cho người học.

13. Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills) 2TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về các loại hình giao tiếp trong các tình huống khác nhau; nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp của người học.

14. Lịch sử các học thuyết kinh tế (History of Economic Theories) 2TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống các quan điểm kinh tế của các đại biểu tiêu biểu của các giai cấp khác nhau trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định, tổng hợp những tư tưởng kinh tế, giải thích thực chất các hiện tượng kinh tế nhất định; nhằm trang bị cho người học các kiến thức và lý luận căn bản về phạm trù kinh tế, góp phần nâng cao nhận thức và năng lực công tác cho người học.

15. Nhập môn quản trị học (Management Theory) 2TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức căn bản về sự cần thiết của quản trị học trong các tổ chức và doanh nghiệp, môi trường quản trị, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, quản trị học quốc tế, quản trị tri thức, quản trị học hiện đại; nhằm trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản, làm nền tảng để nghiên cứu và trau dồi năng lực quản trị sau khi ra trường.

16. Quản trị văn phòng (Office Management) 2TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức chung trong lĩnh vực quản lý hành chính một văn phong của doanh nghiệp, các kiến thức cơ bản về cách thức tổ chức và điều hành văn phong, các nghiệp vụ cơ bản của công tác hành chính văn phong: tổ chức sắp xếp nơi làm việc, hội họp, lưu trữ, soạn thảo văn bản; nhằm hình thành kỹ năng mềm cho người học, góp phần nâng cao hiệu quả công tác sau khi ra trường.

17. Đại số tuyến tính B (Linear Algebra B) 2TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và ứng dụng về: ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vector, giá trị riêng, vector riêng, dạng

13

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

toàn phương, dạng song tuyến tính; nhằm giúp người học phát triển khả năng tư duy logic, và giải quyết các bài toán liên quan đến chuyên ngành.

18. Giải tích B (Mathematical Analysis B) 3TC

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và ứng dụng về phép tính vi phân, tích phân, tích phân bội, tích phân đường, tích phân mặt, ứng dụng phép tính tích phân và vi phân vào hình học, phương trình vi phân, phép biến đổi Laplace, chuỗi số và chuỗi hàm; nhằm giúp người học phát triển khả năng tư duy logic, khả năng phân tích định lượng, và giải quyết các bài toán liên quan đến chuyên ngành.

19. Hoá học đại cương (General Chemistry) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu trúc vật chất, cơ sở lý thuyết của các phản ứng và các quá trình hoá học, làm nền tảng cho các học phần cơ sở và chuyên ngành; nhằm giúp người học hiểu và vận dụng được các kiến thức hóa học trong lĩnh vực chuyên môn.

20. Hóa hữu cơ (Organic Chemistry) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức hóa học hữu cơ ứng dụng trong ngành thực phẩm gồm cơ sở lý thuyết hóa học hữu cơ (các hiệu ứng điện tử, cơ chế các phản ứng hữu cơ); tính chất vật lý và hóa học của các hợp chất hữu cơ cơ bản; nhằm giúp người học có được kiến thức nền để hiểu và tiếp thu được các môn khoa học cơ sở và chuyên ngành, có khả năng ứng dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu và sản xuất thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

21. Vật lý đại cương B (General Physics B) 3 (2+1)TC

Học phần trang bị cho người học một số kiến thức cơ bản và nâng cao phù hợp với ngành học về: cơ học, nhiệt học, điện từ học, thuyết tương đối Einstein, quang lượng tử, cơ học lượng tử để làm nền tảng cho các học phần cơ sở và chuyên ngành kỹ thuật; hiểu biết và ứng dụng vật lý trong khoa học, công nghệ và đời sống.

22. Sinh học đại cương (General Biology) 2TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về tổ chức của cơ thể sống, về quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể sống, về sự sinh trưởng - phát triển, sinh sản và cơ chế di truyền của sinh vật; nhằm giúp người học nắm được bản chất và cơ chế của sự sống để tiếp thu tốt các học phần chuyên ngành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn của ngành học.

23. Hóa lý- Hóa keo (Physical and Colloidal Chemistry) 2 (1+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về cân bằng trong hệ dị thể, các hiện tương bề mặt, các tính chất của hệ keo; nhằm giúp người học có được những kiến thức cơ sở để hiểu và tiếp thu các kiến thức chuyên ngành và khoa học cơ sở khác, có khả năng ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu và sản xuất thực phẩm.

24. Lý thuyết xác suất và thống kê toán (Probability Theory and Mathematical Statistics) 3 TC

Học phần cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản về xác suất; các hiện tượng ngẫu nhiên và ứng dụng vào thực tế, phương pháp thu thập thông tin, chọn mẫu, phương pháp ước lượng, kiểm định giả thuyết, tương quan hồi quy; nhằm giúp người học nắm vững các lý luận nền tảng về thu thập và xử lý thông tin.

25. Thiết kế và phân tích thí nghiệm (Experimental Design and Analysis) 3TC

14

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Học phần cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng cụ thể về: thiết kế thí nghiệm, kiến thức cơ bản về thu thập và xử số liệu, biểu diễn và phân tích kết quả, sử dụng một số phần mềm chuyên dụng; nhằm giúp người học có khả năng thực hiện độc lập và phát triển các kỹ năng trên trong lĩnh vực chuyên môn ngành nghề.

26. Hoá phân tích (Analytical Chemistry) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành cơ bản về cân bằng hóa học trong dung dịch điện ly, sai số và cách đánh giá, đại cương về các phương pháp phân tích hóa học và phân tích công cụ, phương pháp tách chiết, các thao tác cơ bản và cách vận hành trang thiết bị trong phong thí nghiệm hóa phân tích, cách pha chế và kiểm tra nồng độ hóa chất để làm nền tảng cho các học phần cơ sở, chuyên ngành và ứng dụng trong nghiên cứu, sản xuất thực phẩm.

27. Hóa sinh học thực phâm (Food Biochemistry) 4 (3+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về thành phần hóa học, cấu tạo của các hợp chất sinh học và sự chuyển hóa của chúng trong tế bào sinh vật; mối liên hệ giữa các chu trình chuyển hóa các chất, trau dồi cho người học kỹ năng phân tích định tính và định lượng các hợp chất sinh học (glucid, protein, lipid, vitamin), xác định hoạt độ của enzyme; nhằm giúp người học có được kiến thức cơ sở làm nền tảng cho các học phần chuyên ngành và ứng dụng trong nghiên cứu, sản xuất thực phẩm.

28. Hóa học thực phâm (Food Chemistry) 2TC

Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức về vai tro, tác động của nước đối với quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm, đặc tính công nghệ của protein và carbohydrate trong thực phẩm, một số biến đổi của lipid và protein, phản ứng sẫm màu và biến đổi của một số chất màu trong quá trình sản xuất thực phẩm; nhằm giúp người học có được kiến thức cơ sở để khai thác hợp lý các loại nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm mới.

29. Dinh dưỡng học (Food Nutrition) 2TC

Học phần cung cấp cho người học các kiến thức căn bản về nhu cầu năng lượng và khẩu phần dinh dưỡng của người sử dụng thực phẩm, làm cơ sở cho việc sản xuất và thương mại hóa sản phẩm thực phẩm; nhằm góp phần giúp người học có khả năng phát triển kiến thức để tự thiết kế khẩu phần dinh dưỡng hợp lý cho mình, cho gia đình và cho người tiêu dùng thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của một xã hội hiện đại trong đó người tiêu dùng hiểu biết về “thực đơn dinh dưỡng” của mình.

30. Kỹ thuật nhiệt (Heat Engineering) 3TC

Học phần cung cấp cho người học: thông số vật lý - nhiệt của chất làm việc, khí lý tưởng - hỗn hợp khí lý tưởng, định luật nhiệt động 1 và 2, các quá trình nhiệt động, hơi nước và không khí ẩm, chu trình nhiệt động động cơ nhiệt và máy lạnh, truyền nhiệt; nhằm giúp người học có được những kiến thức làm cơ sở để hiểu và tiếp thu các môn học khoa học cơ sở khác và chuyên ngành.

31. Kỹ thuật thực phâm (Food Engineering) 4 (3 +1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản liên quan đến lưu chất, cân bằng vật chất và năng lượng, quá trình truyền khối, nguyên lý, cơ sở tính toán, phương thức kiểm soát và ứng dụng của các quá trình kỹ thuật cơ bản trong chế biến thực phẩm; nhằm giúp người học có được những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật thực phẩm làm cơ sở để hiểu và tiếp thu các môn học khoa học kỹ thuật chuyên ngành và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

32. Vi sinh thực phâm (Food Microbiology) 4 (3+1)TC

15

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về vi sinh vật: hình thái, cấu tạo, quá trình trao đổi chất, sự sinh trưởng và phát triển, nguồn gốc, hệ vi sinh vật trong thực phẩm, chuyển hóa các chất trong thực phẩm, ứng dụng vi sinh vật; một số bệnh lây qua thực phẩm và cách phong ngừa; trang bị cho người học những hiểu biết chung về phong thí nghiệm vi sinh vật; kỹ năng lấy mẫu, xử lý mẫu, nuôi cấy, phân lập, định tính, định lượng vi sinh vật; nhằm giúp người học có được kiến thức và kỹ năng cần thiết để học các học phần chuyên ngành và ứng dụng trong nghiên cứu, sản xuất thực phẩm.

33. Phân tích thực phâm (Food Analysis) 4 (2+2)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về kỹ thuật lấy mẫu, xử lý mẫu, đánh giá cảm quan, kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá biến đổi chất lượng sản phẩm, hàm lượng các chất gây hại trong thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng của thực phẩm và ứng dụng; huấn luyện cho người học kỹ năng lấy mẫu, xử lý mẫu, đánh giá cảm quan và xác định các chỉ tiêu hóa học, vệ sinh thực phẩm; nhằm giúp người học có được kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực phân tích, kiểm định, nghiên cứu và sản xuất thực phẩm.

34. Quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phâm (Food Hygiene, Safety and Quality Management) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức: nguyên tắc cơ bản về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, nguyên nhân gây mất vệ sinh, an toàn thực phẩm và cách phong ngừa, các phương pháp quản lý chất lượng thực phẩm, kỹ năng tìm kiếm và sử dụng các hệ thống văn bản pháp quy liên quan; nhằm giúp người học phát triển kiến thức nền tảng về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; ứng dụng được vào công tác quản lý chất lượng thực phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thực phẩm.

35. Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Method) 2TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức chung về quá trình hình thành và thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, phương pháp bố trí thí nghiệm và thu thập thông tin, phương pháp trình bày báo cáo và công bố kết quả nghiên cứu khoa học; nhằm giúp người học có được kiến thức và kỹ năng tổ chức, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn ngành nghề.

36. Ngoại ngữ chuyên ngành (Foreign Languages for Special Purposes) 3TC

Học phần cung cấp cho người học các thuật ngữ cơ sở ngành và chuyên ngành thực phẩm; rèn luyện kỹ năng tự tra cứu tài liệu và đọc hiểu các tài liệu chuyên môn bằng ngôn ngữ Anh/Pháp/Nga/.

37. Tin học ứng dụng trong công nghệ thực phâm (Applied Informatics in Food Technology and Processes) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về phương pháp áp dụng tin học trong tính toán các quá trình sản xuất, phần mềm ứng dụng trong tổ chức, quản lý, kiểm soát các quá trình sản xuất; nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng ứng dụng tin học để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn.

38. Ứng dụng công nghệ sinh học trong thực phâm (Application of Biotechnology in Food Processing) 3TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về công nghệ các quá trình sinh học, kỹ thuật di truyền, tái tổ hợp ADN, cảm biến sinh học; nhằm giúp người học có khả năng vận dụng kiến thức công nghệ sinh học trong sản xuất thực phẩm, phân tích đánh giá chất lượng thực phẩm, khai thác và tách chiết các hoạt chất có giá trị sinh học từ nguồn nguyên liệu thuỷ sản, và xử lý chất thải thực phẩm.

16

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

39. Vật lý thực phâm (Food Physics) 3(2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về đặc trưng vật lý của thực phẩm, tính chất điện từ, các tính chất lưu biến cơ bản, hệ nhiều pha, phương pháp đo các thông số cơ bản của thực phẩm; nhằm giúp người học vận dụng kiến thức của học phần trong chế biến và đánh giá chất lượng thực phẩm.

40. Nguyên liệu và công nghệ sau thu hoạch (Raw Material and Post-harvest Technology) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm và một số sản phẩm đặc thù dùng trong nông nghiệp, công nghiệp và các lĩnh vực khác; các phương pháp bảo quản, hạn chế tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho nguyên liệu đầu vào của nhà máy chế biến; nhằm giúp người học có khả năng định hướng sử dụng nguyên liệu và nguyên liệu con lại, tránh các thiệt hại do bảo quản không đúng cách, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong ngành nghề của mình.

41. Công nghệ lạnh và lạnh đông thủy sản (Aquatic Chilling and Freezing Technology) 4 (3+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về nguyên lý chế biến, bảo quản lạnh và lạnh đông thực phẩm, công nghệ sản xuất, phương pháp bảo quản, vận chuyển các sản phẩm thực phẩm lạnh và lạnh đông, kỹ năng sản xuất một số sản phẩm thực phẩm lạnh, đông lạnh; nhằm giúp người học ứng dụng được kiến thức và kỹ năng liên quan vào thực tế sản xuất.

42. Công nghệ sản xuất sản phâm thuỷ sản truyền thống (Aquatic Traditional Production Technology) 4 (2+2)TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức mang tính nguyên lý và kỹ năng thực hành trong công nghệ sản xuất sản phẩm truyền thống như thủy sản ướp muối, nước mắm, thủy sản khô, lên men; nhằm giúp người học có khả năng hoàn thiện và nâng cao giá trị cho các sản phẩm truyền thống, góp phần gìn giữ, phát huy sản phẩm thủy sản truyền thống và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

43. Công nghệ sản xuất sản phâm thủy sản giá trị gia tăng (Value Added Aquatic Production Technology) 4 (2+2)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức đại cương về thực phẩm giá trị gia tăng, thực phẩm chức năng; những quy định quốc tế và quốc gia về sản xuất, phân phối và tiêu thụ; những vấn đề cơ bản của phát triển sản phẩm; công nghệ sản xuất một số sản phẩm thực phẩm gía trị gia tăng và thực phẩm chức năng quan trọng; nhằm giúp người học khả năng định hướng phát triển sản phẩm, tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cụ thể, giúp các nhà máy chế biến sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.

44. Thiết bị chế biến thực phâm (Food Processing Equipment) 3TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị chế biến thực phẩm; nhằm giúp người học có khả năng lựa chọn và sử dụng thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất và đạt hiệu quả.

45. An toàn lao động trong công nghiệp thực phâm (Occupational Safety in Food Industry) 2TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức liên quan đến pháp luật về bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, kỹ thuật an toàn, phong chống cháy nổ; nhằm giúp người học nhận diện được các yếu tố nguy hiểm và độc hại dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, trên cơ sở đó mà có biện pháp phong ngừa thích hợp, góp phần cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe cho công nhân.

17

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

46. Quản trị sản xuất (Production Management) 3TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý, điều hành hiệu quả cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm; nhằm giúp người học hình thành kỹ năng quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

47. Thực tập sản xuất 1 (Production Practicum 1) (9 tuần) 3 (0+3)TC

Học phần cung cấp cho người học tầm nhìn và kỹ năng thực hành sản xuất ở qui mô công nghiệp trong các lĩnh vực chuyên môn liên quan đến nguyên liệu và công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến thuỷ sản truyền thống, công nghệ lạnh, quản lý chất lượng; công nghệ đồ hộp (tự chọn); nhằm giúp người học củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, nâng cao năng lực nghề nghiệp.

48. Thực tập sản xuất 2 (Production Practicum 2) (9 tuần) 3 (0+3)TC

Học phần rèn luyện cho người học kỹ năng thực hành sản xuất tại các nhà máy chế biến thủy sản và củng cố kiến thức đã học liên quan đến quản trị sản xuất, công nghệ sản phẩm giá trị gia tăng, bao bì và bao gói sản phẩm, công nghệ sản xuất bột cá-dầu cá (tự chọn), công nghệ sản phẩm dùng trong công nghiệp và y dược (tự chọn); nhằm giúp người học nâng cao năng lực nghề nghiệp.

49. Phụ gia thực phâm (Food Additives) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức liên quan đến quy định của pháp luật Việt nam và thế giới về sử dụng chất phụ gia thực phẩm, nguyên tắc sử dụng chất phụ gia thực phẩm, tính chất của một số chất phụ gia thực phẩm phổ biến, rèn luyện kỹ năng sử dụng đúng và hiệu quả chất phụ gia trong chế biến và bảo quản thực phẩm; nhằm giúp người học hình thành kỹ năng sử dụng chất phụ gia thực phẩm vào chống thất thoát sau thu hoạch, hoàn thiện và nâng cao chất lượng của thực phẩm, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

50. Truy xuất nguồn gốc thực phâm (Food Traceability) 2TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về nguyên tắc, công cụ, các hình thức truy xuất nguồn gốc thực phẩm, phương pháp trao đổi và định dạng thông tin truy xuất; nhằm giúp người học có hiểu biết nền tảng về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thiết lập được thủ tục và thực hành truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

51. Công nghệ sản xuất đồ hộp thủy sản (Aquatic Canning Production Technology) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về nguyên lý và kỹ thuật sản xuất đồ hộp thực phẩm, rèn luyện kỹ năng sản xuất một số đồ hộp thực phẩm từ thuỷ sản; nhằm giúp người học có khả năng áp dụng kỹ thuật đóng hộp vào chế biến và bảo quản nguyên liệu thực phẩm thuỷ sản.

52. Công nghệ các sản phâm dùng trong công nghiệp và y dược tư thủy sản (Technology of pharmaceutical and Industrial Aquatic Products) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về nguyên lý và công nghệ sản xuất các chế phẩm dùng trong công nghiệp và y học từ nguyên liệu thủy sản đặc biệt là tận dụng nguyên liệu con lại để làm ra các sản phẩm hữu ích như dầu cá y học, chitin, chitozan, collagen, gelatin, chế phẩm vitamin D3, guanine...; nhằm giúp người học có khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên biển.

53. Phát triển sản phâm tư thuỷ sản (Aquatic Product Development) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và kỹ năng phát triển sản phẩm, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển sản phẩm, phương pháp tạo sản phẩm mới trong điều kiện thí nghiệm - pilot - sản xuất và thương mại hóa sản

18

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

phẩm; nhằm giúp người học có đủ khả năng tham gia trực tiếp vào các hoạt động phát triển sản phẩm thực phẩm thủy sản tại các doanh nghiệp sau khi ra trường.

54. Bao gói thực phâm (Food Packaging) 3TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức nguyên lý chung về bao bì và bao gói thực phẩm, đặc tính và công dụng của một số vật liệu làm bao bì, nhãn bao bì, các phương pháp bao gói thông dụng, cách thức tổ chức bao gói trong nhà máy thực phẩm, những nguy cơ gây hư hỏng thực phẩm bên trong bao bì; nhằm giúp người học có thể đưa ra các phương án lựa chọn bao bì và cách bao gói đúng cho sản phẩm cụ thể, đáp ứng yêu cầu của pháp luật và người tiêu dùng về bao bì và nhãn hàng hóa, phục vụ tốt cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

55. Sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản (Cleaner Production in Seafood Processing) 3TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về quản lý môi trường công nghiệp, sản xuất sạch hơn, phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn, ứng dụng sản xuất sạch hơn vào chế biến thủy sản nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu chi phí sản xuất, tận dụng nguyên liệu con lại và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Học phần sẽ giúp người học có năng lực đề xuất các giải pháp chuyên môn góp phần tăng hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

56. Quản trị nhân sự (Human Resource Management) 2TC

Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về vai tro quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức, chiến lược của tổ chức và quản lý nhân lực, hoạch định, tuyển chọn và bố trí lao động, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nhân lực, thù lao và các phúc lợi cho người lao động, các quan hệ lao động và những vấn đề liên quan; nhằm giúp người học ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế quản lý nhân sự tại đơn vị công tác.

57. Quản trị chất lượng (Quality Management) 2TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: các quan điểm về chất lượng, mô hình chi phí chất lượng, nội dung quản lý chất lượng toàn diện, trình bày các kỹ thuật kiểm soát quá trình bằng thống kê, đánh giá chất lượng, các nguyên lý cơ bản của hệ thống chất lượng và một số tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng phổ biến hiện nay.

58. Công nghệ chế biến rong biển (Seaweed Processing) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về rong biển, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ sản xuất các chế phẩm từ rong biển (dùng trong thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, y dược...) và phát triển sản phẩm từ rong biển; nhằm giúp người học hình thành năng lực chuyên môn trong khai thác và sử dụng nguồn lợi rong biển một cách có hiệu quả.

59. Công nghệ sản xuất bột cá - dầu cá và thức ăn chăn nuôi (Production of Fish Meal and Feed) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về công nghệ chế biến bột cá - dầu cá, thiết bị thực hiện, phát triển sản phẩm từ bột cá - dầu cá, sản xuất thức ăn chăn nuôi; nhằm giúp người học hình thành năng lực chuyên môn trong khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn protein và lipit từ động vật thuỷ sản.

60. Thiết kế dây chuyền công nghệ (Food Plant Design) 3 (2+1)TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về nguyên tắc thiết kế nhà máy thực phẩm, phương pháp lựa chọn phương án thiết kế, bố trí dây chuyền công nghệ, bố trí nhân lực, bố trí mặt bằng sản xuất, mối quan hệ giữa nhiệm vụ thiết kế với quản lý môi trường -

19

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

quản lý chất lượng - vệ sinh-an toàn thực phẩm, tính toán và kiểm tra để hình thành một xưởng sản xuất thực phẩm; nhằm giúp người học có được năng lực chuyên môn để tham gia thiết kế mới, cải tạo hoặc mở rộng nhà máy chế biến thực phẩm.

61. Marketing căn bản (Principles of Marketing) 2TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về marketing: Các khái niệm căn bản; Môi trường marketing; Xây dựng chiến lược marketing; Chương trình marketing liên hợp (chiến lược sản phẩm, giá, phân phối, truyền thông/ chiêu thị); nhằm giúp người học sau khi ra trường làm việc có hiệu quả hơn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản.

62. Công nghệ sản xuất muối ăn (Table Salt Technology) 2TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về tính chất, vai tro của muối ăn trong công nghiệp thực phẩm, công nghệ sản xuất và tinh chế muối ăn; nhằm giúp người học có đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia sản xuất và sử dụng muối ăn trong chế biến thực phẩm.

63. Văn hoá âm thực (Culinary Culture) 2TC

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về cơ sở của nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam, khái quát nền văn hóa ẩm thực của các nước thuộc khối Asean và một số nước châu Âu để tiếp cận cách chế biến món ăn đặc trưng của các nước trên; nhằm giúp người học tự tin hơn trong giao tiếp với bạn bè, khách hàng khắp nơi trên Thế giới.

20

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

X. Danh sách giảng viên dự kiến thực hiện chương trình

X.1. Cơ hữu

STT Họ tên giảng viênChức

danh, học vị

Năm

sinhTên học phần

1.Nguyễn Trọng Thóc GVC. TS. 195

2 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1

Tô Thị Hiền Vinh GVC.ThS. 1962

2.Tô Thị Hiền Vinh GVC. ThS 196

2 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2

Đỗ Văn Đạo GV. ThS 1977

3.Trần Thị Lệ Hằng GVC. ThS 196

1Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nguyễn Hữu Tâm GV. ThS 1977

4.

Trần Thị Lệ Hằng GVC. ThS 1961

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

Trương Thị Xuân GV. ThS 1976

Phạm Quang Tùng GV. ThS 1977

Trần Trọng Đạo GV. ThS 1979

Đỗ Văn Đạo GVCN 1977

Trịnh Công Tráng GV. CN 1982

Vũ Thị Bích Hạnh GV. CN 1983

5.Đỗ Như An GVC. TS 196

1Tin học cơ sở

Nguyễn Đức Thuần GVC. ThS 1962

6.Nguyễn Thị Thúy Hồng GVC.ThS 196

3Ngoại ngữ 1

Lê Hoàng Duy Thuần GV. ThS 1975

7.Nguyễn Thị Kiệp GV. ThS 195

7Ngoại ngữ 2

Nguyễn Thị Kiệp GV. ThS 1957

8. Doãn Văn Hương GV. CN 1959

Giáo dục thể chất 1: điền kinh (Bắt buộc)

21

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

9. Trần Văn Tự GV. CN 1963

Giáo dục thể chất 2 (Tự chọn)

10. Trần Văn Tự GV. CN 1963

Giáo dục thể chất 3 (Tự chọn)

11. TT GDQP Giáo dục quốc phong - An ninh

12.

Hoàng Gia Trí Hải GV. ThS 1981

Kinh tế học đại cươngNguyễn Thị Hải Anh GV. ThS 198

1

Cao Thị Hồng Nga GV. ThS 1982

Tăng Thị Hiền GV. ThS 1982

13.

Phan Thanh Liêm GVC. ThS

1956

kỹ năng giao tiếpDương Thị Thanh Huyền GVC.

ThS1960

Lê Thị Thanh Ngà GV. ThS 1973

Đinh Thị Sen GV. CN 1977

14.

Trần Thị Lệ Hằng GVC. ThS 1961

Lịch sử các học thuyết kinh tế

Tô Thị Hiền Vinh GVC. ThS 1962

Phạm Quang Huy GV.ThS 1966

Đỗ Văn Đạo GV. CN 1977

Vũ Thị Bích Hạnh GV. CN 1983

15.

Trần Đình Chất GVC. TS 1956

Nhập môn quản trị họcLê Hồng Lan GV.ThS 197

1

Ninh Thị Kim Anh GV. ThS 1977

Lê Chí Công GV. ThS 1980

16.Lê Hồng Lam GVC.TS 197

2Quản trị văn phong

Ninh Thị Kim Anh GV.ThS 1977

17. Nguyễn Đình Ái GVC. ThS 1961

Đại số tuyến tính B

22

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Nguyễn Cảnh Hùng GV. ThS 1979

Huỳnh Thị Thúy Lan GV. ThS 1980

Trần Quốc Vương GV. ThS 1982

Nguyễn Thị Thùy Dung GV. ThS 1983

18.Phạm Gia Hưng GV. ThS 196

3Giải tích B

Phạm Thế Hiền GV. ThS 1973

19.

Nguyễn Phước Hoa GVC.TS 1956

Hóa học đại cương

Hoàng Huệ An GVC TS 1961

Nguyễn Đại Hùng GVC. ThS 1962

Trần Quang Ngọc GV.TS 1976

Nguyễn Văn Hoa GV. ThS 1978

Phạm Anh Đạt GVTH. CN

1963

20. Nguyễn Phước Hoà GVC.TS 1956 Hóa hữu cơ

21.Huỳnh Hữu Nghĩa GVC. TS 195

7Vật lý đại cương B

Phan Văn Tiến GV. ThS 1958

22.Nguyễn Tấn Sỹ GVC. ThS 196

3Sinh học đại cương

Trần Thị Lê Trang GV. ThS 1984

23.

Hoàng Huệ An GVC. TS 1961

Hóa lý-Hóa Keo

Nguyễn Đại Hùng GVC. ThS 1962

Trần Quang Ngọc GV.TS 1976

24.

Thái Bảo Khánh GV. ThS 1979

Lý thuyết xác suất và thống kê toánNguyễn Thị Hà GV. ThS 198

0

Nguyễn Quang Tuấn GV. ThS 1983

23

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

25.Ngô Đăng Nghĩa PGS. TS 196

0 Thiết kế và phân tích thí nghiệm

Đặng Thị Thu Hương GV. ThS 1977

26.

Hoàng Huệ An GVC.TS 1961

Hóa phân tíchNguyễn Đại Hùng GV. ThS 1962

Nguyễn Văn Hoa GV ThS 1978

27.

Vũ Ngọc Bội GVC. TS 1966

Hóa sinh học thực phẩmNguyễn Văn Ân GV. ThS 196

3

Nguyễn Công Minh GV. ThS 1982

Đặng Tố Uyên GVTH. ThS

1973

28.

Nguyễn Anh Tuấn GVC. TS 1959

Hóa học thực phẩmVũ Ngọc Bội GVC.TS 1966

Nguyễn Thị Mỹ Trang GV. ThS 1974

29.

Vũ Ngọc Bội GVC.TS 1966

Dinh dưỡng họcNguyễn Thị Thanh Vân GV. ThS 1981

Đỗ Thị Thanh Thuỷ GV.KS 1982

30.

Ngô Đăng Nghĩa PGS. TS 1960

Kỹ thuật nhiệtKhổng Trung Thắng GV. ThS 197

2

Trần Thị Bảo Tiên GV. ThS 1981

Nguyễn Văn Tráng GV. KS 1982

31.

Trần Đại Tiến GVC.TS 1958

Kỹ thuật thực phẩmNguyễn Anh Tuấn GVC. TS 1959

Nguyễn Văn Minh GV. TS 1977

32. Nguyễn Minh Trí GVC.TS 1964

Vi sinh thực phẩm

24

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Nguyễn Thị Thanh Hải GV. ThS 1972

Nguyễn Thị Kim Cúc GV. Th.S 1979

33.

Nguyễn Thuần Anh GVC. TS 1969

Phân tích thực phẩmTrần Thị Mỹ Hạnh GV. ThS 1978

Phạm Thị Đan Phượng GV.KS 1976

34.

Đỗ Văn Ninh GVC.TS 1953

Quản lý chất lượng và vệ sinh - an toàn thực phẩm

Nguyễn Thuần Anh GVC. TS 1969

Trần Văn Vương GV. ThS 1978

Trần Thị Mỹ Hạnh GV. ThS 1978

Phạm Thị Đan Phượng GV.KS 1976

Phan Thị Thanh Hiền GV.KS 1981

35.

Ngô Đăng Nghĩa PGS.TS 1960

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Trang Sĩ Trung PGS.TS 1971

Đỗ Văn Ninh GVC. TS 1953

Huỳnh Nguyễn Duy Bảo GVC. TS 1972

Nguyễn Thế Hân GV. ThS 1982

36.Nguyễn Hoàng Hồ GV. ThS 196

6Tiếng Anh chuyên ngành

Nguyên Thị Kiệp GV. ThS 1957

37.

Huỳnh Nguyễn Duy Bảo GVC.TS 1972

Tin học ứng dụng trong CNTP

Ngô Thị Hoài Dương GVC. ThS 1972

Nguyễn Thế Hân GV. ThS 1982

Phan Xuân Minh Tuấn GV. ThS 1984

38. Trang Sĩ Trung PGS.TS 1971

Ứng dụng công nghệ sinh học trong thực phẩm

25

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Nguyễn Minh Trí GVC.TS 1964

Vũ Ngọc Bội GVC.TS 1966

39.Ngô Đăng Nghĩa PGS.TS 196

0Vật lý thực phẩm

Đặng Thị Thu Hương GV. ThS 1977

40.

Đỗ Văn Ninh GVC. TS 1953

Nguyên liệu và công nghệ sau thu hoạchNguyễn Thị Mỹ Hương GVC.TS 197

0

Nguyễn Hồng Ngân GV.KS 1980

41.

Nguyễn Anh Tuấn GVC.TS 1959

Công nghệ lạnh và lạnh đông thủy sảnNgô Thị Hoài Dương GVC. ThS 197

2

Nguyễn Thế Hân GV. ThS 1982

42.

Đỗ Văn Ninh GVC. TS 1953

Công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản truyền thống

Phạm Văn Đạt GV. ThS 1978

Vũ Lệ Quyên GV.KS 1980

Đặng Trung Thành GV. ThS 1981

43.

Đỗ Văn Ninh GVC. TS 1953

Công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng

Nguyễn Xuân Duy GV.KS 1979

Trần Thị Huyền GV.ThS 1983

Phạm Thị Hiền GV. KS 1981

44.

Nguyễn Văn Minh GV. TS 1977

Thiết bị chế biến thực phẩm

Lưu Hồng Phúc GV.ThS 1976

Nguyễn Thế Hân GV. ThS 1982

Phan Xuân Minh Tuấn GV. ThS 1984

45. Đỗ Văn Ninh GVC. TS 1953

An toàn lao động trong công nghiệp thực phẩm

26

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Nguyễn Anh Tuấn GVC. TS 1959

Thái Văn Đức GV. ThS 1974

46.Nguyễn Ngọc Duy GV.ThS 197

9Quản trị sản xuất

Trần Ái Cẩm GV.ThS 1983

47. BMCNCB Thực tập sản xuất 148. BMCNCB Thực tập sản xuất 2

49.

Ngô Thị Hoài Dương GV. ThS 1972

Phụ gia thực phẩmPhạm Văn Đạt GV. ThS 197

8

Vũ Lệ Quyên GV.KS 1980

Phạm Thị Hiền GV.KS 1981

50.

Nguyễn Anh Tuấn GVC. TS 1959

Truy xuất nguồn gốc thực phẩmMai Thị Tuyết Nga GVC. TS 197

1

Trần Thị Bích Thuỷ GV. ThS 1981

51.

Ngô Thị Hoài Dương GVC. ThS 1972

Công nghệ sản xuất đồ hộp thủy sản

Phạm Văn Đạt GV. ThS 1978

Đỗ Trọng Sơn GV.KS 1984

Nguyễn Thị Thục (TH) GVTH. ThS

1965

52.

Trang Sĩ Trung PGS. TS 1971

Công nghệ các sản phẩm dùng trong công nghiệp và y dược từ thủy sản

Vũ Lệ Quyên GV.KS 1980

Nguyễn Thị Thục  GVTH. ThS

1965

53.

Huỳnh Nguyễn Duy Bảo GVC.TS 1972

Phát triển sản phẩm từ thủy sảnTrần Thị Huyền GV.ThS 198

3

Phạm Thị Hiền GV. KS 1981

54. Đỗ Văn Ninh GVC. TS 1953

Bao gói thực phẩm

27

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Nguyễn Anh Tuấn GVC. TS 1959

Ngô Thị Hoài Dương GVC. ThS 1972

Bùi Trần Nữ Thanh Việt GV.ThS 1979

Phạm Thị Hiền GV. KS 1981

55.

Đỗ Văn Ninh GVC. TS 1953

Sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản

Nguyễn Anh Tuấn GVC. TS 1959

Nguyễn Thế Hân GV. ThS 1982

Nguyễn Xuân Duy GV.KS 1979

56.

Đỗ Thị Thanh Vinh GVC. TS 1962

Quản trị nhân sự Phạm Thị Thanh Bình GV.ThS 1975

Ninh Thị Kim Anh GV.ThS 1977

57.

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh GV.ThS 1979

Quản trị chất lượngLê Chí Công GV.ThS 198

0

Đỗ Thị Thanh Vinh GVC. TS 1962

Phạm Thị Thanh Bình GV.ThS 1975

58.

Nguyễn Anh Tuấn GVC. TS 1959

Công nghệ chế biến rong biển

Huỳnh Nguyễn Duy Bảo GVC.TS 1972

Phan Xuân Minh Tuấn GV. ThS 1984

Đỗ Trọng Sơn  GV.KS 1984

Nguyễn Thị Thục  GVTH. ThS

1965

59.

Vũ Thị Hoa GV.ThS 1983

Marketing căn bảnLê Kim Long GV. TS 1974

Phạm Thị Thanh Bình GV.ThS 1975

28

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

60.

Trang Sĩ Trung GVC. TS 1971

Công nghệ sản xuất muối ănPhan Xuân Minh Tuấn GV. ThS 1984

Nguyễn Xuân Duy GV.KS 1979

61.

Nguyễn Anh Tuấn GVC. TS 1959

Công nghệ sản xuất bột cá - dầu cá và thức ăn chăn nuôi

Nguyễn Văn Thành GV. ThS 1979

Đặng Trung Thành GV. ThS 1981

Nguyễn Thị Thục (TH) GVTH. ThS

1965

62.

Nguyễn Anh Tuấn GVC. TS 1959

Thiết kế dây chuyền công nghệVũ Duy Đô GVC. TS 195

5

Nguyễn Bảo GV.KS 1984

63.

Ngô Thị Hoài Dương GV. ThS 1972

Văn hóa ẩm thựcPhạm Văn Đạt GV. ThS 1978

Trần Thị Huyền GV. ThS 1983

X.2 Thỉnh giảng

TT Họ tên giảng viênChức danh,

học vịNăm sinh Tên học phần

1.Trần Thị Luyến

GS.TS 1950 Phương pháp nghiên cứu khoa học

GS.TS 1950 Công nghệ chế biến rong biển

GS.TS 1950Công nghệ các sản phẩm dùng trong công nghiệp và y dược từ thủy sản

GS.TS 1950 Phát triển sản phẩm từ thủy sản

2. Nguyễn Thị Nga GVC. TS 1949 Hóa sinh học thực phẩm

3. Nguyễn Thị Nhì GVC.ThS 1956 Hóa hữu cơ

4. Nguyễn Đề Thanh GVC. TS 1951 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

5. Nguyễn Thị Minh Tâm GVC.ThS 1955 Đường lối cách mạng của Đảng

29

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Cộng Sản Việt Nam

XI. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập

1. Các phương tiện, thiết bị giảng dạy lý thuyết

Phong học được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị dạy và học (âm thanh, chiếu sáng, máy chiếu, bảng viết, thông gió....) đạt tiêu chuẩn và đảm bảo đủ chỗ ngồi cho người học.

2. Các phương tiện triển khai thực hành, thí nghiệm

Thống kê các phong thực hành, thí nghiệm hiện có:

TT Cơ sở thực hành, thí nghiệm Tổng diện tích

Diện tích triển khai thực hành

Đã có

1. Phong thí nghiệm công nghệ chế biến 1

65, 1 m2 65, 1 m2 X

2. Phong thí nghiệm công nghệ chế biến 2

65, 1 m2 65, 1 m2 X

3. Phong thí nghiệm công nghệ chế biến 3

65, 1 m2 65, 1 m2 X

4. Phong phân tích 32, 55m2 32, 55m2 X

5. Phong thí nghiệm Hóa 65, 1 m2 65, 1 m2 X

6. Phong thí nghiệm Hóa sinh - Vi sinh 65 m2 65 m2 X

7. Phong thực hành vật lý 155m2 155m2 X

8. Xưởng chế biến thủy sản 2 ha 256m2 X

3. Thư viện, tài liệu

3.1. Thư viện

Hệ thống thư viện điện tử của trường Đại Học Nha Trang đã được đầu tư xây dựng với hàng trăm chỗ ngồi và hàng vạn đầu sách là nơi tra cứu, tham khảo quan trọng cho sinh viên. Ngoài ra Bộ môn và Khoa có nhiều đầu sách và tài liệu điện tử cho sinh viên tham khảo.

3.2. Tài liệu

TT Môn học Giáo trình/tài liệu Tác giảNăm xuất bản

Nhà xuất bản

1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin 1

Giáo Trình Triết học Mác - Lênin Phan Thanh Phố 1997 NXB. Chính trị

Quốc giaGiáo Trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Phan Thanh Phố 2001 NXB. Chính trị Quốc gia

Giáo Trình Chủ Phạm Văn Thái 1997 NXB. Chính trị

30

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

nghĩa Xã hội khoa học Quốc gia

2.

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin 2

Giáo Trình Triết học Mác - Lênin Phan Thanh Phố 1997 NXB. Chính trị

Quốc giaGiáo Trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Phan Thanh Phố 2001 NXB. Chính trị Quốc gia

Giáo Trình Chủ nghĩa Xã hội khoa học

Phạm Văn Thái 1997 NXB. Chính trị Quốc gia

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh

Giáo Trình Tư tưởng Hồ Chí Minh

Mạch Quang Thắng 2001 NXB. Chính trị

Quốc gia

4.

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Nguyễn Thị Minh Tâm Lưu hành nội bộ

Giáo Trình Lịch sử Đảng CS Việt Nam

Nguyễn Văn Phùng 2001 NXB Chính trị

quốc gia

5. Tin học cơ sở

Giáo Trình Tin học Đại cương

Nguyễn Hữu Trọng 2001 Lưu hành nội bộ

Tin học cơ sở Nguyễn Hữu Trọng 2001 Lưu hành nội bộ

6. Ngoại ngữ 1

New Headway Pre-Intermediate

Liz and JOhn Soars 1998 NXB. Cambright

TOEIC Khoa ngoại ngữ - ĐH Nha Trang 2000 Lưu hành nội bộ

7. Ngoại ngữ 2

New Headway Pre-Intermediate

Liz and JOhn Soars 1998 NXB. Cambright

TOEIC Khoa ngoại ngữ - ĐH Nha Trang 2000 Lưu hành nội bộ

8. Giáo dục thể chất 1 Giáo dục thể chất Trần Văn Tự 2001 Lưu hành nội bộ

9. Giáo dục thể chất 2 Giáo dục thể chất Trần Văn Tự 2001 Lưu hành nội bộ

10. Giáo dục thể chất 3 Giáo dục thể chất Trần Văn Tự 2001 Lưu hành nội bộ

11.Giáo dục quốc phong-An ninh

Giáo dục quốc phong Hoàng Anh Bảy 2001 Lưu hành nội bộ

12. Kinh tế học đại cương

Kinh tế học đại cương Nhiều tác giả NXB Khoa học

và Kỹ thuậtNguyên lý Kinh tế học Gregory Mankiw 2004 NXB Thống Kê

Kinh tế học vi mô Robert Pindyck, Daniel Rubinfeld 2000 NXB Thống Kê

13. Kỹ năng giao tiếp

Tâm lý học giao tiếp Trần Lộ 1993 Đại học mở bán

công TP.HCM

Giao tiếp sư phạm Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh 1999 NXB Giáo dục

Khoa học giao tiếp Dương Thanh Huyền

1998 Lưu hành nội bộ

31

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Communication theories for everyday life.

Baldwin, J.R., Perry, S.D., & Moffitt, M.A.

2004New York: Pearson Education. Inc

14.Lịch sử các học thuyết kinh tế

Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế

Trần Bình Trọng 2003 NXB Thống Kê - HN

15. Nhập môn quản trị học

Giáo trình quản trị học

Đoàn Thị Thu Hà và cộng sự 2007 NXB Giao thông

Vận tảiNhập môn quản trị học Đào Duy Huân 1996 NXB Thống kê

Quản trị học Lê Thế Giới (chủ biên) 2006 NXB Tài chính

16. Quản trị văn phong

Quản trị hành chánh văn phong

Nguyễn Hữu Thân 2007 NXB Thống kê

Quản trị hành chính văn phong

Vương Thị Kim Thanh 2009 NXB Thống kê

Quản trị hành chánh văn phong

Đào Duy Huân - Nguyễn Đình Chính

1998 NXB Thống kê

Quản trị văn phong doanh nghiệp

Phạm Hưng - Nguyễn văn Đáng - Lê Văn In

1995 NXB Chính trị Quốc gia

Nghiệp vụ văn phong và nghề thư ký

Lê Văn In - Phạm Hưng - Liêng Bích Ngọc

2001NXB TP. HCM

Những điều cần biết để soạn thảo văn bản

Vương Hoàng Tuấn 2000 NXB Trẻ

Nghiệp vụ thư ký văn phong

Dương Văn Khảm - Nguyễn Hữu Thới - Trần Hoàng

1997 NXB Chính trị Quốc gia

17. Đại số tuyến tính B

Đại số tuyến tính Nguyễn Hữu Viết Hưng 2001 NXB.ĐHQG.HN

Đại số tuyến tính trong kỹ thuật Trần Văn Hãn 1994 NXB.ĐH&THC

NToán cao cấp 3 tập (dành cho SV khối kỹ thuật)

Nguyễn Đình Trí 1998 NXB Giáo dục

18. Giải tích BModern Analysis E. Nikolsky 1986 NXB. MoscowPhép tính vi tích phân,tập I,II

Phan Quốc Khánh 2001 NXB.Giáo dục

19. Hóa học đại cương

Cơ sở lý thuyết hóa học-Phần 1-Cấu tạo chất

Nguyễn Đình Chi2005 NXB Khoa học

và Kỹ thuật

Cơ sở lý thuyết hóa học-Phần 2-Các quá trình hóa học

Nguyễn Hạnh2005 NXB Khoa học

và Kỹ thuật

Cơ sở Lý thuyết Hóa học-Phần bài tập

Lê Mậu Quyền 2005 NXB Khoa học và Kỹ thuật

32

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Hóa học Đại cương Nguyễn Đức Chung

2002 NXB.ĐHQG.TP.HCM

20. Hóa hữu cơ

Cơ chế và phản ứng Hóa học hữu cơ-Tập 1,2,3

Thái Doãn Tĩnh 2008 NXB Khoa học và Kỹ thuật

Cơ sở hóa học Hữu cơ-Tập 1,2,3 Thái Doãn Tĩnh 2008 NXB Khoa học

và Kỹ thuậtBài tập cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ Thái Doãn Tĩnh 2007 NXB Khoa học

và Kỹ thuật

21.Vật lý đại cương B

Vật lý đại cương T1, T2, T3

Lương Duyên Bình 2003 NXB Giáo dục

Vật lý đại cương Lương Duyên Bình 1994 NXB Giáo dục

22. Sinh học đại cương

Sinh hoc đại cương Phạm Thành Hổ 2004 NXB ĐHQG TP HCM

Sinh học phân tử Hồ Huỳnh Thùy Dương 1997 NXB Giáo dục

Công nghệ tế bàoNguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên

2002 ĐHQG TP HCM

23. Hóa lý-Hóa Keo

Giáo trình Hóa keo Mai Hữu Khiêm 2008 NXB.ĐHQG.TP.HCM

Introduction of Food Colloids Dicknison, E. 1992 Oxford Science

publications.

Nhiệt động hóa học Đào Văn Lượng 2007 NXB Khoa học và Kỹ thuật

Nhiệt động trong hóa kỹ thuật La Văn Bình 2001 NXB Khoa học

và Kỹ thuật

24.

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Mở đầu về lý thuyết xác suất và các ứng dụng

Đặng Hùng Thắng 1997 NXB Giáo dục

Thống kê và ứng dụng

Đặng Hùng Thắng 1999 NXB Giáo dục

25.Thiết kế và phân tích thí nghiệm

Quy hoạch thực nghiệm Nguyễn Cảnh 2004 NXB Đại học

quốc gia Tp HCM

Tối ưu hóa thực nghiệm trong hóa học và kỹ thuật hóa học

Nguyễn Cảnh Nguyễn Đình Soa

1994 Trường đại học kỹ thuật TPHCM

Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu

Phạm Hiếu Hiền 2001 NXB Nông nghiệp

Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MS-Excel

Đặng văn Giáp 1997 NXB Giáo dục

26. Hóa phân tích Cơ sở hóa học Phân

tích Hoàng Minh Châu

2007 NXB Khoa học và Kỹ thuật

Phân tích định Nguyễn Thị Thu 2004 NXB.ĐHQG.

33

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

lượng Vân TP.HCMBài tập hóa Phân tích

Nguyễn Thị Thu Vân 2000 NXB.ĐHQG.

TP.HCMModern analytical chemistry David Harvey 2000 McGraw - Hill

Principles and aractice of analytical chemistry

F.W. Fifield & D.Kealey 2000

Blackwell Science

27. Hóa sinh học thực phẩm

Hoá sinh học Phạm T.Trân Châu,Trần Thị Áng

1998 NXB Giáo dục

Hoá sinh học Công nghiệp

Lê Ngọc Tú và công tác viên 2002 NXB Khoa học

và Kỹ thuậtHoá sinh học Công nghiệp

Lê Ngọc Tú, Lê Doãn Diên 1998 NXB Khoa học

và Kỹ thuật

Biochemistry Lubert Stryer 1994W. H. Freeman and Company New York.

28. Hóa học thực phẩm

Hoá học Thực phẩm Lê Ngọc Tú 2003 NXB Khoa học

và Kỹ thuật

Hóa học thực phẩm Hoàng Kim Anh 2007 NXB Khoa học và Kỹ thuật

Biến hình sinh học các sản phẩm từ hạt

Lê Ngọc Tú 2002 NXB Khoa học và Kỹ thuật

29. Dinh dưỡng học

Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

Bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Đại học Y Hà Nội

1996 NXB. Y học, Hà Nội

Những vấn đề Hoá sinh học hiện đại

Nguyễn Chấn 1999 NXB Khoa học và Kỹ thuật

Dinh dưỡng lâm sàng.

Viện dinh dưỡng - Bộ Y tế

2002 NXB. Y học.

Handbook of Nutrition

David L. Yeung và cộng sự

2003 HEINZ.

Modern Nutrition in Health and Disease, 10th Edition

Shils, Maurice E. và cộng sự 2006 Lippincott

30. Kỹ thuật nhiệt

Nhiệt động lực học kỹ thuật

Hoàng Đình Tín, Lê Chí Hiệp

1997 NXB Khoa học và Kỹ thuật

Truyền nhiệt và tính toán thiết bị truyền nhiệt

Hoàng Đình Tín 1998 NXB Khoa học và Kỹ thuật

Bài tập Nhiệt kỹ thuật

Bùi Hải, Hoàng Đình Tín 1993 NXB Khoa học

và Kỹ thuật31. Kỹ thuật

thực phẩmQuá trình máy và thiết bị công nghệ hoá chất và thực phẩm

Vũ Bá Minh,Võ Văn Bang

2004 NXB.ĐHQG.TP. HCM

Các quá trình thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm T1

Nguyễn Bin 2001 NXB Khoa học và Kỹ thuật

34

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Các quá trình thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm T2

Nguyễn Bin 2003 NXB Khoa học và Kỹ thuật

Các quá trình thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm T3

Phạm Xuân Toản 2003 NXB Khoa học và Kỹ thuật

Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm

Lê Bạch Tuyết 1996 NXB Giáo dục

32. Vi sinh thực phẩm

Vi sinh vật học Nguyễn Lân Dũng

2002 NXB Khoa học và Kỹ thuật

Vi sinh vật và vệ sinh an toàn thực phẩm

Lương Đức Phẩm 2000 NXB Nông

Nghiệp

Vi sinh vật nhiễm tạp trong lương thực và thực phẩm

Nguyễn Thị Hiền 2003 NXB Nông nghiệp

Food microbiology Adams, M.R. & Moss, M.O.

2002 RSC, UK.

Microbiology (Concepts and Applications)

Michael J Pelczar et al.

1993 McGraw-Hill, INC

Hướng dẫn thực hành vi sinh vật học

Trần Thanh Thủy 2002 NXB Giáo dục

Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm

Trần Linh Thước 2002 NXB Giáo dục

Sổ tay phân tích Vi sinh vật thực phẩm

FDA 2001 FDA

Microbiological Applications Laboratory Manual in General Microbiology

Benson Alfred E Brown

2001

McGraw Hill

33. Phân tích thực phẩm Kiểm nghiệm lương

thực, thực phẩm

Phạm Văn Sổ, Bùi Thị Như Thuận

1991 ĐHBK.HN

Phân tích kiểm nghiệm thực phẩm thuỷ sản

Đặng Văn Hợp, Đỗ Minh Phụng, Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thuần Anh

2010 NXB Khoa học và Kỹ thuật

Thực hành đánh giá cảm quan

Nguyễn Hoàng Dũng 2006 NXB ĐH Quốc

gia TP. HCM

Thí nghiệm phân tích thực phẩm

Trần Bích Lam 2006 NXB ĐH Quốc gia TP. HCM

35

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Quản lý và kiểm tra chất lượng thực phẩm

Hà Duyên Tư 1996 Trung tâm sắc ký TP Hồ Chí Minh.

Analytical method for food additives

Roger Wood, Lucy Foster, Andrew Damant and Pauline Key

2004CRC Press, Boca Raton Boston New York Washington, DC

Handbook of food analytical chemistry

Ronald E. Wrolstad. 2003 A John Wiley

and Sons, INC, Publication.

Sample preparation techniques in analytical chemistry

Somenath Mitra. 2003A John Wiley and Sons, INC, Publication, Canada

Sensory Evaluation Techniques

Meilgaard - Civille - Carr 1999 CRC

34.

Quản lý chất lượng và Vệ sinh - an toàn thực phẩm

Quản lý chất lượng thực phẩm thuỷ sản

Đặng Văn Hợp, Đỗ Văn Ninh, Nguyễn Thuần Anh

2005 NXB.Nông nghiệp

Nhập môn HACCP (dành cho các nhà chế biến thuỷ sản)

Tài liệu dịch 1997 NXB Nông nghiệp

Hướng dẫn về mối nguy và phân tích mối nguy trong thuỷ sản

Tài liệu dịch 1999 NXB Nông nghiệp

Vệ sinh trong các xí nghiệp chế biến thủy sản

Tài liệu dịch 1998 NXB Nông nghiệp

Các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thuỷ sản

Bộ thuỷ sản- Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản

1996 NXB Nông nghiệp

Food safety and toxicity

John De Vries 1996 CRC press

Food safety Nina E. Redman 2007 ABC-CLIO, Inc USA

Safety and quality issues in ish processing

H. Allan Bremner

2002 CRC press

Food safety hanbook Ronald H. Schmidt,

Gary E. Rodrick2003 John wiley &

Sons, Inc

35. Phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Vũ Cao Đàm 2007 NXB Khoa học và Kỹ thuật

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Trần Thị Luyến 2007 Lưu hành nội bộ

Phương pháp luận nghiên cứu khoa

Trưng Nguyên 2008 NXB Giao thông Vận Tải

36

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

họcQuy hoạch thực nghiệm Nguyễn Cảnh 2004 ĐHBK.TP.HCM

36.Ngoại ngữ chuyên ngành

ESP for food processing technology

WUSC và KhoaNgoạiNgữ ĐH NhaTrang

2004 ĐH NhaTrang& WUSC

The language of chemistry, food and biological technology in English

GSTS Nguyễn Thị Hiền, GSTS Nguyễn Trọng Đàn, ThS. Lê Thị Lan Chi

2009 ĐH BáchKhoa Hà Nội

37.Tin học ứng dụng trong CNTP

Fundamentals of food process engineeringFood processing operations modeling design and analysis..

Romeo. I. Toledo 2007 Springer

Computer applications in food technology : Use of spreadsheets in graphical, statistical, and process analysis

R. Paulsingh 1996 Elsevier Science & Technology

Handbook of food engineering.

Joseph Rudayaraj 2002 Marcell

Deckker

Excell for scientists and engineers_Numerical methods.

Dennis R.Heldman, Daryl B, Lundb. E. Joseph Billo.

2007 CRC Press.

38.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghệ thực phẩm

Công nghệ enzyme Nguyễn Trọng Cẩn 1997 NXB Nông

nghiệp

Những kiến thức cơ bản về Công nghệ Sinh học

Nguyễn Thị Hiền,Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Tiến Thắng

1996 NXB Giáo dục

Giáo trình vi sinh vật học công nghiệp Kiều Hữu Ảnh 1999 NXB Khoa học

và Kỹ thuật

CNSH Tập 3: Enyme và ứng dụng

Phạm Thị Trân Châu

2007 NXB Giáo dục

Food Biotechnology, 2nd Edition

Kalidas Shetty và cộng sự

2006 T&F Informa

Biotechnologie René Scriban 1999 Tec&Doc39. Vật lý thực

phẩmPhysical properties of materials

 Mary Anne White 

2011 CRC Press

37

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Food Texture and Viscosity: Concept and Measurement

Malcolm Bourne 2002 Elsevier Science

Food Texture and Rheology  P. Sherman 1979 Academic Pr 

40. Nguyên liệu và công nghệ sau thu hoạch

Chế biến thuỷ sản - Tập 1

Nguyễn Trọng Cẩn - Đỗ Minh Phụng

2005 NXB Nông nghiệp

Cá tươi, chất lượng và những biến đổi chất lượng (Bản dịch của SEAQIP)

H. H. Huss 2004 NXB Nông nghiệp

Hướng dẫn xử lý và bảo quản tôm sú (Tái bản lần 2)

Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, Huỳnh Lê Tâm, Else Marie Andersen

2005 NXB Nông nghiệp

Kỹ thuật chế biến rong biển

Trần Thi Luyến, Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Đăng Nghĩa

2003 NXB Nông nghiệp

Hướng dẫn vận chuyển và bảo quản thuỷ sản tươi sống (Bản dịch của SEAQIP)

Tài liệu kỹ thuật của Infofish 2004

NXB Nông nghiệp

Đảm bảo chất lượng thuỷ sản (Bản dịch của SEAQIP)

H.H. Huss 2003 NXB Nông nghiệp

Hướng dẫn xử lý và bảo quản nhuyễn thể chân đầu nguyên liệu

Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, Nguyễn Huy Quang, Huỳnh Lê Tâm

2005 NXB Nông nghiệp

Bảo quản và chế biến cá ngừ làm sashimi

Bộ thuỷ sản- Dự án cải thiện và xuất khẩu thuỷ sản

1999 NXB Nông Nghiệp

Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.

Bộ Y tế 2001 Bộ y tế

Cephalopods: Handling, processing and products

R. Kreuer 1984FAO Fisheries technical paper No 254

Fisheries processing, biotechnological application

A.M. Martin 1992 Chapman HallNal

Fish processing G.M. Hall 1992 Blackle academic

38

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

technology profession

Transformation des produits marins

Christine Bélanger et J.Roland Chevrie

1990 Centre spécialisé des pêches

41.

Công nghệ lạnh và lạnh đông thủy sản

Kỹ thuật lạnh thực phẩm

Nguyễn Xuân Phương 2004 NXB. Khoa học

và Kỹ thuật Công nghệ lạnh Thuỷ sản Trần Đức Ba 2004 NXB.ĐHQG.TP.

Hồ Chí Minh

Transformation des produits marins

Christine Bélanger et J.Roland Chevrie

1990

Centre spécialisé des pêches

Food Processing: Principles and Applications

J. Scott Smith and Y. H. Hui Ph.D

2004 Blackwell publishing

Food Processing Technology: Principles and Practice

Peter Fellows 2000 Woodhead Publishing

Fish processing technology G.M. Hall 1992 Blackle academic

professionalHướng dẫn Thực hành công nghệ chế biến thủy sản

Bộ môn Công nghệ chế biến 2008 Lưu hành nội bộ

42.

Công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản truyền thống

Công nghệ chế biến thực phẩm thuỷ sản Tập 2

Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng

1990 NXB Nông Nghiệp

Một số sản phẩm chế biến từ cá và hải sản khác

Lương Hữu Đồng 1981 NXB Nông

nghiệp

Nghề mắm gia truyền và chế biến một số hải sản

Phạm Văn Vinh 1989 NXB Tổng hợp Phú Khánh

Food Processing: Principles and Applications

J. Scott Smith and Y. H. Hui Ph.D

2004 Blackwell publishing

Food Processing Technology: Principles and Practice

Peter Fellows 2000 Woodhead Publishing

Fish processing technology G.M. Hall 1992 Blackle academic

professionalHướng dẫn Thực hành công nghệ chế biến thủy sản

Bộ môn Công nghệ chế biến 2008 Lưu hành nội bộ

43. Công nghệ sản xuất sản phẩm thủy sản giá trị

Cơ sở kỹ thuật và nguyên lý chế biến sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Trần Thị Luyến 1996 Lưu hành nội bộ

39

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

gia tăng

Chế biến surimi và các sản phẩm thuỷ sản gốc surimi

Bộ thuỷ sản- Dự án cải thiện và xuất khẩu thuỷ sản

1999 NXB Nông Nghiệp

Sản xuất các sản phẩm tôm-surimi giá trị gia tăng

Bộ thuỷ sản- Dự án cải thiện và xuất khẩu thuỷ sản

2000 NXB Nông Nghiệp

Sản xuất hàng thuỷ sản bao bột và tẩm bột từ cá xay và surimi

Bộ thuỷ sản- Dự án cải thiện và xuất khẩu thuỷ sản

1999 NXB Nông Nghiệp

Phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản khô và chín

Vũ Thị Kim Ninh 1987 NXB Nông nghiệp

Fish processing technology G.M. Hall 1992 Blackle academic

professional

Transformation des produits marins

Christine Bélanger et J.Roland Chevrie

1990Centre spécialisé des pêches

Le fumage du poison

Camille Knockaert 1990 Ifremer

Technologies in the Food Industry

Thomas Ohlsson, Nils Bengtsson 2002

Woodhead publishing limited

Food Processing: Principles and Applications

J. Scott Smith and Y. H. Hui Ph.D

2004 Blackwell publishing

Food Processing Technology: Principles and Practice

Peter Fellows 2000 Woodhead Publishing

Fish processing technology G.M. Hall

1992 Blackle academic professional

Hướng dẫn Thực hành công nghệ chế biến thủy sản

Bộ môn Công nghệ chế biến 2008 Lưu hành nội bộ

44. Thiết bị chế biến thực phẩm

Máy gia công cơ học nông sản - thực phẩm

Nguyễn Như Nam,Trần Thị Thanh

2000 NXB Giáo dục

Máy và thiết bị lạnh Nguyễn Đức Lợi,Phạm Văn Tùy

1997 NXB Giáo dục

Công nghệ và các máy chế biến lương thực-thực phẩm

Đoàn Dụ 1983 NXB Khoa học và Kỹ thuật

GT. Truyền nhiệt và tính toán các

Hoàng Đình Tín. 2001 NXB Khoa học và Kỹ thuật

40

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

thiết bị trao đổi nhiệtGT. Kỹ thuật lạnh ứng dụng Nguyễn Đức Lợi 2003 NXB Giáo dục

Heat transfer J. P. Hofman 2001 Mc Graw Hill, Inc New York

45.

An toàn lao động trong công nghiệp thực phẩm

Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động Văn Đình Đệ 2003 NXB Giáo dục

Kyõ thuaät an toaøn trong cung caáp söû duïng ñieän

Nguyeãn Xuaân Phuù 2004 NXB Khoa học

và Kỹ thuật

Kyõ thuaät an toaøn trong phoøng thí nghieäm hoùa hoïc

Traàn Kim Tieán 2001 NXB Khoa học và Kỹ thuật

46. Quản trị sản xuất

Quản trị doanh nghiệp và marketing

Đồng Thị Thanh Phương 2008 NXB Thống kê

Quản trị marketingNgô Minh Cách,Đào Thị Minh Thanh

2006 NXB Tài chính

47.Thực tập sản xuất 1(9 tuần)

Hướng dẫn Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp CBTS

Bộ môn CNCB 2011 Lưu hành nội bộ

48.Thực tập sản xuất 2 (9 tuần)

Hướng dẫn Thực tập sản xuất tại doanh nghiệp CBTS

Bộ môn CNCB 2011 Lưu hành nội bộ

49. Phụ gia thực phẩm

Phụ gia trong chế biến thực phẩm

Nguyễn Xích Liên 1999

ĐH Quốc gia TPHCM, trường ĐH kỹ thuật

Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.

Bộ Y Tế 2001 Bộ Y Tế

Food additive User’s handbook JIM SMITH 1993 Chapman Hall

Fish processing technology G.M. Hall 1992 Blackle

Academic professional

Transformation des produits marins

Christine Bélanger et J.Roland Chevrie

1990Centre spécialisé des pêches

50. Truy xuất nguồn gốc

Tài liệu dịch: “Chuỗi truy xuất nguồn gốc trong tôm nuôi và cá”

Hội nghị Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá Châu Âu (UBTCHCA)

2002Trung tâm điều hành UBTCHCA

Traceabitity system in prawn and fish value chain”

Hội nghị Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá Châu Âu (UBTCHCA)

2002Trung tâm điều hành UBTCHCA

51. Công nghệ Nguyên lý sản xuất Nguyễn Trọng 2009 NXB Khoa học

41

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

sản xuất đồ hộp thủy sản

hộp thực phẩm Cẩn, Nguyễn Lệ Hà và Kỹ thuật

Thermal Technologies in Food Processing

Philip Richardson 2001 CRC press

Technologies in the Food Industry

Thomas Ohlsson, Nils Bengtsson 2002

Woodhead publishing limited

Food Processing: Principles and Applications

J. Scott Smith and Y. H. Hui Ph.D

2004Blackwell publishing

Food Processing Technology: Principles and Practice

Peter Fellows 2000Woodhead Publishing

Fish processing technology G.M. Hall

1992 Blackle Academic Professional

52.

Công nghệ các sản phẩm dùng trong công nghiệp và y dược từ thủy sản

Chitin- Chitosan từ phế liệu thuỷ sản và ứng dụng

Trang Sĩ Trung và cộng sự 2010 NXB Nông

Nghiệp

Công nghệ chế biến một số sản phẩm dùng trong công nghiệp và dược phẩm

Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn

2005 NXB Nông nghiệp

Intellectual property management in health and Agricultural innovation

Anatole Krattiger et al 2007 MIHR and

PIPRA. Oxford

53. Phát triển sản phẩm từ thủy sản

Phát triển sản phẩm Trần Thị Luyến 2008 Lưu hành nội bộ

Giáo trình Marketing căn bản

Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006 Nhà xuất bản Hà

NộiNghiên cứu thị trường giải mã nhu cầu khách hàng

Business edge 2007 Nhà xuất bản Trẻ

Food product development,

Mcdonal J., Course note, 2003

University of queensland, Australia

Developing new food products for changing marketplace

Technomic publishing company

2000Inc. Pennsylvania, USA

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Lê Anh Cường, Nguyễn Lệ Huyền, Nguyễn Kim Chi

2005 NXB Lao động và xã hội

42

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Quản lý đổi mới và phát triển sản phẩm mới

Vũ Quế Hương 2001 NXB Khoa học và kỹ thuật

54. Bao gói thực phẩm

Kỹ thuật bao bì thực phẩm

Đống Thị Anh Đào 2005 NXB.ĐHQG

TP. HCMFood Packaging Technology (Sheffield Packaging Technology)

Richard Coles, Derek McDowell, and Mark J. Kirwan

2003 CRC press

Food Packaging: Principles and Practice, Second Edition (Packaging and Converting Technology)

Gordon L. Robertson 2005

Library of Congress Cataloging -in - Publication data

55.

Sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản

Sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản

Nguyễn Anh Tuấn, Đỗ Văn Ninh, Ngô Thị Hoài Dương, Khổng Trung Thắng, Nguyễn Xuân Duy.

2005 Lưu hành nội bộ

Đánh giá sản xuất sạch hơn trong chế biến cá

Bộ thuỷ sản - Dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản

2001 NXB Nông nghiệp

Hướng dẫn giảm thiểu nước sử dụng và nước thải trong chế biến Thủy sản

Bộ thuỷ sản - Dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản

2003 NXB Nông nghiệp

Tận dụng phế liệu tôm

Bộ thuỷ sản - Dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản

2005 NXB Nông nghiệp

Clean production strategies: what is clean production?

Beverley Thorpe 2009 www.cleanproduction.org

56. Quản trị nhân sự

Quản trị nguồn nhân lực Trần Kim Dung 2002 NXB Giáo dục

Quản trị nhân sự Nguyễn Thanh Hồi 1999 NXB Thống kê

Quản trị nguồn nhân lực

Paul Herbert. Trần Thị Hạnh, Đặng Thành Hưng, Đặng Mạnh Phổ sưu tầm và tuyển dịch

1995 NXB Chính trị Quốc gia

57. Quản trị chất lượng

Quản trị chất lượng toàn diện: Các chiến lược và kỹ thuật đã chứng minh tại các công ty

Bùi Nguyên Hùng và các cộng tác viên

1997 NXB Trẻ

43

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

thành đạt nhất hiện nay

Quản trị chất lượng đồng bộ

John S.Oakland; Nguyễn Văn Biên và những người khác dịch

1994 NXB Thống kê

Sáu Sigma dành cho nhà quản lý: 24 bài học để nắm bắt và vận dụng các nguyên tắc Sáu Sigma trong mọi tổ chức

Greg Brue 2008 NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

58.Công nghệ chế biến rong biển

Công nghệ chế biến rong biển

Trần Thị Luyến, Ngô Đăng Nghĩa, Nguyễn Anh Tuấn

2006 NXB Nông Nghiệp

Rong câu Việt Nam - nguồn lợi và sử dụng

Lê Như HậuNguyễn Hữu Đại 2010 NXB KHTN và

Công nghệ

Rong mơ Việt Nam - Nguồn lợi và sử dụng

Nguyễn Hữu Đại 1997 NXB Nông nghiệp TPHCM

Sinh hóa rong biển Lâm Ngọc Trâm 2002 NXB Khoa học và Kỹ thuật

A guide to the seaweed industry FAO 2008 FAO

59. Công nghệ sản xuất bột cá - dầu cá và thức ăn chăn nuôi

Chế biến tổng hợp thủy sản, tập 2: Công nghệ chế biến bột cá-dầu cá

Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng 1996 Lưu hành nội bộ

Chế biến tổng hợp thủy sản, tập 3: Công nghệ chế biến một số sản phẩm dùng trong công nghiệp và dược phẩm

Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng 1996 Lưu hành nội bộ

The production of fishmeal and fishoil

FAO Fisheries Department 1986

Food and Agriculture Organization of the United Nations

Use of fishmeal and fish oil in aquafeeds

FAO Fisheries Department 2002

Food and Agriculture Organization of the United Nations

The fish meal and fishoil industry and its role in common policies

University of Newcastle Upon Tyne (UK)

2004 European Parliament

44

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Process guide of fishmeal and fish oil process

FAO Fisheries Department 1998

Food and Agriculture Organization of the United Nations

Marine and freshwater product handbook

Roy E. Martin, Emily Paine Carter, George J. Flick, Jr.

2000

Technomic Publishing Co. Lancaster, PA (USA).

60.Thiết kế dây chuyền công nghệ

Cơ sở thiết kế nhà máy thực phẩm Trần Thế Truyền 2006 Đại học Đà Nẵng

Food processing Design

Zacharias B. MaroulisGeorge D. Saravacos

2003 CRC Press

Plant Design and Economics for Chemicals Engineers

Max S. PetersKlaus D. Timmerhaus

1991 McGraw-Hill, Inc.

61. Marketing căn bản

Marketing căn bản Philip Kotler 2003 NXB ĐH KT Quốc Dân

Marketing Thương Mại

PGS, TS. Nguyễn Xuân Quang

2006 NXB Lao động- Xã hội.

Giáo trình Marketing căn bản

Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006 NXB Hà Nội

62.Công nghệ sản xuất muối ăn

Bài giảng Công nghệ sản xuất muối ăn

Vũ Duy ĐôNguyễn Văn Minh

2011 Lưu hành nội bộ

Handbook of Separation Techniques for Chemical Engineers 

Philip A. Schweitzer 1997 Mc Graw-Hill

63. Văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Các món ăn Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam,

Mai Khôi 2001 NXB Thanh Niên, TPHCM

Văn hóa ẩm thực Việt Nam, tập 1,2,3

Vũ Bằng, Băng Sơn, Mai Khôi, Thượng Hồng

2006 Bộ văn hóa thông tin

Hà nội văn hoá và phong tục Lý Khắc Cung 2009 NXB Lao động

4. Các đảm bảo cho hoạt động đào tạo.

Nhà Trường đảm bảo các dịch vụ về ký túc xá, phong sách, nhà ăn, câu lạc bộ sinh viên, nhà thể thao đa năng, sân vận động lớn cho sinh viên rèn luyện sức khỏe ngoài giờ trên lớp và các hoạt động ngoại khóa khác,…

45

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOntu.edu.vn/portals/65/van ban/chuongtrinhdaotao/new cirr…  · Web viewbỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo. trƯỜng ĐẠi hỌc nha trang----- cỘng

Khoa Công nghệ Thực phẩm có đội ngũ giảng viên cơ hữu, cùng với hệ thống phong thí nghiệm cơ sở vật chất của nhà trường, nguồn thông tin tư liệu của thư viện và các điều kiện khác đáp ứng tốt nhiệm vụ đào tạo nhân lực trình độ kỹ sư không những cho chuyên ngành Công nghệ chế biến thủy sản mà con cho nhiều ngành, chuyên ngành tiềm năng khác có liên quan.

Hiệu trưởng Chủ tịch hội đồng ngành

VŨ VĂN XỨNG VŨ NGỌC BỘI

46