bỘ nÔng nghiỆp cỘng hoÀ xà hỘi chỦ nghĨa viỆt … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1...

121
1 BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc Hà Ni, ngày 27 tháng 2 năm 2013 BÁO CÁO TNG KT HOT ĐỘNG 20 NĂM (1993- 2013) VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIN ĐẾN NĂM 2020 CA HTHNG KHUYN NÔNG VIT NAM -------------------------------------- Công cuc "Đổi mi" do Đảng ta khi xướng và lãnh đạo tĐại hi VI đã đưa đất nước ta thoát khi khng hong kinh tế và không ngng phát trin trên con đường đi lên chnghĩa xã hi vì mc tiêu dân giàu nước mnh, xã hi dân ch, công bng, văn minh. Riêng trong lĩnh vc nông nghip và phát trin nông thôn, công cuc “Đổi mi” đã đạt nhng thành tu to ln. Tmt nước thiếu lương thc trin miên phi nhp khu vi slượng hàng triu tn mi năm, giá trxut khu nông sn không đáng k, Nông nghip Vit Nam đã vươn lên đảm bo vng chc an ninh lương thc trong nước và trthành nước xut khu nông sn có vthế quan trng trên thế gii. Thành công ca ngành Nông nghip trong tiến trình “Đổi mi” va qua có sđóng góp rt tích cc và quan trng ca hthng Khuyến nông Vit Nam vi vai trò là cu ni gia Nhà nước, cơ quan nghiên cu khoa hc vi hnông dân và thtrường, là hthng tư vn, phbiến kiến thc, các chtrương chính sách ca Đảng, Nhà nước, cung cp thông tin, chuyn giao tiến bkhoa hc kthut công ngh, kinh nghim sn xut kinh doanh cho nông dân trong nn kinh tế thtrường định hướng xã hi chnghĩa. Phn I KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH 20 NĂM XÂY DNG VÀ PHÁT TRIN CA HTHNG KHUYN NÔNG VIT NAM Là mt đất nước nông nghip vi nn văn minh lúa nước, txa xưa ông cha ta đã rt quan tâm khuyến khích phát trin canh nông như: thi Hùng Vương, Vua Hùng tdy dân cy lúa trng dâu, Lhi "Tch đin" tthi tin Lê và được duy trì đến ngày nay, vic thành lp "Khuyến nông S" thi Trn, vic Vua Quang Trung ban hành

Upload: others

Post on 10-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 2013

BÁO CÁO

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG 20 NĂM (1993- 2013) VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT

TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 CỦA HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG VIỆT NAM --------------------------------------

Công cuộc "Đổi mới" do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đã đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và không ngừng phát triển trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công cuộc “Đổi mới” đã đạt những thành tựu to lớn. Từ một nước thiếu lương thực triền miên phải nhập khẩu với số lượng hàng triệu tấn mỗi năm, giá trị xuất khẩu nông sản không đáng kể, Nông nghiệp Việt Nam đã vươn lên đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trong nước và trở thành nước xuất khẩu nông sản có vị thế quan trọng trên thế giới.

Thành công của ngành Nông nghiệp trong tiến trình “Đổi mới” vừa qua có sự đóng góp rất tích cực và quan trọng của hệ thống Khuyến nông Việt Nam với vai trò là cầu nối giữa Nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học với hộ nông dân và thị trường, là hệ thống tư vấn, phổ biến kiến thức, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho nông dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phần I

KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ

PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG VIỆT NAM

Là một đất nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, từ xa xưa ông cha ta đã rất quan tâm khuyến khích phát triển canh nông như: thời Hùng Vương, Vua Hùng tổ dạy dân cấy lúa trồng dâu, Lễ hội "Tịch điền" từ thời tiền Lê và được duy trì đến ngày nay, việc thành lập "Khuyến nông Sứ" thời Trần, việc Vua Quang Trung ban hành

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2

"Chiếu Khuyến nông".... Sau Cách mạng Tháng 8/1945 và trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cùng với nhiệm vụ đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ cũng thường xuyên quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách khuyến nông nhằm khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân. Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa VI) về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, hộ nông dân được giao tư liệu sản xuất và tự chủ sản xuất, thực tiễn sản xuất đã đặt nhu cầu tất yếu khách quan cho sự ra đời và phát triển của Hệ thống Khuyến nông Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của nông dân, của sản xuất nông nghiệp trong nước và hội nhập với nông nghiệp khu vực và thế giới.

I. Hệ thống tổ chức, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động khuyến nông được quan tâm đầu tư, từng bước phát triển đồng bộ từ trung ương đến cơ sở

1. Về hệ thống tổ chức và nhân lực

Ngày 02/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP ban hành bản quy định về công tác khuyến nông, Hệ thống Khuyến nông chuyên trách chính thức ra đời. Trải qua 20 năm hoạt động cùng với tiến trình phát triển của Ngành Nông nghiệp, tổ chức khuyến nông không ngừng phát triển, lớn mạnh từ Trung ương đến cơ sở, thường xuyên gắn bó mật thiết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Ở Trung ương, giai đoạn 1993- 2004, Cục Khuyến nông (thuộc Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm) và Cục Khuyến nông và Khuyến lâm (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện cả 2 chức năng quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp và hoạt động sự nghiệp khuyến nông; Vụ Nghề cá thuộc Bộ Thủy sản cũng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và công tác khuyến ngư.

Ngày 26/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ-CP về Khuyến nông, Khuyến ngư. Ở trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia được thành lập (tách từ Cục Khuyến nông và Khuyến lâm) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia thuộc Bộ Thủy sản. Đến năm 2008, khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia được hợp nhất thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về khuyến nông.

Ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về Khuyến nông thay Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, cơ quan Khuyến nông Trung ương chính thức là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

3

Mặc dù trong từng giai đoạn có sự thay đổi về tổ chức và tên gọi khác nhau,

nhưng tổ chức khuyến nông ở Trung ương vẫn liên tục phát triển và là đầu mối thống

nhất chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với hệ thống khuyến nông cả

nước, là đầu mối hợp tác với các tổ chức khuyến nông trong khu vực và quốc tế, là lực

lượng nòng cốt triển khai thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động khuyến nông ở

Trung ương.

Ở địa phương, các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư cũng từng bước được

phát triển và hoàn thiện từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và thôn, bản. Cụ thể như

sau:

Hiện nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có Trung tâm

Khuyến nông (hoặc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư) thuộc Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn;

Cấp huyện hiện 596 huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp (chiếm 95,5% số

huyện, thị xã trong toàn quốc) đã có Trạm khuyến nông (hoặc Trạm khuyến nông -

khuyến ngư).

Cấp xã hiện có 51 tỉnh, thành phố có mạng lưới khuyến nông viên cơ sở, trong

đó: Khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) chuyên trách từ 1-2 người/ xã; mỗi thôn, bản

có 01 cộng tác viên khuyến nông (bán chuyên trách); ngoài ra toàn quốc hiện có gần

10.000 Câu lạc bộ khuyến nông (CLBKN) cấp xã với khoảng 300.000 nông dân tham

gia.

Nhiều tỉnh đã quan tâm xây dựng và phát triển mạng lưới khuyến nông cơ sở

khá toàn diện từ bố trí lực lượng, đầu tư nguồn lực và cơ chế chinh sách để phát huy

năng lực của đội ngũ này, điển hình như: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc

Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam,

Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, ....

Cùng với phát triển về tổ chức thì lực lượng cán bộ khuyến nông cũng được

tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, hệ thống khuyến nông chuyên

trách có gần 17.200 người, trong đó: cấp Trung ương có 90 người; cấp tỉnh: khoảng

1.900 người; cấp huyện: xấp xỉ 4.000 người; cấp xã, lực lượng khuyến nông viên cơ

sở: xấp xỉ 11.200 người; cộng tác viên khuyến nông cấp thôn, bản: xấp xỉ 18.000

người. Phần lớn lực lượng cán bộ khuyến nông các cấp đã được đào tạo về chuyên

môn, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ khuyến nông, có kinh nghiệm thực tiễn và rất

tâm huyết với nghề nghề, thường xuyên gắn bó với sản xuất, với nông dân.

Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

4

2. Về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho khuyến nông

Cùng với sự phát triển về tổ chức và đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất của hệ thống khuyến nông các cấp cũng từng bước được đầu tư để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Kết quả khảo sát năm 2012 cho thấy:

- Về trụ sở làm việc: 100% Trung tâm khuyến nông tỉnh, thành phố và 68% trạm khuyến nông huyện có trụ sở làm việc kiên cố. Số còn lại có trụ sở bán kiên cố.

- Về trang thiết bị làm việc phục vụ hoạt động khuyến nông: khoảng 60% cơ quan khuyến nông cấp tỉnh và 40% cơ quan khuyến nông cấp huyện được đầu tư đủ trang thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin, đào tạo và phương tiện đi lại phục vụ công tác khuyến nông. Số còn lại còn thiếu nhiều trang thiết bị làm việc so với nhu cầu hoạt động khuyến nông.

II. Phương pháp tiếp cận và nội dung hoạt động khuyến nông thường xuyên đổi mới phù hợp với thực tiễn

1. Phương pháp tiếp cận Ngay từ những ngày đầu thành lập, hệ thống khuyến nông Việt Nam đã kết hợp

chặt chẽ, hài hòa 2 phương pháp tiếp cận khuyến nông cơ bản là:

+ Tiếp cận từ dưới lên: xuất phát từ nhu cầu của thực tế sản xuất và nhu cầu của nông dân ở từng vùng, miền, từng giai đoạn cụ thể;

+ Tiếp cận theo mục tiêu chiến lược: xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình khuyến nông trọng điểm nhằm tập trung nguồn lực, sự chỉ đạo để thực hiện các mục tiêu chiến lược của ngành, địa phương trong từng giai đoạn.

Trên phạm vi toàn quốc và từng vùng, miền, trong từng giai đoạn, phương pháp tiếp cận theo mục tiêu chiến lược là chủ đạo, nhưng trong từng địa phương, từng thời điểm cần căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của hộ nông dân để lựa chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi, sản phẩm đặc trưng, lựa chọn những tiến bộ kỹ thuật thích hợp hướng dẫn nông dân áp dụng nhằm phát huy lợi thế so sánh và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông.

2. Nội dung hoạt động khuyến nông luôn bám sát thực tiễn sản xuất và sự phát triển của khoa học công nghệ

- Trong thập niên 90 của thế kỷ trước là giai đoạn sản xuất nông nghiệp chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang phát triển kinh tế nông hộ. Đồng thời thành tựu nổi bật của khoa học công nghệ trong nước giai đoạn này là ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế lai tốt, có thời gian sinh trưởng ngắn để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng. Mặt khác hệ thống khuyến nông cũng mới được thành lập, nội dung khuyến nông chủ yếu tập trung hỗ trợ phát triển kinh tế

Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

5

nông hộ nhằm mục tiêu hàng đầu là xoá đói giảm nghèo. Hoạt động khuyến nông giai đoạn này tập trung vào 19 chương trình khuyến nông trọng điểm quốc gia như: chương trình thông tin tuyên truyền, đào tạo huấn luyện khuyến nông; các chương trình khuyến nông về ứng dụng các giống mới như lúa lai, ngô lai, lạc, đậu tương, mía, các loại rau, quả ngắn ngày, có ưu thế lai cao để tăng năng suất, chuyển đổi mùa vụ, tăng vụ để tăng sản lượng, tăng hiệu quả sử dụng đất; các chương trình khuyến nông chăn nuôi tập trung vào ứng dụng các giống vật nuôi lai có tỷ lệ máu ngoại cao như bò lai hướng thịt, hướng sữa, lợn lai hướng nạc, các giống gia cầm, thủy cầm lai chuyên thịt, chuyên trứng; các chương trình khuyến lâm tập trung vào phát triển nông lâm kết hợp để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng rừng nguyên liệu thâm canh, phát triển các loài cây lâm nghiệp bản địa; trong lĩnh vực thủy sản: các chương trình khuyến ngư tập trung phát triển 5 lĩnh vực trọng điểm là: cải tạo giống thuỷ sản; phát triển nuôi tôm sú; nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn, nuôi biển đảo; nuôi thuỷ sản nước ngọt; khai thác hải sản xa bờ và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

- Đến nửa thập niên đầu thế kỷ 21, các tiến bộ kỹ thuật về giống chất lượng cao, các công nghệ canh tác hiện đại từng bước được ứng dụng vào sản xuất. Hoạt đông khuyến nông giai đoạn này tập trung vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất để nâng cao giá trị trên mỗi đơn vị diện tích đất sử dụng. Bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thay đổi mùa vụ kết hợp với ứng dụng kỹ thuật thâm canh tiến bộ đã thúc đẩy phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập 50 triệu đồng/ha, thậm chí hàng trăm triệu đồng/ha/năm phát triển rộng khắp trên toàn quốc.

- Từ năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật tăng năng suất, sản lượng để xoá đói giảm nghèo, nội dung hoạt động khuyến nông đã chuyển dần sang chú trọng hỗ trợ các đối tượng nông dân sản xuất hàng hoá, áp dụng kỹ thuật thâm canh hợp lý và công nghệ hiện đại để tăng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời chú trọng bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý nông trại và kiến thức về thị trường cho nông dân để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, tăng thu nhập cho nông dân và đảm bảo phát triển bền vững. Các chương trình khuyến nông về áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất nông, lâm, thủy sản; áp dụng kỹ thuật canh tác lúa theo "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm", “cơ giới hóa đồng bộ", ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ theo mô hình “cánh đồng mẫu”, “trang trại mẫu” … được triển khai rộng rãi và đạt kết quả rất tích cực. Trong những năm gần đây, hệ thống khuyến nông cả nước đang tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, Chương trình xây dựng nông thôn mới,

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

6

Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, Chương trình phòng tránh và thích ứng với biến đổi khí hậu,….

III. Một số thành tựu nổi bật của Khuyến nông Việt Nam 20 năm qua

1. Hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả

Ở Trung ương, trong những năm qua, cơ quan khuyến nông Trung ương đã tổ chức được nhiều hoạt động tuyên truyền khuyến nông có hiệu quả như:

+ Tổ chức được gần 60 hội thi nhằm bình tuyển và tôn vinh những tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, cán bộ khuyến nông năng động sáng tạo và các sản phẩm cây trồng, vật nuôi tiến bộ để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất.

+ Tổ chức thành công gần 50 Hội chợ với gần 7.000 gian hàng nông nghiệp trưng bày, giới thiệu thành tựu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; thu hút gần 1 triệu lượt người tham quan, mua sắm và trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

+ Tổ chức trên 120 diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với nhiều chuyên đề theo các lĩnh vực và nhu cầu thực tế sản xuất. Các Diễn đàn thu hút trên 30.000 người tham dự, trung bình khoảng 260 đại biểu/diễn đàn, trong đó trên 70% là người sản xuất.

+ Phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Trung ương và khu vực để thông tin tuyên truyền chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với gần 29.000 tin, bài, chuyên mục có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông dân.

+ Trang Web Khuyến nông Việt Nam được đánh giá là trang báo điện tử có số người truy cập nhiều, với bình quân khoảng 24.000 lượt người truy cập/ ngày (trong đó có trên 70% là cán bộ khuyến nông và nông dân ở các địa phương).

+ Phát hành trên 100 số Bản tin Khuyến nông Việt Nam với số lượng hàng triệu bản; in và phát hành gần 7.000 đĩa hình, 60 đầu sách kỹ thuật nông nghiệp, hàng nghìn tờ gấp các loại với số lượng hàng triệu bản phục vụ hoạt động khuyến nông các cấp và sản xuất nông nghiệp ở các địa phương.

Ở địa phương, hệ thống khuyến nông các cấp cũng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với các nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cung cấp thông tin tiến bộ kỹ thuật, cơ chế chính sách, giá cả thị trường kịp thời cho nông dân. Một số địa phương có các hoạt động nổi bật, điển hình như Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,…

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

7

Ngoài những hình thức thông tin chính thức nêu trên, một số địa phương có các hình thức tuyên truyền khuyến nông rất sáng tạo và hiệu quả như: Câu lạc bộ khuyến nông, tủ sách khuyến nông, điểm tư vấn, hỏi đáp khuyến nông, quán "cà phê khuyến nông" ở Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang; "Nhịp cầu khuyến nông" trên truyền hình ở Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ,...

Công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông đã góp phần quan trọng giúp hàng triệu hộ nông dân nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiếp cận được các tiến bộ khoa học công nghệ mới, các thông tin về thị trường, giá cả nông, lâm, thủy sản, các kinh nghiệm và các điển hình sản xuất kinh doanh giỏi để tiếp tục nhân rộng ra sản xuất đại trà.

Kết quả khảo sát 2.400 hộ nông dân tại 30 tỉnh, thành phố trong cả nước cuối năm 2012 cho thấy: 74% nông dân được hỏi đánh giá các Diễn đàn Khuyến nông có tác dụng tốt đối với sản xuất; 86% nông dân đánh giá các hội thi khuyến nông có tác dụng thiết thực; 80% nông dân đánh giá các hội chợ nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy giao lưu thương mại cho các sản phẩm nông nghiệp ở các địa phương; 98% nông dân đánh giá các tài liệu khuyến nông có nội dung phù hợp và thiết thực đối với sản xuất; khoảng 70% nông dân đánh giá các chuyên mục, chuyên trang, tin bài khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương có nội dung thiết thực và tác dụng tốt đối với sản xuất.

2. Hoạt động đào tạo huấn luyện khuyến nông được tăng cường cả chiều rộng và chiều sâu

Nội dung đào tạo, tập huấn khuyến nông phong phú, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng tập huấn. Phương pháp đào tạo thường xuyên được đổi mới với các phương pháp tiên tiến như: phương pháp đào tạo có sự tham gia, phương pháp đào tạo cho người lớn tuổi, phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm,...

Hình thức đào tạo, tập huấn khuyến nông cũng không ngừng cải tiến theo hướng đa dạng, linh hoạt phù hợp với đối tượng, nội dung và điều kiện cụ thể. Bên cạnh các hình thức đào tạo, tập huấn truyền thống như đào tạo tại lớp học và hiện trường; tham quan trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước, các hình thức đào tạo, huấn luyện tiến tiến cũng từng bước được áp dụng có kết quả tốt như đào tạo từ xa thông qua truyền hình, internet (e-learning, online training).

Để thống nhất phương pháp và nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác đào tạo huấn luyện khuyến nông trên phạm vi toàn quốc, trong hai thập kỷ qua, cơ quan khuyến nông Trung ương đã biên soạn 40 bộ tài liệu và 30 bộ công cụ tập huấn mẫu về khuyến nông và hàng trăm đĩa hình chuyển giao kỹ thuật để cấp cho các cán bộ khuyến nông địa phương và phát trên truyền hình (VTV2, VTC16,…), trên internet để

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

8

mọi đối tượng quan tâm có thể truy cập hoặc theo dõi trực tiếp; tổ chức được trên 6.000 lớp tập huấn với hơn 210.000 lượt người tham gia. Đồng thời tổ chức hàng chục đoàn tham quan học tập trong nước và quốc tế với gần 900 lượt người tham gia, tạo điều kiện nâng cao năng lực về nghiệp vụ, trình độ chuyên môn theo từng chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp và nông dân.

Cùng với khuyến nông Trung ương, hệ thống khuyến nông địa phương cũng đã tổ chức hàng chục ngàn lớp tập huấn cho hàng triệu lượt nông dân với các chuyên đề phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Ngoài ra, hệ thống các trường đại học nông nghiệp, các viện nghiên cứu, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài cũng tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn cho hàng chục ngàn lượt cán bộ khuyến nông và nông dân với các chuyên đề rất thiết thực và hiệu quả.

Từ năm 2010 đến nay, hệ thống khuyến nông đã tích cực tham gia chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Tổ chức hàng trăm lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ “Kỹ năng sư phạm dạy nghề” cho lực lượng cán bộ khuyến nông các cấp, đến nay cả nước đã có 2.500 cán bộ khuyến nông các cấp được đào tạo và có đủ điều kiện để tham gia giảng dạy các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Đến nay đã có 32/63 cơ quan khuyến nông tỉnh, thành phố đã được cấp đăng ký dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Hàng năm mỗi tỉnh đào tạo được khoảng 1.000 nông dân từ nguồn kinh phí Trung ương và địa phương.

Công tác đào tạo huấn luyện khuyến nông đã đóng vai trò chủ lực để nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông các cấp, trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và kỹ năng quản lý nông trại của người nông dân. Kết qủa khảo sát cuối năm 2012 cho thấy: 86% nông dân đánh giá các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông có nội dung phù hợp và có hiệu quả, tác dụng tốt đối với sản xuất của bà con nông dân và trên 90% nông dân đã áp dụng thành công các kiến thức đã học vào sản xuất.

3. Các chương trình, dự án xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn khuyến nông được triển khai khá toàn diện, có tác động tích cực đối với sản xuất và đời sống của nông dân

a/ Lĩnh vực trồng trọt:

Các chương trình, dự án khuyến nông rất đa dạng và gắn với chủ trương ưu tiên phát triển các sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh ở từng giai đoạn, từng vùng, miền cụ thể. Nhiều chương trình, dự án khuyến nông trồng trọt đã phát huy hiệu quả to lớn đối với sản xuất, điển hình như:

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

9

- Chương trình khuyến nông lúa lai, ngô lai: trước thập kỷ 90 của Thế kỷ trước, diện tích lúa lai của Việt Nam chưa đáng kể, thông qua chương trình khuyến nông phát triển lúa lai, đến nay diện tích gieo cấy lúa lai trong cả nước đạt khoảng 650 - 700 ngàn ha/năm, năng suất lúa trung bình tăng cao hơn lúa thuần khoảng 15 tạ/ha, làm tăng sản lượng trên 1,2 triệu tấn thóc/năm. Chương trình khuyến nông ngô lai đã tạo được sự tăng trưởng nhanh và vững chắc trong sản xuất ngô của Việt Nam từ chỗ tỷ lệ sử dụng giống ngô lai của nước ta < 10% trước năm 1995, đến nay ngô lai đã chiếm trên 95% diện tích ngô toàn quốc, với bộ giống ngô lai rất phong phú, gồm nhiều giống ngô lai đứng hàng đầu thế giới về năng suất, chất lượng, cùng với các tiến bộ kỹ thuật về tăng vụ ngô ở các vùng trồng ngô chủ lực ở Đồng bằng sông Hồng, Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã góp phần quan trọng đưa diện tích ngô của Viêt Nam tăng gấp 2,2 lần, năng suất ngô bình quân tăng 1,25 lần và sản lượng ngô tăng 2,7 lần trong 2 thập kỷ vừa qua.

Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, năng suất và sản lượng lương thực tăng nhanh và bền vững nhờ đưa lúa lai, ngô lai chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giúp tăng nhanh sản lượng lương thực, xóa đói giảm nghèo rất hiệu quả.

- Các chương trình khuyến nông phát triển lạc, đậu tương, mía, rau đậu thực phẩm, nấm ăn và nấm dược liệu, cây ăn quả, chè, cà phê, cao su ... cũng được triển khai với việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ giống mới, kỹ thuật thâm canh, thu hoạch và chế biến... góp phần thúc đẩy các ngành hàng sản xuất này phát triển toàn diện cả về năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tiến bộ.

- Chương trình khuyến nông chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở các vùng đã góp phần thay đổi phương thức canh tác theo hướng phát huy mặt thuận lợi thế mạnh, né tránh và khắc phục các yếu tố bất lợi ở từng vùng để sản xuất đạt hiệu quả cao, bền vững, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Bình quân giá trị sản xuất/ha đất canh tác tăng từ 10,5 triệu đồng năm 1995 lên 42,7 triệu đồng/ha năm 2010.

Một số kết quả nổi bật của Chương trình này là :

+ Mở rộng trà lúa Xuân muộn và áp dụng kỹ thuật làm mạ dày xúc có che phủ nilon, gieo thẳng thay thế trà lúa Xuân sớm và Xuân Trung gieo mạ dược ở Đồng bằng sông Hồng.

+ Tăng thêm vụ Đông giữa 2 vụ lúa ở vùng Bắc với cơ cấu cây trồng phong phú, tạo thêm sản phẩm hàng hóa, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho hàng trăm ngàn hộ nông dân.

+ Sử dụng khoảng 200 ngàn ha đất bỏ hóa vụ Xuân ở miền núi phía Bắc để gieo trồng thêm vụ ngô, đậu tương, lạc, khoai tây, rau và cây thức ăn gia súc. + Chuyển

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

10

cơ cấu 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ lúa ăn chắc hoặc 2 vụ lúa + 1 vụ màu Hè Thu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, đảm bảo né tránh thiên tai, sản xuất ổn định.

+ Chuyển từ gieo sạ lúa liên tục trong năm sang gieo sạ theo từng trà, từng đợt, thu hẹp trà lúa Xuân Hè, mở rộng trà lúa Thu Đông... để hạn chế sâu bệnh, giảm áp lực trong khâu thu hoạch, phơi sấy và tiêu thụ, chủ động ứng phó với hạn mặn và lũ.

+ Chuyển đổi một phần diện tích đất ruộng úng trũng ở Đồng bằng sông Hồng, đất nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sang nuôi trồng thủy sản chuyên canh hoặc kết hợp lúa - cá, lúa - tôm; chuyển một số diện tích đất ruộng cao không chủ động tưới ở vùng trung du miền núi sang trồng cây màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thức ăn gia súc.

b/ Lĩnh vực chăn nuôi:

Các chương trình, dự án khuyến nông chăn nuôi tập trung ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về cải tạo giống, áp dụng các giống vật nuôi đạt năng suất, chất lượng cao; chuyển đổi từ chăn nuôi phân tán, quảng canh sang chăn nuôi gia trại, trang trại thâm canh; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về dinh dưỡng thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Một số chương trình khuyến nông tiêu biểu trong lĩnh vực này là: Chương trình cải tạo đàn bò, Chương trình phát triển bò sữa, Chương trình phát triển lợn lai hướng nạc, Chương trình chăn nuôi gia cầm, thủy cầm an toàn sinh học, Chương trình chăn nuôi an toàn sinh học và áp dụng VietGAP,...

Các chương trình, dự án khuyến nông chăn nuôi đã góp phần nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, thay đổi tập quán chăn nuôi từ quảng canh, tận dụng là chính sang chăn nuôi tập trung có đầu tư, thâm canh gắn với đảm bảo sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường sinh thái.

c/ Lĩnh vực khuyến lâm:

Các chương trình, dự án khuyến lâm được triển khai với nhiều nội dung phong phú, thiết thực, với trọng tâm là ứng dụng các tiến bộ về giống và kỹ thuật lâm sinh để trồng rừng thâm canh, phát triển các loài cây rừng có năng suất cao, chất lượng phù hợp, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu, làm thực phẩm; đẩy mạnh canh tác nông lâm kết hợp, gắn việc trồng rừng với tạo thu nhập, nâng cao đời sống và giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu từ rừng. Các mô hình khuyến lâm đã thực hiện trồng mới được khoảng 86 ngàn ha rừng trình diễn trên địa bàn 40 tỉnh, chủ yếu là các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên với 58.350 hộ nông dân tham gia. Thông qua các chương trình khuyến lâm đã góp phần thay đổi được nhận thức của người nông dân từ sản xuất lâm nghiệp tự nhiên, quảng

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

11

canh, dựa vào khai thác rừng tự nhiên sang phát triển vốn rừng theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, tăng độ che phủ rừng từ 35% trong thập kỷ 90 lên đến 48% vào năm 2011, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng ở các vùng biên giới, hải đảo.

d/ Lĩnh vực khuyến ngư:

Các chương trình, dự án khuyến ngư cũng không ngừng được đẩy mạnh, góp phần rất quan trọng thúc đẩy ngành Thủy sản phát triển vượt bậc trong 2 thập niên gần đây. Trong giai đoạn từ năm 1993 đến 2007 công tác khuyến ngư đã xây dựng được hơn 9.000 mô hình trình diễn, nhập và chuyển giao hơn 70 công nghệ, tổ chức gần 28.000 lớp tập huấn cho khoảng 1,3 triệu người, 128 lớp tập huấn xoá đói giảm nghèo cho 2.700 lượt người tham dự. Thông qua các chương trình trọng điểm như: chương trình phát triển nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, chương trình nuôi thủy sản nước mặn, lợ, chương trình nuôi thủy sản nước ngọt, chương trình phát triển giống thủy sản, chương trình khai thác hải sản xa bờ và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông, ngư dân, thay đổi sâu sắc về phương thức sản xuất thủy sản từ chỗ chủ yếu dựa vào khai thác và nuôi thả quảng canh sang nuôi trồng bán thâm canh và thâm canh, từ nuôi tự phát phân tán sang nuôi trồng tập trung theo quy hoạch, gắn với cơ sở chế biến, xuất khẩu, tạo nguồn thu xuất khẩu ngoại tệ đáng kể cho đất nước: năm 2008 đạt 4,5 tỷ USD và đến năm 2011 đạt trên 6,1 tỷ USD.

e/ Lĩnh vực cơ giới hoá, bảo quản và chế biến nông lâm sản:

Các chương trình, dự án cũng được triển khai và đạt kết quả tích cực nhằm giúp nông dân tăng năng suất lao động, giảm lao động nặng nhọc, giảm tổn thất trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Thông qua các chương trình, dự án đã góp phần đưa nhanh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các khâu làm đất, tưới tiêu, thu hoạch, vận chuyển. Hiện nay trong sản xuất lúa ở các vùng đồng bằng tập trung, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất, vận chuyển đạt trên 85%, trong khâu tưới tiêu trên 90%, khâu thu hoạch trên 60%, tạo điều kiện giải phóng lao động nặng nhọc và nâng cao năng suất lao động; khắc phục được tình trạng thiếu hụt lao động lúc thời vụ căng thẳng, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch, rút ngắn thời gian gieo cấy và thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân.

g/ Các chương trình, dự án khuyến nông ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và khuyến nông đô thị góp phần tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (trồng rau hoa trong nhà lưới, nhà kính, công nghệ thủy canh, khí canh...). Đồng thời xây dựng và phổ biến các mô hình

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

12

khuyến nông đô thị như: sản xuất hoa, cây cảnh, cá cảnh, chế tác sản phẩn thủ công mỹ nghệ, thúc đẩy chuyển dich cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng giá trị và thu nhập cho nông dân. Những địa phương đi đầu trong chương trình này là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Cần Thơ….

4. Hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông đã có nhiều cố gắng, góp phần nâng cao năng lực và vị thế của hệ thống khuyến nông Việt Nam trong khu vực và quốc tế

Hiện tại, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đầu mối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chương trình hợp tác các nước thành viên ASEAN về đào tạo và khuyến nông (AWGATE). Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và một số tổ chức khuyến nông địa phương cũng phối hợp tham gia nhiều dự án, hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông do các quốc gia và các tổ chức quốc tế tài trợ. Hàng năm, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức 2- 3 đoàn khảo sát, học tập nước ngoài; cử hàng trăm lượt cán bộ khuyến nông các cấp tham dự nhiều khóa học, hội thảo, tập huấn về khuyến nông tại Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Israel, Nhật, Mỹ, Australia, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc….

Hệ thống khuyến nông ở nhiều tỉnh, thành phố cũng đã tích cực tham gia các dự án hợp tác quốc tế có nội dung hoạt động khuyến nông với các quốc gia, các tổ chức quốc tế như: WB, ADB, IFAD, FAO và các tổ chức NGO quốc tế.

Thông qua các dự án, chương trình hợp tác quốc tế, năng lực của hệ thống khuyến nông Trung ương và nhiều địa phương được tăng cường rõ rệt. Khoảng 500.000 lượt cán bộ khuyến nông và nông dân được tham gia tập huấn về kỹ năng, phương pháp khuyến nông, về kiến thức kỹ thuật, ngoại ngữ, nhiều cơ quan khuyến nông được hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hoạt động từ các dự án mà hệ thống khuyến nông đã phối hợp thực hiện.

5. Hệ thống khuyến nông cũng tích cực thực hiện các nhiệm vụ chung của ngành nông nghiệp và PTNT ở Trung ương và địa phương như : tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn quy trình sản xuất, tổng hợp và báo cáo tiến độ sản xuất .... Đặc biệt trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, các chiến dịch phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, lực lượng khuyến nông luôn tham gia với vai trò xung kích.

Đồng thời hệ thống khuyến nông các cấp cũng chủ động đề xuất, trực tiếp chủ trì hoặc phối hợp thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ của Trung ương và địa phương.

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

13

Trong những năm gần đây, hệ thống khuyến nông đã và đang tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới với những nội dung cụ thể, thiết thực như: tham gia xây dựng quy hoạch và hướng dẫn thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp, xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật tại các xã điểm nông thôn mới để tăng thu nhập cho nông dân; đào tạo, bồi dưỡng, truyền nghề cho nông dân để chuyển đổi nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông thôn; tham gia xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường nông thôn.

Những nỗ lực, phấn đấu và những đóng góp quan trọng trên đây của Hệ thống khuyến nông Việt Nam trong hai thập kỷ qua đã được hàng triệu hộ nông dân trong cả nước khẳng định, được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Hai và hạng Nhất cùng nhiều Cờ thi đua, Bằng khen của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

IV. Một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục và bài học kinh ngiệm

Bên cạnh những thành tựu quan trọng trên đây, hoạt động của hệ thống khuyến nông Việt Nam trong thời gian qua cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế:

1. Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ chưa thống nhất

Mặc dù Nghị định 02/2010/NĐ-CP đã thống nhất tên gọi khuyến nông bao gồm cả khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và quy định hệ thống tổ chức khuyến nông chuyên trách ở địa phương bao gồm 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở (xã, thôn, bản). Tuy nhiên, hiện nay mô hình tổ chức khuyến nông ở các địa phương rất khác nhau:

+ Cấp tỉnh: hiện có 60/63 tỉnh, thành phố giao toàn diện các nhiệm vụ khuyến nông theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP cho cơ quan khuyến nông tỉnh, còn 03 tỉnh (Long An, Tuyên Quang, Điện Biên) chưa giao nhiệm vụ khuyến ngư về Trung tâm Khuyến nông tỉnh mà giao cho Trung tâm thủy sản tỉnh.

Có 27 tỉnh, thành phố lấy tên gọi thống nhất là Trung tâm Khuyến nông, còn 36 tỉnh vẫn lấy tên gọi là Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư hoặc Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư, Trung tâm Khuyến ngư, nông, lâm,....

+ Cấp huyện: Hiện nay có 34/63 (54%) số tỉnh, thành phố tổ chức mô hình Trạm khuyến nông cấp huyện trực thuộc Trung tâm Khuyến nông cấp tỉnh, số còn lại Trạm khuyến nông huyện trực thuộc UBND cấp huyện hoặc trực thuộc Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế huyện. Riêng tỉnh Lâm đồng chưa thành lập Trạm khuyến nông chuyên trách cấp huyện mà thành lập Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện (bao gồm nhiều lĩnh vực: khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, kiểm lâm...).

Page 14: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

14

+ Cấp cơ sở: Mạng lưới khuyến nông cơ sở là lực lượng thường xuyên trực tiếp gắn bó với nông dân. Tuy nhiên toàn quốc hiện vẫn còn 12 tỉnh chưa xây dựng mạng lưới khuyến nông cơ sở. Về chế độ trả lương, phụ cấp cho cán bộ khuyến nông cơ sở, hiện tại các tỉnh, thành phố thực hiện cũng rất khác nhau. Có khoảng 30 số tỉnh, thành phố trả lương cho KNVCS theo trình độ đào tạo, trong đó có những tỉnh điều kiện ngân sách khó khăn như : Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Cà Mau... Tuy nhiên nhiều tỉnh, thành phố khác chỉ trả phụ cấp cho KNVCS với mức từ 0,5 - 1,0 hệ số lương cơ bản.

Tình trạng chưa thống nhất về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống khuyến nông các cấp và chế độ đãi ngộ chưa phù hợp, nhất là đối với cán bộ KNVCS là một trong những yếu tố hạn chế trong hoạt động khuyến nông hiện nay.

2. Chất lượng và năng lực của cán bộ khuyến nông, nhất là cán bộ khuyến nông cơ sở chưa đồng đều

Phần lớn cán bộ khuyến nông có kinh nghiệm thực tiễn và có tâm huyết với nghề, thường xuyên gắn bó với nông dân. Nhiều cán bộ tích cực học tập nâng cao trình độ và phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, một số cán bộ khuyến nông các cấp được điều động luân chuyển sang vị trí công tác khác, các cán bộ mới được bổ sung còn thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp về công tác khuyến nông. Một bộ phận không nhỏ cán bộ KNVCS chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; một số cán bộ khuyến nông chưa thật chuyên tâm với công việc, chưa sâu sát thực tiễn, hoạt động còn mang nặng tính hành chính. Chất lượng của đội ngũ cán bộ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác khuyến nông. Do đó việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp là yêu cầu cấp thiết, thường xuyên của hệ thống khuyến nông.

3. Nguồn lực cho hoạt động khuyến nông còn thấp

Trong thập niên đầu mới thành lập (1993- 2003), nguồn lực đầu tư của nhà nước cho khuyến nông còn thấp, nhưng việc tổ chức hoạt động theo các chương trình khuyến nông trọng điểm cấp quốc gia đã tập trung sự chỉ đạo thống nhất và huy động nguồn lực từ trung ương đến địa phương và tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế nên hoạt động khuyến nông đã đã tạo được những sự bứt phá rõ rệt trên một số lĩnh vực sản xuất chủ lực, trọng điểm. Tuy nhiên, ở thập niên tiếp theo, việc cập nhật, điều chỉnh, bổ sung các chương trình khuyến nông trọng điểm chưa kịp thời, hoạt động khuyến nông theo kế hoạch hàng năm nên thiếu định hướng chiến lược, thiếu sự lồng ghép gắn kết chặt chẽ giữa nguồn lực của trung ương và địa phương, nguồn lực của nhà nước và khu

Page 15: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

15

vực ngoài nhà nước, giữa nguồn lực trong nước và quốc tế nên đầu tư vừa phân tán, dàn trải, vừa chồng chéo, nhiều nội dung đầu tư hiệu quả chưa cao.

Nghị định 02/2010/NĐ-CP đã phân cấp rõ: kinh phí khuyến nông Trung ương đầu tư cho các chương trình, dự án cấp quốc gia, vùng, miền; kinh phí khuyến nông địa phương đầu tư cho các chương trình dự án khuyến nông của địa phương. Tuy nhiên hiện nay, nguồn lực đầu tư cho khuyến nông ở các địa phương rất khác nhau. Kết quả khảo sát cuối năm 2012 cho thấy: có 56,6% số tỉnh, thành phố bố trí tăng nguồn kinh phí khuyến nông địa phương, 20% số tỉnh, thành phố nguồn kinh khuyến nông giảm so với trước khi có Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông. Đặc biệt là nhiều tỉnh vùng Miền núi phía Bắc, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những nơi rất cần đẩy mạnh hoạt động khuyến nông nhưng do ngân sách khó khăn nên kinh phí khuyến nông rất hạn chế.

Là quốc gia nông nghiệp với gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn nhưng kinh phí đầu tư cho khuyến nông của Việt Nam nhìn chung còn rất khiêm tốn. Năm 2012, tổng kinh phí khuyến nông Trung ương và địa phương đạt xấp xỉ 550 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ nông dân được đầu tư khoảng 50.000 đồng (tương đương 2,5 USD), trong khi một số quốc gia nông nghiệp trong khu vực như Thái Lan, Malaixia, Philipin, Indonesia... mức đầu tư bình quân từ 50- 80 USD/hộ nông dân.

5. Cơ chế, chính sách khuyến nông còn một số bất cập

Trong hai thập kỷ qua, mặc dù cơ chế chính sách khuyến nông đã có thay đổi theo từng giai đoạn, tuy nhiên vẫn còn những điểm bất cập cần tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu của thực tiễn sản xuất.

- Về cơ chế hỗ trợ khuyến nông: Chưa có sự phân biệt rõ về khuyến nông phục vụ xóa đói giảm nghèo và khuyến nông phục vụ sản xuất hàng hóa. Cơ chế hỗ trợ khuyến nông hiện tại chủ yếu phù hợp với mô hình nông hộ sản xuất quy mô nhỏ và trình độ công nghệ trung bình khá, chưa tạo động lực mạnh đối với hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn và trình độ công nghệ cao.

- Việc phân cấp ngân sách đầu tư kinh phí cho hoạt động khuyến nông giữa Trung ương và địa phương và đầu tư kinh phí khuyến nông theo chương trình, dự án là cần thiết. Tuy nhiên, do chưa có cơ chế điều phối chung dẫn đến sự phân bổ nguồn lực đầu tư giữa các vùng, miền chưa hợp lý: phần lớn các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng, vùng đô thị có điều kiện đầu tư ngân sách địa phương thuận lợi thì cũng tập trung nhiều dự án từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, trong khi các tỉnh miền núi, vùng Đồng bằng sông Cửu long kinh phí địa phương đầu tư cho khuyến nông rất hạn chế, nhưng kinh phí từ các dự án khuyến nông trung ương cũng thấp nên hoạt động khuyến nông gặp nhiều khó khăn.

Page 16: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

16

- Việc thực hiện xã hội hóa công tác khuyến nông là cần thiết nhưng chưa quy định cụ thể về cơ chế kiểm soát hoạt động của các tổ chức khuyến nông ngoài nhà nước nên nhiều hoạt động còn mang tính tự phát, chưa có sự kiểm soát của nhà nước đối với mục đích, nội dung khuyến nông ngoài nhà nước.

- Cán bộ khuyến nông, đặc biệt là cán bộ khuyến nông ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa thường xuyên trực tiếp gắn bó với nông dân, điều kiện làm việc vất vả, thu nhập rất thấp nhưng chưa có chính sách đãi ngộ tương xứng để thu hút cán bộ giỏi và động viên cán bộ nhiệt tình, tâm huyết với công việc.

Những khó khăn, tồn tại trên đây cần sớm được quan tâm tháo gỡ, khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động khuyến nông.

V. Một số bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn xây dựng và phát triển 20 năm qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hoạt động khuyến nông của nước ta như sau:

1. Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan là tiền đề quan trọng để công tác khuyến nông thành công

Thực tế vừa qua, nhiều địa phương mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội còn rất khó khăn, nhưng cấp ủy, chính quyền địa phương nhận thức đúng vai trò công tác khuyến nông và có sự chỉ đạo sâu sát, tích cực, có định hướng và giải pháp tốt thì tổ chức khuyến nông phát triển mạnh và hoạt động khuyến nông có hiệu quả cao, sản xuất phát triển và nông dân phấn khởi. Ngược lại, nơi nào cấp ủy, chính quyền ít quan tâm, chỉ đạo không sâu sát, cụ thể thì hoạt động khuyến nông rất khó khăn, lúng túng.

2. Năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông có vai trò quyết định đối với chất lượng công tác khuyến nông

Hoạt động khuyến nông là hoạt động thực tiễn, môi trường hoạt động là nông thôn, đối tượng phục vụ là nông dân với nhu cầu rất đa dạng, do đó đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải vừa có kiến thức chuyên môn vững, am hiểu nhiều lĩnh vực, có kinh nghiệm thực tiễn, năng động sáng tạo và tâm huyết với nghề nghiệp, không ngại khó khăn vất vả mới gần gũi, gắn bó và tạo được niềm tin với nông dân, nhất là nông dân vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Thực tế những năm qua, nhiều địa phương mặc dù điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện và nguồn lực đầu tư cho khuyến nông còn rất hạn chế, nhưng làm tốt công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách động viên phù hợp thì năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông được cải thiện, hoạt động đều tay và có hiệu quả cao. Ngược lại, nơi nào thiếu quan tâm bồi dưỡng, đào tạo thì chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông có nhiều hạn chế, hoạt động lúng túng, hiệu quả thấp.

Page 17: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

17

3. Phải kết hợp hài hòa giữa phương pháp khuyến nông có sự tham gia của nông dân và phương pháp khuyến nông theo chương trình mục tiêu để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông. Trong đó phương pháp khuyến nông có sự tham gia (tiếp cận từ dưới lên) là nền tảng để xây dựng các chương trình khuyến nông mục tiêu. Phương pháp khuyến nông theo chương trình mục tiêu nhằm định hướng ưu tiên, tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo cho hoạt động khuyến nông theo từng lĩnh vực, từng đối tượng, địa bàn và thời gian cụ thể.

4. Nội dung hoạt động khuyến nông cần luôn bám sát chủ trương, định hướng của ngành nông nghiệp và nhu cầu của thực tiễn sản xuất, của nông dân, thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học công nghệ và các điển hình tiên tiến. Phải kết hợp chặt chẽ giữa 3 lĩnh vực hoạt động chính của công tác khuyến nông là: (i) thông tin, tuyên truyền; (ii) đào tạo, huấn luyện; (iii) xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn. Phải chú trọng cả việc chuyển giao khoa kỹ thuật và bồi dưỡng kiến thức sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin thị trường cho nông dân. Trong từng lĩnh vực phải đa dạng hóa hình thức thực hiện để phù hợp với đối tượng, nội dung và môi trường hoạt động cụ thể. Nhưng nguyên tắc chung là phải coi nông dân là chủ thể, khuyến khích và tạo điều kiện để nông dân chủ động, tự giác tham gia mọi hoạt động khuyến nông, cán bộ khuyến nông là người hướng dẫn, động viên, hỗ trợ, không làm thay nông dân.

5. Phải kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động của hệ thống khuyến nông nhà nước và các tổ chức khuyến nông ngoài nhà nước, tăng cường hợp tác quốc tế để huy động nhiều nguồn lực đầu tư, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động khuyến nông. Đồng thời cần có cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát để đảm mọi hoạt động khuyến nông đều tuân thủ đúng pháp luật mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân.

Phần II

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG

KHUYẾN NÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

I. Bối cảnh

Trong những năm tới, hoạt động của hệ thống khuyến nông Việt Nam có nhiều thuận lợi, đồng thời cũng có những khó khăn thách thức cần vượt qua.

Page 18: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

18

1. Thuận lợi

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, sẽ tạo tiền để để công tác khuyến nông tiếp tục được quan tâm đầu tư đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp và nông dân.

Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phong trào xây dựng nông thôn mới đang được triển khai sâu rộng trong cả nước, sẽ tạo cơ hội mới để hệ thống khuyến nông mở rộng nội dung và phạm vi hoạt động.

Các tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp trong nước và quốc tế phát triển nhanh chóng, hệ thống khuyến nông có nhiều cơ hội tiếp cận, lựa chon và chuyển giao cho nông dân.

Qua 20 năm xây dựng và phát triển, hệ thống tổ chức và lực lượng cán bộ khuyến nông cả nước đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn để tiếp tục tổ chức hoạt động tốt hơn trong thời gian tới.

Nền nông nghiệp nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng và có vị thế quan trọng trong nền nông nghiệp quốc tế. Hệ thống khuyến nông cũng có nhiều cơ hội để hợp tác, tiếp cận với các phương pháp khuyến nông hiện đại của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới.

2. Khó khăn, thách thức

Để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu của thực tiễn sản xuất và của nông dân về khoa học công nghệ và kiến thức quản lý kinh doanh ngày càng cao và đa dạng, đòi hỏi hệ thống khuyến nông phải không ngừng đổi mới, cập nhật và nắm vững chuyên môn, cải tiến nội dung và phương pháp hoạt động để đáp ứng nhu cầu đó.

Thực hiện xã hội hóa công tác khuyến nông, nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia hoạt động khuyến nông, tạo áp lực cạnh tranh đòi hỏi hệ thống khuyến nông nhà nước phải không ngừng vươn lên, xứng đáng với vai trò là lực lượng nòng cốt, hướng dẫn, hợp tác với các lực lượng khuyến nông ngoài nhà nước để phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.

Cơ chế kinh tế thị trường và quy luật phát triển không đồng đều đang làm cho sự phân cực về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, miền giữa các ngành nghề trong xã hội ngày càng sâu sắc. Hoạt động khuyến nông vất vả nhưng thu nhập thấp đang là thách thức đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông hiện nay.

Page 19: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

19

3. Định hướng phát triển chung của ngành nông nghiệp

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát huy thế mạnh từng ngành hàng và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

II. Mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống khuyến nông thời gian tới

1. Mục tiêu

Phát huy những thành tích và kinh nghiệm đạt được trong 20 năm qua, bám sát định hướng phát triển của ngành nông nghiệp và nhu cầu của nông dân, tận dụng tốt cơ hội và vượt qua thách thức, không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông, góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nước ta và chủ động hợp tác với khuyến nông trong khu vực và thế giới.

2. Một số nhiệm vụ khuyến nông trọng tâm

Để đạt mục tiêu đó, hệ thống khuyến nông cả nước cần tập trung triển khai tốt một số nhiệm vụ khuyến nông trọng tâm sau đây:

Một là: Bám sát chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến 2020, đặc biệt là chủ trương tái cơ cấu ngành theo hướng tăng cường áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Để khắc phục tình trạng đầu tư nguồn lực khuyến nông phân tán, dàn trải, hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương cần căn cứ vào định hướng tái cơ cấu sản xuất của ngành và điều kiện thực tế từng vùng, miền để xây dựng các chương trình, dự án khuyến nông trọng điểm cấp quốc gia và chương trình khuyến nông đặc thù cấp tỉnh. Các chương trình khuyến nông trọng điểm cần hướng vào phục vụ trực

Page 20: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

20

tiếp các Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm, Chương trình xây dưng nông thôn mới, Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, Chương trình giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu... Trước hết ưu tiên nguồn lực đầu tư cho một số chương trình, dự án khuyến khích phát triển những sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ và những địa bàn còn nhiều tiềm năng phát triển, lựa chọn các tiến bộ khoa học công nghệ có khả năng tạo sự chuyển biến rõ rệt trên phạm vi rộng về chất lượng và hiệu quả kinh tế, bền vững về môi trường.

Hai là: không ngừng cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông.

Nội dung hoạt động khuyến nông cần cụ thể, thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học công nghệ tiến bộ, các kinh nghiệm, điển hình tiên tiến, sát với thực tiễn sản xuất của địa phương và điều kiện của hộ nông dân. Cần tránh cả hai khuynh hướng không tốt là bảo thủ, ngại tiếp cận chuyển giao công nghệ mới hoặc nóng vội, chủ quan trong chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới dẫn đến gây thiệt hại cho nông dân. Bên cạnh công tác phổ biến, chuyển giao khoa học công nghệ, hoạt động khuyến nông cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức tổ chức quản lý nông trại, kiến thức kinh doanh, cung cấp thông tin, tăng cường kết nối các đối tác trong chuỗi giá trị hàng hóa nông sản để giúp nông dân chủ động tham gia vào thị trường công nghệ, vật tư và nông sản để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Đa dạng hóa các phương pháp và phương tiện khuyến nông, đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số vào hoạt động tuyên truyền, đào tạo khuyến nông để tăng khả năng tiếp cận của nông dân với các kênh thông tin khuyến nông. Tiếp tục mở rộng các mô hình hoạt động dịch vụ, tư vấn khuyến nông trực tiếp tại các diễn đàn, các câu lạc bộ khuyến nông hoặc trên các phương tiện truyền thông, điện thoại, internet... để đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của nông dân.

Ba là: tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất và mong đợi của nông dân.

- Về tổ chức:

Ở Trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ để đảm có đầu mối thống nhất quản lý nhà nước và đầu mối tổ chức thực hiện nhiệm vụ khuyến nông Trung ương.

Ở địa phương: đề nghị Ủy ban nhan dân các tỉnh, thành phố căn cứ vào Nghị định 02/2010/NĐ-CP và điều kiện cụ thể của địa phương để kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông theo hướng: thống nhất một đơn vị làm nhiệm vụ khuyến nông cấp

Page 21: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

21

tỉnh (gồm cả nhiệm vụ khuyến ngư) là Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Những tỉnh chưa có Trạm khuyến nông cấp huyện cần sớm thành lập Trạm khuyến nông chuyên trách. Các địa phương chưa có mạng lưới khuyến nông cơ sở cần sớm xây dựng và có chính sách phù hợp để thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm thực tiễn tham gia mạng lưới này, ưu tiên cán bộ tại địa phương, nhất là vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo hoạt động khuyến nông ổn định và hiệu qủa.

- Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:

Trong những năm tới, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông có ý nghĩa quyết định để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông. Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần coi trọng cả bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật và phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông, ứng dụng các phương pháp khuyến nông tiên tiến để nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp, nhất là cán bộ khuyến nông cấp cơ sở.

Bốn là: Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến nông.

Phạm vi áp dụng chính sách khuyến nông cần được mở rộng hơn cho phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như hiện nay theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ, cần bổ sung chính sách khuyến khích áp dụng sản xuất an toàn theo GAP, chính sách khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm, các mô hình giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản,....

Phương thức hỗ trợ khuyến nông cần điều chỉnh theo hướng phân biệt rõ hơn đối với hai nhóm đối tượng mục tiêu là:

+ Đối với hộ nghèo, hộ sản xuất thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị thiên tai, hộ sản xuất tự cấp tự túc là chính,... áp dụng chính sách hỗ trợ như hiện nay để giúp họ thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.

+ Đối với hộ sản xuất hàng hóa lớn, chủ trang trại, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao cần thực hiện chính sách khuyến khích thông qua cơ chế vay vốn ưu đãi từ Quỹ Khuyến nông, đảm bảo nguồn đầu tư ổn định cho hoạt động khuyến nông.

Đồng thời phải thực hiện xã hội hóa công tác khuyến nông, huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho hoạt động khuyến nông, trong đó hình thức hợp tác công - tư (PPP) trong hoạt động khuyến nông cần được thí điểm, tổng kết, nhân rộng.

Page 22: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

22

Năm là: Mở rộng hợp tác với mạng lưới khuyến nông trong khu vực và trên thế giới.

Trong những năm tới, Khuyến nông Việt Nam cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ với khuyến nông của các nước ASEAN và các nước trên thế giới. Tổ chức các chương trình hợp tác đào tạo nông dân, trao đổi chuyên gia nông nghiệp, tổ chức các đoàn cán bộ khuyến nông và nông dân đi thăm quan giao lưu, trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với hệ thống khuyến nông các nước để tiếp tục đổi mới và phát triển khuyến nông Việt Nam lên một tầm cao mới.

III. Một số kiến nghị

1. Thực tế qua 2 năm thực hiện Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông cho thấy có một số điểm cần bổ sung sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển nông nghiêp và xây dựng nông thôn mới hiện nay. Đề nghị Chính phủ xem xét cho phép sửa đổi Nghị định này.

2. Từ kinh nghiệm tổ chức Quỹ Khuyến nông của Thành phố Hà Nội trong nhiều năm qua, đề nghị Chính phủ cho phép Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính phối hợp xây dựng đề án xây dựng và quản lý Quỹ Khuyến nông quốc gia trình Chính phủ phê duyệt trong năm 2013.

3. Đề nghị Chính phủ giao Bộ Nông nghiẹp và PTNT phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài Chính xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về tổ chức, quản lý và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở để các địa phương có cơ sở thực hiện thống nhất.

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành trung ương và cấp ủy, chính quyền, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương, hệ thống khuyến nông Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, đã có nhiều thành tích quan trọng đóng góp cho sự phát triển chung của nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta. Trong thời gian tới, hệ thống khuyến nông cả nước cần tích cực phát huy những thành tích và kinh nghiệm tốt, khắc phục những hạn chế, yếu kém, không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khuyến nông đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn sản xuất và mong đợi của bà con nông dân./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Page 23: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

23

KINH NGHIÖM TRONG C¤NG T¸C QU¶N Lý vμ Sö DôNG QUü KHUYÕN N¤NG cña THμNH PHè Hμ NéI

Trung t©m KhuyÕn n«ng Hμ Néi

Quü KhuyÕn n«ng Thμnh phè Hμ Néi ®−îc thμnh lËp theo QuyÕt ®Þnh sè

26/2002/Q§-UB ngμy 27 th¸ng 02 n¨m 2002 cña UBND Thμnh phè Hμ Néi, ban hμnh

kÌm theo quy chÕ qu¶n lý vμ sö dông Quü. Nguån vèn ng©n s¸ch cÊp ban ®Çu cho quü

khi thμnh lËp lμ 5 tû ®ång vμ ®−îc bæ sung hμng n¨m.

Sau 5 n¨m ho¹t ®éng (2002- 2007), UBND Thμnh phè bæ sung, söa ®æi quy chÕ

qu¶n lý vμ sö dông Quü KhuyÕn n«ng vμ ban hμnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh sè

142/2007/Q§-UBND ngμy 10/12/2007 cho phï hîp víi thùc tiÔn s¶n xuÊt.

Tõ khi Thñ ®« më réng ®Þa giíi hμnh chÝnh, quy m« s¶n xuÊt n«ng nghiÖp cña

Thμnh phè lín h¬n, ngμnh nghÒ s¶n xuÊt ®a d¹ng h¬n, ®èi t−îng cã nhu cÇu vay vèn

−u ®·i ®Ó ph¸t triÓn s¶n xuÊt nhiÒu h¬n. Hμng n¨m quü KhuyÕn n«ng ®Òu ®−îc ng©n

s¸ch Thμnh phè cÊp bæ sung; ®Õn n¨m 2012 Quü KhuyÕn n«ng ®· ®−îc ng©n s¸ch

Thμnh phè cÊp 93,0 tû ®ång. Cïng víi sè vèn ®−îc bæ sung tõ nguån phÝ qu¶n lý Quü

tõ n¨m 2002 ®Õn n¨m 2012 chuyÓn sang 6,184 tû ®ång, tÝnh ®Õn hÕt n¨m 2012, tæng

nguån vèn ®Ó gi¶i ng©n cho c¸c hé vay vèn lμ 99,184 tû ®ång.

Sau 10 n¨m ho¹t ®éng, Quü KhuyÕn n«ng ®· ®ång hμnh cïng n«ng d©n Thñ ®«,

®Ó më réng c¸c m« h×nh khuyÕn n«ng cã hiÖu qu¶ thμnh c¸c vïng hμng hãa tËp trung,

phôc vô nhu cÇu néi tiªu vμ h−íng tíi xuÊt khÈu.

I. kÕt qu¶ triÓn khai, qu¶n lý vμ sö dông Quü KhuyÕn n«ng Thμnh phè Hμ

Néi

1- X©y dùng vμ tõng b−íc kiÖn toμn tæ chøc bé m¸y qu¶n lý Quü KhuyÕn n«ng

tõ Thμnh phè tíi quËn, huyÖn, x·, ph−êng:

Khi míi thμnh lËp, do nguån vèn Quü KhuyÕn n«ng cßn Ýt (5,0 tû ®ång), ho¹t

®éng ban ®Çu cña Quü do mét sè c¸n bé c¸c phßng chuyªn m«n vμ mét sè tr¹m

KhuyÕn n«ng kiªm nhiÖm. Khi nguån vèn t¨ng dÇn lªn th× bé m¸y qu¶n lý còng tõng

b−íc ®−îc kiÖn toμn.

Tõ n¨m 2008, Quü KhuyÕn n«ng ho¹t ®éng theo Quy chÕ qu¶n lý vμ sö dông

Quü ban hμnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh 142/2007/Q§-UBND ngμy 10/12/2007 cña UBND

Thμnh phè Hμ Néi. Tæ chøc bé m¸y chØ ®¹o ho¹t ®éng cña Quü KhuyÕn n«ng ®−îc

t¨ng c−êng thªm:

Page 24: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

24

* Héi ®ång thÈm ®Þnh cÊp Thμnh phè c¸c Hå s¬ xin vay vèn ®−îc Gi¸m ®èc Së

N«ng nghiÖp vμ PTNT Hμ Néi quyÕt ®Þnh thμnh lËp, do mét Phã Gi¸m ®èc Së N«ng

nghiÖp vμ PTNT Hμ Néi lμm Chñ tÞch Héi ®ång, Gi¸m ®èc Quü KhuyÕn n«ng lμ Phã Chñ

tÞch Héi ®ång; C¸c thμnh viªn Héi ®ång lμ l·nh ®¹o mét sè phßng chuyªn m«n cña Së

N«ng nghiÖp & PTNT vμ phßng chuyªn m«n cña Së Tμi chÝnh Hμ Néi; Héi ®ång thÈm

®Þnh cÊp Thμnh phè thÈm ®Þnh vμ quyÕt ®Þnh cho vay ®èi víi c¸c ph−¬ng ¸n cã møc vèn

vay tõ 100 triÖu ®ång trë lªn.

* Gi¸m ®èc Trung t©m KhuyÕn n«ng (Gi¸m ®èc Quü) ®−îc thÈm ®Þnh vμ quyÕt

®Þnh cho vay ®èi víi c¸c ph−¬ng ¸n cã møc vèn xin vay d−íi 100 triÖu ®ång. Gi¸m ®èc

quü thμnh lËp c¸c bé phËn hç trî vμ gióp viÖc: Héi ®ång thÈm ®Þnh cÊp c¬ së do mét

Phã Gi¸m ®èc Trung t©m KhuyÕn n«ng lμm Chñ tÞch Héi ®ång, Tr−ëng phßng Qu¶n lý

Quü KhuyÕn n«ng lμ Phã Chñ tÞch, th−êng trùc héi ®ång; c¸c thμnh viªn Héi ®ång lμ

Tr−ëng c¸c phßng chuyªn m«n cña Trung t©m KhuyÕn n«ng vμ mét sè c¸n bé phßng

Qu¶n lý QKN; Thμnh lËp TiÓu ban qu¶n lý Quü KhuyÕn n«ng thuéc c¸c tr¹m KhuyÕn

n«ng quËn, huyÖn, thÞ x· do Tr¹m tr−ëng hoÆc Tr¹m phã lμm Tr−ëng TiÓu ban, mét c¸n

bé Hîp ®ång lao ®éng chuyªn qu¶n Quü KhuyÕn n«ng vμ mét c¸n bé kü thuËt lμ thμnh

viªn.

2- C«ng t¸c triÓn khai, qu¶n lý, vμ sö dông vμ b¶o toμn Quü KhuyÕn n«ng

Thμnh phè:

§Ó c«ng t¸c triÓn khai ho¹t ®éng Quü KhuyÕn n«ng thuËn lîi, ®¶m b¶o gi¶i

ng©n kÞp thêi, ®óng ®èi t−îng, sö dông vèn ®óng môc ®Ých vμ tr¸nh rñi ro, thÊt tho¸t

vèn ë møc thÊp nhÊt, hμng n¨m Quü KhuyÕn n«ng ®Òu x©y dùng kÕ ho¹ch ho¹t ®éng

chi tiÕt cña Quü KhuyÕn n«ng, tr×nh Së N«ng nghiÖp vμ PTNT Hμ Néi, Së Tμi chÝnh

Hμ Néi phª duyÖt, thÈm ®Þnh.

- §Ó x©y dùng kÕ ho¹ch ho¹t ®éng cña Quü KhuyÕn n«ng n¨m sau, ngay tõ cuèi

n¨m tr−íc Trung t©m ®· chØ ®¹o c¸c tr¹m KhuyÕn n«ng trùc thuéc phèi hîp víi chÝnh

quyÒn, HTX n«ng nghiÖp, � ®iÒu tra, kh¶o s¸t nhu cÇu vay vèn s¶n xuÊt cña c¸c hé trªn

®Þa bμn b¸o c¸o Trung t©m ®Ó tæng hîp. Trªn c¬ së sè vèn c¸c tr¹m KhuyÕn n«ng ®¨ng

ký, c¨n cø vμo kh¶ n¨ng ®¸p øng cña nguån vèn (do ng©n s¸ch cÊp bæ sung hμng n¨m vμ

vèn do c¸c hé tr¶ nî khi hÕt hîp ®ång vay vèn), Trung t©m ph©n bæ kÕ ho¹ch gi¶i ng©n

vèn cho tõng tr¹m KhuyÕn n«ng theo tõng th¸ng, quý trong n¨m. Trung t©m ®Ó l¹i 15 –

20% tæng nguån vèn hμng n¨m ®Ó −u tiªn hç trî gi¶i ng©n cho nh÷ng vïng s¶n xuÊt hμng

ho¸ tËp trung, vïng chuyÓn ®æi c¬ cÊu c©y trång theo quy ho¹ch cña ®Þa ph−¬ng�

- Phèi hîp chÆt chÏ víi UBND c¸c quËn, huyÖn, x·, ph−êng trong qu¸ tr×nh

qu¶n lý, sö dông vμ b¶o toμn Quü KhuyÕn n«ng. §¶m b¶o sö dông ®óng môc ®Ých,

Page 25: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

25

phï hîp víi quy ho¹ch cña ®Þa ph−¬ng, kh«ng ®Ó x¶y ra hiÖn t−îng thÊt tho¸t nguån

vèn Quü KhuyÕn n«ng.

- Tæ chøc tuyªn truyÒn c«ng t¸c triÓn khai, qu¶n lý, sö dông, b¶o toμn Quü

KhuyÕn n«ng trªn c¸c ph−¬ng tiÖn b¸o, ®μi cña Trung −¬ng vμ Hμ Néi.

- Tæ chøc c¸c líp tËp huÊn nghiÖp vô tÝn dông, t×m hiÓu kiÕn thøc ph¸p luËt cho

®éi ngò c¸n bé tham gia c«nng t¸c qu¶n lý Quü KhuyÕn n«ng ®Ó n©ng cao n¨ng lùc

qu¶n lý Quü KhuyÕn n«ng Thμnh phè; ®ång thêi tæ chøc hμng tr¨m líp tËp huÊn kü

thuËt vÒ trång trät, ch¨n nu«i, nu«i trång thuû s¶n � cho hμng ngh×n l−ît n«ng d©n,

chñ trang tr¹i ®ang sö dông vèn vay vμ c¸c hé n«ng d©n kh¸c t¹i c¸c x·, ph−êng, thÞ

trÊn.

- Dùa vμo hÖ thèng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt cña ngμnh ®Ó lμm c¨n cø tÝnh

to¸n x©y dùng dù ¸n, ph−¬ng ¸n s¶n xuÊt vay vèn Quü KhuyÕn n«ng.

- Tõng b−íc hoμn thiÖn hÖ thèng tμi liÖu, mÉu biÓu phôc vô c«ng t¸c h−íng dÉn

c¸c hé s¶n xuÊt lËp hå s¬ vay vèn Quü KhuyÕn n«ng.

- Tæ chøc gi¶i ng©n cho c¸c hé n«ng d©n, chñ trang tr¹i vay vèn Quü KhuyÕn

n«ng nhiÒu n¨m ®¶m b¶o an toμn tuyÖt ®èi.

- Cö c¸n bé kü thuËt, c¸n bé chuyªn qu¶n Quü KhuyÕn n«ng th−êng xuyªn

kiÓm tra, h−íng dÉn kü thuËt cho n«ng d©n ®¶m b¶o vèn vay ®−îc sö dông ®óng môc

®Ých vμ cã hiÖu qu¶.

- C«ng t¸c kiÓm tra: Trung t©m ®· x©y dùng kÕ ho¹ch kiÓm tra ®Þnh kú, hoÆc

®ét xuÊt c«ng t¸c qu¶n lý, sö dông vèn Quü KhuyÕn n«ng cña c¸c hé n«ng d©n, chñ

trang tr¹i. Hμng n¨m th−êng tæ chøc tõ 2 - 3 cuéc kiÓm tra cã sù tham gia cña Së N«ng

nghiÖp & PTNT, Së Tμi chÝnh.

- C«ng t¸c b¸o c¸o: Trung t©m ®· thùc hiÖn tèt chÕ ®é b¸o c¸o th¸ng, quý, 6

th¸ng ®Çu n¨m, b¸o c¸o n¨m vÒ kÕt qu¶ triÓn khai, qu¶n lý, sö dông Quü KhuyÕn n«ng

göi c¸c cÊp, c¸c ngμnh cña Thμnh phè. Trung t©m ®· lËp b¸o c¸o quyÕt to¸n tμi chÝnh

®óng tiÕn ®é thêi gian vμ ®¶m b¶o thanh quyÕt to¸n c¸c nguån thu - chi ®óng chÕ ®é

tμi chÝnh hiÖn hμnh. Ho¹t ®éng thu chi cña Quü KhuyÕn n«ng ®−îc më hÖ thèng sæ

s¸ch vμ h¹ch to¸n ®éc lËp theo h−íng dÉn cña Së Tμi chÝnh vμ Së N«ng nghiÖp &

PTNT. C«ng t¸c qu¶n lý vèn, qu¶n lý hå s¬ vay vèn Quü KhuyÕn n«ng, tμi s¶n thÕ

chÊp cña hé n«ng d©n, chñ trang tr¹i ®−îc chÆt chÏ theo ®óng qui ®Þnh cña nhμ n−íc.

3 - KÕt qu¶ gi¶i ng©n vèn:

Tõ nguån vèn ®−îc cÊp ban ®Çu khi thμnh lËp th¸ng 2/2002 lμ 5 tû ®ång; hμng

n¨m Quü KhuyÕn n«ng ®−îc Thμnh phè cÊp bæ sung, ®Õn th¸ng 12/2012 Quü KhuyÕn

n«ng Thμnh phè ®· cã nguån vèn ng©n s¸ch cÊp lμ 93,0 tû ®ång; Quü cßn ®−îc bæ

Page 26: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

26

sung thªm tõ nguån thu phÝ qu¶n lý Quü hμng n¨m theo tû lÖ quy ®Þnh, luü kÕ ®Õn n¨m

2012 lμ 6,184 tû ®ång. Nh− vËy ®Õn hÕt n¨m 2012, nguån vèn Quü ®Ó gi¶i ng©n lμ

99,184 tû ®ång.

Trong 10 n¨m ho¹t ®éng (2002-2012) Quü ®· gi¶i ng©n cho 2.079 l−ît hé vay

vèn, víi sè vèn quay vßng lμ 259,425 tû ®ång.

KÕt qu¶ gi¶i ng©n Quü KhuyÕn n«ng Thμnh phè cho c¸c hé n«ng d©n, chñ trang

tr¹i vay trong 10 n¨m (2002-2012) nh− sau:

KÕt qu¶ gi¶i ng©n Quü khuyÕn n«ng thμnh phè tõ n¨m 2002-2012

TT Ngμnh Sè ph−¬ng ¸n

®−îc vay Tû lÖ

% Sè vèn ®−îc vay (tû ®ång)

Tû lÖ %

1 Ch¨n nu«i 962 46,27 122,89 47,37

2 Thñy s¶n 613 29,49 62,85 24,23

3 Trång trät 215 10,34 31,125 12

4 N«ng th«n vμ m« h×nh SX kinh tÕ VAC

289 13,9 42,56 16,4

Tæng céng 2.079 259,425

Nh− vËy 10 n¨m qua, Quü KhuyÕn n«ng Thμnh phè cho vay ®Ó ph¸t triÓn ch¨n

nu«i chiÕm tû lÖ lín nhÊt c¶ vÒ sè hé (chiÕm 46,27 % tæng sè hé vay vèn) vμ sè tiÒn vay

(chiÕm 47,37 % tæng sè vèn ®· gi¶i ng©n), ngμnh Trång trät cã tû lÖ hé vay vèn thÊp nhÊt c¶

vÒ sè hé (chiÕm 10,34 %) vμ sè vèn vay (chiÕm 12,0 % sè vèn vay); M« h×nh vay ®Ó s¶n xuÊt

kinh doanh tæng hîp (VAC) còng chiÕm tû lÖ thÊp (13,90% vÒ sè hé vay vμ chiÕm 16,40% vÒ

sè vèn vay.

4 - KÕt qu¶ thu håi vèn vay:

§Ó b¶o toμn nguån vèn vay quü KhuyÕn n«ng Thμnh phè, c¸c hé vay vèn ph¶i

thÕ chÊp tμi s¶n lμ quyÒn sö dông ®Êt ë, nhμ ë ®· ®−îc c¬ quan cã thÈm quyÒn cÊp giÊy

chøng nhËn quyÒn sö dông ®Êt ë, giÊy chøng nhËn quyÒn së h÷u nhμ ë.

§ång thêi phèi hîp víi UBND x·, ph−êng, c¸c tæ chøc chÝnh trÞ, x· héi ë c¸c

®Þa ph−¬ng tham gia qu¶n lý, chØ ®¹o hé n«ng d©n, chñ trang tr¹i vay vèn thùc hiÖn

®óng cam kÕt ®· ký víi Trung t©m KhuyÕn n«ng.

Qua 10 n¨m triÓn khai ho¹t ®éng cña Quü KhuyÕn n«ng, mÆc dï s¶n xuÊt n«ng

nghiÖp cã nhiÒu thêi gian gÆp rÊt nhiÒu khã kh¨n vÒ thiªn tai, dÞch bÖnh, gi¸ c¶ vËt t−

lu«n cã chiÒu h−íng t¨ng cao trong khi gi¸ n«ng s¶n bÊp bªnh, 2 n¨m gÇn ®©y (2011-

Page 27: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

27

2012) do ¶nh h−ëng cña suy tho¸i kinh tÕ toμn cÇu, nhiÒu ngμnh nghÒ cã giai ®o¹n

cμng s¶n xuÊt cμng bÞ thua lç (®Æc biÖt lμ ngμnh ch¨n nu«i). Nh−ng do lμm tèt kh©u

tuyªn truyÒn, kiÓm tra, gi¸m s¸t viÖc sö dông vèn vay cña c¸c hé vay vèn, nªn tû lªn

nî qu¸ h¹n cña Quü KhuyÕn n«ng luü kÕ ®Õn thêi ®iÓm hiÖn nay lμ 728,20 triÖu ®ång

(Trong ®ã: nî qu¸ h¹n tõ n¨m 2008 vÒ tr−íc lμ 98,20 triÖu ®ång, nî ph¸t sinh cña c¸c

hé vay vèn n¨m 2009 – 2012 lμ 630,00 triÖu ®ång; tæng sè vèn nî qu¸ h¹n chiÕm

0,734% tæng nguån vèn ®Ó gi¶i ng©n cña Quü); Trong 10 n¨m qua, PhÇn lín c¸c hé

n«ng d©n, chñ trang tr¹i ®Òu tr¶ vèn ®óng thêi gian quy ®Þnh, ch−a ®Ó x¶y ra t×nh tr¹ng

mÊt vèn. Trong sè 2.079 l−ît hé vay vèn, Quü chØ ph¶i khëi kiÖn ra toμ ¸n ®Ó ®ßi nî

®èi víi 9 hé cè t×nh d©y d−a kh«ng chÞu tr¶ nî.

II. HiÖu qu¶ sö dông vèn vay quü KhuyÕn n«ng Thμnh phè

1. HiÖu qu¶ vÒ mÆt kinh tÕ:

- Vèn vay ®· ®−îc sö dông ®Ó ph¸t triÓn m¹nh c¸c ngμnh s¶n xuÊt, ch¨n nu«i,

thñy s¶n theo ®Þnh h−íng cña Thμnh ñy, UBND Thμnh phè.

- Khai th¸c c¸c tiÒm n¨ng vÒ ®Êt ®ai, lao ®éng, ngμnh nghÒ, tiÒm n¨ng vÒ khoa

häc kü thuËt.

- Thóc ®Èy h×nh thμnh kinh tÕ trang tr¹i, khuyÕn khÝch tÝch tô ruéng ®Êt, ®Çu t−

m¸y mãc, trang thiÕt bÞ kü thuËt.

- Gãp phÇn h×nh thμnh c¸c vïng s¶n xuÊt hμng hãa cã quy m« lín, hiÖu qu¶

cao: Vïng ch¨n nu«i lîn n¹c, bß s÷a, bß thÞt, gia cÇm, vïng s¶n xuÊt rau an toμn, vïng

trång hoa, c©y c¶nh, vïng nu«i trång thuû s¶n.

- T¹o viÖc lμm th−êng xuyªn cho hμng ngh×n lao ®éng víi møc thu nhËp tõ

2.000.000 ® - 3.000.000®/ng−êi/th¸ng.

- T¹o ra khèi l−îng s¶n phÈm hμng hãa lín cung cÊp cho thÞ tr−êng Hμ Néi, c¸c

tØnh b¹n vμ h−íng tíi xuÊt khÈu.

- Gi¸ trÞ s¶n phÈm cña c¸c ph−¬ng ¸n, dù ¸n t¨ng tõ 10 ®Õn 30% so víi khi ch−a

®−îc vay vèn Quü KhuyÕn n«ng Thμnh phè. Trong 10 n¨m qua, Quü KhuyÕn n«ng

Thμnh phè ®· gãp phÇn t¹o ra hμng ngh×n tû ®ång gi¸ trÞ s¶n phÈm hμng ho¸ chÊt

l−îng cao

2. HiÖu qu¶ vÒ mÆt x· héi:

- C¸c ph−¬ng ¸n vay vèn Quü KhuyÕn n«ng ®· t¹o ra nhiÒu m« h×nh ®iÓm thu

hót ®«ng ®¶o c¸n bé KhuyÕn n«ng, nh©n d©n c¸c vïng tíi tham quan häc tËp, trao ®æi

kinh nghiÖm. Trong 10 n¨m qua, ®· cã nhiÒu ®oμn c¸n bé Së N«ng nghiÖp & PTNT,

Trung t©m KhuyÕn n«ng c¸c tØnh b¹n nh− (HuÕ, §μ N½ng, Thμnh phè HCM, CÇn Th¬,

Page 28: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

28

L©m §ång, B×nh Ph−íc, Thanh Ho¸, NghÖ An, Qu¶ng Ninh, H¶i D−¬ng, H¶i Phßng,

Lμo Cai... ) ®Õn th¨m quan, häc tËp vμ trao ®æi kinh nghiÖm vÒ c«ng t¸c triÓn khai,

qu¶n lý Quü KhuyÕn n«ng; 1.500 l−ît n«ng d©n tíi tham quan c¸c m« h×nh vay vèn

®¹t hiÖu qu¶ kinh tÕ cao t¹i Hμ Néi .

- KÕt qu¶ ®¸ng khÝch lÖ nhÊt lμ Quü KhuyÕn n«ng ®· gãp phÇn t¹o nhiÒu viÖc

lμm míi, ngμnh nghÒ míi ë n«ng th«n.

- Ho¹t ®éng cña Quü KhuyÕn n«ng víi viÖc cho vay vèn −u ®·i kh«ng v× môc

tiªu lîi nhuËn, sè l−îng vèn vμ thêi gian ®−îc vay phï hîp ®· gãp phÇn t¹o ra ho¹t

®éng tÝn dông lμnh m¹nh trªn ®Þa bμn Thμnh phè, tõng b−íc lμm gi¶m cho vay nÆng

l·i ë n«ng th«n, t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c hé n«ng d©n, chñ trang tr¹i v−¬n lªn ph¸t triÓn

s¶n xuÊt hμng ho¸ chÊt l−îng cao, c¶i thiÖn ®êi sèng, ph¸t huy néi lùc, lμm giμu ngay

trªn m¶nh ®Êt quª h−¬ng m×nh vμ chñ ®éng héi nhËp kinh tÕ khu vùc vμ thÕ giíi.

III. Bμi häc kinh nghiÖm

Tõ kÕt qu¶ triÓn khai c«ng t¸c quü khuyÕn n«ng trong nh÷ng n¨m võa qua,

Trung t©m KhuyÕn n«ng Hμ Néi rót ra mét sè bμi häc kinh nghiÖm sau:

- N¾m v÷ng chñ tr−¬ng, chÝnh s¸ch, cña §¶ng, ph¸p luËt Nhμ n−íc, nhiÖm vô,

chøc n¨ng cña ®¬n vÞ trong t×nh h×nh míi, ®Ó n©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c KhuyÕn n«ng

.

- CÇn tuyÓn chän c¸n bé cã ®ñ n¨ng lùc, tr×nh ®é, trung thùc, cã ý thøc tæ chøc

kû luËt cao, ®Ó ®¶m b¶o yªu cÇu nhiÖm vô c«ng t¸c chuyªn qu¶n Quü KhuyÕn n«ng

Thμnh phè.

- §μo t¹o, rÌn luyÖn c¸n bé ngang tÇm víi nhiÖm vô ®−îc giao, giái mét viÖc,

biÕt nhiÒu viÖc, ®μo th¶i c¸n bé tho¸i ho¸, biÕn chÊt, kh«ng cã kh¶ n¨ng hoμn thμnh

nhiÖm vô.

- T¨ng c−êng c«ng t¸c kiÓm tra, qu¶n lý, h−íng dÉn, khen th−ëng sö lý c¸c sai

ph¹m kÞp thêi vμ kiªn quyÕt.

- Phèi hîp tèt víi c¸c c¬ quan cña Trung −¬ng, Thμnh phè, quËn, huyÖn, x·,

ph−êng, ®Æc biÖt c¬ quan qu¶n lý Nhμ n−íc c¸c cÊp, an ninh kinh tÕ QuËn, HuyÖn,

Thμnh phè, ®Ó phßng ngõa c¸c tiªu cùc x· héi, liªn quan ®Õn viÖc qu¶n lý, thu håi, b¶o

toμn Quü KhuyÕn n«ng Thμnh phè.

- B¸o c¸o quyÕt to¸n c«ng t¸c thu - chi Quü KhuyÕn n«ng ®Çy ®ñ, kÞp thêi,

chÝnh x¸c theo quy chÕ cña Thμnh phè.

IV. §Ò xuÊt vμ kiÕn nghÞ

Page 29: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

29

- Nhu cÇu vèn vay cña hé n«ng d©n, chñ trang tr¹i rÊt lín, ®Ò nghÞ UBND

Thμnh phè hμng n¨m tiÕp tôc bæ sung cho nguån vèn Quü KhuyÕn n«ng, t¹o ®iÒu kiÖn

thuËn lîi cho hé n«ng d©n, chñ trang tr¹i ®Çu t− ph¸t triÓn s¶n xuÊt hμng ho¸, øng dông

c«ng nghÖ kü thuËt cao, ®Ó n©ng cao n¨ng suÊt, chÊt l−îng, hiÖu qu¶ s¶n xuÊt n«ng

nghiÖp.

- §Ò nghÞ c¸c TØnh,Thμnh phè nªn bè trÝ ng©n s¸ch cña tØnh, thμnh phè ®Ó

thμnh lËp quü khuyÕn n«ng cña ®Þa ph−¬ng tõ ®ã lμ c¬ së ®Ó më réng c¸c m« h×nh

khuyÕn n«ng hiÖu qu¶, x©y dùng vïng s¶n xuÊt hμng hãa tËp trung�

- §Ò nghÞ Bé N«ng nghiÖp & PTNT nghiªn cøu, ®Ò nghÞ söa ®æi NghÞ ®Þnh sè

02/2010/N§-CP, trong ®ã quy ®Þnh viÖc thμnh lËp QKN vμ nguån h×nh thμnh Quü ph¶i

cã hç trî tõ ng©n s¸ch ®Ó c¸c tØnh, thμnh phè thuËn lîi trong x©y dung quü khuyÕn

n«ng.

- X©y dùng v¨n b¶n h−íng dÉn cô thÓ vÒ viÖc thμnh lËp QKN vμ Quy chÕ tæ chøc vμ

ho¹t ®éng cña Quü ®Ó c¸c ®Þa ph−¬ng c¨n cø thùc hiÖn thèng nhÊt trong c¶ n−íc./.

Page 30: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

30

KHUYẾN NÔNG CHUNG TAY XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Nam Định

Nam Định là một trong 11 tỉnh trên cả nước được chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới toàn Quốc tại xã Hải Đường. Qua hai năm thực hiện, chương trình nông thôn mới đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành phong trào sâu rộng, được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là người dân ở nông thôn trong tỉnh rất quan tâm, đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Đến nay tỉnh Nam Định đã có có 96 /209 xã và 1 huyện trong tỉnh tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015. Có thể nói xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng lâu dài và là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Không những vậy, xây dựng nông thôn mới còn giúp cho người dân có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trở nên tích cực, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng quê hương giàu đẹp, dân chủ, văn minh…

Nhưng thực tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì Nam Định chỉ có diện tích đất tự nhiên là 1.669 km² (đất nông nghiệp chiếm 65% diện tích), mật độ dân số là 1.196 người/km², là một tỉnh thuần nông, với trên 75% dân số làm nông nghiệp, nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của tỉnh Nam Định rất thấp (550 m2), trong khi bình quân chung của cả nước là 1.120 m2 nên một số tiêu chí rất khó đạt nhất là các tiêu chí về thu nhập, chuyển đổi cơ cấu lao động, vệ sinh môi trường,… Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của tỉnh cũng có lợi thế là tỉnh có 72 km bờ biển, đặc điểm nông hoá thổ nhưỡng tạo cho đất nông nghiệp của tỉnh có khả năng thâm canh cao, nhất là cây lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng và khai thác thủy sản.

Xuất phát từ tình hình trên, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Nam Định đã cùng toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm cụ thể trong đó có việc tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật tới nông dân bằng nhiều hình thức như: xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn kỹ thuật và thông tin tuyên truyền, … để giúp người nông dân phát triển phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao, từ đó góp phần nâng cao thu nhập và cải tạo môi trường nông thôn.

Page 31: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

31

Đối với xây dựng mô hình trình diễn, Trung tâm đã tập trung xây dựng các mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây, con mới, kỹ thuật chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi, mô hình cơ giới hóa sản xuất, mô hình sản xuất hàng hóa,… gắn với xây dựng nông thôn mới.

Về trồng trọt từ việc thu thập các loại giống lúa trong nước và ngoài nước đưa về khảo nghiệm, chọn lọc và trình diễn, Trung tâm đã bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh các giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt, có giá trị hàng hóa cao như: Bắc thơm 7, RVT, ND5, Thái xuyên 111, Dưu 527, Nhị ưu 838,…nhờ đó năng suất lúa của tỉnh Nam Định trong những năm quá luôn đạt trên 120 tạ/ha đồng thời chuyển đổi hẳn cơ cấu mùa vụ. Mô hình áp dụng các các biện pháp thâm canh tổng hợp để khai thác tiềm năng của giống như: phương pháp dùng phân bón tổng hợp NPK, phân vi sinh, TBKT gieo mạ che phủ nilon, phương thức gieo mạ nền cấy mạ non,… Toàn tỉnh đã có 90% diện tích cấy áp dụng phương thức mạ nền, nên yên tâm về mạ, không bị chết rét và không bị già ống khi gặp năm ấm. Trên phạm vi toàn tỉnh nhiều mô hình đạt 150-160 tấn/ha/năm trong đó vụ xuân năng suất đạt 85-95 tạ/ha, vụ mùa đạt trên 70 tạ/ha. Mô hình cánh đồng mẫu lớn, lợi nhuận tăng 5-6 triệu đồng/ha. Từ 45 mô hình tại 33 xã do Trung tâm phối hợp với các đơn vị trong ngành xây dựng đến nay đã tham mưu cho tỉnh chỉ đạo mở rộng ra 100% số xã trong tỉnh trên cây lúa và rau màu.

Mô hình lạc áp dụng giống mới Trạm dầu 207, Sán dầu 30 và che phủ ni-lon ở Vụ Bản đã góp phần đưa năng suất lạc của Tỉnh từ 15,8 tạ/ha năm lên 38 tạ/ha năm cao nhất trong cả nước (bình quân toàn quốc là 29 tạ/ha). Mô hình Khoai tây xuất khẩu giống Diamant của Hà Lan, Solara của Đức, cho năng suất khá ổn định 180 tạ/ha, lợi nhuận cao nhất trong nhóm cây trồng vụ đông, đạt 90 - 100 triệu đồng/ha, gấp 4,1 lần so với cấy lúa vụ mùa cùng trong năm và diện tích vụ đông hằng năm đều đạt 3.000ha. Cùng với cây khoai tây ở vùng đất màu, đất 2 vụ lúa với cơ giới nặng (đất thịt nặng), thực hiện chương trình phát triển rau quả hàng hoá xuất khẩu, Trung tâm đã xác định được giống cà chua TN005, TN052, Savier, TN060, Thuý Hồng, TH42, TH44,… có nhiều ưu điểm cho năng suất cao 40-60 tấn/ha độ Brix 4,5-7%, vỏ quả cứng, chống chịu tốt đã chiếm 90% diện tích toàn tỉnh, đủ tiêu chuẩn chế biến và xuất khẩu. Các cây cải dầu, dưa hấu, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP,… cũng được khuyến nông đưa vào xây dựng mô hình hiệu quả cao để nhân ra diện. Đặc biệt mô hình bí xanh đông kỹ thuật đơn giản, đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao trên chân đất 2 lúa năng suất đạt 30- 40 tấn quả/ha và cho thu nhập 40- 60 triệu đồng/ha/vụ đã và đang nhân rộng ở hầu hết các địa phương. Ngoài ra Trung tâm còn đưa ra các quy trình, công thức luân canh phù hợp với từng địa phương đã mang lại hiệu quả kinh tế cao,…

Page 32: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

32

Về chăn nuôi ngoài việc xây dựng mô hình chuyển giao các tiến bộ về giống, tiến bộ về thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, công nghệ chuồng kín, …Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư còn xây dựng các mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP đã giúp người nông dân thay đổi tập quán chăn nuôi từ chăn nuôi nhỏ lẻ quảng canh, năng suất chất lượng thấp, nguy cơ dịch bệnh cao chuyển sang chăn nuôi tập trung, trang trại, sử dụng đệm lót sinh thái, an toàn dịch bệnh, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu. Điển hình là các mô hình: Nuôi gà thả vườn an toàn sinh học với giống nhập nội : Tam hoàng, Hoa lương phượng, kabir, … nuôi 10 tuần tuổi trọng lượng đạt ≥ 2kg/con, chi phí thức ăn ≤ 2,7 kg/kg tăng trọng, năng suất cao hơn hẳn giống gà nội (gà ri 10 tuần tuổi P≤ 1,2 kg/con). Mô hình chăn nuôi gà, lợn trang trại theo quy trình VietGAHP đã cho thu nhập tăng hơn đại trà từ 3.000-5.000 đồng/con gà, 200.000-300.000 đồng/con lợn, tạo ra sản phẩm sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường. Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc ĐBVSMT áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi như: công nghệ chuồng kín, quy trình cai sữa sớm cho lợn con,...tiếp tục được phổ biến, nhân rộng, thông qua các chương trình, dự án được triển khai đã giúp người chăn nuôi nâng cao năng suất, giảm chi phí, tăng thu nhập. Mô hình Cải tạo đàn bò bằng phương pháp phối giống trực tiếp và thụ tinh nhân tạo cùng với kỹ thuật chăm sọc nuôi dưỡng đã tạo ra bò lai Sind trọng lượng tăng từ 30-40%, tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 10-15% so với bò vàng địa phương cũng được nhân rộng trên toàn tỉnh.

Về khuyến ngư cũng được tăng cường áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất cả trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Từ những mô hình nuôi cá bống bớp vùng nước lợ đã tạo ra vùng nuôi lớn Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ… cho thu nhập 300 trăm triệu đồng trên một ha/năm, khá bền vững. Nuôi tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Mô hình các đối tượng mới như: cá chim biển vây vàng, cá song, cá Hồng mỹ có sức thuyết phục cao và đang được nhân rộng. Để phá thế chỉ chuyên nuôi cá truyền thống ở vùng nước ngọt, Trung tâm đã xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi cá diêu hồng, nuôi cá lóc bông, cá rô đồng, cá rô đầu vuông, cá trắm đen… hiệu quả kinh tế cũng đạt hàng trăm triệu đồng/ha/năm, cao gấp nhiều lần nuôi cá truyền thống. Từ mô hình nuôi hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư đã xây dựng các mô hình sinh sản nhân tạo cá giống thủy sản quý hiếm, chất lượng cao để cung cấp cho người nuôi con giống tốt, sạch bệnh, phù hợp với môi trường nuôi của địa phương. Đặc biệt trong khai thác hải sản, đã xây dựng mô hình đánh bắt bằng lưới rê, lưới rê nhiều tầng thay cho kéo giã, tiết kiệm nhiên liệu, phù hợp với tàu xa bờ. Đánh bắt bằng lưới rê, lưới rê nhiều tầng còn bắt được nhiều cá, nhất là các loại cá giá trị ở tầng đáy sâu hàng trăm mét (thu, nhụ, đé, dưa…).

Page 33: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

33

Về khuyến công, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư đã xây dựng các mô hình cơ giới hóa đồng hộ. Mô hình máy làm đất đa năng loại trung từ 24-45 HP thay thế máy công suất nhỏ dưới 18 HP đã làm tăng năng suất và chất lượng làm đất. Mô hình sạ hàng thay cho cấy lúa truyền thống đã giảm 60% công lao động nặng nhọc, tiết kiệm được lúa giống, năng suất tăng 10-15%... hiện nay toàn tỉnh phương thức sạ hàng đã chiếm 15% diện tích cấy lúa. Mô hình máy gặt đập liên hợp đã tăng năng suất lao động, giảm rơi vãi dưới 3%, giảm chi phí,… so với gặt thủ công truyền thống. Góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Đối với công tác huấn luyện đào tạo và thông tin tuyên truyền, Trung tâm đã có nhiều đổi mới. Ngoài việc tập huấn với thời lượng 1 ngày, Trung tâm đã tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi lớp có thời gian tập huấn từ 2-3 tháng. Năm 2010, cùng với sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, Trung tâm đã tổ chức được 3 lớp đào tạo nghề cho 100 nông dân tại xã điểm nông thôn mới toàn quốc Hải Đường, đồng thời phối hợp với Trạm khuyến nông các huyện tổ chức được hàng trăm lớp tập huấn tập huấn. Tại các lớp tập huấn, phương pháp thuyết trình một chiều đã được chuyển sang phương pháp tập huấn có sự tham gia của học viên. Trong những năm gần đây, công tác tập huấn cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh được thực hiện hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn như: Các lớp tập huấn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên cây ăn quả, trên cây rau màu, chăn nuôi lợn, gà an toàn sinh học, nuôi trồng thủy sản,… Nhờ vậy, trình độ thâm canh của nông dân được nâng cao, họ đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường.

Ngoài các công việc trên Trung tâm còn phối hợp với Đài phát thanh Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên mục: Nhà nông cần biết để tuyên truyền kỹ thuật và tuyên truyền nâng cao nhận thức, giúp nông dân hiểu rõ, hiểu đúng về mục đích, ý nghĩa của chương trình và tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương về xây dựng NTM. Đặc biệt cán bộ khuyến nông còn thường xuyên viết bài trên trang web của Sở Nông nghiệp & PTNT và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Thông qua công tác khuyến nông đến nay tỉnh Nam Định đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng lúa chất lượng cao tại các huyện hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Trực Ninh; vùng sản xuất cà chua Hải Hậu, Nghĩa Hưng; vùng rau Nam Trực, Hải Hậu, Ý Yên; vùng sản xuất khoai tây và lạc ở Nam Trực, Vụ Bản, Ý Yên; vùng hoa và cây cảnh ở Nam Trực, Hải Hậu, thành phố Nam Định; vùng sản xuât ngao ở Giao Thủy, Nghĩa Hưng; vùng nuôi tôm ở Hải Hậu,

Page 34: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

34

Giao Thủy, chăn nuôi gà trang trại ở Vụ bản, Nghĩa Hưng, chăn nuôi lợn ở Xuân Trường, Hải Hậu,…Từ đó đã thực sự góp phần tăng thu nhập cho nông dân và cải tạo môi trường ở nông thôn, thúc đẩy cơ giới hóa trong nông nghiệp, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và bền vững. Trong thời gian tới Trung tâm sẽ không ngừng đổi mới hoạt động, cùng với các cấp các ngành trong tỉnh giúp cho các xã hoàn thành 19 tiêu chí, góp phần để tỉnh Nam Định thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Page 35: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

35

KhuyÕn n«ng tham gia ch−¬ng tr×nh ®μo t¹o nghÒ

n«ng nghiÖp cho lao ®éng n«ng th«n theo

quyÕt ®Þnh 1956 cña chÝnh phñ

Trung t©m KhuyÕn n«ng KhuyÕn ng− NghÖ An

NghÖ An lμ mét tØnh thuéc B¾c Trung bé víi tæng diÖn tÝch tù nhiªn 16.483,7

km2, d©n sè 3,11 triÖu ng−êi, trong ®ã lao ®éng trong ®é tuæi lao ®éng > 1,2 triÖu

ng−êi chiÕm gÇn 40%.

Trung t©m khuyÕn n«ng NghÖ An lμ ®¬n vÞ hμnh chÝnh c«ng lËp trùc thuéc Së

n«ng nghiÖp vμ PTNT. Tæ chøc bé m¸y, chøc n¨ng nhiÖm vô, quyÒn h¹n ®−îc quy

®Þnh theo QuyÕt ®Þnh 5918/Q§.UBND ngμy 30/12/2011 cña UBND tØnh NghÖ An. Cô

thÓ vÒ tæ chøc bao gåm V¨n phßng Trung t©m khuyÕn n«ng, Tr¹m thùc nghiÖm

chuyÓn giao TBKHKT M−êng Lèng, Kú S¬n vμ 20 Tr¹m khuyÕn n«ng huyÖn, thμnh,

thÞ x·. VÒ chøc n¨ng nhiÖm vô ngoμi chøc n¨ng nhiÖm vô chÝnh ®−îc quy ®Þnh theo

NghÞ ®Þnh 02 th× Trung t©m khuyÕn n«ng ®−îc bæ sung thªm nhiÖm vô míi ®ã lμ ®μo

t¹o nghÒ vμ cÊp giÊy chøng nhËn nghÒ n«ng nghiÖp cho lao ®éng n«ng th«n.

I. Qu¸ tr×nh tham gia nhiÖm vô ®μo t¹o nghÒ cho lao ®éng n«ng th«n

Sau khi nghiªn cøu "§Ò ¸n ®μo t¹o nghÒ cho lao ®éng n«ng th«n ®Õn n¨m

2020" theo QuyÕt ®Þnh 1956/TTg ngμy 27/11/2009 cña Thñ t−íng ChÝnh phñ, QuyÕt

®Þnh 3846/Q§.UBND ngμy 30/8/2010 cña UBND tØnh NghÖ An vÒ viÖc phª duyÖt ®Ò

¸n ®μo t¹o nghÒ cho lao ®éng n«ng th«n ®Õn n¨m 2020 vμ c¸c v¨n b¶n h−íng dÉn thùc

hiÖn. Trung t©m khuyÕn n«ng cã thÓ kh¼ng ®Þnh: cã ®ñ n¨ng lùc, ®iÒu kiÖn cÇn thiÕt ®Ó

tiÕn hμnh c¸c thñ tôc tr×nh c¸c c¬ quan cã thÈm quyÒn cho phÐp ®¨ng ký vμ trë thμnh

c¬ së d¹y nghÒ cho lao ®éng n«ng th«n t¹i NghÖ An.

Trung t©m ®· x¸c ®Þnh ®μo t¹o nghÒ n«ng nghiÖp cho L§NT lμ ch−¬ng tr×nh

môc tiªu Quèc gia cã vai trß ý nghÜa hÕt søc quan träng ®èi víi lao ®éng n«ng th«n,

gióp hä cã ®−îc c¬ héi ®−îc chän vμ häc nghÒ n«ng nghiÖp ngay t¹i ®Þa ph−¬ng phï

hîp víi søc kháe, tr×nh ®é, n¨ng lùc vμ ®iÒu kiÖn s¶n xuÊt cña m×nh, gióp cho hä cã

thªm kiÕn thøc, kü n¨ng trong s¶n xuÊt n«ng nghiÖp, tõ ®ã gãp phÇn tõng b−íc chuyÓn

dÞch c¬ cÊu c©y trång vËt nu«i, ph¸t triÓn s¶n xuÊt, t¨ng thu nhËp vμ hiÖu qu¶ kinh tÕ.

Vμ ®Ó ®Õn ®−îc víi c«ng t¸c ®μo t¹o nghÒ n«ng nghiÖp cho lao ®éng n«ng th«n,

Trung t©m khuyÕn n«ng ®· ph¶i tiÕn hμnh:

Page 36: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

36

- B−íc 1: X©y dùng ®Ò ¸n tr×nh Së n«ng nghiÖp vμ PTNT, UBND tØnh bæ sung

chøc n¨ng nhiÖm vô d¹y nghÒ cho lao ®éng n«ng th«n.

- B−íc 2: Lμm viÖc víi Së lao ®éng Th−¬ng binh vμ XH ®Ó b¸o c¸o vÒ thùc

tr¹ng, n¨ng lùc cña Trung t©m vμ xin h−íng dÉn lËp hå s¬ xin cÊp phÐp ®μo t¹o nghÒ

n«ng nghiÖp. Ngμy 20/9/2011, së Lao ®éng Th−¬ng binh vμ x· héi cÊp " GiÊy chøng

nhËn ®¨ng ký ho¹t ®éng d¹y nghÒ, sè 556/GCN§KDN. Trung t©m khuyÕn n«ng NghÖ

An chÝnh thøc trë thμnh c¬ së ®μo t¹o nghÒ n«ng nghiÖp vμ cÊp giÊy chøng nhËn nghÒ

cho lao ®éng n«ng th«n cña tØnh NghÖ An.

HiÖn nay toμn tØnh NghÖ An cã 62 c¬ së ®μo t¹o nghÒ cho L§NT (37 c¬ së d¹y

nghÒ c«ng lËp, 25 c¬ së ngoμi c«ng lËp) th× cã 48 c¬ së ®μo t¹o nghÒ theo QuyÕt ®Þnh

1956/TTg. Trong ®ã Trung t©m khuyÕn n«ng NghÖ An lμ 1 trong 48 c¬ së cã chøc

n¨ng ®μo t¹o nghÒ cho lao ®éng n«ng th«n t¹i NghÖ An.

II. KÕt qu¶ ®μo t¹o nghÒ sau 2 n¨m thùc hiÖn (2011-2012)

1. §¨ng ký thñ tôc cÊp phÐp

N¨m 2011, Trung t©m ®· tiÕn hμnh thùc hiÖn ®Çy ®ñ c¸c thñ tôc, ®¶m b¶o c¸c

®iÒu kiÖn cÇn thiÕt theo h−íng dÉn sè 72/BL§TBXH ®Ó Së Lao ®éng Th−¬ng binh vμ

XH cÊp phÐp víi 11 nghÒ (Trång trät 6 nghÒ, Ch¨n nu«i 3 nghÒ, L©m nghiÖp 1 nghÒ vμ

Thuû s¶n 1 nghÒ). N¨m 2012 xin cÊp phÐp bæ sung thªm 8 nghÒ míi, n©ng tæng sè nghÒ

n«ng nghiÖp ®−îc cÊp phÐp lªn 19 nghÒ.

2. X©y dùng biªn so¹n tμi liÖu

Dùa trªn ch−¬ng tr×nh khung, néi dung 101 nghÒ do Bé n«ng nghiÖp vμ PTNT

ban hμnh. Trung t©m lùa chän nh÷ng nghÒ phï hîp víi nhu cÇu ng−êi häc nghÒ vμ t×nh

h×nh s¶n xuÊt n«ng nghiÖp cña tØnh ®Ó hiÖu chØnh, biªn so¹n vμ ban hμnh tμi liÖu gi¶ng

d¹y. HiÖn nay Trung t©m ®· biªn so¹n, hiÖu chØnh ®−îc 19 néi dung (bé tμi liÖu) d¹y

nghÒ (theo cÊp phÐp cña Së L§ TB XH) ®Ó sö dông, phôc vô cho ®μo t¹o nghÒ. Tμi

liÖu d¹y nghÒ bao gåm: ch−¬ng tr×nh ®μo t¹o, tμi liÖu dμnh cho gi¸o viªn, tμi liÖu dμnh

cho häc viªn, ph©n tÝch c«ng viÖc, kü n¨ng, .. Ch−¬ng tr×nh nghÒ ®−îc x©y dùng thêi

gian b×nh qu©n tõ 1-2, 5 th¸ng/ nghÒ (tÝnh theo ngμy thùc d¹y). Ngoμi ra TTKN NghÖ

An còng tham kh¶o vμ sö dông bé tμi liÖu ch−¬ng tr×nh ®μo t¹o nghÒ do Bé

NN&PTNT ban hμnh (theo h−íng dÉn cña Trung t©m KNQG) ®Ó gi¶ng d¹y, truyÒn

nghÒ cho n«ng d©n.

3. VÒ ®éi ngò gi¸o viªn

Trung t©m cã 216 c¸n bé: gåm 9 Th¹c sÜ, 186 c¸n bé cã tr×nh ®é §¹i häc, Cao

®¼ng, 21 c¸n bé tr×nh ®é Trung cÊp vμ nh©n viªn kü thuËt cã ®ñ n¨ng lùc tr×nh ®é vμ

kinh nghiÖm trong lÜnh vùc tËp huÊn chuyÓn giao c¸c tiÕn bé KHKT nãi chung vμ Ýt

Page 37: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

37

nhiÒu trong lÜnh vùc ®μo t¹o nghÒ nãi riªng. C¨n cø Th«ng t− 30/2010/TT-BL§TBXH

ngμy 29/9/2010 cña Bé Lao ®éng Th−¬ng binh vμ X· héi vÒ viÖc quy ®Þnh chuÈn gi¸o

viªn, gi¶ng viªn d¹y nghÒ, ®Õn nay Trung t©m ®· chuÈn hãa cho 117 c¸n bé ®¹t 54,1%

®−îc ®μo t¹o nghiÖp vô s− ph¹m nghÒ, kü n¨ng d¹y nghÒ (trong ®ã: 52 ng−êi cã

nghiÖp vô s− ph¹m d¹y nghÒ, 65 ng−êi cã kü n¨ng d¹y nghÒ). Tõ nguån nh©n lùc hiÖn

cã, Trung t©m cßn hîp ®ång thªm c¸n bé cã ®ñ ®iÒu kiÖn cña c¸c c¬ quan chuyªn m«n

thuéc ngμnh n«ng nghiÖp ®Ó ®¸p øng nguån nh©n lùc cho d¹y c¸c líp nghÒ, b×nh qu©n

2-3 gi¸o viªn/ 01 líp. N¨m 2012 ®−îc sù hç trî cña Trung t©m KNQG, TTKN NghÖ

An ®· ®−îc ®μo t¹o thªm 30 c¸n bé khuyÕn n«ng cã chøng chØ s− ph¹m d¹y nghÒ ®Ó

trùc tiÕp gi¶ng d¹y c¸c líp ®μo t¹o nghÒ t¹i ®Þa ph−¬ng.

4. KÕt qu¶ ®μo t¹o nghề

+ N¨m 2011: Theo QuyÕt ®Þnh 817/Q§.UBND ngμy 21/3/2011 cña UBND tØnh

NghÖ An vÒ viÖc giao chØ tiªu d¹y nghÒ cho lao ®éng n«ng th«n n¨m 2011, kinh phÝ 4

tû ®ång. Trung t©m ®· thùc hiÖn ®μo t¹o nghÒ ë 13 ®¬n vÞ huyÖn, thμnh trªn ®Þa bμn

tØnh víi 9 nghÒ, 49 líp, 1.415 häc viªn tham gia cña. KÕt qu¶ cã 1.287/1.415 häc viªn

(828 n÷) ®−îc cÊp chøng chØ, ®¹t 90,8%. Kinh phÝ hÕt 2,6 tû ®ång

+ N¨m 2012: Tæng kinh phÝ d¹y nghÒ lμ 2,9 tû (1,4 tû ®ång tõ n¨m 2011

chuyÓn sang) vμ ®μo t¹o ®−îc 55 líp, 9 nghÒ, 1.739 häc viªn ë 18 ®¬n vÞ huyÖn, thμnh

trªn ®Þa bμn tØnh. KÕt qu¶ cã 1.592/1.739 häc viªn ®−îc cÊp chøng chØ, ®¹t 91,5%.

Nh− vËy, tÝnh cho c¶ 2 n¨m (2011-2012) Trung t©m khuyÕn n«ng ®· tiÕn hμnh

®μo t¹o nghÒ víi 10 nghÒ, 104 líp, 3.154 häc viªn ë 19 ®¬n vÞ huyÖn thμnh, thÞ tham

gia (trong ®ã n¨m 2011: 49 líp, 9 nghÒ, 1.415 häc viªn, n¨m 2012: 55 líp, 9 nghÒ,

1.739 häc viªn). Sè häc viªn ®−îc cÊp giÊy chøng nhËn nghÒ n«ng nghiÖp lμ

2879/3154 ®¹t 91,28%. Kinh phÝ sö dông lμ 5,5 tû ®ång.

KÕt qu¶ c«ng t¸c d¹y nghÒ b−íc ®Çu ®¸nh gi¸ c¬ b¶n nh− sau:

- Về tiến độ đ�o tạo: C¸c líp nghÒ ®Òu ®−îc ®μo t¹o theo ®óng kÕ ho¹ch x©y

dùng ban ®Çu. C¸c líp ®Òu cã thêi khãa biÓu, lÞch d¹y hμng ngμy hμng tuÇn ®Ó ®¶m

b¶o thùc hiÖn theo ®óng tiÕn ®é vμ yªu cÇu ®Ò ra.

- Về c«ng t¸c tổ chức, quản lý lớp học: Mçi líp d¹y nghÒ ®Òu cã c¸n bé qu¶n lý,

tæ chøc líp häc phô tr¸ch. Cã quy ®Þnh râ néi quy cho tõng líp häc. Trong qu¸ tr×nh

gi¶ng d¹y ®Òu cã sù chuÈn bÞ ®Çy ®ñ vÒ c¬ së vËt chÊt, trang thiÕt bÞ d¹y vμ häc cô thùc

hμnh. C«ng t¸c theo dâi qu¶n lý häc viªn lªn líp, cËp nh©t, ghi chÐp sæ s¸ch còng ®−îc

thùc hiÖn ®Çy ®ñ, nghiªm tóc ®óng néi quy, quy ®Þnh cña líp häc.

Page 38: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

38

- Về chÊt l−îng gi¸o viªn: C¸c líp d¹y nghÒ ®−îc bè trÝ gi¸o viªn cã ®ñ n¨ng

lùc, tr×nh ®é, kinh nghiÖm vμ biÕt kÕt hîp hμi hoμ gi÷a nhiÒu ph−¬ng ph¸p kü n¨ng víi

trùc quan sinh ®éng, ®Ó thu hót sù chó ý vμ t¹o høng thó cho häc viªn khi häc.

- VÒ néi dung vμ ph−¬ng ph¸p gi¶ng d¹y: Néi dung nghÒ ®−îc xuÊt ph¸t tõ nhu

cÇu, mong ®îi ng−êi häc nªn ngay tõ ®Çu ®· l«i cuèn, hÊp dÉn ng−êi häc. Trong qu¸

tr×nh gi¶ng d¹y, néi dung thùc hμnh lu«n ®−îc chó träng, nhÊt lμ viÖc rÌn luyÖn kü

n¨ng tay nghÒ cho häc viªn. Häc néi dung, kü n¨ng nμo th× hiÓu ngay vμ thμnh th¹o kü

n¨ng ®ã míi chuyÓn sang néi dung, kü n¨ng kh¸c.

- Về khả năng tham gia, tiếp thu vμ thực h�nh của học viªn: C¸c häc viªn häc

nghÒ n«ng nghiÖp ®Òu cã th¸i ®é häc tËp nghiªm tóc, ®i häc ®Çy ®ñ chuyªn cÇn, chó ý

nghe gi¶ng, tiÕp thu bμi tèt, ghi chÐp bμi ®Çy ®ñ cÈn thËn, th¶o luËn trao ®æi bμi s«i

næi. Trong c¸c giê thùc hμnh, 100% häc viªn ®Òu tham gia trùc tiÕp lμm theo gi¸o viªn

thùc hμnh. Häc néi dung nμo thμnh th¹o kü n¨ng ®ã míi chuyÓn sang néi dung tiÕp

theo.

- VÒ hiÖu qu¶ sau ®μo t¹o: 85-90% häc viªn ¸p dông ®−îc ngay kiÕn thøc lý

thuyÕt vμ thùc hμnh vμo thùc tÕ s¶n xuÊt. 70-80% häc viªn sau häc nghÒ ®· ¸p dông

ngay chÝnh nghÒ ®−îc häc vμ cho hiÖu qu¶ kinh tÕ.

5. VÒ c¬ chÕ chÝnh s¸ch cña tØnh hç trî cho c«ng t¸c ®μo t¹o nghÒ n«ng nghiÖp.

- C¬ chÕ chÝnh s¸ch cho më líp ®μo t¹o nghÒ vμ chÕ ®é ®èi t−îng h−ëng lîi

thùc hiÖn theo QuyÕt ®Þnh 76/2010/Q§-UBND ngμy 08/10/2010 vÒ viÖc ban hμnh

danh môc, møc chi ®μo t¹o nghÒ tr×nh ®é s¬ cÊp nghÒ d−íi 03 th¸ng cho lao ®éng n«ng

th«n, ng−êi nghÌo trªn ®Þa bμn tØnh.

- C¬ chÕ chÝnh s¸ch cho ng−êi häc nghÒ n«ng nghiÖp sau ®μo t¹o nghÒ: TØnh vμ

®Þa ph−¬ng ch−a cã c¬ chÕ chÝnh s¸ch cô thÓ nμo.

III. Mét sè khã kh¨n, tån t¹i

§μo t¹o nghÒ n«ng nghiÖp cho lao ®éng n«ng th«n NghÖ An b−íc ®Çu ®· ®¹t

®−îc nhiÒu kÕt qu¶ thμnh c«ng nhÊt ®Þnh, nh−ng trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®· gÆp

kh«ng Ýt khã kh¨n:

1. ChÝnh s¸ch ®Çu t− hç trî cho c«ng t¸c d¹y nghÒ L§NT theo 1956/TTg cho

c¸c đối tượng tham gia học nghề qu¸ thÊp nªn khã kh¨n cho c¸c c¬ së d¹y nghÒ vμ

thùc sù ch−a thu hót ®−îc mäi lao ®éng n«ng th«n tham gia häc nghÒ.

2. ChÝnh quyÒn c¸c cÊp vμ c¸c ban ngμnh ch−a thùc sù quan t©m ®óng møc cho

c«ng t¸c ®μo t¹o nghÒ n«ng nghiÖp, nhÊt lμ trong viÖc l·nh ®¹o, chØ ®¹o, tuyªn truyÒn,

quy ho¹ch, ®Þnh h−íng nghÒ ®μo t¹o phï hîp víi t×nh h×nh s¶n xuÊt, ®iÒu kiÖn kinh tÕ

Page 39: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

39

cña ®Þa ph−¬ng. Ch−a cã c¬ chÕ chÝnh s¸ch cô thÓ ®Ó t¹o ®iÒu kiÖn hç trî ng−êi häc

tr−íc vμ sau khi häc nghÒ.

3. Häc viªn tham gia häc nghÒ th−êng nhiÒu ®é tuæi, tr×nh ®é, ®èi t−îng h−ëng

lîi hoÆc häc viªn cña nhiÒu x· trong cïng mét líp nªn khã kh¨n cho c«ng t¸c qu¶n lý,

tæ chøc líp häc vμ ph−¬ng ph¸p gi¶ng d¹y. §ång thêi thêi gian ®μo t¹o th−êng gi¸n

®o¹n thay ®æi so víi kÕ ho¹ch x©y dùng ban ®Çu do mïa mμng, thêi tiÕt khÝ hËu vμ tÝnh

chÊt v¨n hãa, ®Æc thï cña ®Þa ph−¬ng.

4. Ch−a cã sù quan t©m ®óng møc vμ vμo cuéc cã hiÖu qu¶ cña c¸c doanh

nghiÖp, c«ng ty, nhμ m¸y, .. trong viÖc hç trî ®μo t¹o, bao tiªu s¶n phÈm ®Çu ra cho

ng−êi sau khi häc nghÒ.

5. Tμi liÖu phôc vô ®μo t¹o nghÒ L§NT dùa trªn ch−¬ng tr×nh vμ tμi liÖu chuÈn

do Bé N«ng nghiÖp vμ PTNT ban hμnh, nh−ng néi dung nghÒ ch−a nhiÒu ®Ó lùa chän

vμ s¸t víi thùc tÕ ®μo t¹o.

IV. Bμi häc kinh nghiÖm

Qua ®μo t¹o nghÒ cho L§NT ®· rót ra mét sè bμi häc kinh nghiÖm sau:

1. NhÊt thiÕt ph¶i phèi hîp chÆt chÏ víi c¸c phßng, Ban, ngμnh cÊp tØnh, huyÖn,

®Æc biÖt lμ UBND c¸c x· vμ ®éi ngò c¸n bé khuyÕn n«ng c¬ së ®Ó thùc hiÖn tèt c«ng

t¸c tuyªn truyÒn c¬ chÕ, chÝnh s¸ch vμ quyÒn lîi vÒ häc nghÒ. T− vÊn vμ gióp ®ì ng−êi

häc lùa chän nghÒ phï hîp víi tr×nh ®é, n¨ng lùc vμ ®iÒu kiÖn s¶n xuÊt cña hä.

2. §Ó chñ ®éng cho c«ng t¸c d¹y nghÒ, nhÊt lμ ®èi víi c¸c nghÒ thuéc lÜnh vùc

n«ng nghiÖp cÇn ph¶i x©y dùng vμ phª duyÖt kÕ ho¹ch sím ®Ó triÓn khai ®μo t¹o phï

hîp víi thêi vô cña tõng c©y trång, vËt nu«i (2 n¨m võa qua lμ rÊt chËm)

3. §μo t¹o nghÒ ph¶i xuÊt ph¸t tõ nhu cÇu thùc sù cña ng−êi häc, g¾n víi nhu

cÇu ngμnh nghÒ tõng vïng, tõng ®Þa ph−¬ng, lμng nghÒ, nghÒ truyÒn thèng hoÆc doanh

nghiÖp ®Ó t¹o ®iÒu kiÖn c¬ héi viÖc lμm, thu nhËp cho ng−êi häc sau häc nghÒ.

4. Thùc hiÖn tèt c«ng t¸c tuyÓn sinh, ph©n líp, ph©n lo¹i ®èi t−îng, lùa chän néi

dung vμ x¸c ®Þnh ®Þa ®iÓm ®μo t¹o hîp lý. N©ng cao chÊt l−îng tμi liÖu, chuÈn bÞ ®Çy

®ñ vÒ c¬ së vËt chÊt, trang thiÕt bÞ d¹y vμ häc. Chó träng néi dung thùc hμnh ®Ó rÌn

luyÖn kü n¨ng cho häc viªn. 100% ng−êi häc ph¶i trùc tiÕp thùc hμnh vμ thμnh th¹o kü

n¨ng sau kho¸ häc.

5. §éi ngò gi¸o viªn ph¶i ®−îc chuÈn ho¸, cã nghiÖp vô s− ph¹m, kü n¨ng d¹y

nghÒ, cã ®ñ n¨ng lùc, tr×nh ®é vμ kinh nghiÖm trong c«ng t¸c ®μo t¹o nghÒ.

Page 40: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

40

6. Tæ chøc vμ qu¶n lý tèt c¸c líp häc, ph¶i linh ho¹t theo ®Æc thï tõng ngμnh

nghÒ vμ thùc tÕ s¶n xuÊt. Ghi chÐp hå s¬ ph¶i ®−îc cËp nhËt kÞp thêi. Th−êng xuyªn

kiÓm tra vμ gi¸m s¸t chÆt chÏ c¸c líp ®μo t¹o nghÒ.

V. Mét sè kiÕn nghÞ

1. Nghiªn cøu xem xÐt ®Ó ®iÒu chØnh cho hîp lý ®èi víi chÝnh s¸ch theo QuyÕt

®Þnh 1956/TTg nh»m hç trî tÝch cùc h¬n cho c¸c c¬ së d¹y nghÒ, t¨ng kinh phÝ ®μo

t¹o, hç trî ®èi víi c¸c nhãm ®èi t−îng vμ ng−êi häc nghÒ nh»m t¹o ®iÒu kiÖn thu hót,

khuyÕn khÝch nhiÒu lao ®éng n«ng th«n tham gia.

2. CÇn sím cã h−íng dÉn míi, giao phÇn ®μo t¹o nghÒ cho lao ®éng n«ng th«n

lÜnh vùc n«ng nghiÖp vÒ Së N«ng nghiÖp vμ PTNT qu¶n lý theo tinh thÇn chØ ®¹o cña

Phã Thñ t−íng NguyÔn ThiÖn Nh©n.

3. Bé N«ng nghiÖp & PTNT cÇn chØ ®¹o c¸c Së n«ng nghiÖp Thμnh lËp Ban chØ

®¹o d¹y nghÒ cho lao ®éng n«ng th«n ®Ó qu¶n lý, chØ ®¹o vμ h−íng dÉn chung c¸c ®¬n

vÞ thùc hiÖn ®μo t¹o nghÒ n«ng nghiÖp ®−îc ®ång bé, cô thÓ chi tiÕt h¬n.

4. Bé N«ng nghiÖp & PTNT cÇn kh©u nèi vμ chØ ®¹o c¸c tæng c«ng ty, doanh

nghiÖp, nhμ m¸y, ... tham gia tÝch cùc vμ thÓ hiÖn râ tr¸ch nhiÖm trong viÖc hç trî c«ng

t¸c ®μo t¹o nghÒ n«ng nghiÖp vμ bao tiªu s¶n phÈm cho ng−êi häc nghÒ sau khi häc.

5. KÕ ho¹ch ®μo t¹o nghÒ vμ kinh phÝ cÇn ®−îc ph©n bè vμ phª duyÖt hμng n¨m

sím ®Ó ®¸p øng ®μo t¹o nghÒ phï hîp víi thêi vô, giai ®o¹n sinh tr−ëng c©y, con. MÆt

kh¸c gi¶m t¶i thñ tôc hå s¬, nhÊt lμ ®èi víi d¹y nghÒ th−êng xuyªn (d−íi 3 th¸ng).

6. Hç trî, ®Çu t− trang thiÕt bÞ, c¬ së vËt chÊt cho c¸c ®¬n vÞ d¹y nghÒ, ®Æc biÖt

lμ c¸c Trung t©m míi ®−îc bæ sung chøc n¨ng nhiÖm vô ®μo t¹o nghÒ cho L§NT.

Sau 2 n¨m tham gia c«ng t¸c d¹y nghÒ n«ng nghiÖp cho lao ®éng n«ng th«n

theo QuyÕt ®Þnh 1956/TTg cña Thñ t−íng ChÝnh phñ b−íc ®Çu ®· kh¼ng ®Þnh ®−îc

hiÖu qu¶ vμ thμnh c«ng cña §Ò ¸n nμy. ViÖc ph¸t triÓn ®μo t¹o nghÒ n«ng nghiÖp cho

lao ®éng n«ng th«n ®ang lμ h−íng ®i hoμn toμn ®óng ®¾n, phï hîp víi t©m t− nguyÖn

väng vμ nhu cÇu cña lao ®éng lμm n«ng nghiÖp hiÖn nay. Gióp lao ®éng n«ng nghiÖp

cã thªm c¬ héi häc nghÒ, n©ng cao n¨ng lùc, kü n¨ng tay nghÒ, tõ ®ã t¹o thªm viÖc

lμm, t¨ng thu nhËp kinh tÕ trªn mét ®¬n vÞ diÖn tÝch, chuång nu«i. Tuy nhiªn, Nhμ

n−íc cÇn quan t©m nhiÒu h¬n n÷a vÒ c¬ chÕ chÝnh s¸ch, ®Æc biÖt lμ c¬ chÕ chÝnh s¸ch

cho ng−êi sau häc nghÒ ®Ó hç trî hä duy tr×, ph¸t triÓn nghÒ sau häc, nh»m ®¶m b¶o

®−îc tÝnh hiÖu qu¶ vμ bÒn v÷ng trong viÖc ®μo t¹o nghÒ n«ng nghiÖp cho lao ®éng

n«ng th«n./.

MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” CỦA TỈNH SÓC TRĂNG

Page 41: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

41

Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Sóc Trăng Bộ phận thường trực Nam Bộ - TTKNQG

I. Bối cảnh hình thành

Nhằm thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và chỉ đạo của Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, từ năm 2006 tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng thí điểm Cánh đồng mẫu lúa, nhưng triển khai còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do nông dân và doanh nghiệp chưa gặp nhau.

Đến năm 2010 để chuẩn bị cho hội thi máy gặt đập liên hợp do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại tỉnh Sóc trăng. Ban tổ chức quyết định liên kết nông dân lại để xây dựng cánh đồng lúa 40 ha liền vùng, sử dụng 1 giống lúa, 1 thời vụ, 1 qui trình kỹ thuật; nhằm tạo ra trà lúa đồng nhất để đảm bảo tính chính xác cho hội thi. Tại đây với sự phối hợp trực tiếp của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, sự tham gia của doanh nghiệp đầu vào đầu ra, mô hình Cánh đồng mẫu dần dần lộ diện với một trà lúa đồng đều năng suất cao, chi phí thấp, liên kết tốt được 4 nhà. Mô hình chẳng những phục vụ tốt hội thi mà còn là khởi nguồn cho một phong trào nông dân rất mạnh mẽ khi nói về Cánh đồng mẫu tại Sóc Trăng. Và câu trả lời từ thực tiễn là mô hình có sức lan tỏa rất nhanh, ngày càng đa dạng và hoàn thiện với tên gọi “Cánh đồng mẫu lớn”

II. Mục tiêu

Xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, phương thức tiên tiến, kỹ thuật đồng bộ nhằm tăng năng suất và giá trị hạt lúa, gắn sản xuất với tiêu thụ, thông qua liên kết “bốn nhà”.

III. Tiêu chí

1) Qui mô: tùy điều kiện và qui hoạch từng nơi

2) Sử dụng cùng 1 giống, cấp xác nhận, xuống giống tập trung né rầy

3) Áp dụng thống nhất qui trình “1 phải 5 giảm”

4) Bón phân cân đối theo 4 đúng

5) Quản lý dịch hại theo IPM và công nghệ sinh học

6) Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp

7) Có phương án đầu vào và đầu ra sản phẩm

8) Sản xuất theo VietGAP

Page 42: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

42

9) Xây dựng các hình thức liên kết sản xuất

IV. Các bước thực hiện mô hình

1. Bước chuẩn bị: Chọn điểm, phát động mô hình ra dân, lập phương án sản xuất, tập huấn kỹ thuật, liên kết doanh nghiệp...

2. Bước trên đồng: Thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông

- Các khâu theo qui trình bắt buộc: Xuống giống, bón phân, phòng sâu bệnh;

- Theo thực tế đồng ruộng: Tỉa dặm, trừ sâu bệnh, điều tiết nước, thu hoạch.

3. Bước tổng kết: Đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm cho vụ tới

V. Kết quả đạt được

1. Về qui mô diện tích:

Đến vụ Đông xuân 2012-2013, toàn tỉnh có 9/11 huyện triển khai với số lượng đạt 98 cánh đồng mẫu, trên diện tích 10.894 ha, có 8.374 hộ tham gia, qui mô cánh đồng biến thiên từ 20 ha - 800 ha, phổ biến từ 40 ha – 50 ha.

Bảng 1: Diễn biến qua các vụ lúa

Vụ

Mục

Hè thu

2010

Đông xuân

2010-2011

Hè thu

2011

Đông xuân

2011-2012

Hè thu

2012

Đông xuân

2012-2013

- Diện tích (ha)

- Số hộ

- Số CĐ mẫu

40

42

1

249

265

5

1.525

1.675

15

2.685

3.062

24

4.862

4.615

45

10.894

8.374

98

2. Các dạng hình thành cánh đồng mẫu:

- Cánh đồng mẫu: 1 giống 1 qui trình

- Cánh đồng mẫu sản xuất giống: Từ cấp nguyên chủng ra cấp xác nhận

- Cánh đồng mẫu theo tiểu vùng thủy lợi khép kín gắn với trạm bơm điện

- Cánh đồng mẫu lớn gắn với vùng nguyên liệu

3. Hiệu quả mang lại từ cánh đồng mẫu:

3.1. Lợi nhuận tăng giá thành giảm: Trên cơ sở số liệu báo cáo của các mô hình thực hiện 2 vụ chính trong năm, kết quả điển hình tại một số nơi như sau:

Bảng 2: Vụ Hè thu 2011

Page 43: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

43

TT Huyện Năng suất bình quân (tấn/ha)

Lợi nhuận (tr.đồng/ha

)

Lợi nhuận tăng

(tr.đồng/ha)

Giá thành (đồng/kg)

Giá thành giảm

(đồng/kg)

1 Châu Thành 5,85 22,478 4,6 2.738 554

2 Mỹ Tú 6,05 22,082 2,0 2.850 300

3 Thạnh Trị 5,94 22,166 4,8 2.795 450

4 Ngã Năm 5,58 20,596 2,5 2.700 300

5 Tp Sóc Trăng 5,68 21,980 5,5 2.834 409

Bảng 3: Vụ Đông xuân 2011-2012

TT

Huyện Năng suất bình quân (tấn/ha)

Lợi nhuận (tr.đồng/ha)

Lợi nhuận tăng

(tr.đồng/ha)

Giá thành (đồng/kg)

Giá thành giảm

(đồng/kg)

1 Châu Thành 6,97 24,151 5,31 2.685 815

2 Mỹ Tú 6,85 23,735 4,98 2.755 745

3 Thạnh Trị 6,96 24,117 5,30 2.645 855

4 Ngã Năm 6,95 24,082 5,29 2.650 850

5 Tp Sóc Trăng 6,82 23,631 5,19 2.740 760

6 Trần Đề 6,75 23,389 4,91 2.780 720

7 Long Phú 6,93 24,012 5,28 2.660 840

Qua bảng trên cho thấy:

Về lợi nhuận: lợi nhuận từ mô hình cao hơn so với bên ngoài từ 2,0 - 5,5 tr.đồng/ha (vụ Hè Thu) và từ 4,91 – 5,31 tr.đồng/ha (vụ Đông Xuân); giá trị lợi nhuận tăng bình quân 21,68%.

Về năng suất: Hầu khắp các cánh đồng của mô hình đều cao hơn so với ngoài mô hình.

Về giá thành sản xuất: trong mô hình giảm từ 300-500 đ/kg (vụ Hè Thu) và 720-855 đ/kg (vụ Đông Xuân); bình quân chung giảm được 12,6%

Page 44: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

44

3.2. Ứng dụng đồng bộ gói khoa học kỹ thuật: Thường do hai đơn vị là Trung tâm Khuyến nông hoặc Chi cục BVTV chịu trách nhiệm tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng qui trình “1 phải 5 giảm” với lượng giống gieo sạ 120-140 kg/ha, bón phân cân đối, kỹ thuật tưới “ngập, khô xen kẽ”, sử dụng thuốc BVTV theo khuyến cáo; đặc biệt nhiều mô hình đã ứng dụng thành công các chế phẩm sinh học như sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu và chất kích kháng Biosar-3 đề phòng bệnh đạo ôn.

3.3. Nâng cao công tác Giống: Các cánh đồng đều chọn giống lúa chủ lực theo khuyến cáo của ngành hoặc theo diễn biến của thị trường, nhưng do nông dân quyết định; giống đạt chất lượng tối thiểu cấp xác nhận, gieo sạ đồng loạt tập trung né rầy theo lịch khuyến cáo.

3.4. Vật tư đầu vào được cung ứng tốt: Vừa qua đã có một số doanh nghiệp ( Bình Điền, Hợp Trí, Bayer, BVTV An giang, Hồ Quang …) tham gia hợp đồng cung ứng về giống, phân bón, thuốc BVTV theo phương thức ứng trước vật tư đầu vụ, thanh toán cuối vụ; giúp nông dân được cung cấp vật tư trả chậm, giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng.

3.5. Thúc đẩy cơ giới hóa: Hầu hết cánh đồng mẫu đều ứng dụng mạnh mẽ cơ giới hóa trong các khâu vào đồng ruộng, nhất là khâu thu hoạch bằng máy GĐLH giúp giảm thất thoát và rút ngắn được thời gian thu hoạch tạo điều kiện cho sản xuất 3 vụ tốt hơn.

3.6. Thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng: Một số cánh đồng ở vùng trũng của huyện Ngã năm, Thạnh trị, nông dân trong cánh đồng mẫu hợp tác nhau làm bờ bao khép kín, kết hợp với trạm bơm điện; giúp chủ động tưới tiêu, giảm rủi ro, giảm chi phí bơm, tăng năng suất lúa và tăng thêm một vụ lúa trong năm. Đây đang là mô hình tiêu biểu trong thời gian tới.

3.7. Thúc đẩy kinh tế hợp tác ra đời: Do nhu cầu khách quan, cánh đồng mẫu phải gắn liền với kinh tế hợp tác, hiện nay phổ biến trong Tỉnh là Tổ hợp tác, để đủ tính pháp lý trong các giao dịch kinh tế, đồng thời do sản xuất mang tính cộng đồng , có hợp tác thì mới nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả quản lý

3.8. Thúc đẩy mối liên kết 4 nhà: Trong bước đầu hình thành cánh đồng mẫu, không thể thiếu sự hỗ trợ của nhà nước và nhà khoa học; sau đó xuất phát từ lợi ích kinh tế các doanh nghiệp sẽ tham gia ; nếu thị trường thuận lợi mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp sẽ tiến xa hơn, doanh nghiệp đặt hàng nông dân, dần dần tạo ra vùng nguyên liệu ổn định, sản phẩm có nguồn gốc, các giá trị đều gia tăng; các bên cùng có lợi.

Page 45: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

45

Tại một số cánh đồng mẫu huyện Ngã Năm, doanh nghiệp đặt hàng nông dân thông qua đầu mối cán bộ Khuyến nông để xây dựng vùng nguyên liệu và quản lý kỹ thuật, có hợp đồng cụ thể kèm với các biện pháp chế tài, điều này giúp cho mô hình bền vững hơn.

3.9. Hình thành nông thôn mới, con người mới: Rõ ràng bộ mặt nông thôn được cải thiện, phương thức sản xuất mang dấu ấn hiện đại, sản xuất từng bước gắn với thị trường, lợi ích cộng đồng trong sản xuất và đời sống nâng lên; và trên hết chủ thể của ruộng đồng chính là nông dân đang có diện mạo của một lớp người mới.

VI. Hạn chế, tồn tại

- Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ còn nhiều bất cập.

- Việc ứng dụng VietGAP vào các cánh đồng mẫu còn hạn chế.

Tóm lại, với kết quả đạt được, mô hình Cánh đồng mẫu lớn xứng đáng là điểm sáng của các năm qua, vì mô hình đã nhận được sự đồng thuận cao của xã hội, góp phần tô điểm cho cây lúa Sóc trăng liên tục nhiều năm thắng lợi.

Page 46: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

46

KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC THÔNG TIN

TUYÊN TRUYỂN KHUYẾN NÔNG Ở THANH HOÁ

LÊ VĂN HANH

Giám đốc Trung tâm khuyến nông Thanh Hoá

I. Hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông và các kết quả đạt được

Xuất phát từ nhận thức công tác thông tin tuyên truyền là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong hoạt động khuyến nông, ngay sau khi thành lập năm 1993, Trung tâm khuyến nông Thanh Hoá đã có sự đầu tư và đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực này. Ban đầu một tháng chỉ có 2 chuyên mục trên truyền hình. Năm 2001, trước nhu cầu ngày càng lớn về thông tin của bà con nông dân, UBND tỉnh Thanh Hoá và Ngành nông nghiệp PTNT chỉ đạo tăng số lượng chuyên mục Khuyến nông thường kỳ trên Đài PTTH từ 2 kỳ lên 4 kỳ/tháng. Mặt khác mở thêm chuyên mục khuyến nông trên sóng đài phát thanh phục vụ bà con dân tộc, vùng sâu, vùng xa, duy trì và nâng cao chất lượng chuyên mục trên báo Thanh Hoá.

Năm 2009, sau khi sát nhập khuyến nông và khuyến ngư, hiện nay, mỗi tháng có 6 chuyên mục khuyến nông phát sóng truyền hình, với các tiểu mục như “Kiến thức nhà nông”, “Nhân rộng mô hình”, “Nông dân cần biết”, v.v…ở cấp Trạm khuyến nông, các huyện cũng thường xuyên phối hợp với các Đài truyền thanh, truyền hình của địa phương để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con. Năm 2010, khi đài Truyền hình Thanh Hoá phát sóng vệ tinh kỹ thuật số toàn quốc, 80% các bài phóng sự, bài kỹ thuật về sản xuất nông lâm nghiệp của chuyên mục Khuyến nông đã được dịch và phát trong chương trình truyền hình tiếng dân tộc, đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí của người dân vùng sâu vùng xa.

Ngoài những chuyên mục thường kỳ trên báo hình, báo nói, báo viết, mỗi lúc thời vụ hoặc khi sản xuất gặp thiên tai, dịch bệnh, Trung tâm khuyến nông còn tăng cường thông tin trên Chương trình thời sự truyền hình tỉnh, trên báo Thanh Hoá. Trong các chiến dịch phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, rét đậm rét hại, mưa bão, sâu bệnh cây trồng, mỗi buổi tối qua màn hình ti vi, bà con nông dân đều có thể theo dõi các chuyên đề, tin bài kỹ thuật với những chỉ đạo, khuyến cáo biện pháp khắc phục của tỉnh, ngành nông nghiệp và trung tâm khuyến nông. Qua đó, những khó khăn, lúng túng của cơ sở đã kịp thời được tháo gỡ, bà con nông dân cũng bình tĩnh, tự tin hơn để đối phó và vượt qua những cơn bão thiên nhiên và dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, Trung tâm khuyến nông thường xuyên cộng

Page 47: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

47

tác tin, bài với Tạp chí Khuyến nông khuyến ngư quốc gia, báo nông nghiệp, trang thông tin điện tử của khuyến nông quốc gia. Từ năm 2007, sau khi trang WEB khuyến nông Thanh Hoá và Báo Thanh Hoá điện tử được thành lập, Trung tâm khuyến nông đã nhanh chóng triển khai công tác thông tin tuyên truyền trên báo mạng. Nhiều tin bài, ảnh, Video Clip về hoạt động khuyến nông đã được tỉnh, ngành và bạn đọc đánh giá cao. Có thể nói, đây là thời kỳ khuyến nông Thanh Hoá đã kết hợp đồng bộ, chặt chẽ cả 4 loại hình thông tin cơ bản nhất hiện nay đó là báo hình, báo viết, và báo nói và báo mạng ; thế mạnh của loại hình này bổ sung cho yếu điểm của loại hình kia, tạo nên sức mạnh thông tin tổng hợp, đồng bộ, đa dạng, có sức lan toả từ vùng sâu, vùng xa, miền núi trung du, đồng bằng, từ trong tỉnh đến ngoài tỉnh.

Ngoài công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trung tâm khuyến nông còn tự xây dựng và phối hợp với nhiều dự án như Dự án CARE, Tầm nhìn thế giới, Dự án CECI, Dự án khoa học công nghệ nông nghiệp, Dự án cạnh tranh nông nghiệp Thanh Hoá, làm nhiều phim phóng sự, phim kỹ thuật, sau khi phát sóng in thành băng đĩa để chiếu lưu động trong các buổi tập huấn cho nông dân.

Tuy không phải là đơn vị hoạt động báo chí chuyên nghiệp, số lượng cán bộ không nhiều, phương tiện kỹ thuật thuộc loại trung bình nhưng Trung tâm khuyến nông Thanh Hoá đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông. Trung tâm khuyến nông Thanh Hoá đã tham dự các kỳ Liên hoan phát thanh truyền hình toàn tỉnh và đã đạt 3 giải nhất, ba giải nhì và nhiều giải khuyến khích. Năm 2011, Trung tâm khuyến nông Thanh Hoá Liên hoan truyền hình Toàn quốc và đạt giải Ba.

II. Bài học kinh nghiệm

Qua gần 20 năm hoạt động, Trung tâm khuyến nông rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

1. Luôn bám sát vào đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, cụ thể hoá trong công tác thông tin tuyên truyền. Tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư từ Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Quốc gia, đến UBND tỉnh, ngành nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa.

2. Phải đào tạo được đội ngũ cán bộ chuyên trách, chuyên nghiệp, có đủ trình độ báo chí hiện đại, ý thức trách nhiệm cao để tác nghiệp nhanh chóng, theo kịp với bước tiến của thông tin, báo chí nói chung. Hiện nay, Phòng thông tin tuyên truyền và đào tạo - Trung tâm khuyến nông Thanh Hoá có biên chế 6 cán bộ trình độ đại học, trong đó có 5 cán bộ chuyên trách về thông tin tuyên truyền, hai cán bộ trong số này được tuyển từ chuyên ngành khoa học xã hội, có trình độ báo chí chuyên nghiệp có thể vừa quay, vừa viết thành thạo. Thông thường khi tác nghiệp sẽ đi theo cặp: một

Page 48: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

48

người quay, một người đạo diễn và lấy số liệu để về viết bài. Tuy nhiên khi cần vẫn có thể một người đảm nhiệm vừa quay, vừa viết. Bản thân người phóng viên phải tự học, trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp để có thể thể chủ động trong các khâu sản xuất chương trình.

3. Thường xuyên đầu tư và nâng cấp các trang thiết bị thông tin để theo kịp với sự phát triển của công nghệ truyền hình. Kinh phí mua sắm một phần xin bổ sung trực tiếp từ UBND tỉnh, phần khác xin tài trợ, đầu tư của các Dự án nước ngoài. Hiện tại, Phòng được trang bị 3 máy quay phim, hai máy ảnh kỹ thuật số, 6 máy tính, một máy chiếu. Do đó thể huy động một lúc hai tổ máy đi tác nghiệp ở hai nơi nếu cần.

4. Cần chủ động trong sản xuất chương trình. Hiện nay, các chuyên mục khuyến nông trên sóng phát thanh, truyền hình được Phòng thông tin tuyên truyền và đào tạo của Trung tâm chịu trách nhiệm sản xuất từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Trung tâm chỉ nhờ phương tiện dựng hình và phát sóng của nhà Đài. Nhờ đó, luôn chủ động trong việc triển khai công việc, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, sự chỉ đạo của cấp trên, thông tin kịp thời đến với bà con nông dân và bạn xem truyền hình. Theo chúng tôi được biết ở một số Trung tâm khuyến nông các tỉnh, kinh phí tuyên truyền được hợp đồng với Đài để họ sản xuất chương trình hoặc phối hợp theo kiểu bài kỹ thuật do Trung tâm sản xuất, quay phim và biên tập do đài phụ trách sẽ rất khó thực hiện kịp thời các chuyên mục.

5. Cần có sự tích luỹ, chuẩn bị sẵn về tư liệu, đặc biệt là tư liệu phim kỹ thuật. Trong quá trình đi tác nghiệm, phóng viên cần quan sát nhanh, bắt gặp hình ảnh về mẫu bệnh của cây trồng, vật nuôi, các hoạt động sản xuất nếu cần thiết phải quay ngay. Đến khi cần hình ảnh hướng dẫn về khắc phục lũ lụt, hạn hán hay dịch bệnh, sâu bệnh là đã có ngay để minh hoạ cho bài viết. Hiện nay Phòng thông tin tuyên truyền và đào tạo có tư liệu băng hình được tích luỹ và lưu trữ từ năm 1994 với số lượng hàng trăm băng. Ngoài ra hàng năm cần xây dựng những bộ phim kỹ thuật dài hơi như: Kỹ thuật gieo vãi đậu tương, Kỹ thuật phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh chính hại lúa, Vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học, v.v…để phòng khi bí đề tài hoặc gặp thời tiết mưa gió không thể đi cơ sở vẫn đảm bảo có chương trình phát sóng. Vì đã gọi là chuyên mục thì “đến hẹn lại lên” không thể bỏ được. Gần hai mươi năm triển khai chuyên mục nhưng Phòng thông tin chưa bỏ lỡ chuyên mục nào. Nếu ngày chuyên mục rơi vào Tết nguyên đán, Phòng vẫn xây dựng nội dung để phù hợp với ngày xuân.

6. Luôn bám sát cơ sở, tìm hiểu khó khăn của nông dân, thông tin, khuyến cáo kịp thời đến bà con và bạn xem truyền hình về tình hình dịch bệnh, biện pháp khắc phục. Bám sát các chủ trương của tỉnh và ngành trong các mục tiêu kinh tế xã hội để

Page 49: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

49

cụ thể hoá trong công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân.

Trong gần 20 năm qua, công tác khuyến nông nói chung và công tác thông tin tuyên truyền nói riêng của Trung tâm khuyến nông Thanh Hoá đã thực sự trở thành chiếc cầu nối tri thức, phương tiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thiết thực hiệu quả đến với nông dân, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh./.

Page 50: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

50

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới, cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp là chủ yếu. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai được thành lập sau khi Chính phủ có Nghị định số 13/NĐ-CP về khuyến nông và có hệ thống tổ chức dọc từ tỉnh đến huyện và xã. Tuy nhiên đến năm 2001 mạng lưới khuyến nông cơ sở mới được hình thành và đi vào hoạt động. Khi mới thành lập, 45 cụm kinh tế xã (mỗi cụm kinh tế xã có từ 3 đến 7 xã) có 01 viên chức khuyến nông thuộc hệ thống tổ chức khuyến nông, hưởng lương theo ngạch bậc từ ngân sách nhà nước; 152 xã, thị trấn có 152 khuyến nông viên xã làm việc bán chuyên trách, hưởng phụ cấp hàng tháng bằng mức phụ cấp của Phó chủ tịch Hội nông dân xã. Khi mới được thành lập, mạng lưới khuyến nông viên cơ sở hoạt động có hiệu quả nhất định vì lần đầu tiên mỗi xã, thị trấn có 01 cán bộ làm công tác khuyến nông thuộc hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước. Tuy nhiên, vì khuyến nông viên xã làm việc bán chuyên trách (là người địa phương, không phải là viên chức nhà nước, hầu hết chưa qua đào tạo, chỉ hưởng phụ cấp hàng tháng) nên không huy động được những người đã qua đào tạo chuyên môn vào làm việc, việc tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế, việc quản lý chất lượng và hiệu quả làm việc gặp khó khăn.

Trước những yêu cầu ngày càng cao về công tác khuyến nông, đặc biệt là việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mạng lưới khuyến nông cơ sở tỉnh Lào Cai được kiện toàn (Quyết định số 39/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh V/v kiện toàn tổ chức khuyến nông cơ sở tỉnh Lào Cai). Do đó, từ năm 2010, 152 xã, thị trấn trong tỉnh Lào Cai có sản xuất nông lâm nghiệp được bố trí 152 khuyến nông viên xã là viên chức nhà nước thuộc hệ thống tổ chức khuyến nông, có trình độ đào tạo từ Trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi; 562 thôn bản thuộc các huyện 30a có cộng tác viên khuyến nông thôn bản (là người tại chỗ, tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên, hưởng phụ cấp bằng 50% mức lương tối thiểu chung).

Đặc điểm nổi trội của khuyến nông cơ sở tỉnh Lào Cai:

- Khuyến nông viên xã là viên chức nhà nước thuộc hệ thống tổ chức khuyến nông, được tuyển dụng theo quy định về tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do Trung tâm Khuyến nông tỉnh quản lý; được kí hợp đồng làm việc, được bố trí vị trí làm việc tại xã hợp lý để ổn định cuộc sống và yên tâm công tác lâu dài; được trả lương theo trình độ chuyên môn đào tạo và các chế độ của viên chức nhà nước theo quy định hiên hành.

Page 51: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

51

- Công tác viên khuyến nông thôn bản được tuyển chọn tại chỗ, do UBND xã, thị trấn phối hợp với Khuyến nông viên xã lựa chọn, trình UBND huyện phê duyệt danh sách; giao cho Trạm Khuyến nông huyện kí hợp đồng sử dụng và chi trả phụ cấp; Khuyến nông viên xã trực tiếp quản lý và hướng dẫn hoạt động.

- Kinh phí hoạt động khuyến nông thường xuyên được phân cấp: UBND tỉnh giao kinh phí chi thường xuyên và sự nghiệp khuyến nông Trung tâm Khuyến nông tỉnh; ủy quyền UBND các huyện, thành phố giao kinh phí chi thường xuyên và sự nghiệp khuyến nông Trạm Khuyến nông huyện, khuyến nông xã và thôn bản.

Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn (điểm mạnh, điểm yếu):

- Thuận lợi:

+ Khuyến nông viên xã là viên chức nhà nước, được kí hợp đồng làm việc lâu dài, được đầu tư trang thiết bị làm việc và bố trí nơi làm việc ổn định tại xã nên họ yên tâm công tác, gắn bố với cơ sở.

+ Khuyến nông viên xã được đào tạo chuyên môn cơ bản, thuộc hệ thống tổ chức khuyến nông, do Trung tâm Khuyến nông tỉnh quản lý, do đó việc tiếp cận thông tin, việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, việc đào tạo bổ sung chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện thường xuyên; việc chuyển tải các chủ trương, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật được thông suốt từ tỉnh đến cơ sở. Mặt khác, việc quản lý về tổ chức, về chuyên môn được thống nhất trong toàn tỉnh; khi cần thiết Trung tâm Khuyến nông có thể điều động luân chuyển giữa các địa phương trong tỉnh, từ xã lên huyện, từ huyện xuống xã hoặc huy động tập trung lực lượng cho các chương trình, dự án trọng tâm, cho phòng chống dịch bệnh.

+ Công tác viên khuyến nông thôn bản đều là người tại chỗ, đa phần có trình độ Trung cấp nghề, do địa phương phối hợp với khuyến nông viên xã lựa chọn, đề xuất và trực tiếp quản lý, hầu hết là Trưởng thôn kiêm nhiệm, có uy tín tại thôn bản nên việc tuyên truyền, vận động nhân dân rất có hiệu quả.

+ Việc quản lý và sử dụng mạng lưới khuyến nông cơ sở có sự thống nhất từ tỉnh đến xã. Ngay từ khi được kiện toàn hệ thống tổ chức, Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan chuyên môn quản lý chuyên ngành về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành “Quy chế Phối hợp quản lý và sử dụng khuyến nông cơ sở”, do đó việc quản lý và sử dụng khuyến nông viên xã, cộng tác viên thôn bản có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương từ tỉnh đến xã.

+ Việc phân cấp quản lý kinh phí sự nghiệp khuyến nông giúp các huyện, thành phố chủ động trong việc phân bổ nguồn lực. Các chương tình, dự án khuyến nông do các địa phương quản lý và phân bổ nguồn kinh phí đều bám sát với nhu cầu và tình hình thực tế tại cơ sở, phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các Trạm Khuyến nông ngoài việc thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông do Trung tâm Khuyến nông tỉnh phân bổ còn tranh thủ nguồn kinh phí địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ nên có

Page 52: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

52

thêm nguồn lực cho hoạt động (mỗi Trạm Khuyến nông 1 năm sử dụng từ 7 đến 12 tỉ từ nguồn kinh phí địa phương và các nguồn huy động khác). Mặt khác, do phân cấp quản lý kinh phí chi thường xuyên và kinh phí sự nghiệp khuyến nông nên khắc phục tình trạng “tỉnh làm - huyện chê”, “con đẻ - con nuôi” là căn bệnh cố hữu trong quản lý nguồn lực từ trước đến nay.

- Khó khăn:

+ Trung tâm Khuyến nông giao cho Trạm Khuyến nông huyện trực tiếp quản lý khuyến nông viên xã và thôn bản, số lượng viên chức mỗi trạm từ 20 đến 30 chỉ tiêu, trong khi biên chế các Trạm chỉ có từ 4 đến 7 người nên việc quản lý của các Trạm gặp khó khăn.

+ Trạm Khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ (theo nghị định 43/NĐ-CP), mỗi năm được giao quản lý và sử dụng hàng chục tỉ trong khi chỉ tiêu biên chế có hạn, không có biên chế kế toán chuyên trách, hầu hết phải thuê kế toán.

+ Mỗi khuyến nông viên xã chỉ được đào tạo chuyên môn về 1 chuyên ngành, trong khi nhiệm vụ tại cơ sở liên quan đến tất cả các lĩnh vực, việc đào tạo bổ sung chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi phải làm thường xuyên trong khi kinh phí cho hoạt động tập huấn, đào tạo rất hạn chế.

+ Một số khuyến nông viên xã làm việc tốt, có năng lực được quy hoạch bổ sung vào bộ máy chính quyền địa phương.

Sau 12 năm tổ chức và quản lý hoạt động khuyến nông cơ sở, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là: Tổ chức khuyến nông nên theo hệ thống dọc để thống nhất trong quản lý, tránh sự phân khúc trong tiếp cận và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Khi tổ chức theo ngành ngang (Trạm Khuyến nông trực thuộc huyện) việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ Trung ương, từ tỉnh đến cơ sở sẽ bị ngắt quãng, phân khúc.

Hai là: Khuyến nông viên xã nên được xếp ngạch là viên chức nhà nước. Là viên chức, được hưởng chế độ của viên chức nhà nước họ yên tâm công tác, gắn bó với nghề, với cơ sở. Đây là cơ sở để hệ thống tổ chức khuyến nông quản lý, đào tạo cán bộ chuyên sâu, đồng thời là nguồn nhân lực bổ sung cho ngành từ cơ sở.

Ba là: Khuyến nông viên là lực lượng của ngành nông nghiệp làm việc tại cơ sở, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông còn thực hiện các nhiệm vụ chung của cả ngành. Việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng khuyến nông cơ sở, quy định rõ tránh nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương là hết sức cần thiết.

Bốn là: Hàng năm cần tranh thủ các nguồn lực để tập huấn bổ sung năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho khuyến nông cơ sở.

KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG VÙNG CAO,

Page 53: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

53

VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Trạm Khuyến nông huyện Đồng Văn – Hà Giang

Đồng Văn là một huyện nghèo, vùng cao nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Giang - cực Bắc của Tổ quốc, cách trung tâm tỉnh lỵ 150km. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 56.309,4 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 18.867,5ha, chiếm 33,5%; Đất lâm nghiệp có rừng: 25.286,1 ha, chiếm 44,9%; Đất chưa sử dụng là 10.366,3 ha, chiếm 18,4%. Địa hình của huyện khá phức tạp, phần lớn là núi đá bị chia cắt nên tạo ra nhiều núi cao, vực sâu (85% diện tích là đá), độ cao trung bình 1.200m so với mặt nước biển. Tổng dân số của huyện là 66.921 người, trong đó dân tộc Mông chiếm gần 90%; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 63,25%. Trong những năm qua, được sự giúp đỡ của Trung ương, của Tỉnh và các doanh nghiệp, sự cố gắng nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn, sản xuất nông lâm nghiệp của huyện đã có nhiều bước đột phá quan trọng góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương, cụ thể:

Về trồng trọt: Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 12.546,5 ha, trong đó tập trung chủ yếu là: Diện tích ngô 7.067,0 ha (ngô thâm canh 6.837,3 ha), năng suất bình quân đạt 33,3 tạ/ha, tăng gần 15 tạ/ha so với năm 2005; Diện tích đậu tương 2.135,2 ha, năng suất bình quân đạt 10,8 tạ/ha tăng gần 6 tạ/ha so với năm 2005; Diện tích cây lâu năm 2.452,7 ha (Cây chè: 164,41 ha; lê, mận, đào, hồng: 895,6 ha; thảo quả 136,25 ha, cây hoa hồng: 17,9 ha, cây Óc chó:145,93 ha, cây Đỗ trọng: 9,71 ha và cỏ làm thức ăn cho gia súc: 1.082,92 ha); Một số cây trồng khác: Cây Lanh: 160,0 ha, cây Tam giác mạch: 148,8 ha, khoai Lang: 258,2 ha, Dong riềng: 550 ha và cây rau, đậu các loại: 4.839,3 ha. Tổng sản lượng lương thực (thóc, ngô) đạt 28.063,35 tấn (thóc: 4.506,19 tấn, ngô 23.557,16 tấn) tăng 11.600 tấn so với năm 2005.

Về chăn nuôi: Đàn trâu 1.214 con, đàn bò 19.117, đàn lợn: 23.532 con, đàn dê: 16.718 con, đàn ngựa: 228 con và đàn gia cầm: 171.495 con. So với năm 2005: Đàn trâu tăng 541 con, đàn bò tăng gần 5.500 con, đàn lợn tăng trên 4.000 con, đàn dê tăng trên 5.000 con và đàn gia cầm tăng gần 20.000 con.

Có được những những kết quả trên là có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống khuyến nông từ huyện đến thôn bản trong việc chuyển giao, hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật đến với người dân. Vì vậy, công tác khuyến nông đã được cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân ghi nhận, đánh giá cao. Năng lực, chuyên môn của cán bộ khuyến nông ngày càng được nâng cao. Các chính sách, chế độ được quan tâm thường

Page 54: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

54

xuyên. Trên cơ sở những kết quả đạt được, Trạm Khuyến nông huyện Đồng Văn báo cáo tham luận về kinh nghiệm hoạt động khuyến nông ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, như sau:

1. Công tác tổ chức

- Tổng số cán bộ khuyến nông của huyện: 268 người (Nam: 249 người, nữ: 19 người), trong đó: Trạm Khuyến nông huyện có 7 người (Nam: 4 người, nữ: 3 người). Cán bộ khuyến nông chuyên trách cấp xã: 19 người (Nam: 15 người, nữ: 4 người). Khuyến nông bán chuyên trách: 17 người (Nam: 16 người, nữ: 1 người). Khuyến nông thôn bản: 225 người (Nam: 214 người, nữ: 11 người /225 thôn bản).

- Trình độ văn hóa: Cấp I: 49 người; cấp II: 160 người và cấp III: 59 người.

- Trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng: 11 người; Trung cấp: 22 người; Sơ cấp: 187 người và chưa qua đào tạo: 48 người.

- Thành phần dân tộc: Dân tộc Mông: 218 người, chiếm 81,34%, còn lại là dân tộc Lô lô, Tày, Nùng….

2. Một số hoạt động của hệ thống khuyến nông

2.1. Công tác Thông tin tuyên truyền

Với đa số nhân dân của huyện là người dân tộc Mông nên công tác thông tin tuyên truyền được xác định là mấu chốt quan trọng để từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác của bà con.

Hàng năm, thông qua các chương trình dự án, các mô hình được xây dựng thành công Trạm khuyến nông huyện đã tổ chức các buổi tham quan, hội nghị đầu bờ cho cán bộ khuyến nông cơ sở và bà con mắt thấy tai nghe từ đó về địa phương áp dụng vào sản xuất gia đình, tuyên truyền vận động các hộ khác làm theo. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức các buổi khuyến nông phiên chợ vùng cao tại các xã, đăng ký nhu cầu ấn phẩm Thông tin khuyến nông và các loại tờ rơi, tờ gấp phát cho khuyến nông cơ sở và một số chốt quan trọng trong thôn bản làm cơ sở hướng dẫn nhân dân thực hiện. Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình huyện phát lại các chuyên mục khuyến nông do Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng bằng tiếng Mông và tuyên truyền các mô hình hiệu quả, các gương điển hình.

2.2. Công tác đào tạo tập huấn

Công tác đào tạo, tập huấn luôn được quan tâm, chú trọng. Hàng năm Trạm đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức đào tạo tập huấn cho hàng trăm cán bộ khuyến nông cơ sở để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, trong năm 2010, đã tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho 100% cán bộ khuyến nông

Page 55: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

55

thôn bản. Ngoài ra, hàng năm Trạm phối hợp với các khuyến nông xã tổ chức các lớp tập huấn theo mùa vụ, theo nhu cầu đăng ký của địa phương cho hàng nghìn nông dân chủ chốt theo phương pháp cầm tay chỉ việc, học đi đôi với hành.

2.3. Công tác xây dựng mô hình trình diễn

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện và đặc thù điều kiện đất đai, khí hậu và tập quán canh tác của người dân. Hàng năm, Trạm chủ động tham mưu cho UBND huyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng các mô hình trình diễn để khuyến cáo cho người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Các mô hình đã bám sát vào định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh, huyện và nguyện vọng của người dân, nên được người dân quan tâm và ủng hộ, các mô hình sau khi kết thúc đã được người dân áp dụng, nhân rộng ra sản xuất đại trà và mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình trồng cỏ gắn với phát triển đại gia súc, mô hình vỗ béo bò, mô hình thâm canh ngô lai, mô hình luân canh tăng vụ…

3. Một số bài học kinh nghiệm

Với thực tiễn hoạt động chúng tôi rút ra một số bài học sau:

- Đối với công tác thông tin tuyên truyền: Cần phải thường xuyên, lâu dài, các thông tin truyền đạt cho người dân phải ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu, phù hợp với trình độ và nhận thức người dân.

+ Ở cấp huyện: Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là sự chủ động của cán bộ khuyến nông trong việc tham mưu, đề xuất, xây dựng kế hoạch hoạt động và phối hợp, tổ chức thực hiện.

+ Ở cấp xã: Các khuyến nông viên xã có trách nhiệm tổ chức hoạt động mạng lưới thông tin tại xã và chỉ đạo các khuyến nông thôn bản thực hiện thông tin khuyến nông tại thôn bản, ngoài ra có trách nhiệm phối hợp với các khối đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân… trong xã để tuyên truyền thông tin khuyến nông. Các khuyến nông xã phải xây dựng được kế hoạch đưa thông tin khuyến nông vào những thời gian phù hợp với nhu cầu của người dân.

+ Ở các thôn bản: Các khuyến nông thôn bản kết hợp với trưởng thôn, già làng trưởng bản để tổ chức mạng lưới thông tin khuyến nông tại chính thôn bản mình phụ trách.

- Đối với công tác đào tạo tập huấn: Phải áp dụng các phương pháp cầm tay chỉ việc, học đi đôi với hành, đạo tạo ngoài hiện trường gắn với đồng ruộng của bà con mới đem lại hiệu quả.

Page 56: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

56

- Đối với công tác xây dựng mô hình trình diễn: Cần tập trung nghiên cứu xây dựng các mô hình có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế từng vùng, không trùng lặp để mang lại hiệu quả cao và tuyên truyền nhân ra diện rộng.

- Đối với công tác cán bộ: Ưu tiên đào tạo cán bộ là người địa phương, người dân tộc thiểu số. Hàng năm mở lớp đào tạo bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ chưa biết tiếng dân tộc.

- Đối với việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức…với chính quyền địa phương và người dân.

+ Với chính quyền địa phương: Bằng hiểu biết và chuyên môn nghiệp vụ của mình người cán bộ khuyến nông cần phân tích tỉ mỉ về chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của địa phương mình, thường xuyên tìm hiểu về những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc mà địa phương đang gặp phải, kiểm tra tình hình sản xuất nông lâm nghiệp báo cáo với chính quyền địa phương, đồng thời xây dựng các phương án khả thi và phù hợp để tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, các vấn đề kinh tế xã hội, các vướng mắc trong sản xuất nông lâm nghiệp cần cải tiến đó. Mặt khác phải phối hợp với các tổ chức Đoàn thể tại địa phương để thực hiện và tuyên truyền tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

+ Với nông dân: Thường xuyên gần gũi, cởi mở với người dân, giúp các hộ nông dân xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, tập huấn, hướng dẫn cặn kẽ cho người dân về quy trình kỹ thuật thâm canh các cây trồng, vật nuôi, cùng với nông dân bàn bạc, tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong sản xuất, đề đạt lên cấp trên và chính quyền địa phương các vấn đề cần tháo gỡ mà bản thân không đủ sức giải quyết, thường xuyên nắm bắt thông tin cụ thể về giá cả, thị trường để giúp đỡ người dân về dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tạo dựng lòng tin trong nhân dân.

+ Với các cơ quan chuyên ngành: Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của các cơ quan chuyên ngành như: Khuyến nông, Bảo vệ thực vật, Thú y, Thuỷ sản….Xây dựng mối quan hệ hợp tác gắn bó, cởi mở tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan trên thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, tranh thủ sự hợp tác đó để nâng cao trình độ của bản thân và giải quyết những khó khăn, vướng mắc về từng chuyên ngành tại địa phương.

+ Với các tổ chức, dự án: Cán bộ khuyến nông cần không ngừng đổi mới tư duy, xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các đơn vị kể trên, đồng thời sáng suốt lựa chọn, tham mưu cho chính quyền địa phương về việc hợp tác tận dụng những chương trình, dự án để áp dụng vào địa phương góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân, làm chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế địa phương.

Page 57: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

57

4. Một số kiến nghị đề xuất

Đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông các cấp đến tận thôn bản và ưu tiên xây dựng các mô hình trình diễn ở vùng cao để nhân dân thăm quan học tập.

Đề nghị Trung tâm Khuyến nông tỉnh tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT xem xét nâng mức phụ cấp cho cán bộ khuyến nông bán chuyên trách và khuyến nông thôn bản.

Trên đây là Báo cáo tham luận kinh nghiệm hoạt động khuyến nông vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của Trạm Khuyến nông huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang./.

Page 58: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

58

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ KHUYẾN NÔNG

Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang

Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang được thành lập vào năm 1994. Đến năm 1995-1996, mạng lưới Câu lạc bộ Khuyến nông (CLBKN) xã được thành lập. CLBKN được Ủy ban nhân dân xã ra quyết định thành lập, với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông, mà trực tiếp là Trạm Khuyến nông huyện. Từ năm 1996 đến nay, 157 CLBKN ở Tiền Giang vẫn duy trì hoạt động và ngày càng có nhiều đóng góp tích cực trong công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để áp dụng trong sản xuất cho bà con nông dân.

Trong Hội nghị Tổng kết 20 năm hoạt động khuyến nông Tiền Giang, đã có 22 tập thể CLBKN và 32 cá nhân là thành viên thuộc Ban chủ nhiệm CLBKN được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen do có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động khuyến nông.

Trong số 157 CLBKN, có nhiều CLB hoạt động rất tích cực, được chính quyền địa phương rất quan tâm và được nông dân tín nhiệm. Các CLBKN điển hình như: CLBKN các xã Phú Mỹ, Tân Hòa Thành huyện Tân Phước; xã Hậu Mỹ Trinh huyện Cái Bè; xã Tân Phú huyện Cai Lậy; xã Tân Hội Đông huyện Châu Thành… Các CLBKN có hình thức hoạt động rất phong phú, đa dạng. Xin giới thiệu với Hội nghị một trong những CLBKN điển hình của Tiền Giang là Câu lạc bộ Khuyến nông xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước.

1. Đặc điểm tình hình

Phú Mỹ là xã vùng ven của huyện Tân Phước, phía Đông giáp xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, Phía Tây giáp xã Hưng Thạnh, huyện Tân Phước, phía Nam giáp xã Tân Hòa Thành huyện Tân Phước, phía Bắc giáp xã Tân Hòa Đông huyện Tân Phước và xã Mỹ An huyện Thủ Thừa tỉnh Long An.

Diện tích đất tự nhiên: 1.340ha; Diện tích đất lúa: 520ha; đất vườn: 111ha; Diện tích trồng khóm (dứa): 200ha, khoai mỡ: 68ha; nuôi thủy sản: 17,2ha; Gia súc, gia cầm: trên 10.000 con.

Dân số 1.890 hộ với trên 9.000 nhân khẩu. Đa số người dân sống bằng nghề nông (khoảng 70%). Có trên ¾ diện tích đất hàng năm bị ngập lũ, sản xuất nông nghiệp chưa đạt trình độ thâm canh cao; Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên cấp ủy và chính quyền địa phương kiến nghị Trung tâm

Page 59: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

59

khuyến nông hỗ trợ thành lập Câu lạc bộ Khuyến nông (CLBKN) xã Phú Mỹ vào năm 1996, tiền thân là Câu lạc bộ Nông dân sản xuất giỏi được thành lập năm 1994 với 25 hội viên.

CLBKN là cầu nối tiếp nhận và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với nông dân để ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Ban Chủ nhiệm có 11 thành viên, có phân công nhiệm vụ cụ thể, có 01 chủ nhiệm, 02 phó chủ nhiệm, 01 thư ký kiêm thủ quỹ, còn lại là ủy viên phụ trách tổ khuyến nông các ấp và các tổ chuyên khâu.

CLBKN đều đặn tổ chức sinh hoạt lệ 1 lần vào ngày 12 hàng tháng theo phương hướng đưa ra từ đầu năm phù hợp với đặc thù địa phương. Địa điểm sinh hoạt do hội viên đăng cai luân phiên trong 4 ấp. Sơ kết và tổng kết Hội Nông dân xã tổ chức tại Hội trường UBND xã. Sinh hoạt thường lệ và định kỳ hàng tháng rất tốt, từ ngày thành lập đến nay, CLBKN không gián đoạn sinh hoạt lần nào. Hiện số hội viên là 100 người với số đóng vai trò nòng cốt là 30, trong đó có 5 nữ.

Kinh phí hoạt động do UBND xã cấp 3,5 triệu đồng/năm, Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 5.000đ/hội viên cho mỗi lần sinh hoạt cùng với tài liệu kỹ thuật, bản tin Khuyến nông và báo Nông nghiệp Việt Nam. CLBKN còn vận động hội viên đóng góp xây dựng quỹ hỗ trợ được 5 triệu đồng để cho hội viên khó khăn mượn không tính lãi, đến nay đã giúp đỡ được trên 100 lượt hội viên mượn. Tuy nguồn quỹ không lớn nhưng đã thể hiện được tinh thần tương thân tương trợ. Ngoài ra còn có quỹ thăm viếng khi bệnh hoạn, hữu sự.

2. Hoạt động CLBKN

Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật là công tác trọng tâm của CLBKN. Nhiều mô hình đã được thực hiện tại địa phương như mô hình nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường, mô hình cải tạo tầm vóc đàn bò, mô hình nuôi cá nước ngọt, mô hình nuôi gà thịt an toàn sinh học, mô hình trồng khóm sử dụng phân hữu cơ vi sinh… Đa số các mô hình này đều có hiệu quả cao và được nhân rộng. Đối với chương trình dạy nghề nông thôn, CLB đã phối hợp với các đoàn thể mở được 21 lớp với 561 học viên.

Thông qua công tác khuyến nông, trong đó có phần đóng góp của CLBKN đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của người nông dân, đưa tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng.

Về cây lúa: trước đây nông dân sạ 20kg/công (1000 m2), bón nhiều phân đạm, lúa bị sâu bệnh nhiều, phun thuốc trừ sâu từ lúc mới sạ cho tới khi lúa chín, tốn nhiều chi phí cho phòng trừ sâu bệnh, lúa bị đổ ngã, năng suất thấp.

Page 60: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

60

Qua các mô hình trình diễn lúa chất lượng cao do Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ với các giống lúa xác nhận có chất lượng cao như OM 2517, OM 1490, OM 4900… cùng với các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đã làm cho tình hình sản xuất lúa trong nông dân có nhiều chuyển biến rõ nét như sạ theo lịch tập trung đồng loạt né rầy, áp dụng 3 giảm 3 tăng, sạ thưa, sạ hàng (80 – 120kg/ha), giảm phân đạm, hạn chế phun thuốc trừ sâu sớm. Tăng cường sử dụng phân kali, rút nước giữa vụ, sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch để giảm thất thoát và hạ giá thành, tăng lợi nhuận… Điểm nổi bật là tổ sản xuất lúa giống thuộc CLBKN mỗi vụ bán cho Trung tâm Giống Nông nghiệp Tiền Giang từ 10 – 15 tấn lúa giống cấp xác nhận.

Về cây màu: Qua những lần tập huấn, hội thảo và thông qua các điểm trình diễn, giúp nông dân so sánh, học tập, từ đó mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng màng phủ nông nghiệp, sử dụng giống lai F1, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng theo khuyến cáo. Để đảm bảo năng suất và lợi nhuận cao, các thành viên CLB nhận thấy rằng không nên độc canh cây lúa mà nên luân canh 2 lúa 1 màu nhằm đa dạng hóa cây trồng, từ đó giúp cho thời gian thu nhập được nhanh hơn, đất đai cũng phì nhiêu hơn. Đặc biệt, cây dưa hấu dưới chân ruộng hiện hấp dẫn vì mang lại lợi nhuận cao, đang rất được nông dân chú ý áp dụng.

Về chăn nuôi: Trước đây chủ yếu chăn nuôi mang tính tự phát với trình độ sản xuất kém: không tiêm ngừa, chăn nuôi thả rong hoặc chuồng trại không đạt yêu cầu, con giống không đảm bảo… Tuy nhiên, sau đó nhờ thông qua các cuộc tập huấn hội thảo do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức và các mô hình trình diễn, đặc biệt là các chương trình do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ kinh phí, tình hình chăn nuôi đã có nhiều chuyển biến tích cực: nông dân đã biết chọn lự con giống tốt, áp dụng quy trình tiêm phòng đầy đủ, chuồng trại đạt yêu cầu, việc nuôi dưỡng chăm sóc được áp dụng theo quy trình của cán bộ kỹ thuật. Ngoài ra, CLBKN còn vận động nông dân dây dựng hầm khí sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có chất đốt sinh hoạt, hiện nay trên địa bàn xã Phú Mỹ có tổng công được 38 hầm khí sinh học.

CLBKN xã Phú Mỹ đã phối hợp với nhiều đơn vị, doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tổ chức được nhiều cuộc tập huấn, hội thảo, tham quan, xây dựng nhiều mô hình trình diễn để hội viên so sánh, phân tích và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó, nhận thức và trình độ sản xuất của hội viên có nhiều chuyển biến rõ nét, nhiều hội viên đã vươn lên khá, giàu. Năm 2001, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, đã tặng CLB một tủ sách khuyến nông để hội viên tham khảo, nâng cao kiến thức sản xuất, tủ sách này luôn được CLB bổ sung, cập nhật kiến thức mới để phục vụ cho hội viên.

Tuy nhiên, thời gian gần đây tình hình hoạt động của CLB cũng gặp không ít khó khăn, số lượng hội viên ngày càng giảm sút do phần lớn hội viên đều lớn tuổi.

Page 61: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

61

Ngoài ra, tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi diễn ra phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản luôn bấp bênh, trong khi đó giá vật tư lại không ngừng tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt dộng của CLBKN.

Một số mô hình trình diễn mang lại kết quả tốt nhưng việc nhân rộng còn hạn chế, nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thành công nhưng nông dân còn chưa tiếp cận được để ứng dụng vào sản xuất.

Trong thời gian tới, phát huy những kết quả đạt được, Ban Chủ nhiệm CLBKN sẽ tiếp tục củng cố, nâng chất, phát triển thêm nhiều thành viên mới, nhất là hộ nghèo; Tiếp nhận và xây dựng các mô hình mới, đồng thời có kế hoạch phối hợp để nhân rộng các mô hình đã thực hiện đạt hiệu quả cao. Phối hợp mở thêm nhiều lớp dạy nghề ngắn hạn và dài hạn để nâng cao kiến thức cho nông dân. Bên cạnh đó, cũng kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn nữa của các ngành, các cấp để CLBKN thực hiện tốt hơn vai trò tiếp nhận và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.

3. Bài học kinh nghiệm

Những kết quả đạt được của CLBKN xã Phú Mỹ là nhờ sự lãnh đạo và quan tâm sâu sắc của Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Phước, sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, chính quyền và các đoàn thể. Ban Chủ nhiệm phải có uy tín, có năng lực, có kinh nghiệm trong các mặt sản xuất nông nghiệp. Chủ nhiệm CLB Khuyến nông nên kiêm nhiệm vai trò khuyến nông viên để có điều kiện tốt trong tiếp nhận và truyền đạt khoa học kỹ thuật mới. Khuyến nông có sự tham gia sẽ thu hút được nhiều nông dân tham gia.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông, sự quan tâm của chính quyền địa phương thì công tác phối hợp tốt cũng góp phần quan trọng vào sự thành công của CLBKN. Để có sự phối hợp tốt, đòi hỏi Ban chủ nhiệm CLB, nhất là Chủ nhiệm phải linh hoạt, nhạy bén trong nắm bắt thông tin, tìm nguồn hỗ trợ, có mối quan hệ tốt với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học để cùng tham gia làm thí nghiệm, khảo nghiệm, thực hiệnn dự án; Phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi… để chuyển giao kỹ thuật đến nông dân. Điều quan trọng là Chủ nhiệm CLB phải nắm bắt được các thông tin cần thiết để đảm bảo các thông tin đưa đến nông dân là thiết thực, hiệu quả./.

Page 62: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

62

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG_

Trung Tâm Khuyến nông Long An

I. Cơ sở hình thành

Trung tâm Khuyến nông Long An được UBND Tỉnh ban hành quyết định thành lập vào cuối năm 1991 với nhiệm vụ thực hiện các hoạt động chuyển giao kỹ thuật cho nông dân đáp ứng nhu cầu, mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh; trong đó, sản xuất lúa là lĩnh vực trọng tâm hàng đầu. Chính vì vậy, ngay từ thời gian đầu hoạt động Trung tâm Khuyến nông (TTKN) đã sớm phối hợp các Viện nghiên cứu, trường Đại học trong khu vực để tiếp nhận thường xuyên các nguồn giống lúa mới đưa vào khảo nghiệm, thử nghiệm nhằm tuyển chọn giống có triển vọng bổ sung kịp thời vào cơ cấu giống cho sản xuất đại trà. Trong suốt thời gian dài hoạt động, Trung tâm Khuyến nông đã chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân trong Tỉnh, trong đó có các giống cây trồng vật nuôi mới, được nông dân rất tin tưởng. Tuy nhiên, hoạt động khuyến nông cũng chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin và kỹ năng sản xuất, còn vật tư phục vụ sản xuất thì nông dân tự lo liệu. Do đó, trước thông tin thị trường quá phong phú, nhiều khi không được quản lý chặt nên có trường hợp nông dân phải tiếp cận các vật tư không đạt chất lượng làm thiệt hại sản xuất. Thực tế nầy đã thúc đẩy công tác khuyến nông phải tiến thêm một bước nữa là thực hiện khuyến nông “trọn gói”, kề cả tư vấn về thị trường tiêu thụ.

Theo tiến trình phát triển ứng dụng giống, nảy sinh trong thực tiễn là cần phải có nguồn cung cấp giống tốt, giống đúng phẩm cấp song hành cùng lúc với các khuyến cáo sử dụng giống của khuyến nông. Từ đó, TTKN đã khởi đầu hoạt động hợp tác với một số nông dân trồng lúa nhiều kinh nghiệm để hình thành mạng lưới nhân giống; tuy nhiên, sản lượng lúa giống lúc này chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu sản xuất. Nói cách khác, yêu cầu tổ chức sản xuất và cung ứng giống đã đến lúc được đặt ra như một vấn đề bức thiết của ngành trồng lúa.

Đến năm 2000, Trung Tâm Khuyến nông được giao thêm nhiệm vụ tổ chức hệ thống nghiên cứu và sản xuất hệ thống giống cây trồng, đồng thời mở rộng mạng lưới sản xuất giống cây trồng trong cộng đồng trên địa bàn Tỉnh, thực hiện dịch vụ cung ứng giống cây trồng phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân.

Trên cơ sở vận dụng chỉ đạo về phát triển hoạt động dịch vụ tư vấn khuyến nông qua Nghị định 56/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về công tác khuyến nông, khuyến ngư và Nghị định 43 ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự

Page 63: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

63

chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính cùng với những phân tích, đánh giá đặc điểm, tình hình thực tế về cơ sở vật chất, nguồn lực của bộ máy khuyến nông; TTKN đã xây dựng và trình UBND tỉnh, Sở chủ quản phương án tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn khuyến nông; trong đó, hạng mục tư vấn - dịch vụ về lúa giống là hoạt động chính yếu.

Năm 2007, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh qua Quyết định số 3371/QĐ-UBND ngày 28/12/2007 về việc giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chánh đối với đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2008-2010 (và sau này là Quyết định số 664/QĐ-UBND ngày 7/3/2011 của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chánh đối với đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2011-2013); TTKN được chính thức tổ chức hoạt động tư vấn – dịch vụ khuyến nông. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng bổ sung nhiệm vụ tổ chức bộ phận kiểm định, kiểm nghiệm giống cây trồng cho TTKN là điều kiện thuận lợi để kết hợp dịch vụ cung ứng giống với dịch vụ kiểm nghiệm nhằm đảm bảo lúa giống đưa vào lưu hành đạt các tiêu chuẩn về phẩm cấp đúng quy định của Nhà nước.

II. Kết quả đạt được

Qua thời gian tổ chức hoạt động tư vấn - dịch vụ khuyến nông, trong đó ưu tiên trên lĩnh vực lúa giống . Từ năm 2007 đến nay, tuy chỉ là một giai đoạn ngắn nhưng kết quả đạt được có thể ghi nhận là rất tích cực, đáp ứng đúng mục tiêu phục vụ sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông, phát triển kỹ năng tư vấn, tạo thêm nguồn thu nhập chính đáng cho nhân viên khuyến nông và nhất là đáp ứng được yêu cầu phát triển hoạt động khuyến nông theo hướng xã hội hóa, từng bước tiết giảm kinh phí ngân sách Nhà nước mà vẫn đảm bảo duy trì ổn định khối lượng và hiệu quả công tác. Cụ thể một số kết quả đã đạt được như sau :

1. Dịch vụ cung ứng lúa giống

Năng lực sản xuất và cung ứng giống lúa tốt, đạt phẩm cấp làm giống của TTKN được nâng cao, đáp ứng sát hợp với nhu cầu sản xuất của nông dân và nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài tỉnh. Trong đó, cơ sở của các Trại giống lúa, Trại giống mía đảm nhận tốt vị trí chủ lực trong việc khảo nghiệm, lọc dòng, sản xuất giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng cung cấp cho các tổ, nhóm, cá nhân nông dân cộng tác trong mạng lưới nhân giống phân bổ đều khắp huyện và thành phố Tân An. Từ đó, lúa giống sau khi đã qua kiểm định kiểm nghiệm sẽ được tập trung về hệ thống kho bãi của Trung Tâm để xử lý đóng gói và phân phối thông qua Cửa hàng Trung tâm đến các Trạm Khuyến nông huyện và các đại lý lúa giống.

Hiện nay, hệ thống nhân giống lúa của Trung tâm có khả năng đáp ứng trên 1.500 tấn lúa giống nguyên chủng và xác nhận hàng năm. Riêng năm 2012 đã cung ứng 1.800 tấn lúa giống các loại.

Page 64: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

64

2. Hoạt động tư vấn kỹ thuật

Ngoài yêu cầu hoạt động dịch vụ cung cấp lúa giống cho nông dân kết hợp với tư vấn, hướng dẫn cho nông dân về việc chọn lựa giống lúa thích hợp với thời vụ, điều kiện canh tác cụ thể của từng hộ và khuyến cáo áp dụng các biện pháp sạ thưa, xử lý hạt giống … TTKN cũng đã thực hiện tư vấn kỹ thuật cho một số doanh nghiệp trong quá trình giao dịch, hợp đồng với nông dân sản xuất lúa như: tư vấn chương trình sản xuất 120 ha lúa chất lượng cao với Công ty DVTM Anpha tại xã Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa ; tư vấn kỹ thuật sử dụng phụ phẩm sản xuất mía đường để bón cho ruộng mía giống Gò Ngãi, Đức Huệ thuộc Công ty Mía đường Hiệp Hòa; tư vấn sản xuất 217 ha lúa chất lượng cao với Công ty Cổ phần Thế giới Thông minh tại xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh và xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa và gần đây phối hợp với Công ty Lương thực Long An tư vấn kỹ thuật trong việc xây dựng 420 ha của mô hình Cánh đồng mẫu lớn tại xã Tuyện Thạnh, huyện Mộc Hóa. Tư vấn mô hình liên kết sản xuất lúa Nàng Thơm Chợ Đào – Cần Đước… Trong thực tế, loại hình tư vấn theo hợp đồng tuy không áp dụng phổ biến nhưng cũng đã góp phần nâng cao trách nhiệm và kỹ năng hướng dẫn của nhân viên khuyến nông.

3. Tư vấn – Dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm lúa giống

Bao gồm các hoạt động tư vấn kỹ thuật hỗ trợ nông hộ, tổ, nhóm, cơ sở sản xuất giống lúa nguyên chủng và xác nhận áp dụng đúng quy trình canh tác ruộng giống và kết hợp thực hiện dịch vụ kiểm định đồng ruộng, kiểm nghiệm lúa thành phẩm để cấp chứng nhận phẩm cấp giống cho các Tổ, câu lạc bộ sản xuất giống đưa vào lưu hành đúng quy định của Nhà nước. Hiện nay, trung bình hàng năm bộ phận tư vấn và kiểm nghiệm giống lúa có thể thực hiện kiểm định 600 – 650 ha và kiểm nghiệm 2.000 - 2.500 tấn lúa giống. .

4. Hoạt động cung ứng các sản phẩm ưu tiên

Riêng việc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất, Trung tâm khuyến nông không thực hiện việc cung cấp phân bón, thức ăn gia súc, thuốc BVTV, thuốc thú y…Vì các mặt hàng này đã được phân phối phổ biến thông qua các đại lý chuyên nghiệp, Trung Tâm khuyến nông chỉ gián tiếp làm cầu nối để nông dân tiếp xúc với các sản phẩm có chất lượng của các Công ty, Doanh nghiệp có uy tín, thông qua việc thực hiện liên kết 4 nhà ở các mô hình sản xuất hàng hoá cánh đồng mẫu lớn.

Các hệ thống cửa hàng của Trung Tâm Khuyến nông ưu tiên giới thiệu các sản phẩm hữu cơ, chế phẩm sinh học như nấm đối kháng Trichoderma, Nấm ký sinh, chất kích kháng đạo ôn, chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất và môi trường.

III. Đánh giá kết quả và tồn tại

Page 65: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

65

Về nghiệp vụ, hoạt động tư vấn – dịch vụ khuyến nông được xây dựng trên cơ sở áp dụng phương pháp khuyến nông “trọn gói” kết hợp khuyến cáo với cung cấp vật tư kỹ thuật cụ thể ; do đó, hiệu quả tác động đem lại cao hơn so với phương pháp khuyến nông cơ bản chỉ dừng lại ở mức khuyến cáo, hướng dẫn kỹ thuật ; cụ thể, nông dân trồng lúa có thể nắm bắt được đồng bộ kỹ thuật canh tác với nguồn cung cấp giống, vật tư đảm bảo chất lượng và có cả sự hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Điều nầy đã giúp nông dân tin tưởng và an tâm đầu tư cho sản xuất, hoạt động khuyến nông đã ngày càng thu hút và thuyết phục nhiều nông dân làm theo.

Ngoài các mặt hữu ích đem lại cho nông dân ; hoạt động tư vấn - dịch vụ khuyến nông có tác dụng thúc đẩy nâng cao trình độ, trách nhiệm, kỹ năng cho nhân viên khuyến nông và hài hòa với quyền lợi tự tạo thêm nguồn thu nhập chính đáng. Ước tính bình quân thu nhập tăng thêm cho viên chức khuyến nông trong thời gian gần đây đạt mức trên dưới 1 triệu đồng hàng tháng.

Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động dịch vụ tư vấn khuyến của đơn vị cũng còn một số hạn chế nhất định về kiến thức, kỹ năng tiếp cận thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu sản xuất của nhân viên khuyến nông cũng như còn gặp một số khó khăn nhất định về huy động vốn và cơ sở vật chất … ảnh hưởng đến yêu cầu mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động tư vấn – dịch vụ khuyến nông. Tuy nhiên, những hạn chế nêu trên hoàn toàn có thể khắc phục trong quá trình vận hành phát triển trong thời gian tới./.

Một số hình ảnh minh họa:

Cung cấp và hướng dẫn

sử dụng bếp đun Biogas

Page 66: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

66

Hoạt động kiểm nghiệm giống lúa

Hệ thống chế biến

hạt giống

Page 67: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

67

Cửa hàng dịch vụ tư vấn khuyến nông

Nuôi cấy

nấm xanh

Page 68: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

68

KHUYẾN NÔNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ, NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Trung tâm Khuyến nông TP Hồ Chí Minh

1. Sơ lược thực trạng sản xuất nông nghiệp tại TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có tổng diện tích đất tự nhiên 209.555 ha, trong đó, đất nông nghiệp năm 2008 khoảng 121.300 ha (bao gồm đất lâm nghiệp khoảng 34.400 ha, đất đành cho sản xuất nông nghiệp khoảng 75.200 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản khoảng 9.800 ha, còn lại là đất làm muối và đất canh tác khác). Hàng năm, đất nông nghiệp giảm bình quân 3.200 ha (giai đoạn 2008 – 2020). Dự báo đến năm 2015, quỹ đất nông nghiệp của TP còn khoảng 94.830 ha (bao gồm trên 36.000 ha đất lâm nghiệp) và đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp còn 82.600 ha (trong đó, diện tích đất lâm nghiệp khoảng 36.400 ha).

Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của thành phố liên tục cao, tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 10.389,5 tỷ đồng, tăng 6,4 % so với 2010, và năm 2012, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của TP tiếp tục tăng 6 % so với 2011, cao gấp 1,76 lần so với mức tăng cả nước (3,4 %).

Sản xuất nông nghiệp tại đô thị lớn như TPHCM có không ít những khó khăn, thách thức như tình trạng đất dành cho sản xuất nông nghiệp giảm mạnh hàng năm, thiếu lao động trẻ có năng lực chuyên môn, vấn đề môi trường, … . Do đó, để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng > 4 %/năm (giai đoạn 2011 – 2020), một trong những giải pháp cần là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất, gia tăng hàm lượng công nghệ cho sản phẩm nông nghiệp.

Với vài trò là cầu nối để tuyên truyền các chủ trương, chính sách phát triển, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đến với người nông dân. Thời gian qua, Khuyến nông thành phố HCM đã đồng hành cùng nông dân, góp phần thực hiện thành công định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; tăng cường ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp của TP.

2. Khuyến nông góp phần phát triển nông nghiệp đô thị

Trải qua 2 giai đoạn, hơn 10 năm (từ 1999 – 2012), TPHCM thực hiện các Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Chương trình Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, đến nay cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, chuyển từ cây trồng, vật nuôi truyền thống (lúa, mía,

Page 69: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

69

…), hàm lượng công nghệ thấp sang cây trồng, vật nuôi phù hợp với nông nghiệp đô thị có hàm lượng công nghệ cao. Bước đầu tạo được các sản phẩm nông nghiệp đô thị đặc trưng và mang tính hàng hoá (hoa lan, mai, cá cảnh, bò sữa). Nhờ đó, nền nông nghiệp đô thị đã hình thành và đang phát triển phù hợp với yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển của thành phố.

Cơ cấu cây trồng vật nuôi chủ lực trong sản xuất nông nghiệp tại TPHCM bao gồm: Hoa, cây kiểng: 2.010 ha; Rau: 14.456 ha gieo trồng; Bò Sữa: 89.800 con (trong đó, cái vắt sữa chiếm 47 %); Heo: 363.000 con (trong đó, nái sinh sản chiếm 13 %); Cá Sấu: 187.500 con; Cá cảnh: 70 triệu con (sản lượng); Sản lượng thủy sản nuôi trồng khoảng 28.000 tấn.

Thành quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và phát triển nông nghiệp đô thị từ năm 2000 – 2010 có sự đóng góp tích cực từ hoạt động khuyến nông được minh hoạt trong biểu đồ sau:

Biểu đồ: Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ 2000 - 2010

3. Hoạt động khuyến nông trong chuyển giao, ứng dụng công nghệ phù hợp với nông nghiệp đô thị

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, khuyến nông tập trung chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao phương thức sản xuất, công nghệ sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá đặc thù, có chất lượng, có trách nhiệm với cộng đồng, để góp phần phát triển bền vững nông nghiệp của Thành phố.

Page 70: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

70

Kết quả hoạt động chuyển giao thông qua xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông, thực hiện các Chương trình nông nghiệp trọng điểm của TP. trong 3 năm qua:

ĐVT: Số mô hình

Năm

Chương trình

2010 2011 2012

Chương trình Rau 19 27 30

Chương trình Hoa kiểng 20 30 46

Chương trình cá cảnh 10 6 6

Chương trình Bò sữa 14 14 13

* Chương trình phát triển rau an toàn: Hướng tới mục tiêu phát triển thêm diện tích đất canh tác rau an toàn, đồng thời, vẫn đảm bảo các yếu tố như tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường ứng dụng công nghệ cao, sản xuất thân thiện với môi trường, hướng đến sản xuất bền vững – Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Khuyến nông tập trung chuyển giao các tiến bộ về giống và đẩy mạnh áp dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật canh tác cho nông dân trồng rau như:

Khuyến khích nông dân tăng cường sử dụng giống F1. Đến nay, gần 100 % diện tích canh tác sử dụng các giống lai F1, thay đổi tập quán sử dụng lại giống cũ để sản xuất trong dân;

Xây dựng các mô hình sản xuất rau trên nền hữu cơ;

Xây dựng các mô hình Cơ giới hóa sản xuất rau các công đoạn làm đất, tưới nước, phun thuốc BVTV;

Hỗ trợ tập huấn, cầm tay chỉ việc nông dân thực hành sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, Khuyến nông đã trực tiếp chuyển giao cho 200 tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận sản xuất rau theo VietGAP (chiếm 70 % tổng số hộ được cấp chứng nhận toàn TP); 1.450 nông dân trồng rau được khuyến nông tập huấn và cấp chứng nhận tham gia tập huấn rau theo VietGAP. Góp phần cải thiện ý thức và hành động của nông dân trong sản xuất, tạo sản phẩm an toàn cho xã hội.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2011 – 2015, Khuyến nông trực tiếp xây dựng và triển khai Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất rau an toàn phù hợp sản xuất nông nghiệp độ thị”, là đề án thành phần thuộc “Chương trình Phát triển

Page 71: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

71

rau an toàn” của TP.; Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là cơ hội để khuyến nông mạnh dạn, tập trung ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

* Chương trình Hoa kiểng: Khuyến nông là cơ quan Thường trực trong thực hiện chương trình hoa kiểng, trực tiếp góp phần rất lớn vào việc thực hiện chương trình, cụ thể như:

Tham mưu xây dựng Chương trình, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, trực tiếp triển khai các Chương trình thành phần thuộc Chương trình Hoa kiểng;

Hỗ trợ kỹ thuật, phát triển trồng hoa kiểng ở các quận huyện, góp phần tăng diện tích hoa kiểng hàng năm;

Giới thiệu, trình diễn các mô hình sản xuất hoa kiểng từ cây cấy mô;

Giới thiệu, trình diễn các mô hình cơ giới hoá trong sản xuất: hệ thống tưới phun sương cho lan, hoa kiểng. Từ 2008 đến 2010, khuyến nông thực hiện trên 70 hệ thống tưới phun sương bán tự động cho các hộ trồng lan cắt cành. Hệ thống tưới tiết kiệm được 60% lượng nước, giảm 70% lượng điện tiêu thụ, và 70% công lao động; tiết kiệm chi phí sản xuất. Đến nay, khoảng 30% vườn lan của TP được cơ giới hóa (khoảng 250 vườn).

* Chương trình Bò Sữa: Với mục tiêu duy trì và phát triển đàn bò sữa thành phố bền vững theo hướng không tăng quy mô chỉ tăng hàm lượng công nghệ, hoạt động Khuyến nông đã có những đóng góp tích cực:

+ Hỗ trợ xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như: Tăng cường cơ giới hoá (máy vắt sữa, máy băm thái cỏ, hệ thống làm mát chuồng trại); khuyến khích trồng cỏ thâm canh; phương pháp cho ăn theo khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR); xử lý môi trường (túi ủ Biogas, sử dụng chế phẩm vi sinh),…

+ Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa: Khuyến nông là cơ quan thường trực tham mưu xây dựng đề án, xây dựng kế hoạch, trực tiếp triển khai Đề án “Tăng cường trang thiết bị ngành chăn nuôi bò sữa”. Một trong các mục tiêu của đề án, đến năm 2015, tất cả các hộ chăn nuôi bò sữa có quy mô từ 20 con/hộ đều được cơ giới hóa công đoạn vắt sữa. Các mục tiêu khác bao gồm: cơ giới hóa khâu cho ăn, hệ thống cải thiện tiểu khí hậu chuồng trại, …

* Chương trình Cá cảnh: Với mục tiêu gia tăng sản lượng và tập trung đối tượng chủ lực theo Chương trình cá cảnh của thành phố, Khuyến nông tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi cá cảnh quy mô nông hộ theo hướng:

+ Hỗ trợ chuyển đổi từ đất lúa, từ nuôi thuỷ sản kém hiệu quả sang nuôi cá cảnh cho vùng ngoại thành;

Page 72: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

72

+ Hỗ trợ chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp đô thị cho các vùng đô thị hoá.

4. Kết luận và kiến nghị

Kết luận:

Trong phạm vi chức năng của mình, Khuyến nông đã luôn đồng hành cùng các cấp, các ngành, cùng bà con nông dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển nông nghiệp của Thành phố.

Hoạt động khuyến nông đã trực tiếp tác động, giúp nông dân thành phố không chỉ được bồi dưỡng về kiến thức sản xuất mà còn được nâng cao về ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong sản xuất; Góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của thành phố không chỉ chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với sự phát triển của đô thị mà còn được đổi mới bởi các phương thức sản xuất phù hợp và tăng cường áp dụng công nghệ, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho nông dân.

Kiến nghị:

Nông nghiệp đô thị đã và đang ngày càng trở thành một mảng nông nghiệp không thể thiếu và có vai trò hết sức quan trọng đối với nông nghiệp cả nước nói chung và tại các vùng đô thị nói riêng. Vì thế Khuyến nông TPHCM kiến nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tham mưu Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm nhiều hơn nữa đến mảng nông nghiệp độ thị. Cụ thể như sau:

- Ban hành bổ sung các định mức kinh tế kỹ thuật đối với các đối tượng nông nghiệp đô thị như hoa kiểng, cá cảnh, .. để các tỉnh/thành có cơ sở pháp lý áp dụng;

- Có chương trình khuyến nông trung ương trên các đối tượng nông nghiệp đô thị, tạo điều kiện các vùng đô thị có điều kiện hợp tác, trao đổi trong sản xuất./.

Page 73: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

73

KHUYẾN NÔNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam

I. Thực trạng phát triển sản xuất của tỉnh Quảng Nam trong 20 năm qua

Quảng Nam là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên là 1.040.683 ha, trong đó đất nông nghiệp 110.000 ha chiếm 10,6%, đất lâm nghiệp 430.033 ha chiếm 41,33%. Trong hơn 159.000 ha gieo trồng cây hàng năm thì diện tích lúa 87.500 ha, ngô 13.300 ha, sắn 14.400 ha, rau đậu các loại 13.600 ha, cây lạc 10.000 ha. Diện tích cây công nghiệp lâu năm hơn 10.200 ha, trong đó riêng cây cao su 9.200 ha. Về lĩnh vực chăn nuôi cho đến nay số lượng trang trại, gia trại chưa nhiều, qui mô chăn nuôi còn nhỏ; hình thức nuôi theo hộ gia đình chiếm đa số, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, dịch bệnh diễn ra khá phức tạp, diện tích bãi chăn thả chưa được quy hoạch cụ thể; tuy nhiên nhờ công tác chuyển đổi cơ cấu giống phù hợp cho từng vùng miền trong tỉnh thông qua việc xây dựng các mô hình khuyến nông nên chất lượng cũng như số lượng của đàn vật nuôi không ngừng tăng (trong đó: tổng đàn gia súc từ 712,5 nghìn con gia súc năm 1997 lên trên 900 nghìn con năm 2012, gia-thủy cầm từ 3,5 triệu con năm 1997 lên trên 5,2 triệu con năm 2012). Về thủy sản, diện tích nuôi trồng và sản lượng đều tăng từ 4,4 ngàn ha với 1. 421 tấn năm 1997 đến nay lên trên 7 ngàn ha với 19.200 tấn; sản lượng khai thác cũng liên tục tăng, góp phần giúp tổng sản lượng ngành thủy sản tăng so với 1997 là 2,43 lần.

Sau 20 năm kể từ khi hệ thống Khuyến nông Nhà nước ra đời, nhất là hơn mười lăm năm sau tái lập tỉnh (từ 1997 đến nay), Quảng Nam cùng với cả nước đã vượt qua bao khó khăn, thách thức để vươn lên và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. GDP ngành liên tục tăng, trung bình cả giai đoạn là trên 4%/năm, riêng năm 2012 tăng 7%. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ. Hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích ngày một tăng, tính bình quân các lĩnh vực (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản) năm 2012 tăng so với 1997 hơn 4,43 lần (62 triệu đồng so với 13,9 triệu đồng/ha/năm). Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc.

Để đạt được kết quả như trên là nhờ cùng với các chính sách chung của Trung ương, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ, khuyến khích sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn như: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ; phát triển kinh tế vườn - kinh tế trang trại; phát triển thủy sản; “dồn điền, đổi thửa” đất nông nghiệp; phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi hóa đất màu và kiên cố hóa kênh mương; phát triển cao su tiểu điền; cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp v.v...Sự chỉ đạo quyết liệt cùng với sự vào cuộc có hiệu quả của cả hệ thống chính trị, đặc biệc là sự cần cù, chịu thương chịu khó của nông dân đất Quảng, trong đó có một phần đóng góp của hệ thống Khuyến nông từ Tỉnh đến cơ sở đã giúp cho Nông nghiệp, nông dân,

Page 74: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

74

nông thôn Quảng Nam đạt được nhiều bước tiến dài trong chuyển mình đi lên chung của Tỉnh.

Xuất phát từ những tiềm năng, cơ hội và thách thức, qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh mà trực tiếp là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các cấp, các ngành trong tỉnh, Khuyến nông Quảng Nam luôn bám sát phương hướng, mục tiêu phát triển của ngành, các chương trình hành động của tỉnh, thường xuyên tham mưu, đề xuất và thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất, chú trọng đến công tác lựa chọn và ứng dụng các nguồn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng miền và tập quán sản xuất của từng cộng đồng dân cư trong tỉnh nhằm hướng đến một nền nông nghiệp phát triển hiệu quả, ổn đinh và bền vững.

II. Hiệu quả từ các mô hình chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất

1. Về chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất trồng trọt

Quảng Nam luôn xác định công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng sao cho phù hợp với từng chân đất, từng vùng miền, từng tập quán canh tác và nhu cầu thị trường là việc làm thường xuyên của ngành trong suốt 20 năm qua. Khuyến nông được vinh dự nhận nhiệm vụ tiên phong trong việc đánh giá thực trạng sản xuất, đúc kết kinh nghiệm, xây dựng mô hình thực nghiệm, mô hình trình diễn, tham mưu cho Ngành, tỉnh đề ra các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp và đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Thành công lớn nhất trong giai đoạn qua, có thể nói là việc chuyển hẵn từ xuất 3 vụ lúa sang sản xuất 2 vụ/năm. Từ những năm 1996 - 1998, Khuyến nông cùng với các địa phương xây dựng các mô hình thực nghiệm, trình diễn việc sản xuất 2 vụ lúa/năm thay cho sản xuất 3 vụ cho thấy hiệu quả sản xuất tăng rõ rệt, từ đó đúc kết kinh nghiệm, mô hình hóa, hoàn thiện quy trình sản xuất, tham mưa cho Ngành và Tỉnh ra chủ trương chuyển đổi, chỉ 2 năm từ năm 1999 - 2000, Quảng Nam đã thực hiện thành công chủ trương này trên toàn tỉnh. Theo đó, diện tích gieo trồng lúa giảm 18.000 ha nhưng sản lượng tăng 31.700 tấn so với trước khi giảm vụ. Để đạt được như vậy là nhờ: không chỉ việc chuyển vụ tạo điều kiện bố trí thời vụ hợp lý để lách tránh được những bất lợi của thời tiết mà còn cắt được cầu nối sâu bệnh (nhờ không phải sản xuất lúa liên tục trên đồng ruộng), có điều kiện để đầu tư thâm canh tăng năng suất, giảm đáng kể công lao động tạo điều kiện cho nông dân có thêm việc làm khác tăng thu nhập. Từ sau khi chuyển vụ đến nay, trong sản xuất lúa Quảng Nam luôn chú trọng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật như: Du nhập, khảo nghiệm chọn lựa bộ giống lúa có năng suất cao, chất lượng khá, kháng sâu, bệnh phù hợp với điều kiện, chế độ canh tác 2 vụ lúa, nhất là gia tăng diện tích sản xuất bằng giống lúa lai F1; ứng dụng rộng rãi mô hình 3 giảm, 3 tăng kết hợp với công cụ sạ hàng; xây dựng thành công các cánh đồng IPM, ICM, SRI, phân viên dúi sâu, ứng dụng các chế phẩm sinh học làm phân bón, xây dựng cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa, tăng tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất từ khâu làm đất, gieo sạ đến thu hoạch, chế biến...tất cả đã giúp cho ngành sản xuất lúa của Quảng Nam ngày một gia tăng cả năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả. Nếu như năm 1997 năng suất lúa chỉ 31,3 tạ/ha, sản lượng cả năm 331.541

Page 75: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

75

tấn thì năm 2012 năng suất đạt 50,52 tạ/ha (tăng 1,61 lần) và sản lượng đạt 447.316 tấn/ha (tăng 1,35 lần).

Riêng khu vực miền núi, nhất là vùng núi cao của Tỉnh khuyến khích khai hoang vỡ hóa thêm diện tích đất lúa, làm thủy lợi vừa và nhỏ để tăng từ sản xuất 1 vụ lên sản xuất 2 vụ lúa /năm, ứng dụng giống lúa mới, sản xuất phân hữu cơ tại chổ, áp dụng thâm canh lúa cải tiến (SRI). Nhờ đó mà nếu như trước đây, tại một số địa phương miền núi, nhiều gia đình thiếu lương thực từ 3 – 5 tháng/năm, thì nay đã không còn thiếu đói, hầu hết các địa phương đã đảm bảo an ninh lương thực, góp phần vào ổn định tình hình chính trị - kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Ngoài ra, các mô hình sản xuất trình diễn các loài cây trồng cạn như: ngô, dưa hấu, khoai, sắn, đậu các loại… cũng cho năng suất tăng 30 - 40% so với phương thức sản xuất trước đây, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, đặc biệt đã giúp cho bà con miền núi có nguồn lương thực bổ sung những lúc giáp hạt. Mô hình sản xuất rau an toàn cho thu nhập từ 120-150 triệu đồng/ha, Mô hình rau-hoa cho thu nhập từ 200 - 400 triệu đồng/ha/năm đã mở ra hướng sản xuất hiệu quả cho các vùng ven đô, đô thị của tỉnh. Đến nay có hàng ngàn cánh đồng cho thu nhập cao, góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất cây trồng trên đơn vị diện tích một cách đáng kể, từ 13,96 triệu đồng/ha/năm của năm 1997 đến nay đạt trên 57 triệu đồng.

2. Về chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong chăn nuôi

Mặc dầu còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, chăn nuôi luôn đối mặt với nhiều loại dịch bệnh tuy nhiên tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh vẫn phát triển ổn định qua từng năm và là một trong những tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn so với khu vực và cả nước. Năm 2012, tổng đàn trâu, bò 218.700 con (trâu 70.500 con, bò 148.200 con), lợn 525.000 con (tăng 16,3% so với năm 1997), và gia cầm 5.250 ngàn con (tăng 11% so với năm 1997). Nhưng về chất lượng tăng đáng kể như bò lai, một số giống gia cầm,... đã nâng giá trị kinh tế lên một bước đáng kể.

Để thay đổi được số lượng cũng như chất lượng của tổng đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh, trong 20 năm qua khuyến nông chăn nuôi đóng một vai trò hết sức quan trọng, luôn chú trọng đến công tác du nhập, khảo nghiệm nhằm góp phần cải thiện nguồn giống vật nuôi thêm phong phú và chất lượng thông qua việc triển khai các chương trình, dự án khuyến nông như: cải tạo đàn bò đã nâng tỷ lệ bò lai trên tổng đàn từ dưới 10% vào năm 1997 lên 38,3% vào năm 2012, chất lượng đàn bò tăng lên rõ rệt, trọng lượng trưởng thành và giá trị bán thịt của bò lai tại mọi thời điểm đều cao hơn bò cỏ địa phương từ 20- 25%; các chương trình chăn nuôi heo hướng nạc, đảm bảo vệ sinh môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế hơn nhờ giảm tuổi đẻ lứa đầu, áp dụng kỹ thuật tập ăn sớm, cai sữa sớm heo con (từ trên 40 ngày xuống còn 18 – 21 ngày) nên làm tăng lứa đẻ/nái/năm từ 2 lứa lên 2,5 lứa, khối lượng heo sơ sinh tăng từ 0,8 kg lên 1,5 kg/con, tăng số heo con cai sữa từ 7 con lên 8,5 con/lứa, giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng từ 3,2 kg xuống còn 2,7 kg, tăng tỷ lệ thịt xẻ từ 50% lên 57%, tỷ lệ nạc ổn định cao từ 56 – 58%. Còn đối với chăn nuôi gia cầm, đã dần chuyển hướng sang chăn nuôi trang trại tập trung, đổi mới phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, tăng cường công tác kiểm soát chăn nuôi và gắn với phát triển bền

Page 76: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

76

vững. Cơ cấu, chủng loại giống gà đa dạng, phục vụ các loại hình chăn nuôi khác nhau mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hình thức chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại có xu thế phát triển mạnh trong những năm gần đây vì dễ áp dụng các tiến bộ KHKT nên năng suất vật nuôi và năng suất lao động tăng cao, hạn chế dịch bệnh, đặc biệt xử lý chất thải bằng bể khí biogaz để làm chất đốt.

3. Về chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nuôi trồng và khai thác thủy hải sản

Là một tỉnh ven biển, Quảng Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển thủy sản. Trong những năm gần đây thủy sản Quảng Nam đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, tạo nguồn xuất khẩu, cung cấp thực phẩm cho nhu cầu thị trường ngày càng tăng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập; góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Tốc đọ tăng trưởng của ngành thủy sản là rất ấn tượng, trung bình 15 năm qua, tăng 18%/năm. Những năm trước, khi nói đến phát triển nuôi trồng thủy sản là nghĩ ngay đến các địa phương ven biển, nhưng những năm trở lại đây nhờ đẩy mạnh địa bàn đầu tư xây dựng các chương trình khuyến ngư không còn gói gọn ở các địa phương đồng bằng ven biển nữa mà mở rộng đến các địa phương vùng trung du, miền núi, đặc biệt là vùng đồng bào thiểu số nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện dinh dưỡng bữa ăn hằng ngày. Cụ thể như:

a/ Về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản:

* Về nuôi thủy sản nước mặn, lợ:

Nuôi nước mặn, lợ đã phát triển mạnh cả về hình thức, diện tích và sản lượng. Diện tích, sản lượng nuôi năm 1997 là 1.167 ha và 276 tấn, đến năm 2012 tăng lên 2.200 ha và sản lượng đạt 13.000 tấn. Hình thức nuôi cũng được chuyển đổi từ quảng canh, quy mô nhỏ lẻ (năng suất đạt 236 kg/ha/năm năm 1997) sang phát triển nuôi thâm canh, quy mô lớn tập trung hơn (năng suất bình quân đạt 6,1 tấn/ha/năm năm 2012), riêng nuôi tôm trên cát có thể đạt 20 – 30 tấn/ha/năm. Cùng với việc tăng năng suất và sản lượng thì đối tượng nuôi cũng được cơ cấu đa dạng hơn, năm 1997 chỉ nuôi một đối tượng tôm sú thì đến nay đã phát triển nuôi thêm nhiều đối tượng mới như tôm thẻ chân trắng, cua xanh, cá chẻm, cá dìa, rong câu, nghêu...

* Về nuôi thủy sản nước ngọt:

Nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh mấy năm gần đây cả về đối tượng, hình thức và sản lượng. Trước năm 2000, chủ yếu nuôi ghép các đối tượng truyền thống trong ao với hình thức quảng canh thì những năm gần đây đã chuyển sang hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Chẳng hạn năm 1997 diện tích nuôi là 3.330 ha, sản lượng chỉ đạt 1.145 tấn và năng suất chỉ đạt 0,34 tấn/ha/năm, thì đến năm 2012 diện tích nuôi tăng lên 4.800ha, sản lượng đạt 5.800 tấn và năng suất đạt 1,2 tấn/ha/năm. Ngoài hình thức nuôi trong ao, đến nay đã phát triển thêm các hình thức nuôi trong lồng, bể xi măng, đối tượng nuôi cũng đa dạng hơn, ngoài các đối tượng truyền thống đã nuôi thêm các đối tượng mới như cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng, cá tra, cá bống tượng, cá chim trắng, cá lóc, ếch Thái lan, ba ba....

b/ Lĩnh vực khai thác:

Page 77: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

77

Trước tình hình nguồn lợi thủy sản gần bờ ngày càng suy giảm, nhu cầu hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị để nâng cao năng lực tàu thuyền, vươn khơi khai thác có hiệu quả hơn là vấn đề cấp thiết đối với nhiều ngư dân, giúp nhiều ngư dân nâng cao năng suất, hiệu quả khai thác thủy hải sản trên biển.Trong những năm qua, đơn vị đã triển khai nhiều mô hình ứng dụng máy dò ngang trên tàu lưới vây rút chì, sử dụng lưới rê 3 lớp cải tiến. Nhờ việc ứng dụng thiết bị này nên quá trình khai thác được thuận lợi trong việc theo dõi, phát hiện và đánh giá trữ lượng, vị trí, mức độ tập trung của đàn cá từ đó quyết định phương pháp vây bắt đàn cá hợp lý. Vì vậy, thời gian đi 1 chuyến biển ngắn hơn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn; mặt khác khi máy dò ngang phát hiện đàn cá thì mới tiến hành bủa lưới để khai thác nên cường độ làm việc của lao động trên tàu cũng giảm xuống. Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ tàu và lao động trên tàu, bình quân thu nhập của chủ tàu và mỗi lao động trên tàu tăng từ 1,7 – 2,0 lần. Năm 1997 sản lượng khai thác chỉ đạt 29.500 tấn thì đến năm 2012 sản lượng khai thác đạt 80.000 tấn. Năng lực khai thác ngày một tăng nếu như năm 1997 chỉ có 2.905 phương tiện với tổng công suất là 44.850CV thì đến nay có trên 4.400 phương tiện với công suất lên trên 110.000CV, hiện đã có 40 phương tiện có công suất từ 600-1.000CV.

III. Những bài học rút ra từ công tác khuyến nông

Từ trong những hoạt động thực tiễn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác khuyến nông như sau:

- Hoạt động khuyến nông phải tuân thủ nguyên tắc “Chuyển giao những cái gì mà nông dân cần chứ không chuyển giao những gì mà chúng ta có”, bởi vậy người cán bộ khuyến nông phải nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nông dân, đòi hỏi của thực tiễn sản xuất, phải xem xét kỹ trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng tổ chức sản xuất và quản lý, khả năng tiếp cận thị trường của nông dân nơi xây dựng mô hình, từ đó chọn qui trình công nghệ về cây trồng, con vật nuôi cho phù hợp thì mô hình mới có thể thành công và có thể nhân rộng ra sản xuất đại trà;

- Để ứng dụng ngày càng nhiều, nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, khuyến nông phải thật sự là cầu nối giữa nhà khoa học, doanh nghiệp với nông dân, lựa chọn những tiến bộ KHCN phù hợp đồng thời phải gắn doanh nghiệp với sản xuất để giải quyết vấn đề đầu vào và đầu ra cho sản xuất. Trong đó, giải quyết đầu ra cho nông sản là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định thành bại của sản xuất;

- Trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông phải tranh thủ sự giúp đỡ, phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức. Trong đó vai trò của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương hết sức quan trọng để mô hình thành công. Kinh nghiệm cho thấy nếu chỉ xây dựng mô hình với một cá nhân hoặc một tập thể nông hộ thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thì rất khó thành công;

- Khi tổ chức xây dựng mô hình không được dàn trải, chọn điểm, chọn hộ thực hiện mô hình phải theo một số tiêu chí ràng buộc rõ ràng để làm sao gắn lợi ích của nông dân, người sản xuất vào mô hình. Chính điều đó sẽ đóng góp rất lớn vào sự thành công của mô hình;

Page 78: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

78

- Tư duy sản xuất hàng hoá của nông dân miền Trung nói chung, Quảng Nam nói riêng còn nhiều mặt hạn chế do đó công tác khuyến nông cần phải chú trọng hơn nữa vấn đề này: tham mưu cho các cấp lãnh đạo, các ngành liên quan:

+ Đề ra những chính sách “hậu mô hình“: Xây dựng các cơ chế hỗ trợ nhân rộng mô hình; hỗ trợ cho nông dân vay vốn theo chu kỳ của cây trồng, con vật nuôi với lãi suất khác với lãi suất thông thường;

+ Tăng cường trang bị cho nông dân nhiều hơn nữa về tư duy sản xuất hàng hoá (sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất;

- Công tác khuyến nông phải gắn chặt với công tác dự báo, xu hướng của thị trường, giá cả mà mô hình đem lại, nếu không sẽ tác dụng ngược lại mô hình chỉ đạt về mặt khoa học mà không có hiệu quả về kinh tế;

- Trong tiến trình hội nhập với các nước trong khu vực, trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước mô hình khuyến nông cần tập trung với qui mô lớn hơn, xây dựng thành vùng chuyên canh lớn, thuận tiện cho việc đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra nhiều lợi thế so sánh, theo hướng sản xuất hàng hoá khép kín (sản xuất- chế biến- tiêu thụ);

- Thường xuyên tăng cường năng lực Khuyến nông từ trang bị trang thiết bị, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác khuyến nông. Có những cơ chế, chính sách nhằm xã hội hóa công tác khuyến nông, phát huy hơn nữa khuyến nông của doanh nghiệp.

IV. Một số kiến nghị và đề xuất

1. Các chương trình khuyến nông hiện đang thực hiện theo cơ chế đấu thầu như hiện nay chừng mực nào đó còn chưa hợp lý, bởi vì do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập quán sản xuất giữa các vùng, miền khác nhau có sự khác nhau, nên nội dung và phương pháp khuyến nông cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Trong khi đó, thực hiện cơ chế đấu thầu thì các đơn vị tham gia buộc phải hạch toán lỗ - lãi trong các chương trình. Mà để có lãi thì phải tổ chức triển khai ở những vùng, địa phương có điều kiện đi lại thuận lợi, thì ngược lại cộng đồng dân cư những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa do đi lại khó khăn, tất nhiên không được hưởng lợi từ các chương trình. Do đó, ngoài cơ chế đấu thầu như hiện nay cần có các cơ chế đặt hàng cho các chương trình dự án Khuyến nông đặc thù.

2. Diện tích đất sản xuất của Quảng Nam lớn, địa bàn rộng, trong các năm qua công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi tuy đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, được các địa phương và người dân hưởng ứng nhiệt tình. Nhưng kinh phí đầu tư của địa phương còn khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu người sản xuất, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Trong thời gian đến, đề nghị Trung tâm Quốc gia cần quan tâm, tăng nguồn vốn đầu tư cho Quảng Nam thông qua các chương trình, dự án khuyến nông;

3. Trong những năm đến cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đầu tư xây dựng các mô hình khuyến nông công nghệ cao theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, ViêtGAP. Nhà nước cần có các cơ chế chính sách đủ mạnh để gắn kết chặt chẽ và có

Page 79: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

79

hiệu quả giữa các nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, tổ chức tín dụng với nông dân./.

Page 80: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

80

KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG KHUYÊN NÔNG

CỦA HỘI LÀM VƯỜN VIỆT NAM

TS. Nguyễn Văn Hiền – Hội Làm vườn VN

1. Giới thiệu chung

Hội Làm vườn Việt Nam được thành lập từ năm 1986, là một trong những Hội ngành nghề ra đời sớm nhất trong cả nước. Trụ sở Hội Làm vườn Việt Nam đặt tại số nhà 164 đường Đỗ Đức Dụ xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Tổ chức Hội Làm vườn Việt Nam có cả 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã ) gồm: 58 tỉnh hội, 500 huyện hội và 9.000 chi hội cơ sở với gần 1 triệu hội viên. Hội có chi nhánh Trung ương Hội làm việc ở phía Nam, có trụ sở tại 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm thành phố Hồ Chí Minh và có 12 trung tâm trực thuộc. Văn phòng Trung ương Hội có 12 người, trong đó có 01 GS. TSKH, 01 GS. TS, 03 tiến sỹ, 03 kỹ sư còn lại là cán sự và nhân viên phục vụ. Hầu hết cán bộ chủ chốt trong Hội đều đã kinh qua công tác và giữ trọng các trách trong các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương hoặc các viện nghiên cứu trong ngành nông nghiệp. Hội Làm vườn Việt Nam có trang bị đủ cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện đi lại phục vụ cho các hoạt động của Hội.

Hội Làm vườn Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng các mô hình VAC (vườn ao chuồng) tiêu biểu, thông qua đó góp phần phát triển VAC tại các địa phương giúp nông dân và các hội viên nâng cao thu nhập, thoát nghèo, tiến tới làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển nông nghiệp bền vững.

Với chức năng nhiệm vụ của mình, trong những năm qua Hội Làm vườn Việt Nam đã tham gia thực hiện tích cực các chương trình, dự án khuyến nông trung ương, triển khai các mô hình trồng cây ăn quả, mô hình chăn nuôi và đào tạo tập huấn cho nông dân trong phạm vi toàn quốc.

2. Hoạt động khuyến nông giai đoạn trước năm 2011

Từ năm 2010 trở về trước ngân sách cho hoạt động khuyến nông thường được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ về các tỉnh, các cơ quan nghiên cứu chuyển giao trong ngành và các hiệp hội trên cơ sở đề xuất kế hoạch, nội dung thực hiện của từng đơn vị gửi lên. Hàng năm Hội Làm vườn Việt Nam được Trung tâm Khuyến nông quốc gia cấp đầu tư hỗ trợ cho từ 800 triệu đến trên 1 tỷ đồng để thực hiện chương trình khuyến nông. Trong giai đoạn này Trung ương Hội đã xây dựng kế hoạch, lập dự toán, lựa chọn cây con phù hợp với từng vùng, nhu cầu từng địa

Page 81: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

81

phương và phối hợp với các tỉnh hội để triển khai thực hiện xây dựng các mô hình điểm theo chế độ luân phiên qua các tỉnh. Với cách làm này đã gắn kết chặt chẽ hoạt động khuyến nông VAC của Trung ương hội với các tỉnh hội, song lại có nhược điểm là mang tính chất trải rộng, hòa đồng.

Từ kết quả xây dựng mô hình điểm các tỉnh hội đã vận động hội viên của mình đầu tư nhân rộng mô hình. Do có sự kết hợp tốt với địa phương từ khâu chọn địa điểm, chọn hộ có đủ điều kiện về đất đai, lao động, vốn đối ứng và tâm huyết với nghề vườn để triển khai thực hiện nên nhiều mô hình do Hội Làm vườn Việt Nam thực hiện đã giúp nông dân mở rộng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tăng giá trị như: Mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn VietGAP ở Cao Lãnh, mô hình trồng quýt ở Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, mô hình 34 hộ gia đình sản xuất vải giỏi làm thương hiệu, quảng bá sản phẩm vải an toàn ở Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang... đã giúp nông dân tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những mô hình sản xuất này mở ra hướng sản xuất hàng hóa bền vững, bảo đảm quy trình kỹ thuật trồng trọt, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Đồng thời từ kết quả xây dựng mô hình điểm đã mở rộng sản xuất bưởi Diễn, cam đường Canh, nhãn chín muộn Hưng Yên ra nhiều tỉnh phía Bắc và sản xuất thanh long ở các tỉnh phía Nam thành các vùng sản xuất hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm đầu hoạt động xây dựng mô hình trồng cây ăn quả cũng như mô hình trồng thâm canh cây rừng, cây lâu năm chỉ được đầu tư theo kế hoạch năm một thì không bền vững dẫn đến hiệu quả không cao. Do vậy Hội Làm vườn Việt Nam cùng với các đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông đã đề xuất với các bộ, ngành có liên quan xem xét thay đổi hình thức đầu tư cho các mô hình trồng cây, con lâu năm từ năm một sang 3 năm liền (năm đầu trồng mới và chăm sóc tiếp theo năm thứ 2, 3) nhằm duy trì, củng cố mô hình cho đến khi thu cây ra hoa kết trái, mang lại thu nhập cho người dân.

Từ năm 2007 được sự chấp thuận của các bộ, ngành, chính sách đầu tư xây dựng mô hình khuyến nông đối với cây dài ngày cũng đã được thay đổi từ chỗ hỗ trợ kinh phí năm một thành 3 năm liền. Với hình thức đầu tư như hiện nay đã được tăng thêm thời gian theo dõi, giám sát, mô hình bền vững, đem lại hiệu quả cao.

3. Hoạt động khuyến nông giai đoạn 2011 – 2013

Với sự thay đổi về hình thức hoạt động khuyến nông, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành tổ chức đấu thầu các dự án khuyến nông trung ương trên cơ sở có định hướng và tên dự án cho trước. Trong giai đoạn này các dự án khuyến nông trung ương được thực hiện trong 3 năm từ 2011 – 2013. Đây là hình thức thích hợp mang tính bền vững, gắn trách nhiệm của cơ quan chủ trì, chủ dự án đến cùng. Mặt khác cơ

Page 82: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

82

quan quản lý có thể tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá rõ ràng việc triển khai thực hiện xây dựng mô hình và đánh giá được hiệu quả của mô hình.

Hội Làm vườn Việt Nam đã tham gia đấu thầu dự án “Phát triển trồng mới cây

ăn quả đặc sản theo hướng GAP” giai đoạn 2011 – 2013. Ngay sau khi được Bộ Nông

nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt dự án, Hội Làm vườn Việt Nam đã cùng với

các cơ quan đơn vị và các tỉnh hội tham gia dự án bàn biện pháp tổ chức triển khai

thưc hiện. Dự án đã được Hội Làm vườn Việt Nam thực hiện nghiêm túc, đúng tiến

độ, đúng quy định hiện hành.

Dự án “Phát triển trồng mới cây ăn quả đặc sản theo hướng GAP” đã thực hiện

xây dựng các mô hình trồng thâm canh cây nhãn chín muộn, bưởi Diễn, cam bù, cam

xã Đoài, cam sành, thanh long, dừa Xiêm lùn và chuối tiêu hồng tại 21 điểm ở 18 tỉnh

trong cả nước. Hiện nay các mô hình khuyến nông do Hội Làm vườn Việt Nam chủ

trì đang được thực hiện đầu tư chăm sóc năm thứ 3. Đây cũng là những mô hình điểm

để nông dân tham quan học hỏi áp dụng nhân rộng.

Song trong quá trình thực hiện dự án chúng tôi thấy quy định mỗi tỉnh chỉ được

đầu tư một mô hình dưới 300.000.000 đồng/ năm; các mô hình phải chia thành 2 điểm

thực hiện với quy mô số hộ nhỏ lẻ như hiện nay sẽ vẫn bị đầu tư giàn trải, thiếu tập

trung, không hình thành được vùng sản xuất hàng hóa. Mặt khác do giá cả cây con

giống, vật tư phân bón không cố định, thường xuyên bị trượt giá, giá năm sau cao hơn

năm trước nên gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện mô hình. Vì vậy các giai đoạn

tiếp theo cần có những thay đổi quy định về hình thức và mức đầu tư cho thích hợp

dựa trên thế mạnh của mỗi tỉnh thì công tác khuyến nông sẽ có hiệu quả hơn.

4. Một số kết quả thực hiện hoạt động khuyến nông của Hội Làm vườn

Việt Nam

Được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, cụ thể là sự hỗ trợ tích cực

của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, từ năm 2005 đến nay, thông qua các chương

trình, dự án, Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam đã đầu tư hỗ trợ cho các địa

phương trồng mới 1.500 ha cây ăn quả; 150 .000 đầu gia súc, gia cầm theo mô hình

kinh tế VAC; đào tạo tập huấn cho 7.000 lượt nông dân. Chỉ tính riêng năm 2010 đến

2013 Hội đã triển khai thực hiện được 12 hạng mục công việc và 01 dự án khuyến

nông ở trên 25 tỉnh trong cả nước với tổng kinh phí 9,566 tỉ đồng. Kết quả đã trồng

mới và chăm sóc được 799 ha cây ăn quả, nuôi 16.960 con gà thịt an toàn sinh học, vỗ

béo 798 con bò thịt; tập huấn trong và ngoài mô hình cho 6.530 lượt người.

5. Bài học kinh nghiệm

Page 83: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

83

Để đạt được hiệu quả cao, qua nhiều năm hoạt động khuyến nông chúng tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Việc lựa chọn cây con giống, địa điểm, hộ dân cho xây dựng mô hình khuyến nông là rất quan trọng, phải phù hợp với từng điều kiện vùng sinh thái, đất đai, nguyện vọng, tâm huyết của người dân sở tại. Đồng thời phải dựa vào định hướng phát triển sản xuất và thế mạnh của từng địa phương.

- Dựa vào tổ chức chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, kết hợp chặt chẽ với cán bộ khuyến nông sở tại trong viêc chỉ đạo triển khai thực hiện sẽ nâng cao hiệu quả mô hình.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của Trung tâm Khuyến nông, của đơn vị thực hiện sẽ kịp thời khắc phục được những sai sót trong quá trình xây dựng mô hình.

- Thường xuyên đúc kết đánh giá hoạt động khuyến nông hàng năm để có những điều chỉnh phù hợp.

- Phát hiện sáng kiến, đúc kết kinh nghiệm của nông dân để nghiên cứu biến thành tiến bộ kỹ thuật phổ biến cho dân áp dụng vào sản xuất nhân rộng mô hình như: điều chỉnh sinh trưởng của cây trồng, tác động ra hoa quả trái vụ, giữ cho vỏ quả đẹp hấp dẫn….để làm tăng giá trị hàng hóa, tăng thu nhập./.

Page 84: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

84

MỐI LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI KHUYẾN NÔNG TRONG CÔNG TÁC CHUYỂN GIAO TBKT CHO NÔNG DÂN

TS. Đoàn Mạnh Tường

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long

I. Vai trò của công tác khuyến nông

Trong suốt những năm qua, công tác khuyến nông có vai trò hết sức quan trọng với nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với xuất phát điểm thấp, trình độ sản xuất vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế, trong khi đó trình độ dân trí không đồng đều, người nông dân có một tâm lý chung là ngại thay đổi tập quán để tiếp cận với những kỹ thuật sản xuất mới, giống mới và phương pháp mới. Câu chuyện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) mới (IPM, sạ hàng, ba giảm ba tăng…) vào sản xuất lúa là một trong những ví dụ điển hình, phải mất rất nhiều năm, các TBKT hiệu quả mới đưa được vào và áp dụng trong sản xuất lúa đại trà cho toàn vùng như hiện nay.

Trong những năm qua, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phối hợp với Trung tâm KNKN Quốc gia và Trung tâm khuyến nông các tỉnh vùng ĐBSCL biên soạn tài liệu tập huấn, chuyển giao các TBKT mới và xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất lúa cho nông dân trong vùng tham quan và học tập kinh nghiệm. Những đóng góp đó đã giúp lĩnh vực sản xuất lúa gạo nước ta không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà hàng năm cả nước vẫn xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo. Không những thế mà còn làm thay đổi đời sống, kinh tế của một bộ phận người nông dân khu vực nông thôn, giúp ngành Nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển bền vững.

II. Kết quả chuyển giao TBKT của Viện lúa ĐBSCL Trong những năm qua được sự quan tâm và phối hợp của Trung Tâm KNKN

Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh thành vùng ĐBSCL, Viện lúa ĐBSCL đã thực hiện một số dự án khuyến nông nhằm chuyển giao các giống lúa, quy trình TBKT mới cho nông dân sản xuất lúa. Những TBKT khoa học nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí giá thành giúp tăng thu nhập cho người nông dân trong sản xuất lúa. Viện lúa ĐBSCL còn thực hiện chuyển giao các TBKT khác như: cải tạo vườn cây ăn trái; thực hiện các mô hình chăn nuôi thủy sản kết hợp sản xuất lúa; mô hình xóa đói giảm nghèo; xây dựng mô hình vườn cây thuốc nam; giảm thiểu phác thải nhà kính

Page 85: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

85

trong chăn nuôi; chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn …

Với sự nỗ lực và cải tiến không ngừng, Viện lúa ĐBSCL đã xây dựng hàng ngàn hecta mô hình sản xuất lúa để nông dân tham quan và học tập; đào tạo tập huấn kỹ thuật cho hàng ngàn lượt nông dân tham gia không những tại địa bàn ĐBSCL, mở rộng ra một số tỉnh ở Miền Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa và một số tỉnh Miền Trung như: Phú Yên, Bình Định, Đắc Nông… Tây Ninh. Kết quả chuyển giao TBKT đáng kể nhất là các lớp chuyển giao "kỹ thuật trồng lúa giống và lúa chất lượng cao" cho nông dân các tỉnh; 246 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân và cán bộ với 9391 lượt người tham dự trong đó có 250 cán bộ khuyến nông. Xây dựng mô hình trình diễn tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa như: kỹ thuật thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa, sản xuất lúa chất lượng, áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật theo SRI trong sản xuất lúa với quy mô gần 4.000 ha, thông qua mô hình trình diễn các tiến bộ kỹ thuật này đã và đang được áp dụng rộng rãi vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lúa trong vùng.

Chuyển giao quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ tại 8 tỉnh ĐBSCL. Trong đó đã chuyển giao cho 70 nông dân Sóc Trăng, 190 nông dân Trà Vinh; 120 nông dân Cần Thơ; 330 nông dân An Giang; 125 nông dân Kiên Giang; 183 nông dân Đồng Tháp; 186 nông dân Vĩnh Long và 190 nông dân tại tỉnh Tiền Giang. Tất cả những nông dân khi tham gia tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất nấm xanh Ometar đã làm chủ được khoa học công nghệ, tự làm ra sản phẩm phục vụ cho sản xuất lúa của gia đình và cung cấp sản phẩm cho những hộ xung quanh cùng sử dụng.

Chuyển giao quy trình kỹ thuật thâm canh "cánh đồng 4 tốt" cho 300 nông dân ở Gò Quao - Kiên Giang, 500 nông dân ở Vĩnh Long và hàng trăm nông dân ở các tỉnh khác. Chuyển giao TBKT tại huyện Giá Rai, Bạc Liêu cho 400 nông dân tham gia tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống lúa; sản xuất bắp lai luân canh lúa; sản xuất đậu nành luân canh lúa; kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò; kỹ thuật sản xuất trùn quế và sản xuất phân trùn; kỹ thuật nuôi cá bống, sặc rằn có giá trị kinh tế cao. Thực hiện dự án chuyển giao TBKT phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang cho 600 nông dân tham gia dự án với các hợp phần như: chuyển giao TBKT sản xuất lúa chất lượng cao với 200 ha mô hình được xây dựng; chuyển giao kỹ thuật xây dựng hầm Biogas cho 10 hộ chăn nuôi với tổng số lượng đàn heo lên đến 150 con, đủ để cho hầm Biogas phát huy hiệu quả.

Chuyển giao TBKT cho nông dân các tỉnh ĐBSCL với việc xây dựng, lắp đặt hàng trăm lò sấy lúa với công suất 35 đến 40 tấn/lò và công suất nhỏ hơn từ 8-15

Page 86: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

86

tấn/lò. Giúp nông dân có điều kiện làm khô, bảo quản chất lượng nông sản sau thu hoạch trong mùa mưa lũ.

III. Khuyến nông và chuyển giao TBKT thúc đẩy nghiên cứu khoa học Có được kết quả chuyển giao TBKT trên là nhờ dự án khuyến nông trung

ương, địa phương và các dự án chuyển giao TBKT khác. Bên cạnh đó cũng nhờ công tác nghiên cứu khoa học đưa ra các TBKT mới giúp công tác chuyển giao đạt được kết quả cao. Các chương trình dự án nghiên cứu nói chung và dự án khuyến nông nói riêng đã có những đóng góp nhất định cho công tác nghiên cứu của Viện lúa ĐBSCL. Các chương trình này đã thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vào việc thanh lọc và phục tráng các giống lúa đặc sản, chất lượng cao và xuất khẩu; tuyển chọn các giống lúa ngắn ngày ổn định với khả năng chịu phèn và mặn cho năng suất cao (ví dụ như: OM2395; OM2431; OM5490; OM10041; OM7347…) và kết quả là đã tạo ra 168 giống lúa mới có phẩm chất cao chuyển giao cho nông dân. Nhiều quy trình kỹ thuật thâm canh, biện pháp canh tác như: 3 giảm 3 tăng; 1 phải 5 giảm; cánh đồng bốn tốt; phương pháp sạ hàng; kỹ thuật gieo trồng né rầy; quy trình bón phân cân đối… đã được nghiên cứu. Các loại chế phẩm nấm Ometar; chế phẩm Trichoderma… đã nghiên cứu thành công nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí giá thành và nâng cao đời sống cho nông dân sản xuất lúa.

Chương trình chuyển giao TBKT cũng giúp các nhà khoa học nghiên cứu chuyển giao các chế phẩm cũng như các công nghệ sinh học trong xử lý môi trường như: Sử dụng cỏ Vetiver, hầm Biogas, chế phẩm EM trong xử lý chất thải chăn nuôi, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Sử dụng công nghệ vi sinh xử lý phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ), rác thải sinh hoạt… Đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp để giảm phát thải nguy hại cho môi trường, triển khai chương trình sản xuất sạch hơn, giảm chi phí sản xuất và giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm.

Bên cạnh đó, công tác tập huấn khuyến nông chuyển giao TBKT cũng khuyến khích các nhà khoa học của Viện lúa ĐBSCL biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy đào tạo. Bằng kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm trong nghiên cứu các nhà khoa học đã biên soạn những tài liệu như: Tài liệu nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông; Quy trình nhân giống lúa chất lượng, Kỹ thuật sản xuất lúa giống; Kỹ thuật sản xuất lúa theo biện pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng; Kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng theo giải pháp 1 phải 5 giảm; Kỹ thuật trồng lúa chất lượng cao; Kỹ thuật sản xuất nấm xanh Ometar; Ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp; Thông tin kỹ thuật bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa; Kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch…để giảng dạy tại các lớp đào tạo tập huấn TBKT cho nông dân, cán bộ khuyến nông. Chính những bộ tài liệu này đã giúp cho công tác khuyến nông đạt được những

Page 87: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

87

kết quả làm thay đổi tâm lý và nhận thức của nông dân trong áp dụng TBKT mới, thay đổi tập quán canh tác truyền thống của nông dân…tạo mặt bằng chung về trình độ nhận thức của nông dân đối với TBKT mới và kỹ thuật canh tác sản xuất nông nghiệp…và quan trọng là thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp nước ta ngày càng phát triển.

Tóm lại, chương trình khuyến nông có vai trò và ý nghĩa to lớn không những trong việc làm thay đổi đời sống, sản xuất của khu vực nông nghiệp nông thôn mà ngay cả đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Minh chứng về đóng góp của khuyến nông trong những sản phẩm khoa học trên còn cho thấy mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học và công tác khuyến nông là hết sức cần thiết. Chính mối liên kết này là sự tương hỗ, thúc đẩy lẫn nhau nhằm phát triển ngành sản xuất lúa nói riêng và ngành nông nghiệp nước ta nói chung ngày một phát triển và phát triển theo hướng bền vững.

IV. Khó khăn và đề xuất nâng cao mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với khuyến nông trong thời gian tới

Khuyến nông và chuyển giao TBKT có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn đối với sản xuất, đời sống người dân ở khu vực nông thôn và đối với nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, so với yêu cầu đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp thì mối liên kết giữa khuyến nông và nghiên cứu khoa học vẫn còn dừng lại ở mức độ trung bình chưa tương xứng với kỳ vọng tương trợ, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển bởi vẫn còn gặp một số khó khăn và thách thức sau:

- Kinh phí hoạt động tạo sự liên kết giữa khuyến nông và nghiên cứu khoa học còn thấp, chưa tạo được sự gắn bó khăng khít giữa lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động khuyến nông.

- Chương trình khuyến nông dàn trải, không tập trung cho nên khó đảm bảo được việc thực hiện đầy đủ các bước chuyển giao TBKT như mong muốn và yêu cầu của các nghiên cứu khoa học.

- Chương trình khuyến nông mang tính chất đại chúng, mở rộng cho nông dân mà phần đông là người có trình độ tri thức khoa học hạn chế nên nhiều khi chưa gặp được tiếng nói chung giữa khoa học và khuyến nông trong chuyển giao TBKT.

- Mục tiêu của chương trình, dự án khuyến nông chủ yếu tập huấn, đầu tư xây dựng mô hình sản xuất cho nông dân tham quan học hỏi nhằm nhân rộng mô hình, nhưng việc mở rộng các mô hình đạt kết quả tốt ra diện rộng còn hạn chế.

- Kinh phí trả thù lao cho các nhà khoa học trong giảng dạy tập huấn, biên soạn tài liệu quá thấp khó thu hút được nhà khoa học giỏi nhiều kinh nghiệm tham gia. Chương trình còn hạn chế bởi chưa đầu tư cho những bộ tài liệu đạt tiêu chuẩn với những hình ảnh in màu, mẫu vật, giúp nông dân học tập và tham khảo khi cần thiết.

Page 88: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

88

Từ những thực tế và khó khăn trên chúng tôi đề xuất một số ý chính nhằm nâng cao mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với khuyến nông trong thời gian tới đó là:

- Tiếp dụng mở rộng diện tích lúa ứng dụng biện pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật canh tác theo SRI trong sản xuất lúa chất lượng.

- Khuyến nông và nghiên cứu cần liên kết chặt chẽ trong công tác chuyển giao TBKT, vừa chuyển giao vừa nghiên cứu nhằm tạo sự phù hợp của các TBKT mới cho vùng tiếp nhận, đảm bảo công tác chuyển giao hiệu quả và có khả năng nhân rộng mô hình.

- Công tác khuyến nông và chuyển giao nhất là tập huấn đào tạo cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để các nhà khoa học có những điều chỉnh nhằm khắc phục những hạn chế về trình độ hiểu biết, tri thức khoa học cần thiết cho nông dân đảm bảo tính hiệu quả cao hơn trong tiếp nhận TBKT của nông dân. V. Kết luận Khuyến nông và nghiên cứu khoa học nông nghiệp là hai hoạt động và hai lĩnh vực khác nhau như cùng hướng tới một mục đích là nâng cao chất lượng cuộc sống và sức sản xuất, sáng tạo của người nông dân. Việc liên kết và hợp tác của hai hoạt động này thời gian qua là rất tốt, thúc đẩy lẫn nhau nhằm phát triển ngành sản xuất lúa nói riêng và ngành nông nghiệp nước ta nói chung. Tuy nhiên, so với thực tiễn của ngành nông nghiệp thì vẫn chưa tương xứng và đáp ứng được yêu cầu phát triển. Trong thời gian tới cả hai ngành khuyến nông và nghiên cứu khoa học cần khắc phục những khó khăn và tăng cường hợp tác liên kết nhiều hơn nữa tạo sự phát triển chung và sức bật mới cho ngành nông nghiệp nước ta./.

Page 89: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

89

ỨNG DỤNG VẬT LIỆU PU TRONG CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN SẢN PHẨM TRÊN BIỂN - HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG

Trường Đại học Nha Trang

1. Đặt vấn đề

Trong những năm vừa qua, ngành khai thác thủy sản nước ta đã có sự phát triển nhanh và duy trì mức tăng trưởng ổn định. Ngành đã có nhiều bước tiến trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, hướng tới xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của ngành NN và PTNT nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Bên cạnh đó, việc phát triển ngành khai thác còn đảm bảo an ninh thực phẩm và góp phần giữ gìn an ninh chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy sản, trong năm 2011 tổng sản lượng khai thác hải sản đạt 2,4 triệu tấn, trong đó khoảng 50% sản lượng từ khai thác xa bờ. Kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục gần 6,2 tỷ USD.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế tự nhiên, các nguồn lực chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả, tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản còn rất lớn. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) tại Hội nghị bàn giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản tổ chức tại Kiên Giang, mức tổn thất sau thu hoạch của ngành khai thác ước tính khoảng trên 20% sản lượng, thậm chí lên đến 30% đối với các tàu lưới kéo bảo quản bằng phương pháp ướp đá. Như vậy ngành khai thác thủy sản của nước ta đã sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên sinh vật biển. Hàng năm số lượng thủy sản bị giảm chất lượng (không thể sử dụng làm thức ăn cho con người) ước tính khoảng 400.000 tấn, tương ứng số tiền khoảng 8.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chúng ta đã và đang sử dụng lãng phí năng lực khai thác, với 130.000 tàu thuyền nhưng chỉ đạt 2,4 triệu tấn thủy sản khai thác, trung bình mỗi năm đạt mức 18,5 tấn/phương tiện. Hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác bị giảm xuống, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng.

Trong khai thác xa bờ ngoài các yếu tố khác thì vấn đề bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên biển là vô cùng quan trọng, quyết định thành bại, hiệu quả chuyến biển. Mặc dù vậy tình trạng bảo quản sản phẩm hiện nay của ngư dân còn nhiều nhược điểm: Hầm giữ nhiệt kém, đá tan nhanh, hiện tượng nước bẩn, nước từ sản phẩm ngấm vào gỗ tạo cho vi sinh vật gây hại có điều kiện phát triển và cư trú tại đó. Mặt khác các loại vi khuẩn từ các lớp gỗ ở vách ngăn, các lớp ván sàn tàu thâm nhập vào sản phẩm làm cho sản phẩm nhanh ươn thối và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Với phương pháp xây dựng hầm bảo quản bằng vật liệu công nghệ cách nhiệt dưới dạng bọt xốp Polyurethane (PU), lót hầm bằng inox, sẽ giúp khắc phục các nhược điểm ở hầm truyền thống. Bọt xốp PU khi phun vào sẽ bám chặt vào vách ngăn và mặt trong của võ tàu ngăn không cho thấm nước, giữ lạnh rất tốt, khối lượng nước đá mang theo được sử dụng đến 95% (bình thường khoảng 60-70%), hạn chế tàu phá

Page 90: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

90

nước. Đặc biệt là kéo dài thời gian đánh bắt trên biển nhưng vẫn đảm bảo muối cá, mực tươi đạt chất lượng cao.

2. Nguồn nguyên liệu Thủy sản

Như chúng ta đã biết: Nguồn lợi thủy sản nói chung và động vật thủy sản là nguồn nguyên liệu rất quan trọng dùng làm thực phẩm, dùng trong công nghiệp, nông nghiệp và dược phẩm.

Hiện nay, nguồn lợi thủy sản đang cung cấp cho con người một lượng chất dinh dưỡng rất đáng kể bao gồm các chất đạm, chất béo, đường động vật (gluxít), các loại vitamin và khoáng chất. Giá trị và tỷ lệ thành phần các chất dinh dưỡng trên phụ thuộc vào giống loài, môi trường sống, đực cái, mùa vụ, thời tiết...đặc biệt là độ tươi sống của chúng.

Nguồn nguyên liệu thủy sản ngoài giá trị cảm quan thì về mặt dinh dưỡng trong chất đạm có đầy đủ các axít amin. Thịt cá có khẩu vị thơm ngon, dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ. Các chất béo chủ yếu là Acid béo không no có tác dụng lớn trong quá trình trao đổi chất; đặc biệt là chuyển hóa Cholesterol phòng chống xơ cứng động mạch. Đặc biệt hơn nữa trong mỡ động vật thủy sản rất giàu vitamin A và D. Ngoài ra, trong động vật thủy sản còn nhiều nguyên tố vi lượng và đa dạng cần thiết cho dinh dưỡng của con người. Tuy nhiên các giá trị này chỉ có khi nguyên liệu còn tươi sống; nếu nguyên liệu bị ươn thối các giá trị này không còn nữa mà thậm chí nó trở thành nguồn độc hại.

Để giữ được các giá trị này trong quá trình khai thác, bảo quản sản phẩm ta cần nắm cơ chế và những nguyên nhân làm cho nguyên liệu thủy sản mau ươn thối để khắc phục chúng.

3. Nguyên nhân làm cho nguyên liệu thủy sản mau ươn thối

Động vật thủy sản sau khi chết thì trong cơ thể của chúng xảy ra hàng loạt biến đổi phức tạp; đặc biệt là các biến đổi về mặt hóa học: Đó là quá trình phân giải, phân hủy tự nhiên làm cho nguyên liệu biến chất hoàn toàn không sử dụng được nữa. Sự biến đổi của động vật thủy sản sau khi chết bao gồm các quá trình cơ bản sau:

Sự tiết chất nhớt ra ngoài cơ thể để tự vệ Sự phân giải glycôgen (dạng của gluxit) Sự tê cứng của cơ thịt Sự mềm hóa trở lại Tác dụng tự phân giải Sự thối rữa...

Mặt khác, sau khi động vật thuỷ sản chết thì kháng thể của chúng không còn, vi khuẩn bám ngoài da gặp môi trường tốt sẽ phát triển nhanh chóng và và xâm nhập vào bên trong cơ thể. Đồng thời các loại men (Enzym) có trong cơ thể của nó khi còn sống thì tích cực hoạt động giúp cho quá trình trao đổi chất; nhưng khi cá chết thì bản thân các men này cũng tự phân giải làm mềm thịt các và các biến đổi hoá học khác.

Như vậy giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan của động vật thuỷ sản chỉ có khi nó còn sống hoặc tươi. Chất lượng nguyên liệu phụ thuộc vào giống loài, phương pháp đánh bắt và phương pháp bảo quản sau khi khai thác.

Thông thường có 3 cách bảo quản sản phẩm sau khai thác là: Phơi khô, ướp muối và làm lạnh đông. Tuy nhiên hai cách đầu sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu vì thuỷ sản là nguồn thực phẩm dễ tiêu hoá, dinh dưỡng cao và có tính

Page 91: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

91

biệt dược (phòng trị bệnh) nên phương pháp bảo quản tối ưu nhất là dùng lạnh để giữ được giá trị dinh dưỡng tươi sống và các hoạt tính ban đầu của chúng.

4. Thực trạng bảo quản sau thu hoạch của ngư dân hiện nay - Kết cấu hầm bảo quản:

Tính từ vỏ tàu vào thì kết cấu của vách hầm được cấu tạo như sau:

Phần vỏ tàu và đáy tàu:

+ Ngoài cùng là vỏ tàu làm bằng lớp gỗ dày khoảng 70 -120mm.

+ Lớp cong gian (đà) dày 120-180mm.

+ Lớp ván dày 20mm

+ Lớp chống thấm (nilon)

+ Mút dẻo 20mm

+ Xốp cách nhiệt Steropho 70mm

+ Lớp chống thấm (nilon)

+ Mút dẻo 20mm

+ Lớp ván lót dày 20mm

Phần ngăn giữa các hầm:

+ Ván dày 20 mm.

+ Cây đà ngang và đứng 100 mm

+ Lớp chống thấm (nilon)

+ Xốp cách nhiệt Steropho 50mm

+ Ván dày 20 mm

Phần trên hầm:

+ Ván 50mm.

+ Cây đà ngang và dọc 100 mm

+ Lớp chống thấm (nilon)

+ Xốp cách nhiệt Steropho 50mm

+ Ván dày 20 mm

- Cấu trúc vách cách nhiệt hầm bảo quản truyền thống mặt trong hầm được làm bằng gỗ. Lớp gỗ trong cùng làm cho:

+ Trước hết là hiện tượng nước bẩn, nước từ sản phẩm ngấm vào gỗ tạo cho vi sinh vật gây hại có điều kiện phát triển và cư trú tại đó.

+ Mặt khác các loại vi khuẩn từ các lớp gỗ ở vách ngăn, các lớp ván sàn tàu thâm nhập vào sản phẩm làm cho sản phẩm nhanh ươn thối và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Page 92: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

92

+ Đồng thời nước thấm vào các lớp xốp cách nhiệt làm cho các lớp này luôn luôn ướt sẻ mất khả năng giữ nhiệt của các lớp này.

+ Tuổi thọ của các lớp cách nhiệt bằng xốp truyền thống steropho thấp, theo kinh nghiệm thực tế thì chỉ được 3-4 năm là cần phải thay thế lại.

5. Ứng dụng vật liệu PU trong chế tạo hầm bảo quản trên tàu cá xa bờ

Gần đây, trong việc thiết kế hầm bảo quản trên tàu cá, người ta đã sử dụng vật liệu cách nhiệt dưới dạng bọt xốp polyurethane (PU). Polyurethane thỏa mãn cơ bản các tiêu chí kỹ thuật vật liệu cách nhiệt của hầm tàu cá. Vì vậy nó nhanh chóng ứng dụng rộng rãi trong ngành đóng tàu ở các nước có nghề cá phát triển.

Polyurethane có thể tồn tại ở dạng dẻo như cao su hoặc cứng do quá trình đông cứng sau phản ứng (dùng trong đóng hầm tàu cá). Vì vậy nó có tính tạo hình: bọt xốp polyurethane sẽ chiếm toàn bộ khoảng không trong khuôn mẫu chuẩn bị sẵn. Tỷ lệ giản nở của polyurethane khi phản ứng là từ 25 – 50 lần. Trong đóng hầm tàu cá polyurethane sẽ được đúc trong khuôn (vách tàu – vách hầm) và liên kết chặt với thành khuôn mà không cần sử dụng bất kỳ loại keo hoặc hóa chất liên kết nào. Bọt xốp polyurethane có tỷ trọng 35 – 70 kg/m3, hệ số dẫn nhiệt thấp (0,037 – 0,04 kcal/m.h.deg), hầu như không thấm nước, không phản ứng với dầu, nhớt và chậm bắt lửa. Với các đặc tính kỹ thuật trên, việc cách nhiệt cho hầm tàu cá không gì dễ dàng và tốt hơn là sử dụng polyurethane. Với dạng hầm tàu đánh cá khi thi công cách nhiệt đã sử dụng loại máy phun polyurethane. Việc phun xốp polyurethane diễn ra giống như việc phun sơn, nó có thể phun vào mọi ngóc ngách của hầm tàu giúp dễ dàng cho việc gia công lẫn tối ưu khả năng cách nhiệt. Hơn nữa, khi thổi PU, các vách ngăn và mặt trong của vỏ tàu được vật liệu này bám chặt không có khe hở, nên nước không thấm được vào gỗ, vỏ tàu và vách ngăn các hầm của tàu cá có tuổi thọ cao hơn. Vì vậy PU đáp ứng được mọi quy cách hình dạng, ngõ ngách và không hạn chế độ dày cách nhiệt.

Ngoài những đặc tính vượt trội về cách nhiệt thì vật liệu PU khi phun vào hầm tàu nó tạo cho vỏ tàu thêm cứng chống được va đập, làm tăng thêm độ an toàn hàng hải cho tàu trong quá trình hoạt động.

Hầm bảo quản theo công nghệ mới, mặt trong của hầm được bọc bằng Inox không rỉ trước hết là:

- Khắc phục được hiện tượng nước bẩn, nước từ sản phẩm ngấm vào gỗ tạo cho vi sinh vật gây hại có điều kiện phát triển và cư trú tại đó.

- Không cho các loại vi khuẩn từ các lớp gỗ ở vách ngăn, các lớp ván sàn tàu thâm nhập vào sản phẩm làm cho sản phẩm dễ ươn thối và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Ngăn không cho nước thấm vào PU cách nhiệt, làm cho PU luôn luôn khô sẽ duy trì khả năng giữ nhiệt của các lớp này.

- Hầm cách nhiệt có độ bền cao phù hợp với sự va đập của đá cây cũng như

các dụng cụ xúc sản phẩm như cào, xẻng không làm thủng các lớp cách nhiệt.

Page 93: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

93

- Phần đáy hầm vẫn giữ được độ rút nước tốt nhờ thiết kế các van hoặc các nắp hầm thoát nước.

- Có kết cấu vững chắc, thích hợp cho việc nâng cao độ bền của hầm bảo quản trên tàu cá.

- Kéo dài thời gian khai thác mang lại hiệu quả cao.

- Ướp cá, mực tươi, đạt chất lượng cao.

- Hạn chế tàu bị phá nước, giảm tai nạn trên biển. Tăng tuổi thọ vỏ gỗ tàu do công nghệ PU bám chặt mặt trong vỏ tàu (gỗ ít bị thấm nước).

Sơ đồ Hầm bảo quản bằng vật liệu PU và lót inox hiện nay:

Tính từ vỏ tàu vào thì kết cấu của vách hầm được cấu tạo như sau:

Phần vỏ tàu và đáy tàu:

- Ngoài cùng là vỏ tàu làm bằng lớp gỗ dày khoảng 50 -70mm.

- Lớp cong gian (đà) dày 180-220mm.

- Lớp polyurethane (PU) dày 180-220mm.

- Lớp ván dày 30mm

- Tấm Inox 0,8mm

Phần ngăn giữa các hầm:

- Ngoài cùng là Tấm Inox 0,8mm

- Ván dày 30mm.

- Cây đà ngang và đứng 120mm

- Lớp polyurethane (PU) dày 120mm.

- Lớp ván dày 30mm

- Tấm Inox 0,8mm

Phần trên hầm:

- Ván 70mm.

- Cây đà ngang và dọc 120mm

- Lớp polyurethane (PU) dày 120mm.

- Lớp ván dày 30mm

- Tấm Inox 0,8mm

Ở giữa trần hầm có cửa hầm hình vuông hoặc hầm chữ nhật để lên xuống và xúc cá, thường có kích thước 0,8m x 0,8m hoặc 0,6m x 0,8m, Nắp hầm được làm bằng gỗ bọc Inox bơm PU bên trong.

Mỗi hầm cách nhiệt chừa ở đáy khoảng 4 lỗ thoát nước để xả nước đá tan khi bảo quản hoặc khi làm vệ sinh hầm, đường kính mỗi lỗ khoảng (4 5) cm lưới chắn.

Page 94: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

94

Ngoài việc xây dựng hầm bảo quản cần huấn luyện cho ngư dân về quy trình sơ chế sản phẩm trên tàu:

Sản phẩm sau khi khai thác lên tàu, được lựa theo từng loại ( Nếu có cá lớn đang còn sống thì phải giết chết ngay tức khắc).

Sau khi lựa xong được rửa sạch, xếp vào các khay nhựa

Cho các loại sản phẩm có giá trị này vào thùng làm lạnh để làm lạnh nhanh sản phẩm trước khi đưa vào hầm bảo quản. Thùng làm lạnh sơ bộ cho nước biển và đá vào tạo độ lạnh khoảng 0-0,50C với tỉ lệ 2 đá/1 nước (tỷ lệ nước: 1/3 nước ngọt + 2/3 nước biển). Sản phẩm được ngâm trong nước lạnh khoảng 15-20 phút thì vớt lên để ráo nước rồi đưa vào hầm bảo quản.

Phương pháp xếp cá dưới hầm: Cá được xếp xuống hầm theo từng loại theo từng vị trí hầm. Trước khi xếp rải xuống hầm một lớp đá dày khoảng 15- 20 cm sau đó cho các khay cá lên, mỗi lớp khay phủ lên một lớp nilon và đá xay khoảng 5 cm. Như vậy nước từ khay trên sẻ không chảy xuống khay dưới làm tan đá nhanh và lây nhiểm vi khuẩn từ khay trên xuống như kiểu bảo quản hiện nay.

Sau mỗi mẻ lưới cá lại được xếp chồng lên. Những hầm nếu đầy cá thì lớp trên mặt phủ một lớp đá dày khoảng 20cm. Cứ 2 ngày kiểm tra hầm sản phẩm 1 lần và thêm đá phủ lên. Các sản phẩm có giá trị được muối đá dày và được chăm sóc kỹ hơn.

6. Hiệu quả và bền vững:

Qua so sánh giữa phương pháp bảo quản sản phẩm cổ truyền và phương pháp hầm bảo quản PU(Polyurethane) lót hầm bằng Inox thì phương pháp mới đáp ứng các yêu cầu như không trầy cá, độ lạnh được trải đều chất lượng cá được bảo quản tốt, thời gian dài hơn so với phương pháp cổ truyền là 5-7 ngày. Lý do là công nghệ PU làm hầm kín hạn chế thoát nhiệt, tăng độ an toàn của sản phẩm kéo dài tuổi thọ của hầm đáp ứng quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu cá.

Nhờ chất lượng hầm tốt, khi vào bờ, sản phẩm được bảo quản trong các hầm làm bằng vật liệu PU lót Inox vẫn giữ được độ tươi ngon, không bị trầy xước, nên giá bán sản phẩm cao hơn so với sản phẩm của các hầm khác từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Tăng hiệu quả kinh tế cho các tàu khai thác xa bờ, giảm áp lực khai thác gần bờ góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Thời gian sử dụng hầm từ 15-20 năm.

Có thể nói với những hình dạng phức tạp cần cách nhiệt của hầm tàu cá thì dòng máy phun polyurethane chiếm ưu điểm tuyệt đối. Về giá thành so sánh giữa công nghệ phun polyurethane với thi công xốp sterofor truyền thống, thì tuy phun polyurethane đắt hơn 2 – 2,5 lần nhưng tuổi thọ của nó gấp 6 - 8 lần và độ cách nhiệt luôn duy trì hiệu quả.

Đây là giải pháp ứng dụng công nghệ mới phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của công nghiệp đóng mới hầm bảo quản sản phẩm của các nước có nghề cá phát triển và rất cần thiết cho người dân khai thác thủy sản xa bờ của cả nước. Với công nghệ mới này chủ tàu có thể tăng thời gian bám biển, hạ giá thành sản phẩm khai thác

Page 95: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

95

như vậy hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước đây góp phần thúc đẩy phát triển nghề khai thác xa bờ bảo vệ an ninh trên biển.

Sản phẩm đạt chất lượng cao tăng thêm hiệu quả trị kinh tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhờ hạn chế tàu bị phá nước, giảm tai nạn trên biển. Tăng tuổi thọ vỏ gỗ tàu do công nghệ PU bám chặt mặt trong vỏ tàu (gỗ ít bị thấm nước), giảm được nạn phá rừng lấy gỗ đóng tàu, góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

Với những tính chất vượt trội về giữ nhiệt, hiệu quả bảo quản tốt nên hiện nay công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoach trên tàu cá khai thác xa bờ bằng vật liệu mới PU đang được các hộ ngư dân các địa phương ứng dụng rộng rãi ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu. Tiền Giang, Bế Tre, Cà Mau, Kiên Giang….

7. Khuyến nghị

Do chi phí đóng hầm theo vật liệu mới hiện nay còn hơi cao, việc người dân bỏ kinh phí thực hiện công nghệ này gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, vì vậy cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ tàu có thể trang bị rộng rãi công nghệ PU này vào đóng hầm bảo quản trên tàu cá khai thác xa bờ.

Đây là một công nghệ mới nhưng rất hiệu quả và có tính bền vững cao trong khai thác hải sản. Vì vậy cần được truyên truyền, tập huấn phổ biến nhân rộng trên tất cả các tỉnh thành có biển để ngư dân yên tâm đầu tư xây dựng hầm bảo quản bằng vật liệu PU lót Inox đạt chất lượng cao.

Page 96: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

96

BIẾN THÔNG TIN KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM THÀNH KINH NGHIỆM LÀM GIÀU CỦA NÔNG DÂN Hệ thời sự - chính trị - tổng hợp (VOV1) Đài Tiếng nói Việt Nam

I. Kết quả đạt được trong hợp tác thông tin tuyên truyền khuyến nông trên hệ VOV1 – Đài Tiếng nói Việt Nam

1. Xây dựng các chương trình, chuyên mục có nội dung khuyến nông thiết thực, bổ ích

Với sự phối hợp chặt chẽ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, những thông tin về khuyến nông đã được Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1), Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển tải trên sóng phát thanh một cách sâu đậm.

Để bà con tiện theo dõi cũng như tạo thành điểm hẹn cho thính giả, Chương trình phát thanh Nông nghiệp và Nông thôn đã xây dựng các chuyên mục có nội dung Khuyến nông như: Nhà nông cần biết, Nhà nông tính chuyện làm ăn, Mỗi tuần một giống mới… phát trong chương trình Nông nghiệp và Nông thôn hay chuyên mục “Ra khơi”, “Sổ tay người đi biển” trong chương trình Biển đảo Việt Nam … được phát sóng hàng tuần nhiều năm qua. Các chuyên mục này đã trở thành người bạn đồng hành quen thuộc của đông đảo bà con nông dân, ngư dân bởi qua đó, người dân có thể nắm bắt được những tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Bà con cũng học hỏi cách làm giàu của những nông dân làm ăn giỏi, những tấm gương điển hình tiên tiến trên mọi miền đất nước, góp phần làm lan tỏa phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trong sản xuất nông nghiệp.

Mỗi năm, chương trình Nông nghiệp và nông thôn, Hệ VOV1 đã phát sóng khoảng 100- 150 chuyên mục, mỗi chuyên mục có thời lượng 4-5 phút phát 3 lần một ngày, để tư vấn, hướng dẫn cho bà con những thông tin khuyến nông thiết thực, bổ ích. Hai mươi năm qua, các chuyên mục này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng thính giả. Nhiều bà con nông dân cho biết đã áp dụng thông tin trên Đài thành kinh nghiệm để làm giàu thành công cho gia đình và quê hương.

Đặc biệt, trong chặng đường phối hợp tuyên truyền giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Hệ VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam, cuộc thi viết kịch bản câu chuyện truyền thanh đề tài khuyến nông “Làm giàu trên đất quê mình” từ năm 2004 - 2009 đã gặt hái được rất nhiều thành công. Trong 5 năm, với 260 vở kịch được phát sóng, “Làm giàu trên đất quê mình” đã trở thành chương trình thân thiết đối với bà

Page 97: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

97

con nông dân, trở thành “thương hiệu” của nhà đài và hệ thống khuyến nông. Bằng hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn, những kịch bản câu chuyện về đề tài khuyến nông mà tác giả là chính những thính giả, những nông dân, những cán bộ khuyến nông đã mang lại thông tin bổ ích cho bà con nông dân cả nước, góp phần mang kiến thức khuyến nông đến với bà con khắp mọi miền đất nước.

Sau mỗi vở kịch được phát sóng, có hàng chục, thậm chí hàng trăm bức thư từ khắp mọi miền đất nước gửi về ban biên tập chương trình, không chỉ trả lời chính xác câu hỏi sau mỗi câu chuyện mà còn có những liên hệ thực tế rất thiết thực giúp ích trong việc làm giàu của gia đình, địa phương mình. Tên cuộc thi đã trở thành tên gọi thân quen, quan trọng hơn là trở thành tiêu chí làm ăn của bà con nông dân, thành phương châm “xử thế” cho những gia đình đang mong muốn thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

2. Duy trì, nâng cao, đổi mới chất lượng các chương trình, chuyên mục có nội dung khuyến nông

Để tạo sức hấp dẫn, đồng thời đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng cao của bà con nông dân, nội dung thông tin khuyến nông liên tục có những cải tiến, đổi mới. Từ năm 2011, để tăng tính tương tác, trao đổi, tư vấn cho bà con nông dân, ngư dân, Hệ VOV1 xây dựng thêm Chương trình tọa đàm trực tiếp “Chuyên gia của bạn – Bạn của nhà nông” phát sóng vào thứ 4 hàng tuần. Với sự tham gia của chuyên gia tư vấn trực tiếp tại phòng thu, thính giả cả nước vừa có thể gọi điện qua số điện thoại nóng để được chuyên gia giải đáp những thắc mắc trong sản xuất. Nội dung tư vấn rất cụ thể, thiết thực đối với nhà nông như cách phòng chống rét cho gia súc gia cầm, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi, hay tư vấn về các chính sách như bảo hiểm nông nghiệp, dạy nghề cho nông dân…. Gần 2 năm qua, kể từ khi chương trình này được phát sóng, bà con nông dân đã gọi điện tham gia rất nhiệt tình. Những thông tin khuyến nông, tư vấn sản xuất mà chương trình đem lại thực sự bổ ích cho sản xuất nông nghiệp.

Các chuyên mục quen thuộc: Nhà nông cần biết, Nhà nông tính chuyện làm ăn, Mỗi tuần một giống mới… ngày càng được cải tiến về hình thức thể hiện, về nội dung, đưa thêm nhiều tiếng động, âm thanh để tạo sức hấp dẫn, thu hút thính giả hơn. Qua những bức thư, những cuộc điện thoại gọi đến chương trình, bà con cho biết, nhiều tổ nghe đài đã được thành lập để bà con thay nhau ghi chép lại những thông tin khuyến nông được phát trong chương trình; nhiều tiến bộ kỹ thuật được phát trong chương trình Nông nghiệp và nông thôn đã được bà con biến thành kinh nghiệm làm giàu hiệu quả..

Page 98: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

98

3. Cách thức chuyển tải thông tin gần gũi dễ hiểu với bà con nông dân, ngư dân

Không chỉ là những phản ánh một chiều, từ trên xuống dưới mà các phóng viên của chương trình đã lặn lội đến tận những vùng quê, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, tìm hiểu đời sống, tâm tư nguyên vọng của người nông dân, ngư dân, của sản xuất nông nghiệp ở địa phương, bắt nhịp đúng với hơi thở cuộc sống. Từ đó, có những phóng sự, những phản ánh mang lại nhiều thông tin hữu ích cho người dân để phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nông thôn mới được đông đảo nông dân yêu thích đón nghe... Đông đảo thính giả, công tác viên đã gửi bài, viết thư, gọi điện, chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn của chính mình, từ đó tạo tính tương tác rất cao. Chương trình trở thành diễn đàn trao đổi giữa nông dân với nông dân, nông dân với nhà khoa học, nhà quản lý.

Sự thích thú của người nghe với chương trình không chỉ thể hiện qua hàng trăm bức thư gửi về hàng tuần mà còn là các cuộc điện thoại khen ngợi, góp ý, phê bình, trao đổi trực tiếp cho chương trình. Đây là nguồn động viên, đồng thời cũng là sức ép buộc chương trình và mỗi phóng viên phải đổi mới và nâng cao chất lượng thông tin hơn nữa.

II. Những yếu tố làm nên thành công trong công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông trên Đài Tiếng nói Việt Nam

Để có được những thành công ấy, có rất nhiều yếu tố nhưng chúng tôi thấy rằng có một số yếu tố chủ yếu sau:

1. Các phóng viên, BTV luôn bám sát cuộc sống, sẵn sàng đi công tác những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa để nắm bắt phản ánh đúng hơi thở cuộc sống của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhiệt tình, bám cơ sở, liên hệ chặt chẽ với hệ thống khuyến nông từ trung ương đến địa phương để có được những thông tin chính xác, kịp thời. Tập thể phóng viên, biên tập viên đã xây dựng được một tinh thần và ý thức nghề nghiệp cho tất cả các thành viên.

2. Xây dựng một tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Hệ VOV1, đặc biệt là Phòng Nông nghiệp đã hình thành được các ê-kíp làm việc ăn ý, tạo ra nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng.

3. Lãnh đạo Hệ chỉ đạo sát sao những nội dung tuyên truyền để theo kịp các sự kiện nông nghiệp, các vấn đề thời sự, tạo điều kiện thuận lợi cho các phóng viên hoàn thành nhiệm vụ. Lãnh đạo phòng luôn gương mẫu, làm việc hết sức trách nhiệm, đi đầu trong công việc và tổ chức được những tuyến phóng viên làm việc theo nhóm phù hợp với các đợt tuyên truyền lớn.

Page 99: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

99

4. Sẵn sàng thể nghiệm những cái mới, tiếp cận nhanh với kỹ năng báo chí hiện đại, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những thay đổi, cải tiến của chương trình.

5. Phối hợp chặt chẽ và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các đơn vị, bộ, ban, ngành và địa phương, đặc biệt là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

6. Tranh thủ được sự chỉ đạo, lãnh đạo của lãnh đạo Đài, và sự ủng hộ của các đồng nghiệp.

III. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền khuyến nông trong thời gian tới

1. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các chuyên mục, chương trình có nội dung khuyến nông trên Hệ VOV1 về cả nội dung và hình thức thể hiện. Đa dạng về hình thức thể hiện và phong phú hơn về nội dung, tăng tính hấp dẫn của các chuyên mục khuyến nông.

2. Có kế hoạch tuyên truyền theo từng quý, từng tháng về nội dung khuyến nông để đáp ứng kịp thời tính thời sự, thời vụ. Bám sát các nhu cầu của người dân và theo sự chỉ đạo của Chính phủ, theo định hướng của Bộ NN&PTNT,

3. Tăng cường đi công tác vùng sâu vùng xa, bám địa bàn để có những chương trình, bài viết sát thực tế, phản ánh thông tin đa chiều.

4. Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và hệ thống khuyến nông Việt Nam ở các địa phương. Theo dõi và thông tin đầy đủ, kịp thời các hoạt động của hệ thống khuyến nông./.

Page 100: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

100

NHÓM ĐỐI TÁC CÔNG TƯ VÀ CHƯƠNG TRÌNH

“KHUYẾN NÔNG VIÊN GẮN VỚI VƯỜN MẪU”

Công ty Nestle Việt Nam

Hợp tác giữa khu vực Nhà nước và khu vực Tư nhân trong việc phát triển cà phê bền vững (gọi tắt là “Dự án phát triển Cà phê PPP”) là giữa:

- Các đơn vị tư nhân gồm: Công ty nước ngoài và trong nước của khu vực tự nhân (bao gồm các công ty sản xuất phân bón, bảo vệ mùa màng và thu mua cà phê), (b) các hiệp hội quốc tế (gồm Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Hiệp hội 4C, Rainforest Alliance, Utz Certified), các nhà chế biến và kinh doanh.

- Cơ quan nhà nước gồm: NAEC, WASI, VICOFA, cơ quan chính quyền địa phương các cấp

- Nông dân và các tổ chức nông dân,

Điểm khác biệt của chương trình hợp tác công tư so với các chương trình bền vững khác:

- Sự tham gia đồng thời của khối nhà nước, khối tư nhân, hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ trong cùng một chương trình.

- Đầu tư tập trung vào khuyến nông viên cơ sở, không đầu tư dàn trải

- Đầu tư trên toàn chuỗi giá trị, từ đầu vào đến đầu ra

- Sử dụng vườn mẫu được đầu tư như là một công cụ tập huấn trực quan cho nông dân, có so sánh với phần vườn được canh tác theo phương pháp truyền thống

- Chú trọng việc tổ chức nhóm nông dân và tạo áp lực gắn kết nhóm

- Tổ chức hệ thống báo cáo theo cơ cấu của khuyến nông, tư vấn giúp đỡ kịp thời khi phát sinh các vấn đề.

1. Đầu tư:

a/ Hình thức đầu tư: Để đảm bảo việc nông dân/khuyến nông viên cơ sở có thể khai thác tốt nguồn đầu tư của nhóm phát triển cà phê bền vững, hầu hết vốn đầu tư sẽ dưới dạng hiện vật (vật tư, phân bón, thuốc BVTV…). Với hình thức này, vốn đầu tư sẽ chỉ có thể được sử dụng với mục đích phát triển nông nghiệp bền vững dưới sự quản lý của nhóm phát triển cà phê chứ không phục vụ cho các mục đích khác.

Page 101: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

101

b/ Đối tượng nhận đầu tư: của chương trình là khuyến nông viên cơ sở ở cấp địa phương (cấp thôn/buôn). Qua khảo sát tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk và Đắk Nông, mỗi tỉnh hiện có khoảng 1000 khuyến nông viên cơ sở. Đầu ttư trực tiếp cho vườn cà phê thuộc sở hữu của khuyến nông viên cơ sở, sau đó cung cấp trợ cấp và huấn luyện dưới nhiều hình thức để họ có thể tổ chức nhóm nông dân và huấn luyện lại cho các nông dân trong nhóm.

Hiện trạng Đề xuất

Mạng lưới khuyến nông viên cơ sở rộng khắp của TTKNQG với 32.000 cán bộ nông nghiệp trên toàn quốc

Nâng cao vai trò của cán bộ nông nghiệp/khuyến nông viên với tư cách là trưởng nhóm nông dân ở cấp địa phương

Trợ cấp cho khuyến nông viên còn thấp

Nhóm phát triển cà phê PPP sẽ đầu tư trên vườn mẫu của khuyến nông viên. Ngược lại, khuyến nông viên sẽ phải tổ chức nhóm nông dân và tập huấn lại cho nông dân. Đầu tư cho vườn mẫu và biến vườn mẫu thành một công cụ cho việc tập huấn nông dân. Nông dân sẽ chứng kiến tận mắt việc cải thiện năng suất, thu nhập, cây trồng… trên vườn mẫu

Trình độ học thức của khuyến nông viên tại các vùng sâu vùng xa còn thấp

- Chương trình huấn luyện dành cho khuyến nông viên

- Huấn luyện về tiêu chí đánh giá và các công cụ thực hiện kế hoạch hành động, kỹ năng theo dõi, báo cáo

- Chuyển giao kỹ thuật mới từ các công ty

- Gắn kết khuyến nông viên với vườn mẫu

c/ Hiệu quả đầu tư: Để bảo đảm hiệu quả đầu tư cho nhóm task force, khuyến nông viên cần phải (i) Tham gia Tập huấn cho Tiểu giảng viên, lập kế hoạch hành động cho vườn mẫu; (ii) Tuân theo quy trình kỹ thuật, các chỉ tiêu đánh giá do nhóm task force đặt ra và chăm sóc vườn mẫu một cách có trách nhiệm; (iii) Tổ chức và lãnh đạo nhóm nông dân, tập huấn cho nhóm nông dân; (iv) Giám sát và báo cáo cho Trung tâm khuyến nông tỉnh, Sở NN-PTNT và nhóm Kỹ thuật về tiến độ thực hiện kế hoạch và các vấn đề phát sinh.

2. Lợi ích của các đối tác tham gia chương trình:

a/ Lợi ích của các công ty:

- Trình diễn sản phẩm. Chứng tỏ hiệu quả của sản phẩm đem lại lợi ích cho nhóm nông dân.

Page 102: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

102

- Bán vật tư nông nghiệp đầu vào cho nhóm nông dân

- Thu mua được cà phê hạt chất lượng và bền vững

b/ Lợi ích của phía Chính phủ:

- Đầu tư cho khuyến nông viên;

- Tập hợp nông dân, đưa nông dân vào chuỗi giá trị và phát triển nông thôn

c/ Lợi ích của nông dân:

- Nhận miễn phí vật tư nông nghiệp đầu vào cho vườn mẫu

- Chương trình tập huấn kỹ thuật canh tác hoàn chỉnh (tích hợp từ nhiều chương trình của các đối tác khác nhau), chuyển giao kỹ thuật, các phương pháp canh tác tốt trên thế giới cho năng suất và thu nhập cao hơn, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên

d/ Lợi ích của phía hiệp hội:

- Kiểm định và chứng nhận cho nhóm nông dân, phí thành viên

- Tạo giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam

3. Tập huấn:

Tập huấn đóng một vai trò then chốt trong chương trình và phải đạt được 3 mục tiêu bao gồm: Mục tiêu về kỹ thuật, mục tiêu về tổ chức nông dân và mục tiêu về lập kế hoạch, theo dõi báo cáo:

- Mục tiêu về kỹ thuật: Nhóm phát triển cà phê bền vững thống nhất xây dựng một chương trình tập huấn kỹ thuật tổng hợp với sự đóng góp của tất cả các công ty, WASI, Sở NN-PTNT, 4C và Rainforest Alliance để đảm bảo một chương trình tập huấn duy nhất xuyên suốt đến nông dân. Điều này tránh được hiện trạng mỗi công ty/tổ chức có tài liệu tập huấn riêng với các quy chuẩn và tư vấn khác nhau gây nhầm lẫn cho nông dân. Qua Chương trình Tập huấn cho Tiểu giảng viên, một quy trình kỹ thuật thống nhất, phương pháp canh tác tốt, kỹ thuật bền vững, kỹ thuật mới của các công ty… sẽ được chuyển giao đến khuyến nông viên qua một chương trình giảng dạy dễ hiểu, gần gũi với nông dân, sau đó khuyến nông viên sẽ tập huấn lại cho nông dân qua mô hình khuyến nông viên là trung tâm nhận và trung tâm phát.

Theo đó, khuyến nông viên là trung tâm “nhận” tất cả những kiến thức, tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật từ nhà nước, công ty, các tổ chức phi chính phủ sau đó họ sẽ dùng vườn mẫu và tập huấn để “phát lại” những kiến thức và mô hình của mình cho các nông dân trong nhóm.

Page 103: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

103

- Mục tiêu tổ chức nông dân: Song song với tập huấn kỹ thuật, nhóm phát triển cà phê bền vững PPP sẽ cung cấp cho khuyến nông viên cơ sở những hướng dẫn cơ bản về tập hợp và tổ chức nhóm nông dân. Nhóm phát triển cà phê bền vững PPP đã xây dựng và thống nhất một Điều lệ của nhóm nông dân và điều lệ này sẽ được sử dụng để huấn luyện khuyến nông viên cơ sở về cách lập nhóm, quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên nhóm, cách thức đăng ký nhóm nông dân với chính quyền địa phương. Điều này sẽ đảm bảo tư cách pháp lý của nhóm nông dân và khi hình thành được những nhóm nông dân mạnh thì các nhóm này có thể sát nhập thành một hợp tác xã được thành lập trong giai đoạn kế tiếp của chương trình.

- Mục tiêu lập kế hoạch và báo cáo: Ở cấp task force, các thành viên sẽ xây dựng một cơ cấu, chiến lược và các chỉ tiêu đánh giá cho toàn bộ chương trình. Nhóm Kỹ thuật của nhóm task force (bao gồm các thành viên ở cấp thực thi của khu vực tư nhân, các Sở NN-PTNT, TTKN Tỉnh) sẽ đóng vai trò quản lý thực hiện chiến lược đề ra và các chỉ tiêu đánh giá trong những phạm vi đã được phê duyệt. Đồng thời, để phù hợp hoàn toàn với từng điều kiện cụ thể của từng địa phương, một kế hoạch hành động cho vườn mẫu và nhóm nông dân sẽ được khuyến nông viên xây dựng trong suốt khoá Tập huấn cho Tiểu giảng viên, dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng viên của nhóm task force. Kế hoạch hành động sau đó sẽ được khuyến nông viên thực hiện, và nhóm Kỹ thuật sẽ quản lý, tổng kết dựa vào các chỉ tiêu đánh giá theo định kỳ phù hợp với tiến độ của chương trình.

Như vậy, chương trình huấn luyện sẽ được thực hiện theo mô hình “huấn luyện từ trên xuống và lập kế hoạch hành động từ dưới lên”, theo đó các khuyến nông viên cơ sở tham gia tập huấn sẽ được học liên tục trong 2 – 3 ngày với 3 nội dung là kỹ thuật, tổ chức nhóm nông dân và kỹ năng lập kế hoạch, theo dõi, báo cáo. Tương ứng với việc học 3 nội dung này, khuyến nông viên phải lập 3 kế hoạch hành động:

- Học về kỹ thuật kế hoạch hành động áp dụng kỹ thuật mới trên vườn mẫu;

- Học về tổ chức nhóm nông dân Kế hoạch hành động tổ chức nhóm nông dân;

- Học về kỹ năng lập kế hoạch, theo dõi, báo cáo Kế koạch hành động về theo dõi, báo cáo lại cho TTKN tỉnh và Sở NNPTNT cũng như Tổ kỹ thuật của nhóm Task force.

Sau khi học xong, khuyến nông viên cơ sở sẽ được nhận các trợ cấp cần thiết (phân, thuốc, trợ cấp tiền mặt để tổ chức các cuộc họp của nhóm nông dân, kiến thức) để thực hiện kế hoạch hành động do chính mình lập ra và báo cáo thường xuyên cho nhóm task force về tiến độ thực hiện.

4. Giám sát và đánh giá:

Page 104: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

104

Tổ Kỹ thuật của nhóm Phát triển cà phê bền vững phải xác định một số các chỉ số và chỉ tiêu đánh giá để giám sát và đánh giá kết quả của khuyến nông viên / trưởng nhóm nông dân, tạo cơ sở đánh giá cho toàn bộ chương trình. Để quản lý tốt chương trình ở cấp địa phương, TTKNQG và Sở NN-PTNT sẽ phối hợp với Khối Tư nhân đề cử Nhóm công tác PPP ở từng tỉnh, bao gồm thành viên từ Sở NN-PTNT, TTKN Tỉnh, khu vực tư nhân, 4C, RFA và Utz Certified.

Nhóm Công tác tại Tỉnh sẽ ra quyết định dựa trên báo cáo của khuyến nông viên và hệ thống giám sát và đánh giá đã nêu với sự hợp tác từ phía chính quyền địa phương, các Sở NN và TTKN Tỉnh. Một bản báo cáo ngay sau đó sẽ được gửi đến Tổ Kỹ Thuật để tổng hợp và gửi đến nhóm task force để điều chỉnh chiến lược nếu cần..

KẾT LUẬN

Mô hình hợp tác công tư trong việc phát triển cà phê bền vững là một mô hình mới dựa vào khởi xướng của Hội nghị Kinh tế Thế giới và Bộ NN-PTNT, trong đó có sự tham gia của một số các công ty nước ngoài trong lĩnh vực phân bón và dinh dưỡng cây trồng, phân loại, chứng nhận và thu mua, thông tin và phản hồi từ thị trường cũng như từ người tiêu dùng. Mô hình này hình thành một chuỗi giá trị hoàn chỉnh trong đó các đối tác của nhóm phát triển cà phê bền vững có thể tối ưu hoá hiệu quả các đóng góp của họ và có sự tham gia của nông dân trong tất cả các khâu trong chuỗi giá trị.

Kết quả bước đầu thực hiện mô hình vườn mẫu (tại Hòa Thuận – Dak Lak và Lâm Hà – Lâm Đồng) cho thấy:

- Năng suất cà phê cao hơn đối chứng khoảng 5%.

- Tăng kích thước hạt, giảm tỷ lệ hạt lỗi.

- Giảm lượng phân bón sử dụng khoảng 15 – 20%

- Thu nhập của nông dân tăng từ 500 – 1000 USD/ha nhờ tăng năng suất, tiết kiệm chi phí đầu vào, giá bán cà phê có chứng nhận cao hơn cà phê không có chứng nhận.

- Lượng phát thải khí nhà kính giảm 2,5 lần

Hiện nay mô hình hợp tác công tư “Khuyến nông viên gắn với vườn mẫu” đang được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đề nghị tiếp tục mở rộng quy mô và được các quốc gia khác như Thailand, Ấn Độ, Indonesia, Tanzania học tập và áp dụng./.

Page 105: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

105

HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG THEO HƯỚNG HỮU CƠ, AN TOÀN SINH HỌC, BỀN VỮNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Kết quả phối hợp giữa khuyến nông và Phân sinh học WEHG)

Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thanh Hải Công ty CP Thế giới thông minh

Sản xuất nông nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức, trở ngại. Một trong những thách thức đó là: đáp ứng nhu cầu tăng năng suất nhưng vẫn phải đảm bảo được việc bảo vệ môi trường, tránh nguy cơ suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, nước, bảo vệ sức khoẻ con người, giảm giá thành, tăng thu nhập. Đáp ứng những yêu cầu đó, trong các năm qua, việc phối hợp với các cơ quan khuyến nông từ Trung ương đến địa phương luôn được công ty CP Thế giới Thông minh – phân sinh học Wehg đặt lên hàng đầu. Được sự hỗ trợ giúp đỡ rất hiệu quả và chí tình của hệ thống khuyến nông, Công ty đã đạt được nhiều thành công trong việc phổ biến kiến thức giúp bà con nông dân làm giàu. Một số kết quả nổi bật như sau:

I. Xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

1. Xây dựng vườn mẫu sử dụng 100% sinh học WEHG không phân hoá học, không thuốc BVTV. Tham gia dự án nông nghiệp cạnh tranh của Ngân hàng Thế giới, xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ.

1.1/ Các mô hình sản xuất bằng WEHG theo hướng hữu cơ: Ngay từ những ngày đầu, công ty đã phối hợp với TTKN các tỉnh thành thực hiện nhiều mô hình sử dụng Wehg sản xuất nông sản theo hướng sạch – an toàn – bền vững – bảo vệ môi trường.

+ Kết hợp với khuyến nông tỉnh Long An thực hiện mô hình lúa theo hướng hữu cơ tại Long An: Từ diện tích 109 Ha tại xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh của năm 2009, hiện nay mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ sử dụng phân sinh học WEHG đã mở rộng lên hàng ngàn Ha tại 05 huyện: Tân Thạnh, Thủ Thừa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hoá. Đặc biệt trong vụ Thu Đông 2012, công ty có đầu tư sản xuất 2 Ha lúa đặc sản Nàng Thơm Chợ Đào tại Mỹ Lệ, Cần đước, Long An đạt kết quả tốt .

+ Mô hình cacao 100% sử dụng phân sinh học WEHG: Phối hợp với Khuyến nông BRVT thực hiện mô hình 5 Ha cacao canh tác hữu cơ 100% bằng phân sinh học WEHG tại Bà Rịa Vũng tàu từ năm 2008 đến nay.

+ Tham gia “ Dự án cạnh tranh nông nghiệp” do Ngân Hàng Thế giới tài trợ tại Bình Thuận với 2 dự án: Thanh Long hữu cơ bền vững và sản xuất Lúa theo hướng hữu cơ bền vững. Công ty Hồng Đức – nhà phân phối của công ty tại địa bàn trực tiếp tham gia. Đến nay cả 2 dự án đều đã kết thúc và được đánh giá cao. Trong năm 2012, giai đoạn 2 của dự án: Thanh long hữu cơ đã được triển khai trên diện tích được mở rộng (trên 100 Ha).

Page 106: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

106

+ Mô hình sản xuất cà phê sạch tại Gia Lai: Từ hộ của ông Phạm Đức Anh, tổ 1 phường Thắng Lợi, TP Pleiku sản xuất 8.000 m2 cà phê WEHG năm 2008, 2009, đến nay nhà phân phối Tre Làng tại Gia Lai phối hợp với Trạm KN huyện đã xây dựng được hàng trăm hộ tại xã Yasao sử dụng WEHG để sản xuất cà phê sạch. Kết quả cho thấy cả năng suất, chất lượng đều tăng, đặc biệt không sử dụng thuốc BVTV trên cây cà phê.

+ Kết hợp với TTKN tỉnh Đồng Nai xây dựng chuỗi mô hình trên các cây chủ lực của tỉnh (5 cây), thực hiện đồng loạt trong năm 2012, với diện tích mỗi mô hình từ 2.000 m2 đến 10.000 m2. Đến nay, các mô hình kết thúc và cũng đã được các đơn vị khuyến nông cơ sở khuyến cáo nhân rộng đạt kết quả tốt.

1.2/ Xây dựng các vườn mẫu sử dụng 100% WEHG không phân hoá học, không thuốc BVTV.

Đây là một việc mà công ty hết sức quan tâm và cũng đã có sự phối hợp rất tốt vớt TTKN các tỉnh, thành . Công ty mong muốn bằng những bằng chứng sống này sẽ là minh chứng hùng hồn cho quan điểm của công ty đang hướng tới, đó là: Sản xuất nông nghiệp có thể hoàn toàn không cần sử dụng phân bón hoá học và thuốc BVTV chỉ cần sử dụng WEHG để đạt được sạch, an toàn, bền vững, bảo vệ con người, môi trường mà vẫn đạt năng suất, chất lượng.

Trong những năm từ 2008, công ty đã chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan khuyến nông xây dựng các vườn sản xuất 100% phân sinh học WEHG, điển hình như:

+ Vườn Cacao 100% sinh học WEHG tại tỉnh Bà Rịa Vũng tàu với diện tích 5 Ha, thời gian đã sử dụng WEHG 5 năm.

+ Vườn cà phê 100% sinh học WEHG tại Tp Pleiku tỉnh Gia Lai: diện tích: 8.000 m2, thời gian đã sử dụng WEHG 3 năm.

+ Vườn Thanh Long 100% phân sinh học WEHG tại tỉnh Bình Thuận, diện tích 01 Ha, thời gian đã sử dụng WEHG 1 năm.

+ Ruộng Lúa 100% sinh học WEHG tại tỉnh Ninh Thuận, diện tích 3.000 m2 hộ anh Nguyễn Trúc Miên xã Hộ hải, Ninh Hải, thời gian sử dụng WEHG liên tục 6 năm.

+ Vườn cao su kinh doanh của hộ Thị Ninh, tỉnh Bình Phước, sử dụng 100% phân sinh học WEHG, diện tích 14 Ha, thời gian đã sử dụng WEHG 3 năm.

+ Vườn điều của tập thể tổ hợp tác Thiên Nhơn, thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước, sử dụng 100% phân sinh học WEHG, diện tích 350 Ha. Thời gian đã sử dụng WEHG: 2 năm.

+ Ngoài ra có rất nhiều nông dân sử dụng WEHG 100% để sản xuất rau má, mồng tơi, cải xanh, dưa hấu ..v..v.. đạt kết quả tốt. Trong thời gian tới công ty sẽ phải bố trí một số vườn mẫu về rau, củ sạch an toàn.

Các theo dõi trên các vườn mẫu cho thấy :

- Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt .

- Năng suất không giảm so với trước .

- Không phát hiện sâu bệnh hại như các vườn sử dụng hóa học .

Page 107: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

107

- Đất màu mỡ, tơi xốp, nhiều trùn đất .

- Chát lượng nông sản tăng, mẫu mã đẹp .

- Chi phí đầu tư rẻ so với trước (chỉ bằng 35% chi phí đầu tư trước đây bằng phân hoá học) .

2. Một số mô hình nổi bật gần đây và công tác tuyên truyền

Phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông TP HCM, thực hiện mô hình sản xuất rau hữu cơ an toàn sử dụng phân sinh học WEHG 100% tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trên các loại rau ăn lá phổ biến như: rau muống, mùng tơi, rau dền, cải ná… tại Huyện Bình Chánh, huyện Hốc Môn (TP HCM ) trong thời gian từ tháng 4/2011 – tháng 11/2011. Từ mô hình 17 hộ dân ban đầu thực hiện 5 vụ, trên 6 tháng liên tục đã mở rộng lên 23 hộ thực hiện theo. Diện tích mở rộng khoảng 2,3 Ha. Kết quả cho thấy: Năng suất từ bằng đến tăng hơn 15% - Chi phí phân bón chỉ bằng 20 – 25 % so với canh tác bằng hóa học – Sâu bệnh gần như không có do đó hoàn toàn không cần sử dụng thuốc – Chất lượng rau ngon, dư lượng Nitrat rất thấp ( 5,1 mg / kg so với 1971 mg/ kg – mùng tơi ) – Bảo quản lâu hơn từ 3- 5 ngày. Đây là một kết quả hết sức quan trọng mang ý nghĩa to lớn trong việc sản xuất rau hữu cơ an toàn chất lượng cao nhằm giải quyết một cách cơ bản vấn đề cung cấp rau an toàn chất lượng cao cho người tiêu dùng tránh bị ngộ độc thực phẩm mà chúng ta vẫn phải chứng kiến hàng ngày.

Hiện nay công ty đã tổ chức đặt hàng và thu mua rau hữu cơ 3 không để đưa ra thị trường tiêu thụ. Công ty cũng tiếp tục cùng với TTKN TPHCM có kế hoạch tiếp tục mở rộng mô hình này ra diện rộng khoảng 5-6 Ha tại Hốc môn và Bình chánh.

Công ty đã phối hợp với TTKNQG và Trung tâm khuyến nông các tỉnh Long An, Lâm Đồng, Bình Phước, BRVT, Tiền Giang .. tổ chức 14 lớp tập huấn khuyến nông về Lúa và Rau an toàn với gần 500 nông dân sản xuất giỏi và cán bộ khuyến nông cơ sở tham gia.

Ngoài ra công ty còn tham gia thực hiện 2 phim khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân sinh học WEHG để sản xuất lúa và rau an toàn.

Công ty cũng đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Long An trong việc tổ chức cho nông dân được tập huấn sử dụng WEHG trên các cây trồng như: Lúa, rau màu, dưa hấu, thanh long. Diện tích Lúa nông dân sử dụng WEHG đã phổ biến rộng ra hầu hết các vùng Lúa của tỉnh. Tham gia hội thi sản xuất dưa hấu theo hướng hữu cơ của TTKN Long An, phối hợp với Sở NN-PTNT, TTKN thực hiện dự án: Sản xuất Thanh Long hữu cơ bằng phân sinh học WEHG tại huyện Châu Thành.

Tại Ninh Thuận, công ty phối hợp với TTKN tỉnh thực hiện mô hình lúa sản xuất với phân sinh học WEHG, kết quả làm giảm 50% - 70% hóa học trên diện tích gần 30 Ha, kết quả đạt rất tốt so với đối chứng được nông dân ủng hộ. Ngoài ra, còn thực hiện mô hình phục hồi và sản xuất nho Phan Rang theo hướng sinh học bằng WEHG, sản xuất Táo bằng phân sinh học WEHG đã cho kết quả tốt, công ty đang có kế hoạch với TTKN tỉnh nhân rộng ra nông dân hình thành vùng sản xuất Nho thương hiệu sạch an toàn.

Page 108: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

108

Hiện công ty cũng đã được TTKNQG chấp thuận cho triển khai chương trình sản xuất 1.000 Ha ca cao hữu cơ sạch trên 8 tỉnh có trồng ca cao. Chương trình đã khởi động vào tháng 01/2013.

Tại các địa phương khác như: Gia Lai, Tiền Giang, Bình Định (Dự án sinh kế bền vững của NewZealand), Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Thuận ... công ty cũng phối hợp thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các mô hình, dự án nhằm giúp nông dân tiếp cận với một phương cách sản xuất an toàn bền vững, bảo vệ con người và môi trường.

Từ năm 2008 đến nay, bình quân mỗi năm công ty và các đại lý cửa hàng của công ty đã phối hợp với TTKN các tỉnh, tổ chức được trên 900 buổi hội thảo tập huấn/năm với các quy mô khác nhau, chi phí gần 3 tỷ đồng/năm.

3. Phối hợp với TTKN các tỉnh , thành thực hiện nhiều mô hình giúp cây trồng khắc phục sâu bệnh hại mà các biện pháp hoá học chưa giải quyết được hiệu quả.

+ Bệnh vàng lá rụng lá cao su do Corynespora:

Bắt đầu từ tháng 5 năm 2010, bệnh vàng rụng lá cao su do nấm Corynespora gây ra bắt đầu lan rộng và gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân trồng cao su nhất là ở 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Đứng trước nỗi lo âu của nông dân, công ty đã yêu cầu các đại lý nhanh chóng giúp nông dân sử dụng WEHG nhằm phục hồi các vườn cây bị bệnh khi đã sử dụng rất nhiều thuốc hóa học được các công ty thuốc cho là đặc trị mà vẫn không hết. Với quy trình sử dụng của công ty, hàng ngàn Ha cao su bị bệnh Corynespora đã hết bệnh, sản lượng tăng trở lại như lúc chưa bệnh và đặc biệt độ mủ tăng bình quân lên từ 2-3 độ. Phân sinh học WEHG đã là cứu tinh của cây cao su. Đặc biệt năm 2011, các vườn cao su có sử dụng WEHG nhằm hồi phục cây cao su bệnh Corynes từ năm 2010 đã duy trì được sản lượng, không bị tái bệnh, cây sinh trưởng phát triển tốt. Chính vì lý do này, năm 2011 số diện tích cao su sử dụng WEHG đã phát triển rất mạnh. Chúng tôi rất mong muốn các cấp hữu quan tạo điều kiện một cách mạnh mẽ cho việc phổ biến quy trình sử dụng phân sinh học Wehg nhằm hồi phục cây cao su đang bị bệnh Corynes trên các địa phương đang có dịch nhằm giúp bà con nông dân khắc phục nhanh chóng, hiệu quả và rẻ tiền .

+ Bệnh sưng rễ cải bắp (Plasmodiophora brassicae W.)

Bệnh sưng rễ cải bắp tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhiều năm qua đã gây thiệt hại cho nông dân rất nhiều. Các loại thuốc BVTV hiện có đã không thể nào hoàn toàn ngăn chận hoặc có ngăn chận được thì không thể phục hồi được sự sinh trưởng phát triển bình thường của cây, từ đó dẫn đến năng suất rất thấp, mẫu mã phẩm chất kém, không tiêu thụ được. Xuất phát từ nguyên lý tác dụng của WEHG, công ty đã tiến hành cho thực nghiệm ở một số hộ nông dân chuyên canh cải bắp ở Lâm Đồng trong 2 năm 2009 và 2010 và đã mở rộng trong năm 2011 nhất là địa bàn huyện Đơn Dương. Các hộ điển hình như: Võ công Hùng (Đức Trọng), Lê Văn Thanh (Đơn Dương), Nguyễn Bé (Đơn Dương), Hồ Đức (Đơn Dương), kết quả tỷ lệ bị bệnh từ 0 % đến tối đa 5 % so với đối chứng là 40% -50% . Kết quả này đã mở ra một hướng mới cho việc khắc phục bệnh sưng rễ cải bắp tại Lâm Đồng mà hiện nay đang rất bế tắc .

+ Bệnh vàng lá cà phê (do nấm Fusarium sp.)

Page 109: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

109

Trong năm 2010, bệnh vàng lá cà phê tại Lâm Đồng xảy ra trên diện rộng ở các huyện Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng. Công ty đã sử dụng phân sinh học WEHG giúp nông dân phục hồi và ngăn chặn cây cà phê bị vàng lá do nấm Fusarium. Với quy trình của công ty áp dụng, chỉ sau 30 ngày sử dụng, kết quả cho thấy ngăn chận được hiện tượng vàng lá, cây cà phê phục hồi và ra lá mới, hệ rễ phát triển mạnh, kết quả phân tích của Trường ĐH Nông Lâm TP HCM cho kết quả: Đất trồng cà phê không sử dụng WEHG bị vàng lá: pH = 4,42, mật độ bào tử fusarium/100g = 3,6 x 105; Đất trồng cà phê bị vàng lá có sử dụng WEHG: pH = 5,93, mật độ bào tử nấm fusarium / 100g = 1,2 x 104.

+ Đối với cây Tiêu bị chết nhanh, chết chậm: Từ những năm 2008, 2009 công ty đã có sự phối hợp với các Trung tâm khuyến nông, Chi cục BVTV các tỉnh: Quảng Trị, BRVT, Bình Dương, Bình Phước, Đăk Nông ... thực hiện nhiều khảo nghiệm nhằm khắc phục các bệnh trên cây Tiêu. Qua các kết quả đã báo cáo cho thấy: WEHG tham gia khắc phục rất tốt các bệnh trên cây Tiêu. Năm 2011, diện tích cây Tiêu sử dụng WEHG không ngừng tăng lên, các diện tích có sử dụng WEHG cho thấy cây Tiêu sinh trưởng phát triển tốt, không còn bệnh xuất hiện, các cây bị bệnh nếu phát hiện kịp thời thì tỷ lệ hồi phục rất cao.

+ Trong tháng 9/2011, theo yêu cầu của ngành nông nghiệp của Huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp, Công ty đã phối hợp cùng 2 đơn vị trên thực hiện 2 thực nghiệm :

Khắc phục cây Cam sành bị vàng lá thối rễ tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long: Thực nghiệm được bố trí tại Xã Thuận thới, huyện Trà ôn với diện tích 4,2 Ha và 29 hộ tham gia. Thực nghiệm được bắt đầu từ cuối tháng 9/ 2011. Sau hơn 2 tháng tiến hành, kết quả ban đầu được Phòng NN huyện đánh giá tốt. Các cây bị bệnh vàng lá ở mức độ 30% - 40% thì hồi phục hoàn toàn, các cây bị nặng hơn thì bệnh không tiến triển tiếp và đã chặn đứng lại; các cây không bệnh trong cùng 1 vườn thì sinh trưởng rất tốt , không bị lây bệnh, trái bóng đẹp, không sâu rầy.

Khắc phục cây Nhãn bị bệnh chổi rồng tại huyện Châu Thành, huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp:

Giai đoạn 1: Thực nghiệm bố trí tại huyện Châu Thành (3 hộ, diện tích 3.500 m2) và huyện Lấp Vò (1 hộ 1.000 m2) , bắt đầu triển khai ngày 20 tháng 10/2011 Sau gần 2 tháng thực hiện, theo nhận định của cán bộ khuyến nông và bà con nông dân (có sự so sánh với phương pháp bà con đang thực hiện) cho thấy: cây nhãn hồi phục được từ 90% - 98% , không có hiện tượng bị tái bệnh .

Giai đoạn 2: Thực nghiệm cũng bố trí tại huyện Châu Thành với diện tích 01 Ha bắt đầu từ tháng 4 / 2012 và kết thúc vào tháng 1/2013 tại hộ anh Bùi Thanh Vang xã Tân Phú Trung. Kết quả cho thấy: tỷ lệ bị nhiễm chổi rồng từ 100% đã giảm còn 2% giai đoạn ra đọt và 5% giai đoạn ra hoa. Năng suất thu được ước đạt 10,5 tấn (đối chứng đạt 0,7 Tấn), chi phí chỉ bằng 60% so với chi phí phải xử lý bằng thuốc hóa học nhưng tỷ lệ tái nhiễm thấp hơn .

Qua 2 thực nghiệm trên, mặc dù thời gian ngắn, chưa có thể kết luận tuyệt đối nhưng bước đầu đã cho thấy một triển vọng rất tốt cho việc khắc phục các bệnh nói trên . Nếu so sánh với các biện pháp khác đang áp dụng hiện nay thì phương pháp

Page 110: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

110

dùng phân sinh học WEHG giúp cây trồng hồi phục đã tỏ ra có ưu thế vượt trội bởi: dễ áp dụng, rẻ tiền, an toàn và hiệu quả cao.

II. Bài học kinh nghiệm và đề xuất

1./ Bài học kinh nghiệm:

- Sản phẩm phải thực sự tốt , thực sự an toàn phục vụ lợi ích cho người và môi trường nghĩa là doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm phải có lương tâm và trách nhiệm:

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm trong tiêu dùng đang là vấn đề bức thiết, nguồn gốc của vấn đề này là phải đảm bảo đầu vào của sản xuất nông nghiệp phải thực sự sạch thì đầu ra sản phẩm mới sạch được. Các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp trước hết phải có lương tâm và trách nhiệm mà trách nhiệm cao nhất là sản xuất ra các loại sản phẩm không có chất độc hại. Chất độc đó không phải chỉ để giết sâu bệnh, không chỉ để tăng khối lượng cây trồng mà chính nó sẽ tàn phá, hủy hoại môi trường đất và nước, làm suy thoái giống nòi, giết chết dần mòn thế hệ tương lai. Chúng tôi thiết nghĩ mỗi doanh nghiệp cần phải có lương tâm, trách nhiệm với người nông dân. Chúng ta có lương tâm, trách nhiệm với người nông dân thì người nông dân cũng sẽ đáp lại ta bằng cả trách nhiệm của họ ủng hộ sản phẩm, môi trường cũng sẽ đáp lại tấm lòng của ta bằng những cây trái tốt lành. Cần phải lên án, chấm dứt sản xuất ngay tức khắc những sản phẩm độc hại cho sản xuất nông nghiệp, cho môi trường.

- Kiên trì vận động nông dân phải có ý thức trách nhiệm trong sản xuất, thông qua việc kết hợp chặt chẽ với hệ thống khuyến nông:

Nông dân là người trực tiếp canh tác, trực tiếp quyết định sử dụng loại phân bón nào ? loại thuốc trừ sâu bệnh nào cho đồng ruộng, cây trồng của mình. Chính bàn tay nông dân sẽ quyết định sức khỏe người tiêu dùng, quyết định sức khỏe của xã hội. Khi người nông dân đã lựa chọn đúng bằng cả trái tim thì đó chính là một khởi đầu tốt đẹp cho cả chuỗi dài hạnh phúc cho xã hội. Vậy phải làm gì để giúp người nông dân có thể có trách nhiệm và lựa chọn đúng? Doanh nghiệp cần phải kết hợp chặt chẽ với hệ thống khuyến nông các cấp một cách cụ thể có mục tiêu rõ ràng. Chúng ta cần phải gần gủi hơn với nông dân, chứng minh bằng thực tế sử dụng nhiều hơn, cùng trò chuyện giải thích nhiều hơn và điều quan trọng nhất, quyết định nhất đó là: doanh nghiệp phải cung cấp cho người nông dân sản phẩm phân bón sạch, thuốc trừ sâu bệnh sạch nghĩa là phải có sản phẩm an toàn để nông dân mới có thể chọn lựa được .

Chúng tôi cho rằng chỉ cần thực hiện tốt mối quan hệ 2 nhà: nhà doanh nghiệp và nhà nông là ta đã cơ bản giải quyết được vấn đề sản xuất an toàn, giảm chi phí, tăng năng suất, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

- Chất lượng sản phẩm phải luôn luôn đặt lên hàng đầu:

Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu quyết định sức sống của sản phẩm. Sản phẩm càng độc đáo đặc trưng thì càng phải đảm bảo chất lượng. Chính điều này thể hiện rõ nét nhất lương tâm của nhà doanh nghiệp. Chúng tôi nhận thấy rằng chính sự ưu việt của sản phẩm WEHG đã thuyết phục người nông dân một cách hùng hồn bằng các kết quả tuyệt vời ngay trên chính đồng ruộng của họ. Cần phải duy trì một cách

Page 111: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

111

bền vững, ổn định chất lượng lâu dài, chính bản thân phân sinh học WEHG với 19 năm hiện diện trên đồng ruộng Việt Nam đã minh chứng một điều: chất lượng WEHG luôn luôn tốt dù ở nơi đâu và ở bất cứ thời gian nào .

- Xây dựng một hệ thống phân phối chuyên biệt hết lòng vì sản phẩm tận tâm với nông dân:

Hệ thống phân phối chính là mạch máu của các doanh nghiệp kinh doanh. Với đặc thù của WEHG, chúng tôi chủ trương phải xây dựng một hệ thống phân phối chuyên biệt, hết lòng vì sự sống còn của sản phẩm, đồng thời phải hết sức tận tâm tận lực với bà con nông dân. Nếu đại lý phân phối chỉ biết chạy theo lợi nhuận, chèn ép nông dân, nhắm mắt làm ngơ bán cho nông dân những sản phẩm độc hại, kém phẩm chất thì đó là những người không còn lương tâm với chính đất nước mình, đồng bào mình. Hơn thế nữa có nhiều đại lý bán hàng không những không ủng hộ sản phẩm tốt sản phẩm sạch mà còn có những hành vi dèm pha nói xấu, ngăn cản nông dân tiếp cận với cái mới, đây chính là những ung nhọt mà chúng tôi đề nghị chính quyền, bà con nông dân mạnh tay loại trừ. Qua thực tiễn hoạt động của phân sinh học WEHG, chúng tôi nhận thấy với chủ trương quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối, có những thiết chế ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà sản xuất và đại lý phân phối thì mới có thể phục vụ nông dân đúng với thực chất của việc đảm bảo lợi ích của nông dân.

2./ Kiến nghị:

- Đề nghị Chính Phủ, Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn, Cục Trồng Trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia có chủ trương, biện pháp thật mạnh mẽ, quyết liệt trong việc nêu cao trách nhiệm của các bên tham gia trong quá trình sản xuất nông sản. Nông nghiệp phải sản xuất sạch, an toàn, bền vững, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp sản xuất phân bón, thuốc BVTV phải có lương tâm, trách nhiệm sản xuất ra các sản phẩm an toàn, sạch sẽ để khi sử dụng không phải lo lắng đến hai chữ: An Toàn. Nông dân phải có trách nhiệm trong việc sử dụng phân bón nào sạch, phân bón nào không nên sử dụng, thuốc nào độc hại trước mắt hay lâu dài đều phải loại bỏ. Nông dân hãy chọn lựa bằng cả trái tim của mình.

- Chính phủ có các chính sách thật cụ thể và mạnh mẽ ủng hộ cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia sản xuất sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn và ngược lại kiên quyết cấm các hành vi sản xuất nông nghiệp ô nhiễm, không sạch, không an toàn.

Page 112: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

112

CÁC KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG

CỦA CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ (PVFCCo)

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo) là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt nam. Văn phòng đặt tại quận 1, TPHCM, Tổng Công ty quản lý vận hành nhà máy đạm Phú Mỹ (Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu), hàng năm sản xuất kinh doanh khoảng 800 nghìn tấn đạm Phú Mỹ, ngoài ra còn kinh doanh các sản phẩm phân bón và hóa chất khác.

Trong những năm qua, ngoài việc sản xuất, PVFCCo còn tích cực tìm kiếm nguồn hàng để cung ứng nguồn phân Đạm Urê ổn định, đảm bảo chất lượng và đáp ứng kịp thời nhu cầu phân bón của cả nước, góp phần ổn định giá cả phân bón trên thị trường. Không chỉ có vậy, bằng nhiều hình thức chúng tôi còn cam kết và đồng hành với người nông dân và tích cực tham gia hỗ trợ những chương trình cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Kết hợp 4 nhà được xây dựng theo chủ trương của Bộ NN&PTNN, hợp tác với nhiều đơn vị khoa học như Viện lúa ĐBSCL, Trường Đại học Nông nghiệp, Chi cục BVTV, cơ quan Khuyến nông từ trung ương đến địa phương, Cục trồng trọt, các chuyên gia Nông nghiệp. Tổng công ty thực hiện nhiều hoạt động khuyến nông: khảo nghiệm, trình diễn, tổ chức nhiều buổi hội thảo đầu bờ, hội thảo giới thiệu sản phẩm hướng dẫn sử dụng phân bón, hướng dẫn sử dụng phân bón tại các hội chợ và tham gia các chương trình phổ biến kiến thức nông nghiệp trên báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh nhằm cung cấp cả gói giải pháp kỹ thuật, hướng dẫn phương pháp sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các kỹ thuật canh tác tiên tiến khác theo đúng phương châm 3 giảm 3 tăng, từ đó đưa khoa học vào trong sản xuất và giúp bà con nông dân có thể tiết kiệm chi phí vật tư đầu vào đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần bảo vệ môi trường.

Qua các hoạt động khuyến nông đã đạt được một số kết quả như sau:

- PVFCCo tận dụng được thời gian, không gian để giới thiệu và quảng bá rộng rãi sản phẩm đến tận tay người nông dân; thông qua đó có thể trao đổi trực tiếp và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của nông dân để kịp thời điều chỉnh chính sách nhằm phục vụ cho công tác kinh doanh được kịp thời và hiệu quả.

- Tạo mối quan hệ gắn kết mật thiết theo mô hình liên kết 04 nhà: doanh nghiệp – nhà nước – nhà khoa học – nhà nông thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn. Trước mắt PVFCCo nhận thấy sự gắn kết, gần gũi bền vững hơn

Page 113: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

113

giữa nhà sản xuất, cung ứng với khách hàng (cơ quan ban ngành, đại lý, cửa hàng, nông dân).

- Thương hiệu thì càng lớn mạnh, thị trường được mở rộng,…

- Đặc biệt PVFCCo đã góp phần cùng với nhà nước (cơ quan nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông) thực hiện sâu rộng công tác khuyến nông, đưa tiến bộ KHKT tới người nông dân, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, nông sản có chất lượng cao và quan trọng là đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Về mặt vĩ mô là đưa các chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển sản xuất, kinh tế nông nghiệp đến với nông thôn và nông dân. Gần đây là chính sách tam nông, cánh đồng lớn, hưởng ứng cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt”…

- Cơ quan khuyến nông phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động khuyến nông để cung cấp thông tin kịp thời về tình hình sản xuất, cơ cấu mùa vụ cũng như các vấn đề cấp thiết về sản xuất cũng như đưa ra các khuyến cáo hay công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất kịp thời. Qua đó, vai trò vị thế cơ quan khuyến nông cũng được nâng cao.

Định hướng hoạt động khuyến nông của PVFCCo trong thời gian tới:

1. Thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng, cũng như tăng số lượng các hoạt động khuyến nông, đa dạng các hình thức khuyến nông,…

2. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan khuyến nông từ trung ương đến địa phương, Viện, Trường thực hiện các hoạt động khuyến nông thiết thực, gần gũi dễ thực hiện cho Bà con nông dân. Phổ biến kiến thức khuyến nông đến đại lý, cửa hàng trong HTPP để cùng tham gia công tác khuyến nông, cụ thể là giới thiệu, tư vấn hướng dẫn sử dụng phân bón cho bà con nông dân.

3. Đẩy mạnh công tác khuyến nông của các Công ty con, chi nhánh công ty. Chi nhánh công ty con sẽ là địa điểm và là đơn vị đại diện PVFCCo và đại diện Công ty con có nhiệm vụ thường trực trực tiếp làm công tác khuyến nông tại địa phương.

Kiến nghị:

1. Trung tâm khuyến nông chọn một số doanh nghiệp lớn có hoạt động khuyến nông mạnh làm thành viên không chính thức để tạo nhánh Hội thành viên khuyến nông doanh nghiệp để TTKN hỗ trợ/ phối hợp khuyến nông doanh nghiệp cùng chia sẻ, cập nhật thông tin, chủ trương, chính sách, tiến bộ KHKT,...

2. Hoạt động khuyến nông doanh nghiệp đến nông thôn cũng cần phổ biến thêm chủ trương, chính sách của nhà nước, kiến thức kinh tế về nông sản, vật tư nông nghiệp (cung-cầu, giá cả, thị trường, dự báo,…), không đơn thuần chỉ là hướng dẫn kỹ thuật và giới thiệu sản phẩm./.

Page 114: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

114

HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG XÚC TIẾN THỊ TRƯỜNG

Công ty CP xúc tiến thương mại và phát triển kinh tế

Trong những năm qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho nền kinh tế các nước trên thế giới suy thoái kéo dài. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp nông nghiệp và bà con nông dân đã gặp nhiều khó khăn, thách thức, trở ngại. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh thương mại ngày càng gia tăng, một số thị trường, nhất là những thị trường lớn luôn đưa ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản và tạo rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước. Trước tình hình đó, việc đẩy mạnh công tác khuyến nông thông qua các hoạt động như: Diễn đàn, Hội thi, tổ chức các dự án nông nghiệp để phát triển cho từng loại sản phẩm hợp lý, tổ chức Hội chợ, Hội thảo,… đã hỗ trợ, giúp cho các địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân vươn lên, khắc phục khó khăn, cùng nhau xây dựng một nền nông nghiệp, nông thôn an toàn, vững mạnh và phát triển bền vững.

Các kỳ Hội chợ nông nghiệp và thương mại tại các vùng kinh tế trọng điểm như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long,… với chủ đề: “Xây dựng và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia chủ trì và phối hợp với các địa phương, phối hợp với Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại và Phát triển kinh tế tổ chức, thực hiện đã mang lại nhiều hiệu quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa nông, lâm, thủy sản ở Việt Nam, đồng thời đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và bà con nông dân gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về thông tin tiến bộ khoa học, công nghệ, mở rộng quan hệ hợp tác, phát triển thị trường nội địa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thông qua các hoạt động phong phú, thiết thực như: trưng bày giới thiệu sản phẩm, tổ chức hội thảo, hội thi, tổ chức tư vấn khoa học kỹ thuật trực tiếp cho nông dân,… Hội chợ cũng đã mang đến cho bà con nông dân xa xôi, hẻo lánh nhiều sản phẩm tiêu dùng dồi dào, phong phú.

Với sự hỗ trợ về các hoạt động khuyến nông tại hội chợ, nhiều doanh nghiệp đã phổ biến, giới thiệu những thành tựu mới của ngành nông nghiệp như: Công nghệ giống, công nghệ nhà kính, công nghệ nhà lưới, công nghệ tưới tự động, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ hữu cơ, vi sinh,… để bà con nông dân tiếp cận và áp dụng vào sản xuất. Bên cạnh các thành tựu nông nghiệp, các doanh nghiệp đã trưng bày, giới thiệu trực tiếp các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao như: Các loại giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt, các loại

Page 115: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

115

lúa, gạo, hoa, rau, nấm, cây kiểng, phân bón hữu cơ thế hệ mới cùng với các máy móc thiết bị phục vụ phát triển nông nghiệp cho cả nông thôn và đô thị trong môi trường hội nhập và phát triển.

Đến với các kỳ Hội chợ chúng ta sẽ vô cùng vui mừng khi thấy bà con nông dân ở tận các huyện thị xa xôi, hẻo lánh cũng đi từng đoàn, náo nức quy tụ về với Hội chợ. Những ý kiến thắc mắc về kỹ thuật, công nghệ đã được các cán bộ khuyến nông, các nhà doanh nghiệp hướng dẫn tận tình, chu đáo. Ngoài việc mua sản phẩm, nhiều bà con nông dân đã hợp tác với các doanh nghiệp để mở đại lý, mở trang trại, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất của mình. Nhiều bà con nông dân đã vui mừng phát biểu rằng: “Có Hội chợ chúng tôi mới không còn bị lầm lẫn các loại phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc trừ sâu giả…”. Kinh nghiệm, vốn hiểu biết về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới của bà con nông dân đã tăng lên để lựa chọn công nghệ canh tác tiên tiến, phù hợp cho từng vùng, từng sản phẩm như: Chọn công nghệ sinh học hay công nghệ vật liệu mới, tự động hóa hay canh tác tiên tiến, canh tác trên giá thể hay thủy canh, khí canh, sản xuất trong nhà lưới hay nhà kính,… để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, năng suất cao.

Ngoài ra, tại Hội chợ còn có các hoạt động như: Văn nghệ, giới thiệu sản phẩm bằng hình thức tặng sản phẩm, đố vui,… đã làm cho Hội chợ nông nghiệp và thương mại trở thành những ngày hội của bà con nông dân.

Qua những năm tổ chức các kỳ Hội chợ nông nghiệp và thương mại chúng ta thấy rằng, với chủ trương kịp thời, đúng đắn mà Đảng và Nhà nước đã thực hiện cùng với sự nỗ lực, sáng tạo, vượt khó của các cán bộ khuyến nông, nhà khoa học, các doanh nghiệp và bà con nông dân, nền nông nghiệp Việt Nam đã từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức và tăng trưởng nhất định, không chỉ tăng trưởng về số lượng mà ngày càng được nâng cao về chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu; đồng thời, quan tâm đến bảo vệ mội trường, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua các hoạt động khuyến nông xúc tiến thương mại như Hội chợ, Diễn đàn sẽ là hoạt động thiết thực để bà con nông dân tiếp tục kết nối với các nhà khoa học, các doanh nghiệp nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng tốt hơn những tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Khuyến nông là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, tăng cường quan hệ thương mại, góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn giữa các vùng trong cả nước cùng phát triển bền vững./.

Page 116: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

116

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”

PGS.TS. Dương Văn Chín Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành

Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS)

Đồng bằng sông Cửu long có nhiều vùng đất khác nhau và trong mỗi tiểu vùng, nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất hàng vụ, hàng năm. Mùa mưa, những vùng trũng lúa bị ngập úng, nhiều trà lúa non bị chết do nước chụp. Giai đoạn thu hoạch, nhiều cánh đồng lúa chín bị chìm trong nước lũ. Vào mùa nắng, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào trong nội đồng gây nên hiện tượng thiếu nước ngọt vào cuối vụ Đông Xuân ngày càng phổ biến. Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi chưa tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp.

Dịch hại vẫn là mối đe dọa thường xuyên trên đồng ruộng, đặc biệt độc canh cây lúa vẫn còn phổ biến và lúc nào trên đồng ruộng nơi này hoặc nơi khác đều có lúa sinh trưởng phát triển. Công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch chưa hoàn thiện đồng bộ. Điều kiện phơi sấy chưa đảm bảo nên nông dân gặp nhiều khó khăn khi thu hoạch lúa Hè Thu và Thu Đông sớm trong mùa mưa.

Đặc biệt việc tiêu thụ lúa hàng hóa sau khi thu hoạch lại hoàn toàn tùy thuộc vào sự biến động giá cả của thị trường. Nông dân là người làm ra sản phẩm hạt lúa hạt gạo nhưng không có quyền quyết định giá bán sản phẩm do chính mình làm ra và họ là những người được hưởng lợi thấp nhất trong phần giá trị của hạt gạo.

Chiến lược phát triển theo chuỗi giá trị

Xuất phát từ mục tiêu hướng về nông dân, mong muốn góp phẩn giải quyết những khó khăn của nông dân trong tiêu thụ nông sản hàng hóa, Cty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) đã mở ra một ngành hoạt động mới là “đầu tư thu mua và chế biến lúa gạo”.

AGPPS thành lập vào năm 1993. Qua thời gian, Công ty đã dần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh từ cung ứng giống, thuốc BVTV, phân bón, chuyển giao trực tiếp qui trình canh tác cho bà con nông dân thông qua lực lượng thanh niên “Bạn nhà nông - FF” đến việc thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo.

Toàn bộ hoạt động trên được triển khai trên nền tảng của chương trình hướng về nông dân bao gồm ba hợp phần chính: (1) Cùng nông dân ra đồng, (2) Cùng nông

Page 117: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

117

dân chăm sóc sức khỏe và (3) Cùng nông dân vui chơi giải trí. Trong chiến lược phát triển theo chuổi giá trị nông nghiệp của AGPPS, ba cột mốc quan trọng là: Sự ra đời của chương trình Cùng nông dân ra đồng (2006), Đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo (2010) và Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (2012).

Lực lượng Bạn nhà nông (FF=Farmers’Friend) thuộc hợp phần Cùng nông dân ra đồng (CNDRĐ) đã được AGPPS tổ chức từ năm 2006 để hưởng ứng chương trình ra quân chống đại dịch rầy nâu truyền bệnh vàng lùn , lùn xoắn lá do Thủ tướng chính phủ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chỉ đạo . Lực lượng này ban đầu chỉ có 12 thành viên đóng tại ấp 4, xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Sau thắng lợi của vụ đầu tiên, lực lượng Bạn nhà nông được tiếp tục tổ chức phát triển ra nhiều địa phương khác. Tại địa bàn hoạt động gọi là điểm tư vấn, từng nhóm Ban nhà nông phụ trách nhiều điểm và các mô hình . Mỗi điểm có diện tích từ 5 đến 50 ha và mỗi mô hình từ 50 đến 500 ha. Tính đến vụ Đông Xuân 2012-2013, Bạn nhà nông đạt con số 845 thành viên, làm nhiệm vụ tại 76 trên tồng số 129 thị xã hoặc huyện, thuộc 13 tỉnh thành trong vùng ĐBSCL, chiếm tỷ lệ 59%.

Mặc dù với số lượng ít hơn nhưng Bạn nhà nông cũng đã có mặt ở các vùng miền khác trong nước và cả nước bạn Cambodia. Bạn nhà nông do AGPPS thành lập và quản lý là những khuyến nông viên cơ sở, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân , trực tiếp hướng dẫn tất cả các khâu canh tác từ thời vụ, làm đất, xuống giống, bón phân, chăm sóc tưới nước, thu hoạch... Đặc biệt FF tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn nông dân bảo vệ cây lúa theo nguyên lý IPM, thực hiện 4 đúng để bảo vệ cây trồng, bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo không để tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản nhằm xây dựng thương hiệu gạoViệt chất lượng cao, an toàn.

Từ quý III/2010, AGPPS chính thức triển khai chương trình “Đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo” với mô hình đầu tiên được thực hiện tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hay còn gọi là cánh đồng mẫu lớn (CĐML). Theo đó Cty thực hiện chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo khép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu, ký hơp đồng bao tiêu lúa tươi với bà con nông dân, lực lượng FF trực tiếp hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cung ứng giống, thuốc, phân bón với lãi suất 0% suốt vụ, nông dân được hổ trợ miển phí các khoản bao bì, vận chuyển, sấy và thu mua theo giá thị trường. Nếu giá chưa ưng ý, bà con có thể gửi trong kho 30 ngày không tính phí lưu kho.

Với những sự hỗ trợ này, nông dân hợp đồng được hưởng lợi 65 đồng/kg lúa cho việc không tính lãi suất ngân hàng vật tư ứng trước, 100 đồng/kg lúa cho bốc xếp vận chuyển về nhà máy, 270 đồng/kg lúa cho sấy miễn phí và lưu kho 30 ngày. Tổng cộng người dân hợp tác được hưởng lợi 435 đồng/kg lúa sản xuất ra. Hạt gạo làm ra có giá thành hạ, nhưng chất lượng cao hơn. Mỗi một giống lúa được thu hoạch riêng từ một

Page 118: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

118

vùng địa lý có địa chỉ cụ thể nên hạt gạo sản xuất ra là sản phẩm của một giống lúa nhất định chứ không lẫn tạp và đảm bảo có thương hiệu.

Phát triển vùng nguyên liệu

CĐML đã được AGPPS thực hiện từ năm 2010 và liên tục phát triển từ những năm đó đến nay. Hạt lúa làm ra từ CĐML đều được Công ty thu mua lúa tươi toàn bộ. Các giống lúa chất lượng cao được gieo trồng trong vùng nguyên liệu là: Jasmine 85, OM 4218, OM 5451, OM 6976, OM 7347.

Diện tích và số hộ nông dân tham gia trong cánh đồng mẫu lớn do AGPPS quản lý :

TT Mùa vụ Số hộ tham gia Diện tích gieo trồng (ha)

1 Đông Xuân (2010-2011) 443 1.073

2 Hè Thu 2011 684 1.616

3 Thu Đông 2011 305 748

4 Đông Xuân (2011-2012) 2.622 7.056

5 Hè Thu 2012 3.299 9.470

6 Thu Đông 2012 1.403 3.284

Tổng diện tích gieo trồng trong 6 vụ lúa kể từ vụ ĐX (2010-2011) đến vụ TĐ 2012 là 23.247 ha, trong đó trồng nhiều nhất là vụ HT 2012 với 9.470 ha và 3.299 nông dân tham gia. Vụ ĐX 2012 - 2013 vùng nguyên liệu CĐML của AGPPS đã xuống giống được trên 18.000 ha để cung cấp lúa cho bốn nhà máy là Vĩnh Bình (An Giang), Thoại Sơn (An Giang), Tân Hồng (Đồng Tháp) và Vĩnh Hưng (Long An) .

Hiệu quả kinh tế CĐML của AGPPS

Theo số liệu “Sổ tay ghi chép SX lúa” của 200 nông dân hợp đồng chọn ngẫu nhiên trong vùng nguyên liệu của AGPPS cho thấy hiệu quả kinh tế SX lúa qua 5 vụ tại CĐML vùng nguyên liệu của AGPPS như sau:

TT Đề mục ĐX(2010-2011)

HT(2011) TĐ(2011) ĐX(2011-2012)

HT(2012) Trung bình

1 +Tổng chi (triệu đồng/ha)

18,14 17,42 19,14 21,53 18,72 18,99

Page 119: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

119

1.1 -Giống 1,58 1,57 1,87 2,30 2,08 1,88 1.2 -Phân,

thuốc 9,26 8,64 9,22 11,29 9,54 9,59

1.3 -Làm đất, bơm nước, chăm sóc, thu hoạch

7,07 7,24 8,05 7,93 7,10 7,48

2 +Tổng thu 51,40 38,10 44,70 50,90 32,71 43,56 3 + Năng suất

(T/ha) 8,02 6,02 6,00 7,56 6,01 6,72

4 +Giá bán (đ/kg)

6.336 6.330 7.468 6.733 5.441 6.462

5 + Giá thành (đ/kg)

2.263 2.901 3.197 2.840 3.115 2.863

6 +Lợi nhuận (triệu đồng/ha)

33,18 20,68 25,56 31,16 13,99 24,91

7 + Tỷ lệ lợi nhuận/tổng thu (%)

64,6 54,3 57,2 61,2 42,8 56,0

Số liệu trung bình qua 5 vụ SX lúa trên CĐML thuộc vùng nguyên liệu AGPPS từ vụ ĐX 2010-2011 đến HT 2012 cho thấy, năng suất lúa trung bình trong mùa mưa (HT, TĐ) chỉ bằng 77,2% năng suất lúa trong mùa nắng (ĐX). Tổng chi phí bình quân là 18,99 triệu đồng/ha, trong đó hạt giống chiếm 9,9%, phân thuốc 50,5% và tổng các chi phí dịch vụ (làm đất, bơm nước, chăm sóc, thu hoạch) chiếm 39,4%. Tổng thu đạt 43,56 triệu đồng/ha với năng suất lúa bình quân 6,72 tấn/ha và giá bán bình quân 6.462 đồng/kg. Giá thành 1 kg lúa 2.863 đồng, lợi nhuận bình quân đạt 24,91 triệu đồng /ha; tỷ lệ lợi nhuận trên tổng thu trung bình đạt 56%./.

Page 120: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

120

NỘI DUNG

trang

1 Báo cáo tổng kết hoạt động 20 năm (1993- 2013) và định hướng phát triển đến năm 2020 của hệ thống Khuyến nông Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1

2 Kinh nghiệm trong công tác quản lý và sử dụng Quỹ Khuyến nông của Thành phố Hà Nội

(Trung tâm Khuyến nông TP Hà Nội)

24

3 Khuyến nông chung tay xây dựng nông thôn mới

(Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Nam Định)

31

4 Khuyến nông tham gia Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Chính phủ

(Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Nghệ An)

36

5 Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” của tỉnh Sóc Trăng

(Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Sóc Trăng)

42

6 Kinh nghiệm làm tốt công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông ở Thanh Hóa

(Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa)

47

7 Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động khuyến nông viên cơ sở

(Trung tâm Khuyến nông Lào Cai)

51

8 Kính nghiệm hoạt động khuyến nông vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Trạm Khuyến nông huyện Đồng Văn – Hà Giang)

54

9 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động Câu lạc bộ khuyến nông

(Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Tiền Giang)

59

10 Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông

(Trung tâm Khuyến nông Long An)

63

11 Khuyến nông góp phần phát triển nông nghiệp đô thị, nông 69

Page 121: BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … tong ket 20 nam_27.2.2013.pdf1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

121

nghiệp công nghệ cao tại TP. Hồ Chí Minh

(Trung tâm Khuyến nông TP Hồ Chí Minh)

12 Khuyến nông với Chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng Duyên hải miền Trung

(Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam)

74

13 Kinh nghiệm hoạt động khuyến nông của Hội Làm vườn Việt Nam

(Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam)

81

14 Mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với khuyến nông trong công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân

(Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long)

85

15 Ứng dụng vật liệu PU trong công nghệ bảo quản sản phẩm trên biển – hiệu quả và bền vững

(Trường Đại học Nha Trang)

90

16 Biến thông tin khuyến nông trên Đài Tiếng nói Việt Nam thành kinh nghiệm làm giàu của nông dân

(Hệ thời sự - chính trị - tổng hợp (VOV1) - Đài Tiếng nói VN)

97

17 Nhóm đối tác công tư và Chương trình “Khuyến nông viên gắn với vườn mẫu”

(Công ty Nestle Việt Nam)

101

18 Hoạt động khuyến nông theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, bền vững và bảo vệ môi trường

(Công ty CP Thế giới thông minh)

106

19 Các kinh nghiệm hoạt động khuyến nông của Công ty phân bón và hóa chất dầu khí

(Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí)

114

20 Hoạt động khuyến nông xúc tiến thị trường

(Công ty CP xúc tiến thương mại và phát triển kinh tế)

116

21 Hiệu quả sản xuất lúa của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”

(Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành)

118