bỘ nÔng nghiỆp vÀvukehoach.mard.gov.vn/datastore/baocaome/2017771110_bc … · web viewtiếp...

29
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017 BÁO CÁO Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017 Ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện kế hoạch năm 2017 được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành và sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; đồng thời, triển khai quyết liệt cơ cấu lại nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực và tập trung thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng được Chính phủ giao… Nhờ vậy, 6 tháng đầu năm, toàn ngành đã vượt qua khó khăn thách thức, đạt được nhiều kết quả tốt. I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu, GDP toàn ngành tăng 2,65% 1 , trong đó nông nghiệp tăng 2,01%, lâm nghiệp tăng 4,31%, thủy sản tăng 5,08%; giá trị sản xuất NLTS tăng 2,81% 2 , trong đó: trồng trọt 1 Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2016: giảm 0,18%; năm 2015 tăng 2,36%; năm 2014 tăng 2,96 %, năm 2013 tăng 2,14 % 2 Tốc độ tăng GTSX 6T/2016 giảm 0,1%; trong đó: Trồng trọt giảm 3,0%; chăn nuôi tăng 4,66%; lâm nghiệp tăng 5,83%; thủy sản tăng 1,33%

Upload: others

Post on 11-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúcHà nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017

BÁO CÁO Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn

6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017

Phần thứ nhấtKẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

Ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện kế hoạch năm 2017 được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành và sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; đồng thời, triển khai quyết liệt cơ cấu lại nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực và tập trung thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng được Chính phủ giao… Nhờ vậy, 6 tháng đầu năm, toàn ngành đã vượt qua khó khăn thách thức, đạt được nhiều kết quả tốt.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu, GDP toàn ngành tăng 2,65% 1, trong đó nông nghiệp tăng 2,01%, lâm nghiệp tăng 4,31%, thủy sản tăng 5,08%; giá trị sản xuất NLTS tăng 2,81%2, trong đó: trồng trọt tăng 1,66%, chăn nuôi tăng 2,88 %; lâm nghiệp tăng 4,45%, thuỷ sản tăng 5,17%.

Kết quả trên các lĩnh vực cụ thể như sau:1. Sản xuất1.1. Trồng trọt Mặc dù không có thiên tai lớn xảy ra, nhưng biến đổi khí hậu với nhiều

hình thái thời tiết dị thường, tác động đến sự sinh trưởng và năng suất của các loại cây trồng, tạo thuận lợi cho sâu bệnh bùng phát.

Tuy nhiên, toàn ngành đã tích cực thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả. Vụ Đông xuân năm nay đã chuyển 30,6 nghìn ha (các tỉnh phía Bắc: 10,7 nghìn ha, DHNTB và Tây Nguyên: 10,9 nghìn ha, ĐBSCL: 9 nghìn ha) sang NTTS và các cây trồng khác có hiệu quả cao hơn. Đồng thời, tăng cường sử dụng giống chất lượng cao và tổ chức sản xuất theo mô hình “cánh đồng lớn” không chỉ trên lúa mà còn trên các đối tượng cây rau màu 1 Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2016: giảm 0,18%; năm 2015 tăng 2,36%; năm 2014 tăng 2,96 %, năm 2013 tăng 2,14 % 2 Tốc độ tăng GTSX 6T/2016 giảm 0,1%; trong đó: Trồng trọt giảm 3,0%; chăn nuôi tăng 4,66%; lâm nghiệp tăng 5,83%; thủy sản tăng 1,33%

Page 2: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

khác. Tổng diện tích áp dụng mô hình “cánh đồng lớn” trong vụ Đông Xuân đạt 164 nghìn ha (phía Bắc: 41 nghìn ha, tăng 7 nghìn ha; phía Nam: 160,7 nghìn ha, tăng 10 nghìn ha so với vụ Đông Xuân năm trước). Vì vậy, kết quả sản xuất đã thể hiện rõ xu hướng cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt: giảm dần sản lượng lúa, nhưng tăng tỷ trọng lúa chất lượng cao; tăng sản lượng và chất lượng các loại cây trồng có thị trường và khả năng cạnh tranh.

- Sản xuất lúa Đông xuân: Tổng diện tích gieo cấy là 3.077,4 nghìn ha, giảm nhẹ (-0,2%); năng suất bình quân đạt 62,1 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 19,11 triệu tấn, giảm 296,6 triệu tấn (-1,5%) so với vụ Đông xuân 2016. Trong đó:

+ Phía Bắc: thu hoạch được 1.144 nghìn ha, năng suất đạt 62,2 tạ/ha (-0,6 tạ/ha), sản lượng ước đạt 7,11 triệu tấn (-146,9 nghìn tấn); vùng ĐBSH đạt 3,56 triệu tấn, giảm 57 nghìn tấn (-1,6%) so với cùng kỳ.

+ Phía Nam: thu hoạch xong 1.933 nghìn ha (tăng 6,4 nghìn ha), năng suất đạt 62,1 tạ/ha (-1 tạ/ha), sản lượng đạt xấp xỉ 12 triệu tấn (-149,7 nghìn tấn); riêng vùng ĐBSCL sản lượng đạt 9,63 triệu tấn, giảm 361 nghìn tấn (-3,6%), Duyên hải miền Trung đạt 1,43 triệu tấn, tăng 126,7 nghìn tấn (+9,7%), Tây Nguyên đạt 494 nghìn tấn, tăng 70 nghìn tấn (+16,5%).

- Sản xuất lúa Hè Thu: Tính đến trung tuần tháng 6, các địa phương đã xuống giống được 2.065.6 nghìn ha, tăng 2% so với cùng kỳ, trong đó vùng ĐBSCL xuống giống được 1.451 nghìn ha, tương đương cùng kỳ năm 2016. Đến nay, nhìn chung các trà lúa đang sinh trưởng, phát triển tốt.

- Diện tích gieo trồng cây màu ước đạt 1.257 nghìn ha, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó: Ngô đạt 764,1 nghìn ha (-9,4 nghìn ha), sản lượng đạt 2,02 triệu tấn (-46,8 nghìn tấn); khoai lang đạt 87,4 nghìn ha (tăng 2,1 nghìn ha), sản lượng đạt 755,6 nghìn tấn (-2%); lạc đạt 156 nghìn ha (-1,2%), sản lượng đạt 349,4 nghìn tấn (-2,8%); đậu tương đạt 44,9 nghìn ha (-5,3%), sản lượng đạt 51,1 nghìn, (-17%). Diện tích rau các loại đạt 696,2 nghìn ha, tăng 6,9%, sản lượng đạt 9,9 triệu tấn, tăng 4,3%.

- Một số cây công nghiệp dài ngày có sản lượng tăng so với cùng kỳ năm trước: cao su đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 4,4%; hồ tiêu đạt 207,7 nghìn tấn, tăng 11,8%; chè đạt 455,6 nghìn tấn, tương đương cùng kỳ năm 2016. Riêng điều sản lượng giảm mạnh, chỉ đạt 222,3 nghìn tấn (-26,8%) do mưa trái vụ nhiều ngay tại thời điểm ra hoa.

- Các cây ăn quả do có thị trường tiêu thụ tốt nên đã tăng mạnh nhất là: Cam đạt 304,5 nghìn tấn, tăng 24,8%; thanh long đạt 487,9 nghìn tấn, tăng 16,4%; bưởi đạt 175 nghìn tấn, tăng 6,9%; nhãn đạt 181,1 nghìn tấn, tăng 6%; cây ăn quả khác đạt 129,3 nghìn tấn, tăng 3,9%. Riêng sản lượng vải giảm 30%, đạt khoảng 205,9 nghìn tấn.

1.2. Chăn nuôi

2

Page 3: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

Sáu tháng đầu năm, dịch bệnh trên vật nuôi được khống chế tốt, chủ yếu xảy ra dưới dạng nhỏ lẻ (hộ gia đình), rải rác 3. Tuy nhiên, sản xuất chăn nuôi gặp khó khăn lớn về thị trường tiêu thụ, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nguyên nhân là do những năm trước chăn nuôi thuận lợi, giá cả ổn định, có lợi nên người dân đầu tư tăng đàn mạnh, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu khiến cho giá thịt lợn giảm sâu, người chăn nuôi bị thua lỗ. Trước tình hình đó, Bộ đã phối hợp với các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiêu thụ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6, đàn bò có 5,95 triệu con, tăng 2,3%, trong đó bò sữa có 293,4 nghìn con, tăng 5,2%; đàn trâu có 2,61 triệu con, giảm nhẹ (-0,8%); đàn gia cầm khoảng 359,7 triệu con, tăng 5,2%. Riêng đàn lợn có 27,23 triệu con, giảm khoảng 1,1 triệu con so với cùng kỳ năm 2016 và giảm khoảng 1,6 triệu con so với 01/4/2017 do người nuôi không tái đàn.

Sản lượng thịt hơi các loại đạt 3,02 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Trong đó, thịt bò đạt 201 nghìn tấn, tăng 5,2%; thịt lợn đạt 2,2 triệu tấn, tăng 2,7%; thịt trâu đạt 50,6 nghìn tấn, tăng nhẹ (0,6%); thịt gia cầm đạt 573,1 nghìn tấn, tăng 6,3%. Sản lượng sữa đạt 434,4 nghìn tấn, tăng 13,2%; trứng đạt 5,6 tỷ quả, tăng 6,5%.

1.3. Lâm nghiệpDiện tích trồng rừng mới đạt 91,9 nghìn ha, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm

2016, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 1,9 nghìn ha, giảm 30,5%; rừng sản xuất đạt gần 90,1 nghìn ha, tăng 7,2%. Diện tích rừng được chăm sóc đạt 312,6 nghìn ha, bằng 89,8%; khoán bảo vệ đạt 5.034,1 nghìn ha, tăng 3,2%. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng ước đạt 4.835 nghìn m3, tăng 8,1%.

Công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng tiếp tục được Bộ và các địa phương quan tâm, tăng cường lực lượng tại các điểm trọng yếu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết khô hanh kéo dài nên đã xảy ra cháy rừng lớn tại một số địa phương là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng. Tính đến 26/6/2017, cả nước xảy ra 145 vụ cháy rừng, giảm 192 vụ (-43%) so với cùng kỳ; diện tích rừng bị thiệt hại là 322 ha, giảm 2.413 ha; diện tích rừng bị phá trái phép là 698 ha, giảm 156 ha (-18,3%); có 9.280 vụ vi phạm pháp luật Bảo vệ và PT rừng, giảm 1.683 vụ (-15,4%) so với cùng kỳ năm trước, đã xử lý 7.704 vụ, trong đó xử lý hình sự 184 vụ, xử phạt hành chính 7.520 vụ; tịch thu 10.357 m3 gỗ 4.

Đến ngày 15/6, tổng số tiền thu từ DVMTR là 608,8 tỷ đồng, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2016; giải ngân cho Quỹ DVMTR các tỉnh là 486 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ và đạt 42,4% kế hoạch năm. Mức thu nhập của các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từ chính sách chi trả DVMTR bình quân trên 1,8 triệu đồng/hộ/năm.

1.4. Thủy sản 3 Đến 30/5, cả nước không có dịch LMLM và dịch tai xanh trên lợn; có 32 ổ dịch cúm A/H5N1 và 05 ổ dịch cúm A/H5N6 tại 37 xã, phường của 30 huyện, thị xã thuộc 19 tỉnh, thành phố... 4 Nguồn số liệu Cục Kiểm Lâm –Tổng cục Lâm nghiệp

3

Page 4: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

Thời tiết trên các ngư trường khá thuận lợi 5, Bộ và các địa phương đã tích cực triển khai chính sách hỗ trợ sản xuất (theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP và 89/2015/NĐ-CP); bồi thường thiệt hại, ổn định đời sống và phục hồi sản xuất cho người dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. 6 tháng đầu năm, sản lượng khai thác ước đạt 1,64 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2016 (đạt 54,8% kế hoạch năm), trong đó khai thác biển đạt 1,56 triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ.

Do giá cá, tôm nguyên liệu tăng, thị trường tiêu thụ ổn định nên hoạt động nuôi trồng tiếp tục phát triển. Diện tích thả nuôi tôm cao hơn cùng kỳ năm 2016, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tính đến 20/6, diện tích nuôi tôm nước lợ ước đạt 641 nghìn ha, tăng 5,4%, trong đó tôm thẻ chân trắng đạt 57,3 nghìn ha (+31,9%), tôm sú đạt 584,2 nghìn ha (+3,3%); sản lượng ước đạt 216,1 nghìn tấn, tăng 14,6% (tôm thẻ chân trắng đạt 106,7 nghìn tấn (+30,9%); tôm sú đạt 109,3 nghìn tấn (+2,2%)).

Tuy nhiên, sản xuất cá tra vẫn tiếp tục đối diện với các rào cản kỹ thuật tại các thị trường tiêu thụ lớn (Mỹ, EU). Vì vậy, diện tích nuôi cá tra đạt 3.076 ha, giảm 16% sản lượng đạt 583,5 nghìn tấn, tương đương cùng kỳ năm 2016.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1,69 triệu tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ (bằng 44,5% kế hoạch năm).

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3,33 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2016 (bằng 48,3% kế hoạch năm).

1.5. Sản xuất muốiTính đến ngày 20/6, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 13.643 ha

(muối thủ công là 9.330 ha, muối công nghiệp là 4.313 ha), giảm 1.154 ha; sản lượng giảm mạnh, ước đạt 405,1 nghìn tấn, bằng 40,7% cùng kỳ (muối thủ công đạt 317,2 nghìn tấn; muối công nghiệp đạt 84,9 tấn).

2. Tiêu thụ sản phẩm Sáu tháng đầu năm, toàn ngành đã tập trung thực hiện các giải pháp cải

thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa, sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và khuyến khích tiêu dùng nội địa; tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung cầu, liên kết chuỗi giá trị nông sản; tổ chức các hội chợ nông sản, thực phẩm an toàn và đẩy mạnh truyền thông... để tháo gỡ khó khăn, tiêu thụ nông sản cho nông dân, xuất khẩu tăng mạnh.

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 17,1 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 15,4%. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là: Cà phê đạt 1,86 tỷ USD (tăng 9,5%), hạt điều đạt 1,5 tỷ USD (tăng 20,8%), rau quả đạt 1,68 tỷ USD (tăng 44,6%), gạo đạt 1,23 tỷ USD (tăng 4,9%). Mặt hàng có kim ngạch giảm là sắn đạt 489 triệu USD (giảm 11,8%), hạt tiêu đạt 714 triệu USD (giảm 16,8%). Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 3,51 tỷ USD, tăng 5 Mặc dù xuất hiện 02 cơn bão và gió mùa đông bắc ở khu vực Bắc Biển Đông, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khai thác hải sản

4

Page 5: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

14,1%; xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản chính ước đạt 3,8 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 3,08 tỷ USD, (giảm 22,0% so với 6 tháng năm 2016) do kim ngạch nhập khẩu NLTS và vật tư nông nghiệp tăng cao (+25,4%).

3. Phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới 3.1. Về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mớiTrong 6 tháng đầu năm, Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương

hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 – 2020; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thí điểm xây dựng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 - 2019”; ban hành Kế hoạch thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị tích cực, chủ động thực hiện Chương trình, huy động nguồn lực xã hội cho Chương trình. Năm 2017, Ngân sách TƯ bố trí 8.887,1 tỷ đồng; ngân sách địa phương và huy động xã hội là 27.133,7 tỷ đồng.

Đến cuối tháng 6, cả nước đã có 2.745 xã (30,76%) đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 780 xã so với cùng kỳ năm 2016); còn 194 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Bình quân cả nước đạt 13,87 tiêu chí/xã, tăng 9,17 tiêu chí so với năm 2010 và 0,87 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2016; có 34 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM (tăng thêm 11 huyện so với cùng kỳ năm 2016).

3.2. Về thực hiện các Chương trình giảm nghèo và PTNT khácToàn ngành triển khai thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao theo

Chương trình 135 giai đoạn III và trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, trong đó tập trung các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 và Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 để tổng hợp, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung các chính sách và giải pháp ổn định dân di cư tự do.

4. Phát triển thuỷ lợi, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai4.1. Về thủy lợiSáu tháng đầu năm, tập trung giám sát nguồn và chất lượng nước trong hệ

thống công trình thủy lợi để phục vụ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp; đồng thời, theo dõi sát diễn biến thời tiết, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước.

Phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất Vụ Đông Xuân ở miền Bắc; chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi phục

5

Page 6: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

vụ sản xuất ở miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ, cấp nước và ngăn mặn ở ĐBSCL.

Tiếp tục xây dựng Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây Nguyên; rà soát Quy hoạch thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; rà soát, lập mới Quy hoạch thủy lợi các lưu vực sông Đáy, sông Gianh, sông Hương, sông Vu Gia-Thu Bồn, sông Ba; Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho các các đô thị lớn vùng ĐBSCL; thẩm định, phê duyệt quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Mã, sông Cầu -Thương, sông Đà -Thao, Quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và PTNN bền vững vùng ven biển ĐBSCL; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam bộ...

Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý các công trình, dự án đầu tư thủy lợi bảo đảm hiệu quả, đúng quy định; chỉ đạo, điều phối thực hiện các Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

4.2. Về phòng chống thiên taiThực hiện tốt nhiệm vụ thường trực BCĐ Trung ương về Phòng chống

thiên tai (PCTT); tham mưu kiện toàn bộ máy BCĐ, BCH PCTT các cấp và bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác PCTT...

Tăng cường kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh công tác quản lý an toàn hệ thống đê điều; ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm; hướng dẫn các địa phương đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước mùa lu và xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm; đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên trách về công tác quản lý đê, hộ đê phòng thiên tai.

Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn hồ chứa nước và chuẩn bị sẵn sàng các phương án và điều kiện vật chất cho phòng chống lụt bão. Lập quy trình vận hành hồ chứa, kiểm định an toàn đập trong mùa mưa bão…

Tham mưu, chỉ đạo xử lý, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai bão lu ở một số địa phương, tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở ĐBSCL, Hội An (Quảng Nam)…

5. Công tác quản lý chất lượng và vệ sinh ATTP Năm 2017 tiếp tục được ngành chọn là năm cao điểm hành động về quản

lý chất lượng, vệ sinh ATTP. Công tác quản lý chất lượng, vệ sinh ATTP luôn được ngành coi trọng, xem đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nên Bộ và các địa phương đã tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong nước và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu. Sáu tháng đầu năm, đã thực hiện được khối lượng công việc khá lớn, tạo sự chuyển biến tích cực, cụ thể:

Rà soát và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách quy định liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm NLTS: xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu, 3 Quy chuẩn Việt Nam về cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ, dầu cá, mỡ cá và về sản phẩm Cá tra fillet đông lạnh... Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATTP.

6

Page 7: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

Tập trung giám sát ATTP các sản phẩm rủi ro cao tiêu thụ trong cả nước. Kết quả giám sát trên diện rộng do các cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện 5 tháng đầu năm cho thấy: không phát hiện mẫu vi phạm trong 1.790 mẫu nước tiểu, 66 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ, 23 mẫu thịt sản phẩm; tỷ lệ mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vượt mức giới hạn cho phép là 608/1564 mẫu vi phạm (chiếm 38,87%); tỷ lệ mẫu thủy sản nuôi vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép là 4/654 mẫu (chiếm 0,6%) giảm so với năm 2016 (1,9%). Các kết quả giám sát cho thấy đã kiểm soát được sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi; tồn dư thuốc kháng sinh trong thịt đã giảm.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch/đột xuất, liên ngành. Kết quả kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh cho thấy: tỷ lệ cơ sở được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP đã tăng lên 97% (năm 2016 là 91%); tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp được kiểm tra đạt yêu cầu đã tăng lên 94,5% (tăng 4,6% so với năm 2016).

Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn và chương trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho Thế giới”. Đến nay, toàn quốc đã có 62/63 tỉnh/thành phố xây dựng thành công 559 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó 229 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.

Tiếp tục tập trung giải quyết vướng mắc về rào cản ATTP của các thị trường và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp xuất khẩu; đàm phán, thỏa thuận với các nước nhập khẩu công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, chất lượng tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản.

6. Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, nông lâm trường quốc doanh, phát triển kinh tế hợp tác và thực hiện cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập

Tiếp tục thực hiện chủ trương và phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ đã tích cực chỉ đạo và triển khai thực hiện CPH doanh nghiệp nhà nước trực thuộc theo đúng tiến độ đề ra. Trong 6 tháng qua, Bộ hoàn thiện xác định giá trị doanh nghiệp của TCT Lương thực miền Nam, giải quyết các vướng mắc để thực hiện CPH Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN, quyết toán vốn nhà nước lần 2 (8 doanh nghiệp). Đến nay, Bộ đã cổ phần hóa thành công 12 Tổng công ty, Công ty trực thuộc Bộ, 03 doanh nghiệp khoa học công nghệ thuộc Viện, Trường 6.

Tiếp tục thẩm định phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp: 6 tháng đầu năm, Bộ đã hoàn thiện hồ sơ phương án sắp xếp, đổi mới và

6 Đến tháng 6/2017, đã cổ phần hóa 12 TCT, Công ty trực thuộc gồm: Tổng công ty Mía đường I- CTCP ; Tổng công ty Mía đường II –CTCP; Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam- CTCP); Tổng công ty Cơ điện Xây dựng – CTCP; Tổng công ty Xây dựng NN Việt Nam – CTCP; Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – CTCP; Công ty cổ phần Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam; Tổng công ty Rau quả, nông sản; Tổng công ty chè Việt Nam; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và 02 Công ty thuốc Thú y: NAVETCO và VETVACO. Đang tiếp tục cổ phần hóa các Doanh nghiệp khoa học công nghệ thuộc Viện, Trường, đến nay đã cổ phần hóa thành công 03 doanh nghiệp KHCN gồm: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Ngô Việt Nam thuộc Viện Nghiên cứu Ngô, Công ty TNHH NN MTV Tư vấn và Đầu tư phát Rau hoa quả thuộc Viện nghiên cứu Rau quả, Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam,

7

Page 8: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

phát triển các công ty nông, lâm nghiệp tại TP Cần Thơ và tỉnh Nghệ An trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay, toàn bộ 41/41 địa phương, đơn vị có công ty nông, lâm nghiệp đã được Bộ hoàn thành thẩm định phương án sắp xếp, đổi mới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cho 39 địa phương.

Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã 2012, phát triển HTX và kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; tiến hành sơ kết 5 năm thi hành Luật Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp; nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả. Đồng thời, xây dựng Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020. Đến nay, cả nước đã có 19 liên hiệp HTX nông nghiệp, 10.726 HTX nông nghiệp, trên 100.000 tổ hợp tác nông nghiệp, 33.488 trang trại theo tiêu chí mới.

Về phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị: Đến nay, đã có trên 600 nghìn ha lúa và lượng lớn diện tích các sản phẩm rau, quả, chăn nuôi, thủy sản được tổ chức sản xuất theo hình thức liên kết; có 559 chuỗi liên kết theo hình thức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chất lượng cao, an toàn. Tổ chức liên kết theo chuỗi đã khẳng định là hướng đi đúng đắn của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

- Hướng dẫn các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ, các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác trực thuộc Bộ xây dựng phương án tự chủ tài chính giai đoạn 2017-2019; Quyết định tạm giao cơ chế tự chủ năm 2017 cho 40 đơn vị sự nghiệp công lập khối giáo dục, đào tạo, y tế và thông tin truyền thông.

7. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản Sáu tháng đầu năm, đã tập trung hoàn thành các thủ tục phân giao kế hoạch

đầu tư công trung hạn 2016 – 2020. Việc phân giao kế hoạch vốn đầu tư đã thực hiện đúng Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành. Đến ngày 28/6, ước thực hiện đạt 2.537 tỷ đồng, bằng 61,0% kế hoạch (so với kế hoạch giao đợt 1), giải ngân đạt 2.110,8 tỷ đồng, bằng 50,8% kế hoạch, trong đó: vốn trong nước thực hiện đạt 580 tỷ đồng, bằng 41% kế hoạch, giải ngân đạt 453 tỷ đồng, bằng 32% kế hoạch; vốn nước ngoài thực hiện đạt 1.957 tỷ đồng, bằng 71,5% kế hoạch, giải ngân đạt 1.657,7 tỷ đồng, bằng 60,5% kế hoạch); vốn trái phiếu thực hiện không đáng kể do mới được giao kế hoạch vốn.

8. Công tác khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và phát triển nguồn lực

a) Khoa học công nghệSáu tháng đầu năm, nhiệm vụ KHCN đã tập trung hơn vào giải quyết các

vấn đề bức xúc của thực tiễn sản xuất như: cải tiến giống, xây dựng quy trình thâm canh tiên tiến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất. Đặc biệt, trong chương trình KHCN cấp Bộ, đã tập trung triển khai các nhiệm vụ KHCN có ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý trên một số đối tượng chủ lực như lúa, cà phê, hồ tiêu, tôm, cá tra, cây rừng gỗ lớn, gia cầm…

8

Page 9: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

Tập trung chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ công tác quản lý, nhất là về giám sát chất lượng vật tư và sản phẩm ngành. 6 tháng đầu năm, đã ban hành được 05 QCVN (đang chờ ban hành 05 quy chuẩn), 16 TCVN (đang chờ công bố 06 TCVN). Tính chung, đến tháng 6/2017, ngành Nông nghiệp và PTNT đã có 771 TCVN và 204 QCVN; trong đó phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp là 427 TCVN và 131 QCVN, phục vụ quản lý ATTP là 388 TCVN và 61 QCVN.

Tập trung nghiên cứu cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ban hành Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp làm căn cứ áp dụng các chính sách, cơ chế ưu đãi về tín dụng cho phát triển nông nghiệp CNC. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo tập huấn các ngân hàng thương để triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng. Hiện nay có 10 tổ chức tín dụng cam kết tham gia Chương trình và đang hướng dẫn các chi nhánh trên địa bàn các tỉnh triển khai thực hiện gói tín dụng.

b) Hợp tác quốc tế Sáu tháng đầu năm, nhiều hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện: thu

hút ODA, vốn đầu tư và tổ chức đàm phán, ký kết các Thỏa thuận, Điều ước quốc tế với các nước và các tổ chức quốc tế để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản. Đã ký kết Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc; gia hạn Bản ghi nhớ về hợp tác nghề cá với Vương quốc Campuchia; ký kết Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2017-2019 với Sri Lanka...

Xây dựng và đàm phán các dự án: Tăng cường tính chống chịu với BĐKH của cộng đồng dân cư ven biển (do Quỹ GCF tài trợ); rừng ngập mặn (WB); giảm phát thải (FCFP/WB); chuẩn bị dự án vay WB cho chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

c) Phát triển nguồn nhân lựcTiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức viên

chức ngành và nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn. 6 tháng đầu năm, Bộ đã tổ chức trên 100 lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ các lĩnh vực cho trên 8.450 cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành; đào tạo nghề nông nghiệp cho 40 ngàn lượt người.

9. Nâng cao năng lực, thể chế và hiệu quả quản lý ngành a) Công tác xây dựng văn bản pháp luật Căn cứ Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Kế

hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2017, Bộ đã tích cực

9

Page 10: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch đã đề ra.

Đến nay, Quốc hội đã thông qua Luật Thủy lợi, cho ý kiến về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) và Luật Thủy sản (sửa đổi), đưa vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2018 dự án Luật Trồng trọt và Luật Chăn nuôi; Chính phủ đã ban hành 07 Nghị định/9 Nghị định Bộ trình; Bộ đã ban hành theo thẩm quyền 14 thông tư, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016.

b) Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh Sáu tháng đầu năm 2017, Bộ tiếp tục thực hiện Chương trình tổng thể

CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch năm 2017 đã đề ra; thực hiện mạnh mẽ, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; xây dựng, ban hành và áp dụng quy trình ISO trong giải quyết công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh và đầu tư, hoàn thiện thể chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành.

Triển khai Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020; tập trung rà soát các điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn phù hợp hoặc gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp để xóa bỏ; đã xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho 8 TTHC đối với 2 nhóm dịch vụ công tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Chăn nuôi. Tính đến ngày 19/6/2017, đã tiếp nhận và xử lý 2.271 hồ sơ cung cấp 2 nhóm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thực hiện 8 TTHC tại 2 đơn vị này.

c) Công tác tổ chức bộ máySau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, Bộ đã ban hành các Quyết định chức năng nhiệm vụ của 7 Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, 8 Cục trực thuộc Bộ; đồng thời, hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ 04 Quyết định về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Tổng cục.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức sự nghiệp công lập theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới năm 2017 (Quyết định 1316/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/4/2017)

Ban hành Thông tư số 08/VBHN-BNNPTNT ngày 25/5/2017 hướng dẫn nhiệm vụ các chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. NHỮNG HẠN CHẾ

Bên cạnh những kết quả đạt được trên, 6 tháng qua hoạt động của ngành vẫn còn một số hạn chế sau:

10

Page 11: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

(1) Cơ cấu lại ngành vẫn chậm và chưa đồng đều ở các địa phương; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và người dân chưa phổ biến; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao và tiếp tục bộc lộ những hạn chế, yếu kém cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.

(2) Công tác phát triển thị trường, dự báo cung cầu nông sản còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế. Vì vậy, đã xảy ra tình trạng sản xuất cung vượt cầu đối với một số nông sản, nhất là thịt lợn, dưa hấu,... dẫn đến tiêu thụ chậm, giá giảm mạnh.

(3) Công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ vẫn chậm phát triển nên tổn thất sau thu hoạch còn cao, sản phẩm chế biến sâu chiếm tỷ lệ thấp, giá cả sản phẩm phụ thuộc nhiều vào mùa vụ.

(4) Mặc dù đến tháng 6/2017 cả nước đã có 30,76% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng thu nhập và đời sống của nhiều nông dân còn thấp, nhất là ở miền núi, vùng sâu xa, hải đảo. Nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM chưa được giải quyết dứt điểm.

(5) Tình trạng lưu thông, sử dụng các loại vật tư phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y và sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuy đã có những chuyển biến tích cực song vẫn còn những vụ việc gây bức xúc trong xã hội.

Phần thứ haiNHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM

Từ những kết quả đạt được của 6 tháng đầu năm, trên cơ sở đánh giá những khó khăn và thuận lợi đối với lĩnh vực nông nghiệp và PTNT cho thấy những nhiệm vụ còn lại từ nay đến cuối năm là rất lớn, đòi hỏi toàn ngành phải tập trung nỗ lực thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch năm 2017; Chỉ thị 24/CT-TTg ngày 2/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các kế hoạch của Bộ (văn bản 4055/BNN-KH, 4292/BNN-KH, 5311/BNN-KH) về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đạt mục tiêu tăng trưởng ngành 3,05%. Các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm là:

1. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại; rà soát và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành hàng, sản phẩm cụ thể phù hợp với nhu cầu thị trường và biến đổi khí hậu

Thực hiện rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với lợi thế, tiềm năng, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu để điều chỉnh quy mô sản xuất, khắc phục tình trạng cung vượt cầu, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực của ngành.

11

Page 12: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

Tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ 124/QĐ-TTg); quy hoạch tổng thể các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; quy hoạch cao su, hồ tiêu, mía đường đến năm 2020; điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng toàn quốc; rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành; quy hoạch thủy lợi phục vụ NTTS và phát triển nông nghiệp bền vững vùng ven biển ĐBSCL;...

Cụ thể các lĩnh vực như sau: 1.1. Về trồng trọtThực hiện chủ trương chuyển mạnh đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng

khác phù hợp nhu cầu thị trường; tập trung chỉ đạo tốt vụ Hè Thu, vụ Mùa và vụ lúa Thu Đông (ở ĐBSCL), vụ Đông (ở miền Bắc); tăng cường sử dụng giống tốt, năng suất chất lượng cao để nâng cao giá trị.

Bám sát diễn biến thời tiết để kịp thời điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất (thời vụ gieo trồng, cơ cấu và diện tích cây trồng), đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại do diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là ở những vùng thường xuyên bị thiên tai như Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Thực hiện giải pháp kỹ thuật chăm sóc các đối tượng cây trồng đã bị tác động của thời tiết bất thuận đầu vụ (cà phê, nhãn, và các loại cây ăn quả khác), đảm bảo đạt sinh khối tối đa, giảm thiểu thiệt hại về năng suất. Tập trung tái canh cà phê, điều để duy trì năng suất, sản lượng, đẩy mạnh thâm canh cây chè, ổn định diện tích cao su.

Tăng cường dự báo và phòng trừ kịp thời, không để sâu bệnh phát sinh thành dịch, gây hại trên diện rộng; đặc biệt chú ý khống chế tốt bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Tổ chức triển khai thực hiện Nghị định quy định chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu sau khi được Chính phủ ban hành.

1.2. Chăn nuôiRà soát đánh giá thực tế sản xuất chăn nuôi lợn, hướng dẫn các địa phương

điều chỉnh quy mô đàn, nhất là đàn lợn nái, đàn gia cầm; điều chỉnh lại cơ cấu, chất lượng đàn giống và phương thức chăn nuôi phù hợp với từng phân khúc thị trường; khuyến khích phát triển chăn nuôi hữu cơ. Chú trọng bảo đảm đủ nguồn thực phẩm cho các tháng cuối năm, đặc biệt các dịp Lễ, Tết.

Tăng cường xúc tiến thương mại, tháo gỡ rào cản, mở rộng thị trường tiêu thụ thịt lợn, thịt gia cầm; kiểm soát và phòng trừ tốt dịch bệnh; tăng cường quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, các loại chất phụ gia, an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học… nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn và đủ điều kiện xuất khẩu theo tiêu chuẩn các nước, khu vực trên thế giới.

Phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng biện pháp giảm chi phí; các doanh nghiệp giảm giá bán các sản phẩm đầu vào của ngành chăn nuôi (nhất là TACN, thuốc thú y). Đối với các đối tượng vật nuôi

12

Page 13: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

khác đang có thị trường thuận lợi (bò thịt, bò sữa) tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ.

1.3. Thuỷ sản Tổ chức tốt hoạt động khai thác xa bờ; tăng cường đầu tư thiết bị bảo quản

chế biến trên tàu khai thác, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch; tổ chức sản xuất trên biển theo chuỗi, nhân rộng các mô hình tổ chức liên kết sản xuất như: tổ, đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn nghề cá; mô hình liên kết giữa ngư dân với các tổ chức, doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ hải sản,... Xử lý nghiêm các vi phạm về đóng tàu theo Nghị định 67/NĐ-CP, tháo gỡ khó khăn cho các chủ tàu. Tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia quản lý năng lực khai thác hải sản (theo Quyết định số 787/QĐ-BNN-TCTS ngày 21/4/2014); tiếp tục tăng cường năng lực cho lực lượng kiểm ngư để kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và hướng dẫn người dân các giải pháp kỹ thuật, tổ chức NTTS; tăng cường kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định điều kiện về nuôi; kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào (thức ăn và con giống; chất lượng hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản). Tiếp tục triển khai áp dụng VietGAP, đẩy mạnh hài hòa công nhận lẫn nhau với các tổ chức chứng nhận khác như GSSI, GAA, ASC; tiếp tục điều chỉnh cơ cấu đối tượng nuôi, ưu tiên đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ một số đối tượng chủ lực là:

+ Tôm: Triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch phát triển ngành tôm. Phấn đấu đến cuối năm đạt 675 ngàn tấn, xuất khẩu đạt 3,2-3,5 tỷ USD.

+ Cá tra: Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường và chính sách của các nước nhập khẩu cá tra để hướng dẫn sản xuất trong nước cho phù hợp; tăng cường xúc tiến thương mại, tháo gỡ rào cản; chống các hành vi tuyên truyền bôi nhọ hoặc đưa tin sai sự thật về hoạt động nuôi cá tra; tiếp tục làm việc với các đối tác để tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu (với Hoa Kỳ trong thực thi đạo Luật Farm Bill); thúc đẩy phát triển thị trường nội địa và thị trường Trung Quốc; tổ chức các Hội chợ triển lãm quảng bá sản phẩm. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống và công tác quản lý sản xuất, cung ứng giống phục vụ sản xuất.

Ngoài 2 đối tượng chủ lực trên, tiếp tục chỉ đạo phát triển nuôi một số đối tượng khác như cá rô phi, tôm càng xanh, nhuyễn thể...

1.4. Lâm nghiệp Triển khai đồng bộ Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững

giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó tập trung trồng rừng và chăm sóc rừng; phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng 232,2 nghìn ha rừng.

Triển khai quyết liệt Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự

13

Page 14: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tới từng đơn vị và địa phương. Tập trung giải quyết các điểm nóng về phá rừng, vận chuyển và chế biến lâm sản trái phép. Thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, điều chỉnh mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Hoàn thành và tổ chức thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện thực thi luật, quản trị rừng và thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT) với EU, tạo điều kiện phát triển và mở cửa thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo phương án tổng thể của các địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho các công ty lâm nghiệp khi thực hiện dừng khai thác rừng tự nhiên;

2. Phát triển mạnh thị trường, tháo gỡ các rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt tối thiểu 33 tỷ USD; đẩy mạnh tiêu thụ nông, lâm, thủy sản tại thị trường trong nước, tiêu thụ kịp thời nông sản cho người dân, khắc phục tình trạng dư thừa.

Nâng cao chất lượng thu thập, phân tích thông tin, dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, EU, Trung Quốc...), kịp thời cảnh báo và tập trung tháo gỡ các rào cản, vấn đề phát sinh có thể gặp khi xuất khẩu nông sản.

Tiếp tục đàm phán để có các thỏa thuận song phương với các nước tạo thuận lợi cho xuất khẩu NLTS như thỏa thuận liên quan đến nhập khẩu tôm chưa nấu chín vào Úc, xuất khẩu trứng gia cầm giống vào Myanmar; thịt lợn, sữa và sản phẩm sữa, cá rô đồng, nghêu,.... vào Trung Quốc, rau quả sang Đài Loan;...

Đẩy mạnh thực hiện “Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; hoàn thiện “Chương trình phát triển thương hiệu nông sản chủ lực Việt Nam đến năm 2020” đối với một số sản phẩm: chè, cà phê, xoài, thanh long, cá tra,... gắn với chỉ dẫn địa lý.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm quảng bá sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm sạch, an toàn; phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm, nông, thủy sản an toàn tại thị trường trong nước.

Phối hợp với Bộ Công thương theo dõi, điều hành cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu; xây dựng cơ chế chính sách về thương mại biên giới, trao đổi hàng hóa tại các khu kinh tế cửa khẩu.

3. Công tác thủy lợi và phòng chống thiên taiTheo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, nguồn nước, xâm nhập mặn ở địa

phương, các giải pháp phòng chống hạn hán; tình hình an toàn công trình trong mùa mưa bão. Tiếp tục rà soát, tổng hợp tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển của các địa phương và đề xuất giải pháp xử lý căn cơ phù hợp với đặc điểm từng vùng.

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tổng hợp các sự cố đê điều, hướng dẫn,

14

Page 15: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

có biện pháp xử lý đối với hệ thống đê điều từ cấp III trở lên trong mùa mưa, lu. Ban hành và đẩy mạnh thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia phòng

chống thiên tai; xây dựng các phương án ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai.Nâng cao năng lực, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng

làm công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn đảm bảo tính chuyên nghiệp và kịp thời ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra.

Chuẩn bị đủ nguồn lực, nhu yếu phẩm; nâng cấp, hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất, sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai. Điều chỉnh quy trình hỗ trợ thiệt hại sau thiên tai, đáp ứng yêu cầu nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất, môi trường, cơ sở hạ tầng.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng cơ sở dữ liệu, hoạt động theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ứng phó, chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai; Rà soát hệ thống truyền tin, thông tin liên lạc, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác phòng chống và ứng phó với thiên tai.

Phối hợp với các quốc gia trên thế giới trong dự báo, xây dựng công trình, đặc biệt quan tâm tới các nước thượng nguồn sông Hồng, sông Mêkông nhằm chủ động trong sử dụng nguồn nước, ứng phó với thiên tai, cứu hộ cứu nạn.

4. Phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mớiTiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ của cơ quan Thường trực Chương trình

MTQG xây dựng nông thôn mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo chương trình giai đoạn 2016-2020 ở các cấp; nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn huy động bảo đảm nguồn lực thực hiện hoàn thành mục tiêu của Chương trình trong giai đoạn 2016 – 2020; đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, không để phát sinh nợ mới sai quy định.

Tập trung hướng dẫn các địa phương chủ động có cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện Chương trình; khẩn trương ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới của địa phương để thực hiện.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả 11 nội dung thành phần của Chương trình. Nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn; Phấn đấu cuối năm đạt 2.765 xã (31%) và ít nhất 38 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

5. Tiếp tục đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuấtTập trung phát triển hiệu quả mô hình liên kết 5 nhà (nhà nông – nhà nước

– nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà băng). Tiếp tục tổng kết tình hình thực hiện Luật Hợp tác xã trong nông nghiệp ở

miền Trung và cả nước; tăng cường tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, cán bộ chủ chốt của HTX nông nghiệp; hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp hợp tác liên kết với doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi để đảm bảo đầu ra cho nông sản.

15

Page 16: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

Hoàn thành và tổ chức thực hiện Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020”; Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trong sản xuất nông nghiệp; Nghị định về các chính sách phát triển kinh tế trang trại.

6. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lựcTăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, các giải pháp khoa học công nghệ mới tiên tiến; khuyến khích liên kết giữa các tổ chức của nhà nước với các doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng KHCN.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ một cách hiệu quả, bền vững.

Tập trung hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng và an toàn thực phẩm; hài hoà hoá tiêu chuẩn khu vực, quốc tế để thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu.

Hoàn thiện Khung chương trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (10 sản phẩm chủ lực) đối với 07 lĩnh vực giai đoạn 2018-2025; xây dựng các bộ giống quốc gia về cây trồng, vật nuôi để có thể sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, được lựa chọn xây dựng thương hiệu quốc gia.

Thực hiện mạnh mẽ cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập; đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ sang khoán, đặt hàng sản phẩm KH&CN. Thực hiện phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân và doanh nghiệp. Chuyển giao một số dịch vụ công trong khoa học cho doanh nghiệp thực hiện.

Tiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020 phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức giai đoạn 2017-2020.

7. Tiếp tục tăng cường quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Tiếp tục triển khai các chương trình giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thủy sản nuôi, Chương trình giám sát vệ sinh ATTP vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, Chương trình giám sát thực phẩm nông sản, thủy sản chế biến. Tiếp tục triển khai mở rộng Chương trình phát triển chuỗi cung ứng rau, thịt cho một số đô thị lớn trong cả nước; mở rộng, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn.

Chủ động tổ chức thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất nhằm xử lý kịp thời, nghiêm khắc các vi phạm về ATTP; tham gia tích cực hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP.

Theo dõi và xử lý kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm. Chủ động đánh giá, cung cấp kịp thời thông tin ATTP cho người tiêu dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu lầm, hoang mang. Tiếp tục xử lý rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản.

16

Page 17: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

Tăng cường phối hợp với Đài Truyền hình VN, Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện chương trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam cho Thế giới” để tuyên truyền, quảng bá sản phẩm chủ lực; nông sản an toàn trên toàn quốc.

8. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư côngTăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công,

giải ngân vốn kế hoạch được giao; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; cân đối, điều hòa nguồn vốn, bố trí vốn phù hợp với khả năng thực hiện của dự án, đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch đầu tư công được giao (bao gồm cả kế hoạch vốn năm 2016 được phép kéo dài). Thực hiện nghiêm yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đến 31/7 giải ngân tối thiểu 50% kế hoạch vốn của Bộ đã được giao.

Các đơn vị được Bộ giao chủ trì thực hiện các Chương trình mục tiêu khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc về vốn ODA cho các dự án O và các dự án cần hoàn thành, các dự án cấp bách (WB8, nước sạch). Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục phê duyệt các dự án TPCP và hoàn thành giao vốn trung hạn, vốn năm 2017.

9. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sáchTiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai; đánh giá và nhân rộng

mô hình thí điểm tích tụ, tập trung ruộng đất ở Thái Bình, Hà Nam, An Giang, Đồng Tháp,… đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật và hài hòa lợi ích lâu dài giữa doanh nghiệp, người nông dân.

Rà soát chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư, vốn tín dụng cho nông nghiệp, đẩy mạnh thực hiện chương trình tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao; cho vay đầu tư trung và dài hạn để tái sản xuất, áp dụng KHCN, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ...

Nghiên cứu, đánh giá tác động của chính sách thương mại hiện hành, các cam kết thương mại quốc tế liên quan tới phát triển ngành nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, mở rộng thị trường tiêu thụ.

10. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thành các Chương trình, đề án, văn bản quy phạm pháp luật đã đăng ký, đảm bảo chất lượng và thời gian theo quy định.

Tập trung hoàn thiện và ổn định về tổ chức để 4 Tổng cục nhanh chóng đi vào hoạt động sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp xã giai đoạn 2017-2025. Ban hành Thông tư Hướng dẫn thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ban hành Quyết định Quy định chức năng, nhiệm

17

Page 18: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/BaoCaoME/2017771110_BC … · Web viewTiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các các trường cao đẳng, trung học trực thuộc Bộ đảm bảo phù hợp với Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; triển khai Quyết định 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức và Nghị quyết 638/NQ-BCS của Ban cán sự về nâng cao năng lực đội ngu công chức viên chức.

Tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Tiếp tục rà soát lại các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ nhằm xem xét tiếp tục cắt giảm về (thời gian, giấy tờ, chi phí…) phù hợp với thông lệ quốc tế và mục tiêu Nghị quyết 19-2017/NQ-CP đặt ra.

Tiếp tục triển khai hiện đại hóa hành chính, ứng dụng CNTT trong CCHC; tập trung triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa quốc gia của Bộ Nông nghiệp và PTNT; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Bộ Chỉ số CCHC của Bộ....

Chuẩn bị xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2018 của ngành và của từng lĩnh vực, đơn vị; Tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại và thúc đẩy tăng trưởng. Xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 của Bộ.

Tổng hợp phương án tự chủ tài chính giai đoạn 2017-2019 đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác trực thuộc Bộ.

Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập; đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ sang khoán, đặt hàng sản phẩm KH&CN. Thực hiện phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân và doanh nghiệp. Chuyển giao một số dịch vụ công trong khoa học cho doanh nghiệp thực hiện.

Tăng cường công tác thông tin, thống kê, bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành.

Tóm lại: Nhiệm vụ còn lại của ngành nông nghiệp và PTNT từ nay đến hết năm là rất lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu được dự báo sẽ tiếp tục gây nên những hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai khó lường. Vì vậy, rất cần sự quyết tâm, nỗ lực của các cơ quan, đơn vị, các cấp, ngành với các chính sách, giải pháp toàn diện để hoàn thành kế hoạch năm 2017, đóng góp vào tăng trưởng chung của cả nước và bảo đảm an sinh xã hội./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

18