b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n...

64
TỔNG BIÊN TẬP TS. Vũ Chí Kiên PH TỔNG BIÊN TẬP TS. Đinh Thị Thu Phong BAN THƯ KÝ - BẠN ĐỌC ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy ThS. Bùi Thị Huyền [email protected] Tel: (844) 37737136 (máy lẻ 27,22) LIÊN HỆ QUẢNG CÁO PHÁT HÀNH Qung cáo: Trịnh Hồng Hi [email protected] Mobile: 0912011031 Phát hnh: Đon Thị Yến [email protected] Mobile: 0904162626 MỸ THUẬT Mnh Linh Năm thứ 55 số 536(726) 1.2017 Giấy phép xuất bn số: 365/GP-BTTTT ngy 19/12/2014 In ti Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong v nộp lưu chiểu tháng 1/2017 Giá bán: 25.000đ Bộ THôNG TIN Và TRUYềN THôNG ĐịA CHỉ: 18 NGUYễN DU, HÀ NộI To son: 115 Trần Duy Hưng, H Nội Tel:(84.4)37737136; (84.4) 37737137 Fax: (84.4) 37737130 Email: [email protected]; Website: http://www.tapchibcvt.gov.vn; http://www.ictvietnam.vn CHI NHÁNH TẠI TP.HCM Địa chỉ: 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Trưởng chi nhánh: Nguyễn Văn Nguyễn Email: [email protected] Tel/Fax: 08.39105379 Mobile: 0944909139

Upload: others

Post on 19-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TỔNG BIÊN TẬP

TS. Vũ Chí Kiên

PHO TỔNG BIÊN TẬP

TS. Đinh Thị Thu Phong

BAN THƯ KÝ - BẠN ĐỌC

ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy

ThS. Bùi Thị Huyền

[email protected]

Tel: (844) 37737136 (máy lẻ 27,22)

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO PHÁT HÀNH

Quang cáo: Trịnh Hồng Hai

[email protected]

Mobile: 0912011031

Phát hanh: Đoan Thị Yến

[email protected]

Mobile: 0904162626

MỸ THUẬT

Manh Linh

N ă m t h ứ 5 5 s ố 5 3 6 ( 7 2 6 )1.2017

Giấy phép xuất ban số: 365/GP-BTTTT ngay 19/12/2014 In tai Công ty TNHH MTV in Quân đội 1. In xong va nộp lưu chiểu tháng 1/2017

Giá bán: 25.000đ

b ộ t h ô n g t i n v à t r u y ề n t h ô n g

ĐịA CHỉ: 18 NGUYễN DU, HÀ NộI

Toa soan: 115 Trần Duy Hưng, Ha Nội

Tel:(84.4)37737136; (84.4) 37737137

Fax: (84.4) 37737130

Email: [email protected];

Website: http://www.tapchibcvt.gov.vn;

http://www.ictvietnam.vn

CHI NHÁNH TẠI TP.HCM

Địa chỉ: 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Đakao,

Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Trưởng chi nhánh: Nguyễn Văn Nguyễn

Email: [email protected]

Tel/Fax: 08.39105379

Mobile: 0944909139

Page 2: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

30

3

50

17

Vấn đề sự kiện• Phát huy truyền thống, sáng tạo và tiên phong

trong ứng dụng CnTT và Viễn thông

• Bùi Thanh Tùng: Vài nét về công nghiệp công nghệ thông tin

Việt nam năm 2016

• Hải Anh: Các hoạt động triển khai bảo đảm an toàn

thông tin năm 2016

• đàm Minh: Xây dựng Bưu điện Việt nam theo hướng

hiện đại, chuyên nghiệp

• Công tác thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực,

hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp

và người dân

• VnPT - Tái cấu trúc thành công, tăng trưởng ổn định

Công ngHệ - giải PHáP• DnssEC cho hệ thống máy chủ tên miền “.Vn”

• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ trợ tái cấu trúc tần số

• Ths. Chử Hoài nam: giám sát dữ liệu mạng cảm biến

thông qua máy chủ dịch vụ Thinkspeak

gHi nHận - TrAO đổi• Chuyển nhượng tên miền “.Vn” – Bao giờ thành hiện thực

• Hà Phương: Các tiêu chí đánh giá đô thị thông minh

bền vững

• Phạm Tiến đạt: Big Data: Cơ hội và thách thức

trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Page 3: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

3TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

Phát huy truyền thống, sáng tạo và tiên phong trong ứng dụng CNTT và Viễn thông

Ngành TT&TT tiếp tục duy trì, phát huy truyền thống "10 chữ vàng" của ngành Bưu điện trước đây, tìm tòi, sáng tạo và đi tiên phong trong ứng dụng CNTT và viễn thông. Đó là nhận xét của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Bộ TTTT được tổ chức vào ngày 23/12/2016, tại Hà Nội.

đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy lĩnh vực TTTT phát triển trong quá trình mở cửa và

hội nhập kinh tế quốc tế

Trong năm 2016, công tác quản lý nhà nước tiếp tục được triển khai tốt trên tất cả các lĩnh vực của Ngành. Bộ TTTT đã nghiêm túc, tích cực triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý nhà nước với tinh thần đổi mới, xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân. Công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, khả thi, phù hợp với thực tiễn, đồng thời tạo hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch để hoạt động TTTT phát triển trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, Luật Báo chí đã được Quốc hội thông qua; một số văn bản hướng dẫn Luật An toàn thông tin mạng và Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới được ban hành; Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 tiếp tục được hoàn

Page 4: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

4 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

thiện. Bộ đã xây dựng, tham mưu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 19 đề án. Bên cạnh đó, Bộ cũng chủ động ban hành 32 thông tư, thông tư liên tịch và nhiều văn bản quản lý, cơ chế, chính sách nhằm góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy lĩnh vực TT&TT phát triển trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Công tác theo dõi, định hướng, chỉ đạo thông tin, tuyên truyền kịp thời, hiệu quả. Các cơ quan thông

tấn, báo chí, thông tin cơ sở đã đưa tin chính xác, toàn diện và kịp thời về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, những vấn đề dư luận quan tâm; thông tin toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các sự kiện chính trị lớn của thế giới và trong nước; công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo. Các hoạt động thông tin đối ngoại đã

Một số kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh

năm 2016 của ngành TT&TTa) Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội:- Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định đạt 18,00 thuê bao/100 dân.- Tỷ lệ thuê bao di động đạt khoảng 131 thuê bao/100 dân.- Tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định đạt 10,11 thuê bao/100 dân.- Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động đạt 50 thuê bao/100 dân.- Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định đạt 11,85%.- Tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet đạt 24,38%.- Tỷ lệ người sử dụng Internet là 62,76% dân số.- Tỷ lệ phủ sóng di động đạt 94%.- Tỷ lệ số xã có máy điện thoại đạt 100%.- Tỷ lệ xã có điểm phục vụ bưu chính đạt 100%.- Sản lượng báo xuất bản đạt 1.000 triệu bản.- Mức hưởng thụ báo chí bình quân đạt trên 11 bản báo/người/năm.- Tỷ lệ phủ sóng phát thanh duy trì ở mức khoảng 98% trên diện tích cả nước và 99,5% trong dân cư.- Tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt khoảng 95% diện tích cả nước.b) Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh:- Tổng doanh thu phát sinh toàn Ngành năm 2016 ước đạt 1.337.857 tỷ đồng (ước tốc độ tăng trưởng đạt 9,36% so với năm 2015, cao hơn so với mục tiêu tăng GDP cả nước năm 2016 là 6,7%), trong đó:Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực báo chí ước đạt 13.912 tỷ đồng; lĩnh vực xuất bản, in và phát hành ước đạt 2.245 tỷ đồng; lĩnh vực bưu chính ước đạt 16.800 tỷ đồng; lĩnh vực viễn thông ước đạt 365.500 tỷ đồng; lĩnh vực CNTT ước đạt 939.400 tỷ đồng.- Tổng nộp NSNN toàn Ngành ước đạt 145.915 tỷ đồng (ước đạt 109,06% so với kế hoạch năm) và đóng góp khoảng 14,38% vào tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2016.Tổng nộp NSNN lĩnh vực báo chí ước đạt 901 tỷ đồng; lĩnh vực xuất bản ước đạt 70,79 tỷ đồng; lĩnh vực bưu chính ước đạt 607 tỷ đồng; lĩnh vực viễn thông ước đạt 50.396 tỷ đồng; lĩnh vực CNTT ước đạt 93.940 tỷ đồng.

Page 5: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

5TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

chuyển tải ra thế giới thông tin sinh động, toàn diện về đất nước, con người Việt Nam và thông tin nhiều mặt về ASEAN cho người dân Việt Nam. Bộ TTTT cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh việc cung cấp thông tin sai sự thật và các luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá Nhà nước. Rà soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí, viễn thông và thông tin điện tử.

Hoạt động xuất bản, in và phát hành góp phần tích cực vào công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ người dân; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực để tăng cường quảng bá, phổ biến và mở rộng thị trường xuất bản phẩm của Việt Nam. Bộ đã triển khai cung cấp dịch vụ hành chính công mức độ 3 trong lĩnh vực xuất bản để phục vụ nhân dân được tốt hơn.

Về lĩnh vực bưu chính, hoạt động khai thác mạng lưới, vận chuyển, chuyển phát ổn định. Bộ tập trung triển khai điều chỉnh giá cước trong hoạt động phát

hành báo chí công ích; chỉ đạo thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; rà soát, tịch thu các bưu phẩm nước ngoài vi phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Trong lĩnh vực viễn thông, tiếp tục phát triển thị trường viễn thông bền vững, cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và người dân. Thực hiện tốt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020; triển khai Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020; cung cấp dịch vụ viễn thông 4G, ban hành kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định; thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia. Bên cạnh đó, Bộ đã tập trung thực hiện việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối của các doanh nghiệp viễn thông nhằm hạn chế triệt để tình trạng SIM rác, tin nhắn rác. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước và phục vụ công tác nhân đạo, phòng, chống lụt, bão

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương các kết quả đạt được của Ngành TT&TT trong năm 2016.(Ảnh: Mạnh Vỹ)

Page 6: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

6 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

được vận hành an toàn, hiệu quả.

Thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020, Bộ TTTT đã hoàn thành triển khai giai đoạn 1 tại 05 thành phố trực thuộc Trung ương cùng với việc hoàn thành hỗ trợ đầu thu kỹ thuật số cho các hộ nghèo và đang tích cực triển khai giai đoạn 2 của Đề án.

Đối với lĩnh vực CNTT, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các đề án lớn, phát triển công nghiệp, ứng dụng CNTT, bảo đảm an toàn thông tin, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Tập trung triển khai công tác Tổng kết 10 năm thực hiện Luật CNTT, Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT giai đoạn 2020, tầm nhìn 2025 và thí điểm thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước. Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và hạ tầng khung chính phủ điện tử giai đoạn I; triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xây dựng Bộ TTTT điện

tử giai đoạn 2016 - 2020. Các Công viên công nghệ phần mềm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được thành lập. Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an toàn thông tin, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin được tập trung thực hiện. Tăng cường triển khai phổ biến và tập huấn Luật An toàn thông tin mạng, phát triển nguồn nhân lực và tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong công tác bảo đảm an toàn thông tin.

Trong công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục tập trung chỉ đạo hoạt động và kiện toàn mô hình tổ chức của các doanh nghiệp trực thuộc để hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hợp tác với các đơn vị ngoài Ngành. Các đơn vị, doanh nghiệp ngành TT&TT tiếp tục có những đóng góp quan trọng về các mặt chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế - xã hội của cả nước. Viễn thông, CNTT tiếp tục là lĩnh vực có các doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất của cả nước và đóng góp không nhỏ vào tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam.

Page 7: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

7TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

đột phá nhằm tận dụng các cơ hội phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tăng tốc phát triển và quyết tâm đi

đầu về CnTT

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam biểu dương những cố gắng và kết quả đã đạt được của toàn ngành TT&TT trong năm qua. Năm 2016, công tác quản lý nhà nước của ngành TT&TT đã được triển khai tốt trên tất cả các mặt, tỉ trọng đóng góp vào ngân sách lớn, tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò của ngành TT&TT.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng chỉ ra những mặt hạn chế trong lĩnh vực quản lý của Bộ: Nhiều cá nhân và cơ quan báo chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp; Việc triển khai 4G còn chậm, vì vậy các doanh nghiệp viễn thông cần hết sức chú ý, cần cố gắng để bứt phá và vượt lên mạnh mẽ hơn.

Đối với việc xây dựng Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TTTT

phải quyết tâm thể hiện là vai trò tiên phong, đi đầu trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, tăng cường giám sát để có những bước tiến cụ thể, xứng đáng với truyền thống của Ngành.

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh, ngành TT&TT cần tiếp tục tập trung xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực TT&TT, đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, cần chú trọng nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách mang tính chất đột phá nhằm tận dụng các cơ hội phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tạo điều kiện cho đồng bào vùng sâu, vùng xa thụ hưởng những lợi ích do lĩnh vực TT&TT mang lại.

Bộ TTTT cần tổ chức, triển khai thực hiện tốt Luật Báo chí; Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; tiếp tục chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm quy định của Luật Báo chí;

Bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn phát biểu tại Hội nghị.(Ảnh: Mạnh Vỹ)

Page 8: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

8 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

quản lý chặt chẽ các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, qua đó xây dựng lòng tin của nhân dân, tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội.

Bộ TTTT sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động cạnh tranh, khuyến mại, giá cước, chất lượng dịch vụ để bảo đảm quyền lợi người sử dụng dịch vụ viễn thông. Triển khai Đề án cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao và kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định. Tiếp tục tăng cường các biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, mua bán lưu thông SIM di động sai quy định; xây dựng các chính sách thúc đẩy sự phát triển thuê bao di động trả sau.

Bộ cũng đặt mục tiêu thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển tài nguyên, bảo đảm an toàn hệ thống Internet và hệ thống tên miền quốc gia; Tích cực thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Internet; Triển khai tốt hoạt động của Ủy ban Tần

số vô tuyến điện quốc gia và thực hiện Giai đoạn 2 Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến năm 2020.

Trong lĩnh vực CNTT, Bộ cần tập trung thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, tăng cường công tác giám sát, đánh giá hiệu quả và mức độ ứng dụng CNTT và triển khai dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, tổ chức giám sát và ứng phó kịp thời trước các nguy cơ tấn công mạng.

Cuối cùng, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định sẽ thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực TT&TT, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TT&TT phát triển mạnh mẽ và bền vững./.

Page 9: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

9TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

Năm 2016, Công nghiệp Công nghệ Thông tin (CNTT) tiếp tục giữ vững nhịp độ tăng trưởng ổn định ở cả 3 mảng công nghiệp phần cứng điện tử, công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số và tiếp tục giữ vai trò là một trong những ngành đóng góp lớn cho ngân sách của đất nước, kim ngạch xuất khẩu và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Doanh thu ngành CNTT năm 2016 ước đạt gần 54 tỷ USD tăng trưởng trên 7% so với năm 2015.

Công nghiệp phần cứng, điện tử vẫn giữ được mức doanh thu cao trong nhiều năm qua do sự đóng góp doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI như Samsung, Intel, Canon, LG…. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm, tổng giá trị

xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử đạt khoảng 48 tỷ USD và luôn thuộc 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong cả năm, trong đó xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 31,3 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 16,68 tỷ USD. Ước tính doanh thu lĩnh vực cho cả năm 2016 đạt trên 50 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 9%, chiếm tỷ trọng trên 93% doanh thu toàn ngành.

Công nghiệp phần mềm và nội dung số cũng đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định với doanh thu ước đạt năm 2016 khoảng 3,5 tỷ USD, tăng trưởng bình quân 8% so với năm 2015. Sự tăng trưởng này là do lĩnh vực gia công, xuất khẩu phần mềm tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với các thị trường chủ lực và

VÀI NÉT VỀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM

NĂM 2016Bùi Thanh Tùng

Page 10: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

10 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

sự ổn định của mảng nội dung số trên di động.

Trong năm 2016, FPT software - doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm chủ lực của Việt Nam - ước tính sẽ vượt qua mức doanh thu 200 triệu USD. Trong đó FPT tại Nhật Bản đóng góp tới 50% doanh thu, đồng thời đưa FPT Nhật Bản, hiện là công ty phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam lớn nhất tại Nhật Bản, tiến gần nằm trong Top 50 công ty cung cấp dịch vụ CNTT lớn nhất tại Nhật Bản. Các doanh nghiệp phần mềm tiêu biểu khác như Fujinet, KMS Technology, TMA Solutions, Harvey Nash, Global

Cybersoft, Tinh Vân,… vẫn giữ được mức tăng trưởng doanh thu xuất khẩu từ 10 - 30%. Bên cạnh thị trường xuất khẩu chủ lực như Nhật, Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á, nhiều thị trường mới về xuất khẩu phần mềm đã được các doanh nghiệp bắt đầu khai thác như Bangladesh, Myanmar.

Trong lĩnh vực nội dung số, các doanh nghiệp nội dung số chủ lực như VTC, VNG, FPT online, DIGI-TEXX, Gameloft... đều đạt được mức tăng trưởng tốt theo kế hoạch. Ngoài ra, thị trường game Việt Nam trong năm 2016 vẫn rất sôi động nhất là mảng game trên di động. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường NewZoo chuyên về game, tính đến hết tháng 10/2016, doanh thu game thị trường Việt Nam đạt trên 280 triệu USD xếp thứ 32/100 nước dẫn đầu về game và ước tính doanh thu lĩnh vực này cho cả năm 2016 đạt 290 triệu USD, tăng

Page 11: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

11TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

trưởng 34% so với 2015.

Chính sự phát triển mạnh mẽ của Công nghiệp CNTT đã góp phần đưa CNTT trở thành ngành nghề hấp dẫn không chỉ trong năm 2016 mà còn trong thời gian tới. Không chỉ các doanh nghiệp CNTT mà còn nhiều doanh nghiệp các ngành nghề khác cũng đang có nhu cầu tuyển dụng lao động nhóm nghề CNTT để triển khai ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đang gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp CNTT nhất là doanh nghiệp làm gia công, xuất khẩu phần mềm. Ước tính tổng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT năm 2016 khoảng gần 600.000 người trong đó nhân lực phần cứng chiếm 65%.

Nhân lực CNTT vẫn tiếp tục được đào tạo với số lượng ngày càng tăng với trình độ ngoại ngữ và kỹ năng mềm có cải thiện. Năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT. Văn bản này cùng với Thông tư số 03/2014//TT-BTTTT ngày 11/3/2014

quy định chuẩn kỹ năng CNTT sẽ góp phần tích cực trong hoạt động thúc đẩy kỹ năng sử dụng CNTT đáp ứng với điều kiện thực tế.

Để tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực công nghiệp CNTT, trong thời gian tới, Bộ TTTT dự kiến sẽ ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Thông tư sửa đổi Thông tư Danh mục hàng hóa theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ TTTT, Thông tư về danh mục sản phẩm và dịch vụ CNTT trọng điểm, Thông tư sửa đổi Thông tư 01/2014/TT-BTTTT ngày 20/02/2014 quy định chi tiết về ưu tiên đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư ban hành Danh mục và quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm nội dung số, Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức CNTT.

Trong năm 2016, Bộ TTTT tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thực hiện các chủ trương lớn về phát triển công nghiệp CNTT triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và Quyết định 392/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển công

Page 12: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

12 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

nghiệp CNTT đến năm 2020, định hướng năm 2025 và Quyết định 1290/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động Phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Quyết định 80/QĐ-TTg về thí điểm thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, Bộ TTTT đã đẩy mạnh triển khai thực hiện nhiều văn bản quan trọng của Chính phủ như Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2016 - 2017, định hướng đến 2020 đặc biệt là Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 26/5/2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam cùng nhiều chương trình

về CNTT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp CNTT, cũng như thúc đẩy hoạt động kiến tạo, khởi nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Song song với đó, Bộ TTTT cũng đang phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội và doanh nghiệp trên cả nước triển khai tổng kết, đánh giá 10 năm thi hành Luật CNTT thông qua nhiều hoạt động thiết thực như: xây dựng báo cáo tổng kết, tổ chức tọa đàm, hội thảo chuyên đề và làm việc thực tế tại nhiều cơ quan, đơn vị, khu vực và vùng miền và dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2017. Kết quả tổng kết, đánh giá sẽ là cơ sở để xây dựng các đề xuất sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý về CNTT phù hợp với thể chế hoá quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời theo kịp với xu thế phát triển của thế giới./.

Page 13: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

13TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

Việt Nam là một trong số các quốc gia phải đối mặt nhiều nhất với mã độc, đứng số một về tỉ lệ lây nhiễm qua thiết bị lưu trữ ngoài (USB, thẻ nhớ, ổ cứng di động) với tỉ lệ 70,83% máy tính bị lây nhiễm; 39,55% người dùng phải đối mặt với mã độc bắt nguồn từ không gian mạng.

Năm 2016, Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng có chủ đích nhằm vào các hệ thống CNTT quan trọng. Đặc biệt có rất nhiều vụ tấn công vào các hệ thống tài chính, ngân hàng, các hệ thống thông tin quan trọng của các tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng xuất hiện nhiều hình thức tấn công mạng trực tiếp vào người dùng như lừa đảo thẻ cào, lừa đảo chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, tài khoản cá nhân, mã hóa dữ liệu người dùng với mục đích đòi tiền chuộc. Nhiều nhóm tội phạm trong nước sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dùng qua mạng Internet và qua mạng di động.

Vụ tấn công mạng vào hệ thống của Vietnam Airlines là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với chúng

ta rằng không thể lơ là, chủ quan về vấn đề bảo đảm an toàn hệ thống thông tin. Ảnh hưởng của tấn công mạng không chỉ gây thiệt hại đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà còn có thể ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và lợi ích của từng người dân. Chưa có con số thống kê và tính toán chi tiết về các thiệt hại do mất an toàn thông tin (ATTT) tại Việt Nam, nhưng chắc chắn các sự cố và tấn công mạng đã và đang gây ra những thiệt hại không hề nhỏ. Trong đó, bất cập lớn nhất là vấn đề nhận thức: lãnh đạo chưa thực sự quan tâm và quyết liệt với vấn đề an toàn thông tin; người dùng chưa có nhận thức đầy đủ, chưa thực sự chú trọng tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật thông tin. Bên cạnh đó, có thể kể đến những bất cập, hạn chế khác như: kinh phí đầu tư cho ATTT còn hạn hẹp; số lượng, trình độ và kỹ năng của cán bộ chuyên trách ATTT còn hạn chế, chưa quan tâm nhiều đến công tác cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng, huấn luyện, diễn tập; bất cập trong xây dựng và áp dụng các quy trình, quy định; chưa chú trọng đến việc xây dựng quy trình và quy định về an toàn

CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN NĂM 2016

Hải Anh

Page 14: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

14 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

bảo mật...

An toàn thông tin mạng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt trong thời gian vừa qua. Sau khi Luật An toàn thông tin mạng được ban hành vào 19/11/2015, Chính phủ đã nỗ lực chỉ đạo xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ATTT. Liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng 04 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong đó có 02 Nghị định đã được Chính phủ ban hành vào ngày 01/7/2016: Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Nghị định số 108/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.

Ngoài ra, một số văn bản như: dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Danh mục hạ tầng thông tin quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng”; dự thảo Thông tư quy định về hồ sơ và thủ tục cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và cấp phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được

chấp nhận tại Việt Nam; dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 về chống thư rác và Nghị định 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90/2008/NĐ-CP; dự thảo tiêu chuẩn yêu cầu an toàn cơ bản về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, đã được hoàn thành và đang trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua, để dần hoàn thiện cơ sở pháp lý về an toàn thông tin theo hướng áp dụng các quy định pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành và phát huy các nguồn lực của đất nước nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng, phát triển lĩnh vực an toàn thông tin mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin mạng; đẩy mạnh công tác giám sát, phòng, chống nguy cơ mất an toàn thông tin mạng và bảo đảm hiệu quả công tác thực thi quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng.

Nhìn nhận thực trạng về công tác bảo đảm an toàn thông tin, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin

Page 15: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

15TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

và Truyền thông (Bộ TTTT) đã chủ động, phối hợp với một số các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực này tại Việt Nam nhằm xây dựng một số giải pháp, công cụ, hệ thống để thực hiện hỗ trợ rà soát các mã độc gián điệp APT cho một số hệ thống thông tin quan trọng thuộc một số bộ, ban ngành. Hệ thống hỗ trợ việc theo dõi, giám sát và cảnh báo sớm về mức độ an toàn thông tin của các website được Cục ATTT xây dựng và vận hành khai thác giúp phân tích và cảnh báo sớm cho các hệ thống thông tin. Vừa qua, hệ thống này đã hỗ trợ việc theo dõi, giám sát và cảnh báo sớm về mức độ an toàn thông tin cho gần 4.000 website của khối cơ quan nhà nước (tên miền .gov.vn). Hệ thống thực hiện giám sát nhưng không can thiệp cũng như không cài đặt phần mềm hay thiết bị vào hạ tầng của các cơ quan chủ quản website đó.

Năm 2016, công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin cũng được chú trọng, thể hiện bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền thông qua các phóng sự truyền hình; tờ rơi, tờ gấp; cẩm nang; sổ tay hoặc cách truyền thống thông qua việc tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm hướng dẫn chính sách pháp luật và các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin, thống kê, đánh giá và tuyên truyền

đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về an toàn thông tin. Cụ thể, Cục ATTT đã chủ trì chuẩn bị nội dung và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 02 Hội thảo hướng dẫn triển khai, thi hành Luật an toàn thông tin mạng mạng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; chủ trì tổ chức 02 Hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức trách nhiệm, hướng dẫn chính sách pháp luật và các biện pháp kỹ thuật

bảo đảm ATTT tại Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế; tham gia chiến dịch tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Nhật Bản.

Trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Cục ATTT đã chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo an toàn thông tin tổ chức 23 khóa đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin cho 660 cán bộ đến từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Sở TT&TT các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam. Đồng thời, Cục đã phối hợp với Công an Hà Nội và Sở TT&TT các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Hưng Yên… tổ chức hội thảo, đào tạo, tập huấn, diễn tập an toàn thông tin tại chỗ cho khoảng 400 lượt cán bộ; tổ chức 01 khoá học cho hơn 100 học viên đến từ các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang đảm nhiệm điều hành các hệ thống thông tin quan trọng như: Hàng hải, Hàng không, điện lực, dầu khí, viễn thông… về an toàn thông tin cho hệ thống thông tin quan trọng. Đặc biệt khóa học này có sự tham gia của các học viên đến từ các nước ASEAN.

Trong chuỗi sự kiện “Ngày An toàn thông tin”, Cục ATTT đã tổ chức thành công buổi Tọa đàm, hướng nghiệp cho 500 sinh viên tiêu biểu đang theo học ngành An toàn thông tin, Công nghệ thông tin đến từ một số trường đại học như Bách Khoa, Học viện

Page 16: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

16 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện Mật mã, trường Đại học Quốc gia để chia sẻ với các sinh viên về kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc và định hướng nghề nghiệp tương lai. Đặc biệt, Cục ATTT đã phối hợp với các cơ sở đào tạo trọng điểm của Đề án 99 tổ chức Hội chợ việc làm cho sinh viên an toàn thông, thu hút hơn 3.500 sinh viên các trường tại Hà Nội tham gia, đáp ứng một phần nhu cầu tuyển dụng của 20 doanh nghiệp và nhu cầu tìm công việc của các sinh viên.

Bên cạnh đó, Cục ATTT đã xây dựng, phát hành Báo cáo an toàn thông tin Việt Nam năm 2015 để cung cấp thông tin tổng quan về tình hình an toàn thông tin trong nước tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và độc giả quan tâm phục vụ mục đích tham khảo, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, chương trình đảm bảo ATTT; đồng thời định kỳ hàng tháng biên soạn và phát hành 1.000 Bản tin an toàn thông nhằm tổng hợp tình hình, sự kiện an toàn thông tin trong nước và quốc tế; các biện pháp

nghiệp vụ phân tích, cảnh báo lỗ hổng, điểm yếu, cung cấp, chia sẻ thông tin về tình hình an toàn thông tin cho tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước; phối hợp với một số Sở Thông tin và Truyền thông nhân bản tài liệu tuyên truyền, xây dựng nội dung, chương trình nhằm tuyên truyền về an toàn thông tin tại địa bàn tỉnh; đồng thời, xây dựng và phổ biến 1.000 cuốn sổ tay an toàn thông tin dành cho các đối tượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và người dùng để định hướng tuyên truyền về thực trạng, nguy cơ mất an toàn thông tin và phổ biến kỹ năng đơn giản để tự bảo đảm an toàn thông tin.

Có thể khẳng định, việc bảo đảm an toàn thông tin không chỉ là nhiệm vụ của riêng cá nhân, tổ chức nào, mà cần có sự trao đổi, chia sẻ và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng nhà nước, sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp và cộng đồng trong toàn xã hội cũng như trong nước và quốc tế nhằm bảo đảm cho sự phát triển ổn định chính trị, kinh tế và xã hội./.

Page 17: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

17TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

Trong hai ngày 23 - 24/12, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2017. Với những kết quả đạt được trong năm, Bưu điện Việt Nam cùng 10 đơn vị của Tổng công ty đã vinh dự được Chính phủ tặng Cờ thi đua cho những thành tích xuất sắc trong năm 2016.

DOAnH THu CủA Bưu điện ViệT nAM Tăng Trên 35%

Báo cáo tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Phạm Anh Tuấn cho biết, năm 2016, tổng doanh thu toàn Tổng công ty đạt gần 13.000 tỷ đồng, tăng trên 35% so với năm 2015; lợi nhuận đạt trên 185 tỷ đồng, tăng hơn 17% so với năm trước. Đây là con số vô cùng ý nghĩa đối với Bưu điện Việt Nam trong điều kiện hoạt động bưu chính công ích nhưng lại không còn nhận sự trợ cấp bằng tiền của Nhà nước như trước kia. Trong đó, Công ty mẹ, doanh thu tăng hơn

38%, lợi nhuận tăng hơn 47% so với thực hiện năm 2015.

Không chỉ ấn tượng bởi các chỉ số kinh doanh, năm 2016 là năm ghi nhiều dấu ấn của Bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực hành chính công. Tổng công ty không chỉ mở rộng việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tại địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; phối hợp với BHXH Việt Nam hoàn thành việc lập

Xây dựng Bưu điện Việt Nam theo hướng HIỆN ĐẠI, CHUYÊN NGHIỆP

đàm Minh

Page 18: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

18 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

danh sách hộ gia đình tham gia BHYT; triển khai chi trả bảo trợ xã hội và chi trả gói trợ giúp xã hội... mà còn tổ chức cung cấp dịch vụ tiếp nhận, cấp đổi hồ sơ giấy phép lái xe, thu nộp hộ tiền xử phạt vi phạm giao thông và chuyển trả giấy tờ tạm giữ… Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất trong lĩnh vực cải cách hành chính của đất nước trong thời gian qua là ngày 19/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Đây là một bước tiến mới trong cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay. Thay vì phải trực tiếp đến cơ quan hành chính để nộp hồ sơ, lệ phí và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người dân, doanh nghiệp chỉ cần tới các điểm phục vụ của Bưu điện để sử dụng dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, qua đó không chỉ góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian mà còn

giảm đáng kể sự phiền hà, nhũng nhiễu trong thực hiện các thủ tục hành chính.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng đánh giá, năm 2016, lĩnh vực bưu chính của toàn ngành đã có những bước chuyển biến đáng kể, nhờ sự chủ động, sáng tạo, nỗ lực của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Việc Bưu điện Việt Nam tham gia ngày càng sâu hơn vào lĩnh vực hành chính công đã góp phần quan trọng trong việc hướng tới một nền thủ tục hành chính hướng đến người dân, vì người dân để phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận cơ quan nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính nhanh nhất, thuận tiện nhất, bảo đảm ngăn ngừa các hành vi tiêu cực trong quá trình cải cách thủ tục hành chính. Thứ trưởng nhấn mạnh, năm 2017, Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để quyết liệt thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng trên toàn quốc.

Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Minh Hồng trao Cờ thi đua Chính phủ về thành tích toàn diện năm 2016 cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.

Page 19: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

19TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

đổi Mới Bưu điện Văn HóA Xã THEO Hướng đA DịCH Vụ

Xác định điểm Bưu điện Văn hóa xã (BĐ-VHX) là một trong những mắt xích đặc biệt quan trọng của Bưu điện Việt Nam, năm 2016, Tổng công ty đã đẩy mạnh đầu tư, cải tạo, sửa chữa, trang bị biển hiệu tại hàng trăm điểm trên cả nước. Hiện nay, điểm BĐ-VHX không chỉ là điểm sinh hoạt cộng đồng, duy trì các dịch vụ bưu chính truyền thống mà đã được mở rộng thêm nhiều dịch vụ như: các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ viễn thông và sản phẩm hàng hóa tiêu dùng... Đặc biệt, các điểm BĐ-VHX còn tham gia vào các dịch vụ hành chính công như: chi trả lương hưu, trợ cấp, tiếp nhận, chuyển phát hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, hồ sơ bảo hiểm xã hội. Tới đây, Bưu điện Việt Nam sẽ đầu tư hàng loạt các trang thiết bị cần thiết cũng như đào tạo tập huấn để tiến tới tại các điểm BĐ-VHX sẽ triển khai thực hiện việc nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho từng người dân tại các thôn, bản.

Bưu điện Việt Nam đã phát triển các điểm BĐ-VHX theo hướng hoạt động đa dịch vụ, phát huy tối

đa năng lực và lợi thế vốn có của các điểm BĐ-VHX, đưa dịch vụ bán lẻ hàng tiêu dùng về nông thôn với mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ Post Mart... Đến nay, toàn mạng lưới đã có khoảng 1.850 điểm BĐ-VHX đa dịch vụ, tiến tới triển khai mới tại 1.833 điểm trên toàn quốc. Tại các điểm BĐ-VHX đa dịch vụ, mức tăng trưởng bình quân của các điểm đạt từ 15 - 20%. Doanh thu bình quân của mỗi điểm/tháng đạt 20.800.000 đồng.

Xây Dựng nền Bưu CHínH Hiện đại, CHuyên ngHiệP

Trong năm 2017, với mục tiêu giữ vững vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam với doanh thu tăng trên 27% so với năm 2016, lợi nhuận phấn đấu đạt 258 tỷ đồng, Bưu điện Việt Nam sẽ tập trung xây dựng nền sản xuất bưu chính hiện đại, chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa, tạo sự cách biệt và khác biệt tuyệt đối trên thị trường.

Tại Hội nghị triển khai Kế hoạch năm 2017, tập thể lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV và người lao động của Bưu điện Việt Nam đã quyết tâm mạnh mẽ

Page 20: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

20 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

phấn đấu thực hiện chỉ tiêu doanh thu phát sinh toàn Tổng công ty sẽ tăng trên 27% so với năm 2016, tổng lợi nhuận đạt trên 250 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Đỗ Ngọc Bình, Tổng công ty sẽ phải tập trung tổ chức lại sản xuất. Thực tế, chương trình này đã được triển khai trong năm 2016. Tuy nhiên, trong năm 2017 cần tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất, cụ thể: Xây dựng lại toàn bộ các quy định, quy trình dịch vụ mà ngay trước mắt là quy định, quy trình các dịch vụ bưu chính; Tổ chức lại các khâu trong dây chuyền sản xuất của Tổng công ty. Ngoài ra, Bưu điện Việt Nam cũng sẽ tập trung xây dựng và ban hành chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty để xác định rõ mục tiêu và giải pháp cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền sản xuất bưu chính hiện đại và chuyên nghiệp, tiện ích cho người dân, Bưu điện Việt Nam đặc biệt coi trọng việc

đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị thiết yếu và ứng dụng công nghệ thông tin trên toàn mạng lưới, tập trung triển khai các dự án lớn, trọng điểm như: các Trung tâm khai thác chia chọn vùng; dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin bưu chính (MPITS), đầu tư trang thiết bị, phương tiện vận chuyển và khai thác, các giải pháp back office, phần mềm kế toán mới, hệ thống thiết bị cầm tay cho bưu tá, nhân viên bán hàng.../.

Page 21: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

21TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

Năm 2016, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đã bám sát sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Thanh tra Chính phủ, khắc phục khó khăn, chủ động sáng tạo, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình kế hoạch công tác đã đề ra, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ, công tác đột xuất ngoài kế hoạch; xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ việc mới phát sinh do lãnh đạo đơn vị giao. Thực hiện Kế hoạch số 2212/KH-TTCP ngày 26/8/2016 của Thanh tra Chính phủ về việc tổng kết đánh giá 04 năm thi hành Luật khiếu nại, Luật

tố cáo và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Thanh tra Bộ chủ trì tổ chức tổng kết toàn diện các quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và đã có các Báo cáo tổng kết số 80/BC-BTTTT ngày 11/11/2016 về Luật khiếu nại và Báo cáo tổng kết số 81/BC-BTTTT ngày 11/11/2016 về Luật tố cáo gửi Thanh tra Chính phủ.

Trong năm 2016, Thanh tra Bộ đã tổ chức thành công Hội nghị Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và Tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông năm 2016 cho Thanh tra các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành, Sở

CÔNG TÁC THANH TRA góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và người dân

Page 22: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

22 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

TT&TT các tỉnh, thành phố và một số doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.

Về công tác xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, Thanh tra Bộ đã chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng ký ban hành Thông tư số 03/2016/TT-BTTTT quy định về tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Bộ Thông tin và Truyền thông thay thế thông tư 03/2010/TT-BTTTT ngày 14/01/2010; và hoàn thành sửa đổi, bổ sung Quy trình giải quyết khiếu nại (QT.TT.01) và Quy trình giải quyết khiếu nại tố cáo (QT.TT.02) chuẩn ISO.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra các đơn vị đã được thực hiện theo đúng quy định và đạt hiệu quả cao. Qua các cuộc thanh tra, nhiều hành vi vi phạm như SIM rác, phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, cung ứng dịch vụ chuyển phát không có giấy phép, phát hành xuất bản phẩm không có quyết định phát hành, báo chí thông tin sai sự thật; trong hoạt động thông tin điện tử, nhiều tổ chức cá nhân thiết lập hệ thống để cung cấp trò chơi điện tử trái phép, trong đó có nhiều game có tính chất cờ bạc, cung cấp thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội không có giấy phép với nội dung dung tục, vi phạm bản quyền, nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp

dịch vụ vào Việt Nam không đăng ký hoạt động, trốn thuế… được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Nhờ đó góp phần khẳng định vai trò quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, thông tin điện tử và xuất bản.

Thanh tra Bộ đã phối hợp tốt với các đơn vị thuộc Bộ TTTT, Thanh tra các Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan của Bộ Công an phát hiện, thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về thông tin và truyền thông. Theo đó, trong năm 2016, Thanh tra Bộ TTTT đã tiến hành thanh tra hành chính 4 cuộc theo kế hoạch (đạt 100%); thanh tra chuyên ngành 45 cuộc (theo kế hoạch 31 cuộc và đột xuất 14 cuộc đạt 145% kế hoạch được giao). Đặc biệt, Thanh tra Bộ đã đề xuất trình Bộ

Page 23: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

23TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

trưởng thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối; Phối hợp với Thanh tra Sở TT&TT tổ chức thành công một cuộc thanh tra diện rộng việc chứng nhận, công bố và gắn dấu hợp quy đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực TT&TT… Thanh tra Bộ đã chỉ ra và yêu cầu các đơn vị được thanh tra khắc phục thiếu sót, vi phạm trong quá trình hoạt động; yêu cầu các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp được thanh tra nghiêm túc rút kinh nghiệm, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật.

Trong năm, Thanh tra Bộ đã ban hành 85 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 85 cơ quan, tổ chức, cá nhân và cảnh cáo 1 doanh nghiệp. Đồng thời, Thanh tra Bộ đã nhắc nhở nhiều cơ quan báo chí, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TT&TT về các sai phạm. Các đơn vị này được Thanh tra Bộ theo dõi, yêu cầu báo cáo kết quả việc thực hiện khắc phục hậu quả các hành vi sai phạm trên.

Kết quả của các cuộc thanh tra đảm bảo tính chính xác, trung thực, có tác động tốt đến nhiều mặt như lập lại kỷ cương kinh doanh của các doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về việc chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Thanh tra Bộ đã nhắc nhở nhiều cơ quan báo chí, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông về các hành vi sai phạm. Các kết luận, kiến nghị của các Đoàn thanh tra cụ thể, sát thực, bảo đảm tính pháp lý cao trên cơ sở các quy định của pháp luật, đối tượng được thanh, kiểm tra đều chấp hành và nghiêm túc tiếp thu, thực hiện, không có trường hợp nào phát sinh khiếu nại về kết luận thanh tra.

Qua công tác thanh tra, bên cạnh việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước còn góp phần bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và người dân; giúp các doanh nghiệp chấn chỉnh sai phạm, rút kinh nghiệm, từ đó

Bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết Công tác thanh tra năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017

Page 24: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

24 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

có những biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời, đưa việc kinh doanh vào khuôn khổ pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

nHiệM Vụ Trọng TâM TrOng năM 2017

Thông tin và Truyền thông là lĩnh vực rất rộng về phạm vi, lĩnh vực, sâu về chuyên môn nghiệp vụ, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ngày càng tinh vi, thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện đại; lực lượng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra ít, mỏng, phương tiện phục vụ công tác thanh, kiểm tra còn hạn chế, vì thế trong năm 2017, nhiệm vụ Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông rất nặng nề.

Tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017, Bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn chỉ đạo Thanh tra Bộ cần tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, Chính phủ đang quyết tâm xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển. Do đó,

công tác thanh tra phải góp phần đắc lực, hiệu quả cho mục tiêu này. Thanh tra phải nghiêm minh, không nể nang và không có vùng cấm. Chú trọng nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra tổng hợp đánh giá thực trạng và tham mưu, đề xuất ban hành, bổ sung, sửa đổi chính sách kịp thời, ngăn chặn mọi lỗ hổng, kẽ hở trong công tác quản lý nhà nước, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Thanh tra cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển theo đúng quy định của pháp luật, chứ không phải là để gây khó dễ cho doanh nghiệp, nhưng thanh tra cũng không dung túng cho các doanh nghiệp làm sai. Đặc biệt, thanh tra phải lấy mục tiêu làm trong sạch đội ngũ, bảo đảm cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện nghiêm, tuân thủ nghiêm pháp luật để hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.

Hai là, Thanh tra Bộ phải chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ thanh tra phải không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết

Page 25: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

25TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

pháp luật, luật chuyên ngành.

Ba là, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng thuộc Thanh tra Bộ và phân công hợp lý, khi thực hiện nhiệm vụ thì tập thể Thanh tra Bộ phải thống nhất; bảo đảm mỗi thanh tra viên phải có chuyên môn chuyên sâu về một lĩnh vực nhưng vẫn phải am hiểu các lĩnh vực khác, để khi cần có thể đảm nhiệm, tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khác. Trên cơ sở đó bảo đảm sự thống nhất điều hành chung của Chánh Thanh tra và mỗi thanh tra viên phải tăng cường tính chủ động, nắm bắt tình hình để tham mưu, giải quyết, giúp việc.

Bốn là, Thanh tra Bộ phải tập trung vào công tác thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị; thanh tra việc cấp đổi các loại giấy phép; tập trung thanh tra đột xuất và thanh tra diện rộng đối với các dịch vụ của ngành TT&TT để xảy ra thiếu sót, gây bức xúc cho xã hội, được xã hội quan tâm như vấn đề thuê bao di động, thuê bao trả trước, thuê bao trả sau… Việc thanh tra báo chí, xuất bản phải kiên quyết, chặt chẽ hơn, tăng cường các cuộc kiểm tra, hạn chế tối đa tình trạng SIM rác, tin nhắn rác.

Năm là, Công tác thanh tra một mặt phải bảo quản tốt hồ sơ, nhưng mặt khác phải nghiên cứu, ứng dụng CNTT, xây dựng phần mềm tra cứu hiệu quả; chú trọng sắp xếp hồ sơ, tài liệu, phương tiện hợp lý và bảo đảm tính bảo mật cao.

Sáu là, tăng cường công tác phối hợp hiệu quả, nhịp nhàng giữa các lực lượng thanh tra từ Thanh tra Bộ, thanh tra chuyên ngành đến các Sở, bảo đảm sự chỉ đạo thông suốt và tăng cường

trao đổi thông tin với các Bộ, ngành liên quan, hỗ trợ giúp đỡ nhau giữa Thanh tra Bộ, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Sở, Thanh tra chuyên ngành của các Cục; giữa Thanh tra Bộ với các đơn vị chức năng của Bộ Công an; với các cơ quan quản lý, cơ quan chỉ đạo trong các lĩnh vực mà Bộ TTTT được giao phụ trách…

Bảy là, Thanh tra Bộ phải phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Ban Cán sự và Văn phòng Bộ để xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, Thanh tra Bộ phải đôn đốc, theo dõi các đơn vị, doanh nghiệp các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí.

Tám là, Thanh tra Bộ cần làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ nguồn, bảo vệ chính trị nội bộ; tiến hành luân chuyển cán bộ theo đúng quy định của ngành Thanh tra; chú trọng đào tạo, đào tạo lại. Riêng với các đơn vị có thanh tra chuyên ngành, đề nghị phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Bộ./.

Page 26: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

26 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

Sau một năm thực hiện sắp xếp lại mô hình hoạt động sản xuất, VNPT tiếp tục củng cố và khẳng định được vị trí là một trong ba trụ cột chính trên thị trường Viễn thông, Công nghệ Thông tin của Việt Nam, đồng thời đạt mức tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận.

Tăng Trưởng MạnH CáC CHỉ Tiêu kinH DOAnH

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2017 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt

Nam (VNPT), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã đánh giá rất cao nỗ lực của VNPT hoàn thành tốt kế hoạch nhiệm vụ được giao trong năm 2016.

“Năm 2016 đánh dấu sự chuyển mình của Tập đoàn VNPT sau một năm thực hiện đổi mới, sắp xếp lại mô hình hoạt động theo Đề án Tái cơ cấu được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 888. Sau một năm thực hiện sắp xếp lại, VNPT đã tiếp tục củng cố và khẳng định được vị trí là một trong ba trụ cột chính trên thị trường Viễn thông, công nghệ

VNPT TÁI CẤU TRÚC THÀNH CÔNG,

TĂNG TRƯỞNG ỔN ĐỊNH

Bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2017 của VNPT.

Page 27: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

27TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

thông tin của Việt Nam. Tôi đánh giá rất cao nỗ lực của VNPT hoàn thành tốt kế hoạch nhiệm vụ được giao trong năm 2016. Trong điều kiện vừa sắp xếp ổn định mô hình tổ chức vừa triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016, VNPT vẫn đảm bảo hoàn thành hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định với doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước có mức tăng trưởng so với năm 2015 và cơ bản đạt kế hoạch đề ra”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đặc biệt nhấn mạnh.

Có thể khẳng định rằng, năm 2016 là năm đầu tiên VNPT chính thức vận hành theo mô hình mới. Dù gặp khá nhiều khó khăn nhưng VNPT đã hoàn thành vượt mức tất cả các mục tiêu đề ra. Đặc biệt tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn đạt 4.380 tỷ đồng, tăng 20,3% so với thực hiện năm 2015, đây là năm thứ 3 liên tiếp lợi nhuận của Tập đoàn tăng trên

20%. Đây chính là thước đo quan trọng nhất của một doanh nghiệp và con số tăng trưởng này là minh chứng thuyết phục nhất khẳng định Tập đoàn đã tái cấu trúc đúng hướng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về doanh thu, nộp ngân sách nhà nước đều tăng trưởng so với năm 2015.

Với mục tiêu đặt ra trong năm 2016 là trở thành nhà mạng có chất lượng mạng và dịch vụ, chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất, “Trong năm tập đoàn đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng mạng, chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng, điều này thể hiện rất rõ trong kết quả sản xuất kinh doanh. Đó là trong năm VinaPhone đã phát triển được 6,5 triệu thuê bao thực, Internet băng rộng cáp quang phát triển mới 1,6 triệu thuê bao. Tới thời điểm này, hàng tuần VNPT có khoảng

Với những kết quả xuất sắc đã đạt được trong năm 2016, VNPT đã vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính phủ.

Page 28: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

28 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

40 nghìn thuê bao cáp quang mới, cứ theo đà này chúng ta sẽ phát triển 2 triệu thuê bao một năm. Điều này chứng tỏ niềm tin của khách hàng đã quay lại với VNPT”, Tổng Giám đốc VNPT Phạm Đức Long cho biết.

TạO Dấu ấn MạnH Mẽ TrOng Mảng CnTT, sản XuấT Công ngHiệP

Sau một thời gian ra mắt thị trường, nhiều giải pháp CNTT của VNPT đã được đón nhận rộng rãi và được khách hàng đánh giá cao, chẳng hạn như VNPT-iGate, VNPT-iOffice, VNPT HIS... Đồng thời VNPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược VT-CNTT với 51/63 tỉnh/TP trên cả nước; đưa giải pháp thành phố thông minh tới 5 tỉnh thành phố lớn trên

Bộ trưởng TTTT Trương Minh Tuấn trao bằng khen Chiến sỹ thi đua toàn quốc cho Tổng Giám đốc VNPT Phạm Đức Long.

cả nước và hiện đã bắt tay vào triển khai tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Điểm sáng nữa trong năm 2016 của VNPT là các sản phẩm công nghiệp mang thương hiệu VNPT đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường trong nước và vươn ra quốc tế. Một số hợp đồng cung cấp thiết bị viễn thông cho đối tác tại Lào, Campuchia đã được ký kết.

Riêng trong năm 2016, với việc đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thứ 2 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, nâng tổng công suất lên tới gần 1 triệu sản phẩm/tháng, VNPT đã sản xuất và cung cấp ra thị trường gần 1,8 triệu thiết bị Modem ADSL và GPON ONT; 300.000 thiết bị MyTV Set-top-box và hàng loạt các thiết bị khác như wifi AP, modem wifi, điện thoại di động, smart box…

Page 29: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

29TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)

VẤN ĐỀ sự kiện

Bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn trao Cờ thi đua của Chính phủ cho các đơn vị của VNPT đã xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2016.

nỗ LựC đEM Lại Trải ngHiệM TốT nHấT CHO kHáCH Hàng

Với những thành quả đã đạt được, năm 2017 VNPT tiếp tục đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 15% so với thực hiện năm 2016; Doanh thu đạt mức tăng trưởng 8% so với thực hiện năm 2016; Nộp ngân sách nhà nước vượt chỉ tiêu kế hoạch nộp NSNN năm 2016; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoàn thành chỉ tiêu do Bộ TTTT giao.

Bên cạnh các chỉ tiêu lợi nhuận và chi phí, năm 2017, VNPT tiếp tục nỗ lực xây dựng VNPT trở thành nhà mạng đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng theo ba chỉ tiêu: Tiên phong trong việc triển khai công nghệ mới, dịch vụ mới; Nhà cung cấp có chất lượng mạng, dịch vụ tốt nhất; Nhà cung cấp có chất lượng phục vụ tốt nhất.

Đồng thời VNPT sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới và dịch vụ theo thứ tự ưu tiên các dịch vụ mũi nhọn

di động, băng rộng, CNTT, GTGT. VNPT sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cao tính chuyên nghiệp cho kênh bán hàng. Đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động để cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng; tập trung hoàn thiện các giải pháp CNTT đã có và phát triển các ứng dụng chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, góp phần đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử.

Bên cạnh đó, VNPT sẽ xây dựng, ban hành chiến lược phát triển VNPT 3.0 của Tập đoàn giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030. Tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra nước ngoài; Thúc đẩy các hoạt động tìm kiếm đối tác và mở rộng hoạt động đầu tư và kinh doanh quốc tế; Giới thiệu và chào bán các sản phẩm, các giải pháp đóng gói của các đơn vị trong VNPT cho các nhà mạng và doanh nghiệp nước ngoài./.

Page 30: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)30

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

DNSSEC (Domain Name System Security Extensions) là tiêu chuẩn an toàn mở rộng cho hệ thống máy chủ tên miền (DNS) để bảo đảm việc xác thực và toàn vẹn của dữ liệu trong thông tin trả lời truy vấn tên miền của hệ thống DNS. Sử dụng DNSSEC giúp cho việc truy cập các dịch vụ trên Internet được bảo đảm chính xác, tránh giả mạo.

Kể từ khi được chuẩn hóa năm 2005, DNSSEC đã nhanh chóng được triển khai rộng rãi trên mạng Internet. Việc nghiên cứu thử nghiệm DNSSEC trên hệ thống DNS đã được các ICANN, các ccTLD, gTLD thực hiện từ rất sớm. Với hệ thống DNS Root, ngày 6/10/2009, ICANN chính

thức công bố lộ trình triển khai DNSSEC, việc triển khai được thực hiện từng bước, trên từng hệ thống Root. Ngày 15/7/2010, ICANN chính thức triển khai DNSSEC trên hệ thống máy chủ DNS Root, root zone được ký và công bố với cộng đồng. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu việc triển khai DNSSEC trên toàn thế giới. Hàng loạt các tên miền cấp cao dùng chung như .net, .edu, .org, .gov, .biz, .info…và các

DNSSEC cho hệ thống máy chủ tên miền “.VN”

Page 31: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 31

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

tên miền cấp cao mã quốc gia .uk, .fr, .jp, .my,… cũng tiến hành triển khai DNSSEC trên hệ thống của mình. Tính đến hết tháng 10/2014, trên thế giới đã có 738 TLD trên hệ thống DNS Root, trong đó có 554 TLD đã được ký, 546 TLD đã cập nhật khóa công khai (DS Record) lên hệ thống máy chủ DNS Root.

Hòa cùng xu thế triển khai DNSSEC trên thế giới, ngày 06/1/2017, Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC (Bộ TTTT) đã tổ chức Lễ công bố chính thức triển khai DNSSEC trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia .vn, chính thức kết nối liên thông theo tiêu chuẩn DNSSEC giữa hệ thống DNS quốc gia .vn với hệ thống DNS Root và các hệ thống DNS quốc tế khác.

Phát biểu tại Lễ Công bố, Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm cho biết, cùng với việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng thông tin phục vụ phát triển kinh tế xã hội thì nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng

là vấn đề cấp thiết phải tiến hành song song, đồng bộ. Vấn đề an toàn thông tin mạng đang hiện hữu, ảnh hưởng sâu rộng, tác động đến các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh quốc gia. Bảo đảm an ninh toàn thông tin mạng đang là vấn đề sống còn của các quốc gia trên thế giới, trong một thế giới kết nối như hiện nay, bên cạnh bốn trụ cột về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghiệp và ứng dụng thì an toàn thông tin (ATTT) được coi là trụ cột thứ năm, là bức tường rào bảo vệ cho ngôi nhà số.

Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm nhấn mạnh, việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn DNSSEC đối với các hệ thống DNS .vn tại Việt Nam giúp bảo đảm chính xác và tin cậy trong việc sử dụng, truy vấn tên miền .vn trên Internet. Ngoài ra, việc kết nối liên thông theo tiêu chuẩn DNSSEC giữa hệ thống DNS quốc gia .vn với hệ thống máy chủ tên miền gốc (DNS ROOT) và các hệ thống DNS quốc tế đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong việc phát triển hạ

Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm cùng đại diện lãnh đạo VNNIC, Cục Tin học hoá và một số doanh nghiệp nhấn nút khai trương hệ thống DNSSEC trên hệ thống tên miền quốc gia .vn.

Page 32: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)32

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

tầng Internet tại Việt Nam, sẵn sàng đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thương mại điện tử, chính phủ điện tử tại Việt Nam một cách an toàn nhất.

Dns Và Vấn đề An ninH An TOàn THông Tin

Hệ thống máy chủ tên miền DNS đóng vai trò quan trọng dẫn đường trên Internet, được coi là một hạ tầng lõi trọng yếu của hệ thống Internet toàn cầu. Trên hệ thống DNS duy trì cơ sở dữ liệu ánh xạ giữa tên miền và địa chỉ IP tương ứng. Trước khi truy cập một website hoặc kết nối với máy chủ thư điện tử để gửi email, thì việc đầu tiên máy tính người dùng phải kết nối đến hệ thống DNS để tìm ra địa chỉ IP tương ứng với tên miền của dịch vụ mà người dùng muốn truy cập.

Do tính chất quan trọng của hệ thống DNS, hiện nay các cuộc tấn công, khai thác lỗ hổng của hệ thống này ngày càng được tiến hành với quy mô lớn và tinh vi hơn, với mục đích làm tê liệt hệ thống này hoặc chuyển hướng một tên miền nào đó đến một địa chỉ IP khác.

Các dạng tấn công DNS phổ biến như tấn công làm tê liệt dịch vụ DNS, thay đổi/giả mạo dữ liệu trên máy chủ Authoritative DNS chính và máy chủ Authoritative DNS phụ, sửa đổi dữ liệu đường truyền hay tấn công nhiễm độc bộ nhớ đệm máy chủ Caching DNS… Chẳng hạn, cuộc tấn công vào hệ thống quản lý tên miền .pr (Puerto Rico) ngày 28/4/2009 làm thay đổi dữ liệu trên DNS. Kết quả là các website của nhiều hãng lớn (Google.pr, Microsoft.com.pr, Paypal, Nike, Dell và Nokia) bị chuyển hướng sang một trang khác theo chủ ý của tin tặc; Ngày 9/5/2009, hệ thống DNS ở Moroco bị tấn công, thay đổi website tìm kiếm của Google; Năm 2011, công ty chứng thư số của Hà Lan DigiNotar bị tấn công, sau đó phát tán hơn 500 chứng thư số giả mạo, chuyển hướng tên miền, mà phần lớn trong số chúng thuộc về các hãng công nghệ nổi tiếng như Google, Yahoo và hậu quả đã khiến công ty này phải tuyên bố phá sản; Hay một đợt tấn công DDoS nhắm vào nhiều máy chủ DNS gốc (DNS Root Servers) với gần 5 triệu truy vấn trên một giây cuối năm 2015 đã đánh sập 3 trong 13 máy chủ tên miền gốc và khiến chúng ngừng hoạt

Page 33: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 33

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

động trong một vài giờ…

DnssEC – giải PHáP BảO đảM An ninH An TOàn CHO Dns

Trước nguy cơ dữ liệu DNS bị giả mạo và bị làm sai lệch trong các tương tác giữa máy chủ DNS với các máy trạm (resolver) hoặc máy chủ chuyển tiếp (forwarder), công nghệ bảo mật DNSSEC đã được nghiên cứu, triển khai áp dụng để hỗ trợ cho DNS bảo vệ chống lại các nguy cơ giả mạo làm sai lệch nguồn dữ liệu. DNSSEC là công nghệ an toàn mở rộng của DNS, về bản chất DNSSEC cung cấp các cơ chế có khả năng chứng thực và đảm bảo toàn vẹn dữ liệu cho hệ thống DNS. Trong đó DNSSEC sẽ cung cấp một cơ chế xác thực giữa các máy chủ DNS với nhau và xác thực cho từng zone dữ liệu để đảm bảo toàn vẹn dữ liệu

DNSSEC được IETF chính thức chuẩn hóa trong các RFC từ năm 2005. Theo đó DNSSEC đưa ra 4 loại bản ghi mới:

- Bản ghi khóa công cộng DNS (DNSKEY - DNS Public Key): sử dụng để chứng thực zone dữ liệu.

- Bản ghi chữ ký tài nguyên (RRSIG - Resource Record Signature): sử dụng để chứng thực cho các

bản ghi tài nguyên trong zone dữ liệu.

- Bản ghi bảo mật kế tiếp (NSEC - Next Secure): sử dụng trong quá trình xác thực đối với các bản ghi có cùng sở hữu tập các bản ghi tài nguyên hoặc bản ghi CNAME. Kết hợp với bản ghi RRSIG để xác thực cho zone dữ liệu.

- Bản ghi ký ủy quyền (DS - Delegation Signer): thiết lập chứng thực giữa các zone dữ liệu, sử dụng trong việc ký xác thực trong quá trình chuyển giao DNS.

Mục tiêu đặt ra là DNSSEC không làm thay đổi tiến trình truyền dữ liệu DNS và quá trình chuyển giao từ các DNS cấp cao xuống các DNS cấp thấp hơn, mặt khác đối với các máy trạm (resolver) cần yêu cầu đáp ứng hỗ trợ các cơ chế mở rộng này. Một zone dữ liệu được ký xác thực sẽ chứa đựng một trong các bản ghi RRSIG, DNSKEY, NSEC và DS.

Các bản ghi trong DNSSEC được khai báo trong các zone dữ liệu để chứng thực thông tin trong zone dữ liệu đó, đảm bảo độ tin cậy trong quá trình trao đổi thông tin cũng như truy vấn tìm kiếm DNS. Trong khi vẫn đảm bảo hoạt động bình thường của các bản ghi tài nguyên DNS thông thường thì các bản ghi DNSSEC cần khai báo chính xác và thông

Page 34: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)34

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

tin xác thực phải đồng bộ.

DNSSEC đưa ra khái niệm ký zone (Zone Signing): một zone được ký bao gồm khóa công cộng DNS (DNS Public Key), chữ ký bản ghi tài nguyên (RRSIG), bảo mật tiếp theo (NSEC), và ký uỷ quyền (Delegation Signer). Một zone mà không thêm những bản ghi này vào là một zone chưa được ký. Đồng thời DNSSEC đòi hỏi thay đổi định nghĩa của bản ghi tài nguyên CNAME bằng 2 bản ghi chứng thực là bản ghi RRSIG và bản ghi NSEC.

Thêm bản ghi DNSKEY vào một zone

Để ký một zone, người quản trị zone sẽ tạo một hay nhiều cặp khóa công cộng/dành riêng (public/private), cặp khóa công cộng dùng cho zone chính và khóa riêng để ký cho những bản ghi cần xác thực trong zone. Mỗi zone phải thêm một bản ghi DNSKEY (zone DNSKEY RR) chứa đựng khóa công cộng tương ứng, và mỗi khóa riêng được dùng để tạo bản ghi RRSIG trong zone.

Bản ghi chứng thực DNSKEY cho zone phải có

bit Zone Key của trường dữ liệu cờ đặt giá trị là 1. Nếu quản trị zone có ý định ký một zone để chứng thực thì zone chính phải chứa đựng ít nhất một bản ghi DNSKEY để hoạt động như một điểm bảo mật ở trong zone. Điểm bảo mật được dùng cùng với bản ghi DS tương ứng ở zone cha trong hoạt động chuyển giao DNS.

Thêm các bản ghi RRSIG vào một zone

Với một zone đã được ký bởi bản ghi DNSKEY, thì các bản ghi tài nguyên trong zone đó cần có một bản ghi RRSIG ký xác thực. Một bản ghi tài nguyên có thể có nhiều bản ghi RRSIG kết hợp với nó. Các bản ghi RRSIG chứa chữ ký điện tử kết hợp chặt chẽ với các bản ghi tài nguyên để xác thực cho các bản ghi tài nguyên đó. Đặc biệt, giá trị TTL trong các bản ghi RRSIG với một tên miền sở hữu không giống với giá trị TTL của bản ghi tài nguyên.

Trong trường hợp các bản ghi tài nguyên cùng sở hữu một tên miền thì cần kết hợp bản ghi RRSIG với bản ghi NSEC để xác thực, trường hợp này cũng tương tự đối với bản ghi CNAME.

Page 35: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 35

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

Tập bản ghi tài nguyên NS trong zone phải được ký xác thực, khi bản ghi NS là bản ghi chuyển giao từ máy chủ tên miền cha xuống máy chủ tên miền con thì cần kết hợp bản ghi RRSIG với bản ghi xác thực DS. Bản ghi glue cũng cần xác thực bằng RRSIG.

Thêm bản ghi NSEC vào một zone

Mỗi tên miền sở hữu nhiều hơn 1 bản ghi tài nguyên cùng loại trong một zone hoặc một tập bản ghi NS chuyển giao thì phải có một bản ghi NSEC để xác thực. Trong đó, giá trị TTL nhỏ nhất cho một bản ghi NSEC phải bằng với giá trị TTL trong bản ghi SOA của zone đó.

Một bản ghi NSEC và bản ghi RRSIG kết hợp với nó không nhất thiết là bản ghi duy nhất cho bất cứ tên miền sở hữu bản ghi bảo mật nào. Vì thế, qui trình ký không phải tạo bất cứ bản ghi RRSIG hoặc NSEC nào cho những tên miền sở hữu bản ghi mà không sở hữu bất cứ tập bản ghi nào trước khi vùng được ký. Lý do chính là muốn ổn định giữa không gian đã ký và không gian chưa ký của một zone và mong giảm rủi ro đối với những mâu thuẫn trong

phản hồi những máy chủ truy vấn đệ qui không được cấu hình bảo mật.

Các bản ghi RRSIG hiện diện tại tên miền sở hữu các tập bản ghi mà nó nắm giữ. Các bản ghi NSEC hiện diện tại tên miền sở hữu và còn hiện diện tại điểm chuyển giao của các tên miền con của chúng. Vì thế, bất cứ tên miền nào có một tập bản ghi NSEC sẽ có các bản ghi RRSIG trong vùng được ký.

Thêm bản ghi DS vào trong một zone

Bản ghi DS thiết lập chứng thực giữa những zone DNS. Một bản ghi DS được biểu diễn cho bản ghi chuyển giao khi vùng con được ký. Bản ghi DS kết hợp với bản ghi RRSIG để chứng thực cho zone được chuyển giao tại máy chủ tên miền cha. Bản ghi DS được khai báo trước , và bản ghi RRSIG khai báo sau giống như khai báo để xác thực cho một bản ghi tài nguyên thông thường.

Trường TTL của tập bản ghi DS phải ứng với trường TTL của tập bản ghi NS ủy quyền (có nghĩa là tập bản ghi NS trong cùng vùng chứa tập bản ghi DS). Việc xây dựng một bản ghi DS đòi hỏi phải có

Page 36: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)36

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

hiểu biết về bản ghi DNSKEY tương ứng trong vùng con để đưa ra được các giao tiếp giữa vùng con và vùng cha.

Những thay đổi đối với bản ghi CNAME

Nếu một tập bản ghi CNAME hiện diện tại một tên miền trong một vùng được ký, sẽ thay thế bằng tập bản ghi RRSIG và NSEC tương ứng trong tên miền đó. Đây là một phiên bản đã được chỉnh sửa của định nghĩa CNAME nguyên gốc. Định nghĩa nguyên gốc của bản ghi CNAME không cho phép bất cứ kiểu nào khác cùng tồn tại với bản ghi CNAME, nhưng một vùng được ký đòi hỏi những bản ghi NSEC và bản ghi RRSIG cho mọi tên miền. Để giải quyết xung đột này, định nghĩa của bản ghi CNAME của hệ thống DNS đã được chỉnh sửa lại để cho phép nó cùng tồn tại với các bản ghi NSEC và bản ghi RRSIG.

DNSKEY được thiết lập để tạo khóa công cộng nhằm thực hiện xác thực với các máy chủ DNS khác có cùng khóa công cộng này. Các bản ghi chứng thực RRSIG sử dụng để ký xác thực cho các bản ghi tài nguyên SOA, A, MX… Đối với các bản ghi NS khai báo quyền sở hữu tên miền đối với tên miền gốc thì sử dụng bản ghi NSEC kết hợp với bản ghi RRSIG

để xác thực. Đối với các bản ghi chuyển giao từ DNS cha xuống các máy chủ tên miền DNS con thì kết hợp với bản ghi DS với bản ghi RRSIG để xác thực.

Như vậy bằng cách thức tổ chức thêm những bản ghi mới và những giao thức đã được chỉnh sửa nhằm chứng thực nguồn gốc và tính toàn vẹn dữ liệu cho hệ thống; với DNSSEC, hệ thống DNS đã được mở rộng thêm các tính năng bảo mật và được tăng cường độ an toàn, tin cậy, khắc phục được những nhược điểm của thiết kế sơ khai ban đầu. Vừa đáp ứng được các yêu cầu thông tin định tuyến về tên miền, giao thức làm việc giữa các máy chủ DNS với nhau, vừa đáp ứng được các yêu cầu bảo mật, tăng cường khả năng dự phòng cho hệ thống.

DNSSEC cung cấp một cơ chế xác thực giữa các máy chủ DNS với nhau theo cấu trúc hình cây của hệ thống DNS, bắt đầu từ máy chủ Root DNS nhằm đảm bảo xác thực của máy chủ trả lời truy vấn tên miền. Việc xây dựng chuỗi tin cậy trong DNSSEC là bắt buộc, là cơ sở để đảm bảo xác thực nguồn gốc và toàn vẹn dữ liệu trong DNSSEC. Chuỗi tin cậy được thực hiện từng bước, bắt đầu từ hệ thống máy chủ tên miền gốc (DNS Root) đến các máy chủ TLD, cho

Page 37: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 37

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

tới các hệ thống DNS cấp dưới.

Với việc triển khai DNSSEC đầy đủ, các cuộc tấn công DNS, nhiễm độc cache DNS để làm thay đổi bản ghi DNS, địa chỉ IP để chuyển hướng người dùng tới hệ thống của tin tặc sẽ bị phát hiện, ngăn chặn.

Hệ thống DNSSEC được triển khai cho nhiều đối tượng, bao gồm tổ chức quản lý tên miền cấp cao (Registry), Nhà đăng ký tên miền (Registrar), các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), các nhà cung cấp dịch vụ Hosting DNS (DNS Hosting Provider), các chủ sở hữu tên miền có hệ thống DNS riêng.

Triển kHAi DnssEC CHO Hệ THống Dns “.Vn”

Cũng như trên thế giới, tại Việt Nam hệ thống DNS quốc gia là một trong các hạ tầng thông tin trọng yếu quốc gia. Trong suốt thời gian qua hệ thống DNS quốc gia hoạt động an toàn, ổn định đã góp phần đảm bảo an toàn, ổn định, phát triển của Internet Việt Nam, tăng chất lượng dịch vụ, mức độ tin cậy của tên miền quốc gia .vn. Hiện nay, hệ thống DNS quốc gia được quản lý, đảm bảo bởi 07 cụm máy chủ DNS đặt tại các điểm khác nhau trên toàn thế giới (5 điểm trong nước và hơn 70 điểm tại nước ngoài)

.vn

Page 38: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)38

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

Giải pháp C-SON HỖ TRỢ TÁI CẤU TRÚC TẦN SỐ

Trên máy chủ DNS:

- Bước 1: Tạo cặp khóa riêng và khóa công khai

- Bước 2: Lưu trữ bảo mật khóa riêng

- Bước 3: Phân phối khóa công khai

- Bước 4: Ký zone

- Bước 5: Thay đổi khóa

- Bước 6: Ký lại zone

Trên resolver:

- Bước 7: Cấu hình Trust Anchors

- Bước 8: Thiết lập chuỗi tin cậy và xác thực chữ ký

Trong thời gian tới, VNNIC sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống DNS quốc gia, hệ thống quản lý tên miền quốc gia hoạt động an toàn, tin cậy theo tiêu chuẩn DNSSEC đáp ứng nhu cầu phát triển của Internet Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo./.

sử dụng các công nghệ mới nhất như định tuyến địa chỉ Anycast, cân bằng tải (SLB)… có thể trả lời truy vấn tên miền nhanh chóng. Hệ thống DNS quốc gia đã được nâng cấp hỗ trợ song song IPv4/IPv6. Năm 2016, VNNIC tiếp tục hoàn thiện triển khai, đo kiểm chất lượng kết nối, chất lượng dịch vụ IPv6 và triển khai thêm 02 cụm máy chủ DNS quốc gia trong nước tiếp theo hoạt động song song IPv4/IPv6; Hoàn thiện đăng ký chuyển giao từ IANA về các cụm DNS IPv4/IPv6 mới trong nước, nâng tổng số cụm máy chủ DNS quốc gia hỗ trợ IPv4/IPv6 lên thành 5/7 cụm.

Quá trình triển khai DNSSEC bao gồm: ký chuyển giao tên miền .vn từ DNS Root về máy chủ DNS quốc gia quản lý và ký chuyền giao tên miền từ máy chủ DNS quốc gia cho các đơn vị khác quản lý. Việc triển khai DNSSEC trên hệ thống DNS quốc gia gồm các bước như sau:

Lộ trình triển khai DNSSEC tại Việt Nam.

Page 39: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 39

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

Tái cấu trúc lại tần số vô tuyến mang lại nhiều lợi ích cho các nhà khai thác mạng di động MNO và khách hàng. Giải pháp cho phép các MNO sử dụng lại tài nguyên vô tuyến có sẵn, cũng như giảm thiểu chi phí để mua thêm tài nguyên tần số. Ngoài ra, khi tái cấu trúc tần số GSM để sử dụng cho LTE và UMTS, các chỉ số mạng lưới chính như: vùng phủ cũng như chất lượng dịch vụ/trải nghiệm (QoS/QoE) đều được cải thiện.

Bên cạnh việc phục vụ các khách hàng sử dụng mạng LTE và UMTS, các MNO vẫn phải bảo đảm chất lượng dịch vụ cho các khách hàng sử dụng công nghệ GSM sau khi phổ tần số được tái cấu trúc. Việc bảo đảm chất lượng mạng vô tuyến GSM trong khi giảm phổ tần số so với ban đầu (thường ít nhất

25%) là thách thức đối với bất cứ MNO nào. Trong trường hợp này, việc quản lý mạng vô tuyến đòi hỏi rất nhiều nhân lực để xử lý các vấn đề phát sinh.

Giải pháp SON tập trung (C-SON) được xây dựng để hỗ trợ các MNO giải quyết những vấn đề nêu trên. Theo đó, elastic-SONTM của Cellwize là phương pháp tiếp cận tự động, để điều tiết cũng như tối ưu mạng vô tuyến của MNO sau khi được tái cấu trúc tần số.

Tái Cấu TrúC Tần số Vô Tuyến để MAng Lại Lợi nHuận

Cùng với sự phát triển của công nghệ viễn thông, các dịch vụ di động cũng phát triển mạnh mang lại nhiều lợi nhuận, cũng như sự cạnh tranh ngày càng

Giải pháp C-SON HỖ TRỢ TÁI CẤU TRÚC TẦN SỐ

ks. Lê đăng Thanh*Sau khi tối ưu lại tần số vô tuyến trong các mạng di động, việc vận hành mạng lưới thường gặp nhiều vấn đề trong quản lý và duy trì hệ thống. Giải pháp mạng tự tổ chức tập trung C-SON (Centralize-Self Organizing Network) đã giải quyết được những thách thức này, hỗ trợ các nhà khai thác mạng di động MNO vận hành trên nhiều thế hệ mạng viễn thông (LTE, UMTS và GSM).

__________________________________________________* Công ty Comit

Page 40: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)40

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

khắc nghiệt cho các MNO. MNO ngày càng chịu nhiều áp lực trong việc giữ được tương quan tốc độ truy nhập, các dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ cho người dùng với các MNO khác. Để tăng cường lợi nhuận cũng như không mất thị phần, các MNO luôn tìm cách vượt qua các giới hạn về băng thông để áp dụng công nghệ mới. Có nhiều giải pháp trong việc tìm kiếm thêm tài nguyên tần số để triển khai các công nghệ vô tuyến mới, trong đó tái cấu trúc phổ tần số vô tuyến là phương pháp hiệu quả nhất.

Tái cấu trúc tần số vô tuyến đã và đang được các MNO sử dụng từ nhiều năm nay, bắt đầu với việc tái cấu trúc dải tần GSM 900 cho UMTS/HSPA 900. Mục đích của việc tái cấu trúc này nhằm mở rộng vùng phủ băng thông rộng cho khu vực nông thôn cũng như cải thiện độ phủ trong tòa nhà. Sử dụng tần số 900 MHz nhằm giảm số lượng trạm cần thiết để phủ sóng khu vực nông thôn, giúp tiết kiệm được đầu tư CAPEX và OPEX trong triển khai UMTS. Nhờ tiết kiệm CAPEX và OPEX cũng như làm tăng QoS/QoE thông qua cải thiện vùng phủ, có thể nói tái cấu trúc tần số vô tuyến chính là giải pháp cốt lõi đối với mọi MNO.

Vào năm 2011, Ủy ban Châu Âu thông qua các luật công nghệ về việc tái cấu trúc dải tần số vô tuyến GSM 1.800 MHz cho thế hệ di động thứ 4 (4G), sử dụng công nghệ LTE. Theo quan điểm của các chuyên gia trong ngành, hành động này thúc đẩy việc sử dụng cho 4G/LTE, vì theo đó việc tái cấu trúc tần số vô tuyến 1.800 MHz là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất về giá thành để mở rộng vùng phủ so với việc phải mua thêm tần số mới.

Trên cơ sở thành công ban đầu của giải pháp tái cấu trúc tần số vô tuyến, theo các chuyên gia dự đoán, khi công nghệ LTE ngày càng phát triển và chín muồi, nhiều tần số hơn sẽ được sử dụng, và việc tái cấu trúc tần số của UMTS cho LTE sẽ sớm bắt đầu. Bài viết này tập trung vào việc tái cấu trúc tần số của GSM; nhiều nguyên tắc trong số đó có thể được mở rộng và sử dụng trong tương lai đối với việc tái cấu trúc phổ tần UMTS cho công nghệ LTE.

Bên cạnh lợi ích rõ ràng của việc tái cấu trúc tần số vô tuyến, mạng lưới vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn là các hệ quả phát sinh sau khi tái cấu trúc dải tần vô tuyến.

CáC Vấn đề Lớn CủA ViệC Tái Cấu TrúC Dải Tần số Vô Tuyến

Xu hướng hiện đại hóa mạng viễn thông được định hướng bởi các kế hoạch triển khai công nghệ viễn thông như UMTS 900 hay LTE 1800. Xu hướng này hiện đang phát triển rất mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới, ví dụ như khu vực châu Âu & Trung

Đông và châu Phi (EMEA). Các dự án hiện đại hóa mạng viễn thông thường bao gồm việc thay thế thiết bị cơ sở hạ tầng mạng (của hãng sản xuất thiết bị mới, hoặc hãng đang cung cấp). Trong bước này, việc thực hiện tái cấu trúc tần số vô tuyến được thực hiện một cách ngầm định để lấy tài nguyên vô tuyến cho các công nghệ mới.

Sau khi dải tần được tái cơ cấu, MNO sẽ thu được các lợi nhuận từ việc vận hành hiệu quả và tiết kiệm chi phí của công nghệ mới. Tuy nhiên, MNO vẫn phải bảo đảm được

Page 41: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 41

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

các dịch vụ viễn thông hiện có (như GSM) cho khách hàng của mình, những người không chấp nhận việc chất lượng dịch vụ có thể suy giảm. Thêm vào đó, với bất cứ dịch vụ nào thì lưu lượng mạng lưới, và đặc biệt là lưu lượng thoại, vẫn tiếp tục được chạy trên nền GSM. Sự tồn tại này đã được các chuyên gia dự đoán vẫn tiếp tục trong một khoảng thời gian, vì trên thực tế số lượng kết nối trên nền GSM chiếm khoảng nửa số lượng kết nối trên toàn mạng viễn thông tính đến năm 2015 (không bao gồm các kết nối máy đến máy – M2M). Thêm vào đó, một lượng đáng kể lưu lượng M2M được chạy trên nền GSM, và được dự báo vẫn sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian nữa. Trong môi trường đầy thách thức này, các MNO phải vận hành mạng GSM với phổ tần bị cắt giảm trong khi phải phối hợp với các công nghệ khác như UMTS và LTE. Công việc này gặp nhiều thách thức, bao gồm việc có nhiều yêu cầu hơn trong khi nguồn tài nguyên tần số ngày càng khan hiếm, cùng với việc mạng lưới ngày càng phức tạp.

Khi các lớp công nghệ của mạng lưới không vận hành hòa hợp, MNO sẽ phải đối mặt với việc vận hành không hiệu quả, cũng như các vấn đề về mạng lưới, tất cả đều làm giảm chất lượng dịch vụ của người dùng. Mạng lưới luôn vận hành tốt lúc ban đầu, tuy nhiên theo thời gian, ngày càng nhiều vấn đề xảy ra do việc phục vụ lưu lượng không đổi trên một phổ tần số GSM ngày càng bị cắt giảm. Điều này được thấy rõ trong so sánh việc vận hành GSM với băng thông 20 MHz lúc ban đầu và sau khi tái cấu trúc 15 MHz cho các dịch vụ UMTS và LTE. Khi đó, tất cả các dịch vụ GSM lúc ban đầu chạy trên 20 MHz băng thông, sẽ phải nén lại trên 5 MHz băng thông vô tuyến còn lại sau khi tái cấu trúc phổ tần. Việc giữ được dịch vụ ở mức hiệu quả chấp nhận được trên dải băng thông chỉ còn 25% so với ban đầu là một thách thức lớn. Thách thức này càng lớn hơn với MNO khi phải dàn trải tài nguyên và nhân lực chất lượng cao cho các công nghệ mới hơn GSM.

Page 42: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)42

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

Khi các công nghệ mới được triển khai, các kỹ sư vận hành của MNO thường phải cập nhật kĩ năng với các công nghệ mới này. Hệ quả là các kĩ sư vận hành phải dành thời gian hơn cho các thiết bị của cơ sở hạ tầng mới hơn và giảm quan tâm đến các thiết bị thuộc công nghệ cũ. Cùng với việc các chuyên gia về mạng GSM ngày càng khan hiếm trên thị trường, nhiều MNO không tìm thấy được nhân lực cần thiết để quản lý hạ tầng cơ sở mới. Đây thực sự là một vấn đề lớn cần được giải quyết, và việc giải quyết nó trên cơ sở tự động hóa là phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất.

Liệu C-sOn Có PHải Là PHương PHáP giải quyếT Vấn đề?

Cellwize đưa ra giải pháp elastic-SON đầu tiên, một hệ thống tối ưu mạng lưới vô tuyến hiệu quả và đáng tin cậy, đáp ứng được với các thách thức và nhu cầu thay đổi theo thời gian của MNO. Elastic-SON mang đến cho mạng lưới của MNO khả năng

vận hành mềm dẻo và đáp ứng được các yêu cầu thương mại và vận hành kỹ thuật của các MNO trên cơ sở đáp ứng tốt nhất khách hàng. Giải pháp làm được như vậy nhờ khả năng định hướng tài nguyên động – gần với thời gian thực – để cải thiện vùng phủ, lưu lượng và chất lượng. Trên cơ sở phân tích khả năng vận hành tới mức sector, giải pháp cho phép cải thiện chất lượng vùng phủ với những sector đang sử dụng dưới mức công suất, cũng như các sector đang nghẽn ở mức thời gian thực. Kết quả đầu ra của giải pháp là mạng lưới trên cơ sở tập trung phục vụ khách hàng để mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất. Giải pháp elastic-SON của Cellwize có khả năng vận hành mượt mà trên mạng viễn thông với đa công nghệ (GSM, UMTS, và LTE) và nhiều nhà cung cấp thiết bị hạ tầng viễn thông.

Khi thực hiện việc tái cấu trúc phổ tần số, việc sử dụng giải pháp elastic-SON của Cellwize cho phép mạng lưới giữ được hiệu quả vận hành tốt nhất, gần với chất lượng mạng lưới lúc ban đầu. Điều này được

Page 43: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 43

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

thực hiện dựa trên các module:

CLM (Cell Load Monitoring) – Có năng lực giám sát liên tục việc sử dụng tài nguyên mạng vô tuyến với mức cell, phân biệt mức tải của cell dựa trên các ngưỡng tải và khoảng thời gian bằng cách giám sát tải của cell.

MLB (Mobility Load Balancing) – Điều hòa lưu lượng của hệ thống theo vòng lặp đóng thông qua việc Cân bằng tải động.

ANR (Automatic Neighbor Recognition) – Giảm rớt cuộc gọi thông qua việc sử dụng nhận biết neighbor tự động.

ANT – Bảo đảm vùng phủ phù hợp cho các môi trường ngoài trời và trong các tòa nhà, trong khi giảm nhiễu liên cell (ICI) và chồng lấn sóng gây ra bởi số lượng chuyển giao quá lớn. Công việc này được thực hiện nhờ sử dụng hệ thống tilt điện được điều khiển từ xa (ANT).

Mạng vô tuyến sau khi thực hiện tái cấu trúc tần số có thể bao gồm sự kết hợp của nhiều loại công nghệ GSM, UMTS hay LTE. Chính vì thế, công cụ tối ưu tự động phải có khả năng hỗ trợ tất cả các công nghệ này. Giải pháp của Cellwize làm được điều này bằng cách điều hòa lưu lượng và làm đơn giản hóa việc vận hành mạng lưới với nhiều loại thiết bị từ nhiều hãng sản xuất. Trên thực tế, bên cạnh việc sử dụng elastic-SON để tối ưu mạng LTE, giải pháp còn giúp cải thiện mạng vô tuyến sau khi được tái cấu trúc tần số cho nhiều MNO. Việc sử dụng giải pháp tự động elastic-SON làm tăng hiệu quả vận hành mạng lưới – giúp giải quyết được các vấn đề về tài nguyên mà các MNO gặp phải.

Để giải pháp elastic-SON của Cellwize có được tốc độ xử lý

nhanh cũng như vận hành hiệu quả phải kể đến sự hỗ trợ rất lớn của nền tảng Web của giao diện SONStudio. Ứng dụng quản lý và cấu hình này cho phép quản lý toàn bộ các hoạt động của giải pháp. Ví dụ, người dùng có thể định nghĩa và xác định thời gian mà các tác vụ tối ưu sẽ được thực hiện cho các vùng địa lý của mạng lưới hoặc chỉ một vài sector riêng lẻ; lập kế hoạch cho các quy trình vận hành tối ưu theo định kỳ cũng như quy trình lấy dữ liệu đầu vào; giám sát tất cả các tác vụ hiện có và đang vận hành; và các tác vụ tác động vào hệ thống. SONStudio cũng hỗ trợ hiển thị sơ đồ cấu trúc của mạng lưới với toàn bộ các công nghệ truy nhập vô tuyến. Giao diện cũng cung cấp lựa chọn cảnh báo mạng lưới để xử lý các trường hợp không mong muốn cũng như cho phép định nghĩa các hạn chế, giới hạn và các quy luật được áp dụng thực hiện ở các module của elastic-SON.

kếT Luận

Các thách thức trong việc quản lý và điều hòa mạng lưới vô tuyến đã xuất hiện từ rất sớm, khi chuyển dịch từ GSM sang UMTS, và càng rõ hơn khi các MNO đang trong giai đoạn tái cấu trúc tần số vô tuyến để triển khai công nghệ LTE. Các thách thức này phải được

Page 44: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)44

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

làm rõ để hiểu rõ ràng về các lợi ích tích cực sẽ có được, trên cơ sở thực hiện tái cấu trúc phổ tần số vô tuyến. Điều này đặc biệt đúng khi công nghệ GSM vẫn đang và sẽ tiếp tục giữ được một lượng lớn lưu lượng di động trên toàn thế giới. Việc vận hành mạng GSM với phổ tần bị cắt giảm là một thách thức lớn, đặc biệt là khi phải bảo đảm chất lượng dịch vụ (QoS) không giảm (điều mà khách hàng luôn trông đợi). Tuy nhiên, việc này là một thách thức không nhỏ khi nguồn tài nguyên nhân lực chất lượng cao với hiểu biết sâu sắc đa công nghệ ngày càng khan hiếm. Chính các điều kiện này đã thúc đẩy việc ứng dụng các giải pháp tự động.

C-SON mang lại khả năng tối ưu mạng lưới vô tuyến một cách tự động, tuy nhiên nó thực sự chỉ có ý nghĩa khi có thể triển khai được với mọi công nghệ vô tuyến. Hiện tại, C-SON Cellwize là giải pháp duy nhất trên thị trường hỗ trợ đầy đủ các công nghệ GSM, UMTS và LTE. Cellwize elastic-SON cung cấp một giải pháp tối ưu tự động cần thiết cho việc vận hành trơn tru mạng lưới cũng như tối ưu hóa, với khả năng vận hành nhiều thiết bị từ các hãng sản xuất khác nhau, trên nhiều lớp công nghệ vô tuyến cùng lúc.

Việc giải pháp của Cellwize hỗ trợ công nghệ GSM (cũng như UMTS và LTE) tạo chỗ đứng vững chắc cho elastic-SON so với các giải pháp C-SON khác trên thị trường; cũng như đưa đến giá trị tức thời cho một mạng vừa được tái cấu trúc phổ tần số vô tuyến. Cơ sở vận hành tự động của elastic-SON bảo đảm khả năng xác định các vấn đề về tài nguyên mà các MNO gặp phải sau khi tái cấu trúc tần số mạng vô tuyến, đồng thời cũng tăng cường hiệu năng vận hành của mạng lưới.

Tài liệu tham khảo

[1]. UMTS900 Operator Case Study: Elisa Corporation,

http://www.gsacom.com.

[2]. Europa Press Release database: Digital Agenda: technical

rules agreed for using 4G wireless broadband devices on GSM

frequencies, 18 April, 2011.

[3]. 1800 MHz: the unsung mobile broadband hero, Dan Warren,

GSMA Total Telecom.com 11 July, 2011.

[4]. For more information on M2M/Internet of Things network

management challenges, see Cellwize white paper “CENTRALIZED

SELF-ORGANIZING NETWORKS (C-SON): ESSENTIAL FOR M2M

& IOT”.

[5]. www.cellwize.com; www.comitcorp.com.

Page 45: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 45

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

GIÁM SÁT DỮ LIỆU MẠNG CẢM BIẾN THÔNG QUA MÁY CHỦ DỊCH VỤ

THINGSPEAKThs. Chử Hoài namThs. Lê Minh Tuấn

Bài báo đề cập đến một giải pháp giám sát dữ liệu của mạng cảm biến thông qua máy chủ dịch vụ ThingSpeak. Dữ liệu thu thập từ mạng cảm biến sẽ được gửi vào mạng Internet thông qua module kết nối WiFi ESP2866, có chức năng như một Gateway (cổng truy nhập mạng). Dữ liệu mạng cảm biến sẽ được gửi tới máy chủ ThingSpeak, là một máy chủ dịch vụ IoT, để lưu trữ và xử lý. Người dùng có thể truy xuất để giám sát dữ liệu này thông qua giao diện web hoặc từ một ứng dụng trên thiết bị di động. Mô hình, giải pháp được nêu trong bài báo là một sự kết hợp giữa mạng cảm biến không dây (WSN) và IoT, đang là một xu hướng được tiếp cận và ứng dụng nhiều hiện nay.

Mạng cảm biến không dây (WSN) vẫn đang là đối tượng nghiên cứu được quan tâm nhiều trên thế giới, bởi tính ứng dụng và những hiệu quả mà nó mang lại. WSN có thể được tích hợp trong nhiều hệ thống và ứng dụng khác nhau như hệ thống nhà thông minh, hệ thống giám sát thông số môi trường.. Trong khi đó, Internet kết nối vạn vật (Internet of Things (IoT)) cũng là một chủ đề nghiên cứu rất được quan tâm và được đưa vào nhiều ứng dụng hiện nay. Sức mạnh thực sự của IoT được khai thác qua sự kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp giữa “vạn vật” (things). Trong hệ thống kết nối, các đối

tượng dịch vụ (IoT Services) đóng vai trò như một thực thể vô hình, cung cấp các khả năng khác nhau, từ việc tập hợp dữ liệu đơn giản đến giám sát để phân tích các dữ liệu phức tạp. Một trong những nền tảng ứng dụng IoT được sử dụng phổ biến hiện nay cho các ứng dụng phân tích, giám sát thông tin, đó là ‘ThingSpeak’. Thông tin từ mạng cảm biến sẽ được gửi đến máy chủ dịch vụ ThingSpeak, giúp cho người dùng có thể giám sát các thông tin này một cách dễ dàng và trực quan.

1. Mạng CảM Biến kHông Dây

Cấu trúc của mạng không dây có thể được cấu hình dựa trên ba dạng cơ bản là mạng hình sao (star), dạng cây (tree) và dạng lưới (mesh), trong đó bao gồm các nút mạng có chức năng sau:

- Nút mạng cảm biến đầu cuối: có chức năng thu thập thông tin từ các cảm biến và gửi qua mạng. Thông thường các nút mạng cảm biến sẽ gửi thông tin tới các nút mạng chủ (hay các nút mạng cơ sở);

- Các nút chuyển tiếp (Relay Node), hoặc các nút định tuyến (Router Node);

- Nút cơ sở (Base Node hay là nút chủ), có chức năng thu thập dữ liệu của các nút cảm biến, đồng thời kết hợp chức năng của cổng kết nối (Gateway) để kết nối với mạng Internet.

Page 46: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)46

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

Với khả năng kết nối mạng Internet, các thông tin của mạng cảm biến có thể được gửi vào mạng Internet, tới các máy chủ dịch vụ trong mạng Internet, cho phép hệ thống mạng WSN tích hợp những ứng dụng, khả năng của IoT (vạn vật kết nối Internet). Đây có thể được hiểu là mô hình kết hợp giữa mạng cảm biến không dây với IoT.

Cấu trúc chung của phần cứng một nút mạng WSN được mô tả trên Hình 2. Phần cứng của nút mạng được thiết kế dựa trên mạch Arduino, tích hợp các module chức năng truyền thông không dây nRF24L01(+) ở dải tần 2,4 GHz và module hỗ trợ kết nối WiFi ESP8266.

Các nút mạng đầu cuối (nút mạng cảm biến),

ngoài module truyền thông không dây, còn được tích hợp bên trong các mạch cảm biến hoặc mạch giao tiếp với cảm biến.

Module WiFi ESP8266 chỉ được tích hợp ở nút mạng cơ sở hay nút mạng chủ của mạng cảm biến, cho phép gửi thông tin mạng cảm biến vào trong mạng Internet hay mạng máy tính.

2. Truyền THông giữA núT Mạng CảM Biến Và Máy CHủ DịCH Vụ THingsPEAk

giới thiệu về Thingspeak

ThingSpeak là một giải pháp mã nguồn mở cho các sản phẩm IoT. ThingSpeak là một máy chủ web, hay còn gọi là webserver, cung cấp các dịch vụ cho các ứng dụng IoT, cho phép kết nối các thiết bị qua mạng Internet. Ngoài ra, có thể sử dụng ThingSpeak để chuyển tiếp dữ liệu tới các máy chủ khác như Google, để sử dụng những công cụ xử lý, quản lý dữ liệu của Google như Spreadsheet,…

Ưu điểm của ThinkSpeak là ngoài việc cung cấp các chức năng thông thường như lưu trữ và hiển thị dữ liệu, nó còn tích hợp hay kết nối với công cụ MATLAB để cho phép phân tích và hiển thị trực

quan dữ liệu. Dữ liệu được lưu trữ và xử lý liên tục và có thể cập nhật hoặc truy vấn ở bất cứ thời điểm nào, có thể được quan sát, hiển thị trực quan dưới dạng biểu đồ qua giao diện Web hoặc tích hợp trong công cụ phân tích của Matlab như Simulink.

Thành phần hay đối tượng cơ bản mà

Hình 1: Kết nối giữa mạng WSN và mạng Internet.

Hình 2: Cấu trúc nút mạng cảm biến.

Page 47: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 47

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

ThingSpeak đưa ra là kênh thông tin – “ThingSpeak Channel”. Một kênh thông tin chứa dữ liệu mà người dùng hay thiết bị gửi lên máy chủ ThingSpeak, bao gồm một số thành phần sau:

- 8 trường thông tin chứa dữ liệu với định dạng bất kỳ, được sử dụng để chứa dữ liệu người dùng, như dữ liệu cảm biến từ các thiết bị IoT đầu cuối;

- 3 trường thông tin vị trí: có thể được sử dụng để chứa các thông tin về vị trí như kinh độ, vĩ độ, cao độ, các thông tin này được dùng trong các ứng dụng giám sát, định vị thiết bị.

Dữ liệu kênh thông tin này lưu trữ hoặc truy nhập dựa trên các giao thức định dạng, lưu trữ và xử lý thông tin trên mạng Internet như JSON, XML, CSV. ThingSpeak cũng hỗ trợ khả năng quản lý, cập nhật dữ liệu theo dòng thời gian bằng việc định nghĩa và cung cấp cho người dùng các hàm đọc/ghi (API), được sử dụng, nhúng trong ứng dụng đầu cuối.

Để sử dụng các dịch vụ (hay công cụ) của ThingSpeak, ta cần đăng nhập và thiết lập mới một kênh (hoặc sử dụng kênh thông tin đã được thiết lập trước đó). Khi đã thiết lập một kênh thông tin, thì người dùng có thể gửi dữ liệu vào đó, để cho phép máy chủ ThingSpeak xử lý, đồng thời người

Hình 3: Các thành phần cơ bản của ThingSpeak.

dùng cũng có thể lấy về thông tin này ở bất cứ thời điểm nào.

Cách thức thiết lập một kênh thông tin trên máy chủ

Thingspeak

Đầu tiên, người dùng mới sẽ phải truy nhập trang chủ của ThingSpeak theo địa chỉ https://thingspeak.com/ để đăng ký, tạo mới một tài khoản truy nhập, tương tự như tài khoản email cá nhân. Sau khi đã thiết lập tài khoản và đăng nhập vào trang chủ, chọn mục “Channels” để thiết lập mới kênh thông tin.

- Khi tạo mới một kênh thông tin, máy chủ ThingSpeak sẽ yêu cầu người dùng nhập (thiết lập) một số thuộc tính của kênh, mô tả như Hình 4. Người dùng cần thiết lập một tên riêng và có thể thêm vào phần thông tin mô tả về kênh. Máy chủ ThingSpeak sẽ thiết lập và gắn mỗi kênh một giá trị định dạng (ID) riêng. Ngoài ra người dùng cũng có thể nhập các thông tin khác liên quan đến kênh như thông tin về Vĩ độ (Latitude), Kinh độ (Longitude) và Cao độ (Elevation). Trên giao diện thiết lập kênh, người dùng có thể đánh dấu vào mục ‘Make Public?’ để cho phép quảng bá thông tin của kênh, có nghĩa là cho phép người dùng khác quan sát được thông tin của kênh. Nếu người dùng không đánh dấu mục này thì kênh thông tin sẽ là kênh riêng, và thông tin của kênh chỉ được truy nhập với một khóa bảo mật (do máy chủ ThingSpeak cấp).

- Trong các thuộc tính của một kênh, các trường dữ liệu “Field” từ 1 đến 8 là các trường thông tin chứa dữ liệu cảm biến. Ví dụ một hệ thống cần giám sát các thông tin cảm biến như nhiệt độ, độ ẩm, mức điện áp của nút cảm biến và dòng tiêu thụ trên tải thì kênh thông tin sẽ phải bao gồm 4 trường dữ liệu.

- Sau khi thiết lập một kênh thông tin, ta chọn

Page 48: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)48

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

mục ‘API Keys’ trên giao diện web. Các khóa API có thể hiểu là các từ khóa (thông tin cơ bản) cho việc truyền thông giao tiếp giữa chương trình máy trạm và phía máy chủ. Các khóa được máy chủ thiết lập ngay sau khi thiết lập kênh, bao gồm khóa cho ghi (gửi) dữ liệu lên máy chủ và khóa đọc dữ liệu từ máy chủ. Người dùng có thể thay đổi giá trị của từ khóa, đồng thời phải cập nhật thông tin này ở phía chương trình đầu cuối.

- Sau quá trình thiết lập kênh thông tin, người dùng có thể thử kết nối và gửi dữ liệu lên máy chủ thông qua trình duyệt web, bằng việc nhập chuỗi địa chỉ URL:

http://api.thingspeak.com/update?key=API_KEY&field1=0

- Trong đó, phần API_KEY được thay bằng khóa ghi (Write API Key) vừa được thiết lập ở trên, ví dụ như: http://api.thingspeak.com/update?key=J4P1LICZI6ZF0YWG&fie ld1=0 với dữ liệu cho trường thông tin ‘field1’ của kênh là 0. Trình duyệt sẽ gửi yêu cầu là một bản tin GET đến máy chủ ThingSpeak và nhận về thông tin phản hồi là một số điểm dữ liệu được ghi nhận ở phía máy chủ, được chứa trong một bản tin phản hồi theo giao thức HTTP.

Người dùng cũng có thể kiểm tra kết quả với truy vấn như sau:

http://api.thingspeak.com/channels/CHANNEL_ID/feed.json?key=API_KEY

- Trong đó, API_KEY vẫn được thay thế bằng khóa đọc API đã được thiết lập như ở trên, kèm theo chỉ

Hình 4: Thiết lập mới kênh thông tin.

số kênh “CHANNEL_ID” là giá trị chỉ số kênh đã được thiết lập, ví dụ:

http://api.thingspeak.com/channels/20696/feed.json?key=J4P1LICZI6ZF0YWG

Dữ liệu của kênh sẽ được máy chủ ThingSpeak lưu trữ, và cho phép người dùng quan sát qua giao diện web, dưới dạng biểu đồ.

Chuỗi lệnh thiết lập kết nối giữa module

WiFi EsP8266 và máy chủ Thingspeak

- Đầu tiên, phải bảo đảm module EPS2866 được kết nối với AP (Access Point), để có thể kết nối vào mạng Internet.

- Tiếp theo, thiết lập một kết nối TCP với máy chủ ThingSpeak có địa chỉ IP là 184.106.153.149, và kết nối http tại cổng 80. Lệnh thiết lập kết nối cho module :

AT+CIPSTART=4,”TCP”,”184.106.153.149”,80

- Module ESP8286, nếu thiết lập kết nối thành công sẽ phản hồi đáp ứng: OK

- Như vậy giữa thiết bị đầu cuối và máy chủ

Hình 5: Truy vấn để lấy lại thông tin của kênh đã được thiết lập.

Page 49: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 49

CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

ThingSpeak đã được thiết lập kết nối.

- Tiếp theo lệnh CIPSEND được dùng để gửi dữ liệu tới máy chủ. Giá trị đầu tiên cần gửi trong lệnh là chỉ số kênh (đã được thiết lập và ghi nhận ở bước trên), theo sau là độ dài chuỗi thông tin cần gửi, trong ví dụ này chuỗi thông tin gửi tới máy chủ có độ dài là 44:

AT+CIPSEND=4,44

Chú ý: sau mỗi câu lệnh cần kết thúc bởi chuỗi ký tự “\r\n” ở cuối mỗi câu lệnh!

- Sau khi lệnh được gửi thì module sẽ đáp ứng chương trình một ký tự ‘>’, để cho phép nhập tiếp dữ liệu cần gửi tới máy chủ. Khi dữ liệu được nhận thì module sẽ gửi trực tiếp tới máy chủ. Trong trường hợp này chương trình phía máy trạm sẽ gửi một yêu cầu GET tới máy chủ ThingSpeak, có dạng thức như sau:

GET /update?key=J4P1LICZI6ZF0YWG&field1=60

- Yêu cầu hay câu lệnh GET có chức năng gửi dữ liệu tới máy chủ. Phần thông tin ‘/update’ là một

lệnh báo hiệu với máy chủ cập nhật dữ liệu đối với trường field, dữ liệu này đồng thời là dữ liệu mới được gửi tới máy chủ. Trong câu lệnh GET, ta cũng cần chú ý thông tin của khóa truyền thông, đi ngay sau từ khóa key. Khóa truyền thông phải tương ứng với khóa truyền thông được thiết lập với kênh thông tin được đề cập ở các bước trên. Giá trị được thiết lập mới cho trường thông tin này là 60.

- Cuối cùng, sau khi gửi hết dữ liệu cho máy chủ, phía chương trình máy trạm cần kết thúc kết nối, thông qua câu lệnh AT+CIPCLOSE. Dữ liệu mới được cập nhật ở phía máy chủ ThingSpeak và có thể giám sát thông qua trình duyệt web, mô tả trong Hình 6./.

Tài liệu tham khảo

[1]. ROBERT FALUDI, Building wireless sensor networks,

O’Reily Media, 2010.

[2]. EMILY GERTZ, Environmental Monitoring with Arduino,

Maker Media, Inc, 2012.

[3]. MARCO SCHWARTZ, Internet of Things with the Arduino

Yún, Packt Publishing, 2014.

Hình 6: Dữ liệu mới được cập nhật và hiển thị trên giao diện web và thông tin trao đổi giữa thiết bị và máy chủ được hiển thị trên chương trình Terminal của máy tính.

Page 50: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)50

GHI NHẬN TrAO đổi

Trong kỷ nguyên bùng nổ ứng dụng nội dung số trên Internet, cùng với việc ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhu cầu trao đổi, giao dịch các hoạt động thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến kéo theo nhu cầu về thị trường mua bán, chuyển nhượng tên miền trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền “.vn” cũng đã hình thành từ rất lâu. Đây là nhu cầu chính đáng của cộng đồng, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân đã đăng ký, nắm giữ hàng ngàn tên miền mong muốn thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc chủ thể đã đăng ký nay không còn nhu cầu sử dụng, muốn bán, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền của mình cho người khác nhưng do chưa có cơ chế pháp lý đầy đủ nên chưa thể thực hiện được việc trao đổi chuyển nhượng. Việc triển khai hoạt động chuyển nhượng tên miền Internet một cách hợp pháp sẽ là một động lực làm sôi động thị trường, giúp nâng cao nhận thức và là nhân tố tác động vào thị trường tên miền, thúc đẩy tên miền .vn phát triển.

Trên thực tế, việc thực

hiện chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền .vn đã được quy định tại: Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet; Thông tư số 16/2016/TT-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông, hướng dẫn chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá. Thông tư số 16/2016/TT-BTTTT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2016, đây là Thông tư hướng dẫn cách thức hoàn thiện thủ tục, hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền .vn. Ngoài các văn bản trên, để cộng đồng có thể chuyển nhượng được quyền sử dụng tên miền, cần có văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng tên miền.

quy TrìnH CHuyển nHượng Tên Miền “.Vn” kHông THông quA đấu giá

Các tên miền được phép chuyển nhượng quyền sử dụng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Viễn thông, trừ

Chuyển nhượng tên miền ".vn" bao giờ thành hiện thực

Page 51: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 51

GHI NHẬN TrAO đổi

các trường hợp: Tên miền bảo vệ theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet; và Tên miền đang xử lý vi phạm, đang trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc đang bị tạm ngừng sử dụng.

Theo quy định tại Thông tư số 16/2016/TT-BTTTT, hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1. Các tổ chức, cá nhân xem xét điều kiện cần và đủ trước khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền chuyển nhượng.

Bước 2. Hoàn thiện hồ sơ chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 16/2016/TT-BTTTT.

Bước 3. Nộp hồ sơ chuyển nhượng tại Nhà đăng ký đang quản lý tên miền chuyển nhượng.

Bước 4. Nhà đăng ký kiểm tra, xem xét và thông báo kết quả hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền tới các bên tham gia chuyển nhượng.

Bước 5. Nộp thuế chuyển nhượng: Sau khi nhận được văn bản chấp nhận hồ sơ chuyển nhượng, bên chuyển nhượng hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Bước 6. Các bên tham gia chuyển nhượng hoàn thiện thủ tục đăng ký lại tên miền chuyển nhượng.

Thực hiện tại Nhà đăng ký quản lý tên miền chuyển nhượng; Hoàn thiện hồ sơ đăng ký lại tên miền được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 16/2016/TT-BTTTT; Bên nhận chuyển nhượng nộp lệ phí đăng ký, phí sử dụng tên miền Internet tại Nhà đăng ký theo quy định.

Bước 7. Nhà đăng ký phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) để thực hiện đăng ký lại tên miền chuyển nhượng cho bên nhận chuyển nhượng.

Tên Miền “.Vn” đã THựC sự đượC CHuyển nHượng TrOng THựC Tế?

Chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền .vn là nhu cầu chính đáng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tên miền cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về tên miền. Những tưởng Thông tư 16/2016/TT-BTTTT ra đời sẽ đáp ứng nhu cầu chính đáng của cộng đồng đối với hoạt động giao dịch này, chấm dứt tình trạng chuyển nhượng tên miền “chui” đầy rủi ro. Tuy nhiên, việc hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet là một trong những thủ tục bắt buộc để hoàn tất quá trình chuyển nhượng. Hiện nay vẫn còn thiếu hướng dẫn cụ thể từ phía Bộ Tài chính đối với quy định về thuế chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được quy định tại khoản 2 Điều 39 Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg để các bên tham gia chuyển nhượng có thể theo đó hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng trước khi thực hiện đăng ký lại tên miền cho bên nhận chuyển nhượng. Hiện tại, đã gần nửa năm kể từ khi Thông tư 16 có hiệu lực thi hành, người dùng Internet vẫn chưa thể thực hiện được việc chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền .vn, do vẫn chờ đợi hướng dẫn chi tiết từ Bộ Tài chính để được nộp thuế, để được thực hiện nhu cầu chính đáng này một cách hợp pháp.

Với sự ra đời của Thông tư số 16/2016/TT-BTTTT đã đáp ứng nhu cầu rất lớn của cộng đồng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng, đồng bộ để thúc đẩy, “kích cầu” cho tên miền quốc gia Việt Nam .vn phát triển. Tuy nhiên, đến khi nào tên miền .vn mới được chuyển nhượng, thực sự vẫn đang là một câu hỏi lớn mà cộng đồng đặt ra. Hy vọng, trong thời gian tới, giao dịch này sẽ được đưa vào thực tế, giải tỏa nhu cầu bức thiết của cộng động, tạo nên bức tranh sôi động của thị trường mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền .vn./.

Page 52: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)52

GHI NHẬN TrAO đổi

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ đô thị thông minh

bền vữngHà Phương

Hình 1: So sánh mức độ phát triển ĐTTM tại 3 thành phố châu Âu.

CáC Mô HìnH đánH giá MứC độ PHáT Triển CủA đô THị THông MinH

Xây dựng đô thị thông minh (ĐTTM) hay đô thị thông minh bền vững (ĐTTMBV) theo định nghĩa của ITU-T (Khuyến nghị Y.4099 - Bổ sung số 37) là một hành trình dài hạn, cần xác định được những bước đi tổng quát cho phép không chỉ so sánh được giữa các đô thị mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững và định lượng được sự tiến bộ trong hành trình trở thành ĐTTMBV trong từng kỳ hạn nhất định. Trên thế giới có nhiều cách đánh giá định lượng mức độ phát triển của ĐTTM và được gọi chung là bộ tiêu chí chính đánh giá ĐTTM (KPI – Key Performance Index) hay gọi tắt là bộ tiêu chí ĐTTM. Sau đây là tóm tắt một số mô hình đánh giá:

- Mô hình xếp hạng ĐTTM của châu Âu (European Smart Cities Ranking Model): được phát triển từ năm 2007 gồm 31 yếu tố và 74 chỉ số KPI thuộc 6 lĩnh vực thông minh: Quản trị, Kinh tế, Con người, Cuộc sống, Môi trường, Đi lại. Đến nay, mô hình xếp hạng này gồm 27 yếu tố và 90 chỉ số KPI. Các kết quả so sánh giữa các đô thị có thể theo dõi ngay trên website [1]. Hình 1 cho thấy biểu đồ so sánh mức

độ phát triển của từng lĩnh vực trong 6 lĩnh vực giữa 3 thành phố Amsterdam (Hà Lan), Bordeaux (Pháp) và Liverpool (Anh). Dễ dàng nhận thấy, thành phố Amsterdam có mức độ phát triển ĐTTM cao nhất trong khi thành phố Liverpool nhỉnh hơn một chút so với mức độ phát triển ĐTTM trung bình ở châu Âu.

- Các chỉ số chính đo lường ĐTTM (Smart City Index Master Indicators) do Hội đồng đô thị thông minh [2] (Liên minh các nhà công nghiệp, nghiên cứu, tư vấn về ĐTTM) đưa ra dựa trên mô hình tương tự 6 lĩnh vực thông minh như của châu Âu nhưng

Page 53: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 53

GHI NHẬN TrAO đổi

Tổng quAn kPi CHO đTTMBV CủA iTu

Dựa trên định nghĩa về chỉ số đô thị thịnh vượng của Hội nghị toàn cầu về Nhà ở và Đô thị (UN Habitat), KPI cho ĐTTMBV của ITU bao trùm 5 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững: năng suất, chất lượng cuộc sống, phát triển hạ tầng, môi trường bền vững, công bằng và xã hội toàn diện. ICT được xếp ở trung tâm, được ứng dụng trong 5 yếu tố nêu trên. Hiện nay, ITU đã ban hành 4 khuyến nghị liên quan đến KPI bao gồm:

- ITU-T [Y.4900/L.1600]: Tổng quan về KPI trong ĐTTMBV (6/2016).

- ITU-T [Y.4901/L.1601]: KPI liên quan đến ứng dụng ICT trong ĐTTMBV (6/2016).

- ITU-T [Y.4902/L.1602]: KPI liên quan đến tác động bền vững của ICT trong ĐTTMBV (6/2016).

- ITU-T [Y.4903/L.1603]: KPI cho ĐTTMBV để đánh giá sự thành công của các mục tiêu phát triển bền vững (10/2016).

Bộ KPI của ITU chỉ đưa ra tiêu chí đánh giá nhưng ITU chưa có khuyến nghị nào về đánh giá mức độ phát triển của ĐTTMBV. Do đó, ITU chưa đưa ra định lượng cụ thể cho từng tiêu chí trong bộ KPI. Trên thế giới, hiện có 2 thành phố đang thí điểm áp dụng bộ KPI của ITU trong 2 năm 2015 - 2016 là Dubai và Singapore.

Bảng 1 của khuyến nghị L.1600 mô tả bộ KPI bao

khác biệt ở bộ chỉ số cụ thể.

- Mô hình mức độ trưởng thành của ĐTTM (Smart City Maturity Model) của công ty tư vấn IDC xác định 5 mức độ phát triển của ĐTTM dựa trên các chỉ số đánh giá. Mức đầu tiên là “tự phát” (adhoc), tiếp theo là “cơ hội” (opportunistic) với sự chủ động triển khai dựa trên chiến lược, phối hợp giữa các đối tác. Mức thứ ba là “có thể nhân rộng” (repeatable), ở đó có các quy trình triển khai cụ thể, gắn kết chặt chẽ giữa các bên liên quan. Mức thứ tư là “quản lý” (managed) khi mà các hệ thống chính thức có các luồng công việc/dữ liệu theo dõi, quản lý được hiệu năng các hệ thống, ứng dụng; đầy đủ các tiêu chuẩn và kết quả thực hiện ĐTTM có tác động cao. Mức cao nhất là “tối ưu” (optimized) khi nền tảng ĐTTM được thực hiện rộng khắp, bền vững, có thể liên tục cải thiện về chiến lược, ICT và quản trị. Từ 2015, IDC dùng mô hình này và tổ chức trao giải thưởng “IDC Smart City Development Index” cho các đô thị khu vực APAC trong 14 lĩnh vực. Điểm được tính dựa trên chuyên gia IDC (25%), bình chọn của công chúng (50%) và hội đồng tư vấn quốc tế (25%).

- Một số cách đo lường khác gồm có: chỉ số xã hội đô thị kết nối mạng của Ericsson, chỉ số cơ hội đô thị của PWC phối hợp với thành phố New York xây dựng...

- Bộ tiêu chí đô thị thông minh bền vững của ITU: Năm 2015, ITU-T đã nghiên cứu 19 mô hình chỉ số đánh giá của nhiều tổ chức quốc gia, quốc tế, viện nghiên cứu và đưa ra bộ KPI chung trong khuyến nghị Y.4900 – bổ sung 39. Các KPI này được đưa vào khuyến nghị ITU-T Y.4000 – bổ sung 32: Hướng dẫn phát triển ĐTTMBV dành cho các nhà lãnh đạo đô thị trong chu trình 6 bước xây dựng ĐTTMBV. Bước 5 – Đo lường sự tiến bộ: tiến hành giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình ĐTTMBV để đạt các mục tiêu yêu cầu. Bước này liên quan đến sự điều phối và hợp tác giữa các bên liên quan cũng như đánh giá dựa trên KPI [3].

Page 54: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)54

GHI NHẬN TrAO đổi

gồm 37 tiêu chí (sub-dimension) chia ra trong 6 yếu tố, cụ thể như sau: (i) ICT: 4 tiêu chí; (ii) Môi trường bền vững: 5 tiêu chí; (iii) Năng suất: 9 tiêu chí; (iv): chất lượng cuộc sống: 4 tiêu chí; (v) công bằng và xã hội toàn diện: 5 tiêu chí; (vi) hạ tầng vật lý: 11 tiêu chí.

Qua thông tin từ Bảng 1, có thể nhận thấy:

- Chỉ có D1 liên quan trực tiếp đến ICT

- 37 tiêu chí chỉ là mô tả chung, chưa dùng để

đánh giá cụ thể ĐTTMBV

Khuyến nghị L.1601 mô tả cụ thể từng chỉ số trong mỗi tiêu chí. Bảng 2 dưới đây nêu ví dụ 4 chỉ số đo lường cụ thể của D1.1 (D1.1.1 đến D1.1.4).

Ngoài những chỉ số liên quan trực tiếp đến ICT như trong Bảng 2, còn có các chỉ số gián tiếp liên quan đến ICT hoặc thậm chí hoàn toàn không liên quan đến ICT được mô tả trong L.1602 như ví dụ trong Bảng 3 và Bảng 4.

Thứ tự Yếu tố Tiêu chí Tên tiêu chí

D1

Công nghệ thông tin và truyền thông

(ICT)

D1.1 Mạng và truy nhậpD1.2 Nền tảng thông tin và dịch vụD1.3 An toàn thông tin và bảo vệ sự riêng tưD1.4 Trường điện từ

D2Môi trường bền vững

D2.1 Chất lượng không khíD2.2 Mức độ phát thải khí CO2D2.3 Năng lượngD2.4 Ô nhiễm trong nhàD2.5 Nước, đất, tiếng ồn

D3 Năng suất

D3.1 Vốn đầu tư D3.2 Việc làmD3.3 Lạm phátD3.4 Thương mạiD3.5 Tiết kiệmD3.6 Xuất/nhập khẩuD3.7 Thu nhập/chi tiêu của hộ gia đìnhD3.8 Đổi mới sáng tạoD3.9 Kinh tế tri thức

D4Chất lượng cuộc sống

D4.1 Giáo dụcD4.2 Y tếD4.3 An toàn/an ninh nơi công cộngD4.4 Tiện lợi và thoải mái

D5Công bằng và xã hội toàn diện

D5.1 Bất bình đẳng trong thu nhập/chi tiêu (hệ số Gini)D5.2 Bất bình đẳng xã hội và giới trong truy cập các dịch vụ và hạ tầngD5.3 Sự cởi mở và tham gia hoạt động công cộngD5.4 Quản trị

D6Hạ tầng

vật lý

D6.1 Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – ống cấp nướcD6.2 Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – thoát nước thảiD6.3 Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – cấp điệnD6.4 Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – quản lý chất thảiD6.5 Kết nối đến các dịch vụ – hạ tầng tri thứcD6.6 Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – hạ tầng y tếD6.7 Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – giao thôngD6.8 Hạ tầng/kết nối đến các dịch vụ – hạ tầng đường bộD6.9 Nhà ở - các vật liệu xây dựngD6.10 Nhà ở - không gian sốngD6.11 Các tòa nhà

Bảng 1 - Các tiêu chí KPI

Page 55: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 55

GHI NHẬN TrAO đổi

Khuyến nghị L.1603 (phiên bản tiền ban hành) tập trung vào sự phát triển chung của đô thị, không tập trung riêng biệt vào ICT như L.1601 và L.1602. Mục tiêu của L.1603 là lồng ghép với việc đánh giá mức độ thành công 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG) trong bối cảnh xây dựng ĐTTMBV.

L.1603 đánh giá ĐTTMBV trong 3 lĩnh vực bao gồm:

- 13 chỉ số về kinh tế: hạ tầng ICT (T1.1), đổi mới

Bảng 2 - Các chỉ số của tiêu chí D1.1 (Mạng và truy nhập)

Chỉ số (Indicator) Mô tả

D1.1.1 Mức độ sẵn sàng của máy tính và các thiết bị tương tự

Tỷ lệ hộ gia đình có tối thiểu 1 máy tính hoặc thiết bị tương tự (tablet, smart phones,...)

D1.1.2 Mức độ sẵn sàng của truy cập Internet ở các hộ gia đình

Tỷ lệ các hộ gia đình có truy cập Internet cho mọi thành viên gia đình qua mạng cố định hoặc di động vào bất kỳ thời gian nào

D1.1.3 Mức độ sẵn sàng của các thuê bao băng rộng cố định

Số lượng thuê bao băng rộng cố định/100 dân

D1.1.4 Mức độ sẵn sàng của thuê bao vô tuyến băng rộng

Số lượng thuê bao không dây băng rộng/100 dân

Bảng 3 - Một số ví dụ các chỉ số gián tiếp liên quan đến ICT

Tiêu chuẩn Chỉ số Mô tả

L.1601

(các chỉ số gián tiếp liên quan đến ICT)

D3.1.1 Chi tiêu cho R&D liên quan đến ICT

Tỷ lệ GDP của đô thị chi tiêu cho R&D (nghiên cứu và phát triển) liên quan đến ICT

D3.1.2 Mức độ đầu tư cho các dự án ICT định hướng ĐTTMBV

Số lượng đầu tư của đô thị cho các chương trình, sáng kiến và giải thưởng nhằm tăng cường mức độ thông minh và bền vững của đô thị, đo bằng tỷ lệ GDP của đô thị

D3.8.1 Mức độ R&D cho ICT Tỷ lệ R&D của các công ty ICT so với tất cả các công ty

L.1602

(tác động bền vững của ICT)

D3.1.3 Cải thiện năng suất trong công nghiệp nhờ ICT

Nâng cao năng suất trong công nghiệp thông qua ICT được đo là tác động của ICT đến giá trị gia tăng/người làm thuê

D3.8.2 Đầu tư cho sáng tạo ICT

Tỷ lệ đầu tư của khối tư nhân cho sáng tạo ICT

D3.8.3 Các bằng sáng chế liên quan đến ICT

Số lượng các bằng sáng chế liên quan đến ICT/đầu người

sáng tạo (T1.2), việc làm (T1.3), thương mại (T1.4), năng suất (T1.5), hạ tầng vật lý (T1.6), khu vực công (T1.7).

- 19 chỉ số về môi trường: chất lượng không khí (T2.1), nước và vệ sinh môi trường (T2.2), tiếng ồn (T2.3), chất lượng môi trường (T2.4), đa dạng sinh học (T2.5), năng lượng (T2.6).

- 20 chỉ số về xã hội và văn hóa: giáo dục (T3.1), y tế (T3.2), an toàn (T3.3), nhà ở (T3.4), văn hóa (T3.5), xã hội toàn diện (T3.6).

Bảng 5 nêu ví dụ về cách tham chiếu các chỉ số ĐTTMBV của L.1603 tới các mục tiêu SDG:

Khi so sánh với L.1601 và L.1602, có thể thấy một vài chỉ số KPI có sự tương đồng như hạ tầng ICT, ứng dụng ICT trong một số ứng dụng như cấp điện, nước... nhưng về cơ bản, các chỉ số KPI trong L.1603 gắn liền với các mục tiêu phát triển bền vững của

Page 56: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)56

GHI NHẬN TrAO đổi

Bảng 4 - Một số ví dụ chỉ số gián tiếp liên quan/không liên quan đến ICT

Tiêu chuẩn Chỉ số Mô tả

L.1601(các chỉ số gián tiếp liên quan

đến ICT)

D2.1.1 Ứng dụng hệ thống ICT giám sát mật độ hạt và các chất độc hại

Tỷ lệ khu vực của đô thị được giám sát mật độ các hạt và chất độc hại bởi hệ thống ICT ngoài trời

D2.5.1 Ứng dụng hệ thống ICT giám sát nguồn nước

Tỷ lệ các nguồn nước của đô thị (sông, hồ...) được giám sát chất lượng và mức độ ô nhiễm bởi hệ thống ICT

D2.5.2 Ứng dụng hệ thống ICT giám sát tiếng ồn

Tỷ lệ khu vực của đô thị được ứng dụng hệ thống ICT giám sát tiếng ồn

L.1602(các chỉ số

không liên quan đến ICT)

D2.1.2 Mật độ ô nhiễm không khí

Mật độ các hạt và chất độc hại

D2.2.1 Phát thải khí nhà kính (GHG)

Số lượng phát thải khí GHG/đầu người

D2.3.1 Sử dụng các nguồn năng lượng thay thế và tái tạo

Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo được đô thị tiêu thụ

Liên hợp quốc và ít liên quan tới ICT hơn so với L.1601 và L.1602.

Tài liệu tham khảo

[1]. http://www.smart-cities.eu/?cid=5&city=47&ver=4.

[2]. http://smartcitiescouncil.com/resources/smart-city-index-

master-indicators-survey.

[3]. ITU-T Y.4000 (Suplement 32): Smart sustainable cities -

A guide for city leaders, Jan 2016.

[4]. ITU-T Y.4900/L.1600: Overview of key performance

indicators for smart sustainable cities, Jun 2016.

[5]. ITU-T Y.4901/L.1601: Key performance indicators related

to the use of ICT in smart sustainable cities, Jun 2016.

[6]. ITU-T Y.4902/L1602: Key performance indicators related

to sustainablity impacts of ICT in smart sustainable cities, Jun

2016.

[7]. ITU-T Y.4903/L1603: Key performance indicators for

smart sustainable cities to assess the achievement of sustainable

development goals, Oct 2016 (prepublished).

Bảng 5 - Một số ví dụ ánh xạ chỉ số ĐTTMBV với các mục tiêu SDG

Tiêu chí Chỉ số Mô tảTham chiếu

mục tiêu SDG

T1.1 Hạ tầng ICT

C1.1.1Truy nhập Internet

của hộ gia đình

Tỷ lệ % hộ gia đình có truy nhập Internet

9.c17.8

T1.2 Đổi mới sáng tạo

C1.2.2 Bằng sáng chếSố lượng bằng sáng chế cấp

mới/100.000 dân/năm9.b

T1.6 Hạ tầng vật lý –

Cấp nước sạch

C1.6.1Mức độ trang bị công tơ

nước thông minh

Tỷ lệ % hộ dùng nước (bao gồm hộ gia đình, công ty…) có trang bị

công tơ nước thông minh9.1

T1.6 Hạ tầng vật lý –

Cấp điện

C1.6.2Mức độ trang bị công tơ

điện thông minh

Tỷ lệ % hộ dùng điện (bao gồm hộ gia đình, công ty…) có trang bị

công tơ điện thông minh9.1

Page 57: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 57

GHI NHẬN TrAO đổi

Thế giới đang bước vào kỷ nguyên Big Data, kỷ nguyên của Dữ liệu lớn, khi mà các quyết định được đưa ra không dựa trên chuyên gia mà dựa vào các tập hợp Dữ liệu lớn. Theo dự báo của Công ty Nghiên cứu thị trường IDC, doanh thu đến từ thị trường Dữ liệu lớn sẽ tăng 27% mỗi năm để đạt 32,4 tỷ USD vào năm 2017.

Khi Barack Obama tái đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ lần thứ hai, người ta đã phân tích những yếu tố mang đến thắng lợi cho vị tổng thống da màu này và phát hiện, đằng sau thành công của ông có bóng dáng của Dữ liệu lớn. Những dữ liệu khổng lồ đã chỉ cho Obama cách tìm cử tri ủng hộ và thu hút sự chú ý của họ, đồng thời cho phép nhà phân tích chạy các thử nghiệm dự đoán nhóm đối tượng

BIG DATACƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH, PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM

Phạm Tiến đạt*

__________________________________________________

*Học viện Cảnh sát Nhân dân

Page 58: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)58

GHI NHẬN TrAO đổi

có thể bị thuyết phục bởi những dạng thức thu hút nào.

Ngày 10/7/2014, hãng công nghệ IBM công bố chi thêm 3 tỷ USD để đầu tư vào Dữ liệu lớn. Nghiên cứu của IDC cho biết nhờ Dữ liệu lớn, năm 2013, website bán hàng trực tuyến hàng đầu thế giới Amazon.com đạt doanh thu tới 74 tỷ USD, IBM đạt hơn 16 tỷ USD. Dữ liệu lớn là gì mà nó lại có tiềm năng lớn đến vậy?

Dữ Liệu Lớn: địnH ngHĩA Và đặC Trưng

Thuật ngữ Big data (Dữ liệu lớn) chỉ những tập hợp dữ liệu phát triển nhanh chóng và rộng khắp dưới nhiều hình thức khác nhau, khiến chúng vượt quá khả năng xử lý của những hệ thống cơ sở dữ liệu truyền thống. Theo ước tính, mỗi ngày thế giới tạo ra 2,5

triệu quintillion dữ liệu (khoảng 10 lũy thừa 30 tương đương 1030 tỷ tỷ bytes dữ liệu). Trong hai năm gần đây nhất, khối lượng dữ liệu mới được tạo ra chiếm đến 90% tổng khối lượng dữ liệu trên thế giới. Việc lượng Dữ liệu lớn đang ngày càng hiện hữu quanh cuộc sống là một hiện thực khách quan. Nó hiện diện ở rất nhiều tổ chức, nhiều hoạt động xã hội, kinh doanh, khoa học và tiềm ẩn nhiều giá trị to lớn.

Dữ liệu lớn có bốn đặc trưng cơ bản (4V): Dung lượng (volume), Vận tốc (velocity), Tính đa dạng (variety), Tính xác thực (veracity).

Page 59: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 59

GHI NHẬN TrAO đổi

Dung lượng (Volume): Dung lượng của Dữ liệu lớn đang tăng lên mạnh mẽ từng ngày. Theo số liệu của Intel vào tháng 9/2013, cứ mỗi 11 giây có 1 Petabyte dữ liệu được tạo ta trên toàn thế giới, tương đương với một video HD dài 13 năm. Tính riêng Facebook đã phải xử lý khoảng 500 Terabytes dữ liệu mỗi ngày. Lợi ích thu được từ việc xử lý một khối lượng lượng lớn dữ liệu chính là điểm thu hút chủ yếu của Dữ liệu lớn, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều khó khăn trong việc tìm ra những phương pháp, kỹ thuật để xử lý khối lượng dữ liệu này.

Vận tốc (Velocity): Với sự ra đời của các kỹ thuật, công cụ, ứng dụng lưu trữ thông tin, nguồn dữ liệu liên tục được bổ sung với tốc độ vượt bậc. Theo viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey Global, ước tính lượng dữ liệu hiện đang tăng trưởng với tốc độ 40%/năm, và sẽ tăng 44 lần trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2020.

Tính đa dạng (Variety): Dữ liệu được thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau như: máy tính, các thiết bị di động, các thiết bị cảm ứng, mạng xã hội,… dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau như âm thanh, hình ảnh, video, văn bản,…

Tính xác thực (Veracity): Đây là một trong những tính chất phức tạp nhất của Dữ liệu lớn. Với xu hướng phát triển của mạng xã hội và các phương tiện thông tin truyền thông cũng như của công nghệ dẫn đến việc xác định được độ tin cậy và xác thực của dữ liệu càng khó khăn. Bài toán phân tích và loại bỏ dữ liệu thiếu chính xác đang là vấn đề quan trọng của Dữ liệu lớn.

TOàn CảnH ứng Dụng CủA Dữ Liệu Lớn

Mọi khía cạnh trong đời sống đều sẽ bị ảnh hưởng bởi Dữ liệu lớn. Các ứng dụng Dữ liệu lớn được sử dụng phổ biến nhất cũng như tạo ra được những lợi ích cao nhất trong những lĩnh vực sau:

Ứng dụng trong hoạt động chính trị

Chiến dịch bầu cử của Mỹ được tối ưu hóa bằng việc sử dụng phân tích Dữ liệu lớn. Các chuyên gia cho rằng, ông Donal Trump giành chiến thắng trong chiến dịch bầu cử năm 2016 vừa qua là do khả năng vượt trội của đội ngũ phân tích Dữ liệu lớn. Cụ thể, đội ngũ phân tích dữ liệu của ông sử dụng kết quả công trình nghiên cứu của một nhà khoa học 34 tuổi tên là Michal Kosinski, chuyên gia đầu ngành tâm lý học. Theo đó, Konsinski và các cộng sự đã phát triển một ứng dụng trên facebook là MyPersonaliy, trong đó người dùng trả lời bảng các câu hỏi để biết nhân cách của mình và họ đã thu thập được dữ liệu của hàng triệu cử tri Mỹ. Ứng dụng này không những cho phép tạo lập chân dung tâm lý một người mà còn cho phép tìm kiếm những

Page 60: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)60

GHI NHẬN TrAO đổi

người có chân dung tâm lý cần thiết. Ví dụ: có thể tìm ra những người ủng hộ Đảng dân chủ nhưng còn lưỡng lự khi quyết định bỏ phiếu.

Ngoài ra, Dữ liệu lớn còn được sử dụng trong hệ thống chính phủ điện tử, phân tích quy định và việc tuân thủ quy định trong các cơ quan, phân tích, giám sát, theo dõi và phát hiện gian lận, mối đe dọa, an ninh mạng.

Ứng dụng trong tối ưu hóa quy trình kinh doanh

Dữ liệu lớn cũng ngày càng được sử dụng để tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Các nhà bán lẻ có thể tối ưu hóa giá cả và lượng hàng hóa của họ dựa trên các dự đoán được tạo ra từ dữ liệu phương tiện truyền thông xã hội, xu hướng tìm kiếm web và dự báo thời tiết.

Cải thiện chăm sóc sức khỏe

Khả năng tính toán, phân tích Dữ liệu lớn cho phép chúng ta giải mã toàn bộ chuỗi DNA trong vài phút và tìm ra những phương pháp chữa trị mới, nhằm hiểu rõ hơn cũng như dự đoán mô hình bệnh. Tất cả các dữ liệu cá nhân, từ đồng hồ thông minh và các thiết bị đeo, có thể được sử dụng để áp dụng cho hàng triệu người và các căn bệnh khác nhau của họ. Các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai

sẽ không bị giới hạn bởi kích thước mẫu nhỏ mà sẽ có khả năng bao quát tất cả mọi người. Ví dụ, ứng dụng Google Flu Trend là một trong những ứng dụng thành công của Google, ứng dụng này dựa trên từ khóa tìm kiếm ở một khu vực nào đó, sau đó bộ máy phân tích của Google sẽ phân tích và đối chiếu kết quả tìm kiếm đó, sau cùng là đưa ra dự báo về xu hướng dịch cúm tại khu vực đó. Qua đó cho biết tình hình cúm tại khu vực đó sẽ diễn ra như thế nào để đưa ra các giải pháp phòng tránh. Kết quả mà Google Flu Trend đưa ra, hoàn toàn phù hợp với báo cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO về tình hình bệnh cúm tại khu vực đó.

Nâng cao khoa học và nghiên cứu

Khoa học và nghiên cứu hiện đang biến đổi rất nhanh bởi các khả năng mới mà Dữ liệu lớn mang lại. Ví dụ, CERN, phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân Thụy Sĩ với chiếc máy gia tốc hạt lớn nhất và mạnh nhất thế giới, Large Hadron Collider. Với những thí nghiệm để mở khóa những bí mật của vũ trụ, cách hình thành và vận hành ra sao, đã tạo ra một lượng lớn dữ liệu.

Các trung tâm dữ liệu của CERN có 65.000 bộ vi xử lý để phân tích 30 petabyte dữ liệu. Tuy nhiên, nó sử dụng các quyền hạn tính toán của hàng nghìn

Page 61: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017) 61

GHI NHẬN TrAO đổi

máy tính phân phối tại 150 trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới để phân tích. Quyền hạn tính toán như vậy có thể được thừa hưởng và làm biến đổi rất nhiều lĩnh vực khác của khoa học và nghiên cứu.

Tối ưu hóa hiệu suất máy móc và thiết bị

Phân tích Dữ liệu lớn giúp máy móc và thiết bị trở nên thông minh và độc lập hơn. Ví dụ, các công cụ Dữ liệu lớn được sử dụng để vận hành xe hơi tự lái của Google. Toyota Prius được trang bị máy ảnh, GPS cũng như các máy tính mạnh mẽ và bộ cảm biến để lái xe an toàn trên đường mà không có sự can thiệp của con người. Công cụ Dữ liệu lớn cũng được sử dụng để tối ưu hóa lưới điện năng lượng sử dụng dữ liệu từ công-tơ thông minh. Thậm chí có thể sử dụng công cụ Dữ liệu lớn để tối ưu hóa hiệu suất của máy tính và các kho dữ liệu.

Ứng dụng Dữ liệu lớn trong giao thông

Sử dụng số liệu trong quá khứ để ước lượng các dòng giao thông trong thành phố vào các giờ cao điểm, từ đó đưa ra các kế hoạch phân luồng giao thông chi tiết, hợp lý giúp giảm thiểu ùn tắc. Ngoài ra còn đưa thông tin cho người tham gia giao thông những thời điểm dễ xảy ra tắc đường hoặc chỉ cho họ

đường đi ngắn nhất.

Cơ Hội Và THáCH THứC TrOng Công TáC đấu TrAnH PHòng, CHống Tội PHạM

Trên thế giới, Dữ liệu lớn được áp dụng rất nhiều trong việc cải thiện an ninh và cho phép thực thi pháp luật. Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) sử dụng phân tích Dữ liệu lớn để chống âm mưu khủng bố và gián điệp. Các đơn vị khác sử dụng kỹ thuật Dữ liệu lớn để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công không gian mạng. Lực lượng cảnh sát sử dụng

Page 62: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (1.2017)62

GHI NHẬN TrAO đổi

các công cụ Dữ liệu lớn để bắt tội phạm và thậm chí dự đoán hoạt động tội phạm, và những công ty thẻ tín dụng sử dụng Dữ liệu lớn để phát hiện các giao dịch gian lận.

Bên cạnh việc phát hiện, giảm thiểu tội phạm bạo lực và cướp bóc, Dữ liệu lớn còn được sử dụng để xác định tội phạm liên quan đến tài chính như gian lận bảo hiểm, giao dịch nội gián, rửa tiền,…

Năm 2015, các nhà chức trách Mỹ sử dụng Dữ liệu lớn để phá vụ án Gary Pusey. Theo đó, Trung tâm phân tích và phát hiện ADC đã phân tích 10 tỷ dòng dữ liệu giao dịch trong 15 năm nhằm xác định các cá nhân có những giao dịch bất thường liên quan đến Gary Pusey, ADC đã chuyển những chứng cứ thu thập được cho công tố viên ở Mahattan và FBI để điều tra, qua đó kết tội Gary Pusey 47 tuổi có liên quan đến việc khai thác các thông tin nội gián trái phép.

Ngày nay, những phần mềm Dữ liệu lớn như Gotham của tập đoàn Palatir tập hợp những dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc để phân tích đưa ra bằng chứng của một tội phạm. Quan trọng hơn, nó cũng có thể đưa ra những bằng chứng cần thiết có tính pháp lý để truy tố những tên tội phạm, trong đó có tội phạm rửa tiền.

Cơ hội mà Dữ liệu lớn đem tới là rất tiềm năng, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức:

Để phát huy tốt ứng dụng của Dữ liệu lớn cần phải có tiềm lực tài chính vững chắc, ví dụ như hãng máy tính IBM hay website Amazon.com đã rất thành công trong việc xây dựng hệ thống Dữ liệu lớn nhờ tiềm lực tài chính dồi dào.

Ngoài ra, hạ tầng công nghệ thông tin cũng là một thách thức không hề nhỏ. Muốn có hiệu quả tốt trong khai thác Dữ liệu lớn, các chính phủ hay tổ chức cần phải cải thiện tốc độ truy cập dữ liệu. Ngoài ra, hệ thống khai thác Dữ liệu lớn cũng cần phải tính toán để có thể kết nối vào được kho cơ sở dữ liệu truyền thống, việc này đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đủ mạnh và khả năng bảo mật những dữ liệu truyền thống quan trọng.

Từ đó, có thể thấy ứng dụng thiết thực của Dữ liệu lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống trong đó có đấu tranh, phòng chống tội phạm. Nó không thể giúp loại bỏ hoàn toàn tội phạm nhưng nó là cách thức mới để giúp các cơ quan điều tra phòng chống tội phạm hiệu quả hơn. Tuy nhiên đây là vấn đề tương đối mới, đặt ra nhiều thách thức mà các tổ chức và các nhà nghiên cứu cần phải giải quyết./.

Page 63: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

Máy phát dành riêng cho các trạm phát sóng BTS tại Việt Nam

CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG &

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VIỆT NAM

ngƯỜi bẠn tin CẬy

HIMOINSA – Thương hiệu máy phát điện uy tín của Tây Ban Nha ra đời từ năm 1982, gần đây càng khẳng định sức mạnh khi YAN-

MAR – một thương hiệu máy phát điện nổi tiếng của Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược từ năm 2015.

Đối với thị trường Việt Nam, kể từ năm 2000, HI-MOINSA đã có mặt thông qua Tổng đại lý chính thức là Công ty SÀI GÒN BAN MAI, một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh máy phát điện nhập khẩu chất lượng cao, uy tín với bề dày kinh nghiệm gần 20 năm.

Thuộc chủng loại máy phát điện công nghiệp nhập khẩu chất lượng cao nhất với dải công suất từ 8 - 3.300 kVA, HIMOINSA được xem là đối thủ xứng tầm đứng trong hàng ngũ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như CUMMINS (Mỹ), MITSUBISHI (Nhật Bản), MTU (CHLB Đức), FPT-IVECO (Italy), VOLVO (Thụy Điển)...

Cũng bởi uy tín thương hiệu, nên HIMOINSA là sản phẩm được nhiều chủ đầu tư những công trình cao cấp tại Việt Nam chấp nhận. SÀI GÒN BAN MAI đã thắng thầu và thực hiện việc cung cấp hàng trăm máy phát

điện HIMOINSA cho các dự án như: Sân bay, hải cảng, bưu điện, tàu biển, khu vui chơi giải trí, sân vận động, nhà máy, khách sạn, bệnh viện, ngân hàng, kho bạc, văn phòng làm việc... Nhiều công trình quan trọng đã sử dụng máy phát điện HIMOINSA như một giải pháp uy tín và an toàn, ví dụ như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại sứ quán Mỹ, Tổng cục Hải quan Việt Nam, Học viện An ninh Nhân Dân, hệ thống kho bạc tại 64 tỉnh thành, Cảng Hải Phòng…

Chủ đầu tư tin tưởng rằng một số tính năng nổi bật theo tiêu chuẩn châu Âu mà chỉ những dòng máy cao cấp như HIMOINSA có được như: chỉ số an toàn cháy nổ, phát thải không gây ô nhiễm môi trường, tương thích môi trường điện từ trường, vận hành êm ái, hiệu suất cao, cùng với đó là chế độ bảo hành, bảo dưỡng định kỳ theo tiêu chuẩn quốc tế trong 12 tháng hoặc 2.000 giờ máy sẽ giúp cho công trình của họ an toàn, bền vững theo thời gian.

Đặc biệt với thị trường viễn thông và công nghệ thông tin, đặc biệt là với các trạm thu phát sóng di động (BTS), HIMOINSA đã thiết kế riêng dòng sản phẩm cho thị trường này với dải công suất từ 8-45 kVA sử dụng động cơ Yanmar (Nhật Bản) nhằm giảm thiểu công việc phải

Máy phát dành riêng cho các trạm phát sóng BTS tại Việt Nam

hiMOinSA

Page 64: b ộ t h ô n g t i n và t r u y ề n t h ô n gictvietnam.vn/files/tccntt/source_files/2017/05/03/r17k1t1-min-155801-030517-11.pdf• Lê đăng Thanh: giải pháp C-sOn hỗ

Hệ thống quản lý từ xa máy phát điện cho trạm BTS

Dòng máy phát dành cho các trung tâm xử lý dữ liệu

thường xuyên đến hiện trường và tối ưu hóa công tác bảo dưỡng qua 4 tính năng nổi bật, đó là: (1) Thùng nguyên liệu 1000 lít có thể chạy liên tục 14 ngày không cần nạp, (2) Hệ thống tự động chuyển đổi nguồn điện dạng contactor hay motorized, (3) Hệ thống khóa chống trộm, (4) Hệ thống quản lý và điều khiển từ xa qua điện thoại di động hay máy tính kết nối internet giúp giảm thiểu việc tiếp cận hiện trường trực tiếp.

Ưu điểm thứ 4 được xem là điểm vượt trội của HI-MOINSA so với các sản phẩm khác:

• Hệ thống quản lý và điều khiển từ xa giúp nhân viên quản lý biết được lượng nguyên liệu còn lại và thời điểm phải nạp thêm cho máy phát,

• Thời điểm bảo dưỡng,

• Cảnh báo trộm đột nhập,

• Thống kê thời điểm mất điện và thời gian chạy máy, quãng đường đến các điểm đặt máy phát…

Một sản phẩm tiên tiến khác dành cho lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin là dòng máy phát điện dành cho các trung tâm xử lý dữ liệu. Nền tảng cơ bản của bất cứ một trung tâm dữ liệu là việc đảm bảo an toàn dữ liệu lưu trữ, nhiều trung tâm luôn lựa chọn dòng máy phát dự phòng phải đảm bảo tiêu chí: tin cậy, an toàn, vận hành ổn định và kịp thời khi nguồn điện chính đột xuất bị mất.

Máy phát của HIMOINSA dành riêng cho các trung tâm dữ liệu kết hợp cùng lúc 2 hệ thống khởi động

điện nước hoặc điện khí, do đó việc khởi động máy kịp thời được đảm bảo tin cậy tuyệt đối. Thêm đó, máy được trang bị hệ thống làm mát tự động điều chỉnh theo nhiệt độ máy phát giúp giảm tiếng ồn và nhiên liệu tiêu thụ. Mặt khác, một bộ phận kích điện áp sấy buồng đốt qua hệ thống bơm, nước máy luôn được giữ ở nhiệt độ ít nhất là 40 độ C, cho phép máy khởi động sau 10 giây khi nguồn điện chính bị mất, kịp thời cung cấp điện cho toàn bộ trung tâm dữ liệu. Chính vì vậy mà Tập đoàn ALIBABA đã lựa chọn máy phát 24MW của HIMOINSA cho trung tâm dữ liệu mạng lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Với những dòng sản phẩm vượt trội này, HIMOIN-SA kỳ vọng trở thành người bạn đồng hành tin cậy, phát triển mạnh mẽ cùng ngành viễn thông và công nghệ thông tin tại Việt Nam./

Liên hệ tư vấn và đặt hàngTổng đại lý chính hãng của HIMOINSA tại Việt Nam:

Công ty tnhh thƯƠng MAi Sài gÒn bAn MAi P2502-101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 84.4.. 35624752. Fax: 84.4.35624753Email: [email protected]

www.saigonbanmai.com.vn www.himoinsa.com.vnChúng tôi sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của Quý khách trong

thời gian sớm nhất!