bỘ tÀi nguyÊn vÀ mÔi trƯỜng cỘng hoÀ xà hỘi chỦ...

14
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: /2009/TT-BTNMT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2009 THÔNG TƯ Quy định vkiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp lut trong lĩnh vực bo vmôi trường Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004; Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phvsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ- CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Căn cứ Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Chính phvề tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định vkiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp lut trong lĩnh vc bo vmôi trường như sau: CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định chi tiết về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp lut trong lĩnh vc bảo vệ môi trường và pháp lut có liên quan; 2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 2. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Trong quá trình kim tra, thanh tra và xlý vi phm pháp lut trong lĩnh vc bo vmôi trường, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan phải áp Dự thảo lấy ý kiến góp ý

Upload: others

Post on 15-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Số: /2009/TT-BTNMT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2009

THÔNG TƯ Quy định về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004; Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường;

Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định chi tiết về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm

pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan; 2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân trong

nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 2. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Trong quá trình kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh

vực bảo vệ môi trường, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan phải áp

Dự thảo lấy ý kiến góp ý

Page 2: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

2

dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và địa phương về môi trường và các quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG KIỂM TRA, THANH TRA;

TRÁCH NHIỆM VÀ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC; TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG

VIỆC KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 3. Nội dung kiểm tra, thanh tra 1. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lập,

thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, bao gồm: a) Việc tuân thủ pháp luật trong quá trình thành lập tổ công tác về đánh

giá môi trường chiến lược: các chuyên gia về môi trường, các nhà khoa học liên quan có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án để tiến hành công tác đánh giá môi trường chiến lược và lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch hoặc kế hoạch;

b) Nội dung, cấu trúc báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của các cơ quan, tổ chức có liên quan theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Trình tự, thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của các cơ quan, tổ chức có liên quan;

d) Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. 2. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lập,

thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, bao gồm:

a) Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung: đối tượng, nội dung, cơ quan lập, trình tự thủ tục lập;

b) Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung: thẩm quyền, trình tự thủ tục, thời hạn, nội dung và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thẩm định, phê duyệt và xác nhận dự án đủ điều kiện để đi vào hoạt động;

c) Việc chấp hành của chủ dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nội dung báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;

3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lập, đăng ký và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Việc lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường: đối tượng, nội dung, cơ quan lập, trình tự thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường;

Page 3: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

3

b) Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường: thẩm quyền, trình tự thủ tục, thời hạn, nội dung;

c) Việc chấp hành của chủ dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nội dung bản cam kết và các yêu cầu trong giấy xác nhận đăng ký bản kết bảo vệ môi trường;

4. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Việc lập đề án vệ môi trường: đối tượng, nội dung, cơ quan lập, trình tự thực hiện lập đề án bảo vệ môi trường;

b) Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường: thẩm quyền, trình tự thủ tục, thời hạn, nội dung phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường.

c) Việc chấp hành của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và nội dung đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận.

5. Kiểm tra, thanh tra việc bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

6. Kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bao gồm: cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; làng nghề; bệnh viện và cơ sở y tế khác; hoạt động xây dựng; hoạt động giao thông vận tải; nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá; nhập khẩu phế liệu; hoạt động khoáng sản; hoạt động du lịch; sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản; hoạt động mai táng;

7. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư;

8. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường biển và các nguồn nước khác;

9. Kiểm tra, thanh tra việc quản lý chất thải (rắn, lỏng và hơi, khí thải), chất thải nguy hại và kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn, độ rung, ánh sáng và bức xạ;

10. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

11. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quan trắc môi trường và thông tin, báo cáo về môi trường;

12. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên;

13. Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các bộ, ngành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Page 4: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

4

14. Kiểm tra, thanh tra để xác định trách nhiệm phải xử lý về môi trường để cấp có thẩm quyền ra quyết định khi có nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động trong một vùng mà gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.

15. Kiểm tra, thanh tra để có căn cứ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật liên quan.

Điều 4. Trách nhiệm kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường Trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo

vệ môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 126 của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

2. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu như không có khiếu nại, tố cáo và dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường thành lập theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước) kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm của mình.

4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của mình.

5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm kiểm tra và đề nghị cấp có thẩm quyền thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường và các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý.

Điều 5. Thẩm quyền quyết định kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường a) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục

Môi trường ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường theo

Page 5: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

5

chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt hoặc kiểm tra, thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra trên phạm vi cả nước.

Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Tổng cục Môi trường ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo chương trình, kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường phê duyệt. Trường hợp cần thiết quyết định kiểm tra, thanh tra đột xuất sau khi đã được Bộ trưởng, Tổng cục trưởng phê duyệt theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt hoặc kiểm tra, thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt hoặc kiểm tra, thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra trên địa bàn tỉnh quản lý.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Trường hợp cần thiết ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra đột xuất sau khi đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Trưởng Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ban hành quyết định kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế theo chương trình, kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

d) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện quản lý theo thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của mình.

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý. Trường hợp cần thiết, thanh tra bảo vệ môi trường các cấp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân được kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường

1. Chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra theo chương trình kế hoạch và đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra, thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về về các thông tin, hồ sơ, tài liệu đã cung cấp.

Page 6: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

6

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn kiểm tra, thanh tra được tiếp cận ngay với nguồn thải của tổ chức, cá nhân được kiểm tra, thanh tra, đồng thời cử cán bộ có trách nhiệm phối hợp trong quá trình kiểm tra, thanh tra, lấy mẫu chất thải.

3. Chấp hành các yêu cầu, quyết định xử lý của đoàn kiểm tra, thanh tra, thanh tra viên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Đình chỉ ngay các hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả vi phạm và tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) theo yêu cầu của doàn kiểm tra, thanh tra, thanh tra viên và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Có quyền hạn và một số trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính.

Điều 7. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thực hiện

theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số /2009/NĐ-CP ngày tháng năm 2009 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, THANH TRA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 8. Xây dựng Chương trình kế hoạch kiểm tra, thanh tra Hoạt động Kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất về môi trường 1. Kiểm tra, thanh tra theo chương trình kế hoạch về môi trường được

thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. 2. Kiểm tra, thanh tra đột xuất về môi trường được thực hiện khi phát hiện

có dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường; khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo và theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền;

3. Khi có Quyết định kiểm tra, thanh tra đột xuất, đoàn kiểm tra, thanh tra có thể yêu cầu chủ cơ sở là đối tượng kiểm tra, thanh tra tạo điều kiện tiếp cận ngay với các nội dung về bảo vệ môi trường có dấu hiệu vi phạm (đặc biệt là các nguồn phát thải của cơ sở) để tiến hành đo kiểm và lấy mẫu chất thải mà không cần phải báo trước; không bị hạn chế về giờ hành chính và thời điểm làm việc

4. Quá trình kiểm tra đột xuất, đo kiểm và lấy mẫu chất thải tại cơ sở phải được ghi nhận bằng biên bản kiểm tra, thanh tra tra có sự chứng kiến của chủ cơ sở hoặc đại diện cơ sở được chủ cơ sở ủy quyền và cùng ký vào biên bản.

Cơ quan quản lý nhà nước các cấp, cơ quan chuyên môn hữu quan có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với thanh tra bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường trong trường hợp có yêu cầu. Số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất là hai lần trong năm đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó bị tố cáo là đã vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Page 7: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

7

1. Quyết định kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường a) Quyết định kiểm tra, thanh tra theo chương trình kế hoạch Việc ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra phải căn cứ vào chương

trình, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quyết định kiểm tra, thanh tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan biết trước khi công bố quyết định kiểm tra, thanh tra ít nhất là 07 ngày (theo dấu bưu điện), trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất hoặc phúc tra theo quy định của pháp luật. Nội dung của Quyết định kiểm tra, thanh tra theo chương trình, kế hoạch gồm:

- Căn cứ pháp lý để kiểm tra, thanh tra; - Thành viên đoàn kiểm tra, thanh tra; - Nội dung, yêu cầu, phạm vi của cuộc kiểm tra, thanh tra; - Thời hạn kiểm tra, thanh tra: Thời hạn kiểm tra, thanh tra tại một tổ

chức, cá nhân tối đa không quá ba mươi (30) ngày làm việc. Khi cần thiết, người ra quyết định kiểm tra, thanh tra được quyền gia hạn. Thời gian gia hạn không vượt quá ba mươi (30) ngày. Thời hạn kiểm tra, thanh tra được xác định kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra, thanh tra tại một tổ chức, cá nhân đến ngày công bố dự thảo kết luận của đoàn kiểm tra, thanh tra;

- Chế độ kiểm tra, thanh tra; - Quyền, trách nhiệm của đoàn kiểm tra, thanh tra; - Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được kiểm tra, thanh tra. Hình thức và nội dung Quyết định kiểm tra, thanh tra theo mẫu Phụ lục 2

kèm theo Thông tư này. b) Quyết định kiểm tra, thanh tra đột xuất Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ được tiến hành khi tổ chức, cá nhân

có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo đơn khiếu nại tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Quyết định kiểm tra, thanh tra đột xuất bao gồm các nội dung quy định tại mục 1, phần này.

c) Quyết định phúc tra - Việc phúc tra chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng kết luận kiểm

tra, thanh tra tại tổ chức, cá nhân không chính xác, không khách quan hoặc phát hiện có tình tiết mới;

- Quyết định phúc tra do Tổng Thanh tra Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

- Quyết định phúc tra phải ghi rõ yêu cầu, nội dung, thời hạn phúc tra; - Thời hạn phúc tra được áp dụng theo thời hạn kiểm tra, thanh tra quy

định tại mục 1, phần này.

Page 8: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

8

2. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra, thanh tra Để hoạt động kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường đúng pháp luật và

không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở được kiểm tra, thanh tra thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động kiểm tra, thanh tra phải thực hiện theo các bước sau:

2.1. Chuẩn bị kiểm tra, thanh tra - Ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra: Nội dung quyết định kiểm tra,

thanh tra quy định tại khoản 1, mục III, Thông tư này; - Kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra: do Đoàn kiểm tra, thanh

tra xây dựng, phải chi tiết, cụ thể, bám sát mục tiêu và nội dung cần kiểm tra, thanh tra;

- Chuẩn bị lực lượng, cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra; - Họp Đoàn kiểm tra, thanh tra để thống nhất nội dung, trình tự thủ tục và

phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra, thanh tra; - Thông báo quyết định kiểm tra, thanh tra, thời gian làm việc tại cơ sở và

đề cương báo cáo cho cơ sở (trường hợp cần thiết thông báo cho cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương).

2.2. Tiến hành kiểm tra, thanh tra Trong quá trình kiểm tra, thanh tra khi tiếp cận với các lĩnh vực cụ thể đều

phải có biên bản xác nhận cụ thể giữa Đoàn kiểm tra, thanh tra và đại diện đối tượng kiểm tra, thanh tra.

- Tổ chức tiếp xúc giữa Đoàn (tổ, nhóm) và đối tượng kiểm tra, thanh tra với các nội dung liên quan;

- Trưởng Đoàn (tổ, nhóm) công bố quyết định kiểm tra, thanh tra, nói rõ mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch thực hiện và thời gian kiểm tra, thanh tra tại cơ sở;

- Thống nhất về các nguyên tắc làm việc và các yêu cầu của Đoàn để cơ sở chuẩn bị cung cấp tài liệu, chứng cứ và kế hoạch tiếp đoàn;

- Thủ trưởng cơ sở được kiểm tra, thanh tra báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở và cung cấp tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung quyết định kiểm tra, thanh tra theo yêu cầu của Đoàn. Việc thu thập các báo cáo, tài liệu do cơ sở cung cấp phải được lập thành biên bản giao, nhận hồ sơ và đóng dấu của cơ sở cung cấp;

- Đoàn (tổ, nhóm) chất vấn để làm sáng tỏ các nội dung chưa rõ; tiến hành xem xét tài liệu; khảo sát hiện trường; đo đạc, lấy và bảo quản mẫu môi trường

Page 9: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

9

theo quy định của pháp luật; lập các Biên bản kiểm tra, thanh tra, Biên bản lấy mẫu, Biên bản vi phạm hành chính1

Các biên bản này phải có chữ ký của Trưởng đoàn (tổ, nhóm), những người tham gia chứng kiến (nếu có) và chữ ký của đại diện cơ sở được kiểm tra, thanh tra. Trường hợp sau khi đã thuyết phục nhưng đại diện cơ sở vẫn không ký thì mời những người chứng kiến cùng ký để ghi nhận sự việc.

2.3. Kết thúc kiểm tra, thanh tra Sau khi tiến hành hoạt động kiểm tra, thanh tra, với những chứng cứ thu

được và kết luận kiểm tra, thanh tra là căn cứ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định xử lý vụ việc.

Đoàn kiểm tra, thanh tra xây dựng báo cáo, đánh giá ưu, khuyết điểm của đối tượng kiểm tra, thanh tra, những thiếu sót, vi phạm. Đoàn kiểm tra, thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định kiểm tra, thanh tra về nội dung báo cáo:

- Báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra: Báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra là sản phẩm tập trung và quan trọng thể hiện kết quả làm việc của Đoàn. Báo cáo cần kịp thời, trong thời hạn cho phép, ngắn gọn. Nếu có vi phạm thì cần nêu mức độ, tình tiết và các biện pháp mà Đoàn (tổ, nhóm) đã áp dụng và kiến nghị xử lý. Nêu hành vi vi phạm phải rõ ràng, dứt khoát, phân tích được nguyên nhân và hậu quả làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền ra các quyết định xử lý. Kết luận về sự vi phạm phải trên cơ sở số liệu, tình trạng, không suy luận. Cần có sự nhất trí của cả đoàn khi kết luận hành vi vi phạm của đối tượng kiểm tra, thanh tra. Trong trường hợp có thành viên của đoàn không nhất trí với kết luận và đề nghị bảo lưu ý kiến thì phải ghi cụ thể trong biên bản thông qua báo cáo của đoàn, đồng thời báo cáo với người ra quyết định kiểm tra, thanh tra;

- Quyết định xử phạt và áp dụng các biện pháp khác: Căn cứ báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra, các biên bản kiểm tra, thanh tra và biên bản vi phạm về quy định pháp luật chuyên ngành, cấp thẩm quyền ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Việc ra quyết định phải đảm bảo các yêu cầu về hình thức, nội dung của một văn bản áp dụng pháp luật như: Đúng thẩm quyền, đủ các điều kiện cần và đủ của việc xử phạt hành chính, ghi đầy đủ các điều kiện về quyền và nơi khiếu nại, thời gian có hiệu lực1;

- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác: Thông qua kết quả của hoạt động kiểm tra, thanh tra, cần tổng kết tình hình để nêu thành các vấn đề có tính chất nổi cộm, xuất hiện đại trà ở nhiều địa phương, nhiều cơ sở hoặc hiện tượng xuất hiện lặp lại, nêu thành chuyên đề báo cáo, đề xuất các biện

1 Trong quá trình làm việc cần chuẩn bị lập Biên bản thanh tra theo mẫu quy định, ghi trước các nội dung..., tình hình hoạt động để khi Trưởng đoàn (tổ, nhóm) kết luận có thể nhanh chóng hoàn thành biên bản này. Đồng thời nếu có vi phạm hành chính thì Thư ký cũng chuẩn bị sẵn biên bản vi phạm. 1 Xem mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ở phần Phụ lục.

Page 10: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

10

pháp để cấp có thẩm quyền giải quyết. Nội dung này sử dụng đối với trường hợp kiểm tra, thanh tra nhiều cơ sở trên địa bàn.

Mẫu các loại Biên bản, Báo cáo kết quả và Kết luận kiểm tra, thanh tra được nêu trong Phụ lục 3, kèm theo Thông tư này.

3. Xây dựng, lưu trữ hồ sơ và cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra

3.1. Xây dựng hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra a) Nguyên tắc xây dựng hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra: - Mỗi cuộc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải xây dựng

thành hồ sơ để đưa vào lưu trữ, sử dụng khi cần thiết. Hồ sơ kiểm tra, thanh tra phải tập hợp đầy đủ các văn bản, tài liệu, chứng từ như đã quy định về cuộc kiểm tra, thanh tra;

- Những văn bản, tài liệu, chứng từ trong hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra phải đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ.

b) Hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra gồm các tài liệu sau đây: - Tài liệu về tổ chức cuộc kiểm tra, thanh tra:

+ Các văn bản làm căn cứ để tổ chức cuộc kiểm tra, thanh tra như: quyết định phê chuẩn kế hoạch, chỉ thị, công văn của cấp trên giao nhiệm vụ;

+ Đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân dẫn tới tổ chức tiến hành cuộc kiểm tra, thanh tra giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo;

+ Tài liệu khảo sát nắm tình hình chuẩn bị cho cuộc kiểm tra, thanh tra;

+ Quyết định kiểm tra, thanh tra của thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tài liệu thu thập, xây dựng trong quá trình kiểm tra, thanh tra: + Các thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra do

cơ quan, đơn vị, cá nhân cung cấp; + Báo cáo của đối tượng kiểm tra, thanh tra theo đề cương yêu cầu của

đoàn kiểm tra, thanh tra, Thanh tra viên, các tài liệu, số liệu do đối tượng kiểm tra, thanh tra cung cấp;

+ Biên bản kiểm tra xác minh sự việc; các chứng cứ liên quan tới nội dung kiểm tra, thanh tra;

+ Các biên bản kết luận từng phần các nội dung kiểm tra, thanh tra;

+ Các đơn thư khiếu nại, tố cáo nhận được trong quá trình kiểm tra, thanh tra có liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra; kết quả giải quyết các đơn khiếu tố (nếu có);

Page 11: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

11

+ Dự thảo kết luận kiểm tra, thanh tra;

+ Biên bản họp tổng kết hoạt động của đoàn kiểm tra, thanh tra;

+ Các tài liệu liên quan khác. - Tài liệu về kết luận kiểm tra, thanh tra:

+ Kết luận kiểm tra, thanh tra, các phụ lục báo cáo, các biểu thống kê báo cáo về kết quả kiểm tra, thanh tra;

+ Biên bản công bố kết luận kiểm tra, thanh tra;

+ Văn bản giải trình hoặc khiếu nại của đối tượng kiểm tra, thanh tra và kết luận kiểm tra, thanh tra (nếu có).

- Tài liệu chuyển giao hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra vào lưu trữ: + Bản thống kê danh mục tài liệu có trong hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra.

+ Biên bản giao nhận hồ sơ.

c) Trách nhiệm xây dựng hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra: - Trưởng đoàn kiểm tra, thanh tra, Thanh tra viên được giao nhiệm vụ

chịu trách nhiệm chính về xây dựng hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra theo phân công của Trưởng đoàn.

- Cán bộ kiểm tra, thanh tra, Thanh tra viên tham gia cuộc kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm tập hợp và giao hồ sơ cho người chịu trách nhiệm xây dựng hồ sơ kiểm tra, thanh tra.

3.2. Lưu trữ hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra a) Nguyên tắc lưu trữ hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra

- Hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra phải được tổ chức lưu trữ kịp thời, đầy đủ;

- Đảm bảo tính bí mật của hồ sơ theo Quy chế bảo mật nhà nước trong ngành kiểm tra, thanh tra theo quy định tại Quyết định số 1657/2005/QĐ-TTCP ngày 06 tháng 9 năm 2005;

- Thủ trưởng tổ chức kiểm tra, thanh tra mới có quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ.

b) Giao nhận hồ sơ lưu trữ - Trách nhiệm của bên giao:

- Trưởng Đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc Thanh tra viên được giao nhiệm vụ như Trưởng đoàn có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra cho cán bộ lưu giữ hồ sơ;

+ Phải bàn giao toàn bộ hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra vào lưu trữ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày báo cáo kết luận cuộc kiểm tra, thanh tra với người

Page 12: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

12

ra quyết định kiểm tra, thanh tra, không được tự ý để lại hoặc thay thế bất kỳ tài liệu nào trong hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra;

+ Phân loại, liệt kê danh mục tài liệu trong hồ sơ, thông báo kế hoạch, thời gian bàn giao hồ sơ cho cán bộ lưu trữ hồ sơ biết để tổ chức tiếp nhận.

- Trách nhiệm của bên nhận:

+ Cán bộ bộ phận lưu trữ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra vào lưu trữ khi được Trưởng đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc Thanh tra viên yêu cầu;

+ Không nhận những tài liệu không liên quan tới nội dung cuộc kiểm tra, thanh tra, những tài liệu không đảm bảo tính pháp lý vào lưu trữ;

+ Sắp xếp hồ sơ vào lưu trữ và vào sổ lưu trữ hồ sơ.

- Tiến hành giao nhận hồ sơ: + Việc giao nhận hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra phải được tổ chức tại nơi

lưu trữ hồ sơ. Lần lượt giao nhận từng tài liệu có trong hồ sơ.

+ Lập biên bản giao nhận hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra, biên bản giao nhận lập ít nhất 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

+ Cập nhật kết quả kiểm tra, thanh tra vào hệ thống cơ sở dữ liệu thanh tra môi trường trên phạm vi toàn quốc (nếu có cơ sở dữ liệu).

3.3. Chế độ khai thác, sử dụng, cung cấp thông tin hồ sơ lưu trữ - Khi khai thác, sử dụng hồ sơ lưu trữ để phục vụ cho công tác kiểm tra,

thanh tra, cán bộ kiểm tra, thanh tra có quyền đề nghị Thủ trưởng tổ chức kiểm tra, thanh tra cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ;

- Khi được phép của Thủ trưởng tổ chức kiểm tra, thanh tra, bộ phận lưu trữ có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ, kịp thời những tài liệu đã lưu trữ theo yêu cầu của cán bộ kiểm tra, thanh tra;

- Người sử dụng tài liệu lưu trữ không được tự ý sao chụp, di chuyển, phát hành những tài liệu hồ sơ cuộc kiểm tra, thanh tra khi chưa được phép của Thủ trưởng tổ chức kiểm tra, thanh tra.

Những hành vi vi phạm chế độ sử dụng tài liệu, hồ sơ lưu trữ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 6. Phối hợp xử phạt vi phạm hành chính về môi trường 1. Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường khi được phát hiện

phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Nếu vi phạm hành chính có khung và mức phạt vượt quá thẩm quyền của người lập biên bản thì chuyển đến người có thẩm quyền để xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Page 13: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

13

2. Đối với các vi phạm hành chính do các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành lập biên bản hoặc các đoàn của Trung ương tiến hành kiểm tra, thanh tra tại địa phương, sau khi lập biên bản vi phạm có thể chuyển hồ sơ cho Người có thẩm quyền xử phạt tại địa phương xử phạt để đảm bảo thời hạn xử phạt.

3. Người có thẩm quyền xử phạt khi nhận được hồ sở đề nghị xử phạt trong lĩnh vực môi trường nếu thấy đủ hồ sơ và đảm bảo căn cứ pháp lý thì có trách nhiệm tiếp nhận và ra quyết định xử phạt theo quy định. Nếu thiếu hồ sơ hoặc thiếu căn cứ pháp lý đối với các hành vi được lập biên bản vi phạm hành chính thì yêu cầu người lập biên bản bổ sung ngay hồ sơ hoặc giải trình các vi phạm chưa rõ hành vi. Quá thời hạn 03 (ba) ngày nếu không bổ sung kịp thời thì trả lại hồ sơ cho đơn vị chuyển hồ sơ.

4. Các loại hồ sơ chuyển đề nghị xử phạt gồm đủ 4 loại sau: a) Biên bản kiểm tra, thanh tra môi trường (bản gốc, có đủ chứ ký); b) Biên bản vi phạm hành chính về môi trường (bản gốc, có đủ chứ ký); c) Văn bản đề nghị chuyển hồ sơ của trưởng đoàn Kiểm tra, thanh tra. d) Quyết định kiểm tra, thanh tra về môi trường đối với cơ sở vi phạm. 5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét ra quyết định xử phạt

hoặc chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị xử phạt về môi trường. Khi nhận được hồ sơ đề nghị xử phạt, nếu thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở thì chỉ đạo xem xét ban hành quyết định xử phạt; nếu vượt quá thẩm quyền thì trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử phạt theo quy định.

CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... tháng .... năm 2009. Các hướng dẫn trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Ban Kinh tế Trung ương;

BỘ TRƯỞNG

Page 14: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ …vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/layykiengopy/Documents/tttr.pdf · Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Ủy

14

- Ban Khoa giáo Trung ương; - Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND, các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các Sở Tài nguyên và Môi trường; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ; - Lưu VT, PC, TĐ.

Phạm Khôi Nguyên