bÀi 20: chiẾn sỰ lan rỘng ra cẢ nƯỚc. cuỘc khÁng chiẾn cỦa nhÂn dÂn ta tỪ...

22
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau khi học xong bài này học sinh sẽ: 1. Về kiến thức. Cần nắm được: - Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp, tình hình chiến sự ở Việt Nam từ năm 1873 đến 1884. - Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong những năm 1873-1874 và 1882-1884. - Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp. 2. Về kỹ năng. - Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm : chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, nguyên nhân duyên cớ. - Rèn luyện khả năng đọc và phân tích bản đồ. 3. Về thái độ. - Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và bè lũ tay sai. - Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải đồng tâm hiệp lực từ trên xuống dưới và một giai cấp lãnh đạo tiên tiến. - Quý trọng và biết ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc. II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC - Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ban cơ bản. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Dẫn dắt bài mới. - Sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tấn công xâm lược Bắc Kì. Vậy, quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì ra sao, cuộc đấu tranh của nhân dân 1

Upload: vo-tam-long

Post on 08-Apr-2017

10.753 views

Category:

Education


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.Sau khi học xong bài này học sinh sẽ:1. Về kiến thức.Cần nắm được:- Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp, tình hình chiến sự ở Việt Nam từ năm 1873 đến 1884.- Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong những năm 1873-1874 và 1882-1884.- Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.2. Về kỹ năng.- Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm : chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, nguyên nhân duyên cớ.- Rèn luyện khả năng đọc và phân tích bản đồ.3. Về thái độ.- Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và bè lũ tay sai.- Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải đồng tâm hiệp lực từ trên xuống dưới và một giai cấp lãnh đạo tiên tiến.- Quý trọng và biết ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC- Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 ban cơ bản.III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.1. Ổn định lớp.2. Kiểm tra bài cũ.3. Dẫn dắt bài mới.- Sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tấn công xâm lược Bắc Kì. Vậy, quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì ra sao, cuộc đấu tranh của nhân dân ta và thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào? chúng ta sẽ đi vào bài 20 “Chiến sự lan rộng cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng”.4. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC HỌC SINH CẦN NẮM

* Hoạt động 1:- Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kỳ (1867 - 1873) tình hình nước ta ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng (vốn trước đây đã khủng hoảng), đó là những biểu hiện về kinh tế, chính trị, xã hội.

I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì.

1. Tình hình Việt Nam trước khi

1

Page 2: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

- Triều đình Huế vẫn muốn thương thuyết với Pháp để chuộc lại các tỉnh đã mất. đồng thời tăng cường vơ vét tiền bạc để bồi thường chiến phí, do đó nền kinh tế ngày càng kiệt quệ.- Đời sống ngày càng khó khăn. Một loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, đều bị nhà Nguyễn đàn áp.- Những đề nghị cải cách duy tân của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ… đều bị bác bỏ=> Triều Nguyễn chủ hòa, bảo thủ. kinh tế tiêu điều. Chính trị không ổn định làm cho thế nước ngày một suy yếu. Lợi dụng tình hình đó Pháp đã thực hiện kế hoạch xâm chiếm toàn bộ nước ta như thế nào ? Chúng ta vào mục 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873.* Hoạt động 2: - Câu hỏi: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã có hành động gì ? - Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước, với bộ máy cai trị này, thực dân Pháp đã sử dụng mọi thủ đoạn giết người, bắt sưu, đánh thuế, mục đích của chúng là muốn vơ vét tài lực, vật lực để mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Việt Nam.- Câu hỏi: Tại sao sau khi chiếm Nam Kì Pháp không chiếm luôn kinh thành Huế mà đánh Bắc Kì?- Chưa đủ điều kiện, Pháp lúc này đang gặp khó khăn sau chiến tranh với Đức ( 1870), một phần lãnh thổ của Pháp bị Đức chiếm đóng.- Bắc Kì là vùng giàu tài nguyên khoáng sản ( giải quyết những nhu cầu mà Pháp đang cần lúc này).- Bắc Kì xa kinh thành Huế nên triều đình không đủ lực lượng để chống Pháp.-- Câu hỏi: Pháp có âm mưu gì để chuẩn bị cho quá trình đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất?- Trước khi đánh Bắc Kì, Pháp đã cho người do thám, chúng tung ra Bắc bọn gián điệp đội lốt thầy tu để điều tra tình hình về bố phòng của ta. Pháp còn lôi kéo tín đồ công giáo lầm đường làm nội ứng.- Chúng còn bắt liên lạc với lái buôn Đuy-puy (tên lái buôn hiếu chiến, muốn dùng đường sông Hồng chở

Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873 (đọc thêm)

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất (1873)

+ Âm mưu: - Đánh Việt Nam lâu dài, thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì từ đó làm bàn đạp tấn công ra Bắc Kì.

+ Thủ đoạn: - Lợi dụng giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp kéo quân ra Bắc Kì.

2

Page 3: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

hàng hóa vũ khí qua miền Bắc chuyển lên Trung Quốc) tạo cớ xâm lược Bắc Kì.- Tháng 11/1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu ngược sông Hồng lên Vân Nam (Trung Quốc) mặc dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn đòi đóng quân bên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới trướng Đuy-puy còn cướp gạo của triều đình, bắt quân lính và dân đem xuống tàu, khước từ lời mời tới thương thuyết của tổng đốc Nguyễn Tri Phương.- Quan hệ giữa triều đình và thực dân Pháp trở nên căng thẳng, lấy cớ “giải quyết vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội, bọn thực dân Pháp hiếu chiến ở Sài Gòn đã đem quân ra Bắc . Đội quân do Đại úy Gác-ni-ê đứng đầu, bề ngoài với danh nghĩa giải quyết tại chỗ vụ Đuy-puy, nhưng bên trong chính là để kiếm cớ can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.- Câu hỏi: Khi ra tới Bắc Kỳ, Gác-ni-ê có giải quyết vụ Duy-puy đang gây rối ở Hà Nội hay không ?- Ngày 5/11/1873, đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội, sau khi hội quân với Đuy-puy, hắn liền giở trò khiêu khích, tuyên bố mở cửa sông Hồng cho chở hàng hóa, và thiết lập hệ thống thuế mới.- Sáng ngày 19/11 hắn đưa tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội nộp khí giới- Giáo viên tường thuật + bản đồ : Sau khi gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương, không đợi trả lời. Mờ sáng 20/11/1873, quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó, lợi dụng lúc triều đình Huế còn đang hoang mang, Gác-ni-ê đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc kì: Hưng Yên ( 23/11), Ninh Bình (5/12) và Nam Định (12/12).- GV mô tả thành Hà Nội: Thành Hà Nội là một thành lũy kiên cố được xây từ thời Gia Long, thành hình chữ nhật, xây dựng từ gạch và đất, có 5 cửa, bao quanh thành là một hào nước rộng, trong thành có số lượng binh lính là 7000 người nhưng trang bị vũ khí chủ yếu là gươm và giáo. Chỉ sau 1 giờ, Pháp chiếm được thành .- Như vậy thì chỉ trong một buổi sáng Pháp đã đánh chiếm được thành Hà Nội. Đến đầu tháng 12/1873, chúng đã chiếm được hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc

+ Diễn biến:

- Đầu tháng 11/1873, chúng khiêu khích.

- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Tri Phương nộp thành.- Sáng ngày 20/11/1873 quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Sau đó, Pháp chiếm luôn các tỉnh Bắc Kì: Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định…

3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874.

+ Triều đình

- Khi Pháp đánh chiếm Hà Nội 100 binh lính của triều đình do Chưởng cơ chỉ huy đã chiến đấu và hy sinh tại ô Quan Chưởng.

3

Page 4: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

Kì. - Vậy thái độ kháng chiến của triều đình, nhân dân như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu ở mục 3 Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873-1874.* Hoạt động 3: Câu hỏi: Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ, thì quan quân triều đình đã đối phó ra sao?- Khi địch nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh sỹ triều đình dưới sự lãnh đạo của một viên chưởng cơ đã chiến đấu và hy sinh tới người cuối cùng tại cửa Ô Thanh Hà ( sau được đổi tên thành Ô Quan Chưởng).- GV mô tả về Ô Quan Chưởng: Đây là một trong những cửa Ô còn sót lại của toà thành Thăng Long cũ, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ 3 được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Hiện nay, cửa ô còn nguyên cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Bên trên cửa lớn có ghi ba chữ Hán “Đông Hà Môn” tức là cửa ô Đông Hà. Sở dĩ cửa ô còn có tên gọi là Ô Quan Chưởng bởi vì ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội, khi đến cửa ô Đông Hà chúng đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của triều đình do một viên quan Chưởng cơ chỉ huy anh dũng chặn giặc.Kết cục, viên Chưởng cơ cùng toàn thể binh sĩ đều anh dũng hy sinh. Để tỏ lòng ngưỡng mộ người Chưởng cơ anh dũng , nhân dân đổi tên cửa ô là Ô Quan Chưởng.- Trong thành, tổng đốc Nguyễn Tri Phương đốc thúc quân sỹ chiến đấu, trong trận này Nguyễn tri Phương bị trúng đạn, rơi vào tay giặc, không chịu hợp tác với giặc ông nhịn ăn và mất ở tuổi 73. Con trai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu.- GV cung cấp cho HS tư liệu về Nguyễn Tri Phương: Nguyễn Tri Phương đã được nhắc đến nhiều lần ở bài trước. Ông từng được triều đình cử chỉ huy chống Pháp tại mặt trận Đà Nẵng, kế sách vườn không nhà trống, xây thành, đắp lũy của ông lúc đã đã khiến thực dân Pháp sa lầy tại Đà Nẵng.- Khi ông được triều đình cử vào Gia Định. Ông đã cho xây dựng đại đồn Chí Hoà để chặn giặc. Nhưng do không chịu nổi sức công phá bởi vũ khí đại bác của Pháp, nên đại đồn thất thủ.- Vào năm 1872, ông được triều đình điều đi Bắc Kì

- Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu và đã anh dũng huy sinh. Thành Hà Nội thất thủ.

+ Nhân dân:

- Phẫn nộ tiếp tục chủ động đánh Pháp.

- Phong trào bất hợp tác với Pháp: tiêu biểu ở Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương

4

Page 5: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

thay mặt triều đình xem xét việc quân sự, làm tổng đốc thành Hà Nội, lúc này ông đã 73 tuổi. Khi Pháp tới Hà Nội khiêu chiến, quan quân triều đình tỏ ra lúng túng, bị động. Mặc dù chiến đấu anh dũng song thành Hà Nội vẫn thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị trúng đạn ở bụng. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khảng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lắt mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa" Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20 tháng 12 năm 1873, thọ 73 tuổi.- Câu hỏi: Tại sao quan quân triều đình ở Hà Nội lại nhanh chóng thất thủ ?- Do tương quan lực lượng.- Vũ khí thô sơ.- Thiếu sự chuẩn bị, bố phòng sơ hở.- Thái độ của triều đình hòa hoãn.- Tổ chức đánh giặc nặng phòng thủ, kém linh hoạt. Câu hỏi: Sự thất thủ ở thành Hà Nội và sự hi sinh của Nguyễn Tri Phương có dập tắt được phong trào đấu tranh của nhân dân hay không? - Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ động kháng chiến chống Pháp, bỏ thuốc độc vào giếng nước, thức ăn, kho thuốc súng của Pháp hai bên bờ nhiều lần bị đốt phá..- Khi thành Hà Nội bị chiếm,quân triều đình tan rã. Nhân dân Hà Nội vẫn duy trì cuộc kháng chiến, dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu yêu nước đã lập nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp. - Ngày 21/12/1873, quân dân ta giành được chiến thắng lớn tại Cầu Giấy. - Thừa lúc Gác-ni-ê xuống đánh Nam Định, việc canh phòng sơ hở, cánh quân triều đình do Hoàng Tá Viêm (ông là phò mã của nhà Nguyễn ,từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình) lúc bấy giờ đóng ở Sơn Tây kéo về phối hợp với cánh quân triều đình của Trương Quang Đản đóng ở Bắc Ninh để tấn công Hà Nội.Đi theo cánh quân của Hoàng Tá Viêm có đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc (Lưu Vĩnh Phúc từng là thuộc hạ của dư đảng quân Thái bình thiên quốc thời nhà Thanh. Năm 1865, xây dựng căn cứ ở Sơn Tây nhờ cuộc đụng độ và giết chết thổ phỉ người Mông đang chống đối với triều đình nên được triều đình Nguyễn ban cho chức quan nhỏ), vòng vây của quân ta càng khép chặt xung

- Ngày 21/12/1873, quân ta giành chiến thắng trận Cầu Giấy lần thứ nhất.

=> Pháp hoang mang tìm tới triều đình Huế thương lượng.

5

Page 6: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

quanh Hà Nội. Nghe tin, Gác-ni-ê liền kéo quân từ Nam Định về.- Ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến và rút chạy, Gác-ni-ê cho quân đuổi theo, rơi vào ổ phục kích của quân ta tại Cầu Giấy, toán quân Pháp trong đó có cả Gác-ni-ê bị tiêu diệt.Câu hỏi : Em hãy cho biết ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy?- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi, làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng, Pháp gặp khó khăn nội bộ, lo ngại Trung Quốc và Anh sẽ can thiệp vào Bắc Kỳ, lại vấp phải sự kháng cự của quân dân Hà Nội. Tình hình đó mở ra một cơ hội để quân ta tấn công tiêu diệt địch buộc chúng rút khỏi Bắc Kì bằng tấn công quân sự. Câu hỏi: Sau chiến thắng Cầu Giấy, triều đình có nắm bắt cơ hội đó để tiến công Pháp hay không?- Sau chiến thắng Cầu Giấy, Vua Tự Đức ra lệnh cho Hoàng Tá Viêm triệt binh lên Sơn Tây, đồng thời điều động quân của Lưu Vĩnh Phước lên mạn ngược, những hành động này nhằm mục đích là dọn đường cho việc triều đình thương thuyết với Pháp.Triều đình cử Nguyễn Văn Tường cùng phái viên pháp Philat (philatre) ra Bắc giải quyết mọi việc, tới Hà Nội phái viên đã trao trả lại thành và các tỉnh bị Pháp chiếm cho triều đình, trục xuất tên lái buôn Đuy-puy, tất cả những việc làm này nhằm mục đích là ký kết một hiệp ước mới.- Ngày 15/03/1874, hiệp ước Giáp Tuất được ký kết giữa triều đình Huế và Pháp gồm 22 điều khoản.Câu hỏi: Em hãy cho biết nội dung của Hiệp ước Giáp Tuất là gì?- Hiệp ước năm 1874 gồm 22 điều khoản. Với hiệp ước này, triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất nước của Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng.Câu hỏi: Em có nhận xét gì về Hiệp Ước Giáp Tuất?- Theo Hiệp ước này, triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp đối với lục tỉnh Nam Kỳ và

- Triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất với Pháp:

=> Là hiệp ước bất bình đẳng thứ hai, mất một phần chủ quyền độc lập của dân tộc, làm bùng nổ phong trào kháng chiến chống Pháp và chống Phong kiến.

6

Page 7: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

cho Pháp vào buôn bán ở Việt Nam.- Đây là Hiệp ước bất bình đẳng thứ hai mà nhà Nguyễn phải ký với thực dân Pháp, nhà Nguyễn đã đánh mất một phần quan trọng chủ quyền độc lập của Việt Nam. Nam kỳ trở thành thuộc địa của Pháp, Việt Nam trở thành thị trường riêng của Pháp. - Hiệp ước một lần nữa chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, vì vậy vấp phải những phản ứng quyết liệt từ nhân dân và các sĩ phu đương thời. Từ đây nội dung chống phong kiến này càng rõ nét trong phong trào đấu tranh của nhân dân ta, nhất là trong cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh.

“Dập dìu trống đánh cờ xiêuPhen này quyết đánh của triều lẫn Tây”

- Hiệp ước đánh dấu quá trình đi từ “thủ để hòa” sang chủ hòa vô điều kiện của nhà Nguyễn.- Sau hiệp ước Giáp Tuất 1874, Pháp có thỏa mãn được tham vọng xâm lược nước ta hay chưa? Chúng đã có những hành động gì tiếp theo? Chúng ta sẽ được tìm hiểu ở tiết sau.Hoạt động 4: - Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu phần 1: Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882- 1883)- Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XIX, nước Pháp đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu (thị trường, nguyên liệu, nhân công) thuộc địa trở nên cấp thiết thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.Câu hỏi: Pháp lấy lý do gì để kéo quân ra Bắc Kì lần 2?- Để can thiệp bằng lực lượng vũ trang, năm 1882, viện cớ triều đình Huế không thi hành đúng các điều khoản Hiệp ước 1874 như: ngăn trở người Pháp đi lại, buôn bán trên sông Hồng, cấm và giết những người theo đạo Thiên chúa và triều đình Huế vẫn còn tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh.+ Trong tháng 3/1882, thống đốc Nam Kỳ phái đại tá Ri-vi-e mang 400 quân cùng 2 pháo thuyền ra Bắc Kì.

II.Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882 - 1884

1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882- 1883)

+ Duyên cớ: - Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình vi phạm hiệp ước Giáp Tuất, kéo quân ra Băc Kì lần 2.

7

Page 8: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

Đầu tháng 4/1882, vừa đặt chân lên Hà Nội, Rivière đã giở trò khiêu khích quân ta.+ Ngày 3/4/1882 quân Pháp do Đại tá hải quân Ri-vi-e chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội, sau đó đòi Tổng Đốc Hà Nội là Hoàng Diệu giao thành. + Ngày 25/4/1882, sau khi được tăng viện binh, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu triều đình hạ vũ khí, giao thành trong 3 tiếng đồng hồ. Chưa hết thời hạn, địch đã nổ súng vào thành Hà Nội. Đến trưa, ngày 25/4/1882, thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự ải.- Khi vào thành, quân Pháp cướp nhiều vàng bạc châu báu, phá hủy các cổng thành, các khẩu đại bác, vứt thuốc đạn xuống hào nước, lấy hành cung làm đại bản doanh, cho củng cố khu nhượng địa ở bờ sông Hồng, chiếm sở thương chính, dựng lên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội.- GV giới thiệu hình trong SGK/ 120: Đây là bức tranh mô phỏng cảnh quân Pháp đang đứng bên lô cốt vừa được xây dựng trên nền Điện Kính Thiên. Qua đây thấy được kinh đô ngàn năm văn hiến đã bị thực dân Pháp giày xéo. Chúng đã xây dựng lô cốt trên nền điện Kinh Thiên uy nghi của thành Thăng Long. - Nhân lúc triều đình Huế còn đang hoang mang, lơ là mất cảnh giác, Ri-vi-e đã cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định (3/1883).- Khi chiếm thành Hà Nội, Pháp đánh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, lần này sau khi chiếm được thành Hà Nội, Pháp đã chiếm mỏ than ở Quảng Ninh vì đây là nhu cầu nguyên liệu cấp thiết của nước Pháp lúc bấy giờ.- Trước một đế quốc thâm độc, mạnh như Pháp, triều đình nhà Nguyễn lúc này hoàn toàn phó thác số phận mình. Nhưng thái độ nhân dân ta như thế nào ? Chúng ta vào mục 2 Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến.Câu hỏi : Trước hành động đó của Pháp, quân triều đình đã đối phó ra sao?- Khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 2-1883, quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của quân dân Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu đã chỉ huy binh sĩ chiến đấu chống Pháp ở thành Hà Nội. Cuộc chiến đấu đang diễn

+ Diễn biến: - Ngày 3-4-1882 Pháp đổ bộ ra Hà Nội.

- Ngày 25-4-1882 Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội.

- Tháng 3-1883 Pháp chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên...

- Triều đình vội vã cầu cứu nhà Thanh.

2. Nhân dân Bắc Kì kháng chiến chống Pháp.

- Nhân dân chủ động chống Pháp bằng nhiều hình thức, gây cho địch nhiều khó khăn.

8

Page 9: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

ra quyết liệt thì kho thuốc đạn trong thành bốc cháy (do có nội gián do Pháp thuê Việt gian có tư liệu chép là Tôn Thất Bá) làm cho quan quân Hoàng Diệu dao động. Thừa cơ đó, quân Pháp đột nhập chiếm thành, đại quân tan rã. Hoàng Diệu chạy vào hành cung thảo di biểu gửi triều đình, rồi dùng khăn lụa tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu nêu cao tinh thần yêu nước một lòng sống chết với thành.- GV giới thiệu về Hoàng Diệu: Hoàng Diệu quê Quảng Nam. Suốt cuộc đời làm quan, ông nổi tiếng là người thanh liêm, thẳng thắn, hết lòng vì dân vì nước. Dân thời ấy thường truyền tụng rằng ông sống hết sức thanh bạch, với ông không ai dám đến cửa công để kêu xin việc tư. Khi được cử làm tổng đốc thành Hà Nội, ông lo chỉnh đốn lại thành trì và quân ngũ để đề phòng. Trước đó, ông đã dâng sớ lên vua Tự Đức đề nghị việc phòng chống giặc, nhưng vua Tự Đức đã không quan tâm đến. Khi Hà Nội bị uy hiếp , ông một mặt xin triều đình Huế viện binh, một mặt ra lệnh giới nghiêm và thông báo các tỉnh đề phòng, nhưng triều đình lại yêu cầu triệt binh “để người Pháp khỏi nghi ngờ”, ông đã quyết tâm sống chết với thành. Đến khi không giữ được thành ông đã tuẫn tiết để giữ trọn khí tiết. Hưởng dương 54 tuổi.Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành động của Hoàng Diệu?- Việc làm của Hoàng Diệu là việc làm của một con người có trách nhiệm. Nhận nhiệm vụ mà không hoàn thành được nhiệm vụ là có tội với dân với nước. Bản thân của Hoàng Diệu cũng đã đến nước cùng đường, có ý chí bảo vệ đất nước, song hoàn cảnh hiện tại không cho phép ông làm được điều gì hơn cho dân cho nước.Câu hỏi : Khi thành Hà Nội thất thủ lần 2, nhân dân ta đã phản ứng ra sao ?+ Trong khi quân đội triều đình nhanh chóng tan rã, thì phong trào đấu tranh của nhân dân vẫn tiếp tục. Ngay từ đầu đến Hà Nội, đội quân Ri-vi-e đã vấp phải sự kháng cự của nhân dân Hà Nội. Họ tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc, khi mất thành Hà Nội nhân dân tiếp tục kháng chiến .- GV tường thuật + lược đồ: Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữa Sơn Tây, Bắc Ninh,

- Tổng đốc Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng tới cùng, Hoàng Diệu tự vẫn.=> Thành Hà Nội rơi vào tay Pháp.

9

Page 10: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

hình thành 2 gọng kìm áp sát Hà Nội. Nhân dân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng được thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản. Khi Pháp đánh chiếm Nam Định, nhân dân đốt hết các dãy phố dọc sông Vị Hoàng phía ngoài thành, tạo nên bức tường lửa ngăn quân giặc. Nguyễn Hữu Bản, con của Nguyễn Mẫu Kiến, nối tiếp chí cha, mộ quân đánh Pháp và đã hi sinh trong chiến đấu.+ Trong cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì chống Pháp lần 2, nhân dân ta đã giành thắng lợi lớn ở trận Cầu Giấy ( 5/1883).- GV tường thuật + lược đồ trận Cầu Giấy: vòng vây của quân ta xung quanh thành Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Ri-vi-e từ Nam Định về ứng cứu. Khi về tới Hà Nội thấy quân ta và quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc sắp đến đánh, Ri-vi-e liền hạ lệnh tiến binh lên đánh phủ Hoài Đức. - Sáng ngày 19/5/1883 thì Ri-vi-e đem 500 quân tiến ra đánh ở Cầu Giấy, nhưng bị quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích ở quanh Cầu Giấy đổ ra đánh. Quân Pháp chết và bị thương gần 100 người, Ri-vi-e cũng bị Lưu Vĩnh Phúc giết chết tại trậnCâu hỏi: Em rút ra được nhận xét gì qua việc quân dân ta đã chiến thắng ở trận Cầu Giấy lần 2 vào 1883?+ Chiến thắng làm cho nhân dân cả nước rất phấn khởi. Giặc Pháp ở Hà Nội hoang mang lo sợ. Một tên lính Pháp đã ghi lại như sau: “Thực là một cuộc sống kinh khủng đối với một dúm người từng đêm chờ đợi kết liễu cuộc đời”. Bộ chỉ huy Pháp đã có lệnh chuẩn bị rút khỏi Hồng Gai, Nam Định. + Chiến thắng Cầu Giấy đã tỏ rõ quyết tâm và tinh thần sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt giặc để giải phóng Hà Nội và Bắc Kì của nhân dân ta. Tuy nhiên triều đình lại ảo tưởng có thể thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết hòa bình. Vì vậy đã không cho quân tiếp tục tấn công. Còn Pháp đã hạ quyết tâm thôn tính toàn cõi Việt Nam. Chúng gửi viện binh sang, vạch kế hoạch đánh kinh đô Huế .Câu hỏi: Em hãy so sánh thái độ của Pháp qua hai trận Cầu Giấy lần 1 và lần 2 ?- Qua hai trận Cầu Giấy, thái độ của Pháp có điểm khác

- Nhân dân làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần 2 ( 19-5-1883).

- Ri-vi-e và quân Pháp tử trận .

- Chiến Thắng Cầu Giấy lần hai đã thể hiện rõ quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thương thuyết với Pháp

10

Page 11: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

nhau:+ Trong trận Cầu Giấy lần 1 Pháp tỏ ra hoang mang, tìm cách điều đình với ta để ký hiệp ước+ Trong trận Cầu Giấy 2, thất bại cay đắng càng làm cho Pháp quyết tâm thôn tính toàn bộ nước ta.Câu hỏi: Sau khi thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Pháp có ngừng hành động thôn tính nước ta hay không ? Chúng ta cùng tìm hiểu phần III.- Sau thất bại ở trận Cầu Giấy, Pháp vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược toàn cõi nước ta, mà họ ngày càng tiếp tục việc chuẩn bị mở rộng chiến tranh xâm lược, hòng chiếm bằng được Việt Nam làm thuộc địa.+ Nhân cái chết của Ri-vi-e, chính phủ Pháp “kêu” gọi phải trả thù. Một kế hoạch chuẩn bị về tài chính và quân sự nhanh chóng được Quốc hội Pháp thông qua ngày 15/5/1883.- Thất bại tại trận Cầu Giấy lần 2, thực dân Pháp càng củng cố dã tâm chiếm toàn bộ Việt Nam. Trong khi đó vua Tự Đức qua đời 17/7/1883, nội bộ nhà Nguyễn lúng túng trong việc chọn người kế vị.- Lợi dụng điều này Pháp đã đánh vào cửa biển Thuận An, vị trí chiến lược của kinh đô Huế, được tin này thì triều đình Huế bối rối, và xin đình chiến.=> Thực dân Pháp muốn đánh thẳng vào Huế, để buộc triều đình Huế phải nhanh chóng đầu hàng.- GV tường thuật + lược đồ + Ngày 18/8/1883 Cuốc – bê gửi tối hậu thư buộc triều đình Huế giao tất cả các pháo đài. Đến 16 giờ cùng ngày, quân Pháp bắt đầu nổ súng tấn công cửa biển Thuận An. Cuộc chiến diễn ra ác liệt. Các quan trấn thủ Thuận An như như Lê Sỹ, Lê Chuẩn, Lâm Hoành , Nguyễn Trung và nhiều binh sĩ khác đã hy sinh trong chiến đấu.- Đến chiều ngày 20/8/1883, quân Pháp bắt đầu đổ bộ lên cửa biển, ngay tối hôm đó Thuận An đã rơi vào tay Pháp.- Trước hành động tấn công cửa biển Thuận An của Pháp, triều Đình lại 1 lần nữa phạm sai lầm, đó là ngày 25/8/1883 triều đình Huế đã ký với Pháp một bản hiệp ước do Pháp soạn thảo sẵn.- Hiệp ước Hác-măng gồm 27 điều khoản, cơ bản có những nội dung chính như sau:

III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và hiệp ước 1884

1.Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An ( đọc thêm)

2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Triều Nguyễn đầu hàng.

- Tháng 7/1883 vua Tự Đức qua đời.

- Tháng 8/1883, Pháp chiếm cửa biển Thuận An, triều đình Huế vội cử người xin đình chiến.

- Ngày 25/8, triều đình ký với Pháp hiệp ước Hác-măng Việt Nam chia làm 3 kì :

+ Nam Kì : xứ thuộc địa.

+ Bắc Kì: đất bảo hộ.

11

Page 12: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

- Chính trị:+ Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kỳ là xứ thuộc địa từ 1874, nay được mở rộng ra đến đất Bình Thuận. Bắc Kỳ là đất bảo hộ. Trung Kì thì giao cho triều đình “quản lý”.+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp chỉ đạo công việc ở Trung Kỳ.- Ngoại giao:Mọi việc giao thiệp của Việt nam với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.- Về quân sự thì triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sỹ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô Huế. Pháp được đóng dồn binh ở những nơi thấy cần thiết ở Bắc Kỳ, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.- Kinh tế : Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước ( khoáng sản, vàng, bạc, lâm sản).- Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nội dung của bản Hiệp ước Hác-măng?- Đây là một bản hiêp ước với những điều khoản quá nặng đối với nước ta. Bản hiệp ước Hác-măng, đã đặt dấu chấm hết cho chủ quyền dân tộc, nhà Nguyễn đã lún sâu hơn vào con đường đầu hàng Pháp.- Câu hỏi : Sau khi kí hiệp ước Hác-măng, Pháp đã có những hành động gì?+ Thấy không thể chấm dứt chiến sự bằng hiệp ước Hác-măng, đầu tháng 12/ 1883, sau khi có thêm viện binh, thực dân Pháp lại tiếp tục tổ chức nhiều cuộc hành quân, mở rộng phạm vi chiếm Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang.... và tiến hành thương lượng để loại trừ sự can thiệp của triều đình Mãn Thanh bằng bản Quy ước Thiên Tân ngày 11/5/1884 (nhưng sau khi hòa ước Pari được ký kết 4/1885 thì các điều khoản trong hiệp ước mới bắt đầu có hiệu lực), gồm 5 khoản với nội dung:+ Trung Quốc đồng ý rút quân ra khỏi Bắc Bộ của Việt Nam .+ Tôn trọng mọi hiệp ước Pháp đã ký với triều đình Huế+ Đồng ý mở cửa biên giới Việt – Trung cho Pháp sang buôn bán.- GV cung cấp thêm: Nhằm xoa dịu sự dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng, Pháp buộc triều đình Huế ký thêm hiệp ước Patonote

+ Trung Kì: triều đình quản lý.

- Bất chấp lệnh bãi binh, quân dân Bắc Kỳ vẫn tiếp tục kháng chiến. Nhiều quan lại chủ chiến ở các địa phương kiên quyết mộ binh đánh giặc.

- Ngày 6/6/1884, Pháp Ký với Huế bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt, phần đất triều đình quản lý mở rộng ra tới Thanh Hóa và Bình Thuận nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc triều đình.

=> Nước Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, dần dần biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

12

Page 13: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

(6/6/1884), cơ bản nội dung của Hiệp ước Pa-tơ-nốt giống với hiệp ước Hác-măng.- Hiệp ước Pa-tơ-nốt vào 6/6/1884, đã xác lập quyền đô hộ lâu dài và chủ yếu của Pháp ở Việt Nam. Đến đây nhà nước phong kiến Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.GV cung cấp nội dung bản hiệp ước Pa-tơ-nốt:- Hiệp ước Pa-tơ-nốt chỉ khác Hiệp ước Hác-măng ở 2 điểm:+ Nước Việt Nam thừa nhận bảo hộ của nước Pháp, Pháp là nước sẽ thay mặt Việt Nam trong mọi việc giao thiệp với người ngoại quốc và bảo hộ người Việt Nam tại nước ngoài.+ Tại các tỉnh nằm trong giới hạn từ Nam Kì đến giáp Ninh Thuận, các quan lại triều đình sẽ tiếp tục cai trị dân như cũ.Câu hỏi : Qua việc nhà Nguyễn ký 4 bản hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất(1874), Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884), em hãy đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay Pháp?- Qua 4 bản hiệp ước chúng ta thấy: Ngay từ đầu nhà Nguyễn đã cùng với quan quân chống giặc và gây cho giặc nhiều khó khăn, nhưng sau đó nhà Nguyễn ngày càng lún sâu vào con đường thỏa hiệp và dẫn đến mất nước.- Nguyên nhân là do:+ Nhà Nguyễn hạn chế trong quan hệ ngoại giao với Pháp+ Ảo tưởng rằng có thể thương thuyết để lấy lại các tỉnh đã mất mà không thấy được âm mưu của Pháp.+ Bên cạnh đó nhà Nguyễn đã đặt lợi ích giai cấp lên trên lợi ích của quốc gia, dân tộc.+ Ngay từ đầu nhà Nguyễn đã mất đi sự ủng hộ của nhân dân.- Trong cuộc đương đầu với Pháp nhà Nguyễn đã mất đi những yếu tố mang tính chất quyết định, cho nên nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm với việc để mất nước.- GV phân tích thêm : Theo các nội dung của Hiệp ước Việt Nam mất quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc, triều đình Huế đã chính thức nhận sự bảo hộ của nước Pháp, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của

13

Page 14: BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA  NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG

Việt Nam đều do Pháp nắm. Ở Trung kỳ do triều đình cai quản, song trên thực tế đại diện của Pháp, khâm sứ ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì, viên này có quyền gặp nhà vua bất kỳ lúc nào nếu xét thấy cần thiết.- Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp về mặt pháp lý, nhà nước Việt Nam sụp đổ với tư cách là 1 quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng tháng 8 năm 1945.

IV. SƠ KẾT BÀI HỌC.1. Củng cố:- Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874.- Chiến thắng cầu giấy ngày 21/12/1873.- Quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì Lần 2.- Hiệp ước Hác-măng.- Trách nhiệm của nhà Nguyễn khi để đất nước rơi vào tay Pháp.2. Dặn dò:- Học bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm tư liệu về phong trào Cần Vương.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 2 năm 2016

Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập

Cô Đoàn Thị Ái Nhi Nguyễn Ngọc Trầm

14