bÀi 4: phƯƠng phÁp vÀ quy trÌnh hỌc e …eldata10.topica.edu.vn/ict101/giao...

20
Bài 4: Phương pháp và quy trình hc E-Learning ICT101_Bai4_v2.1015103220 95 BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH HC E-LEARNING Mc tiêu Hướng dn hc Sau khi hc bài này bn s: Trình bày được các bước trong quá trình hc E-Learning. Phân tích được tm quan trng trong vic nm vng thông tin lp hc. Áp dng được phương pháp và quy trình hc E-Learning vào lp hc thc tế. Trước khi đi vào ni dung chi tiết hãy nghiên cu kmc tiêu và các đầu mc chính. So sánh tng ni dung đã hc vi mc tiêu ca bài hc. Làm các bài tp trc nghim trên lp hc theo đúng kế hoch hc tp. Trao đổi vi các thành viên cùng nhóm vcác vn đề bn chưa nm vng. Ni dung Trong bài trước bn đã hiu được khái nim E-Learning, bn cũng biết cách chun bcông ccho môi trường hc tp hin đại. Vy bn ssdng các công cca môi trường E-Learning như thế nào? Hc tp như thế nào cho hiu qu? Hc E-Learning khác vi hc truyn thng đâu? Bài Phương pháp và quy trình hc E-Learning sgii đáp tng vn đề bn quan tâm. Ni dung chính ca bài: Các bước ca quá trình hc E-Learning là gì? Nhng điu bn nht thiết phi biết vlp hc E-Learning; Công vic ca bn trong lp hc E-Learning.

Upload: lamtuyen

Post on 19-Aug-2018

223 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

ICT101_Bai4_v2.1015103220 95

BÀI 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH HỌC E-LEARNING

Mục tiêu

Hướng dẫn học

Sau khi học bài này bạn sẽ:

Trình bày được các bước trong quá trình

học E-Learning.

Phân tích được tầm quan trọng trong việc

nắm vững thông tin lớp học.

Áp dụng được phương pháp và quy trình

học E-Learning vào lớp học thực tế.

Trước khi đi vào nội dung chi tiết hãy nghiên cứu kỹ mục tiêu và các đầu

mục chính.

So sánh từng nội dung đã học với mục

tiêu của bài học.

Làm các bài tập trắc nghiệm trên lớp

học theo đúng kế hoạch học tập.

Trao đổi với các thành viên cùng nhóm

về các vấn đề bạn chưa nắm vững.

Nội dung

Trong bài trước bạn đã hiểu được khái niệm E-Learning, bạn cũng biết cách chuẩn bị công cụ cho môi trường học tập hiện đại. Vậy bạn sẽ sử dụng các công cụ của môi trường E-Learningnhư thế nào? Học tập như thế nào cho hiệu quả? Học E-Learning khác với học truyền thống ở đâu? Bài Phương pháp và quy trình học E-Learning sẽ giải đáp từng vấn đề bạn quan tâm.

Nội dung chính của bài:

Các bước của quá trình học E-Learning là gì?

Những điều bạn nhất thiết phải biết về lớp học E-Learning;

Công việc của bạn trong lớp học E-Learning.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

96 ICT101_Bai4_v2.1015103220

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Khóa học trực tuyến từ Coursera

Học ngay hôm nay với các giáo sư từ Đại học Standford, Đại học Princeton và nhiều trường đại học danh tiếng khác trên thế giới.

Đến tháng 6 năm 2014, Coursera đã cung cấp 682 khóa học tại trang coursera.org. Với phương pháp này, hàng triệu sinh viên có thể học trực tuyến toàn phần hoặc kết hợp với các lớp học tại trường.

Để hoàn thành khóa học tại Coursera, sinh viên cần đăng ký tham gia khóa học. Tìm hiểu các thông tin cơ bản về khóa học. Thực hiện đủ các hoạt động của khóa học theo kế hoạch của trường. Trước hết sinh viên cần phải xem hết các bài giảng video. Để hiểu bài hơn, hàng tuần cần tham gia thảo luận trên diễn đàn với giảng viên và bạn học cùng lớp. Mỗi tuần sẽ có một bài tập được đăng tải. Cuối khóa sinh viên muốn được công nhận tín chỉ môn học cần thi tập trung tại cơ sở đào tạo của trường đại học. Với những sinh viên muốn nhận chứng chỉ của Coursera, họ cần thi trực tuyến với sự giám sát qua camera và các công nghệ nhận dạng khác.

Câu hỏi

1. Việc đầu tiên sinh viên cần thực hiện để có thể tham gia khóa học là gì?

2. Trong quá trình học tập, sinh viên cần thực hiện những nhóm hoạt động nào để hoàn thành khóa học?

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

ICT101_Bai4_v2.1015103220 97

4.1. Các bước trong quy trình học E-Learning

Quy trình học E-Learning bao gồm 03 bước sau:

Đăng ký lớp học;

Tìm hiểu thông tin lớp học;

Học tập.

Hình 4.1. Các bước trong quy trình học E-Learning

4.2. Đăng ký lớp học

Kết quả cần đạt được: Bạn có tên trong danh sách lớp và như vậy truy cập được vào

lớp học E-Learning.

Yêu cầu: Bạn có đủ kiến thức để học môn này. Nếu bạn đã thu thập đủ các kiến thức cần có để học môn này thì bạn đã sẵn sàng.

Trợ giúp: Nếu bạn có khó khăn trong quá trình lựa chọn, quản lý học tập sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ, bạn có đủ điều kiện hay chưa, nên chọn môn học này không.

Điều kiện: Sau khi bạn đăng ký học tập lớp học này. Thông thường nhà trường sẽ

yêu cầu bạn nộp học phí để có thể vào học.

Khi bạn đã có đủ các điều kiện trên, bạn sẽ được vào danh sách sinh viên của lớp học. Từ đây bạn đã có thể truy cập vào lớp học. Ngay sau đó, bạn chuyển sang bước quan trọng tiếp theo, đó là “Tìm hiểu các thông tin quan trọng của lớp học

E-Learning”.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

98 ICT101_Bai4_v2.1015103220

Gợi ý thảo luận tình huống dẫn nhập: Khóa học trực tuyến từ Coursera

Việc đầu tiên sinh viên cần thực hiện để có thể tham gia khóa học?

Với tất cả các hệ thống E-Learning việc đầu tiên sinh viên cần thực hiện để tham gia khóa học là đăng ký tham gia.

Việc đăng ký này có thể được thực hiện trực tiếp bởi sinh viên như tại Coursera. Cũng có thể được thực hiện gián tiếp bởi sinh viên thông qua một hệ thống đăng ký tín chỉ khác. Sau khi đã có đăng ký tín chỉ tài khoản sinh viên sẽ được tự động nhập vào danh sách sinh viên của khóa học.

4.3. Tìm hiểu thông tin của lớp học E-Learning

Để học tập tốt, bạn nhất thiết phải nắm vững những thông tin sau:

Mục tiêu của môn học;

Danh sách giảng viên, trợ giảng, quản lý học tập và bạn cùng lớp;

Kế hoạch học tập;

Danh sách học liệu được cung cấp.

4.3.1. Mục tiêu môn học

Khi bạn học xong một điều gì đó thì bạn đã có thêm một giá trị. Liệu có thể có trường hợp là bạn học được điều đó một cách vô tình, không có mục tiêu hay ý định từ trước? Thực tế, có những trường hợp như vậy. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, khi ta cố ghi nhớ điều gì mà mà ta có ý định từ trước, thì điều đó sẽ lưu trong vỏ não được lâu hơn. Trường hợp đó gọi là ghi nhớ có chủ định.

Bạn cần chủ động chuẩn bị và xác định được những vấn đề mình cần học, thì mới có quyết tâm học tập. Bạn phải có kế hoạch để đạt được mục tiêu của mình.

Đối với lớp học E-Learning, mục tiêu môn học được xác định rất rõ cho từng sinh viên. Mục tiêu học tập được phổ biến nhằm mục đích:

Mô tả chính xác những gì bạn phải đạt được sau khi hoàn thành môn học;

Mô tả chi tiết kết quả mà người dạy muốn bạn phải đạt sau từng bài học;

Chỉ ra sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà bạn cần đạt được sau khi hoàn thành từng bài hoặc cả môn học.

Nắm vững mục tiêu sẽ giúp bạn hiểu rõ hướng và cách học tập. Khi nắm rõ được mục tiêu bạn sẽ:

Tập trung vào phần quan trọng trong nội dung bài học;

Hưng phấn hơn vì có phương hướng rõ ràng;

Biết được cái gì cần học trước, cái gì cần ưu tiên, phân bổ được thời gian hợp lý cho các nội dung;

Nhờ hiểu rõ mục tiêu môn học, bạn cảm nhận được sự đánh giá công bằng của giảng viên.

4.3.2. Kế hoạch học tập

Với phương châm “Mọi lúc mọi nơi”, E-Learning cho bạn sự thuận tiện để lựa chọn thời gian học tập. Tuy nhiên, dù sự lựa chọn tự do đến đâu, bạn cũng cần bám sát kế hoạch học tập của lớp.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

ICT101_Bai4_v2.1015103220 99

Đối với lớp học E-Learning, kế hoạch học tập luôn được xác định rõ ràng và được thông báo tới từng sinh viên. Kế hoạch học tập bao gồm những thông tin sau:

Nội dung kiến thức cần tiếp thu theo từng tuần (hoặc tháng).

Thời điểm nhận và nộp các bài tập về nhà, bài tập nhóm, bài tập kỹ năng.

Thời điểm bắt đầu môn học; thời điểm phụ đạo và thời điểm thi kết thúc môn học.

Thời gian giải đáp thắc mắc trực tuyến của giảng viên theo từng tuần. Trong những thời gian này bạn sẽ nhận được giải đáp thắc mắc từ giảng viên.

Ví dụ: Kế hoạch học tập của một lớp học E-Learning

Bạn cần nắm vững kế hoạch này để học tập thuận lợi nhất.

4.3.3. Danh sách giảng viên, trợ giảng, quản lý học tập và bạn cùng lớp

Nếu ta chỉ có một mình thì ta có thể tiếp thu nội dung kiến thức của cả môn học hay không ? Rõ ràng là có những trường hợp đặc biệt như vậy. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng bản thân học tập đã là một hoạt động cộng đồng. Đối với E-Learning thì càng được nhấn mạnh thành 03 loại hình học tập: học trên lớp; học trực tuyến và học từ cuộc sống thực tế.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

100 ICT101_Bai4_v2.1015103220

Lớp học E-Learning như một cộng đồng học tập nhỏ. Trong đó các thành viên là các giảng viên, trợ giảng, quản lý học tập và các sinh viên. Danh sách thành viên này thường được đăng tải ngay trên lớp học.

Những thông tin liên lạc như địa chỉ E-mail, số điện thoại liên lạc sẽ giúp bạn nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi cần.

4.3.4. Học liệu được cung cấp

Chắc chắc bạn đã quá quen thuộc với sách giáo khoa, loại học liệu phổ biến nhất. E-Learning như một cuộc cách mạng về học tập, mang lại những điều kiện học tập hiện đại hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và phân phối học liệu. Bạn cần nắm vững danh sách học liệu của lớp học E-Learning. Sẽ thuận tiện hơn, nếu khi cần trao đổi về nội dung kiến thức cụ thể, ta đã có sẵn tài liệu trong tay.

Các loại học liệu trong lớp học E-Learning thường là:

Giáo trình tự học được in ấn;

Đĩa DVD/CD chứa học liệu đa phương tiện (bài giảng video hoặc có tiếng, câu hỏi trắc nghiệm);

Những nội dung học tập được đăng tải ngay trên trang web của lớp học;

Các tài liệu tham khảo mà giảng viên gửi cho bạn (ví dụ qua E-mail hoặc qua diễn đàn lớp học).

4.4. Các công việc của sinh viên trong lớp học E-Learning

Như vậy, bạn đã nắm vững được các thông tin cần biết về lớp học E-Learning. Phải chăng đây là những điều mới? Chỉ ở lớp học E-Learning mới có? Câu trả lời là không. Những thông tin này là những điều mà những sinh viên của lớp học truyền thống cũng cần nắm vững. Điểm khác nhau cơ bản là E-Learning đòi hỏi sự chủ động học tập của sinh viên ở mức cao hơn. Chính vì thế, đối với sinh viên E-Learning, những thông tin này trở thành thiết yếu.

Cũng như vậy, nắm vững phương pháp học tập trong lớp học E-Learning là điều kiện cần để bạn hoàn thành lớp học. Bạn có thể theo dõi 04 hoạt động chính của sinh viên E-Learning trên hình sau:

Hình 4.2. Các hoạt động của bạn tại lớp học E-Learning được các công cụ truyền thống và truyền thông điện tử hỗ trợ bao gồm: tiếp thu bài giảng, thảo luật, thực hành, thi cử

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

ICT101_Bai4_v2.1015103220 101

4.4.1. Tiếp thu bài giảng

Hình thức truyền tải: Bạn có thể tiếp thu bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau.

Những buổi gặp mặt trực tiếp: Lớp học E-Learning vẫn có những buổi gặp mặt trực tiếp. Trong những buổi học này, giảng viên sẽ tập trung vào phổ biến khung nội dung kiến thức, phương pháp học và hướng dẫn học tập.

Bằng giáo trình in ấn: Giáo trình in ấn cho lớp E-Learning thường được thiết kế theo từng bài. Bạn sẽ tìm thấy mục tiêu học tập, hướng dẫn sử dụng và bài tập tự đánh giá trong từng bài học. Nhiệm vụ của sinh viên là hoàn thành nội dung các bài học theo kế hoạch học tập của lớp.

Bằng bài giảng đa phương tiện trên máy tính hoặc điện thoại: Bài giảng đa phương tiện bao gồm nội dung dạng văn bản (text), dạng trình chiếu (powerpoint hay flash). Nội dung này được lồng với tiếng nói và video. Loại học liệu hiện đại này mang đến những lợi ích đáng kể cho bạn. Sinh viên cần theo dõi những bài giảng này và làm bài tập ở cuối từng bài.

Các bài giảng trực tiếp qua mạng Internet: Bạn sẽ được truy cập các bài giảng được đăng trên trang chủ của lớp học. Trong dạng này sẽ có bài giảng thời gian thực (bài giảng được phát trực tiếp) và bài giảng phát chậm (bài giảng được quay thành phim và phát lại).

Hình thức khác: Để phục vụ được nhiều đối tượng sinh viên với các trang thiết bị khác nhau. Các hình thức truyền tải qua radio, qua VCD hoặc bằng phương tiện mobile cũng được sử dụng trong từng môn học.

Những công việc cần thực hiện để tiếp thu bài giảng hiệu quả

Nắm vững mục tiêu của môn học và từng bài học (thường được nêu trước các bài). Đối chiếu nội dung bài giảng với những mục tiêu này.

Đối với các buổi gặp mặt hoặc truyền hình trực tiếp qua mạng, bạn cần nghiên cứu bài từ trước. Ghi lại những thắc mắc của mình để được giải đáp trực tiếp.

Khi gặp nội dung khó chưa thể giải quyết được ngay, bạn hãy nghiên cứu tiếp các nội dung khác, để có thể kết thúc bài học theo kế hoạch. Sau đó hãy mạnh dạn yêu cầu sự giúp đỡ của giảng viên. Đồng thời, trao đổi với bạn cùng lớp về những vấn đề còn sót lại.

4.4.2. Thảo luận – Giải đáp thắc mắc

Tự học luôn là thử thách lớn. Bạn sẽ vượt qua thử thách này nếu tận dụng tốt sự trợ giúp từ những người khác và chủ động giúp đỡ họ. Theo các nghiên cứu khoa học, sự tương tác giúp người ta tiếp thu kiến thức được tốt hơn. Ví dụ bạn có thể tự mình đọc thuộc bài này, nhưng nếu bạn trao đổi hoặc giảng giải lại cho những người khác, thì bạn sẽ nắm vững hơn và nhớ được lâu hơn.

Những người mà bạn thường xuyên trao đổi là giảng viên hoặc bạn học. Bạn cần liên lạc với giảng viên thường xuyên và đặt ra các thắc mắc về nội dung học tập. Các bạn cũng lớp, nhất là bạn trong cùng nhóm học tập, là nguồn hỗ trợ tích cực của bạn.

Các lớp học E-Learning bao giờ cũng đưa ra các chuẩn mực để đẩy nhanh và khuyến khích sự trao đổi thông tin giữa các thành viên. Các thành viên trao đổi kiến thức càng nhiều, lớp học E-Learning càng đạt chất lượng tốt.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

102 ICT101_Bai4_v2.1015103220

Hình thức trao đổi và giải đáp thắc mắc: Có hai hình thức chính là đồng bộ (hay còn gọi là thời gian thực) và không đồng bộ.

Trao đổi đồng bộ (thời gian thực): Bạn trao đổi với bạn học và giảng viên trực tiếp qua mạng. Các buổi gặp qua mạng sẽ được tiến hành sử dụng các công cụ như Text Chat (cho mạng chậm), Voice Chat (mạng tốc độ trung bình) và sử dụng WebCam, lớp học ảo nếu bạn có đường truyền tốt. Lợi thế cơ bản của phương pháp này là bạn có thể trao đổi trực tiếp.

Trao đổi không đồng bộ: Bạn sử dụng các công cụ thư điện tử, diễn đàn lớp học hay HelpDesk (bàn hỗ trợ) để gửi câu hỏi và nhận lời giải đáp. Bạn cũng có thể trả lời những bạn học trong lớp về các nội dung mà bạn nắm vững. Bên cạnh đó bạn có thể cùng tranh luận với tất cả thành viên của lớp về chủ đề của tuần học.

Vậy những nội dung nào nên trao đổi ở hình thức đồng bộ? Nội dung nào nên sử dụng hình thức không đồng bộ? Theo kinh nghiệm của những giảng viên đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong môi trường E-Learning thì mỗi phương pháp trao đổi có những lợi thế và thách thức như sau (E-Learning Guild, “The E-Learning Guilde’s Hand Book of E-Learningearning Strategy”):

Đồng bộ Không đồng bộ

Lợi thế

Nội dung được trình diễn thời gian thực;

Có giải đáp ngay lập tức;

Cảm giác trực quan (ngôn ngữ cơ thể, mô tả bằng bảng phấn, hình vẽ,…);

Rất tốt cho những người có kỹ năng đọc hoặc viết kém;

Được hướng dẫn thực hiện.

Tự do về môi trường (ví dụ: tư thế ngồi viết; thời gian viết);

Làm được ở nhà hay văn phòng;

Nội dung được chọn lọc, suy nghĩ kỹ;

Xem lại sách vở nếu cần;

Tự thực hiện theo ý muốn.

Thách thức

Thời gian phải cố định từ trước;

Không có thời gian để suy nghĩ (phải trả lời ngay);

Chỉ xoay quanh một sự kiện hoặc chủ đề cho tất cả người tham gia;

Phải theo sự hướng dẫn.

Không được trả lời ngay;

Không có những mô tả trực quan (dẫn đến hiểu nhầm);

Dễ mệt mỏi khi cần được sự trợ giúp ngay;

Đòi hỏi tính tự giác.

Công cụ Phòng học ảo (Virtual Classroom);

Chat Voice,Video, WebCam.

Bàn hỗ trợ (helpdesk);

Diễn đàn;

E-mail.

4.4.3. Thực hành – Luyện tập

Hình thức thực hiện: Lớp học E-Learning tổ chức các bài thực hành đa dạng phù hợp nhất với nội dung kiến thức và điều kiện học tập của bạn. Các hình thức thực hiện chính sẽ là:

Trực tiếp tại phòng thí nghiệm: Một số nội dung cần thực hiện trực tiếp trên máy sẽ được giảng viên trực tiếp hướng dẫn bạn. Ví dụ, những thao tác cơ bản với máy tính cho sinh viên chưa có kinh nghiệm sử dụng.

Bằng phương pháp trắc nghiệm: Như bạn đã biết, trắc nghiệm khách quan là phương pháp đánh giá được nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng. Trong lớp học E-Learning phần lớn các nội dung luyện tập được cung cấp cho bạn dưới dạng bài trắc nghiệm trực tuyến trên trang web của lớp học hoặc trên đĩa DVD học liệu.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

ICT101_Bai4_v2.1015103220 103

Bằng các bài tập dạng bài luận, dự án, bài tập thực hành tại nhà: Đây là những dạng bài tập bạn đã quen thuộc ở lớp học truyền thống. Điểm khác biệt căn bản là cách kiểm tra, tổ chức công việc, gỡ rối, nộp bài,... sẽ được thực hiện chủ yếu qua mạng.

Bằng phần mềm mô phỏng: Có một số phần mềm mô phỏng giúp trực quan hóa các thao tác. Ví dụ phần mềm mô phỏng chuyển động của lưỡi và miệng khi phát âm các từ tiếng Anh giúp bạn luyện tập phần phát âm. Phần mềm mô phỏng thiết bị nối mạng giúp bạn thực hiện thao tác cấu hình thiết bị mạng. Phần mềm mô phỏng hóa học giúp bạn thực hiện thí nghiệm mà không cần thiết bị và hóa chất như phòng thí nghiệm.

Bằng trò chơi nhập vai 3D: Trò chơi nhập vai 3D sẽ giúp bạn thực tập tốt hơn trong những nội dung cần nhiều sự tương tác. Ví dụ: Bạn học ngành Tài chính – Ngân hàng và cần thao tác kỹ năng tiếp khách hàng tại quầy giao dịch. Môi trường 3D sẽ cung cấp cho bạn quầy giao dịch giống như ở ngân hàng thật, với bàn ghế, trang thiết bị, chứng từ… Bạn có thể lựa chọn nhập vai giao dịch viên để tiếp khách hàng (do bạn cùng lớp của bạn hoặc thầy giáo nhập vai). Bạn cũng có thể đổi vai với những người khác để đánh giá tình huống từ nhiều khía cạnh hơn.

Nội dung trên Mobile: Một số nội dung kiến thức sẽ được truyền tải qua điện thoại di động. Với các loại điện thoại có chức năng đồ họa và âm thanh tốt, bạn sẽ được sử dụng với đầy đủ tiện ích. Nếu bạn sử dụng điện thoại cũ hơn. Ví dụ các loại feature phone, bạn chỉ sử dụng được các nội dung dạng text hoặc trao đổi với tổng đài cung cấp nội dung học tập qua SMS.

Hình 4.4. Các bài thực hành trên Mobile sẽ giúp việc học tập

của bạn trở lên thật sự linh hoạt

Hình 4.3. Mô phỏng thí nghiệm Vật lý

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

104 ICT101_Bai4_v2.1015103220

Thực hành như thế nào cho hiệu quả

Dành nhiều thời gian thực hành trước kỳ thi. Điểm mạnh của E-Learning là cung cấp cho sinh viên khả năng tự đánh giá. Kết quả khi thực hành (ví dụ làm bài trắc nghiệm) sẽ gần tương đương với kết quả thi kết thúc môn học của bạn.

Nếu có thắc mắc, trong khi luyện tập, cần mạnh dạn hỏi giảng viên và bạn cùng lớp. Tránh dừng lại quá lâu ở từng chi tiết nhỏ.

Trong lớp học E-Learning, thời gian từ lúc bạn nhận và phải nộp bài tập thường là 2 đến 3 tuần. Bạn cần có kế hoạch làm bài tập ngay từ tuần đầu tiên. Như vậy sẽ nhận được trợ giúp, và không bị quá tải, trong những ngày trước hạn nộp bài.

Nếu bạn có vướng mắc về kỹ thuật (sử dụng phần mềm mô phỏng, nhập vai tình huống môn học) hãy trực tiếp nhờ nhân viên kỹ thuật trợ giúp.

Tình huống thảo luận

Anh Hà đang học khóa Marketing căn bản trong một chương trình đào tạo E-Learning bậc cử nhân. Điểm chuyên cần của khóa học sẽ chiếm 10% điểm tống kết. Điểm chuyên cần sẽ được tính dựa trên số bài viết trên diễn đàn và số điểm luyện tập trên lớp học. Anh Hà hiểu rằng đạt được điểm chuyên cần cao là rất quan trọng để hoàn thành khóa học. Tuy nhiên do bận công tác, anh cần sắp xếp thời gian thật hợp lý để thực hiện công việc này.

Câu hỏi

Tại sao anh Hà lại cần đạt điểm chuyên cần cao? Liệu có cần tham gia diễn đàn hay không?

4.4.4. Thi kết thúc môn học

Để đảm bảo chất lượng của E-Learning, các kỳ thi được tổ chức tập trung.

Tùy theo nội dung môn học mà thi kết thúc có thể là tại phòng máy tính, thi trắc nghiệm trên giấy, trên máy hoặc thi vấn đáp.

Hình thức thi trắc nghiệm trên giấy hoặc máy sẽ là hình thức chủ yếu mà bạn gặp trong lớp học E-Learning.

Bạn cần hiểu rằng trong lớp học E-Learning, kết quả thi kết thúc chỉ chiếm một phần trong tổng kết môn học. Một phần quan trọng của kết quả học tập sẽ được tích lũy từ các hoạt động trong kỳ.

Gợi ý thảo luận tình huống dẫn nhập: Khóa học trực tuyến từ Coursera

Sinh viên cần thực hiện những nhóm hoàn thành khóa học

Như đã phân tích trong bài, sinh viên tại Coursera sẽ tham gia vào 04 nhóm hoạt động chính là: theo dõi bài giảng, thảo luận, luyện tập, và thi cử.

Nhóm hoạt động Hoạt động của sinh viên tại Coursera

Theo dõi bài giảng Xem các bài giảng video được đăng tải.

Thảo luận Thảo luận trên diễn đàn với giảng viên và bạn học.

Luyện tập Làm bài tập được đăng hàng tuần trên hệ thống.

Thi cử Với sinh viên nhận tín chỉ môn học: thi tại trường. Với sinh viên nhận chứng chỉ Coursera: Thi trực tuyến với sự giám sát qua camera và các công cụ nhận dạng khác.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

ICT101_Bai4_v2.1015103220 105

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài này bạn đã nắm được các kỹ năng cơ bản để học tập trong lớp học E-Learning

Các bước trong quá trình học E-Learning: Bạn cần liệt kê và nêu được tuần tự thực hiện và tầm quan trọng của các bước. Bạn cần có thói quen tuần tự kiểm tra điều kiện ra nhập lớp học, thông tin lớp học. Khi đã đăng nhập được vào lớp học, bạn cần kiểm tra ngay khả năng thực hiện các thao tác cơ bản như xem bài giảng, đặt câu hỏi, luyện tập,…

Tầm quan trọng của việc nắm vững thông tin lớp học: Nắm vững thông tin lớp học đặc biệt quan trọng đối với học E-Learning. Bạn phải liệt kê được các nhóm thông tin cần nắm vững. Trong đó, điều quan trọng nhất là mục tiêu môn học.

Hoạt động chính trong lớp học E-Learning: Bạn đã hiểu được 4 hoạt động chính của lớp học E-Learning. Đó là tiếp thu bài giảng, trao đổi, luyện tập và thi cử. Đối với từng hoạt động bạn cần hiểu được phương pháp thực hiện hiệu quả. Tại đây cần ghi nhớ là luyện tập nhiều sẽ giúp bạn có kết quả tốt. Lớp học E-Learning cung cấp công cụ tự đánh giá. Và đây là điểm thuận lợi bạn cần khai thác.

Theo phương châm học đi đôi với hành: Bạn cần vận dụng được kiến thức này vào lớp học E-Learning thực tế. Nên nhớ rằng bạn không thể tối ưu hóa phương pháp học tập ngay từ đầu. Bạn cần phải đánh giá lại sau từng giai đoạn, nỗ lực từng bước để có cách học tập tốt hơn.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

106 ICT101_Bai4_v2.1015103220

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy trình bày tại sao sinh viên cần nắm vững mục tiêu môn học.

2. Cho một kế hoạch học tập của một lớp học như hình sau.

Anh chị hãy tự lập kế hoạch học tập của cá nhân mình để hoàn thành được lớp học này.

3. Nhóm anh chị vừa nhận được một bài tập. Hãy nêu phương án tổ chức thảo luận và chia sẻ tài liệu của nhóm.

4. Trong các lớp học mà người học là người lớn, sinh viên luôn muốn mình được đánh giá nhanh nhất, khách quan nhất. Môi trường E-Learning sẽ hỗ trợ việc này như thế nào?

5. Trong thời đại Internet, có hai quan điểm về đọc sách rất phổ biến:

Quan điểm A: Đọc sách phải một mình vì việc đọc đòi hỏi sự tập trung cao.

Quan điểm B: Đọc sách là phải có tương tác. Phải chia sẻ thì mới hiểu rõ hơn nội dung.

Anh chị có ý kiến gì về hai quan điểm trên.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

ICT101_Bai4_v2.1015103220 107

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Chị Son đang theo học lớp học E-Learning môn Nhập môn Marketing. Ở tuần 2, chị đặt một câu hỏi cho giảng viên trên hệ thống giải đáp thắc mắc của lớp học. Hành động này của chị thuộc loại hoạt động nào?

A. Tiếp thu bài giảng B. Thảo luận

C. Thực hành D. Kiểm tra, thi cử

2. Anh Hà theo học môn Tin học cơ bản trong một lớp học E-Learning. Môn học này có một mục tiêu cần đạt là “Soạn thảo được văn bản ở mức căn bản”. Theo như mục tiêu này, đâu là

minh chứng cho việc anh Hà đã hoàn thành môn học này?

A. Khởi động được phần mềm soạn thảo văn bản và mở được các file văn bản.

B. Biết sử dụng chức năng trợ giúp trong phần mềm một cách thành thạo.

C. Thêm được các bảng, ảnh minh họa vào văn bản.

D. Giới thiệu được một số tài liệu đã soạn thảo.

3. Khi đọc một bài thảo luận tại diễn đàn môn học, Bạn có điểm chưa nhất trí với giải thích của

giảng viên, bạn nên làm gì?

A. Đợi đến buổi gặp mặt giáp mặt để hỏi.

B. Gọi điện cho giảng viên.

C. E-mail cho giảng viên để trao đổi.

D. Trao đổi ngay tại diễn đàn môn học.

4. Một nhóm sinh viên E-Learning nhận được một bài tập nhóm. Để làm bài tập này theo bạn

họ nên làm gì?

A. Thực hiện theo kế hoạch môn học được công bố trên lớp.

B. Để nhóm trưởng thực hiện bài tập này theo kế hoạch riêng.

C. Lập kế hoạch làm bài tập riêng cho nhóm.

D. Hỏi giảng viên về thời hạn nộp bài.

5. Trước kỳ thi, để biết được mức độ nắm vững kiến thức của mình, sinh viên E-Learning nên làm gì?

A. Hỏi giảng viên để có nhận xét tốt nhất.

B. Làm các bài luyện tập trên lớp.

C. Nghiên cứu lại các bài học để kiểm tra mức độ đáp ứng mục tiêu môn học.

D. Xem lại phần tóm lược các bài học để nhớ được những điểm quan trọng nhất.

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

Những khẳng định dưới đây đúng hay sai ? Vì sao ?

1. Việc học tập qua các công cụ trực tuyến đồng bộ sẽ tốt hơn nhiều so với việc sử dụng công cụ không đồng bộ.

2. Trong lớp học E-Learning cách luyện tập duy nhất là làm các bài tập trắc nghiệm trực tuyến.

3. Bài giảng đa phương tiện có thể sử dụng được ngay cả khi không có kết nối Internet.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

108 ICT101_Bai4_v2.1015103220

4. Trong lớp học E-Learning, bạn phải nộp bài tập vào đúng tuần quy định trong kế hoạch học tập của lớp học.

5. Trong các lớp học E-Learning, kết quả môn học của bạn sẽ do bài thi hết môn quyết định

BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Trong một lớp học E-Learning môn Kinh tế vi mô. Quy định của lớp về tính điểm chuyên

cần là:

Điểm chuyên cần = Số bài thảo luận 0.5 + Số bài luyện tập trắc nghiệm có điểm lớn hơn

hoặc bằng 5 1.0.

Bằng công thức trên, nếu kết quả lớn hơn 10, điểm chuyên cần vẫn sẽ được quy về 10 điểm.

Điểm chuyên cần được tính vào ngày cuối cùng của tuần 7.

Anh Hoàng thực hiện được như sau:

Số bài thảo luận là:

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8

Bài thảo luận

0 4 2 0 0 0 2 1

Bài luyện tập trắc nghiệm

Luyện tập trắc nghiệm 1 : 9 điểm

Luyện tập trắc nghiệm 2 : 4 điểm

Luyện tập trắc nghiệm 3 : 7 điểm

Luyện tập trắc

nghiệm 4 : 6 điểm

Hỏi điểm chuyên cần của anh Hoàng là mấy điểm?

2. Bạn có một kế hoạch học tập của một môn học như bảng dưới đây. Hãy tự lập kế hoạch học tập của mình để hoàn thành môn học này.

3. Trong các lớp học tập E-Learning, Bạn có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho giảng viên qua bàn trợ

giúp (HelpDesk) hoặc đăng bài vào diễn đàn để thảo luận. Theo bạn, vấn đề gì nên đăng vào

diễn dàn, vấn đề gì nên hỏi trực tiếp giảng viên thông qua HelpDesk.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

ICT101_Bai4_v2.1015103220 109

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đáp án đúng: B

Vì: Hành động gửi câu hỏi lên hệ thống giải đáp thắc mắc của chị Son thuộc hoạt động thảo luận. Câu hỏi trên hệ thống của chị Son sẽ được giảng viên, các quản lý học tập giải đáp.

Tham khảo: Mục 4.4. Các công việc của sinh viên trong lớp học E-Learning.

2. Đáp án đúng: D

Vì: Mục tiêu môn học mô tả chính xác kết quả mà người học đạt được sau khi kết thúc môn học. Trong các đáp án trên chỉ có Những tài liệu anh Hà đã soạn thảo cho thấy anh thực sự soạn thảo được văn bản ở mức căn bản, như mục tiêu môn học đã nêu. Những đáp án còn lại minh chứng được một phần kỹ năng sử dụng chứ không phải kỹ năng hoàn chỉnh để mang đến kết quả mong muốn.

Cần lưu ý rằng ta không đề cập đến mức độ phức tạp của những tài liệu được giới thiệu. Nguyên nhân là mục tiêu chỉ yêu cầu thực hiện ở mức CƠ BẢN.

Tham khảo: Mục 4.3.1. Mục tiêu môn học.

3. Đáp án đúng: D

Vì: Học tập là một hoạt động cộng đồng. Trao đổi tương tác càng nhiều vấn đề càng đươc phân tích chi tiết. Trong trường hợp này tương tác qua diễn đàn sẽ tạo điều kiện tốt để nhiều người cùng có thể tham gia thảo luận. Qua đó nhiều quan điểm sẽ được chia sẻ và giúp chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề hơn.

Tham khảo: Mục 4.4.2. Thảo luận và giải đáp thắc mắc.

4. Đáp án đúng: C

Vì: Kế hoạch học tập được đăng trên lớp đã có thời hạn nộp bài, nộp thành phần của bài tập. Nhóm đã có thể bám vào đó để thực hiện. Tuy nhiên đó chỉ là khung chung của cả lớp, để thực hiện được bài tập nhóm cần có kế hoạch riêng phù hợp với khung thời gian và năng lực của các cá nhân của nhóm.

Phương án để nhóm trưởng thực hiện bài tập này theo kế hoạch riêng, không được lựa chọn vì như vậy những thành viên còn lại sẽ không hoàn thành phần việc của mình.

Tham khảo: Mục 4.3.2. Kế hoạch học tập.

5. Đáp án đúng: B.

Vì: Điểm mạnh của E-Learning là cung cấp cho sinh viên khả năng tự đánh giá. Những bài luyện tập do máy chấm, sinh viên được đánh giá ngay. Ngoài ra tất cả những bài tập khác cũng có phần hướng dẫn tự đánh giá, đáp án đi kèm. Vì vậy đáp án đúng nhất là cần Làm các bài luyện tập trên lớp.

Tham khảo: Mục 4.4.3. Luyện tập – Thực hành

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

110 ICT101_Bai4_v2.1015103220

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Đáp án: Sai. Mỗi cách đều có ưu nhược điểm. Trong đó trong học tập E-Learning công cụ không đồng bộ cần được ưu tiên.

Vì: Ta cần nghiên cứu bảng phân tích các ưu nhược điểm của từng cách học

Đồng bộ Không đồng bộ

Lợi thế

Nội dung được trình diễn thời gian thực;

Có giải đáp ngay lập tức;

Cảm giác trực quan (ngôn ngữ cơ thể, mô tả bằng bảng phấn, hình vẽ,…);

Rất tốt cho những người có kỹ năng đọc hoặc viết kém;

Được hướng dẫn thực hiện.

Tự do về môi trường (ví dụ: tư thế ngồi viết; thời gian viết);

Làm được ở nhà hay văn phòng;

Nội dung được chọn lọc, suy nghĩ kỹ;

Xem lại sách vở nếu cần;

Tự thực hiện theo ý muốn.

Thách thức

Thời gian phải cố định từ trước;

Không có thời gian để suy nghĩ (phải trả lời ngay);

Chỉ xoay quanh một sự kiện hoặc chủ đề cho tất cả người tham gia;

Phải theo sự hướng dẫn.

Không được trả lời ngay;

Không có những mô tả trực quan (dẫn đến hiểu nhầm);

Dễ mệt mỏi khi cần được sự trợ giúp ngay;

Đòi hỏi tính tự giác.

Công cụ Phòng học ảo (Virtual Classroom);

Chat Voice, Video, WebCam.

Bàn hỗ trợ (HelpDesk);

Diễn đàn;

E-mail.

Qua đó có thể xác định là việc tiếp thu kiến thức bằng cách nghiên cứu bài giảng không đồng bộ sẽ là chủ yếu. Ta có thể kết hợp thêm với công cụ đồng bộ để nâng cao chất lượng học tập.

Tham khảo: Mục 4.4.2 Thảo luận giải đáp thắc mắc

2. Đáp án: Sai

Vì: Bên cạnh trắc nghiệm trực tuyến, còn có nhiều dạng bài tập khác như:

Bài tập dạng bài luận, dự án, bài thực hành tại nhà;

Bài tập mô phỏng thao tác;

Bài tập nhập vai 3D;

Những dạng bài thực hành ngắn trên điện thoại.

Tham khảo: Mục 4.4.3. Thực hành - Luyện tập.

3. Đáp án: Đúng.

Vì: Bài giảng đa phương tiện có thể được lưu vào ổ cứng máy tính, phân phối qua DVD, thẻ nhớ điện thoại. Khi đó có thể sử dụng mà không cần có kết nối Internet.

Tham khảo: Mục 4.3.4. Học liệu được cung cấp.

4. Đáp án: Sai.

Giải thích: Trong lớp học E-Learning, kế hoạch học tập là để sinh viên tham chiếu và bố trí việc học tập cho có lợi nhất. Bạn có thể tùy theo khung thời gian của bản thân mà nộp bài tập đúng hoặc sớm trước một vài tuần. Điều quan trọng là việc đó phù hợp với bạn và không trễ.

Tham khảo: Mục 4.3.2. Kế hoạch học tập.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

ICT101_Bai4_v2.1015103220 111

5. Đáp án: Sai

Vì: Thông thường kết quả môn học của bạn được tính ra từ nhiều thành phần. Ví dụ như điểm chuyên cần, điểm giữa kỳ, điểm thi hết môn. Tùy theo mỗi loại hình học tập lại có cách tính điểm khác nhau. Tuy nhiên rất hiếm trường hợp kết quả học tập lại chỉ phụ thuộc vào điểm thi hết môn.

Tham khảo: Mục 4.4.4. Kiểm tra, Thi hết môn.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Đáp án: 7 điểm. Giải thích: Theo cách tính trên, anh Hoàng có:

08 bài thảo luận được tính điểm (không kể bài ở tuần 8)

03 bài luyện tập trắc nghiệm được tính điểm là bài luyện tập trắc nghiệm số 1 và bài luyện tập trắc nghiệm 3. Bài ở tuần 4 không được tính điểm chuyên cần vì không đạt 5 như yêu cầu.

Điểm chuyên cần của anh Hoàng là: 8 0.5 + 3 1.0 = 7 điểm

2. Gợi ý: Bạn hãy chia đều thời gian học tập vào các tuần và quan trọng là phải làm các bài tập về nhà, bài luyện tập sớm. Không nên để đến sát hạn nộp bài mới bắt đầu làm.

Những câu hỏi đóng, cần có đáp án ngay nên hỏi giảng viên. Những vấn đề mở nên đăng vào diễn đàn để thảo luận.

Vì: Trước hết ta phân tích sự khác nhau của hai công cụ là diễn dàn và HelpDesk.

Diễn đàn HelpDesk

Số người trao đổi Nhiều người 02 người; người hỏi và người trả lời

Thời gian Có thể kéo dài do sự tham gia của cộng đồng. Không có hạn ngay cho từng thành viên.

Có thể xác định hạn trả lời.

Số lượng giải pháp Nhiều giải pháp, tùy theo quan điểm của người tham gia.

Giải pháp từ quan điểm của người trả lời.

Khả năng giao tiếp. Trao đổi cộng đồng

Cao. Tuy nhiên có thể có những bài không tập trung vào chủ đề.

Trao đổi riêng giữa 02 người.

Như bảng phân tích trên:

Nếu bạn cần có đáp án chính xác và trong thời gian ngắn bạn nên hỏi giảng viên qua

HelpDesk. Ví dụ, Bạn muốn biết đáp án của một bài tập tính toán trong sách.

Nếu bạn muốn chia sẻ ý kiến về một vấn đề mở bạn nên sử dụng diễn đàn. Ví dụ, trong môn Khởi sự doanh nghiệp bạn muốn mọi người cho ý kiến về kế hoạch kinh doanh của mình. Khi đó, bạn cần có nhiều phản biện, nhiều đóng góp. Thời gian có thể kéo dài đến

vài tuần.

3. Nội dung bạn nên đăng tải vào diễn đàn là những nội dung các bạn sinh viên khác có thể cùng tham gia thảo luận như: Một nội dung trong sách giáo trình mà bạn chưa hiểu, nội dung về cách học tập hiểu quả cho môn học, nội dung liên quan đến công cụ phục vụ cho việc học,...

Nội dung bạn nên hỏi riêng giảng viên có thể là thắc mắc của bạn về việc chấm bài tập, khó khăn bạn gặp phải khi giải quyết một vấn đề của bản thân...

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

112 ICT101_Bai4_v2.1015103220

THUẬT NGỮ

A

ARPANET

Mạng thử nghiệm của Bộ Quốc phòng Mỹ, được xây dựng vào năm 1969. Đây là mạng chuyển mạch gói đầu tiên và thực hiện nhiệm vụ như mạng xương sống (backbone) của Internet trong nhiều năm.

ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line)

Công nghệ đường dây thuê bao số. Đây là công nghệ truy nhập được sử dụng chủ yếu cho truy nhập Internet. Trong công nghệ này, tốc độ đường xuống (download) lớn hơn tốc độ đường lên (upload).

Avatar

Là ảnh đại diện được người sử dụng lớp học E-Learning sử dụng. Thông thường là ảnh điện tử của sinh viên và giảng viên.

B

BCC (Blind Carbon Copy)

Nơi bạn gõ địa chỉ thư điện tử của những người bạn muốn đồng gửi thư. Người nhận sẽ không biết bạn gửi thư cho những ai được liệt kê tại ô BCC.

Bps/kbps (Bits per second/kilobit per second)

Đơn vị đo tốc độ truyền thông tin. 1 kbps tương đương khoảng 125 ký tự một giây.

C

CBT (Computer Based Training)

Đào tạo dựa trên máy tính

CC (Carbon Copy)

Nơi bạn gõ địa chỉ thư điện tử của những người bạn muốn đồng gửi thư. Người nhận sẽ biết bạn gửi thư cho những ai được liệt kê tại ô CC.

D

Địa chỉ IP (Internet Protocol)

Là địa chỉ được gán cho các máy tính và thiết bị trong mạng Internet.

DNS (Domain Name System)

Dịch vụ tra cứu địa chỉ IP dựa trên tên của một máy tính trong mạng TCP/IP. DNS cho phép tìm địa chỉ dựa trên tên và tên theo địa chỉ.

E-Learning (Electronic – Learning)

Giáo dục điện tử.

Ethernet

Chuẩn truyền thông tin trong mạng cục bộ. Được thiết kế ở Xerox Corporation. Là một trong những chuẩn được dùng rộng rãi nhất hiện nay.

F

FTP (File Transfer Protocol)

Một giao thức chuẩn dùng để gửi file từ một máy tính này đến một máy tính khác trên mạng TCP/IP trên Internet.

H

Học liệu đa phương tiện

Nội dung học tập được phát cho sinh viên hoặc đặt trên trang web của khóa học. Chứa đựng các thông tin dạng phim, text, audio và video.

Mạng do Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ NSF (National Science Foundation) thành lập. Mạng này liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau. Mạng này chính là mạng Internet. Điểm quan trọng của NSFNET là cho phép mọi người cùng sử dụng. Trước NSFNET, chỉ các nhà khoa học, chuyên gia máy tính và nhân viên các cơ quan chính phủ được kết nối Internet.

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

ICT101_Bai4_v2.1015103220 113

HTML (Hyper Text Markup Language)

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được sử dụng để mô tả các tài liệu được truyền thông qua World Wide Web.

I

IAP (Internet Access Provider)

Nhà cung cấp dịch vụ kết nối, truy nhập Internet. IAP cung cấp đường truyền và cổng kết nối cho ISP.

IP (Internet Protocol) address

Số duy nhất gán cho một máy mạng TCP/IP có dạng aaa.bbb.ccc.ddd. Bất kỳ một máy tính nào khi đã tham gia vào mạng TCP/IP đều phải được gán một địa chỉ IP.

ISP (Internet Service Provider)

Nhà cung cấp dịch vụ Internet. Cấp quyền truy nhập Internet cho người sử dụng.

M

Modem

Thiết bị dùng để kết nối máy tính với mạng điện thoại. Được sử dụng trong trường hợp kết nối Internet bằng phương pháp quay số qua mạng điện thoại.

Moodle

Là phần mềm tổ chức lớp học E-Learning mã nguồn mở. Cung cấp cho sinh viên, giảng viên và giáo vụ môi trường làm việc trên mạng.

N

NSFNET (National Science Foundation Network)

Mạng liên kết các trung tâm máy tính với nhau.

O

OSP (Online Service Provider)

Nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến.

P

POP3 (Post Office Protocol 3)

Giao thức để nhận thư từ máy chủ về máy tính của người sử dụng.

PPP (Point to Point Protocol)

Giao thức cung cấp khả năng tải TCP/IP qua nhiều mối liên lạc điểm - điểm. Cụ thể, PPP cho phép người dùng điện thoại liên lạc với Internet giống như họ đã là người dùng được nối trực tiếp.

R

Router

Bộ định tuyến. Thiết bị này có chức năng chọn đường và được sử dụng để kết nối hai mạng máy tính với nhau.

T

TCP (Transmision Control Protocol)

Thủ tục liên lạc ở mức mạng của TCP/IP. TCP có nhiệm vụ đảm bảo liên lạc thông suốt và tính đúng đắn của dữ liệu giữa 2 đầu của kết nối, dựa trên các gói tin IP.

TCP và UDP port

Sử dụng để phân biệt các dịch vụ trên mạng. Một máy tính muốn sử dụng dịch vụ FTP từ một server trên mạng sẽ gửi yêu cầu đến port được đăng ký cho dịch vụ này. Không có một quy định bắt buộc nào để gán cố định một dịch vụ cho một port, tuy nhiên theo truyền thống người ta sử dụng port 21 cho FTP, 23 cho Telnet, 25 cho SMTP, 80 cho WWW...

TCP/IP (Transmision Control Protocol/ Internet Protocol)

Là bộ giao thức mạng được sử dụng trên Internet. TCP/IP là tên gọi của phần mạng (network layer) và phần liên kết (link layer) trong giao thức mạng này, nhưng trên thực

Bài 4: Phương pháp và quy trình học E-Learning

114 ICT101_Bai4_v2.1015103220

tế khi nói TCP/IP người ta ngầm hiểu cả các ứng dụng (thủ tục) ở mức cao hơn như Telnet, FTP, NNTP, WWW....

Telnet

Trạm làm việc đầu cuối (Terminal). Từ một máy PC đặt tại Hà Nội ta có thể Telnet vào một máy PC khác đặt tại TP. Hồ Chí Minh và làm việc như đang ngồi tại máy TP. Hồ Chí Minh.

URL (Uniform Resource Locator)

Tên định danh thống nhất một tài liệu hay dịch vụ trên Internet. URL được định nghĩa và ứng dụng trên cộng đồng World Wide Web.

U

UDP (User Datagram Protocol)

Thủ tục liên kết ở mức mạng của TCP/IP. Khác với TCP, UDP không đảm bảo khả năng thông suốt của dữ liệu, cũng không có chế độ sửa lỗi. Bù lại, UDP cho tốc độ truyền dữ liệu cao hơn TCP URL (Uniform Resource Locator).

W

WWW (World Wide Web)

Dịch vụ phổ biến của Internet, cho phép người dùng tra cứu siêu văn bản.