bài 7 giảng mt ngôi nhà chung của trái đất.pdf

22
HÃY BẢO VỆ NGÔI NHÀ CHUNG TRÁI ĐẤT BÀI GIẢNG CHO HỌC SINH

Upload: doandien

Post on 28-Jan-2017

218 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

HÃY BẢO VỆ NGÔI

NHÀ CHUNG TRÁI

ĐẤT

BÀI GIẢNG CHO HỌC SINH

NỘI DUNG TRÌNH BÀY

PHẦN 1: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

PHẦN 2: HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

PHẦN 3: CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

PHẦN 4: CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM

MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA

PHẦN 5: CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM

MÔI TRƯỜNG Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIÓI

MÔI TRƯỜNG

Đất Đất Đất Đất Nước Nước Không

Khí

Không

Khí

Sinh Vật Sinh Vật Sinh Vật Sinh Vật

PHẦN 1: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

PHẦN 1: HIỆN TRẠNGMÔI TRƯỜNG

Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta….. …Bầu trời trong lành… …Những khu rừng bạt ngàn… … Những dãy núi hùng vĩ...

… Những cánh đồng hoa

thơm ngát…. …Những thác nước thơ mộng… …Và đại dương mênh mông…

PHẦN 1: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Và con người đã làm gì cho thiên nhiên….. …Khí thải công nghiệp… …Chất đốt, khói, bụi… … Đốt rừng làm nương rẫy...

… Tràn dầu trên biển…. …Khai thát đá vô tội vạ… …Chặt phá rừng bừa bãi…

PHẦN 1: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

CÁC DẠNG Ô NHIỄM CHÍNH

Không

khí

Nước Đất Phóng

xạ

Tiếng

ồn

Sóng

Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp

Quốc (UNEP) thì Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô

nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố

lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và

Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn

nữa của các thành phố này. Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi

trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ

hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á.

PHẦN 1: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Ô nhiễm môi trường nước

- Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm.

- Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.

- Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.

PHẦN 1: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Ô nhiễm môi trường đất

- Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các

hoạt động của con người làm thay đổi

các nhân tố sinh thái vượt qua những

giới hạn sinh thái của các quần xã sống

trong đất.

- Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền

móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con

người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào

hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm

cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp

và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp,

chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Riêng chỉ

với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.

PHẦN 1: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Ô nhiễm môi trường không khí

- Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã

gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính

là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC

là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...

- Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lổ thủng tầng ôzôn. CFC là

"kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại

chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng.

- Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự

ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho

con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axit làm

huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.

- Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong

vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều

khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá

trình nóng lên của trái đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ

tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C.

PHẦN 2: HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Sức

khỏe

con

người

Hệ sinh

thái

HẬU QUẢ

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

- Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con

người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch,

viêm vùng họng, đau ngực, tức thở.

- Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn

uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng

nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây

ngứa rộp da.

- Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ.,

gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

PHẦN 2: HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Sức

khỏe

con

người

Hệ sinh

thái

HẬU QUẢ Ảnh hưởng đến hệ sinh thái:

- Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của

đất.

- Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều

này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.

- Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực

hiện quá trình quang hợp.

Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại

cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.

- Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu

ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự

nhiên mà nó sẵn có.

PHẦN 2: HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

…Mưa đá, mưa axít… …Những trận lụt kinh hoàng… … Nhiều sinh vật dưới nước

chết hàng loạt...

… Bệnh lở loét…. …Bệnh bại liệt… …Con người sống chung với

rác…

VÀ…

PHẦN 3: CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Tự nhiên Ví dụ : núi lửa,

động đất, sóng

thần…

NGUYÊN NHÂN

Ô NHIỄM MÔI

TRƯỜNG

Nhân tạo Ví dụ :các hoạt

động sinh hoạt

và sản xuất của

con người đã

tác động trực

tiếp hoặc gián

tiếp tới môi

trường…

PHẦN 3: CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước - Gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ

tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa

cao…

-Bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường.

-Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như

chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ

nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa

phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng.

- Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo

lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn.

- Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ

môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo

vệ môi trường nước.

-Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN

đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ

đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi

trường nước nói riêng còn quá ít.

PHẦN 3: CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất

- Do sử dụng phân hóa học, phân tươi: Tập quán sử dụng phân Bắc, phân

chuồng tươi trong canh tác nông nghiệp còn phổ biến. Phân tươi được coi

là nguồn thức ăn cho cá.

- Do hóa chất BVTV: Các loại hóa chất BVTV thường là những hóa chất

độc, khả năng tồn lưu lâu trong đất, tác động vào môi trường đất, sau đó

đến sản phẩm nông nghiệp, đến động vật và người, theo kiểu tích tụ, ăn sâu

và bào mòn. Do việc sử dụng, bảo quản chưa đúng quy định nên đã gây ô

nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nông sản gây nhiều hậu quả

nghiêm trọng.

- Do nước thải đô thị và khu công nghiệp, làng nghề thủ công: Hiện nay

nhiều nguồn nước thải ở các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề tái

chế kim loại, chứa các kim loại nặng độc hại như :Cd, As, Cr, Cu, Zn, Ni,

Pb và Hg. Một diện tích đáng kểđất nông nghiệp ven đô thị, khu công

nghiệp và làng nghềđã bị ô nhiễm kim loại nặng.

PHẦN 3: CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí - Từ hoạt động công nghiệp: Tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát

thải các chất độc hại như CO, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), SO2, chì, BTX.

- Do hoạt động giao thông vận tải: Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không

khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Theo báo cáo môi trường

quốc gia năm 2007, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm 70%. Xét

theo các nguồn thải gây ô nhiễm trên toàn quốc, hoạt động giao thông đóng góp khoảng

85% lượng CO, 95% VOCs.

- Do hoạt động xây dựng: Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình

cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất

trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ

bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới

10 - 20 lần.

- Từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân: Nhân dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu

bằng củi, rơm, cỏ, lá cây và một tỷ lệ nhỏ đun nấu bằng than. Nhân dân ở thành phố

thường đun nấu bằng than, dầu hoả, củi, điện và khí tự nhiên (Gas). Đun nấu bằng than

và dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô

nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ

của người dân.

PHẦN 4: CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỂM

MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA

1. Giáo dục nhận thức của mọi người : Truyền thông nâng cao nhận thức và xây dựng văn

hóa, đạo đức môi trường cho mọi người dân đô thị.

2. Phát triển công nghiệp xanh

- Phát triển công nghệ sản xuất sạch hơn ở tất cả các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp

ở xung quanh thành phố (phát triển công nghiệp xanh)

3. Sử dụng năng lượng ánh sáng

Năng lượng ánh sáng là năng lượng tự nhiên thừa mứa nhất trên hành tinh của chúng ta.

4. Cải tạo, nâng cấp giao thông đô thị trở thành giao thông đô thị xanh

- Cải tạo quy hoạch hệ thống giao thông đô thị sao cho đáp ứng các chỉ tiêu: Tỷ lệ diện tích

giao thông động đạt 15-20% tổng diện tích xây dựng đô thị, tỷ lệ diện tích giao thông tĩnh

đạt 3-6%, mật độ đường đạt khoảng 6km/1km2;

- Phát triển giao thông công cộng(trên 40%), giao thông đi bộ và đi xe đạp trong thành phố;

- Thắt chặt các tiêu chuẩn môi trường có liên quan (tiêu chuẩn xăng dầu, tiêu chuẩn khí thải

của các phương tiện giao thông cơ giới);

- Tiến hành kiểm soát nguồn thải của các loại xe và cấm vận hành đối với các xe không đạt

tiêu chuẩn EURO2 về khí thải.

- Khuyến khích xe cộ sử dụng nhiên liệu sạch hơn (xe chạy bằng khí hóa lỏng (LPG), khí tự

nhiên nén (CNG), ethanol, dầu sinh học) và xe điện.

-Cấm hoặc giảm lượng xe cá nhân chạy ở khu vực trung tâm thành phố, chỉ dành cho người

đi bộ và xe công cộng.

PHẦN 4: CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỂM

MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA

5. Giữ lượng carbon ổn định

Giữ khí CO2 không thoát ra khí quyển là cách hữu hiệu làm giảm thiểu hiện tượng

nóng lên của trái đất. ( VD : Trồng Rừng,Hạn chế dung năng lượng có thải ra CO2,….)

6. Xây dựng nhà máy dây chuyền

Nhà Máy - Người Tiêu Dùng – Tái Chế - Nhà Máy Xử Lý Rác Thải. Mô hình dây

chuyền như vậy sẽ tránh khỏi được ô nhiễm môi trường.

7. Hạn Chế khí thải,nước thải gây ô nhiễm :

Các phương tiện giao thong cần chuyển đổi sang hình thức dung năng lượng tiết kiệm

năng lượng hoặc dùng năng lượng sạch. Các nhà máy lên đầu tư và nâng cấp các thiết

bị máy móc cũ nát gây ô nhiễm môi trường. Chú trọng đầu tư tìm kiếm nguồn năng

lượng mới. Áp dụng VAC ở nông thôn

8. Giảm dân số

Dân số VN hiện nay khoảng trên 86 triệu người đang có chiều hướng tăng cao không

lường trước. Theo các chuyên gia, dân số đông ảnh hưởng rất xấu đến môi trường sống

cũng như sinh hoạt cộng đồng.

9. Phát Triển Nông Nghiệp để đáp ứng nhu cầu dân số :

Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp

tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ thống đó hướng tới

10. Xây dựng luật pháp,chế tài mạnh mẽ để xử lý vi phạm ô nhiễm môi trường.

PHẦN 5: CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỂM

MÔI TRƯỜNG Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIÓI

Trung Quốc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường: -TQ hiện là một trong số các quốc gia đứng đầu thế giới về xử lý nước thải. Tính đến

cuối năm 2008, nước này đầu tư trên 200 tỷ NDT (30 tỷ USD) xây dựng khoảng 1.550

nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất xử lý 86 triệu tấn nước thải mỗi ngày.

- Bộ Môi trường TQ cho biết trong vòng 2-3 năm tới, chính phủ nước này sẽ đầu tư

khoảng 90 tỷ NDT (tương đương 13 tỷ USD) để xử lý tình trạng ô nhiễm nước. Trong

số các dự án ưu tiên, việc xử lý nước thải cùng hệ thống cung cấp nước và thiết bị tích-

xử lý nước mưa nhằm nâng cao công suất xử lý nước của quốc gia, được đặc biệt quan

tâm.

- Cơ quan Quản lý Năng lượng quốc gia của TQ mới đây cho biết có kế hoạch đầu tư

5.000 tỉ NDT (khoảng 738 tỷ USD) trong giai đoạn 2011-2020 để phát triển năng lượng

sạch trong mười năm tới nhằm hạn chế phụ thuộc quá lớn vào than đá, cắt giảm lượng

khí thải nhà kính, cũng như giải quyết vấn nạn môi trường sinh thái một cách căn bản.

- Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố sẽ áp dụng “bàn tay sắt” để bảo vệ môi trường. Nhiều

nhà máy, công trường khai thác gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái bị

đóng cửa hoặc di dời; nhiều kẻ gây hậu quả cho môi trường sinh thái bị pháp luật trừng

phạt.

PHẦN 5: CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỂM

MÔI TRƯỜNG Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIÓI

Mỹ khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường: - Sử dụng xăng không pha chì.

- Có luật lệ đầy đủ và có cơ quan quản lý mạn

- Đẩy mạnh công tác giám sát môi trường không khí :Ôzôn, NO2, CO, SO2, H2S, HC,

Bụi, VOC, TSP, mưa axit và các thông số khí tượng như gió (tốc độ, hướng), nhiệt độ,

độ ẩm, áp suất khí quyển, bức xạ mặt trời.

- Sử dụng xe dùng điện (Electric Vehicles).

- Kiểm tra khói thải của xe: Các thông số ô nhiễm trong khói thải phải kiểm tra là CO2,

O2, HC, CO. Thông thường sau 2 năm thì các xe phải kiểm tra lại.

- Chuyển đổi xe sử dụng nhiên liệu là xăng hay dầu diesel thành xe sử dụng nhiên liệu

là khí hoá lỏng (CNG) hoặc khí thiên nhiên (NG).Chính quyền cũng có các biện pháp

trợ giá.

- Sử dụng các loại nhiên liệu khác như Hydrogen, Methanol, Ethanol. Nhiên liệu giàu

ôxy (oxygenated Fuel), năng lượng mặt trời.

- Biên pháp kỹ thuật để tăng cường sự cháy.

- Các biện pháp hỗ trợ khác. Hàng loạt các biện pháp hỗ trợ khác được thực hiện để góp

phần giảm lượng phát thải từ nguồn di động như giáo dục nhận thức, khuyến khích sử

dụng phương tiện công cộng, khuyến khích dùng chung xe (Carpool), khuyến khích

dùng xe đạp...

PHẦN 5: CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỂM

MÔI TRƯỜNG Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIÓI

Mỹ khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường: - Hạn chế sự bay hơi của nhiên liệu: Nhiều biện pháp rất đơn giản nhưng đưa lại

hiệu quả cao như việc cải tiến vòi bơm xăng.

- Hạn chế sự bay hơi của nhiên liệu: đây cũng là một biện pháp được chú trọng và

giảm bớt các chất ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu.Nhiều biện pháp rất đơn giản

nhưng đưa lại hiệu quả cao như việc cải tiến vòi bơm xăng.

- Biên pháp kỹ thuật để tăng cường sự cháy. Công ty Turbodyne chế tạo loại thiết

bị cấp khí cao áp " Turbpac TM" kết hợp với sử dụng xúc tác đã cho xe sử dụng

nhiên liệu diesel đã đưa lại kết quả là giảm được 80% CO, 52% .

- Các biện pháp hỗ trợ khác. Hàng loạt các biện pháp hỗ trợ khác được thực hiện để

góp phần giảm lượng phát thải từ nguồn di động như giáo dục nhận thức, khuyến

khích sử dụng phương tiện công cộng, khuyến khích dùng chung xe (Carpool),

khuyến khích dùng xe đạp...

http://vea.gov.vn

http://www.moitruong.com.vn

http://maxreading.com

http:// www.tuoitre.com

http:// www.google.com

http:// www.yeumoitruong.com

http:// www.moh.gov.vn

http:// www.wikipedia.org

TÀI LIỆU THAM KHẢO