bài dự thi tìm hiểu học viện tài chính(1)

9
1 BÀI DỰ THI TÌM HIỂU HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Họ tên: Nguyễn Văn Quốc Chi đoàn: CQ48/22.05

Upload: quoc-sekureco

Post on 12-Jul-2015

701 views

Category:

Documents


14 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bài dự thi tìm hiểu học viện tài chính(1)

1

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Họ tên: Nguyễn Văn Quốc

Chi đoàn: CQ48/22.05

Page 2: Bài dự thi tìm hiểu học viện tài chính(1)

2

Câu 1: Hãy cho biết các tên gọi của Học viện Tài chính từ năm 1963 đến nay?

Những tên đó có từ ngày nào ?

Trả lời : Năm 1963, Trường Cán bộ Tài chính – Kế toán Ngân hàng Trung ương được

thành lập, đến năm 1976 đổi tên thành Trường Đại học Tài chính – Kế toán với nhiệm

vụ cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa học, tạo nguồn cung cấp lực lượng cán bộ đại

học và sau đại học về lĩnh vực tài chính –kế toán cho đất nước và hai nước bạn Lào,

Campuchia. Năm 1988 trường được đổi tên thành Trường Đại học Tài chính kế toán

Hà Nội.

Ngày 17/8/2001, Học viện Tài chính được thành lập theo Quyết định số

120/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập 03 đơn vị: Trường

Đại học Tài chính kế toán Hà Nội, Viện Khoa học Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng

cán bộ - Bộ Tài chính. Học viện Tài chính hoạt động theo Quyết định số

126/2001/QĐ-BTC, ngày 05 tháng 12 năm 2001 (nay được sửa đổi theo Quyết định số

1296/2010/QĐ-BTC ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).Ngoài

trụ sở chính số 8 Phan Huy Chú quận Hoàn Kiếm, Học viện còn có các cơ sở đào tạo

tại Đông Ngạc - Từ Liêm và 53E Phan Phù Tiên thành phố Hà Nội, Học viện chịu sự

quản lý của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Câu 2 : Nêu tên các đơn vị thuộc và trực thuộc HVTC theo cơ cấu tổ chức hiện

hành? Tên các ngành và chuyên ngành đào tạo bậc đại học , cao học và nghiên

cứu sinh của HVTC hiện nay ?

Các đơn vị thuộc và trực thuộc HVTC:

Văn phòng Học viện

Ban tổ chức cán bộ

Ban quản lý đào tạo

Ban Khảo thí và quản lý chất lượng

Ban Quản lý khoa học

Ban công tác chính trị và sinh viên

Ban Hợp tác Quốc tế

Ban thanh tra giáo dục

Ban Tài chính kế toán

Ban quản trị thiết bị

Thư viện

Trạm Y tế.

Các ngành và chuyên ngành đào tạo bậc Đại học:

- Ngành học Tài chính – Ngân hàng gồm 9 chuyên ngành: Quản lý hành chính

công; Thuế; Tài chính quốc tế; Tài chính doanh nghiệp; Tài chính bảo hiểm;

Page 3: Bài dự thi tìm hiểu học viện tài chính(1)

3

Ngân hàng; Hải quan; Định giá tài sản; Chứng khoán; Phân tích chính sách tài

chính.

-Ngành Kinh tế.

Ngành học Kế toán gồm 2 chuyên ngành: Kế toán và Kiểm toán.

Ngành học Quản trị kinh doanh gồm 2 chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp và

Chuyên nghành Marketing.

Ngành học hệ thống thông tin quản lý gồm 1 chuyên ngành: Tin học Tài chính –kế

toán.

Chuyên ngành ngôn ngữ Anh gồm 1 chuyên ngành: Tiếng Anh Tài chính – Kế toán.

-Các chuyên ngành đào tạo Cao học và Nghiên cứu sinh gồm Tài chính – Lưu thông

tiền tệ và tín dụng và Kế toán, Tài vụ và phân tích hoạt động kinh tế.

Câu 3: Hãy nêu họ tên theo thứ tự thời gian đảm nhiệm cương vị của các Bí thư

Đảng ủy, Hiệu trưởng ( hoặc Giám đốc) , chủ tịch Công Đoàn, Bí thư đoàn TNCS

Hồ Chí Minh của HVTC từ năm 1963 đến nay?

Các thầy hiệu trưởng (giám đốc):

Họ và tên Năm

Thầy giáo Đỗ Trọng Kim 1963-1972

Thầy giáo Nguyễn Quang Long 1973-1980

GS.Võ Đình Hảo (Quyền hiệu trưởng) 1981-1982

GS.TSKH Trương Mộc Lâm 1983-1986

TS Mai Thiệu (Quyền hiệu trưởng) 1987-1988

GS.TSKH Trương Mộc Lâm 1989-1990

GS.TS.NGND Hồ Xuân Phương 1991-1998

GS.TS.NGND Vũ Văn Hóa:

Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính-Kế toán

Giám đốc Học viện Tài chính

1999-2001

2002-2004

GS.TS.NGƯT Ngô Thế Chi: Giám đốc học viện tài chính 2002-đến nay

Page 4: Bài dự thi tìm hiểu học viện tài chính(1)

4

Bí thư Đảng ủy các năm:

Thầy giáo Phạm Thế Phiệt 1963-1971

Thầy giáo Nguyễn Quang Long 1972-1977

Đồng chí Trần Thế Xuân 1976-1980

Thầy giáo Nguyễn Phố 1981-1985

TS. Mai Thiệu 1986-1990

PGT.TS.NSƯT Lê Văn Ái 1991-1998

GS.TS.NGƯT Ngô Thế Chi bí thư Đảng ủy trường Đại học Tài

chính-Kế toán 1999-2001

GS.TS.NGƯT Ngô Thế Chi: Bí thư Đảng ủy học viện tài chính 2001-đến nay

Chủ tịch công đoàn các năm:

Đồng chí Nguyễn Văn Thụy 1963-1965

Đồng chí Nguyễn Cán 1966-1970

Đồng chí Nguyễn Việt Hải 1971-1975

Đồng chí Phan Thanh Đức 1977-1980

Đồng chí Nguyễn Viết Lịch 1980-1983

Đồng chí Đỗ Văn Thành 1984-1988

Đồng chí Nguyễn Huy Thịnh 1988-2005

Đồng chí Vũ Thị Bạch Tuyết 2005-2008

Đồng chí Nguyễn Trọng Cơ 2009-đến nay

Bí thư đoàn thanh niên các năm

Đồng chí Nguyễn Xuân Quý 1963-1968

Đồng chí Tô Cát 1968-1974

Đồng chí Nguyễn Bá Sơn 1974-1978

Page 5: Bài dự thi tìm hiểu học viện tài chính(1)

5

Đồng chí Trần Văn Tá 1978-1980

Đồng chí Phạm Ngọc Ánh 1980-1986

Đồng chí Nguyễn Xuân Tâm 1986-1990

Đồng chí Vũ Viết Thựu 1990-1992

Đồng chí Ngô Minh Cách 1992-1994

Đồng chí Nguyễn Xuân Thạch 1993-1994

Đồng chí Nguyễn Việt Cường 1994-1996

Đồng chí Lã Anh Tuấn 1996-1998

Đồng chí Lê Xuân Trường 1998-2001

Đồng chí Nguyễn Quang Tuấn 2001-2003

Đồng chí Mai Ngọc Anh 2004-2009

Đồng chí Vũ Văn Ninh 2009-2012

Đồng chí Nguyễn Lê Cường 2012-đến nay

Câu 4: Nêu các phần thưởng cao quý mà tập thể cán bộ, viên chức HVTC đã được

trao? Tính đến ngày 31/3/2012, có bao nhiêu cán bộ, giảng viên của HVTC đã được

trao danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, được bổ nhiệm các chức danh

Giáo sư, phó giáo sư?

1.Các phần thưởng cao quý mà tập thể cán bộ, viên chức Học viện đã được trao:

Huân chương độc lập hạng nhất năm 2008

Huân chương độc lập hạng nhì năm 2003

Huân chương độc lập hạng ba năm 1998

Huân chương lao động hạng nhì năm 1998

Huân chương lao động hạng ba năm 1988

Huân chương hữu nghị của các nước Cộng hào dân chủ nhân dân Lào 1998

Cờ thi đua đơn vị xuất sắc của CHính phủ năm 2006

2. Tính đến ngày 31/3/2012 Học viện Tài chính của chúng ta có 30 giáo sư và Phó

giáo sư, 28 Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú.

Page 6: Bài dự thi tìm hiểu học viện tài chính(1)

6

Học viện hiện có gần 620 cán bộ, viên chức ; trong đó có 380 giảng viên cơ hữu, 28

nghiên cứu viên, 30 giáo sư và phó giáo sư, hơn 88 tiến sỹ, 196 thạc sỹ, 28 nhà giáo

ưu tú. Giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng và tham gia hướng dẫn khoa học cho học

viên cao học và nghiên cứu sinh: gần 200 Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ và Tiến sỹ

khoa học hiện đang công tác tại các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các Bộ,

Ngành và các Doanh nghiệp.

Câu 5: Kể tên (không hạn chế số lượng) các cựu sinh viên của Học viện Tài chính

được coi là thành đạt trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, khoa học ,

kinh doanh

-TS.Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục

trưởng Tổng cục thuế Việt Nam, cựu sinh viên khóa 7

-Nhà thơ Hoàng Trần Cương – Tổng biên tập Thời báo tài chính, cựu sinh viên khóa 5

và khóa 10

-GS.TS Vương Đình Huệ - Nguyên Tổng kiểm toán nhà nước, Nguyên Phó hiệu

trưởng nhà trường, Bộ trưởng Bộ tài chính, cựu sinh viên khóa 12

-TS. Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm ủy ban tài chính, Ngân sách quốc hội, Cựu sinh

viên khóa 14

-TS.Đinh La Thăng – Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn dầu khí quốc gia

Việt Nam, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, cựu sinh viên khóa 16

-TS.Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

-ThS. Vũ Văn Ninh – Nguyên Bộ trưởng Bộ tài chính, Phó thủ tướng chính phủ.

Câu 6: Nêu ý nghĩa logo của HVTC?

- Vành ngoài là tên trường để giao dịch, viết bằng cả

tiếng Việt và tiếng Anh (Academy Of Finance hoặc

Academy Of Money).

- Bên trong, phần biểu tượng, có 4 hình để tạo thành

một hệ thống: Một đồng tiển cổ nhất từ xưa đến nay

(tiền vạn lịch) đặt trên một cái chong chóng. Tiền với

dân Tài chính không phải là tiền nằm yên, mà phải biết

quay như chóng chóng vậy. Hai hình này tạo thành

một bông hoa rực rỡ được đâm hoa, kết trái nhờ một

cái cây biểu trưng cho sự học tập và nghiên cứu miệt

mài. Cái cây này được tạo thành từ thân cây là cái bút dáng hoành và lá cây là cuốn

Page 7: Bài dự thi tìm hiểu học viện tài chính(1)

7

sách đã mỡ toang, nằm chờ. Khi đã mở hết sách, kèm với cái bút dùi mài đến thủng cả

sách thì tất yếu kết trái đơm hoa.

Trên Logo chỉ có 3 màu cơ bản: Xanh, Vàng và Nâu.

- Màu xanh tượng trưng cho sự bình yên, hoà bình và hi vọng. Học viện Tài Chính là

thế đấy, rất bình yên, đáng tin cậy và là niềm hi vọng của biết bao con người sắp, đang

và đã bước vào đời. Trang sách thơm mùi mực xanh cũng vậy, làm cho người ta có

cảm giác yên tâm với đám chữ được học tại trường, hi vọng nó mang lại nhiều điều bổ

ích cho cuộc sống.

Cái màu xanh rất nhiều và bao trùm trên logo cho thấy cảm giác nó là vô biên, vô tận.

Bạn có thể mãi mãi hưởng sự bình yên và đáng tin cậy này vì nó còn xanh thì còn

sống, còn phát triển và cứ thế mãi.

- Màu vàng trên bông hoa khiến ta liên tưởng tới một đồng tiền bằng vàng muôn đời

mang giá trị, và cũng để ta nghĩ đến một bông hoa hướng dương - một hình ảnh týợng

trýng cho ông mặt trýời toả sáng xuống nhân gian, cung cấp nguồn nãng lýợng cho

cuộc sống của muôn loài trên hành tinh. Học viện tài chính cũng muốn mình như thế,

muốn gây ảnh hưởng tới cả nước, tới khu vực và rộng ra mãi tới toàn nhân loại. Cũng

mong muốn được sáng như ông mặt trời, oai phong như mặt trời và đặc biệt là, cũng

có ích với nhân loại như thế.

Còn cây bút màu vàng là để nó đã viết thì phải viết ra những chữ như vàng như ngọc,

để truyền sự sống cho bông hoa hướng dương càng rực rỡ.

- Màu Nâu của chiếc chong chóng khiến ta nghĩ đến màu của mẹ đất sinh sôi. Tiền

cứ quay đi là biết đẻ, mẹ đất là thế.

Tổng hoà lại tất cả các màu trên logo này là biểu trưng của sức mạnh trời đất.

Câu 7: Phân tích sứ mệnh của HVTC?

Trả lời :

Sứ mệnh, nhiệm vụ:

- Đào tạo cán bộ trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng

công nghệ quản lý về lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh Tài

chính và Tin học Tài chính kế toán với các loại hình đào tạo: Đại học chính quy, Đại

học Tại chức, Đại học bằng 2, Hoàn chỉnh kiến thức đại học và Sau đại học

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý

về tài chính - kế toán.

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, ngày 03 tháng 07 năm 2007, Hội đồng

Trường đã có quyết nghị xác định sứ mạng của Học viện là: "Cung cấp các sản phẩm

đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội"

Câu 8: Đề xuất ý tưởng về tầm nhìn của học viện tài chính?

Để thực hiện sứ mạng đó, mục tiêu tổng quát phát triển của Học viện trong 5 năm

tới là: Tiếp tục phấn đầu trở trành trung tâm đào tạo và NCKH về tài chính - kế toán

Page 8: Bài dự thi tìm hiểu học viện tài chính(1)

8

chất lượng cao của đất nước, có mô hình tổ chức và phương pháp đào tạo tiên tiến, có

cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, có đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý đủ trình độ,

năng lực đáp ứng được các yêu cầu phát triển của Học viện giai đoạn 2011-2015 và

tầm nhìn 2020.

Để đạt được mục tiêu trên, các định hướng chủ yếu là:

Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức của Học viện theo hướng đào tạo đa ngành, trong

đó lấy các ngành học có thế mạnh về Tài chính- Kế toán (gồm các chuyên ngành Tài

chính công, Tài chính doanh nghiệp, Thuế - Hải quan, Kế toán - Kiểm toán) làm

ngành học cốt lõi; Nghiên cứu mở các chuyên ngành mới mà xã hội có nhu cầu đào

tạo mà Học viện có đủ điều kiện đáp ứng;

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức các Viện nghiên cứu, các Trung tâm dịch vụ và tư vấn

trong Học viện; Đổi mới cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động đối với các Viện nghiên

cứu, các Trung tâm theo hướng tự chủ tài chính, thực hiện gắn kết hoạt động NCKH,

dịch vụ tư vấn với công tác đào tạo theo hình thức hợp đồng kinh tế;

Lấy nâng cao chất lượng đạo tạo là phương hướng phát triển chính của Học viện, giữ

vững quy mô đào tạo hiện có; duy trì 3 cấp đào tạo đại học, cao học và NCS; đa dạng

hoá loại hình đào tạo; mở rộng các hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo với nước

ngoài;

Đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực

trong Học viện bao gồm cán bộ khoa học, cán bộ quản lý; xây dựng cơ cấu cán bộ,

viên chức hợp lý, gọn nhẹ, hiệu quả;

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong Học viện theo hướng tự

chủ tài chính phù hợp với quá trình mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học

trong hoạt động đào tạo, NCKH;

Đẩy nhanh quá trình đầu tư, xây dựng cơ sở đào tạo mới của Học viện tại Khu đại học

Đông Ngạc; Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng xong cơ sở đào tạo mới của Học viện.

Câu 9: Giá trị cốt lõi của Học Viện Tài Chính?

Người học là trung tâm, hỗ trợ và khuyến khích sự nỗ lực của người học;

Tinh thần tự chủ và chủ động trong xây dựng nhà trường

Giảng viên, sinh viên luôn luôn tự hào về Học viện Tài chính, ý thức đầy đủ trách

nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Học viện

- Giảng viên nhà trường vinh dự, nhận thức sâu sắc và gương mẫu hoàn thành đồng

thời nhiệm vụ.

- Được học tập, rèn luyện tại một trong những Đại học danh tiếng ở cả trong nước là

động lực thúc đẩy sinh viên, học viên liên tục phấn đấu đạt chất lượng tốt nhất, có

năng lực để phát triển lâu dài, bền vững.

Câu 10: Đề xuất ý tưởng về câu tuyên ngôn ( slogan) của HVTC?

“ Học viện Tài chính- Khởi đầu của sự thành công”.

Page 9: Bài dự thi tìm hiểu học viện tài chính(1)

9