bai giang bao hiem ngoai thuong

134
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HIỂM 1

Upload: nhujisub

Post on 21-Jun-2015

7.885 views

Category:

Education


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bai giang bao hiem ngoai thuong

CHƯƠNG 1:

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HIỂM

1

Page 2: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.0. Mục tiêu của chương

Sau chương 1, sinh viên sẽ hiểu về: Sự tồn tại khách quan, bản chất và chức năng của

bảo hiểm trong hoạt động ngoại thương Các hình thức và phân loại hoạt động bảo hiểm Các nguyên tắc trong bảo hiểm

2

Page 3: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.1. Tính khách quan của quản lý rủi ro

1.1.1. Khái niệm rủi ro: Rủi ro trong ngoại thương là một sự kiện có thể xảy

ra, nếu nó xảy ra, hậu quả có thể chúng ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn so với hiện tại.

Một số khái niệm khác: là khả năng của một sự cố không may, sự kết hợp các hiểm họa, không chắc chắn về tổn thất hay không thể dự đoán trước một khuynh hướng dẫn đến một kết quả khác xa với dự đoán.

3

Page 4: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.1. Tính khách quan của bảo hiểm rủi ro

1.1.2. Quản lý rủi ro Rủi ro xảy ra sẽ tác động đến tất cả các bên liên quan

như chủ hàng, chủ phương tiện vận tải, bên thứ 3,… Các nhà kinh doanh đã đưa ra 3 cách quản lý rủi ro:

Phòng ngừa và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra Tự bảo hiểm: Mua bảo hiểm:

Các cách trên có những ưu và nhược điểm khác nhau, nhưng cách thứ ba – mua bảo hiểm – là cách tốt nhất.

4

Page 5: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.2. Khái quát về bảo hiểm

1.2.1. Định nghĩa

Bảo hiểm là một chế độ cam kết bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người được bảo hiểm (Insured) có trách nhiệm phải đóng một khỏan tiền gọi là phí bảo hiểm (Insurance Premium) cho đối tượng được bảo hiểm (subject-matter Insured) theo các điều kiện bảo hiểm (Insurance conditions) đã được qui định. Ngược lại người bảo hiểm (Insurer) có trách nhiệm bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã bảo hiểm gây nên.

5

Page 6: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.2. Khái niệm về bảo hiểm

1.2.2. Bản chất của bảo hiểm Là sự chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người

tham gia bảo hiểm cho những người tham gia bảo hiểm cùng có khả năng gặp những tổn thất như nhau cùng chịu, thông qua việc thu của họ một số tiền nào đấy, tùy theo mức độ (xác suất tổn thất) mà họ có thể gặp;

Người bảo hiểm là người trung gian đứng ra nhận lãnh tổn thất và phân chia tổn thất nào cho mọi người tham gia bảo hiểm.

6

Page 7: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.2. Khái niệm về bảo hiểm

1.2.3. Tác dụng của bảo hiểm Đảm bảo về tài chính cho những người được bảo

hiểm khi có rủi ro xảy ra, gây nên tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm.

Mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho người kinh doanh bảo hiểm từ việc thu phí bảo hiểm

7

Page 8: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.2. Khái niệm về bảo hiểm

1.2.4. Chức năng của bảo hiểm Có 2 chức năng chính:

Xây dựng qũy an toàn tái sản xuất xã hội, bảo đảm cho sản xuất, lưu thông và tiêu dùng phát triển một cách ổn định.

Bồi thường đúng mức độ, thỏa đáng, kịp thời theo điều kiện bảo hiểm quy định.

Ngoài ra, còn có các chức năng: Phòng ngừa tổn thất Phối hợp hoạt động Liên kết lập quỹ bảo hiểm

8

Page 9: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.3. Các hình thức bảo hiểm

1.3.1. Bắt buộc (required insurance)

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/04/2001, bảo hiểm bắt buộc gồm:

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, phương tiện vận chuyển.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Bảo hiểm trách nhiệm đối với hoạt động tư vấn pháp luật Bảo hiểm cháy nổ

9

Page 10: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.3. Các hình thức bảo hiểm

1.3.1. Bắt buộc (required insurance)

Trong bảo hiểm bắt buộc có thể có 2 hình thức: Có hợp đồng Không có hợp đồng

10

Page 11: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.3. Các hình thức bảo hiểm

1.3.2. Tự nguyện (free insurance) Trên cơ sở tự nguyện bảo hiểm theo ý muốn, phải ký

hợp đồng bảo hiểm (bảo hiểm tài sản cá nhân, sinh mạng, tai nạn lao động…)

Sự cam kết này không có sự cưỡng chế của pháp luật hay của một bên đương sự nào (trừ bảo hiểm bắt buộc do pháp luật qui định nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội)

11

Page 12: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.4. Phân loại bảo hiểm

1.4.1. Căn cứ vào tính chất bảo hiểm Bảo hiểm xã hội (social insurance)

Bảo hiểm thương mại

12

Page 13: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.4. Phân loại bảo hiểm

1.4.2. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm Bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm con người

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

13

Page 14: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.5. Một số nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm

Hoạt động bảo hiểm dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản: Bảo hiểm rủi ro có thể xảy ra, không bảo hiểm một rủi

ro chắc chắn xảy ra. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: người bảo hiểm và

người mua bảo hiểm phải tuyệt đối trung thực, không lừa dối nhau.

Lợi ích bảo hiểm (insurable interest): là quyền lợi liên quan đến, gắn liền với hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không của đối tượng bảo hiểm.

Nguyên tắc bồi thường (indemnity) Nguyên tắc thế quyền (subrogation)

17

Page 15: Bai giang bao hiem ngoai thuong

1.6. Vai trò của bảo hiểm

Hàng hóa, tài sản sẽ được bồi thường, các công ty sẽ tránh được những khó khăn khi rủi ro xảy ra.

Công ty bảo hiểm sẽ có một nguồn quỹ nhàn rỗi để đầu tư vào các ngành sản xuất khác.

Thúc đẩy ý thức đề phòng, hạn chế tổn thất, tăng cường an toàn vật chất tài sản trong kinh doanh.

Đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước.

Công ty mua bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ, tư vấn, hướng dẫn về pháp lý trong tranh chấp với các đối tượng có liên quan.

18

Page 16: Bai giang bao hiem ngoai thuong

Chương 2:

RỦI RO TRONG BẢO HIỂM NGOẠI THƯƠNG

19

Page 17: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.1. Mục tiêu của chương

Sau chương này, sinh viên sẽ: Hiểu và phân biệt được các dạng rủi ro có thể xảy ra

đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

Trách nhiệm bồi thường của các bên trong các dạng rủi ro có thể xảy ra.

20

Page 18: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.2. Khái niệm rủi ro

Hoạt động vận tải hàng hóa trong ngoại thương của doanh nghiệp có thể được tiến hành thông qua đường biển, đường không, đường sắt. Tuy nhiên phần lớn là thông qua đường biển.

Các sự cố, rủi ro thường xảy ra trong một chuyến vận tải (hải trình) bao gồm thiên tai hoặc tai nạn bất ngờ.

Khi rủi ro xảy ra sẽ khiến phương tiện vận tải (tàu) và hàng hóa bị tổn thất nghiêm trọng.

21

Page 19: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.2. Khái niệm rủi ro

Rủi ro được bảo hiểm phải là những tai nạn bất ngờ ngoài biển. Đó phải là những rủi ro không lường trước.

Tổn thất do rủi ro này gây ra sẽ được bồi thường. Ngoài ra còn có thêm một số rủi ro đặc biệt thường

được gọi là những rủi ro phụ hay những rủi ro đặc biệt (ngoài những rủi ro hàng hải).

22

Page 20: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3. Phân loại

2.3.1. Phân loại theo nguồn gốc: Rủi ro do thiên tai Rủi ro do tai nạn bất ngờ (ngoài biển) Rủi ro do lỗi lầm của con người Rủi ro do tính chất của hàng hóa Rủi ro do chiến tranh Rủi ro do đình công, nổi loạn, bạo động gây nên.

23

Page 21: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3. Phân loại

2.3.2. Phân loại theo các điều kiện bảo hiểm

2.3.2.1. Nhóm rủi ro hàng hải (marine risks)

2.3.2.2. Nhóm các rủi ro đặc biệt (extraneous risks)

2.3.2.3. Nhóm các rủi ro loại trừ

2.3.2.4. Nhóm các rủi ro loại trừ tuyệt đối

24

Page 22: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2. Nhóm các rủi ro đặc biệt (Extraneous risks)

Những rủi ro đặc biệt thường xảy ra:

2.3.2.2.1. Trộm, mất cắp và không giao hàng

2.3.2.2.2. Hàng bị nóng, ẩm

2.3.2.2.3. Rủi ro chiến tranh, đình công, bạo động, nổi loạn

57

Page 23: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.1. Mất cắp, trộm và không giao hàng - T.P.N.D

Bao gồm các rủi ro:

2.3.2.2.1.1. Mất cắp, mất trộm

2.3.2.2.1.2. Không giao hàng

2.3.2.2.1.3. Giao thiếu hàng

58

Page 24: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.1.1. Mất cắp, mất trộm

Mất cắp, mất trộm có ý chỉ sự mất cắp nguyên kiện hàng hoặc hàng hóa bên trong bao bì.

Nó là một hành động ăn cắp có tính chất bí mật.

Trách nhiệm bảo hiểm: Những rủi ro này có thể bảo hiểm bằng cách thỏa

thuận ghi từng rủi ro cụ thể thêm và các điều kiện bảo hiểm WA, FPA hoặc (C), (B).

Rủi ro này được bảo hiểm sẵn trong điều kiện AR hoặc (A).

59

Page 25: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.1.2. Không giao hàng

Rủi ro này có nghĩa là nguyên một kiện hàng không được giao tại cảng đến và không có dẫn chứng về nguyên nhân tổn thất. Có thể xem việc giao thiếu nguyên bao nguyên kiện là không giao hàng.

Thông thường rủi ro này do mất cắp, mất trộm gây ra. Nhưng đôi khi cũng do các nguyên nhân như: đếm nhầm, kiểm nhầm,…

60

Page 26: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.1.2. Không giao hàng

Trách nhiệm bảo hiểm: Với những rủi ro này, bảo hiểm sẽ phân biệt những rủi

ro, những nguyên nhân để quy trách nhiệm ai là người gây ra, người đó phải chịu trách nhiệm.

Nếu do nguyên nhân khách quan thì bảo hiểm sẽ bồi thường khi mua bảo hiểm theo điều kiện AR hoặc A.

Đối với hàng rời, không bao bì: FPA + rủi ro cụ thể.

61

Page 27: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.1.3. Giao thiếu hàng

Giao thiếu hàng ngụ ý là một phần hàng đựng trong một kiện nào đó hoặc một khối lượng hàng rời nào đó không được giao đầy đủ tại cảng.

Thông thường rủi ro này do mất cắp, mất trộm gây ra. Nhưng đôi khi cũng do các nguyên nhân như: đếm nhầm, kiểm nhầm,…

Ngoài ra còn do sự hao hụt trong quá trình vận chuyển.

62

Page 28: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.1.3. Giao thiếu hàng

Trách nhiệm bảo hiểm: Trong trường hợp bao bì không phù hợp, không đáp

ứng yêu cầu của tập quán thương mại thì bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm bồi thường.

Nếu hàng hóa hư hỏng do nguyên nhân khách quan thì bảo hiểm sẽ bồi thường khi mua bảo hiểm theo điều kiện AR hoặc A.

Đối với hàng rời, không bao bì: FPA + rủi ro cụ thể.

63

Page 29: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.2. Hàng bị nóng ẩm – S.H

Là tổn thất hàng hóa do khí hậu thay đổi đột ngột hoặc thiết bị thông gió trên tàu mất tác dụng, làm cho hơi nước đọng lại, dẫn đến ẩm, nóng.

Nguyên nhân gây tổn thất có thể do con người, do khách quan bên ngoài. Chỉ những rủi ro do nguyên nhân khách quan bên ngoài mới được bảo hiểm bồi thường.

64

Page 30: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.2. Hàng bị nóng ẩm – S.H

Trách nhiệm bảo hiểm: Rủi ro này được bảo hiểm trong điều kiện AR hoặc

(A). Tuy nhiên khi mua của điều kiện bảo hiểm khác như

FPA, WA hay (C), (B) cũng có thể mua kèm thêm điều kiện rủi ro đặc biệt này.

65

Page 31: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.3. Rủi ro chiến tranh, đình công,…

Bao gồm các rủi ro: Rủi ro chiến tranh

Rủi ro đình công, nổi loạn và bạo động

66

Page 32: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.3.1. Rủi ro chiến tranh

Rủi ro chiến tranh có nghĩa rộng, bao gồm không chỉ là cuộc chiến thông thường giữa các nước mà bao gồm cả cuộc bạo động hoặc khởi nghĩa có tính cách mạng trong một nước.

Theo điều khoản này bảo hiểm sẽ bồi thường cho những tổn thất hàng hóa do: hàng động thù nghịch, xung đột quân sự, mìn, thủy lôi, bom hoặc những rủi ro bắt giữ,…

67

Page 33: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.3.1. Rủi ro chiến tranh

Trách nhiệm bảo hiểm: Bảo hiểm rủi ro chiến tranh được áp dụng từ lúc hàng

hóa được bảo hiểm xếp lên tàu ở cảng và kết thúc khi dỡ hàng xuống cảng.

Nếu có chậm trễ khi dỡ hàng xuống, bảo hiểm sẽ kết thúc khi hết thời hạn 15 ngày tính từ nửa đểm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng.

Bảo hiểm rủi ro chiến tranh kéo dài đến 15 ngày trong khi hàng được chuyển tải hoặc chờ đợi chuyển tải.

68

Page 34: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.3.2. Rủi ro đình công, nổi loạn, bạo động

Bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất đối với hàng hóa không những trực tiếp gây ra do những người đình công, công nhân bế xưởng hoặc do bất cứ người nào tham gia vào việc làm xáo trộn lao động, bạo động hoặc nổi loạn, mà còn do bất cứ người nào có hành động ác ý.

69

Page 35: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.2.3.2. Rủi ro đình công, nổi loạn, bạo động

Trách nhiệm bảo hiểm: Bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường các chi

phí chậm trễ do đình công, bạo động hoặc nổi loạn. Thời gian bảo hiểm cho rủi ro này giống như thời gian

bảo hiểm rủi ro hàng hải. Nghĩa là trách nhiệm của bảo hiểm từ kho đến kho.

Thời gian bảo hiểm có hiệu lực là 60 ngày, thời điểm nào kết thúc trước thì trách nhiệm bảo hiểm sẽ kết thúc vào thời điểm đó.

70

Page 36: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.3. Rủi ro loại trừ

Cả hai bộ điều khoản 1963 và 1982 quy định: trừ khi có thỏa thuận khác, người bảo hiểm sẽ không bồi thường cho hàng hóa bị mất hay hư hỏng hay chi phí do những nguyên nhân sau:

Rủi ro chiến tranh Rủi ro do đình công, nổi loạn, bạo động Hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của phóng xạ Hư hỏng tự phát sinh, tự bốc cháy do đặc tính của hàng hóa

Đây là những rủi ro không được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm, nếu muốn được bảo hiểm thì người bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể thỏa thuận mua thêm.

71

Page 37: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.4. Các rủi ro loại trừ tuyệt đối

Trong mọi trường hợp người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí do những nguyên nhân sau:

Do việc làm sai trái cố ý của người được bảo hiểm Do chậm trễ dẫn đến mất giá hoặc mất thị trường Do bao bì không đúng quy cách hoặc vận chuyên

không thích hợp Do vi phạm nguyên tắc XNK hoặc hàng hóa không đủ

giấy tờ Do chu tàu, người quản lý, người thuê hay người điều

hành tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn tài chính.

72

Page 38: Bai giang bao hiem ngoai thuong

2.3.2.4. Các rủi ro loại trừ tuyệt đối

Do tàu đi chệch hướng bất hợp lý. Tổn thất là nội tỳ, ẩn tỷ Hao hụt trọng lượng do rò chảy thông thường Tàu không có khả năng đi biển.

73

Page 39: Bai giang bao hiem ngoai thuong

CHƯƠNG 3:

TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM

74

Page 40: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.1. Mục tiêu của chương

Hiểu và phân biệt được các dạng tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu.

Phân chia bồi thường trong các dạng tổn thất

75

Page 41: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.2. Khái niệm tổn thất

Là những thiệt hại mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây ra. Tổn thất bao hàm một khái niệm rất rộng. Có thể chia ra:

Tổn thất “động”: Tổn thất “tĩnh”, tổn thất này có thể:

Tổn thất của chính vật thể đó Tổn thất thu nhập từ vật thể đó do giảm giá trị sử dụng Tổn thất về chi phí, ngoại tệ phát sinh từ tổn thất vật chất của

vật thể.

Tổn thất trách nhiệm đối với người khác

76

Page 42: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.2. Khái niệm tổn thất

Phân biệt rõ tổn thất (loss), tổn hại (damage): Tổn thất, mất mát (loss) là thiệt hại mà mắt không thể

nhìn thấy, tay không thể sờ được. Hư hỏng, tổn hại (damage) là thiệt hại mà mắt thường

có thể nhìn thấy, có thể sờ được.

77

Page 43: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3. Phân loại tổn thất

Có 2 cách phân chia tổn thất:

3.3.1. Nếu căn cứ trên mức độ tổn thất, ta có: Tổn thất bộ phận (Partial loss) Tổn thất toàn bộ (Total loss): gồm tổn thất toàn bộ thực tế và

tổn thất toàn bộ ước tính.

3.3.2. Nếu căn cứ trên mối quan hệ về quyền lợi giữa các bên, ta có: Tổn thất riêng (Particular Average) Tổn thất chung (General Average)

78

Page 44: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.1.1. Tổn thất bộ phận

Là tổn thất một phần hàng hoặc hàng được bảo hiểm bị giảm giá trị thực tế. Nhiệm vụ xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất của hàng hóa được giao cho giám định viên hàng hóa.

Khi hàng hóa bị tổn thất thì tùy theo điều kiện bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã mua sẽ xác định tổn thất bộ phận này có được bồi thường hay không.

79

Page 45: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.1.1. Tổn thất bộ phận

Tổn thất bộ phận thường tồn tại dưới các dạng sau: Giảm một phần giá trị sử dụng của hàng hóa Giảm về số lượng như số bao, kiện bị giao thiếu hay

bị sóng biển cuốn trôi. Giảm về thể tích như rượu, xăng dầu, hoặc do rò rỉ Giảm về trọng lượng như gạo hay bột bị rơi vãi do bao

bì bị rách vỡ…

80

Page 46: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.1.2. Tổn thất toàn bộ

Tổn thất toàn bộ có thể bao gồm: Một tổn thất toàn bộ thực tế: là khi hàng hóa được bảo

hiểm bị mất hoàn toàn, bị biến chất hoàn toàn trên thực tế hàng hóa không thể đưa trơ lại cho người được bảo hiểm.

Một tổn thất toàn bộ ước tính: là khi hàng hóa được bảo hiểm bị hỏng đại bộ phận và đối với phần hàng hóa còn lại, muốn cứu vớt chủ hàng phải chi ra một số chi phí bao gồm cả chi phí cứu hàng và chi phí thuê tàu đưa hàng về cảng đến mà chủ hàng có thể tạm tính, nếu cộng chung với số hàng bị hư hỏng thực tế, nó vượt quá tổn thất toàn bộ.

81

Page 47: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.1.2.1. Tổn thất toàn bộ thực tế

Trường hợp tổn thất toàn bộ thực tế của hàng hóa được bảo hiểm gồm:

Hàng hóa được bảo hiểm bị mất hoàn toàn trong các tai nạn chìm hoặc cháy.

Hàng hóa được bảo hiểm bị hỏng đến nỗi không còn là loại hàng có phẩm chất như ban đầu.

Đối tượng được bảo hiểm bị hủy hoại toàn bộ Sự mất mát của đối tượng bảo hiểm đã không thể cứu

vãn nỗi. Trong trường hợp tổn thất toàn bộ thực tế không cần

phải khai bao từ bỏ hàng

82

Page 48: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.1.2.2. Tổn thất toàn bộ ước tính

Trước khi tiến hành cứu vớt hàng, chủ hàng phải dự kiến được tình hình thực tế đang xảy ra cho hàng hóa.

Nếu thấy tổng chi phí tổn thất ước tính lớn hơn hoặc có khả năng lớn hơn giá trị bảo hiểm, chủ hàng có thể tuyên bố từ bỏ hàng để được bồi thường giá trị bảo hiểm.

Cần chú ý là rủi ro này phải là rủi ro làm hư hỏng hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển, hàng hóa còn đang trên đường đi chứ không phải đã về đến cảng đích.

83

Page 49: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.1.2.2. Tổn thất toàn bộ ước tính

Nếu hàng về đến cảng đến, có nghĩa là người được bảo hiểm không khai báo từ bỏ hàng thì tổn thất này chỉ được coi là tổn thất bộ phận.

Khi người được bảo hiểm làm văn bản từ bỏ hàng và gủi cho người bảo hiểm. Người bảo hiểm sẽ xem xét và có quyền từ chối hoặc chấp nhận.

Nếu công ty bảo hiểm “im lặng”, không có nghĩa là họ chấp nhận hay không chấp nhận. Chỉ có nghĩa là chủ hàng phải quay trở về với nghĩa vụ đối với hàng hóa. Nếu tổng chi phí tổn thất và chi phí cứu hàng vượt quá giá trị bảo hiểm thì chủ hàng có quyền yêu cầu công ty bảo hiểm thanh toán bồi thường.

84

Page 50: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.1.2.2. Tổn thất toàn bộ ước tính

Nguyên tắc từ bỏ hàng: Khai báo từ bỏ hàng có thể viết bằng tay hoặc bằng

miệng để bày tỏ ý đồ của người được bảo hiểm là từ bỏ quyền lợi được bảo hiểm của mình trên đối tương được bảo hiểm.

Khai báo từ bỏ hàng phải thi hành một cách mẫn cán hợp lý sau khi nhận được tin tức liên quan tổn thất.

85

Page 51: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.2.1. Tổn thất riêng

Là tổn thất chỉ liên quan đến quyền lợi riêng của người chủ hàng đối với hàng hóa bị hư hỏng và mất mát đó.

Rủi ro gây nên tổn thất riêng là những rủi ro có tính bất ngờ ngẫu nhiên và nó xảy ra cho ai thì người đó phải chịu.

Nếu tổn thất riêng thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì người bảo hiểm phải bồi thường

Nếu tổn thất do lỗi của người chuyên chở và thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ hàng và sau đó thế quyền.

Nếu tổn thất riêng không thuộc trách nhiệm của ai thì tự chịu.

86

Page 52: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.2.1. Tổn thất riêng

Các đảm bảo về tổn thất riêng: (1906) Khi mua điều kiện FPA (miễn bảo hiểm tổn thất riêng),

thì người được bảo hiểm không thể đòi bồi thường. Người bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về chi phí

cứu nạn, chi phí riêng và các chi phí khác đã được chi trả đúng mức theo các quy định của các điều khoản tố tụng và đề phòng tổn thất.

Trong trường hợp có tỷ lệ miễn thường, thì tổn thất chung không được cộng gộp với tổn thất riêng.

Chi phí riêng và chi phí để giám định tổn thất phải được loại trừ.

87

Page 53: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.2.2. Tổn thất chung

Là tổn thất do các hành động hy sinh một cách cố ý dẫn đến hy sinh một số hàng hóa hoặc vật chất hay chi phí khác nhằm mục đích an toàn chung cho tàu và hàng. Cần phân biệt hai khác niệm tổn thất chung.

Hy sinh tổn thất chung: là những thiệt hại về vật chất của tàu và hàng và thiệt hại về cước phí của người chuyên chở do hành động chung gây nên.

Chi phí tổn thất chung: là những chi phí được chi ra cho người thứ ba do hành vi tổn thất chung gây nên để cứu nguy cho tàu và hàng.

88

Page 54: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.2.2. Tổn thất chung

Để bảo vệ quyền lợi chung, nhưng hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung sẽ do chủ tàu và các chủ hàng đóng góp theo tỷ lệ sau khi tính toán.

Trong trường hợp có tổn thất chung, tuy hàng hóa không bị tổn thất chủ hàng vẫn phải đóng góp cho các tổn thất khác trong chuyến hành trình.

Người bảo hiểm có trách nhiệm về những hy sinh tổn thất chung đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản được bảo hiểm kể cả những đóng góp phân bổ tổn thất chung do người được bảo hiểm đóng góp cho tàu.

89

Page 55: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.2.2. Tổn thất chung

Các yếu tố cần thiết để tuyên bố tổn thất chung

Một tổn thất muốn được coi là tổn thất chung đưa tới thanh lý, bồi thường phải hội đủ 3 yếu tố sau:

Phải có nguy hiểm chắc chắn xảy ra như bão tố, đặt tàu vào tình trạng nguy hiểm…

Phải tránh hiểm nguy đó, phải có sự cố ý hy sinh, nghĩa là thuyền trưởng có ý định hy sinh để cứu vãn cộng đồng quyền lợi. Cụ thể như:

Hy sinh đó phải có lợi, nghĩa là phải cứu vãn được cộng đồng quyền lợi.

90

Page 56: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.2.2. Tổn thất chung

Giải quyết tổn thất:

Sau khi tuyên bố tổn thất chung, thuyền trưởng tiến hành các thủ tục:

Thiếp lập giá trị khi về đến cảng của các thành phần trong “cộng đồng quyền lợi” (khối được cứu vãn).

Trị giá tàu trong trạng thái lúc về đến bến, nghĩa là sai biệt giữa trị giá trước các biến cố và phí tổn sửa chữa các tổn hại sau biến cố.

91

Page 57: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.2.2. Tổn thất chung

Trị giá các lô hàng còn tốt không bị tổn thất Thiết lập các quyền lợi bị hy sinh:

Về tàu Về hàng

Đề cử trọng tài để thiết lập những giá trị đóng góp, hy sinh.

Trên nguyên tắc khối được cứu vãn phải đóng góp theo tỷ lệ

92

Page 58: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.2.2. Tổn thất chung

Giải quyết tổn thất:

Khối được cứu vãn được coi là “khối đóng góp”. Khoảng góp được chia trả cho mỗi thành phần bị hy sinh thuộc “khối được đền bù” theo tỷ lệ trị giá bị hy sinh. Có nghĩa là tất cả mọi quyền lợi đều chịu cùng một tỷ lệ đóng góp như nhau.

93

Page 59: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.2.2. Tổn thất chung

Ví dụ: trong một chuyến hành trình tàu gặp sự cố nghiêm trọng có nguy cơ làm tổn thất cả tàu lẫn hàng. Trước sự việc này, thuyền trưởng quyết định hy sinh một số hàng hóa của các chủ hàng để cứu vãn tàu thoát khỏi nguy hiểm. Đây là hành động tổn thất chung. Các tổn thất được tính tóan như sau: Trị giá tàu trước sự cố: 100.000.000 Trị giá hàng trước sự cố: 80.000.000 Cộng đồng tài sản: 180.000.000 Trị giá tàu lúc về bến: 100.000.000 Trị giá hàng được cứu vãn: 50.000.000 Khối đóng góp: 150.000.000

94

Page 60: Bai giang bao hiem ngoai thuong

3.3.2.3. Sự khác nhau giữa G.A và P.A

Đặc điểm Tổn thất chung – G.A Tổn thất riêng – P.A

Nguyên nhân dẫn đến tổn thất

Do hành động cố ý hy sinh của con người

Do sự cố ngẫu nhiên bất ngờ

Đóng góp tổn thất Mọi người có quyền lợi trong chuyến đi đều phải tham gia

Rủi ro rơi vào ai thì người đó phải chịu

Trách nhiệm người bảo hiểm

Bồi thường ngay không xét điều kiện mua bảo hiểm

Tùy thuộc vào rủi ro có trong điều kiện bảo hiểm

95

Page 61: Bai giang bao hiem ngoai thuong

Chương 4:

CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG

96

Page 62: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.1. Mục tiêu của chương

Cung cấp nội dung cơ bản của các bộ điều khoản bảo hiểm được ban hành bởi các tổ chức bảo hiểm quốc tế và Việt Nam đã và đang được sử dụng phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam.

Trang bị các hiểu biết chuyên sâu của từng điều kiện bảo hiểm.

97

Page 63: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.2. Giới thiệu chung về các điều khoản bảo hiểm

4.2.1. Khái niệm: Điều khoản là những qui định phạm vi trách nhiệm của

người bảo hiểm đối với rủi ro tổn thất của đối tượng bảo hiểm.

Hoạt động ngoại thương liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau, trong đó, mỗi nước áp dụng một hệ thống luật lệ riêng. Điều này gây cản trở cho ngoại thương.

Đòi hỏi phải có những luật lệ, các điều khoản bảo hiểm thống nhất, mang tính quốc tế.

Hầu hết các nước đã áp dụng các điều khoản bảo hiểm hàng hóa quốc tế I.C.C (1963 và 1982)

98

Page 64: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.2. Giới thiệu chung về các điều khoản bảo hiểm

4.2.2. Giới thiệu các bộ điều khoản

4.2.2.1.Luật bảo hiểm hàng hải 1906

4.2.2.2. Bộ điều khoản bảo hiểm 1963

4.2.2.3. Bộ điều khoản bảo hiểm 1982

99

Page 65: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.2.2.1. Luật bảo hiểm hàng hải 1906

Hệ thống hóa luật pháp liên quan đến bảo hiểm hàng hải do Hoàng gia Anh ban hành (21/12/1906)

Gồm 94 điều, thể hiện phạm vi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người bảo hiểm nhằm giải quyết các tranh chấp có liên quan đến bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển.

Trong đơn bảo hiểm chỉ đưa ra một số điều có tính chất cơ bản cần thiết, thường xuyên nhất và đã trở thành nguyên tắc.

Nếu các rủi ro nằm ngoài phạm vi 94 điều trên, thì 2 bên sẽ căn cứ và các tiền lệ, thương lượng.

100

Page 66: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.2.2.2. Bộ điều khoản 1963

Được hiệp hội bảo hiểm London phát hành (1/1/1963), sử dụng kèm với mẫu đơn bảo hiểm SG, có nhiều điều khoản bảo hiểm cơ bản qui định phạm vi bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm rủi ro hàng hóa. Tuy nhiên thường được sử dụng rộng rãi là các nhóm điều khoản: Điều khoản FPA Điều khoản bảo hiểm WA Điều khoản bảo hiểm mọi rủi ro

Điều khoản SG quá hạn chế, khó hiểu, không rõ ràng, thị trường đòi hỏi phải có một đơn bảo hiểm mới

101

Page 67: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.2.2.3. Bộ điều khoản 1982

Bộ điều khoản mới bao gồm các điều khoản: ICC(A), ICC(B) và ICC(C) lần lượt thay thế cho 3 điều khoản cũ là FPA, WA và AR.

Bộ điều khoản rõ ràng hơn, phạm vi bảo hiểm theo hình thức kê khai những rủi ro bảo hiểm và rủi ro loại trừ. Bộ điều khoản 1982 gồm 3 điều khoản cơ bản: ICC(A) – Institute Cargo Clause ICC(B) – Institute Cargo Clause ICC(C) – Institute Cargo Clause

102

Page 68: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.2.2.4. Qui tắc chung 1998 của Việt Nam

Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, theo hướng hòa hợp, thống nhất với các bộ điều khoản về bảo hiểm hàng hải.

QTC98 do Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/1998.

QTC98 gồm chủ yếu 3 điều khoản A, B, C và các điều khoản phụ

103

Page 69: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.3. Bộ điều khoản 1963

Bao gồm 3 nhóm điều khoản chủ yếu:

4.3.1. Điều khoản không bảo hiểm tổn thất riêng (FPA – Free from Particular Average)

4.3.2. Điều khoản bảo hiểm tổn thất riêng (WA – With Particular Average)

4.3.3. Điều khoản bảo hiểm mọi rủi ro (AR – All risks)

104

Page 70: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.3.1. Điều khoản không bảo hiểm tổn thất riêng (FPA – Free from Particular Average)

Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với các tổn thất riêng, trừ khi hàng hóa bị tổn thất riêng trong mọi trường hợp xảy ra ngẫu nhiên bất ngờ không thể lường trước được… chủ yếu xảy ra cho hàng hóa của người được bảo hiểm, không liên quan đến hàng hóa của chủ hàng khác.

Tổn thất riêng còn được định nghĩa là tổn thất bộ phận

105

Page 71: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.3.1. Điều khoản không bảo hiểm tổn thất riêng (FPA – Free from Particular Average)

Người bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường khi hàng hóa được bảo hiểm bị thiệt hại sau:

Tổn thất toàn bộ do thiên tai và tai nạn bất ngờ. Tổn thất bộ phận do tai nạn bất ngờ ngoài biển Tổn thất bộ phận do thiên tai gây ra nhưng chi khi tàu

hoặc xà lan chở hàng gặp tai nạn lớn như đâm va, cháy, mắc cạn trong hành trình.

Tổn thất toàn bộ hay bộ phận khi dỡ hàng tại cảng lánh nạn.

Mất một hay nhiều kiện hàng trong khi xếp, chuyển tải hoặc dỡ hàng.

106

Page 72: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.3.1. Điều khoản không bảo hiểm tổn thất riêng (FPA – Free from Particular Average)

Ngoài ra, người bảo hiểm còn chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm các chi phí tổn thất sau:

Chi phí đóng góp tổn thất chung Chi phí cứu hộ Chi phí tại cảng lánh nạn Chi phí tố tụng, khiếu nại Chi phí giám định tổn thất với điều kiện tổn thất này do

rủi ro được bảo hiểm gây ra.

107

Page 73: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.3.2. Điều khoản bảo hiểm tổn thất riêng (WA – With Particular Average)

Người bảo hiểm đảm bảo tất cả các tổn thất hay tổn hại như điều kiện FPA, ngoài ra còn bao gồm cả tổn thất riêng nhưng phải có tính chất bất ngờ, trong những trường hợp tổn thất phải đạt tới tỷ lệ miễn thường trong đơn bảo hiểm.

WA khác với FPA ở trường hợp: người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường khi tổn thất bộ phận nhưng không đi kèm với tai nạn bất ngờ.

Tuy nhiên khi khiếu nại bồi thường, tùy trường hợp của mức miễn thường mà có được bồi thường toàn bộ hay không.

108

Page 74: Bai giang bao hiem ngoai thuong

4.3.2. Điều khoản bảo hiểm tổn thất riêng (WA – With Particular Average)

Tỷ lệ miễn thường: là tỷ lệ miễn trách nhiệm bồi thường cho người bảo hiểm trong một tổn thất nào đó. Có 2 loại miễn thường:

Miễn thường không khấu trừ: khi tổn thất quá mức miễn thường, thì bảo hiểm sẽ bồi thường đầy đủ

Miễn thường có khấu trừ: khi tổn thất quá mức miễn thường, thì bảo hiểm chỉ bồi thường phần vượt quá.

Nếu hàng bị tổn thất toàn bộ thì không áp dụng tỷ lệ miễn thường, mà đền bù 100%.

109

Page 75: Bai giang bao hiem ngoai thuong

So sánh giữa FPA và WA

Cũng như FPA, WA chỉ bảo hiểm những rủi ro hàng hải, do đó muốn đảm bảo các loại tổn thất xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển bình thường, người được bảo hiểm có thể mua thêm.

Những rủi ro loại trừ không được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm này.

110

Page 76: Bai giang bao hiem ngoai thuong

CHƯƠNG 5:

BẢO HIỂM THÂN TÀU

111

Page 77: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.1. Mục tiêu của chương

Hiểu về các điều khoản bảo hiểm đối với phương tiện vận chuyển đường biển.

Vận dụng các điều khoản trong môi trường cần thiết.

112

Page 78: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.2. Khái niệm và các hình thức bảo hiểm thân tàu

5.2.1. Khái niệm:

Là bảo hiểm những rủi ro vật chất xảy ra đối với tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu; đồng thời bảo hiểm cước phí, các chi phí hoạt động của tàu; và một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va.

113

Page 79: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.2. Khái niệm và các hình thức bảo hiểm thân tàu

5.2.2. Các hình thức bảo hiểm thân tàu Là bảo hiểm thân tàu trong một thời gian nhất định.

Loại hình bảo hiểm này thường áp dụng cho hầu hết các loại tàu. Thời hạn bảo hiểm theo hình thức này thường là 12 tháng hay ít hơn và phải được ghi rõ trong hợp đồng.

Bảo hiểm thời hạn thân tàu (Institute Time Clause - Hulls), gồm các điều kiện sau đây: Điều kiện mọi rủi ro – All risks Điều kiện miễn bồi thường tổn thất riêng – FPA absolutely Điều kiện miễn bồi thường hư hỏng – FOD abs.

114

Page 80: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.2. Khái niệm và các hình thức bảo hiểm thân tàu

5.2.2. Các hình thức bảo hiểm thân tàu (tiếp theo) Bảo hiểm chuyến (Institute Voyage Clause – I.V.C): là

bảo hiểm con tàu từ cảng này đến cảng khác hoặc bảo hiểm cho một chuyến khứ hồi.

Hình thức này thường dùng để bảo iểm cho tàu đóng mới xuất khẩu hoặc tàu đi sửa chữa

Gồm các điều kiện: I.V.C mọi rủi ro I.V.C – FPA abs.

115

Page 81: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.2. Khái niệm và các hình thức bảo hiểm thân tàu

5.2.2. Các hình thức bảo hiểm thân tàu (tiếp theo) Bảo hiểm chi phí: là bảo hiểm cho các chi phí như: chi

phí hoạt động của tàu (nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, tiền lương thủy thủ, cảng phí…)

Những chi phí này thường được bảo hiểm theo điều kiện Total loss Only – T.L.O

116

Page 82: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.2. Khái niệm và các hình thức bảo hiểm thân tàu

5.2.2. Các hình thức bảo hiểm thân tàu (tiếp theo) Bảo hiểm các rủi ro tại cảng: bao gồm:

I.T.C – Hulls: Port Risks: bảo hiểm những rủi ro tàu nằm tại cảng, thường dùng cho tàu nằm xó.

I.T.C for Builders’ Risks: bảo hiểm rủi ro của nhà đóng tàu, thường bảo hiểm các rủi ro như cháy, sóng thần, đắm khi chuyên chở

Repairing Risks Insurance: bảo hiểm rủi ro tàu đang sửa chữa

Loss of Time Insurance: bảo hiểm thiệt hại do mất tiền lãi, cước phí hoặc chi phi khai thác tàu, khi tàu buộc phải ngưng hoạt động do các rủi ro hàng hải gây ra.

117

Page 83: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.2. Khái niệm và các hình thức bảo hiểm thân tàu

5.2.2. Các hình thức bảo hiểm thân tàu (tiếp theo) Các điều kiện bảo hiểm phụ, bao gồm:

Điều kiện bảo hiểm chiến tranh, đình công, bạo động và nổi loạn của dân chúng

Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công về thời hạn thân tàu (Institute war and strikes clause: Hull-Time)

Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công về chuyến thân tàu (Institute war and strikes clause: Hull-Voyage)

Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công về thời hạn cước phí (Institute war and strikes clause: Freight-Time)

Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công về chuyển cước phí (Institute war and strikes clause: Freight-Voyage)

118

Page 84: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3. Phạm vi bảo hiểm thân tàu

Phạm vi bảo hiểm thân tàu phụ thuộc vào từng điều kiện bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng. Trong bảo hiểm thân tàu có các điều kiện sau:

5.3.1. Điều kiện bảo hiểm I.T.C – Hulls All risks

5.3.2. Điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ T.L.O

5.3.3. Điều kiện miễn tổn thất riêng FPA abs.

5.3.4. Điều kiện miễn bồi thường tổn thất bộ phận I.T.C Hulls FOD abs.

119

Page 85: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.1. I.T.C Hulls – All Risks

5.3.1.1. Rủi ro được bảo hiểm: Bảo hiểm này sẽ bảo hiểm những tổn thất hoặc thiệt

hại của đối tượng bảo hiểm, gây ra bởi: Tai họa của biển, sông hồ hay các vùng nước khác Cháy, nổ Trộm cắp từ ngoài tàu Vứt hàng xuống biển Cướp biển Đâm và phải phương tiện vận chuyển nội địa, cầu cảng hoặc

trang thiết bị của cảng Động đất, núi lửa phun, sét đánh Tai nạn trong xếp, dỡ hay di chuyển hàng hóa

120

Page 86: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.1. I.T.C Hulls – All Risks

5.3.1.1. Rủi ro được bảo hiểm: (tiếp theo) Và các rủi ro sau đây:

Nổ nồi hơi, gãy trục hoặc các ẩn tỳ trong máy móc và vỏ tàu Sơ suất của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ hoặc hoa tiêu Sơ suất của người sửa chữa, người thuê tàu với điều kiện

người sửa chữa hoặc người thuê không phải là người được bảo hiểm.

Phá hoại của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ Đâm và phải máy bay hoặc các vật thể rơi từ máy bay.

Với điều kiện là các tổn thất, thiệt hại nói trên không do sự thiếu cần mẫm của người được bảo hiểm, người quản lý tàu gây nên.

121

Page 87: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.1. I.T.C Hulls – All Risks

5.3.1.2. Trách nhiệm do ô nhiễm dầu Bảo hiểm này bồi thường cho những tổn thất hay thiệt

hại cho tàu bắt nguồn từ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ngăn ngừa hay giảm thiểu ô nhiễm phát sinh từ các hư hỏng của tàu mà người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm theo bảo hiểm này.

Với điều kiện là những quyết định như vậy không phải do sự thiếu cần mẫm hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu hoặc người quản lý tàu trong việc ngăn ngừa hoặc làm giảm ô nhiễm.

122

Page 88: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.1. I.T.C Hulls – All Risks

5.3.1.3. Trách nhiệm do tàu đâm va: Người bảo hiểm đồng ý bồi thường cho người được

bảo hiểm ¾ số tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho một hay nhiều người khác, mà người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về: Mất mát hoặc hư hỏng của tàu khác hoặc của tài sản trên tàu

khác đó. Chậm trễ hoặc mất tác dụng cho tàu khác hoặc tài sản trên

tàu đó Tổn thất chung hay cứu nạn/ cứu hộ theo hợp đồng của tàu

khác hay tài sản trên đó mà người được bảo hiểm phải trả do tàu được bảo hiểm đâm va phải bất kỳ tàu nào.

123

Page 89: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.1. I.T.C Hulls – All Risks

5.3.1.3. Trách nhiệm do tàu đâm va: (tiếp theo) Việc bồi thường theo điều này và các điều khác sẽ

theo nguyên tắc sau: Khi tàu được bảo hiểm đâm va phải tàu khác và cả hai đều

có lỗi, việc bồi thường theo điều khoản này sẽ được tính toán trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chéo.

Trong mọi trường hợp tổng trách nhiệm của người được bảo hiểm trong một vụ đâm va không vượt quá ¾ giá trị bảo hiểm của tàu.

124

Page 90: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.1. I.T.C Hulls – All Risks

5.3.1.4. Tổn thất chung và chi phí cứu nạn Bảo hiểm phần chi phí cứu nạn, cứu hộ và/hoặc tổn

thất chung của tàu, nhưng trong trường hợp hy sinh tổn thất chung của tàu, người được bảo hiểm sẽ được bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Việc giải quyết vấn đề tổn thất chung phải theo luật lệ, tập quán của nơi kết thúc hành trình, nếu hợp đồng vận tải không có qui định khác.

125

Page 91: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.1. I.T.C Hulls – All Risks

5.3.1.5. Cam kết bảo hiểm chi phí hoạt động của tàu Người bảo hiểm có thể nhận bảo hiểm thêm các chi

phí và các khoản tiền sau đây: Các chi phí hoạt động của tàu, hoa hồng của người quản lý,

tiền lãi, tiền vượt quá hoặc giá trị tăng thêm của vỏ tàu và máy móc, nhưng tất cả các khoản này không vượt quá 25% giá trị của hợp đồng này.

Tiền cước, tiền thuê tàu, tiền thuê tàu theo thời hạn, nhưng không vượt quá 25% giá trị của hợp đồng này sau khi đã trừ 25% nói trên.

Tiền cước hoặc tiền thuê tàu chuyến Tiền cước ứng trước của tàu chạy không hàng và không theo

hợp đồng

126

Page 92: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.1. I.T.C Hulls – All Risks

5.3.1.6. Chi phí bảo tồn và tố tụng

Người bảo hiểm phải bồi hoàn: Chi phí cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa, làm giảm tổn

thất Chi phí để thực hiện hoặc bảo lưu quyền khiếu nại đối

với người thứ ba. Chi phí bảo vệ quyền lợi của mình trước một vụ kiện.

127

Page 93: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.1. I.T.C Hulls – All Risks

5.3.1.7. Hoàn lại phí bảo hiểm do tàu “nằm xó” hay do hủy hợp đồng.

Phí bảo hiểm sẽ được hoàn trả, như sau: Theo tỷ lệ đối với mỗi tháng chưa bắt đầu bảo hiểm, nếu bảo

hiểm này bị hủy bỏ do thỏa thuận Khi tàu bị “nằm xó” trong thời hạn 30 ngày liên tục trong cảng

hay trong khu vực với điều kiện cảng hay khu vực đó được người bảo hiểm chấp thuận

128

Page 94: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.1. I.T.C Hulls – All Risks

5.3.1.8. Rủi ro loại trừ Các rủi ro loại trừ gồm: rủi ro chiến tranh, rủi ro đình

công, rủi ro do hành động ác ý, rủi ro do phóng xạ, hạt nhân.

Các rủi ro loại trừ khác.

129

Page 95: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.2. Bảo hiểm tổn thất toàn bộ - TLO

5.3.2.1. Rủi ro được bảo hiểm: Bảo hiểm này sẽ bảo hiểm những tổn thất hoặc thiệt

hại của đối tượng bảo hiểm, gây ra bởi: Tai họa của biển, sông hồ hay các vùng nước khác Cháy, nổ Trộm cướp từ ngoài tàu Vứt hàng xuống biển Cướp biển Đâm và phải phương tiện vận chuyển nội địa, cầu cảng hoặc

trang thiết bị của cảng Động đất, núi lửa phun, sét đánh Tai nạn trong xếp, dỡ hay di chuyển hàng hóa

130

Page 96: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.2. Bảo hiểm tổn thất toàn bộ - TLO

5.3.2.1. Rủi ro được bảo hiểm: (tiếp theo) Và các rủi ro sau đây:

Nổ nồi hơi, gãy trục hoặc các ẩn tỳ trong máy móc và vỏ tàu Sơ suất của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ hoặc hoa tiêu Sơ suất của người sửa chữa, người thuê tàu với điều kiện

người sửa chữa hoặc người thuê không phải là người được bảo hiểm.

Phá hoại của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ Đâm và phải máy bay hoặc các vật thể rơi từ máy bay.

Với điều kiện là các tổn thất, thiệt hại nói trên không do sự thiếu cần mẫm của người được bảo hiểm, người quản lý tàu gây nên.

131

Page 97: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.2. Bảo hiểm tổn thất toàn bộ - TLO

5.3.2.2. Trách nhiệm do ô nhiễm dầu Bảo hiểm này bồi thường cho những tổn thất toàn bộ

(thực tế hay ước tính) của tàu bắt nguồn từ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ngăn ngừa hay giảm thiểu ô nhiễm phát sinh từ các hư hỏng của tàu mà người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm theo bảo hiểm này.

Với điều kiện là những quyết định như vậy không phải do sự thiếu cần mẫm hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu hoặc người quản lý tàu trong việc ngăn ngừa hoặc làm giảm ô nhiễm.

132

Page 98: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.3. Điều kiện miễn tổn thất riêng (I.T.C - FPA abs.)

Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm tuyệt đối không bồi thường tổn thất riêng là tổn thất bộ phận và các khiếu nại về tổn thất chung liên quan đến thiệt hại của vỏ tàu, nhưng sẽ bồi thường:

Phần đóng góp của tàu về tổn thất chung liên quan đến thiệt hại của thiết bị máy móc, nồi hơi, neo, máy móc, …

Tổn thất bộ phận trong trường hợp cứu hỏa hoặc đâm va với tàu khác khi cứu nạn.

133

Page 99: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.4. Điều kiện miễn bồi thường tổn thất bộ phận (ITC – FOD abs.)

Bảo hiểm này bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm trực tiếp gây ra bởi:

Tai nạn trong xếp, dỡ hoặc di chuyển hàng hóa hoặc nhiên liệu Nổ trên tàu hoặc nơi khác Nổ hay tai nạn đối với lò phản ứng hạt nhân ở trên tàu hay nơi

khác. Nổ nồi hơi, gãy trục hoặc ẩn tỳ trong máy móc hay vỏ tàu Sơ suất của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ hoặc hoa tiêu Sơ suất của người sửa chữa với điều kiện là người sửa chữa

không phải là người được bảo hiểm. Đâm va phải máy bay

134

Page 100: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.3.4. Điều kiện miễn bồi thường tổn thất bộ phận (ITC – FOD abs.)

Bảo hiểm này bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm trực tiếp gây ra bởi: (tiếp theo)

Đâm va phải phương tiện vận chuyển đường bộ, cầu cảng hay thiết bị của cảng.

Động đất, núi lửa phun, sét đánh Chi phí bảo tồn và tố tụng, cứu nạn Trách nhiệm đâm va Đóng góp tổn thất chung

Với điều kiện tổn thất nói trên không do sự thiếu cần mẫm của người được bảo hiểm, chủ tàu, người quản lý tàu hoặc bất kỳ người quản lý nào của họ trên bờ

135

Page 101: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.4. Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm bắt đầu từ 24 giờ của ngày ký hợp đồng đến 24 giờ của ngày kết thúc hợp đồng theo giờ địa phương của chủ tàu hoặc nơi ký kết hợp đồng, nếu không qui định thì theo giờ GMT.

Nếu khi hết hạn hợp đồng mà tàu đang ở ngoài biển, đang bị nạn thì tàu vẫn được bảo hiểm, nếu có thông báo cho người bảo hiểm trước khi bảo hiểm hết hiệu lực.

Nếu thời hạn vượt quá thời gian bảo hiểm thì đóng thêm phí một tỷ lệ theo tháng.

136

Page 102: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.5. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

5.5.1. Giá trị bảo hiểm Giá trị bảo hiểm của tàu là tổng giá trị của tàu lúc bắt

đầu bảo hiểm, kể cả máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, đồ đạc, phụ tùng, đồ dự trữ, lương thực, thực phẩm, tiền lương ứng trước, các chi phí cần thiết để chuẩn bị cho chuyến đi, cộng với phí bảo hiểm toàn bộ tàu.

Giá trị bảo hiểm của cước phí là tổng tiền cước vận chuyển cộng với phí bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm ghi trên hợp đồng là giới hạn trách nhiệm cao nhất mà người bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường đối với một vụ tổn thất.

137

Page 103: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.5. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

5.5.2. Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng vượt quá giá trị bảo hiểm thì phần vượt quá không được thừa nhận.

138

Page 104: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.5. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm

5.5.3. Phí bảo hiểm Tỷ lệ phí bảo hiểm do công ty bảo hiểm đề ra, phụ

thuộc vào: loại tàu, cỡ tàu, tuổi tàu, mục đích sử dụng, vùng biển ,…

Nộp phí bảo hiểm: có thể nộp một lần hoặc nhiều lần. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận bảo hiểm (bảo hiểm chuyến).

Phí bảo hiểm sẽ được hoàn lại: Hủy bỏ hợp đồng (hoàn lại 80%) Tàu ngừng hoạt động 30 ngày trở lên (hoàn lại 50% số phí)

139

Page 105: Bai giang bao hiem ngoai thuong

5.6. Kết thúc bảo hiểm

Trừ khi người bảo hiểm đồng ý tiếp tục bảo hiểm bằng văn bản bảo hiểm này tự động kết thúc khi:

Thay đổi công ty đăng kiểm của tàu Thay đổi, đình chỉ, gián đoạn, thu hồi hoặc hết hạn

cấp hạng tàu. Giám định định kỳ của tàu bị quá hạn, trừ trường hợp

công ty đăng kiểm đồng ý gia hạn Thay đổi về sở hữu tàu hay chuyển quyền quản lý tàu,

140

Page 106: Bai giang bao hiem ngoai thuong

CHƯƠNG 6:

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

141

Page 107: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.1. Mục tiêu của chương

Cung cấp các nội dung cơ bản về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu. Cụ thể như: Tính pháp lý của hợp đồng bảo hiểm Các loại hợp đồng bảo hiểm Nội dung của một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa Mức phí bảo hiểm phải trả

Các thủ tục cần thiết yêu cầu bảo hiểm cho hàng hóa

142

Page 108: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2. Khái niệm và nội dung

6.2.1. Khái niệm: Hợp đồng (contract) bảo hiểm chuyên chở hàng hóa

bằng đường biển là một văn bản trong đó qui định quyền lợi của người bảo hiểm (insurer) và người được bảo hiểm (insured).

Insurer cam kết sẽ bồi thường cho insured những tổn thất hàng hóa được bảo hiểm xảy ra do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra, còn insured cam kết sẽ trả phí bảo hiểm (premium) theo những điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận.

Số tiền bồi thường thiệt hại không vượt quá giá trị của đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất.

143

Page 109: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2. Khái niệm và nội dung

6.2.2. Khía cạnh pháp lý của hợp đồng bảo hiểm Người ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải. HĐBH do

người được bảo hiểm một bên và người bảo hiểm một bên, cùng ký kết thỏa thuận. Tuy nhiên đối tượng bảo hiểm là hàng hóa.

Người được bảo hiểm có thể là công ty, hoặc một cá nhân hay đơn vị khác đứng ra mua bảo hiểm thay cho mình và làm mọi thủ tục bình thường. Khi đó, tên của người mua bảo hiểm được ghi trên hợp đồng bảo hiểm kèm theo câu: “thay mặt cho…” (On behaft of …) để tiện việc giải quyết sau này.

144

Page 110: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2. Khái niệm và nội dung

6.2.2. Khía cạnh pháp lý của hợp đồng bảo hiểm (t.theo) Tài sản được mua bảo hiểm còn được gọi là “lợi ích

bảo hiểm” Nếu hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết trong khi tổn

thất xảy ra, hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị, nếu người được bảo hiểm không hay biết về tổn thất đó.

Nếu hợp đồng bảo hiểm được ký kết, khi hàng hóa được bảo hiểm đã an toàn về đến nơi nhận trong hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị nếu người bảo hiểm không hay biết về việc đó.

145

Page 111: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2. Khái niệm và nội dung

6.2.3. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm HĐBH mang tính trung thực và tín nhiệm HĐBH mang tính chất hợp đồng bồi thường HĐBH chỉ bảo hiểm rủi ro có tính chất hàng hải. Tuy

nhiên, đôi khi cũng bảo hiểm một số rủi ro trên bộ. HĐBH là chứng từ có thể chuyển nhượng được

146

Page 112: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2. Khái niệm và nội dung

6.2.4. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm Đơn bảo hiểm – Insurance Policy Giấy chứng nhận bảo hiểm – Certificate of Insurance

147

Page 113: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2. Khái niệm và nội dung

6.2.5. Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải: gồm 3 loại: Hợp đồng bảo hiểm thân tàu (Hulls Insurance) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu

(P&I Insurance) Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng

đường biển (Cargo Insurance). Có 2 loại: Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage policy) Hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy)

148

Page 114: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2.5.1. Hợp đồng bảo hiểm chuyến - VP

6.2.5.1.1. Khái niệm:

Là HĐBH một chuyến hàng từ địa điểm này đến địa điểm khác ghi trên hợp đồng. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến.

149

Page 115: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2.5.1. Hợp đồng bảo hiểm chuyến - VP

6.2.5.1.2. Trách nhiệm của người bảo hiểm (Insurer’s Liability)

Là bảo hiểm hàng hóa trong một chuyến và trách nhiệm được bắt đầu và kết thúc theo điều khoản “Transit clause” hay còn gọi là “điều khoản từ kho đến kho” (W.H to W.H).

150

Page 116: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2.5.1. Hợp đồng bảo hiểm chuyến - VP

6.2.5.1.3. Tính chất (đặc điểm):

Là một hợp đồng hỗn hợp (mixed policy): Vừa là hợp đồng bảo hiểm chuyến (voyage policy) Vừa là HĐ BH theo thời gian (Time policy)

151

Page 117: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2.5.1. Hợp đồng bảo hiểm chuyến - VP

6.2.5.1.4. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm

Nội dung gồm các điểm chủ yếu sau: Ngày cấp (date of issued), nơi và ngày ký kết (place

and date signed in…) Tên và địa chỉ của người bảo hiểm Tên hàng được bảo hiểm (description of goods) để

chọn điều kiện bảo hiểm và áp dụng phí bảo hiểm thích hợp

Quy cách đóng gói, loại bao bì, và mã hiệu của hàng. Số lượng, trọng lượng, thể tích của hàng

152

Page 118: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2.5.1. Hợp đồng bảo hiểm chuyến - VP

6.2.5.1.4. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm (tiếp theo) Cách thức xếp hàng lên tàu Cảng khởi hành, cảng chuyển tải và cảng cuối Ngày khởi hành Số tiền được bảo hiểm, trị giá hàng được bảo hiểm Điều khoản bảo hiểm Phí bảo hiểm Địa chỉ của giám định viên bảo hiểm tại nơi đến Nơi trả tiền bồi thường Số bản hợp đồng được phát hành thường là 2 bản

gốc, có giá trị như nhau.

153

Page 119: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2.5.1. Hợp đồng bảo hiểm chuyến - VP

6.2.5.1.5. Nghĩa vụ của người bảo hiểm Trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm khi rủi

ro được bảo hiểm xảy ra. Phải công bố các quy tắc, thể lệ, điều khoản bảo

hiểm, phí bảo hiểm Sử dụng các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa hạn chế

tổn thất

154

Page 120: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2.5.1. Hợp đồng bảo hiểm chuyến - VP

6.2.5.1.6. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm Trả phí bảo hiểm và khai báo bảo hiểm, thực hiện các

biện pháp phòng ngừa tổn thất. Kịp thời khai báo bổ sung điều chỉnh Khai tổn thất xảy ra, phải kịp thời báo người bảo hiểm

hoặc đại lý, hoặc giám định viên được chỉ định. Phải thực hiện quyền khiếu nại đòi bồi thường đối với

người gây ra tổn thất.

155

Page 121: Bai giang bao hiem ngoai thuong

6.2.5.2. Hợp đồng bảo hiểm bao

Là HĐ bảo hiểm, trong đó người bảo hiểm nhận bảo hiểm một khối lượng hàng vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời hạn nào đó, thường là 1 năm.

Khi ký hợp đồng, hai bên thỏa thuận các vấn đề chung nhất, có tính nguyên tắc như: nguyên tắc chung, phạm vi trách nhiệm, việc đóng gói hàng, loại phương tiện vận chuyển, các yêu cầu bảo hiểm, cách tính giá trị bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm,…

156

Page 122: Bai giang bao hiem ngoai thuong

Khi bắt đầu xếp hàng, hay nhận được thông báo xếp hàng, người được bảo hiểm phải thông báo những chi tiiết của đợt hàng càng sớm càng tốt. Không chậm hơn thời điểm hàng bắt đầu được dỡ xuống ở cảng đến ghi trong đơn bảo hiểm.

157

Page 123: Bai giang bao hiem ngoai thuong

Chương 7

THỦ TỤC BẢO HIỂM, GIÁM ĐỊNH, BỒI THƯỜNG

158

Page 124: Bai giang bao hiem ngoai thuong

7.1. Mục tiêu của chương

Sau chương này, sinh viên sẽ nắm được: Các thủ tục cần thiết trong việc yêu cầu bảo hiểm

hàng hóa. Những việc cần làm cũng như yêu cầu giám định và

bồi thường cho hàng hóa xuất khẩu khi có tổn thất xảy ra.

159

Page 125: Bai giang bao hiem ngoai thuong

7.2. Thủ tục bảo hiểm

7.2.1. Với hàng xuất khẩu Xuất khẩu theo điều kiện CIF, CIP hay nhóm D.

Làm giấy yêu cầu bảo hiểm, mua bảo hiểm trước khi hàng rời khỏi kho của mình.

Nếu được chấp thuận, sẽ được cấp Insurance Policy Ngày ghi trên chứng từ bảo hiểm không muộn hơn ngày xếp

hàng. Số tiền bảo hiểm phải bằng 110% CIF Đồng tiền trên chứng từ bảo hiểm phải giống đồng tiền trên

L/C. Nếu xuất theo giá CIF, theo incoterms chỉ cần mua điều kiện

tối thiểu.

160

Page 126: Bai giang bao hiem ngoai thuong

7.2. Thủ tục bảo hiểm

7.2.1. Với hàng xuất khẩu Xuất khẩu theo điều kiện FOB hay CFR

Người xuất khẩu phải thông báo sớm cho người nhập khẩu ngày xếp hàng xuống tàu ở cảng đi để họ kịp thời mua bảo hiểm cho hàng hóa (muộn nhất là ngay trước khi xếp hàng xuống tàu).

161

Page 127: Bai giang bao hiem ngoai thuong

7.2. Thủ tục bảo hiểm

7.2.2. Với hàng nhập khẩu Nhập khẩu theo điều kiện FOB hay CFR

Ngay khi nhận N.O.D của người bán, người mua làm Giấy yêu cầu bảo hiểm, gửi kèm các hồ sơ cần thiết cho người bảo hiểm.

Đóng phí và nhận Insurance policy Nếu theo hợp đồng “open” chậm nhất trong vòng 8 ngày,

người được bảo hiểm phải gửi “Giấy báo bắt đầu vận chuyển cho người bảo hiểm.

162

Page 128: Bai giang bao hiem ngoai thuong

7.3. Giám định – Bồi thường

7.3.1. Giám định tổn thất Là công việc của Insurer để đánh giá mức độ tổn thất làm cơ sở

cho việc bồi thường. Nếu có tổn thất không rõ ràng: yêu cầu người giám định trong

vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng, hoặc 10 ngày kể từ ngày bảo hiểm hết hiệu lực và không chậm quá 60 ngày kể từ ngày hàng được dỡ tại cảng có tên trong đơn bảo hiểm.

Người giám định sẽ cấp Survey report trong vòng 30 ngày kể từ ngày có yêu cầu giám định.

Khi có yêu cầu giám định Insured phải gửi “Giấy yêu cầu giám định” cho Insurer, cùng các chứng từ cần thiết.

163

Page 129: Bai giang bao hiem ngoai thuong

7.3. Giám định – Bồi thường

7.3.2. Bồi thường tổn thất Nguyên tắc bồi thường:

Trách nhiệm của Insurer giới hạn trong A, và các chi phí hợp lý khác, nếu (A + C)>A, thì Insurer vẫn bồi thường.

Nộp phí bằng tiền gì, bồi thường bằng tiền đó. Khi trả tiền bồi thường, Insurer sẽ khấu trừ các khỏan tiền mà

Insured đã đòi được ở người thứ 3.

164

Page 130: Bai giang bao hiem ngoai thuong

7.3. Giám định – Bồi thường

7.3.2. Bồi thường tổn thất Cách tính bồi thường

Tổn thất chung (General Average)

iii

ii LV

V

LC

V1-Trị giá tàu 1.000.000 USD L1-Tàu bị GA 50.000 USD C1=

V2-Trị giá hàng 990.000 USD L2-Hàng hy sinh GA 45.000 USD C2=

V3-Trị giá cước

10.000 USD L3-Cước bị mất 5.000 USD C3=

V= 2.000.000 USD L= 100.000 USD

C=

165

Page 131: Bai giang bao hiem ngoai thuong

7.3. Giám định – Bồi thường

7.3.2. Bồi thường tổn thấtCách tính bồi thường

Tổn thất riêng (Particular Average)Tổn thất toàn bộ

Tổn thất toàn bộ thực tế: bồi thường theo A Tổn thất toàn bộ ước tính:

Bồi thường A nếu chấp nhận Bồi thường theo tổng tổn thất thực tế

166

Page 132: Bai giang bao hiem ngoai thuong

7.3. Giám định – Bồi thường

7.3.2. Bồi thường tổn thất Tổn thất bộ phận: lấy mức tổn thất % nhân với A.

Nếu A = V

P = V1 – V2 Nếu tổn thất là hư hỏng đổ vỡ

P = a.q.m Nếu A<V

P = (A/V) x M Nếu thiếu nguyên kiện hoặc thiếu trọng lượng

P=(T2/T1) x A

167

Page 133: Bai giang bao hiem ngoai thuong

7.3. Giám định – Bồi thường

7.3.2. Bồi thường tổn thất Khi nhập khẩu theo FOB, CFR thì phải đổi ra CIF

mới đảm bảo thu về đầy đủ tiền bồi thường

V = CIF = Hợp đồng có nhiều lô hàng trong đó có 1 lô tổn

thất.

P = CIF/FOB x FOB x m Các chi phí hợp lý

168

Page 134: Bai giang bao hiem ngoai thuong

7.4. Bộ hồ sơ khiếu nại

7.4.1. Yêu cầu của bộ hồ sơ

7.4.2. Bộ hồ sơ

169