bai-tập-về-lý-thuyết-lợi-thế-tuyệt-đối-va-lợi-thế-so-sanh

26
mình đọc 1 số đề cũ, tổng hợp lại các câu hỏi lí thuyết hay ra, 1 số cái mình đã hỏi thầy Nguyễn Phú Tụ, 1 số cái thì mình tự nghĩ ra, ko biết đúng hay sai, mọi người cần tỉnh táo khi xài : ( ở đây mình chỉ ghi mấy câu trắc nghiệm có lựa chọn nội dụng, mấy câu mà chọn câu đúng, câu sai thì ko ghị ) 1/ Khi QG A thích xài đồ của QG B thì tại QG A : giá trị đồng tiền QG A giảm. Giải thích : cầu đồng tiền QG B tăng, cung đồng tiền QG A tăng để trao đổi lẫn nhau => giá trị đồng tiền QG A giảm. 2/ Trong 1 TG có 2 QG sản xuất sản phẩm X , nếu tỷ lệ mậu dịch của QG 1 tăng a% thì tỉ lệ mậu dịch của QG 2 giảm : 100 - 100/(100+a)*100. 3/Tỉ lệ mậu dịch giữa các nước đang phát triển suy giảm vì : cơ cấu hàng xuất khẩu . Giải thích : các nước đang phát triển sản xuất nông sản, các nước phát triển sản xuất công nghệ, tỉ lệ P (nông sản)/ P (công nghệ) đang giảm vì P(nông sản) giảm, còn P(công nghệ) tăng là xu hướng chung ( bỏ qua trường hợp đầu tư nông sản hay bảo hộ sản phẩm nông sản ở các nước phát triển vì thế giới coi như là trao đổi lành mạnh) 4/ Người sản xuất thích dùng quota hơn thuế nhập khẩu vì khi cầu tăng thì : giá tăng, sản xuất tăng, nhập khẩu ko đổi. Giải thích : khi dùng quota ( hạn ngạch ) thì khác thuế, dùng hạn ngạch sản xuất tăng, giá tăng và nhập khẩu ko đổi ( vẽ biểu đồ nhập khẩu ra khi có hạn ngạch sẽ thấy ), dùng thuế thì sản xuất ko đổi, giá ko đổi, tiêu dùng tăng.

Upload: linh-dang

Post on 20-Jan-2016

968 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

mình đọc 1 số đề cũ, tổng hợp lại các câu hỏi lí thuyết hay ra, 1 số cái mình đã hỏi thầy Nguyễn

Phú Tụ, 1 số cái thì mình tự nghĩ ra, ko biết đúng hay sai, mọi người cần tỉnh táo khi xài : ( ở đây

mình chỉ ghi mấy câu trắc nghiệm có lựa chọn nội dụng, mấy câu mà chọn câu đúng, câu sai thì

ko ghị )

1/ Khi QG A thích xài đồ của QG B thì tại QG A : giá trị đồng tiền QG A giảm.

Giải thích : cầu đồng tiền QG B tăng, cung đồng tiền QG A tăng để trao đổi lẫn nhau => giá trị

đồng tiền QG A giảm.

2/ Trong 1 TG có 2 QG sản xuất sản phẩm X , nếu tỷ lệ mậu dịch của QG 1 tăng a% thì tỉ lệ mậu

dịch của QG 2 giảm : 100 - 100/(100+a)*100.

3/Tỉ lệ mậu dịch giữa các nước đang phát triển suy giảm vì : cơ cấu hàng xuất khẩu .

Giải thích : các nước đang phát triển sản xuất nông sản, các nước phát triển sản xuất công nghệ,

tỉ lệ P (nông sản)/ P (công nghệ) đang giảm vì P(nông sản) giảm, còn P(công nghệ) tăng là xu

hướng chung ( bỏ qua trường hợp đầu tư nông sản hay bảo hộ sản phẩm nông sản ở các nước

phát triển vì thế giới coi như là trao đổi lành mạnh)

4/ Người sản xuất thích dùng quota hơn thuế nhập khẩu vì khi cầu tăng thì : giá tăng, sản xuất

tăng, nhập khẩu ko đổi.

Giải thích : khi dùng quota ( hạn ngạch ) thì khác thuế, dùng hạn ngạch sản xuất tăng, giá tăng

và nhập khẩu ko đổi ( vẽ biểu đồ nhập khẩu ra khi có hạn ngạch sẽ thấy ), dùng thuế thì sản xuất

ko đổi, giá ko đổi, tiêu dùng tăng.

5/Người tiêu dùng thích thuế quan hơn so với quota vì : tiêu dùng nhiều hơn với giá ko đổi khi

cầu tăng.

6/Khi chính phủ tiến hành trợ cấp xuất khẩu, người có lợi nhất là : người tiêu dùng nước ngoài.

Giải thích : trong biểu đồ, phần lợi ích của người tiêu dùng nước ngoài bự hơn người sản xuất

trong nước vì nguyên 1 khoảng sản phẩm tăng lên, người tiêu dùng nước ngoài mua với giá cũ.

7/ Khi có sự di chuyển tư bản quốc tế thì : thu nhập của người lao động tại quốc gia đầu tư đó

sẽ giảm.

Giải thích, quốc gia đầu tư đem vốn đầu tư vào nước có giá lao động thấp hơn giá tại quốc gia

mình => giá lao động trong nước giảm xuống vì cầu nhu cầu lao động trong nước giảm.

8/ Mặc dù ko có lợi nhưng các nước vẫn tiến hành trợ cấp xuất khẩu vì : xuất phát từ lợi ích xã

Page 2: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

hội, mở rộng quy mô sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm.

Từ từ post tiếp.

Một bí quyết bạn luôn nhớ đối với chương 1 là bất kể đề bài cho NSLĐ hay CPhí gì bạn cũng quy

về tỷ lệ Px/Py như vậy sẽ dễ nhất.

Chẳng hạn cho NSLĐ

QG1 QG2

A 1 (Sp/g) 2 (sp/g)

B 2 (sp/g) 1 (sp/g)

Vậy ta có PA/PB của quốc gia 1= 2/1

Pa/Pb QG2=1/2

Ta thấy (Pa/Pb)1>(PA/Pb)2 => quốc gia 2 có lợi thế so sánh sp A, (lưu ý không có lợi thế tuyệt

đối, vì nếu có lợi thế tuyệt đối khi chọn trắc nghiệm bạn sẽ chọn phương án đó chứ hok phải so

sánh)

Khung trao đổi. Ta thấy

1/2 < Pa/Pb < 2/1 => 1/2 B <1A< 2B hay 1B<2A<4B (giống quy đồng mẫu vậy đó bạn).

Từ đây bạn coi phương án nào rồi quy đồng cho giống là ra.

Tỷ lệ trao đổi mậu dịch hai quốc gia bằng nhau.

Cái này cũng dể chỉ cần bạn tính trung bình cộng của Pa/Pb của hai quốc gia là ra liền.

chẳng hạn ở đây tỷ lệ đó là Pa/Pb=(1/2 + 2)/2= 5/4

Hay Pa/Pb=5/4 => 4A=5B (nếu đề bài chưa có tỷ lệ này, bạn tính theo tỷ lệ sau:)

Pb/Pa = (2/1 +1/2)/2= 5/4 => 4B = 5A

ở đây tại mình cho số hơi đặc biệt nên có 2 số 5/4 chứ thực tế có thể khác.

Vậy ta có với 4A=5B hoặc 4B=5A thì lợi ích mậu dịch hai quốc gia bằng nhau. vô thi có thể người

ta cho tỷ lệ này hoặc đồng dạng nhưng quy đồng lên bạn cứ kiểm tra nhé. Tốt nhất là cứ tín tỷ

lệ sau đó so sánh với tỷ lệ 4 phương án.

- Bây giờ tới phần lợi ích mậu dịch quốc gia nào nhiều hơn.

Page 3: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

Cái này giống như đường thẳng, điểm có Pa/Pb=5/4 là trung điểm. Nếu Pa/Pb lệch về phía 1/2

tức là ứng với quốc gia 2 thì độ dài từ quốc gia 1 đến trung điểm càng lớn do đó lợi ích mậu

dịch quốc gia 2 nhỏ hơn. Tương tự cho quốc gia 1.

Vậy ở đây để lợi ích quốc gia hai nhỏ hơn => 5/4 <pa/Pb<2 => khung tỷ lệ 5/4B<1A<2B

Lưu ý phải nhìn 4 phương án một chút nếu có 3 phương án cho khung tỷ lệ ...A<..B<...A

tức lúc này đề đang làm theo tỷ lệ PB/PA thì ứng với nó bạn phải tính theo PB/PA tất cả, nếu

không sẽ bị sai.

Chỉ để ý vậy thôi.

VD : bài tập 4/24 của sách Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế của PGS TS Nguyễn Phú

Tụ.

Quốc gia : 1 2

Sản phẩm

X ( kg/ giờ lao động ) 3 4

Y ( m/ giờ lao động ) 4 7

Giả sử tại hai quốc gia sử dụng 500 giờ lao động cho mỗi sản phẩm X và Y.

Bỏ qua phần câu hỏi. Tôi sẽ phân tích các kiểu .

Trước hết phải xác định đây là chi phí hay năng suất lao động. Chú ý kĩ vì nếu ko xác định cái

này từ đầu sẽ xác định lộn xuất nhập sản phẩm nào.

Chi phí sẽ có dạng ( giờ lao động/ sản phẩm....). Năng suất có dạng ( sản phẩm/ giờ lao động )

Trên kia là khi nói về lợi thế so sánh, lợi thế tuyệt đối thì khỏi nói rồi, nhìn vô là biết, còn chi phí

cơ hội thì tương đương lợi thế so sánh tuy nhiên khác ở đơn vị đo, ko coi lao động là thước đo

duy nhất, tui coi như giống so sánh và có tương quan sau để mọi người dễ hiểu:

Chi phí sẽ có dạng ( giờ lao động/ kg hay m....). Năng suất có dạng ( kg hay m ...../ giờ lao động )

Kế tiếp là các chu trình xác định qui mô sản xuất :

Page 4: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

1/ Qui mô sản xuất tiêu dùng khi đóng cửa ( tự sản xuất ) :

Qg1 : Sx = Dx = 1500 sp

Sy = Dy = 2000 sp

Qg2 : Sx = Dx = 2000 sp

Sy = Dy = 3500 sp

TG : Sx = Dx = 3500sp

Sy = Dy = 5500sp

2/ Qui mô sản xuất tiêu dùng khi thương mại và chuyên môn hóa hoàn toàn ( thực ra thì ko

nhất định phải chuyên môn hóa, có thể sản xuất cả 2 sp ở mức tỉ lệ cho phép là được, nhưng

như vậy sẽ dẫn tới là ko làm trắc nghiệm được vì mỗi người lấy 1 tỉ lệ khác nhau ):

Xác định cơ sở : cơ sở lợi thế tuyệt đối, so sánh hay lợi thế về chi phí cơ hội.

Cách xác nhận :

Lợi thế tuyệt đối khi X của QG 1 có lợi thế hơn hẳn QG2 và Y của QG2 có lợi thế hơn hẳn QG1 ,

VD cho dễ nhìn :

QG 1 2

Sản phẩm

X ( kg/ h) 3 5

Y ( m/h ) 4 2

Cái này nhìn vô là biết tuyệt đối rồi ( ở X thì 5 >3, ở Y thì ngược lại 4 >2 => QG1 xuất Y nhập X,

QG 2 xuất X nhập Y )

Lợi thế so sánh : khi ko có lợi thế tuyệt đối giữa 2 QG mà chỉ có 1 quốc gia có

Vd : bài ở trên rõ ràng là QG 2 cái nào cũng hơn hẳn QG 1: X : 4>3, Y : 7>4.

Page 5: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

Tuy nhiên muốn trao đổi thương mại thì ko thể nào mà chỉ có 1 nước sản xuất cả 2 mặt hàng

được. Vì vậy phải xác định lợi thế so sánh. So sánh ở đây là so sành về tỉ lệ sản phẩm, ở 2

trường hợp chi phí và năng suất đều khác nhau.

Trong trường hợp chi phí thì : X1/ Y1 < X2/Y2 => QG 1 xuất X nhập Y, QG 2 xuất Y nhập X vì chi

phí sản xuất X/Y của QG 1 thấp hơn QG 2 nên sản xuất X để đỡ tốn chi phí.

Trong trường hợp năng suất thì : X1/Y1 < X2/Y2 => QG 1 xuất Y nhập X, Qg 2 xuất X nhập Y vì

năng suất sản xuất X/Y của QG 1 thấp hơn QG 2 nên QG 2 sản xuất X sẽ có lợi về năng suất hơn.

Lợi thế về chi phí cơ hội : nó cũng giống lợi thế so sánh mà chi tiết hơn 1 chút. Nhưng bạn sẽ xác

định đó là lợi thế về chi phí cơ hội dễ dàng khi đề bài bảo tính chi phí cơ hội của 2 sản phẩm X, Y

của 2 quốc gia hay khi đề cho chi phí cơ hội của 2 sản phẩm; ngoài ra khi thấy có đơn vị là kg

hay m, ta có thể coi đó là chi phí cơ hội.

Lưu ý là ở 2 trường hợp chi phí và năng suất cũng khác nhau :

Về chi phí thì là nhân chéo . Còn năng suất là nhân ngang. VD đi cho dễ hiểu :

Chi phí :

Quốc gia : 1 2

Sản phẩm

X( giờ lao động/ kg) 20 50

Y ( giờ lao động/ m) 30 40

Chi phí cơ hội : ( 20 Y= 30 X) (50 Y= 40 X)

1 X = 2/3 Y 1 X= 5/4 Y

1 Y = 3/2 X 1 Y = 4/5 X

Năng suất :

Quốc gia 1 2

Sản phẩm

X ( kg/ giờ lao động ) 20 50

Y ( m/ giờ lao động ) 30 40

Chi phí cơ hội : ( 20 X = 30 Y ) (50 X = 40 Y )

1 X = 3/2 Y 1 X = 4/5 Y

Page 6: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

1 Y = 2/3 X 1 Y = 5/4 X

Tính chuyên môn hóa và mô hình thương mại :

Ở bải tập trên thì

QG 1 xuất X nhập Y, QG 2 xuất Y nhập X.

QG 1 ( 3000 X; 0 Y )

QG 2 ( 0 X ; 7000 Y)

TG ( 3000X; 7000Y )

Điều kiện thương mại :

QG1 : 3X > 4Y (1)

QG2 : 7Y > 4X (2 )

( (1) * 4 : 12X > 16Y và (2) * 3 : 21 Y > 12 X để có 12 X chung)

=> 21Y > 12 X > 16 Y ( theo QG xuất X là QG 1 )

( (1) * 7 : 21 X > 28 Y và (2) * 4 : 28 Y > 16 X để có 28 Y chung )

=> 21 X > 28 Y > 16 X ( theo QG xuất Y là QG 2)

Tỉ lệ thương mại để lợi ích 2 quốc gia là bằng nhau :

Xuất phát từ QG1 : là QG xuất X, xét tỉ lệ : 16Y < 12X < 21 Y => 12X = (16 Y + 21 Y ) /2 = 18.5 Y

Xuất phát từ QG2 : là QG xuất y, xét tỉ lệ : 16X < 28Y< 21X => 28Y = ( 16X +21X ) /2 = 18.5 X

Có nghĩa là số ở giữa = trung bình cộng 2 số 2 bên.

Xác định lợi ích sản xuất và tiêu dùng : Ta xét tỉ lệ trao đổi là 1500X; 2500Y

Có 2 trường hợp :

a) Của cả 2 quốc gia :

Đóng cửa : TG ( 3500X; 5500Y )

Chuyên môn hóa và thương mại : TG ( 3000X; 7000Y )

So sánh với lúc đóng cửa ta thấy khi chuyên môn hóa và thương mại thì : - 500X +1500Y.

Giờ ta phải qui đổi tỉ lệ :

Giả sử X theo Y

Page 7: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

Xét QG xuất khẩu X là QG 1 , tỉ lệ X và Y là : 3X = 4Y . Vậy -500X = -500 /3 *4= -666.66 Y.

Vậy, cả TG là : -500X +1500Y = -666.66 Y +1500 Y = +833.33 Y

Giả sử Y theo X :

Xét QG xuất khẩu Y là QG2, tỉ lệ X và Y là : 4X = 7Y. Vậy 1500Y = 1500/7 * 4 = 857 X

Vậy, cả TG là : -500X + 1500Y = -500X + 857X = +257 X

Lưu ý :

Trên kia là năng suất nên tỉ lệ nhân ngang ( 3X = 4Y và 4X = 7Y). Còn trường hợp chi phí thì nhân

chéo hoặc chia (vd giả sử bài 4 là chi phí thì tỉ lệ là 4X = 3Y hay X/3 = Y/4) .

Khi xét sản phẩm X theo Y thì cần xét tỉ lệ của QG xuất X, còn xét Y theo X thì phải xét tỉ lệ của

QG xuất Y.

Chỉ cần qui đổi X theo Y hoặc Y theo X, ko cần phải qui đổi cả 2 trường hợp, tốn thời gian .

Trường hợp may mắn cả X và Y đều dương thì ta giữ nguyên cả 2 cái, khỏi phải qui đổi ( giả sự

khi chuyên môn hóa và trao đổi : +500X +1500Y thì khỏi phải qui đổi )

Trình bày :

Lợi ích sản xuất :

Nguồn lực sản xuất của TG ko đổi : 2000 giờ lao động

Qui mô sản xuất tăng : +833Y (hay là +257X)

Kết luận : Hiệu quả sản xuất tăng

Lợi ích tiêu dùng :

Ngân sách ko đổi

Qui mô tiêu dùng tăng : +833Y ( hay là +257X)

Kết luận: Hiệu ích tiêu dùng tăng.

b) Của mỗi quốc gia : Tỉ lệ trao đổi là 1500X; 2500Y

Ta cũng làm tương tự giống 2 QG nhưng chia nhỏ cho từng QG :

QG1 :

Đóng cửa ( 1500X; 2000Y)

Chuyên môn hóa ( 3000X; 0Y)

Trao đổi ( 3000X - 1500X= 1500X; 2500Y)

So với khi đóng cửa : +500Y.

Page 8: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

QG2:

Đóng cửa : (2000X ; 3500Y)

Chuyên môn hóa ( 0X; 7000Y)

Trao đổi ( 1500X; 7000Y - 2500Y = 4500Y)

So với khi đóng cửa : -500X + 1000Y

Lúc này ta phải đổi tỉ lệ . Ta có tỉ lệ X và Y của QG2 là : 4X = 7Y.

Vậy -500X = -500/4*7=-875Y.

Vậy, so với khi đóng cửa thì : -500X +1000Y = -875Y +1000Y = 125Y.

Lưu ý :

Đây là năng suất nên tỉ lệ nhân ngang. Chi phí thì nhân chéo hay chia.

Trình bày, giống ở trên, ko có gì khác.

Khung tỉ lệ trao đổi tiền tệ : Giả sử QG1 : 1 h được trả 24L , QG2 : 1 h được trả $84.

Tính QG1 :

Px = giá của 1 sản phẩm X = 24/3= 8L

Py = giá của 1 sản phẩm Y = 24/4 = 6L

Tính QG2 :

Px = 84/4 = 21$

Py = 84/7 = 12$

Lưu ý : do đây là năng suất nên mới chia. Cách hiểu là : Tại QG 1 : trong 1h lao động sản xuất ra

được 3 X, giá của 1h lao động là 24L = giá của 3 sản phẩm X. Vậy giá của 1 X là 24L/3 = 8L.

Trường hợp chi phí thì phải nhân lên. Vd: chi phí của sản phẩm X ( giờ lao động/ kg) =8. Nghĩa là

8h la động mới sản xuất được 1 X. Vậy giá của 1 X là : 8*24L = 192L.

Okie, qua được cái này thì ta sẽ dựa vào tỉ lệ trao đổi X và Y của mỗi quốc gia mà tính ra :

Tính theo tỉ lệ của QG1, xuất X : 16Y < 12X < 21Y.

X là của QG 1 , Y là của QG2 nên ta có tỉ lệ khung trao đổi tiền tệ sau :

16* Py2 < 12* Px1 <21* Py2

<=>16* 12$ < 12* 8L < 21* 12$

Page 9: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

<=>192 $ < 96 L < 252 $

<=>2 $ < 1L < 2.625 $

Tương tự với tỉ lệ của QG2

Lưu ý : X của QG nào thì nhân với Px của QG đó, Y của QG nào thì nhân với Py của quốc gia đó,

ko dùng chung Px, Py của 1 QG trong khung tỉ lệ trao đổi.

. Bài tập về Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối và Lợi thế so sánh:

Cho bảng số liệu về chi phí sản xuất (giờ công) cho mỗi đơn vị sản phẩm ở các quốc gia như sau:

 

 

 

a. Nước nào có lợi thế tuyệt đối về thép, về vải? Tại sao?

b. Nếu thương mại diễn ra giữa Nhật Bản và Việt Nam tại mức giá là 1 vải đổi 2 thép thì hai

nước có lợi hay không? Giải thích?

Hướng dẫn:

a. Ta thấy, chi phí sản xuất thép và vải ở Việt Nam đều thấp hơn so với Nhật Bản. Vi vậy, Việt

Nam có lợi thế tuyệt đối về cả hai sản phẩm.

Page 10: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

b. Để tính toán lợi ích từ trao đổi với tỷ lệ đã cho, trước hết phải tính toán giá cả tương quan của

từng sản phẩm của từng quốc gia. Giá cả tương quan chính là giá của sản phẩm này tính bằng

sản phẩm khác dựa trên chi phí lao động trong phạm vi một quốc gia. Vì vậy:

- Ở Nhật Bản: giá thép trong nước: 1thép = 0,4vải hay 2thép = 0,8vải. Trao đổi với Việt Nam:

2thép = 1 vải. Lợi ích thu được: 1vải – 0,8vải = 0,2vải.

- Tương tự, ở Việt Nam: giá vải trong nước: 1vải = 1thép. Trao đổi với Nhật Bản:

1vải = 2thép. Lợi ích thu được: 1thép – 1thép = 1thép.

Tóm tắt ở bảng sau:

2. Bài tập về thuế quan

Đồ thị cung cầu của một loại thành phẩm X ở thị trường nội địa cho bởi hai phương trình sau:

Cung:   QS = -50 + 10P. (P được tính bằng USD)

Cầu:     QD = 400 - 5P

Sản phẩm X được bán trên thị trường thế giới với giá Pw = 20USD.

a. Xác định số lượng hàng nhập khẩu trong trường hợp tự do hoá thương mại

b. Nếu chính phủ áp dụng thuế quan nhập khẩu với thuế suất t = 25%, xác định số lượng hàng

nhập khẩu.

c. Hãy tính toán những lợi ích và thiệt hại của thuế quan nói trên.

Hướng dẫn:

Page 11: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

a. Điều kiện tự do hoá thương mại:

Giá cả trong nước = giá cả thế giới. Px = Pw = 20USD

Cung: Qs = -50 + 10x20 = 150 (X)

Cầu:  Qd = 400 – 5x20 = 300 (X)

Nhập khẩu: Qnk (AB) = Qd – Qs = 300 – 150 = 150 (X)

b. Thuế nhập khẩu t = 25%, giá cả hàng hoá nhập khẩu bây giờ sẽ là Pt = Pw(1 + 0,25) =

25USD.

Cung: Qs = -50 + 10x25 = 200 (X)

Cầu:  Qd = 400 – 5x25 = 275 (X)

Nhập khẩu: Qnk (CD) = Qd – Qs = 275 – 200 = 75 (X)

c. Tính toán những lợi ích và thiệt hại của thuế quan:

Tính toán theo hình minh hoạ dưới đây:

- Thặng dư tiêu dùng giảm (TDTD) = a + b + c + d = [(275 + 300)x5]/2          (USD)

- Thặng dư sản xuất tăng (TDSX) = a = [(150 + 200)x5]/2                               (USD)

- Thu ngân sách chính phủ (NSCP) = c = 75 x 5                                               (USD)

- Thiệt hại xã hội do thuế quan = TDTD – TDSX – NSCP                                (USD)

ví dụ 1:cho mô hình giữa 2 quốc gia 1 và quốc gia 2 như sau:đơn vị:(lao động/sản phẩm)

80000lđ 90000lđ

QG1 QG2

sản phẩm A 4 2

Page 12: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

sản phẩm B 1 3

câu hỏi:a.xác định mô hình mậu dịch giữa 2 QG?giải thích?

b.xác định khung trao đổi giữa 2 QG

c.tính lợi ích do TMQT đem lại cho mỗi quốc gia:biết khi trao đổi quốc tế là:15000A=20000B

d.vẽ đường giới hạn khkả năng sản xuất của mỗi quốc gia.

bài giải:

a.xác định mô hình mậu dịch giữa 2 QG và giải thích:

-để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm A:

QG1:1A=4B

QG2:1A=2/3B(1A=0,67B) =>3A=2B

-để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm B:

QG1:1B=1/4A(1B=0,25A) =>4B=1A

QG2:1B=3/2A(1B=1,5A)

=>ta nhận thấy chi phí cơ hội mà QG1 sử dụng để sản xuất sản phẩm B thấp hơn của QG2

=>QG1 có lợi thế về sản phẩm B =>QG1 sẽ chuyên môn hóa sản phẩm B

+chi phí cơ hội của QG2 sử dụng để sản xuất sản phẩm A thấp hơn QG1 =>QG2 sẽ có lợi thế về

sản phẩm A =>QG2 sẽ chuyên môn hóa sản phẩm A.

b.xác định kkhung trao đổi:

trao đổi ngang giá

QG1:nội địa:4B=1A

quốc tế:4B>1A =>12B>3A

QG2:nội địa:3A=2B

quốc tế:3A>2B =>6A>4B

=>khung trao đổi:2B<3A<12B hoặc 1A<4B<6A

c.xác định lợi thế do TMQT đem lại cho mỗi quốc gia:15000A=20000B

QG1:chuyên môn hóa sản xuất spB =>khả năng sản xuất là:80000B

trao đổi quốc tế,khả năng tiêu dùng:60000B -15000A

Page 13: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

tự sản xuất,khả năng tiêu dùng là: 60000B =>5000A

60000lđ =>thừa 20000lđ

=>khi đem trao đổi quốc tế thì QG1 sẽ tăng thêm 10000A

tự sản xuất,khả năng tiêu dùng là: 15000A =>20000B

60000lđ =>thừa 20000lđ

=>khi đem trao đổi thì QG1 tăng thêm 40000B

QG2:chuyên môn hóa sản xuất spA =>khả năng sản xuất là:45000A

trao đổi quốc tế,khả năng tieu dùng là:30000A - 20000B

tự sản xuất,khả năng tiêu dùng là:30000A =>10000B

60000lđ =>thừa 30000lđ

=>kkhi đem trao đổi quốc tế thì QG2 tăng thêm 10000B

tự sản xuát,khả năng tieu dùng là: 20000B =>15000A

60000lđ =>thừa 30000lđ

=>khi đem trao đổi quốc tế thì QG2 tăng thêm 15000A

d.vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của 2 QG

QG1:ta có phương trình:4A+1B=80000 lđ

QG2:ta có phương trình:2A+3B=90000 lđ

dựa vào 2 phương trình đó ta có thể vẽ được đường giợi hạn khả năng sản xuất của 2 QG

các bạn tự vẽ nhé.

Bài viết gốc tại: http://www.vnecon.vn/showthread.php?t=30808&page=1#ixzz1sDAfIUZe

ví dụ 1:cho mô hình giữa 2 quốc gia 1 và quốc gia 2 như sau:đơn vị:(lao động/sản phẩm)

80000lđ 90000lđ

Page 14: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

QG1 QG2

sản phẩm A 4 2

sản phẩm B 1 3

câu hỏi:a.xác định mô hình mậu dịch giữa 2 QG?giải thích?

b.xác định khung trao đổi giữa 2 QG

c.tính lợi ích do TMQT đem lại cho mỗi quốc gia:biết khi trao đổi quốc tế là:15000A=20000B

d.vẽ đường giới hạn khkả năng sản xuất của mỗi quốc gia.

bài giải:

a.xác định mô hình mậu dịch giữa 2 QG và giải thích:

-để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm A:

QG1:1A=4B

QG2:1A=2/3B(1A=0,67B) =>3A=2B

-để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm B:

QG1:1B=1/4A(1B=0,25A) =>4B=1A

QG2:1B=3/2A(1B=1,5A)

=>ta nhận thấy chi phí cơ hội mà QG1 sử dụng để sản xuất sản phẩm B thấp hơn của QG2

=>QG1 có lợi thế về sản phẩm B =>QG1 sẽ chuyên môn hóa sản phẩm B

+chi phí cơ hội của QG2 sử dụng để sản xuất sản phẩm A thấp hơn QG1 =>QG2 sẽ có lợi thế về

sản phẩm A =>QG2 sẽ chuyên môn hóa sản phẩm A.

b.xác định kkhung trao đổi:

trao đổi ngang giá

QG1:nội địa:4B=1A

quốc tế:4B>1A =>12B>3A

QG2:nội địa:3A=2B

quốc tế:3A>2B =>6A>4B

=>khung trao đổi:2B<3A<12B hoặc 1A<4B<6A

c.xác định lợi thế do TMQT đem lại cho mỗi quốc gia:15000A=20000B

Page 15: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

QG1:chuyên môn hóa sản xuất spB =>khả năng sản xuất là:80000B

trao đổi quốc tế,khả năng tiêu dùng:60000B -15000A

tự sản xuất,khả năng tiêu dùng là: 60000B =>5000A

60000lđ =>thừa 20000lđ

=>khi đem trao đổi quốc tế thì QG1 sẽ tăng thêm 10000A

tự sản xuất,khả năng tiêu dùng là: 15000A =>20000B

60000lđ =>thừa 20000lđ

=>khi đem trao đổi thì QG1 tăng thêm 40000B

QG2:chuyên môn hóa sản xuất spA =>khả năng sản xuất là:45000A

trao đổi quốc tế,khả năng tieu dùng là:30000A - 20000B

tự sản xuất,khả năng tiêu dùng là:30000A =>10000B

60000lđ =>thừa 30000lđ

=>kkhi đem trao đổi quốc tế thì QG2 tăng thêm 10000B

tự sản xuát,khả năng tieu dùng là: 20000B =>15000A

60000lđ =>thừa 30000lđ

=>khi đem trao đổi quốc tế thì QG2 tăng thêm 15000A

d.vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của 2 QG

QG1:ta có phương trình:4A+1B=80000 lđ

QG2:ta có phương trình:2A+3B=90000 lđ

dựa vào 2 phương trình đó ta có thể vẽ được đường giợi hạn khả năng sản xuất của 2 QG

các bạn tự vẽ nhé.

     

     

     

Bai 2

 Cho phương trình đường cung và cầu đối với mặt hàng X của quốc gia nhỏ là :

S(x)=2+6P(x) (1)

D(x)=20-4P(x) (2)

Page 16: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

Biết giá hàng hóa trước khi nhập khẩu là P=1USD, Chính phủ đánh thuế T=50%.

Thu nhập chính phủ từ thuế NK = 1,5 USD

Mức giảm thặng dư người tiêu dùng khi CP đánh thuế = 7,5 USD

Mức tăng thặng dư đối với nhà sản xuất = 4,75 USD

Giả sử quốc gia tham gia vào khu vực mậu dịch tự do với mức thế nhập khẩu chỉ còn 5%

Hãy tính các chỉ tiêu: thu nhập của chính phủ; mức giảm thặng dư người tiêu dùng khi CP đánh

thuế; mức thặng dư đối với người sản xuất. Rút ra nhận xét.

Bài làm:

Ta có :

P0 : Giá hàng hóa khi chưa đánh thuế

P1: Giá hàng hóa khi bị đánh thuế

Q1, Q2 : Sản lượng sản xuất

Q3. Q4 : Sản lượng tiêu dùng

P1 = P0(1+T) = 1(1+0.05) = 1.05 (USD)

Dựa vào pt (1), (2) ta tính Q1, Q2, Q3, Q4

Q1 = 2 + 6.1 = 8

Q2 = 2 + 6.1,05 = 8.3

Q3 = 20 – 4.1,05= 15,8

Q4 = 20 – 4.1 = 16

(a). Thu nhập của chính phủ từ thuế nhập khẩu = (P1- P0).(Q3 – Q2) = 0,05.7,5 = 0.375 (USD)

(b). Mức giảm thặng dư người tiêu dùng khi chính phủ đánh thuế = ½.(Q3 + Q4).(P1 – P0) = ½.

(15,8+16).(0,05) = 0.795 (USD)

©. Mức tăng thặng dư đối với nhà sản xuất = ½.(Q2 + Q1).(P1 – P0) = ½.(8,3 + 8).(0,05) = 1.66

(USD)

(d). Nhận xét :

Sau khi tham gia vào khu vực mậu dịch tự do thì:

Page 17: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

Mức giảm thặng dư đối với người tiêu dùng giảm từ 7,5 USD xuống còn 0,795 USD.

Mức tăng thặng dư đối với nhà sản xuất giảm : từ 4,75 USD xuống còn 1,66 USD.

Thu nhập của chính phủ giảm : từ 1,5USD xuống còn 0,375 USD

Hướng dẫn giải bài tập Kinh tế quốc tế

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

 

1. Bài tập về Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối và Lợi thế so sánh:

Cho bảng số liệu về chi phí sản xuất (giờ công) cho mỗi đơn vị sản phẩm ở các quốc gia như sau:

 

 

 

 

a. Nước nào có lợi thế tuyệt đối về thép, về vải? Tại sao?

b. Nếu thương mại diễn ra giữa Nhật Bản và Việt Nam tại mức giá là 1 vải đổi 2 thép thì hai

nước có lợi hay không? Giải thích?

Hướng dẫn:

a. Ta thấy, chi phí sản xuất thép và vải ở Việt Nam đều thấp hơn so với Nhật Bản. Vi vậy, Việt

Nam có lợi thế tuyệt đối về cả hai sản phẩm.

 

 

Page 18: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

b. Để tính toán lợi ích từ trao đổi với tỷ lệ đã cho, trước hết phải tính toán giá cả tương quan của

từng sản phẩm của từng quốc gia. Giá cả tương quan chính là giá của sản phẩm này tính bằng

sản phẩm khác dựa trên chi phí lao động trong phạm vi một quốc gia. Vì vậy:

- Ở Nhật Bản: giá thép trong nước: 1thép = 0,4vải hay 2thép = 0,8vải. Trao đổi với Việt Nam :

2thép = 1 vải. Lợi ích thu được: 1vải – 0,8vải = 0,2vải.

- Tương tự, ở Việt Nam : giá vải trong nước: 1vải = 1thép. Trao đổi với Nhật Bản:

1vải = 2thép. Lợi ích thu được: 1thép – 1thép = 1thép.

Tóm tắt ở bảng sau:

2. Bài tập về thuế

quan

Đồ thị cung cầu của

một loại thành phẩm

X ở thị trường nội địa

cho bởi hai phương

trình sau:

Cung:   QS = -50 + 10P. (P được tính bằng USD)

Cầu:     QD = 400 - 5P

Sản phẩm X được bán trên thị trường thế giới với giá Pw = 20USD.

a. Xác định số lượng hàng nhập khẩu trong trường hợp tự do hoá thương mại

b. Nếu chính phủ áp dụng thuế quan nhập khẩu với thuế suất t = 25%, xác định số lượng hàng

nhập khẩu.

c. Hãy tính toán những lợi ích và thiệt hại của thuế quan nói trên.

Hướng dẫn:

 

 

Page 19: Bai-tập-về-Lý-thuyết-Lợi-thế-tuyệt-đối-va-Lợi-thế-so-sanh

a. Điều kiện tự do hoá thương mại:

Giá cả trong nước = giá cả thế giới. Px = Pw = 20USD

Cung: Qs = -50 + 10x20 = 150 (X)

Cầu:  Qd = 400 – 5x20 = 300 (X)

Nhập khẩu: Qnk (AB) = Qd – Qs = 300 – 150 = 150 (X)

b. Thuế nhập khẩu t = 25%, giá cả hàng hoá nhập khẩu bây giờ sẽ là Pt = Pw(1 + 0,25) =

25USD.

Cung: Qs = -50 + 10x25 = 200 (X)

Cầu:  Qd = 400 – 5x25 = 275 (X)

Nhập khẩu: Qnk (CD) = Qd – Qs = 275 – 200 = 75 (X)

c. Tính toán những lợi ích và thiệt hại của thuế quan:

Tính toán theo hình minh hoạ dưới đây:

- Thặng dư tiêu dùng giảm (TDTD) = a + b + c + d = [(275 + 300)x5]/2          (USD)

- Thặng dư sản xuất tăng (TDSX) = a = [(150 + 200)x5]/2                               (USD)

- Thu ngân sách chính phủ (NSCP) = c = 75 x 5                                               (USD)

- Thiệt hại xã hội do thuế quan = TDTD – TDSX – NSCP                                (USD)