bai viet fb cu

17
Khi ai làm cho ta giận thì ta khổ. Ta muốn nói một câu hay làm một việc gì đó để cho người kia khổ, nghĩ rằng làm như thế thì ta sẽ bớt khổ. Ta tự bảo: "Tôi muốn trừng phạt anh. Tôi muốn làm cho anh đau khổ vì anh đã làm cho tôi đau khổ. Thấy anh đau khổ tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn." Rất nhiều người có xu hướng hành động một cách trẻ con như vậy. Sự thật là khi ta làm cho người kia đau khổ thì ng ười ấy sẽ trả đũa bằng cách làm cho ta đau khổ thêm. Kết quả là leo thang đau khổ cho cả hai bên. Đáng lẽ ra thì cả hai bên đều cần tình thương, cần giúp đỡ. Không ai đáng bị trừng phạt cả. Khi ta giận, khi một ai đó làm cho ta giận thì ta phải trở về với thân tâm và chăm sóc cơn giận của mình. Không nên nói gì hết. Không nên làm gì hết. Khi đang giận mà nói năng hay hành động thì chỉ gây thêm đổ vỡ mà thôi. Phần lớn chúng ta không làm được điều đó. Chúng ta không muốn trở về với tự thân. Chúng ta chỉ muốn theo đuổi người kia để trừng phạt. Nếu một cái nhà đang cháy thì việc trước nhất phải làm là chữa cháy căn nhà chứ không phải chạy theo đuổi bắt người đốt nhà. Nếu chỉ lo chạy theo người mà ta nghi là đã đốt nhà thì căn nhà sẽ cháy rụi trong khi ta chạy theo đuổi bắt người kia. Như thế là không khôn ngoan. Phải trở về dập tắt lửa trước đã. Vậy thì khi giận, nếu tiếp tục đối đầu, tranh cãi với người làm cho ta giận, nếu chỉ muốn trừng phạt người ấy thì ta đã hành động y như người chạy theo người đốt nhà trong khi căn nhà của ta đang bốc lửa. [Nhất Hạnh] Các thầy Tỷ kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là bậc thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy. [Kinh Di giáo - Trí Quang dịch] mây của trời, hãy để gió cuốn đi. "Bận lòng chi nắm bắt Trăm năm nữa còn không Xin về làm mây trắng Nhẹ nhàng trôi thong dong."

Upload: thgnguyen

Post on 14-Dec-2015

212 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

bai viet Phat phap

TRANSCRIPT

Page 1: bai viet fb cu

Khi ai làm cho ta giận thì ta khổ. Ta muốn nói một câu hay làm một việc gì đó để cho người kia khổ, nghĩ rằng làm như thế thì ta sẽ bớt khổ. Ta tự bảo: "Tôi muốn trừng phạt anh. Tôi muốn làm cho anh đau khổ vì anh đã làm cho tôi đau khổ. Thấy anh đau khổ tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn."

Rất nhiều người có xu hướng hành động một cách trẻ con như vậy. Sự thật là khi ta làm cho người kia đau khổ thì người ấy sẽ trả đũa bằng cách làm cho ta đau khổ thêm. Kết quả là leo thang đau khổ cho cả hai bên. Đáng lẽ ra thì cả hai bên đều cần tình thương, cần giúp đỡ. Không ai đáng bị trừng phạt cả.

Khi ta giận, khi một ai đó làm cho ta giận thì ta phải trở về với thân tâm và chăm sóc cơn giận của mình. Không nên nói gì hết. Không nên làm gì hết. Khi đang giận mà nói năng hay hành động thì chỉ gây thêm đổ vỡ mà thôi.

Phần lớn chúng ta không làm được điều đó. Chúng ta không muốn trở về với tự thân. Chúng ta chỉ muốn theo đuổi người kia để trừng phạt.

Nếu một cái nhà đang cháy thì việc trước nhất phải làm là chữa cháy căn nhà chứ không phải chạy theo đuổi bắt người đốt nhà. Nếu chỉ lo chạy theo người mà ta nghi là đã đốt nhà thì căn nhà sẽ cháy rụi trong khi ta chạy theo đuổi bắt người kia. Như thế là không khôn ngoan. Phải trở về dập tắt lửa trước đã. Vậy thì khi giận, nếu tiếp tục đối đầu, tranh cãi với người làm cho ta giận, nếu chỉ muốn trừng phạt người ấy thì ta đã hành động y như người chạy theo người đốt nhà trong khi căn nhà của ta đang bốc lửa.

[Nhất Hạnh]

Các thầy Tỷ kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là bậc thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy.

[Kinh Di giáo - Trí Quang dịch]

mây của trời, hãy để gió cuốn đi.

"Bận lòng chi nắm bắtTrăm năm nữa còn khôngXin về làm mây trắngNhẹ nhàng trôi thong dong."

-----------------------

Ta thường nghĩ rằng để có hạnh phúc thì cần phải nắm bắt càng nhiều điều kiện tiện nghi càng tốt, cho nên hễ có cơ hội là ta cứ tha hồ tích góp mà không hề biết chối từ. Nhưng điều lạ lùng là càng tích góp bao nhiêu ta càng thấy thiếu thốn và lạc lõng bấy nhiêu. Tại vì những thỏa mãn kia đã làm cho cơ chế cảm xúc bùng vỡ và nó buộc ta phải thường xuyên nạp cho nó một lượng cần thiết thì nó mới chịu lắng yên. Để phục vụ cho cơn cảm xúc nhất thời ấy, ta đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng và đôi khi chấp nhận phương hại đến phẩm chất đạo đức, để rồi khi cảm xúc rút lui thì tâm hồn ta trở nên quạnh hiu, xơ xác.

Ta hãy nghiệm lại chính mình, cái gì đã khiến cho phẩm chất đời sống của ta trở nên yếu kém như vậy? Có phải vì nhận thức sai lầm, vì sự kích động của môi trường chung quanh, ta đã để cho lòng tham của mình bị tưới tẩm nên ta cố gắng tìm mọi cách đem những món tiện nghi vật chất ấy về cho bằng được.

Page 2: bai viet fb cu

Hồi đầu ta nghĩ rằng nếu không có nó thì ta không thể sống thoải mái và hạnh phúc được, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi là ta đã nhàm chán và không còn muốn nhìn tới nó nữa. Nhiều khi đồ đạc để chật kín cả nhà, không còn lối đi, không còn không gian để thở, nên ta đành phải đem cho bớt. Bấy giờ ta bỗng nhận ra buông xả cũng đem lại cảm giác an bình và hạnh phúc.

Tiện nghi về tinh thần cũng vậy, không phải lúc nào ta cũng cần nó hay cần nó một cách xa xỉ. Một thuyền trưởng tài giỏi thì phải biết cách giải cứu con thuyền quá khẳm của mình khi nó không thể tiến tới phía trước hay không thể nhúc nhích được nữa. Đôi khi vị thuyền trưởng ấy phải chấp nhận quẳng bớt những thùng hàng hóa thật to xuống biển, dù biết rằng những thùng hàng ấy rất đắt giá. Sự công nhận, ngợi khen, kính trọng, thương yêu là những nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng nếu vì nó mà ta phải gồng mình lên để đối phó hay phải vắt kiệt năng lượng để giữ gìn, đến nỗi ta không còn là chính mình hay mất cả phương hướng sống thì ta cũng đành phải từ giã bớt thôi.

Buông xả bao giờ cũng đem lại sự nhẹ nhõm trong tâm hồn, nó là một nghệ thuật sống rất cao cấp nhưng không phải dễ làm. Bởi vì ta không dễ tin rằng nếu thiếu đi điều kiện tiện nghi ấy thì cuộc sống của ta vẫn đảm bảo an toàn hay chuyển biến tốt hơn, và ta cũng không dễ đón nhận cảm giác khó chịu khi thói quen hưởng thụ không còn được phục vụ như trước nữa. Nhưng nếu ta không thể chiến thắng với những ham muốn quá mức và có tính chất hủy hoại năng lượng chính mình trong thực tại, thì đừng hỏi tại sao ta không thiếu thốn thứ gì nhưng lại không thể sống bình an và hạnh phúc như bao người khác. Phải lượng sức mình, phải ý thức tình trạng tâm thức của mình để sắp đặt lại lối hưởng thụ sao cho thích hợp, trong đó buông xả là điều ta nên nghĩ tới và hãy can đảm thử qua.

......

Buông xả đúng lúc không những giải cứu ta ra khỏi cơn khủng hoảng bế tắc, mà nó còn trả tâm hồn ta trở về với con người chân thật hồn nhiên năm xưa, chuyển tâm thức ta sang những cung bậc cao hơn, đưa cuộc đời ta sang một khúc quanh khác sáng đẹp hơn. Nếu ta là kẻ trải nghiệm nhiều năm trong cuộc đời, ta sẽ có khuynh hướng dành nhiều thời gian và năng lực để bồi dưỡng những giá trị bình an và hạnh phúc trong tâm hồn, chứ không còn hăng hái như những người trẻ luôn sẵn sàng lao theo những trận bão điên nông nổi để giành lấy những thứ hấp dẫn lực bên ngoài. Vì khi nằm trên giường bệnh hay đối mặt với tử thần, ta sẽ không nắm được gì cả ngoài tâm hồn bé nhỏ đáng thương của mình. 

Mà đâu cần đợi đến giây phút ấy, khi ta muốn được yêu, khi ta muốn được thoát khỏi một tai nạn khốn đốn nào đó thì những thứ tiện nghi kia bỗng trở nên thừa thãi đến vô nghĩa và ta dễ dàng vất nó sang một bên. Ngay cả sự ngưỡng mộ, kính trọng, ngợi khen ta cũng không cần nữa. Lúc ấy ta đã khẳng khái tuyên bố những thứ ấy chỉ là những phương tiện tạm bợ thôi, một cõi lòng bình yên và tình thương chân thật mới là thứ quý giá và đáng gìn giữ nhất trên đời. Kinh nghiệm ấy đã giúp ta đã ý thức được hạnh phúc hay khổ đau đều tùy thuộc vào tâm ta. Nếu ta không tin vào tâm mình, cứ lang thang đi tìm những điều kiện bên ngoài thì với hạnh phúc, ta sẽ mãi là kẻ trắng tay.

.....

Bận lòng chi nắm bắtTrăm năm nữa còn khôngXin về làm mây trắngNhẹ nhàng trôi thong dong.

[Minh Niệm]

Page 3: bai viet fb cu

Đợt ông bạn xã hội không thân lắm của mình share từ FB của bạn không quen không biết. Rồi ông ấy chửi: “Dm, thể loại sách này mà cho xuất bản? Dm, cái xã hội đéo gì thế này? Đm, có còn ai quản lý cái đất nước này không”

Mình comment nhẹ nhàng thôi, mà ổng lặng lẽ xóa luôn cái post “xã hội đéo”Mình nói:- Anh à, anh đã đọc cuốn sách này chưa mà anh chửi? Anh có biết tựa đề cuốn sách không? hay anh chỉ thấy đoạn trích chụp hình lên rồi anh chửi? Đây là cuốn “Có một phố vừa đi qua phố” của Đinh Vũ Hoàng Nguyên, không phải là sách nhảm. Trước mấy vấn đề mình không rõ, anh đừng nặng lời, nha anh!

Đó, cái xã hội “đéo” đó đó, người ta rất dễ bị truyền thông dắt mũi. Facebook là cái lò để người ta share, thể hiện cá tính, dễ dàng buông ra vài câu “dm, vcl…”, cứ tưởng là mình hơn thiên hạ, mình ngồi chiếu trên nhưng thật ra vẫn ngồi dưới đáy giếng. Biết tâm lý Chí Phèo đó, nên thường các trang báo mạng sẽ đưa tựa đề thiệt shock. Người ta chửi báo mạng giờ như đống rác, thiệt ra có người xả thì mới có rác. Chính vì tâm lý thích chửi bới mà hình thành nên văn hóa báo mạng nhảm nhí.

Để chửi, lên án vấn đề gì đó không phải là dễ. Nếu không tỏ tường thì dễ lâm vào cảnh đưa tay tự tát vào mặt. Và những comment ngộp chữ “dm…” thì thường vô nghĩa. 

[Chou Le]

"Đản tri kim nhật nguyệt Thùy thức cựu xuân thu"

Sống ngày nay biết ngày nay Còn xuân thu trước ai hay làm gì.(Mật Thể dịch)

Page 4: bai viet fb cu

Một hôm có con gà hàng xóm đến làm tổ sau hè nhà Tăng và đẻ được mấy quả trứng. Chúng tiểu phát hiện được và sinh tâm lấy trứng luộc ăn. Trong đám tiểu đó, có tiểu nhỏ nhất mới vào chùa được hơn một năm, nói với tiểu huynh rằng: Hồi đó, em ở nhà ba má em thường hay luộc trứng cho em ăn, nó ngon lắm! Thế là chúng tiểu bàn bạc, giữ bí mật đừng cho sư phụ và các đại huynh biết mình lấy trứng luộc ăn. Nhưng phận chúng điệu còn ngây thơ làm sao dám mon men lấy soong nồi dưới bếp dùng, huống chi làm việc phi pháp này. Thế là các chú lấy cái ấm nước nhôm cũ sau vườn chùa, rửa sạch bỏ trứng vào, đem lui sau góc xa của vườn chùa để nấu. Phải dùng ba cục gạch làm bếp lò, hốt là mít khô làm củi để nấu. Bữa tiệc lén lút ăn cho thỏa chí thèm thuồng đã qua vài ngày. 

Không biết béo bổ bao nhiêu và chúng tiểu lại phát sinh nhiều hối hận. Trong giờ nghĩ trưa chỉ tịnh, các chú thì thầm đổ lỗi cho nhau về việc làm này. Chúng tiểu thỏa thuận giấu các thầy và lên bàn Bồ tát Hộ pháp tụng kinh Địa Tạng sám hối và làm lễ siêu độ cho mấy chú gà trong những quả trứng đó.

Một hôm nọ, sau thời Bố tát tại chùa, chúng Tăng lên chùa tụng giới luật, đây là nghi thức truyền thống đúng theo lời Phật dạy. Đầu tiên là đọc tam quy ngũ giới cho chúng tiểu. Chúng tiểu áo tràng nghiêm chỉnh và chắp tay búp sen đặt trước ngực và lắng nghe. Trước hình ảnh trang nghiêm của nghi thức tụng giới. Sư phụ trú trì với khuôn mặt nhân từ, đôi mắt như tư thế ngồi thiền, ngước nhìn vào lớp chúng điệu. Bên phía trái và phía phải, các thầy lớn cũng ngồi ngay ngắn đón giờ tụng giới. Chúng tiểu thấy sự im lặng và trầm hùng toát ra từ đoàn thể đại Tăng. Các chú qùy nghe năm giới mà chú nào cũng nhắm mắt lại như có vẽ không dám đối diện sự thật. Trong lòng các chú cảm thấy khó xử quá chừng. Buổi nghe thuyết ba pháp quy y và năm giới, lòng các chú càng nặng nề hơn vì chuyện luộc mấy quả trứng gà. Khi chúng tiểu nghe giới xong về nhà xầm xì với nhau rất lâu. Chuyện ăn lén mấy quả trứng giải quyết rồi sao sáng nay thấy lòng chúng ta bất an quá. Chú tiểu huynh than thở rằng, vì mình sám hối mà chưa thành tâm nên chưa hết tội. Tiểu đệ nói rằng sao mà chưa hết tội, vì mình đã sám hối và siêu độ rồi mà. Tiểu huynh tỏ vẽ mình là người thông thái kinh luật hơn chúng tiểu và kiếm lời để giải thích. Các thầy có dạy là làm tiểu phải kính thầy mình như kính Phật. Tuy rằng mình sám hối trên chùa nhưng chưa sám hối trước sư phụ nên tội lỗi chưa hết. Vả lại, mình ăn trứng gà, tức là giết con gà con từ trong trứng là mang tội sát sanh. Ăn xong rồi mà giấu sư phụ thì còn mang thêm tội che giấu, là đồng nghĩa thêm tội nói láo. Nhân quả ba đời, mình làm mình chịu chứ không ai chịu thay mình đâu. Nghe tiểu huynh nói say sưa đạo lý nhân quả, chúng tiểu nhỏ cảm thấy đúng. Một chú mạnh dạn đứng lên nói rằng, thôi đủ rồi, mình phải đi tìm sư phụ sám hối.

Chúng tiểu áo tràng nghiêm túc đi đến quì trước sư phụ, tiểu huynh đại diện tỏ bày hết sự tình và cầu xin sám hối. Sư phụ nghe xong, ngài im lặng rất lâu. Im lặng càng lâu bao nhiêu thì chúng tiểu càng bối rối bấy nhiêu. Các chú cũng nhắm mắt mà chờ đợi, xem diễn tiến tình huống sẽ đi về đâu. Sự im lặng như có gợi nhớ trong lòng sư phụ điều gì khó tả, lúc này chúng tiểu cũng không suy đoán sư phụ đang suy nghĩ gì. 

Một lúc sau, ngài dạy các con hãy lắng nghe thầy dặn. Phật dạy trong cuộc đời có hai hạng người là cao quý nhất. Hạng thứ nhất là các bậc trong sạch vẹn toàn không phạm một điều tội lỗi nào. Hạng thứ hai là người có phạm sai lầm mà thành tâm biết lỗi. Hôm nay các con thành tâm sám hối là điều thầy mừng. Các con nhớ lần sau đừng lặp lại nữa. 

Không hiểu sao, sư phụ đang nói mà lòng nghẹn ngào như sắp khóc. Ngài giấu mặt bằng cách quay người qua hướng khác và bảo rằng: Thôi được rồi, các con về nghỉ đi. Các chú cảm nhận rằng, có một tình thương kì diệu trong thầy đang phủ khắp tâm hồn của các chú tiểu. Chúng tiểu im lặng lạy thầy trong nước mắt mà lặng lẽ bước ra. Trong thâm tâm một bậc thầy tuổi quá sáu mươi, nhìn đám tiểu như người cha nhìn những đứa con. Các con nhỏ đó đang thiếu miếng ăn ngon lúc còn tuổi thơ. Tuy không nói ra cho chúng tiểu biết, nhưng lòng sư phụ đau như cắt. Con nít bên ngoài bằng tuổi chúng điệu, muốn gì được đó thỏa thích vui chơi. Còn chúng tiểu này còn nhỏ, ngày ngày ăn chay, tu học mà lại thiếu miếng

Page 5: bai viet fb cu

ăn. Thời buổi lúc đó, sư phụ xoay xở để chúng điệu đủ cơm ăn là quý lắm rồi.

Chúng tiểu bước ra ngoài và về phòng ngủ. Các chú im lặng khá lâu. Từ ngày về chùa được thầy nuôi dạy và săn sóc. Chưa bao giờ các chú xúc động và rưng nước mắt như hôm nay. Cái tâm trạng nhớ ơn thầy giờ này đã thẫm thấu khắp tâm can các chú tiểu nhỏ. Chú tiểu nhỏ thỏ thẻ với các tiểu huynh rằng, sao em thấy lòng sư phụ mình cao đẹp như Bồ tát Quán Thế Âm. Cả chúng tiểu đều rưng nước mắt, nghe xong lòng tràn đầy nỗi niềm biết ơn. Một chú bảo rằng, thôi từ nay mình đừng làm sư phụ buồn nữa, cả chúng tiểu đồng thanh đáp “Ừ”. Các chú như thỏa mãn với những ước nguyện trong lòng và bắt đầu thiu thiu ngủ.

[Đức Trí]

Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm. Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm. Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm. Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong.

--------------------------

Sám hối là hành động tích cực, hướng tâm về nẻo thiện, không chạy trốn sự thật và khao khát được sửa đổi bản thân để thăng hoa cuộc sống. Nói cách khác, sám hối là tẩy sạch các cấu uế tội lỗi giúp cho thân tâm trong sáng, an tịnh và mới mẽ. Sám là từ bỏ những lỗi lầm mà trước đó chúng ta đã vi phạm. Hối là phát nguyện từ nay về sau không bao giờ lặp lại các hành vi thiếu ý thức như trước đây và đồng thời thay đổi cái nhìn tích cực, bao dung hơn đối với muôn loài trong thực tại.

Thiết nghĩ, là một con người thì ai cũng mong muốn được an vui hạnh phúc và thích người khác thương yêu, quý trọng mình. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh nghiệp lực đẩy đưa khiến cho ta lâm vào tình trạng bế tắc nghèo khổ, túng thiếu và bất hạnh. Từ đó, ta chán ngán sự đời nên bỏ mặc cho số phận định đoạt và cuối cùng trở thành một con người hư đốn, vô nghĩa. Thực ra, bản chất của cuộc sống vốn dĩ vô thường; thân tâm và hoàn cảnh đều được thay đổi trong từng giây từng phút. Chúng luôn luôn thay đổi theo hai chiều hướng khác nhau, một là theo chiều hướng tiêu cực và thứ hai là tích cực. Nếu ta thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng không lành mạnh thì sẽ đi theo chiều hướng tiêu cực và dĩ nhiên là dẫn tới khổ đau, hệ lụy. Ngược lại, theo chiều hướng tích cực là ta biết gần gũi và học hỏi với những người có phẩm chất đạo đức cao đẹp. Và chính vì sự thay đổi tự nhiên đó, cho nên những người nghèo khổ vẫn có thể giàu sang sung sướng và kẻ bất nhân, hung tàn cũng có thể trở nên hiền lương đạo đức. Miễn là, ngay trong hiện tại họ biết khắc phục những lỗi lầm và tiếp xúc với các bậc thiện tri thức để học hỏi, noi gương thì chắc chắn đời sống của họ sẽ được chuyển đổi theo hướng đi sáng đẹp.

[Viên Ngộ]

Page 6: bai viet fb cu

Ai hỏi mình thể loại phim mình yêu thích nhất là gì, thì mình sẽ không ngần ngại trả lời rằng: “Mấy phim hậu cung, các hoàng hậu, quý phi, tài nhân đánh lộn nhau loạn xạ”. 

Coi mà khâm phục tài trí của mấy vị ấy, sắp xếp, tính toán tình huống, sự kiện cho thật hợp lý để đạt mục đích cuối cùng là quyền lực, thống nhất được tam cung lục viện. Còn tình yêu của ông vua, theo mình nghĩ cũng chỉ là công cụ để bọn họ đạt được mục đích của mình. Họ yêu mình hơn yêu tất cả mọi thứ trên đời.

------------------------

Khi nhỏ, mình cũng hay bị người khác bắt nạt, đi học thì bị bọn lớn tướng hơn ăn hiếp. Nên khi xem những phim hậu cung như thế thì thấy thích lắm. Mình đúc kết rằng, một người nhỏ bé cũng có thể tự bảo vệ bản thân bằng mưu trí, dùng cái sự thông minh pha chút tính toán mưu mô đánh bật lại bọn "sức trâu mà đầu óc bằng trái nho". 

Cuộc sống là phải đấu tranh để giành giật những vị trí tương xứng trong xã hội. Mình không tính toán, khéo sắp xếp cuộc đời thì sẽ thua kém những người khác. Mà khi thua kém thì sẽ bị người khác coi thường.

Trong quá trình trưởng thành, được tiếp cận với giáo lý của Đức Phật, mình đã ngộ ra rằng, cuộc đời này sẽ không diễn ra như những gì mình mong chờ. Mọi sự bất hạnh, khổ đau, thành đạt, sung sướng trong cuộc đời này diễn ra bởi sự chi phối của nhân-quả. Người sung sướng bởi phước đức, người đau khổ vì ác nghiệp. Phước đức là do mình kiến tạo. Như vậy, mình sẽ quyết định cuộc đời mình theo một hướng khác. 

Thay vì, ngồi ganh tỵ, đâm thọt, hại người, thì mình nên làm việc phước đức để kiến tạo một cuộc đời tốt

Page 7: bai viet fb cu

đẹp cho bản thân trong tương lai gần hoặc xa. Ngồi ganh tỵ, thù ghét thì cũng có được gì đâu, khi bản thân người mình cho là cái gai trong mắt được bảo vệ bằng cái gọi là “phước đức”. Họ tạo dựng thì giờ nhận được thành quả. Điều đó quá hợp lý, đúng cả về tình và lý.

Nên bây giờ, khi gặp một người thành đạt hơn, có địa vị, có trí tuệ hơn mình, mình luôn tự nhủ bản thân rằng: “Phải xem họ là một tấm gương để mình học tập, cố gắng. Nếu có trách thì tự trách bản thân thời quá khứ đã không ra sức vun trồng cái gọi là phước đức cho bản thân”. 

Bây giờ, mình vẫn thích xem phim hậu cung, coi mấy hoàng hậu, hoàng phi, cung nữ... đánh lộn loạn xạ. Nhưng cái đúc kết khi xem phim giờ đã khác. Thay vì khoái chí, hả hê khi thấy những nhân vật ác hành sự, thì mình sẽ mỉm cười rất tươi khi biết người chính nghĩa đã giành phần thắng trong cuộc chiến khẳng định địa vị của mình.

Người hồn nhiên thì sẽ bình yên…

[Louis Trương]

"Trước khi gặp thiện hữu tri thức, ta thấy núi sông là núi sông. Sau khi gặp thiện hữu tri thức chỉ dạy, ta thấy núi sông không phải là núi sông. Ngày nay, sau ba mươi năm tu hành, ta lại thấy núi sông là núi sông"

[Pháp sư Duy Tín]-------------------------------

Như một người ngồi trên chiếc đò, đò đi mà cho rằng bờ chạy. Cũng như thế, người ta chỉ nhìn mình hoàn toàn với con mắt sinh diệt. Người ta đã tự phủ nhận giá trị của mình vậy.

Đạo Phật, trái lại, lại phát huy cho ta thấy trong cái thân thể sinh diệt vô thường có cái bản tánh vô thượng bất sinh diệt. Đạo Phật đã phát huy bản tánh ấy bằng cách căn cứ ngay với giác quan thô cạn chứ không xa xôi đâu khác. Và khi nói đến bản tánh bất sinh diệt ấy, thì đạo Phật đã dùng vô số danh từ rất cao đẹp.

Thật ra, chúng ta bất lực, tư tưởng hành động bị "vô minh" chi phối, là vì chúng ta không tự ngộ bản tánh ấy. Nếu giác ngộ tánh bất diệt trong sinh diệt thì toàn thể sinh diệt là bất diệt vậy.

Và cuộc đời chúng ta sẽ hiện thân của Từ bi, sẽ rạng ngời ánh Trí tuệ, nếu chúng ta luôn luôn sống với bản tánh bất diệt trong cuộc đời sinh diệt.

[Thích Thiện Siêu]

Kinh Kim Cương đã thâu tóm toàn bộ tinh yếu của hệ tư tưởng Bát nhã và được xem là Tập đại thành của hệ thống kinh tạng hết sức đồ sộ này. Ngoài học thuyết Vô trụ và Biện chứng pháp, kinh Kim Cương còn đề cập đến một số nội dung quan trọng khác, như Triết lý hành động, việc xây dựng mẫu người Bồ tát lý tưởng với tinh thần nhập thế độ sinh…, và đặc biệt là quan niệm về Như Lai.

Trong kinh Kim Cương, Như Lai được quan niệm không phải là một con người cụ thể với sắc thân đầy đủ “ba mươi hai tướng quý, tám mươi vẻ đẹp” như ta hằng biết đến, mà đó là khái niệm được dùng để chỉ một thực tại siêu việt mọi tướng trạng - cái mà bản kinh này gọi là “thực tại phi tướng”. Nguyên ngữ

Page 8: bai viet fb cu

tiếng Phạn của khái niệm này là Tathagata, dịch sang tiếng Trung Hoa là Như Lai. 

Như Lai trong kinh Kim Cương mang một sắc thái hoàn toàn mới so với quan niệm Đức Phật quyền năng đã từng tồn tại trong tín ngưỡng dân gian và trong lịch sử Phật giáo Việt Nam từ mấy thế kỷ trước đó.

Như Lai có hiện hình hay không, có thể nhìn thấy Như Lai qua ba mươi hai tướng quý hay không? Đó là những vấn đề đã được kinh Kim Cương nhiều lần đặt ra và giải quyết một cách cặn kẽ. Trong bản kinh này, Đức Phật đã nhiều lần hỏi Tu Bồ Đề rằng: “Này Tu Bồ Đề, ý ông nghĩ sao, có thể dựa vào thân ba mươi hai tướng quý để thấy được Như Lai chăng?”. Tu Bồ Đề đáp: “Thưa Đức Thế Tôn không thể, chẳng thể nào dựa vào thân ba mươi hai tướng quý để thấy được Như Lai. Vì sao vậy? Vì Thế Tôn dạy rằng, thân ba mươi hai tướng quý ấy vốn chẳng phải ba mươi hai tướng quý thật, mà chỉ tạm gọi là thân ba mươi hai tướng quý”. Và, Đức Phật kết luận: “Nếu ai dựa vào thân tướng để mong thấy Phật, nếu ai nương theo âm thanh để cầu thấy Phật, đó là những người mang ý nghĩ lầm lạc, chẳng bao giờ thấy được Như Lai” (Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai)

Như vậy, quan niệm về Như Lai trong kinh Kim Cương đã có một nội hàm khác hẳn so với những quan niệm về Đức Phật lịch sử hay Đức Phật quyền năng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Bởi vì, Đức Phật lịch sử hay Đức Phật quyền năng bị hạn cuộc trong những thân tướng nhất định, tức là vẫn còn bị quy luật vô thường chi phối, vẫn có sinh có diệt. Ngược lại, Như Lai, theo quan niệm trong kinh Kim Cương, là một thực tại siêu việt mọi tướng trạng, là cái Chân như của vạn pháp, vận hành một cách phổ quát trong mọi sự vật. Kinh Kim Cương cho rằng: “Phàm những gì có hình tướng thảy đều hư vọng, chỉ khi nào siêu việt khỏi mọi tướng trạng mới thấy được Như Lai” (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai). Theo đó, Như Lai chính là thực tại tối hậu của vạn hữu. Đối với thực tại tối hậu này, ta không thể nhận thức nó như một đối tượng. Chỉ khi nào nắm bắt được cái đồng nhất trong muôn ngàn sai biệt của hiện tượng giới thì khi đó, ta mới thể nhập được cái thực tại tối hậu ấy, tức mới nhận thức được Như Lai.

Nhìn chung, quan niệm về Như Lai trong kinh Kim Cương là một sự bổ sung rất quan trọng đối với lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam trong tiến trình nhận thức Đức Phật. Trong giai đoạn đầu Phật giáo du nhập vào Việt Nam, Phật tử Việt Nam chỉ biết hướng ra bên ngoài để tìm cầu một Đức Phật nhiệm mầu. Sau khi xuất hiện ở Việt Nam, kinh Kim Cương đã hướng họ quay vào bên trong để tìm lại Đức Phật của chính mình. Mặc dù hai quan niệm này là biểu hiện của hai cấp độ nhận thức khác nhau về Đức Phật, song chúng không hề triệt tiêu nhau. Trên thực tế, cho đến nay, cả hai quan niệm ấy vẫn cùng tồn tại trong tâm thức Phật tử. Chính sự hợp lưu của hai quan niệm này đã tạo nên một sắc thái mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, giúp Phật tử Việt Nam nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc hơn về Đức Phật.

[Không Nhiên]

“Anh nhi không khởi, không trụ, không đến, không đi, không nói chuyện”[Đại Bát Niết Bàn - Phẩm Anh nhi hạnh]

Con nít là thế, là nghề của nó. Cái khổ là mình không phải con nít mà đang tập hạnh con nít. Bật dậy đã mấy mươi năm. Tới lui mòn hết Sài thành. Miệng không như quạt mùa đông. Sinh khởi đã tích thành “tập”. Không phải chỉ một đời này mà vô số đời trước nữa. Không chừng cái thời Như Lai hành đạo đã có mặt mình. Ríu ra ríu rít rộn ràng. 

Mình giờ làm con nít không chút dễ dàng…

Page 9: bai viet fb cu

Không khởi, là Như Lai không khởi các pháp tướng. Không dừng trụ, là Như Lai không chấp tất cả các pháp. Không đến, là thân hành Như Lai không diêu động. Không đi, là Như Lai đã đến Đại bát Niết-bàn. Không nói, là Như Lai dầu vì tất cả chúng sanh diễn nói các pháp mà thật không có chỗ nói. Vì sao? Vì có chỗ nói, gọi là hữu vi. Như Lai Thế Tôn không phải hữu vi, cho nên không nói. Cũng không có ngôn từ, như anh nhi ngôn từ chưa rõ. Tuy có ngôn từ mà thật là không ngôn từ. Như Lai cũng vậy. Ngôn từ chưa rõ chính là lời nói bí mật của Như Lai. Dù đã nói, chúng sanh cũng không hiểu, nên nói là không có ngôn từ …

Con muốn biết cái chỗ bí mật mà Như Lai nói đó. Nó không nằm trong sách vở ngôn từ. Những quyển kinh dày chứa đựng bao nhiêu nghĩa lý, tâm thức nếu chưa trải qua cũng không thể hiểu. Huống là cái chỗ gọi là “lời nói bí mật của Như Lai”. Cái chỗ phải cần tập dần cái hạnh anh nhi không có tới lui, không chỗ chấp trước mới mong thấu tới.

Tâm nếu thật tĩnh, không lệ thuộc vào cái động của thân, không lệ thuộc vào cái động của cảnh. Thân động cảnh động mà tâm không tĩnh, vì tâm đang bị phong hàn nhiễm bệnh. Muốn tìm lại chút bình yên sau những loạn động đời thường, đành phải tránh cảnh, bó thân.

[Chân Hiền Tâm]

Tóm lại, Phật dạy cho người tại gia bốn pháp an lạc cho hiện tại là: Tháo vác, phòng hộ của cải đã kiếm được bằng nghề chân chính, làm bạn với thiện và sống điều hòa thăng bằng. Và bốn pháp tạo hạnh phúc cho tương lai, đời sau là: lòng tin, giới đức, bố thí và trí tuệ.

-------------------------

Các vị giới tử,

Hôm nay quý vị đến đây để lãnh đạo giáo pháp của Phật. Ðó là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi mình, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian. Vì lẽ đó quý vị nên lắng hết tâm thành để lãnh thọ những lời Phật dạy qua sự giáo giới của Chư tăng.

Ngày nay, Phật tử đến với giáo pháp của Phật là cốt tìm một phương pháp giải thoát an lạc, cũng như ngày xưa khi Phật còn tại thế, các vị cư sĩ cũng đi đến với Ngài để cầu mong sự chỉ giáo nơi Ngài, hầu đem lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc an vui.

Kinh Tăng Chi ghi lại rằng, một hôm, một cư sĩ tại gia đệ tử tên là Dighajanu (đầu gối dài) đi đến Thế Tôn, đảnh lễ và bạch rằng:

-- Bạch đức Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ, còn hưởng thọ các dục, sống hệ phược với vợ con, dùng các thứ hương hoa, phấn sáp, thọ lãnh vàng bạc. Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn hãy thuyết pháp cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để những pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại và hạnh phúc an lạc trong tương lai.

Ngày nay, các Phật tử tại gia đến đây, dù không nói rõ trong tâm tư nhưng có lẽ cũng ôm ấp một hoài bảo tương tự, ấy là làm thế nào để, với tư cách một tại gia cư sĩ còn thọ hưởng dục lạc, có được một đời sống hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại và cả về tương lai.

Page 10: bai viet fb cu

Mặc dù vị thương gia nầy sống với dục lạc thế gian, ông nhận thấy những tài sản vật chất chỉ giúp cho ông sống chứ không giúp cho ông an lạc. Ở giữa quyến thuộc vợ con đầy đủ, danh vọng tràn trề, tài sản sung túc, nhưng nếu tâm tư còn trĩu nặng âu lo, sợ hãi, tham lam, thù hận, thèm khát, thì dĩ nhiên sự sống đó chưa phải là sự sống an lạc. Cầu mong Phật ban cho một phương pháp đem lại cho ông hạnh phúc lâu dài. Ông cư sĩ ấy còn nhấn mạnh, trong khi vẫn thụ hưởng dục lạc chứ không phải cạo tóc xuất gia sống đời thoát tục như những vị Tỳ-kheo. Ðó là một lời hỏi rất chân thành tha thiết, đồng thời, cũng là một viên đá thử vàng. Ðạo Phật, dù sao siêu vị diệu thật nhưng liệu có ích lợi gì cho cái tuyệt đại đa số người còn lăn lóc trong thế gian hay không?

Phật dạy người ấy rằng:

-- Này cư sĩ, có bốn pháp này đưa đến hạnh phúc hiện tại, an lạc hiện tại cho thiện nam tử. Thế nào là bốn? Ðó là:1. Ðầy đủ sự tháo vác.2. Ðầy đủ sự phòng hộ.3. Làm bạn với thiện.4. Sống thăng bằng điều hòa.

Thế nào là đầy đủ sự tháo vác?

"Ðầy đủ sự tháo vác" nghĩa là, tại gia cư sĩ dù làm nghề nghiệp gì, cũng cần phải tinh xảo, siêng năng không biết mỏi mệt, biết suy tư, hiểu phương tiện, vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm.

Thế nào là đầy đủ sự phòng hộ?

"Ðầy đủ sự phòng hộ" nghĩa là, những tài sản đã do tháo vác siêng năng mà thu hoạch được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp kiếm được, phải khéo giữ gìn phòng hộ, để cho khỏi bị vua mang đi, bị trộm cướp mang đi, bị lửa đốt, bị nước trôi, bị con hư hỏng phá tan.

Thế nào là làm bạn với thiện?

"Làm bạn với thiện" nghĩa là, tại nơi mình sống, hay thị trấn, mà có những người gia chủ hay con trai chủ có giới đức đầy đủ lòng tin, bố thí, trí tuệ, thì nên làm quen nói chuyện, thảo luận với họ. Từ những người đầy đủ lòng tin hãy học tập lòng tin. Từ những người đầy đủ giới đức học tập giới đức. Từ những người đầy đủ bố thí, học tập bố thí. Từ những người đầy đủ trí tuệ, học tập trí tuệ. Ðây là làm bạn với thiện

Thế nào là sống thăng bằng điều hòa?

Sau khi làm ra của cải cần phải chi dùng một cách thích ứng, nghĩa là không quá phung phí mà cũng không quá bỏn xẻn. Làm chủ vật chất là cần phải tiêu dùng thì cứ tiêu dùng, không cần tiêu dùng thì giữ lại. Phật dạy đến bốn nguyên tắc để sống điều hòa là phải đóng bốn cửa ngõ cho tài sản khỏi đi ra: Một là đam mê sắc dục, hai là đam mê rượu chè, ba là đam mê cờ bạc, và bốn là giao du kẻ ác. Nếu đóng bốn cửa ấy lại thì tài sản không bị thất thoát vô ích, gia chủ sẽ được sống hạnh phúc an lạc.

Tóm lại, Phật dạy cho người tại gia bốn pháp an lạc cho hiện tại là: Tháo vác, phòng hộ của cải đã kiếm được bằng nghề chân chính, làm bạn với thiện và sống điều hòa thăng bằng. Và bốn pháp tạo hạnh phúc cho tương lai, đời sau là: lòng tin, giới đức, bố thí và trí tuệ. Có đủ tám điều như vậy, thì giờ phút nào, ở đâu, chúng ta cũng xứng đáng là Phật tử, không những lợi ích cho chính mình mà còn cho nhiều người khác. Nếu không có trí tuệ hiểu rõ chánh pháp chúng ta sẽ đi lạc vào đường tà. 

Page 11: bai viet fb cu

Xưa, hiền triết Socrate đã hỏi và đã được một thanh niên trả lời rành rọt các nơi dạy may áo, đóng giày, làm mũ nón, nhưng đến khi nhà hiền triết hỏi anh có biết ở đâu dạy làm người không, thì anh ta ngơ ngác. Áo, giày, mũ nón thật sang trọng nhưng nó không phải là người! Nếu không biết cách làm người thì dù có mang đầy các thứ đó cũng không thể làm người được. Nếu chúng ta học được đạo làm người thì giày ấy, mũ nón ấy, y phục ấy mới gọi là của người.

Hôm nay quý vị đến thọ giới cũng là để học cái đạo làm người, căn bản của tất cả thánh vị, đạo ấy gồm trong ba đức Bi, Trí, Dũng, nên đức Phật được tôn xưng là đấng Ðại hùng, Ðại lực, Ðại từ bi.

Mong rằng quý vị sẽ đem hết tâm thành để lãnh thọ giáo pháp. Cuối cùng xin nhắc lại câu của đạo hữu Tâm Minh, một vị cư sĩ có công lớn đối với sự phục hưng Phật giáo Việt Nam để quý vị tinh tiến theo đó tu học:

"Vui theo tham dục vui là khổKhổ để tu hành khổ hóa vui"

---------------------

Già Lam, 10-1982 - PL 2526Cương Yếu Giới Luật

HT. Thích Thiện Siêu

Page 12: bai viet fb cu

Phật về giữa chốn nhân gianHoa sen tươi nở, hương bay dạt dào..

Phún thủy cửu long thiên ngoại lai Bỗng túc liên hoa tùng địa phát.

Tu học Pháp hoa thì phải thấy nhiều điều. Một, thấy Phật ở ngay bên ta. Phật không nhập diệt. Ta đừng thấy sinh diệt thì thế là thấy Phật. Hai, thấy các pháp toàn là Pháp hoa, là đạo lý Pháp hoa. Ba, thấy ta từng là đệ tử của Phật, không của ngài Thường bất khinh thì của vị sa di 16. Bốn, bất cứ làm gì cũng không mất và vô hiệu: 1 tiếng nam mô Phật rồi ra cũng thành Phật. Năm, thấy lúc nào cũng có bồ tát Phổ hiền và các bồ tát tùng địa dũng xuất quanh quẩn gia hộ. Sáu, chết thì sinh chỗ đức Di đà hoặc chỗ đức Di lạc, sinh lại tại đây.

Có 1 chi tiết cực nhỏ mà cũng không nên quên. Ấy là Pháp hoa rất trọng tướng tốt, vô bịnh, "hơi miệng thơm như hoa sen".

Page 13: bai viet fb cu

Mồng 8 tháng 4, 2537.Trí Quang

Có những lúc ta rơi vào vũng lầy khổ đau tuyệt vọng, hay bối rối hoang mang trước khúc quanh của cuộc đời, thật không có gì bằng khi có một cánh tay tình thương đưa tới cho ta tựa vào và truyền thêm sức mạnh, để vết thương trong ta được xoa dịu, để nguồn sống trong ta được đánh thức và giúp ta vượt qua những đoạn đường nghiệt ngã.

-----------------------------

Bàn tay ấy không phải là phép mầu, nhưng nó có chứa chất liệu của tình thương, nó có mặt một cách kịp thời và hợp lý để xâu kết những điều kiện có sẵn cho một sức sống tiềm tàng trong ta bừng dậy. Đó là bàn tay nâng đỡ mà ai cũng cần ít nhất vài lần trong đời, vì sống trong đời sống này có mấy ai luôn mỉm cười thanh thản trước những đổi thay bất chợt.

Khi em ngã thì anh nâng, khi anh ngã thì em nâng, nếu em và anh có liên hệ có tình thương và có sẵn một khả năng để nâng đỡ. Dù đó chỉ là một hành động lắng nghe chăm chú, một lời động viên an ủi, hay một thái độ bao dung tha thứ… cũng có thể làm cho tình trạng của kẻ trong cơn nguy khốn được lành lặn và chuyển hóa. Ta không thể nói ta không cần ai hết, bởi ta không thể đi một mình trong cuộc đời này. Có những lúc vì tự ái, vì muốn khẳng định mình, vì thiếu chín chắn, ta đã dại dột tuyên bố những điều hết sức nông cạn như vậy. Nhưng sự thật ta chưa bao giờ ngưng tiếp nhận niềm tin yêu từ những người thân, ta chưa bao giờ sống được mà không có sự nâng đỡ của đất trời hay vạn vật chung quanh, dù có khi sự nâng đỡ đó được thể hiện trong vô tướng (formless).

Vậy nên những khi ta đang vững vàng thì hãy nhìn chung quanh mình, nhìn xuống thật gần xem có ai đang cần tới bàn tay nâng đỡ của mình không? Đó là cái nhìn của một người trải nghiệm, đã từng thấm thía nỗi đau tột cùng khi không kịp lấy lại sức vì vấp ngã. Đó là cái nhìn của một người hiểu biết, nắm vững được nguyên tắc điều hợp vũ trụ: có cái này nên mới có cái kia, nếu cái kia tàn hoại thì cái này cũng bị lãnh đủ. Tuy ta đưa cánh tay đến để nâng đỡ đối tượng kia, nhưng kỳ thực là ta cũng đang nâng đỡ chính mình. Tuy ta đang tạo ra những năng lượng an lành để bảo vệ mầm sống chung quanh, nhưng đích thực là ta đang bảo vệ đời sống của chính mình. Vì vậy cánh tay nâng đỡ đó phải là cánh tay của từ ái, của tình thương không có điều kiện hoặc rất ít những điều kiện.

Mà tại sao ta muốn người kia phải làm cái gì đó cho ta thì ta mới chịu cứu giúp, trong khi ta đã thấy rõ tình trạng khốn khó mà họ đang gánh chịu và con tim ta đã rung động chân thành? Họ đang đuối sức và cần ta, chứ họ không thể phục vụ gì thêm cho ta nữa. Ta hãy giữ vững niềm rung cảm chân thành ban đầu, đừng để cho ý niệm ích kỷ toan tính chen vào, đừng để cho những lời bàn tán vô trách nhiệm làm khuynh đảo. Nếu thấy mình vẫn còn đủ năng lực thì hãy chia sớt cho người kia một phần. Phần nhận được không chỉ làm hồi sinh cho chính kẻ ấy, mà hồi sinh cho cả năng lực tâm từ trong ta nữa. Tại vì ta vốn có sẵn một trái tim thương yêu rất lớn, lớn đến mức không còn biên giới, nhưng nếu không có những mảnh đời trái ngang kêu cứu thì tâm từ ấy sẽ không thoát thai được.

[Minh Niệm]