ban ch - portal.thongke.gov.vnportal.thongke.gov.vn/khodulieudanso2009/tailieu/... · biểu 3.8:...

506

Upload: others

Post on 28-Dec-2019

5 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

  • BAN CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở TRUNG ƯƠNG

    TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở VIỆT NAM NĂM 2009:

    CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU

    Hà Nội, tháng 6 năm 2010

  • ii

  • LỜI NÓI ĐẦU Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được tiến hành vào thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 theo Quyết định số 94/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cuộc Tổng điều tra dân số lần thứ tư và điều tra nhà ở lần thứ ba tiến hành ở nước ta kể từ khi nước nhà thống nhất vào năm 1975. Mục đích của cuộc Tổng điều tra là thu thập số liệu cơ bản về dân số và nhà ở trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phục vụ công tác kế hoạch hoá phát triển đất nước. Số liệu điều tra mẫu 15% tổng dân số được xử lý ngay sau khi kết thúc điều tra và đã được công bố vào ngày 31 tháng 12 năm 2009. Nhằm cung cấp kịp thời kết quả chủ yếu của cuộc Tổng điều tra tới người dùng tin, tiếp sau báo cáo "Tổng điều tra dân số và nhà ở 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009: Quá trình thực hiện và kết quả sơ bộ" và cuốn sách bỏ túi "Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Một số chỉ tiêu chủ yếu", Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương biên soạn và phát hành ấn phẩm thứ ba của cuộc Tổng điều tra với tên gọi "Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu". Báo cáo gồm 4 phần:

    Phần I trình bày về thiết kế và thực hiện Tổng điều tra, gồm 2 chương. Chương 1 giới thiệu về quá trình thực hiện cuộc Tổng điều tra. Chương 2 trình bày về thiết kế, ước lượng và đánh giá kết quả mẫu.

    Phần II đưa ra các kết quả chủ yếu của số liệu suy rộng mẫu 15%, gồm 7 chương tiếp theo. Chương 3 mô tả các đặc trưng về quy mô và cơ cấu dân số. Chương 4 trình bày các ước lượng về mức sinh. Chương 5 trình bày các ước lượng về mức độ chết. Chương 6 phân tích tình hình di cư và đô thị hóa. Chương 7 đánh giá chất lượng dân số qua trình độ giáo dục và đào tạo. Chương 8 phân tích các chỉ tiêu liên quan đến lao động và việc làm. Chương 9 phân tích điều kiện ở và sinh hoạt của hộ dân cư.

    Phần III đưa ra các biểu tổng hợp từ số liệu suy rộng mẫu 15%.

    Phần IV là các phụ lục liên quan đến Tổng điều tra như các khái niệm định nghĩa sử dụng trong Tổng điều tra, phiếu điều tra, phân bổ mẫu, sai số mẫu của một số chỉ tiêu chủ yếu, ...

    iii

  • Cuốn sách được hoàn thành với sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA). Chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Ông Tiến sỹ Peter Xenos và Bà Sara Bales, chuyên gia của UNFPA và các cán bộ của Văn phòng UNFPA tại Việt Nam, về những đóng góp quý báu trong quá trình biên soạn và hoàn thiện báo cáo.

    Tôi đánh giá cao và cảm ơn các cán bộ của Tổng cục Thống kê, những

    người đã làm việc với lòng nhiệt tình và tận tâm cho sự ra đời của cuốn sách này.

    Chúng tôi rất hân hạnh được ra mắt bạn đọc trong và ngoài nước một ấn phẩm có lượng thông tin phong phú và chi tiết. Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc biên soạn tài liệu, song khó tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, nhất là đối với các yêu cầu sử dụng thông tin chuyên sâu. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để rút kinh nghiệm cho các ấn phẩm tiếp theo của cuộc Tổng điều tra.

    PHÓ TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở TRUNG ƯƠNG

    Nguyễn Đức Hoà

    THỨ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ KIÊM TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ

    iv

  • MỤC LỤC Lời nói đầu ....................................................................................................................... iii

    Mục lục ............................................................................................................................. v

    Bản đồ Việt Nam ............................................................................................................ xiv

    PHẦN I: THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA ......................................... 1

    CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CUỘC TỔNG ĐIỀU TRA .............................. 3

    1. Lịch sử Tổng điều tra dân số ở Việt Nam................................................... 3

    2. Đối tượng điều tra............................................................................................. 4

    3. Nội dung điều tra .............................................................................................. 5

    4. So sánh với cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999................... 6

    5. Công tác chuẩn bị và lập kế hoạch Tổng điều tra..................................... 8

    6. Công tác tuyên truyền cho cuộc Tổng điều tra.......................................... 10

    7. Công tác thu thập thông tin và giám sát điều tra....................................... 11

    8. Xử lý và tổng hợp số liệu................................................................................ 15

    9. Đánh giá chất lượng ......................................................................................... 16

    CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ, ƯỚC LƯỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MẪU .................. 21

    1. Cỡ mẫu ................................................................................................................ 21

    2. Phân tầng và phân bổ mẫu cho các tầng ..................................................... 21

    3. Đơn vị và phương pháp chọn mẫu ............................................................... 22

    4. Phương pháp ước lượng suy rộng mẫu ....................................................... 23

    5. Phương pháp tính sai số mẫu ......................................................................... 26

    PHẦN II: KẾT QUẢ CHỦ YẾU ..................................................................................... 29

    CHƯƠNG 3: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ................................................................ 31

    1. Quy mô hộ và dân số ....................................................................................... 31

    2. Phân bố dân số và tỷ lệ tăng dân số theo vùng.......................................... 34

    v

  • 3. Mật độ dân số..................................................................................................... 35

    4. Dân số thành thị và nông thôn....................................................................... 38

    5. Tỷ số giới tính.................................................................................................... 39

    6. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ....................................................................... 40

    7. Hôn nhân............................................................................................................. 43

    CHƯƠNG 4: MỨC SINH................................................................................................... 53

    1. Tổng tỷ suất sinh (TFR) .................................................................................. 53

    2. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR).................................................... 56

    3. Tỷ suất sinh thô (CBR).................................................................................... 59

    4. Tỷ số giới tính khi sinh.................................................................................... 61

    5. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên ............................................................ 63

    CHƯƠNG 5: MỨC ĐỘ CHẾT........................................................................................... 65

    1. Đánh giá chất lượng thông tin liên quan đến tử vong ............................. 66

    2. Tỷ suất chết thô (CDR) ................................................................................... 67

    3. Mức độ chết của trẻ sơ sinh............................................................................ 68

    4. Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh .............................................................. 70

    5. Nguyên nhân chết ............................................................................................. 72

    6. Tỷ số chết mẹ ..................................................................................................... 73

    CHƯƠNG 6: DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA............................................................................. 75

    1. Mức độ di cư theo các cấp hành chính ........................................................ 76

    2. Di cư giữa các vùng ......................................................................................... 77

    3. Di cư giữa các tỉnh............................................................................................ 81

    4. Đô thị hóa............................................................................................................ 84

    CHƯƠNG 7: GIÁO DỤC................................................................................................... 87

    1. Tình hình đi học ................................................................................................ 87

    2. Tỷ lệ nhập học chung và tỷ lệ nhập học đúng tuổi................................... 90

    3. Tình hình biết đọc biết viết............................................................................. 92

    4. Trình độ giáo dục đạt được ............................................................................ 94

    vi

  • CHƯƠNG 8: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM....................................................................... 97

    1. Dân số hoạt động kinh tế hay lực lượng lao động.................................... 97

    2. Việc làm .............................................................................................................. 106

    3. Thất nghiệp......................................................................................................... 113

    4. Dân số không hoạt động kinh tế.................................................................... 118

    CHƯƠNG 9: ĐIỀU KIỆN Ở VÀ SINH HOẠT CỦA HỘ DÂN CƯ................................. 121

    1. Tình trạng không có nhà ở của hộ dân cư................................................... 121

    2. Phân loại nhà ở .................................................................................................. 122

    3. Điều kiện ở ......................................................................................................... 127

    4. Tiện nghi sinh hoạt ........................................................................................... 129

    PHẦN III: BIỂU TỔNG HỢP ......................................................................................... 133

    A. Các biểu kết quả chủ yếu ............................................................................... 139

    B. Các biểu tổng hợp số liệu suy rộng mẫu .................................................... 173

    PHẦN IV: PHỤ LỤC ........................................................................................................ 417

    Phụ lục 1: Phân bổ phạm vi điều tra mẫu chi tiết chia theo thành thị/nông thôn, các vùng kinh tế - xã hội, tỉnh/thành phố và các quận/huyện.................................................................................. 419

    Phụ lục 2: Các bảng tính sai số mẫu ................................................................ 440

    Phụ lục 3: Các khái niệm và định nghĩa của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009................................................................................. 468

    Phụ lục 4: Phiếu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009........................ 476

    Phụ lục 5: Các ấn phẩm và sản phẩm điện tử dùng cho cung cấp kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009............................ 488

    vii

  • CÁC BIỂU PHÂN TÍCH

    Biểu 3.1: Số lượng và tỷ lệ tăng số hộ, 1979-2009 ............................................ 31

    Biểu 3.2: Tỷ trọng hộ theo số người trong hộ và quy mô hộ trung bình chia theo thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009. 32

    Biểu 3.3: Quy mô dân số chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 ..................................................................... 33

    Biểu 3.4: Quy mô dân số và tỷ lệ tăng dân số, 1979-2009................................ 34

    Biểu 3.5: Dân số và tỷ lệ tăng dân số chia theo các vùng kinh tế - xã hội, 1999 và 2009 .............................................................................................. 35

    Biểu 3.6: Phân bố phần trăm diện tích đất, dân số và mật độ dân số chia theo các vùng kinh tế - xã hội, 2009..................................................... 36

    Biểu 3.7: Mật độ dân số chia theo tỉnh/thành phố, 1999 và 2009 ................... 37

    Biểu 3.8: Tỷ lệ dân số thành thị năm 1999, 2009 và tỷ lệ tăng dân số bình quân năm thời kỳ 1999-2009 chia theo các vùng kinh tế - xã hội 39

    Biểu 3.9: Phân bố phần trăm dân số theo giới tính và tỷ số giới tính chia theo nhóm tuổi, 2009................................................................................ 41

    Biểu 3.10: Tỷ số phụ thuộc, 1989-2009 ................................................................... 42

    Biểu 3.11: Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi, 15-64 tuổi, 65 tuổi trở lên và chỉ số già hóa, 1989-2009 .............................................................................. 43

    Biểu 3.12: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hôn nhân, nhóm tuổi, giới tính và thành thị/nông thôn, 2009............................ 45

    Biểu 3.13: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hôn nhân, giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 47

    Biểu 3.14: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu, phần trăm đã từng kết hôn chia theo giới tính và nhóm tuổi, 1989-2009 .............................................. 48

    Biểu 3.15: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 .............................. 49

    Biểu 3.16: Tỷ trọng dân số 15-19 tuổi đã từng kết hôn theo độ tuổi, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của vị thành niên chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009................... 51

    viii

  • Biểu 4.1: Tổng tỷ suất sinh (TFR) của Việt Nam, 1999-2009 ......................... 55

    Biểu 4.2: Tổng tỷ suất sinh (TFR) chia theo các vùng kinh tế - xã hội, 1999-2009.................................................................................................... 56

    Biểu 4.3: Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR), 1999 và 2009 .............. 57

    Biểu 4.4: Tỷ suất sinh thô (CBR) chia theo thành thị/nông thôn, 1999-2009............................................................................................................... 59

    Biểu 4.5: CBR năm 1999 và 2009 chuẩn hóa theo cơ cấu tuổi của phụ nữ 15-49 tuổi năm 2009................................................................................. 60

    Biểu 4.6: CBR thành thị/nông thôn năm 2009 chuẩn hóa theo cơ cấu tuổi của phụ nữ 15-49 tuổi của cả nước năm 2009.................................... 61

    Biểu 4.7: Tỷ số giới tính khi sinh chia theo thành thị/nông thôn, 1999-2009............................................................................................................... 62

    Biểu 4.8: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ ba trở lên chia theo thành thị/nông thôn, 2005-2009 ........................................................................ 64

    Biểu 5.1: Mức độ đầy đủ tương đối của khai báo tử vong trong Tổng điều tra 2009 ........................................................................................................ 67

    Biểu 5.2: Tỷ suất chết thô (CDR) chia theo thành thị/nông thôn, 1989-2009............................................................................................................... 68

    Biểu 5.3: Tỷ suất chết của trẻ sơ sinh (IMR) chia theo các vùng kinh tế - xã hội, 1999-2009...................................................................................... 69

    Biểu 5.4: Bảng sống của Việt Nam chia theo giới tính, 2009 .......................... 71

    Biểu 5.5: Tỷ trọng các trường hợp chết trong 12 tháng trước thời điểm Tổng điều tra chia theo nguyên nhân chết, giới tính và các vùng kinh tế - xã hội, 2009................................................................................ 72

    Biểu 6.1: Tình trạng di cư dựa vào nơi thường trú 5 năm trước thời điểm Tổng điều tra của dân số từ 5 tuổi trở lên, 2009................................ 76

    Biểu 6.2: Số người di cư và tỷ suất di cư chia theo tình trạng di cư, 1999 và 2009......................................................................................................... 77

    Biểu 6.3: Số người nhập cư, số người xuất cư và tỷ suất di cư trong 5 năm trước điều tra chia theo các vùng kinh tế - xã hội, 1999 và 2009 . 80

    ix

  • Biểu 6.4: Nơi thực tế thường trú tại 1/4/2004 và 1/4/2009 chia theo các vùng kinh tế - xã hội ................................................................................. 81

    Biểu 6.5: Số lượng và tỷ trọng dân số thành thị, 1979-2009 ............................ 85

    Biểu 6.6: Số lượng dân số, dân số thành thị, tỷ trọng dân số thành thị chia theo các vùng kinh tế - xã hội, 2009..................................................... 85

    Biểu 6.7: Các luồng di cư giữa thành thị và nông thôn, 2009 .......................... 85

    Biểu 7.1: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình hình đi học, 1989-2009.................................................................................................... 87

    Biểu 7.2: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình hình đi học, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 .............................. 88

    Biểu 7.3: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên đang đi học chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009................................................................................ 90

    Biểu 7.4: Tỷ lệ nhập học chung và tỷ lệ nhập học đúng tuổi chia theo các cấp học, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 .. 91

    Biểu 7.5: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên chia theo giới tính, 1989-2009.................................................................................................... 92

    Biểu 7.6: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009................... 93

    Biểu 7.7: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn đạt được, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 ....... 94

    Biểu 7.8: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 ...................................................................................................... 95

    Biểu 8.1: Lực lượng lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 .............................................................. 98

    Biểu 8.2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 .............................. 99

    Biểu 8.3: Tỷ trọng lực lượng lao động chia theo trình độ học vấn đạt được, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009................... 102

    x

  • Biểu 8.4: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội, 2009................................................................................................. 103

    Biểu 8.5: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người di cư, phân bố phần trăm người di cư có việc làm và người di cư thất nghiệp chia theo loại hình di cư và nhóm tuổi, 2009 ..................................... 105

    Biểu 8.6: Số lượng và phân bố phần trăm lao động có việc làm chia theo giới tính và nghề nghiệp, 2009............................................................... 107

    Biểu 8.7: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo nhóm tuổi, giới tính và nghề nghiệp, 2009 ..................................................................................... 107

    Biểu 8.8: Số lượng và phân bố phần trăm lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế, 1999 và 2009 ............................................................... 108

    Biểu 8.9: Phân bố phần trăm lao động có việc làm chia theo giới tính và ngành kinh tế, 2009................................................................................... 110

    Biểu 8.10: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo nhóm tuổi và ngành kinh tế, 2009 ............................................................................................... 111

    Biểu 8.11: Phân bố phần trăm lao động có việc làm chia theo giới tính và loại hình kinh tế, 2009.............................................................................. 112

    Biểu 8.12: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo nhóm tuổi và loại hình kinh tế, 2009 ............................................................................................... 112

    Biểu 8.13: Số lượng và phân bố phần trăm người thất nghiệp chia theo giới tính và nhóm tuổi, 2009 ........................................................................... 113

    Biểu 8.14: Số lượng và phân bố phần trăm người thất nghiệp chia theo thành thị/nông thôn và nhóm tuổi, 2009.............................................. 114

    Biểu 8.15: Số lượng và phân bố phần trăm người thất nghiệp chia theo giới tính và trình độ học vấn, 2009................................................................ 115

    Biểu 8.16: Tỷ lệ thất nghiệp chia theo thành thị/nông thôn, giới tính và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 ..................................................................... 116

    Biểu 8.17: Tỷ lệ thất nghiệp chia theo thành thị/nông thôn, giới tính và nhóm tuổi, 2009 ......................................................................................... 116

    xi

  • Biểu 8.18: Tỷ lệ thất nghiệp chia theo thành thị/nông thôn, giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật đã đạt được, 2009 .............................. 117

    Biểu 8.19: Phân bố phần trăm dân số không hoạt động kinh tế chia theo thành thị/nông thôn, giới tính và lý do không làm việc, 2009 ....... 119

    Biểu 8.20: Phân bố phần trăm dân số không hoạt động kinh tế chia theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật, 2009............................... 119

    Biểu 9.1: Tỷ lệ hộ không có nhà ở chia theo các vùng kinh tế - xã hội, thành thị/nông thôn, 1999 và 2009........................................................ 122

    Biểu 9.2: Phương pháp phân loại nhà dựa vào vật liệu làm nhà trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009........................................................ 122

    Biểu 9.3: Số lượng và phân bố phần trăm số hộ có nhà ở chia theo thành thị/nông thôn và loại nhà, 2009.............................................................. 124

    Biểu 9.4: Phân bố phần trăm số hộ có nhà ở chia theo thành thị/nông thôn và diện tích sử dụng, 1999 và 2009 ...................................................... 125

    Biểu 9.5: Số hộ có nhà ở chia theo năm đưa vào sử dụng, thành thị/nông thôn và quyền sở hữu, 2009.................................................................... 126

    Biểu 9.6: Phân bố phần trăm số hộ chia theo thành thị/nông thôn và một số điều kiện ở của hộ, 1999 và 2009 .................................................... 128

    Biểu 9.7: Phân bố phần trăm số hộ chia theo thành thị/nông thôn và tình hình sử dụng các tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ, 2009............................ 131

    CÁC HÌNH PHÂN TÍCH

    Hình 3.1: Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam, 1960-2009.............................. 39

    Hình 3.2: Tỷ số giới tính của các vùng kinh tế - xã hội, 2009.......................... 40

    Hình 3.3: Tháp dân số Việt Nam, 1999 và 2009.................................................. 41

    Hình 3.4: Tỷ trọng dân số chưa vợ/chưa chồng chia theo nhóm tuổi ............. 46

    Hình 4.1: Tổng tỷ suất sinh (TFR), 1999-2009 .................................................... 54

    Hình 4.2: Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR), 1999 và 2009................. 58

    xii

  • Hình 4.3: Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR) của thành thị và nông thôn, 2009.................................................................................................... 58

    Hình 4.4: Tỷ số giới tính khi sinh chia theo các vùng kinh tế - xã hội, 2009 63

    Bản đồ 6.1: Tỷ suất di cư thuần giữa các tỉnh, 2009 ............................................. 83

    Hình 7.1: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình hình đi học, giới tính và thành thị/nông thôn, 2009.......................................................... 88

    Hình 7.2: Tỷ trọng dân số từ 10 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường đặc trưng theo tuổi và giới tính, 2009.......................................................... 89

    Hình 7.3: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đặc trưng theo tuổi và giới tính .................................................................................................. 93

    Hình 8.1: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới tính, 2009..................................................................................................... 100

    Hình 8.2: Tỷ trọng lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi và nơi cư trú, 2009............................................................................................................... 101

    Hình 8.3: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo thành thị/nông thôn và giới tính, 2009............................................................. 103

    Hình 8.4: Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ từ đại học trở lên chia theo thành thị/nông thôn và giới tính, 2009........................................ 104

    Hình 8.5: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế và các vùng kinh tế - xã hội, 2009 ..................................................................... 109

    Hình 8.6: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đặc trưng theo tuổi và giới tính, 2009..................................................................................................... 117

    Hình 8.7: Tỷ lệ dân số không tham gia hoạt động kinh tế đặc trưng theo tuổi và giới tính, 2009 .............................................................................. 118

    Hình 9.1: Tỷ trọng hộ có nhà ở chia theo loại nhà, 1999 và 2009................... 124

    Hình 9.2: Tình hình sử dụng tivi chia theo thành thị/nông thôn, 1999 và 2009 129

    Hình 9.3: Tình hình sử dụng đài (radiô/radiô cassetts) chia theo thành thị/nông thôn, 1999 và 2009......................................................................... 130

    xiii

  • BẢN ĐỒ VIỆT NAM

    V1. Trung du và miền núi phía Bắc 02. Hà Giang 04. Cao Bằng 06. Bắc Kạn 08. Tuyên Quang 10. Lào Cai 11. Điện Biên 12. Lai Châu 14. Sơn La 15. Yên Bái 17. Hoà Bình 19. Thái Nguyên 20. Lạng Sơn 24. Bắc Giang 25. Phú Thọ V2. Đồng bằng sông Hồng 01. Hà Nội 22. Quảng Ninh 26. Vĩnh Phúc 27. Bắc Ninh 30. Hải Dương 31. Hải Phòng 33. Hưng Yên 34. Thái Bình 35. Hà Nam 36. Nam Định 37. Ninh Bình V3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 38. Thanh Hoá 40. Nghệ An 42. Hà Tĩnh 44. Quảng Bình 45. Quảng Trị 46. Thừa Thiên Huế 48. Đà Nẵng 49. Quảng Nam 51. Quảng Ngãi 52. Bình Định 54. Phú Yên 56. Khánh Hoà 58. Ninh Thuận 60. Bình Thuận V4.Tây Nguyên 62. Kon Tum 64. Gia Lai 66. Đắk Lắk 67. Đắk Nông 68. Lâm Đồng

    V5. Đông Nam Bộ 70. Bình Phước 72. Tây Ninh 74. Bình Dương 75. Đồng Nai 77. Bà Rịa-Vũng Tàu 79. Tp Hồ Chí Minh

    V6. ĐB sông Cửu Long 80. Long An 82. Tiền Giang 83. Bến Tre

    84. Trà Vinh 86. Vĩnh Long 87. Đồng Tháp 89. An Giang

    91. Kiên Giang 95. Bạc Liêu 92. Cần Thơ 96. Cà Mau 93. Hậu Giang 94. Sóc Trăng

    * Theo quy định của Nghị định 92/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ, vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc được quy hoạch lại thành vùng mới có tên gọi là Trung du và miền núi phía Bắc; vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ được quy hoạch lại thành vùng mới có tên gọi Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Quảng Ninh được chuyển từ vùng Đông Bắc về Đồng bằng sông Hồng; Ninh Thuận và Bình Thuận chuyển từ Đông Nam Bộ về Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. ** Trong các biểu số liệu các Vùng 1, Vùng 2, …, đến Vùng 6 được viết tắt tương ứng là V1, V2, …, V6.

    xiv

  • Phần I THIẾT KẾ VÀ

    THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA

    1

  • 2

  • CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CUỘC TỔNG ĐIỀU TRA

    Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được thực hiện theo Quyết định số 94/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cuộc tổng điều tra dân số lần thứ tư và điều tra nhà ở lần thứ ba tiến hành ở nước ta kể từ khi nước nhà thống nhất vào năm 1975. Cuộc Tổng điều tra nhằm thu thập số liệu cơ bản về dân số và nhà ở trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển dân số và nhà ở trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2010 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, phục vụ công tác giám sát thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.

    1. Lịch sử tổng điều tra dân số ở Việt Nam Việt Nam có truyền thống lâu đời về tổng điều tra dân số từ nhiều thế kỷ trước. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc tổng điều tra đó thực tế không ngoài việc đếm số dân để nắm được số người phải nộp thuế hoặc có thể mộ lính phục vụ cho các cuộc chiến tranh. Do đó các cuộc kiểm kê này không định kỳ và thu thập ít chi tiết. Trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954-1975), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành hai cuộc Tổng điều tra dân số vào tháng 3 năm 1960 và tháng 4 năm 1974 trên phạm vi miền Bắc. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh vào năm 1975, đầu năm 1976 đã tổ chức tổng kiểm kê dân số ở các tỉnh miền Nam để phục vụ bầu cử Quốc Hội của cả nước và sự nghiệp kiến thiết nước nhà. Cuộc tổng điều tra dân số đầu tiên thực sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thống nhất được tiến hành vào cuối năm 1979. Với nguồn lực và khả năng kỹ thuật sẵn có lúc đó, cuộc Tổng điều tra năm 1979 đã cung cấp được những số liệu cơ bản có chất lượng làm nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước.

    3

  • Cuộc Tổng điều tra dân số cả nước lần thứ hai được coi là một cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở hiện đại đầu tiên ở nước ta được tiến hành vào tháng 4 năm 1989. Cuộc Tổng điều tra này sử dụng các khái niệm, các kỹ thuật thiết kế và xử lý số liệu đã được quốc tế thừa nhận. Nhiều cá nhân và tổ chức tham gia cuộc Tổng điều tra đã cho rằng đối tượng dân số thường trú của cuộc Tổng điều tra này được thu thập gần như đầy đủ và kết quả có chất lượng cao. Trong thập kỷ sau đó cuộc Tổng điều tra này đã cung cấp một nguồn số liệu phong phú về nhân khẩu học, xã hội và kinh tế cho nhiều đối tượng sử dụng. Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở của cả nước lần thứ ba được tiến hành vào tháng 4 năm 1999. Nhiều đặc trưng của cuộc Tổng điều tra năm 1989 đã được đưa vào thiết kế và chỉ đạo cuộc Tổng điều tra năm 1999. Tuy nhiên, cuộc Tổng điều tra năm 1999 còn bổ sung thêm những câu hỏi mới và mở rộng nội dung điều tra để cung cấp được những số liệu toàn diện và chi tiết hơn.

    Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở của cả nước lần thứ tư được tiến hành vào tháng 4 năm 2009. So với các cuộc tổng điều tra trước đây, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 có phạm vi và nội dung rộng hơn. Cuộc Tổng điều tra đã được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đồng thời, Tổng điều tra dân số và nhà ở lần này kế thừa và phát huy kinh nghiệm của các cuộc tổng điều tra dân số trước, đặc biệt là của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1989 và 1999. Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho một số hoạt động quan trọng của cuộc Tổng điều tra. Đây là lần thứ ba UNFPA hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho Tổng điều tra dân số và nhà ở của Việt Nam.

    2. Đối tượng điều tra

    Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tiến hành điều tra tất cả những người Việt Nam thường xuyên cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có đến thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009; người Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất cảnh ra nước ngoài trong thời hạn quy định; các trường hợp chết (của hộ) đã xảy ra từ ngày 01 Tết Mậu Tý (ngày 07 tháng 2 năm 2008 theo Dương lịch) đến ngày 31 tháng 3 năm 2009; nhà ở của hộ dân cư.

    4

  • Điều tra dân số và điều tra nhà ở được tiến hành đồng thời với đơn vị điều tra là hộ. Hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ở chung và ăn chung. Đối với hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt, hôn nhân hay nuôi dưỡng; hoặc kết hợp cả hai.

    Chủ hộ là người cung cấp thông tin chính. Đối với những thông tin mà chủ

    hộ không nắm chắc, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra. Riêng các thông tin về lao động-việc làm, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra từ 15 tuổi trở lên; các câu hỏi về sinh đẻ, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) để xác định thông tin. Đối với các thông tin về nhà ở, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp chủ hộ và/hoặc kết hợp với quan sát trực tiếp để xác định.

    3. Nội dung điều tra

    Nội dung điều tra được thể hiện trên hai loại phiếu điều tra: phiếu điều tra toàn bộ (phiếu ngắn) và phiếu điều tra mẫu (phiếu dài).

    Nội dung điều tra toàn bộ a) Về dân số:

    - Các thông tin cá nhân (họ và tên, giới tính, tháng năm sinh/tuổi); - Quan hệ với chủ hộ; - Tình hình đi học hiện nay; - Trình độ học vấn; - Dân tộc và tôn giáo; - Tình trạng biết đọc và biết viết.

    b) Về nhà ở: - Tình trạng nhà ở hiện tại;

    - Kết cấu nhà và loại vật liệu xây dựng chính; - Quy mô diện tích nhà ở; - Năm đưa vào sử dụng.

    5

  • Nội dung điều tra chọn mẫu Ngoài các thông tin như trong phiếu điều tra toàn bộ, phiếu điều tra mẫu còn có thêm các thông tin sau đây: a) Về dân số: - Nơi thường trú cách đây 5 năm; - Tình trạng khuyết tật; - Tình trạng hôn nhân; - Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo; - Tình trạng hoạt động kinh tế trong 7 ngày qua. b) Về tình hình sinh đẻ của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi: - Tình hình sinh con; - Số con đã sinh, số con còn sống và số con đã chết; - Tháng, năm sinh và số con trai, số con gái của lần sinh gần nhất. c) Về người chết: - Tình hình tử vong của hộ; - Thông tin cá nhân của người chết; - Nguyên nhân chết và chết do thai sản. d) Về nhà ở: - Tình hình sử dụng nhà ở; - Tình trạng sở hữu nhà ở; - Loại nhiên liệu chính để thắp sáng và nấu ăn; - Nguồn nước chính sử dụng để ăn uống; - Loại hố xí đang sử dụng; - Một số tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ dân cư. 4. So sánh với cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999

    Trên thực tế, kinh nghiệm của cuộc Tổng điều tra năm 1999 đã ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế nội dung của cuộc Tổng điều tra năm 2009. Tổng điều tra dân số và nhà ở của nước ta được tiến hành theo chu kỳ 10 năm một lần, tạo thuận lợi cho phân tích xu hướng và so sánh số liệu trực tiếp giữa 2 cuộc tổng điều tra. So với các cuộc tổng điều tra trước đây, cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

    6

  • có phạm vi rộng hơn. Ngoài những nội dung tương tự như cuộc tổng điều tra trước đây về giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng nhân khẩu học, v.v..., cuộc Tổng điều tra lần này đã: (i) thay đổi khái niệm của chỉ tiêu hoạt động kinh tế, chuyển từ phân tổ theo hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua sang phân tổ theo hoạt động kinh tế hiện tại trong 7 ngày qua; (ii) điều tra thêm một số chỉ tiêu về tình trạng khuyết tật, nguyên nhân chết, chết do thai sản và một số tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ dân cư. Hai điểm nổi bật của Tổng điều tra được đề xuất và áp dụng. Một là, điều tra mẫu với cỡ mẫu 15% để mở rộng nội dung điều tra, suy rộng cho cấp huyện, đồng thời giảm chi phí. Cỡ mẫu của Tổng điều tra 1989 và 1999 tương ứng là 5% và 3%, chỉ đại diện cho cấp tỉnh. Hai là, áp dụng công nghệ nhận biết ký tự thông minh/công nghệ quét để nhập số liệu thay vì dùng công nghệ truyền thống nhập tin từ bàn phím. Công nghệ này có nhiều lợi thế về mặt kỹ thuật, nhưng đây cũng là một thách thức lớn đối với Tổng cục Thống kê, vì công nghệ này đòi hỏi chất lượng ghi phiếu điều tra phải tốt hơn, rõ ràng hơn và bảo quản phiếu phải cẩn trọng hơn. Lần đầu tiên trong tổng điều tra dân số ở Việt Nam có lắp đặt đường dây điện thoại nóng cho Tổng điều tra tại Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương và tỉnh, thành phố. Mục đích chính của đường dây nóng là để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành tác nghiệp cho Tổng điều tra, đồng thời cũng để tiếp nhận các góp ý của nhân dân về các hoạt động Tổng điều tra. Mục đích chính này đã đạt được. Ngoài ra, đường dây nóng cũng là một công cụ tuyên truyền, cung cấp thông tin về Tổng điều tra cho người dân. Số điện thoại đường dây nóng được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc này làm cho nhân dân cảm nhận được tính minh bạch của Tổng điều tra, trên cơ sở đó họ tin tưởng và hợp tác rất nhiệt tình, cung cấp nhiều thông tin xác đáng cho các cơ quan và cán bộ điều tra.

    Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 phải đáp ứng nhu cầu thông tin trong nước và bảo đảm yêu cầu so sánh quốc tế. Mặt khác nội dung của Tổng điều tra không được nặng nề; phải phù hợp với khả năng kinh phí và có tính khả thi, đồng thời phải bảo đảm chất lượng số liệu thu thập được. Để cân đối các yêu cầu trên, Tổng cục Thống kê đã chủ động nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tổ chức nhiều cuộc hội thảo với người dùng tin, tiến hành một số cuộc điều

    7

  • tra thử nghiệm để xác định số chỉ tiêu cần thiết đưa vào nội dung điều tra, đảm bảo thu được thông tin có chất lượng cao. 5. Công tác chuẩn bị và lập kế hoạch Tổng điều tra 5.1 Xây dựng kế hoạch Tổng điều tra Công tác chuẩn bị của cuộc Tổng điều tra được khởi động từ khá sớm. Bắt đầu bằng việc tổ chức hội thảo người dùng tin vào ngày 9 tháng 10 năm 2006. Trên cơ sở nhu cầu dùng tin, các chỉ tiêu điều tra đã được dự thảo. Căn cứ vào nhu cầu dùng tin, hai điểm thay đổi nổi bật của Tổng điều tra được đề xuất và áp dụng (mở rộng quy mô mẫu và áp dụng công nghệ nhận biết ký tự thông minh/công nghệ quét). Hai thay đổi mới này đòi hỏi công tác chuẩn bị phải được tiến hành một cách tỉ mỉ hơn, nhất là việc thử nghiệm công nghệ mới.

    Để chuẩn bị tốt cho cuộc Tổng điều tra, ngày 3 tháng 8 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/2007/CT-TTg về việc chuẩn bị Tổng điều tra dân số và nhà ở vào 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009. Theo tinh thần của Chỉ thị này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan khẩn trương triển khai các công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng điều tra.

    Với sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính của UNFPA, Tổng cục Thống kê đã

    xây dựng Kế hoạch Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Kế hoạch tuyên truyền cho Tổng điều tra. Ngay từ đầu năm 2008, hai cuốn sách về tài liệu tuyên truyền đã in ấn và phát hành tới các Bộ, Ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tiếp theo, phiếu và các tài liệu điều tra được thiết kế và tiến hành thử nghiệm ba lần trước điều tra tổng duyệt. Sau mỗi lần điều tra thử và điều tra tổng duyệt, đã tổ chức hội thảo nhằm đánh giá về các hoạt động đó và rút kinh nghiệm cho lần sau. Phiếu của điều tra thử lần thứ ba và của điều tra tổng duyệt được dùng để thử nghiệm công nghệ nhận biết ký tự thông minh.

    Ngày 10 tháng 7 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 94/2008/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.

    8

  • Ngày 16 tháng 10 năm 2008, Ban Bí Thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về lãnh đạo thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Tiếp sau, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã được thành lập để triển khai thực hiện Phương án Tổng điều tra, ban hành theo Quyết định số 09/QĐ-BCĐTW ngày 10 tháng 10 năm 2008. 5.2 Điều tra thí điểm và điều tra tổng duyệt Phiếu điều tra và các tài liệu tổng điều tra đã được thử nghiệm qua ba lần điều tra thí điểm và một lần tổng duyệt trước khi áp dụng chính thức cho cuộc Tổng điều tra. Ba cuộc điều tra thí điểm được tiến hành để hoàn thiện phương án điều tra, phiếu điều tra và các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ khác tại 6 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Trị, Thành phố Hồ Chí Minh và Bến Tre. Tháng 8 và tháng 9 năm 2008 đã tiến hành thành công cuộc điều tra tổng duyệt tại 48 địa bàn của 4 tỉnh (mỗi tỉnh 12 địa bàn) đại diện cho các vùng miền, bao gồm: Yên Bái đại diện cho cho Trung du và miền núi phía Bắc; Nam Định đại diện cho Đồng bằng sông Hồng; Quảng Bình đại diện cho Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; Tiền Giang đại diện cho Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, Ngành liên quan đã cử cán bộ tham gia các cuộc điều tra thí điểm và điều tra tổng duyệt. Kết quả của các cuộc điều tra này cùng với những kinh nghiệm đúc rút được đã làm cơ sở cho việc hoàn thiện phương án điều tra, phiếu điều tra, quy trình điều tra và các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về thu thập, xử lý, tổng hợp kết quả Tổng điều tra. 5.3 Vẽ sơ đồ và lập bảng kê số nhà, số hộ, số người

    Ban Chỉ đạo điều tra các cấp đã tiến hành rà soát và phân định ranh giới lãnh thổ hành chính giữa các xã/phường/thị trấn; huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc

    9

  • tỉnh và tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nhằm phát hiện những nơi có hộ và nhân khẩu cư trú thường xuyên nhưng chưa rõ thuộc đơn vị hành chính nào quản lý để phục vụ công tác vẽ sơ đồ, lập bảng kê và phân công trách nhiệm điều tra.

    Công tác tập huấn vẽ sơ đồ, lập bảng kê được tiến hành theo hai cấp. Tập huấn hai cấp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo. Đa số các tỉnh/thành phố đã tuân thủ theo hướng dẫn tập huấn hai cấp. Tuy nhiên, do số lượng học viên đông và quỹ thời gian ngắn, có một số tỉnh/thành phố đã chủ động tập huấn ba cấp, tức là thêm một cấp giảng viên cấp tỉnh tập huấn cho giảng viên cấp huyện, đến lượt mình, giảng viên cấp huyện tập huấn cho cán bộ cấp dưới vẽ sơ đồ và lập bảng kê.

    Công tác vẽ sơ đồ và lập bảng kê được triển khai ngay sau khi kết thúc tập

    huấn. Trong công tác này, một số tỉnh/thành phố đã sử dụng hệ thống bản đồ số hoá của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ sở. Công tác vẽ sơ đồ và lập bảng kê được bắt đầu từ tháng 10 năm 2008 và cơ bản hoàn thành vào tháng 1 năm 2009. Việc vẽ sơ đồ chủ yếu do cán bộ địa chính của cấp xã/phường thực hiện, còn việc lập bảng kê được giao cho những người địa phương am hiểu địa hình và phân bố dân cư trên địa bàn điều tra thực hiện. Những người này được tập huấn về nghiệp vụ vẽ sơ đồ và lập bảng kê trong thời gian 3 ngày. 6. Công tác tuyên truyền cho cuộc Tổng điều tra

    Kinh nghiệm của các cuộc tổng điều tra trước cho thấy thành công của tổng

    điều tra phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm, chỉ đạo và ủng hộ của các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp và sự cộng tác của nhân dân trong cả nước. Rút kinh nghiệm đó, Ban Chỉ đạo Trung ương đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cuộc Tổng điều tra lần này với các kế hoạch chi tiết, nội dung cụ thể bằng nhiều hình thức phong phú để mọi người dễ tiếp cận. Công tác truyền thông sâu, rộng của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, nhằm:

    (a) Tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan truyền thông đại chúng và các tổ chức quần chúng bằng việc tạo ra sự hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng và mục đích của cuộc Tổng điều tra;

    10

  • (b) Làm cho người dân hiểu được ích lợi của Tổng điều tra, nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với Tổng điều tra để sẵn lòng hợp tác, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác.

    Quyết định số 94/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 27-

    CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo thực hiện thắng lợi cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được phổ biến đến từng chi bộ, từng tổ dân phố, thôn, ấp, bản. Thực hiện Quyết định và Chỉ thị trên, các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, đồng thời Ban Chỉ đạo các cấp thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban kiểm điểm tiến độ thực hiện, từ đó đã thu hút cả hệ thống chính trị tham gia. Đây là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của cuộc Tổng điều tra.

    Tài liệu tuyên truyền cho cuộc Tổng điều tra lần này khá phong phú, bao

    gồm: các tài liệu in, tài liệu nghe nhìn và tài liệu cổ động. Chiến dịch tuyên truyền sâu rộng về Tổng điều tra bắt đầu từ đầu tháng 3 năm 2009, rầm rộ và quyết liệt nhất là trong khoảng thời gian từ 15 tháng 3 đến 20 tháng 4 năm 2009. Các hoạt động truyền thông tập trung trong thời gian điều tra (từ 1 tháng 4 đến 20 tháng 4 năm 2009) gồm: điểm tin Tổng điều tra hàng ngày, phóng sự, các bài hát về Tổng điều tra được phát và đăng tải trên sóng phát thanh, truyền hình, báo hàng ngày của cả trung ương và địa phương, thậm chí cả trên hệ thống loa truyền thanh của thôn/xóm/ấp/bản/tổ dân phố.

    Báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, các đoàn giám sát của Ban Chỉ đạo Trung

    ương và các đoàn đại diện của các nhà tài trợ quốc tế tham gia giám sát Tổng điều tra đều thống nhất đánh giá “Ngày 01/4/2009 thực sự là ngày hội Tổng điều tra”, có sức mạnh lôi cuốn toàn dân tích cực hưởng ứng và ủng hộ cán bộ điều tra. 7. Công tác thu thập thông tin và giám sát điều tra 7.1 Địa bàn điều tra: Cả nước được chia thành khoảng 172 nghìn địa bàn điều tra. Mỗi địa bàn điều tra đều được xác định ranh giới rõ ràng hoặc tương đối rõ ràng và có số lượng hộ để một điều tra viên có thể hoàn thành trách nhiệm điều tra trong thời gian quy định. Số lượng hộ trong từng địa bàn khác nhau giữa các vùng địa lý. Nói chung, địa bàn điều tra là thôn (hoặc xóm, ấp, bản, tổ dân phố) với quy mô bình quân trong cả nước là 100 hộ.

    11

  • 7.2 Tuyển chọn và tập huấn cán bộ điều tra Công tác tập huấn nhằm cung cấp cho cuộc Tổng điều tra một đội ngũ cán bộ am hiểu nghiệp vụ để vừa chỉ đạo vừa huấn luyện cán bộ nghiệp vụ các cấp cho tới tận điều tra viên và tổ trưởng điều tra. Điều tra viên được tuyển chọn phải đáp ứng được những yêu cầu như có tinh thần trách nhiệm cao, viết chữ và số rõ ràng, có trình độ học vấn từ hết lớp 10/12 trở lên (tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa, thấp nhất phải học xong lớp 7/12), tuổi đời tốt nhất từ 25 đến 50. Họ có thể là nông dân, cán bộ, sinh viên, giáo viên bộ đội biên phòng, v.v.... Hầu hết điều tra viên được tuyển chọn là người địa phương. Chỉ ở một số nơi thuộc vùng núi cao, vùng sâu hay vùng xa mà phần lớn cư dân thuộc dân tộc ít người, do có hạn chế về trình độ văn hoá, điều tra viên đã được đưa từ địa phương khác đến. Ở những địa bàn này, người dân địa phương (thường là trưởng thôn) đã giúp đỡ việc dẫn đường và phiên dịch cho điều tra viên. Tổ trưởng điều tra là lực lượng trực tiếp quản lý công việc của điều tra viên. Việc tuyển chọn tổ trưởng được ưu tiên cho người: (1) có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, và (2) phải cam kết dành 100% thời gian để quản lý điều tra viên trong thời gian điều tra tại địa bàn. Ngoài tổ trưởng điều tra còn có lực lượng giám sát viên ở các cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện với nhiệm vụ chính là giám sát hoạt động của mạng lưới tổ trưởng và điều tra viên, giám sát và hỗ trợ chuyên môn cho Ban Chỉ đạo cấp dưới. Việc tập huấn nghiệp vụ điều tra được tiến hành theo ba cấp:

    + Giảng viên cấp Trung ương đào tạo đội ngũ giảng viên cấp tỉnh: thời gian tập huấn 8 ngày, các học viên được nghe giới thiệu về mục đích cuộc Tổng điều tra, giải thích rõ về phiếu điều tra, hướng dẫn phương pháp điều tra ghi phiếu, công tác quản lý và giám sát điều tra.

    + Giảng viên cấp tỉnh đào tạo giảng viên cấp huyện: thời gian tập huấn 6 ngày. Số lượng học viên của từng tỉnh/thành phố phụ thuộc vào số đơn vị huyện/quận của tỉnh/thành phố.

    12

  • + Giảng viên cấp huyện tập huấn tổ trưởng và điều tra viên điều tra mẫu: Tập huấn nghiệp vụ điều tra cho 6 vạn người trực tiếp tham gia điều tra mẫu trong thời gian 8 ngày. Đến ngày 26 tháng 3 năm 2009 đã hoàn thành hơn 900 lớp tập huấn điều tra mẫu trên phạm vi cả nước. Ngoài lớp tập huấn điều tra mẫu, giảng viên cấp huyện còn mở gần 5.000 lớp cho tổ trưởng và điều tra viên của phiếu điều tra toàn bộ trong 4 ngày. Tất cả các lớp tập huấn đã thực hiện đầy đủ cả phần trình bày các loại sổ tay nghiệp vụ, sổ tay quản lý, tổ chức thực hành trên lớp và trên thực địa; đồng thời được đánh giá và giám sát chất lượng một cách chu đáo.

    Các phương tiện giảng dạy được chuẩn bị tốt đã giúp nâng cao chất lượng tập huấn. Ngoài các tài liệu nghiệp vụ, ba loại phương tiện giảng dạy nổi bật trong cuộc Tổng điều tra lần này là: (1) đĩa DVD hỗ trợ tập huấn; (2) các bản in khổ lớn mẫu phiếu điều tra; và (3) cuốn "Sổ tay đào tạo điều tra viên". Các sản phẩm này được thiết kế hợp lý và nhân bản với số lượng lớn phục vụ đủ cho tập huấn ở cả Trung ương và các cấp địa phương. 7.3 Yêu cầu và các thủ tục điều tra, giám sát Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến từng hộ trong phạm vi địa bàn điều tra được phân công để hỏi và ghi thông tin vào phiếu điều tra cho từng người. Việc hỏi và ghi theo đúng hướng dẫn đã được tập huấn. Khi điều tra xong ở một hộ, điều tra viên đọc lại các câu trả lời cho chủ hộ nghe để khẳng định rằng các câu trả lời đã được ghi chính xác. Điều tra viên được trang bị những phương tiện cần thiết cho công việc điều tra hàng ngày. Ngoài phiếu và tài liệu điều tra, điều tra viên được cấp bút bi, băng xoá, thẻ điều tra viên, túi đựng hồ sơ, áo mưa (cho những vùng bị mưa lớn). Trong những ngày điều tra, điều tra viên được trả thù lao. Mặc dù mức thù lao không cao, nhưng hầu hết các điều tra viên đã thể hiện hết nhiệt tình và tận tâm với công việc điều tra. Do được tập huấn khá kỹ, nên họ đã thực thi việc phỏng vấn và ghi phiếu khá thành thạo. Đồng thời, công tác tuyên truyền đã giúp nhân dân hiểu đầy đủ về cuộc Tổng điều tra, nên bước điều tra thu thập thông tin được thực hiện thuận lợi theo đúng kế hoạch.

    13

  • Nhằm nâng cao chất lượng thu thập thông tin, công tác giám sát được tiến hành ở tất cả các công đoạn của cuộc tổng điều tra, từ giám sát tập huấn vẽ sơ đồ lập bảng kê, giám sát vẽ sơ đồ lập bảng kê, giám sát tập huấn nghiệp vụ, giám sát công tác rà soát và hiệu chỉnh sơ đồ và bảng kê, giám sát điều tra ghi phiếu. Trong đó, khâu giám sát phỏng vấn, ghi phiếu được xác định là quan trọng nhất, đặc biệt khi công nghệ nhận biết ký tự thông minh được áp dụng để nhập tin phiếu tổng điều tra.

    Công tác giám sát phỏng vấn ghi phiếu không những được thực hiện bởi

    giám sát viên các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã, mà một lực lượng lớn các tổ trưởng điều tra đã đóng góp vào thành công của công tác ghi phiếu. Trách nhiệm của tổ trưởng điều tra trong Tổng điều tra lần này được đề ra ở tầm cao hơn so với các tổng điều trước đây. 7.4 Triển khai công tác điều tra và giám sát tại địa bàn

    Ngày 24 tháng 3 năm 2009, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực

    Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Nguyễn Sinh Hùng, Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến kiểm điểm tình hình chuẩn bị và triển khai bước điều tra thu thập thông tin, cho thấy công tác chuẩn bị đã hoàn tất, tất cả đã sẵn sàng.

    Sáng sớm ngày 01/4/2009, Ban Chỉ đạo cấp huyện và cấp xã đã tổ chức lễ ra

    quân và đồng loạt tiến hành ngay từ 7 giờ sáng, tất cả điều tra viên và tổ trưởng điều tra trong cả nước đã bắt đầu công tác phỏng vấn và ghi phiếu ở các hộ.

    Song song với việc phỏng vấn ghi phiếu tại các hộ, từ 7 giờ sáng ngày 01 tháng

    4 năm 2009, Ban Chỉ đạo cấp huyện và cấp xã đã phối hợp với lực lượng công an đồng loạt tổ chức điều tra những người lang thang không nhà ở, sống ở vỉa hè, góc phố, chợ, trên sông nước, v.v…

    Công tác điều tra ở các địa bàn điều tra toàn bộ được tiến hành trong 7 ngày và

    ở các địa bàn điều tra mẫu là 15 ngày. Đến ngày 15 tháng 4, đã có 92% số địa bàn điều tra hoàn thành phỏng vấn ghi phiếu; số địa bàn còn lại do thời tiết mưa bão, địa hình phức tạp, quy mô quá lớn hoặc có nhiều hộ đi vắng chưa tiếp xúc được nên đã

    14

  • phải kéo dài đến ngày 20 tháng 4. Tiến độ điều tra đã diễn ra đúng Phương án quy định.

    Ngay từ ngày đầu ra quân, nhiều địa phương đã tổ chức phỏng vấn thử để rút

    kinh nghiệm, nên đã hạn chế tối đa các loại sai sót. Trong 3 ngày đầu của Tổng điều tra, Ban Chỉ đạo các cấp đã chủ động “hãm” tốc độ điều tra thấp hơn mức bình quân để phát hiện hết các lỗi sai sót của điều tra viên, rút kinh nghiệm kịp thời.

    Trong thời gian điều tra, có một số câu hỏi liên quan đến cách vận dụng

    những khái niệm, định nghĩa trong tài liệu nghiệp vụ cho các trường hợp đặc thù của địa phương. Những thắc mắc này đã được giải đáp sớm một cách thống nhất qua điện thoại, thư điện tử và "Trang thông tin tác nghiệp Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009".

    8. Xử lý và tổng hợp số liệu

    Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã sử dụng công nghệ nhận dạng ký tự thông minh/công nghệ quét để trực tiếp nhập tin từ phiếu điều tra vào máy vi tính thay cho công nghệ nhập tin qua bàn phím đang được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay. Đây là công nghệ tiên tiến, lần đầu tiên đưa vào áp dụng trong điều tra thống kê ở nước ta nên công tác chuẩn bị phải tiến hành hết sức thận trọng và tỉ mỉ. Qua nhiều lần tổ chức hội thảo và 7 lần áp dụng thí điểm với sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật của UNFPA, chúng ta đã nắm vững và làm chủ được công nghệ mới và đã được Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương cho phép áp dụng để xử lý toàn bộ kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Chính phủ đã quyết định dành khoản kinh phí thông qua Dự án hiện đại hoá Tổng cục Thống kê từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới để trang bị hệ thống quét, phần mềm và hỗ trợ kỹ thuật. Việc sử dụng công nghệ này thành công sẽ tạo tiền đề để tiếp tục sử dụng công nghệ quét cho các cuộc điều tra thống kê khác. Sau khi kiểm tra và ghi mã số tại Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh/thành phố, phiếu điều tra (cả phiếu điều tra toàn bộ và phiếu điều tra mẫu) đã được nghiệm thu và chuyển đến xử lý tại 3 Trung tâm Tin học Thống kê tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

    15

  • Công tác xử lý số liệu được thực hiện tập trung, thống nhất, đúng qui trình và tiến độ. Ban Chỉ đạo các cấp và các trung tâm xử lý thực hiện đầy đủ trách nhiệm được phân công, đặc biệt là các khâu kiểm tra, giao nhận và bảo quản phiếu điều tra. Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Tin học Thống kê lập kế hoạch xử lý tổng hợp kết quả, lập hệ biểu và giải thích tổng hợp biểu đầu ra, xây dựng phương án suy rộng mẫu.

    Tổng cục Thống kê đã hoàn thành cơ bản công tác phát triển các phần mềm ứng dụng và công tác đào tạo theo phần mềm ReadSoft (đã sử dụng trong bước thí điểm), tổ chức đào tạo về quản trị mạng và đào tạo hệ thống, chương trình kiểm tra logic, hiệu chỉnh số liệu, xây dựng quy trình xử lý, tích hợp chung hệ thống và hoàn chỉnh các chương trình chức năng quản lý luồng dữ liệu. Tổng cục Thống kê đã phối hợp với nhà thầu FPT để xây dựng các phần mềm ứng dụng, đào tạo cán bộ, chạy thử hệ thống, hoàn thiện chương trình,… theo phần mềm mới TIS và E-form. Công tác tổng hợp kết quả đã được tiến hành theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 - tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra mẫu, kết thúc vào tháng 10 năm 2009, và giai đoạn 2 - tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra toàn bộ, kết thúc vào tháng 5 năm 2010. 9. Đánh giá chất lượng Một yêu cầu hết sức quan trọng của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là phải bảo đảm chất lượng số liệu điều tra. Thực tế triển khai cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 phản ánh kết quả của quá trình phát triển nguồn lực con người ở Tổng cục Thống kê. Nhiều công việc của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã kế thừa và phát triển cách làm của các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1989 và 1999, từ công tác tuyên truyền cho Tổng điều tra đến chương trình tập huấn và các quy định nghiệp vụ điều tra. Kết quả là, Tổng cục Thống kê có khả năng tiến hành tổ chức cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 với mức tự lực lớn hơn rất nhiều và với sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế và nước ngoài ít hơn.

    16

  • Ngay sau khi kết thúc bước điều tra thu thập thông tin, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương đã thực hiện nhiều biện pháp để đánh giá, thẩm định kết quả Tổng điều tra và đã thu được kết quả như sau: • Xác minh và điều tra bổ sung qua đường dây nóng: Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương đã phối hợp có hiệu quả với Đài Truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo để nhân dân cả nước cung cấp thông tin nhằm phát hiện và điều tra bổ sung tất cả các đối tượng điều tra có khả năng bị bỏ sót. Đến ngày 20/4/2009, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương đã nhận được ý kiến của 975 hộ dân trong cả nước gọi đến đường dây nóng. Kết quả đã xác minh, điều tra bổ sung được 744 hộ, 231 hộ còn lại đã được điều tra viên ghi phiếu thông qua các thành viên khác trong hộ hoặc qua điều tra gián tiếp. Mặc dù số hộ được điều tra bổ sung không nhiều so với tổng số trên 22 triệu hộ trong cả nước, song qua công việc này các hộ dân và Ban Chỉ đạo tổng điều tra các cấp đã bày tỏ sự đồng tình và tin tưởng vào kết quả Tổng điều tra. • Phúc tra kết quả điều tra: Ngay sau khi kết thúc bước điều tra đã tiến hành một cuộc phúc tra chọn mẫu nhằm xác định mức độ chính xác của số liệu Tổng điều tra. Một mẫu hệ thống gồm 60 địa bàn điều tra đã được chọn ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn lại do Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp tổ chức thực hiện. Với mục đích xác định mức độ đầy đủ của cuộc Tổng điều tra, mỗi nhân khẩu thường xuyên cư trú trong từng hộ được hỏi bốn câu hỏi: (1) họ và tên, (2) quan hệ với chủ hộ, (3) giới tính, (4) tháng, năm sinh hoặc tuổi. Kết quả trả lời đối với những câu hỏi này được đối chiếu với phiếu điều tra (sau khi đã bàn giao lên cấp trên) để tìm ra các trường hợp bị bỏ sót trong Tổng điều tra hoặc trong phúc tra. Kết quả phúc tra cho thấy sai số thuần là -0,3% (bằng chênh lệch giữa tỷ lệ điều tra sót và điều tra trùng), tương đương với khoảng 258 nghìn người (xem biểu chi tiết dưới đây). Nếu so với tỷ lệ sai số từ 1,5% đến 4,5% tổng dân số thường thấy trong các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở của nhiều nước, đồng thời so sánh với cuộc tổng điều tra trước ở nước ta, có thể đánh giá mức độ đầy đủ của cuộc Tổng điều tra lần này là khá cao.

    17

  • Đơn vị tính: Phần trăm

    Vùng kinh tế-xã hội Tỷ lệ điều tra

    trùng Tỷ lệ điều tra

    sót Sai số thuần

    (tỷ lệ sót - tỷ lệ trùng)

    Cả nước 1,8 1,5 -0,3

    Trung du và miền núi phía Bắc 2,7 2,0 -0,7

    Đồng bằng sông Hồng 2,8 2,1 -0,7

    Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1,1 0,9 -0,2

    Tây Nguyên 1,5 2,0 0,5

    Đông Nam Bộ 0,7 0,8 0,1

    Đồng bằng sông Cửu Long 1,8 1,6 -0,2

    • Đánh giá chất lượng ghi phiếu: Ngay sau bước điều tra ghi phiếu, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Tin học Thống kê tổ chức một số đoàn công tác để kiểm tra chất lượng ghi phiếu điều tra. Kết quả kiểm tra cho thấy phiếu điều tra được ghi chép đúng yêu cầu đề ra, bảo đảm tốt cho khâu xử lý bằng công nghệ quét. • Kiểm tra trọng điểm một số đối tượng có khả năng bị bỏ sót cao nhất: Để có căn cứ vững chắc hơn cho việc công bố số liệu sơ bộ của cuộc Tổng điều tra, trong nửa đầu tháng 7/2009, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương đã quyết định triển khai công tác kiểm tra trọng điểm 03 đối tượng có khả năng bị bỏ sót cao nhất, đó là: (1) sinh viên sống trong ký túc xá, (2) sinh viên sống trong các nhà trọ thuộc địa bàn dân cư, và (3) công nhân làm việc tại các khu công nghiệp đang thuê nhà của dân để ở hoặc đang sống trong các lán trại, nhà tạm của các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh xa khu tập trung dân cư. Riêng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, nơi có nhiều người nhập cư, do Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp tổ chức kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, nhóm đối tượng sinh viên nội trú bị bỏ sót rất ít, vì mỗi nhà ký túc xá đều có Ban quản lý nắm rõ tình trạng ăn ở và các thông tin cá nhân của từng sinh viên, các thành viên Ban quản lý thường là tổ trưởng hoặc điều tra viên trong bước điều tra ghi phiếu. Đối với hai đối tượng còn lại, qua kiểm tra

    18

  • đã phát hiện có sự trùng, sót với mức độ thấp, tương tự như tỷ lệ trùng, sót đã thu được trong phúc tra. Ngoài các biện pháp kiểm tra/phúc tra nói trên, trong quá trình triển khai công tác Tổng điều tra, Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức kiểm tra rà soát 02 lần đối với kết quả vẽ sơ đồ và lập bảng kê và 03 lần đối với kết quả tổng hợp sơ bộ. Như vậy, bằng nhiều phương pháp kiểm tra và phúc tra khác nhau đều đi đến đánh giá là cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã thu được kết quả tin cậy và vững chắc, phù hợp với những nỗ lực và công sức đóng góp của cả hệ thống chính trị, của Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành và sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân cả nước.

    19

  • 20

  • CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ, ƯỚC LƯỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MẪU

    1. Cỡ mẫu Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ngoài việc điều tra toàn bộ, một số chỉ tiêu còn được tiến hành điều tra mẫu. Mẫu điều tra được thiết kế nhằm: (1) mở rộng nội dung điều tra; (2) nâng cao chất lượng điều tra, nhất là đối với những câu hỏi nhạy cảm và phức tạp; và (3) tiết kiệm kinh phí tổng điều tra. Để nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của số liệu Tổng điều tra, quy mô mẫu là 15% tổng số dân của cả nước. Mẫu điều tra trong cuộc Tổng điều tra là mẫu chùm cả khối, được thiết kế theo phương pháp phân tầng-hệ thống một giai đoạn. Việc chọn mẫu được thực hiện theo hai bước: Bước 1, chọn phân tầng để xác định quy mô mẫu của từng huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh. Bước 2, chọn độc lập và hệ thống từ dàn mẫu địa bàn của mỗi huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh để xác định các địa bàn điều tra cụ thể. Cỡ mẫu của điều tra chọn mẫu trong hai cuộc Tổng điều tra 1989 và 1999 tương ứng là 5% và 3%, chỉ đại diện cho cấp tỉnh; các chỉ tiêu điều tra mẫu chỉ là các câu hỏi về lịch sử sinh của phụ nữ 15-49 tuổi và các trường hợp chết của hộ trong 12 tháng trước điều tra. Trong Tổng điều tra năm 2009, ngoài hai chỉ tiêu nói trên, nhiều chỉ tiêu khác cũng được điều tra mẫu. Điều tra mẫu sẽ đưa ra số liệu đại diện cho đến cấp huyện. Khi tính toán cỡ mẫu và phân bổ mẫu đã tính đến số sự kiện cần thu thập đối với các chỉ tiêu số trẻ em sinh, số người chết trong vòng 12 tháng trước thời điểm điều tra, số người thất nghiệp ở khu vực thành thị, v.v..; đồng thời cũng đảm bảo khả năng so sánh kết quả giữa các huyện, quận trong phạm vi một tỉnh, thành phố và giữa các tỉnh, thành phố với nhau. 2. Phân tầng và phân bổ mẫu cho các tầng

    Để đảm bảo mức độ đại diện mẫu cho từng huyện, quận trong cả nước; do quy mô dân số phân bổ không đồng đều giữa các huyện, quận và các tỉnh, thành phố; Ban Chỉ đạo Trung ương quyết định phân bổ mẫu trực tiếp cho 682/684 huyện/quận (không tính 2 huyện đảo) trong cả nước theo 2 bước:

    21

  • Bước 1: Xác định tỷ lệ mẫu f(v) cho 3 vùng gồm: - Vùng 1: gồm 132 quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; - Vùng 2: gồm 294 huyện đồng bằng, ven biển; - Vùng 3: gồm 256 huyện miền núi, hải đảo.

    Bước 2: Phân bổ mẫu cho các huyện/quận trong mỗi vùng dựa trên cơ sở tỷ lệ mẫu của mỗi vùng đã được xác định ở bước 1. Áp dụng phương pháp phân bổ mẫu nghịch đảo. Theo phân bổ này, số lượng đơn vị mẫu của các huyện, quận có qui mô nhỏ được tăng lên đủ đảm bảo mức độ đại diện. Công thức được sử dụng để tính tỷ lệ chọn mẫu cho từng huyện/quận trong từng vùng như sau: ai x f1

    fi = 1 + ( ai – 1) x f1 Trong đó: - i là số thứ tự của huyện quận ( i = 2,3,…mv.);

    - 1 là huyện/quận thứ nhất trong vùng; - mv là số đơn vị huyện/quận trong vùng (v=1,2,3); - ai = N1/Ni ; Ni là dân số của huyện/quận thứ i; - f1 là tỷ lệ chọn mẫu của huyện, quận thứ nhất được tính theo

    công thức sau:

    f(v) ( 1 + ai-1) ∑mv

    =i 2 f1 =

    (mv – 1) Kết quả xác định tỷ lệ mẫu của các vùng f(v) theo phương pháp nêu trên được gia quyền, quyền số là dân số bình quân một đơn vị huyện của từng vùng ước tính đến 01 tháng 4 năm 2009 như sau: f(1) =13,11%; f(2) = 13,16% và f(3) = 22,68%. Kết quả phân bổ mẫu cho các huyện/quận và tỉnh/thành phố nêu tại Phụ lục 1. 3. Đơn vị và phương pháp chọn mẫu

    Đơn vị chọn mẫu là địa bàn điều tra đã được phân định trong bước phân chia

    địa bàn điều tra. Dàn mẫu là danh sách các địa bàn điều tra được lập tuần tự theo

    22

  • danh mục các đơn vị hành chính cấp xã trong từng huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh. Như vậy cả nước sẽ có 682 dàn mẫu (682 tầng).

    Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chọn ra các địa bàn điều tra

    mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống như sau:

    Bước 1: Lấy tổng số địa bàn điều tra trong huyện, quận chia cho số địa bàn điều tra cần chọn mẫu để xác định khoảng cách chọn (ký hiệu là "k", lấy 1 số lẻ thập phân). Bước 2: Chọn số thứ tự đầu tiên (giả sử là số "b", điều kiện: b ≤ k), ứng với địa bàn đầu tiên được chọn. Các địa bàn tiếp theo được chọn ứng với các số: bi = b + i x k ; ở đây i = 1,2,3,...và dừng lại khi chọn đủ số địa bàn mẫu cần thiết. 4. Phương pháp ước lượng và suy rộng mẫu Quyền số chung có thể được tính toán dựa vào xác suất/quyền số sau:

    1) Quyền số thiết kế (quyền số cơ bản): dựa vào xác suất;

    2) Hệ số hiệu chỉnh quyền số do thay đổi số hộ, khác biệt trong số hộ trung bình một địa bàn hoặc thay đổi tổng số địa bàn do mất đi mà không chọn thay thế;

    3) Hệ số hiệu chỉnh quyền số theo cơ cấu giới tính, thành thị/nông thôn của tổng thể nghiên cứu (gia quyền).

    Ký hiệu:

    1hjiW - Quyền số thiết kế (quyền số cơ bản) của địa bàn j, tầng h;

    2hjiW - Hệ số hiệu chỉnh quyền số do số hộ (dân số) thay đổi;

    3hjiW - Hệ số hiệu chỉnh quyền số theo quy mô địa bàn trung bình của tầng h;

    4hjiW - Hệ số hiệu chỉnh quyền số do số địa bàn điều tra thay đổi;

    5hjiW - Hệ số hiệu chỉnh quyền số theo cơ cấu tổng thể nghiên cứu;

    hjiW - Quyền số mẫu đối với hộ hoặc dân số nam/nữ của địa bàn j tầng h.

    23

  • Xác định quyền số cơ bản Giả sử ah là số địa bàn điều tra được chọn trong tầng h và Nh là tổng số địa

    bàn của tầng h. Do mẫu được chọn độc lập ở từng tầng theo phương pháp ngẫu

    nhiên hệ thống, nên xác suất chọn cơ bản được tính theo công thức sau: 1 hhjih

    a PN

    =

    và quyền số cơ bản (quyền số thiết kế) của địa bàn j thuộc tầng h là nghịch đảo của xác suất chọn, được tính như sau:

    h h1hji1hji h hj

    N M1W = = P a m

    ≈∑

    Trong đó, Mh là tổng số hộ (dân số) của tầng h và hjm∑ là tổng số hộ (dân

    số) của các địa bàn đã chọn điều tra của tầng h. Xác định hệ số hiệu chỉnh quyền số do thay đổi số hộ (dân số) và số địa bàn

    a) Hiệu chỉnh quyền số do thay đổi số hộ (dân số): Giả sử là tổng số hộ (dân số) khi lập bảng kê của địa bàn j của tầng h và

    là tổng số hộ (dân số) khi điều tra của địa bàn j của tầng h. Hệ số hiệu

    chỉnh do thay đổi số hộ (dân số) được tính theo công thức sau:

    hjm*hjm

    hj

    2hji *2hji hj

    m1W = = P m

    b) Các địa bàn của Tổng điều tra dân số 2009 được phân chia với quy mô

    không đều nhau khoảng 100 hộ hoặc 500 nhân khẩu/địa bàn (cộng/trừ 20 hộ), nên cần phải xác định hệ số điều chỉnh quy mô hộ/dân số của các địa bàn Tổng điều tra dân số 2009 về quy mô hộ/dân số trung bình của tầng đó. Giả sử hjm là tổng số hộ (dân số) trung bình của địa bàn thuộc tầng h và và hệ số hiệu chỉnh do thay đổi số hộ (dân số) được tính theo công thức sau :

    hj3hji

    3hji hj

    1 mW = = P m

    24

  • c) Hiệu chỉnh quyền số do thay đổi số địa bàn: Điều tra mẫu 01 tháng 4 năm 2009 quy định: nếu địa bàn nào đã được chọn mà trong quá trình hiệu chỉnh sơ đồ - bảng kê phát hiện đã bị giải toả hoặc mất đi thì được phép thay thế bằng 1 địa bàn liền kề, không thay đổi tổng số địa bàn đã được chọn. Nên:

    4hji4hji

    1W = = 1P

    Xác định hệ số hiệu chỉnh quyền số theo cơ cấu tổng thể (gia quyền theo tỷ trọng dân số nghiên cứu)

    Số hộ/dân số có đến 01 tháng 4 năm 2009 sử dụng để gia quyền được ước

    tính dựa vào số liệu sơ bộ của Tổng điều tra theo thành thị/nông thôn và giới tính cho 63 tỉnh/thành phố, nên có thể gia quyền theo tỷ trọng dân số thành thị/nông thôn và dân số nam/nữ. Giả sử là tổng số hộ (dân số nam/nữ) khi điều tra của

    địa bàn j tầng h; là tổng số hộ (dân số nam/nữ) hiệu chỉnh theo tỷ trọng thành

    thị/nông thôn và nam nữ của địa bàn j tầng h và tính theo công thức:

    *hjim

    *'hjim

    *

    *' * hihji hj *

    h

    Mm = m x M

    Trong đó: *hjm số hộ (dân số nam/nữ) thu được từ điều tra mẫu của địa bàn j tầng h;

    *hiM số hộ (dân số nam/nữ) chia theo thành thị/nông thôn sơ bộ đến 01

    tháng 4 năm 2009 của tầng h; ( i = 1 – thành thị ; i = 2 – nông thôn) *hM số hộ (dân số) sơ bộ đến 01 tháng 4 năm 2009 của tầng h.

    Hệ số hiệu chỉnh theo cơ cấu tổng thể của dân số (số hộ) ước lượng đến 01 tháng 4 năm 2009 được xác định như sau :

    *' * ** * *hji hj hjh hi h

    5hji