ban chẤp hÀnh trung ƯƠng ĐẢng cỘng...

24
TÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017 TIN TRONG NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 KHÓA XII Từ ngày 04 đến ngày 11/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã họp Hội nghị lần thứ 6 để bàn và quyết định một số nội dung quan trọng: 1-Về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, nhiệm vụ năm 2018 Trong chín tháng đầu năm 2017, nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng khá, quý sau cao hơn quý trước; quý III tăng 7,46%, bình quân 3 quý tăng 6,41%. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương về tài chính - ngân sách nhà nước được tăng cường. Thị trường tiền tệ ổn định; dự trữ ngoại hối đạt 45 tỷ USD, tăng thêm 6 tỷ USD so với cuối năm 2016… Dự báo, đến cuối năm 2017, có thể hoàn thành toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. http://www.daidoanket.vn

Upload: others

Post on 01-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

TÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘTHÁNG 11 NĂM 2017

TIN TRONG NƯỚC

MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 KHÓA XII

Từ ngày 04 đến ngày 11/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã họp Hội nghị lần thứ 6 để bàn và quyết định một số nội dung quan trọng:

1- Về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, nhiệm vụ năm 2018

Trong chín tháng đầu năm 2017, nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng khá, quý sau cao hơn quý trước; quý III tăng 7,46%, bình quân 3 quý tăng 6,41%. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương về tài chính - ngân sách nhà nước được tăng cường. Thị trường tiền tệ ổn định; dự trữ ngoại hối đạt 45 tỷ USD, tăng thêm 6 tỷ USD so với cuối năm 2016… Dự báo, đến cuối năm 2017, có thể hoàn thành toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn ở mức cao. Nợ xấu ngân hàng còn lớn; xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu chưa căn bản và triệt để. Phân bổ và giải ngân vốn còn chậm. Nhiều dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thất thoát... Trong những tháng cuối năm, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%, cần dồn sức giải ngân; huy động nguồn lực xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất.

Năm 2018, cần tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Tạo chuyển biến rõ rệt trong việc thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao

Ảnh nguồn: http://www.daidoanket.vn

Page 2: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển văn hoá, thực hành dân chủ và công bằng xã hội…

Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2017, nhiệm vụ năm 2018.

2- Về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dânBảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ là trách nhiệm của mỗi người dân, từng

gia đình, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó ngành Y tế và các ngành có liên quan là lực lượng nòng cốt. Nhà nước cần phát huy vai trò chủ đạo của các bệnh viện và cơ sở y tế công lập trong việc tổ chức cung cấp dịch vụ y tế, bảo đảm các dịch vụ cơ bản cho đông đảo nhân dân, đồng thời khuyến khích cung cấp dịch vụ theo yêu cầu. Tập trung ưu tiên đầu tư từ ngân sách và có cơ chế, chính sách phù hợp huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội để phát triển y tế và các dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân. Không ngừng phấn đấu nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam; bảo đảm mọi người dân đều được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc tham gia và hưởng thụ bảo hiểm y tế và các dịch vụ có liên quan…

Để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu đề ra, cần triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp trên tất cả các ngành và lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phải chủ động, tích cực vào cuộc; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phong trào toàn dân tham gia rèn luyện thân thể; cải thiện điều kiện sống, lối sống và làm việc; bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, sinh hoạt điều độ, lành mạnh…

Ban Chấp hành Trung ương nhất trí ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

3- Về công tác dân số trong tình hình mớiBan Chấp hành Trung ương đánh giá cao những cố gắng và nỗ lực của toàn

Đảng, toàn dân ta trong việc thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình ở nước ta nhiều năm qua với kết quả quan trọng, nổi bật là: Đã khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, sớm đạt và duy trì được mức sinh thay thế. Cơ cấu dân số, cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam từng bước được cải thiện. Việt Nam được thế giới đánh giá là điểm sáng về công tác dân số.

Tuy nhiên, cần đề cao công tác dân số, coi đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc...; chính sách hạn chế mức sinh kéo dài, phát sinh những hệ lụy cần sớm được khắc phục. Phấn đấu duy

2

Page 3: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

trì ổn định vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ lệ giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; duy trì và tận dụng có hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, nâng cao chất lượng dân số, phân bố dân số phù hợp với quá trình phát triển. Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Coi công tác dân số và phát triển là nhiệm vụ của toàn dân; đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững; Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá; tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của quốc tế, bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số.

Ban Chấp hành Trung ương nhất trí ban hành Nghị quyết về công tác dân số trong tình hình mới.

4- Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Mục tiêu tổng quát là tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và cải cách chế độ tiền lương.

Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu trong thời gian tới, toàn hệ thống chính trị phải chủ động, tích cực vào cuộc, coi đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là một nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, được đặt trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghiêm túc thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị; phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân…; tập trung ưu tiên triển khai ngay những việc đã rõ, đã chín và được Trung ương nhất trí cao. Thí dụ như: Kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao...; còn đối với những việc chưa đủ rõ, quá phức tạp, ý kiến còn khác nhau nhiều thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, quyết định sau, làm từng bước, chắc chắn.

3

Page 4: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

Ban Chấp hành Trung ương nhất trí ban hành Nghị quyết một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

5- Về đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lậpBan Chấp hành Trung ương đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết, cấp bách phải

đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. 

Trung ương yêu cầu phải khẩn trương sắp xếp, đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với đặc điểm tình hình của từng ngành, lĩnh vực và địa bàn, gắn với đẩy mạnh xã hội hoá, nhưng không thương mại hoá lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công. Đẩy mạnh việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học - công nghệ có đủ điều kiện thành doanh nghiệp, bao gồm cả hình thức công ty cổ phần…

Ban Chấp hành Trung ương nhất trí ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

6- Về công tác cán bộ- Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung hai Ủy viên Ban Bí thư khóa

XII, gồm: Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; và đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

- Ban Chấp hành Trung ương cũng đã xem xét thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng bằng hình thức cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cách chức Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng. Dư luận đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng, đây là mức kỷ luật vừa nghiêm khắc vừa nhân văn, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, phòng ngừa chung rất sâu sắc.

- Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến về nhân sự Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Tổng Thanh tra Chính phủ.

- Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã xem xét, cho ý kiến và thống nhất cao với Báo cáo các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 5 đến Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

4

Page 5: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 9 THÁNG NĂM 2017

Một số kết quả nổi bật:

Thứ nhất, động lực tăng trưởng được duy trì, tăng trưởng GDP có bước đột phá là cơ sở để phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2017 (6,7%). Theo Tổng Cục thống kê, trong 9 tháng năm 2017, GDP cả nước ước tăng 6,41%, cao hơn mức tăng 5,99% cùng kỳ năm 2016. Tính theo quý, mức tăng GDP quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,15% GDP, quý II tăng 6,28% GDP và quý III tăng 7,46%). Đáng chú ý là, mức tăng trưởng được duy trì khá cân đối ở các khu vực: trong 9 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (chiếm 14,66% GDP); công nghiệp và xây dựng tăng 7,17% (chiếm 32,50% GDP), dịch vụ tăng 7,25% (chiếm 42,67% GDP).

Thứ hai, môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai cắt giảm nhiều thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam xếp hạng thứ 55/137 (tăng 5 bậc, cao nhất từ trước tới nay). Trước đó, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2017, Việt Nam tăng 9 bậc, từ vị trí 91 lên vị trí 82/190 nền kinh tế; duy trì vị trí thứ 5 trong khu vực ASEAN.

Thứ ba, sức mua thị trường và thu hút khách du lịch tiếp tục tăng: Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.917,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,2% (cùng kỳ năm 2016 chỉ tăng 9%); cả nước thu hút được khoảng 9.448,3 nghìn lượt du khách quốc tế (gần bằng mức 10 triệu lượt người của năm 2016), tăng 28,4% và tăng từ tất cả các kênh và nguồn khách đến so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ Trung Quốc chiếm 30%, tăng 47,7%.

5

Ảnh nguồn: VGP/Quang Hiếu

Page 6: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

Thứ tư, công tác an sinh, xã hội và xóa đói, giảm nghèo tiếp tục được các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện: tổng kinh phí huy động cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong 9 tháng là 5.560 tỷ đồng. Cả nước còn 163,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 34,9% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 671,1 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 35,5%. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm có xu hướng giảm dần qua các quý (quý I là 2,30%; quý II là 2,26%; quý III khoảng 2,21%).

Một số khó khăn, thách thức: Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, tình hình kinh tế- xã hội còn

gặp nhiều khó khăn, thách thức: tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khi vẫn còn 8.700 doanh nghiệp giải thể. Công tác giải ngân vốn đầu tư công, tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn chậm, chưa đạt yêu cầu (mới đạt gần 55%). Tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn rất chậm (mới cổ phần hóa 18/44 doanh nghiệp; thoái vốn mới đạt 11,8 nghìn tỷ đồng/60 nghìn tỷ đồng theo kế hoạch); tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khá phức tạp, như: bệnh về tay chân miệng; viêm não vi rút (19 trường hợp tử vong); dịch bệnh sốt xuất huyết (có tới 125,2 nghìn trường hợp mắc bệnh, với 105,3 nghìn trường hợp phải nhập viện và 29 trường hợp đã tử vong). Cả nước đã xảy ra 14.352 vụ tai nạn giao thông, làm 6.122 người chết, 11.759 người bị thương. Thiên tai làm 169 người chết và mất tích, 232 người bị thương; tổng giá trị thiệt hại vật chất do thiên tai gây ra ước tính gần 21,5 nghìn tỷ đồng...

Một số nhiệm vụ, giải pháp:Thứ nhất, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ

quan, tự mãn, trên cơ sở những thành công và kinh nghiêm vừa qua, cần tiếp tục bám sát tình hình trong, ngoài nước, quán triệt tinh thần các nghị quyết Hội nghị TW 4 và 5 khóa XII; nâng cao trách nhiệm, năng lực điều hành, tập trung cắt giảm các điều kiện, chi phí kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; chủ động bám sát diễn biến thời tiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; tiếp tục hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng ngắn ngày, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản.

Thứ hai, đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, tiếp tục giảm lãi suất tín dụng cho vay và mở rộng hạn mức tín dụng (có thể đạt 21-22%); tăng tốc giải ngân các nguồn vốn; đẩy nhanh cổ phần hóa các DNNN và thoái vốn nhà nước, bảo đảm minh bạch, chống thất thoát tài sản công và kiểm soát.

Thứ ba, đề cao kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, lợi ích nhóm vi phạm pháp luật và gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp. Tăng cường quản lý môi trường du lịch.

6

Page 7: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

Thứ tư, triển khai tốt các chính sách bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống người dân vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số; hỗ trợ kịp thời, bảo đảm cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lũ ổn định đời sống, khôi phục sản xuất; bảo đảm an toàn thông tin mạng, chống lại các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực phản động.

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TỪ ĐẦU NĂM ĐẾN NAY VÀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO TUẦN LỄ CẤP CAO APEC 2017

Tính đến ngày 30/9/2017, theo lịch trình của Năm APEC 2017, chúng ta đã tổ chức thành công 6 Hội nghị quan trọng, 04 cuộc Đối thoại cấp cao, 01 Diễn đàn quan chức cấp cao về quản lý thiên tai. Các hoạt động trên được tổ chức tại 8 thành phố (Nha Trang, Hà Nội, Ninh Bình, Hạ Long, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vinh, Huế) với sự tham dự khoảng hơn 6.000 đại biểu quốc tế và trong nước.

Đánh giá chung, công tác tổ chức đã bảo đảm, thể hiện đúng các mục tiêu, yêu cầu đề ra về chính trị - đối ngoại; công tác lễ tân, hậu cần, an ninh, y tế, thông tin báo chí... đều làm tốt, được các nước ghi nhận, thể hiện ở một số nội dung sau: (1) Với sự tham dự và phát biểu của Lãnh đạo Cấp cao của Đảng và Nhà nước ta tại các Hội nghị lớn, đã góp phần khẳng định với bạn bè khu vực và quốc tế sự coi trọng của Việt Nam đối với Diễn đàn và với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. (2) Chúng ta đã kịp thời nắm bắt xu thế hợp tác quốc tế và những vấn đề các thành viên quan tâm để xây dựng được chủ đề và các ưu tiên hợp tác phù hợp với sự quan tâm chung của các thành viên. (3) Bước đầu góp phần vào việc duy trì cam kết của các thành viên đối với các nỗ lực tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, củng cố vai trò của APEC là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực. (4) Chúng ta đã thể hiện được vai trò “dẫn dắt” của chủ nhà với nhiều sáng kiến được các thành viên đánh giá cao và ủng hộ. (5) Với tư cách chủ nhà

7

Tổng duyệt lễ xuất quân và diễn tập phương án bảo vệ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng. Ảnh nguồn: VGP/Lưu Hương.

Page 8: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

Năm APEC 2017, chúng ta cũng đóng góp thực chất vào việc duy trì vai trò của APEC là cơ chế điều phối thông tin của các liên kết kinh tế trong khu vực.

Để Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 (từ ngày 06 - 11/11/2017) được thành công tốt đẹp, đề nghị các cơ quan chức năng, các cấp, ngành, địa phương thực hiện tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, các cơ quan chuyên môn được phân công chuẩn bị về nội dung cần sớm hoàn thiện chương trình nghị sự và các dự thảo văn kiện chính của Hội nghị.

Thứ hai, về cơ sở vật chất, các tiểu ban và thành phố Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp các địa điểm được sử dụng là nơi tổ chức các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao.

Thứ ba, về lễ tân - hậu cần, sớm hoàn thành việc phân bổ khách sạn cho các đoàn tham dự Tuần lễ Cấp cao; xây dựng các phương án, kịch bản về lễ tân, đón, tiễn, tổ chức chi tiết cho từng hoạt động; kế hoạch tổ chức bữa tiệc chiêu đãi (Gala Dinner); tổ chức các lớp đào tạo tình nguyện viên, liên lạc viên.

Thứ tư, về tuyên truyền - văn hóa: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trọng tâm là Tuần lễ cấp cao; hoàn thiện Trung tâm báo chí; xây dựng các ấn phẩm để quảng bá đất nước, con người Việt Nam, phát hành tem APEC và tổ chức Tuần lễ phim APEC.

Thứ năm, Tiểu ban An ninh - Y tế, dự kiến các kịch bản và phương án đảm bảo an ninh, y tế, phục vụ cho các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH) TỰ NGUYỆN

Thời gian qua, chính sách BHXH, trong đó có chính sách BHXH tự nguyện luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện, đạt được một số kết quả bước đầu: (1) Ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, quy định cụ thể về trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH. (2) Từ 01/01/2018, ngoài việc hỗ trợ đóng phí cho người tham gia BHXH tự nguyện, Nhà nước còn bảo hộ Quỹ BHXH, đảm bảo khả năng chi trả, quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện. (3) Xây dựng tổ chức, bộ máy BHXH Việt Nam theo ngành dọc 3 cấp, từ Trung ương đến huyện (và tương đương), tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đăng kí tham gia và giải quyết các chế độ BHXH tự nguyện. (4) Chính sách BHXH tự nguyện linh hoạt hơn, sẽ thu hút được đa dạng đối tượng là người lao động tham gia. Tính đến tháng 12/2016, đã có 203.562 người tham gia BHXH tự nguyện và mục tiêu phát triển BHXH đến năm 2020 có khoảng 29 triệu người tham gia BHXH, trong đó BHXH

8

Page 9: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

tự nguyện có khoảng 3 triệu người.Bên cạnh những thuận lợi, trong triển khai thực hiện chính sách BHXH tự

nguyện còn gặp nhiều khó khăn, như: Đa số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có thu nhập không cao, không ổn định, nguy cơ gặp rủi ro cao, ít có điều kiện và không có thói quen tìm hiểu về các chế độ, chính sách BHXH, họ chỉ thực sự thấy cần bảo hiểm khi rủi ro hoặc sự cố đã xảy ra...

Để phát triển nhanh đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, đạt mục tiêu đề ra, BHXH cần tập trung một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về BHXH tự nguyện đến được đông đảo người dân, nhất là người lao động có nơi làm việc không tập trung, thời gian làm việc không cố định và hay di chuyển nơi cư trú.

Thứ hai, tiếp tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người lao động về những khó khăn thường gặp khi hết tuổi lao động, trong đó nhấn mạnh: (1) Nguy cơ rủi ro cho người lao động, đặc biệt là khi về già, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ bản thân thông qua việc tham gia BHXH tự nguyện; (2) Nhấn mạnh hệ quả của việc lệ thuộc vào con, cháu khi về già, vừa không đảm bảo tính chắc chắn, vừa ảnh hưởng đến đời sống của con, cháu…; (3) Giúp người lao động nhận thức rõ, tham gia BHXH tự nguyện là thể hiện sự yêu thương của bản thân đối với mọi người trong gia đình, không phải lo nghĩ và bị áp lực khi về già…

Thứ ba, tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ làm đại lý chuyên nghiệp của BHXH tự nguyện tại cấp xã, phường, thị trấn, khu đông dân cư,… Đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của BHXH tự nguyện, đáp ứng nhu cầu người tham gia.

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI VÀ TIN THẾ GIỚI

MỘT SỐ NÉT CHÍNH TRONG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

- Thủ tướng Hung-ga-ri V.Ô-rơ-ban thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/9/2017. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Hung-ga-ri; nhất trí chỉ đạo các bộ, ngành liên quan mỗi bên tích cực triển khai các kết quả đạt được trong Khóa họp thứ VII của Ủy ban này tại Bu-đa-pét (tháng 3/2017); trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, khoa học - công nghệ, thông tin - truyền thông, văn hóa - thể thao và du lịch; chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, lao động, tài nguyên và môi trường; tăng cường tham vấn và phối hợp tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt là Liên Hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Hợp tác Mê Công - Đa-nuýp, về các vấn đề quốc tế và khu

9

Page 10: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

vực cùng quan tâm; xem xét ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức và diễn đàn quốc tế. Hai bên ra Tuyên bố chung Việt Nam - Hung-ga-ri và ký kết các văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, văn hóa, giáo dục, nông nghiệp, lao động, công nghệ thông tin - truyền thông và Thỏa thuận kết nghĩa giữa thành phố Cần Thơ và thành phố Ca-pốt-va của Hung-ga-ri.

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Hung-ga-ri V.Ô-rơ-ban là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hung-ga-ri.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thoong-lun Xi-xu-lít.Ảnh nguồn: VGP

- Thủ tướng Lào Thoong-lun Xi-xu-lít thăm Việt Nam từ ngày 02 - 06/10/2017. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi các chuyến thăm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước bằng nhiều hình thức linh hoạt, phong phú; phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã đạt được tại Kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào (tháng 2/2017) và kết quả chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của các Lãnh đạo cấp cao Việt Nam; tập trung triển khai các dự án quan trọng, như Dự án Nhà Quốc hội Lào - quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, dự án đường cao tốc Hà Nội - Vientiane, Dự án xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu Hòn La (Quảng Bình)-Khăm Muộn, các dự án quản lý và đầu tư một số bến cảng của cảng Vũng Áng, các dự án về kết nối năng lượng và giao thông vận tải; các biện pháp thúc đẩy kim ngạch thương mại hai nước, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào; thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác; phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, đặc biệt thúc đẩy hình thức tuyên truyền, giáo dục nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào.

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lào Thoong-lun Xi-xu-lít đã góp phần

10

Page 11: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

quan trọng vào việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

- Đàm phán vòng 8 Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc diễn ra từ ngày 25 - 27/9/2017, tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Trong không khí hữu nghị, chân thành và xây dựng, hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến về các công việc liên quan vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ; khẳng định nghiêm túc tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”, tuần tự, tiệm tiến thúc đẩy đàm phán về phân định và hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Hai bên cũng trao đổi thẳng thắn về việc kiểm soát thỏa đáng các bất đồng trên biển, giữ kiềm chế, không có các hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp. Hai bên đã ký Biên bản đàm phán; nhất trí sớm tổ chức đàm phán vòng 9 Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc.

VỀ GIAO LƯU HỢP TÁC QUỐC PHÒNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC THỜI GIAN GẦN ĐÂY

Thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc, trong hai ngày 23, 24/9/2017 tại tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 4. Cuộc Giao lưu thu được nhiều kết quả từ các hoạt động chính, cụ thể là: (1) Tọa đàm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới: các đại biểu đánh giá về những hiệu quả nổi bật, tình cảm gắn bó giữa lực lượng bảo vệ biên giới và nhân dân hai nước sau ba kỳ tổ chức giao lưu;… Hai bên cho rằng, về giao lưu biên giới, sẽ giao lưu cấp quân khu, cấp tỉnh, rồi tăng cường giao lưu thôn bản, lấy lực lượng bảo vệ biên giới làm nòng cốt, bên cạnh đó có cả công an, quân đội, thanh niên và các thành phần khác trong quân đội. Những kết quả giao lưu lần này sẽ được hai bên thống nhất đưa vào biên bản Hội đàm và đề nghị tiếp tục tổ chức vào năm 2018, thời gian và địa điểm sẽ do hai bên bàn bạc, thống nhất sau.  (2) Tổ chức Lễ khánh thành Nhà văn hóa hữu nghị biên giới Việt – Trung tại bản Pô Tô, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. (3) Sơ kết 3 năm thực hiện mô hình kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới giữa bản Pô Tô, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu (Việt Nam) với thôn Cửa Cải, thị trấn Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). (4) Tổ chức Diễn tập liên hợp chống tội phạm xuyên biên giới giữa Bộ đội Biên phòng Lai Châu (Việt Nam) với Bộ đội Biên phòng khu vực Mông Tự (Trung Quốc) tại Cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng.

Cuộc Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ

11

Page 12: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

4 không chỉ nhằm tăng cường tin cậy, tình hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân, quân đội hai nước nói chung, mà còn tạo sức mạnh trong đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc; thành công của cuộc giao lưu lần này tiếp tục góp phần tăng cường tin cậy chính trị, tạo động lực mới, quyết tâm mới, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, xây dựng biên giới Việt - Trung trở thành biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển ổn định, bền vững.

MỘT SỐ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI ĐÁNG CHÚ Ý THỜI GIAN GẦN ĐÂY

- Căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Cuba thời gian gần đây: Ngày 17/2/2014, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma và Chủ tịch Cuba Ra-un Ca-xtơ-rô ra tuyên bố, tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba. Năm 2015, hai nước tiến hành mở trở lại Đại sứ quán tại Mỹ và Cuba, mở ra chương mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngay sau khi quan hệ ngoại giao chính thức được tái lập, đã có 22 thỏa thuận được hai nước ký kết trên nhiều lĩnh vực: bảo vệ môi trường, mở các tuyến bay dân dụng, hợp tác an ninh… Tuy nhiên, thời gian gần đây quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba đang có dấu hiệu căng thẳng: sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm đã tạm dừng một số chính sách đối với Cuba của người tiền nhiệm Ba-rắc Ô-ba-ma; tiếp tục ký gia hạn 1 năm Đạo luật thương mại được áp dụng từ năm 1917 (Đạo luật này là một trong những nền tảng pháp lý quan trọng của cuộc bao vây cấm vận chống Cuba từ năm 1962 và từ đó đến nay). Tháng 5/2017, Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu hai nhà ngoại giao Cuba rời khỏi lãnh thổ Mỹ (không nói rõ lý do). Ngày 29/9/2017, Đại sứ quán Mỹ tại Cuba quyết định rút gần 60% nhân lực phái bộ ngoại giao của Mỹ tại Cuba và cảnh báo công dân Mỹ không nên tới Cuba, đồng thời ngừng các hoạt động cấp thị thực nhập cảnh thông thường tại Cuba. Lý do mà Mỹ đưa ra là, đã có cuộc “tiến công bằng sóng âm” làm ảnh hưởng tới sức khỏe 21 cán bộ, nhân viên ngoại giao Mỹ tại Cuba.

Trước sự việc trên, Bộ Ngoại giao Cuba khẳng định, Cuba không có bất kỳ trách nhiệm nào đối với những cáo buộc liên quan tới sự cố y tế của các nhân viên ngoại giao Mỹ thời gian gần đây và sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng Mỹ để làm sáng tỏ vụ việc.

- Trước thông tin về việc Cam-pu-chia sẽ thu hồi các giấy tờ bị cấp sai hoặc lỗi ở nước này đối với khoảng 70.000 người, trong đó đa phần là người Cam-pu-chia gốc Việt. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: Việt Nam và Cam-pu-chia có quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Cộng đồng người Cam-pu-chia gốc Việt sinh sống ở Cam-pu-chia đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Cam-pu-chia cũng như vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền

12

Page 13: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

thống giữa hai nước. Việt Nam mong muốn Cam-pu-chia tiếp tục tạo điều kiện pháp lý thuận lợi và có biện pháp phù hợp để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người Cam-pu-chia gốc Việt, như nêu tại Tuyên bố chung của lãnh đạo cấp cao hai nước thời gian qua, phù hợp với luật pháp Cam-pu-chia và luật pháp quốc tế. Việt Nam mong rằng, trong quá trình hoàn thiện giấy tờ pháp lý của mình, người dân được duy trì cuộc sống ổn định, tiếp tục góp sức vào đời sống kinh tế - xã hội của Vương quốc Cam-pu-chia, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước.

VIỆT NAM THAM GIA TÍCH CỰC VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HIỆP ƯỚC CẤM VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 72  Miroslav Lajcak và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres chủ trì cuộc họp.

Ảnh nguồn: Chinhphu.vn

Ngày 23/9/2017, tại Kỳ họp thứ 72 Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ), hơn 50 quốc gia đã ký vào bản Hiệp ước đầu tiên cấm toàn diện các hoạt động liên quan đến vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nước không tham gia Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân, trong đó, đáng chú ý là, 9 quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân, gồm: Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Pa-kix-tan, I-xra-en và Triều Tiên vẫn tiếp tục không ký vào Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân lần này.

Một số nội dung chính của Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân: (1) Cấm một cách toàn diện việc phát triển, thử, chế tạo, sản xuất, chiếm hữu, tàng trữ, chuyển giao, kiểm soát, sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. (2) Các quốc gia phải cam kết không cho các quốc gia khác đồn trú, lắp đặt hoặc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ và tại các khu vực trong phạm vi tài phán và kiểm soát của mình. (3) Hiệp ước quy định trách nhiệm của các nước tiến hành thử và sử dụng

13

Page 14: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

vũ khí hạt nhân phải hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng, giúp đỡ nạn nhân và khắc phục hậu quả về môi trường. (4) Hiệp ước quy định các điều khoản tạo điều kiện cho các nước có vũ khí hạt nhân sau này tham gia, nếu cam kết phá hủy vũ khí hạt nhân.

Việt Nam tham gia đầy đủ và có trách nhiệm đối với các Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân của LHQ: Chúng ta đã ký Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân từng phần (CTBT) năm 1996 và phê chuẩn năm 2006 và đã thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia cho Hiệp ước này đặt tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Đối với Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân lần này, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào quá trình đàm phán, phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN và các nước cùng quan điểm đóng góp tích cực và đưa được các nội dung quan trọng vào Hiệp ước, như: việc cấm đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân; trách nhiệm của các nước thử và sử dụng vũ khí hạt nhân đối với các nước bị ảnh hưởng... Sự đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam được các nước đánh giá cao.

VĂN BẢN MỚI

Nghị định số 104/2017/NĐ-CP, ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều. Nghị định gồm 35 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2017 và thay thế Nghị định số 139/2013/NĐ-CP, ngày 22/10/2013 của Chính phủ. Một số quy định mức phạt của Nghị định:

- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả, như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;...

Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai là 50 triệu đồng; mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều là 100 triệu đồng.

- Mức phạt đối với hành vi vi phạm làm cản trở sự vận hành và làm hư hại công trình phòng, chống thiên tai, trừ công trình khí tượng, thủy văn: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống

14

Page 15: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …dangbo.hcmute.edu.vn/uploads/tailieushcb/tai-lieu-sinh... · Web viewTÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2017

thiên tai. Hành vi neo đậu không đúng nơi quy định của tàu thuyền và các phương tiện khác vào công trình phòng, chống thiên tai sẽ bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng; phạt tiền từ 8-15 triệu đồng đối với hành vi cố ý sử dụng sai mục đích của công trình phòng, chống thiên tai.

- Phạt tiền từ 15-25 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Lấn chiếm bãi sông, lòng sông làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục; khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục. Hành vi làm hư hại công trình phục vụ phòng, chống thiên tai phạt tiền từ 25-40 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi không chủ động cứu giúp hoặc không thông tin kịp thời để lực lượng khác đến ứng cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, sông, suối, ao, hồ khi có điều kiện mà không thực hiện. Hành vi yêu cầu cấp cứu khẩn cấp nhưng không hợp tác khi lực lượng cứu hộ tiếp cận gây lãng phí cho cơ quan cứu hộ sẽ bị phạt tiền từ 20-40 triệu đồng.

- Mức phạt đối với vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi cố ý kê khai, báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra. Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền, hàng cứu trợ và cứu trợ không đúng đối tượng; thực hiện nhiệm vụ cứu trợ không kịp thời.

Theo nguồn: Tài liệu thông báo nội bộ Ban Tuyên giáo Trung ương.

15